Luận văn Xây dựng đời sống văn hóa ở vùng núi Xay Sổm Bun nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới

Tài liệu Luận văn Xây dựng đời sống văn hóa ở vùng núi Xay Sổm Bun nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới: LUẬN VĂN: Xây dựng đời sống văn hóa ở vùng núi Xay Sổm Bun nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước Lào. Trong những giai đoạn lịch sử cách mạng trước đây, vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đã có sự quan tâm nhất định, nhưng nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới. Bước vào thời kỳ phát triển kinh tế thị trường, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ giữa dân tộc và quốc tế, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở cần được nhận thức một cách sâu sắc và toàn diện hơn. ở các vùng miền núi xa xôi trong quá trình chuyển mình phát triển cùng với sự phát triển chung của đất nước, hòa nhập với khu vực và quốc tế điều ...

pdf84 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Xây dựng đời sống văn hóa ở vùng núi Xay Sổm Bun nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Xây dựng đời sống văn hóa ở vùng núi Xay Sổm Bun nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước Lào. Trong những giai đoạn lịch sử cách mạng trước đây, vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đã có sự quan tâm nhất định, nhưng nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới. Bước vào thời kỳ phát triển kinh tế thị trường, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ giữa dân tộc và quốc tế, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở cần được nhận thức một cách sâu sắc và toàn diện hơn. ở các vùng miền núi xa xôi trong quá trình chuyển mình phát triển cùng với sự phát triển chung của đất nước, hòa nhập với khu vực và quốc tế điều này lại càng có ý nghĩa quan trọng. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động văn hóa hiện nay là phát huy vai trò của văn hóa ở cấp cơ sở bản, làng, làm cho văn hóa thật sự trở thành nền tảng tinh thần, là động lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước Lào. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Xây dựng đời sống văn hóa ở vùng núi Xay Sổm Bun nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới" vừa có ý nghĩa lý luận vừa có nghĩa thực tiễn cấp bách. Đề tài góp phần làm sáng tỏ nhận thức về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi của Lào nói chung và ở khu Xay Sổm Bun nói riêng. Đồng thời, qua sự khảo sát nghiên cứu đời sống văn hóa ở khu Xay Sổm Bun, luận văn sẽ góp phần đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác văn hóa trên địa bàn khu vực này, và qua đó góp phần xây dựng đời sống văn hóa của nước Lào trong thời kỳ đổi mới. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Làm sáng tỏ những quan điểm của Đảng và Nhà nước Lào về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi trong quá trình đổi mới hiện nay. - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng đời sống văn hóa ở khu vực miền núi Xay Sổm Bun trong thời gian vừa qua, chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của công tác này trong quá trình phát triển của khu vực. - Đề xuất những giải pháp góp phần giữ gìn, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời phát huy vai trò động lực của văn hóa đối với sự phát triển đời sống kinh tế - xã hội của khu Xay Sổm Bun hiện nay. 3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Lào về xây dựng nền văn hóa mới và phát triển miền núi làm phương pháp nghiên cứu cơ bản. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như so sánh, tổng hợp, thống kê và điều tra xã hội học để thực hiện các nhiệm vụ do đề tài đặt ra. 4. Tình hình nghiên cứu Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa nói chung, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở miền núi nói riêng đã được nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Lào quan tâm. Tiêu biểu là các ý kiến của đồng chí Kay Sỏn Phôm Vi Hản trong cuốn sách "Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở địa bàn và chính sách của Đảng đối với các dân tộc của Lào" do Nhà xuất bản Quốc gia Lào xuất bản, 13/12/1995. Ngoài công trình của đồng chí Kay Sỏn Phôm Vi Hản còn có một số công trình đề cập tới văn hóa ở miền núi như tác phẩm "Văn hóa và lễ hội của các dân tộc vùng Xay Sổm Bun" của đồng chí Nọi Chăn Sa Mọn (1998) và công trình nghiên cứu về Vùng dân tộc của Koong Kẹo (1999). Những công trình đó đã có những đóng góp đáng kể trong việc làm rõ bản sắc văn hóa dân tộc và vai trò, vị trí của việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, nhận diện đặc trưng văn hóa của vùng đặc biệt là bản làng cổ truyền Lào. Bên cạnh những công trình trên còn có một số cuốn sách của Viện Nghiên cứu quốc gia Lào bàn về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trong những năm gần đây. Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu về khu Xay Sổm Bun như: - Vấn đề dân tộc ở Long Chạnh của Cha Lân Dơ Pao Hơ. - Lễ hội truyền thống của các dân tộc Mương Xay Sổm Bun của Nọi Súc Ma La. - Đời sống kinh tế của nhân dân Xay Sổm Bun của Nọi Súc Ma La. - Lịch sử chiến tranh Phả Thi (1945 - 1975). - Dân ca Sảo Long Chạnh. Đó là những công trình đề cập tới những lĩnh vực khác nhau của đời sống chính trị, văn hóa, xã hội của khu ít nhiều đã đề cập tới đời sống văn hóa cơ sở ở đây. Có thể nói, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu nào đề cập một cách hệ thống vấn đề "Xây dựng đời sống văn hóa ở vùng núi Xay Sổm Bun nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới". Vì vậy, đề tài này không trùng lặp với bất cứ công trình khoa học nào đã công bố từ trước tới nay. 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài "Xây dựng đời sống văn hóa ở vùng núi Xay Sổm Bun nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới" là loại đề tài vừa có ý nghĩa lý thuyết vừa có ý nghĩa thực tiễn. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa những quan niệm chung về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở vùng miền núi, làm rõ đặc thù của khu Xay Sổm Bun trong quá trình đổi mới hiện nay, khảo sát thực trạng đời sống văn hóa ở đây, tập trung ở lĩnh vực văn hóa tinh thần, gắn liền với lối sống, phong tục tập quán, sinh hoạt, giải trí và tổ chức hoạt động văn hóa cộng đồng là chủ yếu. Về thời gian khảo sát, trọng tâm là khoảng từ 1988 đến nay. Từ 1988 đến nay là khoảng thời gian có nhiều sự kiện về chính trị kinh tế, xã hội tác động sâu sắc đến quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở bản làng và cũng là cơ sở để đặt ra và giải quyết các vấn đề bức thiết của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa sắp tới của Lào. 6. Những đóng góp của luận văn - Đề tài góp phần làm sáng tỏ quan điểm của Đảng và Nhà nước Lào về vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng miền núi trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Đề tài khảo sát phân tích và đánh giá có hệ thống thực trạng văn hóa cơ sở ở vùng Xay Sổm Bun hiện nay, đề ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở vùng Xay Sổm Bun trong sự nghiệp đổi mới hiện nay của Lào. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng núi của nước Lào hiện nay. Chương 2: Khái quát thực trạng đời sống văn hóa ở các bản làng khu Xay Sổm Bun. Chương 3: Một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở các bản làng vùng Xay Sổm Bun. Chương 1 Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng núi của nước Lào hiện nay 1.1. Quan niệm chung về văn hóa "Văn hóa" là thuật ngữ đa nghĩa, thường được xem xét từ nhiều khía cạnh khác nhau. Theo nghĩa rộng, văn hóa là tổng thể những nét đặc trưng tiêu biểu nhất của một xã hội, thể hiện trên các mặt vật chất, tinh thần, tri thức và tình cảm, biểu hiện phương thức sống và sự sáng tạo của một dân tộc. Ngoài văn học nghệ thuật, văn hóa còn gồm hệ thống giá trị, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo... Theo nghĩa chung nhất, văn hóa là hoạt động phát huy những năng lực bẩm sinh và bản chất của con người. Đó là năng lực của nhận thức, hiểu biết, sáng tạo. Là năng lực tình cảm, cảm xúc, tưởng tượng hướng tới cái chân, thiện, mỹ. Văn hóa là hoạt động của con người, bằng lao động và tri thức, tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần, tạo ra các chuẩn mực của xã hội, được thực hiện qua nhiều hoạt động như giáo dục, khoa học, văn học, nghệ thuật... và trong cả đạo đức, lối sống. Theo nghĩa đó văn hóa bao trùm mọi hoạt động của đời sống xã hội, cũng như của mọi cá nhân trong cộng đồng. Nó vừa là sản phẩm tinh thần, vừa là sản phẩm vật chất do lao động của con người tạo ra. Văn hóa được hình thành và phát triển trong quan hệ thích nghi giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người. Trải qua hàng ngàn năm thích nghi và cải tạo thế giới, những kinh nghiệm mà con người tích lũy được đã trở thành nền tảng cơ bản cho sự phát triển của văn hóa. Văn hóa không chỉ bó hẹp trong quan hệ cá nhân gia đình và cộng đồng mà còn mở rộng trong mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Văn hóa hình thành trong quá trình tiếp xúc, giao lưu, sàng lọc, cải biến giữa văn hóa bản địa với những nền văn hóa khác. Do đó, văn hóa bao giờ cũng thể hiện sự đa dạng, phong phú nhưng luôn mang những nét độc đáo của dân tộc, đồng thời bao hàm tiềm ẩn những giá trị chung của nhân loại. Thuật ngữ "văn hóa" theo nghĩa hẹp cổ xưa vốn bắt nguồn từ chữ la tinh (Cullture) nghĩa là cày cấy, vun trồng - gắn liền với hoạt động nông nghiệp. Sau này, nội dung đó phát triển thành ý nghĩa hoạt động vun trồng, bù đắp... tinh thần của con người, gắn chặt với lao động sáng tạo. Chủ nghĩa Mác - Lênin xem văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội - lịch sử, tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội [32, tr. 507]. Thông thường người ta chia văn hóa thành văn hóa vật chất (kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, giá trị vật chất) và văn hóa tinh thần (khoa học, nghệ thuật và văn học, triết học, đạo đức, giáo dục...). Văn hóa là một hiện tượng lịch sử, phát triển phụ thuộc vào sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội [32, tr. 505]. Thời đại ngày nay là thời đại giao lưu rộng rãi giữa các quốc gia, dân tộc, những nhận thức mới về văn hóa luôn được bổ sung thêm những nội dung mới, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển của nhân loại. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia dân tộc, kể cả những nước có chế độ chính trị khác nhau đang diễn ra trên quy mô rộng lớn và tốc độ nhanh. Sự biến đổi văn hóa của các dân tộc do đó cũng diễn ra nhanh chóng. Bên cạnh những thời cơ lớn, giao lưu quốc tế khiến cho nhiều nước, nhất là các nước chậm phát triển về kinh tế, có nguy cơ bị chèn ép và đồng hóa về văn hóa. Do đó, vấn đề giữ gìn, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc chống nguy cơ đồng hóa về văn hóa là một trong những thách thức lớn đối với các quốc gia. Năm 1986, khi phát động Thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa (1988 - 1997), ông Tổng giám đốc UNESCO, Fêdêrico Mayer đã đưa ra định nghĩa về văn hóa: "Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của cộng đồng), đã diễn ra trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thị hiếu thẩm mỹ và lối sống, dựa trên cơ sở đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình" [3, tr. 11]. Giáo sư, tiến sĩ A.I. ácnônđốp cho rằng: "Văn hóa là hiện tượng phức tạp và đa diện. Nó bao gồm cả hoạt động sáng tạo, tức là toàn bộ quá trình sản xuất ra tư tưởng và vật chất hóa các tư tưởng đó; cả những tính cách của con người như một chủ thể hoạt động, và cả bản thân nói chung những giá trị vật chất và tinh thần được tạo ra trong quá trình hoạt động ấy. Một định nghĩa thỏa đáng về văn hóa cần phải bao hàm tất cả các mặt trên đây" [1, tr. 32]. Nghiên cứu đầy đủ tổng thể các hiện tượng bao chứa trong khái niệm phức tạp này, A.I.ácnônđốp đã đề xuất một định nghĩa khái quát như sau: "Văn hóa là hoạt động sáng tạo tích cực của con người (cá thể nhóm xã hội, giai cấp, dân tộc, xã hội nói chung) thực hiện trong các lĩnh vực sản xuất vật chất và tinh thần, nắm bắt và khai thác thế giới, quá trình này sẽ sản xuất, bảo quản phân phối, trao đổi và tiêu thụ những giá trị vật chất và tinh thần mang ý nghĩa xã hội, đồng thời nó là một tổng hợp chính những giá trị đã vật thể hóa hoạt động sáng tạo của người" [1, tr. 33]. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng, những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi văn hóa mới kiến thiết được và đủ điều kiện phát triển được" [21, tr. 345]. Đây là một quan niệm khác với quan niệm về văn hóa trước kia của nhà nho, của các trí thức tư sản đã tách văn hóa khỏi đời sống kinh tế - xã hội và coi lĩnh vực văn hóa gắn liền với những cách sống cao thượng của tầng lớp trên. Mặt khác, Người khẳng định rằng: "Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi nguồn gốc của các quan hệ và các giá trị văn hóa gắn liền với trình độ phát triển của sản xuất vật chất. Người cho rằng: "Văn hóa phải gắn liền với lao động sản xuất" [31]. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nêu bản chất của mọi hiện tượng văn hóa đều gắn với khả năng sáng tạo của con người. Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ: "Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội" [34, tr. 110]. Từ các quan niệm đó, chúng ta có thể thấy rằng: văn hóa là sự phát triển năng lực của con người trong quá trình không ngừng nâng cao trình độ làm chủ của mình đối với tự nhiên, xã hội và bản thân, nhằm thỏa mãn nhu cầu về tinh thần và vật chất trong hoạt động thực tiễn hướng tới các giá trị nhân văn. Chính lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh điều đó. Con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của văn hóa. Trên hành tinh này không có gì quý hơn con người. Thực chất chiến lược văn hóa cũng là chiến lược con người. Nếu văn hóa là sự phát triển năng lực, khẳng định bản chất của con người theo hướng ngày càng đạt tới cái đúng, cái tốt và đẹp, thì sự phát triển của văn hóa phải hướng vào con người, phát hiện ra bản chất con người và hoàn thiện nó cả về thể chất và tâm hồn, cả về trí tuệ và đạo đức. Những năng lực của con người và quá trình làm chủ của con người với tự nhiên và xã hội, đã làm cho "thiên nhiên thứ nhất" biến thành "thiên nhiên thứ hai", đây là bước phát triển của văn minh nhân loại. Vì lẽ đó mà lâu nay có sự đồng nhất giữa văn hóa và văn minh. Thực ra văn hóa và văn minh có sự gắn bó hết sức chặt chẽ nhưng đồng thời cũng có sự khác biệt. Văn minh gắn bó chặt chẽ với văn hóa, vì văn minh và văn hóa đều chỉ trình độ làm chủ tự nhiên, xã hội và làm chủ bản thân của con người, đều là những hình thái cơ bản của nhận thức và hoạt động sáng tạo cải tạo thế giới của con người. Văn minh là bộ phận cấu thành văn hóa, là sự tồn tại xã hội của bản thân văn hóa và ngược lại giá trị văn hóa có khả năng đem lại một ý nghĩa, một động lực, một định hướng nhất định cho hoạt động của con người tạo thành cơ sở cho nền văn minh. Do vậy, không có nền văn minh nào tách rời các giá trị văn hóa và cũng không có văn hóa nào đối lập hoàn toàn với văn minh. Tuy vậy, văn hóa và văn minh cũng có sự khác biệt nhất định: Văn hóa gồm có văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần trong khi đó văn minh nghiêng về sự sáng tạo, làm chủ các quy luật tự nhiên, các hoạt động vật chất trong đời sống xã hội, văn minh chủ yếu chỉ trình độ phát triển của văn hóa vật chất. Mặt khác, văn hóa thường gắn chặt với từng dân tộc, còn văn minh chỉ trình độ chung về khoa học kỹ thuật cho nhiều dân tộc, nó mang tính khu vực và tính quốc tế. Chẳng hạn, văn minh phương Đông, văn minh phương Tây, văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp... Văn hóa mang bề dày lịch sử với sự bền vững, trường tồn của nó, còn văn minh chỉ là những giai đoạn lịch sử tương đối ngắn. Vì vậy giai đoạn phát triển của văn hóa và giai đoạn văn minh không trùng khít với nhau. Văn hóa giàu tính nhân văn, luôn hướng tới giá trị vĩnh hằng đó là Chân, Thiện, Mỹ, còn văn minh thì luôn hướng tới sự hợp lý hóa cuộc sống, sự thuận tiện, tính hiệu quả trong công việc. Do đó, bên cạnh cái có ích, cái tích cực, trong một thời đại văn minh hoạt động của con người cũng có thể mang lại những hiểm họa, như những vấn đề toàn cầu mà loài người đang phải đối phó như sự ô nhiễm môi trường, đói nghèo, HIV/ AISD hậu quả tiêu cực của kinh tế thị trường... Trong khi đó văn hóa là sự sáng tạo vươn tới các giá trị nhân văn, nâng đỡ cho hạnh phúc của con người. Mọi hoạt động hướng tới làm tha hóa tiêu diệt con người, con người đều là phản văn hóa. Chính vì vậy, trong hoạt động phát triển xã hội, văn hóa là nhân tố cốt lõi nhất. Những hoạt động xã hội nào đi ngược lại giá trị văn hóa, giá trị Chân, Thiện, Mỹ đều phải bị xem là những hiện tượng phản văn hóa. Đảng nhân dân Cách mạng Lào ngày càng nhận thức đầy đủ hơn ý nghĩa và vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đã viết: "Văn hóa là vốn quý giá nhất của đất nước, nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội" [33, tr. 91]. 1.2. Vai trò của văn hóa trong sự phát triển kinh tế - xã hội miền núi Lào ngày nay 1.2.1. Một số đặc điểm vùng núi Lào trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nằm dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam ở nội địa bán đảo Đông Dương, có đường biên giới chung khép kín với năm nước. Phía Đông giáp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở khu vực Đông Nam á, cùng chung đường biên giới dài 1.957 km. Đây là đường biên giới hữu nghị. Trên đường biên giới có các đèo Mường - xem, Mụ Giạ, Lao Bảo, Na meo, v.v... là những cửa khẩu mở cho nhân dân hai nước Lào - Việt Nam đi lại, trao đổi hàng hóa và giao lưu văn hóa với nhau. Phía Tây giáp Vương quốc Thái Lan, cùng chung đường biên giới dài 1.730 km, trong đó có dòng sông Mê Công dài: 1.500 km. Sông Mê Công vừa là đường biên giới pháp lý quốc tế vừa là mạch máu kinh tế của nhân dân hai nước Lào - Thái Lan. Đây cũng là "hàng rào" chiến lược ngăn chặn âm mưu của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa Đại Thái chống phá cách mạng Lào. Chắn ngang ở phía Bắc Lào là nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, nước xã hội chủ nghĩa đang phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt. Nằm ở phía Nam là Vương quốc Campuchia, có chung đường biên giới dài 492 km. Phía tây Bắc, Lào giáp với Liên bang xã hội chủ nghĩa Miến Điện. Đường biên giới là sông Mê Công, dài 230km. Có thể nói, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào như là cửa ngõ và cầu nối giữa các nước Đông - Tây, Nam - Bắc, các nước lục địa với các nước Đông Nam á. Nhà văn Xipasợt của Lào đã ví đất nước Lao Lạn - Xạng tươi đẹp như một bông hoa Chăm pa đang nở trong buổi bình minh của ngày tháng mùa xuân. Hoa chăm pa có nhụy với mùi vị thơm ngát nằm ở trung tâm của năm cánh bên cạnh. Lời ca ngợi đó thật đúng vì trong thực tế Lào không bao giờ xa rời một quan hệ mật thiết với năm nước bên cạnh. Trong mỗi một thời đại Lào tất yếu chịu ảnh hưởng về sự thay đổi các mặt kinh tế, chính trị văn hóa của những nước liền kề cũng như các nước khác. Không có đường biên giới biển, muốn tiếp xúc với biển, Lào phải sử dụng các cảng ở miền Trung Việt Nam, chủ yếu là: Cửa Lò, Đông Hà, Vinh, Bến Thủy, Đà Nẵng. Lào nằm trên bán đảo Đông Dương có diện tích 2.368.000 km2, trong đó diện tích vùng núi và cao nguyên chiếm 90%. Đồng bằng chỉ chiếm 10%. Căn cứ vào địa hình người ta chia Lào thành hai khu vực Thượng Lào và Hạ Lào. Thượng Lào là miền đồi núi cao, cao nguyên từ tỉnh Say Nha Bu Ly, Bo Kẹo, Luông Pha Bang, Xay Sổm Bun, Xiêng Khoảng, Ô đôm xay, Phông Xa Lỵ, Hủa Phăn... Hạ Lào từ thung lũng sông Ca Đinh thuộc tỉnh Bọ Ly Khăm Xay đến Chăm Pa Sắc và át Ta Pư, phần lớn địa hình là cao nguyên có bề mặt bằng phẳng và độ cao giảm dần từ dãy núi Phu Luông (Trường Sơn) đến đồng bằng thung lũng sông Mê Công. Dân số nước Lào khoảng năm triệu người ( năm 2000). Trên lãnh thổ Lào có 68 bộ tộc (dân tộc) anh em, chia làm ba nhóm. Những dân tộc có dân số lớn là: Người Lào Lùm có trình độ văn hóa, kinh tế và tổ chức xã hội cao hơn các dân tộc khác, bao gồm các nhóm như Thái, Tày, Lự, Duôn, Đăng... cư trú trên vùng đồng bằng, canh tác lúa nước, chiếm khoảng 60% dân số cả nước. Người Lào Thơng sống trên vùng đồi núi, có nguồn gốc Inđonexia, thuộc ngữ hệ Môn - Khơ me, còn gọi là người Khạ. Họ là chủ nhân của nền văn hóa văn minh cổ xưa của Lào, làm nương rẫy và nghề rừng. Người Lào Xủng sống chủ yếu trên vùng núi cao Bắc Lào, thuộc hệ Miến - Tạng, H'Mông - Dao, mới sống định cư trên đất nước Lào trong khoảng thời gian 200 - 300 năm gần đây. Họ chuyên làm nương rẫy, trồng lúa, ngô, sắn trên ruộng bậc thang và đồi núi cao. Kể từ khi đất nước Lào bước vào thời kỳ đổi mới, nhân dân các bộ tộc Lào đã vượt qua một loạt khó khăn, phức tạp giành được những thành tựu to lớn. Nông nghiệp là ngành kinh tế chính của Lào. Chăn nuôi là ngành quan trọng. ở một số vùng núi người Lào chăn nuôi và thuần hóa voi để giúp đỡ con người làm những công việc nặng nhọc như khai thác gỗ trên đồi núi hoặc làm nương lấy nước vào ruộng. ở Lào voi là vật nuôi của các gia đình. Voi là người người bạn thân thích của con người. Từ lâu Voi là biểu tượng của nước Lào. Chính vì vậy nước Lào còn được gọi là nước "Triệu Voi". Quyết tâm của Đảng và Chính phủ Lào là cải biến đất nước nghèo, kém phát triển thành một trong những nước phát triển, có khả năng cung ứng điện năng chủ lực cho bạn hàng láng giềng gần nhất là Thái Lan. Trong sự nghiệp đổi mới về kinh tế, Chính phủ Lào đang cố gắng tìm mọi cách giảm bớt khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa đồng bằng với miền núi, đồng thời bảo vệ môi trường và nâng cao mức sống kinh tế, văn hóa của nhân dân các bộ tộc Lào. Lào dự tính sẽ xây dựng 58 đập nước trên sông Mê Công từ nay đến năm 2020 với chỉ tiêu tăng thêm 1.800 MW để phát triển kinh tế trong nước và xuất khẩu điện cho nước láng giềng Thái Lan. Trên sông Mê Công có thể sản xuất 37.000 MW điện trong đó riêng Lào sản xuất 18.000 MW. Hiện nay, Lào mới chỉ có 3 nhà máy thủy điện, trong đó có thủy điện Nặm Ngừm, Nặm Thơn 1, Nặm Thơn 2. Riêng Nặm Ngừm, sản xuất 210 MW, mang lại số ngoại tệ lớn cho Lào, còn trong tương lai có Nặm Thơn 3 nằm ở vùng núi Xay Sổm Bun, miền Bắc của Lào. Mục tiêu chiến lược 20 năm tới của Đảng Nhân dân cách mạng Lào là biến nước Lào trở thành một nước có nền kinh tế xã hội của một nước công nghiệp. Từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, sang nền kinh tế công nghiệp, là sự chuyển đổi có tính chất cách mạng. Bởi vậy chúng ta cần phải nhận thức lại vị trí chiến lược của miền núi của Lào hiện nay. Miền núi của Lào có thể chia làm ba vùng: Vùng thứ nhất, là vùng cư trú xen kẽ của ba dân tộc Lào Thơng, Lào Xủng, Lào Lùm, đa số là người sống ở phía tây Thái Lan trước đây, trong đó 80% là Lào Thơng và Lào Xủng, 20% là Lào Lùm. Lý do di cư chủ yếu của họ là tìm đến những vùng đất mới thuận lợi cho việc làm ăn sinh sống. Sự di cư này còn do chiến tranh, loạn lạc, sự hiềm khích trong nội bộ bản làng và có thể còn do mê tín dị đoan (đất lành, đất dữ). Dân trong vùng chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Vùng thứ hai, là vùng của người Lào Thơng. Bản làng của họ lớn lên đến 200 - 300 nóc nhà. Họ chính là người chủ đầu tiên trên lãnh thổ Lạn Xang. Theo tài liệu khảo cổ, người Lào Thơng đã xây dựng nên nhiều công trình văn hóa thuộc thời đại đồ đá, đồ đồng, mà chúng ta tìm thấy ở các hang đá. Vùng Chiêng Ngân, Xiêng Thoong (Luông Pha Bang - Xiêng Khoảng hiện nay) và Cánh Đồng Chum. Người Lào Thơng có một nền văn hóa dân gian phong phú và được bảo lưu cho đến ngày nay, như: múa, hát khắp tớm, chớm ai, Tăng vại, Lăm nghé, Lăm Lơ vên, Lăm lơ ve (múa chung quanh đống lửa, Múa chung quanh đống thóc, Múa ống bương). Đời sống của người Lào Thơng hiện nay khá lên nhiều so với trước đây. Họ sống chủ yếu dựa vào nương rẫy, trồng lúa, cà phê, ngoài ra còn làm nghề thủ công và chăn nuôi trâu bò, dê v.v... Vùng thứ ba, là vùng sinh sống của người Lào Xủng. Người Lào Xủng mới sống định cư trên đất nước Lào khoảng 200 - 300 năm lại đây. Họ chuyên làm nương rẫy, trồng lúa, ngô, sắn và thuốc phiện (là một thứ hàng hóa đem lại thu nhập cao nhất của họ). Người Lào Xủng chăn nuôi rất giỏi và có nghề thủ công khéo léo, tinh xảo như dệt vải và đúc sắt, đúc đồng làm công cụ lao động. Người Lào Xủng còn nổi tiếng về khả năng chữa bệnh bằng các loại cây cỏ. Văn hóa văn nghệ của người Lào Xủng khá phong phú, đa dạng. Họ làm thơ và sáng tác dân ca, có khèn hàng (kèn đuôi), có sáo, có kèn thổi bằng lá cây để giao duyên giữa các chàng trai và các cô gái. Hàng năm họ có tổ chức tết cổ truyền, hội chợ núi, đó là những ngày hội vui nhất, họ vừa hát, vừa múa, thổi khèn kéo giây, ném khọn, đấu bò, chọi gà v.v... Nhìn chung các vùng Lào Xủng có trình độ sản xuất cao hơn các vùng Lào Thơng nhưng so với các vùng Lào Lùm thì trình độ của người Lào Thơng thấp hơn. Bởi vì, cơ sở kinh tế thấp, công cụ sản xuất thô sơ, năng suất thấp. Người Lào Thơng còn mang nặng tín ngưỡng dân gian, mê tín dị đoan. Quan niệm về "vùng núi" ở Lào là một quan niệm tương đối phức tạp, quan niệm vùng núi truyền thống thường đi liền với quan niệm về nông nghiệp và nông dân. Vùng miền núi ở Lào là môi trường sinh sống của cư dân nông nghiệp. Cơ sở kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Chủ thể của xã hội vùng núi Lào là nông dân. Trong quá trình đổi mới, miền núi đang có bước chuyển cả về cơ cấu kinh tế, cơ cấu cư dân và tổ chức cộng đồng. Quan niệm mà chúng tôi sử dụng trong luận văn này là miền núi gắn với vùng dân cư chủ yếu sản xuất nông nghiệp, phân biệt với vùng đồng bằng, đô thị là nơi của dân sống chủ yếu với sản xuất phi nông nghiệp. Sau 25 năm đổi mới, nền nông nghiệp của đất nước Lào đã có bước phát triển đáng kể. Từ một nước nghèo đói thiếu lương thực phải nhờ sự giúp đỡ của các nước XHCN như Việt Nam, Trung Quốc, Liên Xô... Trong nhiều năm qua, đời sống của nhân dân Lào đã từng bước được cải thiện cả về vật chất và tinh thần. Các nguồn lực ở vùng miền núi của Lào đang dần dần phát huy sức mạnh góp phần phát triển đất nước. So với yêu cầu chung, miền núi Lào đối diện với những vấn đề vừa cơ bản và cấp bách nhất. Đó là vấn đề nghèo đói và việc làm. Hiện nay, cả nước có 1,3 triệu hộ dân sống ở vùng núi, với khoảng 1 triệu hộ làm nông nghiệp, trong đó có 30% hộ nghèo, khoảng 10% hộ còn đói kinh niên. Đặc biệt ở vùng núi cao có tới 3 vạn người sống du canh, du cư. Lào là một nước sản xuất nông nghiệp nhỏ là chính cho nên việc làm, nhất là cho thanh niên ở vùng núi là một vấn đề hết sức bức xúc hiện nay. ở nhiều vùng miền núi có tới 40% thanh niên đang khó khăn trong tìm kiếm việc làm. Hiện nay có khoảng 50.000 dân di cư tự do gây khó khăn rất lớn đến sự ổn định kinh tế - xã hội và giữ gìn môi trường sinh thái. Trình độ hưởng thụ văn hóa ở vùng núi còn thấp, các tiêu cực xã hội như mê tín dị đoan, nghiện hút, mại dâm... đang có nguy cơ gia tăng trong cộng đồng. Vẫn còn một số gia đình còn trồng cây thuốc phiện để sử dụng hoặc trao đổi buôn bán... 1.2.2. Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội miền núi ở nước Lào hiện nay Phát huy vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi của Lào hiện nay là một trong những vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. Mặc dù đã đạt được một số thành tựu cơ bản, nhưng nhìn chung miền núi nước Lào trình độ phát triển vẫn còn quá thấp, so với một số nước khác trong khu vực như Việt Nam, Thái Lan hoặc Trung Quốc. Vì vậy, phát triển toàn diện đời sống kinh tế - xã hội ở miền núi nước Lào vừa là nhiệm vụ có chiến lược lâu dài, vừa là nhiệm vụ cấp bách. Văn hóa dân tộc là cội nguồn của nội lực quốc gia, nó gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người. Văn hóa các dân tộc ở Lào có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định tính dân tộc, bản sắc văn hóa Lào. Đó chính là cội nguồn của sức mạnh vật chất và tinh thần, là chỗ dựa, là điểm xuất phát cho nhân dân các bộ tộc Lào trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Truyền thống văn hóa Lào đã thắp sáng khát vọng tự do, độc lập, hòa bình và hạnh phúc của nhân dân các bộ tộc Lào. Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và con người ở vùng núi nước Lào trong thời kỳ đổi mới có thể nhận thấy ở các khía cạnh chủ yếu sau đây: 1.2.2.1. Trước hết đó là vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế. Vai trò đó thể hiện ở việc làm thay đổi những quan niệm nhận thức truyền thống sang những quan niệm hiện đại trong phát triển kinh tế Văn hóa cung cấp những tri thức, những kinh nghiệm chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp dựa trên cơ sở lao động giản đơn với những công cụ thô sơ, sang hoạt động sản xuất với công cụ cơ khí, máy móc trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với cơ chế thị trường. Đồng thời nền kinh tế đó còn mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế. Nền sản xuất tự cung tự cấp gắn liền với nếp sống, nếp nghĩ ổn định, không chú ý đến cạnh tranh để phát triển. Nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường là nền sản xuất năng động, nhạy cảm với nhu cầu con người, chú ý khai thác mọi nguồn lực về trí tuệ, tài năng, nguồn vốn, tài nguyên thiên nhiên, kỹ thuật khoa học... và chấp nhận cạnh tranh như là một động lực để phát triển. Văn hóa phản ánh trình độ và chất lượng của sự phát triển năng lực thực tiễn, tinh thần của con người. Nó tác động mạnh đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Sự nhận thức về công nghiệp hóa không chỉ đơn giản là tăng thêm tỷ trọng của sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà còn gắn với sự phát triển của khoa học công nghệ, bảo đảm cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững của nền kinh tế, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân, thực hiện sự tiến bộ, công bằng xã hội, phát triển văn hóa và bảo vệ môi trường. Hiện nay các chủ trương chính sách phát triển đất nước cần đưa yếu tố xây dựng đời sống văn hóa vào các lĩnh vực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Văn hóa và sự lựa chọn loại hình kinh tế. - Về năng lượng: Nếu nền văn minh hậu công nghiệp giải quyết theo hướng đa dạng hóa và phân tán thì ở nước Lào có thể đi theo hướng đó, tức là xây dựng những nhà máy thủy điện nhỏ, điện mặt trời... phân tán các nguồn năng lượng cho miền núi, giảm bớt sự tập trung ở đô thị, tạo ra sự phát triển đất nước một cách hài hòa cân đối. - Về nông nghiệp sinh thái: Hướng phát triển nông nghiệp hiện đại cần dựa vào toàn bộ các hệ sinh thái hiện có góp phần tạo nên môi trường cộng sinh giữa con người và tự nhiên bảo đảm cân bằng sinh thái, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nền nông nghiệp sinh thái phát triển hệ thống canh tác mới bằng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và thời tiết... vì thực tế ở miền núi nước Lào tài nguyên sinh thái phong phú đa dạng, dân số ít...., chưa được khai thác quá mức. Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển nông lâm nghiệp theo hướng kinh tế sinh thái, bảo vệ môi trường. Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế không chỉ dừng lại ở việc lựa chọn mô hình phát triển mà còn thấm sâu vào các hoạt động kinh tế. Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động sản xuất, kinh doanh cần và phải bảo đảm các tiêu chuẩn pháp lý và văn hóa đạo đức của các chủ thể kinh tế. 1.2.2.2. Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Đó là sự thể hiện các mặt vật chất, tinh thần, tri thức tình cảm, sức sống và sức sáng tạo của nhân dân các bộ tộc, nó đóng vai trò định hướng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bằng những tác động đối với con người. Văn hóa Lào đã và đang tác động đến mọi mặt của cuộc sống các bộ tộc Lào. Văn hóa đã tạo nên sức sống mãnh liệt, giúp nhân dân các bộ tộc Lào vượt qua khó khăn, gian khổ trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nó tạo nên những phẩm chất, tính cách người Lào, tạo ra sức mạnh, sức sống, sự gắn kết giữa con người Lào với môi trường xã hội và tự nhiên một cách bền vững. Dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, văn hóa đang góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Lào. - Về ngôn ngữ: chữ viết và tiếng nói Lào không những không bị mất đi mà trái lại ngày càng phát triển, mặc dù các thế lực thù địch đang tìm mọi cách để đồng hóa tiếng nói và chữ viết, nhưng họ đều thất bại. - Về phong tục tập quán, những nét riêng biệt tạo nên đặc thù của văn hóa Lào nói chung, văn hóa miền núi nói riêng, không những không bị mai một mà còn được khôi phục, phát huy những nét tốt đẹp, tích cực góp phần phát triển xã hội Lào. - Lối sống trung thực đôn hậu cần cù, chịu khó; tinh thần yêu nước, thương nòi, ý chí dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết, bao dung, nhân ái đang được phát huy trở thành động lực để phát triển đất nước trong sự nghiệp đổi mới. Lào là một quốc gia có mật độ dân số thấp, nông thôn miền núi chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ là một quốc gia đa dân tộc có truyền thống văn hóa lâu đời. Nhờ có công cuộc đổi mới, nền kinh tế đang có sự khởi sắc, nhưng cũng xuất hiện sự phân hóa giàu nghèo. Do đó, một trong những nhiệm vụ của văn hóa là góp phần vào nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời văn hóa cần phải góp phần đẩy mạnh chuyển giao kinh nghiệm quản lý, tổ chức sản xuất; đưa cán bộ khoa học lên miền núi; giáo dục ý thức pháp luật cho công nhân, nông dân; nâng cao trình độ học vấn; tăng cường chăm sóc sức khỏe cộng đồng; kích thích nhu cầu làm giàu chính đáng; tích cực xóa đói giảm nghèo, bảo đảm công bằng xã hội... Tuy nhiên, hiện nay đời sống ở miền núi của Lào cũng đang xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực. Một số giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hóa vùng cao miền núi bị mai một; tinh thần cộng đồng, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong bản làng cổ truyền đang có nguy cơ rạn vỡ; quan hệ gia đình, quan hệ thân tộc, quan hệ cộng đồng rạn nứt. Các giá trị văn hóa vật thể, và đặc biệt là các giá trị văn hóa phi vật thể bị biến dạng. Lối sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến lợi ích riêng, xâm hại lợi ích chung, không tuân thủ luật pháp; ý thức cộng đồng có nguy cơ suy thoái. Tình trạng cờ bạc, nghiện hút, rượu chè... ở miền núi đang lan rộng. Trước sự tác động của những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường và văn hóa ngoại lai đang xâm nhập, nhiều giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian cổ truyền có nguy cơ mai một. ở địa bàn người Lào Thơng (Người Khơ mu) sinh hoạt văn hóa lễ tết là một giá trị quý báu, nhưng hiện nay nhiều bản đã bỏ đi, đó là một dấu hiệu đáng lo ngại. Hiện nay có một số dân tộc không muốn mặc quần áo của dân tộc mình, không thích hát những bài dân ca của dân tộc vì nghĩ rằng đó là sự lạc hậu, lỗi thời so với cái "hiện đại" trên các phim ảnh, báo chí... Như vậy nhiệm vụ bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở vùng miền núi xa xôi, từng bước xây dựng những giá trị và chuẩn mực văn hóa ở vùng miền núi, góp phần làm lành mạnh đời sống tinh thần của đồng bào miền núi là một nhiệm vụ hết sức cơ bản. Theo chủ trương của Đảng, hiện nay miền núi đang có phong trào xây dựng "bản làng văn hóa". Những phong trào này cần được phát triển hơn nữa, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở miền núi chính là một trong những nhiệm vụ cấp bách góp phần bảo vệ và phát triển bản sắc văn hóa của các bộ tộc Lào trong quá trình phát triển "hiện đại hóa" đất nước. 1.2.2.3. Văn hóa phải tham gia xóa đói giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng, dân chủ ở vùng miền núi Trong công cuộc đổi mới, kinh tế của Lào đã có sự tăng trưởng đáng kể, song đã xuất hiện sự phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và miền núi. "Riêng ở miền núi của Lào hiện nay có tới 30 - 40% tổng số hộ thuộc loại nghèo với mức thu nhập bình quân đầu người dưới 100.000 kíp/tháng, trong đó có khoảng 15 - 20% thuộc loại hộ đói có thu nhập 50.000 kíp/tháng. Sự chênh lệch giữa giàu và nghèo lên tới 20 - 30 lần. Đó chưa nói đến sự chênh lệch mức sống giữa vùng miền núi và đồng bằng ngày càng gia tăng. Để xóa đói giảm nghèo, các hoạt động văn hóa có vai trò tích cực. Kết quả điều tra về nguyên nhân đói nghèo ở miền núi cả nước cho thấy: - Thiếu kiến thức và kinh nghiệm 60 - 80%. - Thiếu ruộng, thiếu việc làm 5 - 10%. - Đông con, mê tín dị đoan 50 - 70%. - Lười lao động, ăn tiêu lãng phí 10 - 15%. - Bỏ ruộng đất vào thành phố 60 - 70%. (Điều tra kế hoạch phát triển miền núi 2003 - 2004 ngày 30/9/2003, nguồn dẫn của cơ quan kế hoạch và điều tra khu Xay-sổm-bun). Như vậy nguyên nhân hàng đầu và cơ bản nhất của đói nghèo ở vùng núi Lào hiện nay là thiếu kiến thức và kinh nghiệm. Thiếu kiến thức và kinh nghiệm thì không dám đầu tư vốn lớn vào công việc sản xuất vì sợ lỗ, hoặc không thể "vay vốn" ở ngân hàng được. Kiến thức và kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh là quá trình tích lũy lâu dài bằng nhiều con đường và phương pháp khác nhau, đặc biệt là phụ thuộc vào chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo. Việc đa dạng hóa các hình thức và phương pháp giáo dục tri thức và kinh nghiệm sản xuất, nhất là trong thời kỳ bùng nổ thông tin sẽ là một phương hướng quan trọng của Nhà nước góp phần giúp đỡ những người nghèo tự vươn lên. Các hoạt động văn hóa ở miền núi có thể trợ giúp những thông tin, những kinh nghiệm làm chuyển đổi lối sống, nếp sống và nếp nghĩ của đồng bào miền núi, hướng họ vào phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo. Mặt khác việc xóa đói giảm nghèo không phải là công việc thuần túy kinh tế mà còn là công việc có ý nghĩa xã hội và văn hóa. Tinh thần tương trợ "lá lành đùm lá rách", tinh thần đoàn kết cộng đồng là những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống cần được phát huy để thực hiện xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội trong các vùng miền núi. Vì vậy, giải pháp văn hóa cho việc xóa đói giảm nghèo cần phải đồng bộ cả về phương diện kinh tế, cả về phương diện xã hội của đồng bào miền núi, từng bước khắc phục những mặt trái của cơ chế thị trường, tạo ra sự phát triển đồng đều về kinh tế xã hội trong các vùng. Xây dựng một xã hội công bằng, văn minh và tiến bộ cần phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Chỉ khi nhân dân các bộ tộc miền núi thực sự nhận thức được rằng chính họ là chủ của xã hội, của quê hương, nhân dân sẽ trực tiếp bắt tay vào công việc tổ chức quản lý xã hội, giám sát các hoạt động của chính quyền trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa thì lúc đó sự nghiệp xây dựng miền núi mới thật sự phát triển. Trong quá trình xây dựng nền văn hóa của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có kế hoạch to lớn đưa khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng nông thôn, nông dân, nông nghiệp và đặc biệt là giáo dục thế hệ trẻ nắm vững khoa học, kỹ thuật. Người viết rằng: "Phải tạo mọi điều kiện cho nhân dân lao động có thể nắm vững được những hiểu biết khoa học kỹ thuật, ra sức đào tạo thật nhiều cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, cho sản xuất phát triển. Chỉ có như thế chúng ta mới xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội" [15, tr. 373]. Quan điểm đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng hoàn toàn phù hợp với nước Lào hiện nay. Việc tăng cường giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức về khoa học kỹ thuật, nâng cao ý thức công dân, bảo đảm hài hòa các lợi ích... cho cư dân miền núi tự tin vào chính mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của văn hóa. Nhiệm vụ chống tham nhũng, chống quan liêu, chống các tiêu cực ở vùng miền núi Lào liên quan đến việc đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân Lào. Vì vậy, xã hội hóa các hoạt động văn hóa, phát huy dân chủ là một trong những phương hướng quan trọng của văn hóa góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng, dân chủ và tiến bộ xã hội ở Lào. 1.2.3. Về xây dựng đời sống văn hóa ở miền núi Lào Từ nhiều năm nay, quan niệm về "xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở" đã được thảo luận sôi nổi và bước đầu đã thống nhất được một số nội dung sau: Đời sống văn hóa ở cơ sở là toàn bộ hoạt động phong phú, đa dạng hướng tới các giá trị văn hóa tinh thần và vật chất ở cơ sở. Đời sống văn hóa còn bao gồm cả cơ sở vật chất - kỹ thuật của sinh hoạt văn hóa cộng đồng và cả các hoạt động tinh thần với rất nhiều bộ phận phong phú và đa dạng của nó để đáp ứng nhu cầu của cư dân ở cơ sở. Khái niệm cơ sở cũng là một khái niệm đã gây ra nhiều tranh luận. Chúng tôi tán thành quan niệm cho rằng cơ sở chính là các đơn vị gắn liền với phân chia hành chính, các cơ quan chuyên môn, các nơi ở, lao động, sinh hoạt, giải trí của nhân dân. Đơn vị cơ sở là xã, xóm, làng bản gắn liền với các đơn vị hành chính, các tụ điểm dân cư hoặc các doanh nghiệp, đơn vị quân đội công an nông trường, trường học, bệnh viện, tóm lại là ở tất cả mọi nơi có hoạt động sống của dân cư. Xây dựng đời sống văn hóa ở miền núi Lào là một vấn đề phức tạp, vừa có điểm tương đồng và khác biệt với xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở đô thị cả về nhận thức và tổ chức thực hiện. Nếu như đời sống văn hóa cơ sở ở đô thị được chú trọng nhiều vào cư dân công nghiệp, trí thức, viên chức, học sinh sinh viên, tầng lớp thị dân... thì hoạt động văn hóa ở miền núi lại hướng tới cư dân nông nghiệp. Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hóa sự khác nhau về nhu cầu hưởng thụ văn hóa như là hàng rào ngăn cách đô thị và vùng núi. Điều đáng lưu ý là cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ dân trí, mức thu nhập và thời gian giành cho sinh hoạt văn hóa của cư dân miền núi khó khăn hơn cư dân đô thị. Vì vậy, xây dựng đời sống văn hóa ở miền núi là quá trình từng bước vừa nâng cao cơ sở vật chất, vừa gia tăng các hoạt động văn hóa, tinh thần tạo điều kiện để cho cư dân miền núi có thể tiếp nhận thông tin và hệ thống giáo dục phổ cập và hiện đại, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của cộng đồng. Việc xây dựng đời sống văn hóa ở vùng núi là một việc làm rất đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức, tùy theo điều kiện nhu cầu mà vận dụng sáng tạo trong việc thực hiện. Tuy vậy, để tăng cường hiệu quả công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, chúng ta cần chỉ ra những nội dung cơ bản, những mặt hoạt động thiết thực. Như trên đã phân tích, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở thể hiện ở hai mặt. Một mặt phát huy vai trò của người dân chăm lo đến đời sống văn hóa của cá nhân và cộng đồng. Mặt khác, đề cao vai trò của các tổ chức, cơ quan, làng bản, đoàn thể trong việc thúc đẩy các hoạt động văn hóa. Xét theo hai góc độ cơ bản trên, chúng ta thấy xây dựng đời sống văn hóa cơ sở gồm có các hoạt động chính như sau: - Hoạt động thông tin cổ động. Thông tin cổ động là hoạt động chủ yếu giúp cho mọi người được tiếp nhận thông tin nhanh nhất, đầy đủ nhất về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuyên truyền nhằm nêu gương người tốt, việc tốt, phê phán các thói hư tật xấu, góp phần tạo dựng nếp sống văn hóa ở cơ sở. Hình thành các nhận thức đúng đắn cho đông đảo quần chúng nhân dân. Khi thông tin cũng như tiếp nhận thông tin cần đảm bảo nội dung đúng đắn, khách quan, góp phần đẩy mạnh dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội, tăng cường hiểu biết, nâng cao dân trí. Thông qua các hoạt động thông tin cổ động mở rộng giao lưu, hợp tác trong vùng và với khu vực khác. - Hoạt động văn nghệ quần chúng. Quần chúng không chỉ có nhu cầu thưởng thức mà còn có nhu cầu hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Chính những hoạt động sáng tạo và biểu diễn văn nghệ đã làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần ở miền núi. Những tác phẩm nghệ thuật do quần chúng sáng tác thường phản ánh sát thực cuộc sống sinh hoạt và lao động của họ. Nhờ những hoạt động nghệ thuật của quần chúng mà các dân tộc lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa của mình. - Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa. Xây dựng gia đình văn hóa chính là xây dựng nền tảng và cốt lõi của văn hóa cộng đồng. Bởi lẽ tất cả đều phải xuất phát từ gia đình với tư cách là "tế bào của xã hội". Trong giai đoạn này, đời sống gia đình không chỉ có chức năng duy trì nòi giống mà còn có vai trò to lớn trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, do đó việc xây dựng gia đình văn hóa càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhất là hiện nay việc cưới xin, việc tang, việc giữ gìn thuần phong mỹ tục ở mỗi gia đình đang có sự biến dạng, xuất hiện nhiều hủ tục cần giải quyết. Vì vậy nếu không đẩy mạnh việc xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa sẽ không thể giải quyết được những vấn đề bức xúc đó. - Hoạt động thư viện. Như đã nói ở trên, đất nước Lào có 3/4 là vùng núi, thung lũng, cao nguyên, đường đi lại rất khó khăn cho nên việc xây dựng thư viện là hết sức quan trọng bởi vì sách báo là nguồn tri thức vô tận, góp phần nâng cao dân trí. Việc xây dựng các thư viện, phòng đọc, cung cấp sách, báo, đáp ứng yêu cầu của nhân dân vùng cao là việc làm hết sức cần thiết trong điều kiện đổi mới hiện nay. - Hoạt động bảo tồn, tôn tạo các di tích danh lam thắng cảnh. Đây là một hoạt động thiết thực nhằm duy trì và đẩy mạnh công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, góp phần xây dựng cảnh quan văn hóa và giáo dục truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng cho nhân dân. Từ ngàn đời nay, các dân tộc vùng núi Lào vốn có truyền thống giữ nước và dựng nước. Các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh chính là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử đó. Công tác bảo tồn và tôn tạo các di tích trên thực tế đã được nhân dân quan tâm, góp công, góp của và giữ gìn một cách tích cực. - Xây dựng các nhà văn hóa ở vùng cao. Nhà văn hóa là một thiết chế văn hóa không thể thiếu khi nói đến việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Bởi vì thông qua các hoạt động ở nhà văn hóa, Câu lạc bộ văn hóa, nhân dân được sử dụng thời gian nhàn rỗi vào các hoạt động văn hóa nghệ thuật. ở đó họ không chỉ thưởng thức mà còn tham gia biểu diễn nghệ thuật do chính mình sáng tác. Những hoạt động này thực sự đã góp phần làm cho đời sống văn hóa ở vùng núi xa xôi được thêm phong phú. - Tăng cường quản lý hoạt động văn hóa. Cung cấp các dịch vụ văn hóa lành mạnh, bài trừ các tệ nạn xã hội, kết hợp giữa xây đi đôi với chống, đây là việc làm hết sức cấp bách ở vùng cao, vùng xa miền núi trong thời kỳ đổi mới. Mọi cơ quan, đoàn thể liên quan cần "vào cuộc" một cách tích cực và kiên quyết. Các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa như ngành văn hóa thông tin cùng với bộ đội, công an và các cơ quan chức năng khác cần phải phối hợp chặt chẽ, tìm ra biện pháp xử lý, kịp thời những trường hợp vi phạm pháp luật, phát hiện những lệch lạc về quan điểm, làm trong sạch môi trường văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng xa xôi miền núi. Cần đẩy mạnh phong trào toàn dân thực hiện tốt Nghị định của Chính phủ về "Chống hút thuốc phiện - cấm trồng thuốc phiện - thay đổi cây trồng để phù hợp với nhu cầu của thị trường...". - Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xã hội hóa các hoạt động văn hóa. Phát triển kinh tế, giúp đỡ nhau làm giàu chính đáng, xóa đói giảm nghèo và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, là cơ sở quan trọng của việc xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh. Ngược lại xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh nâng cao chất lượng các hoạt động này là góp phần quan trọng phát triển kinh tế, xã hội và củng cố nền tảng chính trị của đất nước. Việc xây dựng những điển hình "người tốt, việc tốt", xây dựng các điển hình tiêu biểu trong sản xuất kinh doanh, xây dựng gia đình văn hóa, đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, xây dựng làng, bản, khu phố văn hóa; xây dựng các đơn vị lực lượng vũ trang trong sạch, vững mạnh... có thể coi là những biện pháp huy động sức mạnh toàn dân chăm lo đời sống văn hóa của mình. Cần lưu ý rằng xã hội hóa các hoạt động văn hóa phải dựa trên các nguồn lực về con người, tài chính, cơ sở vật chất... của các làng bản, đơn vị hành chính, sản xuất, quân đội. Các cơ quan văn hóa là người hướng dẫn giúp đỡ... Nhìn tổng quát, Chương I luận văn đã trình bày bản chất của khái niệm văn hóa, làm rõ vị trí kinh tế, xã hội, văn hóa... của vùng miền núi Lào trong thời kỳ đổi mới. Luận văn đã vận dụng lý thuyết văn hóa để làm sáng tỏ vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi của nước Lào hiện nay. Trong chương này tác giả cũng đã làm rõ khái niệm "xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở" nói chung và nội dung xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở miền núi của Lào nói riêng. Chương 2 thực trạng xây dựng đời sống văn hóa ở vùng núi Xay sổm bun 2.1. Một số đặc điểm của văn hóa vùng miền núi Trung Bộ lào Vùng núi Trung bộ Lào có một diện tích khá rộng lớn. Trung Lào gồm có tỉnh Viên Chăn, Thủ đô Viên Chăn, Khăm Muộn, Bo Ly Khăm Xay, Sa Văn Na Khết và khu Xay Sổm Bun. Đây là khu vực có rất nhiều sông lớn chạy qua; nhất là ở các tỉnh vùng cao như Viên Chăn, Bo Ly Khăm Xay, Xay Sổm Bun. Do có rất nhiều sông, vùng này có khí hậu mát mẻ. Thiên nhiên nhiệt đới đã ưu đãi cho mảnh đất vùng núi Trung Lào nhiều loại tài nguyên không những phong phú về chủng loại, số lượng và cả về chất lượng. Đất đai màu mỡ, đồng cỏ bao la, rừng nhiều gỗ quý, tiềm lực thủy điện dồi dào và rất giàu khoáng sản... đó là tiềm năng to lớn của Trung Lào. Với khí hậu mát mẻ, sẵn nước quanh năm điều này rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng như bông, đỗ tương, lạc, ngô, chè, cà phê, cao su, canh kina... Ngoài ra vùng núi Trung Lào còn là nơi hội tụ các loại thực vật, động vật, phổ biến của vùng Đông Nam á. Đồng cỏ ở vùng núi Trung Lào có diện tích hàng triệu ha, thuận lợi cho việc chăn nuôi trâu, bò với quy mô lớn. Đối với nhân dân vùng núi Trung Lào, rừng là một nguồn cung cấp trực tiếp lương thực, thực phẩm, rau quả rất quan trọng. Nhiều thức ăn hàng ngày của người dân miền núi, thành thị, cả đồng bằng đều là do rừng cung cấp như: măng, nõn mây, nấm, hoa quả, thịt thú. Ngoài ra, còn phải kể đến nguồn thủy điện như thủy điện Nặm ngựm, thủy điện Nặm thân. Rừng không những là nguồn tài nguyên vô giá trong việc xây dựng kinh tế của vùng miền núi Trung Lào, mà còn là nơi nương tựa tinh thần của nhân dân các dân tộc Lào hàng ngày, là bạn của dân Lào. Thực tế đó đã biểu hiện trong tâm tư tình cảm, trong ca dao, truyền thuyết của họ. 2.1.1. Về văn hóa vật chất Các dân tộc vùng miền núi Lào dù ở trình độ phát triển khác nhau nhưng đều có chung một truyền thống văn hóa của cư dân nông nghiệp trồng lúa ở Đông Nam á. Tuy nhiên các cư dân ở miền núi Lào, với người Lào Lùm là chủ thể, và đời sống kinh tế nông nghiệp ruộng rẫy là chủ yếu tạo thành cơ sở của nền văn hóa vật chất của họ. a) Về ở Trừ một số vùng thuộc nhóm người Lào Xủng như H'Mông, Dao Cọ v.v… ở nhà đất nói chung, người Lào vùng miền núi thích ở nhà sàn. Kiến trúc nhà này thích hợp với điều kiện khí hậu và địa hình của vùng núi, vừa thoáng mát,vừa giải quyết được mặt bằng trong mọi địa hình và vừa tránh được thú dữ. Trong mỗi một ngôi nhà, người Lào Thơng bố trí sắp xếp phù hợp với mối quan hệ và trật tự trong gia đình, như buồng ngủ, nơi sinh hoạt chung, nơi tiếp khách và nơi để bàn thờ tổ tiên hoặc thờ cúng Phật. Có nghĩa là sự bố trí đó đảm bảo được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, giữ gìn được mối quan hệ giữa người sống với người chết theo quan niệm tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục tập quán giữa mỗi gia đình với xóm làng. Nhà sàn là một kiến trúc thể hiện tính nghệ thuật sáng tạo của người miền núi Lào. Công trình này không chỉ đáp ứng được nhu cầu về ở mà còn đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa của mỗi một gia đình. Dựa trên kiến trúc nhà sàn, người Lào đã xây dựng nên nhiều công trình văn hóa kiến trúc khác, chẳng hạn xây dựng cút ti, xủ la, hơ khỏi v…. nói chung đó là chùa và các công trình sinh hoạt văn hóa khác của bản làng. b) Về y phục và trang sức Người Lào sống ở vùng núi kể cả bộ tộc lớn nhỏ đều thích mặc và dùng trang sức đẹp theo thị hiếu của bộ tộc mình. ở vùng miền núi Lào văn hóa mặc là sự biểu hiện của bàn tay khéo léo cùng với quan niệm riêng về tục lệ. Phụ nữ miền núi chỉ mặc váy dài; búi tóc và đeo hoa tai. Trừ chị em phụ nữ một số vùng thuộc nhóm người Lào Xủng thích mặc váy ngắn quấn khăn đen, đỏ, xanh tùy theo vùng. Quần áo váy ở miền núi Lào đều được dệt bằng tơ tằm với sợi bông, nhuộm mầu khác nhau từ xưa đến nay, tất cả phụ nữ ở vùng miền núi Lào trong mọi lứa tuổi đều búi tóc. Cách búi tóc của mỗi vùng cũng có sự khác nhau, nhưng cách búi tóc lại biểu hiện cái chung, là đảm bảo về vệ sinh, sắc đẹp và mang dấu hiệu riêng cho từng tuổi. Chẳng hạn, phụ nữ Lào thuộc nhóm người Lào Lùm, khi chưa có chồng thường để búi tóc nghiêng về phía gáy, khi có chồng thường để búi tóc ở thóp, hoặc ở xoáy. Đến tuổi già họ lại thích quấn tròn. Tất cả các y phục và trang sức của người miền núi Lào đều thể hiện bàn tay khéo léo của các chị em phụ nữ vùng cao. Cùng với những chiếc váy hoa văn rực rỡ, phụ nữ miền núi còn biết sáng tạo các đồ dùng như: thêu các loại hoa, làm màn, ga đệm, áo gối v.v… Hiện nay, do điều kiện phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường nên y phục và trang sức của phụ nữ Lào đang có sự thay đổi theo các mốt mới của thời đại. Tuy vậy, cho đến nay cách mặc của phụ nữ Lào vẫn giữ được những nét đặc trưng của dân tộc. 2.1.2. Vấn đề ứng xử trong gia đình và xã hội Các dân tộc Lào sống ở vùng cao miền núi từ xưa đến nay, đều thích cuộc sống cộng đồng. Cuộc sống cộng đồng của người miền núi Trung Lào xuất hiện khá sớm, ở đơn vị nhỏ nhất là Bản. Các thành viên trong bản gắn bó mật thiết với nhau bằng mối quan hệ huyết thống hoặc láng giềng với các tục lệ bản mường (Hịt bản khoang rương). Các tục lệ này được duy trì từ lâu và khá chặt chẽ, chi phối các quan hệ nhiều mặt trong sinh hoạt của người dân trong làng bản, như sản xuất, sinh đẻ, cưới xin, hội hè v.v… Lối ứng xử trong cuộc sống cộng đồng của người vùng núi Lào là sự thật thà, lòng hiếu khách, mến bạn. Ngay từ thời xa xưa cư dân Lào "vốn đã có một lối sống tập thể cao. Họ luôn mong cho mọi người có cuộc sống tốt đẹp, mọi người đều gặp nhiều may mắn để hưởng hạnh phúc, đồng thời đòi hỏi một sự đền bù công bằng cho tất cả mọi người" [4, tr. 36]. ở miền núi Lào không có hiện tượng phân biệt giữa bộ tộc lớn hay nhỏ. Một vấn đề quan trọng trong cuộc sống cộng đồng của người dân miền núi Lào là coi giá trị tinh thần cao hơn giá trị vật chất, coi danh dự cao hơn mọi lợi ích khác. Tục ngữ Lào có câu: "Mất quả còn tìm được - mất lòng thì khó kiếm" [29, tr. 80] thể hiện tình cảm kính trọng lẫn nhau, nhân nhượng lẫn nhau, ít có sự va chạm nặng lời với nhau. Một phong tục trong quan hệ xã hội miền núi Lào là kính trọng người cao tuổi (người già). Bởi vì, người già là người ra trước "tắm nước nóng trước" là người hiểu biết sâu sắc về mọi mặt của xóm làng; là người có lòng thật thà và yêu mến những người kế tiếp. Họ luôn luôn giáo dục tư tưởng, chỉ đường cho lớp trẻ phấn đấu. Vì vậy, trong tục lệ cũng như trong đời sống thực tế của miền núi Lào hiện nay luôn coi người già là người gốc của gia đình và gốc của bản làng. 2.1.3. Về đời sống tinh thần Đời sống văn hóa của người miền núi Lào khá phong phú và đa dạng. Sự phong phú đa dạng này một mặt là do bản thân người vùng núi sáng tạo ra và một mặt là do ảnh hưởng của các nền văn hóa khác. - Về tín ngưỡng dân gian, tiếng Lào gọi là "xát xa-mả-phỉ" tức là thờ cúng ma và các tục lệ trong tín ngưỡng, người Lào gọi là 'Hịt phỉ khoong sáng - tức là tục lệ ma quỷ. Hiện nay, đạo Bà-la-môn đạo Thiên chúa và đạo Phật đã du nhập vào vùng miền núi của Lào. Việc du nhập của các đạo đó vào vùng cao là ảnh hưởng của nền văn hóa ngoài vùng đối với văn hóa miền núi Lào. - Về sinh hoạt văn hóa văn nghệ của các bộ tộc ở vùng cao Lào. Đặc điểm chung của các bộ tộc vùng núi là thích múa hát. Mỗi một bản làng đều có ca sĩ dân gian nổi tiếng trong bản của mình như: Mó lăm (người hát hay và giỏi), Mó khen (người thổi kèn giỏi), Mư coong giỏi (người đánh trống hay) v.v… Ngày lễ hoặc thời gian rỗi đêm trăng rằm, nhân dân các xóm làng, nhất là thanh niên nam nữ thường tập trung múa hát trong đó có hát giao duyên giữa các đôi trai gái. Qua đó các buổi sinh hoạt văn nghệ đó, mọi người trở nên vui vẻ hơn, nỗi đau buồn vợi bớt và những mệt mỏi trong lao động sản xuất hình như đã biến đi mất, đồng thời lòng yêu thương thông cảm lẫn nhau được củng cố và nâng cao. Đó là ý nghĩa của đời sống văn hóa văn nghệ ở cộng đồng. "Bản là đơn vị cư trú nhỏ nhất của người vùng núi trung Lào. Bản Lào thâng, Lào Xủng không lớn, ở cách xa nhau nhất là vùng núi xa đô thị. Thông thường chỉ có khoảng 40 - 50 nóc nhà, nhiều là 70 - 80 nóc nhà, có khi 10 - 15 nóc nhà" [11, tr. 259]. ở các vùng bằng phẳng rộng lớn hoặc ở thành thị thì bản thường tập trung từ 80 - 100 nóc nhà và có bản lớn đến 200 - 300 nóc nhà. Điều này cũng phản ánh tính phân tán trong cư trú của người miền núi trung Lào. Quy mô của mỗi bản tùy thuộc vào điều kiện ruộng đất nơi cư trú. Người vùng miền núi trung Lào đại bộ phận là làm ruộng, rẫy và săn bắn hái lượm. Bởi vậy bản làng của dân miền núi Lào thường có sông hoặc suối và bao quanh thường có rừng để săn bắn. Điều kiện địa lý đó tạo ra tâm lý tính cách phóng khoáng, ưa thích tự do. Trung tâm của bản làng thường là ngôi chùa, hoặc ở một sân rộng bằng phẳng hoặc ở trên đồi núi tùy theo điều kiện của từng bản, nhất là các bản làng có 40 - 50 ngôi nhà trở lên. Bản làng của miền núi thường đặt theo tên dòng suối, hoặc sông, tên đồng ruộng, rừng cây, đầm nước… Bản làng của dân miền núi trung Lào, ở theo từng dãy núi, đường đi, dòng suối và mỗi bản thường cách xa nhau từ 3 - 5 cây số nơi xa cũng đến 5 - 7 cây số, có khi 15 cây số hoặc 20 cây số (những vùng nhiều đồi núi) nhưng mối quan hệ ở trong vùng rất mật thiết bởi quan hệ bà con, anh em, hôn nhân, hoặc do có cùng tín ngưỡng và tôn giáo… Bản làng của dân miền núi trung Lào hình thành đầu tiên là một hoặc vài nhóm gia đình tộc họ gần gũi với nhau từ nơi khác đến. Sau dần họ thu nạp thêm những nhóm người thuộc tộc họ khác hoặc trong quan hệ hôn nhân mà phát triển. Có thể có những cá nhân hoặc tộc người khác, thường là nhóm tộc Lào - Thang sau đó là Lào Thâng (Khơmu) Lào Xủng (H'Mông). Hầu hết họ là nông dân sản xuất nông nghiệp dù là ở gần thị trấn hoặc đô thị. Những nghề khác dần dần phát triển nhưng vẫn không tách khỏi nông nghiệp, hoạt động là thương nghiệp trong các bản làng miền núi của Lào chỉ mới diễn ra cách đây vài năm. 2.2. khái quát về vùng núi Xay Sổm bun 2.2.1. Địa lý tự nhiên khu Xây Sổm Bun Xay Sổm Bun nằm ở miền trung của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Trước năm 1994, phía Bắc và phía Đông của Xay Sổm Bun thuộc tỉnh Xiêng - Khoảng, và tỉnh Bo-ly-khăm-xay, phía nam thuộc tỉnh Viên Chăn. Do điều kiện địa lý, Xay Sổm Bun là một vùng núi có nhiều sông, rừng rậm, điều kiện giao thông, đi lại giữa các vùng hết sức khó khăn. Năm 1994 Đảng, Nhà nước Lào đã tách vùng Xay Sổm Bun thành khu Xay Sổm Bun trực thuộc Trung ương. Khu Xay Sổm Bun hiện gồm có ba huyện: Huyện Xay Sổm Bun (Mương Xay Sổm Bun), huyện Phun (Mương Phun), Huyện Bo-ly-khăm-xay (Mường Bo-ly-khăm-xay) [27, tr. 6]. Xay Sổm Bun là khu có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị - xã hội và văn hóa của trung Lào. Khu Xay Sổm Bun có diện tích tự nhiên là 4.910km2 trong đó diện tích núi rừng chiếm 73% [24, tr. 2] khí hậu Xay Sổm Bun mang đặc tính chất chung của khí hậu miền Trung của Lào, nếu so với khí hậu của Viên - Chăn, Bo-ly- khăm-xay thì nhiệt độ ở đây thấp hơn. Khu Xay Sổm Bun có độ cao so với biển là 1500m - 2500m vì thế nhiệt độ trung hàng năm của khu là 18 - 220C (thấp hơn các tỉnh từ 3 - 40C). Nhiệt độ ban ngày và ban đêm chênh lệch nhau từ 8 đến 100C. Nhiệt độ cao nhất trong năm là 250C. Từ tháng 11 đến tháng 3 của năm có tháng nhiệt độ thấp hơn 200C. Theo điều tra trong năm vừa qua, chưa năm nào nhiệt độ của khu thấp hơn 100C, vì vậy, khu Xay Sổm Bun thích hợp với các loại cây ăn quả mùa đông như: rau cải, bắp cải, rau thơm, mận, đào v.v… Khu Xay Sổm Bun được chia làm 2 mùa rõ rệt là: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 3 kéo dài tới tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 2 của năm tiếp theo. Xay Sổm Bun có lượng mưa cao vào loại trung bình so với cả nước và thường dao động trong khoảng từ 2000 - 2200mm trong năm. Nhưng lượng mưa không đồng đều, 3 tháng mùa mưa đã chiếm tới 70% lượng mưa của cả năm. Vì vậy rất khó khăn cho việc trồng trọt và sản xuất nông nghiệp [24, tr. 9]. Mùa khô pử khu Xay Sổm Bun không nóng và khô quá so với các tỉnh khác trong cả nước. Mùa khô ở đây lại rất mát, phù hợp với sự phát triển của các loại cây cỏ. Thời tiết không ảnh hưởng xấu đến chăn nuôi của dân cư. Trên lãnh thổ của khu có 4 con sông: Sông Năm ngừm, sông Năm Măng, sông Năm Nghiệp, sông Năm Lăn và nhiều suối… với mật độ tăng dần về phía Nam của khu. Sông Năm Ngưm có tổng chiều dài là 438km, chảy qua khu Xay Sổm Bun là 100 km, lưu lượng trung bình là 309m3/s bắt nguồn từ độ cao 1.100m. Lòng sông hẹp, lưu lượng dòng chảy không đều giữa hai mùa. Sông Năm Măng dài 69 km, có lưu lượng trung bình là 2,45m3/s bắt nguồn từ độ cao 1500m ở dãy núi Phu Bia. Một phần lưu lượng sông Năm Măng chảy xuống bể Năm Ngượm góp phần vào năng lực sản xuất điện của nhà máy thủy điện Năm Ngượm. Sông Năm Nghiệp dài 185km chảy xuống sông Mê-Công (Me khoỏng). Lưu lượng trung bình là 245m3/s. Sông bắt nguồn từ cao nguyên tỉnh Xiêng-khoảng ở độ cao 1000m. + Sông Năm Xăn dài 157km. Lưu lượng nước trung bình là 11,35m3/s. Sông bắt nguồn từ tỉnh Xiêng Khoảng ở độ cao 1000m. Ba con sông kể trên đã cung cấp nước tưới cho các cánh đồng ruộng rẫy của khu Xay Sổm Bun, là vùng chăn nuôi, sản xuất lương thực, thực phẩm và các loại cây công nghiệp quan trọng của trung Lào. Ngoài ra các con sông còn cung cấp lượng nước cho các nhà máy thủy điện như: Thủy điện Nặm Ngừm 1, Nặm Thân 2 (thuộc huyện Mương phun đang có kế hoạch xây dựng). Do lịch sử cấu tạo địa chất, khu Xay Sổm Bun có hai loại đất trồng chính, chiếm phần lớn diện tích là đất phù sa (hơn 185210 ha) và đất xám (phù sa cổ) là 81440 ha. Đây là đất phù hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. Ngoài ra khu còn có hơn 23600 ha đất đồi phù hợp chăn nuôi trâu, bò, dê v.v… Xay Sổm Bun là một khu có tài nguyên thiên nhiên phong phú. ở đây có nhiều rừng núi với các loại cây quý và các mỏ vàng, đá quý, than v.v... Đó là một thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo. Thiên nhiên đã tạo cho Xay Sổm Bun nhiều cảnh đẹp tự nhiên như hang động sâu rộng, có sông suối tuyệt đẹp, rất phù hợp với sự phát triển ngành công nghiệp không khói (du lịch). 2.2.2. Cư dân khu Xay Sổm Bun Miền núi khu Xay Sổm Bun có diện tích tự nhiên là 4910km2 có dân số 33920 người, trong đó Lào Lùm có 13844 người, Lào Xủng 11692 người, Lào Thỏng 8384 người theo điều tra năm 2003. Có thể nói đây là một đại gia đình các dân tộc Lào. ở đây, nhiều tộc người với nguồn gốc lịch sử khác nhau, trình độ kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau, ngôn ngữ, đặc điểm tâm lý khác nhau… nhưng để trải qua bao đời chung sống họ đích thực là chủ nhân của khu và của đất nước Lào. Trong điều kiện của một nền kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc, trình độ sản xuất thấp, lại không đồng đều nên cư dân ở đây đã biết dựa vào nhau mà tồn tại và phát triển. Về văn hóa tuy mỗi tộc người, nhóm người vừa có những đặc trưng riêng, nhưng vừa có đặc trưng chung văn hóa các dân tộc trong khu vực Đông Nam á. Trong các thời kỳ cổ đại, trung đại các tộc người thuộc nhóm Lào Lùm (Lào phủ thay) Lào Thơng (Môn-khơme) đều nói đến chiến công chung chống kẻ thù xâm lược Xiêm, Miến. Từ thế kỷ XIV, người Lào Thơng (khi đó người Lào Xùng chưa có mặt tại Lào) đã tham gia rất tích cực với người Lào Lùm, đứng đầu là chậu Pha Ngưm, trong cuộc hành quân gần 10 năm vô cùng gian lao để giành thắng lợi vĩ đại, giải phóng và thống nhất đất nước, lập nên vương quốc Lạn Xang đầu tiên trong lịch sử Lào. Trong thế kỷ XVI (1579), lịch sử còn ghi lại cuộc đấu tranh kiên cường của các dân tộc thiểu số vùng A-tạ-pư, lấy danh nghĩa là quân của Xệt-tha-thị-lạt để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Đầu thế kỷ XIX, cuộc đấu tranh của người Khạ Xam Xẻn (người Lào Thơng), do tù tưởng A-sa đứng đầu, đã đánh chiếm vùng, Chăm-pát-sắc hạ Lào [19, tr. 688]. Trong hai cuộc khởi nghĩa của vua chậu Anụvông ở Viên Chăn 1825 và 1827 chống lại phong kiến xâm lược Xiêm, nhân dân các bộ tộc Lào Thơng đã có vai trò tích cực trong cuộc đấu tranh anh dũng này. Sau khi chậu Anúvông rút quân về Xiêng Khoảng đóng quân ở Xay Sổm Bun cùng với hàng nghìn quân, sau khi chậu Anúvông bị Xiêm bắt, một số quân của ông phải chạy trốn và định cư ở nơi đây. Đó chính là nguồn dân cư Lào Thơng xuất hiện trên lãnh thổ này, cùng với dân tộc Lự, Dao, và Mèo (H'Mông). Sau năm 1946 thực dân Pháp trở lại xâm lược lần thứ hai ở các đô thị, chiến tranh chuyển về nông thôn và miền núi. Lúc đó rừng núi chính là vùng cư trú của các bộ tộc thiểu số kéo dài từ vùng, cực bắc cho đến vùng cực nam Lào theo dọc núi Trường Sơn và cả những vùng núi xen kẽ giữa những đồng bằng. Thời điểm này chính là lúc khu Xay Sổm Bun rơi vào trong tay của ngụy quân dưới sự chỉ huy của Vàng Pao chống lại cách mạng Lào. Sau khi đất nước giải phóng, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực. Những hình thức bóc lột phong kiến nặng nề đã được xóa bỏ. Trong các cơ quan lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Quân đội, Mặt trận từ Trung ương đến địa phương ngày nay, các dân tộc, bộ tộc đều có người tham gia với cương vị cao (Trung ương ủy viên, Bộ Chính trị, Bộ Thứ trưởng, các tướng lĩnh sĩ quan các cấp, lãnh đạo các tỉnh, huyện...). Tất cả những thành quả cách mạng trên đây đều nhờ có đường lối, chính sách đúng đắn và nhất quán của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, của Nhà nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào. Ngày nay bộ mặt xã hội và đời sống của người dân các dân tộc, bộ tộc đã có những thay đổi có tính chất cách mạng . Đó là nền tảng vững chắc cho mối quan hệ đại đoàn kết toàn dân và cho sự nghiệp xây dựng đất nước Lào theo con đường đổi mới XHCN. Khu Xay Sổm Bun là vùng đa dân tộc. Vì thế đến năm 1994, Đảng và Chính phủ Lào đã lập một khu riêng trực thuộc Trung ương. Kế hoạch xây dựng và phát triển ở khu Xay Sổm Bun hướng vào khai thác tiềm năng du lịch. Bằng nhiều hình thức đầu tư xây dựng nâng cấp các khu du lịch sẵn có: quy hoạch và đầu tư khai thác và chế biến gỗ. Huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài. Trong năm 2002 - 2003 khu Xay Sổm Bun được đầu tư 195 công trình với 63.999.644 triệu kíp, trong đó có sự đầu tư của nước ngoài là: 17,715.84 triệu kíp. Cho đến nay hầu hết các công trình đã hoàn thành . Xay Sổm Bun là một khu mới được lập lại từ cuối năm 1994. Trong quá trình tách nhập đã có nhiều thay đổi song các bản làng khu Xay Sổm Bun ngày nay về mặt hành chính vẫn không thay đổi. Chúng vẫn năm trong 3 huyện của 3 tỉnh trước đây, nay thuộc khu Xay Sổm Bun. 2.2.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu Xay Sổm Bun từ 1996 - 2003 Cơ sở kinh tế của khu Xay Sổm Bun nhìn chung trong những năm qua đã có sự chuyển biến quan trọng. Những thay đổi này không chỉ là sự tăng trưởng đơn thuần về số lượng giá trị vật chất mà còn có cả sự thay đổi quan trọng về quan hệ sản xuất ở vùng. Đây là cơ sở thúc đẩy sự chuyển biến về văn hóa của khu. Hiện nay cơ sở kinh tế của khu Xay Sổm Bun là nền sản xuất nông - lâm nghiệp. Nhân dân các bộ tộc ở vùng cao khu Xay Sổm Bun dựa vào tài nguyên thiên nhiên sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp và chăn nuôi. Sản xuất lương thực ổn định. Người nông dân bắt đầu quan tâm sử dụng giống mới, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc canh tác. Mặc dù mức độ, quy mô áp dụng khoa học, kỹ thuật chưa nhiều nhưng điều này cũng đã góp phần làm tăng năng suất, sản lượng và đáp ứng phần nào nhu cầu lương thực của địa phương. Cơ cấu cây trồng chủ yếu của khu là lúa, chiếm tỷ trọng lớn, chiếm hơn 3,22898 héc ta. So với hai năm trước đây tăng lên 545 héc ta, vượt kế hoạch 88,12% tính cả 2 vụ lúa được 1023852 tấn thóc. Do giá cả tiêu thụ không ổn định và đường giao thông khó khăn làm cho người nông dân không dám đầu tư phát triển những cây công nghiệp ngắn ngày như: Ngô, đậu phộng, mía, dừa… Ngành chăn nuôi ở đây có thế mạnh để phát triển đồng đều. Từ năm 1997 cho đến năm 2000 mỗi năm đàn trâu, đàn bò đều tăng lên. Năm 1997 khu Xay Sổm Bun có đàn trâu bò là 164.347 con. Số lượng lợn cũng tăng nhanh. Nhưng nhìn chung chăn nuôi ở khu vẫn theo lỗi cũ. Con giống chưa được lai tạo và thay đổi nên đã thoái hóa, năng suất chưa cao, chất lượng không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Đầu năm 2003 chuyên gia của Việt Nam về chăn nuôi đã có mặt thử nghiệm nuôi bò sữa và một số giống lợn mới ở một số vùng thành công. Đây là một hy vọng lớn của nông nghiệp vùng miền núi khu Xay Sổm Bun nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng. Hiện nay có 79 bản sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Trong đó có 2.175 hộ chuyên làm lúa nước, còn 1437 hộ làm vườn trồng các loại rau, cây ngắn ngày và dài ngày; có 738 hộ sống bằng chăn nuôi bò, trâu, dê v.v… Về lâm nghiệp khu Xay Sổm Bun có thế mạnh về khai thác rừng. Năm 2002 - 2003 riêng khu Xay Sổm Bun được Chính phủ ưu tiên cấp phép để khai thác rừng, số lượng lên tới 34538.539m3. Hiện nay đã khai thác được 16.050.667m3. Nhờ có sự cố gắng của các ngành và sự giúp đỡ của chuyên gia nước ngoài như: Việt Nam, Trung Quốc trong 3 năm qua khuyến nông đã đạt được một số kết quả bước đầu như: Tổ chức được các điểm trình diễn kỹ thuật mới,đưa giống lúa nước kháng rày, giống bắp lai, lúa cạn vào cơ cấu cây trồng, hướng dẫn sử dụng phân bón cho phù hợp với các loại cây trồng như: lúa, đậu phộng, ngô v.v… Thực hiện quyết định số 010 ngày 25/6/2004 của Chính phủ về xóa đói giảm nghèo ở vùng miền núi, khu Xay Sổm Bun (3 huyện, 88 bản làng) có 3.133 hộ nghèo vào diện được giúp đỡ của Ngân hàng phát triển nông nghiệp. Ban lãnh đạo của khu đã giao cấp giấy phép sử dụng đất vĩnh viễn cho nông dân, đồng thời ngân hàng cho vay với lãi suất thấp, giúp họ mua máy móc khai thác ruộng đất. Cho đến nay nhiều gia đình đã ổn định đời sống, không còn hộ dân nào, bản làng nào sống du canh du cư như trước đây. Nhìn chung việc thực hiện chính sách cho hộ nông dân vay vốn là tốt song vẫn còn một số hạn chế. Còn nhiều hộ nghèo không được vay vốn, mạng lưới tín dụng ở nông thôn chưa có, việc mở rộng hình thức cho vay thông qua tín chấp đối với hộ nghèo còn ít. Xay Sổm Bun là khu núi cao đường hẹp, giao thông đi lại khó khăn nên chính quyền khu chú trọng phát triển công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị của hàng nông sản lâm sản vừa tạo nguồn hàng hóa kích thích nông nghiệp phát triển và giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên khâu chế biến còn yếu kém và thiếu nên phần lớn nông sản được tiêu dùng và tiêu thụ ở dạng thô hoặc chỉ qua chế biến bằng thủ công. Tình trạng này làm cho sản phẩm hàng hóa chưa đạt yêu cầu về chất lượng, khi vào vụ thu hoạch nhiều sản phẩm bị ứ đọng, cung vượt cầu giá cả thấp, nhiều lúc nông dân phải bán dưới mức giá thành. Tình hình kinh tế ở khu Xay Sổm Bun trong 3 năm qua có bước phát triển đã góp phần nâng cao mức sống người dân vùng núi, tạo đà cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế địa phương. Tuy nhiên sự phát triển của công nghiệp ở miền núi khu Xay Sổm Bun trong những năm qua chủ yếu là công nghiệp chế biến nông, lâm sản, tiểu thủ công nghiệp các ngành nghề truyền thống. Cơ sở hạ tầng ở vùng núi khu Xay Sổm Bun được Trung ương Đảng đặc biệt quan tâm, coi đây là tiền đề quan trọng cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và làm thay đổi bộ mặt của vùng núi. Nhà nước đã đầu tư 30 tỉ kíp để đưa điện lưới quốc gia về hơn 85% số làng bản ở vùng núi. Hệ thống giao thông cũng đã được làm mới và sửa chữa, nâng cấp như: Thông đường mới 656 km. Sửa chữa nâng cấp đường cũ 936 km và xây dựng 35 chiếc cầu. Điều đó đã tạo cho giao thông vùng núi này thuận lợi hơn, sản phẩm hàng hóa được lưu thông dễ dàng hơn trước, hạn chế sự chia cắt thị trường giữa các vùng trong khu vực. Có thể nói, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đời sống của nhân dân miền núi Xay Sổm Bun đã có nhiều chuyển biến tích cực; Kinh tế nhiều thành phần phát triển. Việc thừa nhận hộ là đơn vị kinh tế tự chủ đã tạo nên động lực phát triển mạnh mẽ trong kinh tế miền núi. Nhờ đó nông dân gắn bó với ruộng vườn, mạnh dạn đầu tư vốn, lao động để thâm canh, tăng vụ, bố trí sản xuất phù hợp với đặc điểm từng vùng và nhu cầu thị trường. Cơ cấu kinh tế nông lâm có sự chuyển dịch đúng hướng. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên, sản xuất nông nghiệp, lương thực hàng năm đều tăng và ổn định. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đem lại hiệu quả cao trong nông nghiệp. Ngày nay nông dân đã biết tính toán lựa chọn cây trồng, vật nuôi gì cho phù hợp với đặc điểm của địa phương mình. Sự thành công trên lĩnh vực kinh tế trong những năm qua đã tạo cơ sở cho việc thay đổi bộ mặt ở miền núi. Mạng lưới điện, sóng phát thanh truyền hình, báo chí đã về các vùng gần xa. Hoạt động buôn bán đầu tư xây nhà cửa ở các làng bản đã thúc đẩy kinh tế hàng hóa trong vùng miền núi phát triển. Đời sống vật chất của dân cư từng bước được cải thiện như ăn, mặc, đi lại mua sắm tư liệu sản xuất tiêu dùng mức hưởng thụ văn hóa của người dân ngày càng được nâng cao ở khu Xay Sổm Bun. 2.3. Thực trạng xây dựng đời sống văn hóa ở khu Xay-sổm-bun những năm 1990 - 2004 2.3.1. Giai đoạn 1990 - 1994 Trong những năm trước 1994 khi khu Xay Sổm Bun còn thuộc các tỉnh thì các thiết chế văn hóa không được quan tâm đúng mức, hoạt động không có hiệu quả, các hoạt động của nó mang tính hình thức, không thực sự đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân. Công tác văn nghệ quần chúng không có người tham gia vì diễn viên bận phải làm ăn, các thư viện, phòng đọc thiếu thốn vì thiếu kinh phí. Thủ thư không có chế độ chính sách đủ sống thông tin lưu động ở vùng cũng không còn người làm; nhà văn hóa cũng không có người chuyên trách, nội dung sinh hoạt nghèo nàn… Nói tóm lại giai đoạn này các thiết chế văn hóa gặp rất nhiều khó khăn trong tổ chức hoạt động. Nội dung hoạt động cũng không đủ sức hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân ở đây. Những nét văn hóa truyền thống của các dân tộc chưa được chú ý giữ gìn và phát huy. Nhiều cơ sở văn hóa như: đình, chùa, xa la của bản làng bị hư hại trong chiến tranh không được tu sửa, số còn lại cũng không được thừa nhận như những điểm văn hóa, nên cũng bị xuống cấp nghiêm trọng. Đời sống tín ngưỡng của cộng đồng gần như không được thừa nhận và hình thức lễ hội bị lãng quên dần. Là các tỉnh có vị trí chiến lược của Trung Bắc Lào, nơi diễn ra nhiều chiến dịch lớn như: Long Cheng, chiến dịch Phả Thi, chiến dịch Cánh Đồng Chum… ở đây Mỹ - ngụy đã tập trung nhiều lực lượng, nhiều phương tiện quân sự hiện đại hòng tiêu diệt phong trào nổi dậy của nhân dân. Vì vậy, trong chiến tranh khu Xay Sổm Bun không chỉ dồn sức người, sức của cho cuộc chiến mà còn bị địch đánh phá rất ác liệt làm cho các cơ sở văn hóa truyền thống địa phương bị mai một. Nhiều công trình văn hóa như đình chùa, nhà sàn cổ, xa là làng… bị hư hỏng hoặc bị phá hủy. Những lần gom dân, lập ấp để tiện việc kiểm soát của địch, người dân phải lìa bỏ xóm làng để lánh nạn, nhất là những gia đình có người thân tham gia kháng chiến… đã làm cho họ tha hương, tìm nơi khác sinh sống nên tính cố kết cộng đồng không được chặt chẽ như trước. Cũng trong giai đoạn này, một số quan điểm, chủ trương chỉ đạo công tác văn hóa ở địa phương có nhiều sai sót, khuyết điểm như cấm tổ chức lễ hội truyền thống, coi đó là hoạt động cần phải bài trừ. Các sinh hoạt văn hóa dân gian khác như: Ca nhạc, vũ hội, các lễ tín ngưỡng của các vùng… cũng không được hoạt động, không được chú trọng sưu tầm, khôi phục nên bị mai một. Trong giai đoạn này, các thiết chế văn hóa ở cơ sở vận hành theo chế độ bao cấp, nội dung nghèo nàn, mang tính minh họa, đưa từ trên xuống cho nên đã không phát huy được khả năng sáng tạo của quần chúng. Truyền thống văn hóa lâu đời và phong phú của các dân tộc, bộ tộc ở địa phương không được khai thác và tận dụng để phục vụ ngay tại địa phương của mình. Đất nước đã thống nhất, nhân dân các bộ tộc vùng núi hướng vào công việc phục hồi sản xuất nhưng đời sống kinh tế chẳng những chậm phát triển mà có phần sa sút hơn trước. Sản xuất tăng trưởng thấp, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn nhất là ở vùng cao xa xôi, vùng căn cứ kháng chiến cũ. Các giá trị văn hóa mới ít được sáng tạo, các giá trị văn hóa truyền thống cũng không giữ gìn được. Tình trạng biến động dân cư tại vùng miền núi Xay Sổm Bun trong giai đoạn này cũng là một trở ngại lớn cho sự phát triển các hoạt động văn hóa - xã hội: Nhiều người dân do chiến tranh và đói nghèo đã ly hương. Tính cộng đồng trong quan hệ của cư dân vùng miền núi xa xôi bị lỏng dần. Các phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới chưa định hình. Vì vậy, sự dao động về tâm lý văn hóa diễn ra phức tạp. Bên cạnh đó, với cơ chế quản lý tập trung quan liêu cộng với trình độ của một số cán bộ lãnh đạo ở miền núi còn hạn chế nhất là khả năng hiểu biết về lĩnh vực văn hóa và khả năng tập hợp quần chúng chưa cao, khiến cho hoạt động văn hóa càng thêm tẻ nhạt, kém hiệu quả. Trong một thời gian khá dài người dân trong khu sống và làm theo khẩu hiệu được cổ động "Mỗi gia đình phải có gạo ăn trong năm, có tiền tiêu, có của để". Đó là khẩu hiệu "3 có" của khu Xay Sổm Bun. Điều này hoàn toàn đúng đắn và rất cần thiết trong việc xây dựng đất nước giàu có và đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, thế nhưng mỗi vùng mỗi làng lại có đặc điểm truyền thống văn hóa khác nhau, tập quán sinh hoạt khác nhau nhất là trong quan hệ ứng xử, cho nên bên cạnh nếp sống và làm việc theo pháp luật chúng ta vẫn cần xây dựng phong tục, nếp sống cho phù hợp với hoàn cảnh sinh hoạt của những cộng đồng xã hội của từng vùng từng dân tộc và điều kiện thực tế. 2.3.2. Giai đoạn 1995 - 2004 Sự phát triển kinh tế- xã hội ở Xây Sổm Bun những năm 1995 đến nay đã tác động sâu sắc đến đời sống văn hóa của vùng miền núi đặc biệt này. Có thể nói công tác xây dựng đời sống văn hóa ở đây đã có sự phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt: 2.3.2.1. Công tác thông tin lưu động Những năm đầu thành lập khu Xay Sổm Bun, công tác thông tin lưu động ở khu gặp nhiều khó khăn do không có cán bộ và phương tiện hoạt động. Thỉnh thoảng mới có đội thông tin lưu động của Trung ương đến vùng miền núi hoạt động theo kế hoạch chung và theo chỉ tiêu được giao. Nội dung của chương trình mang nặng về đề tài chính trị, phổ biến kỹ thuật nông nghiệp, chăn nuôi, phòng chống bệnh, phổ biến các chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là tuyên truyền cổ động vào các dịp lễ hội lớn của dân tộc... Phương thức hoạt động bao gồm sự kết hợp giữa tuyên truyền miệng, văn nghệ cổ động và cổ động trực quan (kịch nói và chiếu phim). Do hoạt động không được thường xuyên, nên tác dụng của công tác thông tin còn nhiều hạn chế đối với việc nâng cao nhận thức, hưởng thụ các giá trị văn hóa. Năm 1999 Trung ương đầu tư cho khu Xay Sổm Bun 1928 triệu kíp để mua xe và các thiết bị chuyên dùng khác cho công tác thông tin lưu động trong 3 huyện. Đội thông tin lưu động của khu và huyện trong những năm này đã góp phần quan trọng vào việc phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật nông nghiệp, vận động thực hiện các phong trào xã hội ở vùng núi. Trên địa bàn vùng núi Xay Sổm Bun hiện nay còn có các tổ thông tin lưu động ở các huyện các bản làng lớn. Các tổ này không cố định về mặt tổ chức mà khi có nhu cầu tuyên truyền thì tập hợp lại, tổ được trang bị phương tiện âm thanh nhạc cụ với nhiệm vụ chính là phổ biến chính sách pháp luật vận động thực hiện các phong trào ở địa phương. Hiện nay ở huyện Mương phun có hai tổ, huyện Tha Thôm óc hai tổ hoạt động thường xuyên ở các làng xã. 2.3.2.2. Hoạt động chiếu phim Bước vào thời kỳ chuyển đổi cơ chế quản lý, các đội chiếu phim Trung ương và khu hầu như không thể tiếp tục hoạt động như cũ, thay vào đó là đội chiếu video lưu động phục vụ miễn phí cho đồng bào theo kế hoạch của Trung ương đa số tổ chức theo ngày hội hoặc ngày lễ mừng mang tính quốc gia như: Bun pi may; ngày giải phóng; ngày Quốc khánh v.v... kinh phí để chi cấp cho hoạt động này là từ ngân sách nhà nước cấp cho ngành văn hóa thông tin hoặc được sự tài trợ của các công ty, doanh nghiệp. Ngoài ra ở trung tâm huyện Xay Sổm Bun còn có các hoạt động dịch vụ chiếu Video bán vé kèm theo bán nước giải khát cho khách hàng. Nhưng hiện nay điểm bán giải khát muốn thu hút khách hàng thường có trang bị thêm phương tiện chiếu video và gần như hoạt động từ sáng đến 22 giờ đêm. ở các huyện khu Xay Sổm Bun đã xuất hiện các các điểm cho thuê phim, ca nhạc của tư nhân. Toàn khu có 120 điểm cho thuê đặt dưới sự quản lý của ngành văn hóa. Đó là hình thức hoạt động phim ảnh phổ biến ở khu Xay Sổm Bun. Tuy nhiên, các hoạt động trên đây chỉ mới đáp ứng được một phần nhu cầu văn hóa ở bản làng lớn mà thôi, còn ở các bản làng xa xôi hẻo lánh đang khao khát thông tin vẫn chưa được đáp ứng, nhất là khi nhu cầu sinh hoạt và giải trí đa dạng của người dân miền núi xa xôi vùng núi đang ngày càng tăng. Phần lớn các gia đình nông dân hiện nay do điều kiện kinh tế phát triển, đời sống khá hơn nên họ mua sắm phương tiện nghe nhìn tại nhà phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt văn hóa của gia đình. Số liệu thống kê cho biết khu Xay Sổm Bun hiện có khoảng 2000 hộ nông nghiệp; thì 20% số hộ đã có Video, 60% hộ có Radiô. Có thể nói đây là phương tiện chủ yếu để đáp ứng nhu cầu hiểu biết, giải trí của người dân ở vùng cao. Về mặt Nhà nước, khu đã quan tâm đầu tư xây dựng đài phát thanh truyền hình của khu. Hiện nay Đài phát thanh đã phủ sóng trên toàn khu. Còn Đài truyền hình theo kế hoạch sẽ được phủ sóng đầu năm 2005. Mỗi ngày đài phát thanh của khu phát từ 5 giờ đến 22 giờ, với nhiều chương trình khác nhau giới thiệu các thành tựu văn hóa ở trong và ngoài nước. Trong đó có nửa giờ tiếp sóng của Đài phát thanh Trung ương. 2.3.2.3. Phong trào đọc sách ở khu Khu Xay Sổm Bun thành lập được hai năm mới có phòng đọc sách. Phòng đọc đặt ở trung tâm huyện, phòng đọc này do Nhật Bản giúp đỡ xây dựng. Sách phần lớn là sách chính trị - xã hội, văn học; hoạt hình cho trẻ em, sách liên quan đến văn hóa Nhật Bản và sách khoa học kỹ thuật nông nghiệp... Đối tượng đọc sách chủ yếu là cán bộ chính quyền, những người muốn nâng cao kiến thức để phát triển sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, còn lại là các cháu thanh thiếu nhi. Ngoài ra, ở hầu hết các trường phổ thông cơ sở cũng có phòng đọc sách đặt trong khuôn viên của nhà trường. Đối với loại phòng đọc này, phần lớn là sách giáo khoa, phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của nhà trường. Hiện nay đã xuất hiện một hình thức mới ở vùng miền núi đó là: Các hiệu bán sách do cá nhân quản lý, đa số là do các thầy cô giáo giảng dạy trong các trường phổ thông có điều kiện vào thành phố mua sắm rồi bán lại cho học sinh. Đa số sách là sách giáo khoa của học sinh phổ thông, sách kỹ thuật hướng dẫn trồng trọt và chăn nuôi. Theo báo cáo của ngành giáo dục thì các bản làng đã có trường phổ thông cơ sở hoặc trường phổ thông trung học khu vực liên xã đều có tủ sách. Như vậy các đơn vị trường học đã góp phần quan trọng vào việc phổ biến sách báo góp phần nâng cao dân trí ở vùng miền núi. Tuy nhiên, những tủ sách, thư viện và hiệu bán sách đã có ở Xay Sổm Bun chủ yếu là sách giáo khoa phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của nhà trường, vì vậy vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhân dân trong khu vực. 2.3.2.4. Nhà văn hóa - Câu lạc bộ Khu miền núi Xay Sổm Bun mới thành lập được mấy năm nay cho nên còn gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí, phương tiện hoạt động, hình thức hoạt động văn hóa... Sinh hoạt văn hóa mới được tổ chức ở ngoài trời chưa có kinh phí xây nhà văn hóa ở các bản làng. Các hoạt động chưa thu hút được nhân dân đến tham gia. Tuy vậy, trong mấy năm gần đây mặc dù chưa có nhà văn hóa nhưng các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật lành mạnh đã được tổ chức với nội dung khá phong phú và bước đầu đã có sự tham gia của nhân dân các phâu, nhất là thanh thiếu niên. Các loại hình sinh hoạt phổ biến là: Nhóm văn nghệ truyền thống tức là nhóm người có năng khiếu hát hay, múa giỏi, đánh trống và biết chơi các loại nhạc cụ truyền thống, tập trung để biểu diễn trong thời gian rỗi sau thời gian lao động vất vả. Các cơ quan văn hóa đã tổ chức nhiều cuộc thi văn nghệ truyền thống của các bộ tộc. Nhiều nhóm nhạc này đã tham gia tích cực. Có nhóm được giải nhất ở cấp Trung ương như nhóm nhạc Khơmú và nhóm nhạc H'mông. Ngoài ra ở khu này còn có câu lạc bộ văn nghệ, từng nhóm bạn hát (hoặc lăm) với nhau tại một địa điểm trong trung tâm huyện hoặc các bản làng. Lực lượng nòng cốt cho dạng hoạt động này thường do một số người thích đàn hát rồi họ tự trang bị phương tiện, tập hợp "diễn viên", hàng tuần theo lịch thống nhất sinh hoạt ca hát với nhau, (thường vào tối thứ bảy, chủ nhật hoặc các đêm trăng sáng). Những câu lạc bộ dân gian này dần dần được xây dựng thành đội văn nghệ, tham gia các kỳ liên hoan hội diễn do huyện tổ chức. Ngành văn hóa khu đã cấp giấy phép cho các nhóm nhạc để tổ chức hoạt động phục vụ cho các gia đình và địa phương khi có đám cưới, lễ hội v.v... Nội dung sinh hoạt chủ yếu của câu lạc bộ là "lăm kháp và hát nhạc trẻ, kể chuyện hài, truyện cổ tích...". Kinh phí hoạt động cho các câu lạc bộ này thường do những nhà hảo tâm giúp đỡ, hoặc khi tổ chức phục vụ cho các sinh hoạt đám cưới, lễ hội tại gia đình thì gia đình đài thọ. Hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp cũng được khu và Trung ương chú ý đầu tư. Các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp tổ chức biểu diễn luân phiên phục vụ miễn phí cho các vùng núi xa xôi, theo kế hoạch của khu và Trung ương. Sở văn hóa thông tin tổ chức cho Đoàn văn công khu, phối hợp với đoàn văn công Trung ương mỗi năm phục vụ 2 đêm ở huyện vào ngày Quốc khánh và ngày hội Bun Pi May. Bên cạnh đó còn phải kể đến hoạt động văn nghệ trong các trường học. Đây cũng là một hoạt động quan trọng ở miền núi vì hầu như ở các trường Mẫu giáo đến phổ thông đều có giờ học văn nghệ. Theo quy định chung các em phải thuộc một số bài hát. Hàng năm hệ thống giáo dục ở nhà trường đều có tổ chức hội thi "ca múa dân tộc và giọng hát dân tộc của mình" do phòng giáo dục của khu tổ chức. Hoạt động văn nghệ của nhà trường không chỉ có ý nghĩa đối với giáo viên và học sinh mà còn góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ở miền núi, hình thành môi trường sinh hoạt văn hóa lành mạnh trong thanh thiếu niên. ở vùng núi Xay Sổm Bun hiện nay còn tổ chức các hình thức sinh hoạt mang tính chất câu lạc bộ như: Hội những người cao tuổi, Hội người thầy, Hội đóng thuyền, Hội đua thuyền... Các tổ chức và hình thức sinh hoạt trên đây đã góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền phổ biến thời sự, chính trị, văn hóa, thể thao, đồng thời còn giúp đỡ nhau giải quyết phần nào khó khăn trong đời sống văn hóa xã hội và kinh tế ở miền núi, tạo ra mối quan hệ mật thiết trong cộng đồng và xã hội. 2.3.2.5. Công tác giáo dục truyền thống Trong lịch sử, Xay Sổm Bun là khu có vị trí quân sự quan trọng. Trong các cuộc kháng chiến chống phong kiến Xiêm, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, khu Xay Sổm Bun là địa bàn giằng co giữa ta và địch để khẳng định vị trí trên toàn chiến trường Lào. Nhiều trận đánh chiến lược và oanh liệt đã diễn ra tại đây; trận của châu ANUVÔNG chống quyết chiến phong kiến Xiêm năm 1828. Cuộc khởi nghĩa của chậu Pha Pất Chay chống thực dân Pháp năm 1922 và các chiến dịch Phả Thi, Long Chẹng, Xa La Phu trong kháng chiến chống Mỹ... Hầu như bản làng nào cũng có sự kiện lịch sử. Khu Xay Sổm Bun cũng như các vùng khác của đất nước Lào nhân dân các phâu nhiều lần nổi dậy chống kẻ xâm lược, thể hiện truyền thống yêu nước và đấu tranh anh hùng của dân tộc. Để tiến hành giáo dục truyền thống yêu nước của cha ông cho thế hệ hôm nay và mai sau, nhân dịp những ngày lễ quốc khánh, các đơn vị cơ quan và các trường học, các đoàn thể của địa phương đã tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, nhằm ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc. ở khu Xay Sổm Bun từ trước đến nay người dân hiền hòa, thanh bình, thường xuyên giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, trao đổi với nhau những kinh nghiệm quý báu trong sản xuất. Điều đó làm cho tinh thần đoàn kết cộng đồng, giữa người với người giữa gia đình với gia đình, giữa các bản làng và các phâu ngày thêm chặt chẽ. Hiện nay, việc giữ gìn và phát huy tinh thần cần cù lao động sản xuất, những kinh nghiệm sản xuất quý báu và tinh thần đoàn kết cộng đồng, là nhiệm vụ hàng đầu để phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đời sống văn hóa. Mỗi một gia đình ông bố, bà mẹ cần dạy cho con cái phải biết yêu lao động, biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau từ nhỏ. Trong các buổi nói chuyện hoặc các ngày lễ hội cần phải tranh thủ cơ hội để giáo dục truyền thống yêu lao động ý thức cộng đồng cho thế hệ trẻ. Trong trường học quan tâm giáo dục đạo đức, giáo dục chủ nghĩa yêu nước... nhằm giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa cao đẹp của dân tộc. 2.3.2.6. Giữ gìn và phát huy vốn văn hóa truyền thống của các dân tộc Khu Xay Sổm Bun là một vùng đa dân tộc. ở đây có 3 nhóm tộc người là Lào Thơng, Lào Xủng, Lào Lùm, thuộc ba nhóm ngôn ngữ: Môn-Khơme, H'mông - Dao và Tạng - Miến. Trong đó, người Lào Lùm đóng vai trò chủ thể. Do trong sản xuất còn phụ thuộc vào thiên nhiên, nên đời sống của người Lào Thơng còn thấp. Người Lào Thơng là người chủ đầu tiên trên lãnh thổ Xay Sổm Bun. Nhiều công trình văn hóa thuộc thời đại đồ đá, đồ đồng mà chúng ta tìm thấy ở các hang đá vùng Xiêng Ngân, Xiêng Thong (Luông Pha Băng) là do người Lào Thơng xây dựng. Cánh Đồng Chum nổi tiếng gắn liền với sự ra đời của truyện cổ tích Khủm lo và Khủm trương ở Xiêng Khoảng. Người Lào Thơng còn xây dựng lên các Mường cổ như: Mường Xoa, Mường Pa Căn, Mường Xi Khột v.v... Tất cả các đồ đá, đồ đồng và các mường cổ nói trên, là những bằng chứng cho chúng ta tham khảo nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của xã hội Lào cổ. Người Lào Thơng có một nền văn hóa dân gian phong phú và được bảo tồn cho đến ngày nay, như khắp Tơm, lăm lave, lăm laven, múa chung quanh lò lửa múa chung quanh đống thóc, múa bặng nặm v.v... Trong vườn hoa nhiều hương sắc của vùng đất miền núi Xay Sổm Bun văn hóa dân gian truyền thống của phâu Lào Thơng có một vị trí to lớn. Lào Xủng là tên gọi chung của tất cả các phâu nói ngôn ngữ H'Mông - Dao. Người Lào Xủng trước đây cư trú ở phía nam của Trung Quốc và mới nhập cư vào các bộ tộc Lào trong thế kỷ XVIII, do đó trong đời sống, sinh hoạt của họ từ trước đến nay có nhiều yếu tố gần giống người Trung Quốc. Chẳng hạn văn hóa ẩm thực như: ăn cơm sử dụng đũa, ăn tết nguyên đán, tính ngày theo âm lịch v.v... Trước đây một số tộc trưởng còn dùng chữ Hán. Vào những năm 60 của thế kỷ XX, Ông Lo Khủng (người phâu H'mông) nhà hoạt động cách mạng kiên cường của Lào, đã soạn được chữ H'mông. Đây là một bước tiến bộ đột xuất trong đời sống văn hóa của người Lào Xủng nói chung và của phâu Lào Xủng vùng Xay Sổm Bun nói riêng. Chữ H'mông đã góp phần tích cực vào việc nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân các phâu Lào Xủng và phục vụ đắc lực sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Văn hóa văn nghệ dân gian của người Lào Xủng ở Xay Sổm Bun cũng khá đa dạng, các trò chơi giải trí diễn ra trong các lễ hội hàng năm như lễ hội Bun kim chiêng (hội tết), có múa hát, thổi kèn, kéo co, ném còn, chọi trâu, chọi gà... Tín ngưỡng - tôn giáo và lễ hội là những thành tố quan trọng nhất của văn hóa tinh thần, người Lào Xủng có nhiều nét tương đồng với các tín ngưỡng - tôn giáo và lễ hội của các tộc người khác. Sự khác biệt thường bộc lộ ở sự phát triển một số loại hình tôn giáo của Lào Thơng và Lào Lùm. Trong các hình thức tôn giáo truyền thống của người Lào Xủng việc thờ cúng tổ tiên đặc biệt là các loại ma thuật... vẫn tồn tại và đóng vai trò quan trọng. Tôn giáo tín ngưỡng đã hòa quyện với các lễ hội tạo nên những sắc thái riêng của họ và làm phong phú đời sống văn hóa của người Lào Xủng ở vùng cao. Người Lào Lùm có mặt trên vùng đất Xay Sổm Bun khá sớm. Hiện nay ở vùng Xay Sổm Bun đã có Lào Lùm sống định cư ở khắp nơi chủ yếu là ở ven sông, ven đường. Người Lào Lùm thích đời sống cộng đồng tập trung đông người, như quần tụ ở xóm làng thị trấn, thị xã và thành phố. Người Lào Lùm sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chủ yếu là trồng lúa nuôi bò, nuôi trâu v.v... Nghề thủ công nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đồng thời tăng thêm thu nhập cho các gia đình. Phụ nữ thường trồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ, dệt vải... Đàn ông làm nghề thợ mộc, rèn, đúc, luyện kim, làm nghề gốm, khắc v.v... Những nghề đó đã có từ lâu đời trong đời sống của người Lào Lùm khu Xay Sổm Bun. Người Lào Lùm ở khu Xay Sổm Bun và trong cả nước Lào đều nói một hệ ngôn ngữ đó là ngôn ngữ Lào Thay. Người Lào Lùm trong nhiều thế kỷ qua đã biết sử dụng chữ Lào vào trong sinh hoạt xã hội. Trong quá trình phát triển ngôn ngữ và chữ viết Lào đã phong phú hơn bơi ảnh hưởng của ngôn ngữ chữ viết xăng-xa-kít và pa-ly do đạo Ba- la-môn và đạo Phật đem lại. Từ trước cho đến nay ngôn ngữ Lào Lùm, chữ viết của họ là ngôn ngữ phổ thông của cả nước. Sau khi đạo Phật xuất hiện ở vùng núi Xay Sổm Bun người Lào Lùm chịu ảnh hưởng văn hóa ấn Độ qua nền văn hóa Ăng Co. Đạo lý Phật giáo đã dạy cho họ biết sống lương thiện - tránh điều ác. Người Lào Lùm đã xây dựng nên văn hóa dân gian truyền thống và nghệ thuật phong phú đa dạng, trên các lĩnh vực: văn học, chữ viết, kiến trúc, điêu khắc, hội họa, nghệ thuật sân khấu, điện ảnh v.v... Khu Xay Sổm Bun là một vùng đa dân tộc. Truyền thống văn hóa vùng là sự tổng hợp những nếp sống văn hóa của các phâu và quá trình tích hợp văn hóa theo hướng xây dựng một nền văn hóa của khu vực miền núi, trong đó văn hóa của nhóm người Lào Lùm đóng vai trò chủ thể. Bức tranh văn hóa khu Xay Sổm Bun là hết sức đa dạng. Trong luận văn này, chúng tôi không thể trình bày được tất cả những nét đặc trưng văn hóa của từng phâu mà chỉ mới nêu lên những nét đặc trưng chung nhất của ba tộc người Lào: Lào Thơng, Lào Xủng, Lào Lùm. Nhân dân các phâu dù có những nét văn hóa riêng và trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau, nhưng họ có một đặc điểm chung là coi trọng đời sống cộng đồng, yêu hòa bình, tôn trọng người khác, dễ hòa hợp với nhau. Sở dĩ họ có đặc điểm đó là vì họ có chung truyền thống văn hóa của cư dân nông nghiệp sống lâu dài trong một lãnh thổ, một đời sống cộng đồng đầm ấm. Dân cư ở khu Xay Sổm Bun thích nhà sàn, trừ một số phâu Lào Xủng ở vùng cao nhất thích ở nhà đất, để đảm bảo độ ấm. Nhà đất phù hợp với khí hậu lạnh quanh năm của vùng cao. Người Lào cũng như các bộ tộc, và phâu khác ở vùng Xay Sổm Bun thích ăn mặc có hoa văn đẹp và dùng nhiều đồ trang sức. Với người Lào ở bất cứ phâu nào, việc ăn mặc là sự thể hiện bàn tay khéo léo và tục lệ của dân tộc. Phụ nữ Lào thích mặc váy, búi tóc và đeo hoa tai, theo thị hiếu của từng người và tục lệ của các phâu. Váy của phụ nữ Lào Xủng ngắn hơn váy của phụ nữ Lào Lùm và Lào Thơng. Váy của chị em phụ nữ Lào Lùm và Lào Thơng thường mặc hình trụ, khi mặc thì che từ lưng đến chân, nhưng vẫn để lộ những đường cong gợi cảm thân thể của người phụ nữ Lào. Váy của phụ nữ H'Mông thì ngắn hơn rộng hơn, khi mặc chỉ che từ lưng đến đầu gối, hình dáng giống như hình nón cụt, dường như thể hiện sự nhanh nhẹn dịu dàng dám nghĩ, dám làm của người phụ nữ Lào Xủng. Mặc dù hai loại váy khác nhau về dáng hình nhưng lại có nét chung ở kết cấu gồm ba bộ phận: Đầu, thân, và chân mỗi một bộ phận đều được trang trí bằng hoa văn tinh xảo, cầu kỳ. Mặc dù, người Lào ở các phâu có cách ăn mặc trang sức khác nhau nhưng họ có nét chung là không mặc váy, quần áo mỏng. Về ăn các bộ tộc miền núi của Lào thích ăn cá hơn thịt và thích ăn mặn như "pa đoạch" (cá mắm) pha làm nước chấm. Theo truyền thống nhân dân Lào cả Lào Xủng, Lào Lùm, Lào Thơng ở vùng miền núi đều có rượu nấu bằng sắn ở trong nhà để dùng trong bữa ăn và làm thuốc chữa bệnh (ngâm thuốc), tiếp khách và sử dụng trong các ngày vui chơi hội hè như lễ buộc chỉ cổ tay, lễ cưới, lễ hội phong tục của bản làng, v.v... Đặc biệt ở khu miền núi Xay Sổm Bun hay sử dụng vào lễ "Hạch xiêu" (lễ kết bạn). ở đây người phâu này kết nghĩa với người phâu kia... Có thể nói, việc uống rượu và nấu rượu đã trở thành một sinh hoạt văn hóa truyền thống của người vùng núi Xay Sổm Bun. Nói đến đời sống văn hóa của người Lào vùng Xay Sổm Bun, ta có thể đúc kết lại bằng câu phương ngôn: "ở nhà sàn, ăn cơm nếp với chẹo-pa-đẹc, búi tóc, mặc váy, thổi kèn, đánh trống đồng" [26, tr. 14]. Đây là những nét văn hóa vẫn được giữ gìn và phát huy cho đến ngày nay. Như đã nói ở trên nhân dân miền núi Xay Sổm Bun cũng như các vùng khác của Lào thích đời sống cộng đồng. Cuộc sống cộng đồng của người vùng núi Xay Sổm Bun xuất hiện khá sớm và tập trung ở đơn vị hành chính nhỏ nhất, đó là bản, các thành viên trong bản gắn bó mật thiết với nhau bằng mối quan hệ huyết thống, hoặc láng giềng đặc biệt là sự kết nghĩa giữa các gia đình với nhau hoặc bản với bản v.v... Các tục lệ này được duy trì khá chặt chặt chẽ và chi phối các quan hệ xã hội nhiều mặt của người miền núi, như trong sản xuất, sinh đẻ, cưới xin, tang lễ v.v... Trong tục lệ Lào có điều cấm và điều nên. Cấm: cấm vi phạm tục lệ của gia đình và các phâu; ví dụ: cấm trai gái tán chuyện vui đùa ở ngoài nhà, dù là bạn thân cũng không được xoa đầu. Nên: sống chân thật, tôn trọng người cao tuổi, giúp đỡ lẫn nhau. Cũng như các vùng khác ở khu Xay Sổm Bun gia đình là đơn vị nhỏ nhất. Quan hệ gia đình chi phối mọi hoạt động và sinh hoạt như sản xuất, sử dụng sức lao động, quan hệ kế thừa v.v... Trong đó, mối quan hệ vợ chồng là cơ bản. Trong gia đình, trẻ con kính trọng cha mẹ ông bà ngược lại ông bà cha mẹ phải biết thương yêu giáo dục con cháu và truyền đạt những kinh nghiệm lao động sản xuất, truyền thống văn hóa tốt đẹp cho con cháu. Tục lệ về quan hệ gia đình của người miền núi hiện nay, vẫn còn tồn tại uy tín của nam cao hơn nữ, có nghĩa là đàn ông giữ vai trò quyết định mọi việc trong gia đình, họ là trụ cột của dòng họ. Đối với người miền núi Xay Sổm Bun việc lấy vợ gả chồng là một bước ngoặt lớn của đời người vì chuyển từ đời sống độc thân sang đời sống lứa đôi với bao nhiêu ràng buộc của tục lệ gia đình, bản mường... Tổ chức lễ cưới cho mỗi cặp vợ chồng là rất quan trọng, phải tổ chức lớn. Cả làng bản đến dự và một số bản khác có quan hệ về dòng họ, hoặc bạn bè anh em cũng có mặt. Cho đến nay các phâu Lào khu Xay Sổm Bun còn mang nặng tín ngưỡng dân gian, đó là "Xát-xa-ma-phi" hoặc gọi tắt là: "Thờ phi" - Tức là tục lệ, ma quỷ. Các hoạt động thờ ma, chủ yếu là thờ cúng tổ tiên, gọi là ma nhà, để trông coi phúc đức cho con cháu trong nhà có sức khỏe khỏi ốm đau, mùa màng bội thu tránh khỏi điều họa trong gia đình. Thờ Phi hay phi na, tức là thờ "ma ruộng" "ma nương", để xin được mùa, để gia đình có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Xây dựng đời sống văn hóa ở vùng núi Xay Sổm Bun nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới.pdf
Tài liệu liên quan