Tài liệu Luận văn Xây dựng chương trình chuyển đổi cây cú pháp trong hệ dịch tự động Anh-Việt: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TRI THỨC
^ ]
NGUYỄN LƯU THÙY NGÂN - 9912621
ĐỖ XUÂN QUANG - 9912652
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
CHUYỂN ĐỔI CÂY CÚ PHÁP TRONG
HỆ DỊCH TỰ ĐỘNG ANH - VIỆT
LUẬN VĂN CỬ NHÂN TIN HỌC
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. ĐINH ĐIỀN
NIÊN KHÓA 1999-2003
Luận văn tốt nghiệp
Trang 2
Lời cảm tạ
Lời đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Đinh
Điền, người đã trực tiếp hướng dẫn chúng em hoàn thành luận văn
này. Thầy là người đã truyền thụ cho chúng em rất nhiều kiến thức
về tin học và ngôn ngữ học, giúp chúng em có được hiểu biết sâu
hơn về một trong các ứng dụng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong
cuộc sống của tin học – vấn đề dịch máy.
Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong
khoa Công nghệ thông tin đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ cho
chúng em trong suốt thời gian chúng em học đại học và trong quá
trình chúng em thực hiện luận văn.
Chúng con xin chân thành cảm ơn ba mẹ, c...
159 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Xây dựng chương trình chuyển đổi cây cú pháp trong hệ dịch tự động Anh-Việt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TRI THỨC
^ ]
NGUYỄN LƯU THÙY NGÂN - 9912621
ĐỖ XUÂN QUANG - 9912652
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
CHUYỂN ĐỔI CÂY CÚ PHÁP TRONG
HỆ DỊCH TỰ ĐỘNG ANH - VIỆT
LUẬN VĂN CỬ NHÂN TIN HỌC
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. ĐINH ĐIỀN
NIÊN KHÓA 1999-2003
Luận văn tốt nghiệp
Trang 2
Lời cảm tạ
Lời đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Đinh
Điền, người đã trực tiếp hướng dẫn chúng em hoàn thành luận văn
này. Thầy là người đã truyền thụ cho chúng em rất nhiều kiến thức
về tin học và ngôn ngữ học, giúp chúng em có được hiểu biết sâu
hơn về một trong các ứng dụng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong
cuộc sống của tin học – vấn đề dịch máy.
Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong
khoa Công nghệ thông tin đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ cho
chúng em trong suốt thời gian chúng em học đại học và trong quá
trình chúng em thực hiện luận văn.
Chúng con xin chân thành cảm ơn ba mẹ, các anh và những
người thân trong gia đình đã nuôi dạy, tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho chúng con học tập và động viên chúng con trong thời gian
thực hiện luận văn.
Và cuối cùng, chúng tôi xin gởi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè
và nhất là các bạn trong nhóm VCL (Vietnamese Computational
Linguistics), những người đã hỗ trợ chúng tôi trong quá trình
chúng tôi hoàn thiện luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2003
Nguyễn Lưu Thùy Ngân - 9912621
Đỗ Xuân Quang - 9912652
Luận văn tốt nghiệp
Trang 3
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2003
TS. Đinh Điền
Luận văn tốt nghiệp
Trang 4
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2003
Giáo viên phản biện
Luận văn tốt nghiệp
Trang 5
Lời nói đầu
Cho đến nay, sau hơn 50 năm phát triển, dịch máy chứng tỏ là một ứng dụng
vô cùng thiết thực, đồng thời cũng là một bài toán khá hóc búa đặt ra cho các nhà
khoa học trên toàn thế giới. Từ đầu thập niên 1960, các nhà khoa học đã đúc kết lại
ba chiến lược dịch máy cơ bản, đó là dịch trực tiếp, dịch thông qua ngôn ngữ trung
gian và dịch dựa trên chuyển đổi. Và qua thực tế, chiến lược dịch dựa trên chuyển
đổi đã khẳng định được tính hiệu quả và tiềm năng của nó, và đây cũng là cách tiếp
cận mà chúng em đã và đang theo đuổi để xây dựng một hệ dịch tự động từ tiếng
Anh sang tiếng Việt.
Trong hệ dịch dựa trên sự chuyển đổi, khối chuyển đổi cây cú pháp (cấu trúc)
giữ một vai trò quan trọng, quyết định chất lượng hệ dịch. Vì lý do đó, chúng em đã
quyết định chọn “Xây dựng chương trình chuyển đổi cây cú pháp trong hệ dịch
Anh-Việt” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cử nhân của mình. Khối chuyển đổi cây cú
pháp đảm nhiệm việc thay đổi trật tự, chèn, xoá các thành phần trong cây cú pháp
của câu tiếng Anh sao cho sau khi hoàn tất việc gắn nghĩa, ta sẽ thu được câu tiếng
Việt có trật tự từ hợp lý.
Luận văn được tổ chức thành các phần chính sau:
Chương 1: Giới thiệu tầm quan trọng, mục tiêu, phạm vi của đề tài, cơ sở
lý thuyết ngôn ngữ học, tin học và hướng tiếp cận vấn đề.
Chương 2: Điểm qua các cách tiếp cận chuyển đổi cấu trúc.
Chương 3: Thuật toán nền tảng, mô hình học và mô hình áp dụng chuyển
đổi cây cú pháp.
Chương 4: Thiết kế – Cài đặt
Chương 5: Thử nghiệm – đánh giá
Chương 6: Kết quả – Kết luận – Hướng phát triển
Phần phụ lục. Tài liệu tham khảo.
Luận văn tốt nghiệp
Trang 6
Mục lục
Lời nói đầu.......................................................................................................5
Mục lục.............................................................................................................6
Danh sách các hình .......................................................................................11
Danh sách các bảng.......................................................................................13
Chương 1........................................................................................................14
TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN ĐỔI CÂY CÚ PHÁP......................................14
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................14
1.2 Các chiến lược dịch máy................................................................16
1.1.1 Chiến lược dịch trực tiếp.......................................................................16
1.1.2 Chiến lược dịch dựa trên ngôn ngữ trung gian .....................................17
1.1.3 Chiến lược dịch dựa trên sự chuyển đổi ...............................................18
1.2 Vai trò của chuyển đổi cây cú pháp trong cách tiếp cận dựa trên
chuyển đổi ..................................................................................................20
1.3 Cơ sở lý thuyết................................................................................22
1.3.1 Cơ sở lý thuyết ngôn ngữ học của việc chuyển đổi ..............................23
1.3.2 Cơ sở lý thuyết tin học - Hướng tiếp cận vấn đề ..................................33
Chương 2........................................................................................................35
CÁC HƯỚNG TIẾP CẬN CHUYỂN ĐỔI CẤU TRÚC TRONG DỊCH
MÁY................................................................................................................35
2.1 Hướng tiếp cận dựa trên luật cố định ..........................................35
2.1.1 Cơ chế chuyển đổi của cách tiếp cận dựa trên luật cố định ..................35
2.1.2 Nhận xét ................................................................................................38
Luận văn tốt nghiệp
Trang 7
2.2 Hướng tiếp cận sử dụng case-frame.............................................39
2.2.1 Chuyển đổi các thông tin cấp độ câu ....................................................40
2.2.2 Chuyển đổi ngữ động từ........................................................................41
2.2.3 Sự chuyển đổi của định ngữ, bổ ngữ.....................................................42
2.2.4 Tự điển chuyển đổi................................................................................43
2.2.5 Nhận xét ................................................................................................44
2.3 Hướng tiếp cận sử dụng TAG đồng bộ (STAG)..........................44
2.3.1 Văn phạm TAG.....................................................................................45
2.3.2 TAG đồng bộ (STAG) ..........................................................................49
2.3.3 Nhận xét ................................................................................................52
2.4 Cách tiếp cận phân tích ngữ pháp song song ..............................53
2.4.1 Ngữ pháp chuyển dịch đảo có thống kê (SITG) ...................................53
2.4.2 Thuật toán phân tích cú pháp song song với SITG...............................55
2.4.3 Đánh nhãn cấu trúc................................................................................58
2.4.4 Chuyển đổi cây cú pháp song song cho cả hai ngôn ngữ .....................58
2.4.5 Nhận xét ................................................................................................59
2.5 Cách tiếp cận dựa trên cấu trúc vị từ - đối số .............................60
2.5.1 Rút trích các cấu trúc vị từ - đối số .......................................................60
2.5.2 Khối chuyển đổi cấu trúc ......................................................................62
2.5.3 Nhận xét ................................................................................................64
2.6 Tổng kết chương ............................................................................65
Chương 3........................................................................................................66
MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI CÂY CÚ PHÁP .................................................66
3.1 Phương pháp học hướng lỗi dựa trên sự chuyển trạng thái ......66
3.1.1 Ý tưởng .................................................................................................66
3.1.2 Thuật toán học TBL của Eric Brill........................................................68
3.1.3 Nhận xét ................................................................................................70
Luận văn tốt nghiệp
Trang 8
3.2 Thuật toán học nhanh FnTBL......................................................71
3.2.1 Hình thức hóa TBL ...............................................................................72
3.2.2 Thuật toán FnTBL.................................................................................73
3.3 Mô hình chuyển đổi cây cú pháp sử dụng thuật toán FnTBL ...78
3.3.1 Mô hình áp dụng chuyển đổi cây cú pháp ............................................80
3.3.2 Mô hình học luật chuyển đổi bằng phương pháp học FnTBL ..............82
3.4 Nâng cao khả năng mở rộng cho mô hình học ............................95
Chương 4........................................................................................................97
CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH ........................................................................97
4.1 Thiết kế ...........................................................................................97
4.1.1 Mô hình tổng thể ...................................................................................97
4.2 Thuật toán gán nhãn cơ sở cho ngữ liệu ......................................99
4.2.1 Thuật toán..............................................................................................99
4.2.2 Xây dựng cây cú pháp...........................................................................99
4.2.3 Xây dựng cây quan hệ.........................................................................103
4.2.4 Thuật toán chuyển đổi theo nguyên tắc ..............................................105
4.3 Học chuyển đổi cùng cấp.............................................................106
4.3.1 Xây dựng ngữ liệu học ........................................................................106
4.3.2 Xây dựng khung luật cho bộ học chuyển đổi cùng cấp ......................108
4.3.3 Sơ đồ lớp của chương trình học ..........................................................114
4.3.4 Xây dựng bộ luật (giai đoạn học cùng cấp) ........................................114
4.3.5 Áp dụng bộ luật chuyển đổi cùng cấp.................................................116
4.4 Học chuyển đổi khác cấp.............................................................117
4.4.1 Xây dựng ngữ liệu học ........................................................................117
4.4.2 Xây dựng khung luật cho quá trình học chuyển đổi khác cấp ............120
4.4.3 Sơ đồ lớp của chương trình học ..........................................................125
4.4.4 Xây dựng bộ luật (giai đoạn học khác cấp) ........................................125
Luận văn tốt nghiệp
Trang 9
4.4.5 Áp dụng bộ luật chuyển đổi khác cấp .................................................127
Chương 5......................................................................................................128
THỬ NGHIỆM – ĐÁNH GIÁ ....................................................................128
5.1 Thử nghiệm...................................................................................128
5.1.1 Độ đo sử dụng .....................................................................................128
5.1.2 Kết quả học rút luật chuyển đổi ..........................................................129
5.1.3 Một số kết quả chuyển đổi ..................................................................131
5.2 Đánh giá ........................................................................................134
5.2.1 Ngữ liệu thử nghiệm ...........................................................................134
5.2.2 Nhận xét ..............................................................................................135
Chương 6......................................................................................................137
TỔNG KẾT ..................................................................................................137
6.1 Kết quả..........................................................................................137
6.2 Hướng phát triển..........................................................................137
6.3 Kết luận.........................................................................................138
PHỤ LỤC 1..................................................................................................139
KHUNG LUẬT VÀ MỘT SỐ LUẬT CÙNG CẤP......................................139
PHỤ LỤC 2..................................................................................................141
KHUNG LUẬT VÀ MỘT SỐ LUẬT KHÁC CẤP......................................141
PHỤ LỤC 3..................................................................................................142
MỘT SỐ KẾT QUẢ DỊCH SỬ DỤNG KHỐI CHUYỂN ĐỔI CÂY CÚ
PHÁP VCLTRANSFER ..............................................................................142
PHỤ LỤC 4..................................................................................................147
MỘT SỐ CÂU DỊCH CỦA HAI HỆ DỊCH ...............................................147
PHỤ LỤC 5..................................................................................................153
HỆ THỐNG NHÃN NGỮ PHÁP ...............................................................153
Luận văn tốt nghiệp
Trang 10
PHỤ LỤC 6..................................................................................................156
CÁC NHÃN QUAN HỆ NGỮ PHÁP .........................................................156
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................157
Luận văn tốt nghiệp
Trang 11
Danh sách các hình
Hình 1: Mô hình dịch trực tiếp .................................................................................. 16
Hình 2: Mô hình dịch dựa trên ngôn ngữ trung gian................................................. 17
Hình 3: Mô hình dịch dựa trên sự chuyển đổi........................................................... 18
Hình 4: Hình tháp minh họa các chiến lược dịch máy.............................................. 20
Hình 5: Cây cú pháp của câu “I have already read that interesting book.” .............. 21
Hình 6: So sánh trật tự định ngữ tiếng Anh và tiếng Việt ........................................ 26
Hình 7: Áp dụng luật cố định để thực hiện việc chuyển đổi cấu trúc ....................... 36
Hình 8: Trường hợp chuyển đổi khác cấp luật cố định không thể thực hiện được... 37
Hình 9: Khả năng chuyển đổi cú pháp của luật cố định............................................ 38
Hình 10: Giản đồ cây khởi tạo và cây phụ trợ của TAG........................................... 46
Hình 11: Tác tố kết hợp ............................................................................................. 47
Hình 12: Tác tố thay thế............................................................................................. 48
Hình 13: Một số mẫu cây sơ cấp trong tự điển chuyển đổi cây Anh-Pháp .............. 50
Hình 14: Cây phân tích ngữ pháp chuyển dịch đảo.. ................................................ 55
Hình 15: Chuyển đổi khung giữa các ngôn ngữ........................................................ 63
Hình 16: Sơ đồ phương pháp học TBL tổng quát ..................................................... 70
Hình 17: Một ví dụ minh hoạ chuyển đổi cây cú pháp ............................................ 79
Hình 18: Mô hình áp dụng chuyển đổi cây cú pháp.................................................. 81
Hình 19: Mô hình học luật chuyển đổi cây cú pháp theo thuật toán FnTBL............ 82
Hình 20: Ví dụ về các quan hệ ngữ pháp trong ngữ.................................................. 85
Luận văn tốt nghiệp
Trang 12
Hình 21: Xây dựng ngữ tiếng Việt từ các quan hệ ngữ pháp.................................... 86
Hình 22: Lưu đồ thuật toán gán nhãn chuyển đổi cơ sở cho ngữ liệu ...................... 87
Hình 23: Lưu đồ thuật toán học luật chuyển đổi cùng cấp – FnTBL ................. 90
Hình 24: Lưu đồ học luật chuyển đổi khác cấp (FnTBL) ......................................... 94
Hình 25: Mô hình tổng thể của quá trình học luật chuyển đổi Anh-Việt ................. 97
Hình 26: Kết quả phân tích cú pháp: “Last week, I saw a very interesting film.”.. 100
Hình 27: Cây quan hệ của câu “Last week, I saw a very interesting film.”............ 104
Hình 28: Cây tiếng Anh đã chuyển đổi các thành phần đúng với tiếng Việt.......... 107
Hình 29: Cây cú pháp của câu “What is a computer ?” .......................................... 111
Hình 30: Cây cú pháp của (E) sau khi được áp dụng luật R................................... 113
Hình 31: Sơ đồ lớp khối học luật chuyển đổi cùng cấp .......................................... 114
Hình 32: Mô hình áp dụng tập luật chuyển đổi cùng cấp ....................................... 116
Hình 33: Cây cú pháp của câu tiếng Anh “It is a good type of book.”................... 118
Hình 34: Một cây cú pháp tiếng Anh sau khi chuyển sang cấu trúc tiếng Việt...... 119
Hình 35: Một phần cây cú pháp với đường đi của thành phần [ADVP] ................. 123
Hình 36: Sơ đồ lớp khối học luật chuyển đổi khác cấp........................................... 125
Hình 37: Mô hình áp dụng tập luật chuyển đổi khác cấp........................................ 127
Hình 38: Đánh giá tập luật học chuyển đổi cùng cấp.............................................. 130
Hình 39: Đánh giá tập luật học chuyển đổi khác cấp ............................................. 131
Luận văn tốt nghiệp
Trang 13
Danh sách các bảng
Bảng 1: Trật tự các thành phần trong ngữ danh từ tiếng Anh................................... 27
Bảng 2: Trật tự các thành phần trong ngữ danh từ tiếng Việt................................... 28
Bảng 3: Danh sách 23 cấu trúc vị từ - đối số trong tiếng Hoa .................................. 61
Bảng 4: Một số quan hệ ngữ pháp được ánh xạ cùng các ngoại lệ .......................... 84
Bảng 5: Các quan hệ trong câu tiếng Anh............................................................... 103
Bảng 6: Ý nghĩa các ký hiệu dùng trong mô tả ngữ liệu học giai đoạn 1............... 108
Bảng 7: Các thành phần trong khung luật học bước 1 ............................................ 109
Bảng 8: Các khung luật dùng trong học luật chuyển đổi cùng cấp......................... 109
Bảng 9: Ý nghĩa các khuôn mẫu trong khung luật .................................................. 110
Bảng 10: Các đặc trưng ngôn ngữ của các mẫu rút ra từ cây cú pháp tiếng Anh... 112
Bảng 11: Các thành phần trong khung luật học chuyển đổi khác cấp .................... 120
Bảng 12: Các khung luật dùng trong học luật chuyển đổi khác cấp....................... 121
Bảng 13: Ý nghĩa các thành phần trong khung luật bước 2 .................................... 122
Bảng 14: Một phần cây cú pháp minh hoạ việc đánh ID tương đối cho route....... 123
Bảng 15: Tóm tắt kết quả học luật chuyển đổi cùng cấp ........................................ 130
Bảng 16: Tóm tắt kết quả học luật chuyển đổi cùng cấp ........................................ 131
Bảng 17: Kết quả thử nghiệm việc áp dụng chuyển đổi cây cú pháp ..................... 135
Chương 1 - Tổng quan về chuyển đổi cây cú pháp
Trang 14
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN ĐỔI CÂY
CÚ PHÁP
Chương này giới thiệu về đề tài luận văn - mục đích và phạm vi thực hiện.
Phần 2 của chương trình bày một cách tổng quát về chuyển đổi cây cú pháp: vai trò,
vị trí của khối chuyển đổi cây cú pháp trong hệ dịch Anh-Việt. Ngoài ra, những
khái niệm then chốt liên quan đến đề tài, cũng như các cơ sở về lý thuyết ngôn ngữ
học và tin học, là nền tảng để chúng em thực hiện luận văn, cũng lần lượt được nêu
rõ trong phần 3 của chương.
1.1 Đặt vấn đề
Chế tạo ra một loại máy có khả năng dịch tự động để giúp cho con người vượt
qua rào cản ngôn ngữ là một mơ ước của loài người đã có từ thế kỷ XVII, rất lâu
trước khi máy tính điện tử ra đời. Và chẳng bao lâu sau khi máy tính điện tử đầu
tiên ra đời, bên cạnh những ứng dụng tính toán trong lĩnh vực toán học và vật lý,
người ta đã nghĩ ngay đến việc sử dụng “bộ não máy tính” cho những ứng dụng
không liên quan đến số, trong đó có vấn đề dịch tự động. Lần đầu tiên, việc sử dụng
máy tính điện tử để dịch văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác được đề cập
đến trong những cuộc thảo luận giữa Andrew D. Booth và Warren Weaver vào năm
1946. Vượt qua nhiều trở ngại về lý thuyết và công nghệ, Booth và các cộng sự của
ông đã cho ra mắt “hệ dịch dựa trên tự điển” đầu tiên tại hội nghị của MIT vào năm
1952.
Từ bước khởi đầu đó, dịch máy đã ngày càng thu hút được sự quan tâm nghiên
cứu của nhiều nhà khoa học máy tính, nhiều nhà ngôn ngữ học,... và được cộng
đồng thế giới thừa nhận hiệu quả to lớn của nó. Dịch máy không những giúp cho
Chương 1 - Tổng quan về chuyển đổi cây cú pháp
Trang 15
việc dịch các tài liệu, dịch các trang Web nhanh chóng và ít tốn công sức hơn, việc
giao lưu trao đổi văn hoá giữa các nước dễ dàng hơn, mà còn có ý nghĩa trong việc
bảo mật cho tài liệu quan trọng cần dịch thuật.
Tuy vậy, để có được một hệ dịch tự động cho kết quả dịch tốt là cả một quá
trình nghiên cứu và xây dựng cực kỳ phức tạp, phụ thuộc rất nhiều vào các ngôn
ngữ cần dịch. Điều này khiến cho dịch máy đã từng lâm vào một thời kỳ “khủng
hoảng” về phương pháp xây dựng một hệ dịch. Từ năm 1960, sau một thập kỷ ra
đời, dịch máy đã có nhiều chiến lược, phương pháp rõ ràng hơn cũng như mục tiêu
của hệ dịch máy được đặt ra sát với thực tế hơn. Người ta nhận thấy rằng tham vọng
xây dựng được một hệ dịch tự động có khả năng dịch tất cả mọi câu của một ngôn
ngữ tự nhiên là điều không tưởng, mục tiêu hệ dịch phải thu gọn lại trong một lĩnh
vực hẹp để hạn chế bớt tính nhập nhằng của ngôn ngữ.
Có 3 chiến lược dịch máy, đó là :
Dịch trực tiếp
Dịch dựa trên ngôn ngữ trung gian
Dịch dựa trên chuyển đổi
Cho đến nay, các hệ dịch dựa trên chuyển đổi được đánh giá cao vì tính khả
thi của nó. Tùy thuộc vào hai ngôn ngữ cần dịch mà hệ thống có thể thiết kế các
khối phân tích, chuyển đổi, tái tạo với độ phức tạp thích hợp. Một số hệ dịch dựa
trên chuyển đổi tiêu biểu như, hệ dịch Anh-Pháp METEO được xây dựng bởi đại
học Montreal - TAUM, được đưa vào sử dụng để dịch các bản tin dự báo thời tiết;
hệ dịch GETA (Đại học Grenoble, 1971-),...
Trong các hệ dịch dựa trên chuyển đổi, bước chuyển đổi là bước quan trọng
nhất, giữ vai trò quyết định chất lượng hệ dịch. Chuyển đổi này bao gồm hai phần
chuyển đổi chính, đó là chuyển đổi từ vựng và chuyển đổi cấu trúc. Chuyển đổi từ
vựng là quá trình chọn nghĩa đúng cho các từ ở ngôn ngữ nguồn thể hiện sang từ
tương ứng của ngôn ngữ đích. Còn chuyển đổi cấu trúc là quá trình sắp xếp lại,
thêm bớt, thay thế các thành phần cấu trúc của câu ở ngôn ngữ nguồn để có được
cấu trúc tương ứng ở ngôn ngữ đích.
Chương 1 - Tổng quan về chuyển đổi cây cú pháp
Trang 16
Trong luận văn này, chúng em tìm hiểu và xây dựng chương trình chuyển đổi
cây cú pháp Anh-Việt, đóng vai trò là một khối chuyển đổi cấu trúc trong hệ dịch tự
động Anh-Việt dựa trên sự chuyển đổi. Như đã trình bày ở phần trên, việc thực hiện
một chương trình có khả năng bao quát tất cả các cấu trúc chuyển đổi có thể có là
một vấn đề không tưởng trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Do đó, chúng em giới hạn
đề tài chuyển đổi cây cú pháp này ở các văn bản thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật.
Kết quả của chương trình chuyển đổi cây cú pháp Anh - Việt thể hiện gián tiếp
qua trật tự từ trong câu tiếng Việt được dịch ra (không quan tâm đến nghĩa của từ
chọn có thực sự chính xác hay không).
Trong phần tiếp theo, chúng em trình bày tóm tắt về ba chiến lược dịch máy
để chúng ta có thể có một cái nhìn bao quát hơn về hệ dịch dựa trên sự chuyển đổi,
thấy được các ưu điểm của nó so với hai chiến dịch còn lại.
1.2 Các chiến lược dịch máy
1.1.1 Chiến lược dịch trực tiếp
Chiến lược này có cách tiếp cận dịch máy đơn giản nhất. Thiết kế của hệ xử
lý các hệ thống này rất đơn giản, bao gồm 3 khối chính :
Phân tích hình thái : đảm nhận việc đưa từ trong ngôn ngữ nguồn về dạng
gốc của nó để có thể thực hiện việc tra tự điển.
Tra từ điển song ngữ: xác định từ tương ứng từ gốc trong ngôn ngữ đích.
Sắp xếp trật tự từ đơn giản : quá trình này thường dựa trên những qui luật
cố định và đơn giản vì ta không thể xây dựng luật xử lý trật tự phức tạp
hơn nếu không có những phân tích ngôn ngữ nguồn cần thiết.
Hình 1: Mô hình dịch trực tiếp
Văn bản
nguồn
Phân tích
hình thái
Tra từ điển
song ngữ
Sắp xếp
trật tự đơn
giản
Văn bản
kết quả
Chương 1 - Tổng quan về chuyển đổi cây cú pháp
Trang 17
Các hệ dịch này hạn chế tối đa các bước phân tích cần thiết để giải quyết nhập
nhằng, cũng như đơn giản hoá cả việc xác định các thành phần tương ứng ở ngôn
ngữ đích thông qua tự điển lẫn xác định trật tự đúng của các từ trong ngôn ngữ đích.
Giữa khối phân tích và tái tạo câu không có bất kỳ bước trung gian nào. Các từ
trong văn bản nguồn chỉ qua một bước phân tích hình thái duy nhất. Cách làm này
chỉ phù hợp khi ngôn ngữ nguồn và đích có rất nhiều điểm giống nhau như tiếng
Anh và tiếng Tây Ban Nha, không phù hợp với phần lớn ngôn ngữ khác.
1.1.2 Chiến lược dịch dựa trên ngôn ngữ trung gian
Trong chiến lược này, ngữ nghĩa của văn bản ngôn ngữ nguồn được biểu diễn
lại theo một ngôn ngữ trung gian, và văn bản ngôn ngữ đích cũng được phát sinh từ
ngôn ngữ trung gian này. Do đó, chỉ có duy nhất một cách biểu diễn cho một đơn vị
ngữ nghĩa, bất kể ngôn ngữ gốc của nó là gì.
Hình 2: Mô hình dịch dựa trên ngôn ngữ trung gian
Xử lý trong hệ thống dựa trên ngôn ngữ trung gian bao gồm hai bước quan
trọng, đó là :
Phân tích văn bản nguồn để biểu diễn lại dưới dạng thức của một ngôn ngữ
trung gian.
Sử dụng những đơn vị ngữ nghĩa và cấu trúc cú pháp của ngôn ngữ đích để
phát sinh văn bản kết quả từ cách biểu diễn theo dạng ngôn ngữ trung gian.
Ngôn ngữ trung gian được sử dụng trong những hệ dịch như vậy đòi hỏi phải
đủ phong phú để biểu diễn được tất cả các đơn vị từ vựng và cú pháp của các ngôn
ngữ liên quan trong quá trình dịch. Do đó, việc tự định nghĩa hay tìm kiếm một
Văn bản
nguồn Phân tích
Ngôn ngữ
trung gian Phát sinh Văn bản kết quả
Chương 1 - Tổng quan về chuyển đổi cây cú pháp
Trang 18
ngôn ngữ trung gian thoả điều kiện là điều cực kỳ khó khăn. Hơn nữa, tất cả những
thông tin cần thiết trong bước tái tạo phải nằm trong ngôn ngữ trung gian này.
1.1.3 Chiến lược dịch dựa trên sự chuyển đổi
Hình 3: Mô hình dịch dựa trên sự chuyển đổi
Chiến lược này chia quá trình dịch thành 3 giai đoạn
Phân tích
Chuyển đổi
Phát sinh
Chiến lược dịch dựa trên chuyển đổi phân tích và biểu diễn lại câu ngôn ở ngữ
nguồn theo một dạng thức trung gian thích hợp cho việc chuyển đổi. Khối phát sinh
câu sẽ nhận dạng thức trung gian của ngôn ngữ đích và tạo câu ở ngôn ngữ đích. Sự
chuyển đổi giữa hai dạng thức trung gian được thực hiện nhờ khối chuyển đổi, khối
này sử dụng những tự điển chuyển đổi chứa các tương quan từ vựng giữa hai ngôn
ngữ nguồn và đích và một tập hợp các luật chuyển đổi.
Văn bản nguồn
Biểu diễn trung gian của
ngôn ngữ nguồn
Văn bản kết quả
Ngữ pháp ngôn
ngữ nguồn / Tự
điển
Luật chuyển đổi /
Tự điển
Biểu diễn trung gian của
ngôn ngữ đích
Ngữ pháp ngôn
ngữ đích / Tự điển
PHÂN TÍCH
CHUYỂN ĐỔI
PHÁT SINH
Chương 1 - Tổng quan về chuyển đổi cây cú pháp
Trang 19
Quá trình phân tích có thể được thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau tùy thuộc
vào hai ngôn ngữ, chẳng hạn như phân tích hình thái, cấu trúc, ngữ nghĩa,... Các cấp
độ phân tích khác nhau dẫn đến nhiều cấp độ của dạng thức trung gian. Những dạng
thức này chứa các thành phần từ vựng nguồn và đích, phản ánh cấu trúc của hai
ngôn ngữ. Có nhiều loại biểu diễn khác nhau được sử dụng trong các hệ dịch dựa
trên sự chuyển đổi như: cây phụ thuộc, cấu trúc ngữ, ...
Chiến lược dịch máy dựa trên chuyển đổi có nhiều ưu điểm. Trước hết, tính
tương đồng giữa ngôn ngữ nguồn và đích càng cao thì bước chuyển đổi càng đơn
giản. Tương tự, giai đoạn phân tích và phát sinh cũng sẽ đơn giản hơn so với các hệ
dịch dựa trên ngôn ngữ trung gian.
Trong ba chiến lược nói trên thì chiến lược dựa trên sự chuyển đổi được quan
tâm nhiều nhất vì tính khả thi cao và rất linh động. Bằng chứng là có nhiều hệ dịch
dựa trên sự chuyển đổi ra đời và hoạt động hiệu quả.[21]
Chương 1 - Tổng quan về chuyển đổi cây cú pháp
Trang 20
1.2 Vai trò của chuyển đổi cây cú pháp trong cách tiếp
cận dựa trên chuyển đổi
Hình 4: Hình tháp minh họa các chiến lược dịch máy1
Trên lý thuyết, phân tích ngữ pháp càng sâu, gánh nặng ở bước chuyển đổi
càng giảm. Hai vấn đề lớn mà khối chuyển đổi cần giải quyết là chuyển đổi từ vựng
và chuyển đổi cấu trúc.
Chuyển đổi từ vựng là thay thế các từ của văn bản nguồn bằng các từ tương
ứng của ngôn ngữ đích. Công việc này sẽ rất đơn giản nếu như mỗi từ của ngôn ngữ
nguồn tương ứng với một từ duy nhất ở ngôn ngữ đích nhưng trên thực tế, mỗi từ ở
ngôn ngữ nguồn có thể không có từ tương ứng hoặc có nhiều từ tương ứng ở ngôn
ngữ đích. Chọn lựa như thế nào cho đúng vào ngữ cảnh của câu cần dịch là vấn đề
mà chuyển đổi từ vựng phải giải quyết.
Chuyển đổi cấu trúc là bước sắp xếp các thành phần ngữ pháp của ngôn ngữ
nguồn, bao gồm cả chèn, xoá các thành phần sao cho kết quả dịch tuân thủ những
luật ngữ pháp của ngôn ngữ đích, văn bản kết xuất sẽ gần với ngôn ngữ tự nhiên
1 Hình tháp này được nhóm GETA đưa ra vào năm 1968
Ngôn ngữ trung gian
Văn bản nguồn
Chuyển đổi
Dịch trực tiếp
Văn bản đích
Chương 1 - Tổng quan về chuyển đổi cây cú pháp
Trang 21
hơn mà vẫn giữ đúng ngữ nghĩa và sắc thái của văn bản gốc. Như vậy khối chuyển
đổi cấu trúc giữ nhiệm vụ thực hiện những thay đổi cần thiết khi biểu diễn trung
gian của ngôn ngữ nguồn không thể ánh xạ trực tiếp thành cách biểu diễn tương tự
trong ngôn ngữ đích do có sự khác biệt về cấu trúc của hai ngôn ngữ.
Cấu trúc cú pháp của một câu được biểu diễn dưới dạng cây cú pháp. Chuyển
đổi cấu trúc của một câu từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích tức là quá trình xác
định mối liên hệ giữa các thành phần trong cây cú pháp và tìm ra những qui luật để
chuyển cây cú pháp đó về dạng phù hợp với ngôn ngữ đích. Nói cách khác ta phải
tìm một cây cú pháp tương đương với cây cú pháp của ngôn ngữ nguồn.
Ví dụ : Có câu tiếng Anh “I have read that interesting book.” được phân tích
cú pháp và các nghĩa của từ trong câu đã được chọn đúng như sau (từ có nghĩa ε
tức là từ chỉ đóng vai trò cú pháp, nó không có nghĩa thực sự) :
Hình 5: Cây cú pháp của câu “I have already read that
interesting book.”
NP VP
PRP AUX VP
ADV VP
V NP
have/ε
already/rồi
read/đọc
I/Tôi
.
S
.
ADJP N
DT ADJ
book/cuốn sách
that/đó interesting/thú vị
Chương 1 - Tổng quan về chuyển đổi cây cú pháp
Trang 22
Nếu chỉ đơn thuần là gắn nghĩa thì câu tiếng Việt được phát sinh là “Tôi rồi
đọc đó thú vị cuốn sách .”. Trong tiếng Việt, câu này hoàn toàn vô nghĩa vì trật tự
các thành phần ở sai vị trí sẽ dẫn đến trật tự từ sai và ta không biết được nghĩa chính
xác của câu là gì.
Chương trình chuyển đổi cây cú pháp có nhiệm vụ thay đổi vị trí, chèn hoặc
xoá các thành phần trong cây cú pháp sao cho trật tự từ bề mặt của câu trở nên
đúng. Trong ví dụ trên, ta thấy nếu chương trình chuyển đổi thay đổi cây cú pháp
của câu theo các luật sau :
1. (ADJP (DT) (A))→ (ADJP (A) (DT)) : Nếu ngữ tính từ bao gồm một chỉ định
từ (DT) đứng trước một tính từ (A) thì đảo trật tự 2 thành phần con đó.
2. (NP (ADJP) (N)) → (NP (N) (ADJP)) : Nếu ngữ danh từ bao gồm một ngữ
tính từ (ADJP) đứng trước danh từ (N) thì đảo trật tự 2 thành phần con đó.
3. (VP (AUX have) (VP)) → (VP ε (VP)) : Nếu ngữ động từ bao gồm một trợ
động từ have đứng trước một ngữ động từ khác từ xoá trợ động từ đi.
4. (VP (ADV already) (VP)) → (VP (VP) (ADV already)) : Nếu ngữ động từ bao
gồm trạng từ already đứng trước ngữ động từ thì đảo trật tự 2 thành phần
này.
Æ câu tiếng Việt “Tôi đọc cuốn sách thú vị đó rồi.” sẽ là một câu có nghĩa.
1.3 Cơ sở lý thuyết
Để chuyển đổi cây cú pháp, chúng ta phải có được :
Kết quả phân tích ngữ pháp của một câu tiếng Anh ra dạng cây cú pháp và
những thông tin cần thiết khác để xác định mối liên hệ giữa các thành phần
cây cú pháp. Nhưng chỉ cần quan tâm đến những mối liên hệ có ảnh hưởng
đến việc chuyển đổi cấu trúc cú pháp của câu.
Bộ luật chuyển đổi từ cây cú pháp tiếng Anh sang cây cú pháp tiếng Việt.
Chương 1 - Tổng quan về chuyển đổi cây cú pháp
Trang 23
1.3.1 Cơ sở lý thuyết ngôn ngữ học của việc chuyển đổi
“Yếu tố nào gây ra sự khác biệt trong cấu trúc câu giữa hai ngôn ngữ ?”, đó là
câu hỏi đầu tiên đặt ra cho những người muốn tự động hoá việc chuyển đổi cấu trúc
câu giữa hai ngôn ngữ. Đây cũng là một vấn đề lớn mà các nhà ngôn ngữ học so
sánh phải giải quyết. Với cặp ngôn ngữ Anh - Việt, đã có nhiều công trình nghiên
cứu về vấn đề này, tuy nhiên hầu như chưa có công trình nào giải quyết trọn vẹn vì
ngay cả ngữ pháp tiếng Việt hiện vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Có người quan
niệm ngữ pháp tiếng Việt cũng giống như ngữ pháp tiếng Anh (quan niệm “dĩ Âu vi
trung”), lại có ý kiến cho rằng nên phân tích ngữ pháp câu tiếng Việt theo cấu trúc
Đề - Thuyết.
Vì mục tiêu cuối cùng của chương trình chuyển đổi cây cú pháp là trật tự các
từ trong câu phát sinh phải đúng, chúng em chọn cách phân tích cú pháp câu tiếng
Việt theo ngữ pháp tạo sinh của Chomsky với các nhãn cú pháp (thành tố kết thúc
và thành tố không kết thúc) giống như ngữ pháp tiếng Anh để so sánh sự khác biệt
cú pháp câu tiếng Việt và tiếng Anh nhằm giảm bớt độ phức tạp của bài toán đặt ra,
đồng thời sử dụng được nhiều kết quả của ngành ngôn ngữ học so sánh.
1.3.1.1 Ngữ pháp tạo sinh
Ngữ pháp
Để tạo thành một câu có nghĩa trong một ngôn ngữ nào đó, ta không thể chỉ
đơn giản kết hợp các từ bất kỳ theo thứ tự ngẫu nhiên, mà sự kết hợp đó phải tuân
thủ những luật ngữ pháp của ngôn ngữ đó.
Định nghĩa: Ngữ pháp G được định nghĩa là sự hợp thành của 4 thành phần
( )0,,, SPNG Σ= , với :
N : tập hợp các thành tố không kết thúc (nonterminal) như NP, VP,...
∑ : tập hợp các thành tố kết thúc (terminal) như Adj, Noun,...
P : Tập hợp các luật ngữ pháp
S0 : Ký hiệu thành tố khởi đầu câu
Chương 1 - Tổng quan về chuyển đổi cây cú pháp
Trang 24
Tập hợp luật ngữ pháp bao gồm 2 loại luật là luật từ pháp và luật cú pháp.
Luật từ pháp đảm bảo cho mỗi từ tồn tại trong câu đều có nghĩa riêng. Luật cú pháp
quy định trật tự kết hợp các thành phần ngữ pháp để tạo thành một câu hoàn chỉnh
có nghĩa.
Cây cú pháp
Trong định nghĩa ngữ pháp trên ta thấy mọi câu đều bắt đầu bằng ký hiệu S0
và được biểu diễn bằng một chuỗi phân cấp của các thành tố. Cấu trúc ngữ pháp của
một câu có thể rất phức tạp, vì vậy để biểu diễn nó, người ta dùng cây cú pháp thể
hiện các mối quan hệ giữa các thành phần trong luật ngữ pháp bằng sơ đồ trực quan
dạng cây. Mỗi cây cú pháp có một nút gốc đóng vai trò là S0, mỗi nút lá tương ứng
với một từ (thành tố kết thúc).
Định nghĩa: Cho ( )0,,, SPNG Σ= là một ngữ pháp phi ngữ cảnh. S0 biểu diễn
nút gốc hay nút khởi đầu của cây phân cấp.
1. Nếu S0→X1 X2... Xn là một luật ngữ pháp ( P∈ ) thì ta gắn các nút X1,X2,
..., Xn vào làm con của nút gốc theo thứ tự từ trái sang phải.
2. Nếu có nút con Xi và các luật Xi→Y1 Y2... Yn, thì ta sẽ gắn các nút Y1,Y2,
..., Yn vào làm con trực tiếp của nút Xi theo thứ tự từ trái sang phải.
3. Tiếp tục như thế cho đến khi tập hợp các nút con cuối cùng đều là thành tố
kết thúc (terminal) hoặc là chuỗi rỗng ε .
Trong luận văn này, chúng em sử dụng bộ phân tích cú pháp tiếng Anh EGT
(2001) cho kết quả phân tích cú pháp có độ chính xác cao nhất trên thế giới hiện
nay. Bộ nhãn cú pháp và nhãn từ loại sử dụng là bộ nhãn của Penn Tree Bank (phụ
lục 5).
1.3.1.2 Những khác biệt trong cấu trúc tiếng Việt so với tiếng Anh
Tiếng Anh và tiếng Việt cùng loại hình trật tự S-V-O là loại hình phổ biến thứ
nhì sau loại hình S-O-V. Tuy nhiên, trật tự từ trong các ngữ có một số điểm khác
nhau, nhất là thành phần định ngữ trong danh ngữ. Đối với tiếng Việt, trật tự từ và
từ hư là hai phương tiện ngữ pháp chủ yếu. Theo quan điểm ngôn ngữ học truyền
Chương 1 - Tổng quan về chuyển đổi cây cú pháp
Trang 25
thống: các nhân tố trật tự từ phụ thuộc vào cấu trúc của đơn vị ngôn ngữ và phụ
thuộc vào các mối quan hệ giữa các thành tố. Có nhân tố bên ngoài và có nhân tố
bên trong, chuyển đổi cấu trúc chỉ tập trung vào những nhân tố bên ngoài chứ
không quan tâm đến cấu trúc của từ. Do đó việc khảo sát trật tự từ trong các thành
phần trong ngữ và cao hơn là trật tự các thành phần trong câu sẽ là cơ sở để xây
dựng cách thức khai thác nguồn tri thức chuyển đổi cấu trúc.
1.3.1.2.1 Trong phạm vi ngữ
Ngữ danh từ : trật tự các thành phần bổ nghĩa cho danh từ chính trong ngữ
danh từ có nhiều điểm khác biệt so với tiếng Anh. Vị trí của thành phần bổ nghĩa so
với danh từ chính phụ thuộc vào loại chức năng bổ nghĩa của nó. Định ngữ được
chia thành 2 loại căn cứ vào vị trí của nó so với danh từ chính: tiền định ngữ (đứng
trước) và hậu định ngữ (đứng sau).
Tiền định ngữ tiếng Anh có thể là tính từ miêu tả, danh từ, động danh từ, động
tính từ, phó từ, danh từ chỉ sở hữu cách, chỉ định từ, tính từ sở hữu, số từ. Đối với
tiếng Việt, phần lớn các tiền định ngữ này đứng sau danh từ chính. Tuy nhiên cũng
có một số trường hợp ngoại lệ.
Chương 1 - Tổng quan về chuyển đổi cây cú pháp
Trang 26
Hình 6: So sánh trật tự định ngữ tiếng Anh và tiếng Việt (0: vị
trí danh từ chính trong ngữ, -: từ bổ nghĩa đứng trước danh từ
chính, +: từ bổ nghĩa đứng sau danh từ chính)
Định ngữ là tính từ miêu tả :
a big red fox → một con chồn đỏ to lớn
-2 -1 0 0 +1 +2
Định ngữ là danh từ :
the weather forecast → dự báo thời tiết
-1 0 0 +1
Định ngữ là danh từ riêng :
forest Nam Cat Tien → rừng Nam Cát Tiên
0 -1 0 +1
Định ngữ là động danh từ hay động tính từ :
freezing point → điểm đông đặc
-1 0 0 +1
Định ngữ là phó từ:
the after years → những năm sau đó
-1 0 0 +1
Định ngữ là chỉ định từ hay tính từ sở hữu:
that man → người đàn ông đó
-1 0 0 +1
her friend → bạn của cô ấy
-1 0 0 +1
Định ngữ là số đếm:
One sister → một cô em gái
-1 0 -1 0
Định ngữ là số thứ tự:
The last Mohicans → người Mohican cuối cùng
-1 0 0 +1
Chương 1 - Tổng quan về chuyển đổi cây cú pháp
Trang 27
Dưới đây là bảng tóm tắt trật tự phổ biến của các thành phần trong danh ngữ
tiếng Anh và tiếng Việt. Trong danh ngữ, thành phần nào có vị trí nhỏ hơn sẽ đứng
trước.
Vị trí Từ loại Ví dụ
1 Pre Determiner All
2 Determiner Her, …Some,…
3 Ordinal Number First
4 Cardinal Number One, One hundred
5 Size Small, big
6 Quality Pretty, modern
7 Age Old,new
8 Shape, length Round, long
9 Color Green, red
10 Nationality Vietnamese
11 Present/ Past participle Printing, fried
12 Sub Noun
13 Head Noun
14 Possessive Case ’s
Bảng 1: Trật tự các thành phần trong ngữ danh từ tiếng
Anh
Vị trí Từ loại Ví dụ
1 Từ tổng lượng Tất cả
2 Số từ Một, hai
3 Từ chỉ xuất Cái, con
4 Danh từ chính
5 Danh từ phụ
6 Tính từ chỉ trạng thái vật liệu Thiếc
Chương 1 - Tổng quan về chuyển đổi cây cú pháp
Trang 28
7 Quốc tịch Việt, Hoa
8 Kích thước Nhỏ, lớn
9 Hình dạng, chiều dài Tròn
10 Tuổi tác Mới, cũ
11 Chất lượng Đẹp, có ích
12 Màu sắc Xanh, đỏ
13 Số thứ tự Một, hai
14 Chỉ định từ, Đó, nọ
15 Tính từ chỉ sở hữu Của cô ta
Bảng 2: Trật tự các thành phần trong ngữ danh từ tiếng Việt
Hậu định ngữ
Không có sự khác biệt về trật tự của hậu định ngữ so với danh từ chính
trong tiếng Anh và tiếng Việt
The girl with blond hair → Cô gái có mái tóc vàng
Ngữ động từ, ngữ tính từ : Phần lớn có cấu trúc giống nhau ở 2 ngôn ngữ
1.3.1.2.2 Trong phạm vi mệnh đề
Ở mức mệnh đề, chúng ta quan tâm đến trật tự các thành phần ngữ pháp như :
chủ từ, động từ chính, trợ động từ, túc từ trực tiếp, túc từ gián tiếp, trạng ngữ,... Một
cách đơn giản ta có thể coi mệnh đề là một câu đơn vì nó có các thành phần chủ từ,
động từ chính.
Tiếng Anh và tiếng Việt đều thuộc loại hình ngôn ngữ S-V-O, nên nhìn chung
trật tự của nhánh trong cây cú pháp giữ vai trò là một quan hệ ngữ pháp trong mệnh
có xu hướng không thay đổi nhiều. Theo kết quả khảo sát thì thành phần trạng ngữ
và thành phần hỏi trong câu hỏi tiếng Anh có trật tự bị thay đổi nhiều nhất.
Trạng ngữ
Trạng ngữ chỉ thời gian trong tiếng Anh thường nằm cuối câu, nhưng ngược
lại trong tiếng Việt chúng thường nằm ở đầu câu. Trạng ngữ chỉ thể cách, tần suất
Chương 1 - Tổng quan về chuyển đổi cây cú pháp
Trang 29
trong tiếng Anh có thể xuất hiện ở đầu câu, sau chủ ngữ, hoặc cuối câu tùy theo
từng loại trạng ngữ. Nói chung, đặc điểm riêng của từng ngôn ngữ và thói quen sử
dụng ngôn ngữ đã hình thành nên những trật tự tự nhiên không tuân theo một qui
luật cụ thể nào.
Ví dụ :
I have not done my exercises yet.
-> Tôi chưa làm bài tập.
Câu hỏi
Phương tiện ngữ pháp “trật tự từ” trong tiếng Anh thể hiện rõ nhất qua các loại
câu hỏi. Câu hỏi trong tiếng Anh được chia thành hai loại chính Yes/No và WH-
question. Thành phần muốn hỏi được đảo lên đầu câu và được thay thế bằng từ hỏi
tương ứng. Chẳng hạn khi muốn hỏi “Con chó của bạn đã cắn ai vậy?”, ta dùng
“Whom did your dog bite ?”, từ hỏi whom cho biết ta đang muốn hỏi túc từ của
động từ chính trong câu và whom giữ vị trí đầu câu.
Trật tự các thành phần trong câu hỏi tiếng Việt không thay đổi so với các loại
câu khẳng định, phủ định. Nhưng trong đó, xuất hiện các từ được thêm vào như
“không”, “phải không”,...
1.3.1.2.3 Phạm vi câu
Thành phần được khảo sát trật tự là các mệnh đề. Hầu hết mệnh đề (chính hay
phụ) trong tiếng Anh đều giữ nguyên trật tự khi dịch sang tiếng Việt. Điều này làm
giảm bớt độ phức tạp cho bài toán chuyển đổi trật tự các thành phần trong một câu.
1.3.1.2.4 Hư từ
Tiếng Việt có 3 tập hợp từ cơ bản:
Thực từ: chiếm số lượng lớn nhất trong vốn từ, mang ý nghĩa ngữ vựng.
Thực từ có thể đứng làm trung tâm các ngữ, tập hợp chung quanh chúng là
những thành tố phụ. Thực từ có thể giữ chức vụ ngữ pháp trong câu, tức là
làm thành phần câu (thành phần chính và phụ), xa hơn nữa là thực từ có
khả năng độc lập tạo câu.
Chương 1 - Tổng quan về chuyển đổi cây cú pháp
Trang 30
Từ tính thái: có số lượng nhỏ, nhưng có đặc trưng riêng về bản chất ngữ
pháp. Nó không có ý nghĩa từ vựng và cũng không có ý nghĩa ngữ pháp.
Từ tình thái diễn đạt mối quan hệ giữa người nói với thực tại, nhờ đó góp
phần hình thành mục đích phát ngôn. Từ tình thái không làm thành phần
của câu.
Hư từ: có số lượng rất ít, có tính chất ngữ pháp, là phương tiện biểu đạt
mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy theo cách thức phản ánh bằng
ngôn ngữ của người bản ngữ. Hư từ không làm trung tâm của ngữ, chỉ làm
thành tố phụ nhưng cũng rất ít, đa số các trường hợp, hư từ được dùng làm
yếu tố liên kết “xúc tác” của các đơn vị cấu trúc ngữ pháp. Hư từ không
độc lập tạo câu và cũng không làm thành phần câu.
Hư từ tiếng Việt bao gồm hai tập con: hư từ làm từ phụ diễn đạt các ý nghĩa
ngữ pháp của thực từ, còn gọi là hư từ từ pháp, hư từ với chức năng liên kết, còn gọi
là hư từ cú pháp, bao gồm cả liên từ và giới từ.
Trong bài toán chuyển đổi cây cú pháp, ta phải quan tâm đến hư từ vì nó có
liên quan đến cấu trúc cả các đơn vị ngữ pháp, đồng thời hư từ từ loại là từ loại
không có trong tiếng Anh, là những từ mà máy tự động thêm vào để câu dịch phát
sinh có nghĩa rõ ràng và tự nhiên hơn.
Ví dụ:
I am going to school. → Tôi đang đi học.
He ate a loaf of bread . → Anh ta đã ăn một ổ bánh mì.
1.3.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng
Từ những kết quả nghiên cứu của ngành ngôn ngữ học so sánh, ta có thể xác
định được những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa cấu trúc tiếng Anh
và tiếng Việt. Dựa trên cơ sở đó, chương trình chuyển đổi sẽ tự động rút ra các luật
để chuyển đổi các thành phần trong cây cú pháp của tiếng Anh cho phù hợp với
tiếng Việt. Trật tự các thành phần cây cú pháp phụ thuộc vào những nhân tố sau :
Chương 1 - Tổng quan về chuyển đổi cây cú pháp
Trang 31
1.3.1.3.1 Nhân tố về loại hình ngôn ngữ
Theo kết quả nghiên cứu của Greenberg: trật tự và đặc điểm các thành phần
trong câu bị ảnh hưởng rất lớn bởi loại hình ngôn ngữ và loại hình trật tự từ. Những
nghiên cứu về sự khác biệt trật tự các thành phần giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt
nói trên cũng chứng minh thêm về điều này. Chẳng hạn một số khác biệt:
Trong ngữ danh từ :
¾ Trật tự giữa tính từ và danh từ (tiếng Anh: tính từ trước danh từ chính,
tiếng Việt: danh từ chính đứng trước tính từ).
¾ Vị trí danh từ chính (head noun) (tiếng Anh: đứng sau các thành phần bổ
nghĩa, tiếng Việt: danh từ chính đứng trước).
Vị trí danh từ sở hữu và vật sở hữu : Mary’s shirt Æ áo sơ mi của Mary
Hư từ trong tiếng Việt: “I went to school” Æ “Tôi đã đi học” (có hư từ
“đã”), nhưng câu “I went to school yesterday” Æ “Tôi đi học hôm qua”
(không cần có hư từ “đã”)
1.3.1.3.2 Nhân tố về hình thái
Trong tiếng Việt, một trong những nhân tố ảnh hưởng đến trật tự các thành
phần là chiều dài của chúng. Chẳng hạn, trong câu có hai thành phần bổ ngữ trực
tiếp và bổ ngữ gián tiếp thì thành phần nào “nặng” hơn (gồm nhiều từ hơn) sẽ nằm
sau thành phần bổ ngữ “nhẹ” hơn (gồm ít từ hơn). Ta có thể thấy rõ hơn trong ví dụ
sau:
Tôi viết thư cho mẹ (+);
Tôi viết cho mẹ thư (-)2
Tôi viết một lá thư dài đầy tình cảm cho mẹ (-);
Tôi viết cho mẹ một lá thư dài đầy tình cảm (+)
2 (+) : phổ biến, (-) : không phổ biến
Chương 1 - Tổng quan về chuyển đổi cây cú pháp
Trang 32
1.3.1.3.3 Nhân tố về cú pháp
Một số nhân tố về cú pháp ảnh hưởng đến trật tự các thành phần trong câu là:
Thể (bị động/ chủ động) : Trong tiếng Anh, câu dạng bị động được sử dụng
rất phổ biến (nhất là trong văn bản khoa học kỹ thuật). Tuy nhiên trong
tiếng Việt, người ta lại thường dùng thể chủ động hơn.
Ví dụ:
“Any computer is controlled by programmed instructions.” (Bị động)
Æ “Bất kỳ máy tính nào cũng được điều khiển bởi các lệnh được lập trình sẵn”.
(Chủ động)
Ở tiếng Anh, người ta thường sử dụng dạng danh hoá (nominalization).
Trong khi đó, ở tiếng Việt dạng động hoá (verbalization) lại được dùng
nhiều hơn. Trong các tài liệu khoa học kỹ thuật, hiện tượng này còn phổ
biến hơn nữa. Chẳng hạn như “machine translation” → “dịch máy”
1.3.1.3.4 Nhân tố về ngữ nghĩa
Ngữ nghĩa và cấu trúc của các thành phần câu có liên quan mật thiết với nhau.
Cấu trúc cũng thể hiện một phần ngữ nghĩa, và ngữ nghĩa cũng góp phần qui định
cấu trúc. Trong tiếng Việt, danh từ chỉ một loài/ thứ chung chung nào đó, sẽ được
chuyển đổi (trật tự/ chèn/ xoá) khác với danh từ chỉ một loài/ thứ cụ thể.
Ví dụ: [4]
lên ngựa (+)
xuống ngựa (+)
lên ngựa ô (-)
lên lưng con ngựa ô (+)
nhạc vang lên (+)
vang lên nhạc (-)
vang lên tiếng nhạc (+)
Chương 1 - Tổng quan về chuyển đổi cây cú pháp
Trang 33
1.3.1.3.5 Các nhân tố khác
Ngoài những nhân tố nói trên, một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến trật tự
các thành phần như:
Nhân tố chiến lược và định hướng của người nói
Nhân tố tôn ti trật tự của các sự vật trong thế giới khách quan
Nhân tố phân đoạn thực tại
Nhân tố đặc thù ngôn ngữ
Nhận xét :
Như vậy, trong thực tế có rất nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng đến trật tự từ
trong câu hay trật tự các thành phần cú pháp trong cây cú pháp do ngôn ngữ tự
nhiên vốn rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, trong giới hạn luận văn này, như đã
nói, chúng em chỉ tập trung nghiên cứu giải quyết các cấu trúc trong văn bản tài liệu
khoa học kỹ thuật để phục vụ cho hệ dịch trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Mặt
khác, máy tính chỉ có thể làm việc với những thông tin biểu diễn được thành dữ liệu
trên máy. Do đó, trong những nhân tố ảnh hưởng đã trình bày, những nhân tố được
đưa vào chương trình, xem như những đặc trưng cho quá trình chuyển đổi cây cú
pháp là các nhân tố về: loại hình ngôn ngữ, hình thái, và cú pháp.
1.3.2 Cơ sở lý thuyết tin học - Hướng tiếp cận vấn đề
Tri thức chuyển đổi cú pháp giữa hai ngôn ngữ nằm trong những cặp câu dịch
tự nhiên. Một người Việt biết tiếng Anh, tức là họ đã có hiểu biết về ngữ pháp cũng
như từ vựng tiếng Anh, khi gặp câu “I have an interesting book”, họ có thể dịch
ngay là “Tôi có một quyển sách thú vị”. Tri thức chuyển đổi ngữ danh từ tiếng Anh
“an interesting book” thành “một quyển sách thú vị” chính là tri thức chuyển đổi
cần được khai thác, biểu diễn trên máy tính theo cách thức mà máy tính có thể đọc
và áp dụng được cho những trường hợp mới. Trong luận văn này, chúng em chọn
cách biểu diễn tri thức chuyển đổi dưới dạng luật.
Trong nhiều hệ dịch đơn giản trước đây, bộ luật chuyển đổi này được các
chuyên gia ngôn ngữ xây dựng bằng tay, một số hệ dịch sử dụng phương pháp
Chương 1 - Tổng quan về chuyển đổi cây cú pháp
Trang 34
thống kê. Tuy nhiên, cho dù xây dựng bằng phương pháp nào đi chăng nữa thì việc
xây dựng cũng phải dựa trên cơ sở là những văn bản do chính con người dịch chứ
không thể là những trường hợp do các chuyên gia dịch tự nghĩ ra. Khi khối lượng
dữ liệu chứa tri thức chuyển đổi này ngày càng tăng thì việc xây dựng bằng tay trở
nên khó khăn hơn. Do đó, cần phải có một phương pháp tự động rút bộ luật chuyển
đổi từ ngữ liệu.
Các phương pháp máy học ra đời đã đáp ứng được nhu cầu đó. Khối lượng dữ
liệu lớn không còn là một vấn đề trở ngại. Chúng ta cũng có thể lựa chọn phương
pháp máy học phù hợp với loại ngữ liệu, mục đích của công việc, và tận dụng được
tối đa ưu điểm của phương pháp đó. Trong bài toán chuyển đổi cây cú pháp, chúng
em chọn phương pháp học dựa trên sự chuyển trạng thái (Transformation Based
Learrning), gọi tắt là TBL, chúng em xây dựng thuật toán học dựa trên tư tưởng của
thuật toán “TBL nhanh” [16] được cải tiến từ TBL gốc (được trình bày chi tiết trong
chương 3).
Hiệu quả của thuật toán học rút luật chuyển đổi cú pháp không chỉ phụ thuộc
vào tính đúng đắn và hiệu quả của bản thân thuật toán đó mà còn phụ thuộc vào:
chất lượng của bộ phân tích ngữ pháp (cho thông tin cú pháp và từ loại), những
thông tin phân tích phụ khác cho câu tiếng Anh (như vai trò của các thành phần
trong cây cú pháp, ...).
Chương 2 – Các hướng tiếp cận chuyển đổi cấu trúc trong dịch máy
Trang 35
Chương 2
CÁC HƯỚNG TIẾP CẬN CHUYỂN ĐỔI
CẤU TRÚC TRONG DỊCH MÁY
Vấn đề chuyển đổi cấu trúc giữa hai ngôn ngữ trong dịch máy là một trong các
vấn đề cần được quan tâm hàng đầu trong bất kỳ một hệ dịch nào. Nhiều cách tiếp
cận khác nhau đã được đề xuất, trong đó mỗi cách tiếp cận thường sẽ phụ thuộc lớn
vào đặc trưng của cặp ngôn ngữ của hệ thống dịch cũng như các tài nguyên sẵn có
của hai ngôn ngữ nguồn và đích. Trong chương này chúng em sẽ điểm lại một số
hướng tiếp cận chính đã và đang được sử dụng trong các hệ dịch máy trên toàn thế
giới cũng như đánh giá sơ bộ những ưu khuyết điểm của các hướng tiếp cận này.
2.1 Hướng tiếp cận dựa trên luật cố định
Từ những thập niên 60-70, chiến lược dịch máy dựa trên chuyển đổi đã được
quan tâm và đầu tư nghiên cứu. Trong các hệ dịch này, bộ phận chuyển đổi cấu trúc
được đảm nhận bởi các luật chuyển đổi cố định, đảm bảo việc ánh xạ các cấu trúc
cố định từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích. Đây là cách tiếp cận đơn giản nhất
và kết quả đạt được đặt biệt cao đối với những hệ dịch có lĩnh vực dịch hẹp và
chuyên biệt. Các luật chuyển đổi là do con người nghĩ ra và được đưa ra bởi các
chuyên gia ngôn ngữ học sau đó được đưa vào bộ phận chuyển đổi trong hệ dịch.
Đặc tính cơ bản cần được bảo đảm đối với các luật chuyển đổi cố định là chúng cần
phải gắn liền với các luật sinh của văn phạm được sử dụng để phân tích câu trong
ngôn ngữ nguồn.
2.1.1 Cơ chế chuyển đổi của cách tiếp cận dựa trên luật cố định
Giả sử chúng ta xét luật sinh đối với tiếng Anh như sau:
Chương 2 – Các hướng tiếp cận chuyển đổi cấu trúc trong dịch máy
Trang 36
(E) NP → DT JJ NN3
trong đó:
NP là ngữ danh từ (thành tố không kết thúc)
DT là định từ (thành tố kết thúc)
JJ là tính từ (thành tố kết thúc)
NN là danh từ (thành tố kết thúc)
ví dụ danh ngữ tiếng Anh là : a/DT good/JJ book/NN
với tiếng Việt, tính từ bổ nghĩ cho danh từ thường đứng sau danh từ, chính vì vậy để
có thể dịch được danh ngữ trên sang tiếng Việt thì luật sinh phải được viết lại là:
(V) NP → DT NN JJ
sau khi kết hợp với chuyển đổi từ vựng ta có danh ngữ tiếng Việt tương ứng là
một/DT cuốn_sách/NN hay/JJ
Hình 7: Áp dụng luật cố định để thực hiện việc chuyển
đổi cấu trúc
Tuy nhiên đây là cách tiếp cận đơn giản nhất và cho thấy rõ khuyết điểm của
mình khi cần chuyển đổi cấu trúc giữa các luật sinh với nhau, tức là chuyển đổi các
thành phần của luật sinh này với luật sinh khác trong văn phạm của ngôn ngữ
nguồn. Đối với những trường hợp phức tạp này cần có một cơ chế chuyển đổi thích
hợp và uyển chuyển hơn.
3 Các nhãn cho các thành tố không kết thúc và kết thúc được đánh theo bộ nhãn của Penn Tree Bank (tên của kho ngữ liệu
tiếng Anh thông dụng nhất trên thế giới hiện nay) (xem phụ lục 5).
NP
DT JJ NN
a good book
NP
DT NN JJ
một cuốn_sách hay
Chương 2 – Các hướng tiếp cận chuyển đổi cấu trúc trong dịch máy
Trang 37
Xét một phần cây tổng quát như hình bên dưới. Ở đây ngữ tiếng Anh là “a
good type of book”, yêu cầu chuyển đổi sang trật tự từ tiếng Việt phải là “a type
book good (of)” → “một dạng sách hay”. Chúng ta thấy xuất hiện một yêu cầu phải
chuyển bộ phận book/NN là con trực tiếp của thành tố không kết thúc PP sang làm
con trực tiếp của một thành tố không kết thúc khác là NP đồng thời xoá hẳn of/IN.
Hình 8: Một trường hợp chuyển đổi khác nút cha mà luật cố định
không thể thực hiện được. (a) ngữ tiếng Anh gốc; (b) trật tự mới
trong ngữ khi chuyển đổi sang cấu trúc tiếng Việt
Hướng tiếp cận dựa trên luật chuyển đổi cố định cung cấp khả năng chuyển
đổi, chèn, xoá các thành phần của vế phải của cùng một luật sinh trong văn phạm
xác định nhưng không thể mở rộng để áp dụng trong việc chuyển đổi giữa các thành
phần khác cấp hoặc khác cha. Đây là một trong những khuyết điểm chính làm cho
các hệ dịch có bộ phận chuyển đổi cấu trúc theo hướng tiếp cận này nhanh chóng
gặp phải sự hạn chế về mặt thực tiễn. Một khuyết điểm chính nữa của hướng tiếp
cận này là sự không bao quát của tập luật. Để xây dựng được một bộ luật chuyển
đổi cố định từ cây cú pháp nguồn sang cây cú pháp đích người ta phải bỏ ra rất
nhiều công sức và thời gian và phải được xây dựng bởi các chuyên gia ngôn ngữ
học so sánh để đảm bảo cho tập luật đầy đủ và hiệu quả nhất. Tuy nhiên lý do chính
để hướng tiếp cận này không khả thi là do sự xuất hiện của hiện tượng mâu thuẫn
giữa các luật chuyển đổi. Một khi số lượng luật chuyển đổi tăng lên, việc đảm bảo
NP
NP PP
DT JJ NN
a good type
IN NN
of book
NP
NP PP
DT JJ NN
a good type
IN NN
of book
(a) (b)
Chương 2 – Các hướng tiếp cận chuyển đổi cấu trúc trong dịch máy
Trang 38
cho các luật này tương tác được tốt với nhau mà không gây mâu thuẫn là gần như
không thể thực hiện được bởi những đặc trưng hết sức đa dạng của ngôn ngữ.
Hình 9: Khả năng chuyển đổi cú pháp của luật cố định.
R1→R’1: khả thi; R1→R”1: không khả thi
2.1.2 Nhận xét
Chuyển đổi cấu trúc dựa trên luật chuyển đổi cố định là một hướng tiếp cận
mang tính đơn giản và giải quyết được khá nhiều trường hợp phổ biến trong các
ngôn ngữ. Tuy nhiên chất lượng đánh giá trên số lượng lớn các câu tiếng Anh khi
được dịch sang tiếng Việt không cao, điều đó chứng tỏ rằng một giới hạn tiềm ẩn đã
được “định sẵn” cho hướng tiếp cận này. Đặc tính của hệ thống luật được xây dựng
bằng tay có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chuyển đổi như số lượng luật, trật tự
sắp xếp các luật cũng như tính hỗ tương giữa các luật này hoàn toàn là do cảm tính
của người xây dựng. Tuy nhiên điểm mạnh của cách tiếp cận dựa trên luật là cho
phép chúng ta kiểm soát được các cấu trúc đặc thù và hạn chế được sự chuyển đổi
quá tự do. Việc bổ sung luật luôn cần phải được khảo sát cẩn thận và chính xác
tránh xảy ra hiện tượng mâu thuẫn giữa các luật.
R1
N11 N12
N122 N111 N112 N121 N123
R’1
N11 N12
N122 N111 N112 N121 N123
N11 N12
N122 N111 N112 N121N123
Chương 2 – Các hướng tiếp cận chuyển đổi cấu trúc trong dịch máy
Trang 39
2.2 Hướng tiếp cận sử dụng case-frame
Phương pháp chuyển đổi sử dụng cách biểu diễn trung gian case-frame (biểu
diễn khung) đã được ứng dụng cho tiếng Anh-Thổ Nhĩ Kỳ [20].
Trong cách tiếp cận này, câu tiếng Anh được phân tích thành dạng QLF
(Quasi Logical Form) [20], sau đó được chuyển thành biểu diễn trung gian dạng
case-frame. QLF không được chọn làm biểu diễn trung gian cho giai đoạn chuyển
đổi vì nhiều lý do. Trước hết, QLF là một cấu trúc vị từ đối số (predicate-argument),
nó không chứa đựng những chức năng cú pháp của một câu. Thực hiện việc chuyển
đổi cấu trúc trên cách biểu diễn đó hoàn toàn không khả thi. Hơn nữa, sử dụng QLF
làm biểu diễn trung gian sẽ giới hạn khả năng của hệ dịch máy vào bộ phân tích
CLE và do đó hệ thống sẽ chỉ làm việc với ngôn ngữ nguồn là tiếng Anh. Một lý do
khác là thông tin cần thiết cho câu tiếng Thổ trong một QLF rất khó đạt được. Vì
thế, để thực thi một hệ dịch máy có tính uyển chuyển, không phụ thuộc ngôn ngữ
nguồn hay một bộ phân tích nào đó, một cách biểu diễn tổng quát hơn, đó là case-
frame. Case-frame đã được tận dụng như một cách biểu diễn trung gian.
Quá trình chuyển đổi sử dụng case-frame thực chất là một quá trình ánh xạ
tuần tự từ case-frame này sang case-frame kia theo cách thức xây dựng dần. Những
điểm đặc trưng và những mối quan hệ ngữ pháp của case-frame nhập được chuyển
đổi riêng. Sau đó, chúng lại kết hợp với nhau để phát triển thành một case-frame
ngôn ngữ đích. Những luật chuyển đổi có dạng sau (theo ký hiệu ngôn ngữ Prolog):
Rulename (SourceCF, Variable, Checklist) :-
If condition then Variable = TargetCf.
Bước đầu tiên trong giai đoạn chuyển đổi là xác định loại câu nguồn, chẳng
hạn như : câu đơn, câu điều kiện, câu liên hợp, ... Nếu câu là một câu ghép chứa các
mệnh đề độc lập, thì những mệnh đề này được xem xét riêng như từng case-frame
riêng lẻ. Tiếp tục đệ qui, mỗi case-frame này sẽ được phân tích để tạo ra một bản
liệt kê những mục cần kiểm tra (checklist) của câu bao gồm tất cả những thông tin
quan trọng về câu hay mệnh đề.
Chương 2 – Các hướng tiếp cận chuyển đổi cấu trúc trong dịch máy
Trang 40
Các thành tố của khối chuyển đổi chỉ có thể truy xuất một phần nào đó của
case-frame, sau đó, nếu một luật chuyển đổi cần tham khảo đến những tính chất của
một phần ở xa nó trong case-frame, thì những tính chất xác định đó có thể nằm
ngoài phạm vi truy xuất của nó. Để giải quyết vấn đề này, ở mức chiếu cực đại,
thông tin quan trọng có thể đòi hỏi bới việc chuyển đổi từ vựng cấu trúc và phức
hợp được lưu lại trong một bản liệt kê những mục cần kiểm tra. Khi tiến trình
chuyển đổi tiếp tục thực hiện, bản liệt kê này được tham chiếu đến để hạn chế việc
dịch mặc định và kiểm soát những ngoại lệ.
Có 3 loại bản liệt kê các mục cần kiểm tra được sử dụng trong suốt quá trình
chuyển đổi, đó là bản liệt kê cấp độ câu, động từ, và danh ngữ. Bản liệt kê câu có
thể được truy xuất tới từ bất cứ đâu trong khối chuyển đổi, trong khi đó bản liệt kê
động từ và danh ngữ được sử dụng cho chuyển đổi động từ và danh ngữ.
2.2.1 Chuyển đổi các thông tin cấp độ câu
Bảng liệt kê những mục kiểm tra của câu không chỉ bao gồm những thuộc tính
thể hiện trong case-frame chẳng hạn như cách (mood), thể (voice) và động từ (chỉ
những động từ đòi hỏi chuyển đổi phức tạp) của câu, mà còn chứa những thông tin
dẫn xuất sẽ được thêm vào case-frame của tiếng Thổ. Những thông tin dẫn xuất là
loại mệnh đề Thổ được quyết định từ động từ nguồn, loại bổ ngữ của câu nếu có, và
thuộc tính hành động nói dẫn xuất từ thông tin về thì và thể.
Theo sự phát triển của bản liệt kê các mục cần kiểm tra câu, khối chuyển đổi
bắt đầu xây dựng cấu trúc case-frame tiếng Thổ theo cách từ trên xuống. Đầu tiên,
những thông tin mới, s-form và loại mệnh đề được lấy từ bản liệt kê các mục cần
kiểm tra và được chèn vào biểu diễn trung gian. Nếu câu được xử lý có một thuộc
tính đặc trưng, thì quan hệ giữa đối tượng vị từ với chủ từ được xác lập.
Ví dụ:
Biểu diễn case-frame tiếng Anh
Chương 2 – Các hướng tiếp cận chuyển đổi cấu trúc trong dịch máy
Trang 41
OfCodefile_Piece#arguments
inpform
pparg2
ationn_Specificdescriptio#subj
pp_bebe
arguments
to_beverb
activevoice
edeclarativmood
Biểu diễn case-frame tiếng Thổ
−
−
−
dosya#objpred
tanim#subject
arguments
to_be#verb
activevoice
edeclarativactspeech
at_locrel
attributeeclause_typ
finiteforms
Sau khi thêm thông tin mới, mỗi khe của case-frame nguồn được xử lý và ánh
xạ vào case-frame của ngôn ngữ đích, tiến trình ánh xạ thực hiện tuần tự như sau:
- thông tin câu,
- ngữ động từ
- định ngữ, bổ ngữ
- đối số
2.2.2 Chuyển đổi ngữ động từ
Chuyển đổi động từ được bắt đầu sau khi bản liệt kê các mục cần kiểm tra
động từ đã được tạo xong bao gồm những thuộc tính của động từ như: thì, dạng
khiếm khuyết, hoàn thành và tiếp diễn. Một trong những vẫn đề cần giải quyết trong
quá trình chuyển đổi ngữ động từ là ánh xạ thì và những thông tin cụ thể. Ánh xạ
này được con người xây dựng dựa vào sự so sánh giữa hai ngôn ngữ. Thì, lĩnh vực,
Chương 2 – Các hướng tiếp cận chuyển đổi cấu trúc trong dịch máy
Trang 42
tính khiếm khuyết và thể của động từ cùng với cách nói của câu nguồn sẽ được ánh
xạ sử dụng thuộc tính của động từ nguồn về thì, hoàn thành, tiếp diễn và tính khiếm
khuyết. Trong một số trường hợp, không có sự tương ứng một - một giữa thì và
thông tin riêng biệt giữa tiếng Anh và tiếng Thổ. Khi đó, sẽ chọn cách ánh xạ phù
hợp nhất để phản ánh mục đích sử dụng của động từ. Một số động từ cần sự chuyển
đổi rất phức tạp.
2.2.3 Sự chuyển đổi của định ngữ, bổ ngữ
Đối với mỗi bổ ngữ trong case-frame nguồn, bước đầu tiên là xác định xem
cách dịch tiếng Thổ tương ứng sẽ ở vị trí đối số hay vị trí bổ ngữ.
Sau khi các định ngữ, bổ ngữ được ánh xạ vào đối số được rút ra từ danh
sách các bổ ngữ, những item còn lại sẽ được chuyển đổi dựa vào loại của chúng.
Từ chính trong bổ ngữ có dạng ngữ giới từ sẽ xác định loại bổ ngữ mà mệnh
đề sẽ ánh xạ tới. Phần ngữ danh từ được rút ra và ánh xạ riêng.
Vidụ:
Before you use the program, read the file.
Once program- ACC kullan- INF-ABL oku-IMP-PERS dosya-ACC
“Programi kullanmadan once dosyayi okuyun.”
Biểu diễn case-frame tiếng Anh
[ ]
file#objarguments
program#obj
you#verb
args
use#verb
activevoice
edeclarativmood
arg
beforepform
ppadjuncts
read#verb
activevoice
imperativemood
Biểu diễn case-frame tiếng Thổ
Chương 2 – Các hướng tiếp cận chuyển đổi cấu trúc trong dịch máy
Trang 43
−
−
−
−
−
−−
−
−
−
dosya#objdir
siz#subject
arguments
program#objdir
siz#subj
arguments
kullan#verb
activevoice
edeclarativartspeech
epredicativtypeclause
adverbialforms
argument
eventbeforetypeadv
timeadjuncts
oku#verb
activevoice
imperativeactspeech
epredicativtypeclause
finiteforms
2.2.4 Tự điển chuyển đổi
Các mục trong tự điển Chuyển đổi được chia thành các loại:
- Động từ
- Danh từ
- Tính từ
- Trạng từ
- Những từ khác
Mỗi động từ trong tự điển đi kèm với từ gốc, nghĩa logic và nghĩa tiếng Thổ
tương ứng. Tương tự, thông tin hình thái như động từ có được dẫn xuất từ một từ
gốc khác hay không, loại từ của từ gốc và loại tiền tố đều được bao gồm trong tự
điển này. Thành phần cuối cùng là thông tin về phân loại mịn hơn thể hiện chức
năng ngữ pháp của nhóm danh từ cần thiết cho một động từ nào đó.
Động từ cần chuyển đổi phức tạp cũng được biểu diễn nguyên dạng trong tự
điển chuyển đổi. Khác những động từ khác, những động từ này không được phân
Chương 2 – Các hướng tiếp cận chuyển đổi cấu trúc trong dịch máy
Trang 44
tích bởi khối phân tích, chúng được đưa vào những luật chuyển đổi phức tạp dành
chuyển đổi riêng cho những động từ đặc biệt.
Những danh từ bao gồm thông tin : từ gốc, mặt nghĩa và từ tiếng Thổ tương
ứng, kèm theo thuộc tính về sự tương hợp với động từ. Các thành phần đặc biệt đi
kèm với danh từ đó cũng được lưu trong tự điển.
Các mục từ còn lại trong tự điển là định từ, lượng từ đi kèm với từ tiếng Thổ
tương ứng.
2.2.5 Nhận xét
Cách tiếp cận này đòi hỏi câu trong ngôn ngữ nguồn phải được phân tích khá
chi tiết về mặt cấu trúc lẫn ngữ nghĩa. Giai đoạn chuyển đổi chỉ đơn giản là tra tự
điển để ánh xạ dần từng cấu trúc thành phần. Cách làm này khiến cho câu dịch tạo
ra rất tự nhiên và hay. Tuy nhiên nó có nhiều bất lợi. Trước tiên là vấn đề xây dựng
hoặc tìm ra một bộ phân tích ngôn ngữ nguồn cho kết quả dạng QLF chi tiết và
chính xác cao. Thứ hai là việc ánh xạ case-frame từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ
đích. Công trình trên cũng được tác giả thừa nhận là các trường hợp chuyển đổi chỉ
giới hạn trong những dạng case-frame được xây dựng, muốn dịch được nhiều dạng
câu và dạng ngữ hơn thì cần phải mở rộng từ điển và tập luật chuyển đổi dạng case-
frame. Khả năng xây dựng đầy đủ bộ case-frame phức tạp như vậy cho một ngôn
ngữ tự nhiên vượt quá khả năng con người.
2.3 Hướng tiếp cận sử dụng TAG đồng bộ (STAG)
Phương pháp TAG đồng bộ được gọi tắt là STAG (Synchronous Tree
Adjoining Grammar) [18] là phương pháp chuyển đổi dựa trên các cây sơ cấp của
văn phạm TAG [19]. Để có thể đi vào hướng tiếp cận sử dụng TAG đồng bộ, trước
hết chúng em sẽ trình bày tóm lượt một số khái niệm chính trong văn phạm TAG để
rồi từ đó đi vào STAG.
Chương 2 – Các hướng tiếp cận chuyển đổi cấu trúc trong dịch máy
Trang 45
2.3.1 Văn phạm TAG
Văn phạm TAG là sự hợp thành của năm thành phần: TAG={N, ∑, I, A, S},
trong đó
N là tập hữu hạn các thành tố không kết thúc (non-terminal)
¾ Là tập hữu hạn các thành tố kết thúc (terminal)
I là tập hữu hạn các cây khởi tạo, các cây khởi tạo có các đặc điểm sau:
¾ Mọi nút là của cây được đánh nhãn là một thành tố kết thúc, hoặc thành
tố không kết thúc. Mọi thành tố không kết thúc đều được đánh dấu cho
sự thay thế (substitution), việc đánh dấu này được ký hiệu trên cây bằng
một dấu mũi tên xuống.
¾ Mọi nút không là nút lá được đánh nhãn là thành tố không kết thúc.
A là tập hữu hạn các cây phụ trợ (auxiliary tree), các cây phụ trợ có các
đặc điểm sau:
¾ Mọi nút lá của cây được đánh nhãn là một thành tố kết thúc, hoặc thành
tố không kết thúc. Mọi thành tố không kết thúc đều được đánh dấu cho
sự thay thế ngoại trừ một nút, được gọi là foot-node. Nhãn của foot-
node phải trùng với nhãn của nút gốc. Foot-node được ký hiệu trên cây
bằng một dấu sao (*).
¾ Mọi nút không là nút lá được đánh nhãn là thành tố không kết thúc.
S là thành tố khởi đầu (thành tố nguyên thủy) của câu.
Tập hợp mọi cây trong I ∪ A được gọi là tập hợp các cây sơ cấp (elementary
tree). Một cây sơ cấp được gọi là cây sơ cấp X nếu nút gốc của nó được đánh nhãn
bằng một thành tố không kết thúc X.
Chương 2 – Các hướng tiếp cận chuyển đổi cấu trúc trong dịch máy
Trang 46
Hình 10: Giản đồ cây khởi tạo và cây phụ trợ của TAG
Một cây được tạo thành từ sự kết hợp của những cây khác gọi là cây dẫn xuất
(derived tree). Cây dẫn xuất được tạo thành từ những cây khác bằng hai tác tố: tác
tố kết hợp (adjoining) và tác tố thay thế (substitution).
Tác tố kết hợp: thực hiện việc kết hợp một cây phụ trợ vào một nút trong
của một cây dẫn xuất. Tác tố kết hợp là tác tố giữ vai trò quan trọng trong
TAG
X Z
Z*
Các thành tố kết thúc hoặc
các nút thay thế
foot-node
Cây khởi tạo Cây phụ trợ
Chương 2 – Các hướng tiếp cận chuyển đổi cấu trúc trong dịch máy
Trang 47
Hình 11: Tác tố kết hợp
Tác tố thay thế tạo cây dẫn xuất bằng cách thay thế mút được đánh dấu
thay thế bằng một cây khởi tạo tương ứng, cây khởi tạo này phải có nút
gốc được đánh nhãn của nút được đánh dấu thay thế.
X
Y X
X*
X
X
Y
S
NP0↓ VP
V NP1↓
won have
VP
V VP*
S
NP0↓
VP
V NP1↓
won
have
VP
V
Chương 2 – Các hướng tiếp cận chuyển đổi cấu trúc trong dịch máy
Trang 48
Hình 12: Tác tố thay thế
TAG mô tả cú pháp của cây bằng sự kết hợp các cây sơ cấp để tạo thành cây
cú pháp. Với tổ chức của TAG, cây kết quả sẽ không mang đầy đủ các thông tin lưu
lại quá trình hình thành nên nó. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta không thê biết
được cây kết quả được tạo thành từ bao nhiêu cây sơ cấp và các cây đó là những cây
nào cũng như các cây đó được kết hợp với nhau tại những nút nào. Để giải quyết
vấn đề này, khái niệm cây dẫn xuất (derivation tree) được định nghĩa như một đối
tượng xác định cách duy nhất một cây kết quả được tạo thành, cho phép xem xét và
lưu giữ mọi thông tin về sự kết hợp và thay thế trong một sự dẫn xuất TAG.
Gọi T là cây mô tả sự dẫn xuất thì cây T có dạng như sau:
X↓
Y X
X
Y
S
NP0↓ VP
V NP1↓
won prize
NP
D↓ N
S
NP0↓
NP
D↓ N
prize
won
VP
V
Chương 2 – Các hướng tiếp cận chuyển đổi cấu trúc trong dịch máy
Trang 49
Nút gốc của T được đánh nhãn là cây khởi tạo với yếu tố nguyên thủy S.
Tất cả các nút trong cây dẫn xuất được đánh nhãn là cây phụ trợ nếu tác tố
kết hợp được sử dụng.
Tất cả các nút trong cây dẫn xuất được đánh nhãn là cây khởi tạo nếu tác tố
thay thế được sử dụng.
Mỗi nút trên T sẽ được gán một địa chỉ (trừ nút gốc). Địa chỉ này chính là
địa chỉ của nút trong cây cha mà có tác tố kết hợp hoặc thay thế được thực
hiện. Các địa chỉ của mọi nút trong T là phân biệt.
2.3.2 TAG đồng bộ (STAG)
2.3.2.1 Khái niệm TAG đồng bộ
TAG đồng bộ là một biến thể của văn phạm TAG, được sử dụng để mô tả sự
tương ứng giữa các ngôn ngữ có cấu trúc cây kết hợp khả thi. STAG có thể được sử
dụng để liên kết các cây sơ cấp của hai ngôn ngữ khác nhau nhằm mục đích chuyển
đổi về cấu trúc từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích (và có thể ngược lại) trong
các mô hình dịch máy [18], hoặc nó cũng có thể được sử dụng để liên kết một cây
cú pháp TAG với một cây ngữ nghĩa TAG cho cùng một ngôn ngữ [18] nhằm mục
đích phát sinh hoặc phân tích ngữ nghĩa. Ở đây chúng em chỉ muốn đề cập đến khả
năng chuyển đổi cấu trúc của STAG.
2.3.2.2 Cơ chế chuyển đổi cấu trúc của TAG đồng bộ
Giả sử chúng ta đang xét sự chuyển đổi đồng bộ giữa cấu trúc tiếng Anh và
cấu trúc tiếng Pháp. Tạm gọi tiếng Anh là ngôn ngữ nguồn và tiếng Pháp là ngôn
ngữ đích (mặc dù với cách tiếp cận này có thể thực hiện được việc chuyển đổi ở cả
hai chiều). Xét câu tiếng Anh “Apparently, John misses Mary” 4. Đầu tiên, câu ở
ngôn ngữ nguồn sẽ được phân tích cú pháp dựa trên văn phạm của ngôn ngữ nguồn
(ở đây là tiếng Anh). Mỗi cây sơ cấp trong cây dẫn xuất nguồn sau đó được ánh xạ
4 “Bỗng nhiên John nhớ Mary”
Chương 2 – Các hướng tiếp cận chuyển đổi cấu trúc trong dịch máy
Trang 50
đến một cây sơ cấp tương ứng bằng cách tra trong tự điển các cây chuyển đổi. Câu
đích sẽ được xác định từ cây dẫn xuất đích vừa được tạo ra.
Hình 7 minh hoạ một số mẫu cây sơ cấp trong tự điển chuyển đổi cây.
Tự điển cây chuyển đổi chứa những cặp cây tương ứng đôi một giữa ngôn ngữ
nguồn và ngôn ngữ đích. Mỗi cây là một phân mảnh của các cấu trúc trong một
ngôn ngữ cụ thể (nên được gọi là cây sơ cấp). Giữa một cặp cây sơ cấp, các nút trên
cây có thể được liên kết với nhau quy định trật tự đúng của chúng trong ngôn ngữ
còn lại.
Hình 13: Một số mẫu cây sơ cấp trong tự điển chuyển
đổi cây Anh-Pháp
S
Adv S*
apparently apparement
S
Adv S*
S S
NP0↓ VP
V NP1↓
NP0↓ VP
V
NP1↓
PP
P
à
misses manque
NP
John
NP
John
NP
Mary
NP
Mary
(α) (β)
(δ)
(ψ)
Chương 2 – Các hướng tiếp cận chuyển đổi cấu trúc trong dịch máy
Trang 51
Chúng ta bắt đầu đi từ cặp cây ψ . Trên cặp cây này ta thấy có 3 mối liên kết
được thể hiện các bằng đường nối không liền nét. Xét mối liên kết giữa thành tố
không kết thúc NP0↓ (cây tiếng Anh) NP1↓ (cây tiếng Pháp), ta sử dụng cặp cây α
để tiến hành tác tố thay thế (theo trật tự từ tiếng Anh thì John sẽ được liên kết đầu
tiên). Sau khi liên kết cặp α vào cặp cây gốc ψ, chúng ta được cây dẫn xuất α1.
Bước tiếp theo, cặp cây β sẽ được nhúng vào α1 để tạo nên cây dẫn xuất α2.
S S
VP
V NP1↓
NP0↓ VP
V PP
P
à
misses manque
NP
John
NP
John
(α1)
Chương 2 – Các hướng tiếp cận chuyển đổi cấu trúc trong dịch máy
Trang 52
Kết quả của cây dẫn xuất α2 cho phép chúng ta dịch câu tiếng Anh
“Apparently, John missed Mary” sang câu tiếng Pháp tương ứng là “Apparement,
Mary manque à John”.
2.3.3 Nhận xét
2.3.3.1 Ưu điểm
TAG là một mô hình văn phạm mạnh mẽ, được sử dụng để làm nền tảng
cho STAG.
Các cặp cây sử dụng trong STAG giàu thông tin và đảm bảo tính đúng đắn
về mặt ngôn ngữ học (được các chuyên gia ngôn ngữ học xây dựng).
Không xảy ra mâu thuẫn trong quá trình chuyển đổi cây cú pháp.
STAG giải quyết tốt các cấu trúc chìm của câu trong hai ngôn ngữ thông
qua các mối liên kết.
(α2)
S S
VP
V NP
NP VP
V PP
P
à
misses manque
NP
John
NP
John
Mary
Mary
Chương 2 – Các hướng tiếp cận chuyển đổi cấu trúc trong dịch máy
Trang 53
2.3.3.2 Khuyết điểm
Hai từ điển cây sơ cấp của cả hai ngôn ngữ phải sẵn có, từ đó mới có thể sử
dụng các phương pháp máy học để rút ra các luật tạo các liên kết giữa các
cây sơ cấp.
Việc xây dựng tự điển cây sơ cấp của các ngôn ngữ là một vấn đề lớn và
phải được thực hiện bởi các nhà ngôn ngữ học. Thời gian và công sức để
xây dựng các tự điển này là rất lớn và không phải ngôn ngữ nào cũng sẵn
có để có thể sử dụng.
2.4 Cách tiếp cận phân tích ngữ pháp song song
2.4.1 Ngữ pháp chuyển dịch đảo có thống kê (SITG)
Ngữ pháp chuyển dịch đảo là ngữ pháp được dùng để mô tả một cặp ngôn ngữ
có quan hệ tương quan về cấu trúc. Đặc điểm hữu ích nhất của loại ngữ pháp này ở
tính chất sinh chuyển đổi, có nghĩa là sẽ có hai dòng kết xuất tương ứng với hai
ngôn ngữ.
Văn phạm chuyển dịch đảo đơn giản là một trường hợp giới hạn của ngữ pháp
chuyển dịch đảo có tính chất hướng cú pháp và phi ngữ cảnh. Ở đây, ta chỉ quan
tâm đến tính phi ngữ cảnh, trái với tính chất trạng thái hữu hạn (finite-state) vì mục
đích chủ yếu là tìm ra một mô hình có thể áp dụng cho nhiều ngôn ngữ, không
hướng đến tri thức về cấu trúc của bất kỳ một ngôn ngữ nào.
Tuy nhiên , ngữ pháp chuyển dịch đơn giản không hoàn hảo, bởi vì nó đòi hỏi
hai ngôn ngữ phải có cấu trúc ngữ pháp giống hệt nhau, điều này hầu như không
xảy ra trong thực tế. Mô hình ngữ pháp chuyển dịch đảo (ITG - Inversion
Transduction Grammars) là một mở rộng của ngữ pháp chuyển dịch đơn giản; nó
tăng khả năng sinh của luật. Kết quả của ngữ pháp chuyển dịch đảo cũng giống như
trong ngữ pháp chuyển dịch đơn giản, chỉ khác ở chỗ trật tự từ có thể được tính theo
một trong hai hướng, không nhất thiết chỉ một hướng từ trái sang phải. Toán tử [ ]
cho trật tự kết hợp bình thường ở cả hai chuỗi xuất, khi đó [AB] sinh ra cặp chuỗi
Chương 2 – Các hướng tiếp cận chuyển đổi cấu trúc trong dịch máy
Trang 54
(C1,C2) với C1 = A1B1và C2 = A2B2 . Còn toán tử 〈 〉 kết hợp các thành phần trong
chuỗi xuất 1 theo trật tự bình thường, và đảo trật tự các thành phần trong chuỗi xuất
2, khi đó C1 = A1B1 nhưng C2 = B2A2.
Văn phạm chuyển dịch đảo được biểu thị bởi G=(N,W1,W2,R,S), trong đó N là
tập hợp hữu hạn các thành tố không kết thúc, W1 là tập hợp hữu hạn các từ vựng của
ngôn ngữ 1, W2 là tập hợp hữu hạn các từ vựng của ngôn ngữ 2, không gian các cặp
từ X=(W1∪{ε})×(W2∪{ε}) chứa những cặp dịch tự điển x/y và những từ đơn độc x/ε
hay y/ε, trong đó x∈W1 và y∈W2. Kết quả có trật tự bình thường được viết ở dạng
A→[a1a2 … ar], và nếu có trật tự đảo ngược được viết dạng A→〈a1a2 … ar〉 với ai
∈N∪X và r là bậc của kết quả. Tập hợp những chuyển đổi được sinh ra bởi G được
ký hiệu là T(G). Tập hợp các chuỗi được sinh ra bởi G trong ngôn ngữ thứ nhất và
thứ hai được ký hiệu tương ứng là L1(G) và L2(G).
Văn phạm chuyển dịch đảo có thống kê (SITG) gắn mỗi luật ngữ pháp với một
xác suất. Theo qui định chuẩn, a và b được dùng để ký hiệu xác suất cho các luật cú
pháp và từ vựng tương ứng. Ví dụ, xác suất của luật NN
4.0→ [A N] là 4.0=→ANNNa .
Xác suất của một luật từ vựng A
001.0→ x/y là ( ) 001.0, =yxbA . W1, W2 là kích thước từ
vựng của 2 ngôn ngữ, và N={A1, ... ,AN} là tập hợp các thành tố không kết thúc với
chỉ số 1, … , N. Với mọi i , Ni ≤≤1 , xác suất sử dụng phải thoả điều kiện :
( ) ( )∑ ∑
≤≤
≤≤
≤≤
→→ =++
Nkj
wy
wx
ijkijki yxbaa
,1
1
1
][
2
1
1,
Chương 2 – Các hướng tiếp cận chuyển đổi cấu trúc trong dịch máy
Trang 55
Hình 14: Cây phân tích ngữ pháp chuyển dịch đảo. Các
mũi tên chỉ ra hai thành phần chuyển đổi trật tự cho nhau.5
Ví dụ như cây phân tích ngữ pháp chuyển dịch đảo như trong hình 8 xác định
cặp câu Anh - Việt tương ứng là:
(E) The young boy very quickly catchs his ball.
(V) Cậu con trai trẻ bắt quả banh của cậu ấy rất nhanh.
Biểu diễn dưới dạng ngoặc:
[[The NP]NP <[very/rất quickly/nhanh]AVP
[catch/bắt NP]VP>VP]SP ./•]S
2.4.2 Thuật toán phân tích cú pháp song song với SITG
Thuật toán này sẽ tính toán để chọn ra một cách phân tích cú pháp tốt nhất cho
một cặp câu, sử dụng phương pháp quy hoạch động. Trong phân tích cú pháp song
ngữ, cũng như trong phân tích cú pháp đơn ngữ, tính xác suất cho ngữ pháp cho
5 Tiếng Việt được sử dụng trong minh hoạ để dễ hiểu thay vì tiếng Hoa.
NP VP
S
SP . / •
NP
ball / quả banh
The / ε
NP
VP AVP
young / trẻ boy / cậu con trai very / rất quickly / nhanh catchs / bắt
his / cậu ấy
Chương 2 – Các hướng tiếp cận chuyển đổi cấu trúc trong dịch máy
Trang 56
phép giải quyết các nhập nhằng bằng cách chọn cách phân tích có khả năng cao
nhất.
Gọi câu tiếng Anh là e1,…,eX và câu đầu vào tương ứng là v1,…,vY. Chuỗi các
từ es+1, es+2,...,et được viết tắt là es..t và tương tự cho vu..v; es..s=ε là chuỗi rỗng. Người
ta sử dụng một bộ 4 có dạng q=(s,t,u,v) để xác định các nút của cây phân tích ngữ
pháp, trong đó các chuỗi con es..t và vu..v đều có được từ nút q. Ký hiệu nhãn không
kết thúc trên q bằng )(ql . Khi đó, với mỗi nút q=(s,t,u,v), có định nghĩa sau:
[max)()( Pii
qofsubtreesstuvq
== δδ subtrees of q, ∗⇒= iiq ,)(l es..t / vu..v]
là xác suất lớn nhất của bất kỳ kết quả sinh từ bước i được phân tích cú pháp thành
công ở es..t và vu..v. Cách phân tích cú pháp tốt nhất của một cặp câu sẽ có xác suất
là )S(,0,,0 YXδ .
Thuật toán tính )S(,0,,0 YXδ sử dụng phép truy hồi sau đây, trong đó điều kiện
(S-s)(t-S) + (U-u)(v-U)≠ 0 , điều kiện này xác định rằng chuỗi con trong một ngôn
ngữ có thể chia thành một chuỗi rỗng ε và chính nó hay không; đây là điểm dừng
cho đệ qui, nhưng vẫn cho phép các từ không được liên kết trong ngôn ngữ còn lại
được ánh xạ đến ε.
Bước 1: Khởi tạo
( )vtivvtt bi / ve)(,1,,1 =−−δ ,
≤≤
≤≤
Yv
Xt
1
1
(1)
( )εδ /e)(,,,1 tivvtt bi =− ,
≤≤
≤≤
Yv
Xt
0
1
(2)
( )vivvtt bi v/)(,1,, εδ =− ,
≤≤
≤≤
Yv
Xt
1
0
(3)
Bước 2: Đệ qui
Với mọi i,s,t,u,v sao cho
>−+−
≤≤≤
≤≤≤
≤≤
2
0
0
1
vust
Yvu
Xts
Ni
Chương 2 – Các hướng tiếp cận chuyển đổi cấu trúc trong dịch máy
Trang 57
)](),(max[)( ][ iii stuvstuvstuv
〉〈= δδδ
<〉〈
≥= 〉〈
〉〈
)()(
)()([]
)( ][
][
iikhi
iikhi
i
stuvstuv
stuvstuv
stuv δδ
δδθ
Trong đó:
)()(max)( ][
0))(())((
1
1
][ kjai StUvsSuUjki
UvuUStsS
vUu
tSs
Nk
Njstuv
δδδ →
≠−−+−− ≤≤
≤≤ ≤≤
≤≤
=
)()(maxarg
)(
)(
)(
)(
][
0))(())((
1
1
][
][
][
][
kja
i
i
i
i
StUvsSuUjki
UvuUStsS
vUu
tSs
Nk
Nj
stuv
stuv
stuv
stuv
δδ
υ
σ
κ
ι
→
≠−−+−− ≤≤
≤≤ ≤≤
≤≤
=
và
)()(max)(
0))(())((
1
1
kjai StUvsSuUjki
UvuUStsS
vUu
tSs
Nk
Njstuv
δδδ 〉〈→
≠−−+−− ≤≤
≤≤ ≤≤
≤≤
〉〈 =
)()(maxarg
)(
)(
)(
)(
0))(())((
1
1
kja
i
i
i
i
StUvsSuUjki
UvuUStsS
vUu
tSs
Nk
Nj
stuv
stuv
stuv
stuv
δδ
υ
σ
κ
ι
〉〈→
≠−−+−− ≤≤
≤≤ ≤≤
≤≤
〉〈
〉〈
〉〈
〉〈
=
Bước 3: Xây dựng lại
Khởi tạo cây cú pháp rỗng chỉ có một nút gốc là q1=(0,X,0,Y) với nhãn không
kết thúc và S)( 1 =ql . Các nút con của cây cú pháp tối ưu q=(s,t,u,v) được lấy đệ qui:
2,))((
2],[))((
2
khi
khi
khi
))),(()),((,(
)))((,)),((,(
NIL
)(LEFT ][][
>−+−〉〈=
>−+−=
≤−+−
=
〉〈〉〈 uvstq
uvstq
uvst
vqqs
quqsq
q
q
qq
qq
l
l
ll
ll
θ
θ
υσ
υσ
2,))((
2],[))((
2
khi
khi
khi
)))((,,)),(((
))),((,)),(((
NIL
)(RIGHT ][][
>−+−〉〈=
>−+−=
≤−+−
=
〉〈〉〈 uvstq
uvstq
uvst
qutq
vqtqq
q
q
qq
qq
l
l
ll
ll
θ
θ
υσ
υσ
))(())((LEFT ))(( qq qq q ll
lθι=
))(())((RIGHT ))(( qq qq q ll
lθκ=
Chương 2 – Các hướng tiếp cận chuyển đổi cấu trúc trong dịch máy
Trang 58
Độ phức tạp của thuật toán này trong trường hợp tổng quát là )( 333 YXNΘ ,
trong đó N là số lượng nhãn không kết thúc phân biệt và X và Y là chiều dài của 2
câu tiếng Anh và tiếng Việt tính bằng đơn vị từ.
2.4.3 Đánh nhãn cấu trúc
Đánh nhãn cấu trúc (bracket) là một hình thức đánh dấu ngữ liệu trung gian,
hữu ích trong trường hợp không có sẵn cách phân tích cú pháp như tiếng Việt.
Những thuật toán đánh nhãn cấu trúc tự động trước đây thực hiện trên văn bản đơn
ngữ và do đó đòi hỏi nhiều luật ngữ pháp hơn.
Dựa trên SITG và sử dụng sự tương ứng từ vựng giữa những câu song song có
thể rút ra thông tin dùng để đánh cấu trúc từng phần ở cả hai câu. Văn phạm chuyển
dịch được sử dụng chỉ chứa một ký hiệu thành tố không kết thúc duy nhất A, được
viết lại theo kiểu đệ qui dưới dạng một cặp A hay một cặp thành tố kết thúc :
A
a→ [ ]AA , A AAa→
A
ijb→ui/v với mọi cách dịch tự điển Anh – Việt i,j
A
εib→ui/ε với mọi từ vựng tiếng Anh i
A
jbε→ ε /vj với mọi từ vựng tiếng Việt j
Phân phối bij thực sự mã hoá từ điển dịch với các độ xác suất trên mỗi cặp
dịch có thể. Bộ phân tích cú pháp sẽ chọn cây phân tích cú pháp đáp ứng tốt nhất
những cách dịch từ điển đã được kết hợp, thể hiện bởi xác suất bij .
2.4.4 Chuyển đổi cây cú pháp song song cho cả hai ngôn ngữ
2.4.4.1 Quan hệ giữa phân tích cú pháp đơn ngữ và vấn đề chuyển đổi cây cú
pháp
Lưu ý rằng cây cú pháp tiếng Anh đã xác định điểm chia S để ngắt e0..X thành
2 cây con thành phần e0..S và eS..X tương ứng, cùng với nhãn thành tố không kết thúc
j và k cho mỗi cây. Áp dụng đệ qui cho mỗi cây con. Chuyển S, j và k thành những
Chương 2 – Các hướng tiếp cận chuyển đổi cấu trúc trong dịch máy
Trang 59
hàm quyết định trong thành phần cấu tạo tiếng Anh, viết là stS , stj và stk biểu diễn
cho điểm chia và nhãn của cây con cho những thành phần es..t. Thuật toán có thể
được đơn giản hoá thành thuật toán phân tích cú pháp sau :
Bước 1 : Đệ qui
Đối với tất cả các thành phần trong câu tiếng Anh es..t và với mọi i,u,v
thoả
≤<≤
<<
Yvu
Ni
0
1
gán :
[ ] [ ] ( ) )(max)( ,,, staUuSskjivUustuv kai UÙtststst δδ →≤≤=
[ ] )(maxarg)( ,,,, stjUuSs
vUu
stuv kiv ststδ≤≤=
[ ] ( ) )(max)( ,,, staUuSskjivUustuv kai UÙtststst δδ →≤≤=
)(maxarg)( ,,,, stjUuSs
vUu
stuv kiv ststδ≤≤=
Bước 2 : Xây dựng lại
[ ] [ ]
=
==
))(())),((,,(
))(()))((,,,(
)(
qifvqvSs
qifqvuSs
qLEFT
qqst
qqst
ll
ll
θ
θ
[ ] [ ]
=
==
))(()))((,,(
))(())),((,,(
)(
qifqvtS
qifvqvtS
qRIGHT
qqst
qqst
ll
ll
θ
θ
stjqLEFT =))((l
stkqRIGHT =))((l
Độ phức tạp cho thuật toán này so với thuật toán gốc đã giảm từ
)( 333 YXNΘ xuống còn )( 3XYΘ
2.4.5 Nhận xét
2.4.5.1 Ưu điểm
Đầu vào của thuật toán SITG chỉ đơn giản là ngữ liệu song ngữ (không cần
đánh nhãn liên kết cũng như nhãn chuyển đổi)
Chương 2 – Các hướng tiếp cận chuyển đổi cấu trúc trong dịch máy
Trang 60
Uyển chuyển trong việc biểu diễn mọi cấu trúc chuyển đổi trật tự đối với
mọi cặp ngôn ngữ.
SITG có nền tảng lý thuyết chặt chẽ, đảm bảo tính đúng đắn và mạnh mẽ.
2.4.5.2 Khuyết điểm
Chất lượng của kết quả chuyển đổi cấu trúc không cao qua thực nghiệm.
Mặc dù ngữ liệu học không cần được gán nhãn bởi con người (là một ưu
điểm lớn) thì cách tiếp cận này lại có chất lượng không đáp ứng được yêu
cầu về mặt chất lượng chuyển đổi [14].
2.5 Cách tiếp cận dựa trên cấu trúc vị từ - đối số
Cách tiếp cận này dựa trên các nguyên tắc để thực hiện việc ánh xạ các các
trúc nhất định từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích. Các nguyên tắc này được thể
hiện thông qua các cấu trúc vị từ - đối số được xây dựng dựa trên các quy luật về
trật tự các thành phần trong câu [11]. Cấu trúc vị từ đối số sẽ đưa động từ (chính)
làm trung tâm để từ đó hình thành câu hoàn chỉnh bằng cách đưa các thành phần
trong câu của ngôn ngữ nguồn vào đúng vị trí của nó trong câu ở ngôn ngữ đích.
2.5.1 Rút trích các cấu trúc vị từ - đối số
Theo cách tiếp cận này, giai đoạn phân tích sẽ đóng vai trò quan trọng trong
việc xác định cấu trúc vị từ - đối số của câu. Xác suất P(PAs|Cs, Ws) được sử dụng
để mô tả khả năng cấu trúc phù hợp với các thành phần của câu đã tồn tại. Tuy
nhiên với cách tiếp cận dựa trên cấu trúc vị từ - đối số đơn giản, xác suất này được
thể hiện trong các luật cấu trúc cụ thể. Các cấu trúc được xác định ở bước phân tích
dựa trên chuỗi các ngữ và thông tin về từ trong câu. Hướng tiếp cận dựa trên cấu
trúc vị từ - đối số được hai tác giả K.H.Chen và H.H.Chen đựa vào mô hình hệ dịch
dựa trên phương pháp lai của mình năm 1996. Trong công trình này hai ông đã đưa
ra hai mươi ba cấu trúc chính của tiếng Hoa như sau:
Chương 2 – Các hướng tiếp cận chuyển đổi cấu trúc trong dịch máy
Trang 61
Dạng Cấu trúc vị từ - đối số Dạng Cấu trúc vị từ - đối số
Cna Complex-trans. verb+noun+adj. Tf Transitive verb + finite that-
clause
Cnn/a Complex-trans.
verb+noun+as+noun (adj.)
Tg Transitive verb + -ing form
Dnf Double-trans. verb+noun+finite
that-clause
Tnp Transitive verb + noun +
particle
Dnw Double-trans. verb+noun+ wh-
clause
Tsg Transitive verb + noun’s + -
ing form
Dprf Double-trans. verb+prep.+ finite
that-clause
Tw Transitive verb + wh-clause
Dprt Double-trans. verb+prep.+ to-
infinitive
Vn Verb + noun
Dprw Double-trans. verb+prep.+ wh-
clause
Vng Verb + noun + -ing form
I Intransitive verb Vni Verb + noun + infinitive
Ip Intransitive verb + particle Vnt Verb + noun + to-infinitive
Ipr Intransitive verb + prep. Vnn Verb + noun + noun
La Linking verb + adj. Vnpr Verb + noun + prep.
Vt Verb + to-infinitive
Bảng 3: Danh sách 23 cấu trúc vị từ - đối số trong tiếng Hoa
Khi một cấu trúc vị từ - đối số được chuyển thành công thức thì vấn đề di
chuyển của các thành phần trong cấu trúc cần được quan tâm. Hai luật sau quy định
quá trình công thức hoá:
Nếu là câu bị động, cấu trúc vị từ - đối số của một động từ được thêm một
đối số. Ví dụ động từ “eaten” trong câu “An apple is eaten by Mary” ⇒
eaten(Mary, apple).
Chương 2 – Các hướng tiếp cận chuyển đổi cấu trúc trong dịch máy
Trang 62
Cấu trúc vị từ - đối số của một động từ trong một mệnh đề quan hệ có đại
từ quan hệ đóng vai trò làm bổ ngữ sẽ được thêm vào một đối số. Ví dụ
động từ “meet” trong câu “The man whom you met is my brother” ⇒
meet(you, man).
2.5.2 Khối chuyển đổi cấu trúc
Dựa trên kết quả rút trích các cấu trúc vị từ - đối số từ bước phân tích, bộ phận
chuyển đổi cấu trúc cần tiến hành quá trình sắp xếp lại trật tự của các ngữ (đã được
công thức hoá thành các vị từ với các đối số của nó). Việc tái tạo câu đích có trật tự
đúng với ngôn ngữ đích được thực hiện qua hai bước. Bước thứ nhất sẽ xây dựng
“khung” của câu, tức là trật tự đúng của các thành phần tổng quát trong câu và bước
thứ hai sẽ sắp xếp lại trật tự bên trong của các thành phần này.
2.5.2.1 Chuyển đổi khung câu
Giai đoạn chuyển đổi khung câu tập trung trên mối quan hệ giữa vị từ và đối
số của nó. Cấu trúc vị từ - đối số hình thành nên khung của toàn bộ câu còn các
thành phần khác sẽ đóng vai trò là các thành phần bổ nghĩa. Trong ví dụ bên dưới,
động từ “gave” là một động từ có hai bổ ngữ (một trự tiếp và một gián tiếp) chính vì
vậy sẽ có hai đối số: một đối thực hiện hành động và một đối nhận hành động.
(E) I gave a book to Mary.
(V) Tôi đưa cho Mary một cuốn sách6
Trong ví dụ trên, cấu trúc vị từ - đối số được hình thành bởi “gave”, “I”,
“Mary” và “book”. Trong đó “gave” là vị từ ⇒ gave(I,Mary,book). “I” đóng vai
trò ngoại đối còn hai đối số “Mary” và “book” đóng vai trò nội đối. Trật tự từ trong
các cấu trúc vị từ - đối số được chuyển đổi trong giai đoạn tổng hợp.
6 Ví dụ cho cặp câu Anh Việt được đưa ra nhằm minh hoạ cho cách tiếp cận chuyển đổi cấu trúc của hai tác giả Chen và
Chen (1996) cho hệ dịch Anh-Hoa.
Chương 2 – Các hướng tiếp cận chuyển đổi cấu trúc trong dịch máy
Trang 63
Hình 15: Chuyển đổi khung giữa các ngôn ngữ
Trong cách tiếp cận này, một tập hợp các luật sẽ chịu trách nhiệm cho việc
chuyển đổi các cấu trúc vị từ - đối số giữa các ngôn ngữ.
2.5.2.2 Tổng hợp
Giai đoạn tổng hợp theo hướng tiếp cận dựa trên mô hình lai sẽ có nhiệm vụ
tổng hợp ra câu hoàn chỉnh ở ngôn ngữ đích. Như vậy, thực chất việc giải quyết trật
tự từ trong các thành phần của câu sẽ được thực hiện trong quá trình sản sinh ra câu
đích. Tuy nhiên do rất nhiều giai đoạn khác nhau đã được thực hiện trước khi tới
giai đoạn tổng hợp nên giai đoạn tổng hợp tập trung chủ yếu trên việc sắp xếp lại
trật tự từ trong câu đích. Có thể sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để tiến hành
giai đoạn này. Chen và Chen (1996) đã sử dụng mô hình Makov học luật chuyển
đổi.
)|()(
)|()|(
)|(),|(),|()|(
)(1)(
1
1)(1
)(1)(1)()(1
)(
)1(
)(
)(
jjRjiR
l
jiR
m
i
iR
l
iR
m
iiRiR
m
i
mR
R
WtWtPOWtPa
CtWtPaCtWtPa
CtWtPRCtWtPPAtCtWtPIFtWtP
iR
iR
+
−
==
==
=
=
I
ARG 0
gave
PREDICATE
Mary
ARG 2
a book
ARG 1
Tôi
ARG 0
đưa cho
PREDICATE
Mary
ARG 2
một cuốn sách
ARG 1
Chương 2 – Các hướng tiếp cận chuyển đổi cấu trúc trong dịch máy
Trang 64
Trong đó, R biểu diễn các luật chuyển đổi khung được lựa chọn hoặc là các
luật kết gán trạng ngữ (Pre. Phrase – PP). Vì vậy R đóng chức năng như hàm
chuyển đổi trật tự từ ánh xạ từ không gian có m từ ở ngôn ngữ nguồn sang một
không gian có m từ tương ứng ở ngôn ngữ đích với trật tự phù hợp với ngôn ngữ
nguồn và ngôn ngữ đích. lR(i) biểu diễn số các từ trong ngữ ngôn ngữ của ngôn ngữ
nguồn CR(i). Khuyết điểm của mô hình Mokov là không đủ khả năng để chuyển đổi
cho những ngữ dài. Tuy nhiên điều này ít khi xảy ra vì trong giai đoạn tiền xử lý các
ngữ đã được xử lý để có những ngữ phù hợp với mô hình.
2.5.3 Nhận xét
Cách tiếp cận sử dụng cấu trúc vị từ - đối số là một cách tiếp cận cho phép
chuyển đổi cấu trúc từ câu ở ngôn ngữ nguồn sang câu ở ngôn ngữ đích mà không
phụ thuộc vào ngôn ngữ nguồn. Đây là một lợi thế khá lớn so với các cách tiếp cận
khác. Một khi việc phân tích câu nguồn tốt, đảm bảo xác định chính xác các thành
phần nòng cốt trong câu thì cách tiếp cận này có thể cho chất lượng chuyển đổi khá
tốt. Các luật chuyển đổi khung câu sẽ đảm bảo các thành phần trong câu nguồn sẽ
được sắp xếp theo đúng ngữ pháp của ngôn ngữ đích. Nếu động từ chính của câu có
đầy đủ các đối số thì việc quan trọng là đặt các đối số này vào đúng chỗ của nó
xung quanh động từ chính. Tuy nhiên cách tiếp cận này cũng có những mặt hạn chế,
việc đảm bảo xác định đúng các thành phần trong câu nguồn là điều không dễ. Để
xác định được chính xác các thành phần này cần có một quá trình phân tích cú pháp
và quan hệ hoàn chỉnh dựa trên các đặc trưng ở cả hai ngôn ngữ nguồn và đích để
phục vụ cho quá trình tổng hợp câu đích được thực hiện hiệu quả từ những gì rút
trích được từ câu của ngôn ngữ nguồn. Các cấu trúc vị từ - đối số cần được các nhà
ngôn ngữ học đưa ra một cách chính xác và có chọn lọc để đảm bảo bao quát hết
mọi cấu trúc của ngôn ngữ đích. Việc giải quyết trật tự từ trong các thành phần tổng
quát sau khi chuyển đổi khung là một chiến lược có ý nghĩa làm tăng chất lượng
chuyển đổi nhờ giảm thiểu rủi ro trong việc chuyển đổi trên toàn bộ câu.
Chương 2 – Các hướng tiếp cận chuyển đổi cấu trúc trong dịch máy
Trang 65
2.6 Tổng kết chương
Có thể thấy, để giải quyết vấn đề chuyển đổi cấu trúc trong các hệ dịch, người
ta có thể sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau. Chọn cách giải quyết nào còn tùy
thuộc vào nhiều yếu tố như: mô hình chung của hệ dịch, những tài nguyên sẵn có
(từ điển, công cụ phân tích), … Đồng thời sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ cũng là
một yếu tố hàng đầu cần quan tâm để tận dụng tối đa những lợi thế ngôn ngữ học có
sẵn. Tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình (inflection) còn tiếng Việt là ngôn ngữ đơn
lập (isolation). Hai ngôn ngữ này thuộc hai loại hình (typology) ngôn ngữ khác
nhau, do đó có nhiều điểm khác biệt về mặt cấu trúc. Tuy nhiên, chúng vẫn có
những điểm giống nhau, chẳng hạn như có cùng trật tự S-V-O (Chủ ngữ, động từ,
túc từ), ...
Do đó, chúng em xây dựng mô hình học chuyển đổi cấu trúc Anh-Việt kết hợp
giữa cách tiếp cận dựa trên luật với phương pháp máy học dựa trên sự chuyển đổi
trạng thái nhanh (FnTBL - cải tiến của phương pháp máy học dựa trên sự chuyển
đổi trạng thái TBL) để giải quyết bài toán chuyển đổi cây cú pháp. Phương pháp
này có khả năng học luật chuyển đổi từ ngữ liệu song ngữ để đưa cấu trúc câu tiếng
Anh về trạng thái gần nhất với cấu trúc câu tiếng Việt, vừa đáp ứng được yêu cầu
phức tạp của bài toán, lại vừa tận dụng tốt sự tương tự giữa hai ngôn ngữ. Ngữ liệu
huấn luyện có nguồn gốc từ ngữ liệu song ngữ Anh-Việt và đòi hỏi ít công sức
chuẩn bị hơn so với việc xây dựng bằng tay những từ điển chuyển đổi cấu trúc vô
cùng phức tạp như trong các cách tiếp cận dùng case-frame, STAG, …
Chương 3 – Mô hình chuyển đổi cây cú pháp
Trang 66
Chương 3
MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI CÂY CÚ PHÁP
Phần đầu tiên (3.1) của chương này giới thiệu phương pháp học hướng lỗi dựa
trên sự chuyển trạng thái của Eric Brill (Transformation-Based Error-Driven
Learning - TBL). Đây là cơ sở để Radu Floriance và Grace Ngai xây dựng thuật
toán học nhanh (FnTBL - phần 3.2) cải tiến thuật toán ban đầu rất nhiều về mặt tốc
độ. Phần 3.3 là mô hình áp dụng, mô hình học chuyển đổi cây cú pháp do chúng em
tự xây dựng dựa trên thuật toán học FnTBL áp dụng cho việc chuyển đổi cây cú
pháp. Các thuật toán liên quan cũng được trình bày trong phần này. Phần cuối cùng
(3.4) là một số kỹ thuật nhằm nâng cao tính mở rộng của chương trình.
3.1 Phương pháp học hướng lỗi dựa trên sự chuyển
trạng thái (TBL)
Phương pháp học dựa trên sự chuyển trạng thái được Eric Brill đưa ra trong
luận án tiến sĩ của ông năm 1993 [8]. Từ đó đến nay TBL đã chứng tỏ được sức
mạnh của nó trong nhiều bài toán liên quan đến học từ ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn-Xây dựng chương trình chuyển đổi cây cú pháp trong hệ dịch tự động Anh-Việt.pdf