Luận văn Xây dựng bộ đề phần hóa học vô cơ giúp học sinh trung học phổ thông tăng cường khả năng tự kiểm tra – đánh giá

Tài liệu Luận văn Xây dựng bộ đề phần hóa học vô cơ giúp học sinh trung học phổ thông tăng cường khả năng tự kiểm tra – đánh giá: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Tuyết An XÂY DỰNG BỘ ĐỀ PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ GIÚP HỌC SINH THPT TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TỰ KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Hóa học Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Đặng Thị Oanh Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc đến: - PGS.TS. Đặng Thị Oanh, cô hướng dẫn khoa học của luận văn, là người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. - PGS.TS. Trịnh Văn Biều đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn. - Các thầy cô giáo khoa Hóa học trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và trường Đại học sư phạm Hà Nội … là những thầy cô đã đào tạo và hướng dẫn để tôi có đủ khả năng thực hiện luận văn này. - Các thầy cô giáo và các em học sinh trường trung...

pdf146 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Xây dựng bộ đề phần hóa học vô cơ giúp học sinh trung học phổ thông tăng cường khả năng tự kiểm tra – đánh giá, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Tuyết An XÂY DỰNG BỘ ĐỀ PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ GIÚP HỌC SINH THPT TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TỰ KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Hóa học Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Đặng Thị Oanh Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc đến: - PGS.TS. Đặng Thị Oanh, cô hướng dẫn khoa học của luận văn, là người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. - PGS.TS. Trịnh Văn Biều đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn. - Các thầy cô giáo khoa Hóa học trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và trường Đại học sư phạm Hà Nội … là những thầy cô đã đào tạo và hướng dẫn để tôi có đủ khả năng thực hiện luận văn này. - Các thầy cô giáo và các em học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Thượng Hiền, Hồng Đức, Võ Trường Toản, Tân Thông Hội đã giúp đỡ rất nhiều trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Cuối cùng, xin cám ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 5 năm 2010 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐH : đại học GV : giáo viên HS : học sinh NXB : nhà xuất bản PPDH : phương pháp dạy học THPT : trung học phổ thông TNKQ : trắc nghiệm khách quan TNTL : trắc nghiệm tự luận MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09/12/2000 của Quốc hội khoá X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này là “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”. Để nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi phải đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra – đánh giá là một khâu quan trọng. Đổi mới kiểm tra – đánh giá tạo động lực để đổi mới phương pháp dạy học và ngược lại đổi mới phương pháp dạy học là điều kiện quan trọng nhất để đổi mới kiểm tra – đánh giá. Kiểm tra – đánh giá là công cụ quan trọng, chủ yếu điều chỉnh hoạt động dạy và học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu. Ngoài việc giáo viên đánh giá học sinh còn phải chú trọng hướng dẫn học sinh phát triển khả năng và thói quen tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh. Việc đổi mới phương pháp kiểm tra – đánh giá thực hiện theo định hướng: Tăng cường kiểm tra – đánh giá bằng việc sử dụng kiểm tra trắc nghiệm khách quan (TNKQ) kết hợp với trắc nghiệm tự luận (TNTL) trên cơ sở nghiên cứu những ưu, nhược điểm của từng loại trắc nghiệm để sử dụng nhằm đạt mục đích dạy học của bộ môn, từng lớp học, ... trong quá trình dạy học và bước đầu khuyến khích HS tìm sách tham khảo để tự củng cố kiến thức, tự kiểm tra – đánh giá kiến thức, kĩ năng hoá học của mình. Cách thức thi cử hiện nay ở các kì thi quan trọng như thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học thường sử dụng thi 100% TNKQ; TNTL thường chỉ chiếm một phần nhỏ trong các bài kiểm tra đánh giá. Mặt khác, trên thị trường, sách tham khảo về bài tập Hoá học có rất nhiều, nhưng HS không biết lựa chọn loại sách nào giúp tăng cường khả năng tự kiểm tra – đánh giá kiến thức, kĩ năng thật là hiệu quả. Đáp ứng nhu cầu đó, cũng như để giúp các em HS THPT có thể tự kiểm tra – đánh giá kiến thức, kĩ năng hoá học của mình, chúng tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng bộ đề phần hóa học vô cơ giúp học sinh THPT tăng cường khả năng tự kiểm tra – đánh giá”. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng và sử dụng bộ đề kiểm tra kiến thức, kỹ năng phần hóa học vô cơ giúp học sinh THPT tự kiểm tra – đánh giá góp phần nâng cao kết quả học tập. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: quá trình kiểm tra – đánh giá kiến thức, kỹ năng hóa học của học sinh trong dạy học môn hóa học THPT phần hóa vô cơ. - Đối tượng nghiên cứu: xây dựng bộ đề kiểm tra phần hóa học vô cơ. 4. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu các tài liệu và hệ thống lý luận về kiểm tra – đánh giá. - Xác định hệ thống kiến thức, kỹ năng hóa học cần kiểm tra. - Xây dựng các bộ đề kèm theo đáp án giúp HS tự kiểm tra – đánh giá. - Thực nghiệm sư phạm. 5. Giả thuyết khoa học Nếu việc xây dựng bộ đề kiểm tra kiến thức, kỹ năng phần hóa học vô cơ giúp HS tự kiểm tra – đánh giá thì sẽ nâng cao kết quả học tập môn Hóa ở trường THPT. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu tài liệu lý luận dạy học có liên quan đến phương pháp kiểm tra, đánh giá. - Quy trình xây dựng đề kiểm tra, đánh giá. - Nghiên cứu nội dung, cấu trúc phần hóa học vô cơ chương trình THPT. 6.2. Nhóm các phương pháp thực tiễn Điều tra cơ bản - Điều tra, tổng hợp ý kiến của các nhà nghiên cứu giáo dục. - Trao đổi ý kiến với các giáo viên dạy hóa học ở các trường THPT về số lượng câu hỏi, nội dung, hình thức, khả năng sử dụng các đề kiểm tra. - Thăm dò ý kiến của học sinh sau khi sử dụng bộ đề kiểm tra. Thực nghiệm sư phạm 6.3. Phương pháp toán học Sử dụng toán thống kê trong việc phân tích và xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm. 7. Phạm vi nghiên cứu * Nội dung: phần hóa học vô cơ THPT chương trình cơ bản, gồm các chương: - Nhóm halogen. - Oxi – Lưu huỳnh. - Nitơ – Photpho. - Cacbon – Silic. - Kim loại kiềm – kim loại kiềm thổ - nhôm. - Sắt và một số kim loại quan trọng. * Địa bàn: 4 trường THPT ở Tp.HCM. * Thời gian: năm học 2009 – 2010. 8. Điểm mới của luận văn - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phương pháp kiểm tra – đánh giá và vấn đề đổi mới phương pháp kiểm tra – đánh giá. - Tuyển chọn và xây dựng bộ đề kiểm tra kiến thức, kỹ năng hóa học phần hóa học vô cơ chương trình cơ bản để học sinh tự kiểm tra – đánh giá kiến thức, kỹ năng hóa học sau mỗi chương. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Vấn đề đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá [2] Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông, mà trước hết phải bắt đầu từ việc xác định mục tiêu đào tạo như là xác định những gì cần đạt được (đối với người học) sau một quá trình đào tạo. Nói chung, phẩm chất và năng lực được hình thành trên một nền tảng kiến thức với kỹ năng đủ và chắc chắn. Học vấn mà nhà trường phổ thông trang bị không thể thâu tóm được mọi tri thức mong muốn, vì vậy phải coi trọng việc dạy phương pháp, dạy cách đi đến kiến thức của loài người, trên cơ sở đó tiếp tục học tập suốt đời. Xã hội đòi hỏi người có học vấn hiện đại không chỉ có khả năng lấy ra từ trí nhớ các tri thức dưới dạng có sẵn, đã lĩnh hội ở nhà trường phổ thông mà còn có năng lực chiếm lĩnh, sử dụng các tri thức mới một cách độc lập; khả năng đánh giá các sự kiện, hiện tượng mới, các tư tưởng một cách thông minh, sáng suốt khi gặp trong cuộc sống, trong lao động và trong quan hệ với mọi người. Nội dung, chương trình giảng dạy trong nhà trường phải phát triển hứng thú và năng lực nhận thức của học sinh; cung cấp cho học sinh những kỹ năng cần thiết cho việc tự học và tự giáo dục sau này. Do có những thay đổi trong đối tượng giáo dục, kết quả nghiên cứu tâm sinh lý của học sinh và điều tra xã hội học gần đây trên thế giới cũng như ở nước ta cho thấy thanh thiếu niên có những thay đổi trong sự phát triển tâm sinh lý, đó là sự thay đổi có gia tốc trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu, học sinh được tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi trước đây mấy chục năm, đặc biệt là học sinh bậc trung học. Trong học tập, học sinh không thỏa mãn với vai trò của người tiếp thu thụ động, không chỉ chấp nhận các giải pháp đã có sẵn được đưa ra. Như vậy, ở lứa tuổi này nảy sinh một yêu cầu và cũng là một quá trình: sự lĩnh hội độc lập các tri thức và phát triển kỹ năng để hình thành và phát triển phương thức học tập ở học sinh một cách có chủ định thì cần thiết phải có sự hướng dẫn đồng thời tạo các điều kiện thuận lợi. Do đó, việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục và kiểm tra – đánh giá là đòi hỏi của thực tế khách quan, mang tính quy luật phổ biến mà mọi quốc gia, mọi nền giáo dục đều phải chấp nhận. Trích: - Điều 29, mục II – Luật Giáo dục – 2005: “Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông”. 1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Việc đổi mới kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh đặc biệt là tự kiểm tra – đánh giá của HS là một vấn đề rất quan trọng và được nhiều nhà giáo dục quan tâm. Trong lĩnh vực này chúng tôi đã tìm hiểu và thống kê được một số tài liệu: - Các văn bản, tài liệu hướng dẫn về đổi mới kiểm tra đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo : + Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10, 11, 12 – môn Hóa học, NXB Giáo dục (2005 – 2006 – 2007). + Tài liệu hướng dẫn: Kĩ thuật xây dựng bộ đề trắc nghiệm khách quan, Vụ phổ thông - Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008). - Các sách về vấn đề tự kiểm tra đánh giá: + Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Ngà, Vũ Anh Tuấn (2009), Tự học tự kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học THPT. Dành cho học sinh khá giỏi (Tập 1 - Hoá học cơ sở), NXB Giáo dục Việt Nam. + Đặng Thị Oanh và một số tác giả khác (2007), Bộ đề kiểm tra đánh giá môn hoá học lớp 10, NXB Đại học Sư phạm. + Đặng Thị Oanh và một số tác giả khác (2008), Bộ đề kiểm tra đánh giá môn hoá học lớp 11, NXB Đại học Sư phạm. - Các luận văn thạc sĩ của một số trường ĐH Sư phạm từ năm 2000 đến nay: + Phạm Thị Bắc (2008), Tăng cường năng lực tự kiểm tra đánh giá của học sinh THPT bằng hệ thống bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học lớp 11 - Nâng cao (Phần vô cơ). Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận và PPDH Hoá học - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. + Nguyễn Thị Thiên Nga (2008), Tăng cường năng lực tự kiểm tra đánh giá của học sinh THPT bằng hệ thống bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học lớp 11 - Nâng cao (Phần hữu cơ). Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận và PPDH Hoá học - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. + Huỳnh Thị Thu Hà (2009), Xây dựng bộ đề kiểm tra đánh giá lớp 12 - Nâng cao (Phần Hoá học hữu cơ) để tăng cường năng lực tự học tự kiểm tra đánh giá của HSTHPT. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận và PPDH Hoá học - Trường ĐHSP Huế. Nhìn chung tài liệu và các luận văn thạc sĩ gần đây đã bắt đầu đi sâu vào nghiên cứu vấn đề giúp cho HS phổ thông có thể tự kiểm tra – đánh giá được kiến thức, kĩ năng hoá học của mình thông qua việc thử sức với các bài kiểm tra 15 phút hoặc 45 phút đã dược các tác giả xây dựng căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và bảng ma trận hai chiều. Tuy nhiên các luận văn thạc sĩ trên hầu hết tập trung vào đối tượng chương trình hoá học nâng cao, với chương trình hoá học cơ bản thì rất ít được quan tâm….. 1.3. Lý luận về kiểm tra – đánh giá [2], [4], [30] 1.3.1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá Kiểm tra, đánh giá là giai đoạn kết thúc của một quá trình dạy học, nhằm xác định khi kết thúc một giai đoạn trọn vẹn của một quá trình dạy học, mục đích dạy học đã đạt được đến mức độ nào, kết quả học tập của HS đạt đến đâu so với mong muốn. Qua kiểm tra, đánh giá, người GV nhận biết được mình đã thành công hay chưa thành công ở chỗ nào; người học cũng nhận biết được mình đã thu hoạch được gì, mức thu hoạch trong quá trình học tập ra sao (từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá), kĩ năng biết làm và làm một cách thành thạo những điều đã học. Vị trí của kiểm tra – đánh giá trong quá trình dạy học: Môc tiªu ®µo t¹o Tr×nh ®é xuÊt ph¸t cña häc sinh Nghiªn cøu tµi liÖu míi KiÓm tra - ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ häc tËp C¸c mèi liªn hÖ nghÞch a) Kiểm tra Kiểm tra là theo dõi sự tác động của người kiểm tra đối với người học nhằm thu được những thông tin cần thiết cho việc đánh giá. Trong lí luận dạy học, kiểm tra là giai đoạn kết thúc của quá trình dạy học, đảm nhận một chức năng lí luận dạy học cơ bản, chủ yếu không thể thiếu được của quá trình này. Kiểm tra có vai trò liên hệ nghịch trong quá trình dạy học, nhằm mục đích biết những thông tin, kết quả về quá trình dạy của thầy và quá trình học của trò, từ đó có những quyết định cho sự điều khiển tối ưu của cả thầy và trò. Kiểm tra – đánh giá nhằm khảo sát khả năng của người học về môn học mà điểm số các bài khảo sát là những số đo đo lường khả năng học tập của HS. Nếu việc kiểm tra và đánh giá một cách nghiêm túc, thường xuyên và công bằng với kĩ thuật cao và đạt kết quả tốt thì người học sẽ học tốt hơn. b) Đánh giá Đánh giá kết quả học tập là đo lường mức độ đạt được của người học về các mục tiêu và nhiệm vụ của quá trình dạy học. Mô tả một cách định tính và định lượng: tính đúng đắn, tính chính xác, tính vững chắc của kiến thức, tính đầy đủ, mối liên hệ của kiến thức với đời sống, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, mức độ thông hiểu, khả năng diễn đạt bằng lời nói, bằng văn viết, bằng chính ngôn ngữ chuyên môn của người học,… và thái độ của người học trên cơ sở phân tích các thông tin phản hồi từ việc quan sát, kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, đối chiếu với các chỉ tiêu, yêu cầu dự kiến, mong muốn đạt được của môn học. Đánh giá kết quả học tập của người học là một quá trình phức tạp và công phu. Nếu thực hiện chu đáo, chuẩn xác thì việc đánh giá càng có nhiều thuận lợi và có độ tin cậy cao. 1.3.2. Chức năng của kiểm tra, đánh giá Kiểm tra gồm 3 chức năng: đánh giá, phát hiện lệch lạc và điều chỉnh. Ba chức năng này liên kết thống nhất với nhau, thâm nhập vào nhau và bổ sung cho nhau trong quá trình kiểm tra kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của người học. Kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng của người học là phát hiện, củng cố, đào sâu và làm chính xác thêm kiến thức, đồng thời có liên hệ chẽ và phục vụ trực tiếp cho việc học bài mới. Đánh giá với 2 chức năng cơ bản là xác nhận và điều khiển. Xác nhận đòi hỏi độ tin cậy. Điều khiển đòi hỏi tính hiệu lực, phát hiện và điều chỉnh lệch lạc, để từ đó đề ra được các biện pháp xử lí. 1.3.3. Định hướng đổi mới kiểm tra – đánh giá kết quả học tập môn hóa học của học sinh THPT [4] Đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả giáo dục học sinh. Thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp dạy học theo hướng phát triển các năng lực của học sinh thì cũng phải đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển các năng lực của học sinh. Đổi mới đánh giá kết quả môn học sẽ bao gồm đổi mới nội dung, hình thức và quy trình đánh giá, kể cả đánh giá ở từng thời điểm hoặc cả quá trình. Cần tạo điều kiện để học sinh và tập thể học sinh tham gia vào quá trình đánh giá kết quả học tập. 1.3.3.1. Mục tiêu đánh giá - Đánh giá đúng thực chất trình độ, năng lực người học; kết quả kiểm tra, thi đủ độ tin cậy để xét lên lớp, tốt nghiệp, làm căn cứ xét tuyển sinh. - Tạo động lực đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học. - Giảm áp lực thi cử, tạo thuận lợi và đảm bảo tốt hơn lợi ích của người học. 1.3.3.2. Nội dung đánh giá a) Đánh giá trình độ tư duy, năng lực nhận thức, kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học để giải quyết một vấn đề trong bài học, một tình huống thực tế, một hoạt động thực tiễn trong đời sống. * Chú ý: đánh giá theo tỉ lệ phù hợp 3 mức độ của nội dung hóa học: biết, hiểu, vận dụng. + Biết: Học sinh nhớ được định nghĩa, tính chất, hiện tượng hóa học, công thức, khái niệm hóa học… đã học. Trả lời câu hỏi thế nào? Là gì?... + Hiểu: Học sinh nêu và giải thích được các khái niệm, tính chất, hiện tượng hóa học, công thức… Trả lời câu hỏi tại sao? Vì sao? Như thế nào?... + Vận dụng: Học sinh áp dụng những điều đã học trong các trường hợp tương tự, giải các bài tập hóa học, giải thích hiện tượng thực tế, áp dụng một cách sáng tạo trong những điều kiện đã thay đổi… Trả lời câu hỏi tại sao? Như thế nào? Vì sao? Bằng cách nào? Như vậy, câu hỏi có thể chia làm 3 loại: - Loại bề rộng cơ bản (tối thiểu) để đánh giá trình độ nhận thức “biết” và “hiểu”. - Loại bề sâu, nâng cao để đánh giá trình độ nhận thức từ khá trở lên. - Loại vận dụng sáng tạo để đánh giá trình độ nhận thức, kỹ năng, kỹ xảo đạt loại giỏi. b) Đa dạng hóa các loại hình câu hỏi, bài tập trong đề kiểm tra: - Bài tập trắc nghiệm khách quan có nội dung định tính và định lượng. Đối với bài kiểm tra 45 phút hoặc đề thi học kỳ, bài tập trắc nghiệm chiếm khoảng 30 – 40% về thời lượng và về số điểm. Đối với bài kiểm tra 15 phút có thể hoàn toàn là trắc nghiệm hoặc tự luận. - Bài tập tự luận định tính và định lượng chiếm khoảng 60 – 70% về thời lượng và số điểm toàn bài. - Nội dung của bài tập trắc nghiệm hoặc tự luận nên có câu hỏi thực hành hóa học (tư duy hoặc thao tác), câu khảo sát, tra cứu, sưu tầm. 1.3.3.3. Yêu cầu, giải pháp - Coi trọng kiểm tra, đánh giá chất lượng, nắm vững hệ thống khái niệm cơ bản hóa học, chú ý phát triển năng lực tư duy hóa học, năng lực giải quyết vấn đề, không nặng về học thuộc lòng. - Nội dung kiểm tra có tính bao quát chương trình đã học và theo đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng. - Nội dung kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, khoa học và có tác dụng phân hóa trình độ học sinh. - Nội dung kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan và công khai kể cả đáp án cũng như kết quả. - Việc kiểm tra – đánh giá phải có tính khả thi và có giá trị phản hồi. 1.3.3.4. Thực trạng kiểm tra – đánh giá môn hóa học trong trường THPT hiện nay [2] a) Ưu điểm - Đã đánh giá kiến thức hóa học về chất và những biến đổi của chúng… - Đã đánh giá một số kỹ năng của học sinh như: viết phương trình hóa học, giải bài tập lý thuyết định tính, bài tập định lượng… thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập tính toán, giải một số dạng bài tập hóa học… b) Tồn tại - Mục tiêu đánh giá: chủ yếu tập trung vào việc nắm kiến thức hóa học mà hạn chế việc đánh giá kỹ năng đặc biệt, kỹ năng thực hành… - Nội dung đánh giá: còn ít các nội dung thực hành thí nghiệm, kiến thức gắn liền với thực tế cuộc sống, kỹ năng vận dụng kiến thức vào đời sống sản xuất. Chưa chú ý đánh giá năng lực thực hành, tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Hầu như ít kiểm tra về thí nghiệm hóa học và năng lực tự học của học sinh. - Chưa đánh giá hoạt động chiếm lĩnh kiến thức ở trên lớp, kỹ năng hoạt động nhóm trong việc xây dựng và vận dụng kiến thức. Coi nhẹ kiểm tra – đánh giá chất lượng nắm vững bản chất hệ thống khái niệm hóa học cơ bản, các định luật hóa học cơ bản, còn nặng về ghi nhớ và tái hiện. - Bộ công cụ đánh giá: kênh chữ chiếm đa số, kênh hình và biểu bảng chưa được vận dụng. Chưa sử dụng các phương tiện hiện đại trong việc chấm bài và phân tích kết quả kiểm tra để rút ra các kết luận đúng. - Thiếu tính khách quan: phần lớn dựa vào các đề thi có sẵn và ép kiến thức của học sinh theo các dạng câu hỏi được ấn định trước trong các đề thi có sẵn. Chưa đạt được sự thăng bằng: giáo viên dạy khác nhau nên kiểm tra, đánh giá khác nhau. - Thiếu tính năng động: do chưa có ngân hàng đề thi nên số lượng câu hỏi kiểm tra rất hạn chế và chủ yếu dựa vào nội dung của các đề thi vào cấp THPT hay các đề thi vào các trường đại học. Việc cho điểm thường có độ tin cậy thấp vì thiếu tiêu chí đánh giá và phụ thuộc một phần vào tâm trạng, kiểu trình bày của người chấm. 1.3.4. Tự kiểm tra, đánh giá trong dạy học Hóa học 1.3.4.1. Vai trò của tự kiểm tra, đánh giá Tự kiểm tra, đánh giá là một khâu trong quá trình tự học của học sinh khi đọc và nghiên cứu tài liệu ở nhà. Học sinh cần phải có thông tin về những gì đã thu nhận, lĩnh hội được sau khi đọc và nghiên cứu, vì vậy học sinh thường tự kiểm tra mình bằng cách trả lời những câu hỏi tóm tắt sau chương hoặc sau mỗi vấn đề. Trên cơ sở so sánh với chuẩn kiến thức, kỹ năng, học sinh có thể kiểm tra kiến thức mình đã lĩnh hội, tự giải đáp và giải đáp một cách chính xác các câu hỏi mà mình còn băn khoăn hoặc phát sinh trong quá trình học. Như vậy, học sinh đã đạt được mục đích của việc tự học. Học sinh có thể tự lên kế hoạch tìm kiếm được những thông tin cần thiết để bổ sung kịp thời những thiếu sót hoặc sai sót khi tự kiểm tra kiến thức, qua đó tự mình điều chỉnh được kịp thời những khiếm khuyết trong nhận thức. 1.3.4.2. Ưu điểm, hạn chế của việc tự kiểm tra – đánh giá * Ưu điểm: - Phát triển việc tự học trong HS. - Tạo được môi trường học tập thân thiện giữa HS với nhau, điều kiện tốt cho việc hỗ trợ nhau cùng tiến trong học tập. - Việc kiểm tra một vấn đề có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần. * Hạn chế: - Tính khách quan không cao do người tự kiểm tra có thể tự thỏa mãn với câu trả lời hoặc kết quả mình tìm được hoặc trình độ của người cùng học có hạn. - Nội dung kiểm tra có độ khó thấp nếu không có sự hỗ trợ, hướng dẫn của HS giỏi hay của GV. * Điều kiện đạt kết quả cao: - Nghiêm khắc với chính mình. - Tự kiểm tra một vấn đề nhiều lần. Một vấn đề cần được xem xét nhiều mặt qua nhiều câu hỏi tương ứng. - Có đủ tài liệu tham khảo. 1.3.5. Thực trạng của việc tự kiểm tra - đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học của học sinh a) Mục đích điều tra: Để nắm rõ được thực trạng của việc tự kiểm tra - đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học của học sinh ở trường THPT hiện nay. b) Đối tượng và phương pháp điều tra: chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra cho 249 học sinh ở 4 trường THPT tại Tp.HCM. Bảng 1.1. Số lượng phiếu tham khảo ý kiến STT Chương Số phiếu Phát ra Thu vào 1 Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền 45 45 2 Trường THPT Hồng Đức 124 118 3 Trường THPT Võ Trường Toản 40 40 4 Trường THPT Tân Thông Hội 40 38 Tổng số 249 241 c) Nội dung và kết quả điều tra: Kết quả điều tra ý kiến của học sinh về vấn đề tự kiểm tra - đánh giá kiến thức, kĩ năng hoá học được thống kê trong các bảng sau. Bảng 1.2. Ý kiến HS về việc sử dụng các loại tài liệu tham khảo STT Loại tài liệu Số lượng % 1 Không sử dụng thêm sách tham khảo, 52 21,58 chỉ làm bài tập giáo viên cho 2 Sách bài tập hoá học 86 35,68 3 Sách bài tập TNKQ 123 51,04 4 Sách hướng dẫn giải 175 72,61 5 Sách về tự kiểm tra đánh giá 27 11,20 Bảng 1.3. Tự đánh giá của HS về mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng hoá học STT Nội dung Mức độ thành thạo Thành thạo Chưa thành thạo Chưa xác định được SL % SL % SL % 1 Xác định mục tiêu, nội dung kiểm tra 47 19,50 185 76,76 9 3,73 2 Xác định dạng câu hỏi, bài tập 89 36,93 135 56,02 17 7,05 3 Trình bày bài giải rõ ràng, ngắn gọn 103 42,74 127 52,70 11 4,56 4 Phân phối thời gian hợp lý cho từng bài 113 46,89 126 52,28 2 0,83 5 Kiểm tra lời giải 194 80,50 44 18,26 3 1,24 6 Quan sát, giải thích, kết luận các hiện tượng thí nghiệm, hiện tượng xảy ra trong tự nhiên. 159 65,98 80 33,19 2 0,83 7 Viết phương trình hóa học minh họa tính chất của một chất. 149 61,83 88 36,51 4 1,66 8 Giải bài tập định lượng liên quan đến kiến thức của chương. 111 46,06 119 49,38 11 4,56 Bảng 1.4. Ý kiến của HS về mức độ được GV chỉ ra chỗ sai và sửa lỗi trong các bài kiểm tra STT Mức độ Số lượng % 1 Thường xuyên 37 15,35 2 Thỉnh thoảng 166 68,88 3 Không có 38 15,77 Bảng 1.5. Ý kiến của HS về mức độ tham gia vào việc nhận xét, đánh giá bài làm của bạn STT Mức độ Số lượng % 1 Thường xuyên 6 2,49 2 Thỉnh thoảng 45 18,67 3 Không có 190 78,84 Qua thống kê phân tích các phiếu điều tra lấy ý kiến trên chúng tôi có một số nhận xét sau: - Ngoài bài tập GV giao, đa số HS có sử dụng thêm tài liệu tham khảo nhưng sách về tự kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng (chiếm 11,2%) ít được HS sử dụng hơn các loại sách tham khảo khác. - Đa số HS chưa thành thạo các kỹ năng chuẩn bị và làm bài kiểm tra, kỹ năng làm bài tập hóa học. - Các bài kiểm tra ít được GV chỉ ra và sửa lỗi. - HS rất ít tham gia vào việc nhận xét, đánh giá bài làm của bạn mình. Từ thực trạng đó, chúng ta cần phải có biện pháp để nâng cao quá trình đánh giá kiến thức, kỹ năng cho học sinh, để từ đó không chỉ giáo viên điều chỉnh quá trình dạy của mình mà còn giúp học sinh xây dựng thói quen tìm hiểu một vấn đề một cách sâu sắc, có hệ thống, có mục đích và tự đánh giá được kiến thức của mình. Học sinh cần có khả năng tự đặt câu hỏi trước những vấn đề được học, rồi tự trả lời, để từ đó học sinh hiểu được mình đã nắm được kiến thức đến đâu. Thực tiễn ấy làm xuất hiện một nhu cầu là rất cần một bộ đề trắc nghiệm để giúp các em học sinh tự kiểm tra kiến thức, kỹ năng của bản thân và đánh giá lẫn nhau; đồng thời, gợi cho các em một nếp tự đặt câu hỏi cho mình để rồi tự trả lời những câu hỏi ấy. Đây cũng là một trong những định hướng quan trọng của việc đổi mới đánh giá đang được sử dụng trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. 1.4. Cơ sở lý luận về việc xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận [2], [39] 1.4.1. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan (TNKQ) 1.4.1.1. Khái niệm TNKQ là phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống những câu hỏi trắc nghiệm mà hệ thống cho điểm hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào người chấm. Bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan được chấm điểm bằng cách đếm số câu người làm trắc nghiệm đã chọn được những câu trả lời đúng. 1.4.1.2. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp kiểm tra TNKQ a) Ưu điểm - Có thể kiểm tra được nhiều kiến thức đối với nhiều học sinh trong một thời gian ngắn; đề thi bao quá được phần lớn nội dung học tập buộc học sinh phải nắm được tất cả các nội dung kiến thức đã học, tránh được tình trạng học tủ, học lệch và học sinh không thể chuẩn bị tài liệu để quay cóp. - Giúp giáo viên tiết kiệm thời gian và công sức chấm bài. Việc tính điểm rõ ràng, cụ thể nên thể hiện tính khách quan, minh bạch. - Khuyến khích khả năng phân tích, gây hứng thú và tích cực học tập của học sinh. b) Hạn chế - TNKQ chỉ cho biết kết quả suy nghĩ của học sinh mà không cho biết quá trình suy nghĩ, không cho phép kiểm tra năng lực diễn đạt (viết hoặc dùng lời), tư duy sáng tạo và khả năng lập luận của học sinh. Vì vậy với cấp học càng cao thì khả năng áp dụng hình thức này cũng bị hạn chế. - Học sinh có thể chọn đúng ngẫu nhiên. - Việc soạn thảo các câu hỏi TNKQ tốn thời gian, công sức. - TNKQ không thể kiểm tra được kỹ năng thực hành thí nghiệm mà chỉ kiểm tra được kiến thức về kỹ năng thực hành thí nghiệm. 1.4.1.3. Phân loại các dạng TNKQ Hiện nay, đa số các nhà giáo dục thống nhất chia các câu hỏi TNKQ thành 5 dạng chính sau: - Dạng nhiều lựa chọn. - Dạng câu đúng – sai. - Dạng ghép đôi. - Dạng câu điền khuyết hay trả lời ngắn. - Câu hỏi bằng hình vẽ. Trong tình hình thực tế hiện nay, việc kiểm tra và thi chủ yếu sử dụng hình thức TNKQ dạng nhiều lựa chọn, vì vậy trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ đi sâu phân tích dạng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn. 1.4.1.4. Câu hỏi TNKQ có nhiều lựa chọn * Khái niệm: Đây là loại câu hỏi thông dụng nhất, được sử dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất. Nó cho phép kiểm tra những trình độ cao hơn về nhận thức, thuận lợi hơn so với các loại câu hỏi trắc nghiệm khác. Câu trắc nhiệm nhiều lựa chọn gồm 2 phần: phần đầu là phần dẫn (có thể là một câu hỏi hay một câu dẫn), phần sau là từ 3 đến 5 (thường là 4 hoặc 5) phương án trả lời với kí hiệu là các chữ cái A, B, C, D, E. Trong các phương án đó chỉ có duy nhất một phương án là đúng nhất – gọi là đáp án. Các phương án khác gọi là phương án nhiễu. * Ưu điểm: - Khi làm bài, học sinh chỉ cần đánh dấu vào câu trả lời được chọn vì vậy có thể kiểm tra nhanh nhiều vấn đề trong một thời gian ngắn, việc chấm bài cũng nhanh. - Độ tin cậy cao hơn khả năng đoán mò hay may rủi it hơn so với các loại câu hỏi TNKQ khác khi số phương án lựa chọn tăng lên, buộc học sinh phải xét đoán, phân biệt kỹ trước khi trả lời câu hỏi. - Có tính giá trị tốt vì có thể đo được các khả năng nhớ, áp dụng nguyên lý, định luật, tổng quát hóa của học sinh hiệu quả. - Việc chấm bài khách quan, điểm số của bài TNKQ không phụ thuộc vào chủ quan của người chấm, chữ viết và khả năng diễn đạt của học sinh. - GV có thể dùng loại câu hỏi này để kiểm tra, đánh giá những mục tiêu dạy học khác nhau như: + Xác định mối tương quan nhân quả. + Nhận biết các điều sai lầm. + Ghép các kết quả hay các điều quan sát được với nhau. + Định nghĩa các khái niệm. + Tìm nguyên nhân của một số sự kiện. + Nhận biết điểm tương đồng hay khác biệt giữa 2 hay nhiều vật. + Xác định nguyên lý hay ý niệm tổng quát từ những sự kiện. + Xác định thứ tự hay cách sắp đặt giữa nhiều vật. + Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm. * Hạn chế: - Đối với người soạn: loại câu này khó soạn, tốn thời gian soạn câu hỏi và phải tìm được câu trả lời đúng nhất, còn các câu nhiễu thì cũng phải hợp lý. Đặc biệt, phải soạn câu hỏi sao cho có thể đo được các mức nâng cao hơn mức độ biết, nhớ và hiểu. Yêu cầu người soạn phải có độ tính toán chính xác cao để đưa ra các đáp án nhiễu phải tương đối sát với đáp án đúng, tránh hiện tượng học sinh không cần tính toán hoặc không cần tư duy nhiều vẫn có thể lựa chọn được đáp án đúng. - Đối với học sinh: với những học sinh thông minh, có óc sáng tạo, tư duy tốt có thể tìm ra những câu trả lời hay hơn đáp án. - Câu hỏi nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu TNTL. - Tốn kém giấy mực để in và mất nhiều thời gian để học sinh đọc nội dung câu hỏi. * Những lưu ý khi soạn câu hỏi nhiều lựa chọn Câu hỏi nhiều lựa chọn có thể dùng để thẩm định trí năng ở mức biết, vận dụng, phân tích, tổng hợp hay ngay cả khả năng phán đoán cao hơn. Vì vậy, khi soạn loại câu hỏi này cần lưu ý lựa chọn những ý tưởng quan trọng và viết ra những ý tưởng ấy một cách rõ ràng để làm căn bản cho việc soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm. * Cách thiết kế câu có nhiều lựa chọn: Cấu tạo của câu gồm: - Phần dẫn: viết chưa đầy đủ. Yêu cầu của phần dẫn: + Nội dung ngắn gọn, rõ ràng, lời văn diễn đạt rõ ràng, chính xác. Không nên dùng từ phủ định, nếu không tránh được thì phải được nhấn mạnh để học sinh không bị nhầm. + Câu dẫn cũng phải là câu hỏi trọn vẹn để học sinh hiểu rõ mình đang được hỏi vấn đề gì. Câu chọn cũng phải rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp về mặt ngữ pháp với câu dẫn. + Mỗi câu kiểm tra chỉ nên soạn một nội dung kiến thức nào đó. - Phần chọn: + Gồm 4 - 5 phương án. Trong đó chỉ có một phương án đáp ứng yêu cầu đề ra, thường là phương án đúng (có thể chọn câu sai). Số phương án trả lời ít hơn thì khả năng đoán mò, may rủi sẽ tăng lên. Độ tin cậy của câu hỏi thấp. Nhưng nếu có quá nhiều phương án để chọn thì giáo viên khó soạn và học sinh mất nhiều thời gian để đọc. + Các phương án đúng phải được đặt ở các vị trí khác nhau, sắp xếp theo thứ tự ngẫu nhiên, số lần xuất hiện ở mỗi vị trí A, B, C, D… phải gần như nhau. + Không được đưa vào 2 câu chọn cùng ý nghĩa. + Phương án đúng phải chính xác, rõ ràng và đầy đủ nhất. + Các đáp án nhiễu phải có độ dài tương đương với đáp án đúng. Phương án nhiễu phải có vẻ hợp lý, phải có tác dụng gây nhiễu với các học sinh có năng lực tốt và tác động thu hút các học sinh kém hơn, gồm các đáp án:  Phải được xây dựng dựa trên những sai lầm từ cách phân tích của học sinh để đưa ra cách giải sai hoặc lựa chọn sai.  Có thể dựa trên những suy luận logic, đúng nhưng tính toán sai hoặc dựa trên những suy luận đúng nhưng có một yếu tố sai.  Có thể là sai trật tự con số. + Đáp án nhiễu lý thuyết thường gồm các dạng:  Câu trả lời đúng nhưng thiếu.  Câu trả lời đúng nhưng không bao quát hết các trường hợp.  Câu trả lời sai hẳn hoặc không liên quan gì đến lời dẫn. - Phần yêu cầu: nêu ngắn gọn yêu cầu đặt ra. Chỉ chọn một phương án phù hợp để có câu đúng (hoặc câu sai) trong số các phương án đưa ra bằng cách đánh dấu, khoanh tròn hoặc tô tròn vào một chữ đứng trước phương án trả lời. Mỗi khi soạn xong câu trắc nghiệm loại này, cần phải đọc lại toàn bộ câu trắc nghiệm (cả phần dẫn và phần lựa chọn) để xem các phần ấy có kế tiếp nhau theo đúng cấu trúc văn phạm hay không. * Một số điểm nên tránh khi soạn câu TNKQ có nhiều lựa chọn: - Trong các phương án chọn có 2 – 3 câu trả lời đúng (mặc dù chưa đù). - Trong các phương án chọn không có phương án đúng. - Nội dung trong các câu chọn có chỗ chưa phù hợp với câu dẫn. - Cần có ít nhất 4 phương án để chọn, không nên chỉ có 2 – 3 phương án. - Nếu chọn câu sai, phải có in đậm hoặc gạch chân chữ sai. - Nội dung của các câu nhiễu phải chú ý đến những sai lầm của học sinh khi chưa học kỹ bài, chưa hiểu khái niệm… hoặc do thiếu cẩn thận trong tính toán. Không nên để câu nhiễu có nội dung sai quá lộ liễu để học sinh nhận thấy ngay. - Nếu là câu nhiều lựa chọn có nội dung định lượng, cần chú ý số liệu để nhẩm, tính nhanh được kết quả, bài toán có cách giải nhanh gọn để đảm bảo tính chất TNKQ. Tránh trường hợp chuyển nội dung bài toán tự luận hoàn toàn thành câu trắc nghiệm không đảm bảo tính chất giải nhanh của câu hỏi lựa chọn. 1.4.2. Câu hỏi trắc nghiệm tự luận (TNTL) 1.4.2.1. Khái niệm - TNTL là phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng việc sử dụng công cụ đo lường lá các câu hỏi, bài tập. Khi làm bài, học sinh phải tự trả lời bằng các hình thức lập luận (suy luận, biện luận, lý giải, chứng minh) theo ngôn ngữ của chính mình dưới dạng bài viết trong một khoảng thời gian đã định trước. - TNTL không những có thể kiểm tra được kết quả mà còn có thể kiểm tra được quá trình tư duy của học sinh để đi đến kết quả đó. Trong TNTL, học sinh có thể phát triển được tư duy theo hướng sáng tạo; giáo viên rút ngắn thời gian ra đề; câu hỏi khai thác được chiều sâu của kiến thức. Tuy nhiên, TNTL không tránh khỏi được sự chủ quan của người chấm, thang điểm khó có thể chung cho nhiều cách giải vì còn phụ thuộc rất nhiều vào người chấm. Thời gian chấm bài lâu, chưa kiểm tra được nhiều câu hỏi trong cùng một thời gian. Đây là cách kiểm tra truyền thống trong quá trình dạy học. 1.4.2.2. Phân loại Câu hỏi TNTL gồm các dạng: a) Câu hỏi tự luận có sự trả lời mở rộng: Loại câu này có phạm vi tương đối rộng và khái quát. Học sinh được tự do diễn đạt tư tưởng và kiến thức trong câu trả lời nên có thể phát huy óc sáng tạo và suy luận. Loại câu trả lời này được gọi là tiểu luận. b) Câu tự luận với sự trả lời có giới hạn: Loại này thường có nhiều câu hỏi với nội dung tương đối hẹp. Mỗi câu trả lời là một đoạn ngắn nên việc chấm điểm dễ hơn. Có 3 loại câu trả lời có giới hạn: + Điền thêm và trả lời đơn giản: đó là một nhận định viết dưới dạng một mệnh đề không đầy đủ hay một câu hỏi được đặt ra mà học sinh phải trả lời bằng một câu hay một từ (trong TNKQ được gọi là câu điền khuyết). + Trả lời đoạn ngắn trong đó học sinh có thể trả lời bằng 2 hoặc 3 câu trong giới hạn của giáo viên. + Giải bài toán có liên quan tới trị số có tính toán số học để ra một kết quả đúng theo yêu cầu của đề bài. 1.4.2.3. Viết câu hỏi TNTL a) Yêu cầu của dạng TNTL Để phát huy ưu điểm của loại trắc nghiệm này và hạn chế độ thiên lệch của việc chấm bài tự luận cần đảm bảo được: - Đề thi phù hợp với mục tiêu học tập và nội dung giảng dạy. - Yêu cầu cần rõ ràng và xác định. Học sinh cần được hiểu rõ họ phải trả lời cái gì. - Cần sử dụng những từ, các câu khuyến khích tư duy sáng tạo, tư duy trừu tượng, bộc lộ khả năng phê phán và ý tưởng cá nhân. - Nêu những tài liệu chính cần tham khảo; cho giới hạn độ dài bài làm và đảm bảo đủ thời gian để học sinh hoàn thành bài làm. - Nên quy định tỉ lệ điểm cho mỗi phần và khi chấm bài nên chấm theo từng phần. b) Ưu điểm và hạn chế của phương pháp TNTL TNTL có thể khai thác được tối đa khả năng tư duy của học sinh, phát huy được khả năng tư duy sáng tạo và trí thông minh của học sinh, TNTL không những có thể đánh giá được kết quả của tư duy mà còn có thể kiểm soát được quá trình tư duy của học sinh để đi đến kết quả đó, từ đó dễ sửa chữa, uốn nắn cho học sinh, việc ra đề TNTL cũng dễ và tiết kiệm được thời gian, câu hỏi khai thác được chiều sâu của kiến thức. Tuy nhiên, TNTL cũng có nhiều hạn chế. Đó là chỉ kiểm tra được lượng kiến thức không nhiều trong một thời gian, việc chấm bài của giáo viên tốn khá nhiều thời gian, việc chấm bài cũng không tránh khỏi ý chủ quan của người chấm,… 1.4.3. So sánh 2 loại câu hỏi TNKQ và TNTL Phương pháp TNKQ và TNTL đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, thể hiện qua bảng so sánh sau: Bảng 1.6. So sánh phương pháp TNKQ - TNTL Đặc điểm TNTL TNKQ Việc chuẩn bị câu hỏi Ít tốn công ra đề Tốn nhiều thời gian soạn thảo đề (yêu cầu có chuyên môn cao) Phạm vi kiến thức Ít câu hỏi, phạm vi kiến thức sâu Trong một thời gian nhất định trả lời nhanh nhiều câu hỏi, phạm vi kiến thức rộng. Hiệu quả đối với học tập - Học sinh dễ học tủ, học lệch. - Đánh giá được khả năng diễn đạt, đặc biệt là diễn đạt tư duy hình tượng, khuyến khích sự suy nghĩ độc lập, sự sáng tạo của cá nhân. - Ít mang rủi ro trúng tủ, học lệch. - Khuyến khích khả năng phân tích và hiểu đúng ý người khác, khả năng bật nhanh. Đánh giá - Chủ quan trong việc chấm điểm, độ tin cậy không cao. - Học sinh tự chủ khi trả lời. - Khách quan, đơn giản và ổn định, độ tin cậy cao. - Học sinh chỉ được lựa chọn câu hỏi đúng trong số các phương án đã nêu. - Áp dụng được công nghệ mới trong chấm thi. Những yếu tố làm sai lệch điểm Khả năng viết, các cách thể hiện Khả năng đọc hiểu, phán đoán. Khả năng phản hồi Ít thông tin Nhiều thông tin Qua bảng so sánh trên, ta thấy sự khác nhau rõ rệt giữa 2 phương pháp là tính khách quan công bằng và chính xác, đặc biệt là tính khách quan. TNKQ và TNTL đều là các phương tiện khảo sát khả năng, kết quả học tập của học sinh; mỗi hình thức có sức hấp dẫn riêng, để khích lệ người học nâng cao sự hiểu biết, ứng dụng kiến thức giải quyết một vấn đề nào đó của chuyên môn. Vì vậy, phối hợp cả hai hình thức TNKQ và TNTL với tỉ trọng hợp lý sẽ đem lại hiệu quả tốt trong đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường. 1.5. Kỹ thuật thiết kế bộ đề kiểm tra môn hóa học 1.5.1. Yêu cầu chung về bộ đề kiểm tra [4] a) Bộ đề kiểm tra cần bảo đảm nội dung khoa học chính xác thực hiện được mục tiêu đánh giá theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. - Hệ thống câu hỏi và bài tập đảm bảo đánh giá những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà học sinh cần đạt được trong quá trình học tập đã ghi trong chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình. - Hệ thống câu hỏi, bài tập đảm bảo tính chính xác, khoa học. - Đảm bảo tính phân hóa, phân biệt được trình độ của học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu. - Đáp án và hướng dẫn chấm rõ ràng, chính xác. - Cần xây dựng được bộ công cụ đánh giá thống nhất, đa dạng, có độ tin cậy cao, có thể loại bỏ đến mức có thể được yếu tố chủ quan của người đánh giá. b) Bộ đề kiểm tra cần mang tính khả thi - Về nội dung đánh giá: nội dung đánh giá phải nằm trong những nội dung đã được quy định trong chương trình, không quá khó, không lắt léo, có tính thực tiễn. - Về hình thức đánh giá: các hình thức đánh giá là có thể áp dụng được đối với tất cả các vùng miền khác nhau. - Đa dạng hoá nội dung, hình thức câu hỏi và bài tập nhằm đánh giá được những mục tiêu đã đặt ra cho môn hóa học. - Bộ đề kiểm tra được xây dựng trên cơ sở khoa học, có khả năng áp dụng có hiệu quả đối với tất cả học sinh để nhằm xác nhận một trình độ hoặc nhằm điều chỉnh một vấn đề nào đó về nội dung, phương pháp. - Khả thi về xử lý kết quả đánh giá: việc xử lý kết quả đánh giá có thể bằng tay hoặc bằng máy tính nhưng có khả năng áp dụng được, không quá khó hoặc quá phức tạp. Tuy nhiên, cần xem xét tính khả thi theo hướng phát triển, nếu không dễ bị lạc hậu so với thế giới. 1.5.2. Quy trình thiết kế bộ đề kiểm tra hóa học a) Xác định mục tiêu kiểm tra Cần xác định đánh giá quá trình hay đánh giá tổng kết. b) Xác định các tiêu chí nội dung cần kiểm tra Để xây dựng được đề kiểm tra tốt, cần liệt kê chi tiết các mục tiêu giảng dạy cơ bản, trọng tâm thể hiện ở các hành vi hay năng lực cần phát triển ở học sinh như là kết quả của việc dạy học (kiến thức, kỹ năng, thái độ) đồng thời với các nội dung kiến thức cụ thể kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt. c) Thiết lập ma trận 2 chiều * Nội dung bảng ma trận - Một chiều thường là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá. - Một chiều là các mức độ nhận thức của học sinh (biết, hiểu, vận dụng). (Hiện nay, tồn tại 2 loại bảng ma trận: matrix và rubric) Trong đó, xây dựng trọng số điểm cho từng nội dung kiến thức và từng mức độ nhận thức cần kiểm tra. * Xác định số lượng, hình thức các câu hỏi trong mỗi ô của bảng ma trận (bao nhiêu câu trắc nghiệm khách quan, tự luận, thời gian thực hiện…). * Hình thành ma trận * Thiết kế câu hỏi theo ma trận Căn cứ vào ma trận và mục tiêu đã xác định ở trên, thiết kế nội dung, hình thức, lĩnh vực kiến thức và cấp độ cần kiểm tra theo các câu hỏi. * Xây dựng đáp án và biểu điểm Thang đánh giá gồm 11 bậc: 0, 1, 2, …, 10 điểm (có thể có điểm thập phân được làm tròn tới một chữ số sau dấu phẩy) theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo (QĐ40/2006/BGDDT ngày 05/10/2006). Kết luận chương 1 Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, chúng tôi nhận thấy: - Khi tiến hành kiểm tra – đánh giá phải nhận thức rõ vai trò, chức năng của nó trong quá trình dạy học. Kiểm tra – đánh giá phải vận động theo xu hướng mới đảm bảo chuẩn yêu cầu kiến thức kỹ năng mà Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành. - Kết hợp một cách linh hoạt giữa kiểm tra – đánh giá bằng hình thức TNKQ và hình thức TNTL một cách hợp lý. Việc kiểm tra gần đây đã có nhiều đổi mới, nhưng đổi mới sao cho có hiệu quả và cách đánh giá sao cho có hiệu quả nhất là một vấn đề cần quan tâm. Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu xây dựng và tuyển chọn các câu hỏi có chất lượng và ứng dụng vào kiểm tra – đánh giá là rất cần thiết. Chương 2: XÂY DỰNG BỘ ĐỀ KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG PHẦN HÓA VÔ CƠ THPT 2.1. Cấu trúc chương trình hóa học vô cơ Chương trình môn Hóa học lớp 10 phần vô cơ gồm có: - Nhóm halogen - Oxi – lưu huỳnh Chương trình môn Hóa học lớp 11 phần vô cơ gồm có: - Nhóm nitơ (Nhóm VA) - Nhóm cacbon (Nhóm IVA) Chương trình môn Hóa học lớp 12 phần vô cơ gồm có: - Kim loại kiềm – kim loại kiềm thổ - nhôm - Crom – sắt – đồng 2.2. Thiết kế đề kiểm tra 2.2.1. Chương Nhóm halogen 2.2.1.1. Các tiêu chí nội dung cần kiểm tra [2] * Về kiến thức Biết: - Cấu tạo nguyên tử của các halogen, số oxi hóa của các halogen trong các hợp chất. - Tính chất vật lý, tính chất hóa học của các halogen và một số hợp chất quan trọng của chúng. - Phương pháp điều chế halogen và một số hợp chất quan trọng của halogen. Hiểu: - Vì sao halogen có tính oxi hóa mạnh. - Nguyên nhân làm cho halogen có sự giống nhau về tính chất hóa học cũng như sự biến đổi có quy luật, tính chất của đơn chất và hợp chất của chúng. - Nguyên tắc chung của phương pháp điều chế halogen. * Về kỹ năng - Giải thích hiện tượng khi làm thí nghiệm về halogen (tính tan của hidroclorua, tính tẩy màu của clo ẩm, nhận biết ion clorua…). - Vận dụng những kiến thức đã học về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, độ âm điện, số oxi hóa và phản ứng oxi hóa khử để giải thích một số tính chất của đơn chất và hợp chất halogen. - Giải các bài tập định lượng. 2.2.1.2. Thiết lập ma trận hai chiều * Nội dung bảng ma trận - Một chiều là nội dung chính cần đánh giá. - Một chiều là các mức độ nhận thức của học sinh (biết, hiểu, vận dụng). * Xác định số lượng, hình thức các câu hỏi trong mỗi ô của bảng ma trận - Thời gian thực hiện: 45 phút. - Phần trắc nghiệm: 6 câu. - Phần tự luận: từ 3 đến 4 câu. * Hình thành ma trận Mỗi ô thể hiện số điểm cho từng nội dung kiến thức và từng mức độ nhận thức cần kiểm tra. (Thực hiện tương tự với các chương Oxi – Lưu huỳnh, Nitơ – Photpho, Cacbon – Silic) Bảng 2.1. Ma trận hai chiều chương Nhóm halogen Biết Hiểu Vận dụng Tổng TNKQ TNTL TNKQ TNTL TNKQ TNTL Tính chất của đơn chất halogen 0,5 0,5 0,5 1 2,5 Tính chất các hợp chất của halogen 0,5 0,5 0,5 1 0,5 2,5 5,5 Phương pháp điều chế - Nhận biết - Ứng dụng 0,5 1,5 2 Cộng 1 1,5 1 2 0,5 4 10 2.2.1.3. Xây dựng các đề kiểm tra ĐỀ SỐ 1 A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) 1. Phản ứng hóa học chứng tỏ HCl có tính khử là A. HCl + NH3 → NH4Cl. B. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O. C. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2. D. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O. 2. Axit không được đựng trong các bình thủy tinh là A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI. 3. Khi cho dây sắt nóng đỏ vào bình đựng khí clo dư ta thu được sản phẩm là A. FeCl2. B. FeCl3. C. hỗn hợp FeCl2 và FeCl3. D. tùy điều kiện khác nhau có thể là A, B hoặc C. 4. Cho 0,08 lít dung dịch AgNO3 1M vào dung dịch có chứa 3,65g HCl. Khối lượng kết tủa thu được là A. 14,35g. B. 15,43g. C. 11,48g. D. 14,18g. 5. Cho các chất: Br2, F2, Cl2, I2. Thứ tự tăng dần tính oxi hóa là A. Br2 < Cl2 < F2 < I2. B. Br2 < F2 < Cl2 < I2. C. I2 < Br2 < Cl2 < F2. D. F2 < Cl2 < Br2 < I2. 6. Cho phương trình hóa học: KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O. Hệ số cân bằng của phương trình lần lượt là A. 2, 5, 2, 2, 5, 3. B. 2, 16, 2, 2, 5, 8. C. 2, 8, 2, 2, 5, 8. D. 2, 5, 2, 2, 5, 5. B. TỰ LUẬN (7 điểm) 1. Hãy nêu và giải thích hiện tượng xảy ra khi nhúng một cánh hoa hồng vào nước Javel. 2. Viết các phương trình hóa học hoàn thành chuỗi chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng): KMnO4 → HCl → FeCl2 → AgCl Cl2 NaCl → FeCl3 → Fe(OH)3 → FeCl3 3. Bằng phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch: HCl, KCl, HNO3, KI, KNO3. 4. Hòa tan hoàn toàn 2,18g hỗn hợp kim loại gồm nhôm và sắt bằng 200 ml dung dịch axit clohidric vừa đủ thì thu được 2,24 lít khí (đktc). a) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b) Tính nồng độ mol của dung dịch axit đã dùng và dung dịch muối thu được (xem thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể). Cho Fe = 56, Al = 27, Ag = 108, H = 1, Cl = 35,5 --- HẾT --- ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 A. TRẮC NGHIỆM (mỗi câu 0,5đ) 1. D 3. B 5. C 2. A 4. C 6. B B. TỰ LUẬN Câu Ý Nội dung Điểm 1 (1đ) Hiện tượng: cánh hoa hồng nhạt màu dần. Giải thích: PTHH tạo thành nước Javel: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O Nước Javel Na +1 Cl O có tính oxi hóa mạnh  có tính tẩy màu. 0,25 0,25 0,5 2 (2đ) (0,25đ/pt x 8pt) 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O 2NaCl dpnc 2Na + Cl2 Cl2 + H2 ot C2HCl 2HCl + Fe → FeCl2 + H2↑ FeCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl↓ + Fe(NO3)2 2Fe + 3Cl2 ot C2FeCl3 FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O 2 3 (1,5đ) HCl, KCl, HNO3, KI, KNO3 - Lấy 5 mẫu thử. - Cho quỳ tím vào 5 mẫu thử. + Làm quỳ tím hóa đỏ: HCl, HNO3 (1) + Không đổi màu quỳ tím: KCl, KI, KNO3 (2) - Cho dung dịch AgNO3 vào nhóm (1) + Mẫu thử có kết tủa trắng: HCl HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3 + Còn lại: HNO3 - Cho dung dịch AgNO3 vào nhóm (2) 0,25 0,25 + Mẫu thử có kết tủa trắng: KCl KCl + AgNO3 → AgCl↓trắng + KNO3 + Mẫu thử có kết tủa vàng: KI KI + AgNO3 → AgI↓vàng + KNO3 + Còn lại: KNO3 0,25 0,25 0,25 0,25 4 (2,5đ) a (1,5đ) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 x 3x x 3x/2 (mol) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 y 2y y y (mol) 27x + 56y = 2,18  x = 0,06 3x/2 + y = 0,1 y = 0,01 mAl = 27.0,06 = 1,62 (g)  %mAl = 74,3% %mFe = 25,7% 0,25 0,25 0,5 0,5 b (1đ) nHCl = 3x + 2y = 0,2 (mol) CM(HCl) = 0,2/0,2 = 1 (M) CM(AlCl3) = 0,06/0,2 = 0,3 (M) CM(FeCl2) = 0,01/0,2 = 0,05 (M) 0,25 0,25 0,25 0,25 ĐỀ SỐ 2 A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) 1. Cho các axit: HI, HCl, HF, HBr. Thứ tự tăng dần tính axit là A. HBr < HI < HCl < HF. C. HF < HCl < HBr < HI. B. HI < HCl < HF < HBr. D. HI < HBr < HCl < HF. 2. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được các khí: O2, HCl, Cl2? A. Giấy quỳ tím khô. C. Tàn đóm. B. Giấy quỳ tím ẩm. D. Cả A, B, C đều đúng. 3. Cho 8,1g một kim loại tác dụng hết với khí clo thu được 40,05g muối. Kim loại đó là A. Fe. B. Cu. C. Na. D. Al. 4. Trong phản ứng Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O, vai trò của Cl2 là A. chất khử. B. chất oxi hóa. C. vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa. D. môi trường. 5. Trong các dãy chất dưới đây, dãy gồm các chất đều tác dụng được với dd HCl là A. AgNO3(dd), MgCO3, BaSO4. C. Fe2O3, KMnO4, Cu. B. Fe, CuO, Ba(OH)2. D. CaCO3, H2SO4, Mg(OH)2. 6. Cho Cl (Z = 17), cấu hình electron của ion -Cl là A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6. C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5. D. 1s2 2s2 2p6 3s2. B. TỰ LUẬN (7 điểm) 1. Viết các phương trình hóa học chứng minh axit clohidric có thể tham gia các phản ứng với vai trò: - Chất khử. - Chất oxi hóa. - Chất trao đổi (trong phản ứng trao đổi). 2. Xác định các chất (A), (B), (C)… và hoàn thành các phương trình hóa học sau: Cl2 + (A) → (B) (B) + Fe → (C) + H2↑ (C) + Cl2 → (D) (D) + (E) → (F)↓ + NaCl (F) ot (G) + (H) 3. Chỉ dùng một thuốc thử nhận biết các chất đựng trong các lọ mất nhãn sau: HI, AgNO3, HNO3, HCl. 4. Cho 29,4g hỗn hợp Al, Cu, Mg vào 600g dung dịch HCl 7,3% (có dư) thu được 11,2 lít khí (A), dung dịch (B) và chất rắn (C) nặng 19,2g. a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. b) Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch (B). Cho Al = 27, Cu = 64, Mg = 24, Ag = 108, N = 14, O = 16, H = 1, Cl = 35,5 --- HẾT --- ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 A. TRẮC NGHIỆM (mỗi câu 0,5đ) 1. C 3. D 5. B 2. B 4. C 6. A B. TỰ LUẬN Câu Ý Nội dung Điểm 1 (0,75đ) MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3 0,25 0,25 0,25 2 (1,25đ) (A): H2, (E): NaOH (B): HCl (F): Fe(OH)3 (C): FeCl2 (G): Fe2O3 (D): FeCl3 (H): H2O 0,25đ/pt x 5pt 1,25 3 (1,5đ) - Lấy 4 mẫu thử. - Cho dung dịch HCl vào 4 mẫu thử. + MT có kết tủa trắng: AgNO3 HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3 - Cho dung dịch AgNO3 vào 3 mẫu thử còn lại. + MT có kết tủa vàng: HI HI + AgNO3 → AgI↓ + HNO3 + MT có kết tủa trắng: HCl HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3 + Còn lại: HNO3 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 4 (3,5đ) a (1,75đ) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑ x 3x x 3x/2 (mol) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑ y 2y y y (mol) Cu + HCl → mCu = 19,2g  mAl,Mg = 29,4 – 19,2 = 10,2(g) 27 24 10, 2 0,2 3 0, 20,5 2 x y x yx y         0,25 0,25 0,25 0,25 %mCu = 65,3% mAl = 0,2 . 27 = 5,4 (g)  %mAl = 18,4% %mMg = 16,3% 0,25 0,25 0,25 b (1,75đ) mHCl = 600 . 7,3 : 100 = 43,8 (g)  nHCl = 1,2 mol nHCl dư = 1,2 – (0,6 + 0,4) = 0,2 (mol) Dd (B): AlCl3: 0,2 mol  mAlCl3 = 26,7g MgCl2: 0,2 mol  mMgCl2 = 19g HCl dư: 0,2 mol  mHCl = 7,3g mdd = mddHCl + mAl, Mg – mH2 = 600 + 10,2 – 0,5.2 = 609,2 (g) C%AlCl3 = 4,4% C%MgCl2 = 3,1% C%HCl = 1,2% 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 ĐẾ SỐ 3 A. TRẮC NGHIỆM 1. Số oxi hóa của clo trong clorua vôi (CaOCl2) là A. 0 và 0. B. -1 và -1. C. +1 và +1. D. -1 và +1. 2. Cho dung dịch chứa 4,68g muối NaX (X: halogen) vào dung dịch AgNO3 dư thu được 11,48g kết tủa. X là A. F. B. Cl. C. Br. D. I. 3. Phản ứng nào sau đây không thể xảy ra? A. HCl + NaOH → H2O + NaCl. B. Na2S + 2HCl → H2S + 2NaCl. C. FeSO4 + 2HCl → FeCl2 + H2SO4. D. FeSO4 + 2KOH → Fe(OH)2 + K2SO4. 4. P4hát biểu nào sau đây sai? A. Halogen là những phi kim điển hình. B. Những nguyên tố halogen thuộc nhóm VIIA. C. Các halogen có độ âm điện tương đối lớn. D. Tính oxi hóa giảm dần từ iot đến flo. 5. Người ta có thể điều chế được nước clo nhưng không điều chế được nước flo vì A. khí flo oxi hóa nước dễ dàng ở ngay nhiệt độ thường. B. khí flo không tác dụng với nước. C. khí clo tan trong nước còn khí flo không tan trong nước. D. khí clo có tính oxi hóa mạnh hơn flo. 6. Ion có tính khử mạnh nhất là A. I . B. Br . C. Cl . D. F . B. TỰ LUẬN 1. Viết các phương trình hóa học hoàn thành chuỗi chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng): → clorua vôi Mangan dioxit → khí clo → NaClO → HClO → NaCl → NaOH 2. Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các lọ mất nhãn đựng riêng biệt các dung dịch sau: NaCl, Na2CO3, NaI, NaF. 3. Dẫn khí clo vào một dung dịch chứa muối kali iotua (không màu) ta thấy dung dịch từ từ bị hóa nâu; thêm một ít hồ tinh bột vào thì thấy dung dịch bị đổi sang màu xanh thẫm. Giải thích các hiện tượng trên và viết phương trình hóa học minh họa nếu có. 4. Cho 12,4g hỗn hợp Mg, Fe, Cu vào 250ml dung dịch HCl 2,4M thu được dung dịch X, khí Y và chất rắn Z. Để trung hòa axit dư trong dung dịch X cần dùng 125ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M. Chất rắn Z tác dụng vừa đủ 1,12 lít clo (đktc). a) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. b) Tính nồng độ mol/lit chất tan trong dung dịch X (xem thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể). Cho Na = 23; Mg = 24; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137; Cl = 35,5; O = 16; H = 1 ---- HẾT ---- ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 A. TRẮC NGHIỆM (mỗi câu 0,5đ) 1. D 3. C 5. A 2. B 4. D 6. A (Giải câu 2) NaX + AgNO3 → NaNO3 + AgX↓ 23 + MX 108 + MX (g) 4,68 11,48 (g)  MX = 35,5 B. TỰ LUẬN Câu Ý Nội dung Điểm 1 (1,5đ) (0,25đ/pt x 6pt) MnO2 + 4HCl otMnCl2 + Cl2 + 2H2O Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HClO Cl2 + 2Na ot 2NaCl 2NaCl + 2H2O dp mn 2NaOH + Cl2 + H2 1,5đ 2 (1,5đ) - Lấy 3 mẫu thử. - Cho dung dịch HCl vào 3 MT. + MT sủi bọt khí: Na2CO3 Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O - Cho dung dịch AgNO3 vào 3 MT còn lại. + MT có kết tủa trắng: NaCl NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3 + MT có kết tủa vàng: NaI NaI + AgNO3 → AgI↓ + NaNO3 + Còn lại: NaF 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 3 (1đ) Cl2 + 2KI → 2KCl + I2 Dung dịch từ từ hóa nâu do tạo ra I2. I2 + hồ tinh bột → xanh thẫm. 0,25đ 0,25đ 0,5đ 4 (3đ) a (2,25đ) nHCl = 2,4 . 0,25 = 0,6 (mol) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 0,25đ x 2x x x (mol) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 y 2y y y (mol) Cu + HCl → nBa(OH)2 = 0,125 . 0,4 = 0,05 (mol) 2HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2H2O 0,1 0,05 (mol) nCl2 = 1,12 : 22,4 = 0,05 (mol) Cu + Cl2 → CuCl2 0,05 0,05 (mol) 24 56 12, 4 64.0,05 9, 2 0,15 2 2 0,6 0,1 0,5 0,1 x y x x y y               %mMg = 24 . 0,15 . 100 : 12,4 = 29 (%) %mFe = 56 . 0,1 . 100 : 12,4 = 45,2 (%) %mCu = 25,8% 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ b (0,75đ) CM(MgCl2) = 0,6M CM(FeCl2) = 0,4M CM(HCl) = 0,4M 0,25đ 0,25đ 0,25đ ĐỀ SỐ 4 A. TRẮC NGHIỆM 1. Hòa tan 2,81g hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml dung dịch HCl 0,2M (vừa đủ). Khối lượng muối thu được sau phản ứng là A. 5,56g. B. 6,36g. C. 8,31g. D. 6,55g. 2. Phản ứng nào dưới đây không thể xảy ra? A. Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2. B. Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2. C. Br2 + 2NaCl → 2NaBr + Cl2. D. Cl2 + 2HI → 2HCl + I2. 3. Cách nào sau đây dùng để thu khí clo? A. Cách 1. B. Cách 2. C. Cách 3. D. Cả 3 cách. 4. Khi nung nóng, iot rắn biến thành hơi không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được gọi là A. sự chuyển trạng thái. B. sự thăng hoa. C. sự bay hơi. D. sự phân hủy. 5. Số oxi hoá của clo trong các chất: HCl, KClO3, HClO, HClO2, HClO4 lần lượt là: A. +1, +5, -1, +3, +7. B. -1, +5, +1, -3, -7. C. -1, +5, +1, +3, +7. D. -1, 5, -1, -3, -7. 6. Nhận xét nào sau đây về hidro clorua là không đúng? A. Là chất khí ở điều kiện thường. B. Tan tốt trong nước. C. Có mùi xốc. D. Có tính axit. B. TỰ LUẬN 1. Từ MnO2, NaCl, H2SO4 đặc và Fe viết các phương trình hóa học điều chế FeCl2, FeCl3. 2. Có 4 lọ mất nhãn A, B, C, D chứa các chất: KI, HI, AgNO3, Na2CO3. Biết rằng: - Nếu cho chất trong lọ A phản ứng với các chất trong các lọ còn lại thì thu được 1 kết tủa. - Chất B tạo kết tủa với các chất A, C, D. - Chất C tạo một kết tủa trắng và một chất khí khi tác dụng với các chất A, B, D. Hãy xác định xem các lọ A, B, C, D chứa chất nào trong 4 chất kể trên và viết các phương trình hóa học xảy ra. 3. Để hòa tan hoàn toàn 18,4g hỗn hợp vôi và đá vôi cần 2,5 lít dd HCl (vừa đủ) thu được 2,24 lít CO2 (đktc). a) Xác định thành phần % khối lượng hỗn hợp ban đầu. b) Tính nồng độ mol của muối thu được, giả sử thể tích dd thay đổi không đáng kể. c) Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng. Cho Ca = 40; C = 12; O = 16; H = 1; Cl = 35,5; I = 127 ---- HẾT ---- ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 A. TRẮC NGHIỆM (mỗi câu 0,5đ) 1. A 3. A 5. B 2. C 4. C 6. D (Giải câu 1) mmuối = moxit + (71 – 16).nHCl/2 = 2,81 + 27,5.nHCl = 5,56 (g) B. TỰ LUẬN Câu Ý Nội dung Điểm 1 (2đ) NaCl + H2SO4 ot NaHSO4 + HCl Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑ MnO2 + 4HCl ot MnCl2 + Cl2 + 2H2O 2Fe + 3Cl2 ot 2FeCl3 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 2 (2đ) KI AgNO3 HI Na2CO3 KI ↓ AgNO3 ↓ ↓ ↓ HI ↓ ↑ Na2CO3 ↓ ↑ (A): KI (B): AgNO3 (C): Na2CO3 (D): HI KI + AgNO3 → AgI↓ + KNO3 HI + AgNO3 → AgI↓ + HNO3 Na2CO3 + AgNO3 → NaNO3 + Ag2CO3 2HI + Na2CO3 → 2NaI + CO2 + H2O 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 3 (3đ) a (1,5đ) CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O nCaCO3 = nCO2 = 0,1 mol mCaCO3 = 10g  %mCaCO3 = 54,25% %mCaO = 45,75% 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ b (1đ) mCaO = 18,4 – 10 = 8,4(g)  nCaO = 0,15 mol nCaCl2 = nCaCO3 + nCaO 0,5đ = 0,1 + 0,15 = 0,25 (mol) CM(CaCl2) = 0,25 : 2,5 = 0,1 (M) 0,25đ 0,25đ c (0,75đ) nHCl = 2.nCaCO3 + 2.nCaO = 2.0,1 + 2.0,15 = 0,5 (mol) CM(HCl) = 0,5 : 2,5 = 0,2 (M) 0,5đ 0,25đ ĐỀ SỐ 5 A. TRẮC NGHIỆM 1. Hòa tan 8,3g hỗn hợp Al, Fe bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 5,6 lít khí H2 (đktc) và dung dịch (A). Đem cô cạn dung dịch (A) thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 17,175. B. 17,435. C. 26,5. D. 26,05. 2. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen? A. Nguyên tử chỉ thu thêm được 1 electron. B. Tạo hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực với hidro. C. Có số oxi hóa -1 trong mọi hợp chất. D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron. 3. Phản ứng chứng tỏ HCl có tính khử là A. 2HCl + Mg(OH)2 → MgCl2 + 2H2O B. 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O C. 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O D. 2HCl + Fe → FeCl2 + H2 4. Ứng dụng không phải của NaCl là A. làm thức ăn cho người và gia súc. B. nguyên liệu điều chế Cl2, HCl, nước Javel. C. làm dịch truyền trong y tế. D. khử chua cho đất. 5. Chất chỉ thể hiện tính oxi hóa trong các phản ứng hóa học là A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. Cả A, B, C. 6. Khi để hở lọ đựng dd axit clohidric đặc trong không khí ẩm thì khối lượng của lọ thay đổi như thế nào? A. Tăng. B. Giảm. C. Tăng hoặc giảm. D. Không đổi. B. TỰ LUẬN: (7 điểm) 1. Viết phương trình hóa học chứng minh brom có tính oxi hóa yếu hơn clo nhưng mạnh hơn iot. 2. Xác định các chất (A), (B), (C)… và hoàn thành các phương trình hóa học sau: (A) + (B) ot (C) (C) + (D) → (E) + (F)↓trắng (G) + (B) → (C) + H2 (G) + Zn(OH)2 → (C) + lỏng (H) (G) + (D) → (F) + (I) (G) + MnO2 → (A) + MnCl2 + (H) 3. Bằng phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch: KCl, KF, KI, KBr. 4. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A gồm Zn, ZnO phải dùng hết 336 ml dung dịch HCl 3,65% thu được dung dịch B và 2,24 lít khí thoát ra ở đktc. Cho toàn bộ dung dịch B vào dung dịch AgNO3 dư được 57,4 gam kết tủa. a) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A. b) Tính khối lượng riêng của dung dịch HCl đã dùng. Cho Al = 27, Fe = 56, Zn = 65, Ag = 108, N = 14, O = 16, H = 1, Cl = 35,5 ---- HẾT ---- ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 A. TRẮC NGHIỆM (mỗi câu 0,5đ) 1. D 3. B 5. A 2. C 4. D 6. B (Giải câu 1) mmuối = 8,3 + 35,5.2.n 2H = 26,05 (g) B. TỰ LUẬN Câu Ý Nội dung Điểm 1 (1đ) Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2 0,5đ 0,5đ 2 (1,5đ) (o,25đ/pt x 6 pt = 1,5đ) Cl2 + Zn ot ZnCl2 ZnCl2 + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2AgCl↓ 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2 2HCl + Zn(OH)2 → ZnCl2 + 2H2O HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3 4HCl + MnO2 → Cl2 + MnCl2 + 2H2O 1,5đ 3 (1,5đ) - Lấy 4 mẫu thử. - Cho dung dịch AgNO3 vào 4 MT + MT tạo kết tủa trắng: KCl AgNO3 + KCl → AgCl + KNO3 + MT tạo kết tủa vàng nhạt: KBr AgNO3 + KBr → AgBr + KNO3 + MT tạo kết tủa vàng: KI AgNO3 + KI → AgI + KNO3 + Còn lại: KF 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 4 (3đ) a (2đ) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 0,1 0,2 0,1 0,1 (mol) ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O 0,1 0,2 0,1 (mol) nH2 = 0,1 mol ZnCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Zn(NO3)2 0,2 0,4 (mol) 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ nAgCl = 0,4 mol  mZn = 6,5g mZnO = 8,1g %mZn = 44,52% %mZnO = 55,48% 0,5đ 0,5đ b (1đ) nHCl = 0,4 mol mHCl = 14,6g mddHCl = 400g D = 1,19 g/ml 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 2.2.2. Chương Oxi – Lưu huỳnh 2.2.2.1. Các tiêu chí nội dung cần kiểm tra [2] * Về kiến thức: Biết những ứng dụng quan trọng của O2, S và những hợp chất của chúng. Hiểu: - Tính chất hóa học của các đơn chất O2, O3, S. - Tính chất hóa học của các hợp chất của oxi và của lưu huỳnh (H2S, SO2, SO3, H2SO4). * Về kỹ năng: - Giải thích, kết luận các hiện tượng thí nghiệm, hiện tượng xảy ra trong tự nhiên (ô nhiễm không khí, đất, nước; sự suy giảm tầng ozon; mưa axit…). - Cân bằng phản ứng oxi hóa - khử, xác định chất khử, chất oxi hóa bằng phương pháp thăng bằng electron hoặc thăng bằng số oxi hóa. - Giải bài tập hóa học liên quan đến kiến thức của chương. 2.2.2.2. Thiết lập ma trận hai chiều Bảng 2.2. Ma trận hai chiều chương Oxi – lưu huỳnh Biết Hiểu Vận dụng Tổng TNKQ TNTL TNKQ TNTL TNKQ TNTL Tính chất của đơn chất O2, O3, S 0,5 0,5 0,5 1,5 Tính chất các hợp chất H2S, SO2, SO3, H2SO4 0,5 1 1 1 0,5 2,5 6,5 Phương pháp điều chế - Ứng dụng – 0,5 1,5 2 Nhận biết Cộng 1 1,5 1 1,5 1 4 10 2.2.2.3. Xây dựng các đề kiểm tra ĐỀ SỐ 1 A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) 1. Cho phương trình hóa học: SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr. Vai trò của SO2 trong phản ứng này là A. chất khử. B. chất oxi hóa. C. vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa. D. không là chất khử, không là chất oxi hóa. 2. H2S tác dụng được với dung dịch Pb(NO3)2 theo phương trình hóa học: H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3 vì A. H2S có tính khử mạnh hơn HNO3. B. H2S là axit mạnh hơn HNO3. C. H2S tan trong nước nhiều hơn HNO3. D. PbS là hợp chất kết tủa bền. 3. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. H2SO4 đặc hấp thụ mạnh nước. B. H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất chung của một dung dịch axit. C. H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh. D. Khi pha loãng axit H2SO4 đặc phải cho từ từ nước vào axit. 4. Trong phòng thí nghiệm, O2 được điều chế bằng phương pháp đẩy nước vì A. O2 nặng hơn nước. C. O2 ít tan trong nước. B. O2 là chất oxi hóa mạnh. D. A, B, C đều đúng. 5. Cho các chất: CuO, Cu, Fe, BaCl2. Axit H2SO4 đặc nguội không tác dụng với A. CuO. B. Cu. C. Fe. D. BaCl2. 6. Hòa tan hoàn toàn 3,21g hỗn hợp MgO, ZnO, Fe2O3 bằng 60 ml dd H2SO4 1M thì vừa đủ thu được dd (A). Cô cạn dd A thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 8,97g. B. 8,01g. C. 9,09g. D. 8,1g. B. TỰ LUẬN (7 điểm) 1. Viết các phương trình hóa học hoàn thành chuỗi chuyển hóa sau: FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4 → CuSO4 → Cu(NO3)2 → Cu(OH)2 2. Chỉ dùng một thuốc thử phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: H2SO4, Na2SO4, Ba(OH)2, HCl, NaOH. 3. Có hiện tượng gì xảy ra khi a) Cho HCl đậm đặc vào thuốc tím (KMnO4). b) Cho dung dịch Na2S vào dung dịch Pb(NO3)2. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. 4. Hòa tan hoàn toàn 49,3g hỗn hợp sắt và kẽm vào dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư) thu được 21,28 lít khí sulfurơ (đktc). a) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. b) Nếu thay dung dịch H2SO4 đặc bằng dung dịch H2SO4 loãng thì thu được bao nhiêu lít khí (đktc)? (Fe = 56, Zn = 65, S = 32, 0 = 16, H = 1) ---- HẾT ---- ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 A. TRẮC NGHIỆM (mỗi câu 0,5đ) 1. A 3. D 5. C 2. D 4. C 6. B B. TỰ LUẬN Câu Ý Nội dung Điểm 1 (1,5đ) (0,25đ/pt x 6pt = 1,5đ) 4FeS2 + 11O2  ot 2Fe2O3 + 8SO2 2SO2 + O2  otxt, 2SO3 SO3 + H2O → H2SO4 CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O CuSO4 + Ba(NO3)2 → BaSO4↓ + Cu(NO3)2 Cu(NO3)2 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + Cu(OH)2↓ 1,5đ 2 (2đ) Lần lượt cho quỳ tím vào các mẫu thử. - Làm quỳ tím hóa đỏ: H2SO4, HCl (1) - Làm quỳ tím hóa xanh: Ba(OH)2, NaOH (2) - Không đổi màu quỳ tím: Na2SO4 Cho dung dịch Na2SO4 vào các mẫu thử nhóm (2). - Mẫu thử có kết tủa trắng là Ba(OH)2 Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NaOH - Còn lại là NaOH. Cho dd Ba(OH)2 vào các mẫu thử nhóm (1). - Mẫu thử có kết tủa trắng là H2SO4 H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2H2O - Còn lại là HCl 2HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2H2O 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 3 (1đ) a Có khí màu vàng lục 2KMnO4 + 16HCl →2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O 0,5đ b Có kết tủa đen Na2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2NaNO3 0,5đ 4 (2,5đ) a (1,5đ) 2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O x 3x/2 (mol) Zn + 2H2SO4 → ZnSO4 + SO2 + 2H2O y y (mol) 0,25đ 0,25đ Gọi: x, y lần lượt là số mol của Fe, Zn 2 3 x + y = n 2SO = 0,95 56x + 65y = 49,3  x = 0,3; y = 0,5 %mFe = 100. 3,49 3,0.56 = 34,1 (%); %mZn = 65,9% 0,5đ 0,5đ b (1đ) Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 0,3 0,3 (mol) Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 0,5 0,5 (mol) V 2H = 17,92 lít 0,25đ 0,25đ 0,5đ ĐỀ SỐ 2 A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) 1. Có thể dùng chất nào sau đây để phân biệt 2 khí: CO2 và SO2? A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch Ca(OH)2. C. Dung dịch Br2. D. Cả A, B, C đều đúng. 2. Phản ứng dùng để sản xuất SO2 trong công nghiệp là A. Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O. B. C + 2H2SO4 → CO2 + 2SO2 + 2H2O. C. 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2. D. 2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O. 3. Hòa tan 3,5g hỗn hợp 3 kim loại đứng trước hidro trong dãy hoạt động hóa học của kim loại bằng một lượng vừa đủ dung dịch axit sunfuric loãng, thu 2,24 lít khí hidro (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng là A. 11,3g. B. 13,1g. C. 15,2g. D. 12,5g. 4. Nhóm chất tác dụng được với H2SO4 loãng là A. CuO, S, Ag. B. Al, Al(OH)3, C. C. Fe, Fe(OH)3, CuO. D. Cu, NaOH, S. 5. Phát biểu nào sau đây về H2S không đúng? A. H2S là chất khí, không màu, mùi trứng thối. B. H2S có tính oxi hóa và tính khử. C. H2S tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu. D. H2S được điều chế bằng phản ứng hóa học của dd axit clohidric và muối sắt (II) sunfua. 6. Cho 3 chất: S, O2, Cl2. Thứ tự tăng dần tính oxi hóa: A. S < O2 < Cl2. B. O2 < S < Cl2. C. Cl2 < O2 < S. D. S < Cl2 < O2. B. TỰ LUẬN (7 điểm) 1. Bằng phương pháp hóa học, phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: Na2SO3, NaOH, Na2SO4, NaCl. 2. Xác định các chất (A), (B), (C)… và viết phương trình hóa học của các phản ứng sau: H2S + O2 → (A)rắn + (B) (A) + O2 → (C) MnO2 + HCl → (D) + (E) + (B) (B) + (C) + (D) → (F) + (G) 3. Viết phương trình hóa học chứng minh: a) Oxi có tính oxi hóa mạnh. b) Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi. 4. Cho 11,5g hỗn hợp Cu, Mg, Al vào dung dịch HCl (dư) thu được 5,6 lít khí (đktc). Phần không tan cho vào H2SO4 đặc nóng thu được 2,24 lít khí sulfurơ (đktc). Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. (Cu = 64, Mg = 24, Al = 27, S = 32, O = 16) ---- HẾT ---- ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 A. TRẮC NGHIỆM: (mỗi câu 0,5đ) 1. C 3. B 5. B 2. C 4. C 6. A (Giải câu 3) mmuối = mkl + 96.n 2H = 3,5 + 96.0,1 = 13,1 (g) B. TỰ LUẬN Câu Ý Nội dung Điểm 1 (1,5đ) Lấy các mẫu thử. Lần lượt cho dung dịch HCl vào các mẫu thử. - Mẫu thử sủi bọt khí mùi hắc là Na2SO3 2HCl + Na2SO3 → 2NaCl + SO2 + H2O Cho quỳ tím vào các mẫu thử còn lại. - Làm quỳ tím hóa xanh: NaOH - Không đổi màu quỳ tím: Na2SO4, NaCl (*) Cho dung dịch BaCl2 vào 2 mẫu thử nhóm (*) - Mẫu thử có kết tủa trắng là Na2SO4 BaCl2 + Na2SO4 → 2NaCl + BaSO4↓ - Còn lại là NaCl 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 2 (2đ) Mỗi phương trình hóa học: 0,5đ (A): S (C): SO2 (E): MnCl2 (B): H2O (D): Cl2 (F): HCl (G): H2SO4 2đ 3 (1đ) (0,5đ/pt x 2 = 1đ) 2Cu + O2 → 2CuO 2Ag + O3 → Ag2O + O2 1đ 4 (2,5đ) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 x x (mol) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 y 3y/2 (mol) Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O 0,1 0,1 (mol)  mCu = 64.0,1 = 6,4 (g) 24x + 27y = 11,5 – 6,4 = 5,1 x + 2 3 y = n 2H = 0,25  x = 0,1; y = 0,1  mMg = 2,4g; mAl = 2,7g 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,75đ 0,25đ ĐỀ SỐ 3 A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) 1. Nhóm chất nào sau đây có thể tác dụng trực tiếp với oxi? A. Na, Cu, Cl2. C. Fe, Au, C. B. Fe, Cu, S. D. Pt, Au, Cl2. 2. Sục từ từ 2,24 lít SO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Dung dịch sau phản ứng gồm A. Na2SO3, H2O. C. Na2SO3, NaHSO3, H2O. B. NaHSO3, H2O. D. NaOH, Na2SO3, H2O. 3. Cho phương trình hóa học: H2S + KMnO4 + H2SO4 → MnSO4 + S + K2SO4 + H2O. Hệ số cân bằng của phương trình lần lượt là A. 5, 2, 3, 2, 5, 1, 8. C. 5, 2, 2, 3, 5, 1, 8. B. 5, 2, 3, 2, 5, 1, 3. D. 2, 5, 3, 5, 2, 1, 3. 4. Tính chất nào sau đây không phải của H2SO4 đặc? A. Tác dụng được với phi kim. B. Tác dụng với kim loại giải phóng khí H2. C. Hấp thụ nước của chất hữu cơ. D. Tác dụng được với oxit kim loại. 5. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế khí H2S bằng phản ứng hóa học nào sau đây? A. H2 + S → H2S. B. 4Mg + 5H2SO4 → 4MgSO4 + H2S + 4H2O. C. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S. D. Cả A, B, C. 6. Phản ứng nào dưới đây không xảy ra được? A. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑. B. PbS + 2HCl → PbCl2 + H2S↑. C. NaCl + H2SO4 → NaHSO4 + HCl↑. D. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2↑ + H2O. B. TỰ LUẬN (7 điểm) 1. Bằng phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch: KCl, KOH, H2SO4, K2S, HCl 2. Người ta làm thí nghiệm sau: Chia Fe thành 4 phần Phần 1: Cho Fe tác dụng với dung dịch HCl. Phần 2: Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. Phần 3: Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng. Phần 4: Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nguội. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong các trường hợp trên. 3. Cho 32,2g hỗn hợp gồm Zn và một kim loại hóa trị II đứng sau hidro trong dãy hoạt động hóa học của kim loại vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lít khí. Phần không tan cho tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng dư thu được 6,72 lít khí. Các thể tích trên đều đo ở đkc. Xác định kim loại chưa biết và tính khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp. (Zn = 65, Cu = 64, S = 32, O = 16, H = 1) ---- HẾT ---- ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 A. TRẮC NGHIỆM:(mỗi câu 0,5đ) 1. B 3. A 5. C 2. D 4. B 6. B B. TỰ LUẬN Câu Ý Nội dung Điểm 1 (2đ) Lần lượt cho dung dịch HCl vào các mẫu thử. - Mẫu thử sủi bọt khí mùi trứng thối là Na2S 2HCl + Na2S → 2NaCl + H2S↑ Cho quỳ tím vào các mẫu thử còn lại. - Làm quỳ tím hóa xanh: KOH - Làm quỳ tím hóa đỏ: H2SO4, HCl (*) - Không đổi màu quỳ tím: KCl Cho dung dịch BaCl2 vào 2 mẫu thử nhóm (*) - Mẫu thử có kết tủa trắng là H2SO4 BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓ - Còn lại là HCl 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 2 (2đ) Phần 1: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 Phần 2: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 Phần 3: 2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O Phần 4: không phản ứng 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 3 (3đ) Zn + H2SO4(loãng) → ZnSO4 + H2 0,2 0,2 (mol) M + 2H2SO4 → MSO4 + SO2 + 2H2O 0,3 0,3 (mol) 65.0,2 + M.0,3 = 32,2 M = 64 mZn = 65.0,2 = 13 (g) mM = 32,2 – 13 = 19,2 (g) 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 2.2.3. Chương Nitơ - Photpho 2.2.3.1. Các tiêu chí nội dung cần kiểm tra [4] - Tính chất của N2, P và các hợp chất NH3, NH4 +, HNO3,  3NO , H3PO4… + Biết được tính chất vật lý (trạng thái, màu, mùi, tính tan…) và tính chất hóa học của các chất. + Hiểu được phân tử N2 có liên kết ba rất bền; NH3 có tính bazơ yếu và tính khử; HNO3 là chất oxi hóa rất mạnh: oxi hóa hầu hết các kim loại, một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ; H3PO4 là axit trung bình, axit ba nấc… - Điều chế N2, NH3, HNO3. - Nhận biết  4NH , HNO3,  3NO …; phân biệt các khí: N2, NH3, NO, NO2… - Viết phương trình hóa học dạng phân tử và ion. - Bài tập định lượng: hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3, tính thể tích các khí ở điều kiện chuẩn theo hiệu suất phản ứng… 2.2.3.2. Thiết lập ma trận hai chiều Bảng 2.3. Ma trận hai chiều chương Nitơ - Photpho Biết Hiểu Vận dụng Tổng TNKQ TNTL TNKQ TNTL TNKQ TNTL Tính chất của N2, NH3, HNO3, NH4 +. 0,5 1 1 1 0,5 2,5 6,5 Tính chất của P, H3PO4, 3- 4PO . 0,5 0,5 0,5 1,5 Nhận biết – Điều chế - Ứng dụng 0,5 1,5 2 Cộng 1 1 2 1 1 4 10 2.2.3.3. Xây dựng các đề kiểm tra ĐỀ SỐ 1 A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) 1. Axit nitric đặc nguội tác dụng được với nhóm chất nào dưới đây? A. Al, Cu, FeO, NaOH. C. Mg, Cu, Fe2O3, Cu(OH)2. B. Fe, Ag, CuO, Fe(OH)3. D. Mg, Al, CuO, Na2CO3. 2. Cho Fe tác dụng với HNO3 rất loãng thu được NH4NO3, không có khí sinh ra. Tổng hệ số cân bằng của phương trình hóa học là A. 58. C. 25. B. 60. D. 29. 3. Sơ đồ điều chế HNO3 như sau: NH3 → NO → NO2 → HNO3. Để điều chế được 0,1 lít dung dịch HNO3 1M cần bao nhiêu lít NH3 (đktc)? Biết hiệu suất của quá trình là 80%. A. 2,24. C. 2,8. B. 1,792. D. 22,4. 4. Cho phản ứng hóa học sau: N2 + 3H2 ot ,P xt  2NH3 (∆H < 0) Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi A. thêm chất xúc tác. C. tăng nhiệt độ. B. giảm áp suất của hệ. D. tách NH3 ra khỏi hỗn hợp. 5. Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat nào sau đây cho ra sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ dioxit, oxi? A. NaNO3, Pb(NO3)2, Cu(NO3)2. B. Zn(NO3)2, Pb(NO3)2, Cu(NO3)2. C. Zn(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3. D. NaNO3, AgNO3, Fe(NO3)3. 6. Để thu được muối trung hòa phải lấy bao nhiêu ml dung dịch H3PO4 1M trộn lẫn với 150 ml dung dịch NaOH 1M? A. 50 ml. C. 100 ml. B. 150 ml. D. 300 ml. B. TỰ LUẬN (7 điểm) 1. Viết phương trình hóa học chứng minh NH3 là chất khử. 2. Chỉ dùng một thuốc thử phân biệt các chất đựng trong các lọ mất nhãn sau: NH4Cl, K2SO4, FeCl3, NaCl, (NH4)2SO4. 3. Khi đun nóng muối (A) với dung dịch NaOH thì bay ra một khí (B) có mùi khai, và khi cho (A) tác dụng với dung dịch H2SO4 đậm đặc thì được chất lỏng (C) hòa tan được đồng. a) Gọi tên và viết công thức (A), (B), (C). b) Viết phương trình hóa học liên quan đến hiện tượng trên. 4. Hòa tan 29,2g hỗn hợp kẽm và nhôm bằng lượng vừa đủ dung dịch HNO3 đặc nóng thu được dung dịch (A) và 49,28 lít khí màu nâu đỏ (đktc). a) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp. b) Cho toàn bộ dung dịch (A) vào 1,29 lít dung dịch NaOH 2M thì thu được 42,66g kết tủa. Tính khối lượng mỗi chất trong kết tủa thu được. Cho Zn = 65; Al = 27; Na = 23; N = 14; O = 16; H = 1 ---- HẾT ---- ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 A. TRẮC NGHIỆM (mỗi câu 0,5đ) 1. C 3. C 5. B 2. A 4. D 6. A (Giải câu 3) NH3 → NO → NO2 → HNO3 22,4 lít 1 mol 0,1 mol VNH3 = 0,1.22, 4 100 . 1 80 = 2,8 (lít) (Giải câu 6) 3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O 0,15 0,05 (mol) VddH3PO4 = 50 ml B. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu Ý Nội dung Điểm 1 (0,5đ) 4 -3 NH3 + 3O2 ot 2 0 N 2 + 6H2O 0,5đ 2 (2đ) - Lấy 5 mẫu thử. - Cho dung dịch Ba(OH)2 vào 5 mẫu thử. + Mẫu thử có khí mùi khai: NH4Cl 2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2NH3 + 2H2O + Mẫu thử có kết tủa trắng: K2SO4 K2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2KOH + Mẫu thử có kết tủa nâu đỏ: FeCl3 2FeCl3 + 3Ba(OH)2 → 2Fe(OH)3↓ + 3BaCl2 + Mẫu thử có khí mùi khai và kết tủa trắng: (NH4)2SO4 (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NH3 + 2H2O + Còn lại: NaCl 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 3 (1đ) (A): NH4NO3; (B): NH3; (C): HNO3 3 tên gọi Viết 2 pthh x 0,25đ/pt 0,25đ 0,25đ 0,5đ 4 (3,5đ) a (2đ) nNO2 = 2,2 mol Zn + 4HNO3 → Zn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O x 2x (mol) Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O y 3y (mol) 65x + 27y = 29,2 2x + 3y = 2,2  x = 0,2 y = 0,6 mZn = 13g  % mZn = 44,5 %; %mAl = 55,5 % 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,5đ b (1,5đ) nNaOH = 2,58 mol Zn(NO3)2 + 2NaOH → Zn(OH)2↓ + 2NaNO3 0,2 0,4 0,2 (mol) Al(NO3)3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaNO3 0,6 1,8 0,6 (mol) Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O a 2a (mol) Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O b b 2a + b = 2,58 – (0,4 + 1,8) = 0,38 99.(0,2 – a) + 78.(0,6 – b) = 42,66  a = 0,1 b = 0,18 mZn(OH)2 = 9,9g; mAl(OH)3 = 32,76g 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ ĐỀ SỐ 2 A. TRẮC NGHIỆM 1. Thuốc thử để nhận biết ion 3- 4PO trong dung dịch là AgNO3 vì A. tạo ra kết tủa trắng. C. tạo ra khí mùi khai. B. tạo ra kết tủa vàng. D. tạo ra khí màu nâu đỏ. 2. Nung một lượng muối Cu(NO3)2. Sau một thời gian dừng lại, để nguội, đem cân thì thấy khối lượng giảm 5,4g. Khối lượng Cu(NO3)2 đã bị phân hủy là A. 9,4g. C. 18,8g. B. 8g. D. 10,8g. 3. Cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng. Phương trình ion thu gọn là A. 3Cu + 8H+ + 8 - 3NO → 3Cu 2+ + 2NO + 4H2O. B. 3Cu + 8H+ + 2 - 3NO → 3Cu 2+ + 2NO + 4H2O. C. Cu + 4H+ + 4 - 3NO → Cu 2+ + 2NO2 + 2H2O. D. Cu + 4H+ + 2 - 3NO → Cu 2+ + 2NO2 + 2H2O. 4. Trong phòng thí nghiệm, người ta thu khí N2 bằng phương pháp dời chỗ nước vì A. N2 hơi nhẹ hơn không khí. B. N2 tan rất ít trong nước. C. N2 không duy trì sự cháy và sự hô hấp. D. N2 không màu. 5. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 thì hiện tượng xảy ra là A. xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó tan trong dung dịch NH3 dư. B. xuất hiện kết tủa xanh, không tan. C. xuất hiện kết tủa keo trắng, không tan. D. không hiện tượng. 6. Hòa tan hoàn toàn 31,8g hỗn hợp Mg, Al, Cu bằng lượng vừa đủ dung dịch HNO3 thu được 13,44 lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch (A) không chứa NH4NO3. Đem cô cạn dung dịch (A) thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 143,4g. B. 134,4g. C. 69g. D. 96g. B. TỰ LUẬN 1. Viết các phương trình hóa học hoàn thành chuỗi chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng): → KNO3 → KNO2 NH4NO2 → N2 → NO → NO2 → HNO3 → AgNO3 → Ag 2. Bằng phương pháp hóa học phân biệt các khí: N2, O2, NH3, NO2. 3. Viết phương trình hóa học chứng minh N2 có tính khử và tính oxi hóa. 4. Cho 60g hỗn hợp Cu và CuO tan hết trong 3 lít dung dịch HNO3 1M thu được 13,44 lít khí NO (đktc) và dung dịch (A). a) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của Cu trong hỗn hợp. b) Cần thêm bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch (A) để thu được lượng kết tủa lớn nhất? Cho Cu = 64; Na = 23; N = 14; O = 16; H = 1 ---- HẾT ---- ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 A. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu 0,5đ) 1. B 3. D 5. C 2. A 4. B 6. A B. TỰ LUẬN Câu Ý Nội dung Điểm 1 (2đ) 0,25đ/pt x 8pt 2đ 2 (1,5đ) Khí Thuốc thử Hiện tượng PTHH NH3 Quỳ tím ẩm Hóa xanh NH3 + H2O + - 4NH +OH NO2 Quỳ tím ẩm Hóa đỏ 3NO2 + H2O→ 2HNO3 + NO O2 Que đóm Bùng cháy N2 Còn lại 0,5đ 0,5đ 0,5đ 3 (0,5đ) 0,25đ/pt x 2pt 0,5đ 4 (3đ) a (1,5đ) nNO = 0,6 mol 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O 0,9 2,4 0,9 0,6 (mol) CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O 0,03 0,06 0,03 (mol) mCu = 0,9.64 = 57,6 (g) %mCu = 96% 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ b (1,5đ) nHNO3/(A) = 3 – (2,4 + 0,06) = 0,54 (mol) mCuO = 60 – 57,6 = 2,4 (g) nCuO = 0,03 mol HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O 0,54 0,54 (mol) 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaNO3 0,93 1,86 (mol) VddNaOH = 2,4 lít 0,25đ 0,25đ ĐỀ SỐ 3 A. TRẮC NGHIỆM 1. Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hóa học vì A. phân tử nitơ gồm 2 nguyên tử. B. liên kết ba trong phân tử nitơ rất bền. C. nitơ có độ âm điện tương đối lớn. D. liên kết trong phân tử nitơ là liên kết cộng hóa trị không phân cực. 2. Phát biểu nào sau đây sai? A. Amoniac là chất khí, không màu, không mùi. B. Dung dịch amoniac có tính bazơ. C. Phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2 là phản ứng thuận nghịch. D. Đốt cháy NH3 (không có xúc tác) thu được N2 và H2O. 3. Cho hỗn hợp N2 và H2 vào bình phản ứng. Hiệu suất phản ứng là 25%. Thể tích N2 và H2 cần lấy để thu được 51g NH3 là A. 33,6 lít và 33,6 lít. C. 33,6 lít và 100,8 lít. B. 134,4 lít và 403,2 lít. D. 201,6 lít và 67,2 lít. 4. Cho mảnh đồng vào dung dịch axit HNO3 đặc nóng. Hiện tượng xảy ra là A. không có hiện tượng gì. B. dung dịch có màu xanh, có khí H2 bay ra. C. dung dịch có màu xanh, có khí màu nâu đỏ bay ra. D. dung dịch có màu xanh, không có khí. 5. Cho 5,4g Al tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thu được khí NO duy nhất và dung dịch không chứa NH4NO3. Thể tích khí thu được (đktc) là A. 4,48 lít. C. 2,24 lít. B. 3,36 lít. D. 1,12 lít. 6. Công thức hóa học của canxi photphat là A. CaPO4. C. Ca(PO4)2. B. Ca3(PO4)2. D. Ca2(PO4)3. B. TỰ LUẬN 1. Viết phương trình phân tử và ion thu gọn khi cho: a) Sắt (III) clorua + dung dịch amoniac. b) Amoni cacbonat + axit clohidric. 2. Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi biến hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng): Amoni nitrat → natri nitrat → axit nitric → sắt (III) nitrat → nitơ dioxit → natri nitrat → oxi. 3. Chỉ được dùng một kim loại, hãy trình bày cách phân biệt các dung dịch muối sau đây: NH4NO3, (NH4)2SO4, K2SO4. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. 4. Cho 6,3g hỗn hợp Al, Mg vào 500 ml dung dịch HNO3 2M thu được 4,48 lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch (A). a) Chứng minh rằng trong dung dịch (A) còn dư axit. b) Cần thêm bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch (A) để bắt đầu có kết tủa xuất hiện? để có kết tủa lớn nhất? Cho Al = 27; Mg = 24; Na = 23; Cu = 64; N = 14; O = 16; H = 1 ---- HẾT ---- ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 A. TRẮC NGHIỆM (mỗi câu 0,5đ) 1. B 3. B 5. A 2. A 4. C 6. B B. TỰ LUẬN Câu Ý Nội dung Điểm 1 (1đ) a FeCl3 + 3NH3 + 3H2O → Fe(OH)3↓ + 3NH4Cl Fe3+ + 3NH3 + 3H2O → Fe(OH)3↓ + 3NH4 + 0,25đ 0,25đ b (NH4)2CO3 + 2HCl → 2NH4Cl + CO2 + H2O CO3 2- + 2H+ → CO2 + H2O 0,25đ 0,25đ 2 (1,5đ) 0,25đ/pt x 6pt 1,5đ 3 (1,5đ) - Lấy 3 mẫu thử. - Cho Ba vào 3 mẫu thử: Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑ + MT vừa có kết tủa trắng vừa có khí mùi khai là: (NH4)2SO4 (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NH3 + 2H2O + MT có khí mùi khai: NH4NO3 2NH4NO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O + MT có kết tủa trắng: K2SO4 K2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2KOH 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 4 (3đ) a (0,75đ) nHNO3 = 1 mol; nNO = 0,2 mol +5 N + 3e → +2 N 0,2 0,6 0,2 (mol) nHNO3 pư = nHNO3 oh + nHNO3 tạo muối = 0,2 + 0,6 = 0,8 (mol)  HNO3 dư 0,25đ 0,25đ 0,25đ b (2,25đ) nHNO3 dư = 1 – 0,8 = 0,2 (mol) HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O 0,2 0,2 (mol) Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O x x (mol) 0,25đ 0,25đ 3Mg + 8HNO3 → 3Mg(NO3)2 + 2NO + 4H2O y 2y/3 (mol) 27x + 24y = 6,3 x + 2y/3 = 0,2  x = 0,1; y = 0,15 * Để bắt đầu có kết tủa: nNaOH = nHNO3 dư = 0,2 (mol)  VddNaOH = 0,2 lít * Để có kết tủa lớn nhất: Al(NO3)3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaNO3 0,1 0,3 (mol) Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaNO3 0,15 0,3 (mol) nNaOH = 0,2 + 0,3 + 0,3 = 0,8 (mol) VddNaOH = 0,8 : 1 = 0,8 (lít) 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ ĐỀ SỐ 4 A. TRẮC NGHIỆM 1. Hòa tan hoàn toàn 2,16g Al trong dung dịch HNO3 1M vừa đủ, thu được 1,232 lít hỗn hợp khí gồm NO, N2O (đktc). Thể tích dung dịch HNO3 đã dùng là A. 0,31 lít. C. 0,07 lít. B. 0,24 lít. D. 0,295 lít. 2. Khi cho kim loại tác dụng với dung dịch HNO3 không thể tạo ra hợp chất nào sau đây? A. NO. C. N2O. B. NO2. D. N2O5. 3. Cho dung dịch chứa 3,92g H3PO4 vào dung dịch chứa 4,4g NaOH. Sau phản ứng, trong dung dịch gồm A. NaH2PO4, Na2HPO4, H2O. B. H3PO4, Na3PO4, H2O. C. Na2HPO4, Na3PO4, H2O. D. NaOH, Na3PO4, H2O. 4. Để nhận biết ion - 3NO trong dung dịch, người ta thêm 1 ít vụn đồng và dung dịch H2SO4 loãng vào rồi đun nóng nhẹ hỗn hợp. Vai trò của ion -3NO trong phản ứng là A. chất xúc tác. C. chất khử. B. chất oxi hóa. D. môi trường. 5. Dung dịch amoniac gồm A. NH3, H2O. C. + 4NH , -OH , H2O. B. +4NH , -OH . D. +4NH , -OH , H2O, NH3. 6. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VA là A. ns5. C. ns2 np3. B. ns2 np5. D. np5. B. TỰ LUẬN 1. Viết phương trình phân tử, phương trình ion rút gọn khi cho dung dịch (NH4)2SO4 tác dụng lần lượt với dung dịch KOH, Ba(OH)2, BaCl2. 2. Có các axit đặc đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn như sau: HCl, H2SO4, HNO3. Chỉ dùng một thuốc thử hãy nhận biết các dung dịch đó. 3. Trong những khu vực có mưa (kèm hiện tượng sấm, sét) người ta nhận thấy trong thành phần của nước mưa có axit nitric. Giải thích hiện tượng trên và viết phương trình hóa học minh họa. 4. Hỗn hợp A gồm Fe và kim loại R thuộc nhóm A. Hòa tan a gam A bằng dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít H2, còn nếu hòa tan a gam A trong HNO3 loãng dư thu được 4,48 lít NO. Cô cạn dung dịch thu được 45,5g muối nitrat. Tìm kim loại R, tính a. Thể tích khí đo ở (đktc). Cho Na = 23; Al = 27; Fe = 56; N = 14; P = 31; O = 16; H = 1; Cl = 35,5 ---- HẾT ---- ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 A. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu 0,5đ) 1. A 3. C 5. D 2. D 4. B 6. C (Giải câu 1) NO: a mol; N2O: b mol a + b = 1,232/22,4 = 0,055 (1) Al – 3e → +3 Al 0,08 0,24 (mol) +5 N + 3e → +2 N ; 2 +5 N + 8e → 2 +1 N (N2O) a 3a a 2b 8b b (mol)  3a + 8b = 0,24 (2) (1) và (2)  a = 0,04; b = 0,015 (nHNO3 tạo muối = n e nhường = n e nhận) nHNO3 pư = nHNO3 oh + nHNO3 tạo muối = (0,04 + 2.0,015) + 0,24 = 0,31 (mol)  VddHNO3 = 0,31 lít B. TỰ LUẬN Câu Ý Nội dung Điểm 1 (1,5đ) 0,25đ/pt phân tử x 3pt 0,25đ/pt ion x 3pt 1,5đ 2 (1đ) - Lấy 3 mẫu thử. - Cho Cu vào 3 mẫu thử. + MT có khí không màu: H2SO4 Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O + MT có khí màu nâu đỏ: HNO3 Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O + MT còn lại: HCl 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 3 (0,75đ) 0,25đ/pt x 3pt 0,75đ 4 * Với dung dịch HCl: (3,75đ) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 a a (mol) 2R + 2xHCl → 2RClx + xH2 b bx/2 (mol) a + bx/2 = 0,25 (1) * Với dung dịch HNO3: Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O a a a (mol) 3R + 4xHNO3 → 3R(NO3)x + xNO + 2xH2O b b bx/3 (mol) a + bx/3 = 0,2 (2) 242a + (R + 62x).b = 45,5 (3) (1) và (2)  a = 0,1; bx = 0,3 Thế vào (3): 242.0,1 + R.0,3/x + 62.0,3 = 45,5 ↔ R = 9x Vậy x = 3; R = 27 (Al) 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ 1đ 0,25đ ĐỀ SỐ 5 A. TRẮC NGHIỆM 1. Tính chất nào sau đây không phải của NH3? A. Tính khử. B. Tính oxi hóa. C. Tính bazơ. D. Chất khí. 2. Cho 9,6g kim loại X tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 6,72 lít khí NO2 (đktc). Kim loại đó là A. Zn. B. Cu. C. Al. D. Fe. 3. Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch H3PO4? A. K. B. Cu. C. NaOH. D. CaCl2. 4. Người ta điều chế dung dịch H3PO4 0,5M từ 6,2g photpho. Nếu hiệu suất cả quá trình là 80% thì thể tích dung dịch H3PO4 thu được là (lít) A. 0,301. B. 0,064. C. 0,320. D. 0,400. 5. Phản ứng hóa học nào sau đây sai? A. NH3 + H + → +4NH . B. NH3 + H2S → NH4HS. C. 2NH3 + 3CuO ot 3Cu + N2 + 3H2O. D. 2NH3 + 2H2O + Na2CO3 → (NH4)2CO3 + 2NaOH. 6. Điều nào sau đây sai khi nói về nitơ? A. Chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí. B. Rất ít tan trong nước. C. Hoạt động hóa học mạnh. D. Được điều chế bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng. B. TỰ LUẬN 1. Viết các phương trình hóa học tổng quát sau đây: a) HNO3 đặc và kim loại (hóa trị n). b) HNO3 loãng và kim loại (hóa trị n) tạo ra khí NO. 2. Cho sơ đồ chuyển hóa sau đây: (A) + O2 xt (B) + H2O (B) + O2 → (D) (D) + O2 + H2O → (E) (E) + Fe → (F) + (D)↑ + H2O Biết (E) làm quỳ tím hóa đỏ; (D) là khí màu nâu đỏ. Xác định (A), (B), (D), (E), (F) và viết lại các phương trình hóa học trên. 3. Tại sao khi điều chế hidrosulfua từ sulfua kim loại người ta không dùng HNO3 mà lại dùng axit HCl? Giải thích và viết phương trình hóa học minh họa. 4. Cho 24,8g hh gồm Fe và Cu được trộn theo tỉ lệ mol 1:3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 21% (loãng). a) Tính khối lượng dung dịch HNO3 cần dùng. b) Tính thể tích khí NO sinh ra (đktc). c) Cô cạn dung dịch sau phản ứng rồi nung đến khối lượng không đổi. Tính khối lượng hỗn hợp rắn thu được. Cho Al = 27, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, N = 14, P = 31, O = 16, H = 1 ---- HẾT ---- ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 A. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu 0,5đ) 1. B 3. B 5. D 2. B 4. C 6. C (Giải câu 2) X + 2nHNO3 → X(NO3)n + nNO2 + nH2O 0,3/n 0,3 (mol) MX = 9,6 : 0,3/n = 32n  n = 2; MX = 64 (Giải câu 4) nH3PO4 = 0,8.nP = 0,8.0,2 = 0,16 mol Vdd H3PO4 = 0,32 lít B. TỰ LUẬN Câu Ý Nội dung Điểm 1 (1đ) a) X + 2nHNO3 → X(NO3)n + nNO2 + nH2O b) 3X + 4nHNO3 → 3X(NO3)n + nNO + 2nH2O 0,5đ 0,5đ 2 (2đ) (A): NH3 (E): HNO3 (B): NO (F): Fe(NO3)3 (D): NO2 0,5đ/pt x 4pt 2đ 3 (1đ) Điều chế hidrosulfua từ sulfua kim loại dùng axit HCl, ví dụ: FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑ Khi dùng HNO3, vì HNO3 có tính oxi hóa mạnh nên: 3FeS + 30HNO3 → Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + 27NO2 + 15H2O 0,5đ 0,5đ 4 (3đ) A (1,5đ) x = nFe  56x + 64.3x = 24,8  x = 0,1 mol Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O 0,1 0,4 0,1 0,1 (mol) 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O 0,3 0,8 0,3 0,2 (mol) mHNO3 = 75,6g 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ mddHNO3 = 360g 0,25đ b (0,5đ) VNO = 6,72 lít 0,5đ (1đ) 2Fe(NO3)3 ot Fe2O3 + 6NO2 + 3/2O2 0,1 0,05 (mol) Cu(NO3)2 otCuO + 2NO2 + 1/2O2 0,3 0,3 (mol) mrắn = 32g 0,25đ 0,25đ 0,5đ 2.2.4. Chương Cacbon - Silic 2.2.4.1. Các tiêu chí nội dung cần kiểm tra [4] * Kiến thức Biết được: - Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, tính chất vật lý và ứng dụng của cacbon và silic, các dạng thù hình của cacbon. - Tính chất vật lý và hóa học của CO, CO2 và muối carbonat, cách nhận biết muối carbonat bằng phương pháp hóa học. - Tính chất hóa học của các hợp chất của silic: SiO2, H2SiO3. - Công nghiệp silicat: thành phần hóa học, tính chất, quy trình sản xuất và biện pháp kỹ thuật trong sản xuất gốm, thuỷ tinh, xi măng. Hiểu được: - Cacbon có tính phi kim yếu (oxi hóa hidro và canxi), tính khử (khử oxi, oxit kim loại). Trong một số hợp chất, cacbon thường có số oxi hóa +2 hoặc +4. - CO có tính khử (tác dụng với oxit kim loại); CO2 là một oxit axit, có tính oxi hóa yếu (tác dụng với Mg, C). * Kỹ năng - Viết các phương trình hóa học minh hoạ tính chất hóa học của C, CO, CO2, muối cacbonat; của silic và các hợp chất của nó. - Tính thành phần phần trăm về khối lượng của muối cacbonat trong hỗn hợp; tính thành phần phần trăm về khối lượng oxit kim loại trong hỗn hợp phản ứng với CO; tính thành phần phần trăm về thể tích CO và CO2 trong hỗn hợp khí. - Tính thành phần phần trăm về khối lượng SiO2 trong hỗn hợp. 2.2.4.2. Thiết lập ma trận hai chiều Bảng 2.4. Ma trận hai chiều chương Cacbon - Silic Biết Hiểu Vận dụng Tổng TNKQ TNTL TNKQ TNTL TNKQ TNTL Tính chất của C, CO, CO2, 2- 3CO 0,5 1 0,5 1 0,5 2,5 6 Tính chất của Si, SiO2, 2- 3SiO . 0,5 1 0,5 2 Nhận biết, điều chế, ứng dụng 0,5 1,5 2 Cộng 1 1 1 2 1 4 10 2.2.4.3. Xây dựng các đề kiểm tra ĐỀ SỐ 1 A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) 1. Trong các phản ứng hóa học, cacbon A. chỉ thể hiện tính khử. B. chỉ thể hiện tính oxi hóa. C. thể hiện tính khử hoặc tính oxi hóa. D. không thể hiện tính khử, không thể hiện tính oxi hóa. 2. Chỉ dùng một dung dịch nào sau đây để phân biệt các lọ đựng riêng biệt CO2 và SO2? A. Dung dịch NaOH. C. Quỳ tím. B. Dung dịch brom. D. Dung dịch Ca(OH)2. 3. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào dung dịch có chứa 5,2g NaOH. Dung dịch thu được sau phản ứng gồm A. chỉ có Na2CO3. C. Na2CO3 và NaHCO3. B. chỉ có NaHCO3. D. Na2CO3 và NaOH. 4. Sục từ từ CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong, hiện tượng quan sát được là A. có kết tủa trắng tạo thành. C. CO2 không tan, thoát ra ngoài. B. không có kết tủa. D. có kết tủa trắng, sau đó tan. 5. Phản ứng hóa học nào sau đây sai? A. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O. B. SiO2 + 4HCl → SiCl4 + 2H2O. C. SiO2 + 2C otSi + 2CO. D. SiO2 + 2Mg otSi + 2MgO. 6. Một loại thuỷ tinh chứa 13% Na2O; 11,7% CaO và 75,3% SiO2 về khối lượng. Thành phần của loại thuỷ tinh này biểu diễn dưới dạng hợp chất các oxit là: A. Na2O. 6CaO. SiO2. B. 2 Na2O. CaO. 6SiO2. C. Na2O. 6CaO. SiO2. D. Na2O. CaO. 6SiO2. B. TỰ LUẬN (7 điểm) 1. Viết phương trình hóa học chứng minh silic có thể thể hiện tính khử hoặc tính oxi hóa trong các phản ứng hóa học. 2. Viết phương trình hóa học hoàn thành các chuỗi chuyển hóa sau: CO2 → C → CO → CO2 → CaCO3 → Ca(HCO3)2 → CO2 → Ca(HCO3)2 → CaCO3 3. Bằng phương pháp hóa học, phân biệt các khí đựng trong các bình mất nhãn sau: CO, CO2, SO2. 4. Sục từ từ V (lít) CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 15,76g kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, đun nóng dung dịch nước lọc thu thêm được m gam kết tủa. Xác định giá trị của V và m. Cho Na = 23; Ca = 40; Ba = 137; C = 12; Si= 28; O = 16; H = 1; Cl = 35,5 ---- HẾT ---- ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 A. TRẮC NGHIỆM (mỗi câu 0,5đ) 1. C 3. C 5. B 2. B 4. D 6. D B. TỰ LUẬN Câu Ý Nội dung Điểm 1 (1đ) * Tính khử: 0 Si + O2 ot +4 SiO2 * Tính oxi hóa: 2Mg + 0 Si ot Mg2 -4 Si 0,5 0,5 2 (2đ) (0,25đ/pt x 8 = 2đ) CO2 + 2Mg ot 2MgO + C C + CO2 ot 2CO 2CO + O2 ot 2CO2 CO2 + CaO → CaCO3 CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 Ca(HCO3)2 + 2HCl → CaCl2 + 2CO2 + 2H2O 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O 2 3 (1,5đ) - Dùng nước brom: SO2 làm mất màu nước brom SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr - Dùng nước vôi trong: CO2 làm đục nước vôi trong CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O - Còn lại: CO 0,75 0,75 4 (2,5đ) CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O 0,08 0,08 0,08 (mol) 2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2 0,04 0,02 0,02 (mol) Ba(HCO3)2 ot BaCO3 + CO2 + H2O 0,02 0,02 (mol) V = (0,08 + 0,04).22,4 = 2,688 (lít) m = 0,02.197 = 3,94 (g) 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 ĐỀ SỐ 2 A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) 1. Than hoạt tính được sử dụng nhiều trong mặt nạ phòng độc, khẩu trang y tế… là do nó có khả năng A. hấp thụ các khí độc. B. hấp phụ các khí độc. C. phản ứng với khí độc. D. khử các khí độc. 2. Tính khử của C thể hiện trong phản ứng A. C + CO2  ot 2CO. C. 3C + 4Al  ot Al4C3. B. C + 2H2  ot CH4. D. 3C + CaO  ot CaC2 + CO. 3. Dung dịch nào sau đây có thể hòa tan được CaCO3? A. BaCl2. C. nước có chứa khí CO2. B. Na2SO4. D. Ca(HCO3)2. 4. Một loại chai lọ được sản xuất bằng thủy tinh thường có thành phần Na2CO3, CaSiO3 và SiO2. Có thể dùng loại chai lọ này để chứa hóa chất nào sau đây lâu ngày mà không làm mất đi độ tinh khiết của hóa chất? A. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch H2SO4. B. Dung dịch NaCl. D. Dung dịch HCl. 5. Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng nào sau đây? A. SiO2 + 2Mg → 2MgO + Si. B. SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O. C. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O. D. SiO2 + Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2. 6. Cho bột than dư vào hỗn hợp 2 oxit Fe2O3 và CuO đung nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 12g hỗn hợp kim loại và 2,8 lít khí (đktc). Khối lượng hỗn hợp 2 oxit ban đầu là A. 16,5g. C. 8g. B. 17,5g. D. 16g. B. TỰ LUẬN (7 điểm) 1. Viết phương trình hóa học hoàn thành các chuỗi chuyển hóa sau: a) Silic đioxit  natri silicat  axit silisic  silic đioxit  silic. b) Cacbon dioxit  canxi cacbonat  canxi hidrocacbonat  cacbondioxit  carbon. 2. Bằng phương pháp hóa học, phân biệt các dung dịch: Na2CO3, NaOH, NaNO3, AgNO3. 3. Trình bày hiện tượng xảy ra khi sục khí CO2 qua dung dịch Ca(OH)2. Giải thích. 4. Cho 3,8 gam hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 tác dụng với dd HCl sinh ra 896 ml khí (đktc). a) Xác định thành phần phần trăm của hỗn hợp muối. b) Tính thể tích dung dịch axit HCl 20% đã dùng. Cho Na = 23; Fe = 56; Cu = 64; C = 12; O = 16; H = 1; Cl = 35,5 ---- HẾT ---- ĐÁP ÁN ĐỀ 2 A. TRẮC NGHIỆM (mỗi câu 0,5đ) 1. B 3. C 5. C 2. A 4. B 6. D (Giải câu 6) nC = nCO2 = 0,125 mol moxit = mkl + mCO2 - mC = 12 + 0,125.44 – 0,125.12 = 16 (g) B. TỰ LUẬN Câu Ý Nội dung Điểm 1 (2đ) a (1đ) (0,25đ/pt x 4 = 1đ) SiO2 + 2NaOH ot Na2SiO3 + H2O Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3↓ H2SiO3 ot SiO2 + H2O SiO2 + 2Mg ot Si + 2MgO 1 b (1đ) (0,25đ/pt x 4 = 1đ) CO2 + CaO → CaCO3 CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 Ca(HCO3)2 + 2HCl → CaCl2 + 2CO2 + 2H2O CO2 + 2Mg ot 2MgO + C 1 2 (1,5đ) - Lấy 4 MT. - Cho dung dịch HCl vào 4 MT + MT sủi bọt khí: Na2CO3 Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O + MT tạo kết tủa trắng: AgNO3 AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3 - Cho quỳ tím vào 2 MT còn lại + MT làm quỳ tím hóa xanh: NaOH + Còn lại: NaNO3 0,5 0,5 0,5 3 (1đ) - Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O - Sau đó kết tủa tan dần. 0,5 CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 0,5 4 (2,5đ) a (1,5đ) Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O x 2x x (mol) NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O y y y (mol) x + y = 0,04 và 106x + 84y = 3,8  x = 0,02; y = 0,02 %Na2CO3 = 55,8%; %NaHCO3 = 44,2% 0,25 0,25 0,5 0,5 b (1đ) nHCl = 2x + y = 0,06 mol mHCl = 2,19g mddHCl = 10,95g 0,5 0,25 0,25 ĐỀ SỐ 3 A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) 1. Dạng tồn tại nào sau đây không được coi là dạng thù hình của cacbon? A. Kim cương. B. Than chì. C. Hỗn hống. D. Fuleren. 2. Hiện tượng xảy ra khi dẫn khí CO đi qua ống đựng bột CuO đun nóng là A. bột CuO từ màu đen chuyển sang màu trắng. B. bột CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ. C. bột CuO từ màu đen chuyển sang màu xanh và có hơi nước ngưng tụ. D. bột CuO không thay đổi. 3. Phát biểu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVHHPPDH055.pdf
Tài liệu liên quan