Tài liệu Luận văn Xác định giá thành và phân tích biến động chi phí hạng mục công trình xây dựng cầu Cái Trưng: Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------o0o----------
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH VÀ PHÂN TÍCH
BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ HẠNG MỤC CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG CẦU CÁI TRƯNG
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Th.S NGUYỄN THANH NGUYỆT LÊ THỊ HUỆ
Mã Số SV: 4031059
Lớp: Kế Toán 01 – K29
Cần Thơ - 2007
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 1 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết của đề tài:
Trong hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách kiểm
soát được chi phí, muốn làm được điều đó đòi hỏi công tác hạch toán giá thành
phải khoa học cũng như việc phân bổ chi phí chung giữa các công trình phải hợp
lý. Qua đó cải thiện công tác xác định giá dự thầu đảm bảo trúng thầu đồng thời
có lợi nhuận. Đó cũng là lý do em chọn đề tài nghiên cứu là “...
82 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Xác định giá thành và phân tích biến động chi phí hạng mục công trình xây dựng cầu Cái Trưng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------o0o----------
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH VÀ PHÂN TÍCH
BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ HẠNG MỤC CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG CẦU CÁI TRƯNG
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Th.S NGUYỄN THANH NGUYỆT LÊ THỊ HUỆ
Mã Số SV: 4031059
Lớp: Kế Toán 01 – K29
Cần Thơ - 2007
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 1 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết của đề tài:
Trong hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách kiểm
soát được chi phí, muốn làm được điều đó đòi hỏi công tác hạch toán giá thành
phải khoa học cũng như việc phân bổ chi phí chung giữa các công trình phải hợp
lý. Qua đó cải thiện công tác xác định giá dự thầu đảm bảo trúng thầu đồng thời
có lợi nhuận. Đó cũng là lý do em chọn đề tài nghiên cứu là “Xác Định Giá
Thành và Phân Tích Biến Động Chi Phí Hạng Mục Công Trình Xây Dựng
Cầu Cái Trưng” tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng Công Trình 72.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
Tổng kết những kiến thức đã học được trong 4 năm qua để áp dụng vào
thực tế xác định giá thành.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung:
Thông qua công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành hạn mục
trong xây lắp tiến hành phân tích các biến động chi phí theo từng khoản mục
nhằm đưa ra các giải pháp quản lý chi phí.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu về chi phí sản xuất và cách tính giá thành sản phẩm xây dựng.
- Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành Hạng Mục Công Trình
Cầu Cái Trưng.
- Phân tích biến động chi phí theo từng khoản mục chi phí
- Đánh giá quá trình thực hiện công tác tính giá thành sản phẩm xây lắp và đề
ra một số biện pháp quản lý chi phí.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian:
Nghiên cứu công tác kế toán tại Cty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng Công
Trình 72.
1.3.2. Thời gian:
- Số liệu từ năm 2004-2006
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 2 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
- Số liệu về chi phí sản xuất của Công Trình “Hạng mục cọc khoan nhồi
D=1.2m, trụ 2,3 thuộc Công Trình Cầu Cái Trưng” từ tháng 6/2006 đến
12/2006.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu:
Công tác hạch toán chi phí công trình “Hạng mục cọc khoan nhồi
D=1.2m, trụ 2,3 thuộc Công Trình Cầu Cái Trưng”
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
- Kế toán tài chính của PGS.TS.Võ Văn Nhị
TS Nguyễn Ngọc Dung
TS Trần Anh Hoa
TS Nguyễn Xuân Huy
Th.S Trần Thị Duyên
Nội dung: Giáo trình “Kế toán tài chính” trình bày về các nguyên tác hạch toán
chi phí trong các đơn vị xây lắp theo quy định hiện hành của Bộ Tài Chính.
- Giáo trình kinh tế xây dựng của Bộ Xây Dựng
Nội dung chính: Trình bày các khái niệm về giá thành và các cách tính giá thành
theo chuyên ngành xây dựng phù hợp với quy định của Bộ Xây Dựng.
- Phương pháp định giá thành sản phẩm xây dựng của Bùi Văn Yêm
Nội dung chính: Trình bày các bước và phương pháp định giá của sản phẩm xây
lắp phù hợp với quy định của Bộ Xây Dựng.
- Kinh tế và giá trị kinh doanh xây dựng của Nguyễn Văn Chọn.
Nội dung chính: Trình bày các khái niệm, phạm trù về giá trị kinh tế và giá trị
kinh doanh tronh lĩnh vực xây dựng.
- Các luận văn năm trước liên quan đến đề tài hạch toán giá thành công trình
xây dựng.
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 3 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Những vấn đề cơ bản về kế toán xây lắp
2.1.1.1. Đặc điểm xây lắp: có 5 đặc điểm
y Sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ:
Mỗi sản phẩm có yêu cầu về mặt thiết kế mỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa
điểm xây dựng khác nhau. Mỗi sản phẩm xây lắp có yêu cầu về tổ chức quản lý,
tổ chức thi công và biện pháp thi công phù hợp với đặc điểm của từng công trình
cụ thể. Cho nên, chi phí bỏ vào sản xuất thi công cũng hoàn toàn khác nhau giữa
các công trình và việc tập hợp các chi phí tính giá thành, xác định kết quả thi
công XL cũng được tính vào từng sản phẩm xây lắp riêng biệt.
y Sản phẩm XDCB có giá trị lớn, khối lượng công trình, thời gian thi
công tương đối dài:
Các công trình có thời gian thi công rất dài, có công trình kéo dài hàng chục
năm. Do thời gian thi công dài nên kỳ tính giá thành thường không xác định hàng
tháng như trong sản xuất công nghiệp mà được xác định theo thời điểm khi công
trình, hạng mục công trình hoàn thành hay thực hiện bàn giao thanh toán theo
giai đoạn quy ước tuỳ thuộc vào kết cấu đặc điểm kỹ thuật và khả năng về vốn
của đơn vị xây lắp.
y Việc sửa chữa thường rất khó:
Thời gian sử dụng sản phẩm tương đối dài mọi sai lầm trong quá trinh thi
công thường khó sửa chữa phải phá đi làm lại. Do đó, trong quá trình thi công
cần phải thường xuyên kiểm tra giám sát chất lượng công trình.
y Địa điểm xây lắp luôn thay đổi theo địa bàn thi công:
Một công trình XDCB hoàn thành, điều đó có nghĩa là công nhân xây dựng
không còn việc gì phải làm ở đó nữa, phải chuyển đến điểm thi công khác. Do
đó, sẽ phát sinh các chi phí như điều động công nhân, máy móc thi công, chi phí
về xây dựng các công trình tạm thời cho công nhân và cho máy thi công.
Cũng do đặc điểm này mà các đơn vị xây lắp thường sử dụng lực lượng
lao động thuê ngoài tại chỗ, nơi thi công công trình để giảm bớt các chi phí khi di
dời.
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 4 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
y Sản phẩm XDCB chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường:
Do việc thực hiện thi công thường diễn ra ngoài trời, trong quá trình thi
công cần tổ chức quản lý lao động, vật tư chặt chẽ, đảm bảo thi công nhanh,
đúng tiến độ khi điều kiện môi trường thuận lợi. Doanh nghiệp cần có kế hoạch
điều độ cho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành.
2.1.1.2. Chi phí sản xuất xây lắp
Chi phí SX kinh doanh xây dựng gồm: chi phí NVL, chi phí NC, chi phí
khấu hao….Chi phí cho SXXL là toàn bộ chi phí cần thiết để tạo thành sản phẩm
xây dựng phù hợp với hợp đồng và tiêu chuẩu quy định trong xây dựng hiện
hành.
2.1.1.3. Giá thành sản phẩm xây lắp
y Giá trị dự toán:
Giá trị dự toán là giá thanh toán cho khối lượng công tác xây lắp hoàn
thành theo dự toán. Giá trị này là một phần của giá trị dự toán, là chỉ tiêu tổng
hợp các chi phí trực tiếp và các chi phí gián tiếp theo các khối lượng công tác
xây lắp hoàn thành, có các loại giá thành sau đây:
Công thức:
Giá trị
dự toán
=
Chi phí hoàn thành
khối lượng công tác
xây lắp theo dự toán
+
Lợi nhuận
định mức
y Giá thành dự toán công tác xây lắp:
Là toàn bộ các chi phí để hoàn thành khối lượng xây lắp theo dự toán, được
xác định như sau:
Giá thành
dự toán =
Giá trị
dự toán -
Lợi nhuận
định mức
y Giá thành kế hoạch: là giá thành được xác định được xác định từ những
điều kiện và đặc điểm cụ thể cuả một doanh nghiệp trong một kỳ kế hoạch. Giá
thành kế hoạch là một chỉ tiêu để phấn đấu thực hiện mức lợi nhuận do hạ giá
thành trong kỳ kế hoạch.
Giá thành
kế hoạch =
Giá thành
dự toán -
Chênh lệch
so với dự
toán
Lãi do hạ
giá thành
+
-
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 5 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
y Giá thành định mức: là tổng số chi phí để hoàn thành một khối lượng
xây lắp cụ thể được tính toán trên cơ sở đặc điểm kết cấu của công trình, về
phương pháp tổ chức thi công và quản lý thi công theo các định mức chi phí đã
đạt được ở tại doanh nghiệp, công trường tại thời điểm bắt đầu thi công.
y Giá thành thực tế: là toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh để thực
hiện hoàn thành quá trình thi công do kế toán tập hợp được.
So sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch cho thấy mức độ hạ giá
thành kế hoạch của doanh nghiệp.
So sánh giá thành thực tế với giá thành dự toán, phản ảnh chỉ tiêu tích luỹ
của doanh nghiệp, từ đó có thể dự định khả năng của doanh nghiệp trong năm
tới.
So sánh giá thành thực tế với giá thành định mức cho thấy mức độ hoàn
thành định mức đã đề ra của doanh nghiệp đối với từng khối lượng xây lắp cụ
thể.
2.1.1.4. Đối tượng hạch toán giá thành và kỳ tính giá thành sản phẩm
xây lắp
y Đối tượng tính giá thành:
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh
nghiệp sản xuất ra và cần phải tính được giá thành và giá thành đơn vị. Trong sản
xuất XDCB, sản phẩm có tính đơn chiếc, đối tượng tính giá thành là từng công
trình, hạng mục công trình hoàn thành. Ngoài ra, đối tượng tính giá thành có thể
là từng giai đoạn công trình hoặc từng giai đoạn hoàn thành quy ước, tuỳ thuộc
vào phương thức bàn giao thanh toán giữa đơn vị xây lắp và chủ đầu tư.
y Kỳ tính giá thành:
Sản phẩm XDCB được sản xuất theo từng đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất
dài nên kỳ tính giá thành thường được chọn là thời điểm mà công trình, hạng
mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
Hàng tháng, tiến hành tập hợp các chi phí sản xuất theo đối tượng tính giá
thành (đơn đặt hàng). Khi nhận được biên bản nghiệm thu bàn giao công trình
hoàn thành đưa vào sử dụng mới sử dụng số liệu đã tập hợp được để tính giá
thành. Như vậy, kỳ tính giá thành sẽ không phù hợp với kỳ báo cáo mà phù hợp
với chu kỳ sản xuất sản phẩm. Do đó, việc phản ánh và giám sát kiểm tra của kế
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 6 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
toán đối với tình hình thực hiện kế hoạch chỉ thực sự phát huy tác dụng khi chu
kỳ sản xuất sản phẩm đã kết thúc.
2.1.1.5. Phương pháp tập hợp chi phí
y Phương pháp ghi trực tiếp:
Áp dụng đối với các chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp với từng công
trình riêng biệt như chi phí nguyên vật liệu dùng cho công trình, chi phí nhân
công trực tiếp,…
y Phương pháp phân bổ gián tiếp:
Áp dụng đối với chi phí sản xuất phát sinh có liên quan với nhiều công
trình và không tổ chức ghi chép riêng rẽ theo từng đối tượng được như nguyên
vật liệu phụ xuất dùng trong nhiều công trình, chi phí vận chuyển máy móc ngoài
phạm vi công trình…Phương pháp này đòi hỏi phải ghi chép ban đầu các chi phí
sản xuất có liên quan tới nhiều đối tượng theo từng địa điểm phát sinh chi phí (tổ,
đội sản xuất ), sau đó chọn tiêu chuẩn để phân bổ, có 2 bước : là tính hệ số và
phân bổ cho các đối tượng có liên quan.
- Tính hệ số phân bổ:
H
C
T
=
Trong đó: H là hệ số phân bổ
C là tổng chi phí đã tập hợp đã tập hợp cần phân bổ
T là tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ.
- Phân bổ cho từng đối tượng có liên quan
Cn = Tn x H
Trong đó: Cn là chi phí phân bổ cho từng đối tượng.
Tn là tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng n.
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 7 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
2.1.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình xây lắp
2.1.2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
y Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên liệu, vật liệu sử
dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp hoặc sử dụng cho sản xuất sản phẩm, thực
hiện dịch vụ, lao vụ của doanh nghiệp xây lắp.
Tài khoản 621: được sử dụng để kế toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp.
Nội dung kết cấu tài khoản:
Bên Nợ:
- Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động XL, sản
xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ trong kỳ hạch toán.
Bên Có:
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết nhập lại kho.
- Kết chuyển hoặc tính phân bổ trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho
hoạt động XL trong kỳ vào TK 154.
TK 621 không có số dư cuối kỳ.
TK 621 phải mở chi tiết để theo dõi từng loại hoạt động trong DN XL.Trong
từng loại hoạt động, nếu hạch toán được theo dõi từng đối tượng sử dụng nguyên
liệu, vật liệu thì phải mở chi tiết theo từng đối tượng sử dụng để cuối kỳ kết
chuyển chi phí, tính giá thành thực tế của từng công trình.
- Trình tự hạch toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp:
+ Khi xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động XL, sản xuất công
nghiệp, hoạt động dịch vụ trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (chi tiết cho từng đối tượng
hoạt động)
Có TK 152
+ Trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu xuất thẳng không qua kho và doanh
nghiệp xây lắp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Nợ TK 621 –Giá chưa có thuế GTGT
Nợ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111,112, 331.
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 8 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
+ Trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh
doanh và doanh nghiệp xây lắp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc
không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 621 – (giá gồm cả thuế GTGT)
Có các TK 111,112,331
+ Trường hợp doanh nghiệp xây lắp thực hiện tạm ứng chi phí xây lắp giao
khoán nội bộ mà đơn vị nhận khoán không tổ chức kế toán riêng.
Khi tạm ứng ghi:
Nợ TK 141(1413) - tạm ứng chi phí xây lắp giao khoán nội bộ.
Có các TK 111,112,152…
Khi bản quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành đã bàn giao
được duyệt, ghi:
Nợ TK 621 – (phần chi phí nguyên liệu, vật liệu)
Nợ TK 133(nếu có)
Có TK 141 (1413)
+ Trường hợp số nguyên liệu, vật liệu xuất ra không sử dụng hết vào hoạt động
sản xuất xây lắp, cuối kỳ nhập lại kho, ghi:
Nợ TK 152
Có TK 621
y Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp là các chi phí cho lao động trực tiếp tham gia
vào quá trình hoạt động xây lắp gồm cả các khoản phải trả cho người lao động
thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp và lao động thuê ngoài theo từng loại
công việc.
Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp để tập hợp chi phí nhân công
của từng công trình.
Nội dung kết cấu tài khoản.
Bên Nợ:
- Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm (xây
lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp, cung cấp dịch vụ) bao gồm: Tiền lương, tiền
công lao động và các khoản trích trên tiền lương theo quy định.
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 9 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
(Riêng đối với hoạt động xây lắp, không bao gồm các khoản trích trên lương về
BHXH,BHYT,KPCĐ)
Bên Có : Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154
TK 622 không có số dư cuối kỳ.
Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
+ Căn cứ vào bảng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất cho hoạt
động xây lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp, cung cấp lao vụ dịch vụ gồm tiền
lương chính, lương phụ, phụ cấp lương và khoản phải trả về tiền công cho công
nhân thuê ngoài:
Nợ TK 622
Có TK 334(3341& 3342)
+ Khi thực hiện việc trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản
xuất đối với hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp hoặc cung cấp dịch vụ:
Nợ TK 622
Có TK 338(3382,3383,3384)
+ Khi tạm ứng chi phí tiền công để thực hiện giá trị khối lượng giao khoán xây
lắp nội bộ (đơn vị nhận khoán không tổ chức kế toán riêng):
Nợ TK 141(1413) tạm ứng chi phí xây lắp giao khoán nội bộ.
Có TK 111,112….
Khi bảng quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành đã bàn
giao được duyệt - phần giá trị nhân công ghi:
Nợ TK 622
Có TK 141(1413)
y Kế toán chi phí sử dụng máy thi công:
- Tài khoản sử dụng: TK 623_ Chi phí sử dụng máy thi công.
Bên Nợ: Các chi phí liên quan đến máy thi công (chi phí nguyên liệu cho máy
hoạt động, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công của công
nhân trưc tiếp điều khiển máy, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy thi công …)
Bên Có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào bên Nợ TK 154
TK 623 chi phí sử dụng máy thi công không có số dư cuối kỳ.
+ TK 6231- chi phí nhân công
+ TK 6232- Chi phí vật liệu
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 10 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
+ TK 6233- Chi phí dụng cụ sản xuất
+ TK 6234- Chi phí khấu hao máy thi công.
+ TK 6235- Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ TK 6236- Chi phí bằng tiền khác
Trình tự hạch toán chi phí sử dụng máy
Chi phí thường xuyên : là các chi phí xảy ra hàng ngày một cách thường xuyên
cho quá trình sử dụng máy thi công như chi phí về nhiên liệu, dầu mỡ, các chi
phí vật liệu phụ khác, tiền lương của công nhân điều khiển….Các chi phí này
được tính trực tiếp một lần vào chi phí sử dụng máy thi công trong kỳ .
Chi phí tạm thời là những chi phí phát sinh một lần có liên quan đến việc lắp
đặt, tháo, vận chuyển, các công trình tạm….Các chi phí này được phân bổ dần
theo thời gian thi công trên công trình (thời gian nào ngắn hơn sẽ được chọn làm
tiêu thức để phân bổ). Xác định số phân bổ hàng tháng như sau:
Số phân
bổ CP
tạm thời
hàng
tháng
=
Chi phí thực tế XD Chi phí tháo dỡ Giá trị phế liệu
Các công trình tạm công trình tạm tính thu hồi dự tính + -
Thời gian sử dụng công trình tạm hoặc thời gian thi công trên công
trường
Nội dung và phương pháp hạch toán:
- Đối với chi phí thường xuyên:
• Căn cứ vào tiền lương (lương chính, lương phụ), tiền công, tiền ăn giữa ca
phải trả cho công nhân điều khiển máy, phục vụ, ghi:
Nợ TK 623(6231)
Có TK 334
• Xuất kho, hoặc mua nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ sử dụng cho xây
lắp, máy thi công:
Nợ TK 623(6232)
Nợ TK 133(1)
Có TK 152, 111,112,331..
• Chi phí công cụ dụng dùng cho xe, máy thi công:
Nợ TK 623(6233)
Có TK 153, 111, 112..(loại phân bổ 1 lần)
Có TK 1421(242) loại phân bổ dần.
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 11 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
• Khấu hao xe, máy thi công sử dụng ở đội máy thi công:
Nợ TK 623(6234)
Có TK 214
• Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh (chi phí sửa chữa máy thi công thuê
ngoài, điện nước, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ,…)
Nợ TK 623(6237)
Nợ TK 133(1) - Thuế GTGT (nếu được khấu trừ thuế)
Có TK 111,112, 331.
• Các chi phí bằng tiền phát sinh
Nợ TK 623(6238)
Có TK 111,112.
- Đối với chi phí tạm thời
+ Trường hợp không trích trước:
Khi phát sinh chi phí:
Nợ TK 142(1421)
Nợ TK 133(1331) nếu được khấu trừ thuế.
Có TK 111, 112, 331,..
Khi phân bổ chi phí trong kỳ:
Nợ TK 623(Chi tiết liên quan)
Có TK 142(1421): Số phân bổ trong tháng.
+ Trường hợp có trích trước:
Khi trích trước chi phí:
Nợ TK 623
Có TK 335(3352)
Chi phí thực tế phát sinh:
Nợ TK 335(3352)
Có TK 111,112,331,..
Phân bổ chi phí sử dụng máy thi công:
Chi phí sử dụng máy thi công được phân bổ cho các đối tượng xây lắp theo
phương pháp thích hợp căn cứ vào số ca máy hoặc khối lượng phục vụ thực tế.
+ Trường hợp các chi phí sử dụng máy không được theo dõi riêng cho từng loại
máy riêng biệt, phải xác định ca máy tiêu chuẩn thông qua hệ số quy đổi. Hệ số
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 12 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
quy đổi thường được xác định căn cứ vào đơn giá kế hoạch của 1 ca máy thấp
nhất được lấy làm ca máy chuẩn. Xác định hệ số quy đổi như sau:
Giá kế hoạch của 1 ca máy thấp nhất
Giá kế hoạch của 1 ca máy
H =
y Kế toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí
sử dụng
máy phân bổ Tổng số ca máy chuẩn(đã được quy đổi) của các loại máy
Tổng chi phí XD máy phân bổ
= x
Số ca máy đã
được quy đổi
phục vụ cho
từng đối tượng
Nội dung kết cấu của TK 627
Bên Nợ: Chi phí sản xuất chung phát sinh, gồm:
- Lương nhân viên quản lý đội xây dựng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý
đội xây dựng, của công nhân xây lắp, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên
tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi
công và nhân viên quản lý đội (thuộc biên chế doanh nghiệp); khấu hao TSCĐ
dùng chung cho hoạt động của đội …(không gồm thuế GTGT được khấu trừ)
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ tài khoản 154.
TK 627 không có số dư cuối kỳ.
2.1.2.2. Kế toán tổng hợp, phân bổ và kết chuyển chi phí
Để tính giá thành sản phẩm, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí đối với
các chi phí đã tập hợp trực tiếp theo từng đối tượng như: TK 621, TK 622, còn
đối với các chi phí phát sinh chung cho nhiều đối tượng công trình thì tiến hành
phân bổ theo các tiêu thức thích hợp như đối với các chi phí của TK 623,
TK627.
Để tính giá thành, các chi phí được kết chuyển hoặc phân bổ vào TK 154 “Chi
phí sản xuất, kinh doanh dở dang”. Kết cấu TK 154:
Bên Nợ:
- Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí
sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 13 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
giá thành sản phẩm xây lắp công trình, hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội
bộ.
- Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí
sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến
sản xuất sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, lao vụ khác.
- Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính
chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán.
Bên Có:
- Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao ( từng phần, hoặc toàn bộ,
hoặc nhập kho thành phẩm chờ tiêu thụ)
- Giá thành thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi
bán.
- Chi phí thực tế của khối lượng lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho
khách hàng .
- Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính
được xác định là tiêu thụ trong kỳ.
- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
- Trị giá nguyên vật liệu, hàng hóa gia công xong nhập lại kho.
Số dư bên Nợ:
- Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kỳ
- Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính
chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Tổng hợp các phiếu xuất vật tư, phân loại theo từng vật liệu đã xuất dùng
trong công trình.
- Tổng hợp các bảng thanh toán lương, phân bổ theo lương.
Tổng hợp và phân loại các phiếu xuất nhiêu liệu.
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Tập hợp chi phí theo khoản mục.
- Dùng phương pháp so sánh để đánh tình hình hoàn thành giá thành dự toán
theo từng khoản mục chi phí.
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 14 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
2.2.3. Kỹ thuật so sánh
y Phương pháp so sánh:
Số chênh lệch = Số kỳ phân tích - Số kỳ gốc
Có thể so sánh số tuyệt đối hoặc số tương đối
Phương pháp này nhằm xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu.
Điều kiện: Các chỉ tiêu được sử dụng để so sánh phải đồng nhất cả về thời gian
và không gian
y Phương pháp so sánh liên hoàn:
Là phương pháp xác định ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động của chỉ tiêu
phân tích
Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích
Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc
Ta có: ∇Q = Q1 – Q0
2.2.4. Lý thuyết phân tích biến động chi phí
y Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu
Là sự thay đổi giá , lượng nguyên vật liệu trực tiếp so với dự toán ban đầu.
Nếu tổng biến động về chi phí NVL là một chênh lệch âm thì chi phí VL biến
động theo chiều hướng tốt, tiết kiệm được chi phí, ngược lại thì chi phí VL tăng
so với dự toán ban đầu.
Tổng biến động
Giá biến động NS biến động
AQ x AP AQ x SP SQ x SP
Giá biến động: AQx AP – AQx SP =AQ(AP –SP)
Lượng biến động: AQx SP – SQx SP = SP(AQ –SQ)
Nếu biến động nhỏ hơn 0 là biến động tốt thể hiện tiết kiệm được chi phí nguyên
vật liệu về lượng hoặc về giá.
y Phân tích biến động chi phí nhân công:
là do sự thay đổi bắt nguồn từ giá nhân công lao động, năng suất lao động của
thực tế so với dự toán.
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 15 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
Tổng biến động
Giá biến động NS biến động
AH x AR AH x SR SH x SR
Biến động về giá tiền lương: AH x AR - AH x SR =AH(AR-SR)
Biến động về năng suất lao động: AH x SR - SH x SR = (AH- SH) SR
Nguyên nhân biến động tăng chi phí nhân công là do:
+ Chế độ lương và các chính sách
+ Tuyển dụng nhân công không phù hợp với nhu cầu sử dụng.
+ Công nhân ít kinh nghiệm
+ Vật tư không đạt chất lượng
+Máy móc thiết bị cũ
y Phân tích biến động chi phí sử dụng máy thi công
Là các khoản chi phí phát sinh cho việc sử dụng máy thi công như nhiên
liệu, chi phí nhân công trực tíếp điều khiển máy thi công , chi phí khấu hao
máy…
Khi phân tích phải phân ra thành biến phí và định phí. Biến phí gồm những
khoản biến động theo số giờ chạy máy: nhiên liệu. Định phí gồm chi phí công
nhân điều khiển máy, khấu hao…Tương tư như các khoản mục chi phí khác nếu
biến động âm thì tốt, thể hiện tiết kiệm được chi phí sử dụng máy.Tuy nhiên,
mức độ hoạt động (tức là số giờ máy) nhỏ hơn hoặc bằng năng lực sản xuất thì
phân tích biến động mới phù hợp.
y Phân tích biến động chi phí sản xuất chung
Tương tự chi phí sản xuất chung cần phải phân tích theo biến phí: là chi
phí gián tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất nhưng biến thiên theo mức độ hoạt
động. Biến động do mức độ hoạt động là do thay đổi mức đọ hoạt động lớn hơn
mức dự kiến ban đầu. Biến động âm là biến động tốt biểu hiện sự tiết kiệm chi
phí và ngược lại
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 16 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
Chương 3
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CƠ BẢN CÔNG TY
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:
3.1.1. Lịch sử hình thành
Sau khi giải phóng, đất nước đi vào giai đoạn phát triển mới, giai đoạn khôi
phục và phát triển kinh tế. Trước nhu cầu về cải tạo, xây dựng lại và xây dựng
mới các công trình giao thông đặc biệt là cầu đường bến cảng … Công ty Cầu
Đường 72 đã ra đời để đáp ứng nhu cầu đó. Công ty được thành lập vào ngày
11/02/1976 trực thuộc Xí Nghiệp Liên Nghiệp Công Trình 4.
Qua quá trình xây dựng mới, sửa chữa công trình giao thông đáp ứng nhu cầu
đi lại của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá sản xuất
phát triển góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước. Công Ty Cầu
Đường 72 đã đổi tên thành Xí Nghiệp Cầu 72 trực thuộc Liên Hiệp Xây Dựng
Giao Thông Khu 7 nay là Khu Quản Lý Đường Bộ VII. Trong giai đoạn gần đây,
theo chủ trương cổ phần hoá các Doanh Nghiệp Nhà Nước của Chính Phủ, Công
Ty đã thực hiện cổ phần năm 2006 để huy động vốn cũng nâng cao năng lực
cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nghành. Công Ty tiếp tục đứng vững và
hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
3.1.2. Các giai đoạn phát triển của công ty
- Công Ty Công Trình Giao Thông 72 thuộc Cục Đường Bộ Việt Nam từ năm
1991-1994.
- Công Ty Công Trình 72 thuộc Tổng Công Ty Xây Dựng Công Trình Giao
Thông VI từ năm 1995-1997.
- Công Ty Công Trình Giao Thông 672 thuộc Tổng Công Ty Xây Dựng Công
Trình Giao Thông VI từ năm 1997 đến ngày 18/01/1999 đến nay Công Ty Công
Trình Giao Thông 672 và sau đó là Công Ty Quản Lý và Sửa Chữa Cầu Đường
72 thuộc Khu Quản Lý Đường Bộ 7 - Cục Đường Bộ Việt Nam.
- Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5703000243 ngày 08/12/2006
của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Cần Thơ thì chuyển sang Công Ty cổ
Phần với tên gọi: Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng Công Trình 72.
Vốn điều lệ của Công Ty : 10.800.000.000 đồng, trong đó:
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 17 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
Vốn Nhà Nước chiếm 78,31%, các cổ đông khác chiếm 21,69%.Công Ty chính
thức đi vào hoạt động vào đầu năm 2007.
Trong những năm gần đây Công Ty đã thi công nhiều công lớn nhỏ khác
nhau đã góp thay đổi diện mạo của các Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Năm
2007 với đề án xây dựng Cần Thơ thành đô thị loại 2 là cơ hội để Công Ty gặt
hái được nhiều thành công với các công trình lớn.
3.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY VÀ ĐẶC ĐIỂM SẢN
XUẤT CỦA CÔNG TY
3.2.1. Đặc điểm hoạt động của Công Ty
- Hình thức sở hữu vốn: vốn cổ phần
- Lĩnh vực kinh doanh: Xây dựng và sửa chữa các công trình giao thông.
- Tổng số nhân viên: 162 người, trong đó nhân viên quản lý: 31 người.
- Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ
- Phương pháp kế toán TSCĐ:
+ Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Theo giá
gốc
+ Phương pháp khấu hao, thời gian sử dụng hữu ích, hoặc tỷ lệ khấu hao TSCĐ
hữu hình, TSCĐ vô hình: Theo QĐ 166 ngày 30/12/1999 và QĐ 206 ngày
12/12/2003 của Bộ Tài Chính.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc đánh giá: Theo phương pháp bình quân gia quyền.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
Phương pháp tính các khoản dự phòng: Quản lý và xử lý nợ tồn đọng theo Nghị
Định 69 NĐCP/2002 ngày 12/07/2002
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng Công Trình 72 là
- Địa chỉ: 99 Trần Hưng Đạo,Tp Cần Thơ.
- Điện thoại: 071 830106
- FAX
Ngành nghề kinh doanh:
- Quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng cầu, phà đảm bảo giao thông khi có
thiên tai xảy ra trên địa bàn.
- Xây dựng công trình giao thông đến nhóm C.
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 18 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
- Đào đắp đất đà, san lấp mặt bằng tạo bãi, nạo vét luồng chân cầu.
- Gia công, lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn, kết cấu thép.
- Sửa chữa phụ trợ.
3.2.2. Đặc điểm sản xuất của công ty:
Công ty là một đơn vị xây dựng công trình giao thông nên có các đặc điểm sau:
- Tài sản cố định lớn để có khả năng đáp ứng yêu cầu của công tác thi công
Cầu, Đường…
- Công tác thi công phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời gian thi công dài,
công trình bàn giao chậm thanh toán, cho nên vòng quay vốn chậm.
- Công tác thiết kế thi công đối với các công trình thì phải phù hợp với đặc
điểm thi công của công trường cho nên có sự khác nhau.
3.3. Bộ máy tổ chức quản lý:
3.3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức :
Bộ máy tổ chức của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung , đứng
đầu là Giám đốc theo sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
Tổ
Cẩu
40.3
Phòng
Kế Hoạch
Kỹ Thuật
Phòng
Tổ Chức
Hành Chánh
Giám Đốc
PGĐ
Nội chính PGĐ Kỹ Thuật
Phòng
Tài Chính
Phòng
Vật Tư
Thiết BKế Toán ị
ĐộI
72.2
ĐộI
72.4
ĐộI
72.5
ĐộI
72.3
ĐộI
72.7
Tổ
SL
Cẩu
70T
Vận
tải
Thủy
Bộ
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 19 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
3.3.2. Chức năng và nhiệm vụ
Theo sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty thì mỗi phòng ban, bộ phận sẽ
chịu trách nhiệm trước giám đốc tuỳ theo chức năng và nhiệm vụ của phòng ban.
Sau đây là chức năng và nhiệm vụ của từng phòng:
3.3.2.1. Giám đốc
Giám đốc là người chịu trách nhiệm mọi hoạt động và kết quả kinh doanh
của công ty, là người chỉ đạo chung và quyết định mọi công việc của công ty.
3.3.2.2. Phó giám đốc
Phó giám đốc là người tham mưu cho Giám đốc, có 2 Phó giám đốc. Một
Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách về công tác thiết kế thi công cũng như giám sát
thi công; một Phó giám đốc nội chính phụ trách về điều động, quản lý nhân sự.
3.3.2.3. Phòng tổ chức hành chính
Phòng tổ chức hành chính đảm trách công tác chỉ định cán bộ công nhân
viên chức về chế độ chính sách về tiền lương, phụ cấp, BHXH… cũng như công
tác thi đua khen thưởng .
3.3.2.4. Phòng tài chính kế toán
Phòng tài chính kế toán theo dõi công tác thu chi và cung cấp các thông
tài cho Giám đốc ra quyết định, tư vấn cho Giám đốc vấn đề về tài chính. Tổ
chức thực hiện công tác kế toán của công ty và giúp Giám đốc phân tích hiệu quả
hoạt động kinh tế và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Lập các báo cáo
cấn thiết theo yêu cấu của các đối tượng bên ngoài.
3.3.2.5. Phòng vật tư thiết bị
Phòng vật tư thiết bị làm tham mưu cho Giám đốc về công tác vật tư thiết
bị và vật tư thi công cho từng công trình theo đúng quy định. Có nhiệm vụ theo
dõi việc vật tư, nhiên liệu, thiết bị chặt chẽ về số lượng, chất lượng và mục đích
sử dụng.
3.3.2.6. Phòng kế hoạch kỹ thuật
Phòng kế hoạch kỹ thuật phụ trách công tác khoa học kỹ thuật. Có nhiệm
vụ thiết kế, lập dự toán, điều chỉnh dự toán, định mức chi phí và hợp đồng kinh
tế. Lập phương án thi công công trình. Khảo sát mặt bằng, giám sát nghiệm thu
chất lượng kỹ thuật đảm bảo đúng chất lượng.
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 20 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
3.4. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
3.4.1. Cơ cấu bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung, đứng đầu là kế toán
kế trưởng thể hiện như sơ đồ sau:
Kế Toán
Tổng Hợp
KEÁ TOAÙN
Û
Kế Toán
Tiền Lương
BHXH
Kế Toán
Vật Tư
Kế Toán
Tài Sản
Cố Định
Thủ
Quỹ
Kế Toán
Thanh
Toán
SƠ ĐỒ 2: SƠ ĐỒ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
3.4.2. Phần hành của từng bộ phận
Theo sơ đồ công tác thì Kế Toán Trưởng sẽ phân chia, điều phối hoạt
động của từng kế toán viên sao cho bộ máy hoạt động một cách hữu hiệu nhất.
Nhiệm vụ từng kế toán được thể hiện cụ thể như sau:
3.4.2.1. Kế toán trưởng
Kế toán trưởng có nhiệm vụ quản lý, điều hành Phòng kế toán, ký duyệt
các chứng từ, sắp xếp, tổ chức bộ máy kế toán, phân công công việc.
3.4.2.2. Kế toán tổng hợp
Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ lên sổ cái, đối chiếu số liệu chi tiết của các
phần hành với số liệu tổng hợp và lập các báo cáo tài chính.
3.4.2.3. Kế toán tiền lương
Kế toán tiền lương hàng tháng tính lương cho công nhân viên dựa vào bản
chấm công, trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ và lập các báo cáo theo yêu cầu của
BHXH.
3.4.2.4. Kế toán vật tư
Kế toán vật tư theo dõi số vật tư nhập, xuất cho các công trình. Khi công
trình kể thúc phải tổng hợp vật tư để đối chiếu với vật tư dự toán để làm quyết
toán nội bộ với các đội.
3.4.2.5. Kế toán TSCĐ
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 21 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
Kế toán TSCĐ theo dõi nhu cầu mua mới, việc mua mới, thanh lý TS cũ
đã khấu hao hết, trích khấu hao TSCĐ; Lập các sổ thẻ chi tiết để theo dõi, giám
sát TSCĐ hiện tại của Công ty.
3.4.2.6. Kế toán thanh toán
Kế toán thanh toán lập các chứng từ thu chi, định kỳ cuối tháng đối chiếu
với quỹ số tiền còn tại quỹ, theo dõi việc thu chi qua ngân hàng, theo dõi công
nợ.
3.4.2.7. Thủ quỹ
Thủ quỹ có nhiệm vụ quản lý thu chi tiền, giữ tiền, lập sổ quỹ theo dõi
việc thu chi tiền, cuối tháng đối chiếu với kế toán thanh toán.
3.4.3. Hình thức kế toán:
Công ty áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ” để hạch toán các nghiệp vụ
phát sinh.
Hình thức kế toán gồm các loại sổ:
+ Chứng từ ghi sổ.
+ Sổ Cái
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
+ Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản (bảng cân đối tài khoản).
+ Các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.
Hình thức này tách riêng việc ghi chép sổ sách theo trình tự thời gian và theo nội
dung kinh tế phát sinh.
+ Khi ghi theo trình tự thời gian thì phản ánh vào “Sổ đăng ký chứng từ”
+ Khi ghi theo nội dung kinh tế thì phản ánh vào “Sổ cái”
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 22 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
CHỨNG TỪ GỐC
SỔ HOẶC THẺ
CHI TIẾT
BẢNG TỒNG
HỢP CHI TIẾT
SỔ QUỸ BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG
TỪ GỐC
CHỨNG TỪ GHI SỔ SỔ ĐĂNG KÝ
CHỨNG TỪ GHI
SỔ
SỔ CÁI
BẢNG CÂN ĐỐI
SỐ PHÁT SINH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Quan hệ đối chiếu
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
SƠ ĐỒ 3: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN THEO HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI
SỔ
Trình tự hạch toán tại Công ty:
+ Căn cứ vào chứng từ gốc, hàng ngày hoặc vài ngày kế toán sẽ lập chứng từ ghi
sổ và kèm theo chứng từ gốc để nhạp liệu vào máy.
+ Lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để theo dõi
+ Định kỳ mỗi quý ghi vào Sổ Cái
+ Lập Sổ chi tiết để theo dõi số lượng vật tư đã xuất dùng cho các đội.
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 23 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
3.5. Khái quát về tình hình hoạt động của công ty
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
2004-2006
ĐVT: đồng
CHÊNH LỆCH
CHỈ TIÊU 2004 2005 2006
04/05 06/05
1.Tổng DT 30.873 43.580 36.871 12.707 41,16 -6.709 -15,40
2.Giảm trừ 0 0 0
3. DT thuần 30.873 43.580 36.871 12.707 41,16 -6.709 -15,40
4. Giá vốn 27.358 40.096 33.633 12.738 46,56 -6.463 -16,12
5.LN gộp 3.515 3.484 3.238 -31 -0,88 -247 -7,08
6. DT HĐTC 17 6 20 -11 -64,32 14 239,83
7. Cphí tài chính 1.134 1.261 1.117 127 11,18 -143 -11,38
lãi vay 1.134 1.261 1.117 127 11,18 -143 -11,38
8. Cphí BH 0 0 0
9.Cphí QLDN 2.169 2.270 2.096 101 4,64 -174 -7,65
10.LN thuần KD 229 -40 45 -269 -117,56 85 211,32
11.TN khác 296 617 89 321 108,32 -528 -85,51
12.Cphí khác 390 89 71 -301 -77,29 -18 -19,99
13.LN khác -94 529 19 622 663,79 -510 -96,49
14. Tổng LN
trước thuế
135 488 63 353 260,74
-425 -87,03
15. Thuế TNDN 108 126 18 17 15,97 -108 -85,89
16. LN sau thuế 27 363 46 336 1241,42 -317 -87,43
Nguồn : Phòng kế toán
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 24 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
+ Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ qua 3 năm của Công ty
tăng giảm không ổn định. Doanh thu thuần năm 2005 tăng gần 12.707 triệu đồng,
tăng khoản 41% so với năm 2004. Do trong năm 2005 công ty đẩy nhanh tốc độ
thi công, giảm các công trình dở dang cuối kỳ làm doanh thu tăng cao. Trong
năm 2006 doanh thu giảm so với năm 2004 là 6.709 triệu tương đương tỷ lệ là
15%. Nguyên nhân là do giá trị dở dang của các công trình tăng lên: Phà Cổ
Chiên là gần 400 triệu, Cầu Cây Bông là 461 triệu, Cầu Xô Viết Nghệ Tỉnh là
257 triệu.
+ Giá vốn hàng bán: gồm có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí SDM thi công và chi phí sản xuất chung. Năm 2005: giá
vốn tăng so với năm 2004 là 12.738 triệu khoản 47% là do biến động tăng giá
của các loại vật tư. Năm 2006: giá vốn giảm khoản 6.462 triệu với tỷ lệ là giảm
16% so vói năm 2005 do số lượng công trình nhận thầu giảm so với năm 2005.
+ Lơi nhuận gộp: qua 3 năm lợi nhuận gộp giảm: do tốc độ tăng doanh thu
vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng giá vốn làm cho lợi nhuận gộp giảm và do chi phí vật tư
tăng đã làm cho lợi nhuận của Công ty giảm.
+ Về doanh thu hoạt động tài chính: chủ yếu là lãi tiền gửi thanh toán của
Công ty. Qua Bảng số liệu ta thấy DT HĐTC tăng giảm qua 3 năm là do tình
hình thanh toán tiền của Bên A nên làm cho số tiền gửi trong tài khoản biến động
qua 3 năm.
+ Chi phí TC: chi phí tăng giảm qua các năm: Năm 2005, chi phí tăng so
với năm 2004 là 126 triệu đồng với tỷ lệ là 11% là do chi phí bảo lãnh thực hiện
hợp đồng tăng và chi phí bảo lãnh dự thầu tăng. Năm 2006, chi phí lãi vay giảm
143 triệu đồng là giảm khoản 11%. Nguyên nhân là do số lượng công trình nhận
thầu giảm dẫn đến chi phí bảo lãnh thực hiện hợp đồng giảm.
+ Chi phí QLDN: gồm các khoản chi phí phát sinh liên quan đến bộ máy
quản lý của Công ty như là: chi phí lương bộ phận quản lý, chi trang bị cho văn
phòng … Ta thấy chi phí quản lý không biến động nhiều qua 3 năm: chỉ tăng 5%
trong năm 2005, năm 2006 thì khoản mục chi phí nay giảm được 173 triệu tương
đương là 8%. Điều đó có nghĩa là Công ty đã phấn đấu để tiết kiệm chi phí quản
lý.
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 25 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD: qua biến động qua 3 là do chi phí
quản lý cao làm giảm lợi nhuận của Công ty.
+ Thu nhập từ hoạt động khác gồm các hoạt động như cho thuê kho bãi, cho
thuê máy móc hay thiết, thu hồi phế liệu…. Ta thấy lợi nhuận từ hoạt động khác
tăng giảm như sau:
● Năm 2005: lợi nhuận khác tăng 6,64 lần là 622 triệu do trong năm có thanh lý
một số máy móc cũ.
● Năm 2006: lợi nhuận giảm là 510 triệu ứng với 96% so với năm 2005. Nguyên
nhân là do thu nhập khác trong năm 2006 chủ yếu là từ hoạt động cho thuê kho
bãi với giá trị hợp đồng không đáng kể khoản 10 triệu trở xuống.
Tổng lợi nhuận trước thuế và sau thuế cũng tăng giảm biến động lớn qua 3
năm: năm 2005 lợi nhuận sau thuế tăng là do lợi nhuận 2004 không cao do công
ty bị phạt về vi phạm về thuế, làm cho lợi nhuận 2005 chênh lệch quá cao so với
năm 2004 là gấp 12.41 lần. Năm 2006 so với năm 2005 giảm mạnh 87% là giảm
khoản 317 triệu. Sở dĩ có sự giảm là do lợi nhuận từ hoạt động khác mang lại
trong năm 2006 là không cao so với năm 2005.
Tóm lại:
Qua phân tích kết quả hoạt động Công ty qua 3 năm, ta thấy lợi nhuận từ
kinh doanh tại Công ty tăng giảm không ổn định. Đồng thời, chi phí quản lý cao
làm giảm lợi nhuận của Công ty.
3.6. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG SẮP TỚI
3.6.1. Thuận lợi
- Công Ty nằm trong khu vực ĐBSCL - là nơi hiện đang cần phát triển cơ
sở hạ tầng, cũng như các công trình giao thông công cộng để tạo điều kiện cho
phát triển kinh tế vùng. Đó là điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động và phát triển
cuả Công ty.
- Được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo khu 7, đã tạo điều kiện cho công
ty có được một số công trình để thi công cũng như tạo điều kiện trong công tác
đấu thầu.
- Công ty hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xây dựng nên đã tích lũy được
nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là kinh nghiệm đấu thầu cũng như uy tín trong
ngành. Có thể nói đây là điểm mạnh làm tăng khả năng trúng thầu.
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 26 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
- Công ty nằm trong vùng đông dân cư, lực lượng lao động dồi dào và mức
sống dân cư không đắc đỏ như các vùng khác nên đảm bảo cho công ty luôn có
lực lượng lao động chính và lao động bán thời gian khá ổn định và đầy đủ.
- Công ty có đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi, công nhân lành nghề có nhiều
kinh nghiệm, có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu quản lý, chỉ đạo kỹ thuật khá tốt.
Đoàn kết nhất trí trên dưới một lòng, chủ động trong sản xuất kinh doanh, cùng
nhau xây dựng công ty phát triển.
- Được trang bị phương tiện, máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu xây
dựng và sửa chữa lớn các công trình.
3.6.2. Khó khăn
- Xuất phát từ đặc điểm của nghành - cần nhiều vốn, do đó công ty thường
xuyên đi vay tại các ngân hàng, phải chịu lãi suất cao làm giảm lợi nhuận.
- Các công trình làm xong chưa được thanh toán đúng hợp đồng làm nợ khó
đòi tăng lên qua các năm.
- Bên cạnh thuận lợi do vị trí địa lý mang lại, thì vẫn tồn tại một số khó
khăn: Địa bàn hoạt động phân tán gây trở ngại trong khâu quản lý vật tư, kiểm
tra thi công cũng như công tác vận chuyển.
- Công tác khoán cho các đội còn chậm, giao kế hoạch cho các đội chưa
kèm theo bản giao khoán, để các đội chủ động trong sản xuất kinh doanh, đặc
biệt là công tác thanh quyết toán nội bộ rất chậm ảnh hưởng đến công tác thanh
quyết toán của công ty.
- Công ty gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng do tiền lương thấp, chế
độ tiền lương chưa hợp lý.
3.6.3. Định hướng phát triển
- Công ty đã và đang hoạt động theo phương pháp đấu thầu và chỉ định
thầu, do vậy trong thời gian tới Công Ty tiếp tục tranh thủ về vốn, đặc biệt là
nguồn vốn của các cổ đông của Công Ty, vốn vay của Ngân hàng, các tổ chức tín
dụng khác, đồng thời cũng tận dụng nguồn vốn của đơn vị bạn để có điều kiện
tranh thầu những công trình có giá trị lớn. Đẩy nhanh tốc độ thi công, nhanh
chóng thu nợ, đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn nhằm làm tối thiểu hoá chi phí lãi
vay của ngân hàng.
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 27 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
- Nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý của Công Ty, cải tiến nâng cao năng
lực quản lý, gửi đi đào tạo nhiều cán bộ có năng lực. Qua đó, cải thiện môi
trường làm việc để các nhân viên làm việc thật sự có hiệu quả.
- Đối với công nhân Công Ty có kế hoạch bồi dưỡng đào tạo để nâng cao
hơn nữa tay nghề, nhằm phục vụ tốt và hiệu quả trong công tác thi công của đội
nhằm tạo thế cạnh tranh lớn trong các đơn vị trong nghành.
- Tiếp tục nâng cao hơn nữa kết quả hoạt động và hoàn thành tốt nghĩa vụ
nộp thuế đối với nhà nước cũng như các chính sách.
- Tiếp tục chế độ đãi ngộ với đội ngũ công nhân viên chủ chốt nhằm
khuyến khích động viên nhân viên làm việc tốt hơn.
- Mở rộng sang nhiều hoạt động kinh doanh hơn nữa để đảm bảo và nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn, các nguồn nguồn lực khác tại Công Ty.
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 28 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
CHƯƠNG 4:
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH HẠNG MỤC
CÔNG TRÌNH CẦU CÁI TRƯNG
4.1. KHÁI QUÁT CÔNG TRÌNH CẦU CÁI TRƯNG
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số 3734/HĐKT được ký kết ngày 19 tháng 12
năm 2005 giữa các bên:
Bên giao thầu ( Bên A): Ban Quản Lý dự án Mỹ Thuận
Bên nhận thầu ( Bên B): gồm có
+ Liên doanh Công ty cổ phần vật tư thiết bị và xây dựng công trình 624
+ Công ty Quản lý và sửa chữa cầu đường 72.( Hiện nay là Công ty Cổ phần Đầu
Tư và Xây Dựng Công Trình 72)
Giá trị hợp đồng: 57.552.515.000 đồng ( Năm mươi bảy tỷ, năm trăm năm
mươi hai triệu, năm trăm mười lăm nghìn đồng), trong đó:
Căn cứ vào Giấy uỷ quyền số 437/KHKT.2006 thì Công ty Quản lý và Sửa
chữa Cầu Đường 72 đảm nhận thi công tương đương 38.5% giá trị hợp đồng là:
22.161.695.874 đồng (Hai mươi hai tỷ, một trăm sáu mươi mốt triệu, sáu trăm
chín mươi lăm nghìn, tám trăm bảy mươi bốn đồng).
Khối lượng : gói thầu số 15A (Xd 02 cầu Cái Trưng km33+054.71 & Cầu
Rạch Vọp km29+032.02) - dự án XD tuyến đường Nam Sông Hậu - Địa phận
TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu)
● Trong đó, “Hạng Mục Cọc Khoan Nhồi D=1.2m, Trụ 2.3” có giá trị là
5.601.720.950 đồng. Hạng mục này gồm 10 trụ, mỗi trụ dài 55m với đường kính
là 1.2m.
Khởi công: Theo lệnh khởi công của Bên A.
Hoàn thành: hạng mục này dự kiến hoàn thành trong 9 tháng kể khi bàn
giao mặt bằng.
Thanh toán hợp đồng: Trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành được
nghiệm thu và mức giá đã được ký kết.
Mức tiền cam kết bảo hành công trình: 5% giá trị hợp đồng trong thời hạn
12 tháng kể công trình, hạng mục công trình đưa vào sử dụng.
Ngoài ra hợp đồng còn quy định chi tiết về chất lượng, điều kiện nghiệm
thu, cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên.
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 29 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
4.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN THI CÔNG CÔNG TRÌNH
Sau khi có thông báo bằng văn bản của chủ đầu tư về kết quả trúng thầu. nhà
thầu tiến hành các bước sau:
4.2.1. Kiểm tra và điều chỉnh lại hồ sơ dự thầu cho phù hợp với kết quả
trúng thầu, đồng thời bổ sung những thủ tục cần thiết theo yêu cầu của chủ đầu
tư.
4.2.2. Tiến hành đàm phán đi đến thống nhất các điều khoản và ký kết hợp
đồng.
4.2.3. Tiến hành ký kết giấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng với ngân hàng nơi
nhà thầu mở tài khoản.
4.2.4. Khi nhận được lệnh khởi công của chủ đầu tư, nhà thầu thực hiện
ngay đúng quy định của hồ sơ dự thầu và cam kết của nhà thầu trong hồ sơ dự
thầu.
4.2.5. Phương án tổ chức, quản lý thi công công trình “Xây Dựng Cầu Cái
Trưng – Sóc Trăng”
- Trước khi khởi công công trình nhà thầu cụ thể hóa thiết kế tổ chức xây dựng
và biện pháp thi công .
- Trước khi thi công một hạng mục công trình hay một bộ phận công trình có tính
chất phức tạp, nhà thầu phải lập thiết kế biện pháp thi công chi tiết để trình tư
vấn giám sát.
- Kế hoạch công tác hàng ngày:
+ Khi tổ chức một dây chuyền thi công hạng mục mới, trước khi bắt đầu thi công
hạng mục mới Đội Trưởng phải vạch kế hoạch thực hiện từng công việc, xác
định khối lượng dự kiến thực hiện và khoản thời gian để hoàn thành công việc
đó.
+ Kế hoạch đó phải được Đội Trưởng đưa vào sổ nhật ký thi công, đồng thời
giao cho Tư vấn giám sát 1 bản. Khi kết thúc thời gian đó Đội trưởng phải đưa số
liệu và kết quả thực hiện vào sổ nhật ký để theo dõi.
Các phương án cụ thể như sau:
- Quản lý vật tư: Dựa vào thiết kế bản vẽ và bản dự trù vật tư do Phòng
Kỹ Thuật lập đã được Giám Đốc ký duyệt, Phòng vật tư tiến hành mua để cung
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 30 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
cấp cho công trình. Còn các vật tư có giá trị nhỏ, các đội được uỷ quyền đi mua
theo đúng khối lượng và chất lượng báo về Công Ty.
- Quản lý tiền lương: Căn cứ vào lương khoán toàn bộ công trình, Đội
Trưởng dựa vào khối lượng công việc thực hiện mỗi tháng và số ngày công của
từng người để lập bản chấm công.(Thể hiện Sơ Đồ Nhân Sự Công Trình)
4.2.6. Khi công tác thi công hoàn thành, tiến hành bàn giao đưa vào sử
dụng và đồng thời quyết toán công trình.
Đội phó
kỹ thuật
Ban chỉ huy công trường
Đội Trưởng
Đội phó
Quản lý
nhân sự
Đội phó
Vật tư
Đội thi
công 72.7
Tổ xà Lan
40.3
Sơ Đồ 4: Sơ Đồ Nhân Sự Công Trình
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 31 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
4.3. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
4.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
4.3.1.1. Nội dung
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng trong công trình:
Vật tư chính: gồm xi măng, sắt thép, cát … thì khối lượng, trị giá của các
vật tư này chiếm tỷ cao trong chi phí vật tư.
Vật tư phụ: là các vật tư phụ trợ trong thi công như: Kẽm buộc, đinh, dây
chì, tôn lán trại, phụ gia.. các vật tư phụ chiếm tỷ trọng không cao nhưng nó hỗ
trợ cho việc thi công.
Căn cứ vào các phiếu xuất kho, ta tổng hợp được bảng vật tư đã xuất sử
dụng cho việc thi công hạng mục cọc khoan nhồi D=1.2m, trụ 2,3 dưới nước
thuộc công trình Cầu Cái Trưng:
Bảng 2: BẢNG TỔNG HỢP VẬT TƯ ĐÃ XUẤT SỬ
DỤNG TRONG HẠNG MỤC
ĐVT: đồng
STT Tên Vật Tư SLƯỢNG
ĐƠN
GIÁ
THÀNH
TIỀN
1 Thép SD 295 AD 10SSC(Kg) 30.843,65 8.556 263.906.721
2 Thép SD295 AD 12 SSC(Kg) 6.945,38 8.273 57.459.200
3 Thép SD 295 AD 20SSC(Kg) 5.391,12 8.349 45.008.565
4 Thép SD 295 AD 32SSC(Kg) 26.578,00 8.510 226.166.124
5 Thép SD295 AD 36 SSC(Kg) 60.961,22 8.552 521.363.520
6 Thép Gr 60D 36 SSC(Kg) 36.645,81 8.552 313.408.893
7 Xi măng Holcim(Kg) 23.500,00 886 20.827.510
8 Xi măng Hà Tiên(Kg) 289.250,00 910 263.308.411
9 Cừ tràm(cây) 1.162,00 16.000 18.592.000
10 Cát xây(m3) 10,00 28.000 280.000
11 Cát lắp(m3) 410,00 21.603 8.857.142
12 Cát vàng(m3) 236,00 119.048 28.095.328
13 Cát đen(m3) 7.204,00 28.460 205.025.720
14 Cát hạt trung(m3) 2.000,00 66.667 133.334.000
15 Cát Bêtông (m3) 338,84 113.333 38.401.754
16 Đá 1x2(m3) 1.206,67 192.015 231.699.054
17 Đá 4x 6(m3) 13,00 119.048 1.547.619
18 Đá 0x 4(m3) 167,00 150.328 25.104.824
19 Thép lá 50x5(Kg) 742,00 7.333 5.441.331
20 Thép lá 50(Kg) 2.964,00 7.714 22.865.156
21 Thép lá 50x 6x 3(Kg) 204,80 9.333 1.911.466
22 Thép(Kg) 304,00 14.100 4.286.400
23 Ống 0 1200_tolen3li(Kg) 311,51 10.190 3.174.436
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 32 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
24 Ống 0 1300_tolen10 li(Kg) 6.915,58 12.190 84.304.212
25 Ống O 1200(đường kính trong) 27.852,50 1.577 43.929.128
26 Ống 76 x 4,0(cây) 31,00 486.667 15.086.677
27 Ống 76 x 3,2 (cây) 128,00 381.905 48.883.840
28 Ống 76x 2,9(cây) 156,00 353.333 55.119.948
29 Ống 114 x 4,5(cây) 10,00 780.951 7.809.513
30 Ống 114 x 3,0 (cây) 44,00 532.381 23.424.764
31 Ống 114x 2,9(cây) 52,00 518571 26965692
32 Thép cuộn CT3 fi SSC(Kg) 108,00 8.219 887.657
33 Cáp M16 0 36 L=300 (con) 1.020,00 18.000 18.360.000
34 Bentonite API P100(tấn) 10,00 2.238.095 22.380.952
35 CMC(Kg) 25,00 32.727 818.181
36 Sikament 2000AT(LTR) 3.250,00 14.543 47.265.000
37 Bentonite API P100(tấn) 10,00 2.238.095 22.380.952
38 Oxy(chai) 100,00 85.714 8.571.442
39 Que hàn 6T693_3.2(Kg) 524,00 8.850 4.637.210
40 Vải địa kỹ thuật polyfelt(m) 9.900,00 7.455 73.800.045
40 Tổng cộng 2.944.690.385
(Nguồn: Phòng Vật Tư)
Căn cứ vào lượng thực xuất của vật liệu để thi công công trình HẠNG
MỤC CÔNG TRÌNH qua bảng số liệu mà hạch toán chi phí NVL cho công trình
Phương pháp tính trị giá xuất kho NVL
Công ty đã áp dụng 2 phương thức trị giá xuất kho
- Phương pháp xuất thẳng (không qua kho): Ưu điểm việc áp dụng này là hạn
chế tối đa chi phí lưu kho vât liệu, giải phóng vốn cho Công ty trong hàng tồn
kho trước tình hình biến động vế giá cả vật tư như hiện nay.
Để đảm bảo cung cấp đủ vật tư cho các đội thi công kịp tiến độ, Công ty áp
dụng 2 hình thức thu mua vật tư: Đối với các vật tư cần mua với số lượng lớn
như: sắt , thép các loại, xi măng … thì công ty sẽ mua và xuất thẳng cho các đội
thi công, không qua kho. Trong quá trình thi công mà thiếu vật tư thì công ty
tạm ứng cho các đội đi mua vật tư, sau đó người mua tiến hành thanh toán tạm
ứng.
Phương pháp nhập xuất thẳng (không qua kho):
Trị giá vật liệu xuất thẳng = Trị giá mua + chi phí vận chuyển ….
Đối với các vật tư thừa của các công trình khác như; sắt thép, cọc bêtông, xi
măng…..Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền. Vật liệu sau khi thi
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 33 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
công còn thừa, hoặc do để sử dụng hết trọng tải của xe nên mua vật tư nhiều hơn
yêu cầu dẫn đến vật tư thừa. Các vật liệu thừa được lưu trữ tại kho vật liệu Bình
Minh.
Phương pháp bình quân gia quyền
Đơn giá
bình quân
gia quyền
=
Giá trị thực tế VL tồn đầu kỳ + Giá trị thực tế VL nhập trong kỳ
Số lượng VL tồn đầu kỳ + Số lượng VL nhập trong kỳ
4.3.1.2. Chứng từ kế toán
Do áp dụng phương pháp nhập xuất thẳng nên khi mua vật tư thì Phòng vật
tư sẽ lập đồng thời phiếu nhập kho kèm với phiếu xuất kho. Do đó, chứng từ kế
toán là phiếu xuất.
Phương pháp lập phiếu xuất kho:
- Căn cứ vào mẫu để lập: Phiếu được đánh số thứ tự từ nhỏ đến lớn, vào
cuối tháng đóng thành tập.
- Ghi rõ ngày tháng năm xuất.
- Ghi họ, tên, địa chỉ người nhận hàng.
- Ghi rõ lý do xuất, xuất tại kho: vật liệu Bình Minh, vật liệu nhập xuất
thẳng.
- Ghi rõ tên vật liệu, số lượng yêu cầu và thực xuất, đơn giá của từng loại.
- Dòng cuối cùng, tổng cộng số tiền thanh toán ghi cả số và chữ, người bán.
Phương pháp luân chuyển:
Căn cứ vào định mức vật tư, ứng với từng tiến độ công trình do phòng Kỹ
thuật lập đã được Giám Đốc duyệt, phòng Vật tư tiến hành việc mua vật liệu và
xuất thẳng về công trình. Khi nhận được hoá đơn có chữ ký của Đội Trưởng hoặc
người được uỷ quyền nơi thi công và chữ ký của bên giao hàng, Phòng vật tư
thiết bị lập 4 liên phiếu nhập kho (có ghi rõ là do đội mua hoặc Công ty mua)
kèm theo phiếu xuất kho gồm 4 liên:
+ Liên 1: lưu tại phòng Vật Tư
+ Liên 2: phòng Kế Toán
+ Liên 3: giao thủ kho
+ Liên 4: đưa xuống công trình
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 34 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
Phiếu nhập: lập 4 liên
+ Liên 1: lưu tại phòng Vật tư.
+ Liên 2: lưu tại phòng Tài Chính Kế Toán.
+ Liên 3: định kỳ tháng gửi về kho để theo dõi lượng vật tư đã mua.
+ Liên 4: lưu tại công trình.
4.3.1.3. Quy trình và luân chuyển chứng từ sổ sách
Công ty quản lý chi phí nguyên vật liệu công trình Cầu Cái Trưng trên TK
621:000029_ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính cho công trình “Cầu Cái
Trưng”
Chứng từ Phòng
Định mức NVL
theo tiến độ
Bảng tạm ứng theo
nhu cầu vật tư
Lập phiếu xuất kho
hay giấy thanh toán
tạm ứng
Lập bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Lập chứng từ ghi
sổ
Sổ Cái
Phòng Kế Hoạch-
Kỹ Thuật
Các tổ, đội thi công
Phòng vật tư - thiết bị
Phòng tài chính- kế toán
Phòng tài chính- kế toán
Phòng tài chính- kế toán
Quy trình 1: Quy trình luân chuyển chứng từ xuất vật liệu
4.3.1.4. Công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Căn cứ vào bản dự trù và tiến độ kế hoạch, Phòng vật tư sẽ tiến hành việc
mua vật tư xuất cho các đội. Khi có phát sinh nghiệp vụ xuất vật tư, Phòng Vật
Tư sẽ lập ngay Phiếu nhập kèm theo Phiếu xuất vật tư.
Căn cứ vào phiếu xuất (phụ lục) vật tư do Phòng Vật tư chuyển qua, kế
toán có thể lập ngay hoặc vài ngày sau, lập chứng từ ghi sổ và đính kèm theo các
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 35 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
chứng từ gốc. Sau đó nhập số liệu vào máy, đồng thời kế toán cũng ghi vào Sổ
đăng ký chứng từ ghi sổ. Do Công ty sử dụng phần mềm kế toán nên số liệu sẽ tự
kết chuyển vào Sổ Cái của các tài khoản có liên quan.
Căn cứ vào các phiếu xuất kho vật liệu để lập chứng từ ghi sổ, số liệu về
khối lượng và đơn giá vật tư đã được tổng hợp trong Bảng 2. Kế toán lập chứng
từ ghi sổ :
Cty Cổ Phần ĐT và XD Công Trình 72
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 12/5/2006
Số: 001
Tài khoản đối
ứng Trích yếu
Nợ Có
Số Tiền(đ) Ghi chú
1 2 3 4 5
Xuất vật tư dùng trong công
trình 621 152 25.004.715
Tổng Cộng 25.004.715
Kèm theo 2 chứng từ gốc
Người lập Kế toán trưởng
(Lưu ý: Các chứng từ ghi sổ còn lại xem ở phần phụ lục)
Cuối quý lập chứng từ ghi sổ kết chuyển chi phí (thực tế do Công ty sử
dụng phần mềm trong công tác kế toán nên không phải lập chứng từ này) :
Cty Cổ Phần ĐT và XD Công Trình 72
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 30/06/2006
Số 005
Tài khoản đối
ứng Trích yếu
Nợ Có
Số Tiền(đ) Ghi chú
1 2 3 4 5
Kết chuyển CP NVLTT sang
TK 154 154 621 25.004.715
Tổng Cộng 25.004.715
Người lập Kế toán trưởng
Sau khi lập chứng từ ghi sổ, kế toán sẽ ghi vào Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ
; Sau đó lập Sổ Cái Tài Khoản như sau:
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 36 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
Cty Cổ Phần ĐT và XD Công Trình 72
SỔ CÁI
Tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Số hiệu: 621_ 000029
ĐVT: đồng
Chứng từ ghi sổ Số tiền Ngày
ghi sổ SH Ngày
DIỄN GIẢI
TK
đối
ứng Nợ Có
Ghi chú
1 2 3 4 5 6 7 8
12/5/06 001 5/5/06 12/5/06 Xuất VT dùng trong CT 152 25.004.715
30/06/06 005 30/06/06 30/06/06 K/C sang TK 154 quý II 154 25.004.715
21/07/06 011 21/07/06 21/07/06 Xuất VT dùng trong CT 152 338.875.522
30/08/06 014 30/08/06 30/08/06 Xuất VT dùng trong CT 152 213.080.884
25/09/06 017 25/09/06 25/09/06 Xuất VT dùng trong CT 152 423.359.077
30/09/06 022 30/09/06 30/09/06 K\c sang TK 154 quý III 154 975.315.483
26/10/06 026 26/10/06 26/10/06 Xuất VT dùng trong CT 152 867.190.233
30/11/06 030 30/11/06 30/11/06 Xuất VT dùng trong CT 152 479.008.425
30/12/06 033 30/12/06 30/12/06 Xuất VT dùng trong CT 152 598.171.529
31/12/06 038 31/12/06 31/12/06 K\c sang TK 154 quý IV 154 1.944.370.187
Cộng số phát sinh 2.944.690.385 2.944.690.385
Số dư cuối kỳ 0
Người
lập
Kế toán
trưởng
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 37 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
4.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
4.3.2.1. Nội dung
Chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp: là các chi phí phải trả cho nhân công trực tiếp
thi công bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp và tiền thuê người lao động bên
ngoài.
Chi phí công nhân phát sinh trong 6 tháng (từ tháng 6 đến tháng 12 năm
2006). Bên cạnh, tiền lương nếu đội thực hiện công việc nhanh hơn tiến độ kế
hoạch thì còn có lương bổ sung. Khoản bổ sung cũng được xem như là tiền lương
của đội.
Công nhân trực tiếp được chia ra làm 4 bậc theo trình độ tay nghề, kinh
nghiệm. Cho nên, đơn giá tiền công cũng thay đổi theo xếp loại hạng bậc, chi phí
công trực tiếp được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: CHI PHÍ CÔNG NHÂN TRỰC TIẾP THI CÔNG
ĐVT: đồng
Bậc
Số
công
Đơn giá
tiền công Thành tiền
Bậc 3.5/7 Công 5.980 38.636 231.045.496
Bậc 3.7/7 Công 2.215 44.303 98.130.321
Bậc 4.0/7 Công 977 49.273 48.139.706
Bậc 4.5/7 Công 5 47.086 235.429
Tổng Cộng 9.177 377.539.571
(Nguồn: Phòng TCHC)
Sau khi tổng hợp số công ta tính được Bảng Thanh Toán Lương và Phụ Cấp
(Phụ lục). Bảng này thể hiện chi phí công nhân thực tế phát sinh trong quá trình
thi công hạng mục công trình theo từng tháng.
Hình thức trả lương của Công ty: công ty áp dụng hình thức trả lương
theo thời gian (gián tiếp) và trả lương theo khoán sản phẩm (trực tiếp).
Hình thức trả lương theo thời gian: áp dụng đối với công nhân viên của
Công ty.
Dựa vào bảng chấm công thể hiện số ngày làm việc trong tháng và dựa vào
mức lương cơ bản để tính lương như sau:
x
26
Lương cơ bản
Lương thời gian = Số ngày làm việc
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 38 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
Hình thức trả lương khoán theo sản phẩm:
Là hình thức trả lương cho công nhân trực tiếp thi công theo khối lượng và
chất lượng theo bảng nghiệm thu khoán.
Áp dụng cho cả nhân viên của Công ty và công nhân thuê ngoài. Ta có
công thức:
Theo thực tế tại Công ty thì lương khoán do Giám Đốc quyết định nếu đội
làm đạt năng suất ( tiến độ thực hiện nhanh hơn so với dự tính) thì sẽ có thưởng
bổ sung.
=
Tổng số công
Tổng lương khoán
Lương khoán x
Số công của
từng người
+ Phụ cấp = Lương cơ bản x hệ số phụ cấp
Ngày phép
26
Lương cơ bản
=
x Số ngày nghỉ
Phụ cấp ăn trưa là 7.000đ/ngày /người
Và từ tháng 4/2007 phụ cấp sẽ là 10.000đ/ngày/người.
4.3.2.2. Chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán gồm:
Bảng chấm công
Bảng thanh toán lương
Bảng thanh toán lương và phụ cấp
Bảng chấm công: do đội trưởng lập hàng tháng nhằm theo dõi số ngày công
thực tế của từng người và cuối tháng đội trưởng gửi bảng chấm công cùng với
bảng đề nghị ứng lương (theo mức sản lượng đã hoàn thành) về phòng Tổ Chức
Hành Chính.
Bảng thanh toán lương: dựa vào bảng chấm công và giấy đề nghị tạm ứng
lương cuả đội, cuối mỗi tháng phòng TCHC lập bảng thanh toán lương, lập xong
chuyển cho KTT và Giám Đốc duyệt.
Bảng thanh toán lương và phụ cấp: bảng thanh toán lương kèm với bảng
chấm công được chuyển lên phòng Kế Toán để kiểm tra lại và để thu các khoản
theo lương (tạm ứng trước đó, KPCĐ, BHXH trừ vào lương). Đây cũng là căn cứ
ghi chép lương khoán của từng đội, của từng công trình riêng biệt. Sau khi, được
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 39 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
Kế Toán Trưởng và Giám Đốc ký duyệt, kế toán thanh toán dựa trên bảng thanh
toán lương này để lập phiếu chi và thu nợ tạm ứng và giao cho thủ quỹ phát
lương cho từng tổ, đội. Bảng thanh toán lương được lưu tại phòng kế toán.
4.3.2.3. Quy trình luân chuyển chứng từ tiền lương
Bảng chấm công
Bảng thanh toán
lương
Chứng từ ghi sổ
Sổ Cái
Các tổ , đội trưởng
Phòng
Tổ Chức_Hành Chánh
Phòng
Tài Chính- Kế Toán
Phòng
Tài Chính- Kế Toán
Quy trình 2: QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ TIỀN LƯƠNG
CÔNG NHÂN CÔNG TRÌNH
4.3.2.4. Công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Trình tự hạch toán tương tự như hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Căn cứ vào bảng lương và bảng thanh toán tiền lương cho công nhân trực tiếp thi
công công trình Cầu Cái Trưng lập chứng từ ghi sổ để nhập số liệu vào máy.
Định kỳ mỗi quý kết chuyển vào Sổ Cái TK 622.
● Cuối tháng, khi có bảng lương kèm theo bảng thanh toán tiền lương ( Phần
phụ lục), kế toán lập các chứng từ ghi sổ như sau:
Cty Cổ Phần ĐT và XD Công Trình 72
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 30/06/2006
Số 003
Tài khoản đối ứng Trích yếu
Nợ Có
Số Tiền(đ) Ghi chú
1 2 3 4 5
Phân bổ lương T06/06 Cầu Cái
Trưng 622 334 34.149.106
Tiền lương thuê ngoài 622 1111 6.300.000
Tổng Cộng 40.449.106
Kèm theo 1 chứng từ gốc
Người lập Kế toán trưởng
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 40 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
● Cuối quý lập chứng từ ghi sổ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
sang chi phí sản xuất dở dang (TK 154)
Cty Cổ Phần ĐT và XD Công Trình 72
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 30/06/2006
Số 006
Tài khoản đối ứng Trích yếu
Nợ Có
Số Tiền(đ) Ghi chú
1 2 3 4 5
Kết chuyển sang TK 154 154 622 40.449.106
Tổng Cộng 40.449.106
Người lập Kế toán trưởng
Sau khi lập xong chứng từ ghi sổ, kế toán lập Sổ Đăng Ký Chứng Từ Ghi Sổ.
Căn cứ vào Sổ Đăng Ký để lập Sổ Cái tài khoản của chi phí nhân công trực tiếp.
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 41 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
Cty Cổ Phần ĐT và XD Công Trình 72
SỔ CÁI
Tài khoản: Chi phí công nhân trực tiếp
Số hiệu: 622_000049
ĐVT: đồng
Chứng từ ghi sổ SỐ TIỀN Ngày
ghi sổ Số
hiệu
Ngày
tháng
DIỄN GIẢI TK đối ứng
Nợ Có
Ghi
chú
1 2 3 4 5 6 7
30/06/06 Số 003 30/06/06 Lương NCTT T06/06 334,111 40.449.106
30/06/06 Số 006 30/06/06
Kết chuyển sang TK 154
QII 154 40.449.106
30/07/06 Số 012 30/07/06 Lương NCTT T07/06 334,111 56.447.027
30/08/06 Số 015 30/08/06 Lương NCTT T08/06 334,111 51.550.004
30/09/06 Số 020 30/09/06 Lương NCTT T09/06 334,111 55.457.143
30/09/06 Số 023 30/09/06
Kết chuyển sang TK 154
QIII 154 163.454.174
30/10/06 Số 027 30/10/06 Lương NCTT T10/06 334,111 54.285.908
30/11/06 Số 031 30/11/06 Lương NCTT T11/06 334,111 59.058.599
30/12/06 Số 034 30/12/06 Lương NCTT T12/06 334,111 60.291.784
31/12/06 Số 039 31/12/06
Kết chuyển sang TK 154
QIV 154 173.636.291
Cộng số phát sinh 377.539.571 377.539.571
Số dư cuối kỳ 0
Người lập Kế toán trưởng
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 42 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
4.3.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
4.3.3.1. Nội dung
Chi phí sử máy thi công:
Chi phí sử dụng máy thi công là các chi phí phát sinh liên quan đến việc
vận hành máy như: chi phí nhân công trực tiếp điều khiển máy thi công, chi phí
nhiên liệu dùng cho từng công trình, chi phí khấu hao máy thi công và chi phí
bằng tiền khác.
● Chi phí nhiên liệu gồm: xăng, dầu nhớt các loại… đã sử dụng để phục vụ
cho việc chạy máy thi công thì chi phí này hạch toán trực tiếp vào hạng mục
công trình. Từ các phiếu xuất nhiên liệu, ta tổng hợp được số lượng đã dùng
trong công tác thi công qua bảng sau:
Bảng 4: BẢNG CHI PHÍ CHI PHÍ SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG
ĐVT: đồng
STT Tên nhiện liệu Số Lượng Đơn Giá Thành tiền
1 Dầu DO(lít) 24.112 7.757 187.030.239
2 Dầu đỏ(lít) 3.875 7.364 28.535.046
3 Diesel(lít) 1.147 7.845 8.998.731
4 Nhớt 68(lít) 172 15.518 2.669.055
5 Nhớt 40(lít) 201 13.441 2.701.544
6 Nhớt VG220(lít) 130 9.818 1.276.340
7 Mỡ bò chỉ(Kg) 100 18.000 1.800.000
8 TT tiền hiệu chỉnh trạm trộn 5.133.333
8 Tổng cộng 238.144.288
(Nguồn: Phòng Vật tư thiết bị)
Đối với khoản chi phí này phát sinh liên quan trực tiếp với việc thi công
hạng mục nên kế toán sẽ hạch toán trực tiếp vào hạng mục công trình.
Phương pháp tính trị giá nhiên liệu
Phương pháp tính trị giá nhiên liệu là giá mua cộng với chi phí vận chuyển.
phiếu xuất nhiên liệu.
4.3.3.2. Chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là phiếu xuất nhiên liệu. Phương pháp lập và phương
pháp luân chuyển tương tự phiếu xuất kho vật liệu.
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 43 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
4.3.3.3. Quy trình luân chuyển chứng từ
Giấy thanh toán tạm ứng hoặc phiếu chi do các đội (thực hiện công việc)
lập; Sau đó, Phòng vật tư lập phiếu xuất nhiên liệu và chuyển sang phòng kế
toán. Kế toán căn cứ vào phiếu xuất lập chứng từ ghi sổ để hạch toán nghiệp vụ.
4.3.3.4. Công tác kế toán chi phí sử dụng máy thi công
Đối với các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều công trình thì áp dụng
phương pháp phân bổ thích hợp.
- Chi phí nhân công máy thi công: gồm lương của công nhân điều khiển máy
thi công.
- Chi phí khấu hao máy thi công: là chi phí khấu hao các máy móc dùng
trong thi công. Do công ty thuyên chuyển máy móc giữa các công trình cho nên
khoản chi phí này cần phải phân bổ cho các công trình.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài khác: gồm các chi phí như bảo dưỡng máy móc,
sửa chữa xe, thay dụng cụ máy thi công, chi phí bảo quản máy móc (như mua bạt
để che máy)
- Chi phí bằng tiền khác: gồm lệ phí cầu đường, thanh toán tiền lệ phí đăng
kiểm xe
Căn cứ phân bổ là dựa vào chi phí nhiên liệu trực tiếp phát sinh tại công
trình (lí do của việc chọn tiêu thức chi phí nhiên liệu để phân bổ là do nhiên liệu
thì gắn liền trực tiếp đến việc sử dụng máy):
Chi phí SDM
trong quý phân
bổ cho
hạng mục
=
Chi phí nhiên liệu trong quý của hạng mục
x
Tổng CP
SDM quý
phát sinh
chung của các Tổng phí nhiên liệu trong quý của các CT
Căn cứ để hạch toán các khoản chi phí này là bảng phân bổ các chi phí
cho các công trình.
(Lưu ý chi phí nhiên liệu của hạng mục được tổng hợp theo quý trong
Bảng “Chi Phí Hạng Mục Cọc Khoan Nhồi trụ 2,3 Thuộc Công Trình Cầu Cái
Trưng” ở Phần Phụ lục)
● Trong quý II, phát sinh chi phí sử dụng máy chung liên quan đến các
công trình là:
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 44 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
Nợ TK 623: 628.785.465 đồng
Có TK 153,111: 628.785.465 đồng
+ Chi phí nhiên liệu quý II đã dùng cho hạng mục là: 20.038.272 đồng
+ Tổng nhiên liệu trong quý đã dùng trong các công trình là: 577.577.883 đồng
+ Vậy chi phí SDM phân bổ cho hạng mục trong quý II là:
x
=
Chi phí
SDM Pbổ
hạng mục
= 628.785.465
577.577.883 20.038.272
21.814.849 (đồng)
Tổng CPSDM phân bổ cho hạng mục cọc khoan nhồi thuộc công trình Cầu
Cái Trưng quý II: 21.814.849 đồng
● Trong quý III phát sinh chi phí sử dụng máy liên quan đến các công
trình là:
Nợ TK 623: 921.105.635 đồng
Có TK 153,111: 921.105.635 đồng
+ Chi phí nhiên liệu quý III đã dùng cho hạng mục là: 39.582.026 đồng
+ Tổng nhiên liệu trong quý đã dùng trong các công trình là: 315.311.987 đồng
+ Vậy chi phí SDM phân bổ cho hạng mục là:
x
=
Chi phí
SDM pbổ
hạng mục
= 921.105.635
315.311.987
39.582.026 115.629.054(đồng)
+ Tổng CPSDM phân bổ cho hạng mục cọc khoan nhồi thuộc công trình Cầu Cái
Trưng quý III:115.629.054 đồng
● Trong quý IV phát sinh chi phí sử dụng máy liên quan đến các công
trình là:
Nợ TK 623: 981.105.635 đồng
Có TK 153,111: 981.105.635 đồng
+ Chi phí nhiên liệu quý III đã dùng cho hạng mục là: 178.523.991 đồng
+ Tổng nhiên liệu trong quý đã dùng trong các công trình là: 1.322.694.316 đồng
+ Vậy chi phí SDM phân bổ cho hạng mục cọc khoan nhồi thuộc Cầu Cái Trưng
x
=
Chi phí
SDM pbổ
hạng mục
= 981.105.635
1.322.694.316
178.523.991 132.419.782(đồng)
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 45 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
+ Tổng CPSDM phân bổ cho hạng mục cọc khoan nhồi công trình Cầu Cái
Trưng quý IV là: 115.470.703 đồng.
Bảng 5: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SDM PHÂN BỔ CHO HẠNG MỤC
CÔNG TRÌNH
ĐVT: đồng
Quý II Quý III Quý IV Tổng
CP SDM phân bổ 21.814.849 115.629.054 132.419.782 269.863.685
● Căn cứ vào phiếu xuất nhiên liệu, kế toán lập chứng từ ghi sổ kèm theo
chứng từ gốc để nhập liệu vào máy
Cty Cổ Phần ĐT và XD Công Trình 72
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 16/06/2006
Số 002
Tài khoản đối ứng Trích yếu
Nợ Có
Số Tiền(đ) Ghi chú
1 2 3 4 5
Xuất nhiên liệu dùng trong công
trình 6232 1523 20.038.272
Tổng Cộng 20.038.272
Kèm theo 2 chứng từ gốc
Người lập Kế toán trưởng
Sau khi phân bổ chi phí sử dụng máy cho hạng mục công trình Cầu Cái
Trưng, kế toán lập chứng từ ghi sổ như sau:
Cty Cổ Phần ĐT và XD Công Trình 72
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 30/06/2006
Số 004
Tài khoản đối ứng Trích yếu
Nợ Có
Số Tiền Ghi chú
1 2 3 4 5
Phân bổ chi phí SDM thi công QII 623 334 21.814.849
Tổng Cộng 21.814.849
Kèm theo Bảng PB chi phí
Người lập Kế toán trưởng
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 46 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
Định kỳ cuối quý kết chuyển chi phí sang TK 154 để tập hợp chi phí
theo quý phát sinh, kế toán cũng lập chứng từ ghi sổ như sau:
Cty Cổ Phần ĐT và XD Công Trình 72
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 30/06/2006
Số 007
Tài khoản đối ứng Trích yếu
Nợ Có
Số Tiền Ghi chú
1 2 3 4 5
K\c chi phí sử dụng máy sang TK 154 154 6232 41.853.121
Tổng Cộng 41.853.121
Người lập Kế toán trưởng
Lập xong chứng từ ghi sổ, kế toán theo dõi số chứng từ trên Sổ đăng
ký, Căn cứ vào Sổ đăng ký kế toán lập Sổ Cái tài khoản chi phí sử dụng
máy thi công:
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 47 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
Cty Cổ Phần ĐT và XD Công
Trình 72
SỔ CÁI
Tài khoản: Chi phí sử dụng máy thi công
Số hiệu: 623
ĐVT: đồng
Chứng từ ghi sổ SỐ TIỀN Ngày
ghi sổ Số
hiệu
Ngày
tháng
DIỄN GIẢI TK đối ứng
Nợ Có
Ghi
chú
1 2 3 4 5 6 7
15/06/06 002 15/06/06
Xuất nhiên liệu dùng trong công
trình 1523_000001 20.038.272
30/06/06 004 30/06/06 Phân bổ chi phí SDM QII 334,214,111,.. 21.814.849
30/06/06 007 30/06/06 K\c TK623 sang TK 154 154_000017 41.853.121
31/08/06 016 31/08/06
Xuất nhiên liệu dùng trong công
trình 1523_000003 21.133.478
27/09/06 018 27/09/06
Xuất nhiên liệu dùng trong công
trình 1523_000001 23.581.881
30/09/06 021 30/09/06 Phân bổ chi phí SDM QIII 334,214,111,.. 115.629.054
30/09/06 024 30/09/06 K\c TK623 sang TK 154 154_000017 160.344.413
30/10/06 028 30/10/06
Xuất nhiên liệu dùng trong công
trình 1523_000001 79.584.005
25/11/06 029 25/11/06
Xuất nhiên liệu dùng trong công
trình 1523_000003 81.085.884
20/12/06 035 20/12/06
Xuất nhiên liệu dùng trong công
trình 1523 12.720.768
31/12/06 036 31/12/06 Phân bổ chi phí SDM QIV 334,214,111,.. 132.419.782
31/12/06 040 31/12/06 K\c TK623 sang TK 154 154_000017 305.810.440
Cộng số phát sinh 508.007.973 508.007.973
Số dư cuối kỳ 0
Người lập
Kế toán
trưởng
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 48 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
4.3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung
4.3.4.1. Nội dung
Chi phí sản xuất chung: Gồm có các khoản chi phí sau đây
● Khoản mục chi phí phát sinh trực tiếp:
+ Chi phí sản xuất chung của từng công trình (6272): là các chi phí phát
sinh do thi công công trình. Căn cứ vào chứng từ kế toán, ta tổng hợp được chi
phí thực tế liên quan đến hạng mục như sau:
Bảng 6: CHI PHÍ SXC TRỰC TIẾP CỦA HẠNG MỤC
CẦU CÁI TRƯNG
ĐVT: đồng
Quý CTừ gốc Diễn Giải Số Tiền
2 TTTƯ 53 TT tiền đặt bảng tên Cầu Cái Trưng 640.000
2 PC 549 TTT thuê Canô kiểm tra Cầu CT 1.048.000
2 PC650 TT tiền thuê tàu đi Cầu Cái Trưng 380.952
3 PC 695 TT tiền thuê tàu ghe chuyển quân 1.652.381
3 PC 809 TT tiền thuê Canô đi Cầu CT 475.190
3 TTTƯ 168 TT tiền khoan cây nước p/v TC 1.800.000
4 PC 1070 TTT tiếp khách BQLDAMỹ Thuận 1.690.000
4 TTTƯ 205 TT tiền HĐ di dời đường dây điện 19.711.545
4 HĐ 19524 Hoạch toán tiền HĐ kéo đướng dây điện 18.679.091
Tổng Cộng 46.077.159
(Nguốn: Phòng Kế Toán)
● Khoản mục chi phí phát sinh gián tiếp:
+ Chi phí chung (6271): là các chi phí phát sinh về việc phân bổ BHXH,
BHYT, KPCĐ của công nhân sử dụng máy thi công, của công nhân công ty trực
tiếp thi công và tiền lương của ban quản lý đội, đội trưởng.
+ Chi phí dụng cụ sản xuất (TK6273): các chi phí để trang bị bảo hộ lao
động cho công nhân, người lao động trong các công trình.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 6277): các chi phí liên quan đến việc
dựng các công trình tạm để bảo quản vật liệu nơi thi công, chi phí làm nhà trên
chẹt…
+ Chi phí khác ( TK 6278): là các khoản chi phí phụ, không thuộc các
khoản chi phí trên, phát sinh do phục vụ cho việc thi công công trình như chi phụ
cấp xăng , điện thoại cho các cán bộ đi công tác đến các công trình kiểm tra việc
thi công .
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 49 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
4.3.4.2. Chứng từ kế toán
Là phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán kèm theo các hóa đơn hợp lệ
Phương pháp lập phiếu chi:
+ Phiếu chi được đánh số thự tự từ nhỏ đến lớn.
+ Khi lập phải hạch tóan nghiệp vụ trên phiếu
+ Ghi rõ chi cho ai
+ Địa chỉ của người nhận
+ Lí do chi ( phải ghi cụ thể lí do để hạch tóan nghiệp vụ đúng)
+ Số tiền bằng số, bằng chữ
+ Chữ ký của người lập phiếu, kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị
4.3.4.3. Quy trình luân chuyển chứng từ
Tương tự quy trình luân chuyển chứng từ như chi phí sử dụng máy thi
công, dựa vào giấy đề nghị thanh toán (đã được ký duyệt) các đối tượng thực
hiện công việc mà kế toán lập chứng từ kế toán ngay hay vài ngày sau đó kèm
theo chứng từ gốc làm cơ sở để hạch toán.
4.3.4.4. Công tác kế toán chi phí sản xuất chung
Nguyên tắc hạch toán vào công trình:
Đối với khoản chi phí trực tiếp thì tính trực tiếp vào hạng mục công trình.
Đối với các chi phí gián tiếp: do các khoản mục chi phí này không thể
theo dõi từng công trình mà phải áp dụng phương pháp phân bổ. Căn cứ để Công
ty phân bổ là dựa vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho hạng mục so
với tổng chi phí nguyên vật liệu của các công trình.
Chi phí SXC
trong quý phân
bổ cho
hạng mục
=
Chi phí NVLTT trong quý hạng mục
x
Tổng CP
SXC trong quý
phát sinh chung
của các công trìnhTổng chi phí NVLTT trong quý các CT
Cuối quý, kế toán tiến hành tổng hợp các chi phí gián tiếp và phân bổ như
sau:
● Trong quý II, tổng SXC phát sinh chung của các công trình là:
Nợ TK 627: 164.311.424 đồng
Có TK 141,111: 164.311.424 đồng
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 50 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
+ Chi phí NVLTT đã dùng để thi công hạng mục thuộc Cầu Cái Trưng là:
25.004.715 đồng.
+ Tổng chi phí NVLTT phát sinh để thi công tất cả các công trình trong quý là:
2.327.206.831 đồng.
+ Vậy chi phí SXC phân bổ cho hạng mục trong quý II là:
x
=
Chi phí
SXC Pbổ
hạng mục
= 164.311.424
2.327.206.831
25.004.715 1.765.447 (đồng)
Tổng CP SXC phân bổ cho hạng mục cọc khoan nhồi thuộc công trình Cầu
Cái Trưng quý II: 1.765.447 đồng
● Trong quý III, tổng SXC phát sinh chung của các công trình trong kỳ là:
Nợ TK 627: 85.787.844 đồng
Có TK 141,111: 85.787.844 đồng
+ Chi phí NVLTT đã dùng để thi công hạng mục thuộc Cầu Cái Trưng là:
975.315.483 đồng.
+ Tổng chi phí NVLTT phát sinh để thi công tất cả các công trình trong quý là:
11.444.166.463 đồng.
+ Vậy chi phí SXC phân bổ cho hạng mục trong quý III là:
x
=
Chi phí
SXC Pbổ
hạng mục
= 85.787.844
11.444.166.463
975.315.483 7.311.167 (đồng)
Tổng CP SXC phân bổ cho hạng mục cọc khoan nhồi thuộc công trình Cầu Cái
Trưng quý III: 7.311.167 đồng
● Trong quý IV, tổng SXC phát sinh chung của các công trình là:
Nợ TK 627: 152.296.246 đồng
Có TK 141,111: 152.296.246 đồng
+ Chi phí NVLTT thực tế phát sinh cho hạng mục trong quý IV là:
1.944.370.187 đồng
+ Tổng chi phí NVLTT trong quý liên quan đến các công trình là: 7.526.542.042
đồng
+ Vậy chi phí SXC phân bổ cho hạng mục cọc khoan nhồi trong quý IV là:
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 51 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
Tổng CP SXC phân bổ cho hạng mục cọc khoan nhồi thuộc công trình Cầu
Cái Trưng quý IV: 39.343.470 đồng
1.944.370.187 x
=
Chi phí
SDM Pbổ
hạng mục
=
7.526.542.042
152.296.246 39.343.470 (đồng)
Bảng 7: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SXC GIÁN TIẾP
ĐVT: đồng
Quý II Quý III Quý IV Tổng cộng
CP SXC phân bổ 1.765.447 7.311.167 39.343.470 48.420.084
Công tác hạch toán:
Đối với các chi phí phát sinh trực tiếp liên quan đến việc thi công công
trình (theo dõi riêng được) thì căn cứ vào giấy đề nghị thanh toán chi hạng mục
công trình Cầu Cái Trưng (số liệu đã được tập hợp trong Bảng 5), kế toán lập
chứng từ ghi sổ:
Cty Cổ Phần ĐT và XD Công Trình 72
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 30/06/2006
Số 008
Tài khoản đối
ứng Trích yếu
Nợ Có
Số Tiền Ghi chú
1 2 3 4 5
TTT thuê tàu đi C.Trưng kiểm tra 6272 1111 2.068.952
Tổng Cộng 2.068.952
Kèm theo 3 chứng từ gốc
Người lập Kế toán trưởng
Căn cứ vào việc phân bổ chi phí SXC như trên, kế toán lập bảng phân bổ
để lập chứng từ ghi sổ:
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 52 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
Cty Cổ Phần ĐT và XD Công Trình 72
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 30/06/2006
Số 009
Tài khoản đối
ứng Trích yếu
Nợ Có
Số Tiền Ghi chú
1 2 3 4 5
Phân bổ chi phí chung QII 627 111 1.765.447
Tổng Cộng 1.765.447
Kèm theo 1 Bảng PB chi phí
Người lập Kế toán trưởng
Cuối quý, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí SXC sang TK154:
Cty Cổ Phần ĐT và XD Công Trình 72
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 30/06/2006
Số 010
Tài khoản đối
ứng Trích yếu
Nợ Có
Số Tiền Ghi chú
1 2 3 4 5
K\c CP sản xuất chung sang TK 154 154 627 3.834.399
Tổng Cộng 3.834.399
Người lập Kế toán trưởng
Lập xong chứng từ, kế toán đồng thởi theo dõi chứng từ trên Sổ Đăng Ký
chứng từ ghi sổ, lập Sổ Cái TK chi phí SXC:
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 53 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
Cty Cổ Phần ĐT và XD Công Trình 72
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ
Số hiệu Ngày tháng
Số Tiền
Số hiệu Ngày tháng
Số Tiền
Số 001 12/5/06 25.004.715 30/09/06 115.629.054
Số 002 16/06/06 20.038.272 30/09/06 975.315.483
Số 003 30/06/06 40.449.106 30/09/06 163.454.174
Số 004 30/06/06 21.814.849 30/09/06 160.344.413
Số 005 30/06/06 25.004.715 30/09/06 11.238.738
Số 006 30/06/06 40.449.106 26/10/06 867.190.233
Số 007 30/06/06 41.853.121 30/10/06 54.285.908
Số 008 30/06/06 2.068.952 30/10/06 79.584.005
Số 009 30/06/06 1.765.447 25/11/06 81.085.884
Số 010 30/06/06 3.834.399 30/11/06 479.008.425
Số 011 21/07/06 338.875.522 30/11/06 59.058.599
Số 012 30/07/06 56.447.027 29/12/06 40.080.636
Số 013 25/08/06 3.927.571 29/12/06 598.171.529
Số 014 30/08/06 213.080.884 30/12/06 60.291.784
Số 015 30/08/06 51.550.004 20/12/06 12.720.768
Số 016 31/08/06 21.133.478 30/12/06 132.419.782
Số 017 25/09/06 423.359.077 31/12/06 39.343.470
Số 018 27/09/06 23.581.881 31/12/06 1.944.370.187
Số 019 30/09/06 8.902.390 31/12/06 173.636.291
Số 020 30/09/06 55.457.143 31/12/06 305.810.440
31/12/06 79.424.106
1.418.597.659 6.430.872.686
Người lập Kế toán trưởng
Lưu ý: Tổng hợp số liệu trên Sổ Đăng Ký Chứng Từ sẽ gấp đôi giá
thành
hạng mục công trình. Lý do: là trên Sổ Đăng Ký Chứng Từ thể hiện số
liệu
của cả bút toán nghiệp vụ phát sinh và bút toán kết chuyển chi phí
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 54 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
Cty Cổ Phần ĐT và XD Công Trình 72
SỔ CÁI
Tài khoản: Chi phí sản xuất chung cho công trình
Số hiệu: 627
ĐVT: đồng
Chứng từ ghi sổ SỐ TIỀN Ngày
ghi sổ
Số hiệu
Ngày
tháng
DIỄN GIẢI TK đối ứng
Nợ Có
Ghi chú
1 2 3 4 5 6 7 8
30/06/06 Số 008 30/06/06
TT tiền đặt bảng tên Cầu Cái
Trưng 1418 2.068.952
30/06/06 Số 009 30/06/06 Phân bổ chi phí SXC QII 111,141 1.765.447
30/06/06 Số 010 30/06/06 K\c TK627 sang TK 154 154 3.834.399
25/08/06 Số 013 25/08/06 TT tiền thuê tàu đi Cầu Cái Trưng 1111 3.927.571
31/09/06 Số 019 31/09/06 Phân bổ chi phí SXC QIII 111,141 7.311.167
31/09/06 Số 025 31/09/06 K\c TK627 sang TK 154 154 11.238.738
29/12/06 Số 032 29/12/06
TT tiền HĐ kéo mới đường dây
điện 331 40.080.636
31/12/06 Số 037 31/12/06 Phân bổ chi phí SXC QIV 111,141 39.343.470
31/12/06 Số 041 31/12/06 K\c TK627 sang TK 154 154 79.424.106
Cộng số phát sinh 94.497.243 94.497.243
Số dư cuối kỳ 0
Người
lập Kế toán trưởng
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 55 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
4.4. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
HẠNG MỤC D=1.2M, TRỤ 2,3 THUỘC CÔNG TRÌNH CẦU CÁI TRƯNG
4.4.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ cho công trình:
“Hạng mục cọc khoan nhồi D=1.2m, Trụ 2,3” thuộc công trình Cầu Cái
Trưng khởi công xây dựng từ tháng 6/2006, nhưng trong tháng 5/2006 Đội thi
công đã phải điều động máy móc và di chuyển quân về Sóc Trăng – nơi thi công.
Đến cuối tháng 12/2006 thi hạng mục đã hoàn thành nghiệm thu và được thành
toán 2 lần với giá trị là gần 5,6 tỷ đồng.
Khối lượng nghiệm thu: là 100% của 10 cọc trụ T2,3. Như vậy, cho thấy
hạng mục không có chi phí dở dang cuối kỳ.
4.4.2. Hạch toán chi phí cho công trình
Chi phí phát sinh cho công trình Cầu Cái Trưng hạng mục “cọc khoan nhồi
D.1200- trụ T2,3”
Cuối năm kết chuyển chi phí sang TK 154 tập hợp chi phí để xác định giá
vốn sản phẩm hoàn thành.
Do vậy căn cứ vào các chứng từ kết toán kết chuyển chi phí tập hợp, kế
toán tập hợp chi phí và lập các Sổ Cái TK 154 và TK 632 như sau:
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 56 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
Cty Cổ Phần ĐT và XD Công Trình 72
SỔ CÁI
Tài khoản chi phí sản phẩm dở dang
Số hiệu: 154_ 000017
ĐVT: đồng
Chứng từ ghi sổ Số tiền Ngày
ghi sổ Số hiệu Ngày
DIỄN GIẢI TK đ/ứng Nợ Có
1 2 3 4 5 6 7
30/06/06 Số 005 30/06/06
K/C chi phí nguyên vật liệu trực tiếp quý
II 621 25.004.715
30/06/06 Số 006 30/06/06 K/C chi phí nhân công trực tiếp quý II 622 40.449.106
30/06/06 Số 007 30/06/06 K/C chi phí SDM thi công tiếp quý II 623 41.853.121
30/06/06 Số 010 30/06/06 K/C chi phí sản xuất chung quý II 627 3.834.399
30/09/06 Số 022 30/09/06
K/C chi phí nguyên vật liệu trực tiếp quý
III 621 975.315.483
30/09/06 Số 023 30/09/06 K/C chi phí nhân công trực tiếp quý III 622 163.454.174
30/09/06 Số 024 30/09/06 K/C chi phí SDM thi công tiếp quý III 623 160.344.413
30/09/06 Số 025 30/09/06 K/C chi phí sản xuất chung quý III 627 11.238.738
31/12/06 Số 038 31/12/06
K/C chi phí nguyên vật liệu trực tiếp quý
IV 621 1.944.370.187
31/12/06 Số 039 31/12/06 K/C chi phí nhân công trực tiếp quý IV 622 173.636.291
31/12/06 Số 040 31/12/06 K/C chi phí SDM thi công tiếp quý IV 623 305.810.440
31/12/06 Số 041 31/12/06 K/C chi phí sản xuất chung quý IV 627 79.424.106
31/12/06 Số 042 31/12/06 Hạng mục công trình nghiệm thu 632 3.924.735.173
Cộng số phát sinh 3.924.735.173 3.924.735.173
Số dư đầu kỳ 0
Số dư cuối kỳ 0
Người lập Kế toán trưởng
Cty Cổ Phần ĐT và XD Công Trình 72
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 57 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
SỔ CÁI
Tài khoản: Giá vốn
Số hiệu: 632_ 000037
ĐVT: đồng
Chứng từ ghi
sổ Số tiền Ngày
ghi sổ Số
hiệu Ngày
DIỄN GIẢI TK đ/ứng
Nợ Có
1 2 3 4 5 6 7
31/1206
Số
043 31/1206 Hạng mục hoàn thành nghiệm thu 154 3.924.735.173
31/1206
Số
044 31/1206 K/C chi phí giá vốn xác định kết quả KD 911 3.924.735.173
Cộng số phát sinh 3.924.735.173 3.924.735.173
Người lập
Kế toán
trưởng
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 58 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
S Sơ đồ 5: ơ đồ hạch toán giá thành hạng mục công trình:
154621 632
Năm2006:2.944.690.385đ
K/c CP NLVTT
Năm2006:377.539.571đ
K/c CP NCVTT
Năm2006:508.007.973đ
K/c CP SDM
Năm2006:94.497.243đ
K/c CP SXC
Năm2006:3.924.735.173đ
Giá thành “Cọc khoan
nhồi D.1200- trụ T2”
622
623
627
4.5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các khoản như: chi phí trang bị cho văn
phòng, lương của nhân viên văn phòng, khấu hao TSCĐ, chi phí mua các vật
dụng dùng tại văn phòng và các chi phí mua ngoài khác.
Chi phí này phát sinh do bộ phận quản lý kiểm soát nên cần phải phân bổ
cho các công trình. Căn cứ phân bổ là chi phí giá vốn hàng bán của công trình
Cầu Cái Trưng so với tổng giá vốn hàng của các công trình trong kỳ. Việc phân
bổ chi phí này là tương đối hợp lý. Chi phí quản lý phát sinh là do gián tiếp chỉ
đạo, điều hành hoạt động các đội thi công công trình như: chi phí quản lý phát
sinh do tìm kiếm hợp đồng thi công, việc hạch toán chi phí công trình được thực
hiện thông qua phòng kế toán …. Do đó, việc phân bổ chi phí này là tương đối
phù hợp đảm bảo nguyên tác phân bổ chi phí cho đúng đối tượng gây ra chi phí.
Trong năm chi phí quản lý doanh nghiệp của toàn Công ty là
Nợ TK 642 : 2.096.060.441 đồng
Có TK 334,338,111,214…: 2.096.060.441 đồng
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 59 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
Giá vốn hàng bán của toàn bộ các công trình trong kỳ là:
Nợ TK 632 : 25.138.346.397 đồng
Có TK 154: 25.138.346.397 đồng
Năm 2006, phân bổ cho công trình Cầu Cái Trưng là: 327.248.421 đồng
- Tổng chi phí Cầu Cái Trưng hạng mục “cọc khoan nhồi Trụ 2,3 D=1.2m” là
2.096.060.441
Mức phân bổ
CP QLDN cho
hạng mục
=
25.138.346.397
x 3.924.735.173 = 327.248.421 đồng
Nợ TK 911 : 4.251.983.594 đồng
Có TK 632: 3.924.735.173đồng
Có TK 642: 327.248.421 đồng
Bảng 8: PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH TOÀN BỘ HẠNG MỤC
CÔNG TRÌNH
ĐVT: đồng
Các khoản mục CPDDĐK Phát sinh trong kỳ CPDDCK
CP NLVTT 0 2.944.690.385 0
CP NCTT 0 377.539.571 0
CP SDM thi công 0 508.007.973 0
CP SXC 0 94.497.243 0
Giá vốn SP 0 3.924.735.173 0
CP.Quản lý 0 327.248.421 0
Giá thành toàn bộ 0 4.251.983.594 0
Giá thành toàn bộ của hạng mục công trình là tổng hợp tất cả chi phí trực
tiếp phát sinh do việc thi công hạng mục và chi phí phân bổ cho hạng mục. Việc
xác định giá thành toàn bộ sẽ giúp cho việc so sánh giữa giá thành toàn bộ thực
tế và định mức được chính xác. Đồng thời, việc xác định giá thành thực tế toàn
bộ sẽ giúp ích trong việc xác định lãi (lỗ) khi so sánh giữa giá thành toàn bộ với
doanh thu từ sản phẩm xây lắp.
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 60 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
4.6. NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ TẠI CÔNG TY:
4.6.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Công ty đã sử dụng hệ thống tài khoản kế toán đúng quy định của Bộ Tài
Chính. Các loại sổ và chứng từ kế toán Công ty đang áp dụng đảm bảo 2 nguyên
tắc: Phù hợp với quy định hiện hành của BTC và phù hợp với đặc điểm hoạt
động đặc thù của ngành xây dựng cơ bản.
- Trong trường hợp Công ty tạm ứng cho nhân viên quản lý đội mua
nguyên vật liệu sử dụng phương pháp nhập xuất thẳng nhưng việc hạch toán chi
phí nguyên vật liệu vẫn sử dụng TK 152 là rất hay. Phương pháp hạch toán này
giúp kế toán dễ dàng theo khối lượng vật tư đã xuất dùng cho các đội và cũng
đồng thời giúp cho việc quyết toán nội bộ khi công trình hoàn thành.
- Trong phương pháp tính trị giá xuất kho, Công ty chủ yếu sử dụng
phương pháp xuất thẳng là rất phù hợp với đặc điểm của ngành xây lắp (rất cần
vốn) nên Công ty đã cố gắng hạn chế vấn đề tồn kho vật tư.
- Các chứng từ nhập xuất vật tư chưa cập nhật kịp thời ảnh hưởng đến việc
tập hợp chi phí tính giá thành. Phần lớn các công trình thi công ở rất xa Công ty
nên khi có nghiệp vụ phát sinh tại công trình thì thường vài ngày sau đó số liệu
mới được chuyển về Phòng vật tư, rồi đến Phòng Kế toán. Do đó làm ảnh hưởng
đến nguyên tắc kịp thời trong kế toán.
4.6.2. Chi phí nhân công trực tiếp
- Công tác hạch toán chi phí nhân công tại Công ty là hợp lý giúp kế toán
hạch toán và theo dõi chi phí nhân công trực tiếp cho đúng công trình phát sinh
chi phí.
- Công ty sử dụng một số tài khoản chưa đúng với quy định của BTC như
lương nhân công thuê ngoài thì phải dùng TK 3341 nhưng Công ty lại dùng TK
111,141 để hoạch toán.
- Bảng chấm công do đội trưởng lập dễ dẫn đến sự thiên vị, không công
bằng trong việc tính toán lương.
4.6.3. Chi phí sử dụng máy thi công
Qua công tác hạch toán chi phí sử dụng máy thi công cho công trình Cầu
Cái Trưng tại Công ty ta thấy:
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 61 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
- Căn cứ phân bổ chi phí sử dụng máy dựa vào chi phí nhiên liệu của từng
công trình là hợp lý.
- Công ty sử dụng các tài khoản liên quan phù hợp với qui định của BTC.
4.6.4. Chi phí sản xuất chung
- Chi phí sản xuất chung phát sinh liên quan đến nhiều công trình chiếm tỷ
trọng nhỏ trong tổng chi phí. Do đó, Công ty phân bổ theo chi phí NVLTT cho
các công trình là phù hợp, giúp đơn giản công tác theo dõi, tiết kiệm thời gian.
- Hạch toán chi phí sản xuất chung theo TK 6272 là tương đối chính xác.
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 62 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
Chương 5
PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ
5.1. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ
Chi phí là một trong những vấn đề được các nhà quản lý quan tâm đặc biệt .
Để đạt lợi nhuận cao doanh nghiệp cần phải tập trung các biện pháp kiểm soát
để hạ thấp chi phí. Do đó, việc phân tích các chi phí để phát hiện và xử lý các
khoản chi phí vượt so với dự toán là cần thiết.
Giá bỏ thầu cho công trình Cầu Cái Trưng, hạng mục cọc khoan nhồi
móng cọc D = 1.2m Trụ 2,3 ( trong đó gồm 10 cọc 55m) là 5.601.720.950 đồng
( đã gồm VAT 10%)
Bảng 9: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOÀN THÀNH GIÁ THÀNH ĐỊNH
MỨC
ĐVT: đồng
Chênh Lệch Khoản Mục Định mức Thực Tế
Tuyệt đối %
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.913.678.681 2.944.690.385 31.011.705 1,06
Chi phí nhân công trực tiếp 536.257.882 377.539.571 -158.718.311 -29,6
Chi phí SDM thi công 680.264.178 508.007.973 -172.256.204 -25,3
Chi phí sản xuất chung 91.746.845 94.497.243 2.750.398 3,00
Giá thành sản phẩm xây lắp 4.221.947.584 3.924.735.173 -297.212.412 -7,04
Chi phí quản lý doanh nghiệp 328.350.000 327.248.421 -1.101.579 -0,34
Tổng chi phí của công trình 4.550.297.584 4.251.983.594 -298.313.991 -6,56
(Nguồn: P.Kế hoạch – Kỹ thuật)
Qua Bảng phân tích, ta thấy chênh lệch của tổng kinh phí hạng mục thực tế
nhỏ hơn so với dự toán là 298.313.991 đồng có nghĩa là Công ty đã tiết kiệm được
1 khoản chi phí tương ứng hay lợi nhuận mang lại nhiều hơn so với định mức là
298.313.991 đồng. Trong đó, chi phí NVL TT tăng hơn so với định mức là trên 31
triệu đồng; do đó có thể nói đây là biểu hiện của việc tuân theo định mức vật tư,
đảm bảo chất lượng hạng mục khi hoàn thành. Còn đối với việc tiết kiệm chi phí
là do trong quá trình thi công chúng ta đã sử dụng chi phí nhân công trực tiếp ít
hơn so với định mức là gần 159 triệu đồng tương ứng là giảm 29% và chi phí sử
dụng máy thi công tiết kiệm được khoảng 172 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 25 %.
Qua đó, cho thấy Công ty đã hoàn thành phần lớn việc kiểm soát chi phí. Có thể
nói đối với hạng mục “Cọc khoan nhồi Cầu cái Trưng” đã mang lại kết quả lợi
nhuận cho doanh nghiệp nhiều hơn so với định mức.
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 63 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
5.1.1. Phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành công trình.
Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty bằng cách kiểm soát chi phí,
tìm các chi phí vượt định mức và đề ra biện pháp tiết kiệm phù hợp thì vấn đề
phân tích chi phí vật tư là vấn đề được ưu tiên hàng đầu.
Căn cứ vào các Phiếu xuất vật tư đã dùng trong thi công công trình, Phòng
Vật Tư sẽ tổng hợp khối lượng vật tư để so sánh với định mức. Vật tư dùng trong
thi công có rất nhiều loại ( trên 40 loại vật tư) cho nên chỉ phân tích những vât tư
chiếm tỷ trong cao trong tổng chi phí vât tư.
Bảng 10: CHI TIẾT CÁC LOẠI NVL SỬ DỤNG
Khối Lượng Đơn Giá(đ) STT Tên Vật Liệu ĐVT
Định mức Thực tế Định mức Thực tế
1 Thép tròn ĐK<=18 Kg 159.286,00 167.365,18 8.047 8.528
2 Thép tấm Kg 4.321,50 4.322,80 8.276 8.219
3 Xi măng Kg 320.523,20 312.750,00 895 909
4 Đá 1x2 m3 883,10 1.206,67 203.711 192.015
5 Ben tônai Kg 27.071,30 10.000,00 2.550 2.238
6 Cát vàng m3 324,40 236,00 86.637 119.048
7 Phụ gia CMC Kg 1.317,00 25,00 60.000 32.727
8 Que hàn Kg 2.606,00 524,00 8.000 8.850
9 Ôxy chai Chai 153,60 100,00 60.000 42.857
10 Cừ tràm Cây 1.200,00 1.162,00 16.000 15.900
11 ………………
(Nguồn: Phòng Vật Tư)
Qua bảng số liệu ta thấy các vật tư phụ như Bentonai, phụ gia, que hàn sử
dụng thấp hơn định mức đề ra. Đây các vật tư nhằm hỗ trợ cho việc thi công;
Cho nên việc tiết kiệm các vật tư này hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng
công trình. Còn vật tư chính : thép tròn (là tổng hợp của các loại thép từ 10SSC
đến 36 SSC), đá 1x2 .. thì khối lượng sử dụng cao hơn định mức. Nguyên nhân là
do hạng mục công trình là khoan nhồi trụ cọc dưới nước của Cầu Cái Trưng nên
cần nhiều vật tư cho việc gia cố móng trụ; và đồng thời là do cấu trúc địa chất
nơi thi công Cầu yếu hơn so với mức đo đạt ban đầu nên cần nhiều cốt thép để
đảm bảo thi công Cầu đạt chất lượng. Để có được mức độ biến động của từng
loại ta sẽ đi sâu vào phần phân tích biến động chi phí vật tư qua bảng số liệu sau:
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 64 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
Bảng 11: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ VẬT TƯ
ĐVT: đồng
Tên V.liệu Pt * Qt Pd * Qt Pd * Qd B.động P B.động Q
Tổng
B.động
Thép
đk<=18 1.427.313.021 1.346.744.089 1.281.733.028 80.568.933 65.011.061 145.579.994
Thép tấm 35.529.309 35.776.617 35.765.858 -247.307 10.759 -236.548
Xi măng 284.135.921 279.795.533 349.373.770 4.340.389 - 9.578.238 - 5.237.849
Đá 1x2 231.699.054 245.811.952 179.897.184 -14.112.898 65.914.768 51.801.870
Ben tônai 22.380.952 25.500.000 69.031.815 -3.119.048 -43.531.815 -46.650.863
Cát vàng 28.095.328 20.446.332 28.105.043 7.648.996 -7.658.711 -9.715
Phụ gia
CMC 818.181 1.500.000 79.020.000 -681.819 -77.520.000 -78.201.819
Que hàn 4.637.210 4.192.000 20.848.000 445.210 -16.656.000 -16.210.790
Ôxy chai 4.285.721 6.000.000 9.216.000 -1.714.279 -3.216.000 -4.930.279
Cừ tràm 18.475.800 18.592.000 19.200.000 -116.200 -608.000 -724.200
…
……. …. …. …. ….
Tổng
B.động 2.057.370.498 1.984.358.522 2.072.190.698 87.832.175 -56.820.470 31.011.705
(Nguồn: Tự thực hiện)
Ta thấy chi phí NVLTT biến động tăng so với định mức là tăng khoản 31
triệu đồng. Biến động tăng của chi phí NVL là do các nguyên nhân sau:
5.1.1.1. Biến động giá
Qua bảng ta thấy, biến động giá là biến động không tốt làm tăng chi phí
gần 88 triệu đồng. Trong đó biến động nhiều nhất là sự tăng giá của các loại thép
8.528 đồng/Kg cao hơn so với dự kiến gần 500 đ/Kg làm cho biến động giá tăng
hơn 80,5 triệu. Kế đó là biến động giá của cát vàng, tăng gần 8 triệu đồng với
mức tăng gần 32.000 đồng/ m3. Nguyên nhân của sự biến động giá:
+ Do trong năm 2006, cụ thể là vào tháng 11, 12 giá phôi thép tăng làm
cho thép vằn 10SSC tăng từ 8.457 đ/Kg vào tháng 10 lên 8714 đ/Kg vào tháng
11 năm 2006.
+ Giá biến động chủ yếu là do giá xăng tăng làm cho chi phí vận chuyển
vật tư tăng
+ Do các biến động giá bất thường vào thời điểm cuối năm, chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) tăng kéo theo giá vật tư tăng.
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt 65 SVTH: Lê Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
5.1.1.2. Biến động lượng
Nhìn chung biến động lượng là giảm hơn so với định mức gần 57 triệu
đồng (biến động tốt).
+ Đối với các vật tư chính ( thép, đá) thì biến động chi phí vật tư về khối
lượng cao hơn so định mức là khoản 65 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng chi
phí này hoàn thành do điều kiện thi công địa hình yếu hơn so với đo đạt ban đầu,
nhưng để công trình đạt chất lượng bên Công ty đã thoả thuận với Bên A để tăng
khối lượng vật tư cao hơn trong hồ sơ thầu.
+ Đối với các vật tư phụ: phụ gia, chất betonai thì do tổ chức tốt công tác
thi công nên đội đã tiết kiệm khoản 77 triệu đồng đối với chi phí phụ gia, 43 triệu
đồng đối với việc tiết kiệm Bentonai. Chất Bentonai là một chật tương tự đất sét,
dùng để ngăn nước, gia cố khi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH VÀ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CẦU CÁI TRƯNG.pdf