Luận văn Xác định diễn biến một số hormone sinh sản nhằm ứng dụng trong chẩn đoán, phòng, trị hiện tượng chậm thành thục tính và chậm động dục lại sau đẻ ở bò sữa do nguyên nhân bệnh lý buồng trứng

Tài liệu Luận văn Xác định diễn biến một số hormone sinh sản nhằm ứng dụng trong chẩn đoán, phòng, trị hiện tượng chậm thành thục tính và chậm động dục lại sau đẻ ở bò sữa do nguyên nhân bệnh lý buồng trứng: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ------------------ NGUYỄN LINH XÁC ĐỊNH DIỄN BIẾN MỘT SỐ HORMONE SINH SẢN NHẰM ỨNG DỤNG TRONG CHẨN ĐOÁN, PHÒNG, TRỊ HIỆN TƯỢNG CHẬM THÀNH THỤC TÍNH VÀ CHẬM ĐỘNG DỤC LẠI SAU ĐẺ Ở BÒ SỮA DO NGUYÊN NHÂN BỆNH LÝ BUỒNG TRỨNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : THÚ Y Mã số : 60.62.50 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN TIẾN DŨNG HÀ NỘI - 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà nội, tháng 12 năm 2010 Tác giả luận văn Nguyễn Linh LỜI CẢM ƠN Trong suốt hai năm học tập và hoàn thành luận văn, với nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu Trườn...

doc92 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2071 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Xác định diễn biến một số hormone sinh sản nhằm ứng dụng trong chẩn đoán, phòng, trị hiện tượng chậm thành thục tính và chậm động dục lại sau đẻ ở bò sữa do nguyên nhân bệnh lý buồng trứng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ------------------ NGUYỄN LINH XÁC ĐỊNH DIỄN BIẾN MỘT SỐ HORMONE SINH SẢN NHẰM ỨNG DỤNG TRONG CHẨN ĐOÁN, PHÒNG, TRỊ HIỆN TƯỢNG CHẬM THÀNH THỤC TÍNH VÀ CHẬM ĐỘNG DỤC LẠI SAU ĐẺ Ở BÒ SỮA DO NGUYÊN NHÂN BỆNH LÝ BUỒNG TRỨNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : THÚ Y Mã số : 60.62.50 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN TIẾN DŨNG HÀ NỘI - 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà nội, tháng 12 năm 2010 Tác giả luận văn Nguyễn Linh LỜI CẢM ƠN Trong suốt hai năm học tập và hoàn thành luận văn, với nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, ban lãnh đạo viện Đào tạo Sau đại học, ban chủ nhiệm khoa Thú y đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập, tiếp thu kiến thức của chương trình học. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học PGS.TS. Trần Tiến Dũng đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và xây dựng luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Phòng công nghệ tế bào động vật - Viện công nghệ sinh học, đặc biệt là TS. Đỗ Thị Thảo. Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, tập thể cán bộ công nhân viên Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì. Xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ kỹ thuật, công nhân Nông trường Phù Đổng. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài. Hà Nội, tháng 12 năm 2010 Tác giả Nguyễn Linh MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ag: Antigen Cs: Cộng sự ĐVC: Đơn vị chuột ELISA: Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay FBS: Fetal Bovine Serum FSH: Follicle Stimulating hormone FRH: Folliculin Releasing hormone GnRH: Gonadotropin Releasing hormone HCG: Human Chorionic Gonadotropin HF : Holstein Friesian KN: Kháng nguyên KT: Kháng thể LH: Luteinizing hormone LRH: Lutein Releasing hormone LTH: Luteo Tropic hormone OD: Optical Density PGF2α: Prostaglandin F2 alpha PMSG: Pregnant Mare Serum Gonadotropin PRH: Prolactin Releasing hormone RIA: Radio Immuno Assay TMB: Tetrametyl benzidin Tr: Trang DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên bảng Trang 2.1. Các giai đoạn của pha động dục 11 4.1. Cơ cấu đàn bò sữa của Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì 43 4.2. Tuổi phối giống lần đầu và khối lượng cơ thể của bò cái lai hướng sữa nuôi tại Ba Vì và Nông trường Phù Đổng 45 4.3. Khối lượng cơ thể và tuổi đẻ lứa đầu của bò cái lai hướng sữa nuôi tại Ba Vì và Nông trường Phù Đổng Hà nội 47 4.4. Thời gian động dục lại sau khi đẻ của bò cái lai hướng sữa 48 4.5. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ của bò cái lai hướng sữa 50 4.6. Hệ số phối giống và tỷ lệ thụ thai trên đàn bò lai hướng sữa 52 4.7. Phân loại nguyên nhân bệnh lý buồng trứng gây hiện tượng rối loạn sinh sản ở bò cái lai hướng sữa 55 4.8. Hàm lượng FSH trong một chu kỳ động dục bình thường của bò sữa 56 4.9. Hàm lượng FSH trong các trường hợp chậm sinh do bệnh lý buồng trứng ở bò 59 4.10. Kết quả chẩn đoán nguyên nhân gây rối loạn sinh sản ở bò sữa bằng định lượng FSH kết hợp khám buồng trứng qua trực tràng 61 4.11. Hàm lượng Progesterone trong một chu kỳ động dục bình thường của bò sữa 63 4.12. Hàm lượng Progesterone trong các trường hợp chậm sinh do bệnh lý buồng trứng ở bò 66 4.13. Kết quả chẩn đoán rối loạn sinh sản ở bò sữa bằng định lượng Progesterone kết hợp khám buồng trứng qua trực tràng 69 4.14. Hiệu quả ứng dụng PGF2α gây động dục ở bò lai hướng sữa 71 4.15. Hiệu quả sử dụng GnRH kết hợp PGF2α gây động dục ở bò lai hướng sữa 73 DANH MỤC HÌNH ơ STT Tên hình Trang 2.1. Đồ thị sóng nang trong chu kỳ 9 2.2. Hypothalamus điều khiển hoạt động hệ nội tiết 13 2.3. Cơ chế thần kinh thể dịch điều hoà chu kỳ động dục của bò cái 16 3.1. Sơ đồ bố trí mẫu vào các giếng trong phản ứng ELISA 35 3.2. Mối tương quan giữa mật độ quang học (OD) và nồng độ FSH 36 3.3. Cơ chế trong phản ứng ELISA cạnh tranh 37 3.4. Trường hợp nồng độ progesterone trong máu cao 38 3.5. Trường hợp nồng độ progesterone trong máu thấp 39 3.6. Mối tương quan giữa mật độ quang học (OD) và nồng độ Progesterone 40 4.1. Động thái FSH trong một chu kỳ động dục bình thường của bò sữa 57 4.2. Hàm lượng FSH trong các trường hợp chậm sinh do bệnh lý buồng trứng ở bò 59 4.3. Động thái Progesterone trong một chu kỳ động dục bình thường của bò sữa 64 4.4. Hàm lượng Progesterone trong các trường hợp chậm sinh do buồng trứng ở bò 66 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta có những bước phát triển đáng kể. Đặc biệt việc ra đời của nhiều nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhiều công ty phân phối thuốc thú y, nhiều trang trại chăn nuôi với quy mô lớn đáp ứng một lượng thực phẩm lớn cho nhu cầu thực phẩm trong nước và một phần xuất khẩu. Nhiều hình thức chăn nuôi kỹ thuật cao xuất hiện ở Việt Nam. Đây là những tín hiệu đáng mừng đối với ngành chăn nuôi. Cùng với sự phát triển đó, một ngành chăn nuôi luôn đòi hỏi kỹ thuật cao là chăn nuôi bò sữa cũng phát triển đáng kể. Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước cuộc “cách mạng trắng” ở nước ta đã có những thành công ban đầu. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam có thể nói là non trẻ, các giống bò sữa cao sản thường không thích nghi với khí hậu nước ta, kỹ thuật chăn nuôi thấp …đã mang lại không ít khó khăn cho người chăn nuôi. Sự nóng vội khi nhập bò ngoại cộng với công tác chuẩn bị không tốt đã làm cho một số dự án về bò sữa của nhà nước mất trắng, còn với người dân không những không thể xóa đói giảm nghèo nhờ chăn nuôi bò sữa mà còn vỡ nợ từ những dự án này. Tuy chưa có những báo cáo cụ thể nhưng phần lớn nguyên nhân dẫn tới những trường hợp thất bại của người dân là do bò mua về mắc các bệnh sinh sản ở buồng trứng như vô sinh, chậm thành thục về tính, chậm động dục lại sau đẻ, … ngoài ra bò sữa con mắc phải một số bệnh khác ở cơ quan sinh sản. Như chúng ta đã biết quá trình thành thục về tính và sự rụng trứng chủ yếu do sự điều khiển của các hormone sinh sản như FSH, LH, Oestrogene, Progesterone, … do vậy việc bò chậm thành thục về tính, hay chậm động dục lại sau khi đẻ chủ yếu là do rối loạn các hormone này. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về hormone trên gia súc chưa nhiều, chưa có công bố cụ thể và toàn diện nào về bản đồ hormone trong trường hợp sinh lý bình thường và định lượng hormone trong quá trình bệnh lý buồng trứng ở gia súc. Vì vậy, để mở đầu trong việc góp phần xây dựng bản đồ hormone, ứng dụng trong chẩn đoán, phòng và trị một số hiện tượng rối loạn sinh sản ở đàn bò sữa nuôi tại Việt Nam chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định diễn biến một số hormone sinh sản nhằm ứng dụng trong chẩn đoán, phòng, trị hiện tượng chậm thành thục tính và chậm động dục lại sau đẻ ở bò sữa do nguyên nhân bệnh lý buồng trứng”. 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Xác định diễn biến hormone FSH và Progesterone trên bò sữa có chu kỳ sinh dục bình thường góp phần xây dựng bản đồ diễn biến hormone dùng trong chẩn đoán bệnh. - Xác định diễn biến hormone FSH và Progestrone trên bò sữa bệnh lý, do yếu tố nội tiết từ nguyên nhân buồng trứng. - Ứng dụng đưa ra một số phác đồ điều trị bằng hormone - Đưa ra những khuyến cáo trong điều trị bằng hormone. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh sản của bò cái 2.1.1. Đặc điểm cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục cái Trong chăn nuôi gia súc, biết tác động và đầu tư đúng mức vào sinh sản thì đó là con đường nhanh nhất, tốt nhất và kinh tế nhất để góp phần nâng cao năng suất vật nuôi. Cơ quan sinh dục bò cái gồm những bộ phận chủ yếu: Buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo và âm hộ. * Buồng trứng (Ovarium) Buồng trứng của bò gồm một đôi treo ở cạnh trước dây chằng rộng, gần mút sừng tử cung và nằm trong xoang chậu, hình dáng buồng trứng rất đa dạng nhưng phần lớn có hình bầu dục hoặc ô van dẹt, khi mới sinh buồng trứng có khối lượng khoảng 0,3 gram, khi trưởng thành có khối lượng khoảng 10 – 20 gram, kích thước dài 1 – 2 cm, rộng 1 – 1,5 cm (Nguyễn Tấn Anh, 1995 [2]). Theo Kunitado Sato (1992) [48], kích thước của buồng trứng là: 35 x 25 x 15 mm, kích thước này có biến động giữa các bò cái và buồng trứng có hoạt động thì lớn hơn bình thường không hoạt động. Buồng trứng của gia súc có chức năng sinh ra trứng và tiết dịch nội tiết (Lưu Công Khánh, 1995 [15]). Cấu tạo của buồng trứng gồm lớp trong và lớp vỏ được bao bọc bởi lớp biểu mô mầm. Lớp trong có nhân mạch máu, tổ chức liên kết. Trên buồng trứng có từ 70.000 – 100.000 noãn bào ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Tầng ngoài là những noãn bào sơ cấp phân bố tương đối đều. Tầng trong là những noãn bào thứ cấp đang sinh trưởng, khi noãn bào chín được nổi lên bề mặt buồng trứng. Noãn bào sơ cấp có trứng ở giữa, xung quanh là tế bào noãn bào. Tế bào noãn bào lúc đầu hình dẹt, sau hình khối và hình trụ. Noãn bào thứ cấp do tế bào noãn bào tăng sinh thành nhiều tầng và tiết ra dịch noãn bào ngày càng nhiều và hình thành xoang noãn bào, ép trứng về một phía, khi noãn bào chín là quá trình sinh trưởng đã hoàn thành, dịch noãn bào nhiều, noãn bào nổi lên bề mặt buồng trứng. Đến một giai đoạn xác định, noãn bào vỡ ra, tế bào trứng theo dịch noãn bào đi vào loa kèn và đi vào ống dẫn trứng. Nơi noãn bào vỡ sẽ hình thành thể vàng. Thể vàng được hình thành sau khi trứng rụng do sự nở to và sự lutein hoá của các tế bào kết hạt được bắt đầu từ đó (Trần Tiến Dũng, 2002 [7]. Mô lutein lớn lên chủ yếu do sự nở to của các tế bào lutein gọi là thể vàng: thể vàng là một thể rắn màu vàng. * Ống dẫn trứng (Ovidustus) Ống dẫn trứng treo trên màng treo ống dẫn trứng. Có thể chia ống dẫn trứng thành 4 đoạn chức năng: Đoạn tua diềm - phễu - phồng ống dẫn trứng và đoạn eo của ống dẫn trứng (Nguyễn Tấn Anh 1995 [2]). Chức năng của ống dẫn trứng là vận chuyển trứng và tinh trùng theo chiều ngược nhau và đồng thời một lúc. Cấu tạo của ống dẫn trứng thích hợp tốt với chức năng phức tạp đó. Một đầu của ống dẫn trứng thông với xoang bụng gần sát buồng trứng và có hình loa kèn, loa kèn là màng mỏng tạo thành 1 cái tán rộng, vàng tán có các tua diềm lô nhô không đều ôm lấy buồng trứng. Đối với bò diện tích của loa kèn thường rộng 20 - 30 cm2 và phủ toàn bộ buồng trứng (Hoàng Kim Giao 1997 [13]). Bộ phận nhô tua diềm vận chuyển trứng rụng từ bề mặt buồng trứng tới phễu. Trứng được chuyển qua lớp nhầy đi đến phồng ống dẫn trứng (nơi xảy ra sự thụ tinh và phân chia sóm của phôi). Phôi được lưu lại trong ống dẫn trứng vài ngày trước khi về tử cung. Dịch ống dẫn trứng cung cấp điều kiện thích hợp cho sự thụ tinh và phân chia của phôi bao gồm chất dinh dưỡng và bảo vệ cho tinh trùng, noãn bào và hợp tử - phôi sau đó. * Tử cung (Uterus) Tử cung của các loài có vú đều gồm 2 sừng, 1 thân và 1 cổ tử cung. Đối với bò cái tơ thì toàn bộ tử cung nằm trong xoang chậu, khi đã đẻ nhiều lứa thì tử cung nằm trong xoang bụng. Tử cung dài 35 - 50 cm, tử cung là nơi làm tổ của hợp tử, ở đây hợp tử sau này là thai phát triển được là nhờ chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ thông qua lớp nội mạc tử cung cung cấp. Giai đoạn đầu hợp tử sống được một phần dựa vào noãn hoàng, một phần dựa vào “sữa tử cung” thông qua cơ chế thẩm thấu, sau này giữa mẹ và con hình thành hệ thống nhau thai. Nội mạc tử cung và dịch tử cung giữ một vai trò chủ chốt trong quá trình sinh sản như vận chuyển tinh trùng và trứng, tham gia điều hoà chức năng của thể vàng, đảm nhận sự làm tổ, mang thai và đẻ. Tử cung của bò có 3 phần từ ngoài vào trong là: Cổ tử cung, thân tử cung và sừng tử cung. a. Sừng tử cung: ở gia súc cái sừng tử cung gồm 2 sừng trái và phải, độ dài của sừng 20 - 35 cm, đường kính phần dưới sừng tử cung 3 - 4 cm, phần ngọn chỉ khoảng 5- 8 mm. Khác với gia súc khác, 2 sừng tử cung ở phần gần với thân tử cung dính lại với nhau tạo thành một lõm hình lòng máng phía trên của tử cung gọi là rãnh đầu tử cung 3 - 5 cm ta dễ dàng nhận thấy khi khám qua trực tràng. b. Thân tử cung: ở bò thân tử cung rất ngắn, chỉ khoảng 2 – 4 cm, thân tử cung nối giữa cổ tử cung với sừng tử cung. Cấu tạo bằng những lớp cơ trơn dày, cơ vòng ở trong, cơ dọc ở ngoài có khả năng đàn hồi tốt, trong cùng là các tuyến sinh dục có khả năng tiết ra những chất giúp cho sự vận động của tinh trùng cũng như sự phát triển của thai. c. Cổ tử cung: Cổ tử cung là phần cuối cùng của tử cung, cổ tử cung tròn thông với âm đạo, luôn luôn đóng, chỉ mở khi nào hưng phấn cao độ, hoặc lúc sinh đẻ hay khi bị bệnh lý. Cổ tử cung dài khoảng 5 - 10 cm, đường kính 2 - 5 cm (Tăng Xuân Lưu và Cs, 2003 Tr 14 [22]). Niêm mạc cổ tử cung gấp nhiều lần làm cho thành tử cung không đồng đều nhau tạo thành những thuỳ, gọi là thuỳ hoa nở. Thuỳ ngoài cùng nhô vào âm đạo 0,5 - 1,0 cm nhìn bên ngoài tựa như hoa cúc đại. Khám qua trực tràng cầm vào cổ tử cung tựa như cầm vào một đoạn cổ gà. Cổ tử cung có khác biệt ít nhiều giữa bò già, bò trẻ, giữa bò đẻ nhiều, bò đẻ ít, giữa các giống, giữa bò đẻ bình thường và bò đẻ không bình thường. Oestrogen làm cho tế bào biểu mô cổ tử cung tiết niêm dịch, niêm dịch này có đặc điểm kháng khuẩn, do đó bảo vệ cho tử cung (Trần Tiến Dũng và Cs, 2002 [7]). * Âm đạo (Vagina) Âm đạo của bò có dạng hình ống, vách mỏng và rất đàn hồi, dài khoảng 30 – 40 cm (Siphilop R.M, 1967 [50]), âm đạo của bò Việt Nam dài khoảng 22 – 25 cm (Hoàng Kim Giao, Nguyễn Thanh Dương, 1997 [13]; Trần Tiến Dũng và Cs, 2002 [7]), âm đạo là cơ quan giao cấu nơi tinh dịch được phóng ra đọng lại ở đó và chuyển tiếp vào tử cung qua các đại phân tử của các cột nhầy ở cổ tử cung, tinh thanh không được chuyển tiếp vào cổ tử cung, phần lớn chúng được thải ra ngoài và hấp thu qua âm đạo. Ngoài ra âm đạo còn là ống thải các chất dịch cổ tử cung, dịch nội mạc tử cung và là đường cho thai đi qua khi sinh đẻ. * Âm hộ (Vulva) Âm hộ là bộ phận sinh dục bên ngoài, gồm phần tiền đình và phần liên quan của âm môn. Tiền đình là bộ phận của hệ thống đường sinh dục cái, nó chung cho hệ thống sinh dục và hệ tiết niệu, nó dài 10 - 12 cm. Âm môn gồm có tiểu âm môn (nếp gấp trong, môi trong của âm hộ) và đại âm môn (nếp gấp ngoài, môi ngoài của âm hộ). Môi ngoài được phủ một lớp lông mịn cho đến niêm mạc (Trần Tiến Dũng và Cs, 2002 [7]). 2.1.2. Đặc tính sinh lý sinh sản của bò cái * Sự thành thục về tính và tuổi phối giống lần đầu Khi cơ quan sinh dục của gia súc cái phát triển đến mức độ hoàn thiện, buồng trứng có noãn bào chín, có trứng rụng và trứng có khả năng thụ thai, tử cung cũng biến đổi theo và đủ điều kiện cho thai phát triển trong tử cung. Những dấu hiệu động dục xuất hiện đối với gia súc ở tuổi như vậy gọi là thành thục về tính. Trong thực tế, thành thục về tính thường đến sớm hơn thành thục về thể vóc. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, gia súc, ngoại cảnh và mức độ nuôi dưỡng quản lý. Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt thì sự sinh trưởng được thúc đẩy và thành thục về tính sẽ đến sớm hơn. Bò sữa thành thục tính dục khi thể trọng đạt từ 30 – 40 % thể trọng lúc trưởng thành, còn bò thịt thì mức độ cao hơn 45 – 50 % (Nguyễn Quốc Đạt và Cs, 1998 [11]). Bò cái nếu nuôi dưỡng tốt thì thành thục lúc 12 tháng tuổi, còn tầm vóc để bảo đảm cho sự phối giống phải từ 18 tháng tuổi trở lên (Siphilop R.M, 1967 [50]). Đối với bò lang trắng đen Hà Lan cho ăn đầy đủ chăm sóc tốt thì thành thục lúc 10 – 12 tháng tuổi, chăm sóc kém có thể kéo dài tới 16 – 18 tháng tuổi. Tuổi phối giống lứa đầu đối với bò sữa theo V.S. Mikhakop (1974) cho rằng vào độ tuổi 12 - 24 tháng tuổi, còn theo S. Mirnop (1980) lại cho rằng phối giống lần đầu tốt nhất vào lúc 15 - 18 tháng tuổi (trích theo Tăng Xuân Lưu, 1999 [20]). Trong điều kiện nước ta do ảnh hưởng của khí hậu và chế độ dinh dưỡng không thích hợp cho nên tuổi đẻ lứa đầu thường là cao: bò vàng Việt Nam đẻ lứa đầu từ 33 – 48 tháng tuổi (Nguyễn Văn Thưởng và Cs, 1992 [29]). Bò sữa Hà Ấn F2 (75 % máu bò Hà Lan) là 46 tháng (Nguyễn Kim Ninh, 1994 [24]). * Dậy thì (Puberty) Dậy thì ở bò cái được xác định ở độ tuổi động dục lần đầu có rụng trứng (dậy thì chưa phải là thành thục về tính (Cexual maturity). Dậy thì của con vật được kiểm soát bởi nhiều yếu tố và cơ chế nhất định về sinh lý kể cả các tuyến sinh dục thuỳ trước tuyến yên: ảnh hưởng cả di truyền và ngoại cảnh (mùa vụ, nhiệt độ, dinh dưỡng, môi trường, yếu tố di truyền.v.v..) tác động đến các cơ quan này. Trung bình tuổi dậy thì là 8 - 11 tháng, bò Jersey lúc 8 tháng với thể trọng 160 kg, còn bò HF trung bình là 11 tháng tuổi với trọng lượng 270 kg. Nếu nuôi kém thì dậy thì ở 20 tháng tuổi. Kunitado Sato, 1992 [48]). * Chu kỳ động dục Từ khi thành thục về tính, những biểu hiện tính dục của bò được diễn ra liên tục và có tính chu kỳ. Các noãn bào trên buồng trứng phát triển lớn dần đến độ chín nổi cộm lên trên bề mặt buồng trứng gọi là nang Graaf. Khi nang Graaf vỡ trứng rụng gọi là sự rụng trứng. Mỗi lần rụng trứng con vật có những biểu hiện tính dục bên ngoài gọi là động dục. Trứng rụng có chu kỳ nên động dục cũng có chu kỳ, 1 chu kỳ động dục của bò và lợn thông thường là 21 ngày (dao động 17 – 24 ngày), của trâu là 25 ngày (tính trung bình). Quá trình trứng phát triển chín và rụng đều chịu sự điều hoà chặt chẽ của hormone (Trần Tiến Dũng, 2002 [7]). Trên cơ sở đó nhiều tác giả đã phân chia chu kỳ động dục thành 2 pha: - Pha Folliculin: Gồm toàn bộ biểu hiện trước khi rụng trứng. - Pha Lutein: Là những biểu hiện sau khi trứng rụng và hình thành thể vàng.Trong chu kỳ động dục của bò nhiều tác giả đã đề cập đến các đợt sóng nang (Foliculas Wave). Sóng nang là sự phát triển đồng loạt của một số bao noãn ở cùng một thời gian. Các công trình nghiên cứu, theo dõi sự phát triển của buồng trứng Invivo bằng phương pháp nội soi và siêu âm được nhiều tác giả công bố. Các tác giả cho thấy ở bò trong một chu kỳ thường có 2 - 3 đợt sóng nang phát triển (một số ít có 4 đợt). Đợt 1 bắt đầu diễn ra sau khi rụng trứng, vào ngày thứ 3 - 9 của chu kỳ. Đợt 2 vào ngày 11 - 17 và đợt 3 vào ngày 18 - 20. Mỗi đợt sóng nang có thể huy động tới 15 nang kích thước từ 5 - 7mm phát triển. Sau này có 1 số nang phát triển mạnh hơn gọi là nang trội (nang khống chế), kích thước của nang khống chế ở đợt 1, 2, 3 có thể đạt tới 12 - 15 mm và các kích thước nang tương ứng quan sát thấy vào các ngày 6, 13, 21 (Salin, 1987; trích theo Nguyễn Đức Lâm Nghiệp, 2008 [23]). 0 3 6 9 12 15 18 21 Estrus DF - 1 DF - 1 Ngày 18 16 14 12 10 8 6 4 Đường kinh nang (mm) Hình 2.1. Đồ thị sóng nang trong chu kỳ (trích theo Đào Thị Thúy Hồng, 2009 [15]) Đặc điểm quan trọng trong các đợt phát triển nang là sự phát triển có tính tự điều khiển và cạnh tranh giữa các nang. Một đợt có 1 - 2 nang trội, vài nang lớn phát triển và sự phát triển của các nang còn lại bị kìm hãm, Tuy vậy khi thể vàng còn tồn tại, nang khống chế và nang lớn sẽ bị thoái hoá, chỉ có đợt cuối cùng khi thể vàng không còn thì nang khống chế mới phát triển tới chín và rụng trứng mới được xẩy ra. Do đặc điểm này các đợt phát triển nang gọi là sóng phát triển. Trong mỗi đợt sóng như vậy sự tồn tại của các nang không phải nang khống chế dao động 5 - 6 ngày. Riêng nang khống chế có thể phát triển nhanh sau ngày 18 của chu kỳ, tốc độ phát triển của nang khống chế ở thời điểm này có thể đạt 1,6 mm/ngày (Fortune và Cs, 1988; Savio và Cs, 1988, trích theo Hoàng Kim Giao và Cs, 1997 [13]). Ở bò chu kỳ động dục thường kéo dài 21 ngày, thời gian động dục thường kéo dài 25 – 36 giờ. Theo Siphilop R.M (1967) [50], chu kỳ động dục của gia súc mang tính đặc trưng theo loài. Chu kỳ động dục của bò được chia làm 4 giai đoạn (4 pha riêng biệt) nhưng liên tiếp nhau: - Giai đoạn trước động dục: Là giai đoạn thời kỳ thoái hoá thể vàng của chu kỳ trước cho đến giai đoạn động dục kỳ này. - Giai đoạn động dục: Kéo dài 8 - 30 giờ là giai đoạn trong đó bò chấp nhận sự phối giống. Trong giai đoạn này xảy ra quá trình cuối cùng của sự chín muồi tế bào trứng và nang trứng. - Giai đoạn sau động dục: Đầu giai đoạn sau động dục xảy ra là hiện tượng nang trứng rách ra và vách của nang trứng rách phát triển thành thể vàng trong vòng 3 ngày. - Giai đoạn cân bằng sinh học (An, Di-oestrus): giai đoạn này kéo dài 12 - 15 ngày và là thể vàng sản sinh mạnh Progesterone (Kunitado Sato, 1992 [48]). Đặc điểm của từng giai đoạn động dục là những thay đổi về nội tiết, buồng trứng và cơ quan sinh dục được mô tả chi tiết qua bảng sau: Bảng 2.1. Các giai đoạn của pha động dục (trích theo Nguyễn Đức Lâm Nghiệp, 2008 [23]) Các biểu hiện Trước chịu đực Chịu đực Sau chịu đực Cân bằng Biểu hiện bên ngoài dáng vẻ Băn khoăn, ngơ ngác không yên, đi lại, đái rắt – kêu (không cho con khác nhảy, bỏ đi rong Tìm đực hoặc đến gần con khác, chịu cho nhảy, mê ì. Còn chịu cho nhảy và phối giống (một thời gian ngắn). Bình thường Ăn uống Kém ăn, gặm cỏ lơ là Ăn ít hoặc không ăn Ăn ít Ăn uống bình thường Âm hộ Sưng, xung huyết, đỏ, hơi phù, bóng ướt, màng âm hộ hé mở Bớt sưng, hơi thâm, se dính cỏ rác. Hết sưng Bình thường Biến đổi bên trong buồng trứng Cơ quan trứng phát triển Nang trứng nhô, căng Ở bò rụng trứng quãng 12 – 14 giờ sau khi kết thúc chịu đực Có thể vàng nhô lên Tử cung (TC) Màng nhầy tử cung dày lên tụ huyết Màng nhầy tử cung dày, trương lực tối đa Trương lực bớt căng Bình thường Cổ tử cung Hé mở, đỏ hồng, bớt ớt, niêm dịch lỏng, nhiều, trong suốt, dễ đứt (kéo dài 1-2 cm) Mở rộng, niêm dịch đặc dính có màu nửa trong kéo dài 7-10 cm. Hẹp dần, niêm dịch đặc, giảm độ keo dính, màu đục bã đậu dễ đứt Khép kín bình thường, không có niêm dịch Âm đạo Đỏ hồng, ướt bóng Bớt đỏ Dần dần trở về bình thường Bình thường Nội tiết Nang trứng tiết oestradiol 17b với lượng nhiều dần. Progestetrone giảm thấp do thể vàng chu kỳ trước ngừng hoạt động. LH thấp nhất trong suốt giai đoạn này. PGF2µ tăng dần đạt đỉnh cao trước chịu đực 5 ngày, kéo dài 3 – 4 ngày rồi giảm. Oestradiol 17b đỉnh cao LH đạt đỉnh cao ở ngày chịu đực rồi tụt xuống đột ngột. PGF2µ ở mức thấp nhất Oestradiol giảm đột ngột sau đó tăng dần để tạo một đỉnh thấp vào ngày thứ 5-6 của chu kỳ sau; Progesterone tăng dần đến ngày 9-10 đạt đỉnh cao quãng 5-6 ngày. LH thấp nhất cho đến ngày chịu đực của chu kỳ sau. PGF2µ bắt đầu tăng. Đến ngày 14 đạt đỉnh cao trong 3-4 ngày trước khi bắt đầu chu kỳ mới. 2.1.3. Sự điều hoà hoạt động sinh dục của tuyến nội tiết Hoạt động sinh dục chịu sự điều tiết của hệ thần kinh thể dịch. Hệ thần kinh thông qua các thụ quan nhậy cảm là nơi tiếp nhận tất cả các xung động của ngoại cảnh vào cơ thể, đầu tiên là đại não và vỏ não mà trực tiếp là Hypothalamus tiết ra các chất kích thích (yếu tố giải phóng) GH-RF kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết FSH, LH, các hormone đó theo máu tác động tới buồng trứng làm nang trứng phát triển đến mức độ chín và tiết ra oestrogen. Trong quá trình sinh lý bình thường, gia súc đến tuổi trưởng thành, buồng trứng đã có nang trứng phát triển ở các giai đoạn khác nhau, trong cơ thể con vật đã có sẵn một lượng nhất định về oestrogen, chính oestrogen tác động lên trung khu vỏ đại não và ảnh hưởng đến Hypothalamus tạo điều kiện cho sự xuất hiện và lan truyền các xung động thần kinh gây tiết GnRH chu kỳ (Gonadotropin Realising hormone hay là hormone giải phóng F.RH và L.RH). F.RH (Folliculin Realeasing hormone) P-RH (Prolactin realeasing hormone). L.RH (lutein Realeasing hormone). (F.RH và L.RH gọi chung là GnRH). F.RH kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết Follicules simulating hormone (FSH) kích tố này kích thích sự phát triển noãn nang của buồng trứng, noãn nang phát triển trứng chín, lượng oestrogen tiết ra nhiều hơn. Oestrogen tác động vào các bộ phận sinh dục thứ cấp đồng thời tác động lên trung tâm hypolathamus, vỏ đại não gây nên hiện tượng động dục. LRH kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết ra hormone kích thích sinh hoàng tố (lutein stumulin hormone) LH, LH tác động vào buồng trứng, làm trứng chín muồi. Kết hợp với FSH làm noãn bào vỡ ra và gây nên hiện tượng thải trứng, hình thành thể vàng và LRH kích thích thuỳ trước tuyến yên phân tiết LTH (luteino trofic hormone) LTH tác động vào buồng trứng duy trì sự tồn tại của thể vàng kích thích thể vàng phân tiết progesterone. Progesterone tác động lên tuyến yên ức chế phân tiết FSH, LH. Quá trình động dục chấm dứt. Progesterone tác động vào tử cung làm cho tử cung dày lên tạo cơ sở tốt cho việc làm tổ của hợp tử - phôi lúc ban đầu (tạo sữa tử cung), nên con vật có chửa thể vàng tồn tại suốt thời gian mang thai, có nghĩa là lượng progesterone được duy trì với nồng độ cao trong máu. Nếu không có chửa thể vàng tồn tại đến ngày thứ 15 - 17 của chu kỳ sau đó teo dần cũng có nghĩa là hàm lượng progesterone cũng giảm dần, giảm đến một mức độ nhất định nó lại cùng với một số nhân tố khác kích thích vỏ đại não Hypothalamus tuyến yên, lúc này tuyến yên ngừng phân tiết LTH, tăng cường phân tiết FSH, LH. Chu kỳ sinh dục mới lại hình thành. Hypothalamus Tuyến yên Tuyến đích Tổ chức ngoại vi 3 RF và IF 2 1 FSH, LH, ACTH, GH và Gonadotropins Hormone tuyến đích Hình 2.2. Hypothalamus điều khiển hoạt động hệ nội tiết sự điều khiển ngược vòng dài (Long feedback) sự điều khiển ngược vòng ngắn (Short feedback) sự điều khiển ngược cực ngắn (Ultra-Short feedback) * Vai trò của vùng dưới đồi (Hypolathamus) Vùng dưới đồi là nơi nhận những xung đột thần kinh rồi chuyển dịch và phát ra các hormone điều hoà hoạt động nội tiết. Trung khu điều tiết sinh dục cấp cao của vùng dưới đồi sinh ra các chất kích thích, các chất này đi đến và kích thích các tế bào trung khu cấp thấp đồng thời chúng trực tiếp đi đến hoạt hoá tuyến yên, kích thích tuyến yên tiết ra một lượng hormone để duy trì sự rụng trứng và phát triển thể vàng. Như  vậy ta có thể xem trung khu cấp cao là nơi điều tiết sự rụng trứng ở gia súc cái. Các tế bào trung khu cấp thấp (nhân bụng giữa và nhân Acruate) tạo ra những chất thần kinh tiết, đây chính là các yếu tố giải phóng hormone kích dục tố (Gonadotropin Realeasing hormone - GnRH) bao gồm: Follicule Realeasing Factors (FRF) - Yếu tố giải phóng hormone Follicule Stimulating Hormone (FSH) và Lutein Releasing Factors (LRF) - yếu tố giải phóng hormone Luteine hormone (LH). FRF và LRF về bản chất là các polipeptit có khối lượng phân tử thấp, sau khi tiết ra, chúng được đổ vào mao quản gò giữa và đi vào hoạt hoá tuyến yên theo hướng tạo và tiết kích tố. Theo Xưxoep AA, 1985 [37]) những yếu tố giải phóng hormone sinh dục của vùng dưới đồi này đều được gọi là yếu tố hoạt hoá chức năng sinh dục. Để hoạt hoá chức năng kích noãn tố và tiết một ít LH cần yếu tố này với nồng độ không cao, còn để cho rụng trứng thì phải có số lượng lớn LH và nồng độ rất cao của yếu tố giải phóng kích dục tố. * Kích dục tố tuyến yên và vai trò của chúng trong sinh sản Hai hormone từ tuyến yên có tác dụng kích thích sinh dục: Một hormone kích thích sự sinh trưởng và phát dục của nang trứng được gọi là kích noãn tố (FSH). Kích tố kia có tác dụng lutein hoá nang trứng gọi là kích thể vàng tố (LH). Tác dụng sinh lý của FSH (Foliculostimulating hormone) gắn liền với chức năng kích thích trứng chín không gây trứng rụng. Muốn gây được trứng rụng phải có LH (Luteinizing hormone). Để đảm bảo tốt quá trình chín và rụng trứng thì hàm lượng hai loại hormone này phải đạt một tỷ lệ nhất định và tỷ lệ đó theo đa số các nhà khoa học là: (Lê Văn Thọ và Cs, 1979 [30]). Hiện nay cùng với việc thu được những chế phẩm FSH và LH tinh khiết, quan niệm về kích dục tố của tuyến yên cũng thay đổi. Prolactin (Lutein tropin hormone): Prolactin có tác dụng kích thích tuyến vú phát triển và tiết sữa. Ngoài ra nó còn có tác dụng trong thời kỳ đầu có thai giúp cho thể vàng tồn tại trong buồng trứng. Một số ý kiến khác cho rằng sự tiết ra prolactin của tuyến yên thực hiện được nhờ kích thích thần kinh vùng dưới đồi và các phản xạ có điều kiện ở tử cung đã có thai. Ngược lại nếu tử cung không có thai thì tuyến yên không tiết ra prolactin. * Vai trò của buồng trứng và kích tố nhau thai ● Vai trò của buồng trứng Buồng trứng là nơi tiết ra các hormone: Oestrogen, progesterone và hormone ức chế inhibin. Các hormone này trực tiếp tham gia điều hoà toàn bộ hoạt động sinh sản của gia súc thông qua tác dụng kích thích hay ức chế tiết các hormone sinh dục của tuyến yên. Khi nồng độ progesterone trong máu giảm (cũng như giảm các kích thích ngoại cảnh) sẽ kích thích trung khu sinh sản vùng dưới đồi hypothalamus tiết các yếu tố giải phóng hormone sinh dục FRF và LRF (Gonandotropin Releasing hormone - GnRH). GnRH làm cho tuyến yên tiết hormone kích nang trứng FSH (Follicule Stimulating hormone) và hormone tạo thể vàng LH (Luteinizing hormone). Cuối cùng FSH và LH kích thích buồng trứng tổng hợp và tiết hormone Steroid giới tính oestrogen (E) progesterone (P). FSH làm cho các nang trứng nguyên thuỷ (primodial follicles) trong buồng trứng phát triển. Oestrogen được tiết bởi các tế bào hạt của nang trứng và các tế bào kẽ. Nồng độ oestrogen cao trong máu sẽ kích thích thuỳ trước tuyến yên ngừng tiết FSH và đột ngột tăng tiết LH gây hiện tượng rụng trứng. Sau khi trứng rụng do sự lutein hoá hình thành thể vàng và phát triển thành thể vàng. Thể vàng tiết progesterone, đây là hormone rất cần thiết có vai trò ức chế biểu hiện động dục ở gia súc nhằm duy trì sự mang thai. Khi nồng độ FSH, LH và progesterone trong máu cao bản thân chúng tác động trở lại trung khu sinh dục hypolathamus nhằm ức chế trung khu này tiết hormone sinh dục. Các hormone Steroid giới tính có tác dụng điều hoà các chức năng của các cơ quan sinh dục phụ như: ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo, các tuyến sinh dục phụ ở con cái phát triển. Thêm nữa chúng được coi như có tác động ngược (Feedback). (Quá trình điều tiết này diễn ra hết sức phức tạp, được mô tả ở hình 2.4. Vai trò của buồng trứng trong điều hoà hoạt động sinh dục bò cái). Khí hậu, ánh sáng Thức ăn, nước uống Sterol tự nhiên Gia súc đực Vỏ đại não FSH LTH LH Oestrogen Thể vàng Trứng rụng Noãn bào chín Tử cung Progesterol Hạ khấu não (Hypothalamus) Phần trước tuyến yên Thể vàng Tuyến vú Ức chế tiết FSH và LH Kích thích tiết LTH, ức chế tiết FSH Hình 2.3. Cơ chế thần kinh thể dịch điều hoà chu kỳ động dục của bò cái (trích theo Nguyễn Đức Lâm Nghiệp, 2008 [23]) ● Kích tố nhau thai Ngay sau khi hợp tử bắt đầu làm tổ ở tử cung, túi phôi được hình thành và phát triển. Khi túi phôi lớn lên tuyến nhau thai được hình thành. Hệ thống nhau thai ở bò có cấu tạo dạng múi. Núm nhau thai con và mẹ kết hợp với nhau theo hệ thống cài răng lược. Chúng chiếm gần hết tử cung. Nhau thai tiết ra hormone prolan A và prolan B. - Prolan A: Có tác dụng tương tự FSH và oestrozen - Prolan B: Có tác dụng tương tự LH và progesteron Ở ngựa có chửa nhau thai tiết khá nhiều prolan A (huyết thanh ngựa chửa - HTNC) và 1 ít prolan B. Hoạt tính sinh học gần giống FSH. 2.1.4. Hiện tượng rối loạn sinh sản, các phương pháp khắc phục hiện tượng rối loạn sinh sản ở gia súc cái * Nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn sinh sản Khi gia súc cái đến tuổi sinh sản hoặc sau khi đẻ xong, đến thời kỳ hưng phấn và động dục nhưng không thấy xuất hiện chu kỳ động dục hoặc xuất hiện các trạng thái bệnh lý trong quá trình sinh lý sinh dục được gọi là hiện tượng rối loạn sinh sản. Đây là một nguyên nhân chủ yếu làm giảm tỷ lệ sinh đẻ ở đàn gia súc, hạn chế tốc độ gia tăng đàn gia súc, gây tổn thất về kinh tế trong chăn nuôi. Biểu hiện của hiện tượng chậm sinh, vô sinh ở trâu bò cái thường là chậm thành thục về tính, chậm động dục lại sau đẻ, phối giống nhiều lần không thụ thai hay là động dục liên tục, mất chu kỳ sinh dục... Theo Kunitado Sato (1992) [48] nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loại sinh sản bao gồm: + Các yếu tố liên quan đến độ tuổi, hệ nội tiết, hệ thần kinh hoạt động tuyến sữa, các bệnh ký sinh trùng và truyền nhiễm. + Các trường hợp rối loạn chức năng, thoái hoá các bộ phận của cơ quan sinh dục đặc biệt ở buồng trứng, tồn lưu thể vàng, rối loạn chu kỳ sinh dục, những dị tật về tử cung và các bộ phận sinh dục khác. + Các trường hợp do thức ăn, dinh dưỡng, điều kiện chăm sóc, các trường hợp này chủ yếu gây rối loạn trao đổi chất đặc biệt là vitamin, khoáng đa lượng và vi lượng. * Các phương pháp khắc phục hiện tượng rối loạn sinh sản Có nhiều phương pháp để khắc phục hiện tượng rối loạn sinh sản, nguyên tắc điều trị của bất kỳ phương pháp nào cũng đảm bảo hai yêu cầu: - Hồi phục được khả năng sinh sản cho gia súc. - Bảo toàn đàn gia súc về khả năng khắc phục và sử dụng chúng. Để đảm bảo việc điều trị có kết quả khâu chẩn đoán phải chính xác, can thiệp kịp thời cũng như việc lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp có ý nghĩa quan trọng. Có thể dùng các biện pháp sau để khắc phục hiện tượng rối loạn sinh sản: ● Vitamin liệu pháp: kích thích các phản ứng miễn dịch của cơ thể, thúc đẩy quá trình tái sinh, hồi phục tử cung, buồng trứng. Các vitamin thường dùng là các vitamin thuộc nhóm A, D, E. ● Phương pháp điều trị ngoại khoa Có thể dùng một số thủ thuật ngoại khoa để phá vỡ thể vàng, phá vỡ hoặc chọc dò u nang buồng trứng, cắt bỏ hoàn toàn hoặc một phần đối với trường hợp u nang buồng trứng. ● Hormone liệu pháp: là biện pháp sử dụng các chế phẩm hormone tự nhiên hay tổng hợp. Cơ chế tác dụng của hormone liệu pháp dựa trên cơ sở thay thế kích thích và triệu chứng liệu pháp. Nhiều hormone có thể sử dụng để khắc phục hiện tượng rối loạn sinh sản như những chế phẩm hormone thuộc nhóm Oestrogene (Syoestrol, Folicullin, Estrograndon, Estroginol...). Các chế phẩm thuộc thuỳ sau tuyến yên như Oxytoxin, Gipotoxin. Các chế phẩm Oestrogene dùng điều trị các bệnh sát nhau, xơ hoá tử cung, giảm hoặc mất trương lực cơ tử cung và một số trường hợp thiểu năng buồng trứng. a) Khắc phục hiện tượng rối loạn sinh sản bằng chế phẩm gonadotropin Dựa trên nguyên lý kích thích trực tiếp đến hoạt động của buồng trứng cũng như kích thích gián tiếp thông qua hoạt động tiết gonadotropin của tuyến yên các chế phẩm gonadotropin được sử dụng rộng rãi để khắc phục vô sinh ở trâu, bò cái. Các chế phẩm thường dùng là PMSG (Pregnant Mare Serum Gonadotropin), Gravohormone, HCG (Human Chorionic Gonadotropin), v.v. - PMSG là loại dung dịch màu vàng nhạt, trong một số trường hợp có màu hơi đỏ có khi hơi lắng cặn do sự kết tủa của các protein khi lắc tạo hỗn dịch màu vàng nhạt. Hoạt tính: được tính theo đơn vị chuột (đvc), mỗi đơn vị chuột được xác định bởi số lượng huyết thanh tiêm dưới da cho chuột bạch ở độ tuổi chưa thành thục (20 – 28 ngày, trọng lượng 6 – 8 gram) gây hiện tượng phát phì dạ con, cổ tử cung mở, âm đạo có những phản ứng của động dục với tỷ lệ 50%. Tác dụng: nhờ có hai loại hormone FSH và LH, chủ yếu là FSH sẽ kích thích sinh trưởng và phát triển của noãn bao, gây rụng trứng và hình thành thể vàng. PMSG làm tăng nhanh sự sinh trưởng, chín của tế bào trứng và rụng trứng, làm tăng biểu hiện động dục, tạo điều kiện cho sự thụ tinh, PMSG có hiệu quả nhất đối với trâu, bò cái bị nhược năng buồng trứng, mất tính dục, có chu kỳ động dục nhưng không rụng trứng (Nguyễn Xuân Trạch, 1996 [35]). - HCG là kích tố nhau thai người Chế phẩm này được thu từ nước tiểu của người phụ nữ có thai. HCG được sinh ra từ tế bào Langerhans tiết dịch và được bài tiết qua nước tiểu. Do tỷ lệ LH trong kích tố này cao hơn FSH và nó có tác dụng như LH ở thuỳ trước tuyến yên do đó thúc đẩy sự rụng trứng và phát triển thể vàng. HCG được sử dụng trong trường hợp nhược năng buồng trứng, đa nang buồng trứng, động dục liên tục ở trâu bò. Kích thích rụng trứng, tăng sinh sản. HCG được sản xuất dưới dạng đông khô hoặc bột kết tinh màu trắng nhạt, ở nước ta chế phẩm HCG được viện quân y 103 sản xuất ở dạng đông khô chứa 5000 – 10.000 UI/lọ. Công ty nuôi trồng thuỷ sản trung ương cũng sản xuất HCG dưới dạng đông khô chứa từ 2000 – 20.000 UI/lọ. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu sử dụng PMSG và HCG trên đàn trâu cái, bò cái chậm sinh. Lê Văn Thọ và Cs (1979) [30] đã nghiên cứu sử dụng PMSG và HCG trên đàn bò chậm sinh ở nông trường Phù Đổng. PMSG được tiêm với liều 15 đvc/kg thể trọng. Một số bò cái khác được tiêm thêm HCG với liều 1500 UI/con, kết quả là nhóm bò cái tơ cơ bản có tỷ lệ động dục 88,10%, thụ thai 67,50%. Bò cái tơ động dục 86,60% và thụ thai 61,10%. Ở số bò được tiêm kết hợp PMSG với HCG cho kết quả cao hơn, tỷ lệ động dục từ 89 – 95%, tỷ lệ thụ thai đạt 70,70 – 77,70%. Các tác giả cho biết chu kỳ sinh dục của bò được tiêm PMSG và HCG thể hiện như sinh lý bình thường, thời gian bắt đầu động dục sau khi xử lý trung bình là 5,1 ngày (dao động 2 – 10 ngày). Nguyễn Tấn Anh và Cs (1995) [2] đã sử dụng huyết thanh ngựa chửa cho bò sữa sinh sản và bò tơ đạt tỷ lệ động dục tương ứng là 76,75%, 72,94%, tỷ lệ thụ thai là 76,05% và 73,38%. b) Khắc phục hiện tượng rối loạn sinh sản bằng Progesterone phối hợp chế phẩm gonadotropin. Chế phẩm hormone tự nhiên ở dạng tinh khiết màu trắng, không tan trong nước, chỉ tan trong rượu, ether, clorofoc, tan ít trong dầu, thường được sản xuất ở dạng dung dịch dầu nồng độ 1% và 2,5% (10 và 25 mg/ml, 1 mg = 1 UI). Nguyên lý của phương pháp là khi tiêm Progesterone sẽ làm teo nhỏ thể vàng, kích thích tuyến yên tiết FSH, làm phát triển noãn bao. Sau khi Progesterone hết tác dụng, tuyến yên sẽ tiết Gonadotropin với số lượng lớn. Kết hợp với việc thêm chế phẩm Gonadotropin bổ sung sẽ làm cho noãn bao chín và rụng trứng, con vật sẽ động dục và thụ thai. Phương pháp này rất hiệu quả khi điều trị thể vàng tồn lưu, u nang buồng trứng, nhược năng buồng trứng. Perez Garcia (1994) đã tiêm ba lần Progesterone cho 40 bò cái hướng thịt vào các ngày 1; 4; 7 mỗi lần 100 mg, ngày thứ 9 tiêm PMSG 1500 đvc/con. Kết quả sau khi tiêm bốn ngày có 90% số bò động dục (36 con), tỷ lệ thụ thai sau 2 kỳ phối giống là 80% (trích theo Tăng Xuân Lưu, 2003 [22]). Sử dụng Progesterone gây động dục ở bò có nhiều phác đồ điều trị và liều lượng khác nhau. Có thể dùng riêng biệt hoặc kết hợp với PMSG và HCG. Theo Hoàng Kim Giao và Cs (1997) [13] đã sử dụng phác đồ sau đạt hiệu quả cao: - Tiêm cho bò Progesterone vào các ngày 1; 3 và 5 với liều lượng tương ứng là 30 mg, 50 mg, 75 mg. Ngày thứ 7 tiêm PMSG 1500 – 1800 đvc/con, ngày 9 và ngày 10 bò động dục và phối giống. - Tiêm Progesterone vào các ngày 1; 4 và 7 với liều tương ứng là: 30 mg, 60 mg và 90 mg, ngày thứ 9 tiêm PMSG liều 1500 – 1800 đvc/con, ngày thứ 11 – 12 bò động dục và phối giống. c) Khắc phục hiện tượng rối loạn sinh sản bằng các chế phẩm PGF2α Prostaglandin có tác dụng phân hủy thể vàng kích thích sinh trưởng, phát triển bao noãn, kích thích tiết GnRH, FSH, LH gây rụng trứng, vì vậy các chế phẩm PGF2α được sử dụng rộng rãi trong điều trị vô sinh và chậm sinh do thể vàng tồn lưu, điều trị u nang buồng trứng, động dục ngầm, phối giống nhiều lần không chửa. Do PGF2α tự nhiên bị phân huỷ rất nhanh và giá thành sản xuất cao cho nên các nhà sản xuất đã làm ra các chế phẩm có tác dụng tương tự PGF2α tự nhiên nhưng có tác dụng mạnh hơn, thời gian phân huỷ lâu hơn PGF2α tự nhiên. Có rất nhiều chế phẩm PGF2α tổng hợp, các chế phẩm PGF2α hay dùng là Oestrophan, Enzaprost, Estrumate, Lutalyse ... sau khi xử lý bằng chế phẩm PGF2α thì thể vàng chức năng nhanh chóng bị phân huỷ dẫn tới hàm lượng Progesterone trong máu giảm nhanh so với trong điều kiện tự nhiên (hàm lượng Progesterone trong điều kiện tự nhiên bắt đầu giảm sau khi Prostaglandin được phân tiết từ 3 – 6 giờ và thể vàng bị phân huỷ hoàn toàn trong vòng 24 – 48 giờ). Nồng độ Progesterone trong máu giảm đi làm trung tâm điều khiển sinh học ở Hypothalamus được giải phóng sẽ tiết GnRH, hormone này kích thích tuyến yên phân tiết gonadotropin (FSH, LH) làm bao noãn chín và rụng trứng. Nếu cùng lúc xử lý trên nhiều gia súc cái, chúng sẽ động dục đồng loạt. Sử dụng Prostaglandin điều khiển sinh sản đã được ứng dụng rộng rãi và được tổng kết bởi các tác giả Gnaves (1974) [44], Henricks (1978) [45], Louis T.M (1972) [49]. Liều lượng của PGF2α và cách sử dụng theo các tác giả trên, phụ thuộc vào bản thân hoá học của PGF2α, trạng thái sinh lý của gia súc cái và giai đoạn của chu kỳ động dục. Agarwal (1987) [38] nghiên cứu trên bò lai cho biết: sau khi tiêm PGF2α bò động dục 100%. Thời gian từ khi tiêm đến khi xuất hiện động dục là 48 – 96 giờ, kể cả tiêm một lần hay tiêm hai lần cách nhau 11 ngày. Tác giả cho rằng phương pháp này gây động dục đồng loạt phù hợp cho việc chủ động thực hiện kế hoạch phối giống. Tương tự như vậy, Busse T (1995) [40] dùng chất tương đương PGF2α tiêm cho bò hai lần cách nhau 11 ngày, sau khi tiêm lần thứ hai 60 giờ đã có 87,20 % bò động dục. Đối với bò cái tơ, Bor T.C (1986) [39] cho biết chỉ cần tiêm một liều PGF2α đã có kết quả rất tốt về động dục và khoảng cách từ khi tiêm đến khi động dục là 48 – 72 giờ với tỷ lệ có chửa đạt 70%. Kết quả tương tự như vậy đã được các tác giả Dhoble và Gupta (1987) [42] khẳng định. Các tác giả này cho biết sử dụng PGF2α và các chất đồng dạng của nó có tác dụng rất tốt trong gây động dục đồng loạt, gây rụng trứng, làm giảm khoảng cách lứa đẻ và nâng cao hiệu quả sinh sản của bò cái. Theo Hoàng Kim Giao và Cs (1997) [13] đối với những bò sinh sản bình thường có thể rút ngắn khoảng cách lứa đẻ bằng cách tiêm PGF2α. Nhiều tác giả đã sử dụng PGF2α tiêm cho bò cái có thể vàng bệnh lý tồn lưu. Nguyễn Tấn Anh và Cs (1995) [2] đã sử dụng PGF2α tiêm cho bò lai Sind chậm sinh đạt tỷ lệ động dục 85,80% tỷ lệ thụ thai đạt 65,21%. Tăng Xuân Lưu và Cs (2001) [21] cho biết khi tiêm cho 68 bò của hai giống bò F1 và F2 có thể vàng bệnh lý tồn lưu, kết quả đã có 59 con bò động dục trở lại đạt 85,71% ở nhóm F1 và 87,50% ở nhóm bò F2. Tỷ lệ phối giống có chửa tương ứng là 70,83% ở nhóm F1 và 68,57% ở nhóm bò F2. Nguyễn Kim Ninh (1994) [24] tiêm PGF2α cho bò lai hướng sữa F1 cho tỷ lệ động dục 81,50% và phối giống có chửa là 77,40%. Theo Hoàng Kim Giao và Cs (1997) [13] đối với những bò động dục yếu, rụng trứng kém, sau khi động dục 5 – 10 ngày có thể tiêm PGF2α, bò sẽ động dục sớm hơn, phối giống đạt hiệu quả cao hơn. Những bò động dục thầm lặng cũng có thể tiêm PGF2α kích thích để biểu hiện động dục rõ, mạnh hơn. Tăng Xuân Lưu và Cs (2003) [22] cho biết: khi dùng PGF2α điều trị 45 bò cái có u thể vàng kéo dài đã thu được tỷ lệ động dục là 88,90% và tỷ lệ thụ thai là 65% sau hai lần phối giống. Cũng có thể dùng PGF2α điều trị viêm tử cung nhờ tác dụng tăng co bóp tử cung, tống chất bẩn trong tử cung ra ngoài đồng thời giúp cho sự bình thường hoá hoạt động của bộ máy sinh dục của PGF2α. Nhìn chung tỷ lệ khỏi viêm đạt 70 – 90%. Nhiều tác giả đã kết hợp sử dụng PGF2α với Lugol hoặc Iodine để điều trị viêm tử cung đạt tỷ lệ cao. Theo Tăng Xuân Lưu và Cs (2003) [22] kết hợp PGF2α , Iodine và Oxytoxin điều trị bò có u nang thể vàng đã thu được tỷ lệ động dục là 100%, tỷ lệ thụ thai sau hai lần phối giống là 79,41%, cao hơn so với chỉ dùng riêng PGF2α (đạt tỷ lệ động dục 88,90% và tỷ lệ thụ thai là 65% sau hai lần phối giống). d) Khắc phục hiện tượng rối loạn sinh sản bằng hormone GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone = hormone giải phóng kích dục tố) Đây là chế phẩm tổng hợp tương tự như hormone do trung khu Hypothalamus tiết ra, có tác dụng kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết FSH và LH. Trong một số trường hợp, do một số nguyên nhân nào đó lượng GnRH tiết không đủ, chức năng của tuyến yên hoạt động không bình thường nên rất cần được bổ sung hormone này. GnRH thường được sử dụng trong trường hợp buồng trứng bò kém phát triển hoặc bị u nang hoặc đối với bò động dục thầm lặng, không rõ động dục nhưng phối giống nhiều lần không có chửa. Theo Thatcher và Cs (1993), khi tiêm GnRH 12 – 14 ngày sau đẻ có thể giảm nguy cơ u nang buồng trứng và giảm khoảng cách từ lúc đẻ đến lúc có chửa (trích theo Khuất Văn Dũng, 2005 [9]). Theo các tác giả Tăng Xuân Lưu và Cs (2003) [22] đối với bò động dục không rõ hoặc động dục không rụng trứng dùng GnRH tiêm liều 100 mg/con kết hợp thụt lugol 0,1 – 0,2%, tiêm oxytoxin 40 UI/lần. Cho tỷ lệ động dục 100% và tỷ lệ có chửa qua hai kỳ phối giống đạt 78,50% * Hormone và các phương pháp định lượng hormone Để định lượng được nồng độ hormone trong dịch thể, các phương pháp đòi hỏi phải có độ chính xác cao. Hormone sinh dục do tuyến sinh dục tiết ra tham gia vào quá trình điều tiết đảm bảo chức năng sinh sản. Chúng điều tiết các phản ứng sinh hoá học ảnh hưởng tới sự thành thục trứng, sự phát triển của tế bào trứng, tế bào tinh trùng, sự thụ tinh ... hormone sinh dục gồm có bốn nhóm: nhóm hormone protein, nhóm hormone steroid, nhóm hormone chứa amin, nhóm hormone Eicosanoid (Lê Đức Trình, 2003 [33]). ● Phương pháp định lượng sinh học (bioassay) Định lượng hormone theo phương pháp sinh học (bioassay) được áp dụng sớm nhất. Đây là phương pháp rất nhạy tuy nhiên độ chính xác không cao so với các phương pháp hoá học hay vật lý. ● Nguyên lý phương pháp ELISA ELISA là phương pháp định lượng miễn dịch enzyme dựa trên nguyên lý của sự kết hợp đặc hiệu giữa kháng thể - kháng nguyên. Khi cho tiếp xúc giữa kháng thể và kháng nguyên đã kích thích sinh ra chúng thì phản ứng giữa kháng thể – kháng nguyên sẽ xảy ra một cách đặc hiệu. Về bản chất, sự kết hợp giữa kháng thể – kháng nguyên chính là sự liên kết giữa các nhóm chức khác nhau của kháng nguyên với trung tâm hoạt động của kháng thể nhờ các lực liên kết đặc trưng là lực Wander – Wals, lực liên kết Hydro và lực liên kết tĩnh điện (Vũ Triệu An, 1998 [1]). Trong mỗi phân tử kháng thể (IgG) có hai trung tâm hoạt động nên cùng lúc nó có thể liên kết với hai phân tử kháng nguyên cùng loại, còn mỗi phân tử kháng nguyên lại có nhiều nhóm chức (epitop) quyết định tính chất kháng nguyên nên nó có thể kết hợp cùng lúc với nhiều phân tử kháng thể. ELISA là một phương pháp định lượng miễn dịch enzyme không gây tổn thương đến tính miễn dịch của kháng nguyên, kháng thể, kháng kháng thể khi sử dụng enzyme để gắn trong quá trình tạo phản ứng miễn dịch. Phương pháp này có ưu điểm là làm tăng độ nhạy của phản ứng miễn dịch cạnh tranh thông qua việc sử dụng các phản ứng miễn dịch đặc biệt, sử dụng nhiều chất khác nhau để đánh dấu kháng nguyên, kháng thể. Các enzyme được sử dụng trong phương pháp ELISA có hoạt tính cao như peroxydase (chế từ củ cải đen), glucose - oxydase (chế từ nấm mốc) hoặc bgalacto-oxydase (chế từ vi khuẩn E.coli) để gắn hormone giống nhau, trong đó peroxydase được sử dụng một cách thông dụng nhất. Trong quá trình định lượng hormone, người ta sử dụng cơ chất 3.3’ diaminobenzidin để phát hiện phức hợp kháng thể - kháng nguyên gắn enzyme. Dưới tác dụng của peroxydase cơ chất nói trên sẽ tạo thành sản phẩm có màu nâu thẫm có thể nhìn thấy bằng mắt thường. ● Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật EIA trong chăn nuôi Hiện nay các nghiên cứu và ứng dụng của kỹ thuật EIA đối với ngựa sinh sản chưa nhiều và mới bắt đầu tiến hành nghiên cứu bởi các tác giả Phan Văn Kiểm, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Hữu Tra … năm 2004-2005 đã đưa ra một số kết quả nhất định bằng kỹ thuật EIA và đã được áp dụng để: Xác định động thái hormone LH trong chu kỳ động dục để xác định thời gian động dục, thời điểm rụng trứng nhằm xây dựng quy trình phối giống đạt tỷ lệ thụ thai cao góp phần nâng cao năng suất sinh sản của ngựa (Hausel.,et al, 2000 [46]). ● Những nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật nâng cao khả năng sinh sản Từ những năm 1930 trở lại đây đặc biệt là sau những năm 1970, khi đã hiểu rõ vai trò, bản chất và cơ chế tác động của hormone hướng sinh dục, cơ chế điều hoà hoạt động sinh dục được nghiên cứu một cách đầy đủ trên cơ sở hoạt động qua lại (cơ chế xuôi và ngược), giữa hypothalamus - tuyến yên - tuyến sinh dục. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và ứng dụng hiểu biết đó để nâng cao khả năng sinh sản của gia súc cái. ● Nghiên cứu chế tạo hormone hướng sinh dục Để có nguồn hormone sử dụng trong thực tiễn sản xuất, các nhà khoa học một mặt chiết suất và làm tinh khiết các hormone lấy từ tuyến nội tiết. Mặt khác nghiên cứu chế ra các chất có hoạt tính tương tự hormone tự nhiên. Đó là các chế phẩm hormone được chế tạo từ con đường tổng hợp hoá học. Kích tố tổng hợp hoá học: Các oestrogen hoá học: Việc chiết xuất các oestrogen tự nhiên là một khó khăn lớn. Gần đây bằng con đường tổng hợp, người ta đã điều chế được những chất có tác dụng đối với cơ thể gia súc cái giống như oestrogen của buồng trứng gồm những chất: ostron, stinbestron, Hexutron, Dietinstinbestron và Dieneston, trong đó chất Dietinstinbestron được sử dụng nhiều nhất trong chăn nuôi. - Các prosgtaglandin: Prosgtaglandin đã được sản xuất trong các xí nghiệp bào chế thuốc từ năm 1966. ở Nhật sản xuất panxelian F2a, một chế phẩm của Công ty ICI (Anh) là Estrumate có tác dụng tương tự prostaglandin để điều hoà chức năng sinh sản của bò, hiệu lực của nó mạnh gấp 100 lần plostaglaudin tự nhiên. ở Hunggari đã tổng hợp PGF2a mang tên Enoprost. Mỹ sản xuất chế phẩm Lutalyse hoàn toàn giống prostaglandin tự nhiên. b. Kích dục tố nguồn gốc sinh vật: Huyết thanh ngựa chửa (H.T.N.C): Từ năm 1930 H.Cole và G.Harf đã phát hiện trong huyết thanh ngựa chửa có một chất có hoạt tính hướng sinh dục rất cao. HTNC vừa có hoạt tính giống FSH vừa giống LH, được tiết ra bởi tế bào chín của nội mạc tử cung ngựa cái. HTNC có hoạt tính cao trong khoảng 90 - 120 ngày có chửa rồi giảm dần và mất hẳn hoạt tính khi đạt 150 ngày có chửa. 2.2. Tình hình nghiên cứu về đề tài trong và ngoài nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu về đề tài trên thế giới Trong chăn nuôi người ta ứng dụng phương pháp ELISA để xác định hàm lượng FSH, Progesterone trong sữa, trong huyết thanh, trong nước tiểu của gia súc cái với mục đích : Sử dụng kỹ thuật EIA định lượng FSH, Progesterone trong sữa để chẩn đoán các bệnh u nang buồng trứng, thể vàng tồn lưu và u nang thể vàng đối với bò ở Nhật Bản (Tăng Xuân Lưu, 1999 [20]). Phát triển kỹ thuật EIA định lượng FSH, Progesterone trong huyết thanh và sữa bò ở Hà Lan (Tăng Xuân Lưu và Cs, 2003 [22]). * Sử dụng huyết thanh ngựa chửa Trên thế giới Kostov (1982) sử dụng HTNC kết hợp với PGF2α thu được tỷ lệ sinh đôi là 34%. Các nhà chăn nuôi Bắc Ailen (Thexenkov,1987) đã dùng HTNC + PGF2α tiêm cho bò thu được tỷ lệ bò sinh đôi là 40%. Zavaropxki (1944) sử dụng HTNC tiêm vào ngày thứ 156 - 158 của chu kỳ động dục gây bò đẻ sinh đôi thu được 135 bê /100 bò cái, (Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương, 1997) [13]. * Sử dụng Progesterone hoặc chế phẩm tương đương. Progesterone và chế phẩm tương đương đã được Parez Gacia (Tây Ban Nha, 1994) sử dụng. Tác giả đã tiêm 3 lần progesterone vào các ngày 1; 4; 7; mỗi lần 100mg, ngày thứ 9 tiêm 1500đvc HTNC cho 40 bò cái hướng thịt. Sau khi tiêm 4 ngày có 36 bò động dục (90%), tỷ lệ thụ thai ở chu kỳ 1 và 2 là 80%. Sử dụng prostaglandine dưới dạng tổng hợp PGF2α để điều khiển sinh sản đã được ứng dụng rộng rãi và tổng kết nhiều tác giả như Louis và cộng sự (1972) [49]. Những nghiên cứu trên đã đưa ra liều lượng và cách sử dụng PGF2α . Liều lượng và cách sử dụng phụ thuộc vào bản chất hoá học của nó, trạng thái sinh lý của con cái và giai đoạn của chu kỳ động dục. Theo Tervit H. R và cộng sự (1973) [51] đã tiêm PGF2α vào những ngày thứ nhất đến ngày thứ 4 của chu kỳ động dục cho thấy không ảnh hưởng gì đến thể vàng. Nhưng tiêm vào ngày thứ 5 đến ngày 17 của chu kỳ thấy có tác dụng tốt cho việc thoái hoá thể vàng. Busse. T (1995) [40] dùng chất tương đương của PGF2α tiêm cho bò tơ 2 lần cách nhau 11 ngày khi tiêm lần hai 60 giờ đã có 87,2% bò động dục. Theo Coper. M. J (1987) [42] đã cho rằng gây động dục đồng loạt cho bò tơ bằng PGF2α tiêm hai lần khoảng cách 12 ngày (giai đoạn từ ngày 5 và ngày 17 của chu kỳ động dục) thấy bò động dục lại sau khi tiêm lần hai từ 48 - 96 giờ. Tervit H.R và cộng sự [51] (1973) nhận xét rằng hầu hết các thí nghiệm, gia súc đều động dục sau khi tiêm PGF2α từ 48 - 96 giờ thì bò động dục 100%. Tác giả cho rằng phương pháp này tạo động dục đồng loạt phù hợp cho việc chủ động thực hiện kế hoạch phối giống. Ứng dụng kết quả đó các nhà chăn nuôi có thể sử dụng PGF2α kết hợp HTNC gây siêu bài noãn và tạo động dục đồng pha trong kỹ thuật cấy truyền hợp tử. Theo tác giả Bor. T.C và cộng sự (1986) [39] chỉ cần tiêm PGF 2α cho bò tơ đã có kết quả tốt về động dục, sau khi tiêm 48 - 72 giờ thì gia súc có hiện tượng động dục và tỷ lệ có chửa là 70%. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu về đề tài ở Việt Nam Có một số tác giả như: Phan Văn Kiểm và cộng sự, 1998 [17], 2003 [18]; Trần Tiến Dũng 2003 [8]; Khuất Văn Dũng, 2005 [9]; Tăng Xuân Lưu và cộng sự, 1999 [20] và 2003 [22]; Nguyễn Đức Lâm Nghiệp, 2008 [23]; Đào Thị Thúy Hồng, 2009 [15] đã nghiên cứu và đưa ra các kết luận. Cụ thể: - Xác định động thái hormone LH tiền rụng trứng ở bò lai hướng sữa F1 (Holstein Frisan x Lai sind): Hàm lượng hormone LH trong máu bò tăng dần kể từ khi bắt đầu xuất hiện động dục (lúc 0 giờ đạt 4,65 ± 0,28 ng/ml), đạt cao nhất lúc 12 giờ kể từ khi bắt đầu xuất hiện động dục (9,16 ± 0,18 ng/ml) sau đó đột ngột giảm xuống lúc 16 giờ (đạt 6,88 ± 0m22 ng/ml) và đạt thấp nhất lúc 24 giờ (đạt 2,87 ± 0,35 ng/ml). Phối giống cho bò bằng thụ tinh nhân tạo sau 14-16 giờ kể từ khi bắt đầu xuất hiện động dục cho kết quả thụ thai 81,08%, kết quả đẻ con 78,37% cao hơn so với kết quả phối giống theo phương pháp cũ (dựa theo quy luật sáng – chiều) chỉ đạt 75% và kết quả đẻ con 66,6%. - Xác định hàm lượng FSH, LH trong chu kỳ động dục ở bò lai hướng sữa: Trong chu kỳ động dục bình thường, hàm lượng FSH, LH tương đối thấp vào ngày động dục (<0,21 ng/ml), bắt đầu tăng nhanh từ ngày thứ 6, đến ngày thứ 15 đạt cao nhất (bình quân 2,43 ng/ml), sau đó giảm dần và thấp nhất vào ngày động dục ở chu kỳ tiếp theo. - Xác định hàm lượng FSH, LH dể chẩn đoán có thai sớm: Nếu sau 21 ngày kể từ khi phối giống, hàm lượng FSH, LH trong máu > 2 ng/ml thì có thể kết luận bò đã có chửa (chính xác tới 84,84%). - Xác định hàm lượng FSH, LH để chẩn đoán nguyên nhân gây rối loạn sinh sản ở bò sữa từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. + Đối với bò buồng trứng có thể vàng tồn lưu điều trị bằng PGF2a, liều 25 mg/ con. + Đối với bò bị đa nang buồng trứng điều trị bằng HCG, liều 3000-3500UI/ con. + Đối với bò thiểu năng buồng trứng sử dụng PSMG kết hợp vơi progesteron. Kết quả điều trị đạt khá cao. Với bò có thể vàng tồn lưu tỷ lệ động dục sau điều trị đạt 88,9%, tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu đạt 65%. Với bò đa nang tỷ lệ động dục sau điều trị đạt 100%, tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu đạt 62,5%. - Xác định hàm lượng progesterone trong chu kỳ động dục ở bò lai hướng sữa: Trong chu kỳ động dục bình thường, hàm lượng progesterone tương đối thấp vào ngày động dục (<0,21 ng/ml), bắt đầu tăng nhanh từ ngày thứ 6, đến ngày thứ 15 đạt cao nhất (bình quân 2,43 ng/ml), sau đó giảm dần và thấp nhất vào ngày động dục ở chu kỳ tiếp theo. - Xác định hàm lượng progesterone dể chẩn đoán có thai sớm: Nếu sau 21 ngày kể từ khi phối giống, hàm lượng progesterone trong máu > 2 ng/ml thì có thể kết luận bò đã có chửa (chính xác tới 84,84%). - Xác định hàm lượng progesterone để chẩn đoán nguyên nhân gây rối loạn sinh sản đối với bò sữa: Đối với những bò có u buồng trứng nếu hàm lượng progesterone > 1,4ng/ml được xác định là u thể vàng, nếu hàm lượng progesterone< 0,6ng/ ml được xác định là u nang. Đối với bò có buồng trứng nhỏ và có hàm lượng progesterone < 0,2 ng/ml được xác định là buồng trứng kém hoạt động (Nguyễn Anh Cường,1996 [6]). - Xác định hàm lượng progesterone để chẩn đoán nguyên nhân gây rối loạn sinh sản ở bò sữa từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. + Đối với bò buồng trứng có thể vàng tồn lưu điều trị bằng PGF2a, liều 25 mg/ con. + Đối với bò buồng trứng bị u nang noãn điều trị bằng HCG, liều 3000-3500UI/ con. + Đối với bò buồng trứng kém hoạt động, sử dụng (PRID) đặt âm đạo hoặc sử dụng PGF2a liều 25 mg kết hợp với GnRH liều 200 mg/ con. Kết quả điều trị đạt khá cao. Với bò có thể vàng tồn lu tỷ lệ động dục sau điều trị đạt 88,9%, tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu đạt 65%. Với bò có u nang noãn tỷ lệ động dục sau điều trị đạt 100%, tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu đạt 62,5%. Với bò có buồng trứng kém hoạt động chỉ sử lý bằng đặt PRID âm đạo cho tỷ lệ động dục 82,3%, tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu 64,3%. Còn nếu sử dụng PGF2a kết hợp với GnRH cho tỷ lệ động dục 85%, tỷ lệ thụ thai 76,5%. 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.Đối tượng nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên đối tượng bò lai hướng sữa (Holstein Friesian x Lai sind) F1, F2 ở các độ tuổi khác nhau, lứa đẻ khác nhau ở Trung tâm giống bò và đồng cỏ Ba Vì, Nông trường Phù Đổng – Hà Nội. 3.2. Nội dung nghiên cứu 3.2.1. Đánh giá thực trạng khả năng sinh sản của bò sữa tại Ba Vì và Nông trường Phù Đổng - Khối lượng cơ thể và tuổi đẻ lứa đầu của bò cái lai hướng sữa; - Tuổi phối giống lần đầu và khối lượng cơ thể; - Khoảng cách giữa hai lứa đẻ, thời gian động dục lại sau đẻ; - Tỷ lệ thụ thai và hệ số phối giống; 3.2.2. Xác định thực trạng rối loạn quá trình sinh sản bò sữa tại Ba Vì và Nông trường Phù Đổng - Tỷ lệ bò cái lai hướng sữa bị rối loạn sinh sản do buồng trứng và chậm thành thục về tính. - Phân loại hiện tượng rối loạn quá trình sinh sản do nguyên nhân bệnh lý buồng trứng. 3.2.3. Định lượng hormone bằng kỹ thuật ELISA - Định lượng FSH - Định lượng Progesterone 3.2.4. Ứng dụng một số hormone sinh dục và chế phẩm hormone để điều trị hiện tượng rối loạn quá trình sinh sản ở bò sữa. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu sinh sản - Đánh giá các chỉ tiêu sinh sản bằng phương pháp theo dõi qua sổ sách phối giống, điều tra và ghi chép trực tiếp từ các hộ chăn nuôi; - Tuổi phối lần đầu: được tính từ khi con vật sinh ra tới khi bò được phối giống lần đầu (tháng); - Tuổi đẻ lứa đầu: được tính từ khi con vật sinh ra đến khi đẻ lứa đầu tiên (tháng); - Khối lượng cơ thể gia súc khi phối giống lần đầu, khi đẻ lần đầu được xác định bằng cách cân trực tiếp hoặc bằng phương pháp đo rồi tính theo công thức khối lượng bò (Nguyễn Văn Thiện, 1996 [28]) đó là: P = VN2 x DTC x 87,5 Trong đó: VN là vòng ngực bò (đo chu vi vòng ngực sát sau xương bả vai, đơn vị tính bằng mét). DTC: Là khoảng cách từ khớp xương bả vai đến u xương ngồi (mét). - Thời gian động dục lại sau khi đẻ của đàn bò lai hướng sữa: là từ khi con vật đẻ đến lần động dục đầu tiên sau đó (ngày). - Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ: Xác định khoảng cách giữa hai lứa đẻ là khoảng thời gian từ lần đẻ này đến lần đẻ tiếp theo (ngày). - Tỷ lệ bò bị rối loạn sinh sản (%) = Tổng số bò rối loạn sinh sản x100 Tổng số bò trong độ tuổi sinh sản - Tỷ lệ thụ thai (%) = Số bò có chửa phối lần 1 X 100 ΣSố bò phối - Hệ số phối giống (lần) = Σ số lần phối Σ số bò có chửa 3.3.2. Phương pháp định lượng hormone FSH, Progesterone ELISA là phương pháp định lượng miễn dịch enzyme dựa trên nguyên lý của sự kết hợp đặc hiệu giữa kháng thể-kháng nguyên. Khi cho tiếp xúc giữa kháng thể và kháng nguyên đã kích thích sinh ra chúng thì phản ứng giữa kháng thể – kháng nguyên sẽ xảy ra một cách đặc hiệu. Về bản chất, sự kết hợp giữa kháng thể – kháng nguyên chính là sự liên kết giữa các nhóm chức khác nhau của kháng nguyên với trung tâm hoạt động của kháng thể nhờ các lực liên kết đặc trưng là lực Wander – Wals, lực liên kết Hydro và lực liên kết tĩnh điện. Trong mỗi phân tử kháng thể (IgG) có hai trung tâm hoạt động nên cùng lúc nó có thể liên kết với hai phân tử kháng nguyên cùng loại, còn mỗi phân tử kháng nguyên lại có nhiều nhóm chức quyết định tính chất kháng nguyên nên nó có thể kết hợp cùng lúc với nhiều phân tử kháng thể. ELISA là một phương pháp định lượng miễn dịch enzyme không gây tổn thương đến tính miễn dịch của kháng nguyên, kháng thể, kháng kháng thể khi sử dụng enzyme để gắn trong quá trình tạo phản ứng cạnh tranh. Phương pháp này có u điểm làm tăng độ nhạy của phản ứng miễn dịch cạnh tranh thông qua việc sử dụng các phản ứng miễn dịch đặc biệt, sử dụng nhiều chất khác nhau để đánh dấu kháng nguyên, kháng thể. Phương pháp ELISA thường sử dụng các enzyme có hoạt tính cao như peroxydase (chế từ củ cải đen), glucose-oxydase (chế từ nấm mốc) hoặc bgalacto-oxydase (chế từ vi khuẩn E.coli) để gắn hormone giống nhau (Ag*) trong đó peroxydase được sử dụng một cách thông dụng nhất. Trong quá trình định lượng hormone, ngời ta sử dụng cơ chất 3.3’ diaminobenzidin để phát hiện phức hợp kháng thể-kháng nguyên gắn enzyme. Dưới tác dụng của peroxydase cơ chất nói trên sẽ tạo thành sản phẩm có màu nâu thẫm có thể nhìn thấy bằng mắt thường. * Định lượng FSH bằng phản ứng ELISA gián tiếp Phương pháp ELISA định lượng FSH trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi dựa trên nguyên lý của phương pháp ELISA gián tiếp. Bộ Kits được mua của hãng Calbiotech của Mỹ. ● Nguyên lý - Các mẫu huyết thanh được lấy cách nhau 7 ngày, mẫu đầu tiên được lấy vào ngày bất kỳ (tính là ngày 0), các mẫu sau lấy vào các ngày 7, 14 và 21. Mẫu được bảo quản và đưa về phòng thí nghiệm để xử lý mẫu; - Cho kháng thể kháng FSH vào (KT1 - dịch nổi của môi trường nuôi cấy tế bào). Rửa bản để loại bỏ những kháng thể không liên kết đặc hiệu với kháng nguyên, chỉ còn lại phức hợp KN - KT tương ứng được giữ lại; - Cho thêm KT2 đã gắn enzyme vào phức hợp trên, kháng thể này sẽ liên kết với phức hợp KN - KT tạo ra phức hợp mới KN - KT1 - KT2 - E. Rửa bản, những phần kháng thể 2 không liên kết sẽ bị rửa trôi; - Nhỏ cơ chất vào mỗi giếng, quan sát sự đổi màu; - Đọc kết quả bằng máy đo mật độ quang học tương ứng với bước sóng (λ = 410 ηm) của màu thể hiện. KT1 càng nhiều sẽ có hàm lượng KT1 - KT2 càng cao và do đó lượng enzyme được giữ lại càng nhiều, dẫn tới màu càng rõ, giá trị OD càng lớn. Ngược lại nếu trong mẫu không có kháng nguyên (FSH) dẫn tới không có kháng thể gắn enzyme được giữ lại và do đó không có màu và giá trị OD sẽ bằng giá trị OD của mẫu đối chứng trắng. ● Các bước tiến hành - Chuẩn bị giếng - Phủ bản bằng 50μl kháng huyết thanh FSH (Hai bước trên nhà sản xuất bộ Kits đã làm sẵn) - Cho 50μl huyết thanh, sữa của bò chậm động dục vào các giếng - Đưa vào mỗi giếng 100 μl kháng huyết thanh FSH có gắn enzym - Đem ủ bản 30 phút ở nhiệt độ phòng - Rửa loại bỏ dung dịch trong các giếng - Rửa bản 3 lần bằng washing buffer; - Đưa vào mỗi giếng 100 μl dung dịch cơ chất TMB - Đem ủ bản ở nhiệt độ phòng trong 10 phút; - Cho vào mỗi giếng 50 μl dừng phản ứng ; - Đọc phản ứng bằng máy đo ELISA ở bước sóng 450nm. Lưu ý: vì thí nghiệm đòi hỏi độ chính xác rất cao nên mỗi mẫu cần lặp lại ít nhất 2 lần (mỗi mẫu làm vào 2 giếng) theo hình 3.1. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A S1 S1 1 1 9 9 17 17 25 25 33 33 B S2 S2 2 2 10 10 18 18 26 26 34 34 C S3 S3 3 3 11 11 19 19 27 27 35 35 D S4 S4 4 4 12 12 20 20 28 28 36 36 E S5 S5 5 5 13 13 21 21 29 29 37 37 F S6 S6 6 6 14 14 22 22 30 30 38 38 G H H 7 7 15 15 23 23 31 31 39 39 H L L 8 8 16 16 24 24 32 32 40 40 Hình 3.1. Sơ đồ bố trí mẫu vào các giếng trong phản ứng ELISA Ghi chú: Các giếng nhựa ở cột dọc 1 và 2 chứa mẫu chuẩn để so sánh, trong đó: S1 – S6: Dãy dung dịch FSH chuẩn có nồng độ (mlU/ml) lần lượt FSH: 0, 5, 10, 25, 50, 100. (mlU/ml). H: mẫu chuẩn có nồng độ FSH cao L: mẫu chuẩn có nồng độ FSH thấp H và L luôn được đo ở mọi lần thí nghiệm nhằm tính hệ số sai khác và độ lệch chuẩn giữa các lần thí nghiệm - Các giếng còn lại có số từ 1 đến 40 thuộc các cột dọc từ 3 đến 12: là mẫu chứa FSH cần định lượng, mỗi mẫu 2 giếng đánh số thứ tự giống nhau. Từ kết quả thu được ta tiến hành vẽ đường cong chuẩn biểu thị mối tương quan giữa mật độ quang học (Optical Density - OD) với nồng của dãy dung dịch chuẩn. Đường cong chuẩn FSH có dạng như sau: Hình 3.2. Mối tương quan giữa mật độ quang học (OD) và nồng độ FSH (mlU/ml) (đường chuẩn trên được dùng theo chương trình phần mềm TableCurve 2D phiên bản số 4). Đối chiếu kết quả về mật độ quang học với đường cong chuẩn biểu thị nồng độ FSH của dãy dung dịch chuẩn, ta xác định được nồng độ của FSH và trong mẫu cần định lượng. * Định lượng Progesterone bằng phản ứng ELISA cạnh tranh - Phương pháp ELISA định lượng progesterone trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi dựa trên nguyên lý của phản ứng cạnh tranh gián tiếp. Bộ Kits được mua của hãng Calbiotech của Mỹ. ● Nguyên lý - Cho lần lượt vào các giếng nhựa đã được gắn trước kháng kháng thể đặc hiệu của progesterone. + Một lượng mẫu nhất định có chứa progesterone cần chẩn đoán. + Một lượng nhất định dung dịch progesterone gắn enzyme (Horse Radish Peroxydase). + Một lượng kháng thể đặc hiệu kháng progesterone. - Để cho quá trình gắn giữa progesterone-kháng thể-kháng kháng thể xẩy ra, người ta đem ủ giếng trong một thời gian nhất định sau đó đổ bỏ dung dịch trong giếng và rửa để loại bỏ phần không gắn. - Cho cơ chất vào giếng và ủ lần thứ hai để tạo phản ứng cạnh tranh. Phản ứng cạnh tranh giữa cơ chất và enzyme sẽ tạo màu cho dung dịch. Hình ảnh cơ chế cạnh tranh trong phản ứng ELISA được mô tả như trong hình 3.3. Kháng kháng thể Progesterone Kháng thể kháng Progesterone Progesterone (mẫu) Progesterone đã gắn enzyme Cơ chất 3 2 1 Hình 3.3. Cơ chế trong phản ứng ELISA cạnh tranh (Henricks R.C, 1986 [45]) Căn cứ vào mức độ biểu hiện về màu của dung dịch cần định lượng so với màu của dãy dung dịch chuẩn, ngời ta có thể nhận biết nồng độ progesterone thông qua quan sát sự khác nhau về màu sắc của dung dịch trong giếng bằng mắt hoặc bằng máy so màu quang phổ. Lượng progesterone gắn enzyme và lượng progesterone có trong mẫu cần định lượng có mối tương quan tỷ lệ nghịch khi cùng gắn kháng thể trong giếng. Mẫu NỒNG ĐỘ PROGESTERONE TRONG MÁU CAO Mẫu HRA-P4 NỒNG ĐỘ PROGESTERONE TRONG MÁU CAO Nhạt màu Rửa bỏ phần không gắn TMB (cơ chất) Nếu nồng độ progesterone trong mẫu cần phân tích càng cao thì càng có ít progesterone-enzyme được gắn vào kháng thể trong giếng do đó màu của phản ứng khi có cơ chất vào trong giếng sẽ nhạt thể hiện ở hình 3.4. Hình 3.4. Trường hợp nồng độ progesterone trong máu cao Nếu nồng độ progesterone trong mẫu cần phân tích thấp sẽ có nhiều progesterone-enzyme được gắn vào kháng thể trong giếng do đó màu của phản ứng khi cho cơ chất vào trong giếng sẽ sẫm màu thể hiện ở hình 3.3 Mẫu Mẫu HRA-P4 NỒNG ĐỘ PROGESTERONE TRONG MÁU THẤP Sẫm màu Rửa bỏ phần không gắn TMB (cơ chất) NỒNG ĐỘ PROGESTERONE TRONG MÁU THẤP Hình 3.5. Trường hợp nồng độ progesterone trong máu thấp (Henricks R.C, 1986 [45]) ● Các bước tiến hành: - Chuẩn bị giếng - Phủ bản bằng 10μl kháng kháng thể Progesterone và kháng thể kháng Progesterone (Hai bước trên nhà sản xuất bộ Kits đã làm sẵn). - Cho 10 μl huyết thanh, sữa của bò chậm động dục vào các giếng - Đưa vào mỗi giếng 100 μl Progesterone gắn enzym - Đem ủ bản 60 phút ở nhiệt độ phòng - Rửa loại bỏ dung dịch trong các giếng - Rửa bản 3 lần bằng washing buffer; - Đưa vào mỗi giếng 100 μl dung dịch cơ chất TMB - Đem ủ bản ở nhiệt độ phòng trong 15 phút; - Cho vào mỗi giếng 50 μl dừng phản ứng ; - Đọc phản ứng bằng máy đo ELISA ở bước sóng 450nm. Các mẫu được bố trí trên các giếng tương tự như đã làm với FSH với dãy S1 – S6 là dãy dung dịch Progesterone chuẩn có nồng độ (ηg/ml) lần lượt là: 0; 2,5; 5; 10; 20; 40 ηg/ml. Hình 3.6. Mối tương quan giữa mật độ quang học (OD) và nồng độ Progesterone (ηg/ml) (Đường chuẩn trên được dùng theo chương trình phần mềm TableCurve 2D phiên bản số 4). Như vậy khác với FSH, kết quả của đường cong chuẩn biểu thị mối quan hệ giữa mật độ quang học với nồng độ Progesterone sẽ là tỷ lệ nghịch. Nếu quan sát chung ta có thể nhận thấy giếng nào càng nhạt màu thì nồng độ hormone trong mẫu càng cao. 3.3.3. Sử dụng hormone sinh dục và chế phẩm hormone để điều trị hiện tượng rối loạn quá trình thụ tinh do nguyên nhân bệnh lý buồng trứng * Sử dụng prostaglandin (PGF2α) để kích thích động dục. PGF2α do hãng Intervet (Hà Lan) sản xuất, tiêm PGF2a cho bò có thể vàng tồn lưu. Trong thí nghiệm, chúng tôi chỉ tiêm PGF2a với những bò mạnh khoẻ và không viêm đường sinh dục, mỗi liều 25 mg/con. Theo dõi động dục và phối giống trong thời gian từ 12 - 16 giờ kể từ khi bò bắt đầu động dục, nếu không thấy động dục thì đến ngày thứ 11 tiêm tiếp 25 mg/con, tiếp tục theo dõi động dục và phối giống cho bò trong khoảng 72 – 96 giờ, cho dù bò có động dục hay không. Tỷ lệ thụ thai được tính ở cả 2 chu kỳ (Tăng Xuân Lưu và Cs, 2003 [22]). Tiêm PGF2α Tiêm PGF2α Ngày Ngày 1 11 * Sử dụng GnRH kết hợp với PGF2α trong trường hợp thiểu năng buồng trứng: Đối với buồng trứng kém phát triển và u nang buồng trứng, có thể kết hợp thụt lugol 0,1 – 0,2% v à tiêm oxytoxin 40UI Tiêm GnRH Tiêm PGF2α Tiêm GnRH 100 mg/con 25 mg/con 100 mg/con Ngày 1 Ngày 7 Ngày 9 3.4. Phương pháp xử lý số liệu - Số liệu được xử lý trên máy vi tính bằng phần mềm Excel theo phương pháp thống kê sinh vật học. 3.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Đề tài được nghiên cứu trên đàn bò thuộc Nông trường Phù Đổng và Trung tâm giống bò và đồng cỏ Ba Vì – Hà Nội; - Phòng công nghệ tế bào viện Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia. - Thời gian nghiên cứu từ 10/2008 – 10/2009. 3.6. Nguyên liệu - Mẫu huyết thanh bò bình thường và bò bệnh lý - Kits chẩn đoán ELISA: FSH và Progesterone - Chế phẩm PGF2α và GnRH 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả điều tra thực trạng khả năng sinh sản của đàn bò lai hướng sữa ở Ba Vì – Hà Nội. Ngành chăn nuôi bò sữa muốn phát triển thì việc khảo sát các chỉ tiêu sinh sản là điều cần thiết. Bởi vì khả năng sinh sản của bò sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: yếu tố di truyền (giống), yếu tố môi trường (thời tiết, khí hậu) và các yếu tố kỹ thuật (chăm sóc, quản lý). Cụ thể khả năng sinh sản của quần thể bò được thể hiện qua các chỉ tiêu như: khối lượng cơ thể và tuổi phối giống lần đầu, khối lượng cơ thể và tuổi đẻ lần đầu, thời gian động dục lại sau đẻ, khoảng cách giữa hai lứa đẻ, hệ số phối giống và tỷ lệ thụ thai (Nguyễn Anh Cường, 1996 [6]). Qua bảng 4.1 chúng tôi thấy số bò sinh sản ở cả Trung Tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì và Nông trường Phù Đổng đều chiếm tỷ lệ rất cao, cụ thể là 344 con chiếm tỷ lệ 55,04% (Trung tâm Ba Vì) và 350 con chiếm tỷ lệ 77,78% (Nông trường Phù Đổng). Cũng qua bảng 4.1 thấy rằng có sự chuyển dịch về đàn bò lai hướng sữa F2 so với F1 đặc biệt là ở Nông trường Phù Đổng F2 là 350 con chiếm tỷ lệ 77,78% so với tổng đàn là 450 con. Bảng 4.1. Cơ cấu đàn bò sữa của Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì Địa điểm Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Bê 0 - 6 tháng tuổi Bò hậu bị Sinh sản Số lượng (con) (Tỷ lệ %) Số lượng (con) (Tỷ lệ %) Số lượng (con) (Tỷ lệ %) Ba Vì F1 270 43,20 82 (30,37) 57 (21,11) 131 (48,52) F2 355 56,80 78 (21,97) 64 (18,03) 213 (60,00) Σ 625 100 160 (25,60) 121 (19,36) 344 (55,04) Phù Đổng F1 100 22,22 12 (12,0) 7 (7,0) 81 (81,00) F2 350 77,78 48 (13,71) 33 (9,43) 269 (76,86) Σ 450 100 60 (13,33) 40 (8,89) 350 (77,78) 4.1.1. Tuổi phối giống lần đầu và khối lượng cơ thể của đàn bò lai hướng sữa Qua theo dõi và điều tra đàn bò trên địa bàn Ba Vì và Nông trường Phù Đổng – Gia Lâm, chúng tôi xác định được tuổi phối giống lần đầu. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.2. Tuổi phối giống lần đầu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng sinh sản của từng cá thể. Nhiều tác giả cho rằng tuổi phối giống lần đầu thích hợp cho bò sữa là 16 – 18 tháng tuổi, khi đó trọng lượng của bò sữa đạt 65 – 70% khối lượng lúc trưởng thành. Từ đó chúng tôi đã xác định tuổi phối giống lần đầu của đàn bò lai hướng sữa nuôi tại Ba Vì trung bình là 20,04 (tháng) ở nhóm F1, 20,18 (tháng) ở nhóm F2. Cao nhất ở đàn bò F2 nuôi ở Nông trường Phù Đổng là 21,91 (tháng) và thấp nhất ở đàn bò nhóm F1 được nuôi ở Trung tâm Ba Vì là: 20,04 (tháng). Khối lượng cơ thể khi phối giống lần đầu của đàn bò lai hướng sữa tại Ba Vì ở nhóm F1 là 282,91 (kg), ở nhóm F2 là 292,68 (kg). Khối lượng cơ thể khi phối giống lần đầu của hai nhóm bò F1 và F2 ở Nông trường Phù Đổng lần lượt là 291,31 (kg), 299,61 (kg) có sự khác nhau rõ rệt. Qua đó, chúng tôi nhận thấy tuổi phối giống lần dầu ở khu vực Phù Đổng cao hơn sơ với khu vực Ba Vì. Nguyên nhân chủ yếu do tuổi động dục lần đầu ở Ba Vì thấp hơn và thành thục về tính đến sớm hơn so với bò ở khu vực Phù Đổng. Sự sai khác về tuổi phối giống lần đầu ở hai đàn bò nói trên có thể là do nguyên nhân về điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng đàn bê từ 0 - 18 tháng khác nhau gây nên. Theo Nguyễn Trọng Tiến (1991) [36] mức độ dinh dưỡng thấp sẽ kìm hãm sự sinh trưởng của cơ thể. Sự còi cọc thường đi kèm với sự thành thục tính dục chậm chạp. Khối lượng cơ thể của trâu bò lớn, vì thế phải đạt được một số tích luỹ nhất định về khối lượng mới sảy ra động dục lần đầu. Theo Lê Xuân Cương (1997) [5] tuổi phối giống lần đầu của đàn bò lai F1 ở miền Nam là 19,1 ± 0,07 (tháng). Tác giả Tăng Xuân Lưu và Cs (2001) [21] cho biết tuổi phối giống của đàn bò nuôi trong những năm trước đây trung bình là 26,9 (tháng). Theo Nguyễn Xuân Trạch và Cs (2004) [36], tuổi phối giống lần đầu ở khu vực Hà Nội là 18,7 tháng tuổi. Khi nghiên cứu trên đàn bò lai hướng sữa đại trà tại Ba Vì nuôi thí nghiệm lô bê từ 7 - 24 tháng tuổi nhóm F1 có tuổi phối lần đầu là 19,06 ± 1,14 tháng (Nguyễn Kim Ninh, 1994) [24], tuổi phối giống lần đầu ở bò vàng Việt Nam là 22,5 tháng (Lê Xuân Cương, 1993 [4]). Theo Chămberlain (1992) [41] tuổi động dục lần đầu của các giống bò Shorthorn, Africauder, Friesian, Terney ở Nam Phi là 13,8 tháng với chế độ nuôi dưỡng tốt còn ở chế độ nuôi dưỡng kém là 21,1 tháng. Như vậy tuổi phối giống lần đầu ở đàn bò lai hướng sữa nuôi tại Trung tâm Ba Vì và Nông trường Phù Đổng có sự rút ngắn hơn so với đàn bò lai hướng sữa được nuôi cùng khu vực các năm trước đây và sự sai khác của các vùng là không đáng kể. Bảng 4.2. Tuổi phối giống lần đầu và khối lượng cơ thể của bò cái lai hướng sữa nuôi tại Ba Vì và Nông trường Phù Đổng Địa điểm Giống F1 Giống F2 n Tuổi (tháng) Khối lượng cơ thể (kg) n Tuổi (tháng) Khối lượng cơ thể (kg) Phạm vi biến động Cv% Phạm vi biến động Cv% Trung tâm Ba Vì 38 20,04± 0,65 13 - 30 282,91±0,96 2,10 38 20,18±0,57 15 - 39 292,68±1,39 2,94 Nông trường Phù Đổng 30 21,33± 0,71 14 - 28 291,31±2,26 2,26 30 21,91±0,98 16 - 36 299,61±2,82 5,17 Trung bình 68 20,61±0,48 13 - 30 286,62±1,24 3,56 68 20,94±0,55 15 - 39 295,74±1,60 4,51 4.1.2.Tuổi đẻ lứa đầu và khối lượng cơ thể của đàn bò cái lai hướng sữa Tuổi đẻ lứa đầu và khối lượng cơ thể khi đẻ lứa đầu của đàn bò lai hướng sữa tại Ba Vì và Nông trường Phù Đổng được trình bày ở bảng 4.3. Qua điều tra chúng tôi có kết quả ở bảng 4.3 cho thấy, bò F1 đẻ lứa đầu trung bình 29,9 (tháng), bò F2 đẻ lứa đầu vào khoảng 31,43 (tháng), với khối lượng cơ thể tương ứng là: 325,21(kg), 336,46(kg). Theo Nguyễn Kim Ninh và Cs (1994) [24] nghiên cứu trên bò F1 và F2 của Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì cho biết tuổi đẻ lứa đầu của nhóm bò F1 là 32,1 (tháng) và bò F2 là 30,8 (tháng). Kết quả nghiên cứu của Tăng Xuân Lưu (1999) [20] trên đàn bò sữa tại Trung tâm thì tuổi đẻ lứa đầu của đàn bò F1 trung bình là 38,47 (tháng), F2 trung bình là 38,87 (tháng), cao hơn khá nhiều so với kết quả khảo sát của chúng tôi. Kết quả nghiên cứu của Lê Viết Ly và Cs (1997) [19] thì tuổi đẻ lứa đầu của đàn bò 36,6 (tháng). Trịnh Quang Phong (1996) [26] nghiên cứu trên đàn bò F2 có tuổi đẻ lứa đầu là 46,48 (tháng), Nguyễn Quốc Đạt (1998) [11] cho biết tuổi đẻ lứa đầu trung bình ở đàn bò sữa lai nuôi ở các hộ gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh trung bình là 26,88 tháng; F1 là 26,27 tháng; F2 là 27,17 tháng và thấp nhất ở F3 là 26,63 tháng. Theo nhiều tác giả thì tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Thí nghiệm của Chamberlain A (1992) [41] khi nuôi bò sữa trên hai mức độ dinh dưỡng tốt và kém đã chỉ ra: tuổi đẻ lứa đầu bình quân ở chế độ dinh dưỡng kém kéo dài hơn 9 – 10 tháng so với chế độ dinh dưỡng tốt. Nhưng khi nuôi dưỡng kém, không đủ dinh dưỡng, có tuổi đẻ lứa đầu tương ứng bình quân tương ứng là 41,1; 41,41 và 33 tháng. Ở Mộc Châu và thành phố Hồ Chí Minh do chế độ dinh dưỡng tốt hơn (đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh có thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa tốt và giá thành cao hơn đã kích thích người chăn nuôi đầu tư cao hơn) ở Ba Vì nên tuổi đẻ lứa đầu ngắn hơn, mặt khác điều kiện khí hậu ôn hoà hơn, thích hợp với đàn bò Holstein Friesian hơn nên phát dục sớm hơn. Bảng 4.3. Tuổi đẻ lứa đầu và khối lượng cơ thể của bò cái lai hướng sữa nuôi tại Ba Vì và Nông trường Phù Đổng Hà nội Địa điểm F1 F2 n Tuổi (tháng) Khối lượng cơ thể (kg) n Tuổi (tháng) Khối lượng cơ thể (kg) Phạm vi biến động Cv % Phạm vi biến động Cv% Trung tâm Ba Vì 38 29,9 ± 0,78 22 - 39 325,21±4,53 4,36 38 31,43±0,57 24 - 48 336,46±3,75 3,74 Nông trường Phù Đổng 30 30,3 ±0,41 23 - 38 328,47±3,17 5,45 30 32,51±0,88 25 - 47 342,11±3,09 5,41 Trung bình 68 30,08±0,60 22 - 39 326,65±4,17 5,25 68 31,91±0,55 24 - 48 338,95±3,09 5,15 4.1.3. Thời gian động dục lại sau khi đẻ của bò lai hướng sữa Thời gian động dục lại sau khi đẻ là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng tới khoảng cách giữa hai lứa đẻ và năng suất sinh sản của chúng. Qua thời gian điều tra thu được kết quả thể hiện qua bảng 4.4. Bảng 4.4. Thời gian động dục lại sau khi đẻ của bò cái lai hướng sữa (ngày) Địa điểm F1 F2 n (lứa) Phạm vi biến động n (lứa) Phạm vi biếnđộng Trung tâm Ba Vì 30 91,68 ± 4,20 40 - 176 38 108,5 ± 5,5 43 - 225 Nông trường Phù Đổng 38 110,6 ± 4,32 45-220 30 119,26 ± 4,71 30-304 Trung bình 68 102,25 ± 4,21 42 - 220 68 114,51 ± 5,05 30 - 304 Qua bảng 4.4 thấy rằng ở bò lai F1 và F2 có thời gian động dục lại sau khi đẻ trung bình 102,25 (ngày) và 114,51 (ngày), thời gian động dục lại sau khi đẻ ở hai nhóm bò có sự khác nhau. Nhóm F1 có thời gian động dục lại sau khi đẻ sớm hơn nhóm bò F2 là 12,26 (ngày). Tuy nhiên với bò F2 cá biệt có những con động dục trở lại rất sớm chỉ với 30 ngày, với những bò này cán bộ kỹ thuật của nông trường Phù Đổng thường bỏ qua một chu kỳ rồi mới phối giống trở lại để bò có đủ thời gian hồi phục sức khỏe cũng như chức năng của cơ quan sinh dục sau khi đẻ. Nhìn chung đàn bò nuôi ở Trung tâm Ba Vì có thời gian động dục lại sau đẻ sớm hơn so với đàn bò nuôi ở Nông trường Phù Đổng có sự chênh lệch đó có thể là do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng của từng khu vực, địa phương khác nhau. Thời gian động dục lại sau khi đẻ dao động trong khoảng 30 – 180 ngày, thời gian này phụ thuộc nhiều vào chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và hộ lý sau khi đẻ, phụ thuộc vào tỷ lệ thay đàn, sự tác động về kỹ thuật có thể rút ngắn được thời gian động dục lại sau đẻ, đặc biệt với bò lai có tỷ lệ máu ngoại càng cao (F2 3/4 HF) thì sự đòi hỏi về dinh dưỡng càng cao. Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy: thời gian động dục lại sau khi đẻ có chiều hướng tăng lên từ lứa đẻ thứ 2, điều này theo chúng tôi là nó ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và sản lượng sữa của nó. Những bò có sản lượng sữa cao thì thời gian động dục lại sau khi đẻ thường kéo dài hơn những bò có sản lượng sữa thấp. Nhóm bò F2 thường cho sản lượng sữa cao hơn nhóm bò F1 nên thời gian động dục lại sau khi đẻ cũng kéo dài hơn. Theo Tăng Xuân Lưu (1999) [20] cho biết, thời gian động dục lại sau đẻ của bò lai F1 tại Ba Vì là 91,88 (ngày), của đàn bò lai F2 là 109,17 (ngày). Kết quả này tương đương với kết quả của chúng tôi. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Hoàn và Cs (1994) [14] khi nghiên cứu trên bò lai hướng sữa ở Đà Nẵng có thời gian động dục lại sau khi đẻ là: F1 64,40 ± 7,85 và F2 62,00 ± 5,64 (ngày). Khi nghiên cứu trên bò Redsindhy nuôi ở nông trường Việt Nam - Mông Cổ, tác giả Tiết Hồng Ngân và Cs (1993) (trích theo Đào Thị Thúy Hồng, 2009 [15]) cho biết thời gian động dục lại sau khi đẻ là 7,36 tháng. Như vậy thời gian động dục lại sau khi đẻ của hai giống bò lai hướng sữa tại Ba Vì cao hơn rất nhiều so với nuôi tại Đà Nẵng. Như vậy thời gian động dục lại sau khi đẻ của đàn bò lai hướng sữa tại Ba Vì còn khá cao. Thời gian này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý, người kỹ thuật có thể tác động rút ngắn thời gian này. 4.1.4. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ Khoảng cách giữa hai lứa đẻ là thước đo khả năng sinh sản, sức sản xuất của bò lai hướng sữa. Kết quả điều tra của chúng tôi được trình bày ở bảng 4.5. Qua bảng 4.5 cho thấy khoảng cách trung bình giữa hai lứa đẻ ở nhóm bò F1 là 396,06 (ngày) và F2 là 432,80 (ngày), giữa hai nhóm F1 và F2 có sự khác nhau (P<0,05). Hai đàn bò nuôi ở các khu vực khác nhau, chúng tôi thấy đàn bò nuôi ở trung tâm Ba Vì có chỉ số này thấp hơn so với đàn bò nuôi ở Nông trường Phù Đổng với bò F1 là 421 (ngày), đối với bò F2 là 437,81 (ngày). Bảng 4.5. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ của bò cái lai hướng sữa (ngày) Địa điểm F1 F2 n (lứa) Phạm vi biến động n (lứa) Phạm vi biến động Trung tâm Ba Vì 38 396,06±3,32 297-438 38 432,80±7,23 316-529 Nông trường Phù Đổng 35 421,00±5,15 345-582 29 437,81±6,82 335-587 Trung bình 73 408,02 ± 4,34 297 - 582 67 434,97 ± 6,81 316 - 587 Theo tác giả Lê Xuân Cương (1993) [4] thì khoảng cách giữa hai lứa đẻ của bò F1 nuôi tại miền Nam là 488 ngày. Nguyễn Kim Ninh (1994) [24] đàn bò F1 nuôi trong điều kiện thức ăn ổn định có khoảng cách hai lứa đẻ là 416,6 ngày (13,7 tháng). Trần Trọng Thêm (1986) [27] khoảng cách hai lứa đẻ của đàn bò sữa Phù Đổng là 503 ngày (16,7 tháng). Theo Tăng Xuân Lưu, (1999 [20]), nghiên cứu trên đàn bò F1, F2 tại khu vực Ba Vì có khoảng cách lứa đẻ tương ứng là 423,98 ngày và 438 ngày. Như vậy khoảng cách giữa hai lứa đẻ giảm dần theo các năm và đàn bò giống được nuôi tốt hơn có khoảng cách lứa đẻ ngắn hơn. Theo Nguyễn Xuân Trạch và Cs (2003) [36], khoảng cách giữa hai lứa đẻ của các nhóm bò tại Phù Đổng với bò F1 là: 475,6 ngày; bò F2 là: 480,3 ngày, tại Mộc Châu thì các con số tương ứng là: 386,9; 382,9 ngày. Kết quả trên phù hợp với nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: khoảng cách giữa hai lứa đẻ của bò cái sinh sản trước hết phụ thuộc vào yếu tố di truyền (giống), thứ đến là tác động của yếu tố ngoại cảnh như khí hậu, mùa vụ, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, chế độ lao tác, quản lý vv... Về yếu tố di truyền thì các giống khác nhau có khoảng cách lứa đẻ khác nhau. Bò cùng một giống nhưng với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và chế độ khai thác khác nhau cũng có khoảng cách lứa đẻ khác nhau (trích theo Khuất Văn Dũng, 2005 [9]). Kết quả nghiên cứu và nhận xét của các tác giả trên chúng tôi thấy rằng chỉ tiêu thu được ở đàn bò sữa Ba Vì và Nông trường Phù Đổng thì khoảng cách giữa hai lứa đẻ là hoàn toàn phù hợp. Ngoài ra , cũng nhờ vào chất lượng dinh dưỡng được nâng lên, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng được cải thiện, nên đã rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ so với những năm trước đây. 4.1.5. Hệ số phối giống Hệ số phối giống là số lần phối để một bò có chửa. Hệ số bằng 1 là lý tưởng nhất, trong thực tế chăn nuôi khó đạt được chỉ số này. Hệ số phối giống cao hay thấp còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chất lượng tinh trùng, kỹ thuật dẫn tinh và thời điểm dẫn tinh, tình trạng sinh lý của gia súc v.v... Hệ số phối giống càng cao, hao phí vật tư như: nitơ, số liều tinh, dụng cụ và công lao động cho một bò có chửa càng lớn, hiệu quả chăn nuôi thấp. Tại Ba Vì và Trung tâm giống bò Nông trường Phù Đổng chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.6. Hệ số phối giống bình quân ở đàn F1 là 1,76 lần, trong đó đàn bò Nông trường Phù Đổng cao nhất 1,78 lần. Hệ số phối giống bình quân ở Ba Vì đàn F2 là 1,77 lần, trong đó đàn bò ở Nông trường Phù Đổng cũng là cao nhất 1,84 Bảng 4.6: Hệ số phối giống và tỷ lệ thụ thai trên đàn bò lai hướng sữa Địa điểm F1 F2 n (con) Số bò phối có chửa (lần 1) Tỷ lệ thụ thai (%) Tổng số lần phối (lần) Tổng số bò có chửa (lần) Hệ số phối (lần) n (con) Số bò phối có chửa (lần 1) Tỷ lệ thụ thai (%) Tổng số lần phối (lần) Tổng số bò có chửa (lần) Hệ số phối (lần) Trung tâm Ba Vì 74 42 56,75 123 70 1,76 82 47 57,31 133 75 1,77 Nông trường Phù Đổng 49 27 59,18 84 47 1,78 56 33 58,92 92 51 1,81 Tổng 123 69 56,09 207 117 1,77 138 80 57,97 225 126 1,79 lần, có nghĩa là gần 2 lần phối cho một bò có chửa. Theo chúng tôi đàn bò Nông trường Phù Đổng có hệ số phối giống cao là vì ở các xã này có ít dẫn tinh viên hoặc có thể không có tinh bò sữa, vì vậy thời gian phối không thích hợp hoặc sớm hoặc muộn quá nên dẫn đến hệ số phối giống cao. Theo Chamberlain A (1992) [41] hệ số phối giống của bò sữa nhiệt đới là 1,5 lần. Theo Lê Xuân Cương và Cs (1993) [4] hệ số phối giống của bò sữa miền Nam là 1,78. Nguyễn Kim Ninh (1995) [25] hệ số phối giống trên bò lai F1 là 1,76 lần. Theo Nguyễn Quốc Đạt và Cs (1998) [11] hệ số phối giống bò lai hướng sữa F1 tại thành phố Hồ Chí Minh là 1,68 lần, F2 là 2,07 lần. Theo Tăng Xuân Lưu (1999) [20] hệ số phối giống bò lai hướng sữa khu vực Ba Vì là 1,78 lần, còn theo Nguyễn Xuân Trạch (2003) [36] khi nghiên cứu trên đàn bò F2 và F3 ở Hà Nội và các vùng phụ cận thông báo hệ số này là 2,2 - 2,4 lần, cao hơn nhiều so với số liệu của chúng tôi. Nguyên nhân có thể là do nuôi dưỡng chăm sóc kém, trình độ tay nghề của dẫn tinh viên chưa cao, thời tiết khí hậu không thuận lợi... 4.1.6. Tỷ lệ thụ thai Trong chăn nuôi, yêu cầu hệ số phối giống thấp nhưng tỷ lệ thụ thai lại yêu cầu cao. Tỷ lệ thụ thai biểu thị bằng phần trăm (%) số bò có chửa khi phối giống lần 1 trên tổng số bò được phối giống. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi được thể hiện qua bảng 4.6. Tỷ lệ thụ thai bình quân ở Trung tâm Ba Vì của đàn bò lai hướng sữa F1 là 56,75%; F2 là 57,31%. Trong đó đàn bò F1 nuôi ở Nông trường Phù Đổng đạt cao nhất 59,18%. Theo Lê Xuân Cương (1993) [4] tỷ lệ thụ thai bò F1 (HF x Laisind) miền Nam là 57,17%. Khi nghiên cứu trên đàn bò F1 nuôi tại Ba Vì năm 1992 - 1993 tác giả Nguyễn Kim Ninh (1994) [24] tỷ lệ thụ thai là 58,03%. Theo Tăng Xuân Lưu (1999) [20] cũng trên đàn bò hướng sữa nuôi tại Ba Vì vào những năm 1996 – 1998 tỷ lệ thụ thai bình quân là 56,64%. Theo Trần Tiến Dũng và Cs (2003) [8] cho biết tỷ lệ thụ thai trung bình ở các nhóm F2 và F3 là 57,17%. Như vậy, theo kết quả điều tra của chúng tôi thì tỷ lệ thụ thai của hai đàn bò F1 và F2 hiện nay đã được cải thiện một chút. Tuy nhiên tỷ lệ trên chưa cao, cần vận dụng các biện pháp tổng hợp để nâng cao tỷ lệ thụ thai nhằm nâng cao khả năng sinh sản của chúng. 4.2. Hiện tượng rối loạn sinh sản của đàn bò lai hướng sữa ở Ba Vì Hiện tượng chậm sinh, vô sinh tạm thời, vô sinh vĩnh viễn, rối loạn quá trình thụ tinh,... gọi chung là hiện tượng rối loạn sinh sản, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất sinh sản của đàn bò. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rối loạn sinh sản ở bò lai hướng sữa, nhưng ở đây chúng tôi chỉ quan tâm nghiên cứu nguyên nhân gây rối loạn sinh sản do bệnh lý buồng trứng thường có các trường hợp sau: thiểu năng buồng trứng, thể vàng tồn lưu hoặc đa nang buồng trứng. Buồng trứng bị đa nang thường được chẩn đoán bằng khám lâm sàng. Các tác giả đều thống nhất rằng: đa nang là kết quả của sự mất cân bằng về hormone, nhưng nhân tố nào chịu trách nhiệm gây ra sự mất cân bằng này? Đó là các yếu tố: dinh dưỡng, năng suất sữa cao, di truyền, tuổi, mùa vụ, viêm tử cung, viêm vú, xêtôn huyết và hormone thực vật. Ngoài ra, có quan điểm cho rằng: đa nang buồng trứng là kết quả trực tiếp của stress và mất cân bằng hormone gây ra. Một cuộc điều tra mới đây trong các trang trại chăn nuôi bò sữa ở Hà Lan đã chứng minh mối tương quan rõ rệt giữa việc sản xuất sữa sớm, trạng thái cơ thể giảm sút và u nang buồng trứng (Phan Văn Kiểm, 2003 [18]). Kết quả điều tra về hiện tượng rối loạn sinh sản của đàn bò cái lai hướng sữa tại Ba Vì được trình bày ở bảng 4.7. Qua bảng 4.7 cho thấy kết quả điều tra 694 bò cái ở độ tuổi sinh sản nuôi ở hai đàn khác nhau có 79 con rối loạn sinh sản chiếm 11,38%, trong đó có 57 con rối loạn sinh sản do thiểu năng buồng trứng và đa nang buồng trứng, chiếm 72,15%. Cũng theo kết quả điều tra cho thấy ở bò F1, F2 có tỷ lệ rối loạn sinh sản tương đương nhau. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rối loạn sinh sản ở đây là do điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc kém ngay từ giai đoạn đầu đối với bò tơ, đối với bò sinh sản do chế độ khai thác không hợp lý, bò không được chăn thả nên điều kiện tiếp xúc với các nhân tố ngoại cảnh bị hạn chế. Từ đó làm giảm sự hấp thu khoáng, các loại vitamin đặc biệt là vitamin A, D, E, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bò. Bảng 4.7. Phân loại nguyên nhân bệnh lý buồng trứng gây hiện tượng rối loạn sinh sản ở bò cái lai hướng sữa Địa điểm Tổng số ca rối loạn sinh sản Thiểu năng buồng trứng Thể vàng tồn lưu Đa nang buồng trứng Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) F1 36 18 (50,00) 10 (27,78) 8 (22,22) F2 43 20 (46,51) 12 (27,91) 11 (25,58) Tổng hợp 79 38 (48,10) 22 (27,85) 19 (24,05) Qua thực tế khảo sát một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của đàn bò lai hướng sữa tại Ba Vì và Nông trường Phù Đổng chúng tôi có một số nhận xét sau: - Tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu đã được rút ngắn hơn so với những năm trước đây, tuy nhiên với chế độ chăm sóc hợp lý và mức dinh dưỡng được cải thiện thì khối lượng cơ thể khi phối giống lần đầu đã được nâng lên rõ rệt, thời gian động dục lại sau khi đẻ, khoảng cách giữa hai lứa đẻ được rút ngắn nhưng nhìn chung vẫn cao hơn so với đàn bò lai hướng sữa ở các khu vực khác trong nước hiện nay. - Hiện tượng rối loạn sinh sản do nguyên nhân bệnh lý buồng trứng vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao 11,38%. Mặc dù chúng tôi chưa thống kê được một số bệnh như u nang buồng trứng, viêm buồng trứng,... Tóm lại: Khả năng sinh sản của đàn bò lai hướng sữa tại Trung tâm Ba Vì và Nông trường phù Đổng còn thấp so với khả năng sinh học của chúng, để có thể đạt một năm một lứa, khoảng cách lớn đó giữa thực tế và khả năng đó cho phép chúng ta ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sinh sản, khắc phục hiện tượng rối loạn sinh sản của đàn bò lai hướng sữa. Để chẩn đoán phân biệt hiện tượng rối loạn sinh sản do buồng trứng chúng tôi tiến hành xác định hàm lượng hormone FSH, LH kết hợp với khám lâm sàng, nhằm đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. 4.3. Kết quả ứng dụng kỹ thuật ELISA định lượng FSH và progesterone 4.3.1. Kết quả định lượng FSH * Động thái FSH trong một chu kỳ động dục bình thường của bò Để có cơ sở nhận biết được sự thay đổi về mặt sinh lý, sinh hoá trong cơ thể con vật, phát hiện được những bất thường về các chỉ tiêu sinh sản của bò, trước hết chúng tôi tiến hành thăm dò hàm lượng FSH trong một chu kỳ động dục của 5 bò sữa sinh sản bình thường, những bò này sau khi đẻ được theo dõi động dục trở lại và lấy mẫu. Kết quả định lượng hàm lượng FSH, LH trong một chu kỳ động dục bình thường của 5 bò này được chúng tôi tổng kết và trình bày ở bảng 4.8 Bảng 4.8. Hàm lượng FSH trong một chu kỳ động dục bình thường của bò sữa (mlU/ml) Stt Ngày 0 Ngày 7 Ngày 14 Ngày 21 1 1,4 4,12 5,2 1,19 2 2,3 5,12 4,2 3,08 3 3,1 3,1 5,98 3,65 4 4 2,93 4,42 2,22 5 1,1 4,21 6,81 2,17 TB 2,38 ±0,54 3,9 ±0,4 5,32 ±0,5 2,46 ±0,42 Qua bảng 4.8 chúng tôi thấy: hàm lượng FSH biến động theo đúng quy luật. Thấp nhất vào ngày động dục (2,38 ±0,54mlU/ml), bắt đầu tăng vào ngày thứ ba, kéo dài cho đến ngày 14 đạt cao nhất (5,32 ± 0,5mlU/ml). Sau đó giảm từ từ, đến ngày 21 còn tương đương ban đầu là 2,46 ± 0,42mlU/ml. Các tài liệu nghiên cứu về động thái FSH đều chỉ ra rằng: hàm lượng FSH trong dịch thể thấp nhất vào ngày động dục, điều đó cho thấy không có sự tồn tại và tiết FSH. Sau đó bắt đầu tăng vào ngày thứ 7 của chu kỳ, cao nhất vào khoảng ngày 13 – 14, sau đó giảm rất chậm và đạt mức thấp nhất vào ngày 20 - 21 của chu kỳ. Kết quả của chúng tôi thu được phù hợp với các kết quả nghiên cứu của một số tác giả như: Phan Văn Kiểm và Cs (1998) [17] Hàm lượng FSH vào ngày động dục (ngày 0) thấp nhất 2,15 mlU/ml, bắt đầu tăng lên từ ngày thứ 7 đạt 4,58 mlU/ml, đạt cao nhất từ ngày thứ 14 (8,41 mlU/ml), giảm nhanh từ ngày 18 (4,12 mlU/ml) xuống còn 3,21 mlU/ml vào ngày 21. Sự biến động của FSH phản ánh một cách trung thực tình trạng hoạt động của buồng trứng. Việc xác định động thái FSH trong một chu kỳ động dục bình thường có ý nghĩa to lớn cả trong nghiên cứu và trong thực tiễn, kết hợp với phương pháp khám qua trực tràng, ta có thể biết được một cách rõ ràng và chính xác tình trạng hoạt động của buồng trứng. Hình 4.1. Động thái FSH trong một chu kỳ động dục bình thường của bò sữa * Kết quả định lượng FSH trong các trường hợp bò bị rối loạn sinh sản Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn sinh sản ở bò sữa.. Thiểu năng buồng trứng có thể xảy ra khi buồng trứng bị viêm lâu ngày không được điều trị, do dinh dưỡng kém làm cho một phần hoặc toàn bộ buồng trứng không phát triển mà teo lại. Buồng trứng không hoạt động, không có trứng chín và rụng nên không hình thành thể vàng, do vậy trường hợp này hàm lượng FSH thấp. Buồng trứng bị đa nang là khi trứng chín nhưng do tế bào thượng bì của noãn nang không vỡ ra được nên không có hiện tượng rụng trứng từ đó thể vàng không hình thành, do vậy hàm lượng FSH trong trường hợp này cũng rất thấp. Buồng trứng có u nang thể vàng do nội mạc tử cung không tiết ra được PGF2α nên không phá vỡ được thể vàng ở chu kỳ trước đó, thể vàng vẫn tồn tại và tiết ra FSH, LH làm ức chế sự phát triển của nang trứng nên cũng không có hiện tượng động dục và rụng trứng. Trong trường hợp này hàm lượng FSH trong sữa cao. Rối loạn sinh sản mà nguyên nhân do buồng trứng là hiện tượng phổ biến trong chăn nuôi bò sữa, nó làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Hiện nay việc chẩn đoán nguyên nhân do buồng trứng thường dựa vào phương pháp khám qua trực tràng. Tuy nhiên, phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của người khám. Đối với kỹ thuật viên có tay nghề cao, không khó để phân biệt trường hợp thiểu năng buồng trứng với trường hợp buồng trứng có khối u nhưng để phân biệt trường hợp đa nang buồng trứng với thể vàng tồn lưu thì lại là một điều rất khó. Phương pháp ELISA cho phép phân biệt hai trường hợp này chính xác đến 90%. Dựa vào kết quả điều tra trong sổ sách của phòng kỹ thuật, các dẫn tinh viên, đặc biệt dựa vào phương pháp khám buồng trứng qua trực tràng, chúng tôi xác định được bò có buồng trứng bất thường và những bò này được chọn làm thí nghiệm và tiến hành lấy mẫu. Các mẫu được lấy vào các ngày 0 (ngày bất kỳ), ngày 7, ngày 14 và ngày 21. Kết quả định lượng được trình bày ở bảng 4.9. Bảng 4.9. Hàm lượng FSH trong các trường hợp chậm sinh do bệnh lý buồng trứng ở bò Các trường hợp n (con) Hàm lượng FSH (mIU/ml) Ngày 0 Ngày 7 Ngày 14 Ngày 21 Hàm lượng FSH cao 9 Biến động 4,1 – 6,42 4,21-6,42 4,12-6,42 4,25-8,38 Trung bình 4,35±0,52 5,14 ± 0,75 6,31 ± 1,77 4,37 ± 0,68 Hàm lượng FSH thấp 14 Biến động 3,1 – 5,42 2,2-3,42 3,23-5,42 2,27-5,38 Trung bình 2,15±0,41 2,14 ± 0,24 2,18 ± 0,97 2,57 ± 0,64 Hàm lượng FSH tăng dần 4 Trung bình 3,35±0,24 3,64 ± 0,45 4,31 ± 1,07 4,59 ± 0,59 Hàm lượng FSH biến động 1 5,24 2,14 3,16 4,15 Hàm lượng FSH theo chu kỳ 1 2,26 3,48 6,24 2,14 Hình 4.2. Hàm lượng FSH trong các trường hợp chậm sinh do bệnh lý buồng trứng ở bò Qua bảng 4.9 và hình 4.2 chúng tôi xác định được 5 nhóm bò. Nhóm thứ nhất có hàm lượng FSH (> 4mIU/ml) ở tất cả các ngày lấy mẫu. Nhóm thứ hai có hàm lượng FSH luôn thấp (<4mIU/ml). Nhóm thứ ba có hàm lượng FSH tăng dần (từ 3,35±0,24 - 4,59 ± 0,59mIU/ml) . Nhóm thứ tư có hàm lượng FSH giàm dần (từ 5,24 - 4,15mIU/ml)) và nhóm thứ năm có hàm lượng FSH biến động theo chu kỳ bình thường, tương ứng ở các thời điểm lấy mẫu. Theo Nguyễn Tấn Anh (1995) [2], nồng độ FSH trong sữa bị ảnh hưởng trực tiếp của sự hình thành và phát triển của thể vàng. Theo Isobe N (2002) [47], giới hạn > 1 mIU/ml về nồng độ FSH đánh dấu sự tồn tại của thể vàng. Những nghiên cứu của Phan Văn Kiểm (1998) [17] về kết quả nghiên cứu về động thái FSH ở bò rối loạn sinh sản tại Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, Trung tâm giống bò sữa Cầu Diễn và xã Phù Đổng – Huyện Gia Lâm – Hà Nội cho biết hàm lượng FSH ở bò rối loạn sinh sản chia làm hai nhóm: nhóm có hàm lượng FSH cao (>4 mIU/ml) tương ứng ở các ngày lấy mẫu 0, 7, 14, 21 là: 4,48 ± 0,33 mIU/ml; 4,62 ± 0,45 mIU/ml; 5,58 ± 0,35 mIU/ml; 5,51 ± 0,43 mIU/ml. Nhóm bò có hàm lượng FSH thấp (<4 mIU/ml) tương ứng ở các ngày lấy mẫu là: 3,08 ± 0,05 mIU/ml; 2,12 ± 0,06 mIU/ml; 3,16 ± 0,05 mIU/ml; 3,19 ± 0,01 mIU/ml. Từ đó, chúng tôi kết luận được rằng nhóm bò có hàm lượng FSH cao (n = 9) có thể vàng hoạt động liên tục trong tất cả các thời điểm lấy mẫu hay nói cách khác là buồng trứng ở những bò này có thể vàng tồn lưu. 14 con có hàm lượng FSH thấp nghĩa là không có sự tồn tại của thể vàng, trường hợp này có thể do thiểu năng buồng trứng hoặc do đa nang buồng trứng, 6 bò có buồng trứng hoạt động (hàm lượng FSH tăng dần, biến động và theo chu kỳ). Nhóm bò này có thể do động dục thầm lặng, động dục vào ban đêm hay do kỹ thuật phát hiện động dục chưa chính xác nên chưa được phối giống. Cũng có thể những con này có buồng trứng hoạt động trở lại. Nếu chỉ với phương pháp định lượng ELISA trong các trường hợp chậm sinh thì chúng tôi chỉ phân biệt được hai nhóm bò: Nhóm bò có hàm lượng FSH cao (>4mIU/ml) và nhóm bò có hàm lượng FSH thấp (<4mIU/ml). Nhóm bò có hàm lượng FSH cao có thể khẳng định do thể vàng tồn lưu nhưng nhóm bò có hàm lượng FSH thấp có thể là do đa nang hoặc do thiểu năng buồng trứng. Sau khi đã định lượng FSH việc phân biệt hai trường hợp này trở nên dễ dàng dựa vào cách khám buồng trứng qua trực tràng, do cấu trúc buồng trứng hoàn toàn trái ngược nhau. Trường hợp thiểu năng buồng trứng thì sờ thấy buồng trứng nhỏ, nhẵn nhụi, ít sần sùi và độ đàn hồi kém. Buồng trứng có đa nang thì sần sùi, có nhiều u nổi lên trên bề mặt. Để kết quả được chính xác hơn cần phải có sự kết hợp giữa hai phương pháp trên để xác định được nguyên nhân gây rối loạn sinh sản một cách nhanh chóng và chính xác. * Kết quả chẩn đoán nguyên nhân gây rối loạn sinh sản bằng định lượng FSH kết hợp khám buồng trứng qua trực tràng Việc khám buồng trứng qua trực tràng để chẩn đoán b nh chỉ mang tính chất tương đối và tr ên thực tế gặp khá nhi ều khó khăn. Vì vậy nếu kết hợp với việc định lượng FSH có thể hỗ trợ chẩn đoán chính xác hơn một số bệnh. Kết quả được trình bày ở bảng 4.10: Bảng 4.10. Kết quả chẩn đoán nguyên nhân gây rối loạn sinh sản ở bò sữa bằng định lượng FSH kết hợp khám buồng trứng qua trực tràng Nhóm bò Kết luận Tỷ lệ (%) Định lượng FSH n (con) Khám qua trực tràng n (con) Cao 9 Có u 9 Đa nang buồng trứng 31,03 Thấp 14 Có u 8 Thể vàng tồn lưu 27,59 Không có u 6 Thiểu năng buồng trứng 20,69 Tăng dần 4 Bình thường 6 Buồng trứng hoạt động bình thường 20,69 Biến động 1 Theo chu kỳ 1 Tổng 29 100 Qua bảng 4.10 chúng tôi thấy: có hàm lượng FSH luôn cao ở tất cả các thời điểm lấy mẫu, kết hợp với khám trực tràng có u, chúng tôi đi đến kết luận số bò này bị đa nang buồng trứng chiếm tỷ lệ tương ứng là 31,03 và 39,28% ; số bò cái có hàm lượng FSH thấp, có u nang được khẳng định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAO CAO THAC SY_ LINH MOI 24.12.doc
Tài liệu liên quan