Luận văn Xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề năm 2005-2010 ở thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Luận văn Xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề năm 2005-2010 ở thành phố Hồ Chí Minh: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM T.P.HCM E D ĐẶNG THỊ HÒA TRÊN CỨ LIỆU CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC T.P.HỒ CHÍ MINH - 2004 LỜI CẢM ƠN Suốt ba năm được học tập và nghiên cứu chương trình Cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục tại trường ĐH Sư Phạm T.P.Hồ Chí Minh cũng như quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này,tôi đã được đón nhận sự hướng dẫn tỉ mỉ cũng như sự quan tâm động viên và giúp đỡ rất tận tình của Quý thầy cô trực tiếp giảng dạy, của BGH và phòng KH CN-Sau đại học của nhà trường,của Vụ GD THCN-Bộ GD&ĐT,Sở GD-ĐT T.P.Hồ Chí Minh, cùng BGH và phòng Đào tạo của 16 trường THCN của Thành phố và các bạn bè đồng nghiệp…. Tôi xin được bày tỏ nơi đây lòng biết ơn sâu sắc đối với Quý thầy cô, BGH và các phòng khoa của trường ĐH SP T.P.Hồ Chí Minh - Ban lãnh đạo Vụ giáo dục THCN -Bộ GD&ĐT. - Ban lãnh đạo Sở GD-ĐT T.P.Hồ Chí Minh. - Ban giám hiệu và phòng Đào t...

pdf113 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề năm 2005-2010 ở thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM T.P.HCM E D ĐẶNG THỊ HÒA TRÊN CỨ LIỆU CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC T.P.HỒ CHÍ MINH - 2004 LỜI CẢM ƠN Suốt ba năm được học tập và nghiên cứu chương trình Cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục tại trường ĐH Sư Phạm T.P.Hồ Chí Minh cũng như quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này,tôi đã được đón nhận sự hướng dẫn tỉ mỉ cũng như sự quan tâm động viên và giúp đỡ rất tận tình của Quý thầy cô trực tiếp giảng dạy, của BGH và phòng KH CN-Sau đại học của nhà trường,của Vụ GD THCN-Bộ GD&ĐT,Sở GD-ĐT T.P.Hồ Chí Minh, cùng BGH và phòng Đào tạo của 16 trường THCN của Thành phố và các bạn bè đồng nghiệp…. Tôi xin được bày tỏ nơi đây lòng biết ơn sâu sắc đối với Quý thầy cô, BGH và các phòng khoa của trường ĐH SP T.P.Hồ Chí Minh - Ban lãnh đạo Vụ giáo dục THCN -Bộ GD&ĐT. - Ban lãnh đạo Sở GD-ĐT T.P.Hồ Chí Minh. - Ban giám hiệu và phòng Đào tạo 16 trường THCN T.P.Hồ Chí Minh. - Ban giám hiệu và Quý thầy cô trường THTT KT-KT Tây Nam Á. - Các bạn đồng nghiệp chuyên ngành Quản lý giáo dục khóa 10,khóa 11 và khóa 12. Đặc biệt,chân thành cả ơn Tiến sĩ Trương Văn Sinh, người thầy đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Xin được ghi nhận sâu sắc tình cảm của gia đình và những người thân yêu đã luôn động viên,khích lệ, tạo điều kiện về mọi mặt để tôi vượt qua mọi khó khăn,vừa hoàn thành tốt công tác,lại vừa hoàn thành khóa học cũng như mong muốn hoàn thành tốt luận văn này. Xin chân thành cảm ơn. ĐẶNG THỊ HÒA ^”] MỤC LỤC PHẦN I : MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 4 3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 7 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. ........................................................... 8 5. Giả thuyết khoa học. ..................................................................................... 8 6. Giới hạn của đề tài. ....................................................................................... 8 7. Đóng góp của luận văn.................................................................................. 8 8. Nội dung nghiên cứu. .................................................................................... 9 9. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………....10 10. Kết cấu đoạn văn………………………………………………………….. 11 PHẦN II : NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI………………………………... 12 1.1. Một số vấn đề cơ bản của xã hội hóa (XHH) giáo dục…………............. 12 1.1.1. Quan niệm về XHH ..................................................................................12 1.1.2. Mục đích của XHH giáo dục ....................................................................16 1.1.3 Nội dung XHH giáo dục...........................................................................17 1.1.4 Phương thức XHH giáo dục .....................................................................19 1.1.5 Vai trò của các lực lượng trong hệ thống chính trị đối với quá trình XHH giáo dục...........................................................................22 1.1.6 Một số vấn đề cần quan tâm khi tiến hành XHH giáo dục.......................26 1.2. Vị trí và vai trò của các trường THCN trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam .....................................................................................26 1.2.1. Vị trí của các trường THCN trong hệ thống giáo dục quốc dânViệt Nam ...................................................................................26 1.2.2. Vai trò của trường THCN.........................................................................29 1.3. Quan điểm của Đảng ta về XHH giáo dục. ................................................32 1.3.1. Những cơ sở để Đảng ta đưa ra quan điểm XHH giáo dục......................32 1.3.2. Các quan điểm của Đảng về XHH giáo dục.............................................33 1.3.3. TP. Hồ Chí Minh và nhu cầu phát triển hệ thống đào tạo nghề phục vụ cho việc phát triển KT – XH. ................................................36 CHƯƠNG 2 -THỰC TRẠNG XHH HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TP.HCM THỜI GIAN QUA..................................................40 2.1. TP.HCM : Điều kiện tự nhiên & xã hội- tính bức thiết của nhu cầu Đào tạo nhân lực và vấn đề XHH hoạt động đào tạo nghề ..........................40 2.1.1. Tổng quan về TP. HCM ..........................................................................40 2.1.2. Tính bức thiết của nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của TP. HCM. ........48 2.2. Hệ thống trường THCN của TP. HCM. ........................................................52 2.2.1. Tổng quan về các trường THCN ở TP. HCM ..........................................53 2.2.2. Hoạt động đào tạo nghề của các trường THCN thời gian qua. ................60 2.2.3. Một vài nhận xét. ......................................................................................63 2.3. Thực trạng XHH giáo dục và XHH hoạt động đào tạo nghề ở TP.HCM thời gian qua. ..............................................................................66 2.3.1. Một số thành tựu.......................................................................................66 2.3.2. Một số tồn tại............................................................................................71 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại................................................................76 CHƯƠNG 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XHH HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG THCN Ở TP. HCM ĐẾN NĂM 2010 .......................80 3.1. Những căn cứ để xây dựng các giải pháp. ..................................................80 3.1.1. Căn cứ lý luận...........................................................................................80 3.1.2. Căn cứ pháp lý. .........................................................................................80 3.1.3. Căn cứ thực tiễn........................................................................................81 3.2. Một số nguyên tắc khi xây dựng các giải pháp. .........................................81 3.2.1. Nguyên tắc thứ nhất..................................................................................81 3.2.2. Nguyên tắc thứ hai....................................................................................82 3.2.3. Nguyên tắc thứ ba.....................................................................................83 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả XHH hoạt động đào tạo nghề ở TP. HCM ..................................................................................................84 3.3.1. Giải pháp 1 : Xây dựng một nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác đào tạo nghề. ................................................84 3.3.2. Giải pháp 2 : Quy hoạch hoá mạng lưới trường THCN. ..........................86 3.3.3. Giải pháp 3 : Nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo của các trường THCN ....................................................................95 PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận .............................................................................................................. .106 Một số kiến nghị ................................................................................................ .108 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SP : Sư phạm THCN : Trung học chuyn nghiệp CNKT : Cơng nhn kỹ thuật TP. HCM : Thnh phố Hồ Chí Minh Q. : Quận Q.PN : Quận Ph Nhuận Q.BT : Quận Bình Thạnh Q.TB : Quận Tn Bình Q.TĐ : Quận Thủ Đức TH KT-KT : Trung học Kinh tế - Kỹ thuật TH KT-NV : Trung học Kỹ thuật - Nghiệp vụ TH GT : Trung học Giao thơng BGH : Ban gim hiệu CBGD : Cn bộ giảng dạy TS : Tuyển sinh HS : Học sinh ĐH : Đại học CĐ : Cao đẳng QLNN : Quản lý nhà nước QLGD : Quản lý gio dục GV : Gio vin HV : Học vin T r. : Trang TL. : Ti liệu CBHC : Cn bộ hnh chnh CBQLNV : Cn bộ quản lý nhn vin DN : Dạy nghề ĐHH : Đại học hóa Điện CN và DD : Điện công nghiệp và dân dụng CB v BQTP : Chế biến v bảo quản thực phẩm TH KT-NV NHC : Trung học Kỹ thuật - Nghiệp vụ Nguyễn Hữu Cảnh THCN : Trung học chuyn nghiệp TH KT-NV PL : Trung học Kỹ thuật-Nghiệp vụ Ph Lm TH TT KT-KT VT : Trung học Kinh tế-Kỹ thuật Vạn Tường THKT : Trung học Kinh tế TH KT-NV NSG : Trung học Kỹ thuật Nghiệp vụ Nam Si Gịn TH TT KT-KT PN : Trung học Tư thục Kinh tế -Kỹ thuật Phương Nam TH KT-NV TĐ : Trung học Kỹ thuật - Nghiệp vụ Thủ Đức TH KT NN : Trung học Kỹ thuật Nơng nghiệp TH TT KT-KT TNA : Trung học Tư thục Kinh tế -Kỹ thuật Ty Nam THCN : Trung học chuyn nghiệp TH GT-CC : Trung học Giao thơng cơng chnh TH TT KT-NV BV : Trung học Tư thục Kỹ thuật-Nghiệp vụ Bch Việt TH KT LTT : Trung học Kỹ thuật Lý Tự Trọng TH NV DL-KS : Trung học Nghiệp vụ Du lịch-Khch sạn WUX 1 PHẦN I - MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1.1. Đất nước ta đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một cuộc cách mạng về khoa học, kỹ thuật và công nghệ (KH KT & CN) đòi hỏi một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao, có trình độ tay nghề vững vàng. Đòi hỏi này chỉ có thể giải quyết và đáp ứng trên cơ sở phát triển sự nghiệp giáo dục. Có thể phát triển giáo dục bằng nhiều con đường, nhiều chủ trương. Xuất phát từ quan điểm giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, Đảng và Nhà nước ta coi xã hội hóa (XHH) giáo dục là một chủ trương lớn nhằm tạo điều kiện cho mọi người dân được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ tay nghề, đồng thời “huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên mọi tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân” (TL.8-trang 61). 1.2. Trong gần 20 năm qua, công tác XHH giáo dục được triển khai rộng khắp và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhận thức và trách nhiệm của ba lực lượng trong hệ thống chính trị (Đảng, Nhà nước, Mặt trận, các tổ chức đoàn thể xã hội) và của quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp giáo dục quốc dân (GDQD) được nâng cao và sâu sắc hơn. Cơ hội và điều kiện học tập, nâng cao chuyên môn, tay nghề của người dân nhiều hơn, thuận lợi hơn. Giáo dục đã hướng đến phục vụ nhu cầu về KHKT&CN, về lực lượng lao động có tay nghề của các lĩnh vực kinh tế xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, công tác XHH giáo dục còn có những hạn chế, khiếm khuyết. Có những khiếm khuyết do nhận thức của các lực lượng trong hệ thống chính trị và của người dân về XHH giáo dục chưa đầy đủ, chưa sâu. Chưa xuất phát từ lòng dân … (xem phần đánh giá của Bộ GD&ĐT, TL 1.). 2 Xuất phát từ nhiệm vụ của giáo dục là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” trong đó nhiệm vụ thứ hai là chủ yếu, theo chúng tôi cần phải lưu ý đến một khiếm khuyết ít được nói đến, đó là công tác XHH giáo dục thời gian qua đã quá chú trọng đến các bậc giáo dục thấp (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông), mà chưa quan tâm đúng mức đến các bậc giáo dục cao (giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học) – những bậc giáo dục trực tiếp đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ lao động có chuyên môn, có tay nghề phục vụ cho các lĩnh vực KT – XH. Từ đây nảy sinh một thực tế: Đội ngũ lao động qua đào tạo nghề của nước ta quá thấp, chỉ có 15% bình quân cả nước, trong đó chỉ 0,5% đội ngũ lao động có trình độ cao. Vì thế, có thể khẳng định rằng nhiệm vụ thứ hai (đào tạo nhân lực) của ngành giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu của các lĩnh vực kinh tê xã hội. Từ đây, một đòi hỏi bức thiết đặt ra: cần mở rộng hệ thống trường lớp đào tạo nghề cho đội ngũ lao động, trong đó phải ưu tiên mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới các trường đào tạo công nhân kỹ thuật (CNKT) và trường trung học chuyên nghiệp (THCN). Để giải quyết đòi hỏi bức thiết đặt ra, song song với việc mở các trường thuộc loại hình công lập, cần phát triển mạnh mẽ các trường thuộc loại hình bán công, dân lập, tư thục trên cơ sở của chủ trương XHH giáo dục. 1.3. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đã triển khai mạnh mẽ chủ trương XHH giáo dục. Một loạt trường phổ thông các cấp được nâng cấp, chỉnh trang. Như: trường PTTH Nguyễn Hiền (Q.11), Nguyễn Thượng Hiền (Q.TB), trường PTTH Nguyễn Thị Minh Khai, PTTH Bán công Maria Quire (Q.3) …), một loạt trường bán công, dân lập, tư thục được ra đời ở các bậc giáo dục như: trường PTTH dân lập cấp 2-3 Nguyễn Khuyến (Q.TB), PTTH dân lập Ngôi Sao (Q. 6), trường PTTH Tư thục Hồng Đức (Q. TB), PTTH Tư thục Ngô Thời Nhiệm (Q. 3), PTTH dân lập Trương Vĩnh Ký (Q. 11), PTTH dân lập Đăng Khoa (Q. 1)… trường tiểu học dân lập Nam Sài 3 Gòn, trường tiểu học dân lập Hướng Dương, trường tiểu học Sài Gòn … và trên 300 trường mầm non tư thục, dân lập và các nhóm trẻ gia đình … Ở bậc cao đẳng và đại học có các trường Đại học bán công Tôn Đức Thắng, trường Cao đẳng bán công Hoa Sen , Đại học dân lập Kỹ thuật - Công nghệ T.P. Hồ Chí Minh, Đại học dân lập Văn Lang, Đại học dân lập Hùng Vương, Đại học dân lập Hồng Bàng, Đại học dân lập Văn Hiến, Đại học dân lập Tin học – Ngoại ngữ … là những minh chứng sinh động. Công tác XHH giáo dục của T.P. Hồ Chí Minh cũng có những hạn chế, khiếm khuyết như nhiều địa phương khác trong cả nước đã nêu ở trên. Nhưng có điều đáng nói là ở T.P. Hồ Chí Minh đang có một nghịch lý: Tiềm lực kinh tế của TP. Hồ Chí Minh rất mạnh. Thành phố cũng đưa ra những chủ trương, biện pháp rất thông thoáng, khuyến khích các đơn vị, tổ chức đoàn thể xã hội và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào giáo dục TP. Hồ Chí Minh có số lượng trường đào tạo nghề, trường THCN, Cao Đẳng, Đại Học với tất cả các hình thức công lập, bán công, dân lập, tư thục rất lớn, chỉ sau T.P. Hà Nội. Thế nhưng, tất cả các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), nhà máy, xí nghiệp và công ty ở T.P. Hồ Chí Minh đều đang thiếu khá trầm trọng lực lượng đã qua đào tạo, có tay nghề. Vì sao có nghịch lý ấy? Có thể có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về phương diện quản lý. Trong quá trình đào tạo, tất cả các trường đào tạo CNKT, THCN, CĐ, ĐH, nhất là các trường thuộc loại hình dân lập, tư thục, bán công đang gặp rất nhiều khó khăn về đất đai, về nguồn vốn… nhưng các cấp chính quyền của T.P. Hồ Chí Minh hoặc chưa quan tâm đúng mức, hoặc chưa có một cơ chế phù hợp để quản lý các trường này. Vấn đề đặt ra là: Cần phải có những giải pháp mới sao cho phù hợp nhằm phát huy vai trò của các trường đào tạo nghề – loại hình trường trực tiếp đào tạo kiến thức chuyên môn và nâng cao tay nghề cho người lao động. 4 Với đề tài “Xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề đến năm 2010 (trên cứ liệu các trường Trung học chuyên nghiệp của T.P. Hồ Chí Minh)” chúng tôi mong muốn góp phần giải quyết phần nào vấn đề đặt ra. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: 2.1 Từ khi nghị quyết 90/CP của Chính phủ được ban hành, vấn đề XHH các lĩnh vực XH nói chung và XHH giáo dục nói riêng, đã được xã hội quan tâm. Đã có nhiều nhà quản lý, nhà nghiên cứu và những người quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, … đề cập đến vấn đề này, nhất là XHH giáo dục phổ thông, có rất nhiều công trình nghiên cứu nhưng về XHH hoạt động đào tạo nghề thì mới chỉ là những bài báo, những bài phát biểu trong các Hội nghị, Hội thảo chứ chưa có một công trình nghiên cứu nào cụ thể. Và có lẽ ba công trình đã đề cập nhiều nhất đến các khía cạnh về XHH giáo dục, văn hóa là công trình “XHH hoạt động văn hóa” (TL.35) do Viện văn hóa tập hợp và “Công trình XHH công tác giáo dục” do GS-TS Phạm Minh Hạc tổng chủ biên (TL.19) và công trình “XHH giáo dục ở TP. Hồ Chí Minh – Quan niệm, thực trạng và giải pháp” do PGS.TS. Trần Tuấn Lộ chủ biên (TL.33). 2.2. Riêng ở lĩnh vực giáo dục, hàng loạt vấn đề về XHH giáo dục đã được đề cập. Có những vấn đề chung, mang tính chất lý luận, chẳng hạn: – Vấn đề khái niệm, mục đích, nội dung về XHH giáo dục. – Vấn đề mối quan hệ giữa XHH giáo dục với chấn hưng giáo dục và phát triển KT-XH. – Vấn đề vai trò của các lực lượng, các thành phần xã hội đối với XHH giáo dục. – v.v…. (Xem TL.1, TL.14, TL.19, TL.33, TL.34) Có những vấn đề riêng, gắn với một khâu, một nội dung nào đó của giáo dục – đào tạo (GD-ĐT) nói chung hay gắn với một địa phương nào đó, chẳng hạn: – Tình hình XHH giáo dục ở các địa phương. 5 – XHH giáo dục và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các lĩnh vực KT-XH. – Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho GD-ĐT. – Phát huy vai trò của Hội đồng Giáo dục các cấp, Hội phụ huynh học sinh. – Phát triển các loại hình học bổng, tài trợ cho học sinh, sinh viên,…… 2.3 Số ý kiến trực tiếp bàn đến vấn đề XHH đối với công tác đào tạo nghề không nhiều. Tuy nhiên, những vấn đề được các tác giả đề cập không ít. Có một số vấn đề cần được quan tâm: – Vấn đề cơ cấu lại hệ thống đào tạo nghề trong mối quan hệ với cơ cấu lại hệ thống giáo dục quốc dân, xóa bỏ tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” (Xin xem: Đinh Lan – cơ cấu lại hệ thống giáo dục quốc dân xóa bỏ mâu thuẫn “thừa thầy thiếu thợ”, Báo Sài gòn giải phóng, số ra ngày 07-06/2004) – Vấn đề gắn kết đào tạo nghề với yêu cầu của thị trường (Xin xem: Nhóm PV chuyên đề – “Nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp” – gắn kết đào tạo nghề với yêu cầu của thị trường” – Báo Sài gòn giải phóng, số ra ngày 31-05-2004, ngày 01 và 02-06-2004) – Vấn đề xây dựng mô hình đào tạo nghề trong doanh nghiệp (Xin xem: Hồng Nam – Báo ND, ngày 26-04-2004). – V.v…. Đây là những vấn đề rất cần thiết đối với quá trình XHH hoạt động đào tạo nghề nhằm góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục phục vụ cho các lĩnh vực KT-XH. Tuy nhiên, có một loạt vấn đề khác gắn với quá trình này chưa được đề cập, chẳng hạn: – Vai trò của các cơ quan nhà nước nói chung, ở một địa bàn cụ thể như Tp. Hồ Chí Minh đối với việc hỗ trợ cho hệ thống đào tạo nghề như thế nào? – Vấn đề điều tiết, phân bố hệ thống trường đào tạo nghề và các ngành nghề đào tạo như thế nào cho phù hợp cơ cấu kinh tế và cơ cấu nhân lực ở địa phương? 6 – Làm gì và làm như thế nào để phát huy cao độ hiệu quả đào tạo của các loại hình trường đào tạo nghề? – Làm gì và làm như thế nào để huy động tối đa tiềm năng của lực lượng xã hội, của người dân để mở rộng và phát triển các loại hình đào tạo nghề? – v.v… Chính những vấn đề chưa được đề cập này là một trong những thiếu sót và hạn chế của công tác XHH giáo dục thời gian qua (Xin xem phần 4 dưới đây). Và đấy cũng là những vấn đề cần được giải quyết khi đẩy mạnh XHH giáo dục trong thời gian tới ở T.P. Hồ Chí Minh. Trong luận văn này, chúng tôi cố gắng góp phần giải quyết một số vấn đề vừa đề cập. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Khi tiến hành đề tài đã lựa chọn, chúng tôi hướng tới 3 mục đích chính sau đây: Một là: Nêu lên nhu cầu bức thiết về KHKT & CN và về nguồn nhân lực phục vụ cho các lĩnh vực KT-XH trong quá trình CNH, HĐH đất nước nói chung, đối với việc phát triển KT-XH của T.P. Hồ Chí Minh nói riêng. Từ đó đặt ra vấn đề: Cần phải phát triển hệ thống đào tạo nghề nói chung, hệ thống trường THCN nói riêng trong quá trình XHH giáo dục. Hai là: Thông qua hệ thống trường THCN, nêu lên tình hình XHH hoạt động đào tạo nghề ở T.P. Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Ba là: Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác XHH hoạt động đào tạo nghề cho T.P. Hồ Chí Minh trong thời gian tới. Ba mục đích này có quan hệ với nhau. Mục đích thứ nhất là cơ sở lý luận và mục đích thứ hai là cơ sở thực tiễn để đạt đến mục đích thứ ba. 7 4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống các trường THCN và các biện pháp thực hiện XHH đào tạo nghề cho các trường này. 4.2. Khách thể nghiên cứu là: chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề của các trường THCN ở T.P. Hồ Chí Minh. 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC: Nếu có những giải pháp tích cực, phù hợp, thì chắc chắn sẽ thúc đẩy mạnh mẽ được quá trình XHH hoạt động đào tạo nghề của Tp. Hồ Chí Minh. 6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: 6.1. Hệ thống đào tạo nghề của cả nước nói chung, của T.P. Hồ Chí Minh nói riêng rất đa dạng về hình thức, nhiều cấp độ đào tạo và bồi dưỡng. Ở luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu hệ thống trường THCN ở T.P. Hồ Chí Minh (Bao gồm các trường THCN công lập, bán công, dân lập và tư thục đã được thành lập và đi vào hoạt động tính cho năm học 2003-2004) 6.2. Những giải pháp đưa ra trong luận văn này có giá trị cho đến năm 2010. 7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN: Theo thiển ý của chúng tôi luận văn này có ba đóng góp: Một là: Trình bày một cách rõ ràng hơn, hệ thống hơn cơ sở lý luận những vấn đề cơ bản về XHH giáo dục (Khái niệm, mục đích, phương thức, quan hệ, ….. của XHH giáo dục). Tất nhiên, do dung lượng của một luận văn thạc sĩ, những vấn đề này chỉ được trình bày mang tính khái quát. Hai là: Nêu lên một cách khách quan thực trạng công tác XHH hoạt động đào tạo nghề ở T.P. Hồ Chí Minh thời gian qua, (thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra). Ba là: Đưa ra được một số giải pháp mang tính khả thi để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác XHH hoạt động đào tạo nghề cho T.P. Hồ Chí Minh đến năm 2010. 8 8. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Đề tài xác định 3 mục nghiên cứu. Thứ nhất: Cơ sở lý luận của đề tài: Trong phần này, chúng tôi lần lượt làm rõ những vấn đề cơ bản về XHH giáo dục: Khái niệm về XHH và XHH giáo dục; mục đích phương hướng, quan hệ của XHH giáo dục; vai trò của các lực lượng trong hệ thống chính trị đối với XHH giáo dục. Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng công tác XHH hoạt động đào tạo nghề của T.P. Hồ Chí Minh thời gian qua, chỉ ra một cách khách quan những thành tựu, tồn tại của công tác XHH hoạt động đào tạo nghề, những nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng ấy. Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác XHH hoạt động đào tạo nghề cho T.P. Hồ Chí Minh. Trong điều kiện cho phép, một số giải pháp được mô hình hóa. 9. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 9.1. Phương pháp luận nghiên cứu: Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển sự nghiệp giáo dục, chúng tôi nghiên cứu về XHH hoạt động đào tạo nghề của T.P. Hồ Chí Minh trong hai mối quan hệ biện chứng: – Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Quần chúng nhân dân vừa là chủ thể vừa là khách thể của sự phát triển giáo dục. – Giáo dục phải gắn chặt với KT-XH, phục vụ cho việc phát triển KT- XH của cả nước và của từng địa phương. 9.2. Các phương pháp nghiên cứu: Khi triển khai đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau: 9 – Phương pháp nghiên cứu : nghiên cứu tài liệu về XHH và XHH giáo dục, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục đào tạo nghề trong khối các trường THCN. – Phương pháp điều tra và phỏng vấn: Chúng tôi đã khảo sát 15 trường THCN, bằng phiếu điều tra là 8 trường và phỏng vấn cán bộ quản lý của cả 15 trường THCN. Với số phiếu phát ra là 150 phiếu và thu về 74 phiếu. – Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học và phần mềm SPSS. for Windows 10.00. – Phương pháp mô hình hóa. Các phương pháp này có vai trò, vị trí khác nhau nhưng bổ trợ cho nhau khi chúng tôi tiến hành xử lý các tài liệu, cứ liệu và phân tích, đánh giá, luận giải từng vấn đề do đề tài đặt ra. Tùy từng chương, từng phần mà một hay một số phương pháp trên đây được sử dụng. 10. KẾT CẤU LUẬN VĂN: Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được tổ chức thành ba chương ứng với ba nội dung đã nêu, mỗi chương có nhiều phần. Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài. Chương 2: Thực trạng XHH hoạt động đào tạo nghề ở TP. Hồ Chí Minh thời gian qua Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác XHH hoạt động đào tạo nghề đối với các trường THCN của TP. Hồ Chí Minh đến năm 2010. " 10 PHẦN II- NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA Xà HỘI HOÁ (XHH) GIÁO DỤC: 1.1.1. Quan niệm về XHH: 1.1.1.1. Các quan niệm về XHH: Xã hội hóa là một thuật ngữ của triết học, tâm lý học và xã hội học. Có nhiều quan niệm khác nhau về XHH. Căn cứ vào việc nhấn mạnh vai trò của cá nhân hay xã hội trong quá trình XHH, có thể tạm chia làm hai loại quan niệm chủ yếu. Thứ nhất: Những người xuất phát từ mối quan hệ cá nhân với xã hội, nhấn mạnh vai trò của cá nhân trong quá trình tồn tại xã hội, cho rằng: “XHH là một quá trình tương tác giữa người này và người khác, kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động và thích nghi với những khuôn mẫu hành động đó” (Dẫn theo TL.23, trang 258). Hay như nhà nghiên cứu Thanh Lê đã nêu: “XHH được định nghĩa như một quá trình, trong đó suốt cả đời, cá nhân con người học hỏi và biến thành của mình những yếu tố xã hội – văn hóa của môi trường của mình, thu nhận chúng vào cơ cấu nhân cách của mình dưới ảnh hưởng của những kinh nghiệm và những tác nhân xã hội quan trọng. Và do đó mà thích nghi với môi trường xã hội mà mình phải sống trong đó” (TL.29, Tr. 26). Thứ hai: Những người nhấn mạnh vào vai trò của xã hội đối với quá trình hình thành nhân cách, lối sống và hành động của cá nhân thì cho rằng “XHH là quá trình tác động của xã hội đến từng cá nhân, hướng từng cá nhân theo các chuẩn mực xã hội trong quá trình cá nhân gia nhập vào xã hội”, hoặc “XHH là một quá trình ảnh hưởng và tác động qua lại giữa một bên là cá nhân và một bên là xã hội nhằm biến con người cá nhân thành con người xã hội” như PGS - PTS Đỗ Long đã nêu (TL.35, trang 333). Thuộc 11 quan niệm này có thể kể đến ý kiến của GS Mai Hữu Khuê và PGS - TS Bùi Văn Nhơn (TL.17), của PGS - PTS Tô Duy Hợp (TL.35)…. Từ hai loại quan niệm trên đây hình thành hai hướng XHH. Từ loại quan niệm thứ nhất hình thành XHH cá nhân và từ loại quan niệm thứ hai hình thành XHH xã hội. Dù hướng đi khác nhau, cả hai quan niệm trên đây có hai điểm chung khi đề cập đến XHH: – Coi XHH là một quá trình. – Trong quá trình XHH, giữa cá nhân và xã hội luôn luôn tác động và ảnh hưởng lẫn nhau trong mối quan hệ biện chứng và môi trường xã hội. 1.1.1.2. Khái niệm “Xã hội hóa”: Như đã nêu, dù theo hướng đi nào, người ta đều thừa nhận XHH là một quá trình trong đó từng cá nhân và xã hội luôn luôn có mối quan hệ tương tác với nhau trong quan hệ biện chứng với môi trường xã hội. ™ Theo chúng tôi XHH là quá trình một sự vật, hiện tượng nào đó được biến đổi, được phát triển để có hoặc có nhiều hơn tính chất xã hội, để thuộc về xã hội, do xã hội, vì xã hội . ™ XHH có 2 loại : a) XHH một cá nhân (XHH cá nhân) tức là biến đổi một cá nhân từ một thực thể sinh học (đứa trẻ sơ sinh) thành một thực thể vừa sinh học (cơ thể) vừa xã hội (có những quan hệ xã hội và có tâm lý, ý thức) mang tính xã hội (tâm lý người mang tính xã hội – lịch sử ) trong đó mặt xã hội là chủ yếu, là bản chất . b) XHH là một lĩnh vực hoạt động (XHH hoạt động) của một cá nhân hoặc của Nhà nước thành hoạt động của nhiều người trong xã hội (phong trào) hoặc của toàn dân (dưới sự quản lý của Nhà nước). “XHH giáo dục” thuộc loại hoạt động (b) này . Sự giáo dục một đứa trẻ, sự hình thành và phát triển nhân cách của nó là sự XHH cá nhân, thuộc loại (a). 12 ™ XHH cá nhân được thực hiện bằng hai con đường thống nhất biện chứng với nhau: a) Cá nhân tự XHH mình (học tập, rèn luyện). b) Xã hội XHH cho từng cá nhân bằng sự tác động của nó (văn hóa – giáo dục v.v…) ™ XHH một lĩnh vực hoạt động, ví dụ XHH hoạt động giáo dục, XHH hoạt động y tế, XHH hoạt động quốc phòng (quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân) được thực hiện bằng hoạt động của nhiều người dân (ví dụ: phong trào hiến máu nhân đạo) hoặc của toàn dân cũng như của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước (Nhà nước và nhân dân cùng làm việc XHH một lĩnh vực hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước). XHH giáo dục là sự XHH hoạt động giáo dục của Nhà nước để hoạt động đó trở thành vừa là hoạt động của Nhà nước (trong đó có sự quản lý của Nhà nước) vừa là hoạt động của xã hội, của DÂN (Nhà nước không phải DÂN, Nhà nước không phải là xã hội, khi ta nói : Nhà nước cai trị dân, Nhà nước của dân, do dân, vì dân, Nhà nước quản lý xã hội, sự quản lý Nhà nước đối với xã hội). Mặt khác, dù theo hướng đi nào, người ta đều phải thừa nhận vai trò to lớn của Nhà nước đối với quá trình XHH. Chỉ có Nhà nước – người đại diện cho xã hội và có trách nhiệm quản lý xã hội mới có đủ quyền lực và khả năng tiến hành XHH. Nhà nước của ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Khi tiến hành XHH bất kì một lĩnh vực nào (văn hóa, giáo dục, hay y tế,…), Nhà nước ta đều xuất phát vì quyền lợi của dân. Do đó trong quan niệm của Đảng và Nhà nước ta, XHH phải mang tính chất phong trào, là một cuộc vận động quần chúng nhân dân. Từ những cơ sở trên đây, XHH được hiểu là một cuộc vận động rộng rãi, phổ biến quần chúng nhân dân tham gia nhằm tạo điều kiện cho quần 13 chúng nhân dân vừa được hưởng quyền lợi vừa nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình đối với một lĩnh vực XHH. Cách hiểu này được đưa ra trong nghị quyết 90/CP của Chính phủ (Xem TL.5). 1.1.1.3. Khái niệm “XHH giáo dục”: Từ cách hiểu về XHH giáo dục của nghị quyết 90/CP, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra cách hiểu về XHH giáo dục như sau: “XHH giáo dục là vận động và tổ chức để toàn dân, toàn xã hội thực hiện việc học tập suốt đời và tham gia phát triển giáo dục, biến việc học tập thành một phong trào rộng rãi để dần dần tiến tới một xã hội học tập” (TL.4, trang 1). Về cơ bản chúng tôi tán thành với hai cách hiểu vừa nêu. Song, để khái quát hơn và làm rõ khía cạnh “quyền lợi và trách nhiệm” của người dân đối với việc phát triển giáo dục, bước đầu chúng tôi hiểu XHH giáo dục như sau: Trước khi xảy ra hoạt động XHH thì sự việc giáo dục vẫn ở trong một phạm vi hẹp nào đó, chỉ trực tiếp chịu sự quản lý của ngành giáo dục . Nhưng sau NQ 90/CP của Chính phủ được ban hành thì XHH đã khiến giáo dục trở thành một sự việc được thấm nhuần yếu tố xã hội hơn . XHH giáo dục là cuộc vận động rộng rãi toàn dân, toàn xã hội tham gia vào hoạt động giáo dục nhằm tạo điều kiện cho toàn dân vừa được học tập vừa được nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với việc phát triển sự nghiệp giáo dục. 1.1.2. Mục đích của xã hội hóa giáo dục: Xuất phát từ quan niệm trên đây, XHH giáo dục có nhiều mục đích: có mục đích xuyên suốt mọi mặt của XHH giáo dục và có những mục đích riêng gắn với chủ thể và khách thể của XHH giáo dục. 1.1.2.1. Mục đích chung: Mục đích chung là mục đích cao nhất của XHH giáo dục là góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục để cho giáo dục làm tròn nhiệm vụ nặng nề và 14 to lớn của mình nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu về KHKT & CN, về nhân lực cho các lĩnh vực KT-XH trong tiến trình phát triển của đất nước nói chung, trong công cuộc CNH, HĐH nói riêng nhằm thực hiện mục tiêu trên dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Đi từ đây, GS-TS Phạm Minh Hạc và đồng sự đã khẳng định “XHH giáo dục là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, một con đường phát triển giáo dục ở nước ta” (TL.19, trang 15). 1.1.2.2. Mục đích riêng: Có hai mục đích riêng: – Mục đích riêng gắn với người, khách thể của XHH giáo dục. – Mục đích riêng gắn với Nhà nước, với các tổ chức đoàn thể xã hội. a) Mục đích gắn với người dân: Gắn với người dân, XHH giáo dục có hai mục đích: – Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được hưởng quyền học tập và nâng cao kiến thức KHKT & CN và tay nghề để từ đó người dân tự mình cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bản thân và gia đình, đồng thời góp phần phát triển xã hội. – Nâng cao nhận thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của người dân đối với việc phát triển giáo dục. Hai mục đích này gắn chặt với nhau trong mối quan hệ biện chứng giữa quyền lợi và nghĩa vụ. b) Mục đích gắn với Nhà nước: Gắn với Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể xã hội, XHH giáo dục cũng có hai mục đích: – Vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức đoàn thể xã hội đối với sự nghiệp giáo dục. 15 – Thông qua các biện pháp, hình thức XHH giáo dục, có thể thấy rõ uy tín, năng lực và tầm quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức đoàn thể xã hội. 1.1.3. Nội dung xã hội hóa giáo dục: Xã hội hóa giáo dục có 5 nội dung cơ bản: Một là: Giáo dục hóa xã hội: giáo dục hóa xã hội (GDHXH) được hiểu là tạo lập một phong trào học tập sâu rộng trong xã hội, làm cho “Việt Nam trở thành một xã hội học tập” (TL.12, trang 09), vận động toàn dân học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời để cho làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn, thu nhập cao hơn và có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Hai là: Cộng đồng hóa trách nhiệm: cộng đồng hóa trách nhiệm được hiểu là tạo lập môi trường trong đó toàn Đảng, toàn Nhà nước, các tổ chức xã hội và toàn dân cùng chia sẻ trách nhiệm đối với việc phát triển sự nghiệp giáo dục, làm cho giáo dục trở thành sự nghiệp của nhân dân. Ba là: Đa dạng hóa các loại hình đào tạo: đa dạng hóa các loại hình đào tạo được hiểu là tạo ra nhiều loại hình trường lớp với nhiều hình thức khác nhau nhằm tạo cơ hội cho người dân được học tập và nâng cao kiến thức KHKT&CN (xin xem thêm 1.3.2 ở dưới) Bốn là: Đa phương hóa các nguồn lực phục vụ cho việc phát triển GD- ĐT: Đa phương hóa các nguồn lực được hiểu là ngoài các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) từ phía nhà nước cần phải khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, từ các tổ chức đoàn thể, xã hội, cá nhân trong và ngoài nước, từ các tổ chức phi chính phủ, từ các “Mạnh thường quân”. Năm là: Thể chế hóa sự quản lý của Nhà nước và dân chủ hóa hoạt động giáo dục: Thể chế hóa sự quản lý của Nhà nước được hiểu là thông qua các luật, bộ luật và văn bản quy phạm pháp luật, Nhà nước quy định về trách nhiệm và quyền lợi của Nhà nước, của các tổ chức đoàn thể xã hội và của người dân khi tham gia xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục. Còn dân chủ hóa hoạt động giáo dục là tạo lập môi trường giáo dục trong đó có các 16 thành phần xã hội, mỗi người dân phát huy cao độ mọi sự đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. (Vấn đề dân chủ hóa hoạt động giáo dục, xin xem thêm 1.3.2 ở dưới) Về nội dung của XHH giáo dục có thể tham khảo thêm ý kiến của các nhà quản lý giáo dục trong công trình “Xã hội hóa công tác giáo dục” do GS - TS Phạm Minh Hạc làm tổng chủ biên (TL.20, trang 26-31) 1.1.4. Phương thức xã hội hóa giáo dục: Lâu nay khi nói đến phương thức XHH hoạt động của các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo,… Dường như người ta chỉ nói đến phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Từ đây dễ dẫn đến: – Sự ngộ nhận là: chỉ có một phương thức duy nhất để tiến hành XHH bất kỳ một lĩnh vực nào. – Hiểu sai mục đích của XHH giáo dục. Hiện nay trong cán bộ và nhân dân ta có một số quan niệm không đầy đủ, không chính xác về XHH giáo dục. Có hai quan niệm khá phổ biến. Một số cho rằng do kinh tế nước ta còn nghèo nàn, nên Nhà nước tiến hành XHH giáo dục chỉ để huy động sự đóng góp của dân. Thậm chí có người còn nặng lời hơn: XHH giáo dục là một cách Nhà nước rút hầu bao của dân cho ngành giáo dục. Một số khác lại cho rằng: Nhà nước không ôm xuể ngành giáo dục, đành phải bung ra cho dân và thế là tiến hành XHH giáo dục. Thực ra có nhiều phương thức XHH giáo dục. “Nhà nước và nhân dân cùng làm” chỉ là một trong những phương thức ấy mà thôi. Có phương thức XHH chung cho giáo dục cũng như các lĩnh vực y tế, văn hóa, xóa đói giảm nghèo,….. Đồng thời cũng có những phương thức riêng cho từng lĩnh vực tùy thuộc vào đặc thù của lĩnh vực được XHH. Dưới đây, chúng tôi đi vào những phương thức chung và riêng khi XHH giáo dục. 1.1.4.1. Một số phương thức chung để XHH các lĩnh vực: 17 Hình như phương thức chung để tiến hành XHH giáo dục và mọi lĩnh vực đều xuất phát từ phía chủ thể tham gia vào XHH. Nếu căn cứ vào chủ thể tham gia vào XHH, có thể có ba phương thức: Một là: Phương thức “cá nhân” Đây là phương thức mà một người (hay một gia đình) nào đó với hảo tâm hay tình cảm, ý thức về nghĩa vụ của mình, bỏ tiền của, đất đai của bản thân (hay gia đình) để xây một ngôi trường, một trạm xá, một cái cầu … hay là bỏ cả thời gian, công sức, trí tuệ tham gia vào việc quản lý, giảng dạy, xây dựng,… và người được hưởng quyền học hành, quyền chăm sóc sức khỏe, quyền đi lại thuận lợi từ ngôi trường, trạm xá, cái cầu … là người dân. Hai là : Phương thức “tập thể” hoặc “nhóm”. Đây là phương thức mà một tập thể hoặc nhóm người (tổ chức Đoàn TN CS HCM, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, các nhà sư ở một chùa nào đó,…) lập một nhà nuôi dưỡng trẻ em mồ côi hay các cụ già không nơi nương tựa, mở lớp học tình thương,… Trên cơ sở đóng góp tiền của, công sức,… của các thành viên trong tập thể ấy. Tất nhiên những người được hưởng từ những ngôi nhà, lớp học ấy là người dân. Ba là : Phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” Phương thức này như tên gọi của nó có sự tham gia của hai lực lượng: Nhà nước và dân. Cả hai lực lượng này cùng góp công, góp sức và cùng tiến hành hoạt động XHH một lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên, lâu nay phương thức này bị biến dạng thành “Nhà nước và nhân dân cùng đóng góp và Nhà nước làm”. (phần này chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau) 1.1.4.2. Một số phương thức riêng để XHH giáo dục: Ngoài những phương thức chung trên đây, trong quá trình XHH giáo dục, tùy thuộc vào từng địa phương và từng mảng của giáo dục, có thể có một số phương thức riêng. Ở đây, chúng tôi xin giới thiệu một vài phương thức một số địa phương đã tiến hành hoặc theo thiển ý của chúng tôi là phù hợp. 18 Thứ nhất : Phương thức kích cầu. Nội dung của phương thức này như sau: Ủy ban nhân dân các cấp đứng ra bảo lãnh trước ngân hàng cho các trường (Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp) vay tiền để nâng cấp, chỉnh trang trường lớp và mua sắm trang thiết bị, phục vụ cho hoạt động dạy và học (vay trọn gói, chỉnh trang và nâng cấp một lần). Ủy ban nhân dân thành phố hoặc các cấp đứng ra chịu trách nhiệm trả lãi xuất cho ngân hàng. Các trường cùng với phụ huynh học sinh sẽ thống nhất với nhau phương thức đóng góp để trả vốn vay cho ngân hàng. Sau một thời gian nhất định, nếu trường chưa trả được cho ngân hàng thì Ủy ban nhân dân dùng tiền ngân sách để trả hay, sau đó trường sẽ trả lại cho UBND hoặc UBND sẽ khấu trừ dần vào ngân sách hàng năm chi cho các trường (trường công). Phương thức này có tác dụng làm cho bộ mặt, cảnh quan của các trường thay đổi nhanh chóng, Sở Giáo dục – Đào tạo TP. Hồ Chí Minh phối hợp với UBND Q.3, Q.TB, Q.1 … thực hiện phương thức này đối với các trường Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Thị Minh Khai … Phương thức kích cầu cũng có hạn chế của nó. Các xã, phường hay quận, huyện nghèo khó lòng áp dụng được phương thức này. Phương thức này cũng được áp dụng rất hạn chế đối với một số trường ngoài công lập hay những trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp nằm ngoài tầm kiểm soát của UBND Thành phố hay Quận. Tuy nhiên ở TP. Hồ Chí Minh cũng có khá nhiều trường được UBND Thành phố quan tâm đã thực hiện được phương thức này: trường CĐ Bán công Công nghệ và Quản trị doanh nghiệp, trường ĐH DL Kỹ thuật – Công nghệ TP. HCM … và một số trrường ngoài công lập TP. Hồ Chí Minh đã và đang được thực hiện theo phương thức này như các trường TH Tư thục Kinh tế – Kỹ thuật Vạn Tường, TH Tư thục Tin học – Kinh tế Sài gòn, TH Tư thục Kinh tế – Kỹ thuật Phương Nam, TH Tư thục Kinh tế – Kỹ thuật Tây Nam Á … 19 Thứ hai : Phương thức liên kết địa phương. Đây là phương thức gắn kết : Địa phương – Trường đào tạo – Cơ sở sản xuất. Phương thức này chủ yếu cho các loại trường đào tạo nghề. Thứ ba : Phương thức liên thông trong đào tạo. Ở chương 3, chúng tôi sẽ trở lại trình bày kĩ hai phương thức thứ hai và thứ ba này … 1.1.5. Vai trò của các lực lượng trong hệ thống chính trị đối với quá trình xã hội hóa giáo dục: Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. “XHH là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân” (TL6) và của các tổ chức, đoàn thể xã hội. Do đó, các lực lượng trong hệ thống chính trị đương nhiên có vai trò quan trọng đối với quá trình XHH giáo dục. Hệ thống chính trị của chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam gồm có ba lực lượng: Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN), Nhà nước, và các tổ chức đoàn thể, xã hội hay Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (các tổ chức đại diện cho dân). Với cơ chế quan hệ là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, và nhân dân làm chủ. Theo đó, vai trò của các lực lượng trong hệ thống chính trị đối với quá trình XHH giáo dục có khác nhau. 1.1.5.1. Vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam: – Với vai trò lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Đảng Cộng Sản Việt Nam có vai trò quyết định mọi thắng lợi của Cách mạng Việt Nam. – Đối với quá trình XHH giáo dục, vai trò của ĐCSVN là ở chỗ: – Đưa ra các quan điểm, đường lối, chính sách … về XHH giáo dục. Hai lực lượng chính trị còn lại, xuất phát từ chức năng và trách nhiệm của mình, phải đưa những quan điểm, đường lối, chính sách … về XHH giáo dục vào cuộc sống, đến với người dân. Do đó các quan điểm của Đảng về mọi 20 lĩnh vực, trong đo có vấn đề XHH giáo dục, luôn luôn trở thành định hướng chiến lược cho sự phát triển của mọi lĩnh vực KT-XH. – Chỉ đạo động viên, khuyến khích và kiểm tra, đánh giá vai trò và trách nhiệm của các lực lượng chính trị đối với quá trình XHH giáo dục. – Động viên, khuyến khích những cán bộ, Đảng viên và tổ chức Đảng tham gia thực hiện các chủ trương, biện pháp XHH giáo dục do Đảng đưa ra và xử lý nghiêm khắc những vi phạm khi tiến hành XHH giáo dục. 1.1.5.2. Vai trò của Nhà nước: Vai trò của Nhà nước đối với XHH nói chung, XHH giáo dục nói riêng được thể hiện : − Nhà nước là lực lượng duy nhất có đầy đủ quyền lực để tiến hành XHH mọi lĩnh vực, trong đó có XHH giáo dục. − Nhà nước tiến hành thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng thành các văn bản quy phạm pháp luật, luật giáo dục thành các quyết định quản lý về XHH giáo dục. − Xây dựng chiến lược, chương trình, dự án XHH giáo dục và đưa các chiến lược, chương trình, dự án này vào cuộc sống, ví dụ chương trình xóa mù chữ và phổ cập tiểu học (đã hoàn thành vào cuối năm 2000). Chương trình phổ cập Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (THPT) (đang tiến hành, dự kiến hoàn thành phổ cập THCS vào năm 2010, phổ cập THPT vào năm 2020). − Tăng cường đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức trong mặt trận triển khai có hiệu quả công tác XHH giáo dục. Do vai trò lớn của Nhà nước đối với công tác XHH giáo dục, nên trong nghị quyết (NQ) II Ban chấp hành Trung Ương Đảng Khóa VIII (TL. 10) và NQ 6 Ban chấp hành Trung Ương Đảng Khóa IX (TL. 12), Đảng ta đã nhấn 21 mạnh phải tăng cường vai trò quản lý Nhà nước (QLNN) đối với công tác XHH giáo dục. 1.1.5.3. Vai trò của Mặt trận: Các tổ chức đoàn thể xã hội như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (ĐTNCS HCM), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (HLHPNVN), Hội Cựu chiến binh (CCB) v.v… và những tổ chức khác của Mặt trận đều có vai trò quan trọng của mình đối với công tác XHH giáo dục bởi vì XHH giáo dục như đã nêu, gắn liền với quyền lợi và trách nhiệm của mọi người dân trong đó có các thành viên của các tổ chức, đoàn thể, xã hội, của Mặt trận. Vai trò của các tổ chức, đoàn thể xã hội của Mặt trận được thể hiện qua: − Các tổ chức đoàn thể xã hội, Mặt trận phải có trách nhiệm, động viên, khuyến khích, tổ chức mọi thành viên trong tổ chức, đoàn thể của mình tham gia vào công tác XHH giáo dục. − Từ quan điểm, chủ trương của Đảng, từ các quyết định quản lý của Nhà nước về XHH giáo dục, các tổ chức đoàn thể xã hội có trách nhiệm phải cụ thể hóa thành các chủ trương, biện pháp phù hợp với đặc thù, chức năng, nhiệm vụ của từng đoàn thể, tổ chức để góp phần đắc lực vào việc nâng cao hiệu quả công tác XHH giáo dục. − Các tổ chức, đoàn thể, xã hội, Mặt trận phải phối hợp chặt chẽ với nhau, tạo nên sự thống nhất đồng bộ khi tiến hành XHH giáo dục. 1.1.5.4. Vai trò của các tổ chức Quốc tế và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài: Thành phố Hồ Chí Minh đã có rất nhiều trường học Quốc tế : Các trường Mầm non ABC, Tiểu học Quốc tế, Tiểu học Úc châu, Tiểu học Âu châu, trường PTTH Quốc tế, trường dạy nghề liên kết Việt - Hàn v.v… Từ 15 năm trở lại đây, các trường này đã đóng góp không nhỏ vào quá trình giáo dục của TP. Hồ Chí Minh. Điều đó cho thấy nếu có những chủ trương phù hợp, tích cực, thành phố chúng ta sẽ đón nhận và phát huy được 22 một tiềm lực rất lớn cho XHH giáo dục của các kiều bào hay các Tổ chức Quốc tế, Ngân hàng thế giới WB, Quỹ phát triển Liên hiệp quốc UNESCO, Tổ chức phi chính phủ … đóng góp viện trợ cho chương trình XHH giáo dục của thành phố . 1.1.6. Một số vấn đề cần quan tâm khi tiến hành XHH giáo dục: Một là: Kết quả của công tác XHH giáo dục không phải chỉ là ở chỗ xây dựng được bao nhiêu trường dân lập, tư thục và các trường này đã đào tạo được bao nhiêu học sinh, sinh viên mà còn là ở chỗ: – Huy động như thế nào để toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục. – XHH giáo dục đã tạo điều kiện cho mọi người dân được hưởng quyền học tập và thực hiện trách nhiệm của mình đối với việc phát triển sự nghiệp giáo dục ra sao. – XHH giáo dục góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục như thế nào? Hai là: Với nhu cầu bức bách về nguồn nhân lực phục vụ cho công việc CNH và HĐH đất nước hiện nay, XHH giáo dục nên theo hướng nào? Tập trung vào khâu nào của hoạt động giáo dục. Đề tài luận văn này nhằm hướng tới giải quyết vấn đề thứ hai vừa nêu. 1.2. VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN VIỆT NAM: 1.2.1. Vị trí của các trường Trung học chuyên nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam: 1.2.1.1. Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam: Theo Luật giáo dục (TL.17), Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam được tổ chức thành 4 bậc từ thấp lên cao, mỗi bậc có nhiều cấp và mỗi cấp có thể có nhiều trình độ. – Bậc giáo dục mầm non (GDMN): có hai cấp: 23 + Nhà trẻ + Mẫu giáo – Bậc giáo dục phổ thông (GDPT): có ba cấp: + Tiểu học + Trung học cơ sở (THCS) + Trung học phổ thông (THPT) – Bậc giáo dục chuyên nghiệp (GDCN): có hai cấp: + Dạy nghề (công nhân kĩ thuật) + Trung học chuyên nghiệp (THCN) – Bậc giáo dục Đại học và sau Đại học (ĐH & SĐH): có hai cấp và mỗi cấp có hai trình độ: + Cấp đại học: có • Cao đẳng • Đại học + Cấp sau đại học: có • Cao học • Nghiên cứu sinh Học sinh, học viên, sinh viên từ bậc GDPT trở lên tốt nghiệp được cấp bằng tương ứng. Có thể hình dung hệ thống GDQD Việt Nam như sau: (Xem bảng 1 ) 24 Bảng 1:HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN VIỆT NAM Ghi chú: Đường ngăn cách các bậc, các cấp Giáo dục. Đường diễn tiến (từ thấp lên cao) 1.2.1.2. Vị trí của trường trung học chuyên nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân: Nghiên cứu sinh (2 – 4 năm) Cao học (2 – 3 năm) Đại học (4 – 6 năm) Cao đẳng (3 năm) Bậc giáo dục đại học và sau đại học THCN (2 năm) Dạy nghề (3 – 18 tháng) Bậc giáo dục chuyên nghiệp THPT (lớp 10 – lớp 12) THCS (lớp 6 – lớp 9) Tiểu học (lớp 1 – lớp 5) Bâc giáo dục phổ thông Mẫu giáo (Từ 3 – dưới 6 tuổi) Nhà trẻ (Từ 0 – dưới 3 tuổi) Bậc giáo dục mầm non 25 Từ hệ thống GDQD trên đây, vị trí của trường THCN là nằm ở bậc thứ 3 (bậc GDCN) – bậc sau bậc GDPT và bậc trước GDĐH & SĐH, và ở cấp thứ 2, trên cấp dạy nghề. Do đầu vào khác nhau cả về trình độ tri thức phổ thông lẫn trình độ tay nghề, nên các trường THCN phải xây dựng các chương trình đào tạo sao cho phù hợp với từng đối tượng đầu vào, đảm bảo mặt bằng chung của học viên sau khi tốt nghiệp. 1.2.2. Vai trò của trường Trung học chuyên nghiệp: 1.2.2.1. Những bất cập: Đội ngũ lao động của chúng ta hiện nay đang có nhiều bất cập và lạc hậu. Bất cập nổi rõ nhất là đội ngũ công nhân, kĩ thuật viên quá ít, ngược lại đội ngũ có trình độ đại học lại quá nhiều. Điều này không phù hợp với chuẩn thế giới về công tác đào tạo. (Xin so sánh) SO SÁNH TỶ LỆ ĐỘI NGŨ NHÂN LỰC TL% Trình độ Nước Kỹ Sư Kỹ thuật viên CN Kỹ thuật Các nước phát triển 1 : 4 : 10 Việt Nam 1 : 1,6 : 3,6 (Dẫn theo TL.33) Sự bất hợp lý này dẫn đến tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. Cũng cần nói thêm, tuy có cảnh “thừa thầy thiếu thợ”, nhưng “thầy” của chúng ta chưa đúng nghĩa là “thầy” bởi 50% giáo viên phổ thông và hơn 60% giảng viên CĐ, ĐH không đạt chuẩn quốc gia. Và tất nhiên, tỷ lệ giáo viên và giảng viên chưa đạt chuẩn vùng Đông Nam Á, chuẩn Châu Á, chuẩn Quốc tế, bởi lẽ chuẩn sau cao hơn chuẩn trước. Sự phân phối hết sức chênh lệch đội ngũ lao động có trình độ KHKT & CN, có tay nghề ở các vùng KT-XH , đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên (THCN) và công nhân kỹ thuật bậc cao tập trung phần lớn ở vùng đồng bằng sông Hồng, 26 vùng Đông Nam Bộ và một phần ở vùng Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Các vùng còn lại, đặc biệt là vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long, đội ngũ lao động này còn quá ít ỏi (xin xem TL.14, chương III). Bất hợp lý này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về sự phân bố bất hợp lý hệ thống các trường ĐH, CĐ, THCN ở các vùng. Ngay trong “Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2010, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (TL.2) do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra và đã được Thủ tướng phê duyệt vẫn còn thể hiện sự bất hợp lý này, dù mức độ có giảm đi. Chính sự bất hợp lý vừa nêu, một mặt làm cho các lĩnh vực KT-XH thiếu hẳn một nguồn nhân lực KHKT&CN có tay nghề và mặt khác hạn chế (nếu như không muốn nói là cản trở) nhu cầu học hành, nâng cao tri thức và tay nghề của người lao động. Xuất phát từ những bất cập trên, chúng ta càng thấy rõ được vai trò của giáo dục THCN. 1.2.2.2. Vai trò đầu tiên - vai trò chủ yếu của các trường THCN: Là đào tạo một đội ngũ lao động có hiểu biết về KHKT & CN, có tay nghề phục vụ cho các lĩnh vực KT-XH với số lượng đáp ứng được nhu cầu nhân lực của sự phát triển KT-XH . Như chúng ta đã biết, hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH. Công cuộc cách mạng này đòi hỏi phải có một đội ngũ lao động có trình độ KHKT& CN cao, có tay nghề vững vàng. Chỉ có phát triển mạnh hệ thống trường THCN mới nhanh chóng khắc phục bất cập vừa nêu. Có một thực tế, chưa bao giờ, công nhân kĩ thuật bậc cao và kĩ thuật viên lại có giá trị như hiện nay. Theo đó, chưa bao giờ hệ thống trường THCN lại có vai trò to lớn như bây giờ. 1.2.2.3. Vai trò thứ hai : Vai trò của hệ thống trường THCN là đáp ứng kịp thời nhu cầu bức bách về lực lượng lao động có tri thức, có tay nghề của các lĩnh vực KT-XH cả nước nói chung, của các vùng KT-XH, của các địa phương nói riêng. 27 Thông qua XHH giáo dục, tiến hành mở rộng, nâng cấp và phát triển mạnh hệ thống trường THCN, và đặc biệt là các trường THCN ngoài công lập (các trường THCN bán công, dân lập và tư thục), đưa các trường này đến tận các quận, huyện, vùng sâu, vùng xa, thì cùng một lúc chúng ta được hai mục đích : Một là: Tạo nhiều thuận lợi cho người dân nâng cao trình độ KHKT & CN, tay nghề, để từ đó người dân tạo được việc làm cho mình và có điều kiện nâng cao đời sống cho mình và gia đình. Giải quyết được điều này là đi đúng với một quan điểm của Đảng: “Dân tự lo việc, Nhà nước chỉ tạo điều kiện thuận lợi”. Thuận lợi được nói đến ở đây chính là người dân đỡ tốn kém tiền của và thời gian khi theo học ở các trường (do gần nhà), đồng thời sau đào tạo, người dân dễ dàng đưa vào vận dụng. Theo đó công tác đào tạo của các trường THCN sẽ có hiệu quả tức thì. Hai là : các cấp quản lý Nhà nước sẽ đỡ vất vả hơn khi phải điều tiết, phân bố lại hệ thống các trường đào tạo (kể cả trường dạy nghề và trường THCN) hệ thống nguồn nhân lực, … phục vụ cho các chương trình kinh tế – xã hội. Vai trò của hệ thống trường THCN được thể hiện qua hai mục đích trên đây. Để cho hệ thống trường THCN đảm nhiệm được vai trò của mình trong quá trình phát triển KT- XH, ngoài việc xây dựng một chiến lược hoàn thiện hệ thống trường này, Đảng ta chủ trương XHH giáo dục, trong đó có XHH hoạt động đào tạo nghề. 28 1.3. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ XHH GIÁO DỤC: 1.3.1. Những cơ sở để Đảng ta đưa ra quan điểm XHH giáo dục: Các quan điểm của Đảng ta về XHH giáo dục được xây dựng trên ba cơ sở: Thứ nhất: Lấy con người làm trung tâm của mọi sự phát triển. Với quan điểm này, có tính chất quyết định của quần chúng nhân dân, trong sự nghiệp CNH, HĐH nói chung, trong sự nghiệp phát triển giáo dục nói riêng. Vì thế, trong chiến lược con người, Đảng ta chủ trương phải đào tạo một thế hệ người Việt Nam mới “phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tâm hồn, trong sáng về đạo đức”. (T.L.8). Thứ hai: Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng . Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định điều này: “giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa. Xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó” (T.L. 16, Tr 258). Thứ ba: Vai trò của giáo dục đối vớ sự phát triển KT- XH đối với công cuộc CNH, HĐH đất nước. Để có được một thế hệ người Việt Nam mới với phẩm chất cao, như Nghị quyết 4 của Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa VII đã nêu (T.L.8): “Để công cuộc CNH, HĐH đất nước thành công, thực hiện được mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh thì phải tập trung mọi nguồn lực phát triển sự nghiệp giáo dục, phải coi giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “phát triển giáo dục & đào tạo là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội bền vững” (T.L.11. Tr 109) 1.3.2. Các quan điểm của Đảng về xã hội hóa giáo dục: * Quan điểm thứ nhất: XHH giáo dục là “huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân đóng góp sức xây dựng nền giáo dục dưới sự quản lý của nhà nước” (TL.8, trang 61) nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. 29 Quan điểm này đề cập đến những nội dung cơ bản: – XHH giáo dục là huy động toàn xã hội làm giáo dục vì “Giáo dục và Đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Mọi người phải chăm lo cho giáo dục, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức KT- XH, các gia đình và các cá nhân đều phải có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo, đóng góp trí tuệ, nhân lực, tài lực, vật lực cho Giáo dục – Đào tạo. Kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, từng cộng đồng, từng tập thể….” (TL.10, trang 6, 12, 14 và 30). – Mục đích của XHH giáo dục là góp phần phát triển nền giáo dục quốc dân, nhằm làm cho Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT) thực hiện tốt ba nhiệm vụ: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho các lĩnh vực KT-XH, đồng thời tạo điều kiện cho mọi người dân được hưởng quyền học tập, nâng cao trình độ KHKT&CN, và làm cho “Việt Nam trở thành một xã hội học tập” (TL.11, trang 109) trong đó mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời” (TL.10, trang 30) – Nhà nước quản lý XHH giáo dục, Nhà nước phải tăng cường cho giáo dục: “phải coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế” (TL.8, trang 61). “Ngoài việc ngân sách dành một tỷ lệ thích đáng cho sự nghiệp GD-ĐT, cần thu hút thêm các nguồn đầu tư từ các cộng đồng, các thành phần kinh tế, các giới kinh doanh trong và ngoài nước đi đôi với việc sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư cho GD-ĐT” (TL.9, trang 202) * Quan điểm thứ hai: XHH giáo dục là: “khai thác mọi tiềm năng của toàn xã hội tham gia phát triển Giáo dục và Đào tạo”, đề cao vai trò và trách nhiệm của Mặt trận, các tổ chức GD-ĐT chăm lo xây dựng sự nghiệp GD-ĐT theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” (TL.8,trang 65). Quan điểm này có 2 nội dung chủ yếu: 30 – XHH giáo dục là khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng của xã hội để phát triển GD-ĐT. Nội dung này xuất phát từ mục tiêu của XHH giáo dục là “giáo dục cho mọi người”. Nhưng để “giáo dục cho mọi người” thì một quy luật tất yếu là “mọi người phải giáo dục”. Theo đó, đương nhiên phải khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng đóng góp cho giáo dục của toàn xã hội. – Phương thức XHH giáo dục “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”. Như đã nêu ở 1.1.4.1. Có nhiều phương thức XHH giáo dục, “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” chỉ là một trong những phương thức được xem xét từ góc độ chủ thể tham gia XHH. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, phương thức này có ý nghĩa bởi lẽ: Một là: Phương thức này vừa chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của hai chủ thể tham gia XHH giáo dục (Nhà nước và nhân dân) vừa thể hiện rõ hơn quan điểm của Đảng ta về XHH giáo dục. Hai là: Chỉ rõ những lệch lạc về nhận thức tư tưởng của hai loại quan niệm về XHH: Tư tưởng ỷ lại chờ đợi vào Nhà nước và tư tưởng ngược lại: XHH giáo dục là một cách nhà nước đẩy gánh nặng việc chăm lo giáo dục về cho người dân. * Quan điểm thứ ba : Xã hội hóa giáo dục phải đi đôi với đa dạng hóa các loại hình đào tạo và XHH giáo dục với dân chủ hóa gia đình. Quan điểm này chỉ rõ hai mối quan hệ : XHH giáo dục với đa dạng hóa các loại hình đào tạo và XHH giáo dục với dân chủ hóa giáo dục. Mối quan hệ thứ nhất nhằm hướng đến mục đích đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao kiến thức chuyên môn, KHKT & CN của người dân. Với mục đích này, đa dạng hóa các loại hình đào tạo là tạo nhiều cơ hội được học tập của người dân. Người dân không có điều kiện học tập theo hình thức này thì có thể học tập theo hình thức khác. Mối quan hệ thứ hai là mối quan hệ biện chứng của hai quá trình và cũng là hai chủ trương của Đảng : XHH và dân chủ hóa “Nhờ có dân chủ hóa mà các thành phần tham gia XHH công tác giáo dục trở nên đông đảo, rộng 31 khắp ở mỗi địa phương. Ngược lại, XHH công tác giáo dục sẽ giúp cho quá trình dân chủ hóa giáo dục được thuận lợi” (T.L. 20, Tr 45). Nói cụ thể hơn, dân chủ hóa giáo dục sẽ : – Đưa đến quyền tự do, bình đẳng và quyền làm chủ của người dân khi tham gia vào phát triển sự nghiệp giáo dục, tạo cho người dân vừa được học hành theo mong muốn của mình, vừa phát huy cao độ tính sáng tạo và trách nhiệm đối với việc phát triển sự nghiệp giáo dục. – Dân chủ hóa giáo dục làm cho hoạt động GD - ĐT, giữa người dạy (thầy giáo, cô giáo) với người học (học sinh, học viên, sinh viên) gắn bó hơn, trách nhiệm hơn. Theo đó chất lượng giáo dục sẽ được nâng lên. Về phía XHH giáo dục, quá trình này sẽ mở rộng cánh cửa nhà trường, đưa sự nghiệp giáo dục đến cho toàn xã hội, tạo điều kiện cho toàn XH tham gia phát triển giáo dục. Gần đây trong Nghị quyết 6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (T.L.12) – kiểm điểm về việc thực hiện Nghị quyết 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII – Đảng ta nhấn mạnh lại một lần nữa: Cần phải đẩy mạnh và phát huy hiệu quả công tác XHH giáo dục. Vậy vấn đề đặt ra là đẩy mạnh và phát huy hiệu quả công tác XHH giáo dục theo hướng nào? Cần đi sâu vào những khâu nào? Nội dung gì ? v.v… 1.3.3. Thành phố Hồ Chí Minh và nhu cầu phát triển hệ thống đào tạo nghề phục vụ cho việc phát triển KT-XH: 1.3.3.1. Vị trí vai trò của TP. Hồ Chí Minh đối với việc phát triển kinh tế quốc dân: TP. Hồ Chí Minh có vai trò vô cùng to lớn đối với việc phát triển kinh tế quốc dân. Cùng với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh là một trong hai trung tâm KT-XH, văn hóa lớn nhất cả nước. Hàng năm, tổng ngân sách TP. Hồ Chí Minh thu được, chiếm trên 30% tổng thu ngân sách cả nước. Có thể thấy điều này qua bảng 2: 32 Bảng 2. SO SÁNH TỔNG THU NGÂN SÁCH CỦA TP. HỒ CHÍ MINH VỚI CẢ NƯỚC. Năm 1997 1998 1999 Cả nước 65.352 tỷ 72.965 tỷ 78.489 tỷ Số lượng 20.944,0 tỷ 22.851,9 tỷ 25.942,4 tỷ TP.HCM Tỷ lệ 32,05% 31,32% 33,05% Nguồn: Niên giám thống kê 2000 của Tổng Cục Thống kê. NXB Thống kê, Hà Nội,2001. Vai trò của TP. Hồ Chí Minh không chỉ đóng khung trong vùng Đông Nam Bộ mà còn tỏa ra cả vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ. TP. Hồ Chí Minh là nơi tập trung rất nhiều KCN, KCX, xí nghiệp, công ty và là nơi thu hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài. Cùng với tỉnh Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh là hai đơn vị có số dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài nhiều nhất (cả về số lượng, tổng vốn đăng ký và vốn pháp định). Xin xem bảng 3: Bảng 3. SỐ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP NĂM 2000 Địa phương Số dự án Tổng vốn đăng ký (triệu đô la) Vốn pháp định (triệu đô la) Vốn của Việt Nam Cả nước 363 828,1 379,4 22,4 Bình Dương 114 (31,4%) 332,5 (40,15%) 132,3 (34,87%) 2,6 TP. HCM 114 (31,4%) 114,4 (23,47%) 86,9 (22,9%) 3,0 Hà Nội 36 33,5 17,2 1,9 Đồng Nai 32 110,8 47,2 2,0 Nguồn: Niên giám thống kê 2000 của Tổng cục Thống kê NXB Thống Kê, Hà Nội, 2001. Trong khi đó, TP. Hồ Chí Minh là địa phương đông dân nhất so với các tỉnh thành trong cả nước. Theo niên giám thống kê 2000 (tài liệu đã dẫn), năm Địa phương 33 2000 cả nước có 77.685.500 người (con số đã quy tròn, tuy nhiên năm 2003 có tới 5.630.192 người). Những tỉnh, thành có trên 2 triệu dân xếp theo thứ tự như sau: – TP. Hồ Chí Minh : 5.222.100 người – Thanh Hóa : 3.501.100 người – Nghệ An : 2.892.200 người – Hà Nội : 2.736.400 người – Hà Tây : 2.410.800 người – An Giang : 2.080.000 người – Đồng Nai : 2.039.300 người Đồng thời, TP. Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có tỉ lệ thất nghiệp cao, vượt quá tỉ lệ thất nghiệp bình quân cả nước: TP. Hồ Chí Minh là 6,48% so với cả nước 6,44% (số liệu tính đến năm 2000) 1.3.3.2. Nhu cầu phát triển hệ thống đào tạo nghề phục vụ cho phát triển KT-XH của TP. Hồ Chí Minh Từ những điều đã nêu ở 3.3.1, một bài toán nan giải đặt ra cho TP. Hồ Chí Minh: đó là làm gì và làm như thế nào để giải quyết một cách hợp lý giữa việc tạo việc làm nhằm giảm thất nghiệp với việc tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và tay nghề, và với sự phát triển của các KCN, KCX, xí nghiệp, công ty. Để giải bài toán này, phương pháp tối ưu là phát triển mạnh mẽ, hợp lý hệ thống đào tạo nghề (bao gồm các loại hình trường CNKT, THCN, CĐ, ĐH). Tuy nhiên để tránh hiện tượng “thừa thầy, thiếu thợ” và để đạt được chỉ tiêu đến năm 2010 có 30% lực lượng lao động đã qua đào tạo nghề (đối với cả nước) và có 50% (đối với TP. Hồ Chí Minh), thì việc phát triển hệ thống đào tạo nghề (mà ưu tiên là hệ thống trường THCN) trở thành một đòi hỏi bức thiết. Phát triển đào tạo nghề, trước hết là các loại hình đào tạo CNKT, THCN vừa đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có chuyên môn, có tay nghề 34 cho các KCN, KCX, công ty, xí nghiệp … vừa là cơ sở để tạo việc làm cho người dân và giảm thiểu nạn thất nghiệp. Theo đó, XHH hoạt động đào tạo nghề là một trong những hướng giải đúng đắn bài toán đặt ra. " 35 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG Xà HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI GIAN QUA 2.1. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ Xà HỘI, TÍNH BỨC THIẾT CỦA NHU CẦU ĐÀO TẠO NHÂN LỰC VÀ VẤN ĐỀ Xà HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ: 2.1.1. Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh : 2.1.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: a)Vị trí địa lý: TP. Hồ Chí Minh nằm ổ vùng Đông Nam Bộ (ĐNB), phía bắc và tây bắc Đông Nam giáp tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, phía tây giáp tỉnh Tây Ninh, phía nam giáp tỉnh Long An, phía đông giáp biển Đông. b) Điều kiện tự nhiên: TP. Hồ Chí Minh là một vùng đất bằng phẳng trải dài từ bắc (Quận Thủ Đức) xuống nam (huyện Bình Chánh), từ đông (biển đông) lên tây (huyện Củ Chi ), có đầy đủ các loại đất phù hợp cho việc phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp và du lịch. Khí hậu ôn hoà với hai mùa mưa và khô như các tỉnh thành phố Nam Bộ. 1.1.2. Điều kiện xã hội: a) Dân cư: TP. Hồ Chí Minh là địa phương có số lượng dân cư đông nhất trong số 64 tỉnh, thành cả nước. Theo cục Thống kê dân số T.P.Hồ Chí Minh năm 2003 là: 5.630.192 người (nữ: 2.917.048 người). Phần lớn dân cư sinh sống ở thành thị: 4.661.033 người, chiếm 82,8%. Trong đó dân cư tập trung ở các quận nội thành là 65,2 %. Trong khi đó diện tích toàn thành phố không rộng, 36 chỉ có 2.095,01km2, trong đó diện tích của các huyện (khu vực nông thôn) là 1652,88km2, chiếm 78,9% diện tích toàn thành phố. Từ đây đưa đến: – Mật độ dân số của toàn thành phố và của một số quận nội thành rất cao. – Dân số và mật độ dân số ở khu vực nông thôn và khu vực thành thị, ở các quận huyện rất chênh lệch nhau. Xin xem bảng 4: 37 Bảng 4: DIỆN TÍCH, DÂN SỐ, MẬT ĐỘ DÂN SỐ Ở CÁC QUẬN, HUYỆN TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2003 Quận, Huyện Diện tích 2 Dân số Mật độ dân số (người/km2) Toàn thành 2.095,01 5.630.192 2.687 Các quận 442,13 4.570.876 10.338 Quận 1 7,73 232.186 30.037 Quận 2 49,74 113.727 2.286 Quận 3 4,92 223.274 45.381 Quận 4 4,18 202.415 48.425 Quận 5 4,27 211.809 49.604 Quận 6 7,19 276.769 37.242 Quận 7 35,69 143.035 4.008 Quận 8 19,18 352.158 18.361 Quận 9 114,00 164.891 1.446 Quận 10 5,72 250.189 43.739 Quận 11 5,14 248.976 48.439 Quận 12 52,78 227.930 4.318 Quận Gò Vấp 19,74 406.087 20.572 Quận Tân Bình 38,45 680.040 17.686 Quận Bình 20,76 413.705 19.928 Quận Phú Nhuận 4,88 184.987 37.907 Quận Thủ Đức 47,76 247.698 5.186 Các huyện 1652,88 1.059.316 641 Huyện Củ Chi 434,5 265.857 612 Huyện Hóc Môn 109,18 220.337 2.018 Huyện Bình 304,57 440.083 1.445 Huyện Nhà Bè 100,41 68.856 686 Huyện Cần Giờ 707,22 65.183 91 Ngoài ra, theo Sở Lao động-Thương binh & xã hội của TP. Hồ Chí Minh có gần 2 triệu dân nhập cư tự do. 38 b)Văn hóa và đời sống: - Đời sống vật chất và tinh thần (văn hóa) của người dân TP. Hồ Chí Minh ngày càng được cải thiện và cao hơn nhiều so với người dân ở các tỉnh, thành trong cả nước. Số lượng trường lớp, nhà văn hóa, trạm xá, bệnh viện, … phát triển cả về quy mô và chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, hưởng thụ văn hoá và chăm lo sức khoẻ cho người dân. Vì thế trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề của người dân ngày một cao hơn. Nếu xét riêng về trình độ chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ đội ngũ lao động trong độ tuổi của TP.Hồ Chí Minh đứng vào thứ ba, sau Hà Hội, Hải Phòng và cao hơn tỷ lệ bình quân của cả nước khá nhiều. (Xin xem bảng 5) Bảng 5: CƠ CẤU LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN CHIA THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT Đơn vị: % Địa phương Tổng số Không có Từ sơ cấp học Từ CNKT có Cả nước 100,00 84,49 15,51 11,73 ĐB Sông Hồng 100,00 79,15 20,85 15,94 Nam Trung Bộ 100,00 85,30 14,70 9,86 Đông Nam Bộ 100,00 89,97 10,03 6,92 Hà Nội 100,00 55,72 44,28 36,91 Hải Phòng 100,00 71,20 28,80 22,69 TP.Hồ Chí Minh 100,00 71,31 28,69 24,08 Bình Dương 100,00 76,03 23,97 15,06 Nguồn: Thực trạng lao động – việc làm ở Việt Nam năm 2000 Bộ Lao động – Thương binh và xã hội Nếu xét về thu nhập bình quân một tháng của một người lao động khu vực nhà nước do địa phương quản lý, mức sống của người dân thành phố Hồ Chí Minh vào loại cao nhất. Bảng 6: THU NHẬP BÌNH QUÂN MỘT THÁNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHU VỰC NHÀ NƯỚC DO ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ 39 Đơn vị: Nghìn đồng Năm Địa phương 1995 1997 1998 1999 Cả nước 359,1 470,4 517,0 554,4 ĐB Sông Hồng (*) 323,7 417.7 442,9 472,6 Nam Trung Bộ (*) 331,1 462,6 472,6 514,4 Đông Nam Bộ (*) 505,8 677,1 750,8 778,6 Hà Nội 373,9 491,1 533,3 533,0 Khánh Hoà 404,9 586,6 607,8 648,8 Đồng Nai 415,0 595,5 720,5 742,3 Kiên Giang 396,0 526,3 616,3 633,0 TP.Hồ Chí Minh 598,0 812,8 910,0 934,5 Nguồn: Niên giám thống kê 2000 của Tổng cục Thống Kê (*) Ở đây chỉ so sánh các vùng và các địa phương của vùng kinh tế trọng điểm cả nước. Tuy nhiên, trong đời sống và xã hội của TP. Hồ Chí Minh hiện nay có nhiều hiện tượng đáng quan ngại. Thứ nhất, tỷ lệ người trong độ tuổi thất nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh khá cao, cao hơn tỷ lệ bình quân cả nước và chưa có dấu hiệu giảm. Có một thực tế là: Các vùng kinh tế trọng điểm (vùng đồng bằng sông Hồng, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ) tỷ lệ thất nghiệp cao hơn các vùng khác, tỷ lệ thất nghiệp vùng thành thị cao hơn vùng nông thôn; các thành phố lớn tỷ lệ thất nghiệp cao hơn các tỉnh, thành khác. Có thể thấy điều này qua bảng 7 sau đây: 40 Bảng 7: TỶ LỆ LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG THẤT NGHIỆP Nguồn: Niên giám thống kê 2003 . Cục thống kê TP.Hồ Chí Minh Đội ngũ người lao động thất nghiệp ở TP.Hồ Chí Minh đi từ nhiều nguồn: một số sống lâu năm ở thành phố không thích nghi với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Một số khác do dân nhập cư tự do. Trong số 2 triệu người thuộc diện này, phần lớn là những người trình độ văn hóa thấp, không nghề nghiệp và khi nhập vào thành phố họ hy vọng đổi đời. Song thực tế không hẳn như họ hy vọng, chờ đợi. Họ dễ gia nhập vào đội quân thất nghiệp và không tìm kiếm được việc làm. Năm 2000 2001 2002 2003 Cả nước 6,44 6,28 6,01 5,78 ĐB Sông Hồng 7,34 7,07 6,64 6,37 Nam Trung Bộ 6,31 6,16 5,49 5,46 Đông Nam Bộ 6,20 5,92 6,31 6,08 Hà Nội 7,95 7,39 7,08 6,84 Hải Phòng 7,76 7,11 7,20 7,12 Quảng Ninh 7,34 7,24 6,89 6,83 Đà Nẵng 5,95 5,54 5,30 5,16 Bình Dương 5,08 5,73 5,49 4,92 Đồng Nai 4,75 5,14 5,27 4,86 Bà Rịa – Vũng Tàu 6,71 6,67 5,49 5,22 TP.Hồ Chí Minh 6,48 6,04 6,72 6,58 Địa phương 41 Mặt khác, đi từ thất nghiệp, đói kém, một số dễ rơi vào những tệ nạn xã hội: cướp giật, buôn lậu, mãi dâm, nghiện ngập ma tuý, hút chích …. Đây là những thực tế làm cho xã hội lo lắng, bức xúc. 2.1.1.3. Kinh tế: a) Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế văn hoá, xã hội lớn nhất cả nước. Hàng loạt KCN, KCX, xí nghiệp, cơ sở sản xuất ra đời: khu chế xuất Tân Thuận, khu kinh tế Nam Sài Gòn, Nhị Xuân, khu công nghiệp Rạch Chiếc, Thủ Thiêm, … TP. Hồ Chí Minh cũng là nơi hấp dẫn sự đầu tư của nước ngoài . Từ năm 1998 – 2003 cả nước có 2800 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài với 37.088,4 triệu USD vốn đăng ký thì riêng TP. Hồ Chí Minh có tới 1415 dự án, chiếm hơn 50,53% tổng số dự án cả nước với 11,635,9 triệu USD chiếm 31,37% tổng số vốn do nước ngoài đầu tư. b) Vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản của TP. Hồ Chí Minh là rất lớn, lớn hơn hẳn vốn đầu tư của cả nhiều vùng. Xin xem bảng 8: 42 Bảng 8: VỐN ĐẦU TƯ CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC DO ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ. Đơn vị: Tỷ đồng Năm Địa phương 1995 1997 1998 1999 ĐB Sông Hồng 1836,8 2100,8 2476,1 3109,2 Đông bắc 1087,9 1615,2 1784,5 2715,4 Tây bắc 430,7 592,2 473,0 551,9 Bắc Trung Bộ 142,5 1351,2 1777,9 2010,1 Nam Trung Bộ 757,8 1556,9 1971,7 2658,2 Tây nguyên 650,4 635,7 746,0 956,0 Đông Nam Bộ 4419,0 9095,3 11341,8 9622,8 ĐB sông Cửu Long 1776,9 3495,4 4718,1 5336,3 Hà Nội 286,9 733,4 890,7 963,3 Cần Thơ 310,2 387,7 438,8 762,7 T.P.Hồ Chí Minh 3461,1 7131,4 9646,1 7302,5 Nguồn: Niên giám thống kê 2000 của Tổng Cục thống kê c) Sự phát triển và đầu tư mạnh mẽ về kinh tế và xây dựng cơ bản đã đưa lại kết quả to lớn: tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ngày một nhiều và vượt hẳn các địa phương. (Xin xem bảng 9) 43 Bảng 9: TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Đơn vị : Tỷ đồng Năm Địa phương 1997 1998 1999 TP.Hồ Chí Minh 20.944,0 22.851,9 25942,4 Hà Nội 8594,0 10.501,4 9984,1 Hải Phòng 2286,0 2.143,5 3280,7 Bà Rịa – Vũng tàu 2081,0 11.006,5 15.705,1 Đồng Nai 1806,0 1801,2 1955,0 Nguồn: Niên giám thống kê 2000 của Tổng Cục thống kê Vì thế, TP. Hồ Chí Minh luôn luôn là địa phương đi đầu đóng góp cho ngân sách Trung ương. 2.1.2. Tính bức thiết của nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của Thành phố Hồ Chí Minh: 2.1.2.1. Hiện nay cùng với cả nước, TP. Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH đất nước. Công cuộc CNH-HĐH là một cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Nó đòi hỏi chúng ta phải có một nền KHKT & CN tiên tiến, hiện đại và một đội ngũ lao động có chất lượng cao . Nói đến đội ngũ lao động có chất lượng cao là nói đến : Người lao động phải có đầy đủ những phẩm chất sau đây: + Phát triển về trí tuệ. + Cường tráng về thể chất. + Phong phú về tâm hồn. + Trong sáng về đạo đức. 44 Cả bốn phẩm chất này gắn bó chặt chẽ và có tầm quan trọng của chúng. Tuy nhiên xuất phát từ đòi hỏi của CNH-HĐH, từ những khó khăn và thách thức đang đặt ra cho đất nước trong giai đoạn hiện nay thì phát triển về trí tuệ trở thành phẩm chất đặc biệt quan trọng. 2.1.2.2. Phát triển về trí tuệ có thể được giải quyết bằng nhiều phương thức : Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả của hệ thống giáo dục Đại học và Cao đẳng cũng như hệ thống giáo dục chuyên nghiệp. Song thực tiễn giáo dục Việt Nam thời gian qua cho thấy : Giáo dục ĐH, CĐ và THCN của ta rất mất cân đối (thừa thầy, thiếu thợ) và lạc hậu so với thế giới. Trong khi các nước phát triển trên thế giới, tỷ lệ đào tạo giữa các bậc và cấp: ĐH, THCN, và CNKT là 1 : 3,6 : 10 (01 kỹ sư/ 3,6 THCN và 10 CNKT), thì Việt Nam lại có tỷ lệ 1 : 1,3 : 2,9 (01 kỹ sư/1,3 THCN và 2,9 CNKT). Do đó trước mắt phải ưu tiên cho việc đào tạo THCN và CNKT, coi đây như là một điều kiện mang tính tiên quyết nhằm vừa nâng cao dần trình độ chuyên môn, kỹ thuật và tay nghề cho người lao động vừa góp phần trực tiếp cung cấp một đội ngũ lao động có tay nghề phục vụ cho các lĩnh vực kinh tế – xã hội. 2.1.2.3. Đối với TP. Hồ Chí Minh, vấn đề đào tạo đội ngũ lao động có trình độ THCN và CNKT càng trở nên bức thiết bởi lẽ: – Số người trong độ tuổi lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, hoặc có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhưng chưa qua đào tạo, chưa có bằng cấp cao (71,31% không có trình độ chuyên môn kỹ thuật và chưa có bằng cấp là 4,61%). Với trình độ chuyên môn kỹ thuật như vậy, đội ngũ lao động khó lòng đáp ứng đòi hỏi của CNH-HĐH nhất là với một thành phố mà số lượng xí nghiệp, công ty, nhà máy mở ra khắp nơi như TP. Hồ Chí Minh. – Theo nghị quyết của Đại hội Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần thứ VII, thành phố phải bằng mọi cách đảm bảo đến năm 2005 có 50% những người lao động được đào tạo nghề một cách bài bản. Không đầu tư thích đáng cho 45 mọi hoạt động đào tạo THCN và CNKT thì khó lòng đạt được chỉ tiêu trên đây. Đối với TP. Hồ Chí Minh, đầu tư cho đào tạo THCN và CNKT mang lại nhiều hữu ích, đạt được nhiều mục đích. Thứ nhất : Đào tạo THCN và CNKT là tạo nhiều cơ hội cho người lao động tìm được công ăn việc làm ổn định, từ đó cải thiện và nâng cao cuộc sống cho bản thân và gia đình họ, đồng thời đóng góp cho xã hội, giảm dần tỷ lệ thất nghiệp và đói nghèo. Thứ hai : Cung cấp kịp thời một đội ngũ thợ có tay nghề, có hiểu biết KHKT & CN cho các KCN, KCX, nhà máy, xí nghiệp, công ty. Nhu cầu một đội ngũ thợ có tay nghề vững vàng ở thành phố Hồ Chí Minh ngày càng nhiều bởi thành phố đang và sẽ triển khai , xây dựng một loạt dự án , KCN, KCX, nhà máy mới. Thứ ba : Thành phố Hồ Chí Minh đang cố gắng nâng cao và phát huy vai trò, vị thế của mình đối với các tỉnh, thành và các vùng KT – XH trong nước thông qua các ký kết hợp tác, hỗ trợ và giúp đỡ nhau. Chẳng hạn, thành phố Hồ Chí Minh đã có các ký kết với các tỉnh Bình Phước, Đắc Lắc, Gia Lai, Thừa Thiên-Huế, Trà Vinh, Sóc Trăng, … từ những ký kết này, một trong những vấn đề đặt ra cho thành phố Hồ Chí Minh là tạo điều kiện cho các tỉnh bạn đào tạo một đội ngũ lao động có trình độ THCN, CNKT. Những mục đích, hữu ích của hoạt động đào tạo nghề, một lần nữa khẳng định tính bức thiết của nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực và qua đó khẳng định vai trò của hệ thống trường THCN và CNKT trong quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, đào tạo nguồn nhân lực nói riêng. 2.1.3. Vấn đề xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề: Đến đây vấn đề đặt ra là làm gì và làm như thế nào để đạt được những mục đích trên đây? Câu trả lời là có nhiều cách, nhiều phương thức khác 46 nhau. Một trong những cách, những phương thức ấy và là cách, phương thức hết sức quan trọng, đó là XHH hoạt động đào tạo nghề. XHH hoạt động đào tạo nghề không đơn thuần chỉ là nâng cao vai trò, ý thức trách nhiệm và phát huy tiềm năng to lớn của người dân đối với hoạt động này, mà quan trọng hơn là ở chỗ: Thứ nhất : Nâng cao vai trò trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể, xã hội, của chính quyền các cấp (từ thành phố, quận, huyện xuống đến phường, xã), của các KCN, KCX, nhà máy, xí nghiệp, công ty đối với hoạt động đào tạo nghề, bởi hoạt động này không chỉ đào tạo một đội ngũ lao động có tay nghề, có trình độ KHKT và CN, mà còn gắn với vấn đề điều chỉnh nguồn nhân lực phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương, cho việc chuyển đổi ngành nghề sản xuất của các KCN, KCX, nhà máy, xí nghiệp, công ty đối với hoạt động đào tạo nghề, bởi hoạt động này không chỉ đào tạo một đội ngũ lao động có tay nghề, có trình độ KHKT và CN, mà còn gắn với vấn đề điều chỉnh nguồn nhân lực phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương, cho việc chuyển đổi ngành nghề sản xuất của các KCN, KCX, nhà máy, xí nghiệp, công ty. Thứ hai : góp phần giải quyết công ăn việc làm, vấn đề thất nghiệp, xoá đói giảm nghèo và những vấn đề xã hội khác (mãi dâm, ma túy, …) mà thành phố Hồ Chí Minh đang quan tâm giải quyết. Chương trình đào tạo nghề cho những người sau cai nghiện, về một phương diện nào đó cũng gắn với công tác XHH hoạt động đào tạo nghề. Từ ý nghĩa trên, khi xem xét, đánh giá cũng như đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả XHH hoạt động đào tạo nghề cần phải đặt vấn đề XHH hoạt động đào tạo nghề trong các mối quan hệ với việc giải quyết nguồn nhân lực phục vụ cho cơ cấu kinh tế và các vấn đề xã hội (tạo việc làm, giảm thất nghiệp và các tệ nạn xã hội …) 47 2.2 HỆ THỐNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm công nghiệp lớn của cả nước đang đòi hỏi một đội ngũ lao động vừa đông đảo về số lượng, vừa có trình độ chuyên môn và tay nghề. Vì thế, thành phố rất quan tâm đến việc xây dựng, mở rộng, nâng cấp các loại hình trường lớp đào tạo nghề. Ngoài các trường ĐH, CĐ có chức năng đào tạo nghề chuyên sâu, bậc cao, TP. Hồ Chí Minh xây dựng và mở rộng nhiều trường THCN, CNKT, … đồng thời cho phép và khuyến khích các KCN, KCX, các nhà máy, xí nghiệp, các quận (huyện) mở các trung tâm dạy nghề. Cho đến năm 2003, không kể các trường Cao đẳng và Đại học tại TP. Hồ Chí Minh có 354 trường THCN, TH dạy nghề, trong đó có 44 trường THCN công lập (28 trường của Trung ương, 13 trường ngoài công lập; 18 trường của Quận Huyện và 80 trường Dạy nghề (của Cục dạy nghề) cùng 15 Trung tâm thực hành hướng nghiệp, Trung tâm dịch vụ và cơ sở dạy nghề ngoài công lập. Với trên 79 ngàn người học. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến 16 trường THCN thuộc quản lý của Thành phố. 2.2.1 Tổng quan về các trường THCN ở TP. Hồ Chí Minh. 2.2.1.1 Thời gian thành lập: Thời gian ra đời và đi vào hoạt động của các trường THCN sớm, muộn khác nhau. Một số trường thành lập trên dưới 10 – 15 năm (trường THSP Mầm Non, trường TH Kỹ thuật Lý Tự Trọng, trường TH Kỹ Thuật nông nghiệp, trường TH kinh tế, …). Có trường ra đời và đi vào hoạt động trên dưới 5 năm (trường TH kỹ thuật nghiệp vụ Phú Lâm, trường TH Tư thục Kinh tế – Kỹ thuật Vạn Tường, …). Song có trường mới thành lập và hoạt động trên dưới một năm (trường TH TT Kỹ thuật – Nghiệp vụ Bách Việt, trường TH TT Kinh tế – Kỹ thuật Tây Nam Á, trường TH TT Kinh tế – Kỹ thuật Phương Nam). Đặc biệt có trường đã thành lập trên 100 năm (Trường TH Công nghiệp thành lập năm 1898). 48 2.2.1.2 Địa bàn hoạt động: Hiện nay, T.P. Hồ Chí Minh có 24 quận/huyện (19 quận và 5 huyện), nhưng 16 trường THCN chỉ đóng trên địa bàn của 10 quận. Cụ thể: – Quận 1: có 03 trường (trường TH Kỹ thuật nông nghiệp, trường THSP Mầm Non và trường TH Công nghiệp). – Quận Tân Bình: có 03 trường (trường TH Kỹ thuật Lý Tự Trọng, trường TH Du Lịch và Khách sạn, trường THTT Kinh tế – Kỹ thuật Phương Nam). – Quận Phú Nhuận: 02 trường (trường THTT Kinh tế – Kỹ thuật Tây Nam Á, trường THTT kỹ thuật nghiệp vụ Bách Việt). – Quận 10: Có 02 trường (trường TH Kinh tế, trường THTT Kinh tế – Kỹ thuật Vạn Tường). Các quận 3, quận 6, quận 7, quận 8, quận Bình Thạnh và quận Thủ Đức mỗi quận có 01 trường THCN. (Xin xem bảng 10) 2.2.1.3. Loại hình quản lý: – Trường THCN Công lập: 11 trường. – Trường THCN tư thục: 05 trường. 2.2.1.4. Trình độ đào tạo: – Đào tạo một trình độ (THCN): 03 trường. – Đào tạo hai trình độ (THCN và CNKT): 13 trường. – Có 05 trường THCN đào tạo theo chế độ ngắn hạn và có 04 trường đạo tạo và bồi dưỡng theo hệ tại chức. 2.2.1.5. Ngành nghề đào tạo: – Có 02 trường chuyên đào tạo THCN Kinh tế. – Có 05 trường chuyên đào tạo THCN Kỹ thuật (công nghiệp, tin học, giao thông, …). 49 – Có 02 trường chuyên về đào tạo nghiệp vụ (sư phạm, du lịch và khách sạn). – Có 04 trường đào tạo hỗn hợp cả kinh tế – kỹ thuật. – Có 05 trường đào tạo hỗn hợp cả kinh tế – nghiệp vụ hoặc kỹ thuật – nghiệp vụ. Tuy nhiên ngành, nghề do mỗi trường đào tạo rất chênh lệch nhau. Trong 16 trường THCN chúng tôi đã điều tra thì trường TH Du lịch – Khách sạn có ít ngành nhất (4 ngành), trường TH Kỹ thuật Nông nghiệp có nhiều ngành nhất ( 14 ngành), các trường khác có từ 5 – 7 ngành (trường TH TT Kỹ thuật - nghiệp vụ Bách Việt, trường TH TT Kinh tế - Kỹ thuật Phương Nam,…). Trong 16 trường THCN và SP ở TP. Hồ Chí Minh đào tạo tới 31 ngành, nghề khác nhau. Có một số ngành, nghề được nhiều trường tham gia đào tạo. Đó là: – Hạch toán kế toán: 11/16 trường với tổng số là : 2461 HS. – Tin học: 10/16 trường với tổng số là : 1187 HS. – Điện công nghiệp và dân dụng: 9/16 trường với tổng số là: 1198 HS. – Cơ khí khai thác sửa chữa: 6/16 trường với tổng số là: 714 HS. – Hướng dẫn du lịch: 5/16 trường với tổng số là: 913 HS. – Chế biến và bảo quản thực phẩm: 4/16 trường với tổng số là: 416 HS. – Cơ điện lạnh: 4/16 trường với tổng số là: 573 HS. Các ngành còn lại, mỗi ngành chỉ có 1 – 2 trường đào tạo. (Xem bảng 11 và 12). 2.2.1.6. Tình hình cán bộ, giảng viên, nhân viên các trường THCN 2003 – 2004 (xin xem phụ lục 1 tr. 4,5,6): Hiện nay, tổng số đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên (cơ hữu) của 16 trường THCN là 1196 người, trong đó có 669 giảng viên, chiếm 55,93%. 50 Về trình độ chuyên môn, có 128 người có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ chiếm 10,70% trong tổng số giảng viên. Trong số 16 trường THCN, một số trường (phần lớn là các trường THCN công lập) có đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên vừa đông đảo vừa có trình độ chuyên môn cao (trường THSP Mầm non có 96 người, có 27 tiến sĩ và thạc sĩ, chiếm 54% trong tổng số 50 giảng viên; trường THKT Lý Tự Trọng có 153 người, trong đó 21/114 giảng viên có bằng thạc sĩ, chiếm 18,42%,..). Ngược lại, một số trường (phần lớn là trường ngoài công lập) đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên vừa ít về số lượng, vừa hạn chế về trình độ (trường THTT Kinh tế – Kỹ thuật Phương Nam, trường TH Tư thục tin học – kinh tế Sài Gòn,..). 2.2.2 Hoạt động đào tạo nghề của các trường trung học chuyên nghiệp thời gian qua: (xin xem bảng 13) 2.2.2.1. Tình hình tuyển sinh (xin xem phụ lục 1 – tr. 9) Trong năm học 2003 – 2004, 16 trường THCN ở TP. Hồ Chí Minh đã tuyển được 11.169 học viên các hệ chính quy THCN. Có 10/16 trường số học viên trúng tuyển hệ THCN vượt chỉ tiêu. Các trường vượt nhiều nhất là THKT nông nghiệp (145,87%), THTT Kinh tế – kỹ thuật Phương Nam (141,5%), THKTNV Nguyễn Hữu Cảnh (133,50%). Có 6/16 trường số học viên hệ THCN trúng tuyển chưa đạt chỉ tiêu, thấp nhất là TH NV Du lịch – Khách sạn (74,17%), TH KT-NV Nam Sài Gòn (79,33%), TH KT–NV Thủ Đức 79,60%.Trong khi đó 8 trường có tuyển học viên hệ tuyển học viên hệ CNKT (đã có báo cáo) thì chỉ có 2 trường có số trúng tuyển vượt chỉ tiêu (TH KT-NV Thủ Đức : 184,29 % TH KT-NV Nam Sài Gòn : 124,00% ). Còn 6 trường, số trúng tuyển chưa đạt chỉ tiêu, trong đó THKT nông nghiệp chỉ đạt 12,35%; THKT-NV Phú Lâm đạt 31,50%, TH GTCC: 36,5%. 2.2.2.2. Quy mô đào tạo của các trường: 51 Tổng số học viên đang theo học các hệ đào tạo chính quy, tại chức, chuyên tu và các hệ khác (ngắn hạn, bồi dưỡng) ở 16 trường THCN trong năm học 2003 – 2004 là: 26.417 học viên, trong đó hệ chính quy là 18.844 (73,70%). (xin xem Phụ lục 1 – Tr 10,11,12) 2.2.2.3. Kết quả đào tạo: (xin xem phụ lục 1 – Tr 15,19,20) Năm học 2003 – 2004 trong tổng số 13.841 học sinh theo học ở 16 trường THCN, kết quả học tập như sau: – Xuất sắc: 150 học sinh, chiếm 1,1% – Giỏi: 893 học sinh, chiếm 6,45% – Khá: 3584 học sinh, chiếm 25,89% – Trung bình: 7876 học sinh, chiếm 56,9% – Yếu : 894 học sinh, chiếm 6,46% – Kém: 342 học sinh, chiếm 2,47% Hai trường có kết quả học tập của học sinh cao hơn cả là: trường TH Sư phạm có 70,44% đạt khá, giỏi và xuất sắc, trường TH Công nghiệp có 59,18% học sinh từ khá trở lên. 2.2.3. Một vài nhận xét: 2.2.3.1. Về tổ chức, ngành nghề, đội ngũ giảng viên và sự phân bố các trường: Thứ nhất: Cùng với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh là một trong hai địa phương có số lượng trường THCN, đặc biệt là các trường THCN ngoài công lập, nhiều nhất trong số 64 tỉnh thành cả nước. Với số lượng trường THCN ngoài công lập, TP. Hồ Chí Minh không những có thêm nhiều đơn vị đào tạo lực lượng lao động có tay nghề phục vụ cho nhu cầu về nguồn nhân lực của các lĩnh vực KT – XH, mà còn khai thác được nguồn lực tiềm tàng trong nhân dân phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Hơn nữa, trong số 16 trường THCN trực thụôc quản lý của TP. Hồ Chí Minh, phần lớn đã tập trung đào tạo các ngành, nghề về kinh tế, kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho chiến lược 52 phát triển kinh tế của địa phương, đồng thời là những ngành nghề đang có sức hấp dẫn lực lượng lao động. Đây là hướng đi đúng đắn, gắn việc đào tạo nghề với cơ cấu kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, là thành phố đông dân nhất cả nước, là trung tâm kinh tế lớn nhất toàn quốc, con số 16 trường THCN quả là quá ít ỏi, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập và đào tạo ngành nghề nhằm cải thiện, nâng cao đời sống của người dân và cũng khó đảm bảo chỉ tiêu đến năm 2005 có 50% lực lượng lao động qua đào tạo nghề như Đại hội Đảng Bộ TP. HCM lần thứ VII đề ra. Hơn nữa, con số 5 trường THCN ngoài công lập trong số 16 trường THCN cũng nói lên một thực tế: TP. HCM chưa khai thác đầy đủ nguồn lực tiềm tàng của người dân thành phố.(1) Thứ hai: Số lượng học sinh của 16 trường THCN trong năm học 2003 – 2004 là khá lớn, có tới 26.417 người (xem phụ lục 1 – tr.12). Đây là một đóng góp to lớn của các trường THCN trong đào tạo nghề phục vụ cho các lĩnh vực KT – XH của địa phương và nhu cầu học tập, đào tạo nghề của người dân. Tuy nhiên, quy mô đào tạo của các trường còn nhỏ. Những trường có quy mô đào tạo từ 1500 học sinh trở lên không nhiều, chỉ có 4/16 trường và đều là những trường công lập được thành lập khá lâu, trên 10 – 15 năm (trường TH Kinh tế, trường TH Kỹ thuật Lý Tự Trọng, trường Kỹ thuật nghiệp vụ Nguyễn Hữu Cảnh, trường TH Kỹ thuật nông nghiệp). Các trường THCN ngoài công lập có quy mô đào tạo khá khiêm tốn, chỉ dưới 1000 học sinh (trừ trường TH Tư thục Kỹ thuật – Kinh tế Vạn Tường). Các trường THCN phần lớn tập trung ở các quận trung tâm, quận nội thành (quận 1: 03 trường, quận Tân Bình : 03 trường, quận 10: 02 trường, quận Phú Nhuận: 02 trường). Các huyện và nhiều quận mới thành lập như: quận 2, quận 9, huyện Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ, … Những địa bàn đã, đang sẽ xuất hiện nhiều KCN, KCX không có trường THCN nào. Đây là một trong những (1) Ở Hà Nội có 16 trường THCN ngoài công lập trong số 25 trường THCN do thành phố quản lý 53 khó khăn khi đáp ứng nhu cầu về lực lượng lao động có tay nghề cho các chiến lược KT – XH. Thứ ba: đội ngũ cán bộ, nhân viên, nhất là đội ngũ giảng viên còn quá mỏng về số lượng, hạn chế về trình độ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nghèo nàn. Như đã nêu ở điểm thứ 2, chỉ có các trường THCN công lập mới có một đội ngũ giảng viên tương đối đông đảo và cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đầy đủ (xem phụ lục 1 – tr. 5+6). 2.2.3.2.Về hoạt động đào tạo: Thứ nhất: Dù được thành lập và đi vào hoạt động sớm hay muộn, kết quả đào tạo của các trường THCN nhìn chung khá tốt: có 33,43% học sinh (4627 người) đạt loại xuất sắc, giỏi và khá. Chỉ có 15,95% học sinh (1236 người thuộc loại yếu và kém trong tổng số 14208 HS) . Tỷ lệ học sinh có việc làm sau khi tốt nghiệp khá cao. Ví dụ: • Trường TH Kỹ thuật nông nghiệp: năm 2000: 75%, năm 2001: 80%, năm 2002 – 2003: 85%. • Trường TH Kinh tế: năm 2003: 69% Thứ hai: Trong hai hệ đào tạo (THCN và CNKT), hệ THCN dường như hấp dẫn học sinh hơn. Trong năm học 2003 – 2004, có 10/16 trường số học sinh THCN trúng tuyển vượt chỉ tiêu; chỉ có 6/16 trường số học sinh THCN trúng tuyển chưa đạt chỉ tiêu (trường THKT Lý Tự Trọng, trường TH Công nghiệp, trường Giao thông công chánh, trường TH Kỹ thuật nghiệp vụ Nam Sài Gòn và trường TH Kỹ thuật – nghiệp vụ Thủ Đức), trong đó trường đạt chỉ tiêu thấp nhất là trường kỹ thuật nghiệp vụ Nam Sài Gòn cũng tới 73,33%. Trong khi đó, chỉ có 2/16 trường số học sinh CNKT trúng tuyển vượt chỉ tiêu (trường TH Kỹ thuật – nghiệp vụ Thủ Đức, trường TH Kỹ thuật – nghiệp vụ Nam Sài Gòn), nhưng lại có tới 7/16 trường số học sinh CNKT trúng tuyển không đạt chỉ tiêu, thậm chí có trường chỉ đạt 12,35% chỉ tiêu 54 (Trường TH Kỹ thuật nông nghiệp), 31,50 % chỉ tiêu (Trường TH KT-NV Phú Lâm). Có thể nêu thêm một số nhận xét khác. Tuy nhiên, những gì đã nêu ở 2.2.1.2 đã cho phép chúng ta khẳng định: hệ thống trường THCN đã góp phần to lớn vào việc đào tạo một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề phục vụ cho việc phát triển KT – XH của thành phố, đồng thời cho thấy nhu cầu nâng cao chuyên môn, tay nghề và tiềm lực của người dân đối với việc phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo là vô cùng to lớn. 2.3. THỰC TRẠNG Xà HỘI HÓA GIÁO DỤC VÀ Xà HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI GIAN QUA: 2.3.1. Một số thành tựu: Thứ nhất: Ngay sau khi NQ 90/CP của Chính phủ được ban hành, dưới sự chỉ đạo của Thành ủy và UBND T.P. Hồ Chí Minh, Chính quyền các cấp (quận/huyện, phường/xã), các ban ngành, các tổ chức xã hội, đặc biệt là ngành GD-ĐT thành phố đã nhanh chóng xây dựng và phát triển chương trình XHH giáo dục ở tất cả các bậc, cấp đào tạo, từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông, từ giáo dục THCN đến giáo dục ĐH. Chương trình XHH giáo dục đã nhận được sự tiếp sức và ủng hộ của đông đảo nhân dân thành phố. Số lượng 16 trường THCN đối với một thành phố lớn, đông dân như TP. Hồ Chí Minh quả là con số quá khiêm tốn, nếu như không muốn nói là ít. Tuy nhiên, kết quả tuyển sinh, ngành nghề đào tạo, kết quả đào tạo, số lượng học sinh có công ăn việc làm sau khi tốt nghiệp và sự có mặt của 5 trường THCN tư thục, lại nói lên nhiều điều: – Người dân ngày càng quan tâm đến giáo dục, nhận thức sâu sắc hơn vai trò của sự nghiệp giáo dục đối với phát triển đất nước nói chung, đối với cải thiện và nâng cao đời sống của người dân nói riêng, cũng như trách nhiệm nghĩa vụ của người dân đối với việc phát triển. Số lượng học sinh trúng tuyển vào hệ THCN của nhiều trường (nhất là các trường THCN tư thục) vượt 55 chỉ tiêu vừa nói lên nhu cầu đào tạo nghề của người dân càng ngày càng lớn vừa thể hiện nhận thức đúng đắn của người dân xung quanh việc học nghề. (1) – Phát triển hệ thống trường THCN là một hướng đi đúng đắn. Tính đúng đắn ở đây không đơn thuần là đưa GD – ĐT Việt Nam vào quỹ đạo của giáo dục thế giới, mà còn phù hợp thực tế của người dân. Nhiều người dân rất mong muốn cho con em học lên cao (cao đẳng, đại học), song một mặt thực lực của con em họ không cho phép, mặt khác khả năng tài chính của họ eo hẹp, nên trường THCN là nơi đào tạo nghề cho con em họ, để con em họ có công ăn việc làm và có thể học lên về sau khi điều kiện cho phép. Thứ hai: Quá trình XHH hoạt động đào tạo nghề đã góp phần đắc lực vào việc cung cấp một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, có tay nghề cho các lĩnh vực KT – XH. Có thể nói, sự ra đời và đi vào hoạt động của các trường THCN đã giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng của XHH giáo dục. Đó là: – Gắn chặt cơ cấu giáo dục – cơ cấu nhân lực – cơ cấu kinh tế, tạo ra sự hài hòa giữa cung và cầu trong đào tạo. Có một số ngành nghề như Hạch toán - Kế toán, Tin học, Điện công nghiệp – Dân dụng, Cơ khí khai thác sửa chữa, Cơ điện lạnh, Chế biến và bảo quản thực phẩm, Du lịch ,…. được nhiều trường đào tạo và đào tạo với số lượng lớn, mới thoáng qua có cảm giác dồn cục và các trường đào tạo ít nhiều bị thương mại hóa. Thế nhưng đi sâu phân tích cơ cấu kinh tế, hướng phát triển chiến lược về kinh tế, … của thành phố và nhu cầu của xã hội thì hướng đi ấy là đúng đắn bởi thời kỳ “trường đào tạo cái gì trường có” đã qua rồi. Thời kỳ hiện nay là “trường đào tạo cái gì xã hội cần”. – Khai thác và phát huy được các nguồn lực của dân. Đối với XHH các lĩnh vực khác nói chung, XHH giáo dục nói riêng, Đảng và Nhà nước ta luôn (1) Xin lưu ý: trước năm 2000, nhiều trường THCN công lập tuyển sinh không đủ chỉ tiêu (dù học sinh vào học không phải đóng học phí). Nhưng nay, các trường THCN đều thu học phí (nhất là các trường THCN tư thục học phí khá cao) nhưng lại vượt chỉ tiêu tuyển sinh. 56 luôn chủ trương phải khai thác và phát huy mọi nguồn lực của dân để phục vụ cho dân và công cuộc xây dựng đất nước. Mở và theo học các trường THCN, về một phương diện nào đó phù hợp với khả năng của người sáng lập trường và của người học. Thứ ba: Thành phố đã có nhiều phương thức tạo điều kiện cho các trường THCN phát huy vai trò tác dụng của mình. Có thể thấy rõ điều này qua: – Sự liên kết bước đầu giữa các trường THCN với nhau, sự hợp tác giữa các trường THCN với các trường CĐ và ĐH. Nhờ vậy, các trường THCN mới thành lập sẽ giảm bớt được khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, về giáo viên, … – Mối quan hệ chặt chẽ giữa các trường THCN với các nhà máy, xí nghiệp và các quận, huyện theo nguyên tắc “cung - cầu” và “hợp đồng đào tạo”. Đây là một trong những cơ sở làm cho các trường THCN ngày càng có sức hút đối với người học: học sinh tốt nghiệp THCN thường dễ tìm việc làm, được các công ty, xí nghiệp tiến nhận. Những chuyển biến về nhận thức đã đưa đến những chủ trương biện pháp và hoạt động mới, tích cực của toàn xã hội đối với sự nghiệp GD – ĐT. Về phía Đảng: Có thể khẳng định rằng chưa bao giờ Đảng ta quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp GD – ĐT như thời gian qua. Ngoài việc dành cho GD - ĐT một vị trí xứng đáng trong các văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (T.L.8), lần VIII (T.L. 10), lần IX (T.L. 12), Đảng ta còn dành hẳn 3 nghị quyết bàn về phương hướng, biện pháp pháp triển GD – ĐT (Nghị quyết 4) của BCHTW Đảng khoá VII, nghị quyết 2 của BCHTW Đảng khoá VIII và nghị quyết 6 của BCHTW Đảng khoá IX)(T.L. 9, T.L.11, T.L.13). Các Đảng uỷ ở địa phương đã cụ thể hoá nội dung của những văn kiện, nghị quyết ấy thấy nhiều chủ trương và biện pháp nhằm phát triển GD – ĐT ở từng vùng, tỉnh và thành phố. 57 Về phía Nhà nước: Các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương đã tiến hành thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm và chủ trương của Đảng thành các chương trình, các dự án, biện pháp nhằm huy động các lực lượng xã hội đóng góp cho sự phát triển GD – ĐT. Kết quả của chương trình xoá mù chữ và phổ cập tiểu học (đã công bố tháng 11 – 2000), các chương trình phổ cập THCS (dự kiến hoàn thành vào năm 2010), các đề án quy hoạch mạng lưới hệ thống đào tạo nghề và mạng lưới các trường CĐ và ĐH (đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt), sự ra đời của Hội đồng Giáo dục Quốc gia và các cấp,... là những minh chứng sinh động. Việc tăng ngân sách Nhà nước đầu tư cho GD –ĐT cùng việc mở rộng hợp tác các nước, các tổ chức Quốc tế, các cá nhân nước ngoài và Việt kiều dưới hình thức phong phú, đa dạng và có hiệu quả, Nhà nước đã tạo cho hoạt động GD – ĐT có thêm nhiều nguồn lực để triển khai các chương trình (chương trình kiên cố hóa trường lớp, chương trình hiện đại hóa trang thiết bị dạy học, chương trình tin học hóa,...) Về phía các tổ chức, đoàn thể xã hội: Chưa bao giờ các tổ chức đoàn thể xã hội từ Hội LHPNVN, Đoàn TNCSHCM, Tổng Liên đoàn Lao động VN, Hội Cựu chiến binh, các Tôn giáo,... tham gia tích cực vào việc phát triển GD – ĐT như thời gian gần đây. Sự ra đời của một loạt quỹ dành cho giáo dục, các loại học bổng, sự tài trợ cho công tác giáo dục của các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, các lớp học tình thương... đã nói lên rất rõ điều này. Về phía quần chúng nhân dân: Phong trào toàn dân chăn lo cho việc học tập của con em mình đã phát triển rộng khắp cả nước. Đã hình thành một phong trào học tập sôi nổi trong cán bộ, nhân dân, nhất là thanh thiếu niên. Bên cạnh hệ thống giáo dục chính quy, hệ thống giáo dục không chính quy mở rộng trên quy mô lớn, với nhiều loại hình phong phú, đa dạng (tại chức hàm thụ, đào tạo từ xa...) Đã không ít gia đình, cá nhân hiến đất (kể cả đất hương hỏa) để xây dựng trường lớp cho con em đi học. Nhiều mạnh thường 58 quân bỏ tiền, bỏ của xây dựng trường học hoặc nhận tài trợ dài hạn cho những học sinh, sinh viên tài năng hoặc vượt khó trong học tập. XHH giáo dục bước đầu góp phàn đào tạo một nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có tây nghề phục vụ cho các lĩnh vực KT – XH. Sự ra đời ngày càng nhiều các trung tâm dạy nghề, các trường đào tạo công nhân kỹ thuật, các trường THCN, nhất là trường Bán công, Dân lập, Tư thục, không những đã đào tạo được một lực lượng lao động có hiểu biết về KHKT & CN, có tay nghề cho các KCN, KCX, các nhà máy, xí nghiệp, công ty ở tất cả các vùng, các địa phương, mà còn huy động được mọi nguồn lực của toàn dân cho sự nghiệp giáo dục, đồng thời tạo điều kiện cho người dân có việc làm và việc làm có thu nhập ngày càng cao. Chẳng hạn, chỉ riêng hệ thống trường THCN, đến tháng 9/2003 cả nước có tới 270 trường, trong đó trường do Trung ương quản lý là 73, do địa phương quản lý là 197. Trường bán công, dân lập, tư thục là 31 (nguồn : vụ giáo dục chuyên nghiệp – Bộ GD – ĐT). Hằng năm số lượng học sinh theo học tại mỗi trường bình quân từ 1500 – 2000. Như vậy, hằng năm chỉ riêng hệ thống THCN đào tạo trên dưới 400.000 – 500.000 học viên. Nếu giữ được mức đào tạo này thì cùng với các loại hình đào tạo khác,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVQLGD001.pdf
Tài liệu liên quan