Tài liệu Luận văn Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam tại EU: Những tác động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra: Luận văn
Vụ kiện chống bán phá giá
giày mũ da của Việt Nam tại
EU: những tác động nhiều
mặt và bài học kinh nghiệm
rút ra
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP ................................... 4
1.1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ................................................................................ 4
1.1.1. Giới thiệu vài nét về Bộ Kế hoạch và Đầu tư ................................................ 4
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển .................................................................. 4
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ........................................ 5
1.1.4. Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư .................................................. 6
1.2. Vụ Kinh tế dịch vụ........................................................................................ 7
1.2.1. Ch...
102 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam tại EU: Những tác động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Vụ kiện chống bán phá giá
giày mũ da của Việt Nam tại
EU: những tác động nhiều
mặt và bài học kinh nghiệm
rút ra
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP ................................... 4
1.1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ................................................................................ 4
1.1.1. Giới thiệu vài nét về Bộ Kế hoạch và Đầu tư ................................................ 4
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển .................................................................. 4
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ........................................ 5
1.1.4. Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư .................................................. 6
1.2. Vụ Kinh tế dịch vụ........................................................................................ 7
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ chính của Vụ Kinh tế dịch vụ ..................................... 7
1.2.2. Vai trị của vụ Kinh tế dịch vụ trong các vụ kiện chống bán phá giá ............ 9
CHƯƠNG 2: VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ GIÀY MŨ DA VIỆT NAM
TẠI THỊ TRƯỜNG EU: DIỄN BIẾN, NHỮNG TÁC ĐỘNG NHIỀU MẶT VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA ................................................................. 10
2.1. Giới thiệu tổng quan pháp luật về chống bán phá giá của EU .................. 10
2.1.1. Các quy định điều chỉnh hoạt động chống bán phá giá của EU................... 10
2.1.2. Các cơ quan cĩ thẩm quyền trong điều tra chống bán phá giá của EU........ 10
2.1.2.1. Ủy ban Châu Âu (European Commission) ...................................... 10
2.1.2.2.Hội đồng Châu Âu (European Council)........................................... 11
2.1.2.3. Ủy ban tư vấn (Advisory Committee) .............................................. 11
2.1.2.4. Các cơ quan cĩ thẩm quyền của các quốc gia thành viên ............... 11
2.1.2.5. Tịa án ............................................................................................ 12
2.1.3. Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá tại EU ....................................... 12
2.1.4. Quá trình điều tra một vụ kiện chống bán phá giá ....................................... 12
2.1.4.1. Bắt đầu vụ kiện............................................................................... 12
2.1.4.2. Điều tra sơ bộ ................................................................................ 14
2.1.4.3. Kết luận sơ bộ vụ việc .................................................................... 15
2.1.4.4. Áp dụng biện pháp tạm thời ........................................................... 18
2.1.4.5. Đàm phán để đưa ra cam kết giá .................................................... 19
2.1.4.6. Tiếp tục hoặc đình chỉ quá trình điều tra ........................................ 19
2.1.4.7. Kết luận cuối cùng ......................................................................... 20
2.1.4.8. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức .......................... 20
2.1.4.9. Rà sốt hàng năm (rà sốt lại) ....................................................... 21
2.1.4.10. Rà sốt cuối kỳ (rà sốt hồng hơn) ............................................. 21
2.2. Diễn biến vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại EU.......... 22
2.2.1. Khái quát về thị trường giày dép EU ........................................................... 22
2.2.1.1. Thị hiếu tiêu dùng giày dép của người dân EU ............................... 22
2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ giày dép của EU ................................................ 25
2.2.1.3. Thực trạng ngành sản xuất giày dép EU......................................... 26
2.2.1.4. Tình hình nhập khẩu giày dép của EU ............................................ 28
2.2.2. Bối cảnh xảy ra vụ kiện ................................................................................ 29
2.2.2.1. Vị trí của giày dép Việt Nam trên thị trường giày dép EU .............. 30
2.2.2.2. Vị trí của giày mũ da Việt Nam trên thị trường EU ........................ 33
2.2.3. Diễn biến vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại EU ............ 36
2.2.4. Phản hồi của các bên cĩ liên quan ................................................................ 39
2.2.4.1. Những phản hồi ủng hộ quyết định áp thuế chống bán phá giá đối
với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc .............................................. 40
2.2.4.2. Những ý kiến phản đối quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với
giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc .................................................... 44
2.2.4.3. Phản hồi từ phía Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam ........... 47
2.3. Tác động nhiều mặt của vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam
tại thị trường EU ............................................................................................... 51
2.3.1. Tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành
da giày Việt Nam.................................................................................................... 51
2.3.1.1. Đơn hàng và sản lượng .................................................................. 51
2.3.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu ........................................................... 53
2.3.1.3. Cơ cấu mặt hàng ............................................................................ 54
2.3.1.4. Biến động lao động ........................................................................ 55
2.3.2. Tác động đến đời sống cơng nhân ngành da giày ........................................ 56
2.3.3. Tác động đến hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU .......... 59
2.3.4. Tác động đến các doanh nghiệp sản xuất, các nhà nhập khẩu, bán lẻ giày
dép và người tiêu dùng EU..................................................................................... 64
2.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện chống bán phá giá giày mũ
da Việt Nam tại thị trường EU .......................................................................... 67
2.4.1. Bài học đối với các cơ quan Nhà nước ..................................................... 68
2.4.1.1. Bài học 1: Thiếu định hướng đúng đắn cho hoạt động xuất khẩu là
một nguyên nhân dẫn đến bị kiện bán phá giá ............................................ 68
2.4.1.2. Bài học 2: Doanh nghiệp Việt Nam rất cần đến sự hỗ trợ từ phía
Chính phủ và các cơ quan Nhà nước trong việc ứng phĩ với các vụ kiện
chống bán phá giá ...................................................................................... 69
2.4.1.3. Bài học 3: Ứng phĩ với các vụ kiện chống bán phá giá cần cĩ sự
đồng lịng phối hợp của nhiều bên .............................................................. 69
2.4.1.4. Bài học 4: Hệ thống luật pháp với nhiều điểm chưa phù hợp với
chuẩn mực quốc tế sẽ gây nhiều khĩ khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam
trong các vụ kiện chống bán phá giá ........................................................... 70
2.4.1.5. Bài học 5: Một khi chưa được cơng nhận là cĩ nền kinh tế thị
trường, việc lựa chọn một nước thứ ba thay thế cĩ lợi cho các doanh nghiệp
Việt Nam khi tính tốn biên độ phá giá là điều khơng dễ dàng .................... 71
2.4.2. Bài học đối với các doanh nghiệp.............................................................. 73
2.4.2.1. Bài học 1: Thiếu một chiến lược xuất khẩu phù hợp, doanh nghiệp cĩ
nguy cơ cao bị kiện bán phá giá .................................................................. 73
2.4.2.2. Bài học 2: Gia cơng xuất khẩu vẫn cĩ thể bị kiện bán phá giá ....... 73
2.4.2.3. Bài học 3: Doanh nghiệp Việt Nam cĩ rất ít kinh nghiệm trong việc
ứng phĩ với các vụ kiện chống bán phá giá và thường mang tư tưởng bi quan
khi bị kiện ................................................................................................... 73
2.4.2.4. Bài học 4: Hệ thống sổ sách hạch tốn kế tốn khơng rõ ràng minh
bạch, các doanh nghiệp khơng được cơng nhận là hoạt động theo cơ chế thị
trường ......................................................................................................... 74
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIÚP CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ỨNG
PHĨ VỚI CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA EU ......................... 75
3.1. Nhĩm giải pháp đối với Nhà nước ............................................................. 75
3.1.1. Xây dựng chiến lược tăng trưởng xuất khẩu phù hợp cho các ngành hàng . 75
3.1.2. Xây dựng cơ chế cảnh báo sớm đối với các vụ kiện chống bán phá giá ..... 76
3.1.3. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về bán phá giá ......................................... 77
3.1.4. Thành lập cơ quan chuyên trách về chống bán phá giá ............................... 78
3.1.5. Tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức về luật pháp chống bán phá giá và các
cách thức ứng phĩ đối với các vụ kiện cho các doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành
hàng và các cán bộ quản lý Nhà nước .................................................................... 78
3.1.6. Tăng cường cơng tác vận động hành lang và quan hệ cơng chúng.............. 79
3.1.7. Tích cực hồn thiện hệ thống luật pháp Việt Nam theo hướng hài hịa hĩa
với các quy định quốc tế ......................................................................................... 80
3.1.8. Tích cực triển khai các cuộc đàm phán song phương và đa phương để tranh
thủ được nhiều nước cơng nhận Việt Nam là nước cĩ nền kinh tế thị trường ....... 81
3.2. Nhĩm giải pháp đối với các doanh nghiệp ................................................. 81
3.2.1. Đa dạng hĩa thị trường và mặt hàng xuất khẩu ........................................... 81
3.2.2. Tăng dần tỷ trọng phương thức tự doanh, giảm gia cơng xuất khẩu ........... 82
3.2.3. Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá ................................... 82
3.2.4. Đẩy mạnh khai thác thị trường nội dịa để giảm áp lực xuất khẩu ............... 83
3.2.5. Chủ động tìm hiểu các thơng tin cĩ liên quan đến vấn đề kiện bán phá giá 83
3.2.6. Chủ động tham gia vụ kiện .......................................................................... 84
3.2.7. Hợp tác đầy đủ, kịp thời và thiện chí với cơ quan điều tra .......................... 85
3.2.8. Sử dụng tư vấn pháp lý trong mọi giai đoạn của quá trình điều tra ............. 85
3.2.9. Tích cực phối hợp với các đối tác nhập khẩu để đối phĩ với vụ kiện .......... 86
3.2.10. Hồn thiện hệ thống sổ sách kế tốn của doanh nghiệp ............................. 86
3.2.11. Tích cực tham gia xây dựng và củng cố hoạt động của các Hiệp hội ngành
hàng ........................................................................................................................ 87
3.2.12. Nghiên cứu việc áp dụng biện pháp cam kết giá ....................................... 87
PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................................. 89
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt
EC European Committee Ủy ban Châu Âu
EU European Union Liên minh Châu Âu
GTT - Giá thơng thường
GXK - Giá xuất khẩu
SPTT - Sản phẩm tương tự
TNHH - Trách nhiệm hữu hạn
UBCA - Ủy ban Châu Âu
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1: Phân đoạn thị trường theo người sử dụng tại các nước tiêu thụ giày dép
lớn nhất EU ............................................................................................. 23
Bảng 2.2: Tình hình ngành sản xuất giày dép EU ..................................................... 27
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu giày dép của EU................ 28
Bảng 2.4: Các nước xuất khẩu giày dép lớn nhất vào EU giai đoạn 2000 - 2005 ........ 31
Bảng 2.5: Cơ cấu các mặt hàng giày dép chủ yếu nhập khẩu vào EU ......................... 33
Bảng 2.6: Số lượng và kim ngạch giày mũ da Việt Nam xuất khẩu sang EU giai
đoạn 2000 - 2005 ....................................................................................... 34
Bảng 2.7: So sánh giá giữa các mặt hàng giày da của Việt Nam và Trung Quốc tại
thị trường EU từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2006 ....................................... 43
Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu
giày dép của EU ........................................................................................ 62
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Biểu đồ 2.1: Phân đoạn thị trường giày dép EU theo chất lượng và giá cả ................. 25
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch nhập khẩu giày dép của EU giai đoạn 2000 - 2005 .............. 30
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU giai
đoạn 2000 - 2005 ................................................................................... 31
Biểu đồ 2.4: Thị phần giày dép Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của EU
năm 2004 ............................................................................................... 32
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu các mặt hàng giày dép nhập khẩu vào EU năm 2005 ................. 34
Biểu đồ 2.6: Thị phần giày mũ da Việt Nam trên thị trường EU giai đoạn 2002-2005 35
Biểu đồ 2.7: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU giai
đoạn 2001 - 2009 ................................................................................... 60
Biểu đồ 2.8: Số lượng giày mũ da Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn
2005 - 2008 ............................................................................................ 61
Biểu đồ 2.9: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường EU trong tổng
kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam ........................................ 62
Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng giày dép Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu giày
dép của EU .......................................................................................... 63
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh tồn cầu hĩa kinh tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ như hiện
nay, chủ động hội nhập vào nền kinh tế tồn cầu và tích cực hợp tác nhiều mặt với
các nước trên thế giới là xu thế khơng thể đảo ngược đối với mỗi quốc gia trong quá
trình phát triển kinh tế của mình. Cũng trong xu thế chung đĩ, Việt Nam đang tham
gia ngày một cách tích cực hơn vào các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế.
Hàng hĩa của Việt Nam đã cĩ mặt tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, một số mặt
hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, thủy sản, dệt may, da giày đã thực sự tạo nên
thương hiệu cho hàng hĩa Việt Nam và khẳng định được chất lượng, uy tín với các
bạn hàng quốc tế.
Đạt được nhiều thành tựu khả quan trong những năm vừa qua nhưng hoạt
động xuất khẩu hàng hĩa của Việt Nam hiện đang gặp phải khơng ít khĩ khăn trong
quá trình thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường nước ngồi, đặc biệt là các thị trường
lớn đầy tiềm năng như EU, Hoa Kỳ. Trong bối cảnh thương mại thế giới ngày càng
tự do hơn, các rào cản thương mại truyền thống như thuế quan, hạn ngạch đang dần
bị dỡ bỏ thì các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển đang cĩ xu hướng sử
dụng ngày một nhiều các rào cản phi thuế quan nhằm bảo hộ cho nền sản xuất trong
nước. Trước làn sĩng thâm nhập một cách ồ ạt của hàng nhập khẩu từ các quốc gia
đang phát triển với giá cả rẻ hơn rất nhiều, các quốc gia phát triển đã khơng ngần
ngại áp dụng bất kỳ biện pháp nào cĩ thể để bảo vệ ngành sản xuất nội địa của
mình, trong đĩ, kiện bán phá giá là một biện pháp hiện đang được các quốc gia áp
dụng khá phổ biến.
Theo thống kê từ năm 1994 đến nay thì Việt Nam đã phải đối mặt với 34 vụ
kiện chống bán phá giá, trở thành nước đứng thứ 7 trong số 100 nước bị kiện nhiều
nhất trên thế giới với tỉ lệ thua kiện gần 70%.1 Trong đĩ EU trở thành thị trường
khĩ tính nhất với 10 vụ kiện, mà trong số đĩ vụ kiện giày mũ da Việt Nam bán phá
1 Thống kê các vụ kiện chống bán phá giá mà Việt Nam cĩ liên quan tính đến 31/10/2009 -
Hội đồng Tư vấn các biện pháp phịng vệ thương mại quốc tế (Hội đồng TRC) - chongbanphagia.vn
giá tại thị trường EU là một điển hình. EU luơn được xác định là thị trường chủ lực
và đầy tiềm năng với các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới,
tuy nhiên thực tế này cho thấy chúng ta đang phải đối mặt với nguy cơ rất lớn từ các
vụ kiện chống bán phá giá tại thị trường này. Trong khi đĩ, sự hiểu biết về pháp luật
thương mại quốc tế nĩi chung và quy định về chống bán phá giá của EU nĩi riêng
của các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam cịn rất nhiều hạn chế.
Chính vì vậy mà chúng ta thường bất ngờ và trở nên lúng túng khi phải ứng phĩ với
các vụ kiện loại này từ EU.
Trong bối cảnh hàng hĩa Việt Nam ngày càng gia tăng nguy cơ bị kiện
chống bán phá giá, để cĩ thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào thị trường EU thì
việc hiểu biết sâu sắc luật pháp về chống bán phá của EU để cĩ biện pháp ứng xử
hợp lý trước các vụ kiện là một yêu cầu cấp thiết. Trong vài năm trở lại đây đã cĩ
một số đề tài nghiên cứu về luật pháp chống bán phá giá của WTO nĩi chung cũng
như các quy định về chống bán phá giá của các bạn hàng lớn của Việt Nam như
Hoa Kỳ, EU nĩi riêng. Tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu này thường chỉ đề cập
đến khía cách pháp lý chứ chưa đi sâu tìm hiểu diễn biến các vụ kiện để từ đĩ rút ra
những bài học quý báu cho các cơ quan Nhà nước cũng như các doanh nghiệp Việt
Nam trong việc ứng phĩ với các vụ kiện bán phá giá. Chính vì lẽ đĩ em đã chọn đề
tài “Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam tại EU: những tác động
nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra” với mong muốn thơng qua một trường
hợp điển hình là vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam để tìm hiểu về
luật pháp chống bán phá giá của EU, đánh giá những tác động nhiều mặt của vụ
kiện, từ đĩ đề xuất các giải pháp giúp các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp
Việt Nam ứng phĩ với các vụ kiện chống bán phá giá tại EU nhằm mục đích đẩy
mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng hĩa của Việt Nam vào thị trường đầy tiềm
năng này.
2.Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của
Việt Nam tại thị trường EU.
3.Mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp giúp các cơ quan
Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam ứng phĩ với các vụ kiện chống bán phá
giá của EU nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này.
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hĩa các quy định pháp luật về chống bán phá giá của EU
- Tìm hiểu diễn biến vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại EU
- Phân tích nhận định của các bên về kết quả của vụ kiện
- Đánh giá những tác động của vụ kiện đến các bên cĩ liên quan.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm từ vụ kiện.
4.Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt
Nam sang thị trường EU trong chuỗi thời gian từ năm 2000 cho đến hết năm 2009.
- Phạm vi khơng gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu giày
dép của Việt Nam sang thị trường EU.
- Giác độ nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên cả hai giác độ vi mơ và vĩ mơ,
vừa đề xuất các kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước đồng thời cũng đưa ra các
giải pháp đối với các doanh nghiệp nhằm ứng phĩ một cách hiệu quả với các vụ
kiện chống bán phá giá của EU.
5.Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng các phương pháp
thu thập số liệu thống kê, so sánh, phân tích, đánh giá, kết hợp với các phương pháp
tư duy logic, phương pháp phân tích số liệu và phương pháp biện chứng.
6.Kết cấu đề tài:
Chương 1: Tổng quan về cơ quan thực tập
Chương 2: Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại thị trường
EU: diễn biến, những tác động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra
Chương 3: Giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam ứng phĩ với
các vụ kiện chống bán phá giá của EU
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
1.1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1.1.1. Giới thiệu vài nét về Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Tên gọi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Ministry of Planning and Investment)
- Địa chỉ: Số 6B Hồng Diệu, Quận Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại: 04-38433360; 08044094; 08043485
- Website:
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa được thành lập, ngày
31/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hịa đã ra Sắc lệnh số 78-SL thành lập Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch
kiến thiết, chính là tổ chức tiền thân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày nay. Từ đĩ
đến nay, trải qua 65 năm xây dựng, ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và
Đầu tư đã từng bước trưởng thành và phát triển qua những mốc son quan trọng.
Ngày 14/5/1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hịa ra Sắc lệnh số
68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ thay cho Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến
thiết trước đĩ. Ban Kinh tế Chính phủ cĩ nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo và trình
Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế hoặc những
vấn đề quan trọng khác.
Ngày 8/10/1955, Hội đồng Chính phủ quyết định thành lập Ủy ban Kế hoạch
Quốc gia và ngày 14/10/1955, Thủ tướng Chính phủ đã ra Thơng tư số 603-TTg
thơng báo quyết định này. Ủy ban Kế hoạch Quốc gia và các Bộ phận kế hoạch của
các Bộ ở Trung ương, Ban kế hoạch ở các khu, tỉnh, huyện cĩ nhiệm vụ xây dựng
các dự án kế hoạch phát triển kinh tế, văn hĩa, và tiến hành thống kê kiểm tra việc
thực hiện kế hoạch.
Ngày 9/10/1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158-CP quy định
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, trong đĩ
xác định rõ Ủy ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ cĩ
trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và
văn hĩa quốc dân theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Cùng với thời gian, qua các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
Chính phủ đã cĩ hàng loạt các Nghị định quy định và bổ sung chức năng cho Ủy
ban Kế hoạch Nhà nước bao gồm các nghị định số 158/CP, 47/CP, 209/CP, 29/CP,
10/CP, 77/CP, 174/CP, 15/CP, 134/CP, 224/CP, 69/HĐBT, 66/HĐBT, 86/CP, v.v...
Ngày 27/11/1986, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 151/HĐBT giải thể
Ủy ban Phân vùng kinh tế Trung ương, giao cơng tác phân vùng kinh tế cho Ủy ban
Kế hoạch Nhà nước.
Ngày 1/1/1993, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện Nghiên cứu
Quản lý Kinh tế Trung Ương, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật pháp
kinh tế phục vụ cơng cuộc đổi mới.
Ngày 1/11/1995, Chính phủ ra Nghị định số 75/CP quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp
nhất Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư.
Ngày 17/8/2000, Thủ tướng Chính phủ cĩ Quyết định số 99/2000/TTg giao
Ban Quản lý các khu cơng nghiệp Việt Nam về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ cĩ chức năng tham mưu
tổng hợp về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản lý nhà nước về lĩnh vực
đầu tư trong và ngồi nước; giúp Chính phủ phối hợp điều hành thực hiện các mục
tiêu và cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Theo Nghị định này, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư cĩ những nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước và các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo ngành,
vùng lãnh thổ.
2. Trình Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh, các văn bản pháp quy cĩ liên
quan đến cơ chế chính sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư trong và ngồi
nước nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để
ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
3. Tổng hợp các nguồn lực của cả nước kể cả các nguồn từ nước ngồi để
xây dựng và trình Chính phủ các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân.
4. Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban
nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và cân đối tổng hợp
kế hoạch.
5. Hướng dẫn, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
6. Làm Chủ tịch các Hội đồng cấp Nhà nước: Xét duyệt định mức kinh tế -
kỹ thuật, xét thầu quốc gia, thẩm định thành lập doanh nghiệp nhà nước; điều phối
quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA; cấp giấy phép đầu tư cho các dự án hợp tác,
liên doanh.
7. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng quỹ dự trữ Nhà nước.
8. Tổ chức nghiên cứu dự báo, thu thập xử lý các thơng tin về phát triển kinh
tế - xã hội.
9. Tổ chức đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên mơn cho đội ngũ cơng
chức, viên chức trực thuộc Bộ quản lý.
10. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chiến lược phát triển, chính
sách kinh tế, quy hoạch và kế hoạch hĩa phát triển.
1.1.4. Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ máy tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Nghị định 75/CP gồm 22
đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 6 tổ chức sự nghiệp
trực thuộc. Từ chỗ chỉ cĩ 55 người khi mới thành lập năm 1955, năm 1988 biên chế
của Bộ đạt số lượng cao nhất 930 người; đến nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư cĩ 760
cán bộ cơng nhân viên, trong đĩ 420 cán bộ đang tham gia trực tiếp vào quá trình
xây dựng và điều hành kế hoạch. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Bộ cũng khơng
ngừng lớn mạnh, hiện nay trong cơ cấu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cĩ 2 giáo sư, 7
phĩ giáo sư, 126 tiến sĩ, 42 thạc sĩ và 479 người cĩ trình độ đại học.
1.2. Vụ Kinh tế dịch vụ
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ chính của Vụ Kinh tế dịch vụ
Vụ Kinh tế dịch vụ là một đơn vị trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ
trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch phát triển các
ngành dịch vụ, chuyên trách về các ngành dịch vụ du lịch, thương mại trong nước
và thương mại quốc tế (bao gồm cả thương mại hàng hố và thương mại dịch vụ).
Vụ Kinh tế dịch vụ cĩ các nhiệm vụ sau đây:
1. Nghiên cứu, tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ,
ngành du lịch, thương mại trong nước và thương mại quốc tế; phối hợp với các đơn
vị liên quan trong Bộ để tổng hợp, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
chung của cả nước, quy hoạch vùng lãnh thổ và quy hoạch phát triển các ngành liên
quan.
2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp kế hoạch 5 năm, hàng
năm về phát triển chung các ngành dịch vụ; trực tiếp theo dõi các ngành dịch vụ du
lịch, thương mại trong nước và thương mại quốc tế; lập các bảng cân đối tổng cung,
tổng cầu về các hàng hố, dịch vụ chủ yếu của nền kinh tế, xuất nhập khẩu hàng hố
và dịch vụ, cán cân thương mại quốc tế.
3. Nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các dự án đầu tư trong và ngồi nước
thuộc lĩnh vực Vụ phụ trách; làm đầu mối quản lý các chương trình, dự án được Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.
4. Chủ trì nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển ngành dịch vụ,
thương mại trong nước và thương mại quốc tế; phối hợp với các đơn vị liên quan
trong Bộ nghiên cứu và đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội
trong kế hoạch 5 năm, hàng năm; trực tiếp soạn thảo các cơ chế, chính sách và văn
bản quy phạm pháp luật cụ thể khi được Bộ giao. Làm đầu mối tham gia thẩm định
các cơ chế, chính sách và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của ngành và
lĩnh vực thuộc Vụ phụ trách để các Bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ hoặc các
ban ngành theo thẩm quyền.
5. Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án
(kể cả dự án ODA, FDI), báo cáo đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý
và hàng năm của các ngành và lĩnh vực thuộc Vụ phụ trách; đề xuất các giải pháp
xử lý những vướng mắc trong quá trình điều hành triển khai thực hiện kế hoạch.
6. Tham gia với các đơn vị liên quan trong Bộ thẩm định dự án, thẩm định kế
hoạch đấu thầu, lựa chọn nhà thầu đối với các dự án, gĩi thầu thuộc thẩm quyền
quyết định của Thủ tướng Chính phủ để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
hoặc cho phép đầu tư; làm đầu mối tham gia thẩm định các dự án thuộc lĩnh vực Vụ
phụ trách để các Bộ, ngành, địa phương quyết định theo thẩm quyền; chủ trì thực
hiện giám sát đầu tư đối với các chương trình, dự án đầu tư thuộc các ngành, lĩnh
vực được Bộ trưởng giao phụ trách; phối hợp thẩm tra quy hoạch phát triển các
ngành dịch vụ, ngành du lịch, thương mại trong nước và thương mại quốc tế.
7. Nghiên cứu dự báo, thu thập và hệ thống hố các thơng tin về kinh tế phục
vụ cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực Vụ phụ trách;
phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ xử lý và cung cấp thơng tin về phát triển
các ngành dịch vụ, ngành du lịch, thương mại trong nước và thương mại quốc tế.
8. Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch đầu tư phát triển đối với các ngành, lĩnh
vực sau:
- Về các ngành dịch vụ: Lĩnh vực Du lịch thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Văn hố, Thể thao và Du lịch; các dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của các Bộ chuyên ngành chưa giao cho các đơn vị khác thuộc Bộ;
- Thương mại trong nước (bao gồm cả thương mại biên giới và kinh tế cửa
khẩu) thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Cơng Thương;
- Thương mại quốc tế (bao gồm cả xuất nhập khẩu hàng hố và dịch vụ,
thương mại điện tử) thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Cơng Thương;
- Kho tàng thuộc phạm vi quản lý của các Bộ, ngành.
- Ngành dự trữ quốc gia (bao gồm cả vật tư, hàng hĩa, kho tàng) thuộc Bộ
Tài chính và các Bộ, ngành khác làm chức năng dự trữ quốc gia.
9. Tổng hợp kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế về dịch vụ và xuất nhập khẩu
hàng hố, dịch vụ (bao gồm cả đàm phán quốc tế và thực thi các cam kết quốc tế).
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.
1.2.2. Vai trị của vụ Kinh tế dịch vụ trong các vụ kiện chống bán phá giá
Ở Việt Nam, Bộ Cơng Thương là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm xử lý
các vụ kiện chống bán phá giá. Bên cạnh đĩ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đĩng một
vai trị quan trọng giúp Bộ Cơng Thương giải quyết các vụ kiện này. Trong hai vụ
kiện chống bán phá giá gần đây là vụ kiện cá ba sa của Việt Nam bán phá giá tại thị
trường Hoa Kỳ và vụ kiện giày mũ da Việt Nam bán phá giá tại EU, Bộ Cơng
Thương đều đã cĩ cơng văn tham vấn ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tùy theo
yêu cầu của các bên liên quan và Bộ Cơng Thương gửi sang, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư sẽ chuẩn bị hồ sơ và cho ý kiến gĩp ý xử lý đối với các vụ kiện chống bán phá
giá đĩ. Trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ Kinh tế dịch vụ là cơ quan chuyên trách
về thương mại trong nước và thương mại quốc tế (bao gồm cả thương mại hàng hĩa
và thương mại dịch vụ), do đĩ Vụ Kinh tế dịch vụ sẽ là đầu mối xử lý ở Bộ Kế
hoạch và Đầu tư. Đối với mỗi vụ kiện thì nhiệm vụ của Vụ Kinh tế dịch vụ là khác
nhau phụ thuộc vào yêu cầu của Bộ Cơng thương gửi sang, nhưng khái quát lại thì
Vụ Kinh tế dịch vụ là cơ quan đầu mối xem xét các yêu cầu được gửi đến từ Bộ
Cơng thương, lấy ý kiến từ các vụ khác trong Bộ, thu thập và tổng hợp thơng tin sau
đĩ ban hành cơng văn trả lời Bộ Cơng thương. Trong một số trường hợp nếu cĩ yêu
cầu tham vấn từ phía Bộ Cơng thương về các vụ kiện chống bán phá giá, Vụ Kinh tế
dịch vụ sẽ thay mặt Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất những kiến nghị và giải pháp
đối với những vụ kiện này.
CHƯƠNG 2
VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ GIÀY MŨ DA VIỆT NAM TẠI
THỊ TRƯỜNG EU: DIỄN BIẾN, NHỮNG TÁC ĐỘNG NHIỀU MẶT
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA
2.1. Giới thiệu tổng quan pháp luật về chống bán phá giá của EU
2.1.1 Các quy định điều chỉnh hoạt động chống bán phá giá của EU
EU khơng chỉ được đánh giá là một thị trường khĩ tính với rất nhiều yêu cầu
khắt khe về chất lượng và mẫu mã sản phẩm mà cịn được coi là một điển hình trên
thế giới về bảo hộ sản xuất nội địa. Nhằm mục tiêu bảo vệ các ngành sản xuất nội
khối trước sự thâm nhập mạnh mẽ của hàng hĩa nhập khẩu từ nước ngồi, đặc biệt
là từ các nước đang phát triển với lợi thế chi phí nguyên vật liệu và nhân cơng rẻ,
bên cạnh các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt, EU cịn xây dựng một
Quy chế chống bán phá giá hết sức chặt chẽ.
Luật chống bán phá giá của Liên minh Châu Âu ra đời từ năm 1968 và hiện
nay được quy định tập trung tại Quy chế 384/96 ngày 22/12/1995 của Hội Đồng Bộ
Trưởng EU.
Qui định này sau đĩ đã được sửa đổi, bổ sung bởi các văn bản sau:
- Qui định của Hội đồng (EC) số 2331/96 ngày 2/12/1996
- Qui định của Hội đồng (EC) số 905/98 ngày 27/4/1998
- Qui định của Hội đồng (EC) số 2238/2000 ngày 9/10/2000
- Qui định của Hội đồng (EC) số 1972/2002 ngày 5/11/2002
Các quy định trên được áp dụng đối với tất cả các nước khơng phải là thành
viên EU. Riêng đối với các nước bị coi là chưa cĩ nền kinh tế thị trường hoặc đang
trong quá trình chuyển đổi thì EU cĩ thể áp dụng những điều khoản đặc biệt khác.
2.1.2. Các cơ quan cĩ thẩm quyền trong điều tra chống bán phá giá của EU
2.1.2.1. Ủy ban Châu Âu (European Commission)
UBCA là cơ quan đĩng vai trị quan trọng nhất trong việc thi hành luật chống
bán phá giá của EU. Đây là cơ quan cĩ trách nhiệm nhận đơn đề nghị điều tra phá
giá, quyết định xem cĩ mở cuộc điều tra hay khơng, sau đĩ trực tiếp tiến hành điều
tra (bao gồm cả điều tra về việc bán phá giá và điều tra thiệt hại). Sau khi cĩ kết
luận sơ bộ về việc hàng hĩa nhập khẩu cĩ bán phá giá trên thị trường EU, UBCA cĩ
thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời hoặc chấp nhận cam kết giá được
đưa ra bởi các nhà sản xuất và xuất khẩu nước ngồi. UBCA cũng là cơ quan cĩ
quyền ra quyết định đình chỉ quá trình điều tra và cĩ hay khơng thực hiện việc tiến
hành “rà sốt lại” và “rà sốt hồng hơn”. Về việc áp dụng biện pháp chống bán phá
giá chính thức, tuy UBCA khơng cĩ thẩm quyền quyết định vấn đề này nhưng cĩ
một tiếng nĩi quan trọng trong việc đề xuất Hội đồng Châu Âu đưa ra quyết định
cuối cùng về mức thuế áp dụng.
2.1.2.2.Hội đồng Châu Âu (European Council)
Hội đồng Châu Âu là cơ quan cĩ thẩm quyền phê chuẩn kiến nghị từ UBCA
và ra quyết định cuối cùng về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức.
Đồng thời Hội đồng cũng ra các quyết định xử lý biện pháp chống bán phá giá sau
khi cĩ kết quả của “rà sốt hồng hơn” hoặc “rà sốt lại”. Ngồi ra, đối với những
quyết định thuộc thẩm quyền của UBCA, Hội đồng Châu Âu cĩ thể cĩ quyết định
khác và quyết định của Hội đồng là quyết định cuối cùng.
2.1.2.3. Ủy ban tư vấn (Advisory Committee)
Ủy ban tư vấn gồm đại diện của tất cả các quốc gia thành viên Liên minh và
một đại diện của UBCA đĩng vai trị là chủ tịch. Ủy ban Tư vấn cĩ chức năng đưa
ra ý kiến tham vấn (khi được yêu cầu hoặc khi pháp luật qui định việc tham vấn là
bắt buộc). Tuy khơng cĩ giá trị bắt buộc nhưng ý kiến của Ủy ban tư vấn phải được
các cơ quan cĩ thẩm quyền tính đến khi ban hành quyết định. Trong trường hợp Ủy
ban Tư vấn cĩ ý kiến khác với UBCA về cùng một vấn đề thì Hội đồng Châu Âu sẽ
là cơ quan cĩ thẩm quyền ra quyết định cuối cùng.
2.1.2.4. Các cơ quan cĩ thẩm quyền của các quốc gia thành viên
Các cơ quan cĩ thẩm quyền của các quốc gia thành viên cĩ trách nhiệm phối
hợp với UBCA trong việc tiến hành điều tra về việc bán phá giá và thiệt hại. Sau khi
cĩ quyết định áp thuế chính thức, các nước thành viên sẽ chịu trách nhiệm thu thuế
chống bán phá giá thơng qua cơ quan hải quan nước mình.
2.1.2.5. Tịa án
Sau khi cĩ quyết định cuối cùng về việc áp dụng biện pháp chống bán phá
giá chính thức, các bên cĩ liên quan cĩ quyền khởi kiện các quyết định này ra Tịa
án sơ thẩm Châu Âu. Ngồi ra, bản án sơ thẩm cịn cĩ thể tiếp tục bị kháng cáo lên
Tịa án Châu Âu. Quyết định của tịa án này sẽ là quyết định cuối cùng.
2.1.3. Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá tại EU
Qui định của Hội đồng (EC) số 2331/96 ngày 2/12/1996 về việc sửa đổi Quy
chế chống bán phá giá đã đưa ra cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp
chống bán phá giá theo bốn điều kiện sau:
- Hàng hĩa nhập khẩu bị bán phá giá vào EU;
- Ngành sản xuất SPTT của EU bị thiệt hại đáng kể;
- Cĩ mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại;
- Việc áp đặt thuế chống bán phá giá là cần thiết vì lợi ích của Cộng đồng
Như vậy, so với qui định chung của WTO, các điều kiện áp đặt thuế chống
bán phá giá theo pháp luật của EU cĩ thêm một điều kiện thứ tư là phải đảm bảo
phù hợp với lợi ích của cộng đồng. Qui định nay thể hiện một sự kiềm chế nhất định
của EU trong việc sử dụng các biện pháp chống bán phá giá. Nếu như trong pháp
luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ, quyết định áp thuế sẽ ngay lập tức được ban
hành khi cĩ kết luận cuối cùng khẳng định cĩ việc bán phá giá gây ra thiệt hại thì tại
EU, ngay cả khi hội tụ đủ ba điều kiện đầu tiên, các biện pháp chống bán phá giá
vẫn cĩ thể khơng bị áp dụng nếu việc này đi ngược lại với lợi ích Cộng đồng.
2.1.4. Quá trình điều tra một vụ kiện chống bán phá giá
2.1.4.1. Bắt đầu vụ kiện
Theo quy định, một cuộc điều tra chống bán phá giá tại EU phải được khởi
xướng bởi một đơn kiện bằng văn bản. Bất kỳ thể nhân, pháp nhân hoặc hiệp hội
nào đại diện cho ngành sản xuất nội địa của EU đều cĩ quyền khởi kiện bằng văn
bản yêu cầu điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Đơn kiện cĩ thể được
gửi trực tiếp đến UBCA hoặc thơng qua cơ quan cĩ thẩm quyền của các quốc gia
thành viên.
Khi yêu cầu khởi xướng một vụ điều tra bán phá giá, đơn đề nghị điều tra
phải đảm bảo bao gồm các nội dung sau:
- Thơng tin xác định danh tính của chủ thể nộp đơn, các mơ tả về số lượng và
giá trị sản phẩm do chủ thể nộp đơn sản xuất ra.
- Thơng tin mơ tả đầy đủ về sản phẩm bị nghi là bán phá giá, tên nước xuất
xứ; danh sách các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngồi và các nhà nhập khẩu;
- Bằng chứng về việc sản phẩm đĩ bị bán phá giá: GTT, GXK, biên độ phá
giá, sự gia tăng số lượng hàng nhập khẩu bị nghi ngờ bán phá giá…
- Bằng chứng về thiệt hại đối với ngành sản xuất EU và mối quan hệ nhân
quả giữa việc hàng nhập khẩu bị bán phá giá với những thiệt hại này.
Sau khi nhận được đơn kiện, để ra quyết định cĩ bắt đầu điều tra phá giá theo
đơn yêu cầu hay khơng, UBCA phải tiến hành kiểm tra những điều kiện sau:
- Tính đại diện cho ngành sản xuất EU của chủ thể nộp đơn: Chủ thể nộp đơn
kiện chỉ được cơng nhận là đại diện cho ngành sản xuất EU khi cĩ sản lượng chiếm
tối thiểu là 25% tổng sản lượng SPTT của tồn ngành sản xuất EU. Và sản lượng
của các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện phải chiếm ít nhất là 50% tổng sản lượng của
các nhà sản xuất EU bày tỏ ý kiến (tán thành hay phản đối) về việc điều tra.
- Tính xác thực và đầy đủ của những thơng tin và bằng chứng được đưa ra
trong đơn kiện: UBCA sẽ chỉ bắt đầu cuộc điều tra khi nhận thấy các thơng tin được
đưa ra trong đơn kiện là xác thực và các chứng cứ về việc bán phá giá và thiệt hại
được trình bày là tương đối đầy đủ.
UBCA cĩ 45 ngày để xem xét đơn đề nghị điều tra. Sau thời hạn này, nếu xét
thấy đã đầy đủ căn cứ, Ủy ban sẽ quyết định khởi xướng vụ kiện và đồng thời cơng
bố quyết định này trên Cơng báo của Liên minh Châu Âu. Quyết định này bao gồm
các thơng tin về tên sản phẩm sẽ bị điều tra, tên nước xuất xứ sản phẩm đĩ, tĩm tắt
những thơng tin EC đã nhận được, thời gian tiến hành điều tra và thời gian cho phép
các bên cĩ liên quan trình bày quan điểm của mình.
2.1.4.2. Điều tra sơ bộ
Theo quy định của EU, UBCA là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc
tiến hành điều tra về bán phá giá và các thiệt hại do việc bán phá giá hàng nhập
khẩu gây ra. Cùng phối hợp với Ủy ban cịn cĩ các quốc gia thành viên Liên minh.
Thời hạn điều tra dài hay ngắn là tùy thuộc vào từng vụ kiện nhưng trong mọi
trường hợp khơng được kéo dài quá 15 tháng. Cịn giai đoạn điều tra 2 thì được EU
quy định tối thiểu là 6 tháng và tối đa là 12 tháng trở về trước tính từ thời điểm khởi
xướng điều tra.
a. Tiến hành lựa chọn mẫu trong trường hợp cĩ quá nhiều đối tượng điều tra
Trong trường hợp số lượng nguyên đơn, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, loại
sản phẩm hoặc số giao dịch liên quan quá lớn thì việc điều tra cĩ thể chỉ giới hạn ở
một số lượng thích hợp các cơng ty, sản phẩm hoặc giao dịch. Việc lựa chọn mẫu
này được thực hiện trên cơ sở những thơng tin sẵn cĩ và cần phải đảm bảo tính đại
diện ở mức cao nhất cĩ thể. UBCA cĩ quyền đưa ra quyết định cuối cùng về việc
lựa chọn mẫu này. Các doanh nghiệp sản xuất muốn được lựa chọn làm mẫu điều
tra cĩ 15 ngày để tự giới thiệu về mình với UBCA và cung cấp đầy đủ thơng tin liên
quan đặc biệt là các thơng tin về lượng xuất khẩu và lượng hàng bán trong nội địa.
b. Tiến hành thu thập thơng tin
- Thơng qua bảng câu hỏi
Thơng thường, ngay sau khi ra thơng báo về việc tiến hành điều tra, UBCA
sẽ gửi bảng câu hỏi cho tất cả các bên quan tâm gồm người nộp đơn, các nhà xuất
khẩu, nhập khẩu và đại diện của họ. Nội dung bảng câu hỏi này gồm thơng tin về
cơng ty, về sản phẩm đang bị điều tra, số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh,
doanh số bán sản phẩm trong nước và xuất khẩu, giá thành sản xuất... Các nhà xuất
khẩu cĩ 30 ngày để hồn thành bảng câu hỏi này.
2 Giai đoạn điều tra là khoảng thời gian mà những lơ hàng nhập khẩu trong khoảng đĩ sẽ là đối tượng bị điều
tra và những thiệt hại xảy ra trong giai đoạn đĩ sẽ được xem xét để đi đến kết luận về thiệt hại và mối quan
hệ nhân quả với việc bán phá giá.
- Thơng qua việc các bên cĩ liên quan trình bày quan điểm
Ngồi việc trả lời bảng hỏi, các bên liên quan cĩ thể trực tiếp trình bày quan
điểm của mình trước UBCA nếu trong thời hạn qui định gửi yêu cầu tới UBCA
dưới dạng văn bản trong đĩ chứng minh được rằng họ là một bên liên quan cĩ thể bị
ảnh hưởng bởi các kết quả của quá trình điều tra chống bán phá giá và cĩ lý do
chính đáng cho yêu cầu trình bày quan điểm của mình.
- Các cơ quan cĩ thẩm quyền tự tiến hành thu thập thơng tin
Ngồi những thơng tin do các bên cung cấp, để đi đến các quyết định, cơ
quan cĩ thẩm quyền phải tiến hành thu thập thêm thơng tin nếu thấy cần thiết. Việc
cĩ thu thập thêm thơng tin hay khơng do UBCA quyết định nhưng phần thực thi chủ
yếu được tiến hành bởi các quốc gia thành viên nếu Ủy ban cĩ yêu cầu.
c. Tiến hành xác minh thơng tin thơng qua điều tra thực địa
Về nguyên tắc, mọi thơng tin do các bên cung cấp được cơ quan cĩ thẩm
quyền sử dụng trong quá trình ra quyết định đều phải được kiểm tra tính xác thực
một cách kỹ càng nhất cĩ thể. Do đĩ, sau khi phân tích bản trả lời và những thơng
tin được cung cấp bổ sung bởi các bên, UBCA cĩ thể quyết định điều tra thực địa.
Đây là quá trình cơ quan điều tra trực tiếp đến doanh nghiệp để thăm cơ sở sản xuất
kinh doanh, kiểm tra sổ sách tài chính kế tốn, xem xét các chứng từ và một vài
giao dịch lớn điển hình, phỏng vấn nhân viên của cơng ty để đánh giá tính xác thực
của những thơng tin đã nhận được. Việc điều tra thực địa sẽ được thực hiện trong
vịng từ 2 đến 4 ngày ở mỗi cơng ty hoặc mỗi nhĩm cơng ty. Hai điều kiện để tiến
hành điều tra thực địa là: cĩ được sự chấp thuận của cơng ty bị kiểm tra và Chính
phủ nước xuất khẩu đã được thơng báo chính thức và khơng cĩ ý kiến phản đối.
Bên cạnh đĩ, UBCA sẽ khơng tiến hành việc điều tra thực địa đối với các
cơng ty khơng gửi bản trả lời theo đúng cách thức và thời hạn qui định.
2.1.4.3. Kết luận sơ bộ vụ việc
Để cĩ thể đưa ra kết luận sơ bộ, UBCA phải thực hiện các tính tốn dựa trên
các thơng tin đã thu thập được để xác định chính xác việc bán phá giá và những
thiệt hại mà nĩ gây ra cho ngành sản xuất SPTT của EU.
a. Xác định việc bán phá giá
Việc xác định một hàng hĩa nhập khẩu cĩ bị bán phá giá hay khơng được
thực hiện theo một quy trình gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định giá trị thơng thường
Trường hợp nước xuất khẩu cĩ nền kinh tế thị trường
Trong Hiệp định chống bán phá giá của WTO, GTT được định nghĩa là giá
bán SPTT tại thị trường nước xuất khẩu. Do đĩ Quy chế về chống bán phá giá của
EU quy định GTT được xác định dựa trên giá bán trong điều kiện thương mại thơng
thường của SPTT khi nhà sản xuất bán hàng hĩa đĩ cho người mua độc lập tại thị
trường nước xuất khẩu. Trường hợp nhà xuất khẩu khơng đồng thời là nhà sản xuất
hoặc cĩ sản xuất nhưng khơng bán SPTT tại thị trường trong nước thì GTT sẽ được
xác định trên cơ sở giá bán SPTT của các nhà xuất khẩu khác.
Đây được coi là cách tính chuẩn và được ưu tiên áp dụng đầu tiên, để cĩ thể
sử dụng cách tính GTT này cần hội tụ đủ các điều kiện sau đây:
- Lượng SPTT tiêu thụ tại thị trường nước xuất khẩu khơng ít hơn 5% lượng
sản phẩm bị điều tra nhập khẩu vào EU.
- SPTT được bán trong điều kiện thương mại thơng thường tại thị trường
nước nội địa cho phép so sánh với GXK một cách hợp lý.
Nếu khơng thoả mãn một trong hai điều kiện trên thì theo qui định của Liên
minh Châu Âu cĩ thể sử dụng một trong hai cách sau để tính GTT:
- GTT được xác định theo giá bán SPTT trong điều kiện thương mại thơng
thường sang một nước thứ ba thích hợp, với điều kiện là giá này phải mang tính đại
diện và cĩ thể so sánh được với GXK.
- GTT được tính tốn dựa trên giá thành sản xuất tại nước xuất xứ cộng với
một khoản hợp lý các chi phí và lợi nhuận.
Trường hợp nước xuất khẩu cĩ nền kinh tế phi thị trường
Khơng giống như Hoa Kỳ đưa ra các tiêu chí cụ thể để xem xét việc một
nước nào đĩ cĩ hay khơng cĩ nền kinh tế thị trường, EU liệt kê sẵn một danh sách
các nước bị coi là nền kinh tế phi thị trường, trong đĩ cĩ Việt Nam. Trong trường
hợp này, UBCA sẽ lựa chọn một nước thứ ba cĩ nền kinh tế thị trường và cĩ các
điều kiện sản xuất tương tự với nước xuất khẩu sản phẩm đang bị điều tra để làm
nước thay thế. Biên độ phá giá sẽ được tính tốn dựa trên các thơng tin thu thập
được về giá bán của SPTT tại thị trường nước thay thế này.
Tuy nhiên, theo Qui định 2238/2000 của Hội đồng Châu Âu, Việt Nam cùng
với Nga, Trung Quốc, Ukcaine và Kazkhstan được hưởng một qui chế đặc biệt, theo
đĩ các nước này vẫn bị coi là cĩ nền kinh tế phi thị trường nhưng nếu cơ quan điều
tra xác định rằng các nhà sản xuất, xuất khẩu nhất định hoạt động theo các điều kiện
kinh tế thị trường thì cĩ thể áp dụng các cách tính GTT như trong trường hợp các
nước cĩ nền kinh tế thị trường đối với họ - tức là tiến hành điều tra trực tiếp, khơng
qua nước thay thế. Để được hưởng quy chế đặc biệt này, các nhà sản xuất, xuất
khẩu phải cĩ đơn yêu cầu bằng văn bản gửi đến UBCA và trong đơn yêu cầu phải
kèm theo những chứng cứ chứng minh rằng họ hoạt động hồn tồn theo các điều
kiện của nền kinh tế thị trường.
Nếu khơng đáp ứng được yêu cầu trên, thì theo Qui định số 1972/2002 của
Hội đồng Châu Âu ngày 5/11/2002, các nhà sản xuất, xuất khẩu cĩ liên quan vẫn cĩ
thể yêu cầu được áp dụng mức thuế riêng với điều kiện phải cĩ đơn yêu cầu kèm
theo các chứng cứ chứng minh rằng họ hoạt động khơng chịu sự can thiệp của nhà
nước, đặc biệt là đến hoạt động xuất khẩu như: tự thỏa thuận số lượng và GXK,
phần lớn cổ phần thuộc sở hữu tư nhân, chuyển đổi ngoại tệ theo tỉ giá thị trường…
Bước 2: Xác định GXK
Theo định nghĩa trong Hiệp định về chống bán phá giá của WTO thì GXK là
giá bán sản phẩm từ nước sản xuất hay nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Theo
đĩ, EU quy định cĩ 2 cách tính GXK:
Cách 1: GXK là giá trong giao dịch mua bán giữa nhà sản xuất hoặc nhà
xuất khẩu của nước xuất khẩu với nhà nhập khẩu của nước nhập khẩu.
Cách 2: GXK là giá tự tính tốn trên cơ sở giá bán sản phẩm nhập khẩu đĩ
cho người mua độc lập đầu tiên tại nước nhập khẩu; hoặc dựa trên những tiêu chí
hợp lý khác do cơ quan cĩ thẩm quyền quyết định.
Cách 1 là cách tính GXK chuẩn và được ưu tiên áp dụng trước tiên. Trong
trường hợp khơng cĩ giá giao dịch hoặc giá giao dịch là khơng đáng tin cậy thì cách
tính thứ 2 sẽ được áp dụng.
Bước 3: So sánh GTT và GXK
Việc so sánh GTT với GXK được tiến hành theo 3 cách.
Cách 1: So sánh GTT bình quân gia quyền với GXK bình quân gia quyền
của tất cả các giao dịch của từng nhà sản xuất, xuất khẩu.
Cách 2: So sánh GTT và GXK của từng giao dịch
Cách 3: So sánh GTT bình quân gia quyền với GXK của từng giao dịch.
Bước 4: Xác định biên độ phá giá
Sau khi đã so sánh giá, biên độ phá giá được tính theo cơng thức:
BĐPG = (GTT – GXK) / GXK
Biên độ phá giá tối thiểu theo quy định là 2%. Nếu kết quả tính tốn cho thấy
biên độ phá giá của sản phẩm nhập khẩu thấp hơn mức tối thiểu này thì UBCA sẽ ra
quyết định đình chỉ điều tra.
b. Xác định thiệt hại
Giống như trong Hiệp định chống bán phá giá của WTO, Quy chế chống bán
phá giá của EU quy định những thiệt hại mà việc bán phá giá hàng nhập khẩu cĩ thể
gây ra cho ngành sản xuất EU bao gồm ba loại: thiệt hại về vật chất trên thực tế,
nguy cơ gây thiệt hại về vật chất và tác động gây trì trệ, làm chậm sự phát triển của
ngành sản xuất EU. Đối với mỗi loại thiệt hại, EU đều cĩ quy định cụ thể về các
yếu tố cần phải xem xét để xác định mức độ thiệt hại mà ngành sản xuất EU phải
gánh chịu do việc bán phá giá hàng nhập khẩu gây ra. Cơ quan cĩ thẩm quyền điều
tra của EU sẽ đánh giá một cách tổng thể các yếu tố này để đi đến kết luận cuối
cùng về thiệt hại. Đồng thời, UBCA cũng sẽ thực hiện các nghiên cứu cần thiết để
xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và các thiệt hại kể trên.
2.1.4.4. Áp dụng biện pháp tạm thời
Các biện pháp tạm thời gồm cĩ thuế tạm thời và các hình thức bảo đảm, đặt
cọc khác được áp dụng trong giai đoạn tiến hành điều tra chủ yếu nhằm ngăn chặn
nguy cơ việc bán phá giá gây thêm những thiệt hại mới cho ngành sản xuất nội địa
của EU. Vì vậy, để cĩ thể áp dụng các biện pháp này, ít nhất phải cĩ kết luận sơ bộ
rằng cĩ việc bán phá giá gây thiệt hại. Ngồi ra, phải chứng minh được rằng các
biện pháp này cần được áp dụng để bảo vệ quyền lợi của Cộng đồng. Trước khi áp
dụng biện pháp tạm thời, UBCA phải tham vấn các quốc gia thành viên và cĩ được
ý kiến đồng ý của Hội đồng Châu Âu thơng qua bỏ phiếu đa số.
Các biện pháp tạm thời chỉ cĩ thể được áp dụng sau ít nhất là 60 ngày và
khơng được muộn hơn 9 tháng kể từ ngày bắt đầu cuộc điều tra. Thời hạn áp dụng
biện pháp tạm thời là 6 tháng và cĩ thể được gia hạn thêm 3 tháng nếu các nhà sản
xuất, xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn về thương mại hàng hĩa liên quan yêu cầu hoặc
khơng phản đối.
2.1.4.5. Đàm phán để đưa ra cam kết giá
Cam kết giá trong điều tra chống bán phá giá được hiểu là thoả thuận tự
nguyện giữa Liên minh Châu Âu (thơng qua UBCA) và một nhà sản xuất, xuất khẩu
bất kỳ, theo đĩ nhà xuất khẩu cam kết sửa đổi giá của mình hoặc dừng việc xuất
khẩu với giá bị coi là phá giá sang Liên minh. Sau khi cam kết giá được chấp nhận,
cuộc điều tra sẽ kết thúc nếu được sự đồng thuận của Uỷ ban Tư vấn. Tuy nhiên nếu
các nhà xuất khẩu cĩ yêu cầu tiếp tục điều tra hoặc Ủy ban tư vấn và Hội đồng
Châu Âu quyết định như vậy thì quá trình điều tra sẽ vẫn được tiếp tục. Nếu kết
luận cuối cùng của cơ quan điều tra là khơng cĩ việc bán phá giá hoặc khơng cĩ
thiệt hại đáng kể thì cam kết giá sẽ tự động chấm dứt hiệu lực. Trường hợp ngược
lại, cam kết giá sẽ được tiếp tục thực hiện bình thường.
2.1.4.6. Tiếp tục hoặc đình chỉ quá trình điều tra
Sau khi đưa ra kết luận sơ bộ về việc bán phá giá và thiệt hại, UBCA sẽ tiếp
tục tiến hành điều tra, xác minh lại các vấn đề trong kết luận sơ bộ và xem xét các
bình luận, phản hồi từ các bên đối với kết luận này. Để phục vụ việc điều tra, các
phiên điều trần cĩ thể được tổ chức. Tham dự phiên điều trần cĩ các nhà nhập khẩu,
xuất khẩu, đại diện của Chính phủ nước xuất khẩu và các nguyên đơn. Tại đây, các
bên sẽ trình bày quan điểm của mình, trả lời và phản bác lập luận của đối phương.
Những thơng tin, lập luận miệng đưa ra trong các phiên điều trần này sẽ được tính
đến nếu sau đĩ chúng được xác nhận lại bằng văn bản và được gửi cho UBCA.
Sau khi cĩ kết luận sơ bộ, thay vì tiếp tục điều tra, UBCA cũng cĩ thể quyết
định chấm dứt điều tra trong những trường hợp sau:
- Đơn kiện chống bán phá giá bị rút lại.
- Xét thấy biện pháp chống bán phá giá đang áp dụng khơng cịn cần thiết.
- Lượng hàng nhập khẩu từ một nước xuất khẩu chiếm dưới 1% thị phần tại
EU hoặc tổng lượng nhập khẩu từ các nước xuất khẩu cùng mặt hàng chiếm dưới
3% thị phần.
- Biên độ phá giá thấp hơn 2%.
2.1.4.7. Kết luận cuối cùng
Sau khi tiến hành xác minh lại các vấn đề trong kết luận sơ bộ, UBCA sẽ đưa
ra kết luận cuối cùng về việc bán phá giá và thiệt hại. Đồng thời Ủy ban cũng cơng
khai những tình tiết và lập luận được sử dụng để đưa ra kết luận cuối cùng cho các
bên cĩ liên quan được biết nếu như họ cĩ yêu cầu gửi đến bằng văn bản. Tuy nhiên,
thường thì những ý kiến và bình luận của các bên vào thời gian này sẽ khơng ảnh
hưởng đến quyết định sau đĩ của UBCA.
2.1.4.8. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức
Sau khi cĩ kết luận cuối cùng, UBCA sẽ lập một bản đề nghị áp đặt thuế
chống bán phá giá và gửi cho Uỷ ban Tư vấn để cơ quan này cho ý kiến trước khi
trình lên Hội đồng Châu Âu. Sau đĩ Hội đồng Châu Âu sẽ ra quyết định thơng qua
bỏ phiếu theo nguyên tắc đa số.
Theo pháp luật về chống bán phá giá của EU, việc xác định mức thuế chống
bán phá giá chính thức cần phải tuân thủ theo một số nguyên tắc chặt chẽ:
- Thuế chống bán phá giá trong mọi trường hợp khơng được cao hơn biên độ
phá giá và nên thấp hơn biên độ phá giá nếu điều này đã đủ để loại bỏ các thiệt hại.
- Thuế chống bán phá giá chính thức phải được tính riêng cho từng nhà xuất
khẩu tham gia điều tra trừ trường hợp nước xuất khẩu cĩ nền kinh tế phi thị trường.
- Trong trường hợp chỉ một số nhà sản xuất, xuất khẩu được lựa chọn điều
tra thì các doanh nghiệp này sẽ được tính mức thuế riêng, cịn các nhà sản xuất, xuất
khẩu đã tự giới thiệu mình với UBCA nhưng khơng được lựa chọn điều tra thì sẽ
được áp dụng mức thuế chung nhưng khơng cao hơn biên độ phá giá bình quân gia
quyền của các doanh nghiệp trong nhĩm mẫu.
- Quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá cĩ hiệu lực áp dụng đối với cả
những nhà xuất khẩu mới. Mức thuế này sẽ được xác định trên cơ sở một cuộc điều
tra nhanh về biên độ phá giá được tiến hành đối với các nhà xuất khẩu này.
Thuế chống bán phá giá của EU cĩ hiệu lực áp dụng trong vịng 5 năm kể từ
ngày cĩ quyết định áp thuế hoặc kể từ ngày rà sốt tổng thể cuối kỳ.
2.1.4.9. Rà sốt hàng năm (rà sốt lại)
Ngay khi chưa hết thời hạn 5 năm, các bên cĩ liên quan gồm nhà xuất khẩu,
nhà nhập khẩu hay các quốc gia thành viên Liên minh đều cĩ quyền yêu cầu rà sốt
lại biện pháp chống bán phá giá chính thức với điều kiện: biện pháp chống bán phá
giá đã được áp dụng ít nhất là 1 năm và đơn yêu cầu phải kèm theo đầy đủ bằng
chứng chứng minh cho sự cần thiết phải rà sốt lại biện pháp chống bán phá giá.
Việc rà sốt lại phải được tiến hành nhanh chĩng và thơng thường kết luận
phải được đưa ra trong vịng 12 tháng. Căn cứ vào kết luận của UBCA, Hội đồng
Châu Âu sẽ quyết định một trong các giải pháp dưới đây:
- Huỷ bỏ biện pháp chống bán phá giá liên quan; hoặc
- Giữ nguyên biện pháp chống bán phá giá đĩ; hoặc
- Sửa đổi biện pháp chống bán phá giá (thường là sửa đổi mức thuế)
2.1.4.10. Rà sốt cuối kỳ (rà sốt hồng hơn)
Vào thời điểm thuế chống bán phá giá sắp hết hạn hiệu lực, UBCA sẽ cĩ
thơng báo trên Cơng báo của Liên minh. Sau khi cĩ thơng báo này, các nhà sản xuất
EU cĩ quyền đệ đơn yêu cầu tiến hành "rà sốt hồng hơn" muộn nhất là 3 tháng
trước khi biện pháp chống bán phá giá chính thức hết thời hạn. Trong đơn yêu cầu
phải kèm theo bằng chứng đủ để cho thấy rằng việc chấm dứt áp dụng của biện
pháp chống bán phá giá sẽ cĩ nhiều khả năng gây ra sự tiếp tục hoặc tái diễn việc
bán phá giá hoặc thiệt hại. UBCA là cơ quan quyết định cĩ bắt đầu "rà sốt hồng
hơn" hay khơng trên cơ sở xem xét các chứng cứ do chủ thể đệ đơn cung cấp.
Việc điều tra trong quá trình "rà sốt hồng hơn" do UBCA tiến hành trên cả
hai phương diện là bán phá giá và thiệt hại. Các nhà xuất khẩu, nhập khẩu, đại diện
của nước xuất khẩu liên quan và các nhà sản xuất Liên minh sẽ được tạo cơ hội để
trình bày, phản biện và bình luận về các vấn đề được nêu trong yêu cầu rà sốt lại.
Việc điều tra thơng thường sẽ kết thúc trong vịng 12 tháng kể từ ngày bắt đầu.
Tùy vào kết quả của quá trình điều tra rà sốt, sẽ cĩ hai cách thức xử lý đối
với biện pháp chống bán phá giá liên quan theo quyết định của Hội đồng Châu Âu:
- Tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá thêm 5 năm nữa nếu kết quả
điều tra cho thấy việc chấm dứt hiệu lực của biện pháp này cĩ nhiều khả năng dẫn
tới sự tiếp diễn hiện tượng bán phá giá gây thiệt hại;
- Chấm dứt hiệu lực của biện pháp chống bán phá giá nếu kết quả điều tra
cho thấy việc bán phá giá hoặc thiệt hại khơng cĩ khả năng tiếp tục hoặc tái diễn.
Trường hợp khơng cĩ đơn yêu cầu hoặc UBCA khơng tự mình quyết định
việc rà sốt lại, biện pháp chống bán phá giá sẽ tự động hết hiệu lực sau khi kết thúc
thời hạn 5 năm.
2.2. Diễn biến vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại EU
2.2.1. Khái quát về thị trường giày dép EU
2.2.1.1. Thị hiếu tiêu dùng giày dép của người dân EU
Người dân EU vốn nổi tiếng là phĩng khống và ưa chuộng thời trang, vì
thế thị hiếu tiêu dùng giày dép của họ cũng cĩ những nét rất đặc trưng khác với các
thị trường khác. Để cĩ thể tìm hiểu rõ hơn về thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng mặt
hàng giày dép của người dân EU, chúng ta cĩ thể phân chia thị trường này thành
các phân đoạn nhỏ hơn theo người sử dụng.
Theo giới tính và lứa tuổi của người sử dụng, thị trường giày dép EU được
phân chia thành 3 phân đoạn: nữ giới, nam giới và trẻ em. Trong đĩ, nữ giới là
phân đoạn quan trọng nhất.
Bảng 2.1: Phân đoạn thị trường theo người sử dụng tại các nước tiêu
thụ giày dép lớn nhất EU
Đơn vị: %
Nước Đức Pháp Italia Anh
Nữ giới 54% 47% 52% 50%
Nam giới 32% 36% 26% 34%
Trẻ em 14% 17% 22% 16%
Nguồn: Phân tích và dự báo thị trường da giày EU - Da giày Việt Nam truyền thống và
hiện đại - NXB Chính trị quốc gia - 2002
- Nữ giới: Nữ giới chiếm khoảng 50% thị phần và là phân đoạn quan trọng
nhất của thị trường giày dép EU. Nhìn chung, phụ nữ EU chi tiêu khá nhiều cho
việc mua sắm giày dép và cĩ những đơi riêng để đi cho từng mùa. Họ cĩ ít nhất một
đơi mỗi loại giày dép để sử dụng trong những hồn cảnh khác nhau. Bên cạnh tính
năng tiện dụng, phụ nữ Châu Âu cịn rất quan tâm đến kiểu cách và tính thời trang.
Do đĩ, vịng đời sản phẩm giày dép dành cho nữ giới thường ngắn hơn loại dành
cho nam giới và trẻ em. Những phụ nữ phải đi làm thường thích những đơi giày
chất lượng cao, mẫu mã đẹp và thoải mái trong khi sử dụng, bên cạnh đĩ họ cũng
rất quan tâm đến hàng hiệu. Giới trẻ thì khơng quan tâm nhiều đến chất lượng và
thương hiệu nhưng những đơi giày họ mua phải thật độc đáo hoặc cĩ những hoạ tiết
phá cách nhằm thể hiện cá tính và theo kịp mốt trên thị trường.
- Nam giới: Nam giới EU cĩ xu hướng chọn đồ đắt tiền hơn nữ giới nhưng
với số lượng ít hơn. Các bạn nam trẻ tuổi thường quan tâm đến thời trang và chú
trọng đến thương hiệu; trong khi đĩ, nam giới trung niên hoặc lớn tuổi hơn khá dè
dặt trong chi tiêu nên thường chỉ cĩ một đơi để đi làm, một đơi dành cho những sự
kiện trang trọng, một đơi đi ngày thường và một đơi để chơi thể thao. Họ khơng
thường xuyên thay giày mới nên rất chú trọng đến chất lượng, sự thuận tiện và tính
thực dụng của nĩ.
- Trẻ em: Yếu tố quan trọng hàng đầu khi các bậc cha mẹ quyết định mua
một đơi giày cho con em mình đĩ là chất lượng và sự thoải mái. Khi mua giày cho
lứa tuổi từ 0 đến 3 tuổi, người tiêu dùng thường quan tâm đến hình dáng, độ mềm
và đế giày. Họ sẵn sàng mua những đơi giày đắt tiền nhưng với chất lượng tốt để
bảo vệ cho đơi chân của đứa trẻ. Đối với trẻ em ở lứa tuổi từ 3 đến 15 tuổi thì bên
cạnh yếu tố chất lượng, quyết định mua hàng cịn phụ thuộc khơng nhỏ vào thu
nhập của các bậc phụ huynh và sở thích của các em. Ở lứa tuổi này, dưới ảnh hưởng
của các phương tiện truyền thơng và internet, các em đã bắt đầu biết quan tâm đến
thời trang khi lựa chọn các sản phẩm giày dép cho mình.
Như vậy, về cơ bản ba yếu tố hàng đầu tác động đến quyết định lựa chọn một
sản phẩm giày dép của người dân EU là chất lượng, thời trang và thương hiệu. Sành
thời trang và cĩ mức thu nhập cao, người tiêu dùng EU sẵn sàng chi một khoản tiền
lớn hơn để sở hữu những đơi giày thời thượng với chất lượng tốt và thiết kế thời
trang. Người dân EU, đặc biệt là nữ giới thích thể hiện cá tính và phong cách sống
của mình qua quần áo và giày dép vì thế những mẫu giày dép được thiết kế độc đáo
như một lời tuyên bố về cá tính của người mang nĩ khá được ưa chuộng. Thể thao,
phim ảnh cũng ảnh hưởng khá nhiều đến việc lựa chọn sản phẩm giày dép của thanh
thiếu niên EU. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây đã cĩ một số thay đổi trong thị
hiếu tiêu dùng giày dép của người dân EU. Người tiêu dùng EU hiện nay đang cĩ
xu hướng quan tâm nhiều hơn đến giá cả và tính tiện dụng, thoải mái của sản phẩm.
Đối với những người tiêu dùng cĩ thu nhập ở mức trung bình (ví dụ như những
người tiêu dùng lớn tuổi, phụ nữ nội trợ hay phần lớn người dân ở các nước Đơng
Âu) thì thương hiệu hay thiết kế của sản phẩm khơng hẳn là yếu tố khiến họ quan
tâm. Họ ưa thích những đơi giày dép đơn giản, thư giãn nhưng vẫn thể hiện được sự
chuyên nghiệp, lịch sự và đặc biệt là cĩ giá cả phải chăng. Điều đĩ lý giải vì sao mà
hiện nay phân đoạn hàng trung bình và hàng giá rẻ đang chiếm lĩnh phần lớn thị
phần trên thị trường giày dép EU.
Biểu đồ 2.1: Thị phần thị trường giày dép EU phân theo chất lượng và giá cả
18%
19%
40%
23%
Hàng hiệu đắt tiền Hàng tốt Hàng trung bình Hàng giá rẻ
Nguồn:
:net-moi-trong-phan-doan-thi-truong-giay-dep-eu-phan-2&catid=223:da-giay-va-cac-sn-
phm-t-da&Itemid=198
2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ giày dép của EU
EU là thị trường tiêu thụ giày dép lớn nhất thế giới, chiếm đến 1/3 giá trị thị
trường tồn cầu. Hàng năm, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng giày dép tại 27 nước thành
viên EU đạt khoảng 3 tỷ đơi và tăng đều qua các năm. Năm 2005, tổng mức tiêu thụ
giày dép của EU đạt 48.754 triệu EUR, tăng 7% so với năm 20013. Cịn theo báo
cáo của Tổ chức Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI)
thì năm 2007, EU tiêu thụ 2,1 tỷ đơi giày dép các loại, trị giá 50,3 tỷ EUR, tăng
3,17% so với năm 2005. Trong đĩ trung bình mỗi người dân EU mua sắm khoảng
4,1 đơi mỗi năm, tương đương với 101 EUR 4.
Trong Liên minh EU, năm quốc gia hàng đầu về tiêu thụ giày dép là Đức,
Pháp, Anh, Italia và Tây Ban Nha.
Theo báo cáo của French Textile News, Pháp là nước tiêu thụ giày dép lớn
nhất ở Châu Âu với nhu cầu tiêu thụ khoảng 335 triệu đơi/năm, như vậy mỗi năm
trung bình mỗi người dân Pháp tiêu dùng 5,22 đơi giày dép các loại. Cịn theo thơng
báo của Liên đồn Giày dép Pháp thì tính trong năm 2008, trung bình mỗi phụ nữ
3 Thị trường giày dép EU - Phương Thanh - Tạp chí Thương Mại - Số 33/2007
4 Thị trường giày dép EU: nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam -
Pháp tiêu thụ 6 đơi giày, trong khi đĩ, số lượng giày trung bình mỗi người đàn ơng
Pháp tiêu thụ trong năm này là 3,6 đơi. 5
Đứng thứ hai trong Liên minh Châu Âu về tiêu thụ giày dép là Anh. Tính
bình quân, mỗi người dân Anh chi tiêu cho giày dép khoảng 144 USD mỗi năm, cao
hơn mức bình quân của EU. Cũng giống như người tiêu dùng ở các quốc gia thành
viên khác thuộc EU, người dân Anh đề cao yếu tố chất lượng và mẫu mã khi lựa
chọn sản phẩm. Hơn thế, họ coi quần áo và giày dép là hàng chỉ dùng một mùa nên
chi phí tiêu dùng cho các sản phẩm da giày ở Anh cĩ tốc độ tăng bình quân khá cao,
đạt 14,4% một năm. 6
Tiếp theo, nếu xét về giá trị, Đức là thị trường tiêu thụ giày dép lớn thứ ba
trong EU, sau Pháp và Anh. Trung bình mỗi năm, mỗi người dân Đức sử dụng 3,9
đơi giày. Theo thống kê của Eurostat, tiêu thụ giày dép của Đức năm 2007 đạt 8,45
tỷ EUR với số lượng hơn 330 triệu đơi.7
2.2.1.3. Thực trạng ngành sản xuất giày dép EU
Với hơn 500 triệu dân với nhu cầu tiêu dùng khoảng 3 tỷ đơi giày dép các
loại mỗi năm, các quốc gia thành viên EU như Italia, Anh, Pháp, Đức vốn nổi tiếng
với ngành cơng nghiệp thời trang trong đĩ bao gồm cả dệt may và da giày với
những nhãn hiệu hàng đầu thế giới giờ đây gặp phải khơng ít khĩ khăn trong việc
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa. Hiện nay ngành cơng nghiệp da giày EU đang
dần trở nên bão hịa, khơng những khơng thể mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu
nội khối mà cịn đang phải đối mặt với nguy cơ thu hẹp sản lượng.
5 Tìm hiểu thị trường giày dép Pháp -
%BB%83m
6 Phân tích và dự báo thị trường da giày EU - Da giày Việt Nam truyền thống và hiện đại - NXB Chính trị
quốc gia - 2002
7 Cơ hội xuất khẩu giày dép sang thị trường Đức -
Bảng 2.2: Tình hình ngành sản xuất giày dép EU
Năm 2004 2005 2006
Số lượng doanh nghiệp 28 941 27 125 26 624
Doanh thu (Triệu EUR) 26 389 25 921 26 233
Giá trị sản xuất (Triệu EUR) 25 072 24 854 24 583
Giá trị gia tăng theo nhân tố (Triệu EUR) 7 214 6 793 6 944
Số lượng lao động trực tiếp 443 900 404 500 388 100
Nguồn:
Ngành cơng nghiệp giày dép EU cĩ một đặc thù đĩ là bao gồm một số lượng
lớn các doanh nghiệp nhỏ với quy mơ chỉ khoảng 20 người. Chỉ cĩ Pháp và Đức là
cĩ các doanh nghiệp da giày lớn, sử dụng đến 100 cơng nhân, cịn các doanh nghiệp
Italia thì thậm chí chỉ sử dụng 10 người.8 Quan sát Bảng 2.2 ta cĩ thể thấy rất rõ sự
thu hẹp sản xuất của ngành cơng nghiệp giày dép EU. Năm 2006, ngành giày dép
EU cĩ 26.624 doanh nghiệp sản xuất giày dép, giảm đi 501 doanh nghiệp so với
năm 2005 và giảm 2317 doanh nghiệp so với năm 2004. Số lượng doanh nghiệp
giảm, kéo theo giá trị sản xuất và giá trị giá tăng theo nhân tố cũng giảm theo. Giá
trị sản xuất liên tục giảm ba năm liền, năm 2005 giảm 0,87% so với năm 2004 và
năm 2006 giảm 1,09% so với năm 2005. Số lượng lao động cũng giảm đáng kể, nếu
như năm 2004 cĩ 443.900 lao động làm việc trực tiếp trong ngành giày dép thì đến
năm 2006 đã giảm 12,57% chỉ cịn 388.100 người. Một trong những nguyên nhân
chính dẫn đến sự thu hẹp sản xuất của ngành sản xuất giày dép EU là do sự cạnh
tranh gay gắt của giày dép nhập khẩu giá rẻ từ các nước Châu Á. Trong khi các sản
phẩm chất lượng cao được sản xuất nội khối cĩ giá cả vơ cùng đắt đỏ do chi phí đầu
vào cao thì giày dép nhập khẩu lại cĩ giá cả rất phải chăng. Khơng những thế giày
dép nhập khẩu giá rẻ hiện nay cĩ mẫu mã và thiết kế khá đẹp, khơng kể chất lượng
cũng đã được cải thiện đáng kể nên được nhiều người tiêu dùng EU lựa chọn.
Ngành giày dép EU dường như đã khơng kịp phản ứng trước làn sĩng ồ ạt của các
sản phẩm giày dép nhập khẩu giá rẻ này nên đã liên tục phải thu hẹp sản xuất.
8
Trong tổng sản lượng giày dép của EU cĩ đến 2/3 là được sản xuất tập trung
ở ba nước Italia, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Trong đĩ ngành cơng nghiệp giày
dép Italia đĩng gĩp đến 50% sản lượng của tồn khối. Ngồi ra, Đức, Pháp, Anh
cũng là những nước sản xuất giày dép lớn ở Châu Âu. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết
ngành sản xuất giày dép của các quốc gia này đều đang gặp khĩ khăn. Điển hình
trong số đĩ là Italia. Năm 2008, sản lượng của tồn ngành giày dép Italia chỉ đạt
225,3 triệu đơi, giảm 6,8% so với năm trước đĩ, tính theo trị giá cũng giảm 2,1% so
với năm 2007 xuống cịn 7,3 tỷ EUR. Sang đến quý I/2009, tình hình sản xuất vẫn
rất trì trệ với việc giảm 12% về sản lượng và 10% về trị giá so với quý IV/2008.9 Cĩ
thể nĩi rằng ngành cơng nghiệp giày dép của Italia và cả các quốc gia khác trong
EU đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm sản xuất khá nghiêm trọng.
2.2.1.4. Tình hình nhập khẩu giày dép của EU
Qua những số liệu ở trên cĩ thể thấy rằng tình hình suy giảm sản xuất khơng
phải chỉ diễn ra ở một hay hai nước mà hầu hết các quốc gia thành viên Liên minh
cĩ ngành cơng nghiệp giày dép phát triển đều đang phải đối mặt với tình trạng này.
Nhu cầu tiêu dùng khơng ngừng tăng lên qua các năm, trong khi đĩ ngành sản xuất
nội địa thì dần cắt giảm sản lượng, thu hẹp sản xuất đã khiến cho tiêu dùng giày dép
của EU chủ yếu là dựa vào nguồn hàng nhập khẩu.
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu giày dép của EU
Đơn vị: 1000 đơi
Năm 2005 2006 2007 2008 % tăng trưởng 05-08
Sản xuất 706 704 684 639 642 386 - -
Xuất khẩu 161 914 168 495 175 154 177 691 9.7 %
Nhập khẩu 1 932 645 2 102 748 2 508 834 2 433 522 25.9 %
Tiêu thụ 2 477 435 2 618 892 2 976 066 - -
Nguồn:
9
nam.gplist.288.gpopen.169029.gpside.1.gpnewtitle.thong-tin-thi-truong-giay-dep-the-gioi-ngay-29-7-
2009.asmx
Nhìn vào Bảng 2.3 cĩ thể thấy rằng đi cùng với xu hướng tăng của nhu cầu
tiêu dùng và xu hướng giảm của sản xuất là sự tăng lên của số lượng giày dép nhập
khẩu vào EU. Lượng giày dép nhập khẩu từ ngồi khối năm 2008 đạt 2.433.522 đơi,
tuy cĩ giảm chút ít so với năm 2007 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tồn
cầu nhưng vẫn đạt mức cao, tăng đến 25,9% so với ba năm trước đĩ (năm 2005).
Trong số các quốc gia thành viên Liên minh thì Đức và Anh là hai thị trường nhập
khẩu nhiều nhất, chiếm đến 31%10 tổng kim ngạch nhập khẩu của tồn khối.
2.2.2. Bối cảnh xảy ra vụ kiện
Qua việc tìm hiểu vài nét về thị trường giày dép EU (thị hiếu tiêu dùng, tình
hình tiêu thụ, sản xuất và nhập khẩu), cĩ thể thấy rằng ngành cơng nghiệp giày dép
EU hiện đang phải đối mặt với rất nhiều khĩ khăn. Theo truyền thống, ngành cơng
nghiệp giày dép EU chỉ tập trung sản xuất các mặt hàng chất lượng cao của các
thương hiệu nổi tiếng hay cịn gọi là hàng hiệu đắt tiền mà bỏ ngỏ phân đoạn thị
trường hàng trung bình và hàng giá rẻ. Khơng đáp ứng được tồn bộ nhu cầu tiêu
dùng nội khối, EU buộc phải nhập khẩu giày dép từ nước ngồi, mà chủ yếu là từ
các nước đang phát triển. Tuy nhiên các nhà sản xuất giày dép EU đã khơng ngờ
được rằng các sản phẩm giày dép nhập khẩu giá rẻ cĩ thể làm mưa làm giĩ và dần
chiếm lĩnh thị trường EU như hiện nay. Điều này đang thực sự đe dọa tới sự phát
triển của ngành cơng nghiệp giày dép nội khối, nhất là khi thị hiếu tiêu dùng của
người dân EU đang thay đổi theo hướng ngày càng ưa dùng các sản phẩm giày dép
nhập khẩu cĩ chất lượng tương đối và giá cả phải chăng.
Nhận thấy nguy cơ lớn từ hàng nhập khẩu giá rẻ, các nước EU, đặc biệt là
các nước mà sản xuất giày dép được coi là một trong những ngành cơng nghiệp chủ
lực của quốc gia như Italia, Tây Ban Nha đã rất nỗ lực bảo vệ ngành cơng nghiệp
giày dép trong nước. Năm 2005, việc Liên minh ngành sản xuất giày da Châu Âu đệ
trình đơn kiện bán phá giá đối với sản phẩm giày mũ da của Việt Nam và Trung
Quốc cũng được coi là một động thái nhằm giúp các doanh nghiệp da giày nội khối
chống lại sự thâm nhập mạnh mẽ của giày dép nhập khẩu từ nước ngồi. Tuy nhiên,
10 Thị trường giày dép EU - Phương Thanh - Tạp chí thương mại Số 33/2007
trong số rất nhiều nước đang phát triển xuất khẩu giày dép vào EU, tại sao Việt
Nam cùng với Trung Quốc lại bị kiện? và tại sao mặt hàng giày mũ da lại là đối
tượng chính trong vụ kiện này? Để cĩ thể trả lời được các câu hỏi này cần phải quay
ngược thời gian trở về thời điểm năm 2005 để tìm hiểu bối cảnh khi vụ kiện được
khởi xướng.
2.2.2.1. Vị trí của giày dép Việt Nam trên thị trường giày dép EU
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch nhập khẩu giày dép của EU giai đoạn 2000 - 2005
Đơn vị: Triệu EUR
7835
8453 8634 8825
9403
10830
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Nguồn:
Trong khi hàng giày dép sản xuất tại EU đang tiêu thụ chậm chạp khiến
nhiều cơng ty trong ngành phải đĩng cửa sản xuất thì kim ngạch nhập khẩu giày dép
cứ năm sau lại cao hơn năm trước, đặc biệt năm 2005 nhập khẩu giày dép tăng
nhanh hơn các năm trước đĩ, đạt mức tăng 15,18% so với năm 2004. Điều này đã
khiến các nhà chức trách EU cảm thấy cần thiết phải cĩ hành động cụ thể để chống
lại tình trạng này. Câu hỏi đặt ra ở đây là những quốc gia nào xuất khẩu nhiều giày
dép nhất vào EU? và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của họ những năm gần đây ra
sao?
Bảng 2.4: Các nước xuất khẩu giày dép lớn nhất vào EU giai đoạn 2000 – 2005
Đơn vị: 1000 EUR
Nước 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Trung Quốc 1 988 317 2 190 165 2 311 285 2 666 829 3 015 423 4 903 845
Việt Nam 1 732 519 1 957 651 2 111 628 2 158 185 2 198 756 2 107 399
Indonesia 729 025 753 888 659 926 550 796 522 825 516 575
Ấn Độ 502 370 611 996 604 904 582 241 674 625 706 191
Brazil 236 886 232 397 237 006 235 085 294 550 377 080
Tunisia 312 246 357 140 371 174 375 478 340 017 355 786
Thái Lan 337 212 348 882 315 491 263 204 245 798 244 754
Moroco 177 122 201 411 205 691 204 366 188 387 187 946
Bosnia 74 945 82 602 98 350 103 262 113 861 119 977
Thụy sỹ 126 589 111 552 121 934 121 531 120 417 133 138
Tổng EU 7 835 165 8 452 883 8 634 052 8 825 236 9 402 586 10 829 856
Nguồn:
Như vậy là trong nhiều năm liền Việt Nam luơn đứng thứ hai trong số các
nước xuất khẩu giày dép nhiều nhất vào EU chỉ sau Trung Quốc.
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU
giai đoạn 2000 - 2005
Đơn vị: Triệu EUR
1733
1958
2112 2158
2199 2107
0
500
1000
1500
2000
2500
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Nguồn:
Trong giai đoạn 2000 - 2004, tức là 5 năm liền trước khi bị kiện bán phá giá,
kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU liên tục tăng trưởng. Năm
2001 tăng 12,98% so với năm 2000, các năm sau đĩ đều lần lượt tăng 7,87%, 2,18%
và 1,9% so với năm liền trước. Chỉ cĩ năm 2005 là giảm đi chút ít so với năm 2004
do ảnh hưởng của vụ kiện. Vào thời điểm này, tuy giày mũ da Việt Nam chưa bị áp
thuế nhưng sự e ngại của các đối tác Châu Âu đã khiến kim ngạch xuất khẩu giày
dép của Việt Nam sang EU trong năm này giảm 4,18% so với năm 2004.
Khơng chỉ cĩ tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đều đặn hàng năm, thị phần khá
lớn của giày dép Việt Nam trên thị trường EU cũng là một nguyên nhân khiến giày
mũ da của chúng ta bị kiện bán phá giá.
Biểu đồ 2.4: Thị phần giày dép Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của
EU năm 2004
Đơn vị: %
32.07%
23.38%5.56%
7.17%
31.81% Trung Quốc
Việt Nam
Indonesia
Ấn Độ
Các nước khác
Nguồn:
Năm 2004, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu giày dép từ Việt Nam trong tổng
kim ngạch nhập khẩu giày dép của EU là 23,38%, gấp hơn 3 lần so với Ấn Độ và
hơn 4 lần so với Indonesia là hai nước đứng thứ ba và thứ tư trong số những nước
xuất khẩu nhiều giày dép nhất vào EU. Đây là một con số khá lớn và nĩ cho thấy
Việt Nam cùng với Trung Quốc cĩ kim ngạch xuất khẩu giày dép vào EU vượt trội
so với các quốc gia khác. Điều này đã khiến cho những ai lo lắng cho ngành cơng
nghiệp giày dép của EU phải quan tâm.
2.2.2.2. Vị trí của giày mũ da Việt Nam trên thị trường EU
Trung Quốc và Việt Nam là hai nước xuất khẩu nhiều giày dép nhất vào thị
trường EU trong nhiều năm liền, vì vậy để bảo vệ ngành sản xuất nội khối, các
doanh nghiệp giày dép Châu Âu kiện Trung Quốc và Việt Nam bán phá giá giày
cũng là điều dễ hiểu. Nhưng vì sao đối tượng của vụ kiện lại là giày mũ da mà
khơng phải chủng loại giày dép nào khác? Một phần nguyên nhân là vì giày dép da
là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất vào EU, chiếm gần 60% tổng kim ngạch
nhập khẩu giày dép của thị trường này.
Bảng 2.5: Cơ cấu các mặt hàng giày dép chủ yếu nhập khẩu vào EU
Đơn vị: Triệu EUR
Chủng loại 2001 2003 2005
Giày dép da 4985 5451 6364
Giày dép nhựa, cao su 1934 1927 2130
Giày dép vải 1578 1708 1890
Các loại khác 1980 1772 1356
Nguồn: Thị trường giày dép EU - Phương Thanh - Tạp chí thương mại Số 33/2007
Quan sát Bảng 2.5 cĩ thể thấy rằng giày dép da là chủng loại được nhập khẩu
nhiều nhất vào EU. Ở thời điểm năm 2005, khi Liên minh ngành sản xuất giày da
Châu Âu kiện Việt Nam bán phá giá giày mũ da thì giày dép da đang chiếm đến
53,62% tổng kim ngạch nhập khẩu giày dép của EU và là mặt hàng nhập khẩu chủ
lực trong nhĩm hàng giày dép. Trong đĩ, giày dép da được nhập khẩu từ các nước
đang phát triển là 5154 triệu EUR11, chiếm đến 81% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt
hàng này.
11 Thị trường giày dép EU - Phương Thanh - Tạp chí thương mại Số 33/2007
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu các mặt hàng giày dép nhập khẩu vào EU năm 2005
54.21%
18.14%
16.10%
11.55%
Giày dép da
Giày dép nhựa, cao su
Giày dép vải
Các loại khác
Nguồn: Thị trường giày dép EU - Phương Thanh - Tạp chí thương mại Số 33/2007
Việt Nam được biết đến là nước xuất khẩu giày dép nhiều thứ hai vào EU
sau Trung Quốc. Nhưng riêng với mặt hàng giày mũ da, Việt Nam vượt trên cả
Trung Quốc, trở thành nước xuất khẩu mặt hàng này nhiều nhất vào thị trường EU.
Điều này được thể hiện qua số lượng, kim ngạch xuất khẩu cũng như thị phần giày
mũ da Việt Nam trên thị trường EU.
Bảng 2.6: Số lượng và kim ngạch giày mũ da Việt Nam xuất khẩu sang EU giai
đoạn 2002-2005
Năm Số lượng
(đơi)
Tốc độ tăng
trưởng so với
năm trước
(%)
Kim ngạch
(1000 EUR)
Tốc độ tăng
trưởng so với
năm trước
(%)
2002 78.133.840 - 916.762 -
2003 105.197.377 34,64% 1.076.694 17,45%
2004 122.489.013 16,44% 1.161.791 7,9%
2005 (Quý I) 34.921.384 - 283.551 -
2005(ước tính) 139.685.536 - 1.134.204 -
Nguồn: Số liệu do EC cung cấp (theo Báo cáo kết quả nghiên cứu: Ảnh hưởng của vụ kiện
bán phá giá giày mũ da của EC đối ngành da giày Việt Nam - Hiệp hội da giày Việt Nam
và Tổ chức ActionAid Việt Nam)
Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu giày mũ da của Việt Nam sang EU đạt 1,16
tỷ EUR, gấp gần 2 lần kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc (614,23 triệu EUR12)
và tăng 26,73% so với năm 2002. Nếu xét riêng về số lượng thì mức xuất khẩu năm
2004 về mặt hàng giày mũ da của Việt Nam sang EU đã tăng tới 56,77% so với hai
năm trước đĩ.
Biểu đồ 2.6:Thị phần giày mũ da Việt Nam trên thị trường EU giai đoạn
2002 - 2005
Đơn vị: %
6
11
8
14
8
16
22
15
0
5
10
15
20
25
2002 2003 2004 Quý I/2005
Trung Quốc
Việt Nam
Nguồn: Số liệu do EC cung cấp (theo Báo cáo kết quả nghiên cứu: Ảnh hưởng của vụ kiện
bán phá giá giày mũ da của EC đối ngành da giày Việt Nam - Hiệp hội da giày Việt Nam
và Tổ chức ActionAid Việt Nam)
Về thị phần, tuy khơng tăng đột biến trong quý I năm 2005 như Trung Quốc
nhưng suốt ba năm liền từ năm 2002 đến năm 2004, giày mũ da Việt Nam luơn
chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường giày mũ da EU với tỷ trọng trên dưới 15%.
Điều này cùng với những phân tích ở trên đã lý giải phần nào nguyên nhân vì sao
giày mũ da Việt Nam và Trung Quốc lại bị EU kiện bán phá giá vào năm 2005. Vụ
kiện này thực sự là một động thái của EU nhằm mục đích bảo hộ ngành cơng
nghiệp giày dép nội khối.
12 Báo cáo kết quả nghiên cứu: Ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá giày mũ da của EC đối ngành da giày
Việt Nam - Hiệp hội da giày Việt Nam và Tổ chức ActionAid Việt Nam
2.2.3. Diễn biến vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại EU
Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại thị trường EU là một
trong những vụ kiện lớn và kéo dài với những tình tiết phức tạp. Đến thời điểm này,
vụ kiện đã trải qua hai đợt điều tra bao gồm điều tra lần một và điều tra lại trong
khuơn khổ rà sốt cuối kỳ. Theo kết quả của đợt rà sốt cuối kỳ thì giày mũ da Việt
Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục phải chịu mức thuế chống bán phá giá thêm 15
tháng nữa kể từ ngày 3/1/2010. Như vậy là cĩ thể nĩi rằng vụ kiện đến đây vẫn
chưa kết thúc.
Dưới đây là những mốc thời gian chính của vụ kiện.
Ngày 30/5/2005: Liên minh ngành sản xuất giày da Châu Âu, đại diện cho
các nhà sản xuất chiếm hơn 40% tổng sản lượng giày mũ da tại EU chính thức đệ
trình đơn kiện lên UBCA đề nghị khởi kiện bán phá giá đối với sản phẩm giày cĩ
mũ da của Việt Nam và Trung Quốc. Theo nội dung đơn kiện, biên độ phá giá ước
tính của Việt Nam là 130% và của Trung Quốc là 400%.
Ngày 07/07/2005: UBCA chính thức thơng báo Quyết định mở cuộc điều tra
chống bán phá giá đối với 33 mã sản phẩm giày mũ da của Việt Nam và Trung
Quốc, 60 doanh nghiệp sản xuất giày dép Việt Nam bị liệt kê trong đơn kiện. Do
chưa cơng nhận Việt Nam và Trung Quốc là nước cĩ nền kinh tế thị trường hồn
tồn nên EC đã chọn Brazil là một nước cĩ nền kinh tế thị trường để lập cơ sở tính
tốn giá trị thơng thường cho cả hai nước; đồng thời cho hai nước thời hạn là 10
ngày để bình luận về nước thay thế được lựa chọn.
Ngày 25/7/2005: 81 doanh nghiệp sản xuất giày dép Việt Nam gửi bảng trả
lời câu hỏi điều tra đến UBCA.
Ngày 12/8/2005: UBCA thơng báo cho Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso)
danh sách tám doanh nghiệp sản xuất da giày Việt Nam sẽ nằm trong nhĩm điều tra
mẫu để EC tiến hành kiểm tra thực tế. Tám doanh nghiệp này đảm bảo yêu cầu
chiếm 22% số lượng hàng nhập khẩu của Việt Nam vào EU và 50% sản phẩm được
tiêu thụ nội địa, bao gồm: Cơng ty Pou Yuen Việt Nam, Cơng ty Pou Chen Việt
Nam, Cơng ty Taekwang Vina, Cơng ty Giày 32, Cơng ty Dona Biti’s, Cơng ty xuất
nhập khẩu Bình Tiên, Cơng ty liên doanh Kainan và Cơng ty Giày da Hải Phịng.
Trong đĩ cĩ bốn doanh nghiệp cĩ vốn FDI, ba doanh nghiệp Nhà nước và một
doanh nghiệp tư nhân.
Từ ngày 20/9 - 14/10/2005: EC tiến hành điều tra tại chỗ 8 doanh nghiệp
của Việt Nam.
Ngày 25/11/2005: UBCA đề nghị các bên liên quan bình luận dự thảo về
quy chế kinh tế thị trường của 8 doanh nghiệp lấy mẫu của Việt Nam. Kết quả là
khơng cĩ doanh nghiệp nào được cơng nhận hoạt động theo cơ chế thị trường theo 5
tiêu chí mà EC đề ra.
Ngày 23/2/2006: EC cơng bố đề xuất về mức thuế chống bán phá giá sơ bộ
đối với sản phẩm giày cĩ mũ da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc. Theo đĩ,
mức thuế sơ bộ đối với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng luỹ tiến từ 4,2% đến
16,8% trong vịng 6 tháng.
Ngày 7/4/2006: EC ra quyết định sơ bộ về vụ kiện, với mức thuế tạm thời là
16,8% và được thực hiện theo lộ trình như sau:
- Giai đoạn 1 (07/04/2006 – 01/06/2006) : mức thuế là 4,2%
- Giai đoạn 2 (02/06/2006 – 13/07/2006) : mức thuế là 8,4%
- Giai đoạn 3 (14/07/2006 – 14/09/2006) : mức thuế là 12,6%
- Giai đoạn 4 (15/09/2006 – 06/10/2006) : mức thuế là 16,8%
Các mức thuế này khơng chỉ áp dụng đối với giày dép nhập khẩu từ các nhà
sản xuất châu Á, mà cĩ hiệu lực đối với cả các nhà sản xuất Châu Âu cĩ chi nhánh
tại Đơng Nam Á. EU miễn thuế đối với các loại giày trẻ em và giày thể thao
Đầu tháng 7/2006: UBCA đề xuất áp dụng hệ thống hạn ngạch đối với giày
da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc đến năm 2011. Theo đề xuất, EU sẽ áp
dụng mức thuế bình thường 7,5% đối với 140 triệu đơi giày nhập khẩu từ Trung
Quốc và 95 triệu đơi từ Việt Nam mỗi năm. Mức thuế sẽ được xem xét điều chỉnh
theo từng năm. Tuy nhiên, một khi vượt qua hạn ngạch này, giày da Việt Nam sẽ
chịu mức thuế phạt lên đến 29,5%, cịn sản phẩm Trung Quốc chịu thuế 23%.
Ngày 30/8/2006: UBCA chính thức đề nghị kế hoạch áp thuế 16,5% cho sản
phẩm giày da nhập khẩu từ Trung Quốc và 10% đối với Việt Nam trong 5 năm.
Ngày 6/10/2006: Với 9 phiếu thuận, 4 phiếu trắng và 12 phiếu chống, Hội
đồng Châu Âu thơng qua kiến nghị của UBCA về mức thuế chống bán phá giá đối
với giày cĩ mũ da của Việt Nam và Trung Quốc. Thời hạn áp dụng các biện pháp
này là 2 năm kể từ ngày ra quyết định chính thức.
Ngày 26/3/2008: EC ra thơng báo về việc biện pháp chống bán phá giá của
EC đối với mặt hàng giày mũ da sẽ chuẩn bị hết hiệu lực vào ngày 7/10/2008.
Ngày 17/9/2008: Trong phiên họp tham vấn của Ủy ban chống bán phá giá
với đại diện các nước thành viên Liên minh EU, đã cĩ tới 15 trên tổng số 27 nước
phản đối việc tiến hành rà sốt và tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với giày da
của Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên sau đĩ EC cho biết, theo Qui định chung
về chống bán phá giá, EC bắt buộc phải tiến hành quy trình rà sốt một khi cĩ yêu
cầu từ phía các thành viên EU và kết quả bỏ phiếu của đại diện thương mại các
nước thành viên EU trên thực tế chỉ cĩ giá trị tham vấn đối với EC.
Ngày 7/10/2008: EC quyết định tiến hành rà sốt cuối kỳ theo yêu cầu Hiệp
hội sản xuất giày Italia (ANCI).
Ngày 7/10/2009: EC đề xuất tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với giày
mũ da của Việt Nam và Trung Quốc với thời hạn 15 tháng, kể từ ngày 1/1/2010.
Ngày 19/11/2009: Tại cuộc họp của Ủy ban Tư vấn, 15 trên tổng số 27 nước
thành viên đã bỏ phiếu khơng thơng qua đề xuất của EC.
Ngày 17/12/2009: Tại cuộc họp của 27 Đại sứ - Trưởng Phái đồn các nước
thành viên EU tại Brussels, với 10 phiếu thuận, 13 phiếu chống và 4 phiếu trắng,
14/27 nước đã thơng qua đề xuất của EC.
Ngày 22/12/2009: Cuộc họp của Hội đồng Châu Âu đã thơng qua đề xuất
của EC tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam và
Trung Quốc với thời hạn 15 tháng, kể từ ngày 3/1/2010. Đây là quyết định cuối
cùng và cĩ hiệu lực thực thi.
2.2.4. Phản hồi của các bên cĩ liên quan
Như vậy là sau rất nhiều nỗ lực của Chính phủ và các doanh nghiệp sản xuất
giày da Việt Nam, phán quyết cuối cùng của UBCA sau đợt rà sốt cuối kỳ vừa qua
vẫn là gia hạn việc áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam
thêm 15 tháng nữa bắt đầu từ ngày 3/1/2010. Quyết định này quả thực đã khơng chỉ
gây thất vọng rất lớn đối với các doanh nghiệp và cơng nhân ngành da giày Việt
Nam, mà cịn làm thất vọng tất cả những ai ủng hộ tự do thương mại quốc tế.
Trong suốt hơn bốn năm qua, kể từ khi bắt đầu cuộc điều tra bán phá giá đối
với giày mũ da Việt Nam và Trung Quốc cho đến thời điểm hiện tại - khi đã cĩ kết
quả cuối cùng của đợt rà sốt cuối kỳ, luơn cĩ những luồng ý kiến trái chiều về
những quyết định của EC. Ngay trong nội bộ các quốc gia thành viên EU cũng cĩ
sự chia rẽ do bất đồng ý kiến. Một bên là các quốc gia thuộc khu vực Nam Âu, nơi
cĩ nền cơng nghiệp giày dép truyền thống lâu đời như Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào
Nha - ủng hộ tuyệt đối các quyết định áp thuế; cịn một bên là các quốc gia thuộc
khu vực Bắc Âu mà điển hình là Anh, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan quyết liệt
phản đối việc áp thuế này vì họ cho rằng đây chính là một cơng cụ bảo hộ trong
thương mại quốc tế. Chính sự chia rẽ ý kiến này đã khiến cho hầu hết các quyết
định của EC khi tham vấn ý kiến Ủy ban tư vấn đều khơng được thơng qua, và
quyết định cuối cùng phải nhờ đến bỏ phiếu theo đa số tại Hội đồng Châu Âu.
Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam và Trung Quốc tại thị
trường EU thực sự là một vụ kiện lớn. Khơng chỉ cĩ nguyên đơn, bị đơn hay Chính
phủ các quốc gia cĩ liên quan mới quan tâm đến kết quả vụ kiện. Chính tính chất
phức tạp của diễn biến cũng như phạm vi tác động rộng lớn của vụ kiện này đã
khiến cho nĩ thu hút được sự chú ý theo dõi của đơng đảo các đối tượng khác nhau.
Từ các Hiệp hội nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ của các quốc gia EU, đến các
Hiệp hội người tiêu dùng và báo chí đều dõi theo từng bước diễn biến của vụ kiện
và đưa ra những ý kiến nhận xét của mình. Những phản hồi của các bên dựa trên
những căn cứ xác thực và những phân tích, lập luận sắc bén sẽ giúp chúng ta cĩ một
cái nhìn khách quan và chính xác hơn về các phán quyết của UBCA.
2.2.4.1. Những phản hồi ủng hộ quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với giày
mũ da của Việt Nam và Trung Quốc
Như trên đã phân tích, các quốc gia trong khối EU ủng hộ nhiệt tình quyết
định áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc
chủ yếu là các nước nằm ở khu vực Nam Âu - nơi cĩ ngành cơng nghiệp giày dép
truyền thống lâu đời. Mà đi đầu trong số các quốc gia này là Italia. Italia vẫn được
biết đến là nước sản xuất giày dép lớn nhất Châu Âu, trong đĩ cĩ đến 80% khối
lượng sản xuất là để xuất khẩu. Thị trường chính của ngành cơng nghiệp giày dép
Italia là các nước thành viên trong khối, do đĩ các doanh nghiệp sản xuất da giày
của họ cảm thấy bị đe dọa nghiêm trọng khi giày dép giá rẻ từ Châu Á được nhập
khẩu ngày càng nhiều vào thị trường EU. Đĩ là lý do vì sao Italia luơn tỏ ra là thành
viên tích cực nhất trong việc hối thúc UBCA ra quyết định áp thuế chống bán phá
giá đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau hai năm thuế chống bán phá giá được áp dụng, tình hình sản
xuất của ngành da giày Italia khơng hề được cải thiện. Năm 2008, hơn 85.000 nhân
cơng ngành da giày Italia mất việc làm, và dự báo trong năm 2009 cĩ thêm khoảng
100.000 người nữa rơi vào tình trạng này.13 Lo sợ tình hình sẽ trầm trọng hơn nếu
thuế chống bán phá giá được dỡ bỏ. Ngay khi thời hạn hai năm áp thuế sắp hết hiệu
lực, các nhà sản xuất giày của Italia đã cĩ kế hoạch thu thập chứng cứ để chuẩn bị
cho một cuộc tấn cơng mới vào giày nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc mà họ
cho là vẫn bị bán phá giá mặc dù đã bị áp thuế chống bán phá giá từ năm 2006.
Italia đã cố gắng thuyết phục các quan chức thương mại trong UBCA khơng
chỉ xem xét gia hạn các biện pháp chống bán phá giá mà cịn cân nhắc việc tăng
mức thuế chống bán phá giá lên cao hơn nữa. Để đạt được mục đích, các nhà sản
xuất giày da Italia đã cố gắng chỉ ra rằng hàng nhập khẩu được bán với mức giá
khơng cơng bằng từ Trung Quốc và Việt Nam đang ngày càng gây thiệt hại nặng nề
cho ngành cơng nghiệp giày dép vốn đã yếu kém của EU.
13
nam.gplist.288.gpopen.162173.gpside.1.gpnewtitle.khung-hoang-kinh-te-anh-huong-toi-nganh-da-giay-
italia.asmx
Rất tích cực hối thúc UBCA ra quyết định rà sốt cuối kỳ đối với giày mũ da
Việt Nam, tuy nhiên khi đối thoại trực tiếp với Tham tán thương mại Việt Nam tại
Italia về vấn đề gia hạn áp thuế chống bán phá giá như vậy cĩ thực sự cần thiết hay
khơng thì cả ơng Vito Artioli, Chủ tịch hiệp hội các nhà sản xuất giày da Italia
(ANCI) và ơng Fabio Aromatici, Tổng Thư ký ANCI đều khơng đưa ra được những
giải thích xác đáng về vấn đề này. Khi nghe những lập luận của người đại diện phía
Việt Nam về những điểm bất hợp lý của việc áp đặt thuế chống phá giá với giày mũ
da Việt Nam, cả hai ngài đại diện ANCI đều thừa nhận những luận điểm được nêu
ra là phù hợp; tuy nhiên khơng cĩ ý kiến bàn luận gì thêm và cho rằng quyết định
chính là ở UBCA.14
Cịn UBCA - cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc điều tra vụ kiện - thì
ngay khi kết thúc giai đoạn điều tra vào tháng 2/2006 đã đưa ra kết luận rằng đã cĩ
bằng chứng cho thấy giày nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam nhận được sự trợ
cấp khơng hợp lý từ Chính phủ, và lo ngại rằng làn sĩng nhập khẩu này cĩ thể sẽ
khiến các nhà sản xuất giày Châu Âu phá sản. Trong bản báo cáo của mình, ơng
Peter Manderson (Cao ủy thương mại EC) đã khẳng định với EC rằng: qua quá trình
điều tra đã tìm thấy những bằng chứng hiển nhiên về sự can thiệp nghiêm trọng của
Nhà nước Việt Nam dẫn đến việc bán phá giá. Theo ơng Peter Manderson, những
yếu tố đĩ là: tài chính rẻ, giảm hoặc miễn thuế, thuê đất khơng theo giá thị trường,
định giá tài sản khơng thích hợp... Và những sự can thiệp này là khơng thể chấp
nhận được theo luật lệ WTO.
Cịn về vấn đề tổn thất của ngành cơng nghiệp da giày nội khối, những dẫn
chứng được EC đưa ra là: trong năm 2005, mức tăng xuất khẩu về giày da của Việt
Nam sang thị trường EU so với năm 2001 tăng 95% và giá bán giày da của Việt
Nam trong thời gian này đã giảm 20%. Điều này là nguyên nhân khiến sản xuất
giày da trong khối bị giảm 30% và khoảng 40.000 việc làm trong ngành đã bị mất.15
14
ban-pha-gia-san-pham-giay-mu-da
15, Chính thức bị áp thuế phá giá - giày da Việt Nam khĩ khăn
Ngay sau khi đưa ra các bằng chứng về bán phá giá và thiệt hại kể trên,
UBCA đã quyết định mức thuế sơ bộ đối với sản phẩm giày cĩ mũ da của Việt Nam
và Trung Quốc. Theo đĩ, mức thuế sơ bộ đối với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ
tăng lũy tiến từ 4,2% đến 16,8% trong vịng 6 tháng. Bình luận về phán quyết này
của EC, ơng Christoph Wiesner - Tham tán EC tại Việt Nam cho biết: mức thuế và
lộ trình áp thuế được EC đưa ra là dựa trên sự cân nhắc những thực tế tại Việt Nam
cũng như quyền lợi của các nhà bán lẻ và người tiêu dùng EU. Theo đĩ, mức thuế
khởi điểm khá thấp sẽ khơng làm các nhà sản xuất Việt Nam và nhập khẩu EU bị
đứt gãy về thị trường. Hơn nữa với mức thuế được áp dụng thì giá bán tới người
tiêu dùng EU vẫn ổn định và chỉ tăng nhẹ. Mức thuế này sẽ chỉ làm tăng thêm 1,5
euro so với giá trung bình hiện ở mức 8,5 euro/đơi giày da bán buơn và như vậy là
rất thấp so với giá bán lẻ ở mức 30-100 euro/đơi. Bên cạnh đĩ, EC đã loại bỏ loại
giày thể thao sản xuất theo cơng nghệ cao cấp và giày trẻ em ra khỏi danh sách áp
thuế bán phá giá nên lượng giày Việt Nam bị ảnh hưởng trong vụ kiện này chỉ cịn
khoảng 30%. EC luơn áp dụng một nguyên tắc là sản phẩm dù đã áp thuế chống bán
phá giá thì vẫn chỉ cĩ giá thấp hơn hoặc ngang bằng giá sản xuất tại EU, hơn nữa
mức thuế áp dụng cho Trung Quốc sẽ cao hơn và Việt Nam vẫn cịn cơ hội, sau khi
cĩ mức thuế, các nhà nhập khẩu cĩ thể sẽ bắt đầu đặt hàng với Việt Nam.16
Đĩ là những suy đốn của ngài Tham tán EC tại Việt Nam. Tuy nhiên thực tế
lại cĩ vẻ khơng đúng như vậy. Vì khi áp thuế chống bán phá giá sơ bộ thì EC loại
giày thể thao và giày trẻ em ra khỏi diện phải chịu thuế, tuy nhiên đến khi áp thuế
chính thức vào ngày 6/10/2006 thì giày cĩ mũ da dành cho trẻ em lại vẫn bị liệt kê
vào danh sách chịu thuế chống bán phá giá. Hơn nữa, việc Trung Quốc bị áp mức
thuế cao hơn khơng cĩ nghĩa là các nhà nhập khẩu sẽ đặt hàng với các doanh nghiệp
Việt Nam. Trên thực tế, các sản phẩm giày mũ da của Trung Quốc cĩ giá rẻ hơn rất
nhiều so với giày của Việt Nam và sự chênh lệch về thuế chống bán phá giá khơng
thể lấp đầy được khoảng chênh lệch giá này.
16 như trên
Bảng 2.7: So sánh giá giữa các mặt hàng giày da của Việt Nam và Trung Quốc
tại thị trường EU từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2006
Đơn vị: EUR/đơi
Mã hàng Trung Quốc (1) Việt Nam (2) So sánh giá (2/1)
640192 3,24 9,33 2,88
640219 3,29 8,40 2,55
640291 4,92 7,92 1,61
640299 1,93 5,45 2,82
640399 7,98 9,56 1,20
640411 6,88 8,47 1,23
640419 2,29 5,23 2,28
640420 2,40 6,76 2,82
640590 1,54 2,18 1,42
64041910 0,97 1,29 1,33
Nguồn: Thống kê của Hải quan EU từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2006 (Theo Thuế chống
bán phá giá của EU và một số giải pháp đối với da giày Việt Nam - TS Nguyễn Anh Tuấn –
Tạp chí Cơng nghiệp kỳ 1 tháng 10/2005)
Với mức chênh lệch giá lên đến 2,55 EUR/đơi ở nhĩm hàng 640219 hay
thậm chí là 2,88 EUR/đơi ở nhĩm hàng 640192 thì dù cĩ bị áp mức thuế cao hơn,
giày da Trung Quốc vẫn rẻ hơn các sản phẩm cùng loại đến từ Việt Nam. Và Việt
Nam khĩ cĩ thể cĩ cơ hội như ngài Christoph Wiesner nhận định.
Khơng chỉ khiến các doanh nghiệp sản xuất da giày Việt Nam gặp khĩ khăn
lớn mà việc áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam và Trung Quốc
cịn gây ra nhiều thiệt hại cho các nhà phân phối và người tiêu dùng EU. Nĩi về vấn
đề này, người phát ngơn của Ủy viên Thương mại EU - Peter Power cũng phải thừa
nhận rằng việc áp thuế chống bán phá giá này cĩ ảnh hưởng tiêu cực khơng nhỏ tới
người tiêu dùng và phần lớn các doanh nghiệp giày dép Châu Âu, đặc biệt là trong
bối cảnh lạm phát kinh tế, mặt bằng sinh hoạt đang tăng cao.
2.2.4.2. Những ý kiến phản đối quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với giày
mũ da của Việt Nam và Trung Quốc
a. Phản hồi từ phía các quốc gia thành viên Liên minh
Khơng giống như Italia, Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha ra sức bảo hộ ngành
cơng nghiệp sản xuất giày dép truyền thống, hầu hết các nước Bắc Âu, trong đĩ cĩ
Anh, Đan Mạch, Hà Lan… muốn một nền thương mại tự do. Họ khơng cĩ một
ngành cơng nghiệp giày dép phát triển, khơng coi đĩ là ngành cơng nghiệp chủ lực,
thay vào đĩ họ cĩ các tập đồn bán lẻ lớn, và vì thế họ muốn nhập khẩu giày với giá
rẻ. Chính điều này đã tạo nên sự chia rẽ trong nội bộ Liên minh mỗi khi cĩ một
quyết định về vụ kiện được EC đưa ra.
Ngay khi EC vừa cĩ quyết định áp thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với giày
mũ da của Việt Nam và Trung Quốc thì Ủy ban này đã vấp phải các ý kiến phản đối
từ các quốc gia thành viên. Đại diện cho Đan Mạch - một trong những thành viên
phản đối việc áp thuế, Phĩ thủ tướng Đan Mạch Bendt Bendtsen cho rằng việc
UBCA quyết định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với giày mũ da của
Việt Nam là sai lầm. Theo giải thích của Phĩ thủ tướng Bendt Bendtsen, việc áp
thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến người
tiêu dùng cũng như những nhà sản xuất giày dép cao cấp tại EU. Trong đĩ, người
cuối cùng phải trả giá chính là người tiêu dùng của các nước thành viên EU.
Đối với các quốc gia thành viên EU ủng hộ thương mại tự do thì hai năm áp
thuế như vậy đã là quá đủ và họ khơng muốn cĩ bất kỳ sự kéo dài nào nữa. Vì thế
ngay khi cĩ quyết định gia hạn thời gian áp thuế đối với giày mũ da của Việt Nam
và Trung Quốc thêm 15 tháng, các nước này đã đồng loạt lên tiếng phản đối. Nhĩm
các nước này - đứng đầu là Anh - mơ tả việc áp thuế trên là một biện pháp bảo hộ
mậu dịch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ thương mại dài hạn giữa Liên minh
Châu Âu và Việt Nam.
Đại sứ Anh Mark Kent cho biết: “Anh đã rất cố gắng đạt đủ số phiếu để
chống lại quyết định trên nhưng khơng thành cơng và Anh rất thất vọng trước quyết
định này.” Ơng cũng cho rằng hiện nay lợi thế tương đối của Việt Nam là lao động
giá rẻ và sản xuất chi phí thấp nên nếu Việt Nam cĩ thể sản xuất giày rẻ hơn và hiệu
quả hơn Châu Âu thì Châu Âu nên mua giày Việt Nam. Ơng nĩi: “Trên thực tế, các
cơng ty giày dép Châu Âu, kể cả của Anh, đã xây dựng cơ sở sản xuất của họ ở Việt
Nam chính vì lý do ấy và giờ họ sẽ bị tác động tiêu cực. Châu Âu khơng nên bảo vệ
các ngành cơng nghiệp thiếu hiệu quả và thất bại khi họ khơng cịn lợi thế tương
đối. Thay vì vậy, họ nên chuyển cơng nhân từ những ngành ấy sang các lĩnh vực cĩ
lợi thế tương đối hơn”.
Bộ trưởng Thương mại Anh Pete Mandelson cũng khẳng định: hiện khơng
cịn cơ sở pháp lý để áp dụng loại thuế trên, ngược lại tiếp tục áp thuế sẽ gây thiệt
hại lớn cho người tiêu dùng và các nhà sản xuất Châu Âu.
Cùng quan điểm với Anh, Hà Lan cũng cho rằng khơng nên tiếp tục áp thuế
và viện dẫn lý do là vì biện pháp này giới hạn sự chọn lựa của người tiêu dùng, đẩy
giá thành giày da tăng cao, dẫn tới hậu quả làm mất nhiều việc làm..
Phần Lan, một trong 13 nước bỏ phiếu chống gia hạn, cũng khẳng định quan
điểm coi tự do hĩa thương mại là cách tốt nhất để tiến hành giao thương và đem lại
lợi ích cho người tiêu dùng thơng qua nhiều lựa chọn về sản phẩm. Đại sứ Phần Lan
tại Việt Nam Pekka Hyvưnen cho rằng “Trong tình huống kiện bán phá giá, khơng
cĩ ai là người thật sự thắng cuộc.”
b. Phản hồi từ phía các tổ chức, hiệp hội ngành hàng cĩ liên quan ở Châu Âu
Khơng chỉ phải đối phĩ với các ý kiến trái chiều từ phía các quốc gia thành
viên Liên minh, trong suốt tiến trình vụ kiện, UBCA luơn phải chịu một sức ép rất
lớn từ các tổ chức, hiệp hội ngành hàng Châu Âu.
Ngay khi vừa ra phán quyết về việc áp thuế chống bán phá giá chính thức đối
với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc, UBCA đã nhận được ý kiến phản hồi
từ Tổ chức thương mại Châu Âu - EuroCommerce 17. Ngài Tổng thư ký
EuroCommerce nhận định việc EC tiếp tục áp các loại thuế chống bán phá giá đối
với giày da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc khơng chỉ gây thiệt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam tại EU- những tác động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra.pdf