Tài liệu Luận văn Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
73 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Đề Tài:
Vốn kinh doanh
và những biện pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 1
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang vận động theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước bằng phát luật, theo định hướng
XHCN. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp tồn tại dưới nhiều
hình thức khác nhau. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc trưng
khác nhau xuất phát từ quan hệ sở hữu và mục đích kinh doanh của
mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu coi nền kinh tế là một cơ thể sống
thì mỗi doanh nghiệp chính là một tế bào sống của cơ thể đó. Các tế
bào này là nơi sản xuất và cung ứng hầu hết các sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nền kinh tế
xã hội. Do đó, sự phát triển, hưng thịnh, suy thoái hay tụt hậu của nền
kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp. Nhưng đây chỉ là một chiều trong mối
quan hệ giữa doanh nghiệp và nền kinh tế. Ở một chiều khác, trình độ
phát triển của nền kinh tế với những đặc điểm riêng về môi trường
kinh doanh cũng có tác dụng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Nhưng để đứng vứng trong cơ chế cạnh
tranh gay gắt này thì điều kiện đòi hỏi đầu tiên đối với các doanh
nghiệp đó là phải có vốn kinh doanh. Bởi vậy, bất kỳ một doanh
nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển phải quan tâm đến vấn đề tạo
lập vốn, quản lý và sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả nhất, nhằm
đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Do vậy, việc tổ chức và
sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng, là
điều kiện tiêu quyết để các doanh nghiệp khẳng định được vị trí của
mình, tìm chỗ đứng vững chắc trong cơ chế mới.
Trong cơ chế bao cấp trước đây, vốn kinh doanh của các doanh
nghiệp nhà nước hầu hết được nhà nước tài trợ thông qua cấp phát
vốn, đồng thời nhà nước quản lý về giá cả và quản lý sản xuất theo chỉ
tiêu kế hoạch, lãi nhà nước thu, lỗ nhà nước bù, do vậy các doanh
nghiệp hầu như không quan tâm đến hiệu qủa sử dụng đồng vốn.
Nhiều doanh nghiệp đã không phát triển và bảo toàn được vốn, hiệu
qủa sử dụng vốn thấp, tình trạng lãi giả lỗ thật ăn vào vốn xảy ra phổ
biến trong các doanh nghiệp nhà nước. Bước sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý điều tiết vĩ mô của nhà nước, nhiều thành phần
kinh tế song song cùng tồn tạ, cạnh tranh lẫn nhau gay gắt. Bên cạnh
những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đứng vững
trong cơ chế mới thì lại có một số doanh nghiệp hoạt động sản xuất
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 2
kinh doanh kém hiệu qủa dẫn đến phá sản hàng loạt. Bởi trong cơ chế
thị trường không chỉ riêng doanh nghiệp nhà nước mà còn nhiều
doanh nghiệp khác cũng hoạt động sản xuất kinh doanh đêù phải tuân
thủ theo các qui luật kinh tế vốn có: giá trị, cung cầu, cạnh tranh... và
khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải trả lời 3 câu hỏi lớn: sản
xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? đồng thời dể trả
lới với điều kiện ràng buộc đầu tiên bao giờ cũng phải là vốn kinh
doanh. Qua đó, ta thấy được việc bảo toàn vốn kinh doanh và nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh có ý nghĩa và tầm quan trọng rất
lớn đối với các doanh nghiệp nhà nước nói riêng và toàn bộ các doanh
nghiệp trong nền kinh tế nói chung.
Sau thời gian học tập tại trường, qua gần 3 tháng thực tập ở công
ty Dệt Minh Khai, được sự hướng dẫn của thầy giáo bộ môn và sự
giúp đỡ của ban lãnh đạo ở công ty. Em đã vận dụng những kiến thức
đã học vào thực tiễn của công ty, đông thời từ thực tiến đã làm sáng tỏ
những lý luận đã học. Vì vậy, em đã đi sâu nghiên cứu chuyên đề:
“Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn kinh doanh”, từ đó thấy rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của
công tác tổ chức và quản lý tài chính trong công ty.
Do trình độ lý luận và nhận thức còn nhiều hạn chế, thời gian thực
tập của em không trách khỏi những hạn chế. Em rất mong sự góp ý
của các thầy cô và ban lãnh đạo công ty để em có thể hoàn thành
chuyên đề tốt hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 3
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH.
I.1: VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN KINH
DOANH TRONG DOANH NGHIỆP.
I.1.1: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp
I.1.1.1: Khái niệm vốn kinh doanh:
Để tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, doanh
nghiệp cũng cân phải có vốn. Vốn là điều kiện tiên quyết và có ý
nghĩa quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Theo giáo trình tài chính học của trường Đại học tài chính kế toán
Hà Nội: “ vốn kinh doanh là một loại quĩ tiền tệ đặc biệt”. Tiền được
gọi là vốn khi đồng thời thoả mãn các điều kiện sau:
Một là: Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định. Hay
nói cách khác, tiền phải được đảm bảo bằng một lượng tài sản có
thực.
Hai là: Tiền phải được tập trung tích tụ đến một lượng nhất định.
Ba là: Khi có đủ lượng, tiền phải được vận động nhằm mục đích
sinh lời.
Trong đó: điều kiện 1 và 2 được coi là điều kiện ràng buộc để tiền
trở thành vốn; điều kiện 3 được coi là đặc trưng cơ bản của vốn- nếu
tiền không vận động thì đó là đồng tiền “chết”, còn nếu vận động
không vì sinh lời thì cũng không phải là vốn.
Cách vận động và phương thức vận động của vốn do phương thức
đầu tư kinh doanh quyết định. Trên thực tế có 3 phương thức vận
động của vốn.
T-T’: Là phương thức vận động của vốn trong các tổ chức chu
chuyển trung gian và các hoạt động đầu tư cổ phiêú, trái phiếu.
T-H-T’: Là phương thức vận động của vốn trong các doanh
nghiệp thương mại, dịch vụ.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 4
T-H-SX-H’-T’: Là phương thức vận động của vốn trong các
doanh nghiệp sản xuất.
Ở đây, chúng ta đi sâu nghiên cứu phương thức vận động của vốn
trong các doanh nghiệp sản xuất. Do sự luân chuyển không ngừng của
vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên cùng một lúc vốn kinh
doanh của doanh nghiệp thường tồn tại dưới nhiều hình thái khác
nhau trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông. Sự vận động liên tục không
ngừng của vốn tạo ra qúa trình tuần hoàn và chu chuyển vốn, trong
chu trình vận động ấy tiến ứng ra đầu tư (T) rồi trở về điểm xuất phát
của nó với giá trị lớn hơn (T’), đó cũng chính là nguyên lý đầu tư, sử
dụng, bảo toàn và phát triển vốn. Từ những phân tích trên đây, ta có
thể đi đến định nghĩa tổng quát về vốn:
“ Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của
toàn bộ tài sản được đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm mục đích
sinh lời”.
I.1.1.2:Đặc trưng của vốn kinh doanh trong cơ chế thị trường:
Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp có quyền sử dụng đồng
vốn một cách linh hoạt nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sản xuất kinh
doanh. Vì vậy, để quản lý tốt và không ngừng nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn, nhà quản lý cần nhận thức rõ những đặc trưng cơ bản của
vốn:
Một là: Vốn phải được đại diện bằng 1 lượng giá trị thực và sử
dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hai là: Vốn phải được vận động sinh lời
Ba là: Vốn phải gắn với chủ sở hữu nhất định
Bốn là: Vốn phải được quan niệm là một loại: “Hàng hoá đặc
biệt”.
Năm là:Vốn không chỉ được biểu hiện ở dạng hữu hình mà còn
biểu hiện ở dạng vô hình. Vì thế, các loại tài sản này cần phải được
lượng hoá bằng tiền, qui về giá trị.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 5
Trong nền kinh tế thị trường, phạm trù vốn cần phải được nhận
thức một cách phù hợp. Việc nhận thức đầy đủ và đúng đắn những
đặc trưng của vốn trong điều kiện nền kinh tế vận động theo cơ chế thị
trường sẽ góp phần giúp doanh nghiệp quản lý và sử dụng vốn có hiệu
quả hơn.
I.1.1.3: Các bộ phận cấu thành vốn kinh doanh của doanh
nghiệp.
Tuỳ theo yêu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh
doanh của mỗi loại hình doanh nghiệp, có thể lựa chọn những căn cứ
phân loại vốn khác nhau. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, để phân
tích hiệu qủa sử dụng vốn thì cần căn cứ vào vai trò và đặc điểm chu
chuyển vốn trong qúa trình sản xuất kinh doanh. Dựa vào tiêu chí này,
toàn bộ vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành hai bộ
phận: vốn cố định và vốn lưu động.
A.Vốn cố định:
Khái niệm: Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận vốn đầu
tư ứng trước về tài sản cố định, mà đặc điểm của nó là luân chuyển
dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một
vòng luân chuyển khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng.
* Đặc điểm:
- Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất
- Vốn cố định dịch chuyển giá trị dần dần từng phần trong các chu
kỳ sản xuất, sau thời gian dài vốn cố định mới hoàn thành một vòng
luân chuyển vốn.
- Vốn cố định là một bộ phận quan trọng thường chiếm tỷ trọng
lớn trong toàn bộ vốn kinh doanh của doanh nghiệp, đặc điểm của nó
lại tuân theo tính qui luật riêng, do đó việc quản lý và sử dụng vốn
cố định có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
B.Vốn lưu động:
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 6
Khái niệm: Vốn lưu động trong doanh nghiệp là số tiền ứng trước
về tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm
bảo cho qúa trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến
hành thường xuyên, liên tục.
Đặc điểm: Vốn lưu động của doanh nghiệp có những đặc điêm cơ
bản sau:
- Vốn tiền tệ ứng ra luôn vận động
- Do vận động vốn luôn thay đổi hình thái vận động
- Đồng thời tồn tại dưới mọi hình thái
- Hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu trình sản
xuất.
Phân loại tài sản cố định:
Phân loại tài sản cố định là việc phân chia toàn bộ tài sản cố định
hiện có của doanh nghiệp theo tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho
những yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
- Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện: theo tiêu thức
này tài sản cố định được phân làm 2 loại:
+ Tài sản cố định có hình thái vật chất: là những tài sản cố định
hữu hình được biểu hiện bằng tiền với giá trị lớn và thời gian sử dụng
lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên
hình thái vật chất ban đầu như: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết
bị....
+ Tài sản cố định không có hình thái vật chất: là những tài sản cố
định vô hình được thể hiện bằng một lượng giá trị đã được đầu tư có
liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp
như: Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí về bằng phát minh sáng
chế, bản quyền tác giả, chi phí sử dụng đất...
- Phân loại tài sản cố định theo công dụng kinh tế:
+ Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh cơ bản: là
những tài sản cố định hữu hình và vô hình tham gia trực tiếp vào qúa
trình sản xuất kinh doanh như: nhà cửa( xưởng sản xuất, nơi làm
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 7
việc...) vật kiến trúc, thiết bị động lực, truyền dẫn... máy móc thiết bị
sản xuất, phương tiện vận tải, công cụ dụng cụ thí nghiệm sản xuất,
giá trị canh tác và những tài sản cố định không có hình thái vật chất có
liên quan đến qúa trình sản xuất kinh doanh.
+ Tài sản cố định dùng ngoài sản xuất: là những tài sản cố định sử
dụng trong các hoạt động phụ trợ cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, tài sản này không mang tính sản xuất trực
tiếp như:máy móc, nhà cửa, thiết bị kèm theo phục vụ tiếp khách, các
công trình phúc lợi và tài sản cố định cho thuê.
- Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng:
Căn cứ vào tình hình sử dụng hiện tại của từng tài sản mà người ta
phân ra thành 3 loại:
- Tài sản cố định đang dùng
- Tài sản cố định chưa dùng
- Tài sản cố định không cần dùng và đang chờ thanh lý.
Nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp:
Trong qúa trình tham gia vào kinh doanh, do chịu tác động bởi
nhiều nguyên nhân khác nhau, nên tài sản cố định bị hao mòn.
* Có 2 loại hao mòn:
- Hao mòn hữu hình: là sự giảm dần về mặt giá trị và giá thành sử
dụng do chúng được sử dụng trong kinh doanh hoặc do tác động của
các yếu tố tự nhiên gây ra.
- Hao mòn vô hình: là sự giảm dần thuần tuý mặt giá trị của tài
sản do có những tài sản cố định cùng loại nhưng được sản xuất ra với
giá rẻ hơn hoặc hiện đại hơn.
Việc nghiên cứu và phân tích hao mòn của tài sản cố định nên trên
nhằm huy động tối đa năng lực hoạt động của tài sản cố định vào hoạt
động kinh doanh, mặt khác lựa chọn những phương pháp khấu hao
thích hợp cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng ngành.
Trên đây là một số vấn đề chung về vốn kinh doanh trong các
doanh nghiệp. Trên thực tế, tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp,
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 8
ngành nghề kinh doanh, đặc điểm sản xuất sản phẩm mà các nhà quản
lý tài chính sẽ xác định trọng tâm quản lý vốn kinh doanh của doanh
nghiệp mình. Nhìn chung, để đạt hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
cao nhất thì doanh nghiệp cần phải quản lý và sử dụng tốt cả hai bộ
phận vốn cố định và vốn lưu động, đảm bảo đồng vốn đem lại hiệu
qủa tối đa trong qúa trình sản xuất kinh doanh.
- Phân loại vốn lưu động:
Dựa vào những tiêu thức khác nhau thì vốn lưu động cũng được
chia thành các thành phần khác nhau.
Dựa vào vai trò của vốn lưu động trong qúa trình sản xuất vốn lưu
động được chia thành:
+ Vốn lưu động trong qúa trình dự trữ sản xuất: đây là biểu hiện
bằng tiền của những nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liêu,
phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ lao động nhỏ những khoản vốn
này nhằm đảm bảo cho qúa trình sản xuất được liên tục.
+ Vốn lưu động nằm trong qúa trình trực tiếp sản xuất: là biểu
hiện bằng tiền của sản phẩm đã nhập kho chuẩn bị tiêu thụ và số vốn
bằng tiền vốn trong thanh toán của doanh nghiệp.
Theo cách phân loại này ta có thể nắm được kết cấu vốn lưu động
nằm trong từng khâu từ đó tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh
nghiệp mà phân bổ vốn cho các khâu đảm bảo tỷ lệ hợp lý tối ưu góp
phần tăng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Dựa vào hình thái biểu hiện và chức năng của các thành phần:
+ Vốn tiền tệ bao gồm tiền mặt tại quĩ TGNH, tiền đang chuyển
các khoản đầu tư ngắn hạn và vốn trong thanh toán.
+ Vốn vật tư, hàng hoá bao gồm nguyên vật liệu chính, vật liệu
phụ vốn sản phẩm đang chế tạo, vốn phí tổn và vốn chờ phân bổ.
Thông qua cách phân loại này giúp doanh nghiệp có cơ sở tính
toán kiểm tra kết cấu vốn tối ưu của các doanh nghiệp, mặt khác có
thể tìm mọi biện pháp phát huy chức năng của các thành phần vốn lưu
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 9
động bằng cách xác định mức dự dữ trữ hợp lý để từ đó xác định nhu
cầu vốn lưu động hợp lý.
I.1.2: Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp:
Trong nền kinh tế thị trường, vốn kinh doanh của doanh nghiệp
được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Mỗi nguồn vốn đều có
những ưu, nhược điểm nhất định. Để lựa chọn và tổ chức hình thức
huy động vốn thích hợp, có hiệu quả, cần phải có sự phân loại nguồn
vốn. Việc phân loại nguồn vốn được thực hiện, dựa vào nhiều tiêu
thức khác nhau. Dưới đây là 3 cách phân loại chủ yếu:
I.1.2.1: Căn cứ vào quan hệ sở hữu:
A.Nguồn vốn chủ sở hữu:
Là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, doanh
nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt bao gồm: vốn điều lệ,
vốn tự bổ sung, vốn do nhà nước tài trợ(nếu có).
Nguồn vốn chủ sở hữu là một nguồn vốn quan trọng và có tính ổn
định cao, thể hiện quyền tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỷ
trọng của nguồn vốn này trong cơ cấu nguồn vốn càng lớn, sự độc lập
về tài chính của doanh nghiệp ngày càng cao và ngược lại.
Vốn chủ sở hữu
tại một thời điểm = Tổng nguồn vốn - Nợ phải trả
B. Nợ phải trả: Là tất cả các khoản nợ phát sinh trong qúa trình
kinh doanh mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các
tác nhân kinh tế, bao gồm: vốn chiếm dụng và các khoản nợ vay.
- Nguồn vốn chiếm dụng: Trong qúa trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, đương nhiên phát sinh từ quan hệ thanh toán giữa
doanh nghiệp với các tác nhân kinh tế khác như với nhà nước, với cán
bộ CNV, với khách hàng, với người bán... từ đó mà phát sinh vốn
chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng. Thuộc về vốn chiếm dụng hợp
pháp có các khoản vốn:
+ Các khoản nợ khách hàng chưa đến hạn trả.
+ Các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước chưa đến hạn nộp.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 10
+ Các khoản phải thanh toán với cán bộ CNV chưa đến hạn thanh
toán.
Nguồn vốn chiếm dụng chỉ mang tính chất tạm thời, doanh nghiệp
chỉ có thể sử dụng trong thời gian ngắn nhưng vì nó có ưu điểm nổi
bật là doanh nghiệp không phải trả chi phí sử dụng vốn, đòn bẩy tài
chính luôn dương, nên trong thực tế doanh nghiệp nên triệt để tận
dụng nguồn vốn này trong giới hạn cho phép nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn mà vẫn đảm bảo kỷ luật thanh toán.
- Các khoản nợ vay:bao gồm tổng số vốn vay ngắn- trung- dài hạn
ngân hàng, nợ trái phiếu và các khoản nợ khác.
+ Vay ngắn hạn, dài hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng có đặc
điểm là doanh nghiệp phải trả chi phí sử dụng vốn dưới hình thức lãi
vay và phải đảm bảo các điều kiện ràng buộc như phải có tài sản thế
chấp hay phương án kinh doanh khả thi. Nếu doanh nghiệp có uy tín
và có mối quan hệ tốt với ngân hàng, việc thực hiện các khoản vay nợ
sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nợ vay thực sự là nguồn vốn rất quan trọng có
thể đáp ứng nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp ở mức độ lớn.
+ Phát hành trái phiếu: Vay nợ bằng trái phiếu là một hình thức
huy động vốn đặc trưng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường. Đây là biện pháp tạo vốn kinh doanh chủ yếu ở các nước phát
triển. ở nước ta, theo Nghị định 72/CP ngày 26/7/1994, Chính phủ cho
phép các doanh nghiệp Nhà nước phát hành trái phiếu để huy động
vốn và mới đây Luật Doanh nghiệp 1999 cũng đã mở thêm kênh huy
động vốn bằng phát hành trái phiếu cho loại hình Công ty trách nhiệm
hữu hạn. Nhưng trên thực tế việc sử dụng nguồn vốn này ở các doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn rất hạn chế.
Trong điều kiện hiện nay, khi mà nhu cầu vốn kinh doanh của các
doanh nghiệp không ngừng gia tăng thì vai trò của nguồn vốn nợ phải
trả ngày càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, khi sử dụng nguồn vốn
này, cần phải xem xét tính hợp lý của hệ số nợ, không thể chủ trương
“ vay được càng nhiều càng tốt” hay “ vay với bất kỳ giá nào” vì hệ số
nợ càng lớn, độ rủi ro càng cao. Khi hệ số nợ lớn, chủ sở hữu doanh
nghiệp có lợi ở chỗ chỉ phải đóng góp một lượng vốn nhỏ mà được sử
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 11
dụng một lượng tài sản lớn, đặc biệt trong trường hợp đòn bẩy tài
chính dương( tức là khi doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận trên tiền vay
lớn hơn lãi vay phải trả), doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ gia tăng rất
nhanh. Ngược lại, nếu tổng tài sản không có khả năng sinh ra một tỷ
lệ lãi đủ lớn để bù đắp lãi vay thì doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ giảm
sút rất mạnh, khi đó doanh nghiệp có thể phải đối mặt với nguy cơ
mất khả năng thanh toán và nguy cơ phá sản cũng rất gần.
Thông thường, một doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn vốn
chủ sở hữu và nợ phải trả để đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản
xuất kinh doanh. Sự kết hợp giữa hai nguồn này phụ thuộc vào đặc
điểm của ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động cũng như quyết
định tài chính của người quản lý trên cơ sở điều kiện thực tế của
doanh nghiệp. Làm thế nào để lựa chọn được một cơ cấu tài chính tối
ưu? Đó là câu hỏi luôn làm trăn trở các nhà quản lý tài chính doanh
nghiệp bởi sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp phụ
thuộc rất lớn vào sự khôn ngoan hay khờ dại của doanh nghiệp đó khi
lựa chọn cơ cấu tài chính.
I.1.2.2: Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn:
Theo tiêu thức này, nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp được
chia thành: nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
Nguồn vốn thường xuyên: bao gồm
Nguồn vốn chủ sở hữu
Các khoản nợ dài hạn
B. Nguồn vốn tạm thời:
Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn dưới một năm, doanh nghiệp
có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu về vốn có tính chất tạm thời, bất
thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
I.1.2.3:Căn cứ vào phạm vi huy động vốn:
Dựa vào tiêu thức này, nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
chia thành 2 loại là: nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài.
A.Nguồn vốn bên trong:
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 12
Là nguồn vốn có thể huy động được từ bản thân doanh nghiệp
bao gồm: tiền khâu hao tài sản cố định, lợi nhuận để lại, các khoản dự
phòng, thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.
B. Nguồn vốn bên ngoài:
Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ bên ngoài,
gồm: vốn vay ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác, vốn liên doanh,
liên kết, vốn huy động từ phát sinh trái phiếu, nợ người cung cấp và
các khoản nợ khác.
Từ việc nghiên cứu các phương pháp phân loại nguồn vốn kinh
doanh ta thấy vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp hiện nay là đi đôi
với việc tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả số vốn hiệu có,
doanh nghiệp cần chủ động tạo lập, khai thác vốn từ các nguồn, kết
hợp điều hoà các nguồn vốn một cách hợp lý nhằm phục vụ tốt nhất
cho qúa trình sản xuất kinh doanh.
I.2: SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG.
I.2.1: Tầm quan trọng của việc tổ chức và nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp.
Khác với nền kinh tế trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước
đây về cách tổ chức và nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn thì trong cơ
chế thị trường hiện nay, mọi quyết định sản xuất đều dựa vào mệnh
lệnh cấp trên hay chủ quan của doanh nghiệp và coi vốn là một trong
những nhân tố tạo ra giá trị thặng dư. Vì vậy, về bản chất, hiệu quả sử
dụng vốn là một mặt biểu hiện của hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc
xem xét, đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn có thể dựa vào nhiều tiêu
chuẩn khác nhau tuỳ theo quan điểm và góc độ đánh giá của mỗi
người. Mặc dù, tồn tại nhiều quan điêm khác nhau, nhưng đứng trên
trên giác độ chung nhất để đánh giá thì hiệu quả sử dụng vốn phải
được xem xét trên cả hai phương diện.
- Thứ nhất là kết quả (lợi ích) do sử dụng vốn đưa lại phải thoả
mãn và đáp ứng được lợi ích kinh tế xã hội.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 13
- Thứ hai là phải tối thiểu hoá được lượng vốn sử dụng và thời
gian sử dụng vốn.
Như vậy: hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu biểu hiện một mặt về
hiệu quả kinh doanh, phản ánh trình độ quản lý và sử dụng vốn của
doanh nghiệp trong việc tối đa hoá kết quả lợi ích, tối thiểu hoá lượng
vốn và thời gian sử dụng theo các điều kiện về nguồn lực xác định,
phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 14
I.2.2: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tổ chức và hiệu quả
sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
I.2.2.1: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Các chỉ tiêu tổng hợp:
+ Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần đạt được trong kỳ
vốn cố định
=
Số vốn cố định bình quân trong kỳ
Trong đó:
VCĐ bình Số vốn cố định đầu kỳ + số vốn cố định cuối kỳ
quân trong kỳ
=
2
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định phản ánh 1 đồng vốn cố
định sử dụng trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần
trong kỳ.
+ Hàm lượng vốn cố định: là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu
hiện suất sử dụng vốn cố định.
+ Hệ số huy động Vốn cố định đang sử dụng trong kỳ
vốn cố định
= Vốn cố định hiện có của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ huy động vốn cố định vào hoạt
động vốn cố định vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
+ Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận thuần HĐKD
vốn cố định
= Vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ có
thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (sau thuế)
Các chỉ tiêu phân tích:
+ Hệ số hao mòn Số tiền KH luỹ kế TSCĐ ở thời điểm đánh giá
tài sản cố định
= Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá
Chỉ tiêu nầy phản ánh mức độ hao mòn TSCĐ so với thời điểm
ban đầu hay năng lực còn lại của TSCĐ.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 15
+ Hệ số trang bị Nguyên giá TSCĐ sản xuất bình quân trong kỳ
tài sản cố định
= Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất
Hệ số này phản ánh mức độ trang bị TSCĐ cho một công nhân
trực tiếp sản xuất.
I.2.2.2: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu
động:
mức luân chuyển VLĐ trong kỳ
- Số lần luân chuyển VLĐ
=
Số dư bình quân VLĐ trong kỳ
Trong đó:
- mức luân chuyên VLĐ trong kỳ = doanh thu thuần
- Số dư VLĐ bình quân ( VLĐ ) được tính như sau:
Vq1 + Vq2 + Vq3 + Vq4
VLĐ
=
4
Hoặc:
Vđq1
+ Vcq1 + Vcq2 + Vcq3 +
Vcq4
VLĐ =
2 2
4
Trong đó:
+ Vq1, Vq2, Vq3,Vq4: VLĐ các quí 1,2,3,4
+ Vđq1: VLĐ đầu quí 1
+ Vcq1, Vcq2, Vcq3, Vcq4: VLĐ cuối quí 1,2,3,4
Chỉ tiêu số lần luân chuyển VLĐ thể hiênh số vòng quay VLĐ
được thực hiện trong 1 kỳ nhất định.
Số ngày trong kỳ (360 ngày)
- Kỳ luân chuyển VLĐ
=
Số vòng quay VLĐ trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để VLĐ thực hiện được 1
vòng quay trong kỳ.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 16
- Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển vốn:
+ Mức tiết kiệm tuyệt đối = VLĐ năm kế hoạch – VLĐ năm báo
cáo
Để có tiết kiệm tuyệt đối thì kết quả trên phải là số âm
( DTBH– thuế) KH - ( DTBH– thuế) BC
+ Mức tiết kiệm tương đối =
Vòng quay VLĐ BC
Doanh thu thuần
- Hiệu suất sử dụng VLĐ
=
Số dư VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này cho thấy ( 1đồng) VLĐ sử dụng trong kỳ có thể tạo ra
bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Lợi nhuận trước (sau) thuế thu nhập
- Tỷ suất lợi nhuận VLĐ
=
Số dư VLĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ sử dụng trong kỳ có thể tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế thu nhập).
I.2.2.3: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD:
Doanh thu thuần
- Vòng quay tổng số VKD
=
Vốn sản xuất kinh doanh bình
quân
Chỉ tiêu này cho biết toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp trong kỳ luân chuyển được bao nhiêu vòng.
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
- Tỷ suất lợi nhuận VLĐ
=
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh (1 đồng) VKD sử dụng trong kỳ tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 17
Lợi nhuận thuần HĐKD
- Tỷ suất lợi nhuận thuần VKD
=
VKD bình quân
Đây là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lời của đồng vốn sản xuất
kinh doanh, nó phản ánh 1 đồng vốn kinh doanh tham gia luân chuyển
trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần hoạt động kinh
doanh.
Lợi nhuận thuần HĐKD
- Tỷ suất lợi nhuận vốn CSH
=
Vốn CSH bình quân
Chỉ tiêu này cho thấy vốn CSH sử dụng trong kỳ có thể tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận thuần HĐKD.
I.2.3: Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Hoạt động trong cơ chế thị trường, việc tổ chức, sử dụng có hiệu
quả nguồn lực vốn là yêu cầu khách quan đối với qúa trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ những lý do chủ
yếu sau:
-Vai trò và tầm quan trọng của vốn kinh doanh
-Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
-Thực trạng quản lý và sử dụng vốn của các doanh nghiệp.
Tóm lại: từ những lý do này khi ta nghiên cứu sâu sẽ thấy được
rằng: Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các
doanh nghiệp ngày nay là hết sức cần thiết và nó có ý nghĩa tác động
rất lớn đến tình hình phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và tình
hình phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 18
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA
CÔNG TY DỆT MINH KHAI.
II.1: MỘT SỐ NÉT CHÍNH VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY.
II.1.1: Quá trình hình thành và phát triển của công ty Dệt
Minh Khai:
Công ty Dệt Minh Khai là một đơn vị lớn của ngành công nghiệp
Hà Nội (tên trước đây khi thành lập là nhà máy dệt khăn mặt, khăn
tay).
Công ty được khởi công xây dựng từ cuối những năm 1960, đầu
những năm 1970. Do sự gián đoạn trong cuộc chiến tranh phá hoại
của Mỹ đến mãi tận 1974 công ty cơ bản mới được xây dựng xong và
được chính thức thành lập theo quyết định của uỷ Ban Nhân Dân
thành phố.
Từ 1975, công ty chính thức nhận kế hoạch nhà nước giao: nhiệm
vụ chủ yếu là sản xuất khăn mặt bông, khăn tắm, khăn tay.... phục vụ
cho nhu cầu tiêu dùng nội địa.
+ Số thiết bị ban đầu chỉ có 260 máy dệt thoi của Trung Quốc.
+ Tài sản cố định khi thành lập chỉ có gần 3 triệu đồng (lúc bấy
giờ).
Những năm đầu tiên đi vào hoạt động công ty mới chỉ đạt được:
+ Giá trị tổng sản lượng gần 2,5 triệu đồng
+ Sản phẩm chủ yếu gần 2 triệu khăn các loại.
Từ năm 1981- 1989: công ty được thành phố đầu tư thêm một dây
chuyền dệt kim đan dọc để dệt các loại vải tuyn, valide và dèm... và
được giao quản lý triển khai thực hiện hai qúa trình công nghệ dệt
khác nhau là dệt thoi và dệt kim.
Năm 1981, thông qua TEXTIMEX, công ty đã ký hợp đồng xuất
khẩu dài hạn sang cộng hoà dân chủ Đức và Liên Xô (cũ).
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 19
Năm 1983, công ty bắt đầu sản xuất khăn ăn xuất khẩu cho thị
trường Nhật Bản với sự giúp đỡ của UNIMEX Hà Nội và đã chiếm thị
phần ngày càng lớn.
Từ năm 1988 đến nay công ty được nhà nước cho phép làm thí
điểm xuất khẩu trực tiếp sang thi trường nước ngoài.
Bước vào thời kỳ những năm 1990 nền kinh tế nước ta chuyển
sang thực hiện cơ chế quản lý mới theo tinh thần nghị quyết đại hội
VI và đại hội VII của Đảng. Tình hình chính trị có nhiêu biến động,
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông âu xụp đổ, công ty mất đi các
quan hệ bạn hàng, mất đi một thị trường quan trọng và truyền thống.
Trong hơn 20 năm xây dựng và phát triển của công ty, có thể nói
đây là thời kỳ mà công ty gặp phải nhiều khó khăn nhất. Với tình hình
như vậy, được sự quan tâm của ban lãnh đạo và cấp trên, sự giúp đỡ
hỗ trợ của các đơn vị bạn, toàn thể công ty đã phát huy tinh thần năng
động sáng tạo tập trung tháo gỡ những khó khăn, giải quyết từ những
vấn đề quan trọng nhất về thị trường về vốn và về tổ chức lại sản xuất,
lựa chọn bố trí lại đội ngũ lao động.... Nhờ đó, công ty đã từng bước
thích nghi với cơ chế thị trường, ổn định và phát triển sản xuất theo
hướng xuất khẩu là chính, hoàn thành các nghĩa vụ với nhà nước, bảo
toàn và phát triển được vốn cho sản xuất kinh doanh, cải thiện đời
sống cán bộ CNV. Sau đây là một số kết quả sản xuất chứng minh cho
sự phát triển của công ty từ khi thành lập:
- Giá trị tổng sản lượng: từ 1975, công ty chỉ đạt 2,5 triệu đồng
đến năm 1990 đã đạt hơn 9,1 tỷ đồng.
- Sản phẩm: chủ yếu năm đầu đạt gần 2 triệu khăn các loại cho
nhu cầu nội địa, đến năm 1995 đã có sản phâm xuất khẩu (85% sản
phẩm khăn) và sản xuất thêm mặt hàng màn tuyn.
- Doanh thu:
Năm 1975: đạt 3,5 triệu đồng
Năm 1990: đạt 13,5 tỷ đồng
Năm 1997: đạt 54,6 tỷ đồng.
- Kim gạch xuất khẩu:
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 20
Năm 1990: đạt 1.635.666 USD
Năm 1997: đạt 3.588.397 USD.
- Nộp ngân sách:
Năm 1975: nộp gần 68.000 đồng
Năm 1990: nộp 525,9 triệu đồng
Năm 1997: nộp 1.534,8 triệu đồng.
Công tác khoa học kỹ thuật được đặc biệt chú ý: trong hơn 20 năm
công ty đã chế thử được hơn 300 mẫu sản phẩm và đưa vào sản xuất
khoảng 100 mẫu được khách hàng chấp nhận.
Bước sang năm 1998, công ty Dệt Minh Khai đứng trước thử
thách lớn về tài chính và thị trường tiêu thụ ở Nhật Bản.
Hiện nay, công ty đang nỗ lực, cố gắng để vượt qua những khó
khăn về thị trường tiêu thụ và công ty đang chuẩn bị những điều kiện
để mở rộng thị trường sang khu vực Tây Âu.
II.1.2: Tình hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của
đơn vị:
II.1.2.1: Đặc điểm về sản phẩm và thị trường sản phẩm của
công ty.
- Sản phẩm chủ yếu của công ty có hai loại:
+ Khăn bông các loại: sản xuất từ nguyên liệu sợi bông 100%
+ Vải màn tuyn: sản xuất từ nguyên liệu 100% sợi petex.
* Thị trường nội địa:
Chủ yếu nhận đơn đặt hàng của các khách sạn ở các thành phố lớn
là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh...
* Thị trường xuất khẩu:
Chủ yếu là xuất khẩu sang thị trường Nhận Bản. Đặc biệt là cung
cấp cho nhiều khách sạn tại Nhật thông qua công ty thương mại Nhật
Bản ASAHI.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 21
II.1.2.2: Đặc điểm bộ máy quản lý
Là một doanh nghiệp nhà nước, công ty Dệt Minh Khai tổ chức bộ
máy quản lý theo một cấp đứng đầu là ban giám đốc chỉ đạo trực tiếp
đến từng đơn vị thành viên. Giúp việc cho giám đốc có các phòng ban
nghiệp vụ.
BAN GIÁM ĐỐC: gồm có giám đốc và hai phó giám đốc
- Giám đốc:
Là người đứng đầu doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi cho cán
bộ công nhân viên, phụ trách chung về vấn đề tài chính, đối nội, đối
ngoại, thực hiện các chức năng:
-Tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ
-Lập các kế hoạch tổng thể dài hạn, ngắn hạn
-Đầu tư xây dựng cơ bản.
- Phó giám đốc:
Là người giúp việc cho giám đốc theo các trách nhiệm
được giao.
- Phó giám đốc sản xuất:
Quản lý điều hành qúa trình sản xuất
-Chỉ đạo sản xuất theo kế hạch
-Chỉ đạo kế hạch tác nghiệp tại các phân xưởng.
- Phó giám đốc kỹ thuật:
-Quản lý kỹ thuật, chất lượng sản phẩm
-Quản lý nguồn cung cấp: điện, nước, than phục vụ cho sx.
-Chỉ đạo việc xây dựng các định mức vật tư.
-Quản lý việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh công
nghiệp.
- Phòng tổ chức- bảo vệ:
Giúp giám đốc xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và quản
lý trong công ty. Quản lý chất lượng và số lượng cán bộ CNV, quĩ tiền
lương và các định mức lao động, chỉ đạo công tác bảo vệ.
- Phòng kỹ thuật:
Với chức năng tham mưu giúp giám đốc quản lý chung các
công tác kỹ thuật trong công ty. Nghiên cứu và áp dụng khoa học để
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 22
đưa công nghệ mới vào sản xuất, quản lý máy móc, thiết bị, kiểm tra
chất lượng các chi phí để sản xuất sản phẩm.
- Phòng kế hoạch thị trường:
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc trong công ty
xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất, xuất nhập khẩu, kỹ
thuật, tài chính trong công ty, giúp giám đốc thực hiện nhiệm vụ kinh
tế đối ngoại trong công ty. Xây dựng và thực hiện kế hoạch cung ứng
vật tư cho sản xuất, tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo
quay vòng vốn nhanh.
- Phòng tài vụ:
Phòng tài vụ có chức năng giúp giám đốc về hình thức thống
kê, kế toán tài chính, đồng thời có trách nhiệm trước nhà nước theo
dõi kiểm tra giám sát tính hình thực hiện kế hoạch thu chi tiền và
hạch toán kinh tế nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
- Phòng hành chính- y tế:
Là phòng có chức năng giúp giám đốc trong công việc
hàng ngày, quản lý thuộc phạm vi hành chính tổng hợp, giao dịch văn
thư, truyền đạt chỉ thị của giám đốc đến các phòng ban phân xưởng.
Quản lý tài sản hành chính, cung cấp văn phòng phẩm cho văn phòng
công ty.
Thực hiện công tác khám, chữa bệnh cho toàn bộ cán bộ CNV
trong công ty.
- Chức năng, nhiệm vụ của các phân xưởng sản xuất:
+Chức năng:
Căn cứ vào kế hoạch của công ty giao cho các phân xưởng, phân
xưởng tiến hành mọi hoạt động trên cơ sở hạch toán kinh tế nội bộ
phân xưởng đảm bảo hiệu quả.
+Nhiệm vụ: xây dựng và tổ chức mọi qúa trình hoạt động sản xuất
từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối để đảm bảo sản xuất hợp lý, tiết
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 23
kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động,
đảm bảo an toàn trong lao động của người công nhân.
Trải qua các công đoạn của sản xuất để cuối cùng cho ra đời
những sản phẩm có giá thành hợp lý và tiêu thụ được.
- Phân xưởng dệt kim: có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn
chuân bị các bo bin sợi mắc lên máy để dệt thành vải tuyn mộc theo
qui trình công nhân sản xuất vải màn tuyn.
- Phân xưởng dệt thoi: có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn
chuẩn bị các trục dệt và suốt sợi ngang, đưa vào máy dệt để dệt thành
khăn bán thành phẩm theo qui trình công nghệ sản xuất khăn bông.
- Phân xưởng tẩy nhuộm: có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn
nấu, tẩy, nhuộm, sấy khô và định hình các loại khăn, sợi và vải màn
tuyn theo qui trình công nghệ sản xuất các mặt hàng khăn bông, vải
tuyn.
- Phân xưởng hoàn thành: có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn
cắt, may, kiểm đóng gói, đóng kiện các sản phẩm khăn bông và cắt
kiểm các loại vải tuyn, vẩi nổi vòng theo qui trình công nghệ sản
xuất các mặt hàng.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 24
Sơ đồ tổ chức quản lý và sản xuất của công ty:
Giám đốc công ty
Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc kỹ thuật
Phòng kế hoạch thị trường
Phòng kỹ thuật
Phòng tài vụ
Phòng tổ chức- bảo vệ
Phòng hành chính- ytế
Px tẩy nhuộm Px dệt thoi Px dệt kim Px hoàn thành
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 25
Kho sợi Kho trung gian Kho thành phẩm
II.1.2.3: Đặc điểm quy trình công nghệ:
Công ty Dệt Minh Khai đang sử dụng 3 quy trình công nghệ chính
để sản xuất các sản phẩm đó là:
* Qui trình công nghệ sản xuất khăn sử lý trước:
Sợi mộc được đưa vào sản xuất ở phân xưởng tẩy nhuộm dưới
dạng quả sợi. Qua mấy đáng ống xốp tạo thành ống sợi xốp trước khi
đưa vào máy nhuộm bobin. Ở mấy nhuộm bobin sợi được qua các
công đoạn nấu, tẩy, nhuộm đồng thời (nếu mặt hàng yêu cầu phải
nhuộm mầu). Sau đó sợi được chuyển sang máy sấy sợi, bobin trước
khi đánh ống lại thành ống sợi cứng để xuất xưởng sang phân xưởng
dệt.
Tại phân xưởng dệt thoi sợi đã được xử lý được phân thành 2 loại:
sợi ngang và sợi dọc tuỳ theo yêu cầu mặt hàng. Sợi dọc được chuyển
sang máy mắc tạo thành trục mắc trước khi đưa vào máy hồ dồn ( tăng
cường lực cho sợi) tạo thành trục dệt. Trục dệt và suốt ngang được
đưa vào máy dệt thoi, dệt thành khăn bông bán thành phẩm. Trước khi
xuất xưởng sang phân xưởng hoàn thành, khăn bông bán thành phẩm
được kiểm sơ bộ để xác định chất lượng cho phân xưởng dệt thoi.
Tại phân xưởng hoàn thành, khăn bán thành phẩm được cắt, may,
kiểm thành phẩm để phân loại thành phẩm, thứ phẩm và phế phẩm
trước khi đóng gói, đóng kiện và nhập kho thành phẩm.
* Qui trình công nghệ sản xuất khăn mộc sử lý sau:
Sợi mộc được đưa vào phân xưởng dệt thoi dưới dạng sợi quả.
Qua máy đánh ống, đánh ống lại để giảm tạp chất, tăng chất lượng
sợi. Sau đó được phân thành sợi dọc và sợi ngang theo yêu cầu của
mặt hàng. Sợi dọc qua máy mắc tạo thành trục mắc trước khi chuyển
sang máy hồ dồn, sợi được tạo thành trục hồ. Sợi ngang qua máy đánh
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 26
suốt tạo thành suốt dệt. Trục hồ và suốt dệt được đưa vào máy dệt thoi
để dệt thành khăn mộc. Khăn mộc được kiểm trước khi xuất xưởng
sang phân xưởng tẩy nhuộm. Tại phân xưởng tẩy nhuộm, khăn mộc
được qua các công đoạn nấu trên nồi nấu, tẩy trên máy tẩy nhuộm BC
3, nhuộm trên máy cao áp (nếu cần thiết). Trước khi xuất xưởng sang
phân xưởng hoàn thành khăn đã tẩy nhuộm được đưa qua máy sâý
rung hoặc sấy văng tuỳ theo yêu cầu thiết kế mặt hàng.
Tại phân xưởng hoàn thành khăn bán thành phẩm được qua các
công đoạn cắt, may, kiểm thành phẩm để phân loại thành phẩm, thứ
phẩm, phế phẩm. Sau đó khăn được đưa sang đóng gói, đóng kiện.
* Quy trình công nghệ sản xuất màn tuyn:
Sợi được đưa vào máy mắc ở dạng quả sợi, để mắc thành bobin
trước khi đưa lên máy dệt kim, tạo vòng thành vải dệt kim mộc trên
máy dệt kim. Trước khi xuất xưởng sang phân xưởng tẩy nhuộm vải
mộc được kiểm trên máy đo và kiểm.
Tại phân xưởng tẩy nhuộm vải mộc được nhuộm trên máy nhuộm
cao áp ( tuỳ theo yêu cầu thiết kế). Sau đó được đưa sang máy văng
sấy để định hình vải, cũng trên máy văng sấy vải được lơ tạo độ trắng.
Qua 3 qui trình công nghệ sản xuất nên trên đã giúp cho công ty
có điều kiện chuyên môn hoá và hợp tác hoá giữa các bộ phận một
cách có hiệu quả, đồng thời tạo ra khả năng tự chủ trong quản lý sản
xuất kinh doanh, nhằm tăng năng xuất lao động, hạ giá thành đơn vị
sản phẩm, khuyến khích nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh
thu và doanh lợi của công ty.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 27
Sơ đồ qui trình công nghệ đặc trưng cho sản xuất khăn bông sử lý
trước:
Sợi mộc quả
Đánh ống xốp
Nấu
Tẩy
Nhuộm (nếu cần thiết)
Sấy
Sợi dọc Sợi ngang
Mắc Đánh suốt
Hồ dồn Dệt
Kiểm bán thành phẩm
May
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 28
Kiểm thành phẩm
Đóng gói
Đóng kiện Nhập kho thành phẩm
I.1.2.4: Tình hình chung về công tác kế toán ở công ty
A. Tổ chức bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán
tập trung và bố trí thành phòng kế toán, chịu sự quản lý và chỉ đạo
trực tiếp của công ty. Căn cứ vào đặc điểm, qui mô sản xuất của công
ty, số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đồng thời đảm bảo cung
cấp thông tin kịp thời cho yêu cầu kế toán quản trị thì phòng kế toán
tổ chức, bố trí như sơ đồ sau:
Kế toán trưởng
(trưởng phòng)
Phó Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Thủ
phòng tiền NVL thanh tổng xuất quĩ
kiêm lương và toán hợp và khẩu
kế toán BHXH TSCĐ tiêu thụ ngoại tệ
Nhân viên kinh tế phân xưởng
B.Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận:
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 29
- Trưởng phòng: quản lý, chỉ đạo chung mọi hoạt động của phòng,
chịu trách nhiệm trước giám đốc những việc liên quan đến kế toán tài
vụ của công ty. Đôn đốc, kiểm tra các hoạt động liên quan đến tài
chính – kế toán. Để xuất những phát sinh kế toán, quản lý kinh tế với
giám đốc.
- Phó phòng: phối hợp với trường phòng trong công tác quản lý kế
toán, lập kế hoạch tài chính, theo dõi các chỉ tiêu tài chính liên quan
đến giá thành sản xuất.
+ Theo dõi các loại chi phí sản xuất chính, chi phí sản xuất phụ và
tính giá thành sản phẩm.
+ Tham gia các công việc có liên quan đến giá thành sản phẩm
của công ty, lập các báo cáo kế toán, thống kê theo qui định của nhà
nước.
- Kế toán nguyên vật liệu và tài sản cố định:
+ Theo dõi sửa chữa lớn tài sản cố định. Tính giá thành sửa chữa
các hạ mục công trình.
+ Tham gia các công việc có liên quan đến TSCĐ như kiểm kê
TSCĐ.
- Kế toán nguyên vật liệu và lên nhật ký- chứng từ về nguyên vật
liệu, nhiên liệu, công cụ.
+ Theo dõi nhập, xuất, tồn kho các loại hoá chất, vật liệu phụ,
nhiên liệu, động lực, công cụ.
- Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội:
+ Theo dõi các khoản tiền lường – bảo hiểm xã hội, tổng hợp tiền
lương và bảo hiểm xã hội.
+ Hạch toán tiền lương – bảo hiểm xã hội cho quá trình sản xuất
( lên nhật ký chứng từ).
+ Quyết toán bảo hiểm xã hội hàng tháng, quí, năm.
- Kế toán thanh toán:
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 30
+ Theo dõi các loại vốn bằng tiền, vốn đi vay, vốn thanh toán, kết
hợp chặt chẽ với kế toán chi tiết phân việc công nợ.
+ Theo dõi các khoản phải nộp ngân sách.
+ Làm thủ tục thu chi tiền phục vụ cho công việc sản xuất kinh
doanh.
+ Giữ và xem xét các hợp đồng quản lý chi tiêu.
- Kế toán tổng hợp và tiêu thụ sản phẩm:
+ Hàng tháng đối chiếu các nhật ký chứng từ, lên cân đối số phát
sinh.
+ Lập báo cáo kế toán theo yêu cầu nhà nước.
+ Đối chiếu với kế toán thanh toán phần tiêu thụ thành phẩm, lập
cáo biểu thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Kế toán xuất, nhập khẩu- ngoại tệ:
+ Theo dõi các chứng từ xuất nhập khẩu, làm các thủ tục xuất
nhập khẩu.
+ Theo dõi các khoản thu, chi ngoại tệ, vay ngoại tệ, lưu giữ vác
chứng từ hoá đơn ngoại tệ.
+ Cung cấp giá các loại VNĐ bằng ngoại tệ cho kế toán liên quan.
- Thủ quĩ:
Trong công ty thủ quĩ là người duy nhất được giao nhiệm vụ bảo
quản và thực hiện những công việc thu chi tiền mặt và những chứng
từ có giá trị như tiền. Lập báo cáo quĩ từng loại tiền mặt theo qui định
của công ty.
II.2- TÌNH HÌNH CHUNG VỀ TỔ CHỨC HUY ĐỘNG VKD VÀ HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VKD CỦA CÔNG TY DỆT MINH KHAI :
II.2.1 Những thuận lợi và khó khăn cơ bản đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty :
*Về mặt thuận lợi :
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 31
Hoạt dộng sản xuất kinh doanh của công ty Dệt Minh Khai một
số năm qua có những thuận lợi cơ bản sau:
- Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình chuyển biến mạnh
mẽ với sự phát triển của nhiều TPKT. Quá trình ấy đã khiến cho bộ
mặt đời sống xã hội ngày càng thay đổi, những nhu cầu trong sinh
hoạt của đại đa số người dân đòi hỏi ngày càng đầy đủ và hoàn thiện
hơn cả về chất và lượng. Dựa vào nhu cầu đó đã tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Nguồn cung cấp nguyên vật liệu của công ty ngày càng phong
phú và ổn định. Cùng với sự phát triển của ngành nghề, thì sản xuất
khăn bông, vải màn tuyn... Những năm qua đã có xu hướng xuất khẩu
ra thị trường ở các nước Tư Bản phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Nhờ chính sách của Đảng và nhà nước với chủ trương tăng
xuất khẩu, khuyến khích tầng lớp nhân dân tiêu dùng hàng nội địa.
Nên đây cũng là một thuận lợi rất lớn cho công ty.
- Công ty có một đội ngũ cán bộ CNV năng động, sáng tạo, yêu
nghề. Hầu hết lực lượng lao động có tay nghề khá, bậc thợ trung bình
3,5/7, cùng với sự đổi mới và hoàn thiện bộ máy quản lý, đội ngũ cán
bộ quản lý có chuyên môn cao, tất cả đã tạo nên một động lực từ bên
trong làm nên sức mạnh của công ty có thể thích ứng nhanh chóng với
cơ chế mới và đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường.
- Về nguồn vốn: công ty tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng
nên được ứng trước một phần vốn, tuy không lớn nhưng trong điều
kiện huy động vốn khó khăn như hiện nay, đây cũng là một nhân tố
thuận lợi cơ bản.
* Về mặt khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên, công ty cũng gặp phải
không ít khó khăn .
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 32
- Khó khăn đầu tiên phải kể đến là khó khăn về vốn sản xuất
kinh doanh. Cũng như trong các doanh nghiệp nhà nước khác, khi
chuyển sang nền kinh tế thị trường công ty không còn được bao cấp
về vốn như trước đây mà chỉ đươc cấp một lần và cấp bổ sung VLĐ
khi được giao thêm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Tình trạng thiếu
vốn đó đã làm công ty thiếu chủ động, lúng túng và gặp không ít khó
khăn trong việc thực hiện các hợp đồng và đơn đặt hàng lớn. Thực tế
một số năm qua cho thấy vốn tự có của công ty chiếm tỷ trọng rất nhỏ,
công ty phải vay nợ nhiều, việc vay nợ lớn để sản xuất những mặt
hàng có chu kỳ sản xuất mặc dù ngắn để có thể hoàn trả sớm thì cũng
gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc vay nợ lớn lại phải trả chi
phí sử dụng vốn lớn do đó đã gây tác động trực tiếp làm giảm hiệu
quả sử dụng VKD.
Lĩnh vực kinh doanh của công ty là sản xuất 2 mặt hàng chủ
yếu: khăn bông các loại và vải màn tuyn bán trong nước và ngoài
nước.
- Đối với thị trường nội địa: hiện nay công ty đang phải cạnh
tranh với nhiều doanh nghiệp cùng lĩnh vực kinh doanh về khả năng
tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ. Bởi vì, trên thị
trường không chỉ có những sản phẩm của đơn vị trong nước sản xuất
mà còn có nhiều sản phẩm do các công ty ở nước khác sản xuất đem
và tiêu thụ với đa dạng chủng loại, kích cỡ màu sắc, chất lượng tương
đối tốt, không những thế giá bán đôi khi còn rẻ hơn những sản phẩm
bày bán trong nước và đã phần nào thu hút được thị hiếu người tiêu
dùng. Do đó, đây chính là một khó khăn đối với công ty.
- Đối với thị trường xuất khẩu: Thị trường chủ yếu của công ty
là Nhật Bản - một nước công nghiệp phát triển, vừa trải qua cuộc
khủng hoảng tài chính, chưa thực sự khôi phục hẳn nền kinh tế, nhu
cầu tiêu thụ của người dân nhật chưa cao nên các đơn đặt hàng vẫn
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 33
còn dè dặt, đây cũng là một khó khăn đối với việc xuất khẩu của công
ty.
Như vậy, những khó khăn đặt ra đối với công ty là rất lớn. Vấn
đề là công ty phải chủ động tìm ra giải pháp để khắc phục những khó
khăn đó. Đồng thời phải tận dụng được mọi lợi thế của mình, từ đó
thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát
triển.
II.2.2: Tình hình tổ chức và huy động VKD của công ty dệt
Minh Khai :
Công ty Dệt Minh Khai là một đơn vị lớn của ngành công
nghiệp Hà Nội với hình thức sở hữu vốn: Nhà nước. Từ khi thành lập
cho đến nay VKD của công ty tại thời điểm 31/12/2000 đã lên tới
46.415.321.826đ cao hơn rất nhiều so với số vốn ban đầu. Điều này có
thể thấy rằng vốn sản xuất kinh doanh của công ty không những được
bảo toàn mà còn gia tăng với mức độ tương đối lớn. Để hiểu rõ hơn
tình hình tổ chức và huy động vốn của công ty, ta đi vào xem xét cơ
cấu nguồn VKD của công ty qua 2 năm 1999, 2000.
2.2.1. Sản xuất kinh doanh: Tình hình VKD và nguồn hình
thành VKD năm 1999:
Dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty tại thời điểm
31/12/1999 ta có biểu sau:
BIỂU 01: CƠ CẤU VKD VÀ NGUỒN VKD NĂM 1999
CHỈ TIÊU
ĐẦU KỲ TỶ
TRỌNG
CUỐI KỲ TỶ
TRỌNG
CHÊNH LỆCH
(1) (2) (3) (4=3-2)
VKD 32.630.318.837 100% 36.230.702.624 100% +3.600.383.787
A-TSLĐ và ĐTNH
B-TSCĐ và ĐTDH
-Nguyên giá
-Số hao mòn luỹ kế
14.586.008.149
18.044.310.688
39.680.925.279
(21.636.614.591)
44,7%
55,3%
19.697.936.289
16.532.766.335
40.338.184.153
(23.805.417.818)
54,4%
45,6%
+5.111.928.140
-1.511.544.353
+657.258.874
(+2.168.803.227)
Nguồn VKD 32.630.318.837 100% 36.230.702.624 100% +3.600.383.787
A-Nợ phải trả
-Nợ ngắn hạn
-Nợ dài hạn
17.461.012.936
12.442.759.427
5.018.253.449
53,55
38,1%
15,4%
20.558.100.289
16.705.124.393
3.852.975.896
56,6%
46,1%
10,5%
+3.097.087.353
+4.262.364.966
-1.165.277.553
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 34
B-Nguồn Vốn CSH 15.169.305.901 46,3% 15.672.602.335 43,4% +503.296.434
Qua kết quả tính toán ở biểu trên ta có thể thấy năm 1999 VKD
của công ty có sự biến động cả về qui mô và cơ cấu.
- Về qui mô VKD: cuối năm 1999 so với đầu năm 1999 tăng
3.600.383.787đ, tương ứng với tỷ lệ tăng 1,11%.Trong đó :
- VCĐ: đầu năm là 18.044.310.688đ, cuối năm giảm còn
16.532.766.335đ, số giảm là 1.511.544.353.đ tỷ lệ giảm 0,84%.
- VLĐ: đầu năm 14.586.008.149đ, cuối năm 19.697.936.289đ,
số tăng là 5.111.928.140.đ, tỷ lệ tăng 0,35%.
Như vậy: so cuối năm với đầu năm thì VCĐ giảm, VLĐ lại
tăng với qui mô lớn. Số tăng qui mô VLĐ là do các khoản vốn như:
vốn bằng tiền, vốn dự trữ sản xuất, vốn trong thanh toán đều tăng. Sự
gia tăng đó đã đẩy qui mô VKD tăng lên nhiều hơn, đồng thời cũng
kéo theo sự thay đổi cơ cấu VKD của công ty, cụ thể là:
Tại thời điểm 31/12/1998: VLĐ chỉ chiếm tỷ trọng 44,7% trong
tổng số VKD của công ty, còn VCĐ chiếm 55,3% tổng vốn. Điều này
cho thấy mức đầu tư vào VCĐ trong năm 1998 cao hơn mức đầu tư
vào VLĐ, nhưng đây là điều hợp lý và thấy được rằng công ty có sự
trang bị TSCĐ, đồng thời khoảng cách giữa 2 khoản vốn này không
chênh lệch nhiều.
- Đến cuối năm 1999: Với sự đầu tư lớn tập trung vào sản xuất
để hoàn thành những đơn đặt hàng ở trong nước và xuất khẩu ra bên
ngoài với qui mô lớn nên cơ cấu VKD của công ty có chiều hướng
ngược lại: Tỷ trọng VLĐ tăng lên mức 54,4%, tỷ trọng VCĐ giảm
xuống 45,6%: Phải nhận thấy rằng đây là một sự cố gắng lớn của công
ty nhằm cân đối cơ cấu VKD. Song công ty chưa phát huy được khả
năng mở rộng qui mô sản xuất và hiện đại hoá TSCĐ.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 35
Xét về nguồn hình thành VKD ta thấy: qui mô VKD tăng thêm
trong năm 1999 của công ty có nguồn gốc từ :
- Tăng nguồn vốn CSH: .503.296.434đ
- Tăng nợ ngắn hạn: 4.262.364.966đ
- Giảm nợ dài hạn: 1.165.277.553đ
Như vậy: qui mô VKD tăng lên chủ yếu từ nguồn nợ ngắn hạn.
Đối chiếu với số tăng VLĐ (5.111.928.140) có thể thấy đây là nguồn
tài trợ để đầu tư tăng TSLĐ trong năm. Trong khi nợ ngắn hạn tăng
với qui mô khá lớn thì nợ dài hạn của công ty lại giảm xuống. Nhưng
vì mức giảm nợ dài hạn nhỏ hơn so với mức tăng nợ ngắn hạn nên
tổng nợ phải trả vẫn tăng (3.097.087.353). Tỷ trọng nợ phải trả trọng
tổng nguồn vốn bị đẩy lên tới 56,7%, tăng 3,2% so với đầu năm.
Nợ ngắn hạn của công ty tăng khá lớn cả về số tuyệt đối và
tương đối cũng kéo theo nguồn vốn tạm thời của công ty tăng theo. Tỷ
trọng nguồn vốn tạm thời cuối năm đạt 81,3% tăng 10% so với đầu
năm. Đối chiếu với cơ cấu VKD, ta có thể rút ra nhận xét: mô hình tài
trợ VKD của công ty tương đối hợp lý, phù hợp với thời gian sử dụng
vốn, trong đó TSLĐ được đầu tư một cách kịp thời bằng nguồn vốn
nợ ngắn hạn. Bên cạnh đó số nợ dài hạn để đầu tư mua sắm TSCĐ lại
giảm nên cũng đã ảnh hưởng đến sự tài trợ cho nhu cầu VLĐ thường
xuyên cần thiết.
Nợ ngắn hạn: 16.705.124.393đ Nguồn vốn tạm thời
TSLĐ
Nợ dài hạn: 3.852.975.896đ
TSCĐ Nguồn vốn thường xuyên
Nguồn vốn CSH: 15.672.602.335đ
2.2.2: Tình hình VKD và nguồn hình thành VKD của công ty năm
2000:
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 36
Bước sang năm 2000, qui mô VKD của công ty cũng tăng lên ,
nhưng mức tăng và tốc độ tăng lớn hơn so với năm 1999, cả 2 loại
vốn đều tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối, được thể hiện qua
biểu sau:
BIỂU 02: CƠ CẤU VKD VÀ NGUỒN VKD NĂM 2000
CHỈ TIÊU
ĐẦU KỲ TỶ
TRỌN
G
CUỐI KỲ TỶ
TRỌNG
CHÊNH LỆCH
(1) (2) (3) (4=3-2)
VKD 36.230.702.624 100% 46.415.321.826 100% +10.184.619.202
A-TSLĐ và ĐTNH
B-TSCĐ và ĐTDH
-Nguyên giá
-Số hao mòn luỹ kế
19.697.936.289
16.532.766.335
40.338.184.153
(23.805.417.818)
54.4%
45.5%
21.879.220.934
24.536.100.892
50.810.473.811
(26.274.372.919)
47,2%
52,8%
+2181.284.645
+8.003.334.557
+10.472.289.658
(+2.468.955.101)
Nguồn VKD 36.230.702.624 100% 46.415.321.826 100% +10.184.619.202
A-Nợ phải trả
-Nợ ngắn hạn
-Nợ dài hạn
B-N.Vốn CSH
20.558.100.289
16.705.124.393
3.852.975.896
15.672.602.335
56.6%
46.1%
10.5%
43.3%
29.736.635.741
19.253.505.788
10.483.129.953
16.678.686.085
64%
41,5%
22,5%
36%
+9.178.535.452
+2.548.381.395
+6.630.154.057
+1.006.083.750
- Tại thời điểm 31/12/200:Tổng số VKD của công ty là :
46.415.321.826 đ, tăng +10.184.619.202đ so với đầu năm, tỷ lệ tăng
tương ứng: 28,1%.
Trong đó:
+ VCĐ: 24.536.100.892đ, tăng 8.003.334.557đ, kéo tỷ trọng
VCĐ tăng lên là 52,8%- tăng 7,2% so với đầu năm.
+ VLĐ: 21.879.220.934đ, tăng 2181.284.645đ về số tuyệt đối và
chiếm tỷ trọng 47,2%- giảm 7,2%.
Xem xét sự biến động của nguyên giá và giá trị hao mòn luỹ kế ta
thấy: VCĐ tăng với mức độ lớn do công ty đầu tư mua sắm TSCĐ với
số tiền chênh lệch về nguyên giá TSCĐ tăng lên: 10.472.289.658đ,
trong khi đó số trích khấu hao trong năm chỉ tăng: 2.468.955.101đ,
cho nên với số trích khấu hao nhỏ hơn nguyên giá TSCĐ vậy VCĐ
vẫn tăng. Còn nguyên nhân gia tăng VLĐ sẽ xem xét ở phần sau.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 37
Xem xét sự biến động của nguồn vốn có thể thấy: Trong năm
2000 tổng nguồn vốn của công ty tăng một lượng bằng
10.184.619.202đ.
Trong đó :
- Nợ phải trả tăng: 9.178.535.452đ
- Nguồn vốn chủ sở hữu tăng: 1.006.083.750đ
Đánh giá cơ cấu nguồn vốn nói chung của công ty trong năm 1999
và 2000:
Nợ phải trả đã gia tăng đáng kể và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
nguồn vốn. Năm 1999, nợ phải trả tăng vọt cả về tuyệt đối
(3.097.087.353) và số tương đối (tỷ trọng tăng 3,2%). Năm 2000, nợ
phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu vẫn tăng nhưng mức tăng nợ phải
trả đã vượt cao so với mức tăng nguồn vốn chủ sỡ hữu nên tỷ trọng
được đẩy lên chiếm(64%) làm cho tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu
giảm xuống còn (36%).
Để có thể kết luận chính xác về tình hình tài chính của công ty, từ
biểu 01 và02 có thể tính toán một số chỉ tiêu đặc trưng về kết cấu tài
chính theo công thức sau:
Tổng nợ phải trả
Hệ số nợ =
Tổng số vốn
Nợ dài hạn
Hệ số nợ dài hạn =
Nguồn vốn CSH + Nợ dài hạn
Nguồn vốn chủ sở hữu
Hệ số vốn chủ sở hữu =
(tỷ suất tự tài trợ) Tổng nguồn vốn
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 38
Từ công thức trên, thay số liệu tương ứng vào tính ta có kết quả tính
toán và lập được biểu số liệu sau:
BIỂU 03: CÁC HỆ SỐ VỀ CƠ CẤU TÀI CHÍNH NĂM 1999- 2000
NĂM
CHỈ TIÊU
31/12/1998
31/12/1999
31/12/2000
1.Hệ số nợ 0,5351 0,5674 0,6407
2.Hệ số nợ dài hạn 0,2486 0,1973 0,386
3.Hệ số tự tài trợ 0,4649 0,4326 0,3593
Các hệ số nợ của công ty dã có chiều hướng gia tăng. Năm 1999,
hệ số nợ tăng một cách tương đối. Nếu cuối năm 1998 trong 1 đồng sử
dụng vốn vào SXKD có 0,5353đ. Vốn vay nợ thì đến cuối năm 1999
con số này đã nhích lên 0,5674(tăng 0,0323). Năm 2000,hệ số nợ đã
gia tăng đáng kể, trong 1 đồng vốn sử dụng vào SXKD đã nhảy vọt
lên 0,6407(tăng 0,0733) so với cuối năm 1999, trong tổng tài sản của
công ty có tới 64% là do vay nợ chiếm lĩnh. Mức độ đóng góp vào sản
xuất của công ty chỉ bằng hơn một nửa so với khoản vay nợ. Trong đó
1 đồng vốn sử dụng vào chỉ có 0,3593đ do bản thân công ty đảm
nhiệm. Hệ số nợ tăng lên trong khi tỷ xuất tự tài trợ lại giảm xuống
thể hiện một nền tài chính đang có chiều hướng xấu và độ rủi ro chưa
lớn.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do hiện nay nhà nước
không bao cấp về vốn cho doanh nghiệp nhà nước nữa nên tỷ trọng
nguồn vốn ngân sách trong tổng nguồn vốn của công ty giảm đi.
Trong khi đó công ty đang có chủ trương mở rộng qui mô sản xuất và
hiện đại hoá TSCĐ nên đã phải đi vay, cả 2 khoản vay là nợ ngắn hạn
và nợ dài hạn đều tăng. Nhưng mức tăng của nợ dài hạn nhiều hơn
mức tăng của nợ ngắn hạn do công ty đầu tư vào mua sắm trang thiết
bị TSCĐ trong năm 2000. Song xét về tình hình kinh doanh thì khoản
nợ ngắn hạn vẫn lớn hơn khoản nợ dài hạn, điều này thể hiện công ty
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 39
chú trọng đổi mới, mở rộng qui mô sản xuất nhưng vẫn tăng cường
đầu tư vào TSLĐ. Cả 2 khoản nợ đều tăng đã đẩy hệ số nợ lên cao.
Tóm lại : qua 2 năm 1999-2000, tình hình tổ chức và huy động
vốn của công ty dệt Minh Khai đã có sự tiến triển tích cực, đặc biệt
qui mô VKD đã gia tăng lên rất nhiều so với năm 1998. Cơ cấu VKD
đã có sự chuyển biến rõ rệt, nhưng chưa hợp lý. Nếu năm 1998 cơ
cấu VKD nghiêng về VCĐ (chiếm 55,3% tổng VKD) thì đến năm
1999 tỷ trọng VLĐ đã tăng cao hơn chiếm 54,4%, nhưng đến năm
2000 thì VCĐ lại vượt cao hơn VLĐ (chiếm 52,8%). Việc cơ cấu lại
VKD theo xu hướng trên là tương đối hợp lý và cũng nên thay đổi cơ
cấu thường xuyên cho phù hợp với tình hình SXKD hiện nay.
Tuy nhiên, khi xem xét cơ cấu nguồn VKD của công ty thì thấy
rằng: nguồn vốn nợ phải trả trong năm 2000 đã tăng mạnh, hệ số nợ bị
đẩy lên cao một mức, nếu cứ để tình trạng này xảy ra trong những
năm tới thi rất có thể gây bất lợi cho công ty trong hoạt động SXKD.
II.2.3: Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng VKD của công ty
dệt Minh Khai:
II.2.3.1: Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng VCĐ:
A. Tình hình sử dụng VCĐ
Trong tổng vốn SXKD của công ty, VCĐ có vị trí quan trọng góp
phần tăng năng xuất lao động, chất liượng sản phẩm…vì vậy quản lý
VCĐ được xem là mấu chốt của công tác tài chính ở công ty. Hiện
nay công ty đang sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để trích
khấu hao TSCĐ nhằm làm cho chi phí khấu hao trong giá thành sản
phẩm nhỏ và tránh được hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình của
TSCĐ, từ đó thu hồi được số tiền khấu hao để bù đắp vào các quĩ đầu
tư, nguồn vốn khấu hao cơ bản. Công ty đã lựa chọn phương pháp
khấu hao đường thẳng với công thức:
Nguyên giá
- Mk = MK
Thời gian sử dụng Tk = *100%
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 40
NG
Trong đó: + Mk: mức khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ
+Tk: tỷ lệ khấu hao từng loại TSCĐ
Do công ty không có TSCĐ vô hình nên phần này chỉ xem xét
nguyên giá và giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình. Tính đến thời
điểm 31/12/2000, tổng VCĐ của công ty đã đạt 24.536.100.892đ (tăng
1,48% so với năm 1999), chiếm tỷ trọng 52,8% trong tổng VKD (tăng
7,2%so với cùng kỳ năm 1999). Nguyên nhân tăng VCĐ như đã nêu
là do mức hao mòn TSCĐ nhỏ hơn mức đầu tư tăng TSCĐ trong năm.
Trước hết, để đánh giá tình hình sử dụng VCĐ , ta xem xét tình
hình nguyên giá và tình hình tăng giảm nguyên giá TSCĐ một số năm
qua dựa trên biểu 04(trang bên).
Xem xét riêng cơ cấu TSCĐ dùng trong hoạt động sxkd ở biểu 04
ta thấy TSCĐ sử dụng trong hoạt động của công ty tập trung chủ yếu
ở nhóm máy móc , thiết bị , nhóm này chiếm tỷ trọng rất cao :năm
1999 là 79,2%, năm 2000 là 81,2%. Nhà cửa , vật kiến trúc chiếm
18,4% năm 1999 và giảm xuống 16,9% năm 2000. Tỷ trọng của nhóm
phương tiện vận tải ,xếp dỡ năm 1999 là 1,8%, năm 2000 là1,43% .
Nhóm thiết bị ,dụng cụ quản lý chiếm tỷ trọng không đáng kể. Kết cấu
TSCĐ như vậy là tương đối hợp lý vì máy móc thiết bị là thành phần
quan trọng nhất trong quá trình hoạt động SXKD của công ty.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 41
BIỂU 04: CƠ CẤU TSCĐ CỦA CÔNG TY (THEO NGUYÊN GIÁ)
31/12/1999 31/12/2000 CHÊNH LỆCH NHÓM
CHỈ
TIÊU
TSCĐ
NGUYÊN
GIÁ
% NGUYÊN
GIÁ
% NGUYÊN GIÁ %
I. TSCĐ dùng
cho hoạt động
SXKD
40.338.184.15
3
100% 50.810.473.81
1
100% +10.472.289.65
8
0,26%
1. Nhà cửa, vật
kiến trúc
7.432.635.014 18,4
%
8.561.929.877 16,9
%
+1.129.294.863 - 1,5%
2. máy móc, thiết
bị
31.934.189.10
6
79,2
%
41.257.824.40
1
81,2
%
+9.323.635.295 - 1,5%
3. phương tiện
vận tải
730.239.330 1,8% 730.239.330 1,43
%
0 -
0,37%
4. thiết bị, dụng
cụ quản lý
241.120.703 0,6% 260.480.203 0,5% +19.359.500 - 0,1%
II. TSCĐ phúc
lợi
- - -
III. TSCĐ chưa
cần dùng
- - -
Tỏng TSCĐ 40.338.184.15
3
50.810.473.81
1
+10.472.289.65
8
0,26%
Với điều kiện trang bị như trên bảng 04 , công ty có khả năng
thực hiện những hợp đồng sản xuất sản phẩm hàng dệt may với số
lượng lớn, có chất lượng cao về mẫu mã, qui cách… có giá thành hợp
lý. Và đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ các đơn đặt hàng trong nước
cũng như ngoài nước.
*Về tình hình tăng, giảm TSCĐ:
Xem xét sự tăng, giảm TSCĐ ta thấy: cuối năm 2000, nguyên giá
TSCĐ của công ty tăng 10.472.289.658đ, tỷ lệ tăng 0,26% so với cuối
năm 1999. Trong đó: máy móc, thiết bị có mức tăng: 9.323.635.295đ,
chiếm 89% số tăng của tổng nguyên giá TSCĐ. Đó là do trong năm
2000, công ty mua thêm:
- 1 bơm ly tâm : 6000000đ
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 42
- 1 máy nhuộm :1958.916.719đ
- 1 máy vắt sổ: 26.125.396đ
- 1máy nén khí: 5000000đ
- 1 máy hút bụi : 9.341.800đ
- Palăng+máy dệt +đầu jắc ka: 37.142.860đ
- Hệ thống điều hoà: 518.788.062đ
Sự đầu tư mua thêm máy móc thiết bị như trên là nhằm phục vụ
kế hoạch sản lượng ngày một lớn của công ty. Nó chứng tỏ công ty rất
chú trọng đổi mới máy móc, thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất.
Công ty dệt Minh Khai với kế hoạch mở rộng sản xuất nên trong
năm công ty đã hoàn thành xây dựng xong một nhà xưởng dệt nhằm
hỗ trợ cho quá trình sản xuất được tiến hành thường xuyên, liên tục,
kịp thời trong điều kiện sản xuất của người công nhân được đảm bảo.
Cho nên đã làm cho nguyên giá của nhóm này tăng
1.129.294.863đ, nhưng tỷ trọng lại giảm do tốc độ tăng của nhóm này
nhỏ hơn tốc độ tăng của nhóm máy móc, thiết bị. Tuy nhiên trong
năm công ty đã phá huỷ một phần trong hệ thống kho tàng do quá
mục nát không đảm bảo cất trữ các nguyên vật liệu, sản phẩm … tồn
kho.
Trong năm công ty đã mua sắm mới một số thiết bị, dụng cụ quản
lý nâng tổng nguyên giá tăng thêm 19.359.500đ, nhưng tỷ trọng của
bộ phận này lại giảm do số tăng nhỏ hơn rất nhiều so với số tăng của
bộ phận máy móc, thiết bị sản xuất chính.
*Về tình trạng kỹ thuật của TSCĐ:
Hệ số hao mòn của TSCĐ = Số KH luỹ kế ở thời điểm đánh giá
NGTSCĐ ở thời điểm đánh giá
Căn cứ vào tình hình tăng, giảm TSCĐ dựa trên thuyết minh báo cáo
tài chính của công ty tại thời điểm 31/12/2000 ta có biểu sau :
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 43
BIỂU 05: HỆ SỐ HAO MÒN NHÓM TSCĐ
HỆ SỐ HAO
MÒN
NHÓM CHỈ TIÊU
TSCĐ
ĐẦU NĂM
CUỐI NĂM
1999 2000
- Nhà cửa, vật kiến trúc
+ Nguyên giá
+ Số hao mòn luỹ kế
1.134.528.914
7.432.635.014
(6.298.106.100)
2.087.690.849
8.561.929.877
(6.474.239.028)
0,85
0,76
- Máy móc, thiết bị
+ Nguyên giá
+ Số hao mòn luỹ kế
14.772.047.213
31.934.189.106
(17.162.141.893)
21.913.061.086
41.257.824.401
(19.344.763.315)
0,54
0,47
- Phương tiện, vận tải
+ Nguyên giá
+ Số hao mòn luỹ kế
497.417.652
730.239.330
(232.821.678)
423.392.040
730..239.330
(306.847.290)
0,32
0,42
- Thiết bị, quản lý
+ Nguyên giá
+ Số hao mòn luỹ kế
128.772.556
241.120.703
(112.348.147)
111.956.917
260.480.203
(148.523.286)
0,47
0,57
Một điểm dễ nhận thấy qua biểu 05 là tình trạng kỹ thuật của
TSCĐ ở công ty nhìn chung đã kém. Hệ số hao mòn của toàn bộ
TSCĐ đã ở trên mức trung bình: đầu năm 0,59-cuối năm 0,52, nghĩa
là năng lực TSCĐ còn có thể khai thác được ở mức trung bình (dưới
41,2% ở cuối năm 1999 và 48% ở cuối năm 2000- (so với thời điểm
đầu tư ban ). Tuy nhiên, đây mới chỉ là nhận xét ban đầu. Để có cái
nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn, ta không thể không xem xét tình trạng
kỹ thuật của từng nhóm TSCĐ.
Đối với nhà cửa, vật kiến trúc: bộ phận này có mức hao mòn
đầu năm 0,85% cuối năm 0,76%- năng lực còn lại rất ngắn. Giá trị của
nhóm TSCĐ này tính đến 31/12/2000 là: 2.087.690.849đ tương đương
28% giá trị đầu tư ban đầu và chiếm tỷ trọng 8,5% trong tổng gía trị
còn lại của toàn bộ TSCĐ. Trên thực tế hệ thống nhà xưởng, kho tàng
của công ty đã cũ và bị phá huỷ một phần hệ thống trong năm 2000.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 44
Trong khi đó công ty vừa hoàn thành xây dựng xong và đưa vào xây
dựng một nhà xưởng dệt cho nên đã làm giảm hệ số hao mòn của
nhóm này.
- Đối với máy móc, thiết bị: Đây là bộ phận TSCĐ có mức hao
mòn trên dưới 50%: đầu năm 0,54 cuối năm 0,47- nghĩa là năng lực
sản xuất của máy móc, thiết bị còn khai thác được rất lâu ( trên 50%
so với thời điểm đầu tư ban đầu ). Tuy nhiên, khi xem xét kĩ nhóm
này ta thấy: mặc dù cuối năm hệ số hao mòn có giảm so với đầu năm
do công ty đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, nhưng vì máy móc,
thiết bị đóng vai trò chủ lực trong SXKD của công ty nên việc đổi mới
trang bị cho bộ phận này cần phải được tiến hành thường xuyên trong
các năm tới .
- Đối với phương tiện vận tải: Hệ số hao mòn của bộ phận này
tăng từ 0,32 lên 0,42. Đó là do trong năm 2000, công ty không đầu tư
mua sắm bộ phận này, nhưng vì mức tăng của nguyên giá không đổi
mà mức khấu hao lại tăng lên làm cho hệ số hao mòn của bộ phận này
tăng lên .
- Thiết bị, dụng cụ quản lý: có hệ số hao mòn đầu năm 0,47
cuối năm 0,57. Nguyên nhân hệ số hao mòn tăng là do mức tăng của
nguyên giá nhỏ hơn mức tăng của số khấu hao luỹ kế . Mặc dù trong
năm công ty có đầu tư mua sắm , nhưng vì sử dụng nhiều cho hoạt
động quản lý kinh doanh nên mức hao mòn tăng lên đã ảnh hưởng đến
hệ số hao mòn của bộ phận này .
Tóm lại: qua xem xét tình trạng kỹ thuật của từng nhóm TSCĐ
, ta có thể nhận định rằng: không phải mọi TSCĐ của công ty đều ở
tình trạng kỹ thuật trung bình như đánh giá ban đầu mà chỉ có bộ phận
máy móc , thiết bị là có mức hao mòn gần như thấp nhất trong toàn bộ
nhóm TSCĐ (dưới 50%), nhưng vì bộ phận này có giá trị và tỷ trọng
lớn nhất trong hệ thống TSCĐ nên kéo toàn bộ hệ số hao mòn của
nhóm TSCĐ xuống gần mức trung bình tuyệt đối. Tuy nhiên, nhìn
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 45
một cách khái quát ta vẫn có thể đánh giá tình trạng kỹ thuật của
TSCĐ trong công ty là đã xấu, vì mức hao mòn của toàn bộ TSCĐ đã
trên 50% và bộ phận chính tham gia trực tiếp vào sản xuất là máy móc
,thiết bị còn có khả năng để công ty khai thác triệt để năng lực sản
xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ.
B- Đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ:
Để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty, ta dựa vào
biểu số liệu sau:
BIỂU 06: BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VCĐ
NĂM 1999-2000
SO SÁNH
CHỈ TIÊU
NĂM 1999
NĂM
2000
SỐ TUYỆT
ĐỐI
SỐ
TƯƠNG
ĐỐI
1. Doanh thu
thuần
63.803.874.576 65.906.310.822 + 2.102.436.246 +3,3%
2. Lợi nhuận
thuần
1.438.349.609 1.478.634.731 + 40.285.122 + 2,8%
3. VCĐ bình
quân
17.288.538.511,5 20.534.433.613,5 + 3.245.895.102 +18,8%
4. Nguyên giá
TSCĐ bình quân
40.009.554.716 45.574.328.982 + 5.564.774.226 +13,9%
5. Hiệu suất sử
dụng VCĐ (1:3)
3,69 3,209 - 0,481 - 13%
6. Hiệu suất sử
dụng TSCĐ (1:4)
1,6 1,45 - 0,15 - 9,4%
7. Hàm lượng
VCĐ (3:1)
0,27 0,31 + 0,04 +14,8%
8. Tỷ suất lợi
nhuận VCĐ (2:3)
0,083% 0,072% - 0,011% -13,3%
Nhìn một cách tổng thể : tất cả các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử
dụng VCĐ của công ty đều giảm so với năm 1999. Nhưng để có thể
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 46
đưa ra một kết luận xác đáng, cần phải xem xét nguyên nhân dẫn đến
sự sút giảm các chỉ tiêu trên cụ thể:
- Đối với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ :
Hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2000 của công ty là 3,209 có
nghĩa là một đồng vốn cố định bình quân sử dụng trong năm đã đem
lại 3,209đ doanh thu thuần, giảm 0,481đ so với năm 1999. Nguyên
nhân là do tốc độ tăng doanh thu thuần trong năm 2000(3,3%) nhỏ
hơn nhiều so với tốc độ tăng bình quân (18,8%).
Dựa vào công thức xác định chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ , ta
thấy: 2 nhân tố doanh thu thuần (DTT) và VCĐ bình quân (VCĐ) có
quan hệ thương số với chỉ tiêu. Áp dụng phương pháp thay thế số liên
hoàn trong phân tích hoạt động kinh tế, ta xác định được mức độ
hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu hiệu suất sử
dụng VCĐ (Hssd VCĐ), cụ thể như sau:
DTT 2000 DTT 1999
Hssd VCĐ= - = 3,209 - 3,69 =- 0,481
VCĐ 2000 VCĐ 1999
+ Mức độ ảnh hưởng của DTT đến hiệu suất sử dụng VCĐ:
DTT 2000 DTT 1999 65.906.310.822
Hssd VCĐ(DTT)= - = -3,69
VCĐ 1999 VCĐ 1999 17.288.538.511,5
= 3,81-3,69 = +0,12
+Mức độ ảnh hưởng của VCĐ bình quân đến hiệu suất sử dụng
VCĐ:
DTT 2000 DTT 2000
Hssd VCĐ(VCĐ)= - = 3,209 - 3,81= - 0,601
VCĐ 2000 VCĐ 1999
+Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố :
Hssd VCĐ(DTT) + Hssd VCĐ(VCĐ) = 0,12 +(-0,601) = - 0,481
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 47
Như vậy :
+ Doanh thu thuần tăng làm hiệu suất sử dụng VCĐ tăng 0,12đ
+ VCĐ bình quân tăng làm hiệu suất sử dụng VCĐ giảm 0,601đ
Mức tăng hiệu suất sử dụng VCĐ do ảnh hưởng của DTT tăng
nhỏ hơn so với mức giảm hiệu suất sử dụng VCĐ do VCĐ tăng, nên
đã làm cho Hssd VCĐ giảm, tỷ lệ giảm là 13%.
Vậy: nguyên nhân chính làm hiệu suất sử dụng VCĐ giảm
không phải do doanh thu giảm (thực chất DTT tăng 1 lượng:
2.102.436.246đ) mà do trong 2 năm 1999,2000 VCĐ của công ty đã
gia tăng nhanh. Chỉ tính riêng năm 2000, VCĐ của công ty dệt Minh
Khai đã tăng lên 1 lượng: 8.003.334.557đ, gấp 1,5 lần so với đầu năm.
Sự chênh lệch giữa VCĐ đầu năm và VCĐ cuối năm dẫn đến hệ quả
tất yếu là kết qủa bình quân hoá VCĐ năm 2000 chênh lệch lớn hơn
so với kết quả bình quân hoá VCĐ năm 1999, từ đó đẩy tốc độ tăng
VCĐ bình quân lên tới 18,8%.
Thiết nghĩ, đây chỉ là kết quả tính toán do áp dụng phương pháp
tính VCĐ bình quân dựa vào 2 thời điểm , do vậy không thể chỉ dựa
vào sự gia tăng về mặt lượng của VCĐ bình quân mà kết luận hiệu
quả sử dụng VCĐ của công ty kém mà cần phải nhìn nhận rằng: sự
đầu tư vào TSCĐ ngày hôm nay của công ty là để tăng sức cạnh tranh
và đem lại thu nhập cao hơn trong tương lai.
Đối với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VCĐ:
Năm 2000, chỉ tiêu này giảm 0,012 tức là 100 đồng VCĐ năm
2000 tạo ra ít hơn 0,01 đồng lợi nhuận thuần hoạt động SXKD so với
năm1999. Nguyên nhân giảm cung là do VCĐ bình quân tăng nhanh
hơn lợi nhuận thuần. Kết hợp với những phân tích ở phần trước, có
thể thấy: lợi nhuận thuần của công ty không gia tăng cùng một nhịp
với sự gia tăng VCĐ bình quân. Có nguyên nhân sâu xa từ việc công
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 48
ty đầu tư vào TSCĐ chủ yếu bằng nguồn vay nợ dài hạn và nguồn vốn
khấu hao cơ bản. Trong khi TSCĐ đầu tư chưa phát huy được hết
năng lực sản xuất, chưa tạo ra gia tăng đáng kể về lợi nhuận thì hàng
năm công ty phải sử dụng phần lớn lợi nhuận thu được từ kinh doanh
để trang trải lãi vay.
Đối với hai chỉ tiêu: Hiệu suất sử dụng TSCĐ và hàm lượng
VCĐ do chương trình giới hạn nên ta chỉ xem xét:
+ Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2000 so với năm 1999 là giảm
0,15 tương ứng giảm 9,4% về số tuyệt đối.
+ Hàm lượng VCĐ: do doanh thu tăng chậm hơn VCĐ bình
quân nên hàm lượng VCĐ tăng: năm 1999 để tạo ra một đồng doanh
thu thuần công ty phải sử dụng 0,27đ VCĐ, đến năm 2000, con số này
nhích lên 0,31đồng tăng 0,04 đồng với tỷ lệ tương ứng là:14,8%.
Qua xem xét các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ, ta
thấy : hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty năm 2000 đã có dấu hiệu
giảm so với năm 1999. Nguyên nhân cơ bản là do công ty mới vay
vốn để đầu tư lớn vào TSCĐ, phải trả lãi vay nhưng TSCĐ đầu tư về
không được huy động hết công suất vào sử dụng, doanh thu và lợi
nhuận trong năm không tăng lên tương ứng .
Tuy nhiên nếu suất phát từ đặc điểm luân chuyển của VCĐ đó
là: VCĐ dịch chuyển dần dần từng phần vào giá trị sản phẩm, hàng
hoá sản xuất ra và kết thúc vòng luân chuyển khi TSCĐ hết thời gian
sử dụng, ta thấy: Đại bộ phận TSCĐ của công ty đã có mức hao mòn
trên 50%, giá trị còn lại cũng tương đối lớn và thời gian sử dụng còn
khá dài, do có những TSCĐ đã cũ và một số mới đầu tư mua sắm nên
có thể chưa đẩy nhanh sự gia tăng về doanh thu, lợi nhuận - đó là điều
tất yếu và là cơ sở để ta khẳng định: hiệu quả sử dụng VCĐ hầu hết
đều giảm trong năm 2000 là một biểu hiện không tốt nhưng có thẻ coi
đó là “bước đệm” để những năm tiếp theo công ty có thể nâng cao
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 49
hiệu quả sử dụng VCĐ. Nhưng để đạt đến cái đích đó thì về mặt lâu
dài, công ty phải có kế hoạch cụ thể để phát huy tối đa năng lực sản
xuất hiện có nhằm tạo nên một sự gia tăng tương ứng giữa doanh thu,
lợi nhuận và mức đầu tư tăng vào TSCĐ.
2.3.2:Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty :
A- Tình hình sử dụng VLĐ:
Tính đến thời điểm 31/12/2000, tổng VLĐ của công ty là
21.879.220.934đ, chiếm tỷ trọng 47,2% trong tổng VKD, tăng 1,1%
so với cùng kỳ năm 1999.
Để thấy rõ tình hình quản lý và sử dụng VLĐ, trước hết chúng
ta xem xét kết cấu VLĐ của công ty thông qua các số liệu dựa trên
bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2000, ta có biểu sau :
BIỂU 07: BẢNG PHÂN BỔ TRONG TỪNG KHÂU SẢN
XUẤT
NĂM 1999 NĂM 2000 CHÊNH LỆCH CHỈ
TIÊU SỐ TIỀN % SỐ TIỀN % SỐ TIỀN %
(1) (2) (3) (4=3-2) (5=4:2
)
1.VLĐ
TRONG
KHÂU DỰ
TRỮ
-NVL
-CCDC
2.VLĐ TRONG
KHÂU SẢN
XUẤT
-
CFíSXKDD
DD
-CF chờ K/C
3. VLĐ
TRONG
KHÂU LƯU
THÔNG
Vốn bằng
tiền
-Vốn T/
phẩm
-Vốn trong
thanh toán
2.954.235.713
116.302.402
2.837.933.311
4.442.355.316
4.442.355.316
---
8.612.146.525
2.306.363.342
---
6.305.783.183
18,5
0,73
17,7
27,7
27,7
53,8
14,4
1
39,4
2.679.044.59
8
144.463.988
2.534.580.61
0
4.030.447.83
0
4.030.447.83
0
---
8.329.205.64
7
3.691.860.54
8
9.576.801
4.627.768.29
8
17,
8
0,9
6
16,
8
26,
8
26,
8
55,
4
24,
6
0,0
6
30,
7
-275.191.115
+28.161.586
-303.352.701
-411.907.486
-411.907.486
---
-282.940.878
+1.385.497.20
6
+9.576.801
-1.678.014.885
-
9,3%
+24,2
-10,7
-9,3
-9,3
-3,3
+60
---
-26,6
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 50
TỔNG VLĐ
16.008.737.55
4
100
100
-6,1
* VLĐ trong khâu dự trữ :
VLĐ trong khâu dự trữ của công ty dệt Minh Khai tính đến
cuối năm 2000 đã giảm 1 lượng là: 275.191.115đ, tỷ lệ giảm tương
ứng là 9,3% từ đó làm tỷ trọng loại vốn này giảm từ 18,5% xuống
còn 17,8% . Điều đó cho thấy VLĐ trong khâu dự trữ của công ty chỉ
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số VLĐ hiện có và đang có xu hướng
giảm dần. Nguyên nhân giảm là do mức giảm công cụ dụng cụ lớn
hơn so với mức tăng NVL (303.352.701>28.161.586), cụ thể:
- Đối với NVL dự trữ tỷ trọng tăng từ 0,73% lên 0,96% - tăng
rất nhỏ 0,23%-tỷ lệ tăng 24,2%.
- Đối với công cụ dụng cụ dự trữ tỷ trọng giảm từ 16,84- tỷ
trọng giảm là 0,9% tương ứng với tỷ lệ giảm10,7%.
* VLĐ trong khâu sản xuất:
Tính đến cuối năm 2000, VLĐ trong khâu sản xuất là
4.030.447.830đ, giảm 411.907.486đ, tỷ lệ giảm 9,3% so với cùng kỳ
năm 1999. Lý do VLĐ trong khâu sản xuất giảm là do chi phí sxkd
dở dang giảm, còn chi phí chờ kết chuyển không có, cụ thể:
- Chi phí SXKD dở dang giảm đúng bằng số giảm và tỷ lệ giảm
của VLĐ trong khâu sản xuất(411.907.486đ,9,3%).
Chi phí SXKD giảm là do trong năm công ty đã hoàn thành
xong một số hợp đồn sản xuất và đơn đặt hàng nên chi phí SXKD dở
dang có tỷ trọng giảm từ 27,75% xuống 26,8% - tỷ trọng giảm 0,95%,
vì chỉ có chi phí SXKD dở dang nên đã kéo toàn bộ VLĐ khâu sản
xuất giảm xuống tương ứng.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 51
* VLĐ trong khâu lưu thông:
Trong cả 2 năm 1999, 2000 loại vốn này đều có giá trị và tỷ
trọng rất lớn . So sánh 2 năm ta thấy: VLĐ trong khâu lưu thông đã
giảm xuống 1 lượng 282.940.878đ tỷ lệ giảm tương ứng là 3,3%.
Nhưng do tốc độ giảm chậm hơn so với tốc độ giảm vốn sản xuất nên
làm tỷ trọng loại vốn này tăng từ 63,8% lên 55,4%- tăng 1,6%. VLĐ
trong khâu lưu thông giảm chủ yếu là do khoản vốn trong thanh toán
biến động giảm lớn hơn so với biến động tăng của vốn bằng tiền và
vốn thành phẩm (các khoản đầu tư không có ) cụ thể :
- Vốn bằng tiền tăng: 1.385.497.206đ, tỷ lệ tăng 60%
- Vốn thành phẩm tăng : 9576.801, tỷ trọng chiếm 0,06%
- Vốn trong thanh toán giảm nhiều : 1.678.014.885đ, tỷ lệ giảm
26,6%. Vậy nguyên nhân chính làm cho khoản vốn trong thanh toán
nói riêng hay vốn trong lưu thông biến động noí chung giảm là do các
khoản phải thu giảm mạnh.
Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng VLĐ của công
ty: công ty quản lý tương đối tốt VLĐ, cơ cấu VLĐ đã hợp lý hơn. Tỷ
trọng VLĐ trong khâu lưu thông đã được giảm bớt, trong đó phải kể
đến nỗ lực của công ty trong việc quyết toán các khoản phải thu. Để
làm rõ hơn vấn đề này, chúng ta đi sâu tìm hiểu tình hình chiếm dụng
và bị chiếm dụng của công ty qua biểu sau:
BIỂU 08: SO SÁNH VỐN CHIẾM DỤNG VÀ VỐN BỊ CHIẾM
DỤNG
SỐ CHÊNH LỆCH
CHỈ TIÊU
31/12/1999
31/12/2000 TUYỆT ĐỐI TƯƠN
G ĐỐI
(1) (2) (3) (4=3-2) (5=4:2
)
I-Các khoản phải thu 5.321.052.740 3.697.665.454 -1.623.387.286 -
30,5%
1. Fải thu khách hàng 2.652.944.468 2.126.387.165 -526.557.303 -
19,8%
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 52
2.Trả trước cho người
bán
2975.192.820 375.057.695 -600.135.125 -
61,5%
3.Phải thu tạm ứng 46.106.824 57.961.908 +11.855.084 +25,7
%
4. Phải thu khác 1.646.808.628 1.138.258.686 -508.549.942 -
30,7%
II- Các khoản phải trả 13.536.680.60
9
15.702.475.40
8
+2.165.794.79
9
+16%
1. Phải trả người bán 8.442.421.719 9.382.796.487 +940.374.768 +11,1
%
2. Người mua trả trước --- 53.000.000 +53.000.000 ---
3. Thuế phải nộp 188.525.111 50.773.706 -137.751.405 -73%
4. Phải trả CNV 4.101.427.478 5.728.899.463 +1.627.471.98
5
+39,7
%
5. Phải trả, nộp khác 804.306.301 487.005.852 -317.300.449 -
39,5%
III- Chênh lệch (I-II) -8.215.627.869 -
12.004.809.95
4
-3.789.182.085 -
46,1%
Qua biểu 08 ta thấy: vốn bị chiếm dụng của công ty nhỏ hơn nhiều
so với vốn công ty chiếm dụng được , ở thời điểm cuối năm 1999 ,
công nợ phải thu của công ty là: 5.321.052.740đ nhỏ hơn số vốn
chiếm dụng được 8.215.627.869đ. Đến cuối năm 2000, công ty chiếm
dụng được một khoản vốn khá lớn (15.702.475.408) cho nên mức
tăng của khoản vốn chiếm dụng được lớn hơn mức giảm của khoản
vốn bị chiếm dụng (2.165.794.799>1.623.387.286).
Nguyên nhân chủ yếu làm công nợ phải thu giảm là do hầu hết
các khoản phải thu đều giảm, trong đó khoản phải trả cho người bán
giảm nhiều nhất (600.135.125, chiếm 37% số giảm của toàn bộ công
nợ phải thu), kế đến khoản phải thu khách hàng cũng giảm nhiều
(*526.557.303đ, chiếm 32,4% số giảm của công nợ phải thu). Điều
này thể hiện trong năm 2000, công ty đã làm tốt công tác thu hồi các
khoản phải thu. Mặc dù các khoản phải thu năm trước chưa thu hết,
nhưng trong năm nay đã thu được một khoản khá lớn . Đó là do kỳ thu
tiền trung bình của công ty đã rút ngắn :
Số dư bình quân các khoản phải thu
Kỳ thu tiền trung bình =
Doanh thu thuần
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 53
4118.404.733 + 5.321.052.740
Kỳ thu tiền trung = 2 x 360= 27(ngày)
bình năm 1999 63.803.874.576
5.321.052.740 + 3.697.665.454
Kỳ thu tiền trung = 2 x 360= 25(ngày)
bình năm 2000 65.906.310.822
Kết quả trên phản ánh công tác thu hồi các khoản phải thu đã đem
lại hiệu quả: số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu đã giảm
xuống 2 ngày. Đó là do mức giảm số dư bình quân các khoản phải
thu (210. 369.639,5) nhỏ hơn mức tăng doanh thu (2.102.436.246) và
tốc độ giảm các khoản phải thu (0,96%) chậm hơn tốc độ tăng doanh
thu (1,03%).
Đối chiếu với đặc điểm sản xuất (theo đơn đặt hàng , theo hợp
đồng) và lĩnh vực SXKD của công ty (sản xuất khăn bông các loại và
vải màn tuyn), cũng như (phương thức thanh toán nhanh), ta thấy: tình
trạng công nợ phải thu tồn đọng ít và giảm mạnh ở công ty là một dấu
hiệu tốt bởi đặc thù chung của mọi doanh nghiệp trong cùng ngành ,
nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay việc thanh
quyết toán khối lượng của công ty ngày càng trở nên khó khăn ,
nhưng đối với công ty đây là một sự cố gắng lớn trong công tác thanh
toán nợ phải thu.
Để có nhận xét xác thực hơn về ảnh hưởng của tình hình quản
lý, sử dụng VLĐ đến khả năng thanh toán của công ty, ta xem xét
thêm một số chi tiết phản ánh trên biểu sau:
BIỂU 09: CÁC HỆ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG
TY NĂM 2000
CHỈ TIÊU ĐẦU NĂM CUỐI
NĂM
CHÊNH
LỆCH
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 54
1.Hệ sô khả năng thanh toán tổng
quát Error!
0,138 0,191 + 0,053
2. Hệ số khả năng thanh toán hiện
thời Error!
1,179 1,136 - 0,043
3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Error!
0,518 0,439 - 0,079
Các hệ số phản ánh khả năng thanh toán của công ty cuối năm
2000 so với đầu năm nhìn chung có giảm, song còn thấp. Hệ số khả
năng thanh toán hiện thời: đầu năm 1,179 cuối năm 1,136- điều này
cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty chưa được tốt,
mặc dù đã được bảo đảm. Vì để thanh toán đủ nợ ngắn hạn công ty
phải giải phóng 1/1,136=73,55 TSLĐ hiện có. Đối với hệ số khả năng
thanh toán nhanh: đầu năm 0,518- cuối năm giảm đi còn 0,439 - đây
là một dấu hiệu không tốt phản ánh sự chậm trễ trong việc cải thiện và
nâng cao khả năng thanh toán. Hệ số khả năng thanh toán nhanh cuối
năm bằng 0,439 có nghĩa là trong trường hợp bán hết hàng tồn kho,
công ty vẫn khó có khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn
hạn. Tuy nhiên, trên thực tế việc chuyển ngay các khoản phải thu
thành tiền không phải dễ dàng, nhất là các khoản phải thu có giá trị
lớn như của công ty. Mặc dù, trong năm 2000 công ty đã gải quyết
được một khối lượng lớn các khoản phải thu nhưng xem ra các khoản
phải trả của công ty lại tăng nhanh nên đây là một khó khăn đối với
công ty. Nếu không có những biện pháp tích cực trong quản lý và thu
hồi các khoản vốn bị chiếm dụng và thanh toán nhanh các khoản vốn
chiếm dụng được thì công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán
công nợ, uy tín bị ảnh hưởng, nguy cơ rủi ro tài chính gia tăng. Vì vậy
trong năm 2000, công ty cần phát huy tốt hơn khả năng thu hồi nợ và
thanh toán nhanh các khoản nợ để hệ số khả năng thanh toán của công
ty được nâng cao hơn.
Tóm lại : qua xem xét tình hình sử dụng VLĐ của công ty, ta
thấy công tác quản lý và sử dụng VLĐ của công ty vẫn còn bộc lộ một
số tồn tại cần sớm khắc phục, trong đó nổi lên là quản lý vốn trong
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 55
thanh toán, đặc biệt là các khoản phải trả ngày càng tăng lên là một
điều hoàn toàn bất lợi. Do công ty giải quyết các khoản phải thu chậm
hơn so với mức tăng của các khoản phải trả, vì các khoản phải trả
công ty phải huy động vốn từ bên ngoài để phục vụ sản xuất và phải
trả chi phí sử dụng vốn, làm lợi nhuận giảm và ảnh hưởng tiêu cực
đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
B-Hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty:
Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty dệt Minh Khai, ta
tính toán một số chỉ tiêu trên biểu sau:
BIỂU 10: BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ NĂM
1999-2000
SO SÁNH
CHỈ TIÊU
NĂM 1999
NĂM 2000 SỐ TUYỆT
ĐỐI
SỐ
TƯƠNG
ĐỐI
(1) (2) (3) (4 =3 x 2) (5=4:2)
TỔNG MỨC
LUÂN CHUYỂN
VLĐ.
63.803.874.576 65.906.310.822 + 2.102.436.246 + 3,3%
2- DOANH THU
THUẦN
63.803.874.576 65.906.310.822 +2.102.436.246 + 3,3%
3- LỢI NHUẬN
THUẦN.
1.438.349.609 1.478.634.731 + 40.285.122 + 2,8%
4- VLĐ BÌNH
QUÂN
17.141.972.219 20.788.578.611,5 + 3.646.606.392,5 + 21%
5- SỐ VÒNG
QUAY (1:4)
3,7
3,2
- 0,5
- 13,5%
6- KỲ LUÂN
CHUYỂN (360:5)
97
112
+ 15
+ 15,5%
7- HÀM LƯỢNG
VLĐ (4:2)
0,27
0,32
+ 0,05
+ 18,5%
8- HIỆU SUẤT
SỬ DỤNG VLĐ
3,7
3,2
- 0,5
- 13,5%
9- TỶ SUẤT
DOANH LỢI
VLĐ.
0,084
0,071
- 0,013
-15%
- Số liệu thực tế cho thấy, hiệu quả sử dụng VLĐ năm 2000 của
Công ty giảm nhiều với năm 1999 cụ thể: Năm 2000 VLĐ của Công
ty luân chuyển được 3,2 vòng, chậm hơn so với năm 1999 là 0,5 vòng,
tỷ lệ giảm tương ứng là 13,5%. Theo đó kỳ luân chuyển vốn VLĐ
tăng lên 15 ngày, tăng 15,5% nghĩa là để hoàn thành 1 vòng luân
chuyển phải mất 112 ngày.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 56
- Dựa vào công thức xác định số lần luân chuyển VLĐ ta thấy chỉ
tiêu này giảm là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Tổng mức luân chuyển
VLĐ ( Ký hiệu M ) và VLĐ bình quân ( Ký hiệu VLĐ). Áp dụng
phương pháp thay thế số liên hoàn trong phân tích hoạt động kinh tế
ta xác định được:
+ Mức ảnh hưởng của tổng mức luân chuyển VLĐ đến chỉ tiêu số
lần luân chuyển VLĐ:
M2000 M 1999 65.906.310.822
L ( M ) = - = - 3,7
VLĐ 1999 VLĐ 1999 17.141.972.219
= 3,8 - 3,7 = + 0,1
+ Mức ảnh hưởng của VLĐ đến chỉ tiêu số lần luân chuyển VLĐ:
M2000 M 2000
L (VLĐ ) = - = 3,2 – 3,8 = - 0,6
VLĐ 2000 VLĐ 1999
+ Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố
L ( M ) + (VLĐ) = + 0,1 +(- 0,6) = -0,5
Kết luận: nhân tố chính làm tốc độ luân chuyển VLĐ chậm lại là do
số VLĐ tham giam luân chuyển tăng lên. Để có cái nhìn sâu sắc hơn
về nguyên nhân ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển VLĐ ta xem xét
thêm một số hệ số về hoạt động của công ty được phản ánh trên biểu
sau:
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 57
BIỂU 11:CÁC HỆ SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY NĂM 1999-2000
SO SÁNH
CHỈ TIÊU
NĂM 1999
NĂM 2000 SỐ
TUYỆT
ĐỐI
SỐ
TƯƠN
G ĐỐI
1- Giá vốn hàng bán (đồng) 55.860.354.267 58.333.272.06
1
+ 2.472.917.794 + 4,4 %
2- Hàng tồn kho bình quân
(đồng)
9.756.989.991,
5
12.232.295.48
7
+
2.475.305.496,5 +
25,4%
3- Số vòng quay hàng tồn kho
(1:2)
5,7 4,8 - 0,9
- 15,8%
4- Kỳ thu tiền trung bình
(ngày)
27 25 - 2
- 7,4%
5- Số vòng quay các khoản
phải thu (360:4)
13,3 14,4 + 1,1
+ 8,3%
Kết quả tính toán ở bảng trên cho thấy vòng quay hàng tồn kho
giảm, còn vòng quay các khoản phải thu lại tăng, trong đó:
+ Số vòng quay hàng tồn kho giảm 0,9 vòng, tỷ lệ giảm 15,8%.
+ Số vòng quay các khoản phải thu tăng 1,1 vòng, tỷ lệ tăng 8,3%.
Vì vậy ta có thể kết luận rằng: Tốc độ luân chuyển VLĐ chậm là
do hàng tồn kho chậm luân chuyển và bên cạnh đó công ty đã hoàn
thành khá tốt về quản lý các khoản vốn trong thanh toán. Vì cậy công
ty cầu có biện pháp giải quyết nhanh chóng số hàng tồn kho và cần
phát huy hơn nữa ưu điểm của công tác quản lý vốn trong thanh toán.
* Về chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ:
Năm 1999, hiệu quả sử dụng VLĐ là 3,7 tức là một đồng VLĐ
tham gia vào SXKD có thể tạo ra 3,7 đồng doanh thu. năm 2000, con
số này chỉ còn 3,2 giảm 0,5 đồng. Đó là do tốc độ tăng doanh thu
thuần (3,3%) nhỏ hơn tốc độ tăng VLĐ bình quân (21%).
* Hàm lượng VLĐ:
Do hiệu quả sử dụng VLĐ giảm nên hàm lượng VLĐ tăng: Nếu
năm 1999, để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần, công ty phải sử dụng
0,27 đồng VLĐ, thì đến năm 2000 công ty phải sử dụng 0,32 đồng
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 58
VLĐ - tăng 0,05 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 18,5%. Sở dĩ hàm
lượng VLĐ tăng lên như vậy là do tốc độ tăng qui mô VLĐ không
tương xứng với tốc độ tăng của số VLĐ thực, sử dụng vào SXKD:
Mức tăng VLĐ chủ yếu từ khoản vốn hàng vốn tồn kho. Giá trị của
khoản vốn hàng tồn kho quá lớn mà bộ phận này lại tham gia trực tiếp
vào quá trình SXKD, nhưng do mức tồn kho quá lớn làm chậm quá
trình tạo ra doanh thu, từ đó làm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ giảm
xuống, hàm lượng VLĐ tăng lên.
* Tỷ suất lợi nhuận VLĐ:
Trong khi tốc độ luân chuyển VLĐ chậm lại, hiệu quả sử dụng
VLĐ giảm, hàm lượng VLĐ tăng lên thì chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
VLĐ lại biến động theo chiều hướng tiêu cực: Tỷ suất lợi nhuận VLĐ
từ 0,084% (năm 1999) giảm xuống 0,071 (năm 2000), có nghĩa là 100
đồng VLĐ chỉ có thể tạo ra ít hơn 0,013 đồng lợi nhuận thuần. Điều
đó chứng tỏ, mặc dù công ty có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa tiết
kiệm được chi phí bỏ ra, lợi nhuận tăng chậm - thể hiện ở tốc độ tăng
lợi nhuận thuần (2,8%) nhở hơn tốc độ tăng doanh thu thuần (3,3%).
Như vậy: Mặc dù có biểu hiện sút giảm ở đa số chỉ tiêu, song nếu
xét đến cái đích cuối cùng là tăng lợi nhuận cho công ty thì ta có thể
kết luận rằng hiêụ quả sử dụng VLĐ của công ty đã tăng lên. Đây là
kết quả rất đáng ghi nhận trong điều kiện của công ty. Tuy nhiên, nếu
công ty quản lý, sử dụng tốt hơn nữa VLĐ đặc biệt là VLĐ trong khâu
lưu thông thì mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ sẽ đạt được ở
mức độ cao hơn và toàn diện hơn.
II.2.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn SXKD ở công ty Dệt Minh
Khai.
Ở hai mục trước, chúng ta đã phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ và
VLĐ của công ty nhưng đó mới chỉ là sự đánh giá riêng từng loại vốn.
Để có thể đưa ra những nhận xét tương đối toàn diện về hiệu quả sử
dụng VKD nói chung của công ty, cần đi vào phân tích, đánh giá hiệu
quả sử dụng toàn bộ vốn trên. Biểu 12 (trang bên)
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 59
Qua số liệu ở biểu 12 có thể thấy trong năm 2000 các chỉ tiêu
doanh thu, lợi nhuận, vốn SXKD bình quân, vốn chủ sở hữu bình
quân đều tăng nhưng tốc độ tăng không đều nhau. Trong đó VKD
bình quân có tốc độ tăng nhanh nhất (20%), tiếp đó là chỉ tiêu vốn chủ
sở hữu bình quân tăng (4,9%), doanh thu thuần (5,3%), lợi nhuận
thuần tăng chậm nhất (2,8%). Tình hình đó đã ảnh hưởng đến sự biến
động của các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VKD của công ty, cụ
thể như sau:
* Vòng quay toàn bộ vốn:
Nhìn chung vòng quay toàn bộ vốn của Công ty tương đối chậm
và đang có biểu hiện sút giảm: Năm 1999 VKD của công ty luận
chuyển được 1,85 vòng, đến năm 2000 vòng quay toàn bộ vốn của
công ty giảm xuống còn 1,59 với tỷ lệ giảm tương ứng 14,1% - một
mức giảm tuy không lớn nhưng do nguyên nhân:
- Tổng vốn SXKD bình quân của công ty tăng mạnh từ:
34.430.510.730,5 đ lên 41.323.012.225đ - tăng 6.892.501.495,5đ.
BIỂU 12: BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN SXKD CỦA
CÔNG TY 1999 - 2000
SO SÁNH
CHỈ TIÊU
ĐƠ
N
VỊ
NĂM 1999
NĂM 2000 SỐ
TUYỆT
ĐỐI
SỐ
TƯƠN
G ĐỐI
1. Doanh thu
thuần
đ 63.803.874.576 65.906.310.82
2
+2.102.436.246 +3,3%
2- Lợi nhuận
thuần
đ 1.438.349.609 1.478.634.731 +40.285.122 +2,8%
3- Vốn SX
bình quân
đ 34.430.510.730,
5
41.323.012.22
5
+6.892.501.495,
5
+ 20%
4- Vốn C.S.H
bình quân
đ 15.420.954.118 16.175.544.21
0
+754.590.092 +4,9%
5- Vòng quay
toàn bộ
vốn (1:3)
vòng
1,85
1,59
- 0,26
-
14,1%
6- Tỷ suất
doanh
lợi doanh
thu (2:1)
%
0,023
0,22
- 0,001
- 4,3%
7- Tỷ suất %
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 60
doanh
lợi tổng
vốn (2:3)
0,042
0,036
- 0,006
-
14,3%
- Trong khi đó, doanh thu của công ty lại không tăng lên tương
ứng. Mức tăng và tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn nhiều lần so với mức
tăng và tỷ lệ tăng vốn sản xuất bình quân.
* Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn:
Năm 2000, tỷ suất doanh lợi tổng vốn của Công ty là 0,036%, tức
là 1 đồng SXKD trong năm chỉ tạo ra được 0,00036 đồng lợi nhuận
thuần, giảm 0,00006 đồng so với năm 1999. Đó là do tốc độ tăng lợi
nhuận thuần (2,8%) chậm hơn nhiều tốc độ tăng vốn sản xuất bình
quân (20%).
Để làm rõ nguyên nhân sâu xa làm giảm tỷ suất doanh lợi tổng
vốn của công ty, ta áp dụng phương pháp thay thế số liệu hoàn trong
phân tích hoạt động kinh tế để phân tích mức độ ảnh hưởng của 2
nhân tố lợi nhuận thuần (LNT) và vốn sản xuất bình quân (Vsxbq).
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận thuần:
LNT 2000 LNT 1999
T (LNT) = -
Vsxbq 1999 Vsxbq 1999
1.478.634.731
= - 0,042 = 0,043 - 0,042 = + 0,001
34.430.510.730,5
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố vốn sản xuất bình quân:
LNT 2000 LNT 2000
T (Vsxbq) = - = 0,036 - 0,043 = - 0,007
Vsxbq 2000 Vsxbq 1999
+ Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố:
T (LNT) + T (Vsxbq) = 0,001 + (-0,007) = - 0,006.
Như vậy:
+ Lợi nhuận thuần tăng làm tỷ suất lợi nhuận tổng vốn tăng 0,001.
+ Vốn sản xuất bình quân tăng làm tỷ suất lợi nhuận thuần giảm
0,007.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 61
Mức giảm tỷ suất lợi nhuận tổng vốn do ảnh hưởng của vốn sản
xuất bình quân lớn hơn mức tăng của lợi nhuận thuần do ảnh hưởng
của tỷ suất lợi nhuận thuần tổng vốn, từ đó làm doanh lợi tổng vốn
giảm đi 0,006%.
* Tỷ suất doanh lợi doanh thu giảm 0,001% là do tốc độc tăng lợi
nhuận thuần (2,8%) nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu thuần (3,3%). Đây
là một biểu hiện không tốt cho thấy hiệu quả SXKD năm 2000 đã
giảm đi so với năm 1999.
Tóm lại: qua những phân tích ở trên có thể thấy trong năm 2000,
công ty đã không đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng VKD,
thể hiện ở sự sụt giảm 2 chỉ tiêu lợi nhuận tổng vốn và vòng quay tổng
vốn. Tổng hợp từ những phần trước, ta có thể hiển nguyên nhân làm
hai chỉ tiêu này giam là do tình hình quản lý và sử dụng VCĐ và VLĐ
của công ty chưa thật tốt: VCĐ chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong
tổng vốn SXKD, nhưng chưa phát huy được hiệu quả, VLĐ giảm đều
cả ba khâu, số giảm chủ yếu nằm ở hai khâu sản xuất và lưu thông,
tuy vậy số giảm ở khâu lưu thông vẫn chưa nhiều nên quá trình tạo ra
doanh thu và lợi nhuận vẫn chậm. Nhưng xét đến toàn bộ VLĐ dùng
cho hoạt động SXKD thì vẫn tăng, do cả hai khoản vốn: VCĐ và
VLĐ đều tăng dần đến tổng vốn SXKD của công ty tăng lên. Bên
cạnh đó, mức tăng của doanh thu và mức tăng của lợi nhuận lại chưa
tương xứng với mức tăng của đồng vốn bỏ vào SXKD. Từ đó mà hạn
chế đến sự quay vòng của vốn và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của
công ty.
II.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
VỐN SXKD Ở CÔNG TY DỆT MINH KHAI.
II..3.1. Kết quả đạt được:
Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động SXKD trong lĩnh vực
dệt may 2 mặt hàng chủ yếu là khăn bông các loại và vải màn tuyn,
công ty Dệt Minh Khai đã từng bước khẳng định mình bằng kết quả
SXKD ngày một khả quan, uy tín của công ty ngày càng được đánh
giá cao bởi chất lượng các sản phẩm dệt may. Thực tế cho thấy trong
những năm qua, Công ty luôn làm ăn có lãi, hoàn thành tốt nghĩa vụ
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 62
với Nhà nước, đời sống cán bộ công nhân viên ngày một được nâng
lên.
Xét riêng trong lĩnh vực tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn SXKD, có thể ghi nhận một số kết quả đáng khích lệ sau:
- Công ty đã huy động được một lượng vốn lớn từ bên ngoài đưa
vào phục vụ nhu cầu SXKD, trong đó phải kể đến 2 nguồn vốn vay
ngắn hạn và vay dài hạn Ngân hàng thương mại, đây là nguồn vốn có
ưu điểm giúp doanh nghiệp vững tin trong hoạt động kinh doanh.
- Công ty đã mạnh dạn đầu tư đổi mới, hiện đại hoá trang thiết bị
công nghệ, từ đó mở rộng qui mô sản xuất nhờ đó nâng cao được năng
lực sản xuất, sức cạnh tranh và ký được nhiều hợp đồng và đơn đặt
hàng.
- Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty đã thay đổi theo xu hướng
cân đối hơn. Nếu trước năm 1999, cơ cấu VKD của công ty nghiêng
về VCĐ (Trên 50%) thì đến cuối năm 1999 cơ cấu VKD của Công ty
laị nghiêng về VLĐ (chiếm 54,4%). Song đến cuối năm 2000, cơ cấu
VKD lại một lần nữa được dịch chuyển ngược chiều nghiêng về VCĐ
(52,8%). Điều đó chứng tỏ khoảng cách giữa 2 khoản vốn không
chênh lệch nhau nhiều và thể hiện sự cân đối về cơ cấu VKD của công
ty rất phù hợp với lĩnh vực SXKD.
- Mặc dù một số chỉ tiêu phản ánh kết quả SXKD của công ty
không gia tăng cùng một nhịp với sự tăng thêm về vốn, nhưng xét đến
hiệu quả cuối cùng là làm tăng lợi nhuận cho công ty thì đã đạt được.
II.3.2. Một số vấn đề đặt ra với công tác quản lý và nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn SXKD ở Công ty dệt Minh Khai.
- Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh chưa hợp lý: Hệ số nợ đang lên
cao (trên 60%) làm tăng khả năng rủi ro về tài chính và tăng chi phí sử
dụng vôn của công ty. Với cơ cấu tài chính trong đó nợ phải trả chiếm
ưu thế, hàng năm công ty phải sử dụng lợi nhuận thu được từ hoạt
động kinh doanh để trang trải lãi vay - số lợi nhuận còn lại chỉ đạt
thấy so với tổng vốn, từ đó làm các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận các loại
VLĐ, VCĐ, VKD nói chung giảm xuống.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Vò Minh §¹t Kho¸ 34A3 - KTHN 63
- Cơ cấu VLĐ vẫn chưa hợp lý: Do VLĐ vẫn còn tồn đọng lớn ở
khâu lưu thông, mặc dù trong năm 2000 có giảm nhưng mức giảm
chưa nhiều nên công ty vẫn phải trả chi phí sử dụng vốn từ nguồn vốn
huy động ở bên ngoài để bù đắp vào số vốn vẫn còn bị chiếm dụng
chưa thu hồi hết, từ đó đã ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng
VLĐ.
- Công tác quản lý và sử dụng cả 2 bộ phận vốn: VCĐ và VLĐ
của công ty đều chưa cao.Đối với bộ phận VCĐ, công ty đầu tư tương
đối lớn nhưng chưa phát huy được năng lực với công suất của TSCĐ
hiện có vaò sản xuất, làm VCĐ bị lãng phí 1 lượng nhỏ thể hiện sự gia
tăng hàm lượng VCĐ trong 1 đồng doanh thu (0,04đ) năm 2000 so
với năm 1999. Còn VLĐ trong năm 2000 thể hiện vòng quay VLĐ
chậm lại (0,5 vòng) và tỷ suất lợi nhuận VLĐ cũng giảm so với năm
1999.
Những biểu hiện giảm sút trong 1 loạt chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
sử dụng từng loại vốn, cũng như toàn bộ VKD của Công ty bắt nguồn
từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.pdf