Luận văn Vốn huy động tại chi nhánh nông nghiệp và phát triển nông thôn để phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam

Tài liệu Luận văn Vốn huy động tại chi nhánh nông nghiệp và phát triển nông thôn để phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam: LUẬN VĂN: Vốn huy động tại chi nhánh nông nghiệp và phát triển nông thôn để phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Tiên Phước, tỉnh quảng nam Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền kinh tế nước ta sau những năm đổi mới đã đạt được nhiều kết quả rất to lớn. Đất nước đã vượt qua những khó khăn, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước đã tạo ra những điều kiện, tiền đề quan trọng ban đầu đưa nước ta chuyển sang thời kỳ phát triển mới, đó là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu: “... Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [9, tr. 76]. Để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi cần phải có vốn. Vốn là một trong những yếu tố quyết định của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, với chức năng trung tâm tài chính, các Ngân hàng thư...

pdf95 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Vốn huy động tại chi nhánh nông nghiệp và phát triển nông thôn để phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Vốn huy động tại chi nhánh nông nghiệp và phát triển nông thôn để phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Tiên Phước, tỉnh quảng nam Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền kinh tế nước ta sau những năm đổi mới đã đạt được nhiều kết quả rất to lớn. Đất nước đã vượt qua những khó khăn, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước đã tạo ra những điều kiện, tiền đề quan trọng ban đầu đưa nước ta chuyển sang thời kỳ phát triển mới, đó là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu: “... Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [9, tr. 76]. Để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi cần phải có vốn. Vốn là một trong những yếu tố quyết định của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, với chức năng trung tâm tài chính, các Ngân hàng thương mại đã thực hiện tốt phương châm “ Đi vay để cho vay”, nổ lực thu hút nhiều nguồn vốn nhàn rỗi để cung ứng vốn cho các dự án đầu tư, cho vay các doanh nghiệp, hộ gia đình, góp phần kích thích sản xuất, lưu thông hàng hoá và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trước xu hướng hội nhập nền kinh tế thế giới và nhu cầu tăng trưởng kinh tế của đất nước đã đặt các Ngân hàng thương mại cần phải nổ lực, cải tiến hơn nữa để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được đặt ra. Thực tiễn công tác huy động và quản lý, sử dụng nguồn vốn trong hệ thống Ngân hàng đang là vấn đề bức xúc trên nhiều mặt đòi hỏi cần phải được củng cố, từng bước có những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu nhằm huy động, quản lý, sử dụng nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội một cách hiệu quả. Tiên Phước là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, có nhiều tiềm năng, nhiều thế mạnh cho phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - thương mại và dịch vụ, đặc biệt là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp cho việc phát triển kinh tế vườn, trang trại, chăn nuôi, phát triển ngành nghề... do đó nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế - xó hội của huyện là rất lớn. Vì vậy việc chọn đề tài “Vốn huy động tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để phát triển kinh tế - xó hội ở huyện Tiờn Phước, tỉnh Quảng Nam” có ý nghĩa hết sức cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế được nhiều nhà kinh tế trên thế giới quan tâm và đã có nhiều công trình nghiên cứu, luận bàn trong nhiều tác phẩm. ở nước ta vấn đề nguồn vốn nói chung, thu hút vốn huy động và quản lý, sử dụng vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong hệ thống ngân hàng nói riêng được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả đã được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng... như: - Năm 1997, Ngân hàng nhà nước Việt Nam xuất bản “Ngân hàng Việt Nam với chiến lược huy động vốn phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, với nhiều tác giả đề cập đến các giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút mọi nguồn vốn vào ngân hàng để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Hà Thị Sáu: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn trong dân”, Tạp chí Ngân hàng tháng 7/2002, đã đưa ra một số vấn đề để tăng cường công tác huy động vốn trong khu vực dân cư. - Đề án huy động vốn trong dân cư (Ngày 08/6/2004) của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam về thực trạng, mục tiêu và giải pháp huy động vốn trong dân cư giai đoạn 2004 - 2010. - Nguyễn Văn Lâm: “Vốn và đầu tư vốn của các tổ chức tín dụng phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn”, Tạp chí Ngân hàng tháng 2/2006. - Luận án thạc sĩ khoa học kinh tế của Trần Đức Thuấn về Huy động vốn để phát triển kinh tế ở Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp, Hà Nội, 1998. Mục tiêu của luận án là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc huy động vốn để đề xuất một số giải pháp huy động các nguồn vốn tiền tệ cho phát triển các ngành kinh tế - kỹ thuật ở Đà Nẵng, để Đà Nẵng thực sự là thành phố trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài tuy phong phú, đa dạng nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và trùng lắp với đề tài: “Vốn huy động tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam” Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, là người trực tiếp tham gia công tác trong Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, bản thân tôi lựa chọn đề tài này để đi sâu nghiên cứu, góp phần làm rỏ cơ sở lý luận và thực tiễn trong công tác thu hút vốn huy động để phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thu hút vốn huy động tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Phước, luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh huy động vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: - Phân tích, làm rỏ khái niệm về vốn huy động và vai trò của nó đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. - Phân tích thực trạng thu hút vốn huy động để phát triển kinh tế - xã hội tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. - Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn huy động để phát triển kinh tế - xã hội tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đến năm 2010. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu vốn huy động tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Số liệu được tính từ năm 2001 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn dựa vào những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, các quan điểm của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam, của huyện Tiên Phước về vốn và huy động vốn nói chung, huy động vốn để phát triển kinh tế - xã hội nói riêng. Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, coi trọng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, hệ thống, kết hợp với phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn và kinh nghiệm về vấn đề huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. 6. Những đóng góp của luận văn Góp phần hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về vốn huy động và vai trò của vốn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình hiện nay. Phân tích thực trạng thu hút vốn huy động để phát triển kinh tế - xã hội tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn huy động để phát triển kinh tế - xã hội tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương, 8 tiết. Chương 1 Vốn huy động và vai trò của nó trong việc phát triển kinh tế - xã hội 1.1. Vốn huy động, các hình thức thu hút vốn huy động Như chúng ta đã biết, muốn tiến hành quá trình sản xuất thì phải có vốn, vốn là điều kiện quyết định để tạo ra của cải vật chất và tiến bộ xã hội. Vốn có vai trò to lớn đối với phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế, vốn là một trong những điều kiện có ý nghĩa quyết định đế thực hiện CNH, HĐH đất nước. Sự gia tăng về vốn làm tăng năng lực sản xuất trong nước, thúc đẩy gia tăng sản lượng và năng suất lao động, chất lượng hàng hoá sản xuất ra, tạo khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả các nhân tố tài nguyên và lao động. Vốn trở thành nhân tố cơ bản của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. 1.1.1 Khái niệm về vốn Vốn là phạm trù kinh tế, đã được các nhà kinh tế học đề cập từ lâu với nhiều quan niệm thể hiện trong các học thuyết kinh tế khác nhau. . Theo quan niệm của kinh tế học Mác xít, trong bộ “Tư bản” Các Mác đã nghiên cứu và khái quát phạm trù vốn thông qua nghiên cứu phạm trù tư bản. Nguồn gốc chủ yếu của tư bản (vốn) là lao động. Để tái sản xuất mở rộng đòi hỏi phải tích luỹ vốn. Các Mác đã chỉ ra rằng: Thực chất của tư bản tích luỹ là việc chuyển hoá một phần ngày càng lớn giá trị thặng dư thành tư bản và sử dụng phần đó vào quá trình tái sản xuất mở rộng. Trong quá trình vận động, bất kỳ tư bản nào cũng vận động trải qua ba giai đoạn: mua - sản xuất - bán hàng hoá, tương ứng với mỗi giai đoạn, tư bản mang một hình thái: Tư bản tiền tệ - tư bản sản xuất - tư bản hàng hoá. Ba hình thái tư bản này sắp xếp kề nhau trong không gian và vận động liên tục trong thời gian. Bộ phận thứ nhất tồn tại dưới dạng tiền và luôn sẳn sàng đi vào lưu thông để mua các yếu tố của sản xuất, bộ phận thứ hai gồm sức lao động và tư liệu sản xuất theo quan hệ tỷ lệ thích hợp sẳn sàng đi vào quá trình sản xuất, bộ phận thứ ba là những hàng hoá sẳn sàng đem ra thị trường bán để thu tiền về và tiếp tục chu trình mới. Từ những luận điểm Các Mác về tuần hoàn của tư bản, có thể rút ra kết luận: Vốn là những đại lượng giá trị tồn tại dưới ba hình thái kế tiếp nhau: tiền, các yếu tố của quá trình sản xuất, hàng hoá. Sự vận động của vốn là sự chuyển hoá của các hình thái từ hình thái này sang hình thái kế tiếp. Ngày nay, do yêu cầu cao của sự phát triển, vốn là yếu tố đóng vai trò quan trọng của hầu hết các quốc gia đang phát triển và kém phát triển. Vì vậy, phạm trù vốn trong phát triển kinh tế vẫn được các nhà kinh tế học tiếp tục nghiên cứu và tiếp cận nó trên nhiều bình diện khác nhau. Như vậy, vốn là những đại lượng giá trị, là kết tinh lao động xã hội. Tiền giấy do Nhà nước phát hành là những ký hiệu của giá trị. Nó chỉ trở thành một hình thức của vốn khi được bảo đảm bằng giá trị tài sản thật. Tiền được phát hành đưa vào lưu thông trên thị trường, chúng ta không thể phân biệt đâu là tiền được bảo đảm bằng tài sản thật, đâu là tiền không được bảo đảm bằng tài sản thật, điều đó đã tạo ra cơ hội cho lạm phát, làm cho sức mua đồng tiền giảm sút. Quá trình phát triển lưu thông hàng hoá làm xuất hiện nhiều hình thức tiền tệ. Có thể nói tiền tệ là toàn bộ các phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán (tiền mặt, séc, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán) và phương tiện cất trữ. Khái niệm tiền tệ theo nghĩa hẹp chỉ là tiền mặt, và theo nghĩa rộng là bao gồm toàn bộ các phương tiện nói trên thực hiện một số chức năng của tiền tệ, trong đó kể cả chứng khoán. Tiền chỉ trở thành vốn khi thoả mản hai điều kiện: Thứ nhất, tiền phải đại diện cho một lượng giá trị tài sản thực. Thứ hai, tiền phải vận động trong môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Tiền đem ra tiêu dùng hằng ngày hay đưa vào cất trữ thì không phải là vốn. Việc đưa tiền vào cất trữ chẳng những làm mất lợi nhuận do nó đem lại, mà còn không tạo ra sự phát triển của nền kinh tế. Vốn đưa vào hoạt động, dù lĩnh vực kinh doanh nào thì điểm xuất phát vốn đều tồn tại dưới hình thức tiền tệ. Trong nền kinh tế thị trường, hình thức vận động của tiền với tư cách là vốn do phương thức đầu tư cụ thể quyết định. Trên thực tế, sự vận động của vốn có ba hình thức: a) T - H...SX...H’ - T’: Đây là hình thức vận động của vốn trong các doanh nghiệp sản xuất. Thực chất, đó cũng chính là mô hình tái sản xuất xã hội nói chung. b) T - H - T’: Đây là hình thức vận động của vốn trong các doanh nghiệp thương mại - dịch vụ. c) T - T’: Đây là hình thức vận động của vốn trong các tổ chức tài chính trung gian. Trong đó: T: Lượng tiền ứng ra để đầu tư phát triển. H: Hàng hoá với tư cách là tư liệu sản xuất, sức lao động, hàng hoá dự trữ... SX: Quá trình sản xuât - kinh doanh. H’: Hàng hoá thu được sau quá trình sản xuất - kinh doanh. T’: Lượng tiền thu được khi kết thúc chu kỳ kinh doanh [T’>T và T’= T+t] ( t là lượng giá trị tăng thêm). Hình thức bề ngoài sự vận động của vốn ở các lĩnh vực kinh doanh tuy có khác nhau, song sự vận động của vốn các tổ chức tài chính trung gian, của các doanh nghiệp thương mại - dịch vụ chỉ là những hình thái đặc thù được tách ra từ sự vận động của vốn các doanh nghiệp sản xuất. Sự vận động của vốn trong các hình thức kinh doanh trên đây có điểm giống nhau là qua vận động, vốn trở về điểm xuất phát và “lớn lên” sau một chu kỳ vận động. Vì vậy, từng doanh nghiệp, từng ngành, từng địa phương và chung cho cả nền kinh tế phải tìm mọi giải pháp làm cho vốn luôn hoạt động. Xét về mặt cụ thể, vốn được biểu hiện rất phong phú, đa dạng và còn được bao gồm tài sản hữu hình, tài sản vô hình. Tài sản hữu hình là những tài sản tồn tại dưới dạng cụ thể của vật chất, tài sản hữu hình bao gồm hai bộ phận: Một là, những tài sản hữu hình phục vụ trực tiếp sản xuất, như: nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công cụ, nguyên - nhiên vật liệu, bán thành phẩm... Về thực chất, những tài sản hữu hình này chính là sự cụ thể hoá năng lực sản xuất của một đơn vị kinh tế cơ sở hay xét trên phạm vi rộng lớn: toàn bộ nền kinh tế quốc dân, quyết định tới hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Hai là, những tài sản hữu hình phục vụ gián tiếp cho sản xuất, như: trụ sở văn phòng, trang bị nội thất văn phòng, phương tiện đi lại, nhà ở...Mặc dù những tài sản hữu hình này là cần thiết cho hoạt động sản xuất - kinh doanh nhưng chỉ tác động gián tiếp đến việc gia tăng sản lượng đầu ra, đóng vai trò gián tiếp đối với hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Việc phân biệt rõ hai loại tài sản hữu hình như trên cho ta phương pháp luận đúng đắn khi huy động, sử dụng chúng đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội. Tài sản vô hình là những tài sản không tồn tại dưới dạng cụ thể của vật chất, bao gồm những sản phẩm trí tuệ, như: bằng phát minh, sáng chế, bản quyền; thương hiệu sản phẩm, uy tín kinh doanh, vị trí kinh doanh; chi phí đào tạo nguồn nhân lực (kỷ năng lao động, tri thức quản lý).v..v. Nền kinh tế thị trường càng phát triển, giá trị tài sản vô hình càng trở nên quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư. Bởi lẽ, khi đã huy động được những tài sản vô hình vào phát triển kinh tế, sử dụng chúng hợp lý sẽ đem lại lợi nhuận, thậm chí là siêu lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Chẳng hạn Nhật Bản là một điển hình thành công khi tạo bước đột phá trong khai thác giá trị tài sản vô hình để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Người Nhật Bản không ngần ngại trả giá cao cho những phát minh, sáng chế mới của các nhà khoa học trên khắp các châu lục, đồng thời đem những tài sản - trí tuệ đó ứng dụng vào sản xuất - kinh doanh, nhờ đó nền kinh tế Nhật Bản cất cánh thật ngoạn mục. Nếu như sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nền kinh tế Nhật bị kiệt quệ, lạm phát phi mã, thất nghiệp gia tăng...thì chỉ trong vòng hai mươi năm, Nhật Bản đã trở thành một siêu cường kinh tế thế giới, chỉ đứng sau Mỹ và liên minh châu Âu (EU), thành công đó có sự đống góp không nhỏ của việc khai thác tốt yếu tố vô hình - sản phẩm trí tuệ của loài người vào phát triển kinh tế. Như vậy, về mặt nhận thức, có thể thấy rằng, vốn tồn tại dưới nhiều hình thái cụ thể, nhưng hình thái giá trị - tiền tệ với tư cách vốn là loại vốn linh hoạt, biến hoá nhất trong nền kinh tế thị trường. Thị trường không những là nơi diễn ra các hoạt động đa dạng của vốn mà còn là nơi để vốn bộc lộ khả năng sinh lời của chúng. Khả năng sinh lời vừa là mục đích cuối cùng của việc đầu tư kinh doanh đồng vốn, vừa là phương tiện để vốn tiếp tục vận động với quy mô ngày càng được mở rộng ở chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Sự vận động của vốn trên thị trường tuân thủ quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Song, với khả năng nhận thức, con người có thể nắm bắt, vận dụng quy luật khách quan, tạo ra những kênh huy động vốn một cách có hiệu quả, đáp ứng mục đích sản xuất - kinh doanh của mình. Vốn có vai trò to lớn trong việc tạo ra của cải vật chất, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Huy động vốn có hiệu quả, cung ứng vốn đầy đủ và kịp thời cho nền kinh tế là một trong những điều kiện quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tuy nhiên, trong mỗi quyết định đầu tư cụ thể lại đòi hỏi không chỉ lượng vốn đủ lớn mà còn yêu cầu một hay nhiều loại vốn khác nhau. Thực tiễn luôn đặt ra yêu cầu phân chia và xác định rõ từng loại vốn để có giải pháp huy động, sử dụng và quản lý vốn có hiệu quả. Tuỳ theo cách tiếp cận và đặc điểm vận động của vốn trong quá trình đầu tư sản xuất - kinh doanh, mà có các tiêu thức phân loại vốn khác nhau. - Căn cứ vào biên giới lãnh thổ quốc gia, vốn chia thành hai loại, đó là: vốn trong nước và vốn ngoài nước. - Căn cứ vào đặc điểm chu chuyển của vốn, có vốn cố định và vốn lưu động. - Căn cứ vào quan hệ sở hữu trong quá trình sử dụng vốn, người ta phân chia vốn hoạt động thành hai loại: vốn chủ sở hữu (vốn tự có) và vốn vay (huy động từ bên ngoài). + Vốn chủ sở hữu là vốn thuộc quyền quản lý, sử dụng của một hoặc nhiều chủ thể sở hữu. Chẳng hạn, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước được hình thành trên cơ sở ngân sách nhà nước cấp và vốn tự bổ sung; vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần được hình thành thông qua huy động vốn góp của cổ đông; vốn chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn được hình thành thông qua vốn góp của các thành viên... + Vốn vay là vốn huy động được từ bên ngoài để bổ sung, làm tăng lượng vốn của chủ thể kinh doanh, đảm bảo tính liên tục và hiệu quả của quá trình sản xuất. Vốn vay có thể huy động từ vay trong nước và vay ngoài nước. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, vay vốn ngoài nước để phát triển kinh tế không phải là công việc quá khó đối với các nước đang phát triển. Song, vấn đề quan trọng là quản lý và sử dụng vốn vay ngoài nước đảm bảo có hiệu quả vẫn còn là vấn đề nan giải đối với các nước nghèo và kém phát triển. - Căn cứ vào thời gian tham gia của vốn vào quá trình hoạt động gồm có vốn ngắn hạn, vốn trung hạn và vốn dài hạn. Ngoài ra, còn có một số cách thức phân loại khác như: vốn đầu tư trực tiếp, vốn đầu tư gián tiếp; vốn với mục đích sinh lời trực tiếp và vốn để đảm nhiệm các dịch vụ công cộng; vốn thực (tư bản thật), vốn ảo (tư bản giả)... Trong nền kinh tế thị trường, mỗi cách tiếp cận khác nhau cho ta những quan niệm khác nhau về vốn, song, nhận thức về vốn, xét về bản chất là thống nhất. Việc phân chia vốn thành nhiều loại khác nhau nhằm mục đích hiểu rõ bản chất của phạm trù vốn - vốn là hình thái giá trị, là thứ hàng hoá đặc biệt, có mối liên hệ mật thiết với thời gian. Cùng với việc hiểu rõ bản chất của vốn còn nhận thức được tính đa dạng, nhiều vẻ và rất phức tạp của vốn trong nền kinh tế thị trường. Đó là những căn cứ khoa học giúp các chủ thể kinh doanh nắm bắt kịp thời và chủ động trong kế hoạch huy động, quản lý, sử dụng các loại vốn, đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 1.1.2. Các hình thức thu hút vốn huy động 1.1.2.1. Khái niệm về vốn huy động Nguồn vốn của NHTM bao gồm vốn tự có, vốn huy động, vốn đi vay, các nguồn vốn khác. - Vốn tự có: Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh đặc biệt, vì vậy quan niệm vốn tự có của ngân hàng cũng có điểm khác với các tổ chức kinh doanh khác. Có thể hiểu vốn tự có của ngân hàng theo hai cách tiếp cận sau: Về khía cạnh kinh tế, vốn của ngân hàng là vốn do các chủ sở hữu đóng góp và vốn được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận được giữ lại. Theo pháp luật Việt Nam, vốn ngân hàng trong trường hợp này được gọi là vốn chủ sở hữu hay còn gọi là vốn điều lệ và các quỹ dự trữ. Về khía cạnh quản trị, vốn tự có của ngân hàng bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn thặng dư và các tài sản nợ khác có thể coi như vốn tự có. Luật các Tổ chức tín dụng quy định: “Vốn tự có gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, một số tài sản “nợ” khác của tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Vốn tự có là căn cứ để tính toán các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng” [19, tr.6]. Vốn điều lệ: là vốn riêng do các chủ sở hữu đóng góp được ghi trong điều lệ ngân hàng, vốn điều lệ tối thiểu phải bằng vốn pháp định (vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập ngân hàng do pháp luật quy định). Đối với các NHTMQD, vốn điều lệ là vốn đã được ngân sách cấp dưới hình thức bằng tiền và trái phiếu chính phủ; đối với các NHTM cổ phần, vốn điều lệ là vốn do các cổ đông đóng góp; đối với các tổ chức tín dụng hợp tác là vốn do các xã viên đóng góp... Vốn khác: gồm lợi nhuận giữ lại, chênh lệch do đánh giá lại tài sản( chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, chênh lệch giá vàng, kim khí quý, đá quý); Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, trái phiếu hùn vốn. Nguồn vốn tự có ở các NHTM ổn định nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, chủ yếu được dùng để xây dựng trụ sở văn phòng, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh và bù đắp rủi ro nhưng không vượt 50% vốn tự có, mức độ tăng trưởng vốn tự có thể hiện thế và lực của NHTM trên thị trường. Vốn tự có là điều kiện pháp lý cơ bản, đồng thời là yếu tố tài chính quan trọng nhất trong việc bảo đảm các khoản nợ đối với khách hàng. Chính vì vậy, quy mô vốn là yếu tố quyết định quy mô huy động vốn và quy mô tài sản có. - Vốn huy động là những phương tiện tiền tệ do NHTM huy động được bằng nghiệp vụ nhận tiền gửi và các nghiệp vụ khác của ngân hàng để làm vốn kinh doanh. Các khoản tiền gửi tạm thời nhàn rỗi này không thuộc quyền sở hữu của NHTM, nhưng NHTM được quyền sử dụng chúng. Đây là nguồn vốn lớn nhất, chủ yếu nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thường chiểm khoảng trên 80% trong tổng cơ cấu hoạt động của ngân hàng. NHTM dùng nguồn vốn nầy để cấp tín dụng hay đầu tư vào các nghiệp vụ sinh lợi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vỡ vậy, khi sử dụng NHTM luụn phải dự trữ để đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả. Vốn huy động của NHTM bao gồm các loại tiền gửi và các nguồn vốn huy động khác. Trong nghiệp vụ huy động vốn, các NHTM cung cấp nhiều sản phẩm tiền gửi khác nhau, chẳng hạn như: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi dưới hình thức phát hành kỳ phiếu ngân hàng...Mỗi loại sản phẩm lại có những đặc điểm riêng phù hợp với những nhu cầu đa dạng của khách hàng. Hiện nay, các NHTM đang áp dụng các loại huy động tiền gửi là: tiền gửi thanh toán, tiền gửi các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá. Luật pháp cũng quy định rừ trách nhiệm và quyền lợi của ngân hàng trong việc nhận tiền gửi. Theo luật các TCTD Việt Nam: “Tiền gửi là số tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức tiền gửi khác. Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không được hưởng lãi và được hoàn trả cho người gửi tiền” [19, tr.6]. Việc duy trì và mở rộng tiền gửi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc mở rộng kinh doanh và gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Vì lý do đó, các ngân hàng đã tập trung mọi nỗ lực trong việc khai thác thường xuyên mọi nguồn vốn trong xã hội nhằm gia tăng nguồn vốn huy động của mình. - Vốn vay các ngân hàng : Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các NHTM có thể thiếu vốn trong thanh toán hoặc thiếu vốn đáp ứng các nhu cầu tín dụng của nền kinh tế thì có thể đi vay của NHTW hoặc các NHTM và các TCTD khác. Các nguồn vốn khác: Ngoài các nguồn vốn chủ yếu trên, NHTM còn có thể có những khoản vốn khác như vốn trong thanh toán, vốn phát sinh từ nghiệp vụ đại lý, nghiệp vụ uỷ nhiệm..., NHTM có thể sử dụng tạm thời các khoản vốn này vào hoạt động kinh doanh của mình. 1.1.2.2. Các hình thức huy động vốn * Tiền gửi thanh toán Tiền gửi thanh toán là tiền gửi không kỳ hạn của các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức khác gửi tiền vào tài khoản của mình tại ngân hàng để sử dụng bất kỳ lúc nào để chi trả cho các nghiệp vụ trong tương lai hoặc các nghiệp vụ phát sinh trước đó. Mục đích của loại tiền gửi này là nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các khoản chi trả phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, thông qua đó được hưởng các dịch vụ tiện ích mà ngân hàng có thể cung cấp cho họ, khách hàng không có ý định để dành và không chú trọng đến tiền lãi. Tuy nhiên, ngân hàng có thể không trả lãi hoặc trả lãi (tính theo phương pháp tích số) cho khách hàng hằng tháng với lãi suất theo quy định, đồng thời phải đáp ứng kịp thời, chính xác khi khách hàng có yêu cầu chi trả bất cứ lúc nào. Ngân hàng theo dõi tiền gửi thanh toán trên hai tài khoản; tài khoản tiền gửi thông thường và tài khoản vãng lai. Tài khoản tiền gửi thanh toán có những đặc điểm sau: + Tiền gửi thanh toán là nguồn vốn có chi phí rẻ nhất của ngân hàng. Chi phí cho việc huy động nguồn tiền gửi này ngoài lãi suất còn có chi phí quản lý tài khoản, chi phí in ấn xử lý séc, nhưng do ngân hàng không phải trả lãi hay chỉ phải trả với mức lãi suất thấp nên có chi phí thấp hơn nhiều so với tiền gửi các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm. Ngoài ra, ngân hàng còn thu thêm được khoản phí dịch vụ khi khách hàng thực hiện thanh toán chi trả qua ngân hàng. Do đó, ngân hàng nào có số dư tiền gửi thanh toán lớn thì sẽ có thu nhập cao hơn ngân hàng có số dư tiền gửi thanh toán ít. + Bản chất của loại tiền gửi thanh toán không có tính ổn định cao, tuy nhiên, nếu xét trong một thời gian nào đó, các nhu cầu rút tiền của khách hàng thường diễn ra không đồng thời, nên tại thời điểm đó số dư tổng tiền gửi thanh toán vẫn đủ lớn, tạo nên nguồn vốn ổn định cho ngân hàng. Mặt khác, nếu người thụ hưởng cũng có tài khoản tại ngân hàng thì tiền vẫn không ra ngoài hệ thống ngân hàng, khả năng sử dụng vốn của ngân hàng sẽ cao hơn. + Do khả năng chuyển đổi của loại tiền gửi thanh toán sang tiền mặt rất nhanh, vì vậy các NHTM phải chấp hành một tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của ngân hàng trung ương theo từng thời kỳ nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng. * Tiền gửi các tổ chức kinh tế (hay tiền gửi của pháp nhân) Tiền gửi các tổ chức kinh tế là loại tiền gửi được ký thác vào ngân hàng trên cơ sở có sự thoả thuận về thời gian rút tiền giữa khách hàng với ngân hàng. Đối tượng chủ yếu gửi vào tài khoản này là các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội có thu nhập tạm thời chưa sử dụng trong một thời gian nhất định có thể gửi vào ngân hàng dưới hình thức ký thác có kỳ hạn Đối với loại tiền gửi này được ngân hàng trả lãi theo mức lãi suất do ngân hàng ấn định cố định trong suốt thời gian gửi. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế có nhiều kỳ hạn khác nhau; tiền gửi có kỳ hạn càng dài, lãi suất sẽ càng cao; ngân hàng có thể dùng tiền gửi tương đối ổn định này để cho vay và có lợi tức cao hơn các loại tiết kiệm và phát hành trái phiếu do chi phí huy động vốn loại tiền gửi này tương đối thấp. Vì vậy, các ngân hàng rất chú trọng đến việc nâng cao tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn trong cơ cấu nguồn vốn huy động của mình. Về nguyên tắc, khách hàng gửi tiền chỉ được rút tiền ra khi đến hạn như đã thoả thuận trước. Trên thực tế, do nhu cầu vốn cho thị trường ngày càng cao và do cạnh tranh để thu hút khách hàng, các ngân hàng vẫn chấp thuận cho khách hàng rut tiền trước thời hạn, đồng thời khách hàng phải chấp nhận hưởng một mức lãi suất thấp hơn so với mức lãi suất thoả thuận ban đầu (thường được trả bằng mức lãi suất tiền gửi thanh toán). - Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền để dành của dân cư được gửi vào ngân hàng với mục đích tích luỹ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong tương lai, người gửi được hưởng lãi từ khoản tiền đó và đáp ứng nhu cầu an toàn về tài sản. Tiền gửi tiết kiệm gồm những loại sau: - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: giống với tiền gửi thanh toán, người gửi được quyền gửi vào và rút tiền ra bất kỳ lúc nào, được ngân hàng trả lãi, chỉ khác ở chổ là khách hàng không được sử dụng các phương tiện thanh toán của ngân hàng. Mục đích của loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn nhằm khuyến khích những người có thu nhập ít nhưng tương đối ổn định, muốn tích luỹ dần những khoản tiền nhỏ để đáp ứng nhu cầu tiết kiệm hoặc chi tiêu trong tương lai. - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Về cơ bản giống tiền gửi có kỳ hạn, khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với mục đích hưởng lãi và an toàn tài sản. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Đây là nguồn vốn ổn định, giúp cho ngân hàng hàng chủ động lập kế hoạch đầu tư cho vay với thời hạn dài mang lại lợi nhuận cao. - Tiền gửi tiết kiệm khác: Đây là loại tiền gửi ngoài mục đích tích luỹ còn đi kèm với mục đích của người sử dụng và của người gửi. Ví dụ như: Tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm để mua nhà ở, tiết kiệm giáo dục... người gửi tiền, ngoài mục đích hưởng lãi còn được ngân hàng hỗ trợ để thực hiện mục tiêu đã định. Ngoài ra, để thu hút, khuyến khích khách hàng gửi tiền, tạo lợi thế cạnh tranh, các ngân hàng còn đưa ra những sản phẩm khác mới hơn như tiền gửi tiết kiệm bậc thang, khách hàng có thể chọn lựa một kỳ hạn ban đầu dài hạn, nhưng nếu vì lý do cần chi tiêu đột xuất thì ngân hàng có thể chi trả cho người gửi theo các kỳ hạn ngắn hơn với mức lãi suất thoả thuận. - Phát hành giấy tờ có giá Để chủ động thực hiện huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay, đầu tư theo kế hoạch trong từng thời kỳ, các NHTM có thể phát hành các loại giấy tờ có giá bán cho công chúng. Giấy tờ có giá là một loại giấy nhận nợ của ngân hàng như: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu, được phát hành từng đợt với lãi suất thường cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm thông thường nên có sức hấp dẫn lớn đối với người gửi tiền. Các ngân hàng có thể ngưng phát hành các loại giấy tờ có giá khi đã huy động đủ số vốn theo nhu cầu của mình. Việc huy động vốn dưới hình thức phát hành giấy nợ thường được thực hiện theo hai phương thức sau: - Phát hành theo mệnh giá: Người mua giấy nợ trả tiền theo mệnh giá đã được ghi trên giấy nợ. Khi đến hạn thanh toán, ngân hàng sẽ hoàn trả cho khách hàng vốn gốc (mệnh giá) và phần lãi được hưởng ghi trên giấy nhận nợ. - Phát hành dưới hình thức chiết khấu: Người mua giấy nợ sẽ trả tiền bằng mệnh giá trừ đi số tiền chiết khấu và khi đến hạn thanh toán ngân hàng sẽ hoàn trả cho khách hàng theo đúng mệnh giá (hay nói một cách khác ngân hàng trả lãi trước khi khách hàng đến gửi, tức là ngân hàng chỉ thu về số tiền bằng mệnh giá trừ đi tiền lãi phải trả, khi đến hạn thanh toán ngân hàng chỉ phải thanh toán phần gốc theo đúng mệnh giá). Đối với hình thức chiết khấu, khách hàng được lợi hơn vì lãi suất thực tế mà họ được hưởng cao hơn lãi suất danh nghĩa ghi trên giấy nợ. Vì vậy, hình thức này thu hút được khách hàng hơn, nhưng đối với ngân hàng thì chi phí thực tế phải trả cho việc sử dụng vốn cao hơn. Do đó, các ngân hàng chỉ sử dụng hình thức này trong trường hợp cần huy động vốn trong một thời gian nhất định để phục vụ cho kế hoạch kinh doanh của mình. 1.2. Các yếu tố ảnh hưỏng đến thu hút vốn huy động Trong nền kinh tế thị trường, các ngân hàng phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi và rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung, cũng như hoạt động huy động vốn nói riêng. Khi một ngân hàng gặp rủi ro, điều đó có thể đi đến phá sản, hoặc sẽ bị thiệt hại về thu nhập, mất uy tín với khách hàng . Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị ngân hàng là hoạch định được một cơ chế, chiến lược và biện pháp kinh doanh phù hợp nhằm hạn chế mức độ rủi ro, giảm thiểu hậu quả đến mức thấp nhất có thể chấp nhận được. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thường chịu tác động bởi những nhân tố tài chính đặc thù như thanh khoản, lãi suất, rủi ro tín dụng và nhiều yếu tố khác, trong đó yếu tố thanh khoản và lãi suất mang tính quan trọng hơn cả. 1.2.1. Thanh khoản Vấn đề chủ yếu mà các ngân hàng phải đương đầu trong quá trình hoạt động của mình là xác định nhu cầu thanh khoản và làm thế nào để đáp ứng được nhu cầu đó một cách hiệu quả nhất. Cái khó ở đây là phải xử lý mối quan hệ giữa rũi ro và lợi nhuận, tức là phải đáp ứng nhu cầu thanh toán kịp thời cho người gửi tiền với chi phí thấp nhất. Một ngân hàng có đủ vốn, chất lượng tín dụng tốt nhưng nếu không quan tâm xây dựng chiến lược và phương pháp quản trị thanh khoản tốt hoặc xây dựng thanh khoản không hợp lý, không kiểm soát được khả năng thanh khoản sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản. Rủi ro thanh khoản phát sinh khi ngân hàng có sự thiếu hụt về ngân quỹ để đáp ứng nhu cầu chi trả cho người gửi tiền, thanh toán các khoản nợ đến hạn mà ngân hàng đã vay hay giải ngân cho các hợp đồng tín dụng đã thoả thuận. Những nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro thanh khoản, đó là: - Ngân hàng quá chú trọng đến lợi nhuận nên đầu tư vào những tài sản sinh lời quá mức, chưa quan tâm đến công tác quản trị thanh khoản. - Xuất hiện những biến cố bất thường như khách hàng mất niềm tin vào khả năng chi trả của ngân hàng hay do những tin đồn thất thiệt có dụng ý xấu. - Do hiệu ứng dây chuyền, một ngân hàng phá sản, khách hàng của ngân hàng khác sẽ đổ xô đến ngân hàng để rút tiền. - Do ảnh hưởng trực tiếp của các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, ngoại hối, thị trường... Trong các loại nguồn vốn huy động thì tiền gửi thanh toán có độ rủi ro lớn nhất, tiền gửi không kỳ hạn có rủi ro cao hơn tiền gửi có kỳ hạn và các loại giấy tờ có giá. Nếu khối lượng các loại tiền gửi thanh toán và tiền gửi không kỳ hạn càng lớn thì nguy cơ rủi ro là rất cao. Do ngân hàng không biết trước được khách hàng sẽ gửi bao nhiêu cũng như không biết khi nào sẽ chi trả cho khách hàng và chi trả bao nhiêu. Khi khách hàng đến rút tiền gửi không kỳ hạn, ngân hàng không được quyền từ chối, nếu vào thời điểm đó ngân hàng không dự trữ đủ tiền, ngân hàng sẽ gặp rủi ro trong thanh khoản. Việc ngân hàng mất khả năng thanh khoản, bị phá sản có ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế, đến đời sống xã hội và cả chế độ chính trị của mỗi quốc gia. Vì vậy, trong luật lệ ngân hàng của các nước đều được quy định rất cụ thể, chặt chẽ các yêu cầu về đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng. ở Việt Nam, Luật các TCTD quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn và buộc các TCTD phải duy trì, trong đó có tỷ lệ về khả năng chi trả. Luật các TCTD quy định: “Khả năng chi trả được xác định bằng tỷ lệ giữa tài sản “Có” có thể thanh toán ngay so với các loại tài sản “Nợ” phải thanh toán tại một thời điểm nhất định của tổ chức tín dụng” [19, tr.22]. 1.2.2. Lãi suất Cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng diễn ra vừa đa dạng, vừa phức tạp và quyết liệt; không chỉ giữa các NHTM mà còn có các định chế tài chính khác; không chỉ cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ sản phẩm tài chính mà còn trong yếu tố lãi suất (mặc dù lãi suất không phải là yếu tố cạnh tranh). Lãi suất là một trong những yếu tố của chi phí huy động vốn (ngoài các chi phí khác như tuyên truyền, quãng cáo, quản lý...); các ngân hàng đặc biệt quan tâm đến chi phí huy động vốn, bởi vì trong các khoản mục chi phí thì đây là loại chi phí lớn nhất đối với hầu hết các ngân hàng. Tuy nhiên, việc xác định chi phí đối với nguồn vốn huy động sẽ giúp cho nhà quản trị nguồn vốn có cơ sở để định giá các dịch vụ tài chính, bao gồm xác định lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay. Nếu chi phí huy động vốn cao thì khả năng sinh lời sẽ giảm nhưng nguồn vốn sẽ ổn định và tăng; ngược lại, nếu chi phí huy động vốn thấp thì khả năng sinh lời tăng nhưng khả năng thu hút và duy trì nguồn vốn ổn định lại thấp. Việc xác định một chính sách huy động vốn hấp dẫn, linh hoạt và hợp lý là hết sức cần thiết, có ý nghĩa quyết định đến quy mô nguồn vốn để đảm bảo khả năng sinh lời tăng, đảm bảo sự tăng trưởng và ổn định của nguồn vốn huy động. 1.2.3. Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng xảy ra khi có sự sai hẹn của người đi vay trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng (bao gồm cả gốc và lãi). Rủi ro tín dụng không tác động trực tiếp đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng mà tác động một cách gián tiếp thông qua việc tác động đến khả năng thanh khoản. Nếu các khoản nợ quá hạn tồn đọng cao, tổn thất tín dụng cao sẽ làm giảm nguồn thanh khoản của ngân hàng và tất nhiên việc đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi có thể không thực hiện được. Ngân hàng huy động vốn là để cho vay, nếu cho vay không hiệu quả, không thu được nợ vay thì ngân hàng sẽ không có tiền để chi trả cho những khoản tiền gửi khi khách hàng đến rút. Bên cạnh việc mở rộng cho vay nhằm đem lại lợi nhuận thì các ngân hàng cũng có chính sách tín dụng thích hợp, cố gắng phân tán giảm thiểu rủi ro liên quan đến hoạt động cho vay bằng cách: sàng lọc và giám sát khách hàng vay, quy định các mức cho vay, thế chấp và hạn chế tín dụng... Ngoài ra, NHTW còn có quy định cho phép các NHTM được trích lập quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp cho các khoản tín dụng tổn thất, mua bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền. Các giải pháp trên đã giúp cho các ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng, góp phần bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền, tao được niềm tin của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng. Đối với các nhà quản trị ngân hàng, vấn đề khó khăn là lựa chọn nguồn vốn để huy động. Chi phí huy động vốn và rủi ro của nguồn vốn huy động tương quan tỷ lệ nghịch với nhau, nguồn vốn huy động có chi phí cao có thể có rủi ro thấp và ngược lại những nguồn vốn huy động có chi phí thấp lại có thể có rủi ro cao cho ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng cần xem xét tính chất rủi ro của từng loại nguồn vốn để huy động, vừa đáp ứng đủ trong việc đầu tư cho vay và có lợi nhuận, vừa đảm bảo yêu cầu thanh khoản và nhu cầu chi trả kịp thời cho người gửi tiền. 1.2.4. Các yếu tố khác - Cơ sở vật chất, mạng lưới của ngân hàng: cơ sở vật chất là yếu tố đầu tiên để khách hàng đặt niềm tin vào ngân hàng. Một trụ sở khang trang, bề thế, có trang bị tiện nghi hiện đại tạo cho dân chúng một hình ảnh giàu có của ngân hàng. Các ngân hàng có nhiều chi nhánh được bố trí thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch sẽ tạo điều kiện thu hút khách hàng yên tâm gửi tiền vào ngân hàng ngày càng nhiều hơn. - Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng: phong phú, đa dạng, có nhiều tiện ích đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ khuyến khích khách hàng sử dụng nhiều hơn. - Đội ngũ nhân viên ngân hàng: Đội ngũ nhân viên trực tiếp giao dịch với khách hàng phải trung thực, niềm nở, có trình độ không chỉ trong lĩnh vực ngân hàng mà còn phải có kiến thức tổng hợp, biết các lĩnh vực khác để tư vấn, thuyết phục khách hàng là cần thiết. Song, sự quen biết, thân thích với khách hàng bao giờ cũng rất quan trọng, khách hàng có thể đem tiền của mình đến gửi cho ngân hàng và khách hàng cũng có thể rút vốn khỏi ngân hàng, làm giảm uy tín, hình ảnh của ngân hàng. - Các chính sách cơ bản của ngân hàng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Các ngân hàng phải đưa ra được những mục tiêu kinh doanh nhất quán, lâu dài; xây dựng chiến lược, chính sách cơ bản của mình (chính sách con người, chính sách khách hàng, chính sách tín dụng...), vấn đề là các chiến lược, chính sách đó có phù hợp hay không và được thực hiện như thế nào trong quá trình kinh doanh. Một chính sách cho vay năng động, hiệu quả với nhiều phương thức cho vay, lãi suất đa dạng, thủ tục nhanh gọn tạo thuận lợi cho khách hàng là điều kiện thu hút vốn vào ngân hàng, bởi vì những người gửi tiền sẽ trở thành những người vay tiền của ngân hàng hay ngược lại, khi những ý tưởng và ham muốn kinh doanh của họ hình thành. Chính sách khách hàng phải luôn được các ngân hàng quan tâm từ việc tiếp cận, thu hút khách hàng ban đầu đến việc duy trì và phát triển lâu dài đối với khách hàng truyền thống của mình. Việc khai thác các khía cạnh tâm lý việc thu hút khách hàng trong quan hệ giao dịch đến trong cuộc sống đời thường của khách hàng có tác dụng rất lớn; do đó các khó khăn, vướng mắc giữa khách hàng và ngân hàng sẽ được giải quyết có tình, có lý, vừa đạt ý muốn của ngân hàng vừa làm vừa lòng khách hàng. 1.3. Vai trò của vốn huy động trong việc phát triển kinh tế - xã hội 1.3.1. Vốn tiền tệ là điểm xuất phát của mọi hoạt động kinh doanh Khi nghiên cứu về quá trình lưu thông của tư bản, Các Mác đã đưa ra công thức vận động của tư bản công nghiệp - TLSX T - H ... SX...H’ - T’ - SLĐ ở tuần hoàn này, điểm xuất phát là T và điểm kết thúc là T’(T’>T). T (vốn tiền tệ) là phương tiện ứng ra trong lưu thông, T’ là mục đích đạt được trong lưu thông của tư bản tiền tệ, còn sản xuất chỉ là khâu trung gian. Như vậy, trong kinh tế hàng hoá vận động của vốn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng đều lấy tiền tệ làm điểm xuất phát của sự biến hoá. Qua đây chúng ta thấy rằng: hình thái tuần hoàn của tư bản tiền tệ là phương thức vận động của vốn tiền tệ trong nền sản xuất hàng hoá nói chung chứ không phải chỉ riêng trong nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Nghĩa là, vốn tiền tệ trong nền sản xuất hàng hoá vận động theo tuần tự: trước tiên, vốn tiền tệ phải là điểm xuất phát, được ứng ra với tư cách là giá trị trong hình thái tiền dùng để chuyển hoá thành giá trị dưới hình thái các yếu tố của quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất là quá trình tiêu dùng tư liệu sản xuất và sức lao động tạo ra sản phẩm hàng hoá (làm tăng giá trị), cuối cùng bán sản phẩm hàng hoá để thu về một lượng tiền lớn hơn lượng tiền ứng ra ban đầu. Nhưng nếu xét theo một khía cạnh khác thì lưu thông hàng hoá ( bao gồm tư liệu sản xuất, sức lao động và hàng hoá thành phẩm) quyết định lưu thông vốn tiền tệ. Ngược lại, lưu thông của vốn tiền tệ có tác động mạnh mẽ đến lưu thông hàng hoá, nghĩa là lưu thông tiền tệ có thể làm cho lưu thông hàng hoá trôi chảy, do đó cũng làm cho vòng tuần hoàn vốn nhanh hơn, nhưng nó cũng có thể làm cho lưu thông hàng hoá bị ách tắc bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong quá trình sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất, sức lao động là hai nhân tố quyết định trực tiếp đến việc chế tạo ra sản phẩm hàng hoá, trong đó việc bảo tồn giá trị của tư liệu sản xuất và tạo giá trị mới lớn hơn là do lao động sống quyết định. Trên thực tế, dù kinh doanh ở bất kỳ ngành nào thuộc lĩnh vực nào, các nhà đầu tư hoặc phải ứng trước một lượng vốn tiền tệ do tích luỹ được, hoặc phải huy động vốn tiền tệ từ các nguồn khác nhau trong xã hội, trên cơ sở đó mới tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh. 1.3.2. Vốn huy động có tính quyết định đến phát triển kinh tế - xã hội Vốn là một trong những yếu tố có tầm quyết định đối với hoạt động của nền kinh tế quốc dân, là điều kiện quan trọng nhất góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn huy động của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM huy động được dùng để cho vay, đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ tài chính khác. Ngân hàng là một lĩnh vực không thể tách rời với tổng thể chung của nền kinh tế, hoạt động ngân hàng gắn bó hết sức mật thiết, hỗ trợ cho nền kinh tế phát triển. Nghiệp vụ huy động vốn giữ vai trò rất quan trọng không chỉ đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn có vai trò to lớn trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Vốn là một trong những tiền đề quan trọng trong tái sản xuất mở rộng, là điều kiện tiên quyết để tiến hành sản xuất trong từng doanh nghiệp cũng như trong toàn nền sản xuất xã hội. Sự tích tụ, tập trung một lượng tiền tương ứng với quy mô đầu tư sản xuất hàng hoá là điều kiện để tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Sản xuất phát triển đạt hiệu quả cao, đến lượt nó, lại là cơ sở vững chắc cho quá trình tích luỹ vốn dồi dào. Trong các kênh tập trung và đầu tư vốn cho nền kinh tế, NHTM là kênh chu chuyển vốn hiệu quả nhất, ít tốn kém nhất. Thông qua NHTM, những đồng vốn riêng lẻ, nhàn rỗi trong xã hội sẽ được tập trung thành nguồn vốn lớn, đáp ứng nhu cầu đầu tư của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất , lưu thông hàng hoá và phát triển kinh tế - xã hội cụ thể như: - Cho vay các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình để phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn đã làm nảy sinh nhu cầu vốn. Có thể nói nguồn vốn ngân hàng có sức lan toả rộng vào mọi tầng lớp dân cư, đã đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn và hình thành nên thị trường vốn trong nền kinh tế thị trường. Nguồn vốn của ngân hàng cho các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình vay đã tác động tích cực đến việc khai thác các thế mạnh, tiềm năng của đất nước, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, giúp các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh, chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân góp phần xoá được đói, giảm được nghèo, đồng thời vươn lên làm giàu, tạo động lực nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. - Cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng, cho vay đi lao động nước ngoài Nguồn vốn của ngân hàng còn tạo điều kiện giúp cho các cá nhân và hộ gia đình vay vốn để giải quyết các nhu cầu về đời sống, học hành, tiêu dùng như mua sắm phương tiện đi lại, đồ dùng sinh hoạt gia đình, sửa chửa nhà ở...nhằm không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, đồng thời còn giải quyết cho vay đi lao động nước ngoài góp phần giải quyết công ăn, việc làm và tăng nguồn thu nhập từ nước ngoài chuyển về. Với đường lối đổi mới và chính sách mở cửa của Đảng, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trong cả nước, nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh ngày càng tăng, đòi hỏi các ngân hàng phải có nguồn vốn lớn tương xứng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, góp phần phục vụ quá trình CNH, HĐH và phát triển kinh tế - xã hội một cách ổn định và vững chắc. Chương 2 thu hút vốn huy động để phát triển kinh tế - xã hội tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên phước, tỉnh Quảng Nam trong những năm vừa qua 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Tiên Phước là một huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam, nằm cách trung tâm tỉnh lỵ thành phố Tam Kỳ 25km về phía Tây, phía Bắc giáp với huyện Thăng Bình và Quế Sơn, phía Nam giáp huyện Bắc Trà My, phía Đông giáp huyện Phú Ninh, phía Tây giáp huyện Hiệp Đức. Huyện Tiên phước có 14 xã và 01 thị trấn, trong đó có 14 xã miền núi. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện: 45.322ha, trong đó đất nông nghiệp 7.760ha, đất lâm nghiệp 20.694ha, đất phi nông nghiệp 4.611ha, đất chưa sử dụng 12.239ha. Địa hình toàn huyện mang nét đặc trưng của địa hình đồi núi, phức tạp và có độ chia cắt lớn, bao gồm 03 dạng địa hình cơ bản sau: - Địa hình đồi núi: chiếm 55% diện tích tự nhiên của huyện, phân bổ chủ yếu ở phía Tây, Tây Nam và phía Bắc của huyện, nằm ở khu vực tiếp giáp với huyện Hiệp Đức và huyện Bắc Trà My trên địa bàn các xã Tiên Lãnh, Tiên Ngọc, Tiên Hiệp, Tiên Cảnh. - Địa hình gò đồi: dạng địa hình này chiếm khoảng 25% diện tích tự nhiên, địa hình phổ biến là những dãy đồi thấp, bát úp hoặc lượn sóng, có độ cao trung bình từ 100 - 200m, tập trung ở các khu vực tiếp giáp với địa hình đồi núi. Phần lớn diện tích các khu vực gò đồi đã được sử dụng trồng các loại cây lâu năm như quế, tiêu và các loại cây ăn quả khác. - Địa hình bậc thang thấp trũng: chiếm khoảng 20% diện tích tự nhiên, bao gồm các khu vực địa hình bậc thang nhỏ hẹp và phân tán, càng về phía trung tâm huyện và phía đông, địa hình bậc thang thấp có xu hướng mở rộng và tập trung hơn, độ dốc cũng giảm dần, phần lớn diện tích này đã dược sử dụng trồng hoa màu và lúa nước. Về khí hậu, thời tiết: ngoài ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới, gió mùa, huyện Tiên Phước còn có những nét đặc trưng riêng, đó là: một năm chia làm hai mùa khá rõ rệt, mùa khô bắt đầu từ tháng 3, kết thúc vào tháng 8, nhiệt độ cao nhất vào các tháng 5, 6, 7. Tháng 7 thường có gió Tây - Nam khô nóng. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9, kết thúc vào tháng 11, mưa lớn thường xảy ra vào tháng 10, 11. Từ tháng 12 đến tháng 2 là thời kỳ chuyển tiếp giữa mùa mưa và mùa khô, hai tháng này thường có gió bấc rét lạnh, rồi chuyển sang khô hanh vào cuối tháng 2. Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 26,5 độ, lượng mưa khoảng 3.070mm, độ ẩm không khí trung bình từ 82 - 85%. Về hệ thống thuỷ văn: trên địa bàn có 04 sông chính là sông Tranh, sông Khang, sông Tiên, sông Trạm và một số sông suối nhỏ khác. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Toàn huyện có 15.961 hộ, 74.779 người, trong đó dân số khu vực nông thôn là 67.401 người, chiếm 90,13%, dân số khu vực đô thị là 7.378 người, chiếm 9,87%. Số lao động trong độ tuổi là 36.534 người, trong đó có khả năng lao động là 29.063 người, không có khả năng lao động là 7.471 người. Mật độ dân số trung bình 164 người/km2, tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị với mật độ 887 người/km2. Kết quả trong năm 2005, tốc độ tăng trưởng của huyện là 8%, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 132.373 triệu đồng, tăng 4,8%, trồng rừng hằng năm 700ha, cải tạo vườn tạp 200ha, giá trị ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 11.375 triệu đồng, tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng 15%. Với cơ cấu kinh tế của huyện là nông - lâm nghiệp - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - thương mại - dịch vụ. Trong những năm gần đây, trên địa bàn huyện kinh tế vườn, kinh tế trang trại được phát triển rộng khắp, người dân đã chú trọng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đã tiến hành đầu tư những cây trồng, vật nuôi đạt hiệu quả cao như: trồng cỏ kết hợp chăn nuôi bò, nuôi cá nước ngọt, trồng cây lấy gỗ và các loại cây có giá trị như tiêu, quế, bòn bon... và các dự án đầu tư trên lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo công ăn việc làm và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện. Với những đặc điểm về tự nhiên - kinh tế - xã hội nêu trên đã tạo nên những thuận lợi và khó khăn đến quá trình hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, đặc biệt là việc thu hút vốn huy động để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyệnTiên Phước, tỉnh Quảng Nam: * Những thuận lợi: Nhìn chung, vị trí địa lý của huyện tương đối thuận lợi do nằm ở vùng tiếp giáp với thành phố tỉnh lỵ Tam Kỳ, là đầu mối giao lưu kinh tế, hàng hoá quan trọng giữa vùng đồng bằng và miền núi phía Tây, có hệ thống giao thông thuận lợi. Điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng và vật nuôi, đặc biệt là phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như quế, tiêu, bòn bon, các loại cây ăn quả, sản xuất lâm nghiệp và phát triển trang trại. Có lực lượng lao động dồi dào, chịu khó. Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh bằng cơ chế, chính sách thích hợp. Đời sống của các tầng lớp dân cư trong huyện ngày càng được cải thiện, số hộ đói nghèo ngày càng giảm, số hộ sản xuất kinh doanh giỏi ngày càng tăng. Từ đó có điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội một cách vững chắc, đảm bảo thực hiện tốt sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn, tạo động lực thúc đẩy công tác huy động vốn của ngân hàng. * Những hạn chế ảnh hưởng công tác huy động vốn Địa hình chia cắt phức tạp gây khó khăn trong việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng và bố trí sản xuất. Địa hình đồi núi, độ dốc lớn, mức độ chia cắt mạnh gây nên những hiện tượng xói lỡ, bào mòn nghiêm trọng. Đồng ruộng nhỏ hẹp, manh mún, đất đai nghèo dinh dưỡng khó khăn cho sản xuất cơ giới hoá trong nông nghiệp cũng như phát triển hệ thống thuỷ lợi. Do địa hình của huyện miền núi, kết cấu hạ tầng còn yếu kém, tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy cao, song điểm xuất phát quá thấp, quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn chậm, năng suất chưa cao, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật chưa đồng đều. Tiềm năng về đất đai, lao động, nghề truyền thống, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chưa được đầu tư khai thác có hiệu quả. Vai trò của công nghiệp tác động, thúc đẩy nông nghiệp phát triển còn hạn chế, còn bị động trong việc tiêu thụ nông sản phẩm. Những khó khăn trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng quy mô hoạt động, khả năng thu hút vốn huy động để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. 2.2. Quá trình hình thành, phát triển của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên phước, tỉnh Quảng Nam Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, là đơn vị trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, là NHTMQD chủ lực trên địa bàn, trong thời gian qua hoạt động của Chi nhánh đã có nhiều đóng góp đáng kể cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Có thể nhận xét sự trưởng thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam được thể hiện tóm tắt qua các giai đoạn sau: - Giai đoạn từ 1975 đến 1987: Nhiệm vụ chủ yếu của chi nhánh là thu chi tiền mặt, thực hiện công tác thanh toán, huy động tiền gửi để cho vay, chủ yếu là cho vay đối với các đơn vị kinh tế quốc doanh, tập thể và tập trung ưu tiên cho vay thu mua nông sản thực phẩm, hàng xuất khẩu, trong giai đoạn này chức năng kinh doanh của ngân hàng chưa chú trọng đúng mức mà chỉ quan tâm đến chức năng quản lý, đặc biệt là quản lý tiền mặt. - Thời kỳ từ 1988 đến 1990: Đây có thể nói là giai đoạn đầu phát triển của ngân hàng nông nghiệp huyện Tiên Phước, kể từ khi có Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của HĐBT (nay là Chính Phủ), chính thức chuyển hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập, trở thành hệ thống ngân hàng hai cấp. Trong giai đoạn này hệ thống ngân hàng đã từ bỏ cơ chế bao cấp sang tập dượt kinh doanh đã tạo điều kiện từng bước phục hồi nền kinh tế. Tuy nhiên do hậu quả nặng nề của thời kỳ bao cấp, sự non kém của ngân hàng chuyên doanh đã làm cho hệ thống ngân hàng bị suy yếu và mất uy tín nghiêm trọng. Chính sách tiền tệ mới chưa được định hướng rõ ràng và những công cụ thực hiện chính sách đó hầu như chưa có. Môi trường pháp lý chung cho hoạt động của ngân hàng chưa đảm bảo. Các phương thức, sản phẩm tín dụng và nghiệp vụ kinh doanh của các ngân hàng chưa được đổi mới, đa dạng và triển khai thực hiện có hiệu quả. Các công cụ giám sát, thanh tra, kiểm soát hoạt động của ngân hàng hết sức yếu kém, không đảm bảo an toàn cho người gửi tiền và kể cả an toàn cho hệ thống ngân hàng. Giai đoạn này biên chế của Chi nhánh có đến 51 cán bộ - công nhân viên, nhưng đến năm 1990 giảm xuống còn có 38 cán bộ - công nhân viên. Nguồn vốn huy động đến cuối năm 1990 chỉ có 317 triệu, dư nợ cho vay 487 triệu đồng, trong đó đó nợ quá hạn chiếm đến 78%, rủi ro tín dụng rất lớn, nhiều món vay mất khả năng thu hồi, phần lớn các khoản vay là của các đơn vị kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể.tín dụng tư nhân cá thể chiếm tỷ trọng rất ít. - Giai đoạn từ tháng 11 năm 1990 đến tháng 10 năm 1996: Tháng 5 năm 1990, HĐNN đã công bố hai pháp lệnh: Pháp lệnh về NHNN và Pháp lệnh về Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính, có hiệu lực từ tháng 10 năm 1990. Ngày 14 tháng 11 năm 1990, NHNo Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 400/CT của Chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng Chính phủ), trên cơ sở đó NHNo huyện Tiên Phước cũng được hình thành, bên cạnh đó đó sự ra đời của kho bạc nhà nước huyện đã làm cho chức năng kinh doanh, vai trò tín dụng của ngân hàng được thể hiện rõ nét hơn trước. Đặc biệt, trong giai đoạn này có hai sự kiện đã củng cố, tạo đà phát triển cho hoạt động của NHNo huyện Tiên Phước và làm tăng thêm uy tín cho Chi nhánh, đó là: + Chỉ thị 202/CT ngày 28 tháng 6 năm 1991 Chủ Tịch HĐBT (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc cho vay trực tiếp kinh tế hộ, làm cơ sở để NHNo Việt Nam ban hành văn bản số 499 A-TDNT ngày 02 tháng 9 năm 1993 quy định biện pháp cho vay hộ sản xuất. + Năm 1994, NHNo huyện Tiên Phước đã tiến hành thực hiện nghiệp vụ cho vay xoá đói giảm nghèo, tạo tiền đề cho Ngân hàng phục vụ người nghèo (nay là Ngân hàng chính sách xã hội) hình thành và đi vào hoạt động để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách thiếu vốn sản xuất. Giai đoạn này kinh tế huyện Tiên Phước đã bắt đầu có chuyển biến tích cực theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, phá bỏ dần thế thuần nông, độc canh bằng việc xây dựng và đưa vào thực hiện sâu rộng đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi”, từ đó đời sống của nhân dân trong huyện từng bước được cải thiện. Việc ra đời chính sách cho vay hộ sản xuất, phát triển nông - lâm - ngư - diêm nghiệp và kinh tế nông thôn đã thực sự là chiếc cầu nối giữa NHNo với nông dân, NHNo đã giúp nông dân và nông dân đã giúp NHNo. - Giai đoạn từ năm 1997 đến nay; Thực hiện chức năng, nhiệm vụ mới của NHNo&PTNT trước yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, ngày 15 tháng 10 năm 1996 Thống đốc NHNN Việt Nam đã có quyết định số 280/QĐ-NH5 về việc thành lập NHNo&PTNT Việt Nam trên cơ sở NHNo Việt Nam, cùng thời điểm này, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) được chia thành hai địa giới hành chính là thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam trực thuộc trung ương. Ngày 02 tháng 6 năm 1998, Thống đốc NHNN Việt Nam có quyết định số 198/1998/NHNN-15 về việc thành lập lại các Chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Trong thời gian này, môi trường kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam ngày càng hoàn thiện hơn, số lượng cán bộ viên chức trong đơn vị cũng được tinh gọn, đảm bảo chất lượng và hiệu quả hơn, năm 1997 có 10 cán bộ viên chức, đến nay là 12 cán bộ viên chức, trong đó có 03 cán bộ hợp đồng. Về mô hình tổ chức bộ máy của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước Căn cứ quy chế tổ chức hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam ban hành theo Quyết định số 454/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24 tháng 12 năm 2004 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam thì Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước (Chi nhánh cấp 2) là đơn vị phụ thuộc đơn vị thành viên NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam (Chi nhánh cấp 1). Về cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Chi nhánh bao gồm: - Giám đốc. Giám đốc Chi nhánh cấp 3 Phó Giám đốc Phòng Tín dụng Phòng Kế toán ngân quỹ Phòng Hành chính nhân sự Phòng Giao dịch Phó Giám đốc - Các phó giám đốc. - Các phòng nghiệp vụ: Phòng Tín dụng; Phòng Kế toán-ngân quỹ; Phòng Hành chính-nhân sự. - Chi nhánh cấp 3. - Phòng Giao dịch. Chi nhánh có các nhiệm vụ như sau: * Huy động vốn: + Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hinh thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. + Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của NHNo&PTNTViệt Nam. + Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. + Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụ khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. * Cho vay: + Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp uỷ quyền. + Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ,, đời sống cho các tổ chức, cá nhân và hộ sản xuất thuốc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp uỷ quyền. + Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm: - Cung ứng các phương tiện thanh toán - Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng - Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ - Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng - Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN và của NHNo&PTNT Việt Nam. * Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác; Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng theo Luật các TCTD, bao gồm: thu, phát tiền mặt; mua bán vàng bạc; máy rút tiền tự động dịch vụ thẻ; két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các loại giầy tờ có giá khác, thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác được Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam cho phép. * Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, thẩm định các dự án tín dụng vượt quyền phán quyết; trình Chi nhánh cấp trên quyết định. * Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối khi được Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam cho phép. * Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. * Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định. * Tổ chức thực hiện việc phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh phù hợp với kế hoach kinh doanh của Chi nhánh cấp trên và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. * Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của giám đốc Chi nhánh cấp trên. * Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quãng cáo, tiếp thị phục vụ trực tiếp cho việc kinh doanh của Chi nhánh cũng như việc quãng bá thương hiệu của NHNo&PTNT Việt Nam. * Thực hiện các nhiệm vụ khác được giám đốc Chi nhánh cấp trên giao. 2.3. Thực trạng thu hút vốn huy động để phát triển kinh tế - xã hội tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Phước 2.3.1. Tình hình thu hút vốn huy động 2.3.1.1. Về hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Phước Là NHTM hoạt động kinh doanh trên địa bàn ở huyện miền núi, cho nên nông dân là người bạn đồng hành, nông thôn là thị trường cần khai thác trên tinh thần hợp tác và cùng có lợi. Với quan điểm đó, trong thời gian qua Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước luôn bám sát các chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đã thực hiện tốt việc xã hội hoá công tác ngân hàng, chủ động mọi nguồn vốn để đầu tư, cho vay đầy đủ, kịp thời các nhu cầu vốn đầu tư cho các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi góp phần phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện. Kết quả hoạt động của Chi nhánh được thể hiện trên một số lĩnh vực chủ yếu sau: Cùng với sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động (đến 30/6/2006 đạt 43.685 triệu dồng, tăng 19.751 triệu so với năm 2001, tỷ lệ tăng 82,52%), quy mô cho vay cũng ngày càng tăng lên (đến 30/6/2006 dư nợ cho vay đạt 31.975 triệu đồng, tăng 15.722 triệu so với năm 2001, tỷ lệ tăng 96,73%, trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 13.091 triệu đồng, tăng 7.324 triệu, tỷ lệ tăng 127%, dư nợ trung, dài hạn đạt 18.884 triệu đồng, tăng 8.398 triệu, tỷ lệ tăng 80%) [xem bảng 2.1, 2.6]. Qua số liệu trên chứng tỏ Chi nhánh đã quan tâm đến việc mở rộng quy mô hoạt động, tăng trưởng nguồn vốn huy động cũng như dư nợ tín dụng. Tốc độ thu hút vốn huy động loại trung, dài hạn tuy có tăng cao nhưng lại chiếm tỷ trọng rất thấp với nguồn vốn huy động, trong khi đó, dư nợ tín dụng trung, dài hạn của chi nhánh luôn phải tăng trưởng cao nên phải sử dụng từ nguồn vốn huy động ngắn hạn và cân đối từ nguồn của ngân hàng cấp trên mới đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Với phương châm “đi vay để cho vay”, hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước trong những năm qua luôn xác định nông thôn là thị trường cho vay, nông nghiệp là đối tượng cho vay, nông dân là khách hàng chủ yếu, đo đó đã đầu tư đầy đủ, kịp thời các nhu cầu vốn vay trên địa bàn góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế – xã hội của huyện, cụ thể: - Cho vay cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại với các loại cây chủ yếu như: tiêu, quế, dó bầu... và các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. - Cho vay phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo các chương trình, dự án của địa phương. - Cho vay phát triển ngành nghề ở nông thôn. - Cho vay phục vụ các nhu cầu về đời sống, tiêu dùng, học hành sủa chửa nhà ở... - Cho vay đi lao động nước ngoài.. Bảng 2.1: So sánh tình hình sử dụng vốn với nguồn vốn huy động Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 30/6/ 2006 1. Tổng dư nợ 16.253 19.101 21.673 25.172 30.384 31.975 - Ngắn hạn 5.767 8.351 9.663 12.404 12.704 13.091 - Trung, dài hạn 10.486 10.750 12.010 12.768 17.680 18.884 2. Vốn huy động 23.934 28.337 30.291 34.629 38.309 43.685 - Ngắn hạn 20.059 21.145 23.211 26.064 30.229 35.898 - Trung, dài hạn 3.875 7.192 7.080 8.565 8.080 7.787 Nguồn: NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, tháng 6/2006. 23 93 4 56 44 28 33 7 90 65 30 29 1 95 65 34 62 9 12 78 7 38 30 9 16 72 3 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 2001 2002 2003 2004 2005 BiÓu ®å sè 2.1-nguå n vè n huy ®é ng Tæng nguån H§ tõ d©n c- TriÖu ®ång 16 25 3 19 10 1 21 67 3 25 17 2 30 38 4 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 2001 2002 2003 2004 2005 BiÓu ®å sè 2.2. d- nî TriÖu ®ång Nguồn: NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, tháng 6/2006 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng qua các năm STT Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005 6tháng 2006 1 Doanh số chovay Triệuđồn g 9.640 10.070 12.813 17.008 25.040 9.835 2 Số lượt hộ vay lượt hộ 1.312 1.263 1.482 1.409 2.698 957 3 Doanh số thu nợ triệu đồng 7.274 10.241 13.447 19.828 8.244 4 Dư nợ triệu đồng 16.253 19.101 21.673 25.172 30.384 31.975 5 Số hộ còn dư nợ Hộ 3.965 4.328 4.199 4.031 3.706 3.618 6 Nợ xấu triệu đồng 59 17 73 26 31 24 7 Tỷ lệ nợ xấu/ Dư nợ % 0,36 0,09 0,34 0,10 0,10 0,08 Nguồn: NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, tháng 6/2006 Qua bảng 2.2 cho thấy: với đối tượng đầu tư hầu hết là hộ sản xuất để phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, chăn nuôi...(chiếm trên 95% dư nợ cho vay của Chi nhánh), từ năm 2001 đến 30/6/2006 Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước đã giải quyết cho 9.121 lượt hộ vay với số tiền là 84.806 triệu đồng, bỡnh quõn mỗi hộ vay 9,3 triệu đồng, doanh số thu nợ là 64.607 triệu đồng, đến 30/6/2006 dư nợ là 31.975 triệu đồng với số hộ còn dư nợ là 3.618 hộ, bình quân mỗi hộ dư nợ là 8,8 triệu đồng. Do thực hiện tốt công tác thẩm định, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, cho nên hầu hết vốn vay đều được sử dụng đúng mục đích, phát huy được hiệu quả, trả nợ tiền vay (gốc, lãi) đảm bảo đúng kỳ hạn được quy định, cho nên tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ phát sinh và chiếm tỷ lệ rất thấp (cuối năm 2001 là 59 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,36%, đến 30/6/2006 là 24 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,08% trên tổng dư nợ). Về doanh số thanh toán, doanh số thu chi tiền mặt và kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước từ năm 2001 đến 30/6/2006 luôn tăng trưởng và đảm bảo được các chỉ tiêu kế hoạch được giao, kết quả được thể hiện qua các bảng 2.3, 2.4 và 2.5: Bảng 2. 3: Kết quả công tác thanh toán của Chi nhánh từ năm 2001 đến 30/6/2006 Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 30/6/200 6 Doanh số thanh toán - Số món 2.320 2.894 1.914 1.446 1.867 914 - Số tiền (triệu đồng) 20.612 145.00 0 175.60 2 147.91 0 343.39 5 82.097 Tốc độ tăng so với năm trước (%) 630,5 21,1 - 15,8 132,2 - 76,1 Nguồn: NHNo&PTNT Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, tháng 6/2006 Bảng 2.4: Kết quả thu chi tiền mặt Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 30/6/ 2006 Tổng thu tiền mặt 23.790 30.195 80.683 93.668 136.047 69.789 Tổng chi tiền mặt 59.831 65.163 80.731 93.742 135.803 70.041 Nguồn: NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, tháng 6/2006 Bảng 2.5: Kết quả tài chính Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 30/6/ 2006 *Tổng thu nhập 2.139 2.514 2.997 2.637 4.655 2.549 Tốc độ tăng so năm trước (%) 17,5 19,2 - 12 76,5 - 45,2 * Tổng chi phí 1.506 1.842 1.616 1.554 3.084 1.547 Tốc độ tăng so năm trước (%) 22,3 - 12,3 - 3,8 98,5 - 49,8 Chênh lệch (Thu - Chi) 633 672 1.381 1.083 1.571 1.002 Tốc độ tăng so năm trước (%) 6,2 105,5 - 21,6 45 - 36,2 Nguồn: NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, tháng 6/2006 96 40 55 73 10 07 0 72 74 12 81 3 10 24 1 17 00 8 13 44 7 25 04 0 19 82 8 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 2001 2002 2003 2004 2005 BiÓu ®å sè 2.3 -do a nh sè c ho va y vµ thu n î DS cho vay DS thu nî TriÖu ®ång 20612 145000 175602 147910 343395 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 2001 2002 2003 2004 2005 BiÓu ®å sè 2.4 -Do anh Sè t ha nh t o ¸ n k h« ng d ï ng t iÒn mÆt TriÖu ®ång Nguồn: NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, tháng 6/2006. 23 79 0 59 83 1 30 19 5 65 16 3 80 68 3 80 73 1 93 66 8 93 74 2 13 60 47 13 58 03 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 2001 2002 2003 2004 2005 BiÓu ®å sè 2. 5 - t hu chi t iÒn mÆt tæng thu tæng chi TriÖu ®ång Nguồn: NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, tháng 6/2006. 21 39 15 06 63 3 25 14 18 42 67 2 29 97 16 16 13 81 26 37 15 54 10 83 46 55 30 84 15 71 0 1000 2000 3000 4000 5000 2001 2002 2003 2004 2005 BiÓu ®å sè 2. 6 -t hu nhËp chi phÝ Thu nhËp chi phÝ Chªnh lÖch TriÖu ®ång Nguồn: NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, tháng 6/2006 2.3.1.2. Về thu hút vốn huy động Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, công tác huy động vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đã đạt được nhiều kết quả to lớn, liên tục tăng trưởng vững chắc và mang tính ổn định cao trong nhiều năm. Ngoài các hình thức huy động mang tính chất truyền thống như tiết kiệm, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi..., Chi nhánh còn áp dụng các hình thức huy động mới như: tiền gửi tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng...,đồng thời thường xuyên nâng cao chất lượng tiện ích ngân hàng. Điều này thể hiện sự lựa chọn đúng đắn các hình thức huy động vốn của ngân hàng và phù hợp với nhu cầu của người gửi tiền. Kết quả nguồn vốn huy động của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đến 30/6/2006 là 43.685 triệu đồng, tăng 5.556 triệu đồng, tỷ lệ tăng 14,5% so với cuối năm 2005, trong đó vốn huy động trong dân cư là 20.628 triệu đồng, tăng 3.905 triệu đồng, tỷ lệ tăng 23,4% so với năm 2005 và chiếm tỷ trọng 47,2% trong tổng nguồn vốn huy động [xem bảng 2.6]. Hiện nay, Chi nhánh đang thực hiện các hình thức huy động như sau: - Mở tài khoản tiền gửi cho các doanh nghiệp và cá nhân. - Tiền gửi tiết kiệm: không kỳ hạn, có kỳ hạn 1, 2, 3, 6, 9, 12 tháng và trên 12 tháng. - Tiền gửi tiết kiệm bậc thang: các loại từ 3 - 6 tháng, từ 6 - 9 tháng, từ 9 - 12 tháng, từ 12 đến dưới 24 tháng. - Tiết kiệm gửi góp: kỳ hạn 3, 6, 9, 12 tháng. - Kỳ phiếu các loại kỳ hạn: 3, 6, 9, 12 tháng và trên 12 tháng. - Chứng chỉ tiền gửi dài hạn các loại: 12 , 24 , 36 tháng. Khách hàng được hưởng các lợi ích khi gửi tiền, đó là: + Được phục vụ chu đáo, đảm bảo an toàn, bí mật. + Tiền gửi được hưỏng lãi. + Được cho, tặng, thừa kế, chuyển nhượng sổ tiết kiệm và các loại giầy tờ có giá; được cầm cố các sổ tiết kiệm, kỳ phiếu ngân hàng...để vay vốn tai NHNo&PTNT và các TCTD khác. Ngoài ra, khi gửi tiền khách hàng được tư vấn miễn phí, được tặng quà khuyến mãi, tham gia xổ số dự thưởng tuỳ theo loại hình tiết kiệm công bố theo từng đợt huy động. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2006, Chi nhánh áp dụng các mức lãi suất huy động tiền gửi như sau: *) Tiền gửi tiết kiệm (%/tháng) - Không kỳ hạn 0,25% - Kỳ hạn 01 tháng 0,42% - Kỳ hạn 02 tháng 0,52% - Kỳ hạn 03 tháng 0,57% - Kỳ hạn 04 tháng 0,62% - Kỳ hạn 05 tháng 0,63% - Kỳ hạn 06 tháng 0,65% - Kỳ hạn 07 tháng 0,655% - Kỳ hạn 08 tháng 0,66% - Kỳ hạn 09 tháng 0,665% - Kỳ hạn 10 tháng 0,67% - Kỳ hạn 11 tháng 0,675% - Kỳ hạn 12 tháng 0,70% - Kỳ hạn 18 tháng 0,71% - Kỳ hạn 24 tháng 0,72% *) Tiết kiệm bậc thang - Dưới 3 tháng 0,25% - Từ 3 đến dưới 6 tháng 0,55% - Từ 6 đến dưới 9 tháng 0,63% - Từ 9 đến dưới 12 tháng 0,645% - Từ 12 đến dưới 24 tháng 0,68% *) Kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi - Kỳ hạn 3 tháng 0,57% - Kỳ hạn 6 tháng 0,65% - Kỳ hạn 13 tháng 0,68% - Kỳ hạn 24 tháng 0,76% - Kỳ hạn 36 tháng 0,77% *) Tiền gửi các tổ chức kinh tế (%/Tháng) - Không kỳ hạn 0,20% - Kỳ hạn 01 tháng 0,40% - Kỳ hạn 02 tháng 0,50% - Kỳ hạn 03 tháng 0,55% - Kỳ hạn 04 tháng 0,60% - Kỳ hạn 05 tháng 0,61% - Kỳ hạn 06 tháng 0,65% - Kỳ hạn 07 tháng 0,655% - Kỳ hạn 08 tháng 0,66% - Kỳ hạn 09 tháng 0,665% - Kỳ hạn 10 tháng 0,67% - Kỳ hạn 11 tháng 0,675% - Kỳ hạn 12 tháng 0,70% - Kỳ hạn 18 tháng 0,71% - Kỳ hạn 24 tháng 0,72% Với nhiệm vụ thực thi chính sách tiền tệ của Nhà nước trên địa bàn, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đã tích cực làm tốt công tác xã hội hoá và mở rộng quy mô hoạt động ngân hàng trên địa bàn. Từng bước đa dạng hoá các loại hình nghiệp vụ, đổi mới công nghệ ngân hàng theo hướng ngân hàng hiện đại, tích cực nâng cao chất lượng phục vụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh tiền tệ, góp phần đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Trong những năm qua, mặc dù là một huyện miền núi với địa hình khá phức tạp, hạ tầng cơ sở còn nhiều bất cập, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, lại thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, dịch bệnh, tỷ lệ hộ đói nghèo còn khá cao. Tuy nhiên, với nhiều cố gắng để vượt qua mọi trở lực, kết quả hoạt động qua các năm của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam cơ bản đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch được giao, trong đó công tác thu hút vốn huy động đã đạt được nhiều kết quả rất khả quan, tăng nhanh về khối lượng vốn, thay đổi cơ cấu nguồn vốn hợp lý, đáp ứng kịp thời, đầy đủ mọi nhu cầu vốn vay cho các thành phần kinh tế, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn. Công tác thu hút vốn huy động của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đã có những thay đổi đáng kể cả về số lượng lẫn chất lượng. Điều đó được thể hiện: Nguồn vốn huy động đã tăng trưởng đều qua các năm, đến 30/6/2006 đạt 43.685 triệu đồng, tăng 19.751 triệu đồng so với năm 2001, tỷ lệ tăng 82,5%. Về cơ cấu nguồn vốn huy động cũng có nhiều thay đổi, theo đó tỷ trọng nguồn vồn không kỳ hạn trong tổng nguồn vốn huy động đã giảm dần qua các năm (từ 76,8% năm 2001, đến 30/6/2006 chỉ còn 52,8%), đồng thời tỷ trọng nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn trong tổng nguồn vốn đã được tăng dần (từ 23,2 % năm 2001 tăng lên 47,2% vào thời điểm 30/6/2006). Qua số liệu trên, đã thể hiện được sự nỗ lực của Chi nhánh trong việc thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, làm tốt công tác tuyên truyền, quãng cáo một cách sâu rộng trong các thành phần kinh tế, khu vực dân cư, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đặc biệt chú trọng khai thác nguồn tiền gửi có kỳ hạn, nâng dần tỷ trọng nguồn tiền gửi có kỳ hạn trong tổng nguồn vốn huy động. Bảng 2.6: Nguồn vốn huy động Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 30/6/ 2006 1. Tổng nguồn vốn huy động 23.934 28.337 30.291 34.629 38.309 43.685 - Tốc độ tăng, giảm so năm trước (%) 18,4 6,9 14,3 10,6 14 2. Tiền gửi không kỳ hạn 18.383 19.523 20.845 21.877 21.609 23.071 - Tốc độ tăng, giảm so năm trước (%) 6,2 6,8 5 - 1,2 6,8 - Tỷ trọng trong tổng nguồn vốn (%) 76,8 69 68,8 63,2 56,4 52,8 3. Tiền gửi có kỳ hạn 5.551 8.814 9.446 12.752 16.700 20.614 - Tốc độ tăng, giảm so năm trước (%) 58,8 7,2 35 31 23,4 -Tỷ trọng trong tổng nguồn vốn (%) 23,2 31 31,2 36,8 43,6 47,2 Nguồn: NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, tháng 6/2006 * Về cơ cấu của nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn [xem bảng 2.7] Tiền gửi không kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động, với mức lãi suất tiền gửi tương đối thấp, do đó đã đem lại lợi thế lớn trong hiệu quả kinh doanh nhưng lại có nhược điểm là không ổn định, thường xuyên biến động rất bất thường. Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn tiền gửi không kỳ hạn Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 30/6/ 2006 Tiền gửi không kỳ hạn: Trong đó: 18.383 19.253 20.845 21.877 21.609 23.071 *Tiền gửi kho bạc 16.816 17.575 18.827 17.609 17.839 19.197 - Tỷ trọng (%) 91,5 91,3 90,3 80,5 82,5 83,2 -Tốc độ tăng, giảm so năm trước (%) 4,5 7,1 - 6,5 1,3 7,6 *Tiền gửi tiết kiệm 86 251 119 36 23 14 - Tỷ trọng (%) 0,5 1,3 0,6 0,2 0,1 0,1 -Tốc độ tăng, giảm so năm trước (%) 191,9 - 52,6 - 69,8 - 36,1 - 39,1 * Tiền gửi tài khoản cá 1.481 1.427 1.899 4.232 3.747 3.860 nhân, tổ chức kinh tế- xã hội - Tỷ trọng (%) 8 7,4 9,1 19,3 17,4 16,7 -Tốc độ tăng, giảm so năm trước (%) - 3,7 33 122,8 - 11,5 3 Nguồn: NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, tháng 6/2006 Trong nguồn tiền gửi không kỳ hạn thì nguồn tiền gửi kho bạc luôn chiếm tỷ trọng lớn (thường trên 80%), nhưng xu hướng tỷ trọng của nguồn tiền gửi kho bạc đã giảm dần (từ 91,5% của năm 2001 xuống còn 83,2% thời điểm 30/6/2006), đồng thời tăng tỷ trọng nguồn tiền gửi các tài khoản cá nhân, tổ chức kinh tế - xã hội (từ 8% của năm 2001 lên 16,7% thời điểm 30/6/2006), bên cạnh đó nguồn tiền gửi tiết kiệm không kỳ thường chiếm tỷ trọng rất thấp (0,5% vào năm 2001 và 0,1% thời điểm 30/6/2006). Bảng 2.8: Cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn theo thời gian Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 30/6/ 2006 Tiền gửi có kỳ hạn 5.551 8.814 9.446 12.751 16.700 20.614 * Dưới 1 năm 1.676 1.622 2.366 4.186 8.620 12.827 - Tỷ trọng (%) 30,2 18,4 25 32,9 51,6 62,2 -Tốc độ tăng, giảm so năm trước (%) - 3,2 45,9 76,9 105,9 48,8 * Trên 1 năm 3.875 7.192 7.080 8.565 8.080 7.787 - Tỷ trọng (%) 69,8 81,6 75 67,1 48,4 37,8 -Tốc độ tăng, giảm so năm trước (%) 85,6 - 1,6 21 - 5,7 - 3,6 Nguồn : NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, tháng 6/2006 *Về cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn theo thời gian [xem bảng 2.8] Đối với tiền gửi có kỳ hạn: trong thời gian qua đã tập trung khai thác bằng nhiều giải pháp hữu hiệu cho nên đã đạt được kết quả tương đối khả quan, đến 30/6/2006 tiền gửi có kỳ hạn đạt 20.614 triệu đồng, tăng 15.063 triệu đồng so với năm 2001, tỷ lệ tăng 271,3%, tốc độ tăng bình quân hằng năm là 49,3%. Trong đó nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm từ 1.676 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 30,2% trong nguồn tiền gửi có kỳ hạn năm 2001 tăng lên 12.827 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 62,2% trong nguồn tiền gửi có kỳ hạn vào thời điểm 30/6/2006. Tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm vào năm 2001 đạt 3.875 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 69,8% trong nguồn tiền gửi có kỳ hạn, đến 30/6/2006 tăng lên 7.787 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 37,8% trong nguồn tiền gửi có kỳ hạn. Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn tiền gửi trong dân cư Đơn vị tính:Triệu đồng ỉ Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 30/6/ 2006 Tổng số 5.637 9.065 9.565 12.787 16.723 20.628 Trong đó: * Tiết kiệm thông thường 93 255 408 3.337 8.626 9.649 - Tỷ trọng (%) 0,2 2,8 4,3 26,1 51,6 46,8 -Tốc độ tăng so năm trước (%) 174,2 60 717,9 158,5 11,8 * Tiết kiệm hưởng lãi bậc thang 6.020 7.570 6.542 6.426 - Tỷ trọng (%) 62,9 59,2 39,1 31,2 -Tốc độ tăng, giảm so năm trước (%) - 13,6 - 1,8 * Kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi 5.544 8.810 3.137 1.880 1.555 4.553 - Tỷ trọng (%) 99,8 97,2 32,8 14,7 9,3 22 -Tốc độ tăng, giảm so năm trước (%) 58,9 - 64,4 -17,3 193 Nguồn: NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, tháng 6/2006 Về cơ cấu tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, chứng chỉ [xem bảng 2.9] Công tác huy động tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, chứng chỉ trong những năm qua luôn đạt kết quả tăng trưởng khá, số dư hằng năm tăng rất nhanh, năm sau cao hơn năm trước. Đến 30/6/2006 toàn huyện có số dư tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, chứng chỉ đạt 20.628 triệu đồng, tăng 14.991 triệu so với năm 2001, tỷ lệ tăng 265,9%, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm 48,3%, được bao gồm: - Tiền gửi tiết kiệm thông thường: Trong những năm gần đây có xu hướng tăng dần, chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và chiếm tỷ trọng cao trong nguồn tiền gửi dân cư (đến 30/6/2006 là 46,8%) do đã triển khai thực hiện tốt các đợt huy động tiết kiệm dự thưởng với hình thức và lãi suất phong phú, hấp dẫn đối với người gửi. Tiền gửi tiết kiệm bậc thang mới được triển khai thực hiện từ năm 2003 nhưng rất tiện lợi và được khách hàng ưa loại hình tiền gửi này do lãi suất tiền gửi được hưởng sẽ tăng dần thời gian của kỳ hạn gửi. Chính vì lẽ đó, cho nên khi mới triển khai huy động vào năm 2003, tỷ trọng loại tiền gửi tiết kiệm bậc thang tới 62,9% trong tổng nguồn vốn huy động trong dân cư. - Tiền gửi kỳ phiếu, chứng chỉ gồm loại ngắn hạn (Dưới 12 tháng) và trung, dài hạn (Trên 12 tháng) trả lãi trước, hoặc trả lãi sau. Trong những năm 2001, 2002 nguồn tiền gửi kỳ phiếu, chứng chỉ chiếm tỷ trọng cao trong nguồn tiền gửi huy động trong dân cư, nhưng trong những năm gần đây có xu hướng giảm dần do có các loại hình thu hút vốn huy động khác phong phú, hấp dẫn hơn nên đã chi phối và điều tiết sang các loại tiền gửi tiết kiệm bậc thang và tiết kiệm thông thường (dự thưởng). Nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm., kỳ phiếu, chứng chỉ được huy động với lãi suất khá cao, vì vậy muốn kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước phải thường xuyên nâng cao chất lượng quản lý và chất lượng đầu tư tín dụng để đảm bảo khả năng chi trả tiền gửi cho khách hàng cả gốc và lãi, đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản của nhà nước, của nhân dân và không ngừng tăng cường hiệu quả kinh doanh tiền tệ. * Về cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế [xem bảng 2.10] Bảng 2.10: Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 30/6/ 2006 Tổng vốn huy động 23.934 28.337 30.291 34.629 38.309 43.685 * Tiền gửi các tổ chức kinh tế xã hội 18.297 19.272 20.726 21.842 21.586 23.067 - Tỷ trọng (%) 76,4 67,9 68,4 63 56,3 52,8 - Tốc độ tăng giảm so năm trước (%) 5,3 7,5 5,4 - 1,2 6,9 Trong đó: kho bạc 16.816 17.575 18.827 17.609 17.839 19.197 - Tỷ trọng (%) 70,3 62 62,1 50,8 46,6 43,9 - Tốc độ tăng, giảm so năm trước (%) 4,5 7,1 - 6,5 1,3 7,6 * Tiền gửi dân cư 5.637 9.065 9.565 12.787 16.723 20.618 - Tỷ trọng 23,5 32 31,6 37 43,7 47,2 - Tốc độ tăng, giảm so năm trước (%) 60,8 5,5 33,7 30,8 23,3 Nguồn: NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, tháng 6/2006 Phân theo các thành phần kinh tế thì cơ cấu vốn huy động nghiêng về tiền gửi các tổ chức kinh tế - xã hội cả về tỷ trọng lẫn số tuyệt đối, nhưng nguồn tiền gửi này đã giảm dần về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động: từ 76,4% năm 2001 xuống còn 52,8% thời điểm 30/6/2006. Trong tiền gửi các tổ chức kinh tế thì tiền gửi kho bạc nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng cũng giảm dần từ 70,3% năm 2001 xuống còn 43,9% thời điểm 30/6/2006. Bởi vì trong thời gian qua, do nguồn tiền gửi các tổ chức kinh tế thường không ổn định, luôn biến động ,tốc độ tăng trưởng không được cao bằng nguồn tiền gửi trong dân cư. Riêng nguồn vốn huy động trong dân cư đã được chi nhánh quan tâm, khai thác để huy động một cách triệt để nguồn vốn này, theo đó đã nâng dần tỷ trọng nguồn vốn huy động trong dân cư trong tổng nguồn vốn huy động từ 23,5% năm 2001 lên 47,2% thời điểm 30/6/2006. Điều này đã thể hiện được sự cố gắng lớn của Chi nhánh trong việc thu hút vốn huy động trong dân cư, bên cạnh đó do giá trị đồng tiền được ổn định, thu nhập của dân cư ngày càng tăng, các hình thức, lãi suất huy động vốn được phong phú, hấp dẫn... đã góp phần tạo được nguồn vốn ổn định để chủ động đầu tư cho các nhu cầu vốn vay phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. 2.3.2. Những kết quả về kinh tế - xã hội dưới tác động của vốn huy động tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Phước Trong những năm qua, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam luôn giữ một vai trò quan trọng trong lĩnh vực đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn, góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo đúng chiến lược kinh doanh của ngành và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Có thể nói, kết quả lớn nhất mà Chi nhánh đạt được trong thời gian qua chính là công tác huy động vốn, do đã quán triệt một cách sâu sắc các chủ trương, chính sách, đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước nhất là đổi mới hoạt động ngân hàng. Chi nhánh không ngừng đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động, chuyển biến kịp thời thích ứng với cơ chế kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chi nhánh đã làm tốt chức năng trung tâm tiền tệ, tín dụng, thanh toán, huy động được nhiều nguồn vốn nhàn rổi trong các thành phần kinh tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tích cực cải tiến nghiệp vụ, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn trong nền kinh tế và trong các tầng lớp dân cư, mở rộng dịch vụ thanh toán góp phần thu hút nhanh lượng tiền gửi nhàn rỗi. Bảng 2. 11: Kết quả đạt được về kinh tế nông nghiệp huyện Tiên Phước từ 2001 đến 2005 ST T Chỉ tiêu Đơn vị tính 2001 2002 2003 2004 2005 1 Diện tích gieo trồng Ha 8.123 7.901 7.443 7.523 7.562 - Cây lương thưc có hạt Ha 4.539 4.385 4.454 4.468 4.460 - Cây chất bột có củ Ha 2.342 2.286 1.989 1.933 1.892 - Cây thực phẩm Ha 657 481 385 384 406 - Cây công nghiệp Ha 585 557 542 547 581 2 Sản lượng cây trồng - Lúa Tấn 12.967 11.827 15.402 17.442 15.591 - Ngô Tấn 433 558 537 502 580 - Sắn Tấn 16.726 17.079 14.193 15.489 15.472 - Lang Tấn 3.590 3.562 3.151 2.852 2.717 3 Sản lượng lương thực quy thóc Tấn 13.401 12.385 15.939 17.944 16.171 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tiên Phước các năm từ 2001 đến 2005 Ngoài việc tiếp tục thu hút vốn huy động qua các nghiệp vụ truyền thống, chi nhánh còn áp dụng các hình thức huy động mới như tiết kiệm hưởng lãi bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, kỳ phiếu, chứng chỉ ngắn hạn, dài hạn... Qua đó, nguồn vốn huy động dân cư liên tục tăng trưởng và mang tính ổn định cao. Vốn huy động trong dân cư trong năm 2001 chiếm tỷ trọng 23,5%, đến 30/6/2006 tăng lên 47,2% trong tổng nguồn vốn huy động đã giúp cho Chi nhánh không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh, góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương Toàn huyện với mục tiêu tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển nông - lâm nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ theo chiều hướng có hiệu quả, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khắc phục khó khăn vừa hoàn thành nhiệm vụ trước mắt, chuẩn bị điều kiện để thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài và bền vững. Trên cơ sở đó, trong thời gian qua hoạt động của NHNo&PTNT đó bỏm sỏt cỏc mục tiêu phỏt triển kinh tế - xó hội của huyện, dó thực hiện tốt một số nhiệm vụ: * Tín dụng NHNo&PTNT góp phần đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi, bán sản phẩm non trên cây: do làm tốt việc xã hội hoá công tác ngân hàng một cách sâu rọng trong các tầng lớp dân cư và đến tận các thôn, xóm ở các vùng xa, vùng sâu trong huyện nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn từng bước chuyển từ sản xuất tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hoá trên cơ sở luôn bám sát định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện. *Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế vườn, trang trại Nhằm tháo gỡ những vướng mắc về nguồn vốn đầu tư, tài sản thế chấp, cơ chế xử lý rủi ro..., Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg, ngày 30/3/1999 về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, tạo cơ chế đồng bộ về nguồn vốn; đảm bảo tiền vay, trong đó quy định hộ nông dân vay vốn đến 10 triệu đồng không phải thế chấp tài sản; phát triển mạng lưới giao dịch ngân hàng; cơ chế xử lý rủi ro tín dụng... Quyết định 67/1999/QĐ-TTg là sự thể hiện một chính sách tín dụng lớn, ưu việt của Đảng và nhà nước ta đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách để đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, theo đó ngày 24/5/2002 Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định số 30/2002/QĐ-UB về ban hành cơ chế tài chính khuyến khích phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2002-2005. Kết quả từ tháng 3/2003 đến 30/6/2006, thực hiện chủ trương trên, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước đã giải quyết cho 1.038 hộ vay số tiền 9.436 triệu đồng, bình quân mỗi hộ vay 9,1 triệu đồng để cải tạo vườn tạp, trồng những cây có giá trị kinh tế cao, hầu hết các hộ vay vốn đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ lãi đúng hạn quy định, vốn vay phát huy hiệu quả cao về kinh tế - xã hội, số tiền ngân sách hỗ trợ lãi vay qua các năm là: năm 2003: 589 triệu đồng, năm 2004: 754 triệu đồng, năm 2005: 769 triệu đồng. Đến cuối năm 2005, toàn huyện đã cải tạo được 1.800/2.735 ha vườn nhà và 4.018 ha vườn đồ, vườn rừng, trong đó hình thành 44 mô hình kinh tế trang trại vừa và nhỏ với tổng diện tích 335 ha. Đàn gia súc đạt 51.779 con, đã khắc phục dần tập quán chăn nuôi quản canh sang chăn nuôi thâm canh, đặc biệt mô hình trồng cỏ nuôi bò phát triển ở tất cả các xã trong huyện với diện tích 117 ha. Trồng rừng, trồng cây nguyên liệu phát triển khá mạnh, trong 5 năm (2001-2005) trồng mới 2.225 ha (tăng 65% so với giai đoạn 1996-2000) đã góp phần cải thiện môi trường sinh thái, bảo vệ độ phì của đất, ngăn lũ, ngăn xói mòn chất đất... * Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển chăn nuôi [xem bảng 2.12] Ngày 20/8/2004 Uỷ ban nhân dân tỉnh còn có Quyết định số 66/QĐ-UB về ban hành cơ chế hỗ trợ đầu tư phàt triển chăn nuôi bò trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2004-2007, theo đó đối tượng được hỗ trợ là hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác, các hợp tác xã và các doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý sản xuất, kinh doanh đầu tư phát triển chăn nuôi bò cái lai sinh sản, bò thịt chất lượng cao, bò sửa, trồng cỏ nuôi bò và sản xuất chế biến sản phẩm từ chăn nuôi bò nhằm mục đích sản xuất hàng hoá. Riêng các đối tượng nêu trên là đồng bào dân tộc thiểu số thì không phân biệt nuôi bò lai hay bò địa phương. Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% mức lãi suất tiền vay phải trả thực tế tại thời điểm phát sinh để đầu tư theo mức vốn vay của từng dự án cụ thể của chủ đầu tư có nhu cầu vay vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT. Riêng đối với đồng bào dân tộc thiểu số mức hỗ trợ lãi suất tiền vay là 100%. Thời gian hỗ trợ lãi suất là 36 tháng đối với nuôi bò cái lai sinh sản và bò sữa, 12 tháng đối với nuôi bò thịt và trồng cỏ chăn nuôi bò. Kết quả từ 01/5/2006 đến 30/6/2006, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước đã giải quyêt cho 39 hộ vay số vốn là 416 triệu đồng để mua bò nái lai, trồng cỏ nuôi bò góp phần đưa tổng đàn gia súc của huyện đến 30/6/2006 là 52.684 con, trong đó bò lai chiếm 12% trên tổng đàn, diện tích trồng cỏ nuôi bò đạt 210,5 ha {40]. * Tín dụng ngân hàng góp phần thực hiện tốt chương trình mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, ngoài những nhiệm vụ trên, Chi nhánh còn tham gia vào chính sách xã hội thông qua các chương trình xoá đói giảm nghèo, cho vay khắc phục hạn hán, khắc phục bão lụt. Từ năm 1994 Chi nhánh đảm nhận nhiệm vụ cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản xuất ở nông thôn góp phần thực hiện tốt công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện. (Đến tháng 5/2004, chi nhánh đã bàn giao số dư nợ cho vay hộ nghèo 10.982 triệu đồng sang Ngân hàng chính sách xã hội). Bảng 2. 12: Số lượng đàn gia súc qua các năm (2001-2005) Chỉ tiêu Đơn vị tính 2001 2002 2003 2004 2005 *Tổng đàn gia súc Con 36.141 41.999 44.365 49.386 51.779 *Tốc độ tăng so năm trước % 16,2 5,6 11,3 4,8 Trong đó: - Trâu Con 4.617 5.620 5.659 6.227 6.372 - Bò Con 11.334 14.637 15.734 18.052 21.802 - Lợn Con 20.190 21.742 22.972 25.107 23.605 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tiên Phước các năm từ 2001-2005 - Tổng đàn gia súc trong huyện tăng từ 36.141 con (năm 2001) lên 51.779 con ( năm 2005), trong đó đàn trâu tăng từ 4.617 con lên 6.372 con, đàn bò tăng từ 11.334 con lên 21.802 con, đàn heo tăng từ 20.190 con lên 23.605 con. - Thúc đẩy phát triển các cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ thương mại: đã tiến hành quy hoạch các cụm công nghiệp ở các xã Tiên Kỳ, Tiên Thọ, Tiên Cảnh, Tiên Hiệp với tổng diện tích 28,5 ha, hoàn chỉnh chi tiết cụm công nghiệp Phước An - Tiên Kỳ với diện tích 7,6 ha. Đẩy mạnh phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Hoàn thành và đưa vào sử dụng chợ trung tâm thị trấn, chợ trung tâm cụm xã Tiên Cẩm, triển khai xây dựng chợ Tiên Thọ. Tổng giá trị công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp đạt 36.226 triệu đồng, tăng bình quân mỗi năm 21,5%; dịch vụ - thương mại đạt 290.557 triệu đồng. Bảng 2.13: Giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm (2001-2005) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 * giá trị sản xuất công nghiệp 4.837 5.980 6.897 8.552 11.375 * Sản phẩm chủ yếu - Khai thác đá, sỏi, cát, sạn 325 2.382 2.484 2.872 1.240 - Sản xuất lương thực 1.270 971 1.485 1.765 4.490 - May thuộc và hoàn thiện 862 698 736 838 1.645 - Chế biến gỗ 798 675 914 1.335 971 - Sản xuất giường, tủ, bàn ghế 611 501 527 788 1.173 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tiên Phước các năm 2001-2005 - Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn: Với tinh thần chủ động, năng động trong huy động lồng ghép nhiều nguồn đầu tư, vốn của trung ương, của tỉnh, vốn từ các chương trình dự án và đóng góp của nhân dân đã góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội địa phương. Trong năm năm qua đã tăng cường một bước đáng kể kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cấp phối 60 km đường trong huyện, bê tông hoá 60 km đường nông thôn, hoàn thành việc xây dựng cầu, cống trên các tuyến đường trọng yếu, làm mới và gia cố 56 công trình thuỷ lợi, mở mới và cải tạo được 44 km lưới điện trung - hạ thế, đến nay điện lưới quốc gia đã đến được 103/108 thôn (05 thôn đang đầu tư xây dựng), gần 85% hộ dùng điện, xây dựng mới 250 phòng học, 11 trụ sở hành chính xã, sửa chữa nâng cấp các nghĩa trang liệt sỹ, các thiết chế văn hoá được tăng cường một bước, với tổng vốn đầu tư 115 tỷ đồng. Hoạt động của các ngành thương mại, dịch vụ giá trị đạt được trong năm năm qua là 290.557 triệu đồng góp phần vào sự ổn định và phát triển bền vững của kinh tế xã hội trên địa bàn. Kết hợp huy động nhiều nguồn vốn, lồng ghép nhiều chương trình để thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 35,73% năm 2001 xuống còn 15,94% vào năm 2005 (theo tiêu chí cũ) tương đương với 40,07% (theo tiêu chí mới), nhiều hộ nghèo đã vươn lên khá, khuyến khích các cá nhân và hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu một cách chính đáng. Công tác xã hội được đẩy mạnh, góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội trên địa bàn, thực hiện tốt các chính sách đối với người có công với nước và các đối tượng xã hội , triển khai thực hiện có hiệu quả đề án xoá nhà tạm cho các đối tượng chính sách, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tương thân tương trợ trong cộng đồng dân cư. Năm năm qua đã huy động được 2,5 tỷ đồng quỹ xoá nhà tạm, xây dựng và sửa chữa 207 ngôi nhà tình nghĩa, vận động được 1,4 tỷ đồng quỹ vì người nghèo, xây mới và sửa chữa trên 183 ngôi nhà đại đoàn kết. Về chương trình mục tiêu xoá đói, giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2005, trên địa bàn huyện đã thực hiện lồng ghép nhiều chương trình, có sự phối hợp của các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể. Qua đó, đã giảm số hộ nghèo, quá nghèo từ 5.547 hộ, với tỷ lệ 35,73% năm 2001 xuống còn 2.523 hộ, với tỷ lệ 15,94% (theo tiêu chí cũ) vào năm 2005. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.14. Bảng 2.14: Số hộ, tỷ lệ hộ đói nghèo qua các năm (2001 -2005) Chỉ tiêu Đơn vị tính 2001 2002 2003 2004 2005 * Số hộ nghèo, quá Hộ 5.547 4.475 4.604 3.281 2.523 nghèo Tỷ lệ % 35,73 28,72 29,43 20,82 15,94 - Số hộ nghèo Hộ 4.391 3.437 3.784 2.618 2.007 Tỷ lệ % 28,28 22,06 24,19 16,61 12,68 - Số hộ quá nghèo Hộ 1.156 1.038 820 663 516 Tỷ lệ % 7,45 6,66 5,24 4,21 3,26 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tiên Phước các năm 2001-2005 Công tác quốc phòng được củng cố, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững và không ngừng được tăng cường, các tệ nạn xã hội ngày càng giảm, tạo môi trường pháp lý lành mạnh cho Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam hoạt động với hiệu quả ngày càng cao. Năm năm qua (2001 - 2005), tuy vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với truyền thống đoàn kết, chung sức, chung lòng , Đảng bộ và nhân dân huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đã vượt qua thách thức, giành nhiều thành tựu quan trọng trên lĩnh vực kinh tế - xã hội: Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá, cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước chuyển đổi theo hướng tích cực; đã thu hút và huy động được nhiều nguồn vốn để phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là trên lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, điện... Đạt được những kết quả trên, bên cạnh sự nổ lực, phấn đấu của các ngành, các cấp và nhân dân trong huyện, còn có sự góp phần của Chi nhánh NHNo&PTNT trong việc thu hút vốn huy động, đầu tư vốn phát triển kinh tế, xoá dói, giảm nghèo, đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện. 2.3.3. Những tồn tại và nguyên nhân của thu hút vốn huy động để phát triển kinh tế - xó hội 2.3.3.1. Về thu hút vốn huy động Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thu hút vốn huy động tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém cần tiếp tục nghiên cứu để tìm ra các giải pháp huy động đạt hiệu quả cao hơn mới đáp ứng được yêu cầu vốn cho sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, cụ thể là tốc độ và tỷ lệ của nguồn tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm trong tiền gửi có kỳ hạn giảm (từ 69,8% năm 2001 giảm xuồng cũn 37,8% thời điểm 30/6/2006, tốc độ năm 2005 giảm 5,7% so với năm 2004). Những tồn tại trong công tác huy động vốn, đó là: - Thứ nhất, thị phần huy động vốn trên địa bàn tương đối lớn nhưng tỷ lệ vốn huy động trong dân cư vẫn còn thấp, chưa tương xứng với quy mô và vai trò trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi trong dân cư chiếm tỷ trọng thấp hơn so với tiền gửi các tổ chức kinh tế, do đó tính ổn định không cao. - Thứ hai, nguồn vốn ngắn hạn vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Vốn huy động tại chi nhánh nông nghiệp và phát triển nông thôn để phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Tiên Phước, tỉnh quảng nam.pdf
Tài liệu liên quan