Tài liệu Luận văn Vị trí của ngành thủy sản trong chiến lược hướng về xuất khẩu: Luận Văn
Đề Tài:
Vị trí của ngành thủy sản
trong chiến lược
hướng về xuất khẩu
1
MỞ ĐẦU
Trong 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển nền kinh tế- xã hội
1991-2010, nông nghiệp nước ta có những đóng góp quan trọng vào những
thắng lợi chung của sự nghiệp đổi mới, là nền tảng vững chắc cho sự ổn định để
phát triển của những năm tiếp theo, trong đó đặc biệt phải kể đến những thành
tựu nổi bật về xuất khẩu thuỷ sản. Với phương châm xuất khẩu để tăng trưởng
kinh tế, 10 năm qua xuất khẩu thuỷ sản nước ta đã có những chuyển biến tích
cực, cho đến nay các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng, cũng
như tỷ trọng khá cao trong cơ cấu xuất khẩu của Việt nam , kim ngạch xuất khẩu
thuỷ sản chiếm khoảng 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và là một
trong những nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của nước ta. Trong điều kiện nền kinh
tế nước ta còn đang ở giai đoạn đầu của q0uá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá giá trị xuất khẩu hàng hoá công ...
31 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Vị trí của ngành thủy sản trong chiến lược hướng về xuất khẩu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận Văn
Đề Tài:
Vị trí của ngành thủy sản
trong chiến lược
hướng về xuất khẩu
1
MỞ ĐẦU
Trong 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển nền kinh tế- xã hội
1991-2010, nông nghiệp nước ta có những đóng góp quan trọng vào những
thắng lợi chung của sự nghiệp đổi mới, là nền tảng vững chắc cho sự ổn định để
phát triển của những năm tiếp theo, trong đó đặc biệt phải kể đến những thành
tựu nổi bật về xuất khẩu thuỷ sản. Với phương châm xuất khẩu để tăng trưởng
kinh tế, 10 năm qua xuất khẩu thuỷ sản nước ta đã có những chuyển biến tích
cực, cho đến nay các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng, cũng
như tỷ trọng khá cao trong cơ cấu xuất khẩu của Việt nam , kim ngạch xuất khẩu
thuỷ sản chiếm khoảng 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và là một
trong những nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của nước ta. Trong điều kiện nền kinh
tế nước ta còn đang ở giai đoạn đầu của q0uá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá giá trị xuất khẩu hàng hoá công nghiệp còn thấp thì việc không ngừng tăng
nhanh giá trị xuất khẩu hàng hoá thuỷ sản có ý nghĩa quan trọng không chỉ với
hiện tại mà cho cả tương lai.
Hàng thuỷ sản Việt nam hiện đã có mặt trên 60 quốc gia và Mỹ là một trong
những bạn hàng lớn nhất của Việt nam trong lĩnh vực này. Mỹ là một quốc gia
nhập khẩu lớn thứ hai trên thế giới với giá trị nhập 10 tỷ USD bình quân mỗi
năm. Do đó, Mỹ là một thị trường luôn sôi động và hấp dẫn cả về nhu cầu, số
lượng, chủng loại, chất lượng và giá cả thu hút trên 130 nước xuất khẩu. Trong
hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ trong những năm qua, Việt
nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên thực trạng của ngành thuỷ
sản xuất khẩu sang Mỹ vẫn đang gặp những khó khăn, thách thức. Giải pháp nào
để đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ trong xu thế hội nhập kinh
tế quốc tế là một câu hỏi lớn và hóc búa đối với ngành thuỷ sản Việt nam .
Đề án này nhằm cung cấp một số thông tin về tình hình sản xuất, xuất khẩu
thuỷ sản của nước ta và các phương hướng, biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ .
Nội dung của đề tài bao gồm:
2
Phần 1: Vị trí của ngành thuỷ sản trong chiến lược hướng về xuất khẩu .
Phần 2: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam vào thị trường Mỹ trong
thời gian qua.
Phần 3: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt nam sang thị trường
Mỹ.
Qua đây em xin cảm ơn thầy giáo Mai Xuân Được đã giúp đỡ em hoàn thành
đề tài này.
3
PHẦN 1 : VỊ TRÍ CỦA NGÀNH THUỶ SẢN TRONG CHIẾN LƯỢC
HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU
1.1 Khái quát về ngành thuỷ sản .
Thuỷ sản là một trong những ngành sản xuất kinh doanh , một ngành hoạt động
kinh tế nằm trong tổng thể kinh tế –xã hội của loài người .Thuỷ sản đóng vai trò
quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại , không những thế nó
còn là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân
dân đặc biệt là ở vùng nông thôn và vùng ven biển. Nhu cầu thuỷ sản cho nhân
loại ngày càng tăng trong khi nguồn lợi của các tài nguyên này lại có giới hạn và
đã bị khai thác tới trần , vì vậy ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển để bù đắp
vào những thiếu hụt đó . Ngày nay nuôi trồng thuỷ sản đã cung cấp được khoảng
27% tổng 0sản lượng thuỷ sản thế giới , nhưng chiếm tới gần 30% sản lượng
dùng làm thực phẩm . Đối tượng nuôi trồng rất phong phú gồm đủ các chủng
loại : cá, nhuyễn thể giáp xát , rong tảo và một số loài khác .
Nuôi trồng thuỷ sản có quy mô rất khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện của từng
nước : từ quy mô nhỏ gia đình gắn liền với hệ thống canh tác tổng hợp đến
những trang trại nuôi chuyên công nghiệp hoá có quy mô lớn .
Cùng với việc gia tăng sản xuất , thương mại thuỷ sản toàn cầu cũng phát triển
một cách nhanh chóng đặc biệt là các hàng hoá thuỷ sản sống và tươi đang tăng
nhanh . Sự bùng nổ dân số thế giới cộng với hậu quả của quá trình công nghiệp
hoá , đô thị hoá ngày càng làm thu hẹp đất canh tác trong nông nghiệp cộng
thêm sự diễn biến bất lợi của thiên nhiên …sẽ làm cho lương thực thực phẩm là
mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới .Trong điều kiện đó sản phẩm thuỷ
sản ngày càng chiếm vị trí quan trọng vì vậy phát triển sản xuất thuỷ sản ở
những nơi có điều kiện không còn đơn thuần là sự đòi hỏi cấp bách và lâu dài
cho việc giải quyết thực phẩm tại chỗ , giải quyết công ăn việc làm mà ngành
sản xuất này đang và đầy hứa hẹn có thể trở thành ngành kinh doanh có lãi suất
cao với xu hướng ổn định lâu dài trên thị trường quốc tế . Đó là tiền đề quan
trọng bậc nhất của sản xuất kinh doanh thuỷ sản và tiếp tục là một trong những
xuất phát điểm quan trọng cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển
kinh tế – xã hội ở nước ta .
4
1.1.1 Lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản .
Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề phát triển ngành thuỷ sản, coi
ngành thuỷ sản là mũi nhọn, coi công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn là
bước đi ban đầu quan trọng nhất, coi chuyển một bộ phận diện tích đất đai đang
canh tác nông nghiệp và muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản là hướng
đi chủ yếu của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn (nghị định
09 NQ-CP ngày 15-06-2000 ) và có những chương trình, chính sách hỗ trợ rất
lớn cho công việc chuyển đổi và phát triển ngành thuỷ sản trên toàn quốc .
Ngành thuỷ sản đã có một thời khá dài chuyển sang cơ chế kinh tế mới
(khoảng 20 năm) của nền kinh tế hướng theo thị trường có sự quản lý của nhà
nước, đã tạo được một nguồn nhân lực khá dồi dào trong tất cả mọi lĩnh vực từ
khai thác chế biến, nuôi trồng đến thương mại. Trình độ nghiên cứu và áp dụng
thực tiễn cũng đã tăng đáng kể. Hàng thuỷ sản liên tục giữ thế gia tăng và ổn
định trên thị trường thực phẩm thế giới.
Viêt Nam có bờ biển dài 3260 km với 112 cửa sông rạch và 4000 hòn đảo lớn
nhỏ tạo nên nhiều eo vịnh và đầm phá, đảm bảo cho nguồn tài nguyên thuỷ hải
sản rất phong phú. Các vùng biển Việt nam có năng lực tái sinh học cao của
vùng sinh thái nhiệt đới và môi trường biển còn tương đối sạch do đó hải sản
được đánh giá là an toàn cho sức khoẻ – một ưu điểm hàng đầu trên thị trường
thuỷ sản thế giới hiện nay. Trong vùng biển độc quyền kinh tế rộng khoảng 1
triệu km2, tổng trữ lượng thuỷ sản biển được đánh giá khoảng 4 triệu tấn, trong
đó lượng thuỷ sản ở tầng nổi chiếm 62,7% nà tầng đáy chiếm 37,3% đảm bảo
cho khả năng khai thác 1.4 đến 1.6 triệu tấn thuỷ sản các loại hàng năm trong đó
có nhiều loại hải sản quý có giá trị kinh tế cao như : tôm hùm, cá ngừ sò
huyết…Với 1,4 triệu ha mặt nước nội địa, tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản Việt
nam rất dồi dào, khoảng 1,5 triệu tấn mỗi năm .
Nhìn chung có thể phát triền thuỷ sản khắp các nơi trên toàn đất nước, ở mỗi
vùng có những tiềm năng đặc thù và sản vật đặc sắc riêng. Tuy nhiên , Việt nam
có một số vùng sinh thái đất thấp, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long và châu
thổ sông Hồng, nơi có thể đưa nước mặn vào rất sâu tạo ra một vùng nuôi nước
lợ hoặc nuôi trồng thuỷ hải sản kết hợp với trồng lúa và các hợp đồng canh tác
5
nông nghiệp khác rộng lớn gần 1 triệu ha. Trong hệ sinh thái này có thể tiến
hành các hợp đồng nuôi trồng thuỷ hải sản vừa có chất lượng cao vừa có giá
thành hạ mà các hệ thống canh tác khác không thể có những lợi thế cạnh tranh
đó được. Lợi thế này đặc biệt phát huy thế mạnh trong cạnh tranh với hệ thống
nuôi trồng công nghiệp khi giá cả thuỷ sản trên thị trường thế giới ở mức thấp
nhất là mặt hàng tôm.
Việt nam chưa phát triển nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp nên còn nhiều tiềm
năng đất đai để phát triển nuôi mà không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Việc đưa thành công kỹ thuật nuôi hải sản trên các vùng cát ven biển đã mở ra
một tiềm năng và triển vọng mới cho việc phát triển vùng nuôi tôm và các hải
sản khác theo phương thức nuôi công nghiệp.
Việt nam có nhiều lao động và nguồn nhân lực còn ít được đào tạo, sẽ thích
hợp cho những lợi thế khởi điểm mang tính tĩnh khi dùng loại lao động này
trong lĩnh vực phát triển nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
Chính nhờ những lợi thế trên mà ngành thuỷ sản Việt nam trở thành một
trong những ngành kinh tế mũi nhọn và thế mạnh của kinh tế nước ta. Trong
những năm qua ngành thuỷ sản đã đạt được tốc độ phát triển cao, ổn định và
mức tăng tổng sản lượng thuỷ sản bình quân hàng năm trên 4% , giá trị kim
ngạch xuất khẩu bình quân chiếm 10% đến 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
của Việt nam hàng năm. Năm 1999 tổ chức lưong thực thế giới đã xếp Việt nam
vào vị trí thứ 29 trên thế giới và thứ 4 trong các nước ASEAN sau Thái Lan,
Inđônêsia, Malaysia về đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Xuất khẩu thuỷ sản
không ngừng tăng lên từ năm 1990 đến nay. Mặt khác cơ cấu sản phẩm xuất
khẩu rất phong phú: mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam là tôm các loại
như: tôm hùm, tôm càng xanh, tôm sú, tôm bạc có giá trị xuất khẩu cao và
chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu, mực và cá chiếm 17% và 15,2%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Theo báo của tổng cục hải quan năm 1998, mặt
hàng thuỷ sản Việt nam đã có mặt trên 34 nước trên thế giới với tổng kim ngạch
856,6 triệu USD. Thị trường nhập khẩu thuỷ sản của Việt nam là các nước Châu
âu, 13 nước Châu á và Mỹ, trong đó Mỹ đang là thị trường mục tiêu mà chúng
ta hướng vào nhất là sau khi hiệp định thương mại Việt- Mỹ được thông qua, cơ
6
hội cho các ngành xuất khẩu của Việt nam đưa hàng vào thị trường Mỹ trong đó
có thuỷ sản ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên Việt nam không phải là đối tác
duy nhất của Mỹ, xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ có nhiều đối thủ cạnh tranh với ta
như: Indonesia, Canada, Trung Quốc…thị phần thuỷ sản Việt nam trên thị
trường Mỹ còn rất khiêm tốn. Đó là một đòi hỏi, thách thức rất lớn đối với nhà
hoạch định chiến lược của Việt nam.
1.1.2 Những thách thức của ngành thuỷ sản Việt nam
Để phát triển ngành thuỷ sản một cách bền vững và có hiệu quả cao chúng ta
cần phải nhận thức rõ những thách thức đang đặt ra, đó là:
• Quá dư thừa lao động ở các vùng ven biển, nguồn nhân lực còn ít được
đào tạo, cuộc sống vật chất thiếu thốn là sức ép rất lớn cả về kinh tế xã hội
và môi trường sinh thái đối với nghề khai thác hải sản .
• Cơ sở hạ tầng yếu, chưa đồng bộ với trình độ công nghệ lạc hậu trong
khai thác, nuôi trồng, chế biến dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế thấp
.
• Công nghệ sản xuất thuỷ sản của Việt nam nhìn chung còn rất lạc hậu so
với đối thủ cạnh tranh .
• Những đòi hỏi rất cao và ngày càng chặt chẽ về yêu cầu vệ sinh và chất
lượng sản phẩm thuỷ sản của các nước nhập khẩu .
• Sự hội nhập quốc tế với sự rỡ bỏ hàng rào thuế quan, sự gia tăng dần vị
thế của thuỷ sản Việt nam trên trường quốc tế sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc
liệt, với nhiều phương thức khác nhau trên thị trường thế giới và ngay cả
trên thị trường Việt nam .
• Môi trường cho phát triển thuỷ sản là môi trường hết sức linh hoạt và
nhạy cảm. Việc phát triển khai thác và nuôi trồng thuỷ sản không theo
quy hoạch, không chú ý bảo đảm các điều kiện an toàn sinh thái và an
toàn vệ sinh thức phẩm sẽ dẫn đến nhiều hậu quả rất nghiêm trọng có tính
chất lâu dài về môi trường, thị trường và xã hội .
1.2 Chủ trương phát triển ngành thuỷ sản hướng về xuất khẩu
Quán triệt đường lối phát triển kinh tế -xã hội của Đảng trên tinh thần tiếp tục
đẩy nhanh công cuộc đổi mới của đất nước, để góp phần thực hiện được các mục
7
tiêu kinh tế –xã hội đề ra, đảm bảo cho ngành thuỷ sản hội nhập được với kinh tế
khu vực và thế giới, ý thức được yêu cầu gắn kết giữa phát triển sản xuất đa
dạng với bảo vệ chủ quyền vùng biển và an ninh quốc phòng ngành thuỷ sản
Việt nam đã lấy xuất khẩu làm động lực phát triển , coi xuất khẩu là hướng phát
triển mũi nhọn và ưu tiên số một, lấy các thị trường các nước có nền kinh tế phát
triển cao (Bắc Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Mỹ ) là các thị trường chính.
Chủ trương này được thể hiện cụ thể trong các vấn đề sau:
- Không ngừng tăng phần đóng góp của ngành thuỷ sản vào công cuộc phát
triển kinh tế xã hội đất nước bằng việc tằng cường xuất khẩu, gia tăng thu
nhập ngoại tệ và nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế.
- Đưa ngành thuỷ sản trở thành một ngành kinh tế được công nghiệp hoá và
hiện đại hoá có luận cứ khoa học chắc chắn cho phát triển thuỷ sản và áp
dụng công nghệ sản xuất hiện đại tiên tiến và thích hợp, nhằm không
những tạo ra hiệu quả kinh tế cao, phát triển những lợi thế so sánh mà còn
góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước.
- Xây dựng một ngành thuỷ sản được quản lý tốt nhằm đạt được sự phát
triển ổn định, bền vững cho hiện nay và trong tương lai. Nguồn lợi hải sản
tự nhiên của Việt nam đã bị khai thác quá mức đối với vùng ven biển và
gần bờ, phần gia tăng sản lượng khai thác chỉ có thể trông cậy vào việc
khai thác xa bờ, nhưng sự khai thác này cũng chỉ có giới hạn do tính hiệu
quả không cao. Do vậy phương án được lựa chọn là chỉ giữ sản lượng
khai thác của nước ta ổn định ở mức 1.200.000 ÷ 1.400.000 tấn, với việc
giảm sản lượng khai thác vùng ven biển và gần bờ đồng thời tăng dần sản
lượng khai thác ở các vùng biển xa bờ để bù đắp số sản lượng bị suy giảm
do hạn chế dần việc khai thác gần bờ. Nuôi trồng thuỷ sản sẽ trở thành
ngành sản xuất nguyên liệu chủ yếu và sản lượng của ngành nuôi trồng
phải vươn lên chiếm khoảng 60% tổng sản lượng thuỷ hải sản trong tương
lai.
Những chỉ tiêu định hướng của ngành thuỷ sản đến năm 2010 được hoạch
định như sau:
8
• Không tăng sản lượng khai thác trong các thời kỳ 2003- 2010, giữ mức
dao động xung quanh 1.400.000 tấn/ năm( ở đây chỉ tính riêng cho cá
mực). Tăng nhanh sản lượng nuôi trồng thuỷ sản từ 10%-15%.
• Kim ngạch xuất khẩu tăng với tốc độ trung bình khoảng 10%-15%/ năm ,
trong giai đoạn 2000 – 2005 tăng khoảng 12%-15%, giai đoạn 2005-2010
tăng khoảng 10%-12%/năm. Giá trị xuất khẩu tương ứng là 3,0-3,5 tỷ
USD( năm 2005) và 4,5 –5 tỷ USD năm 2010.
Thể hiện ở bảng 1:
Bảng 1
Năm
Đề mục
2003 2005 2010
I.Tổng sản lượng (tấn)
Trong đó:
1. Sản lượng nuôi ( tấn)
- Thuỷ sản nước ngọt
- Tôm
- Cá biển
- Nhuyễn thể
- Thuỷ sản khác
2. sản lượng khai thác( tấn)
- Khai thác gần bờ.
- Khai thác xa bờ.
Bao gồm:
- Sản lượng cá.
- Sản lượng mực.
- Sản lượng tôm
II. Kim ngạch xuất khẩu( nghìn USD)
2.490.000
1.090.000
568.720
213.270
53.057
175.355
79.598
1.400.000
700.000
700.000
1.230.000
120.000
50.000
2.300
2.550.000
1.150.000
600.000
225.000
56.000
185.000
84.000
1.400.000
700.000
700.000
1.230.000
120.000
50.000
3.000
3.400.000
2.000.000
870.000
420.000
200.000
380.000
130.000
1.400.000
700.000
700.000
1.230.000
120.000
50.000
4.500
Để duy trì và phát triển ngày càng nhiều sản phẩm từ thuỷ hải sản có giá trị
kinh tế cao cho các thị trường trong nước và quốc tế, chống lại sự giảm sút của
nguồn lợi biển tăng khả năg phục hồi tự nhiên của các nguồn lợi biển nhưng vẫn
9
duy trì được tốc độ phát triển cao, phát triển ngành thuỷ sản hướng về xuất khẩu
cần tiến hành các hoạt động sau:
- Đánh bắt thuỷ sản: để phát triển lâu dài và ổn định nguồn nguyên liệu
đánh bắt, Việt nam cần tăng cường đầu tư vào điều tra có hệ thống các
nguồn lợi thuỷ sản, xây dựng bản đồ phân bố biến động các đàn cá trên
các ngư trùng, phát triển các đội tàu công suất lớn, trnag thiết bị và đào
tạo kx thuật đánh bắt cá đại dương làm cơ sở cho đánh xa bờ, kỹ thuật bảo
quản, mở rộng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho đánh bắt.
- Nuôi trồng thuỷ sản:phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản nước lợ với việc
ưu tiên chiến lược cho nuôi phục vụ xuất khẩu, nhất là nuôi tôm, cá biển
và nhuyễn thể. áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng
suất, tăng giá trị xuất khẩu. Cần chú ý xây ựng các trại giống thuỷ sản,nhà
máy sản xuất thức ăn, cải tạo và hiện đại hoá các vùng nuôi trồng quảng
canh và bán thâm canh, phát triển cacs vùng nuôi trồng công nghiệp, phát
triển công nghệ và đa dạng hoá nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước mặn ,
nước lợ, phòng chống sẽ là những trọng điểm mà ngành thuỷ sản cần
quan tâm trong vài năm tới.
- Chế biến thuỷ sản xuất khẩu: Đa dạng hoá các mặt hàng chế biến cho xuất
khẩu, đồng thời phải đầu tư cho chế biến thuỷ sản đạt tiêu chuẩn quốc tế
(HACCP). Việc xây dựng các nhà máy chế biến hiện đại phải theo kịp tốc
độ phát triển sản lượng thuỷ sản nhằm nâng cao giá trị hàng hoá xuất
khẩu, phải giảm dần tỷ lệ xuất khẩu thuỷ sản thô tránh hiện tượng lãng phí
nguồn lợi thuỷ sản do yếu kém trong khâu này.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu: Việt nam cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế để
tranh thủ sự hợp tác giup đỡ về vốn, công nghệ, trong các lĩnh vực khai
thác, chế biến thuỷ sản,đào tạo và chuyển giao kinh nghiệm quản lý và
phát triển thị trường … Công tác Marketing quốc tế cho lĩnh vực thuỷ sản
luôn càn có sự tham gia tích cực của Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn; Bộ thương mại …như tổ chức và tham gia các hội chợ thương mại
về thuỷ sản tại Việt nam hay tại các thị trường tiềm năng (EU, Mỹ, Nhật
bản, Trung Quốc…) nhằm giới thiệu các sản phẩm thuỷ sản Việt nam.
10
- Các chính sách của Chính phủ: Chính phủ cần sớm hoàn thiện các luật và
chính sách bảo vệ nguồn lợi tự nhiên, bảo vệ môi trường và phát triển lĩnh
vực thuỷ sản; các chính sách hỗ trợ đầu tư, chính sách đẩy mạnh xuất
khẩu, bảo lãnh tín dụng, bảo hiểm xuất khẩu…
Với lợi thế tự nhiên to lớn và sự quan tâm của chính phủ cùng sự năng động
chung của toàn bộ nền kinh tế, ngành thuỷ sản Việt nam có đủ khả năng để đứng
trong hàng ngũ 10 quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới vào năm 2010.
1.3 Thị trường thuỷ sản quốc tế và những cơ hội cho xuất khẩu thuỷ sản
Việt nam
1.3.1 Thị trường thuỷ sản thế giới .
Trong những năm gần đây khác với thị trường nhiều loại hàng thực phẩm trì
trệ hay chậm phát triển, thị trường thuỷ sản thế giới khá năng động. Điều này
một phần liên quan đến đặc điểm về tính chất quốc tế của hàng thuỷ sản, phần
khác là do tương quan cung- cầu về thuỷ sản trên thế giới chưa cân đối gây ra.
Dù sao thị trường thuỷ sản thế giới vô cùng đa dạng, phong phú với hàng trăm
dạng sản phẩm được trao đổi mua bán trên nhiều thị trường trong nước và khu
vực khác nhau .
Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino và La Nina sau khi tăng nhẹ 1,8% vào
năm 1997, tổng sản lượng thuỷ sản thế giới đã giảm liên tiếp trong hai năm 1998
và 1999 . Năm 1999 sản lượng đánh bắt thuỷ sản đạt 91 triệu tấn và sản lượng
thuỷ sản nuôi trồng đạt 31 triệu tấn. Trong khi sản lượng đánh bắt giảm sút liên
tục thì khu vực nuôi trồng có những bước tăng trưởng khá cao, khoảng
75%/năm trong mười năm qua. Những nước đứng đầu về sản lượng đánh bắt
thuỷ sản là Trung Quốc, Pê Ru, Nhật Bản, Mỹ, Nga, ChiLê, Indonesia, Thái
Lan, Ân Độ , AiLen, Na Uy, Hàn Quốc, chiếm hơn một nửa tổng sản lượng thế
giới. Trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản,Trung Quốc chiếm hơn 70% tổng sản
lượng nhưng chỉ 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, Nhật bản chỉ
chiếm 3,7% tổng sản lượng thế giới nhưng đạt gần 10% tổng kim ngạch trao đổi
thuỷ sản nuôi trồng nhờ những sản phẩm có giá trị kinh tế rất cao như : ngọc
trai, cá ngừ…
11
Thị trường trao đổi thuỷ sản thế giới rất rộng lớn bao gồm 195 nước xuất
khẩu và 180 quốc gia nhập khẩu thuỷ sản trong đó nhiều quốc gia vừa xuất khẩu
vừa nhập khẩu thuỷ sản như Mỹ, Pháp, Anh...
Hiện nay Thái Lan là nhà xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất với kim ngạch xuất
khẩu hơn 4 tỷ USD, tương đương 8% tổng kim ngạch thế giới. Sau đó là
Mỹ,Nauy ,Trung Quốc, Pêru, Đài Loan…
Trong nhập khẩu thuỷ sản thế giới các nước phát triển chiếm tỷ lệ áp đảo
(85% -90%) nhập khẩu toàn thế giới trong 10 năm nay. Nhập khẩu thuỷ sản của
các nước đang phát triển chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có xu hướng tăng lên
trong thời gian gần đây. Nước truyền thồng nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất trên thế
giới là Nhật Bản (chiếm 35,9%), tăng từ 4,7 tỷ USD năm 1985 lên 17,8 tỷ USD
năm 1995. Thứ hai là Hoa Kỳ với mức nhập khẩu tăng từ 4 tỷ USD năm1985
lên 7,14 tỷ USD năm 1995 (chiếm khoảng 16% nhập khẩu của thế giới ). Các
nước phát triển Tây Âu ( đặc biệt là các nước thuộc liên minh Châu Âu). Chiếm
tỷ trọng nhập khẩu là 35,1%, nhập khẩu tăng từ 6,4 tỷ USD năm 1985 lên 18,9
tỷ USD năm 1995. Từ đầu những năm1990, trong số 15nước nhập khẩu thuỷ sản
hàng đầu thế giới hiện nay, người ta thấy có tên của các nước đang phát triển
như Hồng Kông, Thái Lan, Trung Quốc. Từ năm 1995 đến nay, tiêu thụ thuỷ sản
của mỗi gia đình Trung Quốc tăng lên gấp 3,5 lần. Hơn thế nữa Trung Quốc
được coi là thị trường dễ tính, thị trường này chấp nhận tiêu thụ cả những sản
phẩm xuất khẩu đi EU bị trả lại do bao bì hư. Có thể nói đây là một thuận lợi
căn bản cho những doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu của
Việt nam .
1.3.2 Mỹ- thị trường thuỷ sản đầy tiềm năng.
Mỹ là một cường quốc hàng đầu thế giới về cả kinh tế, khoa học- công nghệ,
quân sự. Khả năng xuất nhập khẩu của Mỹ hiện đã lên tới trên 1000 tỷ USD,
mỗi năm chiếm khoảng 1/4 kim ngạch xuất nhập khẩu. Mỹ có ảnh hưởng rất lớn
đến thị trường thế giới, đến các tổ chức kinh tế như : AFTA, APEC, WTO…vì
vậy mở rộng kinh quan hệ kinh tế – thương mại với Mỹ Việt nam không những
có thể tiếp cận nhanh chóng một nền kinh tế lớn nhất hành tinh, có thị trường
rộng lớn, đa dạng và có trình độ khao học – công nghệ tiên tiến, mà còn giúp
12
Việt nam tiếp cận được với thị trường khu vực và thế giới, tiếp cận với các tổ
chức thưong mại và các tổ chức tài chính thế giới, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu, ổn
định nền kinh tế, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy
nhiên, để xuất khẩu được nhiều hàng hoá sang thị trường Mỹ chính phủ và các
doanh nghiệp Việt nam phải tích cực và chủ động khai thác mọi cơ hội đồng
thời đấu tranh vượt qua những thách thức, trở ngại để hàng hoá Việt nam đặc
biệt là hàng thuỷ sản có chỗ đứng xứng đáng trong thị trường đầy tiềm năng này
.
Hiện nay, với dân số khoảng hơn 270 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội lên
tới 10000 tỷ USD / năm, trong đó 80% được dành cho tiêu dùng. Mỹ là một
nước có nền kinh tế mạnh nhất, là thị trường có sức mua lớn nhất, hàng năm Mỹ
tiêu thụ hàng triệu tấn thuỷ sản các loại. Theo số liệu của viện nghề cá quốc gia
Hoa Kỳ (NFI) mức tiêu thụ thuỷ sản thực phẩm bình quân của người Mỹ năm
2000 đã đạt 7,02 kg. Bởi vậy, mặc dù là nước có tiềm năng về thuỷ sản (Là một
trong 10 nước có sản lượng thuỷ sản cao nhất thế giới ), hàng năm Mỹ vẫn phải
nhập khẩu rất nhiều các mặt hàng thuỷ sản. Năm 2000 giá trị nhập khẩu thuỷ sản
của Mỹ đã đạt con số kỷ lục là 19 tỷ USD.
Bên cạnh đó, nước Mỹ có thành phần xã hội đa dạng, gồm nhiều cộng đồng
riêng biệt. Hầu hết người Mỹ có nguồn gốc từ Châu Âu, các dân tộc thiểu số
gồm người Mỹ bản xứ, Mỹ la tinh, Châu á và người từ các đảo Thái Bình
Dương. Các dân tộc này đã đưa vào nước Mỹ các phong tục tập quán, ngôn ngữ,
đức tin riêng của họ. Điều này tạo nên một môi trường văn hóa phong phú và đa
dạng, một quốc gia đa sắc tộc. Đặc điểm này đã đem lại cho Mỹ tính đa dạng
trong tiêu dùng rất cao. Với những mức thu nhập khác nhau, người tiêu dùng
Mỹ có sở thích mua tất cả các loại sản phẩm từ đá tiền đến rẻ tiền từ khắp nơi
trên thế giới. Một đặc điểm đáng lưu ý nữa là số lượng Việt kiều tại Mỹ là rất
đông, đây có thể sẽ là một gợi ý rất quan trọng cho các doanh nghiệp Việt nam
thâm nhập thị trường Mỹ. Hơn nữa, để bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản, Mỹ chủ
trương tăng nhập giảm xuất và xu hướng này vẫn tiếp tục kéo dài trong những
năm tới đây.
13
Chính vì lẽ đó Mỹ là một thị trường thuỷ sản rất hấp dẫn đối với các nước
xuất khẩu.
1.3.3 Hiệp định thương mại Việt-Mỹ
Hiện nay,Việt nam đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và
khu vực, việc ký kết và thực thi Hiệp định thương mại Việt-Mỹ sẽ đem lại cho
Việt nam những cơ hội và thách thức. Điều đó, đòi hỏi chính phủ mà đặc biệt là
các nhà kinh doanh Việt nam phải tính tới và xây dựng cho được lộ trình, bước
đi thích hợp để đưa hoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả cao trong điều kiện hội
nhập và cạnh tranh quốc tế gay gắt.
1.3.3.1 Những cơ hội chủ yếu đối với hoạt động xuất khẩu của Việt nam
Thứ nhất, khi hiệp định thực thi có hiệu lực, Việt nam sẽ được hưởng ưu đãi
thương mại, có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng thị trường. Chúng ta đều
biết Mỹ là một thị trường hấp dẫn đối với nhiều quốc gia, thu hút sự qua tâm
của nhiều nhà xuất khẩu. Trước thời điểm Hiệp định thương mại chưa được ký
kết, doanh nghiệp Việt nam và hàng hoá Việt nam xâm nhập thị trường Mỹ rất
khó khăn, phải cạnh tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp của các nước
khác cùng có mặt tại thị trường Mỹ, đặc biệt là hàng hoá Việt nam phải chịu
mức thuế rất cao. Khi Hiệp định có hiệu lực, các trở ngại trên bị rỡ bỏ,các doanh
nghiệp Việt nam được bình đẳng với các doanh nghiệp khác khi tiếp cận thị
trường Mỹ bởi lẽ Việt nam có được đối xử Tối huệ quốc (được hưởng điều kiện
thương mại bình thường) từ phía Mỹ trong đó quan trọng là các hàng rào thuế
quan và phi thuế quan sẽ được cắt giảm đáng kể .
Thứ hai, tăng cường thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ cao từ Mỹ và
các nước tạo điều kiện để nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng năng xuất lao
động hạ giá thành sản phẩm. Nhiều nước và trước hết là các nước trong khu vực
như Hàn Quốc, Nhật, Singapo, Thái Lan…sẽ tăng cường đầu tư vào Việt nam vì
hàng hóa sản xuất tại Việt nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Bản thân các nhà đầu tư
Mỹ cũng sẽ vào Việt nam nhiều hơn để sử dụng những lợi thế ở thị trường này
sản xuất ra hàng hoá rồi xuất khẩu trở lại Hoa Kỳ và các nước khác.
Thứ ba, tạo điều kiện tiền đề cho Việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế và
gia nhập WTO. Việc Việt nam tham gia vào ASEAN, APEC và đặc biệt là hiệp
14
định thương mại có những điểm khá tương đồng về mục tiêu, nguyên tắc và lộ
trình. Đó là sự thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư giữa các quốc gia với
nguyên tắc: thương mại không phân biệt đối xử dưới hai hình thức đãi ngộ Tối
huệ quốc và đãi ngộ quốc gia, thương mại tự do hơn, tăng cường cạnh tranh bình
đẳng, công bằng khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế .
Thứ tư, thúc đẩy quá trình đổi mới đất nước đặc biệt là đổi mới cơ chế và
hành chính. Chính việc thực hiện các cam kết và mở cửa thị trường Việt nam
theo lộ trình của Hiệp định đã ký sẽ là chất xúc tác thúc đẩy quá trình điều
chỉnh, đổi mới cơ chế chính sách, luật pháp và thực tiễn hoạt động kinh tế của
đất nước làm cho các hoạt động này trở nên năng động, mềm dẻo hơn thích ứng
với thông lệ và tập quán quốc tế, cũng như các nguyên tắc, quy định của Mỹ.
1.3.3.2 Thách thức
Bên cạnh những cơ hội mà hiệp định thương mại Việt- Mỹ mở ra, nó còn đặt
ra cho chúng ta những khó khăn, thách thức đòi hỏi sự nỗ lực của toàn Đảng,
toàn dân ta trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, nhất là trong quan hệ
kinh tế đối ngoại.
Thứ nhất, việc được hưởng quy chế MFN chưa phải là điểm quyết định để
tăng khả năng cạnh tranh đối với hàng thuỷ sản Việt nam, vì Mỹ đã áp dụng quy
chế MFN với 136 nước thành viên WTO, ngoài ra còn có ưu đãi đặc biệt đối với
các nước chậm phát triển nhưng Việt nam chưa được hưởng chế độ này. Mức
thuế trung bình là 5%, nhưng nếu được hưởng ưu đãi thì mức thuế này tiến tới
0%.
Thứ hai, tiêu chuẩn chất lượng các mặt hàng Việt nam xuất vào các nước
công nghiệp phát triển đều phải đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO hoặc tiêu chuẩn
tương đương của các nước Đức ,Nhật, Hoa Kỳ, đây là một khó khăn lớn đối với
các mặt hàng thuỷ sản Việt nam không những thế hàng hoá Việt nam sẽ phải
cạnh tranh mạnh mẽ với hàng hóa cùng loại của các nước Châu á khác, đặc biệt
là Indonesia và Canada, trong khi đó sức cạnh tranh của hàng hoá Việt nam về
cả ba phương diện: chất lượng, giá cả và mẫu mã hầu như còn rất yếu.
Thứ ba, khi thực hiện NTR (quan hệ thương mại bình thường), các doanh
nghiệp Mỹ sẽ thuận lợi hơn khi đầu tư vào Việt nam, được hưởng các ưu đãi về
15
nhập khẩu những nguyên liệu để sản xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu.
Khi đó các doanh nghiệp Mỹ và hàng hoá do Mỹ sản xuất ra sẽ có ưu thế hơn
các doanh nghiệp Việt nam và hàng hoá do Việt nam sản xuất ra bởi Mỹ có vốn
lớn, công nghệ cao, trình độ quản lý tiên tiến...
Thứ tư, để doanh nghiệp và hàng hoá Việt nam vào được thị trường Mỹ,
ngoài việc nắm vững nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp Việt nam phải làm
quen với các tập quán, tác phong khi đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà
kinh doanh Mỹ, phải tìm hiểu và nắm vững luật pháp, chính sách ngoại thương
của Mỹ. Đây là một quốc gia có hệ thống pháp luật, chích sách thương mại khá
rắc rối và phức tạp .
PHẦN 2 : THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM
VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 Tình hình sản xuất nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản của Việt nam
Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê và Bộ thuỷ sản,sản lượng thuỷ
sản đánh bắt của Việt nam không ngừng tăng qua các năm. Sản lượng đánh bắt
tăng từ 576.860 tấn ( năm 1985) lên 928.800 tấn ( năm 1995) và đạt 1,2 triệu tấn
( năm 2000). Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng từ 231.200 (năm 1985) lên
310.000 tấn ( năm 1995) và 723.110 tấn (năm 2000).
Như vậy, tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta tăng từ 808.100 tấn ( năm
1985) lên 1,3 triệu tấn ( năm 1995) và 2 triệu tấn (năm 2000). Xu hướng tăng
sản lượng thuỷ hải sản của Việt nam thời gian qua phù hợp vỡi xu hướng tăng
16
chung của các nước phát triển trong khu vực và thế giới . Đặc biệt là tốc độ tăng
sản lượng thuỷ sản giữa đánh bắt và nuôi trồng là khá cân đối (5,5% & 6%) .
Ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản của nước ta đã có bước phát triển nhanh
về số lượng nhà máy chế biến cũng như là công suất chế biến thuỷ sản. Nếu như
năm 1986 công suất chế biến là 210 tấn thành phẩm / ngày thì 10 năm sau đã
tăng lên khoảng 800 tấn thành phẩm/ ngày. Nhưng cũng theo Bộ thuỷ sản, gần
80% nhà máy chế biến xuất khẩu đã hoạt động trên 10 năm trang thiết bị đến
nay đã quá lạc hậu, lại thiếu đồng bộ nên chưa đảm bảo được các yêu cầu về số
lượng và sản phẩm chế biến .
Về đầu tư đánh bắt hải sản và nuôi trồng thuỷ sản: từ năm 1986 đến năm 1999
số lượng tầu thuyền tăng hơn hai lần, nhưng tổng công suất tăng lên ba lần.
Thực hiện chương trình khai thác xa bờ, nhà nước đã đầu tư 900 tỷ đồng từ
nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Các địa phương đã triển khai 615 dự án, đóng mới
769 tầu, cải hoàn 132 tầu công suất 90 CV. Đến nay số vốn được giải ngân là
614,232 tỷ đồng, đạt 68,24% so với tổng nguồn vốn và 450 tầu đi vào sản xuất
và đánh bắt hải sản xa bờ.
2.2 Tình hình xuất khẩu chung của thuỷ sản Việt nam.
Kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1996-2002 liên tục gia tăng qua các năm. Điều
đó được thể hiện ở bảng 2 .
Bảng 2: xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam 1996-2002.
Năm
Kim ngạch
xuất khẩu
(triệu USD)
Tốc độ tăng
(%)
1996
1997
1998
1999
2000
2001
696,50
782,00
858,00
985,73
1478,60
1800,00
100,00
112,28
109,72
111,74
150,00
122,00
17
2002 2100,00 116,67
( Nguồn Bộ thuỷ sản )
Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu thời kỳ 1996-2001 được thể hiện ở bảng 3
Bảng 3: các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu (1996-2001)
Đơn vị tính: 1000 tấn
Năm
Cá đông
lạnh
Mực đông
lạnh
Tôm đông
lạnh
Mực
khô
Thuỷ sản
khác
1996
1997
1998
1999
2001
29,70
81,00
69,70
89,90
127,85
20,2
40,0
60,8
73,9
89,7
51,1
68,2
431,7
225,6
301,5
5,9
6,4
9,4
11,6
19,8
15,2
41,4
59,8
83,6
117,4
( Nguồn Bộ thuỷ sản )
Nhìn vào biểu trên ta thấy, sản lượng xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản liên tục
tăng qua các năm, trong đó mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam là tôm các
loại (như tôm hùm, tôm càng xanh, tôm sú, tôm bạc có giá trị xuất khẩu rất cao
và chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu) và cá đông lạnh, tiếp đến là
các mặt hàng thuỷ sản khác, mực đông lạnh và thấp nhất là mực khô .
Thị trường xuất khẩu thuỷ sản đã có sự mở rộng, các đơn vị xuất khẩu đã có
quan hệ với trên 24 nước trên thế giới. Trong những năm gần đây Việt nam đã
cố gắng mở rộng thị trường sang Châu Âu, Mỹ, Nhật…
Nhật Bản, thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới, là thị trường số một của
ngành thuỷ sản Việt nam. Xuất khẩu thuỷ sản Việt nam sang Nhật trong năm
2002 đã tăng hơn 40% so với năm 2001, đưa thị phần xuất khẩu thuỷ sản sang
Nhật bản chiếm 45% tổng kim ngạch.
Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường Châ á khác như Trung Quốc, Hồng
Kông, Đài Loan cũng tăng nhanh và chiếm 21% thị phần xuất khẩu, trong đó
Trung Quốc đã vươn lên vị trí thứ ba trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam với
kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này năm 2001 đạt gần 30 triệu USD. Đây là
khu vực thị trường rất có tiềm năng cho xuất khẩu thuỷ sản của ta trong thời
18
gian tới một thị trường có mức tiêu thụ thuỷ sản khoảng 24kg/người/năm. Trung
Quốc đang nhập khẩu rất nhiều mặt hàng của Việt nam như: mực khô cá muối
các loại, mực đông lạnh, cua, lươn, tôm, bạch tuộc.
Việt nam chính thức xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU từ năm 1997. Hiện
nay, thị trường EU là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn của Việt nam, chiếm
khoảng 15% xuất khẩu thuỷ sản của cả nước , kim ngạch đạt 89 triệu USD năm
1999 và tăng lên 91 triệu năm 2001.
2.3 Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt nam vào thị trường Mỹ
Bắt đầu từ năm 1994, sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt nam, những lô
hàng thuỷ sản Việt nam đầu tiên đã có mặt trên thị trường Mỹ. Từ đó trở đi cho
đến tháng 7-2000, mặc dù chưa ký được Hiệp định thương mại Việt-Mỹ nhưng
giá trị xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt nam vẫn tăng đều đặn và tăng đột biến
vào những năm 2000 và 2001, Mỹ đã vượt Nhật và trở thành nước nhập khẩu
hàng thuỷ sản lớn nhất của Việt nam ( bảng 4) .
Bảng 4: Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam vào thị trường Mỹ
Đơn vị tính : triệu USD
Năm Kim ngạch
xuất khẩu
Tốc độ tăng trưởng
Kim ngạch xuất khẩu Tỷ lệ (%)
19
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
5,780
19,498
33,988
39,830
80,200
129,500
298,220
523,600
631,200
_
13,71
14,49
5,85
40,37
49,30
168,72
225,58
107,60
_
237,2
74,3
17,2
101,3
61,5
130,2
75,6
20,5
( Nguồn Bộ thuỷ sản )
Trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt nam sang Mỹ, tôm và cá vẫn là mặt
hàng chủ lực, trong đó những mặt hàng xuất khẩu lớn trong năm 2001 là: tôm
các loại 33200 tấn, cá tra và cá basa 7800 tấn, cá ngừ các loại 1200 tấn. Mặt
hàng tôm của Việt nam đang xuất khẩu vào Mỹ vừa có khối lượng lớn vừa có
giá trị cao. Tôm của Việt nam xuất khẩu vào Mỹ có ưu thế so với một số nước
khác về kích cỡ sản phẩm có uy tín về chất lượng đối với người tiêu dùng. Cá tra
và cá basa của Việt nam đã dành được thị phần không nhỏ trong tổng khối lượng
nhập khẩu loại cá này vào Mỹ. Giới tiêu dùng Mỹ đã quen dùng cá basa của
Việt nam đây là một lợi thế lớn để Việt nam đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này
vào Mỹ. Các sản phẩm khác như cá ngừ , cá philê đông, cua tươi, cá biển đông,
cá nước ngọt đông, cua đông…cũng chiếm được thị phần không nhỏ trên thị
trường Mỹ…cơ cấu giá trị xuất khẩu bốn loại thuỷ sản trên của Việt nam vào
Mỹ tương ứng như sau: tôm 79,8%; cá tra, cá basa 4,5%; cá ngừ 4,1%; và các
sản phẩm khác là 11,6%. Theo thống kê của Mỹ, sản phẩm thuỷ sản của Việt
nam xuất khẩu sang Mỹ đa dạng về chủng loại, có tới 135 loại sản phẩm khác
nhau.
Theo đánh giá của người tiêu dùng Mỹ thì các sản phẩm thuỷ sản của ta có
chất lượng tốt, mùi vị thơm ngon vì nuôi chủ yếu theo kiểu quảng canh và quảng
canh cải tiến nên vị tôm ngọt tự nhiên, ngon hơn tôm nuôi công nghiệp của Thái
Lan và Indonesia nên thường bán được với giá cao hơn. Năm 2000 mặc dù Việt
20
nam chỉ xuất 15.000 tấn tôm nhưng giá trị rất cao: 224 triệu USD, trong khi đó
ấn Độ xuất 26.000 tấn mà chỉ thu được 223 triệu USD tính ra một kg tôm của
Việt nam bán được 14,935 USD, của Mexico là 13,961 USD, của Thái Lan là
11,895 USD, và của ấn Độ là 8,076 USD.
2.4. Những hạn chế, khó khăn trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam
sang thị trường Mỹ.
Xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam sang thị trường Mỹ trong thời gian qua đã
có những dấu hiệu khởi sắc đặc biệt là năm 2001. Tuy nhiên thị trường tiềm
năng này cũng đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức.
Thứ nhất, các mặt hàng thuỷ sản của ta xuất khẩu vào Mỹ chủ yếu vẫn ở dạng
sơ chế, giá trị chưa cao trong khi với hơn 100 mặt hàng thuỷ sản thực phẩm
nhập khẩu Mỹ có nhu cầu cao về các mặt hàng đã qua tinh chế (tôm luộc, tôm
bao bột, tôm hùm, cá philê, hộp thuỷ sản ). Cụ thể, với mặt hàng cá ngừ hiện nay
Việt nam mới chỉ xuất khẩu phần lớn cá ngừ tươi hoặc đông vào Mỹ (chiếm
90% giá trị xuất khẩu cá ngừ), trong khi cá ngừ đóng hộp là mặt hàng được tiêu
thụ nhiều ở Mỹ thì giá trị xuất khẩu của Việt nam không đáng kể ( 5%). Mỹ coi
trọng cả nhập khẩu thuỷ sản phi thực phẩm bao gồm các sản phẩm hoá học gốc
thuỷ sản (thức ăn gia súc, dầu cá, bột cá ), ngọc trai, cá cảnh…(giá trị nhập khẩu
của Mỹ năm 2000 đạt 9 tỷ USD, chỉ kém hàng thuỷ sản thực phẩm 1 tỷ USD)
nhưng ta chỉ mới chú trọng đến xuất khẩu thuỷ sản thực phẩm. Vì vậy có thể nói
là chưa có sự phù hợp cao trong việc xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt nam với yêu
cầu nhập khẩu của thị trường Mỹ.
Thứ hai, tuy hàng hoá Việt nam vào thị trường Mỹ sẽ được hưởng quy chế
quan hệ thương mại bình thường, nhưng hàng thuỷ sản Việt nam vẫn gặp phải
sự cạnh tranh quyết liệt chẳng những về giá cả, chất lượng mà cả phương thức
đối với nhiềi địch thủ trên thị trường Mỹ. Hiện nay có hơn 100 nước xuất khẩu
đủ các mặt hàng thuỷ sản vào Mỹ, trong đó có nhiều nước có truyền thống lâu
đời trong buôn bán thuỷ sản với Mỹ như: Thái Lan (tôm sú đông, đồ hộp thuỷ
sản…) Trung Quốc ( tôm đông, cá rô phi…), Canada ( tôm hùm, cua…),
Indonesia (cua,cá ngừ, cá rô phi…), Philippin (hộp cá ngừ, cá ngừ tươi đông,
tôm đông và rong biển…) nên sự cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng quyết
21
liệt. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thuỷ sản Việt nam còn rất yếu, theo
phòng thông tin và công nghiệp Việt nam thi trong hai ngành mà Việt nam có
khả năng thâm nhập vào thị trường Mỹ là dệt may và thuỷ sản thì tỷ lệ doanh
nghiệp có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường Mỹ là thấp: chỉ có khoảng 50
trong tổng 3000 thành viên của hiệp hội dệt may và 60 –70 trong tổng số hàng
trăm thành viên của ngành thuỷ sản là có được năng lực cạnh tranh này. Không
những thế các sản phẩm về cá của thuỷ Việt nam lại gặp phải sự cạnh tranh của
chính các doanh nghiệp Mỹ, đặc biệt đó là các loại cá nheo hiện chiếm đến 95%
sản lượng cá nước ngọt xuất khẩu của ta. Hơn nữa thị trường Mỹ qúa xa Việt
nam nên chi phí vận chuyển và bảo hiểm chuyên trở hàng hoá rất lớn, điều này
làm cho chi phí kinh doanh từ Mỹ sang Việt nam tăng lên, không những thế thời
gian vận chuyển đã làm cho hàng tươi sống giảm về chất lượng, tỷ lệ hao hụt
tăng lên, đây cũng là nhân tố khách quan làm giảm tính cạnh tranh của hàng
Việt nam xuất khẩu sang Mỹ so với các nước Châu Mỹ la tinh. Điều đó đã làm
cho lợi thế so sánh trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam bị giảm sút nhiều và
không đạt được hiệu quả như mong muốn vì giá thấp.
Thứ ba, thị trường Mỹ đòi hỏi sản phẩm nhập khẩu phải có chất lượng tốt,
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên họ đã đặt ra những luật lệ rất nghiêm
ngặt về vấn đề này: hàng rào phi thuế quan của Mỹ khắt khe hơn so với nhiều thị
trường khác, từ sau 18-12-1997 Mỹ áp dụng tiêu chuẩn HACCP cho việc nhập
khẩu hàng thuỷ sản. Theo quy định này hàng nhập vào Mỹ phải có chứng chỉ
của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu chứng nhận lô hàng được sản
xuất tại cơ sở đã ứng dụng HACCP. Nội dung HACCP của Mỹ tập chung vào
việc đảm bảo an toàn thực phẩm, các yếu tố chất lượng được gắn với hệ thống
quy phạm sản xuất ( GMP ) và các yếu tố vệ sinh (SSOP). Luật quy định về
nhãn hiệu lực từ 8-05-1994 áp dụng các quy định về dán nhãn đồ hộp cá, các sản
phẩm tôm và các yếu tố thông báo về chất lượng và các tiêu chuẩn khác. Bên
cạnh đó, lấy lý do là bảo về nguồn lợi thiên nhiên và môi trường thế giới nói
chung nên Mỹ còn đưa ta các rào cản kỹ thuật nhằm gây ra khoa khăn cho các
nhà xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ. Thí dụ, với một số nước như Thái
Lan, ấn Độ…muốn xuất khẩu được thuỷ sản vào Mỹ doanh nghiệp phải có giấy
22
chứng nhận công nghệ đánh bắt không mang tính huỷ diệt các hải sản quý hiếm
hoặc quy trình nuôi không gây ô nhiễm môi trường xung quanh…Đây chính là
những vấn đề mà Việt nam cần phải nghiên cứu vì trước sau Mỹ cũng sẽ áp
dụng những quy định này đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thuỷ
sản của Việt nam .
Thứ tư, sự hiểu biết của các doanh nghiệp thuỷ sản Việt nam về thị trường
Mỹ, về luật lệ làm ăn của Mỹ còn quá ít. Hệ thống luật của Mỹ khá phức tạp,
chặt chẽ và mới lạ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam.
Với 50 tiểu bang riêng biệt với hai hệ thống pháp luật cùng song song tồn tại:
luật liên bang và luật của từng bang sẽ tạo ra nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp
Việt nam. Chính vì vậy, nếu không nghiên cứu tìm hiểu rõ thì doanh nghiệp Việt
nam sẽ phải gánh chịu những thua thiệt nặng nề trong kinh doanh. Có thể đơn cử
một số luật sau: luật chống độc quyền hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong
kinh doanh sẽ phạt tiền đền 1 triệu USD hoặc tù 3 năm đối với tư nhân. Luật về
trách nhiệm đối với sản phẩm, theo đó người tiêu dùng bị thiệt hại có thể kiện
nhà sản xuất về mức bồi thường thiệt hại quy định gấp nhiều lần thiệt hại thực
tế. Các doanh nghiệp Việt nam còn bị động trong việc tìm kiếm khách hàng ,
xây dựng hợp đồng, xác định giá cả mua bán thuỷ sản …, yếu về công tác
Marketing, xúc tiến thương mại. Cho đến nay chỉ có một số doanh nghiệp là
tham gia hội chợ thuỷ sản Boston tại Mỹ tổ chức vào tháng 3 hàng năm, mới chỉ
có hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt nam có văn phòng đại diện tại
Mỹ . Trong khi đó các nước xuất khẩu thuỷ sản lớn vào Mỹ đều đã thiết lập các
văn phòng ở khắp các thành phố khác nhau trên nước Mỹ để kịp thời nắm bắt
thông tin và những biến động của thị trường Mỹ nhằm cung cấp cho các doanh
nghiệp trong nước.
Thứ năm, hàng hoá của nước ngoài xuất khẩu vào Mỹ sẽ phải trải qua một thủ
tục hải quan khá chặt chẽ. Hệ thông thuế của Mỹ (gọi tắt là HTS) hiện không
được thi hành ở Mỹ mà hầu hết các quốc gia thương mại lớn của thế giới đang
áp dụng. Nhiều loại thuế của Mỹ đánh theo tỷ lệ trên giá trị hàng hoá, tức là mức
thuế được xác định dựa trên tỷ lệ phần trăm giá trị hàng nhập khẩu, mức thuế
xuất biến động từ 1%-40% trong đó mức thông thường từ 2%-7% giá trị hàng
23
nhập khẩu. Một số hàng hoá phải chịu thuế gộp tức là loại thuế kết hợp cả mức
thuế tỷ lệ trên giá trị và mức thuế theo số lượng…
Thứ sáu, mặc dù đã có những cố gắng và đạt kết quả tương đối tốt hiện nay
ngành thuỷ sản Việt nam vẫn còn vấn đề cần giải quyết như: khai thác cạn kiệt
nguồn tài nguyên ven bờ, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp ồ ạt, thiếu quy hoạch,
thiếu giống, thiếu trình độ chuyên môn. Trong chế biến vẫn còn 2/3 số doanh
nghiệp co quy mô vưa và nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu đối với sản xuất và
quản lý theo tiêu chuẩn ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm. Công nghệ chế
biến thuỷ sản nhập từ nước ngoài vừa cũ vừa lạc hậu do đó không đảm bảo được
chất lượng phục vụ cho xuất khẩu . Như vậy chúng ta phải có công nghệ tiên
tiến có lượng vốn lớn. Giải quyết vấn đề vốn là bài toán khó đối với mọi quốc
gia đặc biệt là những nước nghèo và những nước đang phát triển như Việt nam
hiện nay.
24
PHẦN 3 . MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
3.1. Dự báo khả năng xuất khẩu thuỷ sản Việt nam sang Mỹ trong thời gian
tới.
Thị trường thuỷ sản thế giới nếu mở rộng 5%/năm có khả năng đạt trên 83 tỷ
USD vào năm2005 và trên 1000 tỷ USD vào năm 2010 nếu khi đó thị phần của
Việt nam vẫn duy trì là 1,5% xuất khẩu của thế giới thì chúng ta có khả năng
cung cấp cho thị trường thế giới 3 tỷ USD vào năm 2005 và khoảng 5 tỷ USD
vào năm 2010. Theo kế hoạch năm 2003 ta phấn đấu đạt 2,3 tỷ USD. Với thị
trường Mỹ trở ngại lớn nhất đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt nam là việc đảm
bảo chất lượng và vệ sinh an toàn hàng thuỷ sản theo điều kiện HACCP. Được
biết trong số 320 cơ sở chế biến thuỷ sản quy mô công nghiệp chỉ có 124 cơ sở
(38,75%) đạt an toàn thực phẩm, 68 cơ sở (21,25%) được phép xuất khẩu sang
Mỹ, 128 cơ sở(40%) áp dụng trương trình HACCP. Mặt khác ở nhiều cơ sở việc
áp dụng HACCP vẫn mang tính hình thức, chính vì vậy vẫn tiếp tục tái diễn tình
trạng hàng bị thị trường Mỹ trả về và bị cảnh báo do nhiễm khuẩn, vi sai nhãn,
chứa kháng sinh bị cấm…
Ba tháng đầu năm 2003 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 434,5 triệu USD
đạt gần 19% kế hoạch. Khó khăn hiện nay mà ngành thuỷ sản gặp phải là sức
mua của thị trường Mỹ giảm do la ngại vụ kiện tôm dễ xảy ra, các nhà nhập
khẩu Mỹ đã mua một lượng khá lớn vào những tháng cuối năm 2002. Trước
cuộc trao đổi vớiVNNet thị trưởng bộ thuỷ sản bà Nguyễn Thị Hồng Minh nhận
định, chiến tranh Irac xảy sẽ ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu thuỷ sản Việt nam vì
người dân Mỹ sẽ mua lương thực dự trữ và tiêu dùng ít thuỷ hải sản đồng thời
việc vận chuyển hàng sang thị trường Mỹ cũng có nhiều biến động.
3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt nam sang thị
trường Mỹ.
3.2.1. Giải pháp mang tầm vĩ mô .
25
Từ khi thực hiện chính sách mở cửa nề kinh tế tới nay chúng ta đã thu được
nhiều thành tựu to lớn về kinh tế xã hội. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đã được đề ra trong các văn kiện của đảng, mục tiêu của Đảng. Mục tiêu của
đảng , chính phủ là mở rộng giao lưu kinh tế với quốc tế trong đó đẩy mạnh xuất
khẩu là mục tiêu hàng đầu và ngành thuỷ sản được quan tâm với thị trường tiềm
năng là Mỹ. Để đạt được mục tiêu mở rộng thị phần, đem lại nguồn thu lớn hơn
nữa trong việc xuất khẩu thuỷ sản, chính sách vĩ mô ở đây là:
- Bảo vệ và mở rộng nguồn nguyên liệu thuỷ sản: Nhà nước và Bộ thuỷ sản
cần có chính sách giải pháp kịp thời, hiệu quả để tăng nguồn lợi thuỷ sản.
Trước hết phải ban hành luật bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hỗ trợ vốn và kỹ
thuật nuôi trồng cho nhân dân, phát triển lực lượng khai thác xa bờ. Tập
chung vốn vào các khoản viện trợ ODA để nâng cấp cơ sở hạ tầng đặc
biệt ở những vùng cung cấp nguyên liệu chủ yếu.
- Quy hoạch, quản lý thông nhất hệ thống chế biến thuỷ sản : giao việc cấp
giấy phép đầu tư xây dựng mới và nâng cấp nhà máy chế biến thuỷ sản
cho một đầu mối duy nhất là Bộ thuỷ sản, chuyển việc đầu tư cho lĩnh vực
kỹ thuật là chính sang đầu tư theo 4 chương trình mục tiêu đã xây dựng
trong chiến lược xuất khẩu thuỷ sản .
- Thực hiện chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp thuỷ sản
mở rộng quy mô sản xuất mở rộng thị trường kinh doanh. Thực hiện chế
độ ưu đãi cho vay vốn hoặc cho giữ lại vốn khấu hao để khuyến khích tái
đầu tư, cho trích một phần thuế xuất khẩu để các doanh nghiệp đổi mới
công nghệ sản xuất sản phẩm với giá trị ngày càng tăng. Thành lập cơ
quan thông tin tiếp thị thuỷ sản, cho phép ngành thuỷ sản trích một phần
nào đó trong thuế xuất khẩu để thành lập quỹ xuất khẩu thuỷ sản .
- Để ổn định và tăng nguồn hàng xuất khẩu vào thị trường thế giới trong đó
đặc biệt là thị trường Mỹ, giải pháp chung cho toàn ngành thuỷ sản Việt
nam vẫn là tiếp tục thực hiện ba chương trình lớn đã được Chính phủ phê
duyệt, đó là chương trình đánh bắt xa bờ, chương trình phát triển nuôi
trồng thuỷ sản thời kì 1999-2010 và chương trình xuất khẩu thuỷ sản đến
năm 2005, đưa ngành thuỷ sản nước ta từng bước chuyển sang một ngành
26
có hiệu quả và phát triển bền vững, xứng đáng là một ngành kinh tế mũi
nhọn .
3.2.2. Giải pháp cấp doanh nghiệp .
Khi chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước thực hiện tốt thu hút vốn đầu tư
nước ngoài hoặc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất hướng xuất khẩu.
Nhưng đây mới chỉ là điều kiện cần, còn chủ yếu là sự vận động linh hoạt của
các tổ chức, các doanh nghiệp trong chiến lược kinh doanh của đơn vị.
Thực tế cho thấy tuy Việt nam có nguồn nhân lực dồi dào về số lượng nhưng
trình độ tay nghề kỹ năng kỹ sảo chưa cao. Để các doanh nghiệp có thể đứng
vững trên thị trường đầy tính cạnh tranh này thì cần thiết phải thực hiện thật tốt
chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: thường xuyên mở các lớp đào
tạo ngắn ngày, mở các cuộc thảo luận, hội thảo về các chủ đề đang được nhiều
người quan tâm. Trong khâu tuyển dụng, tuyển chọn phải đảm bảo tuyển đượch
những nhân viên tốt nhất là về kỹ thuật, có tay nghề cao, có tinh thần trách
nhiệm cao. Trong chiến lược sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực phải được đặt lên hàng đầu nó phải được coi là yếu tố
đầu tiên quyết định thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp .
Đa dạng hoá các sản phẩm xuất khẩu theo hướng chế biến sâu và gia tăng tỷ
trọng các mặt hàng thuỷ sản phi thực phẩm. Muốn vậy một mặt các doanh
nghiệp Việt nam phải tìm hiểu kỹ thị trường Mỹ để nắm bắt được các nhu cầu
từng loại sản phẩm, đồng thời cần mở rộng các hình thức liên doanh hợp tác với
các nhà đầu tư Mỹ và các nhà đầu tư nước ngoài khác để sản xuất ra những sản
phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường Mỹ như thành công mà chúng ta đã
làm với các nhà đầu tư Nhật Bản trong những năm qua.
Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản Việt nam trên thị trường
Mỹ. Trước hết, phải giảm giá thành bằng cách giảm lượng nuôi trồng chết, giảp
thất thoát sau thu hoạch, tận dụng nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ để
sản xuất các sản phẩm thuỷ sản phi thực phẩm, từng bước xuất khẩu vào thị
trường Mỹ. Bên cạnh đó, phải tìm mọi cách để tiết kiệm chi phí đầu vào như :
điện, nước, thông tin vận tải…đồng thời phải không ngừng nâng cao chất lượng
sản phẩm bằng cách đầu tư ngay ở khâu đánh bắt, đảm bảo giống tốt và công
27
nghệ nuôi trồng tiên tiến để đạt tiêu chuẩn vệ sinh, đổi mới công nghệ chế biến,
thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Bắt buộc
các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản phải đạt được tiêu chuẩn HACCP, khuyến
khích xây dựng tiêu chuẩn ISO9000…đây chính là những giấy thông hành để
đưa hàng vào Mỹ. Cần chú ý rằng quan trọng nhất vẫn là an toàn vệ sinh thực
phẩm bởi vì nếu chỉ chú tâm đến việc tìm mọi cách để giảm chi phí đầu vào tạo
giá cạnh tranh trên thị trường Mỹ có thể lại dẫn đến tác dụng ngược tức bị mang
tiếng là bán phá giá như các vụ kiện cá Basa gần đây/
Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và xúc tiến thương mại thuỷ sản. Vai trò của tiếp
thị là rất quan trọng nhất là với mội thị trường rộng lớn, đa dạng và luật lệ làm
ăn nghiêm ngặt như Mỹ. Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước ở tầm vĩ mô, các doanh
nghiệp cần làm tốt công tác tiếp thị ở tầm vi mô như lập bộ phận nghiêm cứu thị
trường, tiếp thị qua hội chợ triển lãm, tiếp thị qua mạng Internet, gửi thư giới
thiệu những mặt hàng mới, xây dựng bộ phận đại diện thương mại của công ty ở
thị trường Mỹ, tiếp cận các siêu thị và hãng kinh doanh siêu thị để giới thiệu sản
phẩm thuỷ sản của Việt nam, từng bước xây dựng và củng cố thương hiệu sản
phẩm của công ty trên thị trường thế giới .
Làm quen với các vụ kiện tụng, giải quyết tốt các tranh chấp. Thông qua các
vụ kiện trong thời gian vừa qua như: hiệp hội cá nheo Mỹ kiện không cho doanh
nghiệp Việt nam sử dụng tên gọi Catfish đối với cá tra và cá Basa xuất khẩu vào
Mỹ, vụ kiện Việt nam bán phá giá mặt hàng này và gần đây nhất là vụ kiện Việt
nam bán phá giá cả tôm vào thị trường Mỹ cho thấy một mặt các doanh nghiệp
phải thật am hiểu về luật pháp của thị trường Mỹ cũng như luật thương mại quốc
tế, mặt khác phải có một đội ngũ chuyên viên thành thạo, đủ sức đối phó với các
vụ kiện, sớm nắm bắt được các thông tin để tư vấn cho các doanh nghiệp, giúp
các doanh nghiệp có thể điều chỉnh kịp thời trước những biến động của thị
trường. Bên cạnh đó, một sự hợp tác, liên kết và học tập kinh nghiệm xử lý của
các nước cũng bị kiện như mình là rất quan trọng.
28
KẾT LUẬN
Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt nam, đã có
những bước tiến vượt bậc trong xuất khẩu thời gian qua. Năm 1999, xuất khẩu
thuỷ sản được xếp thứ 19 về tổng sản lượng xuất khẩu, thứ 29 về kim ngạch và
thứ nhất về tốc độ tăng trưởng thuỷ sản thế giới. Những năm đầu của thế kỷ XXI
còn nhiều trở ngại và thách thức trong việc đưa ngành thuỷ sản Việt nam nhanh
chóng hội nhập khu vực và thế giới.
Thị trường Mỹ đang mở ra nhiều triển vọng đối với sản phẩm thuỷ sản của
Việt nam đặc biệt là sau khi hiệp định thương mại được ký kết. Tuy vậy, để
nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của thuỷ sản Việt nam trên thị trường
Mỹ, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt nam cần nỗ lực nghiên cứu thị
trường Mỹ, tiếp cận thông tin một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác, đánh giá
đúng khả năng sản xuất và mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị, nâng cao trình độ
chế biến và áp dụng quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ hàng thuỷ sản xuất
khẩu…Chỉ có như vậy, những cơ hội kinh doanh mở ra cho xuất khẩu Việt nam
mới được nắm bắt kịp thời.
Với bề dày phát triển của ngành thuỷ sản Việt nam trong thời gian qua, cùng
với sự quan tâm của Chính phủ Việt nam đã luôn hoàn thiện những chính sách
kinh tế nói chung và chính sách thương mại xuất nhập khẩu nói riêng theo
hướng mở cửa thị trường, cộng với nỗ lực của Bộ, ngành và các doanh nghiệp
chế biến thuỷ sản mấy năm gần đây, trong tương lai chúng ta có quyền tin tưởng
rằng ngành thuỷ sản Việt nam sẽ là mũi nhọn, thực sự vững vàng trong mọi sự
29
cạnh tranh, đồng thời là ngành tiên phong của đất nước trong quá trình hội nhập,
giao lưu theo xu hướng “ toàn cầu hoá” nền kinh tế thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế thuỷ sản, Hà Xuân Thông-Viện kinh
tế và quy hoạch thuỷ sản Hà Nội.
2.Chương trình xuất khẩu thuỷ sản năm 2005, Bộ thuỷ sản ,Hà Nội 1998.
3.Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến năm2010, Bộ thuỷ sản Hà
Nội 1999.
4.Dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội ngành thuỷ sản .
5.Xuất khẩu thuỷ sản Việt nam vào Mỹ- những vấn đề đang được đặt ra và
các giải pháp, PGS.TS Hoàng Thị Chỉnh(ĐHKTQD)- Tạp chí kinh tế phát
triển số 67/2003.
6.Xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam vào thị trường Mỹ-cơ hội và thách thức.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương (tạp chí thương mại số 8/1999).
7.Thị trường thuỷ sản thế giới và hướng mở rộng xuất khẩu của Việt nam –
Hải Yến- tạp chí thương mại số 7/2003.
8.Về các chính sách thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản Việt nam trong thời gian
tới. Tiến sĩ Lê Thị Anh Vân (ĐHKTQD)- tạp chí kinh tế và phát triển số
67/2003.
9.Xuất khẩu thuỷ sản Việt nam trong quá trình hội nhập, PGS.TS Đặng Đình
Đào (ĐHKTQD) và MBA. Đinh Văn Thắng (ĐH Công Đoàn)- Tạp chí kinh
tế và phát triển .
30
10.Hoạt động thương mại Việt-Mỹ và tác động đế hoạt động xuất khẩu của
Việt nam, Ngô Tất Thắng-tạp chí thương mại số 02/2002.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề Tài Vị trí của ngành thủy sản trong chiến lược hướng về xuất khẩu.pdf