Tài liệu Luận văn Văn học Bắc Kạn từ năm 1945 đến nay: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG THỊ DUNG
VĂN HỌC BẮC KẠN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn: PGS.TS TRẦN THỊ VIỆT TRUNG
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng sâu sắc và tình cảm chân thành, tác giả xin trân
trọng cảm ơn: Khoa Ngữ văn, Khoa Sau đại học - Trƣờng Đại học Sƣ phạm
- Đại học Thái Nguyên, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn, Nhà văn
Nông Viết Toại đã giúp đỡ cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với
PGS.TS Trần Thị Việt Trung, ngƣời đã nhiệt tình trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ
tác giả nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, nhƣng luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc ...
143 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Văn học Bắc Kạn từ năm 1945 đến nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG THỊ DUNG
VĂN HỌC BẮC KẠN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn: PGS.TS TRẦN THỊ VIỆT TRUNG
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng sâu sắc và tình cảm chân thành, tác giả xin trân
trọng cảm ơn: Khoa Ngữ văn, Khoa Sau đại học - Trƣờng Đại học Sƣ phạm
- Đại học Thái Nguyên, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn, Nhà văn
Nông Viết Toại đã giúp đỡ cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với
PGS.TS Trần Thị Việt Trung, ngƣời đã nhiệt tình trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ
tác giả nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, nhƣng luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy cô và bạn bè đồng
nghiệp quan tâm đến luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2009
Tác giả
Hoàng Thị Dung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu 5
3.1. Mục đích 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Cấu trúc luận văn. 6
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
BẮC KẠN - MỘT VÙNG ĐẤT MIỀN NÚI CAO GIÀU TRUYỀN
THỐNG VĂN HOÁ, VĂN HỌC 7
1.1. Một vài nét về Bắc Kạn - một tỉnh miền núi vùng cao tiêu biểu 7
1.2. Bắc kạn - một vùng đất giàu bản sắc văn hoá, văn học 9
1.2.1. Vài nét về khái niệm bản sắc văn hoá 9
1.2.2. Bản sắc văn hoá trong văn học 12
1.3. Bắc Kạn cái nôi văn học sinh ra nhiều nhà thơ, nhà văn
dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại 24
CHƢƠNG 2
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HỌC BẮC KẠN TỪ NĂM 1945
ĐẾN NAY 26
2.1. Về đội ngũ sáng tác 26
2.1.1. Thời kì từ năm 1945 đến năm 1964 26
2.1.2. Thời kì từ năm 1964 đến năm 1986 29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.1.3. Thời kì từ năm 1986 đến nay 33
2.2. Văn học Bắc Kạn - một số đặc điểm nổi bật 37
2.1.1. Về nội dung 37
2.2.1.1. Cuộc sống đầy khổ đau và bất hạnh của đồng bào các dân tộc
thiểu số trước năm 1945 - nguồn cảm hứng mãnh liệt trong
sáng tác của các tác giả văn học Bắc Kạn 37
2.2.1.2. Cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đầy hi sinh gian
khổ, nhưng thắng lợi vẻ vang; cuộc sống mới con người vui
tươi hăng say lao động sản xuất 43
2.2.1.3. Hình ảnh con người miền núi chân thực, thẳng thắn, thật thà
giàu tình cảm nhưng rất mạnh mẽ, quyết liệt - luôn là hình
ảnh trung tâm trong sáng tác của các tác giả Bắc Kạn 54
2.2.1.4. Hình ảnh thiên nhiên miền núi Bắc Kạn hiện lên vô cùng đẹp
đẽ, thơ mộng, hùng vĩ, thiên nhiên còn là cái nôi bảo vệ con
người và cách mạng - đây cũng là niềm tự hào về quê hương
miền núi trong sáng tác của các tác giả văn học Bắc Kạn 58
2.2.1.5. Những phong tục, tập quán đầy bản sắc dân tộc luôn là một chủ
đề hấp dẫn đối với các cây bút Bắc Kạn từ năm 1945 đến nay 61
2.2.2. Về nghệ thuật 69
2.2.2.1. Sự kế thừa truyền thống văn học dân gian 69
2.2.2.2. Ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu thơ mang đậm phong cách
diễn đạt của người miền núi 70
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ TÁC GIẢ VĂN HỌC TIÊU BIỂU CỦA BẮC KẠN 86
3.1. Nông quốc chấn - nhà thơ tày tiêu biểu 86
3.1.1. Vài nét về con người và sự nghiệp 86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.1.2. Nông Quốc Chấn - một nhà thơ dân tộc giàu bản sắc 88
3.2. Tác giả Nông Minh Châu 105
3.2.1. Vài nét về con người và sự nghiệp 105
3.2.2. Nông Minh Châu - một cây bút văn xuôi dân tộc thiểu số tiêu biểu 107
3.3. Nhà thơ Triệu Kim Văn 119
3.3.1. Vài nét về con người và sự nghiệp 120
3.3.2. Triệu Kim Văn - một nhà Dao giàu bản sắc 121
PHẦN III: KẾT LUẬN 132
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 135
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại không
thể không nghiên cứu đến văn học của các địa phương miền núi. Bởi văn học
địa phương là một bộ phận rất quan trọng, góp phần làm nên diện mạo, làm
nên tính chất, đặc điểm và những giá trị to lớn của nền văn học các dân tộc
thiểu số. Nghiên cứu văn học Bắc Kạn cũng là một sự đáp ứng nhu cầu
nghiên cứu văn học miền núi của nước ta hiện nay.
Như ta biết, Bắc Kạn một tỉnh miền núi thuộc diện khó khăn và nghèo
gần nhất nước, nhưng lại là một miền đất giàu bản sắc văn hoá. Chính mảnh
đất ấy là cái nôi sinh ra những nhà văn, nhà thơ, các nghệ nhân, nghệ sỹ là
người dân tộc thiểu số. Ví dụ như: các nhà thơ, nhà văn Nông Quốc Chấn,
Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, Bế Sĩ Uông, Triệu Kim Văn, Triệu Sinh,
Dương Thuấn, Nông Thị Ngọc Hoà, Dương Khâu Luông... Các nghệ sỹ,
nghệ nhân Nông Văn Khang, Nông Văn Nhủng… Và cũng chính các nhà
văn, nhà thơ, nghệ sĩ đó lại là những người đóng góp nhiều cho văn hoá
văn học Bắc Kạn phát triển và có tiếng nói trong nền văn học các dân tộc
thiểu số Việt Nam.
Tuy nhiên từ trước tới nay vẫn chưa có ai nghiên cứu một cách có hệ
thống, toàn diện về đời sống văn hoá, văn học của Bắc Kạn nói chung và cũng
chưa ai chỉ ra được những đặc điểm về diện mạo cũng như các giá trị về nội
dung và nghệ thuật, của văn học Bắc Kạn trong đời sống văn học các dân tộc
thiểu số Việt Nam nói riêng.
Hiện nay - cũng như ở các tỉnh khác - tỉnh Bắc Kạn đang có chủ trương
đưa văn học địa phương vào trong nhà trường phổ thông để giảng dạy, giúp
các dân tộc trong địa phương mình hiểu rõ hơn về truyền thống văn hoá lịch
sử về đất nước con người nơi mảnh đất mình đang sống và làm việc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Chính những lý do trên đã trở thành động lực thúc đẩy chúng tôi tiến
hành nghiên cứu về văn học Bắc Kạn một cách tổng thể, đặc biệt là giai
đoạn từ năm 1945 đến nay. Bởi nghiên cứu về văn học Bắc Kạn cũng chính
là việc nhằm đáp ứng chủ trương nghiên cứu giảng dạy văn học địa phương
trong nhà trường phổ thông hiện nay. Đồng thời đây cũng là tiếng nói
khẳng định sự đóng góp có ý nghĩa của văn học Bắc Kạn đối với sự phát
triển văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng, của văn học Việt Nam
hiện đại nói chung.
Hơn thế nữa, bản thân tôi vốn là người con của Bắc Kạn, nên tôi luôn
có sự mong muốn sẽ hiểu được một cách sâu sắc và cụ thể về văn học tỉnh
nhà. Từ đó, khẳng định những giá trị tiêu biểu của nền văn học Bắc Kạn vốn
rất giàu bản sắc - như là một sự tri ân của tôi đối với quê hương miền núi
thân yêu này.
2. Lịch sử vấn đề
Văn học các dân tộc thiểu số là một vấn đề hiện nay đang được giới
nghiên cứu văn học quan tâm, nhưng những mảng văn học địa phương trong
từng vùng miền khác nhau thì chưa được giới nghiên cứu, phê bình chú ý
đúng mức. Tuy nhiên cũng đã có một số bài, một số công trình nghiên cứu
đã đề cập đến văn học Bắc Kạn, thông qua bài viết về một số cây bút của
Bắc Kạn cũng như một số bài có điểm qua về tình hình văn học Bắc Kạn, cụ
thể như:
Trong Tuyển tập truyện ngắn Bắc Kạn 1997 - 2004 Hội Văn học nghệ
thuật tỉnh Bắc Kạn đã nhận xét: "Văn chƣơng Bắc Kạn đã sớm thăng hoa"
"Tuy sức sáng tạo văn học nghệ thuật còn ở mức khiêm nhƣờng nhƣng họ
thực sự là chủ nhân và đủ sức nuôi dƣỡng tạp chí văn nghệ Ba Bể". [32,tr.6].
Tôn Lan Phương trong cuốn Nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam đời
và văn đã khẳng định những đóng góp của nhà văn, nhà thơ Nông Viết Toại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
đối với văn học Bắc Kạn nói riêng, và văn học dân tộc thiểu số nói chung
như: "Đóng góp của Nông Viết Toại trong đời sống văn hoá của vùng đất này
chắc chắn là không nhỏ. Bên cạnh đó, các sáng tác văn học của anh với
những ƣu điểm nổi bật - đã góp phần làm phong phú hơn đời sống tinh thần
của đồng bào miền núi." [36,tr.673].
Trong bài Khi nghe gió thổi qua Phja Bjoóc thay cho lời đề tựa - nhà
văn Tô Hoài viết "… Ở Nông Quốc Chấn, những từng trải rộng lớn của anh
và cả cuộc đời anh và từng ngày từng đêm, đất chôn rau cắt rốn đã vào thơ
anh, đất quê anh là ngọn suối thơ anh." [8,tr.28], đây là những lời nhận xét
xác đáng của nhà văn Tô Hoài khi ông được sống và làm việc với Nông Quốc
Chấn trên mảnh đất Bắc Kạn.
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày sinh của nhà thơ Nông Quốc Chấn, nhà
thơ Lò Ngân Sủn cũng từng nhận xét : “Nhà thơ - nhà lý luận phê bình - nhà
quản lý Nông Quốc Chấn lớn lên, trƣởng thành từ trong dòng thác lớn của
cách mạng của kháng chiến; từ trong núi rừng Việt Bắc; từ cội nguồn văn
hoá dân tộc Tày Bắc Kạn. Nhà thơ - nhà lý luận - nhà quản lý là ba phẩm
chất lớn ở trong ông, do chính ông tạo nên trong suốt cuộc đời ông, và chính
ba phẩm chất lớn đó đã hoà quyện, đúc kết nên con ngƣời ông, nên sự nghiệp
của ông, trong đó phẩm chất chói sáng nhất, toả sáng nhất ở trong ông là thơ
ca, bởi chính thơ ca ông đã làm cho ông trở nên bất tử ” [34,tr.10].
Trong cuốn Kỷ yếu hội thảo Thân thế, sự nghiệp nhà văn Nông Minh
Châu nhà thơ Hữu Thỉnh đã phát biểu "Nông Minh Châu còn là một trong
những ngƣời đặt viên gạch đầu tiên cho văn xuôi dân tộc thiểu số." [31,tr.18].
Còn nhà nghiên cứu, phê bình Lâm Tiến thì đã khẳng định: Nông Minh
Châu chính "Là con đẻ của dân tộc Tày, sống trong lòng dân tộc, đƣợc tắm
mình trong những lời ru tha thiết ân tình của ngƣời mẹ, say sƣa với những
truyện cổ: Kim Quế, Nam Kim - Thị Đan, Lƣơng Quân - Bjoóc La, Quảng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Tân - Ngọc Lƣơng, Tần Chu. Gắn với những câu truyện cổ tích, những bài
“phuối pác” “phong slƣ” thuộc làu những câu tục ngữ, thành ngữ phong phú
của dân tộc. Đó chính là nguồn nuôi dƣỡng tâm hồn tƣ tƣởng tình cảm của
Nông Minh Châu." [31,tr.29 - 30).
Đó là những lời nhận xét đánh giá đầy sự trân trọng của những nhà thơ,
nhà văn, nhà nghiên cứu về cuộc đời sự nghiệp văn học của Nông Minh Châu
- một nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của Bắc Kạn.
Trong Tiểu luận - chân dung văn học Một mình trong cõi thơ nhà văn
Hoàng Quảng Uyên đã đưa nhận định rất chính xác và tinh tế về nhà thơ
Triệu Kim Văn: Tôi “thấy một thứ thơ không ngát hƣơng, phô phang nhƣ
hƣơng thơm hoa trứng gà mà kín đáo, tiềm ẩn nhƣ những “quả sa nhân dƣới
gốc thắp mặt trời"” thơ anh “nhỏ nhẹ ít lời chân thành... thơ anh nhƣ những
bông Hoa núi nở, dịu thơm một miền nhớ ” [70,tr.129-133].
Còn đối với Dương Thuấn - nhà thơ dân tộc Tày sinh ra và lớn lên ở
Bắc Kạn đã được nhà thơ, nhà văn hoá Nông Quốc Chấn khẳng định trong
cuốn Nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam đời và văn: "Thơ anh mang lại
hơi thở của thời đại mới và không thoát ly cái gốc của ngƣời Tày của quê
hƣơng Việt Bắc." [36,tr.558].
Cũng trong cuốn Nhà văn dân tộc thiểu số đời và văn - nhà văn Hoàng
Quảng Uyên có những nhận xét về đặc điểm thơ của Dương Khâu Luông như
sau: "Đọc Dƣơng Khâu Luông ta cảm đƣợc vị ngọt của niềm vui trong khoé
mắt vị đắng nƣớc mắt ở đầu môi. Đó là kết quả của sự quan sát chắt lọc,
chiêm nghiệm và cao cả hơn là sự hoà đồng của một tấm lòng trong vạn tấm
lòng. Đây là mặt mạnh trong thơ Dƣơng Khâu Luông: Nói ít, gợi nhiều."
[36,tr.435]...
Qua những ý kiến nhận xét, đánh giá của các nhà văn, nhà nghiên cứu
viết về văn học Bắc Kạn nói chung, cũng như về các nhà thơ, nhà văn viết về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Bắc Kạn nói riêng, chúng ta nhận thấy rõ một điều: Bắc Kạn là một vùng đất
đã sinh ra nhiều nhà thơ, nhà văn dân tộc thiểu số và chính họ đã làm nên một
diện mạo văn học Bắc Kạn với những nét đặc trưng riêng, góp phần tạo nên
một diện mạo văn học thiểu số Việt Nam như một vườn hoa đầy hương sắc.
Tuy nhiên đó mới chỉ là những nghiên cứu, những lời nhận xét, đánh
giá lẻ tẻ về một số cá nhân các nhà thơ, nhà văn Bắc Kạn, cho tới nay chúng
tôi vẫn chưa thấy xuất hiện một công trình nghiên cứu nào một cách tổng thể,
toàn diện về văn học Bắc Kạn. Chính vì vậy chúng tôi thấy rằng rất cần thiết
nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống văn học Bắc Kạn, để thấy được
những đặc điểm những giá trị nổi bật cũng như cần khẳng định những đóng
góp quan trọng của nó đối với sự phát triển của văn học dân tộc thiểu số nói
riêng, đối với văn học Việt Nam nói chung.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Tìm hiểu nghiên cứu văn học Bắc Kạn ở cả thể loại văn xuôi và thơ để
chỉ ra đặc điểm nổi bật của văn học Bắc Kạn trong quá trình vận động phát
triển từ năm 1945 đến nay.
Khẳng định đóng góp của văn học Bắc Kạn đối với sự nghiệp phát triển
của văn học thiểu số Việt Nam hiện đại.
Giới thiệu một số gương mặt các nhà thơ, nhà văn tiêu biểu của văn học
Bắc Kạn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện được luận văn này chúng tôi đã đọc và nghiên cứu những
tài liệu sau:
Toàn bộ những tác phẩm văn học (Thơ và văn xuôi) do các nhà văn,
nhà thơ Bắc Kạn sáng tác từ sau năm 1945 đến nay.
Những bài nghiên cứu về văn học Bắc Kạn của các nhà thơ, nhà văn,
nhà nghiên cứu phê bình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
- Một số sáng tác văn học của những địa phương khác (để so sánh đối
chiếu với văn học Bắc Kạn).
- Một số sách lý luận, phê bình liên quan đến đề tài nghiên cứu.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Chỉ ra những đặc điểm nổi bật của văn học Bắc Kạn từ năm 1945
đến nay ở các phương diện: Đội ngũ tác giả và đặc điểm nội dung, nghệ
thuật của tác phẩm.
- Khẳng định những đóng góp quan trọng của văn học Bắc Kạn nói
chung, của các nhà thơ, nhà văn Bắc Kạn nói riêng đối với sự phát triển của nền
văn học thiểu số Việt Nam hiện đại.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các
phương pháp sau.
Phương pháp thống kê, phân loại.
Phương pháp so sánh, đối chiếu.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, và một số phương pháp khác (nghiên
cứu liên ngành).
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung chính gồm 3 chương.
Chƣơng 1: Bắc Kạn - một vùng đất miền núi cao giàu truyền thống văn
hoá văn học
Chƣơng 2: Một số đặc điểm nổi bật của văn học Bắc Kạn từ năm
1945 đến nay
Chƣơng 3: Một số tác giả tiêu biểu của văn học Bắc Kạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
BẮC KẠN - MỘT VÙNG ĐẤT MIỀN NÚI CAO GIÀU
TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ, VĂN HỌC
1.1. Một vài nét về Bắc Kạn - một tỉnh miền núi vùng cao tiêu biểu
Như chúng ta đã biết, theo dư địa chí của Nguyễn Trãi thì từ thời Hùng Vương
với hai vương quốc cổ là Văn Lang, Âu Lạc (Thế kỉ VII- II TCN) vùng đất
Cao Bằng, Bắc Kạn thuộc bộ Vũ Định, là một trong 15 bộ hợp thành nước
Văn Lang. Phía Đông giáp bộ Lục Hải (Lạng Sơn), phía Tây giáp bộ Tân Hưng
(vùng Hà Giang- Tuyên Quang).
Đây là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số, nhưng từ thế kỉ II
TCN đến thế kỉ X - nước ta bị phong kiến Phương Bắc đánh chiếm, Bắc Kạn
lúc này bị chia thành nhiều châu “ki mi” để chúng thuận lợi trong việc cai trị
và bóc lột.
Đến năm 938 khi Ngô Quyền đánh thắng quân xâm lược trên sông
Bạch Đằng và chấm dứt một nghìn năm Bắc thuộc - đất nước ta mở ra thời kì
độc lập tự chủ. Từ thế kỉ thứ X trở đi, đặc biệt là dưới thời Lý - Trần đất nước
ta đã có hệ thống hành chính và chia ra thành nhiều đơn vị: Lộ, Phủ, Châu.
Lúc này vùng đất từ Thái Nguyên lên Bắc Kạn, Cao Bằng gọi là phủ Phú
Lương, dưới phủ là các Châu. Bắc Kạn gồm các châu: Thanh Bình (Chợ
Mới), Vĩnh Thông (Bạch Thông - Ba Bể - Pắc Nặm), Cảm Hoá (Ngân Sơn -
Na Rì), cuối cùng là Châu An Đức.
Đến thời Lê thì vùng đất Bắc Kạn được gọi là Phủ Thông Hoá, thuộc
trấn Thái Nguyên, nằm trong Bắc Đạo.
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX dưới ách thống trị của thực dân Pháp -
Bắc Kạn bị chia thành 5 châu đó là: Châu Chợ Đồn, Chợ Rã, Bạch Thông,
Ngân Sơn, Na Rì.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Sau năm 1945, tỉnh Bắc Kạn vẫn bao gồm có 5 huyện, tuy nhiên về sau
này trải qua nhiều biến cố của lịch sử, Bắc Kạn đã có nhiều thay đổi. Nhưng
đến năm 1965 do yêu cầu của công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của
dân tộc, Bắc Kạn đã sát nhập với Thái Nguyên gọi chung là tỉnh Bắc Thái. Và
đến năm 1997 - Bắc Kạn lại được tách ra, tái thiết lập tỉnh Bắc Kạn với 7
huyện một thị xã, 112 xã, và có 4 phường, 6 thị trấn, với tổng diện tích của
toàn tỉnh là 4857,21 km2.
Như đã biết, Bắc Kạn nằm ở thềm cao giữa trung tâm vùng Việt Bắc,
có địa hình đồi dốc núi cao, có những dòng sông khá lớn như sông Cầu, sông
Năng lại có kiến tạo địa chất độc đáo với Hồ Ba Bể - một cảnh đẹp thiên
nhiên kì thú, với bao truyện cổ tích, bao huyền thoại ẩn hiện xung quanh, với
những dòng thác tuôn trào trắng xoá, quanh năm mây mù bao phủ. Là một
tỉnh miền núi vùng cao, Bắc Kạn có những cánh rừng bạt ngàn với muôn loài
cây cối và muôn loài muông thú quý hiếm, lại có cả những cánh đồng lúa
rộng lớn, có nương rẫy trù phú... Có thể nói đây là một vùng đất đẹp một cách
hoang dã, hùng vĩ, bí ẩn và cũng rất đỗi nên thơ.
Mảnh đất Bắc Kạn là nơi hội tụ của nhiều dân tộc thiểu số sinh sống,
với nhiều phong tục tập quán khác nhau, nên đã trở thành một mảnh đất mang
đậm bản sắc dân tộc. Bản sắc đó được thể hiện đậm đà trong cả đời sống vật
chất và đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc Bắc Kạn.
Chính từ điều kiện thiên nhiên, điều kiện lịch sử như thế - Bắc Kạn đã
thực sự là mảnh đất đầy tiềm năng về văn hoá, văn học. Mảnh đất này cũng đã
sản sinh ra nhiều nhà thơ, nhà văn dân tộc miền núi có tầm cỡ khu vực và tầm
cỡ quốc gia, họ là những người đã có đóng góp lớn cho nền văn học dân tộc
thiểu số Việt Nam nói riêng, cho nền văn học nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
1.2. Bắc Kạn - một vùng đất giàu bản sắc văn hoá, văn học
1.2.1. Vài nét về khái niệm bản sắc văn hoá
Khi nói về văn hoá - người ta đã dẫn ra đến hơn 400 định nghĩa khác
nhau. Tuy nhiên tất cả các định nghĩa đó đều có những nội dung chung nhất.
Và theo cách định nghĩa của UNESCO thì “Văn hoá là tổng thể những nét
riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của
một xã hội hay của một nhóm ngƣời trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ
thuật và vật chất, những lối sống, những quyền cơ bản của con ngƣời, những
hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngƣỡng” [53,tr.1153].
Hoặc có thể diễn đạt một cách ngắn gọn hơn nữa thì: “Văn hoá là một
tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần đƣợc con ngƣời sáng tạo ra và phát
triển theo lịch sử, khác với các đối tƣợng của thiên nhiên”. (Dẫn theo
[65,tr.16] ).
Từ những khái niệm, những nhận định trên ta có thể hiểu văn hoá như
sau: "Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
ngƣời sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tƣơng
tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội”. [62,tr,10].
Còn khi chúng ta nói đến bản sắc văn hoá - hiện nay có rất nhiều cách
để chỉ ra bản sắc văn hoá, nhưng tựu chung lại các nhà nghiên cứu đều có sự
đồng nhất với nhau về một số ý cơ bản. Trong bản luận văn này người viết chỉ
đưa ra vài định nghĩa có tính chất khái quát, tiêu biểu để làm sáng tỏ thêm cho
đề tài của mình.
Trong Bách khoa toàn thư của Liên Xô nói về bản sắc văn hoá các nhà
nghiên cứu đã chỉ ra: “Mỗi dân tộc có đặc tính của mình, chỉ riêng mình mới
có, còn các dân tộc khác thì không có”. [54,tr.7-8].
Nhà thơ, nhà văn hoá Nông Quốc Chấn nhận định về bản sắc văn hoá
một cách cụ thể hơn đó là: “Bản sắc văn hoá Việt Nam bao gồm nhiều nét đặc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
trƣng. Có những nét chung trong văn hoá ngƣời Việt (còn gọi là ngƣời Kinh)
có những nét riêng trong văn hoá các dân tộc thiểu số. Những nét ấy biểu
hiện trong cách lao động, cách sống, cách kiến trúc nhà cửa, cách ứng xử
giữa ngƣời với ngƣời... Những nét riêng âý không mâu thuẫn với nét chung;
Nó đa dạng có sự hài hoà. ”. [9,tr.52].
Một trong những khái niệm về văn hoá và bản sắc văn hoá dân tộc của
Giáo sư Phan Ngọc cũng là một nhận định khá đầy đủ: "Nói tới bản sắc văn
hoá tức là nói đến cái mặt bất biến của văn hoá trong quá trình phát triển của
lịch sử". [49,tr.32].
Qua tìm hiểu về những nhận định trên ta có thể khẳng định rằng văn
hoá và cái gọi là bản sắc văn hoá là cái đã được định hình một cách bền vững.
Tuy nhiên tính bền vững đó cũng chỉ mang tính tương đối mà thôi. Mỗi quốc
gia, mỗi dân tộc đều có văn hoá và bản sắc văn hoá riêng, bởi không thể có
một nền văn hoá chung chung mà văn hoá ấy phải gắn liền với sự hình thành
và phát triển của dân tộc, của quốc gia.
Như vậy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam “là cái biểu hiện tập trung
diện mạo dân tộc, cái để nhận diện một dân tộc.” [53,tr.1159].
Tuy nhiên bên cạnh cái nền chung đó, bản sắc văn hoá dân tộc thiểu số
cũng có những đặc điểm riêng, những đặc điểm riêng ấy là do sự tạo thành
của tự nhiên và xã hội đem lại cho các dân tộc thiểu số Việt Nam. Như trong
Giáo trình lý luận văn học nhận xét các tộc người“Mƣờng, Mán, Tày, Nùng,
Ê đê, Gia rai... Các tộc ngƣời này cũng có văn hoá, tiếng nói riêng, giàu bản
sắc” [17,tr.73].
Trong Bách khoa tri thức phổ thông cũng có nói tới bản sắc dân tộc
chính là “Hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo là tiếng nói dân tộc,
là tâm lý, nếp tƣ duy, là phong tục tập quán, là hình thức nghệ thuật truyền
thống...” [53,tr.1160].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Nhắc tới bản sắc văn hoá của các dân tộc thì ta hiểu rằng văn hoá của
các dân tộc phải được đặt ở từng vùng miền khác nhau, ví dụ như tỉnh Bắc
Kạn thì bản sắc văn hoá của địa phương này được nằm trong vùng văn hoá
chung Việt Bắc. Phó Giáo sư - viện sĩ Trần Ngọc Thêm đã nhận xét về những
nét bản sắc của vùng Việt Bắc này như sau: “Là khu vực hệ thống núi non
hiểm trở bên tả ngạn sông Hồng. Cƣ dân vùng này chủ yếu là ngƣời Tày,
ngƣời Nùng với trang phục tƣơng đối giản dị, với lễ hội Lồng toồng (xuống
đồng) nổi tiếng, với hệ thống chữ Nôm Tày đƣợc xây dựng trong giai đoạn
cận đại” [62,tr.32].
Có thể nói khi phân tích về mặt văn hoá dù theo nghĩa rộng hay hẹp
đều là sự thể hiện bản sắc dân tộc. Từ các mặt tâm lý, ngôn ngữ, chữ viết,
phong tục, tập quán, đạo đức, lối sống cho đến văn học nghệ thuật...bản sắc
văn hoá dân tộc vẫn được chú ý và phát huy. Vì thế thủ tướng Phạm Văn
Đồng đã từng phát biểu tại Hội nghị văn hoá miền núi năm 1987 như sau:
“...Nói văn hoá thì phải có vấn đề dân tộc, nói văn học, nghệ thuật phải có
vấn đề dân tộc. Các dân tộc ở nƣớc ta có truyền thống tốt đẹp, quý và khả
năng phát triển của nó rất phong phú. Từ phong tục, tập quán cho đến đời
sống vật chất, đời sống tinh thần, từ bữa cơm, cái nhà ở, quần áo trang sức
đến ca, múa, nhạc, ngôn ngữ, chữ viết, truyền thống... đều là cái làm nên vốn
văn hoá nghệ thuật dân tộc” [34,tr.13]. Có thể nói bản sắc văn hoá chính là
tinh tuý của văn hoá các dân tộc.
Khi bàn về bản sắc văn hoá dân tộc các nhà nghiên cứu đã chỉ ra ba đặc
điểm nổi trội nhất. Đó là: Tâm hồn, tính cách con người; tiếng nói, chữ viết và
phong tục tập quán. Trong ba điều chỉ ra đó thì mỗi một dân tộc lại có cách
thể hiện bản sắc theo cách riêng của mình.
Vậy qua những tìm hiểu về văn hoá và bản sắc văn hoá ở trên, ta hiểu
rằng bản sắc văn hoá “Là sự thể hiện tâm hồn, tính cách dân tộc qua cách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
cảm, cách nghĩ, cách nói riêng của nhà văn, là sự thể hiện một cách đẹp đẽ
sáng tạo những truyền thống văn hoá của dân tộc” [ 67,tr.127].
Nhà nghiên cứu, phê bình Lâm Tiến từng nhấn mạnh: "Không đƣợc
tắm mình trong dòng chảy của truyền thống văn hoá dân tộc, không có đƣợc
những kỷ niệm “ máu thịt” thấm đƣợm tâm hồn dân tộc thì không thể có tác
phẩm mang đƣợc bản sắc dân tộc đó". [66,tr.75].
Như vậy bản sắc văn hoá chính là sự phản ánh của con người qua cuộc
sống thường ngày ở xung quanh họ.
Còn bản sắc văn hoá trong văn học thì được thể hiện trên những
phương diện nào ? chúng ta tiếp tục cùng nhau đi tìm hiểu để rõ hơn về bản
sắc dân tộc trong nền văn học thiểu số miền núi cao này.
1.2.2. Bản sắc văn hoá trong văn học
Như ta biết Việt Nam có hơn 50 thành phần dân tộc anh em trong đó
mỗi dân tộc có một màu sắc riêng về bản sắc văn hoá, tạo thành sắc thái riêng
biệt trong đời sống sinh hoạt cộng đồng của mỗi dân tộc. Bắc Kạn qua tìm
hiểu bao gồm có 7 dân tộc anh em, đó là: (Dân tộc Tày, Dao, Kinh, Nùng,
Hoa, H’ Mông, Sán Chay) mỗi dân tộc của Bắc Kạn đều có bản sắc khá khác
biệt, ví như trong nghệ thuật hát dân gian của người Tày chủ yếu là có làn
điệu: hát Then, hát lượn..., còn người Dao thì thể hiện trong những làn điệu
Pá Dung (hát đối đáp); người Mông trong các ngày lễ tết, hội hè lại có điệu
múa khèn họ vừa múa vừa hát giao duyên...
Đối với Bắc Kạn thì bản sắc dân tộc trong đời sống văn học đã được
thể hiện đậm đà trên tất cả các phương diện, từ đội ngũ sáng tác đến nội dung
phản ánh, nghệ thuật biểu hiện của đời sống văn học này. Đa số các nhà văn,
nhà thơ đều là những người con, người em của các dân tộc thiểu số ở tỉnh nhà
như: Dân tộc Tày, dân tộc Dao, Nùng, Hoa... Họ được sinh ra và lớn lên ở
trên quê hương này, nên họ là những người rất am hiểu về cuộc sống, về thiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
nhiên, về phong tục tập quán của Bắc Kạn. Vì vậy khi sáng tác các nhà văn,
nhà thơ đều đưa những nét bản sắc văn hoá của vùng núi rẻo cao Bắc Kạn
thân yêu này vào trong tác phẩm của mình.
Có thể nói, bản sắc văn hoá của vùng quê hương miền núi cao này đã
được các nhà thơ, nhà văn này thể hiện trong các sáng tác của mình một cách
rất tự nhiên, rất phong phú, đa dạng và nhiều dáng vẻ. Từ thiên nhiên, cuộc
sống con người miền núi cao, đến những phong tục tập quán với những nét
sinh hoạt văn hoá, văn nghệ cụ thể của họ... Tất cả đều được thể hiện sinh
động, mang đầy bản sắc dân tộc. Ngay trong ngôn ngữ nghệ thuật của văn học
Bắc Kạn cũng đã thể hiện rõ bản sắc dân tộc của mình. Bắc Kạn có 7 dân tộc
thì 7 dân tộc ấy đều có ngôn ngữ riêng để thể hiện tư tưởng tình cảm của
mình. Tuy nhiên, khi tìm hiểu chúng tôi nhận thấy việc sử dụng tiếng Tày
luôn chiếm ưu thế trong ngòi bút sáng tác của văn học Bắc Kạn. Như vậy,
việc sử dụng tiếng nói mẹ đẻ của mình trong sáng tác văn học của các nhà
thơ, nhà văn đã thể hiện rõ được tấm lòng, tình cảm và thể hiện một cách
thuyết phục ý thức dân tộc, bản sắc dân tộc trong sáng tác của họ.
Nhà nghiên cứu Bêlinxki đã từng nói “Muốn làm cho thiên tài của anh
đƣợc khắp mọi nơi và mọi ngƣời công nhận” thì phải: “Làm cho tính dân tộc
trong các tác phẩm của anh trở thành hình hài, cơ thể, thịt xƣơng, diện mạo,
nhân cách của thế giới tinh thần là vô hình của những tƣ tƣởng toàn nhân
loại” [18,tr.77].
Như vậy, văn học chính là phương tiện biểu hiện để cho con người
phản ánh một cách sinh động cụ thể cuộc sống, lao động, tín ngưỡng, đạo
đức, tâm tư, tình cảm của chính mình trong xã hội hay nói cách khác đi là
phản ánh bản sắc dân tộc của mình, nền văn học Bắc Kạn chính là ví dụ cụ
thể của sự thể hiện bản sắc văn hoá ấy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Về phƣơng diện nội dung
Bản sắc văn hoá đã được thể hiện trong các sáng tác văn học của các
cây bút tỉnh Bắc Kạn phong phú, sinh động và chân thực - từ hình ảnh thiên
nhiên, hình ảnh con người, đến những phong tục tập quán nghìn đời, những
sinh hoạt văn hoá, văn nghệ của con em các dân tộc Bắc Kạn... Tất cả đều đã
hiện lên thật sinh động và cụ thể. Chính những đặc điểm ấy đã tạo nên một
bản sắc văn hoá cho chính nền văn học này.
Tinh thần yêu quê hương, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống luôn là một
nét truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc Bắc Kạn. Vì thế trong sáng
tác các tác giả thường phản ánh một không khí cuộc sống tươi vui, một sự gắn
kết cộng đồng với tinh thần say sưa lao động sản xuất. Ví dụ như những câu
thơ, câu văn của Nông Minh Châu:
- "Cho tiếng sli hoà nhịp dƣơng cầm / Trúc Việt Bắc đến vùng tuyết
trắng / Gỗ lên đƣờng sắt thép về rừng / Sa nhân đi, vải hồng lên núi /... / Sản
xuất ba năm theo tiếng kẻng, / Làng có đồng hồ có phát thanh / Có nhà gửi
trẻ nhà y tá, / Biết bón nhiều phân lúa nƣớc xanh".
(Nông Minh Châu- Triều Ân - Tung còn - Suối đàn)
Hình ảnh những người thanh niên luôn luôn hăng hái sản xuất lao động
trong mọi hoàn cảnh như tác phẩm Mẹ con chị Nải của Nông Minh Châu:
"Vả lại từ ngày xã nhà có phong trào ba sẵn sàng của thanh niên thôn bản
thấy khác hẳn lên, thanh niên đâu đâu cũng hăng hái trong lao động sản xuất.
Gặp ngƣời thanh niên nào cũng nói nhƣ nhau. Chúng cháu đăng ký sẵn sàng
mọi việc đấy. Ở nhà sẽ sản xuất thật tốt khi cần ra trận sẽ đánh giặc cho thật
giỏi…" [14,tr. 393].
Hay hình ảnh nương lúa trĩu bông, những tiếng kẻng hợp tác vang lên
mời gọi mọi người ra đồng, chen trong những không khí lao động ấy là hình
ảnh những bà cụ, em nhỏ học chữ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
- "Anh về đây nƣơng ót nặng bông / Vang kẻng hợp tác xã, mõ đổi
công. / Mé già đọc sách, con cầm bút / Bồ câu tung cánh trên ngói hồng."
(Nông Minh Châu - Tiếng lƣợn biên giới)
Ở nơi nào của Việt Bắc ta cũng bắt gặp cảnh con người hăng hái lao
động sản xuất, ai cũng bận rộn nhưng hết sức vui vẻ. "Chiều nay cũng vậy
chen lẫn những bóng cây ngả xuống mƣơng, từng đoàn ngƣời áo sẫm in hình
trên nền đất đỏ, nền cỏ xanh trông rất đẹp mắt. Cùng tiếng cuốc tiếng xẻng,
tiếng vui cƣời, tiếng sli yêu đời và tình tứ". [14,tr.451].
- "Trai gái ra cày bừa đầy ruộng / Lƣợn với nhau thành đôi ngọt ngào"
(Chắp cánh cho mùa xuân - Nông Quốc Chấn)
Cuộc sống lao động với nét sinh hoạt tươi vui của con người Việt Bắc
luôn có sự hoà quyện giữa thiên nhiên và con người, vì thế trong mỗi trang
viết các nhà văn, nhà thơ đều gắn tình yêu thiên nhiên vào trong tình yêu lao
động của người dân. Ví như trong bài Lượn bươn (Lượn tháng - Hát lượn
từng tháng trong năm), từng tháng một được tác giả dân gian gắn với công
việc của nhà nông.
- "Tháng giêng mùng một đầu năm / Chƣa thấy hoa bòng hoa cam nở/
Tháng hai xuân tới trăm hoa nở / Liệu mà xuất giá chị em ơi / Tháng ba phát
rẫy bông chân núi…"
(Nông Viết Toại - Sƣu tầm và dịch)
Người dân Việt Bắc không chỉ là những con người cần cù, chăm chỉ mà
họ còn là những người biết yêu đất nước quê hương mình, họ không sợ gian
khổ hi sinh. Họ sẵn sàng chiến đấu và đánh giặc ngoan cường khi đất nước bị
xâm lăng.
- "Đất nƣớc có giặc đây rồi ta bƣớc / Đƣờng rậm cỏ chân ta phát lối
quang / Giặc co mình trong vòng mấy chục thƣớc / Ta làm chủ khắp núi Cà
Vịnh, Ba Khe / Giặc vẫn mê man chƣa tỉnh giấc / Mà mắt ta đã sáng nhƣ ngân
hà / Mày chƣa dậy quân ta sẽ đánh thức / Thức lần này để ngũ kĩ trăm năm"
(Đêm Ba Khe - Nông Minh Châu)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
- "Lá cây giắt đầy ngƣời hàng đống / Súng vai trái, đẫy gạo vai phải"
(Dọn về làng - Nông Quốc Chấn)
- "Gái trai tôi ơi vƣợt núi / Mƣa, nắng? đạn, bom? không nghỉ chân"
(Tổ quốc - Nông Quốc Chấn)
Chính vì tinh thần chiến đấu ấy, kẻ thù đã bị thất bại nhục nhã, cả
một vùng miền núi Việt Bắc được giải phóng, người dân Bắc Kạn đang
sống reo vui:
- "Mé ! Cao - Lạng hoàn toàn giải phóng / Tây mẻn thai pắt sống pền
têm / Mọi đồn Vệ quốc quân cháp thuổn / Cần bặng mật, slủng nhộn bặng
fùn/... / Cao - Bắc - Lạng vằn nẩy khua nằn / Cần toọn lán lìa đông lồng bản,/
Chang nà slộc, cần cảng nhả fèn, / Mé sloon lục thây đin toọn nhác,".
Dịch nghĩa:
- "Mẹ! Cao - Lạng hoàn toàn giải phóng / Tây bị chết, bị bắt sống
hàng đàn / Vệ quốc quân chiếm lại các đồn / Ngƣời đông nhƣ kiến, súng
dầy nhƣ củi/..... / Hôm nay Cao - Bắc - Lạng cƣời vang / Dọn lán, rời rừng,
ngƣời xuống làng / Ngƣời nói cỏ lay trong ruộng rậm / Con cầy, mẹ phát
ruộng ta quang".
(Toọn mà bản-Dọn về làng-Nông Quốc Chấn)
Tình yêu quê hương, đất nước của người dân miền núi còn được thể
hiện khi đất nước có chiến tranh luôn sẵn sàng ra chiến trường chiến đấu hi
sinh bảo vệ Tổ quốc. Nhưng khi cuộc sống thanh bình trong mỗi trái tim của
họ lại luôn ngân vang tiếng hát yêu đời hướng về cuội nguồn luôn gắn bó máu
thịt với nơi chôn rau, cắt rốn của mình. Trong Tiếng rừng của Dương Quốc
Hải ta thấy nhân vật Đạt nói về tình yêu đối với quê hương miền núi của mình
thật cảm động. "Từ bé em sống với rừng với đồi núi. Mở mắt là đồi núi, nhắm
mắt vào cũng thấy đồi núi. Núi che bốn mặt vững chãi, ấm áp, yên ổn. Em
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
thấy núi gần gũi tin yêu nhƣ ngƣời mẹ…Em phải sống và chết ở rừng".
[32,tr.24 - 27].
Hay trong Mùa quýt tác giả Ngọc Lan đã nói "Mình là cái cây đã đƣợc
cha mẹ trồng ở đây thì phải cắm rễ sâu vào đất mà sống" [32,tr.144].
Những tác giả của Bắc Kạn không chỉ phản ánh về con người, về cuộc
sống mà họ còn dành tâm huyết cho những trang viết về quê hương núi rừng,
thân yêu nơi đây. Những hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng được các tác
giả phản ánh vô cùng sinh động. Như trong khúc ca Bắc Kạn yêu thương của
Nông Thị Ngọc Hoà đã cho ta thấy cảnh những dãy núi non trùng điệp mà mơ
mộng, lãng mạn. "Yêu sao non nƣớc trời mây, đƣờng lên Bắc Kạn hôm nay.
Núi tiếp núi mây liền mây. Tiếng hát ai ngất ngây, ánh mắt ai đắm say"
[33,tr.98].
Trong mỗi trang thơ, trang văn của các tác giả, hình ảnh thiên nhiên
Bắc Kạn với những con thác cao vút, mềm mại như những dải lụa đào, nhẹ
nhàng uốn lượn trong gió, với những rừng núi điệp trùng với những đàn trâu,
đàn bò thủng thẳng ăn cỏ:
- "Chúng ta có Việt Bắc / Rừng núi điệp điệp trùng trùng / Đồi xanh
xanh trâu bò ăn cỏ / Những con sông con suối chảy giữa rừng xanh".
(Việt Bắc của chúng ta - Nông Viết Toại)
Hoặc cảnh những cánh rừng xanh mướt, những triền núi mờ sương ở
Phiêng Luông "Núi Phiêng Luông cao ngất trời mờ trong sƣơng, lƣng trừng
là màu xanh ngắt của rừng keo lai ba tuổi chạy dài, bao phủ dƣới chân núi
tựa vành khăn quành ngang vai cô gái Nùng Inh ngày chợ phiên". [32,tr.128].
Một trong những cảnh đẹp nổi tiếng của Bắc Kạn là Hồ Ba Bể. Địa
danh này đã được nhắc đến với niềm tự hào của bao cây bút Bắc Kạn như:
- "Thuyền mộc chòng chành đƣa khách lạ / Ba Bể cảnh đây nghiêng
mối tình / Lá xanh bay chéo nhƣ bƣớm trắng / Nƣớc xô vách đá bốn phƣơng
rung". (Đến Ba Bể - Nông Minh Châu)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Và con sông thượng nguồn Bằng Giang ngày ngày chảy với những cô
gái áo chàm xinh đẹp gánh nước bên sông, cũng là một hình ảnh thơ mộng
xinh đẹp ở mảnh đất này:
- "Dòng nƣớc cứ trôi nhấp nhô xuống thác / Dòng nƣớc cứ chảy kĩu kịt
đòn quang / Áo viền màu xanh thắt lƣng tím chàm / Thác và ngƣời nhƣ cùng
reo tiếng lƣợn"
(Bằng Giang - Nông Minh Châu)
Có thể nói trong mỗi trang viết của nhà văn, nhà thơ Bắc Kạn ta đều
thấy chủ yếu họ phản ánh một cách sinh động hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc
trùng điệp, thơ mộng và hùng vĩ, con người thì nên thơ, lãng mạn, chân tình.
Các nhà văn, nhà thơ ấy đã thể hiện một bản sắc rất riêng trong mỗi trang viết
về văn học Bắc Kạn. Bên cạnh việc phản ánh những nét đẹp của thiên nhiên,
con người chúng ta còn bắt gặp bao nét đẹp khác về đời sống sinh hoạt văn
hoá tinh thần với những lễ nghi, phong tục tập quán hết sức phong phú đa
dạng của người dân Việt Bắc trong sáng tác của các tác giả Bắc Kạn.
Ví như, nét sinh hoạt văn hoá của người dân tộc Tày trong đám cưới
chẳng hạn Họ thường hát Quan làng, người Tày gọi là "Thơ Lấu" (Thơ rượu)
những lời hát chủ yếu thay cho lời mời chào xã giao, vừa lịch sự, vừa trân
trọng. Hát Quan làng có làn điệu riêng khi nhà trai đến đón dâu, thì đại diện
của nhà gái sẽ hát, ví dụ như:
- "Kính thƣa quý họ / Ngƣời lạ, ngƣời quen / Kể rõ nguyên do / Tôi mở
cửa cho / Khách vào nhà nghỉ
Nhà trai sẽ hát đáp lại như sau:
- "Kính thƣa các nàng giữ cửa / Chúng tôi chính quan làng miễn lễ /
Dẫn rể đến bái tổ nghênh hôn / Tôi trình làng và các nàng giữ cửa".
(Sƣu tầm )
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Trong đám cưới của người Tày thì người hát đối đáp chủ yếu là Quan
làng, pá me (Những người dẫn đầu đoàn dâu, rể), vì thế những người này
phải giỏi ứng xử, thông minh, nhanh nhẹn trong mọi tình huống.
Hay trong đám cưới của người Nùng có hát Cò lẩu để đối đáp hai bên
hai họ. Hát Cò lẩu của người Nùng mọi người có thể ngâm trong các dịp lễ
hội, cưới xin.
Người Nùng còn có điệu lượn Nàng ới (Em ơi) điệu lượn này như một
câu gọi tha thiết thân yêu. Để diễn tả tiếng lượn Nàng ới nhà thơ Ma Phương
Tân đã viết bài thơ.
- "Sinh ra từ núi rừng / Sinh ra từ con suối / Tiếng lƣợn nàng ơi nàng
ới / Xanh vời vợi / Nỗi nhớ thƣơng /…/ Ôi tiếng lƣợn nàng ơí / Chắt chiu từ
cuộc đời / Chắt chiu từ năm tháng / Tiếng của ngàn đời ông bà để lại / Cho
tình yêu".
(Nàng ới - Ma Phƣơng Tân)
Hay trong dịp lễ tết hội hè đồng bào thường gẩy đàn tính để đệm hát
trong sinh hoạt văn hoá văn nghệ của họ. Người nghệ sĩ còn gọi là chài then
(Người đàn ông hát then) vừa đàn vừa hát cho mọi người nghe.
- "Bại noọng eng, bại nhình chài / Kin pjầu dá hắp coọc mu, hắp cáy
/ Noọng tàng luông rùng tuẩy / Xùa căn khửn slƣờn xan tỉnh đàn tính,
xƣớng then / Phừn thƣ đây, bại noọng đây tha lả /…/ Cần nghệ sĩ - chài
then càm oóc, / Ăn tính đút pác kỉ chục ăn tha, / Mọi cần kèng xu / Tằng
slƣờn quẹng slực!"
Dịch nghĩa:
- "Các em bé, các gái trai, / Cơm tối rồi, đóng chuồng lợn, đóng gà /
Ngoài đƣờng cái sáng đuốc, / Rủ nhau lên nhà sàn nghe đàn tính, xƣớng then
/ Củi cháy tốt các em đẹp mặt, / Anh then ơi! Ngƣời ngƣời ngồi đợi./…/ Ngƣời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
nghệ sĩ - Anh then bƣớc ra / Cái đàn tính thu hút hàng trăm, hàng chục con
mắt, / Mọi ngƣời nghiêng tai, / Cả nhà im lặng!".
(Nac duyên slơ - Nặng duyên tơ - Nông Quốc Chấn)
Tiếng hát then của người nghệ sĩ chài then khi cất lên như mê đắm lòng
người, Bắc Kạn có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, nhưng trội hơn cả đó là nghệ nhân
Nông Văn Khang, cứ mỗi lần chài then ấy so đàn tính hát, là mọi âm thanh
như nhường chỗ cho giọng hát tiếng then bay bổng không bao giờ dứt, với
một tình yêu thắm thiết, giống như nhà thơ Dương Khâu Luông khẳng định
vẻ đẹp của Tiếng hát then:
- "Tiếng then sao mà ngọt / Thơm hơn mật ong rừng / Nghe tiếng then
muốn cầm / Lấy tiếng then vào túi / Đem về nhà nghe mãi.”
(Tiếng hát then- Dƣơng Khâu Luông)
Hay trong ngày xuân lễ hội Lồng Toồng sẽ có những trò chơi như đánh
yến, tung còn và đánh quay được mọi người rất yêu thích có một số bài thơ
lưu truyền của mọi người mô tả lại khi tung còn.
- "Mừa nà lọt còn / Mừa nà Đon cọt xáng /.../ Bác tức xáng lƣờn nòn /
Thao tọt còn lƣờn khấu / Lục đếch phấu lƣờm ngài / Thao dặng lai bắng pác /
Pjải căn nặm tha các chạn dăng / Nghị ăn báu thăng ăn la dú / Bƣơn chiêng
vằn thíp há / Tọt xáng khứn pjai xá chắng thôi / Tọt còn quá pjai muồi chắng
piạc / Nhình chài nặm tha lác thắng căn / Điếp căn hẹn pi lăng cỏi ngộ".
Dịch nghĩa:
-"Về nà lại tung còn / Về Nà Đon đánh quay /.../ Trai đánh quay quên
ngủ / Gái tung còn quên ăn / Con trẻ xem quên cơm / Gái xem mồm há hốc /
Chia tay nƣớc mắt rơi / Nghĩ bâng khuâng không dứt / Tháng giêng ngày
mƣời lăm / Đánh quay qua ngọn vối mới thôi / Tung còn qua ngọn mai mới
lìa / Trai gái lệ rơi dặn lại nhau / Yêu nhau hẹn năm sau sẽ gặp.
(Dẫn theo- Bản sắc và truyền thống văn hoá các dân tộc tỉnh Bắc Kạn)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
Tung còn là một trò chơi dân gian được nhiều đôi trai gái yêu thích,
trong cuộc tung còn có rất nhiều nam nữ thanh niên sau này yêu nhau và
trở thành vợ chồng. Trong bài thơ Ném còn của nhà thơ Văn Lợi đã thể
hiện điều ấy.
- "Anh đợi tháng giêng / Em mong tháng giêng / Để chúng mình ngả
nghiêng về hội / Tay ném còn mà lòng còn bối rối / Bởi còn gói lời trái tim".
(Ném còn - Văn Lợi)
Nhà thơ Nông Minh Châu cũng tái hiện lại ký ức về những ngày hội vui
xuân náo nức của người dân tộc trong những cuộc tung còn đông vui tấp nập.
- "Tua còn đỏ liệu chen đàn én nhạn / Yến đá cao, giọng lƣợn còn bổng
hơn /…./ Ta tung còn tung cả cánh hồng / Tung, đón lấy mùa xuân dân tộc".
(Tung còn - Nông Minh Châu)
Tóm lại trong những tác phẩm văn học của Bắc Kạn - hình ảnh con
người, thiên nhiên Việt Bắc cùng những phong tục tập quán, những sinh hoạt
văn hoá tinh thần của người dân Việt Bắc đã được hiện lên khá rõ nét. Bản
sắc văn hoá của các dân tộc Bắc Kạn luôn là một nét đặc sắc trong sáng tác
của cây bút vùng núi cao này.
Về nghệ thuật phản ánh
Như đã nêu ở trên, các tác giả của văn học Bắc Kạn chủ yếu là con em
sinh sống và trưởng thành ở trên quê hương Bắc Kạn. Nên khi phản ánh về
một vấn đề nào đó thì hầu như họ đều bị ảnh hưởng cách nghĩ, cách cảm của
người miền núi, chân thật đến thơ ngây. Đặc biệt là trong sáng tác văn học -
các nhà văn, nhà thơ đã rất ý thức viết bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Đó là một
nét bản sắc riêng của nền văn học dân tộc thiểu số nói chung, của văn học Bắc
Kạn nói riêng. Nhà thơ, nhà văn Nông Viết Toại - một nhà nghiên cứu kì cựu
của ngôn ngữ Tày Bắc Kạn đã từng tâm sự “Ngƣời đọc trong dân tộc Tày vẫn
cần có, vẫn mong có đƣợc thêm thơ, văn bằng tiếng mẹ đẻ của chính mình”
[67,tr.108].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
Khi tìm hiểu về văn học Bắc Kạn chúng ta nhận thấy cách nói, cách
nghĩ cách diễn đạt của tác giả không cầu kì hoa mĩ, mà chân thực, thẳng
thắn như cách nói ngoài đời vậy. Ví dụ hình ảnh nhọc nhằn, cay đắng của
người dân Việt Bắc dưới ách bóc lột dã man của bọn thực dân và phong
kiến được phản ánh đậm nét qua cách nói tự nhiên, chân thật và ngộ
nghĩnh, sinh động như:
-"Năm ấy năm nào? Ghi cùng ngày tháng / Tây chạy vào làng bắt hết
những đàn ông / Con ùa theo bố, vợ chạy theo chồng / Tiếng ngƣời kêu, tiếng
lợn gà nháo nhác / Giặc bắt xếp hàng nhìn không đƣợc khóc / Chồng bị roi
quật nát tím bầm da".
(Tiếng ca ngƣời Việt Bắc - Nông Quốc Chấn)
Hoặc hình ảnh Bác Hồ trong con mắt của người dân tộc miền núi
miêu tả bằng ngôn ngữ giản dị, với cách nói của người miền núi thật thà
gần gụi, tin yêu:
-"Ai cũng đoán ngƣời gốc Việt minh / Nhìn bức ảnh thấy đúng giống
mặt / Không sai ông già trên xuống đƣờng này".
(Bộ đội ông cụ - Nông Quốc Chấn)
Hình ảnh Bác trong Chiếc ảnh treo nhà của Nông Minh Châu, Bác
hiện lên là một vị lãnh tụ kính yêu đem no ấm đến cho mọi người, hơn nữa
Bác còn hiểu thấu những suy nghĩ của những người nghèo khổ. "Cụ Hồ trán
cao nhƣ núi, mắt sáng nhƣ ngôi sao trên trời, nên cụ nhìn lọt đƣợc lòng ngƣời
nghèo khổ"[14, tr.332].
Hay khi miêu tả cuộc sống đổi mới của người dân Việt Bắc hình ảnh
quen thuộc với người dân cũng được đưa vào văn thơ.
-"Có đồi ngồi, đồi đứng thành hàng / Hôm nay mọc nhiều thêm đồi mới".
(Việt Bắc - Nông Viết Toại)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
Ngay cả trong giọng điệu cũng như vậy. Một giọng điệu căm thù nhưng
được diễn đạt một cách rất riêng, rất thực:
-"Giặc Pháp sao gian ác đến thế / Giết hết chúng mày đi mới đƣợc".
(Bản Bản - Nông Quốc Chấn)
Hoặc đó là trữ tình, sâu lắng, mềm mại, sâu lắng thể hiện tình yêu đối
với quê hương, tình yêu đôi lứa:
- “Đi trăm nơi nghìn nơi / Tới chân trời góc bể / Vẫn muốn đƣợc trở về
/ Nơi quê hƣơng đất mẹ / Nơi ta từ tấm bé / Gắn với mọi buồn vui”
(Hát trên đất mẹ- Dƣơng Khâu Luông)
- "Áp vào sông thì thào sóng vỗ / Nghe vọng câu sli tiếng tính giọt khèn
/ Lời tâm tình của bập bùng đêm bếp lửa / Âm vang nhịp chày nhịp trống gọi
anh em".
(Có một dòng sông - Triệu Kim Văn)
- "Thấy nhau nói bằng mắt / Nhìn nhau sóng sánh lòng".
(Ở chợ tình Xuân Dƣơng - Văn Lợi)
Như ta biết các tác giả Bắc Kạn đặc biệt chú ý đến việc sử dụng ngôn
ngữ dân tộc để sáng tác thơ, văn. Nổi trội trong sáng tác bằng ngôn ngữ mẹ đẻ
của mình là những nhà văn nhà thơ sau: Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu,
Nông Viết Toại, Triệu Kim Văn, Triệu Sinh, Dương Thuấn, Dương Khâu
Luông, Ma Phương Tân... Những tác giả đó đã đưa tiếng nói, ngôn ngữ của
dân tộc mình lên một tầm cao mới để thể hiện tình cảm, tư tưởng và lòng yêu
quý, kính trọng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.
Chính vì thế mà nhà văn Trang Nghi đã nhận xét về ngôn ngữ thể hiện
trong sáng tác của nhà văn Nông Minh Châu như sau: “Ngôn ngữ truyện ngắn
của Nông Minh Châu cả trong tác phẩm viết bằng tiếng Tày - Nùng, lẫn
truyện dịch, sinh động, nhiều hình ảnh, nhƣng không hoa mỹ. Những sáng tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
gần đây càng chứng tỏ anh luôn có sự trăn trở tìm tòi, sáng tạo trong ngôn
ngữ ”. [52,tr.90-91].
Đặc biệt nhà thơ Nông Quốc Chấn là người rất coi trọng ngôn ngữ dân
tộc trong sáng tác văn chương, ông luôn luôn trăn trở về vấn đề ngôn ngữ của
các dân tộc thiểu số Việt Nam. Vì thế khi sáng tác văn chương ông luôn có ý
thức trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc mình để có hiệu quả cao trong
những tác phẩm mà mình sáng tạo.
Qua tìm hiểu về phương nội dung diện nội dung và nghệ thuật phản
ánh trong văn học ở trên, ta thấy: các tác giả của Bắc Kạn đã rất cố gắng
nói theo cách nói của dân tộc mình, chân thành giản dị, mang ý nghĩa sâu
sắc. Ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu luôn thể hiện được bản sắc văn hoá
của người dân tộc miền núi. Đây chính là một nét riêng của nền văn học
Bắc Kạn giàu bản sắc.
1.3. Bắc Kạn cái nôi văn học sinh ra nhiều nhà thơ, nhà văn dân tộc
thiểu số Việt Nam hiện đại
Bắc Kạn - mảnh đất vùng cao đẹp nên thơ nên khi nhắc đến tên địa
phương này là người ta lại nhớ tới hai câu ca dao.
"Bắc Kạn có suối đãi vàng
Có Hồ Ba Bể có nàng áo xanh".
Có thể nói Bắc Kạn là một cái nôi văn hoá với bao sự tích huyền thoại,
bao cảnh sắc nên thơ. Vì trong suốt một chặng dài của lịch sử dựng nước và
giữ nước, những người con của Bắc Kạn vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền
thống văn hoá của riêng mình.
Khi tìm hiểu về con người Bắc Kạn chúng tôi thấy rằng, đây là một
vùng đất đẹp tươi, hùng vĩ có bao phong tục tập quán, bao nét sinh hoạt văn
hoá đặc sắc, với những cảnh đẹp, những huyền thoại, những truyện cổ tích
cho đến những câu hát sli, hát lượn..., trong những lễ hội mang đầy bản sắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
Chính những điều đó đã là những điều kiện thuận lợi để ươm mầm, nẩy nở
các thế hệ nhà thơ, nhà văn của mảnh đất Bắc Kạn này, để hôm nay có được
bao nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như: Nhà thơ Nông Quốc Chấn một cây bút
tiêu biểu, xuất sắc. Nông Minh Châu - cây bút văn xuôi mở màn cho văn
xuôi các dân tộc thiểu số, Nông Viết Toại luôn miệt mài sáng tạo, Triệu Kim
Văn - nhà thơ Dao tiêu biểu, Dương Thuấn một nhà thơ trẻ đầy triển vọng...
và còn rất nhiều nhà thơ, nhà văn đã trưởng thành trên mảnh đất Bắc Kạn họ
là những cây bút để lại cho Bắc Kạn một nền văn học mới mẻ hiện đại, đầy
triển vọng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
CHƢƠNG 2
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA VĂN HỌC BẮC KẠN TỪ NĂM
1945 TỚI NAY
2.1. Về đội ngũ sáng tác
Như đã biết, thời kì trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 - văn học miền
núi nói chung, văn học tỉnh Bắc Kạn nói riêng thường được tồn tại dưới loại
hình dân gian. Phải đến sau Cách mạng văn học Bắc Kạn nói riêng, văn học
các dân tộc thiểu số nói chung mới bắt đầu đã có sự thay đổi, có điều kiện
phát triển và trở thành bộ phận quan trọng của nền văn học Việt Nam hiện
đại. Đội ngũ sáng tác văn học ở Bắc Kạn đã được hình thành và phát triển,
trong đó có một số người đã trở thành các cây bút tiêu biểu của nền văn học
thiểu số Việt Nam.
2.1.1. Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1964
Thời kì lịch sử từ năm 1945 đến 1964 cả dân tộc ta đã phải trải qua
cuộc kháng chiến trường kì và vĩ đại. Đó là cuộc kháng chiến chống Pháp 9
năm đầy gian khổ hi sinh nhưng cũng đầy hiển hách, và cũng là thời kì miền
Bắc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, miền Nam anh dũng đấu tranh chống Mỹ
xâm lược. Bắc Kạn cũng là một trong những tỉnh miền núi nằm trong vùng
căn cứ địa của cuộc kháng chiến, là một mảnh đất lịch sử ghi nhiều dấu ấn
quan trọng của cuộc kháng chiến chống Pháp, của những tháng năm xây dựng
chủ nghĩa xã hội đầy sôi động trên mảnh đất chiến khu xưa.
Nhà thơ Tố Hữu con chim đầu đàn của thơ ca cách mạng Việt Nam
đã từng nhắc tới căn cứ địa cách mạng của Bắc Kạn trong bài thơ Việt Bắc
như sau:
"Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, Đèo Giàng".
(Việt Bắc - Tố Hữu)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
Có thể nói, nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã góp phần quan trọng
làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, đã đoàn kết cùng nhau xây dựng quê
hương ngày một giàu đẹp, để quê hương thực sự thay da đổi thịt trong hoà
bình. Cùng với lịch sử phát triển ấy - đội ngũ tác giả của văn học Bắc Kạn đã
được hình thành và ngày càng đông đảo hơn. Những tác giả tiêu biểu của thời
kì này là: Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại…Đây là
những nhà văn, nhà thơ tiên phong đã đặt nền móng cho văn học của Bắc Kạn
nói riêng, cho nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung.
Trước hết nói về tác giả Nông Quốc Chấn - người anh cả của nền thơ
ca các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung, của nền thơ ca Bắc Kạn nói riêng
- giới nghiên cứu, phê bình đều rất kính trọng và đánh giá ông rất cao. Ông
được xem như là người dân tộc thiểu số đầu tiên "Mang hơi thở của núi rừng
Việt Bắc vào thi ca". là "Cánh chim đầu đàn của những ngƣời làm văn học
cách mạng của các dân tộc thiểu số" (Tô Hoài). Đọc Nông Quốc Chấn ta thấy
toát lên chất trữ tình đằm thắm, ông viết mộc mạc, giản dị mà sâu sắc, nhẹ
nhàng mà sôi nổi. Như giáo sư Vũ Khiêu đã từng nhận xét "Tâm hồn anh từ
nhỏ đƣợc nuôi dƣỡng bằng chất thơ của tình ngƣời, trong giọng hát lƣợn
then, trong âm thanh đàn tính…. thơ anh nhiều lúc hoang sơ nhƣ cây rừng,
gập ghềnh nhƣ sƣờn núi. Nhƣng đọc thơ anh, ngƣời ta dần nhận ra cái gì
đáng yêu, từ tâm hồn anh có cái gì trong trắng nhƣ hoa ban, ngọt lành nhƣ
suối mát”. [8,tr.657].
Cả cuộc đời của nhà thơ có 12 tập thơ thì ở thời kì này ông đã cho ra
mắt bạn đọc 7 tập. Đó là những tập : Mười điều kháng chiến, Việt Bắc đánh
giặc, Đi Bérlin về, Tiếng ca người Việt Bắc, Tiểng lượn cần Việt Bắc, Cần
phja Bjoóc (Người núi hoa).
Những sáng tác trong thời kì này của nhà thơ đều xoay quanh phản ánh
nỗi thống khổ của người dân miền núi dưới ách áp bức dã man, tàn bạo của kẻ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
thù và bên cạnh đó là sự ngợi ca cách mạng, ngợi ca cụ Hồ, ngợi ca cuộc sống
xã hội chủ nghĩa, là tình yêu của nhà thơ đối với quê hương, với con người
miền núi nơi đây.
Nhà thơ, nhà văn - Nông Viết Toại thì ngay từ đầu những năm 1945,
1946 trong đội tuyên truyền kháng Nhật ở Ngân Sơn - ông đã nhen nhóm
ngọn lửa yêu nước trong trái tim của mình và truyền sang những người dân
miền núi lao động nghèo bằng một số bài ca cách mạng như: Nhớ chiến khu,
nhớ đàn chim Việt … Bên cạnh đó còn có những tập thơ, văn như: Sloại slóc
vứt pây, Kin ngày phuối khát, Hai em bé mồ côi…
Đọc những sáng tác của Nông Viết Toại càng thêm yêu mến làng bản,
núi rừng quê hương Việt Bắc, với những hình ảnh rừng núi bạt ngàn nắng gió,
những mái nhà sàn xinh xắn, những nét sinh hoạt đầm ấm của những người
dân miền núi trong các thôn bản vùng núi cao. Nhà văn Phúc Tước khi nhận
xét về truyện ngắn của Nông Viết Toại có nói "Đọc truyện ngắn của Nông
Viết Toại, ngƣời đọc có cảm giác nhƣ đang trở về làng bản của mình sau
những ngày đi xa, với tất cả những cảnh vật quen thuộc, những con ngƣời xiết
bao gần gũi, mến yêu; với những kỉ niệm êm đẹp của cuộc đời từ thời ấu thơ
đến những ngày đi xa. Hình nhƣ không phải ta đang đọc truyện mà là đang
tiếp xúc, đang truyện trò với những con ngƣời sống thực; đang chiêm ngƣỡng
mảnh đất sinh ta, nuôi ta". [52,tr.72].
Khi nói đến nhà văn, nhà thơ Nông Minh Châu là nói đến vai trò người
có công đầu trong việc đặt nền móng cho nền văn xuôi các dân tộc thiểu số
Việt Nam thời kì hiện đại. Những sáng tác của Nông Minh Châu thường có
nội dung tuyên truyền cách mạng, ca ngợi quê hương miền núi với những
cảnh vật đẹp đẽ, nên thơ, và những con người miền núi thẳng thắn, thật thà,
chân chất nhưng rất giàu tình cảm… Thời kì này ông nổi tiếng với những tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
phẩm sau: Ché Mèn đảy pây họp (Ché Mèn được đi họp), Tung còn và suối
đàn (tập thơ in chung), Cưa khửn đông, Muối lên rừng...
Tìm hiểu về thơ, văn của Nông Minh Châu - nhà thơ Nông Quốc Thắng
từng nhận xét: “Có thể nói với Nông Minh Châu ngƣời chiến sĩ cách mạng và
ngƣời nghệ sĩ hoà quyện vào nhau, lý tƣởng cách mạng là cứu cánh của cuộc
đời và chắp cánh nâng bổng cho tâm hồn nghệ sĩ bay cao”. [46,tr.94]. Nhà
văn Mai Liễu đã tỏ ra rất tự hào về tác giả dân tộc thiểu số này: "Nông Minh
Châu nhƣ một cái mốc lớn, đến nay vẫn toả sáng về tâm và tài, về đức độ và
lòng kiên trì cống hiến cho nghệ thuật" [36,tr.103].
Qua việc khảo sát về đội ngũ sáng tác văn học của Bắc Kạn thời kì này
ta có thể nói rằng: Đội ngũ sáng tác văn học của Bắc Kạn trong thời kì này
chủ yếu chính là những người con của các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn. Họ
là những người được tắm mình trong nguồn mạch văn hoá, văn học dân gian
của dân tộc, và sự nghiệp sáng tác của họ luôn gắn liền với sự phát triển của
dân tộc, của quê hương Bắc Kạn. Vì thế những sáng tác của họ ở giai đoạn
này chủ yếu là lên án tội ác của bọn thực dân và phong kiến miền núi, ngợi ca
con người miền núi trong kháng chiến, trong công cuộc xây dựng quê hương,
đất nước sau khi sạch bóng quân thù. Tuy nhiên thời kì này đội ngũ sáng tác
văn học Bắc Kạn vẫn còn mỏng, sáng tác còn mang tính tự phát và ảnh hưởng
nhiều yêú tố dân gian… Nhưng với những tác phẩm cụ thể của mình, đội ngũ
sáng tác văn học của Bắc Kạn thời kì này cũng đã phần nào đáp ứng được nhu
cầu đời sống văn hoá, văn học của nhân dân các dân tộc tỉnh nhà trong công
cuộc kháng chiến chống Pháp và xây dựng hoà bình trên quê hương miền núi
cao yêu dấu của mình.
2.1.2. Thời kì từ năm 1964 đến năm 1986
Đây là giai đoạn nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đang tích cực trong
quá trình xây dựng quê hương và tích cực tham gia công cuộc kháng chiến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
chống Mỹ (chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc, kháng chiến
chống Mỹ xâm lược ở miền Nam). Biết bao thế hệ những người con Bắc Kạn
đã tham gia nhiệt tình công cuộc xây dựng quê hương, và vì miền Nam ruột
thịt. Nhà thơ Nông Minh Châu viết bài thơ Gửi bạn Tây Nguyên để thể hiện
được tình nghĩa sâu sắc, vững bền không gì chia cắt nổi đối với tình đoàn kết,
lòng quyết tâm đánh Mỹ của đồng bào các dân tộc Việt Bắc - Tây Nguyên:
- "Bà con Việt Bắc mấy hôm nay / Không nghỉ búa đe, không nghỉ cuốc
cày / Đạn vẫn lên nòng súng vẫn tì bệ bắn / Quyết cùng Tây Nguyên dàn
thành mặt trận / Để quân thù biết đƣợc nghĩa anh em".
(Gửi bạn Tây Nguyên - Nông Minh Châu )
Chính sự quyết tâm đồng lòng đồng sức của các dân tộc anh em ấy, đã
góp phần giúp cho đất nước ta thắng lợi trong cuộc tổng tiến công mùa xuân
năm 1975.
Trong giai đoạn này còn có một sự kiện văn hoá quan trọng rất có ý
nghĩa, đó là việc tổ chức Hội nghị sáng tác văn học các dân tộc thiểu số ở
miền Bắc lần thứ nhất tại Thái Nguyên (năm 1964). Trong Hội nghị này lần
đầu tiên đã đề cập đến những vấn đề sáng tác văn học của các dân tộc thiểu số
ví dụ như: vấn đề về cuộc sống, con người miền núi mới; vấn đề các thể loại
văn học phát triển như thế nào? vấn đề song ngữ trong sáng tác văn học, vấn
đề xây dựng đội ngũ nhà văn là con em các dân tộc thiểu số ra sao? v.v… Qua
hội nghị này nhiều vấn đề của văn học các dân tộc thiểu số đã thực sự được
quan tâm và giải quyết. Hoà chung vào trong không khí ấy, những người sáng
tác văn học của Bắc Kạn đã thực sự có ý thức về công việc sáng tạo văn
chương của mình.
Cũng trong giai đoạn này còn có một sự kiện mang tính lịch sử của tỉnh
Bắc Kạn nữa. Đó là việc tỉnh Bắc Kạn đã được sát nhập vào tỉnh Thái Nguyên
và gọi chung là tỉnh Bắc Thái (năm 1965). Sự kiện này đã có những ảnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
hưởng nhất định tới đội ngũ sáng tác, các nhà văn được cọ sát nhiều hơn với
thực tiễn của cuộc sống, được trao đổi, học tập nhiều hơn đối với các cây bút
của tỉnh bạn và của Trung ương. Các cây bút thuộc giai đoạn trước vẫn miệt
mài sáng tác, họ không ngừng nâng cao về trình độ chuyên môn, nhận thức
cuộc sống và nghệ thuật viết văn. Vì thế, một số nhà văn đã đạt được một số
thành tựu nổi bật. Thời kỳ này đội ngũ sáng tác văn học Bắc Kạn đã được bổ
sung đông đảo hơn, xuất hiện một số tác giả mới - trẻ trung hơn, có cách viết
mới mẻ, hiện đại hơn, và đầy nhiệt huyết như: Triệu Kim Văn, Triệu Sinh,
Bế Sĩ Uông, Lan Dao, Văn Lợi, Hằng Hoá, Quách Đăng Thơ, Triệu Đức
Xuân, Lương Hiệu, Ngọc Hân, Đinh Hữu Hoan….Các tác giả thời kì này đa
phần đã được trang bị khá cơ bản về kiến thức và tỏ ra có nghề trong sáng
tác văn chương.
Ví dụ như trường hợp nhà thơ Triệu Kim Văn - nhà thơ Dao tiêu biểu
của Bắc Kạn, ông được đào tạo khá cơ bản, vì thế ông hiểu rất rõ công việc và
phương pháp sáng tác của nhà văn. Giai đoạn này nhà thơ Triệu Kim Văn đã
cho ra mắt bạn đọc khá nhiều bài thơ đặc sắc, mang hơi thở núi rừng, của
cuộc sống, tình yêu với bao nét văn hoá truyền thống của quê hương Bắc Kạn
giàu bản sắc. Ví dụ như: Nhớ Bác tết trồng nhiều cây, Xuân về trên bản
định cư, Chiều núi Đuổm, Hoa trứng gà…
Đặc biệt - năm 1971 nhà thơ Triệu Kim Văn đã được cử đi dự trại sáng
tác của hội văn nghệ Việt Bắc. Trong quá trình học tập, trao đổi sáng tác tại
trại, các nhà văn, nhà thơ đã rất sôi nổi bàn về vấn đề giữ gìn tiếng dân tộc,
bản sắc dân tộc. Họ đã tích cực sáng tác thơ, văn bằng tiếng dân tộc. Cũng vì
lí do đó mà đến năm 1973 - Triệu Kim Văn đã chính thức đi học chữ Nôm
Dao để phục vụ cho việc sáng tác văn chương bằng tiếng mẹ đẻ của mình.
Đây cũng là ý thức giữ gìn tiếng dân tộc của nhà văn trong sự nghiệp sáng
tác văn học của ông. Triệu Kim Văn từng được nhận nhiều giải thưởng trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
sáng tác thơ như: giải thơ 5 năm của tỉnh Bắc Thái, được kết nạp vào Hội
nhà văn Việt Nam, và là Hội viên hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu
số Việt Nam.
Còn đối với nhà thơ, nhà văn Triệu Sinh - ta lại bắt gặp trong tác phẩm
của ông những tình cảm nồng hậu của nhà thơ đối với quê hương Ba Bể - nơi
mà ai tới cũng phải say sưa trước cảnh đẹp lung linh, huyền ảo của nó. Qua
thơ ông người ta còn nhận thấy tình cảm vô cùng sâu sắc của ông đối với cách
mạng, với Cụ Hồ. Nhà thơ Hoàng Tuấn Cư nhận xét về Triệu Sinh như sau:
"Với vốn ngôn ngữ mẹ đẻ kết hợp với nguồn dân ca mà anh từng cảm thụ
đƣợc, anh đã vận dụng đƣợc vốn văn hoá truyền thống vào việc giới thiệu với
bạn bè gần xa, với khách du lịch trong nƣớc và ngoài nƣớc về con ngƣời miền
núi và cảnh đẹp Hồ Ba Bể" [36,tr.560].
Ông có tập thơ Bác Hồ slương dân cháu nước (Bác Hồ thương dân
cứu nước). Có thể nói nhà thơ Triệu Sinh đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong
lòng bạn đọc qua tập thơ đầu tay này. Ông rất xứng đáng là nhà thơ của quê
hương Ba Bể - quê hương của xứ núi đầy huyền thoại và mơ mộng.
Với tác giả Văn Lợi - ta lại thấy, trong những tập hồi kí đầy tình mến
yêu của ông đối với mảnh đất và người Bắc Kạn trong công cuộc đổi mới
thủa ban đầu. Cũng trong những tác phẩm đó - ta còn thấy tấm lòng kiên định
trước sau như một của người dân Bắc Kạn khi đã theo Đảng, Bác Hồ. Nhà
văn đã thổi vào lòng bạn đọc tình yêu quê hương, đất nước của những người
con xứ núi. Giai đoạn này ông đã có những tập văn sau: Hồi kí Một lòng theo
Bác, Truyện kí Hạt giống đỏ.
Như ta biết bước sang thập kỷ 80, mở đầu cho thập kỷ này là Hội nghị
các nhà văn, nhà thơ sáng tác về đề tài miền núi và các dân tộc được tổ chức
tại Hà Nội đã đòi hỏi các tác giả dân tộc phải có "Tác phẩm hay! Tác phẩm
đặc sắc! Tác phẩm có giá trị!". Đó là mục tiêu phấn đấu, là khẩu hiệu hành
động của những người sáng tác văn học trong giai đoạn mới của đất nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
Như vậy, với nhu cầu phát triển của đời sống văn học các dân tộc thiểu
số nói riêng, của đời sống văn học dân tộc Việt Nam nói chung thời kì từ năm
1964 đến năm 1986 đã thực sự là động lực thúc đẩy cho đội ngũ sáng tác của
Bắc Kạn phát triển đông đảo hơn, mạnh mẽ hơn, nên văn học Bắc Kạn trong
giai đoạn này đã có những bước phát triển mới, đang dần dần được hiện đại
hoá, các tác giả đã được nâng cao về trình độ văn hoá, về phương pháp sáng
tác, và họ đã gặt hái được khá nhiều thành công. Vì thế tác giả văn học Bắc
Kạn giai đoạn này được bạn đọc trong cả nước biết đến và tác phẩm của họ đã
được đón nhận nồng nhiệt. Nội dung chủ yếu trong các sáng tác của họ là:
phản ánh về công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa trên mảnh đất miền núi Bắc
Kạn này; ca sự đổi mới trong đời sống văn hoá xã hội của quê hương đất
nước. Văn học đã thực sự là tiếng nói của đông đảo quần chúng nhân dân Bắc
Kạn. Đặc biệt giai đoạn này đã có nhiều tác giả chú trọng việc sáng tác văn
học bằng song ngữ. Nếu như trong thời kì trước có nhà thơ Nông Quốc Chấn,
Nông Viết Toại, Nông Minh Châu hay viết bằng hai thứ tiếng, thì giai đoạn
này đã xuất hiện thêm các cây bút viết song ngữ như: Triệu Kim Văn, Triệu
Sinh, Bế Sĩ Uông, Hoàng Hoá…
Có thể nói: giai đoạn từ năm 1964 đến năm 1986 văn học Bắc Kạn đã
có nhiều khởi sắc. Đội ngũ những người sáng tác văn học của Bắc Kạn đã
được bổ sung liên tiếp và ngày càng đông đảo, lớn mạnh hơn. Họ là những
nhà văn, nhà thơ người dân tộc thiểu số và cả những người Kinh sống lâu năm
trên mảnh đất Bắc Kạn miền núi cao này. Những sáng tác của họ đã đáp ứng
được nhu cầu về đời sống văn học nghệ thuật của địa phương và góp phần
làm phong phú thêm đời sống văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam.
2.1.3. Thời kì từ năm 1986 đến nay
Công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc do Đảng ta lãnh đạo đã tạo ra
biết bao cơ hội cho sự phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực - Kinh tế,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
văn hoá, xã hội trên đất nước ta - trong đó có văn học nghệ thuật, và văn học
Bắc Kạn cũng nằm trong quy luật phát triển đó.
Cũng trong giai đoạn này Bắc Kạn đã tách ra khỏi tỉnh Bắc Thái để trở
thành một tỉnh độc lập. Bước đầu khi tái lập, tỉnh Bắc Kạn cũng gặp khá
nhiều khó khăn, nhưng cũng có một số thuận lợi đáng kể. Trước hết đó là sự
đầu tư của Nhà nước xây dựng cơ sở mới, và thành lập các tổ chức chính trị
mới cho tỉnh, trong đó có việc thành lập Hội văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn.
Có thể nói, chưa bao giờ như bay giờ - Khi có cơ quan Hội riêng của
mình tất cả những cây bút văn học là con em của đồng bào các dân tộc Bắc
Kạn lại phấn chấn, tích cực, cùng chung tay, chung ý, chung lòng xây dựng
Hội lớn mạnh đến như vậy. Mặc dù đến giai đoạn này có một số cây bút trụ
cột của Bắc Kạn đã về Hà Nội công tác, hoặc chuyển sang các công tác ở nơi
khác, nhưng với cả một lớp những người trẻ tuổi yêu văn chương, say mê
sáng tác và có ý thức về vai trò, trách nhiệm của người cầm bút hôm nay đối
với quê hương yêu dấu của họ - thì đội ngũ sáng tác của Bắc Kạn đã trở thành
đông đảo và lớn mạnh. Đó là những nhà thơ, nhà văn mà tên tuổi của họ được
gắn liền với những tác phẩm văn học viết về thiên nhiên, cuộc sống, con
người trên mảnh đất miền núi thân yêu Bắc Kạn như: Dương Thuấn, Nông
Thị Ngọc Hoà, Dương Khâu Luông, Nông Thị Tô Hường, Dương Quốc Hải,
Lường Văn Thắng, Bế Ngọc Cường, Nguyễn Ngọc Lan, Phạm Viết Lãm,
Triếu Kiềm Vuần, Bàn Văn Vình, Hoa Sơn, Hạ Văn Hử, Hà Văn Roanh,
Nguyễn Văn Yên, Nông Văn Kim, Ma Phương Tân, Hà Hữu Nghị, Bàn Tuấn
Năng, Hoàng Thị Điềm, Hoàng Đức Hoan, Phùng Thị Ly, Vũ Cẩm Linh…
Đây là thời kỳ phát triển đặc biệt của văn học Bắc Kạn, trong những
năm này văn học của Bắc Kạn dường như trẻ lại, ngay cả đối với các tác giả
thời kỳ trước dường như cũng có sự thay đổi trong sáng tác, những tác phẩm
của họ đã mang những âm hưởng mới, náo nức cảm hứng khám phá về con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
người, về cuộc sống, về quê hương miền núi với những điều nhỏ bé đời
thường. Còn đối với các nhà thơ trẻ thuộc thế hệ trưởng thành trong giai đoạn
lịch sử này - thì sự đổi mới tư duy trong sáng tác văn học cũng thể hiện một
cách rõ rệt. Họ có nhiều sự sáng tạo độc đáo, cách viết của họ hiện đại hơn,
diễn đạt một cách mới lạ hơn - tuy nhiên trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn thấm
đẫm tính dân tộc và bản sắc dân tộc vẫn được thể hiện một cách sinh động
trong từng tác phẩm. Có thể điểm qua một số gương mặt tiêu biểu của văn
học Bắc Kạn thời kì này như:
Nhà thơ Dương Thuấn với các tập thơ : Cưỡi ngựa đi săn, Đi tìm bóng
núi, Đi ngược mặt trời, Hát với Sông Năng, Trăng Mã Phì Lèng… Đã chứng
tỏ là một cây bút tiêu biểu, xuất sắc. Đọc thơ của Dương Thuấn ta thấy hiện lên
những lễ hội mang đầy bản sắc; những núi non, mùa màng, những nỗi nhớ quê,
những trăn trở về quá khứ, những tình cảm thiết tha của mình đối với quê
hương miền núi này. Những vần thơ của Dương Thuấn luôn mang đậm hơi thở
của cuộc sống vùng cao, từ khung cảnh thiên nhiên đến đời sống sinh hoạt của
đồng bào, đến những niềm tâm sự, nỗi day dứt, đến cách diễn đạt tình cảm,
cảm xúc... của nhà thơ. Chính tác giả đã từng bộc bạch: "Theo tôi nhà thơ phải
đứng trên sự vật, trên cả thời đại để đem tiếng nói yêu thƣơng, tâm huyết của
mình đến với mọi ngƣời. Tôi luôn muốn khẳng định với mọi ngƣời rằng: Tôi là
nhƣ thế! Dân tộc tôi là nhƣ thế” [19,tr.2]. Nhà thơ Dương Thuấn là người con
dân tộc Tày, đã được đào tạo cơ bản trong trường Đại học Sư phạm Việt Bắc,
lại được đào luyện ở cái nôi văn chương là Trường viết văn Nguyễn Du, điều
đó là một thuận lợi lớn cho việc sáng tác văn học của anh. Nhà thơ từng được
nhận khá nhiều giải thưởng văn học như: giải A của Hội nhà văn Việt Nam
(1992), giải nhất của Hội giao lưu văn hoá Việt - Nhật (1992), giải B (không có
giải A) trong cuộc thi sáng tác cho thiếu nhi (1995), giải B Hội văn học nghệ
thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (2002)...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
Còn nhắc đến nhà thơ Nông Thị Ngọc Hoà là ta nhớ đến một người phụ
nữ dân tộc thiểu số làm thơ với cả lòng nhiệt huyết và trách nhiệm lớn lao đối
với công việc sáng tác của mình, chị luôn tâm niệm: "Khiêm tốn học hỏi, vị
tha, vô tƣ, có trách nhiệm trong cuộc sống và trong công việc - có trách
nhiệm với tác phẩm của mình để không có tác phẩm tồi ra mắt độc giả"
[36,tr.261]. Chính với quan điểm đó chị đã có những tác phẩm thơ đặc sắc đi
vào lòng người, nhất là những con người miền núi, đó là các tác phẩm: Trước
gương, Lời ru cho mình, Lời của lá, Vườn duyên, Trường ca Nước hồ mãi
trong xanh, Men qua cõi thiền… Chị đã được nhận nhiều giải thưởng của
Hội văn học nghệ thuật Bắc Kạn và Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu
số Việt Nam trao tặng, Có thể nói chị là gương mặt sáng giá của Hội văn học
nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Còn với Dương Khâu Luông một cây bút trẻ của Bắc Kạn - khi đọc tác
phẩm của anh ta sẽ cảm nhận được những tính cách đẹp đẽ, trong trẻo của tác
giả dành cho thiếu nhi miền núi. Anh có chất giọng hóm hỉnh, dễ thương, giản
dị mà độc đáo, rất gần gũi đối với trẻ nhỏ. Anh còn là người có khả năng tạo
dựng những bức tranh về quê hương miền núi sinh động, với hình ảnh những
con người miền núi thật thà, chất phác mà lãng mạn, mà nhân văn biết mấy.
Lê Thuỳ Dương nhận xét về thơ của anh như sau: "Thơ Dƣơng Khâu Luông
có cái trong lành mát mẻ của nƣớc Hồ Ba Bể, có cái non xanh, tƣơi mới của
núi rừng Việt Bắc, có cái tinh nghịch đáng yêu của trẻ nhỏ và lấp lánh vẻ đẹp
nhân văn của tâm hồn con ngƣời giữa bao đổi thay của cuộc sống”. Hồn thơ
của núi rừng Ba Bể đầy màu sắc huyền thoại ấy đã cho ra đời khá nhiều
những đứa con tinh thần đáng yêu, đáng quý như: tập thơ Gọi bò về chuồng,
Dám kha cần ngán điếp, Bản mùa cốm, Co nghịu hưu cần… Lòng đam mê
văn chương và tình yêu thương con người ấy đã giúp anh có được những giải
thưởng cao trong sự nghiệp sáng tác của mình: Giải nhì thơ - Báo Thiếu niên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
tiền phong, giải B (Không có giải A) Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu
số Việt Nam… Anh là hội viên Hội văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn và còn
là Hội viên hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Ngọc Hân cũng là một tác giả trẻ, say mê sáng tạo, viết khoẻ và luôn
tha thiết với mảnh đất núi non hùng vĩ mà đầy thơ mộng với những nét đẹp
của đời sống văn hoá, tinh thần. Anh có những tập thơ: Cầu thang, Pháo hoa,
Với thơ, Cỏ mật, Chưa phải muộn màng, Tập truyện Hương chè…
Qua việc điểm đến một số tác giả tiêu biểu của văn học Bắc Kạn trong
thời kì đổi mới của đất nước, chúng ta nhận thấy rất rõ một điều là: đội ngũ
sáng tác văn học của Bắc Kạn ngày càng phát triển mạnh mẽ, về cả số lượng
và chất lượng. Họ đã chung tay xây dựng lên một nền văn học địa phương
đặc sắc, giàu bản sắc dân tộc. Đồng thời với những thành công của mình họ
đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển của văn học các
dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng, vào đời sống văn học Việt Nam hiện
đại nói chung.
2.2. Văn học Bắc Kạn - một số đặc điểm nổi bật
2.2.1. Về Nội dung
2.2.1.1. Cuộc sống khổ đau bất hạnh của đồng bào các dân tộc trước
năm 1945 - nguồn cảm hứng mãnh liệt
Trong xã hội thực dân, phong kiến người dân miền núi đã phải chịu
bao đau đớn, đoạ đầy, họ bị bóc lột đến tận xương, tận tuỷ, cơm không có ăn
phải lên rừng đào sắn, đào củ rừng, hái măng, hái lá ăn thay cơm, thay gạo.
Bao gia đình tan nát, con mất cha, vợ mất chồng, trẻ con đói rách phải làm
thuê, làm mướn. Bao bản làng bị đốt phá, nương rẫy, ruộng vườn thì tan
hoang, người dân bị bắt bị lùa như con trâu, con bò, đói khát và luôn bị cái
chết rình rập...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Hiện thực đau lòng ấy đã là nguồn cảm xúc mãnh liệt đầy xót xa đối
với các nhà thơ, nhà văn dân tộc thiểu số Bắc Kạn. Trong các sáng tác của họ,
hình ảnh về cuộc sống con người với bao nỗi đớn đau, bất hạnh đó luôn trở đi
trở lại như một niềm xót xa, day dứt khôn nguôi.
Hàng loạt bài thơ của Nông Quốc Chấn - con chim đầu đàn của thơ ca
dân tộc thiểu số Việt Nam - đã phản ánh một cách vô cùng cụ thể và sinh
động nội dung ấy. Ví dụ như:
- "Tôi không quên khi tuổi mình lên tám / Mẹ chết rồi, không có ván, khăn
tang/.../ Ba ngày sau tôi đi ở trừ công / Từ sáng đến trƣa địu trẻ trên lƣng
/ Con họ cƣời mà tôi rơi nƣớc mắt / Một đàn trâu, một mình tôi chăn dắt /
Trâu có chuồng tôi không có áo thay".
(Nói với các anh)
- "Tây chạy vào làng bắt hết những đàn ông / Con ùa theo bố, vợ chạy
theo chồng / Tiếng ngƣời kêu, tiếng lợn gà nháo nhác / Giặc bắt xếp hàng
nhìn không đƣợc khóc / Chồng bị roi quật nát tím bầm da /…./ Chiếc nhà sàn
cũng bị chúng thiêu tro / Bụng mang thai, tay dắt đứa con thơ / Bị lùa đi tập
trung dinh đói rách".
(Gửi ba mẹ Miền Nam)
- "Càn khỏ lẻ toón chin tổn chẳn. / Cầƣ bấu cháp đảy bản lẻ ni./ Phấn
thai dác bấu mì cần toọn / Phấn tải căn pây pản kin xo / Phấn pây xa hất phu
liệng phác…"
Dịch nghĩa:
- "Dân nghèo vẫn phải lo từng bữa / Không sống nổi đành phải đi tứ
tán / Ngƣời đói lả chết thảm bên đƣờng / Kẻ li hƣơng bơ vơ hành khất / Ngƣời
làm phu vất vả nuôi thân".
(Cần Phia Bjoóc - Ngƣời núi hoa)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
- "Slƣờn slầu bấu muối cƣa muối khẩu (Nhà mình không hạt muối hạt
gạo)/ Kỉ pi noọng dú slƣờn chắn dác (Mấy anh em ở nhà nhịn đói) /Chảo mảy
lạp tổm vạ nhứa pì" (Cháo măng vầu luộc với tóp mỡ).
(Nhình slao lẩn chuyện - Con gái nói chuyện)
- "Mền chắp nà, chắp slẩy, chắp sluôn / Sloong lục ỷ pền coòn pền pjạ.
/ Khuốp pi ngài vất vả đét phân /…/ Hò lục cốc náo đảy slíp lam, / Pây ngòi
vài, tiệ eng, hết khỏi".
Dịch nghĩa:
-"Nó chiếm ruộng, chiếm rẫy, chiếm vƣờn, / Hai chúng con hoá thành
mồ côi / Cả năm bị vất vả nắng mƣa. /…./ Thằng con cả mới đƣợc mƣời ba, /
Đi chăn trâu, cõng trẻ làm thuê".
(Bâƣ thƣ đeo- Một lá thƣ)
Dưới ngòi bút của nhà thơ Nông Quốc Chấn ta thấy hiện lên hình ảnh
chân thực về một quá khứ lam lũ khổ cực, tủi hờn, đầy khổ đau của nhân dân
các dân tộc ít người.
Còn nhà thơ, nhà văn Nông Minh Châu phản ánh về nỗi khổ nhục triền
miên của người dân tộc miền núi, ông viết:
- "Mái nhà sàn ven rừng quen thuộc / Đang yên vui bỗng hoá tan hoang".
(Qua cánh đồng Lang Chanh)
- "Vì ai làm khổ cho ngƣời nào / Mất ruộng mất vƣờn cũng tại sao /Bốn
vụ che thân đâu có áo / Nửa năm lót bụng củ mài, đao."
(Gửi em )
Đối với nhà thơ Triệu Sinh - một nhà thơ tiêu biểu của văn học Bắc
Kạn - phản ánh đời sống tăm tối của đồng bào dân tộc Bắc Kạn dưới ách
thống trị của bọn thực dân phong kiến vô cùng chân thực. Đó là:
- "Bại pi bƣơn slổng dú chang đăm / Ngựa cạ lẹo tha vằn nƣa phạ /…/
Pác thứ thoẻ pi pi lèo nộp / Sliểu slắc xu mẻn chƣợc phúc mừ".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Dịch nghĩa:
- "Ngày tháng năm sống trong tăm tối / Tƣởng không còn thấy ánh
sáng mặt trời /…/ Trăm thứ thuế lòng căm phải nộp / Thiếu một xu liền bị
cùm tay".
(Chồm vằn nẩy-Trông ngƣời ngắm cảnh hôm nay)
- "Xa mằn pẩu vẻng thân đong pá /…/ Bấu cƣa chin phổc phù vẻng
mình/ Cần Phja Bjoóc cần búng Pé ngần / Đang nủng pác Pjếng phung lài lỉn
/ Mằn, pẩu liệng thân mỉnh cẳm nâƣ".
Dịch nghĩa:
- "Tìm củ mài không đƣợc con chết rũ xƣơng/…/ Không muối ăn, ngƣời
phù da vàng vọt / Ngƣời Ba Bể ngƣời dân Phja Bjoóc / Trẻ con không manh
áo che thân / Ngƣời lớn áo quần trăm miếng vá".
(Chứ tẻo lăng - Bùi ngùi nhớ lại tháng ngày xƣa)
- "Mì rƣờn mẻ hảy than mất pỏ / Tốc nặm thai xa bố hăn tang".
Dịch nghĩa:
- "Có nhà con khóc than mất bố / Vợ khóc than thảm thiết mất chồng".
(Chứ tẻo lăng - Bùi ngùi nhớ lại tháng ngày xa xƣa)
Nhân dân Việt Bắc dưới ách thống trị của bọn thực dân, phong kiến nỗi
khổ không sao kể hết được, nhà thơ Cầm Biêu dân tộc Thái cũng đồng cảm
với các tác giả khi nói về nỗi khổ của các dân tộc miền núi, nếu kể cái khổ sẽ
là ao, là hồ, là biển.
- "Đã nói nƣớc mắt cay ta chảy thành ao / Đã kể, nƣớc mắt dâng đắng
thành hồ / Làm ngƣời thời giặc tây khổ lắm chị em ơi!".
(Gái thời giặc - Cầm Biêu)
Đó là trong thơ ca, còn trong văn xuôi thì sao ? Khi đọc các tác phẩm
văn xuôi của Nông Minh Châu - cây bút tiêu biểu của văn học Bắc Kạn, hình
ảnh cuộc sống đầy đau khổ và bất hạnh của đồng bào các dân tộc thiểu số còn
thể hiện cụ thể và rõ nét hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
Nói về những đau khổ khốn cùng, đầy cơ cực của nhân dân Bắc Kạn
Nông Minh Châu đã diễn tả nỗi khổ của người dân ở các phiên chợ, họ đi ăn
xin trông rất thảm thương. "Ở những phiên chợ của ngƣời miền núi ngày xƣa,
đầu đƣờng cửa chợ gặp biết bao ngƣời ngửa nón chắp tay vái để xin mảnh lá
dong còn dính "cơm lèng"" [14,tr.322]. Cái đói luôn thường trực xung quanh
họ, khắp nơi trên miền núi này ở đâu cũng gặp người đi ăn xin, người bị chết
đói cạnh dọc đường.
Nỗi cơ cực ấy là do bọn thực dân và quan lại phong kiến đem lại, chúng
đưa ra những chính sách vô lý, biết người dân miền núi xa biển nên vô cùng
thiếu muối, bọn chúng đã hạn chế bán muối cho người dân, người nào muốn
có muối ăn thì phải tìm đủ hai lạng "thau cát" (một loại cây rừng quý như
đay) mới được mua muối. Trong hoàn cảnh ấy nhà nhà thiếu muối, xanh xao
vàng vọt, họ phải khổ cực đi vào rừng kiếm "thau cát" cho bọn thực dân, đó là
cảnh mẹ con Pảo "Mỗi ngày trời chƣa sáng đã đi, đến lúc trời tối hẳn mới về
nhà. Mẹ con Pảo lần từng khe suối, leo từng quả núi" để tìm "thau cát", tìm
được rồi họ lại phải "Ngồi tuốt ra từng khúc. Đêm nào cũng vậy chim "Queng
quý" gọi, mẹ con Pảo mới bắt đầu đi ngủ" [14,tr.130].
Vì hạt muối mà biết bao người dân phải mất mạng, phải đi tù, phải li
hương tứ tán. "Hột muối lên rừng có cả nƣớc mắt, mồ hôi và những giọt máu
đào" [14,tr.315].
Trong câu chuyện Muối lên rừng Nông Minh Châu còn khắc hoạ chân
thực bọn thực dân, phong kiến bóc lột sức lao động của nhân dân, chúng công
khai đánh đập, giết người để thoả mãn nhu cầu của chúng. "Ngƣời dân trong
vùng không ai quên đƣợc những chuyến phu năm xƣa đi làm cho nhà chánh
Quảng. Mỗi một hoàn đá tảng chạm rồng của nhà chánh Quảng nhƣ còn có
những đƣờng máu của ngƣời dân" [14,tr.159].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Qua những lời kể của nhà văn Nguyễn Văn ta thấy bọn thực dân, phong
kiến rất độc ác, khi chúng đã thâm thù ai thì bọn chúng phải trả được thù mới
thôi, có thể nói bọn chúng thật tàn nhẫn và dã man. "Quả nhiên hôm ấy cai
"Bẩn" tới cửa lò thƣợng, lăn đá xuống giết hại cả hai ngƣời. Việc làm của
hắn, có ngƣời trông thấy mà phải chịu" [33,tr.278].
Nhà văn Nông Viết Toại cũng miêu tả về bọn thực dân Pháp trong cảnh
tượng, bọn chúng đem cắt đầu những người theo cộng sản mang ra đường cái
rêu rao khắp nơi, nhằm dập tắt lòng yêu nước của người dân tộc miền núi.
Nhìn cảnh đó thật thương tâm, không một ai là cầm được nước mắt, vậy mà
bọn chúng vẫn thản nhiên cười như không có việc gì xẩy ra. "Hua cần cả
lình! Quái đảy, cẳm ngoà hăn boong đâƣ bản chảo nhào nhào. Hăn cạ kỉ hò
Bó-nặm bản đáy cần nấng dú Cốc- chủ. Quáy tầƣ, bại hò fan mền chắng tốp
khen tốp kha khƣơc chằng chằng". [59,tr.252]. Dịch nghĩa: "Đúng đầu ngƣời
thật! Thảo nào đêm qua nghe trong bản đồn ầm lên, bảo là mấy thằng ở Bó -
nặm bắn ngƣời ở Cốc - chủ, té ra mấy thằng Pháp vỗ tay cƣời lúc nãy là cƣời
cái đầu lâu này". [59,tr.28].
Bọn thực dân và phong kiến đã đầy đoạ những người dân miền núi đến
khốn cùng, không thể ngóc đầu lên được, chúng ra sức bóc lột khiến cuộc
sống của người dân vất vả, cơ cực vô cùng. Người dân lúc này chỉ còn biết
chạy vào rừng để kiếm củ mài thay cơm. "Toàn bản lấy củ mài thay cơm, vỏ
sui làm áo, làm chăn" [14,tr.491]. Người miền núi xưa khổ đến thế là cùng
khổ cực từ đời cha, đời ông rồi đến đời con và đến chết vẫn chưa hết khổ
"Đời ông, đời cha của cậu và mẹ đã từ quả núi này sang quả núi khác; nhƣng
đâu cũng giống nhau. Đến hôm chết vẫn mang bắp bung, quấn giát vầu về
trời" [14,tr.322]. Hay câu nói của người mẹ kể lại chuyện xưa kia cho con
nghe về những khổ cực mà mẹ đã trải qua "Đời của mẹ khổ dài nhƣ nƣớc
chảy". [14,tr.347].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Có thể nói, hiện thực xã hội miền núi thời kì trước cách mạng thật vô
cùng đen tối, cuộc sống của nhân dân các dân tộc thiểu số thật vô cùng bất
hạnh. Chính vì vậy nhân dân các dân tộc Bắc Kạn vô cùng căm thù giặc Pháp
và bọn thống trị tay sai, họ đã vùng dậy và đấu tranh anh dũng để cứu bản,
cứu mình. Họ cùng nhau tìm đến với cách mạng, họ một lòng theo Đảng, theo
Bác Hồ để đấu tranh giành lấy quê hương, giành lấy hạnh phúc cho mình, và
cho cả dân tộc.
Các nhà thơ, nhà văn của Bắc Kạn thời kì này đã thấu hiểu (vì bản thân
họ cũng là những người chịu bao nỗi đoạ đầy của bọn chúng) và phản ánh vô
cùng trung thực, sinh động những ngày tháng đau thương đó của đồng bào
các dân tộc thiểu số nơi đây. Những tác phẩm của họ đã góp phần tố cáo kẻ
thù, giác ngộ quần chúng nhân dân một lòng theo cách mạng, theo Bác Hồ để
kháng chiến thành công và xây dựng cuộc sống mới ấm no hạnh phúc.
2.2.1.2. Cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ gian khổ mà anh
dũng, cuộc sống mới con người vui tươi lao động sản xuất - là điểm nổi bật
Có thể nói đây là một nội dung cơ bản trong các sáng tác của các tác
giả Bắc Kạn. Trong hầu hết các sáng tác của các nhà thơ, nhà văn từ 1945 đến
1986 đều phản ánh nội dung này. Bởi hơn ai hết, các tác giả Bắc Kạn chính là
những người con của quê hương vùng núi cao này. Họ là những người trực
tiếp tham gia kháng chiến, trực tiếp chung tay xây dựng lại quê hương khi
sạch bóng quân thù, do đó những trang viết của họ vô cùng trung thực, những
lời thơ, câu văn như được dứt ra từ trái tim, từ máu thịt của họ vậy. Đọc tác
phẩm của họ, người ta hình dung ra cả một thời kì kháng chiến đầy gian khổ
hi sinh, nhưng cũng đầy tự hào bởi những chiến công lừng lẫy. Những tác
phẩm thơ của Nông Quốc Chấn, Nông Viết Toại, Nông Minh Châu, Văn
Lợi..., những tác phẩm văn của Nông Minh Châu, Nông Viết Toại... Luôn
phản ánh một cách sinh động chủ đề ấy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Trong thơ ca khi phản ánh về tinh thần đấu tranh anh dũng của dân tộc
Bắc Kạn, trước tiên các tác giả sáng tác những bài thơ cổ động con em các
dân tộc lên đường nhập ngũ để bảo vệ quê hương.
- "Vằn ngoà pây khai hội / Lủc tỉnh nguyện tòng quân /…/ Chằng tức
chuyệt slấc Phan / Nƣớc mất lẻ rƣờn tan / Lục lẻo pây bộ đội".
Dịch nghĩa:
- "Hôm qua đi khai hội / Con tình nguyện tòng quân /…/ Chƣa diệt hết
giặc Pháp / Nƣớc mất thì nhà tan / Con phải đi bộ đội".
(Pây bộ đội - Đi bộ đội - Nông Viết Toại)
- "Tằng rƣờn, tằng bản hạy tứn xày, (Cả nhà, cả bản hãy đứng dậy) /
Căm slủng, căm pƣn, căm bủa, thây. (Cầm song, cầm cung, cầm búa, cày)".
(Nặm tỉ - Tổ quốc - Nông Quốc Chấn)
Nhà thơ Nông Minh Châu đã nói tới chí căm thù giặc, quyết phải đánh
đuổi giặc đến cùng trong bài thơ Đêm Ba Khe.
- "Đất có giặc đây rồi ta bƣớc / Đƣờng rậm cỏ chân ta phát lối
quang/…./ Giặc vẫn mê man chƣa tỉnh giấc / Mà mắt ta đã sáng nhƣ ngân hà
/ Mày chƣa dậy quân ta sẽ đánh thức / Thức lần này để ngủ kỹ trăm năm."
(Đêm Ba Khe - Nông Minh Châu)
Để giữ đất nước quê hương những người thanh niên miền núi Bắc Kạn
trong thơ của Nông Minh Châu đã không phân biệt dân tộc, không phân biệt
trai gái. Họ cùng nhau ra chiến trận, cùng nhau sát cánh chống lại kẻ thù.
- "Các anh chị: Tày, Nùng, Kinh, Mèo, Mán / Tạm xếp nƣơng chàm,
khung dệt, quả còn / Tạm biệt nhà sàn về ngủ lán / Giữ Đèo Giàng là giữ
bản thôn".
(Ngƣời thanh niên giữ Đèo Giàng - Nông Minh Châu)
Lòng căm thù giặc của người dân Việt Bắc lúc nào cũng bốc cao ngút
ngàn. Bởi giặc đến đây đã khiến bao người phải chia lìa, mất mát, đau thương.
Nên họ nguyện một lòng chiến đấu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
- "Fầy tha khửn, lục khỏi thót càn, (Thằng giặc Pháp hung hăng đáng
chết!) / Xùa pỉ noọng khẩu pan hò lính (Băm xƣơng thịt mày tan mới hả)".
(Tọn mà bản - Dọn về làng - Nông Quốc Chấn)
- "Phải đánh đổ vua quan! / Phải quét sạch bọn giặc tây bạo tàn".
(Bùi ngùi nhớ lại tháng ngày xƣa - Triệu Sinh )
Họ luôn tin tưởng một ngày mai không xa lũ giặc tàn ác ấy sẽ bị đánh
đuổi khỏi đất nước này, sự thanh bình yên vui sẽ trở lại với quê hương.
-"Hây tứn, Nhật Tây lằn nắm khói! (Nhật Tây sẽ đổ khi ta dậy!) / Nƣớc
slƣờn oóc slủng xiên thù (Đất trời sẽ lên ánh mặt trời)".
(Hảy đồng chí - Khóc đồng chí - Nông Quốc Chấn)
Như Nông Minh Châu, Nông Quốc Chấn họ đã reo vui khi chúng ta đã
giành được thắng lợi.
- "Tin về rồi mẹ ạ! / Bên ta bắt bên Pháp / Phải kí giấy hoà bình / Nay
đến ngày ta ƣớc".
(Hai lời gửi mẹ - Nông Minh Châu)
- "Ngọn cờ ta rực rỡ phất lên cao / Hôm nay ngày hội mừng chiến thắng".
(Chiến công quê hƣơng chiến công đất nƣớc - Nông Quốc Chấn)
Có thể nói tinh thần đấu tranh quật khởi, để dành thắng lợi của dân tộc
Bắc Kạn trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và Chống Mỹ chủ yếu được
phản ánh trong thơ ca, còn trong văn xuôi cũng có nhắc tới nhưng lại rất ít ỏi.
Qua sự khảo sát, tìm hiểu của bản thân tôi thì chỉ có nhà văn Nông Minh
Châu, Nông Viết Toại là có một số tác phẩm phản ánh tinh thần đấu tranh anh
dũng của quân và dân.
Đó là truyện ngắn Anh vệ quốc đoàn, qua câu truyện này tác giả đã cho
ta thấy tinh thần chiến đấu anh dũng của quân và dân ta, qua đó nhà văn cũng
cho ta thấy sự nghĩa tình của các chiến sĩ bộ đội đối với nhân dân. Đó là khi
giặc đến họ sẽ chiến đấu đến cùng: "Còn một đơn vị bộ đội Vệ quốc đoàn vẫn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
chiếm giữ vƣờn mía Cốc-Ngận bắn yểm trợ cho dân chạy nốt ra ngoài"
[59,tr.97]. Tình nghĩa của anh vệ quốc đoàn chính là khi anh đã dũng cảm
cứu Niềm thoát khỏi bàn tay của giặc trong gang tấc "Thằng tây sắp ôm
choàng lấy Niềm thì bỗng đoàng! Nó bật ngửa. Chỉ nghe nó kêu ồ ồ rồi tắt
lịm. Phát súng của Thanh nhằm giữa ngực thằng Tây. Thanh chạy đến đỡ
Niềm dậy." [59,tr.97].
Truyện ngắn Ngày ba mươi tết Nông Viết Toại kể lại câu chuyện của
anh Cắm một người dân tộc dũng cảm, sớm giác ngộ cách mạng, rất yêu
cách mạng. Nhà văn kể lại việc Cắm lấy súng trường đi đổi trâu nhưng đã
không thành chỉ vì "gặp giải phóng quân đến, Cắm đƣa luôn, chẳng tính
toán gì" [59,tr.104-105]. Thậm chí khi Cắm giáp mặt với lính Pháp anh vẫn
không sợ gì, khi biết bọn chúng đi lùng bắt người "Cắm gƣơng súng nhằm
thẳng về phía chúng, néo cò. Khẩu súng rung lên khạc đạn… chúng chạy
toán loạn" [59,tr.109], thế là chỉ có mình anh mà đã khiến bọn lính bỏ ý định
đi bắt người.
Vì kiên cường, anh dũng chiến đấu, chúng ta đã giành được thắng lợi
"Cả bọn đồn Tây cũng đã đem lính đến hàng cách mạng..., cách mạng đã vào
lấy kho gạo và muối về chia cho dân" [14,tr.313].
Như vậy các nhà văn, nhà thơ Bắc Kạn đã tái hiện lại cuộc kháng chiến
chống Pháp, chống Mỹ đầy hi sinh gian khổ, nhưng thắng lợi vẻ vang. Họ
những người con của núi rừng Bắc Kạn đã chiến đấu, hi sinh để giành lấy quê
hương lấy tự do độc lập cho nước nhà. Họ luôn luôn một lòng một dạ cho đất
nước quê hương này.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ - hình ảnh đẹp nhất,
sáng chói nhất và để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người đọc - đó là
hình ảnh Bác Hồ - vị cha già dân tộc, ông ké của đồng bào các dân tộc Việt
Bắc, vừa gần gũi thân thiết vừa vĩ đại thiêng liêng. Qua việc dựng chân dung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
ông ké - Bác Hồ như vậy, ta thấy được tình cảm sâu nặng, lòng biết ơn vô hạn
của nhân dân các dân tộc thiểu số Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu.
Bác Hồ trong lòng đồng bào các dân tộc Bắc Kạn rất gần gũi và thân
thiết, nên rất nhiều tác giả sáng tác thơ, văn để ca ngợi Bác. Đó là tác giả Nông
Quốc Chấn với những tác phẩm sau: Bộ đội pú ké (Bộ đội ông cụ), Tẩu xạn
mác ít (Dưới giàn nho), Việt Bắc - Tây Nguyên..., Tác giả Nông Minh Châu
có tác phẩm: Cô gái quẩy nước, Bác Hồ mãi mãi trong lòng chúng ta, Chiếc
ảnh treo nhà, Chuyện anh Thượng..., Nhà thơ Triệu Sinh với tác phẩm: Cần
khâu ơn Đảng (Người Dao ơn Đảng), Bác Hồ slương dân cháu nước (Bác
Hồ thương dân cứu nước), Trông người ngắm cảnh hôm nay..., Nhà thơ
Triệu Kim Văn: Đường lối Hồ Chí Minh..., Văn Lợi: Bác tới bản Dao...
- "Mì pú ké càm chang mà vạ, / Đang nủng bộ slửa khoá pỏ Nồng, /
Mừng căm tèo ba toong chổng coón. / Lăng củng táng thác ngọm ba - lô /
Khen kha nàng vạ dám pền khuây / Nắm tảng lăng boong hây lục báo /…../
Cầƣ cũng đoán cốc trỏ việt minh / Chắng giú hợp dân tình pận nẩy. / Cách
mạng lừ cũng đảy thành công".
Dịch nghĩa:
- "Lại có ông cụ già đi chân đất, / Mặc quần áo ngƣời Nùng. / Tay cầm
cây gậy mây rừng; / Miệng ngậm một điếu can không khói / Bộ râu dài vừa
trắng vừa đen / Chân tay nhanh nhẹn nhƣ thanh niên./…. / Nhất định đây là
ngƣời "Pỏ Cốc" / Dân ta sắp tới ngày độc lập".
(Bộ đội Pú Ké - Bộ đội ông cụ - Nông Quốc Chấn)
Bác trong lòng dân là vị lãnh tụ vạch lối chỉ đường soi sáng cho nhân
dân có được ấm no.
- "Ngƣời đi xa vẫn vạch sẵn cuộc hành trình / Cho đất nƣớc dân tộc ta
đi tới / Làm chủ cuộc đời làm chủ hành tinh"
(Đƣờng lối Hồ Chí Minh - Triệu Kim Văn)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
- " Hoan hô Hồ Chí Minh vĩ đại, / Cừn vằn, cần lo tải nhân dân / Đắp
vằn phầy toả bân đăm thí, / Lo nặm mƣờng yên slí hất kin."
Dịch nghĩa:
- "Hoan hô Hồ Chí Minh vĩ đại, / Tối ngày, ngƣời lo cho nhân dân. /
Tắt khói lửa toả trời đen tối, / Lo nƣớc mƣờng yên chí làm ăn''.
(Tẩƣ xạn mác ít - Dƣới giàn nho - Nông Quốc Chấn)
Niềm tin của dân tộc Việt Bắc đối với Bác là tấm lòng biết ơn đời đời
đối với Chủ tịch kính yêu.
- "Bản Dao ơn Bác đời đời / Những lời Bác dặn vẫn ngời trong tim".
(Bác tới bản Dao - Văn Lợi)
- "Bẩu cầƣ án leo may chang đông / Án rừ reo đẩy công Đảng, Bẳc /
Tái cần khau oóc pjót lủng loàng''.
Dịch nghĩa:
- "Ai đếm đƣợc rừng bao nhiêu cây / Đếm sao đƣợc công Bác Hồ, công
Đảng / Dẫn ngƣời Dao thoát khỏi mịt mù''.
(Cần khâu ơn Đảng - Ngƣời Dao ơn Đảng - Triệu Sinh)
Hình ảnh Bác Hồ và lòng biết ơn của các dân tộc với Bác còn được thể
hiện trong thơ của Bàn Tài Đoàn:
- "Cụ Hồ mang áo về cho mặc, / Cụ Hồ đem muối về cho ăn./Nay Bác
bảo ta đi đào đất / Mở thêm đƣờng cái lên Đồng Văn".
(Muối của cụ Hồ - Bàn Tài Đoàn)
Trong thơ Nông Minh Châu ơn của Bác Hồ đối với nhân dân là vô
cùng to lớn.
- "Em không dám lời ơn của noọng / Ơn đó chuyển lên Đảng cụ Hồ".
(Cô gái Tày trên công trƣờng đá - Nông Minh Châu)
Tin tưởng vào con đường Bác vạch ra, nhân dân Bắc Kạn đã trung
thành theo Đảng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
- "Lòng dân trung thành tin theo Đảng / Nhƣ đoá hƣớng dƣơng hƣớng
mặt trời".
(Quê tôi đổi mới - Trần Công Ảnh)
- "Trai gái trẻ già đoàn kết một lòng
Theo Bác Hồ, theo Đảng đánh đuổi giặc xâm lăng".
(Trông ngƣời ngắm cảnh hôm nay - Triệu Sinh).
Còn Nông Minh Châu trong truện ngắn Chuyện anh Thượng niềm tin
vô cùng vững chãi trong tâm trí của nhân vật Rắc đối với Bác Hồ. "Nếu không
có con đƣờng cách mạng, con không có áo hoa này mặc đâu. Lớn lên con
không thể theo một con đƣờng nào khác là con đƣờng của Bác Hồ [14,tr.383].
Bác Hồ trong Chiếc ảnh treo nhà của Nông Minh Châu ta thấy Bác
trong con mắt của mọi người thiêng liêng, đẹp đẽ. Đây chính là tình cảm mà
nhân dân Việt Bắc dành cho Bác, tuy Bác không đứng ở đó nhưng nhìn hình
ảnh mọi người lại thấy Bác đang hiện hữu khuyên nhủ nhân dân, để rồi cứ
nhìn hình Bác là cả "nhà Giàng Pao ít to tiếng với nhau. Mấy lần vợ chồng
Giàng Pao không đồng ý với nhau định câu trái câu phải nhƣng nhìn lên ảnh
Bác Hồ, nhớ câu đoàn kết tự nhiên trong lòng không có lửa, nhìn nhau lại
cƣời với nhau". [14,tr.331].
Ngay cả khi Bác đi xa mãi mãi nhưng hình ảnh của Bác vẫn còn đọng
trong tâm trí của mọi người. Nỗi nhớ về Bác là vô hạn "Bác Hồ kính yêu của
chúng ta không còn nữa. Ôi! núi rừng Việt Bắc lắng xuống một niềm đau
thƣơng vô hạn. Cả những ruộng đồng đang đọng những ánh dƣơng thu cũng
đang lặng gió để tƣởng nhớ đến Ngƣời. Tất cả đều thấm nƣớc mắt. Khóc là
điều Bác Hồ không muốn nhƣng giờ phút này còn ai cầm đƣợc lòng đau
thƣơng, một cái đau thƣơng hình nhƣ không có gì để bù đắp nổi.'' [14,tr.319].
Có thể nói "Bác Hồ là niềm tin bao la" trong trái tim mọi người, Bác
tới đâu là đem niềm vui và hạnh phúc đến cho tất cả mọi người. Đặc biệt sau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
cách mạng tháng tám thành công người dân Bắc Kạn càng trung thành với
con đường Bác vạch, họ cùng nhau đánh đuổi quân xâm lược, để sau này họ
cũng là những người góp sức làm nên một chiến thắng Điện Biên Phủ lùng
lẫy khắp năm châu.
Tuy nhiên từ sau năm 1954 đất nước ta đã bị cắt thành hai chuyến
tuyến miền Bắc được giải phóng bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội, còn người dân miền Nam vẫn phải sống trong chiến tranh. Trong lịch sử
đó người dân Bắc Kạn cũng như nhân dân toàn miền Bắc bắt đầu bước vào
công cuộc 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc, phấn đấu đạt được chỉ
tiêu của Đảng Nhà nước đặt ra. Vì miền Nam ruột thịt miền Bắc làm nghĩa vụ
hậu phương lớn cho miền Nam để chống lại chiến tranh họ đã có khẩu hiệu
"Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một ngƣời", "Làm ngày không
đủ tranh thủ làm đêm" với quyết tâm ấy họ đã chi viện rất khẩn trương nhộn
nhịp cho miền Nam. Hoà chung với không khí đó Bắc Kạn cũng đã nhiệt tình
chi viện cho Miền Nam cả người và của, họ thi đua nhau sản xuất, thi đua
nhau lên đường vào Nam.
Nhà thơ Nông Quốc Chấn đã miêu tả mọi người dân cùng nhau đăng kí
vào chiến trường miền Nam để đánh đuổi giặc.
- "Đồng bào miền Nam ơi! / Hãy diệt loài giặc quỷ / Đây mƣời bẩy
triệu ngƣời / Tất cả đều đăng kí!".
(Ba bố con họ Hoàng - Nông Quốc Chấn)
- "Tôi định xin nghỉ phép / Về thăm quê, thăm nhà / Nhƣng nghe tin
giặc Pháp / Lại đánh miền Nam ta. / Nửa đêm tôi lại đi / Tàu chở đầy đồng
chí / Đất nƣớc lại lâm nguy / Đƣờng hành quân không nghỉ ".
(Ngƣời Tân Trào - Nông Quốc Chấn)
- "Lục pây bộ đội, mé dú slƣờn, / Slấc Pháp - Mị khả cần cƣơp cúa, /
Tẹp mèn pây, lục mé cỏi mà".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Dịch nghĩa:
"Con đi bộ đội, mẹ ở lại nhà, / Giặc pháp, giặc Mĩ còn giết ngƣời cƣớp
của trên đất ta / Đuổi hết nó đi con sẽ về trông mẹ".
(Toọn mà bản Dọn về làng - Nông Quốc Chấn)
Tình nghĩa của người Việt Bắc thật sâu nặng, dù chiến trường ác liệt,
dù bọn Mĩ có phong toả gắt gao nhưng họ vẫn không sờn lòng, đến nỗi
Níchxơn đã phải thú nhận rằng "Mặc dầu ném bom rất ác liệt vẫn không giảm
đi một cách có ý nghĩa việc đƣa ngƣời và trang bị vào miền Nam Việt Nam ".
Có lẽ người người đều vì miền Nam.
- "Chúng tôi ngƣời Việt Bắc / Không một lúc lãng quên / Giành Nam -
Bắc nối liền, / Giành lấy ngày thống nhất".
(Tiếng ca ngƣời Việt Bắc - Nông Quốc Chấn)
Người Miền Bắc vừa chi viện cho miền Nam vừa chống chiến tranh
phá hoại miền Bắc. Toàn dân luôn chuẩn bị sẵn sàng để chống lại ý đồ phá
hoại miền Bắc của Mĩ, ở đâu cũng đào hầm phòng tránh, sơ tán người và của,
khi giặc ném bom thì tránh, khi chúng ngừng ném bom thì lại sản xuất bình
thường, nơi nào cũng khẩn trương làm việc, họ luôn nêu cao khẩu hiệu "quyết
tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược". Ai cũng chắc tay súng, vững tay búa,
vững tay cày. Nhà thơ Nông Minh Châu đã tái hiện lại quang cảnh khẩn
trương làm việc của các thanh niên Bắc Kạn như sau:
- "Hai tay hai việc chung một đƣờng cầu
Tay súng, tay bai, để ngày mai hoa gặp bƣớm".
(Anh súng em bai - Nông Minh Châu)
Phong trào thi đua nhau lao động sản xuất, nhịp điệu lao động hối hả
khẩn trương của những cô gái trên công trường đá.
- "Thắt lƣng chàm rải đá / Nắng sớm nhuộm má hồng / Nón phên
nghiêng bên vai che tóc / Búa đã giơ ngang khăn / Đá trong tay bay khói lửa /
Đá mẹ thành đá cháu đá con".
(Cô gái Tày trên công trƣờng đá - Nông Minh Châu)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
Như vậy người Bắc Kạn đã sát cánh bên nhau chiến đấu chống lại sự
phá hoại của giặc Mĩ. Họ đã vì miền Nam mà chung sức người, sức của, và
góp phần quyết định vào thắng lợi của quân và dân miền Nam trong cuộc tổng
tiến công mùa xuân năm 1975.
Người miền núi Bắc Kạn khi có chiến tranh dũng cảm hi sinh cho đất
nước, quê hương, còn trong hoà bình họ là những con người xứ núi chăm chỉ
và cần cù.
- "Ta rào vƣờn cầy ruộng / Bắc máng sửa phai mƣơng / Mở rộng
những cầu đƣờng / Dựng thêm trƣờng học mới".
(Rời rừng - Nông Quốc Chấn)
- "Chang nà, tiếng phuối khua tan khẩu, / Cằm đăm, slác khẩu mẩu
moòng nằn. / Tiếng cắp sloả, cáy khăn chắng tặng,/ Xài tẹp mạy hắt lăng slan
bồ. / Noọng vằn vằn slon shƣ bấu giú, / Bản slƣờn slầu chịu khó hắt kin".
Dịch nghĩa:
- "Trong ruộng, tiếng cƣời nói hái lúa, / Buổi tối tiếng chày cối kêu
rung. / Tiếng quay xa, gà gáy mới thôi, / Anh đập cây làm quây đan bồ. / Em
ngày ngày học chữ không ở, / Bản nhà mình chịu khó làm ăn".
(Bản - Bản - Nông Quốc Chấn)
Cuộc sống mới đã thúc đẩy tinh thần của họ, những mơ ước xưa kia
tưởng như không thực hiện được thì đến giờ đây đã thành hiện thực. Vì thế họ
hăng say nhiệt tình trong công việc, họ vừa khai hội, vừa ra ruộng. Tất cả là
để xây dựng quê hương giàu đẹp hơn.
- "Vằn khai hội, tằng nâƣ oóc tổng / Phiệc uỷ ban, phiệc Đảng, phiệc slƣờn".
Dịch nghĩa:
-"Ngày khai hội buổi sáng ra ruộng/ Việc uỷ ban, việc Đảng, việc nhà".
(Dƣơng bản - Thăm bản - Nông Quốc Chấn)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
Trong truyện ngắn Người mẹ ở bản ấy Nông Minh Châu cũng cho ta
thấy hình ảnh anh Hoàn, chị Nhỉ chịu thương, chịu khó trong công việc, việc
nhà, việc nước đều chu toàn "Hoàn nghĩ, tiện đƣờng ra trụ sở mang hộ vợ
chiếc bừa"… "Quả là mọi hôm Hoàn vác thêm một vác củi, Nhỉ không cần hỏi
bố cứ thƣờng lệ thấy bố vác theo củi hay chuối lợn là đúng bố làm việc xã đã
xong mới đi lấy nên chƣa cơm nƣớc đâu cả". [14,tr.406-412].
Ở nơi nào người ta cũng thấy diễn ra cảnh lao động tấp nập vui tươi, họ
cùng nhau thi đua lao động sản xuất, cùng nhau ca hát khắp các nẻo đường.
- "Tiếng lƣợn sớm khuya truyền bản mƣờng / Bay vào trăng, lên rẫy xuống
nƣơng / Em lƣợn lên câu bao lòng ƣớc / Ngày mai mặt đất hết biên cƣơng".
(Tiếng lƣợn biên giới - Nông Minh Châu)
Yêu quê hương, yêu lao động, họ coi lao động là cuộc sống. Vì thế họ
luôn yêu đời, coi những vất vả nhọc nhằn trong công việc rất nhẹ nhàng. Với
họ nơi nào có lao động là nơi đó có tiếng hát hăng say.
-"Mẹ ngực trần cào đá / Ngày ngày vun gốc cao / Đêm đêm chờ ra bắp/
Lời ru vẫn ngọt ngào".
(Lời ru trên đá - Văn Lợi)
- "À ơi con ngủ cho say / Ngày mai con đƣợc hai đấu muỗm".
(Lên rẫy - Dƣơng Thuấn)
Cuộc sống mới đã lên tới núi rừng này, khắp làng bản trở nên tấp nập,
sầm uất, núi rừng Bắc Kạn như được thay da đổi thịt, từng ngày, từng giờ.
Lao động sản xuất ngày nay đã bắt kịp với miền xuôi.
- "Sản xuất ở quê tôi / Một năm hai vụ lúa / Nhờ có kênh mƣơng hoá /
Có máy cày thay trâu / Đồng lúa xanh tƣơi tốt".
(Cảm xúc quê hƣơng - Hoàng Kiệm)
- "Sản xuất ngày nay tăng gấp đôi / Ao sâu, chuồng trại, lúa, ngô đồi /
Dân no ai cũng lo đi học / Góp sức chỉnh trang đẹp cuộc đời".
(Côn Minh quê em - Lƣu Đình Kỷ)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
- "Vằn pây: Chang bản slộc slằng, slƣa, / Oóc háng tin đông, vậy tẩƣ
vừa. / Vằn nẩy tẻo mà: slƣờn bản mấƣ / Khẩu kheo tổng tẩƣ liển nà nƣa".
Dịch nghĩa:
- "Ngày đi: Trong bản rậm tổ hổ/ Ra chợ chân rừng dấu dƣới bụi /
Ngày nay lại về: Nhà bản mới, / Thóc xanh ruộng dƣới liền ruộng trên".
(Mùa xuân mà cốc đin mác nhá - Mùa xuân trên quê
hƣơng - Nông Quốc Chấn)
- "Thị xã nay khác xƣa rồi / Không còn mái lá cột nhà xiêu / San sát
nhà cao vùng biệt thự / Nông nghiệp bội thu khắp mọi nhà / Xƣởng máy đƣợc
xây ở gần nhà / Thành thị ngày đêm vang tiếng nhạc / Nông thôn then lƣợn
đƣợm lời ca".
(Quê ta mƣời năm đổi mới - Đinh Hữu Dũng)
Đọc thơ văn Bắc Kạn ta thấy con người nơi đây hiện lên thật đẹp. Họ
yêu cuộc sống, yêu lao động đến say mê.
2.2.1.3. Hình ảnh con người miền núi chân thực, thẳng thắn, nhưng
mạnh mẽ, quyết liệt - luôn là hình ảnh trung tâm
Trong các tác phẩm văn học của Bắc Kạn - hình ảnh con người hiện lên
hết sức chân thực, hồn nhiên và đẹp đẽ. Bởi vì họ là những người được sinh ra
và lớn lên đã gắn bó với núi rừng, nên họ chan chứa nghĩa tình. Dù ở nơi nào
họ cũng chân thành, giải dị như cách nói của nhà thơ Dương Thuấn.
-"Khách đi chủ nhà chỉ nói / Đừng để cầu thang nhà tôi mọc cỏ gà".
(Ngƣời xứ mây - Dƣơng Thuấn)
Con người Việt Bắc là vậy, hồn nhiên, mộc mạc lời nói không cầu kỳ,
hoa mĩ, tấm lòng sắt son, đây chính là màu sắc chân thực của người miền núi
Bắc Kạn. Có thể khẳng định rằng: con người Bắc Kạn có tình cảm bao la, đó
là t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV2010_SP_HoangThiDung.pdf