Luận văn Văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay

Tài liệu Luận văn Văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay: LUẬN VĂN: Văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 5-8-2003 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) ra Nghị quyết số 32-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử mở ra giai đoạn phát triển mới của thành phố. Nghị quyết nhấn mạnh: Hải Phòng là thành phố cảng công nghiệp hiện đại; đô thị trung tâm cấp quốc gia, đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, một cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế động lực phía Bắc, một động lực phát triển kinh tế biển, một trong những trung tâm công nghiệp, thương mại lớn của cả nước và trung tâm dịch vụ, du lịch, thủy sản, giáo dục, y tế của vùng duyên hải Bắc Bộ... Trong những năm đổi mới Hải Phòng đã có bước phát triển mạnh mẽ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân th...

pdf117 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 5-8-2003 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) ra Nghị quyết số 32-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử mở ra giai đoạn phát triển mới của thành phố. Nghị quyết nhấn mạnh: Hải Phòng là thành phố cảng công nghiệp hiện đại; đô thị trung tâm cấp quốc gia, đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, một cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế động lực phía Bắc, một động lực phát triển kinh tế biển, một trong những trung tâm công nghiệp, thương mại lớn của cả nước và trung tâm dịch vụ, du lịch, thủy sản, giáo dục, y tế của vùng duyên hải Bắc Bộ... Trong những năm đổi mới Hải Phòng đã có bước phát triển mạnh mẽ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân thành phố được nâng lên rõ rệt. Các hoạt động sản xuất - kinh doanh, thương mại, du lịch, dịch vụ, giáo dục, thông tin, văn hóa thể thao... diễn ra sôi động, thu hút đông đảo các tầng lớp dân cư thành phố. Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, nhiều lễ hội dân gian đặc sắc, có khu du lịch biển, đảo (Đồ Sơn, Cát Bà...) là những địa điểm rất thuận lợi cho việc khai thác, tổ chức các hoạt động văn hóa giải trí cho nhân dân. Bên cạnh đó, sự phát triển các phương tiện thông tin đại chúng, sự đa dạng của hệ thống thiết chế văn hóa: Bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa, cung văn hoá, nhà thi đấu TDTT, sự sôi động trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật... đã đáp ứng nhu cầu tinh thần ngày càng phong phú và đa dạng của các tầng lớp nhân dân, góp phần giữ ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được trong phát triển văn hoá, thành phố Hải Phòng cũng còn có những tồn tại, yếu kém trong hoạt động này: - Một số cấp, ngành thành phố chưa có nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của văn hoá, văn hoá giải trí, còn quá coi trọng khía cạnh kinh tế trong lĩnh vực giải trí, coi nhẹ yếu tố văn hóa, cảnh quan, môi trường. - Quá trình đô thị hoá nhanh khiến diện tích đất dành cho các hoạt động giải trí công cộng (nhất là dành cho trẻ em) ngày càng bị thu hẹp lại. Một số cấp, ngành, đơn vị, đoàn thể chưa thực sự quan tâm đến việc đẩy mạnh hoạt động văn hóa vui chơi giải trí cho người dân nên dẫn đến tình trạng thiếu điểm vui chơi giải trí và các nội dung hoạt động phù hợp, hoặc xuất hiện các loại hình trò chơi, cách chơi gây tổn hại tới sức khoẻ, tới kinh tế, tới việc hình thành nhân cách, ảnh hưởng tới trật tự an toàn xã hội. - Với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế, nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài ra đời, số lượng công nhân lao động tăng nhanh nhưng tại nhiều doanh nghiệp, công nhân lao động phải làm việc trong những điều kiện hết sức khắc nghiệt, thời gian lao động và cường độ lao động cao, thu nhập thấp, ít được quan tâm đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần, nhu cầu vui chơi giải trí nhằm tái sản xuất sức lao động. Có thể nói văn hóa giải trí cho số công nhân lao động ở đây còn rất ít được quan tâm, chú ý. - Thành phố chưa phát huy hết các tiềm năng hiện có để phát triển lĩnh vực vui chơi giải trí như các tiềm năng trong du lịch, dịch vụ văn hoá công cộng, văn hoá nghệ thuật, phương tiện thông tin đại chúng... Chưa huy động được tốt các nguồn lực trong nước và nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực vui chơi giải trí. Những tồn tại nêu trên cần sớm được khắc phục nhằm thúc đẩy sự phát triển văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời gian tới. Việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài " Văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phũng trong thời kỳ đổi mới hiện nay " sẽ góp phần vào việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời gian qua, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm đưa văn hoá giải trí ở Hải Phòng trong thời gian tới tiếp tục phát triển mạnh mẽ và đúng hướng, góp phần đáp ứng nhu cầu văn hoá ngày càng đa dạng, phong phú của các tầng lớp nhân dân thành phố. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu văn hóa giải trí và các hoạt động văn hoá vui chơi giải trí đã được một số nhà nghiên cứu, lý luận văn hóa, quản lý văn hóa quan tâm, đã có một số đề tài, công trình của các tác giả đi trước đề cập đến những vấn đề mà luận văn nghiên cứu. - Đề tài "Nghiên cứu phát triển các hoạt động văn hóa vui chơi giải trí ở Hà Nội - thực trạng và giải pháp" do PGS.TS Phạm Duy Đức làm chủ nhiệm, Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội là cơ quan chủ trì, thực hiện năm 2003 và công trình "Hoạt động giải trí ở đô thị Việt Nam hiện nay những vấn đề lý luận và thực tiễn"do PGS.TS Phạm Duy Đức (chủ biên) [22] đã phân tích một số vấn đề lý luận về văn hoá giải trí, đánh giá thực trạng hoạt động văn hoá giải trí ở Hà Nội và đề xuất các giải pháp phát triển các hoạt động văn hoá giải trí ở Hà Nội nói riêng, ở đô thị nước ta nói chung. - Luận án tiến sĩ xã hội học của Đinh Thị Vân Chi, "Nhu cầu giải trí của thanh niên. Nghiên cứu khuôn mẫu giải trí của thanh niên và sự đáp ứng nhu cầu giải trí tại Hà Nội" [9] hoàn thành năm 2001 đã xác định quan niệm về giải trí và nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội, các giải pháp đáp ứng nhu cầu giải trí trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Công trình, Vai trò của văn hóa dân gian trong các sân chơi trên truyền hình của PGS,TS. Trần Thị Trâm [49] đã khai thác các khía cạnh của văn hóa dân gian trong việc tổ chức các trò chơi giải trí trên truyền hình. Về xây dựng và phát triển văn hoá ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng đã có những kết quả nghiên cứu bước đầu. Luận văn thạc sỹ Văn hoá học " Phương pháp và tổ chức hoạt động Cung văn hoá, Nhà văn hoá lao động trong thời kỳ đổi mới hiện nay" [7] hoàn thành năm 1998 và Luận án tiến sỹ Lịch sử " Giao tiếp và ứng xử với tư cách là thành tố văn hoá trong hoạt động doanh nghiệp thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" [8] của tác giả Nguyễn Văn Bính, hoàn thành năm 2003 đã lấy Hải Phòng làm đối tượng khảo sát chủ yếu. Luận văn tốt nghiệp Đại học chính trị - Học viện CTQG Hồ Chí Minh (khoá 2000 - 2004) của tác giả Hoàng Đình Thi đã nghiên cứu "Báo chí Hải Phòng với nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" [45]. Công trình "Lễ hội truyền thống văn hoá tiêu biểu Hải Phòng" do tác giả Trịnh Minh Hiên (chủ biên) [24] đã đề cập đến một số lĩnh vực của văn hoá giải trí ở Hải Phòng như: Lễ hội dân gian, các phương tiện thông tin đại chúng và các thiết chế văn hoá...Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một phần của bức tranh toàn cảnh về văn hóa và văn hoá giải trí của thành phố Hải Phòng, đến lượt mình, chúng tôi sẽ đi sâu hơn trong việc tái hiện bức tranh toàn cảnh về văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài * Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích bản chất, chức năng của văn hóa giải trí và vai trò của văn hoá giải trí, đề tài đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động văn hóa giải trí ở Thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa giải trí, góp phần đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân, xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người, thúc đẩy sự phát triển KT - XH, văn hoá của thành phố Cảng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Phân tích bản chất của văn hóa giải trí, vai trò của văn hóa giải trí trong đời sống xã hội và sự phát triển, hoàn thiện con người. - Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng. - Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của văn hóa giải trí hướng tới xây dựng con người Hải Phòng năng động, sáng tạo trong thời kỳ đổi mới hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng - Phạm vi nghiên cứu: Văn hóa giải trí là một vấn đề rộng lớn. Vì vậy đề tài chỉ tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về văn hóa giải trí và phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay. Các phương hướng và giải pháp được đề xuất hướng tới năm 2010. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài được tiến hành trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: phương pháp lịch sử và lôgíc, phương pháp so sánh, tổng hợp, thống kê và điều tra xã hội học, phương pháp liên ngành (đô thị học, văn hoá học, xã hội học...). 6- Đóng góp mới về khoa học của đề tài - Làm sáng tỏ hơn khái niệm, đặc trưng, bản chất của văn hóa giải trí và vai trò của văn hoá giải trí đối với việc xây dựng, hoàn thiện con người và phát triển kinh tế - xã hội. - Phân tích thực trạng văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời gian qua. - Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa giải trí ở Thành phố Hải Phòng trong những năm tới. 7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài * Về phương diện lý luận: - Nhận thức sâu sắc hơn quan điểm của Đảng ta về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ đổi mới hiện nay. - Phân tích và làm sáng tỏ vai trò của văn hóa giải trí trong việc nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, phát triển KT - XH, xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người trong thời kỳ đổi mới hiện nay. * Về phương diện thực tiễn : Kết quả mà luận văn đạt được có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu hoạt động văn hoá giải trí, và công tác lãnh đạo và quản lý văn hóa hiện nay ở Thành phố Hải Phòng. 8. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 9 tiết: Chương 1: Vai trò của văn hoá giải trí trong đời sống xã hội hiện đại. Chương 2: Thực trạng văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển văn hoá giải trí ở Hải Phòng thời kỳ 2006 - 2010. Chương 1 vai trò của Văn hóa giải trí trong đời sống xã hội hiện đại 1.1. Quan niệm về văn hoá giải trí 1.1.1. Quan niệm về giải trí Giải trí là một từ Hán - Việt. "Từ điển Hán - Việt" của cụ Đào Duy Anh giải thích: Giải trí là khi làm việc rỗi, làm cho trí não được khoan khoái, gần nghĩa với giải trí là tiêu khiển, tiêu khiển là giải muộn, khuây sầu. Giải trí còn đồng nghĩa với vui chơi cho nên người ta thường nói vui chơi, giải trí. Hoạt động giải trí bắt nguồn từ nhu cầu (giải trí). Nhu cầu là đòi hỏi điều gì đó cần thiết để đảm bảo hoạt động sống của cơ thể, của nhân cách con người, của nhóm xã hội hoặc toàn XH nói chung; là nguồn thôi thúc nội tại của hành động. Nhu cầu không chỉ mang tính sinh học, nhằm đáp ứng những đòi hỏi sinh học của con người, nhu cầu còn mang tính xã hội, thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, dù là của riêng mỗi cá nhân nhưng nhu cầu chỉ có thể được đáp ứng nhờ nền sản xuất xã hội, bị nền sản xuất đó quy định, và vì vậy chúng mang tính xã hội rõ nét. Các nền sản xuất khác nhau nên nhu cầu được thoả mãn theo sự quy định của nền sản xuất đó cũng khác nhau. Thứ hai, cũng những nhu cầu như nhau nhưng mỗi thời đại được đáp ứng theo những cách khác nhau, phù hợp với điều kiện lịch sử và mức độ phát triển xã hội đó, C.Mác đã từng nói: Cùng là cái đói, nhưng cái đói được thoả mãn bằng dĩa và dao khác với cái đói ngốn ngấu thịt sống bằng bàn tay, móng tay và răng, và thứ ba, nhu cầu còn được đáp ứng trong khuôn khổ phong tục tập quán (văn hoá) của cộng đồng và bị quy định bởi văn hoá cộng đồng. Khi nghiên cứu về nhu cầu các tác giả đều thống nhất rằng, nhu cầu là nguồn gốc mọi hành động của con người. Khi một nhu cầu xuất hiện, sẽ hình thành trong con người một động cơ, thôi thúc hành động để thoả mãn nhu cầu đó. Nhà phân tâm học nổi tiếng Freud khẳng định rằng mọi hiện tượng tâm lý (trong đó có nhu cầu) đều có nguồn năng lượng nuôi dưỡng, càng nhiều nhu cầu thì nguồn năng lượng trong cơ thể càng lớn. Nguồn năng lượng này tuân theo quy luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng cần được sử dụng hết. Nếu không được sử dụng hoặc bị dồn nén, năng lượng đó sẽ tìm cách giải toả trong giấc mơ, trong các hành động lố lăng, phá phách... Còn khi được sử dụng đúng cách, nó có thể thăng hoa và giúp các thiên tài làm nên những kiệt tác nghệ thuật. Và con người chỉ có thể phát triển toàn diện khi các nhu cầu của mình được đáp ứng đầy đủ. Trong trường hợp ngược lại sẽ bị kìm hãm và không thể phát triển hoặc phát triển lệch lạc. Nhu cầu giải trí, với tư cách là một nhu cầu của con người, thể hiện trên hai khía cạnh: - ở khía cạnh sinh học: Sự thoả mãn nhu cầu giải trí là điều kiện để cơ thể phục hồi sức khoẻ sau quá trình lao động, lấy lại thăng bằng tâm - sinh lý để cơ thể tiếp tục làm việc. - ở khía cạnh xã hội: Con người giải trí không phải chỉ để giải trí. Mọi hoạt động của con người đều có mục đích, và bởi vậy, giải trí cũng mang lại cho họ sự phát triển về trí tuệ và nhân cách, sự thư thái, sảng khoái và những khoái cảm thẩm mỹ. Như vậy khi nhu cầu giải trí được đáp ứng thoả đáng thì trí não được thư giãn, tinh thần được thanh thản, tâm hồn thêm trong sáng, đời sống cảm xúc thêm phong phú với nhiều rung cảm thẩm mỹ, sự phát triển của con người trở nên toàn diện. Ngược lại, khi nhu cầu giải trí không được đáp ứng đầy đủ, đúng đắn sẽ có nguy cơ làm con người "tha hoá " trong hoạt động sống. Hoạt động giải trí thường diễn ra trong thời gian rỗi. Thời gian rỗi - đó là khoảng thời gian riêng - được dành cho các hoạt động cá nhân, trong đó có hoạt động giải trí. Theo C. Mác, quỹ thời gian của xã hội và cá nhân được phân chia thành thời gian lao động và thời gian tự do. Thời gian lao động là khoảng thời gian tất yếu mà mỗi cá nhân buộc phải thực hiện công việc lao động để bảo đảm sự sinh tồn. Thời gian tự do là khoảng thời gian còn lại ngoài thời gian lao động, dành cho những hoạt động mà cá nhân có quyền tự quyết định. Với C. Mác, khái niệm "thời gian rỗi" chưa xuất hiện, bởi khi đó các hoạt động giải trí chưa phong phú, công nghiệp giải trí chưa ra đời. Tuy vậy C.Mác cũng đã từng coi thời gian tự do là khoảng thời gian dành cho sự thoải mái, cho giải trí, và mở ra một khoảng không cho những hoạt động tự do của con người [dẫn theo 9, tr 23]. Theo nhà nghiên cứu văn hoá Đoàn Văn Chúc [10, tr. 224 - 225] thì trong bất kỳ xã hội nào cũng có 4 dạng hoạt động mà con người phải thực hiện: - Những hoạt động lao động sản xuất để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cá nhân và xã hội. Đó là nghĩa vụ xã hội của mỗi người. - Những hoạt động thuộc các quan hệ cá nhân trong xã hội như nuôi dạy con cái, chăm sóc gia đình, thăm viếng họ hàng, bạn bè... Đó là nghĩa vụ cá nhân của mỗi người. - Những hoạt động thuộc đời sống vật chất của con người như nấu nướng, ăn uống, nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân... đó là hoạt động thoả mãn nhu cầu cá nhân của mỗi người. - Những hoạt động thuộc đời sống tinh thần của cá nhân như thưởng thức nghệ thuật, chơi các trò chơi, sinh hoạt tôn giáo...Đó là hoạt động thoả mãn nhu cầu tinh thần của mỗi người. Dạng hoạt động thứ nhất được thực hiện theo quy tắc chung của xã hội không thể tuỳ tiện theo ý thích hoặc hoàn cảnh cá nhân. Nó được xác định một cách nghiêm ngặt và được diễn ra trong một khoảng thời gian dành riêng, với thời điểm và độ lớn được quy định chặt chẽ, mà C.Mác gọi là thời gian tất yếu. Ba dạng hoạt động còn lại cũng không thể thiếu, nhưng chúng được thực hiện một cách linh hoạt tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi cá nhân. Chúng được diễn ra trong khoảng thời gian còn lại sau khi đã trừ đi thời gian tất yếu. Khoảng thời gian dành cho những hoạt động đó được gọi là thời gian tự do, nghĩa là thời gian mà xã hội dành cho cá nhân quyền tự do sử dụng. Trong ba hoạt động trên thì hoạt động thứ tư mang tính tự do hơn cả. Nó không gắn với sự thúc bách sinh học nào, cũng không hề mang tính cưỡng bức. Nó là hoạt động hoàn toàn tự do mà cá nhân có toàn quyền lựa chọn theo sở thích, trong khuôn khổ hệ chuẩn mực của xã hội. Nó là bước chuyển từ những hoạt động nghĩa vụ, bổn phận sang những hoạt động tự nguyện. Nó đồng thời cũng là hoạt động không vụ lợi, nhằm mục đích giải toả căng thẳng thể chất và tinh thần để đạt tới sự thư giãn, thanh thản trong tâm hồn, và cao hơn nữa là đạt tới những rung cảm thẩm mỹ. Với tính chất đặc biệt như vậy, để phân biệt với các hoạt động trên, người ta gọi nó là hoạt động giải trí và thời gian dành cho hoạt động giải trí được gọi là thời gian rỗi. Thời gian rỗi được coi là khái niệm đồng nghĩa với thời gian tự do, nghĩa là "phần thời gian ngoài lao động của cá nhân (nhóm xã hội) còn lại sau khi đã trừ đi chi phí thời gian cho những hoạt động cần thiết không thể thiếu" và "Thời gian rỗi là khoảng thời gian mà trong đó con người không bị thúc bách bởi các nhu cầu sinh tồn, không bị chi phối bởi bất cứ nghĩa vụ khách quan nào. Nó được dành cho các hoạt động tự nguyện, theo sở thích của chủ thể nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần của con ngườii (hoạt động giải trí)" [dẫn theo 9, tr.23]. Như vậy có thể thấy giải trí là một dạng hoạt động cơ bản của con người, đáp ứng những nhu cầu phát triển của con người về các mặt thể chất, trí tuệ và thẩm mỹ. Giải trí không chỉ là nhu cầu của từng cá nhân, mà còn là nhu cầu của đời sống cộng đồng, xã hội. Giải trí - đó là sự giải toả những căng thẳng về thể chất và tinh thần, đạt tới sự thư giãn trong tâm hồn, và cao hơn nữa là những rung cảm thẩm mỹ. Giải trí là dạng hoạt động không vụ lợi, nó là hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần của con người:Thư giãn,giải thoát sầu muộn, tìm trạng thái hưng phấn, vui thích. Trong xã hội nông nghiệp truyền thống, người nông dân lao động theo thời vụ vì vậy các hoạt động giải trí thường diễn ra sau vụ thu hoạch hoặc trong lúc nông nhàn. Trong xã hội công nghiệp, giải trí thường gắn liền với các hoạt động trong thời gian rỗi. Cho nên các từ như Leisure (tiếng Anh) hay Docur (tiếng Nga) lúc đầu có nghĩa là thời gian rỗi, sau chuyển thành hoạt động trong thời gian rỗi (gọi tắt là hoạt động rỗi), tức là sự giải trí hay hoạt động giải trí. Đặc trưng nổi bật của xã hội công nghiệp là sự năng động xã hội, lao động căng thẳng và diễn ra với tiết tấu nhanh, phân công lao động cụ thể, do vậy hoạt động giải trí trong xã hội công nghiệp có nhiều nội dung mới. Nếu như hoạt động vui chơi giải trí của xã hội nông nghiệp phần lớn thường nhẹ nhàng, tiết tấu chậm rãi và thường không sôi động lắm (đánh đu, thả diều, chọi chim, chọi gà, chọi dế...) thì các hoạt động vui chơi giải trí ở xã hội công nghiệp thường diễn ra hết sức sôi động với tiết tấu nhanh, mạnh (Bóng đá, các cuộc thi thể thao như điền kinh, bơi lội, quần vợt...các hoạt động giải trí tìm "cảm giác mạnh", phiêu lưu, mạo hiểm...). Những hoạt động này hoàn toàn phù hợp với xã hội công nghiệp, góp phần giải toả những căng thẳng tâm thần, lập lại thế cân bằng nội tại nhằm tái sản xuất sức lao động. Chúng ta biết rằng, giải trí là hoạt động diễn ra trong thời gian rỗi, nhưng không phải bất cứ hoạt động nào được thực hiện trong thời gian rỗi đều là giải trí. Trong thời gian rỗi người ta có thể làm nhiều việc khác nhau: Có người tranh thủ làm thêm để kiếm sống hoặc học thêm để nâng cao trình độ (khi đó thời gian rỗi đã bị biến thành thời gian lao động); cũng có người dùng thời gian rỗi để thực hiện những hoạt động không có tác dụng gì nhiều đối với sự phát triển toàn diện con người, thậm chí là vô bổ hoặc có hại (la cà hàng quán, rong chơi không mục đích hoặc sa vào các tệ nạn xã hội...) Những hoạt động lệch chuẩn như vậy không thuộc nội hàm khái niệm giải trí. Hoạt động giải trí là những hoạt động của con người nhằm nâng cao đời sống văn hoá tinh thần và phát triển toàn diện con người. Giải trí hoàn toàn không phải sự nghỉ ngơi thụ động của con người mà là những hoạt động mang tính chủ động. Nó là những hoạt động hoàn toàn tự do, do mỗi cá nhân tự lựa chọn và tham gia một cách chủ động. Nhân tố quyết định mang tính tiên quyết là sở thích cá nhân (với điều kiện phù hợp hệ chuẩn mực và hoàn cảnh thực tế khách quan của xã hội) Bởi vậy, sự nghỉ ngơi thụ động không phải là giải trí. " Nghỉ " là sự ngừng làm việc, ngừng hoạt động nhằm lấy lại sức lực vật chất, sự thăng bằng tâm sinh lý để có thể tiếp tục làm việc sau đó. Tất nhiên, lúc nghỉ có thể đọc báo, nghe nhạc... nhưng đó chỉ là phụ, điều chính yếu là để cơ thể không hoạt động (nhưng nghỉ cũng khác với ngủ vào ban đêm). Nghỉ thuộc dạng hoạt động thứ ba và mang tính thụ động, trong khi giải trí thuộc dạng thứ tư (nằm trong phạm vi hoạt động tinh thần) mang tính chủ động và tích cực. Vui chơi giải trí là nhu cầu văn hoá cơ bản của con người (cá nhân và cộng đồng) nhằm giải toả những căng thẳng, mệt mỏi do lao động đưa lại, bù đắp những thiếu hụt và mất mát về sức khoẻ và tinh thần, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện về thể lực, trí lực, tình cảm thẩm mỹ, thoả mãn nhu cầu tinh thần ngày càng cao của con người. Trong vòng đời của con người, vui chơi giải trí gắn bó suốt đời người. Lịch sử phát triển của loài người đã cho thấy các hoạt động vui chơi giải trí gắn liền với sự xuất hiện của xã hội loài người và xã hội ngày càng phát triển, các hoạt động vui chơi giải trí ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Không một dân tộc nào, dù trình độ phát triển cao thấp đến đâu, lại không có các hoạt động vui chơi giải trí. Sử sách đã nói nhiều về tính chất đam mê kỳ diệu của các lễ hội, dù đó là hội Fiesta - đấu bò tót hàng năm tại thành phố Pamplona ở miền Bắc nước Tây Ban Nha, là lễ hội Carnavan mê say, điên cuồng thâu đêm ở Italia hay Braxin, là lễ hội Thai Pusam của người Đơ - ra - vi -điêng (Đravidiens) ở miền Nam ấn Độ, hoặc như lễ hội nhảy múa của cư dân Châu Phi. Người da đen châu Phi thường đắm mình trong những điệu múa rực lửa, ngây ngất như hoà điệu với tiết tấu của vũ trụ...Góp vào tiếng nói đam mê của lễ hội, có thể kể đến những ngày hội đâm trâu ở vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ, ở hội "chọi trâu" Đồ Sơn (Hải Phòng), ở những đêm quan họ thâu đêm ở làng Lim (Bắc Ninh), hay những cuộc "đua trải" sôi động vùng sông nước Nam Bộ. Bước sang xã hội công nghiệp, các hoạt động vui chơi giải trí không hề giảm đi mà còn phát triển rầm rộ cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế. Đuy -ma -dơ-đi-ê - nhà xã hội học người Pháp coi giải trí như là sự biến đổi về chất của xã hội công nghiệp, từ chỗ bị bóc lột thô bạo bằng việc kéo dài thời gian lao động, người công nhân đã có quyền nghỉ ngơi mà vẫn hưởng lương. Ông tiên đoán về triển vọng của xã hội hậu công nghiệp sẽ là một " xã hội giải trí", trong đó thời gian lao động được rút ngắn một cách tối thiểu, thời gian rỗi được tăng lên, mối quan tâm của xã hội không phải là làm gì để sống, mà là làm thế nào để giải trí tốt hơn [dẫn theo 9, tr.24]. Có thể hiểu được Đumagdier thông qua dự đoán của C Mác, rằng trong xã hội tương lai, lao động không còn là cực nhọc, mà là lao động sáng tạo, lao động mang lại niềm vui và trở thành một hình thức giải trí. Nhờ có những tiến bộ của khoa học công nghệ mà năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động ngày càng cao, tạo điều kiện cho con người thoát khỏi sự nặng nhọc, vất vả của lao động, thời gian rỗi nhiều hơn, con người có nhiều hơn các hoạt động giải trí nhằm phát triển nhân cách hài hoà và toàn diện. Vào thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, xuất phát từ những tham vọng muốn đạt lợi nhuận tối đa, các nhà tư bản đã thúc ép công nhân gia tăng cường độ làm việc, khiến họ bị suy kiệt cả về thể chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy, đã xuất hiện các phong trào đấu tranh của công nhân đòi được giảm giờ làm và tăng thời gian giành cho hoạt động nghỉ ngơi, giải trí. Năm 1883, Pôn La -phac-gơ - con rể của C.Mác viết cuốn sách "Quyền được hưởng nhàn" (Le droit à la paresse) để ủng hộ cuộc đấu tranh của những người lao động. ở Pháp, vào năm 1900 có Luật Min-lơ-răng (Millerand) thiết lập chế độ ngày làm việc 10giờ. Năm 1906 mới đề ra chế độ nghỉ bắt buộc 1 ngày trong tuần. Năm 1910 có luật hưu trí đối với công nhân. Cũng vào thời gian này, quốc tế XHCN phát động cuộc đấu tranh với khẩu hiệu: 8 giờ lao động, 8 giờ nghỉ ngơi và 8 giờ giải trí. Cuộc đấu tranh giành thắng lợi, bắt đầu từ đây, người lao động mỗi ngày làm việc 8 giờ [dẫn theo 22, tr.17]. Tuy nhiên, trong 8 giờ giải trí, người ta còn phải làm một số công việc tất yếu như: nấu ăn, tắm rửa, săn sóc con cái... Các công việc trên đã tiêu tốn hết 4 - 5 giờ/ngày, còn lại 3 - 4 giờ/ngày gọi là thời gian tự do. Đây mới thực là thời gian dành cho các hoạt động giải trí. Đương thời, C.Mác rất quan tâm đến khái niệm "thời gian tự do" của người lao động. Ông cho rằng: Tiết kiệm thì giờ lao động là tăng thêm thì giờ tự do, tức là thì giờ dành cho sự phát triển toàn diện cá nhân, sự phát triển tác dụng trở lại sức lao động và làm tăng sức lao động, về phương diện sự sản xuất trực tiếp, thì giờ tiết kiệm được có thể coi là dùng để sản xuất ra vốn cố định, một vốn cố định làm nên con người [dẫn theo 22, tr.18]. Năm 1936 thoả ước Ma-ti-nhông (Matignon) ra đời, quy định mỗi tuần làm việc 40 giờ, cuối tuần có hai ngày nghỉ. Trong xã hội xuất hiện từ ("Week end" - Những ngày nghỉ cuối tuần, như một phong tục mới, ra đời và vận hành tại một số nước công nghiệp phát triển). Từ đó, người ta bắt đầu ý thức về phương thức sử dụng vốn thời gian tự do của mỗi con người. Các nhà xã hội học đã chia ra như sau: - Thời gian tự do cấp ngày: 3 - 4 giờ. - Thời gian tự do cấp tuần: 2 ngày nghỉ. - Thời gian tự do cấp năm: những ngày nghỉ phép và những ngày nghỉ vào dịp lễ, tết. - Thời gian tự do cấp đời người: Số năm về hưu sau khi đã hết tuổi làm việc. ở nước ta, tuy năng suất lao động chưa thật cao, ngân sách nhà nước cũng còn nhiều khó khăn, nhưng từ năm 1999 Chính phủ đã có quyết định cán bộ, công chức, viên chức mỗi tuần làm việc 5 ngày (40 giờ), nghỉ cả ngày thứ bẩy và chủ nhật. Cùng với việc tăng lượng thời gian rỗi cuối tuần, Nhà nước đã giành những khoản ngân sách lớn cho việc xây dựng các khu công viên, các khu du lịch, các trung tâm văn hoá - thể thao và các thiết chế văn hoá giải trí khác. Nhà nước cũng đã gia tăng mức lương tối thiểu của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức... Đến thời điểm tháng 10/2006 mức tăng đã là 450.000đ. Những việc này đã góp phần cải thiện và nâng cao hơn về mức sống của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động văn hoá vui chơi giải trí. Có thể nói, vui chơi giải trí hiện nay đã trở thành một hoạt động xã hội khá phổ biến, hơn thế, nó còn trở thành một hướng đi đầy triển vọng trong hoạt động kinh tế của đất nước... Chính vì vậy, hoạt động vui chơi giải trí đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm thích đáng. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nêu rõ: Phát huy tiềm năng, khuyến khích sáng tạo văn học nghệ thuật, tạo ra những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật. Xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hoá, chú trọng công trình văn hoá lớn, tiêu biểu. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống nhà văn hoá, bảo tàng, nhà truyền thống, thư viện, phòng đọc, điểm bưu điện - văn hoá xã, khu vui chơi, giải trí... [19, tr.106 - 107]. Như vậy, có thể nói rằng: Giải trí là một dạng hoạt động xã hội của con người, diễn ra trong thời gian rỗi nhằm giải toả những căng thẳng về trí não, thể lực; đáp ứng các nhu cầu về thể chất, trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ..., tạo ra sự cân bằng tâm-sinh lý, nâng cao năng lực tinh thần và thể chất cho con người. 1.1.2. Quan niệm văn hoá giải trí Khái niệm văn hoá đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử nhân loại và ngừng được mở rộng cả về nội hàm cùng ngoại diên của nó. Theo người Trung Hoa cổ đại thì “văn hoá" là sự kết hợp giữa "vẻ đẹp” và "giáo hoá " đựơc dùng để chỉ một triều đại có sự thống trị "đẹp đẽ" dùng "văn trị” và "giáo hoá", tức là sự thống trị dựa trên sự giáo dục, thuyết phục con người. Còn ở Hy Lạp cổ đại thì thuật ngữ "cultus " tức là gieo trồng, ban đầu có nghĩa gieo trồng ngoài đồng ruộng, (cultus agree) sau được dùng với nghĩa là gieo trồng tinh thần (cultus animi - tức là văn hoá) chỉ sự nâng niu, nuôi dưỡng bản chất, phẩm giá của con người theo những cái hay, cái đẹp, cái tiến bộ, cái văn minh... Định nghĩa về văn hoá ngày càng trở nên hết sức phong phú. Năm 1952 A.L Kroeber và C.L Kluckhohn đã trích lục được khoảng ba trăm định nghĩa văn hoá của các tác giả ở nhiều nước khác nhau. Đến nay đã có thêm hàng trăm định nghĩa nữa về văn hoá. Nhưng hầu như tất cả đều quan niệm văn hoá gắn liền với bản chất, năng lực của con người, với con người, nói cách khác, hệ thống các giá trị tinh thần và giá trị vật chất do con người sáng tạo ra - văn hoá, trở thành một bộ phận cấu thành của đời sống xã hội. "Từ điển triết học" của Rôdentan đã đưa ra định nghĩa: "Văn hoá - toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trrình thực tiễn xã hội - lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội. Theo nghĩa hẹp hơn, người ta vẫn quen nói về văn hoá vật chất (kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, giá trị vật chất...) và văn hoá tinh thần (khoa học, nghệ thuật và văn hoá, triết học, đạo đức, giáo dục...). Văn hoá là một hiện tượng lịch sử, phụ thuộc vào sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội" [35, tr.656]. Tổ chức Văn hoá, Giáo dục và Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) nhìn nhận văn hoá với ý nghĩa rộng rãi nhất, như một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm... khắc hoạ nên bản sắc của một cộng đồng: "Văn hoá là tổng thể những biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và sự giao tiếp trong một cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng... Văn hoá bao gồm hệ thống những giá trị để đánh giá một sự việc, một hiện tượng (đẹp hay xấu, đạo đức hay vô luân, phải hay trái, đúng hay sai...) theo cộng đồng ấy" [dẫn theo 44, tr.14]. Đại Bách khoa thư Xô Viết [16] đã coi văn hoá là: Trình độ phát triển về mặt lịch sử của xã hội và con người trong các dạng thức tổ chức đời sống và hoạt động của con người, cũng như trong các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Khái niệm văn hoá dùng để phân định trình độ phát triển vật chất và tinh thần của các thời đại lịch sử nhất định, các hình thái kinh tế - xã hội hay một xã hội, dân tộc, bộ tộc cụ thể (chẳng hạn văn hoá cổ đại, văn hoá xã hội chủ nghĩa, văn hoá Maya...) cũng như chỉ một đặc thù hay lĩnh vực của đời sống (văn hoá lao động, văn hoá nghệ thuật, văn hoá đời sống ...) Theo nghĩa hẹp hơn, thuật ngữ “văn hoá "chỉ liên quan tới lĩnh vực đời sống tinh thần của con người. ở Việt Nam, từ năm 1942 -1943, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm về văn hoá như sau: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [30, tr.431]. Chúng ta đã biết rằng: Giải trí là một nhu cầu, một hoạt động văn hoá của con người. Giải trí mang ý nghĩa bao trùm là các hình thức vui chơi, thưởng thức. Hơn thế nữa, cái đích cuối cùng của giải trí là giải toả những căng thẳng về thể chất và tinh thần, đạt tới sự thư giãn trong tâm hồn, và cao hơn nữa là những rung cảm thẩm mỹ. Giải trí là dạng hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần lành mạnh và bổ ích của con người. Có những hoạt động thoạt nhìn có vẻ là giải trí nhưng vì lý do nào đó mà không đạt được tới mục đích trên, đều không phải (hoặc không còn là) giải trí. Ví dụ, hoạt động chơi bài, nếu đó là hoạt động không vụ lợi, chỉ để tiêu khiển, giải toả căng thẳng tinh thần hoặc thể chất thì là hoạt động giải trí. Nhưng nếu lại gắn với mục đích kinh tế (ăn tiền) hoặc vụ lợi (cá cược) thì không còn là giải trí nữa. Như vậy, hoạt động giải trí là những hoạt động tạo cho cá nhân một đời sống tinh thần trong sáng, lành mạnh, phấn chấn... giúp họ phát triển toàn diện. Giải trí là những hoạt động thuộc đời sống văn hoá - tinh thần. Như vậy có thể coi " Văn hoá giải trí" (văn hoá vui chơi giải trí) là một trong những yếu tố của cấu trúc chỉnh thể của văn hoá cộng đồng. Nói "văn hoá giải trí" cũng tức là “văn hoá vui chơi", "văn hoá vui chơi giải trí" cũng có thể hiểu là hoạt động vui chơi, giải trí có văn hoá, bằng các hoạt động và sản phẩm văn hoá và thông qua hoạt động giải trí nhằm xây dựng, hoàn thiện nhân cách con người. ở đây, ta có thể phân loại các hoạt động văn hoá giải trí theo nhiều tiêu chí khác nhau: + Theo chức năng của các hoạt động: Có hoạt động giải toả căng thẳng thể chất (thể dục thể thao...) hoạt động giải toả căng thẳng tinh thần (nghe nhạc, dạo chơi, giao tiếp...), hoạt động nhằm đạt khoái cảm thẩm mỹ (thưởng thức nghệ thuật). + Theo chủ thể tổ chức hoạt động: Có hoạt động cá nhân (nghe nhạc, làm thơ, đọc sách báo...) hoạt động trong nhóm hạn chế (giao lưu với bạn bè, tham gia các hoạt động cùng với họ ) hoạt động tập thể (hoạt động cùng các bạn đồng nghiệp hoặc trong một tổ chức đoàn thể nào đó ), hoạt động công cộng ngoài xã hội. + Theo địa điểm hoạt động: Có hoạt động giải trí tại gia đình, hoạt động giải trí tại nơi làm việc, hoạt động giải trí ngoài xã hội. + Theo hình thức hoạt động: Có những hoạt động chơi (chơi các trò chơi, dạo chơi...) hoạt động TDTT, tham quan, du lịch, những hoạt động thoả mãn nhu cầu thưởng thức nghệ thuật (xem phim, ca nhạc, sân khấu...) những hoạt động sáng tạo nghệ thuật (tham gia các CLB năng khiếu hoặc các hoạt động nghệ thuật nghiệp dư ); những hoạt động thoả mãn nhu cầu giao tiếp (gặp gỡ bạn bè, trò chuyện, tâm sự...) những hoạt động thoả mãn nhu cầu niềm tin (tham gia các sinh hoạt tôn giáo, tham gia các lễ hội hoặc các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng khác...). Để thấy rõ hơn rõ khái niệm “văn hoá giải trí" hay “văn hoá vui chơi giải trí” cần nhận thức hơn về nội dung bản chất của vui chơi giải trí. Trò chơi - đó là hoạt động mang tính tự nguyện nhưng có ý nghĩa xã hội. Trong các hoạt động giải trí của con người, hoạt động vui chơi chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Phân tích sự chơi theo lý thuyết hoạt động, nhận thấy có ít nhất 4 dạng hoạt động chơi là: Hoạt động chơi không đối tượng - là hoạt động ngẫu hứng, chơi một mình, đối tượng của sự chơi là nhằm vào bản thân người chơi như "đi dạo”, "du xuân”, "câu cá ""đánh cờ một mình ", đối thoại với bản thân mình. Hoạt động chơi với đối tượng là đồ vật hoặc động vật. Ví dụ: chơi đàn ghi ta, trẻ em chơi búp bê, người già chơi cây cảnh, chơi chim... Chơi với đối tượng là máy điện tử. Gọi là “trò chơi ảo”, nin-ten-đo, chơi trên máy vi tính, chơi trên mạng... là thuộc dạng này. Chơi với đối tượng là con người - một hay nhiều người: Ví dụ: Chơi cờ, chơi bóng chuyền, bóng đá... đây là sự chơi bằng trò chơi - một hình thức phát triển đa dạng nhất trong lĩnh vực giải trí của con người. Nếu như ba dạng trên là chơi một mình, thì dạng thứ tư là chơi tập thể (giao tiếp tập thể), cuộc chơi có nội dung thi đấu, nên phải xây dựng thể chế và có trọng tài điều khiển. Hoạt động chơi về bản chất là mang tính vô tư, đặc điểm của nó là ngẫu hứng, bất ngờ và đôi khi nghịch lý, nó chống lại tính máy móc trong cuộc sống thường nhật và sự áp đặt của tập quán xã hội. Hoạt động chơi còn nhằm rèn luyện, tập dượt con người. Nó rất cần thiết để con người vượt qua những trở ngại, khó khăn, nó còn là bài học về chữ "nhẫn ", "thắng không kiêu, bại không nản", nó làm cho con người trầm tĩnh, thư thái hơn. Khía cạnh quan trọng nhất của nhu cầu chơi là nhằm bù đắp những cái mà con người không thể tìm thấy trong đời sống thực tiễn. Chẳng hạn như, khi con người có nhu cầu sống với quá khứ tổ tiên thì không gì hơn là tham gia vào vai diễn của các nhân vật lịch sử... Các giá trị mà mỗi cuộc chơi mang lại là sự công bằng, bình đẳng và minh bạch (công khai). Sự công bằng biểu thị ở chỗ mọi người tham gia cuộc thi đều có thể thắng, hoặc có thể thua, không hề có sự ưu tiên cho bất cứ đối tượng nào. Sự bình đẳng trong cuộc chơi biểu hiện ở chỗ mọi người tham gia cuộc chơi đều có điều kiện ngang nhau trong cuộc tranh tài. Trong cuộc đua tranh quyết liệt này, người giỏi sẽ thắng, người kém sẽ thua; đối với những trò chơi có sự may rủi thì: vận may sẽ thắng, vận rủi sẽ thua, không có ngoại lệ. Đây là một chân lý hiển nhiên mà mọi người trong cuộc chơi đều thừa nhận. Sự minh bạch ở đây còn là sự giám sát xã hội. Những người được cử ra làm "trọng tài” cho cuộc chơi phải thật “công tâm”, mọi xử lý phải trình ra công khai trước sự chứng kiến của mọi người. Sự khuất tất sẽ làm cho cuộc chơi trở nên mất hết ý nghĩa. Tóm lại, trong cuộc chơi những người tham gia chơi hết mình theo đúng luật chơi, những người trọng tài xử lý công tâm theo luật định, các “Fan” (khán giả) cổ vũ “vô tư”, làm cho cuộc chơi đạt tới giá trị công bằng, bình đẳng và minh bạch. Đó là cái đẹp vĩnh hằng, làm cho ấn tượng của cuộc chơi sống mãi trong lòng mọi người. Có thể hình dung hoạt động của mỗi cuộc chơi giống như hoạt động của một hội thu nhỏ, ở đó các nguyên tắc công bằng, bình đẳng và minh bạch như những chân lý bình dị, đã được thực thi một cách nghiêm túc. Chúng ta thấy rằng giải trí tự nó không phải là cái gì gắn liền với sự thấp kém, kém cỏi. Giải trí là nhu cầu thực sự cần thiết cho con người sau những giờ lao động cực nhọc, căng thẳng. Giải trí là một trong những hình thức sử dụng thời gian rỗi một cách có lợi (ích), là cách mà con người nghỉ ngơi một cách tích cực. Giải trí là hoạt động mang tính tự do cá nhân cao độ, tuỳ ý thích và không giống với hoạt động ở cơ quan, đơn vị nơi mình đang làm. Trong số những hoạt động được sử dụng khi con người rảnh rỗi thì nghệ thuật - bao gồm cả sáng tác và tiếp nhận là một trong những loại được ưa chuộng rộng rãi nhất. Tuy nhiên, mặc dù có tính độc lập tương đối, chức năng giải trí không bộc lộ như nhau ở mỗi loại hình văn hoá nghệ thuật. Nó phụ thuộc vào động cơ sáng tác của tác giả và thị hiếu, nhu cầu của từng cá nhân người tiếp nhận tác phẩm. Tuyệt đối hoá chức năng giải trí thường dẫn tới sự tước bỏ ý nghĩa xã hội tích cực của văn nghệ. Giải trí trong ý nghĩa lành mạnh nhất, có tác dụng phát triển trình độ và thị hiếu thẩm mỹ của công chúng bao giờ cũng gắn liền với chức năng thẩm mỹ, chức năng nhận thức và chức năng giáo dục. Tách biệt chức năng giải trí, đẩy nó lên như một chức năng cơ bản là hạ thấp vai trò tích cực của nghệ thuật trong đời sống. Ngược lại, không quan tâm tới khía cạnh giải trí là bỏ sót một khả năng tác động và tự giới hạn tầm ảnh hưởng của nghệ thuật trong đời sống thực tiễn. Chính vì nghệ thuật đem lại nhiều cái vui mắt. vui tai, nhiều cái hấp dẫn, lôi cuốn. Một tiếng đàn, một điệu múa, những lời hát, những bộ quần áo biểu diễn đẹp đẽ, những câu chuyện hồi hộp, cảm động, những bộ phim nhiều tình tiết căng thẳng, gay cấn, hấp dẫn...tất cả những cái đó có sức hấp dẫn rất lớn và thường đem lại cho con người những niềm vui, niềm say mê. Có người lúc rảnh đi chơi cờ, xem đá bóng, dạo phố, có người lại thích đi nghe (xem) hát, đọc sách. Mỗi người có một sở thích riêng và mỗi loại cũng có cái hay riêng. Nghệ thuật lôi cuốn ở chỗ nó vừa vui tai, đẹp mắt, có sức thu hút, giúp con người có thêm những giá trị tinh thần bổ ích. Đến đây có thể nêu lên một định nghĩa về văn hoá giải trí như sau: Văn hoá giải trí là một bộ phận của đời sống văn hoá xã hội, bao gồm toàn bộ những hoạt động giải trí của các cá nhân, các cộng đồng... diễn ra một cách tích cực, chủ động, lành mạnh và tiến bộ. Thông qua những trò chơi và những hoạt động giải trí tạo nên cho các cá nhân và cộng đồng một đời sống tinh thần phong phú và lành mạnh, hoàn thiện và phát triển. 1.1.3. Các loại hình văn hoá giải trí Ngày nay, các loại hình giải trí ngày càng phát triển rộng rãi, phong phú về hình thức, đa dạng về nội dung (không chỉ giải trí bằng đọc sách, báo mà còn tham gia vào quá trình sáng tạo, biểu diễn văn hoá, văn nghệ, thể thao...) Hoạt động giải trí không dừng lại ở trạng thái thụ động tiếp nhận, mà phát triển đến trạng thái chủ động tham gia hoạt động sáng tạo. Hoạt động giải trí không chỉ ở trong trạng thái tĩnh (đọc, xem, nghe, nhìn) mà cả ở trạng thái vận động: Vận động cơ thể (thể dục thể thao, biểu diễn nghệ thuật) hay du lịch, tham quan...Tuy nhiên, phân loại các loại hình văn hoá giải trí không phải là điều đơn giản, bởi vì vui chơi giải trí là một dạng hoạt động xã hội, nếu căn cứ vào hình thái của hoạt động thì rất khó thực hiện, vì rằng, chỉ cần đổi phương tiện thành mục đích thì hoạt động nào cũng có thể trở thành hoạt động vui chơi giải trí, ví du: Chèo thuyền là lao động của người thuỷ thủ, còn chèo thuyền trong cuộc đua "trải” là tham gia cuộc vui của lễ hội. Bóng đá chuyên nghiệp là dạng hoạt động nghề nghiệp, còn bóng đá phong trào mang tính nghiệp dư là hoạt động vui chơi giải trí. Biểu diễn nghệ thuật không chỉ là hoạt động nghề nghiệp của các nghệ sỹ chuyên nghiệp mà còn là hoạt động có tính chất vui chơi, giải trí của đội ngũ văn nghệ nghiệp dư trong các hội diễn nghệ thuật quần chúng. Chúng ta thấy có các loại hình văn hoá giải trí chủ yếu sau đây: 1.1.3.1. Loại hình văn hoá giải trí gắn với các trò chơi Các loại trò chơi là những hoạt động vừa mang tính thể lực, vừa mang tính tinh thần nhằm rèn luyện sức khoẻ, năng lực tinh thần cho những người tham gia chơi và cả những người cổ vũ cuộc chơi, như: + Trò chơi thể lực: kéo co, đấu vật, bơi lội. + Trò chơi khéo léo - thể lực - trí tuệ: đánh đu, thi nấu cơm. + Trò chơi trí tuệ: Đánh cờ, đố chữ, câu đối. + Trò chơi rèn luyện ý thức, sự ứng xử: câu cá, thả diều, chọi gà, hát đối. Các loại trò diễn là hoạt động vui chơi giải trí dựa vào đặc trưng thẩm mỹ và kỹ thuật của tác phẩm văn hoá nghệ thuật, như: + Ngôn ngữ - động tác: chèo, tuồng, hát ả đào. + Động tác, âm thanh: Múa rối, võ thuật, xiếc. + Hỗn hợp - tích hợp: Lễ hội, hội thi. 1.1.3.2. Loại hình văn hoá giải trí gắn với sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật Trong nghệ thuật, với sự hư cấu tưởng tượng nghệ thuật, người nghệ sỹ cuốn hút người đọc, người xem, người nghe vào trò chơi của các năng lực tinh thần. Trò chơi là mô hình của sáng tạo, dự báo trước hoạt động sáng tạo. Nghệ thuật giúp con người phát triển các năng lực cảm thụ, thể nghiệm chủ quan. Người đọc khi đọc các tác phẩm thường giả định mình là nhân vật, và như vậy là đã tham gia vào trò chơi rèn luyện tình cảm con người, phát huy năng lực trí tuệ. Các hoạt động nghệ thuật giúp phát triển toàn diện các năng lực của con người. Nó làm cho đầu óc con người nhạy bén, linh hoạt, sắc cạnh trước các biểu hiện sinh động và phức tạp của đời sống. Trong các khoái cảm mà nghệ thuật đem lại có loại khoái cảm tiếp nhận, thưởng thức một cách vô tư. Vì vậy có thể khẳng định tác dụng giải trí như một chức năng độc lập của văn chương và nghệ thuật nói chung. Thật ra, giải trí là một nhu cầu tự nhiên của con người trước nghệ thuật. Trong sự cảm thụ tác phẩm, cùng với sự tiếp nhận nội dung tư tưởng của tác phẩm, công chúng còn tìm thấy sự khoái cảm trong nếm trải các tình huống tâm lý, những trạng thái xúc cảm vốn có trong cuộc sống con người. 1.1.3.3. Loại hình văn hoá giải trí gắn với thể dục thể thao Hoạt động thể dục thể thao là hoạt động văn hoá thể chất, rèn luyện thể chất làm con người trở nên khoẻ đẹp. Thể thao là thao diễn thân thể, phô bày vẻ đẹp của con người và sức mạnh thể lực của con người. + Vui chơi giải trí bằng các hoạt động thể dục thể thao, như: Tập thể dục hàng ngày, dưỡng sinh, võ vật, bóng bàn, bóng đá, bóng chuyền...và các loại thể thao khác (thăng bằng trên dây, nhảy dù, leo núi, lướt ván...). + Vui chơi giải trí bằng biểu diễn, thi đấu TDTT: Xem biểu diễn thể dục dụng cụ, thi đấu bóng các loại, đấm bốc, đấu vật, chọi trâu, chọi gà... 1.1.3.4. Loại hình văn hoá giải trí gắn với thông tin đại chúng Thông tin đại chúng vừa là một loại hình văn hoá vừa là một phương thức chuyển tải văn hoá. Vì vậy nó là một hoạt động giải trí cơ bản của con người và xã hội. + Vui chơi giải trí bằng đọc (xem): Sách, báo, tranh, ảnh, triển lãm, intenet... + Vui chơi giải trí bằng nghe: Nghe radio, casseet... + Vui chơi giải trí bằng nghe - nhìn: xem truyền hình, thông tin, quảng cáo, VCD, DVD... 1.1.3.5. Loại hìnhvăn hoá giải trí gắn với du lịch, dịch vụ Du lịch dịch vụ là một hoạt động văn hoá mang tính tổng hợp, nguyên hợp nhưng cũng mang tính chuyên biệt. Con người tham gia các hoạt động du lịch, dịch vụ vừa để đáp ứng nhu cầu thực dụng, vừa đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí. + Vui chơi giải trí bằng du lịch: Du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, thương mại chữa bệnh, hội thảo, thám hiểm... + Vui chơi giải trí bằng dịch vụ: mua sắm. may mặc, ăn uống, thư giãn, trang điểm... 1.1.3.6. Loại hình văn hoá giải trí gắn với lao động sản xuất Có thể chia loại hình này thành các hoạt động chính là: + Giải trí trong khi lao động cần thiết: Đó là loại hình diễn ra đồng thời với quá trình sản xuất như nghe nhạc, chuyện trò (kể chuyện tiếu lâm...) + Vui chơi giải trí sau lao động cần thiết: Đây là sự chuyển trạng thái từ lao động sản xuất cần thiết sang một hình thức khác mang tính giải trí, như, lúc giải lao người công nhân đọc sách hay làm một việc khác như nguội, điện, làm thơ, vẽ tranh... + Vui chơi giải trí bằng lao động sản xuất trong thời gian rỗi: Đây là hình thức vui chơi giải trí rất có ý nghĩa, khi người công nhân làm lao động chân tay tranh thủ thời gian rỗi học thêm văn hóa, rèn luyện tay nghề, vi tính, ngoại ngữ, chăm sóc cây cảnh... 1.1.3.7. Loại hình văn hoá giải trí gắn với ẩm thực Ăn uống cũng là một hoạt động văn hoá. Ăn uống trở thành hoạt động văn hoá ẩm thực khi ăn uống gắn với một nhu cầu tinh thần nào đó, khi món ăn, thức uống (được chế biến, bày biện hết sức nghệ thuật, khẩu vị phù hợp, có nguồn gốc từ truyền thống văn hoá dân tộc...) thể hiện một trình độ văn hoá thẩm mỹ của con người, Hoạt động giải trí qua ẩm thực bao gồm: + Vui chơi giải trí qua thưởng ngoạn các món ăn, thức uống: Những món ăn ngon miệng, quý hiếm, mới lạ, có thể bồi bổ sức khoẻ. + Vui chơi giải trí qua các món ăn, thức uống truyền thống văn hoá của dân tộc. + Vui chơi, giải trí gắn với các hoạt động tinh thần khác: Uống cà phê nghe ca nhạc, xem bóng đá... + Vui chơi giải trí qua các món ăn, thức uống trong các dịp lễ tết: Mừng sinh nhật, mừng thọ, liên hoan, giỗ, lễ cưới, tết... Có thể nói, phân loại các loại hình vui chơi giải trí là một việc làm cần thiết giúp cho việc tổ chức, điều hành và quản lý văn hoá giải trí cho phù hợp với chủ thể, đối tượng và mục đích của chúng. Tuy nhiên, sự phân loại này chỉ có ý nghĩa tương đối mà thôi. 1.2. Chức năng xã hội của văn hoá giải trí Hoạt động văn hoá giải trí là một hoạt động thiết yếu của xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển về tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ và thể chất của con người. Là một hiện tượng xã hội, hoạt động văn hoá giải trí phản ánh năng lực thực tiễn của con người trong việc vượt qua giới hạn của lao động vì lợi ích vật chất trực tiếp, sử dụng các sản phẩm văn hoá, thông qua các thiết chế văn hoá để sáng tạo tự do trong môi trường dân chủ và bình đẳng ở khoảng thời gian rỗi. Văn hoá giải trí của con người bắt nguồn từ lao động sản xuất và có tác động trở lại thúc đẩy quá trình sản xuất của xã hội phát triển. Có có nhiều quan niệm khác nhau về chức năng của văn hoá vui chơi giải trí trong xã hội. ở đây chúng tôi nhận thấy văn hoá giải trí có một số chức năng cơ bản sau đây: 1.2.1. Chức năng nhận thức của các hoạt động văn hoá giải trí Các hoạt động văn hoá giải trí cung cấp cho con người những hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh và bản thân mình. Thông qua các loại hình hoạt động của văn hoá giải trí con người được phát triển trí tuệ, tình cảm nâng cao nhận thức đúng đắn về tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình. 1.2.2. Chức năng giáo dục Hoạt động văn hoá giải trí chân chính bao giờ cũng mang ý nghĩa giáo dục, góp phần xây dựng và phát triển toàn diện con người cả về thể chất và tinh thần, đánh thức khát vọng vươn tới tự do, công bằng, dân chủ và khát vọng vươn tới cái đúng, cái tốt và cái đẹp. 1.2.3. Chức năng điều chỉnh quan hệ xã hội Các quan hệ xã hội không phải bao giờ cũng diễn ra chỉ trong các quan hệ kinh tế, quan hệ công quyền mà còn diễn ra các quan hệ dân sự phức tạp. Nhu cầu được thoả mãn khát vọng dân chủ, bình đẳng, công khai trên cơ sở bình đẳng trước "luật chơi "chung luôn cuốn hút sự quan tâm của cộng đồng. Các hoạt động văn hoá giải trí góp phần điều chỉnh và làm cân bằng tâm trạng xã hội, góp phần giải toả những căng thẳng do lao động trí óc và lao động chân tay đưa lại, tạo điều kiện để con người có thể tái sản xuất sức lao động, kích thích năng lực sáng tạo của con người. 1.2.4. Chức năng kinh tế của các hoạt động văn hoá giải trí Trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu văn hoá giải trí của xã hội ngày càng gia tăng và các ngành công nghiệp, các ngành dịch vụ hướng vào sản xuất các sản phẩm văn hoá, đáp ứng nhu cầu văn hoá giải trí ngày càng tăng. Như vậy, các hoạt động văn hoá giải trí không chỉ hướng tới thoả mãn nhu cầu về tinh thần mà còn thực hiện chức năng kinh tế, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Sự phân định các chức năng xã hội của hoạt động văn hoá giải trí chỉ là tương đối. Sử dụng và khai thác tổng hợp các chức năng trên sẽ góp phần quan trọng để các hoạt động văn hoá giải trí thực sự là mục tiêu và động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. 1.3. Văn hoá giải trí trong xã hội hiện đại Nhu cầu vui chơi giải trí là một nhu cầu văn hoá cơ bản của con người, tạo điều kiện để con người thoát khỏi những ràng buộc vật chất của lao động bắt buộc, để vươn tới sự tự do bên trong về phương diện tinh thần. ở mỗi thời kỳ lịch sử, do điều kiện kinh tế xã hội khác nhau mà văn hoá giải trí cũng khác nhau. 1.3.1. Văn hoá giải trí trong xã hội tiền công nghiệp và công nghiệp ở các chế độ xã hội trước thời kỳ chủ nghĩa tư bản, nhu cầu vui chơi giải trí của con người bị hạn chế bởi các quan hệ kinh tế nông nghiệp gia trưởng và tôn giáo chi phối. Thời kỳ này, năng suất lao động và mức thu nhập lao động xã hội thấp nên thời gian rỗi ít và tập trung vào những thời điểm “nông nhàn”, sau vụ thu hoạch hoặc chờ vụ thu hoạch. Các hoạt động vui chơi giải trí tập trung xung quanh các sinh hoạt nghi lễ mang tính chất tôn giáo tín ngưỡng là chủ yếu. Nhìn chung, trong xã hội tiền công nghiệp, khái niệm “thời gian rỗi” chưa được quan tâm đầy đủ như một khái niệm khoa học vì thời gian rỗi của con người rất ít và phân tán. Các hoạt động vui chơi giải trí của cộng đồng cư dân trong xã hội nông nghiệp tuỳ thuộc vào thời vụ, ít được chủ động để thực hiện giải trí một cách tự do theo sở thích cá nhân. Các sở thích giải trí của mỗi người thường quy chiếu vào một số dạng vui chơi giải trí lặp đi, lặp lại và có tính khép kín cục bộ. Trong xã hội công nghiệp, thời gian nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư xuất hiện nhiều hơn do năng suất lao động công nghiệp tăng lên và những cuộc đấu tranh của những người lao động công nghiệp với giới chủ tư bản đòi giảm giờ làm trong xí nghiệp, công xưởng. Việc sử dụng thời gian nhàn rỗi đã kéo theo quá trình hình thành một nền văn hoá đại chúng, phục vụ quần chúng được sử dụng sâu rộng trong các vùng khác nhau trong quá trình phát triển công nghệ và sản xuất hàng loạt. Thời gian nhàn rỗi lúc này đã trở thành một bộ phận trong cuộc sống của những người dân. Bản thân khái niệm “giải trí” xuất hiện trong xã hội công nghiệp mang một ý nghĩa mới. Trong xã hội tiền công nghiệp, giải trí của quần chúng mang hình thức những ngày nghỉ dành cho nghi lễ gia đình, hôn lễ, tôn giáo và những hội lẽ nông nghiệp, cầu an... Quan niệm mới về giải trí được coi là sản phẩm của xã hội công nghiệp hiện đại. Sản xuất cơ giới làm cho năng suất lao động được nâng lên, tạo điều kiện cho họ có thể kiếm sống với một chế độ làm việc ít giờ, ít ngày hơn, thậm chí có tiền để chi tiêu cho giải trí trong những giờ nhàn rỗi. Sự phân biệt ranh giới giữa “thời gian lao động”và “thời gian nghỉ ngơi”rõ rệt hơn. Tuy nhiên, những người lao động trong ngành công nghiệp giành được nhiều ngày nghỉ không phải là không qua đấu tranh. Thời gian đầu, thông qua nghiệp đoàn, những người làm công ăn lương đấu tranh đòi hỏi giảm bớt giờ làm vì lý do sức khoẻ và gia đình. Đến đầu thế kỷ XX, khi ngày làm việc 10 giờ trở thành phổ biến thì người ta tiếp tục đấu tranh đòi bớt giờ làm để nghỉ ngơi giải trí. Vào những năm 1950, ngoài khu vực công nghiệp, khái niệm giờ lao động ngắn, ngày nghỉ có lương được thừa nhận ở tất cả các nước công nghiệp hoá ở phương Tây. Nhu cầu giải trí, tiêu khiển, tìm kiếm cơ hội trong thông tin, thể thao, nghệ thuật, giao tiếp cộng đồng của công chúng ngày càng cao. Ngành công nghiệp phục vụ giải trí nhanh chóng nắm bắt, khai thác để sản xuất, đáp ứng nhu cầu đa dạng này, tạo thành một thị trường mới, thị trường giải trí thông qua các hình thức khác nhau như sách, báo, tạp chí, phim ảnh, truyền thanh và truyền hình, các thiết bị thể dục thể thao...vv. Tuy nhiên, các quy tắc chỉ đạo việc sử dụng thì giờ nhàn rỗi không bao giờ được giao phó cho sự biến động của thị trường hay các doanh nghiệp hoạt động vì động cơ thương mại thuần tuý mà còn phụ thuộc vào Nhà nước, các tổ chức tôn giáo hay từ thiện. ở đô thị xuất hiện nhiều công viên, sân chơi, bảo tàng, vườn thú, thư viện... các hình thức giải trí xuất hiện cũng đa dạng, phong phú và không kém phần phức tạp. 1.3.2. Văn hoá giải trí trong xã hội hiện đại Trong xã hội tiền công nghiệp, hoạt động vui chơi giải trí thường mang ý nghĩa hạn hẹp, khép kín, cục bộ. Hoạt động giải trí ở đây thường mang tính chất đáp ứng yêu cầu cá nhân, nhóm xã hội nhất định và có ý nghĩa tự phục vụ cá nhân và tầng lớp hữu sản ở bên trên là chủ yếu. Điều này phản ánh tính chất giai cấp của các hoạt động vui chơi giải trí. Tính chất quần chúng của hoạt động vui chơi giải trí chỉ xuất hiện nhiều ở các hoạt động văn hoá dân gian như lễ hội, nghi lễ tôn giáo hoặc gia đình. Tính chất "hàng hoá "của các hoạt động vui chơi giải trí bị giới hạn ở sự trao đổi bằng hiện vật thông qua sự ban thưởng của tầng lớp thống trị xã hội và tự ban thưởng lẫn nhau, đáp ứng nhu cầu tinh thần giải trí, chưa nhấn mạnh đến việc khai thác lợi ích vật chất của các hoạt động này. Khi chuyển sang xã hội công nghiệp và thị trường, các quan hệ trong hoạt động vui chơi giải trí chuyển đổi mạnh sang sản xuất hàng hoá, biến các hoạt động giải trí có thể lưu thông trên thị trường và đem lại lợi nhuận cho các chủ thể của nó trong tổ chức hoạt động giải trí. Sự sáng tạo ra các sản phẩm tinh thần được khẳng định như một loại hình lao động, một loại hình sản xuất hàng hoá đặc biệt. Loại hình này như C.Mác đã nhận xét, nó vừa có chức năng hàng hoá, được lưu thông trên thị trường, hoạt động theo quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, vừa có chức năng văn hoá xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển tinh thần, trí tuệ và tình cảm của xã hội. Các hoạt động văn hoá vui chơi giải trí là một bộ phận của hoạt động văn hoá cộng đồng. Nó mang chức năng “kép”, vừa mang chức năng kinh tế vừa mang chức năng văn hoá. Xã hội hiện đại ngày nay là xã hội thị trường hướng nền sản xuất vào mục tiêu lợi nhuận. Điều này ở các nước mới phát triển kinh tế thị trường còn là điều mới lạ, tính tự phát của nền kinh tế xuất hiện nhiều. Mặt khác, do công tác quản lý xã hội ở các nước mới mở cửa thị trường gặp nhiều khó khăn nên đã dẫn đến tình trạng nhiễu loạn trên thị trường giải trí. Vì vậy, nhận thức rõ hơn về thị trường văn hoá giải trí là một vấn đề không chỉ mang ý nghĩa lý luận mà còn mang ý nghĩa thực tiễn cấp bách hiện nay. Trước hết cần xem xét mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá trong hoạt động vui chơi giải trí: Thứ nhất, cần khắc phục tư tưởng tách rời văn hoá ra khỏi kinh tế chỉ đề cao những giá trị văn hoá tinh thần, coi thường những vấn đề thực tiễn xã hội, coi thường những vấn đề kinh tế. Cực đoan hơn, có quan điểm coi kinh tế là những vấn đề thông tục, thấp kém, coi thường lao động làm ra của cải vật chất, coi thường lao động chân tay, tách kinh tế ra khỏi văn hoá. Thứ hai, trong khi tiến hành phát triển kinh tế thị trường, đã xuất hiện quan điểm khá phổ biến ở nhiều nước đang phát triển là tuyệt đối hoá nhân tố kinh tế, lấy mô hình Phương Tây làm trung tâm; không chú trọng đến phát huy các nguồn lực văn hoá dân tộc. Điều đó dẫn các quốc gia này đến suy thoái cả về kinh tế và văn hoá, biến các nước này trở thành một xã hội tiêu thụ hơn là một xã hội sản xuất và phụ thuộc vào các nền kinh tế bên ngoài. Như vậy, tuyệt đối hoá nhân tố văn hoá hay tuyệt đối hoá nhân tố kinh tế đều là sai lầm. Xu hướng chung hiện nay là đi tìm sự tương tác giữa nhân tố văn hoá và nhân tố kinh tế trong quá trình phát triển. Đối với văn hoá giải trí hiện nay cũng như vậy. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, hoạt động giải trí cần được nhìn nhận như một hoạt động kinh tế có tính văn hoá cao. Quy luật kinh tế tác động một cách trực tiếp, cụ thể và là động lực cơ bản (bên cạnh động lực văn hoá) để phát triển các hoạt động giải trí và đáp ứng nhu cầu giải trí của xã hội. Hoạt động giải trí phải hướng tới phục vụ công chúng một cách tốt nhất. Điều này phản ánh bản chất chung của kinh tế thị trường. Thực chất của hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giải trí là giải quyết mối quan hệ giữa ba nhân tố hợp thành quan hệ thị trường. Đó là các doanh nghiệp - công chúng - và các đối tác cạnh tranh. Đảng và Nhà nước ta đã xác định trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế khác nhau đều tự do, bình đẳng cạnh tranh trong khuôn khổ tôn trọng luật pháp và đạo lý dân tộc. Điều này làm thay đổi nhận thức cũ của thời kỳ bao cấp trước đây là Nhà nước làm văn hoá cho nhân dân hưởng, Nhà nước đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư về nội dung, chỉ đạo nhất quán theo bộ máy của nhà nước lập ra và nhu cầu của nhân dân phụ thuộc vào sự “mở” hay "đóng” của Nhà nước. Từ đó dẫn đến tâm lý chờ đợi, ỷ lại và thụ động của nhân dân trong hoạt động văn hoá, trong đó có lĩnh vực giải trí. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tham gia vào hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vui chơi giải trí có rất nhiều các thành phần kinh tế khác nhau, trong đó có cả các nhà đầu tư nước ngoài. Các chủ thể này luôn tìm cách để khai thác nhu cầu và đáp ứng nhu cầu giải trí của xã hội theo nguyên tắc của thị trường. Nguyên tắc chung của thị truờng là bình đẳng, công khai. Bản chất chung của thị trường là hoạt động hướng tới phục vụ khách hàng tốt nhất trên cơ sở cạnh tranh quyết liệt. Đây được coi là triết lý sơ đẳng nhất, đơn giản nhất, cốt lõi nhất và cũng là cơ bản nhất của kinh tế thị trường. Như vậy, các hoạt động vui chơi giải trí do Nhà nước lập ra hay là do các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị tạo nên thì cũng phải chuyển sang thực hiện theo quy luật chung này. Vấn đề xây dựng thị trường văn hoá giải trí ở nước ta trước hết là phải làm cho các chủ thể, ở các thành phần khác nhau hoạt động theo quy luật của kinh tế thị trường. Cưỡng lại quy luật này sẽ dẫn đến sự nhiễu loạn của thị trường. Tất nhiên, ở đây cũng cần phân biệt có hai loại phục vụ giải trí: Loại hoạt động mang tính lợi nhuận và loại hoạt động phi lợi nhuận. Loaị hoạt động phi lợi nhuận thường do các cơ quan văn hoá của nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội đứng ra tổ chức nhằm phục vụ những mục tiêu về chính trị, văn hoá, xã hội khác nhau. Vì vậy không nên đồng nhất hoá các loại hoạt động này mà cần có sự phân biệt chính xác để có những chính sách phù hợp thúc đẩy sự phát triển việc xây dựng môi trường văn hoá giải trí công cộng. Kinh tế thị trường là một nền kinh tế mở, mọi chủ thể đều bình đẳng và chủ động kinh doanh tất những gì mà Nhà nước và luật pháp không cấm. Nó khác nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu trước đây ở chỗ không chờ đợi khách hàng có nhu cầu mới sản xuất để đáp ứng mà ngược lại, nó chủ động kích thích, khai thác các nhu cầu mới của khách hàng để bán hàng, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt. Vì vậy, các hoạt động vui chơi giải trí của xã hội trong nền kinh tế thị trường thường luôn luôn năng động, đổi mới, tạo ra các hình thức vui chơi giải trí mới lạ, hấp dẫn đối với công chúng. Tiến công là triết lý kinh doanh nói chung và là triết lý kinh doanh trong lĩnh vực vui chơi giải trí nói riêng. Như vậy, thừa nhận có thị trường văn hoá giải trí, chúng ta phải vận dụng sáng tạo phương pháp quản lý kinh tế đối với lĩnh vực hoạt động giải trí, điều tiết các hoạt động kinh tế theo đòn bẩy kinh tế, dựa trên cơ sở các hướng ưu tiên và các hướng không khuyến khích thông qua chế độ thuế và các hàng rào kinh tế khác. Đồng thời, chúng ta không thể để cho hoạt động kinh tế lôi kéo các hoạt động giải trí trượt ra ngoài đường ray của pháp luật. Mặt khác, cũng không nên áp đặt mô hình quản lý kinh tế một cách cứng nhắc vào lĩnh vực hoạt động vui chơi giải trí làm mất tính đặc thù của các hoạt động giải trí. Kinh tế thị trường là nơi thử thách đối với các hoạt động giải trí, có thể có cơ hội và điều kiện phát triển mạnh mẽ tích cực hơn, đóng góp nhiều hơn vào phát triển vật chất và tinh thần của xã hội. Ngược lại có thể là nơi bùng phát các mặt trái của xã hội, làm tha hoá nhân cách, đạo đức của xã hội. ở đây, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sao cho có thể vừa khai thác có hiệu quả các nguồn lực để phát triển các hoạt động vui chơi giải trí, vừa góp phần đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân. Chương 2 Thực trạng văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay 2.1. Khái quát về sự phát triển kinh tế - xã hội và văn hoá ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới 2.1.1. Sự phát triền kinh tế, văn hoá - xã hội của thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới Thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới đã và đang từng bước thay đổi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hiện nay thành phố Hải Phòng có diện tích là 1.507,6km2, dân số 1.723.500 người; trong đó nam 855.700 người (49,6%0), nữ 867.800 người (50,4%), dân số thành thị 588.900 người (34,2%), dân số nông thôn 1.134.600 người (65,8%), số dân làm nông nghiệp 926.300 người (53,7%), số dân làm các ngành nghề khác 797.200 người (46,3%). Trong những năm qua, thành phố Hải Phòng đã phát huy tốt tiềm năng, lợi thế và nội lực. Kinh tế thành phố tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, năm sau cao hơn năm trước và luôn tăng gấp 1,5 lần so với mức tăng chung của cả nước. Năm 2000 tốc độ tăng GDP của thành phố là 9,1% (cả nước 6,79%), năm 2001 là 10,38% (cả nước 6,89%), năm 2002 là 10,65 (cả nước 7,08), năm 2003 là 10,71% (cả nước 7,34), năm 2004 là 11,39% (cả nước 7,69) và năm 2005 là 12,25%. Đây là năm GDP của thành phố đạt mức cao nhất từ trước tới nay [36, tr.110]. Trong 5 năm (2001 - 2005) tốc độ tăng GDP hàng năm đạt bình quân chung 11,1%. Nhóm nông lâm thuỷ sản tăng 5,1% (mục tiêu kế hoạch tăng 5,0%). Nhóm công nghiệp xây dựng tăng 13,5% (mục tiêu kế hoạch tăng 14,4%); Nhóm dịch vụ tăng trên 11,0% (mục tiêu kế hoạch tăng 10,0%), góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Kết quả tăng trưởng kinh tế đã làm cho thu nhập bình quân đầu người tăng khá. Năm 2000 mới đạt 641,5 USD/người thì đến năm 2004 đã đạt 927,0 USD/người và năm 2005 đạt 1.070 USD/người - vượt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 do Đại hội Đảng bộ thành phố XII đề ra (950 - 1.000 USD/người) [36, tr.110]. Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết TW 5 (khoá VIII). Kết luận Hội nghị TW10 (khoá IX) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực hiện Nghị quyết 9 của Thành uỷ (khoá XI) về phát triển văn hoá, Hải Phòng đã đạt được nhiều kết quả về xây dựng văn hoá, con người. Đời sống văn hoá được chăm lo xây dựng và đạt kết quả rõ rệt trong tổ chức thực hiện nếp sống văn hoá, xây dựng các thiết chế văn hoá cơ sở như: Làng văn hoá, nhà văn hoá, điểm bưu điện văn hoá xã, thư viện, khu dân cư văn hoá, cụm văn hoá thể thao CNVC, LĐ, cơ quan văn hoá, gia đình văn hoá... Phong trào " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" ở Hải Phòng qua 5 năm thực hiện (2000 - 2005) đã ngày càng được mở rộng và phát triển nhanh chóng, thực sự đi vào cuộc sống và trở thành cuộc vận động quần chúng rộng lớn, góp phần xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, nâng cao dân trí, làm cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao. Đến năm 2005, toàn thành phố đã có 672/761 làng và 100% khu dân cư tổ chức lễ phát động xây dựng làng, khu dân cư văn hoá, 71% cơ quan doanh nghiệp đăng ký xây dựng cơ quan văn hoá và hàng trăm đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp, trường học đạt tiêu chuẩn cơ quan, đơn vị văn hoá từ cấp quận cho đến cấp thành phố. Đã có 316.056/414.696 hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hoá, trong đó có 263.725 hộ được công nhận gia đình văn hoá cấp quận, huyện, thị xã, 225 gia đình được công nhận gia đình văn hoá cấp thành phố, 149 điểm bưu điện văn hoá xã. Trên địa bàn thành phố có 197 đội văn nghệ cơ sở, 281 câu lạc bộ gia đình văn hoá, 13 đội thông tin lưu động, 19 cụm văn hoá thể thao công nhân lao động với sự tham gia của trên 300 đơn vị thành viên và hàng chục nghìn công nhân, viên chức, lao động tham gia vào các hoạt động văn hoá văn nghệ, tập luyện thể dục thể thao, 100% xã có nhà văn hoá. Phong trào văn hoá văn nghệ cơ sở ngày càng phát triển. Hàng năm, các cuộc liên hoan văn nghệ quần chúng được tổ chức ở cấp quận, huyện, thị xã và cứ 2 năm một lần tổ chức liên hoan văn nghệ cấp thành phố, khơi dậy và phát triển mạnh mẽ các hoạt động văn hoá, văn nghệ ở cơ sở. Một số lễ hội truyền thống được tổ chức, quản lý đúng quy chế như: Hội làng, Hội chọi trâu, Hội hát đúm, Hội đua thuyền, thả đèn trời, Múa Rồng, Múa Tứ linh, Múa Kỳ lân...có tác dụng tốt trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. 100% các làng, khu dân cư văn hoá đã xây dựng các quy ước cụ thể nhằm ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, các văn hoá phẩm đồi truỵ, đồng thởi đấu tranh ngăn chặn âm mưu " diễn biến hoà bình " của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng. Việc quan tâm xây dựng môi trường văn hoá đã tạo điều kiện để đông đảo nhân dân hưởng thụ và tham gia sáng tạo văn hoá - văn nghệ, là cơ sở để phát triển toàn diện con người. Mục tiêu cao nhất của phát triển văn hoá là xây dựng con người Hải Phòng có đầy đủ những đức tính nêu trong nghị quyết TW 5 (khoá VIII) và Nghị quyết 9 Thành uỷ (khoá XI); biết trân trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, phát huy cao độ truyền thống " trung dũng - quyết thắng", năng động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, tự tin trong lao động, công tác, có tác phong công nghiệp, văn minh, lịch thiệp, có trình độ văn hoá và nghề nghiệp cao, có lòng tự tôn, tự hào về truyền thống, vị thế thành phố, bản lĩnh, phẩm chất của người Hải Phòng. Văn học - nghệ thuật Hải Phòng những năm qua đã gặt hái được nhiều kết quả mới. Nghị quyết TW 5 (khoá VIII) của Đảng vừa tạo môi trường tự do sáng tác, vừa định hướng cho các hoạt động sáng tác của đội ngũ văn nghệ sỹ của thành phố. Văn học - nghệ thuật Hải Phòng đã phản ánh được nhịp sống sôi động của thành phố, ca ngợi, tôn vinh các giá trị tốt đẹp, phê phán những thói hư, tật xấu, đấu tranh chống tiêu cực xã hội, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần, vui chơi giải trí của nhân dân. Toàn thành phố hiện nay có 179 di tích lịch sử đã được xếp hạng, trong đó có 96 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 83 di tích cấp thành phố, 137 di tích được tu bổ, tôn tạo. Các di tích được nhân dân tự nguyện tham gia đóng góp kinh phí để tu bổ, tôn tạo ngày càng khang trang hơn, nhiều di sản văn hoá vật thể của thành phố được lập kế hoạch bảo vệ, giữ gìn và phát huy tác dụng như khu mộ cổ ở Thuỷ Nguyên, di tích Cái Bèo ở Cát Bà, Cát Hải, di tích Việt Khê ở Thuỷ Nguyên, và nhiều ngôi đình, chùa, nhà thờ.. ở các địa bàn khác. Văn hoá phi vật thể ở thành phố cũng được giữ gìn và phát huy. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là một trong 15 lễ hội lớn cấp quốc gia của ngành du lịch; lễ hội đua thuyền Rồng trên biển Cát Bà là lễ hội lớn của ngành Thuỷ sản; lễ hội hát Đúm ở Phả Lễ (Thuỷ Nguyên); lễ hội chạy - vật cầu ở Tân Trào (Kiến Thuỵ); múa rối cạn, rối nước ở Nhân Hoà, Đồng Minh (Vĩnh Bảo), Hội thi pháo đất, Hội múa tứ linh- rồng - kỳ lân ở huyện Vĩnh Bảo...đã góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bản sắc văn hoá địa phương, tăng thêm tình cảm cộng đồng làng xóm, đồng thời tăng cường các hoạt động quảng bá du lịch, thu hút khách du lịch đến tham quan, giải trí và thông qua các hoạt động này tạo việc làm, phát triển nghề truyền thống, nâng cao hiệu quả kinh tế cho nhân dân địa phương. Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, Hải Phòng có gần 800 trường học từ mầm non đến đại học với khoảng 20.000 giáo viên và trên 600.000 học sinh, có 62 trường đạt chuẩn quốc gia và đang phấn đấu có 2 trường đạt chuẩn quốc tế. Trong tổng số 1 triệu 172 nghìn người trong độ tuổi lao động đang làm việc trên địa bàn thành phố có 216 tiến sỹ, 817 thạc sỹ, trên 49 nghìn người có trình độ đại học, cao đẳng, 38 nghìn người có trình độ trung cấp, trên 75 nghìn công nhân kỹ thuật. Tính bình quân có 2,6 đại học, cao đẳng /1.000 dân; 22 trung học và 14 công nhân kỹ thuật /1.000 dân. Trong 5 năm (2001 - 2005) hàng năm có khoảng 36 nghìn lượt lao động được tạo việc làm mới [Xem Phụ lục 1, tr.100 Luận văn]. Sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân thành phố. Khảo sát của Cục thống kê Hải Phòng năm 2004 cho thấy mức độ trang bị đồ dùng gia đình trong các hộ dân cư không ngừng tăng nhanh về số lượng cũng như chất lượng. Số lượng các vật dụng sinh hoạt được người dân sử dụng đã minh chứng cho mức sống vật chất, tiêu dùng ngày càng được nâng cao của nhân dân thành phố và thích ứng với đời sống vật chất được cải thiện là nhu cầu văn hoá tinh thần, trong đó có văn hoá giải trí của nhân dân thành phố ngày càng cao. [Xem Phụ lục 2, tr.101 luận văn]. 2.2. Thực trạng hoạt động văn hoá giải trí ở Hải Phòng Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội trong những năm đổi mới vừa qua đã tác động mạnh mẽ tới nhu cầu văn hoá vui chơi giải trí của nhân dân thành phố Hải Phòng. Để đáp ứng nhu cầu đó của nhân dân, các ngành hữu quan ở thành phố Hải Phòng đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hoá vui chơi giải trí ở nhiều loại hình. Từ các loại hình vui chơi giải trí trong gia đình, trong cộng đồng dân cư cho tới các trung tâm vui chơi giải trí công cộng, các trung tâm văn hoá thể thao, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, các loại hình giải trí trên sóng phát thanh, truyền hình, báo chí... 2.2.1. Hoạt động văn hoá giải trí qua các thiết chế văn hoá công cộng 2.2.1.1. Bảo tồn, bảo tàng Bảo tàng Hải Phòng là bảo tàng khảo cứu địa phương ra đời sớm. Việc xây dựng bảo tàng được chuẩn bị ngay sau ngày giải phóng Hải Phòng (13-5-1955) và chính thức đi vào hoạt động ngày 20/12/1959. Gần 50 năm qua, Bảo tàng Hải Phòng không ngừng phấn đấu vươn lên, đóng góp quan trọng vào việc phục vụ nhiệm vụ chính trị, văn hoá - xã hội của thành phố, giới thiệu với nhân dân Hải Phòng, nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế về truyền thống lịch sử - cách mạng, truyền thống và bản sắc văn hoá của vùng đất và con người Hải Phòng. Đội ngũ những người làm công tác bảo tàng cũng như nhân dân thành phố và nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu - sưu tầm, kiểm kê bảo quản, trưng bày tuyên truyền về vùng đất, khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng, các di tích khảo cổ, các di tích lịch sử văn hoá và cách mạng của thành phố Hải Phòng. Đến nay, Bảo tàng lưu giữ hơn 19 nghìn hiện vật, trên 154.500 tư liệu, gần 30.000 phim ảnh gồm nhiều giai đoạn lịch sử, chứa đựng nhiều nội dung phong phú, đa dạng phục vụ tốt công tác trưng bày, nghiên cứu khoa học... Hoạt động trưng bày, tuyên truyền được duy trì và bổ sung nhiều phương thức mới. Với 17 phòng trưng bày cố định Bảo tàng giới thiệu một cách khái quát nhất về thiên nhiên, lịch sử, văn hoá, xã hội của Hải Phòng. Bên cạnh đó, Bảo tàng Hải Phòng còn trưng bày nhằm giới thiệu với nhân dân một số chuyên đề của Trung ương và tỉnh bạn, giúp người xem hiểu rõ hơn về truyền thống lịch sử - văn hoá, truyền thống cách mạng của dân tộc Việt Nam. Trong những năm gần đây, Bảo tàng Hải Phòng phối hợp với các Bảo tàng ở trung ương như: Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Bảo tàng Quân đội, Bảo tàng lịch sử Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh... trưng bày nhiều chuyên đề với các bộ sưu tập hiện vật độc đáo, đặc sắc, thu hút nhiều nhà khoa học, đông đảo quần chúng nhân dân và học sinh đến tham quan, nghiên cứu học tập, đem lại cho người xem những kiến thức bổ ích. Những năm qua, lĩnh vực bảo tồn - bảo tàng ở Hải Phòng đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân quan tâm như: Tăng cường đầu tư, cải tạo, nâng cấp, tái thiết, quyết định bảo vệ, xếp hạng các di tích - danh lam, thắng cảnh; khảo sát, sưu tầm di sản văn hoá vật thể và phi vật thể; khai quật khảo cổ...để tìm lại và phát huy sức sống của di sản văn hoá truyền thống, đồng thời duy trì tốt hoạt động của hệ thống bảo tồn, bảo tàng góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân thành phố. Mặc dù số lượng nhà bảo tàng, nhà trưng bày hiện vật lịch sử, văn hoá và các danh lam, thắng cảnh, di sản văn hoá vật thể và phi vật thể ở Hải Phòng không nhiều, nhưng số liệu khách tham quan ở các địa điểm này hàng năm không nhỏ. Điều đó cho thấy hệ thống bảo tồn, bảo tàng ở đây đã góp phần đáp ứng nhu cầu tinh thần, giải trí tích cực của nhân dân thành phố [Xem Phụ lục 3, tr.102 luận văn]. 2.2.1.2. Thư viện Hệ thống thư viện trên địa bàn Hải Phòng bao gồm: 1 thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố (mới xây dựng với trị giá 23 tỷ đồng); 13 thư viện chuyên ngành, 13 thư viện quận, huyện, thị xã và trên 130 phòng đọc, tủ sách cơ sở ... Hệ thống này hiện nay đang thu hút đông đảo cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên và người dân thành phố tới học tập, nghiên cứu. Hệ thống thư viện Hải Phòng những năm qua đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ dân trí, phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên và nhu cầu giải trí của các tầng lớp nhân dân, góp phần thúc đẩy quá trình giao lưu, hội nhập và tiếp thu tinh hoa nền tri thức của nhân loại. Mặc dù hàng năm số phòng đọc, tủ sách cơ sở tăng nhanh, sách được bổ sung với số lượng lớn, cùng với số lượt bạn đọc đến thư viện ngày càng tăng, nhưng lĩnh vực hoạt động thư viện còn có những hạn chế như điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng, chất lượng phục vụ của các thư viện cơ sở còn thấp. Sách nghiên cứu, sách chuyên môn còn ít. Việc tra cứu tại các thư viện vẫn còn theo cung cách cũ nên việc tiếp cận với nguồn tư liệu còn khó khăn, tốn thời gian và hiệu quả thấp. Dự án xây dựng thư viện điện tử, nối mạng các thư viện với nhau vẫn chưa thực hiện được. Mặt khác, các phương tiện nghe, nhìn đang chiếm ưu thế nên việc đọc sách tại các thư viện vẫn chưa là hoạt động phổ biến của người dân, kể cả đối tượng là học sinh, sinh viên [Xem Phụ lục 4, tr.103 luận văn]. 2.2.1.3. Các thiết chế văn hoá cơ sở Những năm qua, hệ thống thiết chế văn hoá các cấp thuộc ngành văn hoá thông tin Hải Phòng ngày càng ổn định và phát triển. Thành phố đã xây dựng một Trung tâm văn hoá cấp thành phố, 13 Trung tâm văn hoá thông tin quận, huyện, thị xã, 169 nhà văn hoá xã, phường, thị trấn (đạt 78% tổng số xã phường trên địa bàn thành phố), 669 trung tâm văn hoá làng, 1203 làng văn hoá, khu dân cư văn hoá cùng hàng nghìn CLB, đội văn nghệ. Hệ thống thiết chế này đã đáp ứng cơ bản nhu cầu sinh hoạt giải trí, sáng tạo và hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Hải Phòng là đơn vị đầu tiên trên toàn quốc có hệ thống nhà văn hoá ba cấp (thành phố, quận, huyện, thị xã - thị trấn) và đang triển khai tích cực việc xây dựng các trung tâm văn hoá xã, nhà văn hoá làng. Toàn thành phố hiện có 4 nhà văn hoá cấp thành phố: Trung tâm Văn hoá thành phố, Cung Văn hoá lao động hữu nghị Việt Tiệp, Cung Văn hoá Thanh niên, Nhà Văn hoá Thiếu nhi. Ngoài ra còn có các nhà văn hoá hoặc trung tâm văn hoá - thể thao quận, huyện, thị xã. Hải Phòng hiện có 128 câu lạc bộ văn nghệ quần chúng sinh hoạt trong các nhà văn hoá từ thành phố đến quận, huyện thị xã. Đây là những hạt nhân nòng cốt tích cực thúc đẩy phong trào văn hoá văn nghệ quần chúng. Không chỉ về mặt số lượng mà chất lượng và bề sâu hoạt động của các câu lạc bộ văn nghệ quần chúng cũng được nâng cao, góp phần thúc đẩy hoạt động văn hoá văn nghệ cơ sở ở Hải Phòng. Hoạt động các câu lạc bộ sở thích tại các Cung văn hoá, nhà văn hoá, trung tâm văn hoá từ thành phố đến các quận, huyện, thị xã, cho đến các xã, phường, thị trấn đã lôi cuốn, thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân tham gia sinh hoạt vui chơi giải trí tại các câu lạc bộ này vào thời gian rỗi. Có thể thấy một số đơn vị tiêu biểu như: - Cung văn hoá Lao động hữu nghị Việt Tiệp do Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng quản lý là công trình được xây dựng và hoàn thành vào tháng 12/1979 theo ký kết hợp tác về văn hoá giữa Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Tổng LĐLĐ Việt Nam) và Tổng Công hội nước Cộng hoà XHCN Tiệp Khắc (nay là Cộng hoà Séc và Cộng hoà Xlôvakia). Sau 17 năm hoạt động, Cung Văn hoá LĐHN Việt Tiệp đã thực sự trở thành Trung tâm văn hoá - thể thao của Công nhân viên chức, lao động và nhân dân thành phố Hải Phòng. Hiện nay, Cung Văn hoá LĐHN Việt Tiệp có 28 câu lạc bộ sở thích, trong đó có 14 câu lạc bộ loại hình văn hoá nghệ thuật với gần 1.200 hội viên, 14 câu lạc bộ thể dục thể thao với trên 500 hội viên [Xem Phụ lục 5, tr.104 luận văn]. - Trung tâm Văn hoá thuộc Sở Văn hoá Thông tin, ngoài chức năng, nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn nghiệp vụ thông tin cơ sở, tổ chức các hội diễn, liên hoan văn hoá nghệ thuật trên địa bàn thành phố, còn là nơi quy tụ các câu lạc bộ sở thích trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật. Câu lạc bộ thơ: có 79 hội viên, ngoài việc duy trì chế độ sinh hoạt thường xuyên, định kỳ hàng tháng với nhiều nội dung phong phú, như: bình thơ, ngâm thơ, giao lưu với các câu lạc bộ thơ khác và tổ chức các chương trình ca nhạc dân tộc... Nhiều hội viên CLB thường xuyên có bài cho tập san "Hướng dẫn nghiệp vụ văn hoá thông tin". Năm 2005 CLB đã cho ra mắt tập thơ "Tình biển" chào xuân mới và chào mừng 60 năm ngày thành lập nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Câu lạc bộ Hán Nôm, trong năm 2005 đã viết gần 300 bức thư pháp các loại tham gia trưng bày tại Trung tâm triển lãm thành phố, Đình An Biên và Trung tâm Dịch thuật thành phố. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2005) các Hội viên CLB đã phục vụ trên 200 lượt khách xin chữ. Trong tháng 10/2005, CLB đã trưng bày 30 bức thư pháp và viết trên 300 bức tặng và giao lưu với khách tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm quốc tế Hải Phòng. Câu lạc bộ Du lịch sinh thái, năm 2005 đã khai thác được nhiều tuyến du lịch sinh thái mới như: Cầu Bính, kho lương Thuỷ Nguyên, Núi Thiên Văn Kiến An, ngoài ra CLB còn tổ chức 5 chuyến du lịch cho 122 hội viên tham quan những danh lam thắng cảnh của miền Bắc như: Nhà thờ Đá - Phát Diệm, Chùa Yên Tử, thăm quan Lạng Sơn. Câu lạc bộ sân khấu, là một CLB mới thành lập song hoạt động khá hiệu quả. Vừa qua, CLB đã dàn dựng vở kịch nói "Hạt giống đỏ" chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII. Vở đã công diễn 14 buổi, thu hút trên 4000 lượt người xem và để lại ấn tượng tốt trong lòng khán giả. Câu lạc bộ ca nhạc Biển nhớ, được thành lập cách đây gần 10 năm, là nơi tập hợp nhiều giọng hát hay, từng nổi danh trong phong trào ca hát chuyên nghiệp và không chuyên của thành phố. Hàng năm CLB thường xuyên cho các hội viên duy trì đều đặn sinh hoạt mỗi tháng 4 kỳ với nhiều nội dung phong phú, trau dồi nghiệp vụ, luyện tập thanh nhạc, gặp gỡ, giao lưu ca hát với các CLB bạn và tham gia nhiều hoạt động văn nghệ thành phố hoặc Trung tâm văn hoá tổ chức. Năm 2005 CLB ca nhạc Biển nhớ tham gia hầu hết các chương trình văn nghệ kỷ niệm các ngày lễ lớn của thành phố, đồng thời dàn dựng và biểu diễn chương trình ca nhạc " Người Hải Phòng hát về Hải Phòng" được công chúng yêu thích đánh giá cao, CLB còn tổ chức 23 buổi biểu diễn tại Trung tâm Văn hoá và các đơn vị trong, ngoài thành phố. Có thể nói các thiết chế văn hoá cơ sở và các câu lạc bộ sở thích ở thành phố Hải Phòng đã hoạt động năng động, sáng tạo với nhiều nội dung đa dạng, phong phú, lôi cuốn đông đảo mọi tầng lớp nhân dân ở mọi lứa tuổi, mọi diện nghề nghiệp tham gia sinh hoạt, sáng tạo và hưởng thụ văn hoá. Hải Phòng còn có 669 trung tâm văn hoá làng. Các trung tâm này đã có nhiều hình thức hoạt động văn hoá khá sôi nổi nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân. Chúng ta biết rằng làng là một không gian địa lý, một hình thức tổ chức cộng đồng đặc trưng của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Văn hoá làng được sản sinh, phát triển và được lưu giữ, bảo tồn qua thế hệ. Văn hoá lễ hội, văn hoá dân gian của làng là nét văn hoá đặc trưng của cộng đồng dân cư vùng đồng bằng sông Hồng nói chung, Hải Phòng nói riêng. Trong nhiều năm qua, nhân dân đã đóng góp công sức, tiền của để xây dựng cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hoá làng. Hiện nay các huyện ngoại thành có 439 trung tâm văn hoá làng (nhà văn hoá làng) được tổ chức hoạt động tốt. Các hoạt động của nhà văn hoá làng đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và hưởng thụ văn hoá của nhân dân, phù hợp với trình độ dân trí, tâm lý và khả năng của người dân trong làng. Những hoạt động văn hoá ở thôn làng được thực hiện dưới hình thức: + Tổ chức biểu diễn, giao lưu văn nghệ quần chúng. + Tổ chức hội họp và sinh hoạt các đoàn thể, câu lạc bộ, tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các quy định của địa phương. + Xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá, những vấn đề liên quan tới thực hiện hương ước, quản lý làng và sinh hoạt cộng đồng làng. + Các hoạt động văn hoá, TDTT, vui chơi giải trí... Việc xây dựng và tổ chức thiết chế trung tâm văn hoá làng đã thúc đẩy công tác xã hội hoá văn hoá ở cơ sở, huy động được khả năng đóng góp của cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội. Tuy vậy, cơ sở vật chất của các trung tâm văn hoá làng vẫn còn ở quy mô nhỏ, trang thiết bị chuyên dùng (trang âm, ánh sáng, phông màn...) còn lạc hậu, thiếu thốn dẫn đến nội dung hoạt động còn nghèo nàn, sơ sài, chất lượng hạn chế, do đó chưa thu hút được đông đảo người dân Trước yêu cầu mới của sự phát triển ở nông thôn cần phải củng cố và hoàn thiện tổ chức thiết chế văn hoá làng, thiết chế văn hoá xã, trong đó mở rộng, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng, khu vui chơi giải trí, phòng đọc sách báo, hệ thống truyền thanh và cảnh quan môi trường, thu hút đông đảo hơn quần chúng tham gia hoạt động văn hoá, văn nghệ trong phạm vi làng [Xem Phụ lục 6, tr.105 luận văn]. 2.2.1.4. Hoạt động thể dục thể thao Hải Phòng là một trung tâm TDTT lớn của cả nước. Hải Phòng có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển TDTT và triển khai chủ trương xã hội hoá TDTT. Hải Phòng hiện có 2155 Câu lạc bộ TDTT cơ sở tập luyện, thi đấu 35 môn thể thao trong đó CLB thuộc hình thức công lập chiếm 24% (khoảng 1690 CLB). Việc ban hành Nghị định 73/1999/NĐ - CP của Chính phủ đã góp phần quan trọng vào việc hình thành các cơ sở TDTT ngoài công lập do người dân và các tổ chức xã hội tự xây dựng, không những đáp ứng được nhu cầu tập luyện TDTT nâng cao sức khoẻ mà còn góp phần đáp ứng nhu cầu văn hoá, giải trí lành mạnh của người dân thông qua các hoạt động TDTT. Với phương châm đa dạng hoá các loại hình hoạt động TDTT, hàng năm ngành TDTT ký liên tịch với các ngành như Công an, Quân đội, Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Văn hoá Thông tin, Sở Thương mại, Sở Tài chính, Cục Thuế, Sở Điện lực... với các đoàn thể như như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liện hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Liên đoàn Lao động, Hội Cựu chiến binh...và các cơ quan tuyên truyền như Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Hải Phòng, Báo An ninh Hải Phòng nhằm đẩy mạnh các hoạt động TDTT đến mọi đối tượng bằng nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn nhằm thu hút ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ TDTT thường xuyên cho CNVC, LĐ trong các đơn vị trên địa bàn thành phố, Liên đoàn Lao động Hải Phòng còn xây dựng, tổ chức và duy trì hoạt động của 19 cụm Văn hoá Thể thao CNLĐ, thu hút trên 350 cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, phường, xã, trường học...với hàng chục nghìn công nhân, viên chức, lao động tham gia tập luyện môn thể thao mà mình yêu thích. Trung bình hàng năm mỗi cụm tổ chức từ 10 - 15 đợt thi đấu thể thao. Hàng năm đã huy động được hàng nghìn ngày công lao động để xây dựng sân bãi, cơ sở vật chất cho hoạt động thể thao và hàng tỷ đồng ngoài nguồn ngân sách của nhà nước để tổ chức các hoạt động giao lưu, thi đấu TDTT, nhất là Ngày hội các Cụm Văn hoá Thể thao CNVC, LĐ thành phố được tổ chức định kỳ vào dịp kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 1/5. Mô hình này ở Hải Phòng đã được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Văn hoá Thông tin, Uỷ ban TDTT đánh giá cao. Do có sự đa dạng hoá các loại hình tổ chức TDTT với nhiều hình thức vận động nên những năm qua số người tập luyện TDTT ở Hải Phòng ngày một tăng lên, số môn TDTT ngày càng nhiều hơn. Có thể khẳng định rằng thành phố Hải Phòng là một trong những trung tâm thể thao lớn nhất của cả nước. Sự nghiệp TDTT của thành phố phát triển ổn định, vững chắc, sâu, rộng, thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân vào các hoạt động thể thao quần chúng. Các hoạt động TDTT đa dạng, phong phú đã đáp ứng nhu cầu nâng cao sức khoẻ, và hưởng thụ thể thao, nhu cầu văn hoá giải trí của nhân dân thành phố [Xem Phụ lục 7, tr.106 luận văn]. 2.2.2. Hoạt động văn hoá giải trí qua các phương tiện thông tin đại chúng Hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng là một phần của đời sống văn hoá xã hội hiện đại. Ngoài các chức năng cơ bản như: Chức năng tư tưởng, chức năng giám sát, quản lý xã hội và chức năng văn hoá, các phương tiện thông tin đại chúng còn có một chức năng quan trọng là chức năng giải trí. Các phương tiện thông tin đại chúng thực hiện chức năng giải trí bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau, tuỳ theo từng đặc điểm của từng loại hình phương tiện. Sự đa dạng về loại hình phương tiện cho phép người dân ngày càng có nhiều điều kiện để lựa chọn cách giải trí. Trong điều kiện sống hiện nay, và trước sự bùng nổ của các phương tiện thông tin đại chúng, người ta có thể thoả mãn nhu cầu giải trí của mình qua các phương tịên thông tin đại chúng như đọc sách báo, xem truyền hình, nghe đài phát thanh, nghe các loại băng đĩa âm thanh...Hoạt động giải trí của người dân thành phố Hải Phòng trong những năm qua đã được đáp ứng bởi các phương tiện thông tin đại chúng của thành phố. 2.2.2.1. Về báo in Thành phố Hải phòng có 5 cơ quan báo in do địa phương quản lý, gồm: Báo Hải Phòng, Báo An ninh Hải Phòng, Tạp chí Sinh hoạt Chi bộ, Tạp chí Cửa Biển, Tạp chí Khoa học và Kinh tế. Trên địa bàn thành phố Hải Phòng còn có cơ quan thường trú của các báo chí trung ương như: Báo Nhân dân, Phân xã TTXVN, Báo Lao động, Thanh niên, Tiền Phong, Thời báo Kinh tế...; có các văn phòng đại diện hoặc địa chỉ liên lạc của báo: Công an nhân dân, Diễn đàn Doanh nghiệp, Nhà báo và Công luận, Lao động - xã hội, Đại đoàn kết...Hải Phòng còn có các tờ báo của lực lượng vũ trang, như: Báo Hải quân Việt Nam, Tạp chí Hải quân, Báo Quân khu Ba... Ngoài ra còn có nhiều tờ Đặc san, Bản tin nội bộ, Thông tin chuyên ngành... của các cơ quan, đơn vị như Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em, Sở Y tế, Sở Văn hoá Thông tin, Sở Khoa học Công nghệ... xuất bản theo giấy phép định kỳ hoặc nhất thời do Bộ Văn hoá Thông tin hoặc Sở Văn hoá Thông tin cấp. Như vậy, lực lượng báo in trên địa bàn thành phố khá đông đảo, hùng hậu, đủ mọi loại hình. Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, báo chí Hải Phòng đã từng bước nâng cao chất lượng, không ngừng cải tiến cả về nội dung và hình thức, góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng, phát triển thành phố, trở thành người bạn tin cậy và thân thiết của các tầng lớp nhân dân. Hàng ngày, nhân dân thành phố được tiếp cận với hơn 400 loại báo, tạp chí (gồm các tờ báo, tạp chí Trung ương, thành phố Hải Phòng và một số địa phương trong nước) với lượng phát hành khoảng 10 triệu bản/năm. Những năm qua, hoạt động báo chí của Hải Phòng đã tập trung tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và thành phố, tuyên truyền giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng và phổ biến kiến thức cho quảng đại nhân dân. Báo chí Hải Phòng đã góp phần tích cực vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Để đáp ứng yêu cầu giải trí của người dân thành phố Báo Hải Phòng đã tổ chức các chuyên trang, chuyên mục về văn hoá - văn nghệ, văn học - nghệ thuật, tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội trong và ngoài nước, về TDTT, vui chơi giải trí. Đặc biệt, Báo Hải Phòng đã phát hành ấn phẩm Hải Phòng cuối tuần được in ấn với hình thức đẹp, trong đó luôn dành từ 60 - 80% nội dung cho các thông tin giải trí đa dạng, phong phú và hấp dẫn [Xem Phụ lục 8, tr.107 luận văn]. 2.2.2.2. Về phát thanh - truyền hình Hệ thống Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng gồm Đài Phát thanh - Truyền hình thành phố và 07 trạm chuyển tiếp truyền hình, hệ thống truyền hình cáp, 11 đài phát thanh huyện và 216 đài truyền thanh xã, phường. Hệ thống này đã phát và chuyển tiếp các chương trình phát thanh - truyền hình của trung ương, của thành phố Hải Phòng và một số địa phương khác, góp phần tích cực trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách, nâng cao dân trí và đáp ứng các nhu cầu giải trí cho mọi người dân. Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố đã tăng thời lượng phát thanh đạt 13h/ngày, thời lượng phát sóng truyền hình 13h/ngày, riêng thứ 7 và chủ nhật là 18h/ngày và tiếp sóng các chương trình của Đài tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1, VTV2, VTV3) trên kênh 10 VHF và UHF. Hệ thống thiết bị thu tín hiệu truyền hình bằng vệ tinh TVRO thu chương trình trong nước phục vụ nhân dân vùng sâu, vừng xa, hải đảo. Các đài phát thanh quận, huyện, thị xã được trang bị máy phát sóng FM, phòng cách âm và thiết bị sản xuất chương trình. Đài truyền thanh các xã, phường, thị trấn được nâng cấp, một số được đầu tư hệ thống truyền thanh không dây, bảo đảm cho việc chuyển tải tín hiệu và bảo vệ an toàn hệ thống truyền thanh của địa phương. Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng trong những năm qua đã bám sát các định hướng tuyên truyền theo trọng tâm, trọng điểm của nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của thành phố tập trung tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Chương trình thời sự với thời lượng 40 phút/ngày những năm 2000 trở về trước nay đã tăng lên 90 phút/ngày với những tin tức cập nhật, phong phú, kịp thời, bám sát những vấn đề thời sự nóng hổi của cuộc sống [Xem Phụ lục 9, tr.108 luận văn]. Trong việc đáp ứng yêu cầu giải trí của người dân thì sự xuất hiện của những kênh truyền hình, chương trình phát thanh, truyền hình có tính chất giải trí là một điểm mới trong hoạt động của hệ thống thông tin đại chúng ở thành phố Hải Phòng nói riêng, ở nước ta nói chung. Những năm 1990 của thế kỷ XX các kênh truyền hình HTV 7 (Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh), kênh VTV3 (Đài Truyền hình Việt Nam) đã ra đời, đó là những kênh thường được coi là các kênh giải trí. Thực ra đó mới chỉ là lấy giải trí làm "điểm nhấn" chứ chưa phải là những kênh chuyên biệt giải trí. Chỉ tới gần đây mới xuất hiện những kênh chuyên biệt giải trí thật sự. Đầu tiên với Truyền hình cáp Việt Nam (VCTV), sau đó là Truyền hình cáp Sài Gòn (SCTV), Truyền hình cáp Hà Nội (HCTV). Các kênh truyền hình loại này phát sóng từ 10 - 24/h/ngày, chiếu phim truyện Việt Nam và nước ngoài, phim hiện đại và cổ điển, phim lẻ và phim nhiều tập, ngoài ra còn có các chương trình ca nhạc, tạp kỹ, thể thao và giải trí cho khán giả... Các sân chơi trên truyền hình cũng ngày càng trở thành một hoạt động giải trí hấp dẫn của công chúng. Để đáp ứng nhu cầu giải trí của công chúng, trên truyền hình đã xuất hiện xu hướng "trò chơi hoá". Nhiều chương trình truyền hình trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Hải Phòng... có xu hướng " Showgame" hoá, tức là biến thành các trò chơi. Đây là một xu hướng hiện đại của truyền hình thế giới, bởi lẽ trong thời đại công nghệ thông tin ngày nay, khán giả ngày càng ít thời gian, và chỉ có cái gì thật hấp dẫn thì mới lôi cuốn được họ. Những năm trước đây, khi "Trò chơi liên tỉnh" và "SV 96" xuất hiện trên màn ảnh VTV3 thì sức lôi cuốn của truyền hình cũng trở nên sống động, hấp dẫn hơn. Cho đến thời điểm này cũng đã có tới hàng chục trò chơi trên VTV. Lĩnh vực Âm nhạc có "Thế kỷ âm nhạc"," Trò chơi âm nhạc", "Làng vui chơi, Làng ca hát", lĩnh vực Điện ảnh có "Trò chơi điện ảnh"... rồi "ở nhà chủ nhật", "Câu lạc bộ người yêu thơ", "Đường lên đỉnh Olympia", "Gặp nhau cuối tuần", "Chiếc nón kỳ diệu", "Ai là Ai", "Ai là triệu phú"..Riêng thiếu nhi có "Vườn cổ tích", "Những đứa trẻ tinh nghịch", "Ông mặt trời thông thái"... Với các trò chơi này, việc phổ biến kiến thức lịch sử, văn hoá, nghệ thuật trở nên khéo léo hơn, dễ vào lòng khán giả hơn. Từ Hành trình văn hoá với tri thức văn hoá các nước, cho đến "Đường lên đỉnh Olympia" là kiến thức tổng hợp về tự nhiên, xã hội...Hoặc như chương trình "Thế kỷ âm nhạc"," Trò chơi âm nhạc" đang thu hút một số lượng lớn khán giả ngồi ở trường quay và trước máy thu hình. Kiến thức âm nhạc được bổ túc cho khá nhiều người từ các dòng nhạc, tác giả, tác phẩm ở nhiều thời kỳ khác nhau, nhiều dân tộc, quốc gia khác nhau...cho đến thuộc và hát tương đối đúng nhạc một số bài hát quen thuộc... Hiện nay có một số chương trình trò chơi giải trí như: "Ai là triệu phú" và " Hãy chọn giá đúng" đang thu hút sự tham gia của đông đảo công chúng trong và ngoài trường quay...Trong thời gian qua, truyền hình Hải Phòng đã xây dựng một số chương trình trò chơi giải trí như "Sắc màu Hoa phượng", "Con tàu may mắn", "Siêu thị Sao"...đã tạo được những tiếng vang nhất định. Đặc biệt, trong dịp Tết Bính Tuất vừa qua, khán giả thành phố Cảng đã được xem một chương trình trò chơi mới của Đài Truyền hình Hải Phòng- đó là trò chơi "Con đường chinh phục". Đây là trò chơi mới rất hấp dẫn về phần sân khấu, ánh sáng, âm thanh, đạo cụ...Tổng số tiền đầu tư lên tới 5 tỷ đồng, với ý tưởng lớn là người xem Truyền hình Hải Phòng không phải là 1,9 triệu dân mà có thể là 19 triệu dân. Nhắm tới mục đích mở rộng trò chơi tới nhiều tỉnh trong cả nước, Đài truyền hình Hải Phòng bắt tay với 10 đài truyền hình của các địa phương kết nối phát sóng "Con đường chinh phục" trong cùng một thời điểm, đồng thời các đội chơi cũng sẽ được tuyển lựa xa hơn: có các thành viên của Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình...Theo kế hoạch, "Con đường chinh phục" sẽ là một sân chơi di động ra các tỉnh lân cận để người xem cảm thấy đây là một sân chơi dành cho nhiều người chứ không riêng gì Hải Phòng. Luật chơi như sau: Mỗi cuộc thi có 2 đội chơi. Phần thi thử sức bằng cơ bắp để lựa chọn nước đi trước. Phần thi khám phá là những câu hỏi tổng hợp. Mỗi đội sẽ chơi trò xúc sắc để tiến nhanh về đích. Trên dọc hành trình, có nhiều điều bất ngờ nằm trong các nước đi: Cướp biển, cứu nạn, kho báu...Có 2 cơ hội để giành được số điểm cao: Chinh phục Đảo giấu vàng và Đảo Kim Cương, Giải thưởng cho mỗi đội tuỳ theo số điểm mà mỗi đội giành được. Có thể nói, một mục tiêu quan trọng của các "trò chơi truyền hình" là tính giải trí - thư giãn. Mục đích này được thể hiện rất cao. Nó làm người ta quên đi những mệt nhọc của công việc vất vả hàng ngày, góp phần tái tạo sức lao động. 2.2.3. Hoạt động văn hoá giải trí qua các dịch vụ văn hoá nghệ thuật (Biểu diễn nghệ thuật, Điện ảnh, Băng, đĩa hình, Karaoke...) 2.2.3.1. Hoạt động biểu diễn nghệ thuật Hải Phòng hiện có 5 đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp thụ hưởng ngân sách nhà nước gồm: đoàn Ca múa, đoàn Kịch nói, đoàn Cải lương, đoàn Chèo và đoàn Múa rối. Thực hiện Nghị định 73/NĐ - CP của chính phủ về xã hội hoá văn hoá và Quyết định số 47/2004/BVHTT của Bộ trưởng Bộ VHTT ban hành kèm theo Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp đã có thêm 2 đơn vị nghệ thuật tự trang trải thuộc Trung tâm biểu diễn nghệ thuật, 03 công ty TNHH có chức năng hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật theo Luật Doanh nghiệp. Mặc dù với kinh phí hạn hẹp, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu, lực lượng diễn viên trẻ còn hạn chế về chuyên môn, nhưng nhìn chung các đoàn nghệ thuật ở Hải Phòng đã đảm bảo kế hoạch biểu diễn được giao. Các đoàn đã có những chương trình biểu diễn nghệ thuật có chất lượng chuyên môn cao, những tiết mục, vở diễn để lại nhiều dư âm trong lòng công chúng Hải Phòng. Đoàn Kịch nói Hải Phòng có một số vở diễn tiêu biểu như: "Con cáo và chùm nho", "Âm mưu và tình yêu", "Dòng sông ám ảnh", "Lịch sử và nhân chứng", "Sống trong im lặng" hay "Vụ án 2000 ngày"... đã có dư âm tốt trong lòng công chúng yêu nghệ thuật kịch nói. Đoàn Ca múa Hải Phòng có những tiết mục, vở diễn tiêu biểu, như: Vở ca kịch "Tình yêu và danh dự ", Vở ca kịch "Yêu trước Phật đài", Chương trình ca múa nhạc dân tộc " Sân đình làng biển", Chương trình ca múa nhạc "Thương lắm Miền Trung ơi" ...để lại những tiếng vang lớn. Đoàn múa Rối Hải Phòng có: Vở "Vua Hùng kén rể", Vở "Huyền thoại hoạ my", Tiết mục "Ngày hội tuổi thơ", Chương trình "Bàn tay - Con Rối - Cuộc đời"... Đoàn Cải lương Hải Phòng có một số vở diễn tiêu biểu, như Vở "Kêu cứu"; Vở " Hòn Đất", Vở "Tiếng gọi"; Vở "Sau bức màn nhung"; ' Đôi dòng sữa mẹ"; " Người mẹ lưu đày"; " Lôi Vũ"; " Loài hoa không tên",; " Người khơi nguồn xuân"; " Nữ tướng Lê Châ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay.pdf
Tài liệu liên quan