Luận văn Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân vào việc xây dựng đội ngũ công nhân Nghệ An trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay

Tài liệu Luận văn Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân vào việc xây dựng đội ngũ công nhân Nghệ An trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay: LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân vào việc xây dựng đội ngũ công nhân Nghệ An trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới - đó để lại cho Đảng ta, dân tộc ta những di sản tư tưởng to lớn. Tư tưởng của Người là ngọn đuốc soi đường, chỉ lối cho cách mạng Việt Nam giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ và thành công trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm về giai cấp công nhân (GCCN) Việt Nam được Người nhận thức đúng đắn, khoa học, là giai cấp có sứ mệnh lịch sử đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng. Để GCCN hoàn thành được sứ mệnh lịch sử đó, Người chỉ rõ: Trước hết và hơn ai hết giai cấp công nhân phải giác ngộ quyền lợi giai cấp, giác ngộ xã hội chủ nghĩa ra sức học tập, trau dồi văn hoá, chính trị và kỹ thuật, nâng cao trình độ về mọi ...

pdf109 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân vào việc xây dựng đội ngũ công nhân Nghệ An trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân vào việc xây dựng đội ngũ công nhân Nghệ An trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới - đó để lại cho Đảng ta, dân tộc ta những di sản tư tưởng to lớn. Tư tưởng của Người là ngọn đuốc soi đường, chỉ lối cho cách mạng Việt Nam giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ và thành công trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm về giai cấp công nhân (GCCN) Việt Nam được Người nhận thức đúng đắn, khoa học, là giai cấp có sứ mệnh lịch sử đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng. Để GCCN hoàn thành được sứ mệnh lịch sử đó, Người chỉ rõ: Trước hết và hơn ai hết giai cấp công nhân phải giác ngộ quyền lợi giai cấp, giác ngộ xã hội chủ nghĩa ra sức học tập, trau dồi văn hoá, chính trị và kỹ thuật, nâng cao trình độ về mọi mặt, gương mẫu trong sản xuất và trong cuộc sống, đặc biệt, nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, mạnh dạn đấu tranh. Vì vậy, trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, GCCN Việt Nam mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nêu cao bản chất cách mạng, lãnh đạo toàn dân tộc làm nên những thắng lợi lịch sử vô cùng to lớn. Ngày nay, trong xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), nhất là trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, GCCN Việt Nam nói chung và đội ngũ công nhân Nghệ An nói riêng đã tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng lên, đang tiếp tục phát huy vai trò là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục làm nên những kỳ tích mới. Tuy nhiên, sự phát triển của GCCN chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế cả về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; thiếu các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; phần lớn công nhân xuất thân từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống. Một bộ phận công nhân chậm thích nghi với cơ chế thị trường. Giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị của công nhân không đồng đều; việc làm, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân đang có nhiều khó khăn, bức xúc. Mặt khác, Đảng ta có chú trọng xây dựng GCCN nhưng quan tâm chưa đầy đủ, chưa ngang tầm với vị trí, vai trò của GCCN trong thời kỳ mới. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và luật pháp xây dựng GCCN, nhưng còn tồn tại một số hạn chế, bất cập. Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội có nhiều đóng góp tích cực vào việc xây dựng GCCN, nhưng hiệu quả chưa cao, còn nhiều yếu kém. Các doanh nghiệp và người sử dụng lao động thuộc các thành phần kinh tế đóng góp tích cực vào tạo việc làm và thu nhập cho công nhân nhưng không ít trường hợp còn vi phạm chính sách, pháp luật đối với người lao động. Nghệ An là một tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hoá đối với khu vực Bắc Trung Bộ. Vị thế ấy được xác lập, phát triển nhờ vào vai trò quan trọng và đóng góp to lớn của đội ngũ công nhân - lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lĩnh vực và các thành phần kinh tế; là những chủ nhân đang cùng cả tỉnh đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, đô thị hoá và hội nhập quốc tế... Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh, những ưu điểm, đội ngũ công nhân Nghệ An còn bộc lộ những yếu kém, khuyết điểm đòi hỏi phải từng bước khắc phục để hoàn thành nhiệm vụ và sứ mệnh lịch sử của mình. Sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay nói chung và Nghệ An nói riêng đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ công nhân không ngừng lớn mạnh; coi sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân là một điều kiện bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, CNH, HĐH đất nước. Do vậy, việc tìm hiểu, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về GCCN là một yêu cầu khách quan, qua đó tìm ra phương hướng và giải pháp đúng đắn xây dựng đội ngũ công nhân trong quá trình CNH, HĐH hiện nay là rất cần thiết và cấp bách. Vấn đề này không chỉ trực tiếp cho Nghệ An mà còn là cơ sở khoa học cho những quan điểm, chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển GCCN cả nước trong bối cảnh mới. Với ý nghĩa quan trọng đó, tôi chọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân vào việc xây dựng đội ngũ công nhân Nghệ An trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài - ở Việt Nam, vấn đề giai cấp công nhân đã được nhiều công trình khoa học nghiên cứu với nhiều góc độ và phạm vi khác nhau. Đáng chú ý là một số công trình nghiên cứu về khái niệm giai cấp công nhân; thực trạng và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam; những giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay như: Cuốn “Một số vấn đề về giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay” (của Bùi Đình Bôn, Nxb Lao động, Hà Nội, 1996). Cuốn “Một số vấn đề về giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam” (của GS. Văn Tạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997). Cuốn “Đảng cộng sản Việt Nam với giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam” (của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Nxb Lao động, Hà Nội, 2000). Cuốn “Xu hướng biến động của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XIX” (của Viện Công nhân và Công đoàn, Nxb Lao động, Hà Nội, 2001). Cuốn “Giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XIX (của Viện Công nhân và Công đoàn, Nxb Lao động, Hà Nội, 2002). Cuốn “Những tác động tới việc làm, đời sống của người lao động và các giải pháp hành động công đoàn khi Việt Nam gia nhập WTO” (của Viện Công nhân và Công đoàn Việt Nam và Viện FRIEDRICH EBERT (FES), Nxb Lao động, Hà Nội, 2005). Cuốn “Những trang viết về phong trào công nhân và Công đoàn trong thời kỳ đổi mới” (của Hồng Phong (tuyển chọn), Nxb Lao động, Hà Nội, 2005). Cuốn “Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đổi mới” (của Lê Thanh Hà, Nxb Lao động, Hà Nội, 2007). Cuốn “Đổi mới tư duy về giai cấp công nhân - Kinh tế tri thức và công nhân tri thức” (của GS. Văn Tạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008). Cuốn “Góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam từ thực trạng công nhân Thành phố Hồ Chí Minh” (của PGS. TS Nguyễn Đăng Thành, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008)... Các công trình nêu trên đã khai thác tương đối toàn diện những vấn đề liên quan đến GCCN, xu hướng biến động của nó trong thời kỳ quá độ lên CNXH, mặt khác đã đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng GCCN không ngừng lớn mạnh đáp ứng yêu cầu của của sự nghiệp đổi mới hiện nay. - Một số công trình khoa học nghiên cứu trực tiếp mối quan hệ giữa CNH, HĐH với sự phát triển GCCN; Vai trò của GCCN trong quá trình CNH, HĐH đất nước như: Cuốn “Giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (của PGS. TS Dương Xuân Ngọc, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 2004). Cuốn “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự phát triển của giai cấp công nhân” (của PGS. TS Cao Văn Lượng, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 2001). Cuốn “Công đoàn và phong trào thi đua trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (của Dương Văn Sao, Nxb Lao động, Hà Nội, 2005). Cuốn “Một số vấn đề xây dựng, phát huy vai trò giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (của Viện Công nhân và Công đoàn Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội, 2004)… Các công trình này đã đề cập đến mối quan hệ biện chứng giữa quá trình CNH, HĐH đất nước với sự phát triển của GCCN, đặt ra những vấn đề về phát triển GCCN đáp ứng được những đòi hỏi đặt ra trong giai đoạn đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH. - Một số công trỡnh nghiên cứu quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về GCCN và Công đoàn Việt Nam như: Cuốn “Chủ tịch Hồ Chí Minh với giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam” (của GS. Đỗ Quang Hưng, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2008) đã tập hợp các bài viết của nhiều tác giả như GS. Đỗ Quang Hưng, PSG. TS Bùi Đình Phong, GS. TS Phùng Hữu Phú về Hồ Chí Minh với GCCN, với Công đoàn Việt Nam và di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về GCCN và tổ chức Công đoàn. Cuốn “Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước” (của Lê Quang Thiệu, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2008) đã đề cập đến vấn đề phong trào thi đua yêu nước của GCCN và vận dung vào công cuộc đổi mới hiện nay. Cuốn “Đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống - Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn” (của PGS.TS Lê Văn Tích (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008)... đã có đề cập đến vấn đề đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào giai cấp công nhân từ thực trạng hiểu biết của giai cấp công nhân về tư tưởng Hồ Chí Minh. Cuốn “Hồ Chí Minh với công nhân và Công đoàn Việt Nam” (của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam), đã tập hợp trên 30 bài phát biểu, tham luận của nhiều tác giả viết về lòng biết ơn của GCCN và tổ chức Công đoàn Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về GCCN và Công đoàn Việt Nam. ở Nghệ An, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã tiến hành khảo sát đưa ra những đánh giá bước đầu nhằm xây dựng đội ngũ công nhân lớn mạnh. Song, nhìn chung chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu có hệ thống vấn đề phát triển đội ngũ công nhân Nghệ An trong sự nghiệp CNH, HĐH; đặc biệt là vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về GCCN vào việc xây dựng đội ngũ công nhân. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân vào việc xây dựng đội ngũ công nhân Nghệ An trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay”, tác giả hi vọng luận văn sẽ góp phần bổ sung những nhận thức, kinh nghiệm vào công tác xây dựng đội ngũ công nhân Nghệ An trong sự nghiệp CNH, HĐH hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ các quan điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về GCCN, luận văn tập trung phân tích, vận dụng tư tưởng của Người vào việc xây dựng đội ngũ công nhân Nghệ An trong sự nghiệp CNH, HĐH hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những vấn đề sau: - Trình bày một cách hệ thống các quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về GCCN. - Phân tích thực trạng đội ngũ công nhân Nghệ An, từ thực trạng đó, dự báo xu hướng biến động của đội ngũ công nhân Nghệ An trong sự nghiệp CNH, HĐH hiện nay. - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giai GCCN để đưa ra những quan điểm và giải pháp xây dựng đội ngũ công nhân Nghệ An trong sự nghiệp CNH, HĐH hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu: - Những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về GCCN. - Đội ngũ công nhân trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về GCCN, các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, UBND, Liên đoàn lao động tỉnh Nghệ An về GCCN. Cơ sở thực tiễn là kết quả điều tra thực trạng đội ngũ công nhân ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp điều tra xã hội học... làm cơ sở cho những nhận định và kết luận vấn đề. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về GCCN. - Làm rõ thực trạng đội ngũ công nhân Nghệ An trong 10 năm trở lại đây, qua đó luận giải có hệ thống quan điểm và giải pháp xây dựng đội ngũ công nhân Nghệ An dưới ánh sánh tư tưởng Hồ Chí Minh. 7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Luận văn góp phần làm sáng tỏ những quan điểm lý luận về GCCN của Hồ Chí Minh và của Đảng ta, đặc biệt vai trò của GCCN trong sự nghiệp CNH, HĐH của cả nước nói chung, tỉnh Nghệ An nói riêng. - Luận văn bảo vệ thành công có thể làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng, hoạch định những chủ trương, chính sách và giải pháp xây dựng đội ngũ công nhân tỉnh Nghệ An đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp CNH, HĐH. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và giảng dạy, tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 2 chương, 5 tiết. Nội dung Chương 1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân việt nam 1.1. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của giai cấp công nhân 1.1.1. Khái niệm giai cấp công nhân Bàn đến khái niệm GCCN cho đến nay, do lập trường giai cấp, thái độ chính trị, trình độ nhận thức và phương pháp tiếp cận khác nhau nên vẫn còn những ý kiến không giống nhau. Có thể phân ra ba loại ý kiến như sau: Loại ý kiến thứ nhất: Trong thời đại ngày nay, thời đại công nghệ thông tin, do sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, do sự điều chỉnh “có hiệu quả” của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt trên lĩnh vực xã hội, GCCN không còn nữa, hoặc đã trở thành giai cấp trung lưu, hoặc đã tan biến vào đội ngũ trí thức. Loại ý kiến thứ hai: GCCN không những không biến mất mà còn được bổ sung thêm vào trong thành phần của mình đội ngũ trí thức. Rằng, trong xã hội hiện đại, trí thức không còn là một tầng lớp xã hội độc lập mà chỉ là một bộ phận của GCCN. Loại ý kiến thứ 3: GCCN vẫn tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội, nhưng được bổ sung những phẩm chất mới. GCCN đang trong quá trình “trí thức hoá”. Vậy, giai cấp công nhân là gì? Địa vị sứ mệnh lịch sử của nó ra sao? Trả lời những câu hỏi này luôn là vấn đề nhạy cảm và tiêu điểm phân ranh giới giữa người mácxít, cách mạng với kẻ cơ hội, phản động, phi mácxít. Để có một cách nhìn khách quan và khoa học, một sự nhận thức thống nhất về khái niệm GCCN và sứ mệnh lịch sử của nó, tất yếu phải trở về thế giới quan, phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngay từ năm 1845, khi bắt tay vào nghiên cứu GCCN, trong tác phẩm Gia đình và thần thánh, C.Mác đã đặt câu hỏi: “Vấn đề là ở chỗ tìm xem giai cấp vô sản thực ra là gì và phù hợp với sự tồn tại ấy của bản thân nó, giai cấp vô sản buộc phải làm gì về mặt lịch sử” [40,tr.56]. Trong các tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen (1844), Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh (1844 - 1845), Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản (1847), Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848)..., C.Mác và Ph.Ăngghen còn bàn đến và sử dụng nhiều từ đồng nghĩa để biểu đạt khái niệm GCCN như: “giai cấp công nhân”, “giai cấp vô sản”, “giai cấp vô sản công nghiệp”, “giai cấp vô sản hiện đại”... Ngoài ra, trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, các ông còn sử dụng một số hình thức diễn đạt khác như: “lao động làm thuê”, “giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ sống dựa vào bán sức lao động của mình”, “giai cấp của những người hoàn toàn không có của”, “giai cấp công nhân làm thuê thế kỷ XX”... Cần khẳng định rằng, tất cả những thuật ngữ đồng nghĩa này chỉ là sự khác nhau về hình thức biểu đạt trong những văn cảnh cụ thể của một khái niệm là: “giai cấp công nhân” với sự thống nhất về bản chất: lực lượng lao động trong nền sản xuất công nghiệp hiện đại... C.Mác - Ph.Ăngghen phân biệt GCCN có sứ mệnh lịch sử thế giới và bản chất cách mạng với bộ phận công nhân đã bị tha hoá, đánh mất mình bằng những thuật ngữ đối ngược nhau: giữa một bên là “giai cấp vô sản cách mạng” với một bên là “tầng lớp vô sản lưu manh” mất gốc, những phần tử cặn bã của xã hội. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc phân biệt GCCN cách mạng với bộ phận công nhân đã khuất phục, trở thành công cụ của giai cấp tư sản để phá hoại phong trào công nhân từ bên trong, mưu toan kìm hãm và khuôn cuộc đấu tranh của GCCN trong trật tự của “chủ nghĩa tư bản” vì mục tiêu kinh tế và lợi ích tầm thường do hệ tư tưởng tư sản và tiểu tư sản thao túng mà ở đây các ông đã sử dụng thuật ngữ: “Công nhân quý tộc”. Theo các ông, “công nhân quý tộc” và tầng lớp vô sản lưu manh không còn là bộ phận của GCCN nữa mà đã trở thành một bộ phận của giai cấp tư sản hoặc đã là tầng lớp cặn bã của xã hội. Nói tóm lại, tuy có khác nhau trong cách gọi, cách diễn đạt tuỳ từng hoàn cảnh lịch sử. Nhưng những thuật ngữ không giống nhau nêu trên về khái niệm GCCN đều được các nhà kinh điển Mácxít sử dụng như một khái niệm đồng nhất dựa trên hai tiêu chí cơ bản để phân định GCCN với các giai tầng xã hội khác: Một là, về phương thức lao động, cách thức sản xuất GCCN là những người (tập đoàn người) lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá, quốc tế hoá cao. Đây cũng là tiêu chí cơ bản phân biệt người công nhân hiện đại với người thợ thủ công thời trung cổ hay người thợ trong công trường thủ công. C.Mác viết: “Trong công trường thủ công và trong nghề thủ công, người công nhân sử dụng công cụ của mình, còn trong công xưởng thì người công nhân phải phục tùng máy móc” [41,tr.605]. Đối với C.Mác và Ph.Ăngghen, GCCN là tập đoàn người, bao gồm những người công nhân công xưởng, là sản phẩm của nền đại công nghiệp và phát triển cùng với sự phát triển của đại công nghiệp: “Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp” [41,tr.610] hay “Công nhân cũng là một phát minh của thời đại mới, giống như máy móc vậy... Công nhân Anh là đứa con đầu lòng của nền công nghiệp hiện đại...” [42,tr.11]. Như vậy, GCCN ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của đại công nghiệp. Chính vì thế, GCCN là hiện thân của lực lượng sản xuất hiện đại, đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến và mang trong mình những đặc trưng riêng có mà không một giai tầng nào có được đó là: tính tiên tiến, hiện đại; ý thức tổ chức kỷ luật cao, tác phong công nghiệp, tinh thần khoa học và thái độ cách mạng triệt để; tinh thần quốc tế cao cả và trong sáng... Hai là, về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, GCCN là những người không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động, làm thuê cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư. Chính vì vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen đã gọi GCCN là: giai cấp vô sản. Và, cũng vì điều này mà khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp đối kháng với giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản, tức là tư bản, mà lớn lên thì giai cấp vô sản, giai cấp công nhân hiện đại - tức là giai cấp chỉ có thể kiếm được việc làm, và chỉ có thể kiếm được việc làm, nếu lao động của họ làm tăng thêm tư bản - cũng phát triển theo. Những công nhân ấy, buộc phải tự bán mình để kiếm ăn từng bữa một, là một hàng hoá, tức là một món hàng đem bán như bất cứ món hàng nào khác; vì thế, họ phải chịu hết mọi sự may rủi của cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị trường [41, tr.605]. Căn cứ vào hai tiêu chí trên, trong tác phẩm “Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản”, Ph.Ăngghen đã đưa ra định nghĩa về GCCN: Giai cấp vô sản là một giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ kiếm sống bằng việc bán sức lao động của mình, chứ không phải sống bằng lợi nhuận của bất cứ số tư bản nào, đó là một giai cấp mà hạnh phúc và đau khổ, sống và chết, toàn bộ sự sống còn của họ đều phụ thuộc vào số cầu về lao động, tức là vào tình hình chuyển biến tốt hay xấu của công việc làm ăn, vào những sự biến động của cuộc cạnh tranh không gì ngăn cản nổi. Nói tóm lại, giai cấp vô sản hay giai cấp của những người vô sản là giai cấp lao động làm thuê trong thế kỷ XIX… [41,tr.456 - 457]. Như vậy, mặc dù C.Mác và Ph.Ăngghen chưa nêu lên thành một định nghĩa hoàn chỉnh về GCCN, nhưng qua những tác phẩm của mình, với những cách tiếp cận khác nhau, các ông đã nêu một cách khách quan các đặc trưng cơ bản, thuộc tính bản chất nhất của GCCN, nhờ đó, chúng ta có thể dễ dàng nhận diện được GCCN trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Phát triển học thuyết C.Mác và Ph.Ăngghen trong thời đại mới - thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản, đặc biệt trong CNXH hiện thực, trên cơ sở quan niệm đúng về GCCN, V.I Lênin đã bổ sung thêm những thuộc tính mới của GCCN. Theo V.I Lênin, sự phân chia giai cấp phải dựa vào địa vị và sự khác nhau của các tập đoàn người trong quan hệ đối với quản lý sản xuất và khác nhau trong quan hệ phân phối sản phẩm. Trên cơ sở quan niệm mới về giai cấp như vậy, trong nhiều tác phẩm của mình, như “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga”, “Nhà nước và cách mạng”, “Kinh tế chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản”... Lênin đã khẳng định: sau khi cách mạng vô sản thành công, GCCN đã trở thành giai cấp cầm quyền, địa vị kinh tế - xã hội của GCCN đã hoàn toàn thay đổi, từ thân phận nô lệ làm thuê trở thành giai cấp thống trị về chính trị, thông qua đảng tiền phong của mình lãnh đạo toàn xã hội cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Theo V.I.Lênin, GCCN là giai cấp thống trị về chính trị, giai cấp lãnh đạo toàn xã hội trong cuộc đấu tranh lật đổ ách tư bản, trong sự nghiệp sáng tạo xã hội mới, trong toàn bộ cuộc đấu tranh để thủ tiêu hoàn toàn các giai cấp. Xu hướng phát triển của giai cấp vô sản là đi tới chỗ tự thủ tiêu mình với tư cách là giai cấp vô sản. Giờ đây, khi lịch sử đã thay đổi, để hiểu đúng quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về GCCN, đòi hỏi chúng ta cần có thái độ khách quan và phương pháp khoa học để tiếp cận khái niệm này. Trước hết, cần khẳng định rằng những thuật ngữ cơ bản của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin nói về GCCN, như đã nêu ở trên, có cùng một bản chất và có hình thức diễn đạt chặt chẽ, hàm súc của một khái niệm khoa học. Thời đại mới đã vượt qua những hạn chế về mặt lịch sử, để hiểu bản chất và trình độ phát triển của giai cấp công nhân hiện đại, xét trên phạm vi thế giới, khu vực và từng quốc gia - dân tộc. Trong tất cả những thuật ngữ mà C.Mác - Ph.Ăngghen đã dùng trước đây, thuật ngữ “giai cấp công nhân” và “giai cấp công nhân hiện đại” là phù hợp hơn cả. Nó cũng phù hợp và giữ nguyên giá trị trong xu thế phát triển của thế giới, của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại. Hiện nay, ở các nước XHCN, hoặc ở các nước đang trên con đường phát triển theo định hướng XHCN, khi GCCN trở thành giai cấp cầm quyền và trở thành chủ sở hữu đích thực các tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, thì khái niệm giai cấp vô sản theo đúng nghĩa đen của từ đó cũng hoàn toàn không còn nữa. Tuy nhiên, GCCN ở các nước này vẫn là một bộ phận của giai cấp vô sản toàn thế giới. Giai cấp có sứ mệnh xoá bỏ tình cảnh vô sản, nô lệ của mình và trở thành giai cấp có địa vị làm chủ để tiến tới thủ tiêu chính mình với tư cách là một giai cấp. Đây là xu thế không gì cưỡng nổi. Và do đó, ở các nước TBCN và các nước phát triển theo con đường TBCN hiện nay, trên thực tế cũng không còn giai cấp vô sản như quan niệm ở thế kỷ XIX nữa, cả về tài sản, mức sống, điều kiện sống, ở trình độ học vấn và trình độ văn hoá nói chung. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, GCCN có xu hướng “trí thức hoá” và xu hướng tiếp thu số lượng ngày càng lớn đội ngũ trí thức vào hàng ngũ công nhân để hình thành nên bộ phận công nhân trí thức. Tuy nhiên, trình độ tri thức của công nhân ngày càng cao không hề làm thay đổi bản chất của GCCN trong CNTB, với tư cách là giai cấp làm thuê cho giai cấp tư sản trong hoạt động sản xuất công nghiệp. Hiện tượng công nhân có cổ phần có xu hướng ngày càng tăng, nhưng tỷ lệ công nhân này không lớn và giá trị cổ phiếu rất nhỏ so với khối lượng tư bản khổng lồ của giai cấp tư sản. Thực tế đó không làm thay đổi một sự thật là toàn bộ tư liệu sản xuất cơ bản nhất, quyết định nhất, đối với nền sản xuất TBCN vẫn nằm trong tay giai cấp tư sản, và GCCN vẫn phải bán sức lao động chân tay và lao động trí óc cho nhà tư bản để kiếm sống. Do đó, bản chất bóc lột của chế độ TBCN không hề thay đổi. Đối với cách mạng Việt Nam, GCCN luôn có một vai trò và vị trí hết sức quan trọng. Trong các giai đoạn cách mạng trước đây, GCCN Việt Nam không chỉ là giai cấp lãnh đạo cách mạng mà còn là một trong những lực lượng cách mạng chủ yếu trong cuộc đấu tranh thắng lợi để giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, GCCN Việt Nam tiếp tục đảm đương sứ mệnh lịch sử lớn lao không chỉ tiếp tục là giai cấp lãnh đạo cách mạng mà còn là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện CNH, HĐH đất nước. Để khẳng định hơn nữa về vai trò và vị trí của GCCN Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp. Giai cấp công nhân nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn: là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng [16,tr.43-44]. Quan niệm trên, tuy chưa phải là một định nghĩa, nhưng đã phản ánh được những nội dung chủ yếu của khái niệm GCCN Việt Nam như: Thứ nhất: GCCN Việt Nam hiện nay là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển cùng với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH gắn liền với phát triển kinh tế tri thức; chưa định hình rõ, luôn có sự đan xen chuyển dịch giữa các giai cấp, tầng lớp. Thứ hai, GCCN là những người lao động chân tay và lao động trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp. Điều đó có nghĩa là, trong cơ cấu giai cấp công nhân có cả bộ phận công nhân trí thức, công nhân lao động trí óc nhưng làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp. Thứ ba, GCCN Việt Nam là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng CNXH, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là cơ sở nhận biết, phân biệt GCCN với các giai tầng khác trong cơ cấu xã hội, đồng thời cũng để phân biệt GCCN Việt Nam với GCCN trên thế giới; cơ sở để đánh giá thực trạng, xu hướng biến đổi và xác định những chủ trương, chính sách xây dựng GCCN lớn mạnh toàn diện. 1.1.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của giai cấp công nhân trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Nguyễn ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác -Lênin và tìm thấy ở đó con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp - con đường cách mạng vô sản. Nguyễn ái Quốc cũng là người Việt Nam đầu tiên thấy rõ bản chất tàn bạo của bọn chủ tư bản đối với những người công nhân, khiến “tình cảnh của họ quá ư khốn khổ, khốn khổ đến mức mà ở châu Âu người ta không thể tưởng tượng được” [44,tr.114]. Nhận thấy ở giai cấp công nhân thuộc địa, giai cấp công nhân Việt Nam một tư tưởng cách mạng vô địch và cũng chính Người đã hết lòng ca ngợi tư tưởng cách mạng tiến công, tư tưởng cách mạng triệt để, thể hiện sự kết hợp giữa đấu tranh giành độc lập dân tộc với đấu tranh cho CNXH. Và điều quan trọng nhất từ đầu, Nguyễn ái Quốc đã khẳng định vị trí tiên phong của GCCN thuộc địa và một chế độ do chính giai cấp đó lãnh đạo - chế độ cộng sản chủ nghĩa. Công lao to lớn của Nguyễn ái Quốc là đã đưa GCCN từ chỗ không được ghi tên trong danh sách “mười hạng người đồng tâm cứu nước” mà một nhân vật lỗi lạc nhất trong phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX - cụ Phan Bội Châu - đã nêu ra, trở thành một lực lượng cơ bản và cùng với nông dân trở thành đội quân chủ lực của cách mạng. Chính Bác Hồ là người Việt Nam đầu tiên khẳng định: “Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn luôn gan góc đương đầu với bọn đế quốc thực dân. Với lý luận cách mạng tiên phong và kinh nghiệm của phong trào vô sản quốc tế, giai cấp công nhân ta đã tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng nhất và đáng tin cậy nhất của nhân dân Việt Nam” [52,tr.9]. Người đã sớm trao vũ khí sắc bén nhất của thời đại - tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin cho GCCN để họ đảm đương được sứ mệnh của giai cấp độc lập và duy nhất đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản, lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, mặc dù Hồ Chí Minh chủ yếu sống và hoạt động ở nước ngoài, nhưng Người vẫn nắm chắc phong trào cách mạng trong nước. Vấn đề to lớn nhất mà Người quan tâm giữ vững là tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, của GCCN đối với phong trào cách mạng. Cách mạng tháng Tám thành công đã khẳng định rằng, GCCN Việt Nam đủ sức tiến lên bằng một bước nhảy vọt, kết thúc chế độ thuộc địa ở nơi đầu não của nó. Nhưng GCCN Việt Nam hơn ai hết, hiểu rõ rằng: “Giành chính quyền đã khó, giữ được chính quyền lại càng khó hơn”. Đây là một trong những thời kỳ khó khăn phức tạp nhất của cách mạng, khi vận mệnh Tổ quốc đã có lúc như “ngàn cân treo sợi tóc”. Đưa con thuyền cách mạng có thể vượt qua những mỏm đá ghềnh lướt tới đích cuối cùng, ngoài vấn đề có tính quyết tử là đi theo đường lối kháng chiến do Đảng và Hồ Chí Minh đã vạch ra, thì việc bố trí lực lượng cách mạng trên trận tuyến kháng chiến, là một khâu hết sức quan trọng. Theo Hồ Chí Minh, trong kháng chiến, kiến quốc và xây dựng nền dân chủ mới, “giai cấp công nhân phải là người lãnh đạo. Vì vậy, mỗi nam, nữ công nhân phải cố gắng học hỏi, tiến bộ, phải cố gắng xung phong làm kiểu mẫu trong mọi việc để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của giai cấp mình” [47,tr.3]. Từ đó, Người đặt niềm tin vào công nhân “đã dũng cảm trong công việc kháng chiến, thì ắt cũng dũng cảm trong sự nghiệp kiến quốc” [47,tr.420]. Niềm tin của Người vào công nhân là niềm tin của Đảng, của dân tộc vào giai cấp lãnh đạo. Đó là một trọng trách, không những chỉ công nhân ở miền tự do mà cả công nhân ở vùng tạm bị chiếm. Hoàn thành được trọng trách đó, tức là công nhân “đã có công với nước nhà” giúp cho “kháng chiến sẽ chóng thắng lợi, thống nhất và độc lập sẽ chóng thành công, toàn thể đồng bào lao động sẽ chóng được giải phóng” [47. tr, 421]. Cuộc kháng chiến thần thánh 9 năm của nhân dân ta giành được thắng lợi vẻ vang, đưa miền Bắc đi lên CNXH, trong đó, Hồ Chí Minh đánh giá năng lực cách mạng của GCCN, rằng “công nhân ta rất xứng đáng với cái tên vẻ vang là đội tiền phong của dân tộc ta” [47.tr,593] là “lực lượng vô địch trong sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc” [47.tr,593]. Từ năm 1954, Tổ quốc ta tạm thời chia cắt làm hai miền với hai chế độ khác nhau: miền Bắc hoàn toàn giải phóng và làm cách mạng XHCN, miền Nam đang bị tay sai thống trị, tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Tuy nhiệm vụ cách mạng ở hai miền có khác nhau, nhưng cùng chung một mục đích: “đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội làm cơ sở vững chắc cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà để xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” [51,tr.339]. Để hoàn thành cuộc cách mạng vẻ vang nhưng nặng nề đó, Đảng phải huy động sức mạnh to lớn của độc lập dân tộc kết hợp với sức mạnh của chủ nghĩa xã hội, tức là “Đảng ta phải dựa vào giai cấp công nhân, lấy liên minh công nông làm nền tảng vững chắc để đoàn kết các tầng lớp khác trong nhân dân” [52, tr. 605]. Hồ Chí Minh cho rằng: “Thực hiện cho được liên minh công nông vì đó là sự đảm bảo chắc chắn nhất những thắng lợi của cách mạng. Chỉ có khối liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo mới có thể kiên quyết và triệt để đánh đổ các thế lực phản cách mạng, giành lấy và củng cố chính quyền của nhân dân lao động, hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của cách mạng dân tộc, dân chủ và tiến lên chủ nghĩa xã hội” [54,tr.303-304]. Với giai cấp công nhân, Người vạch rõ: Một là: “Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo” Hai là: “Bản chất của giai cấp công nhân là đoàn kết đấu tranh” [54, tr. 569]. Ba là: “tổ chức, giáo dục quần chúng công nhân, viên chức làm tròn vai trò tiên phong cách mạng trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội” [54, tr.564]. Bốn là: “Lúc này chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mọi người Việt Nam yêu nước”. Vì vậy nhân dân niềm Nam nói chung, công nhân nói riêng “hăng hái thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa anh dũng chiến đấu bảo vệ miền Bắc, vùa hết lòng ủng hộ miền Nam” [53,tr.434]. Rõ ràng, quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của GCCN trong sự nghiệp cách mạng giải phóng niềm Nam, bảo vệ niềm Bắc, tiến tới thống nhất nước nhà và đưa cả nước tiến lên CNXH là một quan điểm nhất quán về các mặt: vai trò tiên phong, lãnh đạo của GCCN, liên minh công - nông là cơ sở của Mặt trận dân tộc thống nhất, công nhân mỗi miền, trong khi góp phần hoàn thành nhiệm vụ từng miền, chính là nhằm mục tiêu chung, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước... Đó chính là cái nhìn chính xác, phản ánh bản chất cách mạng và năng lực lãnh đạo của GCCN Việt Nam. Trong những điều kiện cụ thể, Hồ Chí Minh đã phát triển nhận thức của mình về vai trò, vị trí của GCCN một cách đúng đắn, phù hợp với nhiệm vụ cách mạng từng miền và nhiệm vụ chung của cả nước. Nhưng dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nhận thức có phát triển đến mức nào, thì điều căn bản, cốt yếu nhất của GCCN, như Hồ Chí Minh đã nêu ra vẫn không hề thay đổi: “Tiền đồ của giai cấp công nhân rất rộng và vẻ vang. Nó vừa cải tạo thế giới, vừa cải tạo bản thân mình” [51,tr.285]; “Giai cấp công nhân chẳng những đấu tranh để tự giải phóng mà còn để giải phóng cả loài người khỏi áp bức, bóc lột. Cho nên lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích của nhân dân là nhất trí” [51,tr.288]. Đó là, “làm cho cả nước không còn ai bị bóc lột, xây dựng một xã hội mới, trong đó mọi người sung sướng, ấm no” [51,tr.286]. 1.1.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa 1.1.3.1. Đưa đất nước tiến dần theo con đường chủ nghĩa xã hội - Lý tưởng và mục đích cao cả của Hồ Chí Minh Ngay từ năm 1920, ở Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp, khi bỏ lá phiếu tán thành ủng hộ Quốc tế III, Hồ Chí Minh đã trọn vẹn đặt niềm tin vào con đường cách mạng vô sản. Đánh đổ đế quốc, phong kiến giành độc lập cho dân tộc, đưa đất nước tiến theo con đường XHCN, đã trở thành lý tưởng, mục đích phấn đấu suốt đời của Hồ Chí Minh. Lý tưởng và mục đích cao đẹp đó nhất quán, xuyên suốt mọi hoạt động lý luận và thực tiễn của Người. Xuất phát từ niềm tin sắt đá: đi lên CNXH là một tất yếu lịch sử vì nó đồng nhất với ước mơ khát khao của loài người về một xã hội hạnh phúc, công bằng, bác ái thực sự, cho nên sau khi miền Bắc nước ta được giải phóng, Hồ Chí Minh đã cùng với Trung ương Đảng quyết định đưa miền Bắc tiến theo con đường CNXH. Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ đi lên CNXH trong lúc đất nước tạm thời bị chia cắt, cuộc chiến tranh cách mạng niềm Nam ngày càng phát triển, đòi hỏi Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng phải tập trung toàn bộ trí tuệ và sức lực chỉ đạo sự nghiệp đấu tranh giải phóng niềm Nam, thống nhất đất nước. Bằng nhãn quan chính trị sâu sắc, tầm nhìn cao rộng, Người đã chỉ rõ những nhiệm vụ nặng nề phải làm và lường đoán trước những thử thách to lớn đối với dân tộc ta trong cuộc trường chinh lên CNXH. Người nói: Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất. Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng nghìn năm. Chúng ta phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xoá bỏ giai cấp bóc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới không có bóc lột, áp bức. Muốn thế chúng ta phải dần dần biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp (...) Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hoá cao và đời sống tươi vui, hạnh phúc. Chúng ta lại phải tiến hành những nhiệm vụ đó trong những điều kiện đặc biệt của nước ta, nghĩa là trên cơ sở của một xã hội mới vừa thoát khỏi ách thực dân, phong kiến, hết sức lạc hậu và trong hoàn cảnh nước ta đang bị chia cắt làm hai miền [450,tr. 493- 494]. 1.1.3.2. Từng bước đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội trước hết là sứ mệnh và nhiệm vụ lịch sử của giai cấp công nhân Ngày 18 tháng 7 năm 1969, Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với các đồng chí lãnh đạo Tổng Công đoàn Việt Nam. Người nêu câu hỏi: “Ai là người xây dựng chủ nghĩa xã hội? Và tự trả lời: “Nói chung là những người lao động trong xã hội gồm công nhân, nông dân, trí thức cách mạng, v.v.. nhưng lực lượng chủ chốt xây dựng chủ nghĩa xã hội là công nhân” [54,tr.565]. Bác Hồ luôn luôn đặt niềm tin lớn lao vào GCCN, khẳng định sứ mệnh lịch sử, vai trò lãnh đạo của công nhân trong sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội mới. Người khẳng định: “Để giành lấy thắng lợi, cách mạng nhất định phải do giai cấp công nhân lãnh đạo. Vì nó là giai cấp tiền tiến nhất, giác ngộ nhất, kiên quyết nhất, có kỷ luật nhất và tổ chức chặt chẽ nhất” [51,tr.283]. Trong suốt 15 năm, kể từ khi miền Bắc bắt tay vào thời kỳ cách mạng XHCN, đến năm 1969, khi Hồ Chí Minh qua đời, mặc dù bận trăm công, nghìn việc với cương vị Chủ tịch Đảng, Chủ tịch Nước, Người vẫn giành nhiều thời gian, trí lực để đi thăm hỏi, nói chuyện với cán bộ, công nhân ở nhiều xí nghiệp trên các địa phương miền Bắc. Thông qua những bài viết, bài nói của mình, Người đã chỉ ra cho GCCN những nhiệm vụ lịch sử trong thời kỳ cách mạng mới. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, với tư cách là người chủ đất nước, là giai cấp lãnh đạo, trước hết GCCN phải đi đầu trong trong trào thi đua sản xuất và thực hành tiết kiệm để xây dựng CNXH, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc và góp phần đắc lực vào cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Ngày 15 tháng 9 năm 1958, trong buổi gặp gỡ thân mật với cán bộ, công nhân nhà máy Tĩnh Túc (Cao Bằng) Bác Hồ đã đặt câu hỏi: “Là giai cấp công nhân, là giai cấp lãnh đạo thì phải làm gì?” Trả lời câu hỏi đó, Người nhấn mạnh: “Lãnh đạo phải đi trước, phải gương mẫu sản xuất và tiết kiệm mới là lãnh đạo”, “là công nhân làm chủ xí nghiệp, muốn làm chủ phải làm thế nào? Làm chủ là phải cố gắng làm việc chứ không phải làm chủ chỉ ăn no, ngủ say”. Khi về thăm và nói chuyện với cán bộ, công nhân trên công trường xây dựng ba Nhà máy xà phòng - cao su - thuốc lá ở Hà Nội ngày 24 tháng 2 năm 1959, Người ân cần nhắc nhở cán bộ, công nhân: Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng, muốn xứng đáng là giai cấp lãnh đạo cách mạng thì phải gương mẫu trong công tác. Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội, muốn nước nhà mau chóng thống nhất, muốn được tự do, sung sướng, mọi người phải khắc phục khó khăn, thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm [51,tr.340]. Như vậy, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, trong thời kỳ xây dựng đất nước theo con đường đi lên CNXH, nhiệm vụ hàng đầu của GCCN là phải tiên phong trên mặt trận kinh tế, phải thể hiện vai trò, sứ mệnh của mình bằng sức mạnh kinh tế, bằng hoạt động kinh tế có hiệu quả chứ không phải bằng chính trị suông, bằng cái phẩm chất chính trị chung chung, siêu hình. Đồng thời với nhiệm vụ sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát triển kinh tế, Hồ Chí Minh còn chỉ rõ: GCCN cần tích cực tham gia quản lý guồng máy sản xuất, quản lý Nhà nước. So sánh vị trí chính trị của GCCN trong hai thời kỳ cách mạng, Người phân tích: “Trước ngày giải phóng miền Bắc anh chị em công nhân ta là những người nô lệ..., bây giờ công nhân làm chủ nước nhà, làm chủ xí nghiệp của mình” [50,tr 510] “mỗi công nhân phải biết mình là chủ, phải có tinh thần phụ trách trước Đảng, trước Chính Phủ, trước tất cả các anh chị em nữa”. Người cho rằng, muốn xây dựng CNXH, phải tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Muốn tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm thì phải quản lý tốt... Công đoàn phải phát động công nhân viên chức cải tiến chế độ quản lý xí nghiệp. Người luôn luôn căn dặn, khuyến khích, phát động công nhân thiết thực tham gia quản lý xí nghiệp, quản lý sản xuất, đấu tranh xoá bỏ sự cách biệt tuyệt đối giữa người quản lý và người sản xuất. Theo Người, “Công nhân phải vừa sản xuất, vừa quản lý, cán bộ phải vừa quản lý vừa sản xuất”, có như vậy mới thực hiện được nguyên tắc quản lý, dân chủ trong xí nghiệp, góp phần ngăn chặn được các tệ nạn tham ô, lãng phí, quan liêu. Với nhận thức: xây dựng CNXH là sự nghiệp của quần chúng, trong đó giai cấp công nhân là lược lượng chủ chốt, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Giai cấp công nhân phải tập hợp, tổ chức, hướng dẫn các lực lượng xã hội khác cùng tham gia xây dựng chế độ xã hội mới. Trước khi giành được chính quyền, liên minh giữa công nhân và nông dân chủ yếu là liên minh về chính trị - quân sự. Một khi hoàn cảnh lịch sử và nhiệm vụ của cách mạng đã thay đổi, bước vào thời kỳ cách mạng XHCN, sự liên minh về kinh tế giữa hai giai cấp nổi lên hàng đầu, và được mở rộng thành mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn, công nghiệp với nông nghiệp, xí nghiệp với các hợp tác xã nông nghiệp. Muốn củng cố được mối liên hệ mật thiết với người bạn đồng minh chiến lược đông đảo, lôi cuốn họ đi vào quỹ đạo XHCN, GCCN trước hết phải sử dụng các biện pháp kinh tế tích cực, hiệu quả. Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh những nội dung mới trong quan hệ liên minh giữa hai giai cấp. Người nói: “Phải hiểu rằng giúp đỡ nông nhân tiến bộ là một nhiệm vụ cách mạng của giai cấp công nhân. Đó không phải là một sự ban ơn...”; “Nhà máy giúp nông thôn” là một việc rất hay, có ý nghĩa lâu dài và to lớn. Lênin dạy chúng ta rằng: “Lập quan hệ giữa nông nhân và công dân, xây dựng một hình thức bầu bạn giúp nhau, giản đơn, dễ làm. Đó là một trong những nhiệm vụ căn bản của giai cấp công nhân, đã nắm chính quyền”. Song song với việc nhắc nhở GCCN về nhiệm vụ đoàn kết, giúp đỡ giai cấp nông dân, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề xây dựng mối quan hệ giữa lao động chân tay và lao động trí óc. Người nói: “Trong sự nghiệp cách mạng, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lao động trí óc có một vai trò quan trọng và vẻ vang; và công, nông, trí, cần phải đoàn kết chặt chẽ thành một khối”, trí thức phải “gần gũi công nông”[40,tr.215]. Đối với các lực lượng xã hội khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chỉ dẫn GCCN phải có thái độ đúng đắn về đoàn kết, tập hợp, động viên họ góp công, góp của xây dựng đất nước. Người nói: “Giai cấp công nhân đoàn kết với những người thủ công và những người buôn bán nhỏ vì họ là người lao động và họ vui lòng đi vào con đường hợp tác hoá, họ tán thành và ủng hộ cách mạng xã hội chủ nghĩa” [51,tr.586]. Dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam đã ủng hộ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Từ ngày hoà bình lập lại, họ có đóng góp một phần trong công cuộc khôi phục kinh tế. Hiện nay, chúng ta có điều kiện để cải tạo họ theo con đường xã hội chủ nghĩa… Giai cấp tư sản dân tộc sẵn sàng tiếp thu cải tạo để góp phần vào công cuộc xây dựng nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội [51,tr.587]. Trong khi xác định nhiệm vụ của GCCN, đồng thời với việc đòi hỏi tinh thần tự lực cánh sinh, ý chí tự lực tự cường, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ sự cần thiết phải đề cao tinh thần quốc tế vô sản và thực hiện các nghĩa vụ quốc tế. Nhiệm vụ này bắt nguồn từ bản chất quốc tế của GCCN, “giai cấp công nhân chẳng những đấu tranh để tự giải phóng, mà còn giải phóng cả loài người khỏi áp bức, bóc lột”. “Chính vì đã biết kết hợp phong trào cách mạng nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế và của các dân tộc bị áp bức, mà Đảng ta đã vượt qua được mọi khó khăn, đưa giai cấp công nhân và nhân dân ta đến những thắng lợi vẻ vang ngày nay” [52,tr.19]. Theo quan điểm của Người, đối với GCCN nước ta, hoàn thành nhiệm vụ quốc tế biểu hiện trước hết ở thái độ trân trọng thành quả lao động của GCCN các nước được gửi gắm trong máy móc, thiết bị, vật tư gửi đến giúp đỡ chúng ta; ở thái độ đoàn kết, thực sự cầu thị đối với các chuyên gia nước ngoài; ở tinh thần ủng hộ, giúp đỡ sự nghiệp đấu tranh giải phóng và công cuộc kiến thiết Tổ quốc của nhân dân các nước... 1.2. Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân 1.2.1. Xây dựng giai cấp công nhân xứng đáng là giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, là lực lượng đi đầu trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Là người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, ngay từ khi thành lập, Hồ Chí Minh đã xác định một trong những nhiệm vụ của Đảng là làm cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp lãnh đạo. Trong “Sách lược vắn tắt” do Hồ Chí Minh soạn thảo, được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng năm 1930 ghi rõ: “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”. Năm 1960, khi tổng kết, đánh giá hoạt động của Đảng và vai trò của GCCN Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng” [52,tr.8]. “Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn gan góc đương đầu với bọn đế quốc thực dân. Với lý luận cách mạng tiền phong và kinh nghiệm của phong trào vô sản quốc tế, giai cấp công nhân đã tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng nhất và tin cậy nhất của nhân dân Việt Nam” [52,tr.9]. Đặc tính cách mạng của giai cấp công nhân là: kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật. Lại vì là giai cấp tiền tiến nhất trong sức sản xuất, gánh trách nhiệm đánh đổ chế độ tư bản và đế quốc, để xây dựng một xã hội mới, giai cấp công nhân có thể thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất, tức là chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và giáo dục các tầng lớp khác. Vì vậy, về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động, giai cấp công nhân đều giữ vai trò lãnh đạo. [49,tr.212]. Hồ Chí Minh luôn chủ trương xây dựng GCCN đủ sức mạnh lãnh đạo cách mạng là hoàn toàn phù hợp với điều kiện Việt Nam, một đất nước cần được giải phóng khỏi sự thống trị của thực dân, phong kiến. Trong khi ở Việt Nam, vào đầu thế kỷ XX, giai cấp địa chủ phong kiến không đủ sức lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đã cấu kết với thực dân Pháp để thống trị nhân dân; giai cấp tư sản dân tộc nhỏ bé, yếu ớt lại ra đời sau GCCN, và ngay sau khi ra đời đã bị tư sản Hoa kiều, ấn kiều và tư bản Pháp chèn ép; giai cấp nông dân không có khả năng lãnh đạo vì không có hệ tư tưởng độc lập. Sứ mệnh lãnh đạo cách mạng đặt lên vai giai cấp công nhân, bởi vì, ngoài những đặc điểm của GCCN quốc tế như: trưởng thành trước giai cấp tư sản dân tộc; không bị ảnh hưởng tư tưởng cơ hội và công đoàn vàng. GCCN Việt Nam có mối liên hệ tự nhiên, mật thiết với nông dân, gần gũi với trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động khác. GCCN Việt Nam sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của GCCN thế giới. Vai trò lãnh đạo cách mạng của GCCN Việt Nam được quyết định trước hết do GCCN là giai cấp tiên tiến, cách mạng nhất trong xã hội. GCCN Việt Nam sau khi đã cùng các lực lượng dân tộc thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiếp tục đảm nhận trọng trách lãnh đạo cách mạng XHCN, nhằm xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ, dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ. Người viết: “Có người nói: Giai cấp công nhân Việt Nam số người còn ít, không lãnh đạo được cách mạng. Nói vậy không đúng. Lãnh đạo được hay là không, là do đặc tính cách mạng, chứ không phải do số người nhiều ít của giai cấp. Giai cấp công nhân có chủ nghĩa Mác - Lênin. Trên nền tảng đấu tranh, họ xây dựng nên Đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin là Đảng Lao động Việt Nam. Đảng đề ra chủ trương, đường lối, khẩu hiệu cách mạng, lôi cuốn giai cấp nông dân và tiểu tư sản vào đấu tranh, bồi dưỡng họ thành những phần tử tiên tiến. Lại có những phần tử trí thức tham gia cách mạng và vô sản hoá. Thành thử đội ngũ chính trị của giai cấp công nhân ngày càng phát triển. Mai sau, công nghệ của ta ngày càng phát triển, thì số công nhân ngày càng tăng thêm. Tuy hiện nay ở nước ta giai cấp công nhân còn nhỏ, song ở thế giới thì giai cấp công nhân rất to lớn. Cho nên quyền lãnh đạo cách mạng chỉ do giai cấp công nhân nắm” [49,tr.212]. Tuy nhiên, vốn sinh trưởng ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, công nghiệp còn chậm phát triển, đa số công nhân xuất thân từ nông dân nên công nhân Việt Nam còn bị ảnh hưởng nhiều của tư tưởng tư hữu, sản xuất nhỏ, tác phong lao động chậm chạp, khả năng chấp hành quy trình, quy phạm trong sản xuất còn hạn chế. Vì vậy, trong thực tiễn chỉ đạo cách mạng, Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm xây dựng GCCN Việt Nam xứng đáng là giai cấp lãnh đạo, đi đầu trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1.2.2. Xây dựng giai cấp công nhân phát triển về chất lượng 1.2.2.1. Xây dựng ý thức làm chủ, ý thức giác ngộ giai cấp Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc rằng, GCCN chỉ trở thành giai cấp lãnh đạo và hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo cách mạng khi mỗi thành viên ngày càng giác ngộ sâu sắc về ý thức làm chủ, ý thức giác ngộ giai cấp, về sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình và được tổ chức chặt chẽ. Nhưng Người chỉ rõ, ra đời trong lòng một xã hội thuộc địa nửa phong kiến; trưởng thành trong lòng một đất nước mà nền kinh tế sản xuất nhỏ là chủ yếu; chịu sự chi phối, tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh phức tạp, nên công nhân Việt Nam có nhiều hạn chế là ý thức giác ngộ XHCN, ý thức làm chủ còn mờ nhạt. Mặt khác, lịch sử của GCCN chủ yếu là lịch sử đấu tranh chống đế quốc, phong kiến vì độc lập, tự do. Lịch sử xây dựng chế độ xã hội mới chỉ mới bắt đầu, do vậy ý thức về dân tộc đậm nét hơn ý thức về giai cấp, nhận thức về cách mạng XHCN. Phần lớn công nhân chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình trong thời kỳ cách mạng mới. Đồng thời, tư tưởng làm thuê đã tồn tại hơn nửa thế kỷ trong hoàn cảnh đất nước nô lệ vẫn còn để lại nhiều dấu ấn trong nhận thức, hành động của GCCN mới được giải phóng đang tập dượt làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, làm chủ xí nghiệp và cuộc sống của mình. Trong bài “Nói chuyện với cán bộ, công nhân nhà máy xi măng Hải Phòng”, Hồ Chí Minh nhấn mạnh “người công nhân trước đây làm thuê cho tư bản. Bây giờ là người làm chủ đất nước. Phải xứng đáng vai trò của mình” [50,tr.363]. Người nghiêm khắc phê phán biểu hiện của tư tưởng làm thuê, kêu gọi cán bộ, công nhân đấu tranh xoá bỏ tàn tích của tư tưởng lạc hậu để xây dựng ý thức làm chủ, gắn chặt quyền lợi của mình với quyền lợi của xí nghiệp, nhà nước. Người nói: Nhà máy này trước đây là nhà máy của ai? Của thực dân Pháp; nó làm có lãi không? Lãi ai ăn? Thực dân Pháp nó hưởng, thế là nó làm chủ. Dân tộc ta trước làm nô lệ cho thực dân Pháp thì công nhân cũng làm nô lệ cho thực dân Pháp, nhưng công nhân làm trong nhà máy còn làm nô lệ cho tư bản Pháp nữa. Như vậy là công nhân chịu hai tầng nô lệ. Nay nhờ nhân dân, bộ đội kháng chiến anh dũng, đánh đuổi thực dân Pháp, nhà máy hiện nay là của nhân dân, nhân dân giao cho Đảng, Chính phủ, Đảng và Chính phủ lại giao cho công nhân trực tiếp làm chủ. Mình là chủ phải làm thế nào cho xứng đáng là chủ. Phải theo gương công nhân các nước bạn yêu máy như yêu con, yêu nhà máy như nhà mình. Đó là làm chủ xứng đáng. Cái gì lợi cho nhà máy là ích lợi cho mình, cái gì hại cho nhà máy là hại cho nhà mình. Đó là thái độ của người làm chủ, làm chủ nước nhà, làm chủ nhà máy [40,tr.337-338]. Trước ngày giải phóng miền Bắc anh chị em công nhân ta là những người nô lệ, mình làm cực khổ nhưng bọn đế quốc và tư bản hưởng lợi, bây giờ công nhân làm chủ nước nhà, làm chủ xí nghiệp của mình, nhưng mà chưa chắc tất cả đã hiểu như thế. Muốn làm người chủ xứng đáng, phải có tinh thần phụ trách tốt. Tôi xem báo thấy nói ngày 27, 28, 29 - 9 ở Cẩm Phả cũng như ở Hà Lầm sản xuất rất hăng, đó là tượng trưng mình làm chủ, nhưng không phải tất cả như thế, còn nhiều anh em vì chưa hiểu mình là chủ nên chưa biết tiếc của mình, không biết tôn trọng của Nhà nước tức là của mình [50,tr.510]. Theo Người, “để công nhân xoá bỏ hết tư tưởng “làm thuê” và thực hiện nhiệm vụ làm chủ xí nghiệp, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh phong trào cải tiến quản lý xí nghiệp. Công nhân phải thật sự tham gia quản lý...” [52,tr.21]. Vai trò làm chủ của công nhân được thể hiện cụ thể trong việc xây dựng xã hội mới là: Muốn thực hiện đúng vai trò làm chủ, giai cấp công nhân phải quản lý tốt kinh tế, quản lý tốt xí nghiệp, làm cho năng suất lao động không ngừng nâng cao, sản phẩm lao động ngày càng nhiều với phẩm chất tốt, giá thành hạ. Mỗi người công nhân, viên chức là chủ xí nghiệp, chủ nước nhà, phải tự nguyện, tự giác giữ kỷ luật lao động, phải làm đủ 8 giờ vàng ngọc, phải giữ gìn của công và thực hành tiết kiệm... phải cần cù lao động, phải ra sức sản xuất, coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, là nguồn tạo nên hạnh phúc của mọi người và cho cả thế hệ mai sau. [54,tr.564]. Người cũng chỉ rõ, vai trò của công nhân không tách rời với “quyền lợi” mà họ được hưởng: Vai trò của công nhân tham gia quản lý, đó là biểu hiện quyền làm chủ tập thể của công nhân, viên chức trong mọi mặt hoạt động của xí nghiệp. Quyền lợi của công nhân, viên chức gắn liền với sự phát triển của xí nghiệp và kinh doanh có lãi. Từ làm chủ tư liệu sản xuất, họ phải làm chủ việc quản lý kinh tế, làm chủ việc phân phối sản phẩm trong lao động [54,tr.567-568]. Theo Người: Muốn cải tiến quản lý xí nghiệp, thì trước hết phải tăng cường việc giáo dục chính trị và nâng cao tư tưởng của cán bộ và công nhân bằng cách: - Bồi dưỡng tư tưởng của giai cấp công nhân - đấu tranh chống tư tưởng của giai cấp tư sản. - Bồi dưỡng chủ nghĩa tập thể - chống chủ nghĩa cá nhân. - Bồi dưỡng quan điểm lao động (lao động trí óc và lao động chân tay phải kết hợp chặt chẽ) - chống quan điểm xem khinh lao động chân tay. - Nâng cao tinh thần làm chủ xí nghiệp và làm chủ nước nhà của công nhân và cán bộ, nâng cao tinh thần trách nhiệm và tính tích cực của mọi người. [51,tr.230]. Người chỉ thị cho các tổ chức Đảng, Công đoàn phải chú trọng ý thức giác ngộ XHCN, tinh thần làm chủ cho công nhân và thực hiện quyền làm chủ thật sự trong xí nghiệp. Người nói: Công đoàn cần tập trung vào việc phát huy mạnh mẽ vai trò làm chủ tập thể của công nhân, viên chức trong việc tham gia quản lý xí nghiệp, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước để thực hiện tốt ba cuộc cách mạng: cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng kỹ thuật và cách mạng tư tưởng văn hoá. Công đoàn phải bảo vệ cho công nhân có quyền thực sự trong xí nghiệp, có quyền phê bình tất cả mọi việc và mọi người trong xí nghiệp. Họ có quyền phát biểu về mọi vấn đề quản lý xí nghiệp, sản xuất, đời sống, v.v.. [54,tr.568] Nhiệm vụ của cán bộ công đoàn là làm cho công nhân hiểu mình làm chủ xí nghiệp, làm chủ nhà nước, hiểu lao động là vẽ vang, phải giữ gìn của công, chống tham ô, lãng phí, bảo vệ kỷ luật lao động, phải thi đua làm tốt, nhiều, mau, rẻ. Cải thiện sinh hoạt phải dựa trên cơ sở tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm [50,tr.298]. Công đoàn phải tuyên truyền đường lối, chính sách chung của Đảng, vì Đảng mình là đảng của giai cấp vô sản. Đường lối chung là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Giai cấp mà không có Đảng lãnh đạo thì không làm cách mạng được, Đảng mà không có giai cấp công nhân cũng không làm được gì. Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là đội tiên phong của dân tộc. Bởi thế, công đoàn phải hiểu để giải thích cho công nhân hiểu: công nhân không có sự lãnh đạo của Đảng thì không làm cách mạng thành công được, không thắng lợi được. Vậy phải tuyên truyền sâu rộng chính sách chung của Đảng trong hàng ngũ giai cấp công nhân [50,tr .295]. Công đoàn phải giáo dục cho công nhân về đạo đức vô sản, đạo đức cách mạng. Đạo đức vô sản, đạo đức cách mạng là thế nào? Mỗi một người công nhân phải hiểu rằng trong mấy mươi năm nay, Đảng, giai cấp công nhân và nhân dân ta đấu tranh cách mạng để đánh đuổi bọn đế quốc thực dân, đánh đổ phong kiến, cho nhân dân nói chung, cho giai cấp công nhân nói riêng làm chủ nước nhà. Vậy, đã là người chủ nước nhà, thái độ phải thế nào cho đúng? Công nhân phải hiểu tương lai của công nhân và tương lai của xí nghiệp phải dính liền. Công nhân phải hiểu xí nghiệp là của mình, làm chủ nước nhà là nói chung, làm chủ xí nghiệp là nói riêng, xí nghiệp có phát triển, tương lai của công nhân mới tiến lên. Cá nhân mỗi công nhân, đối với nước nhà phải thế nào? Chế độ này là của ta, phải bảo vệ chế độ của ta. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là của ta, phải bảo vệ Nhà nước của ta. Ai xâm phạm đến Nhà nước của ta, đến chế độ ta, ta phải chống lại họ, bất cứ bằng lời nói hay việc làm. Còn thế nào nữa? Công nhân phải hiểu lao động là vẻ vang. Trước kia ta lao động cho tư bản, phong kiến, đế quốc. Công nhân miền Nam hiện nay cũng thế. Còn ta bây giờ lao động cho ta. Bất cứ làm nghề gì, có ích cho nước nhà, cho nhân dân, cho giai cấp, đều là vẻ vang. Bất cứ nấu bếp, quét nhà hay làm chủ tịch, đều phải lao động cả, làm gì ích nước lợi dân là vẻ vang. Của cải mình lao động ra là của nước nhà, của nhân dân, là của mình, là của công. Nhân dân, đặc biệt là giai cấp công nhân phải bảo vệ của cải ấy. Để bảo vệ của cải chung đó, đối với thói tham ô, lãng phí, ta phải chống lại. Thế đã đủ chưa? Chưa đủ, mỗi một công nhân, đã là chủ của xí nghiệp, chủ nước nhà, phải tự nguyện tự giác giữ kỷ luật lao động. Giờ làm việc thì đi chậm, chưa hết giờ đã nghỉ không phải là thái độ của người chủ xí nghiệp, chủ nhà nước. Nếu ai cũng hăng hái làm mà có một số công nhân lười cũng không được! Muốn giữ kỷ luật lao động phải có tinh thần hăng hái, có tính sáng tạo. Hăng hái thì các cô, các chú đã biết. Còn thế nào là tính sáng tạo? Trước kia tư bản không cho công nhân phát triển tài năng. Nhà máy dệt Nam Định trước chỉ cho mỗi công nhân đứng một máy, nay về ta thì công nhân đứng được nhiều máy. Nhà máy về ta, ta cố làm nhiều, làm tốt, tìm hết mọi cách để tiến bộ mãi, đó là tính sáng tạo, đó là thái độ tiên tiến [50,tr.295- 296]. Trong buổi huấn thị cán bộ công đoàn, tại Trường Cán bộ Công đoàn, tháng 1 năm 1957, Hồ Chí Minh nói: “Công nhân không có sự lãnh đạo của Đảng thì không làm cách mạng thành công được, không thắng lợi được. Vậy phải tuyên truyền sâu rộng chính sách chung của Đảng trong hàng ngũ giai cấp công nhân” [50, tr. 565]. Lời chỉ dẫn về vai trò và nhiệm vụ của công đoàn trong việc xây dựng ý thức làm chủ, ý thức giác nghộ giai cấp kể trên của Hồ Chí Minh vẫn là kim chỉ nam cho hành động của chúng ta trong sự nghiệp CNH, HĐH hiện nay. 1.2.2.2. Nâng cao trình độ lý luận, văn hoá, tay nghề cho giai cấp công nhân Hồ Chí Minh cho rằng: Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất. Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng nghìn năm. Chúng ta phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xoá bỏ giai cấp bóc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới không có bóc lột, áp bức. Muốn thế chúng ta phải dần dần biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp... Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hoá cao và đời sống tươi vui, hạnh phúc. [50,tr. 493]. Theo Người trong điều kiện như vậy, để giải quyết tốt nhiệm vụ đưa đất nước tiến dần lên CNXH, đỡ bớt mò mẫm, đỡ phạm sai lầm thì việc nâng cao trình độ lý luận, văn hoá, tay nghề cho giai cấp công nhân là việc làm cần thiết và cấp bách. Công nhân với tư cách là người lãnh đạo phải không ngừng học tập lý luận, mà trước hết là lý luận Mác - Lênin. Trong quá trình học tập lý luận, một mặt, Người cũng chỉ rõ: cần phải xác định mục đích, động cơ và thái độ học tập cho đúng, chứ không phải “tạo cho mình một cái vốn lý luận để sau này đưa ra mặc cả với Đảng”[50,tr.497]. Mặt khác, trong quá trình học tập lý luận, Người luôn luôn quán triệt nguyên tắc lý luận liên hệ với thực tiễn. Người cho rằng: “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”[50,tr.496]; “Học lý luận không phải để nói mép, nhưng biết lý luận mà không thực hành lý luận là lý luận suông. Học để áp dụng vào việc làm. Làm mà không có lý luận không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp, vừa hay vấp váp. Có lý luận thì mới hiểu được mọi việc trong xã hội, trong phong trào để chủ trương cho đúng, làm cho đúng”[48,tr.47]; Có một số đồng chí không chịu nghiên cứu kinh nghiệm thực tế của cách mạng Việt Nam. Họ không hiểu rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin là kim chỉ nam cho hành động, chứ không phải là kinh thánh. Vì vậy, họ chỉ học thuộc ít câu của chủ nghĩa Mác - Lênin, để loè người ta. Lại có một số đồng chí khác lại bo bo giữ lấy những kinh nghiệm lẻ tẻ. Họ không hiểu rằng lý luận rất quan trọng cho sự thực hành cách mạng. Vì vậy, họ cứ cắm đầu, nhắm mắt mà làm, không hiểu rõ toàn cuộc của cách mạng. Hai khuynh hướng này đều sai lầm [48,tr.247]. và Người chỉ ra rằng: học chủ nghĩa Mác - Lênin là “học tập tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin; học tập lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta” [50,tr.498]. Cùng với học tập lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, phải nắm vững và nâng cao trình độ văn hoá và tay nghề cho GCCN. Ngoài những vấn đề “do hoàn cảnh trong xã hội cũ hạn chế mà số đông thanh niên công nông ta ít được học. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức. Cần phải học văn hoá, chính trị, kỹ thuật” [52,tr.306]. Theo Người, còn nhiều vấn đề mà tình hình mới đặt ra không kém phần bức xúc như sự phát triển mạnh của khoa học trên thế giới; thời đại vệ tinh nhân tạo, máy móc ngày càng tinh xảo, tự động hoá v.v.. Vấn đề đặt ra cho mỗi người cán bộ, công nhân “chẳng những thạo về chính trị, mà còn giỏi về chuyên môn”; không thể lãnh đạo chung chung” [52,tr.313]. Người cho rằng: những người cộng sản không hiểu biết, không giỏi chuyên môn, nghiệp vụ thì không thể đứng vững ở vị trí lãnh đạo cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ áp bức, bóc lột, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người khẳng định: “Dốt thì dại, dại thì hèn” [40,tr.64] và “để xây dựng chủ nghĩa xã hội,... cần có lao động trí óc kiêm lao động chân tay, nghĩa là lao động chân tay cũng phải có văn hoá... Nếu lao động trí óc không làm được lao động chân tay và lao động chân tay không có trí óc thì đó là lao động bán thân bất toại” [51,tr.173]; do vậy “phải học hiểu nghề nghiệp chuyên môn mà Đảng và Chính phủ giao cho mình phụ trách” [49,tr.233]; “phải cố gắng học tập văn hoá, học tập khoa học và kỹ thuật” [52,tr.21]; “Cán bộ phải cố gắng học tập văn hoá, chính trị, nghiệp vụ. Kinh tế của ta ngày càng phát triển, hàng ngũ công nhân ngày càng thêm đông. Muốn làm tròn nhiệm vụ của mình thì cán bộ phải luôn luôn cố gắng học tập, cố gắng vươn lên để không ngừng tiến bộ” [52,tr. 588]. Cán bộ và công nhân ta cần phải tranh thủ học tập kinh nghiệm các nước anh em và các đồng chí chuyên gia. Phải chăm lo học tập văn hoá, học tập kỹ thuật, nghiệp vụ, trau dồi nghề nghiệp cho thành thạo. Phải phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Những sáng kiến, kinh nghiệm của từng người, từng đơn vị cần được đúc kết và phổ biến kịp thời để không ngừng nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành, đẩy mạnh sản xuất và xây dựng cơ bản [52,tr.43]. Trong “Bài nói chuyện với cán bộ, công nhân nhà máy cơ khí Hà Nội”, Người nói: Như các cô các chú đã biết, máy móc ngày càng tinh xảo, nếu không có trình độ văn hoá và kỹ thuật thì không thể điều khiển được. Trước đây làm việc theo lối thủ công, nhưng bây giờ làm bằng máy móc tinh xảo cả, nên việc học tập văn hoá, nâng cao trình độ kỹ thuật là rất cần thiết. Năm qua nhà máy đã có 90% cán bộ và công nhân học văn hoá. Đó là một bước tiến khá. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, cần phải vận động sao cho tất cả mọi người đều đi học(...) Muốn điều khiển và sản xuất được các máy móc hiện đại, cán bộ và công nhân ta cần phải ra sức học tập văn hoá và kỹ thuật. Trai, gái, trẻ, già, cán bộ, công nhân đều phải học cả” [52,tr.50]. “Chìa khoá của việc phát triển công nghiệp là ở cơ sở thì đẩy mạnh quản lý xí nghiệp, và cán bộ, công nhân thì phải thạo kỹ thuật” [52, tr. 545]. Qua phân tích trên, ta thấy sự quan tâm lớn lao của Bác đối với việc nâng cao trình độ văn hoá, kỹ thuật cho công nhân. Tóm lại, song song với việc giáo dục lý luận chính trị, công nhân cần phải học tập, nâng cao trình độ văn hoá, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật. Trai gái, già trẻ, cán bộ công nhân cần phải học cả. Bởi vì, “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức... Không học thì không trở thành người cộng sản” [52, tr. 306]. 1.2.2.3. Xây dựng tác phong công nghiệp Ra đời và lớn lên trong một đất nước nông ngiệp lạc hậu, tuyệt đại bộ phận xuất thân từ nông dân, từ các tầng lớp tiểu tư sản làm việc là lao động trong một guồng máy công nghiệp còn thô sơ, lao động phổ thông còn phổ biến... giai cấp công nhân nước ta chưa đủ điều kiện để xây dựng phong cách sản xuất công nghiệp, còn mang nặng phong cách của người sản xuất nhỏ, tản mạn, tuỳ tiện, kém hiệu quả. Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc nhở giai cấp công nhân phải kiên quyết khắc phục những tồn tại này. Năm 1957, về thăm cán bộ, công nhân mỏ Quảng Ninh, Người ân cần nhắc nhở: Còn nhiều anh chị em còn hiểu mình chưa là chủ nên chưa biết tiếc của mình, không biết tôn trọng của Nhà nước tức là của mình. Tôi chỉ nêu một vài ví dụ: Ngay số xe do công nhân các nước anh em hi sinh phấn đấu làm ra để cho chúng ta dùng... nhưng giao cho các ông chủ, bà chủ quản lý các xe đó thì hỏng đến 80, 90%... Các cô chú có đau lòng không? Còn các lãng phí khác như than vương vãi và đất đá lẫn nhiều... Về kỷ luật lao đông thì lỏng lẻo, không có một nước nào mà 15% công nhân vắng mặt trong buổi làm... hay có người đang làm thì bỏ đi ngủ, thái độ như thế không phải là người làm chủ, cán bộ công nhân ta phải đấu tranh chống thói xấu ấy”. [50,tr.510]. Trong bài “Nói chuyện với cán bộ, công nhân nhà máy điện Nam Định” Bác Hồ chỉ rõ: Một điều nữa là một ngày có từ 12 đến 15% công nhân không đi làm. Thế là không tốt. 100 người mà từ 12 đến 15 người bỏ sản xuất thì ảnh hưởng tới dây chuyền sản xuất. Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội, phải khắc phục điểm đó. Thường thường còn một số công nhân, đến 2 giờ mới đổi kíp, nhưng 1 giờ 45 phút hay 1 giờ 40 phút đã nghỉ việc. Như vậy là ăn bớt của Nhà nước, của công nhân, của nhà máy mất 10 phút, 15 phút. Nếu mỗi người nghỉ trước 6 phút thì 10 người là 1 tiếng, cứ thế tính cho nhiều người thì ảnh hưởng không tốt đến sản xuất. Như vậy là chưa phải thái độ làm chủ. Các nước anh em người ta làm sức máy phải chạy 100% từ lúc bắt đầu cho máy chạy đến khi khoá máy lại, không có giờ chết. Sản xuất 100% là đưa lại lợi cho Nhà nước 100%. Nhưng ta chạy có 70%, thế là 30% máy phải chết. Máy chết như vậy là hại trực tiếp đến nhà máy, đến các cô, các chú. Các cô, các chú phải cố gắng mới tiến lên chủ nghĩa xã hội được [50,tr.338-339]. Bác Hồ luôn giáo dục công nhân về thái độ kỷ luật lao động và tinh thần bảo vệ của công, ý thức cần kiệm, liêm chính để xây dựng nước nhà. Ngoài những nguyên nhân khách quan, chủ quan tác động đến tinh thần, thái độ lao động, phong cách sản xuất của công nhân, còn có nguyên nhân hết sức căn bản là cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp tồn tại dai dẳng trong nền kinh tế nước ta. Cơ chế này đã ràng trói các xí nghiệp, hạn chế vai trò tự chủ của các cơ sở sản xuất kinh doanh: triệt tiêu động lực lao động, sáng tạo và vai trò làm chủ của giai cấp công nhân. Lúc sinh thời, do đất nước chiến tranh, cơ chế quản lý tập trung bao cấp mới được xây dựng, có những mặt thích ứng với thời chiến và chưa bộc lộ hết những mặt hạn chế của nó, do vậy Bác Hồ chưa lường hết được tác hại của nó. Người chỉ dừng lại ở mức luôn luôn chú trọng, chỉ dẫn bộ máy quản lý phải thường xuyên cải tiến để ngăn ngừa, khắc phục những yếu kém. 1.2.2.4. Xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, sức khoẻ giai cấp công nhân gắn với tăng năng suất lao động GCCN là giai cấp chiếm vị thế trung tâm trong xã hội bởi nó đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ nhất. Đó là giai cấp có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng và toàn xã hội. GCCN là một trong ba lực lượng nòng cốt làm cơ sở xã hội và nền tảng của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu xây dựng xã hội mới, Hồ Chí Minh đã quan tâm, đề ra hệ thống chính sách, pháp luật nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, sức khoẻ cho công nhân. - Về chính sách pháp luật: Trong Chương trình Việt Minh, phần D. Đối với các tầng lớp nhân dân, Người viết: “1. Công nhân. Ngày làm 8 giờ. Định tiền lương tối thiểu. Công việc làm như nhau nhận tiền lương ngang nhau. Cứu tế thất nghiệp. Xã hội bảo hiểm. Cấm đánh đập, chửi mắng. Thủ tiêu các giấy giao kèo nô lệ, lập các giấy giao kèo chung của chủ và thợ. Công nhân già có lương hưu trí” [45,tr.585]. Sau thắng lợi vẻ vang của cách mạng tháng Tám, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền non trẻ vừa mới giành được, đòi hỏi toàn dân tộc phải đóng góp sức lực và trí tuệ của mình để giành lấy thắng lợi cuối cùng. Ngày 29 - 4 - 1946, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh quyết định để cho công nhân và người lao động cả nước nghỉ ngày Quốc tế lao động nhưng vẫn có lương. Đây là sự khẳng định quyền tự do dân chủ bằng luật pháp, mà công nhân và lao động cả nước đã bền bỉ đấu tranh, hi sinh xương máu suốt mất chục năm ròng. Để mang lại quyền lợi cấp bách và thiết thực cho công nhân, Hồ Chí Minh đề nghị với Chính phủ bãi bỏ chế độ thuế khoá của thực dân Pháp và phong kiến, ban hành Luật lao động, bảo vệ quyền lợi công nhân. Hoà bình mới lập lại, ngày lao động của công nhân viên chức đều là 8 giờ. Người chỉ rõ, tiền lương phải được trả tương xứng với sức lao động của công nhân đã bỏ ra. Công nhân trong nhà máy, lao động trí óc và lao động chân tay đều có lương bổng. Lương bổng được trả tuỳ theo mức sản xuất, chất lượng sản phẩm. Làm tốt, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, còn nếu làm xấu, làm hỏng có khi phải bồi thường cho nhà nước. Người nhắc: “Mỗi người công nhân, viên chức là chủ xí nghiệp, chủ nhà nước, phải tự nguyện, tự giác lao động, phải làm đủ 8 giờ vàng ngọc, phải giữ gìn của công và thực hành tiết kiệm” [54,tr.564]. - Về chính sách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, sức khoẻ giai cấp công nhân gắn với tăng năng suất lao động Xây dựng CNXH trước hết là làm cho nhân dân lao động, trong đó có công nhân thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một cuộc đời hạnh phúc. Mọi người đều ra sức thi đua hợp lý hoá sản xuất, cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Đó là con đường để cải thiện đời sống của nhân dân. Nhà nước cần có chính sách đáp ứng các điều kiện thiết yếu, lợi ích thiết thân cho công nhân. Nếu công nhân làm thêm giờ thì phải trả thêm lương hoặc trả tiền lao động ngoài giờ cho họ. Cuối năm nếu công nhân không nghỉ ngày phép nào cần có chế độ khen thưởng. Người quan tâm đến việc thành lập các trường cho công nhân và con cháu họ. Nên có những lớp học cho công nhân và con công nhân. Nhất là đối với công nhân bậc cao tinh xảo, để họ có thể yên tâm tham gia sản xuất và con học sẽ để thay thế cho người già lúc về hưu. Đối với đời sống cá nhân của công nhân, Người nói rằng: “Hiện nay nước ta còn nghèo, đời sống của anh chị em công nhân còn chưa được đầy đủ. Đảng, Chính phủ, Bác đều lo nghĩ đến điều đó. Nhưng chúng ta cần nhận rõ, GCCN là giai cấp lãnh đạo, nghĩa là giai cấp chịu khổ trước hết, đấu tranh mạnh hơn hết” [49,tr.414]. Do đó, muốn cải thiện sinh hoạt thì GCCN phải thi đua chế tạo, sản xuất tăng thì mức sống sẽ nâng cao. “Muốn ăn quả thì trước hết phải chịu khó trồng cây” [49,tr.414]. Tuy nhiên, Nhà nước, Công đoàn phải quan tâm đến điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của công nhân. Lập nhà thương, nhà nghỉ, nhà hát, nhà tắm cho công nhân. Cán bộ từ trên xuống dưới phải chăm sóc đến chỗ ăn, chỗ ở, chỗ làm việc của công nhân, hướng dẫn họ cách tổ chức nhà ăn, nhà ở, nhà trẻ cho tốt, cho chu đáo. “Công đoàn phải làm tốt công tác bảo hộ lao động. Phải thật sự chăm nom nơi ăn, nhà ở của công nhân, viên chức” [52,tr.588]. Người cho rằng, Công đoàn tuỳ khả năng mà cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của công nhân, vì đời sống vật chất và văn hoá có khá thì làm việc mới tốt. Cho nên cần phải chú ý cải thiện sinh hoạt cho công nhân. Hàng năm Công đoàn nên tổ chức nghỉ ngơi cho công nhân một lần, vào dịp hè tạo điều kiện cho công nhân đi an dưỡng truớc khi nghỉ hưu. Người viết: “Cán bộ công đoàn phải tuỳ khả năng mà cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của công nhân, vì đời sống vật chất và văn hoá có khá thì làm việc mới tốt. Cho nên phải chú ý cải thiện sinh hoạt cho công nhân” [51,tr.371]. Công nhân phải được đảm bảo chế độ bảo hiểm lao động, được chăm sóc sức khoẻ khi ốm đau, hoặc khi xẩy ra tai nạn lao động. ở một số nơi, một số doanh nghiệp do thiếu giáo dục công dân về kỷ luật lao động, về ý thức làm chủ và về công tác bảo hộ lao động nên đã xẩy ra tai nạn lao động, điều đó rất đáng tiếc. Hồ Chí Minh khẳng định: chúng ta phải quý trọng con người, nhất là công nhân, vì công nhân là vốn quý của xã hội. Chúng ta phải hết sức chú trọng công tác bảo vệ an toàn vệ sinh lao động không để xẩy ra tai nạn lao động. Vì vậy không làm việc quá sức, quá giờ trong những môi trường làm việc độc hại, cấm sử dụng lao động trẻ em và phụ nữ vào ban đêm, ngày làm việc 8 giờ. Hàng năm công nhân được nghỉ hai tuần phép, đối với phụ nữ làm việc nặng nhọc thì được nghỉ 8 tuần trước khi đẻ và 8 tuần sau khi đẻ. Phải có nhà cho con bú, và có chế độ phụ cấp sinh đẻ. Cứu tế khi thất nghiệp, công nhân già có lương hưu trí. Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn cho người lao động. Trong bài “Nói chuyện nhân dịp về thăm khu mỏ”, Bác Hồ nói, “Trong mấy tháng đầu năm nay có tới 450 người bị tai nạn lao động hoặc nặng hoặc nhẹ, tai nạn đó chẳng những hại đến anh em bị nạn mà còn ảnh hưởng đến sản xuất của xí nghiệp. Vì cách tổ chức bảo vệ lao động còn kém, đó là một khuyết điểm của công nhân, nhưng quan trọng nhất là khuyết điểm của cán bộ. Vì vậy, anh chị em công nhân cần phải chống, mà cán bộ cũng phải khắc phục sửa chữa” [50,tr.511]. Trong lần đi thăm công trường Đèo Nai, Cẩm Phả, Người nói: “Một công nhân bất kỳ là nam hay nữ đều quý báu, chẳng những quý cho gia đình các cô, các chú mà còn quý cho Đảng, Chính phủ và nhân dân nữa. Nếu để xẩy ra tai nạn là thiệt chung cho bản thân, gia đình, Đảng và Chính phủ. Người bị nạn không đi làm được, gia đình sẽ gặp khó khăn, sức lao động của công nhân vì vậy mà kém sút. Vì thế chúng ta phải hết sức bảo vệ an toàn lao động, bảo vệ tính mạng người công nhân” [51,tr.391-392]. Người luôn quan tâm, phòng chống các tệ nạn xã hội xẩy ra trong GCCN như: lười biếng, cờ bạc, buôn gian bán lận, gả bán cưỡng ép. Ngoài ra còn có một số tệ nạn xã hội khác mà GCCN cần phải tránh xa đó là tham ô, lãng phí. Tham ô lãng phí là hành động xấu xa nhất, tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội. Tham ô là trộm cắp của công, chiếm của công làm của tư. Nó làm hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, hại đến công việc cải thiện đời sống của nhân dân, hại đến đạo đức cách mạng của người cán bộ, công nhân. Để chống lại tệ nạn đó, cần giáo dục GCCN tinh thần tôn trọng và bảo vệ của công. Đồng thời các cơ quan xí nghiệp cần chống phô trương, lãng phí, cần bồi dưỡng đạo đức cần, kiệm, liêm, chính. Các tổ chức lãnh đạo cần nghiêm khắc ngăn ngừa tham ô, lãng phí, và kịp thời thi hành kỷ luật đối với những kẻ ngoan cố không chịu sửa đổi. Cần tổ chức các phong trào phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà máy. Trong Hội nghị công nghiệp toàn miền Bắc, Người nói: phải giáo dục cho cán bộ công nhân mình làm chủ nước nhà, làm chủ xí nghiệp, do đó mà tích cực chống các tệ nạn quan liêu, lãng phí, tham ô, đề cao tinh thần quý trọng của công, ra sức cần kiệm xây dựng đất nước [52,tr.261]. Công đoàn là tổ chức thực sự đại diện cho GCCN. Công đoàn phải có biện pháp thiết thực để nâng cao đời sống, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ an toàn lao động và tăng cường công tác vệ sinh. Tại Hội nghị cán bộ Công đoàn ngày 14 - 3 - 1959, Người nói: Công đoàn phải tuỳ khả năng mà cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của công nhân, vì đời sống vật chất có khá thì khả năng làm việc mới tốt. Cho nên phải chú ý cải thiện sinh hoạt cho công nhân [51,tr.371]. Nói chuyện tại trường Cán bộ Công đoàn, ngày 19 - 1 - 1957, Người nói: Mục đích công đoàn là phải cải thiện dần đời sống công nhân, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của giai cấp công nhân nói riêng và của nhân dân nói chung (...) Công nhân phải hiểu mình là chủ xí nghiệp, chủ nước nhà, hiểu lao động là vẻ vang, phải giữ gìn của công, chống tham ô lãng phí, phải bảo vệ kỷ luật lao động, phải thi đua làm tốt, nhiều, mau, rẻ. Cải thiện sinh hoạt phải dựa trên tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm [51,tr.297-298]. Người cũng chỉ rõ một số hạn chế của Công đoàn như: “Trong năm qua, cán bộ chưa quan tâm đầy đủ cải thiện đời sống công nhân; việc tự cải thiện đời sống còn kém; năm nay cần chăm lo hơn nữa. Khi làm nhà ở, nhà giữ trẻ, câu lạc bộ và các công tác vệ sinh, phòng bệnh, phải hết sức chú trọng đảm bảo an toàn lao động, cải thiện điều kiện làm việc, v.v..” [52,tr.43] 1.2.3. Giải pháp xây dựng giai cấp công nhân 1.2.31. Xây dựng tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân Hồ Chí Minh nhận thức rằng, sức mạnh của GCCN là ở tổ chức của nó. Vì thế, theo Người, xây dựng GCCN và tổ chức của nó có quan hệ biện chứng với nhau. GCCN không thể vững mạnh nếu các tổ chức chính trị - xã hội nó không vững mạnh và ngược lại. a. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam Là người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong, bộ tham mưu chiến đấu của GCCN, theo Hồ Chí Minh, không thể xây dựng GCCN vững mạnh và nêu cao vai trò của nó nếu không tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Đó là vấn đề có tính nguyên tắc, là vấn đề có ý nghĩa quyết định để xây dựng GCCN Việt Nam vững mạnh. Trước hết, Người luôn nhắc nhở các đảng viên phải quán triệt tính chất giai cấp và tôn chỉ mục đích của Đảng. Người dạy, “mỗi người cách mạng phải hiểu thật sâu sắc rằng: Đảng ta là một đội ngũ tiên tiến nhất và tổ chức chặt chẽ nhất của giai cấp công nhân, là người lãnh đạo của giai cấp công nhân và nhân dân lao động... Người cách mạng phải thấy thật rõ điều đó, và đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, để hết lòng, hết sức đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, cho giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động” [51,tr.285]. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Đảng là phấn đấu cho quyền lợi thiêng liêng của dân tộc và lãnh đạo toàn dân phấn đấu xây dựng thành công CNXH, chủ nghĩa cộng sản trên nước ta. Người thường nói: “Ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích nào khác” [52,tr.4]. Ngay từ những ngày tháng đầu tiên khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, nói chuyện tại Hội nghị sản xuất cứu đói (tháng 7 năm 1955) Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân rét Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm, Đảng và Chính phủ có lỗi... Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được” [49,tr.572]. Đây cũng chính là mục đích phấn đấu trọn đời của Hồ Chí Minh: “Tôi chỉ có một ham muốn...” [54,tr.517]. Cho đến mùa thu năm 1969, trước lúc đi xa, Người còn dặn lại: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” [54,tr.511]. Để có thể lãnh đạo thành công sự nghiệp xây dựng CNXH, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Đảng cần phải học tập và nâng cao trình độ lý luận, trình độ tư duy khoa học của mình, bởi vì “Đảng ta còn có nhiều nhược điểm, mà một trong những nhược điểm lớn là trình độ lý luận còn thấp kém... cho nên đứng trước những nhiệm vụ cách mạng ngày càng mới và phức tạp, không tránh khỏi sai lầm” [50,tr.492]. Người đòi hỏi: “Đảng ta phải tự nâng cao mình hơn nữa, mà muốn tự nâng cao mình thì phải tổ chức học tập lý luận trong toàn Đảng, trước hết là trong cán bộ cốt cán của Đảng” [50,tr.493]. Đồng thời “muốn đỡ bớt mò mẫm, muốn đỡ phạm sai lầm, thì chúng ta học tập kinh nghiệm ấy một cách sáng tạo” [50,tr.494]. Người luôn lưu ý Đảng về thái độ cộng sản trước những sai lầm. Người nói: “làm cách mạng thì có đúng có sai. Có sai thì chúng ta giúp nhau kiên quyết sửa chữa, và cùng nhau hăng hái tiến lên” [53,tr.154]. Kiểm điểm về quá trình lãnh đạo của Đảng, Người khẳng định “Đảng ta đã thu được nhiều thắng lợi to lớn, nhưng không phải là không có sai lầm. Song, chúng ta đã không hề che giấu sai lầm, trái lại chúng ta đã thật thà tự phê bình và tích cực sửa chữa...” [52,tr.198]. Để tăng cường vai trò lãnh đạo của mình, Đảng phải thật sự đoàn kết thành một khối vững chắc, phải “giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình (...) Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” [54,tr.510]. Mặt khác, Đảng phải gắn bó chặt chẽ với quần chúng, phát huy sức mạnh của quần chúng, trước hết là GCCN, “Đảng phải phát triển tổ chức của mình một cách thận trọng, vững chắc và rộng rãi trong quần chúng, chủ yếu là trong quần chúng công nhân, để tăng cường thành phần vô sản trong Đảng” [52,tr.21]. Người còn căn dặn “Đảng lãnh đạo giai cấp công nhân, Đảng lãnh đạo cách mạng, mỗi đảng viên ở bộ phận nào là đại diện cho Đảng để lãnh đạo ở bộ phận đó, nên đảng viên phải gương mẫu”, “Tổ chức Đảng phải là hạt nhân lãnh đạo và đoàn kết quần chúng”. Trên cơ sở nhận thức sâu sắc vai trò có ý nghĩa quyết định mọi thành bại cách mạng của đội ngũ cán bộ, Hồ Chí Minh hết sức chú trọng giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên. Người viết: “Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật. Phải đi sâu đi sát thực tế, gần gũi quần chúng, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân” [54,tr.439]. Người luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải cảnh giác đề phòng thói hư, tật xấu: công thần địa vị, chia sẻ bè phái, tranh quyền cướp vị, xa rời, ức hiếp, đè nén quần chúng, thoái hoá biến chất vì các bệnh tham ô, hũ hoá. Người còn nói: “Phải chú trọng công tác phát triển đảng viên và đoàn viên thanh niên. Đảng viên và đoàn viên mới có hơn 1.600 trong số hơn 1 vạn công nhân. Như thế còn ít, phải chăm lo bồi dưỡng và phát triển những công nhân có đủ tiêu chuẩn vào Đảng và Đoàn. Đảng uỷ phải chú trọng bồi dưỡng và cất nhắc cán bộ nữ, nhất là trong nhà máy, quá nửa công nhân là phụ nữ” [51,tr.380]. b. Đối với Nhà nước dân chủ nhân dân Người nhận thức, Nhà nước ta là - Nhà nước của dân, do dân và vì dân - có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng GCCN. Nhà nước ta là công cụ thống trị của GCCN. Nếu không có Nhà nước thì quyền thống trị của GCCN là vô nghĩa. Vai trò của GCCN được thể hiện thông qua vai trò Nhà nước của mình. Người khẳng định: “Nhà nước của ta là Nhà nước dân chủ nhân dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo. Để xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, chúng ta cần phải tăng cường không ngừng sự lãnh đạo giai cấp công nhân đối với Nhà nước...” [51,tr.586], phải dựa vững chắc vào khối liên minh công nông vì đó là “nền tảng của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà” [51,tr.586]. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, sức sống của Nhà nước trước hết là nhờ dựa vào dân, phát huy được vai trò, sức mạnh của nhân dân. Mùa xuân năm 1958, tiếp xúc với đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội khoá đầu tiên kể từ ngày Thủ đô được giải phóng, Người căn dặn: “Hội đồng nhân dân phải hết sức gần gũi, quan tâm đến đời sống nhân dân, thực hành cần, kiệm, liêm, chính luôn luôn nghĩ rằng mình là đầy tớ nhân dân và ra sức phục vụ nhân dân”. Theo Người, các cơ quan Nhà nước phải thể chế hoá quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng GCCN thành cơ chế, chính sách và luật pháp. c. Tổ chức Công đoàn Trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến giai cấp công nhân và hoạt động của Công hội. Từ hoạt động của phong trào công nhân Anh, Pháp, Hồ Chí Minh đã thấy rất rõ vai trò của Công hội các nước và chính Người đã tham gia vào các tổ chức này. Năm 1914, Hồ Chí Minh là thành viên của tổ chức “Lao động hải ngoại” - một tổ chức của những người thợ thuyền thuộc địa sống trên đất Anh. Năm 1919, Hồ Chí Minh tham gia nghiệp đoàn của Công đoàn Kim khí quận 17 Paris thuộc lực lượng công đoàn vô chính phủ có xu hướng khuynh tả. ở Pháp, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản và Công hội Thống nhất C.G.T.U, Hồ Chí Minh đã chú ý đến việc đoàn kết lực lượng thợ thuyền người Việt sống và làm việc tại Pháp. Nhờ vậy, năm 1923 những cơ sở Công hội đỏ Việt Nam đã ra đời ngay trên đất Pháp với tên gọi: Hội ái hữu những người lao động chân tay Đông Dương, Hội Tương tế Đông Dương, cũng trong năm này, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng Cộng sản Pháp tổ chức nghiệp đoàn hoặc thành lập những nhóm tương tự ở thuộc địa. Để xúc tiến cho việc thành lập tổ chức công đoàn ở nước ta, năm 1926, trên báo Thanh niên, cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh, Hồ Chí Minh đã nêu cách tổ chức công đoàn: “Nước ta bị Pháp đè nén, nó cấm không cho tổ chức hội hè, cho nên muốn tổ chức hội gì cũng phải dùng cách bí mật mới được”. Trong bài báo này, Người đã nói tới hai cách tổ chức công hội, đó là “... chức nghiệp tổ chức và sản nghiệp tổ chức. Chức nghiệp tổ chức là: nghề nghiệp nào tổ chức theo nghề nghiệp ấy (...) sản nghiệp tổ chức là: không theo nghề nghiệp mà theo những người làm ở chỗ nào thì tổ chức ở chỗ ấy”. Như vậy, Người đã vạch ra cách thức tổ chức công đoàn ở nước ta là vừa theo từng ngành, vừa theo từng địa phương mà ngày nay chúng ta đang kế thừa phát triển. Để giúp việc tập hợp được đông đảo công nhân làm cách mạng, Hồ Chí Minh đã giành nhiều thời gian giảng giải về công hội cho các khoá học của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội. Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Hồ Chí Minh đã khái quát một số vấn đề lý luận của công hội như: tính chất và nhiệm vụ của công hội, sự khác nhau giữa công hội và Đảng, giữa Đảng viên và đoàn viên công hội, giữa công hội đỏ và công hội vàng, mối quan hệ giữa tổ chức công hội của các nước... Người viết: “Tổ chức công hội trước là để cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ gìn quyền lợi của công nhân, năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới” [44,tr.302]. “Muốn cho công hội vững bền thì chớ nên phân biệt người này là Trung Kỳ, người kia là Nam Kỳ, người nọ là Bắc Kỳ... đã là một nghề, một hội tức là anh em cả, phải xem nhau như người một nhà” [44,tr.304]. Trên cơ sở lý luận về Công đoàn do Hồ Chí Minh vạch ra, ở Việt Nam từ năm 1926, trong phong trào công nhân đã xuất hiện Hội tương tế. Những năm 1928, 1929 dưới tác động của phong trào “Vô sản hoá”, hàng loạt “Công hội đỏ” ra đời ở khắp Bắc, Trung và Nam kỳ và khi các Công hội đỏ nở rộ, dẫn đến thành lập Tổng công hội đỏ ở Bắc kỳ (28/7/1929). Trong những năm chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, giành và giữ vững chính qyền cách mạng và cả trong những năm kháng chiến, công việc bề bộn, song Hồ Chí Minh vẫn thường xuyên theo dõi hoạt động của Công đoàn, vạch ra nhiệm vụ, phương hướng hành động cụ thể cho GCCN và tổ chức Công đoàn Việt Nam. Sau khi miền Bắc được giải phóng đến lúc trước khi mất, Hồ Chí Minh đã giành nhiều thời gian, công sức và trí tuệ xây dựng tổ chức công đoàn. Người đã chỉ cho tổ chức công đoàn những nhiệm vụ lịch sử trong thời kỳ mới: Công đoàn là tổ chức rộng lớn của GCCN. Công đoàn không chỉ tập hợp, đoàn kết công nhân mà còn giác ngộ, tuyên tuyền giáo dục đạo đức cách mạng thực hiện đường lối chính sách của Đảng. Người nói: Công đoàn là tổ chức công nhân, phải đoàn kết công nhân, giáo dục công nhân, làm cho công nhân hiểu rằng lao động là vẻ vang, hiểu rõ giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo, chủ nhân nước nhà. Vì vậy, công đoàn cần phải nhắc nhở, giúp đỡ, khuyến khích anh chị em công nhân tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm và phải xem xét đến đời sống vật chất, đời sống văn hoá của anh chị em công nhân. Đó là nhiệm vụ của công đoàn, cho nên công đoàn là một trường học để thực hiện cải tiến dần dần lên chủ nghĩa xã hội [50,tr.514-515]. Bên cạnh đó, Người thường nhắc nhở: “Mục đích Công đoàn là phải cải thiện đời sống công nhân, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của giai cấp công nhân nói riêng và nhân dân nói chung” [49,tr.567]. Ngày 18 - 7 - 1968 không lâu trước lúc đi xa, Bác đã giành một trong những cuộc tiếp xúc cuối cùng của đời mình cho đại biểu của Tổng Công đoàn Việt Nam. Người nhắc nhở Công đoàn “phải làm tốt công tác vận động, tổ chức giáo dục quần chúng công nhân viên chức làm tròn vai trò tiên phong cách mạng” [54,tr.564], để họ hiểu và tự nguyện, tự giác giữ kỷ luật lao động, giữ gìn của công, thực hành tiết kiệm. “Coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn tạo nền hạnh phúc cho mọi người và cho cả thế hệ mai sau” [54,tr.564]. Người khẳng định rằng, đối tượng hoạt động của công đoàn là công nhân, lao động, công đoàn phải đoàn bảo quyền dân chủ của công nhân viên chức, làm chủ thật sự, làm chủ rộng rãi, tránh lối hình thức chung chung. Người nhận xét về tình hình giáo dục chính trị của công tác công đoàn và thăm hỏi đời sống công nhân, viên chức. Người nhấn mạnh những công việc trước mắt: chú ý vai trò của Công đoàn bồi dưỡng lực lượng công nhân trẻ, phải đoàn kết nhất trí. Hồ Chí Minh là người đặt nền móng cho sự ra đời tổ chức công đoàn, là người giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện và dìu dắt tổ chức công đoàn hoàn thành nhiệm vụ của mình qua từng thời kỳ cách mạng. Người đã đến thăm và nói chuyện tại Đại hội II Công đoàn Việt Nam. Hàng chục lần Người xuống cơ sở, hàng trăm bài nói, bài viết căn dặn, nhắc nhở, động viên, khuyến khích cán bộ, công nhân nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu cách mạng, thực hiện nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Với tác phong gần gũi, ân cần và lời nói, cách viết giản dị, dễ hiểu, những lời dạy của Người vừa thiết thực trước mắt, vừa mang tính định hướng cho giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn. Qua đó, chúng ta có thể thấy những tư tưởng lớn của Người về xây dựng và phát triển tổ chức công đoàn. d. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Người nói “Nói về đoàn thanh niên cũng gần như công đoàn. Vì vậy muốn làm tròn nhiệm vụ của đoàn thanh niên thì cán bộ đoàn thanh niên phải đoàn kết chặt chẽ, phải gương mẫu trong việc học tập, trong sản xuất, tiết kiệm, trong kỷ luật lao động, luôn luôn gần gũi công nhân, gần gũi thanh niên” [50,tr.515]. “Cán bộ đoàn thanh niên phải gần gũi, gương mẫu, nhưng mà cán bộ đoàn thanh niên trực tiếp tham gia sản xuất còn ít, chỉ ngồi viết chỉ thị, không trực tiếp sản xuất thì làm sao gần gũi được công nhân, làm sao biết được công nhân muốn gì, lo gì, nghĩ gì? Thế là quan liêu” [50,tr.515]. Chương 2 Xây dựng đội ngũ công nhân Nghệ An dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay 2.1. Sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và yêu cầu xây dựng đội ngũ công nhân Nghệ An lớn mạnh toàn diện 2.1.1. Vài nét về đội ngũ công nhân Nghệ An 2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội; quá trình hình thành và phát triển đội ngũ công nhân Nghệ An a. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội - Đặc điểm về tự nhiên Vị trí địa lý: Nghệ An nằm trong toạ độ từ 18035’ đến 20010’ vĩ độ Bắc, từ toạ độ 103050’25’’ đến 105040’30’’ kinh độ Đông. Là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (cách tỉnh Xiêng Khoảng, Bôlikhănxay và Hủaphăn) với đường biên giới dài 419 km, phía Đông giáp Biển Đông. Diện tích tự nhiên của Nghệ An là 16.370km2, đứng thứ nhất cả nước. Khí hậu và thời tiết: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Năm 2008: Nhiệt độ trung bình là 24,2 0C, cao hơn so với trung bình hàng năm là 0,2 0C . Tổng lượng mưa trong năm là 1.625,8mm, lượng mưa thấp nhất là 1.110,1 mm ở huyện Tương Dương. Tổng số ngày mưa trong năm là 157 ngày nhiều hơn năm 2003 là 33 ngày. Độ ẩm trung bình hàng năm là: 83,6%, độ ẩm thấp nhất là 42% vào tháng 7. Tổng số giờ nắng trong năm 1.460 giờ. Sông ngòi: Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ trung bình là 0,7 km/Km2 Sông lớn nhất là sông Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện Mường Pẹc tỉnh Xiêng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km (riêng trên đất Nghệ An có chiều dài là 361 km, diện tích lưu vực 27.200 Km2 (riêng ở Nghệ An là 15.346 Km2). Tổng lượng nước hàng năm khoảng 28.109 m3. Nhìn chung nguồn nước khá dồi dào, đủ để đáp ứng cho sản xuất và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân. Bờ biển: Hải phận rộng 4.230 hải lý vuông, từ độ sâu 40m trở vào nói chung đáy biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn cát. Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi tắm đẹp và hấp dẫn, đó là lợi thế cho việc phát triển ngành du lịch. Địa hình: Địa hình Nghệ An dài và rộng, có cả miền núi, trung du, đồng bằng và miền biển. Phía Tây có dãy Trường Sơn trùng điệp. Rừng núi Nghệ An chiếm khoảng 3/4 diện tích đất đai của tỉnh. Dải Trường Sơn qua Nghệ An chạy từ huyện Quế Phong qua Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Thanh Chương và sau đó chạy vào Hương Sơn (Hà Tĩnh) là ranh giới tự nhiên giữa Việt Nam với nước bạn Lào, trong đó có dãy núi đồ sộ Giăng Màn với đỉnh Phu Xai Lai Leng cao 2.711m. Tài nguyên: Nghệ An là tỉnh nằm trong tuyến giao lưu Bắc - Nam, có 92km bờ biển, có 6 cửa lạch có thể phát triển hải cảng, trong đó nổi bật là Cửa Lò và Cửa Hội là 2 hải cảng quan trọng. Nguồn khoáng sản Nghệ An phong phú và đa dạng, điển hình là vật liệu xây dựng (đá vôi 800 triệu m3, đá xây dựng 3 tỷ m3, đất sét, cát sỏi...), có 113 vùng mỏ lớn nhỏ và 171 điểm quặng về than, thiếc, bô-xít ; tài nguyên rừng có các loại ngỗ quý như : Pơmu, Samu, lim, sến, táu, đinh hương..., ước tính có khoảng 226 loại dược liệu, lâm sản... Đồng thời rừng Nghệ An cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm như: Báo, Hổ, Voi, Bò tót, sao la... - Đặc điểm kinh tế - xã hội Về xã hội và dân số: Tỉnh Nghệ An có 1 thành phố loại 1 (Thành phố Vinh), 2 thị xã (Thị xã Thái Hoà, Thị xã Cửa Lò) và 17 huyện: 10 huyện miền núi: Thanh Chương, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn; 7 huyện đồng bằng: Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành. Dân số Nghệ An đến hết năm 2007 là 3.101.230 người, mật độ dân số trung bình là 188 người/ Km2, nhưng có sự phân bố không đều. Dân số thành thị là 347291 người, chiếm 11,6%, dân số ở nông thôn là 2735948, chiếm 88,4%. Nơi có mật độ dân số tập trung cao nhất là Thành phố Vinh 3658 người/ Km2, thấp nhất là huyện Tương Dương 27 người/ Km2 [8,tr 31]. Trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay có 41 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó chủ yếu là người Kinh (74%), ngoài ra còn có các dân tộc ít người khác như: Thái (19%), Thổ (3%), Khơ Mú (2%), Tày...tr 36]. Dân số Nghệ An tương đối trẻ, tỷ lệ lao động cao, số người từ 15 - 59 tuổi chiếm 55, 4% dân số toàn tỉnh, riêng số người từ độ tuổi từ 15 - 30 chiếm 29, 5% dân số [8,tr 32]. Về kết cấu hạ tầng: Nghệ An có hệ thống giao thông đa dạng gồm đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không. Cảng Cửa Lò, sân bay Vinh, các cảng cá, bến cá và các tuyến đường quốc lộ trên địa bàn tỉnh được nâng cấp và mở rộng. Nhiều tuyến đường quan trọng phục vụ phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh đã được triển khai thi công; nhiều tuyến tỉnh lộ và đường vùng nguyên liệu được nâng cấp và làm mới. Huy động trong nhân dân được 5.365 tỷ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng, đã làm được 3, 891 km đường nhựa và bê tông; 4.200 km kênh bê tông và 4.300 phòng học được xây dựng mới. Đến nay có 467/473 xã có đường ô tô đến trung tâm. Một số công trình văn hoá được xây dựng như: tượng đài Bác Hồ, Quảng trường Hồ Chí Minh, nhiều di tích lịch sử văn hoá được bảo tồn, tôn tạo, hệ thống các trường học, bệnh viện, trạm xá, nhà văn hoá, sân vận động… từng bước được nâng cấp và xây dựng mới [80,tr.15-16]. Bưu chính - Viễn thông: “Các dịch vụ bưu chính viễn thông được sửa chữa, nâng cấp nên nhìn chung đáp ứng cơ bản nhu cầu liên lạc của nhân dân. Mật độ thuê bao điện thoại tiếp tục tăng nhanh. Đến hết tháng 3/2009 ước đạt chỉ số 41 máy/100 dân. Chất lượng phủ sóng được tăng lên. Dịch vụ Internet phát triển” [65,tr.3]. Về phát triển kinh tế: Kinh tế Nghệ An trong những năm gần đây có bước phát triển khá và tương đối toàn diện. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 2001 - 2005 năm đạt 10,3%, GDP bình quân đạt 5,59 triệu đồng/người, tăng hơn 2 lần so với năm 2000 [80,tr.12]. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 năm đạt 10,5% [27,tr.1]. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 năm đạt 10,6% [28,tr.1]. Nhìn chung, Nghệ An là một tỉnh lớn, hội tụ những tiềm năng dồi dào về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội. Những tiền đề đó cũng là điều kiện quan trọng giúp cho Nghệ An có tiềm lực và thu được nhiều kết quả trong phát triển kinh tế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf74_8984.pdf
Tài liệu liên quan