Tài liệu Luận văn Vận dụng phương pháp dãy số thời gian nghiên cứu biến động khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 1997-2003 và dự đoán năm 2004-2005: LUẬN VĂN:
Vận dụng phương pháp dãy số thời gian
nghiên cứu biến động khách du lịch đến Hà
Nội giai đoạn 1997-2003 và dự đoán năm
2004-2005
Lời mở đầu
Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người về nghỉ ngơi, vui chơi,
giải trí ngày càng cao và du lịch đã trở thành ngành dịch vụ cung cấp đầy đủ các nhu cầu
đó cho con người. Xuất phát từ yêu cầu đó mà ngành du lịch ra đời và ngày càng trở
thành một nhu cầu thiết yếu đối với đời sống con người.Từ khi ra đời, ngành du lịch
không chỉ là ngành phục vụ mà nó còn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Cũng như bao quốc gia khác trên thế giới, Du lịch Việt Nam cũng trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế. Từ khi chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập
trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, du lịch phát triển ngày càng mạnh mẽ không chỉ góp phần phát triển kinh tế xã hội
mà còn đáp ứng được yêu cầu cho giao lưu mở rộng quan hệ quốc tế. C...
61 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Vận dụng phương pháp dãy số thời gian nghiên cứu biến động khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 1997-2003 và dự đoán năm 2004-2005, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Vận dụng phương pháp dãy số thời gian
nghiên cứu biến động khách du lịch đến Hà
Nội giai đoạn 1997-2003 và dự đoán năm
2004-2005
Lời mở đầu
Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người về nghỉ ngơi, vui chơi,
giải trí ngày càng cao và du lịch đã trở thành ngành dịch vụ cung cấp đầy đủ các nhu cầu
đó cho con người. Xuất phát từ yêu cầu đó mà ngành du lịch ra đời và ngày càng trở
thành một nhu cầu thiết yếu đối với đời sống con người.Từ khi ra đời, ngành du lịch
không chỉ là ngành phục vụ mà nó còn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Cũng như bao quốc gia khác trên thế giới, Du lịch Việt Nam cũng trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế. Từ khi chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập
trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, du lịch phát triển ngày càng mạnh mẽ không chỉ góp phần phát triển kinh tế xã hội
mà còn đáp ứng được yêu cầu cho giao lưu mở rộng quan hệ quốc tế. Chính vì vậy mà
người ta còn coi du lịch là một trong những biện pháp nhằm tăng cường tình đoàn kết
quốc tế, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
Du lịch Việt Nam hình thành và phát triển đã một thời gian khá dài nhưng chưa
phát huy được hết khả năng vốn có của nó do ảnh hưởng của rất nhiều các nhân tố khách
quan. Chiến tranh tàn phá kéo theo lệnh cấm vận của thế lực đế quốc, khủng hoảng kinh
tế, nạn dịch bệnh cùng nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác đã kìm hãm sự
phát triển của du lịch Việt Nam.
Du lịch Việt Nam chỉ thực sự phát triển mạnh trong những năm gần đây và tương
xứng với tiềm năng vốn có của đất nước. Cùng với quá trình phát triển không ngừng của
thế giới về kinh tế và xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách phát triển
đúng đắn và phù hợp để phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của đất nước.
Cùng với quá trình đi lên của du lịch cả nước, Thủ đô Hà nội cũng đã có những
bước tiến quan trọng đóng góp không nhỏ vào kinh tế đất nước. Với những tiềm năng tài
nguyên nhân văn tài nguyên thiên nhiên du lịch dồi dào Hà nội đã được Đảng và Nhà
nước quan tâm đề ra nhiều chính sách thuận lợi cho phát triển du lịch. Chính vì vậy mà
du lịch Hà nội trong mấy năm gần đây đã gặt hái được những thành quả nhất định, số
lượng khách đến thăm quan du lịch ngày càng tăng, doanh thu du lịch không ngừng tăng
đóng góp đáng kể vào GDP của cả nước.
Để đánh giá những thành tựu mà ngành du lịch Hà Nội đã đóng góp vào qua trình
phát triển chung của nền kinh tế đất nước, chúng ta cần phải đi sâu nghiên cứu quy mô,
nhu cầu của thị trường, tốc độ tăng của du lịch nhằm xây dựng chiến lược phát triển,
định hướng chính sách hợp lý để đáp ứng yêu cầu của khách, thu hút ngày càng nhiều du
khách đến Hà Nội. Chuyên đề : “ Vận dụng phương pháp dãy số thời gian nghiên cứu
biến động khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 1997-2003 và dự đoán năm 2004-2005”
đáp ứng được phần nào việc đánh giá được những thành tựu, sự phát triển của du lịch Hà
Nội và sự phát triển của du lịch Hà Nội trong những năm tiếp theo.
Nội dung của chuyên đề bao gồm:
+ Chương I: Lý luận chung về phương pháp dãy số thời gian.
+ Chương II: Tổng quan về hoạt động du lịch Hà nội trong những năm gần đây và
việc vận dụng phương pháp dãy số thời gian nghiên cứu biến động khách du lịch Hà Nội.
+ Chương III: Vận dụng phương pháp dãy số thời gian nghiên cứu biến động
lượng khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 1997-2003 và dự đoán cho giai đoạn 2004-
2005.
Chương I:
Lý Luận chung về phương pháp dãy số thời gian .
I. Những vấn đề chung về phương pháp dãy số thời gian.
1. Khái niệm chung về dãy số thời gian.
Mặt lượng của mọi sự vật hiện tượng thường xuyên có sự biến động qua thời gian.
Trong thống kê, để nghiên cứu sự biến động này, người ta thường dựa vào dãy số thời
gian.
Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thời gian.
Qua dãy số thời gian có thể nghiên cứu các đặc điểm về sự biến động của hiện
tượng, từ đó giúp ta vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời để đự
đoán các mức độ của hiện tương trong tương lai.
Mỗi dãy số thời gian được cấu tạo bởi hai thành phần là thời gian và chỉ tiêu về hiện
tượng được nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, qúy, năm. Độ dài giữa hai
thời gian liền nhau được gọi là khoảng cách thời gian. Chỉ tiêu về hiện tượng được
nghiên cứu có thể là số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân. Trị số của chỉ tiêu gọi là
mức độ của dãy số.
Căn cứ vào đặc điểm tồn tại về quy mô của hiện tượng qua thời gian có thể phân
biệt dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm. Dãy số thời kỳ biểu hiện quy mô (khối lượng)
của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định. Trong dãy số thời kỳ các mức độ
là những số tuyệt đối thời kỳ, do đó độ dài của khoảng cách thời gian ảnh hưởng trực tiếp
đến trị số của chỉ tiêu và có thể cộng các trị số của chỉ tiêu để phản ánh quy mô của hiện
tượng trong những khoảng thời gian dài hơn.
Dãy số thời điểm biểu hiện quy mô (khối lượng) của hiện tượng tại những thời điểm
nhất định. Mức độ của hiện tượng ở thời điểm sau thường bao gồm toàn bộ hoặc một bộ
phận mức độ mức độ của hiện tượng ở thời điểm trước đó. Vì vậy việc cộng các trị số của
chỉ tiêu không phản ánh quy mô của hiện tượng.
Yêu cầu cơ bản khi xây dựng một dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể
so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Muốn vậy thì nội dung và phương pháp tính
toán chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất, phạm vi hiện tượng nghiên cứu trước sau phải
nhất trí, các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau (nhất là đối với dãy số
thời kỳ).
Trong thực tế do những nguyên nhân khác nhau các yêu cầu trên có thể bị vi phạm
, khi đó đòi hỏi phải có sự chỉnh lý thích hợp để tiến hành phân tích.
2. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian.
Để phản ánh dặc điểm biến động qua thời gian của hiện tượng được nghiên cứu
người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
2.1 Mức độ bình quân theo thời gian:
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại biểu cho tất cả các mức độ tuyệt đối trong một
dãy số thời gian. Việc tính chỉ tiêu này phải phụ thuộc vào dãy số thời gian, đó là dãy số
thời điểm hay dãy số thời kỳ.
Đối với dãy số thời kỳ, mức độ bình quân theo thời gian được tính theo công thức
sau.
y =
n
yyy n ....21
=
n
y
n
i
i
1
Trong đó: iy (i = n,1 ) các mức độ của dãy số thời kỳ.
n : số lượng các mức độ trong dãy số.
Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau, chúng ta áp dụng công
thức:
y =
1
2
....
2 2
1
n
y
y
y n
Trong đó: iy (i = n,1 ) các mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời
gian bằng nhau
Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau công thức áp dụng là:
y =
n
nn
ttt
tytyty
...
....
21
2211
=
n
i
i
n
i
ii
t
ty
1
1
Trong đó: iy (i = n,1 ) các mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời
gin không bằng nhau.
it (i = n,1 ) độ dài thời gian có mức độ
2.2 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối:
Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về trị số tyuệt đối của chỉ tiêu trong dãy số giữa
hai thời điểm nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng tăng thì trị số của chỉ tiêu mang
dấu (+) và ngược lại mang dấu (-).
Tùy theo mục đích nghiên cứu, chúng ta có lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn,
định gốc hay bình quân.
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn phản ánh mức chênh lệch tuyệt đối giữa mức
độ kỳ nghiên cứu ( iy ) và mức độ kỳ trước đó ( 1iy )
Công thức: i = iy - 1iy (i = n,2 )
Trong đó: i Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn.
n : Số lượng mức độ trong dãy số.
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc là mức chênh lệch tuyệt đối giữa mức dộ kỳ nghiên
cứu ( iy ) và mức độ của một kỳ được chọn làm kỳ gốc, thông thường mức độ kỳ gốc là
mức độ đầu tiên trong dãy số ( iy ). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng giảm tuyệt đối trong
những khoảng thời gian dài.
Gọi i là lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc,ta có:
i = iy - 1y (i = n,2 )
Giữa lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn và lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc
có mối liên hệ được xác dịnh theo công thức sau:
i = i (i = n,2 )
Công thức này cho thấy lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc bằng tổng đại số các
lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn.
Công thức: n =
n
i
i
2
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân là mức bình quân công của các lượng tăng
(giảm) tuyệt đối liên hoàn.
Nếu ký hiệu là lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân, ta có công thức:
=
1
2
n
n
i
i
=
1
n
n
=
1
1
n
yyn
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân không có nghĩa khi các mức độ của dãy
không có xu hướng (cùng tăng hoặc cùng giảm) vì hai xu hướng trái ngược nhau tiêu sẽ
tiêu diệt lẫn nhau làm sai lệch bản chất của hiện tượng.
2.3 Tốc độ phát triển.
Tốc độ phát triển là số tương đối phản ánh tốc độ và xu hướng phát triển của hiện
tượng theo thời gian.
Có các loại tốc độ phát triển sau:
a. Tốc độ phát triển định gốc ( iT ).
Phản ánh sự phát triển của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài. Chỉ tiêu
này được xác định bằng cách lấy mức độ kỳ nghiên cứu ( iy ) chia cho mức độ của một
kỳ được chọn làm kỳ gốc, thường là mức độ đầu tiên trong dãy số ( 1y ).
Công thức: iT =
1y
y i
(i = n,2 )
Tốc độ phát triển định gốc được tính theo số lần hay %
b. Tốc độ phát triển liên hoàn.
Tốc độ phát triển liên hoàn phản ( it ) ánh sự phát triển của hiện tượng giữa hai thời
gian liền nhau.
Công thức: it =
1i
i
y
y
(i = n,2 )
it được tính theo số lần hay %.
Giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc có mối liên hệ sau:
- Thứ nhất, tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc.
ii Tt (i = n,2 )
Thứ hai, thương của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển
liên hoàn giữa hai thời gian liền đó.
it =
1i
i
T
T
(i = n,2 )
c. Tốc độ phát triển bình quân.
Tốc độ phát triển bình quân là số bình quân nhân của các tốc độ phát triển liên
hoàn, phản ánh tốc độ phát triển đại diện cho các tốc độ phát triển liên hoàn trong một
thời kỳ nào đó.
Gọi t là tốc độ phát triển bình quân ta có công thức:
t = 1
2
1
32 ....
n
n
i
i
n
n tttt
hay t = 1
1
1 n nn n y
y
T
Với tốc độ phát triển bình quân chỉ sử dụng khi dãy số có cùng xu hướng.
2.4 Tốc độ tăng (giảm).
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ của hiện tượng nghiên cứu giữa hai thời gian đã
tăng (+) hoặc giảm (-), bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu phần trăm). Tương ứng với mỗi tốc
độ phát triển, chúng ta cố các mức độ tăng giảm sau:
a. Tốc độ tăng giảm liên hoàn.
Phản ánh sự biến động tăng (giảm) giữa hai thời kỳ liền nhau, là tỷ số giữa lượng
tăng (giảm) liên hoàn kỳ nghiên cứu ( i )với mức độ kỳ liền trước trong dãy số thời gian
( 1iy ).
Gọi ia là tốc độ tăng (giảm) liên hoàn ta có công thức:
1
1
1
i
ii
i
i
i
y
yy
y
a
(i = n,2 )
Hay: ia = 1it ( nếu tính theo đơn vị lần)
ia = 100it (nếu tính theo đơn vị %)
b. Tốc độ tăng (giảm) định gốc.
Tốc độ tăng giảm định gốc là tỷ số giữa lượng tăng (giảm) định gốc kỳ nghiên cứu
( i ) với mức độ kỳ gốc, thường là mức độ đầu tiên trong dãy số ( iy ).
Công thức: %)100(1
1
1
1
i
ii
i Ty
yy
y
A
Trong đó: iA Tốc độ tăng (giảm) định gốc có thể được tính theo số lần hay
%
c. Tốc độ tăng (giảm) bình quân.
Tốc độ tăng (giảm) bình quân là số tương đối phản ánh tốc độ tăng (giảm) đại diện
cho các tốc độ tăng (giảm) liên hoàn trong cả thời kỳ nghiên cứu.
Nếu ký hiệu a là tốc độ tăng giảm bình quân ta có:
a = t -1 (nếu tính theo số lần)
a = 100t (nếu tính theo%)
Do tốc độ tăng (giảm) bình quân được tính theo tốc độ phát triển bình quân nên nó
có hạn chế khi áp dụng giống tốc độ phát triển bình quân
2.5 Giá trị tuyệt đối của 1 % tăng (giảm).
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (giảm) của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn thì tương
ứng với một trị số tuyệt đối là bao nhiêu.
Giá trị tuyệt đối của 1% tăng giảm được xác định theo công thức:
i
i
i a
g
(i = n,2 )
Trong đó: ig Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm).
ia tốc độ tăng (giảm) liên hoàn tính theo đơn vị %
ig còn có thể được tính theo công thức sau:
100
1 ii
y
g (i = n,2 )
Trên thực tế thường không sử dụng giá trị tuyệt đối của 1% tăng giảm định gốc
vì nó luôn là một hằng số.
3. Một số phương pháp biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng
Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn có sự vận động và biến đổi theo thời gian. Sự
biến động của hiện tượng qua thời gian chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Ngòai các
nhân tố chủ yếu, cơ bản quyết định xu hướng biến động của hiện tượng, còn có các nhân
tố ngẫu nhiên gây ra những sai lệch khỏi xu hướng. Xu hướng thường được hiểu là chiều
hướng tiến triển chung nào đó, một sự tiến triển kéo dài theo thời gian, xác định tính quy
luật, biến động của hiện tượng theo thời gian.
Việc xác định xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng có ý nghĩa quan trọng
trong nghiên cứu thống kê. vì vậy cần sử dụng những phương pháp thích hợp, trong một
chừng mực nhất định, loại bỏ tác động của những nhân tố ngẫu nhiên để nêu lên xu
hướng và tính quy luật về sự biến động của hiện tượng
3.1. Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian.
Phương pháp này được sử dụng khi một dãy số thời kỳ có khoảng cách thời gian
tương đối ngắn và có nhiều mức độ mà qua đó chưa phản ánh được xu hướng biến động
của hiện tượng.
Do khoảng cách thời gian được mở rộng ( chẳng hạn từ tháng sang qúy) nên trong
những mức độ của dãy số mới thì sự tác động của các nhân tố ngẫu nhiên (với chiều
hướng khác nhau) phần nào đã được bù trừ (triệt tiêu) Và do đó cho ta thấy rõ xu hướng
biến động.
Tuy nhiên phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian còn có một số nhược điểm
nhất định.
+ Phương pháp này chỉ áp dụng đối với dãy số thời kỳ vì nếu áp dụng cho dãy số
thời điểm thì các mức độ trên vô nghĩa
+ Chỉ nên áp dụng cho dãy số tương đối dài và chưa bộc lộ rõ xu hướng biến động
của hiện tượng vì sau khi mở rộng khoảng cách thời gian, số lượng các mức độ trong dãy
số giảm đi rất nhiều.
3.2. Phương pháp hồi quy trong dãy số thời gian.
Hồi quy là phương pháp của toán học được vận dụng trong thống kê để biểu hiện
xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng theo thời gian. Những biến động này có nhiều
dao động ngẫu nhiên và mức độ tăng giảm thì thất thường.
Nội dung của phương pháp hồi quy trong dãy số thời gian là căn cứ vào các đặc
điểm biến động trong dãy số, dùng phương trình toán học xác định trên đồ thị một đường
xu thế lý thuyết thay cho đường gấp khúc thực tế để biểu hiện xu thế biến động cơ bản
của hiện tượng. Đường này được xác định bằng một hàm số gọi là hàm xu thế. Có nhiều
dạng hàm xu thế tùy thuộc vào hiện tượng kinh tế xã hội cần nghiên cứu và đặc điểm
biến động của nó.
Phương pháp chọn mô hình hồi quy bao gồm dùng đồ thị, dùng sai phân, dùng
phương pháp bình phương nhỏ nhất hay phương pháp điểm chọn…tùy thuộc vào đặc
điểm số liệu và điều kiện nghiên cứu.
Tóm lại hàm xu thế là hàm đặc trưng cho xu hướng biến động cơ bản của hiện
tượng. Từ đó, qua việc xây dựng hàm xu thế, chúng ta có thể dự đoán được các mức độ
có thể có trong tương lai.
Hàm xu thế tổng quát có dạng:
),...,,( 1 not aaatfy
Trong đó:
ty : Mức độ lý thuyết
ao, a1,…,an: Các tham số
t: Thứ tự thời gian.
Để lựa chọn đúng đắn dạng phương trình hồi quy đòi hỏi phải dựa vào sự phân
tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, đồng thời kết hợp với một số
phương pháp đơn giản khác (Dựa vào đồ thị, dựa vào độ tăng giảm tuyệt đối, tốc độ phát
triển…).
Các tham số ai(i=1,2,3,…n) thường được xác định bằng phương pháp bình phương
nhỏ nhất:
min)( 2 tt yy
Do sự biến động của hiện tượng là vô cùng đa dạng nên cần có các hàm xu thế
tương ứng sao cho sự mô tả là gần đúng nhất so với xu hướng biến động thực tế của hiện
tượng.
Một số hàm xu thế thường gặp là:
a. Hàm xu thế tuyến tính:
taay ot *1
Phương trình được thẳng được sử dụng khi các lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối
liên hoàn i ( còn gọi là sai phân bậc 1) xấp xỉ nhau.
áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây để xác
định tham số ao, a1:
2
1
1
tataty
tanay
o
o
b. Hàm xu thế parabol bậc 2:
2
21 tataay ot
Phương trình parabol bậc 2 được sử dụng khi sai phân bậc 2 ( tức là sai phân của
sai phân bậc 1) xấp xỉ nhau.
Các tham số ao,a1,a2 được xác định bởi hệ phương trình sau:
4
2
3
1
22
3
3
2
2
2
21
tatatayt
tatataty
tatanay
o
o
o
c. Phương trình hàm mũ:
t
ot aay 1*
Phương trình hàm mũ được sử dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng
nhau.
Các tham số ao,a1 được xác định bằng phương trình sau:
2
1
1
lglglg
lglglg
tatayt
taany
o
o
3.3. Phương pháp dãy số trung bình trượt ( di động)
Số trung bình trượt ( còn gọi là số trung bình di động) là số trung bình cộng của
một nhóm nhất định các mức độ của dãy số được tính bằng cách lần lượt loại dần các
mức độ đầu, đồng thời thêm vào các mức độ tiếp theo sao cho tổng số lượng các mức độ
tham gia tính số trung bình không thay đổi.
Giả sử có dãy số thời gian : y1,y2,y3,...,yn-2,,yn-1,yn.
Nếu tính trung bình trượt cho nhóm 3 mức độ ta sẽ có :
3
321
2
yyy
y
3
432
3
yyy
y
……
3
12
1
nnn
n
yyy
y
Từ đó ta có một dãy số mới gồm các số trung bình trượt 132 ,...,, nyyy .
Việc lựa chọn nhóm bao nhiêu mức độ để tính trung bình trượt đòi hỏi phải dựa
vào đặc điểm biến động của hiện tượng và số lượng các mức độ của dãy số thời gian.
Nếu sự biến động của hiện tượng tương đối đều đặn nhau và số lượng mức độ không
nhiều thì có thể tính trung bình trượt từ 3 mức độ. Nếu sự biến động của hiện tượng lớn
và dãy số có nhiều mức độ thì có thể tính trung bình trượt từ 5 hoặc 7 mức độ. Trung
bình trượt càng được tính từ nhiều mức độ thì càng có tác dụng san bằng ảnh hưởng của
các nhân tố ngẫu nhiên. Nhưng mặt khác lại làm giảm số lượng các mức độ của dãy trung
bình trượt.
3.4 Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ.
Sự biến động của một số hiện tượng kinh tế xã hội thường có tính thời vụ, nghĩa là
hàng năm, trong từng thời gian nhất định sự biến động lặp đi lặp lại.
Sự biến động thời vụ làm cho hoạt động của một số ngành khi thì căng thẳng ,
khẩn trương, lúc thì nhàn rỗi , bị thu hẹp lại.
Nghiên cứu biến động thời vụ nhằm đề ra những chủ trương biện pháp phù hợp,
kịp thời, hạn chế những ảnh hưởng của biến động thời vụ đối với sản xuất và sinh hoạt
của xã hội.
Nhiệm vụ của nghiên cứu thống kê là dựa vào số liệu của nhiều năm (ít nhất là 3
năm) để xác định tính chất và mức độ của biến động thời vụ. Phương pháp thường được
sử dụng là tính các chỉ số thời vụ. Trường hợp biến động thời vụ qua những thời gian
nhất định của các năm tương đối ổn định, không có hiện tượng tăng hoặc giảm rõ rệt, thì
chỉ số thời vụ được tính theo công thức sau đây:
100*
o
i
i
y
y
Trong đó:
Ii : Chỉ số thời vụ của thời gian t
iy : Số trung bình các mức độ của thời gian cùng tên
oy : Số trung bình của tất cả các mức độ trong dãy số
Trường hợp biến động thời vụ qua những thời gian nhất định của các năm có sự
tăng hoặc giảm rõ rệt thì chỉ số thời vụ đựơc tính theo công thức sau đây:
100*
1
n
y
yn
j ij
ij
i
Trong đó:
ijy : Mức độ thực tế ở thời gian i của năm j
ijy : Mức độ tính toán ( có thể là số trung bình trượt hoặc dựa vào
phương trình hồi quy ở thời gian i của năm thứ j )
3.5 Phương pháp phân tích thành phần của dãy số thời gian.
Thông thường dãy số thời gian được chia thành 3 thành phần cơ bản để tiện cho
việc nghiên cứu.
+ Thành phần xu thế (ft) Thành phần này phản ánh xu hướng biến động cơ bản của
hiện tượng kéo dài theo thời gian
+ Thành phần biến động chu kỳ, mùa vụ (st) nói lên sự biến động lặp đi lặp lại
trong khoảng thời gian nhất định trong năm.
- Thành phần biến động ngẫu nhiên(t) phản ánh ảnh hưởng của các nhân tố ngẫu
nhiên lên sự biến động của hiện tượng thời gian.
Ba thành phần có thể được kết hợp với nhau theo hai dạng cơ bản, tùy mối quan hệ giữa
chúng:
+ Dạng cộng, nói lên mối quan hệ tổng giữa chúng. Dạng này phù hợp với sự
thaqy đổi mùa vụ có biến động nhỏ hoặc không đổi.
tttt sfy
+ Dạng nhân tương ứng với mối quan hệ tích. Dạng nhân phù hợp với biến động
mùa vụ có mức độ biến đổi tăng dần. Khi đó:
yt=ft*st+t
Để phân tích các thành phần của dãy số thời gian người ta dùng bảng BUYS –
BALOT
Giả sử hàm xu thế có dạng hàm tuyến tính: ft=a+bt
Đặt tt CS (i= m,1 )
Với mối quan hệ tổng ta có: ttt Cbtay
Thông thường,thành phần biến động ngẫu nhiên t là nhỏ và ta có thể coi nó bằng
0 để thuận tiện cho việc nghiên cứu. Khi đó:
tt Cbtay
Các tham số a, b và thành phần biến động mùa vụ, chu kỳ Ci được tính theo các
công thức sau:
n
j
m
i
ij
n
j
j ym
n
yj
nmn
T
m
n
m
S
nmn
b
1 11
22 2
1
*
)1(
12
2
1
)1(
12
2
1
2
1
2
1 1 1
mn
b
mn
y
mn
b
mn
Tmn
bya
n
j
m
i
ij
2
1
2
1 m
ibyy
m
ib
mn
T
n
T
C i
i
2
11 11 m
ib
mn
y
n
y
n
j
m
i
ij
n
j
ij
Trong đó:
n
j
iji yT
1
mi ,1 : Tổng lượng biến các kỳ cùng tên i qua các năm
m
i
ijj yT
1
nj ,1 : Tổng lượng biến các kỳ trong năm j
n
j
n
j
m
i
ijj
m
i
i yTTT
1 1 11
: Tổng lượng biến các kỳ của các năm
m
i
ij
n
j
j yjjTS
11
tổng các tích số giữa tổng lượng biến của các kỳ trong năm
j với thứ tự năm tương ứng.
n
y
n
T
y
m
i
ij
i
i
1 mi ,1 bình quân các lượng biến của các kỳ cùng tên i qua các
năm.
m
y
m
T
y
m
j
ij
j
j
1 ni ,1 bình quân các lượng biến theo năm.
mn
y
mn
T
y
n
j
m
i
ij
j
1 1 bình quân tất cả các lượng biến của các kỳ của các năm.
Với : i: mi ,1 số kỳ trong năm (tháng, qúy,… )
j: ni ,1 số năm trong dãy số.
Kỳ(i)
Năm(j)
1 . .. i . .. M
m
i
ijj yT
1
m
T
y
j
j
jTj*
1
11y .. .
iy1
.. .
my1 1T 1y 1*1 T
.. . .. . .. . .. . .. . .. . .. . .. .
j
1jy … ijy
…
jmy jT jy jTj*
.. . .. . .. . .. . .. . .. . .. . .. . .. .
N
1ny .. . niy
.. .
nmy nT ny nTn*
n
j
iji yT
1
1T .. . iT .. . mT
n
j
m
i
ijyT
1 1
n
j
jTjS
1
*
n
T
y ii
1y
...
iy
.. .
my
mn
T
y
4. Tương quan trong dãy số thời gian.
4.1 Tự hồi quy tương quan.
Trong nhiều dẫy số thời gian, mức độ ở một thời gian nào đó có sự phụ thuộc vào các
mức độ ở các thời gian trước đó. Sự phụ thuộc này gọi là tự tương quan.
Việc nghiên cứu tự hồi quy và tự tương quan cho phép xác định những đặc điểm của
quá trình biến động qua thời gian phân tích mối liên hệ giữa các dẫy số thời gian và đặc
biệt được sử dụng trong một số phương pháp dự đoán thống kê.
Nghiên cứu tự hồi quy và tự tương quan giải quyết hai nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
+ Thứ nhất, tìm phương trình phản ứng sự phụ thuộc giữa các mức độ trong dẫy số
thời gian – gọi là phươnh trình tự hồi quy .
Phương trình tự hồi quy tổng quát có dạng:
ktt yaay 10
k=1 phương trình tự hồi quy bậc 1: 110 tt YaaY
k=2 phương trình tự hồi quy bậc 2: 210 tt YaaY
+ Thứ hai, đánh giá mức độ chặt chẽ của sự phụ thuộc bằng hệ số tự tương quoan :
t
kt
ktt y
y
yy
kttktt
k a
YYYY
r
1
Các tham số của phương trình tự hồi quy, hệ số tương quan được tính theo phương
pháp đã trình bầy ở chương Hồi quy –tương quan
4.2 Tương quan giữa các dãy số thời gian.
Mối liên hệ giữa các hiện tượng không những được biểu hiện qua không gian mà còn
được biểu hiện qua thời gian.
Để xác định đúng đắn mối liên hệ tương quan giữa các hiện tượng được biểu hiện
qua các dẫy số thời gian, đòi hỏi trong từng dẫy số thowif gian không tồn tại tự tương
quan. Nhưng trong thực tế, tự tương quan là một hiện tượng thường gặp. Để phần nào
loại bỏ ảnh hưởng của tự tương quan có thể sử dụng một số phương pháp đơn giản và
thuờng được sử dụng là nghiên cứu tương quan giữa các độ lệch.
Giả sử có hai dãy số thời gian là : tX và tY với su thế từng dẫy là tX và tY . Các
độ lệch là :
ttx XXd t
tty YYd t
Trong đó : txd : Độ lệch chuẩn giữa mức độ thực tế và mức độ lý thuyết của dẫn
tX
tyd : Độ lệch chuẩn giữa mức độ thực tế và mức độ lý thuyết của dẫy
tY
Hệ số tương quan giữa các độ lệch được tính theo công thức :
22 .
.
tt
tt
yx
yx
dd
dd
r
r càng gần 1 thì sự tương quan giữa hai dẫy số càng chặt chẽ.
r mang dấu (-) thì đây là mối liên hệ tơng quan thuận,
r mang dấu (+) thì đây là mối liên hệ tương quan nghịch .
Ngoài ra, để khắc phục ảnh hương của sự tương quan, người ta thường đưa yếu
tố thời gian vào phương trìng hồi quy :
XaaYx 10
Sau khi đưa yếu tố thời gian t vào phương trình hồi quy trên ta có :
taXaaYx 210
Các tham số được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất : Như trên đã
trình bầy.
II. Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn trên cơ sở dãy số thời gian.
1. Khái niệm
- Dự đoán thống kê ngắn hạn là việc dự đoán quá trình tiếp theo của hiện tượng
trong những khoảng thời gian tương đối ngắn, nối tiếp với hiện tại bằng việc sử dụng
những thông tin thống kê và áp dụng các phương pháp thích hợp .
- Dự đoán thống kê ngắn hạn có thể được thực hiện với khoảng thời gian (còn gọi
là tầm dự đoán ) ngày, tuần, tháng, qúy, năm. Kết quả của dự đoán thống kê ngắn hạn là
căn cứ để tiến hành điều chỉnh kịp thời các hoạt động soản xuất kinh doanh, là cơ sở để
đưa ra các quyết định kịp thời và hữu hiệu.
- Trong việc sử dụng dẫy số thời gian để tiến hành dự đoán thống kê ngắn hạn thì
ngoài yêu cầu cơ bản là tài liệu phải chính xác, phải đảm bảo tính chất có thể so sánh
được giữa các mức độ trong dãy số thì còn một vấn đề nữa cần quan tâm là số lượng các
mức độ của đẫy số là bao nhiêu
- Nếu một dãy số thời gan có quá nhiều các mức độ được sử dụng sẽ làm cho mô
hình dự đoán không phản ánh được đầy đủ sự thay đổi của các nhân tố mới đối với sự
biến động của hiện tượng. Ngược lại, nếu chỉ sử dụng một số ít các mức độ ở những thời
gian cuối thì không chú ý đến tính chất tương đối ổn định của các nhân tố cơ bản tác
động đến hiện tượng. Do đó cần phải phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng để xác
định số lượng các mức độ của dẫy số thời gian dùng để dự đoán thống kê ngắn hạn .
2. Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn
2.1 . Ngoại suy bằng các mức độ bình quân :
Phương pháp này được sử dụng khi dẫy số thời gian không dài và không phải xây
dựng với các dự doán khoảng. Vì vậy, độ chính xác theo phương pháp này không cao.
Tuy nhiên, phương pháp đơn giản tính nhanh nên vẫn được dùng.
Có các loại ngoại suy theo các mức độ bình quân theo thời gian:
a. Ngoại suy bằng mức độ bình quân theo thời gian:
Phương pháp này được sử dụng khi các mức độ trong giãy số thời gian không có
xu hướng biến động rõ rệt(biến động không đáng kể).
Mô hình dự đoán
yy Ln ˆ
Với:
n
y
y
n
i
i
1
Trong đó: y : mức độ bình quân theo thời gian
n: Số mức độ trong dãy số
L: Tầm xa của dự đoán
Lny ˆ : Mức độ dự đoán ở thời gian (n+L)
b. Ngoại suy bằng lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân:
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp dãy số thời gian có các lương
tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn sấp xỉ nhau. Ngiã là các mức độ trong dãy số tăng cấp số
cộng theo thời gian.
Mô hình dự đoán:
Lyy nLn .ˆ
Với
111
11
nn
yy
n
nn
n
i
i
Trong đó:
:ny Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian.
),1(ˆ niy i : Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn
c. Ngoại suy bằng tốc độ phát triển bình quân:
Đây là phương pháp được áp dụng khi dãy số thời gian có các tốc độ phát triển
liên hoàn sấp xỉ nhau. Ngiã là, các mức độ tăng cấp số nhân theo thời gian.
Với t là tốc độ phát triển bình quân, ta có mô hình dự đoán theo năm:
L
nLn tyy ).(ˆ
Nếu dự đoán cho những khoảng thời gian dưới một năm(tháng , qúy , mùa...) thì:
Lnj
s
t
yy
t
j
iij
1)(
.ˆ
Trong đó: ijyˆ : Mức độ dự đoán ở kỳ thứ i (i=1,m) của năm j.
iY : Tổng các mức độ của các kỳ cùng tên i.
n
j
iji yY
1
(i=1,m)
ijy : Mức độ thực tế kỳ thứ i của năm j
12 )(...)(1 nt tttS
2.2 Ngoại suy bằn số bình quân trượt:
Gọi M là dãy số bình quân trượt:
nki
MM i
,
Đối với phương pháp này, người ta có thể tiến hành dự đoán điểm hay dự đoán
khoảng.
+ Đối với dự đoán điểm, mô hình dự đoán có dạng
nLn My ˆ
Trong đó:
nM : Số bình quân trượt thứ n
:ˆ lny Mức độ dự đoán năm thứ n+l
+ Mô hình dự đoán khoảng có dạng
k
Styy
k
Sty nnn
1
1.ˆ.ˆˆ
1
1.ˆ.ˆ 111
Trong đó:
t : Giá trị trong bảng tiêu chuẩn T- Student với bậc tự do (k-1) và xác
xuất tin cậy (1-)
Sˆ : Sai số bình quân trượt:
kn
Myi
S
n
ki
ii
2)(
ˆ
2.3 Ngoại suy hàm xu thế
Ngoại suy hàm xu thế là phương pháp dự đoán thông dụng, được xây dựng trên
cơ sở biến động của hiện tượng trong tương lai tiếp tục xu hướng biến động đã hình
thành trong quá khứ và hiện tại. Phương pháp này được vận dụng để dự đoán các hiện
tượng kinh tế - xã hội không quá phức tạp.
Cũng ngư phương pháp ngoại suy bằng số bình quân trượt, ngoại suy hàm xu thế
có thể được tiến hành dự đoán điểm và dự đoán khoảng.
Mô hình dự đoán điểm:
)(ˆ ntfy Ln
)( Ltf là giá trị xu thế tại thời điểm (t+L)
Mô hình dự đoán khoảng
pLnpLn StyySty Ln .ˆˆ.ˆ
Trong đó :
pS : Sai số của dự đoán
)1(
)12(31
1.
2
2
nn
Ln
n
SS ep
:eS Sai số của mô hình
pn
yy
S tte
2
)(
p: số tham số trong mô hình
Hàm xu thế có chất lượng cao khi sai số mô hình nhỏ nhất và hệ số tương quan
cao nhất(xáp xỉ).
2.4 Ngoại suy theo chỉ số thời vụ
Phương pháp này được vận dụng khi các mức độ của dãy số thời gian biến động
theo chu kỳ, mùa vụ:
a. Đối với dãy số thời gian có các mật độ tương đối ổn định
)(0 .ˆ iTVii Iyyy
Trong đó :
iyˆ : Mức độ dự đoán kỳ thứ i.
y : Mức độ bình quân kỳ thứ i.
0y : Mức độ bình quân của tất cả các mức độ trong dãy số
:)(iTVI Chỉ số thời vụ của kỳ thứ i
Phương pháp dự đoán này cho chúng ta kết quả dự đoán giống nhau ở các năm dự
đoán khác nhau.
b. Đối với dãy số thời gian có phương pháp biến động rõ rệt, chúng ta vận dụng
mô hình dự đoán:
)()( .ˆ iTVLtLn
i Iyy
Trong đó:
:ˆ
i
Lny Mức độ dự đoán kỳ thứ i của năm (n+L)
Lty : Giá trị hàm xu thế tại thời điểm (t+L)
Mô hình dự đoán này có hạn chế là chỉ vận dụng dự đoán khi các mùa vụ có chung
tốc độ phát triển và xu hướng tăng( giảm ).
2.5. Ngoại suy theo bảng BUYS- BALOT:
Nhờ việc phân tích các thành phần của dãy số thời gian, chúng ta xây dựng được
một mô hình khá chuẩn. Từ mô hình này, chúng ta có thể dự đoán các mức độ cho tương
lai:
LtiLt CLtbay )(ˆ
Tuy nhiên, các thành phần ảnh hưởng của nhân tố ngẫu nhiên khó xác định.
Hơn nữa, ảnh hưởng này không lớn nên với việc loại bỏ nhân tố này, mô hình trở nên
đơn giản hơn:
iLt CLtbay )(ˆ
Kết quả dự đoán phản ánh khá chính xác cả quy luật biến động chung lẫn biến
động mùa. Tuy nhiên, mô hình dự đoán này có hạn chế là chỉ vận dụng để dự đoán khi
các mùa có chung xu hướng biến động. Nghĩa là, các mùa vụ phải cùng tăng (giảm) và
cùng tốc độ phát triển.
2.6 Phương pháp san bằng mũ:
Hầu hết các mô hình dự đoán kể trên đều chó chung một nhược điểm là đánh giá
vai trò của các mức độ trong dãy số thời gian như nhau. Nghĩa là, các mức độ đều dãy số
ảnh hưởng đến mức độ dự đoán tương đương các mức độ cuối dãy số. Việc này làm mô
hình kém nhạy bén với những biến động mới của hiện tượng.
Để khắc phục nhược điểm này, người ta xây dựng mô hình dự đoán theo phương
pháp san bằng mũ. Phương pháp dự đoán này dựa trên cơ sở các mức độ của dãy số thời
gian phải được xem xét một cách như nhau. Các mức độ càng mới ( càng cuối dãy số)
càng cần được chú ý nhiều hơn. Nhờ vậy, mô hình dự đoán có khả năng thích nghi với
những sự biến động mới nhất của hiện tượng trong dãy số thời gian.
Gọi yt : Mức độ thực tế tại thời gian t
tyˆ : Mức độ lý thuyết tại thời gian t
ta có mức độ lý thuyết dự đoán tại thời gian tiếp theo ( t+1) là:
itt yyy )1(ˆ 1
Đặt: )1( , ta có:
itt yyy 1ˆ
Trong đó: , là các tham số san bằng nằm trong khoảng [0;1].
Như vậy, mức độ dự đoán 1ˆ ty là trung bình cộng gia quyền của các mức độ thực tế
yt và mức độ dự đoán tyˆ .
Sau các phép biến đổi, chúng ta xây dựng được công thức tổng quát:
1
0
011ˆ
n
i
n
t
i
t yyy
trong đó: y0 : Mức độ được chọn làm điều kiện ban đầu.
Dự đoán bằng phương pháp san bằng mũ chịu ảnh hưởng mạnh nhất của mức độ mới
nhất và giảm dần đối với các mức độ ở càng cuối dãy số. Do có sự tự điều chỉnh khi có
thông tin mới nhất nên mức độ dự đoán luôn luôn sát thực.
Theo phương pháp dự đoán này, tham số càng gần 0 thì các mức độ cũ có ảnh
hưởng lớn đến mức độ dự đoán. Do vậy, tùy thuộc vào đặc điểm của dãy số và tình hình
thực tế, chúng ta chọn một sao cho phù hợp nhất. Các nhà nghiên cứu chuyên môn
khuyên chúng ta nên lấy trong khoảng từ 0,1 đến 0,4. giá trị tốt nhất là giá trị làm
cho tổng bình phương sai số dự đoán nhỏ nhất.
Đối với giá trị ban đầu y0, chúng ta có thể lấy giá trị đầu tiên trong dãy số, hoặc
lấy giá trị trung bình của một số mức độ đầu tiên, hoặc lấy tham số tự do a0 của hàm xu
thế.
Như vậy, bằng việc chọn và y0 hợp lý, chúng ta sẽ có một kết quả dự đoán tối ưu
nhất.
Chương II :
Tổng quan về hoạt động du lịch Hà nội trong những năm gần đây và việc
vận dụng phương pháp dãy số thời gian nghiên cứu biến động khách du lịch Hà
nội.
I. Tổng quan về hoạt động du lịch trên địa bàn Hà nội:
1. Quá trình hình thành và phát triển của Du lịch Hà nội:
Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người về nghỉ ngơi, vui chơi,
giải trí ngày càng cao và du lịch đã trở thành ngành dịch vụ cung cấp đầy đủ các nhu cầu
đó cho con người.Xuất phát từ yêu cầu đó mà ngành du lịch ra đời và ngày càng trở thành
một nhu cầu thiết yếu đối với đời sống con người.Từ khi ra đời, ngành du lịch không chỉ
là ngành phục vụ mà nó còn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Cũng như bao quốc gia khác trên thế giới,Du lịch Việt Nam cũng trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế.Từ khi chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung
sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
du lịch phát triển ngày càng mạnh mẽ không chỉ góp phần phát triển kinh tế xã hội mà
còn đáp ứng được yêu cầu cho giao lưu mở rộng quan hệ quốc tế.Chính vì vậy mà người
ta còn coi du lịch là một trong những biện pháp nhằm tăng cường tình đoàn kết quốc
tế,hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
Du lịch Việt Nam hình thành và phát triển đã một thời gian khá dài nhưng chưa
phát huy được hết khả năng vốn có của nó do ảnh hưởng của rất nhiều các nhân tố khách
quan.Chiến tranh tàn phá kéo theo lệnh cấm vận của thế lực đế quốc,khủng hoảng kinh
tế,nạn dịch bệnh cùng nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khách đã kìm hãm sự
phát triển của du lịch Việt Nam.
Cùng với du lịch Việt Nam,du lịch Hà nội cũng có những bước chuyển mình đáng
kể. Với nhiều điều kiện thuận lợi, nhưng du lịch Hà nội cũng phải gặp nhiều khó khăn,
cần có nhiều biện pháp khắc phục.
2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển của du lịch Hà nội
2.1. Thuận lợi:
a. Về tài nguyên du lịch:
Thủ đô Hà nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của đất
nước, Thủ đô Hà nội từ lâu đã nổi tiếng là một thành phố cổ kính, xinh đẹp trong khu
vực. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng về các vị thế địa hình, thổ
nhưỡng khí hậu, sinh vật. Chính nó đã tạo cho Hà nội khí hậu bốn mùa Xuân, Hạ, Thu và
Đông, với khí hậu nhiệt đới gió mùa ôn hoà, hệ thống sông ngòi dày đặc bao bọc và số
lượng ao hồ lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó Hà nội còn nhiều vườn hoa,công viên với
những thảm cỏ và số lượng lớn cây xanh. Hà nội còn có nhiều làng hoa, cây xanh như
Nghi Tàm, Ngọc Hà, Quảng Bá, Láng vốn nổi tiếng và có truyền thống lâu đời có khả
năng thích nghi với nhiều loại động vật không chỉ cung cấp thực phẩm mà còn là nơi phát
triển và bảo tồn nhiều loại động vật quý hiếm trong các vườn thú, nhất là vườn thú Thủ
Lệ. Với những tài nguyên thiên nhiên phong phú đã tạo nên sức hấp dẫn du khách trong
nước và du khách nước ngoài.
Bên cạnh những tài nguyên thiên nhiên, Hà nội còn có nguồn tài nguyên nhân văn
vô cùng phong phú và đa dạng. Với gần một nghìn năm hình thành và phát triển Hà nội
có một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Là cái nôi của của nền văn minh nông
nghiệp lua nước, là nơi hình thành Nhà nước Việt Nam đầu tiên, đất đế đô của hầu hết
các triều đại phong kiến và một vùng địa linh nhân kiệt. Chính nơi đây đã hình thành nét
đặc trưng cô đọng nhất của nền văn hoá đất Việt để rồi phát triển và lan toả ra cả nước.
Nền văn hiến lịch sử lâu đời này đã để lại cho Hà nội một kho tài nguyên nhân văn đa
dạng và phong phú.
Tài nguyên nhân văn bao gồm:
- Lịch sử hình thành dân cư cho thấy,măc dù trải qua nhiều thăng trầm biến động
cho đến nay dân cư Hà nội vẫn giữ được phẩm chất văn hoá lâu đời của người Hà nội,
phẩm chất của người Hà nội -Tràng An.
- Bên cạnh phẩm chất của con người, Hà nội còn có nhiều di tích lịch sử mang tầm
cỡ quốc tế, theo số liệu của Cục bảo tồn bảo tàng-Bộ văn hoá thông tin và Ban quản lý di
tích-Sở Văn hoá- Thông tin Hà nội, trên địa bàn Hà nội cho đến nay có 1880 di tích, với
mật độ 2 di tích trên 1 km2. So với các địa phương trên cả nước, Hà nội chiếm số lượng
lớn các di tích lịch sử có giá trị văn hoá cao, được xếp hạng di tích văn hoá. Tính đến
cuối năm 2000, cả nước có 2504 di tíhc được xếp hạng thì ở Hà nội chiếm 509 di tích(tỷ
trọng 20,32%).
Ta có bảng sau:
Bảng 1: Số lượng di tích lịch sử đã được xếp hạng của Hà Nội và 3 trung tâm lớn
của đất nước.
STT Địa bàn Di tích xếp hạng Tỷ lệ %
Cả nước 2504 100
1 Hà nội 509 20.32
2 Thừa Thiên Huế 311 12.42
3 TP Hồ Chí Minh 45 1.79
4 Các tỉnh thành khác 1639 65.45
(Nguồn: Cục bảo tồn Bảo tàng Bộ Văn hoá- Thông tin)
Từ số liệu của biểu trên ta thấy: Hà nội chiếm đa số về lượng di tich văn hoá,so
với các tỉnh thành lớn khác như Huế và TP Hồ Chí Minh, thì Hà nội có lợi thế hơn hẳn.
Có số lượng lớn các di tích, nhưng các di tích lại phân bố không đều đặn trên địa
bàn Hà nội.Trong số các di tích được xếp hạng thì các quận: Hoàn kiếm, Đống Đa, Hai
Bà Trưng và Thanh xuân có mật độ cao nhất: 2-5 di tích trên 1km2. Trong 1880 di tích
thì: đình chiếm 29.25%,đền 14.45%, chùa 31.27%. Trong số các di tích được xêp hạng
của Hà nội thì số lượng các di tích lịch sử-kiến trúc-nghệ thuật chiếm 95.16%, trong đó di
tích kiến trúc chiếm 45.76%, phần lớn là đình, đền, chùa.Từ đó đặt ra cho chúng ta hướng
khai thác các di tích ở Hà nội gắn với việc hình thành các tour du lịch chủ yếu là nhằm
vào các di tích lịch sử văn hoá kiến trúc nghệ thuật.
- Hà nội cũng là nơi tập trung nhiều bảo tàng lớn và quan trọng nhất nước ta. Đáng
chú ý là các bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, bảo tàng Hồ chí Minh, bảo tàng mĩ
thuật...Những bảo tàng này phảm ánh tập trung, hàm xúc nhất và khá đầy đủ những
chặng đường phát triển của đất nước và của dân tộc, phản ánh những nét đặc sắc nhất về
văn hoá và con người Việt Nam, nên thường là điểm xuất phát đầu tiên trong các tour du
lịch của du khách đến thăm quan Hà nội.
- Hà nội còn có những di tích có giá trị đặc biệt, có khả năng thu hút khách du lịch,
nhất là khách quốc tế, đây được coi là lợi thế khi cần thiết kế chương trình trong các tour
du lịch. Hà nội còn là nơi thường xuyên tổ chức các ngày hội thể thao lớn của khu vực
Châu á, thông qua các ngày hội thể thao lớn cua Khu vực du lịch Hà nội có điều kiện
thuận lợi để tổ chức nhiều hoạt động du lịch.
- Ngoài các di tích lịch sử văn hoá, Hà nội còn có nhiều Lễ hội truyền thống. Các
lễ hội đã có lịch sử hình thành từ bao đời nay vẫn được gìn giữ và tổ chức hàng năm thu
hút rất nhiều du khách đến thăm tìm hiểu văn hoá Việt Nam nói chung và Văn hoá người
Hà Nội nói riêng. Phần lớn các lễ hội thường diễn ra vào mùa Xuân, thời tiết khí hậu mát
mẻ thuận lợi cho việc tổ chức các tour du lịch, vì vậy đòi hỏi du lịch Hà nội cần kết hợp
với các ngành có liên quan đầu tư nghiên cứu, khôi phục và phát triển các lễ hội dân gian
truyền thống kết hợp với những nội dung văn hoá hiện đại...Để khai thác có hiệu quả lợi
thế về những nát đẹp của lễ hội truyền thống trong chương trình cảu các tour du lịch.
- Bên cạnh đó, Hà nội còn có nhiều làng nghề thủ công mĩ nghệ truyền thống, 36
phố phường, mỗi phố phường gắn với một làng nghề từ xa xưa. Là nơi tập trung nhiều
nghề thủ công tinh sảo, Hà nội có nhiều thợ thủ công tài ba. Đáng chú í là các làng nghề
nổi tiếng như: nghề làm tranh dân gian ( Hàng Trống,Đông Hồ), nghề gốm sứ Bát Tràng,
nghề đúc đồng Ngũ Xã, nghề trạm khảm trang trí(chạm gỗ, chạm bạc, khảm trai, sơn
mài, mây tre...). Khôi phục và nâng cấp các làng nghề đưa vào tour du lịch là một lợi thế
nên được khai thác của du lịch Hà Nội.
- Ngoài các tài nguyên nhân văn nói trên, cần phải kể đến những tài nguyên nhân
văn khác mà trước hết là ca múa nhạc dân tộc, các loại hình nghệ thuật truyền thống như
múa rối nước hát tuồng, hát chầu văn...
- Bên cạnh đó Hà nội còn nổi tiếng về các loại hình ẩm thực, các món ăn truyền
thống đặc sắc có từ lâu đời. Hà nội cần phát huy điểm này để phục vụ nhu cầu thưởng
thức các món ăn truyền thống của khách du lịch trong nước và du khách nước ngoài.
- Hà nội là trung tâm của cả nước, là điểm đến đầu tiên của du khách. Không chỉ
nhiều tài nguyên thiên nhiên và nhiều tài nguyên nhân văn, Hà nội còn được sự hỗ trợ
thừa hưởng nguồn tài nguyên du lịch của các tỉnh thành phụ cận. Vì thế Du lịch Hà nội
cần có hướng phát triển theo hướng mở, mà Hà nội với vai trò thu hút và lan toả.
+ Phía Bắc của Hà nội là Tam đảo nơi nghỉ mát lí tưởng cho du khách trong nước
và quốc tế. Đặc điểm của khu du lịch này là khí hậu trong kành mát mẻ về mùa hè, có
phong cảnh đẹp, có rừng và theo đó là quần thể thực vật rất phong phú về các loài động
thực vật, có thác nước cao và hùng vĩ, mở ra hướng phát triển nghỉ ngơi sinh thái.
+ Cách Hà nội không xa về phía Tây có vường quốc gia Ba vì, hồ Hoà Bình, thắng
cảnh Hương Sơn với động Hương Tích được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động” nổi
tiếng lưu truyền từ đời này qua đời khác tạo nguồn cảm hứng thi ca của nhiều du khách
đến Hà nội, Việt Nam. Bên cạnh đó còn có Ba vì nổi tiếng về các cảnh đẹp núi Tản, sông
Đà gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Ba vì còn được coi là một phòng tiêu
bản sống với nhiều mẫu chuẩn của hệ thực vật Việt Nam. Ba vì còn được xem như vường
sau của ngôi nhà lớn Thủ đô Hà Nội.
+Về phía Đông là biển với nhiều khu nghỉ mát nổi tiếng như: bãi biển Đồ Sơn,
Vịnh Hạ Long nơi đã được tổ chức UNECEP công nhận là di sản văn hoá thế giới, nơi có
hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ thuận lợi cho thăm quan du lịch.
+ Về phía Nam có các vùng thiên nhiên như Hoa Lư, Tam cốc, Bích Động thuận
lợi cho phat triển du lịch và cũng là nơi được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng.
Xa hơn nữa rừng Cúc Phương nổi tiếng có giá trị điểm hình cho giới sinh vật vùng nhiệt
đới với nhiều loại động vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ của Việt Nam. Nơi đây cho
phép tham quan theo hướng: tham quan, du lịch, nghiên cứu khoa học và đào tạo các
ngành thực, động vật.
Tóm lại, qua những thuận lợi trên ta có thể thấy:
+ Tài nguyên du lịch Hà nổi rất phong phú, đa dạng với số lượng và chất lượng
cao hơn các vùng du khách khác trong cả nước, bên cạnh đó còn được hưởng tiềm năng
du lịch của các vùng phụ cận. Chính nó đã tạo nên lợi thế so với các địa phương khác
trong cả nước và không thua kém với các thủ đô của các nước trên thế giới và trong khu
vực.
+ Trong mấy năm gần đây đã được Nhà nước và Thành phố đầu tư tôn tạo và khôi
phục nâng cấp nên đã có sự phát triển nhất định góp phần thúc đẩy ngành du lịch Hà nội
bước phát triển đáng kể thể hiện qua một số chỉ tiêu về số lượng khách, doanh thu, thu
nhập vào ngân sách tăng lên hàng năm.
b. Về sản phẩm dịch vụ du lịch:
Sản phẩm dịch vụ có rất nhiều, nhưng sản phẩm dịhc vụ có liên quan đến du lịch
phải kể đến hệ thống cơ cấu khách sạn, nhà hàng, vận chuyển khách du lịch và các cơ sở
vui chơi giải trí.
- Dịch vụ lưu trú và ăn uống.
Tính đến cuối năm 1996, Hà nội có 334 khách sạn lớn nhỏ với 6225 phòng, gần
gấp 2 lần số phòng so với năm 1992, gắn với sự phát triển ồ ạt và tự nhiên của nhiều
khách sạn mini tư nhân ở những năm 1993-1994. Theo số liệu của sở du lịch Hà Nội, do
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, lượng khách du lịch
quốc tế đến Hà nội chững lại và giảm xuống rõ rệt, một số khách sạn, phần lớn là khách
sạn tư nhân phải chuyển mục đích sử dụng, nên cuối năm 2000, trên địa bàn Hà nội chỉ
còn 311 khách sạn với 9720 phòng. Trong đó, có 78 khách sạn quốc doanh, Và 14 khách
sạn đã cổ phần hoá(471 phòng).Công suất phòng bình quân ở các khách sạn quốc doanh
đạt 60-65%, khách sạn liên doanh đạt 50-60%, các khách sạn ngoài quốc doanh đạt 40-
50%.
Quy mô khách sạn Hà nội nói chung còn nhỏ. Trong tổng số 310 khách sạn thì có:
9 khách sạn trên 200 phòng, chiếm tỷ lệ 2.89%; 9 khách sạn 100-200 phòng chiếm
2.89%; 95 khách sạn 20-100 phòng, chiếm 30.55% và 198 khách sạn dưới 20 phòng
chiếm 63,67%. Các khách sạn quy mô dưới 20 phòng chủ yếu thuộc sở hữu tư nhân.
Trong mấy năm gần đây, do yêu cầu của sự cạnh tranh quyết liệt, các khách sạn
phải tự cải tạo, nâng cấp để thích nghi. Đồng thời các khách sạn liên doanh có vốn đầu tư
nước ngoài thời kỳ xây dựng đã đưa vào hoạt động, làm cho chất lượng phục vụ trong
khách sạn được nâng lên. Tính đến cuối năm 2000, Hà nội đã có 96 khách sạn đã được
xếp hạng sao và là địa phương có nhiều khách sạn 5 sao nhất. Nếu cả nước có 12 khách
sạn 5 sao thì Hà nội có 6 khách sạn.
Hầu hết các khách sạn đều có phòng ăn, quầy bar,...những khách sạn như vậy hầu
hết là các khách sạn liên doanh.
- Dịch vụ vận chuyển khách du lịch.
Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước, dịch vụ vận chuyển khách du lịch ở
Hà nội cũng có sự chuyển biến tích cực, tăng nhanh về số lượng và đổi mới về chất
lượng. Các công ty có chức năng chính là vận chuyển khách như công ty vận chuyển
khách du lịch, công ty du lịch 12 và các công ty du lịch lớn như: Công ty du lịch Việt
Nam tại Hà nội, Công ty du lịch Hoà Bình,... Hỗu hết các công ty này đã đầu tư đổi mới
hàng loạt xe có chất lượng cao để phục vụ khách du lịch. Đội ngũ taxi cũng ngày càng
đông đảo. Hiện nay trên địa bàn Hà nội cũng có 22 hãng Taxi lớn với hơn 1200 xe phục
vụ khách du lịch và nhân dân thủ đô. Ngoài ra thì Hà nội còn có các phương tiện khác
tham gia phục vụ như xe máy,xích lô,... có thể đáp ứng được các yêu cầu.
- Dịch vụ vui chơi giải trí.
Cho đến nay trên địa bàn Hà nội có các khu vui chơi giải trí chủ yếu là các công
viên cây xanh như: Công viên Thủ Lệ, công viên Lenin, vườn Bách Thảo,...Chỉ phục vụ
cho nhu cầu dạo chơi thư giãn của nhân dân, chưa hấp dẫn đối với du khách, nhất là
khách quốc tế.
Mấy năm gần đây, một số điểm trung tâm giải trí như công viên Hồ tây, một số vũ
trường, bể bơi bốn mùa, sân Tenis,... được xây dựng đáp ứng phần nào nhu cầu giải trí
của du khách. Nhưng nhìn chung quy mô còn nhỏ nội dung chưa phong phú, giá lại cao,
nên chỉ đáp ứng được một bộ phận khách có thu nhập cao. Vì vậy, việc xây dựng các khu
vui chơi giải trí có tầm cỡ quốc gia và quốc tế tại Hà nội là yêu cầu bức xúc của cuộc
sống. Đây là loại hình sản phẩm du lịch mới có tác dụng kéo dài thời gian lưu trú của
khách du lịch để tăng thêm doanh thu và đáp ứng yêu cầu mọi tầng lớp dân cư trong
thành phố.
c. Về kết cấu hạ tầng liên quan đến ngành du lịch.
- Giao thông vận tải:
+ Về đường bộ, sau tuyến đường cao tốc Hà nội- Nội Bài, gần đây việc nâng cấp
quốc lộ 5, quốc lộ 1A, dự án cao tốc Hà nội-Hoà lạc,.. đưa vào hoạt động đã rút ngắn thời
gian đi lại. Các phương tiện vận chuyển liên tục được đầu tư đổi mới, phục vụ kịp thời,
đặc biệt là Oto và xích lô. Nhiều đơn vị đã giữ được uy tín và chất lượng phục vụ tốt như
doanh nghiệp Tương Mai, Mai linh, Hải vân,...Đặc biệt trong mấy năm gần đây sự phát
triển của xe Buyt đã làm giao thông Hà nội được thuận tiện hơn. Có thể nói nhờ cải thiện
một bước quan trọng về giao thông đô thị của Hà nội cộng với việc Nhà nước bãi bỏ giấy
phép vận chuyển khách du lịch làm cho việc đi lại giữa Hà nội và các tỉnh thành lân cận
được thông xuốt, thời gian đi lại nhanh hơn. Chính sự phát triển của ngành giao thông
trong những năm gần đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các tour du lịch
trong nước và quốc tế và theo đó làm tăng doanh thu và thu nhập cho ngành du lịch Hà
nội.
+ Về đường Sắt: Hà nội có 5 tuyến đường sắt đi các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, TP
Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Thái nguyên. Mờy năm gần đây, ngành đường sắt đã có
nhiều cố gắng nâng cao chất lượng phục vụ và chất lượng tiện nghi trang thiết bị trên các
đoàn tầu. Số toa có máy điều hoà tăng lên, thời gian chạy tầugiảm đi trong các tour du
lịch đường sắt. Trong tương lai, các dự án nâng cấp hệ thống đường sắt, xây dựng hệ
thống đường sắt trên cao, hệ thống tầu điện ngầm tại Hà Nội, làm cho đường sắt cao tốc
Hà Nội –TP HCM sẽ tạo cơ hội cho du lịch mở thêm các tour tuyến du lịch mới.
+ Với đường hàng không: Hà nội có 2 sân bay là sân bay quốc tế Nội Bài và sân
bay Gia lâm, trong đó sân bay quốc tế Nội bài là sân bay thuộc loại lớn. Ngành hàng
không trong những năm qua không ngừng cải thiện chất lượng phục vụ. Năm 200 đã
phục vụ trên 2 triệu lượt khách trong nước và quốc tế. Sân bay Nội Bài có diện tích
90000m2, với trang thiết bị hiện đại, hợp tiêu chuẩn quốc tế và có khả năng phục vụ 6,5
triệu lượt khách/năm đã được đưa vào hoạt động từ giữa năm 2001 cùng với việc mở
thêm các chuyến bay từ Hà nội đi các nước khác sẽ tạo điều kiện cho du lịch Hà nội phat
triển, mở rộng hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.
+ Về đường Sông: hiện nay mới bắt đầu phát triển chương trình du lịch trên
sông.Tổ chức và khai thác chương trình này là công ty vận tải thuỷ Hà nội đảm nhận, với
10 chương trình khác nhau. Lượng khách chủ yếu là nội địa, khách quốc tế bắt đầu tăng
đàn trong 2 năm gần đây.
- Về điện phục vụ sinh hoạt: Hà nội sử dụng hệ thống điện lưới quốc gia. Nguồn
điện tạm đáp ứng được nhu cầu sử dụng của thành phố. Tuy nhiên, hệ thống phân phối
điện đang trong quá trình cải tạo nên không đồng bộ, vì vậy đôi khi vẫn còn trong tình
trạng gây sự cố cục bộ. Hệ thống khách sạn đang phải trả giá cao do sử dụng chủ yếu vào
giờ cao điểm.
- Về Bưu chính viễn thông: Những năm gần đây, ngành bưu chính viễn thông
được đầu tư đáng kể và phát triển rất nhanh, nhiều mạng lưới liên lạc được thành lập,
cước phí liên lạc rẻ hơn trước. Liên lạc quốc tế được mở rộng khắp cả nước. Điều này có
ý nghĩa quan trọng đối với ngành du lịch. Ngành bưu chính viễn thông đang có dự án
phóng vệ tinh viễn thông và điều chỉnh lại giá cước dịch vụ viễn thông.
- Hệ thống cấp thoát nước: Hà nội chủ yếu khai thác nước ngầm phục vụ cho sinh
hoạt sản xuất. Trữ lượng nước ngầm ở Hà nội khoảng 700000 m3/ ngày. Ngoài ra Hà nội
còn sử dụng nguồn nước mặt của hệ thống sông Hồng , sông Đà thông qua các nhà máy
nước. Hiện nay ở Hà nội có 9 nhà máy nước lớn nhỏ công suất gần 320000m3 một ngày
đêm. Bình quân đầu người khoảng 120 lít /ngày. Hệ thống đường ống dẫn nước khoảng
400km, nhưng phần lớn đã rò rỉ, cũ, gây thất thoát nước và nhiễm bẩn. Hệ thống thoát
nước của Hà nội đã quá cũ, lại bị lấn chiếm, chủ yếu là đưa ra sông Nhuệ, nên khi có
cường độ mưa lớn nước sông Nhuệ dâng cao gây ngập úng.
. Khó khăn:
Với nguồn tài nguyên phong phú phục vụ cho du lịch nhưng bên cạnh đó có sự
phân bố không đều tài nguyên du lịch, làm mất đi tính cân đối trong phát triển. Bên cạnh
đó còn diễn ra tình trạng lấn chiếm, mất vệ sinh môi trường ở các khu di tích, tệ nạn ăn
xin, ép mua bán, đeo bám khách ở các khu di tích đang làm ảnh hưởng xấu đến môi
trường và mĩ quan của các khu di tích đòi hỏi phải có biện pháp khắc phục triệt để. Nhiêu
khu vui chơi giai trí của Hà nội chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, bên cạnh đó
giá thành cao nên chưa thu hút được nhiều du khách. Hệ thống giao thông còn nghèo nàn,
trong nội thành Hà nội tuy đã được nâng cấp nhiều nhưng tình trạng ùn tắc giao thông
vẫn diễn ra thường xuyên vào các giờ cao điểm. Tệ nạn lấn chiếm hành lang lề đường
làm nơi buôn bán hợp trợ gây mất trật tự và mĩ quan đô thị. Phương tiện giao thông chủ
yếu của Hà nội là xe máy,là loại phương tiện gây ồn ào và ô nhiễm. Các tuyến đường
giao thông đi các tỉnh, khu du lịch ở một số địa phương chưa được nâng cấp hoặc xây
dựng mới. Hệ thống đường sắt còn yếu so với các nước trên thế giới, khổ đường hẹp, chất
lượng cầu đường trang thiết bị còn thấp và hạn chế. Bên cạnh đó Du lịch Hà nội còn chịu
sự chi phối của những khó khăn từ khâu chính sách vĩ mô đến khâu tổ chức thực hiện ở
tầm vi mô mà chúng ta không thể không tính đến đó là: Sự cạnh tranh của du lịch Hà nội
còn rất hạn chế, trình độ kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật,
trình độ súc tiến du lịch, kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp và đặc biệt là thiếu vốn đầu
tư cho phát triển du lịch. Đồng thời trong nhận thức về du lịch còn thiếu thống nhất giữa
các cấp các ngành và dân cư đối với việc xây dựng, bảo vệ, khai thác, chỉ đạo, quản lý
thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, cơ chế, chính sách đầu tư còn nhiều bất
cập. Những vấn đề trên lầ những khó khăn hiện nay đòi hỏi du lịch Hà nội cần vượt qua
để có thể đứng vững và giành thắng lợi trong cạnh tranh trên thương trường du lịch trong
nước và quốc tế.
II. Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của du lịch Hà nội:
Là trung tâm văn hoá chính trị,văn hoá, khoa học kỹ thuật, trung tâm kinh tế và
giao dịch quốc tế vì vậy là nội giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã
hội của cả nước nói chung và phát triển du lịch nói riêng. Du lịch Hà nội tưf khi đất nước
đổi mới đã đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước, tạo tiền đề cho quá trình chuyển
đổi cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế mà dịch vụ là mũi nhọn. Sự phát triển của du lịch Hà
nội cũng kéo theo sự phát triển du lịch của các tỉnh thành khác. Cũng như các nước khác
trên khu vực và thế giới, dịch vụ du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhon, nó góp
phần giải quyết việc làm cho người lao động, thúc đẩy việc khai thác , bảo tồn và giới
thiệu các di sản văn hóa dân tộc, các khu du lịch, vui chơi giải trí cho nhân dân và toàn
thế giới. Du lịch còn đóng vai trò quan trọng trong quan hệ đối ngoại, nó là hình thức
xuất khẩu tại chỗ hàng hoá và dịch vụ. Không chỉ đóng góp vào kinh tế mà du lịch còn
đóng góp cho xã hội đó là nâng cao hiệu quả nhu cầu tinh thần cũng như nâng cao chất
lượng cuộc sống. Phát triển du lịch có tác dụng giáo dục người dân có ý rhức trách nhiệm
trong việc giữ gìn và phát huy các di sản văn hoá dân tộc và lòng yêu nước. Bên cạnh đó
Du lịch còn giúp cho việc ổn định về chính trị tăng cường tình hữu nghị, hiểu biết lẫn
nhau giữa các dân tộc và góp phần bảo vệ hoà bình cho thế giới.
Vì thế, Du lịch Hà nội đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển
của cả nước. Phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho người dân trong nước và khách du lịch
nước ngoài. giải quyết việc làm cho người lao động ở thủ đô và lao động từ các tỉnh
thành khác đến Hà nội, gìn giữ, phát huy và giới thiệu với nhân dân trong nước và nước
ngoài các di sản văn hoá truyền thống từ lâu đời của dân tộc.
III. Việc vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động khách du lịch
Hà nội.
1. Sự cần thiết của việc vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích
biến động khách du lịch Hà Nội.
Cũng như hoạt động của các ngành khác,hoạt động của ngành du lịch và các tổ chức kinh
doanh du lịch luôn gắn liền với thị trường. Hoạt động du lịch gắn liền với thị trường du
lịch quốc tế và thị trường trong nước. Nhiệm vụ của ngành cũng như các tổ chức kinh
doanh du lịch là làm thế nào để thu hút được nhiều khách du lịch. Để thực hiện được điều
này, thì việc nghiên cứu thị trường nhất là quy mô, cơ cấu khách du lịch là một vấn đề
trọng tâm. Muốn nghiên cứu khách du lịch đạt hiệu quả cao thì việc sử dụng các công cụ
thống kê là hết sức cần thiết, đăc biệt là phương pháp dãy số thời gian và dự đoán thống
kê. Từ số liệu thực tế dùng các phương pháp phân tích để định hướng, rút ra các kết luận
định tính từ đó đưa ra các đặc trưng, tính quy luật về tình hình thị trường trong thời gian
hiện tại và dự đoán tương lai.
Trong thống kê khi nghiên cứu một hiện tượng nào đó co sự biến động thường
xuyên về mặt lượng theo thời gian ta thường dựa vào dãy số thời gian. Như vậy dãy số
thời gian là gì và nó có tác dụng như thê nào trong phân tích các hiện tượng nói chung và
phân tích biến động khách du lịch qua thời gian.
- Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự
thời gian.
- Tác dụng của dãy số thời gian: Qua việc phân tích dãy số thời gian về hiện tượng
nào đó giúp chúng ta có thể nghiên cứu đặc điểm sự biến động cảu hiện tượng từ đó vạch
rõ xu hướng biến động và tính quy luật phát triển của hiện tượng qua thời gian, đồng thời
qua đó ta có thể dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai. Bên cạnh đó dựa
vào các chỉ tiêu của dãy số thời gian ta còn nắm bắt được quy mô của hiện tượng, tốc độ
phát triển và mức độ tăng giảm của hiện tượng qua thời gian. Như vậy, áp dụng dãy số
thời gian vào phân tích khách du lịch làm cơ sở để xây dựng các chiến lược thị trường
cảu các đơn vị kinh doanh du lịch. Như vậy phân tích có ý nghĩa tổng hợp. Phân tích sự
biến động của khách du lịch, tốc độ phát triển của lượng khách qua từng năm, dự đoán
lượng khách trong tương lai. Dự đoán giúp cho các đơn vị kinh doanh du lịch biết các sự
kiện xảy ra để họ có cơ sở xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của mình, làm cơ
sở để lập các kế hoạch khác như: kế hoạch đầu tư, sửa chữa, quảng cáo,... một cách khoa
học và khả thi. Từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Như vậy, việc vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích và dự đoán thống
kê trong nghiên cứu khách du lịch là một vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng. Vì thế,
các công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch cần thiết phải đảm bảo công tác phân tích và
dự đoán ngày càng tốt hơn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch của Hà Nội hiện
nay và sau này.
2. Thực trạng của việc vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động
của khách du lịch Hà nội
Thống kê là công cụ kinh tế quan trọng của hầu hết các ngành, việc vận dụng các
phương pháp thống kê nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội là hết sức cần thiết. Hoạt
động du lịch ra đời và phát triển kéo theo thống kê du lịch cùng phát triển và thống kê du
lịch ngày càng trở thành công cụ không thể thiếu được của ngành. Thống kê Du lịch Việt
Nam nói chung và thống kê du lịch Hà nội nói riêng cũng từng bước hình thành, phát
triển có vai trò ngày càng quan trọng trong việc cing cấp các thông tin bằng số phục vụ
công tác nghiên cứu, hoạch định các chính sách, chủ trương, phục vụ công tác lãnh đạo,
quản lý, điều hành của các cấp các ngành trong lĩnh vực hoạt động du lịch.
Trong các phương pháp thống kê áp dụng phân tích các hoạt động kinh tế thì
phương pháp dãy số thời gian và dự đoán thống kê là hết sức cần thiết. Đối với ngành
Du lịch nói riêng, các cơ quan thống kê du lịch điều tra, tổng hợp, xử lý số liệu báo cáo
về cho các cơ quan thống kê nhà nước và các cơ quan quản lý hoạt động ở các địa
phương. Từ số liệu báo cáo của các cở sở hoạt động du lịch các cơ quan nhà nước và cơ
quan quản lý du lịch địa phương xử lý, tổng hợp và báo cáo về các cơ quan Thống kê nhà
nước và cơ quan quản lý ngành ở trung ương. Cơ quan thống kê Nhà nước Trung ương là
Tổng cục thống kê và cơ quan quản lý ngành hoạt động du lịch là Tổng cục du lịch tiến
hành xử lý,tổng hợp biên soạn và công bố số liệu chung về du lịch trên phạm vi toàn
quốc. Trong thời kỳ đổi mới và mở cửa, ngành hoạt động du lịch Việt Nam đã phát triển
rất nhanh về số lượng và chất lượng, cả lĩnh vực du lịch trong nước và du lịch quốc tế. Để
đáp ứng được nhu cầu thông tin nghiên cứu và quản ly hoạt động du lịch thời lỳ đổi mới,
mở cửa, ngoài phương pháp thống kê truyền thống lâu nay là ban hành các chế độ báo
cáo định kỳ để thu thập thông tin, trong thời kỳ này ngành thống kê Nhà nước và ngành
quản lý hoạt động du lịch còn phối hợp với nhau để tiến hành một số cuộc điều tra bổ
sung thông tin về du lịch, như cuộc điều tra hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh
du lịch thuộc mọi thành phần kinh tế trên phạm vi cả nước năm 1994. Trong cuộc điều tra
này còn kết hợp cả nội dung điều tra về nhu cầu, sở thích, chi phí của khách du lịch. Tiến
hành cuộc khảo sát điều tra chuyên đề về khách du lịch qua biên giới Việt-Trung, điều tra
chi tiêu khách du lịch tại sân bay, điều tra thống kê khách du lịch đến hàng năm của các
cơ quan Thống kê, thống kê khách quốc tế đến Hà Nội và khách Hà Nội ra nước ngoài,
điều tra nghiên cứu biến động khách du lịch do ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như
thời tiết các phong tục tập quán.
Trong thực tế do nhiều khái niệm khác nhau về khách du lịch nên có nhiều quan
điểm hay nhiều chỉ tiêu tính toán khác nhau giữa các cơ quan thống kê. Ví dụ như, thống
kê khách quốc tế đến Hà Nội và người Hà Nội đi ra nước ngoài có nghĩa phải xác định
những người nhập cảnh nào được tính vào khách du lịch và người nào không được tính
vào khách du lịch theo khái niệm và phạm vi quy định. Bên cạnh đó việc điều tra kinh
doanh du lịch ở các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà nội còn thiếu sót là không
điều tra được ở các đơn vị kinh doanh du lịch không có giấy phép kinh doanh mà chỉ điều
tra được các đơn vị có đăng ký kinh doanh. Gây cản trở cho việc thống kê đầy đủ về kinh
doanh du lịch trên địa bàn.
Chương III :
Vận dụng phương pháp dãy số thời gian nghiên cứu biến động lượng khách
du lịch đến Hà nội giai đoạn 1997-2003 và dự đoán cho giai đoạn 2004-2005.
I. Đặc điểm nguồn tài liệu dùng vào quá trình phân tích và dự đoán.
Trong phân tích thống kê, nguồn số liệu thu thập được rất quan trọng, nó quyết định
sự thành công hay thất bại của cuộc điều tra. Bên cạnh đó số liệu thu thập được có phù
hợp với mục đích của cuộc điều tra hay không? Số liệu thu thập được thích hợp với
phương pháp phân tích nào. Vì những điều đó, với nguồn số liệu thu thập được trong báo
cáo này là dãy số có biểu hiện quy mô của hiện tượng theo từng kỳ, được sắp xếp theo
thứ tự thời gian, có sự thay đổi tăng(giảm) quy mô giữa các thời kỳ. Từ những đăc điểm
của dãy số ta thấy việc sử dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích và dự đoán sẽ
phản ánh đúng bản chất của hiện tượng, cho thấy sự thay đổi của hiện tượng qua thời
gian, tốc độ phát triển… và dự đoán mức độ của hiện tượng ở thời kỳ tiếp theo.
II. Phân tích xu hướng biến động số lượng khách du lịch đến Hà nội giai đoạn 1997-
2003.
Việc phân tích thống kê lượng khách du lịch có vai trò hết sức quan trọng. Nó giúp
chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn về thị trường du lịch, nhu cầu của từng thị trường , nhu
cầu của du khách, giúp chúng ta thấy được xu hướng phát triển, tốc độ phát triển, lượng
tăng giảm qua từng năm và dụ đoán lượng khách trong các năm tiếp theo. Thống kê
lượng khách du lịch còn giúp chúng ta rất nhiều trong việc xây dựng các chính sách, các
chương trình phát triển ngành du lịch Hà Nội. Chính vì vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu
thống kê một cách chính xác và cụ thể lượng khách du lịch của Hà Nội. Muốn thống kê
được chính xác thì cần phải có một lượng thông tin đầy đủ và toàn diện. Nhưng trong
thực tế thì số liệu không được đầy đủ, không chi tiết, thiếu tính so sánh được với nhau
qua thời gian. Các chỉ tiêu phân tích chỉ dừng ở mức độ khái quát, việc phân tích và dự
đoán chỉ dừng lại ở mức độ báo cáo phân tích tình hình, chưa phân tích sâu sắc, chi tiết,
đôi khi còn mang tính mô tả, thiếu tính thời sự.
Số liệu thu thập được bao gồm:
+ Số lượng khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 1997-2003
Bảng 2 : Số liệu về lượng khách du lịch đến Hà Nội (Đơn vị: Người)
Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Số lượng 573279 500516 765793 850000 880000 922145 1010529
+ Số liệu theo tháng số lượng khách Du lịch Hà nội
(giai đoạn 1997-2003)
Bảng 3: Số lượng khách du lịch từng tháng. Đơn vị: người
Năm
Tháng
1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
1 51595 45046 66624 73950 76560 80005 83805
2 68793 60062 94192 104549 108246 113442 118955
3 65927 57559 88066 97751 101194 105778 110717
4 40130 45046 68921 76418 79207 82890 86719
5 28664 35036 55137 61202 63353 66223 69242
6 29810 25026 39438 43775 45323 47340 49541
7 30384 26026 39055 43355 44870 46938 49106
8 34397 26527 40204 44625 46202 48295 50535
9 42995 30030 46714 51853 53680 56122 57820
10 65927 37539 56669 62907 65125 68120 71348
11 51595 57560 86535 96054 99410 103903 108724
12 63062 55059 84238 93501 98602 103098 107912
Từ những số liệu thu thập được ở trên, ta có thể tính được các chỉ tiêu sau:
1. Số khách du lịch đến bình quân hàng năm.
Chỉ tiêu náy phản ánh lượng khách trung bình đến Hà Nội giai đoạn 1997-2003
n
7654321
429.796037
7
1010529922145880000850000765793500516573279
(người/ năm)
Theo kết quả tính toán số lượng khách trung bình đến Hà nội hàng năm là
796037.429 người/năm
2. Lượng tăng giảm tuyệt đối số khách du lịch đến Hà Nội.
Lượng tăng giảm tuyệt đối cho biết sự thay đổi tăng giảm số khách du lịch đến Hà
nội trong những năm gần đây.
a. Lượng tăng giảm định gốc: i
1 iii Đơn vị : khách.
72763573279500516199719981998
265277500516765793199819991999
84207765793850000199920002000
30000850000880000200020012001
42145880000922145200120022002
883849221451010529200220032003
Theo tính toán ta thấy: Năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế ở
Châu á làm cho lượng khách du lịch đến Hà nội giảm rất nhiều, năm 1997 số lượng
khách là 573279 (người) thì năm 1998 chỉ còn 500516 (người) giảm 72763 (người). Từ
sau cuộc khủng hoảng kinh tế thì số lượng khách du lịch đến Hà nội lại tăng lên, từ năm
1999 đến nay số lượng khách du lịch đến Hà nội ngày càng tăng, đạt tốc độ tăng trung
bình là: 1.0439 lần.
b. Lượng tăng giảm liên hoàn: i
Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách du lịch tăng giảm bao nhiêu so với năm gốc
1997.
1997 ii
573279500516199719981998 = - 72763 khách
192514573279765793199719991999 khách
276721573279850000199720002000 khách
306721573279880000199720012001 khách
348866573279922145199720022002 khách
4372505732791010529199720032003 khách
Từ kết quả tính toán ta thấy lượng khách du lịch năm 1998 giảm so với năm gốc
1997, vào thời gian này do ảnh hưởng của tình hình tài chính khu vực Châu á nên lượng
khách du lịch đã giảm đi rất nhiều, sau khủng hoảng tài chính du lịch Việt Nam lại phát
triển trở lại và ngay trong năm 1999 lượng khách đã tăng vọt lên so với năm 1997 và
1998, các năm tiếp theo lượng khách du lịch liên tục tăng. Đến năm 2003 lượng khách
đến Hà nội đã là 1010529 khách tăng so với năm 1997 là 437250 khách.
c. Lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình:
72875
6
8838442145300008420726527772763
n
i khách.
Như vậy lượng khách du lịch Hà Nội tăng trung bình hàng năm là 72875 khách.
3. Tốc độ phát triển số khách du lịch đến Hà Nội.
Chỉ tiêu này biểu hiện số lượng khách du lịch tăng với tốc độ bao nhiêu? tốc độ tăng
như vậy là nhanh hay chậm và có xu hướng như thế nào?
a. Tốc độ phát triển liên hoàn: ti
Phản ánh sự phát triển của lượng khách giữa hai thời gian liền nhau.
1
i
i
it
872076.0
573279
500516
1997
1998
1998
t
530007.1
500516
765793
1998
1999
1999
t
109961.1
765793
850000
1999
2000
2000
t
035294.1
850000
880000
2000
2001
2001
t
047892.1
880000
922145
2001
2002
2002
t
095846.1
922145
1010529
2002
2003
2003
t
Nhận xét:
Tốc độ phát triển số lượng khách năm 1998so với năm 1997 là 0.872, tức là giảm
so với năm trước 0.228 lần hay giảm 22.89%.
Tốc độ phát triển số lượng khách năm 1999 so với năm 1998 là 0.53 lần, tức là tăng
0,53007 lần hay tăng 53%.
Tốc độ phát triển số lượng khách năm 2000 so với năm 1999 là 0.10990 lần, tức là
tăng 0.1099 lần hay 10.99%
Tốc độ phát triển số lượng khách năm 2001 so với năm 2000 là 1.0352 lần, tức là tăng
1.0352 lần hay tăng 3.53%
Tốc độ phát triển số lượng khách năm 2002 so với năm 2001 là 0.0479 lần, tức là tăng
0.0479 lần hay tăng 4.8%.
Tốc độ phát triển số lượng khách năm 2003 so với năm 2002 là 0.0958 lần, tức là tăng
0.095846 lần hay tăng 9.58%.
b. Tốc độ phát triển định gốc:
Chỉ số này cho thấy sự phát triển của số lượng khách trong thời gian dài.
1997
ii
873076.0
573279
500516
1997
1998
1998
335812.1
573279
765793
1997
1999
1999
482699.1
573279
850000
1997
2000
2000
535029.1
573279
880000
1997
2001
2001
608545.1
573279
922145
1997
2002
2002
76.1
573279
1010529
1997
2003
2003
Tốc độ phát triển định gốc cho thấy lượng khách du lịch năm 1998 giảm so với
năm 1997. Sau năm 1998, với nhiều chính sách đổi mới trong du lịch, lượng khách du
lịch đến Hà Nội tăng lên rất nhiều từ năm 1999, 2000, 2001, 2002 đến năm 2003 lượng
khách du lịch đến Hà Nội tăng lên so với năm 1997 là 1.76 lần.
c. Tốc độ phát triển trung bình.
11 32 .... n nn ntttt
0936.1095846.1*047892.1*035294.1*109961.1*530007.1*872076.017 t
Như vậy trung bình mỗi năm lượng khách du lịch đến Hà Nội tăng
1.0936 lần.
4. Tốc độ tăng giảm của số lượng khách du lịch:
a. Tốc độ tăng giảm từng kỳ: ai
1 ii ta
12692.01873076.0119981998 ta
530007.01530007.1119991999 ta
109961.01109961.1120002000 ta
035249.01035249.1120012001 ta
047892.01047892.1120022002 ta
095846.01095846.1120032003 ta
Như vậy:
Lượngkhách du lịch năm 1998 giảm so với năm 1997 là 12.69%
Tốc độ tăng lượng khách du lịch năm 1999 so với năm 1998 là 53%
Tốc độ tăng lượng khách du lịch năm 2000 so với năm 1999 là 10.99%
Tốc độ tăng lượng khách du lịch năm 2001 so với năm 2000 là 3.52%
Tốc độ tăng lượng khách du lịch năm 2002 so với năm 2001 là 4.79%
Tốc độ tăng lượng khách du lịch năm 2003 so với năm 2002 là 9.58%
b. Tốc độ tăng giảm định gốc số khách đến Hà Nội
1
1
1
i
n
i
12692.01873076.0119981998
335812.01335812.1119991999
482699.01482699.1120002000
838029.01535029.1120012001
608545.01608545.1120022002
095846.01095846.1120032003
Như vậy :
Lượng khách du lịch năm 1998 giảm so với năm 1997 là -12.69%
Tốc độ tăng lượng khách du lịch năm 1999 so với năm 1997 là 33.58%
Tốc độ tăng lượng khách du lịch năm 2000 so với năm 1997 là 48.27%
Tốc độ tăng lượng khách du lịch năm 2001 so với năm 1997 là 83.8%
Tốc độ tăng lượng khách du lịch năm 2002 so với năm 1997 là 60.85%
Tốc độ tăng lượng khách du lịch năm 2002 so với năm 1997 là 60.85%
Tốc độ tăng lượng khách du lịch năm 2003 so với năm 2002 là 9.58%
c. Tốc độ tăng giảm trung bình số lượng khách:
1 ta
a 1.0936 – 1 = 0.0936
Tốc độ tăng trung bình số lượng khách du lịch Hà Nội trong giai đoạn này là
0.0936 lần hay 9,36%
5. Giá trị tuyệt đối 1% tăng hoặc giảm của tốc độ tăng hoặc giảm từng kỳ:
100
100*
1
1
i
i
i
i
ig
79.5732
100
573279
100
1997
1998
g
Tương tự ta có kết quả:
g1999 = 5005.16 g2000 = 7657.93 g2001 =8500
g2002 =8800 g2003 =9221.45
Như vậy :
Cứ 1% giảm xuống của lượngkhách du lịch năm 1998 so với năm 1997 thì tương ứng
về số tuyệt đối giảm là 5732.79 người.
Cứ 1% tăng lên của lượngkhách du lịch năm 1999 so với năm 1998 thì tương ứng về
số tuyệt đối tăng là 5005.16 người.
Cứ 1% tăng lên của lượngkhách du lịch năm 2000 so với năm 1999 thì tương ứng về
số tuyệt đối tăng là 7657.93 người.
Cứ 1% tăng lên của lượngkhách du lịch năm 2001 so với năm 2000 thì tương ứng về
số tuyệt đối tăng là 8500 người.
Cứ 1% tăng lên của lượngkhách du lịch năm 2002 so với năm 2001 thì tương ứng về
số tuyệt đối tăng là 8800 người.
Cứ 1% tăng lên của lượngkhách du lịch năm 2003 so với năm 2002 thì tương ứng về
số tuyệt đối tăng là 9221.45 người.
IV. Phân tích tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động lượng khách đến Hà nội
giai đoạn 1997- 2003 và dự đoán cho giai đoạn 2004-2005.
1. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến sự biến động lượng khách đến Hà
Nội theo dạng cộng(dùng bảng Buys-Ballot)
a. Phân tích tính thời vụ của khách du lịch Hà nội:
Trong du lịch luôn luôn có tính thời vụ, đặc biệt trong điều kiện nước ta thì tính
thời vụ thể hiện rất rõ ràng, bởi vì ở nước ta các lễ hội truyền thống chỉ diễn ra trong một
thời gian nhất định. Ngoài ra ở Miền Bắc khí hậu có cả bốn mùa, chính vì thế nên chỉ có
những thời gian nào đó trong năm thích hợp với việc đi du lịch của du khách. Nghiên cứu
tính thời vụ của du lịch, nắm bắt được nó thì chúng ta sẽ tìm ra được những biện pháp
thích hợp để chuẩn bị phục vụ, đáp ứng tốt những yêu cầu, không để xảy ra những sai sót.
Nêu nắm bắt được tính thời vụ của du lịch chúng ta sẽ hạn chế được những ảnh hưởng
của nó, không để xảy ra tình trạng lúc dồn dập, khẩn trương, lúc thì nhàn rỗi, thu hẹp.
Phân tích bảng số liệu theo tháng từ năm 1997-2003:
Năm
Tháng
1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
i Ii
1 51595 45046 66624 73950 76560 80005 83805 68226.43 1.05
2 68793 60062 94192 104549 108246 113442 118955 95462.71 1.47
3 65927 57559 88066 97751 101194 105778 110717 89570.26 1.38
4 40130 45046 68921 76418 79207 82890 86719 68475.86 1.05
5 28664 35036 55137 61202 63353 66223 69242 54122.43 0.83
6 29810 25026 39438 43775 45323 47340 49541 40036.14 0.62
7 30384 26026 39055 43355 44870 46938 49106 39962 0.62
8 34397 26527 40204 44625 46202 48295 50535 41540.71 0.64
9 42995 30030 46714 51853 53680 56122 57820 48459.14 0.75
10 65927 37539 56669 62907 65125 68120 71348 61090.71 0.94
11 51595 57560 86535 96054 99410 103903 108724 86254.43 1.33
12 63062 55059 84238 93501 98602 103098 107912 86496 1.33
Tổng 573279 500516 765793 850000 880000 922145 922145 573279
7
2003,12002,12001,12000,11999,11998,11997,1
1
43.68226
7
83805800057656073950666244504651595
Tương tự ta có
71.954622 25.895703 86.684754
43.541225 14.400366 399627
71.415408 14.484599 71.6109010
43.8625411 8649612
12
121110987654321
0
Thay số ta có: 74.649740
Chỉ số thời vụ: I
05.1
74.64974
71.95462
0
1
1
Tương tự ta có I2=1.47 I3=1.38 I4=1.05 I5=0.83
I6= 0.62 I7=0.62 I8=0.64 I9=0.75
I10=0.94 I11=1.33 I12=1.33
Theo kết quả tính toán trên ta có thể thấy rõ rằng lượng khách du lịch đến Hà Nội
đông nhất vào tháng 1, 2, 3, 11, 12, đặc biệt là vào tháng 2 lượng khách đông nhất. Vào
tháng 2 thời tiết mát mẻ, phù hợp với việc tham quan du lịch nghi ngơi. Vào các tháng 4,
5, 6, 7, 8, 9, 10 lượng khách thưa và giảm dần vì trong các tháng này thời tiết nóng bức
không thích hợp cho du lịch ở Hà nội, vào các tháng này chỉ thích hợp với du lịch ở vùng
biển.
b. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến sự biến động lượng khách đến Hà
nội theo dạng cộng.
Ta có hàm su thế dạng:
tttt zsf ˆ
trong mô hình này Zt rất khó xác định nên ta chỉ xét mô hình:
ttt sf ˆ
hay jt Ctbb *ˆ 10
Bảng số liệu tính toán:
Năm
Tháng
1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 j j
I 1 2 3 4 5 6 7 8
1 51595 45046 66624 73950 76560 80005 83805 477585 68226.43
2 68793 60062 94192 104549 108246 113442 118955 668239 95462.71
3 65927 57559 88066 97751 101194 105778 110717 626992 89570.29
4 40130 45046 68921 76418 79207 82890 86719 479331 68475.86
5 28664 35036 55137 61202 63353 66223 69242 378857 54122.43
6 29810 25026 39438 43775 45323 47340 49541 280253 40036.14
7 30384 26026 39055 43355 44870 46938 49106 279734 39962
8 34397 26527 40204 44625 46202 48295 50535 290785 41540.71
9 42995 30030 46714 51853 53680 56122 57820 340114 48587.71
10 65927 37539 56669 62907 65125 68120 71348 427635 61090.71
11 51595 57560 86535 96054 99410 103903 108724 603781 86254.43
12 63062 55059 84238 93501 98602 103098 107912 605472 86496
i 573279 500516 765793 849940 881772 922154 965324 5458778 69.51344Y
i 573279 1001032 2297379 3399760 4408860 5532924 6757268 S=23970502
Ta ước lượng bo, b1 và cj theo công thức:
T
m
n
m
S
nnm
b *
*2
1
1*
12
21
61.5295458778*12*2
17
12
23970502
177*12
12
2
2
1*
*
* 10
nm
b
nm
T
b
2
17*12
*61.529
7*12
5458778
42477.03
2
1
*1
m
jbC jj
55.19794
2
112
1*61.52969.5134443.682261
C
Tương tự ta có C2= 46501.625 C2=46501.265 C3=40079.195
C4=18455.195 C5=3572.15 C6=11043.745
C7=-11647.495 C8=-10598.39 C9=-4209.575
C10= 7892.385 C11=32526.495 C12=32238.455
Từ kết quả tính toán, cho hàm:
jt Ct *61.52903.42477ˆ
Trong đó
455.32238
495.32526
385.7892
575.4209
395.10598
495.11647
745.11043
155.3572
195.18455
195.40079
625.46501
55.19794
jC
Như vậy ta thấy do chịu ảnh hưởng của biến động thời vụ nên số lượng khách
theo từng tháng không bằng nhau.
2. Dự đoán lượng khách đến Hà nội hai năm 2004-2005.
a. Dự đoán dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân( )
Mô hình dự đoán :
hnhn *ˆ (h= 1, 2, 3...)
Dự đoán cho năm 2004:
1*ˆˆ 2003120032004
10834041*728751010529
Dự đoán cho năm 2005
11622792*728751010529ˆˆ 220032005
Kết quả dự đoán cho thấy đến năm 2004 lượng khách du lịch đến Hà nội
theo dự đoán là 1083404 khách, tăng tưyệt đối so với năm 2003 là 72875 khách.
Năm 2005 lượng khách đến Hà nội là 1162279 khách tăng tuyệt đối so với năm
2003 là 145750 khách.
b. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân hàng năm ( t )
Mô hình dự đoán :
hnhn t)(*ˆ
Dự đoán cho năm 2004: 1
12003120032004 )*(ˆˆ t
1110655)099.1(*1010529 1 khách
Dự đoán cho năm 2005:
22003220032005 )*(ˆˆ t
1220518)099.1(*1010529 2 khách
Theo phương pháp dự đoán này thì lượng khách năm 2004 là 1110655 khách
tăng tuyệt đối so với năm 2003 là 100126 khách.
Lượng khách du lịch năm 2005 là 1220518 khách tăng tuyệt đối so với năm
2003 là 209989 khách.
c. Dự đoán dựa vào phương trình hồi quy:
Bảng số liệu :
Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Số lượng 573279 500516 765793 850000 880000 922145 1010529
Từ bảng số liệu trên ta xây dựng mô hình: tbbt *10
Trong đó ti tương ứng theo các năm.
t y t*y t2
1 573279 573279 1
2 500516 1001032 4
3 765793 2297379 9
4 850000 3400000 16
5 880000 4400000 25
6 922145 5532870 36
7 1010529 7073703 49
Tổng 5502262 24278263 140
Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất để xác định các hệ số b0, b1.
Ta có hệ phương trình:
2
1
1
tbtbty
tbnby
o
o
10
10
*140*2824278263
*28*75502262
bb
bb
Từ hệ phương trình ta tính được b0= 461863.8
b1= 81043.4
tt *4.810438.461863ˆ
Dự đoán cho năm 2004: t= 8
11102118*4.810438.461863ˆ 2004 khách
Dự đoán năm 2005: t=9
11912549*4.810438.461863ˆ t khách
Theo phương pháp dự đoán này thì lượng khách năm 2004 là 1110211 khách,
tăng so với năm 2003 là 99682 khách.
Lượng khách năm 2005 là 1191254 khách tăng tuyệt đối so với năm 2003 là
179725 khách.
d. Dự đoán dựa vào hàm xu thếvà biến động thời vụ theo bảng Buys-
Ballot và kết hợp công.
Trong phương pháp này chúng ta phải dựa vào mô hình có 2 thành phần là
xu hướng và biến động thời vụ, còn thành phần ngẫu nhiên do việc mô hình khó
khăn, khó tách biệt được nên khi tính toán người ta cố gắng làm triệt tiêu thành
phần này. Khi đó việc sử dụng Bảng Buys- Ballot sẽ cho mô hình tuyến tính để
dự đoán.
Dự đoán.
tt Stf ˆ
Theo tính toán trên ta có phương trình tuyến tính:
455.32238
495.32526
385.7892
575.4209
395.10598
495.11647
745.11043
155.3572
195.18455
195.40079
625.46501
55.19794
*61.52903.42477ˆ jt Ct Các Cj tương ứng với j=1..12.
Dự đoán cho năm 2004:
Tháng 1: t= 85
10728855.1979485*61.52903.42477ˆ 85
Tháng 2: t=86
134525625.4650186*61.52903.42477ˆ 86
Tháng 3: t=87
128632195.4007987*61.52903.42477ˆ 87
Tháng 4: t=88
107538195.1845588*61.52903.42477ˆ 88
Tháng 5: t= 89
93184155.357289*61.52903.42477ˆ 89
Tháng 6: t=90
101186745.1104390*61.52903.42477ˆ 90
Tháng 7: t= 91
79024495.1164791*61.52903.42477ˆ 91
Tháng 8: t= 92
80603395.1059892*61.52903.42477ˆ 92
Tháng 9: t=93
87521575.420993*61.52903.42477ˆ 93
Tháng 10: t= 94
100153385.789294*61.52903.42477ˆ 94
Tháng 11: t=95
125316495.3252695*61.52903.42477ˆ 95
Tháng 12: t=96
125558455.3223896*61.52903.42477ˆ 96
Dự đoán cho năm 2005
Tháng1: t= 97
11364455.1979497*61.52903.42477ˆ 97
Tháng 2: t=98
140880265.4650198*61.52903.42477ˆ 98
Tháng 3: t=99
134988195.4007999*61.52903.42477ˆ 99
Tháng 4: t=100
113893195.18455100*61.52903.42477ˆ 100
Tháng 5: t= 101
99540155.3572101*61.52903.42477ˆ 101
Tháng 6: t= 102
85454745.11043102*61.52903.42477ˆ 102
Tháng 7: t= 103
85379495.11647103*61.52903.42477ˆ 103
Tháng 8: t=104
86958395.10598104*61.52903.42477ˆ 104
Tháng 9: t= 105
93876575.4209105*61.52903.42477ˆ 105
Tháng 10: t=106
106508385.7892106*61.52903.42477ˆ 106
Tháng 11: t= 107
131672495.32526107*61.52903.42477ˆ 107
Tháng 12: t=108
131913455.32238108*61.52903.42477ˆ 108
Qua kết quả dự đoán ta thấy rõ được xu hướng biến động của lượng khách
du lịch qua từng tháng. Trong một năm có sự thay đổi về lượng khách do ảnh
hưởng của biến động thời vụ, vào các tháng giữa năm(tháng 4,5,6,7,8,9) lượng
khách đến Hà nội giảm đi đáng kể, vào các tháng đầu năm và cuối năm lượng
khách du lịch tăng lên rất nhiều.
Kết luận-Kiến nghị:
Trong du lịch việc nghiên cứu thống kê khách du lịch là nhiệm vụ vô cùng quan
trọng đối với việc phát triển ngành du lịch. Thống kê du lịch sẽ cho thấy được số
lượng khách qua từng năm, lượng tăng giảm khách du lịch, tốc độ phát triển, nhu
cầu của khách du lịch và dự đoán lượng khách trong tương lai để có chính sách
hợp lý để phát triển. Để đạt được những thành quả tốt trong phát triển du lịch,
đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì ngành thống kê cần có tổ chức
hoạt động. Cụ thể là:
Tổ chức thống kê khách du lịch:
Tổ chức tốt hoạt động thông tin thống kê ngay cả các cơ sở kinh doanh du
lịch, các cơ quan chức trách.
- Nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê khách du lịch.
- Hiện đại hoá nâng cao chất lượng hệ thống thông tin chuyên ngành du lịch có
sự kết hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan để phối kết hợp đồng bộ nhằm có
được thông tin thống nhất phải đầy đủ.
- Hình thành bộ phận chuyên môn có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường để tổ chức
phục vụ du khách, khai thác tối đa lượng khách du lịch
- Phân tích và dự đoán thống kê du lịch một cách thường xuyên qua đó thu thập
và sử lý thông tin một cách kịp thời giúp cho việc ra quyết định một cách đúng
đắn hợp lý.
Chiến lược phát triển du lịch.
Số lượng khách du lịch Hà nội vẫn tăng mạnh qua các năm. Để duy trì và
tăng hơn nữa số lượng khách du lịch, chúng ta cần có biện pháp thích hợp nhằm
khai thác tối đa mọi nguồn khách và chuẩn bị tốt công tác đón tiếp và phục vụ
khách. Chính vì thế cần làm tốt các vấn đề sau:
Tận dụng triệt để mọi lợi thế vốn có của chúng ta, tích cực tuyên truyền,
quảng cáo, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu của khách.
Tiếp tục khai thác triệt để các thị trường quen thuộc, tích cực mở rộng các
thị trường mới và nhiều triển vọng, tăng cường hợp tác quốc tế, mở rộng quan hệ
với nước ngoài.
Tăng cường đầu tư đúng hướng, có hiệ quả vào các tour, tuyến du lịch,
nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hoá thiết bị nâng cao hiệu quả kinh
doanh. Tạo ra các khu du lịch, khu vui chơi giải trí hiện đại văn minh, đáp ứng
tối đa nhu cầu của khách du lịch.
Bảo vệ giữ gìn tôn tạo những di tích của thành phố có thể khai thác lâu dài
mà vẫn giữ nét truyền thống của dân tộc.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành, tăng cường đội ngũ
nhân viên có trình độ, được đào tạo cơ bản chính quy.
Ngành du lịch cần phải phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan như: Hải
quan, công an, văn hoá, môi trường.. . có như vậy thì việc khai thác du lịch sẽ
thuận lợi, hiệu quả mà cũng tạo ra sự yên tâm cho du khách.
Danh mục tài liệu tham khảO
- Giáo trình lý thuyết thống kê - xuất bản 1998
- Chủ biên PGS.PTS Tô Phi Phượng (trang 158-188)
- Tạp chí Du lịch, Du lịch Việt Nam số 10, 11 năm 2003.
- Tổng luận “ Một số giải pháp chủ yếu đưa du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn trong tình hình mới”
- Niêm giám thống kê các năm 1997-2003
- Báo cáo thống kê hàng năm của Cục thống kê Hà nội.
Mục lục
Lời mở đầu ................................................................................................................ 1
Chương I: Lý luận chung về phương pháp dãy số thời gian .................................. 4
I. Những vấn đề chung về phương pháp dãy số thời gian ...................................... 4
1. Khái niệm chung về dãy số thời gian ...................................................................... 4
2. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian .................................................................... 5
2.1. Mức độ bình quân theo thời gian ......................................................................... 5
2.2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: ............................................................................... 6
2.3. Tốc độ phát triển ................................................................................................. 7
2.4. Tốc độ tăng (giảm) .............................................................................................. 9
2.5. Giá trị tuyệt đối của 1% (giảm) .......................................................................... 10
3. Một số phương pháp biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của
hiện tượng ................................................................................................................ 10
3.1. Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian .................................................... 11
3.2. Phương pháp hồi quy trong dãy số thời gian ...................................................... 11
3.3 Phương pháp dãy số trung bình trượt (di động) ................................................... 13
3.4. Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ .......................................................... 14
4. Tương quan trong dãy số thời gian ....................................................................... 18
4.1. Tự hồi quy tương quan ....................................................................................... 18
4.2. Tương quan giữa các dãy số thời gian ............................................................... 19
II. Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn trên cơ sở dãy số thời
gian .......................................................................................................................... 21
1. Khái niệm ............................................................................................................. 21
2. Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn .................................................. 21
2.1. Ngoại suy bằng các mức độ bình quân .............................................................. 21
2.2. Ngoại suy bằn số bình quân trượt ....................................................................... 23
2.3. Ngoại suy hàm xu thế ........................................................................................ 24
2.4. Ngoại suy theo chỉ số thời vụ ............................................................................. 25
2.5. Ngoại suy theo bảng BUYS - BALOT ............................................................... 26
2.6. Phương pháp san bằng mũ ................................................................................. 26
Chương II: Tổng quan về hoạt đông du lịch Hà Nội trong những năm gần
đây và việc vận dụng phương pháp dãy số thời gian nghiên cứu biến đông
khách du lịch Hà Nội .............................................................................................. 28
I. Tổng quan về hoạt đông du lịch trên địa bàn Hà Nội ....................................... 28
1. Quá trình hình thành và phát triển của du lịch Hà Nội ........................................... 28
2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển của du lịch
Hà Nội .................................................................................................................... 29
2.1. Thuận lợi ........................................................................................................... 29
2.2 Khó khăn ............................................................................................................ 37
II. Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của du lịch Hà Nội ......................................... 38
III. Việc vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động khách
du lịch Hà Nội ........................................................................................................ 39
1. Sự cần thiết của việc vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến
động khách du lịch Hà Nội ....................................................................................... 39
2. Thực trạng của việc vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến
động của khách du lịch Hà Nội ................................................................................. 41
Chương III: Vận dụng phương pháp dãy số thời gian nghiên cứu biến động
lượng khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 1997 - 2003 và dự đoán cho giai
đoạn 2004 - 2005 ..................................................................................................... 43
I. Đặc điểm nguồn tài liệu dùng vào quá trình phân tích và dự đoán ................ 43
II. Phân tích xu hướng biến động số lượng khách du lịch đến Hà Nội giai
đoạn 1997- 2003. ..................................................................................................... 43
1. Số khách du lịch đến bình quân hàng năm ............................................................ 45
2. Lượng tăng giảm tuyệt đối số khách du lịch đến Hà Nội ...................................... 45
3. Tốc độ phát triển số khách du lịch đến Hà Nội ...................................................... 47
4. Tốc độ tăng giảm của số lượng khách du lịch ....................................................... 49
5. Giá trị tuyệt đối 1% hoặc giảm của tốc độ tăng hoặc giảm từng kỳ ...................... 50
IV. Phân tích tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động lượng khách
đến Hà Nội giai đoạn 1997 - 2003 và dự đoán cho giai đoạn 2004 - 2005. ............. 51
1. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến sự biến động lượng khách đến Hà Nội
theo dạng cộng (dùng bảng Buys - ballot) ................................................................. 51
2. Dự đoán lượng khách đến Hà Nội hai năm 2004 - 2005
Kết luận ................................................................................................................... 62
Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 64
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Vận dụng phương pháp dãy số thời gian nghiên cứu biến động khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 1997-2003 và dự đoán năm 2004-2005 (2).pdf