Tài liệu Luận văn Vận dụng dạy học theo chủ đề trong dạy học chương “chất khí” lớp 10 trung học phổ thông ban cơ bản: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------
NGUYỄN NGỌC THÙY DUNG
VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TRONG DẠY
HỌC CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” LỚP 10 THPT
BAN CƠ BẢN
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý
Mã số: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THẾ DÂN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ
nhiều phía. Tôi xin gửi lời cám ơn đến tất cả những người đã giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Trước hết tôi xin chân thành cám ơn Tiến sĩ PHẠM THẾ DÂN, người
đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Cám ơn Ban Giám hiệu trường ĐHSP TP.HCM, Phòng KHCN&SĐH,
các thầy cô trong khoa Vật Lý đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện luận
văn.
Cám ơn Ban Giám hiệu trường THPT Tân Phong, nơi tôi đang công
tác đã tạo điều kiện để tôi thực nghiệm trong quá trình làm luận văn.
C...
89 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Vận dụng dạy học theo chủ đề trong dạy học chương “chất khí” lớp 10 trung học phổ thông ban cơ bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------
NGUYỄN NGỌC THÙY DUNG
VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TRONG DẠY
HỌC CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” LỚP 10 THPT
BAN CƠ BẢN
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý
Mã số: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THẾ DÂN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ
nhiều phía. Tôi xin gửi lời cám ơn đến tất cả những người đã giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Trước hết tôi xin chân thành cám ơn Tiến sĩ PHẠM THẾ DÂN, người
đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Cám ơn Ban Giám hiệu trường ĐHSP TP.HCM, Phòng KHCN&SĐH,
các thầy cô trong khoa Vật Lý đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện luận
văn.
Cám ơn Ban Giám hiệu trường THPT Tân Phong, nơi tôi đang công
tác đã tạo điều kiện để tôi thực nghiệm trong quá trình làm luận văn.
Cám ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện luận văn.
49B48B47B46B45B44B43B42B41B40B39B38B37B36B35B34B33B32B31
B30B29B28B27B26B25B24B23B22B21B20B19B18B17B16B15B14B13B1
2B11B10B9B8B7B6B5B4B3B2B1B0B1H2H3H4H5H6H7H8H9H10H0H
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
THPT : trung học phổ thông
TN : thực nghiệm
ĐC : đối chứng
hs : học sinh
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Để đất nước bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới, chúng ta
cần phải có những con người mới năng động, tự lực và sáng tạo. Chính
điều này đã đặt ra cho ngành giáo dục nhiệm vụ đổi mới trong phương
pháp dạy học. Nhưng đổi mới theo phương pháp cụ thể nào thì còn phải
chọn lựa cho phù hợp với từng đối tượng con người và nội dung dạy
học.
Chúng ta có thể dễ dàng chọn lựa và áp dụng phương pháp dạy
học dự án cho những học sinh ưu tú nhưng liệu có thể áp dụng cho đối
tượng đã là học sinh lớp 10 mà việc chuyển vế một phương trình bậc
nhất còn gây khó khăn cho các em? Môi trường mà tôi đang làm việc
đa số là những học sinh như thế, đó là sản phẩm của bệnh thành tích
trong giáo dục. Hầu như các giáo viên ở trường tôi đều không tin có thể
áp dụng một phương pháp dạy học theo quan điểm hiện đại nào cho đối
tượng học sinh này. Với họ đó chỉ là những lý thuyết suông không thực
tế . Vừa qua, tỷ lệ học sinh kém trường tôi rất nhiều và đa số rơi vào
môn Vật lý. Vấn đề đặt ra cho tôi và các đồng nghiệp trong tổ Vật lý là
phải tìm ra giải pháp cải thiện kết quả đó. Chính vì vậy mà tôi quyết
định chọn lựa một phương pháp dạy học theo quan điểm hiện đại
nhưng không quá xa với phương pháp dạy học truyền thống để học sinh
của mình có thể thích ứng được, đó chính là phương pháp dạy học theo
chủ đề. Tuy nhiên vì còn là thử nghiệm nên tôi chưa thể vận dụng trong
toàn bộ chương trình lớp 10 mà chỉ chọn chương “Chất khí” là chương
mà tôi cảm thấy khó dạy và học sinh khó học nhất. Nếu thành công, tôi
sẽ vận dụng cho các chương khác của chương trình Vật lý THPT và có
đủ lý lẽ để thuyết phục các giáo viên còn lại trong trường thay đổi quan
điểm trong giảng dạy.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu phương pháp dạy học theo chủ đề và vận dụng vào
việc giảng dạy chương “Chất khí” lớp 10 THPT ban Cơ bản nhằm tăng
cường sự tham gia của người học, hạn chế sự can thiệp và áp đặt của
người dạy trong quá trình học tập của học sinh.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Khách thể nghiên cứu: quá trình học tập bộ môn vật lý của học
sinh lớp 10 THPT ban Cơ bản
Đối tượng nghiên cứu: nội dung và phương pháp dạy học chương
“Chất khí” lớp 10 THPT ban Cơ bản theo phương pháp dạy học theo
chủ đề .
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu vận dụng phương pháp dạy học theo chủ đề vào chương
“Chất khí” thành công thì sẽ nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức ở
học sinh đồng thời giúp học sinh năng động, tự lực hơn trong quá trình
học .
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Vận dụng phương pháp dạy học theo chủ đề trong dạy học
chương “Chất khí” lớp 10 THPT ban Cơ bản tại trường THPT Tân
Phong Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp dạy học theo chủ đề.
Xây dựng các tiến trình dạy học theo phương pháp dạy học theo
chủ đề đối với chương “Chất khí” lớp 10 THPT ban Cơ bản.
Soạn thảo bài giảng điện tử theo phương pháp dạy học theo chủ
đề đối với chương “Chất khí” lớp 10 THPT ban Cơ bản.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Tân Phong
Quận 7, TP.HCM
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu lý luận
Vận dụng lý luận vào việc xây dựng tiến trình dạy học
Tiến hành thực nghiệm sư phạm
Chương 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY
HỌC THEO CHỦ ĐỀ
1.1. Khái niệm dạy học theo chủ đề
Quan điểm trên thế giới
Dạy học theo chủ đề là một phương pháp dạy học trong đó có sự tích
hợp liên môn làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, thực tế hơn và học sinh
có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
[15], [26].
Có 5 bước thực hiện dạy học theo chủ đề:
_ Thiết kế chủ đề học.
_ Tập trung vào những vấn đề đáng quan tâm phát sinh từ chủ đề học tập.
_ Tìm kiếm thông tin liên quan đến chủ đề.
_ Tổng hợp thông tin thành kiến thức có thể dùng được.
_ Và cuối cùng là hoàn tất bản báo cáo [27].
Quan điểm của bản thân tôi:
Dạy học theo chủ đề là xây dựng một nội dung học thành một kết cấu
chặt chẽ chứ không thành những bài học rời rạc. Học sinh phải tự tìm tòi các
kiến thức thực tế liên quan đến nội dung học và vận dụng kiến thức vào giải
quyết các vấn đề thực tiễn.
Sở dĩ tôi có quan điểm như trên là do dựa vào những cơ sở sau đây:
Mục tiêu chung của giáo dục:
“Hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của công dân Việt Nam,
tự chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hóa, khoa học công nghệ, có kỹ
năng nghề nghiệp, có sức khỏe, có niềm tự hào dân tộc và có ý chí vươn lên,
có năng lực tự học và thói quen tự học suốt đời, có năng lực đi vào thực tiễn
kinh tế xã hội, góp phần có hiệu quả làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng và văn minh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa” [13].
Các quan điểm về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích
cực, lấy người học làm trung tâm:
Từ thế kỉ 19, quan điểm giáo dục lấy học sinh làm trung tâm đã bắt đầu
phát triển. Theo Johann Heinrich Pestalozzi (1746-1827) là nhà giáo dục
Thụy Sĩ: sư phạm phải là một phương pháp khoa học có ý nghĩa thực dụng,
đề cập việc giảng dạy liên quan đến mọi khía cạnh cuộc sống, được xây dựng
trên một kiến thức sâu rộng. Kinh nghiệm phải đi trước sáng kiến và óc tưởng
tượng. Những bài học phải liên quan đến các sự việc thực tế để học sinh có
thể liên tưởng đến cuộc sống chung quanh. Từ đó các tư tưởng trừu tượng sẽ
được học hỏi dần. Chỉ có thể hành động khi biết hành động như thế nào, có
nghĩa là các bài học đều hướng về học sinh, lấy học sinh làm trung tâm.[19]
Xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân hóa sâu, song song
với tích hợp liên môn, liên ngành ngày càng rộng. việc giảng dạy các môn
khoa học trong nhà trường phải phản ánh sự phát triển hiện đại của khoa học,
bởi vậy không thể cứ tiếp tục giảng dạy các khoa học như là những lĩnh vực
tri thức riêng rẽ.
Khác với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học, quá trình
nhận thức trong học tập không nhằm phát hiện những điều loài người chưa
biết mà nhằm phát hiện lại những tri thức loài người đã tích lũy được. Trong
học tập, học sinh cũng phải khám phá ra những hiểu biết mới đối với bản thân
thì học sinh mới thật thông hiểu, ghi nhớ và vận dụng được. Đó là chưa kể khi
lên đến trình độ nhất định thì sự học tập tích cực sẽ mang tính nghiên cứu
khoa học và người học cũng làm ra tri thức mới cho khoa học. Khác với
nghiên cứu khoa học, hoạt động học tập không phải là quá trình mò mẫm tự
phát, mà là quá trình hoạt động có sự hướng dẫn của giáo viên khéo léo đặt
học sinh vào địa vị người phát hiện lại những tri thức trong di sản văn hóa của
loài người, của dân tộc[11].
Trong mỗi con người đều có một sở trường gì đó, điều đáng nói là phải
biết cách làm khơi gợi, phát huy sở trường đó. Trong một lớp không phải chỉ
có một người mà có nhiều người và mỗi con người lại rất khác nhau. Người
tư duy theo hướng này, người tư duy theo hướng khác; người thích đi vào ý
này, người thích đi vào ý kia… đây chính là cơ hội để phát huy trí tuệ tập thể
một cách rộng lớn, sâu xa [18].
Nghệ thuật của giáo viên chính là làm thế nào khi trang bị kiến thức
cho học sinh, dẫn dắt các em tiến tuần tự đến những nhiệm vụ ngày càng phức
tạp thêm và đồng thời chuẩn bị cho các em hoàn thành những nhiệm vụ này,
nhưng phải tính toán sao cho việc giải quyết mỗi nhiệm vụ mới đòi hỏi ở học
sinh lao động tự lực và suy nghĩ căng thẳng tương đương với khả năng mà
đặc điểm lứa tuổi và cá thể của em cho phép trong những điều kiện cụ thể của
dạy học. Xu thế của dạy học hiện đại là nâng cao tính tự lực của học sinh
trong quá trình học tập[26].
Cơ sở triết học: [13]
Theo quy luật phát triển của sự vật, ngoại lực dù là quan trọng đến đâu,
lợi hại đến mấy cũng chỉ là nhân tố hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện, nội lực
mới là nhân tố quyết định phát triển bản thân sự vật. Sự phát triển đó là trình
độ cao nhất khi nội lực và ngoại lực cộng hưởng được với nhau.
Trong quá trình dạy học:
Ngoại lực: tác động dạy của thầy, môi trường xã hội(cộng đồng lớp
học, gia đình, xã hội…) có tác dụng giáo dục người học.
Nội lực: sức học, sức tự học, tự phát triển của trò (học là hoạt động nhận
thức tích cực, tự lực, sáng tạo của người học).
Theo cơ sở triết học thì tác động của ông thầy dù quan trọng đến mức
“không thầy đố mày làm nên” thì vẫn là ngoại lực hỗ trợ, thúc đẩy, xúc tác,
tạo điều kiện cho trò tự phát triển và trưởng thành. Tác động của môi trường
xã hội dù là quan trọng đến mức “học thầy không tày học bạn” hay giáo dục
tay ba: nhà trường, gia đình, xã hội thì vẫn là ngoại lực giúp đỡ tạo điều kiện
thuận lợi cho người học.
Sức tự học hay năng lực tự học của trò dù còn non nớt đến đâu vẫn là nội
lực quyết định sự phát triển của bản thân người học. Và chất lượng giáo dục
đạt kết quả cao nhất khi tác động của thầy_ ngoại lực cộng hưởng được với
năng lực tự học của trò_ nội lực, nghĩa là khi thầy bồi dưỡng và phát huy đến
cao độ năng lực tự học của trò.
Do đó không thể nhấn mạnh một chiều hoặc tách rời nội lực với ngoại lực
mà là kết hợp chặt chẽ, mật thiết nội lực với ngoại lực, nhằm tiến tới đỉnh cao
của chất lượng phát triển là cộng hưởng nội lực, ngoại lực với nhau. Nói cách
khác, quá trình tự học, tự nghiên cứu (cá nhân hóa) phải kết hợp với quá trình
hợp tác với các bạn trong cộng đồng lớp học và quá trình dạy của nhà giáo (xã
hội hóa). Đó là quan điểm nội lực quyết định của dạy-học tích cực, lấy việc
học (trò) làm trung tâm.
Cơ sở sư phạm:[13]
Mô hình dạy học thụ động, lấy việc dạy của người thầy làm trung tâm,
nhấn mạnh và đề cao vai trò của thầy, của việc dạy.
Trong đó, thầy là chủ thể, trung tâm, đem kiến thức sẵn có truyền đạt
giảng giải cho học sinh, là người trao. Thầy có quyền về tri thức, đánh giá,
chủ thể người lớn.
Trò thụ động tiếp thu những gì thầy truyền đạt: nghe, ghi nhớ và làm
lại, là người nhận.
Khách thể: tái hiện, lặp lại, học thuộc lòng.
Mô hình dạy học tích cực lấy việc học của trò làm trung tâm: cả ba (trò,
khách thể, thầy) tác động lẫn nhau trong một hoạt động chung vì hiệu quả
thực tế của người học.
Trò: chủ thể, trung tâm, tự mình tìm ra kiến thức(khách thể) bằng hành
động của chính mình, khách thể người học tự tìm ra mang tính chất cá
nhân(qua trình cá nhân hóa). Trò là diễn viên tích cực của giáo dục.
Cộng đồng lớp học: là môi trường xã hội trung gian giữa thầy và trò,
nơi diễn ra sự trao đổi, giao tiếp, hợp tác giữa trò – trò, trò – thầy, làm cho
khách thể từng cá nhân tìm ra mang tính chất xã hội (quá trình xã hội hóa).
Khách thể: do người học tự tìm ra với sự hợp tác của các bạn và sự
hướng dẫn của thầy.
Thầy: tác nhân, người hướng dẫn và tổ chức cho người học tự mình tìm
ra kiến thức thông qua một quá trình vừa cá nhân hóa vừa xã hội hóa. Thầy là
người đạo diễn, kích thích hoạt động của người học, người trọng tài và cố vấn
kết luận làm cho khách thể người học tự tìm ra với sự hợp tác của các bạn trở
thành thực sự khách quan, khoa học.
So sánh hai mô hình ta thấy mô hình thứ hai là một quá trình hoạt động
tự lực, tích cực và chủ động, có hứng thú và động cơ thúc đẩy từ bên trong
của người học, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo (quá trình cá nhân hóa) đồng
thời cũng là một quá trình hoạt động có một phạm vi xã hội nhất định là sự
hợp tác của người học với các bạn trong môi trường xã hội cộng đồng lớp học
và có ý nghĩa, có giá tri thật sự về hình thành nhân cách (quá trình xã hội
hóa).
Cơ sở sinh học: [13]
Cơ sở sinh học của mô hình dạy học thụ động lấy việc dạy ( thầy ) làm
trung tâm là theo học thuyết của I.P.Pavlop (ví dụ: thí nghiệm cho chó ăn sau
khi bật sáng đèn hoặc bấm chuông reo).
Theo Pavlop, dạy là thành lập những phản xạ có điều kiện hình thành kinh
nghiệm hành động.
Học là hình thành những phản xạ trả lời mới chưa có trong vốn phản xạ
không điều kiện được di truyền.
Cơ chế để hình thành một phản xạ có điều kiện là phối hợp một kích
thích có điều kiện với một kích thích không điều kiện để tạo ra một trả lời
không điều kiện.
Theo cách đó, quy trình dạy học bao gồm các khâu:
Xác định yêu cầu cần dạy, tức là định rõ phản xạ có điều kiện sẽ hình
thành; chọn tác nhân kích thích; tiếp theo đó là biến tác nhân kích thích trung
tính thành tác nhân kích thích có điều kiện.
Tăng hiệu quả dạy học: bằng cách kết hợp tác nhân kích thích trung
tính với tác nhân kích thích không điều kiện một số lần tối thiểu để củng cố
phản xạ trả lời, hoặc là bằng cách tăng cường độ kích thích không điều kiện
để thúc đẩy động cơ học.
Cơ sở sinh học của mô hình dạy học tích cực lấy việc học của trò làm
trung tâm là học thuyết của B.F.Skinner.
Theo Skinner, cha đẻ của điều khiển học, học là tự điều hòa hành vi để
dẫn tới một hành vi mong muốn bằng cách thử sai. (ví dụ: thí nghiệm dạy
chim bồ câu tự tìm lấy thức ăn ; thí nghiệm dạy chuột đạp cần câu cơm).
Từ thực nghiệm, Skinner rút ra ba kinh nghiệm lý thuyết:
_ Chỉ học cái đang làm; làm là để học. Hiểu biết tức là hành động có hiệu
quả.
_ Học bằng kinh nghiệm; trẻ phải được tiếp xúc với môi trường nó đang
sống. Giáo viên phải cung cấp cho học sinh những cơ hội tích lũy kinh
nghiệm cho bản thân.
_ Học bằng cách thử sai.
Động cơ học là lợi ích. Skinner có khuynh hướng lặp lại hành vi nào
đem lại hiệu qủa mà có lợi, vì vậy trong dạy học cần phải luôn luôn có thưởng
tức thì.
Học thuyết Skinner còn đựơc gọi là học thuyết về phản xạ có điều kiện
chủ động; bài học là vì lợi ích của chính người học; mục đích học, nội dung
học là do chính nhu cầu của người học.
1.2. So sánh dạy học theo chủ đề với dạy học truyền thống [14]
Dạy học theo chủ đề Dạy học truyền thống
Học sinh được giao nhiệm vụ học tập
và tự tìm cách thức thực hiện ( có sự
hỗ trợ của giáo viên)
Phù hợp với nhiều đối tượng học
sinh vì mỗi học sinh có một phương
pháp học tập phù hợp riêng.
Hướng đến các mục tiêu: một dung
lượng kiến thức khoa học, hiểu biết
tiến trình khoa học và rèn luyện các
kỹ năng tiến tiến trình khoa học:
quan sát, thu thập dữ liệu, xử lý, suy
luận và áp dụng thực tiễn.
Dạy theo một chủ đề thống nhất
được tổ chức lại từ một phần chương
Giáo viên quyết định (áp đặt) tiến
trình học tập của học sinh.
Phù hợp với một số học sinh có cách
tư duy:logic, tuần tự, chặt chẽ.
Mục tiêu: kiến thức mới thông qua
hoạt động, bồi dưỡng các phương
thức tư duy khoa học.
Dạy theo từng bài riêng rẽ trong một
thời lượng cố định dành cho từng
bài.
trình học
Kiến thức thu được là những khái
niệm liên hệ mạng lưới với nhau.
Trình độ nhận thức có thể đạt: phân
tích, tổng hợp, đánh giá.
Kết thúc chủ đề: có một tổng thể
kiến thức mới, tinh giản, chặt chẽ và
khác với nội dung sách giáo khoa.
Kiến thức gần với thực tiễn.
Sau khi kết thúc chủ đề hiểu biết
vượt ra ngoài khuôn khổ nội dung
cần học.
Có thể hướng tới bồi dưỡng các kỹ
năng: giao tiếp, hợp tác, quản lý,
điều hành, ra quyết định.
Kiến thức thu được rời rạc hoặc chỉ
liên hệ tuyến tính (liên hệ một chiều)
Trình độ nhận thức có thể đạt: biết,
hiểu, vận dụng (giải bài tập).
Kết thúc một chương: không có một
tổng thể kiến thức mới, mà có kiến
thức từng phần riêng biệt, hoặc hệ
thống kiến thức liên hệ tuyến tính
theo trật tự bài học.
Kiến thức khá xa rời thực tiễn
Kiến thức thu được sau khi học chỉ
giới hạn trong nội dung học.
Không thể hướng tới bồi dưỡng các
kỹ năng: giao tiếp, hợp tác, quản lý,
điều hành, quyết định.
Điểm gần tương đồng giữa dạy học theo chủ đề và dạy học truyền
thống:
Vẫn coi trọng việc lĩnh hội một dung lượng kiến thức nền tảng. Do đó
dạy học theo chủ đề là có khả năng vận dụng vào thực tiễn.
Trong quá trình học tập tôi đã tiếp thu được rằng để vận dụng dạy học
theo chủ đề cần phải tổ chức lại một số bài học thành một chủ đề có ý nghĩa
thực tiễn.
Cần lưu ý khi dạy học theo chủ đề cũng như các mô hình dạy học tích cực
khác là không được coi học sinh là chưa biết gì mà cần tận dụng những kinh
nghiệm sống thực tiễn của học sinh để giải quyết vấn đề.
1.3. Những nét đặc trưng cơ bản của dạy học theo chủ đề [14]
Các kiến thức cần truyền đạt cho học sinh có thể liên quan đến một hay
nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau.
Tận dụng tối đa những kinh nghiệm của học sinh có liên quan đến kiến
thức của chủ đề học tập.
Định hướng cho học sinh nhận thức những kiến thức trong chủ đề bằng
hệ thống các câu hỏi định hướng. Hệ thống kiến thức chặt chẽ, sát thực và
thiết thực, quá trình học tập thoải mái, luôn tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh
đạt mục đích học tập và phát triển bản thân.
Nếu thành công, phương pháp dạy học theo chủ đề sẽ giúp học sinh phát
huy tính chủ động, tự tin, tự vận động, năng động, độc lập và tính độc đáo của
cá nhân.
Tận dụng được các phương tiện, công cụ học tập xung quanh học sinh.
Thích ứng với từng đối tượng học sinh.
Rèn luyện được khả năng làm việc theo nhóm, tính hợp tác của học sinh.
Khó khăn, hạn chế của dạy học theo chủ đề:
Khi khai thác chủ đề, các câu hỏi học sinh đưa ra có thể vượt ra khỏi
phạm vi chương trình, giáo viên khó đưa đến cho học sinh một câu trả lời thỏa
đáng.
Giáo viên phải năng động, sáng tạo, là người có vai trò nhất định trong
việc xây dựng kế hoạch và lựa chọn nội dung chương trình học tập của học
sinh.
Vấn đề thời gian là quyết định rất lớn trong dạy học theo chủ đề.
1.4. Những nét mới trong dạy học theo chủ đề [14]
1.4.1. Những định hướng chung
Khác với dạy học truyền thống là dạy học từng đơn vị kiến thức cụ thể,
trọn vẹn, tương đối độc lập phù hợp với kiểu dạy theo lớp – bài. Dạy học theo
chủ đề là dạy hệ thống kiến thức của một chủ đề mang tính chất tổng quát có
thể liên quan đến một hay nhiều lĩnh vực, chuyên ngành khác nhau. Việc dạy
học theo chủ đề sẽ được bước đầu định hình bằng một hệ thống câu hỏi định
hướng (ở mức độ thấp là do giáo viên yêu cầu, cao hơn là xây dựng với sự
thỏa thuận giữa giáo viên và học sinh thậm chí có thể do học sinh đề xuất;
(trong luận văn này chỉ dừng ở mức độ thấp)) dựa trên mục tiêu và nội dung
kiến thức của chủ đề học tập.
Từ hệ thống câu hỏi định hướng, giáo viên tổ chức, phân công hoạt
động cho học sinh để giải quyết nhiệm vụ của hệ thống câu hỏi. Thông qua
đó, học sinh sẽ chủ động xây dựng hệ thống kiến thức chặt chẽ, sát thực, thiết
thực.
Hệ thống câu hỏi định hướng bao gồm: câu hỏi khái quát (Essential
Question_EQ), câu hỏi bài học (Unit Question_UQ) và câu hỏi nội dung
(Content Question_CQ).
Trong phương pháp này, học sinh sẽ tận dụng tối đa những hiểu biết,
kinh nghiệm và những kiến thức tự tìm hiểu được để trình bày, trao đổi với
các bạn học sinh khác trong lớp. Từ đó hình thành cho học sinh kỹ năng giao
tiếp, hợp tác, tích cực, chủ động, có cơ hội phát huy mọi khả năng của bản
thân. Học sinh luôn phải tìm kiếm, phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin.
1.4.2. Câu hỏi định hướng cho chủ đề học tập
_ Câu hỏi khái quát: là câu hỏi mang tính mở, bao trùm kiến thức của
một chủ đề, có thể liên quan đến nhiều lĩnh vực, chuyên ngành khác.
Để trả lời câu hỏi khái quát, cần được dẫn dắt bằng các câu hỏi gợi ý:
gọi là câu hỏi nội dung và câu hỏi bài học.
_ Câu hỏi bài học: là câu hỏi gắn với nội dung bài học, sát thực, cụ thể.
Câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học là sự tiếp nối của những vấn đề
đang được phân tích, tìm hiểu, chúng có tác dụng định hướng, khuyến khích
người học để đi đến những kiến thức quan trọng của nội dung bài học. Nếu
không xây dựng những câu hỏi định hướng này thì học sinh sẽ không liên kết
dẫn đến hiểu không đầy đủ về trọng tâm do đó không đạt mục đích đã đề ra.
_ Câu hỏi nội dung: là câu hỏi có chủ đề riêng biệt, cụ thể với các nội
dung chi tiết nhằm gợi ý trả lời cho câu hỏi bài học và câu hỏi khái
quát. Loại câu hỏi này tạo nên dàn bài cho nội dung bài học.
1.4.3. Bài tập cho chủ đề học tập
Là loại bài tập gắn liền với thực tiễn, cần khả năng vận dụng sáng tạo
các kiến thức học tập và kinh nghiệm sống của học sinh trong chủ đề. Bài tập
loại này có tính mở, phải thực hiện trong thời gian dài.
Thông qua việc thực hiện những bài tập như vậy, học sinh sẽ nhận thấy
việc học là một phần của cuộc sống chứ không mang tính ép buộc, áp đặt,
tách rời cuộc sống.
1.5. Sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học theo chủ đề
1.5.1. Khái niệm bài giảng điện tử [10], [23]
Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ
kế hoạch hoạt động dạy học đều được “chương trình hóa” do giáo viên điều
khiển thông qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra.
Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền
thông. Trong môi trường multimedia, thông tin được truyền dưới các dạng:
văn bản, đồ họa, ảnh động, ảnh tĩnh, âm thanh và phim video.
1.5.2. Dạy học theo chủ đề có sử dụng bài giảng điện tử
“Tôi nghe – tôi quên
Tôi thấy – tôi nhớ
Liên quan đến tôi – tôi hiểu”
Đây là câu nói tôi nhớ nhất trong các môn học phương pháp mà tôi đã
lĩnh hội từ thầy cô trong khoa. Trong dạy học, nếu muốn học sinh hứng thú,
chú ý đến bài học thì phải cho học sinh thấy tính cần thiết của nội dung bài
học đối với bản thân học sinh hoặc chí ít học sinh phải được tai nghe – mắt
thấy. Chính vì vậy việc sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học theo chủ đề là
nhằm mục đích gây hứng thú, khắc ghi lâu hơn các kiến thức nơi học sinh. Sử
dụng bài giảng điện tử sẽ làm tăng hiệu quả dạy – học: giảm thời gian trình
bày bài giảng trên lớp để dồn sang cho học sinh tự tìm hiểu, bài học sinh
động, hấp dẫn, dễ hiểu hơn ( có phim ảnh minh họa).
Chương 2- VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TRONG
DẠY HỌC CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” LỚP 10 THPT
BAN CƠ BẢN
2.1. Nội dung kiến thức chương “Chất khí” lớp 10 THPT ban Cơ bản
2.1.1. Mục tiêu dạy học chương “Chất khí” theo chương trình lớp
10 THPT ban Cơ bản [4], [5], [6]
Nội dung Kiến thức
Thuyết động học phân tử chất khí
Các quá trình đẳng nhiệt, đẳng tích,
đẳng áp đối với khí lý tưởng
Phương trình trạng thái khí lý tưởng
Phát biểu được nội dung cơ bản của
thuyết động học phân tử chất khí
Nêu được các đặc điểm của khí lý
tưởng
Phát biểu được các định luật Boyle –
Mariotte, Charles
Nêu được nhiệt độ tuyệt đối là gì
Nêu được các thông số p, V , T xác
định trạng thái của một lượng khí
Viết được phương trình trạng thái của
khí lý tưởng const
T
pV
Kỹ năng
Vận dụng được phương trình trạng
thái khí lý tưởng
Vẽ được đường đẳng tích, đẳng áp, và
đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p,
V)
2.1.2. Cấu trúc nội dung chương “Chất khí” theo sách giáo khoa
lớp 10 THPT ban Cơ bản [3]
Cấu trúc nội dung chương “Chất khí” theo sách giáo khoa lớp 10 THPT
ban Cơ bản gồm 4 bài.
Bài 28: Cấu tạo chất_ Thuyết động học phân tử chất khí
Bài học gồm những nội dung: Cấu tạo chất(những điều đã học về cấu
tạo chất, lực tương tác phân tử, các thể rắn, lỏng, khí), Thuyết động học phân
tử chất khí, khí lý tưởng
Bài 29: quá trình đẳng nhiệt. Định luật Boyle – Mariotte
Bài học gồm những nội dung: Trạng thái và quá trình biến đổi trạng
thái; quá trình đẳng nhiệt, định luật Boyle – Mariotte (đặt vấn đề, thí nghiệm,
định luật); đường đẳng nhiệt
Bài 30: Quá trình đẳng tích_ Định luật Charles
Bài học gồm những nội dung: thí nghiệm, định luật, đường đẳng tích.
Bài 31: Phương trình trạng thái của khí lý tưởng
Bài học gồm những nội dung: khí thực và khí lý tưởng, phương trình
trạng thái của khí lý tưởng, quá trình đẳng áp ( quá trình đẳng áp, liên hệ giữa
V, T trong quá trình đẳng áp, đường đẳng áp), độ không tuyệt đối.
2.2. Những khó khăn khi dạy và học chương “Chất khí” lớp 10 THPT
ban Cơ bản
Đối với người học:
Mặc dù chất khí luôn tồn tại xung quanh ta nhưng rất khó nhận thấy
bằng các giác quan. Học sinh sẽ khó cảm nhận được và phải miễn cưỡng chấp
nhận cái mà họ không quan sát được. Điều này dẫn đến lòng tin không vững
vàng đối với các kiến thức khoa học mà họ cần lĩnh hội trong chương này. Mà
đã không tin thì sẽ cảm thấy khó hiểu, khó nhớ dẫn tới không quan tâm.
Đối với người dạy:
Vì không thể biểu diễn trực quan sự tồn tại và vận động của chất khí được
nên người dạy khó thuyết phục học sinh của mình, thí nghiệm thiếu, thời
lượng dành cho chương ít nên giáo viên sẽ không đào sâu mà dễ xảy ra trường
hợp dạy cho có.
2.3. Vận dụng dạy học theo chủ đề trong dạy học chương “Chất khí”
lớp 10 THPT ban Cơ bản
2.3.1. Cấu trúc lại nội dung chương “Chất khí” lớp 10 THPT ban
Cơ bản
Nội dung chương “Chất khí” sẽ được trình bày lại một cách hệ thống,
phù hợp để trả lời những câu hỏi định hướng, và sau đó thì đạt được các mục
tiêu về kiến thức và kỹ năng đã đề ra.
Câu hỏi khái quát: chất khí biến đổi trạng thái như thế nào? Tại sao?
Quá trình biến đổi trạng thái đó có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của
chúng ta?
Từ câu hỏi khái quát trên sẽ dẫn học sinh đến những câu hỏi bài học
như sau: quá trình biến đổi trạng thái khí tuân theo quy luật chung nào? Có
những cách biến đổi trạng thái khí cụ thể nào? Tại sao lại như vậy?
Để trả lời những câu hỏi bài học như trên học sinh cần trang bị kiến
thức (câu hỏi nội dung):
_ Phát biểu nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí.
_ Nêu đặc điểm của khí lý tưởng.
_ Nêu được các thông số p, V, T xác định trạng thái của một lượng khí.
_ Viết được phương trình trạng thái khí lý tưởng const
T
pV .
_ Phát biểu được các định luật Boyle – Maroitte, Charles, Gay Lusac.
_ Nêu được nhiệt độ tuyệt đối là gì.
Cấu trúc lại chương “Chất khí”
Tôi đã cấu trúc lại chương “Chất khí” như sau:
_ Trạng thái khí xác định bởi các thông số p, V, T.
_ Khái niệm khí lý tưởng, khí thực.
_ Quá trình biến đổi trạng thái: phương trình trạng thái khí lý tưởng.
_ Các đẳng quá trình => các định luật Boyle – Maroitte, Charles, Gay
Lusac.
_ Ý nghĩa ToK.
_ Giải thích các định luật dựa vào thuyết động học phân tử chất khí.
_ Quá trình biến đổi đó có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của
chúng ta?
Tôi đã khắc phục tính trực quan bằng cách sử dụng hình ảnh động, thí
nghiệm ảo có sẵn trên mạng để học sinh tiếp thu dễ dàng hơn.
2.3.2. Xây dựng nội dung bài giảng
2.3.2.1.Định hướng chung
Nêu vấn đề cho học sinh thấy mối liên hệ mật thiết giữa chất khí và
cuộc sống của chúng ta ( yêu cầu học sinh tìm ví dụ).
Nêu câu hỏi cho học sinh tìm kiếm thông tin kiến thức.
Đánh giá phân tích thông tin và chú ý vào những kiến thức có thể sử
dụng (đáp ứng mục tiêu kiến thức và kỹ năng).
Hướng dẫn học sinh hoàn thiện kiến thức theo hệ thống.
2.3.2.2. Các hồ sơ bài dạy
Học sinh Giáo viên
Thức ăn, nước uống, tiền, không
khí…
Không khí.
Mọi nơi xung quanh ta.
Học sinh tự làm việc theo nhóm tìm
hiểu về thuyết động học phân tử.
Tự đọc sách để trả lời câu hỏi: p, V, T
Khí lý tưởng là chất khí mà các phân
tử khí được xem như chất điểm và chỉ
tương tác khi va chạm. [1], [3]
Đố các em cái gì quý nhất, nếu không
có nó chúng ta không thể sống được?
Thiếu nước uống và thức ăn con
người có thể kéo dài sự sống trong 4
ngày nhưng nếu thiếu không khí thì
chỉ trong vài phút con người sẽ chết.
Vậy cái gì quý nhất?
Chất khí có ở những đâu?
Chất khí có cấu tạo và vận động như
thế nào? Có gì đặc biệt hơn so với
chất rắn và chất lỏng. (chiếu hình ảnh
động cho học sinh tự quan sát để trả
lời)
Chúng ta biết rằng chất khí luôn vận
động và biến đổi trạng thái. Vậy trạng
thái khí được xác định bởi những
thông số nào?
Chất khí xung quanh ta được gọi là
khí thực, tuy nhiên khi khảo sát các
quá trình biến đổi người ta dùng khái
niệm khí lý tưởng. Khí lý tưởng là gì?
Các nhóm trao đổi để tìm câu trả lời.
Ba quá trình: đẳng nhiệt, đẳng tích,
đẳng áp.
Học sinh làm việc theo nhóm để lần
lượt trả lời các câu hỏi giáo viên nêu
ra.
Quá trình biến đổi trạng thái khí tuân
theo quy luật chung nào? (nếu học
sinh không thể nhận ra ngay thì cần
có gợi ý: quá trình biến đổi trạng thái
khí là biến đổi từ trạng thái 1 sang
trạng thái 2; mỗi trạng thái được xác
định bởi 3 thông số p, V, T. Vậy mối
liên hệ tổng quát nhất của mối liên hệ
3 thông số này là gì?)
Nếu học sinh nhận định sai lầm với 3
định luật Boyle – Maroitte, Charles,
Gay Lusac thì cần nhận xét cho học
sinh thấy chỗ sai lầm.
Trong những trường hợp biến đổi đặc
biệt, được giữ cố định lần lượt 1 trong
3 thông số thì sẽ có mấy quá trình
biến đổi cụ thể? Đó là gì?
Với định luật Boyle – Mariotte, quá
trình đẳng nhiệt, tại sao
V
p 1~ ?
Với định luật Charles, quá trình đẳng
tích, tại sao p ~ T?
Với định luật Gay Lussac, quá trình
đẳng áp, tại sao V ~ T?
Học sinh về nhà tìm hiểu, trình bày
vào những buổi học sau về những gì
mình biết (theo nhóm).
Hãy dùng thuyết động học phân tử để
giải thích các định luật.
Tìm hiểu sự ảnh hưởng của quá trình
biến đổi trạng thái khí đến cuộc sống.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Học sinh làm việc theo nhóm để thống nhất trả lời các câu hỏi sau:
Giữa chất khí, thức ăn, nước uống, tiền, quần áo,…. Cái gì quan trọng nhất
đối với con người? Vì sao
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Chất khí có ở đâu?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Chất khí có cấu tạo và vận động như thế nào? Có gì đặc biệt hơn so với chất
rắn và chất lỏng? Khái niệm khí lý tưởng là gì?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Muốn xác định trạng thái khí người ta dựa vào những yếu tố nào?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Khi chất khí biến đổi trạng thái nghĩa là sẽ thay đổi về cái gì?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Học sinh làm việc theo nhóm để thống nhất trả lời các câu hỏi sau:
Quá trình biến đổi trạng thái khí tuân theo quy luật chung nào?
…………………………………………………………………………………
Tại sao gọi đó là quy luật chung?
…………………………………………………………………………………
Nếu lần lượt giữ cố định một trong ba thông số, thì có mấy quá trình biến đổi
cụ thể? Đó là gì?
………………………………………………………………………………...
Đối với trường hợp T = hằng số, gọi là quá trình gì? Tuân theo quy luật nào?
…………………………………………………………………………………
Tại sao đối với T = hằng số lại tuân theo quy luật đó?
………………………………………………………………………………....
Đối với trường hợp V = hằng số, gọi là quá trình gì? Tuân theo quy luật nào?
………………………………………………………………………………....
Tại sao đối với V = hằng số lại tuân theo quy luật đó?
………………………………………………………………………………....
Biết gì về thang nhiệt độ tuyệt đối?
…………………………………………………………………………………
Đối với trường hợp p = hằng số, gọi là quá trình gì? Tuân theo quy luật nào?
………………………………………………………………………………....
Tại sao đối với p = hằng số lại tuân theo quy luật đó?
…………………………………………………………………………………
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Học sinh làm việc theo nhóm để thống nhất trả lời các yêu cầu sau:
Giải thích định luật Boyle – Mariotte bằng thuyết động học phân tử.
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Giải thích định luật Charles bằng thuyết động học phân tử.
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Giải thích định luật Gay- Lussac bằng thuyết động học phân tử.
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Các nhóm hãy tìm hiểu những ảnh hưởng của quá trình biến đổi trạng thái khí
đối với cuộc sống của con người chúng ta. (Có thể trình bày dưới nhiều hình
thức)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
BÀI TẬP CHO CHƯƠNG CHẤT KHÍ [2], [3], [17], [24], [25]
1. Mùi thơm của nước hoa thoảng bay trong không khí dần tan biến mất.
Khói từ các ống khói lúc đầu khi mới thoát ra khỏi ống thì đậm đặc sau
đó cũng dần tan biến trong không khí. Tại sao lại có hiện tượng trên?
2. Một người thợ mộc sau khi đánh vecni vào một số chân giường, sau
một thời gian, người thợ mộc phát hiện thấy những chân giường chưa
đánh vecni bị nứt nẻ (rạn chân chim) còn những chân giường đã đánh
vecni thì không bị như thế. Giải thích tại sao?
3. Việc tách hai tấm ván gỗ úp lên nhau dễ hơn nhiều so với việc tách hai
tấm kính chồng lên nhau. Tại sao vậy?
4. Khi chế tạo những chiếc phễu (dùng để đổ chất lỏng vào chai) người ta
thường làm những cái gân nổi dọc theo mặt ngoài của cuống phễu. Hãy
cho biết những cái gân này có tác dụng gì? (nó có liên quan đến định
luật Boyle – Mariotte)
5. Khi chế tạo bóng đèn điện (bóng đèn tròn) người ta phải nạp đầy khí
trơ ở nhiệt độ và áp suất thấp vào bóng. Vì sao phải làm như vậy?
6. Tại sao lốp ôtô thường nổ khi xe đang chạy, mà ít nổ khi xe đang nằm
trong gara?
7. Khi dùng phương pháp “giác hơi” để hút máu độc trong cơ thể ra,
người ta dùng một cốc sát trùng, đốt một mẩu bông tẩm cồn, bỏ vào
cốc rồi úp miệng cốc lên da. Khi đó cốc sẽ bám chặt vào da, máu độc sẽ
được hút ra từ một vết cắt nhỏ trên da. Hãy giải thích tại sao lại như
vậy?
8. Khi muốn nối hai thanh thép với nhau, người thợ rèn thường làm như
sau: nung cho hai thanh thép đến khỏang 9000C sau đó đặt thanh nọ gối
lên thanh kia rồi lấy búa đập mạnh. Hãy giả thích nguyên tắc của cách
làm trên?
9. Một lượng khí ở nhiệt độ 180C có thể tích 1m3 và áp suất 1atm. Người
ta nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 3,5atm. Tính thể tích khí nén.
10. Người ta điều chế khí hidro và chứa vào một bình lớn dưới áp suất
1atm ở nhiệt độ 200C. Tính thể tích khí phải lấy từ bình lớn ra để nạp
vào bình nhỏ thể tích 20 lít dưới áp suất 25atm. Coi nhiệt độ không đổi.
11. Một bình kín chứa khí oxi ở nhiệt độ 200C và áp suất 105 Pa. Nếu đem
bình phơi nắng ở nhiệt độ 400C thì áp suất trong bình sẽ là bao nhiêu?
12. Một săm xe máy được bơm căng không khí ở nhiệt độ 200C và áp suất
2atm. Hỏi săm có bị nổ không khi để ngoài nắng nhiệt độ 420C? Coi sự
tăng thể tích của săm là không đáng kể và biết săm chỉ chịu được áp
suất tối đa là 2,5atm.
13. Một bình thủy tinh kín chịu nhiệt chứa không khí ở điều kiện chuẩn.
nung nóng bình lên tới 2000C. Áp suất không khí trong bình là bao
nhiêu? Coi sự nở vì nhiệt của bình là không đáng kể.
14. Biết thể tích của một lượng khí là không đổi. Hãy giải bài toán sau đây
bằng hai cách: dùng công thức và dùng đồ thị.
a. Chất khí ở 00C có áp suất 5atm. Tìm áp suất của khí ở nhiệt độ
2730C.
b. Chất khí ở 00C có áp suất p0. Phải đun nóng chất khí lên tới nhiệt
độ nào để áp suất tăng lên 3 lần?
15. Một bóng thám không được chế tạo để có thể tăng bán kính lên tới
10m khi bay ở tầng khí quyển có áp suất 0,03atm và nhiệt độ 200K. hỏi
bán kính của bóng khí bơm, biết bóng được bơm khí ở áp suất 1atm và
nhiệt độ 300K?
16. Một bình cầu dung tích 20 lít chứa oxi ở nhiệt độ 160C và áp suất
100atm. Tính thể tích của lượng khí này ở điều kiện chuẩn. Tại sao kết
quả tìm được chỉ là gần đúng?
BÀI KIỂM TRA SỐ 1
Trường THPT Tân Phong
Lớp: …………………….
Họ tên: ……………………………..
1. Các câu sau, câu nào đúng câu nào sai?
1. Các chất được cấu tạo một cách gián đoạn.
2. Các nguyên tử, phân tử đứng sát nhau, giữa chúng
không có khoảng cách.
3. Lực tương tác giữa các phân tử của chất ở thể rắn
lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử của chất ở
thể lỏng, thể khí.
4. Các nguyên tử, phân tử chất rắn dao động xung
quanh các vị trí cân bằng không cố định.
5. Các nguyên tử, phân tử chất lỏng dao động xung
quanh các vị trí cân bằng không cố định.
6. Các nguyên tử, phân tử đồng thời hút nhau và đẩy
nhau.
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
S
S
S
S
S
S
2. Nhận xét nào sau đây về các phân tử khí lý tưởng là không đúng?
A. Có thể tích riêng không đáng kể.
B. Có lực tương tác không đáng kể.
C. Có khối lượng không đáng kể.
D. Có khối lượng đáng kể.
3. Câu nào sau đây không đúng?
A. Lực phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau.
B. Lực hút phân tử có thể nhỏ hơn lực đẩy phân tử.
C. Lực hút phân tử không thể nhỏ hơn lực đẩy phân tử.
D. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử.
4. Một lượng chất ở thể khí
A. Có thể tích xác định, hình dạng của bình chứa.
B. Không có thể tích, hình dạng xác định.
C. Có thể tích, hình dạng xác định.
D. Có thể tích không xác định, hình dạng bình chứa.
5. Nguyên tử, phân tử của chất ở thể rắn
A. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng cố định.
B. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định.
C. Chuyển động hỗn loạn không ngừng.
D. Lúc đứng yên, lúc chuyển động.
BÀI KIỂM TRA SỐ 2
Trường THPT Tân Phong
Lớp: …………………….
Họ tên: …………………………
1. Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải
1. Với khí lý tưởng thì
2. Định luật Boyle – Mariotte
3. Định luật Charles
4. Mối liên hệ giữa thể tích, và
nhiệt độ trong quá trình đẳng
áp là
5. Đường đẳng nhiệt
6. Đường đẳng tích
a. pV = hằng số.
b.
T
p = hằng số.
c.
T
V = hằng số.
d. Các phân tử được coi là các
chất điểm và chỉ tương tác
khi va chạm.
e.
T
pV = hằng số.
f. Là đường thẳng đi qua gốc
tọa độ trong hệ (p,T).
g. Là đường hypepol trong hệ
(p,V).
h. Là đường thẳng đi qua gốc
tọa độ trong hệ (V,T).
2. Công thức nào sau đây không liên quan đến các đẳng quá trình
A.
T
p = hằng số.
B. p1V1 = p3V3.
C.
V
p = hằng số.
D.
T
V = hằng số.
3. Câu nào sau đây nói về chuyển động của phân tử khí lý tưởng là không
đúng?
A. Chuyển động của phân tử là do lực tương tác phân tử gây ra.
B. Các phân tử chuyển không ngừng.
C. Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
D. Các phân tử chuyển động hỗn loạn.
4. Phương trình nào sau đây là phương trình trạng thái khí lý tưởng?
A.
T
pV = hằng số.
B.
V
pT = hằng số.
C.
p
VT = hằng số.
D.
2
12
1
21
T
Vp
T
Vp .
5. Hệ thức nào sau đây là của định luật Boyle – Mariotte?
A. p1V2 = p2V1.
B.
V
p = hằng số.
C. pV = hằng số.
D.
p
V = hằng số.
BÀI KIỂM TRA CUỐI CHƯƠNG
BÀI KIỂM TRA SỐ 3
ĐỀ 1
1. Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để
thành một câu có nội dung đúng (3đ)
1. Nguyên tử, phân tử của chất ở
thể rắn
a. không có hình dạng và thể tích
xác định.
2. Nguyên tử, phân tử của chất ở
thể lỏng
3. Nguyên tử, phân tử của chất ở
thể khí
4. Một lượng chất ở thể khí
5. Tương tác giữa các phân tử khí
lý tưởng
6. Trạng thái của một lượng khí
7. Nhiệt độ tuyệt đối
8. Khi thể tích không đổi thì
9. Phương trình trạng thái của khí
lý tưởng
10. Quá trình đẳng áp là
b. có thể coi là những chất điểm.
c. chuyển động hỗn loạn.
d. chỉ đáng kể khi va chạm.
e. T(K) = 273 +t (0C).
f. Được xác định bằng các thông
số p, V, T.
g. Quá trình trong đó nhiệt độ
không đổi.
h. Dao động xung quanh các vị
trí cân bằng không cố định.
i. Dao động xung quanh các vị
trí cân bằng cố định.
j. Áp suất tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt
đối.
k. -2730C.
l. Thiết lập mối liên hệ giữa cả
ba thông số trạng thái của một
lượng khí.
m. Sự chuyển trạng thái của chất
khí khi áp suất không đổi.
2. Trắc nghiệm 4 lựa chọn (7đ)
11. Cho một lượng khí xác định, áp suất của khí sẽ tăng nếu:
A. Giữ nguyên nhiệt độ, tăng thể tích.
B. Giữ nguyên nhiệt độ, giảm thể tích.
C. Giữ nguyên thể tích, giảm nhiệt độ.
D. Giảm nhiệt độ, tăng thể tích.
12. Tìm câu sai trong các câu sau:
A. Khi thể tích không đổi, áp suất của một lượng khí xác định tỉ lệ
thuận với nhiệt độ tuyêt đối.
B. Khi nhiệt độ không đổi, tích số của áp suất và thể tích của một
lượng khí xác định là một hằng số.
C. Khi áp suất không đổi, thể tích và nhiệt độ của một lượng khí xác
định luôn tỉ lệ nghịch với nhau.
D. Khi nhiệt độ không đổi, áp suât và thể tích của một lượng khí xác
định là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
13. Quá trình nào sau đây là đẳng quá trình
A. Không khí trong quả bóng bay bị phơi nắng, nóng lên, nở ra làm
căng bóng.
B. Đun nóng khí trong một xi lanh, khí nở ra đẩy pittông đang
chuyển động.
C. Thổi không khí vào một quả bóng bay
D. Đun nóng khí trong một bình đậy kín.
14. Hệ thức nào sau đây KHÔNG PHÙ HỢP với phương trình trạng thái
của khí lý tưởng
A.
T
pV = hằng số B.
2
22
1
11
T
Vp
T
Vp
C.
V
pT hằng số D. pV ~T
15. Hệ thức này sau đây KHÔNG PHÙ HỢP với quá trình đẳng áp
A.
T
V 1~ B.
T
V = hằng số
C. V~ T D.
2
2
1
1
T
V
T
V
16. Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào KHÔNG PHẢI là thông số
trạng thái của một lượng khí
A. Thể tích B. Khối lượng
C. Nhiệt độ tuyệt đối D. Áp suất
17. Trong các hệ thức sau, hệ thức nào không phù hợp với định luật
Boyle– Mariotte
A. V ~ p B.
V
p 1~
C.
p
V 1~ D. 2211 VpVp
18. Trong hệ tọa độ (V, T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng áp
A. Đường thẳng song song với trục hoành
B. Đường thẳng song song với trục tung
C. Đường cong hyperpol
D. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ
19. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử
A. Có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút
B. Chỉ có lực hút
C. Có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực hút lớn hơn lực đẩy
D. Chỉ có lực đẩy
20. Tính chất nào sau đây KHÔNG PHẢI là của phân tử
A. Chuyển động không ngừng
B. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động
C. Giữa các phân tử có khoảng cách
D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao
21. Một khối khí được nén đẳng nhiệt từ V1 = 6 lít đến V2 = 4 lít. Lúc này
người ta thấy áp suất khí tăng thêm 0.75 atm. Áp suất ban đầu của khí:
A. 1,125 atm B. 1,5 atm
C. 0,5 atm D. 2,25 atm
22. Một xi lanh chứa 150 cm3 khí ở áp suất 2. 105 Pa. Pittông nén khí trong
xi lanh xuống còn 100 cm3. Coi nhiệt độ như không đổi, áp suất của khí
sau khi nén là:
A. 1,5.105 Pa B. 2,5.105 Pa
C. 3,5.105 Pa D. 3.105 Pa
23. Một bình kín chứa một lượng khí ở nhiệt độ 300C và áp suất 2 bar.
Phải tăng nhiệt độ lên tới bao nhiêu để áp suất tăng gấp đôi:
A. 600C B. 606K
C. 600K D. 303K
24. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế được 40 cm3 khí hidro ở áp
suất 750 mmHg và nhiệt độ 270C. Thể tích của lượng khí trên ở điều kiện
chuẩn (áp suất 760 mmHg, nhiệt độ 00C):
A. 36 cm3 B. 75 cm3
C. 38 cm3 D. 35 cm3
BÀI KIỂM TRA SỐ 3
ĐỀ 2
I. Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để
thành một câu có nội dung đúng (3đ)
1. Tương tác giữa các phân tử khí
lý tưởng
2. Quá trình đẳng áp là
3. Nguyên tử, phân tử của chất ở
thể khí
4. Khi thể tích không đổi thì
5. Nguyên tử, phân tử của chất ở
a. không có hình dạng và thể tích
xác định.
b. có thể coi là những chất điểm.
c. chuyển động hỗn loạn.
d. chỉ đáng kể khi va chạm.
e. T(K) = 273 +t (0C).
f. Được xác định bằng các thông
thể rắn
6. Trạng thái của một lượng khí
7. Nhiệt độ tuyệt đối
8. Một lượng chất ở thể khí
9. Phương trình trạng thái của khí
lý tưởng
10. Nguyên tử, phân tử của chất ở
thể lỏng
số p, V, T.
g. Quá trình trong đó nhiệt độ
không đổi.
h. Dao động xung quanh các vị
trí cân bằng không cố định.
i. Dao động xung quanh các vị
trí cân bằng cố định.
j. Áp suất tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt
đối.
k. -2730C.
l. Thiết lập mối liên hệ giữa cả
ba thông số trạng thái của một
lượng khí.
m. Sự chuyển trạng thái của chất
khí khi áp suất không đổi.
II. Trắc nghiệm 4 lựa chọn (7đ)
11. Trong hệ tọa độ (V, T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng áp
A. Đường thẳng song song với trục hoành
B. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ
C. Đường cong hyperpol
D. Đường thẳng song song với trục tung
12. Tính chất nào sau đây KHÔNG PHẢI là của phân tử
A. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động
B. Chuyển động không ngừng
C. Giữa các phân tử có khoảng cách
D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao
13. Trong các hệ thức sau, hệ thức nào không phù hợp với định luật
Boyle– Mariotte
A.
p
V 1~ B.
V
p 1~
C. V ~ p D. 2211 VpVp
14. Hệ thức nào sau đây KHÔNG PHÙ HỢP với phương trình trạng thái
của khí lý tưởng
A.
T
pV = hằng số B.
2
22
1
11
T
Vp
T
Vp
C.
V
pT hằng số D. pV ~T
15. Hệ thức này sau đây KHÔNG PHÙ HỢP với quá trình đẳng áp
A.
2
2
1
1
T
V
T
V B.
T
V 1~
C. V~ T D.
T
V = hằng số
16. Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào KHÔNG PHẢI là thông số
trạng thái của một lượng khí
A. Thể tích B. Áp suất
C. Nhiệt độ tuyệt đối D. Khối lượng
17. Quá trình nào sau đây là đẳng quá trình
A. Đun nóng khí trong một bình đậy kín.
B. Không khí trong quả bóng bay bị phơi nắng, nóng lên, nở ra làm
căng bóng.
C. Thổi không khí vào một quả bóng bay
D. Đun nóng khí trong một xi lanh, khí nở ra đẩy pittông đang
chuyển động.
18. Cho một lượng khí xác định, áp suất của khí sẽ tăng nếu:
A. Giữ nguyên nhiệt độ, tăng thể tích.
B. Giảm nhiệt độ, tăng thể tích.
C. Giữ nguyên thể tích, giảm nhiệt độ.
D. Giữ nguyên nhiệt độ, giảm thể tích.
19. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử
A. Có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực hút lớn hơn lực đẩy
B. Chỉ có lực hút
C. Có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút
D. Chỉ có lực đẩy
20. Tìm câu sai trong các câu sau:
A. Khi áp suất không đổi, thể tích và nhiệt độ của một lượng khí
xác định luôn tỉ lệ nghịch với nhau.
B. Khi nhiệt độ không đổi, tích số của áp suất và thể tích của một
lượng khí xác định là một hằng số.
C. Khi thể tích không đổi, áp suất của một lượng khí xác định tỉ lệ
thuận với nhiệt độ tuyêt đối.
A. Khi nhiệt độ không đổi, áp suât và thể tích của một lượng khí
xác định là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
21. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế được 40 cm3 khí hidro ở áp
suất 750 mmHg và nhiệt độ 270C. Thể tích của lượng khí trên ở điều kiện
chuẩn (áp suất 760 mmHg, nhiệt độ 00C):
A. 38 cm3 B. 75 cm3
C. 36 cm3 D. 35 cm3
22. Một xi lanh chứa 150 cm3 khí ở áp suất 2. 105 Pa. Pittông nén khí trong
xi lanh xuống còn 100 cm3. Coi nhiệt độ như không đổi, áp suất của khí
sau khi nén là:
A. 1,5.105 Pa B. 2,5.105 Pa
C. 3.105 Pa D. 3,5.105 Pa
23. Một bình kín chứa một lượng khí ở nhiệt độ 300C và áp suất 2 bar.
Phải tăng nhiệt độ lên tới bao nhiêu để áp suất tăng gấp đôi:
A. 600C B. 600K
C. 606K D. 303K
24. Một khối khí được nén đẳng nhiệt từ V1 = 6 lít đến V2 = 4 lít. Lúc này
người ta thấy áp suất khí tăng thêm 0.75 atm. Áp suất ban đầu của khí:
A. 1,5 atm B. 1,125 atm
C. 0,5 atm D. 2,25 atm
BÀI KIỂM TRA SỐ 3
ĐỀ 3
I. Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để
thành một câu có nội dung đúng (3đ)
1. Quá trình đẳng áp là
2. Một lượng chất ở thể khí
3. Nguyên tử, phân tử của chất ở thể
khí
4. Nguyên tử, phân tử của chất ở thể
lỏng
5. Nhiệt độ tuyệt đối
6. Trạng thái của một lượng khí
7. Tương tác giữa các phân tử khí lý
tưởng
8. Khi thể tích không đổi thì
9. Phương trình trạng thái của khí lý
tưởng
10. Nguyên tử, phân tử của chất ở
a. Áp suất tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt
đối.
b. có thể coi là những chất điểm.
c. Quá trình trong đó nhiệt độ không
đổi.
d. chỉ đáng kể khi va chạm.
e. -2730C.
f. Được xác định bằng các thông số
p, V, T.
g. chuyển động hỗn loạn.
h. Sự chuyển trạng thái của chất khí
khi áp suất không đổi.
i. Dao động xung quanh các vị trí
cân bằng cố định.
thể rắn
j. không có hình dạng và thể tích
xác định.
k. T(K) = 273 +t(0C).
l. Thiết lập mối liên hệ giữa cả ba
thông số trạng thái của một lượng
khí.
m. Dao động xung quanh các vị trí
cân bằng không cố định .
II. Trắc nghiệm 4 lựa chọn (7đ)
11. Hệ thức này sau đây KHÔNG PHÙ HỢP với quá trình đẳng áp
A.
2
2
1
1
T
V
T
V B.
T
V = hằng số
C. V~ T D.
T
V 1~
12. Trong hệ tọa độ (V, T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng áp
A. Đường cong hyperpol
B. Đường thẳng song song với trục tung
C. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ
D. Đường thẳng song song với trục hoành
13. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử
A. Chỉ có lực hút
B. Có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút
C. Có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực hút lớn hơn lực đẩy
D. Chỉ có lực đẩy
14. Hệ thức nào sau đây KHÔNG PHÙ HỢP với phương trình trạng thái
của khí lý tưởng
A.
T
pV = hằng số B.
V
pT hằng số
C.
2
22
1
11
T
Vp
T
Vp D. pV ~T
15. Cho một lượng khí xác định, áp suất của khí sẽ tăng nếu:
A. Giữ nguyên nhiệt độ, tăng thể tích.
B. Giữ nguyên thể tích, giảm nhiệt độ.
C. Giữ nguyên nhiệt độ, giảm thể tích.
D. Giảm nhiệt độ, tăng thể tích.
16. Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào KHÔNG PHẢI là thông số
trạng thái của một lượng khí
A. Thể tích B. Nhiệt độ tuyệt đối
C. Khối lượng D. Áp suất
17. Trong các hệ thức sau, hệ thức nào KHÔNG PHÙ HỢP với định luật
Boyle– Mariotte
A. V ~ p B.
V
p 1~
C.
p
V 1~ D. 2211 VpVp
18. Tìm câu sai trong các câu sau:
A. Khi nhiệt độ không đổi, áp suât và thể tích của một lượng khí
xác định là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
B. Khi nhiệt độ không đổi, tích số của áp suất và thể tích của một
lượng khí xác định là một hằng số.
C. Khi thể tích không đổi, áp suất của một lượng khí xác định tỉ lệ
thuận với nhiệt độ tuyêt đối.
D. Khi áp suất không đổi, thể tích và nhiệt độ của một lượng khí
xác định luôn tỉ lệ nghịch với nhau.
19. Quá trình nào sau đây là đẳng quá trình
A. Không khí trong quả bóng bay bị phơi nắng, nóng lên, nở ra làm
căng bóng.
B. Đun nóng khí trong một bình đậy kín.
C. Đun nóng khí trong một xi lanh, khí nở ra đẩy pittông đang
chuyển động.
D. Thổi không khí vào một quả bóng bay
20. Tính chất nào sau đây KHÔNG PHẢI là của phân tử
A. Giữa các phân tử có khoảng cách
B. Chuyển động không ngừng
C. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động
D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao
21. Một bình kín chứa một lượng khí ở nhiệt độ 300C và áp suất 2 bar.
Phải tăng nhiệt độ lên tới bao nhiêu để áp suất tăng gấp đôi:
A. 606K B. 303K
C. 600K D. 600C
22. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế được 40 cm3 khí hidro ở áp
suất 750 mmHg và nhiệt độ 270C. Thể tích của lượng khí trên ở điều kiện
chuẩn (áp suất 760 mmHg, nhiệt độ 00C):
A. 75 cm3 B. 36 cm3
C. 38 cm3 D. 35 cm3
23. Một khối khí được nén đẳng nhiệt từ V1 = 6 lít đến V2 = 4 lít. Lúc này
người ta thấy áp suất khí tăng thêm 0.75 atm. Áp suất ban đầu của khí:
A. 1,125 atm B. 1,5 atm
C. 0,5 atm D. 2,25 atm
24. Một xi lanh chứa 150 cm3 khí ở áp suất 2. 105 Pa. Pittông nén khí trong
xi lanh xuống còn 100 cm3. Coi nhiệt độ như không đổi, áp suất của khí
sau khi nén là:
A. 1,5.105 Pa B. 3.105 Pa
C. 3,5.105 Pa D. 2,5.105 Pa
BÀI KIỂM TRA SỐ 3
ĐỀ 4
I. Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để
thành một câu có nội dung đúng (3đ)
1. Quá trình đẳng áp là
2. Một lượng chất ở thể khí
3. Phương trình trạng thái của khí lý
tưởng
4. Nguyên tử, phân tử của chất ở thể
lỏng
5. Nhiệt độ tuyệt đối
6. Tương tác giữa các phân tử khí lý
tưởng
7. Trạng thái của một lượng khí
8. Khi thể tích không đổi thì
9. Khi thể tích không đổi thì
10. Nguyên tử, phân tử của chất ở thể
rắn
a. Quá trình trong đó nhiệt độ không
đổi.
b. không có hình dạng và thể tích xác
định.
c. Áp suất tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối.
d. chỉ đáng kể khi va chạm.
e. – 2730C.
f. T(K) = 273 +t (0C).
g. chuyển động hỗn loạn.
h. Sự chuyển trạng thái của chất khí
khi áp suất không đổi.
i. Dao động xung quanh các vị trí cân
bằng cố định.
j. có thể coi là những chất điểm.
k. Dao động xung quanh các vị trí cân
bằng không cố định.
l. Thiết lập mối liên hệ giữa cả ba
thông số trạng thái của một lượng khí.
m. Được xác định bằng các thông số
p, V, T.
II. Trắc nghiệm 4 lựa chọn (7đ)
11. Trong các hệ thức sau, hệ thức nào KHÔNG PHÙ HỢP với định luật
Boyle– Mariotte
A.
V
p 1~ B. V ~ p
C.
p
V 1~ D. 2211 VpVp
12. Trong hệ tọa độ (V, T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng áp
A. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ
B. Đường cong hyperpol
C. Đường thẳng song song với trục tung
D. Đường thẳng song song với trục hoành
13. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử
A. Có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút
B. Chỉ có lực đẩy
C. Chỉ có lực hút
D. Có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực hút lớn hơn lực đẩy
14. Quá trình nào sau đây là đẳng quá trình
A. .Không khí trong quả bóng bay bị phơi nắng, nóng lên, nở ra làm
căng bóng.
B. Đun nóng khí trong một xi lanh, khí nở ra đẩy pittông đang
chuyển động.
C. Đun nóng khí trong một bình đậy kín.
D. Thổi không khí vào một quả bóng bay
15. Cho một lượng khí xác định, áp suất của khí sẽ tăng nếu:
A. Giữ nguyên nhiệt độ, tăng thể tích.
B. Giữ nguyên nhiệt độ, giảm thể tích.
C. Giảm nhiệt độ, tăng thể tích.
D. Giữ nguyên thể tích, giảm nhiệt độ.
16. Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào KHÔNG PHẢI là thông số
trạng thái của một lượng khí
A. Thể tích B. Nhiệt độ tuyệt đối
C. Khối lượng D. Áp suất
17. Hệ thức này sau đây KHÔNG PHÙ HỢP với quá trình đẳng áp
A. V~ T B.
T
V = hằng số
C.
T
V 1~ D.
2
2
1
1
T
V
T
V
18. Tìm câu sai trong các câu sau:
A. Khi nhiệt độ không đổi, áp suât và thể tích của một lượng khí
xác định là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
B. Khi áp suất không đổi, thể tích và nhiệt độ của một lượng khí
xác định luôn tỉ lệ nghịch với nhau.
C. Khi thể tích không đổi, áp suất của một lượng khí xác định tỉ lệ
thuận với nhiệt độ tuyêt đối.
D. Khi nhiệt độ không đổi, tích số của áp suất và thể tích của một
lượng khí xác định là một hằng số.
19. Hệ thức nào sau đây KHÔNG PHÙ HỢP với phương trình trạng thái
của khí lý tưởng
A.
T
pV = hằng số B.
V
pT hằng số
C.
2
22
1
11
T
Vp
T
Vp D. pV ~T
20. Tính chất nào sau đây KHÔNG PHẢI là của phân tử
A. Giữa các phân tử có khoảng cách
B. Chuyển động không ngừng
C. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động
D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao
21. Một khối khí được nén đẳng nhiệt từ V1 = 6 lít đến V2 = 4 lít. Lúc này
người ta thấy áp suất khí tăng thêm 0.75 atm. Áp suất ban đầu của khí:
A. 1,125 atm B. 0,5 atm
C. 1,5 atm D. 2,25 atm
22. Một bình kín chứa một lượng khí ở nhiệt độ 300C và áp suất 2 bar.
Phải tăng nhiệt độ lên tới bao nhiêu để áp suất tăng gấp đôi:
A. 600C B. 303K
C. 600K D. 606K
23. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế được 40 cm3 khí hidro ở áp
suất 750 mmHg và nhiệt độ 270C. Thể tích của lượng khí trên ở điều kiện
chuẩn (áp suất 760 mmHg, nhiệt độ 00C):
A. 75 cm3 B. 36 cm3
C. 38 cm3 D. 35 cm3
24. Một xi lanh chứa 150 cm3 khí ở áp suất 2. 105 Pa. Pittông nén khí trong
xi lanh xuống còn 100 cm3. Coi nhiệt độ như không đổi, áp suất của khí
sau khi nén là:
A. 3.105 Pa B. 1,5.105 Pa
C. 3,5.105 Pa D. 2,5.105 Pa
2.3.2.3. Thiết kế ý tưởng giảng dạy thành bài giảng điện tử
Dẫn dắt vào chương bằng câu hỏi để học sinh thấy được tầm
quan trọng và tính sát thực của chất khí nhằm kích thích tính muốn hiểu
biết của học sinh. Sau đó học sinh sẽ hoạt động để lần lượt trả lời các
vấn đề liên quan đến chất khí được đặt ra. Học sinh sẽ được quan sát
các hình ảnh động, thí nghiệm ảo để giải quyết các vấn đề giáo viên
yêu cầu.
Dưới đây là hình ảnh các slide trình chiếu:
Đố các em cái gì quý nhất,
không có nó chúng ta không
thể sống được?
CHƯƠNGV: CHẤT KHÍ
Trường THPT Tân Phong
GV: Nguyễn Ngọc Thùy Dung
HÃY QUAN SÁT CẤU TẠO CỦA
THỂ RẮN, LỎNG VÀ KHÍ
ĐIỂM ĐẶC BIỆT HƠN THỂ RẮN
VÀ THỂ LỎNG
• Không có hình dạng và thể tích riêng.
• Luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình
chứa và có thể nén được dễ dàng.
THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ
CHẤT KHÍ
• Chất khí được cấu tạo từ các
phân tử có kích thước rất nhỏ
so với khoảng cách giữa
chúng.
• Các phân tử khí chuyển động
hỗn loạn không ngừng;
chuyển động này càng nhanh
thì nhiệt độ chất khí càng cao.
• Khi chuyển động hỗn loạn,
các phân tử khí va chạm vào
thành bình và gây áp suất lên
thành bình.
Quá trình biến đổi
Emile
Clapeyron
(1799-1864)
const
T
pV
T
Vp
T
Vp
2
22
1
11
Phương trình trạng thái
khí lý tưởng:
• Các thông số trạng thái của một lượng
khí: p, V, T.
• Khí lý tưởng: là một loại chất khí tưởng
tượng chứa các hạt giống nhau có kích
thước vô cùng nhỏ so với thể tích của
khối khí và không tương tác với nhau,
chúng chỉ va chạm đàn hồi với tường
bao quanh khối khí.
CÓ 3 QUÁ TRÌNH CỤ THỂ
m, T = hằng số
m, V = hằng số
m, p = hằng số
Nếu giữ cố định một trong ba thông số
trạng thái thì có những cách biến đổi
trạng thái khí cụ thể nào? Tại sao?
ĐỊNH LUẬT BOYLE-MARIOTTE
(m,T= hằng số)
1627-1691
Trong quá trình đẳng nhiệt của
một lượng khí nhất định, áp suất tỉ
lệ nghịch với thể tích.
pV = hằng số
HÃY NHẬP SỐ LIỆU VÀO THÍ
NGHIỆM
ĐƯỜNG ĐẲNG TÍCH
ĐỊNH LUẬT CHARLES
(m, V = hằng số)
Jacques
Charles
(1746-1823)
Trong quá trình đẳng tích của một
lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ
thuận với nhiệt độ tuyệt đối
const
T
p
ĐỊNH LUẬT GAY LUSSAC
(m, p = hằng số)
Gay Lussac
(1778-1850)
Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí
nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ
tuyệt đối
const
T
V
Ý NGHĨA ĐỘ KHÔNG TUYỆT ĐỐI
• Từ đồ thị hình vẽ trên cho
thấy nếu giảm nhiệt độ tới 0K
thì p = 0. Nếu dưới 0K thì
pkhông thể thực hiện.
• Kenvin đã đưa ra nhiệt giai
bắt đầu bằng nhiệt độ 0K và
0K gọi là độ không tuyệt đối
• Chính xác thì độ không tuyệt
đối khoảng -273,150C Lord Kelvin
(1824-1907)
ĐƯỜNG ĐẲNG ÁP
ĐƯỜNG ĐẲNG ÁP
QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI TRẠNG THÁI
KHÍ CÓ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ
NÀO ĐẾN CUỘC SỐNG CỦA
CHÚNG TA?
GIẢI THÍCH BA ĐỊNH LUẬT
Sử dụng thuyết động học phân tử chất khí
Chương 3- THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích, nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
Mục đích: làm sáng tỏ việc sử dụng dạy học theo chủ đề vào dạy học
chương “Chất khí” lớp 10 THPT ban Cơ bản có phù hợp hay không.
Nhiệm vụ: khảo sát và thuyết phục về tính khả thi trước khi sử dụng một
phương pháp, cách thức dạy học mới vào thực tiễn đại trà.
3.2. Đối tượng, nội dung và phương pháp của thực nghiệm sư phạm
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm
Học sinh trường THPT Tân Phong – Q7 – TP.HCM
Lớp thực nghiệm: 10A3, 10A11 (tổng số 83 học sinh)
Lớp đối chứng: 10A5, 10A6 ( tổng số 86 học sinh)
3.2.2. Nội dung và phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm
Tiến hành dạy học chương “Chất khí” lớp 10 THPT ban Cơ bản theo
phương pháp dạy học theo chủ đề ở hai lớp thực nghiệm:
Chia hai lớp thực nghiệm thành các nhóm làm việc suốt chương, hai
lớp này được làm việc tại phòng nghe nhìn của trường có vị trí tách biệt với
các phòng học khác, gần như không bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài
vì phòng kín và có màn che.
Tiến hành dạy học theo phương pháp truyền thống với hai lớp đối
chứng: dạy theo đơn vị bài theo chương trình, sách giáo khoa ở các phòng học
bình thường theo sự sắp xếp của lãnh đạo nhà trường.
Sau mỗi tiết học đối với hai lớp thực nghiệm có nhận xét để thay đổi
cách làm việc cho thích hợp.
Sau khi kết thúc chương, tiến hành kiểm tra chung cho cả hai lớp thực
nghiệm và hai lớp đối chứng; sau đó đối chứng, so sánh kết quả của hai lớp
thực nghiệm với hai lớp đối chứng.
3.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm và đánh giá kết quả thực nghiệm
3.3.1. Quá trình thực nghiệm sư phạm
Đối với chương “Chất khí” theo phân phối chương trình thời gian là 6
tiết tương đương 3 tuần. Tuy nhiên trên thực tế tại trường THPT Tân Phong,
Q7, TP.HCM mỗi tuần có đến 5 tiết Lý. Do đó về mặt thời gian bố trí thực
nghiệm sư phạm tôi vẫn thực hiện kịp tiến độ một cách dễ dàng.
Phân bố thời gian làm việc:
Tiết 1 (14/2/2008): học sinh sẽ tìm hiểu những vấn đề:
Vì sao chất khí quan trọng hơn những thứ khác như thức ăn, nước uống, …?
Chất khí có ở đâu?
Chất khí có cấu tạo, vận động như thế nào? Có gì đặc biệt hơn so với chất rắn
và chất lỏng?
Các thông số để xác định trạng thái khí?
Khái niệm khí lý tưởng?
Tiết 2+3 (16/2/2008): làm bài kiểm tra số 1 trong 10 phút sau đó học sinh sẽ
tìm hiểu những vấn đề:
Khi chất khí vận động và biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác thì sẽ
phải tuân theo quy luật chung nào? Vì sao gọi quy luật đó là quy luật chung?
Tìm hiểu có những trường hợp biến đổi trạng thái khí cụ thể nào?
Với từng trường hợp biến đổi cụ thể đó, tại sao lại tuân theo quy luật như
vậy?
Tiết 4+5 (19/2/2008): ôn tập lại kiến thức, làm bài kiểm tra số 2 trong 10
phút, sau đó giải bài tập.
Tiết 6+7 (21/2/2008): học sinh sẽ tìm hiểu những vấn đề:
Sử dụng thuyết động học phân tử để giải thích 3 định luật Boyle – Mariotte,
Charles, Gay-Lussac.
Tìm hiểu ảnh hưởng của quá trình biến đổi trạng thái khí đối với cuộc sống
con người.(Nêu những vấn đề sau đó về nhà tìm hiểu những vấn đề đó)
Tiết 8+9 (23/2/2008): giải bài tập
Tiết 10 (28/2/2008): kiểm tra cuối chương.
3.3.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.3.2.1. Diễn biến các tiết học thực nghiệm
Sau khi phân bố thời lượng để tiến hành thực nghiệm thì các tiết dạy
trên lớp được tiến hành theo đúng kế hoạch.
Với tiết học đầu tiên, vì học sinh chưa quen với cách làm việc theo
nhóm và chuẩn bị trước ở nhà nên tiết đầu tiên tôi để học sinh tiến hành tìm
hiểu ngay trên lớp dựa vào phiếu học tâp số 1, sách giáo khoa và hình ảnh
động trên bài trình chiếu powerpoint để trả lời các câu hỏi.
Sau khi kết thúc tiết 1, tôi giao phiếu học tập số 2 cho học sinh và cho
các em tên sách tham khảo và địa chỉ những trang web liên quan để các em
tra cứu trước khi đến lớp.
Trước khi vào tiết 2+3, tôi cho các em tiến hành kiểm tra với bài kiểm
tra số 1 (10 phút), sau đó kiểm tra việc chuẩn bị phiếu học tập số 2 của học
sinh (cho điểm cộng, trừ đối với công tác chuẩn bị)
So với tiết 1 thì ở tiết 2+3 các em hoạt động sôi nổi hơn, tuy có một số
chuẩn bị chưa tốt, trả lời không chính xác nhưng bù lại những học sinh khác
đã có thể phát hiện chỗ sai và tranh luận tìm ra kiến thức đúng. Trước khi kết
thúc tiết 3, tôi giao cho các em chuẩn bị những bài tập cho buổi học sau.
Tiết 4+5: đầu tiên tôi kiểm tra việc chuẩn bị bài tập nhà của các em rồi
cho các nhóm thống nhất và trình bày sản phẩm. Không khí học tập của các
em ban đầu còn rụt rè nhưng sau đó cởi mở hơn, các em sẵn sang chia sẻ và
chấp nhận lỗi sai của mình, mạnh dạn thắc mắc với giáo viên. Trước khi kết
thúc tối giao phiếu học tập số 3, 4.
Tiết 6+7: các em làm bài kiểm tra số 2 (10 phút) đầu giờ khá nghiêm
túc. Sau đó các em trình bày những hiểu biết của các em về vấn đề nêu ở
phiếu học tập số 3. Đối với các em đây là phần khó nên có nhóm trả lời không
đúng, tuy nhiên cũng có nhóm trả lời được chính xác, có nhóm trả lời được
2/3 vấn đề. Đặc biệt có nhóm tích cực hơn trình bày dưới dạng văn bản Word
tìm hiểu thêm những vấn đề cuộc sống để minh họa (lớp 10A3).
Mặc dù không phải 100% học sinh đều có thể thực hiện được phiếu học
tập số 4 nhưng có khoảng 50% các em tham gia tích cực. Với đối tượng học
sinh mà tôi đang tiến hành thực nghiệm thì đây là một điều khả quan vì chứng
tỏ các em có hứng thú với cách học này và chịu khó suy nghĩ, đầu tư hơn so
với trước đây. Trước đây việc chuẩn bị bài ở nhà đối với các em đã là điều
khó khăn chứ chưa nói đến việc đầu tư tìm hiểu thêm. Trước khi kết thúc tiết
7 tôi giao nhiệm vụ chuẩn bị bài tập cho các em ở tiết 8+9.
Ở tiết 8+9: các em làm bài tập với cảm giác tương đối thoải mái, nhẹ
nhàng hơn so với tiết 4+5 vì đã quen với cách làm việc và kiến thức.
Tiết 10: tiến hành kiểm tra cuối chương với 4 đề tương đương. Trong
tiết kiểm tra này ý thức làm bài của các em nâng lên rõ vì các em nắm vững
kiến thức và tự tin vào khả năng học tập của mình hơn.
3.3.2.2. Kết quả bài kiểm tra
Kết quả quá trình học tập của nhóm thực nghiệm (TN)
Kết quả đánh giá quá trình học tập theo phương pháp dạy học theo chủ
đề, kết quả bài kiểm tra cuối chủ đề, kết quả thi học kỳ một của lớp thực
nghiệm được trình bày ở bảng 3.1 và đồ thị 3.1 sau:
Hình 3.1- ĐƯỜNG PHÂN PHỐI TẦN SUẤT
KẾT QUẢ HỌC TẬP NHÓM TN
0
10
20
30
40
50
Điểm số
Số
%
h
s
đạ
t đ
iểm
X
i
Kiểm Tra
Qúa Trình
Học Kỳ I
Kiểm Tra 0 0 0 10.84 22.89 27.71 19.28 12.05 4.82 2.41 0
Qúa Trình 0 0 1.2 3.61 33.73 14.46 10.84 20.48 13.25 2.41 0
Học Kỳ I 0 0 4.82 12.05 45.78 19.28 13.25 3.61 1.2 0 0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Bảng 3.1 - Bảng phân phối tần suất kết quả học tập nhóm TN
Từ đường phân phối tần suất kết quả học tập nhóm TN ta thấy đánh giá
quá trình gần với kết quả học kỳ một hơn ở phần từ điểm 4 đến điểm 6, và từ
điểm 7 trở lên thì kết quả bài kiểm tra cuối chương gần với đánh giá quá trình
hơn. Điều này chứng tỏ kết quả học tập của các em học sinh nhóm thực
nghiệm có tiến bộ rõ rệt.
Dưới đây là một bảng và đường lũy tích kết quả học tập của nhóm TN.
Hình 3.2- ĐƯỜNG LŨY TÍCH KẾT QUẢ HỌC TẬP
NHÓM TN
0
20
40
60
80
100
120
Điểm số
Số
%
h
s
đạ
t d
ướ
i đ
iểm
X
i
Kiểm Tra
Quá Trình
Học Kỳ I
Kiểm Tra 0 0 0 0 10.84 33.73 61.45 80.72 92.77 97.59 100
Quá Trình 0 0 0 1.2 4.82 38.55 53.01 63.86 84.34 97.59 100
Học Kỳ I 0 0 0 4.82 16.87 62.65 81.93 95.18 98.8 100 100
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Bảng 3.2- Bảng lũy tích kết quả học tập nhóm TN
Từ đường lũy tích kết quả học tập của nhóm thực nghiệm ta thấy điểm
dưới 5 của đánh giá quá trình là 38,6%, đánh giá bài kiểm tra cuối chương là
33,7%, đánh giá bài thi học kỳ một là 62,7%. Như vậy rõ ràng có sự tiến bộ
trong kết quả học tập của các em nhóm thực nghiệm và đánh giá kết quả cả
quá trình học tập công bằng hơn với các em học sinh hơn.
Tính điểm trung bình X và độ lệch chuẩn s theo công thức [8]
n
i
iXn
X
1
1 1
2
n
XXfs ii
Với fi là tần số tương ứng với điểm số Xi, n là số học sinh tương ứng.
Bảng3.3- Bảng các tham số thống kê kết quả của nhóm TN
Điểm Điểm trung bình X Độ lệch chuẩn s
Kiểm tra 5,23 1,46
Quá trình 5,19 1,58
Học kỳ I 4,4 1,19
Từ bảng các tham số thống kê ta có thể kết luận kết quả học tập của học
sinh nhóm TN có nhiều tiến bộ so với kết quả học kỳ một và kết quả quá trình
là chính xác và gần với kết quả học kỳ một hơn
So sánh kết quả học tập chủ đề của nhóm thực nghiệm
(TN) và nhóm đối chứng (ĐC)
Kết quả bài kiểm tra cuối chương
0
5
10
15
20
25
Số
h
s
đạ
t đ
iểm
X
i
Điểm số
Hình 3.3- BIỂU ĐỒ PHÂN PHỐI TẦN SỐ ĐIỂM CỦA
NHÓM ĐC VÀ TN
TN
ĐC
TN 0 0 0 9 19 23 16 10 4 2 0
ĐC 0 0 7 22 25 18 10 3 1 0 0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Bảng 3.4 - Bảng phân phối tần số điểm của nhóm ĐC VÀ TN
Hình 3.4 - ĐƯỜNG PHÂN PHỐI TẦN SUẤT
0
5
10
15
20
25
30
35
Điểm số
Số
%
h
s
đạ
t đ
iểm
X
i
TN
ĐC
TN 0 0 0 10.8 22.9 27.7 19.3 12.1 4.81 2.41 0
ĐC 0 0 8.14 25.6 29.1 20.9 11.6 3.49 1.16 0 0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Bảng 3.5 - Bảng phân phối tần suất
Từ đường phân phối tần suất ta thấy đường biểu diễn phân bố tần suất
của hai nhóm TN và ĐC lệch về hai phía khác nhau (từ điểm 5 trở lên nhóm
TN đạt kết quả tốt hơn, dưới điểm 5 nhóm ĐC chiếm tỷ lệ cao hơn), tuy
không xa lắm nhưng điều này cũng chứng tỏ có sự tiến bộ vượt bậc của nhóm
thực nghiệm vì khởi đầu nhóm ĐC có phần khá hơn nhưng sau khi tiến hành
dạy và học theo chủ đề ở chương “Chất khí” thì kết quả trở nên ngược hẳn, số
học sinh khá ở nhóm TN là 12,05% trong khi ở nhóm ĐC chỉ có 3,49% còn
số học sinh giỏi ở nhóm TN là 7,22% trong khi ở nhóm ĐC chỉ có 1,16% .
Nhóm TN đã đạt kết quả tốt hơn.
Hình 3.5 - ĐƯỜNG LŨY TÍCH
0
20
40
60
80
100
120
Điểm số
Số
%
h
s
đạ
t đ
iểm
d
ướ
i X
i
TN
ĐC
TN 0 0 0 0 10.8 33.7 61.4 80.7 92.8 97.6 100
ĐC 0 0 0 8.14 33.7 62.8 83.7 95.3 98.8 100 100
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Bảng 3.6 - Bảng lũy tích
Từ đường lũy tích ta thấy học sinh đạt từ điểm 4 trở xuống của nhóm
TN là 10.8% còn ở nhóm ĐC là 33,7% còn dưới điểm 3 thì ở nhóm TN không
có học sinh nào trong khi ở nhóm ĐC cũng còn 8,14%. từ đây ta có thể kết
luận khái quát về chất lượng học tập của hai nhóm: hiệu quả và chất lượng
học tập của nhóm TN tốt hơn ít học sinh yếu kém hơn, số học sinh khá nhiều
hơn.
Bảng 3.7- Bảng các tham số thống kê kết quả của nhóm TN và nhóm ĐC
Nhóm X s Điểm <5 Điểm 5 Điểm 8
TN 5,23 1,46 33,73% 66,27% 7,23%
ĐC 4,17 1,32 62,79% 37,21% 1,16%
Từ bảng các tham số thống kê trên ta có thể rút ra kết luận sơ bộ rằng
điểm trung bình nhóm TN cao hơn hẳn so với nhóm ĐC. Để kiểm định chắc
chắn kết luận này ta dùng phương pháp kiểm định giả thiết thống kê. [21]
Kiểm định giả thiết thống kê
Dùng phương pháp kiểm định sự khác nhau của hai trung bình cộng
(kiểm định t-student) để kiểm định sự khác nhau giữa hai điểm trung bình
TNX và ĐCX của học sinh ở hai nhóm TN và ĐC là có ý nghĩa hay không.
Đại lượng kiểm định là:
ĐCTN
ĐCTN
p
ĐCTN
nn
nn
s
XXt
với
2
)1()1( 22
ĐCTN
ĐCĐCTNTN
p nn
snsns [8]
Trong đó sTN và sĐC là độ lệch chuẩn giữa các mẫu TN và ĐC; nTN và
nĐC là kích thước các mẫu TN và ĐC.
Ta phát biểu giả thiết thống kê H0: “ sự khác nhau giữa điểm trung bình
TNX của nhóm TN và ĐCX của nhóm ĐC là không có ý nghĩa”.
Đối giả thiết H1: “điểm trung bình của nhóm TN lớn hơn điểm trung
bình của nhóm ĐC một cách có ý nghĩa” (kiểm định một phía TNX > ĐCX ).
Ta chọn xác suất sai với mức ý nghĩa = 0,01, giá trị tới hạn t = 2,33.
Chúng ta có bảng tổng hợp các chỉ số thống kê như sau:
Bảng 3.8- Bảng tổng hợp các chỉ số thống kê
TNX ĐCX sTN sĐC sp t
5,23 4,17 1,46 1,32 1,39 4,96
So sánh giá trị ở bảng tổng hợp các chỉ số thống kê ta thấy t > t (4.96 > 2,33)
do đó ta kết luận giả thiết H0 bị bác bỏ nghĩa là chấp nhận đối giả thiết H1
( TNX > ĐCX ). Vậy điểm trung bình của nhóm TN lớn hơn điểm trung bình của
nhóm ĐC với mức ý nghĩa = 0.01. Điều đó có ý nghĩa là tiến trình dạy học
theo chủ đề mang lại hiệu quả cao hơn so với tiến trình dạy học theo phương
pháp truyền thống.
Nhận xét kết quả thực nghiệm sư phạm
Qua xử lý bài kiểm tra cuối chương ta thấy có sự khác biệt giữa kết quả
học tập của hai nhóm TN và ĐC (theo bảng 3.7).
Nhóm X s Điểm <5 Điểm 5 Điểm 8
TN 5,23 1,46 33,73% 66,27% 7,23%
ĐC 4,17 1,32 62,79% 37,21% 1,16%
Sự khác biệt này được giải thích dựa vào bảng thống kê các câu trả lời
của học sinh, qua các tiết thực nghiệm trên lớp.
Bảng thống kê các câu trả lời trong bài kiểm tra cuối chương
Vì bài kiểm tra cuối chương gồm 4 đề tương đương (từ một đề đảo
thành bốn đề) nên tôi đã phối hợp kết quả của tất cả các bài kiểm tra theo đáp
án đề 1 được bảng như sau:
Bảng 3.9- Bảng thống kê các câu trả lời tương ứng với bài kiểm tra
cuối chương.
Phần I
Đáp
án
Câu
a B c d e f g h i j k l m
T
N
8,4 15,
7%
2,4
%
8,4
%
1,2
%
0% 1,2
%
10,8
%
48,3
%
0% 0% 2,4
%
1,2
%
1
Đ
C
4,7
%
19,
8%
9,2
%
8,1
%
1,2
%
1,2
%
2,3
%
8,1
%
37,2
%
2,3
%
1,2
%
3,5
%
1,2
%
T
N
25,3
%
7,2
%
2,4
%
3,6
%
0% 0% 0% 49,5
%
8,4
%
1,2
%
0% 0% 2,4
%
2
Đ
C
27,9
%
12,
7%
8,1
%
3,5
%
1,2
%
0% 1,2
%
29,1
%
12,8
%
0% 0% 0% 3,5
%
T
N
15,7
%
3,6
%
66,3
%
0% 0% 0% 1,2
%
6,0
%
2,4
%
0% 1,2
%
0% 3,6
%
3
Đ
C
15,1
%
8,1
%
54,6
%
3,5
%
0% 1,2
%
0% 4,7
%
3,5
%
0% 5,8
%
1,2
%
2,3
%
T
N
26,7
%
21,
7%
10,8
%
8,4
%
1,2
%
0% 1,2
%
10,8
%
9,6
%
2,4
%
0% 4,8
%
2,4
%
4
Đ
C
24,4
%
20,
9%
8,1
%
16,3
%
1,2
%
8,1
%
1,2
%
4,7
%
2,3
%
2,3
%
7,0
%
2,3
%
1,2
%
5 T 4,8 6,0 7,2 35,1 1,2 6,0 2,4 6,0 2,4 1,2 1,2 26,5 0%
N % % % % % % % % % % % %
Đ
C
4,8
%
7,0
%
3,5
%
20,9
%
1,2
%
5,8
%
3,6
%
11,4
%
5,8
%
2,3
%
1,2
%
26,7
%
5,8
%
T
N
13,3
%
8,6
%
2,4
%
3,6
%
1,2
%
21,7
%
1,2
%
7,0
%
3,6
%
0% 0% 21,7
%
15,7
%
6
Đ
C
12,8
%
7,0
%
2,3
%
4,7
%
5,8
%
23,2
%
0% 8,1
%
4,7
%
0% 1,2
%
24,4
%
5,8
%
T
N
0% 0% 0% 1,2
%
54,2
%
0% 4,8
%
1,2
%
1,2
%
1,2
%
35
%
0% 1,2
%
7
Đ
C
0% 2,3
%
0% 2,3
%
43,0
%
1,2
%
5,8
%
0% 0% 1,2
%
43.
%
0% 1,2
%
T
N
2,4
%
1,2
%
0% 0% 1,2
%
0% 9,6
%
0% 6,0
%
61,5
%
0% 2,4
%
15,7
%
8
Đ
C
1,2
%
2,3
%
1,2
%
0% 0% 0% 17,
4%
0% 9,3
%
55,8
%
1,2
%
0% 11,6
%
T
N
0% 1,2
%
0% 1,2
%
8,5
%
60,2
%
0% 0% 1,2
%
0% 0% 26,5
%
1,2
%
9
Đ
C
0% 1,2
%
2,3
%
0% 5,8
%
53,5
%
0% 2,3
%
1,2
%
5,8
%
0% 25,6
%
2,3
%
T
N
0% 1,2
%
0% 1,2
%
0% 0% 42,
2%
1,2
%
1,2
%
19,3
%
0% 2,4
%
31,3
%
1
0
Đ
C
0% 1.2
%
0% 1.2
%
0% 0% 34,
8%
1,2
%
0% 26,7
%
2,3
%
0% 32,6
%
Phần II
Đáp án
Câu
A B C D
TN 34,94% 30,12% 12,05% 22,89% 11
ĐC 32,56% 29,07% 11,63% 26,74%
TN 7,23% 22,89% 55,42% 14,46% 12
ĐC 10,47% 20,93% 51,16% 17,44%
TN 16,87% 42,17% 18,07% 22,89% 13
ĐC 24,42% 45,35% 13,95% 16,28%
TN 2,41% 0% 67,47% 30,12% 14
ĐC 12,8% 5,81% 55,81% 25,58%
TN 43,37% 15,64% 31,35% 9,64% 15
ĐC 39,53% 17,44% 36,05% 6,98%
TN 0% 95,18% 0% 4,82% 16
ĐC 2,33% 88,37% 6,98% 2,32%
TN 78,31% 4,82% 6,03% 10,84% 17
ĐC 62,79% 13,95% 19,77% 19,77%
TN 10,84% 4,82% 30,12% 54,22% 18
ĐC 9,3% 1,16% 32,56% 56,98%
19 TN 38,56% 10,84% 37,35% 13,25%
ĐC 45,35% 11,63% 32,55% 10,47%
TN 7,23% 84,34% 3,61% 4,82% 20
ĐC 9,3% 84,89% 0% 5,81%
TN 31,33% 10,84% 53,01% 4,82% 21
ĐC 23,26% 5,81% 58,14% 12,79%
TN 8,43% 14,46% 4,82% 72,29% 22
ĐC 15,12% 11,62% 8,14% 65,12%
TN 32,53% 48,19% 12,05% 7,23% 23
ĐC 26,74% 45,35% 9,3% 18,61%
TN 50,6% 14,46% 17,05% 17,89% 24
ĐC 45,35% 15,12% 20,93% 18,6%
Cách thức tổ chức quá trình dạy học là nguyên nhân quan trọng làm
cho kết quả học tập của hai nhóm TN và ĐC có sự khác biệt. Quan sát cho
thấy đối với nhóm TN không khí học tập rất thoải mái, các em sẵn sàng chia
sẻ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, các em trở nên năng động hơn trong giờ học và
kết quả học tập có tiến bộ rõ rệt. Thái độ các em trong giờ học không còn mệt
mỏi, uể oải hay có hiện tượng ngủ gật trong lớp,… mà sẵn sàng tham gia phát
biểu trước lớp dù có sai vẫn không nản. tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, hợp tác
trong nhóm cũng được phát huy.
Sau khi tiến hành thực nghiệm tôi đã khảo sát ý kiến học sinh nhóm TN
để biết thái độ hưởng ứng của các em đối với phương pháp dạy học theo chủ
đề như thế nào.
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
Để thực hiện tốt hơn trong việc giảng dạy và nhằm tạo thuận lợi cho các em
trong việc tiếp thu kiến thức, tôi mong các em trả lời khách quan các câu hỏi
dưới đây.
Hãy đánh dấu vào ô trống phía trước câu trả lời các em chọn. Với mỗi câu hỏi
có thể chọn nhiều đáp án.
Số học sinh chọn
1. Em có thích cách học được làm việc theo nhóm không?
Rất hứng thú ------------------------------------------------------ 51
Hơi thích ------------------------------------------------------- 21
Không thích ------------------------------------------------------ 3
Rất ghét ------------------------------------------------------- 1
2. Em có thích khi học một nội dung nào đó đều phải có hình ảnh minh
họa sinh động để dễ theo kịp nội dung không?
Rất thích -------------------------------------------------------- 58
Có hay không cũng được ---------------------------------------- 18
Không cần thiết --------------------------------------------------- 0
3. Khi học kiến thức mới em thích được học theo cách nào dưới đây
Từng bài rời rạc không cần biết nó có liên quan đến vấn đề gì khác -- 0
Thành một hệ thống ngắn gọn có mối liên hệ chặt chẽ ------ 38
Chỉ cần nghe giáo viên giảng rồi chép bài --------------------- 4
Được thực hành, quan sát phim ảnh minh họa ------------------ 33
Được tham gia xây dựng, tìm hiểu kiến thức mới cùng các bạn dưới sự
hướng dẫn của giáo viên. ------------------------------------------ 44
Được giáo viên tôn trọng ý kiến kinh nghiệm hơn là xem các em chưa
biết gì. ---------------------------------------------------------------- 6
4. Nếu được phép chọn các em thích môi trường lớp học như thế nào?
Bình thường như hiện nay ----------------------------------------- 39
Phòng kín, số lượng học sinh ít, được trang bị đầy đủ trang thiết bị để
cập nhật thông tin --------------------------------------------------- 30
Thế nào cũng được lớp học không ảnh hưởng gì. -------------- 9
5. Trong năm học lớp 10 vừa qua, khi học chương “Chất khí” em thấy
Giờ học vui hơn ----------------------------------------------------- 64
Giờ học không hứng thú ------------------------------------------- 2
Bình thường như mọi khi ------------------------------------------ 9
6. Đối với kiến thức chương “Chất khí”, em có thể
Hiểu, vận dụng được ------------------------------------------------ 60
Nhớ lâu ---------------------------------------------------------------- 27
Thuộc lòng ------------------------------------------------------------ 11
Không hiểu, không nhớ, không vận dụng được ------------------ 1
7. So với khi học các chương khác thì chương “Chất khi”, em có thể
Tiếp thu dễ hơn vì được quan sát nhiều hình ảnh minh họa---- 45
Hiểu, vận dụng dễ dàng hơn --------------------------------------- 38
Không hiểu, không vận dụng được như các chương khác ------ 4
Nhớ lâu hơn ----------------------------------------------------------- 23
Rất khó nhớ ----------------------------------------------------------- 1
8. Trong khi học chương “Chất khí” em thấy
Tiết học sinh động hơn, các bạn làm việc nhiều hơn ------------ 64
Không khí lớp học bình thường như mọi khi --------------------- 12
Không khí lớp học rất chán ------------------------------------------ 1
9. Đối với bài thu hoạch chương “Chất khí” em thực hiện
Tích cực, cố gắng làm thật tốt cùng các bạn ---------------------- 60
Làm một cách miễn cưỡng ------------------------------------------ 3
Không thích làm ------------------------------------------------------ 0
Không đủ khả năng làm --------------------------------------------- 13
10. Em có muốn tất cả kiến thức vật lý lớp 10 đều được học theo phương
pháp giống ở chương “Chất khí”
Rất thích -------------------------------------------------------------- 61
Sao cũng được -------------------------------------------------------- 14
Không thích. ---------------------------------------------------------- 1
RẤT CÁM ƠN CÁC EM ĐÃ THAM GIA ĐÓNG GÓP Ý KIẾN!
CHÚC CÁC EM HỌC TẬP TỐT!
Các em hãy cho biết thông tin cá nhân:
Họ tên: ……………………………………
Trường: ……………………………..
Lớp: …………………
Qua kết quả thăm dò ý kiến cũng cho thấy thái độ hưởng ứng của các
em đối với phương pháp dạy học theo chủ đề là tích cực, đa số các em có biểu
hiện thái độ hứng thú với phương pháp học tập mới.
3.3.2.3. Kết luận của thực nghiệm sư phạm
Kết quả thực nghiệm sư phạm theo phương pháp dạy học theo
chủ đề cho thấy giả thuyết nghiên cứu ban đầu của đề tài là hợp lý:
_ Chất lượng nắm vững kiến thức ở học sinh được nâng cao hơn thể hiện
ở kết quả học tập của nhóm thực nghiệm cao hơn so với nhóm đối
chứng.
_ Học sinh năng động, tự lực hơn trong học tập và chiếm lĩnh kiến thức.
_ Thực nghiệm còn cho thấy không phải chỉ học sinh khá giỏi mới phù
hợp với kiểu học này mà với những đối tượng học sinh bình thường
hoặc thậm chí là dưới trung bình vẫn có thể thích ứng được.
KẾT LUẬN CHUNG CỦA LUẬN VĂN
Qua kết quả nghiên cứu thực hiện đề tài “Vận dụng dạy học theo chủ đề
trong dạy học chương “Chất khí” lớp 10 THPT ban Cơ bản”, tôi đã rút ra
được một số kết luận sau:
_ Không thể áp dụng một cách máy móc bất cứ một kiểu dạy học hiện đại
nào vào thực tiễn giáo dục nước ta mà phải nghiên cứu, chọn lọc sao
cho phù hợp. Yếu tố bảo đảm thành công của việc áp dụng sáng tạo
một kiểu dạy học mới là sự chuyển đổi từng bước mục tiêu dạy học, nội
dung, hình thức tổ chức cũng như cách thức kiểm tra đánh giá.
_ Đề tài đã nghiên cứu, vận dụng những quan điểm, tư tưởng các mô hình
dạy học tích cực vào xây dựng và củng cố thêm cơ sở lý luận của dạy
học theo chủ đề góp phần khơi gợi, phát huy năng lực tự học, tích cực
của người học đáp ứng các mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới với
chất lượng và hiệu quả tốt hơn.
_ Qua nghiên cứu tôi đã phân tích, tìm hiểu thực trạng dạy học chương
“Chất khí” ban Cơ bản ở trường THPT hiện nay. Từ đó, phát hiện
những khó khăn của người dạy và người học để xây dựng chủ đề học
tập nhằm khắc phục những khó khăn góp phần nâng cao chất lượng dạy
và học ở trường THPT.
_ Kết quả của đề tài đã phần nào khẳng định tính khả thi của dạy học
theo chủ đề trong môi trường giáo dục hiện nay của nước ta. Đồng thời
cho thấy giáo dục nước ta có thể hòa nhập với xu thế đổi mới chung
của giáo dục ở nhiều nước trên thế giới. [21]
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Trọng Bái, Vũ Thanh Khiết (2005), Từ điển vật lí phổ thông,
Nxb Giáo dục.
2. Lương Duyên Bình (chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Vũ
Quang, Bùi Gia Thịnh (2006), Bài tập vật lí 10, Nxb Giáo dục.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Vật lí 10, Nxb Giáo dục.
4. Bộ Giáo dục và Đào tào (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực
hiện chương trình SGK lớp 10 THPT môn Vật lí, Nxb Giáo dục.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sách giáo viên vật lí 10, Nxb Giáo
dục.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo
dục Trung học phổ thông môn Vật lí, Nxb Giáo dục.
7. Nguyễn Hữu Châu (2006), Những vấn đề cơ bản về chương trình và
quá trình dạy học, Nxb Giáo dục.
8. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học
giáo dục, Nxb Giáo dục.
9. Phạm Thế Dân (2006), Bài giảng logic học trong dạy học Vật lý,
Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM
10. TS. Lê Văn Giáo, PGS. TS. Lê Công Triêm, ThS. Lê Thúc Tuấn
(2005), Một số vấn đề về phương pháp dạy học vật lí ở trường
Trung học phổ thông, Nxb Giáo dục, Đại học Huế, Trường Đại
học Sư phạm.
11. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình
và sách giáo khoa, Nxb Đại học sư phạm.
12. Nguyễn Mạnh Hùng (biên soạn) (2007), Phương pháp nghiên cứu
khoa học dạy học vật lí/ tài liệu luyện tập và bài tập, Trường Đại
học Sư phạm Tp. HCM khoa Vật lý.
13. Nguyễn Quang Huỳnh (2006), Một số vấn đề lý luận giáo dục chuyên
nghiệp và đổi mới phương pháp dạy học, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.
14. Trần Văn Hữu (2005), Dạy học theo chủ đề và sự vận dụng nó vào
giảng dạy phần kiến thức “Các định luật bảo toàn” vật lí 10
THPT với sự hỗ trợ của CNTT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học,
Đại học Sư phạm Tp. HCM.
15. Intel Education (2007), Chương trình dạy học của Intel khóa học khởi
đầu (phiên bản 1.0), Nxb Trẻ.
16. Intel Education (2s007), Chương trình giáo dục của Intel sách hướng
dẫn kỹ năng (phiên bản 1.0), Nxb Trẻ.
17. Vũ Thanh Khiết (chủ biên), Nguyễn Thanh Hải (2001), Bài tập định
tính và câu hỏi thực tế vật lí 10, Nxb Giáo dục.
18. Nguyễn Kỳ (chủ biên) (1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy
người học làm trung tâm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
19. Lê Nguyên Long, Nguyễn Khắc Mão (2003), Vật lí công nghệ và đời
sống, Nxb Giáo dục.
20. Đoàn Huy Oánh (2004), Sơ lược lịch sử giáo dục, Nxb Đại học Quốc
gia Tp. HCM.
21. Sở giáo dục và Đào tạo Tp. HCM, Trường THPT Tân Phong (2002),
Giáo trình power point, Trường THPT Tân Phong.
22. Tăng Thị Ngọc Thắm (2006), Dạy học theo chủ đề và việc vận dụng
vào thiết kế giảng dạy phần “Từ trường và cảm ứng điện từ”
trong chương trình vật lí 11 Trung học phổ thông, Trường Đại
hoc Sư phạm Tp. HCM.
23. Lê Công Triêm (2005), Sử dụng máy vi tính trong dạy học vật lí, Nxb
Giáo dục.
24. Trường THPT Tân Phong/ tổ Vật lý (2007), Bài tập vật lí 10, Trường
THPT Tân Phong.
25. Trường THPT Nguyễn Công Trứ/ tổ Vật lý (2005), Tài liệu vật lý 10
học kỳ 2, Trường THPT Nguyễn Công Trứ.
26. Đỗ Thị Trang, Nguyễn Ngọc Quang (người dịch) (1980), Lý luận dạy
học của trường phổ thông- Một số vấn đề của lý luận dạy học
hiện đại, Nxb Giáo dục.
INTERNET:
27.
28.
29.
rt.mov.
30.
31.
32.
33.
34.
35.
36.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Một số hình ảnh về thực nghiệm sư phạm
Phụ lục 2. BẢNG ĐIỂM CÁC NHÓM THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG
Bảng điểm nhóm thực nghiệm
TT HỌ VÀ TÊN HK
I
BÀI
KT
SỐ
1
BÀI
KT
SỐ
2
QUÁ
TRÌNH
KIỂM
TRA
1 Trần Ngọc Anh 4,7 7 8 7,5 8
2 Đinh Quốc Bảo 6,5 7 7 7 7
3 Lê Thị Ngọc Bích 3,9 4 3 3,5 5
4 Võ Minh Cảnh 8,0 9 9 9 9
5 Cao Đặng Bảo Châu 4,0 6 5 5,5 6
6 Trần Thị Ngọc Diễm 4,9 5 4 4,5 7
7 Nguyễn Thị Thùy Dung 3,6 3 3 3 5
8 Trần Lê Minh Đạt 5,9 8 7 7,5 6
9 Cao Thị Thu Hằng 5,6 6 5 5,5 5
10 Ngô Đình Vũ Hải 5,1 5 4 4,5 5
11 Lê Thanh Hưng 5,4 7 5 6 6
12 Thái Thị Thanh Hương 5,3 4 4 4 7
13 Trần Thanh Huy 6,3 6 6 6 4
14 Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 7,0 8 8 8 8
15 Phạm Nguyễn Thùy Loan 5,1 8 7 7,5 4
16 Trần Hung Lộc 3,8 6 5 5,5 5
17 Phạm Thị Trúc Ly 4,4 4 3 3,5 4
18 Trần Thị Diễm My 5,5 5 5 5 6
19 Trần Quốc Nam 3,4 4 6 5 3
20 Lê Trọng Nghĩa 5,1 4 4 4 4
21 Nguyễn Trọng Nghĩa 4,1 7 6 6,5 3
22 Phan Hạnh Nguyên 5,4 5 4 4,5 6
23 Trần Ngọc Bảo Nguyên 4,7 8 7 7,5 3
24 Phạm Ngọc Nhi 5,4 8 8 8 6
25 Trần Lệ Phương Nhi 4,0 5 4 4,5 4
26 Huỳnh Thị Ngọc Nương 5,1 4 4 4 5
27 Cao Hoàng Phương 5,8 8 8 8 6
28 Hoàng Quân 6,4 5 5 5 5
29 Nguyễn Vương Quốc 5,3 4 5 4,5 7
30 Trịnh Quốc Tân 4,1 4 6 5 7
31 Bùi Thị Mộng Thu 4,3 8 8 8 4
32 Hồ Minh Tiến 5,3 7 7 7 5
33 Hồ Ngọc Tram 4,9 5 5 5 6
34 Phạm Thị Thùy Trang 4,3 3 6 4,5 4
35 Trần Thanh Trang 4,6 8 8 8 7
36 Nguyễn Trọng Trí 4,8 8 7 7,5 5
37 Huỳnh Thị Khánh Trinh 4,9 8 8 8 5
38 Huỳnh Thanh Trúc 4,6 7 5 6 6
39 Nguyễn Anh Tuấn 3,7 7 7 7 3
40 Nguyễn Thanh Tuấn 5,3 7 9 8 7
41 Nguyễn Thanh Tuấn 5,9 7 9 8 5
42 Hà Cẩm Tú 6,3 7 5 6 4
43 Lê Thị Cẩm Vân 4,9 5 6 5,5 6
44 Nguyễn Thị Vân 4,2 8 7 7,5 4
45 Phạm Thu Thảo 7,9 9 9 9 7
46 Lê Hoàng Ân 5,6 4 4 4 6
47 Trần Tuấn Anh 5,9 5 5 5 5
48 Nguyễn Thị Mỹ Chi 2,1 3 3 3 3
49 Lê Minh Dũng 3,1 6 4 5 5
50 Lý Trần Thanh Duy 5,1 9 7 8 7
51 Trần Nghĩa Đạt 4,8 7 5 6 8
52 Trần Hiếu Để 4,2 5 4 4,5 5
53 Nguyễn Thị Thúy Hằng 5,4 4 3 3,5 4
54 Lê Thị Thu Hồng 3,8 3 3 3 4
55 Nguyễn Thị Hồng 6,5 8 7 7,5 9
56 Vương Đức Hòa 1,9 6 5 5,5 4
57 Lê Quốc Hùng 2,5 5 4 4,5 2
58 Phan Minh Hùng 3,9 4 3 3,5 5
59 Tạ Tiến Hùng 4,3 7 6 6,5 4
60 Hồ Tuấn Khanh 4,8 7 6 6,5 5
61 Nguyễn Thị Kim Lan 3,6 8 6 7 4
62 Phạm Thị Ngọc Linh 3,8 6 5 5,5 5
63 Võ Thị Xuân Nhã 3,8 4 4 4 3
64 Nguyễn Tấn Phát 2,6 4 4 4 2
65 Trần Thanh Phát 4,2 3 2 2,5 4
66 Nguyễn Thanh Phong 4,1 4 4 4 5
67 Đinh Quốc Phong 5,3 8 6 7 7
68 Đỗ Thanh Phong 3,7 7 6 6,5 2
69 Nguyễn Thị Trúc Phương 3,0 4 5 4,5 2
70 Lê Quốc Phú 4,0 4 4 4 6
71 Phạm Thanh Sơn 2,8 4 5 4,5 5
72 Đỗ Hoàng Tâm 2,6 5 4 4,5 3
73 Đoàn Hoàng Tấn 3,7 5 5 5 5
74 Nguyễn Hà Thanh Thảo 5,5 7 9 8 8
75 Lê Thanh Minh Thư 4,5 5 4 4,5 6
76 Phạm Thị Cẩm Thu 3,4 5 6 5,5 5
77 Nguyễn Thị Diễm Thúy 3,7 7 5 6 3
78 Nguyễn Ngọc Tiền 3,2 4 4 4 4
79 Vũ Thị Bích Trâm 5,0 8 8 8 4
80 Nguyễn Trung Trực 4,4 5 4 4,5 5
81 Hồ Thị Minh Tuyền 3,2 7 6 6,5 4
82 Dương Triều Vĩ 1,8 4 3 3,5 3
83 Phạm Thị Xuân Yến 3,1 5 4 4,5 4
Bảng điểm nhóm đối chứng
TT HỌ VÀ TÊN KIỂM
TRA
1 Lê Thị Ngọc An 5
2 Nguyễn Thế Ba 5
3 Hạng Lê Quốc Bảo 7
4 Nguyễn Thị Ngọc Bích 5
5 Phan Nguyễn Thái Châu 4
6 Lý Đạt Cường 3
7 Hà Hữu Thanh Danh 4
8 Trần Công Danh 3
9 Lê Thị Hà 4
10 Lê Thị Diệu Hiền 7
11 Nguyễn Tiêu Phương Hiền 7
12 Bùi Thị Hiệp 6
13 Lê Hoàng Hiệp 4
14 Tăng Thị Thanh Hiếu 3
15 Nguyễ Thị Mỹ Huyền 5
16 Lê Vĩ Khang 2
17 Huỳnh Thị Lắm 4
18 Võ Diệp Thanh Liêm 5
19 Ngụy Hoàng Trúc Linh 7
20 Trần Thị Cẩm Linh 4
21 Lâm Thị Ngọc Mai 4
22 Huỳnh Thục Nguyên 3
23 Nguyễn Thị Nguyện 4
24 Nguyễn Huy Nhàn 4
25 Phan Thị Yến Nhi 4
26 Trần Cao Minh Nhựt 2
27 Trần Thị Yến Nhung 5
28 Nguyễn Trấn Quốc 6
29 Nguyễn Thái Sơn 4
30 Phan Tấn Thọ 4
31 Ngô Thị Thanh Thủy 3
32 Lưu Thị Thùy Trang 4
33 Nguyễn Thị Thùy Trang 3
34 Lê Tú Trinh 3
35 Nguyễn Lê Anh Tùng 5
36 Hồ Trần Phương Uyên 5
37 Nguyễn Ngọc Phương Uyên 6
38 Lê Anh Vững 3
39 Nguyễn Hoài Vũ 3
40 Nguyễn Thị Oanh Vũ 4
41 Abuamina 2
42 Lê Thúy Anh 4
43 Hồ Thị Cẩm 3
44 Lê Công Cường 3
45 Đoàn Nguyễn Dương 2
46 Nguyễn Thanh Dũng 5
47 Trần Chí Dũng 3
48 Nguyễn Xuân Đạt 2
49 Phạm Hoàng Ngọc Hân 3
50 Đặng Thị Như Hậu 5
51 Nguyễn Thị Hằng 3
52 Phan Minh Hải 4
53 Nguyễn Thành Huy 3
54 Lê Sơn Khoa 5
55 Trần Văn Kiệt 4
56 Huỳnh Thị Thu Lan 4
57 Nguyễn Thành Long 3
58 Diêm Đăng Minh 4
59 Lê Trường Nam 4
60 Nguyễn Thị Bích Ngọc 6
61 Huỳnh Thị Cẩm Nhuần 6
62 Nguyễn Hữu Quang 3
63 Ngô Quang Sang 3
64 Lê Hoàng Sáng 5
65 Cao Thanh Sơn 6
66 Nguyễn Quốc Tân 3
67 Nguyễn Trung Tâm 7
68 Lưu Quốc Tài 6
69 Nguyễn Thanh Tài 2
70 Nguyễn Châu Thanh 5
71 Lê Văn Thành 8
72 Nguyễn Công Thiện 5
73 Hoàng Nguyễn Anh Thư 4
74 Đặng Huy Tộ 5
75 Huỳnh Thanh Toàn 6
76 Đỗ Thanh Toàn 6
77 Nguyễn Bá Tước 3
78 Nguyễn Hoàng Minh Triết 7
79 Lê Đào Minh Trung 4
80 Đặng Thế Trung 5
81 Điệc Thị Thanh Trúc 4
82 Nguyễn Minh Tuấn 5
83 Lê Thị Hồng Vân 4
84 Huỳnh Quang Vinh 3
85 Trương Hồ Phi Yến 5
86 Trần Hoài Yến 3
Phụ lục 3.Bài làm và ý kiến của học sinh
Phụ lục 4.Bài thu hoạch của học sinh (đính kèm trong dĩa CD)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vandungdayhoctheochudet.pdf