Tài liệu Luận văn Vấn đề triển vọng và những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc: Luận văn
Triển vọng và những giải
pháp nhằm thúc đẩy quan
hệ kinh tế - thương mại
giữa Việt Nam và Trung
Quốc
1
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương 1: TIỀM NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA MỐI QUAN
HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT
NAM - TRUNG QUỐC
2
I. Tiềm năng của mối quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam
- Trung Quốc
2
1. Về mặt chính trị 2
2. Về mối quan hệ giữa các ngành, các địa phương 3
3. Về việc giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ 3
4. Tiềm năng xuất phát từ hai bên 4
5. Lợi thế so sánh trong trao đổi hàng hóa qua biên giới Việt
Nam - Trung Quốc
7
6. Các hiệp định và thỏa thuận 8
Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ -
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC
14
I. Quan hệ thương mại 14
1. Những đặc điểm trong quan hệ thương mại Việt Nam -
Trung Quốc
14
2. Cơ sở phát triển thương mại Việt Nam - Trung Quốc 18
3. Diễn biến của trao đổi mậu dịch song phong 19
4. Tình hình buôn bán qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc 21
5. N...
46 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 961 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Vấn đề triển vọng và những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Triển vọng và những giải
pháp nhằm thúc đẩy quan
hệ kinh tế - thương mại
giữa Việt Nam và Trung
Quốc
1
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương 1: TIỀM NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA MỐI QUAN
HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT
NAM - TRUNG QUỐC
2
I. Tiềm năng của mối quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam
- Trung Quốc
2
1. Về mặt chính trị 2
2. Về mối quan hệ giữa các ngành, các địa phương 3
3. Về việc giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ 3
4. Tiềm năng xuất phát từ hai bên 4
5. Lợi thế so sánh trong trao đổi hàng hóa qua biên giới Việt
Nam - Trung Quốc
7
6. Các hiệp định và thỏa thuận 8
Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ -
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC
14
I. Quan hệ thương mại 14
1. Những đặc điểm trong quan hệ thương mại Việt Nam -
Trung Quốc
14
2. Cơ sở phát triển thương mại Việt Nam - Trung Quốc 18
3. Diễn biến của trao đổi mậu dịch song phong 19
4. Tình hình buôn bán qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc 21
5. Những kết quả chủ yếu 26
6. Những vấn đề tồn tại
II. Quan hệ đầu tư 30
1. Hạng mục và cơ cấu đầu tư 30
2. Những đặc điểm trong quan hệ đầu tư Việt Nam - Trung Quốc 31
3. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam 31
4. Viện trợ phát triển 35
III. Đánh giá tổng quát 36
Chương 3: TRIỂN VỌNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ KINH TẾ -
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC
38
I. Triển vọng 38
II. Những giải pháp 39
Kết luận 42
2
LỜI NÓI ĐẦU
Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng núi sông liền một dải,
nhân dân hai nước vốn có tình hữu nghị truyền thống lâu đời, 50 năm trước đây,
ngày 18 tháng 1 năm 1950, Trung Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt
Nam, là một nước thiết lập quan hệ ngoại giao đầu tiên với Việt Nam. Nửa thế
kỷ qua, trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước của
Việt Nam cũng như trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa của mỗi nước,
nhân dân hai nước đã kề vai sát cánh, nhường cơm sẻ áo, chia ngọt sẻ bùi. Đúng
như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Mối tình thắm thiết Việt Hoa, vừa là đồng
chí, vừa là anh em". Sau một thời gian dài gián đoạn từ năm 1991, Việt Nam -
Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ, mở cửa biên giới cho nhân
dân và các doanh nghiệp hai nước thông thương. Đồng thời với sự phát triển
quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực đã nảy sinh nhiều vấn đề
buộc chúng ta cần phải nhìn nhận và đánh giá lại một cách đúng đắn hơn trong
tình hình mới.
Chúng tôi đã lựa chọn đề tài này với mục đích xem xét những tiềm năng
có thể khai thác được và vai trò của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đối với nền
kinh tế hai nước, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy triển vọng
của mối quan hệ này. Trong khuôn khổ hạn hẹp của một bài tiểu luận, đề tài chỉ
giới hạn trong phạm vi nghiên cứu mối quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam
- Trung Quốc đặc biệt từ sau khi bình thường hóa quan hệ (1991).
Nội dung của tiểu luận sẽ gồm 3 chương:
Chương 1: Tiềm năng và vai trò của mối quan hệ kinh tế - thương mại
Việt Nam - Trung Quốc.
Chương 2: Thực trạng quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Trung
Quốc.
Chương 3: Triển vọng và những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh
tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.
3
Chương 1
TIỀM NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA MỐI QUAN HỆ
KINH TẾ - THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
I. TIỀM NĂNG CỦA MỐI QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT
NAM - TRUNG QUỐC
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng "núi liền núi, sông liền sông".
Do điều kiện địa lý tự nhiên đó và một số nhân tố khác nữa, cho nên
ngay từ trước công nguyên giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có mối quan hệ
lịch sử và chính trị, giao lưu kinh tế và văn hóa với nhau. Cùng với thời gian,
mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực đó không ngừng được duy trì củng cố và phát
triển. Chúng ta có thể tìm được không mấy khó khăn những ghi chép trong sử
cũ của cả Trung Quốc lẫn Việt Nam nói về giao lưu kinh tế và văn hóa giữa hai
nước trong thời kỳ cổ trung đại. Đến thời kỳ cận đại, mối quan hệ kinh tế đó
được mở rộng và phát triển thêm một bước. Đặc biệt, từ khi hai nước bình
thường hóa trở lại tháng 11/1991, mối quan hệ đó ngày một có những biểu hiện
tốt đẹp hơn.
Để duy trì và củng cố mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc,
chúng ta phải phân tích để thấy rõ tiềm năng của mối quan hệ này.
1. Về mặt chính trị
Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng nổi bật- đó là: cùng
do Đảng Cộg sản lãnh đạo, đang xây dựng CNXH theo đặc điểm và tình hình
mỗi nước, đều xúc tiến công cuộc cải cách và đổi mới, thực hiện mở cửa với thế
giới. Từ những nét tương đồng đó, hai nước càng có điều kiện trao đổi và học
tập kinh nghiệm lẫn nhau trong xây dựng và phát triển đất nước. Đó là thuận lợi
cơ bản mà hai nước cần phát huy vì lợi ích mỗi dân tộc.
Hơn nữa, trong thời gian gần đây, các cồng chí lãnh đạo cấp cao thường
xuyên thăm viếng lẫn nhau. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân, Thủ
tướng Lý Bằng, Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương chính trị Lý Thụy Hoàn, Ủy
viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Kiều
Thạch, đã lần lượt sang thăm Việt Nam. Các đồng chí ủy viên thường vụ Bộ
Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 7, khóa 8
cũng đã sang thăm Trung Quốc. Riêng kế từ năm 1998 đến nay, các đồng chí
lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam như Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, Thủ
tướng Phan Văn Khải, ủy viên thường vụ, thường trực Bộ Chính trị Phan Thế
Duyệt và Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng cũng đã lần lượt sang
thăm Trung Quốc. Về phía Trung Quốc, đồng chí ủy viên thường vụ Bộ Chính
trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào và
thủ tướng Chu Dung Cơ đã sang thăm Việt Nam. Các đồng chí lãnh đạo Đảng
và Nhà nước hai nước đã trao đổi ý kiến một cách sâu rộng về các vấn đề trọng
đại quan hệ song phương và đi đến nhiều nhận thức chung, đã phát huy tác
dụng hết sức to lớn đối với việc tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau,
thúc đẩy sự hợp tác hữu nghị cũng như giải quyết các vấn đề tồn tại giữa hai
nước do lịch sử để lại. Đặc biệt tháng 2 năm 1999 tại Bắc Kinh, Tổng bí thư
4
Giang Trạch Dân và Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã tiến hành cuộc gặp mang tính
chất lịch sử, hai bên công bố "Tuyên bố chung", cùng xác định khuôn khổ về
quan hệ hai Đảng, hai nước bằng 16 chữ vàng là láng giềng hữu nghị, hợp tác
toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, đánh dấu quan hệ Trung - Việt
đã bước sang một giai đoạn phát triển mới.
2. Về mối quan hệ giữa các ngành, các địa phương
Thời gian qua, các đoàn đại biểu Đảng, chính quyền, bộ đội, đoàn thể
nhân dân cũng như các tỉnh, thành phố giữa hai nước đi lại nhộn nhịp, lĩnh vực
hợp tác không ngừng được mở rộng. Hàng năm đều có hơn 100 đoàn chính
thức thăm viếng lẫn nhau. Theo thống kê chưa đầy đủ, riêng năm 1999, hai bên
đã trao đổi 146 đoàn chính thức ở cấp bậc khác nhau, trong đó gần 80 đoàn
thuộc cấp từ thứ trưởng trở lên. Bộ trưởng Quốc phòng hai nước và tổng tham
mưu trưởng, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và Tổng cục Hậu cần cũng như các
tướng lĩnh lục, hải, không quân của quân đội hai nước đều thăm viếng lẫn nhau.
Sự trao đổi giữa các quân khu vùng biên giới hai nước cũng đã được từng bước
triển khai. Đến nay, bưu chính viễn thông... đã toàn bộ được khai thông. Hai
nước đã ký kết hơn 30 văn kiện hợp tác gồm các lĩnh vực kinh tế thương mại,
khoa học kỹ thuật, văn hóa giáo dục, giao thông vận tải, lãnh sự, tư pháp, hải
quan, du lịch... Thủ đô Bắc Kinh đã kết nghĩa với thủ đô Hà Nội. Thành phố
Thượng Hải đã kết nghĩa với thành phố Hồ Chí Minh. Mười mấy tỉnh của Trung
Quốc như: tỉnh Hà Bắc, Giang Tô, Sơn Đông, Tứ Xuyên... và các tỉnh hữu quan
của Việt Nam đã cử đoàn thăm viếng lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm xây dựng
kinh tế và triển khai hợp tác kinh tế với các hình thức khác nhau. Chúng tôi
nghĩa rằng, Trung Quốc và Việt Nam đều đang thực hiện sự chuyển đổi từ kinh
tế kế hoạch sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cải cách
mở cửa của Trung Quốc và đổi mới ở Việt Nam có nhiều nét tương đồng và
tương tự về mục tiêu cũng như về cách là việc bước đi. Việc trao đổi kinh
nghiệm giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực là điều rất cần thiết và bổ ích cho cả
hai bên, đã và sẽ góp phần quan trọng vào việc bổ sung cho nhau, cùng nhau
phát triển.
3. Về giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ
Nhờ sự quan tâm đích thân và chỉ đạo trực tiếp của các đồng chí lãnh
đạo cấp cao hai nước, đặc biệt là hai đồng chí Tổng Bí thư của hai Đảng, nhờ sự
cố gắng chung và hợp tác chặt chẽ giữa các chuyên gia hai nước trong vòng 8
năm, ngày 30 tháng 12 năm 1999, trước thềm năm mới và thiên niên kỷ mới,
thay mặt nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, đồng chí Bộ trưởng Ngoại giao Đường Gia Triền và đồng chí
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã chính thức
Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa hai nước. Đây là một sự kiện lớn có ý
nghĩa lịch sử. Sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hai nước cùng nhau xây dựng đường
biên giới vĩnh viễn hòa bình, ổn định và hữu nghị. Thành công của cuộc đàm
phán biên giới trên đất liền đã tăng thêm sự tin cậy giữa hai bên, đồng thời cũng
đã cung cấp những kinh nghiệm bổ ích để hai bên giải quyết các vấn đề tồn tại
khác. Việc hai nước Trung - Việt giải quyết thỏa đáng các tranh chấp về biên
5
giới trên đất liền và ký Hiệp ước cũng góp phần tích cực vào việc củng cố hòa
bình, ổn định trong khu vực cũng như trên thế giới.
Năm nay, hai nước sẽ tập trung giải quyết vấn đề phân định vịnh Bắc
Bộ. Hai bên cho rằng, với tinh thần "Đại cục làm trọng, nhân nhượng lẫn nhau,
công bằng hợp lý về hiệp thương hữu nghị", tận dụng những kinh nghiệm bổ
ích rút ra từ cuộc đàm phán biên giới trên đất liền, nhất định sẽ hoàn toàn thành
nhiệm vụ mà hai đồng chí Tổng bí thư giao phó, đi đến một giải pháp thỏa đáng
mà hai bên đều có thể chấp nhận. Và quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước
nhất định được phát triển lành mạnh, tốt đẹp hơn.
4. Tiềm năng xuất phát từ hai bên
a. Từ phía Việt Nam
+ Vị trí địa lý
Việt Nam là một dải đất hình cong chữ S, chạy dọc phía đông bán đảo
Đông Dương, vừa gắn liền với lục địa châu Á rộng lớn, vừa thông ra Thái Bình
Dương bao la.
Việt Nam có biên giới đất liền dài 3.730km. Phía Bắc giáp nước Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa với chiều dài biên giới 1.150km. Phía Tây giáp với
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trên chiều dài biên giới 1.650km và với vương
quốc Campuchia 930km. Phía đông, phía nam và phía tây nam giáp biển. Qua
biển đông và vịnh Thái Lan là Cộng hòa Philipin, Cộng hòa Indonexia, Cộng
hòa Singapore, Cộng hòa Brunei và Liên bang Malaysia.
Lãnh thổ toàn vẹn của Việt Nam bao gồm diện tích đất liền 330.991km2
và vùng biển rộng bao la. Vùng lãnh hải Việt Nam rộng 12 hải lý và vùng đặc
quyền kinh tế rộng 200 hải lý với diện tích khoảng 1 triêụ km2.
Hơn nữa, Việt Nam lại nằm trong khu vực Đông Nam Á - vùng đang có
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, có sức hấp dẫn lớn nhất trên thế
giới. Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc - một quốc gia có nền kinh tế đối
ngoại rất năng động, phong phú.
Thêm vào đó, chúng ta có chiều dài bờ biển 3.250km mà vận tải đường
biển hiện nay vẫn là một trong những hình thức vận tải chủ yếu nhất của thế
giới, tải trọng khoảng 80% khối lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của thế
giới. Những nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á cũng đều sử dụng vận
tải biển là chủ yếu. Đây là một lợi thế rất lớn của chúng ta so với Lào và
Campuchia và nhiều nước khác. Ngày nay, quá trình vận tải biển bằng container
có xu hướng phát triển lên càng cao làm cho quá trình vận chuyển hàng hóa
ngoại thương tăng lên nhanh. Trong khi chúng ta có nhiều cảng biển như Sài
Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cửa Lò, Cần Thơ... Đồng thời ven biển, nhất là từ
Phan Thiết trở vào, có nhiều cảng nước sâu đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế để
tàu trở container có thể cập bến an toàn quanh năm. Singapore đã giàu lên, trở
thành "con rồng" châu Á là nhờ có lợi thế vào vị trí cảng biển.
Trên trục đường sắt, đường bộ chúng ta đã xây dựng lâu đời đi sang
châu Á qua Trung Quốc...
+ Tài nguyên thiên nhiên:
6
Cho đến nay Việt Nam chưa đánh giá hết được tiềm năng khoáng sản
của mình trên cả hai mặt: số lượng lại cũng như trữ lượng của từng loại. Căn cứ
vào kết quả điều tra địa chất cũng có thể khẳng định: Ít ra Việt Nam cũng là
quốc gia có tiềm năng khoáng sản cỡ trung bình thế giới.
- Dầu mỏ: dầu mỏ hiện nay là nguồn tài nguyên mang lại cho nước ta nhiều
hy vọng nhất, với số lượng khai thác hàng năm gia tăng, mang lại nhiều ngoại tệ,
năm 1999 vừa qua kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ khoảng 2 tỷ USD.
Theo ước lượng ban đầu, trữ lượng dầu mỏ Việt Nam có thể đạt 3-4 tỷ
thùng và trữ lượng khí khoảng 50-70 tỷ m3. Dầu mỏ có thể được khai thác ở vịnh
Bắc Bộ, thềm lục địa khu vực Quảng Trị - Thừa Thiên và vùng thềm lục địa phía
nam...
- Tài nguyên khoáng sản đứng thứ hai là than đá với trữ lượng khoảng
36 tỷ tấn và mức khai thác xấp xỉ 10 triệu tấn/năm thì với tài nguyên đó cho
chúng ta khai thác còn lâu mới hết.
- Khoáng sản kim loại: khoáng sản kim loại tương đối đa dạng. Quặng
sắt được phát hiện ở nhiều nơi nhưng chủ yếu tập trung vào 3 khu vực: Tây Bắc,
Đông Bắc và khu bốn cũ. Khu vực Tây Bắc gồm các mỏ dọc sông Hồng trữ
lượng 125 triệu tấn. Khu vực Đông Bắc có 5 mỏ với tổng trữ lượng là 50 triệu
tấn. Khu bốn cũ đã tìm thấy sắt ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, trong
đó quan trọng nhất là mỏ Thạch Khê với trữ lượng dự báo 554 triệu tấn. Trong
số các khoáng sản kim loại màu, kim loại quý và hiếm trước hết phải kể đến
boxit. Việt Nam được đánh giá là một trong 6 quốc gia có trữ lượng bôxit lớn
nhất thế giới. Trữ lượng bôxit ở Tây Nguyên khoảng 6 tỷ tấn. Ngoài ra, chúng ta
còn có hàng chục loại kháng sản kim loại quý như vàng, kẽm, thiếc, đồng, chì,
đám hiếm...
- Về đất đai: diện tích đất cả nước khoảng 330.991km2 trong đó có tới
50% là đất dùng vào nông nghiệp và ngư nghiệp, cộng thêm khí hậu nhiệt đới
mưa nắng điều hòa cho phép chúng ta phát triển nông sản và lâm sản xuất khẩu
có hiệu quả kinh tế cao như: gạo, cao su, các nông sản nhiệt đới. Giá đất, nhà
hiện nay tại Việt Nam đã tăng 4-10 lần so với 3-4 năm về trước. Tuy nhiên so
với ngoại quốc, 1 căn hộ 4 x 20m có lầu tại San fransico (Hoa Kỳ) khoảng 200.000
USD, tại Nhật Bản khoảng 500-700.000 USD thì còn rất rẻ. Các nhà đầu tư nước
ngoài đến Việt Nam đã tìm được những mặt bằng với tiền thuê đất quá rẻ so với các
nước trên thế giới. Giá hàng nông sản rẻ như gạo xuất khẩu khoảng 180-200
USD/tấn, trong khi Nhật Bản đảm bảo cho nông dân họ là 500USD và Mỹ là 300
USD.
b. Từ phía Trung Quốc
Để đánh giá tiềm năng xuất phát từ phía Trung Quốc, ta hay xem xét sự
phát triển kinh tế của Trung Quốc và vị trí của nó trong nền kinh tế thế giới và
khu vực trong những năm gần đây:
Khi thế giới hiện đại đã bước vào thời kỳ công nghiệp và chuyển sang
thời kỳ hậu công nghiệp. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới thực hiện mở cửa
(từ cuối năm 1978), song đã đặt được kỳ tích, mức tăng trưởng kinh tế hàng
năm gần 10%, ngoại thương tăng trên 10% kéo dài liên tiếp hai thập kỷ vừa
7
qua. Đó là những mức tăng trưởng lớn hơn cả nước NIEs trước đây đã từng
làm thế giới kinh ngạc.
Trên cơ sở tiềm năng cho sự phát triển như tiềm lực thị trường to lớn;
nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú; nguồn tài nguyên con người dồi dào;
giá đất đai thấp... và sự khởi sắc nhờ chính sách cải cách mở cửa của Trung
Quốc sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong vài thập kỷ nữa và
cùng với sự tăng trưởng này, địa vị của nó trong nền kinh tế thế giới và khu vực
sẽ có những thay đổi lớn.
Theo một số dự tính từ năm 1991 đến 2010 nếu Trung Quốc có thể duy
trì tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 8,25% thì GDP năm 2010 là 8600 tỷ
nguyên; đến năm 2000 dân Trung Quốc sẽ là 1,3 tỷ người, năm 2010 sẽ là 1,46
tỷ người, do vậy GDP tính teo đầu người sẽ là 6000 nguyên. Dù tính theo
phương pháp PPP (bình quân sức mua) hay theo tỷ giá năm 1990 (1USD = 4,7
nguyên) thì GDP của Trung Quốc lúc đó cũng đứng vào các nước hàng đầu thế
giới chỉ kém Mỹ và Nhật Bản.
Nếu từ 2010 đến 2020, kinh tế Trung Quốc duy trì được tốc độ tăng
trưởng bình quân hàng năm 6,8% thì GDP năm 2020 sẽ đạt 16.655,9 tỷ nguyên,
đứng hàng ba nước đứng đầu thế giới.
Hoặc theo cách tính của Kissinger ngoại trưởng Mỹ thì "Trung Quốc sẽ
xuất hiện với tư cách là một siêu cường non trẻ khi thu nhập bình quân đầu
người ở Trung Quốc đạt mức Hàn Quốc hiện nay, tổng sản phẩm quốc dân này
sẽ gấp hai lần Mỹ...".
Cùng với sự tăng trưởng nhanh, kết cấu kinh tế Trung Quốc từ 1996
đến 2010 sẽ có những biến đổi lớn. Nổi bật là sự phát triển nhanh của công
nghiệp, đặc biệt là ngành chế tạo, tiếp đến là các ngành công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng, công nghiệp hóa nặng. Tiến trình công nghiệp hóa, thị trường
hóa mạnh mẽ sẽ dẫn đến sự tăng tiến liên tục tỷ trọng của khu vực dịch vụ.
Điều có thể thấy là Trung Quốc sẽ tiếp tục chính sách mở cửa, mối liên
hệ giữa Trung Quốc với thế giới và khu vực sẽ ngày càng mật thiết. Nhiều dự án
cho rằng tốc độ bình quân hàng năm của ngoại thương sẽ tiếp tục cao ngang tốc
độ tăng GNP, dự kiến đến năm 2010 quy mô xuất khẩu sẽ đạt khoảng 400 tỷ
USD. Cơ cấu hàng xuất khẩu sẽ có những thay đổi lớn, chuyển từ các mặt hàng
giá trị gia tăng thấp sang các mặt hàng giá trị gia tăng cao, hàm lượng khoa học
công nghệ cao là chủ yếu vào năm 2010.
Chính sách quan trọng của Trung Quốc trong thời gian qua là tích cực
thu hút đầu tư nước ngoài. Thời kỳ từ 1980 đến 1994 Trung Quốc đã thu hút
được 200 tỷ USD vốn nước ngoài, trong đó khoảng một nửa là tiền vay và một
nửa là FDI. Dự kiến thời gian tới vẫn tiếp tục thu hút vốn nước ngoài song có sự
điều chỉnh nhất định về hướng đầu tư.
Quy mô của nền kinh tế Trung Quốc trong thế kỷ tới càng hùng vĩ hơn
khi ta xem xét Hồng Kông, Ma Cao trở về Trung Quốc, và quan hệ kinh tế mật
thiết giữa Trung Quốc và Đài Loan trong chiến lược "một quốc gia hai chế độ".
Trên mọi phương diện đều cho thấy hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương đã không thể thiếu sự tham gia của Trung Quốc. Trước hết, dân số
8
Trung Quốc chiếm gần 70% dân số khu vực này, GDP đứng thứ ba, chỉ sau Mỹ,
Nhật Bản, xuất khẩu đứng thứ tư sau Mỹ, Nhật Bản, Canada. Mặt khác, 70%
ngoại thương Trung Quốc được thực hiện với các nước châu Á - Thái Bình
Dương. Phần lớn các bạn hàng quan trọng của Trung Quốc đều là các nước
châu Á - Thái Bình Dương. Trong gần 100 tỷ USD FDI đổ vào Trung Quốc thời
gian qua từ hơn 60% đến từ các nước châu Á - Thái Bình Dương. Thứ hai, ưu
thế nổi bật của thị trường Trung Quốc với các bạn hàng châu Á -Thái Bình
Dương là khả năng bổ sung cho nhau về các mặt tài nguyên, nhân lực, tiền vốn
kỹ thuật để cùng phát triển. Trong hợp tác, mọi phía đều phát huy được lợi thế
so sánh của mình trong thời gian tương đối dài, do đó đều có thể trở thành bạn
hàng chiến lược của nhau. Ba là, cùng với sự đẩy mạnh thu hút vốn nước ngoài
và sự phát triển nhanh các xí nghiệp "ba nguồn vốn" tỷ trọng xuất khẩu của xí
nghiệp "ba nguồn vốn" trong tổng ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đã chiếm
gần một nửa. Điều này cho thấy kinh tế Trung Quốc đã cuốn sâu vào phân công
lao động quốc tế. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế ở các nước châu Á
-Thái Bình Dương đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dịch nâng
cấp kết cấu kinh tế ở Trung Quốc, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa Trung
Quốc với các nước châu Á - Thái Bình Dương ngày càng chặt chẽ. Nó phản ánh
một hiện thực khách quan là Trung Quốc cần các nước châu Á - Thái Bình
Dương và các nước châu Á - Thái Bình Dương cũng cần Trung Quốc.
5. Lợi thế so sánh trong trao đổi hàng hóa qua biên giới Việt - Trung
Buôn bán qua biên giới Việt - Trung từ chỗ chỉ chiếm 2% tổng buông
bán của Việt Nam, năm 1990 đã tăng lên 4%, đến năm 1991 - 1999 thì chừng 6-
7%. Vậy buôn bán qua biên giới cũng giữ một tỷ trọng khá lớn trong tổng buôn
bán của Việt Nam. Do đó để phát triển quan hệ thương mại - kinh tế giữa Việt
Nam - Trung Quốc, ta cần xem xét đén những lợi thế so sánh có thể khai thác
trong quan hệ thương mại.
Phải khẳng định rằng, tiềm năng trao đổi hàng hóa qua biên giới Việt -
Trung mà chúng ta phải tính của khai thác còn rất lớn.
Việt Nam hoàn toàn có thể tăng cường xuất khẩu hàng hóa sang Trung
Quốc. Chẳng hạn, qua Hội chợ thương mại Quốc tế Móng Cái lần thứ nhất
(ngày 16-20/1/1997) đã cho thấy thêm mặt hàng mạnh của Việt Nam (so với
hàng Trung Quốc) như các sản phẩm của Công ty Xuân Hòa, Nhà máy đồ hộp
Hạ Long, Công ty Mỹ nghệ Vân Hà (Đông Anh - Hà Nội), Công ty mỹ nghệ
Trường Sơn (Từ Sơn - Bắc Ninh)... Ở đây chỉ xin chỉ đi sâu vào mặt hàng máy móc
thiết bị mà hiện nay chúng mới chỉ chiếm 1% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của
Việt Nam. Khả năng mở rộng xuất khẩu máy móc thiết bị sang Trung Quốc thể hiện
ở chỗ:
- Theo báo cáo của Tổng Công ty động lực và máy nông nghiệp, mặt
hàng cơ khí của ta đã bắt đầu xuất khẩu sang các nước Indonesia, Đài Loan,
Hồng Kông... Ví dụ: xuất 200 bộ máy xát gạo cho Indonesia và Miến Điện,
40.000 bộ ru lo xát gạo cho Yanma, 50 mẫu máy càng tay hai bánh với cỡ công
suất 6, 10, 5, 13 và 15 mã lực sang ASEAN.
9
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng có vai trò trong
hoạt động xuất khẩu. Hoàn toàn có thể hy vọng rằng khu vực này sẽ chinh phục
được thị trường Trung Quốc.
- Thực tế Trung Quốc có nhu cầu lớn về nhập khẩu máy móc, thiết bị từ
bên ngoài. Chẳng hạn trong số 185 tỷ USD nhập khẩu năm 1994, tỷ trọng máy
móc thiết bị chiếm 16%, thiết bị vận tải chiếm 6%.
- Biên giới Việt - Trung dài 1150 km chạy qua 156 xã thuộc 31 huyện
của 6 tính phía Bắc Việt Nam, trong đó có những vị trí có địa lý kinh tế lợi hại
trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. Lào Cai là một điển hình. Vùng Tây
Nam Trung Quốc rất rộng lớn, khả năng xuất khẩu cũng rất lớn, nhưng lại ở xa
các cửa biển của Trung Quốc. Nếu nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai, đường
biển chỉ còn 600 km, rút ngắn độ dài giao thông gấp 4-5 lần. Như vậy, Lào Cai
có thể trở thành đầu cầu cho vùng Tây - Nam vươn ra biển, và do đó, là đầu mối
lý tưởng tái xuất hàng của các nước qua Việt Nam và Trung Quốc. (Đương
nhiên ưu thế này đã bị mờ nhạt bởi Hiệp định quá cảnh Việt - Trung ký ngày 9-
4-1994 tại Hà Nội: cho phép hàng hóa của CHND Trung Hoa đưa về từ nước thứ
ba được qua lãnh thổ Việt Nam, qua các cửa khẩu Hữu Nghị, Đồng Đăng, Lào Cai,
Móng Cái).
- Hiện tại lực lượng tham gia quan hệ với Việt Nam của phía Trung
Quốc còn khá hạn hẹp. Đó là chủ yếu là các công ty cấp tỉnh, huyện của các tỉnh
phía Nam như Quảng Tây, Vân Nam, Hải Nam... và thêm một số tỉnh như
Quảng Tây, Tứ Xuyên... Số công ty thuộc Bộ kinh tế mậu dịch Trung Quốc
quản lý tham gia rất ít.
Mặt khác, các tỉnh giáp Việt Nam tuy có diện tích lớn (gần bằng diện
tích Việt Nam), dân số đông (gấp 2,5 lần dân số Việt Nam), nhưng cũng là vùng
kinh tế chậm phát triển. Sản xuất công nghiệp chỉ dồi dào ở phần giáp biển Thái
Bình Dương của tỉnh Quảng Đông, tuy nhiên, cả chất lượng và số lượng đều
thua kém công nghiệp trung ương.
Như vậy, nếu mở rộng và tiến sâu vào quan hệ với lục địa của Trung
Quốc, Việt Nam sẽ còn phát huy hơn nữa lợi thế của mình và khai thác hơn nữa
lợi thế của Trung Quốc.
6. Các hiệp định và thỏa thuận
Từ sau khi quan hệ chính trị Việt Nam - Trung Quốc được bình thường
hóa (tháng 11/1991), nhất là từ sau khi hai nước ký kết với nhau một số hiệp
định về quan hệ biên giới hai nước, về trao đổi thương mại và hợp tác - kỹ thuật
giữa hai nước như: Hiệp định mậu dịch giữa hai nước, Hiệp định tạm thời giải
quyết công việc vùng biên giới, Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung
Quốc, Hiệp định về giao thông vận tải giữa hai nước (đường bộ, hàng không,
hàng hải, đường sắt), Hiệp định khuyến khích và đảm bảo đầu tư, Hiệp định
hợp tác kinh tế - kỹ thuật Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định biên giới trên đất
liền... thì mối quan hệ hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại giữa hai nước Việt -
Trung được mở ra dựa trên cơ sở pháp lý về quy mô và nâng cao về chất lượng.
Dưới đây là một số hiệp định liên quan đến quan hệ kinh tế - thương mại:
1. Hiệp định thương mại
10
Ký ngày 7/12/1991 tại Bắc Kinh. Hiệp định quy định hai bên buôn bán
theo tập quán quốc tế, chỉ áp dụng tối huệ quốc trong hai lĩnh vực thuế hải quan
và thủ tục hải quan, việc buôn bán thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa các công
ty và các thực thể kinh tế có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu (phía Việt Nam:
do Bộ thương mại cấp giấy kinh doanh xuất nhập khẩu. Phía Trung Quốc: do
Bộ kinh tế và mậu dịch đối ngoại Trung Quốc báo cho Việt Nam biết và thường
xuyên nhắc lại. Chỉ có các công ty do Bộ này cấp quyền kinh doanh xuất nhập
khẩu mới có tư cách ký hợp đồng xuất nhập khẩu đối ngoại), hợp đồng ký kết
theo tập quán quốc tế, trên cơ sở quốc tế, thanh toán bằng đồng tiền tự do
chuyển đổi qua ngân hàng, ngoài buôn bán dùng tiền có thể dùng các dạng
buôn bán khác (ví dụ hàng đổi hàng...) nhưng vẫn phải thanh toán qua ngân
hàng.
Hoạt động tiếp xúc mậu dịch (triển lãm, quảng cáo...) bên này tiến hành
trên đất bên kia phải do các cơ quan chuyên trách về xúc tiến mậu dịch thực
hiện.
Ngoài buôn bán xuất nhập khẩu còn buôn bán dân gian với nội dung
trao đổi hàng hóa theo truyền thống giữa các cư dân thường trú ở khu vực biên
giới hai bên, không mang tính chất kinh doanh, mua bán kiếm lời.
2. Hiệp định hợp tác kinh tế
Hiệp định này ký ngày 14/2/1992 quy định những nguyên tắc chung
nhất cho hợp tác kinh tế giữa hai bên trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn
trọng luật pháp hai nước, luật đầu tư nước ngoài của mỗi bên,quy định các hình
thức hợp tác như liên doanh, đầu tư, thầu công trình...
3. Hiệp định tạm thời giải quyết các công việc trên vùng biên giới
Ký ngày 7/12/1991 tại Bắc Kinh. Hiệp định quy định về cửa khẩu cho
hàng qua lại, trong 21 cặp cửa khẩu chỉ có 7 cửa khẩu quốc gia. Trong 7 cửa
khẩu quốc gia, chỉ có 4 cửa khẩu quốc tế là: (Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, Lào
Cai - Hà Khẩu, Đồng Đăng - Bằng Tường, Móng Cái - Đông Hưng) trong đó
Đồng Đăng - Bằng Tường là cửa khẩu đường sắt. Hàng hóa xuất nhập khẩu của
các nước thứ 3 chỉ được qua 4 cửa khẩu này, không được qua các cửa khẩu
khác.
4. Hiệp định hàng hải
Ký ngày 8/3/1992 tại Bắc Kinh. Hiệp định hàng hải quy định các
nguyên tắc về hợp tác hai bên trong lĩnh vực hàng hải, trong đó có: hai bên cho
phép tàu của nước kia vào làm hàng tại các cảng của nước mình như các tầu cá
nước khác, theo đúng quy định hiện hành về hàng hải của mình.
5. Hiệp định về quá cảnh hàng hóa
Mới ký tắt 12/1993 chưa ký chính thức. Tại hiệp định này hai bên thỏa
thuận đồng ý cho hàng của bên kia được quá cảnh qua đất mình.
Ngoài ra, còn có các hiệp định như:
+ Hiệp định về thanh toán ngân hàng ký 5/1993.
+ Hiệp định về hàng không 5/3/1992.
+ Thỏa thuận phối hợp kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ký
cuối năm 1992.
11
+ Biên bản hội đàm giữa hai đoàn chuyên viên thương mại hai nước
(7/1993). Biên bản này xác nhận có tình hình buôn bán lộn xộn ở biên giới mà
cả hai bên đều không quản lý được và khẳng định cần phải thúc đẩy buôn bán
hai nước theo đúng các quy định của hiệp định thương mại đã ký 11/1991.
+ Biên bản hội đàm giữa hai đoàn chuyên viên về thi hành Hiệp định
tạm thời giải quyết các công việc trên vùng biên giới (1/1994). Về thương mại,
biên bản này xác nhận việc buôn bán của hai bên cần phải được thực hiện theo
đúng các quy định của hiệp định thương mại đã ký 11/1991.
+ Thỏa thuận về hỗ trợ và hợp tác và thỏa thuận về hợp tá chống buôn
lậu giữa hải quan hai nước (11/1993).
II. VAI TRÒ CỦA MỐI QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT NAM -
TRUNG QUỐC
1. Đối với Trung Quốc
Xuất phát từ bối cảnh gần, Trung Quốc có thể sử dụng thị trường Việt
Nam để giải quyết một phần khó khăn kinh tế - thương mại kỹ thuật của mình
bao gồm:
- Tiêu thụ hàng hóa kỹ thuật và chất lượng thấp và trung bình sang Việt
Nam, một thị trường lớn gần 80 triệu người và ở gần. Các hàng ấy chủ yếu là
các hàng Trung Quốc đang tồn đọng (vật liệu xây dựng, sắt thép thông thường,
hóa chất, máy và thiết bị truyền thống chủ yếu là máy động lực cỡ nhỏ, máy
nông nghiệp, thiết bị phụ tùng lẻ... và các hàng tiêu dùng).
- Sau khi khôi phục giao lưu buôn bán với Việt Nam, Trung Quốc có
thể phát triển được khu vực Tây Nam rộng lớn bao gồm các tỉnh Tứ Xuyên, Quý
Châu, Tây Tạng, Vân Nam, Quảng Tây.
Trước hết, ta hãy xem xét tình trạng của các tỉnh này:
Vân Nam và Quảng Tây là những vùng xa trung tâm và xa biển (Vân
Nam không tiếp giáp với biển), trình độ phát triển sản xuất, khoa học kỹ thuật
và mức độ thâm nhập của cải tổ kinh tế tương đối thấp. Do đường vận tải không
thuận lợi, Chính phủ trung ương Trung Quốc gặp khó khăn trong việc bảo trợ
tích cực cho sự phát triển của hai khu vựcnày.
* Hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đang gặp khó khăn kinh tế sau đây:
+ Theo đường lối tự lực cánh sinh, hai tỉnh này phát triển toàn diện các
ngành sản xuất công nghiệp. Nhưng trình độ kỹ thuật còn thấp, nên sản phẩm
công nghiệp của họ không đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Họ
gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm này, để thu hồi vốn và để đầu tư kỹ thuật
mới. Các sản phẩm tương đối thấp này đang bị ứ thừa, gây trở ngại to lớn cho nền
kinh tế. Trong đó một số sản phẩm thừa ứ tới mức nghiêm trọng như hóa chất.
+ Lương thực và năng lượng nhìn chung bị thiếu hụt
+ Thiếu một số sản phẩm cần thiết: cao su đối với Quảng Tây (Vân
Nam còn trồng được cao su), thủy sản, lương thực, thịt gia súc đối với Quảng
Tây.
Nhưng nhìn chung, đối với hai tỉnh này khó khăn chủ yếu là thị trường tiêu
thụ hàng chế tạo, hàng công nghiệp nặng và hàng công nghiệp nhẹ.
12
* Hải Nam là vùng giáp biển, kinh tế đối ngoại, đầu tư nước ngoài rất
phát triển. Tuy nhiên bị thiếu nguyên liệu và thiếu thị trường tiêu thụ một số sản
phẩm công nghiệp truyền thống chất lượng trung bình và các sản phẩm công
nghiệp nhẹ.
Do vậy, từ khi thiết lập lại quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc đã mở được
đường thông thương cho các tỉnh này đi ra biển Đông và các nước Đông Nam
Á. Hai tỉnh có biên giới chung với Việt Nam là Vân Nam và Quảng Tây, kinh tế
đều đã được cải thiện sau khi mở cửa với Việt Nam. Đặc biệt rõ rệt là tỉnh
Quảng Tây, nơi 80% kim ngạch thực hiện với Việt Nam là biên mậu, vốn là tỉnh
miền núi ở biên giới phía Nam Trung Quốc, kinh tế chưa phát triển, thấp kém
và lạc hậu nhiều so với các tỉnh khác trong nội địa, mười năm lại đây kinh tế đã
phát đạt lên, nhiều tiềm năng kinh tế được khơi dậy, không còn là đối tượng trợ
cấp của nhà nước nữa. Các cửa khẩu của Quảng Tây chất đầy hàng hóa để xuất
đi Việt Nam, không những của bản tỉnh, mà còn của các tỉnh khác trở đến, do
đó đây còn là các trạm chuyển. Các xí nghiệp hương trấn của Quảng Tây và của
một số tỉnh nội địa làm ăn trở nên khấm khá nhờ thị trường mới là Việt Nam.
- Sử dụng Việt Nam làm đường biển cho các tỉnh Nam và Tây Nam
Trung Quốc, chủ yếu là vùng Vân nam và Tây Nam Trung Quốc ở xa biển (như
đã nhắc ở trên), lại có dãy Thập Vạn Đại Sơn gây trở ngại lớn cho đường giao
thông. Người Pháp trước đây khi bắt đầu chiếm Việt Nam đã thiết lập ngay
đường sắt Vân Nam - Lào Cai - Hải Phòng. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa quá
cảnh của Vân Nam sang đất Việt Nam theo phía Trung Quốc ước tính có thể lên
tới vài trăm triệu tấn/năm, có hiệu quả kinh tế cao cho Vân Nam, không chỉ là
hiệu quả trực tiếp mà cả hiệu quả phát triển lâu dài nhờ thông ra thế giới bằng
con đường thuận tiện (trong nhiều năm vùng Vân Nam phải thông qua Mianma
để ra Ấn Độ Dương không thuận lợi như đường Lào Cai - Hải Phòng).
- Lấy các nguyên liệu cần thiết cho sản xuất các địa phương Trung Quốc
(quặng các loại, than đá, cao su, dầu thực vật, đay...). Với số lượng có mức độ,
tùy theo yêu cầu của các tỉnh và các nguyên liệu dùng cho công nghiệp Trung
ương (dầu mỏ, than, điện năng, đất hiếm...). Ngoài ra, còn có thể dùng Việt
Nam để cung cấp lương thực, hải sản, thịt và súc vật sống cho vùng Tây Nam
(chủ yếu là Vân Nam) để giúp giải quyết khó khăn về cung ứng và vận chuyển
(tỉnh Vân Nam để lộ nhu cầu muốn mua mỗi năm tới 4 triệu tấn lúa gạo của
Việt Nam).
2. Đối với Việt Nam
- Việc phát triển quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc chẳng
những phù hợp với đường lối đối ngoại "là bạn với tất cả các nước", mà còn
phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế của đất nước; Việt Nam chú trọng mối
quan hệ với các nước láng giềng nhằm tạo ra môi trường xung quanh hòa bình
ổn định, góp phần giữ vững an ninh của đất nước và tạo điều kiện thuận lợi cho
công cuộc đổi mới được tiến hành thuận lợi.
- Việt Nam lập lại quan hệ buôn bán với Trung Quốc trong bối cảnh
kinh tế - xã hội gặp khó khăn nặng nề. Quan hệ với các bạn hàng truyền thống
và Liên Xô và các nước Đông Âu gần như bị gián đoạn. Hàng hóa bị thiếu thốn
nghiêm trọng. Việc mở cửa buôn bán với nước láng giềng phía Bắc giống như
13
khai thông dòng chạy bị tắc, mà phía cao là hàng hóa phong phú của nước
Trung Quốc đã trải qua 10 cải cách, ào xuống chỗ trũng bên dưới là nước Việt
Nam đang thiếu hàng hóa. Buôn bán với Trung Quốc nhanh chóng thể hiện tác
dụng tích cực, đặc biệt ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. Vùng núi biên
giới vốn là điểm đáy của Việt Nam về nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về kinh tế
so với nhiều nước và khu vực trên thế giới, ngày nay đã bớt đói nghèo và hoang
vắng. Không ít nơi biết tự phát hiện sức mạnh tiềm tàng, nắm được thời cơ, chủ
động tìm lợi thế để phát triển qua con đường buôn bán với Trung Quốc. Nhiều
tỉnh biên giới trước đây phải nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương, song chỉ
sau mấy năm mở cửa giao lưu với Trung Quốc, đã phong lưu hẳn lên, không
những có đóng góp cho ngân sách Trung ương, mà còn có thêm vốn đầu tư cho
xã hội cơ sở hạ tầng; đường xá, phố phường tại các thị trấn cửa khẩu đều to đẹp
đàng hoàng hơn trước. Các thị xã, thị trấn như Móng Cái, Đồng Đăng, Lạng
Sơn hầu như bị phá hủy hoàn toàn trong chiến tranh biên giới, chỉ mấy năm sau
đã xây dựng lại, trở thành những trung tâm buôn bán sầm uất, những nơi trung
chuyển hàng hóa quốc tế quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Về đời
sống, đa số người dân Việt Nam đều cảm nhận được sự thoải mái, nhẹ nhõm vì
có thể mua được nhiều loại hàng tiêu dùng phong phú, mới mẻ, hợp túi tiền.
Một bộ phận đáng kể ở các tỉnh biên giới thoát khỏi nghèo đói, do có thêm việc
làm, tăng thu nhập nhờ sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng hóa qua biên giới.
Nhờ buôn bán với Trung Quốc, phía Việt Nam đã tăng đáng kể kim ngạch xuất
nhập khẩu, nhất là các tỉnh ven biển, đã bán được những hàng mà trước đây
không bán cho ai, mua được những mặt hàng hợp nhu cầu sản xuất và tiêu
dùng. Trong cuộc cạnh tranh với hàng Trung Quốc để sống còn, nhiều sản
phẩm của Việt Nam đã nâng cao được chất lượng, nhanh nhạy, và am hiểu hơn
trong quản lý kinh doanh nhờ giao tiếp và vật lộn với giới bạn hàng của nước
bạn đã tôi luyện trong cơ chế thị trường trước ta 10 năm.
- Đối với Trung ương và tỉnh:
+ Tăng nguồn thu ngân sách cho Trung ương và địa phương. Thông qua
việc trao đổi hàng hóa, các đơn vị, doanh nghiệp đã đóng góp một phần đáng kể
vào ngân sách Trung ương và địa phương qua các khoản nộp thuế. Từ đó,
Trung ương và địa phương có điều kiện đầu tư cho xây dựng các hạ tầng, giao
thông, bến, bãi, hệ thống điện, thông tin, các công trình phục vụ công cộng ở
địa phương, vùng sâu, vùng biên giới tạo điều kiện thuận lợi để tăng nhịp độ
trao đổi mậu dịch giữa hai bên.
+ Bổ sung nguồn hàng hóa nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được
hoặc sản xuất không đủ, tạo ra thế cạnh tranh cần thiết giữa hàng nội và hàng
ngoại, từ đó kích thích sản xuất trong nước hướng theo nhu cầu thị trường và
nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Cho đến nay
các ngành sản xuất xe đạp, quạt máy, xà phòng, sứ vệ sinh của Việt Nam đã lấy
lại được uy tín.
+ Tạo sự chuyển biến rõ rệt trong việc tạo nguồn hàng xuất khẩu từ chỗ
thu gom sang đầu tư tạo nguồn hàng xuất khẩu ổn định, có hiệu quả kinh tế.
Cùng với kim ngạch xuất khẩu và cơ cấu hàng xuất khẩu tăng nhanh, nhiều địa
phương, nhiều ngành đã quan tâm đến nguồn hàng đầu tư tạo ra nguồn hàng
14
vững chắc như các vùng chuyên canh trồng cây ăn quả, vùng nuôi trồng thủy
sản, tôm, lươn, ba ba, rắn... vùng trồng cây dược liệu và sản xuất tinh dầu...
+ Xuất khẩu được một khối lượng lớn nguồn hàng mà ta đang gặp khó
khăn về thị trường và bạn có nhu cầu, đồng thời không quá khắt khe trong quy
cách chất lượng. Có thể nói giai đoạn 1991-1994, thông qua mậu dịch biên giới
ta đã xuất được một lượng nguyên vật liệu với phẩm cấp khó cạnh tranh trên thị
trường quốc tế như: than đá, cao su, các loại dầu ăn thực vật, hoa quả nhiệt đới,
dược liệu...
+ Mở ra ngành du lịch vùng biên từ đó mở rộng các tuyến du lịch trong
nước, góp phần thu hút khách du lịch sang Việt Nam, tăng cường giao lưu văn
hóa giữa hai nước.
- Việt Nam có thể tiếp tục tăng cường tranh thủ công nghệ của Trung Quốc:
+ Trình độ sản xuất của Trung Quốc ở một số ngành đã phát triển. Công
nghiệp Trung ương đã sản xuất nhiều mặt hàng có chất lượng tương đương tiêu
chuẩn quốc tế.
+ Trong các mặt hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc nói chung, đã
có mặt hàng thiết bị máy móc với tỷ trọng 3%.
Hiện nay đang có khá nhiều các công ty Việt Nam trông chờ vào máy
móc, thiết bị của Trung Quốc. Công ty cơ khí Thái Bình đang tiến hành sản xuất
loại máy kéo 2 bánh có công suất 8-12 mã lực, sẽ nhập động cơ và hộp số của
các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Bắc, với số lượng 1000 máy/năm. Tổng
Công ty động lực và máy nông nghiệp Việt Nam đang sản xuất thử loại động lực
và máy nông nghiệp Việt Nam đang sản xuất thử loại động cơ nhãn Đông
Phong (Trung Quốc sản xuất theo mẫu động cơ Kybota Nhật) 4 xy lanh, công
suất 20 mã lực, với số lượng hàng ngàn chiếc một năm. Nhà máy cơ khí Đồng
Tháp đang tiến hành sản xuất thử loại máy gặt đập liên hợp cỡ nhỏ cũng cần
nhập động cơ công suất khoảng 20-25 mã lực của Trung Quốc. Công nghiệp
chế biến đường mía của Việt Nam trong khoảng nhiều năm nữa vẫn phải nhập
một số biết thị đặc trưng, có trình độ chính xác cao của Trung Quốc như hệ ly
tâm liên tục và gián đoạn, hệ nồi hơi và máy phát điện. Các nhà máy sản xuất xi
măng lò đứng trong tương lai không cần nhập thiết bị toàn bộ của Trung Quốc,
nhưng một số thiết bị như: máy nghiền, lò nung, lọc bụi tĩnh điện... vẫn phải
nhập của Trung Quốc nhằm sửa chữa, thay thế các nhà máy hiện có. Các loại
phụ tùng đặc chủng phục vụ cho ngành xây dựng, y tế, và một số ngành khác
vẫn phải tiếp tục nhập khẩu từ Trung Quốc.
15
Chương 2
THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM - TRUNG QUỐC
Quan hệ kinh tế - thương mại hai nước dần dần được khôi phục và phát
triển từ cuối thập niên. Sau khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ
ngoại giao 1991 đến nay, quan hệ kinh tế - thương mại phát triển mạnh mẽ hơn
bất cứ thời gian nào trước đây.
I. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
1. Những đặc điểm trong quan hệ thương mại Việt -Trung
a. Phát triển nhanh nhưng tốc độ tăng có giảm đi
Từ 1991 đến nay, kim ngạch thương mại chính ngạch giữa Việt Nam và Trung
Quốc đa tăng 50 lần, từ 32 triệu đô laMỹ lên đến hơn 1,5 tỷ đô la Mỹ (năm 1998).
Bảng 1: Thương mại chính ngạch Việt - Trung 1991 - 1998
(triệu đô la Mỹ)
Năm Thương mại chính ngạch Tỷ lệ tăng (%)
1991 32,23 340,0
1992 179,07 454,4
1993 398,64 122,6
1994 532,82 34,1
1995 1052,19 97,4
1996 1150,63 9,3
1997 1435,64 24,6
1998 1560,00 8,7
Nhìn vào bảng thống kê chúng ta thấy giá trị tuyệt đối tăng mạnh,
nhưng tốc độ tăng không đều trong tất cả các năm. Trong những năm đầu thập
kỷ 90 kim ngạch giữa hai nước phát triển mạnh tuy có chậm lại trong những
năm sau này, nhưng nhìn chung tất cả các năm đều tăng với tốc độ cao. Sở dĩ có
tình trạng như vậy là do:
Một là, nhu cầu hàng hóa của hai nước chính là cơ sở để phát triển
thương mại hai nước phát triển. Trong những năm đầu thập kỷ 90 nền kinh tế
Việt Nam còn gặp phải nhiều khó khăn, hàng tiêu dùng sản xuất trong nước
chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người dân. Trong bối cảnh đó, hàng hóa
tiêu dùng của Trung Quốc đã đáp ứng được nhu cầu của Việt Nam. Về phía
Trung Quốc, sau hơn một thập kỷ tiến hành cải cách mở cửa, bước vào thập kỷ
90 nền kinh tế phát triển mạnh mẽ với tổng giá trị hàng hóa ngày càng tăng, đời
sống nhân dân ngày một cải thiện. Để phục vụ công cuộc phát triển kinh tế,
Trung Quốc còn nhiều nguyên liệu và hàng nông sản. Những mặt hàng này lại
16
là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Việc mở các điểm buôn bán biên giới
trong những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, nhất là việc hai nước chính
thức khôi phục quan hệ ngoại giao đã tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại hai
nước phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu của cả hai bên về những mặt hàng tiêu dùng
và nguyên vật liệu.
Hai là, ngoài buôn bán hàng tiêu dùng và nguyên vật liệu, hai bên đã
tiến hành các loại máy móc dùng cho sản xuất. Dĩ nhiên, quá trình mua bán máy
móc diễn ra dài hơn, thông qua nhiều khâu đoạn hơn, do đó làm chậm lại tốc độ
tăng trưởng ngoại thương giữa hai bên.
Ba là, hai bên đã ký kết nhiều hiệp định, tạo điều kiện pháp lý cho
thương mại hai nước phát triển. Dựa trên các hiệp định đó, hai bên khuyến
khích các doanh nghiệp tăng cường quan hệ trực tiếp thông qua các chuyến
khảo sát, tìm hiểu thị trường và hội chợ triển lãm.
Bốn là, hai nước áp dụng nhiều biện pháp và nhiều kênh trao đổi hàng
hóa. Các biện pháp hiện đang được áp dụng là: thương mại thông thường, gia
công, hàng đổi hàng, cung cấp thiết bị thanh toán bằng sản phẩm... Trao đổi
thương mại được thực hiện thông qua nhiều kênh khác nhau: trao đổi của các cư
dân biên giới, xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch, dịch vụ chuyển khẩu,
kho ngoại quan.
Năm là, việc mua bán hàng hóa giữa các tổng công ty hoặc tập đoàn lớn
giữa hai nước ngày càng tăng, góp phần đáng kể vào việc gia tăng thương mại
giữa hai nước.
b. Cơ cấu hàng hóa vừa có tính chất bổ sung cho nhau vừa có tính
cạnh tranh nhau.
Việt Nam xuất sang Trung Quốc 4 nhóm hàng chủ yếu:
- Nhóm A: nguồn nhiên liệu gồm: than đá, dầu thô, quặng sắt cromít,
dược liệu, các loại tinh dầu, cao su thiên nhiên.
- Nhóm B: lương thực, nông sản, rau quả, sắn lát, các loại đỗ, hoa quả
nhiệt đới, dứa quả, chuối, chôm chôm, xoài...
- Nhóm C: thủy hải sản: thủy sản tươi sống, đông lạnh, động vật nuôi:
rắn, ba ba, rùa.
- Nhóm D: hàng tiêu dùng; đồ gỗ gia dụng cao cấp, giầy dép, xà phòng.
Trung Quốc xuất sang Việt Nam chủ yếu chia làm 5 nhóm hàng:
- Nhóm A: máy móc thiết bị toàn bộ: nhà máy xi măng lò đứng, nhà máy đường.
- Nhóm B: máy móc cơ khí, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị y tế, máy
móc dụng cụ chính xác, máy móc thiết bị ngành dệt, máy móc nông nghiệp.
- Nhóm C: nguyên nhiên liệu: sản phẩm dầu mỏ, xi măng, sắt thép, kính
xây dựng các loại, vật liệu xây dựng hóa chất, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, phân
bón.
- Nhóm D: lương thực, thực phẩm, hoa quả: bột mỳ, đường, dầu thực
vật, táo, lê giống cây trồng.
- Nhóm E: hàng tiêu dùng, thuốc chữa bệnh, hàng điện tử, may mặc, đồ chơi...
17
Cơ cấu hàng hóa như trên chẳng những có tính chất bổ sung cho nhau
mà còn phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của cả hai nước. Cơ cấu xuất
khẩu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp và nguyên nhiên liệu, do
đó những sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của nền
kinh tế và đời sống nhân dân Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh có chung biên
giới với Việt Nam. Hiện nay, cùng với Singapore, Indonesia, Malaysia, Việt
Nam là một trong những bạn hàng chủ yếu của tỉnh Hải Nam (Trung Quốc).
Trong hơn 20 năm qua, sự phát triển kinh tế của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)
chủ yếu dựa vào hợp tác kinh tế với Thái Lan, Việt Nam, Lào và Myanmar.
Tổng giá trị biên mậu của hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây chiếm tới hơn 50%
tổng giá trị biên mậu của cả Trung Quốc, trong đó có một phần đóng góp không
nhỏ của biên mậu Việt - Trung. So với Việt Nam, Trung Quốc ở trình độ phát
triển kinh tế cao hơn, những hàng hóa máy móc nhỏ của Trung Quốc phù hợp
với điều kiện Việt Nam; phát triển kinh tế trên cơ sở nền sản xuất nhỏ. Bên cạnh
đó, một số mặt hàng tiêu dùng của Trung Quốc đáp ứng được nhu cầu của Việt
Nam.
Cơ cấu hàng hóa thương mại Việt - Trung cũng tương tự như cơ cấu
thương mại giữa Trung Quốc với đại bộ phận các nước ASEAN khác. Trừ
Singapore, sản phẩm chủ yếu trong xuất khẩu của các nước ASEAN khác sang
Trung Quốc là: gỗ, gạo, cao su, thiên nhiên, đồng, nhôm, dầu thực vật... Trong
tương lai, một số nước Đông Nam Á trở thành một trong những nơi cung cấp
nguyên liệu cho nền công nghiệp của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Đông Nam Á
là một trong những thị trường lý tưởng nhất cho Trung Quốc xuất một số sản
phẩm hàng tiêu dùng và sản phẩm nông nghiệp.
Một điều rõ ràng là Việt Nam và Trung Quốc đều là những nước đang
phát triển về kinh tế, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là hàng gia công, sản
phẩm sơ chế, tỷ lệ khoa học kỹ thuật trong mỗi giá trị sản phẩm thấp, dựa vào
sức lao động rẻ, do đó không thể không dẫn đến hiện tượng cạnh tranh với
nhau. Đây là một điều bình thường trong quan hệ kinh tế quốc tế. Sự cạnh tranh
này không gây nhiều cản trở đối với sự phát triển thương mại Việt - Trung. Như
đã phân tích trên, tốc độ tăng trưởng bình quân vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng
bình quân về ngoại thương của cả hai nước trong cùng thời gian.
c. Thương mại tiểu ngạch (buôn bán biên giới) đóng góp một phần
đáng kể vào tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước
Thương mại tiểu ngạch Việt - Trung phát triển mạnh kể từ năm 1989
khi Chính phủ hai nước cho phép nhân dân qua lại thăm viếng lẫn nhau vào trao
đổi hàng hóa thiết yếu. Sau khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ
ngoại giao năm 1991, thương mại tiểu ngạch phát triển mạnh mẽ với quy mô và
số lượng càng lớn. Tuy các nhà nghiên cứu đưa ra con số khác nhau về tổng giá
trị hàng hóa buôn bán qua biên giới giữa hai nước nhưng có thể thấy tổng giá
trị, thương mại tiểu ngạch là một con số không nhỏ so với tổng giá trị thương
mại chính ngạch. Sở dĩ có tình trạng như vậy là do:
Một là, một số hàng hóa hoặc có số lượng ít hoặc có phẩm chất kém,
không thể tiến hành trao đổi qua thương mại chính ngạch.
18
Hai là, một số kẻ buôn bán lợi dụng công tác quản lý buôn bán qua
đường biên chưa tốt để tiến hành buôn lậu kiếm lợi nhuận.
Ba là, việc thanh toán liền giữa hai nước được tiến hành linh hoạt, có
thể bằng hình thức hàng đổi hàng. Trong khi đó, việc thanh toán trong thương
mại chính ngạch phải tuân theo những quy định có tính pháp quy của từng
nước. Chính vì lý do đó mà cho dù năm 1993 ngân hàng nhà nước Việt Nam và
ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ký Hiệp định thanh toán và hợp tác, trong
đó quy định rõ những hình thức thanh toán phục vụ cho xuất khẩu giữa hai
nước nhưng giá trị hàng hóa được thanh toán qua ngân hàng còn nhỏ so với
tổng số kim ngạch giữa hai nước.
d. Cán bộ thương mại không cân bằng
Bảng 2: Cán cân thương mại chính ngạch Việt - Trung 1991-1999
(triệu đô la Mỹ)
Năm XK của Việt Nam NK của Việt Nam Cán cân thương
mại
1991 10,23 21,40 -11,17
1992 72,71 106,36 -33,65
1993 122,63 276,00 -144,37
1994 191,16 341,66 -150,50
1995 332,06 720,13 -388,07
1996 308,48 842,15 -553,67
1997 357,10 1078,54 -721,44
1998 120 610 -490
5 tháng đầu
năm 1999
91,51 316,76 -225,25
Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy cùng với đà tăng của kim ngạch
thương mại Việt - Trung, thâm hụt thương mại của Việt Nam đối với Trung
Quốc ngày càng tăng. Đặc biệt là năm 1998 con số thâm hụt thương mại Việt -
Trung đối với Việt Nam tăng trong khi tổng nhập siêu của Việt Nam đã giảm
bớt 400 triệu đô la Mỹ. Tính trung bình, giá trị nhập khẩu của Việt Nam gấp 2,4
lần giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Trên thực tế,
hiện tượng nhập siêu của Việt Nam là hiện tượng thông thường trong quan hệ
thương mại Việt - Trung từ thập kỷ từ 50 đến nay. Trong suốt thời gian ba thập
kỷ 50, 60 và 70 Việt Nam đạt được xuất siêu trong thương mại với Trung Quốc
trong bốn năm: 1958, 1959, 1976 và 1977. Trong những năm còn lại, Việt Nam
luôn ở trong tình trạng nhập siêu. Sở dĩ có tình trạng là do:
Một là, một số nguyên vật liệu, những máy móc nhỏ và một số mặt
hàng tiêu dùng của Trung Quốc đáp ứng được nhu cầu của Việt Nam. Vượt qua
cuộc khủng hoảng về kinh tế cuối thập niên 80, công cuộc đổi mới về kinh tế
của Việt Nam tiếp tục thu được những thành tựu to lớn, sản xuất ngày một được
nâng cao. Trong bối cảnh đó, những nguyên vật liệu như hóa chất, sợi bông cần
19
thiết cho công nghiệp nhẹ, những máy móc như máy phát điện nhỏ, máy thủy
lợi nhỏ, một số hàng hóa tiêu dùng của Trung Quốc với giá rẻ đã đáp ứng được
nhu cầu của Việt Nam.
Hai là, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu cảuvn chủ yếu là những nguyên liệu
thô và sản phẩm nông nghiệp có giá trị thấp và thường bị tác động của giá thị
trường thế giới theo xu hướng giảm. Do đó, trong xuất khẩu của Việt Nam nói
chung đã có năm có tình trạng khối lượng xuất khẩu tăng nhưn giá trị xuất khẩu
không tăng, thậm chí còn giảm đi.
Ba là, do hạn chế trong hạn ngạch nhập khẩu dẫn đến những hạn chế
trong việc Trung Quốc nhập khẩu một số mặt hàng mà Việt Nam có ưu thế như
gạo, cao su thiên nhiên...
e. Tỷ trọng trong tổng kim ngạch ngoại thương mỗi nước còn thấp
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm
qua phát triển nhanh chóng, nhưng tổng giá trị thương mại chính ngạch và tiểu
ngạch chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng kim ngạch ngoại thương của mỗi nước.
Theo tính toán, tổng giá trị thương mại chính ngạch hai chiều chỉ chiếm 7%
tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam và 0,4% tổng kim ngạch ngoại
thương của Trung Quốc. Việt Nam chỉ là bạn hàng thứ 27 của Trung Quốc. Sự
đóng góp của Việt Nam trong thương mại ASEAN - Trung Quốc cũng là rất nhỏ
bé. ASEAN là bạn hàng lớn thứ sáu sau Trung Quốc với tổng giá trị thương mại
chiếm 13% tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc lớn hơn nhiều lần so
với tổng giá rị thương mại Việt - Trung.
2. Cơ sở phát triển thương mại Việt - Trung
Một là, ý chí chính trị của hai nước. Trong chuyến đi thăm Trung Quốc
đầu năm nay của đồng chí Lê Khả Phiêu, hai đồng chí lãnh đạo cao cấp nhất
của hai nước đã thỏa thuận về những nguyên tắc chỉ đạo trong quan hệ Việt -
Trung trong thời gian tới: láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu
dài, hướng tới tương lai. Những nguyên tắc này có ý nghĩa vô cùng to lớn, cho
thấy rõ khung quan hệ cũng như mục tiêu trong quan hệ giữa Việt Nam và
Trung Quốc, do đó có tác dụng tích cực đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác
nói chung giữa hai nước và quan hệ thương mại nói riêng. Tháng 10/1998 lãnh
đạo hai bên Việt Nam và Trung Quốc đã bày tỏ quyết tâm đưa tổng giá trị
thương mại chính ngạch lên đến 2 tỷ đô la vào năm 2000. Trong chuyến đi thăm
Việt Nam mới đây Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ và Thủ tướng Việt
Nam Phan Văn Khải đã một lần nữa khẳng định quyết tâm thực hiện mục tiêu
này. Đây là quyết tâm to lớn của lãnh đạo hai nước thể hiện ý chí chính trị cũng
như mong muốn của cả hai bên đẩy mạnh hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai
nước. Chính ý chí chính trị này là nhân tố quyết định những vấn đề tồn tại trong
quan hệ thương mại giữa hai nước.
Hai là, đã tạo dựng được cơ sở pháp lý cho hoạt động thương mại giữa
hai nước. Như trên đã trình bày, Việt Nam và Trung Quốc đã ký nhiều Hiệp
định về hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước. Đặc biệt là, hai nước đã ký
Hiệp định về buôn bán ở vùng biên giới, nhằm chấn chỉnh những hiện tượng
không lành mạnh: trốn thuế, lậu thuế ở vùng biên giới giữa hai nước, tạo điều
kiện thuụn lợi cho thương mại chính ngạch phát triển.
20
Ba là, phát triển quan hệ thương mại Việt- Trung là phù hợp với chiến
lược kinh tế đối ngoại của cả hai nước. Ba vùng tam giác trong phát triển quan
hệ kinh tế đối ngoại là: tiểu tam giác (chỉ Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và
Đài Loan), trung tam giác (chỉ các nước láng giềng: ASEAN và Hàn Quốc), và
đại tam giác (chỉ các nước Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và các nước phát triển về
kinh tế). Trung Quốc xác định rõ chiến lược thúc đẩy quan hệ kinh tế với tiểu
tam giác, liên hiệp với trung tam giác và quan hệ với đại tam giác. Như vậy, việc
phát triển quan hệ kinh tế với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam sẽ tạo cơ
sở cho Trung Quốc tham gia nhiều hơn vào những hoạt động kinh tế quốc tế, thể
hiện qua việc đẩy mạnh quan hệ kinh tế thương mại với các nước phát triển về kinh
tế.
Đối với Việt Nam, việc phát triển quan hệ kinh tế thương mại với Trung
Quốc chẳng những phù hợp với đường lối đối ngoại "là bạn đối với tất cả các
nước", mà còn phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế của đất nước: Việt
Nam chú trọng mối quan hệ với các nước láng giềng nhằm tạo ra môi trường
xung quanh hòa bình ổn định, góp phần giữ vững an ninh của đất nước và tạo
điều kiện thuận lợi. Về kinh tế, mục tiêu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa là nhằm tăng sức sản xuất của cả xã hội, trong đó có các nhà máy công
nghiệp nhẹ sử dung một số nguyên vật liệu nhập từ Trung Quốc.
Bốn là, phát triển quan hệ thương mại là phù hợp với nhu cầu khách
quan của cả hai bên. Như đã phân tích ở trên, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu
Việt - Trung có tính chất bổ sung cho nhau. Là một nước có kỹ thuật tiên tiến
hơn và bắt đầu tích lũy dự trữ ngoại tệ lớn, Trung Quốc có thể giúp Việt Nam
nhiều mặt về kinh tế, kỹ thuật. Về phần mình, Việt Nam tạo ra một thị trường
đáng kể cho nhiều mặt hàng, nhất là máy móc nhỏ phục vụ cho nông nghiệp
Trung Quốc.
Năm là, bên cạnh hợp tác song phương, hai bên còn có thể đẩy mạnh
quan hệ thương mại qua các kênh đa phương, thông qua quan hệ kinh tế và
thương mại ASEAN - Trung Quốc, tổ chức hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương (APEC), và trong tương lai thông qua tổ chức thương mại thế giới
(WTO) khi hai nước trở thành thành viên.
Trong những nhân tố trên, nhân tố khách quan là nhu cầu của cả hai
bên; nhân tố ý chí chính trị là nhân tố chủ quan trọng nhất, quyết định sự phát
triển của quan hệ thương mại Việt - Trung trong thời gian tới.
3. Diễn biến của trao đổi mậu dịch song phương
Theo thông lệ và tập quán quốc tế, để cho hoạt động trao đổi hàng hóa
song phương được triển khai dựa trên cơ sở pháp lý, hai nước Việt Nam - Trung
Quốc đã ký Hiệp định thương mại ngay từ khi quan hệ chính trị giữa hai nước
được bình thường hóa. Thời gian sau đó, hai nước còn ký một số Hiệp định
khác có liên quan đến quan hệ thương mại song phương. Có thể nêu ra đây một
số Hiệp định như: Hiệp định về vận tải hàng hải và vận tải đường sắt; Hiệp định
về hàng hóa quá cảnh giữa hai nước; Hiệp định về thành lập Ủy ban kinh tế -
thương mại Việt Nam - Trung Quốc; Hiệp định về đảm bảo chất lượng hàng hóa
21
xuất nhập cảnh và công nhận lẫn nhau; Hiệp định vận tải đường bộ; Hiệp định
tránh đánh thuế hai lần và chống lậu thuế...
Cả Trung Quốc và Việt Nam đều có nhu cầu trao đổi hàng hóa. Mấy
năm trước khi quan hệ hai nước được bình thường hóa, trên vùng biên giới đất liền
giữa hai nước đã diễn ra một số hoạt động buôn bán của cư dân hai nước với nhau,
tất nhiên là phi chính thức và bị giới hạn nhiều. Từ sau khi quan hệ hai nước được
bình thường hóa và Hiệp định thương mại song phương được ký kết thì quan hệ
thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc bước vào một thời kỳ mới phát triển và
mở rộng nhanh chóng, kim ngạch xuất khẩu hai chiều tăng lên nhanh chóng, năm
sau cao hơn năm trước. Điều đó phản ánh qua một số con số cụ thể dưới đây:
Năm Tổng kim ngạch XNK hai chiều
(triệu USD)
1990 152,54
1991 270
1992 280
1993 690
1994 758
1995 1.050
1996 1.150
1997 1.240
1998 1.540
1999 (5 tháng đầu năm) đạt 408.28
Các con số nêu ra trong bảng trên không bao gồm giá trị của buôn bán dân
gian và buôn lậu bất hợp pháp qua biên giới mà Nhà nước không kiểm soát được.
Hiện nay Trung Quốc đã trở thành một trong những đối tác thương mại
quan trọng của Việt Nam, xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam chiếm đến
7% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, đưa Trung Quốc lên vị trí thứ 7
trong hơn 100 nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Việt Nam.
Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc còn rất
nhiều khiêm tốn, mới chỉ chiếm khoảng0,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu
của Trung Quốc, đứng ở vị trí thứ 27 trong tổng số hơn 200 quốc gia và vùng
lãnh thổ có quan hệ thương mại với Trung Quốc tính đến cuối năm 1998.
Theo số liệu thống kê chưa thật đầy đủ, từ năm 1990-1991 đến năm
1999, Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung Quốc, theo con đường chính ngạch và
tiểu ngạch, đến hơn 100 nhóm hàng và mặt hàng cụ thể khác nhau. Có thể nêu
ra đây một số mặt hàng tiêu biểu: gạo, cao su, hạt điều, cà phê, dầu thô, dầu
thực vật, sắn lát, chuối xanh, đồ gỗ gia dụng đã gia công, hải sản, hoa quả đặc
sản (xoài, vải thiều...), sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp, quặng kim loại và
sắt phế liệu, ô tô (thuộc dạng tạm nhập tái xuất), một số mặt hàng tiêu dùng
hàng ngày như dép nhựa, xà phòng...). Trong số các mặt hàng nêu trên, cao su
và hạt điều chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số mặt hàng của Việt Nam xuất
22
khẩu ra nước ngoài, hơn nửa tỷ lệ tăng dần hàng năm. Xin nêu mấy con số cụ
thể:
Đơn vị: tấn
Năm 1993 1994 1995 1996 1999 (5 tháng đầu)
Lượng % Lượng % Lượng % Lượng % Lượng %
Cao su 55.707 59,3 85.662 65,9 104.945 73,3 70 10,80
Hạt điều 21,5 31,7 55,7
Các mặt hàng khác như gạo, thủy sản,.. chiếm khoảng 10% trong tổng số
mặt hàng đã nêu ở trên của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài. Điều cần nêu ra ở
đây là, đa số các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đều thuộc
dạng thô, hàng qua sơ chế biến rồi mới xuất khẩu còn rất ít, do đó trọng lượng xuất
khẩu có khi nhiều nhưng giá trị thu được trong thực tế lại ít. Đây là một thiệt thòi
khá lớn cho phía Việt Nam trong việc trao đổi buôn bán với phía Trung Quốc thời
gian qua.
Các mặt hàng mà phía Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam trong mấy
năm qua theo con đường chính ngạch và tiểu ngạch là rất phong phú và đa
dạng, có đến trên 200 nhóm và mặt hàng cụ thể nghĩa là gấp đôi số mặt hàng
Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Có thể nêu ra đây một số nóm và mặt
hàng tiêu biểu: sản phẩm hóa chất, thuốc trừ sâu, thiết bị và phương tiện vận tải,
thép và phôi thép, máy móc thiết bị cho nhà máy sản xuất xi măng lò đứng, thiết
bị máy móc cho ngành sản xuất mía đường, máy móc nông nghiệp và phụ tùng,
máy móc thiết bị cho ngành giày da, thiết bị vệ sinh, vật liệu xây dựng, kính dân
dụng, gạch hoa các loại, sản phẩm công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng như: xe đạp
và phụ tùng, điện gia dụng các loại, vải và hàng dệt kim, quần áo may sẵn, đồ
sứ, văn phòng phẩm, đồ dùng điện tử, đồ chơi trẻ em,... Trong quan hệ buôn
bán với Trung Quốc từ sau khi quan hệ chính trị hai nước được bình thường hóa
đến nay, chúng ta đã nhập được nhiều thứ cần thiết (như đã nêu ở trên) đáp ứng nhu
cầu xây dựng và phát triển kinh tế ở trong nước cũng như nhu cầu về hàng tiêu
dùng thông thường của nhân dân lao động. Đồng thời, chúng ta cũng đã bán sang
Trung Quốc một số mặt hàng mà ở trong nước sản xuất được với số lượng khác
như đã nêu ở trên. Từ khách quan mà xét, đây cũng là một trong những nguyên
nhân quan trọng thúc đẩy những ngành nghề có sản phẩm bán sang Trung Quốc
phát triển trong thời gian qua.
4. Tình hình buôn bán qua biên giới Việt - Trung
a. Khái quát về tình hình buôn bán qua biên giới Việt Nam - Trung
Quốc trong 50 năm qua.
Từ năm 968, Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập ở Đông Nam Á,
kế từ đó đến nay, Việt Nam đã có mối quan hệ buôn bán qua biên giới với nhiều
nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc. Tiếp theo các triều đại phong kiến
Việt Nam: Lý, Trần, Lê, Nguyễn đã tiếp tục quan hệ buôn bán qua biên giới với
các triều đại phong kiến Trung Quốc: Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Lúc bấy giờ,
buôn bán qua biên giới giữa hai nước Việt - Trung chỉ là sự thông thường nhằm
bổ sung cho nhau, với hai hình thức chủ yếu là cống nạp và dân gian.
23
Bước vào thời kỳ cận đại, Việt Nam trở thành nửa thuộc địa tư bản
phương Tây, hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã ký "Điều ước Việt Nam
(năm 1885)" và "Chương trình hợp tác biên giới (năm 1896)", trong đó, quy
định 25 điểm đồn trú tuần tra dọc biên giới chung giữa hai nước cũng chính là
điểm họp chợ chung cho dân cư dân hai bờ biên giới.
Năm 1945, sau khi ký kết đại diện thế giới lần thứ 2, nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa (nay là CNHXHCN Việt Nam) ra đời (2-9-1945), tiếp theo
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1-10-1949), và chỉ mấy
tháng sau đó (18-1-1950) hai nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa (dưới đây gọi
tắt là Việt Nam) và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi tắt là Trung
Quốc) đã thiết lập quan hệ ngoại giao, tính đến tháng giêng năm nay vừa tròn
50 năm. Kể từ đó, mở ra thời kỳ mới trong quan hệ hai nước về nhiều mặt, tạo
điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ kinh tế buôn bán giữa hai nước,
trong đó có buôn bán qua biên giới Việt - Trung. Trong khoảng thời gian, từ
những năm 50 đến những năm 70, trên tinh thần "vừa là đồng chí, vừa là anh
em", hai nước đã ký kết các bản "Nghị định thư buôn bán tiểu ngạch biên giới
Việt - Trung" (năm 1955) và "Nghị định thư trao đổi hàng hóa biên giới Việt -
Trung (năm 1957)" đã quy định xây dựng 26 điểm giao dịch (19 điểm trên bộ và
7 điểm trên biển) trên biên giới chung của hai nước. Trong khoảng thời gian
(1956-1969) mức buôn bán qua biên giới giữa Việt Nam với Quảng Tây trị giá
44,94 NDT. Trong khoảng thời gian 1966 - 1976, ở Trung Quốc đang tiến hành
cuộc cách mạng văn hóa, hầu như đóng cửa hoàn toàn với thế giới bên ngoài
nên đã ảnh hưởng tới buôn bán qua biên giới giữa Trung Quốc với các nước
láng giềng, trong đó có Việt Nam.
Cuối năm 1978, Trung Quốc đưa ra quốc sách cải cách mở cửa, nhưng
lúc bấy giờ (1978-1988) mới chú trọng mở cửa khu vực ven biển, chưa chú ý
đến mở cửa khu vực biên giới. Đồng thời, từ năm 1979 đến hết thập kỷ 80,
quan hệ hai nước Việt Nam và Trung Quốc bước vào thời kỳ không bình
thường, biên giới chung giữa hai nước chiến trường thay cho thị trường, những
nhân tố đó đã ảnh hưởng đến sự gián đoạn buôn bán qua biên giới hai nước.
Bước sang thập kỷ 90, trên thế giới đã kết thúc thời kỳ chiến tranh lạnh,
ở châu Âu các nước xã hội chủ nghĩa lần lượt tan rã, đã ảnh hưởng không nhỏ
đến các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Á, như Trung Quốc, Việt Nam. Ở Trung
Quốc, sau sự kiện Thiên An Môn (4-6-1989) các nước tư bản phương Tây thi
hành chính sách hạn chế bao vây đối với Trung Quốc. Đứng trước tình hình
biến động trên thế giới và trong nước, Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách mở
cửa đối ngoại, một mặt Trung Quốc bắt đầu chú trọng cải thiện mối quan hệ
thân thiện với các nước láng giềng, mặt khác cùng với việc chú trọng mở cửa khu
vực ven biển, bắt đầu mở cửa khu vực ven biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc mở cửa buôn bán qua biên giới Trung Quốc với các nước láng giềng trong đó
có Việt Nam.
Ở Việt Nam, từ năm 1986 (Đại hội VI) đã đề chính sách đổi mới và mở
cửa, muốn là bạn với tất cả, tạo điều kiện cho việc cải thiện mối quan hệ với tất cả
các nước, trong đó có các nước láng giềng bao gồm cả Trung Quốc.
Xuất phát từ sự mong muốn cải thiện mối quan hệ của các lãnh đạo và nhân
dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc, tháng 11-1991 các nhà lãnh đạo cấp cao của
24
hai nước đã nhất trí: khép lại quá khứ, mở ra giai đoạn mới, nhờ vậy, trong suốt những
năm 90, trên biên giới Việt - Trung, trở thành biên giới của tình hợp tác và hữu nghị, từ
chiến trường chuyển thành thị trường ngày càng phát triển phồn vinh và nhộn nhịp.
Mức buôn bán qua biên giới Việt Nam và Trung Quốc ngày càng tăng.
Biểu: Mức buôn bán qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc
(1991-1999)
Đơn vị tính: triệu đô la Mỹ
Năm Mức buôn bán Tỷ lệ tăng %
1991 32,23 340
1992 179,07 454,4
1993 396,64 122,6
1994 532,82 34,1
1995 1.052,19 97,4
1996 1.150,63 9,3
1997 1.435,64 24,6
1998 1.560,00 8,7
1999 1.400,00-1.500,00 ước tính
Tình hình thực tế buôn bán biên giới Việt - Trung trong lịch sử, đáng
lưu ý trong vòng 50 năm qua, đặc biệt là 10 năm từ khi nước bình thường hóa
đến nay, chúng tôi bươc đầu rút ra mấy nhận xét sau đây:
Thứ nhất, buôn bán qua biên giới Việt - Trung bao gồm nhiều hình
thức: buôn bán chính ngạch, buôn bán tiểu ngạch, dân gian, tạm nhập tái xuất
và cả buôn lậu (không kiểm soát nổi, số lượng có lúc ngang bằng, thậm chí còn
cao hơn cả con số buôn bán thống kê được). Trong đó, mức buôn bán chính
ngạch ngày càng chiếm tỷ trọng lớn: 39% (năm 1991), 28,8% (năm 1992), 70%
(năm 1993), 71% (năm 1996), 70% (năm 1997). Còn buôn bán tiểu ngạch và
buôn bán dân gian tỷ trọng càng thu hẹp.
Thứ hai, buôn bán qua biên giới Việt - Trung từ chỗ chỉ chiếm 2% tổng
buôn bán của Việt Nam, năm 1990 đã tăng lên 4% và từ năm 1991-1999 chừng
6-7%. Nhưng chỉ chiếm chưa tới 0,5% mức buôn bán đối ngoại của Trung
Quốc (năm 1997, chiếm 0,4%). Trung Quốc trở thành bạn hàng lớn thứ sau của
Việt Nam, còn Việt Nam trở thành bạn hàng thứ 29 (trong tổng số hơn 220 bạn
hàng) của Trung Quốc.
Thứ ba, mặc dù mức buôn bán qua biên giới Việt - Trung không ngừng
tăng, nhưng tỷ lệ tăng ngày càng có chiều hướng giảm. Như năm 1991 tăng
340%; năm 1992 tăng 454,4% (cao nhất); năm 1993 giảm còn 122,5%; năm 1997
giảm còn 26,6%; năm 1998 giảm mạnh nhất chỉ còn 8,7%).
Thứ tư, buôn bán qua biên giới Việt - Trung mặc dù Trung Quốc là bạn
hàng xuất khẩu lớn thứ ba (năm 1994, 1996), thứ tư (1995 và 1997) của Việt
Nam. Song, Việt Nam luôn luôn bị nhập siêu và có xu thế ngày càng tăng như
năm 1991 (nhập siêu 10 triều đô la); năm 1992 (40 triệu đô la); năm 1993 (160
triệu đô la); năm 1994 (150 triệu đô la); năm 1995 (390 triệu đô la), năm 1996
25
(530 triệu đô la); năm 1997 (720 triệu đô la); nửa đầu năm 1998 (490 triệu đô
la).
Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan Việt Nam, thì kể từ năm
1991 đến năm 1996, tổng kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và Trung Quốc
qua các cửa khẩu trên biên giới Việt - Trung, theo thứ tự tỉnh nhiều nhất đến ít
nhất: (Lạng Sơn: 1,063 tỷ USD; Quảng Ninh: 365,73 triệu USD; Lào Cai:
129,08 triệu USD; Cao Bằng: 23,84 triệu USD; Hà Giang: 11,86 triệu USD; Lai
Châu: 3,25 triệu USD).
Trong những năm cuối thập niên 90, trong tổng số 120 bạn hàng của
Quảng Tây thì Việt Nam luôn luôn đứng thứ hai. Trong mức buôn bán qua biên
giới giữa Quảng Tây Trung Quốc với Việt Nam, thì Quảng Tây chiếm 80% mức
buôn bán qua biên giới hai nước của Trung Quốc.
Thứ năm, lực lượng tham gia buôn bán qua biên giới Việt - Trung,
không chỉ có cư dân hai bờ biên giới, mà còn cả lực lượng tư nhân và tập thể là
chủ yếu, cộng thêm doanh nghiệp nhà nước ở các tỉnh (khu tự trị) ở hai bên biên
giới, các tỉnh, thành phố ở sâu trong nội địa của mỗi nước.
Hàng hóa trao đổi qua biên giới Việt - Trung không chỉ có hàng hóa của
hai nước mà còn hàng hóa của nước thứ ba, ví như: hàng Nhật Bản, Thái Lan,
hay khu vực Hồng Kông, Đài Loan...
b. Những thuận lợi và khó khăn
* Những khó khăn còn ảnh hưởng tới buônb án biên giới trong thời
gian sắp tới:
Thứ nhất, về các mặt: tư tưởng, tâm lý và mức độ tín nhiệm trong buôn
bán qua biên giới của cả hai bên chưa cao. Đôi bên còn chênh lệch lớn về chính
sách buôn bán qua biên giới nên cũng tạo nên những ảnh hưởng bất lợi cho
buôn bán qua biên giới của đôi bên.
Thứ hai, cho tới nay vẫn chưa ký được hiệp định chính thức mà vẫn còn thi
hành "hiệp định tạm thời về xử lý những việc ở biên giới hai nước". Nên đã ảnh
hưởng không nhỏ tới sự phát triển buôn bán qua biên giới giữa hai nước Việt -
Trung.
Thứ ba, hiện nay hai bên tuy có "ghi nhận hội đàm" chống buôn lậu, hay
hiệp định hợp tác đảm bảo và chứng nhận lẫn nhau về hàng hóa xuất nhập
khẩu, nhưng vẫn không ngăn chặn nổi làn sóng: hàng giả, hàng rởm, hàng kém
chất lượng vào Việt Nam, hoặc những mặt hàng quý hiếm, hàng cấm của Việt
Nam xuất sang Trung Quốc.
Thứ tư, cả hai bên đều có tình trạng thiếu hợp đồng giữa các xí nghiệp
trong nước gây nên tình trạng tranh mua, tranh bán với đối phương, tạo nên sự
thiệt thòi cho phía mình.
Thứ năm, mặc dù ngày 26-5-1993 ngân hàng Trung ương Việt Nam và
Trung Quốc đã ký hiệp định hợp tác thanh toán, theo đó mọi khoản thanh toán
phải thông qua ngành hàng thương mại hai nước theo thông lệ quốc tế bằng
ngoại tệ tự do chuyển đổi. Nhưng thực tế từ mười năm nay buôn bán qua biên
giới Việt - Trung, mặc dù thanh toán xuất nhập có sự chuyển biến, từ chỗ hoàn
26
toàn tự phát theo phương thức "hàng đổi hàng", buôn bán trao tay, tiến tới ký
hợp đồng thanh toán qua ngân hàng, nhưng cho đến nay lượng thanh toán qua
ngân hàng còn rất nhỏ, chỉ chiếm chưa đầy 5% tổng kim ngạch trao đổi hàng
hóa của hai bên. Ngân hàng chưa làm được chức năng kiểm soát và kinh doanh
tiền tệ. Thị trường chợ đen buôn bán tiền công khai ở các cửa khẩu biên giới hai
nước vẫn hoành hành, hiện tượng lừa đảo, chiếm dụng vốn, lưu hành tiền giả ở
các tỉnh biên giới diễn ra thường xuyên. Điều này đã ảnh hưởng xấu tới quan hệ
buôn bán giữa Việt Nam - Trung Quốc.
Thứ sáu, quan hệ buôn bán Việt - Trung trong những năm gần đây tốc
độ tăng trưởng giảm dần, và cứ đã giảm như vậy khó có thể thực hiện mục tiêu
2 tỷ USD buôn bán hai nước vào năm 2000 như các nhà lãnh đạo đã đề ra.
Thứ bảy, trong buôn bán với Trung Quốc, phía Việt Nam luôn bị nhập
siêu ở mức lớn, như 1991 (10 triệu USD), 1992 (40 triệu USD), 1999 (160 triệu
USD), 1994 (150 triệu USD), 1995 (390 triệu USD), 1996 (530 triệu USD),
1997 (730 triệu USD), 1998 (400 triệu USD).
Thứ tám, trình độ khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế của Trung
Quốc cao hơn Việt Nam khiến cho tính bổ sung giữa hai bên tăng lên nhăng mặt
khác cũng gây nên những bất lợi đối với hàng hóa Việt Nam muốn thâm nhập
vào thị trường Trung Quốc.
* Những điều kiện thuận lợi đối với buôn bán qua biên giới Việt Nam
và Trung Quốc trong thời gian sắp tới:
Thứ nhất, Việt Nam và Trung Quốc, núi liền núi, sông liền sông, có
đường biên giới chung trên đất liền dài chừng 1150 km chạy qua 6 tỉnh (31
huyện) của Việt Nam và hai tỉnh gồm 6 thành phố, địa khu, châu (14 huyện) của
Trung Quốc. Trên biên giới chung của hai nước có 15 cửa khẩu (5 cửa khẩu
quốc gia vào 10 cửa khẩu cấp tỉnh). Số km biên giới chung của hai nước, cũng
như số cửa khẩu các cấp đều nhiều hơn so với các nước Đông Nam Á khác
(Myanmar và Lào). Gần đây nhiều cửa khẩu như Đông Hưng - Móng Cái, Bằng
Tường - Đồng Đăng, Pò Chài - Tân Thanh, Hà Khẩu - Lào Cai, đã có ý tưởng
xây dựng thành những khu vực buôn bán tự do, đây là điều kiện hết sức thuận
lợi cho buôn bán qua biên giới.
Thứ hai, phát triển buôn bán biên giới Việt Nam và Trung Quốc không
thể tách rời bối cảnh chung về quan hệ của hai nước, tháng 2/1999 Tổng Bí thư
hai nước đã xác lập khuôn khổ mới cho hai nước Việt Nam và Trung Quốc theo
phương châm 16 chữ: "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài,
hướng tới tương lai", phương châm này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ
hợp tác kinh tế hai nước trong tương lai, trong đó có buôn bán biên giới hai
nước.
Thứ ba, Trung Quốc và Việt Nam đều có 50 thành phần dân tộc khác
nhau, trong đó có hơn một chục dân tộc sống ở cả hai bờ biên giới, đáng lưu ý
là gần 1 triệu người Hoa đang sinh sống ở Việt Nam, sẽ là chiếc cầu nối tốt cho
sự hợp tác kinh tế hai bên và sẽ góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sự phát
triển buôn bán qua biên giới hai nước trong thời gian sắp tới.
27
Thứ tư, Trung Quốc đất rộng (thứ ba thế giới), người đông (chiếm 1/5
nhân loại) và Việt Nam một nước cỡ lớn ở Đông Nam Á, đây là hai thị trường
tiềm tàng mà chưa khai thác hết, nó sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa vào việc
buôn bán giữa hai nước.
Thứ năm, cả hai nước đều chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng biên
giới của hai bên, chú ý xây dựng môi trường phần cứng (đường, điện, nước...),
rà phá mìn, xây dựng môi trường phần mềm, hai nước đã ký kết 19 Hiệp định
hợp tác kinh tế thương mại (trong tổng số 30 hiệp định và thỏa thuận được ký
kết), đang lưu ý là Hiệp định kinh tế buôn bán; Hiệp định tạm thời về việc xử lý
những sự việc ở biên giới hai nước; Hiệp định hợp tác đảm bảo và chứng nhận
lẫn nhau về hàng hóa xuất nhập khẩu; ghi nhận hội đàm chống buôn lậu, Hiệp
định về mua bán hàng hóa giữa chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và CHND
Trung Hoa (năm 1998); Hiệp định biên giới trên đất liền ký kết (30-12-1999).
Những hiệp định trên đây và cơ sở hạ tầng được nâng cấp đã góp phần tích cực
vào việc thúc đẩy buôn bán qua biên giới giữa hai nước.
Thứ sáu, theo dự kiến của một số nhà hoạch định chính sách, buôn bán
hai chiều của Việt Nam - Trung Quốc dự kiến từ năm 2000 đến 2010 sẽ đạt
mức tăng từ 8-15%. Nếu đạt được mức này thì mục tiêu năm 2000 đạt 2 tỷ USD là
có khả năng đạt được, và mức buôn bán đôi bên còn tiếp tục phát triển.
Thứ bảy, theo xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng phát triển,
với việc Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức mậu dịch thế giới (WTO);
cả Việt Nam và Trung Quốc hiện là thành viên của tổ chức kinh tế châu Á -
Thái Bình Dương (APEC). Việc các cảng của Việt Nam (đặc biệt là Hải Phòng)
trở thành cửa khẩu thông ra biển gần nhất của khu vực Đại Tây Nam Trung
Quốc, với việc khu vực mậu dịch tự do (Đông Hưng- Móng Cái, Bằng Tường -
Đồng Đăng...) thì mức buôn bán qua biên giới Việt - Trung có nhiều khả năng
phát triển hơn nữa.
Thứ tám, việc phát triển buôn bán qua biên giới hai nước trong lịch sử,
50 năm qua và đặc biệt là 10 năm sau khi bình thường hóa không ngừng tăng sẽ
là cơ sở để buôn bán hai bên còn có khả năng phát triển hơn nữa.
5. Những kết quả chủ yếu
- Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước không
ngừng tăng nhanh, cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của hai bên ngày càng phù hợp
với tiềm năng và mang tính bổ sung lẫn nhau của hai nước.
- Tỷ trọng kim ngạch thuộc mậu dịch "chính ngạch" tăng nhanh, dần
chiếm ưu thế trong kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước (nếu giai đoạn
1991-1993 kim ngạch mậu dịch tiểu ngạch là chủ yếu thì từ 1994 - 1998 kim
ngạch buôn bán chính ngạch vươn lên giữ vị trí áp đảo).
- Phương thức mậu dịch ngày càng phong phú và đa dạng, phù hợp với
điều kiện hoàn cảnh của hai bên và ngày càng tuân theo các luật lệ tập quán
buôn bán quốc tế. Giai đoạn 1991-1992 hai bên chủ yếu áp dụng phương thức
mậu dịch hàng đổi hàng hoặc phương thức "tiền trao, cháo múc" tại các cửa
khẩu biên giới. Từ sau năm 1992, cùng việc ký kết Hiệp định hợp tác nghiệp vụ
ngân hàng hai nước, hai bên đã triển khai các phương thức mậu dịch theo L/C
28
hoặc các hình thức mậu dịch thanh toán qua ngân hàng. Từ năm 1994 hai bên
mở rộng sang các phương thức mậu dịch gia công, mậu dịch chuyển khẩu "tạm
nhập tái xuất", góp phần nâng cao kim ngạch hai chiều của các bên.
- Tỷ lệ các vụ tranh cấp, khiếu nại trong quan hệ buôn bán hai nước
ngày càng giảm. Cùng với việc hai nước công bố hàng loạt các biện pháp quản
lý và hỗ trợ các loại hình mậu dịch đi vào nề nếp, các đối tác tham gia trao đổi
mậu dịch giữa hai nước cũng thay đổi về thành phần. Tỷ lệ các tư thương, công
ty tư nhân ngày càng giảm, nhường chỗ cho các đơn vị ngoại thương Nhà nước
có tiềm lực, có kiến thức kinh nghiệm buôn bán quốc tế và các xí nghiệp, đơn vị
sản xuất lớn trực tiếp tham gia trao đổi hàng hóa giữa hai nước.
6. Những vấn đề tồn tại
- Vấn đề nhập siêu của phía Việt Nam từ khi mở cửa buôn bán với
Trung Quốc, phía Việt Nam hầu như luôn ở tình trạng nhập siêu. Chẳng những
như vậy, kim ngạch nhập siêu cũng có chiều hướng tăng dần năm sau cao hơn
năm trước; còn nhập khẩu của phía Việt Nam sang Trung Quốc thì ngược lại, có
xu hướng giảm dần hàng năm. Dưới đây là mấy con số cụ thể chứng minh cho
vấn đề này:
1993 1994 1995 1996 1999
Việt Nam xuất sang TQ 43,4% 3,5% 31,4% 25% (5 tháng
đầu năm)
22,3%
Trung Quốc sang Việt Nam 56,6% 65% 68,6% 75% 77,7%
Tổng kim ngạch hai chiều 100% 10-0% 100% 100% 100%
Việt Nam nhập siêu 13,2% 30% 37,2% 50% 55,4%
Nguyên nhân dẫn đến tình hình Việt Nam nhập siêu của Trung Quốc
với tỷ lệ khá cao như trên đã nêu ra trong bảng trên chính là ở chỗ:
+ Về mặt số lượng mà nói, nhóm hàng và mặt hàng mà phía Trung
Quốc xuất sang Việt Nam nhiều gấp 2 lần số nhóm hàng và mặt hàng Việt Nam
xuất sang Trung Quốc.
+ Các loại hàng hóa mà Việt Nam xuất sang Trung Quốc thì đa số là
nguyên vật liệu và sản phẩm dưới dạng thô, số đã gia công chế biến còn ít, hơn
nữa sản phẩm là máy móc hầu như không có, do đó lượng giá trị càng thấp hơn
nhiều so với lương giá trị hàng hóa của Trung Quốc xuất sang Việt Nam. Việt
Nam nhập siêu với tỷ lệ khá cao cũng có nghĩa là trong quan hệ buôn bán với
Trung Quốc hiện nay, phía Trung Quốc được lợi nhiều hơn phía Việt Nam gây
ra những khó khăn nhất định trong việc thanh toán với các bạn hàng Trung
Quốc. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta phải chủ động thương lượng với
phía Trung Quốc sao cho họ hiểu rõ vấn đề, tăng thêm việc nhập khẩu nhiều
hơn nữa hàng hóa của Việt Nam đồng thời hạn chế mức xuất khẩu hàng hóa
sang Việt Nam. Tất nhiên đây là việc làm không đơn giản, vì nó liên quan trực
tiếp đến lợi ích thiết thân của phía Trung Quốc.
- Tỷ lệ trao đổi mậu dịch chính ngạch giữa hai nước chưa cao lắm. Từ
sau khi bình thường hóa quan hệ Việt - Trung, trao đổi mậu dịch giữa hai nước
29
được thực hiện theo hai phương thức là mậu dịch chính ngạch và mậu dịch tiểu
ngạch. Diễn biến và phát triển của kim ngạch và tiểu ngạch giữa hai nước trong
mấy năm qua như sau:
Năm Kim ngạch
XNK chính
ngạch
Kim ngạch
XNK tiểu
ngạch
Tổng kim ngạch
XNK hai chiều
Kim ngạch XNK chính ngạch
chiếm trong tổng kim ngạch
XNK hai chiều
1991 97 150 247 trên 39%
1992 90 222 312 trên 28,8%
1993 221,35 92,65 314 trên 70%
1994 436,61 176,39 613 trên 71%
1995 638,10 314,50 997,6 trên 68%
1996 810 340 1150 trên 70%
1997 1240 khoảng 70%
Căn cứ vào số liệu cụ thể nêu ra trong bảng trên, có thể thấy rằng, trong
các năm 1991-1992, kim ngạch xuất nhập khẩu chỉnh ngạch ít hơn kim ngạch
xuất nhập khẩu tiểu ngạch, chỉ chiếm khoảng trên 39% và 28,8% của tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu hai chiều mà thôi. Bắt đầu từ năm 1993 trở đi cho đến
năm 1997, tình hình đã thay đổi so với trước đó, kim ngạch xuất nhập khẩu
chính ngạch đã lớn hơn kim ngạch xuất nhập khẩu tiểu ngạch, nhưng vẫn chỉ
chiếm khoảng từ 68% đến 71% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều.
Trong quan hệ buôn bán với Trung Quốc từ sau ngày 5-11-1991, phía Việt Nam
chủ trương đẩy mạnh phát triển mậu dịch chính ngạch, tỷ lệ càng lớn càng tốt.
Còn phía Trung Quốc thì ngược lại, muốn đẩy mạnh và phát triển mậu dịch tiểu
ngạch ưu tiên ưu đãi về thuế xuất khẩu thấp (hoặc miễn thuế)... Vì chủ trương
chính sách của hai phía khác nhau, nên nguyên vọng của phía Việt Nam mong
muốn nâng tỷ lệ xuất nhập khẩu chính ngạch cao hơn con số trên dưới 70% gặp
nhiều khó khăn. Vấn đề này đã được nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười nêu ra với
các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc trong chuyến thăm chính thức
Trung Quốc vào giữa tháng 7 năm 1997 là: hai nước cần tăng cường buôn bán
chính ngạch hơn nữa, như thế là có lợi cho cả hai bên. Phía Trung Quốc đã ghi
nhận đề nghị đó của phía Việt Nam. Chúng ta hy vọng thời gian tới, tỷ lệ buôn bán
chính ngạch giữa hai nước có thể tăng cao hơn con số 70-71%.
- Hoạt động buôn lậu hàng hóa qua biên giới hai nước (cả biên giới trên
đất liền lẫn trong vịnh Bắc Bộ), gây nhiều thiệt hại cho phía Nam. Loại hoạt
động buôn lậu bất hợp pháp này xuất hiện ngay từ khi biên giới hai nước được
mở cửa vào cuối năm 1988, kéo dài liên tục cho đến nay. Hoạt động buôn lậu
hàng hóa qua biên giới diễn ra theo hai chiều, từ Trung Quốc sang Việt Nam và
từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Bọn buôn lậu mua hàng hóa từ Trung Quốc đem qua biên giới hai nước
trốn lậu thuế rồi đưa vào nội địa Việt Nam để tiêu thụ. Hàng hóa buôn lậu từ
Trung Quốc đưa vào Việt Nam, gồm nhiều thứ như vải các loại, hàng dệt kim
và quần áo may sẵn, xe đạp và phụ tùng, quạt điện các loại, đồ dùng nhà bếp,
30
đồ điện dân dụng và hàng điện tử, linh kiện đồng hồ điện tử, kính dân dụng và
đồ dùng bằng thủy tinh, đồ sứ, gạch men các loại, bánh kẹo, rượu ngoại, giầy
da, băng video, đĩa C.D, tân dược, đồ chơi trẻ em (như súng ống, kiếm, xe tăng,
máy bay),... Có tài liệu cho biết: có đến 70-80% số hàng hóa nhập lậu tránh
được sự kiểm tra ngăn chặn của hải quan và cơ quan quản lý thị trường của nhà
nước lọt vào nội địa tiêu thụ với giá rẻ hơn giá cả hàng hóa cùng loại sản xuất ở
trong nước. Trong số những mặt hàng nhập lậu nêu trên thì có nhiều thứ Việt
Nam đánh thuế nhập khẩu cao và không khuyến khích nhập khẩu vì ở trong
nước đã sản xuất được, có một số mặt hàng phía Việt Nam cấm nhập khẩu,...
Khối lượng và giá trị của số hàng hóa nhập lậu từ Trung Quốc đưa vào Việt
Nam là khá lớn, bằng 1/3 kim ngạch xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch của
các năm 1990-1993 hoặc lớn hơn, như năm 1996 lên đến 500 triệu USD (gần
1/2 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều năm đó).
Những mặt hàng Việt Nam bị buôn lậu đưa sang bán tại Trung Quốc
(chủ yếu là ở khu tự trị, dân tộc Choang Quảng Tây) gồm có: gạo, kim loại màu,
gỗ quý cấm xuất khẩu (như gỗ Pơmu, gỗ nghiến), vàng, ngoại tệ mạnh (USD),
đặc biệt là nhiều loại thú rừng quý hiếm là tài sản quốc gia cần được bảo vệ và
nuôi dưỡng, cấm săn bắt và xuất khẩu ra nước ngoài. Số lượng của loại "thú
rừng quý hiếm" bị bắt đem sang Trung Quốc trong mấy năm qua là khá lớn
không thống kê được. Ở đây xin nêu ra một vài ví dụ cụ thể:
Vào tháng 3-1997, công an và quản lý thị trường của ta bắt được một xe
ô tô chở động vật quý hiếm xuất lậu sang Trung Quốc, bao gồm: 653 kg rắn các
loại, 535 tê tê, 24 con rùa, 11 con kỳ đà, 60 con chim móng két..., vào tháng 10-
1997, hải quan Móng Cái bắt được 1 xe ô tô chờ động vật hoang dã quý hiếm
đang trên đường xuất lậu sang Trung Quốc, bao gồm: tê tê, kỳ đà, chồn, cào
cào, cầy, rùa, rắn,... tổng cộng đến 2.900 kg, trị giá khoảng 400 triệu đồng Việt
Nam. Có đến hàng trăm vụ buôn lậu như thế này đã trốn tránh được sự kiểm
soát và ngăn chặn của phía Việt Nam đưa sang Trung Quốc bán kiếm lời.
Trong nhiều năm qua, hoạt động buôn lậu qua biên giới hai nước đã gây
thiệt hại to lớn cho phía Việt Nam:
+ Số lượng thuế xuất nhập khẩu mà Nhà nước thất thu là khá lớn, như
năm 1996 chẳng hạn, giá trị số hàng xuất nhập lậu qua biên giới khoảng 500
triệu USD, nhưng số lượng bị các lực lượng quản lý thị trường và liên ngành
của Việt Nam tịch thu và xử lý chỉ vào khoảng 30 tỷ đồng Việt Nam (chưa đến
3 triệu USD) quả thật là rất ít.
+ Hàng hóa của Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam bán với giá rẻ đã
ảnh hưởng nhiều đến sản xuất ở trong nước, nhất là mấy năm đầu sau khi quan
hệ hai nước bình thường hóa, quy mô sản xuất bị thu hẹp, người lao động mất
việc làm... Có người nước ngoài đã đưa ra nhận xét như sau: "Ở Việt Nam mới
vừa bắt đầu chính sách đổi mới và mở cửa, thì các sản phẩm của Trung Quốc cũng
đã bắt đầu bóp chết nhiều ngành công nghiệp của nước này".
+ Bọn buôn lậu dùng tiền bạc để mua chuộc đã khiến cho một số cán bộ
trong các ngành hải quan thuế vụ, quản lý thị trường... bị thoái hóa biến chất
cho hàng hóa nhập lậu của chúng qua biên giới lọt vào nội địa.
31
Thời gian gần đây, để chống buôn lậu và gian lận thương mại, phía Việt
Nam đã thi hành một số biện pháp khá kiên quyết như thực hiện việc dán tem
đối với một số hàng mặt hàng nhập của nước ngoài, như xe đạp, quạt điện, rượu
ngoại, ti vi, tủ lạnh, đầu video, động cơ nhỏ, gạch men các loại... Biện pháp nói
trên đã thu được một số kết quả ban đầu. Thiết nghĩ, cần phải thực hiện một số
biện pháp cứng rắn hơn nữa thì mới hy vọng có thể ngăn chặn được hoạt động
buôn lâụ nói chung và qua bên giới Việt - Trung.
- Thời gian qua, trong buôn bán xuất nhập khẩu với Trung Quốc, nhất
là buôn bán xuất nhập khẩu tiểu ngạch do chúng ta quá tin tưởng vào các bạn
hàng Trung Quốc, còn thiếu kinh nghiệm trong buôn bán xuất nhập khẩu với
nước ngoài, đặc biệt là khâu tổ chức và quản lý vĩ mô của chúng ta chưa được
tốt, còn mang tính tự phát và cục bộ, có nhiều đối tượng thuộc các thành phần
kinh tế của các địa phương tham gia vào buôn bán xuất nhập khẩu qua biên giới
với Trung Quốc theo kiểu "mạnh ai nấy làm" và tranh nhau khách hàng... cho
nên phía Việt Nam đã bị thua thiệt về nhiều mặt, một số doanh nghiệp của
chúng ta đã mua phải hàng hóa chất lượng thấp và thiết bị máy móc cũ và
không đồng bộ với giá cao, mang về nước phải sửa chữa lại mới sử dụng được.
Một số doanh nghiệp Việt Nam khi bán hàng hóa cho phái đối tác Trung Quốc,
đã bị họ hạ cấp và ép giá để mua rẻ, lấy hàng trước trả tiền sau chiếm dụng vốn,
nợ đọngkéo dài thua đơn thiệt kép. Đó là những biểu hiện mua bán qua biên
giới không lành mạnh, không chính đáng và bất bình đẳng, không có lợi cho
việc trao đổi mậu dịch chung giữa hai nước.
Muốn khắc phục tình trạng nói trên, thì cần phải tăng cường sự quản lý
và chỉ đạo thống nhất của các cơ quan có thẩm quyền đối với hoạt động mua
bán xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua biên giới thực hiện nghiêm túc việc thanh
toán mua bán xuất nhập khẩu qua biên giới thông qua ngân hàng của hai nước
đặt tại vùng biên giới, tăng cường mậu dịch chính ngạch, hạn chế mậu dịch tiểu
ngạch...
Mức tăng của kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc
vài năm lại đây diễn ra chậm và ở mức thấp như: kim ngạch xuất nhập khẩu hai
chiều của năm 1996 chỉ tăng hơn mức của năm 1995 là 100 triệu USD, năm
1997 chỉ tăng hơn mức của năm 1996 là 90 triệu USD. Có tài liệu nói rằng: kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong hai tháng đầu năm 1998
đã giảm 20% so với cùng kỳ của năm ngoaí. Đây có thể là do chịu ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng tiền tệ diễn ra ở một số nước Đông Nam Á và Đông Á.
Tin chắc là mức kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ tăng
mạnh vào những tháng cuối năm. Về khách quan mà nói, hai nước còn có
những tiềm năng để mở rộng và phát triển xuất nhập khẩu song phương. Hy
vọng rằng chuyến thăm Trung Quốc gần đây của Thủ tướng Phan Văn Khải
thành công tốt đẹp và việc ký kết Hiệp định buôn bán hàng hóa ở vùng biên
giới, sẽ mở ra một bước phát triển mới của quan hệ Việt - Trung, nhất là quan
hệ kinh tế thương mại giữa hai nước trong thời gian tới, phấn đấu kim ngạch
buôn bán 2 tỷ USD vào năm 2000 trong đó có sự cân đối giữa xuất và nhập
khẩu.
II. QUAN HỆ ĐẦU TƯ
32
1. Hạng mục và cơ cấu đầu tư
Từ năm 1991 đến năm 1998 hai bên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các
xí nghiệp lớn tích cực tham gia hợp tác kinh tế. Đến cuối năm 1997, các đơn vị
Trung Quốc đã đầu tư 41 hạng mục công trình ở Việt Nam với tổng kim ngạch
ước tính 102 triệu USD, đứng thứ 21 trong số các nước và lãnh thổ đầu tư vào
Việt Nam. Trong đó dự án đầu tư lớn nhất là xây dựng khu chế xuất Linh Trung
ở thành phố Hồ Chí Minh với vốn đầu tư cả hai bên là 14 triệu USD, tiếp đó là nhà
máy thép Hải Phòng với vốn đầu tư là 9,7triệu USD.
Tính đến cuối quý III năm 1999 Trung Quốc đã đầu tư vào 56 công
trình (không tính số dự án đã hủy bỏ) với tổng số vốn hơn 100 triệu đô la Mỹ,
tập trung vào một số ngành dịch vụ, sản xuất hàng tiêu dùng và sản phẩm nông
nghiệp như: xây dựng văn phòng, nhà ở, giáo dục, y tế nhân dân, thủy tinh, đồ
chơi, thuốc lá, kem, thuốc trừ sâu... để tiêu dùng tại thị trường Việt Nam. Trong
các hạng mục đầu tư của Trung Quốc phải kể đến hai công trình lớn là khu chế
xuất Linh Trung và chợ Sắt ở Hải Phòng (15,5 triệu USD).
Cơ cấu đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam có những điểm giống với
đầu tư của Trung Quốc trên thế giới và tại các nước ASEAN khác: chủ yếu đầu
tư vào cơ sở hạ tầng do Trung Quốc có kinh nghiệm tích luỹ về lĩnh vực xây
dựng kết cấu hạ tầng tại một số nước đang phát triển về kinh tế, có đội ngũ kỹ
sư và công nhân xây dựng tinh thông nghiệp vụ được tôi luyện trong những năm
cải cách kinh tế.
Hiện nay hơn 5.000 doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động tại 120
nước và khu vực với tổng số vốn đầu tư trực tiếp là hơn 5 tỷ đô la Mỹ, tập trung
vào lĩnh vực xây dựng các cơ sở hạ tầng, một số nhà máy chế biến nguyên liệu
và sản phẩm nông nghiệp. Tại các nước ASEAN có hơn 300 dự án do Trung
Quốc đầu tư, chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng.
Hiện nay Trung Quốc đứng thứ 24 trong tổng số các nước vào vùng
lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với hình thức phong phú: xí nghiệp 100% vốn
nước ngoài, xí nghiệp liên doanh và hợp doanh và có cả ở 3 miền Bắc, Trung,
Nam. Tuy với số vốn ít và hạng mục hạn chế trong một số ngành, nhưng các dự
án đầu tư của Trung Quốc đã tạo công ăn việc làm cho trên 1.500 lao động trực
tiếp tại Việt Nam.
Về phía mình, do năng lực còn hạn chế nên số lượng đầu tư của Việt
Nam và Trung Quốc không nhiều, chỉ tập trung tại 2 tỉnh Vân Nam và Quảng
Tây. Tại Vân Nam, đầu tư của Việt Nam chỉ là 240.000 đô la Mỹ.
2. Những đặc điểm trong quan hệ đầu tư Việt - Trung
- Quan hệ đầu tư Việt - Trung chủ yếu là quan hệ một chiều từ Trung
Quốc sang Việt Nam do năng lực tài chính của Việt Nam quá nhỏ bé so với
Trung Quốc. Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam chỉ ở mức khiêm tốn trong khi
Trung Quốc có dự trữ ngoại tệ hơn 154 tỷ đô la Mỹ đứng thứ hai thế giới.
- Đầu tư của Trung Quốc chiếm tỷ trọng nhỏ cả về số lượng dự án và
tổng số vốn đầu tư (khoảng 2% dự án và 3% số vốn đầu tư trong tổng số dự án
và tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam). Sở dì có tình trạng như vậy là
do: (a) Các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc chưa thật sự coi trọng thị trường
33
Việt Nam; (b) Các công ty vừa và nhỏ của Trung Quốc thường không đủ năng
lực cạnh tranh với các công ty khác trong việc đấu thầu đối với các công trình
gọi thầu tại Việt Nam; (c) Tác động của khủng hoảng kinh tế Đông Nam Á, từ
năm 1997 Việt Nam giảm bớt xây dựng các công trình hạ tầng - mặt mạnh trong
đầu tư của Trung Quốc; (d) Lĩnh vực xây dựng mà Trung Quốc mong muốn đầu
tư là lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều năng lực; (e) Một số thủ tục hành chính ở
Việt Nam còn phiền hà.
- Quy mô đầu tư của một số dự án ở mức thấp nhất, 60% các công trình
có tổng số vốn không quá 1 triệu đô la Mỹ. Bình quân một số dự án đầu tư của
Trung Quốc tại Việt Nam chỉ có mức vốn là 2,3 triệu đô la Mỹ, thấp hơn rất
nhiều so với mức bình quân 16,6 triệu đô la Mỹ trong các xí nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam. Sở dĩ có tình trạng như vậy do đầu tư của Trung
Quốc chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với năng lực tài chính hạn chế so
với các công ty nước ngoài khác.
- Các xí nghiệp đầu tư của Trung Quốc đều nhằm tiêu thụ sản phẩm tại
thị trường Việt Nam, không xuất khẩu hàng hóa sang nước thứ ba. Sở dĩ như
vậy là do: (a) Việt Nam và Trung Quốc đều là những nước có hàng hóa xuất
khẩu dựa trên lợi thế so sánh và giá nhân công rẻ; (b) Như trên đã phân tích chủ
đầu tư Trung Quốc tại thị trường Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ - những người quan tâm đến cung cấp hàng tại chỗ, thay thế hàng nhập
khẩu tại Việt Nam, chưa đủ sức tới việc xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài.
3. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam
Hạng mục đầu tư liên doanh đầu tiên giữa một doanh nghiệp Trung
Quốc với một doanh nghiệp Việt Nam được cấp giấy phép hoạt động tại Việt
Nam là nhà ăn Trung Quốc mang tên "Hoa Long" tại phố Hàng Trống Hà Nội
(Giấy phép số 274, cấp ngày 25-11-1991, tổng số vốn đầu tư 200.000 USD).
Như vậy là, ngay sau khi quan hệ hai được được bình thường hóa thì doanh
nghiệp của Trung Quốc đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Trong những năm
tháng tiếp theo, số hạng mục đầu tư trực tiếp của xí nghiệp và công ty Trung
Quốc vào Việt Nam tăng dần. Dưới đây là một số tình hình và con số cụ thể:
* Tính đến tháng 12 năm 199:
Tổng số dự án: 1 - Tổng vốn đầu tư: 2.000.000 USD.
* Tính đến tháng 12 năm 1992:
Tổng dự án: 10 - Tổng vốn đầu tư: 3.044.143 USD.
* Tính đến tháng 12 năm 1994:
Tổng số dự án: 22 - Tổng vốn đầu tư: 24 triệu USD.
* Tính đến tháng 12 năm 1995:
Tổng số dự án: 33 - Tổng số vốn đầu tư: 60 triệu USD.
* Tính đến tháng 6 năm 1997:
Tổng số dứan: 42 - Tổng vốn đầu tư 66 triệu USD.
34
* Tính đến quý III năm 1999:
Tổng số dự án: 56 - Tổng vốn đầu tư: hơn 100 triệu USD.
Tính đến giữa năm 1997, các địa phương sau đâycủa Trung Quốc đã có
xí nghiệp và công ty đầu tư trực tiếp vào Việt Nam: Quảng Tây, Quảng Đông
(Tham Quyến, Chu Hải...), Hải Nam, vùng Đông Bắc Trung Quốc, Hà Bắc, Vân
Nam, Bắc Kinh... Trong số các địa phương Trung Quốc nói trên thì khu tự trị
dân tộc Choang Quảng Tây là nơi có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nhất tại Việt
Nam, thí dụ trong tổng số 33 dự án đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Trung
Quốc tại Việt Nam tính đến cuối năm 1995 thì trong đó có 18 dự án là của
Quảng Tây, chiếm trên 54%.
Cũng tính đến giữa năm 1997, các tỉnh, thành phố và thị xã sau đây của
Việt Nam đã tiếp nhận dự án đầu tư trực tiếp của phía Trung Quốc: Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Ninh, Nam Hà (cũ), Thái Bình, Hòa Bình, Lạng Sơn, Hà Giang,
Thái Nguyên, Sơn Tây, Thanh Hóa, Sông Bé, thành phố Hồ Chí Minh... Trong
đó, Hà Nội, Quảng Ninh là hai nơi tiếp nhận nhiều dự án đầu tư trực tiếp của
Trung Quốc hơn những nơi khác.
Các dự án đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam trong thời gian
qua, chủ yếu nhằm vào các lĩnh vực sau đây:
Khách sạn và nhà hàng các món ăn của Trung Quốc, in mác nhãn bao bì
thực phẩm, tráng gương và gia công các loại kính, gia công chế biến xuất khẩu,
vận tải quá cảnh bằng ô tô, sản xuất kinh doanh thuốc trừ sâu, sản xuất giấy dầu
lợp nhà, sản xuất lắp ráp máy đến tiền và các thiết bị có liên quan đến ngân
hàng, sản xuất đầu lọc thuốc lá, sản xuất thức ăn gia súc, khai thác sản xuất ván
sàn và các sản phẩm từ tre nứa, chế biến thực phẩm, sản xuất nước tinh lọc và
nước giải khát từ hoa quả, may mặc quần áo quy mô nhỏ, sản xuất và bán rượu
trắng, khai thác quặng cromít (Cổ Định, Thanh Hóa), đấu thầu xây dựng nền
móng công trình có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, sản xuất gạch men sứ,
sản xuất giấy vệ sinh, đầu tư xây dựng chợ thương mại (chợ Sắt ở Hải Phòng),
sản xuất đèn nê-ông quảng cáo và đèn ánh sáng trắng, sản xuất và bán thuốc bắc
của Trung Quốc, sản xuất tôm cua cá giống,... Tổng cộng trên dưới 25 lĩnh vực
sản xuất và ngành nghề kinh doanh khác nhau.
Từ tình hình nêu ra trên đây, chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét ban
đầu về đặc điểm và tính chất trong hoạt động đầu tư trực tiếp của một số doanh
nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam từ cuối 1991 đầu 1992 đến nay.
+ Tốc độ đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp và công ty Trung Quốc vào
Việt Nam còn chậm, số lượng hạng mục đầu tư ít, tổng số vốn đầu tư cũng
chưa nhiều, khiến cho đến nay Trung Quốc vẫn đứng ở vị trí dưới 22 trong tổng
số trên 50 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam
tính đến năm 1997.
+ Quy mô của các dự án đầu tư nhỏ bé, vốn đầu tư trung bình cho đến 1 dự
án chỉ trên dưới 1 triệu USD. Điều đáng lưu ý là, trong đó có một số dự án có số
vốn đầu tư quá nhỏ, chỉ trên dưới 100.000 USD. Xin đơn cử một số dự án cụ thể:
35
* Công ty liên doanh khách sạn: "Hưng Giang" tại thị xã Bắc Giang
(giữa doanh nghiệp của Hà Bắc với doanh nghiệp của Quảng Tây, giấy phép số
329 cấp ngày 26-2-1992, tổng vốn đầu tư là 80.000 USD).
* Xí nghiệp liên doanh kính Long Giang tại Hà Nội (giữa nhà máy của
Hà Nội với một công ty của Nam Ninh - Quảng Tây, Trung Quốc, giấy pép số
342, cấp ngày 26-3-992, tổng vốn đầu tư là 99.463 USD).
* Công ty liên doanh chè Việt - Hoa, tại Quảng Ninh (giữa nhà máy của
Quảng Ninh với công ty xuất nhập khẩu thô súc sản của Khâm Châu - Quảng Tây,
giấy phép số 344, cấp ngày 14-4-1992, tổng số vốn đầu tư là 107.680 USD)...
Số dự án liên doanh có tổng vốn đầu tư từ 1 triệu USD trở lên cũng
không nhiều, trong tổng số 42 (hoặc 46) dự án liên doanh Trung Quốc - Việt
Nam đã được Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam cấp giấy phép tính đến giữa năm
1997, trong đó, số liệu cụ thể về tổng số vốn đầu tư của 33 dự án, thì chỉ có 12
dự án có tổng vốn đầu tư là trên 1 triệu USD chiếm hơn 36%, trong đó chỉ có 1
dự án đầu tư theo đăng ký là trên 7 triệu USD, một dự án trên 5 triệu USD, 3 dự
án trên 4 triệu USD, 1 dự án trên 3 triệu USD, 2 dự án trên 2 triệu USD, số còn
lại là 1 triệu và dưới 1 triệu USD. Như thế cũng có nghĩa là các dự án liên
doanh nói trên tuy cũng có những đóng góp nhất định cho xây dựng và phát
triển kinh tế của Việt Nam tạo ra một số công ăn việc làm mới cho người lao
động Việt Nam trong mấy năm qua, nhưng phải nói rằng tổng góp đó còn nhỏ
bé và bị hạn chế nhiều, chưa tương xứng với tầm vóc kinh tế của Trung Quốc
hiện nay.
* Tuyệt đại đa số các dự án đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt
Nam trong thời gian qua là dự án liên doanh với phía doanh nghiệp, công ty của
Việt Nam. Trong số đó có cả thành phần của Hồng Kông như:
- Công ty liên doanh xây dựng Hà Nội - Bắc Kinh; giấy phép số 1362,
cấp ngày 29-8-1985, vốn đầu tư 2.000.000 USD, gồm: Công ty xây dựng thuộc
Sở xây dựng Hà Nội, tập đoàn xây dựng thành phố Bắc Kinh và Công ty du lịch
Bắc Kinh, Công ty Ebim Development Ltd. Hồng Kông.
- Công ty liên doanh vận tải Việt-Quế, vốn đầu tư 500.000 USD, gồm:
Công ty vận tải đường sông I của Việt Nam, Công ty Hợp tác kinh tế kỹ thuật
Nam Định - Trung Quốc và Công ty hữu hạn Hán Hân của Hồng Kông, thời
gian liên doanh nói chung ngắn (từ 5 năm, 8 năm, 10 năm đến 20 năm là cao
nhất). Tỷ lệ góp vốn trong các liên doanh Trung - Việt nhìn chung xê dịch trong
khoảng 40/50, 50/50.
Cho đến nay mới chỉ có một vài dự án là 100% vốn của Trung Quốc,
trong đó có cả liên doanh với phái nước ngoài khác. Ví dụ: Công ty "Hồng
Dương" 100% vốn đầu tư (997.670 USD) là của công ty trách nhiệm hữu hạn
mậu dịch Hoàng Dương - Nam Ninh, Trung Quốc, tiến hành sản xuất kinh doanh
nước giải khát chế biến từ hoa quả, sản xuất kem, nước uống tinh khiết; xí nhiệp
Hằng Tín (ở Hải Phòng) là 100% vốn của Trung Quốc, liên doanh với Singapore,
tiến hành sản xuất lắp ráp máy đèn tiền và lắp đặt các thiết bị liên quan đến ngân
hàng.
- Các Công ty liên doanh Trung Quốc - Việt Nam tiến hành sản xuất
kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như đã nêu ra ở phần trên, song
36
nhiều nhất vẫn là nhà hàng ăn Trung Quốc và khách sạn (riêng ở thành phố Hà
Nội đã có đến bốn năm nhà hàng và khách sạn Trung Quốc, như: Hoa Long, Hà
Quảng, Hải Yến, Ngọc Khánh, Kinh Đô,...) sản xuất công nghiệp nhẹ và hàng
tiêu dùng hàng ngày, vốn đầu tư ít, quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, kỹ thuật và
công nghệ sản xuất thuộc loại thông thường, không tiên tiến và hiện đại giống
như của các nước ASEAN, Nhật Bản và phương Tây khác đầu tư trực tiếp ở
Việt Nam. Cho đến nay chưa thấy có những công ty và tập đoàn kinh tế lớn của
phía Trung Quốc đầu tư những dự án quy mô lớn có vốn đầu tư trên 10 triệu
USD vào trong các lĩnh vực khai thác nông, c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Triển vọng và những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.pdf