Luận văn Vấn đề tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay

Tài liệu Luận văn Vấn đề tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay: I. LUẬN VĂN: Tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng công tác giáo dục - đào tạo (GD-ĐT). Cùng với khoa học và công nghệ, GD-ĐT đã được Đại hội VIII của Đảng xác định là quốc sách hàng đầu, coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Trong những năm qua, mặc dù điều kiện đất nước và ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, Nhà nước vẫn dành một tỷ lệ ngân sách đáng kể để đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Với nguồn ngân sách đó, GD-ĐT đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Để phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng ngân sách, khắc phục những hạn chế còn tồn tại, một trong những vấn đề quan trọng cần phải làm sáng tỏ thêm cả về lý luận lẫn thực tế đó là đổi mới quản lý ngân sách giáo dục- đào tạo. Xuất phát từ thực tế trên đây, đề tài " Tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ...

pdf102 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Vấn đề tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. LUẬN VĂN: Tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng công tác giáo dục - đào tạo (GD-ĐT). Cùng với khoa học và công nghệ, GD-ĐT đã được Đại hội VIII của Đảng xác định là quốc sách hàng đầu, coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Trong những năm qua, mặc dù điều kiện đất nước và ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, Nhà nước vẫn dành một tỷ lệ ngân sách đáng kể để đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Với nguồn ngân sách đó, GD-ĐT đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Để phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng ngân sách, khắc phục những hạn chế còn tồn tại, một trong những vấn đề quan trọng cần phải làm sáng tỏ thêm cả về lý luận lẫn thực tế đó là đổi mới quản lý ngân sách giáo dục- đào tạo. Xuất phát từ thực tế trên đây, đề tài " Tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay " được lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành quản lý kinh tế và hy vọng rằng sẽ đóng góp một phần nhỏ đáp ứng đòi hỏi thực tiễn đang đặt ra hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Đã có một số công trình nghiên cứu về đổi mới công tác lập kế hoạch và cơ chế quản lý ngân sách giáo dục và đào tạo giai đoạn 1990 - 1995 như "Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách hệ thống giáo dục quốc dân" của TS Trần Thu Hà (năm 1993); đề tài "Xây dựng qui trình lập kế hoạch và cơ chế điều hành ngân sách giáo dục - đào tạo", đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Bộ Tài chính (năm 1996)... Các công trình trên đề cập đến nhiều khía cạnh về quản lý, điều hành ngân sách giáo dục - đào tạo ở tầm vĩ mô, nặng về tổng kết thực hiện các năm trước, chưa chú trọng nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống cơ chế quản lý ngân sách GD-ĐT và ít chú trọng đến các giải pháp thực hiện, nhất là trong giai đoạn 2000- 2010. Vì vậy, đề tài được lựa chọn nghiên cứu góp phần bổ sung, hoàn thiện thêm những vấn đề còn bỏ ngỏ, đang cần được làm rõ. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu chủ yếu về quản lý ngân sách GD-ĐT ở nước ta trong thời gian qua, trong đó đi sâu phân tích thực trạng quản lý và công tác kế hoạch hóa ngân sách GD-ĐT; Thực trạng công tác điều hành ngân sách GD-ĐT và việc quản lý, sử dụng các nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước. Trong khuôn khổ luận văn cao học và đối tượng nghiên cứu trên đây, luận văn giới hạn trong phạm vi quản lý kế hoạch ngân sách GD-ĐT, các giải pháp chủ yếu để tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách GD-ĐT (không nghiên cứu kế hoạch phát triển GD-ĐT). Các khía cạnh khác liên quan sẽ được đề cập khi cần thiết. 4. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn + Mục đích: Luận văn nghiên cứu làm rõ thêm nội dung quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo; góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT ở nước ta trong điều kiện cơ chế thị trường. + Nhiệm vụ của luận văn: - Hệ thống hóa và làm rõ thêm về lý luận vị trí của sự nghiệp GD-ĐT; Mối quan hệ giữa GD-ĐT với sự phát triển kinh tế xã hội và nội dung quản lý ngân sách GD-ĐT. - Phân tích tình hình và thực trạng quản lý ngân sách GD-ĐT ở nước ta, nhất là những năm trong thời kỳ đổi mới gần đây. - Đề xuất phương hướng, giải pháp tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách GD-ĐT ở nước ta hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận để nghiên cứu luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm đường lối chính sách tài chính, chính sách giáo dục nước ta. Cùng với phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu là kết hợp nghiên cứu lý thuyết với quan sát đánh giá thực tiễn, đồng thời sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, hệ thống hóa, phân tích, so sánh từ đó đề ra các giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách GD-ĐT ở nước ta hiện nay. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương, 9 tiết Chương 1 những vấn đề cơ bản về quản lý ngân sách ngành giáo dục - đào tạo 1.1. sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 1.1.1. Vai trò, vị trí của sự nghiệp giáo dục - đào tạo Giáo dục bao gồm tất cả các loại hình học tập từ mầm non, giáo dục phổ thông, bổ túc văn hóa nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng thế hệ trẻ thành người lao động có giác ngộ chính trị, có phẩm chất đạo đức, có sức khỏe đồng thời có trình độ văn hóa phổ thông, làm cơ sở cho quá trình đào tạo tiếp theo. Đào tạo bao gồm các lĩnh vực từ trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học và sau đại học, đây là quá trình truyền thụ kiến thức khoa học kỹ thuật cho người học, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cho người lao động, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, giáo dục và đào tạo luôn luôn có mối liên quan mật thiết với nhau. Giáo dục và nền tảng để phát triển đào tạo, đào tạo là hoạt động tiếp tục của giáo dục, đào tạo có tác dụng thúc đẩy, định hướng và dẫn dắt sự phát triển của giáo dục. Giáo dục - Đào tạo là hoạt động không thể thiếu đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Muốn có một nền kinh tế phát triển, một xã hội văn minh đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Sản phẩm của GD-ĐT là con người, là yếu tố đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Trình độ thành thạo, kỹ năng của con người có tác động trực tiếp đến năng suất lao động, việc hình thành kỹ năng nhất thiết phải thông qua giáo dục và phải được đào tạo. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước về thực chất là nâng cao năng suất lao động xã hội bằng cách thúc đẩy phát triển công nghiệp, sử dụng khoa học công nghệ tiên tiến, đưa đất nước lên một trình độ phát triển mới. Nhân tố quyết định thành công của CNH, HĐH tất yếu là nhân tố con người. Mệnh đề "con người đứng ở trung tâm của sự phát triển", với ý nghĩa "con người vừa là mục đích, vừa là tác nhân của sự phát triển" đã được UNESCO chính thức đề ra trong tài liệu "Hiểu để hành động", xuất bản năm 1997 tại Paris. Quan điểm này ngày nay được nhiều nước thừa nhận và phát triển hết sức phong phú cả về lý luận và thực tiễn như một qui luật phát triển của thời đại. Các nước đang phát triển có thể rút ngắn thời kỳ công nghiệp hóa trên cơ sở đầu tư phát triển mạnh nguồn lực con người. Sự đầu tư được hiểu trên cả ba mặt: chăm sóc sức khỏe, nâng cao mức sống và phát triển sự nghiệp GD-ĐT. Trong đó đầu tư cho sự nghiệp GD-ĐT là đầu tư có hiệu quả nhất. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở đất nước ta đặt ra mục tiêu là đến năm 2020 về cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH là nguồn lực con người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Vì vậy, muốn đảm bảo tăng trưởng về kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị trước hết phải chăm lo phát triển nguồn lực con người, chuẩn bị lớp người lao động có những phẩm chất và năng lực phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Để làm được điều này ngành GD-ĐT phải nhanh chóng đổi mới, phấn đấu đưa nền giáo dục nước nhà đạt trình độ tiên tiến so với các nước trong khu vực trong vòng một, hai thập kỷ tới. 1.1.2. Mối quan hệ giữa giáo dục - đào tạo với sự phát triển kinh tế - xã hội Giáo dục - đào tạo đã và đang trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức đúng đắn vai trò của GD-ĐT đã làm thay đổi thái độ của nhiều quốc gia đối với vấn đề phát triển giáo dục. Nhiều quốc gia đã nhìn thấy nguy cơ tụt hậu của quốc gia mình, có một phần nguyên nhân từ sự yếu kém về GD-ĐT. Vì vậy, xu hướng tăng cường phát triển GD-ĐT, coi nó như một đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đã trở thành một xu hướng có tính chất toàn cầu trong giai đoạn hiện nay. 1.1.2.1. Giáo dục - đào tạo là động lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, lao động là yếu tố chủ thể của quá trình sản xuất. trong đó tri thức, kỹ năng của người lao động là yếu tố quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất, là động lực thúc đẩy sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động [1]. C.Mác đã từng chỉ ra rằng: lao động lành nghề là bội số của lao động giản đơn. Như vậy lao động đã qua đào tạo trong một thời gian nhất định tạo ra nhiều giá trị hơn lao động chưa qua đào tạo. Nhưng trong thực tế không phải mọi lao động đều có trình độ nghề nghiệp như nhau, đồng thời do tính phong phú đa dạng của nền kinh tế - xã hội tạo nên lao động có những nghề nghiệp khác nhau và trình độ lao động của mỗi người cũng khác nhau trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của từng ngành, từng đơn vị và từng vị trí lao động cụ thể. Vì vậy, GD-ĐT phải cung cấp cho các ngành của nền kinh tế xã hội lực lượng lao động không chỉ về số lượng mà còn đảm bảo về chất lượng, về cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ lao động. Nguồn nhân lực với số lượng và chất lượng cao sẽ là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định qui mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội. Sự phát triển nguồn lực thông qua GD-ĐT là nền tảng của tư tưởng giáo dục là quốc sách hàng đầu và giáo dục là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Theo chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) trong sự phát triển nguồn lực có 5 nhân tố là: Giáo dục, sức khỏe và dinh dưỡng, môi trường, việc làm, tự do chính trị và kinh tế. Năm nguồn này liên kết và phụ thuộc nhau, nhưng giáo dục được coi là nhân tố cơ bản, là nhân tố thiết yếu để cải thiện sức khỏe và dinh dưỡng, để duy trì môi trường có chất lượng cao, để mở rộng và cải thiện nguồn lao động. Chính vì thế mà hầu như mọi nước đều nhấn mạnh đến chính sách giáo dục như là chính sách ưu tiên quốc gia trong khi xúc tiến các kế hoạch cho sự phát triển [32, tr. 41]. Vai trò động lực đối với sự phát triển kinh tế xã hội của GD-ĐT còn được thể hiện ở việc giáo dục nâng cao dân trí làm nền tảng cho sự phát triển của đất nước. Dân trí được biểu hiện ở trữ lượng và trình độ học vấn của dân tộc. Giáo dục nâng cao dân trí có nghĩa giáo dục phải nâng cao được qui mô và chất lượng về phẩm chất đạo đức, trình độ khoa học công nghệ, thể chất và thẩm mỹ. Trình độ dân trí được coi là sức mạnh của công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước trước mắt và lâu dài. Khi đánh giá mặt bằng dân trí của quốc gia người ta phải chú ý cả phương diện định tính và định lượng của dân trí. Mặt định tính của dân trí được thể hiện ở chất lượng học vấn mà người dân đã đạt được (học vấn đó có phù hợp với trình độ tri thức chung của thế giới hay không). Mặt định lượng của dân trí được xác định qua các chỉ số như:  Tỷ lệ người biết chữ so với tổng số dân  Tỷ lệ thanh niên, nhi đồng dưới 23 tuổi được đi học  Bình quân số năm học trung bình của một người dân  Tỷ lệ trẻ 5 tuổi học mẫu giáo trước lúc vào tiểu học  Tỷ lệ học sinh học trong độ tuổi 6- 11  Tỷ lệ học sinh trung học các cấp, các ngành ở độ tuổi 11- 16  Tỷ lệ sinh viên đại học ở độ tuổi 17- 23... Trong các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu về tỷ lệ người biết chữ và số năm học trung bình của một người dân là hai chỉ tiêu quan trọng nhất để xác định mặt định lượng của dân trí [3]. Nhìn khái quát lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trong thế kỷ qua cũng cho thấy vị trí quan trọng hàng đầu của sự nghiệp phát triển GD-ĐT trong phát triển kinh tế - xã hội. Ngay những năm 20 của thế kỷ XX, nhà kinh tế học giáo dục lỗi lạc người Nga - X.G.Strumilin đã rút ra kết luận quan trọng: Đầu tư cho giáo dục để phát triển nhân lực 1 đồng sẽ đem lại khả năng sinh lời 4 đồng cho nền kinh tế. Những năm 60 của thế kỷ XX, một nhà kinh tế học giáo dục người Mỹ cùng cộng sự của mình nghiên cứu và đi tới kết luận: Trong hai nguồn vốn cơ bản cho phát triển, cho công nghiệp hóa thì "Vốn người"- Human Capital giữ vai trò quyết định so với "vốn vật chất"- Material Capital. Thế giới hiện đại ngày nay cũng cung cấp nhiều bằng chứng thuyết phục: Không có quốc gia nào phát triển cao mà trình độ nhân lực, học vấn dân tộc thấp. Tương tự, không có quốc gia nào có trình độ nhân lực thấp kém lại phát triển cao. Cạnh tranh quốc tế ngày nay thực chất là cạnh tranh về khoa học - công nghệ, cạnh tranh về nguồn nhân lực có trình độ cao, mà khoa học - công nghệ và trình độ nhân lực lại phụ thuộc vào sự phát triển của GD-ĐT. Vì vậy, GD-ĐT là nền tảng của sự phát triển, đầu tư cho GD-ĐT là đầu tư vào lĩnh vực phát triển bền vững và hiệu quả nhất. 1.1.2.2. Kinh tế xã hội đảm bảo điều kiện cho phát triển giáo dục - đào tạo Bất cứ nền giáo dục nào cũng không thể tồn tại và phát triển được nếu thiếu điều kiện đảm bảo về kinh tế. Nếu giáo dục được coi là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội thì kinh tế - xã hội là nền tảng đảm bảo điều kiện cho phát triển giáo dục. Điều này thể hiện ở một số phương diện sau: - Kinh tế - xã hội đảm bảo cho sự phát triển GD-ĐT thông qua việc đầu tư. Muốn duy trì được hoạt động bình thường và phát triển GD-ĐT, nhất thiết phải đầu tư. Nguồn đầu tư lớn nhất và có tính chất thường xuyên, ổn định là ngân sách nhà nước. Đầu tư càng lớn thì giáo dục càng có điều kiện phát triển, tuy vậy sự đầu tư còn phụ thuộc vào khả năng của nền kinh tế đất nước cũng như chủ trương, chính sách của Nhà nước và sự quan tâm của xã hội đối với giáo dục. Ngược lại, nếu đầu tư ít, dẫn đến giáo dục sẽ chậm phát triển. Giáo dục chậm phát triển thì khó đạt được các mục tiêu dân trí, nhân lực, nhân tài, từ đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế. - Kinh tế - xã hội định hướng và tạo môi trường xã hội cho sự phát triển giáo dục. Một trong những qui luật cần lưu ý trong phát triển GD-ĐT là GD-ĐT chịu sự chế ước của xã hội. Nội dung qui luật này thể hiện ở sự qui định của kinh tế xã hội đối với giáo dục. Điều này có nghĩa: sự phát triển kinh tế - xã hội qui định sự phát triển giáo dục, giáo dục mặc dù có sự vận động độc lập của một tiểu hệ thống, nhưng phải định hướng theo sự định hướng của hệ thống lớn là kinh tế - xã hội. Kinh tế - xã hội không chỉ định hướng, đầu tư về cơ sở vật chất và tài chính mà còn tạo ra môi trường xã hội rộng lớn tạo điều kiện cho sự phát triển giáo dục. Môi trường xã hội của giáo dục gồm: Môi trường gia đình, các cộng đồng dân cư, các tổ chức xã hội... Môi trường xã hội tạo điều kiện cho sự phát triển giáo dục ở chỗ: thứ nhất, hỗ trợ các điều kiện vật chất, tinh thần cho giáo dục; thứ hai, góp phần tác động giáo dục đến các đối tượng giáo dục (học sinh, sinh viên...); thứ ba, sử dụng người được đào tạo. Như vậy, để phát triển giáo dục, cần tạo ra mối quan hệ, liên hệ chặt chẽ giữa Đảng, Nhà nước với giáo dục. Tóm lại, giáo dục và kinh tế xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau. Giáo dục là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, nhưng muốn phát triển giáo dục, cần phải có sự đảm bảo các điều kiện từ phía kinh tế - xã hội, một trong những điều kiện đó là sự đầu tư của kinh tế - xã hội cho giáo dục. 1.1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục - đào tạo Dân tộc ta có truyền thống văn hóa lâu đời, đó là truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Cổ nhân xưa vẫn thường dạy: "ấu bất học, Lão hà vi", điều này có thể nói rằng không học hành thì chẳng thể làm được việc gì. Ngay từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người", Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm tới GD-ĐT, đã có nhiều chủ trương, biện pháp thúc đẩy ngành GD-ĐT phát triển, góp phần vào sự nghiệp kháng chiến và xây dựng đất nước của dân tộc ta. Tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước được thể chế bằng các văn bản có hiệu lực pháp lý cao như Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và đặc biệt Hiến pháp 1992 đã ghi rõ: "Giáo dục và Đào tạo được xác định là quốc sách hàng đầu" (Điều 35). Đến Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khóa VII) năm 1993 đã ra Nghị quyết về "Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo" với bốn quan điểm: - Giáo dục và đào tạo là quốc sách, là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước, phải coi đầu tư cho giáo dục là hướng chính của đầu tư phát triển - Mục tiêu giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp... Mở rộng qui mô đào tạo, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục, gắn học với hành, tài với đức. - Giáo dục - đào tạo gắn với yêu cầu phát triển đất nước và phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại. - Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Trong báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ: "Cùng với Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả ba mặt: mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả " [38, tr. 107]. Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam cũng khẳng định "đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH phải "lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững". Đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn GD-ĐT, khoa học - công nghệ (KH-CN) làm khâu đột phát trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, chính vì vậy Đảng ta đã có riêng Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về GD-ĐT và KH-CN. Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) đã nhất quán với tư tưởng và mục tiêu đã nêu ở Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) và Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng. Trong đó đã nêu 6 định hướng chiến lược phát triển GD-ĐT trong thời kỳ CNH, HĐH, đó là: - Mục tiêu cơ bản của GD-ĐT là nhằm xây dựng con người có lý tưởng, đạo đức trong sáng, biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực và biết phát huy nội lực, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp và có sức khỏe để phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Muốn thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH, phải thực sự coi GD-ĐT, KH - CN là nhân tố quyết định. Tiếp tục khẳng định coi GD-ĐT là quốc sách hàng đầu. - Giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. - Phát triển GD-ĐT gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những tiến bộ KH-CN và củng cố an ninh quốc phòng. Coi trọng cả ba mặt: mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả, thực hiện giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, lý thuyết với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội. - Các trường công lập phải giữ vai trò nòng cốt đi đôi với đa dạng hóa các loại hình GD-ĐT. - Thực hiện công bằng xã hội trong GD-ĐT Nhận thức rõ vai trò của sự nghiệp GD-ĐT trong giai doạn hiện nay và để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với sự nghiệp GD-ĐT, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X (kỳ họp thứ 4) đã thông qua Luật giáo dục ngày 2/12/1998, có hiệu lực kể từ ngày 1/6/1999. Đây là văn kiện pháp lý hết sức quan trọng liên quan tới mọi khía cạnh của lĩnh vực GD-ĐT, có tác động to lớn tới toàn xã hội, mọi người dân Việt Nam Quan điểm GD-ĐT là quốc sách hàng đầu đã được Đảng và Nhà nước ta khẳng định từ nhiều năm qua. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, phát triển GD-ĐT là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Nghị quyết Đại hội IX cũng đã chỉ ra phương hướng phát triển GD-ĐT trong những năm tới là: - Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa" - Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề. Thực hiện phương châm "học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với đời sống xã hội". - Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng hình thức chính qui và không chính qui, thực hiện "giáo dục cho mọi người", "cả nước trở thành một xã hội học tập". Trong những năm tới quan điểm này cần phải được quán triệt sâu sắc hơn, phải coi là kim chỉ nam xuyên suốt quá trình chỉ đạo, quản lý hoạt động giáo dục - đào tạo đồng thời phải làm cho mọi người dân, mọi cấp, mọi ngành nhận thức rõ và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, nhiệm vụ trung tâm trên con đường CNH, HĐH đất nước. 1.2. Nội dung quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo 1.2.1. Các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục - đào tạo Tài chính ra đời gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà nước và nền sản xuất hàng hóa. Tài chính là những quan hệ kinh tế trong phân phối sản phẩm quốc dân. Trên cơ sở đó các quỹ tiền tệ tập trung và không tập trung được hình thành và sử dụng cho tái sản xuất xã hội, tăng trưởng kinh tế và thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước. Tài chính là những quan hệ kinh tế nhưng không phải mọi quan hệ kinh tế trong nền kinh tế xã hội đều thuộc phạm vi tài chính. Tài chính chỉ bao gồm những quan hệ kinh tế trong phân phối gắn liền với quá trình hình thành, sử dụng các quỹ tiền tệ. Mỗi quỹ tiền tệ được hình thành luôn gắn liền và phản ánh mối quan hệ sở hữu về thu nhập, mỗi quỹ tiền tệ đều có mục đích sử dụng xác định. Sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ đều được thể chế hóa bởi hệ thống các chế độ và luật tài chính. Tài chính luôn gắn liền với Nhà nước, là công cụ quan trọng được Nhà nước sử dụng để quản lý vĩ mô nền kinh tế, thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước. Quan hệ tài chính của các cơ sở GD-ĐT chính là quan hệ giữa thực thể nhà nước với thực thể các cơ sở giáo dục - đào tạo với tư cách là một pháp nhân có chức năng giáo dục và đào tạo. Khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, tài chính nói chung có ba chức năng: chức năng tổ chức vốn; chức năng phân phối; chức năng giám đốc. * Chức năng tổ chức vốn là sự thu hút vốn bằng nhiều hình thức từ các thành phần kinh tế, các chủ thể, các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế như: vay mượn, đóng góp tự nguyện... để hình thành các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng và phát triển kinh tế - xã hội. * Chức năng phân phối của tài chính là sự phân chia tổng sản phẩm quốc dân (GNP) theo những tỷ lệ và xu hướng nhất định cho tiết kiệm và tiêu dùng nhằm tích tụ tập trung vốn để đầu tư phát triển kinh tế và thỏa mãn các nhu cầu chung của Nhà nước, của xã hội và cá nhân. * Chức năng giám đốc là thuộc tính khách quan vốn có của tài chính, bắt nguồn từ bản chất của tài chính. Chức năng giám đốc của tài chính bao gồm nhiều khía cạnh, trong đó chủ yếu là quá trình kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính nhằm làm tốt toàn bộ quá trình phân phối GNP. Để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình, Nhà nước cần nắm được một lượng của cải vật chất nhất định được hình thành chủ yếu từ các nguồn thu mà các tổ chức dân cư có nghĩa vụ phải nộp cho Nhà nước theo qui định của pháp luật. Từ các nguồn thu đó mà quĩ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước được hình thành và nó được gọi là quỹ ngân sách - đó là cơ sở vật chất đảm bảo cho Nhà nước tồn tại và hoạt động. "Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước". Đối với GD-ĐT, tài chính có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của hệ thống, nó vừa là phương tiện để hệ thống GD-ĐT duy trì và phát triển các hoạt động của mình, vừa là công cụ để nhà nước và các cơ sở GD-ĐT thực hiện các chính sách, các mục tiêu đã định. Nước ta đang trong quá trình đổi mới theo hướng xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đối với GD-ĐT vai trò của nguồn tài chính tập trung của nhà nước (ngân sách nhà nước) có ý nghĩa quyết định và chủ đạo. Tính chất này thể hiện ở các mặt sau đây: - Ngân sách nhà nước (NSNN) là nguồn tài chính chủ yếu đảm bảo hoạt động cho các cơ sở giáo dục và đào tạo, nhằm duy trì và phát triển hệ thống giáo dục đào tạo theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. - Đầu tư từ nguồn NSNN để xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu và ứng dụng vào lao động sản xuất, một mặt tạo điều kiện để tăng về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Mặt khác, tạo điều kiện thu hút sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp, cộng đồng xã hội nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục. - Nguồn NSNN đảm bảo ổn định và phát triển đời sống đội ngũ cán bộ giáo viên, thông qua chế độ lương và các phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo, các chế độ và đào tạo bồi dưỡng... Đây là đội ngũ công chức lớn trong hệ thống cơ quan hành chính sự nghiệp ở nước ta. - Ngân sách nhà nước đầu tư cho GD-ĐT còn giải quyết tốt các vấn đề chính sách xã hội thông qua các chế độ về học bổng, sinh hoạt phí và các chế độ đãi ngộ vật chất cho học sinh diện chính sách, khuyến khích học sinh tài năng, học sinh nghèo vượt khó. - Ngân sách nhà nước có vai trò điều tiết, phát triển các ngành học, bậc học theo cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu sử dụng nhân lực của nền kinh tế thông qua việc phân bổ ngân sách theo những định mức khác nhau, có phân biệt theo ngành nghề đào tạo. Ngoài nguồn thu chủ yếu từ NSNN, các cơ sở giáo dục đào tạo còn được đầu tư bằng nguồn ngoài ngân sách nhà nước. Với phương châm "nhà nước và nhân dân cùng làm", Chính phủ đã có Nghị quyết về thực hiện xã hội hóa giáo dục đào tạo (Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1997), khẳng định sự nghiệp GD-ĐT là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; mọi cá nhân, tổ chức đều phải có trách nhiệm quan tâm đóng góp sức lực, trí tuệ, tiền của để phát triển sự nghiệp GD-ĐT. Xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là một xu hướng mới xuất hiện gần đây ở các nước phát triển và đang phát triển. Bản chất của XHHGD là đa dạng hóa các loại hình đào tạo, là sự huy động đóng góp của mọi người, mọi tầng lớp, tổ chức và xã hội tham gia vào giáo dục dưới sự điều tiết và giám sát của nhà nước. Hình thức XHHGD chính là công cụ để tăng cơ hội tiếp cận với giáo dục cho mọi người, giảm gánh nặng ngân sách nhà nước phải đầu tư vào giáo dục và thúc đẩy tiến trình tiến tới một xã hội học tập. Trong những năm qua, chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo có xu hướng tăng lên, nhưng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển ngành giáo dục đào tạo. Chính vì vậy cần phải tích cực huy động các nguồn lực tài chính ngoài NSNN. Vai trò của nguồn ngoài NSNN đầu tư cho giáo dục đào tạo thể hiện trên các mặt sau đây: - Tăng nguồn đầu tư cho sự nghiệp GD-ĐT để nâng cấp cơ sở vật chất, cải thiện đời sống cán bộ giáo viên nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo - Khai thác các tiềm năng, sự đóng góp của các thành phần kinh tế, của cộng đồng xã hội, trong khi nguồn NSNN còn hạn hẹp - Tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đào tạo chủ động hơn trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả sự đóng góp của cộng đồng xã hội Các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục - đào tạo bao gồm: - Tiền học phí, lệ phí tuyển sinh, tiền đóng góp xây dựng trường sở của học sinh và gia đình người học. Đây là nguồn thu tương đối ổn định theo chế độ chính sách qui định của nhà nước. Cùng với nguồn NSNN, học phí và các khoản lệ phí có thể xác định được căn cứ vào số lượng người học và mức thu theo qui định có phân biệt đối với từng đối tượng, vùng miền và bậc học. Nguồn thu này có thể kế hoạch hóa được trong dự toán thu chi ngân sách toàn ngành. - Nguồn thu từ tài trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, bằng tiền, hiện vật hoặc công lao động. Đây là nguồn thu không thường xuyên nhưng là nguồn đóng góp không nhỏ đối với đầu tư cho GD-ĐT. - Nguồn thu từ các hợp đồng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cho các ngành kinh tế, thu từ các hợp đồng liên kết đào tạo. 1.2.2. Nội dung quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo Ngân sách nhà nước là bản tổng hợp các khoản thu chi bằng tiền của Nhà nước cho một khoảng thời gian nhất định nào đó, thường là một năm. Có thể nói, năm được dùng làm đơn vị thời gian chuẩn cho hoạt động của NSNN. ở hầu hết các nước trên thế giới, dự toán NSNN đều được xác định cho từng năm, các năm đó được gọi là năm ngân sách (hay năm tài khóa). Điều khác nhau ở các nước là mốc tính năm ngân sách, tức là thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của một năm ngân sách không hoàn toàn giống nhau. Chẳng hạn ở Nhật mốc tính năm ngân sách là 01 tháng 4 năm nay đến 31 tháng 3 năm sau; ở Mỹ từ 1/10 năm nay đến 30/9 năm sau; ở Việt Nam, Trung Quốc và một số nước Đông Âu lại qui định năm ngân sách trùng với năm dương lịch. Quản lý ngân sách GD-ĐT ở nước ta là quản lý các nguồn thu (thu từ NSNN cấp và thu ngoài NSNN) và các nhiệm vụ chi cho GD-ĐT thông qua chu trình quản lý ngân sách sau đây: - Xây dựng dự toán ngân sách GD-ĐT - Chấp hành dự toán - Kế toán và quyết toán * Xây dựng dự toán ngân sách là khâu mở đầu của một chu trình ngân sách, là khâu cơ sở cho các khâu tiếp theo. Nếu khâu lập dự toán được thực hiện một cách có cơ sở khoa học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khâu tiếp theo nhất là khâu chấp hành ngân sách. Dự toán ngân sách phải đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng đắn các quan điểm chính sách tài chính quốc gia như: trật tự cơ cấu các nguồn thu, thứ tự, cơ cấu và nội dung chi tiêu đồng thời phải tuân thủ các yêu cầu của Luật Ngân sách nhà nước. * Chấp hành dự toán NSNN là khâu tiếp theo sau khâu lập ngân sách. Đó là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế- tài chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong kế hoạch NSNN trở thành hiện thực. Thông qua chấp hành NSNN mà tiến hành kiểm tra việc thực hiện các chính sách chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế- tài chính của Nhà nước. * Quyết toán ngân sách là khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách. Đó là việc tổng kết lại quá trình thực hiện dự toán ngân sách sau năm ngân sách kết thúc nhằm đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động của một năm ngân sách. Công tác quyết toán ngân sách thực hiện tốt sẽ có ý nghĩa hết sức thiết thực trong việc đánh giá quá trình chấp hành ngân sách sau 1 năm, rút ra những bài học bổ ích cho công tác lập ngân sách và chấp hành ngân sách cho những chu trình tiếp theo. Quản lý ngân sách GD-ĐT có những đặc điểm chính sau đây: - Hầu hết các đơn vị thuộc ngành GD-ĐT được coi là các đơn vị hành chính sự nghiệp. Đó là các đơn vị được trang trải mọi khoản chi phí để thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình từ nguồn NSNN theo nguyên tắc không bồi hoàn một cách trực tiếp. Quản lý ngân sách GD-ĐT chủ yếu là quản lý các nguồn kinh phí từ NSNN cấp hàng năm (các nguồn thu khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ). - Kế hoạch NSNN giao hàng năm cho ngành GD-ĐT được tính theo năm tài chính (năm dương lịch), nhưng khi tính toán để xây dựng dự toán ngân sách, phân bổ, điều hành ngân sách lại phải tính đến năm học. - Ngành GD-ĐT bao gồm nhiều bậc học, nhiều loại hình trường lớp (công lập, bán công, dân lập, tư thục), nhiều loại hình đào tạo (chính qui, tại chức, đào tạo không chính qui) với các cấp độ quản lý khác nhau, mức chi khác nhau. Đặc điểm này gây nhiều khó khăn đối với công tác quản lý ngân sách GD-ĐT. - Xã hội hóa GD-ĐT ngày càng mở rộng, ngoài nguồn thu chủ yếu từ ngân sách nhà nước cấp hàng năm, các cơ sở GD-ĐT còn các nguồn thu khác từ học sinh, từ cộng đồng xã hội, từ các tổ chức quốc tế... đòi hỏi công tác quản lý ngân sách GD-ĐT phải kế hoạch hóa được các nguồn thu khác, sử dụng một cách có hiệu quả đúng pháp luật. Chi NSNN cho giáo dục và đào tạo bao gồm hai bộ phận: - Chi cho giáo dục (Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông). - Chi cho đào tạo (Dạy nghề, THCN, Cao đẳng, Đại học, Sau đại học). Luật Ngân sách nhà nước đã phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương như sau: - NSTW đảm nhận những nhiệm vụ chi cho các trường Đại học quốc gia, các trường Đại học vùng, các trường Đại học, Cao đẳng trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và trực thuộc các Bộ ngành khác. - Ngân sách địa phương đảm nhận chi GD-ĐT trên địa bàn tỉnh, bao gồm các trường Cao đẳng, Dạy nghề, THCN, các trường Đảng, đoàn thể và khối giáo dục phổ thông, mầm non [21]. 1.2.2.1. Nội dung chi NSNN cho giáo dục - đào tạo ở Trung ương * Chi thường xuyên cho sự nghiệp đào tạo (bao gồm 4 nhóm chi là: chi cho con người, chi hành chính quản lý, chi giảng dạy học tập, chi mua sắm sửa chữa) cho các đối tượng: + Chi cho các trường Đại học, Cao đẳng thuộc Trung ương quản lý. + Chi cho các trường bồi dưỡng cán bộ. + Chi cho các trường dân tộc nội trú Trung ương. + Chi đào tạo lưu học sinh nước ngoài ở Việt Nam. + Chi đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài. + Chi đào tạo sau đại học. + Chi đào tạo lại. + Chi cho các công việc chung của ngành: (Học sinh thi quốc tế, hội nghị, hội thảo ngành; nộp niên liễm...) * Chi đầu tư và chi chương trình mục tiêu: + Đầu tư cho các trường Đại học, Cao đẳng. + Tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học, mua sắm trang thiết bị dạy và học. + Đầu tư nhằm thực hiện các chương trình quốc gia (như: chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; hỗ trợ giáo dục miền núi; tăng cường cơ sở vật chất trường học và bồi dưỡng giáo viên...) 1.2.2.2. Nội dung chi NSNN cho giáo dục - đào tạo ở địa phương * Chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo (bao gồm bốn nhóm chi là: chi cho con người, chi hành chính quản lý, chi giảng dạy học tập, chi mua sắm sửa chữa). + Chi cho các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật, trường dạy nghề. + Chi đào tạo đại học tại chức, đào tạo sơ cấp ngắn hạn. + Chi cho trung tâm lao động hướng nghiệp dạy nghề. + Chi cho trung tâm giáo dục thường xuyên, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh. + Chi các trường dân tộc nội trú do tỉnh trực tiếp quản lý. + Chi cho các trường phổ thông (Tiểu học, THCS, THPT) và BTVH. + Chi cho nhà trẻ, mẫu giáo. * Chi đầu tư và chi chương trình mục tiêu: + Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trường đại học, cao đẳng, THCN, phổ thông, dạy nghề do tỉnh quản lý. + Đầu tư hỗ trợ cho các trường dân lập, bán công. + Đầu tư nhằm thực hiện các chương trình mục tiêu của tỉnh về GD-ĐT. Việc phân định rõ ràng các khoản chi về GD-ĐT cho các cấp ngân sách có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tạo ra một trật tự, thứ tự ưu tiên đầu tư NSNN (gồm cả NSTW và NSĐP) cho sự nghiệp GD-ĐT. Do tính chất phức tạp của chi đầu tư xây dựng cơ bản, nên trong khuôn khổ luận văn này chỉ đi sâu phân tích chi thường xuyên và chi chương trình mục tiêu. 1.2.3. Yêu cầu khách quan phải tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo Hòa chung trong không khí đổi mới của đất nước, toàn ngành GD-ĐT đang nỗ lực phấn đấu, quyết tâm đổi mới, khắc phục những yếu kém về chất lượng và hiệu quả đào tạo, từng bước đầu tư tăng cường cơ sở vật chất trường học, tăng cường công tác quản lý giáo dục, quản lý ngân sách đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Với đường lối phát triển kinh tế hoàn toàn đúng đắn của Đảng và Nhà nước đó là phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Ngành giáo dục - đào tạo chủ trương tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người dân được thụ hưởng giáo dục - đào tạo, trên cơ sở mở rộng các cơ sở giáo dục - đào tạo, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo... Điều này đòi hỏi ngành giáo dục - đào tạo phải tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục - đào tạo nói chung, trong đó phải chú trọng đổi mới công tác quản lý ngân sách GD-ĐT. - Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngành giáo dục - đào tạo đòi hỏi phải có sự đầu tư thỏa đáng về cơ sở vật chất trường học: trang bị máy móc thí nghiệm, dụng cụ thực hành, đồ dùng giảng dạy và học tập hiện đại phục vụ cho việc đổi mới chương trình, nội dung giáo dục - đào tạo... Điều này cũng đòi hỏi mức độ đầu tư ngân sách của Nhà nước tăng hơn những năm trước đây, do đó công tác quản lý ngân sách GD-ĐT cần phải được tăng cường và đổi mới để quản lý NSNN một cách có hiệu quả. - Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, ngành giáo dục - đào tạo đã và đang thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục - đào tạo. Một nội dung quan trọng của xã hội hóa giáo dục là huy động sự đóng góp của nhân dân nhằm tăng cường cơ sở vật chất nhà trường, trợ giúp những học sinh nghèo vượt khó, chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước trong việc xây dựng, phát triển giáo dục. Để sử dụng một cách có hiệu quả hơn nữa nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục - đào tạo, thì tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách là tất yếu khách quan. 1.3. Kinh nghiệm quản lý ngân sách giáo dục- đào tạo ở một số quốc gia trong khu vực Đầu tư cho giáo dục- đào tạo là đầu tư cho phát triển, đầu tư cho tương lai, đó là quan điểm của hầu hết các nước trên thế giới. Trong nền kinh tế thị trường, nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục - đào tạo không phải chỉ từ khu vực Nhà nước mà còn từ các khu vực khác (doanh nghiệp, tư nhân, khu vực liên doanh với nước ngoài...). Do vậy, lập kế hoạch cấp phát và quản lý ngân sách cho GD-ĐT dựa trên các nguồn kinh phí đầu tư của toàn xã hội, tỷ lệ đầu tư cho GD-ĐT ở các nước phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, khả năng NSNN, trình độ dân trí, yêu cầu cải cách giáo dục... Bảng dưới đây cho thấy mức độ đầu tư cho GD-ĐT ở một số nước trên thế giới qua số liệu công bố của UNDP: Bảng 1.2: Đầu tư cho GD-ĐT ở một số quốc gia Các nước Tỷ lệ chi Tổng chi Chi công Dân số (triệu người) 1998 GNP (Tỷ USD) 1998 GNP/đầ u người (USD) 1998 công cộng cho GD-ĐT trong GNP (%) 1995- 1997 công cộng cho GD-ĐT (tỷ USD) cộng cho GD-ĐT trên đầu người dân (USD) Trung Quốc 1.220 923,6 750 2,3 21,2 17 Hàn Quốc 46,1 398,8 8.600 3,7 14,7 320 Thái Lan 60,3 131,9 2.160 4,8 19,1 288 Malaysia 21,4 81,3 3.670 4,9 4,0 186 Nhật 126,3 4.089,1 32.350 3,6 147,2 1.165 Mỹ 274 7.903 29.240 5,4 426,7 1.557 Anh 58,6 1.264,3 21.410 5,3 67 1.143 Canada 30,6 580,9 19.170 6,9 40 1.309 úc 18,5 387 20.640 5,5 21,2 1.150 Nga 147,4 331 2.260 3,5 11,6 78,5 Nguồn: Human Development Report 2000(UNDP). ở nước ta, cùng thời gian trên theo thống kê của Bộ Tài chính thì tỷ lệ chi cho giáo dục - đào tạo từ ngân sách nhà nước so GNP như sau: năm 1996 là 3,2%, năm 1997 là 3,4%, năm 1998 là 3,46%, năm 1999 là 3,21%, năm 2000 là 3,24%. Như vậy so với một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia thì tỷ lệ chi NSNN cho giáo dục trong GNP của nước ta đạt mức trung bình, Nhưng do GNP của nước ta còn ở mức quá thấp nên tổng chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo về số tuyệt đối còn hết sức nhỏ bé. - Hàn Quốc Ngay từ cuối thập kỷ 60, Hàn Quốc đã xác định phương châm: "Giáo dục - đào tạo là chìa khóa mở cửa tiến vào tương lai" nên đất nước này đã thi hành một loạt các biện pháp và chính sách có hiệu lực để thúc đẩy giáo dục- đào tạo, đẩy nhanh tốc độ ứng dụng khoa học kỹ thuật và bồi dưỡng nhân tài. Chính vì vậy, nền kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, thu nhập bình quân đầu người khá. Để đạt được những thành quả về tăng trưởng kinh tế, một trong những biện pháp được Chính phủ sử dụng là cải cách hệ thống giáo dục, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, bồi dưỡng nhân tài phát triển các ngành sản xuất với khoa học kỹ thuật cao, do đó họ không ngừng tăng đầu tư cho giáo dục và nghiên cứu khoa học. Từ giữa thập kỷ 60, trong nhiều năm liền tốc độ tăng của ngân sách giáo dục đã vượt quá tốc độ tăng của GDP. Căn cứ vào thống kê của Ngân hàng thế giới, tỷ lệ kinh phí giáo dục trong tổng chi ngân sách của Chính phủ Hàn Quốc năm 1985 đứng ở vị trí 11 trong số 91 nước và khu vực mà Ngân hàng thế giới đã tiến hành điều tra [29, 25]. Việc lập kế hoạch cấp phát NSNN cho GD-ĐT theo một quy trình khá chặt chẽ, được tính toán chi tiết trên cơ sở cân đối tất cả nguồn thu và các khoản chi. Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm lập kế hoạch chi và giám sát tài chính đối với mọi nội dung đầu tư của giáo dục - đào tạo. Thông thường Bộ Tài chính ra một văn kiện quan trọng, trong đó nêu ra các mục tiêu giới hạn, thứ tự ưu tiên dựa trên chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo, đồng thời đưa ra các giải pháp làm tăng nguồn lực... Chấp hành ngân sách có sự hợp tác của nhiều cơ quan và các cấp chính quyền. Việc cấp phát kinh phí cũng được thực hiện ở cơ quan ngân khố thuộc ngân hàng Chính phủ. Việc quản lý ngân sách giáo dục được thực hiện bằng một cơ quan giám sát và kiểm tra của Chính phủ với các công cụ pháp lý khá đầy đủ là các đạo luật. Ngày 1/12/1980, Quốc hội Hàn quốc đã thông qua đạo luật là Luật thuế giáo dục, theo luật định thì phải tiến hành thu thuế để đảm bảo cung cấp cho nhu cầu của kinh phí giáo dục- đào tạo. Cùng với việc cải cách giáo dục, cải cách bộ máy hành chính, ngân sách giáo dục - đào tạo được quản lý theo một đầu mối thống nhất là Cơ quan quản lý giáo dục trực thuộc Chính phủ. - Philippin Hàng năm Bộ tài chính đưa ra khung (Số kiểm tra) cùng các hướng dẫn xây dựng kế hoạch chi ngân sách giáo dục - đào tạo. Các quá trình ngân sách được tiến hành rất công phu, xác định đầy đủ cơ cấu nguồn tài chính cho GD-ĐT. Cấp phát kinh phí được tiến hành theo từng quý, đồng thời có cơ quan kiểm toán độc lập có trách nhiệm kiểm tra và thẩm định các báo cáo chi tiêu nguồn NSNN cho giáo dục - đào tạo. Về cơ bản qui trình quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo giống Việt Nam. - SINGAPORE Bắt đầu từ cuối thập kỷ 60, Singapore bước vào thời kỳ cất cánh. Trong hơn 20 năm, để hiện đại hóa nền kinh tế quốc gia, Singapore đã ra sức phát triển giáo dục mang bản sắc dân tộc. Chính phủ coi trọng phổ cập giáo dục nâng cao trình độ dân trí, ở các cấp tiểu học không thu học phí, ở cấp trung học tuy có thu học phí nhưng mức thu rất thấp. Coi trọng giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp. Chính phủ lập Quỹ phát triển tài năng nhằm khuyến khích các xí nghiệp và các ngành nghề tiến hành đào tạo bồi dưỡng công nhân viên kỹ thuật còn yếu kém thuộc xí nghiệp ngành nghề mình quản lý. Chính phủ cũng phối hợp với các công ty xuyên quốc gia định kỳ mở những trung tâm huấn luyện nhằm bồi dưỡng cho những cán bộ cốt cán, kỹ thuật chuyên ngành. Chính vì vậy kế hoạch NSNN dành cho giáo dục - đào tạo được thực hiện phối hợp giữa các cơ quan quản lý giáo dục. Để phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, Chính phủ Singapore không ngừng tăng đầu tư cho giáo dục - đào tạo, tốc độ tăng này vượt quá tốc độ tăng của tổng sản phẩm quốc dân. Trong thời gian từ 1960 tới 1990, tổng sản phẩm quốc dân từ 2189 triệu đô la Singapore tăng lên đến 35168 triệu (tăng 15,6 lần). Trong thu chi của Chính phủ, chi cho giáo dục bình quân hàng năm trong thập kỷ 70 là 12,7% đến năm 1980 là 15,8%, năm 1985 tăng đến 22,3%, đến nay khoảng 22,9%. Kinh phí giáo dục tính theo đầu người năm 1960 là 69 đô la Singapore, năm 1990 là 335,3. Hiện nay trong chi NSNN thì kinh phí cho giáo dục - đào tạo chiếm vị trí thứ 2 chỉ sau kinh phí cho quốc phòng [8, tr. 11- 14]. - Thái lan Các cơ quan quản lý giáo dục của Thái Lan gồm: - Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm chính về giáo dục tiểu học, giáo dục trung học và đào tạo giáo viên và dạy nghề kỹ thuật đồng thời chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến tôn giáo văn hóa. - Bộ Đại học quản lý các trường đại học, học viện, trường cao đẳng của Nhà nước cũng như tư nhân. - Các trường y tế và các học viện quân sự thuộc sự quản lý của Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng. - ủy ban giáo dục quốc gia trực thuộc Phủ Thủ tướng và giải quyết toàn bộ các chính sách, kế hoạch dài hạn cho tất cả các cấp giáo dục. Trên cơ sở kế hoạch này, cơ quan tài chính lập kế hoạch cấp phát ngân sách cho giáo dục. Để tạo cơ hội học tập cho người nghèo, chính phủ đã mở rộng độ tuổi đi học bắt buộc từ 6- 9 tuổi, đồng thời thông qua một kế hoạch đầu tư khá lớn cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Chính phủ khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư cho hệ thống giáo dục - đào tạo như xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị dạy học. Mới đây Nội các Chính phủ đã thông qua việc xây dựng một quỹ 20 tỷ Bạt để trợ cấp theo lãi suất ưu đãi cho các nhà đầu tư muốn xây thêm trường học (nhất là ở những vùng xa xôi). Chính phủ sẵn sàng cấp đất với giá thấp và miễn giảm thuế cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục - đào tạo. Các trường tư cũng được Chính phủ giảm thuế, các vật tư thiết bị phục vụ cho xây dựng các công trình ấy nếu phải nhập khẩu thì được miễn thuế. Về phần mình, các trường phải tuân thủ triệt để các tiêu chuẩn về giáo dục - đào tạo của Nhà nước như: môn học, chương trình giảng dạy, nội dung dạy và số lượng học sinh (phải có ít nhất 80% là người Thái), phải cấp học bổng cho 5% tổng số học sinh... Người ta hy vọng các trường tư sẽ đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động hơn là hệ thống trường công do Nhà nước bao cấp. Về dạy nghề, Chính phủ sẵn sàng thưởng một khoản tiền không nhỏ cho những chương trình đào tạo dạy nghề cho người lao động mới đến tuổi lao động. Các cơ sở tư nhân phát triển nâng cao tay nghề sẽ không phải đóng thuế và nhập khẩu thiết bị phục vụ đào tạo cũng được miễn thuế. Những biện pháp về cải cách giáo dục và sử dụng các công cụ tài chính linh hoạt có hiệu quả ở Thái Lan đã tạo cơ hội tốt không những cho tất cả người dân mà còn cho những người nghèo có cơ may học tập. Người học được vay trước một khoản tiền đủ để trả học phí, mua sách vở, học cụ và các chi phí khác liên quan tới học tập, lượng vay đủ để trang trải cho 7 năm: 3 năm trung học và 4 năm cao đẳng, đại học. Sau khi tốt nghiệp 2 năm họ bắt đầu phải hoàn trả số tiền vay gốc cộng 1% lãi hàng năm trong vòng 15 năm. - Các nước thuộc khối OECD (Organization for Economic Cooperation and Development): Việc lập kế hoạch chi tiêu dựa trên các thông tin cơ sở theo một hệ thống thống nhất được gọi là hệ thống chi tiêu công cộng (Public expenditure System - PES). Hệ thống này kết hợp các yếu tố vào một chu trình ngân sách hàng năm nhằm bổ sung cho quy trình lập kế hoạch và cung cấp dữ liệu cho việc thảo luận NSNN nói chung và NSGD-ĐT nói riêng. Dự báo chi tiêu vẫn là một nhân tố quan trọng trong quản lý chi, các số liệu thống kê và kế hoạch phân bổ được thực hiện tương quan theo một quy trình cho phép kiểm tra bao quát. Hầu hết các nước khối OECD dự báo và lập kế hoạch tài chính nhiều năm, dùng làm cơ sở tính toán dự kiến hàng năm. Những kế hoạch tài chính trung hạn giúp đạt được những mục tiêu tài chính nhanh chóng và có hiệu quả. Các Bộ có một ưu thế tương đối đối với NS, song quyền lực vẫn tập trung ở Bộ Tài chính, trong xu thế dẫn tới một nguyên tắc quản lý tài chính mạnh mẽ thì quyền hạn của Bộ Tài chính không chỉ trong khuôn khổ vĩ mô mà liên quan đến mọi chi phí có tính chất bao trùm các hoạt động kinh tế xã hội. Để giảm bớt gánh nặng NSNN và phát huy vai trò xã hội đối với giáo dục - đào tạo, các Chính phủ đã tiến hành cải cách giáo dục bằng các biện pháp như: - Tăng cường giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp, cải cách cơ cấu giáo dục phổ thông, lấy học nghề làm mục tiêu chính, đào tạo học sinh cấp 3 giỏi về khoa học kỹ thuật để tuyển vào các trường đại học và đào tạo nhân tài. - Kết hợp giữa học tập với sản xuất, các trường dạy nghề và doanh nghiệp ký hợp đồng với nhau. Trong thời gian học tập ở trường theo định kỳ học sinh phải đến doanh nghiệp thực tập vừa để ứng dụng kiến thức đã học vừa có thêm thu nhập, nâng cao chất lượng đào tạo. Doanh nghiệp phải cung cấp kinh phí cần thiết cho nhà trường, học sinh tốt nghiệp được doanh nghiệp lựa chọn để làm việc hoặc cho đi học tiếp ở các trường đại học cùng chuyên môn để khi ra trường trở lại phục vụ cho doanh nghiệp [40, tr. 45]. Một số nhận xét về quản lý, cấp phát NSNN cho giáo dục - đào tạo ở các nước. Mỗi nước có những cách thức cấp phát NSNN khác nhau cho giáo dục - đào tạo tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, trình độ dân trí, văn hóa truyền thống... Tỷ trọng chi cho giáo dục - đào tạo ở các nước cũng khác nhau song nhìn chung các nước đều có những biện pháp hữu hiệu để đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo. Cụ thể là: - Cải cách hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng thị trường là yêu cầu cấp bách ở hầu hết các nước. Miễn phí cho cấp giáo dục tiểu học, mầm non, vì đây là cấp học bắt buộc đối với mọi người dân. Xã hội hóa triệt để các nguồn kinh phí cho giáo dục - đào tạo. Phân loại học sinh và phân loại trường lớp để có cơ sở cho đầu tư NSNN. - Kế hoạch chi ngân sách giáo dục - đào tạo được lập rõ ràng, chi tiết, có thể do cơ quan chuyên trách tiến hành hoặc được thực hiện phối hợp giữa các cơ quan của chính phủ. Tùy thuộc vào thể chế hành chính của mỗi nước có những cách thức lập kế hoạch ngân sách nói chung và kế hoạch ngân sách giáo dục nói riêng có những điểm khác nhau nhưng hoàn toàn không bị hành chính hóa, lập kế hoạch theo những trọng tâm trọng điểm, không tập trung chia đều, ưu tiên phổ cập giáo dục cấp 1 và những vùng có khó khăn. - Đầu tư từ NSNN cho giáo dục - đào tạo ưu tiên tập trung theo chương trình mục tiêu, không dàn trải. - Phân định rõ ràng giữa cấp phát của ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Các đơn vị thụ hưởng phải chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tài chính từ NSNN. - Một số nước xây dựng quỹ phát triển giáo dục - đào tạo nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư cho giáo dục - đào tạo. Phối hợp với các công ty, tập đoàn lớn trong nước và quốc tế để có chương trình đầu tư ứng dụng những thành quả của giáo dục - đào tạo. - Chính sách rõ ràng, quản lý chặt chẽ, minh bạch là một trong những điểm đáng chú ý cần nghiên cứu và vận dụng trong quản lý ngân sách GD-ĐT ở nước ta. Chương 2 Thực trạng quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ở nước ta trong những năm qua 2.1. Khái quát về tình hình GD- đT trong những năm qua 2.1.1. Về hệ thống giáo dục quốc dân Hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta, gồm: (Sơ đồ 2.1) - Giáo dục mầm non - Giáo dục phổ thông - Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục đại học và sau đại học Cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân được thể hiện qua sơ đồ sau: Đào tạo Tiến sĩ (4 năm) ĐT Thạc sĩ (2 năm) Đào tạo Đại học (4- 6 năm) ĐT Cao đẳng (3 năm) Trung học chuyên nghiệp (3- 4 năm) Dạy nghề dài hạn (1- 3 năm) Dạy nghề ngắn hạn (< 1 năm) Trung học phổ thông (3 năm) Trung học cơ sở (4 năm) Tiểu học (5 năm) Mẫu giáo Nhà trẻ Trẻ dưới 6 tuổi G i á o d ụ c k h ô n g c h í n h q u i Sơ đồ 2.1: Hệ thống giáo dục Việt Nam 2.1.2. Về qui mô giáo dục - đào tạo Qui mô giáo dục - đào tạo không ngừng tăng lên, mạng lưới trường lớp được mở rộng: Đầu năm học 2001 - 2002, tổng số học sinh, sinh viên trong cả nước là gần 23 triệu, tăng khoảng 24% so với năm học 1995 - 1996. Trong đó, học sinh mầm non: gần 2,5 triệu; học sinh phổ thông: gần 18 triệu; học sinh trung học chuyên nghiệp: 271 nghìn (hơn 76 nghìn trong các trường đại học, cao đẳng); sinh viên đại học, cao đẳng: gần 1 triệu; học sinh học nghề: gần 800 nghìn và học sinh học tập theo phương thức không chính quy (gồm học sinh sau xóa mù chữ, bổ túc văn hóa, giáo dục và đào tạo từ xa): hơn 400 nghìn [5, tr. 1]. Cùng với việc tăng quy mô, mạng lưới trường lớp và các loại hình đào tạo tiếp tục được củng cố, phát triển rộng khắp trong cả nước kể cả ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo và vùng dân tộc, góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của con em nhân C¬ cÊu HS,SV n¨ m hä c 1995 - 1996 10229000 1932000 59000 414000 170000 1020000 4313000 0 2000000 4000000 6000000 8000000 10000000 12000000 MN THCS CNKT C§ , §H C¬ cÊu HS,SV n¨ m h ä c 2001 - 2002 6254000 2334000 195000 974000 800000 2488000 9337000 0 2000000 4000000 6000000 8000000 10000000 12000000 MN THCS CNKT C§ , §H dân. Hiện nay, cả nước có 35.239 trường học, bao gồm 9.530 trường mầm non, mẫu giáo; 13.934 trường tiểu học, 9.362 trường trung học cơ sở, 1.966 trường trung học phổ thông, 252 trường trung học chuyên nghiệp, 114 trường cao đẳng, 109 trường đại học. Sè t r - ê ng n¨ m hä c 95-96 v µ 01-02 7993 1345 9362 1966 1168512275 9530 13934 0 5000 10000 15000 MN TH THCS THPT N¨ m 95-96 N¨ m 01-02 Sè t r - ê ng §H, C§ n¨ m hä c 95-96 vµ 01-02 135 223 0 50 100 150 200 250 N¨ m 95-96 N¨ m 01-02 Nguồn: Trung tâm thông tin quản lý giáo dục, Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2.1.3 Về chất lượng giáo dục - đào tạo Trong những năm qua, chất lượng giáo dục - đào tạo đã có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ lưu ban, bỏ học giảm dần (ở tiểu học, giảm từ 4,81% và 7,16% xuống 2,29% và 3,67%; ở trung học cơ sở giảm từ 2,37% và 9,42% xuống 1,48% và 7,30%; ở trung học phổ thông giảm từ 1,39% và 8,97% xuống 1,18% và 6,35%). Tû l Ö bá h ä c n¨ m h ä c 1995-1996 v µ 2000-2001 8.97% 9.42% 7.16% 6.35% 7.30% 3.67% 0.00% 3.00% 6.00% 9.00% 12.00% TiÓu häc THCS THPT N¨m 95-96 N¨m 00-01 Tû l Ö l - u ban n¨ m hä c 1995-1996 v µ 2000-2001 1.39% 2.37% 4.81% 1.18% 1.48% 2.29% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% TiÓu häc THCS THPT N¨m 95-96 N¨m 00-01 Nguồn: Trung tâm thông tin quản lý giáo dục, Văn phòng Bộ GD-ĐT. Hệ thống trường chuyên được duy trì, phát triển và đạt chất lượng cao trong giảng dạy, học tập. Nhiều học sinh đoạt giải cao trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. Tính đến năm 2001 tổng số học sinh dự các kỳ thi quốc tế ở các môn: toán, lý, hóa, sinh, tin học, tiếng Nga là 354, tổng số đạt giải các loại là 280, đạt tỷ lệ khá cao - trên 75%. Riêng kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm 2002, với 4686 học sinh dự thi đã có 2193 học sinh đạt giải các loại, chiếm 47%. Các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông được tổ chức ngày càng nghiêm túc [5, tr. 5]. * Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục: (bao gồm đội ngũ giáo viên, giảng viên; cơ sở vật chất kỹ thuật, trường lớp, thiết bị dạy học) không ngừng được củng cố, tăng cường và ngày càng hoàn thiện. Hiện nay, tổng số giáo viên, giảng viên toàn ngành là 865.485, tăng 24% so với năm học 1995 - 1996. Trong đó, số giáo viên mầm non và phổ thông là 823.091, tăng 32%. Số giáo viên trung học chuyên nghiệp là 10.189 người, tăng 15%. Số giảng viên đại học, cao đẳng là 32.205 người, tăng 45%. So s¸ nh sè g i ¸ o v iª n , g i¶ng v iª n n ¨ m h ä c 2001-2002 vµ n¨ m hä c 1995-1996 100% 132.00% 115% 145% 50% 100% 150% 95-96 01-02 GVMN, PT GV THCN GV §H, C§ Nguồn: Trung tâm thông tin quản lý giáo dục, Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo Sè g i ¸ o v i ª n n¨ m hä c 95-96 v µ 01-02 243130 39398 154416 298407 129587 81549 144247 353804 0 100000 200000 300000 400000 MN TH THCS THPT N¨m 95-96 N¨m 01-02 Sè CBGD ë g d §H n¨ m h ä c 95-96 v µ 01-02 21142 32205 0 10000 20000 30000 40000 95-96 01 - 02 Nguồn: Trung tâm thông tin quản lý giáo dục, Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đến đầu năm học 2001 - 2002, tổng số phòng học của các trường phổ thông là 436.281, tăng 18.451 phòng so với năm học trước. Trong đó, số phòng học cấp 4 và kiên cố là 363.417, tăng 27.625 phòng. Tỷ lệ phòng học cấp 4 và kiên cố tính chung toàn quốc ở các bậc học đều trên 80%. Số phòng học 3 ca ở giáo dục phổ thông là 1072 phòng, giảm 381 phòng so với cùng thời gian này năm học trước. Những vùng còn nhiều phòng học 3 ca là đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Số phòng học tranh tre, nứa lá vẫn còn trên 7.000 phòng, chủ yếu tập trung ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn toàn quốc. Mặc dầu cơ sở vật chất kỹ thuật đã được cải thiện, nhưng nhìn chung, giáo dục nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Cơ sở vật chất trường, lớp ở nhiều địa phương vẫn rất thiếu thốn do tác động của thiên tai. Trang thiết bị, phòng thí nghiệm phục vụ giảng dạy và học tập mới đáp ứng khoảng 20% yêu cầu. Tình trạng dạy chay còn phổ biến. Việc chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật vẫn đang là một thách thức lớn, cần có sự chỉ đạo của ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố. Để giải quyết, cần tiếp tục cải tiến công tác kế hoạch và tài chính, xây dựng hệ thống tiêu chí và định mức, nâng cao hiệu quả đầu tư, thực hiện công khai, minh bạch về tài chính, xác định cơ chế quản lý đối với nguồn đầu tư do nhân dân đóng góp, nhất là việc quản lý tài chính ở các trường ngoài công lập [5, tr. 8- 9]. 2.1.4 Về đầu tư cho GD-ĐT những năm qua Với quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu, Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Tài chính đã giúp Chính phủ tăng ngân sách cho giáo dục, bảo đảm yêu cầu định mức do Nghị quyết TW2 đề ra. Năm 1996, phần ngân sách nhà nước chi cho giáo dục chiếm 11%, đến năm 2000, chiếm 15%. Về con số tuyệt đối, phần ngân sách nhà nước chi cho giáo dục năm 2000 so với năm 1996 gấp 1,6 lần (Tính theo tỷ giá hối đoái chuyển đổi ra USD thì gấp 1,14 lần). Bảng 1.1: Ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục từ năm 1996- 2000 (Không kể XDCB) Đơn vị: tỷ đồng Năm Tổng chi NSNN Ngân sách chi cho sự nghiệp GD-ĐT Tỷ lệ % so với tổng chi NSNN 1996 71.550 6.935 9,69% 1997 76.640 7.856 10,25% 1998 89.976 10.153 11,28% 1999 91.457 10.060 11,00% 2000 94.535 10.956 11,59% Nguồn: Vụ Kế hoạch và Tài chính- Bộ Giáo dục và Đào tạo Trong điều kiện nguồn kinh phí còn hạn hẹp, các địa phương đã có nhiều cố gắng cải tiến việc phân bổ, điều hành ngân sách; đầu tư thêm cho giáo dục từ nguồn ngân sách địa phương (khoảng 20 - 30% ngân sách địa phương); đồng thời huy động sự đóng góp của nhân dân để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường, nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt là các trường dạy nghề, THCN, CĐ, ĐH đã thông qua con đường lao động sản xuất, dịch vụ tư vấn, ứng dụng và chuyển giao công nghệ đã tự xây dựng được nguồn vốn tự có; nguồn vốn này đã góp phần kinh phí đầu tư xây dựng nhà trường và cải thiện đời sống cho cán bộ giáo viên. 2.1.5. Về tình hình thực hiện xã hội hóa GD-ĐT Trong những năm qua, chủ trương xã hội hóa giáo dục đã phát huy tác dụng và đã góp phần quan trọng làm cho giáo dục thực sự trở thành sự nghiệp của toàn dân, toàn Đảng. Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, một nội dung quan trọng của xã hội hóa giáo dục là huy động sự đóng góp của nhân dân nhằm tăng cường cơ sở vật chất nhà trường, trợ giúp những học sinh nghèo vượt khó, chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước trong việc xây dựng, phát triển giáo dục. Ước tính, phần kinh phí do nhân dân đầu tư, trang trải cho các hoạt động giáo dục trong một vài năm gần đây chiếm khoảng 30 - 35% và ngày càng tăng, riêng năm 2001 vào khoảng hơn 600 tỷ đồng. Các nguồn lực được huy động thông qua con đường xã hội hóa, cùng với nguồn lực của Nhà nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy sự nghiệp giáo dục - đào tạo, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân [12, tr. 14]. Trong quá trình thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, các loại hình trường lớp cũng được đa dạng hóa. Các trường ngoài công lập phát triển, tạo điều kiện phát triển quy mô giáo dục một cách hợp lý, giảm bớt sức ép đối với các trường công lập, góp phần quan trọng để điều chỉnh mối quan hệ giữa quy mô và các điều kiện bảo đảm chất lượng, tạo thêm cơ hội học tập cho thế hệ trẻ. Đến nay, số trường mầm non, mẫu giáo ngoài công lập là 5.995 (chiếm 62%); số trường tiểu học ngoài công lập là 77 (chiếm 0,5 %); số trường trung học cơ sở ngoài công lập là 246 (chiếm 2,7%), số trường trung học phổ thông ngoài công lập là 514 (chiếm 33%). Tû l Ö t r - ê ng c « ng l Ëp v µ ng oµ i c « ng l Ëp ë GDPT n¨ m hä c 2001-2002 67%97.30% 38.00% 99.50% 33%2.70%0.50%62.00% 0.0% 20.0% 40.0% 60.0% 80.0% 100.0% MN TH THCS THPT Ngoµi c«ng lËp C«ng lËp Tû l Ö t r - ê ng c« ng l Ëp vµ ngoµ i c « ng l Ëp ë GDcN vµ GD-§H n¨ m hä c 2001-2002 89.20%95.60% 4.40% 10.80% 0.0% 100.0% THCN C§ , §H Ngoµi c«ng lËp C«ng lËp Nguồ n: Trung tâm thông tin quản lý giáo dục, Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo Cả nước có 23 trường đại học và cao đẳng ngoài công lập (18 trường dân lập, 5 trường bán công) với gần 100.000 sinh viên chiếm khoảng 11% tổng số sinh viên trong cả nước. Một số trường ngoài công lập (có cả dân lập, tư thục và bán công) hoạt động có nề nếp, đào tạo có chất lượng, được xã hội đánh giá tốt. Về quy mô, tỷ lệ học sinh ngoài công lập so với tổng số học sinh tăng lên đáng kể, ở mẫu giáo: năm học 1996 - 1997 là 41%; năm học 2001 - 2002 gần 60%; ở trung học phổ thông: năm học 1996 - 1997 là 25%; năm học 2001 - 2002 là 34%; trung học chuyên nghiệp, năm học 1995 - 1996 chưa có, đến năm 2000 đã có gần 5000 học sinh; ở đại học và cao đẳng, năm học 1995 - 1996 là 3,6%, năm 2000 tăng lên gần 11,35% Tû l Ö HS c « ng l Ëp v µ ng oµ i c « ng l Ëp ë GDPT n¨ m h ä c 2001-2002 66%97.30%38.00% 99.70% 34%2.70%0.30%62.00% 0.0% 100.0% MN TH THCS THPT Ngoµi c«ng lËp C«ng lËp Nguồn: Trung tâm thông tin quản lý giáo dục, Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo Những đổi mới và phát triển của hệ thống GD-ĐT ở nước ta trong những năm qua đã và đang đòi hỏi sự đổi mới tương ứng trong quản lý ngân sách GD-ĐT, đảm bảo phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường. 2.2 Thực trạng quản lý Ngân sách giáo dục - đào tạo ở nước ta trong những năm qua 2.2.1. Thực trạng công tác xây dựng dự toán ngân sách GD-ĐT 2.2.1.1. Những căn cứ xây dựng dự toán NS GD-ĐT - Căn cứ thứ nhất: Định hướng phát triển kinh tế xã hội dài hạn và trung hạn của đất nước. Đây là những định hướng lớn nhằm thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo theo hướng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những chỉ tiêu phát triển giáo dục và đào tạo được xây dựng dựa trên cơ sở của tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng sản lượng của ngành, quy mô giáo dục - đào tạo... tương quan với các chỉ tiêu khác trong nền kinh tế quốc dân. - Căn cứ thứ hai: Căn cứ vào chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo, vào yêu cầu, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển giáo dục - đào tạo ở từng giai đoạn. Những năm gần đây thực tế cho thấy cơ cấu đầu tư của ngành giáo dục - đào tạo được bố trí chưa hợp lý, mạng lưới trường lớp còn phân tán, chưa được qui hoạch, đặc biệt là đầu tư phát triển dạy nghề, dẫn đến tình trạng "thừa thày, thiếu thợ". - Căn cứ thứ ba: Căn cứ vào kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo hàng năm, đây là căn cứ quan trọng nhất đối với ngành giáo dục - đào tạo. Kế hoạch phát triển giáo dục được xây dựng nhằm giúp các nhà quản lý, các cơ quan giáo dục, tài chính cũng như các cấp chính quyền xác định được mục tiêu, tiến độ, qui mô phát triển của hệ thống giáo dục trong phạm vi đơn vị quản lý. Công tác kế hoạch giúp cho hệ thống quản lý nắm được sự biến động về học sinh, cơ cấu học sinh và phân bổ học sinh theo lớp, trường, địa điểm theo từng năm học. Căn cứ vào các số liệu về học sinh, công tác kế hoạch phải dự báo được số học sinh sẽ nhập học trong năm học mới, các yêu cầu cần thiết để đáp ứng qui mô học sinh như số lượng trường, lớp, số phòng học, trang thiết bị, cũng như nhu cầu về cán bộ, giáo viên. Khi cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên hay nguồn lực tài chính có thể thỏa mãn được yêu cầu, qui mô phát triển giáo dục thì việc xây dựng kế hoạch phát triển tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay của Việt Nam, khi mà hệ thống giáo dục đang phải chịu một sức ép rất lớn của dân số, trong khi các cơ sở giáo dục chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về cơ sở vật chất, nhân sự, thì công tác kế hoạch phải đảm bảo cân đối các yêu cầu về phát triển qui mô với năng lực thực tế của các cơ sở giáo dục nhằm đảm bảo thỏa mãn tới mức tối đa nhu cầu học tập của nhân dân. Công tác kế hoạch dự báo và cung cấp các thông số cơ bản cần thiết để các cơ quan quản lý, các cấp chính quyền có thể tính toán được nhu cầu về nguồn lực. Trong trường hợp "khả năng" không đáp ứng được "nhu cầu" thì công tác kế hoạch cần xác định được các mục tiêu ưu tiên và các giải pháp nhằm sắp xếp và phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, có hiệu quả. Theo các quy định hiện hành (tuy có thể khác nhau theo địa phương) việc lập kế hoạch được tiến hành tuần tự từ dưới lên trong hệ thống quản lý giáo dục. Việc lập kế hoạch được thực hiện cho năm học (tháng chín năm nay sang tháng chín năm sau). Trước hết các trường sẽ căn cứ vào thực tế thực hiện kế hoạch năm học hiện tại, căn cứ vào các dự báo về quy mô nhập học và chỉ tiêu kế hoạch hướng dẫn của cấp trên để tính toán quy mô tuyển sinh cho năm học sắp tới. Trên cơ sở dự báo quy mô nhập học, căn cứ vào số lượng giáo viên và cán bộ nhân viên thực có, các trường sẽ tính toán nhu cầu về giáo viên, bố trí giáo viên giảng dạy theo khối lớp. Căn cứ thực trạng cơ sở vật chất để xác định các yêu cầu cụ thể về cơ sở vật chất đáp ứng cho giảng dạy và học tập như: số phòng học cần có, yêu cầu sửa chữa, xây mới các phòng học và trang thiết bị dạy học, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phục vụ giáo viên và học sinh của trường. - Căn cứ thứ tư: căn cứ vào khả năng NSNN năm kế hoạch; Chế độ và định mức chi cho giáo dục- đào tạo. NSNN càng tăng thì tỷ lệ đáp ứng nhu cầu chi GD-ĐT càng nhiều. Trong giai đoạn nước ta phải giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, khả năng NSNN phải đáp ứng nhu cầu chi ngày càng nhiều. Nghĩa là sức ép tăng chi luôn đe dọa thâm thủng NSNN, vì vậy, khi xây dựng kế hoạch ngân sách GD-ĐT không thể không tính đến NSNN. 2.2.1.2. Lập, thẩm tra và phê duyệt dự toán ngân sách GD-ĐT * Qui trình xây dựng dự toán, thẩm tra, phê duyệt: - Hàng năm căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN, Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương về yêu cầu, nội dung, trình tự và thời gian xây dựng dự toán thu, chi ngân sách. - Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính), định mức chi ngân sách và căn cứ vào đặc điểm riêng của ngành, ban hành văn bản hướng dẫn các Bộ, ngành trung ương và các Sở Giáo dục - Đào tạo của các tỉnh lập kế hoạch ngân sách giáo dục - đào tạo hàng năm. - Các trường, các cơ sở giáo dục - đào tạo do các Bộ, ngành trung ương quản lý lập dự toán thu, chi ngân sách của đơn vị mình gửi Bộ chủ quản tổng hợp vào dự toán thu, chi của Bộ đồng thời gửi Bộ Giáo dục- Đào tạo tổng hợp xây dựng dự toán thu - chi ngân sách toàn ngành. Sở Giáo dục - Đào tạo có nhiệm vụ chủ động phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh xây dựng dự toán thu, chi ngân sách giáo dục - đào tạo trong tỉnh gửi Sở Tài chính - Vật giá và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh tổng hợp vào dự toán ngân sách địa phương. Sau khi được ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt, Sở Giáo dục- Đào tạo gửi dự toán này lên Bộ giáo dục và Đào tạo để tổng hợp xây dựng dự toán ngân sách toàn ngành. Đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia về GD-ĐT, Sở Giáo dục - Đào tạo lập dự toán chung và danh mục các đơn vị thực hiện với nội dung công việc cụ thể cho từng chương trình mục tiêu trên địa bàn tỉnh, thống nhất với Sở Tài chính - Vật giá trình ủy ban nhân dân tỉnh duyệt sau đó gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để xét duyệt và tổng hợp dự toán chi toàn ngành gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào dự toán thu, chi ngân sách Giáo dục - đào tạo của các tỉnh và các Bộ chủ quản tổng hợp thành Dự toán toàn ngành giáo dục và đào tạo. - Vào khoảng tháng 9 hàng năm, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thảo luận với các Bộ, ngành và địa phương về dự toán thu, chi ngân sách năm kế hoạch: + Bộ Tài chính chủ trì thảo luận về dự toán chi thường xuyên + Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thảo luận về dự toán chi XDCB và Chương trình mục tiêu quốc gia Sau khi nhận được báo cáo và làm việc với các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố: Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp cân đối chung, đồng thời soát xét lại các mục tiêu nhiệm vụ cần được thực hiện trong kỳ kế hoạch đã được đề ra, dự kiến bố trí NSNN để lựa chọn phương án cân đối NSNN tối ưu nhất trình Chính phủ xem xét quyết định trước khi báo cáo ủy ban Kinh tế Ngân sách Quốc hội, báo cáo Thường vụ Quốc hội phê duyệt tại kỳ họp vào tháng 10 hàng năm. * Nội dung dự toán ngân sách GD-ĐT: Tại Chỉ thị số 287/CT ngày 9/8/1992 của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ: Giao cho Bộ Giáo dục - Đào tạo quản lý việc sử dụng phần NSNN dành cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và quản lý trực tiếp phần dành cho các chương trình mục tiêu của toàn ngành. Đối với phần dành cho giáo dục đào tạo ở địa phương, UBND các tỉnh và thành phố giao cho Sở Giáo dục - đào tạo trực tiếp quản lý. Như vậy Bộ Giáo dục - Đào tạo có nhiệm vụ quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo toàn ngành và công tác lập kế hoạch ngân sách GD-ĐT là kế hoạch hóa toàn ngành. Kế hoạch ngân sách GD-ĐT bao gồm 2 nội dung cơ bản: kế hoạch thu và kế hoạch chi. - Kế hoạch thu: bao gồm các nguồn từ NSNN và ngoài NSNN như học phí, kết quả lao động sản xuất hợp đồng nghiên cứu khoa học, hợp tác viện trợ quốc tế và vay nước ngoài để đầu tư cho GD-ĐT. - Kế hoạch chi: kế hoạch sử dụng nguồn tài chính nhằm thực hiện những nhiệm vụ chiến lược và sách lược của ngành, thực hiện những chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm những nội dung chi thường xuyên cho giảng dạy học tập và những khoản chi để duy trì bảo dưỡng cơ sở vật chất kỹ thuật trường lớp. - Kế hoạch chi ngân sách GD-ĐT mang tính điều tiết vĩ mô, định hướng khuyến khích các cấp học, ngành cần thiết cho nền kinh tế xã hội (như giáo dục tiểu học, đào tạo công nhân) và hạn chế những ngành nghề chưa cần thiết phát triển hoặc những cấp học cần huy động tối đa sự đóng góp của nhân dân (như nhà trẻ, mẫu giáo...), tăng cường đầu tư cho giáo dục vùng núi cao xa xôi hẻo lánh, hải đảo, vùng dân tộc ít người. Kế hoạch chi ngân sách GD-ĐT được xây dựng theo 2 nội dung: - Chi thường xuyên: như tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, chi giảng dạy học tập, chi mua sắm thiết bị đồ dùng dạy học, công vụ, công tác phí. - Chi đầu tư xây dựng cơ bản: chi sửa chữa lớn trường lớp, chi xây dựng mới... Nhận xét về công tác xây dựng dự toán ngân sách: - Công tác lập kế hoạch phát triển và kế hoạch ngân sách giáo dục - đào tạo được thực hiện từ cơ sở, căn cứ vào nhiệm vụ của ngành giáo dục với các tiêu thức cơ bản như: số lượng học sinh, sinh viên, giáo viên, các vùng địa lý khó khăn, tình trạng cơ sở vật chất... sau đó được tập hợp theo ngành, cấp từ địa phương lên trung ương, cuối cùng được thông qua Quốc hội. Nhìn chung yêu cầu của công tác lập kế hoạch này đã đáp ứng được nhiệm vụ của ngành giáo dục, song trên thực tế còn tồn tại nhiều hạn chế. - Việc lập dự toán, ngay từ đầu chưa hoàn toàn xuất phát từ yêu cầu thực tế của ngành giáo dục mà lại dàn trải, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là phụ thuộc vào nguồn thu của ngân sách nhà nước (Khả năng ngân sách Nhà nước). - Trong thực tế công tác kế hoạch hóa ngân sách GD-ĐT được thực hiện với những yêu cầu và quy trình thực hiện hết sức phức tạp mà thực chất lại không chặt chẽ. Cơ sở của việc lập kế hoạch chưa vững chắc, thiếu căn cứ chính xác, định mức chưa phù hợp (các định mức hiện đang áp dụng đã quá cũ như: định mức giáo viên/lớp qui định tại Quyết định 243/CP ngày 28/6/1979 của Hội đồng Chính phủ: định mức học sinh/lớp qui định tại Thông tư liên Bộ số 27/TT- LB ngày 27/8/1988 liên Bộ GD- UBKHNN; mức chi/học sinh ban hành tại Công văn số 562 TC/HCSN ngày 3/3/1998 của Bộ Tài chính...) trong khi đó chế độ tài chính thay đổi nhiều trong thời gian qua như: tăng lương tối thiểu, tăng phụ cấp cho giáo viên trực tiếp giảng dạy, phụ cấp cho giáo viên vùng khó khăn (Nghị định 35/2001/NĐ- CP của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các trường chuyên biệt ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) dẫn đến việc phải điều chỉnh kế hoạch thường xuyên. - Kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục hiện nay vẫn bị chia cắt theo cấp quản lý hành chính và chưa gắn với kế hoạch tài chính, có cả những cơ quan hành chính cũng tham gia chỉ đạo hướng dẫn lập kế hoạch, làm cho công tác lập kế hoạch bị hành chính hóa không sát với thực tiễn, lập kế hoạch ngân sách theo kiểu chia đều gây tình trạng ỷ lại vào ngân sách Trung ương, hạn chế tính chủ động sáng tạo trong việc khai thác triệt để nguồn lực tại chỗ của địa phương. Các cơ quan quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục - Đào tạo, Phòng Giáo dục - Đào tạo) và các trường học có lập kế hoạch tài chính thì chỉ lập kế hoạch chi để đề nghị cấp phát từ NSNN (kế hoạch chi cao, kế hoạch thu thấp), thông thường bỏ qua kế hoạch thu (thu học phí, thu đóng góp xây dựng trường sở, thu khác...) - Bên cạnh kế hoạch hàng năm, hầu hết các cơ sở giáo dục - đào tạo và các cấp quản lý giáo dục đều lập kế hoạch trung hạn và dài hạn (5 và 10 năm). Tuy nhiên do tính chất phức tạp của công tác kế hoạch cũng như các biến đổi nhanh chóng về kinh tế - xã hội, chế độ chính sách của các địa phương nên các kế hoạch dài hạn thường thiếu tính khả thi. 2.2.1.3. Phân bổ và giao dự toán ngân sách - Sau khi dự toán NSNN được Quốc hội quyết định, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập phương án phân bổ ngân sách giáo dục - đào tạo cho các Bộ, cơ quan Nhà nước và các địa phương (Bao gồm chi thường xuyên, Chi XDCB và chi chương trình mục tiêu) trình Chính phủ, trình ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định: - NSTW chi cho các trường đào tạo chuyên nghiệp do Trung ương quản lý và các chương trình mục tiêu quốc gia do các Bộ trực tiếp thực hiện. - NSĐP chi cho các trường đào tạo chuyên nghiệp do địa phương quản lý (chủ yếu là các trường trung học và dạy nghề), chi đảm bảo hoạt động cho các trường giáo dục phổ thông và một phần giáo dục Mầm non, chi các chương trình quốc gia do địa phương trực tiếp thực hiện. - Sau khi được ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, Thủ tướng chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi NSNN trong đó có ngân sách giáo dục cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các địa phương. Đồng thời Bộ tài chính thông báo cho Bộ Giáo dục và đào tạo về chỉ tiêu ngân sách giáo dục- đào tạo của các Bộ, ngành và địa phương. - Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ chủ quản tiếp tục giao nhiệm vụ chi ngân sách giáo dục - đào tạo cho các đơn vị trực thuộc khớp đúng với chỉ tiêu mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ. - ở địa phương: căn cứ vào dự toán ngân sách được giao, Sở Giáo dục - Đào tạo phối hợp với Sở tài chính Vật giá và Sở Kế hoạch và đầu tư phân bổ dự toán chi ngân sách giáo dục - đào tạo trình UBND tỉnh quyết định giao cho các đơn vị thuộc địa phương quản lý. Nhận xét về công tác phân bổ và giao kế hoạch ngân sách: * Sau khi thảo luận về thu chi ngân sách đối với các tỉnh, thành phố, trong đó có ngân sách chi cho ngành giáo dục - đào tạo; Bộ Tài chính trực tiếp trình Chính phủ và giao chỉ tiêu ngân sách giáo dục - đào tạo cho các địa phương, cho các Bộ ngành có trường mà không trao đổi lại với Bộ Giáo dục và Đào tạo. * Khi giao ngân sách cho các địa phương, Bộ Tài chính thông báo tổng chỉ tiêu chi cho giáo dục - đào tạo của từng địa phương, mà không giao riêng ngân sách giáo dục và ngân sách đào tạo theo đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo; điều này có mặt thuận lợi là tạo điều kiện để các địa phương tự cân đối và quyết định ngân sách chi cho giáo dục và chi cho đào tạo của địa phương mình, tuy nhiên một số địa phương rất lúng túng trong việc phân bổ kinh phí và điều hành ngân sách giáo dục - đào tạo, cá biệt có địa phương bố trí chi ngân sách đào tạo không đúng đối tượng. * Khi phân bổ và giao kế hoạch chi ngân sách cho các địa phương, Bộ Tài chính tính toán và phân bổ ngân sách giáo dục - đào tạo theo dân số. Trong khi đó phân bổ và giao kế hoạch cho khối Trung ương thì tính theo đầu học sinh. Việc phân bổ ngân sách giáo dục theo đầu dân với ý tưởng tạo sự công bằng, bình đẳng trong sự phát triển giáo dục giữa các vùng khác nhau: đông dân, sẽ có nhiều người đi học, được phân bổ nhiều ngân sách để tạo điều kiện phát triển giáo dục hơn. Tuy nhiên trong thực tế lại nảy sinh bất hợp lý: - Do tình trạng di dân tự do, số liệu về dân số của từng tỉnh, từng vùng vốn đã là số ước lệ lại càng mất tính chính xác, có nơi tưởng là ít dân lại trở nên đông đúc, nhưng lại không nằm trong số dân dự báo của tỉnh nên không được phân bổ ngân sách giáo dục, học sinh theo cha mẹ di chuyển đến không có nguồn kinh phí đào tạo; nơi dân đi lại không phải cắt giảm ngân sách; tình trạng này làm mất tính công bằng mà ý tưởng ban đầu đặt ra. - Tỷ lệ tăng dân số thường không tỷ lệ thuận với tỷ lệ học sinh đến trường, dẫn đến chi thực tế giữa các cơ sở giáo dục theo quy mô học sinh càng bất hợp lý: những tỉnh có tỷ lệ tăng dân số cao nhưng huy động trẻ đến trường lại thấp thì lại được phân bổ ngân sách cao, những tỉnh thực hiện kế hóa gia đình tốt, dân số giảm nhưng lại huy động được nhiều học sinh đến trường thì mức phân bổ ngân sách thấp, như vậy làm giảm động lực phát triển giáo dục và thực hiện kế hoạch hóa phát triển dân số. - Sự bất hợp lý ngày càng tăng giữa việc phân bổ ngân sách, việc sử dụng ngân sách của từng cơ sở giáo dục, việc quyết toán sau khi chi tiêu, các nghiệp vụ này không cùng tiêu thức so sánh, không đảm bảo tính thống nhất trong quản lý và không có cơ sở để kiểm tra. * Chưa có phương án phân bổ ngân sách giáo dục - đào tạo hợp lý, đối với những tỉnh thành phố có điều kiện phát triển KTXH tốt hơn và do vậy có khả năng thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục, cần mạnh dạn giao chỉ tiêu thu từ gia đình và xã hội, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ. Dành phần ngân sách chủ yếu để đầu tư cho những tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng khó khăn, vùng thường xuyên gặp thiên tai... từng bước tạo sự công bằng trong hưởng thụ giáo dục. * Việc phân bổ, quản lý và điều hành ngân sách giáo dục của các địa phương hiện nay rất đa dạng và khó có thể nói được áp dụng mô hình nào là đơn giản và hiệu quả nhất. Tuy nhiên theo hướng phân cấp ngân sách về cho các huyện như đã triển khai tại một số nơi hiện nay thì các cơ quan quản lý giáo dục đang mất đi vai trò quyết định trong điều hành, chỉ đạo cấp dưới thông qua công cụ tài chính. Tại một số địa phương triển khai phân cấp đã gây không ít lúng túng cho cả cơ quan được ủy quyền (UBND và phòng Tài chính) cũng như cơ quan quản lý giáo dục. Sự đa dạng của các mô hình phân cấp đã dẫn đến sự khác biệt về điều hành ngân sách giáo dục ngay trên cùng một địa bàn tỉnh. * Chỉ tiêu ngân sách được giao nói chung chưa bao giờ đạt mức dự toán chi ngân sách hàng năm do các cơ sở giáo dục xây dựng, mặc dầu các cơ sở giáo dục đều có số dự toán rất khiêm tốn. Ví dụ như Năm 2000, các trường chỉ được phân bổ bằng khoảng trên dưới 90% so với dự toán, năm 2001 con số này chỉ là 88%. Bậc tiểu học thường được đáp ứng khá hơn so với THCS. * Ngay từ đầu năm, sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính giao quyết định thu chi ngân sách cho các địa phương; UBND tỉnh, thành phố báo cáo HĐND thông qua dự toán thu chi cho các ngành, trong đó có nhiệm vụ chi cho giáo dục - đào tạo trên địa bàn toàn tỉnh (theo quy định của Luật Ngân sách); Liên Sở Tài chính - Giáo dục và Đào tạo và các Sở chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp giao nhiệm vụ chi cho giáo dục của các trường thuộc tỉnh quản lý và chi cho giáo dục từng huyện, quận, thị xã. Bảng kế hoạch phân bổ ngân sách hàng năm được gửi tới các cơ quan quản lý chuyên ngành, các cơ quan tài chính và kho bạc để phối hợp tổ chức thực hiện. * Như phần 1 đã nêu các căn cứ và tiêu chí cơ bản làm cơ sở cho việc lập dự toán chưa được xem như là căn cứ khoa học để sử dụng, thì khâu phân bổ ngân sách cũng vậy. Khâu phân bổ ngân sách diễn ra từ cấp trung ương xuống đến cấp cơ sở và số tiền được phân bổ phụ thuộc vào chỉ tiêu ngân sách được cấp trên giao. Các đơn vị trực tiếp chi tiêu hầu như thụ động tiếp nhận số ngân sách được phân bổ hàng năm. * Mức ngân sách được phân bổ hàng năm không đảm bảo được cơ cấu chi 70% ngân sách chi cho lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương (Nhóm 1) và 30% ngân sách chi cho các hoạt động giảng dạy, học tập, mua sắm, sửa chữa, hành chính quản lý... (Nhóm 2). Đa số các địa phương đạt tỷ lệ ở mức 85% chi Nhóm 1 và 15% chi cho Nhóm 2, cá biệt có những tỉnh do thiếu giáo viên, phải thanh toán tiền dạy thay, vượt giờ nhiều nên tỷ lệ chi cho Nhóm 1 tới 90% còn lại chi Nhóm 2, do đó chưa thể đáp ứng được yêu cầu về tăng qui mô và chất lượng giáo dục và đào tạo. * Như phần kế hoạch phát triển nêu trên, thì ở khâu dự toán cũng chưa có sự phê duyệt của các cơ quan tài chính và cơ quan quản lý giáo dục. Việc phê duyệt dự toán chính là căn cứ để giao chỉ tiêu ngân sách cho các cơ sở giáo dục; Đồng thời qua việc phê duyệt dự toán và giao chỉ tiêu ngân sách đã giúp các cơ sở giáo dục chủ động trong sử dụng, điều hành việc thu chi ở cơ sở hoặc có những kiến nghị đề xuất với cơ quan quản lý chuyên ngành và cơ quan tài chính. Một vấn đề rất cần được quan tâm nghiên cứu trong khâu phân bổ ngân sách là phương thức phân bổ: Phân bổ "trọn gói"? Phân bổ theo nhóm chi? Phân bổ theo mục lục ngân sách? Để tạo quyền chủ động cho cơ sở trường học trong điều hành, sử dụng ngân sách giáo dục, cần đặc biệt quan tâm tới phương thức phân bổ "trọn gói" (trước mắt là 1 năm và tới đây sẽ là 3 năm), góp phần sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn lực đồng thời nâng cao tính trách nhiệm của các cơ sở giáo dục. 2.2.1.4. Một số ưu, nhược điểm của công tác xây dựng dự toán ngân sách giáo dục - đào tạo toàn ngành hiện nay * Ưu điểm: - Qui trình lập dự toán đơn giản, đáp ứng được các thông tin cần thiết để tổng hợp và xây dựng dự toán. - Các đơn vị cơ sở chủ động lập dự toán của đơn vị mình. - Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành trong quá trình lập dự toán. - Kết hợp được việc quản lý theo lĩnh vực, ngành và vùng lãnh thổ. * Nhược điểm: - Chưa xây dựng được kế hoạch trung hạn và dài hạn nên việc xác định nhiệm vụ và dự toán ngân sách hàng năm chưa theo định hướng, mục tiêu cụ thể dẫn đến hiệu quả hiện thực chưa cao. - Định mức chi giáo dục- đào tạo chưa được nghiên cứu đầy đủ, khoa học, chưa có sức thuyết phục: định mức chi giáo dục tính theo đầu dân chỉ có tác dụng phân bổ ngân sách, không dùng làm căn cứ cấp phát ngân sách cho các đơn vị được. Mặt khác, do ngân sách đầu tư cho giáo dục - đào tạo tuy đã được ưu tiên, nhưng còn rất hạn hẹp nên định mức chi chưa được xác định theo yêu cầu thực tế mà còn ép buộc theo khả năng ngân sách nhà nước nên việc phân bổ ngân sách giáo dục- đào tạo gặp khó khăn, hầu hết các trường chỉ đủ kinh phí duy trì hoạt động ở mức tối thiểu, chưa có điều kiện trang bị phương tiện hiện đại cho dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. - Dự toán chi ngân sách được lập quá chi tiết theo Mục lục Ngân sách nhà nước mà không căn cứ vào kết quả "đầu ra" của giáo dục - đào tạo, nên việc kiểm tra, kiểm soát chi gặp nhiều khó khăn, hiệu quả sử dụng kinh phí chưa cao và còn xảy ra tình trạng chi tiêu không đúng mục đích, lãng phí. - Việc phân công trách nhiệm trong khâu lập dự toán chưa rõ ràng, chưa tập trung vào một đầu mối, còn chồng chéo dẫn đến thủ tục hành chính rườm rà, gây khó khăn cho các Bộ, địa phương phải làm việc với nhiều cơ quan (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục - Đào tạo); Mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tổng hợp trong việc xây dựng dự toán chi giáo dục - đào tạo chưa thường xuyên nên đôi khi còn xảy ra tình trạng sai lệch giữa chỉ tiêu giá trị và chỉ tiêu hiện vật, xảy ra tình trạng không thống nhất về quan điểm, mục tiêu đã làm cho chất lượng kế hoạch bị hạn chế. - Theo cơ chế phân cấp ngân sách hiện nay chưa tạo điều kiện cho các địa phương chủ động bố trí ngân sách cấp mình để thực hiện nhiệm vụ được giao. 2.2.2. Thực trạng công tác chấp hành ngân sách GD-ĐT 2.2.2.1. Qui trình cấp phát NS GD-ĐT * ở Trung ương: Căn cứ vào Dự toán ngân sách được duyệt hàng năm có chia theo quí, Bộ Tài chính cấp phát "Hạn mức kinh phí" cho Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ có trường trực thuộc (Bộ Y tế: Trường Đại học Y; Bộ Công An: trường Đại học Cảnh sát, trường Đại học An Ninh; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: trường Đại học Lâm nghiệp, trường Đại học Thủy lợi...) qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, theo các Mục chi đã được qui định trong Mục lục Ngân sách nhà nước (Ban hành kèm theo Quyết định số 280 TC/QĐ/NSNN ngày 15/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các Thông tư sửa đổi, bổ sung); Với các Mục chi thông thường sau đây: Tiền lương (M100), Tiền công (M101), Phụ cấp lương (M102), Học bổng học sinh, sinh viên (M103), Tiền thưởng (M104), Phúc lợi tập thể (M105), Các khoản đóng góp (M106), Thanh toán dịch vụ công cộng (M109), Vật tư văn phòng (M110), Thông tin tuyên truyền liên lạc (M111), Hội nghị (M112), Công tác phí (M113), Sửa chữa thường xuyên TSCĐ(M117), Sửa chữa lớn TSCĐ (M118), Chi phí nghiệp vụ chuyên môn (M119), Chi khác (M134)... - Căn cứ vào Dự toán hàng năm có chia theo quí của các trường và các đơn vị trực thuộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo (cũng như các Bộ có trường khác) cấp Hạn mức kinh phí hàng quí cho các trường thụ hưởng qua hệ thống Kho bạc Nhà nước theo các Mục chi tương đương như trên. - Các trường và các đơn vị trực thuộc làm các thủ tục thanh toán và chi tiêu qua Kho bạc nhà nước - nơi trường mở Tài khoản giao dịch. * ở địa phương: Từ năm 1990 đến nay, qui trình cấp phát và quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo tại địa phương đã nhiều lần thay đổi với các mô hình quản lý khác nhau tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi tỉnh, thành phố. Hiện nay phổ biến nhất là 3 mô hình cấp phát và quản lý sau đây: * Mô hình thứ nhất: Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý toàn bộ ngân sách cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh (trừ phần ngân sách đầu tư cho xây dựng cơ bản). Hàng quí, sau khi nhận được Hạn mức kinh phí do Sở Tài chính Vật giá cấp, Sở Giáo dục - Đào tạo trực tiếp cấp hạn mức kinh phí cho: - Các trường và các đơn vị trực thuộc Sở: Các trường Trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm lao động hướng nghiệp, các Trường bồi dưỡng nghiệp vụ... - Các Phòng Giáo dục - Đào tạo ở các Quận Huyện, để các Phòng Giáo dục - Đào tạo tiếp tục cấp cho các trường Trung học cơ sở, các trường Tiểu học và các trường Mầm non. * Mô hình thứ hai: áp dụng cho một số tỉnh có nhiều huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa; - Sở Giáo dục Đào tạo trực tiếp cấp hạn mức kinh phí cho: Các trường và các đơn vị trực thuộc Sở: Các trường Trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm lao động hướng nghiệp, các Trường bồi dưỡng nghiệp vụ... - Sở Tài chính Vật giá cấp thẳng kinh phí cho các Phòng Giáo dục - Đào tạo ở các Huyện khó khăn, để các Phòng Giáo dục - Đào tạo tiếp tục cấp cho các trường Trung học cơ sở, các trường Tiểu học và các trường Mầm non (không thông qua Sở GD-ĐT) Theo loại hình này Sở Giáo dục - Đào tạo chưa thực sự điều hành ngân sách giáo dục và đào tạo toàn tỉnh. * Mô hình thứ ba: Sở Giáo dục - Đào tạo quản lý ngân sách chi của Văn phòng Sở và các trường trực thuộc; Phòng Tài chính huyện quản lý ngân sách giáo dục các trường trên địa bàn huyện. Như vậy, ba loại hình quản lý ngân sách giáo dục và đào tạo nêu trên phần nào đã phù hợp với hoàn cảnh của từng địa phương, bước đầu đã thực hiện được nguyên tắc quản lý tập trung thống nhất ngân sách giáo dục - đào tạo trên toàn huyện, tỉnh. Ưu điểm chính của việc Sở GD-ĐT trực tiếp quản lý và điều hành NSGD-ĐT là: - Sở Giáo dục - Đào tạo nắm được toàn bộ các hoạt động giáo dục và đội ngũ giáo viên trong toàn tỉnh do đó thuận tiện cho việc lập kế hoạch và điều hành ngân sách. Cũng từ đó chấm dứt tình trạng thiếu, nợ, chậm lương của giáo viên, từ đó làm cho đội ngũ giáo viên yên tâm, phấn khởi, gắn bó với nhà trường. - Sở Giáo dục- Đào tạo quản lý và điều hành ngân sách nên đã đáp ứng được kinh phí cho các hoạt động của ngành theo tiến độ của năm học, hiệu quả của các hoạt động nghiệp vụ được nâng cao. - Thông qua quản lý ngân sách toàn diện, các Sở Giáo dục - Đào tạo đã thực hiện được việc sắp xếp lại đội ngũ giáo viên, chủ động giải quyết chế độ nghỉ giảng dạy đối với những giáo viên không đạt chuẩn theo hướng dẫn của Bộ. - Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý kế hoạch ngân sách nên đã nắm được các nguồn tài chính chi cho giáo dục và đào tạo trong toàn tỉnh, chủ động sắp xếp kinh phí để thực hiện các chương trình mục tiêu. Tuy nhiên các mô hình cấp phát và quản lý nói trên mới phù hợp được đối với khối Giáo dục của các địa phương. Đối với khối các trường đào tạo hiện nay vẫn còn phân tán do các Bộ, các ngành và các địa phương quản lý, mà chưa có phương thức quản lý chi ngân sách GD-ĐT thật hữu hiệu. 2.2.2.2. Cấp phát kinh phí chi thường xuyên Trong những năm qua, ngân sách chi cho giáo dục- đào tạo được tăng dần qua các năm cả về tỷ trọng và số tuyệt đối, thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 2.1: Ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục từ năm 1996- 2000 (Không kể XDCB) Đơn vị: tỷ đồng Năm Tổng chi NSNN Ngân sách chi cho sự nghiệp GD-ĐT Tỷ lệ % so với tổng chi NSNN 1996 71.550 6.935 9,69% 1997 76.640 7.856 10,25% 1998 89.976 10.153 11,28% 1999 91.457 10.060 11,00% 2000 94.535 10.956 11,59% Nguồn: Vụ Kế hoạch và Tài chính Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mặc dầu vậy, ngân sách nhà nước chỉ mới đáp ứng khoảng 70% nhu cầu tối thiểu của giáo dục. Phần lớn ngân sách dùng để trả lương và các khoản phụ cấp theo lương (có nơi tới 90%). Ng©n s¸ ch ch i c h o gd §T t r o ng n¨ m n¨ m qua (§ /V: t û ®å ng ) 922410230 10956 13249 17311 0 10000 20000 1998 1999 2000 2001 2002 (a) t û l Ö Ng©n s¸ c h c h i c h o gd § T t r o ng n¨ m n¨ m qua 15.50%15.30%15.00%14.10%13.70% 0.00% 10.00% 20.00% 1998 1999 2000 2001 2002 (b) Nguồn: Vụ Kế hoạch và Tài chính Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hình 2.1: NS GD-ĐT và tỷ lệ cho NS GD-ĐT 1999- 2002 Điều đáng quan tâm ở đây là căn cứ để phân bổ và điều hành chi thường xuyên, đó là các tiêu chuẩn, định mức chi cho giáo dục - đào tạo. Trong thời gian qua, các chế độ về định mức thay đổi liên tục, không thống nhất, không ổn định qua các thời kỳ, có lúc định mức theo đầu học sinh, lúc theo đầu dân, có lúc lại theo cả đầu học sinh và đầu dân. Ta có thể điểm qua tình hình ban hành và sử dụng định mức chi giáo dục - đào tạo trong thời gian qua như sau: Năm 1990, áp dụng định mức chi theo đầu học sinh, trong các khâu lập kế hoạch, cấp phát ngân sách, trong đó qui định mức tối thiểu và mức tối đa, cụ thể là: Bảng 2.2: Mức chi cho giáo dục phổ thông năm 1990 Đối tượng Đơn vị tính Tối thiểu Tối đa Nhà trẻ thị xã, quận Nhà trẻ huyện Lớp mẫu giáo quận, thành phố Lớp mẫu giáo huyện Chi giáo dục phổ thông +Tiểu học +Trung học cơ sở +Trung học phổ thông đ/cháu/tháng đ/cháu/tháng đ/cháu/tháng đ/cháu/tháng đ/hs/năm 6.000 5.500 5.500 5.200 26.000 28.000 36.000 7.000 6.500 6.500 6.200 28.000 30.000 40.000 Nguồn: Vụ Kế hoạch và Tài chính- Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm 1991, đối với khối giáo dục, Bộ Tài chính đã ban hành và áp dụng định mức chi theo đầu học sinh, trong các khâu lập kế hoạch, cấp phát ngân sách, trong đó có phân biệt mức chi theo vùng miền, cụ thể là: Bảng 2.3: Mức chi cho giáo dục phổ thông năm 1991 Đối tượng Đơn vị tính Thành phố Miền núi Đồng bằng, trung du Nhà trẻ Mẫu giáo đ/cháu/năm đ/cháu/năm 60.000 50.000 50.000 70.000 50.000 40.000 Chi giáo dục phổ thông +Tiểu học +Trung học cơ sở +Trung học phổ thông Xóa mù chữ Bổ túc văn hóa tại chức Bổ túc văn hóa tập trung đ/cháu/năm đ/hv/năm 38.000 50.000 80.000 15.000 15.000 50.000 60.000 55.000 90.000 60.000 20.000 70.000 32.000 45.000 75.000 50.000 15.000 60.000 (Nguồn: Vụ Kế hoạch và Tài chính- Bộ Giáo dục và Đào tạo) Đối với khối đào tạo áp dụng định mức chi theo đầu học sinh, có phân biệt ngành nghề đào tạo và bậc đào tạo như sau: Bảng 2.4: Mức chi cho khối đào tạo năm 1991 Đơn vị: 1000đ/học sinh/năm Định mức chi đào tạo theo ngành học Đại học, cao đẳng THCN Dạy nghề A- Mức chi tổng hợp B- Mức chi theo ngành học 1- Khối khoa học KT 2- Khối tổng hợp, sư phạm 3- Khối nông, lâm, ngư, y tế 4- Khối kinh tế, pháp lý 5- Văn hóa, nghệ thuật, TDTT 6- Cao đẳng sư phạm địa phương 7- Sơ cấp sư phạm, nhà trẻ 1.000 1.000 1.500 1.000 950 1.250 750 700 700 730 680 650 850 600 720 700 700 900 (Nguồn: Vụ Kế hoạch và Tài chính- Bộ Giáo dục và Đào tạo). Ngày 9/3/1992 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) có Quyết định số 76/HĐBT quy định "Bộ Tài chính quy định lại chế độ cấp kinh phí cho giáo dục và y tế, bỏ chế độ cấp kinh phí theo đầu học sinh và số giường bệnh, chuyển sang chế độ cấp kinh phí theo đầu người dân, có hệ số thích hợp cho những vùng gặp khó khăn". Từ năm 1993, Bộ Tài chính thực hiện phân bổ ngân sách cho sự nghiệp giáo dục tại các địa phương theo đầu dân có tính đến yếu tố vùng miền (phân biệt 4 vùng) và phân bổ cho đào tạo theo đầu học sinh, cụ thể như sau: Mức chi cho giáo dục: +Vùng thành phố 24.100 đ/người dân/năm + Vùng đồng bằng 16.100 đ/người dân/năm + Vùng trung du miền núi thấp 20.900 đ/người dân/năm + Vùng cao, vùng sâu, hải đảo, 32.200 đ/người dân/năm căn cứ kháng chiến cũ Mức chi cho đào tạo: Bảng 2.5: Mức chi cho khối đào tạo năm 1993 Đơn vị: 1.000 đ/hs/năm Định mức chi đào tạo theo ngành học Đại học, Cao đẳng THCN Dạy nghề A- Mức chi tổng hợp B- Mức chi theo ngành học 1- Khối khoa học KT 2- Khối tổng hợp, sư phạm 3- Khối nông, lâm, ngư, y tế 4- Khối kinh tế, pháp lý 3.000 3.000 3.200 3.100 2.600 1.800 1.800 1.900 1.600 1.500 2.000 2.000 1.800 5- Văn hóa, nghệ thuật, TDTT 6- Cao đẳng sư phạm địa phương 7- Sơ cấp sư phạm, nhà trẻ 3.600 2.200 2.000 1.500 2.200 (Nguồn: Vụ Kế hoạch và Tài chính- Bộ Giáo dục và Đào tạo). Đến năm 1995, Bộ Tài chính sửa lại mức chi ngân sách giáo dục phân chia theo đầu dân thành 5 vùng để phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương, cụ thể như sau: Mức chi cho giáo dục: +Vùng thành phố: 57.960 đ/người dân/năm +Vùng đồng bằng: 41.400 đ/người dân/năm + Vùng trung du: 49.680 đ/người dân/năm + Vùng sâu, núi thấp: 53.820 đ/người dân/năm + Vùng núi cao: 70.380đ/người dân/năm Mức chi cho đào tạo: Bảng 2.6: Mức chi cho khối đào tạo năm 1996 Đơn vị: 1.000 đ/học sinh/năm Định mức chi đào tạo theo ngành học Đại học, cao đẳng THCN Dạy nghề A- Mức chi tổng hợp B- Mức chi theo ngành học 1- Khối nghệ thuật - TDTT 2- Khối tổng hợp, sư phạm 3- Khối thăm dò địa chất, thủy văn, kỹ thuật mỏ 5.000 6.000 5.500 5.400 3.000 4.800 3.500 3.400 3.600 4.500 4- Khối hàng hải 5- Khối nông lâm, thủy sản 6- Khối y tế, dược 7- Khối công nghệ, lương thực, thực phẩm 8- Khối cơ khí, luyện kim, kỹ thuật nhiệt và điện, kỹ thuật xây dựng 9- Khối bảo quản và vật tư hh 10- Khối kỹ thuật điện tử và bưu chính viễn thông 11- Đào tạo lại 2,8 triệu/ suất 5.300 4.900 5.000 4.700 4.900 4.600 4.400 4.500 4.300 3.300 2.950 3.000 2.800 2.900 2.450 2.650 2.700 2.600 3.900 3.750 3.250 3.600 3.450 3.300 3.370 (Nguồn: Vụ Kế hoạch và Tài chính- Bộ Giáo dục và Đào tạo). Từ năm 1998 đến nay, Bộ Tài chính vẫn duy trì mức phân bổ ngân sách cho các địa phương theo đầu dân số, phân bổ ngân sách chi đào tạo theo đầu học sinh, tuy nhiên có ban hành mức chi cho giáo dục phổ thông để các địa phương xem xét vận dụng, cụ thể như sau: Mức chi cho giáo dục: Bảng 2.7: Mức chi cho giáo dục năm 1998 Đơn vị: 1000 đ/học sinh/năm Cấp học Bình quân Thành phố Đồng bằng Trung du Duyên hải Vùng sâu núi thấp Núi cao 1. GD Mầm non - Nhà trẻ - Mẫu giáo 1. Tiểu học 3. Trung học cơ sở 4. Trung học phổ thông 5. Trường năng khiếu 6. TT giáo dục KTTH 7. TT giáo dục TX 8. Giáo dục trẻ khuyết tật 9. Trường DTNT - Huyện (cấp 1,2) - Tỉnh (cấp 3) - Trung ương(Dự bị ĐH) 10. Xóa mù chữ 490 411 290 390 450 800 80 85 800 2.200 2.700 3.000 70 390 290 220 320 380 710 120 180 800 2.200 2.700 3.000 60 429 319 242 352 418 781 132 198 800 2.200 2.700 3.000 66 507 377 286 416 494 923 156 234 800 2.200 2.700 3.000 78 585 435 330 480 570 1.065 180 270 800 2.200 2.700 3.000 90 780 580 440 640 760 1.420 240 360 800 2.200 2.700 3.000 120 (Nguồn: Vụ Kế hoạch và Tài chính- Bộ Giáo dục và Đào tạo). Mức chi cho đào tạo: Bảng 2.8: Mức chi cho khối đào tạo năm 1998 Đơn vị: 1000đ/học sinh/năm Ngành đào tạo Đào tạo Đại học Trung học Dạy nghề Dài hạn Tại chức - Nghệ thuật, TDTT - Tổng hợp, Sư phạm - Địa chất, Thủy văn, Khí tượng - Hàng hải - Nông Lâm Thủy sản - Y tế, Dược - Công nghệ, lương thực, Thực phẩm - Cơ khí, Luyện kim, Kỹ thuật, Nhiệt, Điện, Xây dựng - Kỹ thuật bảo quản và Vật tư hàng hóa - Kỹ thuật điện tử, Bưu chính viễn thông - Văn hóa thông tin, Du lịch - Nghiệp vụ quản lý kinh tế, nghiệp vụ kinh doanh cơ sở, hành chính, pháp lý 8.000 6.300 6.500 6.400 5.900 6.000 5.600 5.900 5.500 5.300 5.400 5.200 2.000 1.570 1.620 1.600 1.470 1.500 1.400 1.470 1.370 2.300 1.350 1.300 6.500 4.000 4.100 4.000 3.540 3.600 3.400 3.500 3.000 3.200 3.200 3.100 5.400 4.700 4.500 4.200 4.300 4.100 3.900 4.000 (Nguồn: Vụ Kế hoạch và Tài chính- Bộ Giáo dục và Đào tạo). - Chi Nghiên cứu sinh: .Tập trung: 5.500.000đ/hs/năm .Tại chức: 4.400.000đ/hs/năm - Cao học: .Tập trung: 4.000.000đ/hs/năm .Tại chức: 2.600.000đ/hs/năm - Đào tạo lại: 3.000.000đ/hs/năm - Kinh phí chi thường xuyên được cơ quan tài chính cấp theo quí (có chia chi tiết theo tháng) và chi tiết theo các mục chi đã được phê duyệt trong dự toán của đơn vị. Đây là một khó khăn lớn đối với các đơn vị trực tiếp chi tiêu, khi cần phải điều chỉnh Mục chi,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay.pdf
Tài liệu liên quan