Tài liệu Luận văn Vấn đề phát triển Xuất khẩu thủy sản ở thành phố Đà Nẵng: Thực trạng và giải pháp: Luận văn
Phát triển Xuất khẩu thủy sản
ở thành phố Đà Nẵng
Thực trạng và giải pháp
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại quốc tế có vai trò
quan trọng. Chính vì thế, đẩy mạnh giao lưu thương mại quốc tế, trong đó có
thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa là một trong các mục tiêu phát triển kinh tế hàng
đầu của nhiều quốc gia, nhất là những nước đang công nghiệp hoá như Việt
Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định:
Nhà nước khuyến khích xuất khẩu, nhất là các mặt hàng chủ lực có lợi thế so
sánh thông qua vận hành quỹ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu về thông tin, tìm kiếm
khách hàng, tham dự triển lãm, hội chợ... Đại Hội Đảng lần thứ X tiếp tục
khẳng định lại điều đó.
Những năm gần đây, khác với thị trường nhiều loại hàng hoá thực
phẩm khác, thị trường thủy sản thế giới có xu hướng tăng trưởng mạnh, đa
dạng và phong phú về chủng loại sản phẩm. Thuỷ sản trở thành mặt hàng chủ
lực được...
116 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Vấn đề phát triển Xuất khẩu thủy sản ở thành phố Đà Nẵng: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Phát triển Xuất khẩu thủy sản
ở thành phố Đà Nẵng
Thực trạng và giải pháp
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại quốc tế có vai trò
quan trọng. Chính vì thế, đẩy mạnh giao lưu thương mại quốc tế, trong đó có
thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa là một trong các mục tiêu phát triển kinh tế hàng
đầu của nhiều quốc gia, nhất là những nước đang công nghiệp hoá như Việt
Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định:
Nhà nước khuyến khích xuất khẩu, nhất là các mặt hàng chủ lực có lợi thế so
sánh thông qua vận hành quỹ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu về thông tin, tìm kiếm
khách hàng, tham dự triển lãm, hội chợ... Đại Hội Đảng lần thứ X tiếp tục
khẳng định lại điều đó.
Những năm gần đây, khác với thị trường nhiều loại hàng hoá thực
phẩm khác, thị trường thủy sản thế giới có xu hướng tăng trưởng mạnh, đa
dạng và phong phú về chủng loại sản phẩm. Thuỷ sản trở thành mặt hàng chủ
lực được nhập khẩu vào nhiều thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, EU, Trung
Quốc v.v...
Trong 15 năm qua, từ khi cơ chế xuất khẩu được đổi mới sản xuất và
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã phát triển vượt bậc cả về kim ngạch và
cơ cấu mặt hàng, từ năm 1990 đến 2002 tăng trung bình hàng năm 18,1%.
Theo thống kê của FAO, đến năm 2003, Việt Nam đã trở thành một trong 20
nước đánh bắt thủy sản lớn nhất thế giới, đứng thứ 25 trong hàng ngũ những
nước xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới. Nếu tính trong khu vực Đông Nam
Á, Việt Nam đứng thứ tư sau Thái Lan, Inđônêxia và Singapo. Ngành thủy
sản Việt Nam đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng đóng
góp vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa Việt Nam hội
nhập nhanh hơn vào kinh tế khu vực và thế giới.
Đã Nẵng là thành phố ven biển lớn, giữ vị trí trọng yếu về chính trị,
kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng của khu vực miền Trung -Tây
Nguyên nói chung và vùng kinh tế động lực miền trung nói riêng. Với các lợi
thế về vị trí địa lý, tài nguyên biển và nguồn nhân lực, thủy sản là một thế
mạnh góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Các
lợi thế này đã có những tác động tích cực làm tăng tốc độ tăng trưởng các chỉ
tiêu kinh tế xã hội của Đà Nẵng, nâng cao khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh
xuất khẩu của thành phố và cả khu vực ven biển miền Trung những năm qua.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế, Đà Nẵng cũng đang gặp nhiều thách
thức, đó là khí hậu khắc nghiệt, mưa bão và hạn hán thường xuyên xảy ra,
diện tích hẹp, độ dốc lớn, nghiêng từ Tây sang Đông dẫn đến hiện tượng xói
mòn, lượng phù sa thấp, vùng bờ biển có ít các vành đai bảo vệ nên luôn bị
biển xâm thực gây ảnh hưởng đến các công trình nuôi trồng thủy sản. Lực
lượng lao động có dồi dào nhưng chất lượng còn hạn chế, tỉ lệ lao động đã
qua đào tạo còn thấp. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển chậm, nhất là chưa có
nhiều cảng cá, các trung tâm bán buôn cá còn ít dẫn đến làm tăng chi phí vận
chuyển và bảo quản trong quá trình chế biến và xúc tiến thương mại. Công
nghệ nuôi trồng, đánh bắt và chế biến còn lạc hậu, khó có khả năng đầu tư
lớn, trong khi những đòi hỏi về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối
với hàng thủy sản xuất khẩu của thị trường thế giới ngày càng cao và khắt
khe.
Để Đà Nẵng trở thành trung tâm xuất khẩu thuỷ sản của khu vực cần có
những nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, lợi thế, thực trạng xuất khẩu thuỷ sản
của Thành phố này, từ đó đề xuất các giải pháp liên ngành đẩy mạnh năng lực
xuất khẩu thuỷ sản của Thành phố, qua đó, hổ trợ phát triển kinh tế của Đà Nẵng
nói riêng của khu vực nói chung. Đề tài: " Phỏt triển Xuất khẩu thủy sản ở
thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp " được chọn nghiên cứu trong
luận văn là để góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của thành phố Đà Nẵng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết
liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu thủy sản của nước ta cũng như khu vực ven
biển miền Trung. Đó là:
- PGS, TS Đỗ Đức Bình: Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam - Tạp chí kinh tế và phát triển, số 62, tháng 8/2002.
- TS Lê Thị Anh Vân: Về các chính sách thúc đẩy xuất khẩu thủy sản
Việt Nam trong thời gian tới - Tạp chí kinh tế và phát triển, số 67, tháng
01/2003.
- PGS, TS Hoàng Thị Chỉnh: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Mỹ -
Những vấn đề đang đặt ra và các giải pháp - Tạp chí kinh tế và phát triển, số
67, tháng 01/2003.
- TS Lâm Minh Châu: Xuất khẩu thủy sản miền Trung - Những lợi thế
và giải pháp phát triển - Tạp chí kinh tế và phát triển, số 91, tháng 01/2005.
- TS Nguyễn Thị Thanh Hà và Th.s Nguyễn Văn Tiền: Ngành thủy sản
Việt Nam - Thực trạng và thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế - Tạp
chí nghiên cứu kinh tế, số 321, tháng 02/2005.
- Hoàng Thị Ngân Loan: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam - Thực trạng và
giải pháp thúc đẩy - Tạp chí kinh tế và dự báo, số 3/2005.
- ThS Lê Bảo: Nghiên cứu chính sách tài chính hổ trợ phát triển bền
vững nghành nuôi tôm ở các tỉnh duyên hải miền trung -kỷ yếu hội thảo khoa
học -trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng 06/2005.
- PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng Tổng Thư ký VASEP WTO, Thách thức
và cơ hội với thuỷ sản - Tạp chí Thương mại Thuỷ Sản....
Các công trình trên tiếp cận dưới những góc độ khác nhau cả về lý luận
và thực tiễn liên quan đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên chưa
có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về xuất khẩu thủy sản của
thành phố Đà Nẵng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là tìm ra những giải pháp phát triển xuất khẩu
thủy sản của thành phố Đà Nẵng trong những năm tới.
Thực hiện với mục đích đó luận văn có nhiệm vụ:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về xuất khẩu thủy sản trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản của thành phố Đà Nẵng những
năm qua.
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển xuất
khẩu thủy sản của thành phố Đà Nẵng đến 2015.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động xuất khẩu thuỷ sản
của thành phố Đà Nẵng và các giải pháp của thành phố đối với doanh nghiệp
dưới tác động chính sách của nhà nước về sản xuất và xuất khẩu.
- Phạm vi nghiên cứu đề tài trong luận văn
+ Về không gian: Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của các thành phần
kinh tế của Đà Nẵng ở các thị trường trọng điểm như EU, Nhật Bản, Mỹ.
+ Về nội dung: tập trung chủ yếu vào hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của
các doanh nghiệp Đà Nẵng.
+ Về thời gian: Từ 2005 đến 2010.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu trong luận văn
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác-Lênin vận dụng vào điều kiện thực tế của ngành ở địa
phương. Trong các phân tích cụ thể sử dụng các phương pháp: hệ thống hoá,
điều tra, phân tích, tổng hợp, các công trình, dữ liệu thống kê hiện có... Đồng
thời, đề tài cũng kế thừa và sử dụng thống kê so sánh có chọn lọc những
thông tin trong một số công trình nghiên cứu của một số tác giả trước.
6. Dự kiến những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về xuất khẩu hàng thủy sản trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm cho lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản
của thành phố Đà Nẵng.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển xuất khẩu thủy sản của thành phố
Đà Nẵng trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN
1.1. VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA XUẤT KHẨU THỦY SẢN
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm xuất khẩu thủy sản
1.1.1.1. Khái niệm xuất khẩu thuỷ sản
Xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở
dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là
hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá (bao gồm cả hàng hoá hữu hình và hàng
hoá vô hình) trong nước. Khi sản xuất phát triển và trao đổi hàng hoá giữa các
quốc gia có lợi, hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của quốc
gia hoặc thị trường nội địa vào khu chế xuất trong nước.
Thuỷ sản là ngành sản xuất ra các loại sản phẩm, mà nguyên liệu chính
khai thác từ Biển, sông và hồ…,và nuôi trồng. Sản phẩm thuỷ sản là một phần
năng lượng chính, nó duy trì đời sống của con người, góp phần đảm bảo sức
khoẻ cho người lao động, bổ sung và nâng cao sức lao động, ngoài những đặc
điểm chung còn có những đặc điểm riêng thể hiện ưu thế của nó, đó là thành
phần chất đạm cao, ít mỡ, giàu chất khoáng dễ tiêu hoá… và ngày càng trở
thành một loại thực phẩm có nhu cầu cao trên thế giới, các sản phẩm của
ngành thuỷ sản đa dạng, phong phú bao gồm: các loại tôm, cá, mực... từ biển,
sông, hồ và các nhuyễn thể khác. Từ nhu cầu cuộc sống đòi hỏi sản phẩm
luôn được nâng cao từ chất lượng, công nghệ chế biến, vệ sinh… vì vậy,
ngành thuỷ sản phải tách rời thành hai bộ phận riêng biệt là ngành nuôi trồng
khai thác và ngành công nghiệp thuỷ sản (bao gồm công nghiệp chế biến và
công nghiệp khai thác), để phục vụ cho hai bộ phận trên còn có các hoạt động
kinh doanh và dịch vụ khác làm các chức năng hậu cần và hỗ trợ khác cho
ngành.
Từ suy luận trên ta có thể hiểu: Xuất khẩu thuỷ sản là việc đem bán
những sản phẩm thuỷ sản đã qua chế biến hoặc chưa chế biến, được sản xuất
trên dây chuyền công nghệ hay còn thô từ các nhà máy trong nước xuất ra nước
ngoài nhằm thu ngoại tệ về cho đất nước, cho doanh nghiệp.Đối với Nhà nước
tăng tích luỹ cho nhà nước, nâng cao mức sống cho nhân dân. Đối với doanh
nghiệp: nhập trang thiết bị công nghệ mới nhằm nâng cao qui mô sản xuất, thúc
đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Xuất khẩu thuỷ sản là xuất khẩu sản phẩm hàng hoá, dịch vụ
thuỷ sản mà thiên nhiên ưu đãi, trong đó thêm những lợi thế so sánh về lao
động kết tinh trong sản phẩm giữa các quốc gia thông qua trao đổi hàng hoá.
Sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đưa ra thị trường thế giới cũng được kết
tinh bởi hao phí lao động của những ngư dân, công nhân chế biến công nghiệp
và những lợi thế về điều kiện tự nhiên.Sản phẩm thuỷ sản được bán ra và thu
được ngoại tệ mạnh có thể chi dùng cho quốc kế dân sinh hay củng cố và
nâng cao trình độ kỹ thuật thông qua nhập trang thiết bị, công nghệ hiện đại
nhằm tiến hành CNH,HĐH đất nước. Người tiêu dùng mua sản phẩm thuỷ sản
của Việt Nam được hưỡng lợi thông qua giá rẻ, chất lượng cao do lợi thế tương
đối.
1.1.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu thủy sản Việt Nam
+ Thủy sản là hàng hóa mang tính thời vụ, phụ thuộc vào thời tiết, ngư
trường... nên xuất khẩu thủy sản cũng mang tính thời vụ.
Sản phẩm xuất khẩu của ngành thuỷ sản chủ yếu là những sinh vật sống
dưới biển nhưng sản lượng là bao nhiêu chúng ta không thể xác định cụ thể,
chính vì vậy chúng ta vừa khai thác vừa không quên nuôi trồng và tái tạo
nguồn nguyên liệu của biển. Chỉ có như vậy mới đảm bảo nguyên liệu cho
chế biến và xuất khẩu. Thời tiết, khí hậu, dòng nước chảy là những điều kiện
ảnh hưởng đến các sinh vật sống trong môi trường nước nên chúng di chuyển
theo qui luật sinh tồn từ vùng này sang vùng khác, điều đó muốn nói rằng
xuất khẩu thuỷ sản cũng mang tính thời vụ. Ngày nay khoa học công nghệ
ngày càng phát triển đã hỗ trợ việc nuôi trồng thuỷ sản ổn định hơn, nguyên
liệu đa dạng, phong phú.
Thuỷ sản là mặt hàng tươi sống, nếu bảo quản không tốt sẽ dẫn đến tình
trạng ươn hỏng vì vậy công nghệ bảo quản rất quan trọng. Hiện nay công
nghệ cấp đông và kho lạnh bảo quản rất hiện đại, chúng có thể bảo quản hàng
trong nhiệt độ từ -20oC đến -50oC. Với nhiệt độ này hàng tươi sống có thể để
rất lâu từ một năm đến hai năm và lâu hơn nữa, sản phẩm thuỷ sản có thể bảo
quản và xuất đi các nước trong thời gian dài, sản phẩm khi đến tay người tiêu
dùng vẫn tươi và đẹp.
+ Xuất khẩu thủy sản đòi hỏi tính liên ngành cao, có mối liên hệ chặt
chẽ đồng bộ các khâu: khai thác, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu...
Hàng thuỷ sản Việt Nam ngày càng được nhiều nước trên thế giới quan
tâm và ưa chuộng do doanh nghiệp đã tích cực đổi mới công nghệ, đa dạng hoá
sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm và khâu tiếp thị ngày càng được chú trọng.
Một thời gian dài, chúng ta tập trung khai thác và đánh bắt thuỷ sản
gần bờ với sản lượng lớn làm cho nguyên liệu gần như cạn kiệt. Để đảm bảo
nguyên liệu đủ cho sản xuất chế biến và xuất khẩu, chúng ta phải chuyển đổi
vùng đánh bắt, đánh bắt xa hơn, dài ngày hơn vớí qui mô lớn hơn. Song song
với việc đánh bắt xa bờ thì cần phải trang bị đầy đủ các thiết bị công nghệ, tàu
thuyền sao cho phù hợp với việc đánh bắt xa bờ.Vừa qua chúng ta thực hiện
chủ trương của Nhà nước với chương trình đánh bắt xa bờ, tuy hiệu quả chưa
cao nhưng cũng góp phần giảm áp lực khai thác ven bờ, và sự chuyển dịch từ
đánh bắt gần bờ sang đánh bắt xa bờ đồng nghĩa với sự chuyển dịch từ đánh
bắt với giá trị thấp sang đánh bắt với giá trị cao, về công nghệ khai thác đối
tượng có giá trị kinh tế cao như cá ngừ đại dương, mực đại dương, cá đáy xa
bờ. Cùng với việc đánh bắt xa bờ, khoa học công nghệ về nuôi trồng thuỷ sản
của nước ta trong thời gian qua cũng mang tính đột phá như: công nghệ sản
xuất nhân tạo giống tôm sú, tôm he chân trắng, tôm rảo, tôm càng xanh và
ươm nuôi tôm hùm, công nghệ nuôi tôm quảng canh cải tiến, bán thâm canh
và thâm canh công nghiệp; công nghệ tạo giống cá Tra, Ba sa, Rô phi đơn
tính..., đã tạo ra một cuộc cách mạng trong sản xuất nguyên liệu có giá trị cao
phục vụ chế biến xuất khẩu. Nhiều sản phẩm đặc sản khác cũng đã được sinh
sản nhân tạo thành công ở Việt Nam giúp cho nghề nuôi thuỷ sản nước mặn,
lợ và nước ngọt có cơ hội đa dạng hoá các loài nuôi như: Ốc hương, Cua biển,
Ghẹ, Cá giò, Mực, cá Song, cá Hồng Mỹ, Ếch, Ba ba... Các tiến bộ này đã và
đang được người dân các địa phương tiếp thu và phát triển mạnh đáp ứng cho
nhu cầu thị trường. Một số tỉnh vùng miền Trung như Thừa thiên Huế, Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định cũng bước đầu triển khai áp dụng ở qui mô thử
nghiệm và kết quả khá khả quan.
Việc ứng dụng các mô hình nuôi khép kín, ít thay nước, sử dụng các
chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường nuôi đã giúp hạn chế rủi ro do dịch
bệnh gây ra, nâng cao năng suất nuôi, giảm chi phí môi trường và góp phần
cho sự phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản và tạo nguồn nguyên liệu cho
các nhà máy chế biển thuỷ sản thường xuyên và liên tục. Để đáp ứng đủ nhu
cầu của thị trường đòi hỏi phải mở rộng nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt xa bờ.
Hiện nay trên thế giới, công nghệ chế biến thuỷ sản rất nhiều tiến bộ
vượt bậc, đã cho ra đời công nghệ chế biến dùng áp lực cao, công nghệ chế
tạo bao bì đóng gói hải sản tươi, bán lẻ có thể kéo dài thời gian bảo quản sản
phẩm, tươi lâu hơn so với điều kiện ướp lạnh bình thường.Trong lĩnh vực bảo
quản nguyên liệu, ngoài nước đá cây, đá vẩy người ta còn sản xuất nước đá
dạng keo sệt làm tăng hiệu quả bảo quản tươi. Tại Việt Nam, gần đây đã có
những nghiên cứu về bảo quản nguyên liệu khi tàu ra khơi đánh bắt xa bờ,
ứng dụng lắp hệ thống làm lạnh nước biển trên tàu đánh bắt cá ngừ đại dương.
Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ này vào thực tế sản xuất còn nhiều hạn
chế.
Về chế biến: cách tiếp cận và áp dụng công nghệ chế biến sản phẩm mới
thông dụng và có hiệu quả nhất của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt
Nam hiện nay là học thông qua các đối tác (khách hàng hướng dẫn, các doanh
nghiệp trong nước hỗ trợ lẫn nhau), tự nghiên cứu sau khi được xem mẫu mã
sản phẩm tại hội chợ quốc tế, hoặc mẫu có sẵn của khách hàng. Để thực hiện
được công việc này, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ kỹ thuật
và công nghệ có trình độ và năng lực tương xứng.
Bên cạnh sự phát triển các nhà máy chế biến thuỷ sản ngày càng nhiều
nếu không có biện pháp bảo vệ môi trường thì chất thải công nghiệp sẽ bị ô
nhiểm nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới nghề nuôi thuỷ sản của khu vực
và quá trình này đặt ngành thuỷ sản trước những thách thức không nhỏ về an
toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng khắt khe hơn. Để đảm bảo phát triển XKTS
gắn liền với khả năng và nguồn cung cấp nguyên liệu sạch, an toàn vệ sinh
thực phẩm và thị hiếu của các thị trường, nhà nước đã xây dựng và ban hành
hàng loạt tiêu chuẩn về điều kiện sản xuất và an toàn vệ sinh từ khâu chế biến
đến khâu sản xuất nguyên liệu, thu mua và dịch vụ cho nghề cá như: 32 tiêu
chuẩn về diều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho tất cả loại hình sản xuất
theo cả chuỗi sản xuất, 28 tiêu chuẩn ngành 102/1997 về phương pháp thử đối
với hầu hết các chỉ tiêu về chất lượng an toàn vệ sinh thuỷ sản.
Đã ban hành qui chế và thực hiện chương trình kiểm soát độc tố sinh
học của vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 vỏ và chương trình kiểm soát dư lượng
hoá chất đối với các vùng nuôi thuỷ sản. Đến nay cả hai chương trình nói trên
đã được EU công nhận với 18 vùng nhuyễn thể trong danh sách nhóm 01 các
nước được phép xuất khẩu vào EU, từ đó tạo tiền đề được nhiều nước công
nhận và có quan hệ hợp tác như Hàn Quốc, Úc, Đài Loan, Canada... Ngoài ra
nhiều tiêu chuẩn ngành về phụ gia, ghi nhãn, bao gói và phương pháp kiểm
nghiệm đã và đang được ban hành
Ngành thuỷ sản đã xây dựng và ban hành các quy định về thủ tục, nội
dung và phương pháp cũng như các chế tài xử phạt đầy đủ cho hoạt động
quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh gồm:
- Các qui chế kiểm tra công nhận điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh cơ
sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản;
- Qui chế kiểm tra chứng nhận chất lượng sản phẩm;
- Qui chế kiểm soát dư lượng một số hoá chất độc hại trong sản phẩm
thuỷ sản;
- Qui chế kiểm soát điều kiện an toàn vệ sinh vùng thu hoạch nhuyễn
thể hai mãnh vỏ;
- Các qui chế quản lý vùng nuôi tôm, cá an toàn.
* Nâng cấp, đổi mới trang thiết bị
Hướng dẫn các cơ sở sản xuất đầu tư nâng cấp nhà xưởng, đổi mới
trang thiết bị, tập huấn về thực hiện các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm;
*Nâng cao năng lực của cơ quan kiểm soát an toàn vệ sinh
- Tập trung nâng cấp trung tâm kiểm tra chất lượng và an toàn vệ sinh
thuỷ sản (NAFIQACEN). Các phòng quản lý chất lượng của trung tâm hiện
nay về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu kiểm tra.
- Tăng cường đào tạo cán bộ quản lý, thanh tra viên, kiểm nghiệm viên
trong nước và nước ngoài.
- Nâng cao vai trò và vị trí của cơ quan này trong hoạt động đối ngoại
và trong nước. Đã ký kết các thoả thuận công nhận về an toàn vệ sinh thực
phẩm với Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, EU, và Mỹ cũng công nhận năng
lực cơ quan này;
* Kiểm soát từng công đoạn theo cả quá trình sản xuất
Trong xuất nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, bán lẻ, sử dụng thức ăn,
thuốc thú y, hoá chất, chế phẩm sinh học dùng trong thuỷ sản;
- Trong nuôi trồng thuỷ sản: thực hiện chương trình kiểm soát dư lượng
kháng sinh độc hại.
- Trong chế biến thuỷ sản: thực hiện kiểm tra về điều kiện đảm bảo an
toàn thực phẩm (bao gồm cả việc áp dụng HACCP) các cơ sở sản xuất kinh
doanh thuỷ sản.
- Thực trạng khai thác thuỷ sản tuy không tăng nhiều qua các năm
(năm 1998 sản lượng khai thác đạt 1.155.000 tấn, đến năm 2004 đạt
1.724.200 tấn, tăng bình quân 4,67%/năm), nhưng bằng việc hướng dẫn và
phối hợp giữa chế biến xuất khẩu với khai thác hải sản, ngư dân đã chuyển
dần từ việc khai thác theo số lượng sang những đối tượng có giá trị xuất
khẩu. Trước tác động nhiên liệu liên tục tăng trong thời gian qua, nhiều tàu
thuyền đã chuyển hướng khai thác nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế
cao, khai thác hải sản tốn ít nhiên liệu, chất lượng cao và lựa chọn đối
tượng khai thác có giá trị xuất khẩu.
Nhiều loại cá trước đây không xuất khẩu được nay nhờ có thị trường và
đổi mới công nghệ chế biến, đổi mới quản lý an toàn vệ sinh mà trở thành đối
tượng khai thác có hiệu quả như: cá bò, cá ngân chỉ vàng, cá ngừ sọc dưa, cá
cơm và các loại cá tạp thịt trắng.
1.1.2. Vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với phát triển kinh tế - xã hội
Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã góp phần tạo nên một hình
ảnh Việt Nam khác trước với nhiều quốc gia và bạn bè trên thế giới.
Đến nay, thuỷ sản Việt Nam đã có mặt tại 112 quốc gia và vùng lãnh
thổ, đã đến được các thị trường tiêu thụ thuỷ sản với những yêu cầu
khắc khe về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện có 171 doanh nghiệp được
cấp code xuất hàng vào thị trường EU - thị trường khó tính bậc nhất
này, có 295 doanh nghiệp được Hàn quốc cho phép xuất khẩu hàng thuỷ
sản vào Hàn quốc và 300 doanh nghiệp áp dụng HACCP đủ điều kiện
xuất hàng thuỷ sản vào Mỹ.
Để xác định vai trò của ngành thuỷ sản xuất khẩu, không chỉ được xác
định bởi thị trường mà còn được Nhà nước đánh giá cao và thông qua Hội
nghị và được đưa vào nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng. Ngày 15/06/2000
Chính phủ đã ra nghị quyết số 09/2000/NQ-CP trong đó xác định hướng phát
triển ngành thuỷ sản xuất khẩu thành ngành kinh tế mũi nhọn trong những
năm tới.
Bảng 1.1: 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Việt Nam
ĐVT: triệu USD
STT Mặt Hàng 2000 2001 2002 2003 2004 2005
01 Dầu thô 4.500 3.400 2.900 8.100 9.000
02 Dệt may 1.891 1.975 2.732 3.609 4.429 4.838
03 Gạo 3.476 3.720 3.236 3.810 4.063 5.250
04 Giày dép 1.471 1587 1.875 2.260 2.691 3.039
05 Thuỷ sản 1.478 1.816 2.021 2.199 2.408 2.738
06 Cà Phê 733 931 722 749 976 892
07 Cao su 273 308 454 432 513 587
08 Hạt điều 34 43 62 82 104 109
09 Than đá
10 Lạc nhân 76 78 106 82 46 54
Nguồn: Bộ Thương mại.
Xuất khẩu thuỷ sản ngày càng phát triển và phát triển nhanh chóng cả
về lượng và về chất, tính đến năm 2005 ngành thuỷ sản đã khẳng định vị trí
quan trọng của mình trong vai trò xuất khẩu, giá trị đạt 2.738 triệu USD
chiếm hơn 10% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc.
Với vai trò chủ lực trong các ngành xuất khẩu, XKTS đã góp một phần
công sức của ngành trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
như sau:
1.1.2.1. Tạo nguồn vốn để tái sản xuất trong nội bộ ngành theo hướng đổi
mới trang thiết bị, công nghệ và tăng thu ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân
Trong sự phát triển kinh tế theo xu hướng CNH,HĐH đất nước, để phù
hợp với điều kiện phát triển chung của thế giới đòi hỏi chúng ta phải hiện đại
hoá việc khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ hậu cần ngành thuỷ sản. Do
đó cần phải nhập khẩu một lượng lớn thiết bị từ nước ngoài về. Vậy, nguồn
ngoại tệ lấy ở đâu?.Nguồn đó thường dựa vào các nguồn chủ yếu là: Vay,
viện trợ, đầu tư từ nước ngoài, và xuất khẩu. Nguồn vay phải trả, nguồn viện
trợ và đầu tư có hạn, nên nguồn chính từ xuất khẩu là rất quan trọng cho nhập
khẩu. Ở Việt Nam Xuất khẩu thuỷ sản là một trong những ngành xuất khẩu
mạnh, đã đóng góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển đất
nước.Chúng tôi cho rằng không chỉ Chính phủ, Bộ Thuỷ sản nhận thức đầy
đủ những tiềm năng xuất khẩu, và nguồn thu ngoại tệ từ ngành thuỷ sản để có
chính sách và đầu tư cho ngành thuỷ sản đúng mức mà còn phải làm cho các
ngành và những người dân có liên quan ý thức được điều đó để bảo vệ, nuôi
trồng, khai thác, có hiệu quả nguồn lới thuỷ sản.
Bảng 1.2: Tốc độ tăng trưởng về KNXK thuỷ sản Việt Nam
Năm Kim ngạch XKTS (Triệu USD) Tốc độ tăng (%)
1998 858
1999 985 14,8
2000 1.427 44,8
2001 1.777 24,5
2002 2.022 13,7
2003 2.216 9,6
2004 2.408 8,3
Nguồn: Hội chế biến và XKTS Việt Nam.
1.1.2.2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy lợi thế so
sánh của đất nước
Ngày nay, để phát triển kinh tế các quốc gia phải tận dụng được lợi thế
của nền sản xuất trong nước. Xuất khẩu những hàng hoá thuộc thế mạnh của
nền sản xuất trong nước mình và nhập khẩu những hàng hoá mà trong nước
chưa sản xuất được hoặc sản xuất nhưng chưa đáp ứng nhu cầu hoặc không
mang lại hiệu quả. Chung qui, các quốc gia phải thực hiện chính sách mở cửa
nền kinh tế nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.
Trong chiến lược phát triển kinh tế, Việt Nam đã đưa ra chiến lược
hướng về xuất khẩu và xuất khẩu trở thành động lực trong sự phát triển kinh
tế. Những yếu tố tiềm năng của Việt Nam là tài nguyên thiên nhiên và lao
động, còn những yếu tố thiếu hụt là: vốn, thị trường và khả năng quản
lý.Chiến lược hướng về xuất khẩu thực chất là giải pháp mở cửa nền kinh tế
nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, kết hợp chúng với tiềm năng
trong nước về lao động và tài nguyên thiên nhiên để tạo ra sự tăng trưởng
mạnh cho nền kinh tế, góp phần rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển
trong khu vực.
XKTS đã làm tốt vai trò cầu nối giữa sản xuất với thị trường, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành, Trong nuôi trồng kích thích được bộ
phận nuôi trồng chuyển dịch từ nuôi trồng cổ truyền sang nuôi hiện đại và
nhân giống các loại sản phẩm có giá trị cao như: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng,
cá cam, tôm hùm, cá mú, nhuyễn thể... cũng như khai thác hải sản, cân đối
giữa khai thác gần bờ và khai thác xa bờ và đã nâng cao chất lượng khai thác
loại sản phẩm có giá trị cao như cá ngừ đại dương, mực,...Thực hiện chủ
trương đánh bắt xa bờ theo quyết định 159/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ, tăng đầu tư đóng tàu công suất lớn để đánh bắt, khai thác thuỷ sản
xa bờ và trang bị thiết bị bảo quản nguyên liệu sau khi khai thác, hạn chế
những phế phẩm bị bỏ đi do công nghệ bảo quản lạc hậu. Nguyên liệu dần
đáp ứng đủ cho Nhà máy, góp phần thay đổi tư duy làm ăn cá thể của ngư dân
mà chuyển thành các tổ chức như: tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã...
Bằng việc triển khai mạnh hoạt động xúc tiến thượng mại, đổi mới
công nghệ thiết bị máy móc, áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm theo các tiêu chuẩn tiến tiến của thế giới, đã nhanh chóng nâng cao
trình độ công nghệ, kỹ thuật, đổi mới quản lý doanh nghiệp, đưa chế biến
thuỷ sản trở thành ngành sản xuất công nghiệp hiện đại, có đủ năng lực chủ
động hội nhập và cạnh tranh quốc tế.
1.1.2.3. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động
Nước ta có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản, phải
coi đây là một trong những hướng đi chủ đạo của kinh tế biển và ven biển
nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội cải thiện đời sống cư dân và thay đổi
bộ mặt của nông thôn ven biển, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho ngư dân
và cho nền kinh tế quốc dân, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của
đất nước. Hiện nay theo thống kê của Bộ Thuỷ sản cho thấy, tổng số lao động
trong ngành thuỷ sản có khoảng gần 4 triệu người [6, tr.07], tỷ lệ lao động nữ
chiếm khoảng 64%trong nuôi trồng. Theo điều tra, trong chế biến thuỷ sản
chiếm đến 82%, lao động dịch vụ có tỷ lệ nữ khá cao nhưng chưa có thống kê
cụ thể [7, tr.41].
1.1.2.4. Góp phần mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại
Đại hội Đảng lần thứ X (18/04/2006) với chính sách đối ngoại khẳng
định rằng "Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng
quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực ". Xuất
khẩu là bước đi mũi nhọn của hoạt động kinh tế đối ngoại, xuất khẩu đi trước
tạo điều kiện để thúc đẩy những quan hệ khác phát triển.
Phát triển của ngành thuỷ sản nói chung, của XKTS nói riêng đã hoà
mình vào thời kỳ phát triển mới trên thương trường Quốc tế. Năm 2001 quan
hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản chỉ là 60 nước và vùng lãnh thổ,
năm 2005 con số này lên 105 nước. Quan hệ thương mại được mở rộng sang
Mỹ và các nước EU là đóng góp đáng kể của ngành thuỷ sản trong việc mở
rộng quan hệ thương mại quốc tế của nền kinh tế nước ta.
Qua quan hệ thương mại quốc tế, mở rộng đối ngoại và từ đó nâng cao uy
tín của đất nước trên thương trường quốc tế góp phần thực hiện đường lối đối
ngoại của Đảng và Nhà nước và trên quan hệ này đã tạo điều kiện cho Việt Nam
tiếp cận gần hơn, hiểu đầy đủ hơn về pháp luật và thông lệ quốc tế giúp cho nền
kinh tế Việt Nam thâm nhập ngày càng sâu, rộng hơn vào khu vực và thế giới.
1.1.3. Nội dung của hoạt động xuất khẩu thủy sản
Hoạt động XKTS cũng như hoạt động xuất khẩu hàng hoá khác, phải
tiến hành hàng loạt các công việc bắt đầu từ nghiên cứu thị trường xuất khẩu
thuỷ sản, chuẩn bị hàng, tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu, thực
hiện hợp đồng đã ký và đánh giá lại hoạt động xuất khẩu để tiếp tục rút kinh
nghiệm cho các lô hàng xuất khẩu tiếp theo.
1.1.3.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu thủy sản
Nghiên cứu thị trường xuất khẩu là công việc đầu tiên và cần thiết đối
với mỗi doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh thuỷ sản xuất
khẩu. Mục đích của nghiên cứu thị trường XKTS là để xác định khả năng tiêu
thụ những loại hàng thuỷ sản trên địa bàn nhất định, trong một khoảng thời
gian nhất định. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng cung cấp để thoả mãn nhu
cầu của thị trường. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu thuỷ sản còn giúp doanh
nghiệp biết được xu hướng và sự biến đổi nhu cầu thị hiếu của khách hàng, sự
phản ứng của họ đối với sản phẩm thuỷ sản của mình.
Tiến hành nghiên cứu thị trường XKTS thế giới cần trả lời vấn đề sau:
Đâu là thị trường có triển vọng đối với sản phẩm xuất khẩu của thuỷ sản Việt
Nam. Khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường đó ra sao.Thị trường đang
cần những mặt hàng thuỷ sản nào, mẫu mã, chủng loại, tập quán, thị hiếu của
người tiêu dùng như thế nào. Mặt hàng đang ở thời kỳ nào trong chu kỳ sống
của sản phẩm.Tình hình cung cấp thuỷ sản cho thị trường đó của các nước
khác như thế nào và tình hình sản xuất, cung cấp của các doanh nghiệp Việt
Nam ra sao. Luật pháp và các qui định bắt buộc khi đưa thuỷ sản vào thị
trường đó.Hệ thống phân phối tiêu thụ thuỷ sản xuất khẩu trên thị trường đó
như thế nào. Nghiên cứu tỉ suất ngoại tệ để lựa chọn mặt hàng kinh doanh.
Nghiên cứu thị trường XKTS thông qua các phương pháp nghiên cứu
tại phòng làm việc, và nghiên cứu tại hiện trường. Kết quả nghiên cứu thị
trường XKTS tốt sẽ cho phép doanh nghiệp tổ chức sản xuất, chế biến những
sản phẩm thuỷ sản thích ứng với thị trường, về số lượng, chất lượng, giá cả,
mẩu mã, và thời gian mà thị trường yêu cầu.
Kết quả nghiên cứu thị trường sẽ là cơ sở giúp doanh nghiệp hoạch
định chiến lược, xây dựng phương án và lựa chọn phương án giao dịch hiệu
quả.
1.1.3.2. Lập phương án bán hàng
Các doanh nghiệp tiến hành lập phương án kinh doanh căn cứ vào kết
quả thu được trong quá trình nghiên cứu thị trường nhằm đạt được mục tiêu
xác định. Việc lập phương án kinh doanh bao gồm:
Bước I:
- Đánh giá tình hình thị trường, phát hoạ bức tranh tổng thể về hoạt
động kinh doanh, những thuận lợi, khó khăn.
- Lựa chọn mặt hàng và thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh.
- Đề ra mục tiêu cụ thể như bán hàng cho ai (đối tác nào có lợi), giá cả,
khối lượng bao nhiêu....
- Để tránh rủi ro trong kinh doanh và đạt được lợi nhuận cao nhất đòi
hỏi cần phải nghiên cứu kỹ, đánh giá khách hàng, uy tín đối tác trên thương
trường, tài chính như thế nào, chữ tín trong quan hệ.
Bước II:
- Nghiên cứu nguồn hàng, và từ đó nắm được khả năng cung cấp lượng
hàng xuất khẩu của nhà cung cấp, nắm được loại hàng chủng loại, kích cở,
mẩu mã, chất lượng, giá cả, thời vụ..., bên cạnh đó phải thông báo tiêu chuẩn
kỹ thuật của mặt hàng về VSATTP theo qui định nào cho phù hợp với tiêu
chuẩn của thị trường mà nhà nhập khẩu yêu cầu, hoặc doanh nghiệp XKTS
dựa trên tiêu chuẩn đã nghiên cứu thị trường đó để hướng dẫn kỹ thuật cho
nhà sản xuất.
1.1.3.3. Đàm phán và ký kết hợp đồng
Để tiến tới việc ký kết hợp đồng mua bán với nhau giữa người xuất khẩu
và người nhập khẩu thường phải qua quá trình giao dịch, thương lượng về các
điều kiện giao dịch. Trong buôn bán quốc tế, giao dịch được tiến hành các bước
sau: hỏi giá, phát giá (chào hàng), đặt hàng, hoàn giá, chấp nhận, xác nhận.
Để xây dựng mối quan hệ tốt giữa người xuất khẩu với khách hàng, các
bên có thể tiến hành giao dịch đàm phán bằng cách gặp gỡ nhau trực tiếp,
thông qua thư từ giao dịch hoặc qua điện thoại, Internet...
Việc giao dịch, đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn tới ký kết hợp đồng
xuất khẩu. Quyền hạn và nghĩa vụ của từng bên phải được thể hiện đầy đủ
trong hợp đồng, đảm bảo tuân thủ luật pháp quốc gia của hai nước và luật
pháp quốc tế. Những điều khoản trong hợp đồng XKTS phải rõ ràng chặt chẽ:
Tên hàng, số lượng, chất lượng, điều kiện giao hàng, giá cả, điều kiện thanh
toán, thời gian thanh toán, bảo hành, bảo hiểm, điều kiện và xữ lý rủi ro, bao
bì, ký hiệu,...
Việc thực hiện hợp đồng XKTS đòi hỏi phải tiến hành từng bước thật
thận trọng, chu đáo nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vì bất cứ một sai sót
nào trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu đều dẫn đến hậu quả đáng
tiếc như chậm tiến độ giao hàng, ảnh hưởng đến chất lượng...dẫn đến tranh
chấp khiếu kiện, ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh doanh trong xuất khẩu và gây tổn thất về kinh tế.
Đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng xuất khẩu: Mục đích của công
việc này là xem xét hiệu quả của hoạt động xuất khẩu, xem xét những nhược
điểm gặp phải để giúp cho việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu thuỷ sản
sau này tốt hơn. Để đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng xuất khẩu cần dựa
vào các chỉ tiêu như: doanh thu xuất khẩu, lợi nhuận xuất khẩu, mức doanh
lợi xuất khẩu, các chi phí cho hoạt động xuất khẩu.
1.1.3.4. Thanh lý hợp đồng và giải quyết vụ việc phát sinh
Sau khi thực hiện xong hợp đồng với đối tác là nước ngoài (bên nhận
hàng và bên nhận tiền), có nghĩa là hợp đồng đã chấm dứt.
Nếu sự cố xảy ra khi và chỉ khi một bên không thực hiện đúng cam kết
trong hợp đồng mà làm thiệt hại cho bên kia thì bên thiệt hại có quyền phát
đơn kiện.Trường hợp này sẽ được pháp luật Nhà nước mà giữa hai bên đã
thống nhất với nhau ghi trong hợp đồng để giải quyết (nếu có tranh chấp). Kết
luận của của cơ quan có thẩm quyền đó tuyên bố sẽ có giá trị cho những cuộc
tranh cãi sau này (nếu có).
1.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀ CÁC YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA
1.2.1. Đặc điểm thị trường xuất khẩu thủy sản (nhu cầu, thị hiếu,
quy mô, thuế, tính ổn định, pháp luật...)
Đến nay sản phẩm thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 119 nước và vùng
lãnh thổ, trong đó chủ yếu tập trung ở các thị trường lớn như: Mỹ, Nhật, EU,
Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc....
Nước truyền thống nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới là Nhật Bản
chiếm 22,5% thế giới, 13.453/59.695 triệu USD và đến năm 2003 là
12.395/67.250 triệu USD chiếm 18,43% và chiếm 18,4%, 12.766/69.267
(FAO 2005).
Thứ hai là Hoa Kỳ năm 2001 là 10.289 tỷ USD, 2003 là 11.655 tỷ USD
và 2004 là 12.004 tỷ USD chiếm 17-18% thị trường thế giới. Các nước phát
triển Tây Âu (đặc biệt các nước thuộc liên minh châu Âu) chiếm tỷ trọng xuất
khẩu là 37% thế giới và nhập khẩu là 25.933 tỷ USD năm 2005. Hiện nay,
người ta thấy có tên của các nước đang phát triển như Hồng Kông, Thái Lan,
Trung Quốc. Từ năm 1995 đến nay, tiêu thụ thuỷ sản của mỗi gia đình Trung
Quốc tăng lên gấp 3,5 lần. Hơn thế nữa, Trung Quốc được coi là thị trường dễ
tính.Thị trường này chấp nhận tiêu thụ những sản phẩm xuất khẩu đi EU bị trả
lại do bao bì hỏng, có thể nói đây là một thuận lợi căn bản cho các doanh
nghiệp nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu ở Việt Nam [30, tr.17].
Ngày nay, các nhà xuất khẩu thuỷ sản không biết mệt mỏi trong những
nỗ lực tìm kiếm khách hàng, cố gắng hiểu đối thủ cạnh tranh và hiểu chính
mình. Để đưa ra một chương trình đầy tính sáng tạo và hiệu quả nhằm thoả
mãn tốt nhất mong muốn của khách hàng thậm chí cả những gì mà khách
hàng đang mong đợi, trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản các nhà
xuất khẩu có thể đúc kết ra được những nguyên nhân, những giải pháp về sản
phẩm, giá cả, kênh phân phối và khuyếch trương trong hoạt động của mình để
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các khách hàng trên thế giới. Nó chỉ cho
các doanh nghiệp biết sự khác biệt giữa mình với các đối thủ cạnh tranh khác
trên thị trường thế giới về giá cả,về trình độ công nghệ,về khả năng cạnh
tranh cũng như về các lợi thế so sánh.
Với ưu thế về tài nguyên biển, ngành thuỷ sản Việt Nam đóng vai trò là
một ngành kinh tế mũi nhọn đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản trên cơ sở nghiên cứu các ứng dụng công
nghệ kết hợp với lợi thế so sánh của ngành là một trong những yêu cầu đặt ra.
Các lợi thế đó cần được tận dụng theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng tài
nguyên, công nghệ khai thác, nuôi trồng và chế biến nhằm tạo ra sản phẩm về
thuỷ sản tốt hơn các nước khác trên thế giới về chất lượng, mẩu mã, có giá
thành thấp. Từ đó áp dụng đồng bộ các giải pháp về giá cả, về sản phẩm,về
phân phối và hoạt động khuyếch trương, đồng thời nâng cao trình độ lực
lượng lao động, đầu tư công nghệ nhằm tăng cường thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu thuỷ sản, khẵng định với thế giới về hàng hoá và con người Việt Nam.
Quản lý của Nhà nước và các chính sách đóng vai trò quan trọng trong
việc điều tiết các nhịp độ hoạt động XKTS. Trên thực tế hiện nay vai trò quản
lý nhà nước về xuất khẩu đối với các doanh nghiệp như sau:
Thiết lập trật tự cho công tác xuất khẩu thông qua hệ thống pháp luật,
chính sách, văn bản tạo hành lang pháp lý để các nhà xuất khẩu thuỷ sản trên
cơ sở thực hiện hành vi xuất khẩu của mình.
Thiết lập hệ thống tổ chức để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
xuất khẩu.
Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, định mức...của các hoạt động xuất khẩu,
lấy tiêu chuẩn quốc tế làm nền tảng của mình có sự điều tiết của nhà nước cho
phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Trên nền tảng của luật quốc tế và luật Việt Nam đã điều tiết để kiểm
tra, kiểm soát những hoạt động xuất khẩu.
Đội ngũ cán bộ quản lý làm công tác xuất khẩu phải biết ngoại ngữ đọc
được luật quốc tế, am hiểu về luật Việt Nam, biết về chính sách hổ trợ cho các
doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu, mở rộng mối quan hệ quốc tế và các
nước trong khu vực, đồng thời không được sách nhiễu các nhà xuất khẩu.
1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Để khai thác triệt để tiềm năng thuỷ sản, tránh nguy cơ can kiệt tài
nguyên, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất và XKTS, phải giải quyết
những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản bằng hành động quyết liệt
của các doanh nghiệp và ngư dân, với sự tổ chức phối hợp có hiệu quả của
các hiệp hội và vai trò quản lý thúc đẩy, hổ trợ thiết thực của Nhà nước.
1.2.2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường đánh bắt, lực lượng đánh
bắt, chế biến, cung ứng hàng thuỷ sản
Nước ta trải dài trên 13 độ vĩ bắc kề sát biển đông, bờ biển dài từ Móng
Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) dài 3260 km với 112 cửa sông
lạch. Theo công bố của chính phủ nước CHXHCN Việt Nam năm 1977, biển
ta gồm nội hải, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa, cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và hàng ngàn đảo lớn nhỏ.
Môi trường nước mặn xa bờ: bao gồm vùng nước ngoài khơi thuộc
vùng đặc quyền kinh tế. Mặc dù chưa nghiên cứu kỹ về mặt nguồn lợi nhưng
những năm gần đây ngư dân đã khai thác rất mạnh cả 4 vùng biển khơi (Vịnh
Bắc Bộ, Duyên hải Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và vịnh Thái
Lan). Nhìn chung, nguồn lợi thuỷ sản nước ta mang tính phân tán, quần tụ,
dàn nhỏ nên rất khó tổ chức khai thác công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao.
Thêm vào đó khí hậu thuỷ văn của vùng biển này rất khắc nghiệt, nhiều dông
bão làm cho quá trình khai thác gặp rất nhiều rủi ro và tăng thêm chi phí sản
xuất.
Môi trường nước mặn gần bờ là vùng sinh thái quan trọng nhất đối với
các loại thuỷ sinh vật vì nó có nguồn thức ăn cao nhất do các cửa sông, lạch đem
lại phù sa và các chất vô cơ, hữu cơ hoà tan làm thức ăn tốt cho các sinh vật bậc
thấp và đến lượt mình các sinh vật bậc thấp là thức ăn cho tôm cá. Vì vậy, vùng
này trở thành bãi sinh sản, cư trú và phát triển của nhiều loại thuỷ sản.
Môi trường nước lợ: bao gồm vùng nước cửa sông,ven biển và rừng
ngập mặn, đầm phá. Đây là nơi cư trú, sinh sản, sinh trưởng của nhiều loài
tôm cá có giá trị kinh tế cao.
Nguồn lợi thuỷ hải sản:
Biển Việt Nam có khoản 2.036 loài cá, trong đó có trên 130 loài có giá
trị thương mại, 105 loài tôm, hơn 1.000 loài nhuyễn thể,...Cá biển Việt Nam
sống phân tán, ít tập trung thành đàn lớn nên ảnh hưởng đến năng suất đánh
bắt. Cá tập trung thành đàn theo mùa vụ và thường phân bổ theo độ sâu 20m
nước trở ra. Phần lớn là đàn cá nhỏ, chiếm 84,2%, đàn cá lớn chỉ có 0,8%
trong tổng số các đàn cá, còn lại 15% là cá trung bình. Đối tượng đánh bắt
chính có khác nhau ở mỗi vùng biển khác nhau.
Qua những kết quả nghiên cứu gần đây, trữ lượng cá biển Việt Nam
khoản 4,1 triệu tấn, khả năng khai thác bền vững 1,7 triệu tấn.
Cơ cấu đội tàu đánh bắt hải sản: Tính đến năm 2003 toàn ngành thuỷ
sản có khoảng 137.715 tàu, trong đó có 53.630 tàu thuyền thủ công, 84.085
tàu lắp máy trong đó công suất là 4.001,736CV [7, tr.79]; phần lớn tập trung ở
các tỉnh Nam Bộ (điều đáng chú ý hệ thống bảo quản sau thu hoạch phần lớn
các tàu còn sơ sài và lạc hậu, chỉ gần đây ở Nam Định, Phú Yên, Vũng Tàu có
một số tàu lắp đặt máy đá vẩy làm bằng nước biển lạnh, còn hầu hết bảo quản
bằng kinh nghiệm dân gian cổ truyền, cá, tôm thu hoạch được ướp bằng muối,
nước đá nên chất lượng sản phẩm không tốt, giá thành cao. Vì vậy, có tới 65-
70% tổng sản lượng cá khai thác chỉ dùng cho nhu cầu thực phẩm nội địa.
Riêng nghề cá xa bờ chỉ có trên 20% tổng sản lượng được dùng để xuất khẩu,
số còn lại dùng cho nội địa hoặc chế biến bột cá, thức ăn gia súc).
Cơ cấu nghề nghiệp: nghề nghiệp khai thác hải sản ở Việt Nam rất
phong phú và đa dạng. Hiện nay có trên 20 loại nghề nghiệp khác nhau được
xếp vào 5 họ chính sau: nghề lưới kéo (30,6%), nghề lưới rê (21,3%), nghề
câu (18,6%), nghề vây (7,5%)và các nghề khác (22,0%).
Tổ chức khai thác: hiên nay có khoảng 580.000 lao động đánh bắt hải
sản; có 452 HTX và 4300 tổ hợp tác khai thác hải sản, đã thu hút gần 36.650
lao động. Trong 580.000 lao động nghề cá có 60.000lao động (10,5%) là lực
lượng đánh bắt xa bờ, số còn lại là lao động trên các tàu khai thác ven bờ.
Như vậy ta thấy áp lực đánh bắt ven bờ là quá lớn.
Hầu hết các lao động đánh bắt hải sản không qua đào tạo, họ chỉ học
tập lẫn nhau qua quá trình đi biển hay dạng cha truyền con nối do đó chỉ thạo
nghề thuần tuý và các kinh nghiệm đánh bắt cổ truyền, thiếu kiến thức chuyên
môn hàng hải và các công nghệ khai thác hiện đại. Một số có kinh nghiệm
đánh bắt cao, nhưng cũng chưa đủ về mặt số lượng, cũng như năng lực tổ
chức đánh bắt xa bờ có hiệu quả, vì họ chưa quen ngư trường xa bờ, chưa có
khả năng để điều hành những con tàu có công suất lớn và các trang thiết bị
hàng hải hiện đại.
Nuôi trồng thuỷ sản: từ năm 1999 đến 2005, trong cả nước đã chuyển
đổi 377.269 ha đất nông nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản.Chuyển đổi sản xuất
nông nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn một
số ngành nghề sản xuất nông nghiệp khác, sản phẩm không chỉ tiêu dùng nội
địa mà còn là nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản cả nước đến năm 2005 là 959.945 ha,
tăng hơn năm 1999 là 435.327 ha (tăng 82,8%).
Về sản lượng tăng liên tục, năm 1999 sản lượng là 480.767 tấn, năm
2000 là 589.595 tấn, năm 2001 là 709.891 tấn, năm 2002 là 844.810 tấn, năm
2003 là 1.003.095 tấn, năm 2004 đạt 1.202.486 tấn. Năm 2005, ước đạt
1.437.350 tấn (gấp 3 lần năm 1999; trong đó sản lượng nuôi nước mặn, lợ là
546.716 tấn (tăng 1,5 so năm 2000), sản lượng nuôi nước ngọt là 890.640 tấn
(tăng gấp 4 lần so năm 2000) [23, tr.5].
Chế biến xuất khẩu: công nghiệp chế biến thuỷ sản ngày càng được
tăng cường cả về số lượng, công suất và trình độ công nghệ, trong đó hình
thành các khu tập trung các nhà máy chế biến thuỷ sản gắn liền với các nguồn
cung cấp nguyên liệu và các dịch vụ phục vụ cho xuất khẩu, như cảng, kho
thương mại, vận chuyển.
Gần như các cơ sở chế biến lớn đã được nâng cấp mở rộng và đầu tư
chiều sâu, nhiều cơ sở chế biến mới ra đời, với thiết bị công nghệ tiên
tiến.Hiện nay cả nước có 439 cơ sở chế biến xuất khẩu, trong đó 296 cơ sở
chế biến thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu, 101cơ sở chế biến hàng khô, 23 cơ sở
sản xuất đồ hộp. Công xuất chế biến đông lạnh từ 800 tấn /ngày năm 1998 lên
trên 4.262 tấn/ngày năm 2004 (tương ứng trên 1 triệu tấn năm). Phần lớn cơ
sở chế biến thuỷ sản hiện nay đã ngang tầm với trình độ công nghệ của các
nước trong khu vực và đã tiếp cận trình độ công nghệ của thế giới; một số cơ
sở đã đầu tư dây chuyền IQF siêu tốc.
Nhờ thay đổi thiết bị công nghệ và phát triển thị trường, cơ cấu sản phẩm
xuất khẩu đã thay đổi tích cực ngày càng đa dạng hơn, tỷ trọng sản phẩm ăn liền,
sản phẩm giá trị gia tăng đã tăng từ 17,5% lên 40-45% vào năm 2005.
Việc đa dạng các mặt hàng xuất khẩu đã tạo sự gắn kết ngày một tốt
hơn giữa người sản xuất nguyên liệu và chế biến xuất khẩu. Sự mở mang thị
trường và nâng cao trình độ công nghệ, trình độ chế biến xuất khẩu đã trực
tiếp tác động đến việc chủ động lựa chọn đối tượng nuôi và khai thác, phục vụ
chế biến xuất khẩu, đem lại hiệu quả cao hơn, góp phần tăng thu nhập cho
người sản xuất nguyên liệu.
1.2.2.2. Quản lý nhà nước về xuất khẩu thuỷ sản
Để hoạt động xuất khẩu thuỷ sản ngày càng sôi động hơn và mang lại
hiệu quả cao nhất, kích thích ngành thuỷ sản phát triển, đòi hỏi Nhà nước
cần phát huy vai trò quản lý của mình tác động vào các nhân tố ảnh hưởng
đến xuất khẩu thuỷ sản. Người thay mặt Nhà nước là Bộ thuỷ sản với chức
năng quản lý vĩ mô cần định hướng cho các doanh nghiệp trong nước lẫn
các nhà đầu tư nước ngoài đi cho đúng quĩ đạo theo luật Việt Nam có
kiểm soát.
+ Chính sách chung:
Thị trường thế giới là sân chơi chung cho tất cả các doanh nghiệp
chính vì vậy phải bình đẵng trong luật chơi, để hàng xuất khẩu của Việt
Nam có sức cạnh tranh đòi hỏi môi trường pháp luật, các chính sách
thương mại của Việt Nam phải rỏ ràng, thông thoáng, thuận lợi dựa trên
luật quốc tế sao cho phù hợp với sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Việt
Nam và DNNN trên thị trường.
Về pháp luật:
- Chúng ta tiếp tục nghiên cứu, hiệu chỉnh hệ thống luật của ta nhằm
hoàn thiện (bổ sung các điều mới) và loại bỏ một số điều mà nó đã lạc hậu
nhằm phù hợp với quy định của thương mại thế giới.
- Luật Thương mại, luật đầu tư cần mở rộng phạm vi, thêm các qui định
để đảm bảo nguyên tắc hội nhập WTO, làm rõ chức năng quản lý nhà nước
trong xuất khẩu.
- Tạo môi trường pháp lý ổn định, cải thiện thủ tục hành chính, khuyến
khích, hướng dẫn các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư lâu dài, gây dựng niềm tin
cho doanh nghiệp.
Về môi trường:
- Quản lý tốt việc đánh bắt hải sản xa bờ và nuôi trồng thuỷ sản để đảm
bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.
- Đẩy mạnh xúc tiến hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
- Thúc đẩy hợp tác kinh tế - kỹ thuật với nước ngoài trong sản xuất và chế
biến hàng thuỷ sản xuất khẩu; đẩy nhanh tiến độ hội nhập khu vực và thế giới.
- Vận dụng linh hoạt chính sách tài chính tín dụng khuyến khích xuất
khẩu hàng thuỷ sản (miễn giảm các loại thuế đối với sản xuất và xuất khẩu
hàng thuỷ sản, có chính sách tài trợ xuất khẩu và thành lập quĩ hỗ trợ sản xuất
-xuất khẩu hàng thuỷ sản)
Về thông tin:
- Nhà nước phải hỗ trợ thông tin về thị trường, thông tin về luật pháp,
phong tục tập quản, thị hiếu... từng thị trường, quảng bá thương hiệu,
marketing và lập các trang Web, đồng thời Bộ cần tạo điều kiện cho doanh
nghiệp tham gia hội chợ quốc tế hàng năm mở ra ở nước ngoài, thành lập các
Hiệp hội nghề cá để hỗ trợ lẫn nhau và không bị phá giá, chèn ép lẫn nhau
trên thương trường để doanh nghiệp không bị thiếu thông tin và ảnh hưởng về
thị trường.
Về nguồn lực:
Để nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp chế
biến -xuất khẩu thuỷ sản, đòi hỏi Nhà nước phải liên tục mở các khoá đào tạo
tay nghề một cách chính qui cung ứng cho doanh nghiệp.Đây là vấn đề đặt ra
ở các doanh nghiệp của ta vì trình độ quản lý và trình độ tay nghề của bộ phận
lao động rất yếu sinh ra kém hiệu quả kinh tế trong sản xuất và chế biến hàng
xuất khẩu (từ yếu kém làm cho giá thành cao, giảm đi sức cạnh tranh sản
phẩm trên thị trường)
+ Chính sách của Đà Nẵng:
Ngày 3 tháng 4 năm 2006 UBND Thành phố Đà Nẵng đã ban hành Chỉ
thị 08/2006/CT-UBND về "ngăn chặn nghề cào bay và các hoạt động khai
thác thuỷ sản trái phép tại tuyến bờ, tuyến lộng". Theo đó Thành phố sẽ mở
đợt cao điểm tuyên truyền Chỉ thị 10/2005/CT-BTS ngày 8/12/2005 của Bộ
trưởng Bộ Thuỷ sản về việc ngăn chặn nghề cào bay và các hoạt động khai
thác thuỷ sản trái phép tại tuyến bờ, tuyến lộng.
Thời gian qua, trong lĩnh vực đánh bắt hải sản của ngư dân Đà Nẵng,
nghề lưới kéo có mắt lớn, độ mở miệng lưới rộng và cao, sử dụng tàu lắp máy
công suất lớn (ngư dân gọi nghề cào bay) đã phát triển nhanh.Tuy nhiên
những người làm nghề cào bay dã cho tàu khai thác tuyến bờ, tuyến lộng và
khu vực cấm đánh bắt gây ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản ven bờ cũng như
quá trình sinh sản, sinh trưởng của các loài thuỷ sản, ảnh hưởng đến đời sống
sinh hoạt của một số ngư dân nghèo làm các nghề thủ công, truyền thống ven
bờ, gây bất bình trong cộng đồng ngư dân. Việc thắt chặt quản lý hoạt động
khai thác chắc chắn sẽ ngăn chặn được các hành vi trên [15, tr.24-25].
Quyết định số 133/2004/QĐ-UB ngày 4 tháng 8 năm 2004 của UBND
TP Đà Nẵng khẳng định: Xây dựng Đà Nẵng trở thành Trung tâm kinh tế biển
của khu vực. Theo đó, cần tập trung giải quyết các vấn đề chủ yếu sau:
Xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế biển (cảng biển hàng hoá,
cảng khu dịch vụ khai thác, chế biến, hậu cần nghề cá...) thu hút nguồn
nguyên liệu chế biến thuỷ sản, thu hút đầu tư (vốn, khoa học,công nghệ...).
Phát triển đội tàu công suất lớn với trang thiết bị hiện đại gắn việc tổ chức sản
xuất theo hướng hình thành các tổ hợp tác hỗ trợ nhau trên biển.
Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc nhằm quản lý các đoàn tàu trên
biển, để hướng dẫn ngư trường, phòng chống thiên tai, rủi ro và hỗ trợ công
tác tìm kíếm cứu nạn, cứu hộ thuận lợi
Hình thành các trung tâm giao dịch mua bán hàng thuỷ sản, trung tâm
đào tạo huấn luyện, trung tâm chế biến, trung tâm trú bão neo đậu tàu thuyền
và cứu hộ cứu nạn.
Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng chủ yếu là nuôi trồng công
nghiệp đi đôi với việc quản lý môi trường nuôi, nhằm đảm bảo sản phẩm sạch
đáp ứng yêu cầu chế biến xuất khẩu.
Đẩy mạnh chế biến thuỷ sản xuất khẩu bằng cách tập trung đầu tư đổi
mới thiết bị công nghệ cao, phát triển thêm các nhà máy chế biến
Tập trung đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng trọng điểm các công trình.
Tăng cường các hoạt động giám sát môi trường đối với các hoạt động
phát triển kinh tế thuỷ sản và có biện pháp ngăn chặn các tác động xấu đến
môi trường nhằm bảo tồn và giữ gìn môi trường tự nhiên phục vụ cho phát
triển kinh tế du lịch biển.
1.2.2.3. Năng lực của các doanh nghiệp
Để hàng hoá ngày càng nhiều và càng đa dạng đồng thời tỉ lệ sản phẩm
công nghiệp, sản phẩm chứa hàm lượng kỹ thuật cao buộc các doanh nghiệp
phải tăng cường đầu tư các dây chuyền công nghệ hiện đại, công nghệ tiến
tiến. Để nâng cao tỉ trọng công nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản, một số
doanh nghiệp đã quan tâm thay đổi cơ sở hạ tầng. thay đổi dây chuyền công
nghệ tự động hoá, bán tự động, dây chuyền cấp đông IQF, cấp đông nhanh,
thay đổi mẫu mã, bao bì,...
Nhu cầu nguồn vốn cho ngành thuỷ sản là rất lớn trong đó mức độ đầu
tư của Nhà nước có giới hạn số còn lại phải dựa vào các doanh nghiệp, các
chủ vựa, các nguồn vốn từ đầu tư trong nước và nước ngoài...
Đối với nguồn vốn trong nước: Khuyến khích các thành phần kinh tế
phát triển sản xuất-kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản để thúc đẩy và thu hút
nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này.
Nhà nước có chính sách ưu tiên, ưu đãi về vốn cho khu vực còn gặp
nhiều khó khăn ở vùng ven biển, hải đảo, vùng giáp biên, khai thác vùng
khơi, vùng nghèo như các tỉnh bắc trung bộ, đầu tư mạnh vào vùng trọng
điểm nghề cá như đồng bằng sông cửu long, Nam Trung bộ.
Đối với vốn nước ngoài (kể cả với Việt kiều): Để thu hút được nguồn
vốn nước ngoài, nhà nước cần hoàn thiện các chính sách và cơ chế đầu tư, các
định chế quản lý, mở rộng các hoạt động tư vấn đầu tư, tạo môi trường thuận
lợi và hấp dẫn hơn, sớm xem xét và có quyết định hợp tác đầu tư khai thác,
chế biến - dịch vụ và thương mại thuỷ sản với đối tác đầu tư sao cho hai bên
cùng có lợi.
Nhà nước cần ưu đãi cho các doanh nghiệp có các dự án đầu tư nhập
công nghệ sản xuất giống một số loài thuỷ sản quí hiếm, khó cho sinh sản
trong nuôi. Bên cạnh đó, cần ưu tiên cho các doanh nghiệp trong việc đào tạo
cán bộ và công nhân có tay nghề cao phù hợp với trình độ công nghệ hiện đại
và khuyến khích phát triển các trung tâm phân tích thị trường, công nghệ. Để
đẩy mạnh công tác hoạch định các chương trình mở rộng đầu tư và xác định
xu hướng cho tương lai và khuyến ngư nhiều hơn nữa.
Sự biến động của thế giới:
Theo IMF lạc quan về tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2006 sẽ
đạt 4,9%so với múc tăng dự đoán hồi tháng 9/05 trong đó tăng trưởng kinh tế
Trung Quốc, Nhật Bản và một số nền kinh tế Châu Á khác là nhân tố chính
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Dự báo này cung cấp thêm cơ sở để
nhận định rằng sức tiêu thụ hàng hoá, trong đó có hải sản sẽ tăng lên trong
thời gian tới [11, tr. 2].
Nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản thị trường Mỹ trong quí I năm 2006 đã
tăng lên cho dù giá nhập khẩu tăng cao hơn.Theo số liệu của cục nghề cá biển
quốc gia Mỹ (NMFS), 3 tháng đầu năm 2006 tổng lượng thuỷ sản các loại
nhập khẩu của nước này đã đạt 593 ngìn tấn, trị giá hơn 3 tỷ USD, tăng 3% về
lượng và tăng 11,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2005. Xét theo chủng loại,
nhập khẩu tôm vào Mỹ đạt 124.575 tấn, trị giá 859,4 triệu USD, tăng 10,8%
về khối lượng và 10,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2005. Nhập khẩu cá da
trơn vào Mỹ trong quí I năm 2006 cũng tăng hơn 2 lần... [13, tr. 2].
Các hộ nuôi tôm ở Inđônêxia đã đề nghị chính phủ nước này duy trì
lệnh cấm nhập khẩu tôm từ nước ngoài.Chủ tịch hiệp hội ngư dân và người
nuôi trồng thuỷ sản nước này cho rằng sản lượng tôm của Inđônêxia đủ để
đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của các nhà máy chế biến trong nước.
Số liệu thông kê của tổng cục hải quan Việt Nam cho thấy kim ngạch
xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2006 đạt 845 triệu USD, tăng 25,7% so cùng kỳ
năm 2004.Số liệu này cho thấy ngành thuỷ sản đã nỗ lực vượt qua khó khăn
để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, hoàn thành kế hoạch
xuất khẩu ngay từ những tháng đầu năm 2006 [13, tr.2].
Những thông tin trên cho thấy sự biến động liên tục của thị trường thuỷ
sản trên thế giới từ giá cả, kim ngạch xuất nhập thuỷ sản của từng quốc gia,
sự tranh mua tranh bán, cạnh tranh giá cả và bảo hộ mậu dịch, rào cản thuế
quan..., trước ngưỡng cửa WTO sẽ như thế nào với ngành thuỷ sản nói riêng
và kinh tế đất nước ta nói chung. Thách thức và cơ hội đan xen lấn nhau, để
tiến tới hội nhập ta phải nâng cao năng lực xuất khẩu và hội nhập nhanh vào
xu thế chung của thế giới.
1.3. KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU THUỶ SẢN Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
TRONG NƯỚC
+ Kinh nghiệm xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại chính của cả nước, là
mũi nhọn trong vai trò tiên phong xúc tiến thương mại. Là một trong những
Thành phố phát triển công nghệ thông tin như vũ bão. Việc ứng dụng những
thành tựu mới nhất của nó là điều kiện không thể thiếu để giúp doanh nghiệp
tăng năng lực cạnh tranh khi đối mặt với những thách thức to lớn của quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ những thành tựu của khoa học công nghệ, nó giúp nhà doanh nghiệp
nên chọn công nghệ nào phù hợp với thị trường để “đi tắt đón đầu”. Việc ứng
dụng, đổi mới công nghệ sẽ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao được chất
lượng, giảm giá thành, đa dạng hoá sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên
thị trường xuất khẩu.
Cải cách hành chính, điều chỉnh, bổ sung những vấn đề thuộc cơ chế và
pháp luật để tạo động lực mới, nâng cao vai trò doanh nghiệp trong công tác
xuất khẩu mà Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện sớm trong nhiều năm qua
góp phần giải quyết công ăn việc làm, đặc biệt hiện đại hoá các ngành dịch vụ
hỗ trợ các loại dịch vụ phục vụ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công nghiệp
hoá ngang tầm với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực kinh tế
trọng điểm phía nam và cả nước.
+ Kinh nghiệm xuất khẩu của thành phố Khánh Hoà
Khánh hoà là một tỉnh công nghiệp đang phát triển mạnh, nhất là công
nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu.Bởi tỉnh có nghề cá mạnh nhất nước vì
vùng biển khánh hoà có cơ sở thức ăn phong phú nên hội tụ rất nhiều thuỷ vật
quí hiếm mà các vùng biển khác không có như: Điệp, sò lông, bào ngư, vẹn
cỏ xanh... và một số loại cá có sản lượng cao và có giá trị xuất khẩu lớn như:
cá thu, ngừ, nhám, bạc má... và các loài thuỷ sản khác cũng có sản lượng
tương đối dồi dào so với các tỉnh miền Trung. Bên cạnh đó, tiềm năng đất đai,
thuỷ vực dành cho nuôi trồng thuỷ sản rất lớn. Vì vậy, nguyên liệu thuỷ sản
cho các nhà máy chế biến xuất khẩu thuỷ sản rất bền vững.
Ngoài thiên nhiên ưu đãi lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà còn dựa trên chính
sách chủ trương của Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi và khuyến khích
các doanh nghiệp đầu tư khai thác đánh bắt và nuôi trồng hải sản xuất khẩu.
Những chủ trương chính sách lớn của Nhà nước được cụ thể hóa như sau:
* Về phát triển nuôi trồng thuỷ sản: (QĐ 224/1999/QĐ-TTg)
* Về Chương trình đánh bắt xa bờ (Thông báo số 17/TB ngày
27/02/1997 của Văn phòng Chính phủ).
* Về Chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản (QĐ 251/1998/QĐ-TTg).
* Về chương trình Quản lý chất lượng sản phẩm (HACCAP, ISO) qua
quyết định QĐ 732/1998/QĐ-BTS và QĐ 664/1999/QĐ-BTS.
* Về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản Quyết
định số 103/2000/QĐ-BTS ngày 25/08/2000 và thông tư hướng dẫn thực hiện
04/2000/TT-BTS ngày 03/11/2000).
* Về qui chế kiểm tra và công nhận chất lượng hàng hoá (Quyết định số
650/2000/QĐ-BTS).
Trên cơ sở chủ trương chính sách hành lang pháp lý rõ ràng, tỉnh
Khánh Hoà đã huy động một khối lượng vốn từ đầu tư, xây dựng, mở rộng cơ
sở sản xuất chế biến... đào tạo một đội ngũ công nhân lành nghề, hình thành
một thế hệ ngư dân, nông dân mới có tri thức kỹ thuật kinh nghiệm trong
đánh bắt và sản xuất.
+ Kinh nghiệm xuất khẩu của Kiên Giang
Tỉnh Kiên Giang có bờ biển dài gần 200km, có 105 hòn đảo lớn nhỏ
trong đó Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất có diện tích 57,013 ha. Khí hậu và
nhiệt độ trong năm khá ổn định, chế độ nóng ẩm quanh năm là điều kiện
thuận lợi cho sản xuất ngư nghiệp. Riêng hệ thống sông ngòi và kênh rạch chảy
ra vịnh Thái Lan hàng năm đã cung cấp nguồn dinh dưỡng làm giàu thức ăn cho
các loài thuỷ sản và gần cửa sông là nơi sinh sản và sinh trưởng của nhiều loại
thuỷ sản thuận lợi cho nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản phát triển.
Biển Kiên giang nằm gọn trong vịnh Thái Lan, đặc trưng của vịnh các
dòng nước chảy vòng tròn theo chiều thuận, nghịch với chiều kim đồng hồ
làm cho nguồn thức ăn luôn biến đổi trộn lẫn nhau. Vịnh nông, đáy tương đối
bằng phẳng, giàu nguồn thức ăn. Kiên Giang được thiên nhiên ưu đãi về tiềm
năng hải sản, bên cạnh đó nuôi trồng thuỷ sản cũng là một nghề truyền thống
của Kiên Giang như: Nuôi cá ao hầm, nuôi cá vuông (kết hợp cấy lúa và nuôi
cá), nuôi tôm nước lợ, nuôi đồi mồi, sò huyết,... Nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên
vùng thềm lục địa như: sò, nghêu, rong biển... cũng phong phú với trữ lượng
lớn và đa dạng.
Từ nguồn nguyên liệu dồi dào nên các doanh nghiệp xuất khẩu chế biến
ra nhiều sản phẩm đa dạng cho xuất khẩu lẫn nội địa.
Với trử lượng hải sản đa dạng và phong phú, nên nhiều doanh nghiệp
mạnh dạng đầu tư máy móc thiết bị công nghệ mới để tạo sản phẩm mới có
giá trị gia tăng ngày càng cao hơn, bên cạnh đó vùng nguyên liệu bền vững
nên một số nhà máy sản xuất bột cá ra đời tạo nguyên liệu đáp ứng được nhu
cầu thị trường, giảm được chi phí cho người nuôi, giá thành hạ chất lượng cao
kích thích người nuôi mở rộng qui mô nuôi, trồng phục vụ cho sản xuất và
chế biến xuất khẩu.
+ Bài học kinh nghiệm rút ra cho Đà Nẵng.
Qua nghiên cứu chính sách, phương hướng phát triển sản xuất chế biến
của một số tỉnh, mỗi địa phương có một thế mạnh tiềm năng riêng và dựa vào
thế mạnh đó mỗi địa phương phát triển theo lợi thế của mình. Để Đà Nẵng trở
thành Thành phố công nghiệp là chổ dựa của công nghiệp sản xuất và xuất
khẩu của miền Trung. Đà Nẵng cần phát huy vai trò tiên phong của mình, biết
kết hợp tất cả các thế mạnh tiềm năng của mình và những hướng đi của các
địa phương có thế mạnh, ưu điểm như địa phương mình.
* Về nguyên liệu: vừa khai thác vừa bảo vệ nguồn nguyên liệu tự
nhiên, đa dạng hoá mặt hàng, nâng cao tỉ lệ tinh trong sản phẩm.
* Về khách hàng: Lưu giữ khách hàng cũ, tìm lại khách hàng đã mất,
bổ sung những khách hàng mới.
* Về thị trường: giữ vững thị trường truyền thống, mở rộng, từng bước
chiếm lĩnh thị trường mới, nâng cao thương hiệu riêng của từng doanh
nghiệp.
* Về thông tin: Tăng cường công tác marketing, tiếp thị, quảng bá trên
tất cả các kênh thông tin (kể cả các mối quan hệ Việt Kiều)...
* Về công nghệ: Mở rộng nhà xưởng, thay đổi thiết bị, công nghệ, qui
trình kỹ thuật tiên tiến đáp ứng được yêu cầu thị trường.
* Về con người: Nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ phụ trách kỹ
thuật, trình độ của công nhân sản xuất; đào tạo và bổ sung đội ngũ trẻ đầy đủ
kiến thức phục vụ sản xuất, xuất khẩu...
* Về cơ chế chính sách: Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp.
Chương 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN
CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY
Đà Nẵng được sự quan tâm và đầu tư của Trung ương về mặt chủ
trương và chính sách được thể hiện cụ thể qua Nghị Quyết 33-NQ/TWngày
16/10/2003 của Bộ chính trị đã xác định phương hướng phát triển Thành phố
Đà Nẵng đến năm 2020.
Xây dựng Thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô
thị lớn của cả nước; là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền
Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương nghiệp, du lịch,
và dịch vụ, là Thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng
về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế; trung tâm bưu
chính-viễn thông, tài chính- ngân hàng; một trong những trung tâm
văn hoá thể thao, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ của miền
Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an
ninh của khu vực miền Trung và cả nước [15, tr.06].
2.1.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến xuất khẩu của thành
phố Đà Nẵng
* Đặc điểm tự nhiên về địa lý:
Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15o 55’ đến 16o 14’ vĩ bắc, 107o18’đến
108o20’ kinh Đông, Bắc giáp Thừa thiên Huế, Tây Nam giáp tỉnh Quảng
Nam, Đông giáp Biển Đông, Nằm ở vào trung độ nước Việt Nam, trên trục
giao thông về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách
thủ đô Hà Nội khoảng 764 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh
964km về phía Nam.
Thành phố có diện tích tự nhiên là 1.255.53km2; trong đó các quận nội
thành chiếm diện tích 213,05km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích
1.042,48km2.
Về địa hình Thành phố vừa có núi, có biển, sông và đồng bằng.
* Đặc điểm khí hậu:
Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu Miền Bắc và
Miền Nam. Mỗi năm có hai mùa rỏ rệt, mùa mưa kéo dài từ thàng 08 đến
tháng 12 và mùa khô từ thàng 01 đến tháng 07, thỉnh thoảng có những đợt rét
mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Đà Nẵng vào cuối năm
thường xuất hiện những cơn bão dữ dội vào tháng 09,10,11,12; các đợt bão
thương kèm theo mưa to, gây lũ lụt cho một số khu vực, làm ảnh hưởng mùa
màng và thiệt hại về vật chất rất lớn cho người dân.
* Tài nguyên biển, sông, hồ:
Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30km, có vịnh nước sâu, với các cửa ra
biển như: Liên Chiểu, Tiên Sa với diện tích ngư trường khoảng 15.000 m2. Có
vùng lãnh hải thềm lục địa trải dài 125 km tạo thành vành đai nước nông rộng
lớn thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp biển.
Khả năng phát triển kinh tế thuỷ hải sản rất lớn. Qua điều tra sơ bộ cho
thấy vùng biển Đà Nẵng có trử lượng hải sản rất lớn, khả năng khai thác hàng năm
khoảng 60 >70 ngàn tấn. Hiện nay mới chỉ khai thác được 27 >30 ngàn tấn.
Thành phố có hơn 2.107 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản cho phép
phát triển vùng nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp, với các đối tượng có giá trị
kinh tế cao như: Tôm sú, tôm hùm, cá cam,...tạo nguyên liệu cung cấp cho
nhu cầu chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa ngày càng tăng.
* Dân số và tỷ lệ người làm trong ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản:
Dân số trung bình năm 2005 là 781.023 người, so với năm 2000 tăng
9,03%; cơ cấu dân số: khu vực thành thị 79,515%, nông thôn 20,49%. Dân cư
Thành phố phân bố không đều giữa các quận, huyện, giữa các vùng đồng
bằng với vùng trung du, miền núi. Mật độ dân số trung bình toàn Thành phố
là 609 người /km2 trong đó quận nội thành rất cao: 2.853 người /km2, khu vực
nông thôn chỉ có 212người /km2.
Tổng số người trong độ tuổi lao động hiện có 384.000 người chiếm
44,01% dân số, trong đó lao động có việc làm là 362.000người, chiếm 94,2%.
Hiện nay, Thành phố có khoảng 20.000 lao động nghề cá(gồm nuôi
trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản). Giá cả sức lao động trong lĩnh vực thuỷ
sản vẫn còn thấp so với khu vực và thế giới, đây là một lợi thế cạnh tranh
trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên lao động thuỷ sản chủ yếu là lao động
giản đơn, trình độ văn hoá thấp, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển mới.
Bảng 2.1: Lao động và trình độ lao động chế biến của TP Đà Nẵng
Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005
Tổng lao động tác nghiệp
trong ngành thuỷ sản
người 19.500 19.800 19.920 20.050 20.150
Lao động chế biến người 6.200 7.200 7.650 7.750 8.100
Tỷ trọng % 31.79 36.36 38.40 38.65 40.19
Nguồn: Sở Thuỷ sản Nông - Lâm Đà Nẵng-2005.
Bảng 2.2: Trình độ lao động trong các cơ sở chế biến thuỷ sản năn 2005
của TP Đà Nẵng
STT Trình độ Lao Động Tỷ trọng
Tống số lao động 8.100 100.00
01 Lao động gián tiếp 450 5,56
Trên đại học 03 0,67
Đại học 195 43,33
Cao đẳng,Trung cấp chuyên
nghiệp
102 22,67
PTTH 150 33,33
Dưới PHTH
02 Lao Động trực tiếp 7.650 94,44
Công nhân bậc 01 4.235 55,36
Công nhân bậc 02 1.030 13,46
Công nhân bậc 03 895 11,70
Công nhân bậc 04 trở lên 14.490 19,48
Nguồn: Sở Thuỷ sản Nông - Lâm Đà Nẵng-2005.
* Trình độ phát triển kinh tế và khả năng đầu tư cho ngành nuôi
trồng, khai thác:
Thành phố Đà Nẵng cùng cả nước đang có những bước phát triển
mạnh mẽ trong quan hệ xuất nhập khẩu với toàn thế giới. Kim ngạch xuất
khẩu bình quân đầu người của toàn Thành phố từ 229,9USD năm 1997 đến
năm 2004 là 420,2 USD. Nếu chỉ xét các doanh nghiệp địa phương của Thành
phố thì bình quân từ năm 1997 đến năm 2004 mỗi năm xuất siêu khoản 35,6
triệu USD. Các mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu của
các doanh nghiệp chủ yếu vẫn là hàng may mặc, giày dép và hàng thuỷ sản;
từ năm 1999 đến năm 2002 hàng thuỷ sản luôn chiếm tỷ trọng trên 20% cao
nhất là 46,7% năm 2001. Đối với mặt hàng thuỷ sản đây là nhóm hàng chiếm
tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của địa phương(năm 2004 nhóm hàng
này chiếm tỷ trọng 26,78% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn), tốc độ
tăng bình quân hàng năm 2000 - 2004 là 10,6%, và năm 2004 tốc độ tăng cao
là 33,53% tương ứng với trị giá tăng so năm 2003 là: 20,814 triệu USD). Đà
Nẵng là Trung tâm kinh tế khu vực Miền Trung với một bờ biển dài có các đầm
nước mặn, lợ nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản, hơn nữa
mặt hàng này lại được ưa chuộng tại một số nước như: Nhật Bản, Trung Quốc,
Đài Loan, Hông Kông... Đó là điều kiện thuận lợi để Đà Nẵng phát huy thế
mạnh, tuy nhiên cũng cần phải nâng cao tính cạnh tranh của hàng thuỷ sản, về
chất lượng chủng loại, từ nuôi trồng cho đến khâu chế biến [15, tr.48].
Đà Nẵng có 17 phường hoạt động nghề cá, phân bổ ở 5 quận với
19.540 hộ và 59.410 nhân khẩu chung nghề cá với khu vực Miền Trung và cả
nước.
Sản lượng hải sản khai thác năm 2005 được 40.500 tấn so với năm
2002 tăng 7.000 tấn. Năng lực đánh bắt hải sản từng bước được nâng lên đến
năm 2005 số lượng tàu đánh cá có 2.030 chiếc, trong đó loại tàu từ 90CV trở
lên có 187chiếc chiếm tỉ lệ 9,2%, tàu từ 45> dưới 90CV có 432 chiếm tỉ lệ
52%, còn lại dưới 45CV có 1.414 chiếc, chiếm 68,8%. So với năm 2002 số
lượng tàu cá trên 90CV tăng 106 chiếc, tầu 45CV đến dưới 90CV tăng 12
chiếc và tổng công suất tàu cá đã tăng thêm 10.950CV.
Nghề khai thác hải sản của Đà Nẵng tuy đã có bước chuyển hướng khai
thác vùng khơi, song số lượng tàu công suất nhỏ (dưới 45CV) khai thác vùng
bờ vẫn còn nhiều. Cơ cấu tàu thuyền đã có bước chuyển dịch theo hướng vươn
khơi, đánh bắt các đối tượng giá trị kinh tế cao, hạn chế dần khai thác ven bờ.
Chuyển đổi cơ cấu khai thác qua việc lựa chọn ngư trường, loại hình nghề
nghiệpvà sản phẩm để nâng cao giá trị hàng hoá, sử dụng hợp lý nguồn lợi, giảm
chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, bảo đảm tăng trưởng bền vững [17, tr.192].
Ngoài chương trình đầu tư đánh bắt xa bờ, hàng năm ngư dân tự nâng cấp
hàng chục chiếc tàu loại từ 20>33CV/chiếc lên 45>60CV/chiếc, nên sản
lượng khai thác vùng khơi dần tăng lên qua các năm. Trong khai thác trên
biển hiện nay các tàu được thành lập theo tổ, bước đầu đã thành lập được39 tổ
đội khai thác tương hỗ trên biển, với 272 chiếc. Việc khai thác theo hình thức
liên kết tổ, đội, không chỉ phát huy hiệu quả về kinh tế mà còn có ý nghĩa
tương hỗ, tương trợ lẫn nhau trên biển, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng,
chủ quyền vùng biển của Tổ Quốc. Qua điều tra thực tế cho thấy đội tàu có
công suất từ 45CV trở lên được trang bị phương tiện thông tin liên lạc, 60%
phương tiện máy định vị, 25%trang bị máy dò cá,và 100% trang bị phao cứu
sinh và thiết bị an toàn hàng hải trong khai thác. Đối với tàu 33CV trở xuống
chiếm 75% tổng số tàu thuyền khai thác nhưng hầu hết chưa có trang thiết bị
nói trên nên hiệu quả khai thác chưa cao.
Bảng 2.3: Cơ cấu tàu thyền khai thác từ 2001 đến 2005 của TP Đà Nẵng
Danh mục ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005
Tổng tàu thuyền chiếc 2.005 2.013 2.017 2.019 2.035
Loại 10> 90 CV “ 1.907 1.888 1.895 1.882 1.893
Loại từ 90> 500 CV “ 98 125 132 137 142
Tổng công suất CV 63.000 66.300 70.650 67.535 79.950
Nguồn: Sở Thuỷ sản Nông - Lâm Đà Nẵng-2005.
Về nuôi trồng: sản lượng năm 2005 đạt 1.060 tấn (trong đó tôm Sú 520
tấn, cá nước ngọt 540 tấn), tăng1,69 lần so năm 2002. Từ khi Đà Nẵng trở
thành đơn vị hành chính trực thuộc TW, nghề nuôi mới được chú ý đầu tư, và
trở thành một trung tâm phát triển toàn diện nghề nuôi nhất là nuôi tôm Sú và
cá nước ngọt như cá Ba Sa,Cá rô phi đơn tính...Riêng trong việc sản xuất tôm
sú giống và thức ăn nuôi tôm tại chổ, với trên 200 trại sản xuất và cung cấp
1,2 >1,5 triệu con giống P15 cho các doanh nghiệp nuôi tôm cả nước.
Đà Nẵng vừa có sông, vừa có biển nên rất phát triển công việc nuôi
trồng thuỷ sản trên 3 loại mặt nước: Mặn, lợ, và ngọt, qua đó 1.500 lao động
được giải quyết công ăn việc làm và mức thu nhập so với ngành nghề nông
khác tăng từ 4 đến 10 lần, sử dụng hợp lý các tài nguyên mặt nước hiện có,
góp phần tạo ra giá trị sản lượng 24 > 25 tỉ đồng/ năm, đóng góp nguồn
nguyên liệu cho xuất khẩu.
Bảng 2.4: Tình hình nuôi trồng thuỷ sản từ năm 2002 đến 2005
của TP Đà Nẵng
STT Nội dung ĐVT 2002 2003 2004 2005
I Diên tích NTTS Ha 731 769 728,5 805
Nước ngọt “ 471 498 472 550
Nước Lợ “ 250 271 256,5 255
a/Nuôi Tôm “ 248 268 253 250
b/ Nhuyễn thể “ 2 3 3,5 5
II S.Lượng NTTS Tấn 745,5 965,5 1.035 1.124
S.L NTTS n.Ngọt “ 428 429 506 530
S.L NTTS n.Mặn “ 317,5 536,5 529 594
Nguồn: Sở Thuỷ sản Nông - Lâm Đà Nẵng-2005.
2.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội đến xuất khẩu của
Thành phố Đà Nẵng
Sự ổn định về chính trị, không khí đồng thuận xã hội và tinh thần năng
động sáng tạo là nét nỗi bật của bối cảnh tình hình Thành phố Đà Nẵng, tác
động tích cực đến việc thực hiện những chủ trương chímh sách Đảng và Nhà
nước của Đảng bộ và chính quyền Thành phố, hướng vào mục tiêu xây dựng
và phát triển Thành phố giàu mạnh,văn minh.
Sự phát triển cơ sở vật chất giáo dục, y tế, văn hoá xã hội:
Sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hoá trong những năm qua được Thành
phố quan tâm đầu tư, giai đoạn 1997- 2005 đã dành khoản kinh phí 100.659
triệu đồng cho việc xây dựng mới và nâng cấp trường học, bình quân hàng
năm đầu tư 12.5 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu trường lớp dạy và học. Về y tế có
100% trạm y tế cấp xã được nâng cấp hoặc xây mới và đầu tư trang thiết bị,
cũng như đều có Bác sĩ, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho
Nhân dân.Lĩnh vực văn hoá, thể thao cũng đã đầu tư được nhiều công trình
văn hoá, các khu vui chơi giải trí ở khu trung tâm các xã. Nhiều xã đã hình
thành và tổ chức hoạt động tốt trung tâm học tập cộng đồng, góp phần nâng
cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực.
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của TP Đà Nẵng
(2001-2005)
Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005
1.Giá trị sản
xuất(CĐ94)
Tỷđồng
- Thuỷ sản Nông Lâm 545,77 573,43 606,21 635,70 668,90
- Công nghiệp xây
dựng
4.773,6
8
5.707,17 7.050,00 8.722,00 10.153,3
0
- Thương Mại- dịch vụ 2.930,0
3
3.255,90 3.325,23 3.585,70 4.558,65
2. Kim ngạch xuất khẩu Tr.USD 274,10 283,10 329,20 420,00 495,50
3. Dân số trung bình người 728.823 741.214 752.439 764.549 781.023
4. Giải quyết việc làm người 18.500 19.800 22.120 24.136 28.700
5.Số hộ nghèo chuẩn
QG
Hộ 7.477 5.133 2.636 185 0
Nguồn: Sở Thuỷ sản Nông - Lâm Đà Nẵng-2005.
Đà Nẵng được đánh giá là Thành phố có sự tăng trưởng cao, bình quân
thời kỳ 2001-2005 đạt 13%, trong đó công nghiệp - xây dựng 17,6%, thương
mại dịch vụ tăng 10%, thuỷ sản nông lâm tăng 5,17%. Cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ và nông nghiệp, tỷ trọng công nghiệp -
xây dựng tăng từ 40,6% năm 2000 lên 48,2% năm 2005 và tương ứng thuỷ
sản nông lâm giảm từ 7,4% xuống 5,7% năm 2005.
Biểu 2.6: Một số chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2005
của TP Đà Nẵng
Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005
GDP của Thành
phố
Tỷ đồng 5.701,55 6.652,26 7.774,64 9.564,30 11.895,4
1
GDP b.quân/người Triệuđồng 7,82 8,97 10,33 12,51 15,23
Cơ cấu GDP % 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00
Thuỷ sản nông
lâm
% 7,38 6,72 6,40 6,10 5,71
C. nghiệp-X. dựng % 42,05 43,36 45,60 49,45 48,20
Th.mại - Dịch vụ % 50,57 49,92 48,00 44,45 46,09
Nguồn: Niên giám thông kê-TP Đà Nẵng-2005.
Tình hình các ngành kinh tế:
Sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá, hàm lượng chế
biến,chế tác trong sản phẩm được từng bước nâng cao. Giá trị sản xuất công
nghiệp năm 2000 đạt 3.367,8 tỷ đồng đến năm 2005 lên đến 8.542 tỷ
đồng,tăng bình quân 20,46%/năm, trong đó khu vực kinh tế Nhà nước TW
tăng 33,2%, kinh tế địa phương giảm 0,9%, khu vực ngoài quốc doanh tăng
17,4%, một số sản phẩm công nghiệp mới có chất lượng cao đáp ứng được
nhu cầu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu như: Sản phẩm may mặc, giày da,
thuỷ sản đông lạnh, xi măng, xăm lốp ô tô, sợi... [23, tr.47].
Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tăng bình quân giai đoạn
2001-2005 là 17,5%, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người năm 2005
ước đạt 640USD, gấp 1,7 lần so với bình quân cả nước. Một số mặt hàng xuất
khẩu tăng khá, nhất là các sản phẩm chủ lực như: Hải sản đông lạnh, sản
phẩm may mặc, đồ chơi trẻ em, xăm lốp ôtô, giày da...cơ cấu thị trường tương
đối ổn định, phát triển mạnh ở các thị trường lớn, khó tính: thị trường EU
chiếm 28,2%, Mỹ 24,8%, Nhật 16,8%, thị trường khác 30,2 % [15].
Về sản xuất thuỷ sản nông lâm tăng trưởng khá, theo hướng thâm canh,
năng suất chất lượng cao. Cơ cấu kinh tế thuỷ sản nông lâm chuyển dịch theo
hướng tích cực, trong tổng giá trị sản xuất, tỷ trọng thuỷ sản tăng từ 58% năm
2002 lên 65,1% năm 2005, ngược lại nông lâm nghiệp giảm tương ứng từ
42% xuống 34,9% trong tổng giá trị sản xuất thuỷ sản nông lâm. Trong nội bộ
nông nghiệp, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 60% năm 2002, xuống còn
57% năm 2005, ngược lại ngành chăn nuôi tăng tương ứng từ 40% lên 43%
và trong ngành trồng trọt thì tỷ trọng giá trị sản xuất rau quả thực phẩm tăng
từ 14% năm 2002 lên 21% năm 2005, ngược lại tỷ trọng sản xuất lương thực,
cây công nghiệp giảm tương ứng [23].
- Dịch vụ cho xuất khẩu thuỷ sản: Cơ sở hạ tầng, tài chính, ngân hàng,
tư vấn …
Hoạt động của các lĩnh vực: Du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,
bưu chính viễn thông,vận tải... đều có bước phát triển tốt.
Ngành du lịch được tập trung đầu tư những công trình sản phẩm mới
như: Khách sạn nhà hàng cao cấp Furama, du lịch sinh thái núi Sơn Trà, Khu du
lịch Non Nước, mở rộng du lịch Bà Nà. Du lịch tạo tiền đề mở rộng hướng xuất
khẩu tại chổ góp phần nâng cao tính dịch vụ hỗ trợ cho công tác xuất khẩu.
Dich vụ hậu cần và đầu tư hạ tầng nghề cá, ngoài việc củng cố phát
huy hiệu quả cảng cá Thuận Phước, đã đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa
vào hoạt động âu thuyền Thọ Quang, bình quân tiếp nhận 150 tàu cá ngày đáp
ứng tốt nhu cầu neo đậu trú bão an toàn không chỉ cho tàu Đà Nẵng mà còn
cho cả khu vực. Đã xây dựng khu công nghiệp chế biến thuỷ sản Thọ Quang
dự kiến phục vụ cho 20 nhà máy chế biến xuất khẩu đến nay đã có 10 doanh
nghiệp đầu tư và đã hoạt động.
Đang triển khai dự án đầu tư xây dựng trung tâm huấn luyện nghề cá
khu vực miền Trung tại Đà Nẵng với qui mô 600 học viên / khoá.
Đang triển khai qui hoạch, chuẩn bị đầu tư 2 vùng chuyên canh nuôi cá
nước ngọt tập trung hướng tới xuất khẩu, qui mô 215 ha.
Về chính sách tài chính: trên cơ sở chính sách chung, lãnh đạo Thành
phố vận dụng linh hoạt về địa phương mình và tư vấn cho các doanh nghiệp
nắm được các chính sách tài chính tín dụng khuyến khích xuất khẩu hàng
thuỷ sản bao gồm:
+ Miễn giảm các loại thuế đối với sản xuất xuất khẩu hàng thuỷ sản.
+ Có chính sách tài trợ xuất khẩu và thành lập quỹ hỗ trợ sản xuất -xuất
khẩu hàng thuỷ sản và phát triển thị trường.
+ khuyến khích các loại hình doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất
khẩu, kết hợp xuất nhập khẩu và vận dụng linh hoạt các phương thức mua bán
quốc tế.
Lãnh đạo Thành phố có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn trung,
dài hạn để đầu tư trang thiết bị hiện đại, mở rộng sản xuất và xuất khẩu nhưng
phải có chọn lọc. Nhà nước phải có tư vấn hỗ trợ thông tin công nghệ cho các
doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc vay vốn còn nhiều thủ tục, mất nhiều thời gian
chờ đợi, ảnh hưởng đến nhiều cơ hội và hiệu quả đầu tư, chính điều đó làm
hạn chế tính năng động sáng tạo của doanh nghiệp.
2.1.3. Số lượng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu
thuỷ sản ở Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng có lợi thế phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản
so với các tỉnh trong khu vực miền Trung. Trong thời gian qua, XKTS từng
bước chiếm ưu thế và trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, có tiềm năng, lợi
thế để phát triển, nhờ vậy đã tạo động lực cho các doanh nghiệp đầu tư đổi
mới thiết bị công nghệ đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế. Đến nay, hầu
hết các doanh nghiệp đều được cấp giấy chứng nhận hoặc tiếp cận với các tiêu
chuẩn về HACCP, tuy nhiên về tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000, ISO
14000 chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức, hiện có 05 nhà máy
chế biến Thành phố đáp ứng yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU, Mỹ, có 7/9
nhà máy đáp ứng yêu cầu vào thị trường Hàn Quốc.
2.1.3.1. Số lượng doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản ở Đà Nẵng
Theo số liệu thống kê đến 31/12/2005, trên địa bàn Thành phố có 427
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, trong đó công nghiệp chế biến thuỷ sản là
15 doanh nghiệp và 9 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.Với chủ trương của
Thành phố đẩy mạnh, phát triển nghề cá theo hướng hiện đại, tập trung phát
triển hậu cần nghề cá nên Thành phố đã đầu tư xây dựng khu công nghiệp
dịch vụ thuỷ sản Thọ Quang, với qui mô 60 ha, đáp ứng cho 20 doanh nghiệp
qui mô lớn, đến nay có 11/15 doanh nghiệp chế biến đã đầu tư và vào hoạt
động tại khu công nghiệp.
Về cơ cấu loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước có 5 doanh
nghiệp, trong đó có 3 doanh nghiệp TW, doanh nghiệp địa phương là 02
doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 01 doanh nghiệp,
doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH là 09 doanh nghiệp, chủ yếu là mới
thành lập sau năm 2000, nhờ chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân
của Thành phố, trong đó có 02 doanh nghiệp mới thành lập và đưa vào hoạt
động năm 2005.Nhìn chung năng lực chế biến của Thành phố Đà Nẵng khá
mạnh so với các tỉnh trong khu vực, song qui mô các doanh nghiệp không
đồng đều, chỉ có một số doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn, sản xuất ổn
định như: Công Ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Miền Trung, Công ty thuỷ sản
thương mại Thuận Phước... Các doanh nghiệp tư nhân mức độ đầu tư thiết bị
không đồng đều và mang tính qui mô nhỏ lẻ, công nghệ còn hạn chế và chấp
vá như: Công ty TNHH Đại Thuận, Nhật Hoàng, Hoà Phát..., riêng Công ty
TNHH Phước Tiến sản xuất ổn định, chiếm lĩnh thị trường sản phẩm hải sản
khô, ngoài ra có một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là Công ty
TNHH Danifood hoạt động rất hiệu quả, ưu thế lớn của doanh nghiệp này là
rất cơ động trên thị trường thu mua nguyên liệu, chi phí sản xuất thấp do tiết
kiệm được các khoản chi phí quản lý, khấu hao tài sản cố định.... Tuy nhiên
công nghệ chế biến lạc hậu nên khó có thể vươn ra thị trường thế giới.
Bảng 2.7: Tình hình doanh nghiệp chế biển thuỷ sản Đà Nẵng
Tên doanh nghiệp L.hìnhDN Sản phẩm T trường chính
Công ty TS thương mại Thuận
Phước
DNNN Đ.Lạnh Mỹ, EU, C.Á
Công ty kinh doanh CB hàng
XNK
DNNN Đ.Lạnh Mỹ, C. Á
Công Ty TNHH Phước Tiến DNNQD Hàng khô Châu Á
X.N chế biến thuỷ sản Thọ Quang DNNNTW Đ.Lạnh Mỹ, EU, C.Á
Công ty THNN Vinh Quí DNNQD Hàng khô Châu Á
Công ty TNHH Bắc Đẩu DNNQD Đ.Lạnh, khô Châu Á
Công ty TNHH Danifood DNVĐTNN Đ.Lạnh Châu Á
Công ty TNHH HảI Thanh DNNQD Đ.Lạnh Châu Á
Công ty Cổ phần Thuỷ sản DNNQD Đ.Lạnh Mỹ, EU, C.Á
D. nghiệp tư nhân CBTS Hoà Phát DNNQD Đ.Lạnh Châu Á
Xí nghiệp chế biến thuỷ sản Nam
Ô
DNNNTW Đ.Lạnh Châu Á
Xí nghiệp CB thuỷ sản số 10 DNNNTW Đ.Lạnh Mỹ, EU, C.Á
Công ty TNHH Nhật Hoàng DNNQD Đ.Lạnh Châu Á
CN công ty TNHH Đại Thuận DNNQD Đ.Lạnh Châu Á
Doanh nghiệp tư nhân HảI Vy DNNQD Hàng khô Châu Á
Nguồn:Sở Thuỷ sản Nông - Lâm Đà Nẵng-2005.
2.1.3.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản ở
Đà Nẵng
Một trong những vấn đề khó khăn nhất mà các doanh nghiệp Đà Nẵng
phải đối đầu đó là năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nội tại, và cạnh
tranh sản phẩm trên thị trường.
Đà Nẵng có nhiều doanh nghiệp khác nhau thuộc các thành phần kinh
tế khác nhau, nhiều mức độ sản xuất khác nhau, cùng kinh doanh trên thị
trường. Tuy nhiên, tại Thành phố các đơn vị kinh doanh độc lập cạnh tranh
ngay trên địa bàn với chính các thành viên trong công ty, trên thị trường
nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thực tế cho thấy rằng, vì cạnh
tranh trên thị trường nguyên liệu mà các đơn vị tự đẩy giá mua nguyên liệu
lên một cách bất hợp lý. Từ trước đến nay chưa có một cơ chế phối hợp nào
được xác lập đủ sức thuyết phục các doanh nghiệp cùng phối hợp với nhau
hoạt động để tạo ra sức mạnh cạnh tranh hàng thuỷ sản trên thị trường thế
giới.
Riêng về đặc tính hàng hoá thuỷ sản, ngay từ khâu nguyên liệu mới
khai thác, bảo quản, vận chuyển và chế biến là một chuỗi liên hoàn kép kín
phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm bởi không đúng chu trình sẽ dẫn đến
giảm chất lượng nguyên liệu bởi tác động thời tiết, khí hậu... sẽ bị loại bỏ
nhiều hoặc hạ loại, tăng chi phí cho nguyên liệu. Ngoài ra, công nghệ bị hạn
chế cũng giảm đi tính hấp dẫn và giảm đi giá trị gia tăng trong sản phẩm.
Đã từ lâu, sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản Đà Nẵng đã có mặt trên thị
trường quốc tế nhưng chỉ thực sự phát triển mẩu mã, qui cách, chất lượng
trong những năm gần đây. Hiện nay nhu cầu về hàng thuỷ sản trên thị trường
quốc tế ngày càng gia tăng và yêu cầu chất lượng ngày càng nghiêm ngặt.
Đa số sản phẩm xuất khẩu của Thành phố ở dạng Block là nhiều (dạng
thô) chất lượng chưa đồng bộ, chưa đảm bảo mức độ an toàn vệ sinh cần thiết
mà các thị trường có yêu cầu cao đòi hỏi. Riêng chỉ có một số doanh nghiệp
Nhà nước đáp ứng đủ yêu cầu tiêu chuẩn HACCP như Công ty thuỷ sản
thương mại Thuận Phước, X.N chế biến thuỷ sản Thọ Quang, X.N chế biến
thuỷ đặc sản số 10 (Công ty XNK thuỷ sản Miển Trung) đã đầu tư công nghệ
thiết bị hiện đại như tủ đông gió, tủ đông tiếp xúc(đặc biệt X.N chế biến thuỷ
đặc sản số 10 đã trang bị đông IQF), những trang thiết bị hiện đại mà các đơn
vị trên đầu tư như máy sấy, máy hút chân không, máy chế biến sản phẩm
đóng gói ăn liền như: Tôm luộc bóc nõn hút chân không, Sashimi, sushi ăn
sống... Nhờ vậy mà tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng trong sản phẩm được
nâng dần và chiếm tỷ lệ trên 65% giá trị sản lượng xuất khẩu thuỷ sản của
Thành phố trong những năm gần đây.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản của các doanh nghiệp Đà Nẵng
chính là Nhật Bản, Hông Kông, Đài Loan, Singapor, Hàn Quốc... và thị
trường lớn Mỹ (chủ yếu tôm và cá da trơn), EU (chủ yếu tôm và mực các
loại), và một số thị trường Đông Âu như Nga (cá ba sa), Trung Quốc thị
trường lớn nhưng hiện nay giữa hai nước quan hệ buôn bán còn có nhiều điều
kiện khó khăn nên hàng chuyển đến thị trường Trung Quốc chính là qua
đường tiểu ngạch biên giới Việt Trung chủ yếu là cá tươi các loại.
2.1.3.3. Hoạt động hỗ trợ của Hiệp hội xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
ở Đà Nẵng
Trên thực tế, các Hiệp hội thuỷ sản tại Đà Nẵng chưa đủ mạnh để tập
hợp qui tụ được các doanh nghiệp sản xuất và chế biến xuất khẩu thuỷ sản
đóng trên địa bàn, chưa nâng cao được vai trò của hiệp hội trong lĩnh vực hợp
tác quốc tế, chưa thống nhất được tổ chức để phối hợp sản xuất chế biến tiêu thụ
sản phẩm một cách hiệu quả nhất, chưa cùng tìm kiếm khách hàng và thị trường,
chưa phân bổ lại sản phẩm gia công và định hướng sản xuất và phát triển.
Hiệp hội tại Đà Nẵng nhìn chung chưa đủ mạnh, chỉ có những ý kiến
đóng góp cùng Hiệp hội Thuỷ sản Việt Nam và nhận thông tin giải quyết vấn
đề từ hiệp hội chung. Những vấn đề cần đề xuất hoặc cần giải quyết từ các cơ
sở sản xuất trên địa bàn, Hội chưa làm được. Hiệp hội thuỷ sản tại Đà Nẵng
và các doanh nghiệp cần bàn luận và có hướng giải quyết để hướng cho các
doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Đà Nẵng chuẩn bị hành trang bước thời kỳ
mới hội nhập WTO.
2.1.3.4. Chủng loại hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu ở Đà Nẵng
* Sản phẩm tôm:
Trong cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, tôm ngày càng trở thành
sản phẩm chủ lực. Do nhu cầu ngày càng tăng nhưng sản lượng đánh bắt ngày
càng ít đi, chính vì vậy tôm nuôi ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tổng
lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu của Đà Nẵng. Năm 1998 sản lượng sản phẩm
tôm xuất khẩu chiếm tỷ trọng 16,5% sản lượng, chiếm 35,8% giá trị xuất khẩu
thuỷ sản. Đến năm 2005, giá tôm giảm mạnh nhưng sản lượng tôm xuất khẩu
trong năm vẫn tăng, đạt 3.275 tấn với giá trị 27,462 triệu USD, chiếm tỷ trọng
50,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố.
Bảng 2.8: Cơ cấu sản lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu TP Đà Nẵng
Đơn vị tính: Tấn
Mặt hàng
2003 2004 2005
SL % SL % SL %
Tổng s.lượng 10.600 100 13.600 100 19.000 100
Tôm Đ.Lạnh 2.300 40 3.000 45,5 4.400 50,1
Nhuyển thểĐ.L 2.250 21,3 2.700 18,6 3.500 17,1
Cá Đ.LCác loại 3.650 18,7 4.000 15,3 5.200 14,1
H.khô các loại 950 12,8 1.500 10,2 2.000 9,1
s.p phối chế (Surimi) 600 3,1 900 3,4 1.200 3,4
Thuỷ sản khác 950 4,1 1.500 5,1 2.000 5,2
Giá trị xuất khẩu thuỷ sản thành phố Đà Nẵng (ĐVT: triệu USD)
2003 2004 2005
Tổng GTXK 39 48 66
Tôm Đ.L 15,6 18 25
Nhuyển thểĐ.L 8,3 11 15
CáĐ.L các loại 7,3 8 10,4
H.khô các loại 5 6 8
s.p phối chế (Surimi) 1,2 2 3
Thuỷ sản khác 1,6 3 4,6
Nguồn: Sở Thuỷ sản Nông - Lâm Đà Nẵng-2005.
* Sản phẩm cá:
Cá đông lạnh tuy có tăng về sản lượng nhưng tỷ trọng giá trị xuất khẩu
của cá trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Thành phố có chiều hướng giảm
dần từ 18,7% năm 2003 xuống còn 14,1% năm 2005.
* Nhuyễn thể:
Sản phẩm có thị trường tiêu thụ lớn, đặc biệt là thị trường Eu mặt hàng
này có nhiều tiềm năng phát triển nhưng nguồn nguyên liệu hoàn toàn lệ
thuộc vào tự nhiên, nên mức tăng trưởng không cao. Nếu Nhà nước có chính
sách quản lý chặt chẽ hạn chế được đánh bắt bừa bãi thì khả năng nhuyễn thể
không bị cạn kiệt và phát triển mạnh.
* Sản phẩm hàng khô:
Mặt hàng khô là thế mạnh của Thành phố như: Cá Bò khô tẩm gia vị
các loại, ruốc khô, mực khô, mực xà... ngày càng được nâng cao trong tỷ
trọng xuất khẩu thuỷ sản, sự tăng nhanh về sản lượng và giá trị do hàm lượng
công nghệ của sản phẩm được thay đổi theo qui trình hiện đại.Mặt hàng ăn
liền, mặt hàng giá trị gia tăng, hàng IQF tăng trưởng cả về giá trị và số lượng
lẫn chủng loại. Cơ cấu sản phẩm ngày càng cải thiện đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của thị trường (vừa tươi sống,an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn liền và tiện
lợi)phù hợp với thị trường thế giới nhất là hai thị trường EU và Mỹ.
Qua tổng kết tình hình XKTS của các doanh nghiệp, cho thấy doanh
nghiệp nào quan tâm đầu tư đúng mức về thiết bị và đi dúng qui trình từ khâu
thu mua nguyên liệu, chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là
qui trình HACCP, tiến dần đến ISO 9000, đều có sản lượng và giá trị xuất
khẩu tăng nhanh, thị trường được mở rộng và thị phần được nâng lên.Cụ thể
như Công Ty Thuỷ sản Thương Mại Thuận Phước, Xí nghiệp chế biến thuỷ
dặc sản số 10,Công Ty chế biến xuất khẩu thuỷ sản Thọ Quang thuộc
Seaprodex Đà Nẵng
2.1.4. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Đà Nẵng
Thị trường xuất khẩu thuỷ sản Đà Nẵng ngày càng được mở rộng, và
nay đã có mặt trên 20 quốc gia. Việc mở rộng thị trường đã giảm phần lệ
thuộc vào các thị trường truyền thống và hạn chế việc rủi ro do sự biến động
thị trường hải sản của các nước, cũng như sức ép từ chính sách giá bảo hộ
mậu dịch tự do cạnh tranh của một số nước đưa ra gần đây.
Thị trường thuỷ sản Đà Nẵng chuyển biến theo hướng tích cực, chất
lượng sản phẩm và sức cạnh tranh ngày càng được nâng cao, đãxâm nhập vào
được các thị trường khó tính như: EU, Mỹ. Hàng thuỷ sản Đà Nẵng chủ yếu
xuất sang Nhật (đây là thị trường truyền thống của Việt Nam nói chung và
của Đà Nẵng nói riêng) chiếm 49,5% tổng giá trị xuất khẩu trong năm 1998
và đến năm 2002 giảm xuống còn 48.5% bên cạnh đó thị trường Mỹ: sản
lượng cũng như giá trị xuất khẩu tăng từ 4,3% năm 1998 lên 21,8% năm
2002. Điều này chứng tỏ Đà Nẵng ngày càng cố gắng đưa sản phẩm thuỷ sản
ngày càng tiến sâu vào thị trường Mỹ khó tính nhưng đầy tiềm năng này với
những sản phẩm chất lượng cao, chủng loại phong phú, đa dạng
Bảng 2.9: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của thành phố Đà Nẵng
Đơn vị tính:1.000 USD
Thị
Trường
2000 2001 2002 2003 2004 2005
GT % GT % GT % GT % GT % GT %
1. Nhật 14.794 50,1 1.516 49,5 16.57
2
48,5 16.99
5
45,2 18.95
5
44,6 20.43
7
42,4
2. EU 2.451 8,3 2.921 9,2 3.246 9,5 4.136 11,0 5.653 13,3 6.025 12,5
3. Mỹ 4.784 16,2 66 19,4 7.449 21,8 8.535 22,7 8.976 21,1 10.00
7
22,2
4.T.Quốc 4.443 15,0 4.540 14,3 4.374 12,8 4.362 11,6 4.888 11,5 5.639 11,7
5.ASEAN 207 0,7 318 1,0 478 1,4 978 2,6 1.360 3,2 1.687 3,5
5.TTkhác 2.864 9,7 2.095 6,6 2.324 6,8 2.594 6,9 3.102 7,3 3.711 7,7
Tổng 29.530 100 31.75
0
100 34.17
0
100 37.60
0
100 42.50
0
100 48.20
0
100
Nguồn: Sở Thuỷ sản Nông - Lâm Đà Nẵng-2005.
2.1.4.1. Thị trường EU
Là thị trường lớn có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản đa dạng có
chất lượng và tiêu chí đầu tiên phải đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm
cao, chất lượng được kiểm tra nghiêm ngặt, nhất là dư lượng kháng sinh. Là
thị trường khó tính luôn yêu cầu công nghệ chế biến rất cao, mức tiêu thụ
bình quân đầu người vào những năm cao nhất là 80kg/người /năm. Bình quân
nhập khẩu mỗi năm là 2.745.000tấn sản phẩm thuỷ sản các loại.Hiện nay là
một thị trường lớn của các nhà xuất khẩu Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói
riêng. Tính đến 2006 đã có 6/10 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Thành phố
đã được thanh tra thú y EU cấp giấy phép vào thị trường này. Kim ngạch xuất
khẩu thuỷ sản qua các năm tăng về giá trị từ 3,246 triệu USD năm 2002 lên
đến 6,025 triệu USD năm 2005.
2.1.4.2. Thị trường Mỹ
Đây là thị trường lớn nhất thế giới về tiêu thụ thuỷ sản. Là thị trường
đầy tiềm năng, với sức mua lớn, giá cả tương đối cao và ổn định so với các thị
trường khác, có xu hướng tăng dần so với mặt hàng tôm sú cở lớn (16-20
pound trở lên). Hàng thuỷ sản vào thị trường Mỹ so với thị trường Nhật giá
cao hơn và tăng nhanh. Năm 2002 chiếm 21,8% tổng giá trị thuỷ sản xuất
khẩu (7,449 triệu USD) đến năm 2005 đạt được 22,2% về tỷ trọng tương ứng
với 10,007 triệu USD về giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Thành phố vào thị
trường này.
2.1.4.3. Thị trường Nhật
Đây là thị trường truyền thống của Thành phố Đà Nẵng. Do ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực năm 1997, mức tiêu thụ hàng
thuỷ sản trên đầu người Nhật có sự giảm sút, người dân có hướng chuyển
sang tiêu thụ sản phẩm có giá trị thấp hơn nhưng phải đảm bảo chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, Nhà nước tăng thuế nhập khẩu với các
quốc gia xuất khẩu hàng thuỷ sản vào Nhật. So với năm 1998 thì năm 1999
kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật có tăng nhưng thấp và
giảm dần vào những năm sau, đến năm 2002 giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ
sản tuy có cao về số lượng nhưng về tỷ trọng lại bị giảm xuống còn 48,5% và
năm 2005 giảm 42,4%. Những sản phẩm tiêu thụ chính mà Đà Nẵng xuất
khẩu vào thị trường Nhật gồm: Tôm đông lạnh các loại, hàng tươi sống, hàng
khô các loại và cá ngừ đại dương.
2.1.4.4. Thị trường Hàn Quốc
Những sản phẩm hải sản khô các loại như cá bò khô, mực khô, cá cơm
mờm, ruốc khô... được người tiêu dùng Hàn Quốc rất thích. Hàng năm Đà
Nẵng xuất vào thị trường này giá trị từ 2 - 3 triệu USD.
2.1.4.5. Thị trường Trung quốc
Tuy thị trường lớn và dễ tính nhưng hàng thuỷ sản nước ta vào thị
trường này còn rất ít, chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Hiện nay
quan hệ thương mại và thanh toán quốc tế giữa hai nước còn gặp nhiều khó
khăn, hàng thuỷ sản chủ yếu đi bằng đường tiểu ngạch, qua biên giới và bán
buôn với các tỉnh Đông Nam còn các tỉnh phía Đông Bắc Trung Quốc hàng
thuỷ sản nước ta còn rất ít.Các loại sản phẩm chủ yếu Mực khô đen (Mực Xà)
và các loại nguyên liệu tươi sống dưới dạng ướp đá. Riêng thị trường Tây
Nam Trung Quốc xa biển và mức thu nhập còn thấp, dân số đông, đây cũng là
thị trường đầy tiềm năng mà chúng ta chưa khai thác triệt để, sản phẩm thị
trường này tiêu thụ là các mặt hàng khô và các loại cá nỗi nhỏ ở Miền Trung
trong đó có Đà Nẵng.
2.1.4.6. Thị trường Đông Nam Á
Thị trường này chủ yếu nhập sản phẩm tươi sống sơ chế hoặc nguyên
liệu thô, giá trị trên một đơn vị sản phẩm rất thấp, thị trường này thu hút khá
lớn nguồn nguyên liệu có chất lượng sản phẩm không khắt khe, phù hợp với
vùng nguyên liệu miền Trung và của Đà Nẵng. Thị trường này mua nguyên
liệu thô và chế biến cùng cạnh tranh xuất khẩu đi các nước trên thế giới. Hiện
nay giá trị xuất khẩu vào thị trường này chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, khoảng
1% giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Thành phố.
2.1.4.7.Thị trường khác
Các thị trường mà các doanh nghiệp đang chuẩn bị để hướng tới trong
tương lai như: Trung Đông, Nga, Đông Âu, và châu Phi... Các sản Phẩm cá
nỗi như cá trích, cá nục, cá khô, và một số loài cá đóng hộp rất thuận lợi vào
thị trường châu Phi đầy tiềm năng với nhu cầu rất lớn hàng năm khoảng
800.000 tấn, nhưng là thị trường thuỷ sản ít tiền.
Phương thức xuất khẩu thuỷ sản của Đà Nẵng:
Có nhiều hình thức XKTS, các doanh nghiệp tại Đà Nẵng sử dụng các
hình thức xuất khẩu như sau:
+ Các doanh nghiệp chủ động sản xuất các sản phẩm tuỳ theo khả năng
sản xuất của doanh nghiệp (đòi hỏi phải mạnh về tài chính), sau đó qua giao
dịch và chào hàng tuỳ theo khách hàng nước ngoài yêu cầu số lượng hàng,
chủng loại... Hình thức này doanh nghiệp tuy chủ động về mặt tổ chức sản
xuất lợi nhuận cao nhưng ngược lại tồn kho lớn.Tại Đà Nẵng những doanh
nghiệp sử dụng hình thức này như: Công ty thuỷ sản thương Mại Thuận Phước,
Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Miền Trung (đây là những doanh nghiệp nhà
nước tồn tại trên 20 năm, đầy đủ kinh nghiệm và bản lĩnh xử lý các tình huống
giữa các đối tác kinh tế nước ngoài buôn bán thuỷ sản với Đà Nẵng).
Bên cạnh đó, một số đối tác nước ngoài chủ động qua giao dịch, đàm
phám, tiến hành mua hàng và các hợp đồng được ký. Tuy nhiên, với một số
kinh nghiệm buôn bán với đối tác nước ngoài đã giúp cho các doanh nghiệp
Đà Nẵng luôn chủ động trong giao dịch, buôn bán và giới thiệu sản phẩm hải
sản của doanh nghiệp mình.
+ Bán sản phẩm theo hợp đồng gia công:
Hình thức này là các doanh nghiệp ký kết hợp đồng với các đối tác
nước ngoài với các điều khoản đã ký,và doanh nghiệp tổ chức thu mua
nguyên liệu để chế biến hoặc thu gom sản phẩm từ các đơn vị sản xuất chế
biến khác cùng sản xuất mặt hàng như doanh nghiệp mình.Sao cho đúng số
lượng, chất lượng và thời gian giao hàng.
Phương thức kinh doanh này thường bị động cho nhà sản xuất do ảnh
hưởng của mùa vụ, thời tiết, điều kiện giá cả và thị trường, đồng thời điều
kiện đặt hàng lại khắc khe nên chi phí thu mua cao, lợi nhuận không cao.
Phương thức này thường các doanh nghiệp nhỏ như: Công ty TNHH Đại
Thuận, Hải Vy, Bắc Đẩu, Nhật Hoàng...
+ Bán lại hoặc uỷ thác xuất khẩu:
Hiện nay có một số doanh nghiệp chưa có code vào thị trường EU hoặc
vào thị trường Mỹ nên có sự liên kết chào hàng giữa các doanh nghiệp, hỗ trợ
nhau để xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản, đồng thời một số doanh nghiệp nhỏ
chưa đủ sức đứng ra đàm phán, giao dịch, ký kết hợp đồng kinh tế hoặc chưa
đủ sức để mở rộng xuất khẩu nên phải xuất uỷ thác.
+ Xuất khẩu tại chỗ:
Là hình thức cung cấp hàng cho các đối tượng người nước ngoài đang
sinh sống tại Đà Nẵng, cho khách du lịch quốc tế... phương thức này hàng
chưa ra khỏi biên giới nhưng ý nghĩa kinh tế nó tương tự như hoạt động xuất
khẩu. Xuất khẩu tại chổ sẽ giảm được nhiều chi phí như giao dịch, đóng gói,
cước vận chuyển, bảo quản...thời gian thu hồi vốn nhanh và mang hiệu quả cao.
+ Tái xuất khẩu:
Do nhu cầu lượng hàng thuỷ sản lớn các doanh nghiệp không đủ đáp
ứng cho thị trường, do thiên tai, hoặc do hiệu quả nhập khẩu hàng thô thuỷ
sản của nước ngoài về chế biến hiệu quả hơn hay do chính sách ưu đãi của
Nhà nước nên các doanh nghiệp tạm nhập hàng thuỷ sản ở các nước về chế
biến lại và xuất khẩu, nhiều lý do để các doanh nghiệp nhập khẩu hàng.
Kết quả hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Đà Nẵng:
Xuất khẩu thuỷ sản đạt được những thành tựu lớn. Tổng giá trị xuất
khẩu thuỷ sản thời kỳ 2001-2005 là 454,071 triệu USD, so với tổng giá trị
xuất khẩu của toàn Thành phố là: 1.400,432 triệu USD, chiế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn-Phát triển Xuất khẩu thủy sản ở thành phố Đà Nẵng Thực trạng và giải pháp.pdf