Tài liệu Luận văn Vấn đề phát triển kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: LUẬN VĂN:
Vấn đề phát triển kinh tế đối ngoại
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam
LờI Mở Đầu
Có thể nói , trong điều kiện toàn cầu , khu vực hoá và được biểu hiện rõ nhất ở
xu thế phát triển của thị trường thế giới trong mấy thập niên gần đây , đối với bất
cứ quốc gia nào việc xác định một cách đúng đắn hoạt động mở cửa hội nhập kinh
tế thế giới có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế –xã
hội . Đặc biệt đối với nước ta kể từ khi thực hiện chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập
trung bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (1986)
thì vấn đề đó lại càng trở nên hết sức quan trọng.
Thực tế các nước phát triển đi trước đã cho thấy việc chú trọng đến hoạt động
kinh tế đối ngoại trong công cuộc mở cửa hội nhập thị trường thế giới là hoàn toàn
có cơ sở và hoàn toàn đúng đắn . Lợi ích kinh tế – xã hội mà kinh tế đối ngoại
mang lại cho đất nước là hết sức to lớn ,đó là sự phát triển sản xuất , ...
33 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1021 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Vấn đề phát triển kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Vấn đề phát triển kinh tế đối ngoại
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam
LờI Mở Đầu
Có thể nói , trong điều kiện toàn cầu , khu vực hoá và được biểu hiện rõ nhất ở
xu thế phát triển của thị trường thế giới trong mấy thập niên gần đây , đối với bất
cứ quốc gia nào việc xác định một cách đúng đắn hoạt động mở cửa hội nhập kinh
tế thế giới có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế –xã
hội . Đặc biệt đối với nước ta kể từ khi thực hiện chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập
trung bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (1986)
thì vấn đề đó lại càng trở nên hết sức quan trọng.
Thực tế các nước phát triển đi trước đã cho thấy việc chú trọng đến hoạt động
kinh tế đối ngoại trong công cuộc mở cửa hội nhập thị trường thế giới là hoàn toàn
có cơ sở và hoàn toàn đúng đắn . Lợi ích kinh tế – xã hội mà kinh tế đối ngoại
mang lại cho đất nước là hết sức to lớn ,đó là sự phát triển sản xuất , đổi mới cơ
cấu kinh tế , tăng năng suất lao động xã hội , tích luỹ ngoại tệ , tăng nguồn thu cho
ngân sách Nhà nước , giải quyết việc làm , cải thiện đời sống nhân dân …
Trước tầm quan trọng về vấn đề hoạt động kinh tế đối ngoại đối với sự nghiệp
phát triển kinh tế – xã hội nhằm đưa nước ta từ một nước nông nghiệp nghèo nàn
lạc hậu lên thành một nước công nghiệp phát triển vững mạnh ngang tầm các quốc
gia phát triển trên thế giới không những về tiền của , về nguồn lực mà còn về quan
hệ quốc tế , tôi đã chọn đề tài “ Vấn đề phát triển kinh tế đối ngoại trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam’’.
Với trình độ hiểu biết và khả năng còn hạn chế , và trong giới hạn nhỏ hẹp của
bài viết này tôi chỉ xin góp một số ý kiến trong việc đưa ra cái nhìn tổng quan về
thực trạng hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ta bao gồm hoạt động ngoại thương
, đầu tư quốc tế và dịch vụ thu ngoại tệ và chỉ rõ tầm quan trọng của hoạt động
kinh tế đối ngoại trong công cuộc đổi mới đất nước đồng thời góp phần đề ra
phương hướng , biện pháp để phát triển , mở rộng và nâng cao hoạt động kinh tế
đối ngoại .
NộI DUNG
CHƯƠNG 1
TíNH TấT YếU KHáCH QUAN CủA VIệC Mở RộNG KINH Tế ĐốI NGOạI
1.1
Kinh tế đối ngoại là gì ?
Kinh tế đối ngoại của một quốc gia là một bộ phận của kinh tế quốc tế,
là tổng thể các quan hệ kinh tế , khoa học , kĩ thuật ,công nghệ của một quốc gia
nhất định với các quốc gia khác còn lại hoặc với các tổ chức kinh tế khác, được
thực hiện dưới nhiều hình thức , hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển của
lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế.
1.2 Vai trò của kinh tế đối ngoại
Kinh tế đối ngoại có vai trò rất quan trọng trong công cuộc phát triển của mỗi
quốc gia đặc biệt là đối với nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh tế đối ngoại góp phần nối liền sản
xuất,trao đổi , thị trường trong nước với quốc tế và với khu vực , nhờ có hoạt động
kinh tề đối ngoại nước ta có thể trao đổi hàng hoá sản phẩm với các nước khác
nghĩa là vừa xuất khẩu ra nước ngoàI,vừa nhập khẩu những hàng hoá ,sản phẩm
cần thiết.Sự nghiệp công nghiệp hoá ,hiện đại hoá
đất nước đang trong giai đoạn quan trọng vì thế cần có một nguồn vốn lớn , cần
khoa học,kỹ thuật công nghệ mới cần những kinh nghiệm xây dựng và quản lý nền
kinh tế , nhờ có kinh tế đối ngoại mà chúng ta đáp ứng được những nhu cầu quan
trọng đó .Không chỉ như vậy , kinh tế đối ngoại còn góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế thực hiện tốt mục tiêu xây dựng nước ta thành một nước công
nghiệp phát triển ,tạo ra nhiều công ăn việc làm , giảm tỉ lệ thất nghiệp ,tăng thu
nhập ,ổn định và cảI thiện đời sống nhân dân theo mục tiêu dân giàu nước mạnh
xã hội công bằng dân chủ văn minh.
1.3 Những cơ sở khoa học của việc hình thành và phát triển kinh tế đối ngoại
1.3.1 Phân công lao động quốc tế :
Phân công lao động quốc tế là quá trình tập trung việc sản xuất và cung cấp
môt hoặc một số loại sản phẩm và dịnh vụ của một quốc gia nhất định dựa trên cơ
sở những lợi thế của quốc gia đó về các điều kiện tự nhiên ,kinh tế khoa học ,công
nghệ và xã hội để đáp ứng nhu cầu của quốc gia khác thông qua trao đổi quốc tế .
Vậy vì sao nói phân công lao động quốc tế là cơ sở khách quan của việc hình
thành và phát triển kinh tế đối ngoại ?
Sự phát triển của phân công lao động quốc tế làm xuất hiện nhiều hình thức
hợp tác giữa các nước ,đó chính là một biểu hiện của kinh tế đốingoại.
Phân công lao động quốc tế với tốc độ phát triển ngày càng nhanh cả về chiều
rộng lẫn chiều sâu dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lại càng
đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại . Sự biến đổi cơ cấu nghành và cơ cấu lao
động đã xuất hiện các nghành mới như dịch vụ ,… từ đó hoạtđộng kinh tế đối
ngoại lại càng phong phú hơn trên nhiều lĩnh vực trên nhiều mặt với nhiều nước
hơn
1.3.2 Lý thuyết về lợi thế –Cơ sở lựa chọn của thương mại quốc tế:
Cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, những nhà kinh tế học tài sản cổ điển đã
đưa ra quan điếm lợi thế tuyệt đối trong trao đổi quốc tế .Nó đề cập tới số lượng
của một loại sản phẩm có thể được sản xuất ra sử dụng cùng một nguồn lực ở hai
nước khác nhau . Một nước được coi là có lợi thế tuyệt đối so với nước kia trong
việc sản xuất một hàng hoá A khi cùng một nguồn lực có thể sản xuất được nhiều
sản phẩm A ở nước thứ nhất hơn là nước thứ hai.
Khi mỗi nước có lợi thế tuyệt đối so với nước khác về một loại hàng hoá, thì
lợi ích thương mại là rõ ràng . Nhưng nếu nước A có thể sản xuất có hiệu quả
hơn nước B cả hai mặt hàng đem trao đổi thì điều gì sẽ xảy ra?
Để trả lời câu hỏi này ,D. Ricardo đưa ra lý thuyết về lợi thế so sánh. Lý
thuyết lợi thế so sánh khẳng định rằng , nếu một nước có lợi thế so sánh trong
một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh trong một số sản phẩm khác thì nước đó
sẽ có lợi trong chuyên môn hoá và phát triển thương mại quốc tế . Thương mại
quốc tế chủ yếu phụ thuộc vào lợi thế so sánh chứ không phải chỉ phụ thuộc vào
lợi thế tuyệt đối. Cụ thể , ông cho rằng một đất nước có lợi thế so sánh trong việc
sản xuất một mặt hàng nào đó nếu nước đó có chi phí sản xuất tương đối về mặt
hàng đó thấp hơn so với nước khác .
Ví dụ : Chi phí sản xuất lương thực và quần áo của Mỹ thấp hơn Châu Âu tức
là Mỹ có lợi thế tuyệt đối về cả hai mặt hàng . Tuy nhiên Mỹ chỉ có lợi thế so
sánh về lương thực , còn Châu Âu lại có lợi thế so sánh về mặt hàng quần áo.
Như vậy nước Mỹ nên chuyên môn hoá sản xuất luơng thực còn Châu Âu thì nên
chuyên môn hoá về mặt hàng quần áo.
Sản phẩm Hao phí lao động
Mỹ Châu Âu
1 đơn vị lương thực
1 đơn vị quần áo
1 3
2 4
Như vậy , mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về một số mặt hàng và
kém lợi thế về một số mặt hàng khác , đó chính là cơ sở để xác định việc chuyên
môn hoá sản xuất mặt hàng nào , từ đó có những quyết định lựa chọn các hình
thức kinh tế đối ngoại cụ thể .
1.3.3 Xu thế thị trường thế giới :
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà xu thế toàn cầu hoá đang phát
triển nhanh chóng , gia tăng mạnh mẽ quy mô và phạm vi giao dịch hàng hoá ,
dịch vụ xuyên quốc gia , dòng vốn đầu tư lan tỏa ra toàn cầu , công nghệ , kỹ
thuật truyền bá nhanh chóng và rộng rãi . Xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá
phát triển ngày càng nhanh ; vòng đàm phán Uruguay kết thúc , Hiệp định
Marakest được ký kết , Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO)ra đời từ 01.01.1995 thu hút tới 136 và nay là 144 quốc gia và lãnh thổ ,
chiếm gần 100% kim ngạch buôn bán quốc tế , theo hướng giảm mạnh hàng rào
quan thuế và phi quan thuế , mở cửa thị trường hàng hoá , đầu tư , dịch vụ
,…Bên cạnh sự ra đời của WTO , xuất hiện rất nhiều tổ chức tiểu vùng , khu vực
, liên khu vực như các tam , tứ giác phát triển , các khu vực mậu dịch tự do
(AFTA , NAFTA) , những tổ chức liên kết toàn châu lục
(EU) hoặc giữa các châu lục (APEC). Các nước lớn nhỏ đều dành ưu tiên cho
phát triển kinh tế, theo đuổi chính sách kinh tế mở . Ngay những nước có tiềm
năng và thị trường rộng lớn như Trung Quốc ,Nga ,Ân Độ ,Mỹ,… và cả một số
nước vốn “ khép kín “, theo mô hình tự cung tự cấp cũng dần mở cửa , từng
bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới . Thị trường thế giới phát triển
theo xu thế ngày càng mở rộng , các hoạt động thương mại mở rộng cả về chiều
rộng lẫn chiều sâu
Tóm lại sự hình thành và phát triển kinh tế đối ngoại mà cơ sở khoa học của
nó chủ yếu được quyết định bởi sự phân công lao động quốc tế mà các quốc gia
vận dụng thông qua lợi thế so sánh trong xu thế phát triển thị trường thế giới
ngày càng sâu và rộng.
CHƯƠNG 2
NHữNG HìNH THứC CHủ Yếu Và THựC TRạNG CủA
KINH Tế ĐốI NGOạI
2.1 Ngoại thương :
2.1.1 .Ngoại thương là gì và các chức năng của ngoại thương?
Ngoại thương là sự trao đổi hàng hoá , dịch vụ giữa các nước thông qua mua
bán .Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ
thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuát hàng hoá riêng biệt của các quốc gia .
Ngày nay , ngoại thương không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán với
bên ngoài , mà thực chất là cùng với các hoạt động đầu tư quốc tế , dịch vụ thu
ngoại tệ tạo nên kinh tế đối ngoại .
Là một ngành kinh tế đảm nhận khâu lưu thông hàng hoá giữa trong nước
với nước ngoài , chức năng cơ bản của ngoại thương là tổ chức chủ yếu quá trình
lưu thông hàng hoá với bên ngoài thoả mãn nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng về
hàng hoá theo số lượng , chất lượng mặt hàng địa điểm và thời gian phù hợp với
chi phí ít nhất .
Cụ thể :
Thứ nhất -Tạo nguồn vốn cho quá trình mở rộng vốn đầu tư trong nước
Thứ hai – Chuyển hoá giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng
sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước và thích ứng
chúng với nhu cầu của tiêu dùng và tích lũy .
Thứ ba - Góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo môi
trường thuận lợi cho sản xuất , kinh doanh .
2.1.2. Thực trạng và thành tựu ngoại thương đạt được trong thời gian qua.
Ngoại thương bao gồm hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá , thuê
nước ngoài gia công tái xuất khẩu , trong đó xuất khẩu là hướng ưu tiên và là
trọng điểm của hoạt động kinh tế đối ngoại ở các nước nói chung và ở nước ta
nói riêng .
Xuất nhập khẩu là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế đất nước , hoạt
động xuất nhập khẩu đã góp phần xứng đáng của mình vào những thành tựu to
lớn rất quan trọng mà toàn Đảng , toàn dân đã dành được trong thời kỳ đổi mới
đất nước . Trong 10 năm (1991-2000) kim ngạch xuất khẩu tăng 5,6 lần (từ 2,4 tỉ
USD lên 13,5 tỉ USD), bình quân hàng năm tăng 18,4% , cao gấp 2,6 lần so với
tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của GDP là 7,6%. Riêng năm 2003 đạt
khoảng 19,5 tỉ USD trong tổng số hơn 40 tỉ USD GDP của nước ta. Cơ cấu xuất
nhập khẩu chuyển dịch theo hướng tích cực , tỉ trọng sản phẩm xuất khẩu qua
xuất khẩu tăng từ 8% lên 40%, từ chỗ chỉ có 4 mặt hàng có kim ngạch trên 100
triệu USD nay đã có 8 mặt hàng , trong đó nước ta chiếm vị thế vào loại hàng
đầu thế giới về xuất khẩu gạo , cà phê , hạt điều , hồ tiêu - điều không thể hình
dung nổi vào những năm trước 2000. Riêng về nhập khẩu tỉ trọng hàng tiêu
dùng nhập khẩu giảm từ 15%(1990) xuống 4%(2000). Hiện nay , Việt Nam
nhập khẩu chủ yéu là tư liệu sản xuất ( chiếm tới 96%trong tổng số kim ngạch
nhập khẩu của cả nước ), tỉ trọng nhập siêu so với xuất khẩu giảm từ 33% xuống
8% , nghĩa là những năm trước 1995 phảI nhập siêu tới 4 tỉ USD/năm , nay giảm
xuống chỉ còn 1 tỉ USD/năm . Tuy nhiên , quy mô xuất khẩu của nước ta còn rất
nhỏ bé , nếu tính theo đầu người thì chỉ khoảng 175 USD so với 933USD ở Thái
Lan vào năm 1966 . Cơ cấu hàng xuất khẩu còn lạc hậu , khả năng cạnh tranh
còn thấp do giá thành cao , chất lượng thấp , mẫu mã chưa đáp ứng yêu cầu của
người tiêu dùng .Thị trường của nước ta chỉ mới có chiều rộng chưa có chiều sâu
.
2.2 Đầu tư quốc tế . 2.2.1 Đầu
tư quốc tế là gì và các loại hình của đầu tư quốc tế .
Đầu tư quốc tế là một hình thức cơ bản của quan hệ kinh tế đối ngoại , nó là
quá trình trong đó hai hoặc nhiều bên (có quốc tịch khác nhau ) cùng góp vốn để
xây dựng và triển khai một dự án đầu tư quốc tế nhằm mục đích sinh lời .
Đầu tư quốc tế có hai loại hình là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp .Đầu tư
trực tiếp là hình thức đầu tư mà quyền sở hữu và quyền sử dụng quản lý vốn của
người đầu tư thống nhất với nhau , tức là người có vốn đầu tư trực tiếp tham gia
vào việc tổ chức , quản lý và điều hành dự án đầu tư , chịu trách nhiệm về kết quả ,
rủi ro trong kinh doanh và thu lợi nhuận .
Đầu tư gián tiếp là loại hình đầu tư mà quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng vốn
đầu tư , tức là người có vốn khong trực tiếp tham gia vào việc tổ chức , điều hành
dự án mà thu lợi dưới hình thức lợi tức cho vay hoặc lợi tức cổ phần , hoặc có thể
không thu lợi trực tiếp .
2.2.2. Xu hướng đầu tư quốc tế .
Xu hướng toàn cầu của nguồn FDI trong những năm gần đây tập trung vào
hai khu vực . Một là đầu tư vào các nước Tư Bản cụ thể là tập trung cao độ vào
Mỹ , Tây Âu , Nhật Bản . Hai là đầu tư vào các nước Châu á đang phát triển .Thực
tiễn cho thấy , 90% dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển được thực hiện
bởi các công ty lớn trên thế giới hoặc còn gọi là các công ty đa quốc gia (MNC-
Multi National Corporation). Số lượng các công ty này đã lên tới 50% trong năm
2000, nguồn FDI của các công ty này còn cung cấp kĩ thuật , bí quyết công nghệ ,
kinh nghiệm quản lý ,…vào các nước tiếp nhận đầu tư , tạo cơ hội cho nước này
phát triển , phát huy lợi thế so sánh của mình về nguồn lao động dồi dào , và giá
nhân công thấp . Vì thế các nước đang phát triển mới có cơ hội để thu hút
FDI(xem bảng 1)
Bảng 1: Dòng vốn đầu tư quốc tế giai đoạn 1987-1999(tỷ USD)
Năm Các nước phát triển Các nước đang phát
triển
Thế giới
1987-1988 142 31 173
1989 172 29 201
1990 176 35 211
1991 115 41 158
1992 111 55 166
1993 141 79 220
1994 148 105 253
1995 216 111,8 328
1996 213 145 358
1997 285,2 178,8 464
1998 465,5 179,5 644
1999 657,9 207,6 865,5
2000 800 200 1000
Tổng cộng 3651,8 1391,70 5043,5
Bảng trên cho thấy nguồn vốn FDI trên toàn thế giới tăng liên tục và đến nay
đạt trên 5.000 tỷ USD .Dự kiến sẽ tăng thêm khoảng 300 tỷ USD mỗi năm . Dự
báo trong thời gian tới nguồn vốn này vẫn sẽ tiếp tục gia tăng là do xu hướng sát
nhập các công ty thành các công ty lớn hơn trên thế giới . Theo đánh giá của tổ
chức Hội nghị về buôn bán và phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCTAD) thì dòng
vốn FDI sẽ tăng lên mức kỷ lục khoảng 1000 tỷ USD , tăng gần 5 lần so với năm
1990 . Và cũng như những năm trước , đại bộ phận dòng vốn FDI được hút vào
các nước công nghiệp phát triển . Năm 1999 , các nước công nghiệp phát triển thu
hút 657,9 tỷ USD trong tổng số 865,5 tỷ USD FDI chiếm tỷ lệ 76% trong khi 3/4
dân số sống tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam chia nhau 24% còn
lại khoảng 200 tỷ USD . Trong số các nước phát triển thì Mỹ có nền kinh tế lớn
nhất thế giới vẫn là nước hấp dẫn FDI nhất thế giới , ước tính đạt gần 200 tỷ USD
trong năm 2000 , Liên minh Châu Âu (EU) được coi là khu vực tiếp nhận nhiều
dòng FDI của thế giới , gần 500 tỷ USD (1999).
Tại Châu á , dòng FDI vào các nước đang phát triển của khu vực này đã tăng
đáng kể từ 35 tỷ USD năm 1990 lên 207,6 tỷ USD năm 1999 . Trong đó Trung
Quốc là nước thu hút được nhiều vốn FDI nhất : khoảng 40 tỷ trong năm 1999.
2.2.3. Tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua.
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam đã có những đóng góp tích
cực trong phát triển kinh tế xã hội và dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh đã
khẳng định rõ nét vai trò vị trí của FDI trong nền kinh tế Việt Nam
Thật vậy , FDI với những thế mạnh về vốn , công nghệ đã góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nước ta , phát triển nhiều nghành nghề mới như lắp ráp ô tô - xe
máy , ti vi , máy giặt , điều hoà nhiệt độ , máy Radio Casselte , đầu hát VCD ,
DVD, CD , tổng đài điện thoại … FDI cũng đã góp phần nâng cao trình độ công
nghệ , đưa ra những mô hình quản lý tiên tiến , phương thức kinh doanh hiện đại
và là động lực quan trọng buộc các nhà đầu tư trong nước phảI đổi mơí công nghệ
, nâng cao chất lượng , cảI tiến mẫu mã bao bì của sản phẩm để cạnh tranh và tồn
tại trogn cơ chế thị trường .
Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã góp phần mở rộng , đa dạng hoá và đa
phương hoá các hoạt động kinh tế đối ngoại , tạo ra những điều kiện thuận lợi cho
nền kinh tế nước ta sớm hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực.
Kể từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đến tháng 6. 2001 cả
nước đã thu hút được 3.355 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 40 tỷ USD , vốn thực
hiện 18,328 tỷ USD (xem bảng 1)
Trong tổng số vốn đầu tư đăng ký còn khoảng 18,793 tỷ USD chưa được thực
hiện , gồm có những dự án thuộc khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng
8,36 tỷ , khu vực dịch vụ khoảng 9,4 tỷvà nông – lâm – ngư nghiệp chiếm khoảng
1,033 tỷ USD . Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do các chủ đầu tư trong
ccá dự án địa ốc đều thuộc các công ty , tập đoàn Châu A , khi xảy ra cuộc khủng
hoảng kinh tế khu vực , nhiều công ty mẹ ở chính quốc gặp khó khăn về tài chính
dẫn đến sự đình trệ trong triển khai thực hiện các dự án trên tại Việt Nam .
Xét về cơ cấu, vốn FDI chủ yếu tập trung vào công nghiệp và xây dựng với
1.704 dự án , tổng vốn đầu tư là 19,472 triệu USD chiếm tỷ trọng 53,2 % tổng
vốn đầu tư . Kế đến là thương mại – dịch vụ có 649 dự án , với tổng vốn đầu tư là
14.830 triệu USD chiếm 40,5 % tổng vốn đầu tư . Riêng lĩnh vực nông –lâm – ngư
nghiệp có số dự án là 383 với tổng vốn đầu tư là 2.292 triệu USD chiếm 6,3 %.
Xét về quốc gia và lãnh thổ thì trong 15 quốc gia dẫn đầu về đầu tư tại Việt
Nam thì nhóm dự án Singapore là lớn nhất với 237 dự án (6.606 triệu USD ), Đài
Loan 676 dự án (4.806 triệu USD ) , Nhật 312 dự án (3.984 USD ),Hàn Quốc 297
dự án ( 3.205 triệu USD ) Hong Kong 214 dự án (2.854 triệu USD ) , B.V Islands
115dự án (1.800 triệu USD) , Hà Lan 41 dự án (1.676 triệu USD) , Pháp 111 dự án
(1.659 triệu USD) , Nga 37 dự án (1.486 triệu USD ), Anh 35 dự án (1.163 triệu
USD ) , Mỹ 120 dự án (914 triệu USD) , Uc 72 dự án (772 triệu USD) , Thụy Sĩ
21 dự án (527 triệu USD)
Xét về địa bàn hoạt động , trong 15 tỉnh thành dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư
nước ngoài FDI thì TP HCM có số dự án lớn nhất với 963 dự án (9.838 triệu
USD), Hà Nội 375 dự án (7.734 triệu USD ) , Đồng Nai 295 dự án (4.649 triệu
USD ) , Bình Dương 416 dự án (2.369 triệu USD ) , Quảng Ngãi 68 dự án (1.438
triệu USD), Hải Phòng 5 dự án (1.327 triệu USD), Bà Rịa – Vũng Tàu 86 dự án
(1.290 triệu USD ), Lâm Đồng 48 dự án (491 triệu USD), Quảng Ninh 28 dự án
(579 triệu USD), Hà Tây 24 dự án (491 triệu USD) , Hải Dương 10 dự án (455
triệu USD) , Thanh Hoá 6 dự án (357 triệu USD), Kiên Giang 40 dự án (363 triệu
USD), Đà Nẵng 37 dự án (357 triệu USD), Khánh Hoà 34 dự án (339 triệu USD).
Qua các số liệu thực tế về hoạt động FDI cho thấy dòng vốn đầu tư vào Việt
Nam trong những năm qua chủ yếu tập trung vào những nghành dễ thu lợi nhuận ,
thời gian thu hồi vốn nhanh , có thị trường tiêu thụ trong nước lớn và những
nghành trong nước có tiềm năng như nghành sản xuất chất tẩy rửa , nghành dệt da
, may mặc , nghành lắp ráp ô tô -xe máy , thiết bị điện tử viễn thông , sắt thép , xi
măng , khách sạn , văn phòng cho thuê . Bên cạnh đó , cũng có những nhà đầu tư
công nghệ cao , những nhà đầu tư lớn với mục tiêu vừa chiếm lĩnh thị trường trong
nước vừa thâm nhập thị trường trong khu vực nên giai đoạn đầu họ chỉ kinh doanh
thăm dò để chờ nắm bắt cơ hội trong tương lai . Nhìn chung , khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài có nhiều tiềm năng trong các nghành khai thác và sản xuất hàng
tiêu dùng chất lượng cao và làm hàng xuất khẩu .
Đến nay , có thể đánh giá là khu vực đầu tư nước ngoài đã tăng lên đáng kể cả
về số lượng lẫn vốn đầu tư và thực sự trở thành một bộ phận cấu thành của nền
kinh tế Việt Nam , vốn FDI chiếm từ 20-30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội .
Vốn FDI là một trong những nguồn lực quan trọng đóng góp đáng kể vào tăng
trưởng kinh tế của nước ta . Tỷ lệ đóng góp của khu vực có vốn FDI vào GDP
tăng nhanh qua các năm từ 2% năm1992 lên 6,3 %năm 1995 và 12,7 % năm 2000.
Giá trị sản xuất của khu vực FDI trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp chiếm
trên 96% năm 1990 , lên 25,1 % năm 1995 và 35,3% năm 2000. Về kết quả xuất
khẩu đạt được trong 10 năm qua phảI kể đến sự đóng góp có hiệu quả của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài . Khu vực này không những đã
góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển về công nghệ , chất
lượng , quản lý sản xuất, cạnh tranh trong kinh doanh , mà còn đóng góp tích cực
vào tăng trưởng kim nghạch xuất khẩu chiếm 2,5% năm 1991 lên 6,10% năm 1995
và 23,2% năm 2000 . Khu vực đầu tư nước ngoài cũng đang tạo việc làm cho
349.000 lao động gấp 37 lần so với năm 1990 trong đó gồm khoảng 6000 lao động
quản lý , trên 25.000 cán bộ kỹ thuật và số lượng khá đáng kể là công nhân lành
nghề , góp phần thúc đẩy sự nghiệp đào tạo , nâng cao năng lực quản lý , trình độ
khoa học công nghệ cho người lao động , đồng thời tăng sức mua cho thị trường
tiêu dùng trong nước .
2.3. Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ , du lịch quốc tế :
2.3.1. Các dịch vụ thu ngoại tệ là gì ?
Các dịch vụ thu ngoại tệ là những hoạt động mang tính quốc tế do cá nhân và
nhà nước đứng ra thực hiện nhằm thu về ngoại tệ .Sự phát triển của nền kinh tế
thế giới và nước ta ngày càng khẳng định các dịch vụ thu ngoại tệ là một bộ phận
quan trọng của kinh tế đối ngoại . Đối với nước ta –một nước đang phát triển với
nhiều tiềm năng chưa khai thác thì việc đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ thu ngoại
tệ là giải pháp cần thiết , thiết thực để phát huy lợi thế của đất nước .Xu thế hiện
nay là tỷ trọng các hoạt động dịch vụ tăng lên so với các hàng hoá khác trên thị
trường thế giới
2.3.2. Các dịch vụ thu ngoại tệ chủ yếu :
Đầu tiên là du lịch quốc tế .Ngày nay nhu cầu du lịch nhất là du lich quốc tế
ngày càng tăng lên vì thu nhập của con người ngày càng tăng lên ,thời gian nhàn
rỗi , nghỉ ngơi ngày càng nhiều . Du lịch quốc tế là nghành kinh doanh tổng hợp
bao gồm các hoạt động tổ chức , hướng dẫn du lịch , sản xuất , trao đổi hàng hoá
và dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn uống , đi lại ,nghỉ ngơi, lưu trú , tham
quan , giải trí , tìm hiểu , lưu niệm ,… của du khách . Phát triển nghành du lịch
quốc tế sẽ phát huy lợi thế của nước ta về cảnh quan thiên nhiên , về các phong tục
truyền thống mang đậm tính dân tộc ,…
Thứ hai là xuất khẩu lao động ra nước ngoài và tại chỗ .Hiện nay ở các nước
phát triển nhu cầu lao động là rất lớn nhưng tỷ lệ tăng dân số lại thấp không đủ
khả năng đáp ứng . Ngược lại ở các nước đang phát triển nền kinh tế lai kém phat
triển mà dân số lại đông . Một nơi cầu về lao động lớn hơn cung về lao dộng , một
nơi cung về lao động lại lớn hơn cầu về lao động tất yếu dẫn tới xuất khẩu lao
động từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển . Việc này mang lại lợi
ích trước mắt và lâu dàI cho cả hai bên .
Thứ ba là vận tải quốc tế – là hình thức chuyên chở hàng hoá và hành khách
giữa hai nước hoặc nhiều nước . Việt Nam là nước có vị trí địa lí quan trọng , có
nhiều hải cảng thuận tiện cho vận tải đường biển . Vì thế phát triển vận tải quốc tế
cũng là một hình thức thu ngoại tệ .
Ngoài ra hoạt động thu ngoại tệ còn bao gồm nhiều hoạt độn như dịch vụ thu
bảo hiểm , dịch vụ thông tin bưu điện , dịch vụ kiều hối , ăn uống , tư vấn
2.3.3. Thực trạng dịch vụ thu ngoại tệ :
Đối với nước ta , hội nhập kinh tế quốc tế đang chuyển sang một giai đoạn mới
, cao hơn về chất , đánh dấu bằng những cột mốc quan trọng , như thực hiện đầy
đủ cam kết AFTA , Hiệp định thương mại Việt Nam –Hoa Kỳ, đàm phán gia nhập
tổ chức Thương mại thế giới (WTO),…
Nhìn chung các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ ở nước ta mới đang ở giai đoạn
hình thành và phát triển bước đầu . Những hoạt động này có triển vọng to lớn .
Về du lịch , kinh té ngày càng phát triển kéo theo hoạt động du lịch của chúng
ta cũng ngày càng phát triển thu hút một lượng lớn khách du lịch . Nếu như năm
1995 mới có 1360,9 nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam thì năm 1996 là
1606,8 nghìn lượt , năm 1997 là 1717,8 nghìn , năm 1998 là 1453,8 nghìn , năm
1999 là 1779,4 nghìn , năm 2000 là 2138,1 nghìn , và năm 2001 là 2330,3 nghìn .
Theo Bộ Thương Mại , kim ngạch xuất khẩu dịch vụ đến năm 2010 được cho
dưới bảng sau (đơn vị : triệu USD)
Nghành dịch vụ Năm 2005 Năm 2010
Xuất khẩu lao động 1500 4500
Du lịch 1000 1600
Một số ngành khác
(vận tải, ngân hàng,..)
1600 2000-2500
Tổng kim ngạch xuất
khẩu dịch vụ
4100 8100-8600
Chương 3
Mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc cơ bản nhằm mở rộng
Và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại
3.1. Mục tiêu :
Đối với nước ta , việc mở rộng kinh tế đối ngoại phải nhằm từng bước thực
hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh , xã hội công bằng dân chủ văn minh theo định
hướng xã hội chủ nghĩa . Trong thời gian trước mắt việc mở rộng quan hệ kinh tế
đối ngoại nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất
nước –nhiệm vụ trung tâm của thời kì quá độ mà cụ thể là tiếp tục giữ vững môi
trường hoà bình và tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh
tế xã hội , công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước , xây dựng bảo vệ Tổ Quốc , bảo
đảm độc lập và chủ quyền quốc gia , đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung
của nhân dân thế giới vì hoà bình , độc lập dân tộc , dân chủ và tiến bộ xã hội . Mở
rộng quan hệ nhiều mặt , song phương và đa phương ở các nước và vùng lãnh thổ ,
các trung tâm chính trị kinh tế quốc tế , các tổ chức quốc tế lớn và khu vực theo
các nguyên tắc
Vậy các nguyên tắc đó là gì?
3.2. Các nguyên tắc cơ bản nhằm mở rộng và nâng cao hoạt động kinh tế đối
ngoại :
Thứ nhất là tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ , không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau , không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực
Thứ hai là bình đẳng cùng có lợi
Thứ ba là giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa . Đây là
một nguyên tắc cơ bản, việc lý giải nguyên tắc này vùă có ý nghĩa lý luận vừa có ý
nghĩa thực tiễn đối với chúng ta .Tư tưởng độc lập chủ chủ trogn quan hệ kinh tế
đối ngoại cần được thực hiện trước hết trong việc tự mình quyết định đường lối
phát triển kinh tế xã hội của mình . Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta chủ
trương theo chủ nghĩa biệt lập , trái lại chúng ta luôn quan tâm nghiên cứu , học
tập những bài học kinh nghiệm bổ ích của các nước khác , trân trọng những ý kiến
đóng góp xây dựng song chính chúng ta mới là người quyết định đường lối phát
triển của đát nước .
Tính độc lập tự chủ cần được quán triệt trong nhận thức về năng lực nội sinh
của nước ta , dân tộc ta vì nguồn lực bên ngoài dù lớn bao nhiêu đi nữa cũng
không thay thế được nhân lực , tài lực của chúng ta . Nước ta chỉ có thể tận dụng
được những thuận lợi và ứng phó với những thử thách trong quá trình hội nhập
kinh tế đặt ra nếu chúng ta có đủ lực , kể cả những nhân tố vật chất cần thiết như
tài chính , tiền tệ , lương thực , năng lượng , cơ sở hạ tầng , một số ngành thiết yếu
. Điều này càng quan trọng trong một thế giới ẩn chứa nhiều bất trắc khó lường .
Định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện trước hết ở mục tiêu hội nhập để phát
triển vì một nước Việt Nam “ dân giàu , nước mạnh , xã hội công bằng , dân chủ ,
văn minh ‘’trên con đường xã hội chủ nghĩa . Định hướng ấy còn được thể hiện
trong vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong quá trình hội nhập . Một biểu
hiện nữa về định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển quan hệ kinh tế
đối ngoại là lập trường của chúng ta trong cuộc đấu tranh cho một trật tự kinh tế
công bằng , dân chủ trong quan hệ quốc tế
3.3.Phương hướng cơ bản nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại
, phát triển kinh tế đối ngoại :
Thứ nhất , không bế quan toả cảng , không đóng cửa . Đây là quan điểm lớn ,
là sợi chỉ đỏ xuyên suốt từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đến nay
và chắc chắn là mãi mãi về sau này. Sở dĩ như vậy vì Đảng ta hiểu rõ bất cứ nền
kinh tế nào cũng là một bộ phận cấu thành của kinh tế thế giới , hiểu rõ quy luật
phân công lao động quốc tế . Quy luật vận hành thị trường từ nhỏ tới lớn , từ chợ
làng , chợ thôn ra chợ huyện , chợ tỉnh , chợ toàn quốc , rồi ra chợ thế giới mà bây
giờ gọi là thị trường thế giới . Vì vậy không một nền kinh tế nào muốn phát triển
lại không hội nhập với kinh tế thế giới .
Thứ hai,Đảng ta luôn luôn nhấn mạnh muốn phát triển phải dựa vào nội lực là
chính nhưng nguồn lực bên ngoài là rất quan trọng . Trước kia ta hay nói ‘’tự lực
cánh sinh” là chính , cách nói đó có thể tạo ra sự hiểu lầm như là một sự ‘’đóng
cửa” . Bây giờ chúng ta gọi là phát huy nội lực và khẳng định nếu như không có
nội lực đủ mạnh , đủ vững vàng thì không thể tiếp nhận được sự ủng hộ , giúp đỡ
cũng như hợp tác của các nước . Nhân tố bên ngoài có quan trọng đến mấy cũng
chỉ là bổ sung cho nhân tố bên trong . Nhưng nếu chỉ có bên trong thì cũng không
thể phát triển được . Do đó , phát huy nội lực là một nhân tố quyết định ,còn nhân
tố bên ngoài là quan trọng .
Thứ ba , đảng ta luôn luôn nhấn mạnh nhu cầu hội nhập với kinh tế thế giới để
mở rộng thị trường , có thêm đối tác , có thêm nguồn vốn để phát triển .
Thứ tư , hoạt động kinh tế đối ngoại là hoạt động kinh tế của mọi thành phần
kinh tế . Trước đây chúng ta coi hoạt động kinh tế đối ngoại , nhất là hoạt động
xuất nhập khẩu , là lĩnh vực độc quyền Nhà nước . Trong thời kì đổi mới , chúng
ta hiểu rõ rằng Nhà nước không thể làm thay được sức dân , phải để cho tất cả các
thành phần kinh tế tham gia vào quá trình này .
Chính nhờ các quan điểm chỉ đạo đúng đắn trên đây của Đảng mà kinh tế đối
ngoại trong thời gian qua đã có những bước tiến nhẩy vọt .
Trong thời gian tới , định hướng chung , những đường lối cơ bản mà Đảng ta
đã xác định qua các kì Đại hội vẫn còn nguyên giá trị . Đó là đường lối mở cửa ,
hội nhập với kinh tế thế giới . Trong tình hình quốc tế hoá cao như hiện nay ,
chúng ta càng cần tiếp tục đường lối này chứ không có sự lựa chọn nào khác . Cho
đến nay , chúng ta mới hội nhập với khu vực ASEAN , thông qua việc tham gia
AFTA ; đang mở rộng hội nhập với khu vực Châu á thông qua những cuộc đàm
phán thành lập khu vực mậu dịch tự do với Trung Quốc , ấn Độ . Với Nhật Bản ,
Hàn Quốc … cũng đang manh nha ý tưởng như vậy . Vấn đề cơ bản là chúng ta
phải gia nhập Tổ chức thương mại WTO ; nếu không vào tổ chức này thì kinh tế
đối ngoại của ta không vận hành theo ‘’luật chơi” chung , thị trường bị hạn hẹp , bị
phân biệt đối xử , sản xuất kinh doanh sẽ khó khăn và khi gặp tình huống sẽ không
có chỗ để kiện cáo . Không những thế , thế giới sẽ nhìn vào thị trường Việt Nam
với con mắt dè dặt , đầu tư ODA sẽ hạn chế . Do đó gia nhập WTO là tất yếu
khách quan . Muốn gia nhập tổ chức này có những việc phải làm :
Một là , phải giảm bớt hàng rào thuế quan , chấp nhận cạnh tranh.
Hai là , phải bỏ những hàng rào phi quan thuế .
Ba là , phải mở cửa thị trường , đặc biệt là thị trường dịch vụ .
Bốn là , phải đổi mới hệ thống pháp luật về kinh tế đối ngoại cho phù hợp với
quy định chung của thế giới .
Năm là ,không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta
để vừa tận dụng được những cơ hội mới , đồng thời cũng ứng phó được với những
thách thức mới .
Trong các yếu tố trên thì yếu tố thứ năm bao trùm , quyết định tát cả .
Để hội nhập chúng ta phải có những bước đi theo một lộ trình . Cụ thể:
Cần nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta , bằng
cách nâng cao chất lượng hàng hoá , giảm bớt giá thành , tạo ra môi trường kinh
doanh thông thoáng , thuận lợi . Nói cách khác , cần nâng cao khả năng cạnh tranh
của nền kinh tế trên cả 3 cấp độ : từng mặt hàng , từng dịch vụ , từng doanh nghiệp
và cả quốc gia . Cùng với việc đó là soạn thảo và ban hành hệ thống luật lệ rõ ràng
, thông thoáng , đẩy mạnh cải cách hành chính , đấu tranh chống tiêu cực , quan
liêu , tham nhũng . Đây là một việc lớn mà Chính phủ đã và sẽ làm , làm ráo riết
trong thời gian tới . Tuy nhiên , cũng không nên chờ đến khi có đầy đủ tất cả các
điều kiện trên chung ta mới hội nhập mà chính hội nhập sẽ thúc đẩy việc đổi mới
trong nước .
Điều chỉnh , bổ sung , xây dựng mới hệ thống pháp luật về kinh tế đối ngoại
trình Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội . Tính ra có đến hơn 100 loại văn
bản khác nhau , một khối lượng rất đồ sộ , nhưng phải cố gắng để đến năm 2007-
2008 , có thể hoàn chỉnh hệ thống pháp luật này tương đối đồng bộ , phù hợp với
luật pháp quốc tế .
Tiến hành đàm phán các hiệp định thương mại đa phương và song phương .
Đây là công việc rất phức tạp và không ít khó khăn . Để thu được kết quả tốt trong
đàm phán , trước hết chúng ta phải dàn xếp trong nước cho ổn thoả để tất cả các
nghành , các doanh nghiệp có thể chấp nhận được bởi tâm lý của các nghành , các
doanh nghiệp là muốn Nhà nước bảo hộ .
CHƯƠNG 4
CáC GIảI PHáP CHủ YếU NHằM Mở RộNG , NÂNG CAO
HIệU QUả KINH Tế Đối ngoại
Để thực hiện mở rộng và nâng cao có hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại chúng
ta cần thực hiện rất nhiều các giải pháp , và các giải pháp này phải được thực hiện
một cách đồng bộ :
4.1. Đảm bảo sự ổn định về môi trường chính trị , kinh tế xã hội :
Môi trường chính trị , kinh tế – xã hội là nhân tố cơ bản , có tính quyết định
đối với hoạt động kinh tế đối ngoại . Sự ổn định chính trị không được đảm bảo ,
môi trường kinh tế không thuận lợi , thiếu các chính sách khuyến khích , môi
trường xã hội thiếu tính an toàn … sẽ tác động xấu tới quan hệ hợp tác kinh tế , mà
trước hết là đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài . Vì thế để mở rộng và nâng cao
có hiêu quả hoạt động kinh tế đối ngoại điều quan trọng đầu tiên phải làm là tạo ra
một môi trường chính trị , kinh tế , xã hội trong sạch , vững mạnh , an toàn .
4.2. Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với kinh tế đối ngoại:
Thực tế đã khẳng định vai trò quan trọng về quản lý kinh tế của Nhà nước
trong nền kinh tế thị trường . Đối với lĩnh vực kinh tế đối ngoại nó lại càng quan
trọng hơn bao giờ hết bởi vì kinh tế và chính trị luôn có mối quan hệ mật thiết tác
động qua lại lẫn nhau . Ngày nay trong điều kiện thế giới đang có nhiều bất ổn ,
diễn biến hoà bình đang có nhiều bất ổn, việc tăng cường quản lý Nhà nước lại
càng trở thành một vấn đề cấp bách . Để tăng cường vai trò quản lý kinh tế đối
ngoại của Nhà nước cần thiết phải đổi mới tổ chức bộ máy , cơ chế quản lý để vừa
đảm bảo sự quản lý của Nhà nước vừa phát huy được tính năng động, sáng tạo của
các đơn vị ,…
Trong điều kiện hiện nay khi mà hệ thống pháp luật , cơ chế chính sách về
hoạt động kinh tế đối ngoại đang dần dần được hoàn thiện nên chưa đồng bộ ,
công tác quản lý nước ngoài về đầu tư trực tiếp nước ngoài còn những mặt yếu
kém , thủ tục hành chính còn phiền hà , công tác cán bộ còn nhiều bất cập thì việc
nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước lại càng trở nên bức thiết hơn .
4.3. Có chính sách thích hợp đối với từng hình thức kinh tế đối ngoại :
Mỗi một hình thức kinh tế đối ngoại có cách phát triển riêng , có những
nhân tố ảnh hưởng khác nhau vì thế muốn mở rộng nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh tế đối ngoại chúng ta cần có sự tác động cụ thể đối với từng hình thức .
4.3.1. Ngoại thương :
Hoạt động ngoại thương hay thương mại quốc tế giữ vị trí trung tâm trong
các hoạt động kinh tế đối ngoại . Để phát triển ngoại thương cần đầu tư vào xuất
nhập khẩu chủ yếu là nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu . Đời sống nhân dân
càng ngày càng phát triển , càng ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về hàng hoá
ngày càng lớn , cầu về hàng hoá và dịch vụ lớn hơn cung trong nước vì thế nhu
cầu về nhập khẩu càng cao , nhưng nếu chỉ tăng nhập khẩu mà không tăng xuất
khẩu thì kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ âm , điều này ảnh hưởng rất lớn tới sự phát
triển của đất nước . Vì thế tăng kim ngạch xuất khẩu là yêu cầu bức xúc của nước
ta . Hiện tại hàng xuất khẩu của nước ta còn rất thấp xét về cả chất lượng lẫn mẫu
mã , chất lượng còn kém , mẫu mã chưa đạt yêu cầu thị hiếu của người tiêu dùng ,
thu hút mọi người . Vì thế để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu phát triển cần nâng
cao công nghệ sản xuất nhằm hạ thấp giá thành , nâng cao chất lượng , mẫu mã …
Không chỉ đầu tư vào xuất khẩu mà chúng ta còn phải có chính sách đúng đắn với
hoạt động nhập khẩu , trong điều kiện nước ta là một nước đang phát triển thì việc
nhập khẩu các loại thiết bị công nghệ hiện đại , xây dựng đồng bộ chương trình và
công nghệ xuất nhập khẩu (từ nguyên liệu , chế biến , bảo quản , vận chuyển , giao
nhận ) lại càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết . Để đạt được điều đó Nhà nước
ta phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chính sách thương mại tự do và
chính sách bảo hộ thương mại . Chính sách thương mại tự do có nghĩa là chính
phủ không can thiệp vào hoạt động ngoại thương , cho phép hàng hoá cạnh tranh
tự do trên thị trường trong nước và ngoài nước . Ngược lại chính sách bảo hộ
thương mại lại có nghĩa là Chính phủ can thiệp vào thị trường hàng hóa cụ thể là
giá cả của hàng hoá thông qua hệ thống thuế nhằm một mặt bảo vệ được hàng hoá
trong nước, thị trường nội địa , đồng thời hạn chế hàng hoá nước ngoài xâm nhập .
Việc kết hợp hai xu hướng này trong ngoại thương vừa có ý nghĩa trong việc bảo
vệ và phát triển kinh tế , công nghiệp hoá , hiện đại hoá , bảo vệ thị trường trong
nước , vừa có ý nghĩa trong việc thúc đẩy tự do thương mại , khai thác có hiệu quả
thị trường thế giới .
Không những vậy, ngày nay trong xu hướng thị trường thế giới càng ngày
càng mở rộng, sức mạnh của một nước được thể hiện thông qua sức mạnh đồng
tiền của nước đó . Vì thế việc nâng cao giá trị đồng tiền của nước mình trên thị
trường tiền tệ thế giới càng có vị trí quan trọng hơn khi chúng ta muốn nâng cao vị
thế của nước ta lên một nấc cao hơn phát triển ngang tầm các cường quốc trên thế
giới.
4.3.2. Đầu tư quốc tế :
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta , được khuyến khích phát
triển lâu dài , bình đẳng với các thành phần kinh tế khác . Thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài là chủ trương quan trọng , góp phần khai thác các nguồn lực trong
nước , mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế , tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá đát nước .
Trong hơn mười năm qua kể từ khi ban hành Luật Đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam năm 1987 , hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoàI ở nước ta đã
đạt được nhiều thành tựu quan trọng , góp phần vào viẹc thực hiện những mục tiêu
kinh tế –xã hội , vào thắng lợi của công cuộc đổi mới , đưa nước ta ra khỏi khủng
hoảng kinh tế , tăng cường thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế . Đầu tư
nước ngoài đã trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát
triển ; có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá ,
hiện đại hoá; mở ra nhiều nghành nghề, sản phẩm mới ; nâng cao năng lực quản lý
và trình độ công nghệ , mở rộng thị trường xuất khẩu ; tạo thêm nhiều việc làm
mới , góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế thế giới .
Tuy nhiên, hoạt động đầu tư nước ngoài những năm qua cũng đã bộc lộ
những mặt hạn chế , yếu kém . Nhận thức , quan điểm về đầu tư trực tiếp nước
ngoài chưa thực sự thống nhất và chưa được quán triệt đầy đủ ở các cấp các
nghành; cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài có mặt còn bất hợp lý và hiệu quả tổng
thể về nền kinh tế-xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa cao ; môi
trường đầu tư còn chưa hấp dẫn ; môi trường kinh tế và pháp lý còn đang trong
quá trình hoàn thiện nên chưa đồng bộ ; công tác quản lý nước ngoài về đầu tư
trực tiếp nước ngoài còn những mặt yếu kém ; thủ tục hành chính còn phiền hà ;
công tác cán bộ còn nhiều bất cập . Nhip độ tăng trưởng đầu tư trực tiếp nước
ngoài từ năm 1997 liên tục giảm sút , tuy từ năm 2000 có dấu hiệu phục hồi nhưng
chưa vững chắc , nếu không có biện pháp kịp thời sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn
đầu tư phát triển những năm tới . Trong khi đó , cạnh tranh thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài trên thế giới và khu vực diễn ra ngày càng gay gắt , nhất là sau
cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực ; nhịp tăng trưởng kinh tế thế giới đang chậm
lại ; các nền kinh tế khu vực , những đối tác chính đầu tư vào Việt Nam đang gặp
khó khăn .
Nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư , củng cố niềm tin của các nhà đầu
tư trực tiếp nước ngoài , tạo điều kiện để thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài phát triển thuận lợi , đóng góp nhiều hơn vào phát triển kinh tế , góp
phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế –xã hội trong thời gian
tới , Chính phủ ban hành Nghị quyết về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả
đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kì 2001-2005 với những giải pháp chiến lược như
sau:
Giải pháp 1: Cần xây dựng và công bố sớm danh mục các dự án đầu tư tiền
khả thi trong thời kì mới theo hướng khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút vốn FDI
vào các ngành mà nước ta có thế mạnh về tài nguyên , nguyên liệu , lao động và
phát triển kết cấu hạ tầng , cụ thể theo thứ tự ưu tiên các ngành :
- Công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu
- Công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng thay thế hàng nhập khẩu
- Công nghệ cao , công nghệ thông tin , viễn thông
- Công nghiêp dầu khí , điện lực
- Công nghiệp cơ khí
- Công nghiệp hàng điện tử
- Xây dựng , dịch vụ XNK , dịch vụ phân phối , giải trí …
Các dự án khi được lựa chọn vào danh mục kêu gọi đầu tư nước ngoài phải
được thống nhất về chủ trương và quy hoạch . Các cơ quan hữu quan cần cụ thể
hoá thêm mục tiêu , nội dung của dự án , địa điểm và hình thức đầu tư . Danh mục
này phải định kì được cập nhật và mở rộng cho những lĩnh vực mà thời gian qua
các chủ trương không cấp phép hoặc hạn chế cấp phép .
Giải pháp 2: Tiếp tục xây dựng , hoàn thiện môi trường đầu tư hấp dẫn , thông
thoáng , rõ ràng , ổn định và mang tính cạnh tranh cao.
- Trước tiên cần tiếp tục xây dựng , hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan
đến luật sửa đổi đầu tư nước ngoài theo hướng ổn định , bình đẳng về
quyền lợi và nghĩa vụ giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước .
- Đơn giản hoá công tác hành chính , thực hiện công tác ‘’hoàn thiện thủ
tục tại một đầu mối ‘’, rút ngắn thời gian làm các thủ tục hảI quan , thủ
tục thuế .
- Mở rộng thêm một số lĩnh vực cho phép đầu tư 100% vốn nước ngoài ,
khuyến khích hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đối với dự án
công nghệ cao , công nghệ mới , cho phép linh hoạt chuyển đổi hình thức
đầu tư liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
- Nhanh chóng ban hành văn bản hướng dẫn vào việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu
công nghiệp , khu chế xuất .
- Tiếp tục sửa đổi chế độ hai giá (còn ở mức khá cao) đối với người nước
ngoài và chi phí hạ tầng để tạo sự cạnh tranh: nhanh chóng điều chỉnh giá
, chi phí hàng hoá và dịch vụ , từng bước tiến tới một mặt bằng giá , phí
thống nhất giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài về giá máy bay , đường sắt , điện nước , phí tư vấn thiết kế ,
cước vận chuyển ,…
- Tiếp tục nghiên cứu mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân đối với
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tạo điều kiện cho doanh
nghiệp thực hiện chính sách thay thế dần nhân viên nước ngoài bằng
người Việt Nam .
- Rà soát , loại bỏ các loại giấy phép , quy định không cần thiết liên quan
đến đầu tư nước ngoài.
Giải pháp 3: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư , xúc tiến thương mại
Công tác vận động xúc tiến đầu tư , xúc tiến thương mại cần được nghiên cứu cả
về nội dung và phương thức thực hiện , coi trọng công tác xây dựng kế hoạch và
chương trình hành động một cách cụ thể , hiệu quả hơn , coi việc xúc tiến đầu tư ,
xúc tiến thương mại là nhiệm vụ trung tâm của các cơ quan TW và địa phương .
Vì vậy :
+ Nhà nước cần thành lập các trung tâm xúc tiến đầu tư , xúc tiến thương mại
tại các Bộ Ngoại giao , Bộ Thương mại , Bộ Kế hoạch đầu tư , Bộ Công nghiệp ,
Bộ Tài chính , UBND tỉnh thành , các đại sứ quán để chủ động quảng bá và vận
động thu hút đầu tư nước ngaòi .
+ Đối với danh mục các dự án kêu gọi đầu tư đã được phê duyệt , quy hoạch
thì cần có chương trình , kế hoạch chủ động vận động , xúc tiến đầu tư một cách
cụ thể đối với từng dự án ,trực tiếp với từng tập đoàn , công ty đa quốc gia , các
nhà đầu tư có tiềm năng và cả Việt kiều tại hải ngoại
+ Các chính sách vận động thu hút đầu tư nước ngoài phải hết sức linh hoạt ,
phù hợp với đặc điểm của từng nước , từng quốc gia , từng công ty đa quốc gia .
Do vậy các cơ quan Nhà nước cần nghiên cứu kỹ tình hình kinh tế, thị trường đầu
tư , luật pháp các nước, chính sách thu hút vốn đầu tư của các nước để kịp thời có
đối sách thích hợp .
+ Định kỳ 6 tháng, 1 năm , Chính phủ , các bộ ngành , UBND tỉnh thành liên
quan cần tổ chức cuộc họp với các nhà đầu tư đang có dự án hoạt động tại Việt
Nam để lắng nghe ý kiến , trao đổi , tháo gỡ vướng mắc , hỗ trợ và kịp thời giải
quyết kịp thời các vấn đề phát sinh .
Giải pháp 4: Thực hiện chiến lược khuyến khích đầu tư của các công ty đa
quốc gia , công ty xuyên quốc gia , công ty toàn cầu để tiếp nhận chuyển giao
khoa học công nghệ hiện đại . Thông qua FDI , các nước phát triển có điều kiện
xuất khẩu công nghệ và chuyển giao công nghệ , còn đối với các nước đang phát
triển như nước ta , thì FDI được coi như là một phương tiện hữu hiệu để nhập
khẩu công nghệ có trình độ cao hơn từ bên ngoài. Do đó , đòi hỏi phải có những
biện pháp và chính sách cởi mở khuyến khích các công ty đa quốc gia , công ty
xuyên quốc gia , công ty toàn cầu của Mỹ và Nhật đầu tư mạnh vào Việt Nam.
Giải pháp 5: Sự cần thiết nối mạng thông tin trong quản lý hoạt động đầu tư
nước ngoài. Để tránh tình trạng nhiều vấn đề khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài , đặc biệt là các dự án thuộc diện chưa phân cấp , kiến nghị lên cơ quan chức
năng , nhiều khi không được trả lời khiến cho các nhà đầu tư nản lòng .
Vì vậy , cần thiết xây dựng một hệ thống nối mạng diện rộng kết nối giữa Bộ
Kế hoạch - Đầu tư với các Sở Kế hoạch - Đầu tư và xây dựng một hệ thống dữ liệu
quản lý dự án đầu tư nước ngoài trao đổi thông tin hai chiều giữa Bộ Kế hoạch -
Đầu tư với các Sở Kế hoạch - đầu tư , các khu công nghiệp , khu chế xuất và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
4.3.3. Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ :
Ngày nay , tỷ trọng các hoạt động dịch vụ tăng lên so với các hàng hoá khác trên
thị trường thế giới. Vì thế , phát triển các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ là giải
pháp cần thiết , thiết thực để phát huy lợi thế của đất nước .Để làm được như vậy
Nhà nước ta phải có cái nhìn đúng đắn và tạo điều kiện cho từng thành phần của
hoạt động thu ngoại tệ phát triển cụ thể:
Đối với du lịch quốc tế , Nhà nước cần phải đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng ,
các nhà nghỉ khách sạn để đảm bảo phục vụ du khách tốt hơn , phải có chính sách
cho đầu tư du lịch , tạo mọi điều kiện cho cả du khách và nhà kinh doanh đều cảm
thấy hài lòng .
Đối với vận tải quốc tế , nước ta có vị trí địa lý rất thuận lợi, hoàn toàn có thể
phát huy thế mạnh của mình , hiện nay Nhà nước ta cũng đang tích cực xây dựng
cơ sở đường sá , giao thông , ban hành những đạo luật cụ thể về vận tải quốc tế
Đối với xuất khẩu lao động ra nước ngoài và tại chỗ , cơ sở của việc đẩy mạnh
phát triển hoạt động này đó là trình độ đội ngũ lao động , vì thế nên chúng ta cần
đẩy mạnh công tác đào tạo tay nghề , trình độ cho công nhân theo yêu cầu của thị
trường lao động , đồng thời phải khai thác một cách có hệ thống , có chính sách cụ
thể đối với nguồn lực này bởi vì nó là nguồn lực rất quan trọng , chủ chốt và có
tính nhạy cảm rất cao đối với mọi tác động .
Mỗi một giải pháp có vai trò và vị trí khác nhau đối với hoạt động kinh tế đối
ngoại , vì thế chúng ta cần phảI thực hiện đồng bộ và có hệ thống các giải pháp
trên .
Kết luận
Hoạt động kinh tế đối ngoại có ý nghĩa to lớn đối với nước ta trong thời kỳ
quá độ lên CNXH . Nó mang lại cho chúng ta cả thế và lực , góp phần hoàn thành
sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đưa nước ta trở thành một nước
công nghiệp phát triển vững mạnh ngang tầm các cường quốc trên thế giới .
Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại đặc biệt là
trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn kinh tế thế giới đang đầy rẫy những biến động
, cạm bẫy . Tuy nhiên , những vai trò to lớn của kinh tế đối ngoại chỉ đạt được khi
hoạt động kinh tế đối ngoại vượt qua được những thử thách ( mặt trái) của toàn
cầu hoá và giữ đúng định hướng xã hội chủ nghĩa . Để làm được điều đó Nhà nước
ta phải có những chính sách phù hợp , những quyết định đúng đắn nhằm phát huy
những lợi thế đồng thời hạn chế , khắc phục những khuyết điểm , yếu kém để mở
rộng và nâng cao hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta, đồng thời cần nắm vững
tiêu chí hiệu quả kinh tế- xã hội trong quan hệ kinh tế với nước ngoài . Tiêu chí cơ
bản là : nhờ quan hệ kinh tế đối ngoại mà kinh tế tăng trưởng và ổn định , đời sống
nhân dân từng bước được nâng cao cả về mặt vật chất và tinh thần , khối đoàn kết
toàn dân dựa trên cơ sở liên minh công nông – trí thức ngày càng vững mạnh , với
mục tiêu là dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh theo định hướng xã
hội chủ nghĩa . Với quan điểm cơ bản : ‘’ Việt Nam sẵn sàng là bạn , là đối tác tin
cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế , phấn đấu vì hoà bình , độc lập và phát
triển ‘’.
Mục lục
Trang
Lời mở đầu 1
Chương 1: Tính tất yếu khách quan của việc mở rộng kinh tế đối ngoại 2
1.1 Kinh tế đối ngoại là gì ? 2
1.2 Vai trò của kinh tế đối ngoại 2
1.3 Những cơ sở khách quan của việc hình thành và phát triển 2
kinh tế đối ngoại
1.3.1 Phân công lao động quốc tế 2
1.3.2 Lý thuyết về lợi thế – Cơ sở lựa chọn của thương mại quốc tế 3
1.3.3 Xu thế thị trường thế giới 3
Chương 2: Những hình thức chủ yếu và thực trạng của kinh tế đối ngoại 4
2.1 Ngoại thương 4
2.1.1 Ngoại thương là gì và các chức năng của ngoại thương 4
2.1.2 Thực trạng và thành tựu ngoại thương đạt được trong thời gian qua 5
2.2 Đầu tư quốc tế 5
2.2.1 Đầu tư quốc tế là gì và các loại hình đầu tư quốc tế 5
2.2.2 Xu hướng đầu tư quốc tế 6
2.2.3 Tình hình đầu tư nước ngoài trong thời gian qua 7
2.3 Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ , du lịch quốc tế 10
2.3.1 Các dịch vụ thu ngoại tệ là gì ? 10
2.3.2 Các dịch vụ thu ngoại tệ chủ yếu 10
2.3.3 Thực trạng dịch vụ thu ngoại tệ 11
Chương 3: Mục tiêu , quan điểm , nguyên tắc cơ bản nhằm mở rộng 12
và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại
3.1 Mục tiêu 12
3.2 Các nguyên tắc cơ bản nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả KTĐN 12
3.3 Phương hướng cơ bản nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả KTĐN 13
Chương 4: Các giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao 15
hiệu quả kinh tế đối ngoại
4.1 Đảm bảo sự ổn định về môi trường kinh tế – chính trị –xã hội 15
4.2 Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với kinh tế đối ngoại 15
4.3 Có chính sách thích hợp đối với từng hình thức KTĐN 15
4.3.1 Ngoại thương 15
4.3.2 Đầu tư quốc tế 16
4.3.3 Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ 19
Kết luận 21
Danh mục tài liệu tham khảo 22
danh mục các tàI liệu tham khảo
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mac- Lenin
2. Tạp chí Quản lý Nhà nước
3. Văn kiện Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam
4. Giáo trình Kinh tế ngoại thương . PGS. TS Bùi Xuân Lưu
5. Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
6. Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế
Bảng số 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (*)
Chỉ tiêu 88-39 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 6/2001
1998-
6/2001
1. Số dự án (dự án) 830 343 370 325 345 275 312 332 223 3355
2. Số vốn đăng ký (triệu USD) 8180,6 3765,6 6530,8 8497,3 4649,1 3897 1568,3 1926 1054 40.066,6
3. Số dự án tăng vốn (dự án) 68 73 122 134 143 133 135 122 76 1006
4. Số dự án còn hiệu lực (dự
án)
2619 2736 2736
5. Số vốn đăng ký còn hiệu lực
(triệu USD)
6971 10941 18331 26442 31668 33993 35636 36400 36596 36596
6. Số vốn thực hiện (triệu
USD)
2117 2213 2761 2837 3032 2189 1933 1221 900 17,803
(*) Theo Bộ KH & ĐT, đến ngày 20/12/2002, tại Việt Nam, có 4.582 dự án được cấp giấy phép với tổng vốn đầu tư
đăng kưý khoảng 50,3 tỷ USD và vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 24 tỷ USD, trong đó vốn nước ngoài chiếm
khoảng 98,75%.
(Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư - Tổng cục Thống kê)
Bảng 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo hình thức đầu tư 1998 - 20/12/2002
Hình thức đầu tư Số dự án còn hiệu
lực
Vốn đầu tư đăng
kí (tỷ USD)
Vốn đầu tư thực
hiện (tỷ USD)
Doanh thu (tỷ
USD)
1. 100% vốn nước ngoài 2.615 15,45 7,11 18,58
2. Liên doanh 1.694 27,13 10,91 21,19
3. Hợp đồng hợp tác liên doanh 265 5,72 5,6 2,89
4. BOT, BT, BTO 7 1,97 0,22 0,018
(Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Vấn đề phát triển kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.pdf