Tài liệu Luận văn Vấn đề năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ: LUẬN VĂN:
Năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản
Việt Nam trên thị trường Mỹ
Mở đầu
1. Sự cần thiết của đề tài
Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam,
là một trong những biện pháp quan trọng để tạo ra đột phá tăng trưởng cao, chuyển dịch
cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Xuất khẩu được
đẩy mạnh sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm cho xã hội, tạo nguồn dự trữ ngoại tệ,
kích thích đầu tư, đáp ứng được yêu cầu của CNH, HĐH đất nước. Muốn đẩy mạnh xuất
khẩu thì việc lựa chọn mặt hàng xuất khẩu chủ lực và thị trường nhập khẩu tiềm năng lớn
là hết sức quan trọng.
Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, trong
hơn một thập kỷ qua kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của mặt hàng này đã gia tăng một
mức đáng kể. Năm 1995, KNXK thủy sản mới ở mức 550,5 triệu USD thì đến năm 2005,
KNXK thủy sản đã đạt 2,6 tỷ USD, tỷ lệ bình quân mỗi năm tăng 14,5%. Hiện nay thị
trường xuất khẩ...
108 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1013 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Vấn đề năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản
Việt Nam trên thị trường Mỹ
Mở đầu
1. Sự cần thiết của đề tài
Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam,
là một trong những biện pháp quan trọng để tạo ra đột phá tăng trưởng cao, chuyển dịch
cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Xuất khẩu được
đẩy mạnh sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm cho xã hội, tạo nguồn dự trữ ngoại tệ,
kích thích đầu tư, đáp ứng được yêu cầu của CNH, HĐH đất nước. Muốn đẩy mạnh xuất
khẩu thì việc lựa chọn mặt hàng xuất khẩu chủ lực và thị trường nhập khẩu tiềm năng lớn
là hết sức quan trọng.
Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, trong
hơn một thập kỷ qua kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của mặt hàng này đã gia tăng một
mức đáng kể. Năm 1995, KNXK thủy sản mới ở mức 550,5 triệu USD thì đến năm 2005,
KNXK thủy sản đã đạt 2,6 tỷ USD, tỷ lệ bình quân mỗi năm tăng 14,5%. Hiện nay thị
trường xuất khẩu thủy sản (XKTS) của Việt Nam đã được mở rộng tới trên 105 nước và
vùng lãnh thổ trên thế giới. Thủy sản Việt Nam ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị
trường thế giới và hàng thủy sản của Việt Nam đã thâm nhập được một số thị trường lớn
như Mỹ, Nhật, EU…
Quan hệ thương mại Việt Nam - Mỹ bắt đầu phát triển từ sau khi Mỹ bỏ chính
sách cấm vận đối với nước ta. Hiệp định thương mại Việt Nam - Mỹ (BTA) được ký kết
và có hiệu lực vào ngày 10/12/2001, đã đánh dấu bước đột phá và cơ hội lớn để đẩy
mạnh và mở rộng quan hệ thương mại giữa hai quốc gia, đặc biệt tạo điều kiện cho việc
mở rộng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Thị trường Mỹ là một thị
trường lớn và nhiều tiềm năng, việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng
thủy sản nói riêng sang thị trường Mỹ là hết sức cần thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với
tiến trình CNH, HĐH của Việt Nam.
Trong bối cảnh khu vực hóa, toàn cầu hóa kinh tế đang tác động mạnh mẽ đến
mọi quốc gia, tính chất cạnh tranh về kinh tế giữa các quốc gia ngày càng gay gắt thì hoạt
động xuất khẩu nói chung, xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ nói
riêng vừa có những cơ hội to lớn, đồng thời cũng có những thách thức không nhỏ. Hàng
thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ phải đáp ứng được những quy định rất
khắt khe của thị trường này, mặt khác phải cạnh tranh gay gắt với hàng thủy sản của
những nước khác như Trung Quốc, Thái Lan… Hàng thủy sản Việt Nam không thể thâm
nhập và đứng vững được trên thị trường Mỹ nếu không có năng lực cạnh tranh cao.
Qua các vụ kiện liên quan đến xuất khẩu cá tra, cá ba sa và tôm của Việt Nam ở
Mỹ vừa qua đã xuất hiện nhiều câu hỏi: phải chăng hàng thủy sản Việt Nam có sức cạnh
tranh cao trên thị trường Mỹ nên mới bị các chủ trang trại nuôi trồng thủy sản của Mỹ
kiện Việt Nam bán phá giá? Hàng thủy sản của Việt Nam đã đáp ứng được đầy đủ các
yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) (rào cản kỹ thuật) của thị trường Mỹ
hay chưa? Tại sao thị trường Mỹ rất rộng lớn nhưng hàng thủy sản của Việt Nam rất khó
vào?
Mặc dù đã có khá nhiều nghiên cứu tìm câu trả lời cho các vấn đề trên nhưng cho
tới nay vẫn chủ yếu là các bài viết dưới dạng báo có tính thông tin, ít nghiên cứu có tính
hệ thống. Một số nghiên cứu đã đề cập đến năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt
Nam trên thị trường Mỹ nhưng chưa sâu hoặc thiếu tính cập nhật. Do vậy, việc nghiên
cứu đề tài để làm rõ các cơ sở lý luận, thực tiễn và thực trạng của năng lực cạnh tranh
hàng thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ là rất cần thiết. Đây chính là lý do để tác
giả chọn đề tài " Năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ
" làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những chủ đề được nhiều người nghiên cứu ở
nước ta. Các nghiên cứu đã được xuất bản (sách) có một số nội dung liên quan đến đề tài
như: "Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế" (GS. Chu Văn Cấp chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003); "Đổi mới
chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế" (TS. Lê Thị Vân Anh, Nxb Lao động, Hà Nội, 2003); "Chiến lược thâm
nhập thị trường Mỹ", (GS. Võ Thanh Thu, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2003); "Đánh giá tác
động kinh tế của hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ" (Dự án STAR
Việt Nam và Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003).
"Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ" (Đề
tài Bộ Thương mại, năm 2000)... Các nghiên cứu này đã khái quát được khá đầy đủ thực
trạng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta hiện nay và nêu các giải pháp để nâng
cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, hàng xuất khẩu Việt Nam nói riêng
tới các thị trường trên thế giới, trong đó có thị trường Mỹ. Các nghiên cứu này cũng đã
nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của quốc gia, công ty và sản
phẩm. Một số tài liệu cũng đã nghiên cứu và đưa ra các giải pháp tổng quát nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, những đánh giá năng lực
cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam nói chung và hàng thủy sản xuất khẩu vào
Mỹ nói riêng, còn khá mờ nhạt.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu đã nêu, cũng có khá nhiều các nghiên cứu
dưới dạng dự án (sản phẩm nghiên cứu chưa được xuất bản), có nội dung liên quan đến
đề tài, trong đó tiêu biểu như: "Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông lâm thủy
sản" (Dự án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 4/2003); "Nâng cao năng lực
cạnh tranh hàng hóa và dịch vụ Việt Nam" (Đề án của ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế
quốc tế phối hợp với các Bộ/ngành, 10/2001), "Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam -
Hoa Kỳ" (Đề tài của Trung tâm tư vấn và đào tạo kinh tế thương mại); "Chương trình
phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 và tầm nhìn 2020" (Dự thảo lần 4 của Ban
chỉ đạo chương trình phát triển XKTS của Bộ Thủy sản, năm 2006). Các nghiên cứu này
đã phân tích khá kỹ và có tính hệ thống về lý thuyết và thực tiễn của thực trạng năng lực
cạnh tranh các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, trong đó đặc biệt là hàng nông, lâm, thủy sản
của Việt Nam hiện nay. Tuy vậy, các nội dung về năng lực cạnh tranh hàng thủy sản của
Việt Nam vào thị trường Mỹ còn ít được đề cập tới.
Ngoài các công trình nghiên cứu có tính học thuật như đã nêu, còn có khá nhiều
các bài báo, thông tin về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Mỹ, trong đó
phần nhiều là các thông tin liên quan đến các vụ kiện về xuất khẩu cá tra, các basa và tôm
của Việt Nam vào thị trường này.
Qua tổng quan các công trình nghiên cứu tiêu biểu có nội dung liên quan đến đề
tài cho thấy, việc làm rõ năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường
Mỹ vẫn còn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và cập nhật. Do đó, luận văn sẽ
tiếp tục thực hiện nhiệm vụ này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích: Làm rõ năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản của Việt Nam trên thị
trường Mỹ, trên có sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của
hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường quan trọng này trong thời gian tới.
Nhiệm vụ của đề tài:
+ Hệ thống một số vấn đề lý luận về cạnh tranh, sức cạnh tranh của hàng hóa, các
nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường
Mỹ;
+ Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam
trên thị trường Mỹ;
+ Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng
thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản của Việt Nam
trên thị trường Mỹ.
- Phạm vi nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản của Việt Nam trên
thị trường Mỹ từ giai đoạn hai bên bình thường hóa quan hệ ngoại giao đến nay và đề
xuất những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào
thị trường Mỹ đến năm 2010. Do mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã nêu, luận văn
không đi sâu nghiên cứu những vấn đề thuộc về kỹ thuật, nghiệp vụ của ngành thủy sản
mà định hướng nghiên cứu vào các vấn đề có tính vĩ mô.
5. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp nghiên cứu truyền thống được sử dụng trong nghiên cứu
kinh tế, luận văn sẽ sử dụng thêm hai phương pháp phân tích cạnh tranh hiện đại là
SWOT, GAP.
Lợi thế cạnh tranh hàng thủy sản xuất khẩu được phân tích theo từng phương
pháp riêng biệt hoặc kết hợp giữa các phương pháp phân tích cạnh tranh khác nhau.
Phương pháp phân tích SWOT sẽ được áp dụng như là phương pháp cơ bản nhất trong
phân tích cạnh tranh của sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Mỹ. Phương pháp phân tích
này dựa vào thống kê các điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức trong tất cả các khía cạnh
ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của sản phẩm thủy sản của Việt Nam sang thị trường
Mỹ ở từng thời điểm cụ thể. Các khía cạnh này thuộc về các yếu tố: điều kiện tự nhiên, vị
trí địa lý, nguồn nhân công, số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả, công nghệ chế biến,
bảo quản công tác xúc tiến thương mại, hệ thống phân phối, quan hệ thương mại Việt -
Mỹ, hệ thống cơ sở hạ tầng, hàng rào thuế quan và kỹ thuật của Mỹ...
Phương pháp phân tích GAP là so sánh mức độ cạnh tranh giữa các yếu tố đã nêu
của sản phẩm thủy sản tiêu thụ tại thị trường Mỹ (bao gồm tất cả các nguồn gốc xuất xứ -
trong và ngoài nước Mỹ)… So sánh tất cả các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh giữa các
sản phẩm thủy sản ở Mỹ là việc làm rất khó, do đó chỉ một số yếu tố cơ bản và nguồn cung
cấp chủ yếu được lựa chọn để phân tích so sánh. Các yếu tố này thường bao gồm các chỉ số
quan trọng là thị phần xuất khẩu, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, điều kiện sản xuất chế
biến, phân phối sản phẩm, giá cả... Các nước được lựa chọn là Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc.
Mỗi phương pháp phân tích có ưu điểm và hạn chế riêng, bởi vậy việc kết hợp
giữa các phương pháp phân tích đã nêu sẽ mang lại đánh giá chính xác hơn về lợi thế
cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống được cơ sở lý luận và thực tiễn của năng lực cạnh tranh hàng thủy sản
của Việt Nam vào thị trường Mỹ.
- Làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường
Mỹ.
- Đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng
thủy sản của Việt Nam trên thị trường Mỹ.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của phân tích năng lực cạnh tranh hàng
thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ.
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị
trường Mỹ.
Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt
Nam trên thị trường Mỹ.
Chương 1
Cơ sở lý luận và thực tiễn của phân tích năng lực cạnh tranh hàng thủy sản Việt Nam
trên thị trường Mỹ
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của hàng hóa
1.1.1.1. Khái niệm, vai trò của cạnh tranh
Khái niệm về cạnh tranh: ở mỗi thời kỳ lịch sử có quan niệm khác nhau về
khái niệm, phạm vi và các cấp độ của cạnh tranh. Từ lâu, lý luận về cạnh tranh đã được
nhiều nhà kinh tế nổi tiếng trên thế giới nghiên cứu. Adam Smith được coi là người có
công đầu trong việc đưa ra lý luận cạnh tranh một cách có hệ thống. Theo ông, thuộc tính
cơ bản của kinh tế thị trường là tự do cạnh tranh, không có cạnh tranh thì không có kinh
tế thị trường đích thực. Cạnh tranh được thực hiện thông qua thị trường và giá cả. Trong
tự do cạnh tranh các cá nhân phải ganh đua, thậm chí chèn ép nhau để đạt được mục đích
của mình và điều đó buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm việc của mình một cách chính
xác. Cạnh tranh khơi dậy sự nỗ lực chủ quan của con người trong sản xuất ra hàng hóa,
tìm kiếm lợi nhuận, từ đó làm tăng của cải cho nền kinh tế quốc dân.
Các Mác không xây dựng lý luận riêng về cạnh tranh trong các nghiên cứu của
ông, nhưng lý luận về cạnh tranh cũng được ông đề cập đến nhiều khi nghiên cứu về lý
luận giá trị, lý luận về tư bản và giá trị thặng dư. Theo C. Mác, điều kiện dẫn đến sự ra đời
và tồn tại của cạnh tranh là phân công lao động xã hội và quyền sở hữu độc lập của chủ
thể. Phân công lao động xã hội theo nghĩa rộng tức là sự phân công lao động xã hội trong
một đơn vị kinh tế, giữa các doanh nghiệp, giữa các ngành trong một nền kinh tế quốc
dân và giữa các nền kinh tế trong khu vực hay phạm vi thế giới. Trong nền kinh tế thị
trường, các chủ thể có quyền sở hữu độc lập đều theo đuổi lợi ích kinh tế riêng và chính
điều đó tạo nên động lực của cạnh tranh. Cạnh tranh có khả năng điều tiết sự phân phối tư
bản và các nguồn lực xã hội giữa các ngành sản xuất khác nhau. Cạnh tranh làm thúc đẩy
sự phát triển của kỹ thuật sản xuất, làm thay đổi kết cấu tổ chức kinh tế và thúc đẩy sự
tăng trưởng của nền kinh tế xã hội. Cạnh tranh diễn ra dưới ba hình thức: Một là, cạnh
tranh giữa các nhà tư bản nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch, ở hình thức này các nhà
tư bản cạnh tranh trực tiếp với nhau thông qua hạ giá thành bằng cách đua nhau áp dụng
công nghệ tiến bộ, kỹ thuật mới để nâng cao năng suất lao động cá biệt và hạ thấp chi phí
cá biệt của từng doanh nghiệp; hai là, cạnh tranh giữa các nhà tư bản với nhau để hút
được một số lượng người tiêu dùng lớn về phía mình, áp lực cạnh tranh buộc họ phải
thường xuyên nâng cao chất lượng của hàng hóa thông qua việc nâng cao giá trị sử dụng,
cải thiện độ bền, tính năng, tác dụng của sản phẩm hàng hóa; ba là, cạnh tranh giữa các
ngành nhằm phân chia nhau giá trị thặng dư, đây là hình thức có tác dụng nhằm gia tăng
tính lưu động của tư bản, làm cho các năng lực tư bản trong xã hội có thể điều tiết một
cách linh hoạt vào các ngành sản xuất khác nhau.
Như vậy, theo C.Mác cạnh tranh kinh tế là hệ quả tất yếu của nền sản xuất hàng
hóa, là sự đối chọi của những người sản xuất hàng hóa dựa trên cơ sở thực lực kinh tế của
họ.
Các nhà kinh tế học hiện đại cũng đề cập đến cạnh tranh ở những khía cạnh khác
nhau. Theo Michael E. Porter:
Cạnh tranh là tăng trưởng bền vững của GDP và được quyết định bởi
hiệu quả sử dụng các yếu tố vốn, lao động, các nguồn lực tự nhiên, nhờ đó cải
thiện được điều kiện sống của mọi người dân trong xã hội. ở phạm vi ngành,
theo Markusen, một ngành công nghiệp là cạnh tranh nếu nó có một mức chi
phí đơn vị bằng hoặc thấp hơn mức chi phí so với các ngành tương tự trên
phạm vi toàn cầu. Theo E. Siggel và J. Cocburn, ở phạm vi doanh nghiệp thì
cạnh tranh được quan niệm là việc cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ chất lượng
tốt với giá rẻ [18, tr. 7].
Các khái niệm, định nghĩa khác về khả năng cạnh tranh của ngành, của doanh
nghiệp đều đề cập khả năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận cao, phát triển bền vững và
được đo bằng tỷ trọng thị phần của sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường.
ở Việt Nam, đề cập đến "cạnh tranh" một số nhà khoa học cho rằng, cạnh tranh là
vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hóa - dịch vụ (mua và bán) Mục đích trực tiếp của
hoạt động cạnh tranh trên thị trường của các chủ thể kinh tế là giành lợi thế để hạ thấp giá
cả của các yếu tố "đầu vào" trong chu trình sản xuất - kinh doanh và nâng cao giá "đầu
ra", sao cho giành được mức lợi nhuận cao nhất với mức chi phí hợp lý nhất. Như vậy,
trên quy mô toàn xã hội, cạnh tranh là phương thức phân bổ các nguồn lực một cách tối
ưu và do đó nó trở thành động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mặt khác,
đồng thời với tối đa hóa lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh, cạnh tranh cũng là yếu tố
thúc đẩy quá trình tích lũy và tập trung tư bản không đồng đều ở các doanh nghiệp. Cạnh
tranh còn là môi trường phát triển mạnh mẽ cho các chủ thể kinh doanh thích nghi được
với các điều kiện thị trường, đào thải các doanh nghiệp ít khả năng thích ứng, dẫn đến
quá trình tập trung hóa trong từng ngành, vùng, quốc gia...
Có thể khái quát định nghĩa về cạnh tranh như sau:
Cạnh tranh là một quá trình tranh đấu mà trong đó, các chủ thể kinh tế
ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp (kể cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn kinh doanh)
để đạt được mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình) như: chiếm lĩnh thị trường,
giành lấy khách hàng, cũng như đảm bảo tiêu thụ hàng hóa có lợi nhất, nhằm
nâng cao vị thế của mình. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong
quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích: đối với người kinh doanh là lợi
nhuận, còn đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng [44, tr. 7]
Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế: Trên bình diện nền kinh tế quốc gia,
cạnh tranh có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần phân bổ nguồn lực hiệu quả
nhất thông qua việc kích thích các doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực tối ưu, góp phần
phân phối lại thu nhập một cách hiệu quả hơn và đồng thời góp phần nâng cao phúc lợi
xã hội.
Trên bình diện doanh nghiệp, bằng sự hấp dẫn của lợi nhuận từ việc đi đầu về
chất lượng, mẫu mã cũng như áp lực phá sản, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải
luôn cải tiến, nâng cao công nghệ, phương pháp sản xuất, quản lý nhằm nâng cao uy tín
của mình. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải mở rộng, tìm kiếm thị trường với mục
đích tiêu thụ, đầu tư huy động nguồn vốn, lao động, công nghệ, trình độ quản lý trên thị
trường quốc tế. Thông qua cạnh tranh quốc tế, các doanh nghiệp thấy được lợi thế so
sánh, cũng như các điểm yếu kém của mình để hoàn thiện, xây dựng các chiến lược kinh
doanh trên thị trường quốc tế. Dưới góc độ lợi ích người tiêu dùng, cạnh tranh giúp cho
người tiêu dùng có được sự lựa chọn rộng rãi hơn, buộc người sản xuất không thể áp đặt
giá cả tùy tiện. Với khía cạnh đó, cạnh tranh là yếu tố điều tiết thị trường, giá cả, quan hệ
cung cầu.
Kinh tế thị trường là tiền đề cơ bản của cạnh tranh bởi một số đặc trưng cơ bản
của nó. Các quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế thị trường (KTTT) như quy luật cạnh tranh,
quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật giá cả tạo điều kiện để cạnh tranh hình thành,
vận hành và phát triển. Trong nền KTTT tồn tại nhiều thành phần kinh tế với các hình
thức sở hữu khác nhau cùng hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chủ thể kinh tế với khả
năng về vốn, lao động, công nghệ, trình độ quản lý khác nhau đều có mục đích tiến tới tối
đa hóa lợi ích. Do vậy, để tối đa hóa lợi nhuận và không bị đào thải buộc các chủ thể kinh
tế chỉ có cách duy nhất là cạnh tranh.
Cạnh tranh trong cơ chế thị trường tự do ở nhiều trường hợp chưa thực sự vận
hành hiệu quả, thậm chí có thể bị tắc nghẽn do những thất bại của thị trường. Do vậy,
phải có sự can thiệp hợp lý của Nhà nước để đảm bảo cơ chế cạnh tranh vận hành một
cách hiệu quả, giảm thiểu thất bại của thị trường. Điều cốt lõi là Nhà nước phải thực hiện,
xây dựng chính sách cạnh tranh hiệu quả, môi trường cạnh tranh, bình đẳng, lành mạnh
nhằm tránh thất bại của thị trường gây tổn hại đến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp nói
riêng và nền kinh tế nói chung.
1.1.1.2. Phân loại các loại hình cạnh tranh
Trong nền KTTT, đứng từ các góc độ khác nhau để xem xét, các nhà nghiên cứu
đã chia thành các loại cạnh tranh:
Xét theo chủ thể cạnh tranh có cạnh tranh giữa những người sản xuất với nhau,
cạnh tranh giữa những người bán với nhau; cạnh tranh giữa những người mua với nhau;
cạnh tranh giữa người bán và người mua.
Xét theo mục tiêu kinh tế của các chủ thể thì có cạnh tranh trong nội bộ ngành và
cạnh tranh giữa các ngành mà các nhà kinh tế học chia thành hai hình thức là: "cạnh tranh
dọc" và "cạnh tranh ngang".
Cạnh tranh dọc: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình
quân thấp nhất khác nhau. Cạnh tranh dọc làm cho thay đổi giá bán và doanh nghiệp sẽ
có "điểm dừng". Sau một thời gian nhất định sẽ hình thành một giá thị trường thống nhất
và doanh nghiệp nào có chi phí bình quân cao sẽ bị phá sản, còn các doanh nghiệp có chi
phí bình quân thấp nhất sẽ thu được lợi nhuận cao và phát triển.
Cạnh tranh ngang: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình
quân thấp nhất như nhau. Do đặc điểm này nên sẽ không có doanh nghiệp nào bị loại ra
khỏi thị trường song giá cả thấp ở mức tối đa, chỉ có người mua hưởng lợi nhiều nhất còn
lợi nhuận doanh nghiệp giảm dần. Sau một thời gian nhất định sẽ xuất hiện khuynh
hướng: hoặc liên minh với nhau bán hàng giá cao, giảm lượng bán - tiến tới độc quyền,
hoặc tìm cách giảm chi phí bằng cách nâng cao năng lực quản lý, tổ chức và hiện đại hóa
công nghệ..., tức là chuyển sang cạnh tranh dọc, như nêu trên.
Xét theo tính chất của phương thức cạnh tranh thì có cạnh tranh lành mạnh và
cạnh tranh không lành mạnh. Trong cạnh tranh, các chủ thể kinh tế sẽ dùng tất cả các
biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn, để đạt được mục tiêu kinh tế của mình. Có những
biện pháp cạnh tranh hợp pháp hay cạnh tranh lành mạnh (Healthy Competition).
Ngược lại, có những thủ đoạn phi pháp, nhằm tiêu diệt đối phương chứ không phải
bằng nỗ lực vươn lên của mình, gọi là cạnh tranh bất hợp pháp hay cạnh tranh không
lành mạnh (Unfair Competition).
Xét theo hình thái cạnh tranh, thì có: cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không
hoàn hảo.
Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition) hay gọi là cạnh tranh thuần túy
(Pure Competition) là tình trạng cạnh tranh mà giá cả của một loại hàng hóa là không đổi
trong toàn bộ các nơi của thị trường do có nhiều người bán và người mua, họ có đủ thông
tin về các điều kiện của thị trường. Trên thực tế đời sống kinh tế, ít tồn tại hình thái cạnh
tranh hoàn hảo này.
Cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect Competition) là hình thái chiếm ưu thế
trong các ngành sản xuất kinh doanh. ở đó, các nhà sản xuất bán hàng đủ mạnh để chi
phối giá cả các sản phẩm của mình trên thị trường hoặc từng nơi, từng khu vực cụ thể.
Trong cạnh tranh không hoàn hảo lại phân ra hai loại là: độc quyền nhóm và cạnh tranh
mang tính chất độc quyền. Độc quyền nhóm là một ngành chỉ có một số ít người sản xuất
và họ đều nhận thức được giá cả của mình không chỉ phụ thuộc vào sản lượng của mình
mà còn phụ thuộc vào hoạt động cạnh tranh của những đối thủ quan trọng trong ngành
đó. Cạnh tranh mang tính độc quyền là một ngành có nhiều người bán, sản xuất ra những
sản phẩm dễ thay thế cho nhau, mỗi hãng chỉ có thể hạn chế ảnh hưởng tới giá cả sản
phẩm của mình ở mức độ nhất định.
Xét theo các công đoạn của quá trình kinh doanh hàng hóa thì có cạnh tranh
trước khi bán hàng, trong khi bán hàng và cạnh tranh sau khi bán hàng.
Ngoài các loại hình cạnh tranh đã nêu trên, người ta còn xét theo một số tiêu chí
khác nữa: điều kiện không gian, lợi thế tài nguyên, nhân lực, đặc điểm tập quán sản xuất,
tiêu dùng, văn hóa... ở từng dân tộc, khu vực, từng quốc gia khác nhau mà phân loại
thành cạnh tranh giữa các nước và các khu vực trên thế giới; cạnh tranh trong và ngoài
nước, cạnh tranh giữa cộng đồng, các vùng có bản sắc dân tộc và tập quán sản xuất tiêu
dùng khác nhau.
1.1.1.3. Năng lực cạnh tranh, các cấp độ của năng lực cạnh tranh
Khái niệm về năng lực cạnh tranh (sức cạnh tranh)
Năng lực cạnh tranh hay sức cạnh tranh (Competitive Power) là khả năng giành
được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại
một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp [43, tr. 349].
Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế (OECD) đưa ra định nghĩa về năng lực cạnh tranh trên cơ sở kết hợp cho cả doanh
nghiệp, ngành và quốc gia như sau: Sức cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp,
ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện
cạnh tranh quốc tế.
Các cấp độ của năng lực cạnh tranh:
Năng lực cạnh tranh có thể được phân biệt thành ba cấp độ: Năng lực cạnh tranh
quốc gia; năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng
hóa.
- Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia:
Năng lực cạnh tranh quốc gia là một chỉ tiêu tổng hợp, bao gồm nhiều nhóm yếu
tố khác nhau: chất lượng và trình độ phát triển của thể chế nhà nước, vai trò quản lý của
nhà nước, các thể chế của kinh tế thị trường, độ mở của nền kinh tế, trình độ quản lý của
doanh nghiệp, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, chất lượng và số lượng lao động và khoa học -
công nghệ là những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia.
Năng lực cạnh tranh của một quốc gia được quyết định bởi sự lành mạnh của các
môi trường kinh tế vĩ mô, vi mô, chất lượng chiến lược và hiệu quả kinh doanh của các
công ty (theo Goger H. Ford, 2003). Còn theo A.Warner, năng lực cạnh tranh của quốc gia
là khả năng đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh GDP/đầu người trong suốt thời gian dài.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF năm 1997 định nghĩa năng lực cạnh tranh quốc
gia là "năng lực của nền kinh tế quốc dân đạt và duy trì được mức tăng trưởng cao trên cơ
sở các chính sách, thể chế và các đặc trưng kinh tế khác tương đối vững chắc" [44, tr. 9].
Như vậy, tuy có sự khác nhau trong các khái niệm, định nghĩa nhưng tất cả đều có
điểm chung cơ bản là cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của một quốc gia được quyết định
bởi năng suất các thành tố, nhờ đó duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững của GDP
và cải thiện được điều kiện sống của người dân.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực tồn tại, duy trì và gia tăng lợi
nhuận, thị phần trên thị trường của các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Một
doanh nghiệp được coi là có sức cạnh tranh (hay năng lực cạnh tranh) và được đánh giá
là có thể đứng vững cùng các nhà sản xuất khác, khi các sản phẩm thay thế hoặc các sản
phẩm tương tự được đưa ra với mức giá thấp hơn các sản phẩm cùng loại; hoặc cung cấp
các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng và dịch vụ ngang bằng hay cao
hơn. Nhìn chung, khi xác định năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp hay một ngành
cần xem xét đến tiềm năng sản xuất kinh doanh một hàng hóa hay một dịch vụ ở mức giá
ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến mà không phải trợ cấp.
Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp được xác định trên cơ sở bốn nhóm yếu tố chủ
yếu sau:
Nhóm yếu tố thứ nhất bao gồm các yếu tố liên quan đến chất lượng, khả năng
cung ứng các yếu tố đầu vào của sản xuất hàng hóa: tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân
lực; nguồn vốn; kết cấu hạ tầng kỹ thuật; thông tin; các yếu tố về khoa học và công nghệ;
hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước…
Nhóm yếu tố thứ hai liên quan đến các ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ cho
hoạt động của doanh nghiệp, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ có liên quan để doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Nhóm yếu tố thứ ba liên quan đến nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm
và dịch vụ của doanh nghiệp, yêu cầu của khách hàng về chất lượng của sản phẩm, dịch
vụ. Phân tích những yếu tố thuộc nhóm này giúp doanh nghiệp các thông tin về dung
lượng, sức mua, mức độ đàn hồi của thị trường, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng đối
với sản phẩm.
Nhóm yếu tố thứ tư phản ánh trực tiếp mức độ cạnh tranh ở lĩnh vực mà doanh
nghiệp kinh doanh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương quan so sánh với
các doanh nghiệp khác (về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, thương hiệu, kinh nghiệm
quản lý..).
Nhìn chung trong chiến lược phát triển của mình, các doanh nghiệp đều phải tính
toán đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, doanh
nghiệp tập trung đầu tư vào những yếu tố phù hợp và từng bước nâng trình độ phát triển
lên mức cao hơn. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ được quyết định bởi
quy mô sản xuất mà còn phụ thuộc rất nhiều vào khâu tiêu thụ, khuyến mại, nghiên cứu
thị trường.
- Năng lực cạnh tranh của hàng hóa:
Năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ là cơ sở tạo nên sức cạnh tranh của
doanh nghiệp, của ngành và thể hiện tập trung ở các yếu tố: giá cả, chất lượng, hệ thống
phân phối và thương hiệu của doanh nghiệp.
Một hàng hóa được coi là có năng lực cạnh tranh khi nó đáp ứng được nhu cầu
của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt,
thương hiệu, bao bì.... hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hóa cùng loại. Năng lực cạnh
tranh của sản phẩm hàng hóa lại được quyết định bởi năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Không thể có năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa cao trong khi doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó có năng lực cạnh tranh thấp.
Cạnh tranh về giá cả là một công cụ quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh
của hàng hóa. Nếu hai hàng hóa cùng loại và có chất lượng như nhau, thì hàng hóa nào
được bán với giá thấp hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Giá cả hàng hóa được
quyết định bởi giá thành của nó. Muốn hạ giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp phải cải
tiến tổ chức quản lý sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động, khai thác
nguồn nguyên liệu đầu vào với chi phí thấp...
Cạnh tranh về chất lượng là nội dung thứ hai có tính then chốt trong các biện
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa. Hàng hóa có công dụng như nhau, giá
cả bằng nhau thì người tiêu dùng sẽ mua hàng hóa có chất lượng cao hơn. Ngày nay hàng
hóa có sức cạnh tranh cao phải là những hàng hóa "xanh và sạch", đáp ứng được những
yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, về bảo vệ môi trường của các thị trường
khó tính như Mỹ, Nhật, EU… Việc xây dựng thương hiệu tốt cũng giúp doanh nghiệp thu
hút ngày càng nhiều khách hàng và thâm nhập thành công thị trường các nước nhập khẩu.
Thương hiệu là một tài sản vô hình có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định mua hàng
của người tiêu dùng. Thương hiệu nổi tiếng sẽ ăn sâu vào trí nhớ người tiêu dùng và với
sức mạnh của thương hiệu, sản phẩm tạo ra giá trị gia tăng (GTGT) không chỉ ở giá mà
còn ở niềm tin người tiêu dùng.
Cạnh tranh về hệ thống phân phối, dịch vụ bán hàng ngày càng đóng vai trò quan
trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, đặc biệt trong điều kiện
toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế tất yếu trong nền kinh tế thế giới hiện nay. Khâu phân
phối sản phẩm có ý nghĩa quan trọng, là cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng.
Trong điều kiện hàng hóa được sản xuất từ nhiều doanh nghiệp với các chủng loại đa
dạng và phong phú như hiện nay, thì công tác tiếp cận thị trường, giới thiệu sản phẩm
phải được chú trọng đúng mức. Hệ thống phân phối được thiết kế hợp lý, phân định được
kênh phân phối chủ lực và các kênh phân phối phụ trợ có ý nghĩa quan trọng trong việc
giảm chi phí tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên
thị trường.
Mối quan hệ giữa các cấp độ năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh ở các cấp độ phân biệt trên đây (cấp độ quốc gia, cấp độ
doanh nghiệp, cấp độ hàng hóa) có mối tương quan mật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn
nhau. Do đó, khi xem xét, đánh giá và đề ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp nói chung, của doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng cần thiết phải đặt nó
trong mối tương quan chung giữa các cấp độ năng lực cạnh tranh nêu trên.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau. Năng lực cạnh
tranh của hàng hóa có được do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo ra. Ngược lại,
mặc dù năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ do năng lực cạnh tranh của hàng
hóa mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, nhưng năng lực cạnh tranh của sản
phẩm hàng hóa có ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tổng số năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp của một nước tạo thành năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia đó. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bị hạn chế
nếu năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa thấp.
Năng lực cạnh tranh quốc gia thể hiện qua môi trường kinh doanh, khả năng cạnh tranh
quốc tế và trong nước. Sự ổn định về hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội, việc mở rộng các
quan hệ kinh tế đối ngoại, các chính sách kinh tế vĩ mô và hệ thống luật pháp có ảnh
hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của sản phẩm hàng hóa trong
quốc gia đó.
Các cấp độ cạnh tranh có mối liên hệ hữu cơ với nhau, trong đó năng lực cạnh
tranh của hàng hóa dịch vụ là kết quả của năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp, đồng thời năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ trên thị
trường phản ánh một cách tổng quát nhất khả năng cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh của một quốc gia thể hiện qua năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp ở quốc gia đó và năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa lại phản ánh năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của hàng hóa chịu tác động của
các yếu tố vĩ mô, được thể hiện ở năng lực cạnh tranh quốc gia và các yếu tố vi mô là
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Chính vì vậy các giải pháp để nâng cao sức
cạnh tranh của hàng hóa bao gồm các giải pháp ở cả cấp độ quốc gia và cấp độ doanh
nghiệp. Để đánh giá được năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong một giai đoạn nhất
định cần đánh giá năng lực cạnh tranh đó trong bối cảnh vận động của nền kinh tế trong
nước và quốc tế, so sánh nó với các sản phẩm cùng loại của các nước ở từng thời điểm
nhất định.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh hàng thủy sản xuất
khẩu
Cũng như các thuật ngữ kinh tế khác, khái niệm xuất khẩu hàng hóa được phân
tích dưới các góc độ tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, khái quát về xuất khẩu hàng hóa
được hiểu là việc bán hàng hóa cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện
thanh toán. Mục đích của hoạt động xuất khẩu hàng hóa là khai thác lợi thế của các quốc
gia trong phân công lao động quốc tế. Thực chất của hoạt động xuất khẩu hàng hóa là sự
trao đổi lao động kết tinh vào hàng hóa giữa các quốc gia. Thông qua hoạt động xuất
khẩu, các quốc gia phát huy được thế mạnh của mình để sản xuất những mặt hàng có lợi
thế so sánh để bán ra thị trường quốc tế và nhập khẩu về những sản phẩm phục vụ cho
sản xuất và tiêu dùng mà trong nước không có thế mạnh sản xuất.
Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế ngày càng mở rộng và có tác động mạnh mẽ
đến tất cả các nền kinh tế trên thế giới như hiện nay, quá trình phân công lao động trên
phạm vi quốc tế ngày càng trở nên sâu sắc. Điều đó dẫn đến các quốc gia, các doanh
nghiệp ngày càng có nhiều cơ hội để tham gia vào thị trường thế giới, tập trung sản xuất
và xuất khẩu ra thế giới những mặt hàng mình có lợi thế. Nhưng mặt khác, tính gay gắt
trong cạnh tranh giữa các quốc gia, các doanh nghiệp trong xuất khẩu những chủng loại
hàng hóa tương tự nhau ra thị trường thế giới, cũng ngày càng tăng lên. Để hàng hóa xuất
khẩu của doanh nghiệp thâm nhập và đứng vững trên thị trường quốc tế, tất yếu phải
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng, từ đó có các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Mỗi chủng loại hàng hóa xuất khẩu có
những đặc điểm riêng, do vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh của một chủng loại hàng
xuất khẩu, thì một mặt phải chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
hàng xuất khẩu nói chung, mặt khác phải hết sức chú trọng đến các yếu tố đặc thù đối với
chủng loại hàng hóa đó.
Thủy sản là một ngành sản xuất nông nghiệp chuyên môn hóa hẹp, với các sản
phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu ăn - một nhu cầu thiết yếu của con người, các sản
phẩm của ngành thủy sản rất đa dạng như các loài tôm, cá, nhuyễn thể và các loại thủy
sản đặc biệt khác. Xuất khẩu thủy sản là việc bán ra nước ngoài những hàng hóa thủy sản
được khai thác, nuôi trồng, chế biến ở trong nước. Cũng như việc xuất khẩu các hàng hóa
khác, xuất khẩu thủy sản có tác dụng thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, mang lại
nguồn thu ngoại tệ, góp phần tăng tích lũy vốn cho người sản xuất, người xuất khẩu và
cho nền kinh tế nói chung. Năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu chịu ảnh
hưởng của các nhân tố tác động đến hàng hóa xuất khẩu nói chung và những nhân tố
riêng có, phù hợp với đặc thù của ngành thủy sản. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu có thể được chia thành hai nhóm chủ yếu đó là
các yếu tố thuộc môi trường cạnh tranh và các yếu tố thuộc về hàng hóa.
1.1.2.1. Các yếu tố thuộc môi trường cạnh tranh
- Điều kiện tự nhiên: Các yếu tố về điều kiện tự nhiên thuận lợi như vị trí địa lý,
khí hậu, tài nguyên thiên nhiên tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh
tranh.Vị trí địa lý thuận lợi sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí vận chuyển dẫn tới
giảm giá bán hàng hóa. Hoặc tài nguyên thiên nhiên phong phú giúp doanh nghiệp có
được khối lượng hàng hóa đầu vào ổn định với giá thấp. Đối với hàng thủy sản xuất khẩu,
yếu tố về điều kiện tự nhiên có tác động rất quan trọng đến việc nâng cao năng lực cạnh
tranh. Một quốc gia có bờ biển dài, hệ thống sông hồ thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh
bắt thủy sản với những chủng loại sản phẩm đa dạng, phong phú, có GTGT cao thì quốc
gia đó có những lợi thế rất lớn để phát triển ngành thủy sản nói chung, hàng thủy sản
xuất khẩu nói riêng. Thủy sản là một ngành kinh tế gắn chặt với điều kiện tự nhiên
không chỉ trong khâu đánh bắt, chế biến mà còn ở cả việc nuôi trồng, tạo nguồn giống và
việc vận chuyển đến các thị trường tiêu thụ.
- Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng
lực cạnh tranh của hàng hóa nói chung và hàng thủy sản nói riêng. Hệ thống cơ sở hạ
tầng bao gồm hệ thống điện, nước, viễn thông, đường, cầu, bến cảng đường sông, đường
biển, đường hàng không, kho tàng, bến bãi… Cơ sở hạ tầng phát triển sẽ giúp doanh
nghiệp đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa, từ đó góp phần giảm chi phí đầu vào, hạ
thấp giá thành sản phẩm. Ngược lại, nếu cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, chất lượng
dịch vụ thấp, giá cả đắt thì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và xuất khẩu hàng
hóa. Cản trở nghiêm trọng nhất từ cơ sở hạ tầng đối với năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là hệ thống dịch vụ độc quyền, áp đặt giá quá cao với chất lượng dịch vụ thấp,
năng suất lao động và hiệu quả sử dụng phương tiện kém. Tỷ trọng chi phí về cơ sở hạ
tầng trong một đơn vị sản phẩm có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Nếu chi phí về điện, nước, viễn thông, thông tin liên lạc cao quá mức so với các nước
trong khu vực và trên thế giới nó sẽ làm giảm các lợi thế cạnh tranh khác như điều kiện
tự nhiên, lao động, sự ổn định chính trị xã hội v.v... Hệ thống cơ sở hạ tầng lạc hậu và
yếu kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả đầu vào và do đó ảnh hưởng đến giá bán sản
phẩm.
- Kinh tế: Trước hết, tính ổn định hay bất ổn định về kinh tế và chính sách kinh tế
của một quốc gia có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước. Hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp chịu ảnh hưởng của những chính sách kinh tế của Chính phủ, do vậy các doanh
nghiệp cần xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với các chính sách kinh tế để nâng
cao hiệu quả hoạt động. Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Chính phủ được sử
dụng để điều tiết nền kinh tế, có tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Để tăng tổng cầu và tạo ra sự cạnh tranh cho các doanh nghiệp, Chính phủ có thể
tăng chi tiêu hoặc giảm thuế, hoặc Chính phủ có thể dùng chính sách mở rộng tài chính
và nới lỏng tiền tệ. Chính sách thương mại "mở" hay "đóng" sẽ có tác dụng thúc đẩy hay
hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Để thực hiện
chính sách thương mại "mở cửa", Chính phủ cần thỏa thuận để ký các hiệp định thương
mại song phương và đa phương với các nước, tham gia hội nhập thương mại quốc tế.
Việc hội nhập thương mại quốc tế sẽ buộc các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình, bởi vì mức độ cạnh tranh trên thị trường quốc tế gay gắt hơn rất nhiều so
với cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước.
- Chính trị: Môi trường chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế đất
nước nói chung, đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Sự ổn định về
chính trị ở từng quốc gia cũng như mối quan hệ chính trị tốt với các quốc gia khác sẽ tạo
môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu.
Các quan điểm, chính sách của Chính phủ tác động mạnh mẽ đến hoạt động của doanh
nghiệp trong việc xác định phạm vi, lĩnh vực, mặt hàng đối với từng thị trường và các đối
tác khác nhau. Sự hậu thuẫn của Chính phủ thông qua mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
là nhân tố không thể không tính đến trong chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu của
các doanh nghiệp. Mặt khác, doanh nghiệp muốn chiếm lĩnh được thị trường, nâng cao
năng lực cạnh tranh thì việc tìm hiểu về hệ thống chính trị cũng như tình hình chính trị tại
các thị trường mà doanh nghiệp đó hướng tới, là rất cần thiết. Sự can thiệp của Chính phủ
các nước sẽ diễn ra với những mức độ khác nhau đối với doanh nghiệp của các quốc gia,
cho nên để thành công trong kinh doanh tại nước ngoài, các doanh nghiệp phải tìm hiểu
xem chính phủ nước đó được thành lập và hoạt động theo nguyên tắc nào, chính sách
ngoại thương, chính sách bảo hộ ngành kinh tế, bảo vệ người tiêu dùng… sẽ ảnh hưởng
như thế nào đến chiến lược xuất khẩu tại thị trường đó?
- Luật pháp, văn hóa xã hội: Luật quốc tế và luật của từng quốc gia có ảnh hưởng
trực tiếp đến tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia
thương mại quốc tế. Mỗi quốc gia đều có hệ thống luật pháp riêng điều chỉnh cho các
hoạt động thương mại quốc tế, do vậy để tạo điều kiện và môi trường kinh doanh thuận
lợi, các nước thường tiến hành ký các hiệp định thương mại, hiệp ước. Để đưa hàng hóa
xuất khẩu thâm nhập vào các thị trường trên thế giới, đặc biệt là thị trường của các nước
phát triển, có sức mua lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thông hiểu chế độ luật pháp ở
các quốc gia đó. Đối với hàng thủy sản xuất khẩu, việc tìm hiểu các quy định về chính
sách bảo hộ ngành sản xuất, các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, đặc biệt
là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, về chính sách thuế đối với các chủng loại sản
phẩm cụ thể… là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.
Đối với yếu tố văn hóa, xã hội: Các tập tục truyền thống, quan điểm sống, thói
quen, tỷ lệ dân số, tỷ lệ sinh đẻ… đều là các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường và
do đó ảnh hưởng đến nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu các doanh
nghiệp nắm bắt tốt các thị hiếu, thói quen, tập quán tiêu dùng thì họ sẽ có cơ hội để gia
tăng thị phần hàng hóa của họ. Các khu vực khác nhau có thị hiếu tiêu dùng và nhu cầu
khác nhau do vậy đòi hởi doanh nghiệp phải có sự am hiểu nhất định về văn hóa của
nước sở tại để từ đó có chiến lược kinh doanh phù hợp với từng hoàn cảnh của môi
trường mới
1.1.2.2. Các yếu tố thuộc về hàng hóa
- Giá cả hàng hóa là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của
hàng hóa. Doanh nghiệp muốn có sức cạnh tranh cao thì doanh nghiệp đó phải xây dựng
được cách thức tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả bằng cách hạ giá thành
sản phẩm, giảm giá bán nhằm thu hút được nhiều người tiêu dùng. Để có thể hạ giá thành
sản phẩm, doanh nghiệp phải tích cực tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào với giá thấp,
nhân công rẻ, đồng thời phải đổi mới công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào
trong sản xuất, giảm thiểu các khoản chi phí khác. Xuất khẩu thủy sản là khâu cuối trong
chuỗi các công đoạn từ nuôi trồng, đánh bắt đến chế biến, xuất khẩu. Do vậy, cạnh tranh
về giá của sản phẩm thủy sản xuất khẩu phụ thuộc vào việc hạ thấp chi phí ở các công
đoạn trước đó. Trong hoạt động đánh bắt thủy sản thì phải đầu tư đổi mới các phương
tiện đánh bắt, các phương tiện bảo quản hiện đại nhằm giảm thiểu tỷ lệ thối hỏng sau
đánh bắt. Đối với hoạt động nuôi trồng, phải chú trọng đến đầu tư thâm canh có trọng
điểm, chọn giống nuôi tốt, có năng suất cao. Đối với khâu chế biến phải đầu tư các dây
chuyền chế biến hiện đại, nâng cao năng suất lao động nhằm gia tăng hiệu suất thu hồi,
nâng cao tỷ lệ hữu ích của sản phẩm. Đối với lưu thông hàng hóa phải có các phương án
bảo quản, vận chuyển hợp lý nhằm giảm thiểu chi phí.
- Chất lượng hàng hóa: Với cùng một loại hàng hóa, nhưng hàng hóa nào có chất
lượng cao hơn, có thể là giá đắt hơn cũng sẽ được người tiêu dùng ưu tiên mua. Vì vậy,
chất lượng hàng hóa là yếu tố quan trọng hàng đầu để các doanh nghiệp sử dụng để cạnh
tranh với những doanh nghiệp khác. Chất lượng hàng thủy sản phụ thuộc vào một số yếu
tố: điều kiện tự nhiên, điều kiện kỹ thuật, trình độ công nghệ sản xuất; nếu doanh nghiệp
áp dụng các quy trình sản xuất hiện đại để nuôi trồng hay chế biến thì sẽ có lợi thế hơn
nhiều so với các doanh nghiệp áp dụng quy trình sản xuất lạc hậu, sản phẩm làm ra sẽ tốt
hơn đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Cơ cấu hàng thủy sản phải đa
dạng, phù hợp với tập quán phong tục, thị hiếu tâm lý người tiêu dùng của nước nhập
khẩu. Hàng thủy sản là hàng thực phẩm, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu
dùng, do vậy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề mà các doanh nghiệp phải quan
tâm hàng đầu trong việc nâng cao sức cạnh tranh về chất lượng của hàng hóa.
- Kiểu cách, mẫu mã của hàng hóa và thương hiệu sản phẩm: Sản phẩm với tư
cách là hàng hóa sẽ được xem xét trên các chỉ tiêu về mức độ thỏa mãn đối với nhu cầu
của người tiêu dùng về một số yêu cầu về hình thức bao bì, nhãn mác sản phẩm. Bao bì
mẫu mã đẹp cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết phù hợp với thói quen tiêu dùng và
văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc, phù hợp với mỗi lứa tuổi là yếu tố rất quan trọng
trong cạnh tranh bằng sản phẩm, đặc biệt là đối với các sản phẩm thực phẩm, nó ảnh
hưởng trực tiếp tới quyết định tiêu dùng của người mua. Việc xây dựng thương hiệu tốt
cũng giúp doanh nghiệp thu hút ngày càng nhiều khách hàng và thâm nhập thành công thị
trường các nước nhập khẩu. Một sản phẩm thủy sản xuất khẩu chỉ có thể đứng vững và
phát triển trên thị trường quốc tế khi nó có một thương hiệu mạnh, có nghĩa là hình ảnh
của nó đã được nhiều khách hàng kiểm nghiệm và tin tưởng. Có thương hiệu trên thị
trường doanh nghiệp sẽ dễ thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng thêm thị trường, thu về
nhiều lợi nhuận.
- Hệ thống phân phối, dịch vụ bán hàng: hệ thống phân phối được thiết kế hợp lý,
đa dạng hóa các kênh phân phối tương ứng với các cơ cấu sản phẩm đa dạng, phân định
được kênh phân phối chủ lực có ý nghĩa quan trọng trong việc tối thiểu hóa chi phí dành cho
hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Một hệ thống phân phối hợp lý bao gồm mạng lưới các đại lý,
các cơ sở trung tâm bán hàng giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa với
các hình thức bán buôn và bán lẻ vừa tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và phù hợp
với khả năng thanh toán, vừa phù hợp với tập quán, phong tục của các địa phương. Hoạt
động dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng tốt cũng là điều kiện thuận lợi giúp doanh
nghiệp cạnh tranh có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Trước khi bán hàng, các doanh nghiệp cần có các biện pháp thâm nhập thị trường,
tìm hiểu và nghiên cứu thị trường để có định hướng đúng đắn trong việc phát triển các loại
sản phẩm. Đồng thời doanh nghiệp sử dụng các biện pháp như quảng cáo tiếp thị, trưng
bầy giới thiệu sản phẩm để thu hút khách hàng. Trong khi bán hàng, doanh nghiệp phải
tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng về phương tiện vận chuyển, phương thức thanh
toán nhanh gọn, thực hiện chính sách khuyến mại… Sau khi bán hàng, doanh nghiệp cần
có dịch vụ hậu mãi tốt, đồng thời chú trọng đến việc thu thập các thông tin, các nhận xét
của khách hàng đối với sản phẩm của mình, để có sự điều chỉnh kịp thời cả về đầu tư sản
xuất và chiến lược tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu.
1.2. cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thị trường hàng thủy sản ở Mỹ
1.2.1.1. Chính sách thương mại của Mỹ
Mỹ là trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới. Mỹ là quốc gia có tài nguyên phong phú,
không những không bị ảnh hưởng nặng nề bởi hai cuộc đại chiến thế giới, mà ngược lại
nước Mỹ làm giàu từ các cuộc chiến tranh đó.
Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế lâu dài đã tạo cho Mỹ một sức mạnh kinh
tế khổng lồ và thu nhập cao cho người dân. Năm 2002, GDP của Mỹ là 10.450 tỷ USD,
chiếm trên 21 % tổng thu nhập của toàn cầu. Giai đoạn 1994-1999 là thời kỳ nước Mỹ
đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp thấp. Song từ năm
2000 trở lại đây tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của nước này không ổn định và thấp hơn
so với mức bình quân của thập kỷ 90. Các nhà sản xuất của Mỹ có năng lực cạnh tranh
lớn và tiềm lực kinh tế mạnh, nên họ đã tuyên truyền cho chính sách tự do hóa thương
mại và đầu tư, cũng vì thế Mỹ đã trở thành một thị trường lớn có sức hấp dẫn các nước và
các nhà đầu tư nước ngoài hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
Người dân Mỹ có nguồn gốc từ nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới nên nhu
cầu rất đa dạng, phong phú. Những đặc điểm riêng về địa lý và lịch sử đã hình thành nên
một thị trường tiêu dùng khổng lồ và đa dạng nhất thế giới. Mỹ vốn có thị trường quốc
nội rất lớn và đây cũng là một thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới. Do đó có
thể nói, thị trường Mỹ có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường thế giới và cả nền kinh tế các
nước trên thế giới. Mỹ là một thị trường xuất nhập khẩu có dung lượng lớn, phong phú và đa
dạng. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Mỹ bao gồm máy móc, thiết bị, các mặt hàng công nghiệp,
thiết bị vận tải các loại, hóa chất, nông sản, các loại hàng hóa khác. Các mặt hàng tiêu dùng
chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu hàng nhập khẩu của nước Mỹ. Với sức mua lớn và
đa dạng về chủng loại hàng hóa, Mỹ là một thị trường lý tưởng cho tất cả các nước trên
thế giới. Chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ cũng rất linh hoạt, với nhiều phẩm cấp
đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Mỹ là thị trường rộng lớn và thu hút mạnh mẽ hàng hóa xuất khẩu của các nước
trên thế giới. Chính vì vậy, mức độ cạnh tranh trên thị trường này diễn ra hết sức quyết
liệt. Tuy được coi là thị trường mở nhưng Mỹ lại có nhiều hàng rào kỹ thuật để cản trở
doanh nghiệp của nước xuất khẩu nếu họ làm ảnh hưởng đến lợi ích của người sản xuất
nước Mỹ. Đồng thời, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng ở Mỹ cũng rất chặt chẽ. Nhìn chung, chính sách thương mại của Mỹ thể
hiện tính chất hai mặt: một mặt, Mỹ muốn các nước khác mở rộng thị trường đối với
hàng hóa Mỹ, mặt khác, Mỹ lại có những chính sách hạn chế đối với một số nước và khu
vực xuất khẩu vào thị trường Mỹ do các mục đích kinh tế và phi kinh tế của Mỹ. Hơn thế,
chính sách thương mại của nước Mỹ với các đối tác là không giống nhau, mà phụ thuộc
nhiều vào mối quan hệ về mặt chính trị giữa Mỹ với các khu vực, các quốc gia trên thế
giới.
Mỹ có hệ thống pháp luật thuộc loại phức tạp nhất trên thế giới, bao gồm hệ
thống luật liên bang, hệ thống pháp luật của mỗi bang hay khu hành chính. Mỹ luôn sử
dụng pháp luật quốc tế như là một vũ khí sắc bén để duy trì và củng cố vai trò cường
quốc số một trên thế giới. Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa ngày càng mở
rộng như hiện nay thì chính sách của Mỹ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quyết định của các
tổ chức thế giới như WTO, IMF, WB. Các quan điểm của Mỹ về tự do hóa thương mại quốc
tế là rất rõ ràng. Tự do hóa thương mại quốc tế được thực hiện thông qua các thỏa thuận đa
phương trong khuôn khổ WTO và tạo ra nhiều ảnh hưởng có lợi đối với nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, được lợi nhiều nhất trong quá trình này là Mỹ và các nước phát triển khác. Kể từ
thời điểm thành lập WTO, Mỹ đã tích cực tham gia vào công việc của tổ chức này, mở rộng
lĩnh vực hoạt động và gia tăng số thành viên. Mỹ cũng là nước tích cực theo đuổi chính sách
đẩy mạnh quá trình tự do hóa thương mại khu vực thông qua hình thức ký kết các hiệp
định thương mại khu vực. Mỹ đã ký hiệp định thương mại tự do với Canada năm 1988,
với Mêhicô năm 1992. Ngày nay khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đã liên kết
vùng lãnh thổ khổng lồ với 370 triệu dân và chiếm hơn 20% thị phần trong nền kinh tế
thương mại thế giới [3, tr. 7]. Mỹ cũng coi việc gia nhập APEC của mình có ý nghĩa hết
sức to lớn trong việc thúc đẩy ngoại thương Mỹ tăng trưởng. Ngoài việc thực hiện chính
sách tự do hóa thương mại thế giới trên cơ sở đa phương và khu vực, Mỹ còn tích cực sử
dụng chiến lược thỏa thuận song phương để điều tiết quan hệ với các đối tác thương mại
chính và có triển vọng.
Sử dụng hạn ngạch nhập khẩu hàng hóa cũng là nội dung phổ biến trong hệ thống
chính sách thương mại của Mỹ. Có thể chia hạn ngạch nhập khẩu của Mỹ thành hai loại:
hạn ngạch thuế quan và hạn ngạch tuyệt đối.
Hạn ngạch thuế quan quy định số lượng của mặt hàng đó được nhập vào Mỹ với
mức thuế giảm trong một thời gian nhất định. Không hạn chế về số lượng nhập vào đối
với mặt hàng này nhưng số lượng nhiều hơn mức quota được phân bổ trong thời gian đó
sẽ bị đánh thuế xuất nhập khẩu cao hơn. Hạn ngạch tuyệt đối quy định số lượng một mặt
hàng vượt quá hạn ngạch cho phép sẽ không được nhập vào Mỹ trong thời hạn của quota.
Hàng nhập quá số lượng theo quota sẽ phải tái xuất hoặc lưu kho trong suốt thời hạn của
quota.
Trong hệ thống chính sách thương mại của mình, Mỹ rất chú trọng đến việc sử
dụng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (gọi tắt là GSP) như là một công cụ quan trọng
trong việc cụ thể hóa chính sách ngoại thương của Mỹ đối với các nước, các khu vực
khác nhau. Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập là hệ thống ưu đãi về thuế mà Mỹ dành
cho các nước đang phát triển theo chế độ đơn phương, không đòi hỏi có đi có lại, mức
thuế ưu đãi hơn mức quy chế tối huệ quốc (MFN). Những mặt hàng nhập của các nước
đang phát triển, mặt hàng được hưởng ưu đãi GSP phải đáp ứng tiêu chuẩn mà Mỹ đề ra. Mỹ
quy định rằng một nước được hưởng GSP của Mỹ khi đã phát triển đến mức đủ sức cạnh
tranh trên thị trường quốc tế thì sẽ phải rút lui khỏi danh sách được hưởng GSP của Mỹ.
Theo luật thương mại, Mỹ có quyền hạn chế sự ưu đãi vì nhu cầu cạnh tranh với mục
đích là: khi một hoặc những sản phẩm của một nước đã đủ sức cạnh tranh rồi thì không
cần ưu đãi thuế quan nữa, giành ưu đãi cho những nhà sản xuất khác còn non yếu trong cạnh
tranh, bảo hộ người sản xuất trong nước. Mục tiêu GSP của Mỹ không chỉ nhằm hỗ trợ các
nước đang phát triển, mà luôn được tính đến để bảo hộ nền công nghiệp và người tiêu
dùng trong nước.
Luật chống bán phá giá và bù trừ trợ cấp là biện pháp phổ biến mà chính phủ Mỹ
thường dùng để bảo hộ hàng sản xuất trong nước, chống sự cạnh tranh của hàng nước ngoài
vào thị trường Mỹ. Luật này cho phép chính phủ Mỹ áp thuế chống bán phá giá, đó là loại
thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu được bán ở thị trường Mỹ với mức giá thấp hơn giá trị
đúng của thị trường, tức là thấp hơn giá bình thường bán ở nước sản xuất. Thuế bù trừ trợ
cấp, là loại thuế được áp dụng để làm vô hiệu hóa tác động trợ cấp của Chính phủ nước
ngoài dành cho hàng hóa của họ khi xuất khẩu hàng sang Mỹ. Theo lý luận của các nhà
hoạch định chính sách nước Mỹ thì việc trợ cấp này làm cho giảm giá hàng xuất khẩu vào
Mỹ một cách cố ý và gây thiệt hại cho các nhà sản xuất của Mỹ.
1.2.1.2. Đặc điểm thị trường hàng thủy sản Mỹ
- Về nhu cầu tiêu thụ hàng thủy sản
Mỹ là nước có nhu cầu lớn về tiêu thụ hàng thủy sản với kim ngạch nhập khẩu tăng
đều qua các năm. Với thu nhập bình quân của người dân vào loại cao nhất trên thế giới và
tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm là 4%, Mỹ là một thị trường có mức tiêu
dùng hàng thủy sản rất cao. Các mặt hàng thủy sản được người dân Mỹ rất ưa chuộng là
các loại cá rô phi, cá da trơn, tôm, cua ghẹ và các sản phẩm thủy sản có giá trị thương
mại cao như cá ngừ, cá hồi….
Tại Mỹ có nhiều cơ sở chế biến phải sử dụng nguyên liệu nhập khẩu, nên nhu
cầu của Mỹ về hàng thủy sản nhập khẩu từ nước ngoài là rất lớn. Hiện nay, Mỹ là nước
nhập khẩu hàng thủy sản lớn thứ hai trên thế giới sau Nhật Bản.
Trong các mặt hàng nhập khẩu của Mỹ, cá là sản phẩm được tiêu dùng nhiều
nhất tại Mỹ. Năm 2005, Mỹ nhập khẩu 1.240 tấn cá các loại chiếm tỷ trọng 51,8% trong
tổng lượng nhập khẩu hàng thủy sản của Mỹ, trong đó các loại cá ngừ, cá da trơn, cá hồi,
cá rô phi là những loại cá được nhập khẩu nhiều nhất ở thị trường Mỹ. Ngành sản xuất cá
nheo Mỹ cung cấp khoảng 50% nhu cầu tiêu dùng cá da trơn cho thị trường Mỹ, còn lại
Mỹ nhập khẩu cá da trơn từ các nước như Việt Nam, ấn Độ, Bănglađét. Cá ngừ vây xanh
chủ yếu nhập từ Mêhicô, Tây Ban Nha, Canada. Cá ngừ vây vàng nhập từ Việt Nam,
Trinidat và Tobacgo. Theo số liệu thống kê tại thị trường Mỹ hàng năm tiêu thụ khoảng
1/3 trong tổng số 2,2 tỷ hộp cá ngừ bán ra trên toàn thế giới. Hầu như gia đình người Mỹ
nào cũng có cá ngừ đóng hộp để dùng do sản phẩm này thuận lợi cho sử dụng, giàu dinh
dưỡng, không đắt. Tại các siêu thị của Mỹ, doanh số bán cá ngừ tươi ngày càng tăng cho
thấy người tiêu dùng Mỹ ngày càng ưa chuộng đối với sản phẩm này. Năm 2005, Mỹ nhập
khẩu 287.730 tấn cá ngừ với kim ngạch là 915,68 triệu USD. Mỹ cũng là nước nhập khẩu
hàng đầu sản phẩm cá rô phi chế biến. Nhập khẩu cá rô phi của Mỹ tăng từ 40,47 tấn năm
2000 lên 134,87 tấn năm 2005, trị giá 392,98 triệu USD [26, tr. 15].
Tôm là mặt hàng được tiêu dùng đứng thứ hai tại Mỹ và chiếm trên 30% trong
tổng kim ngạch nhập khẩu. Hơn nữa do nhiều nước xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ nên
giá tôm hạ do đó nhu cầu của người dân Mỹ ngày càng tăng. Hàng năm, Mỹ nhập khẩu
một lượng lớn tôm từ các nước như Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, ấn Độ… Năm 2004,
Mỹ nhập khẩu 518.378 tấn tôm từ các nước và năm 2005 là 532.159 tấn tôm các loại với kim
ngạch nhập khẩu là 3,67 tỷ USD. Năm 2005, Mỹ nhập khẩu 120.867 tấn cua ghẹ các loại từ
các nước. Các nước cung cấp cua ghẹ chủ yếu cho thị trường Mỹ là Canada, Nga, Inđônexia.
Mỹ là thị trường tương đối ổn định với số lượng và kim ngạch nhập khẩu thủy
sản của Mỹ tăng đều qua các năm. Có nhiều nguyên nhân khiến cho thị trường nhập khẩu
Mỹ tăng trưởng nhanh như: nền kinh tế tăng trưởng liên tục và đồng đô la vững; để bảo
vệ lâu dài nguồn lợi thủy sản, Mỹ hạn chế việc khai thác ở mức độ thích hợp và tăng
cường nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước
- Về sản xuất hàng thủy sản
Mỹ có nguồn lợi thủy hải sản giàu có và phong phú vào bậc nhất thế giới trong
đó có nhiều loại có giá thị thương mại cao như tôm he, tôm hùm, cá hồi, cá ngừ… Mỹ là
cường quốc thế giới về khai thác, nuôi trồng và chế biến các sản phẩm thủy sản, đồng
thời cũng là nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Về nuôi trồng thủy sản, Mỹ chỉ
tập trung nuôi trồng những loại thủy sản có nhu cầu cao và thu được nhiều lợi nhuận.
Mặc dù có rất nhiều điều kiện thuận lợi trong khai thác thủy sản tự nhiên, nhưng hiện nay
Mỹ đang giảm dần sản lượng khai thác và tăng sản lượng nuôi trồng do Mỹ thi hành
chính sách bảo vệ nguồn lợi thủy sản lâu dài. Nhu cầu khai thác hàng năm của Mỹ là 6-7
triệu tấn thủy hải sản nhưng để bảo vệ và duy trì lâu dài nguồn lợi thủy sản, nước này chỉ
hạn chế khai thác ở mức từ 4,5-5 triệu tấn/ năm [9, tr. 1].
Bảng 1.1: Tình hình nhập khẩu thủy sản của Mỹ giai đoạn 1997-2005
Năm
Khối lượng nhập
khẩu
(nghìn tấn)
Giá trị nhập khẩu
(Triệu USD)
Tốc độ tăng so với
năm trước (%)
1997 1.638,75 7.829,09
1998 1.737,54 8.228,67 105%
1999 1.848,61 9.048,39 110%
2000 1.866,17 10.086,83 111%
2001 1.934,85 9.880,70 109%
2002 2.108,43 10.209,65 103%
2003 2.270,63 11.112,97 109%
2004 2.334,98 11.379,98 102%
2005 2.393,62 12.158,48 107%
Nguồn: Cơ quan quản lý thủy hải sản Mỹ, năm 1997-2005.
- Về hệ thống các kênh phân phối hàng thủy sản:
Hệ thống phân phối hàng thủy sản ở Mỹ gồm mạng lưới bán buôn và mạng lưới
bán lẻ.
+ Mạng lưới bán buôn thủy sản tại Mỹ: Các công ty kinh doanh hàng đầu của
nước Mỹ trực tiếp nhập khẩu thủy sản từ các nước sau đó cung cấp cho hệ thống các siêu
thị và cửa hàng và cung cấp cho các nhà máy, xí nghiệp để chế biến ra các sản phẩm có
GTGT. Các công ty nhập khẩu này rất quan tâm đến việc nghiên cứu thị trường, thị hiếu
khách hàng để từ đó có thể nhập khẩu những mặt hàng thủy sản đáp ứng được yêu cầu
của khách hàng và thu được nhiều lợi nhuận. Các công ty này cũng thường xuyên nắm
bắt tình hình từ các nhà xuất khẩu thủy sản trên thế giới để đảm bảo nguồn cung cấp hàng
hóa ổn định với các mặt hàng thủy sản đa dạng nhằm cung cấp cho các loại đối tượng
khác nhau của thị trường Mỹ.
+ Mạng lưới bán lẻ thủy sản tại Mỹ: chiếm đến trên 50% giá trị tiêu thụ tại Mỹ.
Các công ty bán lẻ độc lập, các hệ thống siêu thị, nhà hàng mua hàng từ các công ty nhập
khẩu lớn.
Người tiêu dùng Mỹ chủ yếu mua thủy sản tại các cửa hàng, siêu thị, nơi họ có
sự tin tưởng về chất lượng và các điều kiện vệ sinh an toàn. Các kênh tiêu thụ sản phẩm
thủy sản trên thị trường Mỹ có mối quan hệ rất chặt chẽ, mang tính chuyên môn hóa cao,
rất ít trường hợp các siêu thị lớn hoặc các công ty bán lẻ độc lập mua hàng trực tiếp từ
các nhà xuất khẩu thủy sản nước ngoài. Mối quan hệ bạn hàng giữa các nhà bán buôn và
bán lẻ trên thị trường Mỹ phần lớn là do có quan hệ tín dụng và mua cổ phần của nhau.
Các nhà bán buôn và bán lẻ trong hệ thống phân phối của thị trường Mỹ thường có quan
hệ làm ăn lâu đời, liên kết chặt chẽ với nhau thông qua các hợp đồng kinh tế. Các cam kết
trong hợp đồng được giám sát nghiêm ngặt bởi các chế tài của luật kinh tế. Nếu một hợp
đồng nhập khẩu với các nhà xuất khẩu nước ngoài không được thực hiện sẽ khiến cho các
hợp đồng cung ứng cho các nhà bán lẻ bị đổ bể. Vì vậy mà các nhà nhập khẩu hàng thủy
sản của Mỹ yêu cầu rất cao các đối tác xuất khẩu về việc tuân thủ chặt chẽ các điều
khoản của hợp đồng nhất là các điều kiện về chất lượng và thời gian giao hàng. Hệ thống
phân phối của Mỹ được hình thành theo một tổ hợp rất chặt chẽ. Do đó, sự xâm nhập của
những nhà nhập khẩu đơn lẻ thường không mấy đe dọa đến sự hiện diện thương mại của
những người đến trước, đã có chỗ đứng vững chắc trong hệ thống phân phối hàng thủy
sản nhập khẩu của Mỹ.
Với các đặc điểm trên của hệ thống phân phối hàng thủy sản tại Mỹ đòi hỏi các
nhà sản xuất, xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam phải xây dựng bước đi thích hợp trong
xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng thủy sản nói riêng vào thị trường này. Cần xác
định rõ phân đoạn thị trường, lựa chọn phương thức hợp lý nhất để thâm nhập vào thị
trường Mỹ. Các doanh nghiệp xuất khẩu có thể tham gia vào hệ thống phân phối có sẵn
tại Mỹ và buộc phải chấp nhận tuân thủ chặt chẽ các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật
cũng như về thương mại mang tính toàn cầu. Nhà xuất khẩu phải hiểu biết một cách thấu
đáo về hệ thống luật pháp, chính sách và những thủ tục của Mỹ liên quan đến hoạt động
xuất nhập khẩu.
- Chính sách bảo vệ người tiêu dùng và các rào cản kỹ thuật đối với hàng thủy
sản nhập khẩu
Cũng như các nước phát triển khác, một đặc điểm nổi bật trên thị trường Mỹ là
quyền lợi của người tiêu dùng được bảo vệ nghiêm ngặt. Mỹ là một trong những thành
viên quan trọng hàng đầu của tổ chức thương mại thế giới (WTO), có chế độ quản lý
hàng hóa nhập khẩu chủ yếu dựa trên các nguyên tắc của tổ chức này. Mặc dù hàng hóa
được nhập khẩu vào Mỹ bao gồm nhiều chủng loại về phẩm cấp, giá cả phù hợp với nhu
cầu của nhiều tầng lớp trong xã hội Mỹ, nhưng các loại hàng hóa, đặc biệt là hàng thực
phẩm, hàng thủy sản phải vượt qua những rào cản kỹ thuật rất nghiêm ngặt khi nhập khẩu
vào Mỹ. Rào cản kỹ thuật chính là quy chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng của Mỹ, được cụ thể hóa ở các tiêu chuẩn của sản phẩm: tiêu
chuẩn chất lượng theo hệ thống quản lý ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt buộc đối với
các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang Mỹ; tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm; tiêu
chuẩn an toàn cho người sử dụng; tiêu chuẩn bảo vệ môi trường - yêu cầu các nhà sản
xuất phải đảm bảo tuân thủ hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 và tiêu chuẩn về lao
động - cấm nhập khẩu những hàng hóa mà quá trình sản xuất sử dụng bất kỳ một hình
thức lao động cưỡng bức nào như lao động tù nhân, lao động trẻ em…
Đối với hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường Mỹ, tiêu chuẩn về VSATTP là
tiêu chuẩn có tầm quan trọng hàng đầu. Hiện nay, hệ thống kiểm soát có tên gọi hệ thống
điểm kiểm soát tới hạn và phân tích nguy hiểm (HACCP) đã được một số nước chấp
nhận và áp dụng trong việc kiểm tra chất lượng hàng thực phẩm. Các nước EU và Mỹ là
những nước đi đầu trong việc áp dụng HACCP đối với sản phẩn hàng thực phẩm nói
chung và hàng thủy sản nói riêng. Theo các quy định của HACCP thì các nhà máy, các
cơ sở chế biến thủy sản phải tuân thủ một quy trình sản xuất đã định sẵn để chứng tỏ rằng
các nhà máy, các cơ sở này đã thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa sự nhiễm bẩn của
thủy sản tại các điểm dừng của quy trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ từ tàu đánh cá cho
đến tay người tiêu dùng.
Tiêu chuẩn đối với dư lượng kháng sinh cũng là tiêu chuẩn rất quan trọng để
kiểm định hàng thủy sản được tiêu thụ trên thị trường Mỹ. Cục quản lý thực phẩm và
dược phẩm liên bang Mỹ đã đưa ra quy định đối với hàng thủy sản nhập khẩu là cấm
nhập khẩu tất cả các sản phẩm có dư lượng kháng sinh ở mức 0,3 phần tỷ. Đây là tiêu
chuẩn kỹ thuật rất ngặt nghèo, để đáp ứng được điều kiện này, đòi hỏi sản phẩm thủy sản
được xuất vào Mỹ phải chịu quy trình nghiêm ngặt kể từ khâu nuôi trồng, đánh bắt, chế
biến và đóng gói đưa đi xuất khẩu.
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt
Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ
1.2.2.1. Vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với phát triển kinh tế - xã hội của
Việt Nam
Thủy sản là một thế mạnh của nền kinh tế nước ta, hiện nay ngành thủy sản đã
trở thành một trong những ngành có tốc độ phát triển cao với kim ngạch xuất khẩu ngày
càng cao, đứng thứ ba trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam (sau dầu thô và dệt
may). Ngành thủy sản với xuất khẩu là động lực chủ yếu đã góp phần to lớn trong việc
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản có tác động trực tiếp đến công
nghiệp thủy sản Việt Nam, góp phần đổi mới trang thiết bị và kỹ thuật sản xuất
Trong quá trình gần nửa thế kỷ kể từ ngày thành lập 1/4/1959, ngành thủy sản đã
trải qua nhiều chặng đường với những chủ trương thích hợp từng thời kỳ phát triển của
đất nước. Qua 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, cùng với nền kinh tế nước nhà, ngành
thủy sản đã không ngừng tự đổi mới, đối mặt với kinh tế thị trường và dần tự khẳng định
mình như một ngành kinh tế mũi nhọn đặc biệt, là một trong những ngành xuất khẩu
hàng đầu đóng góp lượng ngoại tệ lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
XKTS được đẩy mạnh góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, tạo
ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là những lao động tại các vùng
nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Nhìn chung, đời sống của ngư dân ổn định và ngày càng
được cải thiện, góp phần ổn định tình hình kinh tế chính trị, xã hội của đất nước. Theo
thống kê của Bộ Thủy sản, hiện nay tổng số lao động trong ngành thủy sản có khoảng
gần 4 triệu người [13].
XKTS thúc đẩy phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất của toàn
ngành thủy sản, nhất là ở khu vực chế biến thủy sản. Ngành công nghiệp chế biến thủy
sản với hệ thống cơ sở vật chất, máy móc kỹ thuật ngày càng được cải tiến và trang bị
hiện đại. Hàng loạt các nhà máy chế biến thế hệ mới bên cạnh các nhà máy cũ trước đây
đã được nâng cấp với quy mô lớn, dây chuyền công nghệ hiện đại đã góp phần đưa ngành
chế biến thủy sản Việt Nam lên vị trí cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản thì phương pháp nuôi công nghiệp đã được hình thành
ở nhiều địa phương trên khắp cả nước. Công nghệ sinh học đã được sử dụng rộng rãi
trong nuôi trồng thủy sản. Công tác nuôi trồng được kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ theo các
quy định quốc tế như Quy phạm thực hành tốt (GAP - Good Aquaculture Practise). Tính
chuyên môn hóa, tập trung hóa trong nuôi trồng thủy sản được thể hiện ở cả chiều rộng
và chiều sâu, trong quá trình tăng quy mô, diện tích nuôi trồng và trong việc thay đổi dần
các phương thức nuôi lạc hậu, năng suất thấp bằng các phương thức nuôi tiên tiến, có hiệu
quả cao... Trong lĩnh vực khai thác, các phương tiện đánh bắt hiện đại đã được sử dụng tuy
chưa đầy đủ và đồng bộ như máy dò cá màn ảnh màu, máy định vị vệ tinh, máy bộ đàm
tầm xa, phương tiện thông tin liên lạc, thiết bị tầm ngư, máy định vị… Ngoài ra, đội tàu
khai thác hải sản xa bờ với các trang bị các thiết bị hiện đại ngày càng lớn mạnh. Cùng
với sự hiện đại hóa của ngành thủy sản, đội ngũ cán bộ, công nhân lao động nghề cá cũng
trưởng thành một cách nhanh chóng.
Hai là, đẩy mạnh XKTS vào thị trường thế giới sẽ phát huy được tiềm năng đất
nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế thủy sản phát triển.
XKTS phát triển thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành kinh tế thủy sản từ khâu
khai thác, nuôi trồng, chế biến cho đến các dịch vụ hậu cần nghề cá và tạo điều kiện cho
việc thúc đẩy hình thành cơ cấu vùng sản xuất tập trung. Sự phát triển của ngành thủy sản
có tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng. Vùng có ngành thủy sản
phát triển sẽ khiến cho các ngành phụ trợ khác phát triển theo. Vùng nào có tỷ lệ khai
thác và nuôi trồng thủy sản nhiều thì sẽ xuất hiện thêm nhiều nhà máy chế biến mới do
vậy tỷ trọng các ngành công nghiệp sẽ ngày càng tăng trong cơ cấu phát triển kinh tế.
Hơn nữa, xuất khẩu thủy sản sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu sản phẩm trong khai thác
và nuôi trồng thủy sản theo hướng có giá trị xuất khẩu cao như trong khai thác có cá ngừ,
mực, cua... còn trong nuôi trồng có: tôm hùm, tôm sú, tôm càng xanh, cá tra, cá ba sa, cá
song, cá giò, nhuyễn thể…
Ba là, đẩy mạnh XKTS thủy sản góp phần mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh
tế đối ngoại, đóng góp to lớn vào quá trình tích lũy vốn phục vụ cho sự nghiệp CNH,
HĐH của đất nước.
Xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu hàng thủy sản nói riêng có vai trò
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Hàng thủy sản của Việt Nam
đã xuất khẩu được đến nhiều nước và nhiều khu vực trên thế giới. Năm 2004, Việt Nam
đã xuất khẩu sang 105 nước và vùng lãnh thổ. XKTS phát triển đã tạo điều kiện để mở
rộng các mối quan hệ thương mại của Việt Nam với khu vực và thế giới. Quan hệ thương
mại thủy sản được mở rộng với nhiều ký kết song phương và đa phương với các nước
Đan Mạch, Nhật Bản, Nga, Mỹ, Hàn Quốc, EU... Các thỏa thuận hợp tác song phương và
đa phương này đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa trong đó có
hàng thủy sản đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang các thị trường lớn, giúp cho nền kinh
tế Việt Nam hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
Trong những năm qua, XKTS đã đạt được những kết quả đáng kể. Đẩy mạnh
xuất khẩu hàng thủy sản sẽ giúp các doanh nghiệp thu được nguồn ngoại tệ lớn và có thể
dùng những nguồn ngoại tệ đó để nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị công nghệ để đầu
tư mở rộng sản xuất, phục vụ quá trình hiện đại hóa ngành thủy sản... Kim ngạch xuất
khẩu tăng nhanh góp phần quan trọng vào quá trình tích lũy vốn để phát triển kinh tế, tạo
đà phát triển cho sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước. Từ năm 1997 với KNXK là 58,06
triệu USD, năm 2005 KNXK đã tăng đến 2.650 triệu USD. Hàng thủy sản của Việt Nam
đã xuất khẩu sang các nước và khu vực trên thế giới trong đó đáng kể là các thị trường
Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc. Những năm gần đây, phần đóng góp của ngành thủy sản
cho nền kinh tế quốc dân ngày càng lớn, nhờ nó có tốc độ tăng trưởng hơn những ngành
khác. XKTS đã có một tốc độ tăng trưởng tương đương với tốc độ tăng trưởng của các
ngành công nghiệp dịch vụ khác. Điều đó nói lên sự chuyển đổi tính chất của hoạt động
thủy sản đang diễn ra từ ngành mang nặng tính chất nông nghiệp sang ngành sản xuất kinh
doanh mà tính công nghiệp chiếm ưu thế. Sự phát triển kinh tế thủy sản theo chiều hướng
tích cực không những phù hợp với chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, mà còn
tác động thúc đẩy quá trình này. Quá trình phát triển thủy sản vừa qua đã tạo dựng những
cơ sở vật chất kỹ thuật rất quan trọng cho sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Thủy sản đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế xã hội, do vậy Nhà nước đã có một
số chính sách, chủ trương tạo điều kiện cho ngành thủy sản phát triển. Hướng phát triển
kinh tế thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới là đẩy mạnh xuất khẩu nhằm phát huy
được các tiềm năng của đất nước, tích lũy vốn phục vụ cho quá trình CNH, HĐH đất
nước.
1.2.2.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thủy sản Việt Nam-nhân tố quan
trọng để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ
Trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam, thị trường
Mỹ được xác định là một trong những thị trường có tầm quan trọng đặc biệt. Với những
đặc điểm của thị trường thủy sản Mỹ đã được phân tích ở trên, để đẩy mạnh XKTS Việt
Nam sang thị trường này thì yêu cầu quan trọng hàng đầu là hàng thủy sản Việt Nam phải
có sức cạnh tranh cao. Thị trường thủy sản Mỹ là thị trường giàu tiềm năng, nhưng cũng
là thị trường thu hút nhiều nhà xuất khẩu trên thị trường thế giới, tính cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp xuất khẩu là hết sức gay gắt. Trong điều kiện hàng thủy sản nước ta xuất
khẩu sang Mỹ chậm hơn so với hàng của nhiều nước khác, thì việc nâng cao năng lực
cạnh tranh sản phẩm thủy sản xuất khẩu của nước ta được xác định là yếu tố quan trọng
hàng đầu để hàng Việt Nam có thể thâm nhập, đứng vững và phát triển trên thị trường
rộng lớn này. Năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu, trước hết là do năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp quyết định vì doanh nghiệp là nơi đầu tư vốn, công nghệ và
đưa ra chiến lược kinh doanh dựa trên các kết quả phân tích, tìm hiểu thị trường, lựa chọn
các yếu tố đầu vào thích hợp, đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị…, ngoài ra năng
lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa nói chung, hàng thủy sản xuất khẩu nói riêng chịu
tác động mạnh mẽ từ các cơ chế, chính sách của Nhà nước, sự hỗ trợ của các hiệp hội
ngành nghề, các cơ quan, tổ chức trong việc đưa ra các thông tin về thị trường, về đối thủ
cạnh tranh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp quảng bá sản phẩm và hỗ trợ pháp lý trong các
tranh chấp thương mại quốc tế…
1.2.3 Kinh nghiệm của một số nước trong nâng cao năng lực cạnh tranh
hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ
Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan luôn là một trong những nước đứng đầu thế giới trong cung cấp hàng
thủy sản cho thị trường Mỹ. Năm 2000, Thái Lan có KNXK vào thị trường Mỹ cao nhất
với kim ngạch là 1.816 triệu USD. Năm 2005, KNXK đạt 1.521,9 triệu USD chiếm tỷ
trọng 12,52% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ. Năm 2005, KNXK của Thái Lan
giảm so với năm 2000. Tuy nhiên trong những năm vừa qua, Thái Lan vẫn là nước cung
cấp tôm hàng đầu cho thị trường Mỹ. Năm 2005, Thái Lan cung cấp cho thị trường Mỹ
161,69 tấn tôm, với kim ngạch là 987,71 triệu USD chiếm tỷ trọng 64,89% trong tổng số
KNXK. Trong hơn một thập niên qua, ngành công nghiệp chế biến thủy sản Thái Lan đã
huy động nguồn vốn lớn để đầu tư, nâng cấp các nhà máy với công nghệ tiên tiến. Các doanh
nghiệp chế biến đã chú trọng áp dụng công nghệ hiện đại và các yêu cầu mới về hệ thống
quản lý chất lượng trong sản xuất. Nhờ đó các doanh nghiệp của Thái Lan đã nâng cao
chất lượng, giảm giá thành, đa dạng hóa sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của hàng
thủy sản. Thái Lan là một trong số các nước đi đầu trên thế giới bắt buộc áp dụng
HACCP trong các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu. Chính phủ Thái Lan kiểm tra
thường xuyên và áp đặt lệnh cấm nhập khẩu một số loại kháng sinh. Đồng thời tiến hành
kiểm tra dư lượng kháng sinh đối với thành phẩm trước khi xuất khẩu.
Trước những đòi hỏi về chất lượng thủy sản của các nước nhập khẩu những năm qua,
Thái Lan đã đưa ra những tiêu chuẩn khắt khe trong chuỗi chế biến từ trại giống và trại nuôi
đến nhà chế biến. Với những chính sách quy định nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm như
vậy, nên sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Thái Lan nhận được sự tin tưởng rất lớn của
người tiêu dùng trên thị trường Mỹ.
Không những chú trọng đến phát triển công nghệ chế biến và đa dạng hóa các
mặt hàng thủy sản xuất khẩu, chính phủ Thái Lan còn rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ
môi trường và nguồn lợi sinh vật. Đây có thể được coi là một giải pháp đồng bộ giúp
ngành thủy sản của Thái Lan tăng trưởng bền vững, gia tăng được lượng hàng xuất khẩu
mà vẫn duy trì được nguồn lợi thủy sản lâu dài. Chính phủ Thái Lan và các hiệp hội
ngành hàng có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết những
vướng mắc. Việc kiểm tra về VSATTP đối với các công tác nuôi trồng và chế biến thủy
sản rất được chú trọng cả từ phía doanh nghiệp và phía Chính phủ. Đối với khâu nuôi
trồng, người sản xuất cũng thực hiện an ninh sinh học trong trại nuôi để hạn chế sự xâm
nhập của mầm bệnh từ môi trường bên ngoài cũng như giảm tình trạng mầm bệnh lây lan
trong hệ thống nuôi.
Trong xuất khẩu hàng thủy sản của Thái Lan sang Mỹ, khi nảy sinh những vấn
đề tranh chấp thương mại, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và Chính phủ Thái Lan
thường có sự phối hợp chặt chẽ để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại đối với
ngành thủy sản xuất khẩu.
Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trong nhiều năm trở lại đây, Trung Quốc luôn là một trong những nước có khối
lượng và KNXK thủy sản lớn nhất thế giới. Khối lượng và kim ngạch các mặt hàng thủy
sản xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ tăng đều qua các năm từ 181.147tấn, giá trị
598,58 triệu USD (năm 2000) lên 431.432 tấn, giá trị 1.471,24 triệu USD (năm 2005);
tăng 138% về khối lượng và 145% về giá trị. Trung Quốc phát triển mạnh sản xuất
nguyên liệu thủy sản trong đó nuôi trồng chiếm vị trí chủ đạo. Lĩnh vực nuôi trồng thủy
sản của Trung Quốc trong thời gian qua đã có những bước tiến đáng kể. Một kinh nghiệm
nữa của Trung Quốc trong việc nâng cao sản lượng xuất khẩu làm tăng kim ngạch xuất
khẩu là Trung Quốc thực hiện kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nuôi dựa vào ưu
thế vùng. Những sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc mang rõ đặc tính sản phẩm sản
xuất theo vùng như sản phẩm cá trình nướng xuất khẩu có nguồn gốc chủ yếu ở tỉnh Phúc
Kiến, tôm he và cá rô xuất khẩu chủ yếu có nguồn gốc từ Quảng Đông, cá hồng Mỹ từ
tỉnh Triết Giang… [40, tr. 32].
Ngành chế biến thủy sản được đầu tư với quy mô lớn với những cơ sở chế biến
lớn và hiện đại đã giúp cho các doanh nghiệp chế biến của Trung Quốc hoạt động có hiệu
quả với chi phí sản xuất và lao động thấp.
Phát triển gia công hàng thủy sản ở Trung Quốc đã thúc đẩy việc đầu tư trang
thiết bị, trình độ quản lý của các nhà máy chế biến, đồng thời giải quyết được lực lượng
lao động dôi dư ở nông thôn. Các địa phương kết hợp với Bộ nông nghiệp lập kế hoạch
bố trí từng vùng, tăng mức độ đầu tư vào những vùng nuôi thủy sản theo quy phạm thực
hành nuôi tốt, nhằm cung cấp đầy đủ nguyên liệu, hình thành hệ thống những nhà máy
chuyên sản xuất xuất khẩu.
Chính phủ Trung Quốc đã thành lập Trung tâm chứng nhận sản phẩm thủy sản
Trung Quốc để quản lý chất lượng thủy sản và cấp chứng chỉ cho các sản phẩm TSXK.
Chiến lược phát triển ngành thủy sản của Trung Quốc là phát triển cả về chiều rộng và
chiều sâu trong ngành chế biến, Trung Quốc đã thực hiện việc đa dạng các mặt hàng xuất
khẩu như sản phẩm đông lạnh sơ chế, các sản phẩm đông lạnh chín, các sản phẩm tôm
bao bột, các loại tôm ăn liền, tôm đóng hộp, các sản phẩm surumi…
Các doanh nghiệp chế biến thủy sản của Trung Quốc đã ý thức được mức độ
quan trọng của chất lượng sản phẩm xuất khẩu, do vậy đã triển khai các biện pháp nâng
cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, tăng cường năng lực quản lý chất lượng thủy sản trên
cơ sở áp dụng các biện pháp quản lý chặt chẽ chất lượng, an toàn thực phẩm theo tiêu
chuẩn HACCP. Nhằm nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy
sản, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một loạt các biện pháp để chấn chỉnh vấn đề dư
lượng hóa chất trong sản phẩm, đẩy mạnh quản lý từ nguồn nguyên liệu và nhà máy sản
xuất chế biến, theo dõi chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm từ đầu vào, tập trung thực
hiện chế độ quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản, tích cực giám sát và hướng dẫn doanh
nghiệp thiết lập chế độ quản lý toàn diện trong sản xuất sản phẩm có chất lượng cao.
Ngoài ra, để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ về
tài chính cho các doanh nghiệp trong công tác khai thác thị trường xuất khẩu. Hàng năm,
Chính phủ Trung Quốc tổ chức các doanh nghiệp tham gia các hội chợ quốc tế tại Tokyo,
Boston nhằm giới thiệu với thị trường quốc tế những sản phẩm uy tín, tạo điều kiện cho
sản phẩm của Trung Quốc thâm nhập đến những thị trường lớn trên thế giới.
Chính phủ Trung Quốc cũng áp dụng tổng hợp hàng loạt các biện pháp, chính
sách để điều chỉnh cơ cấu nuôi trồng thủy sản, chỉ đạo tập trung vào tìm kiếm những thị
trường mới và mở rộng những thị trường hiện có, đẩy mạnh cầu thủy sản thông qua việc
tiếp thị, quảng cáo, phát triển những mặt hàng có GTGT lớn, nâng cao chất lượng thủy
sản bằng cách đổi mới công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất và cải cách hệ thống
luật pháp;
Kết luận Chương 1
Năng lực cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực
trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Các cấp độ
của năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có mối tương quan mật thiết với nhau,
phụ thuộc lẫn nhau. Trong đó, năng lực cạnh tranh của hàng hóa có ý nghĩa vô cùng quan
trọng, là cơ sở tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành và của quốc gia.
Năng lực cạnh tranh của hàng hóa cụ thể là năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản bao
gồm hai nhóm yếu tố chính: các yếu tố thuộc môi trường cạnh tranh như điều kiện tự
nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa... và các yếu tố thuộc về hàng hóa như giá cả, chất
lượng, hệ thống phân phối, thương hiệu... của doanh nghiệp.
Mỹ là một thị trường lớn, có nhiều tiềm năng đối với hàng hóa xuất khẩu nói
chung, hàng thủy sản nói riêng của các nước trên thế giới. Mức độ cạnh tranh trên thị
trường Mỹ rất gay gắt. Hệ thống pháp luật của Mỹ rất phức tạp và Mỹ áp dụng nhiều rào
cản kỹ thuật với các quy định rất khắt khe để bảo vệ người tiêu dùng và người sản xuất
trong nước.
XKTS có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam hiện nay. Đẩy mạnh
XKTS sẽ giúp Việt Nam tăng nguồn thu ngoại tệ, tích lũy vốn, tạo công ăn việc làm, góp
phần quan trọng vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Thị trường Mỹ luôn được xác định
là thị trường chiến lược hàng đầu đối với hàng thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên để có thể
thâm nhập và đứng vững trên thị trường này, đòi hỏi hàng thủy sản xuất khẩu của Việt
Nam phải có năng lực cạnh tranh cao. Việc phân tích, đúc rút kinh nghiệm của Thái Lan
và Trung Quốc là cơ sở thực tiễn rất quan trọng cho Việt Nam trong việc nâng cao năng
lực cạnh tranh hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Chương 2
Thực trạng năng lực cạnh tranh
của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ
2.1. hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ từ năm 1994
đến nay
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ được nối lại và có những bước phát
triển mạnh mẽ từ sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam (1994). Hiệp định thương
mại giữa Việt Nam và Mỹ được ký kết và có hiệu lực tháng 12/2001 là một dấu mốc quan
trọng, tạo điều kiện đẩy mạnh các hoạt động thương mại giữa hai nước. Thị trường Mỹ
ngày càng chiếm vị trí quan trọng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đồng thời,
nhu cầu của thị trường Mỹ đối với các sản phẩm của Việt Nam ngày càng cao, hàng hóa
xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có vị trí trên thị trường Mỹ (xem tại Phụ lục 1).
Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ tập trung vào một số mặt hàng
mà Việt Nam có thế mạnh, trong đó hàng thủy sản xuất khẩu luôn chiếm vị trí quan trọng
trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang thị trường rộng lớn này.
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu
Thủy sản là một ngành truyền thống và có nhiều thế mạnh của nước ta. Những
năm gần đây, phần đóng góp của ngành thủy sản cho nền kinh tế quốc dân ngày càng lớn.
Là một ngành kinh tế hướng về xuất khẩu nên trong chiến lược phát triển của ngành thủy
sản nước ta việc lựa chọn mặt hàng xuất khẩu và thị trường chiến lược là một yêu cầu rất
quan trọng.
Hàng thủy sản của Việt Nam hiện nay đã xuất hiện ở trên 105 nước và vùng lãnh
thổ. Các thị trường như Nhật Bản, EU, Mỹ là những thị trường quan trọng đối với hàng thủy
sản xuất khẩu của Việt Nam. Từ năm 2000-2002, Nhật bản là nước có kim ngạch nhập khẩu
nhiều nhất hàng thủy sản của Việt Nam. Trong các năm 2003, 2004 Mỹ đã thay thế Nhật
Bản, dẫn đầu thị trường nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam. Năm 2005, do tác động của
vụ kiện bán phá giá cá tra, cá ba sa và bán phá giá tôm tại thị trường Mỹ nên Nhật Bản lại trở
thành khách hàng lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 29,7% trong tổng KNXK hàng thủy
sản của nước ta trong khi Mỹ giảm còn 23%. Mỹ luôn được xác định là thị trường lớn và đầy
tiềm năng, có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản
nước ta. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam rất quan tâm đến thị trường Mỹ
và ngày càng có nhiều doanh nghiệp chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Năm
2005 đã có 300 doanh nghiệp chế biến và kinh doanh thủy sản được phép xuất khẩu sang thị
trường Mỹ. Các doanh nghiệp này đều được áp dụng hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm
theo tiêu chuẩn HACCP do FDA đặt ra và đủ tiêu chuẩn xuất hàng vào Mỹ.
Bảng 2.1: KNXK hàng thủy sản Việt Nam sang Mỹ giai đoạn 1994-2005
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm
KNXK
sang Mỹ
KNXK
thủy sản
sang Mỹ
Tỷ trọng hàng thủy
sản XK so với tổng
KNXK sang Mỹ
(%)
Tốc độ tăng
trưởng KN XK
thủy sản sang
Mỹ (%)
Tổng
lượng NK
thủy sản
của Mỹ
1994 50,45 5,78 11,4 6.748
1995 200 19,94 10 244,9 6.863
1996 319 33,98 10,6 70,4 6.812
1997 388 39,83 15 17,2 7.829
1998 553,4 90,2 10,2 26,4 8.228
1999 608,9 129,5 21,2 43,56 9.048
2000 821,4 298,22 36,3 130,2 10.086
2001 1.065 489,03 45,9 63,9 9.880
2002 2.421 655,65 27,08 34,07 10.209
2003 3.939 782,23 19,9 19,3 11.112
2004 4.992 592,82 11,8 -24,22 11.379
2005 6.553 633,98 9,7 6,9 12.158
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo các năm 2000, 2004, 2005 của Bộ Thương mại, Cơ
quan quản lý thủy hải sản Mỹ (năm 1994-2005).
Bảng 2.1 cho thấy, từ năm 1994- 2003, KNXK hàng thủy sản của Việt Nam trên thị
trường Mỹ liên tục tăng và đã có bước phát triển vượt bậc. Năm 2000, KNXK thủy sản trên
thị trường Mỹ là 298 triệu USD, năm 2001 là 489,03 triệu USD, năm 2002 là 655,65 triệu
USD, năm 2003 mặc dù bị Hiệp hội nuôi cá nheo Mỹ (CFA) kiện bán phá giá mặt hàng cá
tra, cá basa nhưng KNXK hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ vẫn đạt 782,23
triệu USD tăng 19,3% so với năm 2002. Giai đoạn từ 2000 - 2003 là giai đoạn có những
chuyển biến to lớn trong xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang Mỹ. Các mặt hàng thủy sản
xuất khẩu của Việt Nam xuất hiện trên thị trường Mỹ chưa lâu, nhưng đã phải đối mặt với
nhiều khó khăn trong cạnh tranh với các hàng thủy sản của Mỹ. Cuối năm 2003 hàng thủy
sản xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ chịu ảnh hưởng của vụ kiện cá tra và cá ba sa và đến
năm 2004 ngành thủy sản Việt Nam lại phải chịu ảnh hưởng từ vụ kiện chống bán phá giá
tôm của Liên minh Tôm miền nam nước Mỹ (SSA). Do vậy, KNXK thủy sản của Việt Nam
năm 2004 sang thị trường Mỹ chỉ đạt 592,82 triệu USD giảm 24,2% so với năm 2003. Trong
tiến trình giải quyết vụ kiện chống bán phá giá tôm, cơ quan chức năng của Mỹ đã tiến hành
điều tra tại một số doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam trong vụ kiện bán phá giá sang
Mỹ như Công ty Kim Anh, Công ty Seaprodex Minh Hải, Công ty Minh Phú, Công ty
Camimex và một số Công ty khác. Sau quá trình kiểm tra, ngày 30/11/2004 Bộ Thương mại
Mỹ đưa ra mức thuế đối với các doanh nghiệp của Việt Nam là: Công ty Kim Anh và Công
ty Trúc An, Hải Thuận, Nha Trang Fisheries phải chịu thuế chống bán phá giá là 25,76% còn
lại Công ty Seaprodex Minh Hải, Minh Phú và Camimex và 31 doanh nghiệp tự nguyện cho
kiểm tra chỉ phải áp dụng mức thuế là 4,38% [24, tr. 2]…Dù mức thuế chống bán phá giá áp
với phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam thấp hơn so với mức thuế mà
trước kia Mỹ đã tạm tính trước đây và cũng thấp hơn mức thuế mà Bộ Thương mại Mỹ áp
cho Thái Lan (mức thuế chung là 5,95%) và Trung Quốc (đa số các doanh nghiệp phải chịu
mức 53,08%), nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức thuế trước khi mặt hàng tôm xuất khẩu
Việt Nam bị Liên minh Tôm miền Nam nước Mỹ kiện chống bán phá giá. Đến đầu năm
2005, Cục Hải quan Mỹ lại đưa ra quy định mới về đóng tiền bảo lãnh đối với các doanh
nghiệp nhập khẩu tôm của Mỹ nếu họ có nhập khẩu tôm của các nước chịu thuế chống bán
phá giá. Quyết định này của Hải quan Mỹ khiến cho các doanh nghiệp nhập khẩu Mỹ phải
cân nhắc kỹ khi nhập khẩu tôm của các nước này vì họ phải chịu mức tiền đặt cọc quá cao.
Những khó khăn này đã tác động trực tiếp đến tình hình xuất khẩu hàng thủy sản của Việt
Nam nói chung và mặt hàng tôm nói riêng. Tuy nhiên, do nỗ lực của toàn ngành thủy sản,
KNXK sang Mỹ năm 2005 đã đạt 633,98 triệu USD, tăng 6,9% so với năm 2004.
2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Cơ cấu mặt hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những năm 2001-
2005, chủ yếu là mặt hàng tôm và cá các loại. Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam thì tôm đông lạnh và cá các loại là hai mặt hàng xuất khẩu
lớn nhất của Việt Nam vào thị trường Mỹ, đứng thứ ba là các sản phẩm mực và bạch tuộc
Bảng 2.2: Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
sang thị trường Mỹ (2001 - 2005)
Đơn vị: Khối lượng:nghìn tấn; Kim ngạch: triệu USD
Mặt
hàng
2001 2002 2003 2004 2005
KL KN KL KN KL KN KL KN KL KN
Tôm
29.31
5
339,0
16
45.08
1
467,3
3
52.43
9
513,2
7
36.68
7
392,4
8
41.44
3
434,0
8
Cá
25.35
3
98,19
1
38.94
3
144,9
7
55.39
0
209,6
2
42.61
9
141,4
2
38.94
2
126,1
6
Hàng
khô
130 0,690 79 0,30 140 0,41 775 2,95 647 2,4
Mực +
Bạch
tuộc
13.40
3
3,335 1.396 3,34 1.691 3,84 1,553 3,90 1.957 5,5
Cua và
ghẹ
1.648 15,1 1.711 17,01 2.316 23,39 3.235 33,6 3.844 49,63
Hải sản 1.082 32,7 10.68 22,7 11.49 31,7 4.899 18,47 4.851 16,2
khác 5 6
Tổng
cộng
70.93
1
489,0
35
98.66
5
655,6
5
123.4
72
782,2
3
89.76
8
592,8
2
91.68
4
633,9
8
Nguồn: Hiệp hội chế biến và XKTS (năm 2001-2005).
Tôm: là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm tỷ trọng trên 70%
trong tổng KNXK hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2001-2005.
Năm 2005, Việt Nam đứng ở vị trí thứ hai trong các nước xuất khẩu tôm vào thị trường
Mỹ, sau Thái Lan. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là tôm sú. Mặt hàng tôm sú
xuất khẩu mang lại nhiều lợi nhuận cho ngành thủy sản Việt Nam vì hầu hết các trại nuôi
tôm của Việt Nam có quy mô nhỏ nên giá thành tôm nuôi không cao, bình quân khoảng
50.000 VNĐ/1kg tôm sú. Chất lượng tôm Việt Nam tốt, tôm có thịt chắc, vị ngọt hơn và
màu sắc đẹp hơn sản phẩm của các nước nên giá bán tôm xuất khẩu của ta thường tương
đương hoặc cao hơn giá bán tôm của các nước có xuất khẩu tôm lớn trên thế giới như
Thái Lan, Trung Quốc, ấn Độ. Trong thời gian vừa qua, sản phẩm tôm sú của Việt Nam
đã khẳng định được vị thế vượt trội của mình trước những đối thủ cạnh tranh trực tiếp
như Thái Lan, Trung Quốc, chiếm được vị trí quan trọng trên thị trường Mỹ. Theo đánh
giá của nhiều chuyên gia trong ngành thủy sản, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển
hơn nữa ngành tôm nếu các trại nuôi tôm nhỏ liên kết với nhau thành những trại nuôi tôm
lớn, giá thành vẫn duy trì ở mức thấp nhưng việc quản lý chất lượng cũng như bảo vệ môi
trường sẽ thuận lợi hơn.
Tôm đông lạnh chế biến và tôm bóc vỏ đông lạnh là những sản phẩm chiếm tỷ
trọng cao trong các mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Tôm bóc
vỏ đông lạnh là sản phẩm được xuất khẩu nhiều nhất trong các loại tôm. Năm 2000, Việt
Nam xuất khẩu được 103,79 triệu USD. Năm 2001: 161,67 triệu USD, năm 2002: 218,4 triệu
USD, năm 2003: 269,1 triệu USD. Năm 2004, KNXK tôm bóc vỏ đông lạnh là 156,1 triệu
USD (sản lượng 10.554 tấn). Năm 2005, KNXK tôm bóc vỏ đông lạnh sang Mỹ đạt
202,92 triệu USD (sản lượng là 19.622 tấn) tăng 30% so với năm 2004, chiếm tỷ trọng
46,74% trong tổng lượng tôm xuất khẩu. Tôm đông lạnh chế biến đứng ở vị trí thứ hai sau
tôm bóc vỏ đông lạnh. Năm 2004, tôm đông lạnh có KNXK là 106,48 triệu USD. Năm
2005, KNXK của sản phẩm này là 89,4 triệu USD giảm 16,1% so với năm 2004, chiếm
tỷ trọng 20,2% trong tổng kim ngạch tôm xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Ngoài hai sản phẩm tôm trên, Việt Nam còn xuất khẩu sang Mỹ mặt hàng tôm
còn vỏ đông lạnh các cỡ từ 70 trong đó cỡ < 15 được xuất khẩu nhiều
nhất. Năm 2000, KNXK tôm còn vỏ đông lạnh cỡ < 15 là 30,34 triệu USD. Năm 2005, số
liệu này là 69,22 triệu USD tăng 128% so với năm 2000 và chiếm 15,6% trong tổng
lượng tôm xuất khẩu. Hầu hết các sản phẩm tôm của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường
Mỹ đều có giá cao hơn các nước khác như Thái Lan, Trung Quốc. Với việc tôm đông
lạnh phải chịu thuế chống bán phá giá và giá nhân công chế biến ở Mỹ ngày càng đắt,
nhu cầu nhập khẩu tôm bao bột, tẩm bột… của thị trường Mỹ những năm qua đã tăng
nhanh. Do vậy Việt Nam có thể tăng xuất khẩu tôm tẩm bột, bao bột, phun bột và tôm
đóng hộp vào thị trường Mỹ. KNXK tôm bao bột của Việt Nam sang Mỹ trong những
năm qua tăng khá nhanh. Năm 2004, giá trị xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam sang
Mỹ là 1,84 triệu USD, năm 2005 tăng lên 4,54 triệu USD. Tôm bao bột Việt Nam xuất
khẩu sang Mỹ chưa nhiều nhưng đã được nhiều người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng. Giá tôm
bao bột xuất khẩu vào Mỹ năm 2002 là 5,5 USD/1kg, đến năm 2005, giá 1 kg đã đạt 7,64
USD. Với những đặc điểm ưu việt riêng, sản phẩm tôm bao bột Việt Nam có khả năng
cạnh tranh tốt tại thị trường Mỹ trong các năm tới. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh mặt
hàng tôm bao bột trên thị trường Mỹ thời gian tới sẽ ngày càng gay gắt hơn. Trung Quốc
sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh hàng đầu về mặt hàng tôm bao bột trên thị trường Mỹ vì
các doanh nghiệp Trung Quốc phải chịu thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh ở mức rất
cao nên chắc chắn sẽ tập trung vào xuất khẩu các sản phẩm tôm bao bột và các loại tôm
chế biến khác.
Cá: là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai của thủy sản Việt Nam sang thị trường
Mỹ.
KNXK các sản phẩm cá ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim
ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ. Năm 2001: 98,19 triệu USD, năm
2002: 144,97 triệu USD, năm 2003: 209,62 triệu USD. năm 2004 là 141,42 triệu USD
giảm 32,5% so với năm 2003. Năm 2005, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ được 38.942 tấn
cá các loại với KNXK đạt 126,16 triệu USD giảm 11% so với năm 2004. KNXK các năm
2004, 2005 của các sản phẩm cá giảm đáng kể như vậy là do KNXK cá tra, cá basa chiếm
đến 70-80% tổng kim ngạch xuất khẩu cá của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Khi bị ảnh
hưởng của vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá ba sa của CFA, kim ngạch xuất khẩu mặt
hàng cá tra, cá basa giảm mạnh kéo theo sự sụt giảm chung của KNXK các sản phẩm cá
của Việt Nam sang Mỹ.
Trong số mặt hàng cá xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ thì cá tra, cá basa phi lê
đông lạnh và cá ngừ tươi là những loại cá có số lượng và KNXK cao nhất trong những
năm vừa qua.
Thực tế cho thấy các sản phẩm cá tra, cá ba sa Việt Nam có lợi thế cạnh tranh
hơn cá nheo Mỹ do chi phí nhân công của Việt Nam thấp hơn Mỹ. Điều này cho phép các
nhà sản xuất Việt Nam bán cá ba sa với giá trung bình năm 2004 là 1,01USD/pao so với
2,23 USD/ pao cá nheo Mỹ [28, tr. 11]. Chất lượng cá tra, cá ba sa Việt Nam cũng được
người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng hơn cá nheo của Mỹ. Qua các cuộc thử nghiệm mùi vị
giữa sản phẩm cá basa Việt Nam và cá nheo Mỹ ở Đại học Mississippi và ở Baton Rouge
thì cá basa Việt Nam được nhiều người ưa thích hơn.
Chính từ lý do lo ngại rằng các mặt hàng cá tra, cá basa của Việt Nam sẽ ngày
càng được ưa chuộng trên thị trường Mỹ nên các nhà sản xuất, cung cấp nheo của Mỹ đã
kiện Việt Nam bán phá giá sản phẩm cá tra, cá basa philê đông lạnh. Bên cạnh đó, CFA
đã vận động chính quyền 3 bang miền nam nước Mỹ là Louisiana, Alabama, Mississipi
ban bố lệnh cấm bán cá basa Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Không một sản phẩm cá
tra, cá basa nào nhập khẩu từ Việt Nam được phép bán ở các bang này nếu không có giấy
kiểm dịch do Cục nông lâm nghiệp bang cấp. Chất kháng sinh khiến cho các bang miền
Nam của Mỹ ban bố lệnh cấm nhập khẩu một số lô hàng của Việt Nam là
Flouroquinolones, chất được người nuôi thủy sản Việt Nam sử dụng để kiềm chế dịch
bệnh. Việc ban hành lệnh cấm này đã gây bất bình không chỉ đối với doanh nghiệp xuất
khẩu cá basa Việt Nam mà còn cả đối với nhập khẩu, người bán lẻ và người tiêu dùng
Mỹ.
Cá ngừ là sản phẩm đứng thứ hai trong các mặt hàng cá xuất khẩu sang Mỹ. Năm
2004, sản lượng cá ngừ của nước ta xuất sang Mỹ đạt 8.627 tấn với kim ngạch 23,3 triệu
USD, trong đó cá ngừ vây vàng có khối lượng là 2.217 tấn, KNXK là 15,519 triệu USD
chiếm tỷ trọng 25,6% trong tổng KNXK cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ. Năm 2005, Việt
Nam xuất khẩu sang Mỹ được 11.569 tấn cá ngừ, đạt kim ngạch 33,32 triệu USD tăng
56,5% so với năm 2004 chiếm tỷ trọng 4% trong tổng lượng nhập khẩu cá ngừ của Mỹ.
Tuy con số này còn khá khiêm tốn so với một số nước xuất khẩu cá ngừ lớn trên thế giới
như Thái Lan (36,9%), Philippin (17%), Ecuador (12,7%), nhưng đây là sản phẩm mang lại
giá trị kinh tế cao cho XKTS Việt Nam và hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Cá ngừ Việt
Nam xuất khẩu sang Mỹ có các loại sản phẩm chủ yếu là cá ngừ tươi, cá ngừ đông lạnh, cá
ngừ đóng hộp. Cá ngừ tươi, mà sản phẩm chủ yếu là cá ngừ vây vàng chiếm tỷ trọng lớn
trong khối lượng cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam. Cá ngừ vây vàng được xếp vào loại thực
phẩm ngon với vị dịu và thịt thơm chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng tươi. Đơn giá xuất
khẩu cá ngừ vây vàng của Việt Nam sang thị trường Mỹ năm 2004 là 7 USD/1kg, năm
2005 là 6,9USD. Hiện nay,Việt Nam trở thành nhà cung cấp hàng đầu về sản phẩm cá
ngừ vây vàng cho thị trường Mỹ. Cá ngừ vây vàng của Việt Nam và có một tương lai rất
khả quan tại thị trường Mỹ, rất nhiều người Mỹ ư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ.pdf