Luận văn Vấn đề nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ

Tài liệu Luận văn Vấn đề nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ: LUẬN VĂN: Vấn đề nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Tư duy lý luận là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Vấn đề này được xem như chìa khóa giúp cho người cán bộ nhận thức thực tiễn một cách sâu sắc và chỉ đạo thực tiễn đạt được hiệu quả cao. Mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có biến thành hiện thực hay không phụ thuộc rất lớn vào năng lực và trình độ tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ, họ là người tiếp thu, bổ sung và phát triển cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương nơi mình đang công tác. Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược. Bởi lẽ, năng lực tư duy lý luận là cơ sở quan trọng để hoạch định đường lối, chủ trương; là cơ sở để chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Công cuộc đổi mới do Đ...

pdf96 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Vấn đề nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Vấn đề nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Tư duy lý luận là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Vấn đề này được xem như chìa khóa giúp cho người cán bộ nhận thức thực tiễn một cách sâu sắc và chỉ đạo thực tiễn đạt được hiệu quả cao. Mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có biến thành hiện thực hay không phụ thuộc rất lớn vào năng lực và trình độ tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ, họ là người tiếp thu, bổ sung và phát triển cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương nơi mình đang công tác. Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược. Bởi lẽ, năng lực tư duy lý luận là cơ sở quan trọng để hoạch định đường lối, chủ trương; là cơ sở để chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng đang vừa yêu cầu đội ngũ cán bộ phải liên tục phát hiện khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết, bất cập, yếu kém vừa đặt ra những vấn đề, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Những vấn đề đó đòi hỏi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có và phải nâng cao hơn nữa năng lực tư duy lý luận. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thắng lợi của hơn 20 năm đổi mới chính là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh. Đội ngũ này giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống chính trị, là cầu nối có hiệu lực giữa Đảng, Nhà nước với địa phương. Cấp tỉnh là đơn vị hành chính có những điều kiện khá hoàn chỉnh về tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; các tỉnh Bắc Trung bộ nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng có một vị trí địa chính trị quan trọng, những biến đổi về kinh tế – xã hội ở đây đều có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung của cả nước. Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh phải tiếp tục nâng cao năng lực tư duy lý luận để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong những năm qua, hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ đã đem lại nhiều kết quả có ý nghĩa thực tiễn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân từ phía khách quan lẫn chủ quan mà năng lực tư duy lý luận vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Bắc Trung bộ là vùng có điều kiện tự nhiên rất khó khăn, lại bị tàn phá nặng nề bởi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, cho nên kinh tế không phát triển như các vùng kinh tế trong nước khác; đây cũng chính là điều kiện để cho lối tư duy kinh nghiệm giáo điều, cứng nhắc tồn tại, phát triển mạnh mẽ hơn những vùng, miền khác; điều đó đã ảnh hưởng lớn đến năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ nói chung. Cho đến nay, vẫn còn nhiều cán bộ lãnh đạo chủ chốt vẫn còn thụ động, trông chờ, ỷ lại vào sự chỉ đạo của cấp trên. Họ chưa dám mạnh dạn đột phá, sáng tạo trong trong việc vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào điều kiện thực tiễn địa phương như cán bộ ở các tỉnh ở vùng Đông Nam bộ, Nam Trung bộ hay Đồng bằng sông Hồng. Trong điều kiện đất nước đang tiến hành công cuộc đổi mới, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ một mặt phải kịp thời khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết về mặt năng lực tư duy lý luận để đáp ứng cho công tác lãnh đạo, quản lý, mặt khác phải nắm bắt những vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng để vận dụng hoạch định phương hướng, giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Chính vì vậy, mặc dù vấn đề này đã được khá nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhưng với mong muốn đóng góp vào lĩnh vực này, tôi chọn đề tài: “Vấn đề nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Năng lực tư duy lý luận của người cán bộ là vấn đề đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học. Cho đến nay đã có nhiều công trình được công bố với những mức độ thể hiện khác nhau trong đó có những công trình có liên quan trực tiếp đến đề tài như: “Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các trường Chính trị tỉnh”, luận án tiến sĩ triết học của Nguyễn Đình Trãi; “Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay”, luận án tiến sĩ triết học của Dương Minh Đức; “Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã miền núi hiện nay (qua thực tế tỉnh Tuyên Quang)” luận văn thạc sĩ triết học của Đỗ Cao Quang; “Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở nước ta hiện nay qua thực tế tỉnh Kiên Giang” luận văn thạc sĩ triết học của Vũ Đình Chuyên; “Năng lực tư duy lý luận trong quá trình đổi mới tư duy” của Nguyễn Ngọc Long trong Tạp chí Cộng sản số 10, năm 1987 … Những công trình trên đã nghiên cứu sâu sắc về năng lực tư duy lý luận cho người cán bộ làm công tác giảng dạy hoặc người cán bộ lãnh đạo chủ chốt nhưng chưa đề cập đến đối tượng là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ cũng như đối với tỉnh Quảng Trị. Như vậy, năng lực tư duy lý luận của người cán bộ chủ chốt cấp tỉnh vùng Bắc Trung bộ vẫn còn là mảng đề tài cần tiếp tục làm sáng tỏ. Cùng với đó là những công trình nghiên cứu chuyên sâu về năng lực tư duy, trình độ tư duy, tư duy lý luận và trình độ tư duy lý luận như: “Tư duy lý luận với hoạt động của người cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn”, chủ biên: TS. Trần Thành; “Bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa ở đội ngũ cán bộ nước ta trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội”, luận án phó tiến sĩ triết học của Trần Văn Phòng; “Nâng cao năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã hiện nay”, luận án phó tiến sĩ triết học của Hồ Bá Thâm; “Nâng cao trình độ tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt người dân tộc thiểu số cấp tỉnh ở miền núi phía Bắc”, luận văn thạc sĩ triết học của Nguyễn Hoàng Hưng; “Nâng cao trình độ tư duy lý luận cho phóng viên báo chí ở nước ta hiện nay”, chủ nhiệm đề tài: TS. Hoàng Đình Cúc, “Xây dựng phong cách tư duy khoa học của người cán bộ đảng viên theo gương Bác Hồ vĩ đại” của Lê Thanh Bình, tạp chí Triết học số 13 năm 1986, Bài: “Mấy ý kiến về đổi mới tư duy lý luận” của tác giả Thái Ninh trong Tạp chí Cộng sản số 03 năm 1988; “Tư duy truyền thống Việt Nam trong quá trình đổi mới tư duy ở nước ta” của Vũ Văn Viên trong Tạp chí Lý luận Chính trị số tháng 12 năm 2001, … Ngoài ra, còn phải kể đến công trình nghiên cứu “Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh Bắc Trung bộ”, chủ nhiệm đề tài: TS. Trương Thị Thông. Công trình này nghiên cứu về năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các tỉnh Bắc Trung bộ nhưng dưới gốc độ tổ chức thực hiện các nghị quyết và đối tượng nghiên cứu chỉ là cán bộ chủ chốt cấp huyện. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về năng lực tư duy lý luận như một phẩm chất tư duy của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ở vùng Bắc Trung bộ và đặc biệt ở tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay với tư cách là một luận văn thạc sĩ khoa học triết học thì chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu. Vì vậy, việc chọn nghiên cứu đề tài này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn, nhằm góp phần vào công tác cán bộ trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ở tỉnh Quảng Trị nói riêng và trong cả nước nói chung. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích vai trò của năng lực tư duy lý luận trong hoạt động lãnh đạo, quản lý và thực trạng năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng Bắc Trung bộ (qua thực tế tỉnh Quảng Trị) hiện nay, luận văn đề ra một số giải pháp nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ này. 3.2. Nhiệm vụ - Chỉ ra được vai trò của năng lực tư duy lý luận đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh. - Đánh giá thực trạng năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh và phân tích những nhân tố tác động đến năng lực tư duy lý luận tạo nên thực trạng đó. - Đề ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng Bắc Trung bộ trong giai đoạn mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn không nghiên cứu tất cả những đối tượng cán bộ lãnh đạo, cũng không nghiên cứu tất cả các phẩm chất của người cán bộ lãnh đạo theo yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, mà chỉ nghiên cứu về năng lực tư duy lý luận và vai trò của nó với hoạt động của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ nói chung, và tỉnh Quảng Trị nói riêng. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh được đề cập trong luận văn là toàn bộ Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ. Luận văn nghiên cứu năng lực tư duy lý luận với tư cách là một phẩm chất của tư duy dưới góc độ nhận thức luận theo lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng chứ không nghiên cứu về người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh như là đối tượng của các khoa học khác (Như Lịch sử Đảng, Chính trị học, Xây dựng Đảng), cũng không nghiên cứu về năng lực tư duy với tư cách là đối tượng của tâm lý học. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận - Luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhất là những nguyên lý lý luận nhận thức mác xít. Đồng thời, luận văn cũng dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực tư duy lý luận, các văn kiện của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị và một số tỉnh khác. - Luận văn kế thừa các tư tưởng khoa học của tác giả khác có liên quan đến đề tài. 5.2. Về phương pháp Trong luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp; phân tích - tổng hợp, lịch sử - lôgíc, phương pháp điều tra khảo sát thực tế. 6. Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn Luận văn chỉ ra được những phẩm chất tối thiểu thuộc về năng lực tư duy lý luận - một năng lực cơ bản trong năng lực của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh; làm rõ vai trò của năng lực tư duy lý luận đối với hoạt động của người cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh. Đồng thời, luận văn cũng đã vạch ra được thực trạng năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, nhưng nhân tố tạo nên thực trạng đó; trên cơ sở đó, luận văn nêu ra một số phương hướng và những giải pháp chủ yếu để phát huy và nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ này. 7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề về lý luận nhận thức, về công tác xây dựng Đảng ở các Trường Chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng lý luận chính trị huyện v.v... 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 9 tiết. Chương 1 Năng lực tư duy lý luận và vai trò của nó đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh 1.1. Tư duy lý luận và năng lực tư duy lý luận 1.1.1. Bản chất của tư duy lý luận Để hiểu được bản chất của tư duy lý luận, trước tiên, phải làm rõ phạm trù tư duy. Xét về thực chất thì tư duy là chức năng đặc biệt riêng có của bộ óc con người. Đó là quá trình ý thức con người tiếp cận và nắm bắt hiện thực; là hình thức cao của sự phản ánh tích cực, chủ động, có mục đích về hiện thực khách quan và được hiện ra là sự nhận thức có tính trung gian gián tiếp khái quát về các mối liên hệ của sự vật và hiện tượng. Tư duy với tư cách là thuộc tính không thể thiếu trong hoạt động chủ quan của con người được thể hiện rõ nhất, tập trung nhất trong hoạt động sáng tạo và trong việc tiên đoán về các sự kiện, hiện tượng của thế giới. Nó cũng được xuất hiện, hiện thực hóa trong quá trình đặt ra và giải quyết những vấn đề của lý luận, của thực tiễn con người. Tư duy là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người. Hoạt động của bộ óc người phản ánh hiện thực khách quan bằng các hình thức: khái niệm, phán đoán, suy lý... thông qua các phương pháp: so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa... Như vậy, xét về thực chất, tư duy là sự hoạt động đặc biệt của quá trình con người phản ánh thế giới, là quá trình phản ánh dựa trên sự hoạt động của bộ não nhằm nhận thức bản chất, quy luật vận động của thực tại khách quan và định hướng quan hệ đối với thực tại khách quan đó. Những quy luật của tư duy chính là sự phản ánh các quy luật của thực tại khách quan. Từ những hình ảnh nguyên vẹn của sự vật, hiện tượng trong thế giới do cảm giác mang lại được tư duy chắt lọc loại bỏ những mặt, những yếu tố bên ngoài, ngẫu nhiên trên cơ sở sáng tạo mà tìm ra những mặt cơ bản, tất yếu, những quan hệ bản chất, bên trong, mang tính quy luật. Từ đấy, hình thành nên những khái niệm, phạm trù tương ứng với các mặt, các quan hệ tất yếu của chúng; dựa vào đó mà xây dựng nên hình ảnh mới, những quy luật khái quát xu hướng vận động và phát triển của các sự vật. Với ý nghĩa như vậy, tư duy chỉ có ở con người, là trình độ cao nhất của nhận thức trong quá trình phản ánh thế giới khách quan. Nhưng đó không phải là sự phản ánh thụ động, phụ thuộc mà con người tác động và phản ánh thế giới một cách chủ động, sáng tạo. Tư duy là hình thức phản ánh tích cực thực tại khách quan của con người [62, tr.634]. Đó là hoạt động phản ánh ở giai đoạn cao nhất của nhận thức. Nếu con người chỉ dừng lại bằng các hình thức như cảm giác, tri giác… thì nhận thức của con người rất hạn chế, bởi vì con người không thể bằng các hình thức đó mà hiểu được những vấn đề sâu xa hơn trong tự nhiên cũng như những hiện tượng xã hội phức tạp khác. Với tư cách là kết quả của sự vận động, năng động của ý thức, tư duy bao giờ cũng là sự phản ánh trung gian, gián tiếp, khái quát tích cực về thế giới khách quan. ở giai đoạn cao của nhận thức, sự vật được phản ánh một cách gián tiếp, khái quát trong các khái niệm, phán đoán thông qua các thao tác trung gian hóa, trừu tượng hóa và khái quát hóa. Và chính nhờ các thao tác này mà tư duy thể hiện được sức mạnh của mình. Tư duy là sự phản ánh khái quát và gián tiếp hiện thực khách quan, đó là quá trình năng động, sáng tạo. Tính sáng tạo của tư duy là ở chổ nó đem lại những tri thức mới về bản chất, cái bên trong, những quy luật của hiện thực khách quan vốn rất đa dạng, phong phú và biến đổi không ngừng. Nhờ tính sáng tạo mà tư duy phân tích và phân loại sự vật, nắm bắt những tri thức ẩn chứa bên trong sự vật, hiện tượng. Tư duy giúp con người hiểu đúng về sự vật và đưa ra những biện pháp để tác động chính xác vào chúng. Nhờ bản chất sáng tạo mà tư duy luôn là một quá trình vươn tới cái mới, nhận thức ngày càng đúng đắn và đầy đủ hơn về thế giới khách quan. Tư duy xuất hiện, biến đổi và phát triển trong quá trình hoạt động thực tiễn của con người. Thực tiễn là cơ sở, động lực và là tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng, sai của tư duy. Mục đích của tư duy hướng tới là để phục vụ cho thực tiễn; chính quá trình tư duy sẽ tìm ra những biện pháp, cách thức để hiện thực hóa mình thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Để có thể tác động, biến đổi hiện thực, trước tiên con người phải tìm cách nhận thức và hiểu biết về nó. Hoạt động tác động, biến đổi hiện thực lại là cơ sở cho nhận thức, tư duy mang tính sáng tạo và phát triển không ngừng. Bởi vì, xuất phát từ hoạt động làm biến đổi hiện thực đó mà các sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện thực bộc lộ các thuộc tính, tính chất... Trên cơ sở đó con người mới hiểu biết về sự vật, hiện tượng. Đây là quá trình không có giới hạn cuối cùng của hoạt động nhận thức của con người. Hơn nữa, hoạt động của tư duy còn là hoạt động vận dụng, sử dụng, kết hợp các khái niệm để sáng tạo ra các khái niệm mới, phản ánh các quan hệ tất yếu, các quy luật vận động, phát triển của thế giới khách quan. Đồng thời, hoạt động của tư duy cũng là quá trình vận dụng tri thức thu được vào hoạt động thực tiễn của con người, làm cho hoạt động đó phát triển, từ đó mà tư duy lý luận cũng không ngừng phát triển. Chính vì thế, cả nội dung và hình thức của tư duy đều phụ thuộc vào thực tiễn lịch sử – xã hội. Lịch sử không phải bắt đầu từ tư duy mà là từ hoạt động thực tiễn của con người. Trong đó, hoạt động lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội là hoạt động cơ bản nhất. Hoạt động này càng phát triển thì tư duy, trí tuệ của con người cũng càng phát triển theo. Ăngghen đã nhận định rằng: "Trí tuệ con người đã phát triển song song với việc người ta đã học cải biến tự nhiên" [32, tr.720]. Như vậy, thông qua hoạt động thực tiễn của mình, con người đã chủ động nhận thức và cải tạo thế giới. Tư duy của con người là do hiện thực khách quan quy định; nhưng chính hoạt động thực tiễn của con người lại là cơ sở, động lực cơ bản cho sự xuất hiện và phát triển của tư duy. Thực tiễn cũng là tiêu chuẩn để kiểm tra, điều chỉnh quá trình tư duy, xác nhận cho tính đúng đắn của tư duy, loại bỏ những sai lầm, tạo sự phát triển liên tục của tư duy con người. Tư duy của con người luôn mang tính sáng tạo, hoạt động của tư duy luôn vươn tới những giá trị mới thông qua hoạt động nhận thức và thực tiễn. Hoạt động thực tiễn là cơ sở, động lực của tư duy. Do vậy, khi hoạt động thực tiễn còn ở một trình độ thấp thì ứng với nó là cấp độ tư duy ở trình độ thấp. Khi hoạt động thực tiễn đạt đến trình độ cao hơn thì phương pháp tư duy, trình độ tư duy cũng được nâng lên. ở trình độ tư duy, sự vật được phản ánh khái quát trong các hình thức khái niệm, phán đoán, suy luận. Tư duy luôn gắn liền với ngôn ngữ, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, tư duy phải được diễn đạt thành ngôn ngữ bởi vì đó là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, là phương tiện để diễn đạt kết quả của sự nhận thức, để lưu giữ và tiếp tục phát triển kết quả của nhận thức đó. Nhờ thế mà con người có thể sáng tạo ra những khái niệm và những phạm trù khoa học, nêu lên những quy luật của các khoa học và vì vậy mà hiểu sâu sắc hơn bản chất của các sự vật. Nếu không có ngôn ngữ sẽ không có phương tiện để tư duy và tư tưởng của loài người không thể lưu giữ, kế thừa và phát triển được. Thế giới vô cùng, vô tận (cả về bề rộng lẫn chiều sâu), thực tiễn thì luôn luôn mới, điều đó đòi hỏi tư duy phải luôn năng động, sáng tạo phát hiện ra những cái mới, những tình huống có vấn đề trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn, đưa ra những giải đáp đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống. Vì vậy, tư duy là một quá trình vô tận, vận động và phát triển không ngừng. Tư duy của con người không thể bất biến mà nó cũng có quá trình biến đổi và phát triển ngày càng đạt được trình độ cao hơn. Khi xem xét tư duy như một quá trình, một bản tính phát triển chung của con người thực tiễn xã hội, tư duy thể hiện ra khuynh hướng phát triển tất yếu của nó. Tư duy con người theo Ăngghen vừa tối cao vừa không tối cao. Xét theo sự thực hiện cá biệt - chủ thể cụ thể của tư duy thì nó không tối cao và có hạn. Xét theo bản tính và khả năng thì tư duy của con người là tối cao và vô hạn. Chủ nghĩa Mác - Lênin khi đề cập về khả năng nhận thức của con người đã cho rằng, chỉ có những cái con người chưa biết chứ không có những cái mà con người không thể biết. Tư duy là sản phẩm của lịch sử, nó xuất hiện trong lịch sử, qua quá trình hoạt động thực tiễn của con người. Tư duy không xuất hiện trên mảnh đất trống không mà nó chính là sự kết hợp giữa sự kế thừa các lối tư duy truyền thống với lối tư duy trong hoàn cảnh của thực tại. Điều đó thể hiện rằng, trong những thời đại khác nhau, với những điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, khoa học... khác nhau, thì trình độ của tư duy xét cả về nội dung và hình thức cũng ở mức cao, thấp khác nhau; và cũng lý giải tại sao ở những giai đoạn khác nhau của xã hội mà lại còn mang dấu ấn phong cách tư duy của thời đại trước đó. Trong những hoàn cảnh cụ thể, năng lực và trình độ tư duy có thể mang lại kết quả nhất định trong hoạt động của con người. Nhìn chung, trình độ tư duy được xem xét ở các cấp độ như tư duy kinh nghiệm và tư duy lý luận. Tư duy kinh nghiệm là một lối tư duy, một trình độ tư duy của con người. Nó cũng thể hiện năng lực trừu tượng hóa của trí tuệ con người, nhưng còn ở trình độ thấp. Bằng tư duy kinh nghiệm, xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, người ta cũng có thể rút ra những kết luận khá chính xác về sự vật, hiện tượng riêng lẻ, nhưng chưa thể khái quát được những mối liên hệ căn bản giữa các sự vật, hiện tượng. Tư duy kinh nghiệm, do đó, là tư duy tiền khoa học, tiền lý luận. Tư duy kinh nghiệm là lối tư duy cụ thể, thiết thực của những người ít hoặc không am hiểu lý luận, khoa học; của các thế hệ trong các dân tộc chưa trãi qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa duy lý, phát triển tư duy lý luận khoa học. Tư duy kinh nghiệm hướng vào những cái cụ thể, nhưng cái cụ thể ở đây là cái cụ thể trực quan, cảm tính, vụn vặt, lẻ tẻ. Do đó, kết quả của nhận thức là cái cụ thể, nhưng là cái cụ thể chưa vươn cao hơn cái cụ thể cảm tính và chưa phải là cái cụ thể trong tư duy theo đúng nghĩa khoa học và đầy đủ của nó. Tư duy kinh nghiệm là lối tư duy, suy nghĩ chủ yếu dựa trên kinh nghiệm về cả nội dung lẫn phương pháp. Những chất liệu được sử dụng trong tư duy, lập luận chỉ là những tri thức kinh nghiệm rất hạn chế: hời hợt, giản đơn, vụn vặt, đơn nhất, nhưng lại được coi như là cái chung, cái phổ biến, cái bản chất, cái quy luật. Còn về phương pháp và các thao tác của tư duy thì dựa trên những nếp nghĩ quen thuộc, những lối mòn được hình thành một cách tự phát, vừa cứng nhắc, vừa không khoa học, vừa không lôgic. Tư duy dừng lại ở trình độ đó không những không thể nói đến sự sáng tạo, thậm chí còn sai lầm. Tư duy lý luận (được hiểu theo là cái “phủ định biện chứng” của tư duy kinh nghiệm) là tư duy dựa trên tri thức lý luận và phương pháp nhận thức khoa học [51, tr.21] Tri thức lý luận là tri thức được hình thành trên cơ sở khái quát tri thức kinh nghiệm nhờ sức mạnh của trừu tượng hóa và khái quát hóa của tư duy. Tri thức lý luận là những tri thức mang tính gián tiếp và khái quát cao do nó đã qua rất nhiều bước trung gian hóa, trừu tượng hóa. Tri thức lý luận phản ánh hiện thực trong bản chất, trong những mối liên hệ mang tính quy luật của nó. Tri thức lý luận là tri thức được hệ thống hóa nên nó đem lại cái nhìn mang tính chỉnh thể bao quát, đầy đủ, toàn vẹn về đối tượng phản ánh, nó đã tái tạo lại đối tượng như ban đầu song là ở cấp độ bản chất bên trong của chính sự vật, hiện tượng. Dựa trên một loại tri thức có rất nhiều vượt trội đó, tư duy lý luận giúp cho nhận thức của con người thành nhận thức lý luận đích thực khi nhận thức ấy đem quy sự vận động bề ngoài chỉ biểu hiện trong hiện tượng về sự vận động bên trong thực sự. Và do đó, tư duy lý luận không những chỉ ra những phương hướng mới cho hoạt động thực tiễn của con người mà còn làm cho hoạt động đó mang tính chủ động, tự giác và sáng tạo hơn. Tư duy lý luận không chỉ là tư duy bằng tri thức lý luận, mà còn là tư duy bằng phương pháp khoa học. Lý luận chứa đựng trong nó khả năng trở thành phương pháp, nhưng bản thân lý luận tự nó nó chưa phải là phương pháp. Lý luận là lập trường, quan điểm, nguyên lý, quy luật. Nhưng phương pháp lại là hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực, yêu cầu, thao tác được rút ra từ những tri thức lý luận để điều chỉnh hoạt động của con người nhằm những mục đích nhất định. Nếu trong tư duy kinh nghiệm, các phương pháp và các thao tác lôgic được hình thành một cách tự phát, dựa trên những nếp nghĩ quen thuộc hoặc dựa trên những tri thức kinh nghiệm, thì trong tư duy lý luận, các phương pháp được hình thành dựa trên những tri thức lý luận và được nhận thức, sử dụng một cách chủ động, tự giác. Tư duy lý luận phát triển cùng với sự thay đổi của xã hội, khi tri thức của con người càng hoàn thiện thì tư duy lý luận ngày càng sâu sắc hơn. Trong giai đoạn hiện nay, tư duy lý luận chân chính, khoa học đó là tư duy lý luận mácxít. Về thực chất, tư duy lý luận mácxít là tư duy biện chứng duy vật – một loại hình tư duy được hình thành trên cơ sở đúc kết những tri thức tinh túy nhất của khoa học, nó là sản phẩm của sự kết tinh tư duy nhân loại và chứa đựng trong đó hai thành tố, hai hạt nhân cơ bản và hợp lý của khoa học hiện đại: duy vật và biện chứng. Hạt nhân của tư duy của tư duy lý luận mác - xít là tư duy triết học mác - xít. ở bất cứ thời đại nào, triết học đều cũng là kết tinh của trí tuệ nhân loại. Tư duy triết học mácxít có những đặc trưng cơ bản: tính trừu tượng – khái quát cao; tính chỉnh thể – bao quát cao; tính khoa học; tính gợi mở – sáng tạo; tính cách mạng. So với tư duy của các nhà khoa học khác, tư duy triết học bao giờ cũng đạt đến trình độ cao nhất về mặt trừu tượng, khái quát. Sở dĩ tư duy triết học đạt đến trình độ đó bởi lẽ triết học chính là khái quát của sự khái quát, nó là kết tinh từ sự kết tinh. Khi đạt đến trình độ trừu tượng – khái quát hóa cao nhất thì đồng thời tư duy triết học cũng mang tính chỉnh thể – bao quát nhất. Điều đó thể hiện qua các phạm trù triết học – những công cụ, phương tiện hoạt động chủ yếu của tư duy triết học. Các khái quát của tư duy triết học mácxít là khái quát khoa học mang tính chân lý, bởi vì nó không phải là sự tư biện chủ quan mà là phản ánh của hiện thực khách quan. Thêm vào đó, tư duy triết học mácxít chỉ có thể có được khi nó được đúc kết từ sự khái quát những thành tựu của khoa học. Và vì thế, nó mang tính phổ quát, chung nhất, từ đó, đưa ra những gợi mở, tiên đoán khoa học. Tính chất cách mạng của triết học biểu hiện ở ba cấp độ: phê phán, tự phê phán và phản phê phán. Tính phê phán này làm cho tư duy lý luận mácxít thể hiện rõ nhất bản chất cách mạng của mình. Chính những đặc trưng trên làm cho tư duy triết học mácxít, thứ nhất, là hình thức tư duy cao nhất trong lịch sử tư duy nhân loại; thứ hai, nó có thể đóng vai trò là thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận chung nhất của mọi loại hình tư duy; thứ ba, những đặc trưng này làm cho tư duy triết học mácxít có được không chỉ và không phải chủ yếu là ở sự thuyết minh, chứng minh mà căn bản là ở sự phát hiện, phát minh. 1.1.2. Năng lực tư duy lý luận Năng lực tư duy lý luận là một trong những phạm trù quan trọng của nhận thức luận được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều công trình, những bài viết đề cập đến bản chất, cấu trúc và vai trò của năng lực tư duy lý luận, từ đó làm sâu sắc thêm lý luận nhận thức và làm cơ sở lý luận cho việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo hiện nay. Khái niệm năng lực tư duy lý luận được tiếp cận và được hiểu là năng lực tư duy của con người ở cấp độ lý luận. Điều này giúp phân biệt khái niệm năng lực tư duy lý luận với khái niệm năng lực tư duy kinh nghiệm trên tiêu chí tiếp cận với năng lực tư duy ở cấp độ phát triển; và phân biệt với những khái niệm đồng cấp khác như: năng lực tư duy thực hành, năng lực tư duy hình tượng. Năng lực được hiểu theo hai nghĩa, thứ nhất, “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó”; thứ hai, “phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” [64, tr.656]. Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất, phát hiện ra những quy luật của sự vật, hiện tượng. Cho nên, năng lực tư duy chính là khả năng, tập hợp những phẩm chất sinh lý và tâm lý của chủ thể đáp ứng cho nhu cầu nhận thức thế giới của con người. Hoạt động tư duy không chỉ dừng lại ở mức độ chép lại, chụp lại mà tư duy còn mang tính sáng tạo, đây không những là cơ sở giúp con người có thể hoạt động thực tiễn một cách có hiệu quả, mà giúp cho con người tạo ra những cái không có sẵn, hình thành tự nhiên thứ hai của mình. Năng lực tư duy "được biểu hiện ở khuynh hướng nhận thức và hành động, ở kết quả xử lý thông tin và nhất là kết quả hoạt động. Phương pháp tiếp cận vấn đề khác nhau chính là biểu hiện trình độ khác nhau của năng lực tư duy" [27, tr.48]. Năng lực tư duy cũng chính là khả năng vận dụng, huy động tri thức của con người. Chủ thể tư duy có thể biểu thị tri thức của mình thành phương pháp và sử dụng thành thạo chúng để tiếp tục nhận thức, tìm ra bản chất, quy luật, xu hướng phát triển tất yếu của sự vật, hiện tượng và vận dụng đúng đắn những quy luật ấy vào cuộc sống. "Năng lực tư duy là tổng hợp những khả năng ghi nhớ, tái hiện trừu tượng hóa, khái quát hóa, liên tưởng, luận giải và xử lý trong quá trình phản ánh, phát triển tri thức và vận dụng chúng vào thực tiễn trên cơ sở quy luật khách quan mang lại những kết quả nhất định" [54, tr.14-15]. Khác với năng lực cảm giác, năng lực tư duy được cấu thành từ ba yếu tố cơ bản, đó là: thứ nhất, năng lực ghi nhớ, tái hiện những hình ảnh bằng ngôn ngữ khái niệm, hình ảnh, do nhận thức cảm tính đem lại; thứ hai, năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa trong phân tích và tổng hợp; thứ ba, năng lực tưởng tượng suy luận, liên tưởng để nhận biết, phát triển, lựa chọn xử lý trong nhận thức và hành động. Tư duy chính là một trình độ cao của quá trình nhận thức, phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ có tính quy luật của đối tượng mà trước đó chưa biết. Tư duy bao giờ cũng mang tính khái quát và tính gián tiếp. Với những đặc trưng đó, quá trình hoạt động của tư duy phải dựa trên những phương pháp khác nhau như phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, so sánh ... và phải tuân theo một trật tự lôgic nhất định. Trong quá trình hoạt động của tư duy, những phương pháp ấy không nhất thiết phải được kết hợp với nhau một cách tuần tự mà có thể chúng đồng thời được tiến hành trong sự tương hỗ lẫn nhau giữa các phương pháp. Bởi vì, mỗi phương pháp tuy có nội dung tác dụng khác nhau nhưng lại quan hệ chặt chẽ với các phương pháp khác. Phương pháp này là điều kiện, tiền đề để phương pháp khác phát huy hiệu quả. Chẳng hạn khi phân tích, tổng hợp các thuộc tính của sự vật thì đòi hỏi phải có trừu tượng hóa để tách cái chung khỏi cái riêng v.v... Tuy nhiên, mỗi phương pháp khi được tiến hành theo những cách thức đặc trưng của nó thì cũng được xem là một thao tác của quá trình tư duy. Như vậy, quá trình tư duy được tiến hành trong sự huy động sức mạnh của mỗi phương pháp tư duy và sự kết hợp các phương pháp ấy theo một trật tự phù hợp với lôgíc vốn có của đối tượng nhận thức. Quá trình tư duy được thể hiện ở các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy lý. Những hình thức này quan hệ mật thiết với nhau và giữ vai trò quan trọng trong tư duy khoa học. Chính vì thế, năng lực tư duy còn thể hiện ở năng lực lựa chọn các vấn đề có liên quan để liên kết các hình thức tư duy mà tìm ra các kết luận nhất định. Chẳng hạn, năng lực lựa chọn các khái niệm để hình thành một phán đoán đúng và liên kết các phán đoán để có suy lý đúng nhằm phát hiện khái niệm mới. Như vậy, năng lực tư duy bao gồm cả năng lực lựa chọn, sắp xếp, kết hợp các phương pháp, hình thức tư duy và khả năng sử dụng thành thạo, nhuần nhuyễn mỗi phương pháp, mỗi hình thức tư duy theo những cách thức, tác dụng riêng của nó cho phù hợp với tính quy định khách quan của các đối tượng nhận thức. Năng lực tư duy là khả năng sử dụng một cách thành thạo, nhuần nhuyễn cả nội dung và phương pháp của tư duy để phát hiện vấn đề và xây dựng được những phương án tối ưu để giải quyết vấn đề đó. Năng lực tư duy thường được tiếp cận ở các kiểu: Năng lực tư duy thực hành, năng lực tư duy hình tượng và năng lực tư duy lý luận... Xét theo cấp độ phát triển của năng lực tư duy có thể phân ra thành năng lực tư duy kinh nghiệm và năng lực tư duy lý luận. Năng lực tư duy lý luận khác với năng lực tư duy kinh nghiệm. Năng lực tư duy lý luận là khả năng tư duy về những vấn đề chung, tổng thể, toàn vẹn, nắm bắt đối tượng trong tính chỉnh thể của sự tồn tại, vận động và phát triển. Đó là khả năng tư duy khoa học, sáng tạo trong sử dụng các khái niệm phạm trù để phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa đem lại những tri thức mang tính chính xác, sâu sắc, chặt chẽ, lôgíc và hệ thống, phù hợp với tính quy luật khách quan của hiện thực. Hơn nữa, năng lực tư duy lý luận còn có sức mạnh đưa lý luận vào cuộc sống, cụ thể hóa lý luận thành mục tiêu, phương hướng, giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề của cuộc sống có hiệu quả cao. Như vậy, năng lực tư duy lý luận còn được thể hiện ở khả năng xác lập tri thức, khả năng xác lập quan hệ giữa các tri thức và khả năng đối tượng hóa tri thức. Năng lực tư duy lý luận và trình độ tư duy lý luận là những phạm trù dùng để chỉ những mặt của quá trình hoạt động thống nhất của tư duy. Trình độ tư duy là trình độ trừu tượng hóa, khái quát hóa trong phân tích và tổng hợp, là trình độ tưởng tượng, phán đoán, suy lý để liên tưởng và phát hiện, khám phá lựa chọn, xử lý trong nhận thức và hành động. Còn năng lực tư duy là bản thân sự trừu tượng hóa, khái quát hóa, liên tưởng, luận giải... Như vậy, trình độ tư duy gần với kết quả của quá trình rèn luyện năng lực tư duy. Vì thế, có thể hiểu trình độ tư duy như là cấp độ của khả năng hoạt động nhạy bén của các yếu tố cấu thành năng lực tư duy và khả năng liên kết sử dụng các yếu tố đó như là những phương pháp tư duy khoa học. Tuy vậy, sự phân biệt năng lực tư duy và trình độ tư duy chỉ là tương đối. Năng lực tư duy nào thì thể hiện một trình độ tư duy như thế ấy. Trình độ tư duy là mức độ đạt được về nội dung và phương pháp tư duy. Để đạt đến trình độ tư duy lý luận cao đòi hỏi phải không ngừng phấn đấu nâng cao năng lực tư duy lý luận. Từ những phân tích ở trên có thể xem, năng lực tư duy lý luận là tổng hợp các phẩm chất trí tuệ của chủ thể đáp ứng yêu cầu phát hiện, nhận thức nhanh, nhạy, đúng đắn đối với hiện thực ở trình độ lý luận, nhờ vậy, có những đề xuất sắc bén, sáng tạo, thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. 1.2. Vai trò của năng lực tư duy lý luận đối với hoạt động của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh 1.2.1. Đặc trưng hoạt động lãnh đạo của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh 1.2.1.1. Hoạt động lãnh đạo Khái niệm "cán bộ lãnh đạo" nhìn chung là chỉ những người đứng đầu, phụ trách một tổ chức, đơn vị, phong trào nào đó do bầu cử hoặc chỉ định. Do vậy, cán bộ lãnh đạo có trách nhiệm đề ra những phương hướng, chủ trương, quyết định liên quan tới tổ chức, đơn vị, phong trào mà họ phụ trách. Cán bộ lãnh đạo còn là người dẫn dắt, tổ chức phong trào theo một hướng đi cụ thể. Họ là những người điều hành, chỉ đạo thông qua các quyết định. Chính họ cũng là người điều chỉnh những quyết định sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Hoạt động lãnh đạo là hoạt động điều khiển mang tính định hướng, đối với đối tượng lãnh đạo bằng các phương pháp như ra lệnh, động viên, giáo dục, thuyết phục … nhằm đạt mục tiêu nhất định. Như vậy, hoạt động lãnh đạo có thể hiểu là: “đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức, động viên thực hiện” [64, tr.540]. Điều đó đòi hỏi chủ thể lãnh đạo phải đạt được một trình độ nhất định về năng lực tư duy lý luận. Bởi lẽ, cùng với các yếu tố khác, trình độ đó có tác dụng rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của công tác lãnh đạo. Hoạt động lãnh đạo có bản chất là sự tác động, định hướng, điều chỉnh hành vi đối với đối tượng lãnh đạo – cũng là con người với nhu cầu, lợi ích, tính cảm … – nhằm đạt tới một mục tiêu nhất định. Chính vì vậy, chủ thể lãnh đạo, một mặt phải am hiểu công việc, mặt khác phải am hiểu con người – đối tượng lãnh đạo. Chỉ trên cơ sở đó, hoạt động lãnh đạo mới có hiệu quả. Hoạt động lãnh đạo có nhiều khâu, nhiều bước như: thu thập và xử lý thông tin; ra quyết định; sử dụng cơ quan tham mưu, chuyên gia (phòng, ban chuyên môn) tổ chức thực hiện các quyết định; tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện các quyết định để chuẩn bị cho việc ra quyết định tiếp theo. Do đó, mặt hiện hữu của năng lực lãnh đạo là tổ chức hoạt động thực tiễn, còn cái ẩn giấu vào bên trong chính là mặt năng lực tư duy lý luận. Vì vậy, nhà lãnh đạo khác với nhà khoa học. Nhà khoa học hoạt động chính là nghiên cứu, suy nghĩ, tìm tòi, phát hiện, nêu ra lý thuyết, lý luận, vạch ra phương án thực hành, ứng dụng. Người lãnh đạo cũng là người lao động trí óc dù ở họ không phải là lao động tìm tòi, tạo ra lý luận khoa học mà chủ yếu là lao động cụ thể hóa, hiện thực hóa lý luận. Nhưng để có thể hiện thực hóa lý luận đòi hỏi họ phải suy nghĩ, nghiên cứu phát hiện các tình huống thực tiễn cụ thể, trên cơ sở đó mà đề ra các biện pháp giải quyết tình huống, ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định thông qua hoạt động tập thể hoặc cá nhân. Hoạt động lãnh đạo khác hoạt động quản lý. Quản lý được hiểu là: “tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [64, tr.789]. Như vậy, quản lý cũng là hoạt động có ý thức của con người nhằm theo đuổi những mục đích xác định. Quản lý về cơ bản có những chức năng như: lập kế hoạch, tổ chức bộ máy, chỉ đạo, thực hiện sự phối hợp và kiểm soát nguồn lực. Trong nhiều trường hợp cụ thể, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý thống nhất với nhau, trùng lặp nhau. Sự phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý chỉ có tính tương đối. Tất nhiên, về bản chất, hoạt động lãnh đạo và quản lý có những điểm khác nhau. Sự khác nhau đó được thể hiện rõ nhất ở mục tiêu, nội dung, về phương pháp và phương tiện. Hoạt động quản lý nhằm tổ chức, sắp xếp, chỉ đạo các hoạt động thuộc phạm vi quản lý theo một quy trình, trật tự nhất định. Trong khi đó, hoạt động lãnh đạo là nhằm mục tiêu định hướng chung. Nội dung chủ yếu của lãnh đạo là đề ra chủ trương, đường lối chung cũng như phương hướng chung để thực hiện chủ trương, đường lối đó. Đồng thời kiểm tra việc thực hiện chủ trương, đường lối đó cũng như điều chỉnh, hoàn thiện chủ trương, đường lối sao cho phù hợp với thực tiễn. Trong khi đó, nội dung của quản lý là đề ra được các chỉ tiêu, kế hoạch cụ thể, các mô hình, phương án thực hiện rất cụ thể để đạt hiệu quả trong tổ chức thực hiện. Về phương pháp, phương tiện thì lãnh đạo cơ bản là động viên, thuyết phục, giáo dục đối tượng lãnh đạo. Trong khi đó thì quản lý chủ yếu lại dùng mệnh lệnh có tính chất bắt buộc. ở nước ta, lãnh đạo không tách rời quản lý, quản lý không tách rời lãnh đạo. Có thể nói, lãnh đạo là khâu quan trọng của quản lý, làm cơ sở, tiền đề cho quản lý, còn quản lý là quá trình hiện thực hóa đường lối lãnh đạo, giúp lãnh đạo đạt hiệu quả tối ưu nhất. Như vậy, có thể thấy rằng, người lãnh đạo phải là người có đạo đức, có trình độ lý luận và am hiểu thực tiễn. Họ là người góp phần xây dựng, đồng thời cũng là người vận dụng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào những lĩnh vực cụ thể, biến chúng thành hiện thực trong cuộc sống. Do vậy, đối với người lãnh đạo, năng lực vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nắm bắt yêu cầu thực tiễn của địa phương để ra các quyết định đúng đắn là rất quan trọng. Do đó, họ vẫn rất cần phải có năng lực tư duy lý luận, năng lực đó giúp họ nghiên cứu thực tiễn, nắm bắt và vận dụng đường lối của Đảng để tổ chức thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và vận dụng kinh nghiệm ấy vào hoạt động thực tiễn. 1.2.1.2. Hoạt động lãnh đạo của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh Hoạt động của chủ thể lãnh đạo về bản chất là có sự giống nhau ở các cấp; nhưng có sự khác nhau về hình thức, mức độ, phạm vi và lĩnh vực hoạt động. Trong hệ thống hành chính bốn cấp của nước ta hiện nay (Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố, thị xã, quận, huyện trực thuộc tỉnh và xã, phường, thị trấn), cấp tỉnh có vai trò đặc biệt quan trọng xét trên nhiều phương diện của đời sống kinh tế – xã hội cũng như trong các mối quan hệ nhiều chiều cạnh của sự phát triển. Cấp tỉnh là cấp gắn trực tiếp với Trung ương, là mắt khâu đầu tiên để chủ trương, đường lối, chính sách của Trung ương đến với địa phương. Tỉnh là gạch nối giữa Trung ương và địa phương. Đội ngũ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh phải ra được các quyết định phản ánh đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Trung ương, đồng thời phải phù hợp với thực tiễn địa bàn tỉnh mà họ phụ trách. ở Việt Nam, hoạt động của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bộ mặt quốc gia như thế ấy. Vì vậy, chất lượng lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh có ý nghĩa vô cùng to lớn đến việc tổ chức thực hiện, triển khai các nghị quyết của Trung ương xuống cơ sở. Chủ trương, đường lối, chính sách của Trung ương có được triển khai, tổ chức thực hiện được ở cấp dưới hay không phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động lãnh đạo của đội ngũ cán bộ này. Hơn nữa, tỉnh là địa bàn tổng kết thực tiễn tương đối có quy mô, đủ để phát hiện những vấn đề nảy sinh, giúp Trung ương nghiên cứu; bổ sung, hoàn thiện, phát triển đường lối, chủ trương và khái quát thành lý luận cho phù hợp với thực tiễn mới. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện cũng phải bao quát tất cả các mặt kinh tế – xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng… Tuy nhiên, phạm vi và mức độ bao quát của họ trên địa bàn hẹp hơn, quy mô nhỏ hơn rất nhiều so với cấp tỉnh. Xung quanh khái niệm “cán bộ chủ chốt” có nhiều quan điểm khác nhau và chưa đi đến thống nhất. Nhưng đa số ý kiến đồng tình rằng, cán bộ chủ chốt là những người có chức năng lãnh đạo, được giao nhiệm vụ đảm nhận những công việc quan trọng trong bộ máy lãnh đạo, quản lý để điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao. “Cán bộ lãnh đạo chủ chốt là những người đứng đầu quan trọng nhất, có chức vụ cao nhất trong một tập thể, có quyền đưa ra những quyết định về chủ trương, có trách nhiệm và quyền điều hành một tập thể, một đơn vị, một tổ chức để thực hiện những nhiệm vụ của tập thể hoặc tổ chức ấy, thậm chí có thể chi phối, dẫn dắt toàn bộ hoạt động của một tổ chức nhất định” [60, tr.35-36]. Như vậy, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh bao gồm toàn bộ ban chấp hành đảng bộ tỉnh, họ giữ những cương vị chủ chốt ở cấp tỉnh và có thể cả cấp huyện. Hoạt động lãnh đạo của người cán bộ chủ chốt cấp tỉnh về thực chất là phải ra được những văn bản, quyết định đúng đắn nhằm để chỉ đạo các lĩnh vực của tỉnh theo đúng yêu cầu của thực tiễn. Điều đó đòi hỏi đội ngũ này phải hiểu sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đồng thời am hiểu thực tiễn địa phương. Trong hoạt động lãnh đạo ở cấp tỉnh, mặc dù phạm vi tác động có hẹp hơn so với địa bàn cả nước, nhưng các lĩnh vực cần tác động cũng phong phú, đa dạng không kém. Hoạt động lãnh đạo của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh cũng toàn diện, bao quát mọi lĩnh vực từ chính trị, đến kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng đảng… ở một lát cắt nhất định, có thể coi địa bàn tỉnh như một quốc gia thu nhỏ. Cũng vì vậy, hoạt động lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh phải mang tính toàn diện, tính bao quát nhưng cũng rất cụ thể, không được hời hợt, thiển cận. Do những trọng trách khác nhau được giao phó mà mỗi cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh có nhiệm vụ, vai trò, vị trí cụ thể khác nhau, nhưng ở họ có đặc điểm chung nhất là những người có hoạt động lãnh đạo. Hoạt động lãnh đạo đòi hỏi họ phải có một số đặc trưng chủ yếu: Một là, có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường của giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đặt lợi ích của Đảng, giai cấp, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân mình. Hai là, có năng lực dự báo, kiểm tra, phát hiện những vấn đề chính trị – xã hội, năng lực tham gia đóng góp vào đường lối, chủ trương, chính sách, có tài tổ chức thực tiễn, chỉ huy điều khiển công việc cho khối lượng quần chúng trong đời sống chính trị – xã hội trên địa bàn toàn tỉnh. Ba là, có tinh thần cách mạng, sáng tạo, tinh thần dân chủ và tính quyết đoán chính trị. Bốn là, có tri thức văn hóa nhất định, có phong cách công tác khoa học, có kinh nghiệm, có nghệ thuật trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, có sức truyền cảm chính trị trong quần chúng và biết dùng người. Trong cơ cấu đa dạng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh nổi bật ba nhóm: lãnh đạo chính trị, lãnh đạo quản lý nhà nước, lãnh đạo chuyên môn nghiệp vụ. Những chức vụ, chức danh, chức trách khác nhau, công việc, thẩm quyền, phạm vi hoạt động và trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh khác nhau, nhưng đều là những thành phần chủ yếu đảm bảo cho sự vận hành bộ máy quyền lực của hệ thống quyền lực của nhân dân trên địa bàn tỉnh. 1.2.2. Vai trò của năng lực tư duy lý luận đối với hoạt động của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh Năng lực tư duy lý luận được xem là một nhân tố không thể thiếu, có tầm quan trọng đặc biệt, vừa cấu thành năng lực cán bộ vừa thúc đẩy sự hình thành và phát triển năng lực đó ở người cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Tư duy lý luận nói ở đây là tư duy biện chứng (biết suy nghĩ, xem xét các vấn đề, sự kiện, quan hệ, tình huống một cách biện chứng chứ không siêu hình). Tư duy biện chứng ấy (xét về mặt phương pháp tư duy) đồng thời phải đạt tới trình độ tư duy khoa học (xét về mặt tính chất, chất lượng của tư duy). Đó chính là năng lực suy nghĩ thấu đáo đến bản chất của sự vật, hiện tượng; biết phân tích, tổng hợp và khái quát từ những hiện tượng sinh động, đa dạng của đời sống thực tiễn, từ kinh nghiệm muôn vẻ của hoạt động hàng ngày tích lũy và khái quát thành lý luận. Người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh phải nắm bắt sâu sắc bản chất của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng. Chủ nghĩa Mác – Lê nin đã trang bị một phương pháp nhận thức biện chứng, một thế giới quan khoa học, một lập trường giai cấp vững vàng. Tư tưởng hồ Chí Minh chính là sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Hệ thống lý luận này trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để phát triển đất nước, tổ chức lãnh đạo cách mạng – Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra những chủ trương, đường lối trong từng giai đoạn cụ thể. Trên cơ sở đó, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cụ thể hóa thành pháp luật, chính sách định hướng cho toàn thể nhân dân thực hiện. Trên cơ sở hệ thống lý luận ấy mà cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh cụ thể hóa vào các chính sách vào địa phương. Công việc đó không đơn thuần là chỉ vận dụng một cách rập khuôn, máy móc, mà trong lãnh đạo, người cán bộ còn phải cập nhật kịp thời những thông tin từ đời sống thực tiễn, xử lý các thông tin ấy một cách nhanh chóng, chính xác. Nhờ đó mà vận dụng cái chung một cách đúng đắn chính xác cho những lĩnh vực cụ thể ở địa bàn tỉnh. Đó chính là năng lực vận dụng sáng tạo cái chung vào cái riêng. Cũng trong quá trình lãnh đạo, yêu cầu về năng lực tư duy lý luận của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh còn thể hiện ở nhiều khía cạnh như: năng lực tư duy về con người, hiểu biết về con người để thu hút tập hợp họ, động viên, lôi cuốn họ để họ hoạt động tích cực. Lãnh đạo ở cấp tỉnh vừa mang tính định hướng chung vừa mang tính thực tiễn cụ thể, cho nên trong quá trình hoạt động của mình, người cán bộ lãnh đạo còn phải có năng lực tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm để có cơ sở hình thành các giải pháp cho việc giải quyết các vấn đề ở quá trình thực tiễn tiếp theo. Để đạt được những mục đích, yêu cầu nội dung của hoạt động lãnh đạo một cách hiệu quả nhất, để có được năng lực tư duy lãnh đạo nhất định, người cán bộ lãnh đạo nói chung, cấp tỉnh nói riêng phải có không chỉ phẩm chất đạo đức cách mạng mà cả năng lực tư duy lý luận nhất định. Vì "lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi" [35, tr.233-234]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Vì kém lý luận nên gặp mọi việc không biết xem xét rõ, cân nhắc cho đúng, xử lý cho khéo, không biết nhận rõ điều kiện hoàn cảnh khách quan ý mình nghĩ thế nào làm thế ấy. Kết quả thường thất bại" [35, tr.234]. Năng lực tư duy lý luận là vũ khí sắc bén nhất trong hoạt động lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh. Năng lực ấy được thể hiện ở khả năng nắm bắt được bản chất, linh hồn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... trong quan hệ với nhiệm vụ của mình; ở khả năng nắm bắt vấn đề thực tiễn trên địa bàn mình phụ trách và ở khả năng đề ra phương hướng tối ưu để giải quyết vấn đề đó. Như vậy tổng hợp những biểu hiện ấy, có thể diễn đạt năng lực tư duy lý luận người cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh biểu hiện ở những vấn đề sau: Một là, năng lực thu nhận tri thức. Đó là khả năng tiếp thu tri thức lý luận (về mặt chất lượng và cả về mặt số lượng) để hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho hoạt động lãnh đạo cũng như những kiến thức cần thiết phục vụ cho hoạt động đó. Cụ thể hơn, đó là khả năng tiếp thu lý luận, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, khả năng phát hiện những vấn đề mới, khả năng tổng kết thực tiễn và học tập kinh nghiệm thực tiễn. Hai là, năng lực tìm ra mối quan hệ và khái quát hóa tri thức. Đó là khả năng nhận biết những điểm tương đồng, dị biệt để từ đó liên kết các loại tri thức ở các lĩnh vực, các ngành nghề chuyên môn khác nhau thành một tổng thể ở mức độ khái quát cao, bao quát nhiều vấn đề trên nhiều lĩnh vực và phạm vi rộng lớn. Đồng thời, cũng phân định được tính đặc thù giữa các loại tri thức. Trên cơ sở đó, khi vận dụng vào thực tiễn vừa phải bảo đảm nhìn nhận vấn đề trong tính nhiều mặt như một chỉnh thể, vừa phải bảo đảm sự phù hợp với địa bàn tỉnh. Ba là, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn. Đây là khả năng biến những tri thức đã lĩnh hội được thành các chủ trương, chương trình, kế hoạch hành động làm biến đổi trực tiếp hiện thực. Điều này thể hiện khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn, liên hệ giữa lý luận với thực tiễn vận dụng cái chung một cách đúng đắn cho từng tình huống cụ thể. Đó là năng lực vận dụng, cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng một cách thiết thực, sáng tạo trên địa bàn tỉnh mà mình phụ trách. Bốn là, năng lực phát triển tri thức. Đó là khả năng phát triển những tri thức cho phù hợp hơn nữa với sự phát triển của thực tiễn. Đây là thể hiện khả năng tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh. Họ vừa vận dụng sáng tạo tri thức vào thực tiễn. Vừa đề xuất, tổng kết những vấn đề nảy sinh từ địa phương kiến nghị lên Trung ương để góp phần bổ sung, phát triển hoàn thiện chủ trương, đường lối, chính sách. Như vậy, năng lực tư duy lý luận của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh có giá trị định hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của họ. Chất liệu trực tiếp tạo nên năng lực đó là những tri thức lý luận tiếp thu từ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và từ sự trãi nghiệm trong hoạt động thực tiễn của chính người cán bộ. Nội dung của năng lực ấy thể hiện trước hết ở năng lực phản ánh những vấn đề bản chất, tìm ra mâu thuẫn, phát hiện những cái mới; ở khả năng tư duy khoa học trong sử dụng các hình thức và phương pháp tư duy để hình thành tri thức mới làm cơ sở cho việc giải quyết những vấn đề thực tiễn nảy sinh ở địa phương. Năng lực tư duy lý luận là khả năng tư duy khoa học về những vấn đề chung, tổng thể, toàn vẹn, nắm bắt đối tượng trong tính chỉnh thể của sự tồn tại, vận động và phát triển. Đó là khả năng sáng tạo trong sử dụng các khái niệm, phạm trù để phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa đem lại những tri thức mang tính chính xác, sâu sắc, hệ thống, phù hợp với tính quy định vốn có của hiện thực khách quan. Hơn nữa, năng lực tư duy lý luận còn có khả năng vận dụng lý luận vào cuộc sống, cụ thể hóa lý luận, dựa vào lý luận mà xây dựng các giải pháp, các phương án giải quyết các vấn đề của thực tiễn một cách tối ưu. Với những đặc trưng cơ bản đó, rõ ràng năng lực tư duy lý luận đóng vai trò hết sức to lớn, là một trong những phương tiện quan trọng nhất đảm bảo cho hoạt động lãnh đạo đạt hiệu quả tối ưu. Đối với hoạt động của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh trong giai đoạn hiện nay năng lực tư duy lý luận có những vai trò đó chủ yếu sau: - Năng lực tư duy lý luận giúp người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh nâng cao khả năng nhận thức chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tiếp thu những tri thức khoa học khác. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh là những người thường xuyên va chạm với những vấn đề vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn. Cho nên, họ phải hiểu rõ lý luận và nắm được thực chất bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trên cơ sở đó mà hình thành năng lực định hướng đúng đắn và phương pháp luận khoa học cho nhận thức và hoạt động thực tiễn của họ. Nhận thức không đúng bản chất khoa học cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động lãnh đạo của cán bộ kém hiệu quả. Chỉ có việc học tập, nghiên cứu lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhuần nhuyễn cả về nội dung và phương pháp mới góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận. Năng lực tư duy lý luận giúp cho việc nhận thức sâu sắc lý luận chung cũng như đường lối của Đảng, đồng thời giúp người cán bộ lãnh đạo truyền đạt, triển khai lại cho đối tượng lãnh đạo của mình nắm được thực chất các vấn đề. Nhận thức càng sâu sắc thì hành động càng hiệu quả, do vậy, công việc lãnh đạo cũng sẽ hiệu quả hơn. Vì thế, năng lực tư duy lý luận đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị tích lũy các tri thức cho hoạt động lãnh đạo. - Năng lực tư duy lý luận giúp người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh nâng cao năng lực nhận thức thực tiễn và vận dụng sáng tạo lý luận, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc đề ra những nghị quyết, chủ trương, chính sách cụ thể trên địa bàn tỉnh. Nhờ có năng lực tư duy lý luận, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh thông qua nhiều hiện tượng phức tạp ngẫu nhiên mà phát hiện bản chất vấn đề, phát hiện các mối liên hệ mang tính quy luật cũng như xu hướng và phương thức vận động biến đổi của các sự vật, hiện tượng đặc biệt là những hiện tượng xã hội phức tạp. Từ đó, giúp người cán bộ lãnh đạo có được những chủ trương, nghị quyết đúng đắn khoa học, phù hợp với thực tiễn địa phương. Năng lực tư duy lý luận còn giúp người cán bộ lãnh đạo có thể thâm nhập sâu vào sự vật hiện tượng, phát hiện ra mâu thuẫn, tìm ra những vấn đề mới, những mâu thuẫn mới nảy sinh cần giải quyết; giúp họ so sánh để phân biệt cái giống và khác nhau, cái đúng cái sai; giúp họ từ những vấn đề riêng lẻ khái quát tìm ra những đặc tính chung, những nguyên nhân cơ bản, chủ yếu cũng như nắm bắt vấn đề trong chỉnh thể, hệ thống v.v... Trên cơ sở đó hoạt động lãnh đạo của họ mới thiết thực, hiệu quả. Năng lực tư duy lý luận tạo nên khả năng vận dụng lý luận một cách sáng tạo vào thực tiễn, vận dụng một cách đúng đắn cái chung cho những lĩnh vực, những phạm vi cụ thể. Đó là năng lực cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng một cách thiết thực, sáng tạo. Năng lực này rất quan trọng đối với người lãnh đạo cấp tỉnh. Bởi nhiệm vụ chính trị cơ bản nhất của người lãnh đạo cấp tỉnh là xây dựng được những phương hướng, nhiệm vụ và những giải pháp cơ bản cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Xuất phát từ thực tế địa phương, từ đường lối của Đảng mà xây dựng các mục tiêu, mô hình, các chương trình hành động cũng như những giải pháp phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ vậy mà người lãnh đạo cấp tỉnh kết hợp được lý luận và thực tiễn trong một quy trình lãnh đạo thống nhất, góp phần vào việc xây dựng đường lối của Đảng. Trong điều kiện đổi mới ở nước ta hiện nay, năng lực tư duy lý luận giúp người cán bộ nâng cao khả năng nhạy bén, dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo mô hình mới, phát huy sáng kiến, phát hiện cái mới tạo điều kiện cho cái mới phát triển. - Năng lực tư duy lý luận giúp người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh nâng cao năng lực xử lý thông tin để trên cơ sở đó ra được các quyết định đúng, chính xác, kịp thời. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của thông tin có ảnh hưởng trực tiếp và sâu rộng đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Nhờ có thông tin, người cán bộ lãnh đạo có thể tự điều chỉnh mình, tự khắc phục, tránh được một số khâu mò mẫm khi chưa có được sự hướng dẫn, chỉ đạo của lý luận. Nhờ đó, có thể học hỏi lẫn nhau giữa các vùng, các dân tộc, các tỉnh bạn tránh lặp lại thất bại, sai lầm trong chỉ đạo thực tiễn. Năng lực tư duy lý luận giúp đội ngũ cán bộ lãnh đạo nói chung, cấp tỉnh nói riêng phân tích, xử lý thông tin, kịp thời bổ sung, điều chỉnh những quyết định lãnh đạo cho đúng đắn hơn, hoàn chỉnh hơn, phù hợp hơn với thực tiễn. Vì vậy có thể nói, nếu xử lý thông tin tốt sẽ góp phần quan trọng làm cho việc chỉ đạo thực tiễn tốt hơn, hiệu quả hơn. Từ đó, thực tiễn cũng lại cung cấp nhiều thông tin, dữ liệu kịp thời và phong phú hơn cho sự khái quát lý luận. - Năng lực tư duy lý luận giúp cho người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh nâng cao khả năng nắm bắt, đánh giá tình hình thực tiễn, đúc rút bài học kinh nghiệm, định hướng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn tiếp theo. Do vậy năng lực tư duy lý luận có tác dụng giúp họ nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn. Năng lực tổng kết thực tiễn được thể hiện ở khả năng nắm bắt vấn đề thực tiễn cần tổng kết; khả năng phân tích, tổng hợp, chắt lọc những thông tin cơ bản, chủ yếu của vấn đề, đúc rút bài học góp phần xây dựng đường lối, bổ sung phát triển lý luận. Để đạt được những yêu cầu này cần phải có sự hỗ trợ của năng lực tư duy lý luận. Bởi vì, năng lực đó giúp người cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh có khả năng định hướng công tác tổng kết thực tiễn, biết sử dụng những phương pháp tư duy khoa học để phát hiện kịp thời cái mới, cái tiến bộ, tìm ra những mâu thuẫn phát sinh trong thực tiễn để xây dựng các phương án khuyến khích, nâng đỡ cái mới tiến bộ, giải quyết mâu thuẫn một cách tối ưu nhất. Hơn nữa, không phải cứ có nhiều kinh nghiệm thực tiễn là khái quát được thành lý luận đúng. Đó mới chỉ là điều kiện cần cho khái quát lý luận. Muốn khái quát kinh nghiệm thực tiễn thành lý luận thì phải có năng lực tư duy lý luận, có lý luận. Chỉ trên cơ sở lý luận khoa học và phương pháp tư duy biện chứng duy vật, hoạt động tổng kết thực tiễn của người cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh mới đảm bảo được tính khách quan, khoa học và tính mục đích đúng đắn. Tức là bảo đảm cho những bài học, những kết luận rút ra mang tính lý luận khoa học, có giá trị chỉ đạo cho hoạt động thực tiễn tiếp theo cũng như điều chỉnh, bổ sung phát triển lý luận, đường lối chủ trương của Đảng nói chung và những phương hướng, giải pháp ở mỗi tỉnh nói riêng. - Năng lực tư duy lý luận giúp người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh nâng cao năng lực phân tích, tổng hợp, khái quát trong nhận thức và góp phần nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn, trên cơ sở đó nâng cao năng lực dự báo, định hướng trong hoạt động lãnh đạo của họ. Một trong những nhiệm vụ của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh là phải tổng kết thực tiễn. Thực tiễn kinh tế – xã hội trên địa bàn cấp tỉnh luôn luôn vận động, phát triển và hết sức đa dạng, phong phú. Để tổng kết thực tiễn một cách đúng đắn và có hiệu quả, đội ngũ cán bộ lãnh đạo ngoài phẩm chất đạo đức, năng lực tổng kết thực tiễn thì phải có năng lực tư duy lý luận cao. Nếu không có năng lực tư duy lý luận thì đứng trước thực tiễn phong phú, đa dạng như vậy, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt không biết lựa chọn vấn đề tổng kết một cách đúng đắn. Năng lực tư duy lý luận giúp cho người cán bộ nâng cao năng lực phân tích, tổng hợp, khái quát. Từ đó, nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn. Trên cơ sở đó, người cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh sẽ nâng cao được cho mình năng lực dự báo, định hướng cho hoạt động lãnh đạo. Đây là một yêu cầu khách quan trong công tác lãnh đạo của cán bộ nói chung, cán bộ cấp tỉnh nói riêng. Dự báo trên cơ sở nghị quyết đang đi vào cuộc sống, xử lý thông tin, tổng kết thực tiễn đề ra những chủ trương mới, giải pháp mới cho phù hợp với tình hình mới. Trên cơ sở ấy mới có được những dự báo khoa học, chính xác. Mặt khác từ những dự báo ấy có thể điều chỉnh những chủ trương, quyết sách cho phù hợp với xu hướng vận động phát triển của thực tiễn. - Năng lực tư duy lý luận còn có vai trò giúp người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh nâng cao năng lực tổ chức, động viên, giáo dục, thuyết phục, tập hợp cán bộ cấp dưới và quần chúng để tạo thành phong trào cách mạng rộng rãi. Trên cơ sở đó mới đưa được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống trên địa bàn tỉnh. Rõ ràng để giáo dục, thuyết phục, động viên tập hợp quần chúng và cán bộ cấp dưới có hiệu quả, người cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh không chỉ có đạo đức cách mạng, liêm khiết, chí công vô tư, có uy tín mà còn phải có năng lực tư duy lý luận, có trình độ lý luận. Bởi lẽ, có năng lực tư duy lý luận, người cán bộ lãnh đạo nói chung, cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh nói riêng mới hiểu và biết cách giải thích, thuyết phục cho cán bộ cấp dưới và thông qua cán bộ cấp dưới là quần chúng nhân dân hiểu đúng các chủ trương, chính sách của cấp trên cũng như của tỉnh. Chỉ trên cơ sở của hiểu đúng chủ trương, chính sách quần chúng nhân dân mới tin vào chủ trương, chính sách mới tin vào cán bộ lãnh đạo. Có như vậy họ mới tích cực tham gia để thực hiện chủ trương, chính sách một cách nhiệt tình, tự giác và có hiệu quả. Như vậy, năng lực tư duy lý luận có vai trò hết sức to lớn đối với hoạt động lãnh đạo của cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt cấp tỉnh nói riêng. Có năng lực tư duy lý luận, hoạt động chỉ đạo thực tiễn của người cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh vừa ở tầm khái quát, hệ thống, vừa cụ thể, vừa chặt chẽ, vừa mềm dẻo sinh động. Đối với thực tiễn đổi mới ở nước ta hiện nay, vai trò của năng lực tư duy lý luận đối với cán bộ nói chung, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh nói riêng lại càng quan trọng do phải đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tính chất khó khăn, phức tạp và bề rộng, chiều sâu của công cuộc đổi mới cùng với những diễn biến của tình hình thế giới và khu vực luôn đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải biết phân tích lý giải để nhận thức và lãnh đạo quần chúng đạt hiệu quả. Muốn vậy, người cán bộ lãnh đạo cùng với việc rèn luyện trau dồi đạo đức cách mạng thì phải nâng cao năng lực tư duy lý luận – một trong những yếu tố nền tảng cơ bản nhất của năng lực lãnh đạo. Vì vậy, cán bộ lãnh đạo nếu không nâng cao năng lực tư duy lý luận thì cũng khó mà nâng cao được năng lực lãnh đạo đáp ứng đòi hỏi của thời kỳ cách mạng mới. Chương 2 Năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng bắc trung Bộ - thực trạng và những yêu cầu mới 2.1. Những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng Bắc Trung bộ (qua thực tế tỉnh Quảng Trị) 2.1.1. Nhân tố khách quan 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Đây là nhân tố có ảnh hưởng khá quan trọng đến việc hình thành tư duy, tính cách của con người mỗi vùng, miền. Với những nơi có điều kiện tự nhiên ưu đãi, đời sống con người dễ dàng phát triển thì tính cách con người ở đó sẽ phóng khoáng, tự do, cởi mở; họ sẽ dễ dàng tiếp thu cái mới. Còn ở những vùng khó khăn, tư duy con người sẽ bị bó hẹp, họ phải biết tính toán, lo xa, dựa nhiều vào kinh nghiệm, họ rất thận trọng nên sẽ ngại áp dụng cái mới. Vì vậy, có thể thấy rõ cách tư duy khác nhau giữa các vùng miền, và ngay ở trong mỗi vùng, ở mỗi địa phương khác nhau, những thời điểm khác nhau, con người ở đó cũng có cách tư duy khác nhau. Thiên nhiên khắc nghiệt, tài nguyên nghèo nàn hơn các địa phương khác chính là một nhân tố khách quan làm cho tư duy con người Quảng Trị nói chung và tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ở đây nói riêng có những nét đặc trưng so với những vùng, miền khác. Tháng 7 năm 1989, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (kỳ họp thứ V, khóa VIII) đã quyết định tái lập Quảng Trị thành đơn vị hành chính cấp tỉnh trực thuộc Trung ương với diện tích là 4.760,1 km2 dân số là 630.000 người (số liệu năm 2009) sống trên địa bàn gồm 1 thành phố, 1 thị xã, 8 huyện (trong đó có 2 huyện miền núi, 1 huyện hải đảo) và 141 xã phường, thị trấn. So với các tỉnh Bắc Trung Bộ thì Quảng Trị là tỉnh có diện tích nhỏ nhất, dân số ít nhất. Quảng Trị là một tỉnh nằm ở phía Bắc của miền Trung, cách thủ đô Hà Nội 582 km về phía bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.121 km về phía nam. Tỉnh có hệ thống quốc lộ 1A, quốc lộ 9 xuyên á, hai nhánh đông và tây đường Hồ Chí Minh, đường quốc phòng ven biển và một hệ thống đường bộ, đường sắt khá hoàn chỉnh. Từ xa xưa, Quảng Trị là một địa bàn có vị trí quân sự trọng yếu, một trung tâm kinh tế – văn hóa phát triển. Tọa độ địa lý vùng đất liền: cực Bắc tại thôn Mạch Nước, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh: 17010’23” vĩ bắc, 106059’29” kinh đông; cực Nam ở xã A Bung, huyện Đakrông:16018’30” vĩ bắc, 107002’52” kinh đông; cực Đông ở thôn Thâm Khê, xã Hải Khê, huyện Hải Lăng: 16045’14” vĩ bắc, 1070 23’09” kinh đông; cực Tây ở bản Cù Bai, xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa: 16055’22” vĩ bắc, 106031’01” kinh đông. Phía bắc tỉnh Quảng Trị giáp Quảng Bình với chiều dài 79 km, Phía nam giáp Thừa Thiên – Huế với chiều dài 107,5 km, phía Tây giáp với Savanakhét (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) với đường biên giới dài 186,8 km, phía đông giáp biển Đông với bờ biển dài 75 km, Quảng Trị có một cửa khẩu quốc tế (Lao Bảo) và một cửa khẩu quốc gia (Lalay); có hải cảng Cửa Việt. Cách đất liền 30 km về phía Đông là huyện đảo Cồn Cỏ. Đặc điểm cơ bản của lãnh thổ Quảng Trị là sự phân hóa rõ rệt về mặt tự nhiên từ nam ra bắc, từ đông sang tây theo chiều thẳng đứng và các hợp phần tự nhiên trong hệ thống các bồn khu vực được tạo ra do những nhánh núi của dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển. ở phần hạ lưu của các con sông được che chắn bởi các dãy cồn cát biển cao hơn hẳn đồng bằng cửa sông. Theo hướng từ đông sang tây, địa hình Quảng Trị được phân hóa thành nhiều bậc, có độ cao gần 2000 m ở phía tây đến 1 – 2 m liền kề với mực nước biển. Đất tự nhiên ở Quảng Trị có hai hệ thống chính; đất phù sa hình thành trên trầm tích do sông suối và biển bồi lấp, hệ đất feralit phát triển trên nền địa chất đa dạng ở các địa hình đồi núi. Đất phù sa gồm đất cồn cát, đất cát biển và đất ven sông, ven thung lũng tạo thành đồng bằng nhỏ hẹp chỉ chiếm gần 20% diện tích đất tự nhiên, có độ cao trung bình 1,5 – 2,5 m so với mực nước biển. Xen kẽ giữa các đồng bằng ven biển là những cồn cát, động cát không ổn định, thường di động, có xu hướng lấn dần đồng ruộng. Đất feralit gồm đất đỏ các vùng đồi cao, núi thấp và đất mùn trên các núi cao với 21.969 ha đất đỏ bazan và 91.249 ha đất lâm nghiệp. Đây là vùng tiếp giáp giữa đồng bằng với miền núi. Rừng núi Quảng Trị chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, có nhiều động thực vật quý. Vùng núi cao thuộc dãi Trường Sơn Bắc, chạy theo hướng tây bắc – đông nam, tiếp giáp với Lào, được cấu tạo chủ yếu là đá granit, địa hình hiểm trở. Càng đi về phía đông, núi càng thấp dần. Sông ngòi ở đây phân bổ đều từ bắc đến nam, có ba hệ thống sông lớn: Bến Hải, Thạch Hãn và Ô Lâu cùng các sông nhỏ khác tạo thành mạng lưới sông ngòi dày đặc, sông ở đây có hàm lượng chất hữu cơ thấp, biến đổi theo thời gian, lượng khoáng nhỏ. Sông ngắn, lòng sông có độ dốc cao, nhiều thác gềnh, hạ lưu có nhiều khúc uốn và bị các dòng cồn cát che chắn, mỗi khi có mưa lớn, dài thường xảy ra lũ lụt đột ngột. Lượng mưa ở Quảng Trị tuy lớn nhưng không đều, lượng nước lưu lại ở các dòng sông nhỏ, thêm vào đó là việc địa hình bị chia cắt nhiều, mỗi lưu vực sông trở thành một bồn trũng gần như khép kín ngăn trở việc điều hòa dòng chảy. Quảng Trị nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới tương đối điển hình: gió Tây Nam khô nóng về mùa hạ, gió Đông Bắc ẩm ướt, lạnh lẽo về mùa đông. Tỉnh có nền nhiệt tương đối cao, tổng lượng nhiệt cả năm hơn 90000C. Về chế độ nhiệt, nhiệt độ trung bình ở hầu hết các vùng khoảng 23 – 250C, chênh lệch nhiệt độ khá cao, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất có thể lên 35 – 400C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất có thể xuống dưới 8 - 90C. Nhiệt chế có sự phân hóa theo độ cao, tạo nên sự đa dạng về khí hậu. Lượng mưa trong vùng khá cao, vùng đồng bằng khoảng 2300 – 2700 mm/năm, ở miền núi là 1800 – 2000 mm/năm. Mùa mưa ít bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 6 hoặc tháng 7. Mùa mưa nhiều tập trung khoảng tháng 9 – 11 với lượng mưa chiếm đến 70 – 80% cả năm. Do lượng mưa tập trung với cường độ lớn nên gây rửa trôi, úng ngập và xói mòn rất mạnh. Vào mùa đông, khu vực này chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc gây thời tiết lạnh. Trong mùa hè, luồng gió ẩm phía Tây thổi tới bị dãy Trường Sơn chắn lại gây khô nóng ở phía Đông. Vì thế, Quảng Trị khác với các tỉnh và các vùng trong cả nước là có mùa lạnh, mùa mưa, mùa nóng và mùa khô. Quảng Trị chịu ảnh hưởng nhiều của gió Tây – Nam khô nóng, thổi từ tháng 3 – 8, đây là địa phương có thời gian và cường độ gió thổi nhiều và mạnh nhất ở miền Trung. Chính gió khô nóng đã góp phần tạo nên khí hậu khắc nghiệt của vùng đất này, gây cạn kiệt nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất và cuộc sống của nhân dân. Ngoài khí hậu khô nóng, tỉnh còn là vùng phải chịu ảnh hưởng nặng của bão, mùa bão trùng với mùa mưa nên xảy ra tình trạng lụt lội nghiêm trọng. Tài nguyên khoáng sản chưa có điều kiện khảo sát điều tra cơ bản. Nhìn chung, chủng loại khoáng sản thì nhiều nhưng trữ lượng lại nhỏ, phân bố rãi rác, khó cho việc quy hoạch và khai thác. Quảng Trị có cơ hội để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng cũng như ngành chế biến sản xuất các loại hàng hóa từ khoáng sản phục vụ cho mục tiêu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Vàng thuộc nhóm khoáng sản kim loại quý nhất được phát hiện trên địa bàn với 5 điểm quặng. Bên cạnh đó là các kim loại và phi kim khác như anion, chì, titan. Nguyên liệu cho xi măng có đá vôi xi măng, sét xi măng, bazan và sắt, đất sét, sét gạch ngói, cát thủy tinh. Đá vôi là khoáng sản có trữ lượng lớn nhất trong tỉnh, có thể cho phép xây dựng nhà máy xi măng với công suất khoảng 1,4 triệu tấn/năm. Ngoài ra còn có một số mỏ nước khoáng cho phép phát triển công nghiệp sản xuất, du lịch, chữa bệnh. Lãnh hải Quảng Trị có diện tích khá rộng nhưng nguồn cá lại kém phong phú, vùng ven biển có các đầm phá nhỏ và các nơi sản xuất muối thủ công. Quảng Trị có hai cửa biển là Cửa Việt và Cửa Tùng, là những danh thắng có bãi tắm lý tưởng, là đầu mối giao thông biển quan trọng trong tương lai. Đất đai, nguồn nước và sinh vật là những dạng tài nguyên có khả năng dẫn tới sự tái tạo lớn. Nhưng vừa qua, do chiến tranh tàn phá, hủy diệt, nhiều nơi đã thành vùng trắng. Thêm vào đó, khí hậu khắc nghiệt làm cho môi trường càng ngày càng xấu đi. Đó là những thách thức, đồng thời cũng là trách nhiệm nặng nề đang đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị phải không ngừng cải tạo, giữ gìn và khai thác, tô điểm cho quê hương ngày càng giàu có và tươi đẹp hơn. Như vậy, so với các tỉnh trong cả nước, và so với vùng Bắc Trung bộ, Quảng Trị là một tỉnh nhỏ, có điều kiện tự nhiên rất khó khăn, đây trở thành mảnh đất của những thử thách khắc nghiệt. Từ khi còn thuộc quận Nhật Nam đời nhà Hán cho đến thời điểm trở thành một tỉnh với các đơn vị hành chính toàn vẹn như hiện nay, có thể nói con người nơi đây đã nếm trãi hầu hết những vận hạn của cuộc sống. Những những vận hạn ấy đã bị khuất phục bởi những con người kiên cường trên mảnh đất này. Chính điều kiện đã hình thành ở con người Quảng Trị tính chịu thương, chịu khó, không khuất phục trước khó khăn, gian khổ để vượt lên chiến thắng thiên tai, địch họa. Quá trình tồn tại và phát triển là quá trình con người tự chinh phục, đấu tranh, để khẳng định mình. ý thức tin tưởng vào ngày mai “còn da lông mọc, còn chồi nảy cây” đã trở thành nền tảng cho con người vượt lên tất cả và chiến thắng. Đất và người Quảng Trị cứ thế chạm khắc vào lịch sử dân tộc với bao biến cố thăng trầm, dâu bể. Cũng do thiên nhiên không ưu ái cho con người nơi đây nên cũng đã hình thành lối tư duy phụ thuộc, thụ động, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Cuộc sống khó khăn làm cho con người không đủ tự tin để thử thách với cái mới, cũng không dám sáng tạo vì sợ thất bại. Trong điều kiện cuộc sống hạn chế, chỉ cần một hành động sai cũng có thể dẫn đến hậu quả khôn lường: sai trong sản xuất sẽ dẫn đến thất thu lương thực, đói kém; sai trong phòng chống thiên tai dẫn đến mất mát tính mạng, tài sản; sai trong đối nhân xử thế sẽ mất người ủng hộ, giúp đỡ lúc khó khăn… Đặt trong trường hợp điều đó xảy ra ở những người có địa vị xã hội cao hơn, sự ảnh hưởng của người đó đối với người khác càng lớn hơn – nhất là khi đó là người cán bộ lãnh đạo chủ chốt – thì nếu thất bại thì hậu quả càng nặng nề hơn. Bởi vậy mà con người ở đây luôn phải lo xa, phải cẩn thận trong suy nghĩ và hành động. Đôi khi có những phát kiến, sáng tạo mới cũng không dám thực hiện vì sợ sai lầm, và nếu không thì cũng sợ những người khác không ủng hộ, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại. Chính vì vậy mà lối tư duy phụ thuộc vào kinh nghiệm – cái đã đem lại thành công mà người đi trước truyền lại – trở thành đặc trưng chủ yếu. Tư tưởng an bài, chủ nghĩa kinh nghiệm đã ăn sâu vào tâm thức của nhân dân, và cả trong hàng ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh. 2.1.1.2. Điều kiện kinh tế – chính trị – văn hóa – xã hội Môi trường kinh tế – xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến năng lực tư duy lý luận của con người. Sự phát triển về năng lực tư duy lý luận phụ thuộc vào môi trường kinh tế – xã hội mà trong đó chủ thể tư duy sống và hoạt động. Đó là toàn bộ những điều kiện, hoàn cảnh khách quan liên quan đến đời sống, đến quá trình học tập, rèn luyện và công tác của mỗi người. C. Mác đã chỉ rõ, "con người là sản phẩm của hoàn cảnh", hoàn cảnh kinh tế – xã hội như thế nào sẽ sản sinh ra con người thực tiễn như thế ấy. Bản thân tư duy cũng là sự phản ánh của tồn tại xã hội, là sản phẩm của lịch sử – xã hội. Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp một thời tồn tại ở nước ta đã góp phần hình thành thói lười suy nghĩ, tìm tòi, tư tưởng thụ động, trông chờ, ỷ lại. Cơ chế quan liêu bao cấp, mệnh lệnh hành chính đã giới hạn suy nghĩ, hành động của con người vào những quan điểm lý luận bị chính trị hóa, vào những bậc thang đẳng cấp xã hội. Mọi suy nghĩ, hành động sáng tạo vượt ngoài khuôn mẫu đó bị coi là xa rời chủ nghĩa Mác – Lênin. Cơ chế đó triệt tiêu dân chủ, triệt tiêu môi trường sống của tư duy khoa học, lối tư duy độc lập, sáng tạo. Sống lâu trong cơ chế đó, người cán bộ chủ chốt trở nên thụ động trong suy nghĩ và hành động. Nhận thức được những hạn chế trong tư duy của đội ngũ cán bộ do ảnh hưởng của cơ chế, Đảng ta đã chủ trương xóa bỏ cơ chế cũ, đồng thời khởi xướng đổi mới tư duy. Tuy nhiên, đây là một việc làm lâu dài chứ không thể hoàn thành sớm trước mắt được. Năng lực tư duy lý luận của con người đặc biệt phụ thuộc vào nền tảng văn hóa, khoa học mà xã hội đạt được. Thật vậy, năng lực tư duy lý luận chịu sự chi phối chặt chẽ bởi sự phát triển của bản thân khoa học và trình độ văn hóa xã hội. Nền tảng văn hóa với sức mạnh cuốn hút của cái chân, thiện, mỹ, có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các tư chất đặc thù của mỗi người, mở rộng, khơi sâu thêm nền tảng tâm – sinh lý, khơi dậy mọi năng lực tiềm ẩn của con người. Cùng với sự phát triển của khoa học, năng lực tư duy lý luận cũng có quá trình phát sinh, phát triển của mình; nó không phải là một cái gì vĩnh viễn, sinh ra và mãi mãi như vậy. Khi đánh giá về sự phát triển của năng lực tư duy lý luận, Ăngghen nhận xét: "Tư duy lý luận của mỗi một thời đại, cũng có nghĩa là cả thời đại chúng ta là một sản phẩm lịch sử mang những hình thức rất khác nhau trong những thời đại khác nhau và do đó có một nội dung rất khác nhau" [32, tr.487]. Điều đó có nghĩa là, ứng với mỗi giai đoạn khác nhau trong sự phát triển của khoa học, tư duy của con người cũng có những loại hình khác nhau. Ngày nay, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, sự nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, sự phát triển nhanh chóng các phương tiện thông tin hiện đại... nên việc nâng cao năng lực tư duy lý luận lại càng gắn liền với sự phát triển của khoa học. Vì vậy, nâng cao năng lực tư duy lý luận trước hết phải nâng cao trình độ tri thức khoa học, phương pháp tư duy khoa học, đặc biệt là phương pháp tư duy biện chứng. Môi trường chính trị – xã hội ảnh hưởng quan trọng tới năng lực tư duy lý luận. Sự phát triển của năng lực tư duy lý luận phụ thuộc vào những điều kiện chính trị – xã hội của một chế độ xã hội nhất định. Sự ảnh hưởng này diễn theo hai hướng, tích cực và tiêu cực. Trong điều kiện thiết chế – xã hội tiến bộ, tự do tư tưởng, đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh… sẽ là những môi trường thuận lợi thúc đẩy mọi năng lực của con người phát triển, trong đó có năng lực tư duy lý luận. Còn trong điều kiện mất tự do, dân chủ, trí tuệ con người bị đè nén, không được phát huy thì chúng sẽ kìm hãm sự phát triển tư duy lý luận của con người. Tuy nhiên, cần phải thống nhất rằng, khái niệm dân chủ lúc này cũng phải được hiểu không phải là vô nguyên tắc, dân chủ quá trớn, mà dân chủ phải tập trung, dân chủ đi liền với kỷ cương, pháp luật. Vấn đề này đã được thực tiễn lịch sử chứng minh. Trong môi trường phi dân chủ, cục bộ, bè phái không có tự do về thân thể cũng như tư tưởng thì tư duy của nhân dân khó có thể phát huy được. Còn trong thời đại ngày nay, lúc mà toàn Đảng, toàn dân ta đang thực hiện công cuộc đổi mới, vấn đề dân chủ được đề cao, thực tế này đã tạo điều kiện cho trí tuệ, năng lực tư duy lý luận phát triển. Môi trường kinh tế – xã hội còn bao hàm trong nó môi trường, điều kiện làm việc của con người, chủ thể tư duy lý luận. Chẳng hạn, điều kiện làm việc tốt, trang thiết bị máy móc, phương tiện … được trang bị hiện đại, đầy đủ sẽ giúp tư duy con người năng động, chính xác, hiệu quả hơn. Ngược lại, điều kiện làm việc không thuận lợi thì những năng lực của con người không có điều kiện để phát triển. Điều kiện kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Trị đến nay vẫn đang còn khó khăn, tốc độ phát triển kinh tế ở mức độ khá, thời kì 1996 – 2000 GDP tăng bình quân là 8,5%, 2001 – 2005 là 8,7%, 2006 – 2008 là 10,8%. Năm 2008 là thời kì khó khăn chung của cả nước, tăng trưởng GDP của tỉnh trong năm này là 10,3%, cao hơn nhiều so với mức trung bình chung của cả nước (6.23%), nhưng so với các tỉnh trong khu vực thì không nhiều hơn (Thừa Thiên – Huế: 10,05%, Quảng Bình: 11,42%, Hà Tĩnh: 10%, Nghệ An: 10,6%, Thanh Hóa: 11,3%). GDP trung bình theo giá hiện hành trên đầu người là 665 USD (11,2 triệu đồng), mặc dù đã thu hẹp khoảng cách là 5% so với năm 2007 nhưng vẫn mới chỉ bằng 65% bình quân của cả nước. Nguồn chi chủ yếu của tỉnh vẫn phụ thuộc từ ngân sách Nhà nước. Thành phần dân tộc ở đây khá phong phú nhưng không đồng đều. Trên địa bàn, người Kinh chiếm trên 90% dân số, rồi đến người Bru – Vân Kiều, Pako – Tà ôi và một số dân tộc khác như Hoa, Mường, Tày, Thái, Cà tu, Bana, Ê đê, Stiêng, Xê đăng, Dao. Các dân tộc cư trú trên đất Quảng Trị tuy trình độ khác nhau nhưng bản sắc văn hóa hết sức phong phú, độc đáo. Phần lớn các dân tộc thiểu số đều có tập quán du canh, du cư. Họ rất cần cù lao động, có tinh thần yêu nước, đoàn kết, anh dũng chống ngoại xâm. Tuy vậy, do hậu quả của chiến tranh, do môi trường sống ngày càng xuống thấp, do trình độ văn minh và dân trí chưa cao nên đời sống của nhân dân vẫn còn rất thấp. Hệ thống hạ tầng cơ sở của tỉnh mặc dù đã được quan tâm nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới, chất lượng được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân nhưng năng lực phục vụ của cơ sở hạ tầng tỉnh Quảng Trị cho thấy thấp hơn các tỉnh khác trong vùng. Mặt bằng đời sống kinh tế – xã hội như vậy ảnh hưởng đến việc nâng cao trình độ dân trí của nhân dân nói chung và năng lực tư duy lý luận của người cán bộ lãnh đạo nói riêng. Trong nhiệm kì 2005 – 2010 này, Đảng bộ tỉnh Quảng Trị vừa trãi qua giai đoạn khó khăn, cùng sự giúp sức của Trung ương, nội bộ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh đã khắc phục một bước tình hình mất đoàn kết, cục bộ địa phương. Đây cũng là thời gian mà toàn tỉnh cố gắng ổn định môi trường chính trị – xã hội nhằm lấy lại lòng tin của nhân dân và đưa tỉnh nhà phát triển. Tư duy là sản phẩm của lịch sử, bởi vậy, tư duy truyền thống cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển của năng lực tư duy lý luận. Tư duy không xuất hiện trên mảnh đất trống không mà nó có sự kế thừa, ảnh hưởng của trình độ, phong cách tư duy của thời đại trước ở mức độ nhất định. Tư duy của người cán bộ chủ chốt vừa phải chịu ảnh hưởng của lối tư duy truyền thống Việt Nam, vừa phải mang nặng lối tư duy đặc sắc của vùng, miền mình đã sinh ra và đang sinh sống. Tư duy truyền thống Việt Nam có những đặc điểm như “tư duy tổng hợp”, “mang đậm đà màu sắc kinh nghiệm”, “mang tính trực giác, trực quan, cảm tính” [51, tr.70-71-73]. Đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo của vùng Bắc Trung bộ nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng, lối tư duy chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thụ động, không quyết đoán, lối tư duy nông dân, của người sản xuất nhỏ đã ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động chỉ đạo thực tiễn của họ. ảnh hưởng của tư duy truyền thống đối với tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh hiện nay thể hiện trên nhiều khía cạnh, góc độ, chẳng hạn như kinh nghiệm, trực quan, cảm tính, tình cảm, đạo đức, … Những cái đó đã góp phần đáng kể hạn chế phát triển tư duy lý luận ở họ, từ đó gây nên những hậu quả tiêu cực về lối sống, tác phong công tác của họ Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi chúng ta phải tiến hành đổi mới tư duy theo phương pháp tư duy biện chứng duy vật. Một mặt, chúng ta phải biết kế thừa, chọn lọc, lấy những cái tốt đẹp, phù hợp với chuẩn mực xã hội mới, loại bỏ những hạn chế của lối tư duy cũ kỹ, lạc hậu; mặt khác, chúng ta phải tiếp cận với phương pháp tư duy khoa học, logic. Con người là sản phẩm của hoàn cảnh. Năng lực, trình độ tư duy của con người một phần quan trọng là kết quả là kết quả tác động của môi trường kinh tế – xã hội, mà trước hết là của phương thức sản xuất. Sản xuất nhỏ là phương thức sản xuất đã tồn tại ở nước ta hàng ngàn năm và kéo dài cho đến bây giờ. Nền sản xuất nhỏ, theo C. Mác “đã hạn chế lý trí của con người trong những khuôn khổ chật hẹp nhất làm cho nó trở thành một công cụ ngoan ngoãn của mê tín, trói buộc nó bằng những xiềng xích nô lệ của cái quy tắc cổ truyền, tước đoạt nó mọi sự vĩ đại, mọi tính chủ động lịch sử … làm cho con người phục tùng hoàn cảnh bên ngoài chứ không nâng cao con người lên địa vị làm chủ những hoàn cảnh ấy” [31, tr.177]. Nền sản xuất nhỏ nông nghiệp lạc hậu trong khung cảnh làng xã đã tồn tại ở Việt Nam hàng ngàn năm. Mặc dù hiện nay, kinh tế nước ta đã có bước phát triển rõ rệt, nhất là từ lúc giai đoạn thực hiện đổi mới, nhưng nhìn chung, nền kinh tế vẫn còn lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tạo những bước đổi thay trong xã hội, nhưng lối tư duy của nền sản xuất nhỏ vẫn còn in đậm trong mỗi con người; do đó nó đã ảnh hưởng rất lớn đến tư duy của con người Việt Nam nói chung, con người Bắc Trung bộ và đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở khu vực này. Vùng Bắc Trung bộ là vùng có nền kinh tế phát triển không cao so với các vùng kinh tế khác của cả nước, đời sống của đại bộ phận người dân ở đây vẫn còn khó khăn. Tỉnh Quảng Trị lại là tỉnh nghèo nhất trong khu vực, Đến năm 2008, tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 31,9%, nông – lâm – ngư nghiệp là 33,5%, ngành dịch vụ đạt 34,6%. Mặc dù tỉnh đã có chủ trương thu hút đầu tư nhưng hiện nay, nền công nghiệp của tỉnh vẫn còn nhỏ bé, manh mún, sản xuất kém hiệu quả, chưa cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại khác. Đến quý 2 năm 2009, toàn tỉnh có 2 khu công nghiệp, tổng ngân sách đầu tư vào đây là 68 tỷ đồng, trong đó khu công nghiệp Nam Đông Hà có diện tích là 99,635 ha, được đầu tư 54,4 tỷ đồng, khu công nghiệp Quán Ngang diện tích 205 ha, nhưng chỉ mới được đầu tư 14 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, so với dự toán quy hoạch phê duyệt là 549 tỷ đồng thì số vốn đổ vào đây quá ít ỏi. Đến đầu năm 2009 diện tích dự án lấp đầy rất thấp, các khu công nghiệp của tỉnh thu hút được 23 dự án với số vốn 1.567 tỷ đồng, trong đó Nam Đông Hà có 19 dự án, chiếm 1.044 tỷ đồng, nhưng chỉ có 3 dự án đi vào hoạt động. Quán Ngang có 4 dự án đăng ký với số vốn là 523,6 tỷ đồng, nhưng đến nay chỉ mới có 1 dự án hoạt động. Quảng Trị có 5 cụm điểm công nghiệp đang hoạt động, 13 cụm khác đang quy hoạch và mới lập xong quy hoạch với tổng diện tích là 700 ha, thu hút 39 dự án với mức đầu tư là 344,217 tỷ đồng, chỉ có 13 dự án hoạt động, 9 dự án đang xây dựng, giải quyết khoảng 3000 lao động. Khu kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo mới thu hút một số doanh nghiệp trong ngành sản xuất nước giải khát, săm lốp xe máy, kinh doanh dịch vụ… Các ngành sản xuất truyền thống như thêu, dệt, làm nón, .. sản xuất có tính mùa vụ và hiệu quả kinh tế thấp, chủ yếu đáp ứng nhu cầu lao động trong thời gian nông nhàn. Mặc dù tỉnh đã có chính sách hỗ trợ kết cấu hạ tầng, ưu đãi về giá thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng vẫn chưa tạo được lực hút hấp dẫn. Có thể dẫn ra nhiều lý do cho, đó là điều kiện địa lý, nền kinh tế của tỉnh chưa phát triển, môi trường chưa rộng mở, khả năng liên kết vùng thiếu chặt chẽ, thủ tục giải quyết còn rườm rà, hầu hết các cụm điểm công nghiệp chưa thật sự đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, kết cấu hạ tầng còn kém hoàn thiện. Quảng Trị là tỉnh có nền sản xuất không cao, đây là một trong những điều kiện quan trọng làm hạn chế năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt trong tỉnh. Nền sản xuất nhỏ là mảnh đất làm nảy sinh và dung dưỡng lối tư duy kinh nghiệm. Bên cạnh đó, tính tản mạn, manh mún của nó đã in vào trong ý thức lối tư duy phiến diện, siêu hình. Tư duy kinh nghiệm, phiến diện, siêu hình chưa phải là lối tư duy khoa học, biện chứng. Lối tư duy này lại vẫn còn đang tồn tại và ảnh hưởng ở mức độ khác nhau trong đội ngũ người cán bộ lãnh đạo chủ chốt, nhất là ở cấp tỉnh. Cần phải sớm khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực đó. 2.1.2. Nhân tố chủ quan 2.1.2.1. Yếu tố sinh học của chủ thể Năng lực tư duy lý luận phụ thuộc vào yếu tố bẩm sinh, di truyền của từng người. Đó là những yếu tố sinh ra đã có và do thế hệ trước di truyền lại như cấu tạo của hệ thần kinh, trí nhớ, sức khỏe, thể chất... Những yếu tố này đóng vai trò chính trong việc tạo ra năng khiếu thông minh, trí nhớ, khả năng trực giác, nhạy cảm. Con người là thực thể sinh học – xã hội. Mặt sinh học của con người phụ thuộc vào các quy luật tự nhiên như các thuộc tính sinh học, di truyền, biến dị, đồng hóa, dị hóa … trong quá trình sinh sản và phát triển. Yếu tố di truyền có ảnh hưởng rất lớn, sự di truyền theo hướng trội, hướng tốt sẽ sẽ tạo ra ở thế hệ mới một cơ thể khỏe mạnh, tư chất thần kinh tốt, khả năng phát triển cao về sức khỏe và trí tuệ. Đó là cơ sở, tiền đề, là điều kiện của năng lực trí tuệ nói chung và năng lực tư duy lý luận nói riêng. Những yếu tố sinh học này là cơ sở, điều kiện, tiền đề cho chủ thể tư duy thực hiện năng lực của mình một cách có hiệu quả. Năng lực là yếu tố thuộc về chủ thể, cho nên năng lực tư duy lý luận xét về khả năng cũng thuộc về những yếu tố sinh học. Tất nhiên, đây chỉ là điều kiện cần, là những khả năng tiềm tàng chứ chưa đủ cho hoạt động tư duy có hiệu quả. Những yếu tố sinh học này nếu không được trau dồi, rèn luyện khơi dậy phát triển, rèn luyện thường xuyên thì sẽ dẫn đến mai một. Như Ph. Ăngghen đã viết: "Tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà có thôi" [32, tr.487]. 2.1.2.2. Nhu cầu, lợi ích của chủ thể Đây là những yếu tố hình thành thái độ, động cơ cho mọi hoạt động của con người. Trong đó, có hoạt động rèn luyện để hình thành và phát triển năng lực tư duy lý luận. Xét cho cùng, mọi hoạt động của con người đều nhằm đạt được một lợi ích nhất định nào đó về vật chất hoặc tinh thần để thỏa mãn nhu cầu của mình. Hêghen đã viết: "Những lợi ích thúc đẩy đời sống của các dân tộc và các cá nhân [22, tr.98]. Như vậy cái chi phối mục đích hoạt động của con người là lợi ích. Khi lợi ích được đảm bảo sẽ là nguồn động viên, thúc đẩy chủ thể trau dồi, rèn luyện, phát triển năng lực nói chung và năng lực tư duy lý luận nói riêng. Ngược lại, khi lợi ích không được đảm bảo, sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến thái độ và năng lực của từng người. Động cơ tư tưởng hay mục đích được hình thành bởi sự tác động của hoàn cảnh thực tiễn đối với con người cũng chính là lợi ích, trong đó bao hàm cả tri thức được đúc kết trong hoạt động thực tiễn, được hình thành nhằm thỏa mãn những nhu cầu mới được hình thành. Chính theo nghĩa đó thì lợi ích con người bao giờ cũng gắn chặt với những kết quả – những bài học kinh nghiệm rút ra nhờ tổng kết thực tiễn. Nhu cầu, lợi ích có ảnh hưởng thường xuyên và trực tiếp đến ý thức, động cơ hoạt động thực tiễn, học tập và rèn luyện để nâng cao năng lực tư duy lý luận. Người có động cơ không trong sáng, trong hoạt động, học tập, rèn luyện chỉ vì lợi ích cá nhân, trước mắt, lợi ích cục bộ... thì khó có thể rèn luyện được năng lực tư duy lý luận sắc bén. Hoặc có được năng lực tư duy lý luận tốt những người đó có động cơ không trong sáng thì cũng chỉ là "người có tài mà không có đức thì cũng trở thành vô dụng". 2.1.2.3. Sự cố gắng, nỗ lực của chủ thể Bao giờ cũng vậy, khả năng của mỗi người là sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố sinh học, trình độ tư duy và cả thái độ rèn luyện để nâng cao khả năng đó. Thực tiễn cho thấy rằng, người cán bộ lãnh đạo nào càng cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, càng tham gia vào hoạt động thực tiễn xã hội càng nhiều thì càng có nhiều cơ hội phát triển năng lực nói chung và năng lực tư duy lý luận nói riêng. Còn cán bộ nào ỷ lại vào tri thức bản thân, tự thỏa mãn về khả năng của mình, không chịu rèn luyện, học tập thì năng lực đó không thể phát triển mà ngày càng bị thui chột. Sự phấn đấu vươn lên về mọi mặt của chủ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc rèn luyện, trau dồi năng lực tư duy lý luận của họ. Điều này thể hiện ý chí phấn đấu, ý thức rèn luyện vươn lên; ở tấm lòng trung thực trong việc phát triển lý luận, tinh thần tổng kết kinh nghiệm, nâng kinh nghiệm thực tiễn trở thành lý luận, bảo vệ lý luận… 2.1.2.4. Hoạt động thực tiễn của chủ thể Đây là yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tư duy lý luận của con người. Thực tiễn không chỉ là cơ sở, động lực của nhận thức, của lý luận mà còn là cơ sở, nguồn gốc sâu xa và động lực của mọi năng lực của con người. Chỉ có thông qua hoạt động mà trước hết và chủ yếu là hoạt động thực tiễn con người mới làm bộc lộ những năng lực của mình. Cũng thông qua hoạt động thực tiễn mà mà năng lực của con người mới được phát huy tối đa, mới có điều kiện cọ xát, trau dồi, rèn luyện, phát triển. Người nào tham gia hoạt động thực tiễn nhiều, thì càng có cơ hội phát triển năng lực tư duy lý luận. Ăngghen đã chỉ rõ, "… việc người ta biến đổi tự nhiên, chứ không phải một mình giới tự nhiên với tính cách giới tự nhiên, là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp nhất, của tư duy con người, và trí tuệ con người đã phát triển song song với việc người ta đã học cải biến tự nhiên" [32, tr.720]. Như vậy, con người quan hệ với thế giới bắt đầu không phải bằng lý luận mà bằng thực tiễn. Chính thông qua hoạt động thực tiễn mà con người có được những hiểu biết, những tri thức về hiện thực khách quan và phát triển những năng lực của mình. Mọi tri thức, năng lực của con người, nhất là năng lực tư duy lý luận, xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn. Hơn nữa, sự phát triển liên tục, không ngừng của thực tiễn luôn luôn đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi con người phải luôn suy nghĩ, tìm tòi, phát hiện quy luật vận động, phát triển của sự vật, hình thành những phương thức, nội dung mới trong năng lực tư duy hướng về việc phát hiện và giải quyết các vấn đề theo yêu cầu của thực tiễn. Như thế, trong hoạt động thực tiễn, năng lực trí tuệ con người nói chung, năng lực tư duy lý luận nói riêng được phát triển. Thông qua hoạt động thực tiễn năng lực tư duy lý luận, đặc biệt là khả năng xác lập tri thức và đối tượng hóa tri thức của con người mới được hình thành và cũng thông qua đó mà những năng lực ấy mới được trau dồi, phát triển. Năng lực tư duy có nhiều cấp độ phát triển, nhiều loại hình khác nhau. ở mỗi người lại mạnh về một loại hình tư duy riêng, với cấp độ phát triển cao thấp khác nhau. Điều đó không phải chỉ do sự chi phối của lịch sử – xã hội, mà ngay trong cùng một điều kiện môi trường cũng diễn ra sự khác nhau đó. Chính vì thế, năng lực tư duy lý luận không chỉ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện chung mà còn do các yếu tố chủ quan của mỗi người chi phối. Những điều kiện, hoàn cảnh và nhân tố trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động bổ sung lẫn nhau tạo thành một hệ thống các yếu tố cùng tác động đến năng lực tư duy lý luận. Nếu những yếu tố trong hệ thống ấy cùng tác động đến năng lực tư duy lý luận theo một chiều tích cực sẽ có tác dụng phát triển năng lực tư duy lý luận nhanh chóng hơn. Ngược lại, sự tác động không thuận chiều giữa các yếu tố trong hệ thống sẽ làm cho năng lực tư duy lý luận khó có khả năng phát triển. Tuy nhiên, phải thấy rằng các yếu tố đó có vai trò, tác dụng, có mức độ ảnh hưởng rất khác nhau đối với năng lực tư duy. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: Năng lực của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có mà một phần lớn do công tác, do luyện tập mà có. Như vậy, hoạt động thực tiễn chính là nguồn gốc sâu xa của mọi năng lực của con người, là cơ sở chủ yếu của năng lực tư duy lý luận. 2.2. Thực trạng năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng Bắc Trung bộ (qua thực tế tỉnh Quảng Trị) 2.2.1. Một số đánh giá khái quát Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, về cơ bản đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực Bắc Trung bộ nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Trị nói riêng đã có nhận thức ngày càng sâu sắc về vai trò của năng lực tư duy lý luận đối với hiệu quả lãnh đạo, quản lý. Họ có ý thức tốt trong việc học tập, nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, rèn luyện bản thân, lăn lộn với thực tiễn cuộc sống; đã xác định đúng sự cần thiết, mục đích của việc nâng cao năng lực tư duy lý luận, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên, vấn đề này chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức. Trên thực tế, kết quả lãnh đạo, quản lý vẫn còn bất cập. Bỡi lẽ, trình độ của đội ngũ cán bộ này chưa cao, được đào tạo từ nhiều nguồn lại không cơ bản. Trình độ tư duy lý luận còn hạn chế, vẫn bị ảnh hưởng nặng bởi bệnh kinh nghiệm, bệnh chủ quan của chủ nghĩa thành tích cùng với thói quen ỷ lại, trông chờ vào sự chỉ đạo của Trung ương cũng như sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường. Sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã tác động tiêu cực tới đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, đã làm ảnh hưởng tới hiệu quả lãnh đạo, quản lý của họ. Quảng Trị là một tỉnh nghèo, điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội hết sức khó khăn. Nhưng điều đó không phải là lý do chính cho sự kém phát triển. Một số tỉnh có điều kiện khá khó khăn như Quảng Trị, nhưng vẫn phát triển, trong khi đó, một số tỉnh khác có điều kiện tốt hơn nhưng thu hút đầu tư, chỉ số cạnh tranh thấp hơn nhiều. Thực tế chứng tỏ rằng, bên cạnh những yếu tố khách quan khác thì năng lực lãnh đạo, quản lý, trong đó có năng lực tư duy lý luận của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh có ảnh hưởng to lớn đối với tốc độ phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi địa phương. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh Quảng Trị hiện nay là lực lượng nòng cốt chỉ đạo quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Họ là những người đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai, vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách của Trung ương vào địa bàn tỉnh. Đến tháng 4 năm 2009, qua các lần bổ sung, thay đổi, số ủy viên Ban chấp hành đảng bộ tỉnh Quảng Trị là 48 người, trong đó phụ nữ là 02, chiếm 4,2% (thấp hơn trung bình toàn quốc: 11%). Cán bộ là người dân tộc thiểu số là 02 người. Như vậy, có thể thấy rằng, đội ngũ cán bộ chủ chốt tỉnh Quảng Trị thiếu sự cân bằng về giới tính, số lượng cán bộ thuộc đối tượng ưu tiên từ chính sách dân tộc là quá ít. Trên địa bàn một tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, đặc biệt là có số lượng đông đảo người dân tộc Pakô, Vân kiều mà đội ngũ cán bộ đại diện cho họ chỉ là 02 người thì đây là điều bất cập. Điều này có thể bắt nguồn nhiều lý do, trước tiên là do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tư duy lý luận và cả kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ này chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của tỉnh; điều dễ thấy nữa là do những hạn chế mang tính chất đặc trưng của họ như: giới tính, ngôn ngữ, khả năng nhạy bén… đã làm cho số lượng này chưa thể nâng lên được. Qua khảo sát, về độ tuổi trung bình của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Trị: từ 36 – 45 tuổi chỉ có 03 người (chiếm: 6.2%), từ 46 – 55 tuổi là 25 người (chiếm 52.1%), từ 56 – 60 có 20 người (chiếm 41.7% – tỉ lệ này của cả nước chỉ có 24%, cá biệt còn có một số tỉnh dưới 10% như An Giang, Kiên Giang…), không có ai thuộc lứa tuổi từ 18 – 35 và trên 60. Như vậy, theo độ tuổi, thì tuổi trung bình của đội ngũ này là: 54,15 tuổi. Nếu tính giai đoạn chín muồi nhất của tư duy ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt là từ 45 – 50 tuổi, thì cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Trị là những người có độ tuổi trung bình khá cao. ở lứa tuổi này, họ là những người có nhiều kinh nghiệm sống và kinh nghiệm công tác, đảm bảo sự lãnh đạo vừa chắc chắn đúng hướng, nhưng lúc này cũng là giai đoạn mà sức ỳ của tư duy phát huy tác dụng, độ nhạy bén, phản xạ nhanh nhẹn trong các tình huống chính trị đã đi xuống, khả năng tiếp thu và xử lý thông tin kém chính xác hơn so với tuổi trẻ, lúc này cũng là lúc mà chủ nghĩa kinh nghiệm bắt phát huy tác dụng và tác động, ảnh hưởng đến tư duy và cả hoạt động của con người. Thiếu sức bật trong tư duy sẽ là điều kiện dẫn đến sự thiếu táo bạo trong đề xuất đường lối, chủ trương lãnh đạo của tỉnh. Và như vậy, hiệu quả công việc sẽ không được cao. Một trong những vấn đề đặt ra nữa là lực lượng kế cận của đội ngũ cán bộ chủ chốt thiếu trầm trọng. Nếu không có biện pháp quy hoạch ngay từ lúc nà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Vấn đề nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ.pdf
Tài liệu liên quan