Luận văn Vấn đề nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà nội

Tài liệu Luận văn Vấn đề nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà nội: LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng NNo&PTNT Nam Hà nội lời nói đầu Hoạt động cho vay là một hoạt trong những hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Nhìn chung, các ngân hàng thương mại đều chú trọng đến hoạt động cho vay theo dự án bởi đây là một trong những hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Để có được quyết định cho vay hay không đối với một dự án đòi hỏi ngân hàng phải thẩm định dự án một cách kỹ lưỡng. Một trong những nội dung hết sức quan trọng trong thẩm định dự án đó là thẩm định tài chính dự án. Tuy nhiên hiện nay chất lượng thẩm định tài chính dự án tại các ngân hàng thương mại chưa cao. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà nội là một Chi nhánh cấp 1, mới được thành lập chưa đầy 3 năm nhưng Chi nhánh đã gặt hái được một số thành quả nhất định. Bên cạnh đó, Chi nhánh còn có nhiều vấn đề cấp bách cần được giải quyết và một trong những vấn đề đó l...

pdf58 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 969 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Vấn đề nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng NNo&PTNT Nam Hà nội lời nói đầu Hoạt động cho vay là một hoạt trong những hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Nhìn chung, các ngân hàng thương mại đều chú trọng đến hoạt động cho vay theo dự án bởi đây là một trong những hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Để có được quyết định cho vay hay không đối với một dự án đòi hỏi ngân hàng phải thẩm định dự án một cách kỹ lưỡng. Một trong những nội dung hết sức quan trọng trong thẩm định dự án đó là thẩm định tài chính dự án. Tuy nhiên hiện nay chất lượng thẩm định tài chính dự án tại các ngân hàng thương mại chưa cao. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà nội là một Chi nhánh cấp 1, mới được thành lập chưa đầy 3 năm nhưng Chi nhánh đã gặt hái được một số thành quả nhất định. Bên cạnh đó, Chi nhánh còn có nhiều vấn đề cấp bách cần được giải quyết và một trong những vấn đề đó là nâng cao chất lương thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh. Vì lý do trên nên qua thời gian thực tập tại Chi nhánh, em đã chọn đề tài : “ Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng NNo&PTNT Nam Hà nội ” làm chuyên đề tốt nghiệp. Chuyên đề được cấu trúc bởi 3 chương: Chương 1: Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM. Chương 2: Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Nam Hà Nội. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án Trong hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Nam Hà Nội. Chương 1 Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM 1.1. Hoạt động cho vay của NHTM 1.1.1. Khái quát về hoạt động của NHTM Ngân hàng thương mại là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất. Tuy không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất như những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất-kinh doanh nhưng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối sản phẩm xã hội bằng cách cung ứng vốn, dịch vụ cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mở rộng kinh doanh, góp phần tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế. ở Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng ghi “ Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cung cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán ”. Ngân hàng thương mại tiến hành hoạt động huy động những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các cá nhân, tổ chức rồi chuyển đến cho những người có nhu cầu vốn. Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanh nghiệp. Thành công của Ngân hàng là phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả. Các Ngân hàng thương mại ngày nay cung cấp rất nhiều loại hình dịch vụ tài chính khác nhau, bao gồm các loại hình mang tính truyền thống và các dịch vụ mới. Có thể xem xét qua một số hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại như sau: Hoạt động huy động vốn Huy động vốn đóng vai trò là hoạt động tạo nguồn vốn cho Ngân hàng thương mại. Vì vậy, hoạt động này ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của Ngân hàng. Trước đây hoạt động huy động vốn được hiểu là hoạt động nhận tiền gửi của khách hàng nhưng cho đến nay, cùng với sự đa dạng các hoạt động Ngân hàng thương mại, huy động vốn được hiểu bao gồm: tự huy động bằng vốn chủ sở hữu của ngân hàng, nhận tiền gửi, vay từ các tổ chức khác, vay trên thị trường vốn. Hoạt động tín dụng Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất song cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất. Tín dụng thực chất là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho khách hàng. Hình thức tín dụng truyền thống của ngân hàng thương mại là cho vay ngắn hạn có bảo đảm bằng tài sản, giúp khách hàng mua hàng hóa, nguyên,nhiên , vật liệu, ..sau đó mở rộng thành nhiều hình thức khác nhau như cho vay thế chấp bằng bất động sản, bằng chứng khoán, bằng giấy tờ có giá khác, Như vậy, bản chất của tín dụng ngân hàng chính là việc ngân hàng thực hiện cho vay ngắn, trung hoặc dài hạn và được biểu hiện dưới nhiều hình thức như: cho vay tiêu dùng, đầu tư vào trái phiếu trung, dài hạn của doanh nghiệp, và đặc biệt chú trọng vào cho vay theo các dự án. Các hoạt động khác Hoạt động tín dụng và hoạt động huy động vốn có thể được coi là hai hoạt động chính đối với một ngân hàng thương mại. Nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các ngân hàng cũng nhanh chóng mở rộng phạm vi ra sang các lĩnh vực kinh doanh khác phần lớn trở thành những ngân hàng đa năng. Cùng với hai hoạt động chính, các hoạt động này có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau và cùng đóng góp cho sự thành công của ngân hàng thương mại. Có thể kể đến các hoạt động như : hoạt động thanh toán, bảo lãnh, cho thuê, hoạt động đại lý ủy thác, hoạt động kinh doanh ngoại tệ...Đó thực chất cũng chính là các dịch vụ mà ngân hàng hiện đại rất quan tâm và ngày càng mở rộng. Bởi lẽ, nếu một ngân hàng thương mại có thu nhập từ hoạt động dịch vụ chiếm trên 30% tổng thu nhập thì ngân hàng đó ít gặp nguy cơ rủi ro thanh khoản và có thể được coi là hiệu quả. Tuy nhiên đi đôi với vấn đề rủi ro thường là mức sinh lời không cao. Chính vì điều này giải thích vì sao hoạt động tín dụng, mà cụ thể là hoạt động cho vay theo dự án, một hoạt động truyền thống nhất và cũng có tính sinh lời nhất, luôn được các ngân hàng thương mại coi trọng hàng đầu. 1.1.2. Hoạt động cho vay của NHTM Đối với các ngân hàng thương mại, dự án có vai trò đặc biệt quan trọng. Hoạt động cho vay của ngân hàng được tiến hành theo dự án, cho vay theo dự án là hoạt động chính và mang lại thu nhập từ lãi lớn nhất cho ngân hàng. Một trong những yêu cầu của ngân hàng là người vay phải xây dựng dự án, thể hiện mục đích, kế hoạch đầu tư cũng như quá trình thực hiện dự án. Đây cũng là một trong những cơ sở chủ đạo để ngân hàng xem xét, đưa ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối tài trợ. Khi tiếp nhận một dự án, ngân hàng tiến hành thẩm định dự án để đưa ra quyết định cuối cùng là xác định phần vốn cho vay và khả năng hoàn trả của doanh nghiệp. Dự án được xây dựng gồm nhiều mục như phân tích thị trường, nguồn nhân lực, địa điểm, công nghệ, quy trình sản xuất, phân tích tài chính ... trong đó thẩm định tài chính dự án là mục tiêu quan tâm hàng đầu của ngân hàng. * Sự cần thiết thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Đối với các doanh nghiệp, một dự án trung và dài hạn thường đòi hỏi lượng vốn lớn trong một thời gian dài, phần lớn vượt khả năng tài chính, tự tài trợ của chủ đầu tư. Chính vì vậy, các doanh nghiệp các doanh nghiệp phải huy động vốn bằng nguồn tài trợ từ các ngân hàng thương mại.Thực chất đây là cách mà các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính thông qua việc tăng các khoản nợ từ ngân hàng nhằm đạt tới một cơ cấu vốn đầu tư hiệu quả. Do đó đối với các doanh nghiệp (các chủ đầu tư) thì việc có dự án chỉ là điều kiện cần còn việc thẩm định dự án, nhất là thẩm định tài chính dự án mới là điều kiện đủ để nhằm họ đưa ra phương pháp đầu tư tối ưu, có hiệu quả và quan trọng hơn, đó chính là cơ sở , là bằng chứng để họ có thể tìm nguồn tài trợ cho dự án từ các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại. Về phía các ngân hàng thương mại, cho vay theo dự án là hoạt động kinh doanh truyền thống có khả năng sinh lợi cao nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Vì thế, để hạn chế tới mức tối đa các rủi ro có xẩy ra, các ngân hàng thương mại phải tiến hành thẩm định dự án mà trong đó quan trọng nhất là thẩm định tài chính dự án. Đây là căn cứ mang tính quyết định giúp ngân hàng đưa ra quyết định của mình. Như vậy : - Thẩm định tài chính dự án là cơ sở để các ngân hàng thương mại xác định hiệu quả vốn đầu tư, khả năng hoàn vốn của dự án và khản năng trả nợ của nhà tư. Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể đưa ra các quyết định tài trợ cho dự án ở mức độ nào như: giá trị khoản vay, thời hạn, lãi suất cho vay, hình thức thu nợ, các biện pháp bảo đảm tiền vay cũng như các phương án khác nhằm hạn chế rủi ro. - Thẩm định tài chính dự án là căn cứ để ngân hàng có biện pháp kiểm tra việc sử dụng vốn có đúng mục đích, đúng đối tượng hay không, góp phần để dự án thực hiện đầu tư có hiệu quả. - Thẩm định tài chính dự án giúp ngân hàng lường trước các rủi ro có thể xẩy ra ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện dự án như các yếu tố về công nghệ, sự biến động của thị trường nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra, sự thay đổi về công suất sản xuất, doanh số bán hàng, chi phí sản xuất, các yếu tố về môi trường, chính sách quản lý,..Từ đó, ngân hàng phải xem xét các yếu tố nhằm đưa ra các giải pháp đối với chủ đầu tư, các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà Nước, hạn chế các rủi ro và nâng cao tính khả thi trong việc thực hiện dự án . - Đối với các dự án đầu tư phụ thuộc, thẩm định tài chính dự án giúp ngân hàng có thể đưa ra các quyết định quan trọng như: chấp nhận cho vay với dự án nào thì có hiệu quả hơn. Nhìn tổng thể, thẩm định tài chính dự án giúp ngân hàng tích lũy được những kinh nghiệm và rút ra những bài học quý báu để hoàn thiện các nguồn vốn cho vay, đầu tư cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tóm lại, có thể nói thẩm định tài chính dự án là nội dung cần thiết, quan trọng và phức tạp nhất trong quá trình thẩm định dự án. Công tác này đòi hỏi sự tổng hợp tất cả các biến cố tài chính, kỹ thuật, thị trường, ...đã được lượng hóa trong các nội dung thẩm định trước nhằm phân tích, tạo ra các bảng dự trù tài chính, những chỉ tiêu tài chính phù hợp và có ý nghĩa. Đây chính là nội dung của hoạt động thẩm định tài chính dự án, là kim chỉ nam, tạo tiền đề cho quyết định tài trợ của ngân hàng. 1.2. Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM. 1.2.1. Đặc điểm dự án Đầu tư là hoạt động quan trọng của bất kỳ tổ chức nào trong nền kinh tế. Đó là hoạt động bỏ vốn với hy vọng sẽ đạt được lợi ích tài chính, kinh tế xã hội trong tương lai. Ngày nay, nhằm tối đa hóa hiệu quả đầu tư, các hoạt động đầu tư đề được thực hiện theo dự án. Khái niệm về dự án ở Việt Nam, trong “Quy chế đầu tư và xây dựng” theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng07 năm 1999 : Dự án là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định. Có quan điểm khác lại cho rằng : dự án là hoạt động đặc thù tạo nên một thực tế mới một cách có phương pháp với nguồn lực đã định. Dự án được xem xét dưới nhiều góc độ nhưng tổng hợp lại có thể hiểu: “ Dự án là tập hợp các hoạt động kinh tế đặc thù quan hệ mật thiết với nhau nhằm thực hiện mục tiêu cụ thể trong tương lai trên cơ sở nguồn lực và thời gian xác định bằng những phương pháp nhất định ” Dự án đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với các chủ đầu tư, các nhà quản lý và tác động trực tiếp tới tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Nếu có dự án, nền kinh tế sẽ khó nắm bắt được cơ hội phát triển. Dự án là căn cứ quan trọng để quyết định bỏ vốn đầu tư, xây dựng kế hoạch đầu tư và theo dõi quá trình thực hiện đầu tư. Dự án là căn cứ để các tổ chức tài chính đưa ra quyết định tài trợ, các cơ quan chức năng của Nhà nước phê duyệt và cấp giấy phép đầu tư. Dự án còn được coi là công cụ quan trọng quản lý vốn, vật tư, lao động trong quá trình thực hiện dự án. Đặc điểm của dự án: * Dự án không chỉ là một ý tưởng phác thảo mà còn có hàm ý hành động với mục tiêu cụ thể. Nếu không có hành động thì dự án chỉ vĩnh viễn tồn tại ở trạng thái tiềm năng. * Dự án không phải là một nghiên cứu trừu tượng hay ứng dụng mà phải nhằm đáp ứng một nhu cầu cụ thể đã được đặt ra, tạo nên một thực thể mới. * Được thực hiện trong một môi trường bất định. Môi trường Chính trị, Kinh tế-Xã hội, Tự nhiên tác động tới quá trình thực hiện dự án. * Dự án bị khống chế bởi thời hạn. * Nó bị ràng buộc về mặt nguồn lực. Thông thường, các dự án bị ràng buộc về vốn, vật tư, lao động. * Mức độ rủi ro đối với một dự án thường là rất lớn và dễ xẩy ra do thời gian thực hiện dài. Phân loại dự án : Trên thực tế, các dự án rất đang dạng về cấp độ, loại hình, quy mô và thời hạn và được phân loại theo nhiều cách thức khác nhau. ở nhiều nước trên thế giới người ta phân dự án theo một số tiêu thức sau: - Theo cơ cấu tái sản xuất: + Dự án theo chiều rộng: dự án này có số vốn lớn để khô đọng lâu, thời gian thực hiện dài và thời gian thu hồi vốn lâu, tính chất kỹ thuật phức tạp, độ mạo hiểm cao. + Dự án theo chiều sâu: Đòi hỏi khối lượng ít hơn, thời gian thực hiện đầu tư không lâu, độ mạo hiểm thấp hơn so với dự án theo chiều rộng. - Theo lĩnh vực hoạt động: + Dự án phát triển sản xuất kinh doanh + Dự án phát triển khoa học kỹ thuật + Dự án phát triển cơ sở hạ tầng (kỹ thuật và xã hội) - Theo nguồn vốn: + Dự án có vốn huy động trong nước (vốn tích lũy của ngân sách , của doanh nghiệp, tiết kiệm của dân cư) + Dự án có vốn nước ngoài ( đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp) .... ở Việt nam, theo “Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng” ban hành kèm theo Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5-5-2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8-7-1999 thì dự án được phân ra thành các nhóm A, B, C. 1.2.2. Khái niệm về thẩm định tài chính dự án . Thẩm định tài chính dự án là việc rà soát, đánh giá một cách toàn diện và khoa học mọi khía cạnh tài chính của dự án trên giác độ của nhà đầu tư. Nếu như Chính phủ, các cơ quan quản lý vĩ mô quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả kinh tế xã hội của dự án thì các nhà đầu tư lại quan tâm nhiều hơn đến khả năng sinh lãi của dự án. Thẩm định tài chính dự án là nội dung rất quan trọng trong thẩm định dự án. Cùng với thẩm định kinh tế, thẩm định tài chính giúp các nhà đầu tư có những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Song đối với ngân hàng thương mại, khi tiến hành thẩm định tài chính dự án thường quan tâm hơn đến khả năng trả nợ của dự án, hay nói cách khách chính là ngân hàng có thể thu hồi cả gốc và lãi vay của mình sau khi tài trợ cho dự án hay không. Có thể ngay cả lúc ngân hàng thấy dự án của doanh nghiệp có NPV <0 nhưng vẫn cho vay vì thấy doanh nghiệp vẫn có thể trả cả gốc và lãi. Trong trường hợp này thì doanh nghiệp đang bỏ lỡ một cơ hội đầu tư khác tốt hơn mà không biết, ngân hàng cần tư vấn thêm cho doanh nghiệp. 1.2.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án Thẩm định tổng mức đầu tư. Nội dung quan trọng đầu tiên cần xem xét khi tiến hành thẩm định tài chính dự án là việc xem xác định tổng mức vốn đầu tư. Mục tiêu của việc này là để tránh khi thực hiện, vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu dẫn tớ việc không cân đối được nguồn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. Đối với ngân hàng thương mại, khi thực hiện nội dung này cần đánh giá tổng mức vốn đầu tư của dự án này đã được tính hợp lý chưa, tổng vốn đầu tư đã tính toán đầy đủ các khoản cần thiết chưa, có bảo đảm được mức vốn pháp định hay không, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá nếu dự án có sử dụng ngoại tệ. Trên cơ sở những dự án tương tự đã thực hiện và được rút kinh nghiệm ở khâu thẩm định dự án sau đầu tư, ngân hàng cần phải so sánh, nếu thấy có sự khác biệt lớn thì phải tìm ra được nguyên nhân, từ đó đưa ra nhận xét. Công việc đó giúp cho ngân hàng có thể xác định mức vốn đầu tư hợp lý cho dự án trên cơ sở vẫn bảo đảng được các mục tiêu mà dự án đặt ra, từ ngân hàng có thể xác định mức tài trợ tối đa của ngân hàng khi tham gia dự án. Nhìn chung tổng vốn đầu tư mà ngân hàng thẩm định bao gồm hai yếu tố chính: Vốn đầu tư tài sản cố định và vốn đầu tư tài sản lưu động: - Vốn đầu tư tài sản cố định chính là những chi phí đầu tư ban đầu như: máy móc, trang thiết bị. công nghệ, chi phí cho đầu tư xây dự cơ bản.. hoặc đầu tư bổ sung chúng trong quá trình thực hiện dự án - Vốn lưu động bao gồm chi phí nguyên vật liệu, điện nước, nhiên liệu,..và thành phẩm tồn kho, hàng hoá bán chịu, vốn bằng tiền.. Ngoài hai khoản chính trên thì trong tổng vốn đầu tư còn có: lãi vay ròng thời gian thi công, vốn dự phòng của dự án, vốn để bù đắp các khoản chi phí như điều tra, khảo sát, tư vấn thiết kế... Thực chất việc thẩm định tổng vốn đầu tư giúp ngân hàng kiểm tra lại số vốn mà nhà đầu tư dự tính đã chính xác hay không. Thẩm định nguồn tài trợ cho dự án Đối với một dự án thường có hai nguồn tài trợ chính đó là: - Nguồn từ nhà đầu tư - Nguồn từ bên ngoài: do ngân sách nhà nước cấp, vay các ngân hàng thương mại, vốn cổ phần, vốn liên doanh,... Để bảo đảm tiến độ thực hiện của dự án, đồng thời tránh ứ đọng vốn, các nguồn tài trợ không chỉ xem xét về mặt số lượng mà còn cả về thời điểm nhận tài trợ. Các nguồn tài trợ phải được bảo đảm chắc chắn trên cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế. Cơ sở pháp lý: Bất kỳ nguồn vốn nào cũng đều có giấy tờ, văn bản xác nhận của cơ quan, các cấp có thẩm quyền. Chẳng hạn nếu nguồn tài trợ là Ngân sách cấp hoặc ngân hàng cho vay thì phải có văn bản của các cơ quan này, nếu là vốn góp cổ phần hoặc liên doanh thì phải có văn bản về tiến độ và số lượng vốn góp của mỗi bên. Nếu là vốn tự có thì phải giải trình về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở 3 năm trước đây và hiện tại để chứng tỏ cơ sở đã và đang hoạt động có hiệu quả, có đủ khả năng thực hiện dự án. Cơ sở thực tế: dự trên quy mô và tiến độ giải ngân của các nguồn tài trợ - Quy mô: thông qua việc xem xét các nguồn tài trợ và so sánh với nhu cầu vốn đầu tư thì sẽ biết được số vốn còn thiếu và mức cho vay đối với dự án. Ngoài ra ngân hàng phải đánh giá các yếu tố khác như : nguồn tài trợ từ các ngân hàng khác có thoả mãn những quy định pháp lý không. Nếu các ngân hàng cùng tham gia góp vốn thì các yếu tố về nguồn tài trợ còn phải được các ngân hàng cùng xem xét và ra quyết định thống nhất. - Tiến độ giải ngân của các nguồn tài trợ cũng phải được dự tính kỹ lưỡng, đặc biệt là đối với các dự án có thời gian dài. Thông thường các công trình đầu tư bằng phương thức cho vay dài hạn thì sẽ phân tiến độ giải ngân phải làm sao cho phù hợp với tiến độ của dự án tránh tình trạng dự án thiếu vốn, hay có khi lại thừa vốn làm giảm hiệu quả của dự án. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa ngân hàng và nhà đầu tư sẽ làm cho dự án được thực hiện một cách có hiệu quả. Thẩm định các bảng dự tính doanh thu - chi phí, lợi nhuận từ hoạt động của dự án. Sau khi đề cập tới nhu cầu vốn, giải trình các nguồn trả nợ, hồ sơ dự án sẽ trình bày về giá thành, chi phí sản xuất, giá bán sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận của dự án. Trong phần này các ngân hàng thương mại thường thẩm định các yếu tố: - Chi phí Chi phí cơ bản của dự án về cơ bản gồm: + Nguyên, nhiên vật liệu + Chi phí nhân công + Chi phí trả lãi + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí khấu hao tài sản cố định + Chi phí phân xưởng + Chi phí sửa chữa máy móc thiết bị Trong khi thẩm định về chi phí thì cán bộ tín dụng phải dựa vào các định mức mà nhà nước đã công bố, kết hợp với giá cả thực trên thị trường để xác định xem việc xác định chi phí của dự án đã hợp lý chưa. - Giá thành đơn vị sản phẩm: được tính với giá của các sản phẩm cùng loại trên thị trường. - Doanh thu : Doanh thu của dự án là tổng các giá trị bán ra và được người mua chấp nhận trả tiền của hàng hoá và dịch vụ, bao gồm : doanh thu từ sản phẩm chính, sản phẩm phụ, phế liệu và dịch vụ cung cấp cho bên ngoài. Nó phụ thuộc rất nhiều vào công suất thực hiện, mức tiêu thụ, và giá cả thị trường. Trong khi kiểm tra doanh thu, ngân hàng phải chú ý tới công suất thiết kế của sản phẩm cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm vì trong năm đầu tiên, công suất thực hiện thường thất hơn so với thiết kế và mức tiêu thụ cũng thất. - Lợi nhuận : Lợi nhuận của dự án được hiểu là phần chênh lệch giữa doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ và các chi phí (trong và ngoài sản xuất). EBIT là phần chênh lệch giữa doanh thu và các khoản chi phí chưa tính lãi vay. Lấy EBIT mà trừ đi lãi vay thì được lợi nhuận trước thuế. Lấy lợi nhuận trước thuế trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp thì được lợi nhuận sau thuế. Nếu mà dự án chỉ là quá trình bổ sung vào quá trình sản xuất chung của doanh nghiệp hay là sản phẩm được tạo ra từ dự án không phải là sản phẩm cuối cùng thì lợi nhuận của dự án kiểu này được tính bằng sự chênh lệch của lợi nhuận trước và sau khi có dự án. Thẩm định dòng tiền của dự án, khả năng trả nợ của dự án. * Thẩm định dòng tiền của dự án : Đối với Ngân hàng thì chỉ tiêu mà họ quan tâm nhất không giống như doanh nghiệp đó là chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận từ dự án... mà là dòng tiền của dự án. Bởi vì dòng tiền của dự án là cơ sở để phân tích, đánh giá dự án có hiệu quả về mặt tài chính hay không. Dòng tiền của dự án là sự chênh lệch giữa lượng tiền nhận được với lượng tiền chi ra của dự án. Phân tích dòng tiền là một nội dung, một căn cứ quan trọng để đánh giá dự án về mặt tài chính. Tuy nhiên cần phân biệt khái niệm này với khoản thu nhập của bản báo cáo kết quả kinh doanh được lập theo hệ thống kế toán. Sự khác biệt ở đây vì theo phương pháp kế toán việc xác định những khoản thu nhập , chi phí trên cơ sở việc thu, chi đã thực hiện xong còn việc xác định dòng tiền thì tính các khoản thu, chi ở thời điểm ghi nhận hiện tại (những khoản thu chi thực xuất hoặc thực nhập quỹ). Việc xác định dòng tiền ở đây là dòng tiền sau thuế vì đây là dòng tiền mà sẵn sàng cho việc sử dụng, chia lãi hay tái đầu tư. Từ đó mà việc tính toán dòng tiền thì chỉ dùng các số liệu ngoài thuế. Trong hoạt động thẩm định tài chính dự án , các dòng tiền thường được ngân hàng thẩm định bao gồm các nội dung sau: - Xác định các dòng tiền vào của dự án : Dòng tiền vào được tính chính là toàn bộ doanh thu ngoài thuế từ dự án ( khoản thực nhập quỹ). Xác định giá trị thu hồi tài sản cố định: Hầu hết các dự án đều có giá trị thu hồi tài sản cố định. Khoản này là khoản thu nhập bất thường của dự án. Khi tài sản cố định được thu hồi ( thường là vào năm cuối của dự án) thì sẽ xuất hiện một dòng tiền vào có ảnh hưởng đến dòng tiền ròng của dự án. Vì vậy, mà khi trường hợp này xảy ra thì dòng tiền năm cuối của dự án sẽ được cộng thêm thu nhập sau thuế của hoạt động đó. - Xác định các dòng tiền ra của dự án : bao gồm toàn bộ chi phí xuất quỹ của dự án. + Chi phí đầu tư trang thiết bị : ở đây không chỉ đơn thuần là giá mua trên hoá đơn mà con bao gồm tất cả các chi phí đưa nó vào hoạt động. Ví dụ như chi phí vận chuyển , bảo hiểm, lắp đặt , ...Ngoài ra nó còn bao gồm cả chi phí cơ hội mà khó có thể lượng hoá được một cách chính xác. + Xác định khấu hao: Trong báo cáo thu nhập của kế toán, khấu hao được khấu trừ vào chi phí để xác định lợi nhuận trong kỳ. Mặc dù đây là một chi phí kế toán nhưng nó không phải là chi phí xuất quỹ cho nên khi tính thu nhập ròng của dự án, khấu hao không phải chi bằng tiền mà chỉ là một yếu tố là giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy mà nó tác động một cách gián tiếp đến dòng tiền sau qua thuế. Khi khấu hao thay đổi thì sẽ làm thay đổi mức thuế phải nộp, mà thuế lại là một dòng tiền thực nên nó lại làm ảnh hưởng đến dòng tiền sau thuế. Việc tăng khấu hao có thể tác động tới chi phí theo hai hướng: khấu hao lớn sẽ làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận trước thuế, giảm lợi nhuận sau thuế và từ đó làm giảm dòng tiền; mặt khác khấu hao lớn lại làm xuất hiện một khoản tiết kiệm thuế thu nhập doanh nghiệp và từ đó làm dòng tiền có xu hướng tăng lên. Do vậy mà khấu hao được coi là một nguồn thu của dự án . + Xác định chi phí lãi vay: là một khoản chi phí và là một khoản chi tiêu bằng tiền thực nhưng nó không được đưa vào dòng tiền vì lãi vay tượng trưng cho giá trị thời gian của tiền và khoản này được tính bằng cách chiết khấu dòng tiền tương lai. Dòng tiền ròng từng năm của dự án (CFi) có thể được tính theo công thức: CFi = Lợi nhuận sau thuế năm thứ i + Khấu hao năm thứ i + Thu hồi vốn lưu động + Lợi nhuận sau thuế từ hoạt động bất thường Hay: CFi = Tổng các dòng - Tổng các dòng tiền vào năm thứ i tiền ra năm thứ i Tóm lại, việc xác định dòng tiền của dự án có thể coi là khâu quan trọng nhất trong quá trình thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng thương mại. Vì đây là cơ sở để ngân hàng xem xét khả năng trả nợ của dự án. * Thẩm định khả năng trả nợ của dự án: Nguồn trả nợ của dự án thường được xác định hàng năm. Trên lý thuyết thì nó là dòng tiền ròng của dự án (CFi), nghĩa là bao gồm cả lợi nhuận sau thuế và khấu hao tài sản cố định. Trên thực tế nguồn trả nợ chủ yếu là toàn bộ khấu hao và một phần lợi nhuận sau thuế ( phần kia dùng để tái đầu tư hoặc đầu tư vào dự án khác ). Từ nguồn trả nợ này, ngân hàng có thể tính được tỷ lệ đảm bảo trả nợ của dự án từng năm: Tỷ lệ đảm bảo trả nợ năm thứ i = Nguồn trả nợ năm thứ i Số nợ phải trả năm thứ i Nếu tỷ lệ này càng cao và đạt 100% thì càng tốt và ngược lại. Trong trường hợp tỷ lệ bảo đảm trả nợ thấp tức là nguồn trả nợ từ dự án không đủ thì ngân hàng cần yêu cầu nhà đầu tư giải trình các nguồn khác để trả nợ chẳng hạn như: thanh lý tài sản cố định , thu hồi vốn lưu động ròng hoặc nguồn vốn vay khác... Thẩm định tỷ lệ chiết khấu Tuỳ theo các quan điểm khác nhau, cách dự tính tỷ lệ này có thể khác nhau. Song thực chất, đó là lãi suất mong đợi của nhà đầu tư. Việc xác định một tỷ lệ chiết khấu hoàn toàn chính xác là rất khó. Tỷ lệ chiết khấu là chi phí cơ hội của nhà đầu tư vào dự án mà không đầu tư trên thị trường vốn. Tỷ lệ này thường được tính bằng tỷ lệ thu nhập của các tài sản tài chính tương đương. Hiện tại chúng ta vẫn giả thiết rằng tỷ lệ chiết khấu không thay đổi trong suốt thời gian của dự án. Tuy nhiên điều đó là không hoàn toàn chính xác. Giả sử vốn vào thời điểm này rất khan hiếm so với trước đây, trong tình huống này ta thấy chi phí của vốn vào thời điểm hiện tại sẽ cao một cách bất thường và tỷ lệ chiết khấu sẽ giảm dần trong lúc cung cầu về vốn trở lại mức bình thường. Ngược lại, nếu hiện tại dư thừa về vốn, thì chúng ta dự chiến chi phí vốn và tỷ lệ chiết khấu sẽ xuống thấp hơn mức bình quân dài hạn, trong trường hợp này chúng ta dự kiến tỷ lệ chiết khấu sẽ tăng lên khi cung cầu về vốn quay trở lại xu hướng dài hạn. Do vậy mà giá trị hiện tại ròng (NPV) của dự án nên tính: Ngoài ra một yếu tố hết sức quan trọng cần phải tính đến trong khi dự tính tỷ lệ chiết khấu đó là tỷ lệ lạm phát. Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá dự án về mặt tài chính dự án. Thực chất, một dự án mang tính thuyết phục và khả thi để đưa ra quyết định tài trợ phụ thuộc rất lớn vào vào việc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá dự án đó về mặt tài chính. Bởi lẽ có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá dự án đó về mặt tài chính, trong đó mỗi chỉ tiêu có một ưu điểm và nhược điểm riêng. Đối với ngân hàng thương mại thì chỉ sử dụng một số chỉ tiêu làm cơ sở để ra quyết định, các chỉ tiêu khác lúc đó chỉ có giá trị tham khảo. Các chỉ tiêu đánh giá dự án về mặt tài chính thường được sử dụng có thể kể đến: - Giá trị hiện tại ròng (NPV) - Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) - Thời gian hoàn vốn nội bộ (PP) - Chỉ số doanh lợi (PI) * Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV): Giá trị hiện tại ròng (NPV) của một dự án là sự chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các dòng tiền ròng kỳ vọng trong tương lai với giá trị hiện tại của vốn đầu tư. Ta có công thức : NPV = - 0CF + 1 1 )1( r CF  + 2 2 )1( r CF  + + n n r CF )1(  = - 0CF +   n t 1 t t r CF )1(  Hoặc : NP V = 0B - 0C +   n t 1     t i i tt r CB 1 )1( NPV =   n t 0 t tt r CB )1(   Trong đó: n : Số năm tính từ thời điểm đầu tư đến khi kết thúc dự án r : Tỷ lệ chiết khấu áp dụng cho dự án 0CF : Vốn đầu tư ban đầu tB : Thu nhập của dự án năm thứ t tC : Chi phí của dự án năm thứ t tCF hay ( tB - tC ): dòng tiền ròng của dự án năm thứ t NPV đo lường phần giá trị tăng thêm dự tính dự án sẽ đem lại cho nhà đầu tư với mức rủi ro cụ thể của dự án. Có thể thấy NPV cho biết chi phí cơ hội của vốn đầu tư, xác định kết quả sử dụng nguồn lực - chủ yếu là vốn - cho dự án có mang lại lợi ích lơn hơn các nguồn lực đã sử dụng hay không. Nếu dự án độc lập thì dự án nào có NPV 0 thì sẽ được lựa chọn, dự án có NPV<0 sẽ bị loại. Nếu các dự án loại trừ nhau thì trong số các dự án có NPV>0, dự án nào có NPV lớn nhất sẽ được chọn. Để xác định chính xác tỷ lệ chiết khấu của từng dự án là một việc không đơn giản. Có thể hiểu tỷ lệ chiết khấu là phần lợi nhuận thích hợp bù đắp rủi ro. Tỷ lệ này có mối quan hệ chặt chẽ với NPV, khi tỷ lệ chiết khấu tăng lên thì NPV của dự án sẽ giảm xuống và ngược lại. Trường hợp tỷ lệ chiết khấu mà tại đó npv bằng 0 thì chính là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ của dự án. ưu điểm của NPV: Phương pháp tính dựa trên cơ sở chiết khấu các dòng tiền (tức là hiện tại hoá giá trị thời gian của dòng tiền trong tương lai) là hoàn toàn hợp lý. Trong công thức này chúng ta đã coi tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ lãi suất mà tại đó các luồng tiền có thể được tái đầu tư ( có nghĩa chi phí vốn của dự án cũng thích hợp). Cách thức lựa chọn theo NPV về bản chất là phù hợp bởi nó cho phép lựa chọn được các dự án làm tối đa hoá giá trị của chủ đầu tư. Nhược điểm: Độ chính xác của chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ chiết khấu r - chi phí vốn của doanh nghiệp - nhưng trên thực tế việc xác định tỷ lệ chiết khấu là rất khó khăn, hơn nữa tỷ lệ chiết khấu cũng chịu nhiều yếu tố tác động khác đặc biệt là lạm phát. Chỉ tiêu này ngào ra cũng chỉ phản ánh được quy mô sinh lời (số tuyệt đối) mà chưa phản ánh được hiệu quả sinh lời (số tương đối) của dự án. Do vậy với các dự án khác nhau về thời gian, dùng NPV không có nhiều ý nghĩa hoặc giả sử vẫn sử dụng thì đòi hỏi các tính toán khá phức tạp. * Chỉ tiêu hoàn vốn nội bộ (IRR): Chỉ tiêu hoàn vốn nội bộ là chỉ tiêu dùng để đo lường tỷ lệ hoàn vốn đầu tư của một dự án. Về mặt kỹ thuật tính toán, IRR của một dự án là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV=0 Công thức : 0 =   n t 0 t tt irr CB )1(   =   n t 0 t t irr CF )1(  Thông thường người ta tính IRR bằng nội suy tuyến tính tức là chọn ra hai mức lãi suất chiết khấu : r1 và r2 sao cho NPV(r1) >0 và NPV(r2) < 0. Chênh lệch giữa hai tỷ lệ chiết khấu này càng ít thì việt nội suy càng chính xác (thông thường chênh lệch không quá 0,05). Sau đó áp dụng công thức: irr = r1 + 21 211 )( NPVNPV rrNPV   Với sự xuất hiện của những phần mềm kế toán-tài chính thì việc tính IRR là hết sức đơn giản. Ví dụ như trong Microsoft Exel thì ta có thể sử dụng hàm IRR. IRR cho biết tỷ lệ sinh lời cần thiết của dự án. Nó chính là chi phí vốn bình quân cao nhất mà nha đầu tư có thể chấp nhận mà không chịu thua thiệt (NPV0). Nếu toàn bộ số tiền đầu tư cho dự án đều là vốn vay thì IRR được coi là lãi suất tiền vay cao nhất mà nhà đầu tư có thể chấp nhận được. Khi IRR=r thì tức là toàn bộ các khoản thu từ dự án chỉ đủ để hoàn trả phần vốn gốc và lãi đầu tư ban đầu vào dự án. Đối với những dự án độc lập thì lựa chọn dự án có IRR lớn hơn hoặc bằng chi phí vốn bình quân của dự án. Đối với các dự án phụ thuộc, loại trừ lẫn nhau thì trong các dự án có IRR lớn hơn hoặc bằng chi phí vốn bình quân của dự án thì chọn dự án có IRR lớn nhất. Ưu điểm: IRR cũng như NPV đã tiếp cập hiệu quả của dự án trên cơ sở giá trị thời gian của tiền, đây là một cách tiếp cận đúng đắn. tuy nhiên so với chỉ tiêu NPV, chỉ tiêu IRR đã giải quyết được vấn đề lựa chọn giữa các dự án có thời gian khác nhau. Trong thực tế người ta thường dùng cả hai chỉ tiêu NPV và IRR để tận dụng được ưu điểm của cả hai. Về mặt toán học, NPV và IRR sẽ đưa đến cùng một quyết định chấp nhận hay bác bỏ đối với những dự án độc lập. Tuy nhiên đối với những dự án loại trừ, hai chỉ tiêu này có thể đưa đến kết quả khác nhau. Trong trường hợp này các nhà phân tích cho rằng kết quả của NPV có ý nghĩa hơn . Nhược điểm: IRR chưa đề cập đến độ lớn, quy mô của dự án , do vậy sẽ không hiệu quả nếu sử dụng chỉ tiêu IRR để lựa chọn những dự án loại trừ có quy mô khác nhau. Ngoài ra, với những dòng tiền đổi dấu liên tục sẽ dẫn tới có nhiều kết quả IRR ( thoả mãn phương trình NPV=0), do đó trong trường hợp này IRR sẽ không áp dụng được. Bên cạnh đó, nhược điểm lớn nhất của IRR là nó giả định thu nhập ròng của dự án được tái đầu tư tại tỷ lệ lãi suất IRR. Điều này thực sự không chính xác làm tỷ lệ thích hợp nhất phải là chi phí vốn bình quân của dự án. Để khắc phục nhược điểm trên , người ta điều chỉnh chỉ tiêu IRR và đưa ra chỉ tiêu MIRR (tỷ suất hoàn vốn nội bộ có điều chỉnh). Đây là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại của chi phí đầu tư bằng giá trị hiện tại của tổng giá trị tương lai của các dòng tiền thu được từ dự án với giả định các dòng tiền này được tái đầu tư tại tỷ lệ lãi suất bằng chi phí vốn bình quân ( Ký hiệu là k). Ta có công thức tính MIRR như sau:    n t t t k C 0 )1( = n n t n t MIRR kB )1( )1( 0 1     * Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn nội bộ (PP): Thời gian hoàn vốn nội bộ của một dự án là độ dài thời gian cần thiết thu hồi đủ vốn đầu tư ban đầu. Để tính chính xác PP, các dòng tiền ở đây phải quy về giá trị hiện tại lúc này PP còn có thể gọi là thời gian thu hồi vốn chiết khấu. Công thức: PP = Số năm ngay trước các năm dòng tiền đủ đáp ứng được chi phí + Chi phí chưa được bù đắp đầu năm Giá trị hiện tại dòng tiền thu được trong năm Chỉ tiêu PP cho biết sau bao nhiêu lâu thì dự án có thể đem lại số vốn đã đầu tư ban đầu. Ngoài ra PP còn cũng cho biết mức độ rủi ro của dự án , một dự án có PP càng ngắn thì tính thanh khoản của dự án càng cao và ngược lại. Người ta thường sử dụng chỉ tiêu này để lựa chọn các dự án loại trừ nhau có, dự án nào có PP ngắn hơn thì sẽ được chọn. Ưu điểm: Chỉ tiêu PP đơn giản, dễ áp dụng. Ngoài việc cho biết thời gian thu hồi vốn dự kiến còn cho biết mức độ rủi ro của dự án. Nhược điểm: Phương pháp đánh giá theo chỉ tiêu PP có nhiều nhược điểm hơn so với các phương pháp khác: + Phần thu nhập của dự sau thời gian hoàn vốn được bỏ qua hoàn toàn, như vậy phương pháp này đã không đề cập một cách đầy đủ hiệu quả tài chính của toàn bộ dự án. + Yếu tố rủi ro đối với luồng tiền tương lai của dự án không được xem xét. Do đó, khi sử dụng chỉ tiêu PP nếu không chiết khấu các dòng tiền sẽ không đảm bảo tính chính xác và thông thường sẽ cho kết quả khả quan hơn thực tế. + Yếu tố thời gian của tiền tệ không được đề cập. + Xếp hạng các dự án không phù hợp với mục tiêu tối đa hoá giá trị vốn chủ sở hữu. * Chỉ tiêu doanh lợi (PI): Chỉ tiêu doanh lợi (PI) được tính dựa vào mối quan hệ tỷ số giữa giá trị hiện tại của các dòng tiền dự án mang lại so với giá trị của đầu tư ban đầu. Nó phản ánh 1 đơn vị đầu tư sẽ mang lại bao nhiêu đơn vị giá trị . Nếu PI lớn lơn 1 thì có nghĩa là dự án mang lại giá trị cao hơn chi phí và khi đó có thể chấp nhận được. Công thức: PI 0 1 )1( CF r CFn t t t   Ưu điểm: Nó có mối quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu NPV, thường cùng đưa tới một quyết định. Ngoài ra nó còn dễ hiểu và dễ diễn đạt. Nhược điểm: Do chỉ tiêu chỉ đưa lại số tương đối nên khó sử dụng trong một số trường hợp, ví dụ như đối với việc lựa chọn hai dự án loại trừ nhau Cả bốn chỉ tiêu : NPV, IRR, PP và PI đều bổ sung cho nhau và về căn bản không có gì trái ngược nhau khi đánh giá dự án về mặt tài chính. Trên cơ sở biết được ưu điểm và nhược điểm của từng chỉ tiêu mà có thể sử dụng chúng một cách linh hoạt nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất. Nói tóm lại, có rất nhiều phương pháp, nhiều chỉ tiêu nhằm thẩm định tài chính một dự án. Trong thực tế, tuỳ vào từng dự án cụ thể mà cũng như tuỳ vào từng mục đính của nhà thẩm định dự án mà sẽ lựa chọn chỉ tiêu phù hợp làm cơ sở cho việc đưa ra các quyết định. Đây cũng là một trong những nhân tố rất quan trọng để đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án. 1.3. Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM 1.3.1. Quan niệm về chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chuẩn về chất lượng thẩm định tài chính dự án bởi lẽ đây là một khái niệm khá trừu tượng và rất khó lượng hoá. Tuỳ vào các góc độ, mục tiêu đánh giá của chủ thể nghiên cứu mà có những quan niệm khác nhau về chất lượng thẩm định tài chính dự án. Đối với Ngân hàng thương mại thì chất lượng thẩm định tài chính dự án được đánh giá dựa trên : - Mức độ khoa học, chính xác, toàn diện và sâu sắc của các kết quả thẩm định tài chính thông qua việc phân tích kế hoạch vốn đầu tư, nguồn trả nợ, dòng tiền của dự án, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ, mức độ rủi ro của dự án,... và vai trò của các kết quả đó đối với việc đưa ra quyết định đúng đắn của ngân hàng. -Sự phù hợp của các dự đoán so với thực tế khi dự án được thực hiện. Điều này được thể hiện ở các chỉ tiêu : sự tăng trưởng của dư nợ cho vay theo dự án của ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi trong cơ cấu cho vay trung và dài hạn. -Bên cạnh đó còn có một số yếu tố như: thủ tục, thời gian thẩm định nhanh chóng, sự thuận tiện trong quá trình thẩm định,... Ngoài ra còn có một số quan niệm khác. Nhìn chung, chất lượng thẩm định tài chính dự án được đánh giá tốt khi đưa ra được các phân tích , dự đoán chính xác, khách quan về hiệu quả tài chính của dự án giúp ngân hàng đưa ra quyết định tài trợ hay không tài trợ cho dự án. Trong trường hợp dự án được sự chấp nhận tài trợ của ngân hàng thì chất lượng thẩm định tài chính dự án được kiểm chứng chính là trong quá trình dự án được triển khai và đi vào hoạt động. Khi đó, chất lượng thẩm định tài chính dự án cao thì với sự thay đổi của các yếu tố khác (thị trường, kỹ thuật,...) sẽ phải được lường trước, đảm bảo dự án vẫn được thực hiện theo dự kiến, góp phần đem lại hiệu quả tài chính cho các nhà đầu tư cũng như sự an toàn và sinh lợi cho ngân hàng. Ngược lại, nếu chất lượng thẩm định tài chính dự án thấp sẽ dẫn tới các dự toán kém chính xác gây nhiều khó khăn cho ngân hàng trong quyết định cho vay. Bởi vì, thứ nhất, nếu các phân tích, dự đoán kém chính xác thì khó có thể đưa ra quyết định cho vay của ngân hàng. Thứ hai, nếu ngân hàng quyết định cho vay thì sẽ khó có khả năng thu hồi vốn. Lúc đó thì dự án sẽ trở thành những khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi đối với ngân hàng. Mặc dù trên thực tế, trong nhiều trường hợp, một số dự án hoạt động không hiệu quả lại xuất phát từ các nguyên nhân như: chất lượng thẩm các nội dung ngoài tài chính chưa cao, sự thay đổi bất ngờ của các yếu tố thị trường, kỹ thuật, công nghệ, công nghệ, quản lý kém giai đoạn thi công,.. song nguyên nhân chủ yếu vẫn là do chất lượng thẩm định tài chính dự án chưa đạt yêu cầu. Do vậy, muốn nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ các nhân tố tác động đến chất lượng của công tác này. 1.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM. Có rất nhiều nhân tố tác động làm ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến chất lượng thẩm định tài chính dự án nhưng tổng kết lại có thể chia thành hai nhóm nhân tố chính: nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Trong đó nhân tố chủ quan chính là nhưng nhân tố xuất phát từ ngân hàng thương mại, nhân tố khách quan xuất phát từ chủ đầu tư và môi trường vĩ mô. Về phía Ngân hàng thương mại Các nhân tố cần quan tâm đó là: Đội ngũ cán bộ thẩm định, quy trình và phương pháp tiến hành thẩm định tài chính dự án, quá trình thẩm định các yếu tố khác, việc tổ chức, điều hành thực hiện công tác thẩm định. * Đội ngũ cán bộ thẩm định Đây là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng thẩm định tài chính dự án. Bởi vì lẽ con người là chủ thể trực tiếp tổ chức và thực hiện hoạt động thẩm định tài chính dự án theo các phương pháp, kỹ thuật của mình. Kết quả thẩm định tài chính dự án là kết quả đánh giá của con người trên cơ sở khoa học và các tiêu chuẩn khác nhau. ở một chừng mực nào đó thì thẩm định tài chính dự án đều mang tính chủ quan của cán bộ thẩm định. Do vậy để kết quả thẩm định có chất lượng tốt thì đòi hỏi người cán bộ thẩm định phải có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và tư cánh đạo đức. Đây còn là một công việc nhạy cảm cao và vô cùng phức tạp nên yếu tố con người thực sự là yếu tố quan trọng và luôn phải quan tâm trong suốt quá trình thẩm định. * Trình tự, nội dung tiến hành thẩm định tài chính dự án Thẩm định tài chính là một nội dung phức tạp nhất trong thẩm định dự án. Trình tự thẩm định tài chính dự án của ngân hàng dược xem xét là quá trình từ khi ngân hàng nhận được các tài liệu về dự án, hồ sơ xin vay vốn của chủ đầu tư, tới lúc ngân hàng tiến hành thẩm định tình hình tài chính của khách hàng, thẩm định tài chính của dự án. Để mà đạt được kết quả thẩm định có chất lượng cao thì các trình tự này cần sắp xếp một cách khoa học, thuận lợi cho cả nhà đầu tư và ngân hàng. Một quy trình đầy đủ khoa học sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư trong việc cung cấp các tài liệu, thông tin cần thiết, tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc thu thập đầy đủ dữ liệu để phân tích, ra quyết định và chắc chắn sẽ đảm bảo chất lượng công tác thẩm định. Nội dung thẩm định tài chính dự án là toàn bộ các vấn đề đã đề cập như: thẩm định tổng mức vốn đầu tư, nguồn tài trợ cho dự án, các bảng dự trù cân đối thu chi và dòng tiền , các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án, khả năng trả nợ của dự án...Đối với các dự án khác nhau thông thường người ta không thể áp dụng toàn bộ các nội dung thẩm định như trên mà chỉ lựa chọn một số nội dung nhất định để thực hiện. Do đó việc lựa chọn nội dung nào để đảm bảo được yếu tố đầy đủ, chính xác cũng sẽ tác động rất lớn đến chất lượng thẩm định tài chính của dự án. Phương pháp thẩm định tài chính dự án có thể hiểu là cách thức xử lý các thông tin của dự án, cách thức áp dụng các chỉ tiêu phân tích để đưa ra nhưng nhận xét, dự báo. Rõ ràng phương pháp càng hiện đại càng khoa học thì việc phân tích, thẩm định thực hiện càng thuận lợi, nhanh chóng và kết quả càng đầy đủ, toàn diện, làm căn cứ chính xác cho việc đưa ra quyết định tài trợ của ngân hàng. * Tổ chức, điều hành thực hiện công tác thẩm định tại ngân hàng Đây việc bố trí, sắp xếp, quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân và bộ phận tham gia cũng như mối quan hệ giữa các cá nhân và bộ phận trong quá trình thẩm định dự án. Do vậy, việc sắp xếp, tổ chức để kết hợp các hoạt động trong một tổng thể sẽ khiến các bộ phận có thể hỗ trợ nhau tốt hơn và tác động đáng kể đến chất lượng thẩm định dự án. Công tác tổ chức thẩm định dự án được tiến hành càng chặt chẽ , khoa học thì sẽ phát huy được năng lực, sức mạnh của từng cá nhân đồng thời liên kết họ tạo nên hiệu quả to lớn, tận dụng thông tin và trang thiết bị, chống lãng phí nguồn lực. Điều này góp phần hạn chế rủi ro đạo đức nghề nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng thẩm định dự án. * ảnh hưởng của thẩm định các yếu tố khác Trong quá trình thẩm định thẩm định dự án có rất nhiều các yếu tố khác ảnh hưởng tới nó và ảnh hưởng trực tiếp tới nội dung thẩm định tài chính dự án. Đó là việc thẩm định các yếu tố như: thẩm định tài chính chủ đầu tư, thẩm định thị trường, kỹ thuật, môi trường, thông tin, ... - Thẩm định chủ đầu tư tạo điều kiện để ngân hàng có thể đánh giá năng lực tài chính, năng lực quản lý, tổ chức thực hiện dự án của chủ đầu tư để từ đó dự đoán các chỉ tiêu tài chính giúp việc thẩm định tài chính dự án chính xác và hiệu quả. - Thẩm định thị trường là cơ sở để xác định giá nguyên liệu vào, chi phí sản xuất, công suất thực hiện dự án cũng như các kênh tiêu thụ sản phẩm, giá thành sản phẩm, môi trường cạnh tranh,...Nếu các chỉ tiêu này được dự đoán chính xác và chặt chẽ thì sẽ đảm bảo cho chất lượng thẩm định tài chính dự án. - Thẩm định kỹ thuật là nhằm xác định vốn đầu tư vào máy móc thiết bị.Vì vậy thẩm định kỹ thuật tốt sẽ giúp việc dự toán vốn đầu tư trong thẩm định tài chính dự án được chính xác đồng thời máy móc, trang thiết bị bảo đảm phù hợp, đồng bộ. - Thông tin và trang thiết bị cũng là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định tài chính dự án. Thông tin ở đây chính là nguyên liệu cho toàn bộ quá trình thẩm định. Vì vậy, số lượng, chất lượng, tính chính xác và kịp thời của thông tin có tác động vô cùng lớn đến chất lượng thẩm định tài chính dự án bởi suy cho cùng thì nội dung chính của thẩm định tài chính nói riêng cũng như thẩm định dự án nói chung là quá trình phân tích, xử lý thông tin để đưa ra những đánh giá, kết luận về dự án. Ngoài ra, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ thông tin lại không thể thiếu, đặc biệt đối với một ngân hàng hiện đại. Các thiết bị này đã thay thế phần lớn công việc thu thập, tính toán, xử lý dữ liệu, khả năng truy cập vào các cơ sở dữ liệu đồ sộ để khai thác những thông tin liên quan đến dự án và có thể tính toán, phân tích các nguồn thông tin bằng các phương pháp thẩm định tài chính phức tạp với các phần mềm tài chính chuyên dụng. Do vậy kết quả đưa ra sẽ chính xác và nhanh chóng. Về phía chủ đầu tư Chủ đầu tư là một nhân tố tác động không nhỏ đến chất lượng thẩm định tài chính dự án. Bởi vì lẽ chất lượng thẩm định của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp trình lên. Thông tin nhà đầu tư cung cấp là nguồn chủ yếu để ngân hàng thực hiện việc đánh giá phân tích. Vì lẽ đó mà tình trung thực, đầy đủ và kịp thời của các dữ liệu, thông tin của chủ đầu tư sẽ tác động đến kết quả thẩm định tài chính dự án của ngân hàng. Do vậy trình độ lập, thẩm định, thực hiện dự án cũng như tái độ hợp tác của chủ đầu tư là một yếu tố cần thiết mà các ngân hàng luôn cẩn trọng xem xét để bảo đảm chất lượng thẩm định tài chính dự án của mình. Môi trường vĩ mô * Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý được xây dựng bằng các văn bản quy phạm pháp luật và sự điều hành thực hiện của các cơ quan chức năng Nhà nước. Môi trường pháp lý lành mạnh, rõ ràng chặt chẽ sẽ tác động tích cực tới quá trình thẩm định tài chính và thực hiện dự án và ngược lại. Sự mâu thuẫn, chồng chéo của các văn bản luật, dưới luật, về các lĩnh vực liên quan, sự thay đổi liên tục những văn bản về quy chế quản lý tài chính, tính kém hiệu lực của kế toán thống kê kết hợp sự quản lý, thanh tra, lỏng lẻo của các cơ quan chức năng nhà nước cũng làm thay đổi tính khả thi của dự án theo thời gian và gây khó khăn cho ngân hàng trong việc đánh giá, dự báo rủi ro, hạn chế trong việc thu thập những thông tin chính xác. * Môi trường kinh tế: Song song với môi trường pháp lý, môi trường kinh tế cũng là một nhân tố hết sức quan trọng, tác động đến chất lượng thẩm định dự án trên nhiều khía cạnh theo cách khác. Nếu môi trường kinh tế phát triển ổn định với cơ chế quản lý vĩ mô đồng bộ, hiệu quả, với các chủ thể kinh tế có năng lực, kinh nghiệm với hệ thống thông tin kinh tế đầy đủ, chính xác là điều kiện rất thuận lợi cho công tác thẩm định tài chính dự án. Nếu với một nền kinh tế kém phát triển, cơ chế kinh tế thiếu đồng bộ thì ắt hẳn mọi phân tích, dự đoán của công tác thẩm định khó mà đưa tới kết quả như ý muốn. Bên cạnh đó các định hướng chính sách, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội theo vùng, ngành,.. chưa được xây dựng một cách đồng bộ và ổn định cũng là một yếu tố rủi ro trong công việc thẩm định và phê duyệt dự án. Ngoài ra, chất lượng thẩm định tài chính dự án còn chịu tác động không nhỏ của các yếu tố thị trường. Sự biết động không lường trước được của thị trường đầu vào, đầu ra, các yếu tố lạm phát, giảm phát, các cuộc khủng hoảng kinh tế,.. trong quá trình vận hành của dự án có thể làm cho những phân tích, dự đoán của quá trình thẩm định tài chính dự án trở nên sai lệch, vô nghĩa. Vì thế mà tác động của môi trường kinh tế không chỉ đối với khâu thẩm định tài chính dự án mà còn trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án. Để làm rõ sự vận dụng lý luận trên vào thực tế ta xem xét, phân tích chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Nam Hà Nội qua một dự án cụ thể. Chương 2 Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Nam Hà Nội. 2.1. Tổng quan về NHNo&PTNT Nam Hà Nội 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Năm 2000, năm cuối cùng của thế kỷ XX, năm có nhiều lịch sử trọng đại của dân tộc. Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục ổn định và tăng trưởng. Hệ thống ngân hàng trong đó có NHNo&PTNT Việt Nam đã hoàn thành toàn diện trên các chỉ tiêu: Nguồn vốn, dư nợ và kết quả tài chính. Kể từ ngày thành lập 1988, màng lưới các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam được phát triển nhanh chóng. Nhưng chủ yếu mới tập trung phát triển ở các vùng nông thôn. Việc phát triển các chi nhánh đủ mạnh ở các địa bàn thành thị nhất là trong hai đô thị lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh còn rất chậm. Đến năm 2000 mạng lưới của NHNo&PTNT Việt Nam đã phát triển đến 1282 chi nhánh, nhưng mới chỉ có 81 chi nhánh tại các thành phố, thị xã. Tại địa bàn quận Thanh Xuân- Hà Nội với diện tích 913,2 ha với 39.142 hộ nhân khẩu, là quận mới thành lập nhưng đã có nhiều cơ sở kinh tế lớn như: Nhà máy cao su Sao Vàng; thuốc lá Thăng Long; Xà phòng DASO; Tổng công ty Sông Đà; Tổng công ty đầu tư và phát triển đô thị, Mobifone... quận đang trong quá trình đô thị hoá với nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam trong khi đã có một cơ sở vật chất đang xây dựng tại C3 Phương Liệt nhưng chưa có một cơ sở ngân hàng tương xứng với yêu cầu phát triển kinh tế địa bàn cho trước mắt và tương lai. Thực hiện chỉ thị 06/2000/CT-NHNN ngày 9/8/2000 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mô hình cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành ngân hàng thương mại. Trụ sở NHNo&PTNT Việt Nam sắp xếp lại 13 ban và 41 phòng xuống 21 ban không có phòng trực thuộc. Thành lập một chi nhánh hoàn toàn mới trong điều kiện các khách hàng đã mở tài khoản hoạt động ở ngân hàng khác, các bộ ngân hàng chưa có thực tế trong môi trường cạnh tranh khá khốc liệt là một điều hết sức khó khăn đối với Ngân hàng. Quyết định số 48/NHNo/QĐHĐQT ngày 12/3/2001 của chủ tịch HĐQT V/v thành lập chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Trụ sở chính tại C3 Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - Hà Nội Biền chế gồm 36 người, chia ra: + Từ trụ sở chính chuyển về + Từ các ngân hàng địa phương chuyển về + Tuyển dụng mới từ bên ngoài Tổ chức bộ máy gồm: - Ban giám đốc 4 người do đồng chí Nguyễn Văn Dương - Giám đốc - Các phòng ban chuyên môn gồm 5 phòng: + Kế hoạch kinh doanh + Thanh toán quốc tế + Kế toán ngân quỹ + kiểm tra kiểm toán nội bộ + Hành chính nhân sự Thực hiện chỉ thị của tổng giám đốc về việc mở rộng mạng lưới ngân hàng, chi nhánh đã tích cực tìm địa điểm, tự đào tạo cán bộ nhân viên để ra đời được 3 phòng giao dịch: - Tháng 4/2002: Phòng giao dịch Giảng Võ - Tháng 10/2002: Phòng giao dịch số 2 Triệu Quốc Đạt - Tháng 11/2002: Phòng giao dịch Chùa Bộc Đang tìm địa điểm để mở thêm phòng giao dịch Khâm Thiên, Phòng giao dịch Nguyễn Trãi, mở thêm điểm giao dịch trong trường Kinh tế quốc dân. Sơ đồ tổ chức của chi nhánh như sau: 2.1.2. Kết quả hoạt động của chi nhánh Hoạt động huy động vốn Tổng nguồn vốn đến thời điểm 31/12/2003 đạt 2.552 tỷ đồng, tăng so với thời điểm đầu năm là 1.415 tỷ đồng với tốc độ tăng 224%; Đạt 185% kế hoạch năm. Tuy nhiên, trong tổng nguồn có nguồn vốn huy động hộ Trung ương là 486 tỷ đồng theo chủ trương của Tổng giám đốc. Như vậy, tổng nguồn vốn của chi nhánh sau khi loại trừ phần vốn này sẽ là 2.066 tỷ đồng tăng 931 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm và bằng 150% kế hoạch năm. Trong đó nguồn nội tệ là 2.105 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 82,5%; Nguồn ngoại tệ quy đổi VNĐ là 455 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17,5%. Giám đốc Phó Giám đốc I Phó Giám đốc II Phó Giám đốc III Phòng KH-KD Phòng TTQT Phòng KT-NQ Phòng HC-NS Phòng Kiểm soát Phòng Thẩm định Hệ thống các phòng Giao dịch Các chi nhánh cấp 2 Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn huy động phân theo thời gian Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Thực hiện 31/12/2002 Tỷ Trọng Thực hiện 31/12/2003 Tỷ trọng +/- % Không kỳ hạn 168 14,7% 314 12,24% 145 186 Kỳ hạn < 12T 221 19,4% 640 25,10% 419 289 Từ 12 tháng-24 tháng 733 64,4% 596 23,37% -137 81 Huy động hộ TW 486 19,06% 486 100 Nguồn uỷ thác đầu tư 16 5,3% 516 20,24% 500 3225 Tổng nguồn 1.138 100% 2.552 100% 1.413 224 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo&PTNT Nam Hà nội) Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn huy động phân theo tính chất Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Thực hiện 31/12/2002 Tỷ trọng Thực hiện 31/12/2003 Tỷ trọng +/- %,+/- Tiền gửi dân cư 435 38,2% 449 18% 14 103% Tiền gửi TCKT 147 13,0% 272 11% 125 185% TG, TV TCTD 539 47,3% 830 32% 291 154 Huy động hộ TW 0 0 486 19% 486 100 Nguồn vốn UTĐT 16 1,5% 515 20% 499 3.218 Tổng cộng 1.138 100% 2.552 100% 1.414 224% (Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo&PTNT Nam Hà nội) Hoạt động cho vay Trong năm 2003, doanh số cho vay của chi nhánh trong 12 tháng là 2.823 tỷ đồng, doanh số thu nợ 12 tháng là 1.966 tỷ đồng. Tổng dư nợ đến 31/12/2003 là 1.278 tỷ đồng tăng so với thời điểm đầu năm 810 tỷ đồng với tốc độ tăng 269%, bằng 167% so với kế hoạch cả năm (Nếu loại trừ dư nợ cho vay chỉ định của Trung Ương thì dư nợ thực tế đạt được 610 tỷ đồng, tăng so với đầu năm là 142 tỷ đồng) Trong đó: Dư nợ ngắn hạn là 418 tỷ đồng, chiếm 33% tổng dư nợ, dư nợ cho vay trung hạn là 31 tỷ đồng, chiếm 3%, dư nợ cho vay dài hạn 830 tỷ đồng, chiếm 64% tổng dư nợ (Nếu loại trừ dư nợ cho vay theo chỉ định của Trung ương thì dư nợ trung và dài hạn chiếm 34,7% tổng dư nợ). Trong cơ cấu tổng dư nợ, có 164 tỷ là dư nợ cho vay uỷ thác đầu tư chiếm tỷ trọng 15,3%, dư nợ cho vay thông thường chiếm 84,7%. Hiện nay, chi nhánh đang có 546 khách hàng còn dư nợ vay, trong đó 62 khách hàng là doanh nghiệp (41 doanh nghiệp Nhà nước và công ty cổ phần, còn lại là doanh nghiệp ngoài quốc doanh) và 484 hộ gia đình cá nhân. So với thời điểm đầu năm thì tăng 17 doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 109 hộ gia đình (Chủ yếu là vay cầm cố sổ tiết kiệm và vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên trong các doanh nghiệp Nhà nước). Bảng 2.3: Tỷ trọng dư nợ phân theo thời gian cho vay Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Thực hiện 31/12/2002 Tỷ Trọng Thực hiện 31/12/2003 Tỷ trọng +/- % +, - Ngắn hạn 300 62,6% 418 32,7% 118 39% Trung hạn 17 3,6% 31 2,4% 14 82% Dài hạn 161 33,7% 829 64,8% 668 415% Tổng cộng 478 100% 1.278 100% 800 167% (Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo&PTNT Nam Hà nội) Bảng 2.4: Tỷ trọng dư nợ phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Thành phần Thực hiện Tỷ Thực hiện Tỷ +/- so năm %(+,-) 31/12/2002 trọng 31/12/2003 trọng 2002 DNNN 398 83,3% 541 43% 142 35% DNNQD 66 13,7% 708 55% 642 975% Hộ GĐ cá thể 14 3,0% 30 2% 16 179% Tổng cộng 478 100% 1.278 100% 800 167% (Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo&PTNT Nam Hà nội)  Về nợ quá hạn: Doanh số nợ quá hạn (NQH) phát sinh trong năm 2003 là 46.787 triệu đồng, doanh số thu nợ NQH là 44.523 triệu đồng, đến 31/12/2003 toàn chi nhánh có số dư NQH 2.263 triệu đồng, chiếm 0,17%/ Tổng dư nợ. Trong đó có 992 triệu đồng của khách hàng là doanh nghiệp do chưa thu hồi kịp tiền hàng, còn lại là của các hộ vay tiêu dùng. Nguyên nhân là do đến kỳ hạn trả nợ nhưng người vay thường là cán bộ công nhân viên đi công tác vắng nên không trả nợ kỳ hạn kịp, ngân hàng chuyển toàn bộ số dư sang NQH; Xét về bản chất thì đây không phải phát sinh NQH xấu, đảm bảo khả năng thu nợ.  Về trích lập dự phòng rủi ro: Trong năm 2003, toàn chi nhánh không có NQH phải trích lập dự phòng rủi ro. Tuy nhiên, theo quy chế điều hành của Tổng giám đốc tại công văn số 311/NHNo-TCK, trong năm chi nhánh đã thực hiện trích 0,3% trên tổng số dư nợ hữu hiệu với tổng giá trích lập dự phòng rủi ro là 1.582 triệu đồng, nộp phí bảo hiểm bảo toàn tiền gửi của khách hàng 201 triệu đồng. Hoạt động thanh toán quốc tế Hoạt động thanh toán quốc tế trong năm 2002 của chi nhánh khá nhộn nhịp, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu của khách hàng về xuất nhập khẩu; góp phần tích cực tăng trưởng nguồn vốn, tín dụng nội, ngoại tệ và mở rộng nguồn thu dịch vụ. Doanh số thanh toán quốc tế tăng cao, gấp trên 10 lần so với năm 2001 cả về số món và số tiền; thu hút tốt nguồn ngoại tệ xuất khẩu đạt trên 8 triệu USD tăng 27 lần so với năm trước. Tuân thủ chặt chẽ quy trình, kỹ thuật, thao tác nghiệp vụ về tiếp nhận, quản lý, kiểm tra xử lý bộ hồ sơ thanh toán; đảm bảo trên 800 điện thanh toán tra soát với nước ngoài an toàn, chính xác. Tăng cường công tác tiếp thị khách hàng đặc biệt là khách hàng, khách hàng có nhu cầu thanh toán quốc tế tại các phòng giao dịch. Số khách hàng trong năm 2002 có quan hệ thanh toán: 41 đơn vị tăng hơn 2 lần so với năm 2001( chỉ có 16 đơn vị). Bảng 2.5: Kết quả thanh toán quốc tế trong 2 năm 2001 và 2002: Chỉ tiêu Thực hiện năm 2001 Thực hiện năm 2002 Tốc độ tăng so với năm trước Số món Số tiền (USD) Số món Số tiền (USD) Số món Số tiền 1.Hàng nhập khẩu 1.1. Mở L/C 1.2.Thanh toán hàng nhập * Thanh toán L/C Huỷ L/C *Chuyển tiền TTR * Nhờ thu 52 93 29 64 1.538.479 2.241.274 662.171 1.579.103 241 491 202 03 238 51 18.244.598 17.292.083 12.322.661 2.762.125 4.201.154 869.268 463,5% 528% 696% 371% 1.186% 771.6% 1.861% 266% 2. Hàng xuất khẩu 2.1. L/C xuất 2.2. Nhờ thu xuất 2.3. Chuyển tiền đến 17 17 300.809 300.809 07 21 8.348.690 121.032 1.003.464 7.224.194 2.782% 3. Mua ngoại tệ Trong đó: kết nối 2.258.327 381.005 350 22.927.177 9.731.617 1.015% 2.554% 4. Bán ngoại tệ Trong đó bán cho SGD 2.160.792 463 22.371.652 7.400.000 1.035% 5.Chuyển tiền trong nước 12.445.882 6. Chiết khấu 06 108.536 285.7% 7. Rút vốn dự án 5.062.424 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo&PTNT Nam Hà nội) Các sản phẩm dịch vụ mới cung cấp Như trên đã đề cập, trong năm 2003 chi nhánh đã triển khai, ứng dụng một số sản phẩm dịch vụ ngân hàng như sau: * Thực hiện thành công chương trình giao dịch 1 cửa (Ngân hàng bán lẻ) theo chủ trương của Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc. Tiếp cận chuẩn bị triển khai chương trình WB ở Hà Nội và chương trình Ngân hàng bán lẻ tới 100% chi nhánh, phòng giao dịch của chi nhánh. * áp dụng thí điểm hình thức huy động tiết kiệm gửi góp để huy động nguồn tiền gửi nhàn rỗi của dân cư. * Thực hiện thí điểm hợp đồng huy động vốn và cho vay đối với các tổ chức tài chính trên địa bàn. * Tiếp tục thực hiện mô hình cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên thông qua tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp Nhà nước. * Cung ứng dịch vụ giải ngân phục vụ các dự án đầu tư nước ngoài; Làm đầu mối triển khai tới các tỉnh trong phạm vi dự án. * Từng bước triển khai thử nghiệm nghiệp vụ cho vay thấu chi đối với các nhà phân phối trong chương trình phối hợp với Ngân hàng Deustche Bank và Công ty liên doanh LEVER. 2.2. Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Nam Hà Nội 2.2.1. Khái quát quy trình thẩm định dự án trong hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Nam Hà Nội Việc thẩm định cho vay nói chung và thẩm định dự án nói riêng do phòng Kế hoạch-Kinh doanh của chi nhánh đảm nhiệm, thẩm định cho vay được coi là một công cụ đắc lực cho quyết định cho vay của Chi nhánh. Do đó công tác nâng cao chất lượng thẩm định rất được Ngân hàng coi trọng. Quy trình thẩm định dự án của Chi nhánh tuân thủ theo các bước trong quy trình thẩm định của NHNo&PTNT Việt Nam. Việc thẩm định dự án của Chi nhánh tập trung vào khía cạnh tài chính và khả năng trả nợ của dự án., bao gồm nội dung chính sau: * Thẩm định khả năng tài chính của chủ đầu tư: * Thẩm định dự án vay vốn dài hạn: - Mục đích đầu tư của dự án - Sự cần thiết đầu tư dự án - Quy mô vốn đầu tư và cơ cấu - Phân tích về sản phẩm và thị trường - Thẩm định phương thức thực hiện dự án - Xác định kế hoạch vay và trả nợ các nguồn đầu tư (biểu kèm theo) - Xem xét hiệu quả của dự án ( các thông số kỹ thuật chính, vấn đề về bảo vệ môi trường, về tổ chức quản lý thực hiện dự án, hiệu quả kinh tế). * Thẩm định hình thức bảo đảm tiền vay. Khi khẳng định dự án có tính khả thi, cán bộ thẩm định sẽ lập tờ trình Trưởng phòng Kế hoạch-Kinh doanh xem xét trình Giám đốc xem xét, quyết định cho vay hay không cho vay đối với dự án. Nội dung thẩm định dự án đầu tư trên tuân thủ quy định tại văn bản “ Quy trình thẩm định dự án đầu tư” của NHNo&PTNT Việt Nam. Trong quá trình cho vay, chi nhánh phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam., đảm bảo hạn chế tối đa những rủi ro có thể xẩy ra. 2.2.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay NHNo&PTNT Nam Hà Nội Nội dung thẩm định tài chính dự án ở Chi nhánh bao gồm các phần chủ yếu sau: * Thẩm định tổng mức đầu tư của dự án * Thẩm định cơ cấu nguồn vốn của dự án * Thẩm định chi phí khai thác * Thẩm định về doanh thu và hiệu quả của dự án * Thẩm định tình hình tài chính của chủ đầu tư 2.2.3. Minh hoạ thẩm định tài chính dự án “Đầu tư mua vật tư, linh kiện để sản xuất cột bơm” của công ty TNHN hệ thống Điện tử và Tin học Để rõ hơn về chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng sau đây ta xem xét Báo cáo thẩm định của Ngân hàng về dự án xin vay vốn để đầu tư mua vật tư, linh kiện thiết bị để sản xuất cột bơm theo hợp đồng có sẵn. Giới thiệu khách hàng * Tên khách hàng: Công ty TNHN hệ thống Điện tử và Tin học * Trụ sở giao dịch: 42C Lý Thường Kiệt - Hà Nội * Ngành nghề SXKD: : Dịch vụ tư vấn lắp đặt và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điện tử ,tin học ,viễn thông; Đại lý mua, bán , ký gửi hàng hoá ; Bán buôn các loại vật tư, thiết bị phục vụ trong ngành : điện, điện tử, tin học, xăng dầu ,xây dựng, cơ khí , máy móc, thiết bị công nghiệp; Mua bán ,sản xuất gỗ. * Hiện công ty đang thuê một địa điểm sản xuất tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm làm xưởng lắp ráp máy móc. Số công nhân 20 người, Công ty hiện tại sản xuất cột bơm nhiên liệu, ngoài ra công ty còn bán buôn thêm các loại vật tư, phụ tùng, của cột bơm nhiên liệu phục vụ khách hàng gần và một số tỉnh lân cận. Thẩm định khả năng tài chính * Số liệu bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2001, 2002 Bảng cân đối kế toán Đơn vị: 1000đ Tài sản Năm 2001 Năm 2002 A- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 1,257,385 1,310,651 I. Tiền 123,158 217,906 1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) 122,832 215,386 2. Tiền gửi Ngân hàng 326 2,552 III. Các khoản phải thu 732,830 622,146 1. Phải thu của khách hàng 330,059 566,850 2. Trả trước cho người bán 368,543 0 3. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 29,290 50,357 4. Các khoản phải thu khác 4,938 4,938 IV. Hàng tồn kho 258,915 260,688 1. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 46,993 42,212 2. Hàng gửi đi bán 211,922 218,476 V. Tài sản lưu động khác 142,482 209,911 1. Tạm ứng 135,813 185,813 2. Chi phí chờ kết chuyển 6,668 24,098 B- Tài sản cố định, đầu tư dài hạn 14,146 8,646 I. Tài sản cố định 14,146 8,646 - Nguyên giá 50,966 50,966 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -36,820 -42,320 Tổng cộng tài sản 1,271,530 1,319,297 Nguồn vốn A- Nợ phải trả 17,332 42,695 I. Nợ ngắn hạn 17,332 42,695 1. Vay ngắn hạn 9,634 2. Phải trả cho người bán 51,908 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nớc 7,697 -9,213 B- Nguồn vốn chủ sở hữu 1,254,199 1,276,602 I. Nguồn vốn, quỹ 1,254,199 1,276,602 1. Nguồn vốn kinh doanh 1,200,000 1,200,000 2. Lợi nhuận chưa phân phối 54,199 76,602 Tổng cộng nguồn vốn 1,271,530 1,319,297 ( Nguồn báo cáo thẩm định phòng Kế hoạch - Kinh doanh) Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: 1000đ Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Số lượng Số lượng 1- Doanh thu thuần 2,747,533 5,322,343 2-Giá vốn hàng bán 2,609,071 5,053,350 4- Chi phí quản lý kinh doanh 112,562 206,227 5-Chi phí tài chính 0 27,500 5-Lợi nhuận từ HĐKD 25,900 35,266 6-Lãi khác 0 0 7-Lỗ khác 0 0 8-Tổng lợi nhuận kế toán 25,900 35,266 9-Khoản làm tăng giảm lợi nhuận 0 0 10-Tổng lợi nhuận chịu thuế 25,900 35,266 11-Thuế thu nhập DN phải nộp 8,288 11,285 12- Lợi nhuận sau thuế 17,612 23,981 ( Nguồn báo cáo thẩm định phòng Kế hoạch - Kinh doanh) * Các tỷ số tài chính : Các tỷ số về khả năng thanh toán Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Tỷ suất tự tài trợ 0.986 0.968 Tỷ suất thanh toán hiện hành 72.551 30.698 Tỷ suất thanh toán vốn lưu động 0.098 0.166 Tỷ suất thanh toán nhanh 7.106 5.104 Tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả 42.284 14.572 ( Nguồn báo cáo thẩm định phòng Kế hoạch - Kinh doanh) Đánh giá về khả năng tài chính: - Tiền của đơn vị tại thời điểm 31/12/2002 là 218 triệu - chiếm 16,5 % /tổng tài sản, tăng so với năm 2001 là 95 trđ. - Công nợ phải thu: Tại thời điểm 31/12/2002 là 622 trđ, chiếm 47%/ tổng tài sản, giảm so với năm 2001 : 111 trđ, trong đó các khoản phải thu khác liên tục giảm trong các năm là do doanh nghiệp sử dụng, quản lý tốt các khoản tạm ứng và thu hồi công nợ. - Đến thời điểm 31/12/2002 có 24 khách hàng còn nợ công ty với số tiền hơn 566,850 trđ, nhưng đây là khoản phải thu không có nợ khó đòi đang trong thời hạn thanh toán đảm bảo trả nợ cho công ty. - Hàng tồn kho của đơn vị tại thời điểm 31/12/2002 là 260 trđ tăng so với thời điểm 31/12/2001 là 1,773 trr, lượng hàng tồn kho chủ yếu là lượng hàng gửi đi bán là 211,9 trđ năm 2001 là 18,476 tđ tại thời điểm 30/09/2003 hàng tồn kho là 570 trđ chủ yếu là mô tơ điện và vỏ đèn cao áp, dây ống( có bảng kê chi tiết kèm theo) - Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của đơn vị tại thời điểm xin vay là 500 trđ. Trong đó tài sản cố định của công ty là máy móc thiết bị và 2 chiếc ô tô tải để chở hàng đã được khấu hao gần hết. Năm 2003 công ty vừa mua một chiếc xe Ford trị giá 376 trđ (giá trên hóa đơn). - Nguồn chủ sở hữu của đơn vị tại thời điểm 31/12/2002 là 1.276,6 triệu , chiếm tỷ trọng cao so với tổng nguồn (96,76%). Trong đó, nguồn kinh doanh chiếm 90,6%. Tỷ trọng nguồn chủ sở hữu cao không chỉ có năm 2002 mà còn thể hiện qua các năm trước đó theo bảng kê đến ngày xin vay tổng nguồn chủ sở hữu là 1.260 trđ. - Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của đơn vị đều ở mức cao, đảm bảo khả năng thanh toán của các khoản nợ đến hạn. - Quy mô hoạt động của đơn vị tăng, thể hiện ở chỉ tiêu tổng doanh thu cả năm 2002 đạt 5.322,3 triệu, tăng so với năm 2001 là 2.747,5 trđ với tốc độ tăng 93,7%. - Kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị năm 2001,2002, lãi; lợi nhuận sau thuế đạt 17.612.000 đ và đạt 22.403.665 đ năm 2002. Thẩm định phương án vay vốn. Chi phí - Chi phí vật tư: + Gia công cơ khí : 100 bộ x 1.700.000đ = 170.000.000 đ + Bộ cơ : (Máy bơm, động cơ, bộ trong) 50 bộ x 12.000.000đ = 600.000.000 đ + Mạch in: 100 bộ x 500.000đ = 50.000.000 đ + Bộ phát xung đếm vòng quay: 100 bộ x 900.000đ= 90.000.000 đ + Linh kiện điện tử các loại: 100 bộ x 3.800.000đ = 380.000.000 đ - Chi phí nhân công: 20 người x 1.00.000đ x 6 tháng = 120.000.000 đ - Chi phí mặt bằng điện nước: 6 tháng x 10.000.000đ= 60.000.000 đ - Chi phí quản lý doanh nghiệp: ( Điện thoại, điện nước, công tác phí) 39.600.000 đ - Chi phí trả lãi: 200.000.000 x 0,85 % tháng x 12 tháng = 20.684.000 đ Tổng chi phí: 1.530.000.000 đ Doanh thu - Bảng điện tử : 01 cái x 300.000.000 đ = 300.000.000 đ - Cột bơm: 50 cái x 18.000.000 đ= 900.000.000 đ - Đầu điện tử: 100 cái x 4.800.000 đ= 480.000.000 đ - Dịch vụ khác: 50.000.000 đ Tổng doanh thu: 1.730.000.000 đ Lãi gộp: 320.000.000 đ Lợi nhuận trước thuế: 200.000.000 đ Lợi nhuận sau thuế: 136.000.000 đ * Khả năng trả nợ : Đảm bảo. * Khả năng thực hiện phương án: - Nguồn và khả năng cung cấp thiết bị đầu vào mua của trung tâm máy lạnh ô tô Hà nội theo hợp đồng mua bán số 12 ngày 19/10/2003 và hợp đồng mua bán của công ty Vạn Lộc số 12 ngày 04/02/ 2003 ( tổng giá trị mua của hai hợp đồng là 5001 triệu đồng chẵn) - Đầu ra theo hợp đồng kinh tế ngày 20/09/2003 với công ty điện tử tin học Hà nội lắp đặt thiết bị bảng tin điện và hợp đồng kinh tế bán cột bơm điện số 52 HĐKT ngày 12/10/2003. - Thực trạng và khả năng tiêu thụ sản phẩm : Bán cho công ty thương mại Phú Bình, công ty TNHH Yên Huấn, và các công ty khác (có hợp đồng mua bán kèm theo). Bảo đảm tiền vay Cầm cố (01 xe nhãn hiệu Ford 5 chỗ ngồi, màu ghi với giá trị ghi hóa đơn mua ngày 30/11/2002 là 376 triệu đồng) áp dụng hình thức người vay giữ tài sản và Ngân hàng giữ giấy tờ tài sản. Cụ thể Ngân hàng giữ các giấy tờ xe bao gồm: + Đăng ký xe ô tô biển số 29S-5764 số máy 831833 số khung 02967 cấp ngày 22/01/2003. + Bảo hiểm xe cơ giới số XCG1236877. Cấp ngày 23/.3/2003 đến ngày 23/03/2005. + Giấy kiểm định an toàn kỹ thuật xe ô tô A:0418355 cấp ngày 22/01/2003. Có đăng ký giao dịch đảm bảo tài sản tại trung tâm đăng ký 27A Cát Linh, Hà Nội và gửi thông báo đến công an giao thông 86 Lý Thường Kiệt, Hà Nội đề nghị phối hợp quản lý tài sản cầm cố. Công ty từ trước chưa có quan hệ tín dụng với Ngân hàng nào ngoài NHNNo&PTNT Nam Hà Nội và trong quá trình vay mượn công ty đã vay một lần và thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng ký kết. Phán quyết của Ngân hàng: Đồng ý cho vay. Phương thức vay: từng lần Số tiền: 150.000.000 đ Thời hạn cho vay : 9 tháng Lãi suất : 0,85%/tháng 2.3. Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Nam Hà Nội 2.3.1. Kết quả đạt được Mặc dù mới thành lập và đi vào hoạt động gần 3 năm, còn bỡ ngỡ với môi trường kinh doanh nên Chi nhánh gặp không ít khó khăn. Tuy vậy, với sự quyết tâm và đoàn kết cao của mình, Chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng. Doanh số nợ quá hạn phát sinh trong năm 2003 là 46.787 triệu đồng, doanh số thu nợ quá hạn là 44.523 triệu đồng, đến 31/12/2003 toàn chi nhánh có số dư nợ quá hạn 2.263 triệu đồng, chiếm 0,17%/ Tổng dư nợ. Trong đó có 992 triệu đồng của khách hàng là doanh nghiệp do chưa thu hồi kịp tiền hàng, còn lại là của các hộ vay tiêu dùng. Nguyên nhân là do đến kỳ hạn trả nợ nhưng người vay thường là cán bộ công nhân viên đi công tác vắng nên không trả nợ kỳ hạn kịp, ngân hàng chuyển toàn bộ số dư sang nợ quá hạn. Xét về bản chất thì đây không phải phát sinh nợ xấu, đảm bảo khả năng thu nợ. Để có những thành tích trên thì phải kể đến sự đóng góp của công tác thẩm định cho vay mà trong đó thẩm định tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong nội dung thẩm định Chi Nhánh đã chú trọng đến khâu thẩm định tài chính dự án. Nó là căn cứ quan trọng để ra quyết định cho vay hay không, vay với mức bao nhiêu, thời gian bao lâu, mức lãi suất như thế nào để đạt được mục tiêu chung của Ngân hàng đó là an toàn và sinh lợi. Sở dĩ đạt được những kết quả như vậy là vì : - Quy trình thẩm định dự án được thực hiện một cách nghiêm túc và đúng quy chế tín dụng ban hành kèm theo quyết định 1627 của NHNN và quyết định 72 của NHNo&PTNT Việt Nam cùng với tài liệu, văn bản hướng dẫn về quy trình thẩm định dự án đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Việt Nam. - Khi thẩm định dự án, Chi nhánh đã chủ trọng vào công việc thẩm định tài chính khách hàng. Với khả năng tài chính tốt thì sẽ đảm bảo cho dự án được thực hiện có hiệu quả. - Con người: Nhân tố con người luôn đóng vai trò quyết định đến thành công của công việc. Phòng Kế hoạch- Kinh doanh của Chi nhánh với một đội ngũ cán bộ trẻ, đầy năng động kết hợp với những người nhiều kinh nghiệm trong hoạt đong ngân hàng. Họ luôn nhiệt tình, tận tụy với công việc và xác định được tầm quan trọng của thẩm định dự án, họ không ngừng trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm. Trong công tác thẩm định dự án ngoài những thông tin, số liệu, báo cáo do chủ đầu tư cung cấp thì cán bộ tín dụng đã đi thực tế doanh nghiệp, địa bàn nơi dự án được đầu tư nhằm nắm chắc tình hình kinh doanh của khách hàng vay vốn. - Ngoài ra cũng phải kể đến sự đoàn kết, gắn bó, tin tưởng lẫn nhau, trong tập thể Chi Nhánh, trong cơ quan luôn tạo ra bầu không khí vui vẻ, học hỏi, hỗ trợ, phối hợp lẫn nhau từ đó tạo ra sự tin tưởng giữa nhân viên và ban lãnh đạo. - Mặt khác, các bộ phận của phòng đều được trang bị máy tính và phần mềm chuyên dụng để tăng độ chính xác và hiệu quả của công việc. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những thành công đã đạt được trong công tác thẩm định, ngân hàng còn có nhiều mặt hạn chế cần khắc phục. - Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam thành lập năm 1988 theo nghị định số 53/HĐBT và Chi nhánh Nam Hà nội mới được thành lập và đi vào hoạt động gần 3 năm so với lịch sử hình thành với Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt nam (47 năm) và Ngân hàng Ngoại Thương Việt nam (41 năm) thì còn rất ngắn ngủi. Mặt khác, hoạt động của NHNNo& PTNT chủ yếu đi vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đẩy nhanh Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa Nông nghiệp, Nông thôn theo tinh thần NQTƯ 5 khóa IX, do đó trong việc thẩm định tài chính dự án đầu tư các ngành khác thì gặp không ít khó khăn. - Đánh giá tình hình tài chính của dự án trong điều kiện rủi ro chưa được thực hiện. Mặc dù trong một số báo cáo thẩm định đã đưa chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án trong điều kiện rủi ro như phân tích độ nhạy ... những việc phân tích này chỉ mới dựa trên sự giả thiết chủ quan sự thay đổi các nhân tố ảnh hưởng. - Việc xác định tổng mức vốn đầu tư của dự án chưa chính xác. Có một thực tế là các chủ đầu tư tính tổng mức vốn đầu tư lớn hơn thực tế nhưng đồng thời lại giảm chi phí xuống nhằm làm tăng doanh thu. - Việc xác định doanh thu, chi phí, dòng tiền của dự án chưa sát với thực tế, phần lớn Chi nhánh thường chủ yếu xem xét thông qua hồ sơ khách hàng gửi lên. - Việc tính toán chưa được nhanh, trong các chỉ tiêu về tình hình tài chính doanh nghiệp thì Ngân hàng mới chỉ tính đến các chỉ tiêu về khả năng thanh toán mà chưa tính đến các chỉ tiêu khác để đánh giá một cách toàn diện về tình hình doanh nghiệp và có thể tư vấn giúp doanh nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên: - Nguyên nhân chủ quan: Đây là những nguyên nhân thuộc về nhân tố nội tại của NHNo&PTNT Nam Hà Nội vì vậy mà Ngân hàng có thể kiểm soát được. + Thông tin: Mặc dù cán bộ tín dụng thường xuyên cập nhật và xử lý thông tin về khách hàng không chỉ từ hồ sơ xin vay mà còn từ báo chí và các nguồn khác, nhưng để lấy được thông tin nhanh chóng, chính xác đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đầy đủ, đa dạng. Điều này chưa thể thực hiện được vì ngân hàng chỉ mới có những thông tin từ hồ sơ của dự án với những thông tin không đầy đủ và chính xác. + Con người: Cán bộ thẩm định của phòng tuy còn trẻ nhưng còn thiếu kinh nghiệm, còn các cán bộ tín dụng lâu năm thì thường gặp nhiều khó khăn trước những ứng dụng hiện đại về công nghệ thông tin. Nhìn chung lực lượng cán bộ do chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và chưa nhiều kinh nghiệm nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc thẩm định các dự án lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp. Bên cạnh đó chưa có được một chương trình đào tạo, phát triển tổng thể, cơ bản cho đội ngũ các bộ thẩm định, việc đào tạo hiện nay chỉ mới là tập huấn hoặc tự đào tạo. + Tính chuyên môn hoá trong công tác thẩm định dự án chưa cao: Cán bộ thẩm định phải đảm nhiệm nhiều công việc một lúc như: vừa đi tìm kiếm khách hàng, vừa thu thập thông tin, vừa thẩm định, vừa giải ngân, vừa theo dõi khoản vay, vừa thu nợ. Điều đó làm cho công việc của họ không mang tính tập trung. Đồng thời nó làm cho hiệu quả công việc không cao. Cán bộ thẩm định do làm một lúc nhiều công việc nên không tránh khỏi những sai sót trong công việc. Hay cũng chính là làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng. + Nội dung thẩm định chưa chặt chẽ: Nội dung thẩm định tuy được thống nhất trong toàn ngành Ngân hàng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Trong các dự án dự tính doanh thu và chi phí, Ngân hàng thường dựa vào mức công suất dự kiến và giá bán dự kiến sau khi tham khảo tình hình tiêu thụ sản phẩm cùng loại, định hướng của ngành, dự báo nhu cầu thị trường. Vì vậy trên thực tế, không thể nói là Ngân hàng đã có một kết quả dự tính chính xác được, nhất là trong nền kinh tế thị trường luôn luôn biến động khó lường trước. Ngân hàng chưa chú trọng đến tất các chỉ tiêu tài chính đánh giá tình hình doanh nghiệp và cũng chưa đưa ra được các chỉ tiêu chuẩn đối với từng ngành nghề. + ứng dụng tin học còn rất hạn chế khi đánh giá các dự án mà phải thông qua các chỉ tiêu phức tạp tạo nên sự thiếu chính xác cũng như kéo dài thời gian thẩm định của một dự án. - Nguyên nhân khách quan: Đây là những nguyên xuất phát từ những nhân tố bên ngoài, tự bản thân Ngân hàng không thể điều chỉnh được mà phải thích nghi, hạn chế và đưa ra kiến nghị. + Hệ thống văn bản pháp luật còn nhiều bất cập: Hoạt động thẩm định nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung liên quan chặt chẽ với các quy định của pháp luật mà các văn bản về hoạt động tín dụng thì đang còn trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện nên còn nhiều vấn đề bất cập, chưa đầy đủ, còn chồng chéo lên nhau, thủ tục còn rườm rà. Mặc dù trong tình hình hiện nay đã có nhiều đổi mới song cơ chế, chính sách quản lý đầu tư , tính ccong khai trong hoạt động của doanh nghiệp, về các quy định trong hoạt động tín dụng,…còn rất yếu. Điều đó làm cho công tác thẩm định của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. + Hệ thống thông tin giữa các Ngân hàng chưa phát triển: Chất lượng thông tin phục vụ cho công tác thẩm định trong ngành ngân hàng chưa cao một phần là do chưa có sự phối hợp hỗ trợ thông tin về khách hàng, về từng lĩnh vực ngành nghề … một cách chặt chẽ giữa Ngân hàng nhà nước với các Ngân hàng thương mại cũng như giữa các Ngân hàng thương mại với nhau. Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trực thuộc Vụ tín dụng Ngân hàng nhà nước ra đời cách đây vài năm nhưng cũng chưa thực hiện được đầy đủ vai trò của mình trong việc hỗ trợ các Ngân hàng. Điều này làm giảm chất lượng thẩm định tài chính dự án ở nghành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội nói riêng. + Tình trạng thiếu trung thực và năng lực han chế của các chủ đầu tư; Trình độ quản lý, kiến thức về pháp luật cung như trình độ về lập dự án của chủ đầu tư còn yếu nên dẫn tới dự án thiếu chính xác, thiếu căn cứ khoa học đã gây không ít khó khăn cho công tác thẩm định trong đó có thẩm định tài chính dự án. Ngoài ra, có những dự án có tính khả thi nhưng năng lực quản lý, điều hành dự án kém, việc sử dụng vốn sai mục đích dẫn tới hậu quả là không thực hiện thành công. Đây là những nguyên nhân đến chất lượng thẩm định tài chính dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng không được như mong muốn. Chương 3 Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án Trong hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Nam Hà Nội 3.1. Định hướng công tác thẩm định tài chính dự án Đối với ngân hàng, chất lượng, hiệu quả, an toàn trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng là điều kiện tồn tại và hội nhập. Điều đó chỉ có thể có được trước hết và bắt đầu từ công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Vì vậy, công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư phải được đặt đúng vị trí của nó, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ, có cơ chế quy trình công nghệ toàn diện và đồng bộ với quy trình công nghệ của các nghiệp vụ khác, tạo thành một tổng thể giải pháp mang tính chiến lược trong định hướng phát triển cũng như điều hành. Để củng cố, phát triển công tác này trong thời gian tới được tốt hơn, ngân hàng trên cơ sở phương hướng hoạt động kinh doanh trong năm tới, đã đưa ra định hướng công tác này: - Xác định phương hướng, nhiệm vụ trước tiên phải xuất phát từ việc nhận thức đúng vị trí, vai trò và nội dung của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Thực hiện tốt công tác này là một trong những yếu tố chính quyết định, góp phần bảo vệ và nâng cao vị thế, uy tín và sức mạnh của ngân hàng. - Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức thẩm định dự án: phát triển lực lượng thẩm định cả về số lượng và chất lượng. Tăng cường công tác đào tạo cụ thể nghiệp vụ thẩm định cho cán bộ thẩm định và bồi dưỡng, trao đổi nghiệp vụ chuyên môn. - Đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại để thích ứng và phù hợp với xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế. - Ngoài thẩm định dự án trong kế hoạch Nhà nước, ngân hàng sẽ chủ động tìm kiếm các dự án có hiệu quả để cho vay. Để đạt được điều này, ngân hàng sẽ chủ động tiếp cận dự án ngay từ giai đoạn đầu - từ ý tưởng và kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp, cùng với họ lập dự án. 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Nam Hà Nội 3.2.1. Hoàn thiện quy trình và nội dung thẩm định tài chính dự án Quy trình thẩm định đã được Chi nhánh soạn thành tài liệu tham khảo để cán bộ thẩm định lấy căn cứ thẩm định dự án. Việc thực hiện thống nhất quy trình sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án. Hiện nay các văn bản hướng dẫn chỉ đưa ra hướng dẫn thẩm định chung cho mọi dự án mà trên thực tế mỗi loại dự án có một chuẩn mực riêng. Vì vậy Ngân hàng cần xem xét vừa phải đưa ra một quy trình thẩm định làm tiêu chuẩn để có sự thực hiện thống nhất giữa các cán bộ thẩm định, vừa phải đề ra yêu cầu về nội dung thẩm định cho phù hợp với từng loại dự án. Về nội dung thẩm định tài chính dự án, cần có một số biện pháp nhằm giải quyết những bất cập hiện tại. Tính toán một cách đầy đủ hơn tỷ số tài chính . Hiện nay, chất lượng thẩm định tài chính dự án là khía cạnh được lưu tâm nhất trong quá trình thẩm định dự án. Trong đó, các ngân hàng rất quan tâm đến việc đánh giá tình hình tài chính của khách hàng thông qua phân tích các nhóm tỷ số.Trong phân tích tài chính, các tỷ số tài chính chủ yếu thường được phân thành 4 nhóm: * Tỷ số về khả năng thanh toán: Đây là nhóm chỉ tiêu thường sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. * Tỷ số về khả năng hoạt động: Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp. * Tỷ số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũnh như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. * Tỷ số về khả năng sinh lãi: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của doanh nghiệp. Ngân hàng thường quan tâm nhiều hơn đến nhóm tỷ số về khả năng thanh toán. Nhưng để đánh giá một cách toàn diện về khách hàng thì cần phải xem xét tất cả các nhóm, tù đó Ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động của khách hàng. Điều đó sẽ có tác động tích cực đến dự án, cũng như tạo nên sự tin tưởng của khách hàng đối với Ngân hàng. Cũng do đảm nhiệm nhiều công việc mà thời gian cho công tác thẩm định không có nhiều và phải đảm bảo độ chính xác cao nên cán bộ thẩm định chưa thể tính toán, phân tích hết được các tỷ số tài chính được. Để tính toán các tỷ số tài chính và phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn một cách nhanh chóng chính xác nhằm nâng phục vụ công tác thẩm định tài chính dự án em xin giới thiệu một bảng tính Excel. Đầu vào của bảng là bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động kinh doanh, đẩu ra của bảng là các tỷ số tài chính diễn biến nguồn vỗn và sử dụng nguồn vốn. Từ đó ta có thể đánh giá tình tài chính công ty TNHH hệ thống Điện tử và Tin học như sau: Các tỷ số tài chính * Tỷ số về khả năng thanh khoản 1. Khả năng thanh toán hiện thời 72.55 30.70 2. Khả năng thanh toán nhanh 49.39 19.68 *Tỷ số về khả nănghoạt động 3-Kỳ thu tiền bình quân 96.02 42.08 4-Vòng quanh hàng tồn kho 10.61 20.42 5-Số ngày dự trữ hàng tồn kho 33.92 17.63 6. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 2.16 4.03 *Tỷ số về khả năng cân đối vốn (%) 7-Tỷ số nợ trên tổng tài sản 1.36 % 3.24 % 8-Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 1.38 % 3.34 % 9-Khả năng thanh toán lãi vay 0.00 0.00 * Tỷ số về khả năng sinh lãi 10-Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu(ROE) 1.40 % 1.88 % 11-Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) 1.39 % 0.02 12-Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 0.64 % 0.45 % Trong năm 2001, 2002 tổng tài sản của doanh nghiệp tăng 1,04 lần tương ứng gần 48 trđ do : TSLĐ&ĐTNH tăng rất cao gần 53,5 trđ chiếm tỷ trọng là 111,5% trong số tăng thêm trong khi đó TSCĐ&ĐTDH thì lại giảm 5,5 trđ (10,3% ). Cụ thể là : + TSLĐ&ĐTNH tăng do mức tăng của Tiền ( 94,7 trđ), TSLĐ khác ( 67 trđ) và Hàng tồn kho (1,8 trđ) cao hơn sự giảm đi của các Khoản phải thu ( 110 trđ). + TSCĐ&ĐTDH giảm 5,5 trđ chỉ là do khấu hao TSCĐ tăng lên chứ doanh nghiệp không giảm TSCĐ của mình cả. Nguồn vốn của doanh nghiệp có sự gia tăng tương ứng là do sự gia tăng của Vốn chủ sở hữu ( 22,5 trđ) và Nợ phải trả (25,5 trđ, do nợ ngắn hạn tăng lên). Kết quả kinh doanh trong 2 năm đều có lãi, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, vẫn còn thấp và tốc độ tăng chưa tương ứng với tốc độ tăng của doanh thu. Sau khi tính toán các tỷ số tài chính của Doanh nghiệp, chúng ta đi phân tích cụ thể từng tỷ số trong các nhóm tỷ số tổng thể : Thứ nhất, nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán : Khả năng thanh toán hiện thời năm 2002 là 30.70 đây là một con số rất cao chứng tỏ doanh nghiệp đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn bằng tài sản lưu động của mình. Tuy nhiên doanh nghiệp cần phải xem xét lại mình có đầu tư quá nhiều vào TSLĐ hay không, vì TSLĐ dư thừa thường không tạo ra doanh thu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình. Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp năm 2002 (19.68 lần) giảm hơn so với năm 2001 (49.39 lần) do sự gia tăng của nợ ngắn hạn trong khi đó tổng tiền, chứng khoán và các khoản phải thu lại giảm. Tuy vậy đây vẫn là một con số rất cao. Thứ hai là nhóm tỷ số phản ánh khả năng hoạt động: Đặc trưng cho việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của Doanh nghiệp Kỳ thu tiền bình quân năm 2002 (42.08 ngày) đã giảm so với năm 2001 (96.02 ngày) do doanh thu tăng khá mà khoản phải thu lại giảm không tương ứng ( ít hơn). Tuy vậy đây là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực SXKD thì con số này càng giảm càng tốt. Vòng quanh hàng tồn kho năm 2002 (20.42 lần) là một con số khá cao chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, đã giảm được vốn đầu tư cho hàng hoá dự trữ. Số ngày dự trữ hàng tồn kho năm 2002(17.63 ngày) đã giảm nhiều so với năm 2001(33.92 ngày) chứng tỏ hàng hoá của doanh nghiệp được tiêu thu khá tốt, doanh nghiệp giảm được chi phí dự trữ. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2002(4.03 lần) cao hơn năm 2001(2.16 lần) chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp đã được sử dụng ngày càng hiệu quả. Thứ ba là nhóm tỷ số phản ánh khả năngcân đối vốn : Nó phản ánh mức ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ của vay của doanh nghiệp. Tỷ số nợ trên tổng tài sản năm 2001 là 1.36%; năm 2002 là 3.24 %. Tỷ số năm 2002 cao hơn 2001 do nợ phải trả tăng chậm hơn tổng tài sản, tỷ số này vẫn là rất thấp. Doanh nghiệp chủ yếu sử dụng Vốn chủ sở hữu trong hoạt động SXKD nên khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi phá sản là rất cao. Tuy nhiên doanh nghiệp cần phải xem xét lại cơ cấu vốn của mình để đạt hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng vốn. Cuối cùng là nhóm tỷ só phản ánh khả năng sinh lãi Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2002 (1.88%) tăng so với năm 2001 (1.4%) nhưng không đáng kể do mức tăng của lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu ở mức xấp xỉ nhau. Tỷ lệ này vẫn còn thấp cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu còn thấp do doanh nghiệp sử dụng quá nhiều Vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) cả hai năm đều gần giống như ROE vì Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng quá cao. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2001 là 0.64%; năm 2002 là 0.45% cho thấy 100 đồng doanh thu năm 2002 tạo ra ít lợi nhuận hơn so với năm 2001. Tỷ suất này còn quá thấp, doanh nghiệp cần xem xét hiệu hoạt động sản xuất kinh doanh quả mình. Nhận xét: Tuy doanh nghiệp cũng chưa thật sự đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhưng doanh nghiệp vẫn có lãi trong các năm, có chiều hướng tiến đi lên và đặc biệt khả năng thanh toán các khoản nợ là rất cao. Vì vậy có thể chấp nhận cho doanh nghiệp vay, ngân hàng phải tư vấn cho doanh nghiệp trong việc tổ chức lại cơ cấu vốn của doanh nghiệp để có một cơ cấu vốn tối ưu nhằm đem lại hiệu quả SXKD tốt hơn. Đánh giá khả năng trả nợ của dự án phải dựa trên những nguồn trả nợ thực tế. Đối với các Ngân hàng thương mại, thẩm định khả năng trả nợ là một nội dung khá quan trọng, thậm chí nhiều Ngân hàng còn coi đây là nội dung quan trọng nhất. Xét về bản chất thì khả năng trả nợ của dự án phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của dự án Có thể tính nguồn trả nợ của dự án theo công thức sau: Nguồn trả nợ năm thứ i của dự n = % lợi nhuận sau thuế năm thứ i của dự án + Khấu hao năm thứ i của dự án Khấu hao tài sản cố định trên thực tế là một trong hai nguồn trả nợ cơ bản của mỗi dự án. Trong quá trình lập dự án, doanh nghiệp thường tăng mức khấu hao tài sản cố định trong những năm đầu để làm tăng khả năng trả nợ của dự án. Do đó Ngân hàng cần thẩm định, kiểm tra để đảm bảo mức trích lập khấu hao tài sản cố định trong những năm đầu để tăng khả năng trả nợ của dự án. Do đó Ngân hàng cần thẩm định, kiểm tra để đảm bảo mức trích lập khấu hao được thực hiện tính đúng các văn bản, quy chế tài chính được ban hành. Sau khi tính được nguồn trả nợ dự án. Ngân hàng cần xây dựng bảng kế hoạch trả nợ từng năm của dự án. Nợ phải trả hàng năm phải bao gồm đầy đủ các khoản trả nợ. Ngân hàng sẽ tính được chênh lệch giữa nguồn trả nợ hàng năm với nợ phải trả. Nếu chênh lệch âm, Ngân hàng cần yêu cầu chủ đầu tư giải trình phương án bù đắp. Cũng từ bảng trả nợ, Ngân hàng có thể tính được số năm trả nợ của dự án. Rủi ro của dự án cần được thẩm định một cách cụ thể, chi tiết. Trên thực tế, trong quá trình thẩm định dự án đầu tư, các cán bộ thẩm định mới chỉ đánh giá rủi ro về mặt định tính mà chưa đưa ra được cách phân tích về mặt định lượng. Điều này đã dẫn đến việc không thấy hết sự phụ thuộc của lợi ích dự án vào các yếu tố. Phân tích rủi ro có ý nghĩa quan trọng đối với thẩm định tài chính dự án, đặc biệt trong điều kiện không xác định được chính xác các yếu tố đầu vào. Do vậy trong thời gian tới, Ngân hàng cần mạnh dạn áp dụng các hình thức thẩm định này. Bước đầu có thể áp dụng ngay phân tích độ nhạy và phân tích tình huống. Còn trong tương lai khi có cơ sở dữ liệu phong phú, hệ thống máy vi tính và phần mềm hiện đại có thể áp dụng thêm phương pháp phân tích mô phỏng (Motne - Carlo) + Phân tích độ nhạy: Được thực hiện bằng cách tính toán các chỉ tiêu đánh giá kết quả tài chính của dự án (NPV, IRR…) theo biến thiên của các yếu tố ảnh hưởng. Trong phân tích độ nhạy Ngân hàng cần đánh giá sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính công suất, giá bán sản phẩm, … thay đổi 5%, 10%, 20%. + Phân tích tình huống: Đánh giá kết quả dự án trong một số trường hợp với những điều kiện nhất định của các yếu tố xác định dự án và tiến hành phân tích phân phối xác suất của chỉ tiêu được lựa chọn. + Phân tích rủi ro theo mô phỏng Monte Carlo: Phân tích kết quả dự án dưới tác động đồng thời của các nhân tố có tính tới phân bố xác suất và phạm vi khác nhau có giá trị có thể của các biến số nhân tố đó. Trong quá trình thực hiện, quy trình phương pháp thẩm định không phải là một nội dung đóng mà mang tính chất mở. Những vấn đề nêu trên là những nội dung cơ bản cần có đối với phần lớn các dự án đầu tư. Tuy nhiên tùy vào đặc thù của từng dự án, Ngân hàng có thể lựa chọn áp dụng một số nội dung nhất định hoặc áp dụng thêm một số nội dung thẩm định khác. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng linh hoạt trong quá trình thẩm định của mỗi cán bộ tín dụng, thẩm định. Bên cạnh các nội dung trên, để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án Ngân hàng cũng cần quan tâm đến thẩm định kỹ thuật, thị trường, tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp… bởi lẽ kết quả của thẩm định tài chính và các hình thức thẩm định này có mối quan hệ hết sức chặt chẽ. Từ đó có thể hạn chế và quản lý những rủi ro không có trong hệ thống bằng cách tác động trực tiếp vào dự án. Chẳng hạn, có biện pháp đảm bảo chủ động về nguồn cung cấp nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm, yêu cầu Nhà nước có biện pháp bảo hộ để hạn chế cạnh tranh… 3.2.2. Tổ chức quản lý và thực hiện công tác thẩm định tài chính dự án một cách chặt chẽ và hiệu quả Phân công cán bộ thẩm định phụ trách khách hàng theo từng lĩnh vực kinh doanh nhất định. Các dự án đưa đến ngân hàng xin vay vốn rất đa dạng thuộc mọi ngành nghề khác nhau mà ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ dẫn đến sự khác nhau về chu kỳ kinh doanh, về triển vọng tăng trưởng, về mức vốn đầu tư, cơ cấu chi phí, khả năng sinh lời, khả năng cạnh tranh, sản phẩm thay thế… Một cán bộ tín dụng không thể đồng thời am hiểu về tất cả các dự án thuộc mọi ngành nghề kinh doanh được nên chỉ phân công một cán bộ tín dụng phụ trách một hoặc một số ngành nghề kinh doanh nhất định để từ đó cán bộ tín dụng sẽ có điều kiện đi sâu tìm hiểu các vấn đề có liên quan như các chính sách kinh tế, hệ thống pháp luật, thị trường, tình hình hoạt động, các tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật… Do đó, khi có dự án thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách xin vay vốn, cán bộ tín dụng sẽ dễ dàng thu thập và thẩm định các thông tin cần thiết để đưa ra quyết định cho vay đúng đắn nhất. Việc phân công cán bộ tín dụng quản lý lĩnh vực nào nên căn cứ vào chuyên môn, kinh nghiệm hoặc có thể là sự quen thuộc với lĩnh vực hoạt động đó của cán bộ tín dụng. Tuy nhiên, trong ngân hàng cũng phải có sự trao đổi kinh nghiệm cũng như hiểu biết của mình cho đồng nghiệp Thu thập và nâng cao chất lượng các nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, thông tin được sử dụng như một nguồn lực, một loại vũ khí trong môi trường cạnh tranh. Các tổ chức kinh tế nói chung, các ngân hàng nói riêng phải sử dụng thông tin ngày càng nhiều để tăng năng lực, tăng hiệu quả trong hoạt động, đem lại lợi ích cho nền kinh tế cũng như cho bản thân ngân hàng. Trong công tác thẩm định tài chính dự án thì thông tin luôn đóng vai trò quyết định đến chất lượng thẩm định. Thông tin cung cấp chính xác, kịp thời thì sẽ giúp cho hiệu quả thẩm định cao hơn, hạn chế rủi ro có thể xảy ra, còn thông tin không cập nhật, thiếu chính xác sẽ làm cho quyết định cho vay ngân hàng bị hạn chế. Trong quá trình thẩm định tài chính dự án ngân hàng có thể thu nhập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Nhưng để có được những thông tin cần thiết, chính xác là điều mà rất nhiều ngân hàng đang gặp phải hiện nay, để giải quyết vấn đề này có một số giải quyết như: + Đối với nguồn thông tin do khách hàng cung cấp: Để các thông tin này được đầy đủ theo yêu cầu, Chi nhánh nên có một văn bản chính thức liệt kê các hồ sơ, thông tin cần thiết mà khách hàng cung cấp về chủ đầu tư cũng như về dự án. Có như vậy thông tin mà khách hàng cung cấp sẽ không phải bổ sung nhiều lần và cán bộ tín dụng có thể bắt tay vào việc thẩm định. Các báo cáo tài chính là thông tin cơ bản để ngân hàng đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn. Tuy nhiên, hiện nay độ tin cậy của các báo cáo tài chính này chưa cao, đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải kiểm tra độ chính xác của các thông tin trong báo cáo tài chính. Để làm được điều này cán bộ tín dụng phải xuống tận cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng để có thể có được những thông tin từ tình hình thực tế, kiểm tra các hóa đơn chứng từ và đối chiếu với thông tin từ các nguồn khác. Chi nhánh cũng có thể yêu cầu các đơn vị xin vay phải thuê các Công ty kiểm toán độc lập chứng nhận tính trung thực, chính xác của các thông tin mà họ cung cấp. + Đối với thông tin từ hồ sơ sổ sách của ngân hàng: Chi nhánh nên thành lập một bộ phận chuyên phụ trách thu thập, lưu trữ thông tin và đánh giá khách hàng một cách có hệ thống. Thông tin thu thập có thể là những thông tin về khách hàng, ngành nghề sản xuất kinh doanh, thông tin về thị trường, các chính sách vĩ mô của Chính phủ, thông tin về công nghệ… Đối với những khách hàng có quan hệ lâu dài với Chi nhánh cần lưu giữ thông tin từ các lần vay trước để khi cần cán bộ tín dụng có thể sử dụng một cách thuận tiện. Công việc lưu trữ, đánh giá khách hàng cần tiến hành thường xuyên và phân loại theo các tiêu chí khác nhau để dễ tra cứu. Có thể phân công riêng một cán bộ có trình độ nghiệp vụ, sử dụng thành thạo máy tính, biết ngoại ngữ và được đào tạo về thu thập và xử lý thông tin để phụ trách việc này. Các cán bộ khác có trách nhiệm hỗ trợ thêm. + Đối với các nguồn thông tin khác: Các cán bộ tín dụng nên điều tra thông tin về khách hàng thông qua bạn hàng và các đối thủ cạnh tranh. Nguồn thông tin này có thể là không chính thức nhưng nhiều khi lại cho thấy những khía cạnh rất khác biệt về khách hàng mà không một nguồn thông tin nào có thể cung cấp, ví dụ như uy tín của khách hàng trên thị trường, phong cách làm việc của khách hàng… Ngân hàng cũng nên khai thác, tham khảo thêm các thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN. Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn phải thường xuyên tìm hiểu các thông tin vĩ mô, thông tin về kinh tế xã hội, thị trường, định hướng phát triển của các ngành kinh tế… thông qua sách báo, Internet, các phương tiện thông tin đại chúng khác, các bộ ngành để có một cái nhìn tổng quan về nền kinh tế giúp cho công tác thẩm định.. Không ngừng đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ thẩm định Đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng thì con người hay chính xác là đội ngũ cán bộ thẩm định là nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định. Do đó, để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư, ngân hàng cần có sự quan tâm đầu tư thường xuyên để xây dựng một đội ngũ cán bộ tín dụng đủ về số lượng để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng khó khăn của công việc. Cụ thể bên cạnh sự nỗ lực của bản thân từng cán bộ, Chi nhánh Nam Hà Nội cũng cần tạo điều kiện cho CBTĐ nâng cao trình độ và sâu sát thực tế, thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn, đào tạo để bổ sung, cập nhật kiến thức, mời các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau về nói chuyện, trao đổi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng NNo&PTNT Nam Hà nội.pdf
Tài liệu liên quan