Luận văn Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập

Tài liệu Luận văn Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập: Luận văn 1 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập LỜI MỞ ĐẦU Những thành tựu về kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua là rất ấn tượng, GDP tăng ở mức cao qua nhiều năm liên tục, môi trường chính trị xã hội ổn định, tạo được sự quan tâm chú ý của nhiều nhà đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, để gia tốc phát triển kinh tế nhằm tránh nguy cơ tụt hậu đòi hỏi phải thu hút vốn đầu tư cho phát triển với quy mô và tốc độ nhanh hơn nữa. Kể từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, cùng với quá trình tự do hóa tài chính, các dòng vốn quốc tế đã chảy mạnh vào các nước đang phát triển. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích mà các dòng vốn mang lại (vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý, tăng tính thanh khoản của thị trường v.v.), những rủi ro và bất ổn, thậm chí khủng hoảng tài chính - tiền tệ đã ngày một gia tăng...

pdf85 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn 1 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập LỜI MỞ ĐẦU Những thành tựu về kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua là rất ấn tượng, GDP tăng ở mức cao qua nhiều năm liên tục, môi trường chính trị xã hội ổn định, tạo được sự quan tâm chú ý của nhiều nhà đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, để gia tốc phát triển kinh tế nhằm tránh nguy cơ tụt hậu đòi hỏi phải thu hút vốn đầu tư cho phát triển với quy mô và tốc độ nhanh hơn nữa. Kể từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, cùng với quá trình tự do hóa tài chính, các dòng vốn quốc tế đã chảy mạnh vào các nước đang phát triển. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích mà các dòng vốn mang lại (vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý, tăng tính thanh khoản của thị trường v.v.), những rủi ro và bất ổn, thậm chí khủng hoảng tài chính - tiền tệ đã ngày một gia tăng. Có thể thấy, dòng vốn vào qua đầu tư trực tiếp và gián tiếp đã mang lại tính quyết định nhằm khuyến khích tăng tỷ lệ đầu tư cao và mức tăng trưởng GDP ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Tuy vậy, dòng vốn vào ngắn hạn mang tính đầu cơ cũng đã làm suy yếu sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, do dòng vốn này đã làm biến động các biến tài chính chủ đạo kể cả biến tỷ giá của nền kinh tế. Vì thế một số nước đã sử dụng đến những biện pháp kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp nhằm kiềm chế sự di chuyển của dòng vốn ngắn hạn, tránh sự đảo ngược dòng vốn vào. Chính vì thế, trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, Việt Nam cũng đang nỗ lực thu hút dòng vốn vào nhưng mục tiêu vẫn phải đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững. Việc nhận định đúng bản chất của dòng vốn vào cùng với việc nghiên cứu những tác động đến hệ thống tài chính của tiến trình tự do hóa tài khoản vốn, cũng như những giải pháp nhằm kiểm soát dòng vốn vào trong quá trình hội nhập là lý do thực hiện đề tài nghiên cứu “Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập”. Mong muốn của đề tài cũng chỉ dừng lại bằng việc phân tích tác dụng của dòng vốn đối với nền kinh tế, tính bất ổn của dòng vốn, nhận định những vị thế Luận văn 2 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập cũng như cái giá phải trả của kiểm soát vốn và những bài học rút ra được từ việc kiểm soát dòng vốn vào ở một số quốc gia. Trên cơ sở những vấn đề được nêu ra và phân tích, kết hợp với những điều kiện thực tại của Việt Nam, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm kiểm soát, định hướng dòng vốn theo hướng dài hạn, hạn chế sự đảo ngược dòng vốn. Đề tài sử dụng phương pháp phân tích số liệu thực tế, phương pháp so sánh tương quan, phương pháp duy vật biện chứng làm các phương pháp thực hiện chủ yếu. Đề tài được bố cục theo 03 chương với nội dung cụ thể như sau : Chương 1 : Dòng vốn vào và kinh nghiệm kiểm soát dòng vốn ở một số nước đang phát triển Chương 2 : Thực trạng dòng vốn vào và việc kiểm soát vốn tại Việt Nam trong những năm qua Chương 3 : Một số giải pháp nhằm kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập Luận văn 3 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập CHƯƠNG 1 : DÒNG VỐN VÀO VÀ KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT DÒNG VỐN Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 1.1 TỔNG QUAN VỀ DÒNG VỐN QUỐC TẾ 1.1.1 Một số khái niệm Dòng lưu chuyển vốn là các giao dịch quốc tế mua bán tài sản thực (bất động sản, máy móc thiết bị, dây chuyền, công nghệ v.v.) và tài sản tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, các khoản cho vay, trái quyền đối với tiền gửi ngân hàng...). Ngoài ra, còn có các giao dịch tài khoản vốn khác như: tín dụng tài chính, thương mại, giao dịch trên các tài khoản ngân hàng, các nguồn vốn viện trợ chính thức và không chính thức v.v. các dòng lưu chuyển vốn này được ghi nhận trong tài khoản vốn của cán cân thanh toán. Một quốc gia có thâm hụt tài khoản vốn còn được cho là có dòng vốn ra khi nó tích lũy các trái quyền thuần trên phần còn lại của thế giới, đây là một hình thức tiết kiệm quốc gia. Ngược lại, một quốc gia có thặng dư tài khoản vốn hoặc có dòng vốn vào nếu phần còn lại của thế giới tích lũy trái quyền thuần trên nó. Tại Việt Nam, theo Pháp lệnh Ngoại hối có hiệu lực kể từ ngày 01/06/2006 thì giao dịch vốn là giao dịch chuyển vốn giữa người cư trú và người không cư trú trong các lĩnh vực : đầu tư trực tiếp (FDI), đầu tư vào các giấy tờ có giá (đầu tư gián tiếp –FPI), vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong đó : - Đầu tư trực tiếp (FDI) : là dòng vốn đầu tư vào quốc gia nhằm mục đích sở hữu và nắm giữ quyền kiểm soát các hoạt động vào quốc gia nhằm mục đích sở hữu và nắm giữ quyền kiểm soát các hoạt động kinh tế nội địa. FDI chủ yếu liên quan đến các giao dịch trên tài sản thực. - Đầu tư gián tiếp (FPI) : là dòng vốn cổ phần đầu tư gián tiếp, bao gồm dòng vốn vay nước ngoài của chính phủ hoặc các doanh nghiệp trong nước và dòng vốn đầu tư cổ phần được tạo thành từ hoạt động của các quỹ đầu tư quốc tế vào các tài sản tài chính nội địa. Như vậy, FPI gồm phần lớn là các giao dịch trên các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, khoản vay ngân hàng, chứng khoán phái sinh và các hình thức khác nhau của tín dụng (thương mại, tài chính, bảo đảm). Luận văn 4 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập Khi dòng vốn đầu tư quốc tế chảy vào một nước thì FDI là dòng vốn ít bất ổn nhất, dòng vốn FPI bất ổn nhiều hơn. Sự khác biệt này do dòng vốn FDI phải tốn nhiều chi phí để có thể rút vốn về và do đó nó có liên quan đến những điều kiện và nền tảng dài hạn hơn là những dao động ngắn hạn. Ngược lại, dòng vốn đầu tư gián tiếp FPI lại rất nhạy cảm với tỷ suất hoàn vốn ngắn hạn. Hơn nữa, không như những nhà đầu tư FDI, những nhà đầu tư gián tiếp có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư cổ phiếu hoặc trái phiếu của họ rất dễ dàng thậm chí ở những thị trường khác nhau. Trong tiến trình tự do hóa tài chính, giữa FDI và FPI có mối liên hệ tương quan với nhau rất lớn. Sự đa dạng hóa và giao thoa giữa hai nguồn tài trợ này càng lớn thì mức độ hội nhập tài chính càng cao. FDI mang lại những lợi ích cho các nhà tiếp nhận trong nước và đến lượt những chủ thể tiếp nhận FDI có khả năng tiếp cận các nhà đầu tư vốn cổ phần quốc tế (nhà đầu tư gián tiếp) để thu hút nguồn vốn tài trợ cho các dự án đầu tư tăng trưởng. 1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự di chuyển của dòng vốn quốc tế Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự luân chuyển của dòng vốn quốc tế và vì thế ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vốn. Khi mậu dịch tiến triển, chính phủ các nước có thẩm quyền đối với dòng tiền lưu chuyển vào nước đó. Chẳng hạn như chính phủ một nước có thể ấn định một loại thuế đặc biệt đánh trên thu nhập tích lũy của các nhà đầu tư nội địa đã đầu tư ở các thị trường nước ngoài. Một loại thuế như vậy có thể ngăn chặn dân chúng chuyển vốn ra nước ngoài và nhờ đó có thể làm tăng tài khoản vốn nội địa. Tuy nhiên các nước khác bị ảnh hưởng của thuế này có thể trả đũa bằng cách áp dụng một loại thuế tương tự cho dân chúng nước họ. Kết quả là sự sụt giảm đầu tư của nước ngoài của các nhà đầu tư đa quốc gia. Sự luân chuyển vốn cũng chịu ảnh hưởng bởi các biện pháp kiểm soát vốn của các nước. Việc áp dụng các biện pháp này nhằm đối phó với một sự yếu kém về cấu trúc trong vị thế các cân thanh toán của quốc gia. Ngay cả những nước như Úc, Đan Mạch, Pháp, Na Uy có lúc cũng đã áp dụng biện pháp hạn chế chuyển nội tệ ra nước ngoài, dù các năm gần đây trở nên thoáng hơn. Các nhà trung gian tài chính đang mong chờ một ngày các hạn chế được nới lỏng để họ có thể cạnh tranh mãnh liệt hơn trên cơ sở toàn cầu. Kết cấu dân số cũng ảnh hưởng đến sự luân chuyển các dòng vốn. Trong thập niên 1980, dân số Mỹ rất trẻ và nhìn chung những người trẻ cần nhiều vốn hơn là cung cấp chi thị trường cơ bản. Sự thiếu hụt được trang trải bởi đầu tư không phải của Mỹ trong các thị trường vốn Mỹ. Thời gian trôi qua, tuổi trung bình của dân số Luận văn 5 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập thành niên Mỹ tăng lên, sự thâm hụt vốn giảm và do đó nguồn tài trợ từ các nhà đầu tư không phải của Mỹ cũng giảm. Các biến động tỷ giá hối đoái dự báo được do nhà đầu tư vào chứng khoán cũng có thể ảnh hưởng đến tài khoản vốn. Nếu nội tệ một nước được dự kiến mạnh, các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẵn sàng đầu tư vào chứng khoán của nước đó để hưởng lợi từ các biến động tiền tệ. Ngược lại, cán cân tài khoản vốn của một nước dự kiến sẽ giảm nếu đồng nội tệ của nước đó được dự kiến suy yếu, khi các yếu tố khác không đổi. Khi muốn đánh giá tính biến động của tài khoản vốn ta phải xem xét đồng thời tất cả các yếu tố. Một quốc gia có thể có sự sụt giảm trong tài khoản vốn ngay cả khi có lãi suất hấp dẫn, nếu đồng ngoại tệ của quốc gia này dự kiến sẽ giảm giá. Ngoài ra, các nhân tố thuộc về luật lệ, chính sách điều hành của chính phủ các nước cũng có tác động nhất định đến các dòng vốn quốc tế. Bên cạnh đó, dòng luân chuyển vốn quốc tế còn được lớn mạnh lên từ việc các nước bãi bỏ những hạn chế đối với các giao dịch trên tài khoản vốn đi cùng với quá trình hội nhập tài chính toàn cầu. Quá trình tự do hóa thương mại đã khuyến khích phát triển các giao dịch tài chính quốc tế cũng như sự hình thành và phát triển những công cụ phái sinh (quyền chọn, hợp đồng tương lai, kỳ hạn, hoán đổi…) đã giúp nhà đầu tư quốc tế giảm thiểu rủi ro trong hoạt động đầu tư của mình. 1.2 TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG VỐN QUỐC TẾ 1.2.1 Vai trò và những ảnh hưởng của dòng vốn quốc tế đến nền kinh tế Đối với hoạt động đầu tư cho tăng trưởng kinh tế của một nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, dòng vốn đầu tư quốc tế có vai trò quan trọng, khi mà tỷ lệ tiết kiệm ở các quốc gia này còn hạn chế. Ở các nước đang phát triển, các dòng vốn đầu tư quốc tế di chuyển tự do có vai trò quan trọng đến nỗi chúng được coi là động lực của sự tăng trưởng kinh tế. Vốn từ bên ngoài sẽ bổ sung vào sự thiếu hụt nguồn tài chính nội địa cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế mà không cần phải gia tăng tỷ lệ tiết kiệm. Thông qua việc đầu tư vốn vào một nước, các nhà đầu tư quốc tế sẽ tạo sức ép mạnh hơn từ bên ngoài đối với tính kỷ luật của chính sách kinh tế vĩ mô nội địa. Giúp phát triển thị trường và hoàn thiện các chính sách tài chính quốc gia. Họ cung cấp các loại hình dịch vụ mới và các kỹ thuật đầu tư tiên tiến, giúp các tổ chức tài chính nội địa học tập kinh nghiệm phát triển và giúp các nước này hoàn thiện các Luận văn 6 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập cơ chế quản lý giám sát của mình. Lưu chuyển vốn cho phép các quốc gia tránh được những sự sụt giảm tiêu dùng và đầu tư trong thời kỳ khó khăn, giúp cho nền kinh tế có điều kiện phục hồi vì nhu cầu và đầu tư vẫn được đảm bảo, đồng thời cung cấp tài chính cho các quốc gia để cải tiến công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của nền kinh tế nội địa. Trên phương diện toàn cầu, các dòng lưu chuyển vốn giúp phân bố có hiệu quả và sử dụng tốt nhất các nguồn tiết kiệm thế giới. Không có các dòng vốn quốc tế, thì không thể có sự cân bằng suất sinh lợi từ đầu tư giữa các nước, dẫn đến sự phân bổ sai các nguồn lực : những dự án đầu tư có khả năng sinh lợi cao ở một số nước có thể không được thực hiện vì thiếu vốn. Trong khi những dự án có tỷ suất sinh lợi thấp hơn ở những nơi khác lại được cấp vốn. Luân chuyển vốn tự do làm cho lãi suất toàn cầu trở thành chi phí sử dụng vốn và suất sinh lợi từ tiết kiệm tương xứng, chứ không phải lãi suất quốc gia. Tiết kiệm và đầu tư sẽ cân xứng trong phạm vi toàn cầu hơn là trong phạm vi một quốc gia. Như vậy, trong tình huống lý tưởng, đầu tư sẽ được tái phân bổ hướng tới những dự án sinh lời nhất trên cơ sở đã điều chỉnh rủi ro. Các dòng chảy vốn còn tạo ra cơ hội cho các giao dịch tiêu dùng tương lai, đa dạng hóa danh mục đầu tư quốc tế và tối thiểu rủi ro v.v. Ngoài ra, dòng vốn quốc tế còn thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý và đào tạo nguồn nhân lực cho nước tiếp nhận. Qua đó, nước tiếp nhận được dòng vốn có thể cải thiện được khu vực tài chính, tăng cường tính thanh khoản của thị trường vốn, tạo sự phát triển sâu hơn và rộng hơn cho thị trường tài chính nội địa. Tuy nhiên, đi cùng với những ưu điểm, thuận lợi tạo ra cho nước tiếp nhận đầu tư, dòng vốn đầu tư quốc tế luôn tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro, bất ổn (đặc biệt là dòng vốn đầu tư gián tiếp) mà thực tế đã minh chứng được qua các cuộc khủng hoảng tài chính. Điều này buộc các nước tiếp nhận dòng vốn quốc tế cần nhận thức rõ. Trước hết, sự di chuyển quá mức của các dòng vốn quốc tế làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ và tỷ giá, sẽ khiến cho hệ thống tài chính của nước tiếp nhận dễ bị tổn thương và rơi vào khủng hoảng một khi gặp phải cú sốc từ bên trong hay bên ngoài nền kinh tế. Sự di chuyển vốn tự do không phải lúc nào cũng mang lại những phân phối tối ưu các nguồn lực, do các nhà đầu tư không thể đưa ra các quyết định đầu tư hoàn toàn chính xác trong tình trạng thông tin không đầy đủ và thiếu cân xứng. Tình Luận văn 7 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập trạng này cũng khiến cho họ không đánh giá được hết các rủi ro liên quan đến các hoạt động của mình và do vậy, họ có xu hướng bắt chước theo những gì mà các nhà đầu tư khác làm. Hiện tượng này được mô tả là “hành vi cư xử theo đám đông”. Ngoài ra sự phát triển nhảy vọt trong lĩnh vực tài chính đã khiến các nhà đầu tư có thể đầu tư vào bất kỳ một thị trường nước ngoài xa xôi nào hoặc rút vốn ra khỏi thị trường đó một cách dễ dàng (điều này đặc biệt đúng với các trường hợp vốn ngắn hạn). Kết quả là các dòng vốn có thể dễ dàng đổi chiều một cách bất ngờ với quy mô lớn vượt ra ngoài tầm kiểm soát (hiện tượng đảo ngược dòng vốn), dẫn đến thực trạng là : khi dòng vốn đổ vào một quốc gia nào một cách quá mức, nó có xu hướng gây ra tình trạng phát triển quá nóng cho nền kinh tế, làm cho các hoạt động đầu tư trở nên kém hiệu quả, đi kèm là tình trạng “bong bóng” trong giá tài sản và lạm phát tăng cao, bên cạnh đó nguồn cung ngoại tệ dồi dào khiến cho tỷ giá dễ có xu hướng bị đánh giá cao so với giá trị thực của nó. Ngược lại, tình trạng rút vốn có thể xảy ra khi các nhà đầu tư mất niềm tin vào chính sách vĩ mô của Chính phủ hay việc cơ cấu lại danh mục đầu tư. Lúc này với xu hướng bầy đàn và tính bất ổn, sức công phá mạnh của dòng lũ vốn chảy ra có thể làm tiêu tan cả nền kinh tế của một quốc gia. Sự di chuyển của các dòng vốn này nhiều khi không được đưa vào thực trạng những nhân tố nền tảng của nền kinh tế quốc gia đó, kết quả là ngay cả quốc gia có một nền tảng cơ bản vững chắc cũng khó có thể tránh khỏi sự tấn công của các dòng vốn. Đây chính là bản chất các cuộc khủng hoảng mang đặc điểm của thế kỷ 21, một cuộc khủng hoảng cán cân vốn, đối lập với cuộc khủng hoảng cán cân vãng lai truyền thống của thế kỷ 20. Việc tiếp cận quá dễ dàng với các nguồn tài trợ quốc tế có thể dẫn đến gánh nặng nợ quá mức, gây tác động xấu đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững của quốc gia đặc biệt là trong trường hợp nợ của nhà nước và các khoản nợ được vay ngắn hạn. Nợ nhà nước lại là phần trách nhiệm của toàn thể đất nước, không phụ thuộc vào thành công hay thất bại của một dự án riêng lẻ nào được tài trợ bằng khoản tiền đi vay này, do đó khuynh hướng sử dụng không có hiệu quả nguồn vốn này là trường hợp thường gặp, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Trong khi đó, các nhà cho vay lại thường thích cung cấp tín dụng cho các chính phủ, bởi vì một quan điểm đơn giản là nợ của những nước có chủ quyền thì dĩ nhiên sẽ được hoàn trả. Như vậy việc vay nợ dễ dàng, trong khi hiệu quả đầu tư để đảm bảo trả nợ thì lại thấp, dẫn đến tình trạng nợ chồng nợ và cuối cùng là mất khả năng chi trả. Luận văn 8 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập Mặc dù với những rủi ro tiềm tàng và bất ổn khó dự đoán như trên, nhưng trong quá trình phát triển kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào không thể thiếu sự bổ sung của nguồn lực quan trọng là vốn đầu tư quốc tế. Nên các quốc gia không thể ngăn cản sự di chuyển của các dòng vốn qua biên giới. Vấn đề đặt ra là cần một giải pháp nhằm tối đa hóa lợi ích mà vốn mang lại, trong khi tối thiểu hóa được các rủi ro của chúng. Đối với những quốc gia có nền tài chính yếu kém, hệ thống ngân hàng còn lạc hậu, các quy định kiểm soát còn mỏng manh, thì kiểm soát vốn là một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ thị trường tài chính nội địa. 1.2.2 Nhận định vị thế kiểm soát vốn trong quá trình hội nhập tài chính Kiểm soát vốn là bất kỳ chính sách nào nhằm giới hạn, kiểm soát hay định hướng lại các giao dịch tài khoản vốn ra hoặc vào một quốc gia, nó mang rất nhiều hình thức và được áp dụng cho nhiều mục đích khác nhau phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế và mục tiêu của chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia. Tự do hóa tài khoản vốn từng được các nước xem là một yếu tố quan trọng cho mô hình phát triển, vì các nước này thường xuyên thiếu vốn trong khi muốn tăng trưởng. Trong khi nhiều nước đang phát triển đã hưởng được những lợi ích to lớn từ dòng vốn nước ngoài chảy vào trong nước thì sự chấm dứt đột ngột và đảo ngược các dòng vốn này lại dẫn đến các cuộc khủng hoảng với quy mô lớn. Và từ đây kiểm soát vốn đang dành lại vị thế của mình trong cách nhìn nhận của các nhà kinh tế cũng như các nhà hoạch định chính sách vĩ mô. Có thể thấy rằng, việc sử dụng các biện pháp kiểm soát vốn một cách cực đoan có thể ngăn ngừa vốn chạy ra nước ngoài trong thời gian ngắn hạn nhưng có thể làm giảm niềm tin của nhà đầu tư. Cũng cần lưu ý rằng hiệu quả kiểm soát vốn nên xử lý một cách cẩn thận không chỉ bởi vì khả năng của các cơ quan chức năng thực thi quá trình này như NHTW, cơ quan thuế, mà còn vì không giải quyết được những vấn đề tồn đọng một cách cơ bản. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy ở những nước đang phát triển nếu thả lỏng dòng vốn vào sẽ phải đối mặt với áp lực đầu cơ gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống tài chính - tiền tệ, ngược lại nếu hạn chế hẳn thì sẽ bỏ qua cơ hội tận dụng vốn quốc tế để phát triển kinh tế. Kiểm soát vốn là biện pháp hữu hiệu, vừa cho phép dòng vốn vào, tạo cơ hội hoàn thiện thị trường tiền tệ trong nước vừa tránh được những tác động tiêu cực của dòng vốn vào. Bởi lẽ kiểm soát vốn tạo ra một bức tường bảo vệ nền kinh tế khỏi những bất ổn của các dòng vốn và ngăn chặn hiệu Luận văn 9 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quả việc đảo ngược dòng vốn đột ngột, đây vốn được xem là nguyên nhân chính gây ra những bất ổn nghiêm trọng cho nền kinh tế của một quốc gia. Kiểm soát vốn có khả năng ngăn chặn sự lây lan của các bất ổn tài chính giữa các quốc gia, đó là các rào cản được thiết lập trong các giao dịch vốn có thể cách ly một quốc gia khỏi những biến động từ quốc gia khác. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi mà xu hướng toàn cầu hóa đang phát triển rất mạnh mẽ. Kiểm soát vốn cho phép tiếp cận thường xuyên với các nguồn vốn quốc tế trong một phạm vi có thể kiểm soát được, giúp chính phủ các nước hoàn thiện các chính sách quản lý vĩ mô và tăng kinh nghiệm quản lý. Giới hạn vừa phải giao dịch tài khoản vốn có thể làm cho nền kinh tế phát triển hơn bằng cách bù đắp cho sự bất hoàn hảo của thị trường tài chính, bao gồm sự bất cân xứng về thông tin giữa các nhà đầu tư. Điều này có được là do việc áp dụng các biện pháp kiểm soát trên các nguồn vốn quốc tế đã tạo ra một cơ chế bảo hiểm mạnh mẽ hơn cho sự đầu tư được chấp thuận và tăng cường công khai hóa về thông tin tài chính. Trong một cơ chế tỷ giá cố định hoặc được quản lý chặt chẽ, kiểm soát vốn có thể giúp điều hòa các mục tiêu mâu thuẫn nhau trong các chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia. Ngoài ra, kiểm soát vốn còn tạo được một cơ chế bảo hiểm ngoại hối ngầm để bảo vệ sự ổn định tài chính - tiền tệ của một quốc gia khi phải tiếp xúc với những dòng chảy vốn nóng, nhất là trong trường hợp dòng vào quá nóng làm tăng nguy cơ lạm phát hoặc khi các ngân hàng hay các thành phần kinh tế trong nước rơi vào vị thế ngoại hối không được bảo đảm do nhận thức không đầy đủ về rủi ro. Như vậy, với những ưu điểm của kiểm soát vốn và trước sự phát triển quá mạnh của đầu tư quốc tế cũng như các hoạt động đầu cơ tiền tệ hiện nay, khi mà không một quốc gia nào có đủ khả năng tận dụng hết các nguồn vốn cho sự phát triển mà lại chắc chắn thoát được những biến động bất lợi của nó, các biện pháp kiểm soát vốn cần thiết phải được áp dụng như là một cơ chế bảo hiểm cho nền tài chính nội địa. Vấn đề là lập thời gian biểu cụ thể cho lộ trình tự do hóa tài khoản vốn trong quá trình hội nhập, nên xem xét và áp dụng một cách thận trọng các biện pháp kiểm soát vốn. Và có thể thấy rằng, kiểm soát vốn ở Việt Nam là một điều cần thiết, vấn đề còn lại là thực hiện như thế nào để không gây sốc với nhà đầu tư và thị trường. Làm sao để TTCK tiếp tục phát triển nhanh, lành mạnh và bền vững, bảo đảm lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước là những việc làm nên được cân nhắc một cách cẩn thận. Luận văn 10 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập 1.3 XU HƯỚNG CHUNG CỦA DÒNG VỐN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Theo Báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), và Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên Hiêp Quốc (UNCTAD), tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2006 đạt 1.225,5 tỷ USD, tăng 4,9% so với năm 2005 và vượt mức ấn tượng 1.000 tỷ USD năm 2000. Trên các thị trường mới nổi, đánh giá của Viện tài chính quốc tế (IIF) cho rằng dòng vốn đầu tư tư nhân năm 2006 đạt 417,9 tỷ USD, tuy giảm đôi chút so với mức tăng kỷ lục 479,6 tỷ USD năm 2005 nhưng đây vẫn là năm có mức tăng cao liên tiếp trong vòng nhiều năm qua. Nhìn chung, xu hướng dòng vốn trong những năm gần đây có thể được khái quát qua các số liệu như sau : Bảng 1.1: Dòng vốn nước ngoài chảy vào các thị trường mới nổi giai đoạn 2004 - 2007 (tỷ USD) Năm 2004 2005 2006 Dự kiến 2007 1.Dòng vốn tư nhân 323,9 479,6 417,9 403,6 - Dòng vốn đầu tư cổ phần 185,3 240,7 259,7 245,2 - Đầu tư trực tiếp 146,8 185,7 201,9 193,7 - Đầu tư gián tiếp 38,5 55,0 57,7 51,5 - Dòng vốn tín dụng nợ 138,6 238,9 158,3 158,4 - Tín dụng ngân hàng thương mại 56,5 131,8 90,6 74,0 2. Dòng vốn tài trợ chính thức -16,0 -56,1 -47,7 -5,9 - Từ các tổ chức quốc tế -14,9 -39,3 -23,0 -4,4 - Tín dụng song phương -1,1 -16,7 -24,7 -1,5 3. Tổng cộng 307,9 423,5 370,2 397,7 Nguồn : Capital Flows to Emerging Makert Economics, Institute of international Finance, tháng 09/2006 Dòng vốn nước ngoài chảy vào các thị trường mới nổi năm 2006 (370,2 tỷ USD) có giảm hơn so với năm 2005 (423,5 tỷ USD), sự suy giảm này chủ yếu do có sự sụt giảm nguồn vốn tín dụng của các NHTM và các TCTD khác trong năm 2006. Trong khi đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp vẫn có xu hướng tăng nhanh do chính phủ các nước tiếp tục thực hiện những chính sách kinh tế vĩ mô ổn định, đẩy mạnh cải cách cơ cấu để tạo sự hấp dẫn về môi trường đầu tư. Luận văn 11 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập Phân tích theo khu vực địa lý, châu Á - Thái Bình Dương chiếm tới 40% tổng dòng vốn đầu tư tư nhân vào thị trường mới nổi trong năm, đạt 178,6 tỷ USD, tiếp theo là các nền kinh tế mới nổi châu Âu chiếm 39,9%, đạt 166,7 tỷ USD. Châu Mỹ Latinh và châu Phi – Trung Đông sau nhiều năm liên tiếp vẫn là hai khu vực tiếp nhận dòng vốn đầu tư tư nhân ít nhất trên thế giới, chỉ chiếm 9,1% và 8,2% dòng vốn tư nhân vào thị trường mới nổi năm 2006. Bảng 1.2: Dòng vốn nước ngoài chảy vào các thị trường mới nổi phân theo khu vực giai đoạn 2004-2007 (tỷ USD) Năm 2004 2005 2006 Dự kiến 2007 1.Dòng vốn tư nhân 323,9 479,6 417,9 403,6 - Mỹ Latinh 35,1 63,9 38 51,4 - Châu Aâu 118,2 186,5 166,7 168,4 - Châu Phi – Trung Đông 10,9 30,4 34,6 29,3 - Châu Á- Thái Bình Dương 159,7 198,8 178,6 154,5 2. Dòng vốn tài trợ chính thức -16,0 -56,1 -47,7 -5,9 - Mỹ Latinh -7,7 -29,3 -17,9 1,6 - Châu Aâu -4,5 -27,8 -26,7 -5,8 - Châu Phi – Trung Đông -3,1 -3,0 -0,4 -2,4 - Châu Á- Thái Bình Dương -0,6 4,0 -2,6 0,7 Nguồn : Capital Flows to Emerging Makert Economics, Institute of international Finance, tháng 09/2006 Trong khi dòng vốn đầu tư tư nhân có xu hướng đạt mức cao trong năm 2006, thì dòng vốn tài trợ chính thức lại liên tiếp có sự suy giảm mạnh. Dòng vốn tài trợ chính thức chảy ra khỏi các nền kinh tế mới nổi năm 2004 là 16 tỷ USD, năm 2005 là 56,1 tỷ USD, năm 2006 là 47,7 tỷ USD. Nếu xét theo thành phần của dòng vốn, năm 2006 cơ cấu thành phần dòng vốn quốc tế chảy vào các thị trường mới nổi có đặc điểm cơ bản sau : - Đầu tư gián tiếp (FPI) tiếp tục có xu hướng gia tăng, năm 2006 đạt 57,7 tỷ USD, vượt mức 55 tỷ USD của năm 2005. Sự gia tăng liên tiếp của dòng vốn đầu tư gián tiếp trong nhiều năm qua và trong năm nay là do những biến động theo chiều hướng có lợi của môi trường kinh tế ổn định ở nhiều nền kinh tế mới nổi trên thế giới. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy hơn 30 năm Luận văn 12 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập qua đầu tư gián tiếp luôn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới, chỉ chiếm khoảng 10-15%. Khu vực châu Á -Thái Bình Dương thu hút tới 40 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp trong năm, tăng nhẹ so với mức 38 tỷ USD của năm 2005 và chiếm 2/3 tổng vốn đầu tư gián tiếp vào thị trường mới nổi. Tại dây, Trung Quốc, Ấn Độ là hai nước chiếm tỷ lệ thu hút đầu tư gián tiếp cao nhất, đạt 30 tỷ USD (Trung Quốc) và 6 tỷ USD (Ấn Độ). - Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2006 tăng mạnh, nhưng xu hướng gia tăng trong từng khu vực đang có sự thay đổi. Chiều hướng tăng trưởng kinh tế khả quan của các nền kinh tế cũng như các điều kiện tài chính hấp dẫn đã tạo điều kiện thu hút một lượng lớn dòng vốn FDI trên các thị trường mới nổi. Năm 2006, FDI vào khu vực các thị trường mới nổi là 201,9 tỷ USD, một mức cao chưa từng có sau khi đã đạt mức tăng trưởng kỷ lục 185,7 tỷ USD của năm 2005 và còn được dự báo sẽ là 190 tỷ USD năm 2007. Bên cạnh 5 quốc gia được đánh giá là những nước tiếp nhận FDI hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Braxin (chiếm tới hơn ½ dòng FDI đổ vào các thị trường mới nổi), các nước khác (trong đó có Việt Nam) cũng đang nỗ lực cải thiện các chính sách đầu tư của mình như tái cơ cấu ngành, cải thiện cơ sở hạ tầng, hoàn thiện các thể chế, luật pháp v.v. do vậy dòng vốn FDI vào các nước này cũng không ngừng tăng lên. Một yếu tố quan trọng khiến vốn FDI trên thế giới tăng kỷ lục năm nay là làn sóng tư nhân hóa, các vụ mua bán và sáp nhập (M&A) diễn ra trong năm nhanh, mạnh chưa từng có. Làn sóng này bắt đầu bùng nổ từ cuối tập kỷ 1990 và trong năm 2006 các vụ mua bán và sáp nhập ước tính tăng 39% so với năm trước đó. Xem xét sự phân bổ FDI theo từng khu vực, ta có thể thấy một động thái của FDI trong năm nay. Sau nhiều năm tăng trưởng mạnh, năm 2006 dòng vốn FDI vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương có chiều hướng suy giảm. Mặc dù đây vẫn là khu vực đứng đầu trong các nền kinh tế mới nổi trong thu hút FDI, năm 2006 thu hút FDI của khu vực này là 75,2 tỷ USD, chiếm 37,2% tổng FDI vào các nền kinh tế mới nổi. Một điểm đáng chú ý là FDI vào các nền kinh tế mới nổi châu Âu năm 2006 đạt 66 tỷ USD, tăng 78,37% so với năm 2005, do có sự đóng góp rất lớn của dòng FDI vào Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Xu hướng FDI tập trung vào các ngành nhiều tài nguyên, sự tăng trưởng kinh tế quá nóng của Trung Quốc đã mở ra cơ hội đầu tư trong các ngành nguyên liệu thô (dầu mỏ, khí ga ở Nga và Angiêri). Ngoài ra, Luận văn 13 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập cũng thấy được FDI trong những ngành công nghiệp sạch nhằm bảo vệ sức khỏe và môi trường cũng đang có chiều hướng gia tăng. - Dòng vốn tài trợ chính thức có chiều hướng suy giảm. Năm 2006, dòng vốn tài trợ chính thức (cả từ các tổ chức quốc tế và tín dụng song phương) đạt 47,7 tỷ USD, thấp hơn mức kỷ lục 56,1 tỷ USD của năm 2005. Phân theo khu vực, các nền kinh tế châu Âu mới nổi chiếm thị phần lớn nguồn vốn tài trợ chính thức, 26,7 tỷ USD và chiếm 56% tổng vốn tài trợ chính thức vào các thị trường mới nổi. Tiếp theo là châu Mỹ Latinh cũng chiếm 37,5% và đạt 17,9 tỷ USD. Châu Phi và Trung Đông năm 2006 ghi nhận sự sụt giảm mạnh mẽ vốn tài trợ chính thức, chỉ đạt 0,4 tỷ USD so với 3 tỷ USD của năm 2005, khu vực châu Á -Thái Bình Dương chỉ đạt 2,6 tỷ USD. Tài trợ từ các tổ chức tín dụng song phương năm 2006 đạt 24,7 tỷ USD tăng so với 16,7 tỷ USD của năm 2005. Năm 2006, có khoảng trên 50% trong tổng số các nền kinh tế mới nổi đạt được các mức vay nợ từ các tổ chức tín dụng song phương chính thức. - Theo khảo sát của IMF gần đây cho thấy, vào năm 2001 lợi nhuận từ vốn FPI thế giới tăng gấp 2 lần vốn FDI. Trong vòng 4 năm, đầu tư gián tiếp của toàn cầu đã tăng 2 lần; nước có tỷ trọng đầu tư gián tiếp lớn nhất là Mỹ chiếm 24,5%, tiếp đó là Anh chiếm 10%. Dòng vốn FPI đang trỗi dậy mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997 và đang chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia đang phát triển có tiềm năng, nhằm hạn chế các rủi ro đầu tư. - Ngoài ra, trong những thập kỷ gần đây, nhiều nước đang phát triển và các nước công nghiệp mới phải dựa vào tiết kiệm nước ngoài để tăng trưởng kinh tế. Tích tụ nợ nước ngoài đã trở thành hiện tượng phổ biến ở các nước đang phát triển. Mặc dù nguồn vốn vào có thể cung cấp cho nước nhận vốn nguồn lực cần thiết để phát triển kinh tế, nhưng nó cũng có nhiều phí tổn. Phí tổn chính ở đây là dịch vụ nợ có thể làm tăng quy mô và chi phí sử dụng nợ. Trong vòng 20 năm, từ năm 1970 đến 1989, nợ nước ngoài của các nước đang phát triển tăng từ 68,4 tỷ USD lên 1.262,8 tỷ USD tức tăng 1846%. Thanh toán dịch vụ nợ tăng 1400% và vượt hơn 160 tỷ USD tính đến cuối năm 1980. Dư nợ tích lũy và chảy máu vốn ngày một tăng, một số nước đang phát triển trở thành con nợ. Rủi ro tiềm ẩn của nó được minh chứng là cuộc khủng hoảng châu Á gần đây mang đặc điểm là một cuộc khủng hoảng tài khoản vốn. Vốn chảy vào khu vực tư nhân và mang tính chất ngắn hạn, tiếp theo là sự đảo ngược dòng vốn một cách đột ngột và ồ ạt. Luận văn 14 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập 1.4 KINH NGHIỆM VỀ KIỂM SOÁT DÒNG VỐN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN Một điều rất rõ là mặc dù có sự khác biệt đáng kể về thời gian và quy mô, nhưng dòng chảy vốn quốc tế đã chu chuyển rất mạnh mẽ suốt những thập niên vừa qua. Dòng chảy ào ạt này có mối quan hệ chặt chẽ với quy mô của nền kinh tế, hơn một nửa các nước trong tổng số 20 quốc gia theo khảo sát của WB đã nhận dòng vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước của mình trung bình hàng năm chiếm khoảng 4%GDP. Chi Lê, Malaysia, Thái Lan, Mexico là những nước sớm đón nhận dòng chảy vốn quốc tế mạnh mẽ vào đầu thập niên 1990. Sau năm 1992, dòng vốn quốc tế cũng chảy vào các nước Nam Á nhưng với quy mô nhỏ hơn, riêng các nước Đông Âu, sau năm 1992, quy mô dòng vốn vào rất lớn, hơn cả những nước tiếp nhận vốn đầu tư lớn nhất ở Châu Mỹ và Đông Á. Trong giai đoạn trước cuộc khủng hoảng tiền tệ 1997-1998, những chỉ số phản ánh mức tăng trưởng kinh tế cùng với những triển vọng phát triển ở châu Á đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài vào những quốc gia này. Dòng vốn quốc tế ào ạt đổ vào và rồi những dấu hiệu bất ổn trong nền kinh tế đã xảy ra. Tăng trưởng kinh tế chững lại vào năm 1996, với sự tăng chậm của xuất khẩu, xuất hiện tình trạng năng lực dư thừa trong nhiều ngành công nghiệp, những căng thẳng kéo dài trong khu vực tài chính và bất động sản, sự trì trệ dai dẳng của kinh tế Nhật Bản… Đến cuối năm 1997, khu vực châu Á đã lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ toàn diện. Vào thời điểm đó, Việt Nam gần như “miễn nhiễm” với các tác động của cuộc khủng hoảng. Nhưng hiện nay, khi chúng ta đang hòa nhập vào sân chơi lớn của khu vực và thế giới bằng việc tham gia vào các tổ chức mậu dịch tự do, là thành viên của WTO với nhiều cam kết hội nhập, TTCK Việt Nam đã ra đời và đang trên đà phát triển, Việt Nam từng bước mở cửa tài khoản vốn và đang trong tiến trình tự do hóa tài chính. Những tiền đề này thể hiện sự gắn kết giữa thị trường Việt Nam và thị trường của các nước trong khu vực và thế giới. Những cuộc khủng hoảng tài chính tương tự nếu có xảy ra thì chắc chắn Việt Nam cũng không còn được nằm ngoài “tâm bão” nữa. Chính vì vậy, việc đúc kết kinh nghiệm và rút ra những bài học từ thực tiễn của các nước trong khu vực trong việc thu hút và kiểm soát đối dòng vốn đầu tư quốc tế trong giai đoạn trước, trong cũng như sau khủng hoảng sẽ rất có ý nghĩa đối Luận văn 15 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập với Việt Nam. Trong giới hạn luận văn này tác giả xin giới thiệu thực trạng việc thu hút vốn và một số biện pháp kiểm soát vốn của các quốc gia có một số nét tương đồng với Việt Nam trong đời sống văn hóa xã hội và cùng là những nước có cùng nỗ lực thu hút dòng vốn đầu tư quốc tế để tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế. Những biện pháp kiểm soát vốn, đặc biệt là kiểm soát dòng vốn vào FPI (mang nhiều tính bất ổn) của những quốc gia này trong giai đoạn khủng hoảng có thể là những giải pháp thành công đã mang lại sự ổn định cho khu vực tài chính của nước họ, nhưng cũng có thể là những giải pháp chưa thật phù hợp v.v. Nhưng thiết nghĩ tất cả sẽ là những bài học đầy giá trị cho Việt Nam, nhất là hiện nay khi mà TTCK Việt Nam (kênh huy động vốn FPI nước ngoài chủ yếu) đang có những bước phát triển”nóng” cả về tốc độ lẫn quy mô. 1.4.1 Kinh nghiệm kiểm soát dòng vốn tại Malaysia Kể từ đầu những năm 1990 cho tới trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính- tiền tệ châu Á 1997-1998, Malaysia luôn đạt được mức tăng trưởng cao nhờ chi tiêu mạnh cho cơ sở hạ tầng và đầu tư nước ngoài. Khủng hoảng tài chính-tiền tệ châu Á cùng với việc các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn đã khiến cho tăng trưởng của Malaysia giảm 7% vào năm 1998. Tuy nhiên, khác với các nước khác Malaysia không cần viện trợ từ IMF mà đã có những chính sách riêng, độc lập hơn và mềm dẻo hơn, trong đó có chính sách kiểm soát sự di chuyển của dòng vốn tư nhân nước ngoài gián tiếp để vượt qua khủng hoảng. Mặc dù còn nhiều tranh cãi song chính sách này được coi là độc đáo và khá thành công trong điều kiện thực tế của Malaysia. Dòng vốn tư nhân nước ngoài ròng vào Malaysia trong thời kỳ 1990-1998 có thể chia thành 4 giai đoạn khác nhau : - Giai đoạn tăng mạnh 1990-1993, phản ánh tác động của chính sách tự do hóa tài chính, triển vọng phát triển khả quan của nền kinh tế và môi trường kinh tế quốc tế thuận lợi. Thực tế dòng vốn này đã tăng từ 2,83 tỷ USD năm 1990 lên đến 10,42 tỷ USD năm 1993 (trong đó dòng vốn ngắn hạn ròng đã tăng từ mức 0,5 tỷ USD lên đến 5,41 tỷ USD năm 1993) - Giai đoạn suy giảm mạnh năm 1994, từ 10,42 tỷ USD năm 1993 đột ngột xuống còn 0,89 tỷ USD. Điều này phản ánh tác động của những biện pháp kiểm soát dòng vốn vào trong thời kỳ này. - Giai đoạn 1995-1996 ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ dòng vốn vào Malaysia. Dòng vốn gián tiếp vào lên đến 9,18 tỷ USD trong năm 1996. Phản ánh việc Luận văn 16 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập xóa bỏ những biện pháp điều tiết dòng vốn và tiếp tục chính sách tự do hóa tài chính của Malaysia. - Giai đoạn 1997-1998, phản ánh tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998. Dòng vốn vào Malaysia giảm mạnh (giảm tới mức 0,55 tỷ USD năm 1997, và âm 3,1 tỷ USD năm 1998) Bảng 1.3 : Vốn tư nhân nước ngoài ròng vào nền kinh tế Malaysia, thời kỳ 1990 -1998 (tỷ USD) Năm Dòng ngắn hạn Dòng dài hạn Tổng cộng 1990 0,50 2,33 2,83 1991 1,87 4,00 5,87 1992 4,69 5,18 9,87 1993 5,41 5,01 10,42 1994 -3,23 4,12 0,89 1995 1,01 4,17 5,18 1996 4,10 5,08 9,18 1997 -4,59 5,14 0,55 1998 -5,26 2,16 -3,1 Nguồn : Bank Negara Malaysia, Monthly Statistical Bulletin, June 2000. Trích lại từ : UNCTAD (2003), Management of Capital Flows : Comperative Experiences and Implications for Africa. Dòng vốn tư nhân nước ngoài gián tiếp vào Malaysia được thực hiện dưới hai hình thức : thông qua TTCK và thông qua việc Malaysia phát hành chứng khoán (các công cụ cổ phần và công cụ nợ) ra thị trường vốn quốc tế. Trong đó, dòng vốn FPI thông qua TTCK Malaysia thường được rút ra rất mạnh dưới tác động của những chính sách kiểm soát vốn (năm 1994, hơn 47 tỷ USD đã được rút ra) hoặc dưới tác động của bất ổn kinh tế (thời kỳ khủng hoảng1997-1998, lượng vốn rút ra nhiều hơn lượng vốn chảy vào đã khiến cho dòng vốn FPI ròng vào Malaysia thông qua TTCK đạt mức âm gần 7 tỷ USD năm 1997). Vốn FPI vào Malaysia thông qua việc phát hành các công cụ cổ phần và công cụ nợ trên thị trường tài chính quốc tế rất không ổn định với mức cao nhất là 3,14 tỷ USD năm1997. Trong đó, nếu việc phát hành các công cụ cổ phần chiếm ưu thế trong thời kỳ 1992-1997 thì việc phát hành các công cụ nợ lại chiếm ưu thế trong thời kỳ 1999-2003. Ngoài ra, lượng vốn FPI mà Malaysia thu hút thông qua kênh này nhỏ hơn rất nhiều so với lượng vốn Luận văn 17 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập mà nước này thu hút được thông qua TTCK. Điều này phản ánh tính bất ổn cũng như những đánh giá ngặt nghèo của thị trường tài chính quốc tế đối với việc phát hành chứng khoán của những nước đang phát triển. Sự gia tăng mạnh mẽ của dòng vốn FPI vào Malaysia trong những năm đầu của thập kỷ 1990 được quyết định bởi hai nhân tố cơ bản. Thứ nhất, tăng trưởng chậm chạp ở các nước công nghiệp phát triển, lãi suất quốc tế giảm và áp lực của việc tìm kiếm lợi tức cao cũng như đa dạng hóa rủi ro đã thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Malaysia. Thứ hai, dòng vốn FPI vào Malaysia được hấp dẫn bởi một loạt các nhân tố nội địa như nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc, triển vọng kinh tế tăng trưởng cao, chế độ chính trị ổn định, Chính phủ thân thiện với thị trường, chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, cơ sở hạ tầng phù hợp, TTCK đang bùng nổ, lãi suất nội địa cao, đồng ringgit được dự tính sẽ tăng giá. Tuy nhiên, sự chảy vào mạnh mẽ của dòng vốn tư nhân nước ngoài, đặc biệt là vốn FPI trong những năm đầu thập kỷ 1990 cũng như sự rút vốn ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngoài trong những năm 1997-1998 đã gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế Malaysia buộc nước này phải sử dụng những chính sách kiểm soát đối với dòng vốn này. Những biện pháp kiểm soát vốn đã được sử dụng ở Malaysia Tùy vào từng giai đoạn của nền kinh tế và sự di chuyển của dòng vốn mà Chính phủ Malaysia áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn khác nhau. Trong thời kỳ 1990-1993, trước sự gia tăng mạnh của dòng vốn vào, Chính phủ Malaysia đứng trước sự đánh đổi giữa một bên là sự cần thiết phải duy trì lãi suất cao nhằm kiềm chế lạm phát với một bên là giảm khuyến khích đối với dòng vốn ngắn hạn chảy vào, đặc biệt là dòng vốn có liên quan đến việc mua các chứng khoán nợ cũng như sự gia tăng trong tài khoản ngoài của các NHTM. Dòng vốn này rất nhạy cảm với chênh lệch lãi suất, rất dễ bị đảo ngược và mang tính đầu cơ cao. Ngoài việc gây nên rủi ro cho nền kinh tế vĩ mô do tình trạng phát triển quá nóng, dòng vốn nước ngoài đổ mạnh vào trong nước còn tạo nên rủi ro đối với khu vực tài chính thông qua việc làm cho chất lượng tài sản có của các ngân hàng bị xấu đi (do việc vay và cho vay quá mức cũng như việc gặp rủi ro lớn về thời hạn và tiền tệ). Để đối phó với tình hình trên, Malaysia đã đặt ra mục tiêu ưu tiên chống lại sự bất ổn định do dòng vào quá mạnh gây nên và khôi phục lại sự ổn định của thị Luận văn 18 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập trường tài chính bằng cách phối hợp chính sách tiền tệ và các biện pháp kiểm soát ngoại hối. - Để tránh tác động tiêu cực của việc đồng ringgit lên giá, Chính phủ Malaysia đã áp dụng áp dụng biện pháp can thiệp vô hiệu bằng cách phát hành trái phiếu để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở. Song song đó, để hạn chế sự gia tăng cung tiền, Malaysia cũng đã áp dụng việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (tỷ lệ này năm 1991 là 7,5%, năm 1992 là 8,5%). - Lo ngại về khả năng mất kiểm soát đối với cung tiền, lạm phát cũng như bất ổn trên thị trường tài chính đã khiến Chính phủ Malaysia đưa ra một loạt các biện pháp trực tiếp cũng như gián tiếp đối với sự di chuyển dòng vốn vào. Các biện pháp được đưa ra là : cấm những người cư trú Malaysia bán các chứng khoán của thị trường tiền tệ có thời hạn dưới một năm cho những người không cư trú; hạn chế các hoạt động đầu cơ ở thị trường nước ngoài bằng cách cấm các ngân hàng tham gia vào giao dịch hoán đổi hoặc có kỳ hạn không liên quan đến thương mại với những người không cư trú; hạn chế các khoản tiền gửi của những người không cư trú ngoại trừ những khoản liên quan đến thương mại và đầu tư trực tiếp; tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc; các biện pháp điều tiết thận trọng đối với hệ thống ngân hàng cũng đã được thực hiện. Trong thời kỳ xảy ra khủng hoảng, đứng trước tình trạng dòng vốn chảy mạnh ra bên ngoài và sự giảm sút mạnh của dự trữ ngoại tệ, Chính phủ Malaysia đã thực hiện một loạt các biện pháp kiểm soát vốn. Những biện pháp kiểm soát đối với ngân hàng nhằm hạn chế các giao dịch hoán đổi bán ra (mua có kỳ hạn và bán giao ngay đồng ringgit với những người không cư trú) không liên quan đến thương mại, nhằm cắt đứt mối liên hệ giữa thị trường đồng ringgit trong nước và ngoài nước, giảm thiểu áp lực đối với lãi suất trong nước. Ngoài ra, để xóa bỏ thị trường đồng ringgit ở nước ngoài cũng như hạn chế đầu cơ đối với đồng tiền này, Chính phủ Malaysia đã yêu cầu chuyển toàn bộ số ringgit trên thị trường nước ngoài về nước (bao gồm cả tiền gửi bằng đồng ringgit trong tài khoản ngân hàng nước ngoài); đòi hỏi cấp phép đối với việc chuyển khoản giữa các tài khoản ngoài, tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu phải thanh toán bằng ngoại tệ, mọi giao dịch mua bán các tài sản tài chính định danh bằng đồng ringgit phải được thực hiện thông qua thể chế tiền gửi được ủy quyền v.v. Để khuyến khích các nhà đầu tư gián tiếp hiện hành đầu tư dài hạn và để tăng cường thu hút dòng vốn mới đồng thời giảm thiểu sự bất ổn định của dòng vốn Luận văn 19 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập ngắn hạn cũng như để việc rút vốn được tuần tự, không đột biến. Malaysia quy định thời hạn duy trì vốn đầu tư gián tiếp sau 12 tháng mới được chuyển ra nước ngoài. Áp dụng hệ thống thuế rút vốn giảm dần đối với việc rút vốn đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác. Mức thuế giảm dần phụ thuộc vào thời hạn đầu tư (mức 30% đối với việc rút vốn nếu thời gian đầu tư ít hơn 7 tháng, 20% nếu thời gian đầu tư từ 7-9 tháng, 10% nếu thời gian đầu tư 9-12 tháng và 0% nếu thời gian đầu tư trên 12 tháng). Không áp dụng kiểm soát vốn đối với những hình thức đầu tư mang tính thanh khoản thấp hoặc vốn FDI. Sau khi Malaysia thực hiện các biện pháp kiểm soát vốn của mình đối với các dòng vốn đầu tư nước ngoài, nhiều nhà kinh tế phương tây đã có những hoài nghi về những biện pháp này vì cho rằng nó sẽ làm mất niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế, những biện pháp này đã giúp Malaysia vượt qua khủng hoảng mà không cần phải cầu cứu sự trợ giúp từ IMF. 1.4.2 Kinh nghiệm kiểm soát dòng vốn tại Thái Lan Từ đầu những năm 1990 cho tới khi xảy ra khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997-1998, Thái Lan luôn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Sự chảy vào mạnh mẽ của dòng vốn quốc tế đã góp phần giúp cho nền kinh tế Thái Lan có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong suốt thời kỳ này. Tuy nhiên, cũng chính sự đảo ngược mạnh của dòng vốn đó đã khiến cho nền kinh tế Thái Lan rơi vào khủng hoảng. Nguyên nhân nằm ở sự yếu kém của hệ thống ngân hàng cùng với các biện pháp kiểm soát vốn không thận trọng đối với sự di chuyển của dòng vốn tư nhân nước ngoài. Để vượt qua khủng hoảng, Thái Lan đã phải cầu cứu sự viện trợ của IMF với việc chấp nhận những áp đặt chính sách của tổ chức này. Theo thống kê của ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT), từ đầu thập kỷ 1990, dòng vốn nước ngoài đã chảy mạnh vào nền kinh tế Thái Lan, đạt mức trung bình 355,639 tỷ baht/năm trong thời kỳ 1992-1996, sau đó lại đảo ngược mạnh với mức âm 389,391 tỷ baht/năm trong thời kỳ 1997. Trong đó, sự chảy vào và đảo ngược mạnh của dòng vốn thông qua hệ thống ngân hàng đạt mức 179,277 tỷ baht/năm thời kỳ 1992-1996 và âm 336,781 tỷ baht/năm thời kỳ 1997. Dòng vốn FPI vào Thái Lan được thực hiện thông qua việc các nhà đầu tư nước ngoài mua chứng khoán cổ phần và chứng khoán nợ trên TTCK Thái Lan cũng như các công cụ cổ phần và công cụ nợ trên thị trường quốc tế. Vốn FPI vào Thái Lan Luận văn 20 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập tăng mạnh trong thời kỳ trước khi xảy ra khủng hoảng và liên tục giảm sút trong thời kỳ sau khủng hoảng, Trong thời kỳ trước khi xảy ra khủng hoảng, FPI luôn có tỷ trọng cao hơn FDI nhưng vẫn nhỏ hơn so với vốn vay qua ngân hàng, thời kỳ 1992-1996, dòng vốn FPI chiếm 18,8% tổng dòng vốn quốc tế vào Thái Lan, gần gấp đôi so tỷ trọng của vốn FDI (9,9%) nhưng thấp hơn rất nhiều so vốn vay thông qua hệ thống ngân hàng (50,4%). Tuy nhiên, trong thời kỳ sau khủng hoảng, vốn FDI lại chiếm ưu thế hơn so với FPI, trong khi vốn FPI bị đảo ngược mạnh thì vốn FDI vẫn tiếp tục đạt mức dương, thậm chí đạt tới mức cao kỷ lục trong hai năm 1998 (đạt 7 tỷ USD) và năm 1999 (đạt hơn 6 tỷ USD). Sự gia tăng mạnh mẽ của dòng vốn tư nhân nước ngoài (trong đó có vốn FPI) vào Thái Lan được quyết định bởi nhiều yếu tố. Đầu tiên có thể thấy được là vào đầu thập kỷ 1990, Thái Lan đã tiến hành tự do hóa tài chính với việc tự do hóa lãi suất đối với cả tiền gửi và tiền vay; loại bỏ hầu hết các kiểm soát về ngoại hối, tự do hóa các giao dịch của tài khoản vốn với việc cho phép dòng vốn nước ngoài được tự do ra vào trong nước. Ngoài ra, trong giai đoạn này, lãi suất ở Thái Lan luôn duy trì ở mức cao hơn lãi suất thế giới (thời kỳ 1992-1998, lãi suất cho vay cơ bản của Thái Lan luôn cao hơn khoảng 8,15% so với lãi suất LIBOR) đã khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Thái Lan cũng như các ngân hàng và công ty tài chính trong nước vay mượn trên thị trường tài chính quốc tế để cho vay lại ở trong nước. Cùng với mức chênh lệch lãi suất, chính sách tỷ giá cố định (nhà đầu tư nước ngoài ít bị rủi ro về tỷ giá), triển vọng tăng trưởng cao của nền kinh tế trong điều kiện dòng vốn được tự do di chuyển đã làm dòng vốn nước ngoài chảy mạnh vào nền kinh tế Thái Lan, đặc biệt đáng lưu ý là vốn ngắn hạn. Dòng chảy mạnh mẽ của của vốn nước ngoài vào trong nước đã thúc đẩy nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng nhưng đồng thời cũng đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng phát triển quá nóng với biểu hiện là thâm hụt tài khoản vãng lai lớn, lạm phát gia tăng, TTCK bùng nổ và thị trường bất động sản có tính bong bóng. Và đến tháng 07/1997, khi mà các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt rút vốn đi kèm là xuất khẩu giảm, tính bong bóng của thị trường bất động sản và TTCK tan vỡ, đô la Mỹ tăng giá v.v. nền kinh tế Thái Lan rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Những biện pháp kiểm soát vốn đã được sử dụng ở Thái Lan Nhận thức được những tác động tiêu cực do sự di chuyển quá mức của dòng vốn nước ngoài, đặc biệt là dòng ngắn hạn. Từ năm 1995, Chính phủ Thái Lan đã Luận văn 21 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập yêu cầu các NHTM phải gửi vào NHTW (không lãi suất) 7% tiền gửi kỳ hạn dưới 1 năm của những người không cư trú, nhằm mục đích tăng chi phí đối với dòng vốn nước ngoài ngắn hạn. Tiếp đến, năm 1996, các NHTM và công ty tài chính được yêu cầu phải gửi vào NHTW Thái Lan 7% giá trị vốn vay nước ngoài ngắn hạn mới, nhằm mục đích khuyến khích thay đổi cơ cấu vay nước ngoài theo hướng vay dài hạn. Ngoài ra, Thái Lan còn áp dụng một loạt các biện pháp kiểm soát khác như đưa ra những hạn chế về trạng thái ngoại hối của các NHTM; yêu cầu báo cáo kịp thời về các biện pháp quản lý rủi ro trong các giao dịch ngoại hối và các công cụ phái sinh. Đặc biệt, vào tháng 06/1997 trước sức ép mạnh mẽ của đầu cơ, Thái Lan đã áp dụng những biện pháp như cấm một số giao dịch ngoại hối với người nước ngoài (cho vay thông qua nghiệp vụ hoán đổi, các giao dịch kỳ hạn trực tiếp bằng đồng baht…); phải thanh toán bằng USD cho bất kỳ việc mua hối phiếu bằng đồng baht trước hạn cũng như cho các công cụ nợ khác; cấm các nhà đầu tư vào cổ phiếu rút chuyển vốn bằng đồng baht; người nước ngoài phải sử dụng tỷ giá trong nước để chuyển lãi bằng đồng baht từ việc mua cổ phiếu. Để hạn chế đầu cơ đối với đồng baht, Thái Lan đã thiết lập thị trường tiền tệ hai cấp đối với nhà đầu tư nước ngoài thông qua chế độ tỷ giá hối đoái kép. Đồng thời với những biện pháp kiểm soát ngoại hối, Thái Lan đã thực hiên chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua việc tăng lãi suất chủ đạo, giảm tỷ lệ cho vay/tiền gửi v.v. Biện pháp can thiệp vô hiệu cũng được thực hiện trên thị trường ngoại hối nhằm bảo vệ tỷ giá cố định, tuy nhiên biện pháp này không mấy phát huy tác dụng do khả năng phát hành trái phiếu nội địa của Thái Lan không lớn và chi phí lãi phải trả cho các trái phiếu này cao hơn lợi nhuận thu được do đầu tư bằng ngoại tệ có được do can thiệp vô hiệu. Thái Lan đã không đưa ra được những biện pháp kiểm soát cụ thể đối với sự di chuyển của dòng vốn FPI mà chủ yếu là nhằm chống lại việc đầu cơ đồng baht và duy trì tỷ giá cố định. Mặc dù những biện pháp trên có những tác động tích cực đến cơ cấu dòng vốn vào Thái Lan, tỷ lệ vốn ngắn hạn đã giảm từ 62 % trong năm 1995 xuống còn 32% năm 1996, tỷ lệ nợ ngắn hạn trong tổng nợ cũng giảm. Thế nhưng vẫn không ngăn được sự đảo ngược của dòng vốn đầu tư nước ngoài và Thái Lan đã buộc phải thả nổi đồng baht và cầu cứu sự trợ giúp của cộng đồng tài chính quốc tế. Luận văn 22 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập Như vậy, trong suốt thập kỷ 1990, thậm chí ngay cả khi xảy ra khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1997-1998, Thái Lan vẫn kiên trì thực hiện chính sách tự do hóa tài chính của mình và không có những chính sách, biện pháp kiểm soát thận trọng đối với sự di chuyển của dòng vốn tư nhân (đặc biệt là dòng FPI). Những biện pháp về quản lý ngoại hối và can thiệp vô hiệu đối với dòng vốn vào không mang lại hiệu quả vì không có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác cùng sự giám sát, điều tiết thận trọng của hệ thống tài chính nội địa. 1.4.3 Kinh nghiệm kiểm soát dòng vốn tại Trung Quốc Trong suốt thập kỷ 1990, thậm chí ngay cả khi xảy ra khủng hoảng tài chính- tiền tệ châu Á, Trung Quốc luôn đạt được mức tăng trưởng cao kỷ lục (tốc độ tăng trưởng trung bình 9,5% thời kỳ 1990-1999) cùng với sự gia tăng xuất khẩu, tài khoản vãng lai thặng dư liên tục, lạm phát được kiềm chế ổn định. Điều đáng lưu ý là mặc dù có những chính sách kiểm soát nghiêm ngặt nhưng Trung Quốc lại là nước thu hút vốn đầu tư nước ngoài cao kỷ lục trong số các nước đang phát triển. Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đã tăng liên tục từ mức 10,3 tỷ USD năm 1990 lên đến 58,6 tỷ USD năm 1998. Trong đó, dòng vốn FPI vào Trung Quốc được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau : các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu được phát hành dành cho họ trên TTCK trong nước (cổ phiếu B) cũng như cổ phiếu và trái phiếu của Trung Quốc phát hành trên thị trường quốc tế (cổ phiếu N, H và L). Những đặc trưng cơ bản của giao dịch các loại cổ phiếu này như : cổ phiếu B được định danh bằng nhân dân tệ nhưng lại được bán cho nhà đầu tư nước ngoài bằng USD trên TTCK Thượng Hải và bằng đô la HongKong (HKD) trên TTCK Thẩm Quyến. Cổ phiếu H là cổ phiếu của các công ty Trung Quốc được niêm yết ở TTCK HongKong, những cổ phiếu này được định giá bằng Nhân dân tệ nhưng được bán bằng HKD. Cổ phiếu N là cổ phiếu được phát hành dành cho những nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Mỹ, cổ tức cũng được định giá bằng Nhân dân tệ nhưng được chi trả bằng USD, cổ phiếu N này không được giao dịch trực tiếp trên TTCK mà được phát hành thông qua chứng chỉ tiền gửi Mỹ (ADRs). Cổ phiếu L là cổ phiếu được phát hành trên TTCK Luân Đôn theo biên bản ghi nhớ giữa chính quyền Anh và Trung Quốc năm 1996. Tuy nhiên, vốn đầu tư nước ngoài FPI vào Trung Quốc chiếm tỷ trọng nhỏ so với vốn đầu tư trực tiếp (FDI), dòng FPI chỉ chiếm trung bình 7,6% dòng vốn FDI Luận văn 23 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập trong giai đoạn 1991-2002. Ngoài ra, trong khi dòng vốn FDI khá ổn định thì dòng FPI lại luôn tăng giảm khá thất thường trong suốt thời kỳ được xem xét. Những biện pháp kiểm soát vốn đã được sử dụng ở Trung Quốc Để kiểm soát sự di chuyển của dòng vốn tư nhân nước ngoài gián tiếp, Trung Quốc đã áp dụng một loạt các biện pháp kiểm soát chặt chẽ, trong đó có những biện pháp điều tiết thông qua TTCK và những biện pháp khác. Để hạn chế tối đa sự thâm nhập của nhà đầu tư nước ngoài bằng các dòng vốn ngắn hạn vào trong nước, Trung Quốc đã phân tách TTCK thành hai khu vực (segments) : khu vực cổ phiếu A (dành cho người cư trú) và khu vực cổ phiếu B (dành cho người không cư trú), đồng thời không cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các công cụ nợ và công cụ phái sinh trên TTCK cũng như trên thị trường tiền tệ. Những biện pháp điều tiết trên được nới lỏng một phần vào năm 1996 khi NHTW Trung Quốc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phiếu A thông qua các công ty được ủy quyền, đây là một bước tiến trong việc thống nhất TTCK vốn đang bị chia cắt. Những quy định mới nhằm mở rộng diện phát hành và tăng mức giao dịch cổ phiếu B cũng được áp dụng. Bên cạnh đó, để hạn chế những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ châu Á đối với những công ty niêm yết ở nước ngoài, Trung Quốc đã đưa ra những biên pháp nhằm nâng cao yêu cầu đối với các công ty niêm yết ở nước ngoài trong việc chuẩn mực hóa hoạt động, tăng cường tính minh bạch và cải tổ công ty, nâng cao hình ảnh của những công ty này trên thị trường tài chính quốc tế. Nhằm kiểm soát dòng vốn nước ngoài vào trong nước, Trung Quốc đã áp dụng chính sách quản lý chặt chẽ đối với việc vay nợ nước ngoài. Việc vay nước ngoài trung và dài hạn buộc phải đưa vào kế hoạch của Chính phủ và mỗi lần vay phải được kiểm tra và cấp phép; áp dụng hệ thống báo cáo đối với việc trả nợ và nhận thanh toán quốc tế, việc này sẽ cung cấp cho Chính phủ những số liệu tin cậy để giám sát việc vay nợ nước ngoài, bao gồm cả dòng vào và dòng ra ngắn hạn. Cùng với quá trình cải cách và mở cửa nền kinh tế, chế độ tỷ giá hối đoái ở Trung Quốc luôn được đổi mới. Sau nhiều lần phá giá đồng tiền nội địa, năm 1994 Trung Quốc xóa bỏ cơ chế đa tỷ giá và tuyên bố thiết lập chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý. Việc quản lý ngoại hối cũng được đổi mới : tự do hóa lãi suất tiền gửi ngoại tệ, xóa bỏ hạn chế việc sử dụng ngoại tệ đối với người cư trú, xóa bỏ những hạn chế đối với những giao dịch phi thương mại v.v. Tuy nhiên chế độ ngoại hối của Trung Quốc vẫn nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ. Cung cầu Luận văn 24 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập ngoại tệ trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng được Chính phủ kiểm soát thông qua việc can thiệp vào thị trường ngoại hối và quy định các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ hoặc có nhu cầu mua ngoại tệ đều phải xin phép NHTW. Trung Quốc còn hạn chế khả năng tiếp cận thị trường ngoại hối, đặc biệt đối với những nhà đầu tư nước ngoài bằng việc quy định chỉ những ngân hàng được chỉ định mới được tham gia thị trường ngoại hối. Có thể thấy, những biện pháp kiểm soát dòng vốn nước ngoài (chủ yếu là vốn FPI) vào Trung Quốc chủ yếu được thực hiện thông qua những biện pháp hành chính. Mục đích là khuyến khích sự chảy vào của dòng vốn dài hạn và hạn chế sự di chuyển của dòng vốn ngắn hạn. Nó còn mang ý nghĩa, kiểm soát chặt chẽ hơn tài khoản vốn so với tài khoản vãng lai, tự do hóa một số ngành đối với sự di chuyển của dòng FPI đồng thời kiểm soát chặt chẽ sự di chuyển của dòng vốn này đối với một số ngành khác (ngân hàng, bảo hiểm, TTCK…. ). Kết luận chương 1 Sự di chuyển của dòng vốn quốc tế đã mang lại những nguồn lực lớn cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là những rủi ro tiềm ẩn gây bất ổn cho nền kinh tế khi có sự đảo ngược dòng vốn. Đã có nhiều bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ rằng kiểm soát vốn là một phần không thể thiếu trong bất cứ nền kinh tế nào bởi rất khó để xây dựng một chính sách tiền tệ hoàn hảo đủ sức kiểm soát và điều tiết mọi tác động của các dòng lưu chuyển tài chính. Kinh nghiệm thực tế từ việc kiểm soát đối với sự di chuyển của các dòng vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là dòng vốn FPI của các nước đang phát triển - có một số nét tương đồng về xu thế và khả năng phát triển với Việt Nam như Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc là rất ý nghĩa đối với Việt Nam. Điều quan trọng hơn là những kinh nghiệm này được rút ra từ trong giai đoạn mà các nước này phải đối đầu với cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ châu Á. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới cả về thương mại lẫn tài chính, áp lực của việc tự do hóa tài chính cũng như việc dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đang vào Việt Nam với tốc độ và quy mô ngày càng cao. Những kinh nghiệm trên sẽ rất cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách vĩ mô của Việt Nam trong việc tìm ra những biện pháp kiểm soát, điều tiết các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước theo định hướng sẽ là những nguồn lực bổ sung cho đầu tư phục vụ tăng trưởng kinh tế mang tính chất dài hạn, bền vững. Luận văn 25 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG DÒNG VỐN VÀO VÀ VIỆC KIỂM SOÁT VỐN TẠI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 2.1.1 Tổng thể bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2005 - 2006 Năm 2005, Việt Nam đã phải đối diện với nhiều khó khăn thử thách đến từ trong nước cũng như từ môi trường bên ngoài.Trong nước luôn phải chống chọi với sự bất thường của thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch cúm gia cầm tái phát… tổng giá trị thiệt hại cho nền kinh tế lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, giá dầu thế giới biến động theo chiều hướng tăng đã làm cho hàng loạt các loại nguyên liệu, hàng hóa khác tăng giá, gây ảnh hưởng không nhỏ đến giá các nguyên liệu đầu vào nhập khẩu phục vụ cho quá trình sản xuất trong nước. Tuy vậy, với sự nỗ lực hết mình của cả guồng máy kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2005 đạt 8,43%, một con số ấn tượng và đã góp phần hoàn thành kế hoạch tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001-2005 là 7,5%, điều này khẳng định được rằng thời gian tăng trưởng kinh tế liên tục của Việt Nam đã đạt 25 năm, vượt kỷ lục 23 năm của Hàn Quốc tính đến năm 1997, chỉ thấp hơn kỷ lục 27 năm cho đến nay mà Trung Quốc đang nắm giữ. Hình 2.1 : Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1996 -2006 (%) 8.178.437.77.247.046.896.79 9.34 8.15 5.76 4.77 0 2 4 6 8 10 12 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Nguồn : Thời báo kinh tế Việt Nam 2003, 2004, 2005, 2006. Tiếp theo đà tăng trưởng của năm 2005, theo công bố của Tổng cục thống kê, mức tăng trưởng GDP năm 2006 của nước ta đạt 8,17% tuy có thấp hơn mức Luận văn 26 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập tăng trưởng năm 2005 (8,43%), cũng phải thừa nhận rằng năm 2006 là năm nước ta bị ảnh hưởng nặng nề của điều kiện tự nhiên. Thiên tai dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, liên tiếp gây hại lớn hiếm thấy, chỉ riêng thiên tai đã gây thiệt hại về tài sản lên 18,7 nghìn tỷ đồng, cao nhất trong 35 năm qua nếu tính theo giá trị tăng thêm thì tương đương với 1% GDP. GDP bình quân đầu người năm 2006 đạt 725 USD/người cao hơn mức 638 USD/người của năm 2005, công nghiệp dịch vụ trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế, phù hợp với chiến lược tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng của các ngành dịch vụ, công nghiệp. Lạm phát năm 2006 là 6,7% so với mức lạm phát 8,4% của năm 2005 thì có thể thấy Chính phủ đã thực hiện tốt mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm 2006. Mặc dù thâm hụt cán cân thương mại ước tính cả năm 2006 lên tới khoảng 5 tỷ USD do kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh và lớn hơn nhiều kim ngạch xuất khẩu, nhưng do thặng dư cán cân vốn, nên thâm hụt cán cân vãng lai hầu như không còn. Tính chung cán cân thanh toán tổng thể năm 2006 thặng dư khoảng 3,4 tỷ USD, tăng 1,3 tỷ USD so với mức thặng dư 2,1 tỷ USD của năm 2005. Thành tích tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là rất ấn tượng trong những năm gần đây, điều này có thể giúp chúng ta gia tốc phát triển kinh tế để tránh nguy cơ tụt hậu cũng như theo kịp đà phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, chất lượng của tăng trưởng kinh tế trong những năm qua chuyển biến còn chậm, tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào lượng vốn đầu tư trong khi hiệu quả đầu tư vẫn còn thấp (năm 2006 có tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP cao hơn nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế lại thấp hơn năm 2005). Tăng trưởng kinh tế do đóng góp của yếu tố lao động, đặc biệt là yếu tố năng suất lao động còn thấp. Cơ cấu kinh tế về công nghiệp, xuất khẩu còn mang nặng tính khai thác, tính gia công. Đã đến lúc phải chuyển sang phát triển theo chiều sâu, chú trọng tăng trưởng theo hướng tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tức là nâng cao năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP), tiến đến con đường phát triển bền vững. 2.1.2 Sự phát triển ngoạn mục của hoạt động xuất khẩu năm 2006 Hoạt động xuất khẩu đối với nước ta có ý nghĩa về nhiều mặt. Nó là một kênh tiêu thụ sản phẩm quan trọng của nền sản xuất trong nước, qua đó xác định được chỗ đứng, tính cạnh tranh của hàng hóa của Việt Nam trên thị trường thế giới. Xuất khẩu tạo ra nguồn ngoại tệ phục vụ cho việc nhập khẩu nguyên vật liệu, trang Luận văn 27 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập thiết bị phục vụ sản xuất, thiết bị kỹ thuật công nghệ cao phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra, xuất khẩu còn có ý nghĩa cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại tệ, góp phần ổn định tỷ giá. 2, 40 4 5, 44 8. 9 14 ,8 42 .7 15 ,0 29 .2 16 ,4 85 20 ,1 49 .3 26 ,4 85 32 ,4 19 .9 39 ,6 05 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Ước Đóng góp chung cho thành tích tăng trưởng của kinh tế Việt Nam năm 2006, không thể không đề cập đến sự tăng trưởng ngoạn mục của hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu năm 2006 đạt tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 39,6 tỷ USD mức cao nhất từ trước đến nay, gấp 16,5 lần năm 1990, gấp 7,3 lần năm 1995, gấp 2,7 lần năm 2000. Quy mô xuất khẩu bình quân 1 tháng trong năm 2006 đạt trên 3,3 tỷ USD, cao mức hơn cả năm của các năm trở về trước. 2006 Hình 2.2 : Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua một số năm (triệu USD) Nguồn : Thời báo kinh tế Việt Nam 2006-2007 So sánh với các nước khác, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện đứng 6/11 nước trong khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 16/44 nước và vùng lãnh thổ châu Á, đứng thứ 39/165 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP năm 2006 của Việt Nam đạt 64,9%, một tỷ cao so với tỷ lệ chung 22% của thế giới. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân đầu người năm 2006 đạt 470,9 USD, cao nhất từ trước đến nay, gấp 12,9 lần năm 1990, gấp 6,2 lần năm 1995 và tăng 20,7% so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2006 đạt 22,1%, cao hơn tốc độ tăng bình quân năm của thời kỳ 2001-2005 (17,4%). Điều gì đã mang lại kết quả đầy ngoạn mục cho xuất khẩu năm 2006. Đầu tiên có thể nhận thấy là xuất khẩu ở khu vực kinh tế trong nước tăng tới 20,5% - Luận văn 28 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập một tốc độ tăng hiếm thấy trong nhiều năm qua, chứng tỏ khu vực kinh tế trong nước đã trưởng thành lên khá nhiều, đã xâm nhập được thị trường thế giới, nơi có sự cạnh tranh rất gay gắt. Xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn tăng cao hơn , mức tăng lên đến 23,2%. Trong tổng mức tăng về kim ngạch xuất khẩu so với năm trước (về số tuyệt đối) 7,168 tỷ USD thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp 4,32 tỷ USD chiếm 60,3% tổng mức tăng. Ngoài ra, đóng góp vào thành tích tăng cao của kim ngạch xuất khẩu còn có sự tăng lên cả về lượng và về giá của các mặt hàng chủ lực (cao su, cà phê, thanh đá, thủy sản…). Thị trường xuất khẩu được duy trì và mở rộng, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất, kế đến là Nhật Bản, Trung Quốc, Australia v.v. Tuy nhiên, dù đạt được nhiều kết quả ngoạn mục, nhưng trong lĩnh vực xuất khẩu năm 2006 cũng còn những hạn chế bất cập. Về cơ cấu xuất khẩu, các mặt hàng là nguyên liệu thô (như dầu thô, than đá..), những mặt hàng nông sản chưa qua chế biến hoặc mới sơ chế (như gạo, cà phê, hạt điều, cao su, rau quả…) chiếm tỷ trọng còn lớn. Những mặt hàng chế biến tăng, nhưng những mặt hàng có tính gia công nguyên phụ liệu phụ thuộc vào nhập khẩu (như dệt may, giày dép, điện tử máy tính, đồ nhựa…) có giá trị gia tăng không cao và thực thu ngoại tệ cũng thấp. Trong giai đoạn hội nhập sắp tới chúng ta cần hướng đến xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng chất xám nhiều, giá trị gia tăng lớn để gia tăng vị thế xuất khẩu theo chiều sâu. 2.1.3 Sự phát triển phi mã của thị trường chứng khoán trong năm 2006 Mặc dù đã được thành lập từ ngày 20/07/2000, đến năm 2005 đã qua 5 năm hoạt động nhưng TTCK Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với kỳ vọng và tiềm năng của mình. Quy mô thị trường còn khiêm tốn; số lượng và chất lượng hàng hóa trên TTCK chưa cao nên kém hấp dẫn nhà đầu tư; số lượng nhà đầu tư chứng khoán còn hạn chế; hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến thị trường có tính pháp lý chưa cao, thiếu đồng bộ và còn nhiều bất cập; công tác tuyên truyền và phổ cập kiến thức về TTCK vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển thị trường. Tuy nhiên, bước sang năm 2006 (đặc biệt là những tháng cuối năm) đánh dấu sự bùng nổ của TTCK Việt Nam. Tính đến thời điểm 31/12/2006 tại hai trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM và Hà Nội đã có 193 công ty niêm yết, tổng giá trị vốn hóa thị trường đạt 221.156 tỷ đồng (tương đương 14 tỷ USD), chiếm 27,7% GDP năm 2006. Năm 2006 cũng chứng kiến sự đổ bộ lên sàn của những Luận văn 29 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập ngân hàng, tổ chức tài chính như : Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank), Ngân hàng Á châu (ACB), Công ty Chứng khoán SSI, Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Minh v.v. với tổng khối lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường đã tăng lên khoảng 8 lần so với thời điểm cuối năm 2005. Sự tăng trưởng ngoài mong đợi đó là hệ quả của việc gia tăng số lượng cũng như quy mô công ty niêm yết đăng ký giao dịch trên TTCK. Nguyên nhân tạo nên sự phi mã của TTCK Việt Nam trong năm 2006 cả về quy mô giao dịch lẫn số lượng công ty niêm yết có thể được nhìn nhận rằng, việc Bộ tài chính công bố quyết định hủy bỏ ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp niêm yết kể từ ngày 01/01/07 đã tạo động lực mạnh thúc đẩy hàng loạt doanh nghiệp sớm lên niêm yết hoặc đăng ký giao dịch tại các Trung tâm giao dịch chứng khoán, khiến cung chứng khoán tăng vọt vào 2 tháng cuối năm 2006. Và thành quả này một lần nữa cho thấy, việc dùng đòn bẩy ưu đãi thuế cho những doanh nghiệp tham gia niêm yết trên TTCK đã có một tác dụng cực lớn, mà kết quả của nó bằng, thậm chí là hơn cả những nỗ lực trong việc tạo hàng, thuyết phục doanh nghiệp. Ngoài ra, thành công của chương trình cổ phần hóa gắn với đấu giá cổ phần một cách công khai, minh bạch tại các TTGDCK và thị trường trái phiếu cũng khá sôi động với gần 400 loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu ngân hàng niêm yết với tổng giá trị trên 70.000 tỷ đồng, bằng 7,7% GDP năm 2006. Cùng với sự tăng mạnh mẽ về nguồn cung, năm 2006 cũng chứng kiến cầu chứng khoán tăng mạnh, đầu tư chứng khoán đã trở thành mối quan tâm của đại đa số người dân thành thị và TTCK Việt Nam bước đầu trở thành kênh huy động vốn khá hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội vàng trong năm 2006 huy động vốn thành công qua TTCK với chi phí rẻ nhất. Cũng trong năm 2006 Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mới bắt đầu có hiệu lực. Tháng 06/2006, Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán (có hiệu lực từ 01/01/2007) đưa công ty đại chúng vào diện phải thực hiện chế độ công bố thông tin, tạo nên một bước ngoặt quan trọng trong việc từng bước mở rộng thị trường có quản lý, bảo vệ số đông nhà đầu tư. Tuy nhiên, theo nhận xét chủ Chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng, quy mô thị trường có quản lý vẫn khá nhỏ so với mức bình quân 30-40% GDP của các nước trong khu vực. Tuy đạt mức 24,4% GDP năm 2006 nhưng thực tế mức độ giao dịch thấp (chỉ khoảng 14%) do nhà nước còn nắm giữ cổ phần khá lớn trong các công ty niêm yết và số cổ phiếu này không được giao dịch trên thị trường. Đáng chú ý là sự tăng trưởng thị trường vẫn mang những yếu tố chưa tích cực, việc đầu tư theo phong trào của nhà đầu tư cá nhân khá phổ biến, đặc biệt việc đầu tư không trên cơ sở Luận văn 30 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập thông tin chính thức là một nguy cơ đối với sự bền vững của TTCK và lợi ích của nhà đầu tư. Hệ thống các tổ chức trung gian và hỗ trợ thị trường còn hạn chế về năng lực tài chính, quản trị công ty và chất lượng dịch vụ, chỉ có 12/55 công ty chứng khoán có vốn điều lệ trên 100 tỷ. Hệ thống công nghệ thông tin lạc hậu, đội ngũ nhân viên hành nghề hạn chế về số lượng và chất lượng, kiểm soát nội bộ, quản trị công ty còn yếu, chất lượng dịch vụ chưa cao, mới chú trọng đầu tư ngắn hạn tìm kiếm lợi nhuận. Khi thị trường mở rộng nhanh thì quy mô các công ty chứng khoán chưa đảm bảo cung cấp dịch vụ một cách bình đẳng, gây phản ứng cho nhà đầu tư. Các quỹ đầu tư nước ngoài (trước đây do Bộ Thương mại cấp phép) có tình trạng hoạt động vượt quá chức năng theo giấy phép và chưa chịu sự quản lý, giám sát, không có chế độ báo cáo thông tin. Các tổ chức nước ngoài ủy thác cho cá nhân đầu tư mà không phải thực hiện chế độ đăng ký và báo cáo. Tình trạng trên dẫn đến khó kiểm soát được luồng vốn, việc rửa tiền, thao túng thị trường v.v. đồng thời gây sức ép lên đồng bản tệ và nguy cơ đảo chiều rút vốn gây khủng hoảng thị trường. Trong các năm tới, nhà nước cần có các giải pháp về khung pháp lý, về thị trường phù hợp nhằm hoàn thiện và giúp cho thị trường phát triển theo chiều sâu, bảo đảm sự phát triển bền vững và lành mạnh của TTCK. 2.1.4 Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại năm 2006 Trong xu thế hội nhập, lĩnh vực hoạt động ngân hàng được xem là một trong những lĩnh vực nhạy cảm nhất. Vấn đề chiến lược phát triển, xây dựng hệ thống ngân hàng hiện đại đủ sức cạnh tranh trong quá trình tự do hóa tài chính đang được đặt lên hàng đầu cho các nhà làm chính sách vĩ mô hiện nay. Nhận định và hòa theo xu thế đó, trong năm 2006 đánh dấu bước phát triển vượt bậc của hệ thống các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng cả về chất lượng, số lượng, quy mô và uy tín. Cơ cấu lại mạng lưới Thực hiện Quyết định 888 của Thống Đốc NHNN, các NHTM và TCTD đã triển khai cơ cấu lại mạng lưới gắn với quy mô vốn điều lệ và điều kiện hoạt động. Ngoại trừ hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cần phải có lộ trình thích hợp, tất cả các NHTM chỉ hình thành phòng giao dịch và các chi nhánh trực thuộc (cấp 1). Nhiều chi nhánh cấp 2 và Phòng giao dịch đã được nâng cấp lên thành chi nhánh trực thuộc NHTM. Đồng thời các NHTM tiếp tục phát Luận văn 31 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập triển mạnh mạng lưới của mình thông qua việc thành lập mới chi nhánh và phòng giao dịch tại các khu vực dân cư tập trung, trung tâm thương mại, khu vực kinh tế phát triển. Kết quả đã có trên 500 chi nhánh và Phòng giao dịch của các ngân hàng được đưa vào hoạt động trong năm 2006 trên phạm vi cả nước. Từ đó đã nâng cao được khả năng cạnh tranh huy động vốn, mở rộng cho vay có hiệu quả, đẩy mạnh đầu tư, phát triển việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Tăng vốn điều lệ và năng lực tài chính Tất cả các NHTM và TCTD trong năm 2006 đều tăng cao vốn điều lệ thông qua con đường phát hành trái phiếu chuyển đổi và phát hành cổ phiếu. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư- Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hoàn thành các đợt phát hành trái phiếu có khả năng chuyển đổi khi các NHTM này cổ phần hóa vào năm 2007 và 2008, đã huy động được từ 1.385 tỷ đồng đến 3.000 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ, đảm bảo an toàn vốn theo thông lệ quốc tế. Các NHTM cổ phần đều thực hiện thành công nhiều đợt phát hành trái phiếu và cổ phiếu tăng vốn. Trong đó, NHTM cổ phần ACB, Sacombank, VP Bank, Phương Đông đã có các cổ đông là các Ngân hàng và tập đoàn tài chính nước ngoài, chiếm từ 10 - 30% vốn điều lệ của mỗi ngân hàng. Tính đến hết năm 2006, Sacombank dẫn đầu khối NHTM cổ phần, với số vốn điều lệ trên 2.089 tỷ đồng, Techcombank 1.500 tỷ đồng, Phương Nam 1.290 tỷ đồng, Eximbank trên 1.212 tỷ đồng v.v. một số NHTM cổ phần khác cũng có vốn xoay quay mức 1.000 tỷ đồng. Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu của các NHTM CP quy mô lớn được lựa chọn (tỷ đồng) Đơn vị Vốn điều lệ Lợi nhuận trước thuế Tổng tài sản Tên Ngân hàng 2004 2005 2004 2005 2004 2005 PNB 321,7 580,4 72,1 102,6 4.339,5 6.258,8 ACB 481,1 948,3 278,0 385,1 15.623,5 24.399,7 OCB 200,0 300,0 43,8 67,2 2.529,5 4.020,2 Sacombank 740,0 1.250,0 198,0 306,1 10.394,9 14.456,2 Techcombank 412,7 617,7 39,7 286,0 6.444,7 10.504,0 VP Bank 198,1 500,0 60,0 83,0 4.192,2 6.500,0 Nguồn : Thời báo Kinh tế Việt Nam 2006-2007 Đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng Luận văn 32 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập Phát triển mạnh nhất là dịch vụ thẻ. Đến cuối năm 2006 cả nước có 17 NHTM phát hành và thanh toán thẻ nội địa, 10 NHTM làm đại lý phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. Tổng số thẻ đang phát hành ước tính đạt 3,5 triệu thẻ, đã có 2.154 máy rút tiền tự động ATM và trên 17.000 máy POS tại các điểm thanh toán thẻ. Ngân hàng EAB đang dẫn đầu khối NHTM và Vietcombank đang dẫn đầu toàn ngành ngân hàng về dịch vụ thẻ. Ngoài ra, dịch vụ kiều hối, thanh toán và chuyển tiền trong nước, quốc tế, kinh doanh ngoại tệ v.v. cũng được các NHTM đẩy mạnh. Hòa nhịp cùng sự phát triển đột phá của TTCK, năm 2006 cũng ghi nhận việc thành lập và đi vào hoạt động các công ty chứng khoán của các NHTM. Tính đến hết tháng 12-2006, đã có 12 NHTM thành lập công ty kinh doanh chứng khoán, 7 NHTM có 9 công ty cho thuê tài chính. Bên cạnh đó, các NHTM còn thành lập các công ty kiều hối, công ty thương mại dịch vụ, công ty liên doanh bảo hiểm, liên doanh quỹ đầu tư chứng khoán, công ty kinh doanh vàng bạc. Các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay, tài khoản cá nhân v.v. cũng được các NHTM đa dạng các sản phẩm khác nhau, đem lại tiện ích cho khách hàng. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công nghệ Hầu hết các NHTM cổ phần đều thực hiện tiêu chuẩn hóa và đảm bảo nguyên tắc, quy trình trong tuyển chọn cán bộ, nhân viên mới. Trong số nhân sự cao cấp tại nhiều NHTM cổ phần có số đông là cán bộ có năng lực và kinh nghiệm đang làm việc trong các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng thương mại nhà nước. Các NHTM đều tăng cường đầu tư cho hiện đại hóa công nghệ ngân hàng như lắp đặt chương trình phần mềm hiện đại của các hãng nổi tiếng, uy tín trên thế giới. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được mở rộng tới 65 ngân hàng thành viên với 270 chi nhánh tham gia, bình quân mỗi ngày có 12.000 - 13.000 giao dịch, doanh số thanh toán bình quân 8.000 tỷ đồng/ngày. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán đã cho phép tăng tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình lưu thông hàng hóa và dịch vụ. Hệ thống TCTD nhà nước chậm đổi mới Đến hết năm 2006, khối TCTD nhà nước có năm NHTM nhà nước và một ngân hàng chính sách xã hội, một Quỹ tín dụng trung ương. Tuy nhiên, khối NHTM nhà nước chậm cổ phần hóa. Theo kế hoạch, hai NHTM nhà nước đầu tiên là Ngân hàng ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Luận văn 33 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập Long phải tiến hành cổ phần hóa trong năm 2006 nhưng đến hết năm 2006 vẫn chưa chọn được nhà tư vấn cổ phần hóa cho hai ngân hàng này. Như vậy, tính đến hết năm 2006, ở Việt Nam có 33 NHTM cổ phần đang hoạt động. Tất cả các ngân hàng này đã nhiều lần tăng vốn điều lệ, tốc độ tăng tổng tài sản, nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay, lợi nhuận trước thuế v.v. đều đạt cao nhất từ trước đến nay. Nhiều NHTM cổ phần đạt tốc độ tăng các chỉ tiêu tới mức 50% đến 80% so với cuối năm 2005. Tuy nhiên, song song cùng sự phát triển của hệ thống NHTM (đặc biệt là NHTM cổ phần), trong năm 2006 cũng ghi nhận một đối trọng cạnh tranh với các ngân hàng trong nước, đó là các ngân hàng nước ngoài vừa hiện đại về công nghệ, quản lý, vừa mạnh về vốn. Tính đến hết năm 2006, hoạt động tại Việt Nam đã có 35 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh với nước ngoài, 4 công ty liên doanh cho thuê tài chính và 1 công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài, ngoài ra còn có 49 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam đang hoạt động. Các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam được xếp hạng nằm trong số 100, hay 500 ngân hàng lớn nhất thế giới như Citi Bank, America Express, Deutshe bank, ANZ v.v. Tổng số vốn điều lệ và vốn góp mua cổ phần của các tập đoàn ngân hàng nói trên đã thực sự đưa vào Việt Nam lên tới gần 1,0 tỷ USD. Đó là chưa kể số vốn các chi nhánh ngân hàng nước ngoài huy động ở nước ngoài đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam. Tổng tài sản của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài lên tới 200.000 tỷ đồng, chiếm trên 20% tổng tài sản hệ thống NHTM và TCTD ở Việt Nam, tăng hơn 50% so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng đó chứng tỏ trong năm qua các ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài đã chuyển một số vốn rất lớn vào Việt Nam 2.2 NHỮNG NÉT ĐẶC THÙ CỦA DÒNG VỐN VÀO TẠI VIỆT NAM 2.2.1 Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Với mục tiêu tăng trưởng GDP cao hơn 8% mỗi năm trong giai đoạn 2006- 2010, trong khi tỷ lệ huy động vốn trong nước chỉ đạt 22%, ngoài nguồn vốn ODA, trong thời gian tới Việt Nam phải cần khoảng 9 tỷ USD cho mỗi năm (theo GS- TSKH Nguyễn Mại – Tổ nghiên cứu kinh tế đối ngoại của Thủ tướng Chính phủ). Luận văn 34 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập 2.01 2.59 1.62 1.95 4.2 5.8 10.2 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Nếu xét từ năm 2000 - thời kỳ sau khủng hoảng, đồ thị thể hiện quá trình thu hút vốn FDI vào Việt Nam là một đường cong, điểm thấp nhất là năm 2002, năm 2004 FDI bắt đầu phục hồi, năm 2005 đã tăng trưởng rõ rệt và năm 2006 đạt được nhiều kỷ lục cả về vốn đăng ký mới, vốn đầu tư tăng thêm và vốn thực hiện. Nếu như năm 1997 được coi là đỉnh điểm của thành tích thu hút vốn FDI thì sau 10 năm, đến năm 2006 mới vượt qua được đỉnh điểm đó. Tính đến cuối năm 2006, nước ta đã thu hút được 60,4 tỷ USD vốn FDI đăng ký, trong đó vốn thực hiện là 36 tỷ USD. Hình 2.3 : Thu hút vốn FDI qua các năm (tỷ USD) Nguồn : Thời báo kinh tế Việt Nam 2006-2007 Không thể không nói đến những nhân tố bên ngoài đã tác động thuận chiều và ngược chiều đến FDI vào Việt Nam, như dòng vốn FDI thế giới đã tăng nhanh trong 15 năm gần đây, tạo cơ hội cho những nước đang phát triển hoặc chuyễn đổi cơ chế kinh tế có thể thu hút một lượng lớn vốn nước ngoài cần cho công cuộc xây dựng kinh tế; như cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực đã làm cho các nhà đầu tư quốc tế đánh giá lại “sự thần kỳ của Đông Á” làm giảm đi tính hấp dẫn của các nước trong khu vực với các nhà đầu tư lớn. Nhưng cần khách quan thừa nhận rằng, thành quả của việc thu hút vốn FDI ở nước ta do tác động chủ yếu của các nhân tố chủ quan, liên quan đến việc tận dụng thời cơ và tạo lập môi trường đầu tư đủ đảm bảo lợi thế cạnh tranh trong một thế giới vừa hợp tác, vừa cạnh tranh khá gay gắt trong việc thu hút các nguồn vốn quốc tế. Năm 1996, lần thứ ba Luật Đầu tư nước ngoài được sửa đổi, nhưng không phải theo chiều hướng của hai lần trước đó, năm 1990 và 1992, mà ngược lại, đã giảm bớt khá nhiều ưu đãi gây nên phản cảm đối với nhiều doanh nghiệp FDI và nhà đầu tư mới. Tháng 07/1997 xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực, các nước Luận văn 35 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập chịu tác động lớn nhất là Thái Lan, Philippines, Indonesia v.v. nhưng nhìn chung nước ta nằm ngoài tâm bão của cuộc khủng hoảng. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, cuộc khủng hoảng này cũng đã góp phần tạo ra cho Việt Nam một thời cơ mới trong việc thu hút nguồn vốn quốc tế khi mà các nước trong khu vực đang phải lo đối phó với khủng hoảng. Đáng tiếc là do môi trường đầu tư trở nên kém hấp dẫn từ khi sửa Luật Đầu tư năm 1996 và Việt Nam cũng không có được một số đối sách thích hợp để chủ động đối phó với khủng hoảng, nên thời gian này tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như việc thu hút vốn đầu tư FDI của Việt Nam đã giảm sút rõ rệt trong nhiều năm liên tiếp. Mấy năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương cải thiện môi trường đầu tư, tạo lập cơ sở pháp lý bình đẳng trong kinh doanh cho mọi loại hình doanh nghiệp, coi trọng hơn việc cải tiến công tác quản lý nhà nước và cải cách thủ tục hành chính trong các hoạt động kinh tế, chủ động trong hoạt động xúc tiến đầu tư. Năm 2006 với Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp mới ra đời đánh dấu bước tiến quan trọng trên lộ trình hội nhập kinh tế với thế giới trên lĩnh vực lập pháp. Chính phủ đã phân cấp cho chính quyền các tỉnh, thành phố việc thẩm định và cấp phép đầu tư cũng như việc quản lý nhà nước các doanh nghiệp FDI, vừa tạo thế chủ động cho chính quyền các địa phương vừa tạo nên phong trào thi đua cải tiến thủ tục hành chính, tạo lập sự hấp dẫn môi trường đầu tư giữa các địa phương. Việc Việt Nam gia nhập WTO, tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC đã tạo nên vị thế mới trong khu vực và trên thế giới. Nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đã hình thành tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo của một nước có dân số hơn 84 triệu người, ngày càng trở thành thị trường tiêu thụ lớn, trở thành thị trường đầy tiềm năng đối với nhiều tập đoàn đa quốc gia. Những tiền đề trên đã thực sự tạo ra cho Việt Nam bước đột phá trong việc thu hút vốn đầu tư FDI. Thật vậy, năm 2006 đánh dấu sự tăng trưởng ngoạn mục của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Cả nước có 833 dự án FDI mới, với tổng vốn đăng ký 7,838 tỷ USD và 486 dự án tăng vốn đầu tư 2,362 tỷ USD; gộp lại là 10,2 tỷ USD. Đây là năm có vốn FDI cao nhất trong trong gần hai thập kỷ vừa qua, kể từ khi Quốc hội nước ta ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vào tháng 12 năm 1987. Năm 2006 cũng là năm vốn thực hiện FDI có mức tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây, tăng 24,2% so với năm 2005, đạt 4,1 tỷ USD; có thêm 250 doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, đưa số doanh nghiệp FDI đang hoạt động kinh Luận văn 36 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập doanh ở nước ta lên đến 3.500 doanh nghiệp. Các ngành công nghệ cao được chú ý đầu tư nhiều như công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học v.v. Điều đáng chú ý là hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. Doanh thu trong năm 2006 ước đạt 29,4 tỷ USD, tăng 31,3% so với năm 2005, trong đó, doanh thu xuất khẩu (trừ dầu thô) ước đạt 14,6 tỷ USD, tăng 31,2% so với năm 2005, nếu tính cả dầu thô thì giá trị xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2006 đạt 22,6 tỷ USD, chiếm 57% giá trị xuất khẩu của cả nước. Năm 2006, sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19,5% cao hơn mức tăng trưởng chung của công nghiệp cả nước. Đáng chú ý là lượng FDI được phân bố cho các khu vực trong cả nước đều hơn, số lượng các tỉnh có số vốn FDI đạt trên 100 triệu USD đã tăng gấp đôi so với năm 2005. Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã thu hút được 27 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn gần 2,2 tỷ USD, nhiều nhất từ trước đến nay và vươn lên dẫn đầu cả nước về thu hút FDI. Nếu xét theo đối tác, trong số 40 nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, Hàn Quốc là quốc gia dẫn đầu chiếm 31,9% tổng số vốn cấp mới,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf46934.pdf
Tài liệu liên quan