Tài liệu Luận văn Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay: LUẬN VĂN:
Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc
văn hoá dân tộc Mông ở tỉnh
Hà Giang hiện nay
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hoá là một lĩnh vực rộng lớn có liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội, ở
mọi thời đại, mọi giai đoạn lịch sử. Văn hoá được coi là nhân tố quyết định đến sự phát
triển bền vững của một quốc gia dân tộc. Văn hoá của môt dân tộc trước hết thể hiện ở
bản sắc và nét văn hoá riêng của dân tộc ấy. Bản sắc dân tộc thể hiện trong giá trị văn
hoá của dân tộc, nó biểu hiện cho sự định hướng và lựa chọn trong hành động của con
người. Vì thế, vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đã và đang là mối
quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong lễ phát động “Thập kỷ thế
giới phát triển văn hoá “ vào năm 1988, Tổng giám đốc UNESCO đã nhấn mạnh: “Hễ
nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hoá thì
nhất định sẽ xảy ra mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hoá, và kh...
96 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc
văn hoá dân tộc Mông ở tỉnh
Hà Giang hiện nay
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hoá là một lĩnh vực rộng lớn có liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội, ở
mọi thời đại, mọi giai đoạn lịch sử. Văn hoá được coi là nhân tố quyết định đến sự phát
triển bền vững của một quốc gia dân tộc. Văn hoá của môt dân tộc trước hết thể hiện ở
bản sắc và nét văn hoá riêng của dân tộc ấy. Bản sắc dân tộc thể hiện trong giá trị văn
hoá của dân tộc, nó biểu hiện cho sự định hướng và lựa chọn trong hành động của con
người. Vì thế, vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đã và đang là mối
quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong lễ phát động “Thập kỷ thế
giới phát triển văn hoá “ vào năm 1988, Tổng giám đốc UNESCO đã nhấn mạnh: “Hễ
nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hoá thì
nhất định sẽ xảy ra mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hoá, và khả năng
sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều”.
Việt Nam là một đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời và là một quốc gia đa
dân tộc. 54 dân tộc là 54 sắc màu văn hoá tạo nên nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc. Mỗi dân tộc được phân bố ở các vùng miền của Tổ quốc và có giá trị
truyền thống, sắc thái văn hoá riêng. Việc kế thừa, phát triển sắc thái, giá trị văn hoá các
dân tộc có ý nghĩa làm phong phú thêm nền văn hoá Việt Nam.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn đề cao vai trò của văn hoá và
phát huy vai trò to lớn của văn hoá - xã hội. Coi văn hoá là một trong yếu tố không thể
thiếu trong việc hoạch định chính sách kinh tế - xã hội và chính sách đối ngoại của
Đảng. Chính vì vậy, cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tại
hội nghị TW 4, khoá VII (01/1993), Đảng ta đã xác định” Văn hoá là nền tảng tinh thần
của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là mục tiêu
của chủ nghĩa xã hội”[ ]. Trong những năm gần đây, Đảng ta rất chú trọng đến việc giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số. Nghị quyết 22 của Bộ chính
trị nêu rõ:
Nền văn minh ở miền núi phải được xây dựng trên cơ sở mỗi dân tộc
phát huy bản sắc văn hoá của mình, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá của các dân
tộc khác và góp phần phát triển văn hoá chung của cả nước, tạo ra sự phong
phú đa dạng trong nền văn minh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam [9,
tr.51].
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng tiếp tục khẳng định:
“Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn và phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn
hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội…” [12, tr.33].
Vì vậy việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam nói chung, bản
sắc văn hoá các dân tộc thiểu số nói riêng là một trong những nhiệm vụ hết sức quan
trọng để thực hiện mục tiêu: “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc”.
Hà Giang là tỉnh biên giới, nơi địa đầu của Tổ quốc, có 22 dân tộc anh em cùng
sinh sống, trong đó, người Mông là dân tộc thiểu số đông nhất hiện nay với số dân
trên 200.000 người, chiếm 1/3 số người Mông của cả nước. Trong những năm gần
đây, tình hình thế giới có nhiều biến đổi, xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra như một
cơn lốc cuốn hút tất cả các nước trên thế giới. Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia
khác không thể đứng ngoài dòng chảy này. Kinh tế thị trường với những ưu điểm và
mặt trái của nó, có ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn hoá truyền thống của các dân
tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong có văn hoá dân tộc Mông. Trước sự
tác động của cơ chế thị trường, đã có một số bộ phận không nhỏ người Mông có xu
hướng cực đoan rũ bỏ văn hoá truyền thống của mình để tin vào các thần bảo hộ ở
nhà, đi tìm đức tin mới từ “Vàng Trứ”, “Thìn Hùng” (đức chúa trời). Sự tác động của
giáo phái lạ đã tác động sâu sắc đến văn hoá người Mông và nó đang bị mai một, pha
trộn, lai căng, không còn giữ đựơc bản sắc văn hoá dân tộc mình. Trước tình hình đó
việc giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Mông ở Hà Giang,
hiện đang là vấn đề cấp thiết. Điều đó không những có ý nghĩa đối với việc bảo tồn,
phát huy giá trị, bản sắc văn hoá của các dân tộc Mông, mà còn có ý nghĩa phát huy
vai trò của văn hoá đối với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hà Giang hiện nay.
Với những lý do trên, học viên chọn “Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn
hoá dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc
sỹ triết học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Xung quanh vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đã có khá nhiều
công trình, đề tài nghiên cứu đề cập đến ở những góc độ, những hướng tiếp cận khác
nhau.
- Nghiên cứu dưới góc độ bản sắc văn hoá dân tộc có những tác phẩm tiêu biểu
như:
"Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc", Huy Cận, Nxb Chính trị Quốc gia, 1994.
"Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam", PGS. Viện sĩ Trần Ngọc Thêm, Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh, 2001. "Bản sắc văn hóa Việt Nam", Phan Ngọc, Nxb Văn học, 2002.
"Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc",
Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên). "Bản sắc văn hóa dân tộc", Hồ Bá Thâm, Nxb Văn hóa
Thông tin, 2003.
Những cuốn sách trên đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến bản sắc
văn hoá dân tộc ở Việt Nam, nghiên cứu đặc điểm, vai trò, bản sắc văn hoá Việt Nam
trong đời sống hiện nay, đặc biệt là đời sống văn hóa khi đất nước đang bước vào thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa.
Nghiên cứu về văn hóa các dân tộc thiểu số có:
"Tìm hiểu văn hóa vùng các dân tộc thiểu số" của Lò Giàng Páo, Nxb Văn hóa dân
tộc, Hà Nội, 1997. "Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam", Ngô Văn Lệ, Nxb Giáo
dục, Hà Nội, 1998. Đề tài: "Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt
Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá", Luận văn thạc sĩ Triết học của Phạm Việt Thắng,
2002, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài: "Vấn đề giữ gìn và phát huy giá
trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Gia Lai trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay",
Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003 của Đỗ Văn
Hòa. Đề tài: "Kế thừa và phát huy bản sắc dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay", Luận văn
thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2006 của Phạm Thị Thảo.
Nghiên cứu văn hóa dân tộc Mông có các công trình:
“Dân tộc Mông ở Việt Nam”, Cư Hoà Vần - Hoàng Nam ,1994, Nxb Văn hoá Dân
tộc, Hà Nội. “Văn hoá dân tộc Mông Hà Giang”, Trường Lưu – Hùng Đình Quý, Sở
văn hoá - Thông tin – Thể thao, Hà Giang, 1996. “Văn hoá H'mông”, Trần Hữu Sơn,
Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. "Các dân tộc Hà Giang", Lê Đại Nghĩa- Triệu Đức
Thanh, Nxb thế giới, 2004. "Văn hóa tâm linh người Mông ở Việt Nam truyền thống và
hiện đại", Nxb Văn hóa thông tin và viện văn học, Hà Nội, 2005. Sở Văn hoá Thông tin
Hà Giang (2006), Hồ sơ khảo sát văn hoá cổ truyền tộc người Mông, thuộc dự án KX-
HG-03(04), Hà Giang. Và nhiều bài viết trên các tạp chí: Dân tộc học, nghiên cứu lịch
sử...
Các công trình trên là hết sức có giá trị tạo nên một cái nhìn tổng quan về văn
hoá các dân tộc. Nhiều công trình, tác phẩm đều đã đi vào khai thác những đặc điểm
chung về bản sắc văn hóa; văn hóa các dân tộc thiểu số; văn hóa của dân tộc Mông ở
nước ta. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu những
giá trị văn hóa, phong tục tập quán nhằm giới thiệu về người Mông; những nét đặc
sắc - cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc Mông. Một số đề tài, công trình cũng đề
cập tới vấn đề bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nhưng mới chỉ
đề cập một cách chung chung, chưa có công trình khoa học nào đề cập đến vấn đề kế
thừa và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Mông một cách có hệ thống dưới góc
độ triết học. Mặc dù vậy, những kết quả nghiên cứu trên đây là nguồn tư liệu quan
trọng, là cơ sở để học viên tiếp thu, nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ bản sắc văn hoá dân tộc Mông, phân tích thực trạng kế thừa và
phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông, đề xuất một số nguyên tắc và nhóm giải pháp
cơ bản nhằm kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Mông ở Hà Giang hiện
nay.
3.2. Nhiệm vụ
luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau:
Một là, làm rõ bản sắc văn hóa của dân tộc Mông, tính tất yếu khách quan và một
số nguyên tắc cơ bản của việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mông ở
Hà Giang
Hai là, đánh giá thực trạng và vấn đề đặt ra trong việc kế thừa và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc Mông ở Hà Giang hiện nay.
Ba là, đề xuất một số nhóm giải pháp cơ bản, nhằm kế thừa và phát huy bản sắc
văn hoá dân tộc Mông ở Hà Giang trong những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã trình bày ở trên, luận văn xác định đối
tượng nghiên cứu là kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mông ở Hà Giang
trên góc độ triết học.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Văn hóa là một vấn đề rất rộng, văn hóa các dân tộc cũng rất đa dạng và phong
phú... Luận văn không trình bày toàn bộ các vấn đề thuộc về văn hóa của dân tộc Mông
mà chủ yếu khai thác một cách có hệ thống, ở khía cạnh triết học những giá trị văn hóa
tạo nên "Bản sắc văn hóa" của dân tộc Mông ở Hà Giang nhằm kế thừa và phát huy nó
trong giai đoạn hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Thực hiện đề tài này, luận văn chủ yếu dựa trên cơ sở lưý luận là chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về văn
hóa, về dân tộc và chính sách dân tộc, nhất là quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và
ý thức xã hội; đồng thời có tham khảo một số công trình nghiên cứu, đề tài khoa học,
sách, báo... tài liệu có liên quan đến nội dung được đề cập trong luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, phương pháp lịch sử và lôgíc; phân tích và tổng hợp; quy nạp và diễn dịch, điều
tra, so sánh... nhằm thực hiện mục đích mà đề tài đặt ra.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm rõ thêm những nét đặc sắc của tộc
Mông ở Hà Giang; phân tích và hệ thống hóa các giá trị văn hóa của dân tộc Mông dưới
góc độ triết học. Qua đó đưa ra những giải pháp cơ bản và thiết thực nhằm kế thừa và
phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mông ở Hà Giang trong giai đoạn hiện nay.
6.2. Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu
tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy các bộ môn: Địa lý Địa phương,
Văn hoá học, Dân tộc học…ở trường Cao đẳng sư phạm Hà Giang. Đồng thời nó còn
làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ hoạch định chính sách và quản lý văn hoá ở tỉnh
Hà Giang.
7. ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung và làm sáng tỏ lý luận về
văn hóa, bản sắc văn hóa, vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá; đồng thời góp
phần khẳng định vai trò, ý nghĩa của những giá trị văn hóa của dân tộc Mông ở Hà
Giang theo hướng: Xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy
các bộ môn: Địa lý địa phương, Văn hóa, Dân tộc học... ở các nhà trường, làm tài liệu
tham khảo cho cán bộ hoạch định chính sách và quản lý văn hóa ở tỉnh Hà Giang.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được trình bày trong 2 chương, 4 tiết.
Chương 1
Sự cần thiết và nguyên tắc cơ bản trong việc
kế thừa, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc mông
ở nước ta hiện nay
1.1. bản sắc văn hóa dân tộc và cần thiết kế thừa, phát huy bản sắc văn hoá
dân tộc mông ở nước ta hiện nay
1.1.1. Văn hóa và bản sắc văn hóa
Văn hóa là một khái niệm có nội hàm hết sức phong phú. Mọi sự vật hiện tượng,
mọi quá trình trên thế giới vật chất lẫn tinh thần có mối liên hệ với con người, được con
người tìm hiểu, nhận thức, tác động và ảnh hưởng trở lại con người đều có khía cạnh
văn hóa của nó. Vì vậy, trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật - công nghệ càng phát
triển, trình độ tư duy của con người ngày càng cao thì nội hàm văn hóa càng được mở
rộng không ngừng.
Văn hóa được chọn làm đối tượng nghiên cứu của nhiều nghành khoa học, nó trở
thành một thuật ngữ đa nghĩa. Trên thế giới hiện nay có rất nhiều định nghĩa, nhiều cách
tiếp cận văn hóa.
PGS Trường Lưu cho rằng nhìn một cách tổng quát, các nhà khoa học thường dựa
vào mức độ khái quát và phạm vi đối tượng để chia ra có 3 cấp độ tiếp cận:
Thứ nhất: cấp độ khái quát nhằm đạt tới khái niệm chung về đặc điểm một lĩnh
vực mang tính bao trùm.
Thứ hai: cấp độ giá trị tinh thần được tri phối bởi bản chất văn hóa.
Thứ ba: cấp độ hệ thống từng lĩnh vực cụ thể của giá trị tinh thần được thể hiện
thành sản phẩm vật chất [34], [37].
Hướng tiếp cận thứ ba dựa vào cấu trúc hệ thống của sự vật để hiểu sự vật qua một
biểu tượng nào đó, lựa chọn những biểu tượng tượng trưng cho một nền văn hóa. Thí dụ
Kim tự tháp là biểu tượng cho văn hóa Ai Cập, tháp Epphen là biểu tượng của văn hóa
Pháp, trống Đồng Đông Sơn là biểu tượng của văn hóa Việt Nam...Nhưng rõ ràng biểu
tượng chỉ mới là giai đoạn cao của nhận thức cảm tính, mới chỉ ở cấp độ tượng trưng, là
đại diện chứ chưa phải là toàn bộ bản chất văn hóa.
Hướng tiếp cận thứ hai chính là khuynh hướng của học thuyết giá trị. Nhưng phải
thấy tính hai mặt của học thuyết này; mọi giá trị đều thể hiện mối quan hệ giữa người và
vật; chỉ khi nào sự vật khách quan có ích cho con người thì mới gọi là giá trị. Nhưng giá
trị không chỉ quyết định bởi bản thân sự vật mà còn quyết định bởi con người đang chịu
chi phối của giai cấp, dân tộc, tôn giáo, thời đại...do đó một giá trị có thể đưa ra nhiều
cách nhìn khác nhau. Giá trị mới chỉ là thước đo của văn hóa chứ chưa phải là bản thân
văn hóa.
TSKH Đỗ Khang nhận xét rằng lâu nay nghiên cứu văn hóa người ta thường tiếp cận
theo khuynh hướng giá trị luận ít chú ý đến bản thể luận, nặng về mối quan hệ giữa giá trị
văn hóa và chủ thể chứ chưa phải là bản thân văn hóa.
GS Phan Ngọc quan niệm rằng, một khi văn hóa không phải là một đồ vật, mà là
một mối quan hệ, có mặt ở mọi tộc người và chỉ ở con người mà thôi, thì không thể nào
tìm một định nghĩa về văn hóa ở các ngành khoa học tự nó đã chia cắt loài người ra
thành những tập đoàn khác nhau như dân tộc học, xã hội học, kinh tế học, chính trị học.
Cần phải tìm nó ở những khoa học nghiên cứu loài người một cách tổng thể như tâm lý
học, triết học [62, tr.15]. Quan niệm của GS Phan Ngọc cũng chứng tỏ các nhà văn hóa
học cũng muốn "thoát ra" khỏi văn hóa học để định nghĩa văn hóa. Đó chính là hướng
tiếp cận thứ nhất, hướng tiếp cận ở góc độ khái quát nhằm đạt tới khái niệm chung về
đặc điểm một lĩnh vực mang tính bao trùm. Đó chính là hướng tiếp cận của Triết học.
Để xác định được triết học tiếp cận văn hóa như thế nào, nghiên cứu khía cạnh
nào của văn hóa, chúng ta cần tiếp thu ý kiến của các nhà Triết học trong lịch sử, nhất là
các nhà Triết học trong lịch sử, nhất là các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.
Các nhà triết học cổ đại Phương Đông đều nhất mạnh khía cạnh quan hệ Lễ -
Nghĩa của cộng đồng; các nhà triết học cổ đại phương Tây nhấn mạnh các điều kiện
khách quan qui định nên tính cách dân tộc, tính đặc thù và tính cách của mỗi dân tộc
người, ý nghĩa nhân đạo trong phương thức ứng xử của con người. Các yếu tố đó có ý
nghĩa đối với sự phát triển xã hội.
Trong thời cận đại nhà triết học người Anh, Jon locke (1632 - 1704) quan tâm
đến ý nghĩa của những nét đặc thù trong hoạt động sống của các cộng đồng, vai trò và ý
nghĩa của các dạng văn hóa, đặc biệt ông đề cao ý nghĩa của văn hóa tộc người.
Nhà triết học người Đức, J G Hecđe (1744 -1804) là người đã nghiên cứu một
cách có hệ thống về mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển của các dân tộc cũng như
toàn xã hội. Ông cho rằng văn hóa là cái tạo ra tinh thần của dân tộc.
C.Mác và Ph.Ăngghen quan niệm bản chất văn hóa thể hiện trong mối quan hệ
biện chứng giữa con người và xã hội: "Bản chất của con người không phải là cái gì trìu
tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là
tổng hòa các mối quan hệ xã hội" [40,11].
C.Mác gọi hoạt động sống của con người là những hoạt động thể hiện quan hệ con
người với con người, con người với xã hội. C.Mác vạch rõ nguồn gốc của văn hóa gắn
liền với những năng lực sáng tạo của con người. Sự sáng tạo đó bắt nguồn từ lao động.
Văn hóa là sự "Thăng hoa" của sản xuất vật chất. Ông cho rằng người ta có thể căn cứ
vào mức độ tự nhiên được con người khai thác chuyển biến thành bản chất con người
như thế nào để đánh giá trình độ văn hóa.
C.Mác viết "Súc vật chỉ nhào nặn vật chất theo thước đo và nhu cầu của giống
loài nó, con người chỉ có thể áp dụng thước đo thích dụng cho đối tượng. Do đó con
người cũng nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp" [40, 10].
C.Mác cho rằng việc con người tạo ra " thiên nhiên thứ hai" theo quy luật của cái
đẹp là thuộc tính bản chất, chính đó là cái văn hóa trong hoạt động của con người. Như
vậy theo C.Mác, hoạt động của con người không chỉ thỏa mãn nhu cầu ăn, mặc, ở...mà
còn là kết tinh năng lực sáng tạo, là cách sống, phương thức sống, phương thức bộc lộ
nhân tính, biểu hiện ra trong toàn bộ sản phẩm vật chất, tinh thần do chính con người
sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn lịch sử - xã hội của mình. Con người là thước đo
của mỗi giá trị, còn văn hóa là thước đo nhân tính sự sáng tạo và thái độ của con người
trước hiện thực. Vì vậy Ph.Ăngghen đã nói "Mỗi bước tiến lên trên con đường văn hóa
lại là một bước tiến tới tự do" [41,164].
Khi bàn về văn hóa, V.I.Lênin cho rằng, trong xã hội có giai cấp, luôn luôn tồn tại
hai nền văn hóa, nền văn hóa của giai cấp thống trị và nền văn hóa của nhân dân lao
động. Ông khẳng định tính tất yếu của cách mạng văn hóa, cuộc cách mạng này hết sức
khó khăn vì trình độ dân trí và cơ sở hạ tầng lạc hậu song không phải ngồi chờ lực
lượng sản xuất phát triển rồi mới làm cách mạng văn hóa, mà phải chủ động tạo ra các
tiền đề căn bản của nền văn hóa cách mạng, là yếu tố rất quan trọng để xây dựng xã hội
mới. V.I.Lênin đã gắn văn hóa với phát triển, chỉ ra mục tiêu quan trọng nhất của văn
hóa là hoàn thiện con người về mọi mặt. Vì vậy phải biết kế thừa có chọn lọc các giá trị
văn hóa truyền thống.
Hồ Chí Minh - danh nhân văn hóa thế giới đã đưa ra một định nghĩa ở cấp độ khái
quát về văn hóa:
Vì lẽ sinh tồn, cũng như mục đích của cuộc sống, loài người đã sáng tạo, phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc,ở và các phương thức sử dụng. Toàn
bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương
thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng
những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [46, 431].
Định nghĩa trên đây đã xác định văn hóa là sự phát triển tất yếu, mang tính xã hội cao, là
phương thức sống, hoạt động và không ngừng được nâng cao theo đà phát triển của xã hội.
Sáng tạo và giá trị nhân văn là nội dung cốt lõi của văn hóa.
Trong diễn văn khai mạc lễ phát động “Thập niên quốc tế phát triển văn hóa” tại Pháp
(21/1/1998), Tổng thư kưý UNESCO định nghĩa:
Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt
của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng
như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một
hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng
dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình [72, tr.23].
UNESCO thừa nhận văn hóa là cội nguồn trực tiếp của phát triển xã hội, có vị trí
trung tâm và đóng vai trò điều tiết xã hội. Nó không những là yếu tố nội sinh của sự
phát triển, mà còn là mục tiêu động lực cho sự phát triển xã hội. Văn hóa giúp cho con
người tự hoàn thiện, nó quyết định tính cách riêng của một xã hội, làm cho dân tộc này
khác dân tộc khác.
Nghiên cứu về văn hóa các nhà văn hóa Việt Nam cũng đưa nhiều định nghĩa khác
nhau: “Văn hóa là tất cả những sản phẩm vật chất và không vật chất của hoạt động con
người, là giá trị và phương thức xử thế được công nhận, đã khách thể hóa và thừa nhận
trong một cộng đồng truyền lại cho một cộng đồng khác và cho các thế hệ mai sau” [28,
tr.11]. Định nghĩa này nhấn mạnh trong văn hóa bao gồm các sản phẩm vật chất và các
hệ thống giá trị các mẫu mực xử thế và các hệ thống hành vi. Vấn đề cần được nhấn
mạnh ở đây là trong khái niệm văn hóa, điều quan trọng là phải được thừa nhận hoặc có
nhiều khả năng được thừa nhận trong một nhóm xã hội, và được truyền bá cho các cá
thể hoặc các nhóm trong cộng đồng.
Văn hóa là khái niệm dùng để chỉ tổng thể những năng lực bản chất người
trong tất cả các dạng hoạt động của họ, là tổng thể các hệ thống giá trị - cả giá trị
vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn và
lịch sử xã hội của mình [24, tr.13-14].
Như vậy, nói đến văn hóa là nói đến con người. Lịch sử văn hóa là lịch sử của con
người và loài người: Con người tạo ra văn hóa và văn hóa làm cho con người trở thành
người. Điều đó có nghĩa là tất cả những gì liên quan đến con người, đến mọi cách thức
tồn tại của con người đều mang trong nó cái gọi là văn hóa. Có thể nói, văn hóa là sự
phát triển lực lượng vật chất và tinh thần, là sự thể hiện những lực lượng đó trong lĩnh
vực sản xuất vật chất và lĩnh vực sản xuất tinh thần của con người. Từ đó, văn hóa được
chia làm hai lĩnh vực cơ bản: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Tuy nhiên, sự phân
chia này chỉ có tính chất tương đối, bởi cái gọi là “văn hóa vật chất” về thực chất cũng
chỉ là sự “vật chất hóa” các giá trị tinh thần, và các giá trị văn hóa tinh thần không phải
bao giờ cũng tồn tại một cách thuần túy tinh thần, mà thường được “vật thể hóa” trong
các dạng tồn tại vật chất. Ngoài ra, còn các giá trị tinh thần tồn tại dưới dạng phi vật thể,
nhưng vẫn mang tính tồn tại vật chất khách quan như văn hóa trong các lĩnh vực đạo
đức, giao tiếp, ứng xử, lối sống, phong tục tập quán… Như thế, văn hóa không phải là
một vật cụ thể, người ta không thể tìm được sự vật hiện tượng nào kể cả trong tự nhiên,
một khi đã đặt trong quan hệ con người đều biểu hiện mặt văn hóa. Như vậy văn hóa
vừa là cụ thể, vừa là trìu tượng.
Từ cách tiếp cận trên, chúng ta có thể hiểu: Văn hóa là năng lực sáng tạo, là thái
độ, phương thức sống, phương thức hoạt động, tính nhân đạo của con người trong quá
trình sản xuất, đấu tranh làm nên các giá trị vật chất, tinh thần, đảm bảo sự tồn tại và
phát triển của xã hội loài người.
ở Việt Nam, khi luận bàn về văn hóa của dân tộc thường được hiểu theo hai nghĩa,
hai cấp độ khác nhau: ở phạm vi hẹp, văn hóa dân tộc đồng nghĩa với văn hóa của một
tộc người, văn hóa dân tộc hoặc văn hóa tộc người + tộc danh, là một chi tiết của văn hóa
nói chung. Phạm vi rộng, văn hóa dân tộc là văn hóa chung của cả cộng đồng tộc người
(Nation) sống trong cùng một quốc gia.
Văn hóa tộc người là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần, cũng như những
quan hệ xã hội được sáng tạo trong điều kiện môi trường sinh tụ của một tộc người,
phản ánh những nhận thức, tâm lưý, tình cảm, tập quán riêng biệt được hình thành trong
lịch sử của tộc người đó. ở các quốc gia đa dân tộc, văn hóa của các tộc người đan xen,
hấp thụ lẫn nhau tạo nên nét chung của văn hóa quốc gia, của cả cộng đồng dân tộc, và
mỗi nền văn hóa đều có những giá trị riêng của nó. Giá trị văn hóa của mỗi cộng đồng,
dân tộc như là “mật mã di truyền xã hội” của tất cả các thành viên sống trong cộng
đồng, dân tộc đó, đã được tích lũy lắng đọng trong quá trình hoạt động của mình. Chính
quá trình đó đã hình thành nên bản sắc văn hóa riêng của dân tộc họ. Cộng đồng sẽ bền
vững khi nó trở thành dân tộc. Yếu tố dân tộc là yếu tố quyết định nhất của một nền văn
hóa, bởi: “Nói đến văn hóa là nói đến dân tộc; một dân tộc đánh mất truyền thống văn hóa
và bản sắc dân tộc thì dân tộc ấy sẽ mất tất cả” [65, tr.13]. Một dân tộc đánh mất bản sắc
văn hóa, dân tộc ấy đã đánh mất chính mình, một nền văn hóa có tính dân tộc, là nền
văn hóa mang đầy đủ bản sắc của dân tộc. Chính vì vậy, việc kế thừa và phát huy các
giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc, là vấn đề có ý nghĩa hết sức lớn lao
đối với sự tồn vong của mỗi dân tộc. Đúng như đồng chí Đỗ Mười đã khẳng định:
Ngày nay văn hoá được coi là một yếu tố nội sinh, không phảI chỉ là kết quả mà
còn là nguyên nhân của sự phát triển xã hội, phảI đặt trên nền tảng văn hoá mang bản
sắc dân tộc, đồng thời tiếp thu những giá trị tinh hoa của loài người. Văn hoá phảI kết
tinh thành trí tuệ của cả dân tộc, được thừa kế, phát triển qua nhiều thế hệ, tạo ra sức
mạnh vật chất, tinh thần to lớn của toàn dân để xây dựng và bảo vệ tổ quốc [91, 81].
- Bản sắc văn hóa:
Dân tộc nào cũng có nền văn hóa truyền thống. Đó là tổng hợp những hiện tượng
văn hóa - xã hội bao gồm các chuẩn mực giao tiếp, các khuôn mẫu văn hóa, các tư
tưởng xã hội, các phong tục tập quán, các lễ nghi, thiết chế xã hội…được bảo tồn qua
năm tháng, trở thành thói quen trong các hoạt động sống của con người và nó được in
dấu mọi mặt của đời sống xã hội thuộc một dân tộc nhất định, của một cộng đồng riêng
biệt, chúng ta gọi là “bản sắc dân tộc của văn hoá” hay “bản sắc văn hoá dân tộc”.
Bản sắc theo nghĩa ban đầu “bản” là cái gốc, cái căn bản, cái cốt lõi; còn “sắc” là
cái biểu hiện ra bên ngoài của sự vật. Theo từ điển Tiếng Việt bản sắc chỉ tính chất, mầu
sắc riêng, tạo thành phẩm cách đặc biệt của một vật [42].
ở Việt Nam có nhiều định nghĩa như tính chất dân tộc, hình thức dân tộc, đặc
điểm, cốt cách, bản lĩnh, sắc thái dân tộc...Nhưng khái niệm "Bản sắc văn hóa dân tộc"
phản ánh được nét cô đọng nhất, nói lên được cái rường cột, cái tinh thần của dân tộc.
Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị vật chất tinh thần cô đọng nhất, bền
vững nhất, tinh túy nhất, là sắc thái gốc, riêng biệt của mỗi dân tộc, làm cho dân tộc
này không thể lẫn với dân tộc khác.
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển phụ thuộc vào
đặc điểm tộc người, điều kiện lịch sử tự nhiên, môi trường cư trú, thể chế chính trị cũng
như sự giao lưu với nền văn hóa khác. Nói đến văn hóa là nói đến dân tộc đã sáng tạo
ra, đã vun trồng nền văn hóa đó, bản sắc dân tộc của văn hóa cũng chính là bản sắc văn
hóa của dân tộc ấy.
Bản sắc dân tộc là tổng thể những tính chất, tính cách, đường nét, màu sắc, kiểu
lựa chọn…giúp cho mỗi dân tộc giữ vững được tính duy nhất, tính thống nhất, tính nhất
quán của dân tộc mình trong quá trình phát triển.
Bản sắc văn hóa là một sức mạnh, sức mạnh nội tại của dân tộc. Nó là hạt nhân
năng động nhất trong toàn bộ tinh thần sáng tạo truyền từ đời này qua đời khác. Bản sắc
văn hóa làm cho một dân tộc dù biểu hiện có thay đổi nhưng giá trị bản sắc văn hoá vẫn
duy trì:
Một dân tộc qua các biến cố lịch sử một lúc nào đó, một thời đại nào đó
có thể mất độc lập, bị người ngoài đô hộ nhưng nếu dân tộc ấy vẫn giữ được
tiếng nói của mình, vẫn giữ được vốn văn nghệ dân gian, vẫn giữ và phát
triển được bản sắc văn hóa của mình, thì dân tộc ấy vẫn nắm chắc trong tay
chìa khóa của sự giải phóng, chìa khóa của tự do, độc lập [6, tr. 48].
Bản sắc văn hóa có tính dân tộc vì nó được tạo ra, được lưu truyền trong công
đồng dân tộc với một sắc thái thiên nhiên, điều kiện xã hội, lịch sử riêng; qua quá trình
phát triển lâu dài, những đặc điểm dân tộc in dấu ấn vào các sáng tạo văn hóa. Trải qua
nhiều thử nghiệm, thách thức của thời gian dần dần lắng đọng, định hình tạo thành bản
sắc dân tộc của văn hóa. Nó tạo nên cốt cách, bản lĩnh, sức sống nội sinh củ dân tộc,
trên cơ sở đó nảy sinh và hoàn thiện ý thức dân tộc, tạo nên lực hút, quy tu, gắn kết với
các thành viên cộng đồng, tạo ra thế đứng vững chắc trong quá trình phát triển.
Bản sắc văn hoá dân tộc là gương mặt tinh thần, là tiêu chí để nhận biết được các
giá trị phẩm chất của một dân tộc, vì văn hoá truyền thống là nền tảng, là pháo đài, điểm
tựa cho sự giao lưu văn hoá Quốc tế.
Bản sắc văn hóa dân tộc được tôi luyện, đúc kết qua hàng trăm thế kỷ nối tiếp
nhau trong lịch sử, như dòng phù xa dã hóa thân vào màu xanh của đồng lúa, như tính
chấtcủa đất trở thành sức sống của cây, cỏ, hoa, trái. Tất cả các Quốc gia hiện nay đều
chú trọng nghiên cứu di sản văn hóa của dân tộc mình, họ ý thức được rằng nếu không
đề cao bản sắc văn hóa dân tộc thì tính da dạng của văn hóa thế giới sẽ bị nghèo đi do
sự lai căng của các nền văn hóa vì thế bản sắc văn hóa dân tộc phải đứng vững trên đôi
chân của mình để tiếp nhận các yếu tố hiện đại, làm cho các yếu tố hiện đại gia nhập và
trở thành yếu tố văn hóa truyền thống.
Bản sắc dân tộc gắn liền với văn hóa và thường được biểu hiện thông qua văn hóa.
Vì vậy, có thể coi: “Bản sắc chính là văn hóa, song không phải bất cứ yếu tố văn hóa
nào cũng được xếp vào bản sắc. Người ta chỉ coi những yếu tố văn hóa nào giúp phân
biệt một cộng đồng văn hóa này với một cộng đồng văn hóa khác là bản sắc” [64, tr.13].
“Bản sắc văn hóa dân tộc” là tổng hòa những khuynh hướng cơ bản trong sáng
tạo văn hóa của một dân tộc, vốn được hình thành trong mối liên hệ thường xuyên với
điều kiện kinh tế, môi trường tự nhiên, các thể chế, các hệ tư tưởng…trong quá trình
vận động không ngừng của dân tộc đó” [18, tr. 37].
Khi nói tới bản sắc văn hóa của một dân tộc, cũng có nghĩa là nói tới bản sắc
riêng của dân tộc ấy, hay nói cách khác bản sắc văn hóa là cái cốt lõi của bản sắc dân
tộc. Bởi bản sắc của dân tộc không thể biểu hiện ở đâu đầy đủ và rõ nét hơn ở văn hóa.
Sức sống trường tồn của một nền văn hóa khẳng định sự tồn tại của một dân tộc, khẳng
định bản sắc và bản lĩnh của dân tộc ấy.
Bản sắc văn hóa dân tộc có hai mặt giá trị. Giá trị tinh thần bên trong và biểu
hiện bên ngoài. Giá trị bên trong như năng lực sáng tạo, tư duy, chiều sâu tâm hồn,
truyền thống đạo lý, thế giới quan, nhân sinh quan; giá trị bên ngoài như cung cách ứng
xử, phong thái sinh hoạt, nghệ thuật kiến trúc đình, chùa, nét đặc trưng của các làn điệu
dân ca, ngôn từ, các tác phẩm văn học nghệ thuật…Các giá trị này luôn có mối quan hệ
khăng khít củng cố thúc đẩy nhau phát triển.
Nguồn gốc tạo thành bản sắc dân tộc có thể do nhiều yếu tố như: hoàn cảnhn địa
lý, nguồn gốc chủng tộc, đặc trưng tâm lý, phương thức hoạt động kinh tế. Nhưng bản
sắc văn hoá dân tộc, không thể xuất phát từ nhừ yếu tố tạo thành dân tộc. Vì thế hiểu
khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc phải hiểu theo khái niệm phát triển, khái niệm mở.
Nó không chỉ là hình thức mà còn là nội dung đời sống cộng đồng, gắn với bản lĩnh các
thế hệ các dân tộc Việt Nam. Nghị quyết hội nghị BCH TW lần thứ V khóa VIII của
Đảng đã chỉ rõ:
Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn
năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ưý chí
tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ưý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia
đình - làng xã - Tổ quốc…Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét trong cả hình
thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo [16, tr.56].
Bản sắc văn hóa dân tộc là các giá trị tiêu biểu, bền vững, phản ánh sức sống của
từng dân tộc, nó thể hiện tập trung ở truyền thống văn hóa. Truyền thống văn hóa là các
giá trị do lịch sử để lại được thế hệ sau tiếp nối, khai thác và phát huy trong thời đại của
họ để tạo nên dòng chảy liên tục của lịch sử văn hóa các dân tộc. Khi đã được hình
thành, truyền thống mang tính bền vững và có chức năng định hướng, đánh giá, điều
chỉnh hành vi của cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, khái niệm bản sắc văn hóa không
phải là sự bất biến, cố định hoặc khép kín mà nó luôn vận động mang tính lịch sử cụ
thể. Trong quá trình này nó luôn đào thải những yếu tố bảo thủ, lạc hậu và tạo lập
những yếu tố mới để thích nghi với đòi hỏi của thời đại. Truyền thống cũng không phải
chỉ bao hàm các giá trị do dân tộc sáng tạo nên, mà còn bao hàm cả các giá trị từ bên
ngoài được tiếp nhận một cách sáng tạo và đồng hóa nó, biến nó thành nguồn lực nội
sinh của dân tộc. Một dân tộc nếu như đánh mất bản sắc văn hoá, thì thực chất dân tộc
ấy đã đánh mất chính mình. Một nền văn hoá có tính dân tộc, là nền văn hoá mang đầy
đủ bản sắc của dân tộc mình. Chính vì vậy, việc kế thừa, phát huy các giá trị văn hoá tạo
nên bản sắc văn hoá của dân tộc, là vấn đề có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với sự tồn
vong của mỗi dân tộc.
1.1.2. Sự cần thiết phải kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc mông ở
nước ta hiện nay
1.1.2.1. Khái lược vài nét về lịch sử dân tộc Mông và những vấn đề đặt ra
Người Mông là một dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Dân tộc này có truyền thống
văn hoá độc đáo, có bề dày lịch sử hàng nghìn năm trước đây và trên 300 năm sau khi
Trung Quốc sang định cư ở hầu hế các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
Về tộc danh của dân tộc này có nhiều cách nhìn, cách lí giải khác nhau. Những
tài liệu từ thế kỷ thứ VII- trước công nguyên trong biên niên sử Trung Quốc đã xuất
hiện từ "Tam miêu" để chỉ một quốc gia đó có một bộ lạc hợp nhất lại.
Kinh thư của Khổng Tử có chép rằng: ở vùng Hồ Động Đình thiên niên kỷ thứ II -
trước công nguyên đã có những bộ hợp nhất mang tên "Tam miêu". Gọi là Tam miêu là
do người ta căn cứ vào 3 màu sắc trang phục của người Mông lúc đó (Hồng miêu, Bạch
miêu, Thanh miêu) [71.56].
Sách chiến quốc ghi "Nước Tam miêu xưa ở phía tả có Hồ Động Đình, phía hữu
có Hồ Bành Lãi, phía Nam là núi Màn Sơn, phía Bắc là núi Hoành Sơn. Vì chính trị
không tốt nên Vua Vũ đuổi" [71, 55].
Căn cứ vào cấu tạo chữ Miêu, trên là bộ thảo, dưới là chữ điền mà nhiều học giả
suy đoán tên gọi này có thể do người Hán đặt để chỉ một dân tộc biết làm ruộng. Khi
phiên âm chữ Miêu ta phiên âm thành chữ Mieo, quen gọi là Mèo. Khi dư cư đến Việt
Nam, tộc danh này ngẫu nhiên trùng với tên con mèo của người Việt. Vì vậy, phần lớn
người Mông không thích nên đề nghị Chính phủ cho được gọi theo cách bà con tự gọi
mình là người Mông (Hmôngz). Nhưng từ Mông nếu phát âm đúng theo tiếng Mông là
một âm mũi (Hmôngz). Trong khi đó, hệ thống âm phụ tiếng Việt không có chữ nào ghi
chính xác được tiếng âm mũi trên. Những nhà nghiên cứu đã mượn âm phụ (Hm) để ghi
âm từ Mông. Do đó khi viết tên dân tộc mình theo chữ Mông La tinh thì người Mông
viết HMông vần H phía đầu chỉ là âm gío, đọc gần như Mông. Nếu viết HMông người
đọc dễ nhầm lẫn đọc Hơ Mông thì đồng bào không chấp nhận.
Người Mông muốn gọi tên dân tộc mình là Mông (có nghĩa là người). Tại hội
Nghị cốt cán dân tộc Mông năm 1978 do Uỷ ban dân tộc của Chính phủ chủ trì đã thống
nhất gọi là dân tộc Mông.
Khoa học về nhân chủng đã khẳng định việc hình thành nhân chủng diễn ra trong
một thời gian dài từ thời đá cũ hậu kỳ và đã mới. Các nhà khảo cổ học sau khi nghiên
cứu hiện vật Nam kinh - Động Đình đã đi đến kết luận các bộ lạc Mông đã xuất hiện ở
đây vào thiên niên kỷ thứ III trước Công nguyên.
Các nhà dân tộc học trên thế giới và trong nước như: R.F.l (Nga). RMO SE
(Anh), KHSEAN (Nga), TORIDDI (Nhật), DINH SDIAU (Trung Quốc). PGS. Hoàng
Nam; Nguyễn Đình Khoa đều thống nhất nhận định Tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) là cái
nôi của người Mông.
Bản thân người Mông ở Đông Nam á đều coi tỉnh Quý Châu là nơi chôn rau cắt
rốn của tổ tiên mình.
Nguyên nhân dẫn đến các cuộc thiên di lớn của người Mông xuống các vùng
Đông Nam á là bắt nguồn từ chính sách áp bức hà khắc của các triều đại phong kiến
Trung Quốc.
Lịch sử Trung Quốc ngay từ thời Nghiêu (2357 - 2258 TCN) và thời Thuấn
(2255 - 2208 TCN) đã có chiến tranh giữa người Miêu và người Hoa.
Sau các cuộc chiến tranh này đến nhà Hạ (2205 - 1706 TCN) người Mông chạy
dạt xuống phía Nam.
Người Mông từ Trung Quốc, ngay từ thời Nghiêu (2357 -2258 TCN) và thời
Thuấn (2255 - 2208 TCN) đã có chiến tranh giữa người Miêu và người Hoa. Sau các
cuộc chiến tranh này đến nhà Hạ (2205 - 1706 TCN) người Mông chạy dạt xuống phía
Nam.
Người Mông từ Trung quốc di vào Việt Nam thành nhiều đợt, nhưng có 3 đợt
đông nhất:
Đợt 1: Đời nhà Minh ban hành chính sách "Cải tổ quy hai" điều những người
đứng đầu dòng họ và triều đình nhưng "Hữu chức vô quyền" đồng thời cho người Hán
đến vùng Mông cái trị người Mông, người Mông đã đứng dậy chống lại chính sách này.
Nhà Minh huy động hơn 60 vạn quân đánh dẹp, người Mông thua phải di cư
xuống phía Nam. Trong đó có hàng trăm gia đình xuống Đồng Văn (Hà Giang) cách
đây từ 14 - 15 đời (trên dưới 300 năm).
Đợt 2: Đời nhà Thanh có đạo luật quy định 5 hộ người Mông mới được dùng một
con dao Mông, cấm không được dùng kim khí làm công cụ.
Phần uất ức chế độ hà khắc của nhà Thanh, người Mông đã nổi lên chống lại từ
năm 1786. Cuộc đấu tranh làm chấn động cả một vùng Hoa Nam (Trung Quốc) trung
tâm điểm của phong trào là ở tỉnh Quý Châu.
Năm 1820 phong trào đấu tranh của người Mông bị trìm trong biển máu, họ phải
lánh đạn xuống các nước Đông Nam á.
Hơn 100 gia đình vào Đồng Văn (Hà Giang), gần 100 gia đình vào Ximacai (Lào
Cai). Cách đây 9 - 10 đời (trên dưới 180 năm)
Đợt 3: Triều Mãn Thanh (1855 - 1873) đã bóc lột nông dân đến cùng cực. Phong
trào "Thái bình thiên quốc" của nông dân trung Quốc nổi lên chống Mãn Thanh. Đông
đảo người Mông tích cực tham gia phòng trào này. Đến năm 1872 phong trào đấu tranh
của người Mông bị thất bại, đánh dấu bằng trận Kinh trúc viên huyện Thạch thiên, phủ
Tuần nghĩa, Tỉnh Quý châu (Trung Quốc). Đại bộ phận người Mông phải di cư lánh
nạn, đây là đợt thiên di lớn nhất của người Mông vào Việt Nam cách đây khoảng 100
đến 120 năm.
Người Mông ở Việt Nam có trên 40 dòng họ, dân số trên 78 vạn người. Trong
đó, ở Hà Giang người Mông là dân tộc thiểu số đông nhất với số dân trên 200.000
người, chiếm 1/3 số người Mông của cả nước.
Người Mông vùng cực bắc Hà Giang sống trên núi cao, trên lưng trừng núi và
trong khe núi, chạy dọc theo những dẫy núi lớp lớp điệp trùng, cao nhất đến hơn
1.700m và thấp nhất không dưới 800m...Núi bao quanh cuộc đời họ và gắn bó với núi
trong mọi sinh sống, sinh hoạt, tập tục, tình cảm và tâm linh. Do đó, văn hoá Mông là
văn hoá núi.
Mèo Vạc là tên tiêu biểu cho các khu vực định cư của cộng đồng dân tộc Mông ở
Hà Giang. Trải qua nhiều đợt di cư, đến nay người Mông vẫn còn bốn nhóm Mông
chính (Mông trăng, Mông Hoa, Mông đỏ, Mông Hán) và các nhóm này đều có lịch sử là
du canh, du cư. Thế nhưng họ vẫn mang trong mình những nét văn hoá riêng, độc đáo
cần được kế thừa, phát huy trong giai đoạn hiện nay.
Khi nói đến văn hóa của một tộc người là nói đến tổng thể các yếu tố: Tiếng nói,
chữ viết, lối sống, trang phục, cách ửng xử với môi trường tự nhiên; các mối quan hệ tự
nhiên, các mối quan hệ xã hội, các sắc thái tâm lý, tình cảm, những phong tục tập quán,
lễ nghi, tín ngưỡng tôn giáo. Những yếu tố này được bảo tồn qua năm tháng trở thành
thói quen trong hoạt động sống của mỗi con người. Nó hình thành trong lịch sử và được
phát triển không ngừng từ thế hệ này sang thế hệ khác hoàn thiện dần cùng với sự phát
triển của tộc người. Hay nói cách khác văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất và tinh
thần của một dân tộc - tộc người cụ thể, được hình thành và phát triển cùng với sự phát
triển tộc người đó.
Bên cạnh những nét chung mang đậm nét đặc sắc của bản sắc văn hóa dân tộc
Việt Nam, thì văn hóa dân tộc Mông còn những nét riêng mang dấu ấn độc đáo của dân
tộc mình thể hiện ở những nét đặc trưng sau:
Thứ nhất, các giá trị văn hoá vật chất như: kiến trúc ngôi nhà, trang phục, đồ
dùng sinh hoạt, ăn uống.
Kiến trúc ngôi nhà truyền thống
Địa hình cư trú của người Mông đã ảnh hưởng đến kiến trúc nhà ở của dân tộc
này. Với môI trường sống trên các sườn núi cao, khí hậu lạnh, khắc nghiệt…thì
ngôI nhà trình tường bằng đất, lợp ngói hay tranh là phù hợp nhất, vừa giữ ấmm về
mùa đông lại mát mẻ về mùa hè vừa có thể chống được kẻ gian, thú giữ.
Nhà của người Mông thường có ba gian hai cửa, cửa chính ở giữa, cửa phụ ở
hai bên đầu hồi. Xung quanh nhà, xếp đá làm hàng rào che chắn. Gian giữa nhà là
nơi thờ tổ tiên và để dụng cụ sản xuất. Hai gian hai bên, mỗi gian là một buồng ngủ và
một bếp lò. Tuỳ theo gia chủ mang họ gì mà bếp lò và buồng ngủ của chủ nhà đặt bên
trái hay bên phải. Ví dụ họ Thào, họ Giàng, họ Vàng... đặt bếp lò và buồng ngủ ở bên
phải; trong khi họ Mùa, họ Lù... thì đặt ở bên trái.
Người Mông thường dựng nhà theo hướng Đông hoặc hướng Tây. Trước khi dựng
nhà, người ta phải xem xét đất được chọn là đất lành hay đất xấu. Họ đào ba cái hố, một
hố nơi định đặt bàn thờ tổ tiên, một hố nơi định để bếp lò, một hố nơi định làm phòng
khách. Sau đó đặt ba bát gạo (hoặc hạt ngô) xuống mỗi hố rồi lấy bát úp lên. Sáng sau
mở ra, nếu những hạt gạo không thay đổi vị trí, không mốc hoặc bị gặm nhấm là đất tốt.
Ngược lại là đất xấu. Trường hợp hạt gạo bị kiến tha đi mất là đất cực xấu.
Sau khi chọn đất tốt, đất lành, người ta tiến hành san nền, kê móng, trình tường
nhà. Công việc trình tường được làm khá công phu với một số quy định như người lạ
không được vào khu vực nhà đang trình tường, nhất là phụ nữ. Đất để trình tường là
một loại bỏ sạch rễ cây, đá to, cỏ rác...cứ như vậy khuôn nọ nối tiếp khuôn kia cho đến
khi hoàn thành ngôi nhà.
Làm nhà là việc hệ trọng của cả một đời người, do đó cũng như các dân tộc khác,
ngày vào nhà mới cũng là ngày đại sự của người Mông. Ngày hôm ấy, dù nghèo hay
giàu người ta đều tổ chức ăn uống vui vẻ, chúc tụng nhau mọi sự tốt lành.
Trang phục cổ truyền
Nếu như cách thức làm nhà của nhóm người Mông tương đối thống nhất thì trang
phục cổ truyền của họ lại muôn hình, muôn vẻ, nhất là trang phục của nữ giới. Một bộ
trang phục nữ bao giờ cũng gồm: khăn đội đầu, áo, váy, thắt lưng, tạp dề đằng trước và
đằng sau váy, xà cạp, đồ trang sức...và hầu hết đều mặc vải lanh. Chính chất liệu vải
lanh này đã tạo cho y phục Mông những nét rất riêng so với dân tộc khác về màu sắc,
hoa văn, đường nét.
Váy hình nón cụt nếp xoè rộng, khi đi váy đung đưa lượn sóng trông thật đáng yêu
và hấp dẫn. Tấm váy xoè với hơn 200 nếp xếp ly là y phục truyền thống đặc sắc của phụ
nữ Mông. Trang phục của mỗi nhóm người Mông có sự khác nhau về màu sắc, chất liệu
vải và hoa văn. Váy Mông Trắng làm bằng lanh trắng, không nhuộm. Váy của Mông
Đen giống váy của Mông Trắng nhưng ngắn hơn, màu chàm hoặc màu trắng - đen. Váy
của Mông Hoa màu chàm, có thêu hoặc in hoa văn ở gấu váy. Váy Mông Xanh,
Mông Hán là loại váy ống khi mặc mới xếp nếp, làm bằng vải bông màu chàm, sát
gấu váy có thêu hoa văn hình chữ thập. Váy Mông Miẻo cũng là váy xếp nếp nhưng
màu đen, điểm xuyết một ít hoa văn dọc theo thân váy và ngắn đến đầu gối. Váy
Mông Đỏ giống váy Mông Hoa nhưng phần thêu rộng hơn, hoa văn đa dạng hơn.
Ngược lại với y phục của nữ giới, y phục nam giới Mông khá thống nhất giữa các
nhóm Mông. Đa phần họ đều mặc quần, áo ngắn, thắt lưng và khăn đội đầu. Phải nói
rằng trong hầu hết các dân tộc thiểu số thì nam giới Mông còn giữ lại lâu bền bộ y phục
cổ truyền của mình. Quần của nam giới may kiểu chân què, cạp rộng lá tọa, đũng quần
rất thấp, khi mặc cạp được dắt sang một bên rồi dùng thắt lưng thắt lại cho chặt. Quần
của nam giới Mông có nét riêng, khi mặc không thể pha trộn với bất cứ dân tộc nào.
Đồ dùng sinh hoạt
Đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của người Mông nhìn chung tương đối đơn giản,
trong đó đáng chú ý nhất là chiếc quẩy tấu - một trong những vật dụng độc đáo của họ.
Quẩy tấu được đan bằng tre, trúc, có quay đeo như ba lô rất thuận tiện cho việc mang
vác đi lại ở vùng cao núi đá dốc và họ coi chiếc quẩy tấu là phương tiện duy nhất gùi
của cải, châu báu...của mọi gia đình. Ngoài ra họ còn biết đan rổ, rá, thúng, nong,
nia...để đựng lương thực, thực phẩm.
Người Mông ưa dùng chảo hơn dùng xoong nồi. Bởi bếp nấu ở gia đình người
Mông nào cũng là bếp lò. Chảo dùng để xào nấu thức ăn, đồ mèn mén, cất rượu ngô
và nấu cám lợn. Đặc biệt, người Mông vẫn giữ thói quen dùng các đồ làm bằng gỗ
như: muôi, thìa, chậu...Độc đáo là những chiếc chậu gỗ để rửa chân. Một vật dụng
không thể thiếu được trong gia đình người Mông đó là chiếc cối xay đá dùng để xay
ngô, giã gạo...do họ tự làm lấy.
Văn hoá ẩm thực
Bữa ăn thường ngày của người Mông với thực phẩm truyền thống là bột ngô đồ
(mó của) còn gọi là mẻn mén. Ngày thường người Mông ăn mẻn mén với rau cải, rau bí,
rau đậu xào...Khi có khách, người Mông thường mổ gà. Còn ngày lễ tết có thêm thịt
lợn, dê, bò...Người Mông thích ăn thức ăn ninh nhừ, ít khi xào khô. Gia vị chủ yếu là ớt
và gừng. Với những gia đình giàu có, thịt lợn, thịt bò mổ tết còn đủ ăn quanh năm. Họ
giữ thịt bằng cách ướp muối rồi treo lên gác bếp hoặc là thịt chua. Ngày tết họ còn làm
nhiều loại bánh bằng bột ngô như: bánh trôi, bánh dầy...Uống rượu nấu bằng ngô. Món
ăn được người Mông ưa dùng hơn cả là thắng cố (canh chảo). Đó là món canh gồm các
loại thịt, xương, lòng, gan, tim, phổi của bò, dê hay ngựa cộng với các loại gia vị gừng,
ớt, thảo quả được ninh nhừ trong chảo lớn. Người Mông thường nấu thắng cố khi nhà
có cúng lễ hay trong các phiên chợ phiên. Đi chợ phiên, ai cũng sà vào hàng thắng cố
trước khi trở lại bản làng.
- Thứ hai, các giá trị văn hóa ứng xử thể hiện ở quan hệ làng bản, gia đình - dòng
họ, lễ nghi vòng đời.
Quan hệ làng bản
Người Mông gọi bản là giao, mỗi giao từ vài chục nóc nhà đến vài trăm nóc nhà
quây quần bên nhau. Cũng có khi các nóc nhà được phân bố theo cụm chừng vài ba nhà
trên một khu vực ở rải rác ven sườn núi, đồi. Nơi được chọn lập làng là nơi có nguồn
nước sinh hoạt cho cả người lẫn gia súc.
Đất làng là toàn bộ những gì thuộc không gian sinh tồn của làng. Bên cạnh khu vực
cư trú còn có đất canh tác và những khu vực thuộc quy định chung của làng: Rừng đầu
nguồn (nơi đầu nguồn dòng nước chính), khu vực nghĩa địa của làng, rừng thiêng (khu vực
thờ thần rừng và các vị thần linh cư ngụ). Các khu rừng này đều bị cấm khai thác, còn lại là
rừng sử dụng.
Làng Mông quần tụ theo dòng họ. Người Mông quan niệm: "cùng họ, cùng ma" và
"anh em ghét nhau không bỏ được cái giường". Vì thế, tuy sống chung với nhau trong
một làng nhưng các dòng họ cư trú theo từng cụm riêng, mỗi cụm là một dòng họ. Ngày
nay bắt đầu xuất hiện việc cư trú đan xen các dòng họ trong một làng, tuy vậy đa số
người Mông vẫn thích tách ra từng khu vực cho mỗi dòng họ. Quan niệm như thế mới
gọi là làng.
Làng của người Mông dù mới thành lập hay định cư từ lâu đời đều có ranh giới rõ
ràng. Ranh giới làng được thoả thuận bằng miệng giữa những người có uy tín của các làng
lân cận. Có hai cách đánh dấu ranh giới làng. Một là lấy đỉnh đồi, núi làm mốc. Hai là dựa
vào các dòng sông, con suối để phân định. Đường ranh giới làng luôn được mọi người tôn
trọng. Dân làng này không được khai thác đất đai, thổ sản trong địa phận của làng khác.
Quan hệ gia đình - dòng họ
Cũng như các dân tộc khác, người Mông rất coi trọng mối quan hệ gia đình. Gia
đình chính là cái nôi hình thành và phát triển văn hóa truyền thống. Đồng bào Mông gọi
gia đình là " chúa thánh" (chuôz thênhk), bao gồm hai loại: Thứ nhất là gia đình có
nhiều thế hệ cùng chung sống với nhau (có gia đình 3 - 4 thế hệ). Thứ hai phổ biến nhất
hiện nay là kiểu gia đình gồm hai thế hệ cùng chung sống với nhau. Gia đình của người
Mông là kiểu gia đình phụ quyền, các việc lớn trong gia đình đều do chồng quyết định,
con trai mới được hưởng gia tài, con dâu không được gần bố mẹ chồng, em dâu không
được ngồi gần anh chồng. Vợ luôn phải phục tùng chồng, con luôn phải phục tùng cha.
Người cha quyết định việc chi tiêu, mua sắm, bán chác... và điều hành lao động hằng ngày.
Khi có việc hệ trọng như tang ma, cưới xin, quyền quyết định cuối cùng là ở người chồng,
người cha. Mặc dù vậy, gia đình Mông hiện nay đã có sự bàn bạc khá dân chủ trong những
việc lớn của gia đình, bố mẹ mua gì đều hỏi ý kiến các con.
Trước đây mỗi vùng hay làng đều chỉ có một dòng họ, ngày nay hầu hết các dòng
họ Mông sống xen kẽ nhau, mỗi làng ít nhất có 2 - 3 dòng họ. Họ là một tập thể con
cháu ba đời bao gồm vài chục gia đình có chung một ông tổ. Đó là một đơn vị cố kết
cộng đồng huyết thống theo hệ cha. Tuy vậy, khái niệm họ được mở rộng ra gồm những
người cùng họ chứ không cùng ma (không cùng một ông tổ). Những người cùng họ
(thungx xênhv) mà không cùng ma (thungx đangz) thì không được sinh, không được
chết ở nhà nhau, mặc dù có những kiêng kỵ như nhau.
Người Mông quan niệm rằng, các dòng họ của mình sinh ra từ một ông tổ, tuy ông tổ
đó được gọi không thống nhất các dòng họ phổ biến trong đồng bào là: Thào, Giàng,
Vàng, Hảng, Vừ, Lầu, Lý, Sùng, Hạng, Cử,...Mỗi dòng họ đều được giải thích bằng những
quan niệm nhất định và có sự phân biệt với họ khác. Quan hệ dòng họ của người Mông còn
có một đặc điểm khá riêng khác với dân tộc khác, đó là cứ người nào lớn tuổi hơn "thấy
mặt trời trước" thì đều là anh (chị), dù đó là con em hay con chú, con dì.
Lễ nghi trong chu kỳ đời người
Đồng bào Mông có quan niệm riêng về các vòng của một đời người (chia cuộc đời
con người làm 8 vòng). Vì cách chia như vậy, cho nên mới có quan niệm, con người chỉ
sống 3 buổi sáng cũng được coi là một đời người. Do đó người Mông đến với cái chết đôi
khi cũng dễ dàng, nhất là phụ nữ có cuộc sống cơ cực, bị uất ức, họ sẵn sàng đến với cái
chết cho hết khổ. Còn nam giới, có nhà nghiên cứu lịch sử nước ngoài đã rút ra kết luận: cứ
3 năm thì có một cuộc nổi dậy nhỏ, 30 năm thì có một cuộc nổi dậy lớn nên khi bị ức hiếp,
khinh biệt họ có thể vùng dậy với lòng căn giận "thắng làm vua, thua làm giặc, cái chính là
để hạ mấy tên gối đầu cho hả giận"
Cưới xin:
Như nhiều dân tộc khác, người Mông theo chế độ hôn nhân một vợ, một chồng và
quan niệm cái đẹp lứa đôi là khỏe mạnh, đạo đức, chăm chỉ. Theo nghi lễ truyền thống,
việc cưới xin của người Mông Hà Giang đã trở thành một nghi lễ thuần thục gồm 3 giai
đoạn: lễ dạm hỏi; lễ ăn hỏi (lễ hẹn cưới); lễ cưới (đón dâu). Đám cưới được tổchức linh
đình vào ngày lành tháng tốt (thường vào mùa xuân vì đồng bào kiêng những tháng có
sấm chớp). Trong đám cưới của người Mông bắt buộc phải có phù rể, người này sẽ thay
cô dâu, cùng chú rể quỳ vái lạy tổ tiên nhà gáI trước khi rước dâu về. Trên đường đưa
dâu về, dù hai nhà có cách xa hay gần cũng phải dừng lại giữa đường để ăn trưa và cúng
thổ thần. Thức ăn do nhà gái chuẩn bị gồm 1 chai rượu, 1 gói cơm, 1 con gà luộc. Đoàn
đón dâu về đến nơi phải đứng ngoài cửa chờ chủ nhân đem con gà trống đến làm lễ
nhập môn xong mới được vào nhà.
Sinh đẻ:
Sau khi xây dựng gia đình, mong muốn lớn nhất của tất cả các cặp vợ chồng người
Mông là có con. Chính vì thế họ rất thận trọng khi người phụ nữ mang thai. Vì quan
niệm phải kiêng nhiều mới dễ đẻ, nên khi có thai người phụ nữ không đi xa, không qua
suối, không bước qua dây buộc ngựa, không ăn những thức ăn mà cả dòng họ kiêng.
Đến khi sinh, nếu là con trai, rau thai chôn ở cột chính và chôn ở chân giường nếu
là con gái, sản phụ được chăm sóc chu đáo. Nhà có người ở cữ phải "cấm bang". Phụ nữ
mới sinh nở không được đi qua cửa chính và trong tháng tuyệt đối không được đến nhà
người khác. Từ quan niệm con gái đi lấy chồng thành ma nhà chồng, nên không được
sinh con ở nhà bố mẹ đẻ, mặc dù người Mông có tục lên rể, nhưng phải làm nhà riêng
vợ chồng mới được ăn nằm chung.
Tang ma:
Tang ma là một nghi lễ trong đời sống gia đình và xã hội. Đồng thời cũng là một
hiện tượng văn hóa đặc sắc bao gồm nhiều nghi lễ khác nhau, nhằm phản ánh các quan
niệm về lịch sử xã hội, cộng đồng dân tộc. Nói tang ma là một loại lễ lớn, bởi người
Mông cũng quan niệm "sống gửi, thác về", và cùng chung ý niệm "nghĩa tử là nghĩa
tận" như các dân tộc khác. Đám tang vì thế được tổ chức chu đáo và trọng thể. Nhưng
khác một số dân tộc là chỉ có một đám tang, sau đó cúng giỗ; còn người Mông bất cứ
già hay trẻ đều phải có hai đám ma: làm ma tươi khi người vừa chết và làm ma khô khi
có điều kiện (thường là sau khi chôn 13 ngày hay sau vài năm tùy thuộc vào điều kiện
gia đình). Khác với người Kinh, người Mông không lập bàn thờ riêng và giỗ người chết,
sau lễ ma tươi chỉ làm lễ ma khô là xong. Từ đó, ngày lễ, tết, ngày rằm cúng tổ tiên
chung mới gọi tên người chết (đã làm lễ ma khô) theo tổ tiên về dự cơm, thịt, rượu với
gia đình.
Thứ ba, các giá trị văn hóa tinh thần ăn sâu bám rễ vào mọi khía cạnh của đời sống
dân tộc Mông.
Nhân sinh quan, thế giới quan
Thông qua truyền thuyết dân gian, truyện cổ, dân ca Mông chúng ta thấy người
Mông quan niệm Vũ trụ có 3 tầng:
Tầng trên cao là trời, là nơi trú ngụ của các thần thiêng và tổ tiên
Tầng giữa là mặt đất là thế giới con người
Tầng dưới mặt đất là âm phủ
Thế giới đó ra đời do một cặp "Cha mẹ" đó là ông Trày, Bà Trày sinh ra, quan
niệm này bắt nguồn từ sự suy lý về quá trình sinh nở của con người, lấy sự sinh nở của
con người làm khuôn mẫu giải thích sự ra đời của vũ trụ.
Trong quan niệm của người Mông, vũ trụ không phải do Thượng đế sinh ra hoàn
chỉnh ngay một lúc. Đấy là công việc của nhiều người, của cả cộng đồng hỗ trợ, bổ sung
cho nhau và có quá trình hình thành, có tiến hoá. Việc tạo ra mặt đất, bầu trời trong vài
ba năm, thời gian ở đây được khẳng định cụ thể, hữu hạn chứ không phải là chớp mắt
vô thủy, vô chung. Hình ảnh đôi vợ chồng Gầu á, Dầu âu quyết định giúp sức với ông
Trày, Bà Trày, thể hiện khí phách và tính cách mạnh mẽ của người Mông.
Quan niệm về sự sống - cái chết
Với người Mông sự sống luôn gắn với vấn đề lao động cụ thể. Ngay tiếng khóc
trong ngày tang lễ cũng nói đến sự sống. Bởi họ quan niệm, với cuộc đời khóc than là
vô ích, chỉ có làm ăn, công việc mới đem lại sự sống, mới chính là cuộc sống. Nhà thơ
Chế Lan Viên đã nhận định về điều này thật sâu sắc "người Mông luôn từ cái chết để
nói về sự sống". Hầu hết các bài cúng trong ngày tang lễ đều nói đến lao động, phải
chăng chỉ có lao động mới giúp con người ta thoát khỏi đói nghèo đi đến hạnh phúc.
Tình yêu, hạnh phúc, sự sống gắn liền với lao động, nên người Mông ca ngợi tất cả
những gì đem lại sự sống và thuộc về sự sống.
Từ quan niệm con người chỉ sống có 3 buổi sáng cũng là một cuộc đời và chết
chẳng qua là sự đầu thai sang kiếp khác cho nên cái chết của người Mông rất nhẹ nhàng.
Như vậy, quan niệm về sự sống cái chết tác động rất mạnh mẽ đến cách suy nghĩ
của đồng bào Mông trong đời sống.
Tôn giáo, tín ngưỡng:
Trong cuộc sống phải nương tựa vào rừng núi để tồn tại, con người luôn bị thiên
nhiên chi phối. Trước vũ trụ bao la và muôn vàn hiện tượng tự nhiên, cũng như nhiều
dân tộc khác, người Mông không thể giải thích thế giới bằng tư duy khoa học. Vì thế
con người trước sự bí ẩn của thiên nhiên đa dạng, dữ dằn trở nên nhỏ bé.
Sâu thẳm trong tâm thức của họ, thế giới này thuộc về các thần linh cai quản. Họ
quan niệm vị thần vĩ đại nhất của muôn loài đó là trời và vì mọi vật đều có thần làm nên
họ tin và kính sợ thần linh. Với họ các vị thần linh đều bình đẳng và trở nên quan trọng
vào chính thời điểm mà con người cần (chẳng hạn: thời tiết khô căn thì cầu thần mưa,
ốm đau thì khấn thần sức khoẻ...). Tuy tin có thần linh nhưng người Mông không lập
bàn thờ. Bởi hệ thống thần linh của họ quá đông đúc và phức tạp. Đây là điều hoàn toàn
khác với người Kinh và một số dân tộc khác.
Tín ngưỡng “uống nước nhớ nguồn” tức tục thờ cúng tổ tiên của người Mông cũng
có khác người Kinh. Tuỳ theo dòng họ, trong nhà có hoặc không có bàn thờ. Họ thường
dùng 3 ống tre để cắm hương (ống giữa thờ tổ tiên, ống bên phải thờ thần trông coi việc
gia đình, ống bên trái thờ thần chăm sóc sức khoẻ gia đình). Người Mông không thờ
cúng thổ công trong nhà mà đem muôi cơm, chén rượu ra ngoài cửa chính cúng rồi vẩy
cơm tưới rượu lên đó – nghĩa là thổ công, thổ địa được thờ ở bên ngoài nhà.
Tín ngưỡng có tác động không nhỏ tới đời sống sinh hoạt của đồng bào Mông.
Xét các nét văn hoá tín ngưỡng, tâm linh biểu hiện qua đời sống có thể thấy người
Mông chụi ảnh hưởng của các tôn giáo như Nho, Phật, Lão từ xa xưa, từ nơi chôn rau
cắt rốn mà họ đem theo cũng như sự ảnh hưởng chính các đạo đó qua nền văn hoá Việt
Nam nơi người Mông cư trú nhiều đời nay.
Qua nghiên cứu các tài liệu và khảo sát thực tế có thể khẳng định: người Mông chỉ
chụi ảnh hưởng chư chă có tôn giáo và chưa hề theo tôn giáo nào. Những năm gần đây,
một bộ phận nhỏ người Mông tin và đi theo đạo Vàng Trứ. Đó thực chất là bị kẻ xấu lừa
đảo lôi kéo từ bỏ tổ tiên, truyền thống văn hoá của mình mà thôi.
Các ngày lễ tết, lễ hội và các nghi lễ trong năm
Tết Mông: Trước kia do trình độ không thể tính tháng thiếu, tháng thừa nên cứ
hết 365 ngày là đến tết. Ngày nay, do cuộc sống xen kẽ với nhiều dân tộc, phần lớn
người Mông ăn theo tết âm lịch (tết nguyên đán). Đây là cái tết lớn nhất của người
Mông. Tết đến vừa là dịp nghỉ ngơi sau một năm lao động vất vả; vừa là dịp để
người thân đi xa lâu ngày về đoàn tụ. Vì thế đồng bào chuẩn bị tết khá chu đáo.
Cũng giống như dân tộc khác, bên cạnh tết Nguyên đán, dân tộc Mông còn có nhiều
ngày lễ tết khác đó là ngày rằm tháng riêng (15/1); tết tháng 3(3/3); tết tháng 5(5/5);
rằm tháng 7(15/7)...
Lễ hội: Ngoài những ngày lễ tết trên, trong đời sống người Mông họ đặc biệt
thích "Hội chơi đồi hay hội chơi núi mùa xuân" mà tiếng Mông gọi là "gẩu tào"(gruôv
taox). Đây là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng mà bên cạnh phần lễ, phần hội bộc lộ rõ
bản sắc văn hóa dân tộc Mông qua các hình thức sinh hoạt cộng đồng.
"Gẩu tào" là một lễ hội tiêu biểu nhất của người Mông với mục đích là cúng tạ trời
đất đã ban cho thôn bản, dòng họ, gia đình và sức khỏe. Lễ hội thường được tổ chức vào
ngày mồng 2 tết và kéo dài từ 2 - 3 ngày. Lễ hội diễn ra nhiều sinh hoạt văn hoá dân
gian hấp dẫn như bắn nỏ, múa khèn, hát giao duyên, chọi quay, nhảy đồng... Hội Gầu
tào thu hút hầu hết người dân Mông, từ già tới trẻ, đàn ông và đàn bà, ai cũng được
tham dự trong các trò chơi dành riêng cho mình.
Trong năm, đồng bào còn tổ chức một số nghi lễ khác liên quan trực tiếp đến đời
sống con người và lao động sản xuất như: lễ xin bố mẹ nuôi; lễ cúng ma lợn (ma buồng)
tiếng Mông gọi là "đà trông"(đangz trôngs)...
Văn học - nghệ thuật dân gian.
Lịch sử người Mông là lịch sử dân tộc đã qua nhiều cuộc thiên di, lại sống ở vùng
núi cao, sự tiếp xúc với các dân tộc khác còn nhiều hạn chế. Trong điều kiện đó cùng
với tri thức, tín ngưỡng dân gian, văn hoá nghệ thuật dân gian đóng một vai trò quan
trọng trong đời sống tinh thần người Mông.
Người Mông có một kho tàng văn học dân gian đa dạng và phong phú với các thể
loại như truyện thần kỳ, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, dân ca, tục ngữ,
thành ngữ... phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan và cuộc sống lao động, đấu tranh
của dân tộc Mông. Đặc biệt nhiều sử thi Mông truyền từ đời này qua đời khác, thực sự
là những tác phẩm văn học có giá trị cao như: Tiếng hát làm dâu, Tiếng hát mồ côi,
Tiếng hát tình yêu...Qua một số truyện, nhất là truyện Khủa kê có thể hiểu được nhận
thức của người Mông về thế giới quan, nhân sinh quan, nguồn gốc người Mông, nguồn
gốc vũ trụ và con người.
Đa số người Mông biết hát dân ca, nam nữ thanh niên Mông sử dụng thành thạo
nhiều nhạc cụ, biết gẩy đàn môi, thổi khèn lá. Đàn môi, khèn lá tuy giản dị nhưng
phát ra những âm thanh vừa kỳ lạ vừa hấp dẫn, đó là những nhạc cụ độc đáo, là
phương tiện tâm tình của trai gái Mông. Sau một ngày lao động vất vả, sau những
lần chinh chiến gian lao, các chàng trai thường cất lên những điệu khèn môi da diết.
Trong đêm vắng lặng hay bên suối buổi hoàng hôn, tiếng kèn lá, khèn môi thật
quyến rũ bạn tâm tình, người thương.
Trai gái người Mông rất thích tụ họp để hát giao duyên, gọi là gầu plềnh, đặc biệt
những dịp lễ tết, hát giao duyên là một sinh hoạt văn hoá không thể thiếu. Hát giao
duyên bao gồm các hình thức hát tình ca, hát đối đáp để thi thố tài nghệ và cũng là để
trai gái tìm hiểu nhau. Những bài hát thường là sáng tác tức thì, vì thế những tâm sự
thầm kín, những lời ngỏ kín đáo cũng nhân dịp này mà bày tỏ.
Những chàng trai Mông thường thể hiện tài năng của mình bằng những điệu múa
khèn rất đặc sắc. Ngày lễ tết, đám cưới, phiên chợ..., ở cuộc vui nào cũng không thể
thiếu các điệu múa khèn. Các chàng trai vừa thổi khèn vừa đi những đường lượn, vòng
quanh giữa đám đông, khi lui khi tiến nhịp nhàng. Điệu múa khèn như gió mát lướt trên
thảm cỏ, như con công chụm chân xoè cánh, như con nai nhảy nhẹ nhàng trong rừng
xuân, điệu khèn khoan nhặt da diết bao giờ cũng làm say đắm lòng người.
Người Mông nổi tiếng khéo tay hay làm. Đồng bào đan lát, làm đồ da, làm
giấy bản, rèn, mộc...đều giỏi. Họ đã rèn nông cụ, khoan nòng súng và làm những
thùng gỗ đựng nước rất tốt. Nghề làm đồ trang sức khá phát triển. Vòng cổ, vòng
tay, khuyên tai, nhẫn đều được làm rất đẹp. Phụ nữ Mông rất thạo việc dệt vải, thêu
may, in hoa văn bằng kỹ thuật sáp ong, ghép vải. Một số nơi đã bắt đầu hình thành
những tổ thợ thủ công chuyên sản xuất nhiều mặt hàng công nghiệp bằng kỹ thuật
truyền thống của người Mông.
Như vậy, lịch sử dân tộc và điều kiện sống đa sản sinh ra một nền văn hoá dân
gian Mông khá độc đáo, mang đậm dấu ấn miền núi cao vừa khắc nghiệt, vừa trữ
tình. Sự tiếp xúc giao lưu văn hoá giữa người Mông và các dân tộc khác trong
chừng mực nào đó cũng có ảnh hưởng, nhưng văn hoá nghệ thuật của cộng đồng
Mông vẫn mang những nét dáng tinh tuý riêng, thể hiện thành bản sắc dân tộc
Mông.
Tác động của “Vàng chứ” vào vùng đồng bào dân tộc Mông.
Năm 1987, tại nhiều vùng Mông ở Việt Nam bỗng xuất hiện những sự kiện
giống như sự bắt đầu của hiện tượng “xưng vua”. Nếu như năm 1986 mới chỉ có gần
1000 người ở 35 xã phía bắc, thì đến cuối năm 1998 đã có 72.000 người ở 56 huyện
thuộc 13 tỉnh của Việt Nam [46, tr.181].
Trước một hiện tượng phức tạp như vậy có nhiều quan niệm đánh giá khác
nhau, nên dẫn tới thái độ và phương pháp xử lý khác.
Có quan niệm nhấn mạnh “ vàng chứ” là đạo thiên chúa hay đạo tin lành, xem
nó như hiện tượng tôn giáo thuần tuý, không thấy được cuộc đấu tranh ý thức hệ
biểu hiện trong âm mưu “Diễn biến hoà bình” của địch, dẫn tới chủ quan, xem
thường, đến lúc lan rộng thì lại lúng túng bị động, xử lý tả khuynh.
Có quan niệm lại nhấn mạnh “ vàng chứ” là xưng Vua, bạo loạn của người
Mông, là địch phá hoại, không thấy và không tôn trọng vấn đề tín ngưỡng, tâm linh
của người Mông nên nôn nóng, cứng nhắc, dùng nhiều biện pháp hành chính, cưỡng
chế, gây bất bình trong quần chúng người Mông.
Nhìn vấn đề “ Vàng chứ” dưới góc độ phương páhp luận nghiên cứu lịch sử
triết học chúng ta thấy đây là một hiện tượng hết sức phức tạp, nó không pahỉ thuần
tuý là hiện tượng tôn giáo mà còn là ý thức tộc người sâu sắc, trong bối cảnh cuộc
đấu tranh ý thức hệ diễn ra găy go dưới hình thức diễn biến hoà bình mà kẻ địch
đang tiến hành. Nó không chỉ phản ánh các tồn tại xã hội mà còn kế thừa ý thức xã
hội quá khứ, là sự đan xen, tác động phức tạp của nhiều hình thái ý thức xã hội.
Vì vậy phải có phương pháp xem xét kết hợp giữa lịch sử với lôgic, đặt hiện
tượng đó trong dòng chảy hiện thực để tìm ra nguyên nhân hình thành nên cái lôgic,
xem sự tác động của nhiều yếu tố trong một hệ thống chính thể, thì chúng ta mới có
thể trả lời đầy đủ thực chất của hiện tường “ Vàng chứ” là gì?
Trong ngôn ngữ người Mông không có từ “ Vàng chứ” mà là âm chữ Hán, xuất
phát từ cụm từ Miao Wang Shu Shi, tức là Miêu vương xuất thế “Vàng chứ” không
phải là văn hoá truyền thống của người Mông.
Để thực hiện âm mưu “Diễn biến hoà bình” chống phá cách mạng, chủ nghĩa
đế quốc, đứng đầu là Mỹ, lợi dụng triệt để vấn đề tôn giáo và dân tộc, chúng muốn
đưa tin lành vào vùng miền núi dân tộc nước ta hòng tạo ra những “Cô Xô Vô” trong
lòng Đông Nam á như kiểu Nhà nước Do Thái trong lòng thế giới ả rập.
Nhưng làm thế nào để đưa tin lành vào thế giới tâm linh của người Mông?
Bằng con đường nào để tránh thất bại? Bài học của những người truyền giáo đã rút
ra: Dân tộc Mông là một cộng đồng mà xét về kế mưu sinh thì họ có thể chấp nhận,
học tập cách làm ăn của dân tộc khác, còn trong văn hoá tâm linh, tín ngưỡng thì
người Mông không tiếp nhận yếu tố bên ngoài. Muốn đưa được tin lành vào người
Mông, muốn “Tin lành hoá” người Mông thì trước hết phải “Mông hoá” Tin lành,
phải tìm được cánh cửa đi vào thế giới tâm linh của người Mông. Các nhà truyền
giáo tin lành đã tìm được “ cánh cửa”. Đó chính là vấn đề “Xưng vua” trong cộng
đồng người Mông.
Xưng vua là một hiện tượng vừa có tính thế lực, vừa có tính tôn giáo, đó cũng
chính là một hiện tượng nằm trong “Phong trào cứu thế” thường xuất hiện ở các tộc
người bị hẫng hụt trong tâm thức. Chẳng hạn người Khơ mú ở Lào có tục “xưng
chương”, người Hơ Rê ở Tây Nguyên có phòng trào “Xăm Brăm”...nhưng hiện
tượng “xưng vua” của người Mông không chỉ đơn thuần là yếu tố tâm linh mà còn
bắt nguồn từ chiều sâu của lịch sử tâm lý tộc người.
Người Mông có lịch sử lâu đời, đã từng có quốc gia hùng mạnh, nhưng bị
phong kiến nhà Hán tiêu diệt, đẩy người Mông vào các cuộc thiên di đầy máu và
nước mắt. Lòng mong mỏi có Vua để cứu giúp dân tộc là một khát vọng xuyên suốt của
người Mông. Hiện tượng xưng Vua lặp đi, lặp lại theo chu kỳ 20 – 30 năm, vừa phản
ánh ước vọng của người Mông, nhưng cũng xuất hiện sự bất lực của chính họ, họ bắt
đầu hoài nghi về chính cái “lý” của cộng đồng mình. Trong sự hẫng hụt đó họ muốn đi
tìm một “con đường mới”.
Nắm bắt được điều đó Mỹ đã chỉ đạo hộ thánh tin lành, gắn giáo lý tin lành với
lịch sử đấu tranh giành quyền tự quyết của người Mông, gắn với tín ngưỡng, tâm
linh của người Mông. Chúng sửa lại giáo lý tin lành, gọi vua Mông là “ Vàng chứ”,
giải thích “ Vàng chứ” chính là đức chúa trời – cha đẻ của Giê su. Đồng thời, đạo tin
lành luôn chú trọng cải tiến hình thức nghi lễ theo xu hướng đơn giản, gọn nhẹ,
không tốn kém kinh tế, không cầu kỳ, dễ làm, dễ học, ai cũng làm được. Chính điều
này đánh đúng tâm lý người Mông, theo phong tục tập quán người Mông phải thờ
nhiều loại ma rất tốn kém kinh tế, mất nhiều thời gian, theo “ Vàng chứ” thì đơn giản
không tốn kém gì nên bà con dễ tin theo.
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể rút ra thực chất “ Vàng chứ” là: Vàng
Chứ = Giáo lý tin lành + ý thức tộc người, tín ngưỡng, tâm linh của người Mông +
âm mưu của địch.
Ba yếu tố này quyện chặt vào nhau trong một chỉnh thể, tác động cải biến lẫn
nhau, trong đó yếu tố địch phá hoại chính là chủ thể tiến hành Mông hoá tin lành,
khai thác triệt để yếu tố tộc người, tâm lý muốn có Vua của người Mông tạo nên một
loại đạo kết hợp được giáo lý với tâm lý tộc người, tín ngưỡng truyền thống, kết hợp
thần quyền với tộc quyền.
Có thể khẳng định rằng: Kẻ địch dù có đạo tin lành tinh vi tới đâu nhưng nếu
không tận dụng yếu tố tâm linh, ý thức tộc người, không tìm được cánh cửa đi vào thế
giới tâm linh của người Mông thì không thể thành công.
Như vậy yếu tố tâm linh, ý thức tộc người là chiếc cầu chuyển tải giáo lý Tin
lành đến với người Mông để thực hiện ý đồ phá hoại. Vì vậy, đa số quần chúng
người Mông khi tiếp nhận “ Vàng chứ” là họ tiếp nhận phần giáo lý phù hợp với tâm
lý xưng vua của người Mông, họ hoàn toàn không có động cơ theo địch để chống
phá cách mạng.
Sự nguy hiểm chính là ở chỗ kẻ địch đã ẩn dấu âm mưu “Diễn biến hoà bình”
trong yếu tố tộc người, trong tôn giáo đã được tộc người hoá, làm cho quần chúng
khó nhận ra tính chất phản động của hiện tượng này.
Như vậy, lợi thế của “Vàng chứ” tập trung ở 4 điểm sau:
Một là, giáo lý Tin lành được Mông hoá, khơi dậy được tâm lý tộc người, dễ đánh
lừa người Mông.
Hai là, được Mỹ và các thế lực phản động, đầu tư tài chính, phương tiện tuyên
truyền.
Ba là, nghi lễ đơn giản, đỡ tốn kém, dễ học, dễ nhớ, đánh đúng tam lý một số
người Mông đã bất bình với nghi lễ truyền thống năng nề, tốn kém, đạo “Vàng chứ” kêu
gọi bỏ một số tệ nạn lạc hậu, được một số quần chúng đồng tình.
Bốn là, phương pháp truyền đạo đa dạng, phong phú, hấp dẫn dễ đi vào lòng
người, đáp ứng được những rung cảm tâm lý bị kìm nén do quá trính lao động cực kỳ
nặng nhọc quanh năm.
Tuy vậy “Vàng chứ” cũng có những yếu điểm mà trong quá trình đấu tranh xoá
bỏ, chúng ta cần chú ý khai thác, sử dụng triệt để:
Thứ nhất, theo “Vàng chứ” phải bỏ bàn thờ tổ tiên, phá bỏ văn hoá dòng họ vốn là
đặc trưng nổi bật nhất trong văn hoá người Mông. Đạo Vàng chứ càng phát triển thì vai trò
người trưởng họ càng giảm dần, vai trò truyền đạo tăng lên, do đó, “Vàng chứ” bị lực
lượng già làng, trưởng họ phản đối, chống lại.
Thứ hai, Đạo “Vàng chứ” tuyên truyền đến năm 2000 là tận thế, là năm xẩy ra nạn
hồng thuỷ; trong một tháng người Mông không được ra ngoài 3 ngày: 5, 15, 25, người
nào đi những ngày đó sẽ bị rắn, hổ cắn chết. Nhưng thực tế không diễn ra như vậy nên
quần chúng cũng giảm dần niềm tin.
Thứ ba, người truyền đạo không phải mục sư, giảng sư, như vậy việc truyền đạo là
trái pháp luật, đa số quần chúng không đồng tình.
Tại tỉnh Hà Giang, cùng với sự kiện tách tỉnh Hà Tuyên diễn ra năm 1991 hiện
tượng “Vàng Trứ” cũng đã theo người Mông gốc ở Hoàng Su Phì, Xín Mần lên Hà
Giang. Đến năm 1991 đã có 17/19 xã của huyện Bắc Quang và xã Tả Sì Choán của
Hoàng Su Phì, xã Nàn Ma của huyện Xín Mần, Bạch Ngọc của Vị Xuyên có người
Mông theo Vàng Trứ. Ngay sau đó, hiện tượng này lại lan sang các xã Thượng Tân,
Phiên Luông...của huyện Bắc Mê. Tuy nhiên, phải đến tháng 4 năm 1997, lần đầu tiên
17 hộ người Mông thuộc xã Sủng Thài huyện Yên Minh tuyên bố theo Vàng Trứ, chính
thức đánh dấu sự có mặt của hiện tượng này trên cao nguyên Đồng Văn - quê hương
của người Mèo Việt Nam.
Sự xuất hiện của Vàng Trứ còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến phong
trào di cư vô cùng mạnh mẽ ở người Mông Hà Giang từ đầu thập kỷ 90 đến nay. Từ
năm 1991- 2003 toàn tỉnh Hà Giang có 1.410 hộ người Mông với 7.407 nhân khẩu di cư
tự do đi tỉnh khác [64].
Hiện tượng Vàng Trứ đã ra đời và phát triển rất nhanh ở người Mông và thời điểm
cao nhất đã có tới 79.163 người theo đạo này (tính đến tháng 12 năm 1996). Tuy nhiên,
từ năm 2000 trở lại đây tình hình truyền đạo và theo học đạo Tin lành lại có chiều
hướng gia tăng theo từng năm và có những diễn biến phức tạp, nếu trong năm 2002 toàn
tỉnh Hà Giang có 672 hộ = 2.251 khẩu bị ảnh hưởng thì đến 31/11/2005 số bị ảnh hưởng
đã lên đến 2.118 hộ = 11.766 khẩu, xẩy ra tại 149 thôn (bản), 52 xã, 10/11 huyện, thị.
Đặc biệt trong năm 2004 tại 02 huyện Mèo Vạc và Yên Minh đã xuất hiện các hộ theo
đạo treo mảnh vải có màu sắc, kích thước giống nhau, ở giữa có hình chữ thập.
Trong năm 2005 tình hình truyền đạo và học đạo Tin lành ở người Mông Hà
Giang tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Một số đối tượng cầm đầu hoạt động Tôn
giáo trái pháp luật tại hoạt động lén lút quan hệ với một số đối tượng cực đoan trong các
Hệ phái Tin lành trong nước nhận sự chỉ đạo và từng bước công khai hoá hoạt động tôn
giáo trái pháp luật. Một số đối tượng đã xuyên tạc tình hình, cung cấp thông tin ra bên
ngoài, vu cáo lực lượng Biên phòng và Chính quyền cấp xã đánh người, đàn áp tôn
giáo. Một số người Mông bị ảnh hưởng của đạo Tin lành đã công khai thừa nhận việc
theo đạo Tin lành và có những đề nghị đòi chính quyền cơ sở cho phép được sinh hoạt
tôn giáo và theo học đạo Tin lành (như ở xã Thượng Bình huyện Bắc Quang). Tại một
số nơi trong tỉnh, đã có sự hình thành tổ chức cơ sở đạo Tin lành, có sự phân công để
hoạt động tôn giáo hai buổi/ tuần vào ngày thứ 5 và chủ nhật. Các hoạt động này thường
xuyên có sự kiểm tra, đôn đốc của trưởng, phó giáo hạt nhằm duy trì sự hoạt động và
phát triển tổ chức, sau đó các trưởng, phó giáo hạt tổng hợp các hoạt động thành báo
cáo theo tháng gửi cho một số Mục sư của Hệ phái Liên hữu cơ đốc, căn cứ vào mức độ
hoạt động và chất lượng công việc mà được trả tiền theo tháng.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Giang thì hầu hết các xã và các thôn, bản có người
Mông bị ảnh hưởng của đạo Tin lành chủ yếu là các xã, thôn, bản, hộ gia đình Mông có
điều kiện kinh tế khó khăn, nguồn thu chính là từ nông nghiệp theo canh tác truyền
thống, đời sống còn ở mức rất thấp, khí hậu không thuận lợi cho việc sản xuất, trình độ
dân trí thấp và đa số là các xã, thôn bản vùng sâu, vùng xa cách xa trung tâm huyện, đội
ngũ cán bộ cơ sở còn nhiều hạn chế về năng lực, trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ. Do đó, vấn đề theo Vàng Trứ của người Mông là vấn đề phức tạp. Giải
quyết vấn đề này không thể dùng biện pháp thô bạo, không thể cấm đoán bằng mệnh
lệnh hoặc bắt dân trở lại tôn giáo truyền thống. Thực tế cho thấy những nơi nào cấm
đoán một cách cực đoan, dùng biện pháp hành chính xử lý hoặc trấn áp thì đều phải
tác dụng, người Mông càng đi theo đạo. Vấn đề quan trọng hàng đầu là cần phải ổn
định đời sống, chú trọng phát triển kinh tế - xã hội ở vùng người Mông, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho người Mông. Nhà nước cần chủ động chăm lo giải quyết
nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo, quản lý tôn giáo theo pháp luật. Các cán bộ lãnh đạo các
cấp cần phải vượt qua định kiến tôn giáo để đoàn kết phát huy mọi khả năng tích cực
của người theo đạo, xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở vững mạnh.
1.1.2.2. Biểu hiện của bản sắc văn hoá dân tộc Mông
Nói đến văn hóa của dân tộc Mông là ta nói đến hệ thống những giá trị văn hóa
truyền thống được thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: quan niệm về vũ trụ,
phong tục tập quán, lễ hội, lễ tết, ngôn ngữ, trang phục, nhà ở....Vì vậy chúng ta cần
phải tìm hiểu, bảo tồn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Mông là việc
làm có ý nghĩa rất quan trọng và bản sắc đó nằm trong một hệ thống mối liên hệ chặt
chẽ tác động lẫn thể hiện ở những phương diện:
Thứ nhất, Quan niệm vũ trụ không phải do Thượng đế sinh mà thế giới đó ra đời
là do một cặp "Cha mẹ" đó là ông Trày, bà Trày sinh ra. Quan niệm này bắt nguồn từ sự
suy lý về quá trình sinh nở của con người, lấy sự sinh nở của con người để giải thích sự
ra đời của vũ trụ. Đó là công việc của nhiều người, của cả cộng đồng hỗ trợ, bổ sung
cho nhau và có quá trình hình thành và tiến hóa. Hình ảnh lao động sáng tạo của nhiều
người chính là cơ sở thế giới quan của ý thức cố kết cộng đồng dân tộc, dòng họ, ý thức
trân trọng lao động, khát vọng cải tạo thế giới thể hiện khí phách và tính cách của người
Mông một cách mạnh mẽ.
Quan niệm truyền thống của người Mông về con người có một điểm khá đặc
biệt. Mặc dù giống một số dân tộc khác, người Mông cũng phân chia con người thành
hai phần: Phần thể xác và phần linh hồn. Nhưng người Mông không quan tâm đến thể
xác, vì họ cho rằng con người sinh ra trên cõi trần chỉ cần nhìn thấy 3 lần ánh sáng mặt
trời cũng là một kiếp người rồi, người Mông đặc biệt quan tâm đến phần linh hồn. Họ
quan niệm trong một con người có 3 linh hồn (ở đỉnh đầu, ở vùng ngực, ở vùng rốn).
Khi một trong 3 linh hồn đó bỏ đi, làm lễ gọi cũng không về đi thì con người đó sẽ chết.
Khi con người tắt thở, thì hồn thứ nhất sẽ bay lên tầng cao nhất của trời, hồn thứ hai bay
lên tầng thấp hơn, hồn thứ ba ở lại phần mộ. Người Mông rất coi trọng phần hồn, đời
sống tâm linh của họ rất phong phú phức tạp và đầy tế nhị. Đây là nét khá độc đáo trong
quan niệm của người Mông về con người.
Thứ hai, lối tư duy kiểu cái "Lý" của người Mông. Người Mông tư duy về hiện
thực: về kế mưu sinh hàng ngày là lối tư duy trực quan, cụ thể, cảm tính, nhưng khi tư
duy về đời sống tâm linh lại là lối tư duy siêu thực, ấp ủ, mơ ước, nối tiếc, hi vọng, lãng
mạn. Cách tư duy của người Mông luôn đi từ những hình tượng cụ thể trong tự nhiên,
quy luật của tự nhiên để suy đoán cắt nghĩa các vấn đề xã hội, giàu óc quan sát nhưng
lại ví von hình tượng, lối tư duy này được thể hiện trong thái độ, phương thức ứng xử
trước hoàn cảnh, trong lý lẽ và các nghi lễ, luật tục.trong tranh luận người Mông thường
lấy cái sai của người khác để biện hộ cho cái sai của mình, thường sử dụng phương
pháp đánh tráo khái niệm trong lôgíc học để đánh tráo đối tượng tranh luận.
Ta hãy theo dõi một số ví dụ sau:
- Câu chuyện thứ nhất: Người Mông đi bán mật ong, ta gặp họ và xin thử chất lượng
để mua. Xem xong ta ngờ mật ong bị pha, ta chê để hạ giá. Người Mông lý sự: Ta không
làm ra mật được, không tin thì anh đi mà hỏi con ong.
Đây là kiểu tư duy vừa tự nhiên (con ong làm ra mật) lại vừa là lối đánh tráo khái
niệm rất tinh vi, thêm tính hài hước. Người mua chê mật ong chất lượng kém, vì bị con
người pha chế, người bán đã khéo léo né tránh điều đó, không tranh luận điều đó bằng
cách nói người mua đi hỏi con ong.
- Câu chuyện thứ hai: Một người lấy trộm cái tẩu hút thuốc, một người lấy trộm
một nén bạc. Khi phân xử người Mông phạt người lấy trộm cái tẩu thuốc nặng hơn. Cái
lý của họ là: Nén bạc tuy đắt, nhưng lao động bình thường không làm ra được, cái tẩu
thuốc tuy rẻ nhưng ai cũng làm ra được. Vì thế ăn trộm cái tẩu phạt thêm tội lười lao
động.
Cái lý của người Mông vừa thể hiện, một quy tắc của cộng đồng, nhưng cũng thể hiện
một quan niệm về lao động, tôn trọng lao động, ghét kẻ lười nhác.
- Câu chuyện thứ ba: Mấy năm nay con đường liên bản xã được mở rộng ra,
người Mông ở các bản vùng sâu sắm được xe máy, nhưng do đường gồ ghề, lái xe chưa
thạo nên hay bị va quệt. Một người Mông đi xe Minkhơ đâm vào một người đi bộ,
người đi bộ đau chân bắt đền anh ta. Lập tức người Mông lý lẽ: Đường thì là đường
chung, anh có quyền đi, ta cũng có quyền đi, nếu anh ngồi ở nhà thì làm sao ta đâm
được? Hơn nữa ta phải lái cái xe to, còn anh chỉ lái hai cái chân của anh thì phải tránh ta
chứ.
Thứ ba, đặc trưng của hệ thống thiết chế xã hội: Người Mông tự phát sống cụm
vào thành làng, bản theo dòng họ, chứ không theo một địa vực cụ thể nào. Làng Mông
(giao) thường có từ vài đến vài chục nóc nhà, ở một địa điểm hay nhiều địa điểm gần
nhau, chung một họ hay một vài họ, có chung một thổ thần và những phong tục, tập
quán, quy ước. nếu giao là người cùng một dòng họ thì đứng đầu dòng họ cũng tức
đứng đầu làng. Nếu giao gồm nhiều họ thì trưởng họ đông người sẽ đứng đầu hoặc thay
phiên nhau. Đó là quan hệ nhằm thực hiện quy ước và chăn nuôi. Mọi người trong cùng
dòng họ dù ở xa hay gần, đều chịu sự chi phối của một tổ chức chung: Tổ chức dòng họ,
được coi là bộ máy tự quản rất hữu hiệu và quan trọng trong xã hội truyền thống (và cả
hiện đại nữa) của người Mông.
Cùng với sự tồn tại của dòng họ, làng người Mông còn là cộng đồng "những người
láng giềng", là "tổ"(giao) của những người cùng chung sống trên một địa vực, dù có
huyết thống hay không và mọi gia đình đều phải tuân thủ nghiêm ngặt luật tục và quyết
định của tổ chức dòng họ. Như vậy dòng họ là thể chế quan trọng nhất và là bộ máy mở,
có thể vươn rộng, vươn xa tới bất cứ đâu và tạo nên văn hóa riêng có của dân tộc Mông.
Mặc dù hiện nay cơ chế thị trường tác động vào đời sống của người Mông nhưng họ
vẫn giữ được văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Còn về gia đình người Mông là một tập thể thu nhỏ, gia đình chính là cái nôi
hình thành và phát triển văn hoá truyền thống, gia đình mang tính phụ quyền cao, trong
gia đình người chồng giữ vai trò quyết định những công việc lớn. Đây là gia đình một
vợ, một chồng (rất hiếm khi có ly hôn) trong gia đình mọi người sống rất hòa thuận, dân
chủ, cởi mở và hết lòng yêu thương con cái. Phải chăng đây là ưu điểm của truyền
thống gia đình người Mông và cần kế thừa phát huy nó cho phù hợp với điều kiện mới.
Thứ tư, văn hóa dân gian truyền thống của người Mông đậm tính nhân văn.
Ngày nay, nói đến văn hóa Mông ở Hà Giang không ai không biết đến tiếng khèn
với âm thanh trầm trầm dìu dặt, với các làn điệu dân ca trữ tình, duyên dáng và hồn
nhiên, với các phiên chợ tình ấm áp tình người, tình dân bản...và tất cả đều in đậm dấu
ấn văn hóa núi rừng. Đặc biệt là chợ tình Khâu Vai ở Mèo Vạc (còn gọi là "Chợ Phong
Lưu"), một sinh hoạt văn hóa phong tục rất độc đáo, chẳng những hiếm có ở Việt Nam
mà có lẽ với trên thế giới. Độc đáo ở chỗ, cứ mỗi năm đến ngày 27/3 âm lịch, theo quy
ước lâu đời phiên chợ lại mở ra, không phải chỉ có lứa tuổi biết yêu đi tìm bạn tình, nó
còn là ngày hội của mọi lứa tuổi, mọi gia đình, của những người đã từng yêu nhau song
chẳng lấy được nhau, một năm họ gặp lại nhau một lần để giãi bày tâm sự, giải tỏa
những uất ức về tâm lý.
"Chàng ơi xuống núi cùng em
"Hãy mang theo ngựa và đi một mình.
"Em đây tuy chẳng còn xinh.
Có ô che nắng - chợ tình Phong Lưu"
Đó là ngày hội thư giãn, nơi giãi bày tâm sự, là thời điểm giao hòa đất trời còn
đọng lại nét xuân với thời tiết chuẩn bị sang hè; là hình thức xua đuổi các quạnh quẽ đìu
hiu của một vùng núi tiếp núi, mênh mông, mờ mịt, như bắt con người quanh năm đắm
trìm trong cuộc đời sơn dã. Chợ tình Khâu Vai từ xửa từ xưa vẫn còn đó và mỗi năm
thêm hương sắc mới do đời sống kinh tế - văn hóa được cải thiện dẫn, thì dù thiên nhiên
nơi địa bàn cư trú có khắc nghiệt, con người vẫn an vui cuộc sống, nuôi lòng hy vọng ở
tương lai, như luôn ấp ủ trong lòng một tình yêu như lẽ sống: tất cả đều chờ đợi mỗi
năm đến chợ tình Khâu Vai:
"Không thành vợ sẽ làm người yêu
"Đón em từ sớm đến chiều Phong Lưu"
Chợ tình Khâu Vai chỉ họp trong một ngày, từ sáng đến chiều. Chiều đến, chợ tan,
họ lại cùng chồng hoặc vợ về nhà mình, sống cuộc sống gia đình và chờ đợi ngày này
năm sau để gặp lại bạn tình. Vợ cũng thế, mà cồng cũng thế, đã thành phong tục, nên họ
không ghen tuông nhau. Đây cũng là một nét độc đáo trong tính cách và cách ứng xử
của người Mông, đầy tính nhân bản và chung thủy.
Tóm lại, chúng ta có thể hiểu bản sắc văn hóa dân tộc Mông là tổng thể những giá
trị vật chất, tinh thần cốt lõi nhất, tinh túy nhất, lắng đọng qua suốt chiều dài lịch sử,
giúp cho dân tộc này tòn tại và phát triển, là những tiêu chí để phân biệt dân tộc Mông
với các dân tộc khác.
Bản sắc văn hóa dân tộc Mông được biểu hiện toàn diện, sâu sắc trên tất cả các
lĩnh vực, như những lớp trầm tích được kết tinh qua quá trình lịch sử, ở đâu cũng lộ ra
bản sắc văn hóa tộc người.
Từ quan niệm vũ trụ được con người sáng tạo ra, đề cao vai trò con người; quan
tâm chăm lo đời sống tinh thần, tâm linh, giải tỏa, cân bằng tâm lý trong suốt chu kỳ đời
người, đến kiểu cách tư duy, cái "Lý" của người Mông, tín ngưỡng tôn giáo, đề cao sức
mạnh và sự cố kết công đồng, đặc biệt là cộng đồng dòng họ; Những kinh nghiệm trong
sản xuất, quản lý xã hội, niềm tự hào lạc quan tràn đầy tiếng hát trong cuộc sống. Vượt
lên tất cả, xuyên suốt chiều dài lịch sử là hình thức đấu tranh bảo vệ sự trường tòn của
dân tộc; ý chí tự lực, tự cường vươn lên thực tại để tồn tại và phát triển. Đó là những nội
dung cơ bản, những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc Mông đóng góp vào tính đa
dạng của nền văn hóa Việt Nam hiện nay.
1.2. Một số nguyên tắc trong việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân
tộc Mông ở Hà Giang
1.2.1. Kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề có tính quy luật
trong quá trình phát triển
Kế thừa là một trong những vấn đề có tính quy luật của phủ định biện chứng, là
cầu nối giữa cái cũ và cái mới. Với ý nghĩa đó tìm hiểu vấn đề kế thừa có ý nghĩa quan
trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn.
Theo từ điển tiếng Việt: Kế thừa là sự thừa hưởng, giữ gìn và tiếp tục phát triển
những cái có giá trị tinh thần [57, tr. 509]. ‘‘Phát huy’’ là làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác
dụng.
Bách khoa thư triết học xem “Kế thừa là mối liên hệ giữa những giai đoạn hay nấc
thang phát triển khác nhau, mà bản chất của mối liên hệ đó là bảo tồn những yếu tố này
hay yếu tố khác của chỉnh thể” [1, tr.360]
Đại học bách khoa toàn thư Liên Xô (cũ) cho rằng: “Kế thừa là mối liên hệ giữa
các hiện tượng trong quá trình phát triển trong đó có cái mới lột bỏ cái cũ, giữ lại trong
mình một số yếu tố của cái cũ”[12, tr.360]
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mọi sự vật, hiện tượng trong
thế giới khách quan đều luôn nằm trong quá trình vận động, biến đổi và phát triển
không ngừng theo những quy luật nhất định. Một trong những quy luật chung, biểu hiện
khuynh hướng của sự phát triển, là quy luật phủ định của phủ định mà kế thừa là một
đặc trưng cơ bản. Tính kế thừa thực chất chính là “mối liên hệ tất yếu khách quan giữa
mới và cũ trong quá trình phát triển” [56, tr.269]. Trong mối quan hệ đó, cái mới luôn ra
đời, thay thế và phủ định cái cũ, nhưng giữa chúng lại có mối liên hệ khăng khít với
nhau, đó là sự kế thừa của cái mới đối với cái cũ. Ăngghen khẳng định: “Phủ định trong
phép biện chứng, không phải chỉ có ý nghĩa giản đơn là nói: không, hoặc giả là tuyên bố
rằng một sự vật không tồn tại, hay phá hủy sự vật ấy theo một cách nào đó” mà “sự phủ
định trong đó có sự phát triển” [32, tr.201]. Quá trình phủ định diễn ra không phải là sự
phủ định siêu hình, phủ định sạch trơn mà là sự phủ định biện chứng, đó là “quá trình tự
thân phủ định, tự thân phát triển, là mắt khâu trên con đường dẫn tới sự ra đời của cái mới,
tiến bộ hơn so với cái cũ bị phủ định” [21, tr.333]. Phủ định biện chứng mang hai đặc trung
cơ bản, đó là: tính khách quan và tính kế thừa.
Tính khách quan của phủ định biện chứng thể hiện ở chỗ: phủ định là kết quả của
quá trình giải quyết mâu thuẫn nội tại bên trong sự vật, chứ không phải do sự áp đặt từ
bên ngoài. Phủ định biện chứng là sự phủ định mang tính kế thừa. Với nghĩa đó, phủ
định đồng thời cũng là khẳng định. Giá trị của kế thừa biện chứng được quy định bởi
vai trò của nó trong sự ra đời của cái mới. Không có cái mới nào lại ra đời từ hư vô.
Nhờ việc giữ lại những nhân tố tích cực của cái bị phủ định - tức là nhờ có kế thừa - mà
cái mới có tiền đề cho sự xuất hiện của mình.
Phát triển chính là sự vận động theo khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ lạc hậu đến tiến bộ. Kết quả của quá trình vận động
đó là sự ra đời của sự vật mới hoàn thiện hơn sự vật cũ. Trong quá trình này, những yếu
tố tích cực của cái cũ được giữ lại, cải biến để tham gia vào sự vật. Phát triển không
phải là bước đi thuần túy mà là một khuynh hướng trải qua nhiều giai đoạn bao hàm
trong nó những bước đi quanh co, phức tạp. Tuy nhiên, sự phát triển đó không phải diễn
ra theo đường thẳng mà theo đường xoáy ốc. Đề cập đến vấn đề này, V.I. Lênin viết:
“Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua nhưng dưới một hình thức khác,
ở một trình độ cao hơn (“phủ định của phủ định”); sự phát triển có thể nói là theo đường
trôn ốc chứ không phải theo đường thẳng” [27, tr.65].
Như vậy, kế thừa là một trong những đặc trưng quan trọng, phổ biến của quy luật
phủ định của phủ định. Nó là sự biểu hiện mối quan hệ giữa cái cũ và cái mới trong quá
trình phát triển của sự vật: cái mới tuy phủ định cái cũ nhưng là một sự phủ định có kế
thừa. Cụ thể hơn, kế thừa chính là mối liên hệ giữa các giai đoạn hay giữa các cấp độ
khác nhau trong sự phát triển của sự vật. Sự kế thừa biểu hiện ở chỗ, một hay nhiều yếu
tố của sự vật được bảo tồn khi sự vật chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Kế
thừa là nhân tố bên trong của sự phát triển. Không thể nói đến sự phát triển mà tước bỏ
đi tính kế thừa, cũng không thể nói đến kế thừa mà tách rời khỏi sự phát triển. Kế thừa
là sự bảo tồn những đặc điểm, đặc tính của một sự vật và hiện tượng cũ trong quá trình
phát triển. Còn phát triển không chỉ là sự bảo tồn mà còn là sự mở rộng, bổ sung, hoàn
thiện và nâng cao về chất những đặc điểm, đặc tính vốn có trong sự vật và hiện tượng.
Như vậy, “để phát triển được bao giờ cũng cần có sự kế thừa, tức là bảo tồn, giữ lại
những đặc điểm, đặc tính của đối tượng để trên cơ sở đó mở rộng, nâng cao trình độ,
còn phát triển chính là sự kế thừa tốt nhất, tích cực nhất” [20, tr.35]. Mặt khác, kế thừa
phải luôn gắn liền với lọc bỏ và đổi mới. Ngay cả đối với nhân tố tích cực của cái bị phủ
định được giữ lại, nó vẫn được duy trì dưới dạng lọc bỏ, chứ không phải bê nguyên xi,
không phê phán, không cải tạo và không phải lắp ghép một cách máy móc cái cũ vào cái
mới. Nếu kế thừa mà không gắn với đổi mới và lọc bỏ thì sự kế thừa đó không thể làm
xuất hiện cái mới tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn cái cũ mà cùng lắm chỉ lặp lại cái cũ một
cách phiến diện hơn.
Trong tự nhiên, tính kế thừa được biểu hiện, chẳng hạn như những nhân tố vô cơ
được giữ lại khi chuyển sang giới tự nhiên hữu cơ. Trong sự phát triển của xã hội, tính
kế thừa cũng được biểu hiện rõ nét, mà lịch sử phát triển của lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất là một minh chứng. Trong tư duy, sự phát triển của các hình thái ý thức xã
hội như khoa học, triết học, nghệ thuật, đạo đức, pháp quyền...cũng thể hiện rõ tính kế
thừa trong nhận thức của con người qua các thời đại lịch sử khác nhau.
Chủ nghĩa Mác đã kế thừa và cải tạo cả chủ nghĩa duy vật siêu hình lẫn phép biện
chứng duy tâm để xây dựng nên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Tất nhiên, học thuyết của Mác cũng không phải là tuyệt đối, bất di bất dịch, không phải là
một cái gì đã xong xuôi mà nó cần không ngừng được bổ sung và phát triển trong điều kiện
mới theo quan điểm kế thừa.
Như vậy, qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy rõ rằng: kế thừa, đổi mới là một
quá trình mang tính quy luật, biểu hiện đặc trưng của sự phát triển bất kể đó là sự phát
triển trong tự nhiên, xã hội hay tư duy. Tuy nhiên, trong mỗi lĩnh vực cụ thể, tính kế
thừa có những đặc thù riêng. Quy luật kế thừa không phải chỉ biểu hiện về mặt thời
gian, không gian, mối liên hệ giữa truyền thống và hiện đại, quá khứ và tương lai mà cả
trong không gian. Việc kế thừa không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, một dân
tộc. Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay thì kế thừa còn bao hàm cả sự tiếp thu có
chọn lọc, có phê phán những tinh hoa trong nền văn hóa nhân loại nhưng đồng thời phải
cải biến cho phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc mình như Đảng ta khẳng
định: “Tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, song phải luôn coi trọng những giá trị
truyền thống và bản sắc dân tộc, quyết không được tự đánh mất mình trở thà nh bóng
mờ hoặc bản sao chép của người khác” [13, tr.30]. Quá trình kế thừa những giá trị tạo
nên bản sắc văn hóa của một dân tộc cũng có những đặc thù riêng của nó. Trong giai
đoạn hiện nay thì việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông là vấn đề
không thể thiếu.
Kế thừa là một hiện tượng mang tính quy luật đối với sự phát triển nói chung.
Không có một sự phát triển nào lại được bắt đầu từ con số “0”. Mọi sự phát triển luôn
luôn là quá trình phủ định có kế thừa. Những yếu tố tích cực của cái cũ bao giờ cũng
được giữ lại, kế thừa và phát triển trong sự ra đời của cái mới. Sự phát triển của những
giá trị tạo thành bản sắc văn hóa của một dân tộc cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Bản sắc văn hóa của một dân tộc là di sản vô cùng quý giá; đó là tinh hoa, cốt lõi và là
linh hồn của chính dân tộc đó. Tuy nhiên, những giá trị tạo nên bản sắc đó, không phải là
bất biến và tuyệt đối như nhau trong mọi thời đại. Khi điều kiện lịch sử đã có sự thay đổi thì
cần phải có sự chọn lọc, kế thừa, bổ sung và đổi mới đối với những giá trị đó.
Việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc và củng cố cộng đồng
các dân tộc, vì sự phát triển toàn diện cho mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt
Nam (trong đó có dân tộc Mông), là phương hướng và nội dung cơ bản của chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Đó cũng xuất phát từ quan niệm coi việc kế
thừa và phát huy các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, là vấn đề
trung tâm của chính sách dân tộc về văn hóa.
Văn hóa không phải là một hiện tượng siêu nhiên từ bên ngoài áp đặt và ban phát
cho con người, cũng không phải do ý muốn chủ quan của con người, mà nó hình thành
dựa trên nhiều những nhân tố khác nhau như kinh tế, chính trị - xã hội…Chính vì lẽ đó
mà không phải bất kỳ một giá trị văn hóa nào, hay một nét văn hóa nào cũng đều phù
hợp với mọi chế độ xã hội, và đều được con người chấp nhận và tiếp thu. Cũng không
phải giá trị văn hóa nào cũng có thể phát huy tác dụng để thúc đẩy sự phát triển tiến bộ
của xã hội. Ngược lại, có những giá trị văn hóa lại làm cản trở sự phát triển vì nó đã lỗi
thời, không còn phù hợp với thời kỳ mới. Thậm chí, ngay trong một giá trị văn hóa, có
mặt còn là nhân tố thúc đẩy, nhưng mặt khác lại là nhân tố cản trở. Vì vậy, kế thừa và
phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, trong đó có dân tộc Mông là một việc làm đặc
biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Kế thừa những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Mông, mà những nét văn hóa đó
mặc dù trải qua nhiều những thăng trầm, biến cố của lịch sử xã hội nó vẫn trường tồn,
không mất đi nét độc đáo, riêng có của dân tộc Mông. Khi kế thừa bản sắc văn hóa của
một dân tộc thì ta phải kế thừa nét văn hóa đặc trưng nhất, mà người ta có thể dựa vào
đó để phân biệt cộng đồng tộc người với các dân tộc khác. Những đặc trưng văn hóa này
không bị pha trộn, mặc dù luôn có sự giao thoa rất mạnh mẽ giữa các nền văn hóa, của các
cộng đồng tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông ở Hà Giang là sự thừa hưởng,
gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa đã được hình thành từ rất lâu đời cùng với quá
trình hình thành, phát triển của dân tộc Mông hàng ngàn năm nay. Với đặc điểm của tự
nhiên và môi trường sinh tụ của dân tộc đã tạo cho văn hóa Mông nói chung, văn hóa
của dân tộc Mông ở Hà Giang nói riêng. Việc kế thừa một nền văn hóa như nó vốn có
đã khó, nhưng tìm những cái hay, cái tốt, cái phù hợp với giai đoạn mới và phát triển
nó, làm cho nó phát huy tác dụng mà không làm mất đi bản sắc, cái cốt lõi của nền văn
hóa đó là việc làm còn khó hơn nhiều.
Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mông là kế thừa những nét văn
hóa có ý nghĩa tích cực thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội. Vì vậy, nói kế thừa
và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mông ở Hà Giang hiện nay thì trước hết phải
xuất phát từ yêu cầu thực tế của từng địa phương mà lựa chọn, để có thể đưa ra những
phương hướng và giải pháp khả thi trên thực tế.
Trong công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính
sách về phát triển văn hoá vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VII, khẳng định: "Chọn lọc, giữ gìn và nâng cao tinh hoa văn hoá của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam và của từng dân tộc; bảo tồn và phát triển ngôn ngữ và
chữ viết của các dân tộc; tiếp thu những giá trị văn hoá khoa học của nhân loại" [8,
tr.184]. Tiếp đó, Hội nghị lần thứ tư BCHTW (khoá VII) của Đảng đã ra Nghị quyết số
04-NĐ/HNTW về một số nhiệm vụ văn hoá, văn nghệ những năm trước mắt: "Có chính
sách toàn diện bảo vệ và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số trong cộng đồng dân tộc
Việt Nam" [70, tr.53].
Nghị quyết TW 5 (khoá VIII) về Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đã nêu lên năm quan điểm chỉ đạo cơ bản, trong đó có quan
điểm quan trọng về phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số:
Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng
đồng các dân tộc Việt Nam (...). Hơn 50 dân tộc sống trên đất nước ta đều có
những giá trị và sắc thái văn hoá riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho
nhau, làm phong phú nền văn hoá Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc là
cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hoá của các dân tộc
anh em [11, tr.57].
Để thực hiện tốt Nghị quyết TW 5 (khoá VIII) thì chúng ta cần tập trung chủ yếu
vào nội dung sau: Kế thừa, phát huy những di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân
tộc Mông, đồng thời đẩy mạnh giao lưu, tiếp thu các giá trị văn hoá của các dân tộc anh
em.
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ
trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc, tạo điều kiện để vùng Miền núi phát triển đồng đều và vững chắc, đóng
góp vào việc thực hiện mục tiêu chung của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH. Quá trình vận động, phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ CNH, HĐH sẽ tác
động sâu sắc và toàn diện đến sinh hoạt văn hóa, đến bản sắc và bản lĩnh văn hóa từng
dân tộc.
Bản sắc dân tộc luôn mang tính lịch sử cụ thể và luôn tạo lập các giá trị mới, để
thích ứng với yêu cầu phát triển chung của thời đại. Vì vậy, bản sắc văn hóa dân tộc
phải được hiểu trong xu thế phát triển, và phát triển là điều kiện để giữ gìn bản sắc. Để
làm được điều đó ngoài việc tạo các tiền đề phát triển kinh tế, xã hội vững chắc thì việc
kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa các dân tộc là một vấn
đề hết sức cần thiết và có ư nghĩa hết sức quan trọng trong giai đoạn mới hiện nay.
1.2.2. Một số nguyên tắc cơ bản trong việc kế thừa, phát huy bản sắc văn hoá
dân tộc
Việt Nam đứng trước sự tác động của cơ chế thị trường và vấn đề toàn cầu hóa
đang là một xu thế khách quan, đặt ra những thách thức to lớn đối với việc giữ gìn, kế
thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong xu thế toàn cầu hóa, nếu không hội
nhập khu vực và quốc tế sẽ bị cô lập, lạc hậu, không phát triển được. Nhưng nếu tiếp
nhận vô điều kiện các yếu tố ngoại sinh thì sẽ dẫn đến nguy cơ tự đồng hóa, tự đánh mất
bản sắc văn hóa của mình. Vì vậy chủ động hội nhập quốc tế song phải giữ gìn, kế thừa
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong đó có dân tộc Mông. Trong quá trình kế thừa,
phát huy cần thực hiện một số nguyên tắc sau:
- Thứ nhất, kế thừa, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc phải có chọn lọc, phê phán.
Kế thừa là một hiện tượng mang tính quy luật đối với sự phát triển nói chung.
Mọi sự vật phát triển luôn luôn là quá trình phủ định có kế thừa. Những yếu tố tích cực
của cái cũ được giữ lại và phát triển trong sự ra đời cái mới. Trong văn hóa người Mông
chúng ta cần kế thừa yếu tố đặc trưng của dân tộc mình như: Văn hóa vật chất (nhà cửa,
trang phục, đồ dùng sinh hoạt, văn hóa ẩm thực); văn hóa tinh thần. Những nét văn hóa
chúng ta cần kế thừa như: chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; trai gái tự do tìm hiểu
bạn đời họ thường dùng tiếng khèn, hát đối đáp, hội ném pao để tỏ tình...hay nét riêng
trong cách trang trí nhà ở như: trong nhà bao giờ cũng có gác để cất giữ đồ đạc, lương
thực, thực phẩm; cách chọn đất làm nhà, hình ảnh nhà trình tường; trang phục của người
Mông hoàn toàn khác các dân tộc khác về màu sắc, hoa văn, đường nét. Còn trong đồ
dùng sinh hoạt cũng như trong ăn uống của người Mông rất giản đơn nhưng lại thể hiện
văn hóa riêng của dân tộc mình nhất là món "thắng cố". Ngày nay, món này không thể
thiếu trong các phiên chợ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay.pdf