Tài liệu Luận văn Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy ở Tỉnh Lào Cai hiện nay: LUẬN VĂN:
Vấn đề giữ gỡn và phỏt huy bản sắc văn hóa
dân tộc Giáy ở Tỉnh Lào Cai hiện nay
Mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết Trung ương năm khoá VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” được Đảng ta xác định là nhiệm vụ cấp bách và
lâu dài trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Bước vào thời kỳ hội nhập đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ giữa dân
tộc và quốc tế, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phấn đấu vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh, vấn đề xây dựng nền văn
hoá mới đáp ứng yêu cầu phát triển chung của đất nước, hòa nhập với khu vực và quốc
tế lại càng có ý nghĩa quan trọng. Quá trình hội nhập tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát
triển, nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với một quốc gia đa dân tộc
như Việt Nam.
Trước sự tác động của cơ chế thị trường, của mở rộng hội nhập quốc tế và giao
lưu văn hóa hiện ...
91 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy ở Tỉnh Lào Cai hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Vấn đề giữ gỡn và phỏt huy bản sắc văn hóa
dân tộc Giáy ở Tỉnh Lào Cai hiện nay
Mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết Trung ương năm khoá VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” được Đảng ta xác định là nhiệm vụ cấp bách và
lâu dài trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Bước vào thời kỳ hội nhập đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ giữa dân
tộc và quốc tế, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phấn đấu vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh, vấn đề xây dựng nền văn
hoá mới đáp ứng yêu cầu phát triển chung của đất nước, hòa nhập với khu vực và quốc
tế lại càng có ý nghĩa quan trọng. Quá trình hội nhập tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát
triển, nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với một quốc gia đa dân tộc
như Việt Nam.
Trước sự tác động của cơ chế thị trường, của mở rộng hội nhập quốc tế và giao
lưu văn hóa hiện nay, nhiều giá trị văn hóa dân tộc đang bị mai một, pha trộn, lai căng,
không còn giữ được bản sắc. Do vậy khẳng định hệ giá trị văn hoá các dân tộc đang là
vấn đề cấp thiết vừa có tính thời sự, vừa lâu dài đảm bảo cho quá trình hội nhập mà
không bị hoà tan.Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương năm, khóa VIII.
Đảng ta chủ trương: Phải tiếp tục cụ thể bằng hệ thống các chính sách mạnh, tạo điều
kiện cần thiết để văn hóa các dân tộc thiểu số phát triển trong đại gia đình các dân tộc
Việt Nam.
Nước ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có những sắc thái, bản địa riêng,
chúng bổ sung cho nhau làm phong phú nền văn hoá Việt Nam và củng cố sự thống nhất
dân tộc tạo nên nền văn hoá nước ta là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng. Trong cộng
đồng đa dân tộc, dân tộc Giáy là dân tộc có số dân đứng thứ 25 trong 54 dân tộc. Người
Giáy là cư dân lúa nước. Họ cư trú ở nơi bằng phẳng, có sông suối, hay ở thung lũng
thuộc các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng. Riêng ở Lào Cai có 24.360
người Giáy cư trú tập trung thành làng, thành bản. Sự phong phú về cảnh quan, môi
trường đã tác động rất lớn đến đời sống của người Giáy ở đây, làm nên một đời sống văn
hóa dân gian khá phong phú. Nó biểu hiện ở thế giới quan, nhân sinh quan, phong cách tư
duy, lối sống, sinh hoạt, ứng xử, tình cảm v.v…của con người. Trước sự vận động và
biến đổi của thế giới luôn diễn ra không ngừng, sự tác động của cơ chế thị trường, của
mở rộng hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa hiện nay, điều đó không thể không ảnh
hưởng đến bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt là bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở
Lào Cai trong đó có dân tộc Giáy. Việc giữ gìn bản sắc văn hoá từng dân tộc đang là
chuyện thời sự của thời đại và cũng đang là vấn đề được đặt ra với nước ta.
Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, để đóng góp phần nhỏ vào
mục tiêu của cả nước nói chung, và tỉnh Lào Cai nói riêng, tôi chọn “Vấn đề giữ gỡn và
phỏt huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy ở Tỉnh Lào Cai hiện nay” làm đề tài luận văn
tốt nghiệp cao học triết học của mình.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề này đã được nhiều người nghiên cứu ở những phạm vi và góc độ khác nhau.
Nghiên cứu dưới góc độ bản sắc văn hóa dân tộc có những tác phẩm tiêu biểu: Huy Cận
"Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994; Ngô Văn
Lệ "Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam", Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998; Hoàng Nam
"Bước đầu tìm hiểu văn hóa tộc người văn hóa Việt Nam", Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội,
1998;Nguyễn Từ Chi "Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người", Nxb Văn hóa Dân
tộc, Hà Nội, 2003; Hồ Bá Thâm "Bản sắc văn hóa dân tộc", Nxb Văn hóa Thông tin, 2003;
Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên), "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004 ; Vy Trọng "Bản sắc văn
hóa hành trang của mỗi dân tộc", Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2005.
Kể từ khi Đảng ta chủ trương thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, vấn đề về văn hóa
các dân tộc thiểu số được chú ý đặc biệt. Liên quan đến vấn đề này đã có có nhiều tạp
chí và nhiều cuốn sách nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau như: Đề tài "Nền văn hóa
đa dân tộc Việt Nam", Ban chấp hành Hội Văn Hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Hà
Nội, 1992; , Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1996; Lò Giàng Páo "Tìm hiểu văn hóa vùng các
dân tộc thiểu số", Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1997; Ngô Văn Lệ "Văn hóa các dân
tộc thiểu số ở Việt Nam", Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998. Đề tài của Lê Thị Mỹ Vân "Văn
hóa truyền thống của các dân tộc Jrai và Bahnar ở tỉnh Gia Lai hiện nay - Thực trạng và
giải pháp", Luận văn thạc sĩ Triết học, 1999, Đại học KHXH & NV - ĐHQG Hà Nội; ;
Nguyễn Khoa Điềm "Vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu
số", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 7/2000; Đỗ Văn Hòa "Vấn đề giữ gìn và phát huy
giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Gia Lai trong điều kiện kinh tế thị trường hiện
nay", Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003; Đinh
Thị Hoa, "Nhân tố chủ quan với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Tỉnh Phú Thọ hiện nay", Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh Hà Nội, 2006; Trần Văn Bính (chủ biên), "Văn hóa các dân tộc Tây Bắc - thực
trạng và những vấn đề đặt ra", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Viện Chủ nghĩa
xã hội khoa học "Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số vùng tây bắc
nước ta", Kỷ yếu đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2007, Học viện Chính trị – Hành chính
Quốc Gia HCM, Hà Nội, 01- 2008.
Đặc biệt những bài viết và công trình nghiên cứu về văn hoá dân tộc Giáy có liên
quan trực tiếp đến luận văn như:
Lò Ngân Sủn, Sần Cháng (sưu tầm, tuyển dịch), "Tục ngữ Giáy", Nxb Văn hóa dân
tộc, Hà Nội, 1994; Lù Dín Siềng "Truyện cổ Giáy", Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1995;
Sần Tráng "Văn học dân gian Tỉnh Lào Cai – Dân tộc Giáy Lào Cai", Nxb Văn hóa dân
tộc, Hà Nội, 1996; Sần Tráng “ Vươn chang hằm ( dân ca Giáy)”, Nxb Văn hoá dân tộc,
Hà Nội 2000; Sần Tráng "Dân ca trong đám cưới và trong tiệc rượu người Giáy", Nxb
Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2001; Sần Tráng “ Giới thiệu Mo lễ tang dân tộc Giáy Lào
Cai”, Hội văn học nghệ thuật Tỉnh Lào Cai, 2003; Sần Tráng "Một số phong tục tập quán
dân tộc Giáy Lào Cai", Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2003.
Nhìn chung: Các công trình, tác phẩm đều đã đi vào khai thác những đặc điểm
chung về bản sắc văn hóa; văn hóa các dân tộc thiểu số; văn hóa của dân tộc Giáy ở nước
ta. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu những giá trị văn
hóa, phong tục tập quán của người Giáy (nói chung), người Giáy ở Lào Cai (nói riêng)
nhằm giới thiệu về những nét đặc sắc - cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc Giáy. Một số
đề tài, công trình cũng đề cập tới vấn đề bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc Giáy nhưng mới chỉ đề cập một cách chung chung hoặc đi sâu tìm hiểu một số nét
văn hóa cụ thể; chủ yếu nghiên cứu về văn hóa dân tộc Giáy ở góc độ văn hóa, chưa đi
sâu vào nghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc độ triết học. Mặt khác do tác động của
kinh tế thị trường, tác động của mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề văn hoá dân
tộc Giáy đang biến đổi và có những khía cạnh mới cần tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu
thêm, từ đó có những giải pháp thiết thực để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Giáy hiện nay. Chính vì vậy đề tài “Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Giáy ở Tỉnh Lào Cai hiện nay” góp phần vào thực hiện mục đích đó
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ bản sắc văn hóa dân tộc Giáy, thực trạng của việc giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc Giáy ở Lào Cai, từ đó đưa ra phương hướng và một số giải
pháp chủ yếu nhằm giữ gìn và phát huy tốt bản sắc văn hóa của dân tộc Giáy ở địa
phương này hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt mục đích đã nêu trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính
sau:
+ Làm rõ bản sắc văn hóa dân tộc Giáy, những nhân tố tác động tầm quan trọng của
việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy ở Việt Nam hiện nay.
+ Phân tích thực trạng của việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy ở
Lào Cai hiện nay và những vấn đề đặt ra.
+ Nêu phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm giữ gìn, phát huy tốt bản
sắc văn hóa dân tộc Giáy ở tỉnh Lào Cai hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã trình bày ở trên, luận văn xác định đối
tượng nghiên cứu là bản sắc văn hóa dân tộc Giáy ở Lào Cai dưới góc độ triết học.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Văn hóa là một vấn đề rất rộng, văn hóa các dân tộc cũng rất đa dạng và phong
phú... Luận văn không trình bày toàn bộ các vấn đề thuộc về văn hóa của dân tộc Giáy
mà chủ yếu khai thác một cách có hệ thống, ở khía cạnh triết học những giá trị văn hóa
tạo nên "Bản sắc văn hóa" của dân tộc Giáy ở Lào Cai nhằm giữ gìn và phát huy nó trong
giai đoạn hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn chủ yếu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về văn hóa, về dân tộc và chính
sách dân tộc. Đồng thời có kế thừa các thành tựu một số công trình liên quan đến nội
dung được đề cập trong luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ
nghĩa duy vật lịch sử để phân tích, lý giải, làm rõ các vấn đề; đồng thời kết hợp nhuần
nhuyễn các phương pháp: Lịch sử và logic; phân tích và tổng hợp; quy nạp và diễn dịch;
điều tra, so sánh... nhằm đạt mục đích và nhiệm vụ mà luận văn đã đề ra.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ thêm những nét đặc sắc của dân tộc Giáy, phân tích thực
trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Giáy ở Lào Cai. Qua đó đưa ra
những giải pháp chủ yếu nhằm giữ gìn và phát huy tốt bản sắc văn hóa của dân tộc Giáy ở
Lào Cai trong giai đoạn hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung và làm sáng tỏ lý luận về bản
sắc văn hóa và vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy ở Lào Cai hiện
nay.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy
các bộ môn: Triết học, Văn hóa học, Dân tộc học... ở các nhà trường, đồng thời nó còn
làm tài liệu tham khảo cho cán bộ hoạch định chính sách và quản lý văn hóa ở Tỉnh Lào
Cai
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm
2 chương, 5 tiết.
Chương 1
bản sắc văn hóa dân tộc và tầm quan trọng
của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc Giáy hiện nay
1.1. Một số nét về bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc Giáy
1.1.1. Một số nét về bản sắc văn hóa dân tộc
Để hiểu được bản sắc văn hoá dân tộc trước tiên chúng ta phải tìm hiểu khái niệm
văn hoá là gì?
Văn hóa là khái niệm được sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội, trên thế giới hiện
nay có tới hàng trăm cách định nghĩa về văn hóa. Song, về cơ bản đều thống nhất coi văn hóa là
những gì mà con người sáng tạo để hình thành nên các giá trị, các chuẩn mực xã hội trong quá
trình lao động, hoạt động thực tiễn. Các giá trị chuẩn mực đó tác động, chi phối, điều chỉnh đời
sống tâm lý, hành vi, đạo đức và các hoạt động trên mọi lĩnh vực có sự hiện diện của con người.
Theo quan điểm mác xít nền tảng của lịch sử là hoạt động lao động của con người và
quá trình con người sáng tạo ra lịch sử cũng là quá trình con người sáng tạo văn hoá . Vì vậy lao
động cũng được xem là nguồn gốc của văn hoá cho nên việc đưa ra một quan niệm về văn hoá
nhất thiết phải căn cứ vào hoạt động có tính đặc trưng này của con người. Điều này đã được các
nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác quán triệt trong toàn bộ các luận giải của mình.
Quan điểm mácxít cho rằng lao động là hoạt động mà ở đó xác lập và thể hiện sâu sắc
mối quan hệ giữa con người – tự nhiên, con người – xã hội và con người - văn hoá. Nếu như loài
vật chỉ kiếm sống bằng cách lợi dụng những vật có sẵn trong tự nhiên và nhờ đó xác lập bản
chất của chúng – bản chất của loài vật , thì ngược lại, qua lao động – tức là hoạt động cải biến tự
nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người thì bản chất của con người cũng được xác lập và
phát lộ mà C.Mác gọi là “ lực lượng bản chất người”. Sở dĩ Mác quan niệm như vậy, bởi vì lao
động là một đặc thù của chính con người. Con vật hành động một cách bản năng, còn con người
hành động có mục đích, có đối tượng và trước khi hành động con người đã có mô hình được
xác lập trong óc. Tuỳ theo mô hình đó và phương thức thực hiện trong hoạt động mà con người
sáng tạo ra văn hoá ở những trình độ khác nhau. Mặt khác, qua lao động các quan hệ của con
người được xác lập, được biến đổi , kể cả quan hệ với tự nhiên. Vì vậy con người cũng được
hoàn thiện dần, vì anh ta với tư cách là chủ thể của mọi hoạt động nhưng lại là khách thể chịu sự
biến đổi của môi trường do chính anh ta tạo ra, cho nên cái bản năng tự nhiên của con người
cũng được biến đổi và ngày càng có “tính người”. Nhờ vậy, văn hoá được quy định bởi phương
thức để kiếm sống và phương thức sử dụng các sản phẩm được tạo ra.
Bàn đến văn hoá và sự phát triển của văn hoá , chủ nghĩa Mác còn thừa nhận, với tư cách
là một hệ giá trị, văn hoá bị chi phối bởi những điều kiện lịch sử, bởi năng lực thực hiện “ lực
lượng bản chất người”. Vì vậy, mỗi bước tiến của lịch sử là một bước tiến tương ứng của văn
hoá. Và mặc dù hệ giá trị văn hoá rất đa dạng, luôn luôn biến đổi cùng lịch sử nhưng hệ giá trị đó
bao giờ cũng dịch chuyển về phía chủ nghĩa nhân đạo mà hằng số là chân - thiện – mỹ.
Khi so sánh hoạt động của con người và động vật, C.Mác cho rằng: cố nhiên súc vật
cũng sản xuất, nó xây dựng tổ, chỗ ở của nó như con ong, con hải ly, con kiến… nhưng súc vật
chỉ sản xuất cái mà bản thân nó hoặc con nó trực tiếp cần đến, nó sản xuất một cách phiến diện;
còn con người thì sản xuất một cách toàn diện ; con vật chỉ sản xuất và bị chi phối bởi nhu cầu
thể xác trực tiếp, còn con người sản xuất ngay cả khi được giải phóng khỏi nhu cầu của thể xác,
và chỉ khi giải phóng khỏi nhu cầu đó thì con người mới sản xuất theo ý nghĩa chân chính của
chữ đó, con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ thế giới
tự nhiên; sản phẩm của con vật thì trực tiếp gắn liền với thể xác của nó, còn con người thì đối
diện một cách tự do với sản phẩm của mình. Con vật chỉ chế tạo theo kích thước và nhu cầu của
loài đó , còn con người có thể sản xuất theo kích thước của bất cứ loài nào và ở đâu cũng biết
vận dụng cái bản chất cố hữu của mình; do đó con người cũng chế tạo theo quy luật của cái đẹp.
Như vậy có thể nói việc con người tạo ra “thiên nhiên thứ hai” theo quy luật của cái đẹp
là cái thuộc tính bản chất, quy định cái văn hoá trong hoạt động của con người. Nếu tự nhiên là
cái nôi đầu tiên của sự hình thành và phát triển con người thì văn hoá là cái nôi thứ hai. Nếu tự
nhiên là cái quyết định sự tồn tại của con người với tư cách là một thực thể sinh vật thì văn hoá là
phương thức bộc lộ, phát huy những năng lực bản chất người gắn liền với các hoạt động sống
của con người.
V. I . Lênin trên cơ sở kế thừa có chọn lọc, bảo vệ và phát triển các nguyên lý của triết
học Mác, V.I . Lênin đã phân tích sâu sắc thêm về mặt xã hội của văn hoá với cách tiếp cận từ
hình thái kinh tế xã hội. Chính Lênin đã đề ra nguyên tắc quan trọng trong quá trình xây dựng
nền văn hoá mới. Đó là những nguyên tắc về tính đảng, tính nhân dân, tính dân tộc và tính nhân
loại trong văn hoá ; xác định sự nghiệp văn hoá là một bộ phận trong guồng máy cách mạng vô
sản dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Theo Lênin nền văn hoá vô sản có khả năng phát triển
toàn diện năng lực bản chất của con người cho nên nó phải là sự kế thừa có phê phán các giá trị
văn hoá của dân tộc và nhân loại để phát triển lên một tầm cao mới, mang đậm chất liệu văn
hoá và bản chất người. Lênin viết: “Nền văn hoá vô sản không phải từ trên trời rơi xuống, nó
không phải là do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hoá vô sản bịa đặt ra…văn hoá
vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của vốn kiến thức mà loài người đã tạo ra dưới ách áp
bức của xã hội tư bản, địa chủ và của xã hội quan liêu” [47,tr. 402]
Nói đến bản chất của văn hoá, Hồ Chí Minh người học trò xuất sắc của C.Mác,
Ph. Ăngghen, V. I. Lênin , người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới – có
quan niệm về văn hoá rất rộng; xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, từ truyền thống văn hiến ngàn
đời của dân tộc Việt Nam, với tầm nhìn bao quát, Người đưa ra khái niệm về văn hoá như sau :
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh
ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những
công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở, mặc và các phương thức sử dụng, toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương
thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng
những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [26 ,tr.431]
Quan điểm đó của Người đã khái quát được nội dung rộng nhất của phạm trù văn
hoá, chỉ ra văn hoá không chỉ bao hàm các hoạt động tinh thần của con người mà còn bao
hàm trong đó cả những hoạt động vật chất. Người cũng chỉ ra nguồn gốc sâu xa của văn
hoá đó chính là nhu cầu sinh tồn của con người, với tư cách là chủ thể hoạt động của đời
sống xã hội. Nó biểu hiện sự thống nhất của yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội trong con
người,biểu hiện khả năng và sức sáng tạo của con người.
Trong diễn văn khai mạc lễ phát động “Thập niên quốc tế phát triển văn hóa” tại Pháp ,
Tổng thư kưý UNESCO định nghĩa:
Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc
sống (của mỗi cá nhân và cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra
trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền
thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của
mình.
UNESCO thừa nhận văn hóa là cội nguồn trực tiếp của phát triển xã hội, có vị
trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết xã hội. Nó không những là yếu tố nội sinh của sự
phát triển, mà còn là mục tiêu động lực cho sự phát triển xã hội. Văn hóa giúp cho con
người tự hoàn thiện, nó quyết định tính cách riêng của một xã hội, làm cho dân tộc này
khác dân tộc khác.
Trong quan niệm của Đảng ta, văn hoá là một lĩnh vực thực tiễn của đời sống xã
hội, nó cũng có quy luật vận động phát triển riêng, trong đó tính dân tộc được coi là thuộc
tính cơ bản của văn hoá, phản ánh mối quan hệ giữa dân tộc và văn hoá trong điều kiện
dân tộc đã hình thành. Tính dân tộc là nội dung quan trọng luôn được Đảng ta đặt lên vị
trí hàng đầu. Trong bản đề cương văn hoá (1943) Đảng ta khẳng định nền văn hoá mới,
phải đảm bảo tính dân tộc, tức là bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của văn
hoá dân tộc. Quan điểm này tiếp tục được khẳng định trong suốt quá trình tiến hành cuộc
cách mạng tư tưởng văn hoá. Tới hội nghị Trung ương 5 khoá VIII quan điểm đó được cụ
thể hoá trong nghị quyết “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc”. Gần đây tại Đại hội IX, nghị quyết Đại hội một lần nữa khẳng
định:“Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội [17,tr.114]
Nghiên cứu về văn hóa các nhà văn hóa Việt Nam cũng đưa nhiều định nghĩa khác
nhau: “Văn hóa là khái niệm dùng để chỉ tổng thể những năng lực bản chất người trong
tất cả các dạng hoạt động của họ, là tổng thể các hệ thống giá trị - cả giá trị vật chất và
giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn và lịch sử xã hội của
mình”[24,tr.13-14]
Như vậy, nói đến văn hóa là nói đến con người. Lịch sử văn hóa là lịch sử của con
người và loài người: Con người tạo ra văn hóa và văn hóa làm cho con người trở thành
Người. Điều đó có nghĩa là tất cả những gì liên quan đến con người, đến mọi cách thức
tồn tại của con người đều mang trong nó cái gọi là văn hóa. Có thể nói, văn hóa là sự phát
triển lực lượng vật chất và tinh thần, là sự thể hiện những lực lượng đó trong lĩnh vực sản
xuất vật chất và lĩnh vực sản xuất tinh thần của con người. Từ đó, văn hóa được chia làm
hai lĩnh vực cơ bản: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Tuy nhiên, sự phân chia này
chỉ có tính chất tương đối, bởi cái gọi là “văn hóa vật chất” về thực chất cũng chỉ là sự
“vật chất hóa” các giá trị tinh thần, và các giá trị văn hóa tinh thần không phải bao giờ
cũng tồn tại một cách thuần túy tinh thần, mà thường được “vật thể hóa” trong các dạng tồn
tại vật chất. Ngoài ra, còn các giá trị tinh thần tồn tại dưới dạng phi vật thể, nhưng vẫn mang
tính tồn tại vật chất khách quan như văn hóa trong các lĩnh vực đạo đức, giao tiếp, ứng xử,
lối sống, phong tục tập quán…
Từ một số khía cạnh đã trình bày ở trên có thể hiểu văn hoá là một hệ thống các
giá trị xã hội( giá trị vật chất và giá trị tinh thần) cũng như phương thức tạo ra chúng, kỹ
năng sử dụng các giá trị đó vì sự tiến bộ của con người và sự truyền thụ các giá trị đó từ
thế hệ này sang thế hệ khác.
Tuy nhiên văn hoá không phải là “cái chung trừu tượng” giống nhau ở mọi xã hội,
mọi cộng đồng- dân tộc. Nếu mỗi cộng đồng- dân tộc có đời sống xã hội riêng biệt, đặc
thù, một lịch sử hình thành và một hiện thực con người không đồng nhất với các cộng
đồng khác, thì tất nhiên văn hoá mang tính riêng biệt, đặc thù của mỗi dân tộc. Một dân
tộc tồn tại là tồn tại cùng với nền văn hoá do chính mình tạo ra. Văn hoá in dấu mọi mặt
của đời sống xã hội thuộc một dân tộc nhất định, của một cộng đồng riêng biệt , chúng ta
gọi là “bản sắc dân tộc của văn hoá” hay “bản sắc văn hoá dân tộc”
Bản sắc văn theo nghĩa ban đầu “ bản của một sự vật” là cái gốc, cái căn bản, cái
cốt lõi, cái hạt nhân của sự vật; còn “sắc của một sự vật” là cái biểu hiện ra bên ngoài
của sự vật đó. Theo từ điển Tiếng Việt bản sắc là “màu sắc, tính chất riêng tạo thành đặc
điểm chính” [41,tr 31]
Có quan điểm cho rằng bản sắc là tính chất đặc biệt vốn có tạo thành phẩm cách
riêng…Như vậy theo quan điểm này bản sắc của một sự vật là những đặc điểm riêng biệt
chỉ có ở sự vật ấy.
Theo cách hiểu của chúng tôi, mỗi sự vật có nhiều thuộc tính( tính chất, đặc điểm,
dấu hiệu, nét…) trong đó có những thuộc tính chung và những thuộc tính riêng, những
thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Những tính cơ bản của một sự vật chính là bản sắc
của sự vật ấy. Nói đến bản sắc của mỗi sự vật trước hết là nói đến thuộc tính riêng của sự
vật ấy, song thuộc tính riêng ấy gắn bó chặt chẽ với thuộc tính chung. Do đó theo chúng
tôi bản sắc của một sự vật nào đó là tập hợp những thuộc tính cơ bản của sự vật ấy mà
qua đó ta biết được sự giống và khác nhau giữa sự vật ấy với sự vật khác.
Khái niệm bản sắc được hiểu như trên, còn khái niệm dân tộc thì được hiểu như
thế nào? Khái niệm dân tộc thường được hiểu theo hai nghĩa chính là dân tộc quốc gia
(naion) và tộc người (ethnic, ethnie). Dân tộc quốc gia là “ Cộng đồng người ổn định làm
thành nhân dân một nước, có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi
quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung”.[41,
tr.247). Ví dụ dân tộc Việt Nam, dân tộc Pháp…Một dân tộc quốc gia gồm nhiều tộc
người với nhiều ngôn ngữ, phong tục tập quán, nếp sống văn hoá khác nhau. Tộc người
là “Cộng đồng người có tên gọi, địa vực cư trú,, ngôn ngữ, đặc điểm sinh hoạt và văn
hoá riêng” [41, tr1008]; là “ Cộng đồng người có chung ngôn ngữ, lịch sử – nguồn gốc,
đời sống văn hoá và ý thức tự giác dân tộc”. [51, tr.7]. Ví dụ dân tộc Kinh, dân tộc Giáy,
dân tộc Tày…Một tộc người bao gồm nhiều nhóm địa phương khác nhau. Trong một
dân tộc quốc gia, ngôn ngữ của tộc người chiếm đa số thường được coi là quốc ngữ
(ngôn ngữ chính thức của dân tộc quốc gia).
Như vậy khi nói đến dân tộc chúng ta cần phân biệt hai nghĩa của khái niệm dân
tộc. Trong luận văn này khi nói đến bản sắc văn hoá dân tộc, thì khái niệm dân tộc được
hiểu theo nghĩa tộc người.
Trên cơ sở xác định nội dung cơ bản của các khái niệm bản sắc và dân tộc như
trên làm cơ sở cho việc xác định khái niệm bản sắc văn hoá dân tộc
Khi tìm hiểu một dân tộc nào đó chúng ta có thể nhận ra chữ viết, ngôn ngữ,
phong tục tập quán, đặc biệt là những tính cách con người của dân tộc ấy, cho dù dân tộc
đó đã trải qua bao biến thiên của lịch sử. Xuất phát từ đó một số quan điểm cho rằng, bản
sắc của một dân tộc chỉ gồm có những đặc điểm riêng của dân tộc ấy. Như vậy quan điểm
này đã tuyệt đối hoá tính đặc thù dân tộc . Một số quan điểm khác cho rằng, tuy có sự tồn
tại khác biệt giữa các dân tộc, nhưng sự khác biệt này không phải là quan trọng và càng ít
quan trọng hơn trong xu thế toàn cầu hoá, mở rộng hội nhập quốc tế và giao lưu văn hoá.
Đây là quan điểm phủ nhận tính đặc thù dân tộc. Mỗi quan điểm trên đều có những khía
cạnh thực tế nhất định, nhưng tính cực đoan không bao giờ là chân lý. Vì thế bản sắc của
một dân tộc là thuộc tính cơ bản của dân tộc ấy mà nhờ đó chúng ta biết được dân tộc ấy
giống và khác dân tộc khác như thế nào.
Lịch sử loài người đã chứng minh rằng, loài người để được hoàn thiện phát triển
như hiện nay đã phải trải qua quá trình vận động và phát triển lâu dài, với nhiều cộng
đồng người khác nhau, ở những vùng miền khác nhau cả về địa lý tự nhiên, cả về phương
thức thoả mãn nhu cầu cuộc sống của con người. Như thế về mặt lịch sử cái tự nhiên thứ
hai – tự nhiên Người hay văn hoá không phải là cái được tạo ra một lần cho tất cả và cho
mãi mãi, mà ở các cộng đồng khác nhau, với không gian khác nhau, nó đã được tạo ra
theo những phương thức không giống nhau và vì vậy diện mạo của nó cũng không hoàn
toàn giống nhau ở các cộng đồng khác nhau. Nói về sự không giống nhau ấy cũng chính
là nói về sự khác nhau trong bản sắc văn hoá của các cộng đồng. Nghĩa là khi nói bản sắc
văn hoá của mỗi cộng đồng, là người ta muốn nói rằng, mỗi cộng đồng đã hiện hình bản
chất Người của mình trong những sắc thái riêng, được quy định bởi không gian sống với
những điều kiện tự nhiên và lịch sử của cộng đồng ấy.
Như vậy bản sắc văn hoá dân tộc được hình thành và phát triển phụ thuộc vào đặc
điểm tộc người, điều kiện lịch sử, tự nhiên, môi trường cư trú, thể chế chính trị, cũng như
sự giao lưu với các nền văn hoá khác. Nói đến văn hoá là nói đến việc dân tộc đã sáng
tạo, đã vun trồng nền văn hoá đó; bản sắc dân tộc về văn hoá cũng chính là bản sắc văn
hoá của dân tộc ấy.
Bản sắc văn hóa là một sức mạnh, là sức mạnh nội tại của dân tộc. Nó là hạt nhân
năng động nhất trong toàn bộ tinh thần sáng tạo truyền từ đời này qua đời khác. Bản sắc
văn hóa làm cho một dân tộc luôn là chính mình: “Một dân tộc qua các biến cố lịch sử
một lúc nào đó, một thời đại nào đó có thể mất độc lập, bị người ngoài đô hộ nhưng nếu
dân tộc ấy vẫn giữ được tiếng nói của mình, vẫn giữ được vốn văn nghệ dân gian, vẫn giữ
và phát triển được bản sắc văn hóa của mình, thì dân tộc ấy vẫn nắm chắc trong tay chìa
khóa của sự giải phóng, chìa khóa của tự do, độc lập” . [14, tr.48]
Như vậy, có thể đưa ra định nghĩa bản sắc văn hoá dân tộc là tổng thể những giá
trị bền vững, những tinh hoa văn hoá vật chất và tinh thần làm nên sắc thái riêng của
một dân tộc trong lịch sử và trong phát triển mà qua đó chúng ta biết được dân tộc này
với dân tộc khác trong đời sống cộng đồng
Những nét riêng ấy thường được biểu hiện qua các giá trị văn hóa vật chất và tinh
thần, vật thể và phi vật thể. Các giá trị văn hóa này ra đời gắn với chính điều kiện môi
sinh mà dân tộc ấy thích nghi và phát triển qua các giai đoạn phát triển khác nhau của
một dân tộc. Những giá trị văn hóa ấy, cho dù có trải qua những thăng trầm, biến cố của
lịch sử nó không những không mất đi, mà cùng với thời gian, nó còn tiếp nhận những cái
hay, cái đẹp, cái phù hợp của văn hóa các dân tộc khác làm phong phú, đặc sắc hơn cho
văn hóa dân tộc mình, làm cho nó là nó chứ không phải là cái khác. Bản sắc văn hoá dân
tộc có ý nghĩa như “ tấm thẻ căn cước” của một dân tộc để nhận diện dân tộc đó trong vô
vàn các dân tộc trong một nhân loại chung. Vì vậy phải đứng trên quan điểm phủ
định biện chứng, để kế thừa, chọn lọc, loại trừ yếu tố lạc hậu, bổ sung yếu tố mới, tiến
bộ, phù hợp với sự phát triển của cuộc sống.
Một dân tộc nếu như đánh mất bản sắc văn hóa, thì thực chất dân tộc ấy đã đánh mất
chính mình. Một nền văn hóa có tính dân tộc, là nền văn hóa mang đầy đủ bản sắc của
dân tộc. Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn
hóa của dân tộc, là vấn đề có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với sự tồn vong của mỗi dân tộc.
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là tổng thể những giá trị bền vững do cộng đồng
các dân tộc Việt Nam sáng tạo trong quá trình dựng nước và giữ nước. Nhờ nền văn hoá
vững chắc và sức mạnh văn hoá to lớn dân tộc ta vẫn giữ và phát huy được sức mạnh của
mình, mặc dù nghìn năm Bắc thuộc dân tộc ta chẳng những không bị đồng hoá mà còn
quật cường đứng dậy giành lại độc lập tự do cho dân tộc. ở đây chứa đựng những tinh
hoa mang đậm cốt cách, diện mạo, tâm hồn của con người, của các tộc người. Nói cách
khác là có những giá trị tinh tuý nhất, quan trọng nhất, bền vững nhất, là những sắc thái
gốc riêng biệt của mỗi dân tộc, có thể làm căn cứ để phân biệt dân tộc này nới dân tộc
khác. Đó chính là bản sắc văn hoá của chính dân tộc ấy.
Trong chiến lược xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc văn hoá dân tộc, Đảng ta chỉ rõ:
“Bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những
tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn
năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tạo thành những nét đặc sắc của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ưý chí tự cường
dân tộc, tinh thần đoàn kết, ưý thức cộng đồng gắn kết cá nhân- gia đình- làng xã- Tổ
quốc; lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình, đạo lý dân tộc thực tế, đức tính cần cù
sáng tạo trong lao động, tế nhị trong cư xử, giản dị trong lối sống…Bản sắc văn hóa dân
tộc còn đậm nét trong cả hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo. [19, tr.56]
Sự đặc sắc trong văn hoá dân tộc Việt Nam là một nền văn hoá vừa đa dạng vừa
thống nhất, là sự đan xen, tiếp xúc, biến đổi, bổ sung lẫn nhau của văn hoá các tộc người.
Sự cố kết cộng đồng của 54 dân tộc anh em sống xen kẽ nhau trong một lãnh thổ, chung
một ngôn ngữ phổ thông. Quá trình dựng nước và giữ nước đã hun đúc nên ý thức cộng
đồng; cùng chung một cái nôi sinh thành, cùng một dòng văn hoá chủ đạo. Các dân tộc
Việt Nam có chung một khát vọng là muốn cùng sinh sống, cùng chung một ý thức dân
tộc, ý thức người Việt Nam. Tuy nhiên mỗi một vùng văn hoá nước ta, do điều kiện tự
nhiên, phương thức canh tác, sự giao lưu văn hoá, tâm lý cộng đồng, nguồn gốc lịch sử
mà có những sắc thái văn hoá riêng thể hiện ở tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán, lối
sống, lối ứng xử trong các sinh hoạt xã hội và trong giao tiếp văn hoá. ở đây thể hiện tính
thống nhất và tính đa dạng phong phú không loại trừ nhau mà bổ sung nhau. Trong quá
trình giao lưu văn hoá, những yếu tố đặc trưng cốt lõi của mỗi dân tộc vẫn được giữ lại,
duy trì và phát huy nó làm nên sắc thái độc đáo không chộn lẫn với các dân tộc khác làm
cho nền văn hoá Việt Nam muôn vàn hương sắc. Như vậy hoà hợp dân tộc không làm
mất đi tính riêng biệt của bản sắc văn hoá tộc người cùng với sự tiến bộ của cả cộng đồng
dân tộc. Có thể nói, nền văn hoá Việt Nam là một nền văn hoá thống nhất được biểu hiện
rất đa dạng bởi sự phát triển và bổ sung lẫn nhau giữa văn hoá của Tổ quốc và văn hoá
của từng tộc người
Từ khái niệm bản sắc văn hoá dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, theo
chúng tôi: Bản sắc văn hoá dân tộc Giáy là tổng thể những giá trị bền vững, những tinh
hoa văn hoá vật chất và tinh thần làm nên sắc thái riêng của dân tộc Giáy trong lịch sử
và trong quá trình phát triển của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Trong quá trình phát triển
của mình dân tộc Giáy có một di sản các giá trị văn hoá tinh thần vô cùng phong phú thể
hiện tâm hồn, cốt cách độc đáo của dân tộc Giáy trong lối sống, lối ứng xử với tự nhiên,
ứng xử giữa con người với con người.
1.1.2. Một số nét đặc trưng bản sắc văn hoá của dân tộc Giáy.
Trong cộng đồng 54 dân tộc ở Việt Nam, có một cộng đồng tộc người tự nhận mình
bằng tên riêng “ Pú Giáy” hoặc “ Hún Giáy” nghĩa là Người Giáy.
Dân tộc Giáy có tên gọi khác là Pâu Thìn, Pu Nà, Cùi Chu, Sa Nhân… Ngoài ra còn
một số tên gọi khác, đây là những tên gọi theo thổ ngữ hoặc theo sự pha tạp ngôn ngữ của
các tộc người khác như: dân tộc Tày, Thái gọi người Giáy là “ Giẳng” hay “ Nhẳng”,
dân tộc Mông gọi người Giáy là “ Xúa”(Hán); vùng châu Hồng Hà(Vân Nam) Trung
Quốc gọi người Giáy là Sa. ở Quảng Tây Trung Quốc thì xếp người Giáy vào nhóm
Choang. Tại Quảng Tây có một tộc người phụ nữ mặc trang phục giống phụ nữ Giáy ở
Việt Nam nhưng gọi là “Mao Nam” thuộc nhóm Choang Thuỷ.
Dân tộc Giáy có số dân theo con số thống kê năm 1989 là 37.964 người, đến năm
1999 là 49.098 người, địa bàn cư trú chủ yếu ở Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Cao Bằng.
Người Giáy thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái. thuộc hệ tiếng nói Thái- Kađai. Theo
các nhà nghiên cứu, tộc người Giáy di cư vào Việt Nam từ thế kỷ XVI do: “Sự chèn ép
của các tộc người phương Bắc đối với các ngành Dao ( từ thế kỷ XIV đến nay) và các
tộc người Sán Chay, Sán Dìu, Giáy…( từ thế kỷ XVI đến gần đây) và nạn đói kém, loạn
lạc, áp bức đã khiến họ di cư vào Việt Nam”
[35, tr.32]
Đồng bào Giáy sống định cư và họ gọi đơn vị cư trú của mình là làng “Luổng”, bản
“ Bán”. Địa vực cư trú chủ yếu của người Giáy là ven sông, suối, thung lũng và những
bãi bằng , cho nên dân tộc Giáy là cư dân lúa nước từ rất sớm. Trong tục ngữ Giáy có
câu: “ Xịp ba rì - tý bỏ đáy xì ná” có nghĩa là ( Mười đám nương không so được một góc
ruộng). Người Giáy cư trú quần tụ với hàng trăm nóc nhà và thành từng làng, làng người
Giáy thường nằm xen kẽ các làng của tộc người khác như: Tày, Nùng, Thái...Người Giáy
tự cho là không có quốc gia riêng của dân tộc mình và người Giáy không có vua ( Giáy
bỏ mý pướng, Giáy bỏ mý vướng), cho nên trong cuộc sống luôn hoà đồng với các tộc
người khác.Trải qua mấy thế kỷ sinh sống trên các địa bàn trên lãnh thổ Việt Nam, dân
tộc Giáy đã cùng các dân tộc anh em tham gia đấu tranh chống giặc ngoại xâm rất dũng
cảm. Cũng như các tộc người khác ở Việt Nam, người Giáy mặc dù sống xen cư và trải
qua bao biến thiên của lịch sử nhưng vẫn gìn giữ, bảo tồn được những giá trị văn hoá
độc đáo, riêng có của dân tộc mình. Những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được kết
tinh trong ăn, ở, trang phục, lễ hội, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tri thức dân gian…
của đồng bào Giáy góp phần tạo nên nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Dân tộc Giáy ở Lào Cai trước đây có khoảng 3.800 người( theo tài liệu điều tra
dân số 1-1-1930 của Pháp để lại), đến 1963 qua tài liệu điều tra dân số có 9.671 người.
Hiện nay ở Lào Cai Dân tộc Giáy có 24.360 người, là dân tộc có số dân khá đông đứng
thứ 5 trong 25 dân tộc thiểu số ở Lào Cai.
Mặc dù có những đặc trưng cơ bản nhưng người Giáy ở Lào Cai chia ra một số
nhóm địa phương sau: Giáy Nắm còn gọi là “Pú Nắm” nói tiếng nặng hơn phát âm hơi
trầm và chênh âm của từ, nghiêng sang tiếng Nùng ở vùng Thái Niên, Xuân Quang -
Huyện Bảo Thắng; Giáy Nóng là người Giáy xen với người Nùng ở vùng Bản Lầu-
Huyện Mường Khương; Giáy Táy là xen với người Tày ở vùng Cam Đường, Tả Phời
thành phố Lào Cai; Giáy Ca Đí tiếng nói nhanh, phát âm nhanh cao và thanh. .. Những
nhóm này về đại thể, có những đặc trưng văn hóa thống nhất như: cùng một vùng thổ
ngữ, cùng một loại hình sinh hoạt phong tục tập quán, một loại hình văn nghệ dân gian,
Người Giáy sống đông nhất dọc theo sông Hồng từ thành phố Lào Cai ngược đến
A-mú-sung( Bát Xát), sau đến các huyện Bảo Thắng, Mường Khương, và sống xen kẽ ở
hai huyện, Sa Pa, Bắc Hà.
Trải qua những năm tháng bị bọn đế quốc, phong kiến chia rẽ…Nhưng lịch sử
người Giáy ở Lào Cai vẫn phát triển thành một khối. Đến nay, người Giáy vẫn có các
nhóm địa phương nhưng tựu trung lại chỉ là một dân tộc mà tên thường gọi là Người
Giáy,mặc dù từng nhóm một tiếp xúc với điều kiện tự nhiên và chịu ảnh hưởng của các
dân tộc xung quanh rồi xa dần cái nguyên gốc của mình. Tuy vậy, người Giáy ở Lào Cai
vẫn mang trong mình những nét văn hóa riêng, độc đáo cần được giữ gìn, và phát huy.
Khi nói đến văn hóa của một tộc người là nói đến tổng thể các yếu tố : Tiếng nói,
chữ viết, lối sống , cách ứng xử với môi trường tự nhiên; các mối quan hệ tự nhiên; các
mối quan hệ xã hội, các sắc thái tâm lý, tình cảm, những phong tục tập quán, lễ nghi, tín
ngưỡng…Những yếu tố này được hình thành trong lịch sử, nó có tính đặc thù, bền vững
và ổn định, được chuyển giao và phát triển không ngừng từ thế hệ này qua thế hệ khác,
được hoàn thiện dần cùng với sự phát triển của tộc người. Hay nói cách khác: Văn hoá
tộc người là tổng thể những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của một dân tộc- tộc
người cụ thể , được hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển tộc người đó.
Văn hóa là một vấn đề rất rộng, văn hóa các dân tộc cũng rất đa dạng và phong
phú...Như đã trình bày ở phạm vi nghiên cứu, Luận văn không trình bày toàn bộ các vấn
đề thuộc về văn hóa của dân tộc Giáy mà chủ yếu khai thác một cách có hệ thống, những
giá trị văn hóa đặc trưng thuộc về văn hoá dân tộc Giáy.
Bên cạnh những nét chung mang đậm nét đặc sắc của bản sắc văn hoá dân tộc Việt
Nam, đó là tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình thương yêu con người tôn trọng
cuộc sống và đề cao nhân phẩm con người, tinh thần đoàn kết cộng đồng, tương thân,
tương ái, ham học hỏi, khả năng thích ứng nhanh…văn hoá dân tộc Giáy còn có những
nét riêng mang dấu ấn độc đáo của tộc người Giáy có thể khái quát một số nét đặc trưng như
sau
Thứ nhất, Văn hoá dân tộc Giáy là một loại hình văn hoá lúa nước thể hiện trong
nhà ở, trang phục,văn hoá ẩm thực….
Trước hết, nói đến văn hóa của dân tộc Giáy là phải nói đến một loại hình văn hoá
lúa nước Bởi lẽ, Người Giáy lựa chọn vị trí địa lý để lập làng bao gồm các vùng tự nhiên
như: những thung lũng bằng phẳng, ven sông, suối, những bãi bằng …Là những nơi
thuận tiện cho việc sản xuất, gieo trồng cây lúa nước, cho nên dân tộc Giáy là cư dân lúa
nước từ rất sớm. Một đặc điểm của loại hình văn hoá này là tất cả các ngày tết, lễ hội
trong năm đều theo mùa vụ của cây lúa nước, với những đặc thù như vậy đã hình thành
nên một nền văn hóa tương ứng, đó là loại hình văn hóa lúa nước. Những nét văn hoá đặc
trưng của tộc người Giáy thể hiện trong nhà ở, trang phục,văn hoá ẩm thực…
+ Nhà ở: Người Giáy dựng nhà theo hai kiểu cấu trúc nhà trệt và nhà sàn. Trong đó
cấu trúc nhà sàn chỉ thuộc về một số nhóm người Giáy sống ở Hà Giang, Cao Bằng. Còn
cấu trúc nhà trệt phổ biến hơn, là kiểu giáng của tất cả các nhóm người Giáy sống ở Lào
Cai, Lai Châu và được xem như là mô hình đại diện của ngôi nhà người Giáy.
Ngôi nhà trệt điển hình của người Giáy là nhà khung gỗ lợp hai mái gianh cao vút.
Hai đầu hồi trên nóc nhà có thể được trang trí hoa văn gỗ hoặc để thông thoáng. Tường
nhà 4 bức được nện bằng đất hoặc làm bằng gỗ tấm hay phên tre nứa, cách mặt đất gần
20cm.
Trong nhà gian chính giữa đặt bàn thờ và làm nơi tiếp khách. Gian bên trái gồm 2
phần: buồng trong khép kín là buồng ngủ của ông bà chủ nhà, buồng ngoài làm nơi ngủ
của các con trai và khách nam. Gian bên phải cũng gồm 2 phần: Phía trong là buồng dành
cho con gái và khách nữ, phía ngoài gian bên phải để thông thoáng, có thể kê thêm
giường cho người già hoặc bỏ trống. Gian bên phải thường có cửa ngách thông ra bếp và
gian bếp đó có một cửa thông ra phía trước. Trên trần nhà gian chính giữa người Giáy
treo một tấm vải đỏ, ghi lại giờ, ngày, tháng năm dựng ngôi nhà đó và nó được lưu giữ
đến khi nào chủ nhân dựng nhà mới hoặc dời ngôi nhà đó sang một thế khác. Phía trên
gian bên trái và bên phải người ta kê gỗ tấm làm gác xép để cất giữ thóc giống, lương
thực và các vật dụng gia đình khác.
Nếp nhà là một đơn vị không gian chứa đựng tế bào của xã hội. Đó có thể là một
gia đình nhỏ gồm một cặp vợ chồng và con cái chưa đến tuổi trưởng thành, cũng có thể là
tổ hợp gia đình lớn có từ hai cặp vợ chồng trở lên và đàn con cháu của họ. Dù gia đình
nhỏ hay lớn, đều có một sự thống nhất cộng đồng tộc người trong giải pháp nội thất xử lý
phân chia mặt bằng như đã trình bày ở trên.
+ Công cụ lao động và sinh hoạt:
Công cụ lao động của người Giáy đa số là tiếp nhận công cụ của các dân tộc khác.
Chỉ có một vài công cụ của riêng của người Giáy như chiếc bừa đôi; đôi dậu gánh thóc.
Công cụ thu hoạch gồm có: liềm, nép, ván thùng đập lúa ( gọi là táu).
Là cư dân lúa nước cho nên trong sáng tạo văn hóa trên cánh đồng ven sông, suối và
thung lũng , dân tộc này chỉ có công cụ lưỡi kim loại là: Dao (phạc sá), cày (phạc xay),
cuốc (phạc dạc),
Con dao được coi là công cụ lao động quan trọng bậc nhất trong việc tạo ra những
giá trị văn hóa, đặc biệt là văn hóa vật chất. Người ta dùng nó để lấy gỗ, tre dựng nhà ở,
tạo ra các công cụ và vật dụng cho sinh hoạt hàng ngày, dùng để chế biến thức ăn, phát
cây cỏ... Trong cung cách làm ăn ấy, dao được xem như công cụ vạn năng hầu như lúc
nào cũng được người chủ mài sắc cho vào bao dao được làm bằng ống tre, hoặc vầu, có
dây buộc và luôn đeo bên hông.
+ Trang phục
Nam giới mặc quần ống rộng nhưng ống lại được thắt chéo( lá toạ), áo ngắn cổ tròn
có chân, mở giữa cúc cài khuy bằng vải, đầu đội khăn vải bông nhuộm chàm với những
nút thắt, chít để khi nhuộm nước chàm không thấm tạo thành những chấm trắng như sao
với các hình vuông, chữ nhật, tam giác, quả trám, hình cây, hình lá... Màu sắc quần áo
của nam giới là màu đen và chàm thẫm.
Phụ nữ Giáy mặc áo ngắn xẻ nách phải cài khuy vải hoặc bạc, cổ đứng viền vải
khác màu, tay áo và tà áo cũng viền vải khác màu. áo nữ đủ các loại màu nhưng tuyệt
đối không có màu trắng. Các cô gái trẻ thường mặc áo màu xanh lá cây và trang trí áo với
chiếc cúc cài đầu tiên phía cổ áo, được tết bằng vải nhiều mầu thành hình hoa. “Nụ hoa”
duy nhất này cùng với các viền cổ viền tà áo khác màu làm cho áo của các thiếu nữ Giáy
tuy giản dị nhưng trông lại nổi bật, hấp dẫn. Quần của phụ nữ Giáy màu đen, cạp quần
dùng vải màu thường là vải đỏ khâu luồn dây thắt (giải rút). Phụ nữ Giáy thường vấn tóc
tròn quanh đầu, các cô gái trẻ thì cuốn vòng thêm quanh vòng tóc vấn của mình những
sợi chỉ hoặc len đỏ để trang trí gọi là piêm máo. Đầu đội khăn vuông( trước kia là màu
chàm, nay là khăn len kẻ ô nhiều màu) gấp chéo, hai đầu góc khăn được thắt về phía sau
thành kiểu đuôi én. Đeo túi vải thêu hoa văn, ở đáy túi thêu hình răng chó( hẻo ma), đi
giày vải thêu hoa văn nhiều loại.
+Văn hoá ẩm thực:
Trong tiếng Giáy, lương thực gọi là Háu( lúa, gạo, cơm). trong bữa ăn hàng ngày
người Giáy ăn cơm tẻ đồ( gạo được luộc cho chín dở rồi mới cho vào chõ đồ). Nước luộc
gạo được dùng làm nước uống. Đây là một nét đặc trưng và in đậm trong văn hóa tộc
người.. Thức ăn là các món xào và canh. Các bữa ăn có khách có thể thêm món luộc, rán.
Nếu là bữa tiệc thì có thịt quay, món khẩu nhục(thịt lợn ba chỉ rán, tẩm ướp gia vị rồi cho
vào hấp cùng dưa cải chua cay), xá xíu và thịt nạc nấu canh. Các ngày lễ tết có xôi nếp,
và các loại bánh trái khác, người Giáy hay chế biến xôi nhiều màu( xôi ngũ sắc). Người
Giáy quan niệm rằng năm màu của xôi là tượng trưng cho ngũ hành, năm nguyên tố cơ
bản tạo nên đất trời theo quan niệm của đạo Lão và Kinh Dịch,
Trong bữa ăn người Giáy không phân biệt mâm trên, mâm dưới, trẻ con, người lớn
đều ngồi trung mâm, phía đầu mâm( tính phía cùng với bàn thờ) thì chỉ người có tuổi mới
được ngồi. Trong khi ăn những miếng nạc, ngon phải dành gắp cho người già, trẻ nhỏ
hoặc khách. Chân gà, đầu gà dành cho nam giới. Khi bắt đầu ăn chỉ mời một câu chung
nhất “ mời ăn cơm thôi”, không mời từng người, nhưng khi ăn cơm xong thì phải phép
cơm từng người.Trước khi ăn nếu có khách bao giờ cũng có chậu nước ấm cho khách rửa
tay.
Ngoài ra, cá thịt thường được chế biến bằng cách tẩm ướp với các loại gia vị riêng
như hạt dổi, củ “ xa chiêng” (địa liền )tạo nên mùi vị thơm ngon, độc đáo riêng có của
món ăn dân tộc Giáy mà ai đã thưởng thức một lần thì khó có thể quên hương vị của nó.
Nước uống hàng ngày của người Giáy là nước luộc cơm, luộc rau, có khách mới
uống trà. Uống trong bữa ăn là rượu. Rượu là thức uống trong các dịp vui buồn và là vật
tượng trưng của các nghi thức. Họ dùng rượu khi đón tiếp bà con và tiếp khách, nghi thức
và cúng lễ, cưới xin và hội hè, ngâm thuốc để uống tăng lực, cuối cùng là dùng trong tang
ma. Người Giáy không bắt ép nhau uống rượu nhưng lại uống quay vòng, người xuất
phát đầu tiên uống bao nhiêu thì những người tiếp theo tự phải uống bấy nhiêu, nếu
không thì phải nhờ người khác uống giúp. Trong uống rượu người Giáy không bao giờ
uống cạn chén rượu, không úp chén xuống bàn hoặc cất chén sang chỗ khác. Mình uống
được bao nhiêu thì uống, không uống được thì xin phép và cứ cầm chén lên nhấp môi
hưởng ứng là được. Người rót rượu chỉ khi thấy cạn chén mới rót, chứ không phải cứ rót
là uống. Người Giáy thường nói là “rót cho đẹp”
Thứ hai, Thế giới quan thần bí, sơ khai, tín ngưỡng vạn vật hữu linh ăn sâu bám rễ vào
trong mọi khía cạnh đời sống của tộc người Giáy
Theo người Giáy có 3 thế giới chính: Thế giới người đang sống; thế giới trên trời
nơi tiên phật, ông bà tổ tiên, Ngọc Hoàng ở; thế giới ở dưới âm ty nơi ai sống tàn ác sẽ bị
đày đoạ xuống đó khi chết, và trong không trung vẫn còn một thế giới nữa của những hồn
ma vơ vẩn (ma không chủ) và ác quỷ. Chính quan niệm như vậy cho nên người Giáy luôn
tâm niệm không nên làm việc xấu, tàn ác với bất cứ vật gì, để lúc chết hồn mình khỏi bị
đầy xuống âm ty, khỏi bị những người, những con vật mà mình đối xử tàn ác trả thù và
sợ kiếp sau mình bị đầu thai thành con vật hoặc người tàn tật…
Người Giáy quan niệm con người và vạn vật xung quanh cuộc sống con người
đều có linh hồn, có thần, có ma, có quỷ. Người Giáy có câu: “ Máy láo máy mý pháng,
đong láo đong mý xía”(Cây to cây có ma, rừng lớn rừng có thần). Người Giáy cho là đàn
ông có 7 vía, đàn bà có 9 vía(hồn), các vía này ở đỉnh đầu, hai vai, hai nách và chân tay.
Mỗi con vật cũng có hồn vía của nó, cho nên khuyên răn con trẻ đừng đối xử tàn ác với
nó. Họ cho rằng hồn không chết, nghĩa là không mất đi. Mà hồn về với tổ tiên( nếu được
ma chay đưa hồn), hồn có thể nhập và đầu thai thành kiếp khác và cũng có thể đầu thai
thành con vật, nếu khi sống ăn ở bất nhân, tàn ác.
Người Giáy ở Việt Nam không theo một tôn giáo chính thống nào trên thế giới mà chỉ
thờ cúng tổ tiên và thờ thần núi, thần rừng. . Thờ thần thổ công của làng gọi là “thú tỷ” (thổ
địa ), thờ thần rừng gọi là “đong xía”(rừng thần), thần làng gọi là “tiếng miều”(lều miếu),
một số họ thờ quan âm nhưng không đi đạo Phật, Một số nhà nếu làm nghề thì thờ tổ nghề
Theo một số tài liệu nghiên cứu đã có về người Giáy thì vật tổ trong tín ngưỡng
nguyên thuỷ của họ là Dà Vài Khao( Bà Trâu Trắng). Cho nên Người Giáy còn giữ tục
cúng bánh giầy vào rằm tháng Mười(tết cơm mới) và rằm tháng Chạp, trong hai ngày tết
này việc cúng bánh giầy là tục lệ bắt buộc, những chiếc bánh giầy được nặn thuôn dài mô
phỏng hình núm vú của Dà Vài Khao, đó là một lễ vật dâng cúng phản ánh biểu tượng
của tín ngưỡng vật tổ, đồng thời nó là một món ăn mang tính thiêng không thể thiếu trong
đời sống của tộc người Giáy.
Thờ cúng tổ tiên của Người Giáy không thờ một con người cụ thể mà là thờ dòng họ
như họ Vàng, họ Lù, họ Hoàng, họ Lý…mà không phải là thờ một con người cụ thể. Vì
vậy nếu trong gia đình có người nào đó qua đời, sau khi làm lễ đoạn tang, người ta thỉnh
hồn người đó nhập chung vào bàn thờ tổ tiên và thờ cúng chung ở đó. Thờ cúng tổ tiên
của người Giáy không có công thức chung, mà tuỳ theo từng dòng họ, vì vậy khi nhận họ
người ta chỉ cần hỏi nhau về cách thờ cúng tổ tiên. Nơi đặt bàn thờ là gian chính giữa,
người Giáy kiêng không được phép nói tục, nói bậy, những việc làm xấu xa, uế tạp trước
bàn thờ. Khi nhà có việc hệ trọng đều phải thắp hương khấn vái tổ tiên. Người Giáy quan
niệm bàn thờ là chỗ dựa tinh thần, chỗ linh thiêng do đó họ rất coi trọng bàn thờ tổ tiên
và dòng họ
Thờ thần: Người Giáy quan niệm Thần là người làm được một số việc ở một làng,
một vùng. Thần dưới tiên phật và trên các loại ma quỷ quấy nhiễu con người. Tiên phật ở
trên cao làm cho con người sống hạnh phúc hay khổ cực, còn thần ở dưới thấp giúp con
người có cuộc sống bình yên.
Trong quan niệm siêu nhiên của người Giáy là có Ngọc Hoàng, Ngọc Hoàng cai
quản toàn bộ trần gian và có tài làm cho trần gian loạn lạc hay bình yên, cây cối tốt tươi
hay tàn lụi, gia súc, muông thú sinh sôi hay dịch bệnh. Tiên trên trời có lòng tốt, giúp con
người; Phật cũng là ở nơi tiên có lòng tốt nhưng không giúp con người. Trong quan niệm
người Giáy không có Thánh.
Như vậy, theo quan niệm của người Giáy, Thần là nhân vật siêu nhiên nhưng lại
gần gũi và cai quản bên âm của một làng, của một vùng. Thần giúp người là chính nhưng
con người sống không có kỷ cương, làm trái đạo lý, trái ý thần… thì thần cũng sẽ quở
phạt. Do đó người Giáy thờ thần, cúng thần chứ không thờ cúng Ngọc Hoàng, tiên phật…
Văn hoá dân tộc Giáy đa dạng và phong phú của lễ hội, tết, tục hiếu hỉ.
+ Lễ tết:
Người Giáy không nhiều lễ hội, nhưng tết thì lại rất nhiều. Về hội có hội “ Roóng
poọc”(xuống đồng). Hàng năm cứ vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch người Giáy lại mở
hội Roóng poọc. Hội Roóng Poọc của người Giáy là hội xuân, hội để kết thúc một tháng
vui chơi(tháng Tết). Đồng thời mở đầu cho năm mới lao động và trong tư tưởng(hạt nhân
cơ bản của ngày hội) đây còn là lễ cúng thần cai quản địa bàn để thần phù hộ cho ngô lúa
tốt tươi, chăn nuôi phát triển, xóm làng bình yên.
Về têt một năm mười hai tháng thì tháng nào người Giáy cũng có tết: Tháng Giêng
người Giáy gọi là “ Đươn xiêng”( tháng tết). Tháng hai ăn tết vào ngày mồng 2; Tháng
ba ăn tết vào ngày mồng 3; Tháng tư ăn tết vào ngày mồng 4; Tháng năm ăn tết vào ngày
mồng 5; Tháng sáu ăn tết vào ngày mồng 6; Tháng bảy ăn tết vào ngày 14; Tháng tám ăn
tết vào ngày 15; Tháng chín không có ngày xác định lúa chín là ăn tết cơm mới; Tháng
mười cũng vậy thu hoạch mùa xong là làm bánh giầy cúng tổ tiên; Tháng mười một
người Giáy gọi là “ Đươn ít”
( tháng một) ngày 11 àm bánh áp chảo cúng tổ tiên; Tháng mười hai người Giáy gọi
là “ Đươn lạp”( tháng chạp) ngày 15 làm bánh làm bánh giầy cúng tổ tiên, ngày 23 làm
bánh trôi “ srỏng srảo vàng” ( tiễn táo vương)
+ Trong tục cưới:
Cũng giống như một số dân tộc khác, việc cưới xin là một trong những sự kiện
quan trọng của một đời người, kiếp người, đây không chỉ à dịp vui cho riêng đôI trai gáI,
mà là ngày hội cho cả họ và cả bản.
Mùa cưới của người Giáy là tháng 10 của năm trước đến tháng 2 âm lịch của năm
sau với nhiều bước cầu kỳ: Xem mặt, xem nhà; thả mai mối; thách cưới; lễ đoạn lời; lễ
cưới và lễ lại mặt
Trong đám cưới người Giáy thách cưới không mang tính gả bán mà chủ yếu là nhà
gái thách rượu, thịt để mời khách trong lễ cưới; thách làm vốn, trang bị cho con gái gồm
một đôi vòng tay, chiếc vòng cổ bằng bạc, đôi hoa tai bằng bạc hoặc vàng, tuỳ theo hoàn
cảnh gia đình nhà trai mà thách từ 15 đến 30 đồng bạc trắng, tất cả những thứ đó người
con gái mang theo về nhà chồng và cũng coi như là của 2 vợ chồng trẻ đó. Thách cho bố
mẹ cô gái là một chiếc vòng tay bằng bạc cho mẹ gọi là “vòng bù cạn”, nghĩa là công
mang nặng đẻ đau, chăm bẵm để trưởng thành, một cỗ áo quan cho bố hoặc mẹ khi về
già; thách cho họ hàng là một đồng bạc trắng, một con gà nhỏ, ai được lễ này thì khi
người con gái sinh con thì sẽ phải mang đồng bạc đó và 1 con gà đến mừng cho cháu.
Như vậy những thứ mà họ hàng được chỉ mang ý nghĩa để xác nhận họ hàng nội ngoại
của người con gái mà thôi.
Lễ “đoạn lời” được tổ chức ở cả 2 bên, nhà trai trao những vật nhà gái thách(trừ
rượu thịt). Sau lễ này đôi trai gái được coi là thành vợ thành chồng, người con trai và
người con gái không được đi với “người khác”sau 3 năm nhà trai không đón được dâu thì
hai bên có quyền đi với người khác, nhưng nếu chưa đủ 3 năm bên nào “phá rào” trước
thì bên đó phải chịu phạt. Nếu là nhà gái thì phải trả lại đồ thách cưới, nếu là nhà trai thì
nhà gái có thể không trả đồ thách cưới và nếu trả thì đợi khi người con gái đi lấy chồng
sau thì nhà chồng sau sẽ trả.
Trong thời gian từ lúc thả mai mối đến khi lễ cưới được tiến hành không thể thiếu
vai trò của ông mối, bà mối, người đó đa số là phụ nữ đã có tuổi, có gia đình hoà thuận và
kinh tế ổn định, nếu không phải họ hàng thì cũng phải là người thân, người quen của đôi
bên. Trong lễ cưới ông mối, bà mối và đoàn đón dâu nhà trai phải thực hiện đó là: khi
đoàn nhà trai đến cổng nhà gái thì bị “chặn lại” bởi mấy sợi chỉ hồng chặn ngang đường,
bên trong “cổng” họ nhà gái hỏi bằng các bài hát truyền thống trong nghi thức hát dân ca
trong đám cưới của người Giáy, đoàn nhà trai đáp lại cũng bằng bài hát, khi đã đủ thủ tục
nhà gái mới cắt chỉ mở “cổng” cho nhà trai vào làm lễ xin dâu. Khi dâu ra khỏi cửa chị
em gái đến giằng tay cô dâu để tỏ sự quyến luyến, ông mối bà mối phải có bao lỳ xì cho
những người đó( chỉ vài hào bạc trắng đựng trong phong bì màu đỏ)
Có lẽ vì tục thách cưới và lễ cưới cầu kỳ và tốn kém này mà các cuộc ly hôn rất ít
xảy ra trong xã hội Giáy cổ truyền.
+Trong tang ma:
Khi nhà có người qua đời bước đầu tiên là tắm rửa thi thể bằng nước lá thơm sau
đó mặc quần áo mới cho người quá cố và đem thi hài người quá cố đến nằm lên chiếu
mới, giát giường mới đặt ở gian chính giữa nhà, đầu quay về bàn thờ, chân hướng ra cửa
chính. Thi hài được phủ các lớp vải trắng, mặt phủ giấy vàng, miệng ngậm những viên đá
đập lấy từ đá mài dao và những miếng bạc cắt từ đồng bạc trắng( Người Giáy quan niệm
ngậm bạc và đá là để hồn ma khỏi mở miệng hỏi con cháu khi gặp, theo họ hồn ma người
quá cố hỏi ai người đó sẽ bị ốm). Sau đó người ta mắc màn trắng che thi hài để chờ tới
giờ nhập quan. Con cháu để tang phải mặc áo trái, đi chân đất, để đầu trần và ăn chay,
nằm đất, ngồi xổm đến khi đưa ma người quá cố. Người Giáy thường chôn người quá cố
một lần không có cất. Mộ người Giáy phải hướng về nơi có đồi, đằng sau có núi., quan
niệm đồi là bàn ăn, núi là chỗ dựa. Sau khi chôn 2 ngày con cháu quay lại đắp mộ để
ngày thứ 3 làm lễ cúng 3 ngày.
Người Giáy quan niệm vạn vật có linh hồn; vạn vật đều có luân hồi. Con người là
do “trời thả xuống”, khi chết phải về trời. Do đó thầy mo và thầy tào là người dẫn đường
đưa người chết “trở lại trời”. . Đặc biệt trong tang ma của người Giáy ở Lào Cai có Mo lễ
tang gồm 80 bài mo được chia làm 13 tiết và phải mất từ 7 đến 9 ngày đêm mới đọc
xong những bài mo đó Trong những bài mo ấy, một là: nói về sự ra đời của con người;
sự ốm đau, sống chết, những việc con cháu làm thể hiện sự hiếu thảo để đền đáp công ơn
sinh thành, nuôi dưỡng; hai là dẫn tiễn linh hồn về với tổ tiên, giao cho tiên phật. Tất cả
nội dung đó nếu hiểu đơn giản là nói với người chết, nhưng thực chất là nói với người
đang sống về đạo đức, về luân lý, về sự hiếu thảo, về trách nhiệm đối với người thân.
Nếu tách bỏ những yếu tố mê tín những hủ tục trong tang lễ thì chúng ta sẽ tìm
thấy trong những bài mo tang lễ của người Giáy những yếu tố văn hoá dân gian truyền
thống mang tính nhân văn, răn dạy con người, là một hình thức, một dịp nhắc lại, giáo
dục con cháu, những người đang sống về đạo lý làm người của dân tộc Giáy.
Thứ ba, Văn hoá dân gian truyền thống đậm tính nhân văn.
Văn hoá dân gian truyền thống của dân tộc Giáy rất phong phú như: Dân ca, truyện
cổ tích, câu đố, tục ngữ
+Truyện cổ tích:
Các câu truyện thần thoại, giúp ta có thể hình dung được về bức tranh lịch sử của
dân tộc Giáy. Các câu truyện cổ tích mang nội dung đấu tranh giữa cái thiện và cái ác,
giữa người nghèo và kẻ giầu, giữa người lao động trí tuệ và kẻ ngồi mát ăn bát vàng...và
kết quả bao giờ cũng khẳng định sự toàn thắng của yếu tố thiện và người lao động chăm
chỉ.
Thể hiện nội dung đó, truyện cổ tích người Giáy cũng có những lối kể vui, kể châm
chọc, kể xen với hát, kể dưới dạng tự sự. Trong các câu truyện phản ánh việc đề cao con
người, tình thương yêu con người, lòng nhân ái và tính cộng đồng rõ nét.
+ Câu đố và tục ngữ:
Câu đố của người Giáy chủ yếu sử dụng để đố vui trong các cuộc chơi hàng ngày của
thanh niên nam nữ và đố trẻ con trong những đêm đông bên bếp lửa mà người Giáy gọi là
“ chế tòng srứt”. Câu đố của người Giáy chủ yếu dùng cây cỏ vật dụng trong gia đình,
các hiện tượng thiên nhiên, những hoạt động lao động để đố.
Tục ngữ dân tộc Giáy không đồ sộ về số lượng, nhưng lại rất sâu sắc, chí lý dùng
để răn đời hoặc để truyền dạy kinh nghiệm trong cuộc sống như:
“ Choi rưới vịt đáy
Pí nuống rưới vịt bỏ pắn”
(Sọt rách vứt được
Anh em rách vứt không được)
Người Giáy sử dụng tục ngữ để răn dạy con trẻ, để đối đáp trong những cuộc bàn
luận trao đổi trong những việc hệ trọng và cũng là tiêu chí trong ứng sử xã hội, với tự
nhiên trong cuộc sống.
+ Dân ca Giáy
Dân ca dân tộc Giáy rất phong phú về nội dung, hát về tình yêu đôi lứa, hát về các
loài hoa hát về đám cưới, hát bên mâm rượu, ca ngợi công đức cha ông, bố mẹ...
Dân tộc Giáy coi dân ca là tiếng lòng, là lời tâm sự và cũng là sự rung động của
con tim, cho nên ngoài những bài hát có "khung", có "sườn", có lời sẵn, phải truyền dạy,
học thuộc ra, thì có tới một nửa số bài hát đối đáp của đôi lứa, các buổi vui bên mâm
rượu… đều là sáng tác "tức thì" để nói lên tình cảm, phù hợp với hoàn cảnh của đôi bên
và cảnh quan, thời điểm đang diễn ra cuộc hát. Điều bao trùm lên tất cả là ở chỗ, dân tộc
Giáy cho rằng dân ca là một cái gì đó tinh tuý, tốt đẹp, tạo cho cuộc sống vui tươi, lành
mạnh, trẻ trung, sôi nổi, ấm cúng, bình yên của cuộc sống con người. Dân ca dân tộc
Giáy hình thành và quy định thành những loại bài hát, những cuộc hát như sau:
Hát bên mâm rượu (Vươn ná láu)
Đối tượng hát bên mâm rượu thường có là nhà có việc vui, mời khách đến ăn
mừng, giữa buổi tiệc, chủ có thể gợi ý cho khách hát bằng cách đem một khay rượu hồng
(các chén rượu màu hồng) đặt vào giữa mâm (mâm được xem là mâm chính của bữa
tiệc). Mâm được gia chủ đặt khay rượu, mỗi người phải uống một chén (Nhấp môi, chứ
không uống cạn). Rồi lời hát của một hoặc hai ba người trong mâm được cất lên.
Hát trước quan khách (Vươn ná srú ná srảy)
Cuộc hát này gồm cả nội dung và hình thức của cuộc hát "Bên mâm rượu" và có thêm
các bài hát ngợi ca công đức của vua quan.
Bạn bè hát với cô dâu trong đám cưới (Vươn xóng háu xịp nghì pịt prạc)
Đối tượng chính là cô dâu, do đó các bài hát do con trai hát hay con gái hát và có
cả bà mẹ của cô dâu hoặc các bạn nam nữ thay mặt bà mẹ hát, thì đều căn dặn người con
gái khi đã đi làm dâu con thì không được mải vui chơi nữa, mà phải chăm làm, phải chịu
thương chịu khó...
Hát trao dâu ( Vươn chao pắư)
Cuộc hát này diễn ra với đối tượng là đại diện nhà trai với đại diện nhà gái trong
đám cưới.
- Hát tặng địu ( Vươn srỏng đa)
Đây là cuộc hát khi nhà trai làm đầy tháng cho cháu nội và nhà gái mang địu,
mang tã đến tặng cho cháu ngoại
Hát tiễn đường (Vươn srỏng răn)
Vùng miền núi, người ta đi hàng ngày đường mới đến chợ và mỗi vùng lại họp
chợ phiên vào một ngày khác nhau. Song cái rất riêng của chợ phiên miền núi là : Không
phải ai đi chợ cũng mua và bán, có tới ba phần tư số người đi chợ chơi với đúng nghĩa
của từ này, là đi gặp người thân, gặp bạn bè… Trong số đó, mười phần thì thanh niên
chiếm chín phần, cho nên các chàng , các nàng gặp nhau là tìm cách "làm quen" với nhau
và khi tan buổi chợ là họ tìm cách được tiễn nhau bằng các bài dân ca.
Hát ống hát ( Vươn boọc vươn)
Đây là cuộc hát "tâm tình" của đôi lứa. Sau khi thu hoạch lúa xong, vào khoảng
tháng chạp hoặc tháng tết âm lịch trên những thửa ruộng trước làng, đêm đến là từng đôi
hoặc từng nhóm rủ nhau ra cánh đồng để nói lời yêu thương, tâm tình bằng lời hát qua 2
ống được nối bằng một sợi chỉ.
Hát ban đêm ( Vương chang hằm)
Dạng hát này là phổ thông nhất và cũng có thể coi đây là sự biểu hiện trung tâm
của dân ca dân tộc Giáy.
Cuộc hát này được tổ chức khi làng có con gái hoặc con trai làng khác đến. Đêm
hát được mở đầu bằng bài "Xin mở cửa" và xin phép chủ nhà, xin phép người già, xin
phép bạn bè trong cuộc. Sau giai đoạn này thì cũng đã đến nửa đêm nên người ta hát
những bài về "nửa đêm", tiếp đó là những bài về "gà gáy",và hát những bài về "trời
sáng",Rồi là những bài hát "Chia tay". Người ta lại hẹn khi "mặt trời lăn, sao lên" sẽ lại
gặp nhau.
Đêm thứ hai sẽ không có giai đoạn đầu nữa, mà có thể đi thẳng vào chuyện "hai
ta" với các bài "bạn cũ, hát những bài "trao nhẫn, vòng, khăn áo" lưu niệm làm tin, các
bài hát "thề nguyền không quên nhau", "thề nguyền sống với nhau"…Vật kỷ niệm, vật
làm tin được trao vào nửa đêm là nhẫn, là vòng tay, là khăn… Những thứ đó nếu vì một
lý do nào đó mà không thực hiện được lời thề trên thì người ta mãi mãi cất kỹ đáy rương,
chỉ khi nào "đóng nắp ván thiên" mới cho vào cùng.
Yếu tố tạo nên đời sống tinh thần của một con người thì nhiều, song với dân tộc
Giáy có thể nói dân ca là cái chủ đạo. Trong cuộc sống hàng ngày, tiếng hát luôn gắn bó
với con người của họ. Người con của dân tộc Giáy được sống trong dân ca, tắm
trong dân ca của dân tộc mình từ khi lọt lòng, rồi nằm trên lưng mẹ, trong lòng bà… để
đứa trẻ thôi khóc hoặc ngủ, ông bà, bố mẹ, anh chị nó… đều ru nó bằng dân ca. Dân ca
thực sự đã hun đúc nên tâm hồn, tình cảm, cách sống và mối quan hệ tốt đẹp trong dân
tộc Giáy.
Thứ tư,Thiết chế văn hoá gia đình, dòng họ, làng bản truyền thống tạo thành mối
quan hệ tất yếu trong đời sống xã hội, trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng
Gia đình, dòng họ, làng, bản là những thiết chế xã hội truyền thống có tác động lớn đến
việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tộc người. Bởi vì đây là những thiết chế có ý nghĩa
thiêng liêng đối với từng con người. Đó không chỉ là nơi cư trú mà còn là nơi sinh hoạt cộng
đồng, và nơi lưu giữ nhiều vốn văn hoá dân tộc
+ Gia đình, dòng họ:
Gia đình người Giáy thường có 3 thế hệ chung sống, cũng có gia đình có 5 thế hệ. Gia
đình người Giáy luôn sống có trật tự, kỷ cương, mọi thành viên trong gia đình sống đúng vị trí
của mình, luôn hoà thuận giữa các thế hệ. Trong gia đình người Giáy, người đàn ông được
xác định là người chủ, vì người đàn ông thường đảm nhiệm những công to việc lớn,
nhưng thực tế cuộc sống hằng ngày thì hoàn toàn không giống như quan niệm, mà nó rất
linh hoạt, nghĩa là nó không cố định, người nào ăn nói được, làm được và có phẩm chất
đạo đức, được tín nhiệm, tin yêu thì người đó sẽ có thể là chủ( người đó có khi là em thậm
chí có khi là con dâu). Nghĩa là người “chỉ huy” gia đình phải là người giữ gia đình ổn định cả
về kinh tế và tinh thần. Từ gia đình để nói tới chủ dòng họ cũng vậy. Chủ dòng họ người Giáy
không do chọn hay bầu mà là trong quá trình sống được mọi người tôn trọng, nể phục nên hễ cứ
có công việc gì lớn là họ đến hỏi người đó xem nên làm thế nào. Khi một gia đình nào đó có
việc gì quan trọng họ mời người đó đến để xin ý kiến tham gia. Như vậy trong cuộc sống và
trong gia đình của người Giáy không xác định ai là chủ dòng họ, chủ gia đình một cách cứng
nhắc, mà là theo tài năng đức độ để cho mọi người, mọi gia đình tín nhiệm, tôn trọng. Vai trò
chủ gia đình thì rõ nét hơn vai trò của chủ dòng họ, vì thế trong cộng đồng người Giáy ông
trưởng họ là mờ nhạt trong dòng họ, trong gia đình người đàn ông cũng chỉ có vai trò
trong ý nghĩ, trong quan niệm, còn người đàn ông đó có thực sự làm được chủ của một
gia đình hay không là còn ở thực tế.
trong gia đình, trong dòng họ người Giáy biểu hiện sống dân chủ, hoà thuận, có tôn
ty trật tự nhưng lại không nguyên tắc cứng nhắc. Phải chăng, đây là ưu điểm của truyền
thống gia đình người Giáy. Nó thể hiện quyền bình đẳng nam, nữ trong gia đình cần
được giữ gìn và phát huy cho phù hợp với điều kiện mới.
+ Làng, bản.
Làng bản là một thiết chế xã hội truyền thống gắn liền với sự tồn tại và phát triển
bao đời nay của các tộc người. Đó là một tổ chức xã hội rất cơ bản mang tính tổng hợp về
lãnh thổ, cư dân, xã hội và văn hoá các dân tộc thiểu số. Làng, bản tạo nên và diễn ra mối
quan hệ chính yếu trong đời sống xã hội của tộc người, trước hết là không gian sinh tồn
của các cộng đồng cư dân mà ranh giới của nó đã được vạch định và được chính quyền
cũng như các cộng đồng làng, bản khác thừa nhận. Làng, bản có thể lớn nhỏ khác nhau
nhưng hợp thành cộng đồng xã hội tự quản, vận hành xã hội đó chủ yếu là theo nguyên
tắc của luật tục, phong tục tập quán, trong đó tính cộng đồng là nguyên tắc ứng xử và
quan hệ xã hội nền tảng, làng, bản còn là một cộng đồng về văn hoá , thể hiện rõ rệt nhất
là những nghi lễ tín ngưỡng, những sinh hoạt văn hoá cộng đồng.
Trong mỗi bản Người Giáy cư trú một nhóm đồng tộc. ít khi người Giáy ở cùng
với nhóm tộc người khác. Thường thì các nóc nhà trong một bản đều nằm trong mối quan
hệ thân thuộc chặt chẽ, do đường dây sinh thành và hôn nhân tạo ra. Là cư dân lúa nước,
cho nên người Giáy sống định cư. Vùng đất bản, làng hoàn chỉnh phải chứa từ 20 hộ trở
lên, người Giáy lựa chọn vị trí địa lý để lập làng đó là đằng trước thoáng. Đằng sau phải
có thế tựa, bao gồm các vùng tự nhiên như: những thung lũng bằng phẳng, ven sông,
suối. Trong làng Giáy các nhà không quay mặt vào nhau, trừ những nơi đã trở thành
trung tâm như phố chợ. Nhà người Giáy đa số cùng quay về một hướng và nhà nọ làm sát
vách nhà kia, do đó không có ranh giới về đất đai giữa các nhà, cũng không có cổng làng.
Do ở sát như vậy nên nhà nào cũng có lều ruộng, lều nương nơi để chăn nuôi, trồng rau,
quả.
Bản, làng còn là một đơn vị cư dân có tổ chức nên từ lâu đã là tổ hợp cộng đồng xã
hội mang màu sắc văn hóa dân tộc. Người có vai trò quan trọng trong bản, làng gọi là
“Pẩu xú” ( Chủ làng) là người được dân làng nể trọng , Pẩu xú không nhất thiết phải là
người cao tuổi, mà có thể là người trẻ tuổi nhưng có những tiêu chuẩn như nhanh nhẹn,
hiểu biết, có phẩm chất đạo đức, được dân làng tín nhiệm. Người Giáy coi làng, bản
chính là quê của mình và họ rất sợ mang tiếng “ Téo pướng”( bỏ quê). Vì thế người Giáy
đã ở đâu là ở ổn định, lâu dài. Do đó hầu như người Giáy ít di cư nếu không có lý do bức
xúc.
Là quan niệm nhưng thực chất là tiêu chí về nơi ở. Ngày nay dù có bị cơ chế thị
trường tác động hoặc bị “đất trật người đông” thì người Giáy vẫn bám làng, có chăng nữa
là “mở rộng” làm thêm lều lán để chăn nuôi, mở quán để bán hàng thêm thu nhập, chứ sự
bỏ làng là chưa có
Tóm lại, Dân tộc Giáy là một trong 53 dân tộc thiểu số ở nước ta, nhưng cho đến
nay với nền văn hóa riêng có của mình, đã chứng tỏ dân tộc Giáy là một dân tộc có bản
lĩnh và bản sắc - một cộng đồng tộc người có nền văn hóa. Với chính sách phát triển vùng
dân tộc và miền núi của Đảng, chúng ta cần phải bảo lưu, khai thác cả cái cũ và mới
trong bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số tạo nên nền văn hóa đa dạng và độc đáo trong
sự thống nhất của văn hóa Việt Nam.
1.2. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy ở
Việt Nam hiện nay.
Bản sắc văn hóa của một dân tộc là di sản vô cùng quý giá; đó là tinh hoa, cốt lõi và
là linh hồn của chính dân tộc đó. Tuy nhiên, những giá trị tạo nên bản sắc đó, không phải là
bất biến và tuyệt đối như nhau trong mọi thời đại. Khi điều kiện lịch sử đã có sự thay đổi thì
cần phải có sự chọn lọc, bổ sung và đổi mới đối với những giá trị đó.
Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc và củng cố cộng đồng
các dân tộc vì sự phát triển toàn diện cho các dân tộc Việt Nam (trong đó có dân tộc
Giáy), là phương hướng và nội dung cơ bản của chính sách dân tộc của Đảng và nhà
nước ta hiện nay. Đó cũng xuất phát từ quan niệm coi việc giữ gìn và phát huy các giá trị
văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, là vấn đề trung tâm của chính sách dân
tộc về văn hóa.
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy là bảo toàn tất cả những đặc điểm
tích cực trong bản sắc văn hóa dân tộc Giáy làm cho các đặc điểm ấy tốt hơn ; Khắc
phục, loại bỏ những đặc điểm không còn phù hợp trong bản sắc văn hóa dân tộc Giáy, bổ
sung những nhân tố mới, nhân tố tích cực phù hợp với yêu cầu của thời đại vào bản sắc
văn hóa dân tộc Giáy.
Vì vậy, Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, trong đó có dân tộc Giáy
là một việc làm đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Vai trò quan trọng của việc
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy được thể hiện như sau.
Thứ nhất, Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Giáy là để củng cố và phát triển ý thức dân
tộc, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc
Bản sắc văn hóa dân tộc Giáy, như đã nói, không phải tự nhiên mà có, mà được hình
thành bởi con người của chính dân tộc đó trên cơ sở của điều kiện tự nhiên, lịch sử của dân
tộc .Dân tộc Giáy giữ gìn bản sắc văn hóa trước hết là để khẳng định mình, khẳng định sự
tồn tại của dân tộc Giáy bên cạnh các dân tộc khác. Là thể hiện bản lĩnh dân tộc , nâng cao
tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc . Trong quá trình gia lưu, hợp tác quốc tế, nhiều mặt
mang tính toàn cầu tăng lên chi phối đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, ngược
lại không ít nhân tố dân tộc bị phai nhạt dần. Thực trạng này dẫn đến tư tưởng mơ hồ về ý
thức dân tộc, làm giảm niềm tự hào về truyền thống lịch sử và những tính cách tiêu biểu của
dân tộc . Đây là một sự nguy hại đối với dân tộc và là quá trình tự mình từng bước đánh mất
chính mình. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc sẽ làm cho cộng đồng dân cư, nhất là thế hệ trẻ,
hiểu được lịch sử, truyền thống dân tộc mình, từ đó khơi dậy niềm tự hào, giúp họ nâng cao
bản lĩnh sống, đứng vững trước những cám dỗ, những tác động từ bên ngoài. Giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc trong giao lưu hợp tác quốc tế, như một nhà nghiên cứu đã nhận xét : Sẽ
tránh và đề phòng được nhiều mặt tiêu cực, khai thác được những khía cạnh tích cực và cần
thiết của văn hóa hiện đại đối với sự phát triển của từng nước [14, tr.32]
Phát triển là nhu cầu của mọi dân tộc và là xu thế vận động của xã hội loài người.
Nhưng với mỗi dân tộc phát triển không phải bằng mọi giá. Phát triển nhưng phải giữ được
mình. Đó là mục tiêu cũng là nhiệm vụ của mỗi dân tộc trong quá trình phát triển. Giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc không mâu thuẫn với phát triển, trái lại nó khơi dậy mạnh mẽ sức
mạnh nguồn nội lực thúc đẩy dân tộc phát triển.
Thứ hai, Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Giáy là để phát huy tốt hơn nguồn lực nội
sinh của đất nước
Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng của mình, phù hợp với điều kiện tự nhiên , kinh
tế, xã hội của dân tộc đó. Bản sắc văn hóa dân tộc vừa khắc họa chân dung dân tộc vừa tạo
nên những nhân tố nội lực quan trọng thúc đẩy dân tộc phát triển , đánh mất bản sắc văn hóa
dân tộc là sự đoạn tuyệt với chính nguồn nội lực nội sinh của dân tộc. Trong sự phát triển của
mỗi dân tộc cần có cả nguồn nội lực và ngoại lực, trong đó nội lực đóng vai trò quyết định.
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Giáy sẽ góp phần khẳng định nguồn lực nội sinh, trên cơ sở
đó tạo lập những bước đi thích hợp khai thác và phát huy hiệu quả nguồn lực nội sinh đó.
Tuy nhiên không thể phủ nhận những ảnh hưởng tích cực to lớn từ bên ngoài, nhưng để có
một đường lối phát triển phù hợp thì phải xuất phát từ nhân tố bên trong. Bản sắc văn hóa
dân tộc Giáy với những đặc điểm nói ở trên là một trong những nguồn nội lực của dân tộc
ta. Do đó giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Giáy chính là sự khai thác và phát huy sức mạnh
nội sinh của đất nước.
Thứ ba, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Giáy là góp phần tạo nền tảng cho hội nhập,
hợp tác, phát triển bền vững.
Bản sắc văn hóa dân tộc là những đặc điểm nổi bật của dân tộc ta, do chính dân tộc ta
tạo dựng nên và được dân tộc ta học hỏi, tiếp thu một cách sáng tạo từ bên ngoài. Không thể
phát triển được nếu phụ thuộc hoặc vay mượn hoàn toàn từ bên ngoài, cũng như cứng nhắc
bê nguyên xi mọi cái cổ truyền. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn và phát huy cả
các giá trị truyền thống và giá trị hiện đại.
Trong bản sắc văn hóa dân tộc Giáy, nét truyền thống và nét hiện đại luôn gắn chặt với
nhau. Hiện đại hóa chỉ có thể thành công khi bản sắc văn hóa dân tộc được sử dụng như một
nội lực, đồng thời bản sắc văn hóa dân tộc cũng chỉ có thể được phát huy trong một đất nước
được hiện đại hóa. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là góp phần làm cho dân tộc ta tiến kịp
với những chuyển biến khách quan của thời đại. Có như vậy thì dân tộc ta mới phát triển,
hội nhập mà vẫn giữ được cái gốc của dân tộc , nguồn lực nội sinh mới được phát huy đầy đủ
và hiệu quả nhất. Đảm bảo tính truyền thống và hiện đại của bản sắc văn hóa dân tộc Giáy
chính là vừa khắc họa được chân dung dân tộc Giáy trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, vừa
thể hiện được bản lĩnh dân tộc Giáy trước xu thế của thời đại. Do đó, con đường vận động và
phát triển của lịch sử dân tộc cũng là con đường hình thành và khẳng định của bản sắc văn
hóa dân tộc. Sẽ không còn ý nghĩa gì với một dân tộc nếu dân tộc đó phát triển mà đánh mất
bản sắc của riêng mình. Nhưng một dân tộc cũng không thể phát triển bền vững nếu "dập
khuôn máy móc " cái ở bên ngoài hoặc bê nguyên xi cái cũ của mình. Trong quá trình phát
triển của dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phải kết hợp với mở rộng giao lưu quốc tế,
tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa của các dân tộc khác. Giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục tập quán, lề
thói cũ. Để tồn tại và phát triển chúng ta phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
một cách sáng tạo, linh hoạt ; phải kết tinh lại và nâng lên tầm cao mới mọi giá trị truyền
thống của dân tộc và những nhân tố mới của thế giới. Có như vậy dân tộc ta mới phát triển
kịp thời đại. Do đó giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy là góp phần để đất nước
ta phát triển và hội nhập một cách vững chắc.
Thứ tư, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Giáy nhằm thực hiện tốt mục tiêu xây dựng
nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong quá trình phát triển mỗi quốc gia đều có mục tiêu phát triển của riêng mình. Để
đạt được mục tiêu đó, mỗi quốc gia có những biện pháp, cách thức khác nhau. Song dù bằng
con đường, biện pháp hay cách thức nào thì vấn đề khơi dậy niềm tự hào dân tộc, dựa vào
sức mình, giữ vững độc lập tự chủ dân tộc vẫn là những ưu tiên hàng đầu. Giải quyết hài hòa
mối quan hệ giữa giữ gìn bản sắc dân tộc với việc thực hiện các mục tiêu phát triển là nhiệm
vụ quan trọng nhưng cũng rất khó khăn của tất cả các quốc gia. Phát triển mà đánh mất bản
sắc dân tộc thì phát triển sẽ không bền vững, ngược lại, giữ gìn bản sắc dân tộc mà không
phát triển thì dân tộc cũng không thể tồn tại được và bản sắc văn hoáđ ó cũng không còn giá
trị đối với dân tộc. Nhận thức được vấn đề trong quá trình phát triển đất nước này Đảng ta
xác định :
“ Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, tiếp thụ những tinh hoa của nhân loại, song phải luôn luôn coi trọng những giá
trị truyền thống và bản sắc dân tộc, quyết không được tự đánh mất mình trở thành bóng
mờ hoặc bản sao chép của người khác” [16, tr.30].
Việt Nam có 54 dân tộc với 54 sắc màu văn hóa tạo nên nền văn hóa đa dân tộc, văn
hóa của từng dân tộc chia sẻ những nét chung với nền văn hóa đa dân tộc , kết tinh của
những giá trị văn hóa của các dân tộc khác nhau trong quốc gia, đồng thời đặt nền tảng
cho một sự giao lưu năng động giữa các nền văn hóa dân tộc tạo nên sự phong phú của
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy, giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa của từng dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong đó có dân tộc
Giáy đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển của đất nước đó là
xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc mà Nghị
quyết Trung ương 5 Khóa VIII của Đảng đã đề ra.
Tóm lại: Bản sắc văn hóa dân tộc là những đặc điểm cơ bản của mỗi dân tộc.
Dân tộc nào cũng có bản sắc văn hóa của mình. Đây là những đặc điểm khắc họa
từng chân dung của dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc được cấu thành từ nhiều đặc
điểm, trong đó có cả đặc điểm tích cực và đặc điểm tiêu cực; bản sắc văn hóa dân tộc
không phải là bất biến; nó được tạo nên bởi chính con người của dân tộc đó; nó vừa
mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại, bản sắc văn hóa dân tộc chịu sự tác
động của các yếu tố bên trong và bên ngoài của dân tộc.
Bản sắc văn hóa dân tộc Giáy giống như bất kỳ bản sắc văn hóa của dân tộc
nào đó có cả những đặc điểm tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên những đặc điểm tích cực
là cơ bản. Vì thế chúng ta có thể khẳng định những đặc điểm tiêu biểu của bản sắc văn
hóa dân tộc Giáy là: Lòng yêu nước; ý thức tự cường dân tộc, ý thức cộng đồng gắn
kết cá nhân-gia đình-làng bản-Tổ quốc, lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình,
tinh thần lạc quan; coi trọng gia đình; hiếu khách…Những đặc điểm trên tuy không
phải chỉ có ở dân tộc Giáy, song được cộng đồng tộc người này thể hiện và phát huy
trong môi trường tự nhiên – xã hội của dân tộc mình.
Với cách nhận thức về bản sắc văn hóa dân tộc Giáy như trên, chúng ta cần
quan niệm rằng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy là bảo tồn các đặc
điểm tích cực trong bản sắc văn hóa dân tộc Giáy, làm cho các điểm đó tốt hơn, phong
phú hơn, đồng thời loại bỏ kịp thời, các đặc điểm tiêu cực, lỗi thời.
Với quan niệm như vậy về bản sắc văn hóa dân tộc Giáy thì việc giữ gìn và
phát huy nó có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của dân tộc ta bởi vì điều đó
giúp chúng ta củng cố và phát triển ý thức dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự
hào chân chính, phát huy tốt hơn sức mạnh của đất nước ; giúp cho đất nước ta phát triển hội
nhập bền vững. Góp phần thực hiện mục tiêu phát triển của đất nước đó là xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Chương 2
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy
ở Lào Cai hiện nay – Thực trạng và giải pháp
2.1 Đặc điểm môi trường tự nhiên, kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến việc giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy ở Lào Cai hiện nay.
2.1.1 Đặc điểm môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên là toàn bộ những điều kiện vật chất bao gồm vị trí địa
lý, khí hậu, khoáng sản...sẵn có trong tự nhiên không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của
con người. Nó quy định những điều kiện sinh hoạt vật chất cụ thể cho con người và khả
năng cho chính con người. Lào Cai là một tỉnh cửa ngõ biên cương phía Tây Bắc của Tổ
quốc với điều kiện môi trường tự nhiên khá phức tạp và khí hậu nhiệt đới gió mùa, song
do nằm sâu trong lục địa bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên thời tiết có phần
thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian, đột biến về nhiệt độ thường xuất hiện ở
dạng trong ngày lên cao hoặc xuống thấp quá( có vùng xuống tới 00C và có tuyết rơi) đã
tạo cho các dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc Giáy ở Lào Cai một phong cách sống,
cách ứng xử, sinh hoạt văn hóa riêng biệt so với các tỉnh khác.
Chính sự quy định đó buộc con người phải chống chọi với tự nhiên để thích nghi,
trên cơ sở đó con người cải tạo tự nhiên nhằm đáp ứng cho nhu cầu tồn tại của mình.
Trong quá trình đó, con người cũng đồng thời hoàn thiện bản thân mình bằng những công
cụ được tạo ra từ chính bàn tay họ, và như vậy các giá trị văn hóa cũng được nảy sinh và
tồn tại tạo nên bản sắc văn hóa. Như vậy điều kiện môi trường tự nhiên góp phần rất quan
trọng trong việc hình thành bản sắc văn hóa.
Trên bàn đồ Tổ quốc, Lào Cai mang hình con rùa vàng – một trong 4 con vật quý
và linh thiêng( tứ linh) của văn hóa Việt( Long, Ly, Quy, Phượng). Lào Cai nằm ở tọa độ
địa lý từ 220 40’56’’ đến 22050’30’’ vĩ độ Bắc; 103030’24’’ đến 104038’21’’ kinh độ
Đông. Phía bắc giáp tỉnh Vân Nam nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; phía nam giáp
tỉnh Yên Bái; phía đông giáp tỉnh Hà Giang; phía tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu.
Lào Cai có diện tích tự nhiên là 6.350 km2; là nơi cư trú của 25 dân tộc anh em
với số dân gần 60 vạn người trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 64%.
Lào Cai có đường biên giới chung với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa dài
203 km, trong đó có 59 km đường đất liền và 144 km đường sông, suối. Có cử khẩu
Quốc tế Lào Cai và cửa khẩu Quốc gia Mường Khương, có tuyến đường sắt liên vận
quốc tế Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh . Với vị trí địa lý đặc biệt này, Lào Cai trở thành
đầu mối thông thương, kinh tế, giao lưu văn hóa với Trung Quốc nói riêng và quốc tế nói
chung.
Rừng ở Lào Cai có 278.907 ha chiếm 43,87% tổng diện tích tự nhiên. Theo thống
kê, hiện có 754 loài làm thuốc; 458 loài cho gỗ; 331 loài bóng mát, cây cảnh; 126 loài rau
ăn; 60 loài lấy quả; 43 loài cho nhựa mủ, 41 loài cho tinh dầu...
Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng là cơ sở để ngành công
nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, khẳng định là ngành công nghiệp mũi nhọn của
tỉnh. Đến nay ở Lào Cai đã phát hiện được 150 mỏ và điểm mỏ với trên 30 loại khoáng
sản, trong đó có một số mỏ đã được thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng thuộc loại
quy mô lớn nhất nước và khu vực như: Mỏ Apatít Cam Đường với trữ lượng 2,5 tỉ tấn,
mỏ sắt quý xa trữ lượng 124 triệu tấn, mỏ đồng Sin Quyền trữ lượng 53 triệu tấn, mỏ
Molipden Ô Quý Hồ trữ lượng 15,4 nghìn tấn...
Lào Cai có nhiều địa danh lịch sử, hang động tự nhiên và các vùng sinh thái nông
nghiệp đặc sản như mận Bắc Hà, rau ôn đới, cây dược liệu quý, cá hồi(Phần Lan, cá
tầm(Nga)...Đây còn là nơi mang đậm nét đặc trưng văn hoá độc đáo của nhiều dân tộc
anh em.Trọng tâm là khu du lịch nghỉ mát Sa Pa – một trong 21 trọng điểm du lịch của
Việt Nam.
Với 25 nhóm ngành dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai trở thành mảnh đất phong phú
về bản sắc văn hoá, về truyền thống lịch sử, di sản văn hoá... “Không chỉ nhiều di sản vật
thể và phi vật thể được phát hiện và bảo tồn mà Lào Cai còn có một kho tàng văn học dân
gian đồ sộ đến nay vẫn chưa được khám phá hết” [54 tr 18].
Với đặc điểm môi trường tự nhiên như vậy thì môi trường sinh tồn của các dân tộc
thiểu số ở Lào Cai là một vùng núi rừng trùng điệp xen lẫn những thung lũng bằng phẳng
đất đai màu mỡ, những dòng sông đỏ nặng phù sa. Thiên nhiên hùng vĩ vừa gần gũi vừa
hoang sơ đã tạo cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở Lào Cai có được một bản sắc văn
hoá dân tộc độc đáo, riêng biệt thống nhất trong đa dạng.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội:
Đặc điểm môi trường tự nhiên có vai trò quan trọng đối với con người, nhưng khả
năng hiệu quả tiềm lực và của cải thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật và tính chất
của chế độ xã hội nhất định. ảnh hưởng của thiên nhiên đối với con người thế nào, ở mức
độ nào, phụ thuộc vào chế độ xã hội nhất định, mà chế độ xã hội lại do phương thức sản
xuất quyết định. Nói cách khác, là chính lao động sản xuất, chính bản thân phương thức
sản xuất quy định phương thức sống của con người. Nhân cách, phẩm chất, cách sống,
phong tục, tập quán của con người hình thành trước hết trong hoàn cảnh sản xuất và biểu
hiện thông qua hoạt động sản xuất của họ. C.Mác cho rằng: sự phát triển của con người
được quy định bởi sự phát triển của xã hội mà trong đó con người sống và hoạt động.
ở Lào Cai, cơ cấu kinh tế truyền thống của đồng bào Giáy gồm 3 bộ phận chính:
Trồng trọt, chăn nuôi , nghề thủ công và trao đổi hàng hoá . Trong đó trồng trọt đóng vai
trò chính, chăn nuôi, nghề thủ công chỉ đóng vai trò phụ và luôn phụ thuộc vào trồng trọt.
Hoạt động các ngành nghề thủ công chỉ đóng vai trò phụ và luôn phụ thuộc vào kinh tế
nông nghiệp. Vì thế thời gian dành cho nghề thủ công là những lúc nông nhàn( chủ yếu là
đan chài, lưới, nghề mộc, nghề rèn). Ngoài trồng trọt, chăn nuôi, trao đổi hàng hoá ở chợ
phiên cũng thực hiện chức năng hỗ trợ trong nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế này tồn tại như
một hệ thống chỉnh thể, thực hiện các chức năng hỗ trợ cho nhau, khuyết một trong 3 yếu
tố đó kinh tế của người Giáy sẽ mất cân đối.
Cơ sở của trồng trọt ở đây là vườn và ruộng, nương rẫy. Họ lấy kinh tế trồng trọt
lúa nước làm trọng. Các công cụ sản xuất của họ( như: chiếc cày, bừa đôi, chiếc cuốc
bản),... dùng để làm ruộng từ bao đời nay vẫn không được cải biến. Tuy nhiên người
Giáy lại áp dụng nhiều biện pháp thâm canh có hiệu quả cho nên năng suất cây trồng cao.
Do đặc điểm của các hình thái kinh tế trên, nền kinh tế cổ truyền của dân tộc Giáy
là dựa vào thiên nhiên và mang tính tự cấp tự túc là chủ yếu. Trong từng làng, bản, đơn vị
kinh tế (kể cả sản xuất và tiêu thụ) vẫn là từng gia đình. Trong lao động sản xuất chưa có
sự chuyên hoá. Người đàn ông và đàn bà nào cũng làm những việc lao động sản xuất như
những người cùng giới. Cho nên ở phương diện nào dó, tình trạng không chuyên hoá
trong lao động dẫn đến sự lãng phí sức sản xuất, gây tâm lý ỷ lại vào những tập quán cha
ông truyền lại, làm chậm trễ quá trình cải tiến sản xuất và cản trở sự phát triển xã hội.
Nhìn chung xã hội người Giáy có sự phân hoá giai cấp khá rõ ràng nhưng bộ phận
người Giáy ở vùng Lào Cai diễn ra nhanh hơn, sâu sắc hơn những vùng khác. Dưới chế
độ thực dân phong kiến các thành phần xã hội và quan hệ ruộng đất đại thể như sau:
Những người làm việc trong bộ máy thống trị:
Lý trưởng gọi là “srảy”(quan) coi 1 xã , Phó lý(pỏ). Tuỳ theo số dân ít hay nhiều
mà quy định số pỏ. Chủ(srủ) coi hai, ba thôn có nơi hàng trăm hộ; Pinh thầu( pinh), chức
này coi việc hành chính trong các xóm nhỏ, có nơi chỉ 5 - 7 hộ; Xip ná còn gọi là mù láo,
là người giúp pinh thu thuế đốc phu; Xã đoàn, tổng đoàn, châu đoàn. Lính dõng, các loại
lính ăn lương nhà nước(khố đỏ, khố xanh, lính cơ),
Nhân dân lao động và các thành phần khác:
Nhân dân lao động làng nào, phải phục dịch bọn chức dịch làng đó; Những người
làm nghề mê tín gồm mo, tào, chỉm (then) và thầy bói; Những người làm nghề thủ công;
Người liên lạc (trả) thông báo tin tức trong làng; Các trai làng đi ở gọi là “bảo ná”; Đầy
tớ ( hỏi); Người trong nhà( hún rán đáu) là người phục vụ nhà srảy
Hầu hết các làng còn có ruộng công dùng vào việc thờ cúng gọi là ná xía, ná cáu
tức là ruộng thần, ruộng cầu. ở vùng Giáy ruộng công nhiều hơn ruộng tư, ruộng tư (ná
tí), ruộng tự khai phá lấy thường xấu mỗi làng có rất ít. Từ lâu đồng bào đã khẳng định :
“ Xịp ba rì - tý bỏ đáy xì ná” có nghĩa là “ Mười đám nương không so được một góc
ruộng”. Nên họ gắn bó với ruộng nước, sớm ổn định canh cư. Chế độ sở hữu ruộng đất
như vậy làm tăng nhanh phân hoá xã hội, góp phần củng cố các làng, bản người Giáy.
Người ta cần có một phần ruộng công để nuôi gia đình, có địa vị xã hội. Khi là chức dịch,
có địa vị xã hội thì nhất thiết phải được chiếm một xuất ruộng công. Người Giáy gắn bó
với làng bản thực chất là gắn với ruộng công.
Do sống trong hoàn cảnh kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tư tưởng phong kiến thống
trị, cho nên trong xã hội Giáy trước đây tồn tại nhiều phong tục tập quán về ma chay,
cưới hỏi, kiêng cấm rất nặng nề. Dưới ách áp bức , bóc lột của thực dân, phong kiến, họ
phải đi lính tàn phá xóm làng ở những nơi mà họ bị đưa đi cướp phá, họ chết cha mẹ
cũng không biết mồ mả ở đâu. Còn quyền lợi thì bọn vua quan được hưởng. Tuy thế họ
cũng biết phân biệt rất rõ việc đi lính cho vua, quan với việc cầm súng bảo vệ bản làng.
Cho nên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc mỹ, dân tộc Giáy đã
nhiều lần cầm súng, gươm kiên cường chống lại những cuộc hành quân chinh phục của
kẻ địch để bảo vệ độc lập tự do cho đất nước, để giải phóng bản thân dân tộc mình.
Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đồng bào Giáy đã
kiên cường chống lại những cuộc hành quân chinh phục của kẻ địch để bảo vệ độc lập tự
do cho đất nước, để giải phóng bản thân mình. Họ dần dần nhận thức được Đảng cộng
sản Việt Nam là người duy nhất dẫn dắt cuộc đấu tranh đến thắng lợi hoàn toàn và con
đường mà Đảng ta đề ra bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa xã hội là con
đường đúng đắn duy nhất.
Như vậy sống trong những điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hội đặc thù
riêng, dân tộc Giáy đã cùng các dân tộc thiểu số ở Lào Cai cùng nhau cần cù lao động,
cùng chung sức chung lòng đứng lên chống ách áp bức , nô dịch của thực dân phong kiến
và đế quốc để bảo vệ Tổ quốc, góp phần cùng nhân dân trong tỉnh cũng như cả nước kiên
trì đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Đó là những cơ sở hình thành nên bản sắc
văn hoá dân tộc độc đáo riêng của đồng bào Giáy ở Lào Cai
2.2. Thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy ở Lào Cai
hiện nay và những vấn đề đặt ra
2.2.1. Thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy ở Lào Cai
hiện nay
Sự nghiệp đổi mới do đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đac đạt được những kết quả
to lớn, đặc biệt là ở hai lĩnh vực kinh tế và văn hoá. Đời sống kinh tế không ngừng được
nâng cao, đưa đến những cải thiện trong đời sống tinh thần. Trong tiến trình đổi mới và
mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, văn hoá Việt Nam đã có cơ hội hợp tác và giao lưu với
rất nhiều nền văn hoá trên thế giới. Sự giao tiếp các sản phẩm văn hoá, sự tiếp thu các
công nghệ mới về lĩnh vực thông tin, về hệ thống truyền thông đại chúng...Như vậy văn
hoá Việt Nam đã đến được với bè bạn thế giới, chiếm được cảm tình và được dư uận thế
giới hoan nghênh. Điều đó chứng tỏ con đường mà chúng ta đang đi à hoàn toàn đung
đắn tron việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.Điều đó được thể
hiện:
Trước hết, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và củng cố cộng đồng
các dân tộc Việt Nam là phương hướng và nội dung cơ bản của chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước ta hiện nay, là trung tâm của chính sách dân tộc về lĩnh vực văn hoá.
Thật vậy, hơn hai mươi năm đổi mới của Đảng ta, ngoài những chủ trương chính
sách phát triển kinh tế – xã hội ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc, Đảng và Nhà nước đã
có nhiều nghị quyết, quyết định về phát triển văn hoá ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc.
Điều đó thể hiện rất rõ trong các nghị quyết của các Đại hội VI và VII. Trong nghị quyết
22 NQ/TW ngày 27 tháng 11 năm 1988 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương
Đảng khoá VI nêu rõ: “ Tôn trọng và phát huy những phong tục, tập quán và truyền
thống văn hoá tốt đẹp của các tộc người. Nền văn minh ở miền núi phải được xây dựng
trên cơ sở mỗi tộc người phát huy bản sắc văn hoá của mình, vừa tiếp thu tinh hoa văn
hoá của các tộc người khác và góp phần phát triển văn hoá chung của cả nước, tạo ra sự
phong phú đa dạng trong nền văn minh của cộng đồng các tộc người Việt Nam”. Nghị
quyết hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII tiếp tục khẳng định: “ Coi
trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá
trị mới về văn hoá , văn học nghệ thuật của các dân tộc thiểu số...” Từ quan điểm đó của
Đảng, Chính phủ đã có hàng loạt các quyết định quan trọng. Đó là quyết định số
71/2001/QĐ-TTg ngày 4-5-2001 của Thủ tướng Chính phủ về các chương trình và mục
tiêu quốc gia giai đoạn 2001-2005, trong đó có “mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hoá tiêu biểu của dân tộc ; xây dựng và phát triển đời sống văn hoá ở cơ sở”; Ngày
17/6/2003 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt đề án bảo tồn, phát triển văn
hoá các tộc người thiểu số Việt Nam. Và gần đây nhất ngày 31/7/2007 Thủ tướng Chính
phủ ký quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá giai đoạn
2006-2010 trong đó có: “ mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tiêu biểu của
dân tộc; xây dựng và phát triển đời sống văn hoá thông tin ở cơ sở” và 9 dự án trong đó
có: “ dự án sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá phi vật thể của các dân
tộc Việt Nam; dự án điều tra, nghiên cứu, bảo tồn một số làng, bản tiêu biểu và lễ hội đặc
sắc của dân tộc thiểu số”. Những chủ trương, chính sách đó thể hiện sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc thiểu số.
Hai là,
Là một tỉnh cửa ngõ biên cương phía Tây Bắc của Tổ quốc với 25 dân tộc cùng
sinh sống, Lào Cai luôn coi trọng công tác phát triển văn hoá, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Quán triệt các nghị quyết, quyết định
của Đảng, Nhà nước về công tác phát triển văn hoá ở vùng đồng bào dân tộc, Tỉnh Lào
Cai đã cụ thể hoá những nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước bằng những chương
trình, đề án cụ thể nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc Lào Cai. Đại hội
Đại biểu đảng bộ Tỉnh Lào Cai lần thứ XIII đã xác định: “ ...đẩy mạnh công tác sưu tầm,
khai thác, phát huy,bản sắc và sự đa dạng văn hoá tuyền thống của các dân tộc Lào Cai
thành một nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội. Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển bản
sắc văn hoá truyền thống các dân tộc Lào Cai; phấn đấu đến năm 2010, cơ bản hoàn
thành việc sưu tầm, điều tra di sản văn hoá vật thể, phi vật thể tiêu biểu.[20,tr. 85].
Thực hiện mục tiêu Đại hội Đại biểu đảng bộ Tỉnh Lào Cai lần thứ XIII cho thời
kỳ 2006 – 2010, Tỉnh uỷ Lào Cai đã ra nghị quyết 7 chương trình công tác trọng tâm, 29
đề án phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội. Chương trình phát triển văn hoá - xã hội là
một trong 7 chương trình trọng tâm của tỉnh bao gồm 5 đề án ( 19 dự án). Trong đó đề án
số 16: Phát triển văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc Lào Cai giai
đoạn 2006 – 2010, đã được các ban ngành chức năng của tỉnh triển khai thực hiện bằng 5
tiểu dự án đã thu đựơc những kết quả đáng khích lệ giúp cho đồng bào các dân tộc ý thức
được tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc ở Lào Cai.
Như vậy việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của các tộc
người thiểu số đã trở thành một chủ trương và chính sách lớn của Đảng và Nhà nước,
đang từng bước được triển khai trong thực tế góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc nói chung, dân tộc Giáy nói riêng.
Ba là, sự chỉ đạo của ngành văn hoá thông tin, các cơ quan truyền thông trong việc
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở Lào Cai.
Cùng với sự phát triển về kinh tế, trong những năm qua, lĩnh vực văn hoá - xã hội
của Lào Cai cũng được thúc đẩy và nâng cao, tạo được không khí phấn khởi, đời sống
tinh thần phong phú và nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc về mọi mặt, góp
phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của tỉnh qua đó nhằm tạo môi trường thuận lợi
cho việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc.
Sở Văn hoá Thông tin Lào Cai với tư cách là một ngành sự nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực văn hoá với nhiệm vụ quản ý nhà nước, tổ chức các hoạt động phong trào
văn hoá, thông tin, thể thao ở cơ sở và các hoạt động sưu tầm, nghiên cứu vốn văn hoá
truyền thống trên địa bàn tỉnh.
Trong quản lý nhà nước, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị và tổ chức các
phong trào văn hoá thông tin ở cơ sở. Ngành Văn hoá Thông tin tỉnh Lào Cai có hệ thống
thiết chế văn hoá được xây dựng từ cấp tỉnh đến cơ sở xã, phường, thôn, bản. Sở Văn hoá
Thông tin đã chủ động trong việc gắn công tác xây dựng văn bản với việc triển khai thực
hiện nhiệm vụ phát triển sự nghiệp, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến các cơ
sở văn hoá trong tỉnh.
Hiện nay, toàn ngành có 6 nhà văn hoá cấp tỉnh và huyện, thành phố; 388 nhà văn
hoá xã, phường và thôn bản; 1 thư viện tỉnh, 9 thư viện huyện, thành phố, 3 thư viện
ngành, 10 thư viện xã, phường và 126 điểm bưu điện văn hoá xã; hơn 300 tủ sách trường
học, cơ quan. Toàn tỉnh có một đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, 9 đội thông tin lưu động,
10 đội chiếu bóng lưu động, 517 đội văn nghệ quần chúng. Phong trào "Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở" được xác định là một trong 7 chương trình trọng
tâm hướng về cơ sở.
Hoạt động văn hoá thông tin được chú trọng và có nhiều chuyển biến tích cực,
nhiều hoạt động hướng về cơ sở, nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, đời
sống văn hoá ở cơ sở từng bước được nâng lên. Các lễ hội cổ truyền được giữ gìn và phát
huy. Phối hợp với Bộ Văn hoá Thông tin, Tổng cục Du lịch và các ngành chức năng của
tỉnh tổ chức thành công liên hoan đĩa hình tuyên truyền toàn quốc lần thứ II. Các hoạt
động của các thiết chế văn hoá huyện, xã (đặc biệt là các trung tâm hội nghị và văn hoá)
đã góp phần tích cực vào việc phục vụ đời sống tinh thần cho đồng bào các dân tộc trong
tỉnh như: Tổ chức các cuộc liên hoan nghệ thuật quần chúng, các lớp năng khiếu nghệ
thuật hàng năm cho thanh - thiếu niên các dân tộc, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ văn
hoá địa phương...
Hoạt động tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, tổ chức các phong trào văn
hoá, thông tin, thể thao, kỷ niệm các ngày lễ lớn được các sở ban ngành quan tâm và triển
khai tốt đến các cơ sở. Hoạt động của đội Thông tin lưu động của tỉnh trong năm 2007 đã
tổ chức được 630 buổi tuyên truyền lưu động và 568 buổi chiếu phim lưu động phục vụ
đồng bào các huyện vùng dân tộc thiểu số.
Trong các đợt tổ chức Đại hội Thể dục - Thể thao của tỉnh, cũng là dịp đồng bào
các dân tộc thiểu số thể hiện các trò chơi truyền thống được các dân tộc sáng tạo từ trong
lao động sản xuất, sinh hoạt văn hoá cộng đồng như: Bịt mắt bắt dê (dân tộc Thái, Giáy);
Chơi đu quay (dân tộc Nùng), Tó én (đánh yến dân tộc Hmông, Giáy)... Các chương
trình văn nghệ phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh và địa phương cũng được tổ chức tốt,
góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, động viên mọi tầng lớp nhân dân tích cực học tập,
lao động sản xuất, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
ở đây, Đài phát thanh truyền hình và báo chí tỉnh cũng có những đóng góp to lớn;
toàn tỉnh có 3 tờ báo được Bộ Văn hoá - Thông tin cấp phép hoạt động là Báo Lào Cai,
Đài phát thanh - truyền hình Lào Cai, Tạp chí Văn nghệ Lào Cai;
Ngoài ra còn có 27 tờ tin của các ngành, đoàn thể và tập san chuyên ngành... Báo
Lào Cai xuất bản 3 kỳ trên tuần, trong đó có một số cuối tuần và 2 kỳ báo ảnh/ tháng
dành cho vùng cao. Đài phát thanh - truyền hình Lào Cai có 56 trạm truyền thanh cơ sở,
10 trạm phát sóng FM, 72 trạm truyền hình. Chương trình truyền hình páht 7 buổi/ tuần
với thời lượng 60 phút/buổi. Phủ sóng truyền hình gần 90% địa bàn dân cư, hơn 70% hộ
dân được xem truyền hình. Chương trình phát thanh với thời lượng 6,5 tiếng/ngày trong
đó có một chương trình tiếng phổ thông và chương trình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Vấn đề giữ gỡn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy ở Tỉnh Lào Cai hiện nay.pdf