Tài liệu Luận văn Vấn đề công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: LUẬN VĂN:
Công tác quản lý chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm
Lời mở đầu
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các
chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết
với doanh thu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy được các chủ doanh nghiệp
rất quan tâm.
Mục đích sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp luôn là lợi nhuận tối đa,
chính vì thế họ quan tâm đến công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là
lẽ đương nhiên, họ phải biết bỏ ra những chi phí nào, bỏ ra bao nhiêu và kết quả sản xuất
thu được là cái gì, là bao nhiêu . . . ? Xong nếu chỉ biết một cách tổng thể, chung chung
như vậy thì chưa đủ, mà cần phải biết một cách cụ thể , chi tiết đối với từng loại hoạt
động, từng loại sản phẩm, công việc. Chính vì vậy quản lý chi phi sản xuất và giá thành
sản phẩm rất cần thiết và quan trọng. Và đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì
quản lý chi ...
33 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Vấn đề công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Công tác quản lý chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm
Lời mở đầu
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các
chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết
với doanh thu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy được các chủ doanh nghiệp
rất quan tâm.
Mục đích sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp luôn là lợi nhuận tối đa,
chính vì thế họ quan tâm đến công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là
lẽ đương nhiên, họ phải biết bỏ ra những chi phí nào, bỏ ra bao nhiêu và kết quả sản xuất
thu được là cái gì, là bao nhiêu . . . ? Xong nếu chỉ biết một cách tổng thể, chung chung
như vậy thì chưa đủ, mà cần phải biết một cách cụ thể , chi tiết đối với từng loại hoạt
động, từng loại sản phẩm, công việc. Chính vì vậy quản lý chi phi sản xuất và giá thành
sản phẩm rất cần thiết và quan trọng. Và đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì
quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là nội dung không thể thiếu trong toàn bộ
nội dung tổ chức công tác aquản trị doanh nghiệp và nó có ý nghĩa thiết thực đối với các
nhà quản trị doanh nghiệp. Nó giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp có được trông tin
hữu ích về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của từng loại để từ đó ra được những
quyết định phù hợp cho việc mở rộng hay thu hẹp quy mô hoạt động sản xuất, ngừng hay
tiếp tục hoạt động sản xuất , hay việc tự sản xuất hay đi mua hoặc chuyển hướng kinh
doanh đầu tư. Ngoài ra số liệu của quản lý chi phí và giá thành còn giúp cho các nhà quản
trị doanh nghiệp định được giá bán sản phẩm, hàng tồn kho, từ đó có chính sách giá cả
hợp lý
Có thể thấy rõ vai trò quan trọng của những thông tin do quản lý chi phí và giá
thành cung cấp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, và ảnh hưởng
sâu rộng tới nhiều lĩnh vực của doanh nghiệp.
Là sinh viên trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp, và với đặc thù sản xuất
kinh doanh của công ty TNHH Ngọc Hà là sản xuất lâm sản, em đã lựa chọn chủ đề viết
báo cáo quản lý là " Công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ". Báo
cáo này gồm :
Phần I : Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm
Phần II : Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm tại công ty TNHH Ngọc Hà
Phần III : Một số kiến nghị nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại công ty TNHH Ngọc Hà
Phần I : Những vấn đề chung về Chi Phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở
hữu. Bởi vậy, doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định trong quá trình
thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, tức là doanh nghiệp phải xác định được giá
thành sản phẩm. Tuỳ theo loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mà tỷ trọng các bộ
phận chi phí có thể không giống nhau và cũng tuỳ theo các cách tiếp cận khác nhau,
người ta có thể xem xét các loại chi phí dưới các giác độ khác nhau nhằm phục vụ cho
yêu cầu quản
lý của doanh nghiệp
I - Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
1 - Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao
động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong kỳ kinh
doanh nhất định.
2 - Phân loại chi phí sản xuất
2.1 - Phân loại theo nội dung kinh tế của chi phí (Theo yếu tố chi phí sản xuất) : gồm
8 yếu tố chi phí
- Nguyên vật liệu chính mua ngoài
- Vật liệu phụ mua ngoài
- Nhiên liệu mua ngoài
- Năng lượng mua ngoài
- Tiền lương công nhân viên chức
- Bảo hiểm xã hội công nhân viên chức
- Khấu hao TSCĐ
- Các chi phí khác bằng tiền
Việc phân loại chi phí theo yếu tố chi phí sản xuất cho ta thấy rõ mức chi phí về
lao động vật hoá và lao động sống trong toàn bộ chi phí sản xuất. Đó là điều quan
trọng và cần thiết để xác định trọng điểm quản lý chi phí và kiểm tra sự cân đối
với các kế hoạch khác nhau như : dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch cung ứng
vật tư, kế hoạch quỹ tiền lương, kế hoạch khấu hao, tính toán nhu cầu vốn lưu
động định mức...
2.2 - Phân loại theo công dụng cụ thể của chi phí trong sản xuất (Theo khoản mục
tính giá thành) : gồm 11 khoản mục
- Nguyên vật liệu chính
- Vật liệu phụ
- Nhiên liệu dùng vào sản xuất
- Năng lượng dùng vào sản xuất
- Tiền lương của công nhân sản xuất
- BHXH của công nhân sản xuất
- Khấu hao TSCĐ dùng vào sản xuất
- Chi phí quản lý phân xưởng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Thiệt hại về ngừng sản xuất và sản phẩm hỏng
- Chi phí ngoài sản xuất
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp tính được giá thành sản phẩm, đồng
thời xác định ảnh hưởng sự biến động từng khoản mục đối với toàn bộ giá thành
sản phẩm nhằm khai thác khả năng tiềm tàng trong doanh nghiệp.
2.3 - Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí và tình hình tăng giảm sản lượng hàng
hoá : gồm chi phí biến đổi ( biến phí) và chi phí cố định ( định phí )
- Chi phí biến đổi : Là những chi phí thay đổi theo sự thay đổi của mức sản lượng như :
tiền mua nguyên nhiên vật liệu , tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất, ...
- Chi phí cố định : Là những chi phí không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể so với
sự thay đổi của sản lượng như : khấu hao TSCĐ, tiền thuê mặt bằng nhà xưởng,...
Qua việc xem xét mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và sản lượng sản xuất sản
phẩm giúp cho các nhà quản lý tìm ra các biện pháp quản lý thích hợp với từng
loại chi phí để hạ thấp giá thành sản phẩm, giúp doanh nghiệp xác định được sản
lượng sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
2.4 - Phân loại theo phương pháp phân bổ chi phí vào giá thành : có chi phí trực tiếp
và chi phí gián tiếp
- Chi phí trực tiếp : là những chi phí có quan hệ trực tiếp với quá trình sản xuất ra từng
loại sản phẩm và được tính trực tiếp vào giá thành đơn vị sản phẩm hay loại sản
phẩm, chi phí trực tiếp bao gồm :
+ Tiền lương và BHXH của công nhân sản xuất
+ Nguyên vật liệu chính, phụ dùng vào sản xuất
+ Nhiên liệu, động lực dùng vào sản xuất
+ Công cụ lao động nhỏ dùng vào sản xuất
+ Chi phí trực tiếp khác bằng tiền
- Chi phí gián tiếp : là những chi phí có quan hệ đến hoạt động chung của phân xưởng,
của doanh nghiệp và được tính vào giá thành một cách gián tiếp bằng phương pháp
phân bổ
Cách phân loại này cho ta thấy rõ tác dụng của từng loại chi phí để từ đó đặt ra
phương hướng phấn đấu hạ thấp chi phí riêng đối với từng loại
II - Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản
phẩm
1 - Khái niệm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn
thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định
2 - Phân loại giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm được phân chia thành giá thành cá biệt và giá thành bình quân
toàn ngành.
+ Giá thành cá biệt : giá thành sản phẩm của một doanh nghiệp biểu hiện bằng chi
phí cá biệt của doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trên thực tế, cùng một
loại sản phẩm trên thị trường có thể do nhiều doanh nghiệp sản xuất , nhưng ở mỗi
doanh nghiệp có điều kiện cụ thể không giống nhau nên giá thành của các doanh
nghiệp về sản phẩm đó không giống nhau. Giá thành hình thành ở từng doanh nghiệp
gọi là giá thành cá biệt.
+ Giá thành bình quân toàn ngành : nếu đứng trên giác độ của nền kinh tế mà xem
xét thì mỗi loại sản phẩm đều có giá thành xấp xỉ giá thành bình quân tức là mức giá
thành vào bậc trung bình so với điều kiện sản xuất lúc đó. Giá thành này được gọi là
giá thành bình quân toàn ngành.
- Giá thành sản phẩm còn được phân chia thành giá thành sản xuất sản phẩm và giá
thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ.
+ Giá thành sản xuất sản phẩm : bao gồm những khoản chi phí mà doanh nghiệp phải
bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất sản phẩm như chi phí vật tư trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung ....
+ Giá thành tòan bộ của sản phẩm hàng hoá dịch vụ : bao gồm toàn bộ chi phí để
hoàn thành việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Giá thành toàn
bộ của sản
phẩm, hàng
hoá, dịch vụ
=
Giá thành sản
Xuất của sản
Phẩm,hàng
hoá,dịch vụ
+
Chi phí
bán hàng
+
Chi phí quản
lý doanh
nghiệp
- Ngoài ra giá thành sản phẩm được phân chia thành giá thành kế hoạch và giá thành
thực tế.
+ Giá thành kế hoạch : là giá thành dự kiến được xây dựng dựa trên định mức kinh tế
kỹ thuật và dựa trên số liệu phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của thời
kỳ trước
+ Giá thành thực tế : là tổng chi phí thực tế mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong một thời kỳ nhất định.
3 - Phân biệt chi phí sản xuất với giá thành sản phẩm
- Giữa giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất có sự giống nhau và khác nhau ở mức độ
và phạm vi chi phí.
- Nội dung của giá thành là chi phí sản xuất, nhưng không phải mọi chi phí sản xuất
đều được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ.
- Chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí phát sinh trong kì , không tính đến chi phí có
liên quan đến số sản phẩm , dịch vụ đã hoàn thành hay chưa trong khi đó giá thành
sản phẩm là giới hạn số chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sản phẩm dịch vụ
hoàn thành .
- Chi phí sản xuất tính trong một kì còn giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí sản
xuất của kì trước chuyển sang , chi phí phát sinh kì này và chi phí kì này chuyển sang
kì sau .
- Chi phí sản xuất không gắn liền với khối lượng, chủng loại hoàn thành nhưng giá
thành sản phẩm lại liên quan đến khối lượng , chủng loại hoàn thành .
4- Đối tượng tính giá
- Đối tượng tính giá có thể là :
+ Sản phẩm cưối cùng của quá trình sản xuất
+ Sản phẩm đang trên dây tryền sản xuất
- Việc xác định đối tượng tính giá thực chất là việc xác định sản phẩm, bán thành
phẩm, công việc lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành 1 đơn vị sản phẩm, tuỳ
theo yêu cầu của hạch toán kế toán nội bộ và tiêu thụ sản phẩm.
III - Một số biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ
giá thành sản phẩm
1 - ý nghĩa của tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm
- Trong phạm vi từng doanh nghiệp thì tiết kiệm chi phí sản xuấtvà hạ giá thành sản
phẩm làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên, các quỹ của doanh nghiệp được
mở rộng, đời sống vật chất tăng lên, điều kiện lao động được cải thiện.
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm, tạo ra lợi thế
cho doanh nghiệp trong cạnh tranh.
- Giảm bớt nhu cầu về vốn lưu động.
2 - Các nhân tố ảnh hưởng đến tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá
thành sản phẩm
- ứng dụng tiến bộ của khoa học và công nghệ vào sản xuất
- Tổ chức lao động và sử dụng con người : Việc tổ chức lao động khoa học sẽ tạo ra sự
kết hợp các yếu tố sản xuất một cách hợp lý, loại trừ tình trạng lãng phí lao động, thúc
đẩy nâng cao năng suất lao động.
- Tổ chức quản lý sản xuất và tài chính : giúp doanh nghiệp đưa ra phương án sản xuất
tối ưu, phương án sử dụng vốn có hiệu quả.
3- Các chỉ tiêu hạ giá thành sản phẩm
Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hoá bán ra thị trường, việc hạ giá thành sản phẩm
được xác định qua 2 chỉ tiêu là mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành.
- Mức hạ giá thành sản phẩm
Trong đó
Zi1 : Giá thành đơn vị sản phẩm loại i ở kỳ kế hoạch
Zi0 : Giá thành đơn vị sản phẩm loại i ở kỳ gốc
Si1 : Sản lượng sản phẩm so sánh được loại i ậ kỳ kế hoạch
- Tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm
4 - Các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm
- Nâng cao năng suất lao động : Việc nâng cao năng suất lao động sẽ làm cho số giờ
công tiêu hao để sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm giảm bớt hoặc làm cho số lượng sản
phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng thêm. Kết quả của việc nâng cao
năng suất lao động làm cho chi phí về tiền lương của công nhân sản xuất và một số
khoản chi phí cố định khác trong giá thành sản phẩm được hạ thấp
Muốn không ngừng nâng cao năng suất lao động doanh nghiệp phải nhanh
chóng đón nhận sự tiến bộ khoa học và công nghệ, tổ chức lao động khoa học để
tránh lãng phí sức lao động và máy móc thiết bị.
- Tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao : Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá
thành sản phẩm ( 60% - 70% ). Vì vậy phấn đấu tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao có
ý nghĩa quan trọng đối với việc hạ thấp giá thành sản phẩm.
Muốn tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao, doanh nghiệp phải xây dựng định mức
tiêu dùng nguyên vật liệu tiên tiến, sử dụng vật liệu thay thế, tận dụng phế liệu,
phế phẩm, cải tiến công tác thu mua, bảo quản...
M = (Zi1-
T =
M
(Si1 * Zi0)
* 100 (%)
- Tận dụng công suất máy móc, thiết bị : Khi sử dụng phải tận dụng hết khả năng của
thiết bị máy móc hiện có để sản xuất được nhiều sản phẩm hơn, giảm chi phí khấu
hao và một số chi phí cố định khác.
Muốn tận dụng công suất máy móc thiết bị phải chấp hành đúng đắn định mức
sử dụng thiết bị, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ bảo quản, kiểm tra, sửa chữa
thường xuyên, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất của thiết bị.
- Giảm bớt những tổn thất trong sản xuất : những tổn thất trong sản xuất là những chi
phí về sản phẩm hỏng và chi phí ngừng sản xuất. Các khoản chi phí này không tạo
thành giá trị của sản phẩm nhưng nếu phát sinh trong quá trình sản xuất đều dẫn đến
lãng phí về nhân lực, vật lực và giá thành sản phẩm tăng cao.
Muốn giảm bớt sản phẩm hỏng phải không ngừng nâng cao kỹ thuật sản xuất,
nâng cao ý thức trách nhiệm trong sản xuất, thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất
khi xảy ra sản phẩm hỏng.
Muốn giảm bớt tình trạng ngừng sản xuất phải đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu
đều đặn, tuân thủ nghiêm ngặt chế độ kiểm tra và sửa chữa máy móc thiết bị, khắc
phục tính chất thời vụ trong sản xuất.
- Tiết kiệm chi phí quản lý hành chính : Chi phí hành chính bao gồm tiền lương của cán
bộ nhân viên quản lý, chi phí văn phòng, bưu điện, tiếp tân,...
Muốn giảm bớt chi phí quản lý hành chính phải luôn luôn cải tiến phương pháp
làm việc để nâng cao hiệu suất công tác quản lý, giảm bớt số lượng nhân viên quản lý.
Phần II : Thực trạng công tác quản lý CHI PHí SảN XUấT và giá thành sản phẩm
tại công ty TNHH ngọc hà
I - Quá trình hình thành và phát triển của Công ty tnhh ngọc hà
1.1. Đặc điểm tình hình chung của công ty TNHH Ngọc Hà
Công ty TNHH kinh doanh chế biến lâm nông sản – xuất nhập khẩu Ngọc Hà gọi
tắt là công ty TNHH Ngọc Hà .
Công ty TNHH Ngọc Hà được thành lập ngày 21-9-2000 mang giấy phép kinh
doanh số 0302000049 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh hà tây cấp .
Ngày 01-01-2001 mới chính thức đi hoạt động là một doanh nghiệp nhà nước –
hạch toán kinh doanh độc lập – tự chủ về tài chính – có tư cách pháp nhân.
Ngành nghề kinh doanh của công ty là : nhập khẩu gỗ chế biến nông lâm sản,
trang trí nội thất – ngoại thất – bóc ép gỗ dán, ván dăm, mùn cưa, gỗ xây dựng, đồ mộc
dân dụng, dịch vụ thương mại, đại lý các loại gỗ, vận tải hàng hoá đường bộ và vật liệu
xây dựng .
Công ty TNHH Ngọc Hà chịu sự quản lý của UBND tỉnh hà tây ( trực tiếp là sở kế
hoạch và đầu tư ).
Năm đầu mới thành lập công ty tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 40
người, trong đó công nhân viên lao động trực tiếp là30 người chiếm tỷ lệ 75%
Trụ sở chính của công ty TNHH Ngọc Hà đặt tại thôn Trung – xã Liên Trung –
huyện Đan Phượng – tỉnh Hà Tây.
- Tổng nguồn vốn chủ sở hữu 5.036.511.372đ
- Vốn điều lệ là : 2.000.000đ
Trong tổng số 5.036.511.372đ có 3.018.181.818đ là vốn cố định đạt 59,93%.
855.303.427đ là vốn lưu động đạt 16,98%, nợ ngắn hạn là 1.162.886.127đ đạt 23,09%.
Hiện nay công ty TNHH Ngọc Hà hoạt động sản xuất kinh doanh theo 2 loại hình
:
+ Dịch vụ đại lý thương mại : mua bán nông lâm sản.
+ Sản xuất chế biến : chế biến lâm sản.
Công ty cung cấp và tiêu thụ theo đơn đặt hàng của từng khách hàng do đó giúp
cho các đối tác của công ty thoải mái - ăn ý vào sở thích của mình đối với công ty .
Kết quả bước đầu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty :
Trong cả năm tổng doanh thu là : 8.455.960.387đ
+ Tổng chí phí là 6.070.645.622đ
+ Lợi nhuận trước thuế là : 26.362.511đ
+ Thuế và các khoản phải nộp : 60.491.208đ
Lương công nhân viên hiện đại :
+ Theo hợp đồng lao động mức lương là : 400.000.đ/tháng
+ Thực tế tổng thu nhập : 56.939.320.đ
+ Bình quân : 451.820.đ/1 người/tháng
1.2. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất của công ty TNHH Ngọc
Hà.
Công việc sản xuất của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng.
Muốn giữ được uy tín của khách hàng và đẩy mạnh tiêu thụ đầu ra, công ty phải chú
trọng dến chất lượng mặt hàng như kỹ thuật, mỹ thuật và mẫu mã sản phẩm.
Doanh nghiệp phải chủ động tiếp cận thị trường phải tìm hiểu nghiên cứu thị
trường để tìm đối tác của công ty, sản phẩm của công ty rất đa dạng về chủng loại biến
động theo thị trường và nhu cầu của khách hàng vì vậy công ty rất chú trọng trong khâu
sản xuất.
Ví dụ như mặt hàng gỗ ép.
Đây là loại gỗ không mang tính chất đại trà nên yêu cầu chất lượng hàng cao cho
nên công ty muốn làm tốt phải chú ý đến bộ máy quản lý và hoạt động sản xuất kinh
doanh để có hiểu quả hơn.
1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Công ty TNHH Ngọc Hà là một đơn vị hoạch toán kinh doanh độc lập xuất phát từ
yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh và để cho công ty TNHH Ngọc Hà tổ chức theo
mô hình trực tiếp với bộ máy quản lý gọn nhẹ,quản lý theo chế độ một thủ trưởng .Đứng
đầu là giám đốc người có quyền lực lãnh đạo cao nhất và chịu mọi trách nhiệm với những
cơ quan quản lý chức năng ,khách hàng và cán bộ công nhân viên trong công ty.
Bộ máy của công ty có thể tóm tắt theo sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ cơ cấu của bộ máy tổ chức và sản xuất
Của công ty TNHH Ngọc Hà:
1.2.1.1.Ban giám đốc và phó giám đốc
Giám đốc là người phụ trách chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty trực tiếp chỉ đạo các phòng ban.
Phó giám đốc là người được giám đốc uỷ quyền chỉ đạo mọi hoạt động của phòng
kế hoạch vật tư và phòng kỹ thuật sản xuất đảm bảo cho quá trình sản xuất từ khâu chuẩn
bị sản xuất, khâu sản xuất đến khâu kiểm tra về chất lượng, số lượng của sản phảm đánh
giá kết quả được tiến hành thông suất liên tục, đồng thời là người được uỷ quyền khi
giám đốc đi vắng.
1.2.1.2.Các bộ phận chức năng
Bộ phận này được chuyên môn hoá theo các chức năng quản lý có nhiệm vụ giúp
ban giám đốc đề ra quyết định theo dõi, hướng dẫn bộ phận sản xuất và cấp dưới thực
hiện các quyết định và nhiệm vụ được phân công. Các bộ phận chức năng không những
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
KH SX
Phòng ứng
dụng khoa học
kỹ thuật
Phòng
KH vật tư
Phòng
tài vụ
Phòng tổ
chức hành
chính
Phân xưởng ép
ván thành phẩm
Phân xưởng
cắt ván
Phân xưởng
phơi ván
Phân xưởng
bóc ván
hoàn thành nhiệm vụ của mình được giao mà còn phải phối hợp lẫn nhau đảm bảo cho
hoạt động sản xuất của công ty được tiến hành thường xuyên, liên tục, đạt hiệu quả cao.
Phòng kế hoạch vật tư : làm nhiệm vụ cơ sở đặt hàng từ phòng kinh doanh, lập kế
hoạch sản xuất theo đơn đặt hàng tính toán vật tư thực hiện theo hợp đồng. Ngoài ra còn
lo cung ứng vật tư, các loại vật liệu để phục vụ đầy đủ cho sản xuất, đảm bảo cho khâu
sản xuất tiến hành thường xuyên liên tục.
Phòng kỹ thuật ứng dụng tiến bộ khoa học và phát minh sáng kiến để cải tạo kỹ
thuật sản phẩm : làm cho sản phẩm ngày có chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Ngoài ra phòng
này quản lý về mặt kỹ thuật, an toàn cho sản xuất theo dõi sử dụng máy móc thiết sửa
chữa quản lý máy móc và kiểm tra chất lượng trên từng công đoạn.
Phòng tài vụ : thực hiện về kế hoạch cho sản xuất hạch toán kế toán, thực hiện và
hạch toán các nghiệp vụ đầy đủ quá trình vận động về vật tư tiền vốn, tài sản của công ty
lập báo cáo tài chính. Đồng thời cung cấp các thông tin về tình hình tài chính và kết quả
kinh doanh làm cơ sở cho ban giám đốc ra quyết định kinh doanh. Mặt khác bộ phận này
còn cung cấp các thông tin cần thiết cho các cơ sở quản lý chức năng và thực hiện chế độ
tài chính của nhà nước đối với công ty.
Phòng kế hoạch sản xuất : kế hoạch giá thành những biện pháp thực hiện kế
hoạch. Sau đó có nhiệm vụ cân đối lại đồng thời làm nhiệm vụ tiếp thị, tiếp nhận các hợo
đồng sản xuất đặt tiêu thụ sản phẩm.
Phòng tổ chức hành chính : quản lý tổ chức lao động ( hồ sơ lao động ) thực hiện
quy chế tiền lương, tiền thưởng, thực hiện công việc hành chính như văn thư, y tế, hội
nghị, tiếp khách….
1.2.1.3.Các phân xưởng sản xuất : do quản đốc phụ trách
Một quản đốc phân xưởng có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ hoạt động sản xuất phân
xưởng, phân công nhiệm vụ sản xuất cho từng tổ, từng nhóm, từng người sản xuất đảm
bảo cho quá trình sản xuất được liên tục. Quản đốc phân xưởng phải giám sát chặt chẽ
quá trình sản xuất để sản xuất theo đơn đặt hàng và chi phí tiêu hao theo đúng định mức.
Phân xưởng bóc ván : có nhiệm vụ bóc gỗ tròn thành ván mỏng, đúng kích thước
theo đơn đặt hàng, tiết kiệm được gỗ.
Phân xưởng ép ván : có nhiệm vụ ép gỗ thành phẩm đảm bảo chất lượng sản
phẩm, kích thước mẫu mã hàng đúng chủng loại theo đơn đặt hàng của khách hàng, giữ
được chữ tín với khách hàng.
Phân xưởng phơi ván : phơi ván khô theo đúng quy định xếp ván vào kho có trách
nhiệm bảo quản không để ván bị ẩm mốc….
Các phân xưởng này đều chịu sự quản lý ban giám đốc công ty. Thông qua quản
đốc phân xưởng, nhiệm vụ của các phân xưởng là trực tiếp sản xuất theo kế hoạch của
công ty, theo hợp đồng kinh doanh cua công ty đã ký nhận.
1.2.2. Đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm của công ty TNHH Ngọc Hà
Sau khi hợp đồng đã được ký kết, khách hàng giao cho công ty bản hợp đồng đã
được ký kết .
Khi ván thành phẩm ép xong, chuyển sang khâu cắt ván ép xong xếp gọn từng loại
theo đơn đặt hàng để giao cho khách .
Dưới đây là sơ đồ quy trình sản xuất sản của công ty .
Sơ đồ quy trình sản xuất sản của công ty TNHH Ngọc Hà
Đơn đặt hàng
Bóc ván
Phơi ván
Cắt ván độn
Pha chế keo
ép ván
Thành phẩm
Đơn đặt hàng : là khi khách hàng đặt mua một mặt hàng nào đó của công ty.
Bóc ván : có nhiệm vụ bóc gỗ tròn thành ván mỏng, đúng kích thước theo đơn đặt
hàng, tiết kiệm được gỗ.
Phơi ván : phơi ván khô theo đúng quy định xếp ván vào kho có trách nhiệm bảo
quản không để ván bị ẩm mốc….
Cắt độn ván : cắt các loại ván xấu để độn với nhau.
Pha chế keo : pha chế các loại keo dính chắc chắn, để khi dán ván với nhau nó
không bị bong ngay.
ép ván : có nhiệm vụ ép gỗ thành phẩm đảm bảo chất lượng sản phẩm, kích thước
mẫu mã hàng đúng chủng loại theo đơn đặt hàng của khách hàng, giữ được chữ tín với
khách hàng.
Thành phẩm : khi hoàn thành tất cả các thao tác trên ta sẽ có những thành phẩm
mà công ty cần.
II- Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm
1 - Đối tượng tính giá thành tại doanh nghiệp
- Đối với các công trình có giá trị lớn : công ty tiến hành tập hợp chi phí và tính giá
thành theo các hạng mục công trình.
- Đối với các công trình có giá trị nhỏ : công ty tiến hành tập hợp chi phí và tính giá
theo công trình.
2 - Phân tích giá thành sản phẩm theo các khoản mục
2.1- Số liệu tập hợp chi phí tại công ty TNHH Ngọc Hà
Khoản mục Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ
1 – CP nguyên vật liệu - 5.931.070.952 -
2 - CP nhân công - 57.600.000 -
3 - CP chung - 2.342.222.972 -
Tổng 8.330.893.924
2.2 - Số liệu thực tế
a) Chi phí nguyên vật liệu
STT Tên NVL Số lượng Thành tiền
1 Bắc kạn 478.158 969.214.885
2 Keo 2111 7.400 336.447.200
3 Keo 375 1.020 53.926.686
4 Keo 6111 3.850 403.559.386
5 Pin 624 3.062.966
6 Cát đen 124.582 674.580.705
7 Cát sỏi sông lô 6.135 108.615.943
8 Cát vàng sông lô không hoá đơn 31.369 627.056.197
9 Cát vàng bãi bằng không hoá đơn 54.196 1.346.733.023
10 Cát vàng bãi bằng có hoá đơn 1.070 24.895.589
11 Đá Tuyến 470 37.204.434
12 Đá Minh 15.443 1.324.019.900
13 Đá Thuỷ 6.310 459.045.902
14 Gạch 107.017 29.196.000
15 Công ty Yến Linh 96.000 120.000.000
16 Doanh nghiệp My Đoàn 70.000 84.000.000
17 Doanh nghiệp Hồng Phúc 62.000 74.400.000
18 Xi măng 54.996 35.863.636
19 Sắt 1.459 10.967.856
20 Sỏi 106 3.714.291
21 Công ty Hoàng Minh 80 137.120.000
Tổng cộng 5.931.070.952
b) Chi phí nhân công trực tiếp
STT Diễn giải Tiền Lương
1 Nguyễn An Ngọc 8.400.000
2 Trần Thị Thảnh 6.000.000
3 Trần Trọng Sinh 6.000.000
4 Nguyễn An Cường 6.000.000
5 Nguyễn An Quân 6.000.000
6 Lê Tiến Linh 3.600.000
7 Nguyễn Trọng Tấn 3.600.000
8 Nguyễn An Phương 3.600.000
9 Phạm Thị Mão 3.600.000
10 Nguyễn Thanh Hải 6.000.000
11 Trần Trọng Mạnh 4.800.000
12 Nguyễn Thị Thanh 4.800.000
13 Trần Thị Bích 3.600.000
14 Nguyễn Thị Huế 3.600.000
15 Nguyễn Thị Nga 3.600.000
Tổng cộng 57.600.000
c) Chi phí sản xuất chung
STT Diễn giải Số tiền
1 Lương quản lý 59.940.000
2 Điện thoại 29.939.354
3 Bến Bãi 7.000.000
4 Chi phí bán hàng 1.957.016.012
Cát đen 652.338.000
Cát vàng 652.338.670
Đá 652.339.340
5 Chi khác 62.944.106
6 Lãi tiền vay 225.383.500
Tổng cộng 2.342.222.972
Phần III : Một số kiến nghị nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty TNHH ngọc hà
I - Nhận xét về công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty
TNHH Ngọc Hà
Công tác tập hợp chi phí và tính giá thành, kế toán công ty đã hoạch toán chi phí
sản xuất cho từng công ty trong từng quý, từng tháng một cách rõ ràng, đơn giản phục vụ
tốt cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, quản lý và phân tích hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm trên công ty vẫn còn một số tồn tại nhất định:
- Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Việc xuất NVL theo dự toán đến cuối công trình không quyết toán thực tế là
một sơ hở rất lớn của công ty trong việc quản lý chi phí sản xuất
* Điều này nói lên việc quản lý vật tư cũng như chi phí sản xuất của công ty còn
lỏng lẻo, chưa sát sao. Từ việc quản lý lỏng này dẫn đến việc xác định chi phí NVL chưa
được chính xác gây nên tình trạng lãng phí nguyên vật liệu, và làm tăng cao giá thành .
Điều này có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh cũng như uy tín của công ty.
- Đối với chi phí nhân công trực tiếp.
+ Đặc điểm của công nhân xây dựng là mang tính chất thời vụ nên không thể
quản lý tiền lương, thưởng cũng như có những khó khăn trong việc quản lý nhân công.
+ Công ty tính lương cho CNV theo hình thức dựa vào thời gian, cách tính này
chưa quán triệt được nguyên tắc phân phối lao động, chưa gắn liền được với kết quả lao
động do vậy chưa khuyến khích được mọi người quan tâm đến NSLĐ.
- Đối với chi phí chung : quản lý các chi phí khác chưa rõ ràng.
II - Một số kiến nghị nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
công ty Đông Thành
- Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu : trong lĩnh vực đưa NVL vào sử dụng thi việc tiết
kiệm chi phí nguyên vật liệu có vai trò quan trọng trong việc hạ giá thành. Việc tiết
kiệm chi phí nguyên vật liệu chính là tiết kiệm những yếu tố sau :
+ Giảm nguyên vật liệu thừa, hỏng không dùng được vào các công ty như xi
măng, cát,sỏi . . .
+ Giảm chi phí vận chuyển nguyên vật liệu tới chân các công trình .
+ Tìm những nguồn mua nguyên vật liệu với giá cả hợp lý mà có thể làm giảm
được chi phí nguyên vật liệu.
- Tiết kiệm chi phí nhân công : Tiết kiệm chi phí nhân công trong ngành nghề sản xuất
hơi phức tạp vì nhân công trong lĩnh vực này có đặc điểm là mang tính thời vụ.Tuy
nhiên muốn tiết kiệm chi phí nhân công ta tiến hành những biện pháp sau :
+ Tiến hành nâng cao năng suất lao động bằng cách nâng cao kỹ năng thực hiện
công việc.
- Tiết kiệm chi phí sản xuất chung : Việc tiết kiệm chi phí sản xuất chung không phụ
thuộc vào nguyên nhân khách quan của ngoại cảnh mà phụ thuộc chủ yếu vào con
người. Việc tiết kiệm chi phí sản xuất chung được thực hiện trên các lĩnh vực :
+ Giảm chi phí đi lại, xăng xe
+ Giảm chi phí liên lạc, chi phí điện thoại cũng như các chi phí phụ khác.
Kết luận
Quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một việc làm quan trọng để
quản lý tính toán và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh trong suốt quá
trình kinh doanh của công ty. Chính vì vậy xác định được một công tác quản lý chi phí
sản xuất và giá thành sản phẩm tốt từ đó có biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản
phẩm luôn là mục tiêu của các nhà quản lý.
Tại công ty TNHH Ngọc Hà, công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm hiện nay bên cạnh những ưu điểm còn có những tồn tại và hạn chế. Những ý kiến
đề xuất của tôi trong bản báo cáo này với mục đích góp phần hoàn thiện công tác quản lý
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nhằm tăng cường chế độ hoạch toán kinh
doanh, giám sát chặt chẽ các chi phí tập hợp và phân bổ các chi phí hợp lý, đúng để tính
chính xác, hợp lý chi tiết giá thành các công trình nhằm phát huy được vai trò tích cực
trong quản lý kinh tế. Nếu làm tốt điều đó sẽ tạo điều kiện đảm bảo sản xuất kinh doanh
của công ty ngày càng có hiệu quả hơn từ đó có điều kiện nâng cao đời sống cán bộ công
nhân viên trong công ty.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN-Công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.pdf