Tài liệu Luận văn Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta hiện nay: LUẬN VĂN:
Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông
Bắc nước ta hiện nay
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Không phải ngẫu nhiên mà năm 2002 được Liên hợp quốc chọn là năm quốc
tế về miền núi. Qua thực tế và qua hàng loạt Hội nghị quốc tế về môi trường từ năm
1972 đến nay, đặc biệt là Hội nghị Môi trường Quốc tế lần thứ nhất tại Stốckhôm năm
1972, Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất tại Rio De Janeiro năm 1992 và ở Johan
Nesburg (Nam Phi) năm 2002, nhân loại đã phải chứng kiến biết bao thảm họa về môi
trường do chính mình gây ra. Một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên các
cuộc khủng hoảng sinh thái cục bộ và đang đe dọa một cuộc khủng hoảng sinh thái
toàn cầu là sự khai thác và sử dụng một cách vô ý thức, bừa bãi, lãng phí các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và môi trường, đặc biệt là sự lãng quên các giá trị văn hóa sinh thái
ở vùng rừng núi - nơi được coi là "lá phổi", là "mái nhà" của thế giới sống. Qua đó...
74 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông
Bắc nước ta hiện nay
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Không phải ngẫu nhiên mà năm 2002 được Liên hợp quốc chọn là năm quốc
tế về miền núi. Qua thực tế và qua hàng loạt Hội nghị quốc tế về môi trường từ năm
1972 đến nay, đặc biệt là Hội nghị Môi trường Quốc tế lần thứ nhất tại Stốckhôm năm
1972, Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất tại Rio De Janeiro năm 1992 và ở Johan
Nesburg (Nam Phi) năm 2002, nhân loại đã phải chứng kiến biết bao thảm họa về môi
trường do chính mình gây ra. Một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên các
cuộc khủng hoảng sinh thái cục bộ và đang đe dọa một cuộc khủng hoảng sinh thái
toàn cầu là sự khai thác và sử dụng một cách vô ý thức, bừa bãi, lãng phí các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và môi trường, đặc biệt là sự lãng quên các giá trị văn hóa sinh thái
ở vùng rừng núi - nơi được coi là "lá phổi", là "mái nhà" của thế giới sống. Qua đó, có
thể thấy rằng, tự nhiên nói chung, đặc biệt là những nơi khởi nguồn của những dòng
sông, của những cánh rừng bạt ngàn, những dãy núi trùng điệp, những thảo nguyên
mênh mông đang có những vấn đề gay cấn và nan giải, đòi hỏi phải có sự quan tâm
nghiên cứu và giải quyết. Do đó, vấn đề môi trường sinh thái nhân văn, đặc biệt là vấn
đề môi trường ở các vùng núi đã trở thành vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu, được
cả nhân loại quan tâm vì sự sinh tồn của chính con người.
Vì sự tồn tại và phát triển của mình, con người phải quan hệ với tự nhiên và
quan hệ với nhau; trong quá trình đó, những giá trị văn hóa sinh thái cũng dần dần
được hình thành. Nghĩa là những giá trị văn hóa sinh thái gắn liền với mối quan hệ
giữa con người và môi trường thiên nhiên. Vì vậy, trong quá trình bảo tồn và phát triển
các giá trị văn hóa sinh thái, cần phải tính đến các yếu tố của môi trường tự nhiên và
mối quan hệ, sự tác động giữa con người với tự nhiên mà kết quả của chúng được biểu
hiện trong các giá trị văn hóa sinh thái. Do đó, vấn đề môi trường tự nhiên hiện nay
không chỉ đơn giản là vấn đề sinh học, sinh thái học thuần túy, mà thực chất nó còn là
vấn đề văn hóa và lối sống của con người, vấn đề văn hóa sinh thái nhân văn.
ở nước ta hiện nay, những vùng có điều kiện tự nhiên đa dạng như vùng rừng
rậm, vùng núi cao, …đều là những vùng sâu, vùng xa, trình độ phát triển về mọi mặt
nói chung còn rất hạn chế so với mặt bằng chung của cả nước. Những giá trị văn hóa
sinh thái truyền thống được hình thành và phát triển từ nhiều đời nay của những khu
vực này đang chịu sự tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường, của khoa học, công
nghệ hiện đại, của sự hội nhập,... đang có những biến đổi theo cả xu hướng tích cực
lẫn tiêu cực, tuy nhiên theo xu hướng tiêu cực vẫn nhiều hơn. Điều này do trình độ
nhận thức của người dân còn thấp, các điều kiện thiên nhiên phức tạp, xa xôi, cách trở,
kinh tế - xã hội còn lạc hậu,…của vùng này tạo nên. Do vậy, việc bảo tồn và phát huy
những mặt tích cực, còn phù hợp của các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở các
vùng này đang được đặt ra hết sức cấp thiết nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển bền
vững của đất nước, mà trước tiên là phát triển bền vững các vùng đặc biệt này. Vấn đề
này luôn được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, và khẳng định: "Tăng trưởng
kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc,
bảo vệ môi trường sinh thái" [12, tr. 72](*).
Khu vực miền núi Đông Bắc nước ta là một vùng có nhiều dân tộc khác nhau
cùng sinh sống, do đó ở đây, trải qua nhiều thế hệ đã hình thành nên một vùng văn hóa
đặc thù và đa dạng. Vùng này có vị trí địa lý và môi trường tự nhiên rất đặc biệt, là nơi
khởi nguồn cung cấp nước cho các con sông chính của đồng bằng Bắc bộ. Nơi đây còn
có rừng rậm, núi cao nên được coi là "lá phổi", là "mái nhà" của cả nước. Do đó, việc
nghiên cứu và bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng này là
một đóng góp không nhỏ vào quá trình xây dựng và phát triển bền vững của đất nước.
Trong khi đó, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở
vùng núi Đông Bắc nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế do các điều kiện kinh tế, xã
hội và sự nhận thức của con người ở đây còn nhiều bất cập so với yêu cầu đặt ra. Vì
(*) Từ đây: - Số đầu là số thứ tự trong danh mục tài liệu tham khảo.
vậy, vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng này
hiện nay đang là vấn đề cấp bách cần được nghiên cứu cả trên bình diện lý luận lẫn
thực tiễn.
Chính vì những lý do trên mà chúng tôi đã chọn đề tài " Vấn đề bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta
hiện nay " làm đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề xây dựng, phát triển văn hóa luôn được Đảng ta chú ý ngang tầm với
những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội và đã xác định: văn hóa là nền tảng tinh thần
của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, Đảng ta đã tiếp tục khẳng định phải
giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, chúng ta "hòa nhập" nhưng không "hòa tan". Và
điều này đã được bàn đến rất cụ thể trong Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung
ương khóa VIII. Mặt khác, trước nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và
ô nhiễm nặng nề môi trường sống hiện nay, cũng như nhu cầu cấp thiết của phát triển
bền vững, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (15-11-2004). Với mục tiêu chung là tìm ra
con đường để nước ta phát triển nhanh và phát triển bền vững, đã có nhiều công trình
nghiên cứu đến những vấn đề văn hóa và vấn đề sinh thái ở nước ta hiện nay như:
Về văn hóa nói chung có các công trình: "Văn hóa và đổi mới" (Nxb Chính trị quốc
gia, H, 1994) của cố vấn Phạm Văn Đồng, trong đó tác giả đã đề cập đến văn hóa một
cách có hệ thống và nêu lên được mối quan hệ giữa văn hóa và đổi mới; "Sự chuyển
đổi các giá trị trong văn hóa Việt Nam" (GS.TS Đỗ Huy, PGS. Trường Lưu, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1989); "Chân - thiện - mỹ sự thống nhất và đa dạng trong
văn hóa nghệ thuật" (Đỗ Huy, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1994); "Tìm hiểu giá trị
văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa" (GS.TS. Nguyễn
Trọng Chuẩn - TS. Phạm Văn Đức - TS. Hồ Sĩ Quý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
- Số cuối là số trang của tài liệu tham khảo.
2001);... Nhìn chung, các công trình này nghiên cứu văn hóa dưới góc độ lý luận
chung và đã đạt được những thành công to lớn trong việc nghiên cứu khái niệm, cấu
trúc, giá trị, vai trò, hình thức biểu hiện của văn hóa.
Dưới góc độ văn hóa các dân tộc ít người, có các công trình: "Văn hóa truyền
thống Tày Nùng" (Hoàng Quyết, Ma Khánh Bằng, Hoàng Huy Phách, TS. Cung Văn
Lược, PGS. Vương Toàn, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1993); "Văn hóa truyền
thống các dân tộc Hà Giang" (Hùng Đình Quý, Sở Văn hóa - Thông tin Hà Giang xuất
bản, 1994); "Văn hóa dân tộc H mông Hà Giang" (PSG. Trường Lưu và Hùng Đình
Quý, Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao Hà Giang xuất bản, 1996); "Văn hóa truyền
thống người Dao ở Hà Giang" (Phạm Quang Hoan và Hùng Đình Quý, Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội, 1999); "Văn hóa các dân tộc Việt Nam thống nhất mà đa dạng"
(Nông Quốc Chấn - Huỳnh Khái Vinh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002),... Các
công trình trên về cơ bản chỉ nghiên cứu văn hóa của một số dân tộc ít người tương đối
điển hình trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở nước ta như: Tày, Nùng, Dao, Mông,
Thái, Ê đê,... vẫn còn văn hóa của nhiều dân tộc thiểu số khác chưa được nghiên cứu
và công bố rộng rãi.
Vấn đề sinh thái và môi trường đã có một số công trình đề cập đến như: "Môi
trường sinh thái - Vấn đề và giải pháp" (Phạm Thị Ngọc Trầm, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội 1997); "Xã hội học môi trường" (Vũ Cao Đàm, Nxb Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội, 2002); cuốn "Sinh thái học và môi trường" (Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002),... Nhìn chung, qua các công trình nêu trên, vấn đề sinh
thái và môi trường đã được khai thác có hệ thống, nhất là những cảnh báo từ môi
trường và các tương tác của nó đến sự phát triển đã được đề cập tương đối rõ nét.
Vấn đề văn hóa sinh thái mới chỉ được quan tâm trong thời gian gần đây, khi
mà thực trạng môi trường sống đang có nhiều vấn đề có liên quan đến văn hóa, lối
sống... Nghiên cứu về vấn đề này, có thể kể ra một số công trình như: "Văn hóa sinh
thái - nhân văn" (Trần Lê Bảo (chủ biên), Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2001);
"Văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên" (Nguyễn Viết Chức
(chủ biên), Nxb Văn hóa - Thông tin, 2002); "Kỷ yếu diễn đàn phát triển bền vững
miền núi Việt Nam" (ủy ban dân tộc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2003); "Một số vấn đề
về bảo vệ môi trường vùng dân tộc và miền núi" (ủy ban dân tộc, Nxb Thống kê, Hà
Nội, 2003); "Những giá trị văn hóa sinh thái nhân văn Hồ Chí Minh" (Phạm Thị Ngọc
Trầm, Tạp chí Triết học, số 12, 2003); "Về cách tiếp cận triết học - xã hội đối với hiện
trạng môi trường sinh thái nhân văn ở Việt Nam: các vấn đề, nguyên nhân và giải
pháp" (Phạm Thị Ngọc Trầm, Tạp chí Triết học, số 6, 2004); ngoài ra cũng có một số
luận án tiến sĩ triết học đã bước đầu đi vào nghiên cứu văn hóa sinh thái như: "Mối
quan hệ giữa thích nghi và biến đổi môi trường tự nhiên của con người trong quá trình
hoạt động sống" Luận án tiến sĩ của Đỗ Thị Ngọc Lan bảo vệ năm 1995, với nội dung
chủ yếu bàn về mối quan hệ giữa thích nghi và biến đổi môi trường tự nhiên của con
người trong quá trình hoạt động sống, cụ thể là trong quá trình lao động, và sự phát
triển lâu bền với mối quan hệ thích nghi và cải tạo môi trường tự nhiên; "Mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường cho sự phát triển lâu bền" Luận án tiến
sĩ của Bùi Văn Dũng bảo vệ năm 1999, với nội dung chủ yếu bàn về mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, và đưa ra một số giải pháp để kết hợp tăng
trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường cho sự phát triển lâu bền ở Việt Nam trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; luận án "Xây dựng ý thức sinh thái - yếu tố bảo đảm
cho sự phát triển lâu bền" của Phạm Văn Boong bảo vệ năm 2001, với nội dung chủ
yếu bàn về vai trò của ý thức sinh thái đối với sự phát triển lâu bền và vấn đề xây dựng
ý thức sinh thái trong điều kiện phát triển mới của thời đại;... Nhìn chung, các công
trình này mới chỉ đề cập đến văn hóa sinh thái ở dưới một số góc độ khác nhau, mức
độ khái quát tổng thể về nội dung giá trị văn hóa sinh thái vẫn chưa rõ nét. Nó chỉ
được đề cập đến như là một nội dung nằm trong toàn bộ vấn đề văn hóa hoặc sinh thái
nói chung, và nằm rải rác trong nhiều công trình nghiên cứu khác nhau.
Về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, đặc biệt là các giá trị văn
hóa sinh thái truyền thống ở trong cả nước nói chung cũng như ở vùng núi Đông Bắc
nói riêng trong thời gian qua hầu như chưa được nghiên cứu đến mà mới chỉ được đề
cập chung trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nói
chung. ở đây có thể kể đến một số công trình đã công bố có liên quan tới vấn đề này
như: "Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp với tinh hoa
nhân loại" (Phạm Minh Hạc, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1996); "Sáng tạo và bảo
tồn giá trị văn hóa, văn nghệ các dân tộc thiểu số Việt Nam" (Hội Văn học - Nghệ
thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, in tại trường Trung học Kỹ thuật In, Hà Nội,
1998); "Tính đa dạng của văn hóa Việt Nam: những tiếp cận về sự bảo tồn" (Trung
tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Hà Nội, 2002).
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu việc bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Vì
vậy, luận văn không trùng lặp với bất kỳ luận văn, công trình nào đã được công bố.
Những tài liệu trên chỉ có tác dụng tham khảo cho việc nghiên cứu đề tài của tác giả
luận văn.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là nghiên cứu một số giá trị văn hóa sinh thái truyền
thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta; chỉ ra sự cần thiết và một số giải pháp nhằm bảo
tồn và phát huy mặt tích cực, còn phù hợp của các giá trị đó trong điều kiện đổi mới
hiện nay, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của đất nước nói chung và của vùng
đất đặc biệt này nói riêng.
- Với mục đích đó, luận văn có những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, làm rõ khái niệm "giá trị văn hóa sinh thái truyền thống" và xác định
một số giá trị văn hóa sinh thái truyền thống của vùng núi Đông Bắc nước ta.
Thứ hai, làm rõ thực trạng của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc: những kết quả đã đạt được và những vấn
đề cần khắc phục, bổ sung.
Thứ ba, chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng. Từ đó, bước đầu
đề xuất một số phương hướng và giải pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta hiện nay nhằm hướng tới mục tiêu
phát triển bền vững.
- Về giới hạn nghiên cứu đề tài:
Đây là một đề tài rộng có liên quan đến nhiều ngành khoa học. ở đây luận văn
chỉ giải quyết vấn đề dưới góc độ chuyên ngành triết học. Trên cơ sở lý luận chung về
văn hóa, chúng tôi xem xét vấn đề văn hóa sinh thái từ cách tiếp cận giá trị.
Khu vực miền núi Đông Bắc nước ta về mặt phân giới địa lý chỉ mang tính
tương đối và ở khu vực này có rất nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống, nên văn
hóa sinh thái truyền thống của các dân tộc ở đây rất đa dạng, phong phú. Trong phạm
vi của luận văn này chỉ có thể đi sâu vào nghiên cứu những giá trị văn hóa sinh thái
truyền thống của một số dân tộc tiêu biểu như: Tày, Nùng, Dao, Mông vì đây là những
dân tộc chiếm tỷ lệ cao trong tổng số dân cư của vùng, văn hóa sinh thái của họ hiện
nay còn lưu giữ lại được nhiều giá trị truyền thống, họ lại đại diện cho các tộc người
sinh sống ở cả ba vị trí thung lũng, lưng núi và trên núi cao, nên các giá trị văn hóa
sinh thái truyền thống của họ mang tính đặc trưng chung cho giá trị văn hóa sinh thái
truyền thống cả vùng núi Đông Bắc.
Do điều kiện về lịch sử và địa lý của nước ta và tính chất giao thoa mạnh mẽ
của văn hóa, nên những đặc trưng về văn hóa sinh thái ở vùng này không độc lập,
riêng rẽ với văn hóa sinh thái của các vùng khác mà chỉ mang tính tương đối.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu và trình bày của luận văn dựa trên cơ sở lý luận và các
nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam có liên quan đến đề tài. Luận văn còn kế
thừa, tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng của một số công trình nghiên cứu khoa học đi
trước như các bài viết, các luận án, luận văn, các tư liệu điều tra, khảo sát,... có liên quan
đến nội dung được đề cập trong luận văn.
Về mặt phương pháp, luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, các
phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê, đối chiếu và so sánh, lôgic và lịch sử...
với quan điểm phải có sự kết hợp, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong nghiên
cứu cũng như trong trình bày.
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn trình bày một cách tương đối rõ ràng về "giá trị văn hóa sinh thái
truyền thống" và bước đầu chỉ ra được một số giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở
vùng núi Đông Bắc nước ta. Từ đó, luận văn góp phần nâng cao nhận thức trong việc
giải quyết vấn đề "sinh thái" - một vấn đề cấp bách không chỉ đối với vùng núi Đông
Bắc mà còn đối với cả nước nói riêng cũng như đối với toàn cầu nói chung.
- Thông qua việc phân tích thực trạng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc, luận văn đã chỉ ra được những nhân tố
chủ yếu có ảnh hưởng tới công việc này và chỉ ra được một số nguyên nhân dẫn tới
thực trạng trên.
- Luận văn bước đầu nêu lên một số phương hướng và giải pháp để bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc gắn với sự
phát triển bền vững của vùng này cũng như của cả nước.
6. ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần củng cố nhận thức lý luận về văn hóa sinh thái, nhất là các
giá trị văn hóa sinh thái truyền thống. Từ đó, góp phần nâng cao sự nhận thức đúng
đắn về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, tạo cho con người có một thái độ đúng
đắn, hợp quy luật trong quá trình khai thác và sử dụng tự nhiên. Luận văn còn có thể
sử dụng vào việc nghiên cứu những vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc ở miền núi
nước ta trong giai đoạn hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 2 chương, 4 tiết.
Chương 1
Các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống
ở vùng núi Đông Bắc nước ta
1.1. Giá trị văn hóa sinh thái - một số vấn đề lý luận
1.1.1. Khái niệm văn hóa sinh thái và những đặc trưng của giá trị văn hóa
sinh thái
Văn hóa là một khái niệm rộng, nó được xem xét dưới nhiều góc độ khác
nhau. Hiểu theo nghĩa khái quát:
Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra trong quá trình hoạt động sống và làm nên lịch sử, được lưu giữ
và truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhằm duy trì và phát triển
cuộc sống của cộng đồng người ở các mức độ tổ chức xã hội khác nhau,
hướng đến cái đúng, cái tốt, cái đẹp (Chân - Thiện - Mỹ) [44, tr. 14].
Còn sinh thái có nghĩa là nhà ở, nơi cư trú, nơi sinh sống của các sinh vật từ
bé nhất đến lớn nhất. Vì vậy, môi trường sinh thái chính là môi trường sống hay là cái
nhà ở của sinh vật, bao gồm tất cả các điều kiện xung quanh có liên quan đến sự sống
của sinh thể. Nó gồm có hai loại: môi trường sinh thái tự nhiên là môi trường của mối
quan hệ giữa sinh thể với các điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái nhân văn hay
môi trường tự nhiên - người hóa (môi trường của mối quan hệ giữa con người và xã hội
với những điều kiện tự nhiên).
Từ đó, có thể hiểu:
Văn hóa sinh thái nói chung là tất cả các giá trị vật chất và tinh thần
do con người sáng tạo ra trong quá trình tác động và biến đổi giới tự nhiên
nhằm tạo ra cho mình một môi trường sống tốt đẹp hơn, trong lành hơn và
hài hòa hơn với tự nhiên, hướng đến cái đúng, cái tốt, cái đẹp vì sự phát
triển lâu bền của xã hội. Đó có thể là những giá trị vật chất - những tạo
phẩm văn hóa như các công trình kiến trúc, các đền chùa, miếu mạo, các
cảnh quan nhân tạo,... phù hợp và hài hòa với thiên nhiên, tôn tạo thêm vẻ
đẹp vốn có của thiên nhiên,... là những giá trị tinh thần như tình yêu đối với
thiên nhiên, đối với quê hương, đất nước và cả những giá trị về lối sống,
nếp sống như những thói quen, tập quán, cách ứng xử tốt với thiên nhiên,
tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên [2, tr. 196].
Với định nghĩa khái quát này, quan niệm về văn hóa sinh thái được hiểu:
Văn hóa sinh thái trước hết được con người sáng tạo ra trong quá trình tác
động và cải biến giới tự nhiên: con người muốn tồn tại và phát triển thì không còn
cách nào khác là phải có sự liên hệ, tác động vào giới tự nhiên để tạo ra những của cải
vật chất cần thiết đáp ứng những nhu cầu ăn, ở, mặc,... tối thiểu của mình. Chính trong
quá trình tác động vào giới tự nhiên, con người đã không ngừng cải biến tự nhiên theo
mục đích có lợi nhất cho mình. Từ đó, con người đã sáng tạo ra các dạng vật chất và
tinh thần khác nhau. Các dạng này, một mặt nhằm đảm bảo sự sinh tồn và phát triển
của loài người; mặt khác, nó còn thể hiện sự hiểu biết về tự nhiên, cách ứng xử với tự
nhiên và trình độ chinh phục tự nhiên của con người ở từng thời kỳ nhất định. Chính
mặt thứ hai này đã được thể hiện trong giá trị văn hóa sinh thái.
Những giá trị văn hóa sinh thái không phải là toàn bộ những gì con người sáng
tạo ra trong quá trình tác động và cải biến giới tự nhiên, mà nó chỉ là những cái góp
phần tạo ra cho con người một môi trường sống tốt đẹp hơn, trong lành hơn và hài hòa
hơn với tự nhiên được lưu giữ và được truyền lại qua các thế hệ cho đến ngày nay.
Trong lịch sử đã từng xuất hiện những quan niệm khác nhau, thậm chí đối lập nhau
trong cách ứng xử của con người đối với tự nhiên. Có quan niệm cho rằng, con người
là "chúa tể của vạn vật" trong vũ trụ nên con người hoàn toàn có quyền khai thác tự
nhiên một cách không có giới hạn, con người thống trị tự nhiên như một dân tộc này
thống trị một dân tộc khác mà không cần tuân theo các quy luật của tự nhiên. Quan
niệm này đã từng thống trị trong triết học phương Tây, điều này đã dẫn tới mâu thuẫn
ngày càng gay gắt giữa con người và tự nhiên. Thực tế ở các nước phát triển về mặt
công nghiệp phương Tây đã cho thấy đời sống kinh tế càng phát triển, của cải vật chất
làm ra càng nhiều thì tự nhiên càng bị tàn phá, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt và
môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Do đó, xét trên bình diện những giá trị văn hóa sinh
thái thì những gì mà họ đạt được không chỉ là giá trị mà còn có những phản giá trị. Sở
dĩ có hiện tượng như vậy vì con người không hiểu được rằng: "Không nên quá tự hào
về những lần thắng lợi của chúng ta đối với tự nhiên. Bởi vì, cứ mỗi lần ta đạt được
một thắng lợi là một lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta" [30, tr. 654]. Ngược lại, có
quan niệm lại cho rằng, giữa con người và tự nhiên phải có mối quan hệ hòa hợp với
nhau, con người phải coi mình cũng là một bộ phận của giới tự nhiên và giới tự nhiên
chính là thân thể vô cơ của con người (C. Mác). Vì vậy:
Chúng ta hoàn toàn không thống trị được giới tự nhiên như một kẻ
xâm lược thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài tự
nhiên, mà trái lại, bản thân chúng ta, với cả xương thịt, máu mủ và đầu óc
chúng ta, là thuộc về giới tự nhiên. Chúng ta nằm trong lòng giới tự nhiên,
và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với tự nhiên là ở chỗ chúng ta, khác
với tất cả các sinh vật khác, là chúng ta nhận thức được quy luật của giới tự
nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác [30, tr.
655].
Điều này đã dẫn tới giữa con người và tự nhiên có sự gắn bó chặt chẽ, hài hòa,
con người và tự nhiên cùng tồn tại và phát triển. Một khi con người sống hài hòa, thân
thiện với môi trường tự nhiên, tuy vẫn khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và
môi trường, nhưng không làm tổn thương nặng nề đến nó, thì những gì mà con người
đạt được trong quá trình đó mới được coi là giá trị văn hóa sinh thái.
Bởi vậy, giá trị văn hóa sinh thái có thể được hiểu là tất cả những gì mà con
người đạt được (cả vật chất lẫn tinh thần) trong quan hệ tác động lên tự nhiên nhằm
thỏa mãn nhu cầu và phục vụ cho lợi ích của con người và xã hội nhưng không dẫn
đến phá hoại sự cân bằng của hệ sinh thái, bảo đảm cùng tồn tại hài hòa, thân thiện
giữa con người (xã hội) với tự nhiên.
Các giá trị văn hóa sinh thái được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau từ các
dạng vật thể như: kiến trúc, trang phục,... đến các dạng phi vật thể như: lối sống,
phong tục, tập quán, nghệ thuật,... được hình thành trong quá trình tác động và cải biến
tự nhiên của con người.
Bản chất của giá trị văn hóa sinh thái là phải hướng đến cái đúng, cái tốt, cái
đẹp (Chân - Thiện - Mỹ) trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, đảm bảo cho
sự phát triển bền vững của xã hội.
Các công trình nghiên cứu về giá trị của GS. Trần Văn Giàu và GS. Phạm Minh
Hạc đều quan niệm: giá trị là tính có nghĩa tích cực, tốt đẹp, đáng quý, có ích của các
đối tượng đối với các chủ thể. Như vậy, giá trị chỉ là những thuộc tính chính diện (mặt
tích cực trong ý nghĩa) chứ không phải bất kỳ thuộc tính nào. Giá trị gắn liền với cái
đúng, cái tốt, cái hay, cái đẹp. Bất kỳ sự vật nào cũng có thể được coi là "có giá trị"
nếu nó được các thành viên xã hội thừa nhận và xem xét như một biểu tượng trong đời
sống tinh thần của họ và cần đến nó như một nhu cầu thực thụ.
Từ quan niệm trên, có thể hiểu: giá trị văn hóa sinh thái chính là những cái
tốt, cái đẹp, cái đúng, cái hợp lý mà con người sáng tạo ra và đã được thử thách trong
thực tiễn cải tạo và hòa nhập với tự nhiên của mỗi cộng đồng người. Do đó, bản thân
giá trị văn hóa sinh thái vừa mang tính khách quan, lại vừa mang tính chủ quan. Tính
khách quan của giá trị văn hóa sinh thái được thể hiện rõ nhất ở tính hợp lý của nó
được cả cộng đồng người thừa nhận và tuân theo trong quá trình tác động và biến đổi
giới tự nhiên của mình, ở các giá trị phổ quát về cái đúng, cái tốt, cái đẹp đối với tự
nhiên đã được kinh nghiệm toàn nhân loại chấp nhận. Song, các giá trị văn hóa sinh
thái còn mang tính dân tộc, tính giai cấp và tính thời đại nên trong một phạm vi nhất
định, giá trị văn hóa sinh thái còn mang tính chủ quan. Trong thực tế đã có những hiện
tượng đối với dân tộc, giai cấp và ở một thời đại nhất định được coi là giá trị văn hóa
sinh thái, thì vẫn những hiện tượng đó, nhưng đối với dân tộc, giai cấp và ở thời đại
khác lại bị coi là phản giá trị văn hóa sinh thái, là cái cổ hủ, lạc hậu, lỗi thời cần xóa
bỏ. Trong lịch sử loài người đã xảy ra rất nhiều hiện tượng như vậy, ví dụ như, tình
trạng du canh du cư trong canh tác ruộng đất nông nghiệp. ở thời kỳ cổ đại do dân số
còn ít, rừng nguyên sinh còn rất nhiều và do khoa học chưa phát triển nên hình thức du
canh du cư còn mang tính hợp lý và phù hợp với thời đại lúc đó, vì đây là một biện
pháp hữu hiệu để cải tạo đất đai nhằm bù đắp lại độ màu mỡ cho đất đai trong điều
kiện con người chưa có khả năng sản xuất và sử dụng phân bón và các hợp chất vi sinh
khác để cải tạo đất. Lúc đó, hình thức du canh du cư là một phương thức thích ứng của
con người với tự nhiên và nó có giá trị nhất định. Nhưng ở thời kỳ hiện nay, với sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và với tình trạng rừng bị tàn phá nặng nề
thì hình thức du canh du cư đã trở nên lạc hậu, đó là một sự phản giá trị văn hóa sinh
thái mà con người cần phải loại bỏ.
Để sinh tồn, con người ở thời đại nào cũng đều phải có sự gắn bó chặt chẽ với
tự nhiên, tác động và cải biến tự nhiên theo mục đích, nhu cầu của mình. Vì vậy, có
các giá trị văn hóa sinh thái đã được con người sáng tạo ra từ lâu đời và được chuyển
giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, nó đã trở thành các giá trị văn hóa sinh thái truyền
thống. Nhưng cũng cần nhận thức được rằng, không phải giá trị văn hóa sinh thái nào
đã từng tồn tại trong quá khứ thì đến thời kỳ sau đều trở thành giá trị văn hóa sinh thái
truyền thống, bởi vì giá trị văn hóa sinh thái còn mang tính chủ quan và nếu xét theo
quan điểm lịch sử - cụ thể thì trong truyền thống có cả những mặt tích cực, tiến bộ lẫn
những mặt tiêu cực, lạc hậu. Do đó, giá trị văn hóa sinh thái truyền thống phải là
những giá trị tương đối ổn định, tốt đẹp, biểu hiện được bản sắc riêng của dân tộc
trong cách xứng xử của con người đối với tự nhiên và cần phải truyền lại cho các thế
hệ sau những gì cần phải bảo vệ và phát triển. Chính vì vậy, giá trị văn hóa sinh thái
truyền thống có những đặc trưng sau:
Một là, nó phải mang tính sáng tạo của con người trong quá trình tác động và
cải biến giới tự nhiên: nói đến văn hóa nói chung cũng như văn hóa sinh thái nói riêng,
không thể không nói đến cái cốt lõi nhất của nó đó là tính sáng tạo. Con người hơn hẳn
con vật ở chỗ con người có ý thức, có tư duy. Hoạt động của con người trong quá trình
tác động vào giới tự nhiên là hoạt động có mục đích, nó khác hẳn với hoạt động mang
tính bản năng của loài vật. Để cải biến giới tự nhiên theo mục đích của mình, loài người
nhờ có tư duy đã không ngừng sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần mang đậm
dấu ấn và tính chủ quan của chính con người. Như vậy, trong thế giới muôn loài của
vũ trụ, chỉ duy nhất loài người là có khả năng sáng tạo trong quan hệ với tự nhiên
nhằm tạo ra sự thích ứng cao nhất với tự nhiên vì lợi ích của chính mình. Chính sự
sáng tạo đó đã tạo ra những giá trị văn hóa sinh thái của con người.
Hai là, nó phải thể hiện tính nhân văn của con người trong cách ứng xử với tự
nhiên: trong quan hệ với tự nhiên, tính nhân văn được thể hiện trước hết ở tình yêu đối
với thiên nhiên, cụ thể là tình yêu đối với quê hương - nơi "chôn rau cắt rốn" của mỗi
con người, đối với cây đa, bến nước đầu làng, đối với núi rừng, đồng ruộng bao la...
Từ tình yêu đó, con người đã sống hòa hợp với tự nhiên, coi sự sống còn của tự nhiên
như chính sự sinh tồn của mình. Trong quá trình khai thác và cải tạo tự nhiên, con
người luôn phải có một điểm dừng, tuyệt đối không được coi tự nhiên là vốn trời ban
cho ta một cách vô tận. Bên cạnh việc khai thác tự nhiên, con người luôn phải có ý
thức bảo vệ và tái tạo lại môi trường tự nhiên vì cuộc sống của chính mình cũng như
của giới tự nhiên. Cũng cần phải nhận thức được rằng, nhân văn và sáng tạo trong văn
hóa sinh thái là hai mặt có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Nếu thiếu một mặt nào hoặc
quá nhấn mạnh một mặt nào trong hai mặt đó đều dẫn tới xã hội sẽ mất đi sự cân đối
cần thiết giữa cái cơ sở vật chất - kỹ thuật và ý nghĩa cao quý của con người. Đây là
một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thời đại ngày nay khi mà cuộc cách
mạng khoa học - công nghệ hiện đại đang để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh
hưởng tới môi trường sinh thái.
Ba là, nó phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các giá trị chân - thiện - mỹ trong
mối quan hệ giữa con người và tự nhiên:
Cái chân trong văn hóa sinh thái được hiểu như là cái đúng, cái được kiểm
soát bằng lý trí, bằng khoa học, bằng pháp luật và bằng các quy luật của tự nhiên. Nó
được biểu hiện ở sự thực hiện nghiêm túc, tự giác các điều kiện bảo vệ môi trường
được xây dựng trên nền tảng các quy luật của giới tự nhiên. Cái chân trong văn hóa
sinh thái còn là cái thực dụng trong quan hệ của con người với tự nhiên. Nó được biểu
hiện ở sự tận dụng những lợi thế của tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống con người một
cách tự giác, phù hợp với các quy luật của tự nhiên.
Cái thiện trong văn hóa sinh thái được hiểu đó chính là tình yêu, sự tôn trọng
và bảo vệ các điều kiện thiên nhiên cần cho sự sống, không gây ô nhiễm môi trường,
không phá hoại cảnh quan, không khai thác, sử dụng đến cạn kiệt các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, là cách ứng xử thân thiện với môi trường thiên nhiên;...
Cái mỹ trong văn hóa sinh thái được hiểu đó chính là tôn trọng vẻ đẹp, là sự
kết hợp khéo léo và hài hòa giữa các vật thể văn hóa với vẻ đẹp vốn có của thiên nhiên,
nói theo C. Mác là cải tạo thiên nhiên theo quy luật của cái đẹp.
Bản thân giá trị văn hóa sinh thái truyền thống phải hội tụ được cả ba cái chân
- thiện - mỹ, và giữa ba cái này phải có sự thống nhất biện chứng không tách rời nhau.
Vì vậy, trong giá trị văn hóa sinh thái truyền thống, người ta chỉ có thể tính đến tính ưu
tiên tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể chứ không thể duy nhất hóa hay tuyệt đối hóa
một cái nào cả. Đây là một vấn đề có ý nghĩa to lớn trong thời đại hiện nay khi mà
cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng và
con người do mải chạy theo "chủ nghĩa thực dụng" đã bỏ qua những giá trị cơ bản của
văn hóa sinh thái. Với quan điểm này đã đặt ra một yêu cầu cho toàn nhân loại trong
việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào quá trình tác động và cải tạo tự nhiên là phải
đảm bảo được sự kết hợp hài hòa cả ba yếu tố chân - thiện - mỹ để xây dựng được một
nền văn hóa sinh thái lành mạnh, phát triển có những giá trị văn hóa sinh thái đúng đắn
và cao quý góp phần thúc đẩy sự phát triển của cả con người và tự nhiên.
Bốn là, nó phải mang tính bản sắc riêng của dân tộc trong cách ứng xử của
con người đối với tự nhiên: bản sắc dân tộc trong văn hóa sinh thái bao gồm những giá
trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm tác động và
cải biến giới tự nhiên của cộng đồng các dân tộc đang sinh sống. Đó chính là lòng yêu
thiên nhiên; tư tưởng hòa hợp giữa con người và tự nhiên; sự nghiêm túc, tự giác tuân
theo các quy luật của giới tự nhiên; sự sáng tạo ra một phương thức sống thích ứng với
sự tồn tại, phát triển của tự nhiên,...
Năm là, nó là những giá trị mang tính trường tồn, đã tồn tại từ lâu đời trong
cách ứng xử của con người đối với tự nhiên: nhiều giá trị văn hóa sinh thái được hình
thành từ lâu, trải qua thử thách của thời gian, của cuộc sống xã hội trên nhiều chặng
đường lịch sử đã trở thành những giá trị trường tồn. Nó được truyền lại và kế thừa từ
thế hệ này sang thế hệ khác, mặc dù cuộc sống xã hội có những biến động, nhưng
những giá trị trường tồn đó vẫn có sức sống lâu bền với thời gian, nó đã ăn sâu vào
tiềm thức một dân tộc, một cộng đồng và vẫn có tác dụng nhất định mang tính định
hướng cho con người trong quan hệ với tự nhiên. Nhờ có những giá trị mang tính
trường tồn mà giá trị văn hóa sinh thái là một dòng chảy liên tục, không bị đứt quãng
bởi vì bên cạnh những giá trị văn hóa sinh thái mới còn luôn có mặt những giá trị văn
hóa sinh thái truyền thống với tính tương đối ổn định đã bổ sung và đan xen lẫn nhau
làm cho các giá trị văn hóa sinh thái có sự kết hợp chặt chẽ giữa hiện đại và truyền
thống. Tuy nhiên, giá trị văn hóa sinh thái còn mang tính thời đại, nó luôn vận động
không ngừng cùng với cuộc sống. Cho nên các giá trị trường tồn dù cao đẹp đến đâu đi
nữa thì cũng không thể đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của cuộc sống mới đang đổi thay
từng ngày, nó cũng phải được phát triển cho phù hợp với thời đại mới. Vì vậy, các giá
trị văn hóa sinh thái truyền thống đã được truyền lại và kế thừa từ đời này sang đời
khác theo tinh thần vừa lặp lại với một tần số nhất định vừa được cải tiến từng bước,
từng lúc, từng nơi.
1.1.2. Các hình thức biểu hiện chủ yếu của giá trị văn hóa sinh thái
Giá trị văn hóa sinh thái thường được biểu hiện ra bên ngoài dưới các hình
thức chủ yếu sau:
Trong văn hóa sinh thái vật thể
- Kiến trúc:
Tất cả các công trình kiến trúc như đền đài, cung điện, công trình lịch sử, nhà
ở,... đều thể hiện rõ nét cái chân, cái mỹ trong đó, bởi vì trong quá trình xây dựng, con
người luôn tính toán phải làm sao phù hợp được với điều kiện tự nhiên và môi trường
xung quanh để đem lại hiệu quả cao nhất cho con người trong khi sử dụng. Khi thiết
kế và xây dựng các công trình kiến trúc, con người bao giờ cũng phải chú ý đến một số
điểm cơ bản như: đặt hướng chính, hình dáng tổng thể, thiết kế xung quanh, trang trí
nội thất, kết cấu vật liệu,... sao cho phù hợp với điều kiện địa lý, mặt bằng xây dựng,
điều kiện về khí hậu, ánh sáng,... và còn phải tạo ra được sự tương xứng cân đối, hài
hòa giữa các công trình đó với cảnh quan xung quanh như một chỉnh thể thống nhất.
Những công trình này không những phải đúng, bền về nội dung mà còn phải đẹp, hài
hòa về hình thức. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện được sự tôn trọng đối với các điều kiện
sống của con người, góp phần nâng cao chất lượng sống của con người về mọi mặt.
- Trang phục:
Có thể nói trang phục là một trong những hình thức biểu hiện rõ nhất của văn
hóa sinh thái. Thông qua các trang phục của con người, cái chân, cái mỹ bộc lộ rõ nét.
Từ quần áo đến những đồ dùng kèm theo như khăn cuốn, thắt lưng,... một mặt, nó đã
thể hiện được sự hiểu biết về môi trường và khả năng vận dụng những điều kiện cụ thể
của môi trường vào công việc thiết kế trang phục của con người sao cho vừa phù hợp
với hoàn cảnh vừa tạo điều kiện tốt nhất, thoải mái, dễ chịu nhất trong sinh hoạt hàng
ngày cũng như trong các hoạt động khác nhau của họ; mặt khác, nó còn thể hiện rõ
năng khiếu thẩm mỹ, sự sáng tạo và sự khéo léo của con người trong quá trình vươn
tới cái đẹp, cái hài hòa giữa con người và tự nhiên. Trang phục không chỉ thể hiện
được cái đẹp về hình thức bên ngoài, mà nó còn thể hiện được cái đẹp trong tâm hồn
của mỗi con người. Thông qua kiểu cách, hình dáng, chất liệu màu sắc... của trang
phục nó phản ánh khả năng thích ứng của con người đối với tự nhiên và phản ánh tình
yêu thiên nhiên, cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên để từ đó tạo ra được sự cân đối, hài
hòa giữa trang phục và tự nhiên.
- Dược liệu chữa bệnh:
Việt Nam là một quốc gia đa dạng sinh học, có thảm động, thực vật rất phong
phú. Đây chính là nguồn dược liệu rất phong phú, đa dạng. Với trí óc thông minh, tinh
thần ham học hỏi và do yêu cầu của sự sinh tồn, con người Việt Nam từ xa xưa đã biết
sử dụng nguồn dược liệu này vào công việc chữa bệnh cũng như trong một số lĩnh vực
hoạt động khác của mình. Thông qua một quá trình nghiên cứu và thử nghiệm trong
thực tiễn, con người đã dần dần phát hiện ra ngày càng nhiều tính năng, công dụng của
nhiều loại động, thực vật khác nhau, và từ đó con người đã biết sử dụng những động,
thực vật này vào trong lĩnh vực y học để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Trong dược liệu, bên cạnh những dược liệu quý để chữa bệnh còn có cả những độc
dược nguy hại đến tính mạng con người. Vì vậy, với tính thiện của mình, con người
tuyệt đối không được dùng độc dược để đe dọa, cướp đi sinh mạng của đồng loại, gây
ra thảm họa cho toàn cầu. Con người cũng phải nhận thức được rằng, nguồn dược liệu
không phải là vô tận nên bên cạnh việc khai thác, sử dụng nó một cách hợp lý, con
người phải có ý thức tái tạo lại những dược liệu đó trong chừng mực khả năng có thể
của mình vì một sự phát triển bền vững cho những thế hệ mai sau.
- ẩm thực:
Văn hóa ẩm thực của các dân tộc, các vùng dân cư khác nhau có đặc trưng
khác nhau, qua đó nó thể hiện rõ nét cái chân, cái mỹ của mỗi dân tộc. Nó phụ thuộc
vào điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế - xã hội cụ thể và phong tục, tập quán của
từng nơi. Đa số các nguyên liệu phục vụ cho việc chế biến ăn, uống đều là những dạng
vật chất của tự nhiên. Mặc dù cùng các nguyên liệu như vậy, nhưng cách thức chế biến
của con người lại không giống nhau. Sở dĩ có hiện tượng như vậy vì cư dân sống ở
trong những điều kiện tự nhiên khác nhau thì nhu cầu năng lượng và điều kiện chế
biến sẽ khác nhau. Điều này đã thể hiện rõ sự thích ứng của con người đối với hoàn
cảnh tự nhiên cụ thể nhằm đảm bảo sự tốt nhất và sự thuận tiện nhất trong sinh hoạt
hàng ngày. Hơn nữa, con người còn biết sử dụng những vật phẩm có sẵn trong tự
nhiên phục vụ cho công việc nấu ăn nhằm tăng thêm tính hấp dẫn, vẻ đẹp thẩm mỹ
trong nghệ thuật ăn uống. Đây cũng là một nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực, một
biểu hiện rõ nét của văn hóa sinh thái. Con người muốn tồn tại và phát triển thì trước
hết phải thỏa mãn những nhu cầu về ăn, ở, mặc,... nhưng do dân số tăng nhanh và do
sự bừa bãi trong việc ứng dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ hiện đại đã
dẫn tới tình trạng thiếu hụt và ô nhiễm lương thực, thực phẩm ở phạm vi toàn cầu. Từ
đó đặt ra một vấn đề cấp bách là con người phải tìm mọi cách khắc phục, nói cách
khác là phải phát huy tính thiện của mình trong ẩm thực.
- Các đồ dùng trong sinh hoạt và sản xuất:
Để thỏa mãn các nhu cầu của con người trong sinh hoạt và sản xuất, nhất thiết
phải có những vật dụng nhất định với tư cách là công cụ lao động. Công cụ lao động
cũng là một nhân tố không thể thiếu trong hoạt động cải tạo tự nhiên của con người, và
trình độ của công cụ lao động sẽ góp phần quyết định hiệu quả của hoạt động đó. Theo
lý thuyết, chính sự phát triển của khoa học - công nghệ sẽ quyết định trình độ của công
cụ lao động, nhưng trong thực tế, có khi lại không phải như vậy. Trình độ và đặc biệt
là cấu trúc, hình dáng của các công cụ lao động lại còn phụ thuộc vào hoàn cảnh tự
nhiên cụ thể. Con người ngoài sự vận dụng thành tựu của khoa học công nghệ, còn
phải chú ý tới điều kiện tự nhiên của nơi mình sinh sống để từ đó tạo ra được những
công cụ lao động phù hợp, có như vậy mới đạt được hiệu quả cao nhất trong thực tiễn.
Ngoài tính thực dụng, con người với tư duy sáng tạo của mình, còn chú ý đến tính
thẩm mỹ trong việc chế tạo ra các đồ dùng trong sinh hoạt và sản xuất. Các vật dụng
này không những phải có ích lợi lớn mà còn phải có cả tính hài hòa cao, và đặc biệt nó
không được gây ra ô nhiễm môi trường cũng như phá hoại cảnh quan xung quanh.
Trong văn hóa sinh thái phi vật thể
- Đạo đức sinh thái
Đạo đức sinh thái là quan niệm và cách thức ứng xử của con người và xã hội
loài người đối với giới tự nhiên nhằm bảo đảm sự cùng tồn tại và phát triển của tự
nhiên và xã hội. Đạo đức sinh thái biểu hiện cái thiện, nó giữ vai trò điều chỉnh các
mối quan hệ của con người đối với tự nhiên, và do tự nhiên bao giờ cũng là khách thể
trong mối quan hệ giữa con người và tự nhiên nên không có chiều ngược lại.
Về mặt cấu trúc, đạo đức sinh thái cũng bao gồm phần lý luận và phần thực
tiễn, đó là ý thức, quan niệm, tư tưởng, tình cảm của con người đối với thiên nhiên, là
những nguyên lý, nguyên tắc, chuẩn mực quy định, điều chỉnh hành vi của con người
trong quá trình biến đổi và cải tạo thiên nhiên phục vụ cho sự sống của con người, sự
tồn tại và phát triển của xã hội.
Về mặt nguồn gốc, tuy đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nhưng nó lại có
nguồn gốc sâu xa từ trong cơ sở tồn tại của xã hội - đó là lợi ích. Giữa đạo đức và lợi
ích có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, đạo đức sinh thái
muốn đảm bảo tính đúng đắn và lành mạnh phải bắt nguồn từ lợi ích của cả tự nhiên
và con người, phải đảm bảo sự sống, sự cùng tồn tại và phát triển của cả xã hội và tự
nhiên trong tính chỉnh thể toàn vẹn của hệ thống "tự nhiên - con người - xã hội". Điều
này đã đặt ra yêu cầu cho quan hệ giữa con người với tự nhiên là con người không
được chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà quên đi lợi ích của tự nhiên, vi phạm tới
lợi ích của tự nhiên, vi phạm các quy luật của tự nhiên vì như vậy là con người đã vi
phạm đạo đức sinh thái.
- Lối sống, thói quen, phong tục, tập quán của con người đối với tự nhiên
Lối sống, nếp sống là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của nền văn
hóa và trình độ phát triển của xã hội. Lối sống văn hóa sinh thái của người dân là một
trong những biểu hiện tập trung nhất của tính nhân văn và sinh thái, hướng đến các giá
trị chân, thiện, mỹ trong các mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.
Lối sống văn hóa sinh thái có thể hiểu đó là tình yêu đối với thiên nhiên, sống
hòa hợp với thiên nhiên, nương nhờ và tận dụng thiên nhiên, luôn tôn tạo và bảo vệ vẻ
đẹp và sự trong sạch của thiên nhiên, được thể hiện từ trong lối tư duy sinh thái đến
những hành vi ứng xử cụ thể của con người đối với thiên nhiên.
Để có lối sống sinh thái lành mạnh, con người trước hết trong suy nghĩ, tư
tưởng của mình phải có quan điểm đúng về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên,
đó là quan điểm "Thiên - Nhân hợp nhất", con người phải có ý thức sống hòa mình với
tự nhiên, không chấp nhận tư tưởng coi con người là trung tâm của vũ trụ, có quyền uy
tối cao đối với tự nhiên và được phép khai thác tự nhiên một cách bừa bãi.
Trên cơ sở có quan điểm đúng đối với tự nhiên, con người sẽ có những hành
vi ứng xử đúng đắn đối với tự nhiên. Trong hoạt động thực tiễn của mình, con người
lúc nào cũng phải tôn trọng vẻ đẹp của tự nhiên cũng như những quy luật vốn có của
nó. Mọi hành vi của con người ngoài việc tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội còn phải
chú ý tới hiệu quả về mặt sinh thái, việc phát triển kinh tế - xã hội phải đi liền với việc
nâng cao chất lượng môi trường sống. Vì vậy, con người có lối sống sinh thái không
chỉ dừng lại ở việc mọi hành vi phải nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên mà còn thể hiện
ở khả năng tái tạo, mở rộng và nâng cao chất lượng cũng như vẻ đẹp của nó.
Cùng với lối sống, nếp nghĩ, các phong tục tập quán cũng là một biểu hiện của
văn hóa sinh thái. Mặc dù chỉ là một sự cưỡng chế mặc nhiên không thành văn nhưng
sức mạnh của phong tục, tập quán rất lớn vì nó gắn liền với lối sống của cộng đồng và
ăn sâu vào tiềm thức của mọi người. Cái được coi là phong tục, tập quán, thói quen,
trước hết cũng phải gắn liền và phù hợp với những điều kiện tự nhiên, hay có thể nói
do điều kiện tự nhiên quy định và được dư luận xã hội bảo vệ.
Thông qua những điều hạn chế, cấm kỵ, không được làm của con người đối
với tự nhiên, cũng như những quy định chung cho con người trong quan hệ với tự
nhiên mang tính khuôn thước của cộng đồng, các phong tục tập quán đã góp phần định
hướng cho các ứng xử, hành vi của mọi thành viên trong cộng đồng mang đậm tính
sinh thái. Chính những phong tục, tập quán này một mặt thể hiện rõ nội dung của văn
hóa sinh thái, mặt khác còn góp phần tích cực vào việc nâng cao ý thức sinh thái cho
mọi người.
- Các tác phẩm văn học và các hình thức nghệ thuật
Có thể khẳng định rằng, văn hóa nghệ thuật là một hình thức biểu hiện tiêu
biểu, điển hình, rõ nét của văn hóa. Chính vì vậy, đôi khi có người còn đồng nhất văn
hóa với văn học, nghệ thuật.
Thông qua các tác phẩm văn học, nhất là văn học dân gian, đã phản ánh rất rõ
những tâm tư, tình cảm cũng như cách ứng xử của con người đối với tự nhiên, qua đó
bộc lộ luôn các giá trị chân, thiện, mỹ. Từ ca dao, tục ngữ, các truyện cổ tích, huyền
thoại, các loại thơ ca cho đến các loại truyện đã được ghi chép lại đều thể hiện sự hiểu
biết của con người về tự nhiên, khả năng chinh phục tự nhiên của con người. Thông
qua các áng thơ văn đầy xúc động của con người về tự nhiên đã thể hiện tâm hồn yêu
thiên nhiên, sự xúc cảm của con người trước vẻ đẹp thơ mộng hay hùng vĩ của tự
nhiên. Bằng các tác phẩm văn học còn thể hiện nhân sinh quan và những triết lý sâu
sắc của con người trong quan hệ với thiên nhiên.
Các hình thức nghệ thuật với sự phong phú, đa dạng của mình đã thể hiện rất
rõ những giá trị chân, thiện, mỹ trong quan hệ của con người với tự nhiên. Với các
hình thức biểu hiện sinh động, nghệ thuật đã đem lại cho con người những hiểu biết về
các quy luật của tự nhiên và khuyên người ta nếu muốn tồn tại và phát triển thì nhất
định phải tuân theo những quy luật đó, phải hòa đồng chứ không được đối lập với tự
nhiên. Nó dạy con người phải biết tận dụng những giá trị sử dụng của tự nhiên một
cách hợp lý nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Thông qua nghệ thuật, triết lý cái thiện
nhất định sẽ chiến thắng cái ác đã được khẳng định rất rõ. Với chức năng giáo dục của
mình, nó luôn hướng con người tới cái thiện, góp phần tạo ra sự lành mạnh trong tâm
hồn mọi người. Đặc biệt, nghệ thuật còn là một loại hình biểu hiện rõ nét nhất về tính
thẩm mỹ của con người. Nghệ thuật chính là mảnh đất để con người có điều kiện thể
hiện và nuôi trồng những ước mơ cao đẹp, tâm hồn nhạy cảm và khả năng sáng tạo của
mình trước tự nhiên.
- Các tín ngưỡng và lễ hội dân gian
Dưới ảnh hưởng của tín ngưỡng đa thần, con người có quan niệm rằng mọi vật
trong tự nhiên từ nguồn nước, cây cỏ, rừng núi đến đất đai,... đều có linh hồn, được
các vị thần cai quản. Vì vậy, con người phải sống hòa hợp với tự nhiên, có quan hệ
chặt chẽ với tự nhiên, không được làm hại tới tự nhiên. Mặc dù tín ngưỡng dân gian có
những tiêu cực, nhưng bên cạnh đó, nó cũng có yếu tố tích cực trong việc hình thành
các giá trị văn hóa sinh thái, bởi vì, nó chính là cơ sở để tạo ra tình yêu của con người
đối với tự nhiên, nó góp phần ngăn chặn những hiện tượng khai thác tự nhiên bừa bãi,
bóc lột tự nhiên một cách tàn nhẫn của con người.
Tín ngưỡng luôn đi liền với lễ hội dân gian. Trong cuộc sống thường ngày của
con người đã tồn tại rất nhiều lễ hội khác nhau với nội dung phản ánh tâm tư, tình cảm
và sự nhận thức của con người đối với tự nhiên. Thông qua các lễ hội rước nước, lễ
hội rước và dâng lễ vật cúng thần nông, lễ hội xuống đồng, đã thể hiện sự tôn trọng tự
nhiên, hòa đồng với tự nhiên của con người. Đồng thời nó còn thể hiện tư tưởng nhân
văn sâu sắc của con người đối với tự nhiên.
Như vậy, trong mỗi hình thức biểu hiện cụ thể của văn hóa sinh thái đều có
chứa những giá trị chân, thiện, mỹ. Các giá trị văn hóa sinh thái này được lưu giữ từ
thế hệ này sang thế khác, giúp cho con người sống ngày càng gắn bó hơn với điều
kiện sinh thái từng vùng, miền. Cùng với thời gian, những giá trị đó được khẳng định
và tạo nên bản sắc văn hóa đặc trưng của từng vùng.
1.2. Một số giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc
nước ta
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội vùng núi Đông Bắc
nước ta - Tiền đề và cơ sở hình thành các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở
vùng này
Nhiệm vụ tiếp theo của luận văn là xác định một số giá trị văn hóa sinh thái
truyền thống ở vùng núi Đông Bắc và thông qua các hình thức biểu hiện của chúng để
chỉ ra các giá trị chân, thiện, mỹ. Muốn vậy, trước hết cần phải chỉ ra nguồn gốc tự
nhiên và nguồn gốc kinh tế - xã hội đã hình thành nên những giá trị văn hóa sinh thái
vùng núi Đông Bắc; sau đó, chỉ ra những giá trị đó là gì? Biểu hiện của nó ra sao?
1.2.1.1. Những đặc điểm tự nhiên ở vùng núi Đông Bắc nước ta
Khu vực vùng núi Đông Bắc nước ta gồm 11 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc
Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang,
Quảng Ninh. Tổng diện tích tự nhiên là 67.000 km2, chiếm 20% diện tích cả nước.
Đây là khu vực có vị trí địa lý - tự nhiên quan trọng, có ảnh hưởng, tác động đến sự
phát triển của môi trường và văn hóa sinh thái của cả nước.
Vùng này có điều kiện tự nhiên rất phức tạp và khá đặc biệt, với độ cao trung
bình gần 1.000 m so với mặt nước biển bao gồm nhiều núi cao xen lẫn các thung lũng
và địa hình lại thấp dần từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam nên ở đây chủ yếu là
núi có độ cao và sườn dốc lớn. Từ đó, đã tạo ra nhiều dạng khí hậu khác nhau trong
một phạm vi địa lý nhỏ hẹp giữa đỉnh núi, chân núi và thung lũng. Cũng do cấu tạo địa
hình và vị trí địa lý vùng này, đã tạo nên một hệ thống khí hậu hai mùa rõ rệt với sự
chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa rất lớn: mùa đông, nhiệt độ trung bình 8 - 150c, có
nơi 00c; ngược lại, mùa hè nhiệt độ trung bình 22 - 350c. Với mức dao động lớn trong
ngày, trong mùa, trong năm mà khí hậu vùng này đã trở thành nhân tố chủ chốt trong
việc tạo ra sự thích nghi của con người với môi trường ở đây, nơi có sự khác biệt so
với các vùng khác. Sống trong môi trường có khí hậu khắc nghiệt như vậy, để tồn tại
bắt buộc con người phải có một cách thích ứng phù hợp với tự nhiên trong sinh hoạt
cũng như trong sản xuất. Từ đó, đã tạo ra những giá trị văn hóa sinh thái có nét đặc
trưng riêng của vùng. Cũng do có địa hình dốc như vậy và đặc biệt ở một số vùng đa
số là núi đá nên ở đây còn có một phương thức sử dụng đất và nước khác hẳn với vùng
xuôi. Con người ở đây chỉ có thể canh tác đất đai và sử dụng nước theo kiểu phụ thuộc
vào tự nhiên, hầu như không có sự "cải biến" làm thay đổi căn bản tự nhiên như ở
vùng đồng bằng. Đó cũng là một yếu tố để tạo ra những giá trị văn hóa sinh thái vùng
này có những biểu hiện khác biệt so với vùng xuôi.
Vùng núi Đông Bắc nước ta còn là vùng sinh thủy của nhiều con sông lớn như
sông Lô, sông Chảy, sông Gâm,... Trong khi đó, vùng này lại có mưa nhiều và chỉ tập
trung trong vài tháng (lượng mưa trên 1.500 mm) nên hàng năm thường xuyên xảy ra
lũ lụt và hạn hán. Sống trong môi trường như vậy, bắt buộc con người nơi đây phải
thích nghi và tìm mọi cách khắc phục đến mức tối đa những thiên tai đó.
Khu vực miền núi Đông Bắc chứa rất nhiều tài nguyên khoáng sản cần cho sản
xuất và đời sống con người như: mỏ thiếc ở Cao Bằng, mỏ than ở Quảng Ninh, mỏ
apatít ở Lào Cai, mỏ sắt ở Thái Nguyên, mỏ chì kẽm ở Tuyên Quang,... Do sự phát
triển của các ngành công nghiệp và do sự tác động của cơ chế thị trường, nên ở một số
nơi trong vùng, con người đã và đang khai thác một cách không có kế hoạch các
nguồn tài nguyên đó, gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường và sinh thái. Đây là
nguy cơ ảnh hưởng tới các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống đã có từ lâu đời ở
vùng này.
Vùng núi Đông Bắc còn là nơi rất giàu tài nguyên rừng. Đó là nơi tập trung
lớn tính đa dạng sinh học, các loài động, thực vật rất phong phú nên đã góp phần quan
trọng vào quá trình tạo ra sự cân bằng sinh thái, tạo ra được một chu trình sinh học
hoàn chỉnh để duy trì và nâng cao chất lượng sống cho con người. Sống trong điều
kiện núi rừng bao la với thảm động, thực vật đa dạng, con người nơi đây từ xa xưa đã
biết sử dụng những sản vật của rừng để phục vụ cho các nhu cầu trong cuộc sống hàng
ngày của mình từ nhu cầu ăn, ở, mặc đến nhu cầu chữa bệnh, thậm chí cả nhu cầu giải
trí,... Nhờ đó, các giá trị văn hóa sinh thái nơi đây đã được hình thành từ lâu đời và
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác dưới hình thức những kinh nghiệm trong
cách ứng xử và cải biến tự nhiên. Rừng ở vùng núi Đông Bắc còn đóng vai trò phòng
hộ như phục hồi và cải tạo đất, điều tiết nguồn nước và hạn chế lũ lụt, hạn hán, bảo tồn
được nguồn nước ngầm, cải tạo khí hậu. Vì vậy, rừng ở đây có vai trò rất quan trọng
trong công tác bảo vệ môi trường không những cho vùng này mà còn cho cả nước. Do
đó, việc bảo tồn thái độ ứng xử đúng đắn của con người đối với rừng ở vùng này là
một vấn đề hết sức quan trọng và cần được duy trì thường xuyên.
1.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ở vùng núi Đông Bắc nước ta
Vùng núi Đông Bắc nước ta từ ngàn đời xưa đã tồn tại nền kinh tế nông nghiệp
lạc hậu, canh tác nương rẫy là chủ yếu. Do đặc trưng của sản xuất nông nghiệp, con người
thường sống gắn bó và nương nhờ hoàn toàn vào tự nhiên. Vì vậy, người dân ở đây từ xa
xưa đã coi tự nhiên là "vị cứu tinh" cho sự sinh tồn của chính họ. Tự nhiên cung cấp
những vật chất cần thiết cho quá trình sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của con người,
đồng thời tự nhiên còn cung cấp cho con người những điều kiện không thể thiếu để duy
trì sự sống như: nước, không khí, v.v... Qua thực tế cuộc sống, người dân vùng này
hiểu được rằng, muốn tồn tại thì không còn cách nào khác là họ phải sống hòa hợp với tự
nhiên, mặc dù đối với họ, đó chỉ là sự hòa hợp được hình thành một cách tự phát.
Cũng do sống trong nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nên sự nhận thức và vận
dụng các quy luật của tự nhiên vào trong hoạt động thực tiễn một cách tự giác của con
người vùng này trước đây hầu như không có. Đối với họ, tự nhiên vừa gần gũi thân
thuộc, lại vừa ẩn chứa những điều khó hiểu. Đứng trước các hiện tượng của tự nhiên, họ
chưa có đủ khả năng và trình độ để giải thích nó một cách thỏa đáng. Chính điều này đã
làm cho con người nơi đây không còn cách nào khác là phải lệ thuộc hoàn toàn vào tự
nhiên, trông chờ vào tự nhiên một cách bị động mà chưa có sự cải tạo tự nhiên một
cách chủ động, tích cực.
Mặt khác, trước đây người dân vùng núi Đông Bắc chỉ dựa vào hoạt động kinh
tế sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chưa có sự hiện diện đã làm cho môi trường ở
đây vào thời kỳ đó hầu như không có hiện tượng ô nhiễm môi trường, không có những
hiện tượng khai thác và tàn phá tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi nhằm phục vụ
cho sự phát triển của công nghiệp. Đây cũng chính là điểm mạnh về mặt sinh thái của
vùng này và nó còn là cơ sở để cho vùng núi Đông Bắc có những giá trị văn hóa sinh
thái truyền thống nhất định được hình thành.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của vũ trụ quan truyền thống nên đồng bào ở đây
đều cho rằng, mọi thứ trong tự nhiên như nguồn nước, cây cỏ, đất đai, rừng,... đều có
những "linh hồn" và được các vị thần cai quản, con người không được phép xâm hại.
Vì vậy, quan điểm "Thiên - Nhân hòa hợp" đã được mọi người ở đây tuân theo một
cách tuyệt đối như một lẽ tự nhiên.
Mặc dù tổng diện tích tự nhiên chiếm 20% diện tích cả nước nhưng dân số ở
vùng núi Đông Bắc hiện nay chỉ chiếm khoảng 10% tổng số dân cư và trước đây tỷ lệ
dân số còn thấp hơn nhiều. Đây cũng là nguyên nhân để các giá trị văn hóa sinh thái
truyền thống vùng này được hình thành với những biểu hiện riêng của nó. Do sống
trong điều kiện mật độ dân cư thưa thớt, nên sự liên kết chặt chẽ giữa các cư dân để
cùng cải tạo tự nhiên vùng này gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, người dân ở đây lại càng
phải có mối quan hệ chặt chẽ với tự nhiên nhiều hơn, mức độ phụ thuộc và hòa hợp
với tự nhiên của họ đòi hỏi phải cao hơn so với vùng đồng bằng.
Vùng núi Đông Bắc nước ta từ xưa đến nay còn là nơi sinh sống của nhiều dân
tộc thiểu số và dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số dân cư của vùng.
Trong khi đó, trình độ văn hóa và khả năng nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số
nói chung còn hạn chế so với người Kinh. Đa số người dân vùng này trước đây bị rơi
vào tình trạng mù chữ, họ không hiểu được những kiến thức cơ bản về tự nhiên cũng
như về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Họ hầu như bị tự nhiên chinh phục.
Sống trong điều kiện như vậy, trong quan hệ với tự nhiên của con người nơi đây có
những nét riêng biệt với những biểu hiện cụ thể của nó.
Thời gian gần đây, với sự xuất hiện và phát triển của nền kinh tế hàng hóa ở
vùng núi Đông Bắc đã làm cho nhận thức và hành động thực tiễn của con người ở
vùng này có sự biến động rõ rệt. Song hành với nền kinh tế hàng hóa là sự xâm nhập
của văn hóa bên ngoài. Do bị choáng ngợp trước các nền văn hóa phát triển hơn, và do
trình độ dân trí ở đây còn hạn chế nên nhiều giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có
các giá trị văn hóa sinh thái vùng đã bị chính con người địa phương chối bỏ; mặt khác,
tốc độ gia tăng dân số ở đây cao hơn so với bình quân cả nước; đó là những nguyên
nhân cơ bản dẫn tới tình trạng đói nghèo và tình trạng phá hoại môi trường của đồng
bào miền núi.
1.2.2. Nội dung một số giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi
Đông Bắc nước ta
Do đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội ở vùng núi Đông Bắc nước
ta có những điểm khác biệt so với các vùng khác nên trong cách ứng xử của con người
ở đây đối với tự nhiên cũng có những điểm riêng biệt. Từ đó, đã tạo ra một số giá trị
văn hóa sinh thái truyền thống vùng này vừa có những nét chung của giá trị văn hóa
sinh thái truyền thống trong cả nước lại vừa có những nét riêng đặc trưng cho văn hóa
sinh thái của vùng với những biểu hiện cụ thể của nó.
Có thể thấy rằng, trong quan hệ với tự nhiên, con người Việt Nam nói chung
cũng như ở vùng núi Đông Bắc nói riêng có một nét truyền thống tiêu biểu đó chính là
quan niệm "Thiên - Nhân hòa hợp". Đối với đồng bào vùng núi Đông Bắc, quan niệm
này càng được tuân theo một cách tuyệt đối do những điều kiện tự nhiên và kinh tế -
xã hội của vùng quy định. Quan niệm "Thiên - Nhân hòa hợp" ở vùng này đã thấm sâu
từ trong tư tưởng, tình cảm đến hoạt động thực tiễn của người dân nơi đây từ bao đời
nay. Nó được thể hiện thành ba loại giá trị văn hóa sinh thái truyền thống chủ yếu sau:
- Tư tưởng sống hòa hợp với tự nhiên (tư tưởng).
- Lòng yêu thiên nhiên của con người (tình cảm).
- Con người luôn tìm cách hòa hợp với môi trường tự nhiên trong sinh hoạt và
sản xuất (hoạt động thực tiễn).
1.2.2.1. Tư tưởng sống hòa hợp với tự nhiên
Tư tưởng sống hòa hợp với thiên nhiên là một giá trị ưu trội, đặc trưng của văn
hóa phương Đông, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, tư tưởng sống hòa hợp với thiên
nhiên của đồng bào các dân tộc vùng núi Đông Bắc nước ta cũng có những nét đặc thù
riêng, phù hợp với các điều kiện thiên nhiên và kinh tế - xã hội của vùng.
Để tồn tại và phát triển, con người và xã hội loài người cần được cung cấp một
lượng vật chất nhất định. Để có được lượng vật chất này, con người phải khai thác, cải
biến, "nhào nặn" tự nhiên, nghĩa là con người phải có sự liên hệ, tác động trực tiếp tới
tự nhiên. Trong quá trình tác động qua lại với tự nhiên, tùy thuộc vào trình độ nhận
thức của mỗi con người, vào điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của mỗi dân tộc mà
thái độ đối xử của con người đối với tự nhiên có sự khác nhau: con người hoặc sống
hòa đồng với tự nhiên, thuận theo tự nhiên, coi tự nhiên như người bạn của mình; hoặc
sống đối lập với tự nhiên, khai thác tự nhiên một cách bừa bãi, coi tự nhiên như nô lệ
của mình. ở khu vực miền núi Đông Bắc nước ta, từ ngàn đời, con người luôn có tư
tưởng sống hòa hợp với tự nhiên, nương nhờ tự nhiên và thuận theo tự nhiên. Sở dĩ
con người nơi đây có tư tưởng sống như vậy, bởi vì:
- Do điều kiện tự nhiên ở đây tương đối khắc nghiệt: khí hậu chênh lệch hai
mùa rất lớn, địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao, có độ dốc lớn, xen giữa các
dãy núi là khá nhiều sông, suối. Điều này cản trở việc cải biến tự nhiên theo ý muốn chủ
quan của con người. Mặt khác, đứng trước tự nhiên hùng vĩ, với núi rừng trùng điệp
như vậy, con người cảm thấy mình bị nhỏ bé trước tự nhiên, do đó, đã bị tự nhiên
chinh phục. Sống trong hoàn cảnh và với tâm lý như vậy, con người không còn cách
nào khác là phải tuân theo tự nhiên, coi tự nhiên như người bạn của mình, như một
phần cuộc sống của mình.
- Điểm xuất phát trong sản xuất của con người ở đây từ đời xưa đến nay về cơ
bản là tồn tại nền sản xuất nông nghiệp với hình thức canh tác nương rẫy là chủ yếu.
Một trong những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, nhất là trong trồng trọt, đó là sự
phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, trước hết là đất đai canh tác và nguồn nước tưới
tiêu phục vụ cho sản xuất. Để hoạt động trồng trọt đạt được hiệu quả cao, bắt buộc con
người phải quan tâm tới những điều kiện của tự nhiên có ảnh hưởng tới sản xuất như:
khí hậu, thời tiết, thời vụ,... nghĩa là con người phải quan hệ chặt chẽ với tự nhiên, phải
quan sát tự nhiên thật kỹ lưỡng để rút ra những kinh nghiệm cần thiết trong cách ứng
xử với tự nhiên. Chính điều này làm cho con người nơi đây có sự gắn bó chặt chẽ với
tự nhiên và hòa hợp với tự nhiên hơn.
- Nền kinh tế ở vùng núi Đông Bắc nước ta còn thấp kém, đời sống của con
người còn nhiều khó khăn và lạc hậu. Trong khi đó, người dân vùng này lại ít được
tiếp cận với các thành tựu khoa học mà loài người đã đạt được, nên có thể thấy rõ sự
nhận thức về các quy luật của tự nhiên, sự hiểu biết về tự nhiên của họ rất hạn chế.
Con người ở đây không có đủ khả năng để giải thích các hiện tượng tự nhiên dựa trên
những cơ sở khoa học nhất định. Từ đó, họ đã phụ thuộc tuyệt đối và mù quáng vào
thiên nhiên, tôn thờ thiên nhiên, họ đã đồng nhất thiên nhiên với thần linh nên đã coi
các hiện tượng tự nhiên diễn ra xung quanh cuộc sống của con người là do sự tác động
của thế giới thần linh, có thể đó là do sự trừng phạt của thần linh đối với con người khi
họ đã xâm phạm vào tự nhiên. Do đó, theo quan niệm của con người vùng này thì con
người không được phép chống đối lại tự nhiên, mà phải hòa hợp, tuân theo tự nhiên
một cách tuyệt đối.
Tư tưởng sống hòa hợp với tự nhiên, gắn bó, nương nhờ và tận dụng tự nhiên
là một giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ưu trội của người Việt Nam nói chung,
của các dân tộc vùng núi Đông Bắc nước ta nói riêng. Điều khẳng định này là hoàn
toàn có cơ sở của nó:
Tư tưởng này đã có ở đây từ lâu đời và trường tồn theo thời gian, được lưu
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó còn thể hiện được những nét đặc trưng riêng
mang tính bản sắc của vùng phù hợp với điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh kinh tế - xã
hội nơi đây.
Với tư tưởng này, ở một khía cạnh nhất định, nó đã thể hiện được cái đúng, cái
có lý của con người đối với tự nhiên trong hoàn cảnh cụ thể bởi vì sống hòa hợp với tự
nhiên nghĩa là con người phải sống hợp với lẽ Trời, tức là hợp với quy luật của tự
nhiên và xã hội mặc dù sự phù hợp này chỉ là do kinh nghiệm sống của con người đúc
kết lại chứ chưa phải là kết quả do con người nhận thức được các quy luật của tự nhiên
một cách tự giác. Từ thời xa xưa, đồng bào ở đây đã biết dựa vào các hiện tượng tự
nhiên, thông qua những biểu hiện bên ngoài của giới động vật, thực vật hoặc qua một
số hiện tượng tự nhiên khác ở xung quanh con người để phán đoán thời tiết. Ví dụ: vào
đầu năm từ tháng 1 đến tháng 4 nếu vào rừng gặp con ong rừng làm tổ ở các lùm cây
thấp gần mặt đất thì năm đó sẽ có gió bão hoặc mưa to có ảnh hưởng đến năng suất thu
hoạch của cây trồng; thấy hoa rau muống rừng nở đỏ rực là dấu hiệu trời ấm áp không
rét trở lại, có thể gieo cấy sớm; thấy loại cây dây leo leo lên cây nở hoa màu vàng, thì
thời vụ sang tháng năm âm lịch cần tiến hành các công việc gieo lúa nương, cấy lúa
mùa;... hay các kinh nghiệm chọn đất làm nương rẫy du canh du cư trước đây cũng
được đồng bào phản ánh qua các câu tục ngữ, ca dao như: "Trồng ngô chọn đất chân
đồi, trồng lúa chọn đất cuối khe";... hay kinh nghiệm về thời vụ sản xuất như: "Ruộng
cấy tháng 6 gãy đòn gánh, ruộng cấy tháng 7 nhà bán vợ",...
Tư tưởng sống hòa hợp với tự nhiên đã làm cho con người có một lối sống
sinh thái lành mạnh, có sự tôn trọng và bảo vệ các điều kiện tự nhiên cần cho sự sống,
ít ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường bởi vì "Thiên - Nhân hòa đồng" có nghĩa là
con người đã coi bản thân mình là một phần của giới tự nhiên, là thuộc về giới tự
nhiên; và ngược lại, giới tự nhiên cũng được coi như là thân thể vô cơ của con người,
nó gắn liền với sự sinh tồn của con người. Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển thì con
người không còn cách nào khác là phải tôn trọng và bảo vệ tự nhiên như bảo vệ chính
cuộc sống của mình. Từ đó, đã hình thành cái thiện, cái nhân văn của con người đối
với tự nhiên. Con người vùng này do nhận thức được tầm quan trọng của các yếu tố
trong tự nhiên như rừng, đất, nước,... nên việc bảo vệ những yếu tố này đã trở thành
truyền thống lâu đời được truyền lại qua các thế hệ kế tiếp nhau. Đồng bào ở đây quan
niệm rằng, mọi vật đều có "linh hồn" và từ thời xưa đã có những khu rừng thiêng do
thần linh cai quản, do vậy, con người không được xâm phạm. Điều đó đã góp phần bảo
vệ được những khu rừng nguyên sinh, nhất là rừng đầu nguồn. Còn đối với nguồn
nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, theo tập quán của người Dao vùng này, cuối
năm mỗi gia đình cử một người đi tu sửa, khơi dòng lấy nước ở đầu nguồn. Người Dao
có quy ước: nếu bắt được ai thả các súc vật chết, vật bẩn vào nguồn nước ăn, người đó
phải làm lại máng nước và khơi nguồn nước khác cho người bị hại. Họ cũng quy định
không được chôn cất người chết gần nguồn nước. Người Dao ở Hà Giang còn có quy
định bảo vệ thủy vực như: sông, suối chảy qua địa phận làng nào thuộc quyền quản lý
của làng đó. Nguồn lợi thủy sản (tôm, cua, cá,...) mọi người đều được hưởng, nhưng
phải tuyệt đối tuân thủ quy định của làng như: cấm dùng hình thức duốc cá bằng lá
độc, thuốc độc;...
Sống hòa hợp với tự nhiên còn có nghĩa là phải có sự kết hợp khéo léo và hài
hòa giữa con người với tự nhiên. Điều đó được thể hiện qua trang phục, đặc biệt là
trang phục của phụ nữ. Nói đến vùng này, người ta không thể không nhắc đến những
thiếu nữ với bộ trang phục váy áo bằng vải thổ cẩm, màu sắc sặc sỡ được trang trí rất
công phu, thể hiện trình độ thêu thùa và bộ óc thẩm mỹ cao trước tự nhiên của những
cô gái người Mông, người Dao; hay những bộ trang phục màu chàm giản dị, hòa lẫn
trong màu xanh của núi rừng bao la của những cô gái người Tày, người Nùng.
Tư tưởng sống hòa hợp với tự nhiên không những là một giá trị văn hóa sinh
thái truyền thống của vùng núi Đông Bắc mà còn là giá trị văn hóa sinh thái truyền
thống của cả nước nói riêng cũng như của cả phương Đông nói chung. Tư tưởng này
trường tồn cùng với thời gian và đến ngày nay nó vẫn còn những giá trị nhất định. Tuy
nhiên, trong thời gian qua, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và của
công nghiệp, tư tưởng này đã bị con người sao nhãng. Vì chạy theo lợi nhuận, chạy
theo "chủ nghĩa tiêu thụ" con người đã tàn phá tự nhiên một cách tàn nhẫn, đã gây ra
thảm họa ô nhiễm môi trường đe dọa đến sự sinh tồn của loài người. Do vậy, việc khôi
phục và phát huy tư tưởng sống hòa hợp với tự nhiên là một việc làm không thể không
thực hiện ở miền núi Đông Bắc, tư tưởng sống hòa hợp với tự nhiên hiện nay cũng
phần nào bị giảm sút do sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường nên nó cũng cần phải
được bảo tồn và phát huy. Đặc biệt, cần nhận thức được rằng, nội dung hòa hợp với tự
nhiên ở vùng này hiện nay phải có những nét khác so với trước kia. Trước kia, con
người vùng này hòa hợp với tự nhiên một cách vô điều kiện, thông qua kinh nghiệm
thực tế mà họ tiếp cận được các quy luật của tự nhiên một cách tự phát, họ sống hoàn
toàn thụ động nương nhờ vào tự nhiên, không có sự vận dụng quy luật để cải tạo và
biến đổi tự nhiên một cách tự giác. Còn hiện nay, con người phải hòa hợp với tự nhiên
theo nghĩa con người không những hiểu được các quy luật của tự nhiên mà còn phải
biết vận dụng một cách đúng đắn, chính xác những quy luật đó vào hoạt động thực tiễn
cải tạo và biến đổi giới tự nhiên theo mục đích của mình.
1.2.2.2. Lòng yêu thiên nhiên của con người
Trong cuộc sống của mình, con người bắt buộc phải có mối quan hệ với tự
nhiên. Đối với người dân vùng núi Đông Bắc nước ta, do điều kiện sống của mình,
mối quan hệ của họ đối với thế giới thiên nhiên xung quanh càng được gắn bó chặt chẽ
hơn. Chính sự gắn bó đó đã làm cho con người nơi đây nảy sinh tình yêu rộng lớn, sâu
sắc đối với thiên nhiên. Con người không chỉ hòa đồng với tự nhiên, hòa mình cùng
với tự nhiên mà cao hơn nữa con người còn có tình cảm sâu đậm đối với tự nhiên. Đó
là một thứ tình cảm trong sáng, thuần khiết, không có sự ngăn cách giữa con người và
tự nhiên. Sở dĩ con người vùng này có tình yêu rộng lớn đối với thiên nhiên, bởi vì:
- Do tự nhiên ở vùng này có những vẻ đẹp riêng của nó. Đứng trước cảnh núi
rừng trùng điệp với màu xanh ngút ngàn, vô tận, con người đã thực sự rung động vẻ
đẹp hùng vĩ của nó, lúc này con người đã cảm thấy mình thực sự được hòa nhập vào
thế giới bao la, bất tận đó. Trước cảnh mây mờ che phủ các đỉnh núi cao, con người lại
cảm thấy tâm hồn mình thật lãng mạn, thật nhẹ nhàng, thơ mộng. Tất cả những cảm
giác đó đã làm nảy sinh một tình yêu bao la của con người đối với tự nhiên. Vùng này
còn có nhiều cảnh sơn thủy hữu tình gắn liền với các câu chuyện cổ tích, huyền thoại
như khu vực hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), Thác Mơ (Tuyên
Quang),... đã tạo ra những cảm hứng tuyệt vời của con người đối với tự nhiên, nếu ai
đã đến những nơi này dù chỉ một lần cũng không thể nào quên được. Sống trong cảnh
quan như vậy, con người không thể thờ ơ mà với cảm hứng thẩm mỹ sâu sắc của mình
con người nơi đây tất yếu phải có sự rung động thật sự trước những vẻ đẹp tuyệt vời
đó. Tất cả những sự rung động đó chính là tiền đề tạo ra một tình yêu vô bờ bến của
con người vùng này đối với thiên nhiên.
- Qua thực tiễn cuộc sống của nhiều thế hệ đã cho con người vùng núi Đông
Bắc nước ta hiểu được rằng, tự nhiên chính là cội nguồn, là một phần thân thể của họ:
"con người chính là tạo vật hoàn hảo nhất của tự nhiên". Tự nhiên còn là tất cả những
gì gần gũi, thân thương nhất xung quanh con người từ con sông, con suối đến những
cánh rừng bạt ngàn hay những ngọn núi cao chót vót,... tự nhiên chính là nguồn của cải
vật chất vô tận để nuôi sống con người. Tự nhiên và đặc biệt là rừng núi còn là nơi che
chở, bảo vệ con người thoát khỏi những hiện tượng thiên tai, tránh được sự xâm lăng,
càn quét của giặc ngoại xâm... Với tất cả sự hiểu biết về tính hữu ích của tự nhiên của
con người nơi đây đã hình thành trong họ một tình yêu sâu sắc đối với thiên nhiên. Và
tình yêu này ngày càng được phát triển, được bồi đắp ở những thế hệ tiếp theo vì con
người ngày càng có sự hiểu biết về tầm quan trọng của tự nhiên nhiều hơn.
Tình yêu của con người đối với thiên nhiên đã trở thành một giá trị văn hóa
sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta. Đó là một thực tế đã được thừa
nhận và minh chứng trong thực tiễn:
Tình yêu đó không phải gần đây mới xuất hiện mà nó đã được hình thành từ
thuở con người mới khai thiên lập địa và không ngừng được bồi dưỡng, hoàn thiện ở
những thời kỳ sau. Do điều kiện tự nhiên và sự hiểu biết về tự nhiên của con người ở
đây có những đặc trưng riêng của nó đã làm cho tình yêu thiên nhiên của họ, một mặt
luôn tồn tại cùng với thời gian, mặt khác lại có những đặc điểm riêng mang bản sắc
của địa phương nơi đây.
Tình yêu thiên nhiên trước hết được thể hiện ở sự hiểu biết sâu sắc của con
người về thiên nhiên, bởi vì có tấm lòng yêu thương, con người mới có sự quan tâm,
chú ý tới tự nhiên, mới có nhu cầu khám phá, tìm hiểu tự nhiên. Người dân ở vùng này
từ thời xa xưa đã nhận thức được tầm quan trọng của tự nhiên đối với cuộc sống của
mình nên luôn tìm mọi cách tiếp cận và khám phá tự nhiên, họ đã dần dần tích lũy
được những kinh nghiệm về cách ứng xử với tự nhiên cần thiết cho sinh hoạt và sản
xuất. Họ đã tự xây dựng những luật tục để khai thác và sử dụng tự nhiên một cách hợp
lý nhất. Ví dụ như, người Dao Đỏ ở xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì, Hà Giang) có quy
định ai cố tình phát đốt nương rẫy thuộc rừng đầu nguồn thì phải chịu hình phạt rất
nặng. Trước đây người phạm lỗi phải mổ một con lợn to mang đến nhà trưởng bản, và
mỗi gia đình có một người đàn ông đến nhà trưởng bản để nghe ông ta công bố tội
trạng của người đó. Tiếp theo, người phạm lỗi đứng trước đại diện các gia đình xin lỗi.
Sau đó, mọi người ở lại ăn uống, gọi là bữa cơm tạ lỗi.
Yêu thiên nhiên, con người ở đây không chỉ biết tôn trọng tự nhiên, biết khai
thác tự nhiên một cách hợp lý mà còn biết bảo vệ tự nhiên, bù đắp cho tự nhiên những
phần mình đã khai thác, đã có ý thức tái tạo lại tự nhiên trong chừng mực khả năng có
thể của mình vì sự phát triển của thế hệ mai sau. Chính tư tưởng này đã thể hiện rõ
tính nhân văn cao cả của con người nơi đây đối với tự nhiên. Người La Hủ ở Hà Giang
trong khi hái lượm cây rừng để làm thuốc đã có tập quán nếu lấy cả cây để làm thuốc
thì phải trồng lại bằng mầm hoặc củ con; nếu lấy rễ cây thì chỉ được bới lấy một đoạn
rồi lấp đất lại cho cây tiếp tục sống.
Tình yêu thiên nhiên của con người vùng núi Đông Bắc còn được thể hiện ở
sự cảm hứng thẩm mỹ sâu sắc của họ trước vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây. Đứng
trước một tảng đá hình người vô hồn, với sự cảm nhận sâu sắc, tinh tế, với tình yêu
thiên nhiên vô bờ của người dân vùng này, tảng đá đó đã được thổi linh hồn vào, đã trở
thành hòn đá Vọng Phu gắn liền với truyền thuyết về nàng Tô Thị thủy chung mòn
mỏi đứng đợi chồng mà hóa đá. Nó đã trở thành biểu tượng cho lòng chung thủy của
con người Việt Nam. Nó còn thể hiện sự sáng tạo của con người vùng này trước sự kì
vĩ của thiên nhiên. Nói đến vùng này, người ta cũng không thể quên được những khu
thiên nhiên với cảnh sơn thủy hữu tình như: thác Cô Tiên (huyện Vị Xuyên, Hà
Giang), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), thác Bản Giốc (Cao Bằng), hồ Núi Cốc (Thái Nguyên),...
đã thấm sâu vào tâm hồn của con người và được thể hiện qua những áng thơ văn hay
những tác phẩm nghệ thuật ca ngợi vẻ đẹp tuyệt vời của nó của hàng bao thế hệ. Tình
yêu thiên nhiên và cảm xúc vô bờ của người dân nơi đây trước những cảnh đẹp của tự
nhiên còn được thể hiện trong cách trang trí trang phục của họ, nhất là của phụ nữ
người Dao, người Mông,... thông qua việc họ đã sáng tạo ra hàng vạn mẫu họa tiết,
hoa văn hết sức phong phú phản ánh được tính đa dạng trong cuộc sống, trong thiên
nhiên, biểu hiện được thế giới vũ trụ quan của con người với phong cách nghệ thuật
cách điệu cao, giàu tính biểu cảm.
Cùng với tư tưởng sống hòa hợp với tự nhiên, tình yêu của con người đối với
thiên nhiên đã trở thành giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc
nước ta. Lòng yêu thiên nhiên của con người là một giá trị văn hóa sinh thái đã được
hình thành từ lâu đời, cùng với thời gian, nó ngày càng được củng cố và nâng cao. Đến
ngày nay, nó vẫn còn nguyên giá trị, vẫn còn ý nghĩa to lớn ảnh hưởng đến sự sinh tồn
của chính con người. Miền núi Đông Bắc nước ta hiện nay đang đứng trước tình trạng
môi trường sống bị mất cân bằng sinh thái, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác bừa bãi
do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường. Điều đó đòi hỏi vùng này phải bảo tồn và
phát huy một giá trị văn hóa sinh thái truyền thống đang có nguy cơ bị mai một, đó
chính là tình yêu thiên nhiên của con người mà trước hết được thể hiện ở việc khai
thác, sử dụng tài nguyên một cách hợp lý và phải có ý thức tái tạo lại tự nhiên trong
chừng mực có thể, để tạo ra một sự phát triển bền vững của vùng này nói riêng cũng
như của cả nước nói chung.
1.2.2.3. Con người luôn tìm cách hòa hợp với môi trường tự nhiên trong
sinh hoạt và sản xuất
Một trong những mục tiêu cao nhất của con người trong mọi hoạt động sống
chính là hiệu quả công việc. Trong khi đó, để tiến hành các hoạt động sống, con người
không thể không có mối quan hệ với tự nhiên thông qua việc con người phải tác động,
khai thác và cải biến tự nhiên theo mục đích của mình. Vì vậy, để đạt được mục tiêu đó
con người phải tạo ra được mối quan hệ tốt với tự nhiên. Trong mối quan hệ giữa con
người và tự nhiên thì nhân tố con người bao giờ cũng đóng vai trò là nhân tố chủ thể
tích cực, còn tự nhiên chỉ là nhân tố khách thể bị động. Tự nhiên không thể tự cải tạo
mình để thích ứng với con người mà ngược lại, con người phải luôn tìm cách thích ứng
với môi trường tự nhiên để mọi hoạt động sinh hoạt và sản xuất đạt được hiệu quả cao
nhất. Đối với đồng bào vùng núi Đông Bắc nước ta, quan điểm này lại càng có ý nghĩa
quan trọng, càng phải được tuân theo do ở đây có những lý do riêng của nó:
- Điều kiện tự nhiên ở đây rất phức tạp nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt
động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của con người. Với địa hình chủ yếu là núi cao
có độ dốc lớn, thậm chí ở một số vùng còn toàn núi đá đã gây khó khăn cho con người
trong quá trình canh tác nương rẫy. Đồng bào ở đây không thể canh tác đất đai như ở
đồng bằng mà đòi hỏi phải có phương thức canh tác riêng cho phù hợp với thực tế.
Sống trong môi trường núi cao như vậy, trong sinh hoạt thường ngày của đồng bào
cũng không thể theo cách sinh hoạt của vùng đồng bằng, bắt buộc con người ở đây
muốn tồn tại thì phải tìm ra những cách thức sinh hoạt cho phù hợp. Cùng với núi cao,
khí hậu ở đây cũng rất khắc nghiệt, mùa hè thì lũ lụt, mùa đông thì hanh khô, nhiệt độ
giảm, thậm chí có vùng cao nhiệt độ đã hạ tới 00C. Điều này đòi hỏi con người cũng
phải có cách thức sinh hoạt khác hẳn với các vùng khác. Với tất cả những yêu cầu đó
đã làm cho con người ở đây luôn phải có ý thức tìm cách thích ứng với môi trường tự
nhiên trong sinh hoạt và sản xuất.
- Đời sống kinh tế - xã hội ở vùng này còn thấp kém, trình độ của những công
cụ, phương tiện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của con người rất lạc hậu, cho nên
đã hạn chế rất lớn khả năng cải biến tự nhiên của con người. Từ xa xưa, con người
vùng này chủ yếu sống thích ứng với môi trường tự nhiên một cách bị động, chạy theo
sự biến đổi của tự nhiên, chịu sự chi phối của tự nhiên và hầu như chưa có sự chinh
phục lại tự nhiên một cách chủ động. Tất nhiên, đây là một thực tế hoàn toàn có lý đối
với vùng này - một vùng còn thấp kém về kinh tế, lạc hậu về xã hội. Sống trong hoàn
cảnh đó, đã nảy sinh một cách tự phát là con người phải tìm mọi cách thích ứng được
với môi trường tự nhiên.
- Do khó khăn về giao thông, liên lạc, con người ở đây ít được tiếp xúc với các
thành tựu khoa học công nghệ hiện đại. Điều này làm cho con người vùng này nhận
thức về tự nhiên còn rất hạn chế. Từ đó xuất hiện tâm lý con người phải tuân theo tự
nhiên, phải tìm mọi cách để thích ứng với môi trường tự nhiên. Mặc dù tâm lý này ở
thời kỳ hiện đại đã bộc lộ những mặt trái, mặt tiêu cực của nó, nhưng đối với đồng bào
miền núi vùng Đông Bắc ở thời kỳ trước kia thì nó vẫn có tính ưu việt nhất định.
Chính tâm lý này đã tạo điều kiện để con người vùng này có thể sinh tồn và phát triển
cho đến ngày nay.
Lối sống con người luôn tìm cách thích ứng với môi trường tự nhiên trong
sinh hoạt và sản xuất đã trở thành một giá trị văn hóa sinh thái truyền thống của vùng
núi Đông Bắc nước ta. Đây là một nhận định hoàn toàn có thể chấp nhận được, bởi vì:
Đối với đồng bào vùng này, việc phải tìm mọi cách để thích ứng được với môi
trường tự nhiên trong mọi hoạt động sống đã có từ lâu đời, nó do hoàn cảnh sống ở
đây tạo nên. Trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày, con người vùng này từ xa xưa đã
có thói quen hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, tuân theo tự nhiên. Tuân theo tự nhiên,
đối với họ có nghĩa là không chống lại tự nhiên, đi ngược lại với tự nhiên mà phải tìm
cách thích nghi được với môi trường tự nhiên ở trong mọi hoàn cảnh. Đây là một lối
sống mang tính truyền thống được đồng bào thực hiện từ lâu đời và nó còn tồn tại cho
đến tận ngày nay với những biểu hiện cụ thể trong thực tế mang đậm dấu ấn, bản sắc
riêng của vùng này.
Để thích nghi với điều kiện tự nhiên, người dân ở đây đã tìm ra cho mình lối
sống sinh thái phù hợp, những phương thức canh tác hữu hiệu nhất, cùng với nó là thế
giới vật nuôi, cây trồng phù hợp. Điển hình như: người Mông ở vùng cao Đồng Văn
(Hà Giang) canh tác trên núi đá với những nương đá xếp và đã sáng tạo ra phương
thức canh tác thổ canh hốc đá; người Nùng ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) canh tác trên
núi đất với những triền ruộng bậc thang chạy lên đỉnh đồi cùng hệ thống nước tưới tự
chảy; người Tày ở Tuyên Quang, Lạng Sơn canh tác theo kiểu kết hợp trồng lúa nước
ở các thung lũng và nương rẫy trên đồi,... Với các kiểu canh tác đa dạng như vậy, công
cụ lao động trong cải tạo đất đai của đồng bào cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào hình
thức canh tác của từng nơi. Người Mông do sống ở trên đỉnh núi có địa hình phức tạp,
đất cằn sỏi đá nên trong canh tác nông nghiệp, chủ yếu họ sử dụng loại cày dáng thô,
thân to khỏe, bắp cong, mập gắn chặt vào thân cày tạo thành khối vững chắc, lưỡi cày
to, dày, mũi hơi tù. Người Nùng do sống ở triền đồi, làm ruộng bậc thang nên trong
canh tác nông nghiệp chủ yếu họ sử dụng cuốc. Còn người Tày do sống ở các thung
lũng nên trong canh tác nông nghiệp chủ yếu họ sử dụng loại cày dáng nhỏ hơn, lưỡi
cày nhỏ và mũi cũng nhọn hơn,... Về giống cho sản xuất nông nghiệp, đồng bào vùng
này cũng tùy điều kiện thời tiết, khí hậu của mỗi địa phương mà sử dụng những loại
giống lúa khác nhau, ví dụ như: người Dao ở vùng núi cao xã Quyết Tiến (Quản Bạ,
Hà Giang) hay dùng các giống lúa đỏ, lúa trắng, lúa nếp; còn người Dao ở thung lũng
như xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang, Hà Giang) lại hay dùng các giống lúa mộc tuyền, chân
trâu lùn,...
Trong sinh hoạt thường ngày, con người nơi đây cũng có những cách thức
riêng để thích nghi với tự nhiên. Chính thông qua những cách thức riêng đó đã tạo ra
những nét riêng biệt, thể hiện bản sắc riêng của vùng này. Tuy cùng là người Tày
nhưng người Tày ở phía Tây Lạng Sơn và Cao Bằng thường dựng nhà ở theo nếp nhà
sàn cổ truyền kiến trúc kiểu 4 mái, bằng các vật liệu tre, gỗ, lá với kết cấu kỹ thuật
thuộc loại nhà khung cột (cột, kèo, xà chịu lực). Kiểu nhà này phù hợp với điều kiện tự
nhiên của vùng là rừng vẫn còn nhiều, tre gỗ còn phong phú và nơi này vẫn còn nhiều
thú dữ nên cần phải đề phòng. Trong khi đó người Tày ở phía Đông lại dựng nhà ở
theo kết cấu sườn tường (nhà nửa sàn, nửa đất, không chỉ có khung cột mà còn có
sườn tường trình), tường trình bằng đất dày từ 60 - 80 cm, xung quanh nhà có hệ thống
cửa kiên cố, có cánh cửa và song gỗ bảo vệ, kiểu nhà này thích hợp với điều kiện tự
nhiên của vùng là rừng đã bị khai thác cạn kiệt, tre gỗ hiếm; khí hậu rất lạnh về mùa
đông lại thường xuyên có giặc ngoại xâm và trộm cướp cần phải phòng thủ. Về cách
lấy nước dùng cho sinh hoạt ở đây cũng có sự khác biệt so với vùng xuôi để thích nghi
với môi trường tự nhiên ở vùng núi cao, đồi núi nhấp nhô, đường sá đi lại khó khăn.
Người dân địa phương chủ yếu dùng hệ thống máng dẫn bằng thân cây dẫn nước từ
đầu nguồn trên núi về chứ không sử dụng thùng gánh lấy nước từ các giếng đào, giếng
khoan như ở vùng xuôi vì ở đây sử dụng thùng gánh nước sẽ rất vất vả, tốn nhiều công
sức.
Để thích nghi được với điều kiện tự nhiên, trong điều kiện kinh tế - xã hội còn
lạc hậu, chủ yếu là hình thức kinh tế tự cung, tự cấp khép kín, người dân ở đây còn có
những cách thức nấu ăn, chế biến thức ăn độc đáo, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Do
vùng này mùa đông rét đậm kéo dài nên đồng bào địa phương thích dùng nhiều thịt,
mỡ, thích chế biến thức ăn kiểu xào, rán, quay, hầm, dùng nhiều gia vị cay, chua, ngọt,
đắng vì chế biến thức ăn theo kiểu này sẽ tạo ra nhiều năng lượng cho con người để
chống lại cái giá rét. Ngoài ra, họ còn biết chế biến thức ăn phù hợp với hoàn cảnh
thường phải đi rừng trong thời gian dài như: người Tày thì hay nấu cơm lam, còn
người Mông thì hay sử dụng món ngô bột (mèn mén); hay người ta còn có những cách
tích trữ thức ăn trong một thời gian lâu như: làm thịt chua, sấy và làm khô thịt, ngâm
thịt rán trong mỡ,...
Sống trong điều kiện núi rừng trùng điệp, đường sá đi lại khó khăn, với cuộc
sống xưa kia chủ yếu là du canh du cư, con người vùng này hầu như không có mối
quan hệ giao lưu rộng rãi với các vùng khác, họ sống hoàn toàn nương nhờ vào tự
nhiên. Để tồn tại, con người đã sử dụng những vật phẩm của tự nhiên không chỉ trong
ăn uống, sinh hoạt, sản xuất mà còn cả trong việc chữa bệnh, nâng cao sức khỏe vì sự
phát triển của hệ thống y tế ở vùng này trước kia hầu như chưa có. Đây cũng là một
biểu hiện của sự thích ứng của con người vùng này đối với môi trường tự nhiên. Từ
thực tế cuộc sống, con người đã tìm ra được nhiều phương thức hiệu nghiệm trong
việc dùng những sản phẩm của tự nhiên để chữa bệnh và nâng cao sức khỏe của cộng
đồng. Để bồi dưỡng tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng của cơ thể, đồng bào Dao
Đỏ ở xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì, Hà Giang) thường cho sản phụ ăn rau ngải cứu rừng
hầm với thịt gà, ngoài ra, còn kết hợp với tắm gội bằng nước thuốc gồm có 3 vị mà
tiếng Dao gọi là cây chàng đia, cây chai gai thiết mây, cây tung vườn. Còn thuốc chữa
bệnh chủ yếu được sử dụng từ các loại cây cỏ có vị đắng, chát, ngọt,... và các bộ phận
hiếm của động vật như mật gấu, dạ dày nhím, mật trăn,... Chẳng hạn, vỏ cây vông kết
hợp với lá cây dứa dại đỏ để chữa bệnh trĩ; cây giun đất dùng để chữa bệnh sởi; dạ dày
nhím, màng của mề gà, nghệ vàng loại đốt ngắn được trộn lẫn đun phơi khô, tán nhỏ
trộn với mật ong rừng để chữa bệnh dạ dày;...
Sự thích nghi với môi trường tự nhiên của con người vùng núi Đông Bắc
không chỉ dừng lại ở việc tận dụng tối đa những lợi thế của tự nhiên để phục vụ cuộc
sống con người mà còn được thể hiện thông qua việc con người ở đây đã biết tận dụng
những thuộc tính vốn có của tự nhiên để tô điểm, nâng cao đời sống thẩm mỹ của bản
thân mình. Để tạo ra xôi nhiều màu, đồng bào miền núi không dùng các hóa chất thực
phẩm mà thường dùng các nguyên liệu từ tự nhiên như: ngâm gạo với nước cây năng
làm phình để có màu đỏ, ngâm gạo với nước của cây năng làm méng để có màu xanh,
ngâm gạo với nước nghệ để có màu vàng. Hay để nhuộm sợi, tơ trong vải may trang
phục, người ta thường lấy chất màu từ thảo dược (nhựa cây lá chàm để lấy màu chàm,
nhựa củ nâu để lấy màu nâu, chiết xuất màu từ cánh kiến để lấy màu đỏ điều,...) có sẵn
trong tự nhiên chứ không nhuộm sợi vải bằng hóa chất như người dân ở vùng xuôi.
Con người vì sự sinh tồn của mình không thể không có quan hệ với tự nhiên,
không thể đối lập với tự nhiên mà luôn phải tìm mọi cách thích ứng được với môi
trường tự nhiên dù là tự phát hay tự giác. Quan điểm này trong thời đại ngày nay vẫn
còn nguyên giá trị của nó, nhất là đối với người vùng núi Đông Bắc nước ta là một
vùng có những điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đặc biệt so với các vùng khác.
Tuy nhiên, do yêu cầu của thời đại, tư tưởng con người phải luôn tìm cách thích ứng
với môi trường tự nhiên ở vùng này hiện nay cần phải được nhận thức rõ rằng, đó là
một sự thích ứng mang tính tự giác cao chứ không phải là một sự thích ứng mang tính
tự phát như ở thời kỳ xa xưa trước đây.
Từ quan niệm sống hài hòa với thiên nhiên, từ tình yêu sâu sắc với thiên
nhiên, con người vùng núi Đông Bắc đã tìm mọi cách để sống thích ứng, hòa nhập tối
đa với tự nhiên, nương nhờ và tận dụng thiên nhiên nhằm phục vụ cho sự sinh tồn của
mình. Chính trong quá trình hoạt động sống gắn bó chặt chẽ với môi trường tự nhiên
mang tính đặc thù đó của người dân các dân tộc vùng núi Đông Bắc nước ta đã hình
thành và lưu giữ nhiều giá trị văn hóa sinh thái độc đáo, mang tính bản sắc của vùng.
Các giá trị văn hóa sinh thái đó đã được thể hiện ở nhiều lĩnh vực hoạt động rất khác
nhau: từ hoạt động sản xuất (cách thức canh tác phù hợp với điều kiện đất dốc, rừng
sâu), đến nếp ăn (ẩm thực), nếp mặc (trang phục), nếp ở (xây dựng nhà cửa, kiến trúc),
thuốc thang chữa bệnh... đều cố gắng tận dụng tối đa những gì vốn có của tự nhiên.
Kết luận chương 1
Nhân loại đang đứng trước một nguy cơ lớn đó là cạn kiệt nguồn tài nguyên
thiên nhiên và ô nhiễm môi trường, nguy cơ này do chính con người gây ra, do con
người đã và đang hành động một cách thái quá trong quá trình tác động đến tự nhiên.
Đặc biệt ở những vùng đầu nguồn của các con sông, những vùng núi cao, rừng sâu,
với trình độ nhận thức về tự nhiên còn thấp kém và điều kiện kinh tế - xã hội còn rất
khó khăn, lại chịu sự tác động của mặt trái của cơ chế thị trường thì việc làm phương
hại nghiêm trọng thêm cho tự nhiên là một điều không tránh khỏi. Trước tình hình đó,
nghiên cứu lối sống, hành động của con người đối với tự nhiên ở vùng núi Đông Bắc
nước ta để rút ra những kết luận về văn hóa sinh thái vùng là việc làm cần thiết cho sự
phát triển bền vững của vùng này nói riêng, cho cả nước nói chung.
Văn hóa sinh thái là kết quả của quá trình con người tác động và cải biến giới
tự nhiên. Các giá trị của nó chính là những mặt tích cực góp phần tạo ra cho con người
có một môi trường sống tốt đẹp, hài hòa hơn với tự nhiên với năm đặc trưng chủ yếu
của nó. Trong thực tế, các giá trị của văn hóa sinh thái được biểu hiện qua những hình
thức cụ thể từ văn hóa sinh thái vật thể đến văn hóa sinh thái phi vật thể. Nó chính là
sự kết hợp chặt chẽ giữa ba giá trị chân - thiện - mỹ trong mối quan hệ của con người
với tự nhiên.
Vùng núi Đông Bắc nước ta có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khá phức
tạp, đó là cơ sở để hình thành các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống của vùng.
Thông qua cách thức làm ăn, sinh sống và suy nghĩ của con người ở vùng này đã bộc
lộ rõ nét cái chân, cái thiện, cái mỹ trong quan hệ của con người với tự nhiên và cụ thể
là có ba giá trị văn hóa sinh thái truyền thống cơ bản sau:
- Tư tưởng sống hòa hợp với thiên nhiên.
- Lòng yêu thiên nhiên.
- Con người tìm cách sống thích ứng, hòa hợp với môi trường tự nhiên trong
sinh hoạt và sản xuất.
Chương 2
Thực trạng và giải pháp bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống
ở vùng núi Đông Bắc nước ta hiện nay
2.1. Thực trạng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền
thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta hiện nay
Bảo tồn, được hiểu là hoạt động gìn giữ một cái gì đó không để cho nó mất đi.
Nhưng bảo tồn giá trị văn hóa sinh thái truyền thống phải là bảo tồn có chọn lọc và
không được giữ thái độ bảo thủ trong bảo tồn, mà phải tăng thêm sự vững chắc của các
nền tảng của di sản nhằm phát triển các hình thức biểu hiện giá trị văn hóa sinh thái
mới. ở đây phải có sự kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát triển.
Phát huy, là làm cho cái hay, cái tốt lan tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm.
Phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống là làm cho các giá trị này ngoài việc
được bảo tồn, giữ lại còn phải tiếp tục nâng cao các giá trị chân, thiện, mỹ phù hợp với
những điều kiện mới.
Vấn đề bảo tồn phải luôn đi liền với phát huy, chỉ thông qua phát huy thì các
giá trị văn hóa sinh thái đó mới được biểu hiện, qua đó mới có thể khẳng định nó còn
phù hợp hay không phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn. Nhờ đó chúng ta biết
bảo tồn và phát huy những giá trị nào, biết loại bỏ những yếu tố lạc hậu nào. Nói một
cách khác là có kết hợp bảo tồn với phát huy mới đảm bảo yêu cầu của nguyên tắc về
sự phát triển và nguyên tắc tính lịch sử cụ thể.
Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi
Đông Bắc nước ta đang trở nên cấp thiết, bởi vì sự tác động của các nền văn hóa ngoại
lai đi theo con đường của kinh tế thị trường đang làm thay đổi không chỉ ở nếp nghĩ
của người dân mà cả trong cách làm của họ. Sự thay đổi này đã đạt được những thành
tựu không nhỏ, song, cũng còn không ít những hạn chế mà trong thời gian tới cần phải
khắc phục.
2.1.1. Những thành tựu của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta
Trong thời gian qua, đặc biệt là từ sau khi Luật Bảo vệ môi trường ở nước ta
được Quốc hội thông qua ngày 27/ 12/ 1993 và từ Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa VIII (6/7/1998) đến nay, việc bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta đã đạt được một số thành
tựu đáng kể:
Nhà nước đã có một số biện pháp nhằm nâng cao sự hiểu biết của nhân dân
trong vùng về vai trò của việc bảo tồn các giá trị văn hóa sinh thái của cả nước nói
chung, của vùng núi Đông Bắc nói riêng như: đã tổ chức được một số hội nghị, hội
thảo khoa học bàn về vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền
thống. Qua các hội thảo này bước đầu đã nghiên cứu và đề ra một số biện pháp mang
tính định hướng cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống
ở vùng này với phương châm bảo tồn trên cơ sở có chọn lọc và phải góp phần thúc đẩy
sự phát triển bền vững của vùng này nói riêng cũng như của cả nước nói chung. Đồng
thời, sử dụng các phương tiện truyền thông như báo đài của trung ương và địa phương
để tuyên truyền giáo dục; tại các tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số cư trú tương đối tập
trung đã có những buổi phát sóng bằng tiếng dân tộc thiểu số như: Đài phát thanh tiếng
nói Việt Nam đã phát 7 thứ tiếng dân tộc thiểu số, trong đó có tiếng H Mông, các đài
phát thanh - truyền hình địa phương cũng đã phát một số tiếng dân tộc thiểu số: Dao,
Tày, Nùng, H Mông, Giáy, Hà Nhì với một trong những nội dung cơ bản được đề cập
đến đó là vấn đề các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống của vùng. Qua đó, đã góp
phần giải thích, tuyên truyền những giá trị văn hóa sinh thái đến tận những đồng bào ở
nơi hẻo lánh xa xôi nhất, tạo ra được niềm tự hào dân tộc và nâng cao sự nhận thức
của người dân nơi đây đối với các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống của vùng. Từ
đó, khích lệ và động viên người dân địa phương - chủ thể của các giá trị văn hóa sinh
thái truyền thống tham gia trực tiếp vào việc bảo vệ các giá trị đó.
Công việc sưu tầm, nghiên cứu các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống của
vùng núi Đông Bắc bước đầu đã được chú ý, quan tâm đến. Không chỉ như vậy, các
giá trị này còn được giới thiệu rộng rãi không những trong phạm vi địa phương mà còn
trong phạm vi cả nước, thậm chí cả nước ngoài nữa. Qua đó, đã góp phần không nhỏ
vào việc bảo tồn và phát huy, phát triển các giá trị văn hóa sinh thái vùng này theo kịp
sự phát triển của thời đại. Đặc biệt là năm 1995, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được
thành lập đã góp phần to lớn vào việc bảo tồn và phát huy, phát triển văn hóa các dân
tộc, trong đó có các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống của vùng núi Đông Bắc.
Đa số các địa phương trong vùng hiện nay vẫn còn giữ được lối sống thích
ứng với môi trường tự nhiên trong hoạt động sống của con người mặc dù nội dung của
sự thích ứng hiện nay đã có những khác biệt so với trước kia. ở nhiều địa phương
trong vùng vẫn còn giữ được những phong tục, tập quán sinh thái có giá trị, ví dụ như:
tục thách cưới bằng chăn bông, vải thổ cẩm của dân tộc Tày ở Tuyên Quang, Lạng
Sơn,... nhờ đó mà nghề trồng bông, dệt vải thổ cẩm truyền thống vẫn tồn tại và phát
triển, hay quan niệm về những khu rừng thiêng của người dân nơi đây đã góp phần
ngăn chặn được tệ nạn khai thác rừng, nhất là rừng đầu nguồn một cách bừa bãi. Hầu
hết đồng bào ở vùng này vẫn còn giữ được những bài thuốc quý mang tính chất gia
truyền mà nguyên liệu của nó là những động, thực vật trong tự nhiên. Nhờ đó, việc bảo
tồn các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống đã được chính những người dân ở đây -
những người đã sáng tạo ra các giá trị đó thực hiện tương đối có hiệu quả.
Mặc dù có sự ảnh hưởng nhất định của nền kinh tế thị trường nhưng với ý thức
cộng đồng cao, tư tưởng sống hòa hợp với tự nhiên và tình yêu thiên nhiên của con
người vùng này trong thời gian qua vẫn được bồi đắp và phát triển, việc bảo vệ môi
trường sinh thái ở đây đã được đồng bào thực hiện khôi phục lại khá tốt thông qua
hàng loạt công việc mà họ đã thực hiện như: chương trình phủ xanh đồi trọc, chương
trình đưa nước sạch tới từng gia đình, quy ước bảo vệ rừng đầu nguồn (ví dụ: người
Dao ở Hoàng Su Phì - Hà Giang đã xây dựng quy ước riêng: người nào chặt một cây gỗ
có đường kính từ 10 cm phạt 2.000 đồng; đào một củ măng phạt 2.000 đồng; chặt phá
song, mây phạt 10.000 đồng và thu toàn bộ cây đã chặt), chống khai thác tài nguyên
bừa bãi (ví dụ: người Dao ở Hà Giang có quy định cấm đánh bắt cá bằng mìn, điện. Ai
cố tình vi phạm thì nộp phạt 50.000 đồng),... Như vậy, về cơ bản, các giá trị văn hóa
sinh thái truyền thống vùng này vẫn được con người tôn trọng, bảo tồn và tìm cách
khôi phục một cách hợp lý, khá nghiêm túc.
Kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi Đông Bắc trong thời gian qua đã được cải
thiện và nâng cao, nhờ đó, sự hiểu biết về tự nhiên, trình độ chinh phục tự nhiên của
con người nơi đây cũng ngày càng được phát triển. Người dân ở đây không chỉ biết
bảo tồn và khôi phục những giá trị văn hóa sinh thái truyền thống đã đạt được mà còn
biết phát huy, phát triển những giá trị đó cho phù hợp với thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù vẫn sinh sống ở những nếp nhà sàn truyền
thống nhưng con người ở đây không còn sống mất vệ sinh, nuôi gia súc, gia cầm dưới
gầm nhà như trước đây nữa mà đã biết nuôi gia súc, gia cầm ở những khu riêng, đã
biết đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường sống. Sống trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, những bộ trang phục truyền thống vẫn được con người ở đây
sử dụng nhưng chủ yếu là trong các dịp lễ hội còn trong cuộc sống hàng ngày nó cũng
đã được cách tân cho phù hợp với yêu cầu của lối sống công nghiệp. Đồng bào vùng
này không chỉ dùng các dược liệu trong tự nhiên để chữa bệnh theo các phương thuốc
gia truyền mà còn biết kết hợp với tây y để việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con
người được tốt hơn. Lối sống du canh du cư hiện nay đã không còn phù hợp, cần được
thay thế bằng lối sống định canh định cư vừa mang tính ổn định lại vừa không gây ra
tình trạng phá hoại cảnh quan môi trường, khai thác tài nguyên nhất là tài nguyên rừng
một cách bừa bãi,... ở đây, quan điểm khôi phục, bảo tồn, phát huy và phát triển các
giá trị văn hóa sinh thái truyền thống đã được con người vùng này kết hợp một cách
chặt chẽ, mang tính hợp lý cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên, việc bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng này vẫn còn hạn chế do những nguyên nhân
khác nhau mà trong thời gian tới chúng ta phải tìm mọi cách khắc phục.
2.1.2. Những hạn chế của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh
thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta
Trong thời gian qua, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta hiện nay.pdf