Tài liệu Luận văn Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------------------------------------------------
Vƣơng Thị Vân
VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Thái nguyên, năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------------------------------------
VƢƠNG THỊ VÂN
VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60- 31- 10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: T.S. ĐỖ ANH TÀI
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một...
105 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------------------------------------------------
Vƣơng Thị Vân
VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Thái nguyên, năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------------------------------------
VƢƠNG THỊ VÂN
VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60- 31- 10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: T.S. ĐỖ ANH TÀI
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Vƣơng Thị Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 3 năm phấn đấu vƣợt qua nhiều khó khăn để học tập với sự
ủng hộ động viên của gia đình, bạn bè và đặc biệt là sự quan tâm tạo điều kiện
thuận lợi của đồng chí, đồng nghiệp ở cơ quan, của nhà trƣờng và sự dạy bảo
tận tình của thầy cô, tôi đã hoàn thành chƣơng trình cao học kinh tế nông
nghiệp và luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo, Khoa Sau
đại học, ban chủ nhiệm lớp cùng các thầy cô Trƣờng đại học kinh tế và quản
trị kinh doanh Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn, tạo điều kiện về
mọi mặt để tôi thực hiện đề tài này. Đặc biệt tôi xin cảm ơn TS. Đỗ Anh Tài,
đã hƣớng dẫn chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban, ngành,
đoàn thể gồm: Hội LHPN tỉnh Thái Nguyên, Huyện uỷ Phú Lƣơng, UBND
huyện Phú Lƣơng, Ban Dân vận Huyện uỷ Phú Lƣơng, Phòng LĐ-XH huyện
Phú Lƣơng, Phòng Thống kê huyện Phú Lƣơng, Các tổ chức hội đoàn thể
huyện Phú Lƣơng, Ngân hàng NN&PTNT huyện Phú Lƣơng, UBND và hội
phụ nữ các xã Cổ Lũng, Ôn Lƣơng, Yên Trạch.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhƣng luận văn này không trách khỏi những
thiếu sót, kính mong quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp chỉ bảo, giúp
đỡ để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, ngày 02 tháng 10 năm 2009
Tác giả luận văn
Vƣơng Thị Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ, đồ thị
Phần Mở đầu 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
2.1. Mục tiêu chung 3
2.2. Mục đích cụ thể 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài 4
5. Bố cục luận văn 4
Chƣơng 1. Cơ sở khoa học và phƣơng pháp nghiên cứu 5
1.1. Cơ sở khoa học 5
1.1.1. Giới tính và Giới 5
1.1.2. Phát triển kinh tế nông thôn 8
1.1.3. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn 10
1.1.4. Thực trạng vai trò của phụ nữ trên thế giới và ở Việt Nam 14
1.1.5. Một số vấn đề đặt ra với phụ nữ nông thôn 21
1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 28
1.2.1. Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu 28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
1.2.2. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu 29
1.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu 30
1.2.4. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu 31
1.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 31
Chƣơng 2. Thực trạng vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát
triển kinh tế huyện Phú Lƣơng
32
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái
Nguyên
32
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 32
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 37
2.2. Thực trạng vai trò phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế
huyện Phú Lƣơng
45
2.2.1. Khái quát về thực trạng vai trò của phụ nữ trên địa bàn
huyện
45
2.2.2. Thực trạng vai trò phụ nữ trong các hộ nghiên cứu 54
2.2.3. Một số yếu tố thuận lợi và cản trở việc nâng cao vai trò
phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế
69
Chƣơng 3. Quan điểm, phƣơng hƣớng và những giải pháp nhằm
nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế
hộ huyện Phú Lƣơng
74
3.1. Quan điểm về việc nâng cao vai trò của phụ nữ 74
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ
nông thôn trong phát triển kinh tế
75
Phần Kết luận và kiến nghị 82
Tài liệu tham khảo 86
Phụ lục 90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
2.1 Diện tích đất phân theo loại đất và theo xã, thị trấn của huyện
Phú Lƣơng năm 2008
34
2.2 Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Phú Lƣơng giai đoạn
2006- 2008
36
2.3 Tình hình dân số huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2006-2008 38
2.4 Lao động huyện Phú Lƣơng chia theo giới tính và khu vực giai
đoạn 2006-2008
40
2.5 Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây trồng chính của
huyện từ năm 2006-2008
41
2.6 Nữ trong các nhóm tuổi từ năm 2006-2008 45
2.7 Phụ nữ trong độ tuổi tham gia sinh hoạt đoàn thể năm 2008 46
2.8 Trình độ của cán bộ hội đoàn thể nhiệm kỳ 2006-2011 48
2.9 Phụ nữ tham gia cấp uỷ Đảng nhiệm kỳ 2005-2010 51
2.10 Phân loại hộ khu vực nông thôn huyện Phú Lƣơng theo chuẩn
mới và mức sống dân cƣ giai đoạn 2006- 2008
53
2.11 Phụ nữ tham gia lãnh đạo cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể
tại các xã vùng nghiên cứu
54
2.12 Tỷ lệ nữ tham gia hoạt động cộng đồng ở các điểm nghiên cứu 55
2.13 Tỷ lệ nữ làm chủ hộ và tham gia quản lý hộ 56
2.14 Phân công lao động sản xuất nông nghiệp trong các hộ ở các
điểm nghiên cứu năm 2008
58
2.15 Phân công lao động trong hoạt động khác ở 3 cụm xã vùng
nghiên cứu
59
2.16 Nguồn tiếp cận thông tin của phụ nữ ở điểm nghiên cứu 63
2.17 Tỷ lệ tiếp cận kiến thức của phụ nữ và nam giới ở các điểm
nghiên cứu
64
2.18 Đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 65
2.19 Tình quản lý tài chính của hộ tại các vùng nghiên cứu 66
2.20 Mối liên hệ giữa vai trò giới, tình trạng bất bình đẳng giới và
công cuộc phát triển
72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Trang
2.1 Cơ cấu sử dụng đất huyện Phú Lƣơng năm 2008 35
2.2 Tốc độ tăng dân số huyện Phú Lƣơng theo giới tính giai đoạn
2006- 2008
39
2.3 Cơ cấu kinh tế huyện Phú Lƣơng năm 2008 43
2.4 Biến động cơ cấu kinh tế huyện Phú Lƣơng trong giai đoạn
2006-2008
43
2.5 Cơ cấu phụ nữ tham gia sinh hoạt đoàn thể năm 2008 47
2.6 Trình độ văn hoá của lao động nữ huyện Phú Lƣơng năm 2008 49
2.7 Phụ nữ là đại biểu hội đồng nhân dân 2 cấp nhiệm kỳ 2004- 2009 52
2.8 Tình hình sử dụng quỹ thời gian của phụ nữ vùng nghiên cứu
trong một năm
62
2.9 Trình độ văn hoá của nam, nữ trong độ tuổi ở vùng nghiên cứu 67
2.10 Tỷ lệ ngƣời ốm trong các hộ đƣợc chăm sóc, chữa trị tại nhà ở
các vùng nghiên cứu
68
2.11 Tỷ lệ các hộ sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình ở vùng
nghiên cứu
69
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phụ nữ có vai trò quan trọng trong đội ngũ đông đảo những ngƣời lao động
trong xã hội. Bằng lao động sáng tạo của mình, họ đã góp phần làm giàu cho
xã hội, làm phong phú cuộc sống con ngƣời. Phụ nữ luôn thể hiện vai trò của
mình trong các lĩnh vực đời sống xã hội, cụ thể là trong lĩnh vực hoạt động
vật chất, phụ nữ là một lực lƣợng trực tiếp sản xuất ra của cải để nuôi sống
con ngƣời. Không chỉ sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra
con ngƣời để duy trì và phát triển xã hội. Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần,
phụ nữ có vai trò sáng tạo nền văn hoá nhân loại. Nền văn hoá dân gian của
bất cứ nƣớc nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia bằng nhiều hình thức của
đông đảo phụ nữ [31].
Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm trên 50% dân số cả nƣớc, họ tham gia vào
tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng và
càng ngày càng thể hiện vị trí và vai trò của mình trong xã hội. Trong suốt
chặng đƣờng đấu tranh dựng nƣớc, giữ nƣớc và xây dựng đất nƣớc, lịch sử
Việt Nam đã ghi nhận những cống hiến to lớn của phụ nữ. Trong công cuộc
đổi mới đất nƣớc của Đảng, họ luôn giữ gìn, phát huy và nêu cao tinh thần
yêu nƣớc, đoàn kết, năng động, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn để vƣơn
lên trong học tập, lao động, phấn đấu đạt những thành tích xuất sắc trên mọi
lĩnh vực. Trong gia đình, mỗi phụ nữ vừa là ngƣời con dâu, ngƣời vợ, ngƣời
mẹ, ngƣời thầy của các con, ngƣời thầy thuốc của gia đình.
Đảng và Nhà nƣớc ta ngày càng quan tâm phát huy vai trò của phụ nữ
trong xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh
vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng…Ở khu vực nông thôn,
cùng với việc tích cực tham gia vào quá trình phát triển kinh tế gia đình, mỗi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
phụ nữ còn tham gia nhiều hoạt động xã hội, góp phần quan trọng trong phát
triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh quốc phòng địa phƣơng làm thay đổi diện
mạo khu vực nông thôn Việt Nam.
Phú Lƣơng là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, với 50,5%
dân số là phụ nữ [41]. Lực lƣợng này đã và đang có những đóng góp to lớn
vào sự phát triển kinh tế- xã hội của toàn huyện. Tuy nhiên, sự đóng góp của
phụ nữ lại chƣa đƣợc ghi nhận một cách xứng đáng, chƣa tƣơng xứng với vị
trí, vai trò của họ trong nền kinh tế, trong các quan hệ xã hội và trong đời
sống gia đình. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trƣờng, ngƣời phụ nữ phải "nặng
gánh hai vai", vừa phải làm tốt công việc xã hội, vừa đảm nhiệm vai trò làm
vợ, làm mẹ trong khi quỹ thời gian của họ cũng chỉ có nhƣ mọi ngƣời, sức
khoẻ lại hạn chế... Để cố gắng làm tốt, họ phải nỗ lực và hy sinh, nhƣng
quyền lợi về mọi mặt của họ lại chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
Qua quá trình công tác và nghiên cứu trong lĩnh vực liên quan đến phụ
nữ, nhiều câu hỏi đƣợc đặt ra cho bản thân, cho các cấp hội phụ nữ và chúng
ta: Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn hiện nay nhƣ thế
nào? Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn hiện
nay ra sao? giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình nâng cao
năng lực cho phụ nữ? Vì vậy, nghiên cứu về vai trò của phụ nữ nông thôn
miền núi huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên trong việc phát triển kinh tế
đƣợc đặt ra nhƣ một yêu cầu cấp bách, từ đó đề xuất một số giải pháp có tính
khả thi nhằm phát huy hơn nữa vai trò của lực lƣợng này, qua đó thúc đẩy sự
phát triển nông nghiệp nông thôn theo xu hƣớng đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nhƣ mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra.
Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên và sự nhận thức sâu sắc về những
tiềm năng to lớn của phụ nữ, những cản trở sự tiến bộ của phụ nữ trong quá
trình đổi mới và phát triển kinh tế nông thôn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
“Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn
huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng hoạt động của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ
nông thôn, đƣa ra giải pháp và kiến nghị nhằm tạo cơ hội cho phụ nữ phát huy
tiềm năng về mọi mặt để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống
gia đình, góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội huyện Phú Lƣơng.
2.2. Mục đích cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ trong
phát triển kinh tế hộ nông thôn miền núi.
- Phân tích và đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế hộ nông thôn tại huyện Phú Lƣơng.
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng đóng góp của phụ nữ
trong phát triển kinh tế hộ nông thôn. Qua đó, đề xuất các giải pháp chủ yếu
nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn miền núi
trên địa bàn Phú Lƣơng.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là phụ nữ trong các hộ gia đình trên địa bàn
huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát
triển kinh tế nông thôn.
- Về không gian nghiên cứu: đề tài đƣợc thực hiện tại một số cơ quan,
tổ chức kinh tế chính trị xã hội, một số nhóm hộ sản xuất nông, lâm nghiệp,
dịch vụ trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lƣơng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
- Về thời gian nghiên cứu: tổng quan về vai trò của phụ nữ đƣợc phân
tích thông qua số liệu của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị kinh tế
xã hội trong thời gian gần đây, chủ yếu từ năm 2006 đến năm 2008. Các số
liệu điều tra thực hiện trong năm 2008.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực,
là một kênh thông tin để Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ huyện tham mƣu giúp
Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Lƣơng xây dựng giải pháp thực hiện
chƣơng trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện nhằm năng cao
vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế, góp phần thực hiện hiệu quả Đề án
phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2010 - 2015.
5. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Luận văn gồm 2 phần và 3 chƣơng
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở khoa học và phƣơng pháp nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông
thôn huyện Phú Lƣơng.
Chương 3: Quan điểm, định hƣớng và những giải pháp nhằm nâng cao
vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn huyện Phú Lƣơng.
Phần kết luận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
CHƢƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC
1.1.1. Giới tính và Giới
1.1.1.1. Khái niệm Giới tính và Giới
*Giới tính: chỉ sự khác biệt về sinh học giữa nam giới và nữ giới mang
tính toàn cầu và không thay đổi [44].
Các đặc trƣng của giới tính bị quy định và hoạt động theo các cơ chế tự
nhiên, di truyền. Ví dụ, ngƣời nào có cặp nhiệm sắc thể giới tính XX thì thuộc
về nữ giới, ngƣời nào có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY thì thuộc về nam
giới. Nữ giới vốn có chức năng sinh lý học nhƣ tạo ra trứng, mang thai, sinh
con và cho con bú bằng bầu sữa mẹ. Nam giới có chức năng tạo ra tinh trùng.
Về mặt sinh lý học, nữ giới khác với nam giới.
*Giới: chỉ sự khác biệt về xã hội và quan hệ (về quyền lực) giữa trẻ em
trai và trẻ em gái, giữa phụ nữ và nam giới, đƣợc hình thành và khác nhau
ngay trong một nền văn hoá, giữa các nền văn hoá và thay đổi theo thời gian.
Sự khác biệt này đƣợc nhận thấy một cách rõ ràng trong vai trò, trách nhiệm,
nhu cầu, khó khăn thuận lợi của các giới tính [44].
Khái niệm về "Giới" đƣợc xuất hiện ban đầu là các nƣớc nói tiếng Anh,
vào khoảng những năm 60 của thế kỷ XX... Ở Việt Nam, khái niệm này mới
xuất hiện vào khoảng thập kỷ 80.
“Giới” là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ môn nhân học, nói đến
vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ. "Giới"
đề cập đến việc phân công lao động, các kiểu phân chia: nguồn lực và lợi ích
giữa nam và nữ trong một bối cảnh xã hội cụ thể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
"Giới" là yếu tố luôn biến đổi cũng nhƣ tƣơng quan về địa vị trong xã
hội của nữ giới và nam giới, không phải là hiện tƣợng bất biến mà liên tục
thay đổi. Nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể. "Giới"
là sản phẩm của xã hội, có tính xã hội, dùng để phân biệt sự khác nhau trong
quan hệ nam và nữ. Đây là cơ sở để nghiên cứu sự cân bằng về giới và đảm
bảo công bằng trong xã hội.
1.1.1.2. Đặc điểm, nguồn gốc và sự khác biệt về giới:
* Đặc điểm về giới:
- Không tự nhiên mà có
- Học đƣợc từ gia đình và xã hội
- Đa dạng (khác nhau giữa các vùng miền)
- Có thể thay đổi đƣợc
* Nguồn gốc giới:
- Trong gia đình, bắt đầu từ khi sinh ra, đứa trẻ đƣợc đối xử tuỳ theo nó
là trai hay gái. Đó là sự khác nhau về đồ chơi, quần áo, tình cảm của ông bà,
bố mẹ, anh chị. Đứa trẻ đƣợc dạy dỗ và điều chỉnh hành vi của chúng theo
giới tính của mình.
- Trong nhà trƣờng, các thầy cô giáo cũng định hƣớng theo sự khác biệt
về giới cho học sinh. Học sinh nam đƣợc hƣớng theo các ngành kỹ thuật, điện
tử, các ngành cần có thể lực tốt. Học sinh nữ đƣợc hƣớng theo các ngành nhƣ
may, thêu, trang điểm, các ngành cần sự khéo léo, tỷ mỷ.
* Sự khác biệt về giới:
Phụ nữ đƣợc xem là phái yếu, vì họ sống thiên hơn về tình cảm, họ là
thành phần quan trọng tạo nên sự yên ấm trong gia đình. Thiên chức của phụ
nữ là làm vợ, làm mẹ, nên họ gắn bó với con cái, gia đình hơn nam giới và
cũng từ đấy mối quan tâm của họ cũng có phần khác nam giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Nam giới đƣợc coi là phái mạnh, là trụ cột gia đình. Họ cứng rắn hơn
về tình cảm, mạnh bạo và năng động hơn trong công việc. Đặc trƣng này cho
phép họ dồn hết tâm trí vào lao động sản xuất, vào công việc xã hội, ít bị ràng
buộc bởi con cái và gia đình. Chính điều này đã làm tăng thêm khoảng cách
khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong xã hội.
Hơn nữa, nam giới và nữ giới lại có xuất phát điểm không giống nhau
để tiếp cận cái mới, họ có những thuận lợi, khó khăn với tính chất và mức độ
khác nhau để tham gia vào các chƣơng trình kinh tế, từ góc độ nhận thức, nắm
bắt các thông tin xã hội. Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế, từ điều kiện và
cơ hội đƣợc học tập, tiếp cận việc làm và làm việc, từ vị trí trong gia đình,
ngoài xã hội khác nhau, từ tác động của định kiến xã hội, các hệ tƣ tƣởng,
phong tục tập quán đối với mỗi giới cũng khác nhau.
1.1.1.3. Nhu cầu, lợi ích giới và bình đẳng giới
* Nhu cầu giới (còn gọi là nhu cầu thực tế): là những nhu cầu xuất phát
từ công việc và hoạt động hiện tại của phụ nữ và nam giới. Nếu những nhu
cầu này đƣợc đáp ứng thì sẽ giúp cho họ làm tốt vai trò sẵn có của mình [1].
Nhu cầu giới thực tế là những nhu cầu đƣợc hình thành từ những điều
kiện cụ thể mà phụ nữ trải qua. Chúng nảy sinh từ những vị trí của họ trong
phân công lao động theo giới, cùng với lợi ích giới thực tế của họ là sự tồn tại
của con ngƣời. Khác với nhu cầu chiến lƣợc, chúng đƣợc chính phụ nữ đƣa ra
từ vị trí của họ chứ không phải qua can thiệp từ bên ngoài. Vì vậy nhu cầu
giới thực tế thƣờng là sự hƣởng ứng đối với sự cần thiết đƣợc nhận thức ngay
do phụ nữ xác định trong hoàn cảnh cụ thể.
*Lợi ích giới (còn gọi là nhu cầu chiến lược): là những nhu cầu của
phụ nữ và nam giới xuất phát từ sự chênh lệch về địa vị xã hội của họ. Những
lợi ích này khi đƣợc đáp ứng sẽ thay đổi vị thế của phụ nữ và nam giới theo
hƣớng bình đẳng [1].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
* Bình đẳng giới: nam giới và nữ giới đƣợc coi trọng nhƣ nhau, cùng
đƣợc công nhận và có vị thế bình đẳng [1].
Nam giới và phụ nữ đƣợc bình đẳng về:
- Các điều kiện để phát huy đầy đủ tiềm năng.
- Các cơ hội để tham gia đóng góp, hƣởng lợi trong quá trình phát triển.
- Quyền tự do và chất lƣợng cuộc sống.
1.1.1.4. Vai trò của giới
- Vai trò sản xuất: đƣợc thể hiện trong lao động sản xuất dƣới mọi hình
thức để tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho gia đình và xã hội.
- Vai trò tái sản xuất sức lao động: bao gồm các hoạt động nhằm duy trì
nòi giống, tái tạo sức lao động. Vai trò này không chỉ đơn thuần là tái sản xuất
sinh học, mà còn cả việc chăm lo, duy trì, phát triển lực lƣợng lao động cho
hiện tại và tƣơng lai nhƣ: nuôi dạy con cái, nuôi dƣỡng các thành viên trong
gia đình, làm công việc nội trợ…vai trò này hầu nhƣ của ngƣời phụ nữ.
- Vai trò cộng đồng: thể hiện ở những hoạt động tham gia thực hiện ở
mức cộng đồng nhằm duy trì và phát triển các nguồn lực cộng đồng, thực hiện
các nhu cầu, mục tiêu chung của cộng đồng.
1.1.2. Phát triển kinh tế nông thôn
1.1.2.1. Khái niệm về phát triển và phát triển kinh tế
*Phát triển: là quá trình thay đổi toàn diện nền kinh tế, bao gồm sự
tăng thêm về quy mô sản lƣợng, cải thiện về cơ cấu, hoàn thiện thể chế nhằm
nâng cao chất lƣợng cuộc sống [19].
Phát triển kinh tế: có thể hiểu là quá trình lớn lên về mọi mặt của nền
kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về
quy mô sản lƣợng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội [12].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
1.1.2.2.Khái niệm về nông thôn: Nông thôn là phần lãnh thổ của một
nhà nƣớc hay một đơn vị hành chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, có môi trƣờng
tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế xã hội, điều kiện sống khác biệt với thành thị và
dân cƣ chủ yếu làm nông nghiệp [29].
1.1.2.4.Khái niệm, đặc điểm hộ gia đình, kinh tế hộ nông dân, kinh tế
nông thôn
* Hộ gia đình: có ba tiêu thức chính thƣờng đƣợc nói đến khi định
nghĩa khái niệm hộ gia đình:
- Có quan hệ huyết thống và hôn nhân
- Cùng cƣ trú
- Có cơ sở kinh tế chung [55].
Theo một số từ điển chuyên ngành kinh tế, từ điển ngôn ngữ thì hộ
đƣợc hiểu là: tất cả những ngƣời cùng sống trong một mái nhà, bao gồm
những ngƣời có cùng huyết tộc và những ngƣời làm công [55].
Về phƣơng diện thống kê, các nhà nghiên cứu Liên hợp quốc cho rằng
hộ là những ngƣời cùng sống chung dƣới một mái nhà, cùng ăn chung và có
chung một ngân quỹ [55].
Đại đa số các hộ ở Việt Nam đều gồm những ngƣời có quan hệ hôn
nhân, quan hệ huyết thống. Vì vậy khái niệm hộ thƣờng đƣợc hiểu đồng nghĩa
với gia đình, nhiều khi đƣợc gộp thành khái niệm chung là hộ gia đình.
* Kinh tế hộ nông dân:
Theo Frank Ellis (1988) thì kinh tế hộ nông dân là: Các nông hộ thu
hoạch các phƣơng tiện sống từ đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong
sản xuất nông trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhƣng về cơ bản
đƣợc đặc trƣng bằng việc tham gia một phần trong thị trƣờng, hoạt động với
một trình độ không hoàn chỉnh cao [55].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Kinh tế hộ nông dân đƣợc phân biệt với các hình thức kinh tế khác
trong nền kinh tế thị trƣờng bởi các đặc điểm sau:
- Đất đai: nghiên cứu hộ nông dân là nghiên cứu những ngƣời sản xuất
có tƣ liệu sản xuất chủ yếu là đất đai.
- Lao động: lao động sản xuất chủ yếu là do các thành viên trong hộ tự
đảm nhận. Sức lao động của các thành viên trong hộ không đƣợc xem là lao
động dƣới hình thái hàng hoá, họ không có khái niệm tiền công, tiền lƣơng.
- Tiền vốn: chủ yếu do họ tự tạo ra từ sức lao động của họ.
Mục đích chủ yếu của sản xuất trong hộ nông dân là đáp ứng cho nhu
cầu tiêu dùng trực tiếp của hộ, sau đó phần dƣ thừa mới bán ra thị trƣờng.
1.1.3. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn
1.1.3.1. Vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội
Trên toàn thế giới, phụ nữ đóng vai trò then chốt trong gia đình về khả
năng sản xuất và tái sản xuất. Họ chiếm trên 50% trong tổng số lao động; số
giờ lao động của họ chiếm 2/3 tổng giờ lao động của xã hội và sản xuất ra 1/2
trong tổng sản lƣợng nông nghiệp. Cùng với việc đảm nhiệm nhiều công việc
khác nhau, lao động nữ chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong các ngành công
nghiệp, dịch vụ với trình độ không ngừng đƣợc nâng cao [56].
Theo kết quả của những công trình nghiên cứu trƣớc cho biết: Phụ nữ
là ngƣời tạo ra phần lớn lƣơng thực tiêu dùng cho gia đình. 1/4 số hộ gia đình
trên thế giới do nữ làm chủ hộ và nhiều hộ gia đình khác phải phụ thuộc vào
thu nhập của lao động nữ [5]. Tuy vậy, sự bất bình đẳng vẫn còn tồn tại ở rất
nhiều nƣớc trên thế giới. Đặc biệt là ở các vùng nông thôn, phụ nữ bị hạn chế
về mọi mặt, đời sống, điều kiện sống và làm việc tồi tàn, địa vị trong xã hội
thấp. Trong số hơn 1,3 tỷ ngƣời trên thế giới ở trong tình trạng nghèo khổ thì
có đến 70% là nữ. Có ít nhất 1/2 triệu phụ nữ tử vong do các biến chứng về
mang thai, sinh đẻ…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Ở Việt Nam ngày nay, phụ nữ chiếm trên 50% dân số và gần 50% lực
lƣợng lao động xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các
lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy
Nhà nƣớc. Hiện có tới 27,3% đại biểu nữ trong Quốc hội (cao nhất ở Châu Á
và là một trong những nƣớc có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao nhất thế giới);
tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%; thạc sỹ 33,95%; tiến sỹ 25,69% [58].
Tuy nhiên, so với con số trung bình theo quy định của Quốc tế tỷ lệ lao
động nữ là đại biểu Quốc hội của Việt Nam chƣa đạt và có xu hƣớng giảm
dần. Theo số liệu của Văn phòng Quốc hội thì tỷ lệ nữ Việt Nam tham gia vào
Quốc hội giai đoạn 1975 – 1976 là 32%; 1976 – 1981 là 27%; 1992 – 1997
chỉ còn 18,5%; 2002 - 2007 tăng lên là 27,31% [58].
Phụ nữ luôn là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của gia đình và
xã hội. Nghĩa vụ công dân và thiên chức làm vợ, làm mẹ của phụ nữ đƣợc
thực hiện tốt là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự ổn định và
phát triển lâu dài của đất nƣớc. Ngày càng có nhiều phụ nữ thành đạt trong
các lĩnh vực kinh tế, khoa học, chính trị và xã hội. Điều đó cho thấy phụ nữ
ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong các lĩnh vực của xã hội.
1.1.3.2. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn
Phụ nữ luôn là ngƣời đóng vai trò then chốt trong gia đình về khả năng
sản xuất và tái sản xuất. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã đem lại cho xã hội
nguồn nhân lực, trí lực dồi dào và ngày càng phát triển. Vai trò của phụ nữ
trong sự phát triển kinh tế nông thôn thể hiện nhƣ sau:
- Trong lao động sản xuất: phụ nữ là ngƣời làm ra phần lớn lƣơng thực,
thực phẩm tiêu dùng cho gia đình. Đặc biệt các hộ nghèo sinh sống chủ yếu
dựa vào kết quả làm việc của phụ nữ.
- Ngoài việc tham gia vào lao động sản xuất đóng góp thu nhập cho gia
đình, phụ nữ còn đảm nhận chức năng ngƣời vợ, ngƣời mẹ. Họ phải làm hầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
hết các công việc nội trợ chăm sóc con cái, các công việc này rất quan trọng
đối với sự tồn tại, phát triển của gia đình và xã hội.
- Trong sinh hoạt cộng đồng: phụ nữ tham gia hầu hết các hoạt động
cộng đồng tại xóm, thôn bản.
Nhƣ vậy, dù đƣợc thừa nhận hay không thừa nhận, thực tế cuộc sống và
những gì phụ nữ làm đã khẳng định vai trò và vị trí của họ trong gia đình,
trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội, trong bƣớc tiến của nhân loại.
Phụ nữ cùng lúc phải thực hiện nhiều vai trò, cho nên họ cần đƣợc chia sẻ,
thông cảm cả về hành động lẫn tinh thần, gia đình và xã hội cũng cần có
những trợ giúp để họ thực hiện tốt hơn vai trò của mình.
1.1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát
triển kinh tế nông thôn
* Quan niệm về giới, những phong tục tập quán ở Việt Nam và một số
nước Á Đông: phụ nữ trƣớc hết phải lo việc gia đình, con cái. Dù làm bất kỳ
công việc gì, thì việc nội trợ vẫn là trách nhiệm của họ, đây là một quan niệm
ngự trị ở nƣớc ta từ nhiều năm nay. Sự tồn tại những hủ tục lạc hậu, trọng
nam khinh nữ đã kìm hãm tài năng sáng tạo của phụ nữ, hạn chế sự cống hiến
của họ cho xã hội và cho gia đình. Việc mang thai, sinh đẻ, nuôi dƣỡng con
nhỏ và làm nội trợ gia đình đè nặng lên đôi vai ngƣời phụ nữ. Đây là trở ngại
lớn cho họ tập trung sức lực, thời gian, trí tuệ vào sản xuất và các hoạt động
chính trị, xã hội. Vì vậy nhiều chị em trở nên không mạnh bạo, không năng
động sáng tạo bằng nam giới và gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp xã hội.
Phong tục tập quán là một nguyên nhân cơ bản cản trở phụ nữ tham gia vào
quá trình phát triển kinh tế [9].
* Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật của lao động nữ
còn nhiều hạn chế: Ở nông thôn, đặc biệt là miền núi phƣơng tiện thông tin
nghe nhìn và sách báo đến với ngƣời dân còn rất nhiều hạn chế, do vậy việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
lao động nữ tiếp cận và nắm bắt các thông tin kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt
còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài thời gian lao động sản xuất, ngƣời phụ nữ
dƣờng nhƣ ít có thời gian dành cho nghỉ ngơi hoặc hƣởng thụ văn hoá tinh
thần, học hỏi nâng cao hiểu biết kiến thức xã hội mà họ phải giành phần lớn
thời gian còn lại cho công việc gia đình. Do vậy, phụ nữ bị hạn chế về kỹ
thuật chuyên môn và sự hiểu biết xã hội. Phụ nữ ở độ tuổi lao động có trình
độ chuyên môn kỹ thuật là 6%, còn ở nam giới tỷ lệ này là 10% [43]. Theo
thông báo của Liên hiệp quốc thì hiện nay trên thế giới còn hơn 840 triệu
ngƣời bị mù chữ, trong đó nữ giới chiếm 2/3; trong số hơn 180 triệu trẻ em
không đƣợc đi học thì có tới 70% là trẻ em gái. Còn ở Việt Nam, theo thống
kê cho thấy tỷ lệ lao động nữ không qua đào tạo là rất cao, chiếm tới gần 90%
tổng số lao động không qua đào tạo trong cả nƣớc; chỉ có 0,63 % công nhân
kỹ thuật có bằng là nữ, trong khi chỉ tiêu này của nam giới là 3,46%. Tỷ lệ lao
động nữ có trình độ đại học và trên đại học 0,016%, tỷ lệ này ở nam giới là
0,077% (gấp 5 lần so với nữ giới) [22]. Điều đó cho thấy trình độ học vấn và
chuyên môn nghề nghiệp của phụ nữ là rất thấp và thấp hơn so với nam giới.
Phụ nữ bị hạn chế về kỹ thuật, chuyên môn và sự hiểu biết nên gặp
không ít khó khăn trong việc nắm bắt kiến thức pháp luật, tìm nguồn vốn, tìm
kiếm thị trƣờng, khó khăn trong việc tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất và đời sống. Do vậy, hiệu quả công việc và năng suất lao
động của họ thấp.
*Yếu tố về sức khoẻ: với phụ nữ nông thôn vừa phải lao động nặng vừa
phải thực hiện thiên chức của mình là phải mang thai, sinh con và cho con bú
bằng bầu sữa của mình, cùng với điều kiện sinh hoạt thấp kém đã làm cho sức
khoẻ của họ bị giảm sút. Điều này không những ảnh hƣởng đến khả năng lao
động mà còn làm vai trò của phụ nữ trong gia đình cũng nhƣ trong việc phát
triển kinh tế gia đình trở nên thấp hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
* Khả năng tiếp nhận thông tin: do phụ nữ phải đảm nhận một khối
lƣợng công việc lớn nên cơ hội để họ giao tiếp rộng rãi, tham gia hoạt động
cộng đồng để nắm thông tin rất hiếm. Ở nhiều vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh
ngƣời dân còn chƣa hề đƣợc tiếp xúc với báo chí và các hình thức truyền tải
thông tin khác.
* Các yếu tố chủ quan: một yếu tố khác không thể không nhắc đến đó
là nguyên nhân chủ quan do chính phụ nữ gây ra, đó chính là quan niệm lệch
lạc về giới, ngay cả phụ nữ cũng có cái nhìn không đúng về những vấn đề đó.
Họ cũng cho rằng, những công việc nội trợ, chăm sóc gia đình, con cái…là
việc của phụ nữ. Họ tỏ ra không hài lòng về ngƣời đàn ông thạo việc bếp núc,
nội trợ. Trong khi họ lên tiếng đòi quyền bình đẳng thì họ vô tình ràng buộc
thêm trách nhiệm cho mình. Vậy nên, toàn bộ công việc gia đình, sản xuất
càng đè nặng lên đôi vai phụ nữ khiến họ mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần.
Ta có thể khẳng định rằng, phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong
sự phát triển của nhân loại. Song, có nhiều nguyên nhân gây cản trở sự tiến bộ
của họ trong cuộc sống. Các yếu tố khách quan và chủ quan đã tác động
không tốt khiến cho phụ nữ đặc biệt là phụ nữ nông thôn bị lâm vào vòng luẩn
quẩn của sự nghèo đói và bất bình đẳng. Vì vậy, cần phải tiến tới quyền bình
đẳng đối với nữ trên toàn thế giới. Bình đẳng nam nữ nhằm giải phóng sức lao
động xã hội, xây dựng và củng cố thêm nền văn minh nhân loại.
1.1.4. Thực trạng vai trò của phụ nữ trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.4.1. Khái quát về thực trạng vai trò của phụ nữ ở một số nước trên
thế giới Tại châu Phi, Châu Á và Thái Bình Dƣơng, trung bình một tuần phụ
nữ làm việc nhiều hơn nam giới 12-13 giờ và có ít thời gian để nghỉ ngơi hơn.
Hầu hết mọi nơi trên thế giới, phụ nữ đƣợc trả công thấp hơn nam giới cho
cùng một loại công việc. Thu nhập của phụ nữ bằng khoảng 50%-90% thu
nhập của nam giới [7].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
* Phụ nữ chiếm một tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động: Tỷ lệ nữ
tham gia hoạt động kinh tế theo các nhóm tuổi rất cao. Một số tài liệu thống
kê sau đây sẽ chứng minh cho nhận định đó:
- Bangladesh: có 67,3% phụ nữ nông thôn tham gia lực lƣợng lao động
so với 82,5% nam giới. Tỷ lệ này của phụ nữ nông thôn cao gấp 2 lần phụ nữ
thành thị (28,9%). Theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lƣợng lao động nhiều
nhất ở độ tuổi 30-49, tiếp đó là các nhóm tuổi 25-29, 50-54. Đáng chú ý rằng,
gần 61% phụ nữ nông thôn ở độ tuổi 60-64 vẫn tham gia lực lƣợng lao động,
cao gần gấp 2 lần phụ nữ thành thị cùng nhóm tuổi. Đặc biệt phụ nữ nông
thôn trên 65 tuổi vẫn có 36% tham gia lực lƣợng lao động [9].
- Trung Quốc: nhóm phụ nữ nông thôn tham gia lực lƣợng lao động cao
nhất từ 20-29 tuổi, tiếp đó là nhóm 30-39 tuổi, và giảm dần theo các nhóm
tuổi cao hơn. Giống nhƣ ở Bangladesh, ở nông thôn Trung Quốc phụ nữ ở độ
tuổi 60-64 vẫn còn 32,53% tham gia lực lƣợng lao động, con số này cao gấp 2
lần phụ nữ thành thị cùng nhóm tuổi [9].
* Trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp: nhìn chung, trình độ chuyên môn
kỹ thuật của lao động nữ nông thôn ở các nƣớc đang phát triển còn rất thấp. Ở
các nƣớc đang phát triển cho đến nay có tới 31,6% lao động nữ không đƣợc
học hành, 5,2% mới chỉ học xong phổ thông và 0,4% mới tốt nghiệp cấp hai.
Vì ít có điều kiện học hành nên những ngƣời phụ nữ này không có điều kiện
tiếp cận một cách bài bản với các kiến thức về công nghệ trồng trọt và chăn
nuôi theo phƣơng thức tiên tiến, những kiến thức họ có đƣợc chủ yếu là do tự
học từ họ hàng, bạn bè hay từ kinh nghiệm của những ngƣời thân của mình.
Một hạn chế lớn là những loại kinh nghiệm đƣợc truyền đạt theo phƣơng pháp
này thƣờng ít khi làm thay đổi đƣợc mô hình, cách thức sản xuất của họ [9].
* Bất bình đẳng giới mang tính phổ biến: Bất bình đẳng giới tồn tại ở
hầu hết các nƣớc đang phát triển. Điều đó trƣớc hết bắt nguồn từ tình trạng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
phụ nữ có trình độ học vấn thấp. Một nguyên nhân khác không kém phần
quan trọng là những định kiến xã hội không coi trọng phụ nữ đã đƣợc hình
thành ở hầu hết các nƣớc đang phát triển. Do vậy, ngay cả khi phụ nữ có bằng
cấp cao và kỹ năng tốt thì những công việc họ làm vẫn không đƣợc ghi nhận
một cách xứng đáng.
Đấu tranh để đạt đƣợc sự bình đẳng thực sự giữa nam và nữ trong xã
hội ta nói riêng và trên thế giới nói chung là vấn đề lâu dài và còn nhiều khó
khăn, thử thách. Đây là cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và
lạc hậu. Đất nƣớc ta đã trải qua hàng ngàn năm phong kiến, tƣ tƣởng “Trọng
nam khinh nữ” vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của một bộ phận dân chúng,
nhất là ở những vùng, miền còn nặng nề về hủ tục lạc hậu… Ngay tại các bộ,
ngành và những đơn vị hành chính, kinh tế lớn, vấn đề bình đẳng giới vẫn còn
gặp những khó khăn nhất định. Việc bồi dƣỡng phát triển cán bộ nữ có lúc, có
nơi còn bị hạn chế, một số đơn vị kinh tế thậm chí không muốn nhận lao động
nữ… Nhƣ vậy, mặc dù đã đạt đƣợc những thành quả nhất định nhƣng vấn đề
bình đẳng về giới vẫn còn những bất cập mà chúng ta còn phải tiếp tục phấn
đấu để đạt đƣợc mục tiêu bình đẳng thật sự.
1.1.4.2. Thực trạng phụ nữ nông thôn Việt Nam và vai trò của phụ nữ
trong phát triển kinh tế nông thôn
* Thực trạng phụ nữ Việt Nam: là một nƣớc có nền công nghiệp chƣa
phát triển, Việt Nam hiện có khoảng gần 80% số ngƣời trong độ tuổi lao động
sống ở nông thôn, trong đó phụ nữ chiếm trên 50%, nhƣng họ là nhóm ngƣời
yếu thế và thiệt thòi nhất trong xã hội, không đƣợc nhƣ đội ngũ công nhân, trí
thức, phụ nữ nông thôn bị hạn chế bởi trình độ nhận thức. Nhƣng họ lại là lực
lƣợng chính tham gia vào hầu hết các khâu trong sản xuất nông nghiệp nhƣ:
cấy lúa, nhổ mạ, chăm sóc cây lúa, sát gạo… [8].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Hiện tƣợng tăng tƣơng đối của lực lƣợng lao động nữ nông thôn những
năm gần đây là do một số nguyên nhân chính sau:
- Do sự gia tăng tự nhiên số ngƣời trong độ tuổi lao động, hiện nay
hàng năm nƣớc ta có khoảng 80 - 90 vạn ngƣời bƣớc vào tuổi lao động, trong
đó: lao động nữ chiếm 55% [10].
- Do quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, sắp xếp lại cơ cấu tổ
chức của các ngành doanh nghiệp, đa số lao động nữ ở các cơ quan, xí nghiệp
bị giảm biên chế, không có việc làm phải quay về nông thôn làm việc.
- Do sự tan rã của thị trƣờng Đông Âu, Nga vào đầu những năm 90,
khiến cho các nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn Việt Nam mất nguồn
tiêu thụ hàng hoá, đa số phụ nữ làm nghề này lại chuyển về làm nghề nông
nghiệp.
- Ngoài ra, trong cơ chế thị trƣờng, do sức cạnh tranh yếu nên nhiều
hợp tác xã thủ công nghiệp trên địa bàn nông thôn cũng lâm vào tình trạng
phá sản. Kết quả là công nhân chủ yếu là nữ công nhân thuộc các hợp tác xã
thủ công này phải trở về nghề nông.
*Vai trò và những đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong phát triển kinh
tế- xã hội: Dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, vấn đề giải phóng
phụ nữ luôn gắn với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ
quốc. Quyền bình đẳng của phụ nữ đã đƣợc ghi trong Điều 36 Hiến pháp Việt
Nam năm 1946, Hiến pháp năm 1992 (đã đƣợc sửa đổi và bổ sung năm 2002)
một lần nữa khẳng định: "Công dân nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt
chính trị, kinh tế, xã hội và gia đình. Nhà nƣớc và xã hội tạo điều kiện để phụ
nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong
xã hội". Trên tinh thần đó, các tầng lớp phụ nữ đã tích cực học tập, lao động
sáng tạo, họ tham gia vào tất cả các lĩnh vực và giữ vị trí quan trọng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Phụ nữ trong hệ thống dân cử:
Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm của phụ nữ trong xã hội và trong
quản lý Nhà nƣớc. Chỉ thị 37- CT/TƢ ngày 16/5/1994 khẳng định "nâng cao
tỷ lệ nữ tham gia quản lý Nhà nƣớc, quản lý kinh tế là một yêu cầu quan trọng
để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy
tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị của phụ nữ" [2]. Nƣớc ta đƣợc đánh giá là
có số đại biểu nữ cao trong Quốc hội, đứng đầu Châu Á và đứng thứ hai khu
vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng và xếp thứ 9/135 các nƣớc trên thế giới.
Trong chặng đƣờng 60 năm, Quốc hội nƣớc ta đã trải qua 12 nhiệm kỳ, đội
ngũ cán bộ nữ trƣởng thành cả về số lƣợng và chất lƣợng. Tính đến nhiệm kỳ
2002- 2007, 1.038 nữ đại biểu đƣợc bầu vào Quốc hội. Khoá I có 3% đại biểu
nữ thì đến khoá XI đã tăng lên 27,31%, cán bộ nữ giữ chức chủ nhiệm, phó
chủ nhiệm các uỷ ban của Quốc hội chiếm 25%. Nhiệm kỳ 1999-2004, số nữ
đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh chiếm 22,33%, cấp huyện chiếm 20,12%,
cấp xã chiếm 16,56%. Tuy nhiên so với nam giới tỷ lệ này vẫn thấp. [20]
Phụ nữ tham gia các cấp uỷ Đảng: Trong các kỳ đại hội Đảng gần
đây, tỷ lệ phụ nữ trong các cấp uỷ tăng lên không đáng kể. So với các cấp, số
lƣợng phụ nữ tham gia Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng chiếm tỷ lệ thấp
nhất, khoá VII có 12 đồng chí, khoá VIII tăng lên là 18 đồng chí nhƣng đến
khoá IX lại còn 12 đồng chí. Phụ nữ tham gia các cấp uỷ địa phƣơng có từ 10-
11%, trong đó uỷ viên ban thƣờng vụ trở lên đạt từ 3% đến 8%. Phần lớn các
chị em trong ban thƣờng vụ cấp uỷ thƣờng đƣợc phân công làm công tác kiểm
tra và dân vận [20].
Phụ nữ tham gia các cấp chính quyền:
Trong những năm gần đây, tỷ lệ lãnh đạo nữ ở cấp Trung ƣơng thấp.
Năm 2008, tỷ lệ phó chủ tịch nƣớc là 25%, bộ trƣởng 4,55%, tƣơng đƣơng bộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
trƣởng là 11,43%, thứ trƣởng 2,75%, tƣơng đƣơng thứ trƣởng là 9,21%, vụ
trƣởng và tƣơng đƣơng là 20,74% [20].
Tỷ lệ nữ là chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/thành nhiệm kỳ 1999-
2004 chỉ có 1,64%, đến nhiệm kỳ 2004-2009 tăng lên là 3,12%, nhƣng ở cấp
huyện lại có xu hƣớng giảm, từ 5,27% ở cả 2 cấp giảm xuống còn 3,62% [20].
Trong các doanh nghiệp: Trong hơn 300 nghìn doanh nghiệp hoạt
động theo Luật doanh nghiệp, có 15% phụ nữ đứng đầu hoặc nắm cƣơng vị
chủ chốt. Tỷ lệ phụ nữ làm quản lý doanh nghiệp ở một số ngành dệt, may
mặc, giầy dép, thực phẩm…chiếm hơn 50%, ở các ngành giao thông, vận tải,
xây dựng, khai khoáng… chiếm 20%. Trong 900 nghìn hộ kinh doanh gia
đình có 27% phụ nữ điều hành [20].
Bên cạnh việc tham gia vào mọi hoạt động của đời sống xã hội, phụ nữ
Việt Nam còn luôn cố gắng làm tròn nhiệm vụ ngƣời vợ, ngƣời mẹ gánh vác
công việc nội trợ. Trong hoàn cảnh còn thiếu thốn, phụ nữ nông thôn phải lo
cho gia đình đủ cơm ăn, con cái đƣợc học hành và khoẻ mạnh. Ngƣời phụ nữ
còn là ngƣời giữ gìn, truyền thụ những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc ta từ
thế hệ này sang thế hệ khác, gia đình Việt Nam đến nay vẫn giữ đƣợc truyền
thống tốt đẹp là do công lao to lớn của ngƣời phụ nữ.
* Đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với phụ
nữ: sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất coi trọng đến việc giải phóng phụ
nữ. Bác nhấn mạnh: “Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng
đƣợc một nửa loài ngƣời”. Ngƣời cho rằng, muốn giải phóng phụ nữ trƣớc hết
phải giải phóng họ ra khỏi sự trói buộc của tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ, ra
khỏi sự bất công trong gia đình mình cũng nhƣ xã hội, đồng thời nâng cao vị
thế của họ trong xã hội. Thế nên, Ngƣời đã yêu cầu các ngành, các địa
phƣơng phải tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào mọi lĩnh vực của cuộc
sống, để phụ nữ phát huy quyền và khả năng công dân của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Tiếp tục kế thừa và phát huy tƣ tƣởng của ngƣời, Đảng và Nhà nƣớc ta
đã ban hành và thực hiện không ít những quyết sách mang tính chiến lƣợc đối
với vấn đề phụ nữ nhƣ: Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 12/4/1993 của Bộ
Chính trị “Về đổi mới và tăng cƣờng vận động phụ nữ trong tình hình mới”;
Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 16/5/1994 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng khoá
VII “Về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới”. Năm 1995,
Tại Hội nghị lần thứ IV về phụ nữ của Liên Hợp Quốc tổ chức tại Bắc Kinh
(Trung Quốc), các quốc gia đã nhất trí thông qua Cƣơng lĩnh hành động vì sự
tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ và tăng cƣờng
quyền lực cho phụ nữ trên toàn thế giới. Mỗi quốc gia xây dựng chiến lƣợc
của nƣớc mình nhằm thực hiện Cƣơng lĩnh Bắc Kinh. Tại Hội nghị này,
Chính phủ Việt Nam đã công bố chiến lƣợc phát triển vì sự tiến bộ của phụ
nữ Việt Nam đến năm 2000 với 10 mục tiêu. Tiếp đó, Thủ tƣớng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 19/2002/QĐ-TTg, ngày 21/01/2002 về phê duyệt
Chiến lƣợc và kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt
Nam giai đoạn 2001- 2010 với mục tiêu là: “Nâng cao chất lƣợng đời sống
vật chất và tinh thần của phụ nữ; tạo mọi điều kiện để thực hiện có hiệu quả
các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời
sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội”. Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ IX (tháng 4/2001) cũng đã khẳng định: đối với phụ nữ thực
hiện tốt pháp luật và chính sách bình đẳng giới, bồi dƣỡng, đào tạo nghề
nghiệp, nâng cao học vấn; có cơ chế chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng
nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các ngành; chăm sóc và
bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em; tạo điều kiện để phụ nữ làm tốt nhiệm vụ
của ngƣời vợ, ngƣời mẹ, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc.
Cùng phụ nữ cả nƣớc, phụ nữ nông thôn đang đóng góp sức lực, trí tuệ
cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Sự ra đời của Ban vì sự tiến bộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
của phụ nữ các cấp đã giúp đỡ, khuyến khích động viên phụ nữ thực tốt vai
trò, vị trí của mình.
1.1.5. Một số vấn đề đặt ra với phụ nữ nông thôn
1.1.5.1. Về vấn đề sức khoẻ
Sức khoẻ là một tài sản hết sức quan trọng đối với con ngƣời, đối với
phụ nữ thì sức khoẻ lại càng quan trọng, vì nó không chỉ làm tăng khả năng
lao động của phụ nữ mà còn cải thiện chất lƣợng cuộc sống của họ và các
thành viên trong gia đình. Những bà mẹ khoẻ mạnh sẽ sinh ra những đứa con
khoẻ mạnh. Vì thế, quan tâm và cải thiện sức khoẻ cho phụ nữ là một phƣơng
tiện cho phát triển kinh tế và phát triển con ngƣời. Mặc dù những năm qua,
Việt Nam đã đạt đƣợc những kết quả khả quan trong lĩnh vực chăm sóc sức
khoẻ, nhƣ nhận xét của các chuyên gia quốc tế: “Đến năm 1992 Việt Nam đã
đứng hàng thứ hai về tỷ lệ ngƣời lớn biết chữ và là một trong những nƣớc
đứng đầu về tiếp cận dịch vụ y tế và đứng đầu về tiếp cận an toàn trong các
nƣớc ASEAN” [39]. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề đặt ra về sức khoẻ của
phụ nữ nông thôn.
- Về sức khoẻ thể chất: Qua kết quả khảo sát mức sống dân cƣ Việt
Nam (2000) cho thấy tình trạng đau ốm theo giới tính nhƣ sau: 68% (nữ) và
64% (nam). Tình trạng đau ốm của phụ nữ cao hơn nam giới trong nghiên cứu
trên đã phản ánh một thực tế: sức khoẻ phụ nữ là một vấn đề đáng lo ngại đặc
biệt là sức khoẻ của phụ nữ ở các vùng nông thôn. So với phụ nữ ở đô thị, phụ
nữ ở nông thôn có tỷ lệ đau ốm cao hơn: 69,2% và 63,7%. Điều tra mức sống
dân cƣ lần 2 (2000) cho thấy: tỷ lệ đau ốm của ngƣời dân khá cao, nông thôn
cao hơn thành thị, phụ nữ đau ốm nhiều hơn nam giới (45% và 38%). Nếu xét
theo nhóm tuổi trong độ tuổi lao động thì ở một vài nhóm tuổi đƣợc xem là
“sung sức” hơn cả nhƣ: 25 - 29; 30-34; 40-44 thì tỷ lệ đau ốm của phụ nữ vẫn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
cao hơn nam giới từ 10% đến 12% [53]. Theo chúng tôi sức khoẻ của phụ nữ
nông thôn chịu ảnh hƣởng của một số yếu tố sau đây:
+ Lao động vất vả: phụ nữ đảm nhận khối công việc nhiều hơn nam
giới. Thời gian làm việc của phụ nữ dài hơn và căng thẳng hơn. Bên cạnh đó,
phụ nữ nông thôn thƣờng lao động vất vả trong thời gian mang thai, trong thời
gian này họ vẫn lao động bình thƣờng, thậm trí vẫn lao động nặng trong
những tháng cần phải chú ý giữ gìn để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
+ Môi trƣờng ô nhiễm: Với phụ nữ, ảnh hƣởng của môi trƣờng ô nhiễm
càng nhiều vì thời gian phụ nữ lao động hàng ngày trên ruộng đồng nhiều hơn
nam giới nên dễ bị nhiễm độc bởi các hoá chất. Ở nhiều vùng nông thôn Việt
Nam có nhiều hồ, ao tù. Đây là nguồn nƣớc chủ yếu của ngƣời dân ở nông
thôn (tắm, giặt giũ...) đồng thời cũng tạo điều kiện cho muỗi, ký sinh trùng
sinh sôi nảy nở [11].
+ Lấy chồng sớm, sinh đẻ nhiều: có một điều dễ nhận thấy là ở Việt
Nam còn có hiện tƣợng tảo hôn. Những năm gần đây, ở các vùng nông thôn
hiện tƣợng tảo hôn, lấy chồng sớm có xu hƣớng gia tăng bởi nhiều nguyên
nhân văn hoá - xã hội, trong đó có nguyên nhân muốn xây dựng gia đình để
tách hộ nhận ruộng khoán, nếu kết hôn muộn sẽ không có cơ hội nhận ruộng
vì chính sách giao ruộng dài hạn (15 đến 20 năm). Lấy chồng sớm dẫn đến hệ
quả là bên cạnh việc chƣa đƣợc chuẩn bị tốt cả về thể chất, tâm lý để làm dâu,
làm vợ, làm mẹ lẫn kiến thức nuôi dạy con... Sự thiếu hiểu biết về dân số - kế
hoạch hoá gia đình nên dẫn đến mang thai và sinh nở, nạo hút thai nhiều.
+ Dinh dƣỡng không đảm bảo: năm 1995, một cuộc khảo sát quốc gia
về mức độ thiếu vitamin A và suy dinh dƣỡng do thiếu Pprotein đã phát hiện
41% tổng số phụ nữ bị suy dinh dƣỡng: 26% suy dinh dƣỡng hạng 1 (chỉ số
về khối lƣợng cơ thể (BMI) giữa 17,0 và 18,49), 15% độ II và độ III (BMI
dƣới 17,0). Thiếu máu cũng là hiện tƣợng phổ biến, một nghiên cứu quy mô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
nhỏ ở Việt Nam kiểm tra lƣợng Hemoglobin ở phụ nữ có thai cho thấy: 49%
phụ nữ nông thôn có lƣợng Hb dƣới tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới,
[49]. Suy dinh dƣỡng ở phụ nữ không chỉ làm tăng tỷ lệ đẻ khó, tai biến thai
sản có thể dẫn đến tử vong mẹ mà còn ảnh hƣởng đến sức khoẻ con cái. Hiện
nay, 35% trẻ em Việt Nam bị suy dinh dƣỡng.
* Sức khoẻ về tinh thần:
Đời sống văn hoá nghèo nàn: Sự đơn điệu trong đời sống văn hoá, thiếu
nơi vui chơi giải trí, hội họp sinh hoạt, thiếu thông tin thời sự chính trị, văn
hoá, khoa học kỹ thuật và kinh tế và hiện tƣợng dễ thấy ở nhiều vùng nông
thôn hiện nay. Đời sống văn hoá ở nông thôn nghèo nàn là một lý do thúc đẩy
thanh niên rời bỏ nông thôn [21]. Do vậy, xoá bỏ sự nghèo nàn trong đời sống
văn hoá ở nông thôn là một yêu cầu bức thiết của sự công nghiệp hoá nông
thôn, làm điều đó cũng chính là đẩy mạnh việc truyền bá kiến thức khoa học -
kỹ thuật, công nghệ mới, đồng thời nâng cao nhận thức của ngƣời dân nông
thôn về pháp luật, lối sống văn hoá. Hơn nữa, còn ngăn chặn và loại bỏ những
các tật xấu nhƣ: mê tín, cờ bạc, số đề, bói toán...
1.1.5.2. Về chuyên môn kỹ thuật
Quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo hƣớng thị trƣờng trong những
năm gần đây đã thực sự giải phóng lao động và đặc biệt là lao động nữ ở nông
thôn thoát ra khỏi những ràng buộc của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nhƣng
chƣa thực sự giải phóng họ khỏi những ràng buộc của thể chế và tập quán của
nền kinh tế truyền thống, cùng với những thiếu hụt cả về năng lực và điều
kiện của lao động nữ trong sản xuất, kinh doanh. Sự nghiệp công nghiệp hóa
nông nghiệp nông thôn không thể thành công nếu ngƣời dân ở nông thôn chỉ
có kinh nghiệm đƣợc tích luỹ theo năm tháng mà thiếu hiểu biết về khoa học,
kỹ thuật và công nghệ mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
Với phụ nữ nông thôn hiện nay, trong quá trình sản xuất kinh doanh, họ
có một ƣu điểm nổi bật là sự khéo léo, sự tính toán giỏi giang và thành đạt
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân của mỗi ngƣời, số thành công do đƣợc
học hành, đào tạo chƣa nhiều. Nhƣợc điểm này sẽ là một hạn chế không nhỏ
trong việc phát huy nguồn nhân lực nữ để phát triển nông thôn.
1.1.5.4. Sự bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực và ra quyết định
Cho dù đã có những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực bình đẳng giới
nhƣng vẫn phải thừa nhận rằng bất bình đẳng giới vẫn đang tồn tại ở Việt
Nam - đây là lực cản cơ bản của sự phát triển tự nhiên.
Cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới, ở Việt Nam, những trở lực của bất
bình đẳng giới là: sự hạn chế của phụ nữ trong tiếp cận các nguồn lực sản
xuất đất đai, các dịch vụ khuyến nông và tín dụng. Phụ nữ ít đƣợc tham gia
trong các lĩnh vực, các cấp, ít có tiếng nói quyết định trong nhiều lĩnh vực của
đời sống gia đình, xã hội, ít nhiều còn bị phân biệt trong tiếp cận các phúc lợi
về y tế, giáo dục [1].
* Về vấn đề tiếp cận đất đai:
Đối với ngƣời dân Việt Nam, nhà cửa, đất đai bao giờ cũng có giá trị
lớn và có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, trong
giai đoạn hiện nay, điều này là đặc biệt quan trọng, khi mà gần 80% dân cƣ
sống ở nông thôn, chủ yếu làm nông nghiệp và đất đai là tƣ liệu sản xuất
chính của họ.
Việc xem xét ngƣời đứng tên giấy tờ sở hữu nhà, giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất là cần thiết để có thể phân biệt rõ về ngƣời tiếp cận và
quản lý nguồn lực trong hộ gia đình hay nói cách khác đi là quyền của mỗi
ngƣời nam và nữ trong gia đình.
Về mặt pháp luật, ở Việt Nam, phụ nữ và nam giới có quyền bình đẳng
về tài sản, điều đó thể hiện qua Hiến pháp và những bộ luật liên quan đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
quyền sở hữu nhƣ Luật đất đai (1993, 2003), Bộ luật dân sự (1995), Luật hôn
nhân và gia đình (2000). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có lúc, có nơi
chƣa đảm bảo theo đúng quy định.
Ví dụ: việc thực hiện quyền sử dụng đất đã đƣợc quy định trong Luật
đất đai; Luật này quy định hộ gia đình, cá nhân đƣợc nhà nƣớc giao đất có
quyền chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng
đất. Trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi đầy đủ tên của cả vợ
và chồng. Nhƣng trong thực tế, hầu nhƣ các giấy chứng nhận quyền sử dụng
chỉ ghi tên một ngƣời (chủ yếu là ngƣời chồng). Vì thế từ vị trí đồng sử dụng
với ngƣời chồng, ngƣời vợ đã rơi xuống vị trí ngƣời thừa hành, không có
quyền quyết định. Ngƣời chủ hộ (nam giới) có quyền lực pháp lý và kinh tế
hơn các thành viên khác trong gia đình. Việc không đứng tên giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đã hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng và một số quyền hạn
khác của ngƣời phụ nữ nhƣ chuyển nhƣợng, thừa kế. Việc không có quyền
tƣơng đƣơng với nam giới đối với đất đai - một tài sản chủ chốt, một tƣ liệu
sản xuất quan trọng của hộ gia đình nông thôn, ảnh hƣởng rất lớn đến địa vị
kinh tế và xã hội của phụ nữ so với nam giới.
Cho dù pháp luật quy định về quyền thừa kế nhƣ nhau của con trai và
con gái, nhƣng theo truyền thống thì chủ yếu ngƣời con trai trong gia đình có
quyền thừa kế về nhà cửa, đất đai. Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ chỉ có
quyền sử dụng đất trong mối liên hệ với đàn ông. Khi còn nhỏ, ngƣời con gái
có phần đất đƣợc giao trong gia đình bố mẹ đẻ, khi lấy chồng, hầu nhƣ không
thể mang theo quyền sử dụng đất phần đất, trừ khi họ lấy chồng cùng làng.
Sau khi kết hôn, ngƣời vợ về cƣ trú bên bố mẹ chồng và khi ra ở riêng có thể
đƣợc gia đình bố mẹ chồng chia sẻ một phần đất canh tác. Song, nếu nhƣ cuộc
hôn nhân này bị đổ vỡ thì hầu nhƣ khó đảm bảo quyền sử dụng đất đai của
ngƣời phụ nữ sau khi li dị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
Ngƣời phụ nữ goá cũng không gặp không ít rắc rối về việc đƣợc đứng
tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vì nếu trong gia đình có ngƣời
con trai lớn thì nhiều khả năng tên của ngƣời con trai sẽ đƣợc ghi vào giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất chứ không phải tên của ngƣời phụ nữ.
* Tiếp cận về vốn:
Cung cấp tín dụng không chỉ là một phƣơng tiện quan trọng để xoá đói
giảm nghèo mà là phƣơng tiện để tăng thu nhập và phát triển kinh tế nông
thôn lâu dài. Tuy vậy, phần lớn tín dụng hiện nay là do khu vực phi chính
thức, và phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với các khoản vay chính thức hơn so với
nam giới. 2/3 số ngƣời vay vốn là nam giới. Đối với phụ nữ chỉ có 18% số
vốn vay đƣợc cung cấp thông qua khu vực chính thức, còn lại nguồn tín dụng
phổ biến nhất là từ họ hàng và các cá nhân khác. Việc vay vốn từ nguồn các
nhân dẫn tới việc chịu lãi xuất cao và đối với phụ nữ điều này cũng phản ánh
họ thiếu khả năng tiếp cận với những khoản vay thế chấp. Trong khi 41% số
khoản vay của nam giới dựa trên thế chấp tài sản, thì khoản vay của phụ nữ
chỉ chiến 27% [38].
* Vấn đề tiếp cận giáo dục, đào tạo:
Số liệu Tổng điều tra dân số năm 1999 cho thấy 12% em gái trong độ
tuổi từ 5 tuổi trở lên chƣa bao giờ đƣợc đi học, trong khi đó tỷ lệ này chỉ 7,5
cho bé trai. Trong các gia đình nghèo nhất, các em gái đi học ít hơn các em
trai. Năm 1998, khoảng cách giữa em trai và em gái tiếp cận cấp tiểu học lớn
hơn 20% đối với các gia đình nghèo nhất so với toàn bộ dân số [38].
Mặc dù phụ nữ đóng vai trò then chốt trong sản xuất nông lâm nghiệp
nhƣng sự tiếp cận của họ với kỹ thuật từ các hoạt động khuyến nông còn thấp
và chƣa đầy đủ. Trong năm 1999 chỉ có hơn 3% trên tổng số phụ nữ nông
thôn trên 13 tuổi có trình độ kỹ thuật chuyên môn [5].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
* Về vấn đề việc làm và thu nhập của phụ nữ:
Năm 2005, lao động nữ chiếm khoảng 21,14 triệu ngƣời trong tổng số
lao động của nền kinh tế quốc dân (48,6% so với 43,45 triệu lao động), đến
8/2007 đã tăng lên khoảng 22,77 triệu ngƣời (49,4% so với tổng số trên 46,11
triệu lao động). Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 1,33 triệu
ngƣời, trong đó, lao động nữ là 835 nghìn ngƣời [34]. Theo đánh giá tổng
quan, nếu mức độ ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu là thấp, khả năng
đến cuối năm 2010, lao động nữ sẽ đạt và vƣợt chỉ tiêu 50% lực lƣợng lao
động của cả nƣớc. Tuy nhiên, vấn đề quan tâm hiện nay là chất lƣợng công
việc của lao động nữ vì chủ yếu các chị em vẫn chiếm số đông ở những lĩnh
vực không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao, có thu nhập thấp và việc làm bấp
bênh, độ rủi ro cao. Trong các ngành nghề đã có sự chuyển dịch lớn về cơ cấu
lao động, nhƣng vẫn thể hiện sự bất bình đẳng về giới, thể hiện qua tỷ lệ lao
động nữ trong khu vực nông- lâm- ngƣ nghiệp dù có chiều hƣớng giảm nhƣng
xét về cơ cấu giới thì vẫn còn rất cao [34].
Nhiều nghiên cứu hiện nay về vai trò của nam và nữ trong kinh tế thị
trƣờng phản ánh thực tế là ở cả 2 khu vực lao động đƣợc trả lƣơng và không
đƣợc trả lƣơng, phụ nữ đều có thu nhập thấp hơn nam giới.
Mặc dù pháp luật quy định “Công việc nhƣ nhau, tiền công ngang
nhau” nhƣng trong khu vực có lƣơng do thƣờng làm lao động giản đơn nên
tiền công trung bình trả cho lao động nữ chỉ bằng 72% so với nam. Nguyên
nhân chủ yếu là do lao động nữ tập trung vào khu vực ngành nghề không đòi
hỏi tay nghề, kỹ thuật cao, năng suất lao động thấp và bị trả lƣơng thấp. Trừ
khu vực dịch vụ và may mặc, còn ở hầu hết các ngành khác lƣơng của phụ nữ
thấp hơn lƣơng của nam giới do không làm quản lý. Trong công việc tiền
công bình quân của phụ nữ chỉ bằng 62% tiền lƣơng của nam giới [5].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
Trong khu vực không trả lƣơng phụ nữ làm việc nhiều hơn nam giới.
Việc phân công lao động trong nội bộ gia đình ở nông thôn đang đặt gánh
nặng lên vai ngƣời phụ nữ. Ngoài công việc sản xuất trên đồng ruộng phụ nữ
còn chăn nuôi và các công việc khác thuộc về gia đình và phục vụ gia đình.
*Về vấn đề ra quyết định: tìm hiểu vấn đề ai là ngƣời có tiếng nói quyết
định đối với những vấn đề quan trọng của gia đình nhƣ mua sắm tài sản đắt
tiền, xây dựng nhà cửa, những khoản chi lớn liên quan đến thành quả lao
động của gia đình ta thấy có nhiều bất cập. Phụ nữ đƣợc tham gia ý kiến và
bàn bạc chung với tƣ cách là ngƣời giữ tiền của gia đình “tay hòm chìa khoá”
trong những quyết định quan trọng nhƣng trên thực tế họ không có quyền
quyết định việc chi tiêu.
* Vấn đề tham gia các hoạt động cộng đồng: phụ nữ không có thời gian
giành cho các hoạt động xã hội, hoặc cho việc học tập kinh nghiệm từ ngƣời
khác. Đặc biệt phụ nữ các dân tộc thiểu số rất ít có cơ hội tham gia các lớp
học văn hoá buổi tối thậm chí các lớp học đó đã có sẵn và thích hợp với họ.
Kết quả là phụ nữ không thể tham dự các buổi họp thôn bản cộng với việc ít
có điều kiện tiếp cận các nguồn lực và khả năng tạo thu nhập kém, không có
tiếng nói trong các quyết định quan trọng của đời sống gia đình dẫn đến địa vị
kinh tế, xã hội của phụ nữ thấp hơn so với nam giới. Đó là những yếu tố hạn
chế khả năng tham gia của phụ nữ vào việc ra quyết định trong cộng đồng và
ở cấp quốc gia.
1.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
- Tiếp cận nghiên cứu xã hội học (giới): nhằm nghiên cứu đặc tính của
giới, sự khác nhau và các yếu tố ảnh hƣởng đến giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
- Tiếp cận nghiên cứu kinh tế hệ thống: nhằm nghiên cứu các hệ thống
sản xuất kinh doanh các loại hình cây trồng, vật nuôi, các yếu tố trong nền
kinh tế của địa phƣơng, của hộ.
1.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
1.2.2.1. Chọn vùng nghiên cứu
Theo vị trí địa lý, địa hình, địa mạo đất đai của huyện Phú Lƣơng, dựa
trên vùng sinh thái, đồng thời căn cứ vào sự phát triển kinh tế của các vùng,
tôi tiến hành lựa chọn 3 cụm xã: cụm phía Bắc, cụm xã Trung tâm và cụm
phía Nam để nghiên cứu. Tiếp đó, căn cứ vào tỷ lệ nữ làm chủ hộ, tỷ lệ nữ
tham gia quản lý sản xuất của hộ, tham gia lãnh đạo chính quyền đoàn thể của
địa phƣơng, tham gia hoạt động cộng đồng, tôi lựa chọn 3 xã đại diện cho
từng cụm xã để điều tra, gồm:
- Xã Yên Trạch ( thuộc cụm xã phía Bắc): giáp với huyện Định Hoá và
Chợ Mới- Bắc Cạn, ngƣời dân chủ yếu là ngƣời tày, nùng, số hộ nghèo chiếm
trên 65,21% tổng số hộ (năm 2008) [40], kinh tế kém phát triển, sản xuất
nông lâm nghiệp là chủ yếu, những năm gần đây dựa trên thế mạnh của vùng
đã phát triển thêm nghề mây tre đan, mành cọ.
- Xã Ôn Lƣơng (thuộc cụm xã Trung tâm): là một xã có các đồng bào
dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là ngƣời tày, chiếm 80% tổng số dân trong
vùng [40]. Đây là xã có nhiều con em đƣợc đào tạo tại các trƣờng dạy nghề,
cao đẳng, đại học và trên đại học. Nơi đây có nền kinh tế phát triển chủ yếu
dựa trên sản xuất nông, lâm nghiệp và nghề mây tre đan, mành cọ.
- Xã Cổ Lũng (thuộc cụm xã phía Nam): là một trong những xã có quốc
lộ 3 chạy qua, số hộ nghèo chỉ chiếm 12,31% (năm 2008) [40], kinh tế đang
phát triển bên cạnh sản xuất nông nghiệp, trồng chè, các dịch vụ, sản xuất
gạch ngói, nuôi cá giống...đã đem lại thu nhập ổn định cho ngƣời dân trong
vùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
1.2.2.2. Chọn hộ nghiên cứu
Hộ nghiên cứu phải nằm trong các xã đã đƣợc chọn, đồng thời mang
tính đại diện cho các hộ trong vùng. Số mẫu điều tra đƣợc chọn ngẫu nhiên
dựa theo danh sách hộ và đảm bảo đủ các hộ thuộc 3 nhóm hộ: nghèo, trung
bình và khá. Kết quả chọn mẫu đƣợc trình bày trong bảng sau:
Bảng 1: Kết quả lựa chọn nhóm hộ điều tra
Tên xã
Số hộ
điều tra
Phân theo mức sống
Nghèo Trung bình khá
Xã Ôn Lƣơng 44 14 19 11
Xã Yên Trạch 60 28 17 15
Xã Cổ Lũng 62 8 39 15
166 50 75 41
1.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
1.2.3.1. Số liệu thứ cấp
* Nguồn số liệu: Đƣợc thu thập số liệu thống kê, báo cáo sơ tổng kết
hàng năm, nhiệm kỳ của:
- Một số bộ, ngành có liên quan
- Ban vì tiến bộ của phụ nữ, Hội phụ nữ tỉnh Thái Nguyên
- Phòng thống kê, phòng LĐ-TBXH, LĐLĐ huyện Phú Lƣơng
- Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ, Hội phụ nữ huyện Phú Lƣơng
- Văn phòng UBND-HĐND huyện, Huyện uỷ, Ban Dân vận, Ban Tổ
chức Huyện uỷ
- 10 Đề án phát triển kinh tế xã hội của huyện Phú Lƣơng
- Một số sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan đến
vấn đề vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn.
* Phương pháp thu thập: thông qua ghi chép, thống kê các dữ liệu cần
thiết cho đề tài với các chỉ tiêu đƣợc chuẩn bị sẵn.
1.2.3.2.- Số liệu sơ cấp
* Nguồn số liệu: Thông tin sơ cấp đƣợc thu thập qua phỏng vấn sâu
một số tổ chức, cá nhân am hiểu lĩnh vực. Điều tra 166 mẫu hộ nông dân để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
đánh giá trách nhiệm, vị trí, vai trò và năng lực của phụ nữ trong gia đình theo
nội dung trong mẫu điều tra .
* Phương pháp: điều tra hộ bằng phiếu và phỏng vấn trực tiếp.
1.2.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
1.2.4.1. Phương pháp phân tổ thống kê
Đƣợc sử dụng để phân loại thu nhập và tiêu dùng theo các mức khác
nhau: hộ giầu, khá, trung bình, nghèo, theo ngành nghề, theo lứa tuổi, văn
hoá, theo phân cấp quản lý cán bộ...
1.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh
Có đƣợc các chỉ tiêu nghiên cứu tổng hợp thành các bảng số liệu, tôi
tiến hành bằng các chỉ số khác nhau để thấy đƣợc có sự khác nhau về thu
nhập, tiêu dùng, giữa các nhóm hộ.
1.2.4.3. Phương pháp phân tích SWOT
Để phân tích các yếu tố thuận lợi và cản trở việc nâng cao vai trò của
phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn địa bàn nghiên cứu.
1.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích
* Dân số hoạt động kinh tế: là lực lƣợng lao động bao gồm toàn bộ
những ngƣời từ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm
nhƣng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc
* Dân số không hoạt động kinh tế: Là toàn bộ những ngƣời từ 15 tuổi
trở lên không tham gia lực lƣợng lao động nhƣng đang đi học, đang làm việc
nội trợ gia đình, ốm đau, tàn tật không đủ khả năng lao động, ngƣời già.
* Các chỉ tiêu khác:
- Thu nhập bình quân/ngƣời/năm
- Tỷ lệ tăng dân số
- Bình quân khẩu/hộ
- Bình quân khẩu nông nghiệp/hộ nông nghiệp
- Lao động/tổng dân số
- Lao động nông nghiệp/tổng lao động
- Lao động nữ/tổng lao động...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ HUYỆN PHÚ LƢƠNG
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái
Nguyên
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Phú Lƣơng là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái
Nguyên, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 21km về phía Bắc, có
Quốc lộ 3 đi qua suốt chiều dài của huyện khoảng 46 km, phía Đông giáp
huyện Võ Nhai, phía Tây giáp huyện Đại Từ và huyện Định Hoá, phía Nam
giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ, phía Bắc giáp huyện Chợ
Mới (tỉnh Bắc Cạn). Huyện Phú Lƣơng có 14 xã, 02 thị trấn, gồm có 274
xóm, bản. Thị trấn Đu là trung tâm chính trị- kinh tế- văn hoá của huyện.
Với vị trí địa lý nhƣ vậy, Phú Lƣơng rất thuận lợi cho quá trình tổ chức
sản xuất theo quy mô vừa và lớn, có điều kiện thông thƣơng, trao đổi hàng
hoá với các vùng lân cận trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt với 12.348,8 ha đất
dùng cho sản xuất nông nghiệp đã tạo ra khối lƣợng nông sản lớn cung cấp
cho thị trƣờng thành phố Thái Nguyên.
2.1.1.2. Địa hình địa mạo
Phú Lƣơng có địa hình phức tạp, mang đặc điểm điển hình của huyện
miền núi, bề mặt không bằng phẳng, bao quanh nhiều đồi núi thấp, núi đá và
núi đá vôi, tạo thành các ô trũng bậc thang. Huyện có sông Cầu chảy qua 04
xã: Phú Đô, Vô Tranh, Tức Tranh, Sơn Cẩm; sông Đu chảy dọc huyện qua
các xã Phú Đô, Yên Lạc, Đu, Phấn Mễ, Giang Tiên; hệ thống suối, ao, hồ,
đầm tự nhiên nhiều. Do có địa hình nhƣ trên, huyện Phú Lƣơng đã tạo ra 3
tiểu vùng kinh tế sinh thái khá rõ nét:
- Vùng phía Bắc và Tây Bắc (vùng cao) gồm 05 xã: Yên Trạch, Yên
Ninh, Yên Đổ, Yên Lạc, Phú Đô, có lợi thế sản xuất lâm nghiệp, chăn nuôi
đại gia súc. Hiện nay, Huyện đang đầu tƣ để phát triển cây chuối thƣơng
phẩm, mở ra một hƣớng sản xuất triển vọng cho vùng.
- Vùng phía Đông (vùng giữa) gồm 06 xã, thị trấn: Ôn Lƣơng, Phủ Lý,
Hợp Thành, Động Đạt, Phấn Mễ, Đu có thế mạnh về sản xuất lâm nghiệp, cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
chè, cây ăn quả do tính chất đất chủ yếu là đất Feralit màu vàng đỏ, đặc biệt
các vùng ô trũng là thế mạnh để phát triển sản xuất các vùng giống lúa, ngô...
- Vùng phía Nam (vùng thấp) gồm 05 xã Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Tức
Tranh, Giang Tiên, Vô Tranh chủ yếu là vùng đất bằng phẳng có lợi thế về
sản xuất cây lƣơng thực, cây chè, cây cảnh, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất
gạch ngói và phát triển các loại hình dịch vụ.
2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn
Khí hậu có đặc điểm nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hƣởng lớn của gió
mùa Đông Bắc, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21,2 độ đến 21,9 độ C, độ
ẩm không khí trung bình từ 81,4% đến 84,5%; đặc biệt chú ý là có sƣơng mù
xuất hiện từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 2 năm sau, và cứ 3 đến 5 năm lại
xuất hiện một đợt sƣơng muối.
Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1.500mm đến 2.100mm, lƣợng
mƣa bình quân cao nhất trong ngày từ 90mm đến 120mm, lƣợng bốc hơi từ
96 - 98 mm.
Hƣớng gió thổi theo 2 chiều: gió Đông Nam và gió Đông Bắc với tốc
độ từ 13-15m/s. Ngày nắng bình quân là từ 22-25 ngày, ngoài ra còn có
những cơn bão tràn vào từ khoảng tháng 5 đến tháng 9 theo hƣớng Đông hoặc
hƣớng Nam.
Mực nƣớc thuỷ văn: huyện Phú Lƣơng có mật độ sông, suối lớn, trữ
lƣợng thuỷ văn cao, tập trung ở một số sông lớn: Sông Đu, Sông Cầu và một
số phụ lƣu Sông Cầu. Hầu hết các xã đều có các sông suối chảy qua, khá
thuận thiện cho công tác thuỷ lợi, vận chuyển lâm sản.
2.1.1.4. Tình hình phân bố, sử dụng đất
Phú Lƣơng là huyện có diện tích thấp của tỉnh, theo số liệu thống kê
của huyện năm 2008, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 36.896,7 ha
[40], phân theo địa giới hành chính thì diện tích lớn nhất thuộc về xã Yên Lạc
là 4.297,6 ha chiếm 12,78 %, đơn vị có diện tích đất thấp là thị trấn Đu gồm
212,9 ha chiếm có 0,57 % tổng diện tích trong toàn huyện. 08 xã, thị trấn có
diện tích đất tự nhiên dƣới 2.000 ha và 08 đơn vị có diện tích trên 2.000 ha.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
Bảng 2.1. Diện tích đất phân theo loại đất và theo xã, thị trấn của
huyện Phú Lƣơng năm 2008
Đơn vị tính: ha
TỔNG SỐ
Tổng
diện tích
đất theo
địa giới
hành
chính
Chia ra
Đất
Nông
nghiệp
Đất lâm
nghiệp
Đất
nuôi
trồng
Thuỷ
sản
Đất ở
Đất
chuyên
dùng
(*)
Đất
chƣa sử
dụng
36.896,7 12.348,8 17.527,8 727,4 1.302,9 2.929,4 2.060,4
Chia ra xã, phƣờng, thị trấn
TT. Đu 212,9 93,6 15,0 3,1 31,8 63,9 5,4
TT.Giang Tiên 381,2 116,6 102,9 6,3 30,2 112,3 13,0
Xã Sơn Cẩm 1.682,4 638,9 273,9 20,5 303,3 400,7 45,1
Xã Cổ Lũng 1.696,9 852,6 325,0 60,6 83,3 330,4 45,0
Xã Phấn Mễ 2.531,0 1.333,4 492,4 19,7 97,5 425,3 162,8
Xã Vô Tranh 1.837,6 1.124,0 289,5 36,6 81,8 221,7 84,0
Xã T. Tranh 2.559,4 1.342,1 885,8 43,5 74,4 209,9 3,7
Xã Phú Đô 2.220,1 740,3 958,7 7,4 43,0 138,0 332,8
Xã Yên Lạc 4.297,6 965,6 2.447,0 17,9 124,0 159,5 583,5
Xã Động Đạt 3.988,7 1.473,3 1.848,3 86,7 85,4 343,5 151,6
Xã Ôn Lƣơng 1.769,6 556,6 968,4 100,3 32,7 52,2 59,5
Xã Phủ Lý 1.548,5 438,9 913,5 61,8 29,6 58,3 46,5
Xã Hợp Thành 898,5 346,9 435,8 20,8 26,1 60,6 8,3
Xã Yên Đổ 3.561,1 782,7 2.377,7 108,4 105,8 135,4 51,1
Xã Yên Ninh 4.718,6 944,5 3.363,6 68,4 77,4 166,3 98,6
Xã Yên Trạch 2.992,6 599,0 1.830,3 65,4 76,7 51,4 369,6
(*)
Đất chuyên dùng bao gồm cả đất tôn giáo tín ngƣỡng, đất nghĩa trang nghĩa
địa, đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng.
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lương, năm 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
Phân loại đất theo 05 hình thức sử dụng khác nhau thì diện tích lớn nhất
đƣợc sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp là 17.527,8 ha chiếm 47,51% tổng diện
tích đất tự nhiên, tập trung ở các xã Yên Trạch, Yên Đổ, Yên Ninh, Ôn
Lƣơng, Hợp Thành, tiếp đó là đất sử dụng cho nông nghiệp gồm 12.348,8 ha
chiếm 33,47%, diện tích đất ở và đất chuyên dùng gồm 4.232,3 ha chiếm
11,47%. Trong khi diện tích đất chƣa sử dụng là 2.060,4 ha chiếm 5,58% thì
diện tích cho nuôi trồng thuỷ sản chỉ chiếm 727,4 ha tƣơng ứng 1,97 %.
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu sử dụng đất huyện Phú Lƣơng năm 2008
Loại đất diện tích
Đất nông nghiệp 12.348,80
Đất lâm nghiệp 17.527,80
Đất nuôi trồng thuỷ sản 727,4
Đất ở 1.302,90
Đất chu ên dùng 2.929,40
Đấ chƣa sử dụng 2.060,40
diện tích
33,47%
47,51%
1,97%
3,53%
7,94%
5,58%
Đất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất ở
Đất chuyên dùng
Đất chưa sử dụng
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lương , năm 2008
Trong giai đoạn 2006- 2008, diện tích các loại đất của huyện Phú
Lƣơng có sự thay đổi theo sự phát triển về kinh tế- xã hội của huyện. Qua 3
năm, do huyện đẩy mạnh việc trồng rừng theo Dự án 661 và trồng rừng nhân
dân nên diện tích đất lâm nghiệp tăng 0,45%. Diện tích đất chuyên dùng và
đất ở cũng tăng tới 2,27% và 6,056 % do quá trình tăng dân số tự nhiên, quá
trình đô thị hoá thành lập các khu thị tứ ở các cụm xã: Tức Tranh- Vô Tranh-
Phú Đô, Ôn Lƣơng- Phủ Lý- Hợp Thành... Trong khi đó, diện tích đất nông
nghiệp đã giảm 0,5% nhƣờng chỗ cho các cụm công nghiệp khai thác khoáng
sản và sản xuất vật liệu xây dựng…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2006- 2008
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%)
S.lƣợng
(ha)
Cơ cấu
(%)
S.lƣợng
(ha)
Cơ cấu
(%)
S.lƣợng
(ha)
Cơ cấu
(%)
07/06 08/07
Bình
quân
Tổng số 36.896,70 100 36.896,70 100 36.896,70 100 100 100 100
1. Đất nông nghiệp 12.473,40 33,81 12.411,80 33,64 12.348,80 33,47 99,51 99,49 99,50
1.1. Cây hành năm 5.681,00 15,40 5.551,00 15,04 5.515,00 14,95 97,71 99,35 98,53
- Đất trồng lúa 4.156,00 11,26 4.074,00 11,04 4.052,00 10,98 98,03 99,46 98,74
- Đất trồng ngô 862,00 2,34 735,00 1,99 832,00 2,26 85,27 113,20 99,23
- Đất trồng đậu, đỗ 102,00 0,28 127,00 0,34 113,00 0,31 124,51 88,98 106,74
- Đất trồng cây khác 561,00 1,52 615,00 1,67 518,00 1,40 109,63 84,23 96,93
1.2. Cây lâu năm 6.792,40 18,41 6.857,80 18,59 6.013,80 18,52 100,96 87,69 94,33
- Đất trồng chè 4.048,00 10,97 4.181,00 11,34 4.110,00 11,14 103,29 98,30 100,79
- Đất trồng cây ăn quả 873,00 2,37 886,00 2,40 91,00 2,47 101,49 10,27 55,88
- Đất trồng cây khác 1871,4 5,07 1.790,80 4,85 1.812,80 4,91 95,69 101,23 98,46
2. Đất lâm nghiệp 17.511,70 47,45 17.517,50 47,48 17.527,80 47,51 100,03 100,06 100,045
3.Đất chuyên dùng (*) 2.901,50 7,86 2.908,60 7,88 2.929,40 7,94 100,24 104,3 102,27
4.Đất ở 1.158,10 3,15 1.225,40 3,32 1.302,90 3,53 105,81 106,32 106,065
5.Đất nuôi trồng thuỷ sản 731,80 1,98 725,30 1,97 727,40 1,97 99,11 100,28 99,695
6.Đất chƣa sử dụng 2.120,20 5,75 2.108,10 5,71 2.060,40 5,58 99,42 97,73 99,42
(*)
Đất chuyên dùng gồm cả đất tôn giáo tín ngƣỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất sông suối, mặt nƣớc chuyên dùng
Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Phú Lương năm 2006, 2007, 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản
Huyện Phú Lƣơng đƣợc đánh giá có tiềm năng về khoáng sản với trữ
lƣợng lớn. Từ năm 2005 đến nay, đƣợc sự cho phép của tỉnh, nhiều công ty đã
tiến hành khai thác các loại nhƣ quặng sắt, quặng chì kẽm, quặng ti tan, than
cốc... tập trung ở các mỏ lớn Cây Châm- Động Đạt, Phủ Lý, Phấn Mễ. Các
mỏ đá, cát, sỏi và các mỏ khác tập trung ở các xã nhƣ Yên Ninh, Phú Đô, Yên
Lạc... đây là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng
sản, vật liệu xây dựng thu hút nhiều lao động địa phƣơng, giải quyết việc làm,
tăng thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng, góp phần đẩy nhanh việc thực hiện
10 đề án về phát triển kinh tế huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2005-2010, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế các ngành trên địa bàn, nâng dần tỷ trọng ngành công
nghiệp (giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.152 triệu đồng năm 2008 [40]).
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Dân số và lao động
* Dân số:
Quan bảng 2.3 cho thấy, năm 2008 toàn huyện có 107.200 ngƣời, trong
đó có tới 92,8 % ngƣời dân sống ở khu vực nông thôn và hoạt động trong các
ngành nghề thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp, dân số hoạt động ở lĩnh vực phi
nông nghiệp chỉ chiếm có 7,2%. Số nhân khẩu hoạt động nông nghiệp và phi
nông nghiệp qua các năm đều tăng nhƣng tốc độ tăng của nhân khẩu phi nông
nghiệp cao hơn. Số nhân khẩu trong một hộ là trên 4 ngƣời, cao nhất vẫn là
nhân khẩu trong hộ nông nghiệp (4,43 ngƣời/hộ).
Trong những năm qua, dân số vẫn không ngừng tăng lên (từ 105.077
ngƣời năm 2006, 106.061 ngƣời năm 2007 lên đến 107.200 ngƣời năm 2008).
Tốc độ tăng dân số của năm sau cao hơn năm trƣớc. Điều này đã đặt ra nhiều
thách thức cho sự phát triển kinh tế của huyện. Cùng với sự gia tăng dân số,
đó là nhu cầu về nhà ở, lƣơng thực, giao thông, việc làm, y tế, giáo dục... cũng
phải tăng theo, tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội ngày càng tăng, dịch bệnh,
ô nhiễm môi trƣờng... đang là những thách thức lớn cho sự phát triển kinh tế-
xã hội của huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 2.3. Tình hình dân số huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2006-2008
Chỉ tiêu
Đơn
vị
tính
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%)
Số
lƣợng
Cơ
cấu
(%)
Số
lƣợng
Cơ
cấu
(%)
Số
lƣợng
Cơ
cấu
(%)
2007/
2006
2008/
2007
Tốc độ
bình
quân
1.Tổng số hộ Hộ 23.237 100,00 23.993 100,00
25.016 100,00 103,25 104,26 103,76
- Hộ nông nghiệp Hộ 20.495 88,20 21.210 88,40
21.146 84,53 103,49 99,70 101,59
- Hộ phi nông nghiệp Hộ 2.742 11,80
2.783 11,60
3.870 15,47 101,50 139,06 120,28
2.Tổng số khẩu Ngƣời
105.077
100,00
106.061
100,00
107.200
100,00
100,94
101,07
101,01
- Nhân khẩu nông nghiệp Ngƣời
98.142
93,40
98.743
93,10
99.482
92,80
100,61
100,75
100,68
-Nhân khẩu phi nông nghiệp Ngƣời
6.935
6,60
7.318
6,90
7.718
7,20
105,52
105,47
105,50
3.Tổng số lao động Ngƣời
66.723
100,00
67.348
100,00
68.072
100,00
100,94
101,08
101,01
- Lao động nông nghiệp Ngƣời
61.872
92,73
62.501
92,80
63.082
92,67
101,02
100,93
100,97
- Lao động phi nông nghiệp Ngƣời
4.851
7,27
4.847
4.990
7,33
99,92
102,95
101,43
4.Các chỉ tiêu khác
- Tỷ lệ tăng dân số %
1,05
1,01
1,01
- Bình quân khẩu/hộ Ngƣời/hộ
4,52
4,22
4,29
- Bình quân khẩu NN/hộ NN Ngƣời/hộ
4,79
4,66
4,70
Nguồn: Phòng thống kê huyện Phú Lương năm 2006, 2007, 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Biểu đồ 2.2.Tốc độ tăng dân số huyện Phú Lƣơng theo giới tính giai
đoạn 2006- 2008
2006 2007 2008
nam 52490 53079 53550
nữ 52587 52982 53650
51800
52000
52200
52400
52600
52800
53000
53200
53400
53600
53800
2006 2007 2008
Năm
Số
n
gư
ời
nam
nữ
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lương , năm 2006, 2007, 2008
Qua biểu đồ 2.2 cho thấy dân số nữ và nam tƣơng đối cân bằng (năm
2006 dân số nam là 52.490 ngƣời chiếm 49,95%, dân số nữ là 52.587 ngƣời,
chiếm 50,05% tổng dân số). Tốc độ tăng dân số dân số năm sau tăng hơn năm
trƣớc (năm 2007 so với năm 2006 tăng 984 ngƣời bằng 0,9%, năm 2008 so
với 2007 tăng 1.139 ngƣời bằng 1,07%). Đây là vấn đề đặt ra cho các cấp các
ngành huyện trong công tác bình ổn dân số, xoá đói giảm nghèo, phát triển
kinh tế. Vì gia đình sinh con thứ 3 trở lên có xu hƣớng ngày càng tăng và lại
rơi vào các hộ gia đình nông dân nghèo trong huyện.
* Lực lượng lao động
Hiện nay, lao động trong độ tuổi của toàn huyện có 68.072 ngƣời,
chiếm 64% dân số, trong đó lao động nữ có 32.620 ngƣời, đặc biệt lao động
nữ nông thôn có số lƣợng rất lớn: 30.279 ngƣời, chiếm 44 % tổng số lao động
và chiếm 93% tổng số lao động nữ của toàn huyện. Tình hình lao động trong
độ tuổi ở khu vực thành thị và nông thôn của huyện Phú Lƣơng có xu hƣớng
ổn định, tăng không đáng kể, thể hiện qua bảng dƣới đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Bảng 2.4. Lao động huyện Phú Lƣơng chia theo giới tính và khu
vực giai đoạn 2006-2008
Đơn vị tính: người
Năm
nghiên
cứu
Chung của huyện Thành thị Nông Thôn
Tổng
số
Chia theo giới
tính
Tổng
số
Chia theo
giới tính
Tổng
số
Chia theo giới
tính
nam nữ nam nữ nam nữ
2006 66.723 34.698 32.025 4.851 2.507 2.344 61.872 33.196 29.676
2007 67.348 35.042 32.306 4.847 2.515 2,332 62.501 31.489 30.012
2008 68.072 35.452 32.620 4.990 2.532 2.458 63.082 32.803 30.279
Nguồn: Phòng Lao động- TBXH huyện Phú Lương năm 2006- 2008
2.1.2.2. Phát triển kinh tế của huyện
Thực hiện sự Chỉ đạo của Chính phủ và Kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội của huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2005-2010, kinh tế của huyện đã có
những chuyển biến tích cực. Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp và nông thôn theo hƣớng từng bƣớc nhanh chóng hình thành nền nông
nghiệp hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và điều kiện sinh thái của
vùng. Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm mới thu
hút lao động nông thôn. Áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ về
giống, chăm sóc…vào trong sản xuất nông lâm nghiệp nâng giá trị thu nhập
trên cùng đơn vị diện tích, cụ thể:
*Ngành trồng trọt: Số liệu bảng 2.5 cho thấy trong trồng trọt, lúa nƣớc
vẫn là loại cây trồng chủ đạo của huyện. Nhƣng, diện tích đất trồng lúa nƣớc
đang bị thu hẹp dần, năm 2006 diện tích là 7.231 ha đến năm 2008 diện tích
chỉ còn 6.881 ha. Nguyên nhân là do một số diện tích này đƣợc thu hồi để xây
dựng các khu công nghiệp (khu công nghiệp Sơn Cẩm, Động Đạt, Phấn Mễ),
xây dựng đƣờng nông thôn liên xóm xã, hội trƣờng xóm, phần khác chuyển
mục đích sử dụng theo nhu cầu của nhân dân và quy hoạch của địa phƣơng.
Tuy nhiên, do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, năng
xuất cây trồng không ngừng tăng qua các năm, nên sản lƣợng của 3 loại cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
trồng chính trên vẫn ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho địa phƣơng và
làm hàng hoá cung cấp cho các vùng lân cận. Đặc biệt vùng sản xuất lúa
giống tại Phấn Mễ đã đƣợc Trung tâm giống cây trồng của tỉnh, các công ty
giống trong vùng quan tâm đầu tƣ, tạo thu nhập bằng 1,3 lần thóc thịt. Đây
chính là cơ hội để ngƣời dân trong vùng thay đổi tƣ duy trong việc lựa chọn
cây, con trong sản xuất để có thu nhập cao hơn, xoá dần cách canh tác truyền
thống tại địa phƣơng.
Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây trồng chính
của huyện từ năm 2006-2008
Loại cây
Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn)
2006 2007 2008 2006 2007 2008 2006 2007 2008
1.Lúa nước 7.231 7.002 6.881 45,0 45,1 44,8 32.223 31.579 30.883
Vụ xuân 3.114 2.929 2.835 45 46 45 14.013 13.472 12.757
Vụ mùa 4.117 4.069 4.046 44,2 44,5 44,8 18.210 18.107 18.126
2. Ngô 1.303 1.077 1.387 38,0 45,2 49,9 4.962 4.863 6.916
Vụ xuân 812 695 853 39 44 51 3.166 3.508 4.350
Vụ mùa 491 382 534 36,6 35,5 48 1.796 1.355 2.566
3. Chè 4.048 4.124 4.100 74,0 80,5 75,6 29.946 31.746 31.071
4. Lạc vỏ 185 230 202 10,6 10,2 10,5 195,6 234 212
Vụ xuân 102 120 113 11 11,2 10,9 114,2 135 123
Vụ mùa 83 110 89 9,8 9,0 10 81,4 99 89
5.Đỗ tương 242 241 231 13,8 13,9 14,3 337 336 330
Vụ xuân 105 117 112 13,8 13,9 13,8 145 163 154
Vụ mùa 137 124 119 14 14 14 192 173 176
Nguồn: Số liệu báo cáo của UBND huyện Phú Lương năm 2006, 2007, 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
* Ngành chăn nuôi: Diện tích rừng của Phú Lƣơng lớn (17.527,8 ha),
nên đây chính là thế mạnh để phát triển đàn trâu bò thƣơng phẩm và làm sức
kéo. Năm 2007, tổng đàn trâu bò là 13.718 con, đến năm 2008 tăng lên
13.900 con. Tổng đàn lợn năm 2008 là 51.000 con, trong đó sản lƣợng thịt hơi
là 7.500 tấn. Nuôi trồng thuỷ sản đã đƣợc quan tâm đầu tƣ, năm 2006 đóng
góp vào tổng giá trị sản xuất trên 2 tỷ đồng, đến năm 2008 đã tăng lên là 4 tỷ
đồng. Hiện nay, huyện đang có dự án đƣa con tôm thƣơng phẩm vào sản xuất
tại các xã có thế mạnh nhƣ Cổ Lũng, Phú Đô [51].
* Ngành Lâm nghiệp: Diện tích rừng của Phú Lƣơng đứng thứ năm
trong tỉnh, trong đó rừng khoanh nuôi bảo vệ là 2.941 ha, rừng khoanh nuôi
tái sinh là 1.250 ha, rừng chăm sóc 1.501, rừng tự nhiên là 916,49ha, rừng
trồng tập trung là 10.919,3 ha gồm cây keo tai tƣợng trong nƣớc và nhập
ngoại. Diện tích rừng tập trung nhiều ở các xã phía Bắc của huyện nhƣ Yên
Ninh, Yên Trạch, Yên Đổ…ngoài ra các sản phẩm phụ của rừng là nguồn
nguyên chủ yếu, sẵn có để phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp mây tre đan
mành cọ, tạo thu nhập trƣớc mắt cho ngƣời dân đầu tƣ nuôi trồng và bảo vệ
rừng [50].
* Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ:
Đây là ngành thế mạnh và có tiềm năng lớn đang đƣợc huyện quan tâm
từ công tác quy hoạch mạng lƣới giao thông, đến quy hoạch các khu sản xuất
công nghiệp. Đặc biệt, huyện đã có những chính sách ƣu tiên, khuyến khích
các doanh nghiệp vào đầu tƣ trong huyện nhƣ đẩy nhanh công tác giải phóng
mặt bằng, thực hiện quy định về tiếp nhận, thẩm định, cấp giấy chứng nhận
kinh doanh theo hƣớng thuận lợi và nhanh chóng. Kết quả bƣớc đầu đã quy
hoạch và phát triển các khu sản xuất vật liệu xây dựng (gạch, ngói ở Cổ Lũng,
khác thác cát, sỏi đá ở Yên Lạc, Phú Đô...), khai thác khoáng sản: than, quặng
sắt ở Phấn Mễ, quặng titan ở Động Đạt, Phủ Lý. Theo số liệu của phòng
thống kê huyện năm 2008 tổng giá trị gia tăng (theo giá hiện hành) của ngành
công nghiệp xây dựng là 221 tỷ đồng, chiếm 27,97% trong tổng giá trị sản
xuất của huyện, trong khi ngành dịch vụ đóng góp 175 tỷ đồng, chiếm
22,16% [40].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu kinh tế của huyện Phú Lƣơng năm 2008
Nông- lâm- thuỷ sản 49,87
Công nghiệp- xây dựng 27,97
Dịch vụ 22,16
49,87%
22,16%
27,97%
Nông- lâm- thuỷ sản
Công nghiệp- xây dựng
Dịch vụ
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lương năm 2008
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Biểu đồ 2.4. Biến động cơ cấu kinh tế của huyện Phú Lƣơng trong
giai đoạn 2006-2008
2006 2007 2008
Nông- lâm- thuỷ sản 278 292 394
Công nghiệp- xây dựng 215 238 221
Dịch vụ 207 210 175
0
100
2 0
300
400
50
2006 2007 2008
Năm
Gi
á t
rị
(tỷ
đồ
ng
)
Nông- lâm- thuỷ sản
Công nghiệp- xây dựng
Dịch vụ
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lương năm 2006, 2007, 2008
Qua biểu đồ 2.4. cho thấy, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của huyện tăng
mạnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng hợp lý, tăng dần dần tỷ trọng
ngành công nghiệp và xây dựng trong khi phát huy đƣợc thế mạnh của địa
phƣơng để phát triển ngành nông lâm nghiệp theo hƣớng hàng hoá, tạo việc
làm tại chỗ cho ngƣời dân địa phƣơng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng
năm gần 3%, đến nay số hộ nghèo của huyện chỉ còn 5.892 hộ, chiếm
23,55% tổng số hộ trên toàn huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng của huyện
* Hệ thống giao thông: huyện Phú Lƣơng là một huyện trung du miền
núi của tỉnh Thái Nguyên, có tuyến đƣờng Quốc lộ 3 chạy dọc dài trên 40km.
Ngoài ra, còn có đƣờng liên huyện, liên xã đã đƣợc nhựa hoá và bê tông hoá
theo tiêu chuẩn đƣờng nông thôn cấp 6, đảm bảo giao thông thuận tiện đến tất
cả các trung tâm xã. Hệ thống đƣờng liên thôn liên xóm đang đƣợc nâng cấp
và bê tông hoá theo cơ chế đối ứng giữa nhà nƣớc và nhân dân.
* Hệ thống điện, thông tin liên lạc: Hệ thống điện phục vụ nông nghiệp
và nông thôn ngày nay càng đƣợc tăng cƣờng và mở rộng. Hiện nay, 100% xã
có bƣu điện văn hoá xã, thông tin liên lạc giữa các xã trong huyện thông suốt,
kịp thời. Sóng điện thoại di động đã phủ đến 16/16 xã, thị trấn trong huyện.
Tổng số máy điện thoại hiện có trên mạng là 10.038 máy với mật độ 10/100
dân, mạng viễn thông phát triển đã góp phần quan trọng tăng cƣờng thông tin
liên lạc của các cơ quan và nhân dân [54].
* Hệ thống tín dụng: Hệ thống tín dụng Nhà nƣớc gồm Ngân hàng
nông nghiệp & PTNT và Ngân hàng chính sách, hệ thống tín dụng nhân dân,
tín dụng thông qua các tổ chức hội đoàn thể, chƣơng trình xoá đói giảm
nghèo, hỗ trợ về vốn phát triển kinh tế. Tín dụng ngân hàng thông qua các
hình thức cho vay thuận lợi để phát triển sản xuất, kinh doanh. Năm 2008,
nguồn vốn huy động của riêng ngân hàng Nông nghiệp là 138 tỷ đồng, dƣ nợ
127,2 tỷ đồng, Ngân hàng chính sách huy động 75 tỷ, dƣ nợ 75 tỷ đồng, đạt
140% so với năm trƣớc [54].
* Giáo dục: Tính đến nay huyện Phú Lƣơng có 02 trƣờng trung học
phổ thông, 16 trƣờng trung học cơ sở, 27 trƣờng tiểu học và 17 trƣờng mầm
non, trong đó có 19 trƣờng đạt chuẩn quốc gia (mầm non 2/17 trƣờng, tiểu
học 15/27 trƣờng, THCS 2/16 trƣờng); có 24 trƣờng đạt thƣ viện chuẩn và thƣ
viện tiên tiến ( tiểu học 14 trƣờng, THCS 14 trƣờng). Tổng số học sinh từ
mầm non đến trung học phổ thông năm 2006 là 19.311 học sinh, năm 2007 là
18.356 học sinh, đến năm 2008 tăng lên là 18.572 học sinh [54].
* Hệ thống y tế: Mạng lƣới y tế từ huyện đến cơ sở đƣợc quan tâm
củng cố kiện toàn, chú trọng giáo dục y đức, tinh thần trách nhiệm, thái độ
phục vụ, nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh đảm bảo chăm sóc tốt sức
khoẻ cho nhân dân. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhu cầu khám chữa
bệnh đƣợc tăng cƣờng. Năm 2008, số lƣợt khám chữa bệnh tại bệnh viện đa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
khoa huyện là 59.673 lƣợt, tại các trạm y tế xã là 90.683 lƣợt, Thực hiện đề án
xây dựng y tế xã đạt chuẩn quốc gia, đến nay toàn huyện có 09 xã đƣợc công
nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế [54]. Công tác y tế dự phòng và phòng chống
dịch bệnh đƣợc quan tâm; công tác kiểm tra, thanh tra vệ sinh an toàn thực
phẩm của các cơ sở sản xuất đƣợc tăng cƣờng qua các năm.
2.2. Thực trạng vai trò phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế
huyện Phú Lƣơng
2.2.1. Khái quát về thực trạng vai trò của phụ nữ trên địa bàn huyện
2.2.1.1. Nữ trong các nhóm tuổi
Bảng 2.6. Nữ trong các nhóm tuổi từ năm 2006-2008
Năm <15 tuổi
15-25
tuổi
26-35
tuổi
36-45
tuổi
46-55
tuổi
Trên 55
tuổi
2006 19.221 9.721 8.741 8.946 4.617 1.341
2007 19.290 9.415 8.778 9.337 4.776 1.386
2008 19.605 9.347 8.845 9.565 4.863 1.425
Nguồn: Phòng lao động- TBXH huyện năm 2006, 2007, 2008
Qua bảng trên ta thấy, nữ trong độ tuổi lao động phần lớn tập trung
trong nhóm tuổi từ 15- 35 (chiếm 57,7% tổng nữ trong độ tuổi lao động,
chiếm 35% dân số nữ, năm 2006) và giảm dần đến nhóm tuổi 46-55 tuổi.
Đây là nhóm tuổi là lao động chính trong các hộ gia đình và cũng là nhóm
tuổi đang ở độ tuổi sinh sản. Lao động chính trong nhóm tuổi từ 15- 25 chiếm
tỷ trọng rất cao (30,4%). Đây là lƣợng lao động trẻ nhƣng thƣờng thiếu kinh
nghiệm trong sản xuất kinh doanh, thiếu kiến thức về xã hội, trong đó quan
trọng là kiến thức về chăm sóc sức khoẻ sinh sản nên đã ảnh hƣởng không
nhỏ tới thu nhập và chất lƣợng cuộc sống của các hộ gia đình. Nữ trong nhóm
tuổi này lại có xu hƣớng giảm qua các năm trong khi các nhóm tuổi khác lại
tăng (năm 2006 có 30,4%, năm 2008 chỉ còn 28,7%) là do chính sách về xuất
khẩu lao động nữ của huyện đi làm việc ở các nƣớc nhƣ Malayxia, Đài loan,
Hàn Quốc và các khu công nghiệp trong nƣớc, đã phần nào giải quyết đƣợc
việc làm, huy động nguồn vốn chuyển về phát triển kinh tế tại địa phƣơng,
góp phần tăng thu nhập cho các hộ gia đình trên địa bàn huyện ( năm 2007,
giải quyết việc làm cho 1.500 lao động, lƣợng ngoại hối chuyển qua ngân
hàng nông nghiệp huyện gần 2 triệu đô la [40]).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
2.2.1.2. Phụ nữ trong độ tuổi tham gia sinh hoạt hội đoàn thể
Bảng 2.7. Phụ nữ trong độ tuổi tham gia sinh hoạt đoàn thể năm 2008
Đơn vị
Tổng
số hộ
gia
đình
Tổng
PN
15t-
già
Phụ nữ là hội viên các hội, đoàn thể
Tổng
số
Thanh
niên
Phụ
nữ
Nông
dân
Cựu
chiến
binh
Cao
tuổi
CN
VC
Sơn cẩm 2.964 3.100 3.030 301 1.362 317 6 7 1.037
Cổ Lũng 2.187 3.035 2.674 293 1.334 696 6 5 340
Giang Tiên 893 1.276 1.245 155 534 254 4 3 295
Vô Tranh 2.026 2.509 1.897 213 957 625 4 3 95
Tức Tranh 1.995 2.575 2.323 201 1.074 683 6 4 355
Phú Đô 1.162 1.395 1.164 134 587 328 3 2 110
Yên Lạc 1.469 1.724 1.143 238 727 394 3 3 88
Yên Đổ 1.456 2.014 1.413 182 712 398 3 3 115
Yên Ninh 1.507 2.184 1.157 168 625 286 2 2 74
Yên Trạch 1.307 2.023 1.139 164 612 307 3 2 51
Động Đạt 2.324 3.199 2.312 268 1.072 829 5 3 135
Phấn Mễ 2.586 3.624 2.468 291 1.092 932 5 3 145
TT. Đu 1.057 1.437 1.336 141 524 393 3 2 273
Phủ Lý 690 945 584 83 307 174 2 1 17
Hợp Thành 608 775 644 79 318 198 2 1 46
Ôn Lƣơng 785 815 666 78 372 184 2 1 29
Cộng 25.016 32.620
25.505
2.989 12.209 6.998 59 45 3.205
Nguồn: Số liệu thống kê Ban Dân Vận Huyện uỷ năm2008
Nhằm thu hút phụ nữ trong độ tuổi tham gia sinh hoạt hội theo Đề án số
01 về nâng cao chất lƣợng hoạt động của các tổ chức đoàn thể của Tỉnh uỷ,
Hội LHPN huyện, Đoàn thanh niên, Hội nông dân đã tăng cƣờng công tác
tuyên truyền vận động chị em tham gia sinh hoạt hội với nhiều hình thức khác
nhau nhƣ cho vay vốn ƣu đãi, vay phân bón trả chậm, hỗ trợ cây con giống,
tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật, kiến thức quản lý kinh tế hộ gia đình...
đã thu đƣợc kết quả đáng ghi nhận. Năm 2006, tỷ lệ phụ nữ tham gia sinh
hoạt các hội là 62,4% so với tổng số phụ nữ trong độ tuổi, bằng 85,9% so với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
tổng số hộ gia đình hiện có, đến năm 2008 đã tăng lên là 78% so với tổng số
phụ nữ trong độ tuổi và đạt 102% so với tổng số hộ gia đình. Qua bảng 2.4
cho thấy, Sơn Cẩm là đơn vị có số phụ nữ tham gia sinh hoạt hội cao nhất, đạt
97,74% so với tổng số phụ nữ trong độ tuổi, tiếp đến là Giang Tiên, Tức
Tranh. Đơn vị có phụ nữ thu hút vào hội thấp nhất (trên 55% so với tổng số
phụ nữ, trên 80% so với số hộ) là Yên Trạch, Yên Ninh, Yên Đổ. Đây là
những xã thuộc cụm vùng phía Bắc của huyện, dân số chiếm tới 80% là ngƣời
dân tộc thiểu số và cũng có tới 80% số hộ là hộ nghèo [52].
Biểu đồ 2.5.Cơ cấu phụ nữ tham gia sinh hoạt đoàn thể năm 2008
Hội LHPN 12209
Đoàn TN 2989
Hội ND 6998
Hội CCB +NCT 104
CNVC 3205
Chưa tham gia 7115
9.16%21.45%
0.32%
9.83%
21.81%
37.43%
Hội LHPN
Đoàn TN
Hội ND
Hội CCB +NCT
CNVC
Chưa tham gia
Nguồn: Số liệu thống kê Ban Dân Vận Huyện uỷ năm 2008
Trong những năm gần đây các ban, ngành, đoàn thể đã nỗ lực trong
việc thu hút phụ nữ vào sinh hoạt hội. Tuy nhiên, số phụ nữ trong độ tuổi
không tham gia bất kỳ hội đoàn thể nào vẫn chiếm tỷ lệ lớn (21,81% tổng số
phụ nữ) và lại thuộc các xã khó khăn. Đây đang là vấn đề cần đƣợc các tổ
chức, trƣớc tiên là Hội phụ nữ huyện, Ban vì sự tiến hộ của phụ nữ huyện
quan tâm đề ra các giải pháp cụ thể thiết thực hơn để phụ nữ tự nguyện tham
gia. Qua biểu đồ 2.5, số phụ nữ tham gia sinh hoạt Hội phụ nữ chiếm tỷ lệ cao
nhất 37,43%, tiếp đến là hội nông dân chiếm 21,45%. Đây là 2 tổ chức hội
đoàn thể có nhiều chƣơng trình hỗ trợ phụ nữ trong phát triển kinh tế, xây
dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” nên ngày càng đƣợc
đông đảo chị em phụ nữ quan tâm hƣớng ứng các phong trào và tham gia sinh
hoạt hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
2.2.1.3. Trình độ của phụ nữ trong độ tuổi lao động
* Nữ công nhân viên chức:
Theo số liệu thống kê của Liên đoàn lao động huyện năm 2008, số nữ
công nhân viên chức do huyện quản lý là 1.613 chị (chiếm 74% tổng số công
nhân viên chức). Trong đó, 130 chị có trình độ văn hoá cấp 2, 1.483 chị có
trình độ văn hoá cấp 3 và 1.169 chị có trình độ cao đẳng, đại học (chiếm 72%
tổng số nữ công nhân viên chức, bằng 54% tổng số công nhân viên chức); có
102 chị giữ chức hiệu trƣởng, hiệu phó các trƣờng, 11 chị là bí thƣ, chủ tịch
các xã, thị trấn [37].
*Nữ cán bộ các hội đoàn thể cơ sở:
Bảng 2.8. Trình độ của cán bộ hội đoàn thể nhiệm kỳ 2006-2011
Đoàn thể
Tổng
cán
bộ nữ
Trình độ
Văn hoá Chuyên môn Chính trị
cấp1 cấp2 cấp3 S.cấp T.cấp CĐ, ĐH S.cấp T.cấp
Hội phụ nữ 790 83 227 480 25 11 7 9 19
Hội nông dân 249 36 118 95 13 8 1 4 12
Đoàn TN 118 42 57 19 6 5 1 5
Cộng 1.157 161 402 594 44 24 8 14 36
Nguồn: Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên huyện
Đây là lực lƣợng quan trọng để lĩnh hội các kiến thức về tuyên truyền
chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, triển khai các
chƣơng trình phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng gia đình no ấn, bình đẳng
tiến bộ… tới toàn thể các hội viên trong tổ chức hội trên địa bàn huyện. Tuy
nhiên, qua bảng trên cho thấy trình độ học vấn, chuyên môn, chính trị của cán
bộ hội rất thấp. Trong 1.157 cán bộ từ cấp chi hội đến cấp xã, chỉ có 75 ngƣời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
chiếm 6,4% có trình độ chuyên môn, 50 ngƣời có trình độ lý luận chính trị sơ
cấp, trung cấp chiếm 4,3%. Vì vậy, để các chủ trƣơng, chính sách của Đảng,
Nhà nƣớc về phát triển kinh tế đi vào cuộc sống, trƣớc hết phải quan tâm đào
tạo nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.
*Lao động nữ nông thôn:
Với số lƣợng đông đảo trong lực lƣợng lao động ở khu vực nông thôn
(30.279 ngƣời năm 2008) nhƣng trình độ văn hoá, chuyên môn của lao động
nữ thấp. Qua biểu đồ 2.6 ta thấy, số lao động nữ chƣa tốt nghiệp tiểu học là
9,56%, tốt nghiệp cấp 1 là 37,21%, tốt nghiệp cấp 2 là 39,89%, cấp 3 là
13,34%. Số lao động nữ chƣa qua một lớp đào tạo nghề là 26.856 ngƣời,
chiếm tới 88,69 %, chỉ có 3.423 ngƣời có trình độ sơ cấp hoạc chứng chỉ nghề
trở lên. Do hạn chế về nhận thức và trình độ nên lao động nữ nông thôn đang
gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm, tạo thu nhập cho gia đình. Vì vậy, các
cấp, các ngành huyện Phú Lƣơng cần có chính sách ƣu tiên đào tạo, nâng cao
trình độ học vấn, chuyên môn cho lao động nông thôn đặc biệt là lao động nữ.
Biểu đồ 2.6. Trình độ văn hoá của lao động nữ huyện Phú Lƣơng
năm 2008
Trình độ văn hoáchưa tốt nghiệp cấp 1Tốt nghiệp cấp 1Tốt nghiệp cấp 2Tốt nghiệp cấp 3
2896 11267 12078 4038
9,56%
37,21%
39,89%
13,34%
chưa tốt nghiệp cấp 1
Tốt nghiệp cấp 1
Tốt nghiệp cấp 2
Tốt nghiệp cấp 3
Nguồn: Phòng LĐ-TBXH huyện năm 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
2.2.1.4. Phụ nữ trong cơ cấu các ngành nghề của huyện Phú Lương
Do đặc điểm riêng của ngƣời phụ nữ là chịu khó, kiên trì, khéo léo vì
vậy rất thích hợp với các ngành nghề nhƣ trồng trọt, chăn nuôi…(chiếm
70,32%). Trong khi đó nữ tham gia ngành công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm
9,69% do ngành này lại đòi hỏi phải có sức khoẻ và làm việc xa nhà, còn lại
19,99% lao động nữ tham gia vào ngành dịch vụ. Nhƣ vậy, lực lƣợng lao
động nữ tập trung chủ yếu trong ngành nông, lâm nghiệp. Do đó muốn nâng
cao hiệu quả sản xuất của ngành này, cần quan tâm giải quyết vấn đề liên
quan đến lực lƣợng lao động nói chung, lao động nữ nói riêng. Đó là các vấn
đề: nâng cao năng lực trong sản xuất, năng lực trong quản lý hộ gia đình [54].
2.2.1.5. Phụ nữ tham gia các công tác xây dựng Đảng, chính quyền
Cùng với sự tham gia đông đảo trong các ngành kinh tế để trực tiếp tạo
ra các sản phẩm, dịch vụ, phụ nữ huyện Phú Lƣơng còn tham gia vào các cấp
uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể địa phƣơng qua đó đã có những đóng góp to
lớn trong việc xây dựng các nghị quyết, chính sách, kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội an ninh quốc phòng. Trong đầu nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ huyện
Phú Lƣơng khoá XXI (2005-2010), số cán bộ nữ là uỷ viên Ban chấp hành
Đảng bộ huyện là 6 đồng chí, chiếm 17,14% tổng số uỷ viên, trong đó có 3
đồng chí là uỷ viên Ban thƣờng vụ, chiếm 27%. Đối với cấp xã, thị trấn, tổng
số uỷ viên ban chấp hành là 42 đồng chí, chiếm 21,21%. Đơn vị có tỷ lệ nữ
tham gia cấp uỷ cơ sở cao nhất là xã Sơn Cẩm (33,33%), tiếp đến là thị trấn
Đu (30,77%), thấp nhất là xã Vô Tranh (7,09%). Hầu hết các đồng chí tham
gia cấp uỷ 2 cấp đều có độ tuổi từ 31-50 tuổi, chỉ có 3 đồng chí tuổi dƣới 30
và 1 đồng chí tuổi trên 50. Qua số liệu thống kê tại mục 2.2.1.3 ta còn nhận
thấy, tỷ lệ cán bộ nữ có trình độ văn hoá cấp 3 chiếm tới 91%, trình độ
chuyên môn cao đẳng, đại học chiếm 72%. Đây là điều kiện thuận lợi để cán
bộ nữ tiếp thu kiến thức mới, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao vai
trò của mình trong xây dựng địa phƣơng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Bảng 2.9. Phụ nữ tham gia cấp uỷ Đảng nhiệm kỳ 2005-2010
Đơn vị
Tỷ
lệ
(%)
Dân
tộc
Độ tuổi Văn hoá
Chuyên
môn
dƣới
30t
31-
50t
trên
50t
C2 C3 TC
CĐ,
ĐH
I-Cấp huyện 17,14
3 5 1 6 6
II-Cấp xã,TT 21,21
15 3 38 1 4 38 6 18
Sơn cẩm 33,33 5 5 3
Cổ Lũng 20,00 1 3 3 1
Giang Tiên 22,22 2 2 1 1
Vô Tranh 7,69 1 1 1
Tức Tranh 15,38 2 2 1
Phú Đô 9,09 1 1
Yên Lạc 15,38 1 2 2 1 1
Yên Đổ 18,18 2 1 1 1
Yên Ninh 18,18 2 2 2 1 1
Yên Trạch 27,27 1 3 3 1
Động Đạt 20,00 1 3 3 1
Phấn Mễ 20,00 3 3 1 1
TT. Đu 30,77 2 2 4 1
Phủ Lý 27,27 2 1 3 4
Hợp Thành 27,27 3 3 3 1
Ôn Lƣơng 27,27 2 3 3 1
Nguồn: Ban vì sự tiến bộ phụ nữ huyện năm 2005
Qua các nhiệm kỳ của hội đồng nhân dân, tỷ lệ nữ là đại biểu ngày
càng tăng về số lƣợng và chất lƣợng. Nhiệm kỳ 2004-2009, số nữ đại biểu cấp
huyện là 15 đồng chí, chiếm 37,5%, cao nhất trong toàn tỉnh và cao hơn so
với bình quân của cả nƣớc 15%. Số đại biểu cấp xã là 103 đồng chí, chiếm
22,68%, cao hơn mức bình quân chung của toàn quốc 3,18%. Đây là kết quả
bƣớc đầu của sự phấn đấu, nỗ lực của bản thân các cán bộ nữ, sự quan tâm tạo
điều kiện của cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 16LV_09_KTampQTKD_KTNN_VUONG THI VAN.pdf