Tài liệu Luận văn Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước ASEAN đối với Việt Nam: 1
Luận văn
Vai trò của đầu tư trực tiếp
nước ngoài từ các nước
ASEAN đối với Việt Nam
2
Chương I
Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước ASEAN đối với Việt
Nam
I. Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
1. Khái niệm.
1.1. Khái niệm và bản chất của FDI.
Theo quan niệm có tính tổng quan, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình
thức di chuyển vốn trên thị trường tài chính quốc tế, trong đó các công ty (thường là
công ty đa quốc gia) tạo ra hoặc mở rộng chi nhánh sang nước khác, đầu tư để mở
rộng thị trường, thiết lập quyền sở hữu từng phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư và giữ
quyền quản lý các quyết định kinh doanh cùng với các đối tác nước sở tại cùng chia
sẻ rủi ro và hưởng lợi nhuận.
Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam quy định: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài
là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền
nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác
với...
96 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 928 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước ASEAN đối với Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Vai trò của đầu tư trực tiếp
nước ngoài từ các nước
ASEAN đối với Việt Nam
2
Chương I
Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước ASEAN đối với Việt
Nam
I. Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
1. Khái niệm.
1.1. Khái niệm và bản chất của FDI.
Theo quan niệm có tính tổng quan, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình
thức di chuyển vốn trên thị trường tài chính quốc tế, trong đó các công ty (thường là
công ty đa quốc gia) tạo ra hoặc mở rộng chi nhánh sang nước khác, đầu tư để mở
rộng thị trường, thiết lập quyền sở hữu từng phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư và giữ
quyền quản lý các quyết định kinh doanh cùng với các đối tác nước sở tại cùng chia
sẻ rủi ro và hưởng lợi nhuận.
Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam quy định: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài
là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền
nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác
với Việt Nam hoặc tự mình kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam”.
1.2. Đặc trưng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
FDI mặc dù vẫn chịu sự chi phối của Chính phủ, nhưng nó ít bị lệ thuộc
hơn vào quan hệ chính trị giữa các bên nếu so sánh với các hình thức vốn nước
ngoài khác như ODA, tín dụng quan hệ thương mại.
FDI thiết lập quyền sở hữu về tư bản của công ty một nước ở một nước
khác.
3
FDI kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lí các nguồn vốn đã được đầu
tư.Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng
buộc về kinh tế, chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế.
Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài nước tiếp nhận đầu tư có thể tiếp
nhận được công nghệ, kỹ thuật tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý... là những mục
tiêu mà những hình thức đầu tư khác không có được.
FDI liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia và
sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế, thương mại quốc tế.
Tựu chung lại, mục đích cuối cùng của FDI là lợi nhuận, là khả năng sinh lời
cao hơn khi sử dụng đồng vốn ở nước bản địa. Bản chất của FDI là mục đích kinh
tế được đặt lên hàng đầu. Thông qua FDI, các chủ đầu tư tránh được thuế và những
bất lợi các nước áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu. Với ưu thế về kỹ năng quản lí
đặc biệt, khả năng tài chính cũng như lợi thế về quy mô, các nhà đầu tư hoàn toàn
có khả năng thu lợi nhuận, duy trì kiểm soát, cũng như dành các lợi ích phục vụ cho
mục đích của họ. Việc thâm nhập vào các thị trường đa dạng cũng giúp họ phát
triển nhanh lợi nhuận hoặc san sẻ rủi ro giữa các thị trường.
2. Các hình thức FDI.
2.1. Doanh nghiệp liên doanh
2.1.1.Khái niệm: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đưa ra định nghĩa như
sau: “Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác
thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa
Chính phủ nước ngoài hoặc do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với
doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư
nước ngoài trên cơ sở hợp đồng kinh doanh
4
2.1.2. Đặc trưng kinh doanh: Phản ánh thực chất và quy định bản chất nội tại của
doanh nghiệp liên doanh trong việc tạo ra lợi ích cho các bên, đặc trưng kinh doanh bao
gồm:
Cùng góp vốn: Các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh (các đối tác) có thể góp
vốn bằng tiền mặt, dây chuyền công nghệ, nhà xưởng, đất đai, quyền sử dụng mặt đất, mặt
biển, phát minh, sáng chế...Các bên cũng có thể đóng góp bằng khả năng, kinh nghiệm
quản lý, uy tín công ty, nhãn hiệu hàng hoá. Giá trị của vốn góp được xác định dựa vào
thoả thuận giữa các bên.
Cùng quản lý: Các bên cùng xây dựng bộ máy quản lý hoạt động doanh nghiệp,
đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ công nhân viên phục vụ, xây dựng môi trường
hoạt động nội bộ doanh nghiệp liên doanh thích hợp với điều kiện của nước sở tại. Thông
thường số lượng thành viên tham gia Hội đồng quản trị cũng như mức độ quyết định của
các bên đối với các vấn đề của doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp của mỗi bên.
Cùng phân phối lợi nhuận: Các bên tham gia cùng tiến hành phân phối lợi nhuận
thu được của doanh nghiệp liên doanh sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài chính
với nước sở tại. Tỷ lệ phân chia lợi nhuận giữa các bên dựa theo tỷ lệ góp vốn. Trong
trường hợp doanh nghiệp phát hành cổ phiếu để tăng vốn thì cổ đông sẽ được hưởng lợi
tức cổ phần.
Cùng chia sẻ rủi ro, mạo hiểm: Những rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt
động của doanh nghiệp (do quá trình thiết kế, nghiên cứu khả thi dự án không chu
đáo, do biến động về chính trị, kinh tế, do những thay đổi của hệ thống pháp lý, do
cạnh tranh hay do những nhân tố bất ngờ khác) sẽ do các bên tham gia gánh chịu
theo tỷ lệ phân chia như đối với lợi nhuận.
Đặc trưng pháp lý của doanh nghiệp liên doanh do hợp đồng liên doanh và
điều lệ doanh nghiệp liên doanh quyết định. Đặc trưng pháp lý quy định tính độc
5
lập của doanh nghiệp liên doanh và phản ánh tính hợp pháp cuả doanh nghiệp liên
doanh theo điều kiện của nước sở tại
Từ đó, có thể nói doanh nghiệp liên doanh là một thực thể kinh doanh-pháp
lý quốc tế độc lập.
2.1.3.Ưu nhược điểm:
Đối với nước tiếp nhận đầu tư, hình thức doanh nghiệp liên doanh có nhiều
ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, giúp đa dạng hoá sản phẩm, đổi mới
công nghệ, tạo ra thị trường mới và tạo cơ hội cho người lao động học tập ở nước
ngoài. Tuy nhiên hình thức đầu tư này cũng bộc lộ một số nhược điểm: Mất nhiều
thời gian thương thảo mọi vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, thường xuyên xuất
hiện mâu thuẫn trong quản lý điều hành doanh nghiệp, đối tác nước ngoài thường
quan tâm đến lợi ích toàn cầu, đôi lúc vì sự phân công này mà liên doanh phải chịu
thua thiệt vì lợi ích của nơi khác, đối tác nước ngoài thường không thích chia lợi
nhuận mà muốn đưa lãi vào tái đầu tư mở rộng, thay đổi nhân sự ở công ty mẹ có
ảnh hưởng tới tương lai phát triển của liên doanh.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, hình thức doanh nghiệp liên doanh có ưu
điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại, được đầu tư
vào những lĩnh vực kinh doanh dễ thu lời, lĩnh vực bị cấm hoặc hạn chế đối với
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; thâm nhập được vào những thị trường truyền
thống của nước chủ nhà; không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị
trường mới và xây dựng các mối quan hệ; chia sẻ được chi phí quản lý và rủi ro đầu
tư. Nhược điểm của hình thức này đối với chủ đầu tư nước ngoài là: Khác biệt về
nhìn nhận chi phí đầu tư giữa hai bên đối tác; mất nhiều thời gian thương thảo mọi
vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, định giá tài sản góp vốn, giải quyết công nhân cũ
của đối tác trong nước; không chủ động được trong quản lý điều hành doanh
nghiệp, dễ bị mất cơ hội kinh doanh; khó giải quyết khác biệt về văn hoá.
6
Kinh nghiệm thành công của một số doanh nghiệp liên doanh cho thấy rằng,
liên doanh phải được xây dựng trên những cơ sở căn bản sau:
Chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư.
Tận dụng được những cơ sở tiện ích có sẵn.
Thực hiện được việc chuyển giao công nghệ.
Bên nhiều vốn hơn phải được quyền quyết định công nghệ, kế hoạch kinh
doanh, tiếp thị, chất lượng sản phẩm và nguồn cung cấp nguyên liệu.
Hợp đồng liên doanh được chuẩn bị kỹ càng, lường trước cách giải quyết
các mâu thuẫn có thể nảy sinh.
Hai bên đồng ý tuyển người điều hành không thuộc bất kỳ bên nào.
2.2. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
2.2.1. Khái niệm: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định: “Doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư
nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu
trách nhiệm về kết quả kinh doanh”
2.2.2. Đặc trưng kinh doanh: Nhìn chung, doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài tuy thuộc quyền sở hữu, điều hành của chủ đầu tư nước ngoài nhưng khi tiến
hành các hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn phải dựa trên các điều kiện sẵn có của
nước sở tại như chính trị, kinh tế, luật pháp, văn hoá, luật pháp, mức độ cạnh tranh,
cơ sở hạ tầng... Để có hiệu quả trong kinh doanh, doanh nghiệp phải tạo được mối
quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp của nước sở tại nhằm khai thác nguồn lực
sẵn có, tạo nên thế và lực trong sức mạnh cạnh tranh. Mặt khác doanh nghiệp cũng
phải tạo nên hình ảnh hấp dẫn trong mắt người dân bản địa và tạo nên chỗ đứng của
7
mình trên thị trường ở đây. Vì vậy, doanh nghiệp phải đưa ra được chiến lược kinh
doanh đa dạng và phù hợp.
Về mặt pháp lý, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tư cách pháp nhân, là
một thực thể pháp lý độc lập hoạt động theo luật pháp nước sở tại. Doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn,
quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài được quy định rõ ràng trong điều
lệ doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng phải thực hiện
đúng các quy định của pháp luật trong các văn bản pháp lý có liên quan
Có thể nói, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh doanh
quốc tế độc lập.
2.2.3. Ưu nhược điểm:
Đối với nước tiếp nhận đầu tư, hình thức đầu tư này có ưu điểm: Nhà nước
thu được ngay tiền đất, tiền thuế mặc dù doanh nghiệp bị lỗ; giải quyết được công
ăn việc làm mà không cần bỏ vốn đầu tư; tập trung thu hút vốn và công nghệ của
nước ngoài vào những lĩnh vực khuyến khích nhập khẩu, tiếp cận được thị trường
nước ngoài. Nhược điểm chính của hình thức đầu tư này là khó tiếp thu kinh
nghiệm quản lý và công nghệ của nước ngoài để nâng cao trình độ cán bộ quản lý,
cán bộ kỹ thuật ở các doanh nghiệp Nhà nước.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, hình thức đầu tư 100% vốn có ưu điểm chủ
động trong quản lý điều hành doanh nghiệp, thực hiện được chiến lược toàn cầu của
tập đoàn; triển khai nhanh dự án đầu tư; được quyền chủ động tuyển chọn và đào
tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển chung cua tập doàn. Nhược điểm của
hình thức đầu tư nàylà: chủ đầu tư phải chịu toàn bộ rủi ro trong đầu tư; phải chi
phí nhiều hơn cho tiếp cận nghiên cứu thị trường mới; không thâm nhập được vào
những lĩnh vực có nhiều lợi nhuận, thị trường trong nước lớn; khó quan hệ với các
cơ quan quản lý nhà nước sở tại.
8
2.3 Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng.
2.3.1. Khái niệm: Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh
doanh là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và phân chia kết quả
kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh tại Việt Nam mà không
thành lập pháp nhân mới.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được ký kết giữa đại diện có thẩm
quyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh và hoàn toàn khác với
hợp đồng thương mại, hợp đồng giao nguyên liệu lấy sản phẩm và các hợp đồng
khác ở chỗ nó quy định rõ việc thực hiện phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi
bên.
Có thể nói, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh là
hình thức kinh doanh quốc tế, trong đó, liên kết giữa các đối tác tương đối lỏng lẻo.
Căn cứ pháp lý quan trọng nhất đối với dự án đầu tư theo hình thức này là hợp đồng
hợp tác kinh doanh và hệ thống pháp luật nước sở tại.
2.3.2. Đặc trưng kinh doanh:
Cùng góp vốn: các bên hợp doanh có thể góp vốn bằng tiền mặt, nhà
xưởng, quyền sử dụng đất, tư liệu sản xuất, quyền sở hữu công nghiệp, công nghệ
độc quyền, chi phí lao động, nguồn tài nguyên. Tỷ lệ góp vốn do các bên thoả
thuận.
Việc quản lý thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh được giao cho một
bên đối tác. Trong quá trình kinh doanh các bên hợp doanh có thể hình thành ban
điều phối để theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Ban
điều phối không phải là đại diện pháp lý cho các bên hợp doanh.
9
Về phân chia kết quả kinh doanh, khác với doanh nghiệp liên doanh, hình
thức hợp doanh không phân phối lợi nhuận và chia sẻ rủi ro mà phân chia kết quả
kinh doanh chung. Các bên hợp doanh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nước sở
tại một cách riêng rẽ.
Về mặt pháp lý, hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản pháp lý duy nhất
quy định đặc trưng về pháp lý của dự án hợp doanh. Tuy nhiên nó chưa đủ để đảm
bảo cho hình thức này tính chỉnh thể về mặt pháp lý.
2.3.2. Ưu nhược điểm:
Đối với nước tiếp nhận đầu tư, hình thức đầu tư này có ưu điểm: giúp giải
quyết tình trạng thiếu vốn, thiếu công nghệ, tạo ra thị trường mới nhưng vẫn đảm
bảo được an ninh quốc gia và nắm được quyền điều hành dự án. Nhưng hình thức
này có nhược điểm là khó thu hút đầu tư, chỉ thực hiện được đối với một số lĩnh
vực ít sinh lời.
Đối với bên nước ngoài, hình thức hợp doanh có ưu điểm: tận dụng được hệ
thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại; vào được những lĩnh vực hạn chế
đầu tư; thâm nhập được vào thị trường truyền thống của nước chủ nhà; không mất
thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan
hệ; không bị tác động lớn do khác biệt về văn hoá; chia sẻ được chi phí và rủi ro
đầu tư. Nhược điểm của hình thức này là nhà đầu tư không trực tiếp quản lý điều
hành dự án, quan hệ hợp tác với đối tác nước sở tại thiếu chắc chắn. Điều này làm
các nhà đầu tư nước ngoài e ngại. Do đó hình thức đầu tư này hầu như chỉ còn tồn
tại ở Việt Nam và Trung Quốc .
2.4. Một số hình thức khác:
10
2.4.1. Hợp đồng B-O-T
Khái niệm: Là hình thức hợp tác mà văn bản được ký kết giữa cơ quan nhà
nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài (có thể là tổ chức, cá
nhân nước ngoài) để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời
hạn nhất định, hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công
trình đó cho phía Việt Nam.
Đặc điểm: Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao thường được thực
hiện bằng vốn nước ngoài 100%, cũng có thể được thực hiện bằng vốn nước ngoài
và phần góp vốn của Chính phủ Việt Nam hoặc tổ chức cá nhân Việt Nam. Trong
hình thức đầu tư này, các nhà đầu tư có toàn quyền tổ chức xây dựng, kinh doanh
công trình một thời gian đủ thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý, sau đó có
nghĩa vụ chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam mà không thu bất kỳ khoản tiền nào.
2.5. Hợp đồng B - T - O
Khái niệm: Là hình thức đầu tư dựa trên cơ sở văn bản ký kết giữa cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng,
kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước
ngoài chuyển giao công trình cho nhà nước Việt Nam. Nhà nước Việt Nam sẽ dành
cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu
hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
1.2.6 Hợp đồng B - T
Khái niệm: Là hình thức đầu tư nước ngoài trên cơ sở văn bản ký kết giữa cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng
công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển
11
giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện
cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận
hợp lý.
2. Ảnh hưởng của FDI đối với nước đang phát triển
2.1. Đối với nước đi đầu tư:
Mở rộng thị trường
Đa số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ hoạt động với tư cách
là chi nhánh của các công ty mẹ. Vì vậy, việc xây dựng các nhà máy sản xuất, chế
tạo hay lắp ráp ở nước sở tại thực chất chỉ nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm, phụ tùng của công ty mẹ ở nước sở tại. Đây là một biện pháp hữu hiệu giúp
nhà đầu tư thâm nhập thị trường một nước, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch
mà đặc biệt là thị trường ở các nước đang phát triển. Có thể nói, FDI giúp nhà đầu
tư mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường bành trướng sức mạnh kinh tế
và vai trò ảnh hưởng trên thế giới.
Chuyển giao công nghệ hợp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh
Nhịp độ phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi phương thức sản xuất, cơ
cấu sản phẩm phải không ngừng đổi mới, đời sống của máy móc ở các nước phát
triển ngày càng ngắn lại, nhiều khi không kịp thu hồi vốn. Máy móc được hiện đại
hoá với tốc độ chóng mặt, có những loại sản phẩm hôm nay còn là mới nhưng ngày
mai đã bị thay thế nhanh chóng bỏi các loại sản phẩm mới hơn. Giải pháp hữu hiệu
nhất là chuyển những máy móc, công nghệ này sang các nước kém phát triển hơn
bởi vì đối với họ công nghệ này vẫn còn rất mới. Điều này, giúp nhà đầu tư vừa thu
hồi vốn, vừa kéo dài đời sống sản phẩm tại thị trường nước khác, vừa đẩy các máy
12
móc gây ô nhiễm môi trường ra nước ngoài và nhiều khi còn thu được nhiều đặc lợi
do chuyển giao công nghệ.
Tận dụng lợi thế so sánh để thu lợi nhuận cao
Sự không đồng đều về trình độ phát triển giữa các nước trên thế giới đã tạo
nên sự chênh lệch về điều kiện và giá cả yếu tố đầu vào của sản xuất. Do đó đầu tư
ra nước ngoài cho phép lợi dụng chênh lệch này để giảm chi phí sản xuất, tăng lợi
nhuận. Trước hết phải nói đến chi phí lao động. Tiền lương bình quân của người lao
động ở Châu Âu cao gấp nhiều lần lương bình quân của lao động ở Châu Á, lương
của người Nhật lại cao gấp 10 lần lương bình quân của các nước ASEAN. Do đó,
phần lớn những ngành sử dụng nhiều lao động đều được chuyển sang các nước
đang phát triển để tiết kiệm chi phí sản xuất. Đồng thời, việc tổ chức sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm tại chỗ cũng tiết kiêm được chi phí vận chuyển, chi phí quảng
cáo, tiếp thị.
Tạo nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định
Bên cạnh các dự án đầu tư hướng thị trường hoặc hướng chi phí thì cũng có
những dự án nhằm mục tiêu nguyên liệu. Hiện nay, các nước đang phát triển đều nỗ
lực bảo vệ tài nguyên của mình, ngăn chặn xuất khẩu nguyên liệu thô. Vậy thì đầu
tư trực tiếp nước ngoài là biện pháp hữu hiệu nhất của các công ty để có được
nguyên liệu thô với giá rẻ nhất lại tiết kiệm được chi phí vận chuyển và nhiều thứ
thuế khác, thu lợi nhuận cao.
Ngoài những lợi ích kinh tế, FDI còn đem lại những ưu thế nhất định về mặt
chính trị. FDI tạo mối quan hệ ràng buộc giữa nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu
tư. Các dự án FDI càng có hiệu quả thì khả năng can thiệp vào nội bộ của nước tiếp
nhận đầu tư càng rõ nét. Vì vậy, nhiều nước trên thế giới hiện nay thường dùng FDI
như một công cụ để nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.
13
2.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư.
2.2.1. Tích cực:
Bổ sung vốn đầu tư cho phát triển
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn bổ sung vốn quan trọng để các nước
đang phát triển thực hiện công nghiệp hoá, hiện đạo hoá đất nước. Thực tế cho thấy
đầu tư trực tiếp nước ngoài có những ưu thế hơn hẳn so với các hình thức huy động
vốn khác như việc vay vốn nước ngoài luôn đi cùng với một mức lãi suất nhất định
và đôi khi trở thành gánh nặng cho nền kinh tế hoặc như các khoản viện trợ thường
đi kèm với các điều kiện về chính trị, can thiệp vào công việc nội bộ của nền kinh
tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra tác động tích cực đối với việc huy động các
nguồn vốn khác của nước chủ nhà. Thêm vào đó, thông thường một nước mà tiếp
nhận được nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có thuận lợi hơn trong việc huy
động các nguồn vốn ODA từ các nước và các nguồn vốn trong nhân dân nhờ chiếm
được lòng tin của họ
Ví dụ điển hình nhất về sử dụng FDI bù đắp cho sự thiếu hụt của nguồn vốn
trong nước, thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá là các nước NIC và một
số nước trong khối ASEAN. Họ đã tận dụng nguồn vốn FDI phát huy những tiềm
năng về tài nguyên thiên nhiên và lao động của mình, ngày càng năng cao năng lực
sản xuất. Đổi lại, nền kinh tế càng phát triển thì đầu tư trong nước và nước ngoài lại
càng gia tăng. Vì vậy, có thể coi vốn FDI như một cú huých trong giai đoạn đầu của
sự phát triển kinh tế.
Để đánh giá vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng nền kinh
tế chúng ta có thể tham khảo thêm phương trình phản ánh giữa tăng trưởng và tiết
kiệm dưới đây do các chuyên gia của ngân hàng Châu Á (ADB) đưa ra:
GR= a0 + a1AID +a2FPI +a3S +a4CX +a5CLF
S = a6 + a7 +a8FPI + a9CX + a10GDPN +a11GR
14
Trong đó: an >0 : n=n-1
GR :nhịp độ tăng trưởng GDP
AID :vốn chính thức,% của GDP
FPI : đầu tư trực tiếp nước ngoài
CX : tỷ lệ xuất khẩu so với GDP
S : tỷ lệ tiết kiệm
CLF: gia tăng lực lượng lao động
GDPN: GDP/đầu người
Chuyển giao công nghệ, tạo ra năng lực sản xuất mới, ngành mới, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đầu tư trực tiếp chính là phương thức hiệu quả nhất để phát triển công nghệ
của các nước đang phát triển. Cùng với “phần cứng” máy móc, thiết bị, nhà đầu tư
sẽ cung cấp cả “phần mềm” bí quyết công nghệ và kỹ năng quản lý cho nước tiếp
nhận. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nước đang phát triển không phải
tốn kém cho đầu tư nghiên cứu mà vẫn có thể nâng cao năng lực sản xuất của mình.
Năng suất lao động tăng lên đồng thời với sự xuất hiện của nhiều ngành mới mà
trước đây trong nước chưa có khả năng phát triển. Tất nhiên, cùng với sự phát triển
của các ngành mới, lĩnh vực mới thì nhiều ngành cũng mai một dần do không có
đất để phát triển. Từ đó, cơ cấu kinh tế của đất nước ngày một hợp lý hơn. Dần dần,
nước chủ nhà không những chỉ tiếp thu công nghệ mà còn “ làm chủ” công nghệ và
phát minh, cải tiến công nghệ mới điển hình như các nước công nghiệp mới mà nổi
bật là Hàn Quốc. Đứng về lâu về dài thì đây chính là lợi ích căn bản nhất đối với
các nước đang phát triển. Thêm vào đó, nhờ có hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài các nước sẽ tham gia ngày càng sâu vào quá trình phân công lao động quốc
tế. Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tham gia vào quá trình liên kết giữa các
nước đòi hỏi các nước đang phát triển phải tự thay đổi cơ cấu kinh tế của nước
15
mình cho phù hợp với sự phân công lao động quốc tế. Như vậy, đầu tư trực tiếp
nước ngoài tạo ra động lực và điều kiện để chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của
nước nhận đầu tư theo hướng tiến bộ.
Tạo việc làm, phát triển nhân lực
Không những thu hút một lượng lao động lớn, doanh nghiệp FDI còn gián
tiếp ảnh hưởng đến cơ hội việc làm ở những ngành có liên quan. Theo cách tính của
Tổ chức Ngân hàng thế giới, cứ một lao động trực tiếp sẽ tạo ra việc làm cho từ 2
tới 3 lao động gián tiếp trong xây dựng và cung ứng các loại dịch vụ khác.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần phát triển nguồn nhân lực, nâng cao kỹ
năng quản lý kinh doanh cho nước chủ nhà. Chính các chủ đầu tư nước ngoài tổ
chức mở các lớp đào tạo nâng cao năng lực quản lý, trình độ khoa học, công nghệ
cho lao động trong nước đủ sức thay thế chuyên gia nước ngoài; đồng thời rèn
luyện được tác phong lao động công nghiệp, thích ứng dần với cơ chế lao động
mới. Đó chính là đội ngũ nòng cốt trong việc học tập, tiếp thu kỹ thuật, công nghệ
tiên tiến, năng lực quản lý điều hành tiên tiến của nước ngoài. Cùng với nó các
nhân viên người bản xứ có thể tiếp cận được kho thông tin khổng lồ và kỹ năng
quản lý của công ty mẹ. Mặt khác các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có yêu cầu
cao về chất lượng nguồn lao động sẵn sàng trả lương theo hiệu quả công việc đã
kích thích và đặt ra yêu cầu khách quan cho lao động phải không ngừng học tập
nâng cao năng lực lao động, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ...của mình.
Tạo ra sự cạnh tranh là điều kiện cơ bản của phát triển
Song song với việc bổ sung vốn, sự ra đời của các công ty có vốn đầu tư
nước ngoài được coi như một đối trọng với các doanh nghiệp trong nước, làm gia
tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Sự có mặt của các doanh nghiệp mới này phá
16
vỡ sự độc quyền kinh doanh của các doanh nghiệp cũ buộc họ phải không ngừng tự
đổi mới, nghiên cứu áp dụng công nghệ và phương pháp quản lý mới, mở rộng quy
mô sản xuất hòng trụ vững trên thị trường. Doanh nghiệp nào không chịu thay đổi
sẽ nhanh chóng bị đào thải. Mặt khác, thông qua liên doanh và hợp tác với các đối
tác nước ngoài doanh nghiệp trong nước có thể học hỏi kinh nghiệm và kỹ năng tư
duy tiên tiến.
Đóng góp vào ngoại thương, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế
Các quốc gia đang phát triển thường xuất khẩu các sản phẩm thô, sản phẩm
nông nghiêp có giá trị thấp và phải nhập khẩu các sản phẩm công nghệ cao với giá
cao. Điều này dẫn đến tình trạng thâm hụt cán cân thương mại trầm trọng. Nhưng
nhờ có FDI, tình hình đã được cải thiện, những sản phẩm trước đây do không có
khả năng sản xuất, phải nhập từ nước ngoài thì nay có thể tự sản xuất trong nước,
thậm chí đủ khả năng xuất khẩu sang các nước khác. Doanh nghiêp FDI giúp chế
biến nguyên liệu thô, làm cho tỷ lệ sản phẩm tinh tăng lên trong danh mục hàng hoá
xuất khẩu. Mặt khác, khi xảy ra thiếu hụt, nguồn vốn FDI có thể bổ sung đáp ứng
nhu cầu ngoại tệ của nước sở tại.
Góp phần không nhỏ vào ngân sách quốc gia
Ngoài ý nghĩa tăng cường vốn đầu tư nội địa, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn
là nguồn bổ sung đáng kể nguồn thu ngân sách của chính phủ. Cùng với sự tăng
trưởng của nền kinh tế, FDI mang lại cho nước chủ nhà một nguồn thu đáng kể
thông qua các loại thuế mặt đất, vùng trời, vùng biển…, các loại thuế doanh thu,
thuế tài nguyên, thuế xuất nhập khẩu…, vô số các loại phí và lệ phí khác. Đối với
chính phủ các nước đang phát triển thì nguồn thu này có thể chiếm tới 10-15% tổng
17
thu từ thuế. Từ đây có thể thấy doanh nghiệp FDI có vai trò như thế nào trong nền
kinh tế các nước đang phát triển
Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới và
thúc đẩy tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những hình thức hợp tác đầu tư
quốc tế phổ biến nhất. Thông qua hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ
nhà có thêm điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Với sự tham gia của các
doanh nghiệp nước ngoài vào nền kinh tế, các mối quan hệ quốc tế được mở ra,
vốn, công nghệ, chuyên gia nước ngoài đổ đến, khả năng xuất khẩu tăng lên, quan
hệ thương mại được mở rộng, sự giao lưu giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước
được tăng cường. Cùng với sự gia tăng của đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước tiếp
nhận đầu tư được giới thiệu với thế giới, vị thế trên trường quốc tế được nâng lên.
2.2.2. Tiêu cực:
Ảnh hưởng đến thị phần của doanh nghiệp trong nước, có thể dẫn đến sự
phá sản của các doanh nghiệp trong nước do không thể cạnh tranh lại, gây rối loạn
thị trường, ảnh hưởng đến lợi ích người tiêu dùng
Nguồn vốn FDI có thể gây ra ảnh hưởng phức tạp và rộng lớn tới các doanh
nghiệp bản xứ và tới mức độ cạnh tranh của một nước đang phát triển. Nó có thể
khuyến khích hoạt động kinh doanh trong nước bằng cách tạo ra sự cạnh tranh ngày
càng tăng nhưng nó cũng làm giảm số lượng các công ty thuộc quyền sở hữu địa
phương hoặc do sự bán đi hoặc vì các công ty đó không có khả năng cạnh tranh với
các nguồn lực lớn hơn của các chi nhánh do các công ty nước ngoài kiểm soát dẫn
đến phá sản. Sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào nền
kinh tế làm tăng sức cạnh tranh, nhưng mặt khác, cũng sẽ đẩy một số ngành công
18
nghiệp truyền thống vào chỗ chết yểu do không đủ vốn, kỹ thuât và cũng do chính
đặc thù của ngành. Một số doanh nghiệp liên doanh, 100% vốn nước ngoài có biểu
hiện lấn lướt, chèn ép các doanh nghiệp trong nước nhằm giành lấy quyền làm chủ.
Với sức mạnh của mình, họ dễ dàng tạo nên thế độc quyền, thao túng thị trường gây
nên sự rối loạn và ảnh hưởng đên lợi ích người tiêu dùng.
Trong nhiều trường hợp đầu tư trực tiếp nước ngoài gây ra chi phí sản xuất
cao ở nước sở tại và nước sở tại phải mua hàng hoá với giá cao do nhà đầu tư nước
ngoài sản xuất vì các nhà đầu tư nước ngoài thường tính giá cao cho những nguyên
vật liệu, bán thành phẩm, máy móc thiết bị mà họ nhập vào để thực hiện đầu tư.
Việc làm này đã mang lại nhiều lợi ích cho chủ đầu tư, chẳng hạn như trốn được
thuế của nước sở tại đánh vào lợi nhuận cao của chủ đầu tư, hoặc để giấu giếm số
lợi nhuận thực tế mà họ kiếm được từ đó sẽ hạn chế đối thủ cạnh tranh khác xâm
nhập vào thị trường.
Ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế:
Các nhà đầu tư vì mục tiêu thu lợi nhuận thường chỉ đầu tư vào vùng có điều
kiện kinh tế, tự nhiên thuận lợi làm sao để thu hồi vốn dễ dàng và nhanh nhất còn
vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, vùng cần phát triển lại không được chú ý đến.
Bên cạnh đó, FDI thường tập trung vào một số các ngành đem lại nhiều lợi nhuận
dẫn đến tình trạng dư thừa công suất sản xuất và sản lượng ở một số ngành trong
khi một số ngành khác cần thiết lại không hề được quan tâm đến. Điều này dẫn đến
tình trạng tiềm năng thì chưa sử dụng hết mà nhu cầu xã hội thì vẫn không được
đáp ứng đủ đây là một sự phí phạm nguồn lực xã hội không cần thiết. Việc thực
hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước vì vậy mà sẽ gặp khó khăn.
Cùng với sự gia tăng của vốn đầu tư, nguồn nhân lực sẽ tập trung vào một số ngành
và dẫn tới sự phát triển thiên lệch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ cấu kinh tế.
19
Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái
Chuyển giao công nghệ thông qua FDI ngoài những tác động tích cực, cũng
có những hạn chế nhất định. Nhiều người cho rằng vấn đề phát sinh từ thế yếu của
nước nhận đầu tư. Các công ty có sự kiểm soát của nước ngoài có thể sử dụng các
kĩ thuật sản xuất sử dụng nhiều tư bản là chủ yếu dẫn tới sự chuyển giao công nghệ
không đầy đủ ở mức chi phí quá cao (để duy trì ưu thế công nghệ), định ra những
giá cả chuyển giao một cách giả tạo (để bòn rút lợi nhuận một cách quá mức), gây
ra sự căng thẳng cho cán cân thanh toán. Các nhà đầu tư nước ngoài thường coi
nước đang phát triển như một "bãi rác thải" để họ tái sử dụng những công nghệ cũ,
gây ô nhiễm môi trường, thậm chí có thể bị cấm sử dụng ở nước họ đấy là chưa kể
sự du nhập của những sản phẩm có hại cho sức khoẻ con người và gây ô nhiễm môi
trường như thuốc lá, thuốc trừ sâu, các hoá chất bảo vệ thực phẩm, các hoá chất tẩy
rửa…
Việc các nhà đầu tư nước ngoài đến để khai thác tài nguyên nước sở tại cũng
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh thái nước sở tại. Nhưng do đứng trên thế là
nước đang cần thu hút đầu tư nên chính phủ các nước này bị rơi vào thế yếu trên
bàn đàm phán, phải chấp nhận những gì mà chủ đầu tư đưa ra.
Tình trạng thất nghiệp
Cái gì cũng có mặt trái của nó, FDI giúp tạo công ăn việc làm nhưng cùng
với sự phát triển của doanh nghiệp FDI, nhiều doanh nghiệp trong nước bị cạnh
tranh dẫn đến phá sản và vô số lao động bị đẩy đến thất nghiệp. Cùng với sự phát
triển của công nghệ thì nhiều công nhân sẽ bị thay thế bởi máy móc, nhiều người bị
thất nghiệp do trình độ không còn phù hợp, đây chính là vấn đề của bài toán công
nghệ cao hay sử dụng nhiều lao động.
20
Ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu
FDI tuy có làm tăng xuất khẩu của quốc gia nhưng nhiều trường hợp các nhà
đầu tư chủ yếu chỉ nhằm vào thị trường trong nước. Vì vậy xảy ra tình trạng chưa
thấy xuất khẩu được hàng hoá nào thì đã phải nhập khẩu máy móc thiết bị để sản
xuất cùng những nguyên vật liệu mà trong nước không có. Tình trạng nhập siêu
theo đó mà trầm trọng hơn.
Ảnh hưởng đến tình hình chính trị xã hội
Với vai trò quan trọng trong nền kinh tế, các nhà đầu tư có ưu thế rất lớn với
bản thân quốc gia tiếp nhận đầu tư. Các dự án đầu tư càng lớn, càng đạt hiệu quả thì
quốc gia tiếp nhận càng chịu ràng buộc không những về kinh tế mà còn cả về chính
trị. Việc đạt được mục tiêu phát triển có thể chịu ảnh hưởng lớn bởi những hoạt
động của các chi nhánh có sự kiểm soát nước ngoài hoặc của các công ty chi nhánh.
Điều này làm tăng thêm lo lắng về sự phụ thuộc của nền kinh tế về vốn, kĩ thuật và
mạng lưới tiêu thụ hàng hoá của các quốc gia cũng như khả năng mất quyền tự chủ
của nước sở tại. Hơn nữa, sự sở hữu đáng kể của nước ngoài về những khu vực lớn
của nền kinh tế thường được coi như sự yếu kém của nền công nghiệp bản xứ và
như là sự phát triển của các cơ cấu thị trường độc quyền của một số cá nhân sẽ gây
ra những tổn thất phúc lợi cho dân cư. Không những thế, trong số các nhà đầy tư
trực tiếp của nước ngoài cũng có trường hợp vào để hoạt động tình báo gây rối trật
tự trị an, an ninh chính trị. Như trường hợp của chính phủ Xanvado Agiende ở Chi
Lê bị lật đổ năm 1973 là một ví dụ về sự can thiệp của công ty xuyên quốc gia
(TNCs) và chính phủ Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của Chi Lê. Đầu tư trực
tiếp nước ngoài cũng có thể gây những ảnh hưởng xấu về mặt xã hội khác. Những
người dân bản sứ làm thuê cho nhà đầu tư có thể bị mua chuộc, biến chất, thay đổi
quan điểm, lối sống và nguy hiểm hơn họ có thể phản bội tổ quốc. Các tệ nạn xã hội
có thể gia tăng cùng với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vì vậy Chính phủ các nước
21
phải có đối sách phù hợp để thu hút vốn đầu tư mà vẫn đảm bảo độc lập chủ quyền,
kiên định theo con đường phát triển đã vạch ra.
3. Xu hướng vận động của FDI hiện nay.
Quy mô FDI gia tăng cả về tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn
thế giới.
Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, môi trường chính trị xã hội thuận
lợi và tốc độ tăng trưởng kinh tế khá đều đặn của nhiều quốc gia, khu vực trên thế
giới những năm gần đây cộng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ là những tiền
đề khiến cho FDI trên toàn thế giới gia tăng nhanh chóng. Càng về cuối thập kỷ 90,
tốc độ lưu chuyển FDI càng tăng nhanh, lên tới trên 20% mỗi năm. Phải mất 12
năm từ 1974 đến 1986 để FDI tăng gấp đôi (từ 40 tỷ lên 78 tỷ) nhưng chỉ sau 6
năm, năm 1992 FDI đã tăng gấp đôi (đạt 168 tỷ) và chỉ cần 3 năm nữa, FDI lại tăng
gấp đôi (năm 1995 FDI đạt 325 tỷ USD). Đến năm 1998, tổng vốn FDI của thế giới
là 636 tỷ, tăng 40% so với năm 1997 và gấp 2 lần so với năm 1995. Năm 1999,
khối lượng FDI lưu chuyển trên toàn thế giới đạt 865 tỷ USD tăng 36% so với
năm1998, gấp 10 lần so với 10 năm trước đó. Năm 2000 FDI đạt mức kỷ lục,
khoảng 1000 tỷ USD tăng 16% so với năm 1999. Theo dự báo trong 5 năm đầu thế
kỷ XXI, dòng FDI tiếp tục tăng vượt tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới và tốc độ
tăng trưởng thương mại quốc tế.
Khối lượng FDI từ chỗ chỉ chiếm 5% trong tổng vốn đầu tư thế giới những
năm 70 đã tăng lên 10% những năm 80 và 15% hiện nay. Những cuộc khủng hoảng
diễn ra chỉ làm thay đổi địa chỉ đến của FDI chứ không hề ảnh hưởng đến khối
lượng và tốc độ luân chuyển FDI trên thế giới.
Dòng FDI chịu sự chi phối của các công ty xuyên quốc gia của các quốc
gia phát triển (TNCs)
22
Hiện nay, TNCs chi phối khoảng 90% tổng FDI toàn thế giới, chỉ riêng 100
TNCs lớn nhất đã chiếm tới 1/3 FDI và tổng tài sản ở nước ngoài của chúng lên đến
1400 tỷ USD. Bên cạnh các thị trường truyền thống, TNCs đang gia tăng hoạt động
vào các thị trường mới đầy triển vọng đặc biệt là khu vực Châu Á. FDI ngày nay có
mối liên quan chặt chẽ với chiến lược toàn cầu của các công ty xuyên quốc gia.
Trong những năm gần đây, các hình thức đầu tư chủ yếu của TNCs là hợp nhất
hoặc mua lại các chi nhánh công ty ở nước ngoài. Đây là cách nhanh nhất và hiệu
quả nhất để thiết lập sự có mặt của TNCs. Cùng với quá trình sáp nhập hay mua lại,
các hãng sẽ chú trọng hơn tới việc đầu tư nâng cấp và tái cơ cấu công nghệ quản lý.
Tính cạnh tranh giữa các nước đầu tư và tiếp nhận đầu tư ngày càng cao
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu FDI ngày càng lớn dẫn đến
sự cạnh tranh quyết liệt để thu hút nguồn vốn này. Các quốc gia, đặc biệt là các
nước đang phát triển có xu hướng tạo ra môi trường thuận lợi hơn, mở hơn như
hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, đưa ra các ưu đãi thuế quan… để khuyến khích, hấp dẫn
FDI. Không chỉ có vậy, cuộc cạnh tranh giữa các nước đi đầu tư cũng không kém
phần quyết liệt. Các nhà đầu tư đang ráo riết chào mời để có thể nhảy vào những
lĩnh vực và thị trường béo bở nhất hòng thu lợi nhuận tối đa.
Ngày càng gia tăng tính không đồng đều trong phân bố và lưu chuyển FDI
Các nền kinh tế phát triển tiếp tục là nơi cung cấp và tiếp nhận FDI chủ yếu
(hiện nay, 88% FDI trên thế giới có nguồn gốc từ các nước phát triển). Nhịp độ
tăng bình quân hàng năm của FDI vào các nước này lên đến hàng chục phần trăm
dẫn đến tình trạng tỷ trọng FDI tập trung vào không ngừng tăng lên, đến năm 2000
đạt 80% trong tổng số 1000 tỷ vốn FDI thế giới mà trong đó Mỹ và EU là tâm
điểm.
23
Quy mô FDI vào các quốc gia đang phát triển vẫn tăng nhưng tỷ trọng lại
giảm dần (từ chỗ thu hút 70% FDI toàn thế giới vào những năm 60, đến nay con số
này chỉ còn 20%). Thế nhưng ngay trong các quốc gia đang phát triển FDI cũng
phân bố không đồng đều, 2/3 FDI tập trung vào 10 quốc gia có trình độ kinh tế
tương đối cao của Châu Á và Mỹ la tinh (Trung Quốc, Singapore, Malaysia,
Indonesia, Thái Lan, HongKong, Đài Loan, Brasil, Argentina, Mexico, 1/3 được
san sẻ cho các nước còn lại.
Quá trình luân chuyển và các đối tác tham gia quá trình luân chuyển FDI
vừa có tính quốc tế hoá cao vừa có tính cục bộ.
Hiện nay, tất cả các quốc gia đều nhận thức được vai trò của đầu tư trực tiếp
nước ngoài và đều mở rộng cửa thị trường tài chính của mình hội nhập vào thị
trường thế giới. Hiện tượng đa biên trong xu hướng vận động của FDI ngày càng
đậm nét, các công trình đầu tư ngày nay không chỉ có sự tham gia của đơn nhất một
chủ đầu tư mà mang tính chất của một quá trình đầu tư tập thể, có thể dưới dạng
góp vốn cổ đông hoặc phân nhỏ công trình thành các hạng mục cho nhiều chủ thể
tham gia. Tuy nhiên FDI cũng mang tính cục bộ. Các nước EU là những nhà đầu tư
hàng đầu thế giới, nhưng chiếm tỷ trọng khá lớn trong khối lượng đầu tư này được
thực hiện trong nội bộ các nước EU. Không những thế, hiện nay đã hình thành khái
niệm nhà đầu tư truyền thống, thị trường đầu tư truyền thống. Nó xuất hiện một
phần do sự gần nhau của điều kiện tự nhiên và sự tương đồng về văn hoá.
Tất cả các nước đều tham gia vào cả hai quá trình đầu tư và tiếp nhận đầu
tư.
Quá trình phân công lao động và quốc tế đời sống kinh tế thế giới ngày càng
sâu sắc giúp các quốc gia phát huy lợi thế của mình khi tham gia đầu tư ra nước
ngoài đồng thời bổ sung các hạn chế, làm tăng hiệu quả hoạt động kinh tế trong
nước thông qua tiếp nhận FDI. Đây là cơ sở của sự gia tăng xu hướng đầu tư song
24
phương thay cho xu hướng đơn phương một chiều trước đây. Bản thân 7 nước công
nghiệp phát triển chiếm 4/5 tổng FDI toàn thế giới nhưng cũng thu hút trên 2/3 vốn
đầu tư. Mỹ là nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất và cũng là nước tiếp nhận đầu tư
nhiều nhất. Một số nước đang phát triển hiện nay cũng đang vươn lên trở thành
những chủ đầu tư quốc tế có uy tín như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan…
Tính linh hoạt của dòng chảy FDI ngày càng cao
Khoa học công nghệ phát triển cộng với việc nới lỏng hàng rào mậu dịch và
đầu tư giữa các nước trên thế giới đã góp phần đẩy nhanh sự vận động và đồng thời
là sự chỉ báo của dòng chảy FDI. FDI có xu hướng vận động đến những thị trường
an toàn và đem lại nhiều lợi nhuận. Vào những năm 60 FDI đổ vào các nước Mỹ la
tinh là nơi có tốc độ tăng trưởng cao. Đến cuối những năm 70 đầu 80 FDI lại
chuyển sang Đông nam Á là nơi có sự phát triển năng động và ổn định về chính trị.
Cùng với cơn bão tài chính tiền tệ kéo theo suy thoái kinh tế, người ta chứng kiến
sự rút lui ồ ạt ra khỏi đây của các nhà đầu tư ra khỏi các nước Đông Nam Á. Và
cùng với sự hồi phục của nền kinh tế thì các nhà đầu tư bắt đầu quay trở lại.
Mở rộng ngành nghề đầu tư và chuyển đổi cơ cấu đầu tư:
Trước đây FDI chủ yếu vào lĩnh vực khai khoáng, nông nghiệp, dệt, da,
may… đó là những ngành cần nhiều lao động, năng suất lại thấp, không phù hợp
với các nước đang phát triển. Sau đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế
giới, cơ cấu kinh tế cũ đã không còn phù hợp. Đầu tư nước ngoài hướng sự quan
tâm sang các ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao hơn, tiêu tốn ít năng lượng
hơn, sử dụng ít nhân công hơn nhưng có giá trị gia tăng lớn, tỉ suất lợi nhuận cao
điển hình là công nghiệp chế biến, dịch vụ. Ngày nay, FDI có xu hướng đổ vào
công nghiệp năng lượng và cơ sở hạ tầng do yêu cầu của các quốc gia đang phát
triển. Bên cạnh đó dòng FDI cũng đang tìm cách len lỏi vào một số thị trường trước
25
đây bị khoá chặt như thông tin liên lạc, bảo hiểm, dịch vụ pháp lý, dịch vụ kiểm
định, giám định…
Tại các nước phát triển, dòng FDI tập trung chủ yếu vào các ngành kinh tế
mới, được coi là cơ sở của nền kinh tế tri thức, đó là công nghiệp phần mềm, công
nghệ sinh học…
II. Quan điểm chiến lược của các nhà đầu tư ASEAN đối với Việt Nam.
1. Đặc điểm của FDI từ các nước ASEAN vào Việt Nam.
1.1. Đầu tư của các nước ASEAN có xu hướng tăng trở lại:
Đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam ban đầu rất ít, chỉ dừng lại ở
mức thăm dò, trong đó phải kể đến các nhà đầu tư Singapore là những người đầu
tiên có mặt ở Việt Nam sau khi Luật đầu tư ra đời. Những năm sau đó đánh dấu sự
phát triển vượt bậc của đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN mà đỉnh điểm là năm
1996, ngay sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của khối ASEAN, đạt hơn 3
tỷ USD đầu tư đăng ký. Vốn từ ASEAN luôn giữ vị trí quan trọng đối với nền kinh
tế Việt Nam (thường xuyên chiếm 20%-30% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam). Cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra năm 1997 tác động không nhỏ đến
tình hình đầu tư. Vốn đầu tư đăng ký giảm liên tục, đến năm 2000 chỉ đạt hơn 50
triệu USD, nhiều dự án triển khai chậm thậm chí giải thể trước thời hạn. Đến năm
2001tình hình đã khả quan trở lại, hứa hẹn sự trở lại của các nhà đầu tư với môi
trường Việt Nam với tổng đầu tư đăng ký năm 2001 đạt hơn 300 triệu USD.
1.2. Về cơ cấu ngành: Nhằm khai thác lợi thế của mình, các nước ASEAN
chủ yếu đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến và lắp ráp, khai thác dầu khí,
khách sạn- du lịch, dịch vụ tài chính và xây dựng hạ tầng cơ sở. Đây là những
ngành có tỷ suất lợi nhuận cao và ít chịu rủi ro dẫn đến thua lỗ lại không cần kỹ
26
thuật cao. Điểm này cũng thể hiện xu hướng của vốn đầu tư từ các nước đang phát
triển. Tỷ lệ đầu tư vào các ngành đòi hỏi kỹ thuật cao, hay đầu tư cho tương lai như
bưu chính- viễn thông, giáo dục- ytế- văn hoá còn yếu.
1.3. Về hình thức đầu tư: Hình thức đầu tư chủ yếu vẫn là doanh nghiệp liên
doanh, một phần vì các nhà đầu tư ASEAN muốn chia sẻ rủi ro với đối tác Việt
Nam, một phần vì Việt Nam chưa đa dạng hoá các hình thức đầu tư (đến nay, có
213 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7.056 triệu USD chiếm
46,6% số dự án và 75,6% vốn đầu tư). Sau đó đến hình thức 100% vốn nước ngoài.
100% vốn nước ngoài với 220 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.652 triệu
USD (chiếm 48% số dự án và 17,7% vốn đầu tư). Còn lại 5,4% số dự án và 6,7%
dự án theo hình thức hợp doanh và BOT. Số dự án hợp doanh chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Một câu hỏi đặt ra là phải chăng các cơ quan chức trách của Việt Nam ưa thích hình
thức doanh nghiệp liên doanh hơn chăng? Tuy nhiên, gần đây, do các nhà đầu tư
ASEAN đã quen với môi trường của Việt Nam và xuất hiện nhiều cản trở của phía
Việt Nam trong liên doanh nên tỷ lệ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tăng lên
và hình thức liên doanh giảm dần. Hình thức hợp tác trên cơ sở hợp đồng hợp tác
kinh doanh vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số dự án.
1.4. Quy mô dự án: Qua số liệu thống kê quy mô đầu tư của các nước
ASEAN cho thấy, tỷ lệ dự án quy mô nhỏ còn cao (Singapore có 123 dự án, Thái
Lan có 50 dự án, Malayxia có 36 dự án). Quy mô lớn (tầm trên 50 triệu USD) còn ít
so với nhu cầu (Singapore có 18, Thái Lan có 3, Malayxia có 5). Đơn cử, Singapore
là nước đứng đầu đạt quy mô vốn đầu tư bình quân cho một dự án là 30 triệu USD,
đây là một tỷ lệ cao so với các nước khác. Quy mô vốn đầu tư trung bình cho một
dự án của các nhà đầu tư Thái Lan là 11,58 triệu USD thấp hơn so với Malayxia là
13,8 triệu USD. Malayxia có một số dự án đầu tư lớn như: dự án sản xuất dây cáp
27
điện ở Đồng Nai, dự án xây dựng khách sạn 4 sao tại Hà Nội, hợp đồng phân chia
dầu khí lô 01 và 02 có vốn đăng ký 65 triệu USD (đã thực hiện được 167 triệu
USD). Singapore có một số dự án lớn như dự án sản xuất nước giải khát của công
ty 100% vốn nước ngoài Coca-cola; dự án xây dựng nhà ở-văn phòng của công ty
liên doanh phát triển đô thị-Trấn Sông Hồng, dự án sản xuất xi-măng của công ty
liên doanh sản xuất xi-măng Phúc Sơn; hay dự án du lịch của công ty liên doanh
khu nghỉ mát Đà Lạt-Dankia.
Một số tập đoàn đa quốc gia của các nước ASEAN (TNE's ASEAN) đã có
đầu tư tại Việt Nam như Keppel Corp (Singapore) đầu tư vào 7 dự án với tổng vốn
đầu tư 421,5 triệu USD, Petronas (Malaysia) đầu tư vào 3 dự án với tổng vốn đầu tư
là 180 triệu USD, Charoen Pokphand (Thái Lan) đầu tư vào 3 dự án với tổng vốn
đầu tư là 155,8 triệu USD, San Miguel Corp (Philippines) đầu tư vào 3 dự án với
tổng vốn đầu tư là 139,7 triệu USD, Neptunes Orients Lines (Singapore) đầu tư vào
1 dự án với tổng vốn đầu tư là 53,6 triệu USD, v.v...
1.5. Về địa bàn đầu tư: ASEAN đã đầu tư vào 39/61 tỉnh thành phố trong cả
nước, nhưng chỉ tập trung chủ yếu vào các vùng có cơ sở hạ tầng tốt, mật độ dân cư
lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương
(chiếm 73% số dự án và 83% vốn đầu tư). Căn nguyên của vấn đề này là do cơ sở
hạ tầng của Việt Nam quá lạc hậu, chỉ có một số tỉnh, thành phố lớn là đủ điều kiện
cho nhà đầu tư nước ngoài hoạt động, phần khác là do nguồn nhân lực có chất
lượng chủ yếu chỉ tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
1.6. Các nước kinh tế phát triển thường thông qua ASEAN đầu tư vào Việt
Nam. Một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam thông qua các chi nhánh
của mình đặt tại các nước ASEAN như tập đoàn Coca-Cola (Hoa Kỳ),
Procter&Gamble (Hoa Kỳ), DaimlerChrysler (CHLB Đức), SK Telecom (hàn
28
Quốc), Nissho Iwai (Nhật Bản), v.v...Điều này một phần bắt nguồn từ sự hạn chế
hình thức đầu tư của môi trường Việt Nam, một phần do hiểu biết về Việt Nam còn
hạn chế nhưng cũng một phần do họ hy vọng đầu tư thông qua một nước ASEAN
thì sẽ được hưởng một số ưu đãi của Việt Nam mà các nước khác không có được.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam.
2.1. Những nhân tố ảnh hưởng chung đến tất cả các nước đầu tư vào Việt
Nam.
2.1.1. Nhân tố bên ngoài:
Tình hình nền kinh tế thế giới: Một sự suy giảm của nền kinh tế thế giới
trong mấy năm qua đã tác động mạnh đến kế hoạch đầu tư mới của các công ty,
khiến xuất khẩu tư bản vì thế cũng ngừng trệ theo. Suy thoái kinh tế không những
làm giảm năng lực của nhà đầu tư mà còn tạo nên tâm lý lo ngại không muốn bỏ
tiền ra khỏi túi và chờ đợi đến khi tình hình sáng sủa hơn. Khi nền kinh tế có dấu
hiệu phục hồi trở lại và tăng trưởng ổn định thì luồng vốn đầu tư trong và ngoài
nước cũng sẽ tăng lên.
Xu thế của dòng FDI trên thế giới:
Đầu nước ngoài trên thế giới luôn đi theo xu thế, đây không chỉ là tâm lý
đám đông mà thực ra đầu tư vào thị trường đang thu hút đầu tư lớn an toàn hơn và
cũng đảm bảo tạo lợi nhuận cao. Chính luồng đầu tư nước ngoài lớn làm cho nền
kinh tế phát triển năng động hơn, tạo nên môi trường đầu tư hấp dẫn hơn và cũng
chính là lời giới thiệu hiệu quả nhất với thế giới .
Tình hình chính trị thế giới và khu vực:
29
Giữa kinh tế và chính trị có mối quan hệ hữu cơ với nhau, ổn định chính trị
tạo nên sự an toàn cho vốn đầu tư, ngược lại các nhà đầu tư lại dựa vào vốn của
mình để tạo nên sức mạnh chính trị. Đặc biệt, quốc gia nào có quan hệ tốt đẹp với
càng nhiều nước thì càng có lợi thế trong thu hút FDI. Các quốc gia trên thế giới
hiện nay đều có xu hướng nỗ lực gia nhập vào các tổ chức, liên minh nhằm nâng
cao vị thế của mình từ đó có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
2.1.2. Nhân tố bên trong:
Đặc điểm của thị trường bản địa:
Quy mô, dung lượng của thị trường, sức mua của dân cư là những yếu tố
hàng đầu tác động đến vốn đầu tư trong và ngoài nước. Đương nhiên, nhà sản xuất
nào cũng muốn bán được hàng và một trong những nguyên nhân của FDI chính là
mở rộng thị trường. Thị trường càng lớn và có tiềm năng đảm bảo một doanh thu
ổn định, lâu dài và có thể là khả năng mở rộng quy mô đầu tư.
Luật pháp và các chính sách khuyến khích đầu tư:
Đây là sự thể hiện một cách rõ ràng nhất về môi trường đầu tư có hấp dẫn
hay không. Luật pháp tạo nên sự ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động
kinh doanh và bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Nhưng nhiều khi Luật pháp
cũng chính là yếu tố đầu tiên hạn chế hoạt động của nhà đầu tư. Điều này phụ thuộc
vào trình độ của hệ thống văn bản pháp luật và sự đánh giá của quốc gia đối về vai
trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các quốc gia thường có sự đối xử phân biệt
giữa đầu tư trong và ngoài nước và để tạo nên môi trường hấp dẫn FDI các hạn chế
này dần đã bị loại bỏ.
30
Thông thường, các nhà đầu tư quan tâm đến những nội dung có liên quan
đến: Sự đảm bảo pháp luật đối với tài sản tư nhân và môi trường cạnh tranh lành
mạnh; Quy chế pháp luật của việc phân chia lợi nhuận, quyền hồi hương lợi nhuận
đối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nước ngoài tại nước sở tại; Các quy
định về thuế, các mức thuế và các chi phí khác...
Đặc điểm của thị trường nhân lực:
Đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhân công rẻ là mối quan tâm hàng đầu,
đặc biệt là đối với đầu tư vào lĩnh vực cần nhiều lao động, có khối lượng sản xuất
lớn. Tận dụng được nguồn lao động rẻ giúp nhà đầu tư tối đa hoá lợi nhuận, đây
chính là nguyên nhân của làn sóng đầu tư sang các nước đang phát triển. Thế nhưng
FDI hiện nay có xu thế chuyển sang các ngành có hàm lượng công nghệ cao hơn vì
vậy trình độ của nguồn nhân lực cũng có ý nghĩa nhất định và đây chính là một
trong những yếu tố để các nước đang phát triển cạnh tranh với nhau trong thu hút
FDI.
Quản lý nhà nước:
Bao gồm các vấn đề như thủ tục hành chính, quản lý hoạt động của doanh
nghiệp và quản lý kinh tế vĩ mô.
Thủ tục hành chính góp phần tạo nên ấn tượng đầu tiên của nhà đầu tư về
môi trường đầu tư nước sở tại. Nó bao gồm một loạt các thủ tục trong và sau cấp
giấy phép đầu tư. Theo các nhà đầu tư nước ngoài thì hiện nay hiện lực cản lớn nhất
đối với nguồn FDI chính là thủ tục hành chính. Điều này không chỉ có riêng ở một
nước nào nhất định mà diễn ra ở hầu hết các nước nhận đầu tư, nhất là các nước
đang phát triển. Đối với mỗi nhà đầu tư, thủ tục hành chính phức tạp như một hàng
rào khiến họ ngại ngần không muốn bỏ vốn nữa. Cũng như vậy đối với tất cả các
hoạt động quản lý doanh nghiệp đầu tư nước ngoài khác. Doanh nghiệp nước ngoài
31
thích được hoạt động trong một môi trường tự do, vì vậy họ rất quan tâm đến một
đạo Luật mềm dẻo giúp họ ứng phó linh hoạt với các diễn biến của thị trường.
Tuy nhiên cùng với sự linh hoạt, nhà đầu tư cũng yêu cầu sự quản lý có hiệu
quả của nhà nước đối với nền kinh tế để tạo nên một sân chơi công bằng, ổn định và
thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.
Cơ sở hạ tầng:
Cũng như Luật pháp cơ sở hạ tầng là nền tảng tự nhiên của tất cả các hoạt
động sản xuất, kinh doanh. Nó là một tổng thể các phần cứng như hệ thống giao
thông vận tải, thông tin liên lạc và phần mềm như hệ thống tài chính ngân hàng,
dịch vụ kỹ thuật, công nghệ..., bao gồm cả cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh
doanh như điện nước lẫn cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt như trường học, bệnh
viện. Kinh nghiệm cho thấy, bao giờ cơ sở hạ tầng cũng phải được phát triển đồng
bộ và đi trước nền kinh tế. Nó có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh, nhất là ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển vốn. Đây chính là một trong
những nguyên nhân khiến cho FDI vào các quốc gia phát triển bao giờ cũng chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng FDI trên thế giới.
Cơ chế, chính sách về kinh tế: Mỗi chính sách kinh tế lại có ảnh hưởng
khác nhau đến doanh nghiệp FDI và nó phản ánh năng lực sinh lời của đồng tiền
cũng như sự hấp dẫn của môi trường đầu tư, có thể nêu ra ở đây một số chính sách:
Chính sách thương nghiệp:
Chính sách này có ảnh hưởng lớn đến các nhà đầu tư hướng về xuất khẩu.
Bất kỳ một sự thay đổi nào liên quan đến tỷ lệ thuế đánh vào hàng hoá hay hạn
ngạch xuất nhập khẩu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nhà đầu tư.
32
Không chỉ có vậy, chính sách thương nghiệp còn ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp phải nhập khẩu máy móc thiết bị từ nước ngoài.
Chính sách tiền tệ:
Các nhà đầu tư thông thường vay vốn từ nước ngoài để đầu tư, vì vậy, họ rất
quan tâm đến tỷ lệ lãi suất cũng như giá trị và khả năng chuyển đổi của đồng tiền
bản địa, những thay đổi lớn của đồng tiền có thể khiến nhà đầu tư phá sản. Mặt
khác, chẳng có nhà đầu tư nhà đầu tư nào thích một nền kinh tế lạm phát cao vì như
thế rất nguy hiểm, có thể dẫn đến đổ vỡ bất cứ lúc nào và họ cũng không thể xác
định được kế hoạch kinh doanh với sự trượt giá của đồng tiền lớn.
Chính sách thuế và ưu đãi:
Có lẽ đây là vấn đề hấp dẫn nhất, các quốc gia sử dụng các chính sách này để
thu hút và điều tiết vốn đầu tư nước ngoài vào cho phù hợp với các kế hoạch đã
định trước. Dĩ nhiên mỗi quốc gia có một kế hoạch phát triển kinh tế khác nhau,
nhưng tựu chung lại, các quốc gia đang phát triển đều có chung một mục đích thu
hút vốn lớn, phát triển khoa học công nghệ, tăng xuất khẩu, phát triển các vùng lãnh
thổ còn khó khăn. Các nhà đầu tư rất quan tâm đến những ưu đãi này, vấn đề còn
lại chỉ là ưu đãi có đủ hấp dẫn hay không mà thôi.
Khả năng chuyển đổi ngoại tệ và hoạt động hồi hương vốn đầu tư:
Yếu tố này rất được các nhà đầu tư quan tâm bởi nó không chỉ liên quan đến
việc chuyển lợi nhuận về nước mà nhiều doanh nghiệp phải vay vốn hay mua máy
móc, nguyên vật liệu từ nước ngoài. Chỉ một sự khó khăn nhỏ trong việc chuyển
đổi tiền cũng đủ để đình trệ cả quy trình sản xuất, thậm chí có thể đưa doanh nghiệp
đến chỗ phá sản.
33
Bảo vệ tài sản vô hình: Nhiều doanh nghiệp tồn tại được ngày nay cũng chỉ
nhờ vào tài sản vô hình, vì vậy, đối với họ nó rất quan trọng. Lấy công ty Coca-
Cola là một ví dụ điển hình, họ sẵn sàng từ bỏ cả một thị trường rộng lớn chứ
không bao giờ chịu tiết lộ bí mật công nghệ bởi vì thực chất dây chuyền sản xuất
của họ rất đơn giản chỉ có công thức để sản xuất mới có giá trị. Yếu tố bảo vệ
quyền sở hữu đặc biệt có ý nghĩa đối với những người muốn đầu tư vào các ngành
hàm lượng khoa học cao và phát triển năng động (như sản xuất máy tính, phương
tiện liên lạc.v.v..). Chính vì lí do này mà nhiều nước nhà đầu tư loại ra khỏi danh
sách các nước có khả năng nhận vốn đầu tư.
Ổn định chính trị: Đây là yếu tố không thể xem thường và trong tình hình
hiện nay rất được các nhà đầu tư quan tâm. Một nền chính trị ổn định sẽ tạo điều
kiện cho tất cả các hoạt động kinh tế không riêng gì đầu tư nước ngoài. Ngược lại,
bất kì sự bất ổn nào trong đời sống chính trị-xã hội sẽ gây tác động không nhỏ đến
các nhà đầu tư, thậm chí có thể dẫn đến mất trắng. Không ai có thể đoán trước được
sự đổ vỡ chính trị, chiến tranh, địch hoạ... sẽ xảy ra bất cứ lúc nào và cũng chẳng có
nhà đầu tư nào muốn đương đầu với những nguy cơ như vậy.
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: Đây là điều đương nhiên khỏi phải bàn cãi, vị
trí địa lý thuận lợi có thể giúp nhà đầu tư cắt giảm rất nhiều loại chi phí, đặc biệt là chi phí
vận chuyển. Các doanh nghiệp hướng về xuất khẩu đặc biệt rất quan tâm đến vị trí của
quốc gia trên bản đồ thế giới, nó quyết định thị trường của doanh nghiệp được mở ra đến
đâu và tại đâu. Trong khi đó, các điều kiện tự nhiên khác như tài nguyên, khoáng sản thì
ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và đây cũng là một trong những nguyên nhân
khiến dòng FDI chảy từ các quốc gia phát triển sang các nước đang phát triển.
2.2. Nhân tố riêng ảnh hưởng đến đầu tư của các nước ASEAN:
34
Với sự gia nhập của Việt Nam hiện nay vào khu vực, lẽ dĩ nhiên các nhà đầu
tư ASEAN sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hơn. Cho đến nay, các hiệp định và biện
pháp cải thiện môi trường đầu tư ASEAN đã được ký kết và trong quá trình thực
hiện. FDI từ ASEAN đã được hưởng những ưu đãi nhất định. Nhưng do nền kinh tế
Việt Nam vẫn còn yếu nên việc thực hiện vẫn còn rất chậm. Vấn đề bây giờ là tốc
độ mở cửa của môi trường đầu tư Việt Nam như thế nào và các nhà đầu tư rất trông
đợi vào điều này.
III. Kinh nghiệm thu hút FDI từ ASEAN của một số nước.
1. Singapore
Singapore là một nước nhỏ, không giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng lại có
nền kinh tế khả quan nhất trong 10 quốc gia ASEAN nhờ có chính sách phát triển
đúng đắn. Khác với nhiều nước khi tiến hành công nghiệp hoá, Singapore không đi
vay nợ để đầu tư. Để giải quyết nhu cầu vốn cho đầu tư, chính phủ Singapore đã tạo
ra một môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp bỏ vốn đầu tư.
Trong kêu gọi và thực hiện đầu tư trực tiếp, chính phủ Singapore sử dụng chủ
yếu các đòn bẩy kinh tế để điều chỉnh theo mục tiêu và cơ cấu kinh tế của quá trình
tiến hành công nghiệp hoá. Nhằm hướng các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp
vào các lĩnh vực như mục tiêu phát triển kinh tế của sin, chính phủ đã dự kiến trước
và đưa ra bảng phân loại các xí nghiệp, các ngành sản xuất cần gọi vốn đầu tư và đi
cùng với nó là các chế độ ưu đãi cụ thể và có phân biệt:
Đối với những xí nghiệp thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn, các chủ đầu tư
thường được hưởng các ưu đãi đặc biệt: Nếu vốn đầu tư có quy mô từ 1 triệu đô la
sin (SD) trở lên được miễn thuế 5 năm (kể cả lãi cổ phần và thuế thu nhập).
Đối với những xí nghiệp đầu tư sản xuất các sản phẩm hướng về xuất khẩu,
hàng năm có giá trị hàng hoá xuất khẩu ít nhất 100000 SD thì số lợi nhuận xuất
khẩu tăng (số vượt quá 100000) được miễn 90% thuế. Nếu xí nghiệp thuộc sản xuất
35
không hướng về xuất khẩu bị đánh thuế với mức tỷ suất 40% thì xí nghiệp thuộc
loại sản xuất hướng về xuất khẩu chỉ bị đánh thuế ở mức tỷ suất 4%. Nếu một xí
nghiệp vừa thuộc loại sản xuất hướng về xuất khẩu lại vừa là xí nghiệp thuộc ngành
kinh tế mũi nhọn thì thời gian được hưởng chế độ miễn thuế kéo dài tới 8 năm. Và
nếu xí nghiệp vừa có cả hai điều kiện trên lại có vốn đầu tư vào tài sản cố định từ
150 triệu SD trở lên thì thời gian được miễn thuế có thể kéo dài tới 15 năm.
Còn đối với vốn đầu tư vào các xí nghiệp trên cơ sở mở rộng, nâng cấp các xí
nghiệp hiện có, và mặc dù với quy mô 10 triệu SD trở lên tuy cũng được hưởng một
số ưu đãi, nhưng chỉ được hưởng một tỷ lệ miễn giảm thuế rất thấp so với các loại
xí nghiệp nêu trên. Trong khi đó, đối với một số xí nghiệp mặc dù có quy mô nhỏ
(vốn đầu tư từ 1 triệu SD trở xuống) nhưng nếu sản phẩm sản xuất ra thuộc loại
chất lượng cao thì vẫn được hưởng những ưu đãi về thuế.
Các xí nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung đều được miễn
thuế nhập khẩu các thiết bị có liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư, được phép
tự do chuyển lợi nhuận về nước, nếu trong quá trình kinh doanh còn bị lỗ thì được
xem xét kéo dài thời gian miễn giảm thuế.
2. Malaixia.
Có thể nói, Malaysia là một trong những quốc gia có môi trường đầu tư hấp
dẫn bởi: sự ổn định của chính trị xã hội, sự phát triển của kết cấu hạ tầng cơ sở, sự
nhanh nhạy, linh hoạt của chính phủ trong việc ban hành các chính sách kinh tế
(nhất là chính sách đối với đầu tư nước ngoài) phù hợp với thực tế của từng thời kỳ.
Cũng tương tự như Singapore, chính phủ Malaysia đã căn cứ vào đặc điểm,
vị trí, trình độ công nghệ, danh mục khuyến khích của ngành nghề, quy mô xuất
khẩu sản phẩm, quy mô và khu vực đầu tư để đề ra chính sách, trong đó quy định rõ
các mức độ ưu đãi. Thí dụ:
36
Đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nếu thuộc đối tượng là các “xí
nghiệp tiên phong”, xí nghiệp sử dụng nhiều lao động thì được hưởng chế độ miễn
giảm thuế từ 2 đến 5 năm (tuỳ quy mô đầu tư).
Đối với doanh nghiệp đầu tư vào khu vực miền tây, miền trung-bắc và một số
khu vực xa xôi hẻo lánh thuộc miền đông thì thời gian miễn giảm thuế có thể được
kéo dài tới 10 năm.
Singapore và Malaysia, những năm gần đây, đã đạt được những thành tựu
đáng kể trong phát triển kinh tế một phần nhờ có sự quan tâm đến đầu tư nước
ngoài hợp lý. Là một nước đi sau, Việt Nam cần học hỏi và ứng dụng linh hoạt kinh
nghiệm phát triển của họ để có thể đứng vững được trong xu thế cạnh tranh khốc
liệt của nền kinh tế thế giới hiện nay, dần tạo lập vị thế của mình trên trường quốc
tế.
37
Chương II
Thực trạng FDI của ASEAN vào Việt Nam
I. Đánh giá thực trạng FDI của ASEAN vào Việt Nam thời gian qua.
Ngày 28 tháng 7 năm 1995 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của
ASEAN đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong
khu vực. Hợp tác đầu tư ASEANphát triển mạnh mẽ, đầu tư trực tiếp nước ngoài từ
các nước ASEAN tăng lên nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Đặc biệt, ngày 7 tháng 10 năm 1998, Hiệp định khung về Khu vực đầu tư
ASEAN đã được ký kết tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 30 tại
Manila-Philippin mở ra cơ hội hợp tác phát triển của tất cả các nước thành viên.
Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nổ ra bắt đầu từ Thái Lan và sau đó
lan rộng ra các nước trong khu vực. Mặc dù kinh tế Việt Nam ít chịu tác động của
khủng hoảng hơn các nước khác nhưng cũng lao đao do đầu tư trực tiếp giữa các
nước sút giảm nhanh chóng. Có nhiều ý kiến khác nhau về ảnh hưởng của đầu tư
trực tiếp từ các nước ASEAN vào Việt Nam. Vì vậy, cần có sự đánh giá toàn diện về
vấn đề này để có cách nhìn đúng đắn trong chính sách thu hút đầu tư ASEAN cho
phát triển kinh tế đất nước.
1. Xu thế phát triển của luồng vốn FDI từ các nước ASEAN vào Việt Nam.
1.1. Quy mô vốn đầu tư.
38
Các nhà đầu tư ASEAN từng bước chiếm lĩnh vị trí quan trọng đối với nền
kinh tế Việt Nam. Hai năm 1991 và 1992 vốn đầu tư từ các nước ASEAN chỉ chiếm
xấp xỉ 12% và 15% tổng đầu tư vào Việt Nam với trên dưới 30 dự án. Năm 1993 tỷ
lệ này đã là 31,2% với 59 dự án, quy mô trung bình 13 triệu USD/dự án và 1994 có
63 dự án, quy mô lúc này đã là 22 triệu USD/dự án chiếm 36,5% tổng vốn đầu tư.
Sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, FDI vào Việt Nam tăng vọt với đỉnh cao
là năm 1996 đạt tổng đầu tư đăng ký 4,424 tỷ USD chiếm 39,6% tổng vốn đầu tư
của cả nước với 65 dự án, quy mô trung bình đạt 52,6 triệu USD/dự án. Bắt đầu từ
năm 1997 ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đầu tư của ASEAN giảm hẳn, ổn
định ở mức 21-23% số dự án bắt đầu giảm: 67 dự án quy mô trung bình 14,6 triệu
USD/dự án. Năm 1998 có 48 dự án quy mô trung bình 18,5 triệu USD/dự án, đặc
biệt năm 1999 luồng FDI sụt giảm đáng kể, chỉ có 40 dự án với quy mô 8,8 triệu/dự
án , mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Tính đến tháng cuối năm 2001 có
584 dự án FDI của ASEAN vào Việt Nam (không kể các dự án dầu khí) với số vốn
xấp xỉ 8,8 tỷ USD. Nếu trừ 121 số dự án kết thúc hoạt động và rút giấy phép trước
thời hạn thì còn 463 dự án còn hiệu lực với số vốn đầu tư khoảng 6,7 tỷ USD.
1.2. Tốc độ tăng vốn đầu tư.
BiÓu ®å thÓ hiÖn c¬ cÊu FDI vµo ViÖt Nam
thêi kú 1988-1995
ASEAN
16%
§«ng B¾c ¸
47% ch©u Mü
6%
ch©u ¢u
25%
c¸c níc
kh¸c
6%
39
Có thể nói, FDI từ các nước ASEAN vào Việt Nam tăng khá nhanh. Nếu như
năm 1988 chỉ có Singapore với hai dự án tổng đầu tư 4,6 triệu USD, Thái Lan 2 dự
án tổng đầu tư 2,424 triệu USD và năm 1989 có Thái Lan có hai dự án với tổng đầu
tư 4,8 triệu USD thì năm 1990 hầu như các nước đều có nhà đầu tư góp mặt đưa số
dự án lên 14 với tổng đầu tư 46,727 triệu USD tức là gấp 9 lần so với năm 1989.
Tổng vốn đầu tư đăng ký năm 1991 đạt 181,543 triệu USD gấp 3 lần năm trước đưa
vốn đầu tư đăng ký qua các năm lên 237,554 triệu đôla. Sau đó FDI bắt đầu thất
thường, trong năm 1992 vốn đầu tư đăng ký đạt 222,386 triệu USD đưa tổng vốn
đăng ký qua các năm lên 459,940 triệu gần gấp đôi so với các năm trước nhưng đến
năm 1993 tổng đầu tư đăng ký lúc này đã là 1172,157 triệu USD tức là số vốn đầu
tư đăng ký trong năm tăng 154% so với năm trước, năm 1994 FDI đăng ký trong
năm chỉ tăng thêm có 7,2% nhưng cũng đủ khiến đạt tổng đầu tư đạt 2020,774 triệu
USD.
0
1,000,000
2,000,000
3,000,000
4,000,000
5,000,000
6,000,000
7,000,000
8,000,000
9,000,000
10,000,000
ngh×n usd
FDI vµo ViÖt Nam tõ 1988 ®Õn 2001
FDI cña ASEAN Tæng FDI
40
Năm 1995 so với năm trước có vẻ kém hơn, số vốn đăng ký trong năm giảm
đi (so với năm trước chỉ bằng 99%). Như vậy, trong 5 năm từ 1991 đến 1995 FDI
của các nước ASEAN vào Việt Nam đạt 1962,339 triệu USD đưa tổng đầu tư đăng
ký gấp 41 lần so với năm 1990. Đây là một tốc độ đáng nể. Cùng với sự kiện Việt
Nam gia nhập ASEAN, tổng vốn đầu tư đăng ký trong năm đạt mức đỉnh cao
3314,978 triệu USD tăng 294,55%. Những năm sau đó chứng kiến sự ảnh hưởng
của cơn bão tài chính ở Đông Nam Á, tốc độ tăng đầu tư từ các nước ASEAN vào
Việt Nam liên tục âm. Cho đến năm 2000, tăng trưởng của vốn đầu tư lần lượt là -
69,83%; -9,9%; -62,88%; -84,97%. Ảnh hưởng của khủng hoảng nặng dần qua các
năm mãi cho đến năm nay mới có vẻ phục hồi đưa FDI tăng gấp 7 lần so với năm
trước nhưng chỉ bằng một nửa so với năm 1993.
2. Cơ cấu đầu tư.
2.1. Theo nước đầu tư:
Hiện đã có 7 nước trong khối ASEAN đầu tư tại Việt Nam trừ 2 nước là
Brunei và Myanmar. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2001 các nước ASEAN có
584 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký lên tới 8812,029 triệu USD, chiếm 21,42%
tổng FDI đăng ký tại Việt Nam.
Trong số 62 nước có mặt tại Việt Nam thì Singapore là nước đứng đầu, cho
đến hiện nay 205 dự án hiệu lực với vốn đăng ký là 6.471 triệu USD. Qui mô vốn
đầu tư cho một dự án là 31,5 triệu USD, đây là tỷ lệ cao so với các nước khác. Vốn
thực tế đưa vào triển khai dự án của Singapore mới chỉ đạt 20% vốn đăng ký. Sở dĩ
tỷ lệ trên thấp như vậy là do Dự án xây dựng Khu phố mới Nam Thăng long, vốn
đầu tư đăng ký trên 2,1 tỷ US đô la được cấp cuối năm 1996, nhưng hiện Dự án này
tạm dừng triển khai do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính. Trong khi đó tỷ lệ
trên của Malaixia là 78%; Thái lan đạt 40%; Inđônesia là 33%, Philippines là 38%
41
và Bruney là 50%. Tỷ lệ dự án giải thể trước thời hạn so với số được cấp phép là
7%, thấp hơn mức bình quân chung là 16%. Điều này thể hiện sự nghiêm túc trong
triển khai dự án của các nhà đầu tư Singapore. Mặt khác cũng phải thấy vai trò của
Chính phủ Singapore trong chính sách tăng cường hợp tác với Việt Nam, đã tích
cực hỗ trợ các nhà đầu tư có dự án tại Việt Nam.
Kế là Malaixia đứng thứ 8 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam, với 61 dự
án còn hiệu lực, vốn đăng ký là 1.339 triệu USD. Quy mô vốn đầu tư trên một dự
án là 22 triệu USD. Các nhà đầu tư Malaixia rất nghiêm túc trong triển khai dự án,
thể hiện ở lượng vốn giải ngân cao, tỷ lệ dự án giải thể thấp (tỷ lệ dự án giải thể
trước thời hạn là 12%, thấp hơn mức bình quân chung). Lượng vốn đầu tư vào công
nghiệp, hướng về xuất khẩu là chính, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của
Nhà nước ta.
c¬ cÊu ®Çu t c¸c níc asean vµo viÖt nam
tõ 1988 ®Õn nay
Philippine
Indonesia
Malaixia
Lµo
Th¸i lan
Campuchia
Singapore
42
Thái lan đứng liền ngay sau Malaixia với 79 dự án còn hiệu lực (chiếm 21%
số dự án của các nước ASEAN vào Việt Nam), vốn đầu tư 1.087 triệu USD (chiếm
11,6% vốn đăng ký).
Với 17 dự án, vốn đầu tư 314,096 triệu USD (chiếm 3,5% vốn đăng ký),
Indonesia xếp hạng thứ 18 trong các nước đầu tư vào Việt Nam trên Philippines
đăng ký 31 dự án, vốn đầu tư 230,935 triệu USD-chiếm 2,6% vốn đăng ký của các
nước ASEAN vào Việt Nam).
Tổng hợp đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN vào Việt Nam
(Từ 01/01/1988 đến 31/12/2001)
STT Tên nước Số dự
án
Tổn
g vốn đầu
tư
Vốn pháp
định
Việt Nam
góp
Nước
ngoài góp
1 Singapore 279 6047862 2071435 532845 1538590
2 Malaysia 108 1133578 478465 76092 402373
3 Thái Lan 144 1073618 479283 121074 358209
4 Indonesia 17 314096 151770 21682 130088
5 Philippin 31 230935 112707 30845 81862
6 Lào 4 11540 5940 1203 4737
7 Campuchia 1 400 400 0 400
Tổng 584 8812029 3300000 783741 2516259
(nguồn: vụ quản lý dự án đầu tư nước ngoài)
2.3. Theo ngành kinh tế
Các dự án của ASEAN chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây
dựng với 254 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt 3,17 tỷ USD (chiếm 55% số
43
dự án và 34% vốn đầu tư) kể 3 dự án thuộc lĩnh vực xây dựng khu đô thị mới với
tổng vốn đầu tư đăng ký 2.466 triệu USD, tuy số vốn đăng ký lớn, nhưng mới chỉ
đầu tư thực hiện gần 400 nghìn USD. Trong lĩnh vực dịch vụ có 143 dự án với tổng
vốn đầu tư đăng ký 5,63 tỷ USD (chiếm 31% số dự án và 60% vốn đầu tư). Còn lại
14% số dự án và 5,5% vốn đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.
Vốn đầu tư của Singapore trải đều trong mọi lĩnh vực của ngành kinh tế Việt
Nam từ thăm dò, khai thác dầu khí, sản xuất công nghiệp tới chế biến nông, lâm,
hải sản. Nhưng có lẽ thế mạnh của Singapore là đầu tư trong xây dựng cơ sở hạ
tầng khu công nghiệp, khu đô thị mới, khách sạn và văn phòng căn hộ với số vốn
đăng ký đạt 67% tổng vốn đăng ký của Singapore. Lĩnh vực công nghiệp và sản
xuất vật liệu xây dựng chiếm 28% vốn đăng ký.
Cũng như các nước ASEAN khác, đầu tư Malaixia chủ yếu trong ngành công
nghiệp nhẹ và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, chiếm 65% tổng vốn đầu tư.
Lĩnh vực khách sạn và kinh doanh văn phòng chiếm 16% số dự án và 21% vốn đầu
tư, số còn lại thuộc lĩnh vực nông, lâm, hải sản, giao thông, dịch vụ.. Riêng lĩnh
vực thăm dò khai thác dầu khí, Công ty Petronas đã bỏ 519 triệu USD vào thực
C¬ cÊu FDI tõ c¸c níc ASEAN theo
ngµnh kinh tÕ
DÞch vô
60.0%
N«ng l©m
5.5%
C«ng nghiÖp-
X©y dùng
34.5%
44
hiện. Vốn đầu tư bình quân một dự án gần 22 triệu USD, bằng khoảng 1,5 lần mức
bình quân chung. Đáng lưu ý nhất là Tập đoàn Hualon Corporation đã đầu tư trên
570 triệu USD (chiếm 54% tổng vốn giải ngân) vào 2 dự án sản xuất sợi, dệt vải
tổng hợp (là nhà máy đầu tiên và hiện đại nhất Việt Nam trong lĩnh vực này) và sản
xuất dây đồng tại tỉnh Đồng Nai
Các nhà đầu tư Thái lan có mặt trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế
Việt Nam, nhưng tập trung khoảng 40% vốn đầu tư vào xây dựng hạ tầng khu công
nghiệp, khách sạn, văn phòng và căn hộ cho thuê (có 12 dự án, vốn 452,839 triệu
USD), vốn giải ngân đạt 109,35 triệu (24% vốn đăng ký), khoảng 40% vào công
nghiệp và sản xuất vật liệu xây dựng. Số còn lại đầu tư vào nông, lâm, hải sản, giao
thông vận tải và tài chính ngân hàng.
Hai nước này nhìn chung quy mô vốn đầu tư cho một dự án nhỏ. Phát huy ưu
thế trong nông nghiệp, Indonesia đầu tư gần 50% trong sản xuất, chế biến nông,
lâm nghiệp. Lĩnh vực công nghiệp chiếm 25% vốn đầu tư, còn lại thuộc xây dựng
khách sạn, giao thông vận tải và tài chính ngân hàng. Riêng các nhà đầu tư
Philippines chỉ đầu tư vào 3 lĩnh vực chính như công nghiệp chiếm 31%; nông lâm,
hải sản chiếm 32%; khách sạn chiếm 31%; còn lại là văn hóa, y tế, giáo dục.
2.3. Theo vùng lãnh thổ
ASEAN đã đầu tư vào 39/61 tỉnh thành phố trong cả nước, nhưng chỉ tập
trung chủ yếu vào các vùng có cơ sở hạ tầng tốt, mật độ dân cư lớn như Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương (chiếm 73% số dự án
và 83% vốn đầu tư).
Singapore là nước đầu tư nhiều nhất vào Hà nội (2.833 triệu USD, chiếm
46%), nhưng vốn giải ngân mới đạt 10,8%; sau đó là thành phố Hồ Chí Minh
(1.196, triệu USD, chiếm 19,5%), vốn giải ngân là 43%. Các dự án trên đi vào sản
45
xuất đã tạo doanh thu là 1.071,88 triệu USD, đem lại việc làm cho trên 16 ngàn lao
động.
Chú trọng trong các dự án sản xuất, các dự án của Malaixia tập trung lớn vào
tỉnh Đồng nai - tỉnh “công nghiệp” toàn quốc (607,99 triệu USD). Sau đó là thành
phố Hồ Chí Minh (167,7 triệu USD) và Hà nội (162,15 triệu USD.
Các nhà đầu tư Thái lan có mặt chủ yếu tại ba địa phương: Hà nội (13% số
dự án, 33% vốn), Đồng nai (20% số dự án, 27% vốn) và thành phố Hồ Chí Minh
(27% số dự án, 12% vốn). Hình thức liên doanh chiếm chủ yếu trong các dự án
Thái lan (37% số dự án và 72% vốn đăng ký). Ngoài dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
khu công nghiệp Long bình hiện đại do Công ty Bangkapong Industrial Park đưa 46
triệu USD vào thực hiện tại Đồng nai, còn có dự án xây dựng Khu đô thị mới Bắc
Thăng Long, vốn 236 triệu USD do Công ty Northbrridge Communities thực hiện
tại Hà nội. Đầu tư Thái lan tập trung khoảng 40% vốn đầu tư vào xây dựng hạ tầng
khu công nghiệp, khách sạn, văn phòng và căn hộ cho thuê (có 12 dự án, vốn
452,839 triệu USD), khoảng 40% vào công nghiệp và sản xuất vật liệu xây dựng.
Số còn lại đầu tư vào nông, lâm, hải sản, giao thông vận tải và tài chính ngân hàng.
Các dự án trên đi vào sản xuất tạo doanh thu đạt 321,35 triệu USD, tạo việc làm
cho trên 5 ngàn lao động.
Phát huy ưu thế trong nông nghiệp, Indonesia đầu tư gần 50% trong sản xuất,
chế biến nông, lâm nghiệp. Lĩnh vực công nghiệp chiếm 25% vốn đầu tư, còn lại
thuộc xây dựng khách sạn, giao thông vận tải và tài chính ngân hàng. Riêng các nhà
đầu tư Philippines chỉ đầu tư vào 3 lĩnh vực chính như công nghiệp chiếm 31%;
nông lâm, hải sản chiếm 32%; khách sạn chiếm 31%; còn lại là văn hóa, y tế, giáo
dục.
Bảng 8: Đầu tư của ASEAN vào Việt Nam phân theo lãnh thổ
46
(Tính đến ngày 6/3/2000)
STT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư
(USD)
Vốn đầu tư thực
hiện (USD)
1 Hà Nội 60 3 674 620 228 592 556 053
2 TP Hồ Chí Minh 146 1 893 310 041 806 014 267
3 Dầu khí 2 1 016 000 000 420 351 000
4 Lâm Đồng 7 718 713 375 6 563 660
5 Bình Dương 56 609 138 508 283 585 061
6 Hải Dương 4 562 796 000 19 695 761
7 Đồng Nai 32 472 055 041 806 014 267
8 Hà Tây 9 431 767 000 122 523 308
9 Bà Rịa-Vũng Tàu 18 358 008 685 40 048 889
0 Quảng Ninh 8 214 839 236 87 856 065
Đà Nẵng 9 64 916 000 40 578 000
Ninh Bình 1 60 000 000 24 000 000
Hải Phòng 8 59 504 718 21 156 139
Long An 6 46 121 667 35 155 211
Vĩnh Phúc 2 45 200 000 17 656 139
6 Hưng Yên 1 39 000 000 31 445 000
7 Tây Ninh 8 35 833 000 11 105 110
Khánh Hoà 7 35 225 000 19 215 069
Thừa Thiên-Huế 2 32 757 340 16 558 696
Thái Nguyên 2 21 757 800 12 100 000
Phú Yên 4 13 122 200 769 600
Tuyên Quang 1 11 200 000 438 113
Bình Phước 2 9 000 000 0
47
Yên Bái 1 5 457 500 5 160 542
An Giang 1 5 117 800 6 284 919
Cần Thơ 3 5 073 000 2 469 732
Tiền Giang 1 3 360 000 2 811 000
Bến Tre 1 2 500 000 0
Gia Lai 1 2 300 000 2 299 400
Bình Định 1 1 797 000 2 395 000
Thái Bình 1 1 646 300 1 546 000
Trà Vinh 1 1 336 240 927 800
Kiên Giang 1 1 000 000 998 000
Cà Mau 1 875 000 924 635
Bình Thuận 1 800 000 0
Bạc Liêu 1 550 000 0
Đồng Tháp 1 362 037 431 744
(Nguồn: Vụ quản lý dự án đầu tư nước ngoài)
2.4. Về hình thức đầu tư:
Các dự án ASEAN đầu tư chủ yếu theo hình thức liên doanh với 213 dự án
còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7.056 triệu USD (chiếm 46,6% số dự
án và 75,6% vốn đầu tư); 100% vốn nước ngoài với 220 dự án với tổng vốn đầu tư
đăng ký là 1.652 triệu USD (chiếm 48% số dự án và 17,7% vốn đầu tư). Còn lại
5,4% số dự án và 6,7% dự án theo hình thức hợp doanh và BOT.
II. Đánh giá môi trường đầu tư Việt Nam đối với các nhà đầu tư
ASEAN:
48
1. Thuận lợi
1.1. Ảnh hưởng chung tới tất cả các nhà đầu tư vào Việt Nam
1.1.1. Việt Nam có môi trường chính trị ổn định, đường lối phát triển kinh tế
xã hội thể hiện tính nhất quán tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư. Cùng với công
cuộc đổi mới đất nước, Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết và lộ trình gia
nhập AFTA của Việt Nam tạo ra cho các nhà đầu tư những kỳ vọng về sự phát
triển. Chính phủ ta tỏ rõ thiện chí và cố gắng tạo môi trường thuận lợi nhất cho đầu
tư trực tiếp nước ngoài.
1.1.2 Hệ thống Luật pháp và các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài.
Các văn bản pháp luật như Bộ Luật dân sự, Bộ Luật hình sự, Luật doanh
nghiệp, Luật hợp tác xã, Luật phá sản doanh nghiệp, Luật khuyến khích đầu tư
trong nước, pháp lệnh về quản lý chất lượng hàng hoá… đã ra đời tạo nên một môi
trường pháp lý bình đẳng cho cạnh tranh lành mạnh. Luật đầu tư nướcngoài của
Việt Nam ra đời năm 1987 và đến nay qua 4 lần sửa đổi và bổ sung (lần gần nhất là
tháng 6 năm 2000) được các nhà đầu tư nước ngoài coi là khá thông thoáng.
Về hình thức đầu tư:Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam dưới
các hình thức doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp
đồng hợp tác kinh doanh hoặc các hợp đồng xây dựng như: Hợp đồng xây dựng-
kinh doanh- chuyển giao(BOT), Hợp đồng xây dựng- chuyển giao- kinh
doanh(BTO) hay Hợp đồng xây dựng- chuyển giao(BT). Đặc biệt, nhà nước ta đang
tiến tới cho phép hình thức đầu tư nước ngoài dưới dạng doanh nghiệp cổ phần.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác
kinh doanh trong quá trình hoạt động được phép chuyển đổi hình thức đầu tư, chia,
tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục
chuyển đổi hình thức đầu tư, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp.
49
Về lĩnh vực đầu tư: Hiện nay, Nhà nước Việt Nam chỉ hạn chế đầu tư dưới
hình thức 100% vốn nước ngoài ở 8 lĩnh vực:
Xây dựng, kinh doanh mạng viễn thông quốc tế, viễn thông nội hạt (chỉ
thực hiện theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh).
Khai thác, chế biến dầu khí, khoáng sản quý hiếm.
Dịch vụ tư vấn (trừ tư vấn kỹ thuật).
Vận tải hàng không, đường sắt, đường biển, vận tải hành khách công cộng,
xây dựng cảng, ga hàng không (trừ các dự án BOT, BTO, BT).
Sản xuất thuốc nổ công nghiệp.
Trồng rừng.
Du lịch lữ hành.
Văn hoá.
Ngoài những lĩnh vực trên, nhà đầu tư nước ngoài được chủ động lựa chọn
dự án đầu tư, đối tác đầu tư, hình thức đầu tư, địa bàn, thời hạn đầu tư, thị trường
tiêu thụ sản phẩm, tỷ lệ góp vốn pháp định phù hợp với quy định của Luật đầu tư
nước ngoài.
Một số chính sách ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài:
Nhà nước đảm bảo hỗ trợ cân đối ngoại tệ cho các công trình hạ tầng, sản
xuất hàng thay thế nhập khẩu thiết yếu và các công trình quan trọng khác.
Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền
công nghệ nhập khẩu vào Việt Nam tạo tài sản cố định thực hiện dự án và phương
tiện chuyên dùng nhập khẩu để đưa đón công nhân được miễn thuế nhập khẩu.
Ngoài ra Chính phủ quy định việc miễn giảm thuế xuất, nhập khẩu đối với các hàng
hóa đặc biệt cần khuyến khích đầu tư khác
50
Luật quy định các biện pháp khuyến khích và ưu đãi về thuế, về hình thức
tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong các lĩnh vực: sản xuất hàng
xuất khẩu; nuôi, trồng, chế biến nông lâm, thuỷ sản; sử dụng công nghệ cao, kỹ
thuật hiện đại, bảo vệ môi trường sinh thái, đầu tư vào phát triển, nghiên cứu vào
phát triển; sử dụng nhiều lao động, chế biến nguyên liệu và sử dụng hiệu qủa tài
nguyên thiên nhiên ở Việt Nam; xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơ sở sản xuất
công nghiệp quan trọng và đầu tư vào các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa,
những vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn.
Các nhà đầu tư nước ngoài được quyền chuyển lợi nhuận về nước sau khi
đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước Việt Nam.
1.1.3. Đặc điểm của thị trường bản địa: Đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì
Việt Nam là thị trường mới mẻ và rộng lớn, đầy tiềm năng và triền vọng. Đây
không chỉ là thị trường với hơn 80 triệu người tiêu dùng mà còn là địa bàn để cung
cấp hàng hoá cho Lào, Campuchia, Trung Quốc...
1.1.4. Đặc điểm của thị trường nhân lực: Lao động Việt Nam dồi dào và
tương đối rẻ. Đây chính là chính là ưu điểm hàng đầu và nước ta cũng chủ yếu là
dựa vào đây để thu hút đầu tư nước ngoài. Đầu tư vào Việt Nam giúp cho các
doanh nghiệp giảm chi phí lao động, tận dụng lợi thế so sánh để tạo nên sức cạnh
tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.
1.1.5. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển vận tải
biển, hàng không, thông tin liên lạc là những ngành tạo tiền đề cho việc phát triển
những ngành công nghiệp khác, đồng thời mang lại lợi nhuận cao.
51
1.1.6. Nguồn tài nguyên thiên nhiên tuy không phong phú nhưng đa dạng về
nông lâm ngư nghiệp, về các loại khoáng sản phục vụ cho sự phát triển nhiều ngành
công nghiệp sản xuất trong nước và xuất khẩu.
1.1.7. Tháng 11 năm 2001 Quốc hội đã chính thức phê chuẩn Hiệp định
thương mại Việt-Mỹ đánh dấu một thời kỳ mới trong tiến trình hội nhập của Việt
Nam vào nền kinh tế thế giới. Đây là một cơ hội lớn cho các nhà đầu tư trong và
ngoài nước muốn mở rộng quan hệ thương mại ra thị trường Hoa Kỳ và thế giới.
1.2. Thuận lợi dành riêng cho các quốc gia ASEAN
1.2.1. Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA) được ký kết ngày 7
tháng 10 năm quy định về nguyên tắc đối xử tối huệ quốc(MFN). Theo đó, nước ta
sẽ dành ngay lập tức và vô điều kiện cho các nhà đầu tư các nước thành viên
ASEAN sự đối xử không kém thuận lợi sự đối xử dành cho các nhà đầu tư của bất
kỳ nước thứ 3 nào. Việc thực hiện mở cửa tất cả các ngành nghề và dành chế độ đối
xử quốc gia (NT) cho các nhà đầu tư ASEAN sẽ hoàn tất vào năm 2013. Theo đó,
dành sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với các nhà đầu tư nước mình và mở
cửa tất cả các ngành nghề cho các nhà đầu tư nước ngoài đến từ ASEAN.
1.2.2. Lịch sử và văn hoá Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với Đông Á là điều
kiện thuận lợi trong giao lưu với các nước có cùng nền tảng văn hoá trong và ngoài
khối ASEAN. Có thể nói, Việt Nam như một cửa ngõ phía đông bắc mở ra thị
trường Trung Quốc, HongKong, Đài Loan, Hàn Quốc.
1.2.3. Việt Nam phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, khác hẳn với các
nước ASEAN khác tạo nên lợi thế về sự khác biệt. Các nước ASEAN khác có thể
lợi dụng bàn đạp Việt Nam để mở rộng quan hệ buôn bán với các nước thuộc hệ
52
thống xã hội chủ nghĩa cũ vốn có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam như Nga và các
nước Đông Âu.
2. Khó khăn
1.1. Những vấn đề của hệ thống pháp luật:
Hệ thống luật pháp, chính sách thiếu đồng bộ: Luật đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam được cụ thể hoá bởi rất nhiều nguyên tắc và quy định hướng dẫn thi hành
dưới hình thức các nghị định, quyết định, thông tư hướng dẫn và thư chính thức.
Các nhà đầu tư phải đương đầu với một loạt văn bản pháp quy do nhiều Bộ ban
hành. Chúng vận hành trong mâu thuẫn giữa Luật đầu tư nước ngoài và những quy
định pháp luật khác, chúng thể hiện những quy định của cấp dưới mâu thuẫn với
quy định của cấp cao hơn. Nhiều khi các văn bản của cấp dưới lại có thêm những
quy định mới thành thử “trên thoáng dưới chặt”. Các nhà đầu tư không thể hiểu nổi
Luật nào sẽ được áp dụng trên mọi phương diện.
Một số Bộ, ngành chậm chễ trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn so
với thời gian quy định gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp ví dụ như văn
bản về thuế, quản lý tài chính doanh nghiệp, chế độ kế toán của Bộ tài chính; hướng
dẫn chuyển giao công nghệ, nhập máy móc thiết bị qua sử dụng, công nghệ cao, xử
lý môi trường của Bộ khoa học-Công nghệ và Môi trường.
Có quá nhiều yêu cầu về giấy phép và thủ tục xin cấp phép: Có tới trên 130
việc xét duyệt và giấy phép hình thành trong toàn bộ quá trình đầu tư mà trong đó
hơn một nửa phải phê duyệt lại trên cơ sở từng năm. Quy trình xin cấp giấy phép
đầu tư có thể lên tới hàng năm trời. Có nhiều loại giấy tờ và quy trình thực sự là
53
không cần thiết như những thông tin về phân tích kinh tế và dự báo, thông tin về kế
hoạch sản xuất, nghiên cứu thị trường… trong giai đoạn nghiên cứu khả thi dự án
hay văn thư nói rõ mục đích sử dụng đất hay kế hoạch đào tạo cho các bậc lao động
trong hồ sơ xin cấp giấy phép. Thực sự những thông tin đó thay đổi liên tục trong
suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp theo điều kiện của thị trường và công
nghệ. Nhiều bước phê duyệt chồng chéo lên nhau cần phải được loại bỏ bớt. Những
đòi hỏi nêu trên chỉ làm mất thời gian và tiền bạc của nhà đầu tư, nó chi phối cả tính
chất và hoạt động của nhà đầu tư, gây chậm trễ trong quá trình thực hiện dự án.
Lĩnh vực đầu tư vẫn còn hạn chế: Nước ta vẫn giữ độc quyền nhà nước ở
các lĩnh vực quảng cáo, viễn thông, điện, nước. Nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế ở
lĩnh vực nhập khẩu và kinh doanh hàng hoá. Thực chất những hạn chế này không
tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh khiến cho công nghệ không phát triển mà
giá lại cao ảnh hưởng đến lợi ích người tiêu dùng. Có nhiều lĩnh vực Việt Nam còn
hạn chế đầu tư nước ngoài thì một số nước khác đã mở cửa thu hút đầu tư nước
ngoài như: thương mại bán lẻ, kinh doanh phân phối sản phẩm, tài chính, bảo hiểm,
kinh doanh bất động sản... Trong khi các nước ASEAN quy định các lĩnh vực,
ngành nghề, sản phẩm khuyến khích, cấm hoặc hạn chế đầu tư rất cụ thể thì các
danh mục của ta còn khá chung chung, chưa cụ thể dẫn đến khó khăn trong việc
thực hiện. Một số lĩnh vực các nhà đầu tư nước ngoài không được phép đầu tư theo
hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài như: xây dựng, kinh doanh mạng
viễn thông, khai thác khoáng sản, sản xuất thép thông thường, kinh doanh xây
dựng: dịch vụ xây dựng và tư vấn xây dựng, vận tải hàng không, đường sắt, đường
biển, đường bộ, vận tải hành khách công cộng, xây dựng và vận tải cảng biển, ga
hàng không (các dự án BOT, BTO, BT có thể theo hình thức doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài), du lịch lữ hành, văn hoá, thể thao, giải trí. So với nhiều nước
54
trong khối ASEAN, quy định của Việt Nam chưa thật cụ thể và rõ ràng.Điều này
không chỉ mới xuất hiện sau cuộc khủng hoảng. Chính vì vậy, các nhà đầu tư
ASEAN đã gặp nhiều khó khăn khi không biết chính xác lĩnh vực, ngành nghề nào
được và không được đầu tư vào Việt Nam, ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư.
Hình thức đầu tư vẫn còn hạn chế, Chính phủ chưa quan tâm lắm đến hình
thức công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài là hình thức hiện nay rất phổ biến
trên thế giới. Hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ phù hợp với thời kỳ nước
ta chưa có thị trường chứng khoán. Nó hạn chế việc huy động vốn của chủ đầu tư
buộc chủ đầu tư phải có năng lực tài chính, kể cả việc thu xếp các nguồn vốn vay và
chấp nhận gánh chịu toàn bộ rủi ro đầu tư cũng như khả năng hạn hẹp trong chuyển
nhượng vốn. Các nước trong khu vực có một số qui định mở rộng hơn như:
Malayxia cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn,
chi nhánh hoặc công ty con; ở Indonesia các công ty liên doanh có thể mua cổ phần
của các công ty Indonesia, đổng thời có thể thành lập chi nhánh nếu hoạt động trong
lĩnh vực ngân hàng hoặc dầu khí; ở Singapore, công ty nước ngoài hoạt động tại
Singapore có thể thành lập công ty tư nhân trách nhiệm hữu hạn hoặc đăng ký hoạt
động với tư cách là một chi nhánh của công ty nước ngoài. Như vậy, so với các
nước, hình thức đầu tư của ta chưa thật đa dạng, phong phú. Việt Nam chưa có quy
định về việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức công
ty cổ phần, công ty quản lý vốn.
Luật cạnh tranh và chống độc quyền chưa ra đời để đảm bảo cạnh tranh
lành mạnh, trung thực, công bằng giữa các chủ thể cạnh tranh; điều tiết cạnh tranh
có mức độ đối với từng loại thị trường hàng hoá; bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và
nhà sản xuất. Chưa có chế tài cụ thể đối với hành vi bán phá giá để loại bỏ đối thủ,
55
lợi dụng quảng cáo để khuếch trương sai lệch về sản phẩm của mình, nhái nhãn
hiệu và mẫu mã hàng hóa của người khác để thu lời bất hợp pháp…
Cho đến nay vẫn tồn tại quá nhiều loại phí và lệ phí bất hợp lý gây làm
tăng chi phí đầu tư.
2.2. Công tác quản lý Nhà nước yếu kém đã hạn chế hiệu quả thu hút và sử
dụng vốn FDI.
Thủ tục hành chính
Về thủ tục đầu tư, Việt Nam hiện vẫn áp dụng chế độ cấp phép đối với tất cả
các dự án với thời hạn xét duyệt tối đa là 60 ngày. Sau khi có giấy phép đầu tư, nhà
đầu tư còn phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy
phép nhập khẩu... Đặc biệt đáng lưu ý là Việt Nam chưa có cơ quan dịch vụ tư vấn
đầu tư miễn phí, một cửa như các nước. Các nhà đầu tư Singapore phàn nàn rằng
thủ tục sau giấy phép của Việt Nam còn quá phức tạp. Đây cũng chính là một trong
những tồn tại của hệ thống hành chính mang nặng tính quan liêu, bao cấp, thủ tục
hành chính còn rườm rà, phức tạp. Để tạo thêm điều kiện thuận lợi cho các dự án
đang hoạt động theo luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vượt qua khó khăn do
cuộc khủng hoảng tài chính đem lại và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đến
hoạt động tại Việt Nam.
Luật đầu tư nước ngoài đã ghi rõ ngoài 8 lĩnh vực hạn chế, nhà đầu tư nước
ngoài được chủ động lựa chọn dự án đầu tư, đối tác đầu tư, hình thức đầu tư, địa
bàn, thời hạn đầu tư, thị trường tiêu thụ sản phẩm, tỷ lệ góp vốn pháp định phù hợp
với quy định của Luật đầu tư nước ngoài. Nhưng thực tế diễn ra không phải như
vậy. Thường có một sức ép ngầm đối với nhà đầu tư buộc họ phải thành lập liên
56
doanh với một doanh nghiệp trong nước nào đó đã định sẵn, kể cả vấn đề đất đai lẫn
địa bàn kinh doanh cũng vậy. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đối với nhà đầu tư kể
cả trong và ngoài nước.
Sự can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. Bắt nguồn từ giấy
phép đầu tư, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu muốn muốn chuyển sang
địa điểm khác hay thay đổi lĩnh vực kinh doanh hoặc thay đổi điều kiện kinh doanh
(mở rộng hay thu hẹp diện tích đất) hoặc thay đổi thị trường sản phẩm (tỷ lệ xuất
khẩu đã định trước). Về mặt lao động, doanh nghiệp bị trói buộc vào một hợp đồng
lao động in sẵn do Nhà nước quy định, một kế hoạch đào tạo lao động đã định trước
và mức lương tối thiểu bằng đồng đôla. Nhà nước còn quy định mức trần lãi suất
nếu doanh nghiệp vay vốn nước ngoài và các khoản vay phải được sự phê duyệt của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngoài những quy định chung của Nhà nước, doanh
nghiệp phải thực hiện thêm nhiều quy định mới do địa phương đưa ra, các loại giấy
tờ phải nộp, các loại phí phải đóng và các khoản ủng hộ bắt buộc.
Sự yếu kém của quản lý thị trường dẫn đến các hành vi gian lận thương
mại, làm hàng giả, hàng nhái, bán phá giá để loại đối thủ, phá hoại lẫn nhau gây rối
loạn thị trường hàng hoá, ảnh hưởng đến những nhà đầu tư đúng pháp luật.
Chưa có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các địa phương và cơ quan
quản lý Nhà nước, nhiều vấn đề cấp dưới xin chỉ đạo của cấp trên quá lâu nên nhiều
sự việc giải quyết chậm, xử lý không kịp thời, thiếu sự phối kết hợp gây nên những
hiểu lầm đáng tiếc. Nhiều nơi cố tình đặt ra những quy định mới để tự nâng cao tự
nâng cao quyền lực của mình.
57
Thực thi pháp luật chưa nghiêm, có nhiều hành vi bao che cho các sai trái
gây nên sự bất lực của hệ thống pháp luật, nhiều khi trên bảo dưới không nghe gây
ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, làm hỏng hình ảnh về môi trường đầu
tư.
Tình trạng quan liêu, cửa quyền và nạn tham nhũng vẫn tái diễn làm gia
tăng chi phí và tốn thời gian của nhà đầu tư, ảnh hưởng đến các hoạt động ngiêm
túc.
2.3. Cơ sở hạ tầng kém phát triển, chi phí sử dụng lại cao:
Do có sự đầu tư đáng kể, cơ sở hạ tầng ở nước ta đã có sự phát triển đáng kể,
đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đồng Nai, tp Hồ Chí Minh. Cho đến
nay, đã có nhiều cảng biển cho tàu trọng tải lớn được xây dựng, giao thông đường
bộ thông suốt Bắc Nam, đặc biệt mạng lưới viễn thông quốc tế rất hiện đại, được
đánh giá cao trong khu vực. Tuy nhiên vần còn những tồn tại lớn gây ảnh hưởng
đến hoạt động kinh tế. Hệ thống giao thông vận tải còn thiếu thốn nhất là ở các
vùng chưa phát triển gây ảnh hưởng lớn đến lưu chuyển hàng hóa đặc biệt hệ thống
đường xá xuống cấp trầm trọng. Khoa học công nghệ vẫn chưa áp dụng triệt để vào
hệ thống thông tin để tạo điều kiện cho các loại thị trường phát triển và gây khó
khăn cho thiết lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Cơ sở hạ tầng phục vụ con người
như trường học, bệnh viện vẫn còn thiếu nhất là ở vùng sâu vùng xa. Đặc biệt các
cơ sở hạ tầng phục vụ cho nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ vẫn chưa
được quan tâm.
2.4. Chi phí đầu tư cao
58
Chi phí đầu tư ở Việt Nam khá cao so với một số nước trong khu vực ví dụ
như: giá điện tại Việt Nam cao gấp 2 lần tại Thượng Hải-Trung Quốc và BangKok-
Thái Lan; lương công nhân tại Việt Nam cao gấp 1,6 lần tại Jakarta- Indonesia và
thuế thu nhập cá nhân cao hơn cả Thượng Hải... Điều này bắt nguồn từ sự yếu kém
của cơ sở hạ tầng nhưng phần lớn là do phân biệt đối xử.
Cơ chế hai giá: người nước ngoài ở Việt Nam phải trả các chi phí với giá
cao hơn ở nhiều lĩnh vực, trong đó phải kể đến giá điện, vé máy bay và quảng cáo.
Nhiều trường hợp, nhà đầu tư phải trả với giá gấp 3 lần so với người bản địa khiến
nhiều người cho rằng Chính phủ coi sự có mặt của họ ở đây là nguồn thu hơn là hợp
tác. Hiện nay, cơ chế một giá đã áp dụng cho viễn thông nhưng thực sự, cước viễn
thông quốc tế vẫn còn rất cao.
Thuế thu nhập cá nhân của lao động kỹ thuật cao Việt Nam: Thuế thu nhập
cá nhân hiện tại ở Việt Nam cao hơn so với mức bình quân trong khu vực và thế
giới. Một lao động Việt Nam kiếm được 10000 USD một năm đã bị đánh thuế với
tỷ lệ 60%. Để trả lương cho một lao động địa phương với mức lương tương đương
2000 USD một tháng, công ty phải trả trên 9000 USD một tháng. Như vậy, nhiều
khi thuê lao động nước ngoài còn rẻ hơn.
Các chi phí trả bằng USD: Mặc dù hiện nay, vấn đề trả lương đã được giải quyết
nhưng vẫn còn nhiều loại phí mà nhà đầu tư phải trả bằng USD. Cùng với sự xuống giá
của đồng tiền trong khu vực thì khả năng cạnh tranh của Việt Nam cũng mất hoàn toàn.
Ngoài ra, những vấn đề cơ sở hạ tầng yếu kém, doanh nghiệp Nhà nước lũng
đoạn trong một số ngành viễn thông, điện, nước… , tồn tại quá nhiều loại phí và lệ
phí…cũng là những yếu tố gây tăng chi phí cho nhà đầu tư.
59
2.5. Khả năng chuyển đổi đồng Việt Nam ra ngoại tệ và hoạt động hồi hương
vốn đầu tư:
Vốn và lợi nhuận được tự do qua biên giới (hồi hương) là tiền đề quan trọng
để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chính phủ cho phép nhà đầu tư chuyển vốn và lợi
nhuận về nước. Nhưng các doanh nghiệp phải tự lo lấy nguồn ngoại tệ của mình
(trừ một số lĩnh vực trong diện khuyến khích như sản xuất hàng thay thế nhập
khẩu...). Trong khi đó, Nhà nước ta quản lý ngoại hối khá chặt (tất cả các giao dịch
ngoại hối phải thông qua hệ thống ngân hàng, các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam
phải thực hiện bằng đồng Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước quản lý việc mở và sử
dụng tài khoản ngoại tệ, vay, trả, chuyển vốn và ngoại tệ ra, vào lãnh thổ Việt
Nam…) khiến nhà đầu tư rất khó khăn trong việc chuyển ngoại tệ. Ngân hàng Nhà
nước chỉ bảo đảm cân đối hỗ trợ ngoại tệ đối với các dự án xây dựng công trình kết
cấu hạ tầng, sản xuất hàng thay thế nhập khẩu thiết yếu và một số công trình quan
trọng khác. Ngoài ra, Ngân hàng cũng hỗ trợ một phần cân đối ngoại tệ cho các
doanh nghiệp, trong trường hợp thực sự cần thiết và hợp lý, trong 3 năm để nhập
khẩu nguyên vật liệu sản xuất trong năm, phụ tùng thay thế và lãi tiền vay. Các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đảm bảo cân đối ngoại tệ có nghĩa vụ
bán 50% số ngoại tệ thu được từ các giao dịch vãng lai cho ngân hàng. Nhìn chung,
trong thời gian gần đây, ngoại trừ Malayxia đã có những biện pháp quản lý ngoại
hối chặt hơn để đối phó với khủng hoảng, nhưng nhìn chung đa số các nước đã nới
lỏng các quy định về quản lý ngoại hối, việc cân đối ngoại tệ ở các nước này dễ
dàng hơn Việt Nam.Một số thay đổi trong nền kinh tế thời gian gần đây gây tâm lý
nghi ngờ khả năng chuyển đổi ngoại tệ trong hiện tại và tương lai càng làm các nhà
đầu tư không muốn đầu tư vào Việt Nam.
2.6. Các loại thị trường vẫn còn ở mức sơ khai:
60
Cho đến nay, thị trường hàng hóa và dịch vụ đã phát triển nhưng không được
quản lý chặt dẫn đến tình trạng gian lận thương mại, làm hàng giả hàng nhái…diễn
ra. Xuất nhập khẩu thực sự vẫn tuân theo cơ chế xin- cho chứ không theo các dấu
hiệu của thị trường. Nhà nước duy trì sự bảo hộ chặt chẽ đối với một số doanh
nghiệp gây nên bất bình đẳng trong kinh doanh. Thị trường công nghệ và các dịch
vụ thông tin, pháp lý, tài chính, bảo hiểm, kiểm toán … chưa phát triển kịp thời với
lĩnh vực hợp tác đầu tư. Thị trường vốn, thị trường chứng khoán chậm phát triển đã
hạn chế khả năng đáp ứng yêu cầu vốn vay của các doanh nghiệp. Hệ thống dịch vụ
Tài chính- Ngân hàng dù đã có nhiều chuyển biến tích cực song vẫn còn chưa đáp
ứng kịp nhu cầu ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoài, khả năng mua- bán, dự trữ
ngoại tệ của các ngân hàng Việt Nam còn hạn chế.
2.7. Trình độ nguồn nhân lực hạn chế:
Cho đến nay, lực lượng lao động qua đào tạo của ta chỉ chiếm 18%, đây là
một tỷ lệ quá thấp để có thể thực hiện công nghiệp hoá đất nước (ở nhiều nước tỷ lệ
này là trên 50%). Điều này có ảnh hưởng lớn đến chuyển giao công nghệ, bây giờ
các nhà đầu tư muốn đưa công nghệ mới vào Việt Nam thì phải đào tạo lại lao
động. Sự phân bố lao động đã qua đào tạo lại không đều, lực lượng lao động ở nông
thôn chiếm 77,44% nhưng chỉ chiếm 46,26% lao động đã qua đào tạo từ sơ cấp,
học nghề trở lên. Lao động trình độ cao tập trung đến 50% ở Hà Nội và tp Hồ Chí
Minh. Cơ cấu lao động qua đào tạo thể hiện sự bất hợp lý xét trong tổng số thì có
10,9% sơ cấp, 16,8% công nhân kỹ thuật không bằng, 17% công nhân kỹ thuật có
bằng, 30,4% trung học chuyên nghiệp, 24,6% cao đẳng đại học và 0,3% trên đại
học. Như vây, số lao động trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật không bằng còn
chiếm 30% trong tổng lao động đã qua đào tạo. Số lao động cao đẳng và đại học
61
quá nhiều trong khi công nhân kỹ thuật và trình độ trung học chuyên nghiệp lại
thiếu nghiêm trọng.
Trong thời gian tới, để cạnh tranh được với các quốc gia trong khu vực nước
ta còn phải cố gắng nhiều, tự hoàn thiện mình thực sự trở thành môi trường đầu tư
hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhằm thu hút FDI xây dựng nền kinh tế,
thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đuổi kịp trình độ phát triển của
thế giới,
III. Đánh giá thực trạng FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam
1. Những tích cực
1.1. Bổ sung nguồn vốn lớn cho nền kinh tế
Kể từ khi có Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 tới nay, FDI từ các nước
ASEAN luôn đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Tính giữa năm
2001 đã có 578 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 10,5 tỷ USD
(kể cả các dự án dầu khí), vốn pháp định 3,9 tỷ USD. Không kể 121 dự án hết hạn
và giải thể trước thời hạn, hiện có 457 dự án còn hiệu lực của ASEAN (7 nước) vào
Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 9,33 tỷ USD (chiếm 24% tổng vốn đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam), vốn pháp định 3,39 tỷ USD, đầu tư thực hiện 3,68 tỷ
USD.
Chỉ tính riêng trong 5 năm 1996-2000 tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự
án FDI từ các nước ASEAN đã là 2552,203 triệu USD, chiếm 20,69% tổng vốn
FDI thực hiện và bằng 6,38% tổng đầu tư xã hội thực hiện của Việt Nam. Các nước
ASEAN đã đáp ứng phần lớn nhu cầu vốn đầu tư cho tiến trình phát triển nền kinh
tế nước ta.
1.2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá:
62
Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong đó có đầu tư trực tiếp của các nước
ASEAN đã tác động đến cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng cân đối các ngành nghề,
lĩnh vực đầu tư. Trong khoảng thời gian từ năm 1991-1995, cơ cấu vốn FDI phân
theo ngành kinh tế của các nước ASEAN trong cơ cấu của cả nước như sau: công
nghiệp nặng 20%; dầu khí 10,3%; các ngành công nghiệp khác 26%; xây dựng
12,3%; nông-lâm-ngư nghiệp 52% và lĩnh vực dịch vụ 29%. Sau một thời gian đầu
tư vào Việt Nam, các nước ASEAN đã tiến hành chuyển đổi giữa một số lĩnh vực,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước ASEAN đối với Việt Nam.pdf