Tài liệu Luận văn Ứng dụng yếu tố con người vào trong tổ chức HCI: i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Lê Trung Hiếu
ỨNG DỤNG YẾU TỐ CON NGƯỜI VÀO TRONG TỔ CHỨC HCI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
ii
MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................................... i
Danh mục kí hiệu và viết tắt....................................................................................................... iv
Danh mục hình và bảng.............................................................................................................. vi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
Chương I. VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG HỆ THỐNG TƯƠNG TÁC.......................... 4
1. 1. Nhận thức của con người và sự đa dạng trong nhận thức ................................................. 4
1. 1. 1. Nhận thức của con người .........................................................
171 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Ứng dụng yếu tố con người vào trong tổ chức HCI, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Lê Trung Hiếu
ỨNG DỤNG YẾU TỐ CON NGƯỜI VÀO TRONG TỔ CHỨC HCI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
ii
MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................................... i
Danh mục kí hiệu và viết tắt....................................................................................................... iv
Danh mục hình và bảng.............................................................................................................. vi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
Chương I. VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG HỆ THỐNG TƯƠNG TÁC.......................... 4
1. 1. Nhận thức của con người và sự đa dạng trong nhận thức ................................................. 4
1. 1. 1. Nhận thức của con người ......................................................................................... 4
1. 1. 2. Sự đa dạng trong nhận thức của con người............................................................. 10
1. 2. Vai trò của ngôn ngữ và hình ảnh trong quá trình hình thành nhận thức ......................... 12
1. 2. 1. Các yếu tố của hình ảnh tác động lên bộ não con người ......................................... 12
1. 2. 2 Mối quan hệ giữa hình ảnh và ngôn ngữ ................................................................. 19
1. 2. 3. Đặc điểm của hình ảnh ba chiều ............................................................................. 28
1. 3. Hoạt động của con người trong quá trình hình thành nhận thức...................................... 29
1. 4. Sự suy nghĩ của con người............................................................................................. 31
1. 5. Tương tác người người .................................................................................................. 42
1. 6. Cách tiếp cận của HCI đối với các vấn đề của con người ............................................... 50
1. 7. Kết luận......................................................................................................................... 57
Chương II. TƯƠNG TÁC NGƯỜI MÁY.................................................................................. 59
2. 1. Lựa chọn thực đơn, các mẫu điền, và các hội thoại ........................................................ 60
2. 1. 1. Giới thiệu .............................................................................................................. 60
2. 1. 2. Các kiểu thực đơn .................................................................................................. 61
2. 1. 3. Trình diễn các thư mục theo chuỗi ......................................................................... 69
2. 1. 4. Thời gian phản hồi và tốc độ hiển thị ..................................................................... 71
2. 1. 5. Sự di chuyển nhanh trên thực đơn.......................................................................... 71
2. 1. 6. Bố cục của thực đơn .............................................................................................. 73
2. 1. 7. Các mẫu điền có sẵn .............................................................................................. 76
2. 1. 8. Kết luận ................................................................................................................. 81
2. 2. Sử dụng các câu lệnh ..................................................................................................... 81
2. 2. 1. Giới thiệu .............................................................................................................. 81
2. 2. 2. Chức năng hỗ trợ nhiệm vụ của người dùng ........................................................... 83
2. 2. 4. Lợi ích của cấu trúc ............................................................................................... 86
2. 2. 5. Tên và viết tắt ........................................................................................................ 88
2. 2. 6. Thực đơn các câu lệnh ........................................................................................... 89
2. 2. 7. Ngôn ngữ tự nhiên trong máy tính ......................................................................... 89
2. 2. 8. Kết luận ................................................................................................................. 92
2. 3. Tương tác với các thiết bị .............................................................................................. 92
2. 3. 1. Giới thiệu .............................................................................................................. 92
2. 3. 2. Bàn phím và các phím chức năng........................................................................... 93
2. 3. 3. Các thiết bị trỏ ....................................................................................................... 97
2. 3. 4. Nhận dạng giọng nói và số hóa .............................................................................102
2. 3. 5. Hình ảnh và hiển thị đoạn phim ............................................................................107
2. 3. 6. Máy in ..................................................................................................................108
2. 3. 7. Kết luận ................................................................................................................109
Chương III. CÁC LỖI TRONG HCI VÀ THIẾT KẾ MỘT TRANG WEB CỤ THỂ ...............111
3. 1. Các lỗi trong HCI .........................................................................................................111
iii
3. 1. 1. Lỗi về các phím điều khiển ...................................................................................111
3. 1. 2. Lỗi các hộp thoại ..................................................................................................123
3. 1. 3. Các lỗi khác ..........................................................................................................132
3. 2. Thiết kế một giao diện cụ thể........................................................................................144
3. 2. 1. Cách thiết kế cho trang chủ ...................................................................................145
3. 2. 2. Cách thiết kế cho trang các địa chỉ khó khăn .........................................................147
3. 2. 3. Cách thiết kế cho trang đóng góp ..........................................................................151
3. 2. 4. Cách thiết kế cho trang những tấm lòng nhân ái ....................................................153
3. 2. 5. Cách thiết kế trang tìm kiếm .................................................................................153
3. 2. 6 Cách thiết kế trang diễn đàn...................................................................................154
3. 2. 7 Cách thiết kế trang liên hệ......................................................................................157
3. 3. Kết luận........................................................................................................................157
KẾT LUẬN .............................................................................................................................159
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................161
iv
Danh mục kí hiệu và viết tắt
Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt
Algol Tên một ngôn ngữ lập trình.
Alzhemeir Bệnh đãng trí (thường xuất hiện khi tuổi cao).
Camera Thiết bị để ghi hình.
Colbol Tên một ngôn ngữ lập trình
Cone Là một bộ phận thu nhận của cơ quan thị giác trên võng mạc được
kích hoạt bởi ánh sáng mạnh và mầu sắc.
DNA Acid deoxyribonucleic (viết tắt DNA) là một phân tử acid nucleic
mang thông tin di truyền
Edit Chỉnh sửa hay thay thế
Font Phông nền
Fortran Ngôn ngữ lập trình FORMULA TRANSLATOR
Ftp Giao thức truyển tải dữ liệu
HCI Human Computer Interaction – Tương tác người máy.
Help Trợ giúp
Html Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản.
Http Giao thức truyền siêu văn bản
Hypothalamus Vùng não điều khiển thân nhiệt, đói, khát...
Icon Biểu tượng.
Logic Đảm bảo tính có hệ thống
NLI Giao diện ngôn ngữ tự nhiên
NLQ Ngôn ngữ truy vấn tự nhiên
Nơron Là một bộ phận trong hệ thống thần kinh
Rod Là một bộ phận thu nhận của cơ quan thị giác được kích hoạt bới
ánh sáng yếu
Scrollbar Cuộn ngang.
Scrolling Cuộn dọc
v
Video Thiết bị để ghi hình
View Hiển thị.
Web Là một hệ thống mạng phức tạp được đan xen vào với nhau
Window Cửa sổ
World Wide Web Mạng lưới toàn cầu.
vi
Danh mục hình và bảng
Hình 1. 1. 1 Liệu âm thanh và ngôn ngữ có giúp chúng ta trong quá trình nhận thức hơn so với
thị giác không ............................................................................................................................. 4
Hình 1. 1. 2 Cấu tạo mắt con người. ............................................................................................ 5
Hình 1. 1. 3. Không có bộ não liệu thị giác có thể hiểu được hình ảnh......................................... 6
Hình 1. 1. 4 Nhiều giả thuyết có thể được nêu lên về bức hình trên ............................................. 6
Hình 1. 1. 5 Hình ảnh có thể giúp cho loài vật tăng cường khả năng nhận thức............................ 8
Hình 1. 1. 6 Hiểu và biết thông qua các trạng thái suy nghĩ khác nhau......................................... 9
Hình 1. 1. 7 Loài vật có cần biết các quy luật để sinh tồn. ......................................................... 10
Hình 1. 1. 8 Hình ảnh thu nhận phụ thuộc nhiều vào nhận thức của con người .......................... 12
Hình 1. 2. 1 Mắt người cần có các yếu tố đặc biệt để xử lý thông tin. ........................................ 13
Hình 1. 2. 2 Những hình ảnh đầu tiên được thu về..................................................................... 14
Hình 1. 2. 3 Quá trình tổng hợp diễn ra tại những hình ảnh đơn sơ nhất..................................... 15
Hình 1. 2. 4 Tác dụng của mầu sắc ............................................................................................ 15
Hình 1. 2. 5 Bố cục và độ sâu giúp con người xử lý dễ dàng hơn............................................... 16
Hình 1. 2. 6 Hoạt động của bán cầu não phải. ............................................................................ 20
Hình 1. 2. 7 Hoạt động của bán cầu não trái. ............................................................................. 20
Hình 1. 2. 8 Bộ não không thể xử lý hết thông tin trong thời gian ngắn ..................................... 25
Hình 1. 2. 9 Tác dụng của chữ viết. ........................................................................................... 26
Hinh 1. 3. 1 Hình âm dương qua các thời kỳ được hiểu theo nhiều cách khác nhau ................... 31
Hình 1. 4. 1. Não bộ .................................................................................................................. 32
Hình 1. 4. 2. Tế bào thần kinh ................................................................................................... 32
Hình 1. 4. 3. Tế bào đệm ........................................................................................................... 33
Hình 1. 4. 4. Bán cầu não trái .................................................................................................... 33
Hình 1. 4. 5. Cấu tạo của bộ não................................................................................................ 33
Hình 1. 4. 6 Tiểu não................................................................................................................. 34
Hình 1. 4. 7. Các loại bộ nhớ ..................................................................................................... 35
Hình 1. 4. 8 Giới hạn của bộ não con người .............................................................................. 36
Hình 1. 4. 9 Sự thuận tiện trong quá trình xử lý thông tin. ......................................................... 37
Hình 1. 4. 10 Cách thức tổ chức dữ liệu .................................................................................... 38
Hình 1. 4. 11 Hoạt động trao đổi thông tin của bộ não............................................................... 39
Hình 1. 4. 12 Dữ liệu bên ngoài chiếm ưu thế, nỗi sợ hãi có thể che lấn tất cả ........................... 40
Hình 1. 4. 13. Môi trường bên ngoài không ảnh hưởng tới con người. ....................................... 40
Hình 1. 4. 14 Nhận thức của con người bị đảo lộn ..................................................................... 41
Hình 1. 5. 1 Các yếu tố ảnh hưởng đến con người. .................................................................... 46
Hình 1. 6. 1 L. S. Vygotsky, nhà xã hội học Liên xô cũ ............................................................. 50
Hình 1. 6. 2. Immanuel Kant, nhà triết học Đức ........................................................................ 50
Hình 1. 6. 3 C. Marx, nhà triết học, tư tưởng ............................................................................. 51
Hình 1. 6. 4 Sơ đồ của lý thuyết hoạt động ................................................................................ 52
Hình 1. 6. 5 Mối liên hệ giữa các ngành. ................................................................................... 56
Hình 2. 1. 1 Giao diện Pulldown. .............................................................................................. 60
Hình 2. 1. 2 Mỗi thực đơn có nhiều lựa chọn cho người sử dụng ............................................... 63
Hình 2. 1. 3 Nhiêu lựa chọn có thể cùng lựa chọn được một lúc ............................................... 63
Hình 2. 1. 4 Thực đơn dạng pop up ........................................................................................... 64
Hình 2. 1. 5 Một dạng thực đơn hai chiều.................................................................................. 65
Hình 2. 1. 6 Một dạng thực đơn tìm kiếm theo thứ tự ................................................................ 65
vii
Hình 2. 1. 7 Các đường dẫn (mầu xanh) được gắn trong các đoạn văn bản ................................ 66
Hình 2. 1. 8 Nhiều thực đơn có thể được đặt trong một giao diện .............................................. 67
Hình 2. 1. 9 Một thực đơn bản đồ của World Wide Web ........................................................... 68
Hình 2. 1. 10 Một mẫu bảng điền .............................................................................................. 76
Hình 2. 1. 11 Một mẫu kết hợp giữa danh sách và hộp combo ................................................... 78
Hình 2. 1. 12 Một dạng hộp hội thoại ........................................................................................ 79
Hình 2. 3. 1 Bàn phím của Microsoft với đầy đủ các tính năng. ................................................. 94
Hình 2. 3. 2 Máy vi tính bỏ túi với bàn phím được thu gọn........................................................ 94
Hình 2. 3. 3. Bàn phím được thiết kế lõm.................................................................................. 95
Hình 2. 3. 4. Bàn phím điều khiển con trỏ dạng chữ T ngược .................................................... 97
Hình 2. 3. 5. Bàn phím điều khiển con trỏ theo dạng hình sao ................................................... 97
Hình 2. 3. 6 Bút điện tử............................................................................................................. 99
Hình 2. 3. 7 Màn hình tiếp xúc .................................................................................................. 99
Hình 2. 3. 8 Chuột một nút bấm và chuột hai nút bấm. .............................................................100
Hình 2. 3. 9 Joystick giúp cho người sư dụng di chuyển chuột dễ dàng ....................................101
Hình 3. 1. 1. Lỗi phím mũi tên .................................................................................................111
Hình 3. 1. 2. Lỗi trong chương trình sắp xếp ............................................................................112
Hình 3. 1. 3. Lỗi trong chương trình Visual Studio ...................................................................112
Hình 3. 1. 4. Sự giới hạn trong lựa chọn ...................................................................................112
Hình 1. 3. 5 Lỗi thông báo về thời gian tải cho người dùng ......................................................113
Hình 3. 1. 6 Dùng thanh công cụ để hiển thị thực đơn ..............................................................113
Hình 3. 1. 7 Lỗi khi chọn giá trị ...............................................................................................113
Hình 3. 1. 8 Lỗi trong quá trình tích các lựa chọn .....................................................................114
Hình 3. 1. 9 Lỗi không hiển thị đường dẫn ...............................................................................114
Hình 3. 1. 10 Không có hướng dẫn về các kiểu của trường .......................................................115
Hình 3. 1. 11 Lỗi trong thực đơn ..............................................................................................115
Hình 3. 1. 12 Lỗi thứ tự của các trường. ...................................................................................115
Hình 3. 1. 13 Lỗi không nhất quán trong phần mềm. ................................................................116
Hình 3. 1. 14 Các sự trợ giúp không cần thiết ...........................................................................116
Hình 3. 1. 15 Lỗi trong cách xác định đường dẫn .....................................................................117
Hình 3. 1. 16 Lỗi khi sử dụng các thanh trượt ngang. ...............................................................118
Hình 3. 1. 17 Lỗi trong khi hiển thị ..........................................................................................118
Hình 3. 1. 18 Lỗi khi thể hiện danh sách ..................................................................................118
Hình 3. 1. 19. Lỗi khi xuất hiện quá nhiều nút ..........................................................................119
Hình 3. 1. 20 Xuất hiện hỗ trợ lâu ............................................................................................119
Hình 3. 1. 21 Tổ chức không theo cấu trúc ...............................................................................120
Hình 3. 1. 22 Lỗi khi nhập số lượng quá nhiều .........................................................................120
Hình 3. 1. 23 Lỗi lãng phí bộ nhớ.............................................................................................120
Hình 3. 1. 24 Lỗi trong chương trình duyệt Web ......................................................................121
Hình 3. 1. 25 Lỗi không xuất hiện phím điều khiển ..................................................................121
Hình 3. 1. 26 Lỗi khi lựa chọn chỉ dựa vào chuột .....................................................................122
Hình 3. 1. 27. Lỗi khi lựa chọn chỉ dựa vào chuột ....................................................................122
Hình 3. 1. 28. Lỗi khi lựa chọn chỉ dựa vào chuột ....................................................................122
Hình 3. 1. 29 Lỗi khi thao tác với thực đơn ..............................................................................123
Hình 3. 1. 30 Lỗi trong chương trình sắp lịch. ..........................................................................123
Hình 3. 1. 31 Thiết kế thiếu sự định hướng...............................................................................123
Hình 3. 1. 32 Lỗi trong chương trình Microsoft Word ..............................................................124
Hình 3. 1. 33 Lỗi khi thể hiện Font...........................................................................................124
viii
Hình 3. 1. 34 Lỗi không nhất quán và lỗi chọn lựa ...................................................................125
Hình 3. 1. 35 Lỗi số lượng các thanh quá nhiều trên hộp thoại..................................................125
Hình 3. 1. 36 Lỗi số lượng các thanh quá nhiều trên hộp thoại..................................................125
Hình 3. 1. 37 Lỗi số lượng các thanh quá nhiều trên hộp thoại..................................................126
Hình 3. 1. 38 Lỗi số lượng mầu sắc quá nhiều ..........................................................................126
Hình 3. 1. 39 Một giao diện được thiết kế tốt ...........................................................................126
Hình 3. 1. 40 Lỗi khi thiết kế các thanh ẩn trên hộp thoại .........................................................126
Hình 3. 1. 41 Lỗi khi không hiển thị đầy đủ các thông tin.........................................................127
Hình 3. 1. 42 Lỗi không rành mạch về chức năng .....................................................................127
Hình 3. 1. 43 Lỗi không rành mạch về chức năng .....................................................................128
Hình 3. 1. 44 Lỗi về chức năng ................................................................................................128
Hình 3. 1. 45 Lỗi sách địa chỉ của IBM ....................................................................................129
Hình 3. 1. 46 Lỗi trong hộp thoại Sounds Properties.................................................................129
Hình 3. 1. 47 Lỗi không hỗ trợ người dùng ..............................................................................130
Hình 3. 1. 48 Lỗi khi đặt tên hộp thoại .....................................................................................130
Hình 3. 1. 49 Lỗi khi đặt tên hộp thoại .....................................................................................130
Hình 3. 1. 50 Lỗi trong cách thiết kế chức năng........................................................................131
Hình 3. 1. 51 Lỗi ngăn cản người sử dụng ................................................................................132
Hình 3. 1. 52 Lỗi gán nhãn.......................................................................................................132
Hình 3. 1. 53 Lỗi của phím Start ..............................................................................................132
Hình 3. 1. 54 Thông báo mang tính khó hiểu ............................................................................133
Hình 3. 1. 55 Thông báo mang tính khó hiểu ............................................................................133
Hình 3. 1. 56 Lỗi trong chương trình xử lý ảnh.........................................................................134
Hình 3. 1. 57 Sự không nhất quán trong các chương trình phần mềm. ......................................134
Hình 3. 1. 58 Chuột có 3 nút bấm.............................................................................................134
Hình 3. 1. 59 Nút điều khiển trên chuột ....................................................................................135
Hình 3. 1. 60 Che mất chức năng điều khiển ............................................................................135
Hình 3. 1. 61. Lỗi khi thiết kế thanh trượt.................................................................................136
Hình 3. 1. 62 Một số thanh trượt được thiết kế tốt ....................................................................137
Hình 3. 1. 63 Bố trí mầu sắc không hợp lý ...............................................................................138
Hình 3. 1. 64 Lỗi mầu sắc của các đường dẫn...........................................................................139
Hình 3. 1. 65 Lỗi trong cách bố trí chương ...............................................................................140
Hình 3. 1. 66 Lỗi được khắc phục ............................................................................................140
Hình 3. 1. 67 Lỗi trong thiết kế thực đơn..................................................................................141
Hình 3. 1. 68 Lỗi được khắc phục ............................................................................................141
Hình 3. 1. 69 Sự không nhất quán trong bố cục ........................................................................142
Hình 3. 1. 70 Thật khó để phân biệt các hình ảnh trên ..............................................................144
Hình 3. 2. 1 Giao diện của trang chủ ........................................................................................146
Hình 3. 2. 2 Thanh công cụ tìm kiếm trên mạng .......................................................................147
Hình 3. 2. 3 Giao diện của thực đơn các địa chỉ khó khăn.........................................................148
Hình 3. 2. 4 Giao diện của trang các địa chỉ khó khăn ..............................................................148
Hình 3. 2. 5 Giao diện của hình ảnh khi được xem ...................................................................149
Hình 3. 2. 6 Nội dung chữ của trang các địa chỉ khó khăn. ......................................................150
Hình 3. 2. 7 Giao diện trang đóng góp......................................................................................151
Hình 3. 2. 8 Giao diện của trường chọn tỉnh, thành phố ...........................................................152
Hình 3. 2. 9 Giao diện của trường quyên góp ...........................................................................153
Hình 3. 2. 10 Giao diện thực đơn của trang những tấm lòng nhân ái .........................................153
Hình 3. 2. 11 Giao diện trường từ khóa trong trang tìm kiếm....................................................153
ix
Hình 3. 2. 12 Giao diện thực đơn cho trang diễn đàn ................................................................154
Hình 3. 2. 13. Giao diện của trang đăng ký thành viên..............................................................155
Hình 3. 2. 14 Giao diện của trang thảo luận..............................................................................156
Hình 3. 2. 15 Nội dung của trang thảo luận .............................................................................156
Hình 3. 2. 16 Bình luận của người dùng ...................................................................................157
Hình 3. 2. 17 Giao diện của trang liên hệ..................................................................................157
1
MỞ ĐẦU
Công nghệ thông tin vẫn đang là một lĩnh vực khá hấp dẫn đối với nhiều người trong quá
trình học tập và nghiên cứu nhằm phát hiện ra những điều thú vị mới trong lĩnh vực này. Tuy
nhiên sự hấp dẫn bao nhiêu thì lại càng có nhiều thách thức đang chờ đợi chúng ta bấy nhiêu.
Kiến thức của khoa học là vô tận và con người không bao giờ có thể nắm bắt được hết cả. Cứ qua
mỗi thời kỳ thì các kiến thức khoa học lại tăng theo cấp số nhân. Công nghệ thông tin cũng
không phải ngoại lệ. Dù chỉ mới phát triển trong những năm gần đây tuy nhiên do những yêu cầu
của thực tế gần đây luôn đòi hỏi các kiến thức của các ngành khác nhau cần phải được liên kết lại
để giải đáp các yêu cầu của con người. Công nghệ thông tin ngày nay cũng phải liên kết với các
ngành khoa học khác để có thể phát huy hết được vai trò của mình cho các ứng dụng trong thực
tiễn và cuộc sống với con người là trung tâm của sự phục vụ đó. Tương tác người máy là một
trong những môn như vậy đòi hỏi phải kết hợp với các ngành khác để có thể tự hoàn thiện mình,
trước hết là đối với các ngành tâm lý nhận thức và thần kinh để hiểu rõ hơn về hoạt động của con
ngươi, sau đó là các ngành về kĩ thuật để hiện thực hóa các ý tưởng đó, ngoài ra cần có một số
ngành khác như tôn giáo, triết học, tâm lý đám đông, văn hóa, kinh tế, chính trị, luật pháp để có
thể giải mã các hành động của con người theo cấp độ tập thể.
Khoa học công nghệ nói chung và công nghệ thông tin đang bước vào giai đoạn hết sức
nhanh chóng và mạnh mẽ. Sức mạnh của khoa học kỹ thuật là điều đã được cả thế giới thừa nhận,
và từ lâu trong mỗi tiềm thức con người đã hình thành nên suy nghĩ: kĩ thuật là sức mạnh của con
người. Bắt đầu từ thế kỷ 18 tại một số nước văn minh Châu Âu và sau đó lan sang các nước khác
trên thế giới, khoa học kĩ thuật đã có rất nhiều đóng góp to lớn vào sự phát triển và tồn tại của
loài người, từ chỗ phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên đến chỗ con người, mặc dù chưa thể làm chủ
hoàn toàn nhưng con người có thể tự đáp ứng được những nhu cầu về tồn tại và phát triển của
mình. Những thành tựu mà khoa học kĩ thuật đem lại trong vòng 2 thế kỷ qua còn lớn hơn tất cả
những gì mà loài người trước đó làm được. Mặc dù trong thế kỷ qua dân số của loài người tăng
lên rất nhanh nhưng đại bộ phận loài người vẫn có một cuộc sống chất lượng cao hơn rất nhiều so
với trước đó, từ việc đảm bảo nhu cầu về thực phẩm, quần áo, điện và nước sinh hoạt... tất cả đều
rất dồi dào và phong phú, đảm bảo cho loài người tiếp tục tồn tại và phát triển. Trong sự đóng
góp to lớn của khoa học kĩ thuật đó thì công nghệ thông tin đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Mặc dù sinh sau đẻ muộn nhưng công nghệ thông tin đã có những đóng góp hết sức to lớn, làm
thay đổi rất lớn cuộc sống của loài người từ phương thức hoạt động sản xuất và tư duy cho đến
cấu trúc của những tổ chức xã hội theo hướng tích cực nhất. Thông qua công nghệ thông tin con
người có thể tăng năng suất lao động của mình nhờ rút ngắn thời gian hoàn thành công việc và
tăng tính hiệu quả của từng giờ làm việc. Loài người vẫn sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển, mặc dù
không được mãi mãi, và khoa học kĩ thuật nói chung cũng như công nghệ thông tin nói riêng vẫn
sẽ là một công cụ vô cùng hữu hiệu để con người thực hiện được điều đó. Và chúng ta mong chờ
nhiều điều tốt đẹp mà khoa học kĩ thuật mang lại cho loài người.
2
Nhưng liệu một mình khoa học kĩ thuật có thể làm được điều đó hay không? Câu trả lời là
hoàn toàn không. Trong hơn 2 thế kỷ phát triển vừa qua, con người đã quá phóng đại vào sức
mạnh của khoa học kỹ thuât, coi đó như là chìa khóa vạn năng để giải quyết các mâu thuẫn của
xã hội và loài người. Họ coi như việc phát triển khoa học kỹ thuật thông qua đó để tăng năng suất
lao động để rồi tạo nên nhiều sản phẩm cho xã hội là một bước đi cần phải thực hiện để có thể
xoa dịu các mâu thuẫn trong xã hội. Và đây là quan điểm sai lầm mà các thế hệ sau đang phải
gánh chịu rất nhiều những hậu quả khôn lường. Có thể liệt kê những vấn đề nghiêm trọng nhất
mà con người đang phải đối mặt là: phổ biến vũ khí hạt nhân, sự nóng lên của Trái Đất và các
mâu thuẫn về ý thức hệ. Trong 2 vấn đề đầu tiên khoa học kĩ thuật là tác nhân trực tiếp và đóng
vai trò gián tiếp trong vấn đề còn lại. Và cùng với sự phát triển cùa khoa học kỹ thuật thì các vấn
đề đó cũng càng ngày trở nên gay gắt hơn, quyết liệt hơn đe doạ đến sự tồn tại của loài người.
Bắt đầu từ năm 1945, khi vũ khí hạt nhân được phát minh thì Trái Đất bước sang một giai đoạn
mới không còn có thể tồn tại bất tử như trước được nữa. Cũng từ đó đến nay vũ khí này đã được
phát triển nhanh chóng cả về quy mô và mức độ tàn phá. Sự nóng lên của Trái Đất được nhiều
nhà khoa học đưa ra vào đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước do hậu quả của sự phát triển các nền
công nghiệp trên thế giới. Vấn đề này tuy không phá huỷ Trái Đất một cách nhanh chóng nhưng
khi đã xảy ra thì cũng không thể đảo lộn được nữa và đe doạ trực tiếp đến loài người. Vấn đề cuối
cùng xuất hiện trong khoảng 20 năm trở lại đây khi thế giới không còn bị chi phối mạnh mẽ bởi
hai siêu cường nữa, các quốc gia trong quá trình xác định lại bản sắc của chính mình đã tạo nên
một bầu không khí hết sức nóng bỏng khi những mâu thuẫn dần dần được hình thành và ngày
càng phát triển. Sự mâu thuẫn liên quan đến các vấn đề truyền thống, lịch sử, tôn giáo, hệ thống
chính trị, hệ thống luật pháp và văn hóa. Trong khi con người đang nỗ lực tìm ra các tiêu chuẩn
giá trị đạo đức chung cho toàn bộ loài người để có thể chung sống một cách hoà bình thì các mâu
thuẫn đó ngày càng gay gắt.
Là một bộ môn trong công nghệ thông tin, HCI (Human Computer Interaction–Tương tác
người máy) có nhiệm vụ chính là nghiên cứu sự tương tác của người và máy thông qua các
nghiên cứu về tâm lý học, sinh lý học, thần kinh học và hoạt động của máy tính để giúp cho
chúng ta hiểu rõ hơn hoạt động của con người trong quá trình tương tác với máy tính. Tuy nhiên
HCI cũng có một vai trò quan trọng không kém đó là nghiên cứu tương tác người và người thông
qua máy vi tính, nghiên cứu sự khác biệt giữa con người với nhau để rồi thông qua máy tính
những sự khác biệt đó được giảm nhẹ hoặc triệt tiêu. Để giải quyết đựoc vấn đề này chúng ta cần
có sự giúp đỡ từ các nhà nghiên cứu về xã hội đặc biệt trong đó là tôn giáo, triết học và văn hóa
truyền thống. Đây là vấn đề hết sức khó khăn nhưng lại vô cùng quan trọng, bởi vì bất kỳ một sản
phẩm vật chất hay tinh thần nào thì nhiệm vụ cuối cùng phải là phục vu sự tồn tại và phát triển
của loài người và HCI cũng không phải là ngoại lệ. Nếu như HCI không làm được điều này và
cùng với sự phát triển của Internet thì sự khác biệt đó ngày càng lớn thì con người sẽ đối mặt với
nguy cơ tự tiêu diệt lẫn nhau.
3
Do vậy trong phần tiểu luận này, tôi xin tập trung vào hai phần là đó là vai trò của con
người trong hệ thống tương tác và tương tác người máy. Phần thứ nhất sẽ tập trung giải quyết các
vấn đề của con người theo cơ chế sinh học, giải mã các hành động và ý nghĩ của con người một
cách tự nhiên như những gì đã tồn tại trong con người. Phần thứ hai sẽ tập trung giải quyết các
vấn đề về kĩ thuật và quá trình tương tác với máy tính thông qua các giao diện và phần mềm cụ
thể. Trong bất kỳ các hoạt động nào thì con người đều bị chi phối bởi ba yếu tố: yếu tố xã hội
(văn hóa, tôn giáo, kinh tế, chính trị) và yếu tố con người (tâm lý học, sinh lý học, thần kinh
học... ) và yếu tố môi trường xung quanh tức là hoàn cảnh trong môi trường hiện tại. Hai yếu tố
đầu kết hợp vào với nhau, hoà quyện lại với nhau để hình thành tư duy trong bộ não của con
người, mặc dù mức độ tác động là có khác nhau đối với từng người khác nhau. Cùng với yếu tố
cuối cùng sẽ quyết định và chi phối hành động của con người. Trong tương tác người máy thì yếu
tố môi trường hiện tại đó chính là thiết bị phần cứng và chức năng của phần mềm.
Cụ thể, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được tổ chức thành 3 chương như
sau:
1. Chương 1: Vai trò của con người trong hệ thống tương tác, trong đó nêu lên cách
thức xử lý thông tin trong bộ não của con người và sự đa dạng trong nhân thức
của con người.
2. Chương 2. Tương tác người máy, trong đó nêu lên các kiểu tương tác, cụ thể là
thực đơn, câu lệnh và thiết bị.
3. Chương 3. Các lỗi trong HCI và cách thiết kế một trang Web cụ thể, trong đó nêu
lên các lỗi và ứng dụng các kết quả đạt được vào cách thiết kế một trang Web cụ
thể.
4
Chương I. VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG HỆ THỐNG
TƯƠNG TÁC
1. 1. Nhận thức của con người và sự đa dạng trong nhận thức
1. 1. 1. Nhận thức của con người
Nhận thức là một quá trình quan trọng trong sự phát triển của loài người, sở dĩ con người
có thể tồn tại cho đến ngày nay chính là do quá trình nhận thức của con người liên tục được cải
thiện và phát huy. Quá trình nhận thức có được nhờ thông qua các giác quan sau đó diễn ra trong
bộ não của con người. Trong bộ não quá trình phân tích và tổng hợp thông tin diễn ra liên tục làm
cho con người ngày càng có khả năng nhận thức về môi trường xung quanh. Trong 6 giác quan
của con người thì giác quan về thị giác là quan trọng nhất. Trên thực tế hình ảnh, âm thanh và
ngôn ngữ đều có mối quan hệ khá gần gũi với nhau. Ba yếu tố trên có thể chuyển hóa qua lại với
nhau, tức là con người chỉ cần tối thiểu có một giác quan để phân biệt để phân biệt được một
trong ba yếu tố trên, mắt để cho hình ảnh, tai cho âm thanh, tay để phân biệt chữ nổi và ngôn ngữ
cho quá trình truyền tải ý tưởng. Con người cần tối thiểu một trong ba giác quan trên để có thể
phát triển nhận thức của mình. Nhưng trong quá trình tương tác với môi trường thì thị giác đóng
một vai trò quan trọng. Một hình ảnh có giá trị bằng hàng ngàn lời nói. Mắt của chúng ta thu
nhận hình ảnh đặc sắc hơn rất nhiều so với tổng các yếu tố của hình ảnh đó gộp lại.
Hình 1. 1. 1 Liệu âm thanh và ngôn ngữ có giúp chúng ta trong quá trình nhận thức hơn so với thị
giác không
Điều đó thúc đẩy quá trình nhận thức của con người nhanh hơn và như theo bản năng con
người sẽ sử dụng cơ quan này để nhanh chóng thích nghi với môi trường. Các giác quan khác vẫn
phát triển cho quá trình nhận thức của con người tuy nhiên do không được sử dụng thường xuyên
nên không thể phát triển như cơ quan thị giác.
Mắt con người là một thiết bị đặc biệt và có cấu tạo khá phức tạp. Mắt con người cho
phép chúng ta tiếp nhận các hình ảnh từ môi trường bên ngoài và tổ chức lại thành các mô hình
5
bên trong bộ não của con người. Mắt của chúng ta có thể đánh giá được mầu sắc và kích cỡ, hình
dáng và vị trí, chiều sâu và khoảng cách. Mắt của chúng ta liên tục nhận những hình ảnh và tín
hiệu từ bên ngoài cho dù chúng ta có muốn hay không. Nhưng liệu mắt của chúng ta có thực sự
thu nhận hình ảnh mà không liên quan đến bộ não của con người? Liệu chúng ta có thể xác định
được các đặc điểm tự nhiên của quá trình thu nhận hình ảnh thông qua cơ quan thị giác? Liệu các
hình ảnh mà thị giác thu nhận nằm trên võng mạc hay đó chính là hình ảnh nguyên bản mà bộ
não đã tái xây dựng lại? Các hình ảnh trong giấc mơ là kích thích của cơ quan thị giác hay đó
chính là hình ảnh được lưu trong bộ não của chúng ta?
Hình 1. 1. 2 Cấu tạo mắt con người.
Các nhà khoa học luôn cố gắng mô phỏng mối quan hệ giữa thị giác và bộ não nhưng cho
đến nay kết quả của công trình trên còn hết sức khiêm tốn, do sự khó khăn gặp phải khi nghiên
cứu các chuyên ngành khác như tâm lý học, ngữ nghĩa, tâm sinh lý... Tuy nhiên, các nhà nghiên
cứu đã chỉ ra rằng quá trình tương tác với môi trường luôn gắn liền với thị giác và bộ não. Thị
giác và bộ não có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình nhận thức của con người. Sự liên
kết ở đây là liên kết về chức năng, cấu trúc, và sinh lý học. Trên thực tế mắt của chúng ta vẫn có
thể nhìn mà không cần có bộ não tham gia vào quá trình nhận thức.
Tuy nhiên điều đó cũng có nghĩa mắt của chúng ta cũng chỉ giống như một chiếc camera
mà không có người điều khiển. Mặt khác bộ não của chúng ta nếu như không cơ quan thị giác thì
chúng ta cũng giống như bị mù và do vậy không thể thu nhận bất cứ hình ảnh nào về môi trường
xung quanh. Tất nhiên đi cùng với nó là quá trình nhận thức sẽ bị suy giảm đi rất nhiều vì các
thông tin đầu vào bị hạn chế và bộ não phải tự hoạt động một mình để có thể thu nhận các thông
tin mới mà không có sự kiểm chứng rõ rệt. Điều đó cũng dẫn đến cho chúng ta hai trường hợp đó
là nhìn và xem. Đây là hai trạng thái cơ bản trong quá trình xử lý thông tin trong bộ não con
người. Tuy có sự khác nhau về cách thức xử lý nhưng hai cách thức này có mối liên hệ nhất định
với nhau để giúp tăng cường trong quá trình nhận thức của con người. Sau đây chúng ta sẽ xem
xét rõ hơn hai cách xử lý trên.
6
Hình 1. 1. 3. Không có bộ não liệu thị giác có thể hiểu được hình ảnh
Hai trạng thái này là hoàn toàn khác nhau. Một người có thể nhìn bất cứ đâu vào bất kỳ
khoảng thời gian nào. Quá trình này cũng đơn giản như chiếc camera được đặt một vị trí nào đó,
tức là chỉ có quá trình thu nhận mà không có xử lý. Nhưng xem lại là quá trình khác hoàn toàn so
với nhìn và không phải lúc nào cũng xảy ra. Xem đồng nghĩa với việc phải nhận ra được đối
tượng, phản ứng và phân tích được các thông tin rút ra từ vật thể thông qua thị giác. Đối với con
người thì quá trình này cũng tương tự như khi con người bàn về các đối tượng một cách đầy đủ
và hiểu biết. Tóm lai, xem cũng giống như việc có thể nắm bắt được thế giới xung quanh thông
qua cơ quan thị giác, xem và hiểu về cơ bản là giống nhau.
Hình 1. 1. 4 Nhiều giả thuyết có thể được nêu lên về bức hình trên
Môi trường xung quanh nhìn chung đều mang đến một thông tin giống nhau cho tất cả
chúng ta tuy nhiên trong một số trường hợp các hình ảnh giống nhau lại được nhìn hoàn toàn
khác nhau và ngược lại các hình ảnh khác nhau lại mang cùng đến một thông tin giống nhau.
Điều đó cũng lý giải tại sao trong nhiều trường hợp, con người nhớ về các sự kiện khác nhau mặc
dù tất cả đều trải qua giống nhau. Các hình ảnh bên trong bộ não mà con người thu nhận được
phụ thuộc rất nhiều vào cách thức mà con người đó nhìn bức tranh như nào, về sự hiểu biết về
môi trường xung quanh chứ không chỉ đơn thuần chỉ là các những gì hiện hình lên trong cơ quan
thị giác.
7
Con cóc chỉ có hai nhiệm vụ đó là lấy thức ăn và tránh kẻ thù. Do vậy thế giới quan thị
giác của chúng vô cùng nghèo nàn. Sự chuyển động của các vật thể trong thị giác của con cóc
cuối cùng chỉ nhằm đáp ứng cho hai mục đích trên. Các vật thể lớn chuyển động là các kẻ thù,
còn các vật nhỏ chuyển động là các con mồi. Tương tự như vậy thì các con vật như chó và mèo
đều không có phản ứng gì trước hình ảnh của gương điều đó phản ánh rằng trong nhận thức của
chúng hình ảnh trong gương là không tồn tại. Tuy nhiên cũng có những con vật lại có thể sẵn
sàng tấn công vào các hình ảnh của nó hiện lên trong mặt nước, tức là nhận thức của chúng về
hình ảnh trong mặt hồ là hoàn toàn sai lạc.
Hình ảnh trong bộ não con người thu được còn phong phú hơn rất nhiều so với hình ảnh
thực tế của môi trường xung quanh chúng ta. Chúng ta có thể nhận được hình ảnh ngay cả khi
chúng ta không sử dụng thị giác ví dụ như chúng ta có thể tưởng tượng về thế giới khi nhắm mắt,
tập hợp các hình ảnh trong quá khứ, giấc mơ, đọc sách, hay nhìn vào các bức tranh hay quá trình
tưởng tượng một cách logic. Có rất nhiều các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thị giác của chúng ta
từ thái độ quan sát cho đến vấn đề trình độ, từ tuổi tác cho đến vấn đề quốc tịch, văn hóa. Và như
vậy trong cùng một trường hợp con người có thể nhìn thấy nhiều sự khác nhau trong cùng một
hình ảnh giống nhau. Khi mà người thiết kế kiến trúc đang vội làm việc thì họ chỉ chú ý vào công
việc vào ngôi nhà mà họ đang thiết kế mà không chú ý đến các ngôi nhà xung quanh. Cũng như
những người du lịch chỉ chú ý đến các cảnh vật xung quanh, hay con người trong giai đoạn
trưởng thành thường chú ý đến những người khác giới có hình thức bắt mắt trong một đám
đông... Vậy thì một điều cơ bản chúng ta đặt ra đó chính là liệu có bao nhiêu cách nhin khác nhau
khác nhau về môi trường xung quanh như vậy? Liệu chúng ta có thể nhìn mà không cần hiểu biết
về thế giới đó, liệu chúng ta có thể tưởng tượng đầy đủ theo sự mô tả. Tất cả các vấn đề trên đều
không được trả lời một cách rõ ràng và rành mạch nhưng điều đó cũng là một trong những trọng
tâm của vấn đề thị giác.
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét vấn đề về sự phát triển nhận thức của con người thông qua
thị giác như thế nào. Trước tiên chúng ta thấy được rằng để có thể hiểu được một khái niệm nào
đó tức là chúng ta phải có thể lặp lại hoặc sử dụng lại được khái niệm đó. Ta hãy xem xét một ví
dụ như sau chúng ta quăng miếng thịt lên cao trước mặt một con chó. Để có thể lấy được miếng
thịt thì con chó phải xác định được vị trí chính xác của miếng thịt trên mặt đất mà không cần
quan tâm nhiều đến định luật của Newton hay là các định luật về không gian. Đối với con người
chúng ta hoàn toàn có thể tính toán được quỹ đạo bay cũng như vị trí chính xác của miếng thịt rơi
xuống điều đó đòi hỏi phải có một loạt các tham số cho quá trình tính toán. Tuy nhiên trong quá
trình sinh sống của mình khi mà có một người quăng một đồ gì đó lên trước mắt chúng ta thì
chúng ta sẽ có sự tiên đoán hay ước lượng quỹ đạo bay của vật thể đó mà không cần một sự tính
toán nào cả. Trước hết định luật Newton không giúp gì nhiều cho chúng ta. Mặt khác việc chuyển
động của vật thể trên rõ ràng tuân theo quy luật của định luật Newton trên. Không sử dụng định
luật trên chúng ta không thể xác định một cách chính xác khi nào và ở đâu vật thể sẽ rơi xuống
đất. Tuy nhiên chúng ta không quan tâm nhiều đến các quy luật đó. Điều đó chỉ ra cho chúng ta
8
rằng khi mà tiên đoán về hoạt động bay của vật thể chúng ta không nhất thiết phải hiểu về các
định luật phức tạp đó nhưng chúng ta vẫn có thể chụp bắt một cách chính xác vật thể như là
chúng ta sử dụng và hiểu thành thạo định luật Newton ở trên.
Con người hay cả động vật đều có khả năng sử dụng các hệ thống hình ảnh bên trong để
có thể tiên đoán được tương lai. Mô hình này có thể phản ánh chính xác hệ thống và các quan hệ
với của môi trường xung quanh. Mô hình này dùng để ước lượng các hành động và sau đó sẽ có
các hành động để phản ứng lại với điều kiện của môi trường đó ví dụ như là bắt một vật thể đang
chuẩn bị rơi. Các mô hình bên trong là các bản sao chép của thế giới bên ngoài được thực hiện
thông qua nhận thức của chúng ta. Sự sao chép chính xác về thế giới bên ngoài phản ánh rõ sự
hiểu biết của chúng ta về môi trường đó, điều đó cũng đồng nghĩa với việc để hiểu tức là chúng ta
có thể gợi nhớ và xây dựng lại được và nắm được thế giới tức là chúng ta phải hiểu rõ được các
quy luật một cách khoa học và chính xác, mặc dù đôi khi cũng do cảm giác.
Nhưng thông thường việc hiểu về thế giới thường gắn liền với việc mô tả đầy đủ chứ
không phải là với việc lặp lại. Điều đó cũng gắn liền với hai suy nghĩ của con người: suy nghĩ
logic và suy nghĩ trực quan thông qua hình ảnh. Hai suy nghĩ này trên thực tế không thể tái tạo
hay tạo ra được các vật thể mà chúng chỉ thao tác trên các khái niệm trừu tượng thuộc về các vật
thể và thiết lập các mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả của hành động có thể xảy ra. Tại
cấp độ về logic này thì hiểu tức là có thể giải thích và miêu tả thông qua từ ngữ, và biết tức là có
thể thể hiện cách thức mà hoạt động đã được thực hiện, xây dựng được quy tắc và các luật của
chúng.
Hình 1. 1. 5 Hình ảnh có thể giúp cho loài vật tăng cường khả năng nhận thức
Theo cấp độ của trực quan bằng hình ảnh theo một cách hiểu khác thì hiểu đó chính là sự
đặc tả thông qua sự bắt chước mà không cần có bất kỳ miêu tả bằng lời nào. Các hình ảnh của
môi trường xung quanh tự bản thân nó không phản ánh một cách rõ ràng quy luật nào cả. Bởi vậy
tại cấp độ hình ảnh thì hiểu tức là có thể bắt chước lại, tạo ra được còn biết là có thể làm ra được
một cái gì đó.
Vậy thì nhận thức tại cấp độ hình ảnh sẽ diễn ra như thế nào? Liệu tự nhiên được phản
ánh như thế nào trong cấp độ về hình ảnh. Để trả lời câu hỏi này chúng ta chúng ta sẽ khảo sát
theo một cách đặc biệt của mô hình trên. Như trên chúng ta đã đề cập, hiểu được các quy luật của
9
môi trường xung quanh phải diễn ra trong cấp độ cao nhất của con người, có kế thừa từ tổ tiên
truyền lại. Thị giác của chúng ta có thể cho phép chúng ta thu nhận được các hình ảnh ba chiều,
cấu trúc của chúng phản ánh các luật cấu trúc trong thị giác của chúng ta. Khi mà có một vật
chuyển động trong thị giác của chúng ta, mắt của chúng ta quan sát theo những đặc điểm nổi bật
theo một tốc độ không đổi. Điều đó cho phép chúng ta có thể kết luận rằng đặc điểm của giác
quan là phản ánh các quy luật mà tất cả sự chuyển động của vật thể đều cố định và trực tiếp cho
đến khi có sự xen ngang của một vật thể khác làm cho quỹ đạo của vật thể này phải thay đổi.
Suy nghĩ trực quan Suy nghĩ logic
Biết Có khả năng áp dụng Xác định các qui luật
Hiểu Tạo lập, lặp lại Mô tả, giải thích
Hình 1. 1. 6 Hiểu và biết thông qua các trạng thái suy nghĩ khác nhau.
Như trên chúng ta thấy rằng đối với một số các vấn đề thì con người và loài vật chỉ có thể
biết tức là không thể giải thích được. Có một số vấn đề khác con người không những biết được
mà còn hiểu được một cách đầy đủ và giải thích được một cách cặn kẽ.
Vấn đề đầu tiên thường xuất hiện trong các vấn đề xã hội, đặc biệt là vấn đề tướng số và
bói toán, con người biết được quy luật xã hội và làm theo nhưng không thể giải thích được các
quy luật đó. Vấn đề thứ hai có trong các ngành khoa học kĩ thuật. Một yếu tố khác tham gia vào
quá trình nhận thức của con con người đó chính là khả năng có thể kết nối với môi trường xung
quanh. Trước hết điều đó làm cho chúng ta có thể nhớ lại các nguyên nhân và kết quả của các
hành động đã được quan sát.
Chúng ta cung quay trở lại đối với ví dụ của con chó. Nếu như chúng ta không ném
miếng thịt trước mặt nó mà chỉ giả vờ thì con chó có lẽ vẫn tìm kiếm miếng thịt đó ở trên mặt đất.
Điều đó cũng có nghĩa là con chó đã có sự kết nối giữa hình ảnh của miếng thịt trong bầu trời với
hành động mà miếng thịt đó rơi xuống đất. Con chó đã không nhìn thấy miếng thịt rơi xuống đất
nhưng phỏng đoán rằng hành động đó vẫn diễn ra ví dụ như là miếng thịt chắc chắn sẽ rơi xuống
và nằm ở đâu đấy trong mặt đất. Tuy nhiên để có thể nhớ lại hành động của miếng thịt rơi xuống
đó thì cần có một sự tổng hợp về các quá trình được diễn ra. Mặt khác thì con chó không phản
ứng một cách tương tự đối với con vịt bị thương hay là đối với một chiếc gậy.
Bởi vậy động vật có thể thu nhận được các quy luật của tự nhiên không bởi chỉ nhớ lại
các hiện tượng đã quan sát mà còn bởi sự phân loại giữa các hiện tượng đó với nhau. Chúng có
thể phân biệt một cách hệ thống từ các thực nghiệm cụ thể. Điều đó đòi hỏi cần phải có trí thông
minh.
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét quá trình quy nạp tại cấp độ hình ảnh thì chúng ta có thể kết
luận rằng sự tổng hợp của quá trình thị giác đòi hỏi phải có sự chuyển đổi về mô hình các hình
ảnh từ vật thể nay sang một vật thể khác. Một miếng thịt nhỏ rơi thì điều đó cũng đồng nghĩa với
việc một miếng thịt to cũng sẽ rơi. Một cái kẹo cũng có thể rơi và cuối cùng tất cả các loại thực
phẩm đều có thể rơi. Một thực thể trong mô hình này có thể thay thế bằng một thực thể khác hay
thậm chỉ cả một lớp thực thể.
10
Hình 1. 1. 7 Loài vật có cần biết các quy luật để sinh tồn.
Việc hình thành nên một hình ảnh thường dẫn đến việc xác lập một loạt các hình ảnh khác
xuất hiện trong quá trình hoạt động. Những vật thể đơn lẻ được quan sát khi mà đã rút ra được
một kết luận nào đó thì có thể rút ra rằng kết luận đó cũng đúng với một loạt các đối tượng thuộc
cùng một lớp. Các mô hình được xây dựng bên trong có tác dụng vuợt xa so với hành động mà
gây nên việc hình thành các mô hình đó. Tất nhiên các mô hình bên trong được xây dựng dựa
trên một loạt các hành động thực tế đã xảy ra trước đó. Tuy vậy việc phát triển các mô hình hình
ảnh bên trong bộ óc vẫn là một điều đáng kể. Điều đó chứng minh cho chúng ta thấy rằng việc
xây dựng thế giới hình ảnh là một vấn đề quan trọng của các hoạt động trong quá trình tương tác
với môi trường.
1. 1. 2. Sự đa dạng trong nhận thức của con người
Những người khác nhau có quá trình tiếp nhận thông tin hoàn toàn khác nhau. Thực tế
cho thấy rằng con người luôn có cách cảm nhận hoàn toàn khác nhau đối với những hiện tượng
giống nhau và cũng có thể hoàn toàn giống nhau trong các trường hợp khác nhau, đặc biệt là đối
với vấn đề xử lý thông tin bởi vì có rất nhiều yếu tố cùng nhau tham gia vào quá trình đó. Trong
phần này chúng ta sẽ phân loại ra các cách thức tiếp nhận và xử lý thông tin thành một số dạng
đặc biệt. Khoa học nhận thức thấy được sự cần thiết để nghiên cứu các dạng nhận thức khác nhau
mà con người sở hữu và thông qua các kết quả đó chúng ta có thể thu được một số kết quả giúp
ích cho chúng ta trong việc hỗ trợ cho người sử dụng đang trong quá trình tương tác. Cách thức
nhận thức chỉ ra người nào đó tiếp nhận, phản ứng và tương tác đối với một thông tin là như thế
nào, mỗi một người chỉ có một cách thức nhận thức nhất định và cách thức này chi phối bộ não
của người đó bắt đầu từ lúc lọt lòng cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Kolb đã nghiên cứu về cách
tiếp nhận và xử lý thông tin trong khi đó thì Myers lại sử dụng sự thuyết nhị nguyên phân đôi để
giải thích các hiện tượng như là hướng nội và hướng ngoại, suy nghĩ và cảm giác, giác quan và
trực giác. Trong phần sau chúng ta sẽ xem xét cách tiếp cận của Kolb đối với vấn đề này. Theo
như Kolb thì có 2 yếu tố tham gia vào quá trình nhận thức của con người đó là: thu nhận và xử lý.
Thu nhận, là quá trình mà con người cảm nhận và hấp thụ thông tin tại môi trường xung
quanh từ các vấn đề thực tế cho đến trừu tượng. Các vấn đề thực tế liên quan đến các mong muốn
của con người trong việc tiếp nhận một thông tin nào đó. Các vấn đề trừu tượng liên quan đến
vấn đề con người suy nghĩ và phản chiếu lại các thông tin đó.
11
Xử lý, là quá trình con người hiểu và xử lý thông tin đó sau quá trình tiếp nhận như thế
nào. Quá trình này có phạm vi hoạt động từ các nhận thức trừu tượng cho đến các thực nghiệm cụ
thể. Nhận thức trừu tượng thường liên quan đến nghiên cứu các mô hình và các khái niệm khác
nhau của các lĩnh vực khác nhau còn thực nghiệm cụ thể liên quan đến quá trình ứng dụng các lý
thuyết vào mô hình thực tế và thông qua đó có thể thu nhận được nhiều thông tin từ các mô hình
thực tế đó. Người nào có quá trình xử lý thông tin như nào thì sẽ thích thú hơn khi nghiên cứu các
lĩnh vực phù hợp với quá trình đó.
Do vậy quá trình nhận thức phụ thuộc rất nhiều vào quá trình xử lý thông tin của người
đó là như nào? Quá trình nhận thức cũng có thể coi như là một nhân cách của con người và có thể
ảnh hưởng đến thái độ, quan niệm và quá trình tương tác với xã hội. Ngoài ra ta có thể xem xét
đến 2 dạng của con người trong quá trình nhận thức đó là: độc lập và không độc lập.
Độc lập, dạng nhận thức này tiếp cận vấn đề theo dạng phân tích, ví dụ như họ có thể
phân biệt một hình cụ thể nằm trong một bối cảnh nào đó. Những người này thường thích tiếp
nhận thông tin theo dạng tự nghiên cứu và không bị ảnh hưởng bởi các vấn đề xã hội. Người có
nhận thức này thường ưa thích các vấn đề cụ thể, chính xác, thích những gì cầm được, cảm nhận
được và đo đếm được.
Không độc lập, nhận thức này tiếp cận vấn đề theo một cách tổng thể và ít đi vào chi tiết
hay phân loại. Người có nhận thức này thường có cảm nhận về xã hội tốt hơn so với dang nhận
thức độc lập và quan tâm tới các vấn đề mang tính quy luật chung. Tất nhiên các quy luật chung
như vậy không dễ nắm bắt, thường xuyên có sự sai lầm, mơ hồ và trừu tương. Nhưng xét chung
lại thì dạng nhận thức này có tính trí tuệ cao hơn nhiều so với dạng nhận thức đầu tiên. Sự không
thỏa mãn hay cả sai lầm ở cấp độ cao còn quý hơn nhiều so với sự thoải mái và chính xác ở cấp
độ thấp.
Nghiên cứu trên cũng cho ta thấy cách thức để có một giao diện tốt trong các vấn đề
tương tác giữa người và máy. Sau đây chúng ta sẽ xem xét những yếu tố để giúp quá trình đó
được thuận lợi. Thông tin nên được hiển thị để có thể phù hợp với các dạng nhận thức khác nhau,
những người thực tế luôn muốn tiếp nhận thông tin một cách cụ thể và rõ ràng do vậy tính chi tiết
là rất quan trọng, còn những người thích sự trừu tượng thường không quan tâm đến các thông tin
cụ thể mà quan tâm tới các thông tin liên quan các ngành khác nhau do vậy các thông tin mang
tính tổng hợp có giá trị nhiều hơn như vậy để giúp cho việc chuyển thông tin lên bộ nhớ dài hạn
được dễ dàng.
12
Hình 1. 1. 8 Hình ảnh thu nhận phụ thuộc nhiều vào nhận thức của con người
Với những người thích sự trừu tượng thì mong muốn nhận được nhiều thông tin nhất có
thể và trích được các quy luật chung nhất của các thông tin đó. Nếu như có thể thì chữ viết, hình
ảnh và âm thanh cùng được hiển thị trong quá trình tương tác để tăng tính tương tác. Người thích
sự chi tiết mong muốn tiếp nhận thông tin cụ thể và thu được một cái gì đó. Theo như lý thuyết
mã hóa của Paivio thì thông tin được thể hiện cùng với nhiều chế độ thì sẽ được xử lý tốt hơn nếu
như chỉ có một chế độ ví dụ như chỉ có thể hiện theo kiểu ký tự. Bởi vì bộ não được phân ra làm
nhiều khu vực xử lý các chức năng riêng biêt, nếu như để cho tất cả các chế độ khác nhau của
thông tin này được xử lý trên các vùng khác nhau của bộ não thì quá trình xử lý đó được nhanh
hơn và hiệu quả hơn nhiều lần.
Do con người có nhận thức khác nhau nên cũng cần có sự hỗ trợ khác nhau trong quá
trình tương tác (Ally và Fahy, 2002). Ví dụ như có nhiều người thích có nhiều sự hỗ trợ được
hiển thị trong khi nhiều người khác lại chỉ thích có một số ít sự hỗ trợ.
1. 2. Vai trò của ngôn ngữ và hình ảnh trong quá trình hình thành nhận thức
1. 2. 1. Các yếu tố của hình ảnh tác động lên bộ não con người
Cần phải đảm bảo rằng các cần chọn biểu tượng phải được thiết kế sao cho có thể dễ nhìn
thấy khi bị bao quanh bởi một loạt các biểu tượng không cần thiết khác. Để làm được điều này ta
cần nghiên cứu hai vấn đề liên quan đó là quá trình thu nhận hình ảnh tại những bước đầu tiên và
mức độ thu hút thị giác của một biểu tượng nằm trong rất nhiều các biểu tượng khác. Quá trình
thu nhận hình ảnh tại những bước đầu tiên: Các nhà sinh lý học cho rằng có khoảng 130 triệu
phần tử cảm nhận ánh sáng, rod và cone nằm trên võng mạc để tiếp nhận hình ảnh. Các cone
dùng để phân biệt mầu sắc và chi tiết của vật thể, cone hoạt động tốt chỉ khi có ánh sáng. Rod
không phân biệt được mầu sắc cũng như chi tiết của vật thể. Do vậy thị giác của chúng ta giảm
đáng kể nếu ở trong bóng tối.
13
Hình 1. 2. 1 Mắt người cần có các yếu tố đặc biệt để xử lý thông tin.
Tuy nhiên thị giác của chúng ta có thể vẫn hoạt động trong bóng tối hay tại nơi có ánh
sáng yếu. Một hình ảnh khi xuất hiện trên võng mạc sẽ được sắp xếp để đến bộ não thông qua các
thần kinh thị giác chứa đựng khoảng 1 triệu sợi, ít hơn khoảng 100 lần so với tổng của rod và
cone. Các dây thần kinh không truyền các tín hiệu của hình ảnh nhưng đã xử lý thông tin thành
các khu cảm nhận hình ảnh được gọi là các khu tiếp nhận. Nếu phân biệt theo cấu trúc hình học
thì khu vực nhận thức này bao gồm có hai phần: khu vực trung tâm và vòng tròn ngoại vi, hai
phần này hoạt động theo những cách hoàn toàn khác nhau. Cách tổ chức này có thể cho phép thị
giác của chúng ta có thể thích ứng trong nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau, truyền được thông
tin lên bộ não khi mà có quá trình xử lý ảnh (phát hiện biên) được thực hiện. Khu vực trung tâm
thì có kích cỡ nhỏ dùng để phân biệt các chi tiết nhỏ. Khu vực ngoại vi có kích cỡ lớn để phát
hiện các vật thể mới nhanh hơn, để xác định một cảnh trong môi trường xung quanh ta và để xác
định vị trí tương đối của người quan sát trong không gian. Hình ảnh được thu nhận tại khu vực
trung tâm sẽ được xử lý nhiều nhất tại bộ não.
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét quá trình thu nhận thông tin đến bộ não: hình ảnh được
chuyển từ võng mạc đến bộ não thông qua dây thần kinh thị giác, hình ảnh này phải trải qua một
số sự thay đổi quan trọng. Quá trình này có thể hiểu như là việc giải nén hình ảnh ban đầu thành
nhiều các hình khác nhau, do vậy thông tin thu được từ hình ảnh ban đầu cũng được thu nhận đầy
đủ từ các hình khác nhau này. Hình ảnh đầu tiên được thu nhận bởi bộ não là bản thô sơ nhất nằm
trên võng mạc
Hình ảnh này cũng tương tự như hình ảnh thu được khi quay camera không đúng tiêu cự.
Các hình ảnh tiếp theo dần dần được thêm các chi tiết chính xác khác từ vị trị của người quan sát.
Chúng cung cấp dần dần các chi tiết và các khoảng không gian cho bức ảnh. Theo như các nhà
sinh học thì có một vài hình ảnh đi vào bộ não con người trong quá trình xử lý trên. Quá trình
trên sẽ luôn luôn được lặp lại mỗi khi mắt chúng ta nhìn sang một khung cảnh khác. Khi đó lại có
một hình ảnh khác nằm trên võng mạc và khác với bức ảnh trước đó. Có 2 giả thuyết tồn tại để
giải quyết tình huống trên:
1. Giả thiết 1: Bộ phận thu nhận sẽ kết nạp nhanh chóng toàn bộ hình ảnh vào bộ não sau cái
nhìn đầu tiên, sau đó sẽ dần dần làm rõ hình ảnh trên.
2. Giả thiết 2: Tồn tại một số các bộ phận cảm nhận ánh sáng trên võng mạc có chức năng hoạt
động khác nhau. Một số chỉ là thu nhận hình ảnh thô, còn một số khác lại thu nhận hình ảnh
14
rõ nét. Hình ảnh ban đầu thu nhận được thông qua cái quét đầu tiên, một tập các yếu tố của
hình ảnh được thu nhận như mầu sắc, vị trí của vật thể trong ảnh... Tiếp theo việc phục chế
các ảnh đó sẽ xuất hiện thông qua hoạt động của khu vực nằm trên vỏ não có chức năng thị
giác, có thể là tổng hợp của một số các yếu tố của ảnh trên.
Quá trình trên cũng giống như khi chúng ta quay phim, bắt đầu bằng những hình ảnh mờ,
sau đó quá trình khuyếch tán các chấm và cuối cùng thì hình ảnh thu nhận rõ nét thông qua độ
phân giải ngày càng tăng. Nếu như khoảng thời gian tập trung nhìn của chúng ta quá ngắn thì bộ
não của chúng ta chỉ có thể thu nhận được một hình ảnh rất thô của cảnh tượng mà chúng ta cần
quan sát. Điều đó có thể cho phép chúng ta vị trí tương đối nói chung chứ không thể đi sâu vào
chi tiết. Điều này cũng tương tự giống với khi chúng ta nhìn chăm chú vào một cảnh tượng nào
đó nhưng trong điều kiện không đủ ánh sáng. Trong trường hợp này thì độ sắc nét của thị giác là
rất yếu, chính vì điều đó mà các nhà điều tra thường không tin tưởng lắm vào nhận xét nhân
chứng vì trong một khoảng thời gian rất ngắn con người không thể mô tả chính xác những gì đã
diễn ra. Hình ảnh được chuyển từ cơ quan thị giác lên bộ não với quá trình làm mịn dần dần là
một ví dụ tuyệt vời cho ta thấy phương pháp trong việc tích hợp thông tin một cách thành công
của con người.
Hình 1. 2. 2 Những hình ảnh đầu tiên được thu về.
Những dữ liệu nhận ban đầu nhận được này thì ít hơn rất nhiều so với những gì mà cảnh
tượng thực có được. Xử lý những hình ảnh thô như vậy đòi hỏi mất ít thời gian hơn rất nhiều so
với xử lý toàn bộ hình ảnh nếu đi vào chi tiết. Về cơ bản những dữ liệu trên chỉ có thông tin quan
trọng trong việc xác định những đặc điểm chung nhất của cảnh tượng. Tốc độ của việc thu nhận
hình ảnh này đã có từ rất nhiều đời trước khi mà tổ tiên của chúng ta phải có nó để phán đoán
tình huống trong quá trình săn bắn và sinh sống. Các điểm nhấn và chi tiết của bức ảnh là những
đặc điểm quan trọng tiếp theo được xử lý sau khi bức ảnh thô đã được thu nhận. Mỗi chi tiết của
bức ảnh mà chúng ta nhìn và quan sát sẽ được phân tích theo từng bước một. Do vậy, bộ não sẽ
thu nhận được hình ảnh thô trước và hình ảnh này được làm mịn dần dần. Thông tin được phân
tích dựa trên quy tắc làm mịn dần dần thông qua việc một hình ảnh xấp xỉ ban đầu được dần dần
làm rõ. Trong trường hợp này có sự liên lạc giữa võng mạc và bộ nhớ một cách hiệu quả và khắc
15
phục được những thiếu sót của hình ảnh trên võng mạc, bởi vì chúng có khả năng loại bỏ sự hỗn
hợp và đa dạng của môi trường xung quanh mà hình ảnh đó đang thuộc về.
Như trên chúng ta đã trình bày về cách thức mà bộ não thu nhận hình ảnh thông qua từ
bước ban đầu cho tới khi lên bộ não. Quá trình này không phải do ý muốn chủ quan của con
người mà là một trong những đặc điểm của con người trong quá trình tương tác với môi trường
bên ngoài. Như vậy trong những cái nhìn đầu tiên con người chắc chắn chỉ thu được một số nét
cơ bản nào đấy của hình ảnh và các đặc điểm tiếp theo dần dần đườc bổ sung.
Hình 1. 2. 3 Quá trình tổng hợp diễn ra tại những hình ảnh đơn sơ nhất.
Nhưng điều quan trọng là các yếu tố nào sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ lên thi giác con
người trong cái nhìn đầu tiên hay là con người khi nhìn thì bị yếu tố nào chi phối. Các quá trình
sau thì bị yếu tố nào chi phối. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời cho vấn đề trên. Trước hết
chúng ta rút ra được những kết luận sau.
Con người sở hữu khả năng tập hợp các thông tin thị giác các yếu tố như chiều sâu, kết
cấu và mầu sắc là những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong cái nhìn đầu tiên của con người
hay nói cách khác con người sẽ bị thu hút vào những yếu tố trên. Các yếu tố như bố cục không
gian và phát hiện các vật thể riêng biệt là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dần dần làm mịn
bức ảnh ban đầu đó. Sau đây chúng ta sẽ dần dần làm sáng tỏ những điều mà chúng ta đã nói ở
trên. Chúng ta tiến hành một thí nghiệm nhỏ như sau: đưa một bức tranh trước mặt một người
trong khoảng thời gian là 2 ms thì mắt người chỉ có thể nhìn và đưa ra nhận xét “có một cái gì
đó” và không thể xác định chính xác hình ảnh của bức tranh. Tăng khoảng thời gian xuất hiện
trước mắt người thì dần dần con người sẽ xác định được rõ hơn bức tranh xuất hiện trước mắt
mình.
Hình 1. 2. 4 Tác dụng của mầu sắc
16
Theo các nhà sinh lý học thì quá trình này bắt nguồn từ việc phân tích thông tin sau đó
được vận chuyên lên vỏ não thị giác. Đây là cơ chế mang tính di truyền và vùng vỏ não thị giác
này nằm ở phần sau của bán cầu não. Đây là nơi mà hình ảnh đến từ cơ quan thị giác sẽ được
nhận như trong ví dụ trên. Các nơron của vỏ não thị giác thực hiện rất nhiều các hoạt động phức
tạp khác nhau. Các tế bào của võng mạc có các phần tiếp nhận để có thể phản xạ lại tín hiệu ánh
sáng. Các tế bào này có khoảng 100 cơ quan tiếp nhận ánh sáng trong khi đó thì vỏ não có
khoảng vài nghìn cơ quan tiếp nhận ánh sáng. Các tín hiệu thu nhận được thông qua các sợi dây
thần kinh thị giác. Vậy thì chức năng của các tế bào thị giác này là gì? Trên thực tế vỏ não thị
giác của chúng ta phân ra làm rất nhiều các nhánh thần kinh khác nhau, gọi là các nơron. Mỗi
một nơron này đảm nhận một vai trò riêng biệt và các nơron này nằm trong cơ quan tiếp nhận ánh
sáng. Các nơron bị kích thích bởi các yếu tố khác nhau ví dụ như bởi mầu sắc, đường thẳng,
đường cong, chiều dài, hướng, độ lớn... Do vậy các đôi mắt khác nhau có cách cảm nhận khác
nhau. Điều làm chúng ta băn khoăn là liệu có bao nhiêu các yếu tố có thể kích thích lên các nơron
này?
Hình 1. 2. 5 Bố cục và độ sâu giúp con người xử lý dễ dàng hơn
Các nhà sinh lý học đã đưa ra rất nhiều các phương pháp để giải thích về độ phức tạp và
cấu trúc của bộ não. Tuy nhiên các kết quả đó còn rất hạn chế do kiến thức đó vẫn còn sơ sài và
chúng cũng không đủ để giải thích cho chúng ta về chức năng cũng như sư liên kết trong vỏ não.
Điều đó cũng dẫn đến chúng ta chưa có được một lý thuyết căn bản hay là một lý thuyết cơ sở để
có thể tiếp cận được vấn đề trên.
Có rất nhiều các giả thuyết được đưa ra để giải thích quá trình xử lý thông tin trong bộ
não của chúng ta. Bộ não của chúng ta hoạt động gồm nhiều chế độ khác nhau, một trong những
chế độ đó là vô thức, đó là khi não của chúng ta không được kiểm soát nhưng hình ảnh vẫn đi vào
bộ não của chúng ta như là các kênh độc lập khác nhau. Mỗi kênh này thể hiện một đặc điểm của
bức tranh như là mầu sắc, độ tương phản, kích cỡ, chiều sâu, độ cong, độ nghiêng... Do vậy khi
mà tập hợp các yếu tố này chúng ta sẽ thu được một tập các thuộc tính của bức tranh từ mờ ảo
cho đến chi tiết. Điều này cũng giống như khi máy tính của chúng ta sử dụng cửa số quét để xác
định các đường biên trong ảnh, chỉ những đường biên mờ mờ có thể hiện lên, do ở đó xuất hiện
các thuộc tính về độ tương phản.
17
Con người có thể có đủ các kênh riêng biệt để có thể đáp ứng lại với các đặc điểm cơ bản
nhất của một biểu tượng, hình ảnh hay bức tranh hay không? Điều này có thể giúp con người có
thể thích ứng tốt hơn với môi trường. Thị giác của con người nói chung là rất linh hoạt và có thể
hoạt động tại các điều kiện khác nhau, cung cấp cho chúng ta khả năng thích ứng trong các điều
kiện về ánh sáng, cảm nhận mầu sắc, các độ sắc nét... Khác hẳn với loài vật, con người chúng ta
có thể nhận được những hình ảnh to lớn trong thế giới thực khi mà các kênh riêng biệt đã không
còn hoạt động. Giá trị của các kênh riêng biêt này có rất nhiều các mục đích khác nhau, một trong
những đặc điểm cơ bản nhất là phát hiện ra các vật thể riêng biệt đối với cảnh tượng mà ta đang
quan sát. Một số người băn khoăn tự hỏi là vì sao một số vật thể có thể được phát hiện ngay khi
nó vừa mới xuất hiện trước mắt chúng ta. Thật không may mắn khi không có một người đàn ông
nào trong não chúng ta để có thể theo dõi quá trình tiếp nhận hình ảnh đang diễn ra ở trên vỏ não,
mà ở đây chỉ hình thành nên các lớp nơron mới. Để có thể nhận biết được các kênh riêng biệt của
hình ảnh bộ não cần phải dẫn dắt các nơron thu nhận tín hiệu, các nơron này hoạt động đồng bộ
với nhau và sau đó sẽ tổng hợp các kênh thu tín hiệu này để có thể xác định được vật thể.
Một đặc điểm quan trọng của hình ảnh đó chính là độ sâu. Các điểm lân cận của một hình
ảnh đang quan sát thuộc về cùng một vật thể nếu như điểm này có cùng độ sâu đối với thị giác.
Việc dao động lên xuống của độ sâu chỉ ra cho chúng ta rằng các đường biên của vật thể đã được
phát hiện, Sự dao động của độ sáng không thể giúp cho chúng ta làm được việc này. Điều này
cũng tương tự như đối với mầu sắc, mầu sắc không thể giúp chúng ta phân biệt được các vật thể
riêng biệt trong hình ảnh.
Một đặc điểm quan trọng nữa trong việc xử lý thông tin đó chính là kết cấu, bố cục hay
chất liệu bề ngoài của hình ảnh. Đưa ra một khái niệm về kết cấu là không đơn giản, chưa có một
khái niệm có thể chấp nhận được cho định nghĩa này. Để đơn giản chúng ta có thể hiểu kết cấu
hay về bề ngoài của hình ảnh đó chính là sự hài hòa bố cục về thị giác và thật khó để chúng ta có
thể giải thích được về sự hài hoà bố cục về thị giác.
Có một số quan niệm cho rằng sự hài hòa bố cục về thị giác chính là sự tương đồng về
các đặc điểm của hình ảnh trong các vùng lân cận, trong khi một số ý kiến khác cho rằng đó là sự
lặp lại các đặc điểm của bố cục. Có rất nhiều các quy tắc liên quan đến phần bố cục hài hòa của
một bức tranh. Các yếu tố này thường liên quan đến các vật thể đơn lẻ trong bức tranh mà không
liên quan đến độ sáng và mầu sắc của các cạnh bên trong chúng. Bố cục, kết cấu và chất liệu
cũng mang một số thông tin về độ sâu, khi mà các yếu tố này đươc kết nối vào bộ não cùng với
thể hiện độ sâu của bức tranh. Nếu như kênh độ sâu hoạt động dựa trên hình ảnh ba chiều và
không thể hoạt động được tại một số lý do (ví dụ như người chỉ có một mắt) thì khoảng cách của
các vật thể trong ảnh và mối tương quan về không gian được quy định bởi các yếu tố về bố cục,
kết cấu và chất liệu.
Không có một yếu tố cơ bản nào trong bố cục, kết cấu và chất liệu để giúp chúng ta có thể
phân biệt các kiểu của chúng với nhau. Thông thường có một số các yếu tố tham gia vào tạo nên
bố cục, kết cấu và chất liệu để giúp quá trình phân loại của chúng ta được tốt hơn. Tập các yếu tố
18
này phụ thuộc vào kiểu mà chúng ta đang xem xét, tập các yếu tố này có thể là mầu sắc, độ tương
phản, các đường nét trong hình vẽ.
Dựa vào các nghiên cứu của việc phân tích các yếu tố của hình vẽ thì hình ảnh trên vỏ
não được phân thành các khu vực về bố cục và kết cấu để giúp chúng ta có thể phát hiện các vật
thể riêng biệt. Quá trình này diễn ra đồng thời theo như cơ chế gien di truyền của loài người từ
trước đến nay. Việc nhận ra và xác định tên của vật thể được bắt đầu sau đó khi mà các thông tin
chuyển lên bộ não được đầy đủ. Như vậy trong bộ não của chúng ta các vật thể được lưu giữ
riêng biệt phù hợp với quy tắc làm mịn dần dần bức tranh của mình. Tại những bước đầu tiên vật
thể lớn nhất của hình ảnh bị loại bỏ, một số các đặc điểm chi tiết của vật thể dần dần được phát
hiện và như vậy thì các vật thể nhỏ sẽ được phát hiện trước. Sau quá trình phân tích các yếu tố
của hình ảnh thì ngoài sự phân chia thành hình ảnh thành các vật thể to và nhỏ thì còn có cả một
cấu trúc phân bố các vật thể đó trong bộ não của con người.
Có một số giả thuyết cho rằng trước khi chúng ta nhìn thì bộ não của chúng ta đã xây
dựng được hình ảnh ba chiều của cảnh tượng mà chúng ta đang quan sát. Tiếp theo đó thì sự chú
ý của chúng ta tập trung vào các chi tiết riêng rẽ của các mô hình bên trong để mà chúng ta có thể
hoàn thành và phát triển được chúng. Để phù hợp với giả thuyết này thì có một mức độ cảm nhận
vô thức, trong đó một loạt các phương pháp được thực hiện để có thể thu về các thông tin về cấu
trúc không gian của hình ảnh mà ta đang xét.
Do vậy sự định hướng về hình ảnh mà ta đang xét được thực hiện khi mà các khu vực
riêng lẻ được hình thành và xác định phương hướng đối với người quan sát. Để hoàn thành thao
tác này các hình ảnh ba chiều không đóng vai trò quan trọng. Yếu tố này không mang đến đầy đủ
các thông tin về chiều sâu (ví dụ như về khoảng cách từ các bề mặt) được cung cấp bởi không
gian ba chiều để có thể tái hiện lại hình ảnh ba chiều trong bộ não. Các nhà sinh lý học đã chỉ ra
rằng độ sáng và tối của vật thể cần quan sát đóng một vai trò quan trọng trong việc định hướng và
phân tích hình dạng. Bộ não nhận được các thông tin tự việc định hướng các khu vực và khoảng
cách tới chúng do vậy có thể tái tạo lại được.
Việc hợp nhất các thông tin về khoảng cách của rất nhiều các vật thể với nhau với hình
dáng của các vật thể này giúp chúng ta có khả năng xây dựng lại hình ảnh mà chúng ta quan sát,
đó là các mô hình mà chúng ta có thể nhìn thấy trong bộ não của chúng ta. Sau khi hình ảnh ba
chiều của chúng ta được xây dựng thì chúng ta bắt đầu đi sâu hơn vào việc phân tích, tập trung
vào một số các thực thể riêng biệt hoặc các chi tiết cần thiết khác cho việc xác định.
Như trên đã trình bày chúng ta thấy rằng trong việc xử lý thông tin thông qua các cơ
quan thị giác chúng ta thấy việc nhìn đó cũng tuân theo một số cơ chế nhất định, các quá trình cứ
nối tiếp nhau để đi vào bộ não của con người. Mỗi quá trình đó thì đều có những đặc điểm riêng
hoàn toàn khác nhau, mức độ tương tác giữa cơ quan thị giác với hình ảnh quan sát phụ thuộc rất
nhiều vào hình ảnh mà ta đang quan sát bởi vì các cơ chế hoạt động của cơ quan thị giác mang
tính di truyền do vậy con người luôn hoạt động trong cơ chế định sẵn đó. Mức độ đó mạnh hay
19
yếu phụ thuộc vào các đặc điểm của hình ảnh đó. Đối với các vấn đề của HCI, tuân thủ theo các
quy tắc khách quan đó sẽ giúp cho chúng ta có được một giao diện tốt hơn trong từng nhiệm vụ
cụ thể thông qua đó quá trình tương tác người máy đạt được nhiều kết quả theo những nhiệm vụ
đã đề ra, ví dụ như đối với các biểu tượng trên máy tính do mức độ phụ thuộc cao nhất của con
người là các yếu tố như độ sâu, kết câu, bố cục và mầu sắc thì đối với các biểu tượng quan trọng
chúng ta có thể thiết kế sao cho mầu sắc của biểu tượng đó khác hoàn toàn với các biểu tượng
còn lại và biểu tượng đó có thể đặt ở trung tâm của màn hình. Một ví dụ khác như là bố cục hài
hòa của các biêu tượng cũng đóng một vai trò quan trọng, thông qua cơ quan thị giác quá trình
trao đổi thông tin diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều.
1. 2. 2 Mối quan hệ giữa hình ảnh và ngôn ngữ
Giao diện cần có sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh và các dòng lệnh hiển thị. Bởi vì hình
ảnh và ngôn ngữ là hai yếu tố chính trong quá trình hình thành nên tư duy của con người. Hình
ảnh và ngôn ngữ có tác dụng 2 chiều qua lại lẫn nhau. Thông qua ngôn ngữ thì các hình ảnh được
tái hiện trong bộ não của con người và thông qua hình ảnh ngôn ngữ thể hiện cũng được xác lập.
Tuy nhiên để có được những kết luận chính xác hơn và khoa học hơn thì chúng ta phải tìm hiểu
cơ chế hoạt động của cả hình ảnh và ngôn ngữ trong quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin của
con người và sau đó có sự so sánh hai quá trình đó.
Trước tiên chúng ta sẽ phân tích cấu tạo của bộ não con người và cơ chế hoạt động giữa
chúng. Như chúng ta đã biết não của con người chia ra làm hai phần bán cầu não trái và bán cầu
não phải, trong đó mỗi bán cầu hoạt động hết sức khác nhau và việc bán cầu não hoạt động hiệu
quả hay không sẽ quyết định người đó có khả năng làm việc gì là thích hợp nhất, vì với cơ chế
của bộ não như vậy thì quá trình thu thập và xử lý thông tin trong lĩnh vực cụ thể sẽ phát huy
được hết tác dụng của mình. Cụ thể ta có các kết luận sau đây:
Bán cầu não phải hoạt động với các vấn đề cụ thể.
Bán cầu não trái hoạt động với các vấn đề trừu tượng.
Có sự phối hợp qua lại giữa hoạt động của hai bán cầu trong quá trình xử lý thông tin của
con người.
Chúng ta có thể tiến hành một số thí nghiệm nhỏ như sau: Nếu như ta đưa một hình ảnh
một chiếc xe đạp trước một người chỉ trong vài % giây, nếu như chúng ta hỏi thì chỉ nhận được
câu trả lời “Tôi chỉ thấy cái vòng tròn”. Sau đó tăng thời gian quan sát lên vài chục % giây thì
“Tôi thấy được cái cần điều khiển”. Sau một số lần thử nghiệm với lượng thời gian tăng lên thì
dần dần một số chi tiết của xe đạp có thể được phát hiện tuy nhiên người đó cũng không thể xác
định hình trong bức tranh là gì. Trong trường hợp này thì người đang nhìn ảnh có một sự khác
biệt trong quá trình xử lý thông tin, đó là bán cầu não trái của người đó bị giới hạn một cách đáng
kể và do vậy chỉ có bán cầu não phải hoạt động để xác định hình ảnh. Quá trình này bao gồm việc
nhớ và nhận diện một số chi tiết nhỏ cho đến khi nào toàn thể hình ảnh được tổng hợp và xác
định tên.
20
Trong thí dụ tiếp theo chúng ta sẽ tiến hành thí nghiệm với trường hợp chỉ có não trái
hoạt động còn não phải bị giới hạn. Người này được trang bị một loại kính đặc biệt. Khi chúng ta
đưa hình ảnh chiếc vòng xe đạp thông qua một lăng kính thì người đó trả lời “ Đó là một loại
phương tiện vận chuyển”, sau khi nhìn các đường viền của xe đạp, người đó kết luận “ đó là một
thiết bị vận chuyển bằng điện”, sau đó người đó lại nói đó là một thiết bị dụng cụ y tế. Trong bộ
não của người này xuất hiện rất nhiều các phương pháp khác nhau để xác định hình ảnh: từ cụ thể
cho đến chi tiết, từ việc kết luận tổng thể của vật thể, quá trình phân loại dựa vào việc các cơ sở
chi tiết để rồi toàn bộ vật thể được xác định.
Hình 1. 2. 6 Hoạt động của bán cầu não phải.
Thí nghiệm trên được tiến hành bởi các nhà thần kinh của trường Leningrad, Ya. A.
Meyerson, đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng sự khác biệt trong cách nhìn của bán cầu não
trái và bán cầu não phải. Các nhà nghiên cứu đã gọi đó là thị giác nhận thức tức là sự thiếu sót
của nhận thức khi khuyết đi một trong hai bán cầu não. Kết quả trên cho ta thấy các vùng bán cầu
não có chức năng cụ thể trong vai trò của thị giác, tức là thông qua vai trò của thị giác thông qua
bộ não theo một trong hai cơ chế hoạt động của bán cầu não. Theo cách đó thì chúng ta có thể
hiểu được thông tin được tiếp nhận từ môi trường bên ngoài được xử lý và được lan truyền trong
bộ não như thế nào?
Hình 1. 2. 7 Hoạt động của bán cầu não trái.
Bán cầu não phải hoạt động để tiếp nhận thông tin một cách cụ thể, ví dụ như là tiếp nhận
sự đa dạng của mầu sắc và chi tiết nhỏ. Bán cầu não phải cũng giúp chúng ta phân biệt các giai
21
điệu và ngữ âm trong một bản nhạc. Nói tóm lại, đây là tất cả chức năng mà các nhà nghệ sĩ và
họa sĩ đều phải có để hoàn thành tác phẩm của mình.
Bán cầu não trái là cách thức hoạt động của từ ngữ, cách diễn đạt, và tính logic trong cách
viết văn. Bán cầu não trái tiếp nhận thông tin theo cách thức trừu tượng và tổng thể. Các chi tiết
nhỏ không những không hỗ trợ mà còn làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của bán cầu não
trái. Ví dụ như trong quá trình vẽ thì bán cầu não trái hoạt động theo cách thức vẽ phác thảo còn
bán cầu não phải hoạt động khi cần đến sự chi tiết. Bán cầu não trái điều khiển các hoạt động
logic của chúng ta, ước lượng thời gian và các mối quan hệ nhân quả, do vậy có thể giúp chúng ta
có thể hiểu biết hơn về tự nhiên, về các quy luật của xã hôi, về các chu kỳ phát triển của xã hội...
nói tóm lại là các vấn đề mang tính triết học tổng thể.
Vậy thì một vấn đề tiếp theo chúng ta cần phải quan tâm đó là ngôn ngữ được xử lý ra sao
trong hoạt động của hai bán cầu não? Từ trước đến nay người ta vẫn cho rằng ngôn ngữ được xử
lý bên bán cầu não trái mà thôi. Tuy nhiên gần đây các nhà khoa học đã chỉ ra rằng ngôn ngữ
hoạt động bên bán cầu não trái mang tính logic rất cao thì ngôn ngữ bên bán cầu não phải thường
không mang tính logic, mà liên quan đến tính cụ thể mà trực tiếp bản thân liên quan đến hoặc có
thể thấy được ngay lập tức, tức là theo lối kinh nghiệm và trực quan. Bán cầu não phải hoạt động
ngay cả khi chúng ta ngủ. Trong khi chúng ta mơ chỉ có bán cầu não phải hoạt động tức là có thể
xuất hiện một loạt các sự kiện không mang tính logic và cũng không thể giải thích được. Những
mầu sắc và chi tiết mà chúng ta nhìn thấy trong ngày có thể được tái hiện lại trong cuộc sống tuy
nhiên không mang tính logic và kết thúc giấc mơ trước khi mọi việc được giải quyết. Cảm giác
và tưởng tượng là hai cảm xúc chủ yếu xuất hiện trong giấc mơ. Tuy vậy sau khi tỉnh giấc chúng
ta lại cảm thấy ngạc nhiên đối với những tình tiết phi lý trong giấc mơ. Những lời nói trong giấc
mơ thường cũng chỉ rời rạc nhưng vẫn đạt được sự phù hợp với âm giọng. Như vậy giấc ngủ, ảo
giác, và sự tưởng tượng mà xuất hiện trong những lúc đặc biệt là sự hoạt động của bán cầu não
phải, thông qua đó các trạng thái vô thức mà không hề có tính logic, trí tuệ và sự văn minh của
con người.
Sự hoạt động của bán cầu não trái phức tạp hơn để có thể nắm bắt được. Bán cầu não trái
bao gồm các từ và các khái niệm trừu tượng. Các nhà nghiên cứu về hoạt động của bán cầu não
trái đã chỉ ra rằng khi mà bán cầu não phải không còn hoạt động thì con người bắt đầu rơi vào
trạng thái giống như say rượu (sự say rượu là kìm hãm sự hoạt động của não phải), lúc này họ bắt
đầu lảm nhảm và không cần thiết. Đây chỉ là biểu hiện hoạt động của não trái, về các cơ chế hoạt
động bên trong của bán cầu não trái cả mang tính logic và mang tính triết học. Hoạt động của bán
cầu não trái không chỉ đơn giản mang tính sao chép với thế giới bên ngoài mà thay vào đó đã có
sự phân chia và phân tích để tạo nên các trạng thái nội tâm của con người.
Vậy thì quá trình kết hợp giữa hai bán cầu não đó diễn ra như thế nào? Liệu có bán cầu
nào là vượt trội so với bán cầu kia trong quá trình xử lý thông tin? Các nhà nghiên cứu đã thấy
rằng trong khi một trong hai bán cầu không hoạt động thì tốc độ xử lý thông tin cao hơn rất nhiều
so với một người bình thường (khoảng từ 2 đến 25 lần). Do vậy sự kết hợp của hai bán cầu não
22
không đơn giản chỉ là sự kết hợp của phép cộng mà là sự kết hợp chồng chéo lên nhau dựa trên
rất nhiều cấp độ. Hoạt động của cả hai bán cầu này mang tính bổ sung lẫn nhau đảm bảo thông
tin trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin. Các vật thể được xác định bởi bán cầu não phải được
so sánh với các hình ảnh với các đặc điểm cụ thể trong bộ não. Chúng ta cũng có thể gợi nhớ lại
giống như việc người thí nghiệm với bán cầu não phải hoạt động bình thường chỉ nhìn thấy từng
phần của chiếc xe đạp. Trái ngược lại, bán cầu não trái luôn luôn đến cấu trúc của vật thể, xác
định chi tiết và chức năng quan trọng, ngăn chặn không cho bán cầu não phải tập hợp các chi tiết
nhỏ. Thông qua cơ chế hoạt động này thì nhận thức sẽ đạt được khi loại bỏ toàn bộ các hướng dữ
liệu không có tiềm năng mà chỉ tập trung vào các thông tin quan trọng nhất. Bán cầu não phải
hoạt động theo hướng đi từ dưới lên từ các chi tiết nhỏ nhất, bán cầu não trái có thể đi tắt đến giai
doạn cuối cùng, nếu không xác định được có thể trở lại một số bước thấp hơn để có thể xác định.
Bán cầu não phải nhìn các chi tiết vật thể tốt hơn còn bán cầu não trái rút ra được nhiều thông tin
từ đấy hơn.
Nhưng bộ nhớ con người sẽ là gì nếu như các thông tin thu được không được áp dụng vào
thực tế. Nếu như điều đó là thật thì bộ nhớ chỉ là một tập các dữ liệu mà một người có thể đếm
được nếu như có đủ được thời gian cần thiết. Nếu như không có một biện pháp phân loại hợp lý
và sắp xếp thông tin thì bộ nhớ cũng giống như một căn phòng vô cùng lộn xộn. Để tìm kiếm một
thứ gì đó thì mọi thứ đều được sắp xếp và đánh dấu, có lẽ được thực hiện bởi bán cầu não trái.
Bán cầu não trái thực hiện chức năng phân loại các thông tin và xác định tên cho các vật thể trong
đó. Bán cầu não trái thực hiện chức năng này rất nhanh và hiệu quả, tạo ra một sự phân loại cơ
bản, ước lượng và đánh giá các đặc điểm cơ bản của vật thể. Kết quả của quá trình làm việc này
được lưu trữ và có thể ảnh hưởng đến cách thức tổ chức của bộ nhớ dài hạn. Đây là một trong
những hoạt động cơ bản của hoạt động thị giác nhưng vẫn chưa phải là quá trình hoạt động tổng
hợp của cả hai bán cầu diễn ra trong thực tế. Đây vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp thoả
đáng.
Việc xác định vật thể và xử lý thông tin ở bên bán cầu não phải diễn ra theo hai kênh.
1. Kênh thứ nhất: xác định hình dáng và các đặc điểm đặc biệt của các đường viền bao quanh.
Với cơ chế hoạt động này thì chi tiết cũng như toàn bộ vật thể sẽ được xác định mặc dù tên
của chúng vẫn chưa được xác định. Nếu như tên của vật thể được xác định thì lúc này bán cầu
não trái bắt đầu tham gia quá trình này để giảm bớt thời gian tìm kiếm trong bộ nhớ. Nếu như
quá trình đặt tên chưa được hoàn thành thì một quá trình khác sẽ được diễn ra, tuy nhiên điều
đó đến giờ vẫn là một ẩn số. Chúng ta nhớ lại rằng cảm giác khi mà nhìn thấy một khuôn mặt
quen thuộc nhưng không nhớ rằng chính xác đã gặp ở đâu. Việc không thoả mãn này là tín
hiệu đánh thức bộ não bắt đầu tìm kiếm không những chỉ khuôn mặt mà tất cả các yếu tố liên
quan như là địa điểm, không gian, thời gian... Khi mà bộ não đang hoạt động trong cơ chế
này thì bán cầu trái đang hoạt động. Bán cầu não trái đang xác định các đặc điểm cơ bản, các
cấu trúc thành phần và các khái niệm về sự tương tác. Trong trường hợp này thì hai bán cầu
não đang phối hợp hoạt động với nhau.
23
2. Kênh thứ hai: xử lý chủ yếu đến yếu tố không gian, xem xét đến quan hệ về không gian đối
với các vật thể. Vỏ não tiếp nhận thông tin từ cơ quan thị giác, ước lượng tình huống và
nhanh chóng đưa ra quyết định của mình. Đây là cơ chế hoạt động của tổ tiên chúng ta trong
quá trình sinh tồn cũng như săn bắn. Sau đó các thông tin được thêm đầy đủ thông qua với sự
hỗ trợ của kênh thứ nhất khi mà hình dáng cụ thể được xác định. Điều này cũng tương tự như
khi người hoạ sĩ vẽ bản phác thảo trước khi đi vào chi tiết. Trong kênh thứ hai khi mà các yếu
tố không gian được xác định thì bán cầu não trái có trách nhiệm xác định sự tương quan và so
sánh chúng với các tình huống đặc biệt. Kênh thứ hai hoạt động gắn liền với các điều hoạt
động trong quá khứ và tương lai. Hình ảnh xuất hiện trước mắt chúng ta và cùng với nó thì
quá trình logic bắt đầu xuất hiện. Do vậy sự tương tác giữa trừu tượng và các hình ảnh cụ thể
làm sản sinh ra một phương pháp mới giúp cho cảm nhận được vật được quan sát với môi
trường xung quanh.
Hai kênh hoạt động trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thứ nhất việc cung cấp cho
kênh thứ hai các đặc điểm chi tiết cùng với các thành phần nhỏ được kết hợp lại với nhau để tạo
nên các khung phác thảo đối với hình ảnh được quan sát. Và kênh thứ hai cũng ảnh hưởng tương
tự như vậy đối với kênh thứ nhất. Các tín hiệu này làm cho sự chú ý của chúng ta tập trung vào
từng đối tượng khác nhau và đưa ra một đánh giá sơ bộ tình huống đang diễn ra trước mắt chúng
ta, cái mà đang được thực hiện bởi kênh thứ hai. Từ đánh giá này ta có thể rút ra nhận xét rằng thị
giác thường bị hút vào các hình ảnh mà có sự ấn tượng nhất tại thời điểm đang nhìn và các đặc
điểm chi tiết cùng với các chức năng sẽ được xác định trước. Một điều cơ bản là chúng ta không
thể kiểm soát được các quá trình xẩy ra trên vỏ não và điều khiển chúng. Còn rất nhiều các con
đường để có thể đưa chúng ta để trả lời các câu hỏi đó.
Tiếp theo chúng ta sẽ nghiên cứu xem bộ não của chúng ta sẽ xử lý hình ảnh của chữ viết
ra sao. Vì khi biết được điều này chúng ta sẽ biết được mối liên hệ giữa cách xử lý của hai yếu tố
hình ảnh và chữ viết. Trên giao diện của chúng ta thì hình ảnh và chữ viết đóng một vai trò quan
trọng. Việc hiểu được mối liên hệ giữa chúng trong quá trình tương tác sẽ giúp ích rất nhiều cho
con người trong quá trình tương tác với máy vi tính. Đặc biệt quan trọng khi thiết kế các giao
diện cho các phân mềm học trực tuyến qua mạng. Trước khi đi vào chi tiết ta có thể rút ra những
nhận xét sau:
Ngôn ngữ bắt nguồn từ các hình ảnh thị giác của các sự kiện hàng ngày và ngôn ngữ tương
ứng với âm thanh cả trong tự nhiên lẫn trong xã hội của con người.
Hình ảnh và ngôn ngữ có cùng chung một cấu trúc.
Thiết lập mối quan hệ giữa các ý niệm và hình ảnh là chức năng cơ bản của quá trình xử lý
thông tin.
Chúng ta bắt đầu xem xét các nhận xét trên. Trước tiên chúng ta có thể thấy rằng các
ngôn ngữ được hình thành từ các âm thanh trong tự nhiên và các cử chỉ hành động, các yếu tố
này là những phản ứng đối với môi trường xung quanh, đồng thời các ngôn ngữ này luôn luôn
24
mang tính kế thừa. Các ngôn ngữ nhìn chung có các thán từ là giống nhau. Các ngôn ngữ xa xưa
có vẻ là khá đơn giản và rõ ràng, được xuất hiện như là thông tin được thu về từ các cử chỉ và thể
hiện của khuôn mặt hơn là ý nghĩa của các từ ngữ đó.
Một điều cần lưu ý đó chính là các từ ngữ được giám sát bởi các bán cầu não trái và phải.
Bán cầu não phải quan tâm nhất tới mối quan hệ giữa một từ và với một vật thể xác định. Từ này
đối với bán cầu não phải cũng giống như những đặc điểm về mầu sắc và hình dáng của vật thể.
Trái ngược lại thì một từ đối với bán cầu não trái chỉ là một biểu tượng quy ước có thể được lan
truyền và trao đổi với các biểu tượng khác. Các từ này có thể tách rời khỏi bản thân của các vật
thể và được thao tác một cách độc lập như với tư cách là một vật thể. Tất cả các điều này giúp
cho não trái có thể phát huy được các ý tưởng logic dựa trên các thao tác đối với các ký hiệu biểu
tượng xuất phát bởi các từ. Bán cầu não phải liên quan đến các ký hiệu và các vật thể cố định, và
không cho phép bán cầu não trái giải quyết một cách chung chung, xử lý theo kiểu logic. Đối với
chúng ta thì việc nắm bắt được môi trường xung quanh được gắn chặt chẽ với thể hiện của ngôn
ngữ do mối quan hệ của hình ảnh và ý tưởng liên kết lại với nhau. Ngôn ngữ có tác dụng trong
vấn đề tạo nên sự trừu tượng và thúc đẩy quá trình chuyển hóa thông tin từ hình ảnh thành chữ
viết và từ chữ viết trở thành hình ảnh.
Như trên trình bày chúng ta đã thấy được mối quan hệ của hình ảnh âm thanh và từ ngữ.
Mối quan hệ này được thể hiện thông qua sự hoạt động trên cùng một vị trí của bộ não. Điều đó
thể hiện cho chúng ta rằng có sự liên quan chặt chẽ giữa các yếu tố đó đối với nhau. Bởi vì mỗi
khu vực trên bộ não đều có một chức năng riêng biệt và không chồng chéo lên lẫn nhau. Tức là
những yếu tố như âm thanh, hình ảnh hay từ ngữ có cùng chức năng thông tin sẽ được xử lý
giống nhau. Đối với con người của chúng ta có người có bán cầu não phải phát triển mạnh hơn và
ngược lại. Điều đó cũng dẫn đến sự khác nhau trong quá trình xử lý thông tin. Bán cẫu não bên
nào phát triển mạnh hơn thì các chức năng của chúng trong quá trình xử lý thông tin sẽ rất nhạy
và các yếu tố của bán cầu não bên kia thì không được nhạy. Không ai có thể phát triển đồng thời
cả hai bán cầu não đến một mức rất cao được cả, do vậy để cho quá trình tiếp nhận thông tin
được hiệu quả thì chúng ta cần phải nghiên cứu xem người đó có bán cầu bên nào phát triển hơn,
từ đó thiết kế giao diện cho phù hợp với khả năng của người đó. Cùng với việc kết hợp âm thanh
và từ ngữ chúng ta có thể làm cho quá trình tương tác đó trở nên hiệu quả hơn rất nhiều.
Hình ảnh và từ ngữ cùng mang đến một thông tin giống nhau, do vậy khi thiết kế giao
diện chúng ta phải tận dụng được hết những điểm mạnh của các yếu tố này để có thể có được một
giao diện thật tốt. Đối với những người thiệt thòi không có đầy đủ 5 giác quan thì các yếu tố trên
là rất quan trọng để họ có thể tiếp nhận được đầy đủ thông tin như những người bình thường
khác. Khi chúng ta có thể khẳng định rằng âm thanh, hình ảnh và ngôn ngữ đều có một ngữ nghĩa
khá giống nhau thì việc thiết kế cho những người thiệt thòi một giao diện tốt là hoàn toàn nằm
trong tầm tay. Tuy vậy đối với từng nhiệm vụ cụ thể khác nhau thì có thể một hình ảnh có giá trị
bằng một ngàn chữ và ngược lại một chữ cũng có giá trị bằng hàng ngàn hình ảnh. Ví dụ như đối
với việc thiết kế bảng báo nguy hiểm cho người lái xe thì các hình ảnh về đoạn đường nguy hiểm
25
có giá trị hơn hay chỉ cần một bảng biển có chữ mầu đỏ“ rất nguy hiểm”. Nhưng nếu như lại sử
dụng từ để diễn tả sự nguy hiểm đó thì quả thật là rất khó khăn. Thay vào đó các hình ảnh về
đoạn đường gấp khúc lại mang nhiều thông tin hơn đối với người lái xe. Như vậy ở đây thiết kế
tối ưu chính là kết hợp cả hai sử dụng bảng thiết kế bằng chữ trước, sau đó khoảng 10m sẽ là
bảng bằng hình ảnh. Giao diện máy tính cũng như vậy trong từng trường hợp cụ thể chữ và hình
ảnh mang lại nhiều hiệu quả trái ngược nhau. Tuy nhiên việc thiết kế như nào bố trí giao diện ra
sao đòi hỏi cũng cần phải có sự nghiên cứu tỉ mỉ và chi tiết hơn nữa.
Ví dụ như khi thiết kế giao diện cần phải bổ sung thêm nhiều thông tin đối với biểu tượng
mà đang tương tác với người sử dụng. Với màu sắc chỉ thông tin về độ tuổi của file, các đường
gạch đậm chỉ đường dẫn thư mục, hình động chỉ cho người sử dụng biết làm thế nào để được in...
Tất cả các quá trình trên đều được bộ não xử lý thông qua các bán cầu não của mình, giữa các
bán cầu này có sự trao đổi thông tin với nhau để thu được kết quả cao nhất.
Hình 1. 2. 8 Bộ não không thể xử lý hết thông tin trong thời gian ngắn
Trong các khái niệm thuộc về máy tính thì biểu tượng là một thể hiện tương đối nhỏ của
một hành động và một thực thể, thông thường chỉ khoảng 1 inch hay 64 pixel. Các biểu tượng
nhỏ có tác dụng tiết kiệm không gian hoặc có thể tích hợp vào trong các thực thể khác như là các
cửa sổ ngoài hay là thanh toolbar. Các icon thường được sử dụng trong các chương trình vẽ để
thể hiện các công cụ hay hành động ví dụ như cắt hình ảnh, xóa các ảnh..., trong khi các phần
mềm xử lý chữ thường có các menu có chữ cho các lựa chọn. Sự khác nhau này thể hiện có sự
khác nhau trong nhận thức về hình ảnh và chữ viết đối với các mụ đích sử dụng của người dùng.
Nếu như chúng ta làm việc với xu hướng thuộc về thị giác thì các biểu tượng có tác dụng rất hữu
ích và nếu như làm việc trên môi trường chữ viết thì các menu có chữ viết sẽ có tác dụng tốt hơn.
Trong những trường hợp có cả biểu tượng và chữ viết ví dụ như danh sách tổ chức theo
thư mục cây thì giao diện có sự kết hợp của cả hai. Các phương pháp thiết kế giao diện thông qua
biểu tượng là một cơ sở giúp chúng ta có được một giao diện thật tốt. Tuy nhiên biểu tượng
không thể thể hiện hết trong một số trường hợp như đoạn đường gấp khúc và nguy hiểm, ngoài ra
trong một số trường hợp thì các dòng chữ như DO NOT ENTER lại có tinh hữu dụng và dễ dàng
hơn một biểu tượng. Tuy vậy việc kết hợp sử dụng của cả biểu tượng và chữ mang lại hiệu quả
nhiều hơn so với từng cái đơn lẻ. Do vậy câu trả lời đầu tiên cho việc đánh giá sự hiệu quả giữa
26
biểu tượng và chữ viết chính là phục thuộc vào người dùng, nhiệm vụ cần sử dụng và chất lượng
thể hiện thông tin của cả biểu tượng và chữ viết. Theo như B. Sneiderman thì trong việc thiết kế
giao diện có sử dụng biểu tượng thì cần tuân theo những quy tắc nhất quán. Sau đây chúng ta sẽ
xem xét một số vấn đề trong quá trình nhận thức thông qua thị giác.
Hình 1. 2. 9 Tác dụng của chữ viết.
Biểu tượng thường có tác dụng thu hút mạnh hơn so với các chữ viết, hơn nữa các biểu
tượng cũng dễ dàng hơn để lựa chọn nếu như chúng ta sử dụng chuột so với các chữ bởi vì các
biểu tượng có hình dáng là một chữ nhật khá to trong khi đó các chữ viết thường nhỏ và dài do
vậy khó lựa chọn hơn. Tuy nhiên đối với các vấn đề trong máy vi tính thì các biểu tượng thường
mang ít nghĩa hơn so với các chữ do vậy các biểu tượng thường khó được nhận biết hơn so với
các chữ đặc biệt là đối với các khái niệm mang tính trừu tượng. Điều đó cũng lý giải tại sao chữ
viết là một trong những công cụ phổ biến nhất và hiệu quả nhất đối với vấn đề chuyển tải thông
tin của con người. Biểu tượng hoạt động hiệu quả nhất trong trường hợp có sự tương đồng với
một vấn đề cụ thể hay có một sự liên quan đến một nhiệm vụ nào đó mà con người đã biết hoặc
hình dung ra được. Nói tóm lại tức là biểu tượng có thể được nhận ra bởi vẻ bề ngoài và hoàn
cảnh xuất hiện ví dụ như biểu tượng bút chì trong các chương trình vẽ. Biểu tượng thường không
có tác dụng trong quá trình tìm kiếm bằng thị giác. Biểu tượng sẽ dễ dàng được tìm kiếm trên
màn hình nếu như biểu tượng đó có một chức năng giác quan đơn giản dễ nhận biết đối với người
sử dụng. Thông thường thì mầu sắc là có tác dụng nhất trong quá trình tìm kiếm, tiếp theo sau đó
thì chính là hình dáng đơn giản của biểu tượng. Nhưng hầu như các biểu tượng đều mang nhiều
mầu sắc do vậy rất khó khăn trong quá trình tìm kiếm. Trong trường hợp này thì các nhãn gắn
chữ viết có tác dụng tìm kiếm tốt hơn so với biểu tượng ví dụ như có thể tìm kiếm theo ký tự...
Bố cục về không gian của các biểu tượng không mang lại nhiều giá trị bởi vì người sử
dụng không thể nhớ được các biểu tượng nếu chỉ dựa vào vị trí của chúng trên màn hình. Như
vậy ta có thể thấy rằng các nhãn bằng chữ viết là rất cần thiết cho các biểu tượng ví dụ như tất cả
các icon đều có tên riêng biệt...
27
Một trong những vấn đề quan trọng của việc thiết kế HCI đó chính là có thể thiết kế thật
tốt các biểu tượng trên màn hình. Các biểu tượng là những thể hiện sự tưởng tượng của con
người, do vậy một biểu tượng tốt đó chính là thể hiện được hết những gì mình nghĩ cho người
quan sát khác được thấy và hiểu. Ngoài ra việc thiết kế biểu tượng tốt còn tuân theo những tiêu
chuẩn sau:
● Tiết kiệm được không gian.
● Dễ dàng được nhận biết trong một giao diện máy tính.
● Được nhớ một cách dễ dàng
● Giúp cho giao diện trở nên hài hòa hơn.
Thông thường thì một biểu tượng bao gồm có 4 phần sau đây:
● Đường viền bao quanh
● Hình nền xung quanh
● Hình ảnh
● Nhãn.
Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu và xem xét cách thức thiết kế một biểu tương. Để cho quá
trình thiết kế đơn giản, thống nhất và nhất quán chúng ta có một số các nguyên tắc sau:
1. Thứ nhất, chúng ta phải đảm bảo tính đồng nhất và sáng sủa : Chúng ta phải thiết kế một tập
các biểu tượng như là một thể thống nhất tức là việc thiết kế các biểu tượng luôn phải đặt nằm
trong một khối tổng thể nhất định chứ không nằm riêng rẽ. Biểu tượng cũng nên nhất quán
với nhau về kích cỡ, mầu sắc, độ trừu tượng... nếu như có sự khác biệt quá lớn về việc thiết
kế các biểu tượng thì gây nên sự mất cân bằng trong việc nhìn các biểu tượng. Việc mất cân
bằng càng lớn bao nhiêu thì khó khăn cho người đọc càng lớn bấy nhiêu. Biểu tượng trong
một tập phải thiết kế để đảm bảo sự cân bằng về mặt thị giác. Nét độc đáo là rất quan trọng
trong việc thiết kế biểu tượng.
2. Thứ hai, đảm bảo tính dễ đọc : Tận dụng tối đa độ phân giải cho phép, sử dụng các biểu
tượng lớn, các đường viền đậm. Quan tâm tới khoảng cách để đọc: khoản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- ỨNG DỤNG YẾU TỐ CON NGƯỜI VÀO TRONG TỔ CHỨC HCI.pdf