Luận văn Ứng dụng GIS trong phân cấp xung yếu lưu vực tại xã Hiếu Huyện Kon Plong tỉnh Kon Tum

Tài liệu Luận văn Ứng dụng GIS trong phân cấp xung yếu lưu vực tại xã Hiếu Huyện Kon Plong tỉnh Kon Tum: TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: ỨNG DỤNG GIS TRONG PHÂN CẤP XUNG YẾU LƯU VỰC TẠI XÃ HIẾU HUYỆN KON PLONG TỈNH KON TUM Họ và tên tác giả: Chu Văn Chung Ngành học: Quản Lý Tài Nguyên Rừng và Môi Trường Khóa học: 2003 - 2007 Đăk Lăk, tháng 9 năm 2007 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP ii LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: ỨNG DỤNG GIS TRONG PHÂN CẤP XUNG YẾU LƯU VỰC TẠI XÃ HIẾU HUYỆN KON PLONG TỈNH KON TUM Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Bảo Huy Họ và tên tác giả: Chu Văn Chung Ngành học: Quản Lý Tài Nguyên Rừng và Môi Trường Khóa học: 2003 - 2007 Đăk Lăk, tháng 9 năm 2007 iii Lời cảm ơn Để hoàn thành luận văn này , tôi xin chân thành cảm ơn đến: Quý thầy cô giáo trường Đại Học Tây Nguyên đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt bốn năm học. Các thầy cô trong Khoa Nông Lâm Nghiệp đã giúp cho tôi có được những kiến thức quý báu về nghành nghề của mình cũng như những bài học kinh nghiệ...

pdf80 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Ứng dụng GIS trong phân cấp xung yếu lưu vực tại xã Hiếu Huyện Kon Plong tỉnh Kon Tum, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: ỨNG DỤNG GIS TRONG PHÂN CẤP XUNG YẾU LƯU VỰC TẠI XÃ HIẾU HUYỆN KON PLONG TỈNH KON TUM Họ và tên tác giả: Chu Văn Chung Ngành học: Quản Lý Tài Nguyên Rừng và Môi Trường Khóa học: 2003 - 2007 Đăk Lăk, tháng 9 năm 2007 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP ii LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: ỨNG DỤNG GIS TRONG PHÂN CẤP XUNG YẾU LƯU VỰC TẠI XÃ HIẾU HUYỆN KON PLONG TỈNH KON TUM Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Bảo Huy Họ và tên tác giả: Chu Văn Chung Ngành học: Quản Lý Tài Nguyên Rừng và Môi Trường Khóa học: 2003 - 2007 Đăk Lăk, tháng 9 năm 2007 iii Lời cảm ơn Để hoàn thành luận văn này , tôi xin chân thành cảm ơn đến: Quý thầy cô giáo trường Đại Học Tây Nguyên đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt bốn năm học. Các thầy cô trong Khoa Nông Lâm Nghiệp đã giúp cho tôi có được những kiến thức quý báu về nghành nghề của mình cũng như những bài học kinh nghiệm từ thực tế. Tập thể lớp Quản Lý Tài Nguyên Rừng và Môi Trường K2003 đã gắn bó và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học cũng như trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Các cán bộ UBND xã Hiếu đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện trong thời gian tôi thu thập số liệu. Bà con trong thôn Vi Chring, đã giúp tôi trong quá trình điều tra rừng. Gia đình và những người thân của tôi đã giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi có được ngày hôm nay. Đặc biệt tôi xin chân thành cám ơn đến PGS.TS Bảo Huy là người đã tận tình quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Buôn Ma Thuôt, tháng 9 năm 2007 Sinh viên Chu Văn Chung iv Danh mục từ viết tắt: CGIS : Canadian Geographic Infomational System GIS : Geographical Information System HĐNN : Hội đồng nhân dân HTTTĐL : Hệ thống thông tin địa lý HXLA : Hệ xử lý ảnh UBNN : Ủy ban nhân dân Danh sách bảng biểu: Bảng 5.1. Bảng tổng hợp phân loại trạng thái thực địa và ảnh landsat. .................... 25  Bảng 5.3: Kết quả phân tích hồi quy giữa xói mòn đất với các nhân tố tác động. ... 32  Bảng 5.4. Bảng tổng hợp diện tích các cấp xung yếu trong lưu vực ........................ 40  Biểu 5.5: Số liệu dự báo cấp xung yếu của lưu vực .................................................. 44  Danh sách hình ảnh: Hình 5.1: Bản đồ UTM khu vực nghiên cứu ............................................................ 18  Hình 5.2: Bản đồ địa hình - thuỷ văn khu vực nghiên cứu ....................................... 19  Hình 5.3: Ảnh vệ tinh Landsat TM khu vực nghiên cứu .......................................... 20  Hình 5.4: Bản đồ vector trạng thái giải đoán tự động từ ảnh vệ tinh ........................ 21  Hình 5.12.: Bảng vector và bảng tonghopca3trangthai trên một của sổ ................... 22  Hình 5.13: Phép chọn SQL Select- chọn các điểm điều tra thực tế nằm trong vùng phân loại ảnh landsat ......................................................................................... 23  Hình 5.5: Bản đồ chồng ghép tọa độ trạng thái thực địa với phân loại ảnh vệ tinh .. 24  Hình 5.6: Bản đồ chuyên đề phân cấp trạng thái ...................................................... 26  Hình 5.7: Bản đồ trạng thái rừng và đất rừng của lưu vực ....................................... 27  Hình 5.14: Hộp thoại Update Column ...................................................................... 34  Hình 5.15: Hộp thoại Expression .............................................................................. 35  Hình 5.16: Hộp thoại Create Thematic Map- Step 1 of 3 ......................................... 36  Hình 5.17: Hộp thoại Create Thematic Map- Step 2 of 3 ......................................... 36  Hình 5.18: Hộp thoại Create Thematic Map- Step 3 of 3 ......................................... 36  Hình 5.8: Bản đồ chuyên đề phân cấp xung yếu lưu vực ......................................... 37  Hình 5.9: Bản đồ phân vùng xung yếu lưu vưc ........................................................ 39  Hình 5.19: Hộp thoại New Redistrict Window ......................................................... 40  Hình 5.10: Bản đồ cấp xung yếu hiện tại .................................................................. 42  Hình 5.11: Bản đồ dự báo sự thay đổi cấp xung yếu ................................................ 45  v Mục lục 1  Đặt vấn đề ................................................................................. 1  2  Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................. 3  2.1  Khái niệm về GIS và viễn thám .......................................................... 3  2.1.1  Khái niệm về hệ thống thông tin địa lý ................................................. 3  2.1.2  Khái niệm về viễn thám ........................................................................ 4  2.2  Tình hình nghiên cứu trên thế giới về ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên thiên nhiên ......................................................................................... 4  2.3  Tình hình nghiên cứu trong nước về ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên thiên nhiên ......................................................................................... 6  3  Đối tượng nghiên cứu ............................................................... 8  3.1  Đối tượng nghiên cứu cụ thể ............................................................... 8  3.2  Đặc điểm khu vực nghiên cứu ............................................................. 8  3.2.1  Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................ 8  3.2.2  Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ..................................... 9  4  Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu ................. 13  4.1  Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 13  4.1.1  Mục tiêu tổng quát .............................................................................. 13  4.1.2  Mục tiêu cụ thể: .................................................................................. 13  4.2  Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 13  4.3  Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 13  4.3.1  Phương pháp luận và tiếp cận nghiên cứu .......................................... 13  4.3.2  Phương pháp nghiên cứu cụ thể .......................................................... 14  5  Kết quả nghiên cứu và thảo luận .......................................... 17  5.1  Phân loại trạng thái rừng dựa vào ảnh vệ tinh Landsat và công nghệ GIS 17  5.2  Phát hiện mối quan hệ giữa mức độ xói mòn (y) và các nhân tố tác động (xi) ....................................................................................................... 27  Bảng 5.2: Bảng mã hoá các nhân tố sinh thái, nhân tác trong lưu vực ............. 31  5.3  Phân cấp xung yếu phục vụ quản lý lưu vực bằng GIS .................... 33  5.4  Dự báo sự thay đổi cấp xung yếu ...................................................... 41  6  Kết luận và kiến nghị ............................................................. 46  6.1  Kết luận ............................................................................................. 46  6.2  Kiến nghị ........................................................................................... 47  Tài liệu tham khảo ........................................................................ 48  Phụ lục ........................................................................................... 49  Phụ lục 1:Mẫu phiếu nghiên cứu các nhân tố tác động đến môi trường rừng (Xói mòn đất, dòng chảy trong lưu vực) ..................................................... 49  Phụ lục 2: Bảng tổng hợp số liệu điều tra các nhân tố tác động đến xói mòn đất 53  vi Phụ lục 3: Kết quả phân tích hàm quan hệ giữa xói mòn với các nhân tố sinh thái, nhân tác bằng phần mềm Stagraphich plus .................................. 56  Phụ lục 4: Bảng tổng hợp các điểm điều tra trạng thái trên thực địa .......... 58  Phụ lục 5: Dữ liệu của lớp bản đồ vector giải đoán từ ảnh vệ tinh ............. 62  Phụ lục 6: Dữ liệu đối chứng trạng thái hiện trường với phân loại trên ảnh landsat .......................................................................................................... 70  1 1 Đặt vấn đề Giá trị nhiều mặt của rừng đã được đề cập một cách rõ ràng trong một vài thập kỷ qua, rừng không đơn thuần là cung cấp gỗ mà còn lâm sản ngoài gỗ và đặc biệt là các dịch vụ từ rừng như bảo vệ đầu nguồn , các nguồn nước, bảo vệ khí hậu thông qua hấp thụ CO2 … Do vậy quy hoạch, quản lý tài nguyên rừng đòi hỏi phải xuất phát từ việc quản lý tổng hợp và phát huy một cách hài hòa giá trị to lớn, nhiều mặt mà không thể thay thế của rừng. Ngày nay quy hoạch cách quan rừng là một yêu cầu của bất kỳ quốc gia nào. ở cả đô thị lẫn vùng cao, vì để phát triển bền vững con người cần có đầy đủ kiến thức về quan hệ cảch quan, sinh thái và quản lý sử dụng nó theo đúng quy luật [4] Một trong các dịch vụ quan trọng của rừng là bảo vệ đầu nguồn, nguồn nước. Trong mấy chục năm trở lại đây do nạn khai thác và chặt phá rừng bừa bãi, diện tích rừng của nước ta đã giảm sút một cách nghiêm trọng. Kéo theo đó là hàng loạt các nguy cơ về hạn hán, lũ lụt…. Tất cả đều do việc con người không biết sử dụng và khai thác một cách không hợp lý tài nguyên rừng. Trên quan điểm hệ thống, một lưu vực có các thành phần sinh học và vô sinh tương tác nhau và thường gồm một số các hệ sinh thái hay các phần của hệ sinh thái liên kết với nhau thành các dòng vật chất và năng lượng. Trong đó chu trình nước là sự liên kết chính chi phối đến các chức năng của lưu vực. Lưu vực có một số vai trò quan trọng sau: + Cung cấp nước: Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người và phục vụ phát triển kinh tế và xã hội. + Cải thiện chất lượng nước. + Kiểm soát lũ lụt. + Kiểm soát bồi lắng. + Phát triển kinh tế với các công trình thuỷ điện thuỷ lợi. + Bảo tồn đa dạng sinh học. + Bảo tồn sinh cảnh. + Giải trí và du lịch. 2 Rừng được coi là trái tim của các lưu vực vùng cao. Vì thế, quản lý lưu vực cũng đồng nghĩa với việc quản lý tài nguyên rừng đầu nguồn. Do vậy, cần có các biện pháp quản lý rừng tổng hợp và bền vững. Trong mấy năm trở lại đây hạn hán và lũ lụt đã mang đến cho con người biết bao khó khăn. Chúng ta có thể thấy được điều này thông qua các các hiện tượng về bão lũ, mùa khô thiếu nước… mà các phương tiện thông tin đại chúng vẫn đưa tin hàng ngày. Con người vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra các hiện tượng trên. Nhưng qua nghiên cứu của các nhà khoa học thì nguyên nhân chủ yếu là do sự mất rừng một cách nhanh chóng (cả về số lượng và chất lượng rừng), nhất là các khu rừng đầu nguồn. Để rừng là nơi giữ nước và cung cấp nước cho đời sống và các hoạt động khác của con người. Chúng ta không thể biết bảo vệ mà còn phải biết phát huy, quy hoạch cảnh quan và lưu vực của tài nguyên rừng. Các lưu vực cần được điều tra, khảo sát để tìm ra các nhân tố tác động đến chất lượng của lưu vực. Mặt khác trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và quản lý xã hội, mỗi phương pháp áp dụng đòi hỏi phải có sự phân tích các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội. Các số liệu này nhìn chung thường ở dạng bản đồ, ảnh các văn bản lưu trữ, các số liệu thống kê hay là sự kết hợp giữa chúng. [6] Việc phân tích các số liệu này nhằm mục đích trả lời cho một số câu hỏi như: Cần phải xác định vị trí một khu rừng cần được bảo vệ nghiêm ngặt, một công trình thuỷ lợi ở vị trí nào cho thích hợp… Nhiều câu hỏi được phát sinh trong quá trình làm việc. Để trả lời câu hỏi này, nếu sử dụng các phương pháp tra cưú thông thường thì sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Nó đòi hỏi phải tra cứu nhiều loại tài liệu, bản đồ khác nhau cũng như các tài liệu thống kê khác. Hiện nay với sự phát triển vược bậc của tiến bộ khoa học kỹ thuật đặc biệt là tiến bộ của công nghệ thông tin và công nghệ thông tin địa lý - GIS, đã mở ra một hướng mới cho việc quản lý tài nguyên thiên nhiên nói chung và quản lý lưu vực nói riêng. 3 Để góp phần vào việc quản lý lưu vực, phân cấp lưu vực bằng các biện pháp kỹ thuật và công nghệ mới, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “ỨNG DỤNG GIS TRONG PHÂN CẤP XUNG YẾU LƯU VỰC TẠI XÃ HIẾU HUYỆN KON PLONG- KON TUM” 2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1 Khái niệm về GIS và viễn thám 2.1.1 Khái niệm về hệ thống thông tin địa lý - Dữ liệu địa lý: Các công cụ của máy tính làm việc với dữ liệu của các hiện tượng tự nhiên trên bề mặt của trái đất được gọi là hệ thống thông tin không gian. Nó có thể làm việc với đủ loại thông tin như bản đồ, ảnh vệ tinh… Hệ thống thông tin là một hệ thống thu thập, lưu trữ và điều hành các thông tin dưới dạng giấy, ảnh và số về các hiện tượng tự nhiên trong thế giới thực. Do vậy dữ liệu là rất đa dạng, chúng mang tính không gian và thời gian chúng được gọi là dữ liệu địa lý. Vậy dữ liệu địa lý là các dữ liệu số mô tả các đối tượng trong thế giới thực. Dữ liệu địa lý được tổ chức thành hai nhóm thông tin chính đó là: + Nhóm thông tin về phân bố không gian. + Nhóm thông tin về thuộc tính của đối tượng. - Mô hình dữ liệu: 4 Có những khuôn mẫu căn bản cho dữ liệu địa lý và có những nguyên lý, hình thức hướng dẫn chúng ta mô hình hoá và tổ chức dữ liệu. Mô hình hoá tổ chức dữ liệu thông dụng nhất hiện nay là mô hình bản đồ chồng xếp, trong đó đối tựng tự nhiên được thể hiện như một tập hợp các lớp thông tin riêng rẽ. Một trong những phương pháp chung nhất của tổ chức dữ liệu địa lý là tổ chức theo các bản đồ và các lớp thông tin. Mỗi lớp thông tin là một biểu diễn của dữ liệu theo một mục tiêu nhất định. Mỗi lớp thông tin lại có mô hình cấu trúc dữ liệu chi tiết hơn. Về nguyên lý, lớp thông tin là tấp hợp các dữ liệu địa lý về một khía cạnh nào đó của một đối tượng địa lý thực tế không giống như các dạng dữ liệu thông dụng khác, dữ liệu địa lý phức tạp hơn nó bao gồm các thông tin về vị trí và các thuộc tính phi không gian. Tổng hợp dữ liệu địa lý và mô hình địa lý ta có được khái niệm về hệ thống thông tin địa lý như sau: Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống quản lý thông tin không gian được phát triển dựa trên cơ sở máy tính với mục đích lưu trữ, quản lý, hợp nhất, mô hình hoá, phân tích và mô tả được nhiều loại dữ liệu. 2.1.2 Khái niệm về viễn thám Viễn thám được định nghĩa như một khoa học và công nghệ mà nhờ nó các tính chất của vật thể quan sát được xác định đo đạc hoặc phân tích mà không cần tiếp xúc trực tiếp với chúng. Sóng điện từ hoặc được phản xạ hoặc được bức xạ từ vật thể thường là nguồn tư liệu chủ yếu trong viễn thám. Tuy nhiên các dạng năng lượng khác như trọng trường, từ trường cũng được sử dụng để khai thác thông tin. 2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới về ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên thiên nhiên Hệ thống thông tin địa lý (HTTTĐL) đầu tiên trên thế giới được xây dựng vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX tại Canada với tên gọi CGIS (Canadian Geographic Infomational System). Song song với Canada hàng loạt các trường đại học Mỹ cũng tiến hành nghiên cứu và xây dựng các HTTTĐL của mình. Tuy nhiên rất nhiều trong số đó đã không tồn tại được lâu. 5 Sự ra đời và phát triển các HTTTĐL trong những năm 60 của thể kỷ XX đã được quốc tế chấp nhận và đánh giá cao. Vì vậy, năm 1968 Hội Địa Lý Quốc tế đã quyết định thành lập uỷ ban thu nhận và sử lý dữ liệu địa lý nhằm mục đích phổ biến kiến thức trong lĩnh vực này trong những năm tiếp theo. Trong những năm 70, đứng trước sự gia tăng về nhu cầu quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, chính phủ các nước, đặc biệt là ở Bắc Mỹ, bên cạnh thiết lập hàng loạt cơ quan chuyên trách về môi trường đã bầy tỏ sự quan tâm nhiều hơn nữa đến việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển HTTTĐL. Đầu những năm 70 của thế kỷ XX còn được đánh dấu bởi sự phát triển mạnh mẽ của các hệ xử lý ảnh (HXLA) và của kỹ thuật viễn thám. Việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như quản lý dữ liệu nói chung được chú trọng và phát triển trong các HTTTĐL và HXLA. Nghiên cứu đánh giá hiểm hoạ xói mòn và chất lượng đất cho các nước thuộc phía nam của cộng đồng Châu Âu (1991). Nó được dựa trên 5 tập hợp dữ liệu: đất, khí hậu, độ dốc, thực vật và thuỷ lợi. Tất cả dữ liệu này được đồng nhất về lưới chiếu, được kiểm tra về độ chính xác và độ tương thích. Kết quả nghiên cứu đã thu được trong thời gian ngắn nhất và chi phí thấp nhất. Mô hình hoá đám cháy tự nhiên trong khu vực địa trung hải (1992): Mục đích chung của nghiên cứu này là mô hình hành vi các đám cháy tự nhiên để tìm ra mối nguy cơ xuất hiện và lan tràn hoả hoạn dựa trên HTTTĐL. Nghiên cứu độ mặn của đất và giám sát ngập nước tại tỉnh IS Mailia – Ai cập (1992): Những khả năng lập bản đồ và điều tra độ mặn của nước bằng viễn thám và HTTTĐL đã được thử nghịêm trong giai đoạn đầu của dự án. Đầu ra của nghiên của này là có hứa hẹn và đề tài được chuyển sang giai đoạn ứng dụng. Năm 1999 De Jaeger đã nghiên cứu lập bản đồ địa mạo bằng ảnh vệ tinh TK- 300 của Nga và HTTTĐL cho thung lũng Wadi Mujib (Jonrdan). Kết quả đã thành lập được bản đồ địa mạo và thành lập được bản đồ rủi ro môi trường. Và một số nghiên cứu về lưu vực như: Sử dụng thông tin khoa học và logic để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái thuỷ sinh, hệ sinh thái trên cạn. Xây 6 dựng các tiêu chuNn và biện pháp rõ ràng để kiểm tra và đánh giá hiệu quả của việc quản lý lưu vực… N hìn chung, cách tiếp cận quản lý môi trường lưu vực này gồm các nét chính. Thứ nhất là sự phát hiện vấn đề, phát hiện các mối đe doạ tiềm Nn của lưu vực và hệ sinh thái trong lưu vực, thứ hai là các nỗ lực hành động, thực hiện một cách tổng hợp và toàn diện một khi các giải pháp đã được quyết định. Theo dự án quản lý bền vững vùng đầu nguồn trong vùng hạ lưu sông Mêkông của uỷ hội sông Mêkông thì: Các nguồn tài nguyên nước và đất đai thuộc vùng Hạ lưu sông Mêkông là cơ sở sinh sống của khoảng 60 triệu người và cung cấp lương thực thực phNm cho khoảng 300 triệu người. N ông nghiệp là ngành quan trọng nhất, dựa vào các nguồn tài nguyên nước của lưu vực, và lâm nghiệp là một yếu tố chủ chốt quyết định đến chất lượng và sự điều hoà nguồn nước cho nông nghiệp. N ông nghiệp góp phần tạo thu nhập và việc làm cho nhiều người dân. Đối với nhiều người trong số này chính lâm nghiệp và cả ngư nghiệp cũng góp phần đáng kể trong việc tạo thu nhập và duy trì đời sống của họ. Mục đích của việc quản lý vùng đầu nguồn là nhằm góp phần đảm bảo rằng khối lượng và chất lượng nước là chấp nhận được về mặt môi trường, cũng như đảm bảo cung cấp nước qua thời gian thông quan việc quản lý tốt đất và các nguồn tài nguyên khác 2.3 Tình hình nghiên cứu trong nước về ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên thiên nhiên N ghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và HTTTĐL vào thực tiễn ở nước ta trong mấy năm trở lại đây đã có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt là ứng dụng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên. N ăm 1999 N guyễn Đình Dương và cộng sự đã nghiên cứu cách xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá môi trường chiến lược phát triển thành phố Hạ Long và các vùng lân cận. N guyễn Thị Bảo Hoa (2000), nghiên cứu ứng dụng viễn thám và HTTTĐL trong nghiên cứu quy hoạch đô thi Hà N ội. N ghiên cứu xây dựng và sử dụng cơ sở dữ liệu địa lý để quản lý đất đai và môi trường, áp dụng cho các tỉnh miền núi của Việt N am ( N guyễn Trần Cầu, 2000) [ ?] 7 Một nghiên cứu quan trọng liên quan đến việc đánh giá xói mòn là nghiên cứu: Sử dụng HTTTĐL xây dựng bản đồ xoi mòn tiềm năng Việt N am tỷ lệ 1: 1000 000 của Trần Văn Ý (2001). N ghiên cứu đã xây dựng được bản đồ xói mòn tiềm năng cho toàn Việt N am. Việc quản lý và phân cấp lưu vực ở nước ta đang là một vấn đề được bàn tán nhiều trong mấy năm trở lại đây. Các lưu vưc sông nhất là các lưu vực đầu nguồn vẫn chưa được khảo sát, đánh giá và phân cấp một cách hợp lý. Các biện pháp quản lý và bảo vệ lưu vực thường chỉ tập trung ở các phần của lưu vực nơi mà sự xói mòn đã xấy ra ở mức cao và sự can thiệp được xem là cấp bách, hay ở những nơi mà các biện pháp kiểm soát xói mòn được coi là rất quan trọng trong việc duy trì các chức năng thiết yếu mà các phần này của lưu vực đang nắm giữ vai trò then chốt. Một số bện pháp công trình đã được áp dụng để ổn định độ dốc và xói mòn ở vùng cao như: + Tường đá: Đá được xếp thành bờ dọc theo đường đồng mức để bảo vệ đất đai. + Đập kiểm soát. + Băng cây xanh. +… N hững biện pháp nêu trên chỉ tập trung vào việc chống xói mòn ở các lưu vực. còn các biện pháp phòng ngừa và dự đoán các hiện tượng và chất lượng của lưu vực, phân cấp xung yếu lưu vực vẫn đang còn là vấn đề bỏ ngỏ. N hất là việc ứng dụng công nghệ viễn thám và HTTTĐL vào quản lý lưu vực vẫn đang còn là vấn đề hạn chế và chưa được triển khai. 8 3 Đối tượng nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu cụ thể + N ghiên cứu trên một khu vực của lưu vực nằm trong địa phận của xã Hiếu có diện tích là 2254,35 ha. Giới hạn nghiên cứu trong một phạm vi đầu nguồn của hệ thống sông Trà Khúc, để nghiên cứu áp dụng công nghệ GIS trong quản lý lưu vực + N ghiên cứu các nhân tố nhân tác, sinh thái tác động đến xói mòn đất và khả năng điều hoà dòng chảy của lưu vực. 3.2 Đặc điểm khu vực nghiên cứu 3.2.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 3.2.1.1 Vị trí địa lý. Xã Hiếu nằm ở tọa độ địa lý 108o22’ 44’’ đến 108o31’11’’ kinh độ Đông và từ 14o32’29’’ đến 14o41’15’’vĩ độ Bắc. Trước đây Xã Hiếu thuộc Huyện Kon Plong cũ - Tỉnh Kon Tum. Cho đến năm 2002 sau khi được chia tách thành 2 Huyện Kon Plong và Kon Rẫy thì địa phận Xã Hiếu thuộc địa phận huyện Kon Plong. Địa bàn Xã nằm cách Trung Tâm Huyện KonPlong 28 Km ( Theo quốc lộ 24). Xã có địa giới hành chính như sau: + Phía Bắc giáp Xã Pờ Ê và Xã N gọc Tem - Huyện KonPlong. + Phía Đông giáp Tỉnh Quảng N gãi . + Phía N am giáp Tỉnh Gia Lai. + Phía Tây Giáp Xã Măng Cành - Huyện KonPlong. Với tổng diện tích là : 20505.20ha. 3.2.1.2 Địa hình. - Dạng địa hình phổ biến trong khu vực là núi cao liền dải hệ thống núi kéo dài với nhiều đỉnh cao sườn dốc tạo bề mặt địa hình chia cắt hiểm trở. Xen kẽ có các thung lũng nhỏ hẹp phân bố theo các hợp thủy, khe suối. + Độ cao tuyệt đối lớn nhất: 1428m + Độ thấp tuyệt đối nhỏ nhất: 420m. + Độ cao trung bình: 800-1000m 9 + Độ dốc lớn nhất: 500 + Độ dốc nhỏ nhất: 80 + Độ dốc bình quân: 200 Dựa theo độ cao và độ dốc có thể chia làm 3 dạng địa hình như sau: - Địa hình núi cao dốc. Độ dốc trên 200 diện tích 14.107ha chiếm 69,56% diện tích tự nhiên phân bố dọc theo đường ranh giới phía Đông và phía Tây của xã. - Địa hình núi cao trung bình độ dốc từ 80 – 150; phân bố thành hệ thống núi đồi liền dải ở khu trung tâm xã, dọc theo đường quốc lộ 24 có diện tích 3965 ha, chiếm 19,55% tổng diện tích tự nhiên. - Địa hình trũng ven suối, hợp thủy. Độ dốc từ 30-80 diện tích 2208 ha chiếm 10,89% diện tích tự nhiên. 3.2.1.3 Khí hậu, thuỷ văn. Do vị trí của Xã Hiếu nằm về phía đông bắc của tỉnh Kon Tum có địa hình khá cao, độ cao trung bình trên 1000m cho nên đặc điểm của khí hậu cơ bản của vùng này là khí hậu Nm khá cao, do lượng mưa nhiều, lượng nhiệt phong phú. Về mùa đông trong khi các vùng khác trong tỉnh đang thời kỳ khô hạn thì ở đây vẫn có một số ngày mưa nhỏ và mưa phùn. Xã Hiếu nằm trong tiểu vùng khí hậu Đông trường sơn, nhiệt đới Nm núi cao vì vậy điều kiện nhiệt hạn chế. N hiệt độ trung bình của năm từ 20-21oC, không có mùa nóng, lượng mưa trung bình 2200mm - 2600mm và chia làm hai mùa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 12 chiếm 80 - 82% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4 năm sau lượng mưa ít( 10 - 18% lượng mưa cả năm) trung bình 12 - 20% . - Tổng nhiệt độ năm là 8000- 81000oC. Các suối chính nằm trong khu vực nghiên cứu bao gồm: ĐăkRong, Đăk Ram, Đăk Xô, Đăk Phét và Đăk Ri. Các suối này là đầu nguồn của các con sông lớn, cung cấp nước cho lưu vực sông Trà Khúc, hạ lưu của tỉnh Quảng N gãi. 3.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 3.2.2.1 Kinh tế. Xã Hiếu là xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp là chính với những số liệu thống kê như sau: 10 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là: 510,9 ha trong đó. + Diện tích lúa nước là 251 ha, năng suất bình quân là 2,5 tấn/ha, tăng 0,1 tấn so với kế hoạch năm 2006. + Diện tích trồng cây hàng năm là 215,89 ha. + Diện tích trồng cây lâu năm là: 44,10 ha. + Diện tích trồng cây mì là: 48,5 ha. + Diện tích trồng bắp là: 36 ha. + Diện tích rau đậu các loại là 9ha. Về chăn nuôi : UBN D Xã xác định chăn nuôi là ngành mũi nhọn và rất quan trọng để thúc đNy nền kinh tế của xã phát triển vì vậy xã đã chỉ đạo cho nhân dân làm chuồng trại có mái che để phát triển cho đàn gia súc đến nay toàn xã đã có 140 chuồng trại có mái che tăng 75 chuồng. N goài ra xã còn phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội Huyện lập hồ sơ cho nhân dân vay vốn với số tiền là 265 triệu, hầu hết nhân dân đã sử dụng nguồn vốn vào chăn nuôi có hiệu quả, đến nay tổng số đàn gia súc là: 13.089 con. + Đàn trâu có : 966 con. + Đàn bò có : 383 con. + Đàn Heo có : 930 con. + Gia Cầm có : 10.820 con. N hìn chung ngành chăn nuôi của xã rất khả quan đáp ứng được nhu cầu phục vụ trong nông nghiệp, mặt khác đem lại nguồn thực phNm cho nhân dân góp phần nâng cao thu nhập kinh tế hộ gia đình. Dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy - HĐN D - UBN D và các ban ngành vì vậy mà đời sống của người dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đến nay đã được tăng lên. Trong năm 2006 thu nhập bình quân từ 2,2 triệu đồng đến 2,3 triệu đồng /người /năm. Đây là nơi lấy sản xuất nông nghiệp là chính cho nên lực lượng lao động trong xã là 1090 người chiếm 47% tổng dân số của xã, số lao phụ khoảng 1148 người, lực lượng lao động phi nông nghiệp rất thấp chỉ ít người biết làm rèn và mộc. Hầu hết đều biết đan lát nhưng chủ yếu là để sử dụng vì không có nơi tiêu thụ. Số người biết 11 dệt thổ cNm cũng rất thấp và người dân không phát triển được nghề này do không có điều kiện đi lại để mua vật liệu cũng như phương tiện để làm nghề và nơi tiêu thụ sản phNm. 3.2.2.2 Văn hóa xã hội. - Về văn hoá Trong lĩnh vực văn hóa, UBN D xã có nhiều hoạt động mạnh mẽ và mang lại hiệu quả cao góp phần làm cho đời sống người dân thêm phong phú, đa dạng theo nét đặc trưng riêng của người địa phương để có được những kết quả này UBN D Xã Hiếu đã có nỗ lực đNy mạnh các hoạt động văn hóa như: Tụ điểm nhà Văn hóa cộng đồng, thư viện, trạm phát thanh truyền hình... đặc biệt tại các thôn đã có N hà Rông văn hóa riêng để tổ chức các hoạt động văn hóa tại cơ sở. Phong tục tập quán của con người nơi đây là sống tập trung theo từng cụm dân cư cho nên nền văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc nơi đây không ảnh hưởng nền văn hóa khác đặc biệt trên địa bàn xã không có các loại tôn giáo khác du nhập vào. - Về xã hội: N ăm 2006 toàn xã có hơn 10 đối tượng chính sách được xây dựng nhà tình nghĩa, xây dựng 87 căn nhà theo chương trình 134 của chính phủ đối với những hộ chưa có nhà ở hoặc nhà ở tạm bợ với tổng số tiền là 522 triệu đồng. Được sự quan tâm của các cấp hiện nay UBN D xã đã có một nhà văn hóa cộng đồng với tổng kinh phí xây dựng là 492 triệu đồng. Trên địa bàn xã đã có 11 nhà rông văn hóa được xây dựng và đưa vào sử dụng với tổng số kinh phí là 142 triệu đồng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt vui chơi giải trí của đông đảo quần chúng nhân dân. Xã là một vùng III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn cho nên trong toàn xã được hưởng chương trình 168/CP. - Dân số. Dân số toàn Xã Hiếu đến năm 2006 có khoảng 2297 khNu trong đó có 1148 nam, 1149 nữ; Tỷ lệ tăng dân số của xã theo kết quả điều tra là 2,07%; Trong đó tỷ lệ tăng tự nhiên là 2,07%, tỷ lệ tăng cơ học không có, chưa tính cán bộ, dân nhập cư và dân lao động từ nơi khác đến. Xã Hiếu là một xã vùng III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số đa số là dân tộc Mơ N âm sống rải rác trên địa bàn rộng không tập trung chính nh÷ng nét đặc thù 12 đó cho nên việc phát triển kinh tế và văn hóa xã hội còn rất chậm so với các vùng khác. - Hệ thống giao thông. So với các xã trong Huyện thì Xã Hiếu là một địa bàn có đường giao thông đi lại thuận tiện (N ằm trên trục đường quốc lộ 24 là tuyến đường huyết mạch quan trọng đi từ Kon Tum sang Quảng N gãi) . Hầu hết các thôn đều có đường giao thông liên thôn nối liền với trung tâm xã, thuận tiện cho việc đi lại và giao lưu Kinh tế - Văn hóa - Xã hội. Trong những năm qua xã được đầu tư nhiều nguồn vốn để phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng cơ bản hoàn chỉnh tuy không có sông lớn nhưng đối với khu vực miền núi thì có các ngầm các suối lớn chạy qua các con đường giao thông nên các dự án đầu tư, làm cầu kiên cố, xây ngầm, cầu treo cũng được đặc biệt quan tâm. N goài ra còn có tuyến đường vành đai của Bộ Quốc Phòng chạy qua địa bàn xã. Trong tương lai tuyến đường quốc lộ 24 sẽ là đoạn đường Xuyên Á nối từ Cảng Dung Quất - Kon Tum - N gọc Hồi đến các Tỉnh N am Lào và các Tỉnh Đông Bắc Thái Lan. Việc thông thương với các Tỉnh lân cận được dễ dàng và thuận tiện hơn, góp phần đổi mới bộ mặt xã nhà ngày càng văn minh và hiện đại. 13 4 Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 4.1 Mục tiêu nghiên cứu 4.1.1 Mục tiêu tổng quát Góp phần ứng dụng và phát triển phương pháp quy hoạch trạng thái rừng bằng ảnh vệ tinh và phân cấp yếu lưu vực bằng công nghệ GIS làm cơ sở cho việc quản lý lưu vực và tài nguyên lưu vực. 4.1.2 Mục tiêu cụ thể: i. Xây dựng phương pháp quy hoạch trạng thái của lưu vực bằng ảnh vệ tinh và công nghệ GIS. ii. Xây dựng phương pháp phân cấp xung yếu của một lưu vực. iii. Đề xuất phương pháp quản lý lưu vực và tài nguyên của lưu vực bằng công nghệ GIS và công nghệ viễn thám. 4.2 Nội dung nghiên cứu i) Xây dựng bản đồ chuyên đề về trạng thái rừng của lưu vực ii) Điều tra mức độ xói mòn (y) và các nhân tố tác động( xi) và mô hình hóa phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến cấp xung yếu và lập cơ sở dữ liệu. iii) Xây dựng bản đồ chuyên đề về cấp xung yếu và dự báo sự thay đổi. 4.3 Phương pháp nghiên cứu 4.3.1 Phương pháp luận và tiếp cận nghiên cứu Mức độ xung yếu của lưu vực thể hiện qua khả năng giữ và điều tiết nguồn nước, chống xói mòn đất. Trong đó mức xung yếu thể hiện rõ rệt qua mức độ xói mòn và dòng chảy mặt. Do vậy tiếp cận với biến số xói mòn là cơ sở để phân cấp xung yếu trong lưu vực. Đồng thời mức độ xói mòn, dòng chảy mặt thay đổi do tác động của nhiều nhân tố sinh thái, nhân tác, do vậy cần tiếp cận tổng hợp và hệ thống để xác định nhân tố ảnh hưởng chính, chủ đạo; và phương pháp tiếp cận thích hợp, khoa học là mô hình hồi quy đa biến. Bên cạnh đó các nhân tố tác động và các vị trí xung yếu khác nhau đều được gắn với các yếu tố địa lý, do đó cần vận dụng công nghệ viễn thám và GIS để quy hoạch và đưa ra giải pháp phân cấp khách quan, khoa học và nhanh chóng. 14 4.3.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể Phương pháp nghiên cứu cụ thể được áp dụng theo từng nội dung nghiên cứu như sau: 4.3.2.1 Xây dựng bản đồ chuyên đề trạng thái rừng và đất rừng của lưu vực Ảnh vệ tinh được dùng để phân tích và nghiên cứu là ảnh Landsat TM. - Tiến hành phân loại ảnh tự động bằng phần mềm EN VI, ảnh sau khi được giải đoán là một lớp bản đồ dưới dạng vector chứa các thông số về các trạng thái rừng và đất rừng khác nhau. Các thông số này được giải đoán dựa trên các cấp màu của ảnh vệ tinh. Ảnh vệ tinh Landsat TM gồm 7 cấp màu khác nhau, mỗi một cấp màu sẽ được giải đoán thành một vùng ứng với một trạng thái nhất định với độ phân giải là 30x30m Sau đó tiến hành điều tra thực địa trên toàn khu khu vực nghiên cứu, dùng GPS xác định toạ độ UTM của các trạng thái rừng và đất rừng khác nhau. Các điểm xác định cần phải rải đều trên toàn khu vực nghiên cứu. Mã hoá và tổng hợp số liệu trạng thái đã điều tra gắn với tọa độ UTM bằng phần mềm Excel, tiến hành đưa số liệu này vào phần mềm Mapinfo Professional và tạo thành một lớp bản đồ dữ liệu tọa độ trạng thái rừng. Chồng lớp bản đồ dữ liệu với lớp bản đồ vector phân loại ảnh vệ tinh Landsat để thNm định phân loại trạng thái rừng của ảnh. 4.3.2.2 Điều tra mức độ xói mòn (y) và các nhân tố tác động (xi). Tiến trình và phương pháp nghiên cứu bao gồm: + Số hoá bản đồ địa hình, thuỷ văn tại khu vực nghiên cứu bằng phần mềm MapInfo professional và bản đồ UTM khu vực xã Hiếu tỷ lệ 1: 50 000. + Thu thập số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, các vấn đề liên quan và tình hình dân sinh kinh tế tại xã Hiếu huyên Kon Plong tỉnh Kom Tum. + Sơ thám toàn bộ khu vực nghiên cứu để xác định sơ bộ các trạng thái rừng, đất rừng và sự thay đổi của các nhân tố bị tác động và nhân tố tác động khác nhau. Xác định các khu vực cần điều tra trong toàn bộ khu vực nghiên cứu. + Điều tra các nhân tố bị tác động và các nhân tố tác động: 15 Điều tra chi tiết các nhân tố tại khu vực điều tra: N hân tố xói mòn đất, nhân tố sinh thái, nhân tố nhân tác, nhân tố địa hình và nhân tố nhân tác dựa theo biểu điều tra ( Phương pháp đặt các điểm điển hình được áp dụng: Trên từng địa điểm khác nhau về trạng thái, độ dốc, độ cao, nhân tác… tiến hành đặt các điểm điều tra). Các điểm điều tra không có khoảng cách và diện tích nhất định. Sự khác nhau của các điểm điều tra về mức độ xói mòn, sinh thái, đất đai, địa hình… là nhân tố chủ đạo để đặt các điểm điều tra. Cụ thể tại mỗi điểm điều tra: Xác định toạ độ UTM của mỗi điểm bằng máy GPS, xác định mức độ xói mòn đất bằng các đặc điểm của hiện tượng xói mòn. Xác định trạng thái, tổng G bằng bitterlich, thành phần thực bì, các điều kiện khí hậu đất đai, độ dốc, tình hình lửa rừng và mức độ tác động của con người (Chi tiết điều tra cụ thể được trình bầy trong phụ lục 1). Tổng cộng đã khảo 78 điểm trong phạm vi lưu vực nghiên cứu. 4.3.2.3 Mô hình hoá phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ xói mòn và tạo lập cơ sở dữ liệu N hập dữ liệu theo hệ thống để tạo lập cơ sở dữ liệu từ kết quả điều tra thực địa bằng phần mềm Excel. Các nhân tố có số liệu đo đếm cụ thể sẽ được giữ nguyên để đưa vào cơ sở dữ liệu. Đối với các nhân tố điều tra định tính thì lần lượt mã hoá các nhân tố theo một quy luật cụ thể. Phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố tác động ảnh hưởng tới mức độ xói mòn đất bằng chương trình xử lý thống kê trong phần mềm Statgraphic Plus. Coi mức độ xói mòn là một hàm đa biến phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái, nhân tác, địa hình và khí hậu. y = f(xi) (4.1) Trong đó y: Là nhân tố phụ thuộc phản ánh mức độ xói mòn. xi : Là các biến số biểu thị các nhân tố tác động ảnh hưởng đến y. Sử dụng phân tích hồi quy đa biến, hồi quy lọc và đổi biến số, tổng hợp các biến khác nhau để thử nghiêm, lựa chọn các mô hình thích hợp với các tiêu chuNn thống kê: - Hệ số tương quan hồi quy R khá cao và tồn tại qua kiểm tra bằng tiêu chuNn F ở mức P < 0.05. 16 - Sự tồn tại của các biến số xi hoặc tổ hợp biến được kiểm tra bằng tiêu chuNn T với mức sai P: N ếu P > 0.05 biến xi không tồn tại, nghĩa là chưa phát hiện khả năng biến xi ảnh hưởng đến y; nếu giá trị P < 0.05 biến xi tồn tại và có ảnh hưởng, tác động đến y. Sau khi xác định được hàm y = f(xi), chuyển dữ liệu đã điều tra từ Excel qua phần mềm Mapinfo Professional. Xây dựng bảng dữ liệu đã điều tra thành một lớp bản đồ độc lập, lớp bản đồ này chứa các điểm điều tra và thông tin về các điểm điều tra. Trong Mapinfo Professional sử dụng hàm y = f(xi) đã phân tích trong phần mềm Statgraphic Plus để xác định cấp xói mòn thông qua các biến xi đã phát hiện có ảnh hưởng đến cấp xung yếu. 4.3.2.4 Xây dựng bản đồ chuyên đề về cấp xung yếu trong lưu vực và dự báo sự thay đổi. Sau khi đưa hàm y = f(xi) vào Mapinfo Professional, có trường dữ liệu y thay đổi theo các nhân tố xi. Tiến hành xây dựng bản đồ chuyên đề về cấp xung yếu lưu vực bằng dữ liệu y thông qua hệ thống thông tin địa lý. 17 5 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 5.1 Phân loại trạng thái rừng dựa vào ảnh vệ tinh Landsat và công nghệ GIS Phân loại trạng thái rừng là cơ sở dữ liệu đầu tiên và quan trọng để phân cấp xung yếu của lưu vực, vì lớp thảm phủ thực vật rừng đóng vai trò quan trọng trong điều tiết nguồn nước, hạn chế xói mòn. Do vậy cần tiếp cận để có thể phân chia trạng thái rừng đạt độ tin cậy, nhanh chóng và tiết kiệm là yêu cầu quan trọng trong quy hoạch lưu vực. Trong thực tế phân loại trạng thái rừng trên mặt đất dựa chủ yếu vào một trong hai phương pháp: - Phân chia trạng thái dựa vào kết quả mô tả theo tuyến hệ thống - Phân chia trạng thái theo phương pháp khoanh vẽ theo dốc đối diện Hai phương pháp này được áp dụng phổ biến trong quy trình điều tra trạng thái rừng trong ngành lâm nghiệp, nó có ưu điểm là điều tra khoanh vẽ trực tiếp trên mặt đất, nhưng đồng thời bộc lộ rất nhiều nhược điểm như: i) Độ tin cậy thấp vì khoanh vẽ bằng mắt hoặc đi các tuyến khôgn bảo đảm cự ly, hướng đi; do vậy trạng thái khoanh vẽ thường bị sai lệch rất nhiều so với lớp địa hình; ii) Chi phí cao vì cần nhiều nhân lực và thời gian để khảo sát toàn bộ diện tích. Với hai nhược điểm này, cùng với sự phát triển ảnh viễn thảm và công nghệ GIS đã bắt đầu hỗ trợ cho việc giám sát tài nguyên rừng có độ tin cây cao hơn nhiều và giảm chi phí. Ứng dụng ảnh viễn thám vào phân loại trạng thái rừng đã được áp dụng từ lâu, thông qua giải đoán từ ảnh về kiểm tra thực địa. Tuy nhiên phương pháp này cũng đòi hỏi nhiều công sức lập khóa mã giải đoán. Đề tài đã đi vào nghiên cứu ứng dụng phần mềm EN VI để phân loại ảnh tự động và chồng ghép với tọa độ thực tế của các trạng thái để xây dựng bản đồ trạng thái rừng. Cách làm này chưa được áp dụng ở trong nước, và nó có ưu điểm rất lớn là khách quan, không qua bảng mã giải đoán gián tiếp, mà các trạng thái cụ thể được chồng ghép vào ngay các lớp phân loại tự động của ảnh vệ tinh Landsat. Các bước và kết quả đạt được như sau: i) Số hóa bản đồ địa hình, thủy văn UTM 18 Bản đồ UTM khu vực nghiên cứu tỷ lệ 1: 50 000 được Scan vào máy tính và lưu dưới dạng ảnh. Hình 5.1: Bản đồ UTM khu vực nghiên cứu (Tỷ lệ 1: 50 000) Tiến hành số hoá bản đồ khu vực nghiên cứu bằng phần mềm MaInfo Professional. Trong quá trình số hoá tách các đối tượng trong bản đồ UTM thành các lớp bản đồ khác nhau là: Lớp đường đồng mức, lớp sông suối, lớp đường giao thông. Các lớp bản đồ này được nạp đầy đủ các thông tin mà bản đồ UTM đã thể hiện. Kết quả số hoá ta có bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu. 19 Hình 5.2: Bản đồ địa hình - thuỷ văn khu vực nghiên cứu (Tỷ lệ 1: 50 000) ii) Phân loại ảnh Landsat tự động trong ENVI và lập bản đồ phân loại trạng thái rừng Dùng ảnh Landsat TM để phân loại tự động. Tiến hành bằng phần mền EN VI, các trạng thái trên ảnh được chia thành 7 kênh màu khác nhau được ký hiệu là: Class 1 đến Class 7. Mỗi một kênh màu có thể ứng với một trạng thái riêng trên thực địa. 20 Hình 5.3: Ảnh vệ tinh Landsat TM khu vực nghiên cứu Ảnh vệ tinh là một dạng rastor sau khi giải đoán có được một lớp bản đồ dưới dạng vector, kết quả giải đoán được thể hiện dưới dạng bản đồ sau. 21 Hình 5.4: Bản đồ vector trạng thái giải đoán tự động từ ảnh vệ tinh (Tỷ lệ 1: 50 000) Qua điều tra trược tiếp tại hiện trường, trong khu vực nghiên cứu xác định có 3 loại trạng thái rừng và đất rừng sau: + Rừng trung bình. + Rừng nghèo. + Đât thổ cư và đất nông nghiệp Tiến hành mã hoá các trạng thái khác nhau của lưu vưc về dạng số, kết quả mã hoá như sau: Cấp 1: Rừng trung bình; cấp 2: Rừng nghèo; cấp 3: Đât thổ cư và đất nông nghiệp. Từ số liệu điều tra các trạng thái trên thực địa nhập vào Excel, đưa số liệu này vào phần mềm Mapinfo Professional tạo thành một lớp bản đồ với thông tin dữ liệu 22 là tọa độ của các trạng thái của lưu vực. Chồng lớp dữ liệu này với lớp dữ liệu vector kênh màu phân loại tự động của ảnh vệ tinh có dạng bản đồ hai lớp Để thực hiện được điều này sử dụng lệnh SQL Select trong MapInfo Professional. - Mở hai bảng vector và tonghopca3trangthai ra trên cùng một của sổ Hình 5.12.: Bảng vector và bảng tonghopca3trangthai trên một của sổ - Chọn Query > SQL Select. Hộp thoại SQL Select mở ra. - Hàng From tables: Chọn từ ô Tables bên phải lần lượt hai bảng vectơr và tonghopca3trangthai. MapInfo tự động nạp biểu thức chọn vào ô Where Conditiom là: vector.Obj Contains tonghopca3trangthai.Obj Biểu thức này có nghĩa các đối tượng trong lớp tonghopca3trangthai nằm trong các đối tựng trong lớp vectơr . - Tiếp tục nhắp chuột vào hàng Select Columns rồi chọn từ ô Columns bên phải lần lượt các cột sau: vector.CLASS_NAME, tonghopca3trangthai.X, tonghopca3trangthai.Y và tonghopca3trangthai.mahoa. - Đặt tên cho phép chọn đang làm trong ô Into Tables Named, ta chon tên là diemtrong. - Chọn OK. 23 Kết quả là một bảng thể hiện ở phụ lục 5. Hình 5.13: Phép chọn SQL Select- chọn các điểm điều tra thực tế nằm trong vùng phân loại ảnh landsat 24 Hình 5.5: Bản đồ chồng ghép tọa độ trạng thái thực địa với phân loại ảnh vệ tinh (Tỷ lệ 1: 50 000) 25 Bảng 5.1. Bảng tổng hợp phân loại trạng thái thực địa và ảnh landsat. Phân loại ảnh Landsat Trạng thái thực địa Quy định trạng thái cho từng lớp phân loại ảnh Class 1 21 (1) + 16 (3) Bóng mây (Chưa phân loại) Class 2 14 (1) + 2 (3) Rừng trung bình Class 3 100 (1) + 14 (2) + 9 (3) Rừng trung bình Class 4 11 (1) + 69 (2) + 1 (3) Rừng nghèo Class 5 1 (1) + 2 (2) + 19 (3) Đất thổ cư_N ông nghiệp Class 6 0 (1) + 0 (2) + 10 (3) Đất thổ cư_N ông nghiệp Class 7 8 (1) + 2 (2) + 20 (3) Mây (Chưa phân loại) Giải thích: Class 1: 21 (1) + 16 (3), có nghĩa trong class 1 có 21 điểm điều tra có trạng thái mã hoá là 1 và 16 điểm điều tra có mã hoá là 3. Số lượng điểm mã hoá trạng thái nào chiếm trên 80% trong một kênh màu của ảnh landsat thì kênh màu đó sẽ là trạng thái điều tra trên thực tế. Từ bảng 5.2 trên có thể thấy được trạng thái rừng trung bình trên thực địa ứng với vector class 2 và class 3, trạng thái rừng nghèo ứng với vector class 4, trạng thái đất thổ cư và nông nghiệp ứng với trạng thái vector class 5 và 6. Riêng class 1 và class 7 là hai lớp chưa thể phân loại được vì đây là mây và bóng mây. Để giải đoán được các trạng thái bị mây và bóng mây che phủ và khắc phục sự biến đổi tài nguyên qua nhiều năm, ta sử dụng số liệu điều tra trên thực tế để phân tích bản đồ chuyên đề, kết quả phân tích bản đồ chuyên đề được thể hiện qua dạng bản đồ sau: 26 Hình 5.6: Bản đồ chuyên đề phân cấp trạng thái (Tỷ lệ 1: 50 000) 27 Kết hợp quá trình giải đoán ảnh, điều tra thực tế trên khu vực nghiên cứu và bản đồ chuyên đề phân cấp trạng thái có được bản đồ trạng thái rừng của lưu vực thuộc xã Hiếu huyện KonPlong tỉnh Kon Tum. Hình 5.7: Bản đồ trạng thái rừng và đất rừng của lưu vực (Tỷ lệ 1: 50 000) 5.2 Phát hiện mối quan hệ giữa mức độ xói mòn (y) và các nhân tố tác động (xi) Để quản lý lưu vực một cách bền vững trước tiên phải biết được tình hình của lưu vực và các nhân tố tác động đến lưu vực. Từ đó mới có thể có các cơ sở khoa học cho các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển lưu vực một cách bền vững. 28 Mỗi một lưu vực đều có các chỉ tiêu đặc trưng riêng về các nhân tố tác động đến cấp xung yếu của lưu vực, các chỉ tiêu phản ánh sự khác biệt bao gồm: - Nhóm chỉ tiêu nhân tố thảm thực vật: + Chỉ tiêu kiểu rừng: Bao gồm các kiểu rừng khác nhau được phân loại như sau: Kiểu rừng thường xanh, kiểu rừng hỗn giao lá rộng lá kim và rừng le tre. + Chỉ tiêu trạng thái: Bao gồm Rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng non và trảng cỏ đất trống. + Chỉ tiêu lâm phần: Ưu hợp, độ tàn che (1/10), chỉ tiêu tổng G (m2/ha), chỉ tiêu cấu trúc tầng tán, chỉ tiêu mức độ đồng đều, chỉ tiêu loài le tre, phần trăm che phủ của le tre, chỉ tiêu thảm thực bì và phần trăm che phủ của thực bì. - Nhóm chỉ tiêu nhân tố địa hình: Bao gồm: Độ cao so với mặt nước biển (m), vị trí, độ dốc (o), chiều dài dốc (m), hướng phơi. - Nhóm chỉ tiêu nhân tố đất đai: Bao gồm các chỉ tiêu sau: Màu sắc đất, độ dày tầng đất (cm), độ xốp đất, độ Nm đất (%), pH đất, phần trăm kết von, phần trăm đá nổi, phần trăm ụ đất do giun đất tạo nên. - Nhóm chỉ tiêu nhân tố khí hậu thuỷ văn: Bao gồm các chỉ tiêu sau: N hiệt độ không khí (oc), cự ly đến sông suối gần nhất (m). - Nhóm chỉ tiêu nhân tố nhân tác: Bao gồm hai chỉ tiêu là mức độ lửa rừng và mức độ tác động đến thảm thực vật rừng. Các chỉ tiêu trên đặc trưng cho một lưu vực nhất định, nếu có sự sai khác giữa các chỉ tiêu đó sẽ tạo nên một mức độ xói mòn khác nhau trong từng vùng nhỏ của lưu vực. Các chỉ tiêu trên có thể tổng hợp lại thành các đơn vị phân cấp xung yếu lưu vực, đồng thời các nhân tố này có sự tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau. N hân tố này có thể là hệ quả của nhân tố kia và ngược lại. Kết hợp phương pháp điều tra định tính và định lượng trên thực địa để điều tra các nhân tố tác động đến cấp xung yếu của lưu vực. Các nhân tố được chọn để điều tra ở trên là những nhân tố dễ điều tra trong thực tế, không tốn kém nhiều về chi phí và thời gian trong điều tra và quản lý. Các nhân tố được phân cấp để tìm ra các tổ hợp. 29 Phân cấp xung yếu: Trong thực tể nếu phân thành nhiều cấp xói mòn lưu vực thì sẽ rất khó cho việc áp dụng và quản lý trong thực tế. Vì vậy, đề tài chọn cách phân cấp mức độ xói mòn thành 5 mức ý nghĩa: An toàn, ít nguy cơ, nguy cơ trung bình, nguy cơ và nguy cơ cao. Phân cấp như sau: Cấp 1: An toàn. Cấp 2: Ít nguy cơ. Cấp 3: N guy cơ trung bình. Cấp 4: N guy cơ. Cấp 5: N guy cơ cao. Mã hóa các nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp xung yếu: N hân tố thảm thực vật là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ xói mòn của lưu vực. Trên các thảm thực vật khác nhau, có thể điểu tra được mức độ xói mòn đất khác nhau, nó mang tính đặc trưng cao về mức độ xói mòn đất. - Kiểu rừng: Tùy theo từng lưu vực khác nhau mà có các loại trạng thái khác nhau. Trong khu vực nghiên cứu của đề tài chúng tôi phân thành các kiểu rừng sau: Kiểu rừng thường xanh, kiểu rừng hỗn giao và kiểu rừng le tre. Phân cấp như sau: Cấp 1: Kiểu rừng thường xanh . Cấp 2: Kiểu rừng hỗn giao. Cấp 3: Kiểu rừng le tre. - Trạng thái rừng và đất rừng: Là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới nhiều nhân tố khác trong nhóm các nhân tố và ảnh hưởng nhiều tới mức độ xói mòn đất. Qua điều tra thực tế tại hiện trường chúng tôi phân cấp thành các trạng thái sau: : Rừng trung bình, rừng nghèo và trảng cỏ, đất trống. Phân cấp: Cấp 1: Rừng giàu. Cấp 2: Rừng nghèo. Cấp 3: Trảng cỏ, đất trống . 30 - Độ tàn che (1/10): Độ tàn che là chỉ tiêu biểu thị cho sự che phủ mặt đất của cây trong lâm phần. Các trạng thái rừng khác nhau sẽ có các mức độ tàn che khác nhau. Độ tàn che là nhân tố đo đếm được trong thực tế, vì vậy không phân cấp mà lấy theo kết quả đo đếm. Tác động tiêu cực của con người đến thảm thực vật nhất là thảm thực vật rừng là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự thoái hoá và xói mòn đất. Dẫn đến hiện tượng xuống cấp của lưu vực. Tác động của con người chính là việc chuyển mục đích sử dụng đất, khai thác, đốt rừng… N hững hiện tượng đó sẽ xấu tới tầng đất mặt dẫn đến hiện tượng rửa trôi và xói mòn cao. - Mức độ lửa rừng: Lửa rừng vẫn được coi là một nhân tố sinh thái, theo lý thuyết thì hiện tượng lửa rừng xNy ra do hai nguyên nhân là: Sấm sét và con người. N hưng trong thực tế thì hiện tượng sâm sét gây đến cháy rừng hầu như không xNy ra trong thực tế hiện nay, chủ yếu lửa rừng được xuất phát từ con người. Lửa rừng tác động xấu đến tầng đất mặt của lưu vực. Đây là tầng đất dễ bị tác động của các nhân tố khác dẫn đến xói mòn và rửa trôi. Lửa rừng làm cho sự liên kết của các hạt đất kém đi, khi tiếp xúc với lủa keo đất hầu như bị biến tính và không còn tác dụng. Chỉ tiêu lửa rừng được đánh giá trong quá trình nghiên cứu bao gồm: Không có, ít có, vài năm và hàng năm. Phân cấp: Cấp 1: Không có. Cấp 2: Ít có. Cấp 3: Vài năm. Cấp 4: Hàng năm. - Mức độ tác động đến thảm thực vật rừng. Con người tác động đến thảm thực vật rừng bao gồm hai mục đích chính là: khai thác lâm sản và lấy đất canh tác nông nghiệp. Tại khu vực nghiên cứu chúng tôi xác định được các mức độ tác động như sau: Khai thác chọn, bỏ hoá sau nương rẫy và chặt trắng để trồng cây nông nghiệp. 31 Phân cấp: Cấp 1: Khai thác chọn. Cấp 2: Bỏ hoá sau nương rẫy. Cấp 3: Chặt trắng để trồng cây nông nghiệp Bảng 5.2: Bảng mã hoá các nhân tố sinh thái, nhân tác trong lưu vực Tên biến số (đơn vị) Ký hiệu biến số Mô tả và mã hoá các nhân tố 1 2 3 4 5 Mức độ xói mòn Xmd An toàn Ít nguy cơ Nguy cơ trung bình Nguy cơ Nguy cơ caơ Kiểu rừng Krung Thường xanh Hỗn giao Thông Tre le trạng thái Tthai Giàu Trung bình Nghèo Non Trảng cỏ Ưu hợp Uuhop Dẻ Hồng tùng Hồng tùng, dẻ Chò xót, dẻ Long leng độ tàn che (1/10) Dtc Không phân cấp, lấy theo đo đếm Tổng G (m2/ha) Tongg Không phân cấp, lấy theo đo đếm Cấu trúc tầng tán Ctructang Tầng a Tầng b Tầng c Tầng d Tầng e Mức độ đồng đều của cây Ddd Đồng đều Ngẫu nhiên Cụm Loài le tre Loaitrele Không có Có tre le % che phủ le tre Cptrele Không phân cấp, lấy theo đo đếm Thảm thực bì Ttbi Cỏ may Dương xỷ Dương xỷ, Địa lan Cỏ may, Cỏ hôi Dương xỷ, Cỏ may % che phủ thực bì Cpbi Không phân cấp, lấy theo đo đếm Vị trí Vitri Bằng Chân Sườn Đỉnh Độ dốc (o) Dodoc Không phân cấp, lấy theo đo đếm Chiều dài dốc (m) Cdaidoc Không phân cấp, lấy theo đo đếm Hướng phơi Huongphoi Không phân cấp, lấy theo đo đếm Màu sắc đất Msdat Xám Nâu xám Xám đen Đen Xám trắng Độ dày tầng đất (cm) Dodaydat Không phân cấp, lấy theo đo đếm Độ xốp đất Doxopdat Tơi xốp Chặt Bí chặt % kết von Kvon Không phân cấp, lấy theo đo đếm % đá nổi Danoi Không phân cấp, lấy theo đo đếm % ụ đất do giun tạo nên Giun Không phân cấp, lấy theo đo đếm 32 Tên biến số (đơn vị) Ký hiệu biến số Mô tả và mã hoá các nhân tố 1 2 3 4 5 Cự ly đến sông suối gần nhất (m) Clysuoi Không phân cấp, lấy theo đo đếm Mức độ lửa rừng Luarung Không có Ít có Vài năm Hàng năm Mức độ tác động của con người Mdotdong Khai thác chọn Bỏ hóa sau nương rẫy Chặt trắng để trồng cây nông nghiệp Để tìm mối quan hệ giữa cấp xung yếu xói mòn và các nhân tố ảnh hưởng, các dữ liệu được đưa vào Ecxel và được mô phỏng bằng phần mềm xử lý thống kê Statgraphic Plus. Trạng thái của các điểm điều tra trên thực tế sẽ được thay bằng trạng thái đã được phân loại qua ảnh vệ tinh Landsat. Tiến hành phân tích hồi quy giữa cấp xói mòn đất với các nhân tố tác động đã điều tra ở 78 điểm. Trong quá trình điều đã thu thập 25 nhân tố tác động đến xói mòn đất. Sử dụng phân tích hồi quy đa biến, hồi quy lọc và đổi biến số, tổng hợp các biến khác nhau để thử nghiêm, lựa chọn các mô hình thích hợp với các tiêu chuNn thống kê: Hệ số tương quan hồi quy R khá cao và tồn tại qua kiểm tra bằng tiêu chuNn F ở mức P < 0.05. Kết quả phân tích phát hiện được 4 nhân tố tác động đến xói mòn đất phù hợp với các tiêu chuNn thống kê đó là tổ hợp các biến sau: tthai/dtc và dodoc*mdotdong Bảng 5.3: Kết quả phân tích hồi quy giữa xói mòn đất với các nhân tố tác động. Tham số Giá trị Sai số T P-value a 0.662182 0.135639 4.88196 0.0000 log(tthai/dtc) 0.936418 0.0746725 12.5403 0.0000 dodoc*mdotdong 0.0883981 0.0381044 2.31989 0.0230 33 Hệ số quan hệ R = 0.8639 với P < 0.05. Cho thấy 04 nhân tố phân thành 2 nhóm ảnh hưởng rõ rệt tới xói mòn đất bao gồm: Trạng thái, độ tàn che, độ dốc và mức độ tác động của con người vào thảm thực vật rừng. Kết quả có được mô hình: xmd = 0.662182 + 0.936418*log(tthai/dtc) + 0.0883981*dodoc*mdotdong (5.1) Từ mối quan hệ phát hiện được có thể nhận xét ảnh hưởng của các nhân tố tới xói mòn đất như sau: - Khi mã số trạng thái rừng tăng tức là rừng đi từ trạng thái tốt đến xấu hơn thì mức độ xói mòn càng cao - Độ tàn che tỷ lệ nghịch với xói mòn đất. Do tác động của tán lá và mật độ cây rừng trên mặt đất làm giảm sự công phá của hạt mưa vào đất. - Mức độ tác động của con người vào thảm thực vật rừng càng tăng thì xói mòn đất tăng. Phát rừng làm nương rẫy và trồng cây nông nghiệp là những nguyên nhân khiến xói mòn đất gia tăng. - Độ dốc là một nhân tố địa hình, nó tác động đến tốc độ dòng chảy mặt. Vì vậy, khi độ dốc tăng thì xói mòn càng tăng. Từ kết quả mô hình cho thấy để quản lý lưu vực bền vững, cần có giải pháp điều khiển rừng về trạng thái ổn định, điểu khiển độ tàn che của tán rừng nhằm giảm đến mức thấp nhất mức độ xói mòn đất trong lưu vực. Kiểm soát mức độ tác động của con người vào tài nguyên rừng bằng cách khai thác rừng một cách hợp lý. Kiểm soát, ngăn chặn việc chặt phá rừng làm nương rẫy. Đối với nhân tố độ dốc: Ở những nơi có rừng che phủ thì nhân tố này sẽ giảm tác động đến xói mòn và rửa trôi. N hưng với những khu vực rừng bị phá để canh tác nông nghiệp, cần thực hiện biện pháp làm giảm tác động của độ dốc bằng cách canh tác ruộng bậc thang, nông lâm kết hợp. Có thể nói đây là biện pháp hữu hiệu trong việc làm giảm xói mòn và canh tác trên đất dốc. 5.3 Phân cấp xung yếu phục vụ quản lý lưu vực bằng GIS N hư đã tổng quan vấn đề nghiên cứu, dữ liệu địa lý và mô hình dữ liệu số mô tả các đối tượng trong thế giới thực tạo thành tập hợp các lớp thông tin riêng rẽ. 34 Từ dữ liệu điều tra trong Excel chuyển qua phần mền Mapinfo professional, xây dựng bảng dữ liệu điều tra thành một lớp bản đồ chứa các thông tin đã điều tra. Chồng xếp các lớp bản đồ lên nhau tạo thành một bản đồ với các lớp thông tin cần thiết. Biến xói mòn được phân thành 5 cấp được dự báo thông qua mô hình hồi quy: xmd = 0.662182 + 0.936418*log(tthai/dtc) + 0.0883981*dodoc*mdotdong Tạo một trường dữ liệu về xói mòn được phân cấp gọi là y trong lớp cơ sở dữ liệu. Biến y có giá trị từ: 1.59 đến 5.39. Giá trị này được coi là giá trị về cấp xung yếu của lưu vực. Tiến hành mã hoá các giá trị này thành 5 cấp. Mã hoá cấp xung yếu như sau: Cấp 1: từ 1.59 đến 2.35. An toàn Cấp 2: từ 2.36 đến 3.11. Ít xung yếu Cấp 3 : từ 3.12 đến 3.87. Xung yếu trung bình Cấp 4: từ 3.88 đến 4.63. Xung yếu cao Cấp 5: từ 4.64 đến 5.39. Rất xung yếu Trong bảng solieudieutra tạo thêm một trường là trường tonghop. - Chọn Table > Update column. Hộp thoại Update column mở ra. Hình 5.14: Hộp thoại Update Column - Trong ô Table to Update chọn bảng solieudieutra - Trong ô Column to Update chon trường tonghop. - Trong ô Value nhắp chuột vào Assist. hộp thoại expression mở ra. vào lớp dụn có of 3 - Trong ô . N hấn OK Lớp dữ l dữ liệu cấ g lệnh Cre kết quả thể - Mở bản - Chọn M mở ra. Type an E để kết thú iệu trên đư p xung yếu ate Thema hiện dưới d g solieudie ap > Crea xpression c. Hình 5.1 ợc coi là lớ xây dựng tic Map tro ạng bản đồ utra trên cử te Themati nhập hàm 5: Hộp th p dữ liệu v bản đồ chu ng Mapinf phân 5 cấ a sổ của M c Map. Hộ đã chạy tro oại Expres ề cấp xung yên đề cấp o để phân t p xung yếu apInfo. p thoại Cre ng phần m sion yếu của lư xung yếu c ích chuyên ate Thema ềm Stagrap u vực. Sử d ủa lưu vực đề của bả tic Map- St hich ụng . Sử n đồ ep 1 36 Hình 5.16: Hộp thoại Create Thematic Map- Step 1 of 3 - Trong cột Type nhấn chuột chọn nút Gird, trong phần Template Name chọn Grid default rồi chọn Next. Hộp thoại Create Thematic Map- Step 2 of 3 mở ra. Hình 5.17: Hộp thoại Create Thematic Map- Step 2 of 3 - Trong ô Table chọn bảng solieudieutra; trong ô Field chon trường tonghop. - Chọn Next hộp thoại Create Thematic Map- Step 3 of 3 mở ra. Hình 5.18: Hộp thoại Create Thematic Map- Step 3 of 3 37 - Có thể thay đổi các thông số thiết lập tập tin Grid bằng nút Settings, thay đổi kiểu tô màu bằng nút Styles, thay đổi chú giải bằng nút Legend. Chọn nút OK để kết thúc, ta được bản đồ chuyên đề như hình 5.8. Hình 5.8: Bản đồ chuyên đề phân cấp xung yếu lưu vực (Tỷ lệ 1: 50 000) Tư bản đồ phân cấp lưu vực trên và quá trình điều tra tại thực địa, có các nhận xét sau: - N hững khu vực có cấp xung yếu cao (Tức là mức độ xói mòn cao) là những nơi có độ dốc và mức độ tác động của con người vào tài nguyên rừng cao. Chủ yếu tập trung ở những khu vực ven suối nơi có diện tích nương rẫy cao. 38 - Tuy nhiên ở những nơi có sự tác động của con người vào tài nguyên rừng và đât rừng để lấy đất canh tác nông nghiệp nhưng lại có cấp xung yếu thấp. Sở dĩ như vậy là do những nơi này đã có các biện pháp cải thiện độ dốc bằng hình thức canh tác ruộng bậc thang. - Các vùng an toàn bao gồm nơi có trạng thái rừng tốt, độ tàn che cao, hoặc nơi canh tác nông nghiệp nhưng đất không dốc và biện pháp canh tác có trồng xen - Bản đồ phân cấp xung yếu lưu vực đã cho thấy được một cách trực quan về những nơi có nguy cơ xói mòn cao, nhìn vào bản đồ có thể dễ dàng biết được những nơi nào cần sự tác động của con người để giảm thiểu khả năng xói mòn và sự xuống cấp của lưu vực. Tiến hành số hoá bản đồ chuyên đề cấp xung yếu có được lớp bản đồ mới là lớp bản đồ phân vùng xung yếu: Lớp bản đồ phân vùng xung yếu được thành lập dựa trên nền của bản đồ chuyên đề cấp xung yếu. Lớp bản đồ này có trường dữ liệu gồm: số thứ tự, cấp xung yếu, diện tích và ghi chú. 39 Hình 5.9: Bản đồ phân vùng xung yếu lưu vưc (Tỷ lệ 1: 50 000) 40 Sử dụng phần mềm Mapinfo Proessional để tính diện tích các cấp xung yếu và tổng hợp diện tích của chúng. Sử dụng lệnh Redistrict để tổng hợp một cách nhanh chóng và chính xác. - Mở bảng dientichcapxungyeu ra - Chọn Window > New Redistrict Window. Hộp thoại New Redistrict Window mở ra. - Trong ô Source Table chọn bảng dientichcapxungyeu - Trong ô District Field chon trường capxungyeu - trong ô Available Fields chon Sum(capxungyeu) để add sang ô Fields To Browse. - N hấn OK để kết thúc. Ta được bảng tổng hợp như bảng 5.4. Hình 5.19: Hộp thoại New Redistrict Window Bảng 5.4. Bảng tổng hợp diện tích các cấp xung yếu trong lưu vực Cấp xung yếu Diện tích (ha) Phần trăm (%) 41 1 (An toàn) 321.61 14.27 2 (Ít xung yếu) 731.93 32.47 3 (Xung yếu trung bình) 894.02 39.66 4 (Xung yếu cao) 225.03 9.98 5 (Rất xung yếu) 81.78 3.63 Tổng 2254.37 100 Từ kết qủa phân cấp xung yếu và diện tích từng loại cho thấy cần có giải pháp như sau: - Đối với khu vực an toàn: Diện tích 321ha chiếm 14%, đây là vùng canh tác nông nghiệp bằng phẳng và có đai rừng bên cạnh hoặc nơi có độ che phủ rừng cao, ít dốc. Loại này không cần tác động biện pháp gì thêm, duy trì sự ổn định của hệ canh tác, và bảo vệ rừng - Đối với khu vực có cấp xung yếu ít và trung bình: Diện tích 1625ha chiếm đến 72% tổng diện tích. N hư vậy cho thấy lưu vực ở đây tương đối ổn định, do tỷ lệ rừng che phủ cao, mặc dù phân bố trên các đai cao và dốc. Biện pháp là quản lý và kinh doanh sử dụng rừng bền vững để bảo đảm tính an toàn và lợi dụng được lâm sản ổn định - Đối với khu vực có cấp xung yếu cao và rất xung yếu: Diện tích 307ha chiếm 13%. Đây là các khu vực giáp với hệ thống suối, rừng bị chặt để lấy đất canh tác, hoặc là đất rẫy bỏ hóa nhưng trên độ dốc cao. Khu vực này cần hướng đến giải pháp nông lâm kết hợp, hoặc phục hồi rừng thông qua xúc tiến tái sinh, làm giàu rừng ở đất bỏ hóa 5.4 Dự báo sự thay đổi cấp xung yếu Dân số ngày một gia tăng kéo theo đó là sự gia tăng về nhu cầu trong đời sống của cộng đồng dân cư. Xã Hiếu không nằm ngoài quy luật đó, đặc biệt là các cộng đồng nằm trong khu vực nghiên cứu của đề tài. N gười dân ở đây chủ yếu sống bằng việc canh tác nông nghiệp và lâm nghiệp. Vì vậy, đây là một thách thức lớn cho quản lý tài nguyên rừng nói chung và lưu vực nói riêng. 42 N hu cầu về đất canh tác ngày càng cao dẫn đến các khu vực đang ở cấp xung yếu thấp sẽ bị tác động. Vì vậy, mức độ xói mòn sẽ tăng và làm giảm khả năng tích trữ nước và làm giảm khả năng điều hoà dòng chảy của lưu vực. Mặc khác tại khu vực điều tra chủ yếu là dạng địa hình đồi núi và có độ dốc cao, nếu sự tác động của con người vào tài nguyên lưu vực tại những nơi có độ dốc cao mà không có các biện pháp thích hợp sẽ dẫn đến việc phá huỷ sự cân bằng trong lưu vực, khả năng điều hoà và tích trữ nước của lưu vực. Thành lập một lớp thông tin trong Mapinfo và đặt tên lớp thông tin này là dubao trên cơ sở dự báo thay đổi trạng thái rừng trong khu vực này. Hình 5.10: Bản đồ cấp xung yếu hiện tại (Tỷ lệ 1: 100 000) Lập mối quan hệ giữa trạng thái với độ tàn che và trạng thái với mức độ tác động trong Statgraphich kết quả được thể hiện dưới dạng phương trình sau: Phương trình mối quan hệ giữu độ tàn che với trạng thái. dtc = 1.22059 - 0.229638*tthai (5.2) Phương trình mối quan hệ giữa mức độ tác động với trạng thái. 43 mdotdong = -0.319005 + 0.638009*tthai (5.3) Tiến hành chạy phương trình 5.2 và 5.3 trong cơ sở dữ liệu của Mapinfo, với giá trị của trạng thái đã được thay đổi. Có được các giá trị của độ tàn che và mức độ tác động thay đổi theo trạng thái. Kết quả được thể hiện qua bảng sau: 44 Biểu 5.5: Số liệu dự báo cấp xung yếu của lưu vực Tiến hành phân tích bản đồ chuyên đề bằng lớp dữ liệu dự báo, sử dụng phương trình 5.1 với các biến xi được thay đổi như sau: tthai được thay đổi bằng tthai_dubao, dtc được thay bằng dtc_dubao và mdotdong được thay bằng mdotdong_dubao. Từ phương trình 5.1 và các biến xi được thay đổi có được phương trình dự báo thay đổi. xmd = 0.662182 + 0.936418*log(tthai_dubao/dtc_dubao) + 0.0883981*dodoc*mdotdong_dubao (5.4) Chạy phương trình (5.4) trong cơ sở dữ liệu của Mapinfo để phân tích bản đồ chuyên đề dự báo sự thay đổi có được kết quả thể hiện qua bản đồ: X Y Tthai Tthai dubao Dtc Dtc dubao Dodoc Mdotdong Mdotdong dubao 224557 1621594 3 5 0.3 0.5 3 3 3 224550 1621438 2 4 0.8 0.8 2 1 2 224153 1620969 2 4 0.8 0.8 2 1 2 224641 1619978 5 5 0.1 0.1 3 3 3 223633 1620287 2 4 0.8 0.8 3 1 2 223628 1620344 5 5 0.1 0.1 2 3 3 223642 1620027 2 3 0.8 0.8 2 1 2 223795 1619886 3 4 0.4 0.5 2 1 2 224763 1620037 2 5 0.6 0.8 3 1 3 224650 1620280 2 5 0.8 0.8 2 1 3 224063 1621043 2 4 0.7 0.8 2 1 2 224315 1621111 2 5 0.7 0.8 2 1 3 224314 1621173 2 4 0.6 0.8 2 1 2 224162 1621097 2 4 0.8 0.8 2 1 2 224930 1621600 3 5 0.4 0.5 4 2 3 224920 1621260 5 5 0.2 0.1 3 3 3 45 Hình 5.11: Bản đồ dự báo sự thay đổi cấp xung yếu (Tỷ lệ 1: 100 000) Qua hình 5.10 và 5.11 có thể thấy rõ được sự thay đổi của cấp xung yếu khi thay đổi trạng thái rừng. Cấp xung yếu sẽ tăng lên khi trạng thái rừng tại khu vực dự báo chuyển đổi từ rừng trung bình thành đất nông nghiệp và thổ cư. Diện tích cấp xung yếu cao trở lên sẽ vượt trên 25% Vì vậy biện pháp hữu hiệu trong khu vực để tránh phá rừng lấy đất canh tác là giao đất giao rừng cho cộng đồng quản lý, tiến hành phát triển lâm nghiệp cộng đồng, quản lý sử dụng rừng bền vững, bảo đảm tỷ lệ cấp xung yếu cao không vượt quá 20% 46 6 Kết luận và kiến nghị 6.1 Kết luận i. Phương pháp xây dựng bản đồ trạng thái dựa vào ảnh vệ tinh Landsat và GIS trong lưu vực. Đã xây dựng được bản đồ về trạng thái rừng của lưu vực từ việc phân tích ảnh vệ tinh và kết quả điều tra trên thưc địa với 3 trạng thái là: Rừng trung bình, rừng nghèo và đất thổ cư - nông nghiệp. Kết quả cho thấy phương pháp phân loại ảnh vệ tinh tự động và chồng ghép các tọa độ điểm trạng thái thực tế cho kết quả tốt, ít chi phí. Phương pháp này khắc phục cách tạo bảng mã giải đoán hoặc phải điều tra trực tiếp trên hiện trường ii. Mối quan hệ giữa xói mòn, cấp xung yếu với các nhân tố ảnh hưởng Xác định được 4 nhân tố là trạng thái rừng, độ tàn che, độ dốc và mức độ tác động ảnh hưởng đến nhân tố xói mòn đất của lưu vực thể hiện qua mô hình hồi quy sau: xmd = 0.662182 + 0.936418*log(tthai/dtc) + 0.0883981*dodoc*mdotdong iii. Phương pháp xây dựng bản đồ chuyên đề cấp xung yếu bằng công nghệ GIS Đã xây dựng được bản đồ chuyên đề phân cấp xung yếu lưu vực từ số liệu điều tra và công nghệ GIS. Từ bản đồ chuyên đề tổng hợp được diện tích các cấp xung yếu bằng công nghệ GIS. Kết quả cho thấy ứng dụng phần mềm phân tích Grid của Mapinfo là đơn giản và hữu hiệu trong phát hiện cấp xung yếu, diện tích xung yếu thông qua lớp tọa độ điểm với các cơ sở dữ liệu của các nhân tố ảnh hưởng thông qua mô hình hồi quy. Xác định được mối quan hệ giữa trạng thái với độ tàn che, trạng thái với mức độ tác động thông qua hai phương trình sau: dtc = 1.22059 - 0.229638*tthai mdotdong = -0.319005 + 0.638009*tthai 47 Từ hai phương trình trên đã lập được cơ dữ liệu cho việc dự báo sự thay đổi cấp xung yếu được thể hiện bằng bản đồ dự báo sự thay đổi trong Mapinfo, đây là cơ sở để quy hoạch và quản lý lưu vực. 6.2 Kiến nghị Từ nghiên cứu và kết quả của đề tài chúng tôi có những kiến nghị sau: - Kiến nghị tham khảo phương pháp và thử nghiệm kết quả giải đoán ảnh vệ tinh Landsat TM vào việc xây dựng bản đồ trạng thái lưu vực và trạng thái của rừng. Để giảm thiểu sự tốn kém về tài chính cho người sử dụng đề tài kiến nghị sử dụng ảnh vệ tinh Landsat TM được đưa miễn phí trên mạng internet để giải đoán trạng thái. - Các nhân tố nhân tác, sinh thái ảnh hưởng đến nhân tố xói mòn đất của lưu vực được xác định trong luận văn là những nhân tố đại diện cho một địa điểm nghiên cứu cụ thể của đề tài. Vì vậy, trong các khu vực nghiên cứu khác cần phải điều tra và xác định lại các nhân tố ảnh hưởng. - Tiếp tục đầu tư nghiên cứu rộng thêm hơn đối với việc ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên lưu vực 48 Tài liệu tham khảo 1. Hoàng Hữu Cải (2006). Quản lý lưu vực, Đại học nông lâm thành phố Hồ Chí Minh. 2. Phạm Xuân Hoàn (2006). Phân tích các giá trị của rừng, Đại Học Lâm N ghiệp. 3. Phạm N gọc Hồ (1999). Ứng dụng viễn thám và hệ thống thông tin địa lý trong quy hoạch môi trường, kết quả của đề án “Xây Dựng N ăng Lực Phát Triển Bền Vững”. 4. Bảo Huy (2006). Quy hoạch sinh thái cảnh quan và tài nguyên rừng, Đại Học Tây N guyên. 5. N guyễn Thị Thanh Hương (2006). trắc địa, Đại Học Tây N guyên. 6. N guyễn Thị Thanh Hương (2006). Hệ thống thông tin địa lý, Đại Học Tây N guyên. 7. N guyễn Kim Lợi (2007). Ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, N hà Xuất Bản N ông N ghiệp. 8. N guyễn N gọc Lung và cộng sự (2005). Báo cáo tính toán giá trị kinh tế rừng trồng, VIFA, Hà N ội. 9. Uỷ ban sông Mêkông Quốc tế (2006). Thủ tục duy trì dòng chẩy trên dòng chính. 10. Web site:www.socialforestry.org.vn và www.landsat.com 49 Phụ lục Phụ lục 1:Mẫu phiếu nghiên cứu các nhân tố tác động đến môi trường rừng (Xói mòn đất, dòng chảy trong lưu vực) Điểm khảo sát: Lô: ............................ Địa điểm: ......................................... Tọa độ UTM: X: ............................................... Y: .......................... Ngày khảo sát: ....................................... Người khảo sát: ....................................... Các nhân tố Giá trị, hoặc mô tả Giải thích Nhân tố phụ thuộc, bị tác động (y) Xói mòn đất Mã hóa từ 1 – 5: 1: An toàn 2: Ít nguy cơ 3: Nguy cơ trung bình 4: Nguy cơ 5: Nguy cơ cao Các nhân tố ảnh hưởng (xi) 1. Nhóm nhân tố thảm thực vật - Kiểu rừng TX: 1, HG: 2; Thông: 3; Le tre: 4 - Trạng thái Giàu (TT): 1; TB (TN): 2; Nghèo (Sào): 3, Non: 4; Tcỏ: 5 - Ưu hợp Tên 2-3 loài cây gỗ ưu thế. Mã số ngẫu nhiên: 1,2,3,4, - Độ tàn che (1/10) - Tổng G (m2/ha) Dùng thước Bitterlich - Cấu trúc tầng tán Số tầng rừng (1- 5 tầng) - Mức độ đồng đều của cây rừng trên mặt đất 1: Đồng đều 2: Ngẫu nhiên 3: Cụm - Loài le tre Mã số ngẫu nhiên Có :1 Không: 0 - % che phủ của le tre 50 Các nhân tố Giá trị, hoặc mô tả Giải thích - Loài thảm thực bì Tên 1-2 loài chính Mã số ngẫu nhiên - % che phủ của thực bì 2. Nhóm nhân tố địa hình - Độ cao so với mặt biển (m) Dùng GPS - Vị trí 1: Chân 2: Sườn 3: Đỉnh - Độ dốc (o) Cấp: 1: <10; 2: 10 – 20; 3: 20 – 30, 4: 30 – 40; 5: >40 Dùng thước Sunnto - Chiều dài dốc (m) Thước dây 30m - Hướng phơi Địa bàn 3 Nhóm nhân tố đất đai - Loại đất - Màu sắc đất Mã số ngẫu nhiên - Độ dày tầng đất (cm) - Độ xốp đất 1: Tơi xốp 2: Chặt 3: Bí chặt - Độ ẩm đất (%) Dụng cụ đo - pH đất nt - Nhiệt độ đất (oC) nt - % kết von - % đá nổi 51 Các nhân tố Giá trị, hoặc mô tả Giải thích - % ụ đất do giun đất tạo nên 4. Nhóm nhân tố khí hậu thủy văn - Lượng mưa trung bình năm (mm) Số liệu thứ cấp - Độ ẩm không khí (%) Dụng cụ đo - Nhiệt độ không khí (oC) nt - Lux nt - Cự ly đến sông suối gần nhất (m) Bản đồ địa hình + GPS 5. Nhóm nhân tố nhân tác Mức độ lửa rừng 0: Không có 1: Ít có 2: Vài năm 3: Hàng năm Mức động tác động đến thảm thực vật rừng 0: Nguyên sinh 1: Khai thác chọn 2: Bỏ hóa sau nương rẫy 3: Chặt trắng để trồng cây nông nghiệp 53 Phụ lục 2: Bảng tổng hợp số liệu điều tra các nhân tố tác động đến xói mòn đất X Y l l d o n g c h a y x m d k r u n g t t h a i u u h o p d t c t o n g G c t r u c t a n g d d d l o a i l t r e c p l e t r e t t b i c p t b i d o c a o v i t r i d o d o c c d a i d o c h u o n g p h o i m s d a t d o d a y d a t d x o p d a t d o a m d a t p H k v o n d a n o i g i u n c l y s u o i l u a r u n g m d o t d o n g 224818 1617416 0.4 4 1 3 0.5 7 1 3 0 0 5 40 996 1 2 300 2 20 2 6 10 10 0 2 2 224557 1621594 0.3 5 1 3 0.3 8 2 1 1 20 5 70 1209 1 3 200 90 2 40 2 6 10 40 50 1 3 224550 1621438 0.1 2 1 2 0.8 19 4 1 0 0 2 40 1193 1 2 250 90 3 40 1 70 6.5 0 10 0 1 225028 1617390 0.3 4 1 5 0 0 1 3 0 0 1 60 995 0 1 300 180 3 20 2 60 6 10 30 10 0 0 3 224153 1620969 1 1 2 3 0.8 26 5 2 0 0 3 5 1185 2 2 150 180 4 40 1 75 6.5 0 0 5 500 0 1 225399 1620552 4 1 4 3 0.4 16 3 3 0 0 1 30 1233 2 2 40 280 2 25 2 70 6 0 0 10 400 2 2 225162 1620370 2 1 2 3 0.6 18 4 2 0 0 2 10 1201 3 2 100 320 4 35 1 80 6.5 0 0 200 1 1 224528 1615031 2 1 2 4 0.6 16 5 2 0 0 2 10 1120 1 2 100 80 2 40 1 75 6.5 0 10 5 10 0 1 224619 1617693 0.3 5 1 5 3 0 0 0 3 0 0 1 40 1054 0 1 10 50 5 20 1 70 6 0 10 30 3 3 224649 1617697 0.3 1 1 2 1 0.8 23 5 1 0 0 2 10 1062 1 4 200 240 2 50 1 70 6.5 0 5 10 3 0 1 224497 1617915 5 1 5 3 0 0 0 3 0 0 1 80 1104 2 5 200 95 2 30 2 80 6.5 5 0 40 50 3 2 227049 1620941 4 1 3 5 0.3 10 2 2 0 0 3 15 1161 2 3 150 100 2 30 1 70 6.5 0 0 5 400 2 1 227256 1621309 0.1 4 1 5 1 0 0 0 3 0 0 1 20 1092 0 1 200 260 5 20 2 80 6 0 5 10 2 3 227815 1621450 1 1 2 3 0.9 24 5 2 0 0 2 10 1186 2 3 200 180 4 45 1 80 6.5 0 0 150 0 1 227211 1620755 0.1 5 1 5 3 0.1 6 1 3 0 0 4 30 1114 1 2 50 120 2 30 2 70 6 0 10 10 20 3 3 224819 1619013 4 1 5 2 0.1 0 1 3 0 0 1 30 1200 2 2 10 130 1 20 2 60 6.5 0 10 20 200 3 3 224721 1618507 2 1 2 1 0.8 26 5 2 0 0 2 5 1146 3 3 100 120 3 45 1 80 6 0 0 5 200 1 1 224616 1618282 2 1 2 3 0.8 22 5 2 0 0 2 10 1137 2 2 100 2 40 1 40 6 0 0 150 0 1 224674 1618103 1 1 2 4 0.8 24 5 2 0 0 2 5 1149 2 3 50 220 1 40 1 70 6 0 0 200 0 1 224630 1617175 2 1 2 3 0.8 22 5 2 0 0 2 10 1147 2 2 100 220 1 40 1 70 6 0 10 100 0 1 224641 1619978 0.1 5 1 5 1 0.1 6 2 3 0 0 5 30 1126 1 3 200 250 2 30 2 75 6.5 0 0 10 100 3 3 225358 1617964 1 1 2 4 0.8 26 5 2 0 0 2 6 1246 2 3 100 320 4 40 1 75 6 0 5 10 900 1 1 224616 1618282 2 1 2 3 0.8 22 5 2 0 0 2 10 1137 2 2 100 3 40 1 40 6 0 0 150 0 1 224674 1618103 1 1 2 4 0.8 24 5 2 0 0 2 5 1149 2 3 50 220 1 40 1 70 6 0 0 200 0 1 224630 1617175 2 1 2 3 0.8 22 5 2 0 0 2 10 1147 2 2 100 220 1 40 1 70 6 0 0 10 100 0 1 54 X Y l l d o n g c h a y x m d k r u n g t t h a i u u h o p d t c t o n g G c t r u c t a n g d d d l o a i l t r e c p l e t r e t t b i c p t b i d o c a o v i t r i d o d o c c d a i d o c h u o n g p h o i m s d a t d o d a y d a t d x o p d a t d o a m d a t p H k v o n d a n o i g i u n c l y s u o i l u a r u n g m d o t d o n g 224641 1619978 0.1 5 1 5 1 0.1 6 2 3 0 0 5 30 1126 1 3 200 250 2 30 2 75 6.5 0 0 10 100 3 3 225358 1617964 1 1 2 4 0.8 26 5 2 0 0 2 6 1246 2 3 100 320 4 40 1 75 6 0 5 10 900 0 1 225472 1618676 4 1 3 4 0.6 14 4 2 0 0 5 10 1211 2 3 40 60 2 35 1 70 6 0 0 10 500 2 2 225512 1618520 2 1 3 4 0.5 14 4 2 0 0 2 5 1227 2 3 100 110 4 35 1 80 6.5 0 0 10 400 2 1 225256 1618475 5 1 5 0.1 0 1 3 0 0 5 30 1195 2 2 70 140 2 30 3 70 6.5 0 0 20 500 3 3 226680 1621028 2 1 2 5 0.8 21 5 2 0 0 2 10 1241 3 2 100 120 4 40 1 70 6.5 0 0 10 300 1 1 224152 1617805 0.1 5 1 5 1 0 0 0 3 1 2 4 50 1057 0 1 50 120 2 30 2 75 6 5 0 10 3 3 3 226910 1621036 5 1 5 0 0 1 3 0 0 5 30 1208 2 3 140 50 2 30 2 70 6.5 0 0 10 200 3 3 227278 1621016 0.1 3 1 3 4 0.7 19 3 2 0 0 2 10 1124 3 2 100 310 2 30 1 80 6 0 0 40 200 2 1 227333 1621010 5 1 5 5 0.1 3 1 3 0 0 1 30 1135 2 2 150 185 1 25 2 70 6.5 0 5 200 3 3 227187 1621007 0.1 4 1 5 5 0.1 3 1 3 0 0 4 30 1098 1 3 100 190 1 20 2 70 6.5 0 5 10 100 3 3 225950 1617450 0.3 5 1 5 0.1 0 1 3 0 0 1 45 1025 1 2 100 165 2 25 3 80 6.5 0 10 20 200 3 3 226158 1617851 0.4 5 1 5 0.1 0 1 3 0 0 1 40 1065 1 2 100 90 2 20 1 80 6.5 0 20 15 3 3 224885 1618880 2 1 2 4 0.7 24 5 2 0 0 2 5 1235 3 3 70 210 3 40 1 75 6 0 0 25 1 1 224458 1618360 1 1 2 2 0.8 27 5 2 0 0 2 5 1280 2 3 100 20 4 45 1 80 6 0 0 15 200 0 1 223633 1620287 2 1 2 2 0.8 22 5 2 0 0 2 20 1218 2 3 50 216 4 40 1 76 6.5 0 0 14 400 1 1 223628 1620344 4 1 5 0.1 2 1 3 0 0 1 25 1211 2 2 70 295 2 20 3 70 6 0 7 16 100 3 3 223642 1620027 1 1 2 3 0.8 24 5 2 0 0 2 15 1215 2 2 50 215 4 45 1 80 6.5 0 0 16 500 1 1 224844 1619021 5 1 5 3 0 0 1 3 0 0 1 40 1221 2 3 75 120 2 20 3 70 6 0 7 12 500 3 2 223795 1619886 3 1 3 3 0.4 16 3 3 0 0 2 15 1243 2 2 40 145 4 35 1 75 6.5 0 0 16 500 1 1 223270 1619105 5 1 5 1 0.1 2 1 3 0 0 1 26 1190 1 1 75 260 2 20 3 75 6 0 0 15 50 3 3 223460 1619347 5 1 5 1 0.1 0 1 3 0 0 1 25 1193 1 2 70 235 2 20 3 70 6 0 0 10 70 3 3 223531 1619518 5 1 5 1 0.1 0 1 3 0 0 1 34 1201 1 2 45 170 2 20 3 70 6 0 7 10 30 3 3 223604 1619548 5 1 5 1 0.1 3 1 3 0 0 1 20 1207 1 2 120 150 2 20 3 70 6 0 0 7 100 3 2 223840 1619467 4 1 5 0.1 0 1 3 0 0 1 25 1205 1 2 60 75 2 20 2 80 6 0 5 15 45 3 3 223503 1619439 2 1 2 3 0.7 26 5 2 0 0 2 5 1212 1 2 150 135 4 40 1 80 6.5 0 0 10 100 0 1 224624 1618339 5 1 5 1 0.1 6 1 3 0 0 2 10 1165 1 2 60 190 2 25 2 75 6 0 0 10 150 3 3 223676 1618553 5 1 5 3 0.1 2 1 3 0 0 1 15 1171 2 3 100 120 2 30 2 70 6 0 0 15 160 3 3 224763 1620037 0.3 2 1 2 3 0.6 26 5 2 0 0 5 5 1216 1 3 100 290 2 30 1 80 6 0 0 10 100 1 1 224650 1620280 1 1 2 3 0.8 27 5 2 0 0 2 5 1211 2 2 150 150 1 1 1 55 X Y l l d o n g c h a y x m d k r u n g t t h a i u u h o p d t c t o n g G c t r u c t a n g d d d l o a i l t r e c p l e t r e t t b i c p t b i d o c a o v i t r i d o d o c c d a i d o c h u o n g p h o i m s d a t d o d a y d a t d x o p d a t d o a m d a t p H k v o n d a n o i g i u n c l y s u o i l u a r u n g m d o t d o n g 224063 1621043 2 1 2 3 0.7 26 5 2 0 0 2 10 1184 2 2 70 170 2 35 1 80 6 0 0 10 200 0 1 224314 1621173 2 1 2 3 0.6 25 5 2 0 0 2 10 1210 2 2 40 175 4 40 1 80 6 0 5 10 150 0 1 224315 1621111 2 1 2 3 0.7 26 5 2 0 0 2 10 1184 2 2 70 170 2 35 1 80 6 0 0 10 200 0 1 224314 1621173 2 1 2 3 0.6 25 5 2 0 0 2 10 1210 2 2 40 175 4 40 1 80 6 0 5 10 150 0 1 224162 1621097 1 1 2 2 0.8 32 5 2 1 20 2 5 1199 3 2 40 75 4 40 1 75 6.3 0 0 10 100 0 1 225231 1618328 3 1 3 3 0.4 12 3 2 0 0 2 10 1200 2 3 100 210 1 25 1 80 6 0 0 20 10 1 1 225458 1619350 2 1 2 0.7 22 5 2 0 0 2 7 1212 3 3 60 260 2 35 1 80 6.5 0 10 20 800 0 1 226913 1617885 2 1 2 0.9 26 5 2 0 0 2 10 1235 3 3 150 210 4 45 1 80 6 0 0 10 400 0 1 225830 1620640 3 1 3 3 0.7 19 5 1 0 0 2 15 1235 2 3 140 75 4 35 1 80 6.5 0 0 21 500 1 1 226710 1620690 1 1 2 4 0.9 28 5 2 0 0 2 20 1215 1 2 150 195 4 45 1 80 6.5 0 0 18 100 1 1 226470 1620080 2 1 2 1 0.8 26 5 2 0 0 2 15 1282 2 2 140 260 4 45 1 80 6.5 0 0 16 300 2 1 224930 1621600 4 1 3 1 0.4 10 2 3 0 0 5 25 1289 2 4 300 96 5 25 3 75 6 0 15 10 500 3 2 224920 1621260 5 1 5 1 0.2 4 1 3 0 0 1 35 1271 2 3 300 175 5 20 3 70 6 0 30 15 400 3 3 225640 1619380 5 1 5 1 0 0 1 3 0 0 1 40 1195 2 3 300 105 1 20 3 75 6 0 0 17 400 3 3 225790 1619720 5 1 5 1 0 0 1 3 0 0 1 35 1142 1 3 200 115 1 20 3 75 6 0 0 10 150 3 3 225810 1620070 5 1 5 1 0.1 2 1 3 0 0 5 35 1212 2 4 300 125 2 20 3 70 6 0 10 16 200 3 3 227740 1619340 5 1 5 1 0.1 2 1 3 0 0 1 40 1210 1 3 250 145 2 20 3 80 6 0 10 16 20 2 3 227530 1619790 3 1 3 1 0.6 20 4 2 0 0 3 30 1180 2 3 300 130 2 30 1 80 6.5 0 0 10 200 1 1 227438 1620050 1 1 2 1 0.8 27 5 2 0 0 2 30 1280 2 2 150 175 2 45 1 75 6.5 0 0 16 300 1 1 226950 1620380 1 1 2 1 0.8 26 5 2 0 0 2 25 1275 2 2 70 75 4 40 1 80 6.5 0 0 10 400 0 1 226440 1620970 2 1 2 1 0.8 26 5 2 0 0 2 25 1231 1 2 200 250 4 45 1 80 6.5 0 0 10 100 1 1 226510 1620750 5 1 5 1 0.1 2 1 3 0 0 1 40 1276 2 3 200 46 5 25 3 70 6 0 10 18 300 3 3 226800 1621120 4 1 3 4 0.7 18 4 2 0 0 2 25 1218 2 3 300 105 4 35 1 80 6.5 0 0 10 500 2 1 56 Phụ lục 3: Kết quả phân tích hàm quan hệ giữa xói mòn với các nhân tố sinh thái, nhân tác bằng phần mềm Stagraphich plus Multiple Regression Analysis ----------------------------------------------------------------------------- Dependent variable: xmd ----------------------------------------------------------------------------- Standard T Parameter Estimate Error Statistic P-Value ----------------------------------------------------------------------------- CON STAN T 0.662182 0.135639 4.88196 0.0000 log(tthai/dtc) 0.936418 0.0746725 12.5403 0.0000 dodoc*mdotdong 0.0883981 0.0381044 2.31989 0.0230 ----------------------------------------------------------------------------- Analysis of Variance ----------------------------------------------------------------------------- Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value ----------------------------------------------------------------------------- Model 165.712 2 82.856 233.03 0.0000 Residual 27.0221 76 0.355554 ----------------------------------------------------------------------------- Total (Corr.) 192.734 78 R-squared = 85.9796 percent R-squared (adjusted for d.f.) = 85.6106 percent Standard Error of Est. = 0.596284 Mean absolute error = 0.458842 Durbin-Watson statistic = 1.97703 The StatAdvisor --------------- The output shows the results of fitting a multiple linear regression model to describe the relationship between xmd and 2 independent variables. The equation of the fitted model is xmd = 0.662182 + 0.936418*log(tthai/dtc) + 0.0883981*dodoc*mdotdong Since the P-value in the AN OVA table is less than 0.01, there is a statistically significant relationship between the variables at the 99% confidence level. The R-Squared statistic indicates that the model as fitted explains 85.9796% of the variability in xmd. The adjusted R-squared statistic, which is more suitable for comparing models with different numbers of independent variables, is 85.6106%. The standard error of the estimate shows the standard deviation of the residuals to be 0.596284. This value can be used to construct prediction limits for new observations by selecting the Reports option from the text menu. The mean absolute error (MAE) of 0.458842 is the average value of the residuals. The Durbin-Watson (DW) statistic tests the residuals to determine if there is any significant correlation based on the order in which they occur in your data file. Since the DW value is greater than 1.4, there is probably not any serious autocorrelation in the residuals. 57 58 Phụ lục 4: Bảng tổng hợp các điểm điều tra trạng thái trên thực địa Stt X Y Mã hóa Stt X Y Mã hóa Stt X Y Mã hóa 1 226759 1620402 1 109 226345 1618602 1 217 224459 1618939 2 2 226694 1620344 1 110 226339 1618472 1 218 224564 1619200 2 3 226645 1620297 1 111 226221 1618368 1 219 224418 1619289 2 4 226608 1620310 1 112 226122 1618310 1 220 224624 1619506 2 5 226444 1620359 1 113 225200 1617308 1 221 224253 1619360 2 6 226444 1620273 1 114 224891 1617782 1 222 224286 1619561 2 7 226563 1620031 1 115 224828 1618018 1 223 224198 1619440 2 8 226486 1619786 1 116 224790 1617850 1 224 224242 1619456 2 9 226326 1619624 1 117 224547 1618126 1 225 224096 1619644 2 10 226151 1619782 1 118 224478 1618032 1 226 224016 1619762 2 11 224466 1618738 1 119 224377 1618101 1 227 223956 1619668 2 12 224412 1618001 1 120 224489 1618208 1 228 224349 1619685 2 13 224365 1618083 1 121 224223 1618084 1 229 224407 1619778 2 14 224260 1618153 1 122 224000 1617966 1 230 224520 1619767 2 15 224156 1618109 1 123 224189 1618354 1 231 224440 1619646 2 16 224620 1618161 1 124 224415 1618346 1 232 224690 1619974 2 17 224559 1618253 1 125 224622 1618797 1 233 224864 1620125 2 18 224473 1618317 1 126 224715 1618929 1 234 224773 1620852 2 19 224578 1619914 1 127 224586 1619139 1 235 224696 1620901 2 20 224581 1620049 1 128 225076 1619257 1 236 224715 1620987 2 21 224563 1620099 1 129 225290 1619312 1 237 224344 1620750 2 22 224649 1620162 1 130 225395 1619444 1 238 224223 1620747 2 23 224708 1620192 1 131 225445 1619659 1 239 224129 1620472 2 24 224761 1620263 1 132 225230 1619645 1 240 224063 1620318 2 25 224786 1620372 1 133 225065 1619502 1 241 224027 1620142 2 26 224800 1620456 1 134 224814 1619505 1 242 224225 1620395 2 27 224473 1618317 1 135 224762 1619394 1 243 223840 1619467 3 28 224478 1620824 1 136 224357 1619447 1 244 223664 1619548 3 29 224367 1620898 1 137 224487 1619642 1 245 223551 1619518 3 30 224269 1620902 1 138 224388 1619829 1 246 223460 1619347 3 59 Stt X Y Mã hóa Stt X Y Mã hóa Stt X Y Mã hóa 31 224190 1621028 1 139 224200 1619703 1 247 223270 1619105 3 32 224213 1620499 1 140 224245 1619970 1 248 223676 1618555 3 33 224141 1620489 1 141 224154 1620118 1 249 224624 1618339 3 34 224113 1620405 1 142 224099 1620314 1 250 223795 1619886 3 35 224138 1620337 1 143 224338 1620446 1 251 224844 1619021 3 36 224102 1620270 1 144 223980 1620182 1 252 223628 1620344 3 37 224175 1620195 1 145 224481 1620619 1 253 224718 1618829 3 38 224220 1620236 1 146 224206 1620578 1 254 224663 1620794 3 39 224287 1620074 1 147 224649 1620751 1 255 224521 1620765 3 40 224187 1620093 1 148 224456 1620831 1 256 224361 1622854 3 41 224132 1619887 1 149 224297 1620903 1 257 224298 1620990 3 42 223856 1619905 1 150 224875 1620837 1 258 224525 1621073 3 43 223782 1619867 1 151 224699 1620509 1 259 224180 1620667 3 44 223834 1619674 1 152 224569 1620394 1 260 224267 1620792 3 45 223997 1619515 1 153 224231 1620823 1 261 225918 1620173 3 46 223931 1619559 1 154 224184 1621082 1 262 225811 1620127 3 47 223950 1619670 1 155 224178 1621241 1 263 225845 1620050 3 48 223898 1619811 1 156 225585 1621174 2 264 225769 1619979 3 49 227582 1620357 1 157 225549 1621215 2 265 225764 1619857 3 50 227490 1620310 1 158 225549 1621339 2 266 225646 1619924 3 51 227406 1620320 1 159 225544 1621504 2 267 225652 1619663 3 52 227965 1620764 1 160 225409 1621568 2 268 225509 1619551 3 53 224326 1619045 1 161 225178 1621361 2 269 225483 1619346 3 54 224105 1619070 1 162 225004 1621193 2 270 225443 1619275 3 55 224037 1619160 1 163 224963 1621105 2 271 225767 1619361 3 56 223935 1619118 1 164 225387 1620753 2 272 225652 1619378 3 57 224220 1619320 1 165 225651 1620948 2 273 225472 1619191 3 58 224194 1619561 1 166 225246 1621053 2 274 225515 1619107 3 59 225292 1619329 1 167 225970 1620590 2 275 224977 1619251 3 60 225242 1619358 1 168 225924 1620835 2 276 224905 1619170 3 61 225177 1619436 1 169 226083 1620929 2 277 224821 1619262 3 62 225081 1619483 1 170 226323 1620833 2 278 224832 1619360 3 60 Stt X Y Mã hóa Stt X Y Mã hóa Stt X Y Mã hóa 63 225005 1619630 1 171 226529 1620703 2 279 224968 1619551 3 64 224990 1619855 1 172 226221 1620390 2 280 225077 1619584 3 65 224538 1619853 1 173 226067 1620359 2 281 224759 1619408 3 66 223503 1619439 1 174 225750 1620277 2 282 224682 1619400 3 67 223642 1620027 1 175 225662 1620390 2 283 224624 1619437 3 68 223632 1620287 1 176 225797 1620607 2 284 224721 1619545 3 69 223812 1619632 1 177 225582 1620100 2 285 224655 1619602 3 70 224911 1620584 1 178 225345 1620021 2 286 224410 1619553 3 71 224670 1620718 1 179 225657 1619842 2 287 224850 1619838 3 72 224160 1621108 1 180 225582 1619685 2 288 224905 1620096 3 73 224256 1620541 1 181 225337 1619712 2 289 224997 1620178 3 74 225822 1621192 1 182 225120 1619619 2 290 225017 1620296 3 75 226179 1620933 1 183 225032 1619498 2 291 225099 1620274 3 76 226168 1620735 1 184 224960 1619324 2 292 225162 1620366 3 77 226562 1620674 1 185 224803 1619492 2 293 225229 1620457 3 78 226347 1620573 1 186 225943 1619145 2 294 225263 1620556 3 79 226408 1620297 1 187 225830 1619178 2 295 225179 1620542 3 80 226551 1620041 1 188 225717 1619184 2 296 225162 1620476 3 81 226793 1620231 1 189 226141 1619456 2 297 225008 1620472 3 82 226961 1620336 1 190 226177 1619564 2 298 225025 1620377 3 83 227236 1620385 1 191 225959 1619677 2 299 224933 1620290 3 84 227157 1620523 1 192 226499 1619776 2 300 225138 1620723 3 85 227313 1620749 1 193 226760 1619938 2 301 225164 1620798 3 86 227305 1620889 1 194 226691 1620034 2 302 225076 1620797 3 87 227702 1620941 1 195 226546 1620106 2 303 225154 1620911 3 88 227740 1620573 1 196 226254 1620087 2 304 225074 1620917 3 89 227611 1620251 1 197 226722 1620354 2 305 225059 1620980 3 90 227454 1620066 1 198 226782 1620277 2 306 225120 1620981 3 91 227225 1620116 1 199 226791 1619726 2 307 225023 1620669 3 92 227839 1619766 1 200 226713 1619575 2 308 224948 1620373 3 93 227663 1619546 1 201 226636 1619448 2 309 224609 1619941 3 94 227446 1619524 1 202 226532 1619189 2 310 224565 1619867 3 61 Stt X Y Mã hoá Stt X Y Mã hoá Stt X Y Mã hoá 95 227291 1619359 1 203 226331 1619192 2 311 224154 1619456 3 96 227024 1619469 1 204 226102 1619011 2 312 224099 1619392 3 97 226964 1619832 1 205 225910 1619035 2 313 223957 1619363 3 98 227514 1619273 1 206 226168 1618870 2 314 223836 1619370 3 99 227666 1619086 1 207 226229 1618702 2 315 223837 1619452 3 100 227446 1619039 1 208 226179 1618614 2 316 223972 1619470 3 101 227393 1618850 1 209 225849 1618834 2 317 224089 1619494 3 102 227104 1618984 1 210 225841 1618636 2 318 223938 1619415 3 103 227052 1619147 1 211 225632 1618479 2 319 224657 1619756 3 104 226832 1619100 1 212 224723 1618763 2 320 224719 1619820 3 105 226760 1618872 1 213 224624 1618677 2 321 224801 1619928 3 106 226796 1618679 1 214 224558 1618843 2 322 224835 1620018 3 107 226507 1618726 1 215 224721 1618947 2 108 226284 1618844 1 216 224677 1619011 2 62 Phụ lục 5: Dữ liệu của lớp bản đồ vector giải đoán từ ảnh vệ tinh class name class id length area (ha) class name class id length area (ha) Class name class id length area (ha) Class 1 1 171 0.155 Class 3 3 114 0.078 Class 5 5 114 0.078 Class 1 1 1995 7.995 Class 3 3 684 1.785 Class 5 5 513 0.543 Class 1 1 6213 47.502 Class 3 3 1653 5.588 Class 5 5 171 0.155 Class 1 1 171 0.155 Class 3 3 399 0.466 Class 5 5 513 0.776 Class 1 1 4161 29.184 Class 3 3 171 0.155 Class 5 5 285 0.310 Class 1 1 228 0.233 Class 3 3 114 0.078 Class 5 5 570 0.854 Class 1 1 798 2.484 Class 3 3 228 0.233 Class 5 5 228 0.310 Class 1 1 171 0.155 Class 3 3 114 0.078 Class 5 5 171 0.155 Class 1 1 171 0.155 Class 3 3 342 0.543 Class 5 5 2223 5.433 Class 1 1 1311 4.890 Class 3 3 171 0.155 Class 5 5 114 0.078 Class 1 1 399 0.621 Class 3 3 171 0.155 Class 5 5 684 0.854 Class 1 1 171 0.155 Class 3 3 114 0.078 Class 5 5 228 0.233 Class 1 1 342 0.543 Class 3 3 114 0.078 Class 5 5 114 0.078 Class 1 1 513 1.009 Class 3 3 456 0.776 Class 5 5 114 0.078 Class 1 1 912 2.484 Class 3 3 456 0.543 Class 5 5 228 0.233 Class 1 1 228 0.155 Class 3 3 798 1.707 Class 5 5 171 0.155 Class 1 1 6327 56.816 Class 3 3 399 0.466 Class 5 5 627 1.242 Class 1 1 513 1.009 Class 3 3 114 0.078 Class 5 5 228 0.233 Class 1 1 114 0.078 Class 3 3 114 0.078 Class 5 5 912 1.708 Class 1 1 114 0.078 Class 3 3 741 1.397 Class 5 5 570 0.931 Class 1 1 456 0.931 Class 3 3 171 0.155 Class 5 5 969 2.251 Class 1 1 855 1.785 Class 3 3 228 0.155 Class 5 5 513 0.621 Class 1 1 114 0.078 Class 3 3 570 1.242 Class 5 5 741 1.708 Class 1 1 6270 46.726 Class 3 3 399 0.621 Class 5 5 228 0.155 Class 2 2 171 0.155 Class 3 3 228 0.233 Class 5 5 513 1.087 Class 2 2 684 1.242 Class 3 3 114 0.078 Class 5 5 114 0.078 Class 2 2 171 0.155 Class 4 4 513 0.699 Class 5 5 228 0.233 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 3876 12.031 Class 5 5 342 0.388 Class 2 2 228 0.311 Class 4 4 342 0.621 Class 5 5 171 0.155 Class 2 2 399 0.699 Class 4 4 171 0.155 Class 5 5 342 0.233 Class 2 2 399 0.310 Class 4 4 228 0.155 Class 5 5 1539 4.269 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 513 0.698 Class 5 5 228 0.233 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 114 0.078 Class 5 5 627 1.475 Class 2 2 399 0.776 Class 4 4 114 0.078 Class 5 5 114 0.078 Class 2 2 456 0.854 Class 4 4 7923 27.865 Class 5 5 171 0.155 Class 2 2 342 0.233 Class 4 4 399 0.776 Class 5 5 228 0.155 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 3876 9.004 Class 5 5 114 0.078 Class 2 2 513 0.931 Class 4 4 627 1.164 Class 5 5 1596 3.027 Class 2 2 228 0.155 Class 4 4 285 0.310 Class 5 5 228 0.233 Class 2 2 171 0.155 Class 4 4 285 0.388 Class 5 5 570 0.776 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 171 0.155 Class 5 5 342 0.543 63 Class 2 2 171 0.155 Class 4 4 114 0.078 Class 5 5 228 0.233 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 171 0.155 Class 5 5 114 0.078 Class 2 2 1710 2.328 Class 4 4 228 0.233 Class 5 5 114 0.078 Class 2 2 228 0.310 Class 4 4 114 0.078 Class 5 5 798 1.785 Class 2 2 285 0.233 Class 4 4 114 0.078 Class 5 5 456 0.621 Class 2 2 228 0.233 Class 4 4 399 0.854 Class 5 5 114 0.078 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 114 0.078 Class 5 5 171 0.155 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 114 0.078 Class 5 5 114 0.078 Class 2 2 1083 2.561 Class 4 4 342 0.543 Class 5 5 114 0.078 Class 2 2 1482 3.260 Class 4 4 228 0.233 Class 5 5 342 0.388 Class 2 2 285 0.388 Class 4 4 171 0.155 Class 5 5 171 0.155 Class 2 2 171 0.155 Class 4 4 1596 3.570 Class 5 5 228 0.310 Class 2 2 570 1.320 Class 4 4 228 0.233 Class 5 5 171 0.155 Class 2 2 285 0.310 Class 4 4 342 0.388 Class 5 5 855 1.630 Class 2 2 228 0.233 Class 4 4 342 0.233 Class 5 5 114 0.078 Class 2 2 342 0.388 Class 4 4 1311 2.717 Class 5 5 228 0.155 Class 2 2 513 0.931 Class 4 4 2052 4.735 Class 5 5 114 0.078 Class 2 2 171 0.155 Class 4 4 228 0.233 Class 5 5 171 0.155 Class 2 2 627 1.242 Class 4 4 1368 3.027 Class 5 5 399 0.699 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 2679 9.470 Class 5 5 114 0.078 Class 2 2 2337 9.703 Class 4 4 14763 52.780 Class 5 5 114 0.078 Class 2 2 228 0.233 Class 4 4 513 0.854 Class 5 5 627 1.087 Class 2 2 171 0.155 Class 4 4 114 0.078 Class 5 5 399 0.466 Class 2 2 228 0.233 Class 4 4 855 1.785 Class 5 5 456 0.854 Class 2 2 285 0.388 Class 4 4 285 0.310 Class 5 5 114 0.078 Class 2 2 342 0.621 Class 4 4 228 0.233 Class 5 5 285 0.310 Class 2 2 285 0.310 Class 4 4 570 0.931 Class 5 5 798 1.941 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 114 0.078 Class 5 5 1881 5.278 Class 2 2 228 0.311 Class 4 4 1254 2.329 Class 5 5 228 0.233 Class 2 2 513 0.776 Class 4 4 1368 3.105 Class 5 5 342 0.466 Class 2 2 399 0.388 Class 4 4 228 0.233 Class 5 5 114 0.078 Class 2 2 342 0.466 Class 4 4 399 0.621 Class 5 5 456 0.776 Class 2 2 228 0.233 Class 4 4 285 0.388 Class 5 5 456 0.776 Class 2 2 1311 2.251 Class 4 4 342 0.543 Class 5 5 456 0.699 Class 2 2 228 0.155 Class 4 4 798 1.708 Class 5 5 285 0.233 Class 2 2 627 1.164 Class 4 4 456 0.776 Class 5 5 456 1.009 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 684 1.397 Class 5 5 171 0.155 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 285 0.310 Class 5 5 228 0.233 Class 2 2 456 0.699 Class 4 4 228 0.233 Class 5 5 228 0.310 Class 2 2 285 0.310 Class 4 4 1368 2.639 Class 5 5 3078 7.374 Class 2 2 342 0.543 Class 4 4 114 0.078 Class 5 5 456 0.621 Class 2 2 171 0.155 Class 4 4 399 0.466 Class 5 5 228 0.155 Class 2 2 399 0.621 Class 4 4 114 0.078 Class 5 5 285 0.311 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 114 0.078 Class 5 5 228 0.310 Class 2 2 399 0.699 Class 4 4 2565 7.839 Class 5 5 399 0.466 64 Class 2 2 1254 2.484 Class 4 4 228 0.310 Class 5 5 114 0.078 Class 2 2 627 1.552 Class 4 4 171 0.155 Class 5 5 114 0.078 Class 2 2 285 0.388 Class 4 4 114 0.078 Class 5 5 855 2.561 Class 2 2 342 0.466 Class 4 4 228 0.233 Class 5 5 1197 2.173 Class 2 2 228 0.233 Class 4 4 171 0.155 Class 5 5 228 0.310 Class 2 2 228 0.155 Class 4 4 1026 2.639 Class 5 5 285 0.388 Class 2 2 228 0.155 Class 4 4 171 0.155 Class 5 5 114 0.078 Class 2 2 2109 4.968 Class 4 4 513 0.931 Class 5 5 399 0.543 Class 2 2 228 0.310 Class 4 4 171 0.155 Class 5 5 342 0.543 Class 2 2 1311 2.251 Class 4 4 9291 37.879 Class 5 5 114 0.078 Class 2 2 684 1.863 Class 4 4 342 0.466 Class 5 5 171 0.155 Class 2 2 228 0.311 Class 4 4 285 0.388 Class 5 5 342 0.388 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 114 0.078 Class 5 5 285 0.310 Class 2 2 228 0.155 Class 4 4 513 1.242 Class 5 5 684 1.397 Class 2 2 798 0.854 Class 4 4 627 1.009 Class 5 5 114 0.078 Class 2 2 171 0.155 Class 4 4 171 0.155 Class 5 5 513 0.621 Class 2 2 228 0.233 Class 4 4 171 0.155 Class 5 5 228 0.155 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 342 0.543 Class 5 5 342 0.388 Class 2 2 513 0.776 Class 4 4 228 0.310 Class 5 5 228 0.310 Class 2 2 627 0.699 Class 4 4 285 0.388 Class 5 5 171 0.155 Class 2 2 228 0.233 Class 4 4 285 0.310 Class 6 6 342 0.466 Class 2 2 570 0.621 Class 4 4 228 0.233 Class 6 6 741 1.552 Class 2 2 399 0.466 Class 4 4 171 0.155 Class 6 6 114 0.078 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 855 1.630 Class 6 6 570 1.087 Class 2 2 285 0.388 Class 4 4 285 0.388 Class 6 6 399 0.621 Class 2 2 342 0.310 Class 4 4 2280 7.219 Class 6 6 114 0.078 Class 2 2 969 2.096 Class 4 4 342 0.466 Class 6 6 114 0.078 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 171 0.155 Class 6 6 285 0.388 Class 2 2 1140 1.397 Class 4 4 171 0.155 Class 6 6 114 0.078 Class 2 2 228 0.233 Class 4 4 228 0.233 Class 6 6 285 0.310 Class 2 2 1482 2.562 Class 4 4 114 0.078 Class 6 6 114 0.078 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 969 1.320 Class 6 6 114 0.078 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 114 0.078 Class 6 6 171 0.155 Class 2 2 513 0.854 Class 4 4 513 0.621 Class 6 6 228 0.310 Class 2 2 228 0.233 Class 4 4 2052 4.114 Class 6 6 114 0.078 Class 2 2 399 0.388 Class 4 4 285 0.311 Class 6 6 285 0.311 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 114 0.078 Class 6 6 1710 5.356 Class 2 2 855 1.087 Class 4 4 228 0.310 Class 6 6 342 0.311 Class 2 2 171 0.155 Class 4 4 228 0.233 Class 6 6 285 0.233 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 285 0.311 Class 6 6 171 0.155 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 228 0.310 Class 6 6 228 0.233 Class 2 2 342 0.388 Class 4 4 114 0.078 Class 6 6 912 2.406 Class 2 2 1539 2.561 Class 4 4 513 0.931 Class 6 6 228 0.233 Class 2 2 171 0.155 Class 4 4 855 1.863 Class 6 6 228 0.311 Class 2 2 171 0.155 Class 4 4 399 0.776 Class 6 6 285 0.388 65 Class 2 2 399 0.466 Class 4 4 6612 19.870 Class 6 6 171 0.155 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 2052 4.114 Class 6 6 114 0.078 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 228 0.233 Class 6 6 570 0.699 Class 2 2 171 0.155 Class 4 4 114 0.078 Class 6 6 228 0.233 Class 2 2 228 0.233 Class 4 4 684 1.242 Class 6 6 570 1.397 Class 2 2 228 0.233 Class 4 4 855 1.164 Class 6 6 114 0.078 Class 2 2 456 0.776 Class 4 4 228 0.233 Class 6 6 114 0.078 Class 2 2 342 0.543 Class 4 4 2337 5.278 Class 6 6 285 0.388 Class 2 2 342 0.543 Class 4 4 342 0.543 Class 6 6 399 0.699 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 2052 4.580 Class 6 6 399 0.699 Class 2 2 342 0.466 Class 4 4 570 0.621 Class 6 6 228 0.310 Class 2 2 285 0.388 Class 4 4 114 0.078 Class 6 6 228 0.233 Class 2 2 513 0.543 Class 4 4 114 0.078 Class 6 6 342 0.388 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 171 0.155 Class 6 6 114 0.078 Class 2 2 171 0.155 Class 4 4 741 1.785 Class 6 6 285 0.466 Class 2 2 171 0.155 Class 4 4 3990 13.273 Class 6 6 285 0.311 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 570 0.931 Class 6 6 114 0.078 Class 2 2 798 1.319 Class 4 4 2679 8.072 Class 6 6 342 0.466 Class 2 2 228 0.311 Class 4 4 171 0.155 Class 6 6 1083 2.561 Class 2 2 228 0.155 Class 4 4 171 0.155 Class 6 6 399 0.621 Class 2 2 171 0.155 Class 4 4 399 0.388 Class 6 6 912 2.018 Class 2 2 570 0.932 Class 4 4 342 0.621 Class 6 6 114 0.078 Class 2 2 513 0.776 Class 4 4 456 0.543 Class 6 6 342 0.388 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 228 0.233 Class 6 6 114 0.078 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 1140 1.785 Class 6 6 171 0.155 Class 2 2 399 0.466 Class 4 4 114 0.078 Class 6 6 855 1.319 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 3135 9.935 Class 6 6 285 0.233 Class 2 2 171 0.155 Class 4 4 684 1.009 Class 6 6 399 0.776 Class 2 2 798 1.863 Class 4 4 513 0.854 Class 6 6 399 0.621 Class 2 2 171 0.155 Class 4 4 285 0.311 Class 6 6 114 0.078 Class 2 2 342 0.388 Class 4 4 114 0.078 Class 6 6 171 0.155 Class 2 2 171 0.155 Class 4 4 171 0.155 Class 6 6 285 0.388 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 171 0.155 Class 6 6 285 0.310 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 570 0.931 Class 6 6 171 0.155 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 513 1.087 Class 6 6 228 0.310 Class 2 2 2508 10.246 Class 4 4 570 1.009 Class 6 6 114 0.078 Class 2 2 2451 4.890 Class 4 4 171 0.155 Class 6 6 114 0.078 Class 2 2 171 0.155 Class 4 4 114 0.078 Class 6 6 285 0.388 Class 2 2 342 0.466 Class 4 4 228 0.233 Class 6 6 228 0.233 Class 2 2 342 0.311 Class 4 4 285 0.310 Class 6 6 285 0.388 Class 2 2 285 0.311 Class 4 4 285 0.388 Class 6 6 342 0.543 Class 2 2 285 0.311 Class 4 4 114 0.078 Class 6 6 114 0.078 Class 2 2 171 0.155 Class 4 4 1083 2.639 Class 6 6 114 0.078 Class 2 2 741 1.009 Class 4 4 4218 12.574 Class 6 6 456 0.699 Class 2 2 342 0.388 Class 4 4 114 0.078 Class 6 6 171 0.155 66 Class 2 2 114 0.078 Class 4 4 456 0.931 Class 6 6 1026 2.173 Class 2 2 171 0.155 Class 4 4 285 0.388 Class 6 6 114 0.078 Class 2 2 171 0.155 Class 4 4 969 1.552 Class 6 6 285 0.233 Class 2 2 342 0.466 Class 4 4 399 0.621 Class 6 6 114 0.078 Class 2 2 285 0.311 Class 4 4 399 0.699 Class 6 6 456 0.543 Class 2 2 342 0.388 Class 4 4 171 0.155 Class 6 6 1254 2.173 Class 2 2 228 0.233 Class 4 4 342 0.388 Class 6 6 114 0.078 Class 2 2 228 0.233 Class 4 4 513 0.931 Class 6 6 627 1.242 Class 2 2 342 0.388 Class 4 4 171 0.155 Class 6 6 171 0.155 Class 2 2 228 0.233 Class 4 4 285 0.310 Class 6 6 171 0.155 Class 2 2 912 2.639 Class 4 4 228 0.155 Class 6 6 228 0.310 Class 2 2 1824 5.200 Class 4 4 342 0.388 Class 6 6 1026 2.794 Class 2 2 228 0.233 Class 4 4 1368 2.794 Class 6 6 114 0.078 Class 2 2 1254 4.813 Class 4 4 570 0.931 Class 6 6 285 0.466 Class 2 2 171 0.155 Class 4 4 285 0.388 Class 6 6 228 0.233 Class 2 2 570 1.009 Class 4 4 456 0.776 Class 6 6 114 0.078 Class 2 2 627 0.854 Class 4 4 114 0.078 Class 6 6 45

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfỨng dụng GIS trong phân cấp xung yếu lưu vực tại xã Hiếu Huyện Kon Plong tỉnh Kon Tum.pdf