Luận văn Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc: Thực trạng và giải pháp

Tài liệu Luận văn Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc: Thực trạng và giải pháp: LUẬN VĂN: Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc - Thực trạng và giải pháp MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại, chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông, nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. CNTT phục vụ trực tiếp cho việc cải tiến QLNN, nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động KT - XH khác, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội, phúc lợi của nhân dân. (không nên mở đầu bằng định nghĩa cụ thể như thế này, có thể theo cách sau:) Trước đây, khi đề cập đến các nguồn tài nguyên cho phát triển, người ta thường cho rằng, đó là các yếu tố nằm trong 4 chữ M: Men, Machines, Materials và Money (con người, máy móc, vật liệu và vốn). Thế nhưng, trong thời đại ngày nay, khi nói đế...

pdf306 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc - Thực trạng và giải pháp MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại, chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông, nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. CNTT phục vụ trực tiếp cho việc cải tiến QLNN, nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động KT - XH khác, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội, phúc lợi của nhân dân. (không nên mở đầu bằng định nghĩa cụ thể như thế này, có thể theo cách sau:) Trước đây, khi đề cập đến các nguồn tài nguyên cho phát triển, người ta thường cho rằng, đó là các yếu tố nằm trong 4 chữ M: Men, Machines, Materials và Money (con người, máy móc, vật liệu và vốn). Thế nhưng, trong thời đại ngày nay, khi nói đến tài nguyên phát triển, không thể không nhắc đến yếu tố thứ năm rất quan trọng đó là thông tin (Information). Sự xuất hiện của yếu tố thứ năm là thông tin đã tạo ra sự thay đổi lớn mang tính cách mạng về phương thức làm việc và mô hình phát triển trong thế giới công nghiệp hoá với yếu tố dẫn đạo là kinh tế tri thức. Khi thông tin đã thực sự trở thành một lực lượng sản xuất vật chất quan trọng được thừa nhận ở tất cả các quốc gia, được sử dụng thường xuyên trong các hoạt động kinh tế - xã hội (KT-XH) thì bước chuyển từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin sẽ là tất yếu. Cuộc cách mạng về công nghệ thông tin (CNTT) đang diễn ra trên quy mô toàn cầu và càng ngày càng đi vào chiều sâu, không loại trừ bất cứ quốc gia nào. Nó đã và đang tạo ra một bối cảnh cho sự ra đời của những cái mới. Bởi, "cuộc cách mạng thông tin đang trên đường tiến tới, đó không đơn thuần chỉ là cuộc cách mạng về công nghệ, về máy móc, về kỹ thuật, về phần m hay tốc độ, mà trước hết đó là cuộc cách mạng về quan niệm, về đổi mới tư duy" [59, tr.34]. Áp dụng những tiến bộ, những thành tựu ứ Ngày nay, CNTT là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác, nó có tác dụng làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại.KT-XHđối đang phát triển khi bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Ngay từ thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có chủ trương vận dụng CNTT trong một số lĩnh vực. Bnước ta, nhất là từ khi bước sang thời kỳ đổi mới, chủ trương ứng dụng CNTT ấy đã được nhấn mạnh và cụ thể hoá trong nhiều nghị quyết của Đảng và Chính phủ. Chẳng hạn như: Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/3/1991 của Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới; đă nêu: "Tập trung sức phát triển một số ngành KHCN mũi nhọn như điện tử, tin học...." Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH TW khoá VII xác định: "...Ưvề ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, trong đó có như CNTT. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX nhấn mạnh: "Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ: thương mại, kể cả thương mại điện tử, các loại hình vận tải, bưu chính - viễn thông... Sớm phổ cập sử dụng tin học và Mạng thông tin quốc tế (Internet) trong nền kinh tế và đời sống xã hội” [20, tr.94]. Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị khoá IX về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH, đã xác định rõ: Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH [22, tr.7]. Gần đây, Chính phủ Việt Nam đã ký hiệp định khung E-Asian với mục tiêu chính là: xây dựng cChính phủ điện tử ( CPĐT), tThương mại điện tử (TMĐT) và cộng đồng điện tử,, có nghĩa là Việt Namchúng ta đã cam kết đồng thuận triển khai các hoạt động của hiệp định, từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thực hiện mô hình CPĐT, TMĐT, cộng đồng điện tử ở Việt Nam. Việc áp dụng CPĐT, TMĐT, CĐĐT cũng đồng nghĩa với việc phải giải quyết các vấn đề bảo đảm an ninh quốc gia và thành lập khung pháp lý điều chỉnh. Một khi CPĐT, TMĐT, cộng đồng điện tử được vận hành có hiệu quả, các thao tác kỹ thuật được chuẩn hoá và thực hiện nhanh chóng, như vậythì mức độ chi phối chủ quan của yếu tố con người vào nhiều khâu của quá trình quản lý sẽ được giảm đáng kể. Cộng đồng điện tử, TMĐT sẽ bảo đảm phát triển nhanh một xã hội tri thức, thu hẹp sự khác biệt về kỹ thuật số, sự thông thoáng và hiệu quả khi người dân được tiếp cận với hệ thống hành chính, luật pháp và thông tin hiện đại trong nhiều lĩnh vực. Cũng như các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, trong điều kiện đổi mới, Vĩnh Phúc chủ trương tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh về thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Cơ sở hạ tầng về thông tin và trình độ ứng dụng CNTT là một trong những vấn đề được nhà đầu tư rất quan tâm khi tìm kiếm cơ hội đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến sự sẵn sàng và tính mau lẹ của chính quyền địa phương trong việc giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp. Ứng dụng, CNTT và vận hành có hiệu quả CPĐT, TMĐT, cộng đồng điện tử sẽ làm tăng sức hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, mặt bằng CNTT của tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay vẫn ở trình độ thấp kém, phát triển chậm, có nguy cơ khôngchưa đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, tụt hậu xa hơn so với các nhiều địa phương và khu vựckhác. Có thể liệt kê những vấn đề tồn tại sau đây ở Vĩnh PhúcĐó là: ứng dụng CNTT chưa đáp ứng được yêu cầu của tiến trình CNH, HĐH và yêu cầu về hội nhập khu vực và quốc tế; vai trò động lực và tiềm năng to lớn của CNTT chưa được phát huy mạnh mẽ; nguồn nhân lực CNTT chưa được chuẩn bị và phát triển kịp thời cả về số lượng và chất lượng; mạng viễn thông và Internet chưa thuận lợi, chưa đáp ứng các yêu cầu về tốc độ, chất lượng cho ứng dụng CNTT; đầu tư cho CNTT chưa tương xứng với tiềm năng; QLNN về lĩnh vực này vẫn còn mơ hồ, yếu kém; ứng dụng CNTT ở một số nơi còn hình thức, chưa thiết thực và hiệu quả chưa cao... Có nhiều yếu tố tác động, nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến thực trạng trên. Tình hình đó đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu về lĩnh vực này, cả dưới góc độ lý luận lẫn góc độ thực tiễn. Chính vì vậy, Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên chủ yếu là do nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội ở Vĩnh Phúc về vai trò của CNTT chưa đầy đủ; chưa thực hiện triệt để các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển CNTT; chưa kết hợp chặt chẽ ứng dụng CNTT với quá trình cải cách hành chính, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, cơ cấu lại sản xuất, kinh doanh; chậm ban hành các chính sách đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển CNTT; QLNN trong các lĩnh vực CNTT chưa thống nhất, thiếu đồng bộ, chưa tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh cho việc cung ứng dịch vụ viễn thông và Internet, chưa coi đầu tư cho xây dựng hạ tầng thông tin là loại hình đầu tư xây dựng hạ tầng KT - XH. Với những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc - Thực trạng và giải pháp” đã được tác giả chọn làm luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Nghiên cứu ở ngoài nước Ở ngoài nước, đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về vai trò của CNTT đối với phát triển KT-XH. Tác giả luận văn đã tiếp cận được một số công trình nghiên cứu khá điển hình như: Văn minh của làn sóng thứ ba, tác giả Allvin Toffler, Hetdi Toffler; Làn sóng thứ ba, tác giả Allvin Toffler; Cú sốc tương lai, tác giả Allvin Toffler; Đạo đức thông tin trong xã hội kinh tế tri thức, tác giả Cameron Esslement. Trong các tác phẩm này, các tác giả đã đề cập đến sự xuất hiện của một trào lưu hay một "làn sóng" mới, đó là làn sóng CNTT. Cùng với sự xuất hiện này, tất yếu dẫn đến những đòi hỏi thay đổi một cách toàn diện các phương thức vốn được coi là hợp lý trước đây đối với việc vận hành và phát triển xã hội. 2.2. Nghiên cứu ở trong nước - Có nhiều tác phẩm viết về vai trò của CNTT trong đời sống như: CNTT - Tổng quan và một số vấn đề cơ bản, của Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về CNTT, Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội, năm 1997; Kỷ yếu hội thảo khoa học Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam của Ban Khoa giáo Trung ương, Bộ KHCN và Môi trường và Bộ Ngoại giao, Hà Nội, năm 2002; Ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH của Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2001; Chủ nghĩa tư bản và thời đại thông tin của Bộ KHCN và Môi trường, Lưu hành nội bộ, Hà Nội, năm 2001; CNTT Hà Nội cất cánh của Hội Tin học Việt Nam, tạp chí Tin học và Đời sống, (số 3, 5, 6, 9, 11); Thương mại Điện tử, tác giả Vũ Ngọc Cừ, Trịnh Thanh Lâm, Nxb. Giao thông vận tải, năm 2001; Đề án Tin học hóa hoạt động các cơ quan Đảng tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2001-2005 và những năm tiếp theo, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ban hành, năm 2003; Đề án Tin học hóa hoạt động các cơ quan QLHCNN tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2001-2005, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành, năm 2002. Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống về ứng dụng CNTT phục vụ phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay. 23. Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của luận văn của luận văn 32.1. Mục đích Luận văn có mục đích phân tích, đĐánh giá thực trạng ứng dụng CNTT ở tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất những giải pháp để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc phục vụ phát triển KT - XH của tỉnh Vĩnh Phúc. 32.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được mục tiêu của đề tài, luận văn xác định các nhiệm vụ sau đây. - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về CNTT và ứng dụng CNTT. - Đánh giá thực trạng và những yếu tố tác động đến ứng dụng CNTT của tỉnh Vĩnh Phúc. - Xác định những yếu tố định hướng liên quan đến phát triển CNTT của tỉnh Vĩnh Phúc. - Làm rõ kinh nghiệm một số tỉnh, thành phố trong nước trong việc ứng dụng CNTT phục vụ phát triển KT-XH, rút ra bài học cho tỉnh Vĩnh Phúc. - Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh Vĩnh Phúc. 4. ĐĐối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. - Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung vào c4.1. Đối tượng Quá trình ứng dụng CNTT phục vụ phát triển KT-XH tại các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh Vĩnh Phúc gồm các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và các tổ chức xã hội. 4.2. Phạm vi - Để thuận lợi cho việc thu thập tư liệu, luận vănĐề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu ứng dụng CNTT của các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc từ ngày tái lập tỉnh 01/01/1997 đến nay. Luận văn không nghiên cứu về phát triển công nghiệp CNTT, thị trường, kinh doanh sản phẩm CNTT và các giải pháp liên quan đến kỹ thuật CNTT; luận văn cũng không đề cập đến các đối tượng ứng dụng CNTT như: nhân dân, doanh nghiệp và các đơn vị tương đương như: trường học, bệnh viện… 53. Tình hình nghiên cứu của đề tài 3.1. Nghiên cứu ở ngoài nước Ở ngoài nước, đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về vai trò của CNTT đối với phát triển KT - XH. Tuy nhiên trong nguồn tham khảo hạn chế của mình, tác giả luận văn đã tiếp cận được một số tác phẩm nghiên cứu như: Văn minh của làn sóng thứ ba, tác giả Allvin Toffler, Hetdi Toffler, NXB. Thanh niên, Hà Nội, năm 1998; Làn sóng thứ ba, tác giả Allvin Toffler NXB. Thanh niên, Hà Nội, năm 2002; Cú sốc tương lai, tác giả Allvin Toffler, NXB. Thanh niên, Hà Nội, năm 1998. 3.2. Nghiên cứu ở trong nước - Trong thời gian qua ở trong nước đã có nhiều tác phẩm viết về vai trò của CNTT trong đời sống như: CNTT - Tổng quan và một số vấn đề cơ bản, của Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về CNTT, NXB. Giao thông vận tải, Hà Nội, năm 1997; Kỷ yếu hội thảo khoa học Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam của Ban Khoa giáo Trung ương, Bộ KHCN và Môi trường và Bộ Ngoại giao, Lưu hành nội bộ, Hà Nội, năm 2002; Ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH của Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2001; Chủ nghĩa tư bản và thời đại thông tin của Bộ KHCN và Môi trường, Lưu hành nội bộ, Hà Nội, năm 2001; CNTT Hà Nội cất cánh của Hội Tin học Việt Nam, tạp chí Tin học và Đời sống, (số 3, 5, 6, 9, 11); Thương mại Điện tử, tác giả Vũ Ngọc Cừ, Trịnh Thanh Lâm, NXB. Giao thông vận tải, năm 2001; Đề án Tin học hóa hoạt động các cơ quan Đảng tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2001-2005 và những năm tiếp theo, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ban hành, năm 2003; Đề án Tin học hóa hoạt động các cơ quan QLNN tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2001-2005, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành, năm 2002. Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống về ứng dụng CNTT phục vụ phát triển KT - XH tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay. . Phương pháp nghiên cứu Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu trên đây, tác giả lLuận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Pphương pháp duy vật biện chứng, và duy vật lịch sử như công cụ phương pháp luận cơ bản. Đây là một đề tài mới, ít đơn vị nghiên cứu, do vậy tác giả đã sử dụng các phương pháp sau đây để tiếp cận, làm rõ các nội dung cần nghiên cứu. - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: tTổng hợp, phân tích. - Tổng kết thực tiễn. , đ- Điều tra xã hội học (qua mẫu phiếu sử dụng riêng cho luận văn)., - Ccác phương pháp toán kinh tế như hồi qui, mô hình hóa... - Nghiên cứu tài liệu: phân tích kế thừa các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế về các nội dung có liên quan đến đề tài. - Phỏng vấn chuyên gia.: Tác giả phối hợp với Viện Chiến lược Bưu chính, Viễn thông và CNTT và Sở Bưu chính, Viễn thông tỉnh Vĩnh Phúc trong việc điều tra, đánh giá thực trạng CNTT tỉnh Vĩnh Phúc. 6. Đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hóa có bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản về CNTT và ứng dụng CNTT, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc ứng dụng CNTT phục vụ phát triển KT-XH. - Đánh gía thực trạng ứng dụng CNTT phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh Vĩnh Phúc từ ngày tái lập (1997) đến nay. - Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Với các lý do đã trình bày ở trên, nNgoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu làm 03 chương, 09 tiết. Chương 1IChương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1.1.1. Khái niệm về công nghệ thông tin CNTT ngày nay đã và đang tạo đà cho những thay đổi cơ bản trong công tác quản lý và các hoạt động sản xuất kinh doanh ở khu vực công và khu vực tư trên phạm vi toàn cầu. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về CNTT, sau đây chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu một số khái niệm về CNTT có tính chất phổ biến. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (địa chỉ trên mạng Internet: thì CNTT là công nghệ ứng dụng cho việc xử lý thông tin. Theo GS. Liest Eathington và GS. Dave Swanson, Khoa Kinh tế học, Đại học Iowa, Hoa Kỳ, thì CNTT là một chuỗi sản phẩm và dịch vụ mà thông qua đó, việc biến đổi số liệu thành thông tin có thể tiếp cận được và trở nên có ích. Sản phẩm và dịch vụ CNTT này bảo đảm cho doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân có thể kiểm soát được các giao dịch kinh doanh hiệu quả hơn và nhanh hơn [30, tr.1]. Theo GS. Phan Đình Diệu, “CNTT là ngành công nghệ về xử lý thông tin bằng các phương tiện điện tử, trong đó nội dung xử lý thông tin bao gồm các khâu cơ bản như thu thập, lưu trữ, chế biến và truyền nhận thông tin” [17, tr.7]. PGS. Hàn Viết Thuận cho rằng: “CNTT là sự kết hợp của công nghệ máy tính với công nghệ liên lạc viễn thông được thực hiện trên cơ sở công nghệ vi điện tử” [43, tr.16]. Dự thảo lần thứ 15 Luật CNTT đã được chỉnh lý theo ý kiến của các vị đại biểu quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XI thì: “CNTT là tập hợp các hoạt động có sử dụng công nghệ máy tính trong quá trình sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số phục vụ KT-XH, quốc phòng, an ninh và phát triển công nghiệp CNTT” [56, tr.2]. Như vậy, CNTT là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và quá trình xử lý thông tin. Theo cách nhìn đó, CNTT bao gồm các phương pháp khoa học, các phương tiện, công cụ và giải pháp kỹ thuật hiện đại, chủ yếu là máy tính và mạng truyền thông cùng với hệ thống nội dung thông tin điện tử nhằm tổ chức, lưu trữ, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động KT-XH, văn hoá, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... Đây có thể được coi là một định nghĩa hoàn chỉnh về CNTT vì nó đã bao quát được toàn bộ nội dung, vai trò và ý nghĩa của CNTT đối với các lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội. Thuật ngữ CNTT trong luận văn được sử dụng theo cách hiểu này. 1.1.2. Các đặc điểm của công nghệ thông tin 1.1.2.1. Công nghệ thông tin là công nghệ mũi nhọn Theo nghĩa chung nhất, công nghệ mũi nhọn là công nghệ được xây dựng dựa trên những thành quả mới nhất của nhiều công nghệ khác và của những lý thuyết khoa học hiện đại. Do vậy, để xây dựng được một ngành công nghệ mũi nhọn, trước hết, phải phát triển ngành khoa học đó trên cơ sở những lý thuyết hiện đại nhất và có những bước đi thích hợp trong quá trình phát triển, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật của ngành đó vào cuộc sống. Muốn xây dựng CNTT thành một công nghệ mũi nhọn, cần phải tiếp cận và theo kịp những tri thức của thế giới về CNTT, từ đó có những bước phát triển vượt bậc và những ưu thế rõ rệt trong lĩnh vực đó so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngành CNTT ở tất cả các nước hiện nay đều được coi là ngành công nghệ mũi nhọn vì nó luôn đòi hỏi phải dựa trên những lý thuyết mới và sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng công nghệ. 1.1.2.2. Công nghệ thông tin là công nghệ phổ biến trong mọi lĩnh vực Ngày nay, CNTT đã tác động mạnh mẽ đến tất các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ứng dụng CNTT trở nên phổ biến trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và các dịch vụ quan trọng trong đời sống hiện đại của con người như: quản lý công, quản lý sản xuất kinh doanh, đến việc ứng dụng trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,… 1.1.2.3. Công nghệ thông tin là một công nghệ có nhiều tầng lớp CNTT có nhiều tầng lớp và tầng lớp trên lại được xây dựng dựa trên các tầng lớp dưới. Cụ thể CNTT gồm có các tầng lớp sau. - Các chương trình ứng dụng riêng cho từng cơ quan, đơn vị. Đây có thể là chương trình ứng dụng được thành lập từ một ngôn ngữ lập trình, dựa trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL). Tầng lớp trên cùng này thường được thiết kế tại chỗ hoặc được đặt gia công bên ngoài. - Các chương trình ứng dụng và hệ phần mềm cơ bản. Đây là phần phức tạp nhất, bao gồm các chương trình cơ bản sau. i) Các chương trình ứng dụng tổng quát, chuyên cho quản lý, xử lý văn bản, tính toán công nghiệp hay tính toán khoa học mà người sử dụng cuối cùng có thể viết những ứng dụng dễ dàng hay cũng có thể sử dụng ngay mà không cần viết thêm chương trình. ii) Các chương trình “phần mềm trung gian”, cho phép các chương trình ứng dụng phân tán sử dụng tới mạng thông tin, thông qua hệ điều hành mạng. Đây là những chương trình có vai trò ứng dụng quan trọng nhất vào lĩnh vực quản lý hiện nay. iii) Các chương trình gắn liền với một sản phẩm đặc biệt nào đó, với những giao diện sử dụng đặc biệt trực tiếp với người tiêu dùng như máy nghe nhạc, ti vi, máy giặt, máy bay… Các chương trình này thường do những hãng làm sản phẩm tự viết ra hoặc đặt gia công tại các công ty chuyên phát triển phần mềm. - Hệ điều hành và hệ điều hành mạng là môi trường thiết yếu cho các ứng dụng hoạt động. - Tầng tiếp theo bao gồm tất cả các hệ máy và mạng đang hoạt động trên thế giới. Việc sản xuất các máy này bắt đầu từ: làm ra các bảng tích hợp trong đó gắn các linh kiện điện tử; lắp ráp với phần điện, cơ khí và các thiết bị ngoại vi,… để trở thành một máy tính hoàn hảo, hay một bộ phận của một thiết bị công nghiệp hay một sản phẩm tiêu dùng. - Tầng cuối cùng là việc sản xuất các linh kiện điện tử. 1.1.2.4. Công nghệ thông tin là lĩnh vực phát triển và đào thải rất nhanh Những nghiên cứu trên thị trường cho thấy, các sản phẩm CNTT và thiết bị ngoại vi thường có sự chuyển biến nhanh dưới sự tác động của các tiến bộ KHCN. Những chuyển biến này chạy theo kịp đà tiến của công nghiệp điện tử cơ bản theo quy luật Moore, với giá cố định thì khả năng các linh kiện sau 18 tháng lại tăng gấp đôi về công năng (dung lượng bộ nhớ, tốc độ xử lý thông tin…). Như vậy, trong CNTT, phần cứng (thiết bị, các bộ xử lý…) có tốc độ thay đổi và đào thải nhanh nhất. Trong khi đó, việc thiết kế hệ thống có tốc độ biến chuyển chậm hơn, cuối cùng phần mềm ứng dụng tổng quát còn biến chuyển chậm hơn nữa. Cụ thể, hàng thập kỷ, thế giới mới nảy sinh những thiết kế hệ thống độc đáo hay những chương trình ứng dụng tổng quát mới. 1.1.3. Cấu trúc của ngành công nghệ thông tin Theo cCác chuyên gia của Viện Chiến lược BCVTưu chính Viễn thông và CNTT thuộc Bộ BCVTưu chính, Viễn thông đã nghiên cứu và đề xuất mô hình CNTT ở Việt Nam có tính đến những đặc thù riêng của nước ta. Theo mô hình này, ở nước ta hiện nay, cấu trúc của ngành CNTT được đặc trưng bởi bốn thành phần cơ bản: i) ứng dụng CNTT; ii) cơ sở hạ tầng CNTT; iii) nguồn nhân lực CNTT; iv) công nghiệp CNTT. Bốn thành phần này có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ lẫn nhau và tạo nên sức mạnh CNTT của quốc gia và được thúc đẩy, phát triển bởi ba chủ thể quan trọng là chính phủ, doanh nghiệp và người sử dụng. Chính phủ đóng vai trò tạo môi trường pháp lý, thể chế, chính sách, tổ chức, quản lý, điều phối, đào tạo, hợp tác quốc tế, thúc đẩy và hỗ trợ cho CNTT phát triển. Các doanh nghiệp về CNTT tham gia đầu tư, cung cấp sản phẩm, dịch vụ, phát triển thị trường và cùng tham gia với Chính phủ trong các hoạt động đào tạo, phổ biến kiến thức, kỹ thuật, công nghệ, xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển CNTT. Người sử dụng là các tổ chức, nhân dân - với tư cách là những đơn vị, cá nhân sử dụng các sản phẩm và dịch vụ CNTT. Người sử dụng gián tiếp đầu tư vào CNTT thông qua thị trường và cùng với các doanh nghiệp CNTT thiết kế, cải tiến các sản phẩm và dịch vụ CNTT, tham gia cùng với Chính phủ trong các hoạt động xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển CNTT. Ba chủ thể này luôn gắn bó, phối hợp chặt chẽ với nhau, có quan hệ hữu cơ trong một môi trường phát triển thống nhất bao gồm: hệ thống pháp lý, chính sách về CNTT, môi trường đầu tư cho CNTT và thị trường CNTT (Xem sơ đồ minh họa). Mô hình “Bốn thành phần, ba chủ thể” (Nguồn: Viện Chiến lược BCVT và CNTT, 2005). Theo các chiến lược, kế hoạch, chương trình ứng dụng và phát triển CNTT quốc gia thì đến năm 2020, với CNTT làm nòng cốt, Việt Nam sẽ chuyển đổi cơ cấu KT-XH, cơ bản trở thành một nước công nghiệp và là một trong những nước có trình độ tiên tiến về phát triển xã hội thông tin trong khu vực ASEAN. Đến năm 2010, trên cơ sở phát triển và ứng dụng mạnh mẽ CNTT, Việt Nam đạt trình độ trung bình khá trong khu vực ASEAN về xã hội thông tin. Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 246/2005/QĐ-TTg ngày ngày 06/10/2005 phê duyệt chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07/02/2006 phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010, thì cấu trúc của ngành CNTT của Việt Nam bao gồm một số nội dung chủ yếu sau. 1.1.3.1. Ứng dụng công nghệ thông tin Nội dung này là nội dung cốt lõi, bao gồm bốn yếu tố sau. Thứ nhất, xây dựng và phát triển cCDĐTộng đồng điện tử: bảo đảm mức độ phổ biến rộng của xã hội ứng dụng CNTT trong đó trên 80% thanh niên ở các thành phố, thị xã, thị trấn có thể sử dụng các ứng dụng CNTT và khai thác Internet. Từng bước đưa CNTT vào đời sống của nông dân, thu hẹp khoảng cách sử dụng kỹ thuật số giữa nông thôn và thành thị. Người dân được truy cập thông tin và tri thức kịp thời thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình, Internet... Phát triển và phổ cập hệ thống quản lý điện tử đến trên 80% số bệnh viện trên toàn quốc. Phổ cập sử dụng tin học cho trên 70% cán bộ y tế [41, tr.3]. Thứ hai, xây dựng và phát triển CPĐT: bảo bảo đảm hệ thống chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin quản lý nhà nước thông suốt, kịp thời từ trung ương đến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trên 50% các văn bản được lưu chuyển trên mạng; đa số cán bộ, công chức nhà nước có điều kiện sử dụng thư điện tử và khai thác thông tin mạng trong công việc. 100% các cơ quan của Chính phủ có trang web thông tin điện tử với đầy đủ thông tin về hoạt động của cơ quan, pháp luật, chính sách, quy định, thủ tục hành chính, quy trình làm việc, các dự án đầu tư, đấu thầu và mua sắm. Người dân và các doanh nghiệp có thể qua trang web tìm kiếm thông tin liên quan đến các hoạt động của các cơ quan hành chính một cách nhanh chóng, dễ dàng. Hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng và hải quan đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực. Hệ thống thông tin về dân cư, cán bộ công chức, tài nguyên, môi trường, và thống kê có thông tin cơ bản được cập nhật đầy đủ và cung cấp thường xuyên. Một số dịch vụ khai báo, đăng ký, cấp phép được thực hiện trực tuyến qua các hệ thống thông tin của các quận, sSở thuộc các tỉnh, thành phố. Xây dựng CPĐT tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đạt mức trung bình khá trong khu vực. Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong quốc phòng, an ninh phục vụ sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc [41, tr.3]. Thứ ba, xây dựng và phát triển doanh nghiệp điện tử: ứng dụng mạnh mẽ CNTT - TT trong những ngành dịch vụ kinh tế có tính hội nhập cao như viễn thông, ngân hàng, hải quan, hàng không, du lịch, thuế,... bảo đảm năng lực quản lý và chất lượng dịch vụ của các ngành này đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. 50-70% doanh nghiệp ứng dụng CNTT vào các hoạt động quản lý, điều hành, quảng bá thương hiệu, tiếp thị, mở rộng thị trường, giám sát, tự động hoá các quy trình sản xuất, thiết kế, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm… Hơn 50% doanh nghiệp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thực hiện báo cáo thống kê, khai báo thuế, đăng ký và được cấp phép kinh doanh qua mạng. Trên 40% doanh nghiệp khai báo, đăng ký và được cấp phép hải quan qua mạng [41, tr.3]. Thứ tư, phát triển giao dịch và thực hiện TMĐT: hình thành và thúc đẩy phát triển môi trường giao dịch và TMĐT. Hình thành các sàn giao dịch TMĐT, mạng giá trị gia tăng, hệ thống quản lý dây chuyền cung ứng thông tin. Bảo đảm 25-30% tổng số giao dịch của các ngành kinh tế được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch và TMĐT. Giao dịch và TMĐT đến 2010 có trị giá tăng gấp 10 lần so với năm 2002 [41, tr.4]. 1.1.3.2. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin của toàn xã hội. Cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet Việt Nam đi thẳng vào công nghệ hiện đại, phát triển nhanh, đa dạng hoá, cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ chất lượng cao, bảo đảm an toàn thông tin, bảo mật, giá cước thấp hơn hoặc tương đương mức bình quân của các nước trong khu vực ASEAN+3. Tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet. Hỗ trợ để các doanh nghiệp mới chiếm 40-50% thị phần dịch vụ viễn thông và Internet vào năm 2010 [41, tr.4]. Tất cả các bộ, ngành, cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền cấp tỉnh và huyện được kết nối Internet băng rộng và kết nối với mạng diện rộng của Chính phủ. 100% số xã trên toàn quốc có điện thoại; 100% các điểm bưu điện văn hoá xã và các trung tâm giáo dục cộng đồng được kết nối Internet; 100% số huyện và nhiều xã trong cả nước được phục vụ dịch vụ băng rộng với giá cước thấp hơn hoặc tương đương mức bình quân của các nước trong khu vực ASEAN+3; 100% viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trung học phổ thông có truy cập Internet tốc độ cao; trên 90% các trường trung học cơ sở, bệnh viện được kết nối Internet [41, tr.4]. 1.1.3.3. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Đào tạo CNTT tại các trường đại học trọng điểm đạt trình độ và chất lượng tiên tiến trong khu vực ASEAN cả về kiến thức, kỹ năng thực hành và ngoại ngữ. 70% sinh viên CNTT tốt nghiệp ở các trường đại học trọng điểm đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế. 100% sinh viên tốt nghiệp tất cả các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có đủ kỹ năng sử dụng máy tính và Internet trong công việc. Đến năm 2010 có trên 100.000 người có trình độ cao đẳng và đại học trở lên về CNTT , trong đó có khoảng 20% đạt trình độ khu vực và quốc tế. Bảo đảm 100% trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông có trang thông tin điện tử. Tăng cường chất lượng và số lượng giảng viên CNTT ở các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp bảo đảm tỷ lệ dưới 15 sinh viên có 1 giảng viên. Các trường sư phạm cung cấp đủ số lượng giáo viên dạy tin học cho các trường học trong cả nước. Hầu hết cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên các cấp, bác sĩ, y sĩ, sinh viên đại học và cao đẳng, học sinh trung học chuyên nghiệp, trung học nghề và trung học phổ thông, 50% học sinh trung học cơ sở và một bộ phận người dân có nhu cầu được đào tạo kiến thức ứng dụng CNTT và khai thác Internet. Đa số các bộ, ngành, tỉnh, thành phố có cán bộ lãnh đạo quản lý thông tin, được bổ túc, đào tạo các chương trình quản lý CNTT với trình độ tương đương trong khu vực [41, tr.4]. 1.1.3.4. Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin Phát triển công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung thông tin đồng bộ với mở rộng, phát triển mạng truyền thông. Duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung thông tin ở mức bình quân 40% một năm, đến năm 2010 đạt tổng doanh thu khoảng 1,2 tỷ USD. Phấn đấu để Việt Nam trở thành một trung tâm của khu vực về lắp ráp thiết bị điện tử, máy tính và viễn thông, sản xuất một số chủng loại linh, phụ kiện và thiết kế chế tạo thiết bị mới. Công nghiệp phần cứng máy tính có tốc độ tăng trưởng bình quân 20% một năm, đến năm 2010 đạt tổng doanh thu khoảng 3 tỷ USD. Công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông có tốc độ tăng trưởng bình quân 22% một năm, đến năm 2010 đạt tổng doanh thu khoảng 700 triệu USD. Công nghiệp điện tử (dân dụng và công nghiệp) có tốc độ tăng trưởng bình quân 22% một năm, đến năm 2010 đạt tổng doanh thu khoảng 2 tỷ USD. Máy tính cá nhân, điện thoại di động và phần mềm mang thương hiệu Việt Nam chiếm lĩnh được tối đa thị phần trong nước và xuất khẩu không ít hơn 1 tỷ USD [41, tr.4]. 1.1.3.5. Hoàn thiện môi trường pháp lý Bộ Bưu chính, Viễn thông được giao nhiệm vụ QLNN về ứng dụng CNTT, tiến hành việc rà soát, nghiên cứu hệ thống văn bản qui phạm pháp luật đã ban hành để có định hướng xây dựng, sửa đổi cho phù hợp với tình hình hiện nay. Đồng thời, việc hoàn thiện các thể chế, pháp lí và chính sách tạo môi trường thúc đẩy ứng dụng CNTT, phát triển hạ tầng CNTT, phát triển nguồn nhân lực CNTT, tạo thuận lợi cho đầu tư và phát triển công nghiệp CNTT cũng được triển khai hết sức khẩn trương. Các cơ quan có thẩm quyền đang tích cực hoàn thiện dự thảo Luật CNTT để trình Quốc hội xem xét, thông qua theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội; các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giao dịch điện tử đang được Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan xem xét, ban hành. Trong thời gian tới, sau khi Luật Giao dịch điện tử, Luật CNTT và các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện hai luật này được ban hành thì nhiều công việc quan trọng khác cũng sẽ được tiến hành như: xây dựng hệ thống chuẩn thông tin và CNTT quốc gia; thể chế, cơ chế quản lý, điều hành ứng dụng và phát triển CNTT; xây dựng và cập nhật thông tin cho hệ thống thông tin, thống kê về CNTT và xây dựng các tiền đề, môi trường văn hoá phù hợp với xã hội thông tin và kinh tế tri thức. 1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1.2.1. Khái niệm về ứng dụng công nghệ thông tin Ngày nay, CNTT được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống KT-XH. Ứứng dụng CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển KT-XH, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước. Có thể hiểu ứng dụng CNTT như sau. Ứng dụng CNTT là quá trình đưa CNTT vào các lĩnh vực KT-XH nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của các nguồn lực trong từng lĩnh vực, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH. 1.2.2. Các đặc điểm của ứng dụng công nghệ thông tin Xét theo góc độ ứng dụng CNTT trong xã hội, có thể khái quát năm đặc điểm cơ bản sau. - Công nghệ thông tin được ứng dụng trong mọi lĩnh vực CNTT đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, làm tăng năng suất lao động, thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế của các nước. Nhờ có CNTT, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước chậm và đang phát triển diễn ra nhanh hơn. Một mặt, CNTT làm thay đổi đời sống kinh tế của các quốc gia, mặt khác, khi điều kiện sống, cách làm việc thay đổi sẽ dẫn đến những thay đổi về cơ cấu xã hội, phương pháp học tập của con người. CNTT góp phần tạo ra nhiều ngành nghề kinh tế mới, làm thay đổi sâu sắc các ngành công nghiệp hiện tại, tăng khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp truyền thống thông qua một hệ thống hỗ trợ như viễn thông, TMĐT, dịch vụ truyền thông đa phương tiện… Mức độ ứng dụng rộng và tốc độ phát triển ứng dụng CNTT nhanh đã làm đảo lộn tổ chức nhiều ngành nghề. Theo báo cáo của Viện Chiến lược Bưu chính, Viễn thông và CNTT tại hội thảo Quốc gia về Công nghệ thông tin và truyền thông lần thứ III phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, số liệu sau đây chỉ nêu một số chỉ số ấn tượng nhất. - Hiệu suất/1USD: năm 2000/1980 66.000 lần; năm 2010/1975 10 triệu lần. - Tháng 10/1990 mới có 300.000 máy tính kết nối Internet; đến tháng 01/2003 đã có 11 triệu máy chủ kết nối Internet. - Trước đây cần 100 năm để đạt được 1 tỷ người sử dụng điện thoại; ngày nay với Internet chỉ cần 20 năm đã đạt được 2 tỷ người (năm 2005) sử dụng Internet [7]. - Ứng dụng công nghệ thông tin biến đổi cách thức giao tiếp Nhờ có ứng dụng CNTT, một tỷ người trên thế giới có thể truy cập Internet cùng một lúc và tham gia vào những cuộc gặp gỡ điện tử theo thời gian thực, có thể tiếp nhận tin tức hàng ngày, tiến hành các giao dịch thương mại hoặc trò truyện với bạn bè, người thân trên khắp thế giới. Việc giao tiếp cá nhân và giao tiếp công vụ ngày nay có thể được thực hiện trong môi trường mạng, không cần gặp mặt. Các phương tiện giao tiếp mới của CNTT còn làm cho các phương tiện giao tiếp cũ trở nên lạc hậu, kém hiệu quả. Văn hóa giao tiếp rốt cuộc cũng bị thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên, việc phát triển mạng ở quy mô toàn cầu sẽ đụng chạm đến các mối quan hệ quốc tế khi dòng thông tin vô hình chảy xuyên biên giới và các công ty đa quốc gia sử dụng mạng toàn cầu vào mục đích riêng. Vấn đề lớn nhất cho mọi thành viên trong xã hội là hiểu được mình sử dụng các thành tựu tiên tiến của truyền thông điện tử hiện đại trong giao tiếp như thế nào. Các vấn đề về bí mật đời riêng, bảo mật gặp những thách thức lớn về kỹ thuật và xã hội. - Ứng dụng công nghệ thông tin biến đổi cách thức sử dụng thông tin Nhờ có ứng dụng CNTT mà ngày nay bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận, yêu cầu hoặc sao chép mọi cuốn sách, tạp chí, băng video, dữ liệu hoặc tài liệu tham khảo bằng bất kỳ ngôn ngữ nào. Nhờ có công cụ phần mềm, người ta có thể lựa chọn phương thức trình bày theo ý mình: số liệu, văn bản, hình ảnh, âm thanh,… làm tăng thêm giá trị và hiểu biết của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, chính do điểm này của ứng dụng CNTT mà vấn đề tôn trọng sở hữu trí tuệ, luật bản quyền bị đe doạ và không có khả năng kiểm soát. - Ứng dụng công nghệ thông tin biến đổi cách thức học tập Ngày nay, bất kỳ cá nhân nào cũng có thể tham gia những chương trình học tập trên mạng, không phụ thuộc vị trí địa lý, tuổi tác, hạn chế thể chất hoặc thời gian biểu của cá nhân. Mọi người đều có thể tiếp cận kho tài liệu giáo dục, dễ dàng tìm lại những bài học đã qua, cập nhật các kỹ năng và lựa chọn cho mình một phương pháp hiệu quả nhất trong số rất nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau. - Ứng dụng công nghệ thông tin biến đổi bản chất thương mại Khách hàng có thể tiếp xúc với các công ty một cách dễ dàng dù đang ở đâu. Công ty sẽ nhận được phản hồi từ khách hàng ngay lập tức, do đó có thể nhanh chóng điều chỉnh chiến lược tiếp thị hoặc danh mục hàng hoá trên cơ sở những phản hồi đó. Người tiêu dùng có thể yêu cầu những mặt hàng, dịch vụ với giá cả hợp lý một cách thuận lợi nhất từ nhà riêng, khách sạn hay văn phòng. Việc mua sắm này được thực hiện an toàn vì nó cho phép người bán lẻ và nhà cung cấp nhận được tiền ngay lập tức. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là độ an toàn của mạng truyền thông, của máy tính và các phần mềm ứng dụng. Báo cáo của Viện Chiến lược Bưu chính, Viễn thông và CNTT tại hội thảo Quốc gia về Công nghệ thông tin và truyền thông lần thứ III đã nêu đặc điểm của ứng dụng CNTT làm tăng hiệu quả truyền tin, tăng năng suất lao động. - Thông tin truyền qua một đường cáp đơn trong vòng 01 giây vào năm 2001 nhiều hơn dung lượng truyền qua Internet trong vòng 01 tháng vào năm 1997; - Chi phí để truyền 1.000 tỷ bít thông tin từ Boston đến Los Angeles giảm từ 150.000 USD trong năm 1997 xuống còn 12 cent hiện nay. - Một cuộc điện thoại dài 03 phút từ New York tới London tốn 300 USD vào năm 1930, ngày nay chỉ mất 20 cent [7]. 1.2.3. Các điều kiện cần thiết để ứng dụng công nghệ thông tin CNTT hiện nay ở Việt Nam vẫn đang ở tình trạng lạc hậu, phát triển chậm, có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trên thế giới và khu vực. Việc ứng dụng CNTT chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc CNH, HĐH và yêu cầu về hội nhập khu vực và quốc tế, vai trò động lực và tiềm năng to lớn của CNTT chưa được phát huy mạnh mẽ; việc phát triển nguồn nhân lực CNTT chưa được chuẩn bị kịp thời cả về số lượng và chất lượng, về chuyên môn cũng như về ngoại ngữ; viễn thông và Internet cũng chưa thuận lợi, chưa đáp ứng các yêu cầu về tốc độ, chất lượng và giá cước cho ứng dụng và phát triển CNTT; đầu tư cho CNTT chưa đủ mức cần thiết; QLNN về lĩnh vực này vẫn phân tán và chưa hiệu quả, ứng dụng CNTT ở một số nơi còn hình thức, chưa thiết thực và còn lãng phí. Để khắc phục những hạn chế trên và tạo điều kiện ứng dụng CNTT một cách có hiệu quả, cần hoàn thiện một số điều kiện cơ bản sau: xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách cho lĩnh vực CNTT; tạo dựng cơ sở hạ tầng cho lĩnh vực CNTT; đào tạo đội ngũ nhân lực cho lĩnh vực CNTT. Sau đây sẽ phân tích từng điều kiện. - Điều kiện về cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước Để đẩy nhanh việc ứng dụng CNTT, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện cho CNTT phát triển trong mọi ngành nghề và mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, để quá trình này diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ hơn, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách cởi mở hơn, khuyến khích hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho ứng dụng CNTT. Cụ thể: Thực hiện các chính sách mạnh mẽ đối với CNTT; rà soát và tháo gỡ mọi rào cản không phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ứng dụng và phát triển CNTT trên cơ sở từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Áp dụng mức ưu đãi hiện hành cao nhất, từng bước đạt mức ưu đãi bằng hoặc cao hơn so với các nước trong khu vực cho các hoạt động của lĩnh vực ứng dụng và phát triển CNTT. Có biện pháp chủ động bảo mật thông tin, trước hết trong lĩnh vực QLNN, an ninh, quốc phòng, trên cơ sở đó, tự do hóa các kênh của CNTT để người dân có cơ hội tiếp cận nhanh chóng, đầy đủ nguồn thông tin của thế giới. Xây dựng tiêu chuẩn ngành nghề với mức lương, đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực CNTT. Thực hiện chính sách ưu đãi về đầu tư, đổi mới công nghệ đối với các doanh nghiệp ứng dụng CNTT để đổi mới quản lý, năng lực lãnh đạo sản xuất và cạnh tranh. Khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ CNTT được tạo ra trong nước. - Điều kiện về hạ tầng công nghệ Trong vài năm trở lại đây, công nghệ viễn thông, truyền thông và Internet đã phát triển rất mạnh, trong đó điển hình là mạng viễn thông thế hệ mới (NGN-Next Generation Network), đây là một bước hiện đại hóa quan trọng về công nghệ của ngành viễn thông chuyển từ công nghệ chuyển mạch kênh sang công nghệ chuyển mạch gói. Mạng viễn thông thế hệ mới NGN kết hợp cả 3 công nghệ hiện nay là viễn thông, truyền thông và Internet, hỗ trợ mọi phương thức truyền tải thông tin như số liệu, âm thanh, hình ảnh, và bảo đảm mọi dịch vụ như: điện thoại, truyền số liệu, Internet, phát thanh, truyền hình, giải trí qua mạng, điều khiển từ xa,... từ đó hỗ trợ các công nghệ băng thông rộng, công nghệ di dộng, công nghệ không dây... Muốn ứng dụng được CNTT, về phương diện kỹ thuật trước hết phải có cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông bảo đảm. Tùy thuộc mục đích của việc ứng dụng CNTT phải xây dựng hạ tầng kỹ thuật tương ứng. Không nhất thiết phải tuần tự từ thấp đến cao như trang bị máy tính, kết nối mạng LAN, trao đổi thông tin trong mạng LAN, kết nối mạng Internet và trao đổi thông tin với thế giới bên ngoài thông qua các dịch vụ trên Internet như: www (World Wide Web), email, chat, ftp, telnet,... mà có thể thực hiện ngay các yêu cầu hạ tầng kỹ thuật theo yêu cầu công việc. Ứng dụng CNTT yêu cầu cơ sở hạ tầng, công nghệ kỹ thuật phải đồng bộ, vì đây là công cụ để liên kết mọi người, mọi tổ chức gắn bó với nhau, phụ thuộc nhau. Ứng dụng CNTT không cho hiệu quả mang tính cộng đồng nếu chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ, mà phải xác định thông tin của người này có thể là thông tin hoặc dữ liệu của người khác, tức là liên tục có sự trao đổi, tương tác thông tin, dữ liệu. Lĩnh vực CNTT coi sự đồng bộ về kỹ thuật là điều kiện rất quan trọng, nó cho phép dễ dàng trao đổi thông tin qua lại. Yếu tố đồng bộ ở đây có thể phải xác định theo từng cấp độ như thế giới, quốc gia và địa phương, tránh hạ tầng thông tin và truyền thông như một ốc đảo đảo không có sự trao đổi, giao tiếp thông tin. Hạ tầng thông tin phải bảo đảm theo các tiêu chuẩn quốc tế và các chuẩn quốc gia, phải có sự phù hợp về thiết bị, hệ điều hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, phần mềm ứng dụng... - Điều kiện về nguồn nhân lực Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị ( khoá VIII) khẳng định quan điểm phát triển nguồn nhân lực CNTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với thành công ứng dụng và phát triển CNTT. Nhận thức trên xuất phát từ quan điểm: con người là nhân tố quyết định tất cả. Cơ sở vật chất và các phương tiện dù có hiện đại đến mức nào, nếu không có con người sử dụng, hoặc có nhưng sử dụng không tốt thì vô dụng và đôi khi còn có hại. Tuy nhiên, phát triển nguồn nhân lực không phải là yếu tố quyết định duy nhất, mà điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện cũng giữ vai trò rất quan trọng. Để có được nguồn nhân lực cho ứng dụng và phát triển CNTT, chúng ta cần đào tạo nhiều cán bộ cho lĩnh vực này hơn nữa. Muốn triển khai nhiệm vụ này cần phải coi trọng cả hai mặt: mở rộng quy mô đào tạo và nâng cao chất lượng. Trong đó chú trọng phát triển nhanh lực lượng cán bộ chuyên sâu, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia phần mềm, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, mà còn đáp ứng một phần thị trường nước ngoài. Một trong những phương hướng quan trọng là thực hiện xã hội hoá mạnh mẽ mạnh mẽ việc đào tạo về CNTT, khuyến khích và thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào quá trình này. 1.3. VAI TRÒ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN PHÁT TRIỂỂN KINH TẾ - Xà HỘI; NHỮNG CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1.3.1. Vai trò và tác động của công nghệ thông tin đến phát triển kinh tế - xã hội Sự ra đời của máy tính điện tử, quá trình tự động hoá điều khiển các thiết bị sản xuất và các dây chuyền sản xuất, tin học hoá các hoạt động quản lý, kinh doanh và quá trình ứng dụng rộng rãi CNTT đã thúc đẩy nhanh chóng các hoạt động thông tin trong mọi lĩnh vực, . các Các hoạt động này đến lượt nó lại tạo ra nhiều giá trị gia tăng trong các khu vực kinh tế, làm cho thông tin trở thành một nguồn tài nguyên quan trọng hàng đầu. Những tác động chủ yếu của CNTT đối với sự phát triển KT-XH trong các lĩnh vực của nền kinh tế như quản lý, công nghiệp, dịch vụ, đời sống xã hội có thể tóm tắt như sau. Đối với lĩnhKhu vực quản lý, đây là khu lĩnh vực ứng dụng CNTT nhiều nhất trong ba các khu lĩnh vực kể trên. Việc đầu tư CNTT vào khu vực này bao gồm tin học hoá QLNN và quản lý công cộng, quản lý tài chính, quản lý thuế, đầu tư, giao thông công cộng, hàng không, hàng hải, dân cư, lao động, bảo hiểm xã hội…Quá trình đầu tư này chiếm lượng kinh phi không nhỏ nhưng tạo ra hiệu quả kinh tế và xã hội vô cùng lớn. Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nước cho thấy, quá trình này chỉ đem lại hiệu quả khi nó được đi kèm với một quá trình cải tiến quản lý nghiêm túc, cải cách hành chính và cải cách kinh tế sâu sắc. Trong lĩnh vực công nghiệp, CNTT tạo ra một ngành công nghiệp mới là công nghiệp CNTT. Mặt khác, CNTT được ứng dụng trong các quá trình sản xuất và trong tổ chức của các ngành công nghiệp đã có để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm mới với nhiều tính năng hiện đại, tự động hóa các hoạt động thiết kế và chế tạo sản phẩm, tin học hóa các hoạt động tiếp thị, kinh doanh… Cần chú ý rằng, CNTT không chỉ tác động đến các ngành công nghiệp công nghệ cao, mà còn có thể tác động với nhiềutạo ra hiệu quả cao đối với các ngành thủ công nghiệp hoặc công nghiệp với công nghệ truyền thống như: dệt, may, thêu ren,… bằng việc ứng dụng tự động hoá các khâu của quá trình sản xuất. Chẳng hạn, một máy liên hợp thêu có ứng dụng CNTT có năng suất thêu trên vải bằng hàng trăm thợ thủ công truyền thống. Chính CNTT đã làm thay đổi ngành công nghiệp thêu ren vốn trước đây chỉ tổ chức theo kiểu truyền thống. Nói tóm lại, đối với công nghiệp, CNTT là một loại công nghệ tạo khả năng, làm chủ công nghệ đó thì có thể sáng tạo ra nhiều cách sử dụng một cách linh hoạt và đặc sắc trong nhiều lĩnh vực sản xuất. Trong lĩnh vực dịch vụ, CNTT làm thay đổi một cách sâu sắc nội dung và cách thức hoạt động của nhiều loại dịch vụ như trong thương mại, quảng cáo và tiếp thị, giao thông vận tải, bảo hiểm, thông tin liên lạc,… và đặc biệt quan trọng là các dịch vụ viễn thông, tài chính và ngân hàng. Đồng thời CNTT cũng tạo ra nhiều ngành dịch vụ mới như các dịch vụ thông tin và tri thức, văn hoá, tư vấn, đào tạo, giáo dục từ xa, y tế từ xa… CNTT đã góp phần làm biến đổi hoạt động dịch vụ theo hướng làm tăng tỷ trọng và hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm, từ đó, làm chuyển đổi vai trò của các dịch vụ từ chỗ phục vụ thụ động sang trợ giúp quyết định đối với khách hàng. Trong lĩnh vực đời sống xã hội, CNTT bảo đảm điều kiện cho mọi người sử dụng thông tin như một nguồn tài nguyên vào loại quan trọng nhất để nâng cao tri thức và cải thiện chất lượng sống (ăn, ở, đi lại, bảo vệ sức khoẻ, sinh hoạt văn hoá, làm việc, học tập...), phát huy năng lực trí tuệ của người Việt Nam, tạo phong cách làm việc năng động, hiệu quả. CNTT có tác dụng đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa và những đối tượng yếu thế. CNTT còn giúp mạnh công tác giáo dục đào tạo, tổ chức ngày càng tốt hơn việc đào tạo từ xa, học suốt đời để nâng cao dân trí và chủ động xây dựng nhanh một xã hội học tập. Về y tế, CNTT giúp mở rộng phạm vi, quy mô và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân, chữa bệnh từ xa, thực hiện tốt công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình. Cuối cùng, CNTT có tác dụng thúc đẩy các hoạt động khoa học, văn hóa, thể dục, thể thao, nâng cao chất lượng phát thanh, truyền hình, công tác xuất bản, báo chí, bảo vệ môi trường... 1.3.2. Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin Trong xu thế biến động mạnh mẽ của cuộc cách mạng thông tin, Đảng và Nhà nước ta đã xác định CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2001 của Bộ Chính trị khóa VIII đã chủ trương: 1. Ứng dụng và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển KT-XH, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước. 2. Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng đều phải ứng dụng CNTT để phát triển. 3. Mạng thông tin quốc gia là kết cấu hạ tầng KT-XH quan trọng, phải tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ứng dụng và phát triển CNTT, đảm bảo được tốc độ và chất lượng cao, giá cước rẻ. 4. Phát triển nguồn nhân lực cho CNTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển CNTT. 5. Phát triển công nghiệp CNTT thành một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là phát triển công nghiệp phần mềm [22, tr.3]. Về phía Quốc hội và Chính phủ, tính từ năm 2000 đến nay, đã có rất nhiều quyết định, chỉ thị, chương trình về CNTT và phát triển CNTT. Sau đây là một số văn bản quan trọng. - Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP ngày 05/6/2000 của Chính phủ về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005. - Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg ngày 24/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW. - Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet. - Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển BCVT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. - Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày 25/02/2002. - Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg ngày 17/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển CNTT Việt Nam đến 2005. - Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 06/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển nguồn nhân lực về CNTT từ nay đến năm 2010. - Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và các văn bản khác có liên quan. - Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010. Những quyết định trên của Đảng và Nhà nước cho thấy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến CNTT, coi đây là ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời cũng nhấn mạnh sự cần thiết phát triển ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực. Các biện pháp của Nhà nước cũng cho thấy nỗ lực của Đảng và Nhà nước đang được thực hiện ở cả ba nội dung chính: khuôn khổ pháp lý, hạ tầng công nghệ, và nhân lực. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực mới nên các chủ trương, biện pháp trong hơn 5 năm qua mới chỉ là chấm phá, khởi đầu, đòi hỏi phải tiếp tục có những biện pháp mạnh mẽ hơn, triệt để hơn. 1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI 1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh Từ cuối những năm 90, thành phố Hồ Chí Minh đã thử nghiệm ứng dụng CNTT vào quản lý hành chính nhà nước (QLHCNN). Ở nước ta, điều này khi đó là một vấn đề còn rất mới mẻ, chưa có tiền lệ. Quá trình thử nghiệm này gặp không ít khó khăn, đó là, thiếu cơ chế, chính sách, hệ thống đường truyền dữ liệu còn lạc hậu, thiếu đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn và hàng loạt vấn đề khác như bảo mật, an toàn và an ninh thông tin… Tuy nhiên, trước yêu cầu của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu phát triển KT-XH của thành phố Hồ Chí Minh. Lãnh đạo Thành ủy và UBND thành phố thấy rằng việc ứng dụng các thành tựu CNTT vào quản lý nhằm tạo đà cho sự phát triển KT-XH là một việc làm hết sức cần thiêết. Thực hiện sự chỉ đạo của Thành ủy và UBND thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo phát triển CNTT của thành phố đã được thành lập, với chức năng tư vấn cho lãnh đạo thành ủy, UBND và các sở, ban, ngành trong việc ứng dụng CNTT. Thành phố Hồ Chí Minh được xem là địa phương đầu tàu của cả nước trong việc ứng dụng và phát triển CNTT., hiện Hiện nay, mạng thông tin điện tử của thành phố đã được kết nối đến các đơn vị cơ sở. Đã có 22 sở, ngành, 2 quận (quận 1 và Bình Thạnh) tiến hành việc cung cấp thông tin pháp luật và thông tin của ngành, địa phương và các dịch vụ trên mạng. Ngoài ra, một số đơn vị thực hiện việc cấp phép qua mạng như Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp phép thành lập doanh nghiệp, UBND quận 1 cấp phép kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể, tiến hành các thủ tục nộp tờ khai, thông quan ở hải quan... Hiện nay ứng dụng CNTT ở các cơ quan của thành phố là yếu tố quan trọng giúp nhiều cơ quan hành chính sự nghiệp đăng ký và thực hiện hệ thống quản lý ISO-9000 thành công. Tuy nhiên, hiện nay việc ứng dụng CNTT vào phát triển KT-XH của thành phố Hồ Chí Minh chưa đạt hiệu quả cao, điều này bắt nguồn từ những lý do như: hệ thống hạ tầng còn yếu, trình độ ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước còn rất sơ khai và hạn hẹp, hệ thống văn bản trong lĩnh vực CNTT và ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước còn rất thiếu, việc phối hợp, lồng ghép các chương trình, dự án ứng dụng CNTT chưa chặt chẽ, trong đó, điển hình là chương trình 112 của Chính phủ chưa phối hợp tốt với các chương trình của thành phố dẫn đến lãng phí nguồn lực đầu tư. Các doanh nghiệp và dân cư cũng chưa thực sự có biến chuyển mạnh trong ứng dụng CNTT. 1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương Nhận thức được vai trò của CNTT trước yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương và xu thế hội nhập của nền kinh tế, trong những năm vừa qua, tỉnh Hải Dương đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác QLHCNN ở các cấp, các ngành làm thay đổi phong cách và phương thức phục vụ của bộ máy công quyền, từng bước thực hiện các dịch vụ công đối với tổ chức và công dân qua mạng máy tính.; xây Xây dựng ngành viễn thông và CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tỷ trọng đóng góp cho tăng trưởng GDP ngày càng tăng, tạo nhiều việc làm cho xã hội; phát triển cơ sở hạ tầng CNTT có công nghệ hiện đại, có độ bao phủ rộng khắp trên toàn tỉnh với dung lượng lớn, chất lượng cao, giá thành rẻ, cung cấp đa dịch vụ và hoạt động có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng; phổ cập viễn thông và Internet trên phạm vi toàn tỉnh, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển KT-XH, nâng cao đời sống dân trí; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin về chính trị, KT-XH, an ninh, quốc phòng trên địa bàn, chuẩn bị sẵn sàng cho việc hội nhập kinh tế quốc tế. Để đẩy mạnh hoạt động ứng dụng CNTT vào phát triển KT-XH tại địa phương, tỉnh Hải Dương đã thành lập Ban Chỉ đạo phát triển CNTT, thực hiện Dự án Quy hoạch mạng bưu chính, viễn thông và CNTT tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2010, định hướng đến 2020, Đề án Phát triển ứng dụng CNTT giai đoạn 2006-2010, hướng tới năm 2020; đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông và Internet; kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực bưu chính viễn thông; xây dựng cổng thông tin điện tử, phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu trong việc đào tạo kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ, công chức, từng bước xây dựng và thực hiện dự án số hóa thông tin và dữ liệu trên địa bàn tỉnh Hải Dương, phục vụ công tác quản lý đa lĩnh vực, đa ngành nghề trên địa bàn tỉnh. 1.4.3. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh Với vị trí địa lý thuận lợi của tỉnh Bắc Ninh và sự năng động của lãnh đạo tỉnh, trong những năm qua, KT-XH của tỉnh Bắc Ninh đã có bước phát triển mạnh mẽ, tổng sản phẩm GDP tăng bình quân 12,9%/năm. Tuy có những điều kiện thuận lợi như nêu trên, nhưng đến năm 2003, ngoài một số ngành như: Ngân hàng, Bưu chính, Viễn thông, Điện lực, Tài chính,... có tính chất dịch vụ xã hội và theo ngành dọc có ứng dụng CNTT, còn lại ứng dụng CNTT tại các cơ quan, đơn vị còn rất hạn chế. Thực hiện Chỉ thị số: 58-CT/TW của Bộ Chính trị, năm 2003 UBND tỉnh ban hành Quyết định số: 823/QĐ-CT thành lập Ban chỉ đạo CNTT tỉnh. Ban chỉ đạo CNTT đã đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2005 tỉnh Bắc Ninh có bước phát triển đáng kể thoát khỏi tình trạng tụt hậu so với các tỉnh khác trong cả nước về CNTT và lựa chọn năm 2004 là năm bản lề thực hiện việc tăng tốc trong ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh. Ngày 08/4/2004, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ra Chỉ thị số: 17-CT/TU về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số: 58-CT/TW ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới, trong đó chỉ rõ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tổ chức thực hiện trong giai đoạn 2004-2005 . Các dự án CNTT chính cơ bản đã đượctỉnh Bắc Ninh chỉ đạo triển khai tại tỉnh Bắc Ninh gồm: chương trình đưa Internet về cộng đồng thông qua mô hình điểm bưu điện nhà văn hóa cơ sở; dự án xây dựng cơ sở hạ tầng mạng diện rộng của tỉnh; chương trình triển khai ứng dụng CNTT thực hiện xây dựng chính quyền điều hành điện tử trên diện rộng, tiến tới công khai minh bạch toàn bộ hoạt động của các cơ quan chính quyền; dự án xây dựng các CSDL của tỉnh: CSDL đất đai, CSDL dân cư, CSDL doanh nghiệp; dự án xây dựng khu công nghiệp CNTT 50 ha trên địa bàn 2 huyện Tiên Du và Từ sơnSơn. Với quyết tâm chính trị của lãnh đạo tỉnh, cùng với sự hỗ trợ của các bộ, ngành trung ương, ngày 13/4/2006, tỉnh Bắc Ninh đã chính thức phát lệnh điều hành hệ thống văn bản điện tử trong các cơ quan QLHCNN trên địa bàn tỉnh. Đây là một bước đi mạnh dạn thể hiện quyết tâm của các cấp, các ngành tỉnh Bắc Ninh trong việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan QLHCNN và thực hiện cải cách hành chính. 1.4.4. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Vĩnh Phúc Thông qua việc phân tích, đánh gía thực trạng ứng dụng CNTT tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước. Để ứng dụng tốt CNTT phục vụ phát triển KT-XH có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau. - Thống nhất, tập trung sự lãnh chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, nhấn mạnh vai trò thủ trưởng CNTT là một phạm vi hẹp trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của nó đối với xã hội là rất rộng và thiết yếu. Vì vậy cần phải có sự quan tâm và tập trung, thống nhất chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể trong việc ứng dụng CNTT, tạo ra sự đồng bộ, đồng thuận giữa các cơ quan trong việc ứng dụng CNTT. Khác với các lĩnh vực khác, chỉ đạo điều hành công việc có thể do thủ trưởng đơn vị ủy quyền chỉ đạo trực tiếp cho cấp dưới, riêng với lĩnh vực ứng dụng CNTT do có sự tương tác thông tin với nhau qua mạng, cho nên, tùy theo mức độ ứng dụng của các cơ quan, đơn vị, bắt buộc thủ trưởng phải trực tiếp chỉ đạo, điều hành theo qui trình của hệ thống chung. Kinh nghiệm cho thấy đơn vị, địa phương nào mà trực tiếp các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể và người thủ trưởng vào cuộc thực sự thì nơi đó có bước chuyển biến tích cực về ứng dụng CNTT. - Về cơ chế, chính sách So với các lĩnh vực khác, CNTT là lĩnh vực còn rất non trẻ, tuy nhiên có sự phát triển rất nhanh về chiều rộng và chiều sâu, phạm vi ảnh hưởng rộng lớn. Do vậy nguyên tắc năng lực quản lý phải theo kịp sự phát triển của xã hội đối với lĩnh vực CNTT là một đòi hỏi cần phải giải quyết triệt để tránh để khoảng cách quá xa giữa thực tế và quản lý. Ban hành cơ chế, chính sách về CNTT phải bao quát được chiến lược, định hướng quan trọng, tạo môi trường pháp lý, thúc đẩy ứng dụng CNTT phát triển. Cơ chế, chính sách phải đồng bộ, không được xem nhẹ bất cứ yếu tố nào liên quan đến CNTT. Cơ chế chính sách cụ thể phải mềm dẻo, linh hoạt, tạo sự khuyến khích cho các đối tượng ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động. Phải có lộ trình thích hợp cho các đối tượng ứng dụng CNTT tránh gò ép, áp đặt, hình thức, phong trào. - Củng cố và phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông Hạ tầng thông tin và truyền thông là một nội dung rất quan trọng trong việc thúc đẩy ứng dụng CNTT phục vụ phát triển KT-XH, nó là điều kiện, môi trường để gắn kết những người có tri thức về CNTT với nhau thông qua các hoạt động như cộng đồng điện tử, thương mại điện tử, chính phủ điện tử, nghiên cứu khoa học... - Về các nguồn lực Ngoài nguồn lực về hạ tầng thông tin và truyền thông đã phân tích ở trên, để phát huy hiệu quả ứng dụng CNTT, cần phải có nguồn nhân lực, tài chính. Nguồn nhân lực về CNTT phải đi trước và sẵn sàng khi triển khai ứng dụng CNTT. Trình độ về CNTT phải phù hợp với vị trí công tác, giải quyết được các yêu cầu tác nghiệp khi ứng dụng CNTT. Đào tạo nguồn nhân lực về CNTT phải linh hoạt phù hợp với từng đối tượng, không đào tạo hình thức, dập khuôn, máy móc. Nơi nào có đội ngũ cán bộ có trình độ cao về CNTT, làm hạt nhân cho việc triển khai các ứng dụng, khắc phục sự cố trong quá trình vận hành sử dụng thì nơi đó hiệu quả ứng dụng CNTT đạt cao. Phải có kế hoạch tài chính cụ thể để thực hiện các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch về ứng dụng và phát triển CNTT. Kinh phí thực hiện các dự án phải bảo đảm tổng thể, không được thiếu, tránh dở dang. Huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính bảo đảm cho phát triển cân bằng, ưu tiên những nội dung quan trọng. Chương 2Chương 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI TỈNH VĨNH PHÚC 2.1. TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - Xà HỘI TỈNH VĨNH PHÚC 2.1.1. Đặc điểm về địa lý Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng châu thổ sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, có địa giới giáp với 5 tỉnh: - Phía Bắc giáp hai tỉnh: Thái Nguyên và Tuyên Quang, đường ranh giới là dãy núi Tam Đảo, Sáng Sơn; - Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới tự nhiên là dòng chảy Sông Lô; - Phía Nam giáp tỉnh Hà Tây và thành phố Hà Nội, ranh giới tự nhiên là dòng chảy Sông Hồng; - Phía Đông giáp hai huyện Sóc Sơn, Đông Anh của Hà Nội. Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên là 1.372,23 km², gồm hai thị xã: Vĩnh Yên và Phúc Yên, 7 huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Mê Linh, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc và 152 xã, phường, thị trấn. Thị xã Vĩnh Yên là tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc [15, tr.35]. Vĩnh Phúc nằm ở khu vực chuyển tiếp, là cầu nối giữa các tỉnh đồng bằng và trung du - miền núi với tam giác phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Với vị trí địa lý nằm sát Thủ đô Hà nội, Vĩnh Phúc có các tuyến đường giao thông rất thuận lợi cho việc thông thương. Là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vĩnh Phúc đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp, đô thị, du lịch, dịch vụ và có tác động tương hỗ với qui hoạch phát triển vùng phía Bắc và Đông Bắc thủ đô Hà Nội. 2.1.2. Đặc điểm dân số và lao động Theo Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005, dân số trung bình năm 2005 có là 1.169.067 người, sống trên địa bàn 9 huyện thị, trong đó, tỷ lệ dân số nông thôn chiếm 85,5%. Mật độ dân số trung bình 852 người/km2, thấp hơn mức bình quân của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là 1.112,4 người/km2. Tỷ lệ sinh thô của dân số đã giảm liên tục từ năm 1997 đến 2004, bình quân giảm 0,088%/năm. Kết quả là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh đã giảm từ mức 1,703% năm 1997 xuống còn 1,323% năm 2000 và năm 2005 chỉ còn 1,058%. Dân số với đặc điểm như vậy cho thấy nhu cầu bổ sung nhân lực của Vĩnh Phúc sẽ rất cao trong thời kỳ tới. Bảng 2.1: Dân số tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 1997-2005 1997 2000 2004 2005 Nhịp tăng 1998- 2000 Nhịp tăng 2001- 2005 Quy mô Tổng dân số (người) 1.068.83 0 1.110.11 1 1.161.70 0 1.172.00 0 1,27% 1,09% Thành thị 106.318 119.829 150.300 170.000 4,07% 7,25% Nông thôn 962.512 990.282 1.011.40 0 1.002.00 0 0,95% 0,24% Cơ cấu (%) Tổng dân số 100 100 100 100 1997 2000 2004 2005 Nhịp tăng 1998- 2000 Nhịp tăng 2001- 2005 Thành thị 9,95 10,79 12,94 14,5 Nông thôn 90,05 89,21 87,06 85,5 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; báo cáo tình hình phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005). Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2004 có 730,1 nghìn người, chiếm 62,8% tổng dân số. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn gồm 644 nghìn người chia theo ngành như sau. - Lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản: 494 nghìn người, chiếm tỷ lệ 76,7%. - Lao động công nghiệp - xây dựng: 69 nghìn người, chiếm tỷ lệ 10,7%. - Lao động dịch vụ: 81 nghìn người, chiếm tỷ lệ 12,6%. Dự báo đến năm 2010, dân số của tỉnh là 1.240.000 người, số người trong độ tuổi lao động là 830.490 người, chiếm 67% dân số. Trong đó có 97% làm việc trong các ngành kinh tế, cụ thể: khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 52,26%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 25% và khu vực dịch vụ chiếm 19,74% [55, tr.20]. 2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Đến năm 2005, sau 9 năm kể từ khi tái lập tỉnh, nền kinh tế Vĩnh Phúc đã có bước phát triển vượt bậc, các ngành đều đạt tốc độ tăng trưởng mạnh, đặc biệt là ngành công nghiệp. Vĩnh Phúc đã trở thành tỉnh phát triển công nghiệp với tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, thu hút được nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn và sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc đã có sự thay đổi cơ bản. Tỷ trọng công nghiệp năm 2000 là 38,97% đã tăng lên 52,27% năm 2005. Tỷ trọng nông nghiệp giảm tương ứng từ 31,22% xuống còn 21,22%. Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp của Vĩnh Phúc đứng ở hàng thứ bảy trong cả nước. Thu ngân sách trên địa bàn tăng từ 289,51 tỷ đồng năm 1997 lên 1.001,2 tỷ đồng năm 2000; 2.215,9 tỷ đồng năm 2004 và 2.994 tỷ đồng năm 2005, trong đó nguồn trợ cấp từ Trung ương giảm mạnh (từ 60,6% năm 1997 xuống 31,4% năm 2000 và còn 5,8% năm 2004). Đến năm 2004 ngân sách địa phương đã tự cân đối và đóng góp cho ngân sách Trung ương 14%. Tỷ lệ thu ngân sách địa phương trên GDP của tỉnh năm 2004 đạt 26,9% và năm 2005 đạt khoảng 31,4%. Tổng chi ngân sách tỉnh hàng năm giai đoạn 2001-2005 có quy mô khoảng 15-16% GDP (giá thị trường), trong đó, phần chi cho đầu tư phát triển chiếm tỷ lệ khoảng 41,3% (tính trung bình cả thời kỳ). Đây là quy mô chi hợp lý, phù hợp với nguyên tắc thu chi của một tỉnh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi năng lực tích luỹ đã tăng lên nhờ nguồn thu từ khu vực đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho tỉnh có thể năng động tăng tỷ lệ chi cho đầu tư cho phát triển (chi đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết các vấn đề xã hội...). Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kinh tế đạt được giai đoạn 2000-2005 Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tốc độ tăng GDP % 24,88 11,93 12,92 19,49 14,68 16,83 Cơ cấu GDP (giá thực tế) - Công nghiệp, xây dựng % 38,97 40,89 42,60 45,40 49,70 52,17 - Dịch vụ % 29,81 31,77 28,80 28,70 26,20 26,61 - Nông, lâm, nghiệp % 31,22 27,35 28,60 25,90 24,10 21,22 Tổng GDP (giá thực tế) Tỷ đồng 3.920,90 4.431,10 5.244,90 6.498,10 7.771,70 9.545,20 GDP bình quân đầu người (giá thực tế) Triệu đồng /người 3,53 3,94 4,62 5,66 6,70 8,18 Tổng thu ngân sách Tỷ đồng 687,08 841,86 1.650,87 1.813,95 2.087,70 2.994,00 Tổng kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 21,80 27,80 32,80 89,70 142,90 184,91 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; báo cáo tình hình phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005). Cùng với sự phát triển không ngừng về kinh tế, chất lượng cuộc sống của người dân Vĩnh Phúc cũng ngày càng được cải thiện. Các mặt xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Các chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, xoá nhà dột nát, giải quyết tệ nạn xã hội và tai nạn giao thông bước đầu đã phát huy hiệu quả. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, từ 12,26% năm 2000, xuống còn 7,0% năm 2004, dự kiến năm 2005 còn 6,0% (cả nước là 10-11%, 8,7%, 6% ở các mốc tương ứng); bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho 19 nghìn lao động; GDP bình quân đầu người đã tăng từ 1,3 triệu đồng/người năm 1995 lên 1,7 triệu đồng/người năm 1997, 2,7 triệu đồng năm 2000 và 5,06 triệu đồng/người năm 2005 (giá so sánh 1994); các chỉ tiêu về văn hóa, giáo dục, y tế đều đạt kết quả cao. 2.1.4. Một số mục tiêu phát triển liên quan đến công nghệ thông tin của tỉnh Vĩnh Phúc đến 2010 Trong số các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh Vĩnh Phúc, đáng lưu ý một số mục tiêu sau. - Hoàn thành phổ cập trung học cho thanh niên (cả bổ túc văn hóa, học nghề). - Bảo đảm mức tăng dân số đến năm 2010 khoảng dưới 0,95%. - 100% xã, phường, thị trấn có bác sỹ và đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. - Mỗi năm tăng thêm 2,5-3% lao động qua đào tạo, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40-45% vào năm 2010. - Mật độ điện thoại đạt 38 máy/100 dân, độ phủ sóng đều khắp đến cấp xã với chất lượng cao; số người sử dụng Internet khoảng 40%, chủ yếu là băng thông rộng. - Xây dựng trung tâm đào tạo chất lượng cao cho cả vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ,... Các mục tiêu trên liên quan đến phát triển nguồn nhân lực và phát triển CNTT. Các mục tiêu này phù hợp và là bộ phận cấu thành của hệ mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh (xem số liệu ở bảng 2.3) Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 Các chỉ tiêu Đơn vị 2000 2010 - Dân số Nghìn người 1.110 1.235 Tỷ lệ tăng tự nhiên % 1,32 0,95 - Tổng GDP (giá 1994) Tỷ đồng 3.033,8 11.620 - Tốc độ tăng GDP bình quân/năm % 16,4 (1996-2000) 14-14,5 (2006-2010) Trong đó: - Công nghiệp và xây dựng % 43,9 18,5-20 - Dịch vụ % 13,7 13-14 - Nông, lâm nghiệp % 5,3 5,0-5,5 - Cơ cấu GDP (giá 1994) - Công nghiệp và xây dựng % 38,97 58,4 - Dịch vụ % 29,81 27,4 - Nông, lâm, ngư nghiệp % 31,22 14,2 + GDP/người (giá 1994) Triệu đồng/người 3,53 18,1 - GDP/người so với cả nước % 57,4 120-150 - GDP/người so với vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ % 48,2 85-90 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; Báo cáo tình hình phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005). 2.1.5. Đánh giá chung về những thuận lợi, khó khăn của tỉnh Vĩnh Phúc trong phát triển kinh tế - xã hội - Thuận lợi Vị trí địa lý thuận lợi là ưu thế lớn của Vĩnh Phúc so với nhiều tỉnh khác trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Với một phần diện tích bán sơn địa, cao ráo hơn so các vùng duyên hải, thuận lợi để phát triển đô thị, công nghiệp và du lịch, dịch vụ, cùng với các yếu tố thuận lợi về địa chất, khí hậu, thuỷ văn. Vĩnh Phúc sẽ trở thành địa điểm lý tưởng cho các nhà đầu tư phát triển công nghiệp chế tạo, lắp ráp ô tô, xe máy; ngành cơ khí, điện tử viễn thông, tin học; phát triển đô thị, các khu du lịch, dịch vụ,... Theo Báo điện tử - Thời báo Kinh tế Việt Nam (địa chỉ trên mạng Internet thì môi trường đầu tư, phát triển doanh nghiệp ở Vĩnh Phúc được đánh giá cao so với toàn vùng Bắc bộ và cả nước. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp với Dự án Nâng cao Năng lực Cạnh tranh Việt Nam (VNCI) thực hiện hoạt động xây dựng và công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh về môi trường kinh doanh ở Việt Nam (PCI). Đây là kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia thuộc Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ. Theo đó, Vĩnh Phúc năm 2005 xếp thứ 5/42 tỉnh, thành phố được điều tra, xếp hạng. Năm 2006, Vĩnh Phúc vẫn giữ thứ hạng cao của mình. Chỉ số năng lực cạnh tranh này được xây dựng từ 2 nguồn dữ liệu là dữ liệu điều tra và dữ liệu có sẵn. VCCI đã gửi 16.200 phiếu điều tra cho các doanh nghiệp trong diện điều tra. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn sử dụng thêm các thông tin khác như từ cuộc tổng điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê, Hiệp hội doanh nghiệp, Ngân hàng,... dựa trên 9 nhóm chỉ số cấu thành do nhóm nghiên cứu xây dựng là: chi phí gia nhập thị trường; đất đai và mặt bằng kinh doanh; tính minh bạch; chi phí thời gian thực hiện các quy định của Nhà nước; chi phí không chính thức; thực hiện chính sách của Trung ương; ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước; tính năng động và tiên phong và Chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Trong bảng xếp hạng, các tỉnh, thành được xếp loại tốt (thứ tự từ 1 đến 7) gồm: Bình Dương, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Bến Tre, Vĩnh Phúc, Đồng Nai và Quảng Ninh. Vĩnh Phúc là một trong 8 tỉnh năng động vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Điều này đã tạo ranên những điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư, hợp tác phát triển. Vĩnh Phúc có lực lượng lao động tương đối dồi dào, trẻ, có sức khoẻ, có văn hoá, có thể đào tạo nhanh về chuyên môn, có khả năng tiếp thu công nghệ mới. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân đoàn kết, nhất trí quyết tâm đẩy nhanh tốc độ phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, trong đó ứng dụng, phát triển CNTT được xác định như là một động lực quan trọng thúc đẩy phát triển trên tất cả các ngành và mọi lĩnh vực KT-XH. - Khó khăn Tỉnh Vĩnh Phúc với hơn 85% dân số sống ở nông thôn và tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 59,7% tổng lực lượng lao động, điểm xuất phát kinh tế thấp. Do đó, mặc dù phát triển rất nhanh, nhưng đến năm 2005, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế mới đạt 8,18 triệu đồng, thấp hơn so với bình quân cả nước. Hệ thống kết cấu hạ tầng đã được đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng và củng cố, nhưng vẫn còn chưa hiện đại và đồng bộ. Hạ tầng thông tin và truyền thông còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế sản xuất hàng hoá, phát triển công nghiệp, du lịch dịch vụ và QLNN. Đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu. Lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng chất lượng thấp, đa số chưa được đào tạo nghề, tác phong lao động công nghiệp chưa đáp ứng ngay được yêu cầu của các doanh nghiệp. Trình độ dân trí chưa cao, chưa sẵn sàng tiếp nhận các ứng dụng CNTT phục vụ các hoạt động hàng ngày. 2.2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC THỜI GIAN QUA 2.2.1. Thời kỳ trước 2001 LThực hiện Nghị quyết Chính phủ số: 49/CP ngày 04/8/1993 về phát triển CNTT ở nước ta những năm 90, do à tỉnh mới được thành lập, nên Vĩnh Phúc tham gia Chương trình quốc gia về CNTT muộn hơn các địa phương khác. Thực hiện Nghị quyết số 49/CP ngày 04/8/1993 của Chính phủ về phát triển CNTT ở nước ta những năm 90, giai đoạn 1997-2000 chương trình phát triển CNTT tỉnh Vĩnh Phúc được đầu tư với tổng kinh phí 3,4 tỷ đồng. Trong đó, tin học hoá QLHCNN và tin học hóa hoạt động các cơ quan đảng là nội dung quan trọng nhất. 2.2.1.1. Ứng dụng công ngnhệ thông tin ở các cơ quan đảng địa phương Song song với chương trình tin học hóa tin học hoá QLHCNN, chương trình tin học hóa hoạt động các cơ quan Đảng trong thời kỳ này bắt đầu được triển khai với mục tiêu xây dựng và đưa vào hoạt động các hệ thống thông tin điện tử phục vụ sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, các huyện ủy, thị ủy và đảng ủy trực thuộc, bảo đảm việc cung cấp thông tin cập nhật và trao đổi thông tin thông suốt giữa Tỉnh ủy với Trung ương và từ Tỉnh ủy tới phường xã, góp phần đổi mới phương thức và lề lối làm việc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy đảng. Về đầu tư hạ tầng kỹ thuật CNTT Tổng đầu tư cho giai đoạn 1998-2000 cho các cơ quan đảng địa phương là 900 triệu đồng, trong đó thiết bị 720 triệu, phần mềm 81 triệu đồng, đào tạo, tập huấn 90 triệu đồng và quản lý phí 9 triệu đồng. Trong số thiết bị trên, số máy tính cá nhân (PC) được đầu tư là 50 chiếc, trong đó có 15 chiếc thế hệ 486 trở xuống [46]. Số liệu bảng 2.4 cho thấy tình hình phân bổ đầu tư hạ tầng CNTT cho các cơ quan đảng địa phương Vĩnh Phúc. Bảng 2.4: Trang bị máy tính trong các cơ quan đảng tỉnh Vĩnh Phúc (tính đến cuối năm 2000) Tên cơ quan Số máy chủ Số máy trạm Số máy nối mạng của Đảng Số máy nối Internet Số cán bộ nghiệp vụ của cơ quan Văn phòng Tỉnh uỷ 03 28 25 01 40 Ban Tổ chức 10 07 01 20 Uỷ ban Kiểm tra 09 07 20 Ban Tuyên giáo 08 07 20 Ban Dân vận 04 04 15 Báo Vĩnh Phúc 10 01 01 60 Đảng ủy cơ quan tỉnh 02 01 20 Tên cơ quan Số máy chủ Số máy trạm Số máy nối mạng của Đảng Số máy nối Internet Số cán bộ nghiệp vụ của cơ quan Đảng ủy quân sự 02 01 30 Đảng ủy công an 02 01 60 Trường chính trị 02 01 50 Huyện uỷ Vĩnh Tường 02 01 25 Huyện uỷ Yên Lạc 02 01 25 Huyện uỷ Tam Dương 02 01 25 Huyện uỷ Lập Thạch 02 01 25 Huyện uỷ Mê Linh 02 01 25 Huyện uỷ Bình Xuyên 02 01 25 Thị ủy Vĩnh Yên 02 01 25 Cộng 03 92 60 03 510 (Nguồn: Đề án tin học hóa hoạt động các cơ quan Đảng giai đoạn 2001-2005 tỉnh Vĩnh Phúc). Về phần mềm và phát triển ứng dụng Hệ thống mạng thông tin máy tính đã từng bước hoàn thiện và trao đổi thông tin thông suốt giữa Văn phòng Tỉnh ủy và các ban đảng, đã hoàn tất quá trình cài đặt các ứng dụng dùng chung trên mạng máy tính diện rộng. Những ứng dụng chủ yếu là: thư điện tử, gửi nhận văn bản, văn kiện đảng, công báo chính phủ, bản tin tham khảo đặc biệt. Dung lượng CSDL dùng chung là 200MB. Riêng ở Tỉnh ủy, việc lưu chuyển thông tin với Trung ương Đảng và các tỉnh, thành ủy khác được thực hiện bằng nhiều phương thức: lưu chuyển văn bản qua bưu điện, fax trực tiếp, thư điện tử, lưu chuyển các tập tin mật dạng văn bản được mã hóa bằng hình thức điểm nối mạng hoặc điểm nối điểm. Dung lượng thông tin với Trung ương chưa nhiều nhưng chỉ có khoảng 30% được chuyển bằng mạng máy tính, một số thông tin khẩn sử dụng fax và hơn 60% văn bản dưới dạng giấy. Thông tin giữa Tỉnh ủy với UBND tỉnh, các huyện ủy, thị uỷ, các cơ quan nhà nước và các đoàn thể nhân dân cấp tỉnh hoàn toàn được lưu chuyển bằng đường bưu điện, hầu như chưa phát triển ứng dụng CNTT trong truyền tin. Bảng 2.5: Tình hình ứng dụng các phần mềm ứng dụng phục vụ bảo đảm thông tin quản lý Tên phần mềm ứng dụng và cơ sở dữ liệu Năm vận hành Đơn vị ứng dụng Công nghệ Thư điện tử 1998 VPTU Lotus Notes Thư điện tử mật 1999 VPTU Lotus Notes Gửi nhận văn bản 1998 VPTU Lotus Notes Xử lý công văn 1998 VPTU Lotus Notes Văn kiện đảng 2001 VPTU Lotus Notes Bản tin nội bộ 1999 VPTU Lotus Notes Thông tin lãnh đạo 1999 VPTU Lotus Notes Công báo chính phủ 1998 VPTU Lotus Tên phần mềm ứng dụng và cơ sở dữ liệu Năm vận hành Đơn vị ứng dụng Công nghệ Notes Quản lý cán bộ 1998 BTCTU Foxpro Quản lý đảng viên 1998 BTCTU Foxpro Kế toán 1999 VPTU Access Kiểm kê tài sản 1998 VPTU Foxpro Website Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc 1998 VPTU SQL Server Bộ Office 1997 VPTU Microsoft (Nguồn: Đề án tin học hóa hoạt động các cơ quan Đảng giai đoạn 2001-2005 tỉnh Vĩnh Phúc). Về phát triển nhân lực Để vận hành bảo đảm thông tin các cơ quan đảng, số cán bộ được đào tạo như sau. - Số cán bộ, chuyên viên đã được đào tạo cơ bản: 60 người. - Số cán bộ, chuyên viên đã được đào tạo ứng dụng: 120 người. - Số cán bộ, chuyên viên đã được đào tạo sử dụng và khai thác mạng: 120 người. - Số cán bộ lãnh đạo đã được đào tạo: 14 người. - Số cán bộ kỹ thuật được tập huấn quản trị mạng: 01 người. 2.2.1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin ở các cơ quan quản lý hành chính nhà nước Chương trình tin học hóa QLHCNN ở tỉnh đã được triển khai thực hiện từ 1997. Mục tiêu của chương trình là bảo đảm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời, đáp ứng mọi yêu cầu trong việc ra quyết định và điều hành công việc của HĐND và UBND tỉnh; cải tiến từng bước việc cung cấp thông tin trong các cơ quan QLNN, các doanh nghiệp,... Với mục tiêu nêu trên, việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vực QLHCNN tỉnh bao gồm các nội dung sau. - Xây dựng và hoàn thiện từng bước hạ tầng cho CNTT các mạng cục bộ. - Nâng cấp mạng diện rộng của HĐND và UBND tỉnh kết nối tới một số sở, ngành và UBND các huyện, thị xã. - Xây dựng từng bước các phần mềm ứng dụng, các CSDL phục vụ công tác chuyên môn và quản lý tại các đơn vị chủ chốt. - Đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức của các đơn vị từ cơ bản đến nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính trong công tác văn phòng, sử dụng và khai thác các phần mềm, CSDL hiện có trên mạng phục vụ công tác nghiệp vụ, chuyên môn và quản lý điều hành. Về phát triển hạ tầng CNTT Hệ thống các cơ quan, đơn vị trong tổ chức bộ máy QLHCNN tỉnh Vĩnh Phúc có 12 mạng cục bộ của các đơn vị. Đó là Sở Xây dựng, Sở Địa chính, Sở KHCN và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài Chính - Vật Giá, Ban Tổ chức chính quyềnSở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng HĐND và UBND tTỉnh, Cục Thuế, Cục Thống kê, Kho bạc nhà nước, HNgân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại. Theo điều tra, có khoảng 12 đơn vị có kết nối và sử dụng Internet và 15 đơn vị có nối vào mạng Chính phủ (CPNet). Tổng số máy chủ là 20 chiếc, chủ yếu chạy trên nền Windows NT/2000; có 337 máy trạm trong đó số máy có cấu hình yếu (thấp hơn 486) chiếm 40% [53]. Bảng 2.6: Chi tiết trang thiết bị của các cơ quan QLHCNN tỉnh Vĩnh Phúc Tên cơ quan Tên mạng LAN Sl. máy chủ Kết nối CPNet Kết nối Interne t <486 >=48 6 Tổng số máy trạm Số cán bộ cần được đào tạo Văn phòng HĐND và UBND tỉnh Win NT 3 32 10 2 40 42 35 Đài PTTH tỉnh Chưa có 1 1 30 Tên cơ quan Tên mạng LAN Sl. máy chủ Kết nối CPNet Kết nối Interne t <486 >=48 6 Tổng số máy trạm Số cán bộ cần được đào tạo Trung tâm Hội nghị Chưa có 2 1 3 12 Bưu điện Chưa có 5 10 15 30 Ban Tổ chức chính quyền tỉnh WinNT 1 1 1 3 7 10 20 Cục Thống kê WinNT 1 1 4 6 10 20 Ban quản lý Đầu tư XD Chưa có 2 0 0 2 2 5 Ủy ban dân số GĐ&TE Chưa có 0 4 3 7 20 Toà án Chưa có 1 1 1 2 30 Sở Địa chính WinNT 1 1 6 8 14 30 Sở Công nghiệp Chưa có 2 2 4 20 Sở Giáo dục đào tạo Win2000 1 2 2 10 8 18 30 Sở Kế hoạch và Đầu tư WinNT 1 4 1 2 10 12 30 Sở KHCN và MT WinNT 1 1 13 13 20 Sở Lao động TBXH Chưa có 0 0 10 2 12 30 Sở Nông nghiệp và PTNT Chưa có 1 3 2 5 30 Tên cơ quan Tên mạng LAN Sl. máy chủ Kết nối CPNet Kết nối Interne t <486 >=48 6 Tổng số máy trạm Số cán bộ cần được đào tạo Sở Tư pháp Chưa có 1 3 2 5 30 Sở Tài chính - Vật giá WinNT 1 1 0 26 26 25 Kiểm lâm Chưa có 1 1 2 20 Sở Thương mại - Du lịch Chưa có 1 1 2 2 4 20 Sở Văn hoá Thông tin Chưa có 1 1 1 2 30 Sở Xây dựng WinNT 1 5 4 9 30 Sở Y tế Chưa có 1 2 2 10 Thanh tra tỉnh Chưa có 1 2 1 3 20 Viện kiểm sát ND tỉnh Chưa có 1 1 2 30 Cục Thuế WinNT 3 1 4 20 24 40 Ngân hàng Nhà nước WinNT 1 3 5 8 20 Kho bạc Nhà nước WinNT 3 6 12 18 30 Công An Chưa có 0 0 35 5 40 250 UBND thị xã Vĩnh Yên Chưa có 2 2 4 15 Tên cơ quan Tên mạng LAN Sl. máy chủ Kết nối CPNet Kết nối Interne t <486 >=48 6 Tổng số máy trạm Số cán bộ cần được đào tạo UBND huyện Mê Linh Chưa có 1 2 1 3 15 UBND huyện Bình Xuyên Chưa có 1 2 1 3 15 UBND huyện Yên Lạc Chưa có 1 2 1 3 15 UBND huyện VĩnhTường Chưa có 1 2 1 3 15 UBND huyện Tam Dương Chưa có 1 2 1 3 15 UBND huyện Lập Thạch Chưa có 1 2 1 3 15 Tổng cộng 20 50 22 135 202 337 1052 (Nguồn: Đề án tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2005 tỉnh Vĩnh Phúc). Về phát triển ứng dụng các phần mềm Ngoài CSDL văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và CSDL văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Vĩnh Phúc được ứng dụng xử lý trên mạng diện rộng của tỉnh, các sở, ban, ngành, trong tỉnh hầu như chưa có chương trình ứng dụng nào đáng kể, nếu có chỉ là những ứng dụng hoạt động độc lập hoặc hoạt động trong mạng nội bộ của đơn vị mà ít có sự liên thông với HĐND và UBND tỉnh hay các sở, ban, ngành khác, thậm chí đối với ngành dọc cũng chỉ là báo cáo kết xuất dạng file gửi qua đĩa mềm hoặc e-mail. Đại đa số các máy đều sử dụng phần mềm văn phòng (Word, Excel) cho việc báo cáo, tính toán. Phần mềm ứng dụng tại HĐND và UBND tỉnh chủ yếu được viết trên ngôn ngữ Access, Visual Foxpro, Visual Basic, Lotus Notes. Các thông tin cập nhật trên mạng của HĐND và UBND tỉnh chủ yếu là các văn bản pháp quy của Văn phòng Chính phủ và Văn phòng Quốc hội cung cấp; hệ thống văn bản qui phạm pháp luật tỉnh; công văn đi và đến, quản lý khiếu nại tố cáo, quản lý lưu trữ,... Ngoài ra, có một số phần mềm ứng dụng như Kế toán hành chính sự nghiệp,... chỉ hoạt động mang tính cục bộ phục vụ báo cáo lãnh đạo cơ quan. Các báo cáo kết xuất trình lãnh đạo vẫn bằng phương pháp thủ công truyền thống. Việc trao đổi thông tin trong bộ máy QLHCNN tỉnh vẫn qua đường công văn là chủ yếu. Bảng 2.7: Các ứng dụng và cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý điều hành Tên cơ quan Tên ứng dụng (năm sử dụng) Văn phòng HĐND và UBND tỉnh Công báo Chính phủ (1997); công báo Vĩnh Phúc (1998); khiếu nại tố cáo (1997); công văn đi đến (1997); thư điện tử (1997); quản lý lưu trữ (1999); Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Chương trình nghiệp vụ Bưu điện Quản lý cước di động; quản lý cước cố định; trả lời 108 Bộ chỉ huy quân sự Công báo Chính phủ; công báo Vĩnh Phúc; thư điện tử Ban Tổ chức chính quyền tỉnhSở Nội vụ Công báo Chính phủ (1998); công báo Vĩnh Phúc (1998); kế toán Misa (1999); thư điện tử (1998) Cục Thống kê Điều tra dân số Sở Địa chính Map Info; GIS; hồ sơ địa chính; nắn chuyển; FORMIC Sở Công nghiệp Công báo Chính phủ; công báo Vĩnh Phúc; thư điện tử Tên cơ quan Tên ứng dụng (năm sử dụng) Sở Giáo dục và Đào tạo Thi tốt nghiệp (1997); tuyển sinh lớp 10 (2000); tuyển sinh cao đẳng, đại học (1997); kế toán Misa (2000) Sở Kế hoạch và Đầu tư Thu thập dữ liệu để XD kế hoạch phát triển KT-XH (2001); quản lý nhân sự (2001); quản lý văn bản (2000); kế toán Misa (1998) Sở KHCN và MT Kế toán Misa (1999) Sở Lao động Thương binh và XH Công báo Chính phủ; công báo Vĩnh Phúc; thư điện tử Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Công báo Chính phủ; công báo Vĩnh Phúc; thư điện tử Sở Tư pháp Kế toán Misa (2001) Sở Tài chính - Vật giá Quản lý ngân sách (1997); quản lý Công sản (1999); quản lý hạn mức (1999); quản lý kinh phí (1999) Sở Thương mại và Du lịch Công báo Chính phủ; công báo Vĩnh Phúc; thư điện tử Sở Xây dựng Thiết kế, dự toán Thanh tra tỉnh Công báo Chính phủ; công báo Vĩnh Phúc; thư điện tử Cục Thuế Quản lý mã số thuế (1998); quản lý cán bộ (1999); quản lý ấn chỉ (1999; tra cứu văn bản pháp quy (1999) Ngân hàng Nhà nước Quản lý nghiệp vụ ngân hàng Kho bạc Nhà nước tỉnh Quản lý nghiệp vụ kho bạc Công an tỉnh Quản lý nghiệp vụ công an Văn phòng HĐND và Công báo Chính phủ; công báo Vĩnh Phúc; thư điện tử Tên cơ quan Tên ứng dụng (năm sử dụng) UBND huyện Mê Linh Văn phòng HĐND và UBND huyện Bình Xuyên Công báo Chính phủ; công báo Vĩnh Phúc; thư điện tử Văn phòng HĐND và UBND huyện Yên Lạc Công báo Chính phủ; công báo Vĩnh Phúc; thư điện tử Văn phòng HĐND và UBND huyện Vĩnh Tường Công báo Chính phủ; công báo Vĩnh Phúc; thư điện tử Văn phòng HĐND và UBND huyện Tam Dương Công báo Chính phủ; công báo Vĩnh Phúc; thư điện tử Văn phòng HĐND và UBND huyện Lập Thạch Công báo Chính phủ; công báo Vĩnh Phúc; thư điện tử (Nguồn: Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005 tỉnh Vĩnh Phúc). Về phát triển nhân lực CNTT Vĩnh Phúc đã tiến hành đào tạo cho đối với hầu hết cán bộ của các cơ quan, trong đó có một số là lãnh đạo HĐND và UBND tỉnh, lãnh đạo, chuyên viên của Văn phòng HĐND, và UBND tỉnh, và một số cán bộ của các sở, ban, ngành, huyện thị thuộc tỉnh. Tổng số lượt người tham gia đào tạo khoảng hơn 1.000 lượt người [53]. Hầu hết cán bộ và chuyên viên đã sử dụng được máy tính ở các mức độ khác nhau. Tuy có số lượt người được đào tạo về CNTT đáng kể như trên, nhưng trên thực tế lực lượng này vẫn còn hạn chế về cả số lượng lẫn chất lượng để có thể đáp ứng được các yêu cầu về việc ứng dụng CNTT trong công tác QLHCNN đặt ra ởcủa địa phương. Số cán bộ, công chức biết sử dụng và khai thác mạng LAN và mạng Internet còn quá ít và còn nhiều hạn chế về kiến thức. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa tổ chức được các loại hình đào tạo cũng như các chương trình đào tạo phù hợp, chưa có một Trung tâm đào tạo CNTT đủ mạnh, được đầu tư, trang bị đủ năng lực để nâng cao chất lượng đào tạo. Do vậy cần có chiến lược đầu tư thống nhất, hợp lý về con người và trang thiết bị kỹ thuật từ cấp tỉnh đến cấp xã. 2.2.1.3. Đánh giá chung về tình hình ứng ddụng công nghệ thông tin tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn trước năm 2001 Trong giai đoạn này, các cấp lãnh đạo tỉnh đã có sự quan tâm thích đáng đến việc ứng dụng CNTT; nhiều chủ trương chính sách ra đời và được triển khai tích cực; đã hình thành lực lượng cán bộ được bổ sung có khả năng tiếp cận nhanh về CNTT. Việc ứng dụng CNTT đã có tác dụng rõ rệt mang lại hiệu quả quản lý thuyết phục. Năng suất lao động trong lãnh đạo và QLHCNN đã tăng lên rõ rệt. Tốc độ xử lý thông tin và độ chính xác của truyền tin đã tăng lên nhiều lần so với thời kỳ chưa phát triển ứng dụng CNTT. Việc ứng dụng CNTT đã tạo nền móng cho sự phát triển CNTT trong các cơ quan quản lý, lãnh đạo của tỉnh, huyện… Tuy nhiên, nhận thức về vai trò của CNTT một số cá nhân cán bộ lãnh đạo chưa thực sự đầy đủ, do đó trong thực tế nhiều nơi chưa chú trọng đến ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành; nhận thức của một bộ phận cán bộ nhận thức về CNTT còn hạn chế. Nhìn chung, những ngành như tài chính, ngân hàng, bưu điện, giáo dục đào tạo có mức ứng dụng khá cao, triển khai nhanh và có hiệu quả rõ rệt, còn lại các cơ quan khác hầu như không có cán bộ chuyên trách về CNTT, do đó kết quả ứng dụng thấp. Nhìn chung, trình độ ứng dụng CNTT của lãnh đạo, cán bộ, công chức chưa cao. Hạ tầng CNTT còn lạc hậu, không đồng bộ. Phần lớn máy tính hoạt động riêng lẻ, hầu hết các cơ quan chưa có mạng nội bộ, tỉnh chưa có cổng Internet tốc độ cao, chưa bảo đảm sự liên thông, kết nối giữa các cơ quan. Ngoài ra, chưa có sự quan tâm đúng mức đến nội dung bảo đảm thông tin khi sử dụng CNTT nên có hiện tượng: đã thiết lập mạng và đường truyền nhưng không có nội dung để trao đổi hoặc nội dung nghèo nàn, đơn điệu; việc khai thác các nguồn dữ liệu sẵn có từ mạng Chính phủ, Internet, các CSDL quốc gia chưa được chú trọng. Chưa hình thành thói quen chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, đơn vị, việc tạo nguồn và chuẩn hóa thông tin chưa được quan tâm. 2.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2005 2.2.2.1. Các chủ trương, chính sách của tỉnh của tỉnh :- Nghị quyết của Chính phủ số: 49/CP ngày 04/8/1993 về phát triển CNTT ở nước ta trong những năm 90 và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số: 211/QĐ-TTg ngày 07/4/1995 đã xác định QLNN là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong việc ứng dụng CNTT; - Kết luận của Thường vụ Bộ Chính trị theo thông báo số: 75-TB/TW ngày 10/6/1997 về việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan Trung ương đảng và các tỉnh ủy, thành ủy; - Chỉ thị số: 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH; - Quyết định số: 81/2001/QĐ-TTg ngày 25/4/2001 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW; - Quyết định số: 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/7/2001 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án tin học hóa QLHCNN giai đoạn 2001 - 2005; - Quyết định số: 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010; theo đó, đến 2010 xây dựng và đua vào vận hành mạng điện tử, tin học thống nhất của Chính phủ; - Quyết định số: 47-QĐ/TW ngày 06/8/2002 của Ban Bí thư trung ương đảng phê duyệt đề án tin học hóa hoạt động của cơ quan Đảng giai đoạn 2001 - 2005. - Luật Giao dịch điện tử. - Quyết định số: 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT - TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Trên cơ sở các văn bản nêu trêncủa Đảng và Nhà nước về CNTT, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII và Chiến lược phát triển triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2010 đã xác định rằng ứng dụng và phát triển CNTT có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành các quyết định số: :305-QĐ/TU ngày 18/3/2002 thành lập Ban chỉ đạo CNTT Tỉnh ủy giai đoạn 2001-2005 và các giai đoạn tiếp theo; số 274-QĐ/TU ngày 02/12/2002 phê duyệt Đề án Tin học hóa hoạt động cơ quan Đảng tại Tỉnh ủy giai đoạn 2001-2005, số 56-QĐ/TU ngày 20/01/2006, phê duyệt Dự án bổ sung và điều chỉnh Dự án Tin học hóa hoạt động cơ quan Đảng tại Tỉnh ủy Vĩnh Phúc giai đoạn 2003-2005. UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành các quyết định số 662/QĐ-UB ngày 06/3/2002 thành lập Ban chỉ đạo CNTT tỉnh; số 1899/QĐ-UB ngày 24/5/2002 phê duyệt Đề án Tin học hóa QLHCNN giai đoạn 2001- 2005; số 2728/QĐ-UB ngày 09/8/2004, thành lập Sở Bưu chính, Viễn thông. Nhiều sở, ngành cũng đã thành lập ban quản lý, ban điều hành CNTT với nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chỉ đạo ứng dụng và phát triển CNTT. Trong Đề án Tin học hóa hoạt động các cơ quan Đảng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2005, đã nêu rõ hai mục tiêu sau. - Nâng cao tiềm lực CNTT trong các cơ quan Tỉnh ủy (nâng cao nhận thức và khả năng sử dụng CNTT, đào tạo chuyên viên kỹ thuật và nhân viên tác nghiệp CNTT); xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT; xây dựng hệ thống thông tin và CSDL; nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT. - Các dự án trong Đề án bao gồm: xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật CNTT trong các cơ quan Đảng; đào tạo tin học; hệ chương trình quản lý hồ sơ công việc phục vụ quản lý, điều hành của lãnh đạo; hệ chương trình tổng hợp thông tin báo cáo; hệ quản lý đơn thư khiếu nại tố cáo; trang thông tin điện tử phục vụ quản lý, điều hành; xây dựng các CSDL phục vụ quản lý của mỗi đơn vị trực thuộc Tỉnh ủy; xây dựng các CSDL quản lý đảng viên [46, tr.5]. Trong Đề án Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2005 cũng nêu rõ sáu mục tiêu sau. - Xây dựng các hệ thống tin học hoá QLHCNN, phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo, điều hành trong hệ thống các cơ quan QLHCNN; hoàn thiện và thống nhất áp dụng các chương trình ứng dụng phục vụ quản lý, điều hành: quản lý hồ sơ công việc, thư tín điện tử, gửi nhận văn bản điện tử, quản lý cán bộ... - Tổ chức xây dựng và tích hợp các CSDL chuyên ngành, trước hết là ở những sở, ban, ngành trọng điểm như: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính - Vật giá, KHCN và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động Thương binh và Xã hội, Thống kê,... để sử dụng chung; - Tin học hoá, thực hiện điểm một số dịch vụ công nhằm nâng cao năng lực của các cơ quan QLHCNN trong việc phục vụ nhân dân và doanh nghiệp thuận tiện, nhanh gọn và bảo đảm chất lượng gắn với việc cải tiến thủ tục hành chính; - Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách về CNTT có đủ năng lực chuyên môn trên nhiều lĩnh vực để đáp ứng nhiệm vụ triển khai dự án. Phổ cập CNTT cho cán bộ lãnh đạo, chuyên viên và cán bộ nghiệp vụ của các cơ quan hành chính cấp xã trở lên để có đủ khả năng sử dụng máy tính và mạng máy tính trong xử lý công việc thường xuyên phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; - Thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực QLHCNN, cải cách bộ máy tổ chức và lề lối làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi thẩm quyền của HĐND và UBND tỉnh; - Đề án xây dựng 21 dự án ứng dụng CNTT trong QLHCNN. Các dự án được phân công các đơn vị làm chủ đầu tư như sau: i) Văn phòng HĐND và UBND tỉnh: chương trình quản lý hồ sơ công việc phục vụ quản lý, điều hành; ii) CSDL tổng hợp thông tin báo cáo; iii) CSDL quy phạm pháp luật tỉnh Vĩnh Phúc; iv) CSDL quản lý thi đua khen thưởng; v) CSDL thông tin KT-XH tổng hợp; vi) CSDL quản lý công tác hồ sơ lưu trữ; vii) hệ thư tín điện tử trong hệ thống QLHCNN tỉnh; viii) trang thông tin điện tử phục vụ quản lý, điều hành; trang thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc; ix) Sở Tài chính - Vật giá: ứng dụng tin học vào công tác quản lý tài chính; x) Thanh tra Nhà nước tỉnh Vĩnh Phú: CSDL quản lý đơn thư khiếu nại tố cáo; xi) Sở KHCN và Môi trường: cụ thể hoá và thể chế hoá các chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh; xii) Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh chủ trì phối hợp với Văn phòng HĐND và UBND tỉnh: xây dựng hệ CSDL quản lý cán bộ, công chức tỉnh Vĩnh Phúc; xiii) Sở Địa chính chủ trì phối hợp với Sở KHCN và Môi trường: CSDL hệ thống thông tin địa lý GIS tỉnh Vĩnh Phúc; xiv) Sở Kế hoạch và Đầu tư: CSDL cấp giấy phép đầu tư và đăng ký kinh doanh; xv) quản lý công tác đầu tư và xây dựng; xvi) CSDL quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Công an tỉnh: CSDL quản lý nhân khẩu, hộ khẩu; xvii) Sở Địa chính chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã: Quản lý, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; xviii) Sở Xây dựng: CSDL quản lý, cấp phép xây dựng; xix) Sở Giao thông - Vận tải: CSDL quản lý, cấp giấy phép điều khiển và cấp phép lưu hành các phương tiện tham gia giao thông; xx) dự án xây dựng hạ tầng cơ sở kỹ thuật CNTT (xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh, vàđường truyền và mạng LAN tại các sở, ngành và UBND 7 huyện, thị xã); xxi) dự án đào tạo cán bộ, công chức về CNTT [53]. 2.2.2.2.Thực trạng phát triển và ứng dụng CNTT Về hạ tầng mạng viễn thông và Internet Đến tháng 12/2005, trên địa bàn Vĩnh Phúc có 02 tổng đài trung tâm, 21 tổng đài vệ tinh CSND và 6 tổng đài độc lập với tổng dung lượng trên 93.000 số, hiệu số sử dụng đạt 76,6%. Tất cả các huyện đều có truyền dẫn quang. Có 3 tuyến cáp quang liên tỉnh của VNPT, Viettel và EVN Telecom hướng Hà Nội - Vĩnh Phúc - Việt Trì [2]. Trong tỉnh có 3 mạng điện thoại di động Mobifone, Vinaphone và Viettel Mobile. Mobifone có 7 trạm phát sóng, Vinaphone có 16 trạm và Viettel Mobile có 18 trạm. Tất cả các huyện trong tỉnh đều có trạm phát sóng và bảo đảm phủ sóng toàn diện tích. Năm 2005, EVN Telecom đang triển khai lắp đặt 06 thiết bị mạng thông tin di động công nghệ CDMA băng tần 450Mhz tại Vĩnh Phúc, dự kiến phủ sóng tất cả các huyện. Đây sẽ là tiến bộ kỹ thuật mới về CNTT và có sức ảnh hưởng rất mạnh đến ứng dụng CNTT [2]. Về mạng Internet và VoIP: có 2 đơn vị cung cấp dịch vụ là VDC và Viettel. Đến nay đã có gần 250 thuê bao ADSL trên địa bàn tỉnh. Có 41 kênh thuê riêng (leased line) cho các đơn vị [2]. Bảng 2.8: Thống kê các dịch vụ viễn thông và Internet Dịch vụ 2001 2002 2003 2004 2005 Điện thoại cố định 25.148 34.149 46.484 60.246 71.550 Điện thoại di động 17.250 20.108

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc - Thực trạng và giải pháp.pdf
Tài liệu liên quan