Tài liệu Luận văn Ứng dụng chiến lược pbl (problem –based learning) giảng dạy một số bài trong chương động lực học chất điểm: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trương Thị Minh Uyên
ỨNG DỤNG CHIẾN LƯỢC PBL (problem –based learning)
GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI TRONG CHƯƠNG ĐỘNG LỰC
HỌC CHẤT ĐIỂM
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật Lý
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN HOA
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng KHCN-Sau Đại học, Ban
chủ nhiệm cùng toàn thể thầy cô khoa Vật lý, thầy Lý Minh Tiên thuộc khoa Tâm lý
giáo dục của trường Đại học Sư Phạm TP.Hồ Chí Minh và Ban Giám Hiệu trường
THCS-THPT Đinh Thiện Lý đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn
này.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn về sự hướng dẫn tận tình và đầy trách
nhiệm của thầy Nguyễn văn Hoa trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận
văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và các bạn đồng nghiệp đã động
viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận ...
97 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1494 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Ứng dụng chiến lược pbl (problem –based learning) giảng dạy một số bài trong chương động lực học chất điểm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trương Thị Minh Uyên
ỨNG DỤNG CHIẾN LƯỢC PBL (problem –based learning)
GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI TRONG CHƯƠNG ĐỘNG LỰC
HỌC CHẤT ĐIỂM
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật Lý
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN HOA
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng KHCN-Sau Đại học, Ban
chủ nhiệm cùng toàn thể thầy cô khoa Vật lý, thầy Lý Minh Tiên thuộc khoa Tâm lý
giáo dục của trường Đại học Sư Phạm TP.Hồ Chí Minh và Ban Giám Hiệu trường
THCS-THPT Đinh Thiện Lý đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn
này.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn về sự hướng dẫn tận tình và đầy trách
nhiệm của thầy Nguyễn văn Hoa trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận
văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và các bạn đồng nghiệp đã động
viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PBL (Problem Based Learning) : dạy học dựa trên giải quyết vấn đề
HS : học sinh
GV : giáo viên
PPDH : phương pháp dạy học
SGK : sách giáo khoa
ĐC : đối chứng
TN : thực nghiệm
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giữa thế kỷ XIX khoa học kỹ thuật đã bắt đầu phát triển mạnh, những
kiến thức mà học sinh học được từ hôm nay thì có thể xem là lạc hậu với ngày
mai, và dĩ nhiên đối với giáo viên thì kiến thức họ học được trong quá trình
học đến khi ra giảng dạy thì không còn mới mẻ đối với học sinh. Đặc biệt thế
kỷ XXI được xem là thế kỷ của sự “bùng nổ” thông tin thì đòi hỏi người giáo
viên không thể dạy cho học sinh tất cả những gì mà chúng cần trong tương
lai, bên cạnh những kiến thức cơ bản thì giáo viên cần phải dạy cho học sinh
khả năng tự học, tự tìm kiếm thông tin, giải quyết với những vấn đề thách
thức trong cuộc sống và dạy cho HS các kỹ năng sống…Hội nhập với xu
hướng đổi mới giáo dục trên thế giới, việc đổi mới công tác giáo dục ở nước
ta diễn ra rất sôi động trong thời gian gần đây.
Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề-PBL là một trong những phương
pháp dạy học mới có thể đáp ứng được các yêu cầu của mục tiêu đào tạo con
người trong thời đại ngày nay. Phương pháp này đã được áp dụng rất hiệu quả
ở một số trường đại học và phổ thông trên thế giới. Ở nước ta phương pháp
này được áp dụng ở một số trường đại học nhưng phổ thông thì còn rất hạn
chế. Để hòa nhập với xu thế thời đại, việc đưa phương pháp dạy học PBL vào
giảng dạy chương trình phổ thông là cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài này nhằm những mục tiêu sau:
Nghiên cứu lí luận, tìm hiểu sâu, so sánh, phân tích và đánh giá mô
hình dạy học truyền thống và một số chiến lược (mô hình) dạy học tích
cực, đặc biệt là chiến lược PBL (problem/project-based learning)
Áp dụng sáng tạo chiến lược dạy học tích cực - PBL (problem-based
learning) vào dạy học một số bài trong chương “Động lực học chất
điểm”
Bước đầu hình thành cho HS kỹ năng khai thác, sử dụng thông tin, kỹ
năng giải quyết vấn đề làm việc nhóm và khả năng tự học nhằm nâng
cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 10A3 và 10A4 ban trường THCS-
THPT Đinh Thiện Lý, khu P1 lô A Đô thị mới nam thành phố P.Tân
Phong Q.7
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu quá trình ứng dụng chiến lược PBL
vào chương trình Vật Lý lớp 10 Nâng Cao cụ thể là áp dụng vào giảng
dạy chương II “ Động lực học chất điểm” thông qua giải quết vấn đề
“trạng thái không trọng lượng”
4. Giả thuyết khoa học- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Việc ứng dụng chiến lược vào giảng dạy sẽ giúp cho học sinh rèn luyện khả
năng giải quyết vấn đề vào các tình huống có thật trong thực tiễn, khả năng
tìm kiến tài liệu thông tin, phát triển tư duy phê phán và sáng tạo, khả năng
cộng tác làm việc nhóm, khả năng quản lí, lãnh đạo và ra quyết định và thông
qua đó đảm bảo học sinh sẽ tiếp nhận được những kiến thức của bài học.
Chiến lược dạy học này sẽ phát huy tính tính cực, tự lực học tập, niếm đam
mê của học sinh đồng thời nâng cao hiệu quả chất lượng nắm vững kiến thức
của học sinh
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài có những nhiệm vụ nghiên cứu
cơ bản sau:
Nghiên cứu cơ sở lí luận của chiến lược dạy học PBL (project/problem-
based learning) và so sánh chiến lược PBL với các chiến lược dạy học
khác để làm nổi bật ưu điểm của chiến lược dạy học này.
Tìm hiểu thực tế dạy học một số nội dung kiến thức chương II (lực hấp
dẫn, hệ quy chiếu có gia tốc - lực quán tính, lực hướng tâm và lực quán
tính li tâm- hiện tượng tăng, giảm, mất trọng lượng, chất lỏng-hiện
tượng căng bề mặt của chất lỏng). Thông qua đó, tìm hiểu nguyên nhân
của những khó khăn, sai lầm và sơ bộ đề ra hướng khắc phục.
Soạn thảo tiến trình dạy học các kiến thức trên bằng cách sử dụng chiến
lược dạy học dựa trên vấn đề (problem-based learning) để khắc phục
những khuyết điểm của cách dạy truyền thống và phát huy được nhiều
mặt tích cực cho học sinh.
Soạn thảo tiêu chí đánh giá phù hợp với chiến lựơc dạy học để kiểm tra
quá trình và kết quả học tập mà học sinh đạt được sau khi học xong.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT nhằm xác định mức độ
phù hợp, tính khả thi và tính hiệu quả của việc áp dụng chiến lược dạy
học dựa trên vấn đề (PBL).
Đề xuất ý kiến, nhận xét, biện pháp để nâng cao chất lựơng dạy và học
khi áp dụng chiến lược này.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các tài liệu lí luận dạy học nhằm tìm hiểu về các quan
điểm dạy học truyền thống và hiện đại. Tìm hiểu các chiến lược dạy
học tích cực, phân tích đặc điểm của các chiến lược để áp dụng có
hiệu quả vào việc dạy học, đặc biệt là chiến lược giải quyết dựa trên
vấn đề (problem-based learning).
Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham
khảo để xác định nội dung và cấu trúc của kiến thức mà học sinh cần
nắm vững.
Phương pháp điều tra, khảo sát dạy học phần nội dung kiến thức đề tài
quan tâm
Tìm hiểu thông qua việc dự giờ, trao đổi với giáo viên, sử dụng phiếu
điều tra cho học sinh để thấy được khó khăn, sai lầm từ đó đưa ra
hướng khắc phục bằng cách áp dụng chiến lược PBL.
Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành dạy học theo chiến lược giải quết dựa trên vấn đề
Phân tích tình hình diễn biến của lớp học
Phân tích kết quả đánh giá học sinh
Đưa những nhận xét sau khi thực nghiệm sư phạm, đánh giá tính khả
thi của đề tài. Phân tích ưu nhược điểm để điểu chỉnh cho phù hợp
nếu cần thiết.
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI DẠY HỌC THEO
PHƯƠNG PHÁP PBL
1.1. Tổng quan về đổi mới dạy học theo hướng dạy học tích cực, lấy người học
làm trung tâm[4] [5] [6] [7]
1.1.1. Quan điểm phương Đông và quan điểm phương Tây về dạy học
- Quan điểm phương Đông: năm 520 TCN Khổng Tử đã cho rằng: những gì
tôi nghe tôi sẽ quên, những gì tôi nhìn tôi sẽ nhớ, những gì tôi làm tôi sẽ
hiểu.
- Quan điểm phương Tây:
Nghe quên
Nghe và nhìn nhớ chút ít
Nghe, nhìn, hỏi, thảo luận bắt đầu hiểu
Nghe, nhìn, thảo luận, thực hành học được kỹ năng,
kiến thức
Dạy cho người khác thành thạo
- Theo nghiên cứu khoa học
cho thấy mức độ tiếp thu của
người học phụ thuộc vào các
hoạt động trên lớp: người học
chỉ tiếp thu được 5% kiến
thức khi giáo viên thuyết
giảng, 10% kiến thức khi
người học được đọc, 20%
kiến thức khi người học vừa được nghe vừa được nhìn, 30% kiến thức khi
người học mô tả, trình bày lại, 50 % kiến thức khi thảo luận nhóm, 75%
kiến thức khi được thực hành, 90% kiến thức khi dạy lại cho người khác
hoặc ứng dụng được kiến thức vừa học. Như vậy mức độ tiếp thu của người
học ngày càng cao khi vai trò của người càng chuyển về vị trí trung tâm.
1.1.2. Phân tích nhu cầu của xã hội, người học hiện nay và những yêu cầu
đối với giáo dục
- Theo Unesco thì chủ động đương đầu với thực tiễn là phẩm chất để thành
công và phát triển con người trong thời đại ngày nay, nhu cầu này đòi hỏi
giáo dục cần phải rèn luyện cho học sinh chủ động đối diện đương đầu với
các vấn đề của thế giới thực đã và đang xảy ra
- Tư duy độc lập, tư duy phê phán là cần thiết để giải quyết các vấn đề, từ đó
cho thấy giáo dục phải có chiến lược dạy học thích hợp để tư duy bậc cao có
thể phát triển ở mọi lứa tuổi
- Các kỹ năng sống là điều kiện tiên quyết để thành công trong mọi lĩnh vực
hoạt động thực tiễn, từ đó yêu cầu việc học phải hướng tới hình thành các kỹ
năng sống như: hợp tác làm việc nhóm, khả năng giao tiếp, quản lí, ra quyết
định, tổng hợp thông tin…
- Theo báo cáo về giáo dục của Unesco: thế kỷ XXI là thế kỷ thành công của
nhân cách đa dạng, khả năng thích nghi và óc sáng tạo cho nên dạy học phải
giúp học sinh phát triển toàn diện nhân cách, phải tạo cơ hội cho học sinh
chủ động, tích cực thể hiện các phong cách học khác nhau, phải phát triển
nhiều loại trí thông minh
- Học sinh ngày nay trưởng thành trong thời đại kỹ thuật số với sự phát triển
như vũ bão của khoa học kỹ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin đòi hỏi
trong quá trình giáo dục cũng như tạo ra các sản phẩm học tập cần phải chú
trọng việc sử dụng và tích hợp công nghệ thông tin
1.1.3. Mục tiêu của dạy học vật lý
Đổi mới dạy học ở trường phổ thông theo hướng đảm bảo được sự phát triển
năng lực sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng tư duy khoa học, năng lực tự tìm tòi
chiếm lĩnh tri thức, năng lực giải quyết các vấn đề để thích ứng với cuộc sống thực
tiễn, với sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Cụ thể:
Về mặt kiến thức:
- Kiến thức cần thiết cho cuộc sống hằng ngày, cho nhiều ngành lao động
trong xã hội (gồm chủ yếu là vật lý cổ điển và một số thành tựu của vật lý
hiện đại
- Kiến thức trình bày phù hợp với tinh thần của các thuyết vật lý
- Ứng dụng mang tính cập nhật
Về mặt kỹ năng, năng lực tư duy
- Thu thập thông tin quan sát được, điều tra, tra cứu, khai thác thông tinh qua
mạng
- Xử lí thông tin: khái quát hoá rút ra kết luận, lập bảng biểu, vẽ đồ thị, sắp
xếp, hệ thống hoá, lưu giữ thông tin
- Truyền đạt thông tin bằng lời nói
- Phát hiện, nêu vấn đề, đề xuất giả thuyết và phương pháp giải quyết vấn đề
- Sử dụng các dụng cụ đo lường phổ thông
- Lắp ráp và thực hiện thí nghiệm
- Khả năng tự học, tự chiếm lĩnh tri thức kỹ năng
Về mặt tình cảm thái độ:
- Dạy bằng hành động, thông qua hoạt động
- Theo hướng phát hiện và giài quyết vấn đề
- Nêu giải thuyết, kiểm chứng băng thực nghiệm
- Khắc phục hiểu biết sai hoặc chưa đầy đủ
- Tăng cường dạy học theo nhóm và cá thể hoá
- Đa dạng hoá hành động học tập trong và ngoài lớp
1.1.4. Các kỹ năng trong thế kỷ 21
Kỹ năng là khả năng vận dụng các kiến thức thu nhận được vào thực tiễn. Hiện
nay trên thế giới người ta chia làm ba kỹ năng: kỹ năng chuyên môn (liên quan đến
kỹ thuật chuyên môn, nghiệp vụ, công nghệ thông tin), kỹ năng tư duy nhận thức
(liên quan đến tầm nhìn, tư duy sáng tạo, tư duy tích cực, tinh thần học tập suốt
đời), kỹ năng làm việc với con người-kỹ năng sống (kỹ năng giao tiếp, trình bày,
giải quyết vấn đề giải quyết mâu thuẩn, kỹ năng hoạch định, kỹ năng làm việc tập
thể, xây dựng tinh thần đồng đội, kỹ năng xử lí thông tin, kỹ năng tự học hỏi). Nhà
nước cũng xem việc đào tạo kỹ năng là thành phần quan trọng trong việc giáo dục
của chúng ta, theo Luật Giáo Dục 38/2005/QH11):
Điều 3: Tính chất, nguyên lí giáo dục:
“Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lí học đi đôi với hành,
giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà
trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”
Điều 5: Yêu cầu về nội dung và phương pháp giáo dục:
“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo
của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành,
lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”
Điều 27: Mục tiêu giáo dục phổ thông:
“Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức,
trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân,
tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị tiếp tục cho học sinh
học lên, hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Đều 28: Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông:
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng
phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập
cho học sinh”
1.1.5. Nghiên cứu quan điểm dạy học tích cực của Robert Marzano [5] [6]
Mục đích của quá trình dạy học không phải chỉ là dạy kiến thức mà còn dạy
kỹ năng, rèn luyện các thói quen tư duy sáng tạo, tích cực…Quan điểm dạy học tích
cực của Robert Marzano nhằm rèn luyện kỹ năng và thói quen tư duy được diễn đạt
dưới năm định hướng. Năm định hướng của Marzano là một trong những xu hướng
dạy học hiện đại lấy người học làm trung tâm. Tư tưởng dạy học này do người Mỹ
Robert Marzano nêu lên trong công trình “A Different Kind of Classroom” do
“Association for Supervision and Cirriculum Devenlopment” xuất bản. Marzano đã
đề ra năm định hướng đan xen trong quá trình dạy học nhằm làm thế nào để học
sinh vừa nắm vững kiến thức vừa phát triển tư duy thông qua hoạt động dạy học.
Mô hình “học bằng năm định hướng” như một cách nói ẩn dụ của hoạt động thần
kinh não trong quá trình học tập. Năm định hướng đó là:
Định hướng 1: Thái độ và sự nhận thức tích cực về việc học
Nếu ta quan niệm mỗi giờ học là một quá trình làm việc tích cực, trong đó
diễn ra nhiều hoạt động dạy và học với các thao tác tư duy thì HS sẽ khó có thể đạt
hiệu quả cao trong học tập nếu không có thái độ và sự nhận thức tích cực về việc
học. Để giờ học hiệu quả, HS phải tạo tâm thế sẵn sàng khi bước vào giờ học và
tâm thế ấy phải được duy trì trong suốt quá trình học và giáo viên phải tổ chức để
tạo bầu không khí học tập tích cực trong lớp.
Định hướng 2: Tổ chức việc thu nhận và tổng hợp kiến thức
Mục đích của định hướng này là cung cấp kiến thức cho HS và cách thức để
giúp HS thu nhận và tổng hợp kiến thức một cách có hiệu quả.
Định hướng 3: Phát triển tư duy thông qua việc mở rộng và tinh lọc kiến
thức
Quá trình học tập không chỉ nhằm nắm được nội dung kiến thức và các kỹ
năng. Trong một thế giới phát triển và luôn có những biến đổi thì những kiến thức
và kỹ năng HS đã thu nhận trong định hướng 2 sẽ mau chóng trở nên lạc hậu. Do
vậy nếu người học chỉ nhớ máy móc nội dung kiến thức thì sẽ chưa đủ, họ phải có
khả năng mở rộng và tự tinh lọc những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Nói cách
khác, người học phải có năng lực tư duy để tự học suốt đời, tự đổi mới để thích nghi
với thực tế cuộc sống. Mở rộng và tinh lọc kiến thức là một phần của tiến trình tư
duy bậc cao, liên quan đến việc kiểm tra những điều đã được học, được biết ở một
mức độ cao hơn và phân tích sâu hơn. Một số hoạt động thích hợp chi việc mở rộng
và tinh lọc kiến thức là: so sánh, phân loại, quy nạp, suy luận, phân tích lỗi, xây
dựng sự ủng hộ, khái quát hoá, phân tích quan điểm (có quan điểm riêng về các vấn
đề)
Định hướng 4: Sử dụng kiến thức một cách có hiệu quả
Những thao tác tư duy trong định hướng 3 sẽ không được phát huy nếu
chúng không được sử dụng một cách có hiệu quả. Việc học sẽ trở nên cần thiết và
hấp dẫn hơn nếu HS biết được những kiến thức mình học sẽ được sử dụng như thế
nào. Việc sử dụng kiến thức có hiệu quả thể hiện ở những hoạt động: ra quyết định,
điều tra, thí nghiệm, giải quyết vấn đề, phát minh.
Định hướng 5: Rèn luyện thói quen tư duy
Định hướng này có thể coi là mục đích của quá trình dạy học. Khi HS có thói
quen tư duy, việc học tập của HS sẽ đạt kết quả cao.
Phát triển thói quen tư duy sẽ giúp cho HS có khả năng tự học tốt hơn đồng
thời hỗ trợ rất nhiều cho họ trong tương lai. Chúng ta không thể biết trong tương lai
HS cần những gì để trao hết cho họ, điều này lại càng khó hơn trong thời đại tri
thức phát triển như vũ bão như ngày nay.
Con người có xu hướng quên đi những thông tin không cần thiết, không được sử
dụng. Những nội dung kiến thức mà HS thu nhận là quan trọng nhưng nó không
phải là mục tiêu quan trọng nhất của tiến trình giáo dục. Nó giúp HS phát triển, hình
thành kỹ năng và thói quen tư duy. Với kỹ năng và thói quen này HS có thể học bất
cứ cái gì họ muốn ở bất cứ nơi nào, vào bất cứ khi nào.
1.1.6. Phân loại tư duy của Bloom
Vào năm 1956 Benjamin Bloom đã viết cuốn “Phân loại tư duy theo mục
tiêu giáo dục” gồm ba phần: lĩnh vực nhận thức (cognitive domain) ở đó các mục
đích học tập liên quan đến kiến thức, lĩnh vực kỹ năng (psychomotor domain) ở đó
các mục đích học tập liên quan đến kỹ năng thực hành, lĩnh vực cảm xúc (affective
domain) ở đó các mục đích học tập liên quan đến hứng thú, thái độ và giá trị. Kết
quả nghiên cứu của ông được sử dụng để xây dụng mục tiêu chương trình học từ
phổ thông đến đại học và đã mang lại cuộc cách mạng về chất lượng giáo dục ngay
sau đó. Danh mục những quá trình nhận thức của ông được sắp xếp từ mức độ đơn
giản nhất đến mức độ phức tạp nhất:
Nhớ (knowledge): Được định nghĩa là sự nhớ lại các dữ liệu đã học được
trước đây. Điều đó có nghĩa là một người có thể nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự
kiện đơn giản đến các lý thuyết phức tạp, tái hiện trong trí nhớ những thông tin cần
thiết. Đây là cấp độ thấp nhất của kết quả học tập trong lĩnh vực nhận thức.
Thông hiểu (comprehension): Được định nghĩa là khả năng nắm được ý
nghĩa của tài liệu. Điều đó có thể thể hiện bằng việc chuyển tài liệu từ dạng này
sang dạng khác (từ các từ sang số liệu), bằng cách giải thích tài liệu (giải thích hoặc
tóm tắt) và bằng cách ước lượng xu hướng tương lai (dự báo các hệ quả hoặc ảnh
hưởng). Kết quả học tập ở cấp độ này cao hơn so với nhớ, và là mức thấp nhất của
việc thấu hiểu sự vật.
Vận dụng (application): Được định nghĩa là khả năng sử dụng các tài liệu đã học
vào một hoàn cảnh cụ thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc áp dụng các quy tắc,
phương pháp, khái niệm, nguyên lý, định luật và lý thuyết. Kết quả học tập trong
lĩnh vực này đòi hỏi cấp độ thấu hiểu cao hơn so với cấp độ hiểu trên đây.
Đánh giá
Tổng hợp kiến thức
Tư duy tích cực
Phân chia kiến thức
Tư duy tích cực
Sử dụng kiến thức
trong tình huống mới
Hiểu
Nhớ lại
Thang mức độ nhận thức của Bloom
Phân tích (analysis): Được định nghĩa là khả năng phân chia một tài liệu ra
thành các phần của nó sao cho có thể hiểu được các cấu trúc tổ chức của nó. Điều
đó có thể bao gồm việc chỉ ra đúng các bộ phận, phân tích mối quan hệ giữa các bộ
phận, và nhận biết được các nguyên lý tổ chức được bao hàm. Kết quả học tập ở
đây thể hiện một mức độ trí tuệ cao hơn so với mức hiểu và áp dụng vì nó đòi hỏi
một sự thấu hiểu cả nội dung và hình thái cấu trúc của tài liệu.
Tổng hợp (synthesis): Được định nghĩa là khả năng sắp xếp các bộ phận lại
với nhau để hình thành một tổng thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc tạo ra một
cuộc giao tiếp đơn nhất (chủ đề hoặc bài phát biểu), một kế hoạch hành động (dự án
nghiên cứu), hoặc một mạng lưới các quan hệ trừu tượng (sơ đồ để phân lớp thông
tin). Kết quả học tập trong lĩnh vực này nhấn mạnh các hành vi sáng tạo, đặc biệt
tập trung chủ yếu vào việc hình thành các mô hình hoặc cấu trúc mới.
Đánh giá (evaluation): Được định nghĩa là khả năng xác định giá trị của tài
liệu (tuyên bố, tiểu thuyết, thơ, báo cáo nghiên cứu). Việc đánh giá dựa trên các tiêu
chí nhất định. Đó có thể là các tiêu chí bên trong (cách tổ chức) hoặc các tiêu chí
bên ngoài (phù hợp với mục đích), và người đánh giá phải tự xác định hoặc được
cung cấp các tiêu chí. Kết quả học tập trong lĩnh vực này là cao nhất trong các cấp
bậc nhận thức vì nó chứa các yếu tố của mọi cấp bậc khác.
Lĩnh vực cảm xúc liên quan đến các mục đích thuộc về hứng thú, các thái
độ và giá trị, bao gồm 5 mức độ sau đây:
Tiếp thu (receiving): Nhạy cảm với một sự động viên khuyến khích nào đó
và có một sự tự nguyện tiếp thu hoặc chú tâm vào đó
Đáp ứng (responding): Lôi cuốn vào một chủ đề hoặc hoạt động hoặc sự
kiện để mở rộng việc tìm tòi nó, làm việc với nó và tham gia vào đó
Hình thành giá trị (valuing): Cam kết tiến tới một sự vững tin vào các mục
tiêu, tư tưởng và niềm tin nào đó
Tổ chức (organisation): Tổ chức các giá trị thành một hệ thống, có sự nhận
thức hoặc sự xác đáng và các mối quan hệ của các giá trị phù hợp, và xây
dựng nên các giá trị cá nhân nổi bật
Đặc trưng hoá bởi một tập hợp giá trị (characterization by a value
complex): Tích hợp các niềm tin, tư tưởng và thái độ thành một triết lí
tổng thể hoặc tầm nhìn rộng như thế giới quan.
Lĩnh vực kỹ năng liên quan đến các kĩ năng thao tác chân tay dùng đến cơ
bắp hoặc những sự đáp ứng vận động hoặc đòi hỏi có sự phối hợp giữa cơ bắp và hệ
thần kinh, bao gồm 5 mức độ sau đây:
Bắt chước (imitation): Làm theo một hành động đã được quan sát nhưng
thiếu sự phối hợp giữa cơ bắp và hệ thần kinh
Thao tác (manipulation): Làm theo một hành động đã được quan sát
thường theo sự chỉ dẫn, thể hiện một số sự phối hợp giữa cơ bắp và hệ thần
kinh
Làm chuẩn xác (precison): Thực hiện một hành động thể lực với sự chuẩn
xác, cân đối và chính xác
Liên kết (articulation): Thực hiện thành thạo một hành động thể lực có sự
phối hợp của một loạt các hành động khác
Tự nhiên hoá (naturalization): Biến một hành động thể lực thành công việc
thường làm để mở rộng nó ra và làm cho nó trở thành một sự đáp ứng tự
động, không gò bó và cuối cùng thành một sự đáp ứng thuộc về tiềm thức
hay bản năng.
Người ta lập nên một bảng sau đây về các mức độ và phạm vi bao quát của
các lĩnh vực: theo chiều dọc là mức độ đạt thành tích, càng lên trên thì mức độ càng
cao; theo chiều ngang là phạm vi bao quát của các lĩnh vực, càng sang phải thì càng
đầy đủ và hoàn thiện:
PHÂN LOẠI CÁC MỤC ĐÍCH
Nhận thức Cảm xúc Kỹ năng
Đánh giá
Tổng hợp
Phân tích Tổ chức Liên kết
Vận dụng Hình thành giá trị Làm chuẩn xác
Thông hiểu Đáp ứng Thao tác
Kiến thức Tiếp thu Bắt chước
Tập hợp giá trị Tự nhiên hóa
Quá trình dạy học là sự thực hiện chương trình học thông qua sự phối hợp hiệu
quả giữa phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, cách thức tổ chức quá trình
dạy học, cách thức đánh giá để đạt được mục tiêu của chương trình học. Quá trình
học thụ động trong kiểu dạy học truyền thụ một chiều không thể đạt tới các mục
tiêu nhận thức ở bậc cao, kỹ năng và thái độ.
1.1.7. Sự thay đổi trong dạy học- Ý nghĩa của việc dạy học sáng tạo [4]
[6][12]
Với mục tiêu giáo dục và yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới thì dạy học là
giúp cho HS trang bị những kiến thức cần thiết để đi vào cuộc sống, vừa giúp cho
HS rèn luyện kỹ năng, tư duy, biết áp dụng kiến thức công nghệ- kỹ thuật vào giải
quyết các vấn đề thực tiễn, thích nghi nhanh chóng với cuộc sống. Từ chỗ dạy kiến
thức khoa học đơn thuần đến chỗ chẩn bị cho “con người hành động”, “con người
thực tiễn” thì dạy học phải gắn liền với công nghệ, kỹ thuật và xã hội. Và việc dạy
học đã trở nên sáng tạo hơn, giáo viên không còn duy trì phương pháp giảng dạy
truyền thống hoặc phương pháp ban đầu mà phải vận dụng những phương pháp mới
lạ hoặc thay đổi phương pháp để phù hợp với hoàn cảnh lên lớp. Mục đích của việc
dạy học sáng tạo là nhằm nâng cao sự hứng thú trong học tập cho HS, gợi cho HS
có óc tư duy sáng tạo và khơi dậy tiềm năng của mỗi HS. Việc giảng dạy sáng tạo
sẽ góp phần thúc đẩy việc học của học sinh theo hướng tích cực, làm cho việc học
trở nên có ý nghĩa, nó sẽ mang lại hiệu quả cao khi những kỹ thuật áp dụng khuyến
khích động viên HS:
- Xây dựng kiến thức, không sao chép kiến thức
- Thảo luận trao đổi, không thụ động tiếp nhận
- Tìm hiểu sáng tạo, không bắt chước
- Hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, không cạnh tranh một cách tiêu cực
- Đánh giá, nhận xét, không áp đặt và bắt buộc
Mục đích này cũng đồng nghĩa với việc dạy học tích cực nhằm rèn luyện kỹ
năng và thói quen tư duy theo năm định hướng của Marzano và cũng đồng nghĩa
với việc rèn luyện cho HS phát triển khả năng tư duy bậc cao (phân tích, tổng hợp,
đánh giá) như theo thang nhận thức của Bloom. Và khoa học nghiên cứu mức độ
tiếp thu của người học càng cao khi vai trò của người học chuyển dần về vị trí trung
tâm vì vậy các phương pháp dạy học dần chuyển đổi sang hướng “dạy học nhằm
tích cực hoá hoạt động của HS, lấy người học làm trung tâm của quá trình”. Quan
điểm này có cơ sở lý luận từ việc nhận thức quá trình dạy học là quá trình có hai
chủ thể là GV và HS. Cả hai chủ thể này đều chủ động, tích cực, bằng hoạt động
của mình hướng tới tri thức, GV thì hoạt động truyền đạt tri thức, còn HS thì hoạt
động chiếm lĩnh tri thức và biến nó thành vốn hiểu biết của mình để tiếp tục hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn… Đây là quan điểm dạy học được đa số các
nước có nền giáo dục tiên tiến quan tâm. Hoạt động của GV và hoạt động của HS
đều là hoạt động có ý thức, dưới sự chỉ huy của ý thức để đạt mục tiêu của mình, vì
vậy kết quả nhận thức của họ trong các quá trình nhận thức, trước khi đạt đến mức
chuyển hóa được thành phương pháp, là công cụ cho họ thực hiện mục đích của
mình.
Ta có thể so sánh để thấy được sự khác nhau của hai quan điểm giáo dục:
GV HS
Độc thoại phát vấn Ghi chép, học thuộc
Áp đặt những kiến
thức có sẵn
Chấp nhận kiến thức thầy
cung cấp
Quan điểm lấy GV
làm trung tâm
Độc quyền đánh giá
cho điểm
Không có quyền đánh giá
mình và các bạn
Là trọng tài
Đối thoại giữa trò với trò; giữa
trò với thầy ( trò đưa ra câu
hỏi) Trò tự mình tìm ra tri
thức bằng hành động tự học là
chủ yếu
Hướng dẫn và chỉ
đường (huấn luyện
viên)
Cùng với thầy khẳng định
kiến thức lĩnh hội được. Hình
thành các phương pháp học, tư
duy và giải quyết các vấn đề
cụ thể
Quan điểm lấy HS
làm trung tâm
Đánh giá HS Tự đánh giá mình, HS đánh
giá bạn
Việc dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm thực chất là một quá trình:
- Biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục, biến quá trình dạy học thành quá
trình tự học. HS tự học, tự nghiên cứu, tự tìm ra kiến thức bằng hành động
của chính mình.
- HS cộng tác với các bạn trong cộng đồng lớp học làm cho kiến thức cá nhân
tự tìm ra mang tính chất xã hội, khách quan hơn tức là xã hội hoá việc học.
- GV là người hướng dẫn, tổ chức quá trình cá nhân hoá và xã hội hoá việc
học. GV đóng vai trò kết hợp các quá trình cá nhân hoá và xã hội hoá việc
học.
Như vậy việc sáng tạo đổi mới trong dạy học là nhu cầu cần thiết của giáo
dục và cũng là sự đòi hỏi cấp bách của xã hội. Một trong những phương pháp giảng
dạy mới đáp ứng được các mục tiêu trong giảng dạy là PBL (Problem- Based
Learning)- dạy học dựa trên việc giải quyết vấn đề.
1.2. PBL và sự đổi mới trong dạy học [8] [9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] [17]
[18] [23] [24] [25] [26] [27]
1.2.1. PBL là gì?
“ Là cách thức hướng dẫn HS cách học, cách hợp tác với các thành viên
trong cùng một nhóm để tìm ra giải pháp cho một vấn đề có thực trong cuộc sống
đồng thời liên quan đến chương trình học. Những vấn đề này được sử dụng để khơi
dậy trí tò mò và khởi xướng nhu cầu học tập. Rèn luyện cho HS khả năng tư duy
nghiêm túc, kỹ năng phân tích chuyên sâu, cũng như kỹ năng tìm kiếm các nguồn
tài liệu hỗ trợ…” (Duch, 1995)
“ PBL là môi trường học tập trong đó vấn đề đặc ra sẽ điều khiển quá trình
học tập. Như vậy, một vấn đề nào đó sẽ được giao cho người học trước khi được
học các kiến thức. Vấn đề đặt ra sao cho người học khám phá ra rằng họ cần phải
học một số kiến thức nào đó trước khi họ có thể giải quyết vấn đề”
(Doon Wood)
“ Dạy học trên cơ sở vấn đề vừa là chương trình vừa là quá trình:
- Chương trình:
Bao gồm những vấn đề được lựa chọn kỹ càng
Đòi hỏi người học trong quá trình học phải tích luỹ những kiến thức
then chốt
- Quá trình:
Sự rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề thành thạo
Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm trong từng quá trình, những
phương pháp phổ biến trong cuộc sống, trong công việc để giải quyết
các vấn đề.
(Theo Barrow và Kelson)
Như vậy PBL là một phương pháp giảng dạy lấy việc giải quyết vấn đề làm
phương hướng, nội dung kiến thức là cụ thể, HS lĩnh hội được nó thông qua việc
chủ động tích luỹ kiến thức và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống của
họ, cách học tập chủ yếu của HS là thảo luận và hợp tác làm việc nhóm. Phương
pháp này chú trọng việc tổng hợp những quy tắc khoa học và bồi dưỡng kỹ năng
giải quyết vấn đề trong đó giáo viên đóng vai trò là người huấn luyện, người chỉ đạo
và HS trở thành người chủ động giải quyết vấn đề.
Trong môi trường học tập theo PBL, HS được khuyến khích để giải quyết các
vấn đề được đặc trong tình huống gắn liền với thế giới thật. Những yếu tố chính
trong việc dạy học theo PBL:
Làm việc nhóm. Học sinh cùng nhau làm việc trong những nhóm nhỏ
(thường là từ 4 đến 12 người). Các nhóm thống nhất cơ cấu với nhau để cho tất cả
HS đều có thể kiểm tra và phát triển mức độ hiểu biết của mình. Sự phức tạp của
vấn đề sẽ được các thành viên trong nhóm phân chia nhiệm vụ để tạo thành các quy
trình. HS phải có trách nhiệm để cộng tác làm việc trong nhóm một cách có hiệu
quả cũng như là việc thúc đẩy việc học của cá nhân.
Giải quyết vấn đề. Vấn đề đưa ra trong môi trường học theo PBL thì thường
là phức tạp cho nên nó yêu cầu phải suy nghĩ và tìm hiểu rất nhiều. Hơn nữa các
vấn đề này có thể sẽ chỉ ra những vấn đề mà các nhà vật lý khuyến khích nghiên
cứu.
Khám phá ra những kiến thức mới. Để tìm ra giải pháp hợp lí, HS phải tìm
kiếm những kiến thức mới. Từ khi bắt đầu HS phải quyết định nhũng gì họ đã biết
và những gì họ cần biết để tiếp tục. Việc thảo luận nhóm sẽ kết nối những tài liệu
mới này thành khung kiến thức cần thiết.
Dựa trên thế giới thật. Một điều quan trọng để khuyến khích HS suy nghĩ và
tăng sự hứng thú, lôi cuốn là những sự việc những vấn đề họ cần giải quyết có liên
quan đến họ và gần gũi với thực tế với cuộc sống của họ.
Các đặc điểm của PBL
Đặc điểm Cách tiến hành Lí do sử dụng
HS làm
trung tâm
Lựa chọn những nhiệm vụ
đích thực cho HS giải quyết,
tốt nhất là chúng phải có liên
quan và có ý nghĩa để tăng
tính hứng thú cho HS
Việc làm liên luỵ (làm liên quan)
là một trong những động lực
thúc đẩy chính cho quá trình tự
định hướng của HS
Phương
pháp quy
nạp
Giới thiệu những nội dung
thông qua việc giải quyết vấn
đề, hơn là việc giải quyết vấn
đề rồi sau đó mới giới thiệu
nội dung
Nghiên cứu chỉ ra rằng HS sẽ
hiểu sâu hơn khi thông tin được
giới thiệu cùng với ngữ cảnh có
ý nghĩa
Thử thách
dựa trên
kiến thức
cũ
HS nhận thấy kiến thức mới có
liên quan đến kiến thức cũ
nhưng dường như có mâu
thuẩn
Lý thuyết dạy học chỉ ra rằng
việc học diễn ra khi có một sự
xung đột giữa thông tin cũ và
thông tin mới
Ngữ cảnh
đặc biệt
HS đối mặt với nhũng thử
thách trong một số trường hợp
có thật hoặc được thiết kế sẵn
tuỳ vào mục tiêu của bài dạy
Một lần nữa, những thông tin mà
HS thu được trong một ngữ cảnh
đặc biệt thì HS sẽ hiểu sâu hơn
và nhớ lâu hơn
Vấn đề đưa
ra thì phức
tạp và mơ
hồ đòi hỏi
Chọn những ví dụ thực tế
trong cuộc sống hằng ngày mà
chưa có câu trả lời. Yêu cầu
Đòi hỏi những khả năng mà HS
phải sử dụng tư duy bậc cao như
phân tích, tổng hợp, đánh giá và
sự nhận
thức sâu
sắc
HS phân tích các bước để giải
quyết vấn đề đó
sáng tạo ra kiến thức mới
Tạo ra sự
xung đột về
nhận thức
Chọn những trường hợp mà
với những thông tin có sẵn HS
có thể giải quyết một phần của
vấn đề nhưng sau đó nó lại tạo
ra những vấn đề mới, điều đó
thử thách người học phải tìm
kiếm những thông tin mới cần
thiết
Lí thuyết dạy học cho rằng chỉ ra
rằng việc học diễn ra khi có một
sự xung đột giữa thông tin cũ và
thông tin mới
Hợp tác và
phụ thuộc
lẫn nhau
HS phải làm việc trong những
nhóm nhỏ để tìm giải pháp cho
vấn đề hiện tại
Thông qua sự hợp tác, HS có thể
thấy được nhiều cách giải quyết
vấn đề, họ thảo luận để tổng hợp
thông tin cần thiết cho việc giải
quyết vấn đề và họ cần phải có
trách nhiệm đối với bản thân
cũng như với các bạn trong việc
học
1.2.2. Vì sao cần sử dụng PBL? So sánh PBL và các phương pháp dạy học
khác
Mục đích chính của việc dạy học theo PBL là phát triển năng lực hiểu sâu
của HS để đạt đến mức độ nhận thức ở bậc cao. Nếu HS thích ứng với cách tiếp cận
với cách học đào sâu kiến thức này thì họ sẽ đạt đạt sự hiểu biết kỹ lưỡng và sâu sắc
thay vì cách hiểu nông cạn sơ sài chủ yếu là hiểu bề mặt ngoài. Phương pháp này
cũng giúp HS học cách làm thế nào để phát triển kỹ năng tự học, hơn nữa nó còn
giúp cho HS phát triển những kỹ năng chìa khoá như khả năng làm việc nhóm và
giao tiếp, trình diễn và cung cấp thông tin một cách có hiệu quả.
PBL được đưa ra áp dụng đầu tiên tại đại học McMaster vào năm 1960, nó
được xây dựng trên nền tảng vững chắc của các lý thuyết dạy học như:
Dạy học là một quá trình ở đó người học xây dựng kiến thức mới một cách
chủ động và tích cực dựa trên những kiến thức và sự hiểu biết đã có
Việc học là một tiến trình tìm kiếm tích cực nơi nào mà việc học diễn ra
bởi việc hành động và thực hành
Những nhân tố xã hội và ngữ cảnh thì ảnh hưởng đến việc học
HS được phép học theo cách mà phù hợp với chúng
Nhận thức sẽ ảnh hưởng đến việc học.
Với cách dạy học theo PBL thì những HS sẽ chạm trán với những vấn đề
trước khi tất cả các kiến thức có liên quan được đòi hỏi và giải thích cho vấn đề
trong ngữ cảnh . Sự phân tích và quyết định của họ sẽ mang lại kết quả trong việc
chiếm được các kiến thức và kỹ năng giải quyết vấn đề.
Ứng dụng phương pháp PBL có thể giúp cho HS:
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề
Rèn luyện tính tích cực chủ động của người học
Phát triển tư duy phê phán và sáng tạo
Công tác và giao tiếp hiệu quả
Tăng cường khả năng nhạy bén, thích ứng nhanh của HS thông qua việc
giải quyết các vấn đề phi kết cấu
Đề cao sự tự học
Rèn luyện khả năng quản lí, lãnh đạo
So sánh mô hình dạy học truyền thống và dạy học theo phương pháp PBL
Mô hình học tập
Cách học tập
Mô hình học tập truyền thống Mô hình học tập theo PBL
Vai trò GV Là chuyên gia giảng dạy,
người truyền thụ, người giải
đáp
Người thiết kế, người hướng
dẫn, xúc tiến
Vai trò HS
Thu nhận, tái tạo và kiểm
nghiệm kiến thức một cách
thụ động
Chủ động nắm giữ tình thế,
khám phá giải quyết các vấn
đề
Tài liệu Chủ yếu là sách giáo khoa Tổng hợp từ mọi nguồn
Nội dung Chủ yếu là những sự việc Chủ yếu là giải quyết vấn đề
Mục tiêu giảng
dạy
Chủ yếu là những kiến thức
đạt được trong việc giải quyết
vấn đề
Rèn luyện để có tri thức về
các lĩnh vực và những năng
lực cốt yếu
Nguồn tài liệu GV cung cấp toàn bộ tài liệu HS phải tự mình khai thác
thông tin
Cách đánh giá Đánh giá chủ yếu bằng số
lượng, chú trọng kết quả
Chất và lượng, kết quả học
tập đều quan trọng ngang
nhau
Có rất nhiều mô hình dạy học từ truyền thống cho đến hiện đại được hình
thành, mỗi mô hình được hình thành ở một giai đoạn nhất định trong sự phát triển
của lịch sử giáo dục. Tuỳ vào mục tiêu giảng dạy, chương trình học, phương tiên
dạy học, phương pháp, cách thức kiểm tra đánh giá mà các mô hình có sự khác biệt
với nhau. Nhưng nhìn chung các mô hình dạy học tích cực đều giống nhau ở chỗ
đều hướng tới người học và hướng tới nhiều mục tiêu chung như: phát triển tư duy
bậc cao, chú trọng khả năng giải quyết vấn đề của cuộc sống, chú trọng hình thành
các kỹ năng sống: làm việc với thông tin, giao tiếp, hợp tác, quản lí, ra quyết
định…Để thấy được sự khác và giống nhau của các mô hình dạy học, ta lập bảng so sánh.
Các
phương
pháp dạy
học
Vai trò
của giáo
viên
Vai trò
của học
sinh
Nội dung
học tập
Đặc
trưng của
vấn đề
Kiến thức
thu nhận
Nguồn
tài liệu
Diễn giảng
(Lecture)
Chuyên
gia
Thụ động
tiếp nhận
Kiến
thức
trong
sách
Không có
vấn đề
Lặp lại, áp
dụng vào
tình
huống đã
qua thử
nghiệm
Chủ yếu
là sách
giáo
khoa
Nghiên
cứu tình
huống
(Case
Study)
Giải quyết
vấn đề
(Solving
problem)
Cố vấn
(Resultant)
Nghiên
cứu
Chủ yếu
là những
sự việc
Mẫu hoá
Tổng hợp
kiến thức
để giải
quyết các
vấn đề
mẫu hoá
Sách và
tài liệu
do các
thầy cô
cung
cấp
Dạy học
khám phá
(Discovery-
Based
learning)
Tác giả
(Mystery
writer)
Như
người
khám phá
Chủ yếu
là những
sự việc,
hiện
tượng
Mẫu hoá,
có chiến
lược giải
quyết
Sử dụng
các công
cụ đã
được phát
hiện để
thiết kế
cấu trúc
hay
nguyên lí
mới
Sách và
tài liệu
chủ yếu
do thầy
cô cung
cấp
PBL
(Problem,
Project-
Based
Learning)
Huấn
luyện
viên
(Coach)
Chủ động
tham gia
Kiến
thức và
năng lực
giải
quyết
vấn đề
Chưa có
cấu trúc
rõ ràng,
luôn luôn
mới
Cấu trúc
lại kiến
thức để
giải quyết
vấn đề tuỳ
theo các
dự liệu và
điều kiện
Học
sinh
phải tự
tìm
kiếm tài
liệu,
thông
tin
1.2.3. Thế nào là một vấn đề phi cấu trúc của PBL?
Vấn đề có kết cấu (well-structured problem) là một vấn đề đã có một giải
pháp đúng thông qua việc áp dụng một thuật toán nào đó như những bài tập
trong sách, các câu hỏi giải thích hiện tượng đều là các vấn đề có cấu trúc.
Vấn đề phi kết cấu (ill-structured problem) là một vấn đề hỗn độn và phức
hợp trong tự nhiên, nó đòi hòi sự khảo sát, thu thập thông tin và suy nghĩ để tìm
ra giải pháp. Và vấn đề này không có giải pháp đơn giản, cố định, không có giải
pháp có thể lập thành công thức và không có giải pháp chính xác. Nó là vấn đề
phản ánh thế giới thực có các dữ liệu và giá trị mâu thuẩn nhau. Những người
giải quyết các vấn đề phi cấu trúc phải thấy trước là có nhiều quan điểm khác
nhau và phải có những lí luận vững chắc để biện minh cho giải pháp đề nghị.
Vấn đề là thành phần cấu trúc cơ bản nhất của PBL. Một vấn đề gồm có
một điểm bắt đầu và một tiến trình thường dẫn đến việc đạt được một lượng kiến
thức từ việc làm nhóm (đơn giản có thể là những kiến thức học được hay là
những sản phẩm như bài báo cáo, áp phích quảng cáo-poster, kết quả thí
nghiệm…). Thông thường sẽ không có câu trả lời (trường hợp này gọi là vấn đề
phi kết cấu) hay sẽ có một câu trả lời được định nghĩa chính xác nhưng lại có
nhiều con đường để đi đến. Một vấn đề được thiết kế bao gồm một hoặc nhiều
mục tiêu của việc học, nó có thể là sự việc, khái niệm, kỹ thuật hoặc kỹ năng của
cá nhân, thực hành thành thạo hay ý tưởng…Những tài liệu được thiết kế cùng
với vấn đề có thể kể chi tiết mục tiêu của việc học và liên hệ mục tiêu đó với nội
dung chương trình học hiện hành.
Một vấn đề tốt là vấn đề phải chứa đựng những đặc điểm sau:
Hấp dẫn: một vấn đề có hiệu quả phải lôi kéo được sự chú ý và quan tâm của
HS và khuyến khích, phát triển HS suy nghĩ và hiểu sâu sắc nội dung kiến thức.
Nhiều hoạt động: vấn đề phải có nhiều hoạt động đòi hỏi HS phải ra quyết
định sau khi sử dụng phân tích và tổng hợp thông tin
Phức tạp: vấn đề trong PBL thường là phức tạp. Trong vật lý, mục đích dạy
học sẽ đi sai hướng nếu có cái nhìn sai về sự phức tạp của vấn đề. Chúng ta đã
phải nổ lực rất nhiều trong việc xây dựng các vấn đề trở nên đơn giản để làm cơ
sở minh họa rõ ràng cho những nguyên lí cho nên không có lý do gì để làm cho
mọi vấn đề trở nên hỗn độn hơn mà vấn đề phức tạp trong PBL bao gồm hai yếu
tố: học sinh phải học cách tự sắp xếp và làm đơn giản hóa với vô số thông tin
thu nhận được để xây dựng nên những giải pháp phù hợp cho vấn đề trong thế
giới thực và những vấn đề này phải được đặt trong một ngữ cảnh mà không dễ
giải quyết và có nhiều câu trả lời đúng
Kết thúc mở: nếu vấn đề có một giải pháp đóng, HS có khuynh hướng tập
trung vào việc tìm cho được giải pháp đó để giành được điểm cao. Một kết thúc
mở cho phép vấn đề được khám phá từ nhiều quan điểm khác nhau, vì vậy ý
nghĩa của giải pháp và tiến trình hoạt động sẽ trở nên quan trọng như nhau
Kết hợp nhiều nội dung: những mục tiêu nội dung từ khóa học phải được kết
hợp chặt chẽ vào trong vấn đề và thường hình thành điểm bắt đầu cho việc viết
một vấn đề. Nói chung vấn đề phải thử thách khả năng của HS để phát triển kỹ
năng tư duy bậc cao. Thang phân loại nhận thức của Bloom là một hướng dẫn
rất hữu ích cho việc xây dựng các mức độ tư duy bởi các hoạt động của HS.
Viết một vấn đề của PBL sẽ phụ thuộc vào từng lĩnh vực của chủ đề nhưng
nhìn chung có những bước tổng quát sau:
Chọn một khái niệm hoặc nguyên lí là mục tiêu giảng dạy trong khóa học, sau
đó viết một bài tập về nhà hoặc những kiểu câu hỏi hướng dẫn có thể giúp HS hiểu
được khái niệm. Sau đó liệt kê tất cả mục tiêu học tập của HS bởi việc hoạt động
thông qua các câu hỏi
Cố gắng phát triển nhiều mặt của vấn đề này trong một thế giới thực nơi mà tập
hợp những khái niệm sẽ được học. Câu trả lời sẽ được tính toán sau cho phù hợp
với kết quả của kịch bản được đặt trong một ngữ cảnh
Một cách khác để bắt đầu viết một vấn đề là thu thập những tin tức mới, tranh
ảnh, tài liệu…
Vấn đề phải được cấu trúc lại để HS có thể xác định được kết quả của việc học,
để làm được điều này chúng ta phải xét đến:
Đoạn văn mở đầu cho vấn đề muốn đề cập đến vấn đề gì, một cách
đặc biệt thì cái gì trong kịch bản đã thu hút sự chú ý của HS?
HS có quan điểm và vai trò như thế nào trong kịch bản?
Những hoạt động nào được sử dụng để tập trung HS vào đúng mục
tiêu học tập một cách đúng đắn?
Vấn đề chứa đựng những thông tin ban đầu hay những số liệu ban đầu
nào?
Thời gian quy định để HS giải quyết vấn đề và được chia thành từng
giai đoạn như thế nào?
Sản phẩm cuối cùng của HS là gì?
Những nguồn tài nguyên nào HS có thể cần khi giải quyết vấn đề?
GV có cần chuẩn bị một bài giảng để làm rõ vấn đề hơn không?
Hướng dẫn của GV: nó sẽ rất có ích để viết một đoạn ngắn hướng dẫn chi
tiết các bước để sử dụng vấn đề và làm thế nào phân bố thời gian một cách hợp
lí theo yêu cầu của khóa học
Nguồn tài nguyên: nó sẽ thuận lợi hơn để bắt đầu nếu GV có thể hướng dẫn
cho HS xác định vào nguồn tài nguyên; một vài tài liệu đề nghị sẽ làm cho sự
việc tiến triển dễ dàng hơn.
Làm thế nào viết được một kịch bản tốt
- Những mục tiêu học tập được xác định để xây dựng kịch bản phải phù hợp
với mục tiêu học tập của HS
- Vấn đề phải phù hợp với nội dung chương trình và phù hợp với mức độ
hiểu biết của HS, vấn đề không nên quá khó vượt ngoài khả năng và cũng
không nên quá dễ
- Kịch bản phải chứa đựng những nội dung đủ hấp dẫn hoặc những nội dung
có liên quan đến nhu cầu của HS trong tương lai
- Kịch bản chứa đựng một số gợi ý mở cần sự thảo luận để thống nhất và
khuyến khích HS tìm kiếm giải pháp cho vấn đề đưa ra
- Vấn đề đủ rộng và có kết thúc mở để việc thảo luận của HS không bị kết
thúc sớm trong quá trình hoạt động
- Kịch bản phải kích thích và phát triển sự tham gia của HS trong việc tìm
kiếm thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau
Một tài liệu hoàn chỉnh cho vấn đề trong PBL sẽ bao gồm:
Mục tiêu của việc học hay nội dung trong chương trình cần đạt đến
Bản tóm tắt vấn đề
Thời khoá biểu làm việc của HS
Hệ thống tiêu chí đánh giá
Những gợi ý (những nội dung và kỹ năng cần đạt)
Danh sách những dụng cụ thí nghiệm
1.2.4. Các bước thực hiện PBL
PBL không chỉ đơn thuần là giải quyết vấn đề. Nó rất là quan trọng để hiểu
một cách rõ ràng về sự phân biệt giữa học qua giải quyết vấn đề (solving
problem)và học dưa trên giải quyết vấn đề - PBL. Trong dạy học vật lý sử dụng dạy
học qua giải quyết vấn đề là một sự thiết lập bền vững. Trong phương pháp này, HS
sẽ được tiếp xúc với các tài liệu và kiến thức trước, thường là một bài giảng của GV
và sau đó sẽ sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề. Nội dung của những vấn đề
này thì bó gọn trong kiến thức vừa học, với phương pháp này chỉ có thể mang lại
cho HS kiến thức quan trọng, không rèn luyện cho HS những kỹ năng chìa khoá.
HS không có cơ hội để đánh giá sự hiểu biết của họ, không khám phá được các cách
tiếp cận khác, cũng như không liên kết được những điều họ học với những điều họ
cần. Việc học này có khuynh hướng phát triển sự hiểu biết ở bề mặt, HS thường tập
trung vào việc nhớ hoặc cao nhất là ở mức độ hiểu. Với PBL, HS có thể quyết định
và phát triển kiến thức, cách tiếp cận để giải quyết vấn đề. Các thành viên trong
nhóm học cách nổ lực và giao nhiệm vụ cũng như lên kế hoạch tổ chức phân chia
công việc và ra quyết định. HS cũng học cách phân tích những thông tin của họ và
của các thành viên trong cùng một nhóm. Phương pháp này thích hợp cho việc rèn
luyệnnhững kỹ năng chìa khoá như: làm việc trong một nhóm, nhận xét phê phán,
tự học tự nghiên cứu và giao tiếp.
Để chuẩn bị cho việc giảng dạy bằng phương pháp PBL GV cần phải chuẩn
bị hết sức kỹ càng, những công việc chuẩn bị trước khi tiến hành bài giảng:
Chọn viết giáo án: đầu tiên GV phải hiểu rõ mục đích học tập thông qua
phương pháp PBL để chọn viết những giáo án thích hợp nhất, không phải tất
cả các bài đều có thể dạy theo PBL mà tùy vào mục tiêu và nội dung của
từng kiến thức từng bài cụ thể để GV chọn viết giáo án. GV cũng có thể thu
thập những giáo án mẫu một số trường đã làm để tham khảo. Sau đó GV phải
tìm kiếm nguồn tài liệu hay và hấp dẫn có đề cập đến vấn đề trong giáo án để
làm kịch bản và để cung cấp cho HS khi bắt đầu tìm kiếm thông tin
Thực hiện giảng dạy: GV đưa ra vấn đề cho HS, hướng dẫn cho HS tìm hiểu
khái niệm về PBL và cách thức thực hiện. HS tham gia và thực hiện theo sự
hướng dẫn của GV. Đối với mỗi GV hướng dẫn cần soạn “sổ tay hướng dẫn
nhóm” để ghi lại diễn biến tiến trình thực hiện của HS”
Lập phương pháp đối chiếu: khi sử dụng PBL thì cách đánh giá sẽ không
giống với cách đánh giá của phương pháp giảng dạy truyền thống. Nhằm
giúp HS thích ứng với phương pháp học mới này GV nên soạn ra bản tiêu
chí đánh giá và phát cho HS khi giao vấn đề để HS có thể biết được những gì
mình cần đạt đến và định hướng các bước hoạt động trong nhóm. GV cần
phải tìm hiểu kỹ hiểu quả học tập của HS, và nên tránh xếp hạng và cho điểm
tuyệt đối
Tổ chức cuộc họp nhóm “GV hướng dẫn”: tổ chức các cuộc họp định kỳ để
các GV hướng dẫn có thể cùng nhau thảo luận những vấn đề chung và cùng
nhau đưa ra các phương pháp giải quyết mang tính thống nhất, các cuộc họp
có thể dành cho GV trong tổ vật lý hoặc tất các các GV dạy các bộ môn có
liên quan đến vấn đề bởi vì bản chất của một vấn đề đặt trong đời sống thực
thì luôn là tổng hợp của nhiều môn chứ không phải riêng duy nhất một môn,
cho nên một trong tính chất của phương pháp PBL là có tính liên môn.
Đối với HS, khi học tập theo PBL thì học sinh sẽ làm việc chung với nhau
theo từng nhóm nhỏ, mỗi cá nhân đều có vai trò và trách nhiệm trong một nhóm.
HS có thể thực hiện theo mô hình 6 bước như sau:
CÁC BƯỚC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THEO PBL
NHẬN BIẾT VÀ ĐỊNH
NGHĨA VẤN ĐỀ
TÌM KIẾM THÔNG TIN
TRÌNH BÀY VÀ PHÂN
TÍCH THÔNG TIN
DỰ KIẾN GIẢI PHÁP
CHO VẤN ĐỀ
TỔNG HỢP VÀ SO SÁNH
NH ẬN XÉT-ĐÁNH GIÁ
Trình bày vấn đề
Bước 1: Nhận biết và định nghĩa vấn đề
Xây dựng bức tranh tổng quát
gồm nhiều sự kiện, con số mô
tả lại vấn đề đã trình bày
Ghi ra những từ ngữ, thuật
ngữ, khái niệm quan trọng là
mấu chốt của vấn đề
Xem xét vấn đề dưới nhiều
quan điểm khác nhau, giới
hạn lại vấn đề
Xác định những thông tin đã
biết, chưa biết và cần phải biết
để giải quyết vấn đề
Có những điều gì đang diễn ra?
Những vật nào có liên quan?
Gạch dưới những từ, thuật ngữ quan trọng
Gạch dưới những câu được xem là mấu chốt của
vấn đề
Những vật nào quan trọng được kể ra?
Những mốc thời gian quan trọng nào được trình
bày?
Có những sự tương tác nào được kể ra?
Vấn đề này đã từng được giải quyết chưa?
Những nguyên lí vật lý nào cần sử dụng?
Thông tin nào thật sự cần thiết?
Chúng ta có thể ước tính được gì?
Bước 2: Tìm kiếm thông tin- thu
thập tài liệu (mỗi cá
nhân đều tiến hành
làm)
Tìm kiếm thông tin
Tìm những bài báo, sự kiện từ
trước đến nay có liên quan
đến vấn đề
Vẽ sơ đồ biểu thị mốc thời
gian và không gian quan trọng
có liên quan đến các vật
Đảm bảo rằng những khái niệm,
đại lượng vật lý có liên quan đều
phải được định nghĩa
Xác định những nguyên lí,
định luật thể hiện mối quan hệ
giữa các đại lượng
Trình bày, phân tích thông tin
Nhận biết và định nghĩa vấn đề
Tìm những sự kiện liên quan đến vấn đề
có thể trên tạp chí, báo, internet, ti vi…
Tập hợp những thông tin đó lại
Xác định mốc thời gian và không gian
cho phù hợp?
Vẽ sơ đồ biểu diễn sự tương tác của các
vật
Xác định các hiện tượng trong ngữ cảnh
Những đại lượng, khái niệm vật lý này
được định nghĩa như thế nào, có ý nghĩa
thế nào,có liên quan đến vấn đề thế nào?
Kí hiệu của những đại lượng đã biết,
chưa biết?
Những nguyên lí, định luật vật lý nào có
thể giải thích hiện tượng? Ý nghĩa của
chúng là gì?
Những biểu thức toán học nào thể hiện
mối liên hệ giữa các đại lượng?
Có định luật nào cần những điều kiện
đặc biệt thì mới thể hiện đúng mối liên
hệ giữa các đại lượng trong vấn đề này
không?
Trong những khoảng thời gian nào thì
mối quan hệ này đúng, mối quan hệ này
sai?
Tìm kiếm, thu thập thông tin
Bước 3: Trình bày, phân tích
thông tin đưa ra giải
pháp tạm thời
Mỗi cá nhân thu thập thông tin sau khi đã
tìm kiếm và đưa ra định hướng ban đầu về
giải pháp
Các thành viên trong nhóm lần lượt đưa ra
thông tin mình tìm được có liên quan đến
vấn đề
Mỗi cá nhân đề xuất phương án tạm thời
Tất cả các ý kiến đưa ra đều được tôn
trọng
Tập hợp tất cả các thông tin và giải pháp
Đánh giá, phân tích thông tin
Thảo luận nhóm để chọn ra những thông
tin cần thiết, chính xác và những định
hướng giải pháp phù hợp
Thiết lập mối liên hệ giữa các thông tin và
định hướng cho giải pháp có tính khả thi
Mỗi thành viên tập hợp lại
thông tin của cá nhân
Sử dụng kỹ thuật động não đề
phân tích thông tin
Tất cả thông tin cần thiết đã
được tìm thấy và vấn đề đã có
định hướng đúng đắn?
Sắp xếp thông tin lại theo
trình tự hợp lí và đi đến thống
nhất các giải pháp
Đúng Sai
Tiếp tục tìm kiếm và cùng
nhau thảo luận phân tích
thông tin
Xác định nhiệm vụ cụ thể
Bước 4: Xác định mục tiêu cụ thể
Thế những giá trị bằng số và đơn vị vào
biểu thức để tính giá trị của đại lượng cần
tìm
Kiểm tra kết quả của với điều kiện ban
đầu của vấn đề
Thiết lập hệ thống logic các giải pháp để
giải quyết vấn đề với những đại lượng,
khái niệm có liên quan
Chia nhỏ công việc giải quyết vấn đề
thành nhiều mảng nhỏ dưới dạng những
bài tập, câu hỏi nhỏ
Các thành viên thảo luận lên
kế hoạch thực hiện phương án
giải quyết vấn đề
Xác định mục tiêu học tập
dưới dạng các bài tập câu hỏi,
bài tập nhỏ
Phân chia nhiệm vụ đều cho các
thành viên trong nhóm
Qui định thời gian hoàn thành
và chuẩn bị cho đợt họp nhóm
tiếp theo
Tổng hợp- So sánh
Trình bày, phân tích thông tin
Bước 5: Tổng hợp-So sánh
Câu trả lời cho câu hỏi, bài tập này là…
Những điểm khác nhau, giống nhau của
các kết quả
Những phương án tối ưu nhất của nhóm
là
Những đại lượng, khái niệm mới được
tiếp thu
Những hiện tượng, nguyên lí, định luật
mới được tiếp thu
Mỗi thành viên trình bày kết
quả làm việc của mình
Nhóm tổng hợp, so sánh kết quả
và rút ra kết luận thống nhất
Tiếp thu kiến thức mới từ việc
giải quyết vấn đề
Đưa ra giải pháp tốt
Nhận xét- đánh giá
Xác định mục tiêu cụ thể
Phân chia công việc cho việc
trình bày giải pháp của nhóm
Theo dõi, học tập và nhận xét
các phương án của nhóm khác
Tiến hành nhận xét, đánh giá
Chọn ra các giải
pháp tốt nhất
Tổng hợp- so sánh
Bước 6: Nhận xét- đánh giá
Phân chia công việc soạn thảo bằng
powerponit để trình chiếu, hay bằng
văn bảng, poster, web…
So sánh phương án nhóm mình với các
nhóm khác
Rút ra những ưu điểm, nhược điểm của
nhóm mình và nhóm bạn
Học được nhiều cách giải quyết mới
của nhóm bạn
HS tự đánh giá hiệu quả làm việc của
bản thân, nhóm tự đánh giá hiệu quả
làm việc của nhóm
HS đánh giá chéo hiệu quả làm việc
của các nhóm khác
GV đánh giá nhóm
Làm bài kiểm tra, vấn đáp…
Trong thời gian HS làm việc nhóm, GV cũng có vai trò rất quan trọng. GV sẽ
quan sát xem các nhóm hoạt động như thế nào và tất cả thành viên trong nhóm
có làm việc hết không hay chỉ có một vài thành viên làm việc. GV sử dụng kinh
nghiệm đã có tương tác với HS để thúc đẩy, động viên HS làm việc cũng như
phát triển một môi trường học tập năng động tích cực. Sự thành công của
phương pháp này sẽ phụ thuộc vào cách thức làm việc nhóm của HS cho nên
GV phải theo dõi tình trạng làm việc của nhóm để hiểu được và biết cách thúc
đẩy phát triển nhóm. Một số HS có kinh nghiệm làm việc nhóm rất tốt và không
cần sự hướng dẫn của GV nhưng không phải HS nào cũng như vậy. GV thúc
đẩy, hướng dẫn cách làm việc nhóm trong việc giải quyết vấn đề không phải đơn
giản là cung cấp kiến thức cho HS một cách tự do mà gợi mở và hướng dẫn cho
HS tổng hợp thông tin sau khi đã cùng nhau thảo luận hay GV sẽ theo dõi và thu
nhặt những kiến thức và tài liệu mà HS đã bỏ sót và giúp HS thấy được ý nghĩa
và tầm quan trọng của chúng và hướng HS đi đúng nhiệm vụ của mình. HS có
thể hỏi GV những câu hỏi có liên quan đến vấn đề hay có thể thảo luận những
vấn đề phức tạp với GV, HS thì thể hiện khả năng hiểu biết của họ đối với vấn
đề, GV quan sát sự biểu biết của HS có thể giúp HS liên kết các vấn đề quan
trọng với nhau. Thỉnh thoảng GV đưa ra những lời bình luận mang tính kích
thích để mở rộng hơn chủ đề HS đang thảo luận hoặc đưa ra những câu hỏi mở
để giúp HS suy nghĩ sâu hơn, những việc làm này sẽ giúp cho việc hoạt động
nhóm trở nên có hiệu quả hơn. Thỉnh thoảng, HS sẽ nhờ GV giúp họ giải quyết
khi xuất hiện các xung đột và mâu thuẩn trong nhóm. Nhìn chung khi làm việc
nhóm nếu xuất hiện các xung đột thì bắt buộc các thành viên phải giải quyết sớm
ở những giai đoạn đầu hơn là để cho những xung đột đó tiếp diễn. GV sẽ yêu
cầu HS xem lại những nội quy mà cả nhóm đã thiết lập và phải tôn trọng thực
hiện đúng những nội quy đó, HS sẽ nhận thấy nếu họ không giải quyết được
những mâu thuẩn thì nhóm họ sẽ bị mất điểm đánh giá tiến trình làm việc hoặc
mất điểm của chính cá nhân họ.
Khi dạy học theo PBL chúng ta không thể sử dụng phương pháp đánh giá
truyền thống để đánh giá HS bởi vì cách nhận xét đánh giá sẽ ảnh hưởng đến
mục tiêu học tập cũng như tiến trình và thái độ học tập của HS. Cách đánh giá
theo PBL bao gồm các hình thức đánh giá sau:
HS tự đánh giá quá trình và kết quả làm việc của mình thông qua phiếu
đánh giá cá nhân. Cách đánh giá này sẽ cho HS cơ hội để tự đánh giá và
phản hồi lại quá trình học tập của mình, đây là một yếu tố rất quan trọng
trong PBL. Tự đánh giá cho phép HS đánh giá hiệu quả chiến lược giải
quyết vấn đề của mình, cho phép HS so sánh hiệu quả làm việc của mình
với mục đích ban đầu mà họ đã đề ra và cho phép HS phát triển khả năng
điều chỉnh việc học của mình vượt ra khỏi môi trường học tập mang tính
lý thuyết suôn cũng như rèn luyện cho HS khả năng học tập suốt đời
Sự đánh giá ngang hàng: là sự đánh giá của HS với các bạn trong nhóm
hoặc sự đánh giá của các nhóm mình đối với các nhóm khác về tiến trình
sán phẩm hay sự thuyết trình, trình diễn…dựa trên những tiêu chuẩn mà
GV đã đưa ra, HS có thể có hoặc có thể không cùng với GV đưa ra tiêu
chẩn đánh giá này. Nếu như HS có thể đánh giá lẫn nhau một cách chính
xác và công bằng thì cách đánh giá này có thể giúp cho HS phát triển cao
hơn về trách nhiệm và ý thức sở hữu kết quả học tập của người khác, làm
nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về vấn đề đang được thảo luận, thông
qua đó HS có thể phản hồi và so sánh với công việc của mình và nhận
thức được khả năng của bản thân xem những điểm nào mình cần cải tiến
cho tốt hơn, đây cũng là một yếu tố quan trọng trong việc định hướng cho
HS phương pháp tự học. Đánh giá ngang hàng hay đánh giá chéo được
khuyến khích như một công việc cần thiết, gần gũi và quen thuộc sau
buổi thuyết trình hay trình diễn
Đánh giá của GV: đối với cách giảng dạy bằng phương pháp truyền thống
thì chỉ có GV mới được phép đánh giá HS bằng các hình thức kiểm tra,
chất vấn. Với PBL dựa trên những tiêu chí ban đầu đưa ra GV nhận xét
đánh giá quá trình làm việc của HS nhằm cho HS biết họ đã đạt được bao
nhiêu phần trăm mục tiêu ban đầu, những kiến thức kỹ năng nào họ còn
thiếu sót để họ có cơ hội cải thiện vào những bài sau.
Phiếu kiểm tra, bảng câu hỏi: những HS quen với cách giảng dạy truyền
thống thì có thể họ xem việc học theo phương pháp PBL như thảo luận,
lên kế hoạch, tìm tài liệu, nghiên cứu thì không phải là việc học thật sự.
Họ chỉ quen với cách thuyết giảng và làm bài kiểm tra như thông thường,
đây là một ảnh hưởng không tốt đến động cơ học tập của HS. Với PBL,
trong quá trình HS giải quyết vấn đề, GV có thể cho những bài tập nhỏ có
liên quan đến vấn đề hiện tại, bài tập này sẽ được GV chấm điểm và trả
ngay tức khắc (có thể bằng hình thức trực tuyến). Ở giai đoạn cuối HS
được làm bài kiểm tra chính thức và lần này lại tính điểm, dạng của
những bài kiểm tra cuối này có thể giống những bài kiểm tra đã cho hoặc
có thể đào sâu hơn vào vấn đề. Đây cũng là một cách để đánh giá xem HS
đã hiểu được vấn đề như thế nào, đã tìm kiếm được những thông tin gì có
liên qua đến vấn đề đã cho.
Kiểm tra bằng hình thức phỏng vấn, thể hiện sản phẩm như làm áp phích
quảng cáo (poster), tác phẩm, biểu đồ.
1.2.5. So sánh dạy học dựa trên vấn đề-PBL, dạy học dự án (Project- based
Learning) và dạy học dựa trên yêu cầu (Inquiry Learning)
Dạy học dự án (Project-based learning) là chiến lược dạy học mang tính hệ
thống nhằm lôi cuốn HS tham gia vào quá trình học tập những kiến thức cơ bản
và rèn luyện những kỹ năng sống qua quá trình điều tra khám phá mở rộng,
được xây dựng dựa trên những câu hỏi phức tạp, xác thực cộng với các sản
phẩm và nhiệm vụ được thiết kế một cách cẩn trọng. Ba mục tiêu của dạy học
dự án là: đạt được nội dung kiến thức chuẩn, rèn luyện các kỹ năng chìa khóa và
rèn luyện khả năng tư duy. Bảy yếu tố chính của dạy học dự án:
Dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn
Dựa trên sự đánh giá
Là chiến lược dạy học hướng vào người học
Chú trọng sự hợp tác trong người học
Gắn với thực tiễn đích thực
Mở rộng khuôn khổ thời gian và không gian học tập
Học tập đa phương tiện
Dạy học khám phá (Inquiry-based learning) là chiến lược dạy học kích thích
mong muốn khám phá, tìm hiểu kiến thức của HS thông qua bộ câu hỏi định
hướng. HS sẽ thu thập và tổng hợp thông tin để tạo ra kiến thức mới, sau đó họ
thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm của mình hay tranh luận một vấn đề với các
bạn. HS sẽ dành thời gian để nhìn lại câu hỏi, phần nghiên cứu và kết luận đã
đưa ra, HS có thể đưa ra tóm tắt, quan sát và đưa ra phán quyết mới, câu hỏi
mới lộ ra và một chu trình mới lại bắt đầu.
Câu hỏi
Nghiên cứu
Hình thànhThảo luận
Suy ngẫm
Chu trình của dạy
học khám phá
Như vậy dạy học khám phá là điểm chung của mọi quá trình học tập trong
các chiến lược dạy học hướng vào người học. Tính chất của bộ câu hỏi định
hướng là yếu tố quan trọng cho việc quyết định chiến lược dạy học: dạy học
khám phá hay dạy học dự án hay PBL. Bộ câu hỏi định hướng càng có mối liên
hệ mật thiết với thực tiễn càng kích thích ham muốn hiểu biết của HS làm họ
tích cực tham gia vào quá trình học, nó dẫn dắt các bài học đi từ nội dung hẹp
đến mở rộng hơn, dẫn HS từ hiểu biết nông đến sâu hơn, đưa HS vào quá trình
phát triển hiểu biết, phát triển tư duy. Tuy nhiên ba chiến lược dạy học này có
những điểm khác nhau: dạy học theo yêu cầu đơn thuần có thể chỉ dừng lại ở
mục tiêu lĩnh hội kiến thức và kỹ năng, còn mục tiêu của dạy học dự án và PBL
ngoài lĩnh hội kiến thức còn rèn luyện các kỹ năng chìa khóa và các kỹ năng tư
duy và còn hình thành thái độ tích cực đối với việc học tập. Riêng dạy học dự án
và PBL nhìn bề ngoài có vẻ mục đích và cách thức thực hiện thì giống nhau
nhưng mục tiêu của PBL là chú trọng quá trình làm việc, quá trình giải quyết
vấn đề còn dạy học dự án thì chú trọng sản phẩm tạo ra nhiều hơn. Có thể mô
hình hóa mục tiêu của ba chiến lược như hình vẽ sau:
PBL
Dạy học Chú trọng sản phẩm
Chú trọng quá trình dự án
DH khám
phá
1.2.6. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Có nhiều kỹ thuật để giải giải quyết vấn đề như: kỹ thuật động não
(Brainstorming), kỹ thuật tư duy sáu chiếc mũ (Six thinking hats), kỹ thuật tư
duy 5W1H, kỹ thuật phân tích SWOTS. Khi sử dụng PBL trong dạy học chúng
ta sử dụng kỹ thuật động não (Baistorming) trong bước thứ 3.
Kỹ thuật động não:
Khái niệm: Động não là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới
mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành
viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng
(nhằm tạo ra "cơn lốc" các ý tưởng). Kỹ thuật động não do Alex Osborn
(Mỹ) phát triển, dựa trên một kỹ thuật truyền thống từ Ấn độ.
Quy tắc của động não
- Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành
viên
- Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày
- Khuyến khích số lượng các ý tưởng
- Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng
Các bước tiến hành
- Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề
- Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến,
không đánh giá, nhận xét. Mục đích là để huy động nhiều ý kiến tiếp nối
nhau
- Kết thúc việc đưa ra ý kiến
- Đánh giá:
+ Lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ, chẳng hạn theo khả năng ứng dụng: có
thể ứng dụng trực tiếp, ứng dụng nhưng cần nghiên cứu thêm hay
không có khả năng ứng dụng
+ Đánh giá những ý kiến đó lựa chọn
+ Rút ra kết luận hành động
Ứng dụng
- Dùng trong giai đoạn nhập đề vào một chủ đề
- Tìm các phương án giải quyết vấn đề
- Thu thập các khả năng lựa chọn và suy nghĩ khác nhau.
Ưu điểm
- Dễ thực hiện
- Không tốn kém
- Sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ của tập thể
- Huy động được nhiều ý kiến
- Tạo cơ hội cho tất cả thành viên tham gia.
Nhược điểm
- Có thể đi lạc đề, tản mạn
- Có thể mất thời gian nhiều trong việc chọn các ý kiến thích hợp
- Có thể có một số HS “quá tích cực", số khác thì thụ động.
Kỹ thuật động não được áp dụng phổ biến và nguời ta xây dựng nhiều kỹ
thuật khác dựa trên kỹ thuật này, có thể coi là các dạng khác nhau của kỹ thuật
động não.
1.2.7. Kỹ năng hoạt động nhóm
HS trong các lớp học vật lý với phương pháp truyền thống thường bắt đầu
giải quyết một bài toán hay một vấn đề vật lý bằng việc lao vào sử dụng những
biểu thức vật lý, thay số vào biểu thức đó cho tới khi tìm được đáp số. Họ ít khi
nào sử dụng kiến thức vật lý dựa trên khái niệm vật lý để phân tích định tính giải
pháp của vấn đề hay họ không lập kế hoạch một cách có hệ thống trước khi bắt
đầu với những biểu thức đại số. Dạy học theo PBL sẽ giúp cho HS kết hợp việc
hiểu các khái niệm và hiện tượng vật lý với việc áp dụng các biểu thức để giải
quyết vấn đề một cách tốt hơn và hiểu sâu sắc bản chất của vấn đề hơn. Tuy
nhiên nếu vấn đề đơn giản thì HS dễ dàng giải quyết một mình, còn nếu vấn đề
phức tạp và không rõ ràng (như những vấn đề phi kết cấu trong PBL) thì đòi hỏi
HS phải làm việc hợp tác để tìm ra giải pháp, việc học tập hợp tác hay làm việc
nhóm có những ưu điểm sau đây:
Tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng HS có cơ hội tham gia nhiều vào
các hoạt động trong lớp
Cả nhóm có thể giải quyết những vấn đề phức tạp hơn cá nhân, HS sớm
có thể phát hiện ra phương án giải quyết vấn đề khi thảo luận nhóm
HS có thể thấy được nhiều cách giải quyết vấn đề của các bạn qua quá
trình làm việc nhóm để học tập và bổ sung cho những khiếm khuyết quan
điểm sai của mình, HS nhận ra rằng có thể có nhiều câu trả lời, nhiều ý
kiến quan điểm khác nhau cho cùng một vấn đề và ý kiến tập thể luôn tốt
hơn ý kiến cá nhân
HS được rèn luyện các kỹ năng lập kế hoạch, quan sát, ra quyết định,
điều khiển nhóm, diễn đạt…khi HS được phân công luôn phiên nhau các
nhiệm vụ
Rèn luyện tinh thần hợp tác giữa HS trong lớp đồng thời tăng cường tinh
thần trách nhiệm cá nhân trong tập thể, rèn luyện thói quen biết lắng nghe
ý kiến của người khác
HS sẽ cảm thấy tự tin và mạnh mẽ hơn vì câu trả lời không phải là của cá
nhân mà là kết quả làm việc của cả nhóm.
Làm việc nhóm hay làm việc hợp tác là để cho HS làm việc cùng nhau trong
những nhóm nhỏ gồm nhiều HS khác nhau, và được xây dựng một cách cẩn
trọng. Cách làm việc này yêu cầu sự tham gia, đóng góp trực tiếp của HS vào
quá trình học tập đồng thời yêu cầu HS phải cùng nhau làm việc để tạo ra kết
quả chung. Kỹ năng xây dựng nhóm hay làm việc nhóm là kỹ năng quan trọng
giúp HS làm việc hiệu quả nhanh chóng đồng thời luyện tập cho họ tính hòa
đồng và hợp tác trong công việc. Dạy học theo PBL dựa trên cơ sở HS làm việc
nhóm với nhau, điều trước tiên GV phải giải thích cho HS ưu điểm của làm việc
nhóm, tại sao chúng ta cần phải làm việc nhóm và hướng dẫn cho HS các yêu tố
và cách thức quan trọng khi làm việc nhóm như:
Đảm bảo mục tiêu được xác định rõ ràng và tất cả các thành viên đều thông
qua
Nhận thức một cách rõ ràng sự phụ thuộc giữa các thành viên trong nhóm
một cách tích cực
Khuyến khích sự tương tác một cách hiệu quả, xây dựng niềm tin giữa các
thành viên bằng cách từng bước tạo bầu không khí cởi mở và thẳng thắng,
tôn trọng ý kiến của các thành viên
Lĩnh hội một cách rõ ràng trách nhiệm của mỗi cá nhân và tinh thần hợp tác
giữa các thành viên để đạt được mục tiêu của nhóm
Về mức độ tin cậy của các quyết định hay cam kết, nên để càng nhiều HS
tham gia vào quyết định càng tốt. Càng có nhiều thành viên đóng góp các ý
tưởng, giải pháp và các quyết định chung của nhóm thì kết quả sẽ càng có
nhiều thành viên đồng thuận với hành động sau cùng
Phân công trách nhiệm rõ ràng và chi tiết cho từng thành viên, tránh để các
nhiệm vụ chồng chéo nhau, thay đổi thường xuyên và đều đặn nhiệm vụ hiện
tại của các thành viên để cải tiến hiệu quả làm việc của nhóm
Hãy đảm bảo không có sự tắc nghẽn trong quá trình giao tiếp, mọi người
phải được thông tin một cách đầy đủ.
Để làm việc nhóm một cách có hiệu quả cần phải nắm vững bảy kỹ năng cơ bản
sau đây:
1. Lắng nghe: đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên
trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau, kỹ năng này phản ánh sự tôn
trọng của các thành viên trong nhóm. Lắng nghe đòi hỏi mức độ tư duy cao
hơn nghe. Lắng nghe là một kỹ năng mà người nghe phải biết tiếp nhận thông
tin từ người nói, phân tích, tư duy theo hướng tích cực và phản hồi bằng thái
độ tôn trọng những ý kiến của người nói
2. Chất vấn: qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết mức
độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên
khác. Chất vấn là kỹ năng thể hiện tư duy phản biện tích cực, đòi hỏi mức độ
tư duy cao và tinh thần đống góp ý kiến tích cực cho nhóm
3. Thuyết phục: các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra,
đồng thời họ còn biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với quan
điểm của mình
4. Tôn trọng: mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người
khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện
thực
5. Trợ giúp: các thành viên phải biết giúp đỡ nhau vì trong một nhóm có người
mạnh lĩnh vực này nhưng lại yếu lĩnh vực khác. Nhiều khi vấn đề nhóm đang
thảo luận cần kiến thức ở nhiều lĩnh vực, mức độ và đòi hỏi nhiều kỹ năng
khác nhau
6. Chia sẻ: Các thành viên đưa ra ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của mình khi
gặp các tình huống tương tự trước đó, mỗi thành viên trong nhóm cần nhận
thức tầm quan trọng của việc chia sẻ, như vậy không khí của nhóm sẽ vui vẻ
và tích cực hơn
7. Chung sức: mỗi thành viên trong nhóm phải đóng góp trí lực cùng nhau thực
hiện kế hoạch đã đề ra, cả nhóm cần phải hiểu rõ mục đích của nhóm cần đạt
được và phải có cùng chung khao khát hoàn thành nó.
Để làm việc nhóm có hiệu quả, các thành viên trong nhóm phải được phân chia
nhiệm vụ một cách rõ ràng và chi tiết
Vai trò Công việc cụ thể
Trưởng nhóm:
Điều khiển và hướng dẫn các hoạt
động của nhóm
Giữ cho nhóm đi đúng hướng
Đảm bảo rằng các thành viên trong
nhóm đều tham gia
Theo dõi thời gian trong suốt quá
trình hoạt động
“Chúng ta hãy trở lại vấn đề này
nếu chúng ta có thời gian”
“Chúng ta cần phải đi đến bước tiếp
theo”
“Bạn nghĩ gì về ý kiến này?”
Thư kí:
Ghi chép, tổng hợp lại tất cả những
thông tin mà nhóm đã thảo luận
Xem xét, ghi chú các hoạt động
của nhóm
Kiểm tra sự hiểu biết của các thành
viên
Đảm bảo các thành viên trong
nhóm đều đồng ý với kế hoạch
hoạt động
“Có phải ý của bạn là như thế này
không…?”
“Mọi người đã hiểu sơ đồ này
chưa?”
“Tất cả chúng ta đều đồng ý với ý
kiến này phải không không?”
Người quan sát:
Giúp nhóm tránh đi đến kết luận
quá sớm
Đảm bảo rằng tất cả các khả năng
đều được xét đến
Đề nghị nhiều ý kiến, giải pháp
cho nhóm
Động viên, thúc đẩy nhóm khi gặp
khó khăn
“Liệu còn có những khả năng khác
nữa hay không?”
“Chúng ta hãy cố gắng suy nghĩ theo
một hướng khác”
“Tôi không chắc chúng ta đang đi
đúng hướng”
“Chúng ta có thể làm được”
Người trình bày:
Tóm tắt lại kết quả hoạt động của
nhóm
Đại diện nhóm trình bày ý tưởng
“Kết luận cuối cùng của nhóm là
như thế này…phải không?”
“Chúng ta nên trình bày theo tiến
trình này được không?”
Một nhóm có thể gồm từ ba đến năm thành viên là tốt nhất. Theo nghiên cứu
thì khi phân nhóm theo trình độ lộn xộn không đồng đều sẽ làm việc tốt hơn là
phân nhóm theo trình độ đồng đều, GV có thể dựa vào quá trình làm việc của
những lần trước hoặc dựa vào kết quả của bài kiểm tra để đánh giá trình độ của
HS. Sau một thời gian đủ dài để HS có thể làm việc một cách thành thạo GV sẽ
thay đổi các thành viên trong nhóm. Trong thời gian đầu, nó rất là quan trọng để
cho HS đăng kí nhóm và sau đó lại đổi nhóm nhưng GV có thể giải thích cho
HS rằng mục đích của việc thay đổi nhóm thường xuyên sau mỗi lần làm việc là:
Chúng ta muốn được quen và biết cách làm việc của hết các bạn trong lớp vì
vậy chúng ta sẽ thay đổi nhóm sau một thời gian làm việc. Việc này sẽ giúp
cho chúng ta xây dựng nên một ý thức cộng đồng, chúng ta làm việc cùng
nhau để giúp đỡ các bạn trong lớp cùng học tập môn vật lý tốt hơn
Chúng ta sẽ có cơ hội làm việc với nhiều người khác nhau, thấy được nhiều
cách làm việc của họ và sẽ biết được cách làm việc dẫn đến thành công trong
nhóm, điều này rất có ích trong tương lai, vì khi ra đời làm việc chúng ta
không có quyền chọn đồng nghiệp của mình.
1.3. Các tiêu chuẩn đánh giá trắc nghiệm khách quan
Các tiêu chuẩn đánh giá bài trắc nghiệm khách quan
Điểm trung bình của bài trắc nghiệm: fXX
N
trong đó: X là điểm trắc nghiệm của mỗi HS
f là tần số của mỗi điểm trắc nghiệm
N là tổng số HS làm bài trắc nghiệm
Điểm trung bình lí thuyết:
2
K TTBLT
trong đó: K là số câu trắc nghiệm
T là điểm may rủi của bài trắc nghiệm được
tính bằng
Tổng số câu trắc nghiệm
T=
Số lựa chọn mỗi câu
So sánh điểm trung bình lí thuyết (TBLT) với điểm trung bình
X cảu bài trắc nghiệm cũng là một cách để xác định độ khó
của bài trắc nghiệm:
Nếu TBLT> X : bài trắc nghiệm khó đối với trình độ HS
Nếu TBLT< X : bài trắc nghiệm dễ đối với trình độ HS
Nếu TBLT X : bài trắc nghiệm vừa sức với trình độ HS
Độ lệch tiêu chuẩn (ĐLTC): là số đo lường sự phân tán của các
điểm bài trắc nghiệm, tính theo công thức:
2 21 ( )N fX fX
N
Nếu ĐLTC thấp: sự phân tán các điểm trắc nghiệm rất ít so với
điểm trung bình trình độ HS khá đồng đều
Nếu ĐLTC cao: sự phân tán các điểm trắc nghiệm nhiều so với
điểm trung bình trình độ HS quá chênh lệch
Độ khó của bài trắc nghiệm: là tỉ số giữa điểm trung bình của
bài trắc nghiệm so với tổng số câu trắc nghiệm
Độ khó= X
K
Độ khó là một chỉ số càng nhỏ thì mức độ khó của bài
trắc nghiệm càng cao.
Độ khó vừa phải (ĐKVP) của bài trắc nghiệm: là tỉ số giữa
điểm TBLT so với điểm tối đa có thể có của bài trắc nghiệm
ĐKVP= TBLT
K
Nếu độ khó > ĐKVP: bài trắc nghiệm dễ với trình độ
HS
Nếu độ khó < ĐKVP: bài trắc nghiệm khó đối với trình
độ HS
Hệ số tin cậy cảu bài trắc nghiệm tùy thuộc vào sự khác biệt
trình độ của HS, bài trắc nghiệm có nhiều câu có độ phân cách
cao thì HSTC cao. Công thức Kuder-Richardson:
211
pqKr
K
P là tì lệ câu trả lời đúng cho mỗi câu trắc nghiệm
Q là tỉ lệ câu trả lời sai cho mỗi câu trắc nghiệm
2 là bình phương ĐLTC của bài trắc nghiệm của bài
trắc nghiệm còn gọi là phương sai các điểm trắc nghiệm
Sai số đo lường tiêu chuẩn: được tính bằng . 1 r
Bài trắc nghiệm có độ tin cậy cao thì sai số này thấp
Tiêu chuẩn đánh giá câu trắc nghiệm khách quan:
Độ khó câu trắc nghiệm: là tỉ lệ phần trăm người trả lời đúng
câu trắc nghiệm
Độ khó=
Độ khó càng thấp thì câu trắc nghiệm càng khó và
ngược lại
Số người trả lời đúng câu trắc nghiệm
Tổng số người làm câu trắc nghiệm
Độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm: là trung bình giữa phần
trăm may rủi và 100%, cụ thể:
ĐKVP=
% may rủi=
Nếu độ khó > ĐKVP: câu trắc nghiệm dễ đối với trình độ HS
Nếu độ khó < ĐKVP: câu trắc nghiệm khó đối với trình độ
HS
Nếu độ khó ĐKVP: câu trắc nghiệm vừa sức đối với trình
độ HS
% may rủi +100%
2
100%
Số lựa chon mỗi câu
Độ phân cách D của câu trắc nghiệm: là khả năng phân biệt
HS giỏi và HS khá của câu trắc nghiệm. Độ phân cách càng
cao thì câu trắc nghiệm có phân biệt rõ rệt nhóm HS giỏi và
HS kém. Công thức:
g kD DD
n
Dg là số người nhóm giỏi trả lời đúng câu trắc nghiệm
Dk là số người nhóm kém trả lời đúng câu trắc nghiệm
N là số HS mỗi nhóm (nhóm giỏi và nhóm kém có n
bằng nhau)
Độ phân cách Đánh giá câu trắc nghiệm
Từ 0,4 trở lên
Từ 0,3 đến 0,39
Từ 0,2 đến 0,29
Dưới 0,19
Rất tốt
Khá tốt
Tạm được
Kém
1.4. Kết luận chương 1
Qua phân tích cơ sở lý luận của việc đổi mới phương pháp dạy học thì việc
ứng dụng PBL trong quá trình dạy học nói chung và dạy học vật lý nói riêng là
hoàn toàn hợp lý, phù hợp với các cơ sở lí luận cũng như cơ sở thực tiễn. Vì
PPDH gắn bó chặt chẽ với mục tiêu, nội dung, phương tiện trình độ đội ngũ GV,
hoàn cảnh và đặc điểm của đối tượng, vì vậy ứng dụng các phương pháp mới
trong quá trình đổi mới PPDH không chỉ phụ thuộc vào việc biên soạn lại nội
dung SGK hay phụ thuộc vào cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học mà cần phụ
thuộc vào việc bồi dưỡng những năng lực cần thiết của người GV để đáp ứng
những năng lực cần thiết của người GV để đáp ứng được yêu cầu đổi mới
PPDH.
Chương 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PBL VÀO DẠY HỌC
MỘT SỐ BÀI TRONG CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC
CHẤT ĐIỀM VẬT LÝ 10 NÂNG CAO
2.1. Cấu trúc nội dung của chương động lực học chất điểm [1]
Sơ đồ biểu diễn các kiến thức trong chương “động lực học chất điểm”:
Sơ đồ biểu diễn mối liên hệ giữa các nội dung có liên quan đến vấn đề:
2.2. Áp dụng phương pháp PBL vào dạy phần động lực học chất điểm [2]
[3] [20] [21] [23] [32] [33]
I. Mục tiêu giáo dục cần đạt
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ hơn ý nghĩa và vận dụng của 3 định luật
Newton nhất là định luật thứ III là định luật mà HS
thường tranh cãi và có sự hiểu lầm
- HS nắm bắt được được định luật vạn vật hấp dẫn và
công thức tính lực hấp dẫn
- Hiểu được hệ quy chiếu có gia tốc và lực quán tính
- Hiểu được lực hướng tâm và lực quán tính li tâm
- Hiểu rõ về trạng thái tăng, giảm, mất trọng lượng
- Tìm hiểu được cuộc sống của các phi hành gia ở trên
tàu vũ trụ thông qua đó hiểu được bản chất của một số
hiện tượng vật lý và sinh học (quá trình tuần hoán
máu…).
2. Kỹ năng:
- tìm kiếm, xử lí và chọn lọc thông tin
- cộng tác làm việc nhóm
- giải quyết vấn đề đặc biệt là các vấn đề vật lý có liên
qua đến đời sống thực tế
- tư duy logic và sáng tạo
- thuyết trình
3. Thái độ:
- HS phải có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, hợp tác
làm việc nhóm
- HS yêu thích, đam mê nghiên cứu Vật Lý
- HS phải có thái độ khách quan, trung thực, có tác
phong cẩn thận, tỉ mỉ và có ý thức liên hệ những điều
đã học vào đời sống thực tiễn
II.Giới thiệu vấn đề
1. Vấn đề
“Giả sử nhóm của bạn gồm năm người đang cùng chung một cuộc hành trình
trên một tàu con thoi được phóng từ Trái Đất lên quỹ đạo tròn đều xung quanh
Trái Đất (lúc lên tới quỹ đạo này thì động cơ của con tàu sẽ không còn hoạt
động nữa và không có ma sát của khí quyển). Nhiệm vụ của các bạn là ở trên
tàu vũ trụ trong vòng 1 tuần và hợp tác để thiết kế ra những phương án thí
nghiệm kiểm tra xem ba định luật của Newton có còn đúng trong môi trường
trên tàu vũ trụ lúc đó hay không. Hãy cẩn thận với những sự thay đổi khi bạn ở
trên tàu vũ trụ (kể từ lúc phóng cho tới lúc lên đến quỹ đạo tròn đều quanh Trái
Đất) so với khi bạn ở trên mặt đất? Những sự thay đổi đó sẽ ảnh hưởng đến sức
khỏe và sinh hoạt hằng ngày của các bạn như thế nào, và các bạn hãy đưa ra
các giải pháp khắc phục sự thay đổi đó để các bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ
một cách tốt nhất. Hãy lý giải bằng những căn cứ khoa học thật chính xác cho
những sự thay đổi khi trên tàu và về phương án, kết quả dự đoán thí nghiệm
của các bạn.”
2. Tác giả: Trương Thị Minh Uyên Trường: THCS-THPT Đinh Thiện Lý
3. Môn học chính :Vật Lý
4. Các môn học có liên quan: Sinh học
5. Lớp:10A4
6. Các từ khoá: “phi hành gia”, “tàu vũ trụ”, “chuyển động tròn đều
quanh trái đất”, “ba định luật Newton”,
7. Mô tả nhiệm vụ chính của học sinh và tình huống có vấn đề
Nhiệm vụ chính của HS là ở hợp tác để thiết kế ra những phương án
thí nghiệm kiểm tra xem ba định luật của Newton có còn đúng trong môi
trường trên tàu vũ trụ lúc đang trở thành vệ tinh địa tĩnh của Trái Đất
8. Thời gian thực hiện:
thời điểm bắt đầu: tuần thứ 7 (13/10/2008)
thời điểm kết thúc: tuần thứ 9 (25/10/2008)
số tiết: 8 tiết (đã bao gồm tăng tiết)
9. Tài liệu hỗ trợ: sách giáo khoa, sách giáo viên, tạp chí, bản tin,
internet…
III. Chi tiết vấn đề cần giải quyết
1. Kịch bản
2. Bài giảng dẫn nhập: bài trình chiếu bằng powerpoint bao gồm đoạn
phim giới thiệu về việc phóng vệ tinh, phim về trạng thái không trọng
lượng của các phi hành gia
3. Phân tích vấn đề
4. Hệ thống câu hỏi định hướng:
Đối mặt với vấn đề:
1. Em hãy gạch dưới những từ khoá trên đoạn văn cung cấp thông tin.
2. Những hiện tượng nào mà em nghĩ sẽ thay đổi khi ở trên tàu vũ trụ?
3. Em có thể nêu ý tưởng về công việc trước mắt mà nhóm em có thể
bắt tay vào làm được không?
Những cái đã biết và những điều cần biết:
4. Những dữ kiện đã cho có thể giúp em biết thêm được điều gì trong
quá trình điều tra?
5. Để giải quyết vấn đề này thì chúng ta cần phải biết những gì?
6. Em nghĩ gì về ý kiến đề nghị ?
7. Em muốn nói gì khi phát biểu điều trên ?
8. Em có thể giải thích rõ hơn được không?
Liệt kê ra những ý kiến giải quyết vấn đề
9. Những hướng giải quyết nào thuyết phục em khi đọc tài liệu?
10. Dựa vào đâu em có thể đưa ra một kết luận như vậy?
11. Có bạn nào đồng ý với em về hướng giải quyết trên, hay có bạn
nào có ý kiến khác?
Tập hợp và chia sẻ thông tin
12. Em nào có thể tóm tắt lại những gì đã thảo luận ?
13. Làm sao em biết tư liệu trên là chính xác ?
14. Chúng ta còn những vấn đề gì chưa giải thích được?
Đưa ra giải pháp chung
15. Cuối cùng những giải pháp nào thuyết phục nhất có thể giải thích
được vấn đề này?
16. Làm thế nào em có thể thuyết phục các nhóm khác là giải pháp
của nhóm em thuyết phục nhất?
IV.Đặc điểm người học
- học lực khá
- làm việc nhóm chưa hiệu quả
- đa số HS năng động, tích cực
V.Kế hoạch cụ thể
Thời gian Hoạt động của giáo viên Họat động của học sinh
Buổi 1 (2 tiết)
T3/14/10/2008
Giới thiệu PBLvà sáu bước giải
quyết vấn đề theo PBL
Giới thiệu vấn đề
Chia nhóm
Phương pháp và qui tắc hoạt
động nhóm
Cung cấp một số câu hỏi định
hướng
Đưa ra tiêu chí đánh giá cho HS
Yêu cầu HS bắt đầu thảo luận
hướng đi
Quan sát hoạt động của HS
Đưa ra một số câu hỏi định
hướng
Phân công nhóm trưởng, thư ký,
lập kế hoạch làm việc nhóm
Bước 1:HS làm việc theo nhóm.
HS trình bày vấn đề, bắt đầu
thảo luận các khái niệm, xác
định vấn đề và xác định những
thông tin nào đã biết, chưa biết
và cần phải biết.
Bước 2: HS tự tìm kiếm thông
tin, thu thập tài liệu ngay trên lớp
Bước 3: HS trình bày và phân
tích thông tin, chia sẻ những ý
kiến của mỗi cá nhân suy nghĩ,
chia sẻ tài liệu tìm được, thảo
luận để đưa ra giải pháp tạm thời
đồng thời bàn bạc những vấn đề
chưa rõ ràng để mỗi cá nhân về
nhà tìm hiểu chuẩn bị cho buổi
làm việc tiếp theo
Buổi 2( 2 tiết )
T6/17/10/2008
Quan sát hoạt động của HS
Đưa ra một số câu hỏi định
hướng để tập trung HS vào vấn
đề
Thực hiện lại bước 3: HS trình
bày thông tin mỗi cá nhân đã tìm
hiểu đượcvà cùng nhau phân tích
thông tin, nghiên cứu và lại thảo
luận đưa ra ý kiến thống nhất
(phương pháp” brainstorming”)
Nếu vẫn còn những chi tiết chưa
rõ ràng thì tiếp tục quay lại bước
2 và bước 3.
Bước 4: xác định các mục tiêu
cụ thể dưới dạng các công việc
nhỏ rồi phân chia cho các thành
viên trong nhóm và quy định
thời gian hoàn thành chuẩn bị
cho đợt họp nhóm tiếp theo
Buổi 3(2 tiết)
T3/22/10/2008
Quan sát hoạt động của HS
Giúp đỡ HS đi đúng hướng,
động viên, khích lệ HS làm việc
Giới thiệu cho HS một số trang
web để các nhóm có thể ở nhà
cùng thảo luận, soạn văn bản
trực tuyến như trang Google
Docs
Bước 5: tổng hợp và so sánh,
mỗi thành viên trình bày kết quả
làm việc của mình, cả nhóm tổng
hợp so sánh đưa ra một kết quả
thống nhất và chuẩn bị cho việc
trình bày, từ đó HS tiếp thu được
kiến thức mới
Buổi 4 (2 tiết)
T6/25/10/2008
Chất vấn HS báo cáo
Đánh giá quá trình làm việc của
HS
Bước 6: nhận xét, đánh giá
Nộp báo cáo viết
HS tự đánh giá
HS trình bày kết quả, quan sát
các nhóm khác trình bày và đánh
giá các nhóm
VI.Tài liệu:
1. Tài liệu hỗ trợ giáo viên:
- sách giáo viên Lý 10
- sách giáo khoa Lý 10
- sách cơ sở Vật Lý
- tạp chí :”vật lí và tuổi trẻ”
-
-
-
-
VII.Tiêu chí đánh giá:
Chủ đề: Hành trình bay ra ngoài không gian
Giáo viên: Minh Uyên
Nhóm:
Lớp: 10A4
Tiến trình (process) Dưới TB Khá Xuất sắc Điểm
1. Có một cái nhìn rõ ràng, đúng đắn
về vấn đề đưa ra 1, 2, 3 4, 5, 6
7, 8, 9
2. Hợp tác làm việc nhóm hiệu quả để
giải quyết vấn đề 1, 2, 3 4, 5, 6
7, 8, 9, 10
3. Sắp xếp kế hoạch phương hướng
làm việc hợp lí, rõ ràng 1, 2, 3 4, 5, 6
7, 8, 9
4. Chủ động, tích cực tìm kiếm kiến
thức, thông tin mới cần thiết để giải
quyết vấn đề
1, 2, 3 4, 5, 6
7, 8, 9, 10
Kết quả (Result) Dưới TB Khá Xuất sắc Điểm
1. Logic giải quyết vấn đề hợp lí,
chính xác 1, 2, 3 4, 5, 6
7, 8, 9
(x2)
2.Trình bày vấn đề hệ thống, dễ
hiểu, thú vị và có sức thuyết phục
và có ứng dụng CNTT
1, 2, 3 4, 5, 6
7, 8, 9
3.Vấn đề được giải quyết thỏa đáng,
hợp lí 1, 2, 3 4, 5, 6
7, 8, 9
4. Thể hiện sự sáng tạo 1, 2, 3 4, 5, 6 7, 8, 9, 10
5. Tranh luận tích cực để làm sáng
tỏ vấn đề 1, 2, 3 4, 5, 6
7, 8, 9, 10
Tổng cộng
KẾ HOẠCH LÀM VIỆC
Nhóm:
Thời gian Công việc cần làm – phương tiện hỗ trợ - thời gian
(trên lớp và ở nhà)
Buổi 1 (2 tiết)
T3/14/10/2008
Buổi 2 ( 2 tiết )
T6/17/10/2008
Buổi 3 (2 tiết)
T3/22/10/2008
Buổi 4 ( 2 tiết )
T6/25/10/2008 (Báo cáo
trình bày kết quả)
Hạn chót nộp file trình
chiếu vào lúc 17h
T4/23/10/2008
Making plan
Presentation
Debate
Solving problem
Team work
Creativity
Team work
VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
“Giả sử nhóm của bạn gồm năm người đang cùng chung một cuộc hành
trình trên một tàu con thoi được phóng từ Trái Đất lên quỹ đạo tròn đều
xung quanh Trái Đất (lúc lên tới quỹ đạo này thì động cơ của con tàu sẽ
không còn hoạt động nữa và không có ma sát của khí quyển). Nhiệm vụ
của các bạn là ở trên tàu vũ trụ trong vòng 1 tuần và hợp tác để thiết kế ra
những phương án thí nghiệm kiểm tra xem ba định luật của Newton có còn
đúng trong môi trường trên tàu vũ trụ lúc đó hay không. Hãy cẩn thận với
những sự thay đổi khi bạn ở trên tàu vũ trụ (kể từ lúc phóng cho tới lúc lên
đến quỹ đạo tròn đều quanh Trái Đất) so với khi bạn ở trên mặt đất?
Những sự thay đổi đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày
của các bạn như thế nào, và các bạn hãy đưa ra các giải pháp khắc phục sự
thay đổi đó để các bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Hãy
lý giải bằng những căn cứ khoa học thật chính xác cho những sự thay đổi
khi trên tàu và về phương án, kết quả dự đoán thí nghiệm của các bạn.”
Sau khi HS tiến hành giải quyết vấn đề rồi tiến hành trình bày phương
án và nhận xét đánh giá, GV sẽ có một bài giảng tổng kết lại những kiến thức
vật lý có liên quan và là mục tiêu của bài học này, kết hợp với phát phiếu học
tập cho HS điền thông tin, hoặc GV có thể phát cho HS phiếu học tập để HS
điền vào trước sau đó GV tổng kết lại một số kiến thức chính.
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích của thực nghiệm sự phạm
Mục đích của thực nghiệm sư phạm là kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết
khoa học mà đề tài đã đặt ra, cụ thể là kiểm tra hiệu quả của việc ứng dụng
phương pháp PBL vào dạy học một số bài trong chương động lực học chất điểm.
Xử lí, phân tích kết quả TNSP để rút ra kết luận về các yêu cầu đặt ra:
Việc dạy học theo PBL
Có góp phần nâng cao niềm đam mê, hứng thú học tập và phát huy tính tích
cực hoạt động và khả năng tự học của HS hay không?
Có góp phần rèn luyện cho HS các kỹ năng mềm như: giải quyết vấn đề, làm
việc nhóm, ra quyết định, tìm kiếm thông tin…hay không?
Có góp phần nâng cao việc lĩnh hội tri thức vật lý của HS hay không?
Việc xây dựng các tiến trình giảng dạy có phù hợp với thực tế giảng dạy ở
trường phổ thông chưa?
Trả lời các câu hỏi trên sẽ tìm ra những thiếu sót, từ đó kịp thời chỉnh lí, bổ sung
để đề tài được hoàn thiện, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học vật lý
và đổi mới PPDH ở trường phổ thông.
3.2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm
Quá trình TNSP được tiến hành tại trường THPT-THCS Đinh Thiện Lý- Khu
P1 lô A đô thị mới Nam Sài Gòn P.Tân Phong Q7 TP HCM. Lý do chọn thực
nghiệm tại trường này:
- Trường được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, điều kiện cơ sở vật chất
đầy đủ phục vụ cho việc đổi mới giảng dạy
- Sỉ số HS của mỗi lớp không quá 30 HS, HS của trường có chất lượng học
tập tương đối đồng đều thuộc loại khá
- Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện tốt cho việc đổi mới PPDH.
3.2.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
Trong quá trình TNSP chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tổ chức dạy học một số bài trong phần động lực học chất điểm cho các lớp đối
chứng và thực nghiệm.
Với lớp thực nghiệm (TN): sử dụng phương pháp PBL vào giảng dạy
Với lớp đối chứng (ĐC): sử dụng PPDH truyền thống (lấy người học làm trung
tâm), các tiết dạy được tiến hành theo đúng tiến độ như phân phối chương trình của
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
So sánh đối chiếu kết quả học tập và xử lí kết quả thu được của các lớp thực
nghiệm và đối chứng.
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Chọn thực nghiệm và đối chứng là 2 lớp HS khối 10 trường THPT-THCS Đinh
Thiện Lý-Q7 TP Hồ Chí Minh gồm 1 lớp thực nghiệm là 10A4 sỉ số là 27 HS và 1
lớp đối chứng là 10A3 sỉ số là 27 HS, chất lượng học tập của các lớp được đánh giá
là tương đương nhau (căn cứ vào kết quả của năm học lớp 9 và bài kiểm tra đầu
năm)
Trong quá trình TNSP, tiến hành dạy song song chương động lực học chất điểm
ở hai lớp đối chứng và thực nghiệm.
Tất cả các giờ học trên lớp đều được quan sát và ghi chép về hoạt động của GV
và HS diễn biến giờ học
Cả 2 lớp thực nghiệm và đối chứng đều làm một bài kiểm tra dưới hình thức trắc
nghiệm khách quan gồm 20 câu trong vòng 45 phút. Bài kiểm tra được xáo thứ tự
câu và thứ tự phần lựa chọn thành 4 đề. Riêng lớp thực nghiệm HS có tính riêng
điểm HS tự đánh giá và các bạn đánh giá chéo và GV đánh giá (phần phụ lục).
Ngoài tổ chức kiểm tra, đánh giá chúng tôi còn tổ chức thăm dò ý kiến, tìm hiểu ý
kiến về việc sử dụng phương pháp PBL trong dạy học vật lý từ đó có điều chỉnh và
bổ sung kịp thời.
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.4.1. Nhận xét về tiến trình dạy học
Quan sát giờ học của lớp thực nghiệm được thực thực hiện theo tiến trình dạy học
đã xây dựng, chúng tôi có những nhận xét sau:
- Sự định hướng và cách tổ chức của GV theo phương pháp PBL phù hợp
với thời gian và khả năng của HS. Các vấn đề đưa ra, các bước tổ chức kế
hoạch hoạt động, sự hướng dẫn của GV, các tiêu chí đánh giá của GV đưa ra
ngay từ ban đầu đã hỗ trợ rất tốt cho việc học tập của HS, đặc biệt rèn luyện cho
HS khả năng tự học.
- Thực tế diễn biến quá trình học tập của HS và kết quả khảo sát cho thấy
phương pháp dạy học này mang lại hiệu quả khả quan có tính khả thi và phù hợp
với định hướng giáo dục của nước ta hiện nay: tăng cường tính tích cực, chủ
động sáng tạo của HS và dạy học hướng đến cá thể.
- Phương pháp này có tính tích cực hóa, làm cho quá trình học vật lý trở
nên sinh động thực tiễn, HS tỏ ra thích thú với môn học, rất năng động và tích
cực tham gia vào giải quyết vấn đề và qua đó sẽ hình thành cho HS các kỹ năng
chìa khoá.
3.4.2. Đánh giá kết quả học tập của HS
Sau khi tiến hành giảng dạy bằng phương pháp PBL chúng tôi tiến hành
đánh giá kết quả học tập qua hai hình thức:
HS tự đánh giá, đánh giá chéo và GV đánh giá HS theo các tiêu chí
mà GV đưa ra khi bắt đầu giải quyết vấn đề. Điểm số được phân bố
như bảng sau:
Bảng 3.1. Bảng phân bố điểm của các tiêu chí đánh giá
Hình thức đánh giá Phần trăm điểm số
Tự đánh giá cá nhân 5% HS tự đánh giá kết quả
học tập của mình Tự đánh giá nhóm của
mình
5%
HS đánh giá chéo nhóm bạn 30%
GV đánh giá HS 60%
Tổng cộng 100%
Bảng 3.2. Bảng phân nhóm
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
Nguyễn Vũ Mai Anh Trần Tuyết Trân Trần Ngọc Thúy Nhi
Lê Bích Thủy Tiên Nguyễn Anh Minh Đào Ngọc Trang Thư
Dương Bằng Chí Khâu Nguyễn Du Linh Huỳnh Vĩnh Tùng
Lê Đăng Khoa Hoàng Ngọc Thảo Ly Hoàng Tuấn Anh
Văn Phạm Nhật Lan Huỳnh Như Ngọc
Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 6
Lê Thị Hải Yến Vũ Tuấn Gia Ân Nguyễn Song Thiên Hải
Châu Yến Trinh Trần Phương Anh Lê Minh Huy
Ngô Ngọc Phương
Trang
Lê Quỳnh Anh Lương Thị Lan Khanh
Đặng Minh Tuấn Dương Tường Vi Ng. Đoàn Trang Thiên
Uyên
Đỗ Thanh Tịnh
Sau khi cho HS tự đánh giá và kết hợp với đánh giá chéo và GV tự đánh giá
chúng tôi thu được điểm trung bình của mỗi nhóm như sau:
Bảng 3.3 Bảng thống kê điểm số làm nhóm của các nhóm lớp thực nghiệm
Nhóm 1 2 3 4 5 6
Điểm TB 61 73 67 53 78 81
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Đi
ểm
tr
un
g
bì
nh
1 2 3 4 5 6
Nhóm
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ phân bố điểm làm nhóm của nhóm thực nghiệm
Tổ chức cho HS làm bài kiểm tra 45 phút gồm 20 câu trắc nghiệm
khách quan để kiểm tra kiến thức của HS. Sau khi tổ chức cho HS làm
bài kiểm tra chúng tôi tiến hành chấm bài và xử lí kết quả theo
phương pháp thống kê toán học để lập: các bảng thống kê điểm số,
bảng thống kê số phần trăm HS đạt điểm Xi trở xuống, vẽ đường cong
tần suất lũy tích. Đồng thời chúng tôi cũng đánh giá bài trắc nghiệm
và câu trắc nghiệm bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá bài trắc
nghiệm khách quan
Bảng 3.4. Bảng thống kê điểm kiểm tra theo nhóm của lớp thực nghiệm
Nhóm 1 2 3 4 5 6
Điểm TB 11,8 11,4 12,5 10,8 13,5 15,5
0
2
4
6
8
10
12
14
16
Đi
ểm
tr
un
g
bì
nh
1 2 3 4 5 6
Nhóm
Điểm trung bình của các nhóm
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân bố điểm kiểm tra theo nhóm của lớp thực nghiệm
So sánh kết quả ở bảng 3.3 và 3.4 đồng thời dựa vào biểu đồ 3.1 và 3.2 cho
thấy nhóm sáu có số điểm trung bình sau khi làm việc nhóm là cao nhất, chứng
tỏ nhóm sáu làm việc rất có hiệu quả khi giải quyết vấn đề đưa ra và các em sẽ
hiểu rõ và sâu hơn về những kiến thức vật lý dẫn đến điểm trung bình kiểm tra
của nhóm này là cao nhất so với các nhóm. Kết quả của nhóm hai cũng khẳng
định nhóm này làm việc cũng rất tốt. Nhóm bốn làm việc nhóm kém hiệu quả
nhất nên có số điểm trung bình kiểm tra thấp nhất so với các nhóm. Đối với
nhóm một, hai và ba kết quả có sự sai khác về thứ tự giữa điểm làm nhóm và
điểm trung bình kiểm tra tuy nhiên sự sai khác là không đáng kể.
Kết quả đánh giá thực nghiệm sư phạm: tham khảo từ phần mềm xử lý đánh
giá kết quả kiểm tra trắc nghiệm khách quan của thầy Lý Minh Tiên (giảng viên
khoa tâm lý giáo dục thuộc trường ĐHSP TP.HCM). Kết quả đánh giá dựa trên
điểm trắc nghiệm của bài kiểm tra (mỗi câu trắc nghiệm được tính là một điểm
trắc nghiệm).
Bảng 3.5. Bảng thống kê điểm số của Xi của các bài kiểm tra
Số học sinh đạt điểm Xi
Nhóm (Tổng số HS)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
ĐC(27) 0 1 0 0 1 1 1 3 3 5 3 3 2 2 0 1 1 0 0 0
TN(27) 0 0 0 1 0 1 0 2 1 2 3 5 2 3 2 1 2 1 1 0
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
4.5
5
S
ố
h
ọ
c
s
i
n
h
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Điểm số Xi
ĐIỂM SỐ HỌC SINH
Đối chứng
Thực nghiệm
Biểu đồ 3.3 Biểu đồ phân bố điểm hai nhóm đối chứng và thực nghiệm
Bảng 3.6 Bảng phân phối tần suất
Tỉ lệ % học sinh đạt điểm Xi Nhóm
(Tổng số
HS) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
ĐC(27) 0 3,7 0 0 3,7 3,7 3,7 11,1 11,1 18,5 11,1 11,1 7,4 7,4 0 3,7 3,7 0 0 0
TN(27) 0 0 0 3,7 0 3,7 0 7,4 3,7 7,4 11,1 18,5 7,4 11,1 7,4 3,7 7,4 3,7 3,7 0
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Điểm số
S
ố
%
h
ọ
c
s
i
n
h
đ
ạ
t
đ
i
ể
m
X
i
Đối chứng
Thực nghiệm
Biểu đồ 3.4 Biểu đồ phân phối tần suất của hai nhóm
Tỉ lệ % học sinh đạt điểm Xi trở xuống Nhóm
(Tổng số HS) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
ĐC(27) 0 0 0 3,7 3,7 7,4 11,1 14,8 25,9 37,0 55,6 66,7 77,8 85,2 92,6 92,6 96,3 100 100 100
TN(27) 0 0 0 0 3,7 3.7 7,4 7,4 14,8 18,5 25,6 37,0 55,6 63.0 74,1 81.2 85,2 92,6 96,3 100
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Điểm số
T
ỉ
l
ệ
%
H
S
đ
ạ
t
đ
i
ể
m
X
i
t
r
ở
x
u
ố
n
g
Đối chứng
Thực nghiệm
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ phân phối tần suất tích lũy
Bảng 3.7. Bảng phân phối tần suất tích lũy
KET QUA PHAN TICH BAI TRAC NGHIEM LOP THUC NGHIEM
# Trac nghiem : VATLY10
# Ten nhom : LOP10A4
* So cau TN = 20
* So bai TN = 27
Thuc hien xu ly luc 9g 3ph Ngay 11/ 3/2009
* CAC CHI SO VE TRUNG BINH va DO KHO
tinh tren diem TOAN BAI TRAC NGHIEM
Trung Binh = 12.333
Do lech TC = 3.573
Do Kho bai TEST = 61.7%
Trung binh LT = 12.000
Do Kho Vua Phai = 60.0%
* HE SO TIN CAY cua BAI TEST
(Theo cong thuc Kuder-Richardson co ban)
He so tin cay = 0.678
* Sai so tieu chuan cua do luong : SEM = 2.028
* BANG DO KHO VA DO PHAN CACH TUNG CAU TRAC NGHIEM
*** Mean(cau) = DO KHO(cau)
*** Rpbis = DO PHAN CACH(cau)
Câu TD câu MEAN (cau) Rpbis Nhận xét
1 20 0.741 0.197 Câu TN khá dễ, tạm được
2 17 0.630 0.608 ** Câu TN vừa sức, rất tốt
3 17 0.630 0.308 Câu TN vừa sức, khá tốt
4 23 0.852 0.019 Câu TN dể, kém
5 22 0.815 0.062 Câu TN dễ, kém
6 16 0.593 0.330 Câu TN vừa sức, khá tốt
7 13 0.481 0.242 Câu TN khó, tạm được
8 21 0.778 0.199 Câu TN dễ, tạm được
9 21 0.778 0.374 Câu TN dể, khá tốt
10 16 0.593 0.415 * Câu TN vừa sức, rất tốt
11 8 0.296 0.303 Câu TN quá khó, khá tốt
12 16 0.593 0.584 ** Câu TN vừa sức, tốt
13 17 0.630 0.737 ** Câu TN vừa sức, rất tốt
14 16 0.593 0.520 ** Câu TN vừa sức, tốt
15 15 0.556 0.417 * Câu TN khó, rất tốt
16 17 0.630 0.415 * Câu TN vừa sức, rất tốt
17 14 0.519 0.484 * Câu TN hơi khó, rất tốt
18 15 0.556 0.313 Câu TN khó, khá tốt
19 11 0.407 0.513 ** Câu TN khó, rất tốt
20 18 0.667 0.264 Câu TN dễ, tạm được
KET QUA PHAN TICH BAI TRAC NGHIEM LOP DOI CHUNG
# Trac nghiem : VATLY10
# Ten nhom : 10A3
* So cau TN = 20
* So bai TN = 27
Thuc hien xu ly luc 9g 10ph Ngay 11/ 3/2009
* CAC CHI SO VE TRUNG BINH va DO KHO
tinh tren diem TOAN BAI TRAC NGHIEM
Trung Binh = 10.259
Do lech TC = 3.265
Do Kho bai TEST = 51.3%
Trung binh LT = 12.000
Do Kho Vua Phai = 60.0%
* HE SO TIN CAY cua BAI TEST
(Theo cong thuc Kuder-Richardson co ban)
He so tin cay = 0.590
* Sai so tieu chuan cua do luong :
SEM = 2.090
* BANG DO KHO VA DO PHAN CACH TUNG CAU TRAC NGHIEM
*** Mean(cau) = DO KHO(cau)
*** Rpbis = DO PHAN CACH(cau)
Câu TD câu MEAN (cau) Rpbis Nhận xét
1 14 0.519 0.417 * Câu TN hơi khó, rất tốt
2 17 0.630 0.061 Câu TN dễ, kém
3 17 0.630 0.037 Câu TN dễ, kém
4 16 0.593 0.281 Câu TN vừa sức, tạm được
5 17 0.630 0.037 Câu TN vừa sức, kém
6 15 0.556 0.391 * Câu TN khó, khá tốt
7 3 0.211 0.225 Câu TN quá khó, tạm được
8 15 0.556 0.208 Câu TN khó, tạm được
9 16 0.593 0.158 Câu TN khó, kém
10 17 0.630 0.484 * Câu TN tạm được, rất tốt
11 6 0.222 0.531 ** Câu TN quá khó, rất tốt
12 17 0.630 0.578 ** Câu TN vừa sức, rất tốt
13 16 0.593 0.458 * Au TN vừa sức, rất tốt
14 13 0.481 0.332 Câu TN khó, khá tốt
15 15 0.556 0.550 ** Câu TN khó, rất tốt
16 13 0.481 0.514 ** Câu TN khó, rất tốt
17 16 0.593 0.504 ** Câu TN vừa sức, rất tốt
18 16 0.593 0.258 Câu TN vừa sức, tạm được
19 4 0.148 0.254 Câu TN quá khó, tạm được
20 14 0.519 0.531 ** Câu TN khó, rất tốt
Ngoài tổ chức kiểm tra đánh giá, chúng tôi còn tổ chức lấy ý kiến phản hồi của
HS lớp thực nghiệm (lớp 10A4) về cách học theo phương pháp PBL để chúng tôi kịp
thời nắm bắt được thái độ và nhu cầu học tập của HS cũng như những ưu khuyết điểm
để bổ sung và chỉnh sửa cho những lần áp dụng tiếp theo. Chúng tôi tiến hành khảo sát
ý kiến với những tiêu chí theo bảng như sau:
Bảng 3.7. Bảng khảo sát đánh phản hồi của HS
Học tập theo phương pháp PBL
Rất
tốt
(4)
Tốt
(3)
Bình
thường
(2)
Không
tốt
(1)
Rất
tệ
(0)
1. Nâng cao khả năng tìm kiếm thông tin
2. Rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám
đông, khả năng thuyết phục
3. Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề
4. Rèn luyện và tăng cường khả năng tự học
5. Rèn luyện kảh năng làm việc hợp tác
6. Làm việc nhóm giúp nâng cao hiệu quả
làm việc
7. Thông qua việc giải quyết vấn đề giúp em
hiểu sâu và kỹ hơn về kiến thức vật lý
8. Việc học vật lý trở nên thực tiễn, hấp dẫn
và lôi cuốn hơn
9. Việc cá nhân tự đánh giá giúp em có cơ
hội tổng kết lại quá trình học tập của
mình, tăng cư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVLPPDH022.pdf