Tài liệu Luận văn Ứng dụng Basel trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam: - i -
Ứng dụng Basel trong quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi..
Những thông tin và nội dung nêu trong đề tài đều dựa trên nghiên cứu thực tế và hoàn
toàn đúng với nguồn trích dẫn.
Tác giả đề tài: Nguyễn Thị Thùy Linh
- ii -
Ứng dụng Basel trong quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................... ix
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU .................................................................................... ix
2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................................................x
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... xi
3.1. Phương pháp điều tra chọn mẫu................................................................. xi
3.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp ý kiến chuyên gia ............
130 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Ứng dụng Basel trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- i -
Ứng dụng Basel trong quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi..
Những thông tin và nội dung nêu trong đề tài đều dựa trên nghiên cứu thực tế và hoàn
toàn đúng với nguồn trích dẫn.
Tác giả đề tài: Nguyễn Thị Thùy Linh
- ii -
Ứng dụng Basel trong quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................... ix
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU .................................................................................... ix
2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................................................x
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... xi
3.1. Phương pháp điều tra chọn mẫu................................................................. xi
3.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp ý kiến chuyên gia ................................. xi
3.3. Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp.................................................. xii
4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................ xii
5. NỘI DUNG ĐỀ TÀI....................................................................................... xiii
6. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU................................................................ xiii
7. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI .......................................................... xiv
CHƯƠNG I: HIỆP ƯỚC QUỐC TẾ VỀ AN TOÀN VỐN & GIÁM SÁT HOẠT
ĐỘNG NGÂN HÀNG................................................................................................... 2
1. Giới thiệu lịch sử ra đời của Ủy ban Basel và các thành viên ............................2
2. Hiệp ước Basle I .................................................................................................3
3. Hiệp ước Basel II (The New Capital Accord) ....................................................4
3.1. Phạm vi áp dụng và lộ trình áp dụng của Basel II........................................5
3.2. Những sửa đổi của Hiệp ước Basel II ..........................................................6
3.3. Cấp độ 1 – Những tiêu chuẩn đối với yêu cầu vốn tối thiểu........................7
3.4. Rủi ro tín dụng..............................................................................................9
3.4.1 Phương pháp chuẩn đánh giá rủi ro tín dụng ........................................9
3.4.2 Phương pháp IRB đánh giá rủi ro tín dụng.........................................12
3.5. Rủi ro hoạt động .........................................................................................20
3.5.1 Phương pháp chỉ số cơ bản BIA .........................................................20
3.5.2 Phương pháp chuẩn.............................................................................21
3.5.3 Phương pháp nâng cao ........................................................................23
- iii -
Ứng dụng Basel trong quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam
3.6. Rủi ro thị trường.........................................................................................24
3.6.1 Phương pháp chuẩn.............................................................................25
3.6.2 Phương pháp mô hình nội bộ ..............................................................25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC QUỐC TẾ VỀ AN
TOÀN VỐN TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM ............. 28
1. Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ..............................28
1.1. Quy mô vốn chủ sở hữu .............................................................................29
1.2. Năng lực hoạt động của hệ thống NHTM ..................................................32
1.2.1 Huy động vốn......................................................................................32
1.2.2 Hoạt động tín dụng và đầu tư..............................................................34
1.3. Đánh giá các loại rủi ro ..............................................................................36
1.3.1 Rủi ro lãi suất ......................................................................................36
1.3.2 Rủi ro tỷ giá.........................................................................................37
1.3.3 Rủi ro tín dụng ....................................................................................37
1.4. Chỉ tiêu về lợi nhuận ..................................................................................40
1.5. Cổ phần hóa NHTM NN & niêm yết cổ phiếu NH trên TTCK VN ..........42
1.6. Hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng ....................................................43
2. Sự cần thiết phải thiết lập hệ thống Quản trị rủi ro đối với NHTM VN...........44
3. Vấn đề ứng dụng Basel II tại các quốc gia trên thế giới...................................47
4. Khảo sát việc áp dụng Basel trong hệ thống NHTM Việt Nam .......................48
4.1. Các văn bản pháp luật ................................................................................49
4.2. Mức độ am hiểu về hiệp ước Basel trong nhân viên ngân hàng ................51
4.3. Thực hiện sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm .........................................53
4.3.1 Sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm của tổ chức bên ngoài...............53
4.3.2 Xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm tại các NHTM Việt Nam .....54
4.3.3 Tính toán hệ số an toàn vốn ................................................................55
4.4. Khảo sát mức độ tuân thủ nguyên tắc ........................................................56
5. Khó khăn đối với hệ thống NHTM VN khi áp dụng hiệp ước Basel II ...........57
- iv -
Ứng dụng Basel trong quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam
5.1. Về chi phí thực hiện ...................................................................................57
5.2. Điều kiện hỗ trợ thông tin chưa đầy đủ ......................................................57
5.3. Thiếu những tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp ..........................59
5.4. Hạn chế về năng lực giám sát....................................................................61
5.5. Vấn đề nguồn nhân lực...............................................................................61
5.6. Vấn đề cơ sở pháp lý nền tảng ...................................................................62
5.7. Vấn đề rủi ro thị trường trong giá trị sổ sách của các NHTM ...................64
6. Khó khăn khi áp dụng các phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng....................64
6.1. Đánh giá chung...........................................................................................64
6.2. Quá phức tạp...............................................................................................65
6.3. NHTM Việt Nam chưa đáp ứng điều kiện của Basel II ............................66
6.4. Chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu..............................................67
6.5. Yêu cầu cao về vốn ....................................................................................67
7. Khó khăn khi áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro hoạt động .......................68
8. Khó khăn khi áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro thị trường .......................69
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC
BASEL TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM ..................... 73
1. Sự cần thiết ứng dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam................................................................................................73
2. Lựa chọn phương pháp và lộ trình phù hợp......................................................74
2.1. Đối với rủi ro tín dụng................................................................................74
2.2. Đối với rủi ro hoạt động .............................................................................76
2.3. Đối với rủi ro thị trường .............................................................................77
3. Nhóm giải pháp phối hợp .................................................................................79
3.1. Xây dựng cơ chế giám sát phối hợp ...........................................................79
3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.........................................................79
3.3. Tăng tính chủ động và sức mạnh tài chính cho các NHTM.......................80
3.4. Nâng cấp cơ sở hạ tầng tài chính................................................................82
- v -
Ứng dụng Basel trong quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam
4. Nhóm giải pháp đối với các ngân hàng thương mại .........................................82
4.1. Hoàn thiện hệ thống thông tin ....................................................................83
4.2. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin .......................................................85
4.3. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ............................................86
4.4. Cải tiến quy trình quản trị rủi ro.................................................................86
5. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước .................................................................89
5.1. Nâng cao chất lượng thông tín tín dụng .....................................................89
5.2. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra kiểm soát, giám sát ngân hàng.......89
5.3. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật ......................................................90
5.4. Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các NHTM Nhà nước...........................93
PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................................... 95
- vi -
Ứng dụng Basel trong quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1 Lộ trình hiệp ước Basel .....................................................................................6
Bảng 2 Nhân tố căn bản của Basle II so với Basle I......................................................7
Bảng 3 Tóm tắt nội dung của cấp độ 1 hiệp ước Basel II..............................................7
Bảng 4 Các thoả thuận đối với thời kỳ chuyển tiếp.......................................................8
Bảng 5 Hệ số rủi ro với điểm xếp hạng theo ECA ......................................................11
Bảng 6 Giá trị LGD tối thiểu đối với tỷ trọng đảm bảo của các hoạt động chính.......13
Bảng 7 Thay đổi trong nhu cầu vốn: Phương pháp chuẩn và IRB cơ bản ..................19
Bảng 8 Hệ số β trong phương pháp chuẩn đối với rủi ro hoạt động ...........................22
Bảng 9 Các chỉ số tài chính cho từng nhóm nghiệp vụ ...............................................22
Bảng 10 Số lượng ngân hàng trong hệ thống NHTM VN qua các năm......................29
Bảng 11 Vốn điều lệ của các NHTM NN Việt Nam ...................................................30
Bảng 12 Khảo sát vốn điều lệ của một số NHTM CP Việt Nam ................................31
Bảng 13 Thị phần huy động vốn của các NHTM Việt Nam qua các năm (%) ...........34
Bảng 14 Thị phần cho vay của hệ thống NHTM Việt Nam ........................................35
Bảng 15 Tình hình hoạt động của NHTM Việt Nam ..................................................40
Bảng 16 Một số chỉ tiêu và hoạt động ngân hàng giai đoạn 2006 – 2010...................49
Bảng 17 Tình hình vốn tự có/tài sản có rủi ro của các NHTM Nhà nước...................56
Bảng 18 Tóm tắt bảng CĐKT ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2005 .........63
Bảng 19 Hệ số rủi ro cho các khoản mục trên bảng cân đối tài sản theo Basle I ........96
Bảng 20 Hệ số chuyển đổi khoản mục ngoài bảng cân đối tài sản theo Basle I .........98
Bảng 21: Minh họa hệ số rủi ro theo phương pháp IRB đối với UL.........................107
Bảng 22: Hệ số rủi ro đối với các khoản mục tài sản Có theo hiệp ước Basel II ......109
Bảng 23: Hệ số rủi ro các khoản phải đòi đối với doanh nghiệp...............................110
Bảng 24: Hệ số rủi ro đối với một số khoản mục đặc biệt khác................................110
Bảng 25: Hệ số chuyển đổi đối với khoản mục ngoài bảng cân đối kế toán.............111
Bảng 26: Tỷ lệ vốn yêu cầu theo PP chuẩn đo lường rủi ro thị trường .....................111
- vii -
Ứng dụng Basel trong quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam
DANH SÁCH HÌNH VẼ & ĐỒ THỊ
Hình 1 Cấu trúc cơ bản của phương pháp IRB............................................................16
Hình 2: Hệ số rủi ro tính theo phương pháp IRB đối với các nhóm tài sản ................16
Hình 3 Hệ thống NHTM VN qua các thời kỳ..............................................................29
Hình 4 Tăng trưởng huy động vốn từ năm 2000 – 2005 .............................................32
Hình 5 Huy động vốn từ nền kinh tế ...........................................................................32
Hình 6 Tỷ trọng huy động vốn từ nền kinh tế của từng nhóm TCTD.........................33
Hình 7 Tín dụng đối với nền kinh tế............................................................................35
Hình 8 Lãi suất huy động vốn và cho vay của các TCTD năm 2005 ..........................36
Hình 9 Hiệu quả cho vay của các NHTM NN Việt Nam ............................................38
Hình 10 Tỷ trọng nợ khó đòi/dư nợ .............................................................................38
Hình 11 Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) tại các NHTM..............................41
Hình 12 Đối tượng phỏng vấn .....................................................................................49
Hình 13 Mức độ am hiểu đối với hiệp ước Basel ........................................................51
Hình 14 Kinh nghiệm ở vị trí quản lý của người được phỏng vấn..............................52
Hình 15 Mức độ am hiểu đối với ba nhóm quy tắc trong Basel II ..............................53
Hình 16 Tỷ lệ vốn tự có/tài sản có rủi ro của một số NHTM Việt Nam .....................56
Hình 17 Khó khăn khi áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng .......................65
Hình 18 Khó khăn áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro hoạt động ..........................69
- viii -
Ứng dụng Basel trong quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng trung ương
NHNN VN Ngân hàng nhà nước Việt Nam
NHTM CP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTM NN Ngân hàng thương mại nhà nước
CN NHTM NNg Chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài
NHLD Ngân hàng liên doanh
TCTD Tổ chức tín dụng
WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)
OECD Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (Organization of Economic
Cooporation and Development)
ECAs Đại lý xếp hạng tín nhiệm (Export Credit Agencies)
MDBs Ngân hàng phát triển đa phương (Multilateral development banks)
IADB Ngân hàng phát triển liên Mỹ (Inter – American Development Bank)
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank)
AfDB Ngân hàng phát triển Châu Phi (Africa Development Bank)
EIB Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (European Invesment Bank)
EBRD Ngân hàng tái thiết và phát triển Châu Âu (European Bank for
Reconstruction and Development)
CCF Hệ số chuyển đổi theo rủi ro tín dụng (Credit conversion factors)
CRE Bất động sản thương mại (Commercial Real Estate)
RRE Bất động sản cư trú (Residential Real Estate)
- ix -
Giới thiệu đề tài
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU
Mục tiêu xây dựng một nền kinh tế có khả năng hội nhập toàn cầu trở thành một xu
thế tất yếu của thời đại, đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đối với Việt Nam, để có thể đạt được mục tiêu này, đòi hỏi sự chủ động tích cực tham
gia vào quá trình hội nhập như gia nhập khối ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch
tự do AFTA, ký kết hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, tham gia vào nhiều tổ
chức kinh tế quốc tế, ký kết các hiệp định thúc đẩy quan hệ thương mại song phương,
đăng cai tổ chức hội nghị cấp cao APEC diễn ra trong tuần lễ từ ngày 13 tháng 11 đến
ngày 20 tháng 11 năm 2006, chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 1 năm 2007, ứng cử vào vị trí thành
viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2008 – 2009.
Thực tế cho thấy, với xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá mạnh mẽ này, kinh doanh
Ngân hàng được xem là một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm, phải mở cửa gần
như hoàn toàn theo các cam kết trong hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ1, cam
kết thực hiện lộ trình hội nhập AFTA, cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới
WTO…. Trong bối cảnh chung đó, việc các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt
Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức như thế nào, tận dụng cơ hội ra sao và
bằng cách nào để có thể biến thách thức thành cơ hội, biến những khó khăn thành lợi
thế của bản thân, đòi hỏi toàn bộ các thành viên trong hệ thống NHTM Việt Nam phải
chủ động nhận thức và sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập.
Như vậy, hệ thống NHTM Việt Nam muốn tham gia tốt hơn vào sân chơi chung quốc
tế, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập sẽ cần phải tuân thủ theo
một số điều ước quốc tế, luật pháp quốc tế, để từ đó có cơ sở so sánh, đánh giá và xếp
1 Trong khoản B, mục VI về các cam kết của hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ liên quan đến các dịch
vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác thì sau 3 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, các ngân hàng có vốn đầu
tư nước ngoài từ Mỹ sẽ được đối xử quốc gia đầy đủ về quyền tiếp cận Ngân hàng trung ương và các dịch vụ
đặc biệt như chiết khấu, forward, swap; sau 8 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực các hạn chế liên quan đến
quyền của chi nhánh ngân hàng Hoa Kỳ nhận tiền gửi bằng VND sẽ được bãi bỏ; và 9 năm kể từ sau khi hiệp
định có hiệu lực, bên phía Hoa Kỳ được thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
- x -
Giới thiệu đề tài
hạng giữa các ngân hàng Việt Nam với các ngân hàng nước ngoài, với hệ thống ngân
hàng của các quốc gia khác trên thế giới.
Một trong những điều ước quốc tế được các nhà quản trị ngân hàng đặc biệt quan tâm
chính là hiệp ước quốc tế về an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng – còn được biết
thông dụng với tên gọi Hiệp ước Basel. Ra đời từ cách đây gần 20 năm, hiệp ước này
được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng làm chuẩn mực để đánh giá và giám sát
hoạt động của hệ thống ngân hàng nước mình. Hiện nay hiệp ước Basel đã có phiên
bản hai (được biết đến với tên gọi The New Basel Capital Accord) cập nhật, đổi mới
một số nội dung hơn so với phiên bản thứ nhất trước đó. Riêng đối với Việt Nam, việc
ứng dụng hiệp ước Basel này trong công tác giám sát và quản trị ngân hàng vẫn còn
nhiều vướng mắc, nên vẫn chỉ mới dừng lại ở việc lựa chọn một số tiêu chí đơn giản
trong phiên bản thứ nhất của hiệp ước để vận dụng và vẫn chưa tiếp cận nhiều với
phiên bản hai. Điều này thực tế cũng gây khó khăn ít nhiều cho quá trình hội nhập
trong lĩnh vực ngân hàng của chúng ta.
Như vậy, mục tiêu tìm ra những khó khăn cơ bản trong việc ứng dụng hiệp ước Basel,
đặc biệt là phiên bản Basel II, để từ đó đưa ra được những giải pháp hữu hiệu ứng
dụng hiệp ước này vào hoạt động giám sát và công tác quản trị hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam chính là lý do để tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Ứng dụng
hiệp ước an toàn vốn Basel trong quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam”
2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đề tài thực hiện nghiên cứu các chuẩn mực và quy định trong hiệp ước Basel để làm
cơ sở ứng dụng Basel trong quản trị rủi ro của hệ thống NHTM Việt Nam. Với hai
phiên bản Basle I và Basel II cùng những văn bản cập nhật cho đến tháng 11 năm
2006 do Ủy ban Basel đưa ra trong các phiên họp định kỳ, đề tài chỉ tóm tắt một số
nội dung có liên quan trực tiếp đến khả năng ứng dụng tại Việt Nam bao gồm một số
chuẩn mực quy định về cách xác định hệ số rủi ro và tính toán nhu cầu vốn tối thiểu
nhằm giúp ngân hàng đối phó với rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường.
Sau khi tìm hiểu và giới thiệu ngắn gọn về hiệp ước Basel, đề tài tập trung thực hiện
việc đánh giá quy mô, hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam trong thời
gian qua, những vấn đề cần lưu ý trong công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng, để
- xi -
Giới thiệu đề tài
từ đó phân tích những khó khăn mà hệ thống NHTM Việt Nam đã, đang và có thể sẽ
gặp phải khi ứng dụng Basel. Dựa trên cơ sở đánh giá của phần này, đề tài cố gắng tìm
ra một số giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng Basel trong việc xây dựng hệ thống
quản trị rủi ro, tính toán nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết đối với những loại rủi ro cơ
bản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp điều tra chọn mẫu
Hiện nay, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam bao gồm 5 NHTM Nhà nước, 36
ngân hàng thương mại cổ phần, 27 chi nhánh NHTM nước ngoài trong đó có 8 ngân
hàng có chi nhánh phụ, 4 ngân hàng liên doanh, 44 văn phòng đại diện tổ chức tín
dụng nước ngoài tại Việt Nam với phạm vi hoạt động rộng khắp. Vì những điều kiện
khách quan và chủ quan, đề tài không có được các báo cáo chi tiết của toàn hệ thống
ngân hàng. Thay vào đó đề tài chỉ có thể dựa vào thông tin cung cấp từ một số ngân
hàng nên sẽ thực hiện nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu. Mẫu được lựa chọn để
khảo sát là nhóm gồm khoảng 12 ngân hàng thương mại với đại diện của ngân hàng
thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn, ngân hàng thương
mại cổ phần quy mô vừa và nhỏ.
Các ngân hàng sau khi được lựa chọn làm mẫu sẽ được tiến hành phân tích và xử lý
các số liệu, thông tin liên quan đến việc nghiên cứu đề tài cũng như thực hiện phỏng
vấn từ các chuyên viên trong ngân hàng phụ trách về quản trị vốn và quản trị rủi ro.
3.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp ý kiến chuyên gia
Dựa trên những thông tin chọn lọc từ hiệp ước Basel, đề tài sẽ tham khảo ý kiến của
các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và lĩnh vực
quản trị ngân hàng, giám sát ngân hàng nói riêng để ghi nhận đánh giá về những khó
khăn mà các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể gặp phải trong việc ứng dụng
hiệp ước Basel. Sau đó có những định hướng về khả năng hoặc lộ trình ứng dụng thích
hợp cho các NHTM Việt Nam.
Hình thức phỏng vấn là dựa trên các bảng câu hỏi có chuẩn bị sẵn bao gồm các câu
hỏi lựa chọn mức độ, các câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi gợi mở (theo phụ lục đính
- xii -
Giới thiệu đề tài
kèm). Với bảng câu hỏi phỏng vấn như vậy sẽ có thể tránh được những ý kiến chủ
quan của tác giả trong việc nêu lên nhận xét hoặc đánh giá về những vấn đề liên quan
đến đề tài.
3.3. Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp
Ngoài ra, hệ thống cơ sở dữ liệu thứ cấp cũng được sử dụng có chọn lọc nhằm giúp đề
tài có thể phân tích và đánh giá vấn đề một cách khách quan nhất. Nguồn dữ liệu thứ
cấp này chủ yếu được thu thập từ các báo cáo ngành và báo cáo thường niên của ngân
hàng Nhà nước, của các NHTM do chính tác giả tổng hợp và xử lý theo yêu cầu của
từng chuyên mục. Ngoài ra, nguồn số liệu từ các tạp chí chuyên ngành có uy tín như
Tạp chí Tài chính, tạp chí Ngân hàng, tạp chí Thị trường tiền tệ, Thời báo Kinh tế Việt
Nam và các website của cơ quan nhà nước, chính quyền thành phố… cũng được sử
dụng làm nguồn dữ liệu thứ cấp cho đề tài.
4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trên thực tế, hiệp ước Basel II có rất nhiều quy tắc và chuẩn mực liên quan đến quy
trình giám sát hoạt động ngân hàng, đặc biệt là các chuẩn mực giám sát hoạt động của
các tập đoàn tài chính – ngân hàng, các ngân hàng được hợp nhất, các ngân hàng đa
quốc gia, ngân hàng mẹ trong nhóm các ngân hàng… đây là xu thế phát triển hiện nay
của các quốc gia phá triển. Tuy nhiên, trong điều kiện nghiên cứu của mình, đề tài chỉ
giới hạn thực hiện nghiên cứu các chuẩn mực mang tính định lượng liên quan đến an
toàn vốn nhằm giúp hệ thống ngân hàng đối phó với rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động
và rủi ro thị trường (Pillar 1 – Minumum Capital Requirements). Chuẩn mực về quy
trình giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng (Pillar 2 – Supervisory Review
Process) và chuẩn mực về các quy tắc thị trường (Pillar 3 – Market Discipline) xin
được để lại cho phần nghiên cứu chuyên sâu hơn sau này.
Ngoài ra, trong hệ thống NHTM Việt Nam, vì vấn đề khó khăn trong việc tiếp cận và
thu thập thông tin của toàn bộ hệ thống ngân hàng, đề tài chỉ lựa chọn phân tích áp
dụng đối với một số ngân hàng tiêu biểu trong từng nhóm ngân hàng bao gồm ngân
hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần. Riêng chi nhánh ngân
hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh không được xác định là đối tượng nghiên
cứu của đề tài.
- xiii -
Giới thiệu đề tài
5. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Đề tài được trình bày trong phạm vi bốn chương
Chương 1: Giới thiệu đề tài, bao gồm các nội dung liên quan đến việc làm rõ đối
tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được sử
dụng trong đề tài và khả năng áp dụng đề tài trong thực tế.
Chương 2: Giới thiệu hiệp ước quốc tế về an toàn vốn & giám sát hoạt động
ngân hàng. Chương 2 được xem như là phần cơ sở lý luận cho toàn bộ nội dung
nghiên cứu xuyên suốt đề tài. Những vấn đề được đặt ra trong chương 2 bao gồm lý
thuyết chung về quản trị ngân hàng và quản trị rủi ro ngân hàng, giới thiệu lịch sử ra
đời của Ủy ban Basel và những giai đoạn phát triển của hiệp ước Basel hiện nay: từ
Basle I đến Basel II, các qui định của Basel hiện nay liên quan đến chuẩn mực an toàn
vốn và vấn đề đối phó với các rủi ro bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro
thị trường.
Chương 3: Khó khăn khi ứng dụng hiệp ước quốc tế về an toàn vốn trong
quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam. Chương 3 trước hết sẽ giới thiệu và đánh
giá chung về hoạt động của hệ thống NHTM VN nhằm có cái nhìn toàn cảnh trước khi
xem xét và đánh giá theo những chuẩn mực quốc tế. Nững câu hỏi như: Hiện nay Việt
Nam đã vận dụng những chuẩn mực trong hiệp ước quốc tế Basel hay chưa? Nếu đã
vận dụng thì đang ở mức độ nào? Những vấn đề mà hệ thống ngân hàng gặp phải khi
vận dụng theo những điều ước quốc tế là gì? Nguyên nhân từ đâu? sẽ được tiếp tục
giải quyết ở phần tiếp theo của chương 3.
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng Hiệp ước Basel trong quản
trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trên cơ sở những kết quả khảo
sát nghiên cứu về các khó khăn chung mà ngân hàng Việt Nam gặp phải khi ứng dụng
hiệp ước Basel đã trình bày trong chương 3, chương 4 đưa ra một số các giải pháp để
giúp hoàn thiện khả năng ngân hàng Việt Nam có thể vận dụng hiệp ước an toàn vốn
vào công tác quản trị rủi ro của mình.
6. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đề tài hướng tới việc hoàn thiện để có thể được sử dụng một phần bởi những nhà quản
trị ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương
- xiv -
Giới thiệu đề tài
mại cổ phần trong việc giám sát toàn bộ hoạt động của bản thân ngân hàng, từ đó phân
tích những tình huống có thể dẫn đến rủi ro trong quá trình hoạt động và có những giải
pháp điều chỉnh kịp thời.
Ngoài ra, các cơ quan thanh tra và giám sát ngân hàng nhà nước, các cơ quan chịu
trách nhiệm quản lý hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng có thể sử dụng
những thông tin nghiên cứu của đề tài nhằm hoàn thiện hơn quy trình thanh tra, giám
sát hoạt động ngân hàng. Điều này giúp xây dựng một hệ thống chuẩn mực chung cho
việc so sánh, đánh giá hiệu quả hoạt động của mỗi ngân hàng với các ngân hàng khác.
Sau quá trình nghiên cứu và nhận được sự góp ý của các chuyên gia để hoàn thiện
hơn, hy vọng rằng đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy
trong các chương trình đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực giám sát và quản trị hoạt động
ngân hàng.
7. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
Với một khối lượng lớn văn bản liên quan đến các chuẩn mực và quy tắc trong hiệp
ước Basel lớn đồng thời không ngừng đổi mới và cập nhật, thời gian nghiên cứu bốn
tháng dành cho đề tài vẫn là chưa đủ để có thể tìm hiểu và đưa ra những giải pháp
mang tính khả thi cao. Vì vậy, sau khi hoàn thành đề tài này, tác giả xem như có một
bước khởi đầu tương đối thuận lợi tạo cơ sở cho những phần nghiên cứu sâu hơn đối
với việc vận dụng các chuẩn mực của hiệp ước Basel trong hệ thống ngân hàng Việt
Nam nói chung và từng nhóm ngân hàng nói riêng bao gồm ngân hàng thương mại
nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần. Ngoài ra, nghiên cứu để có thể giúp ngân
hàng nhà nước trong việc xây dựng một quy trình giám sát chặt chẽ và hiệu quả cũng
là một hướng có thể thực hiện tiếp theo sau đề tài này.
Hy vọng rằng đề tài sẽ tiếp tục được nghiên cứu với thời gian dài hơn và tập trung hơn
bao gồm việc phân tích định lượng từng yếu tố trong hệ thống ngân hàng thương mại
Việt Nam để có thể xây dựng một mô hình quản trị rủi ro phù hợp nhất với điều kiện
của Việt Nam nhưng vẫn hoàn toàn tuân thủ nghiêm ngặt theo thông lệ quốc tế, lựa
chọn mô hình áp dụng phù hợp và thử nghiệm mức độ thành công cũng như những
hạn chế của mô hình này thông qua việc áp dụng mẫu trên một số các ngân hàng
thương mại điển hình. Để làm được những mục tiêu trên đồng thời cũng tìm được
- xv -
Giới thiệu đề tài
những giải pháp khả thi, sự phát triển sau này của đề tài sẽ rất cần có sự hợp tác và hỗ
trợ của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực ngân hàng và
bản thân các ngân hàng trong việc cung cấp thông tin sơ bộ cũng như tham gia đóng
góp ý kiến.
- 2 -
Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn & giám sát hoạt động ngân hàng
CHƯƠNG I: HIỆP ƯỚC QUỐC TẾ VỀ AN TOÀN VỐN &
GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
1. Giới thiệu lịch sử ra đời của Ủy ban Basel và các thành viên
Ủy ban Basel về giám sát nghiệp vụ ngân hàng là một Ủy ban bao gồm các chuyên gia
giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập bởi các Thống đốc Ngân hàng Trung
ương của nhóm G10 vào cuối năm 1974, xuất phát từ sau một loạt các cuộc khủng
hoảng về tiền tệ quốc tế và thị trường ngân hàng, trong đó đáng chú ý nhất chính là sự
sụp đổ của ngân hàng Herstatt ở Tây Đức lúc bấy giờ. Cuộc họp đầu tiên của Ủy ban
diễn ra vào tháng 2 năm 1975 và về sau được tổ chức định kỳ 3- 4 lần mỗi năm.
Các thành viên của Ủy ban bao gồm đại diện cao cấp các cơ quan giám sát nghiệp vụ
ngân hàng và bản thân ngân hàng Trung ương của các nước Bỉ, Canada, Pháp, Đức,
Ý, Nhật Bản, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ.
Ủy ban tổ chức họp thường niên tại trụ sở Ngân hàng thanh toán quốc tế tại
Washington hoặc tại Thành Phố Basel - Thuỵ Sĩ. Ban thư ký thường trực của Ủy ban
này cũng có trụ sở làm việc tại Thủ Đô Washington – Mỹ.
Quan điểm của Ủy Ban này là sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc
gia, dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển, có thể đe doạ đến sự ổn định về tài
chính trong cả nội bộ quốc gia đó và trên toàn thế giới. Nhu cầu cần nâng cao sức
mạnh của hệ thống tài chính nhất thiết phải được nhiều quốc gia, nhiều tổ chức trên
thế giới nói chung và Ủy ban Basel về Giám sát Nghiệp vụ ngân hàng nói riêng đặc
biệt quan tâm. Ủy ban Basel đã tham gia hoạt động trong nhiều năm qua cho quan
điểm và sứ mạng này, dưới cả hình thức trực tiếp cũng như gián tiếp thông qua các
mối liên hệ với chuyên gia giám sát nghiệp vụ ngân hàng ở các quốc gia khác nhau
trên toàn cầu.
Ủy ban Basel thường xuyên tổ chức các cuộc thảo luận về những vấn đề xoay quanh
sự hợp tác quốc tế để giảm bớt khoảng cách trong công tác giám sát ngân hàng, nâng
cao chất lượng công tác giám sát hoạt động ngân hàng trên toàn thế giới. Để làm được
điều này, Ủy ban Basel đã cố gắng tìm hiểu và thực hiện được 3 điều cơ bản: trao đổi
thông tin về hoạt động giám sát cấp quốc gia, cải thiện hiệu quả kỹ thuật giám sát hoạt
- 3 -
Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn & giám sát hoạt động ngân hàng
động ngân hàng quốc tế và đặt ra những tiêu chuẩn giám sát tối thiểu trong những lĩnh
vực mà Ủy ban thực sự quan tâm.
2. Hiệp ước Basle I2
Hiệp ước Basle I được ra đời sau cuộc họp của Ủy ban Basel về giám sát hoạt động
ngân hàng vào tháng 7 năm 1988, trong đó đưa ra các chuẩn mực vốn quốc tế và các
phương pháp đo lường vốn.
Trong hiệp ước Basle I này, những khái niệm về vốn cơ bản (core capital – basic
equity), vốn bổ sung vốn cơ bản (supplementary capital) bao gồm dự trữ không công
khai (undisclosed reserves), nguồn giá trị tăng thêm do đánh giá lại tài sản (asset
revaluation reserves), dự phòng chung (general provisions) hay dự phòng chung về
tổn thất tín dụng (general loan-loss reserves), các công cụ nợ có khả năng chuyển đổi
thành cổ phiếu (hybrid debt capital instruments), các khoản nợ thứ cấp có kỳ hạn
(subordinated term debt), các khoản giảm trừ vốn (deductions from capital) được đưa
ra làm rõ để giúp ngân hàng có thể xác định được chính xác các yếu tố cấu thành nên
nguồn vốn tự có của mình… Ngoài ra, hiệp ước này cũng đề cập chi tiết đến các hệ số
rủi ro (risk weights) liên quan đến rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động.
Theo đó, hiệp ước Basle đã chia các nhân tố của vốn bao gồm hai cấp: Vốn cấp 1
(Tier 1) gồm có vốn cổ phần thường và các khoản dự trữ công khai, vốn cấp 2 (Tier 2)
gồm các khoản dự trữ không công khai, giá trị tăng thêm của việc đánh giá lại tài sản,
dự phòng chung và dự phòng tổn thất tín dụng, các công cụ nợ cho phép chuyển đổi
thành cổ phiếu và các khoản nợ thứ cấp.
Tổng vốn cấp 1 và cấp 2 chính là vốn tự có hay vốn cơ bản của tổ chức tín dụng. Vốn
tự có phải đảm bảo những giới hạn sau: 3
Tổng vốn cấp 2 chỉ được tối đa bằng 100% vốn cấp 1
2 Tác giả giữ nguyên từ gốc của phiên bản Basle I vì tại thời điểm năm 1988 Ủy ban Basel đã quyết định đặt tên
hiệp ước theo phiên Âm tiếng Anh của vùng Basel - Thụy Sĩ. Đến kỳ họp năm 1998 khi bàn để thông qua Basel
II, Ủy ban đổi lại tên theo đúng phiên âm tiếng Đức của vùng này [Chú thích của tác giả]
3, 5 Basle Committee on Banking Supervision, International Convergence of Capital Measurement and
Capital Standards, Basle July 1988 [2] – Tác giả dịch
- 4 -
Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn & giám sát hoạt động ngân hàng
Nợ thứ cấp phải nhỏ hơn hoặc bằng 50% vốn cấp 1
Trong trường hợp các khoản dự phòng chung hay dự phòng tổn thất tín dụng
bao gồm giá trị giảm của việc đánh giá lại tài sản nhưng chưa thể hiện trên bảng cân
đối kế toán, phần dự phòng cho những khoản này sẽ được giới hạn tối đa là 1.25%
hoặc trong một số trường hợp đặc biệt có thể lên tới 2.0% của tài sản có rủi ro.
Giá trị tăng thêm của việc đánh giá lại tài sản đối với các khoản giá trị ước tính
ngầm dựa trên những chứng khoán ảo sẽ chịu mức chiết khấu 55%.
Ngoài ra, các hệ số rủi ro do hiệp ước Basle I đưa ra cũng tính đến các khoản mục
ngoài bảng cân đối tài sản, đó chính là các giao dịch hoặc các công cụ tài chính được
ghi nhận ngoại bảng ngoại trừ các giao dịch liên quan đến ngoại tệ và lãi suất không
xác định.4
Nói chung, hiệp ước Basle I năm 1988 mang tính chất của một thỏa thuận quốc tế và
các tiêu chuẩn về vốn tự có do Basle I đưa ra. Ngoài ra trong hiệp ước còn quy định
về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và quản lý rủi ro tín dụng đối với ngân hàng, là một trong
những căn cứ, tiêu chuẩn để các ngân hàng của các quốc gia trên thế giới áp dụng
quản lý, bảo đảm an toàn trong hoạt động.
3. Hiệp ước Basel II (The New Capital Accord)
Mặc dù đã đưa ra được nhiều quy định chi tiết, có ý nghĩa cho công tác quản trị rủi ro
của các ngân hàng thương mại và rất nhiều chuẩn mực trong Basle I vẫn còn được
nhiều nước áp dụng cho đến ngày nay, nhưng qua một quá trình dài áp dụng với xu
thế phát triển như vũ bão của hệ thống ngân hàng trên thế giới thì Basle I đã bộc lộ
một số nhược điểm của mình. Chẳng hạn, trong quy định vốn tối thiểu của mình,
Basle I mới chỉ đề cập đến những rủi ro về tín dụng chứ chưa đề cập đến những rủi ro
khác như rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường. Ngoài ra, một số các quy tắc do Basle I
đưa ra chỉ có thể vận dụng trong trường hợp ngân hàng hoạt động theo kiểu đơn thuần
tuý (stand – alone bank) là ngân hàng không dựa trên một sự sáp nhập hay hoạt động
theo kiểu tập đoàn ngân hàng, ngân hàng mẹ, ngân hàng – chi nhánh... Xu thế phát
4 Có thể tham khảo các hệ số rủi ro theo quy định của Basle I tại phần phụ lục 01 của đề tài
- 5 -
Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn & giám sát hoạt động ngân hàng
triển hiện nay là các ngân hàng dần dần sáp nhập với nhau để tạo thành những tập
đoàn lớn có khả năng cạnh tranh cao và có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, các
ngân hàng không còn chỉ hoạt động trọng phạm vi lãnh thổ quốc gia mà luôn vươn ra
tầm quốc tế, mở rộng mạng lưới ngân hàng dưới hình thức hoạt động của ngân hàng
quốc tế. Chính vì vậy, một số qui định trong Basle I đã không còn phù hợp khi áp
dụng tại những ngân hàng này, đòi hỏi phải có một sự cải tiến toàn diện trong việc xây
dựng các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro và giám sát hoạt động ngân hàng.
Trước đòi hỏi của xu hướng phát triển này, để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân
hàng của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là đối với những tập đoàn ngân hàng lớn có
phạm vi hoạt động quốc tế, Basel II đã ra đời. Đây là hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn
an toàn vốn, tăng cường quản trị toàn cầu hóa tài chính cũng như việc khai thác tối đa
tiềm năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Nó được xem là giải pháp nâng cao các chuẩn
mực hoạt động ngân hàng nói chung với những yêu cầu về quản trị rủi ro tín dụng, rủi
ro hoạt động và rủi ro thị trường.
3.1. Phạm vi áp dụng và lộ trình áp dụng của Basel II
Hiệp ước Basel II được xác định là có khả năng áp dụng cho các ngân hàng và tổ chức
quốc tế trên cơ sở hợp nhất hoặc sáp nhập. Nghĩa là hiệp ước này nhằm bảo toàn vốn
tốt nhất cho các ngân hàng có nhiều công ty con hoặc chi nhánh.
Đối với các ngân hàng chưa đáp ứng được những yêu cầu do hiệp ước Basel II chỉ
định ra bao gồm cấp độ về tập đoàn ngân hàng, hoạt động ngân hàng mang tính quốc
tế hoặc trên cơ sở hợp nhất, sáp nhập thì sẽ có lộ trình 3 năm để chuẩn bị những điều
kiện đầy đủ trước khi áp dụng theo hiệp ước Basel II. Ngoài ra, vì một trong những
mục tiêu quan trọng của việc giám sát theo chuẩn mực của hiệp ước Basel là bảo vệ
quyền lợi của người gửi tiền nên cần phải luôn chắc rằng những cách đo lường và tính
toán về vốn tối thiểu đảm bảo sẵn sàng cho nhu cầu của người gửi tiền. Theo đó,
những thành viên chịu trách nhiệm giám sát hoạt động ngân hàng cần phải kiểm tra
thường xuyên các ngân hàng tư nhân, ngân hàng đơn lẻ.
- 6 -
Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn & giám sát hoạt động ngân hàng
Bảng 1 Lộ trình hiệp ước Basel
1 Tháng 7/1988 Basle I được ban hành
2 Cuối năm 1992 Hoàn tất văn bản hướng dẫn & triển khai Basle I
3 Tháng 6/1999
Basel II được công bối với phần cẩm nang thứ nhất
(First Consultative Package)
4 Tháng 1/2001 Phần cẩm nang thứ hai (Second Consultative Package)
5 Cuối tháng 5/2001 Thời hạn cuối cùng để các đơn vị gửi ý kiến
6 Cuối năm 2001 Ban hành chính thức phiên bản Basel II
7 Cuối năm 2004 Hoàn tất việc triển khai & hướng dẫn Basel II
8 Cuối năm 2006
Đưa vào áp dụng đầy đủ cho các ngân hàng đủ tiêu
chuẩn (các quốc gia thuộc nhóm OECD)
Nguồn: The New Basel Capital Accord: an explanatory note, January 2001
3.2. Những sửa đổi của Hiệp ước Basel II
So với hiệp ước Basle I, Basel II được xem là thể hiện một sự linh động hơn đối với
việc xử lý các tình huống khác nhau để xác định nhu cầu vốn tối thiểu cho từng khoản
mục tài sản có rủi ro của các ngân hàng thương mại, đồng thời những tiêu chuẩn do
hiệp ước Basel II đưa ra cũng có mức độ nhạy cảm hơn với rủi ro thông qua xử lý các
biến xác suất và kỳ vọng.
Hiệp ước Basel II tạo một bước hoàn thiện hơn trong việc xác định tỷ lệ an toàn vốn
nhằm khắc phục các hạn chế của Basle I và khuyến khích các ngân hàng thực hiện
phương pháp quản trị rủi ro tiên tiến hơn.
Hiệp ước Basel II đưa ra một loạt các phương án lựa chọn, cho phép quyền tự quyết
rất lớn trong giám sát hoạt động ngân hàng. Hiệp ước Basel II bao gồm một loạt các
chuẩn mực giám sát nhằm hoàn thiện các kỹ thuật quản trị rủi ro và được cấu trúc theo
3 cấp độ:
Cấp độ I (Pillar I): Quy định yêu cầu tỷ lệ vốn tối thiểu đối với rủi ro tín dụng
và rủi ro hoạt động
Cấp độ II (Pillar II): Đưa ra các hướng dẫn liên quan đến quá trình giám sát
- 7 -
Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn & giám sát hoạt động ngân hàng
Cấp độ III (Pillar III): Yêu cầu các ngân hàng cung cấp thông tin cơ bản liên
quan đến vốn, rủi ro để đảm bảo khuyến khích các nguyên tắc của thị trường
Xét về phạm vi áp dụng nói chung của Basel II sẽ rộng hơn so với Basle I, bao gồm
không chỉ các ngân hàng quốc tế mà cả các công ty mẹ, hay thay đổi định nghĩa về tài
sản điều chỉnh theo rủi ro. Đối với rủi ro tín dụng, nếu như Basle I đưa ra một phương
pháp chung thì Basel II lại đưa ra các lựa chọn.
Bảng 2 Nhân tố căn bản của Basle II so với Basle I
Basle I Basel II
Chỉ tập trung vào việc đo lường một loại rủi
ro duy nhất (đó là rủi ro tín dụng)
Tập trung nhiều hơn vào phương pháp đánh
giá nội bộ của bản thân mỗi ngân hàng, quy
trình giám sát và các quy tắc thị trường
Có một phương pháp duy nhất áp dụng cho
tất cả các trường hợp (one size fits all)
Linh động hơn, có nhiều phương pháp để các
ngân hàng lựa chọn, hướng đến việc quản trị
rủi ro tốt hơn
Dựa trên cấu trúc theo diện trải rộng Nhạy cảm hơn với rủi ro
3.3. Cấp độ 1 – Những tiêu chuẩn đối với yêu cầu vốn tối thiểu
Bảng 3 Tóm tắt nội dung của cấp độ 1 hiệp ước Basel II
Vốn yêu cầu tối thiểu được xác định bằng công thức
Phương pháp đo lường rủi ro tín dụng
Phương pháp chuẩn
Phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ cơ bản
Phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ nâng cao
Phương pháp đo lường rủi ro thị trường
Phương pháp chuẩn – Standardised Approach
Phương pháp mô hình nội bộ - Internal Models Approach
Phương pháp đo lường rủi ro hoạt động
Phương pháp chỉ số cơ bản – Basic Indicator Approach
Phương pháp chuẩn - Standardised Approach
Phương pháp đánh giá nội bộ - Internal Measurement Approach
Tổng vốn tự có (giống Basle I)
= Tỉ lệ vốn ngân hàng (tối thiểu là 8%)
RR tín dụng + RR thị trường + RR hoạt động
- 8 -
Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn & giám sát hoạt động ngân hàng
Theo qui định của Hiệp ước Basel, tỉ lệ vốn được tính toán dựa trên định nghĩa vốn có
điều chỉnh hay vốn tự có và tài sản có rủi ro. Tổng tỉ lệ vốn phải lớn hơn hoặc bằng
8%. Vốn cấp 2 được giới hạn tối đa bằng 100% vốn cấp 1.
Vốn tự có: vẫn được định nghĩa như trong hiệp ước Basle 1988
Tài sản có rủi ro: Tổng tài sản có rủi ro được xác định bằng cách lấy nhu cầu vốn đối
với rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động nhân với 12.5 (điều này tương đương với việc
là tỷ lệ vốn tối thiểu bằng 8%) cộng với kết quả tính toán của tài sản có rủi ro xét đối
với rủi ro tín dụng.
Bảng 4 Các thoả thuận đối với thời kỳ chuyển tiếp
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Phương pháp
IRB cơ bản
Áp dụng song song cả
hai cách tính
95% 90% 80%
Phương pháp
IRB nâng cao
và AMA
Áp dụng song song cả
hai cách tính hoặc
nghiên cứu các ảnh
hưởng
Áp dụng song
song cả hai
cách tính
90% 80%
Nguồn: Theo Basel 2001, p135
Các thoả thuận đối với thời kỳ chuyển tiếp: Các ngân hàng hiện đang sử dụng
phương pháp IRB để đánh giá rủi ro tín dụng hoặc phương pháp AMA đối với rủi ro
hoạt động sẽ tồn tại yêu cầu về “sàn vốn tối thiểu” (capital floor), như vậy cần tính
toán những khác biệt giữa sàn vốn tối thiểu được định nghĩa theo Basle I với vốn tối
thiểu theo Basel II, nếu sàn vốn tối thiểu lớn hơn sẽ yêu cầu phải cộng thêm 12.5 lần
chênh lệch của tài sản có. Trong đó sàn vốn tối thiểu được định nghĩa theo phiên bản
Basle I năm 1988 dựa trên cơ sở điều chỉnh các yếu tố sau: (1) 8% của tài sản có rủi
ro, cộng với (2) Vốn cấp 1 và Vốn cấp 2 có điều chỉnh, trừ đi (3) dự phòng chung về
rủi ro được đánh giá trong phần vốn cấp 2. Các nhân tố điều chỉnh đối với ngân hàng
sử dụng phương pháp IRB cơ bản trong năm 2006 là 95%, nhân tố điều chỉnh cho các
5 [3]
- 9 -
Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn & giám sát hoạt động ngân hàng
ngân hàng sử dụng cả IRB cơ bản và IRB nâng cao và (hoặc) AMA trong năm 2007 là
90% và năm 2008 là 80%. (Theo tóm tắt trong bảng 4)
3.4. Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng theo định nghĩa của Ủy ban Basel đó là rủi ro xảy ra sự mất mát do
người đi vay hoặc đối tác gây ra6. Để đo lường và tính toán hệ số rủi ro đối với các
khoản mục tài sản có khi xem xét rủi ro tín dụng, theo Basel II ba phương pháp có thể
lựa chọn để sử dụng: phương pháp chuẩn, phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ cơ
bản và phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ nâng cao.
3.4.1 Phương pháp chuẩn đánh giá rủi ro tín dụng
Phương pháp này gần giống như phiên bản Basle I mà hiện nay các ngân hàng đang
áp dụng trong đó quy định hệ số rủi ro cố định đối với từng khoản mục tài sản có
nhưng trên cơ sở bổ sung thêm việc sử dụng phần đánh giá xếp hạng tín nhiệm của
các tổ chức độc lập hoặc xếp hạng tín nhiệm nội bộ. Một điểm phát triển tương đối
quan trọng trong phương pháp này chính là việc mở rộng danh mục các sản phẩm phái
sinh dùng để cầm cố, bảo lãnh và cho vay đồng thời cũng đưa ra một số quy định
riêng đối với các hoạt động ngân hàng bán lẻ, các khoản phải đòi với doanh nghiệp
quy mô vừa và nhỏ (SMEs).
Ủy ban cho phép các ngân hàng có thể lựa chọn một trong hai cách tính nhu cầu vốn
để phòng ngừa rủi ro tín dụng. Cách thứ nhất là đo lường rủi ro tín dụng bằng cách sử
dụng đánh giá của những tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập. Cách thứ hai là các
ngân hàng sử dụng đánh giá xếp hạng tín nhiệm nội bộ của mình để tính hệ số rủi ro,
và trong trường hợp này các ngân hàng muốn sử dụng thì cần có sự chấp thuận của cơ
quan giám sát ngân hàng (như thanh tra ngân hàng hoặc ngân hàng nhà nước).
Bảng 22 trong phần phụ lục 5 tóm tắt về hệ số rủi ro tín dụng do Basel qui định đối
với các khoản mục tài sản Có đối với các tổ chức khác nhau. Khác với Basle I, hiệp
ước an toàn vốn mới không áp đặt một hệ số rõ ràng cho từng khoản mục mà còn tùy
thuộc vào việc khoản mục đó được thực hiện với chủ thể nào, uy tín và xếp hạng tín
6 Annex 2 – The New Basel Capital Accord: an explanatory note, January 2001
- 10 -
Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn & giám sát hoạt động ngân hàng
dụng của chủ thể này được đánh giá ra sao. Lưu ý rằng sẽ có 2 lựa chọn đối với các
khoản tiền gửi tại ngân hàng. Cơ quan giám sát quốc gia sẽ áp dụng một trong 2 cách
trong việc đánh giá của mình. Các khoản phải đòi tại những ngân hàng không được
xếp loại sẽ có hệ số rủi ro không thấp hơn các khoản phải đòi tại Ngân hàng được xếp
loại ở mức độ trung bình.
Đối với cách 1, tất cả khoản phải đòi tại các ngân hàng ở một quốc gia được tính hệ số
rủi ro theo mức xếp hạng tín nhiệm của quốc gia đó và sẽ không nhỏ hơn so với hệ số
rủi ro của khoản phải đòi tại cơ quan trung ương. Khoản phải đòi tại những quốc gia
có mức xếp hạng từ BB+ đến B- và những quốc gia không được xếp hạng sẽ chịu hệ
số rủi ro là 100%.
Cách 2a dựa trên đánh giá xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng độc lập. Lúc này,
khoản phải đòi tại những ngân hàng không được xếp hạng sẽ chịu hệ số rủi ro là 50%.
Như vậy có thể ưu tiên hệ số rủi ro thấp hơn đối với các khoản phải đòi có kỳ hạn ban
đầu tối đa là 3 tháng với mức sàn là 20%. Sự đối xử đặc biệt này sẽ có hiệu lực đối với
cả trường hợp ngân hàng được xếp hạng và không được xếp hạng, nhưng không được
áp dụng đối với ngân hàng có hệ số rủi ro 150%
Bảng 23 trong phần phụ lục 5 mô tả một cách tổng quát về hệ số rủi ro liên quan đến
các khoản phải đòi đối với doanh nghiệp bao gồm cả các công ty bảo hiểm. Hệ số rủi
ro chuẩn đối với những khoản tiền liên quan đến các công ty không được xếp hạng là
100%. Các cơ quan giám sát có thẩm quyền có thể tăng hệ số rủi ro đối với những
công ty này nếu như theo kinh nghiệm của họ rủi ro khi giao dịch với những công ty
này là lớn.
Ngoài ra, theo quy định của một số quốc gia thì cơ quan giám sát có thẩm quyền cũng
có thể cho phép các ngân hàng đánh giá hệ số rủi ro là 100% cho tất cả các khoản tiền
liên quan đến doanh nghiệp mà không cần phần đánh giá của tổ chức xếp hạng tín
nhiệm bên ngoài. Khi điều này được thực hiện, cần phải chắc chắn rằng các ngân hàng
sẽ áp dụng phương pháp này một cách thường xuyên, không sử dụng bất kỳ phần đánh
giá nào khác. Để đề phòng trường hợp lựa chọn những “phần ngon” “cherry –
picking” từ phần đánh giá của các tổ chức bên ngoài, các ngân hàng cần duy trì chế độ
giám sát chặt chẽ.
- 11 -
Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn & giám sát hoạt động ngân hàng
Ngoài ra, Để xếp hạng tín nhiệm các khoản phải đòi liên quan đến ngân hàng trung
ương hoặc cơ quan quyền lực tối cao , các cơ quan giám sát có thể xem xét đến điểm
đánh giá rủi ro quốc gia do các ECA (Export Credit Agencies) thực hiện. Tuy nhiên,
ECAs phải công bố rộng rãi những đánh giá này của mình và được sự chấp thuận theo
qui định của các thoả thuận trong khối OECD. Những điểm đánh giá của ECA sẽ
tương ứng với mức độ rủi ro như sau
Bảng 5 Hệ số rủi ro với điểm xếp hạng theo ECA
Điểm xếp hạng theo ECA 0 – 1 2 3 4 đến 6 7
Hệ số rủi ro 0% 20% 50% 100% 150%
Khoản phải đòi tại ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS – Bank for International
Settletments), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) có
hệ số rủi ro là 0%.
Riêng đối với các khoản mục ngoài bảng cân đối kế toán, khi đánh giá rủi ro tín dụng
sẽ được chuyển đổi thông qua một hệ số chuyển đổi (CCF – credit conversion
factors). Các hệ số chuyển đổi này được quy định cụ thể trong bảng 25 ở phần phụ
lục 5.
Nói chung, việc xác định hệ số rủi ro đối với các khoản mục trong và ngoài bảng cân
đối kế toán theo quy định của Basel II, đặc biệt là khi sử dụng phương pháp chuẩn để
đánh giá rủi ro tín dụng thì phụ thuộc nhiều vào kết quả xếp hạng tín nhiệm nội bộ và
xếp hạng tín nhiệm của tổ chức độc lập. Các chuẩn mực theo quy định từ điều khoản
90 đến điều khoản 210 của bản Basel II đầy đủ năm 20047 hướng dẫn rất chi tiết và cụ
thể cho phần đánh giá xếp hạng tín nhiệm đối với từng khoản mục cũng như đối với
phần đánh giá trong ngắn hạn và trong dài hạn. Để có thể xây dựng một tổ chức xếp
hạng tín nhiệm có uy tín hoặc phát triển bộ phận xếp hạng tín nhiệm trong nội bộ của
mình, các ngân hàng, các cơ quan giám sát nhà nước cần tham khảo rất kỹ những điều
khoản này
7 International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards
- 12 -
Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn & giám sát hoạt động ngân hàng
3.4.2 Phương pháp IRB đánh giá rủi ro tín dụng
Theo các điều khoản của hiệp ước Basel II, các NHTM được chấp thuận sử dụng
phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ (IRB approach) để đánh giá rủi ro tín dụng.
Phương pháp IRB này là một trong những nhân tố rất mới và đặc biệt của Basel II,
cho phép tự bản thân các ngân hàng quyết định và ước tính những thành tố trong công
thức tính toán nhu cầu vốn của họ. Từ đó, hệ số rủi ro hay phần tỉ lệ vốn sẽ quyết định
thông qua sự kết hợp của các yếu tố đầu vào định lượng do cả ngân hàng lẫn cơ quan
giám sát đưa ra cũng như các hàm số rủi ro được chỉ định bởi cơ quan giám sát.
Phương pháp luận mới này phù hợp cho ngân hàng với nhiều quy mô khác nhau,
nhiều cấu trúc doanh nghiệp khác nhau và danh mục rủi ro khác nhau.
Cơ sở lý thuyết của phương pháp IRB là dựa trên mô hình giả định một nhân tố rủi ro
(mô hình ASRF) đối với rủi ro tín dụng. Trong đó, khả năng không trả được nợ vay
của khách hàng có thể vì sự khác biệt giữa giá trị tài sản và giá trị danh nghĩa của
khoản nợ vay. Giá trị tài sản của các doanh nghiệp sẽ là một biến thay đổi theo thời
gian, chịu một phần tác động của các biến cố ngẫu nhiên. Khả năng vỡ nợ sẽ xuất hiện
một khi giá trị tài sản của người đi vay quá thấp so với khoản nợ.
Phương pháp này căn cứ vào ước tính của ngân hàng về các thành tố rủi ro bao gồm:
Xác suất vỡ nợ8 (PD – probability of default): Đo lường khả năng xảy ra rủi
ro tín dụng tương ứng trong một khoảng thời gian, thường là một năm.
Thiệt hại do vỡ nợ (LGD – loss given default): Những thiệt hại trên cơ sở
việc vỡ nợ của khách hàng, thông thường là được mô tả bằng một tỷ lệ phần trăm trên
giá trị danh nghĩa nguyên thủy của khoản nợ. Các ngân hàng phải ước tính phần LGD
này cho các khoản phải đòi đối với mỗi doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và các ngân
hàng khác.
Trong phương pháp IRB cơ bản thì đối với các khoản phải đòi chính đối với các công
ty, cơ quan chính phủ và các ngân hàng không có tài sản đảm bảo sẽ được chỉ định giá
8 Vỡ nợ theo quy định của Basel được hiểu là xảy ra một trong hai tình huống: hoặc các nghĩa vụ trả nợ không
được thực hiện đầy đủ mà ngân hàng không có quyền truy đòi ngược, hoặc các khoản nợ đã quá hạn trên 90
ngày. Các khoản thấu chi sẽ được xem là quá hạn nếu khách hàng vi phạm hạn mức.
- 13 -
Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn & giám sát hoạt động ngân hàng
trị LGD là 45%, nếu là các khoản phải đòi phụ9 đối với các tổ chức trên thì sẽ được
chỉ định là 75%. Đối với các khoản phải đòi có tài sản đảm bảo là khoản phải thu, bất
động sản thương mại (CRE) và bất động sản cư trú (RRE) và các tài sản đảm bảo khác
thoả điều kiện của từ khoản 509 đến 524 quy định của Basel năm 2004 thì được vận
dụng như phương pháp chuẩn với các giá trị LGD tối thiểu mô tả trong bảng 6 dưới
đây.
Bảng 6 Giá trị LGD tối thiểu đối với tỷ trọng đảm bảo của các hoạt động chính
Loại tài sản
đảm bảo
LGD
tối thiểu
Mức độ đảm bảo tối
thiểu yêu cầu đối với
hoạt động (C*)
Mức độ đảm bảo yêu
cầu vượt quá đối với
LGD đầy đủ (C**)
Tài sản tài chính
đủ tiêu chuẩn
0% 0% Chưa quy định
Khoản phải thu 35% 0% 125%
CRE/RRE 35% 30% 140%
Khoản cầm cố khác 40% 30% 140%
Nguồn: International Convergence of Capital Measurement & Capital Standards
Giá trị LGD hiệu dụng LGD* áp dụng cho các giao dịch có tài sản đảm bảo và có thể
tính theo công thức
LGD* = LGD x (E*/E)
Trong đó LGD là giá trị đối với giao dịch trước khi tính tỷ trọng đảm bảo (45%)
E là giá trị hiện hành của hoạt động (ví dụ như cho vay bằng tiền mặt hay cho vay
chứng khoán)
E* là giá trị hoạt động sau khi giảm thiểu rủi ro bằng phương pháp chuẩn.
Còn trong phương pháp IRB nâng cao thì việc ước tính LGDs có thể phản ánh hiệu
quả tác động giảm thiểu rủi ro của hoạt động bảo lãnh và các sản phẩm tín dụng phái
9 Khoản phải đòi phụ nghĩa là phụ thuộc vào một công cụ tài chính hoặc một khoản phải đòi khác
- 14 -
Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn & giám sát hoạt động ngân hàng
sinh thông qua điều chỉnh PD hoặc LGD. LGD phải được tính theo tỷ lệ phần trăm
phần thiệt hại do vỡ nợ so với EAD
Giá trị hoạt động khi vỡ nợ (EAD – exposure at default): Đo lường phần xử
lý nợ (write-off) và dự phòng đặc biệt. Các công cụ và hệ số rủi ro được áp dụng
giống như trong phương pháp chuẩn với một vài trường hợp ngoại lệ. Giá trị ròng trên
bảng cân đối kế toán khi so sánh khoản vay với tiền gửi có cùng loại tiền và kỳ đáo
hạn hoàn toàn khớp với nhau sẽ được xem xét giống như phương pháp chuẩn. Các
khoản mục ngoài bảng cân đối kế toán ngoại trừ cam kết giao dịch hối đoái và chứng
khoán phái sinh sẽ được tính toán bằng cách nhân với hệ số CCF. Có hai cách ước
tính hệ số CCFs này, phương pháp cơ bản và phương pháp nâng cao.
Theo phương pháp cơ bản thì các loại công cụ và hệ số CCF áp dụng sẽ giống trong
phương pháp chuẩn. Đối với hạn mức tín dụng thì áp dụng CCF 75%, với một số
trường hợp đặc biệt như hạn mức có thể hủy ngang vô điều kiện hoặc tự động hủy khi
đáo hạn thì có thể áp dụng CCF là 0%.
Theo phương pháp nâng cao, các ngân hàng tự ước tính giá trị CCF cho từng khoản
mục ngoại trừ các khoản mục ấn định giá trị CCF là 100% trong phương pháp cơ bản.
Riêng đối với các cam kết giao dịch hối đoái, lãi suất, vốn, và chứng khoán phái sinh
liên quan đến hàng hoá thì IRB có quy định riêng theo cách tính hạn mức tín dụng
tương đương tùy thuộc vào giá trị thực hiện tương lai và chi phí giao dịch với kỳ hạn
khác nhau.
Kỳ đáo hạn hiệu dụng (M – effective maturity) Khi các ngân hàng sử dụng
phương pháp IRB cơ bản thì M sẽ là 2.5 năm trừ các giao dịch repo với M chỉ là 6
tháng. Cơ quan giám sát quốc gia có thể lựa chọn mức yêu cầu trong phạm vi quyền
hạn của mình (đối với những ngân hàng sử dụng cả IRB cơ bản và nâng cao) để đo
lường M theo công thức (CT1) dưới đây. Tuy nhiên, M không được lớn hơn 5 năm.
Nếu các ngân hàng sử dụng IRB nâng cao, thì M cần được tính toàn cho từng công cụ
theo công thức 1 (CT1). Nếu muốn áp dụng cho các trường hợp ngoại lệ đặc biệt thì
phải đảm bảo rằng các khoản phải đòi đối với hoạt động của các doanh nghiệp trong
nước quy mô nhỏ có kỳ đáo hạn hiệu dụng trung bình là 2.5 năm giống như trong
phương pháp IRB cơ bản.
- 15 -
Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn & giám sát hoạt động ngân hàng
Đối với các công cụ phụ thuộc vào dòng ngân lưu, M được tính ∑
∑ ×
=
t
t
t
t
CF
CFt
(CT 1)
với CFt là ngân lưu hàng năm (gốc, lãi và phí) theo hợp đồng phải trả trong kỳ hạn t
Nếu ngân hàng không tính được M theo công thức (CT 1) thì sẽ sử dụng cách cổ điển
khi tính M, đó là M bằng với thời gian đáo hạn tối đa còn lại (theo năm) mà người vay
chấp nhận thanh toán toàn bộ theo nghĩa vụ hợp đồng vay (gốc, lãi và phí). Thông
thường, đó chính là thời gian đáo hạn danh nghĩa của khoản vay hoặc các công cụ.
Ngoài ra phương pháp IRB cũng hướng dẫn quy định riêng cho các khoản mục bán lẻ
theo điều khoản từ 326 đến 338, các giao dịch vốn, các khoản phải thu theo điều
khoản từ 327 đến 373.
Phương pháp IRB sẽ dựa trên việc đo lường những thiệt hại không mong đợi (UL –
unexpected losses) và các thiệt hại biết trước (EL – expected losses). Hàm số hệ số rủi
ro được sử dụng làm cơ sở tính toán nhu cầu vốn cần thiết cho tỉ trọng các thiệt hại
không mong đợi (UL). Phần thiệt hại có thể nhận biết trước (EL) sẽ được xem xét
riêng trong mục G từ điều khoản 374 đến 385.
Mỗi ngân hàng cần tính tổng các phần thiệt hại có thể nhận biết trước với cùng với giá
trị hoạt động của mình. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, ngân hàng khác, hoạt
động bán lẻ và cơ quan chính phủ, EL = PD x LGD. Đối với các hoạt động SL, EL
được tính bằng cách lấy 8% x tài sản có rủi ro từ các hệ số rủi ro tương ứng.
Ngoài ra, với phương pháp IRB này thì các ngân hàng cũng phải phân hạng tài sản
trên sổ sách của mình theo nhiều loại khác nhau, với những tính chất đặc thù tùy theo
từng nhóm khoản phải đòi đối với các chủ thể như như (a) doanh nghiệp, (b) chính
quyền nhà nước, (c) ngân hàng, (d) cá nhân, các khoản mục lẻ và (e) vốn. Mỗi hạng
tài sản này theo phân loại của IRB sẽ bao gồm ba nhân tố cơ bản
Yếu tố rủi ro–ước tính biến số rủi ro của các ngân hàng hoặc cơ quan giám sát
Hàm số về hệ số rủi ro – các phương tiện giúp thành tố rủi ro được chuyển đổi
thành tài sản có rủi ro và từ đó tính toán nhu cầu vốn
Yêu cầu tối thiểu – Các chuẩn mực tối thiểu phải đạt đến đối với một ngân
hàng muốn áp dụng phương pháp IRB
- 16 -
Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn & giám sát hoạt động ngân hàng
Hình 1 Cấu trúc cơ bản của phương pháp IRB
Hình 2: Hệ số rủi ro tính theo phương pháp IRB đối với các nhóm tài sản
Nguồn: Ngân hàng trung ương Châu Âu ECB
Ủy ban đã cho phép các ngân hàng có hai sự lựa chọn khi áp dụng IRB, một là
phương pháp IRB cơ bản và hai là phương pháp IRB nâng cao. Nếu sử dụng IRB cơ
bản, theo quy định chung, các ngân hàng tự ước tính PD và dựa trên ước tính của cơ
PD
LGD
EAD
M
Hàm số rủi ro theo
quy định về giám sát
Hệ số rủi ro
- 17 -
Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn & giám sát hoạt động ngân hàng
quan giám sát về các thành tố rủi ro khác. Nếu sử dụng IRB nâng cao, ngân hàng sẽ
phải tự đưa ra ước tính cho tất cả thành tố rủi ro bao gồm PD, LGD và EAD, đồng
thời tự tính toán biến số M, nhưng phải tuân theo các chuẩn mực tối thiểu. Đối với cả
hai phương pháp cơ bản và nâng cao, các ngân hàng phải luôn luôn sử dụng hàm số hệ
số rủi ro theo quy định cụ thể của hiệp ước.
PD và LGD được đo bằng số thập phân hoặc tỉ lệ phần trăm, EAD được đo lường
bằng đơn vị tiền tệ (ví dụ như EUR, USD) ngoại trừ có những quy định đặc biệt khác
được ghi chú.
Ghi chú: Phần đánh giá hệ số rủi ro này sử dụng các giả định chuẩn về các thành tố
rủi ro khác ngoài PD đã được biết trước, các hệ số rủi ro chỉ dùng để đánh giá phần
thiệt hại không mong đợi (UL) thoả mãn nhu cầu vốn tối thiểu.
Mặc dù việc tính toán nhu cầu vốn tối thiểu là chỉ nhằm bù đắp cho các thiệt hại
không mong đợi, nhưng các ngân hàng cũng phải tự xử lý để bù đắp các thiệt hại biết
trước có thể ước tính được (EL) dựa trên cơ sở tương tự, bao gồm chính sách giá, dự
phòng và xử lý loại bỏ hoàn toàn.
Hệ số rủi ro các khoản phải đòi liên quan đến doanh nghiệp, tổ chức chính
phủ và hoạt động ngân hàng10
Hệ số tương quan
))50(1
))50(1(1(24.0
)50(1
))50(1(12.0)( −−
×−−−×+−−
×−−×=
EXP
PDEXP
EXP
PDEXPR
Điều chỉnh kỳ đáo hạn (b) 2))ln(05478.011852.0( PD×−=
Yêu cầu vốn11
))5.21()5.11(
])]999.0()
)1(
()()1[(()(
1
5.05.0
bMb
LGDPDG
R
RPDGRNLGDK
×−+××−×
×−×−+×−×=
−
−
10 Có thể xem phần minh hoạ tổng hợp hệ số các tài sản có rủi ro theo phương pháp IRB trong phụ lục 03
11 Nếu kết quả tính nhỏ hơn 0, các ngân hàng có thể áp dụng mức yêu cầu là 0 cho hoạt động đó, EXP(1) =
2.71828, N(x) là hàm phân phối tích luỹ cho biến ngẫu nhiên chuẩn (ví dụ như xác suất là một biến ngẫu nhiên
với giá trị trung bình bằng 0 và phương sai nhỏ hơn hoặc bằng x), G(z) là hàm ngược lại của phân phối tích lũy
của biến ngẫu nhiên chuẩn (chẳng hạn như giá trị của x thoả điều kiện N( x) = z), trong Excel hai hàm này tương
đương với NORMSDIST và NORMSINV.
- 18 -
Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn & giám sát hoạt động ngân hàng
Tài sản có rủi ro (RWA – Risk – weighted assets) = K x 12.5 x EAD
Yêu cầu vốn (K) đối với rủi ro vỡ nợ này phải bẳng hoặc lớn hơn 0 và sự khác biệt
giữa giá trị LGD và phần ước tính của ngân hàng đối với các rủi ro nhận biết trước.
Tổng số tài sản có rủi ro đối với khả năng vỡ nợ là kết quả của K, 12.5 và EAD.
Theo phương pháp IRB, đối với các khoản tín dụng dành cho doanh nghiệp, ngân
hàng phải tách riêng nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs – theo quy định của Basel
là có doanh thu nhỏ hơn 50 triệu EUR) ra khỏi nhóm doanh nghiệp lớn nói chung. Khi
đó sẽ có thêm phần điều chỉnh quy mô của doanh nghiệp là )
45
51(04.0 −−× S trong
công thức xác định hệ số rủi ro những khoản cho vay với doanh nghiệp này.
Trong đó S chính là tổng doanh thu hàng năm tính bằng triệu EUR với giá trị của 5
triệu EUR =< S <= 50 triệu EUR
Nghĩa là, sẽ có hệ số tương quan
))50(1
))50(1(1(24.0
)50(1
))50(1(12.0)( −−
×−−−×+−−
×−−×=
EXP
PDEXP
EXP
PDEXPR - )
45
51(04.0 −−× S
Riêng đối với các khoản cho vay đặc biệt như tài trợ dự án (PF – Project finance), tài
trợ theo vật (OF – Object finance)12, tài trợ hàng hoá (CF – Commodities finance)13,
tài trợ bất động sản tạo ra thu nhập (IPRE – Income-producing real eastate)14, tài trợ
bất động sản thương mại không ổn định (HVCRE – high-volatility commercial real
estate) thì IRB có những quy định riêng và từ đó tính toán được các hệ số rủi ro tương
ứng. Trong đó, các khoản mục này sẽ được chia thành 5 cấp độ đánh giá: mạnh
(strong), tốt (good), thoả mãn yêu cầu (satisfactory), yếu (weak) và vỡ nợ (default)
(tiêu chí để chia thành các cấp độ này được nêu trong phụ lục 4 của tài liệu Basel năm
2003, trang 201 – 208).
12 Ví dụ như tài trợ việc mua sắm các tài sản như tàu thuyền, máy bay, tên lửa, tàu lửa và các tàu hải quân
13 Tài trợ ngắn hạn cho các khoản phải thu từ việc mua bán hàng hoá (dầu lửa, kim loại hoặc sản phẩm nông
nghiệp)
14 Tài trợ cho toà nhà văn phòng, nhà ở chung cư, nhà kho, nhà xưởng và khách sạn.. Nguồn thu nợ từ thu nhập
phát sinh của tài sản
- 19 -
Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn & giám sát hoạt động ngân hàng
Hệ số rủi ro tương ứng với từng cấp độ như sau
Strong Good Satisfactory Weak Default
Từ BBB - trở lên BB+ đến BB BB- đến B+ B đến C- Không áp dụng
70% 90% 115% 250% 0%
Phụ lục 3 trong tài liệu sẽ cung cấp hệ số rủi ro minh hoạ đối được tính toán đối với
bốn loại tài sản có theo phương pháp IRB khi xem xét rủi ro tín dụng. Mỗi hệ số rủi ro
cho phần thiệt hại không nhận biết trước UL được tính toán bằng cách lấy hàm số rủi
ro thích hợp ở phần trên. Các biến đầu vào dùng để tính giá trị hệ số rủi ro mình hoạ
này là PD, LGD và M giả định là 2.5 năm.
Có sự điều chỉnh về quy mô của doanh nghiệp đối với khách hàng vay vốn là doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Ở bên cột thứ hai của bảng trong phụ lục 3 thể hiện sự điều chỉnh
này bằng cách tính hệ số rủi ro khi xem như doanh thu hàng năm của doanh nghiệp là
khoảng 5 triệu EUR.
Nhu cầu vốn tối thiểu theo phương pháp IRB
Bảng 7 Thay đổi trong nhu cầu vốn: Phương pháp chuẩn và IRB cơ bản
Nhóm 115 Nhóm 2
Phương pháp
chuẩn
Phương pháp
IRB cơ bản
Phương pháp
chuẩn
Phương pháp
IRB cơ bản
Rủi ro tín dụng 0% -7% -6% -27%
Rủi ro hoạt
động
10% 10% 7% 7%
Rủi ro tổng thể 10% 3% 1% -19%
Nguồn: Ủy ban Basel (Tài liệu năm 2003, trang 5)
Bảng 7 mô tả sự thay đổi ước tính đối với nhu cầu vốn theo chuẩn mực của Basel mới
đối với hai nhóm ngân hàng khác nhau, khi mỗi ngân hàng tính phần chi phí vốn trên
danh mục đầu tư hiện tại theo cả hai phương pháp. Những số liệu rõ ràng cho thấy nhu
15 Gồm các ngân hàng lớn, phạm vi hoạt động quốc tế, với vốn cấp 1 lớn hơn 3 tỷ EUR; nhóm 2 là các ngân
hàng quy mô nhỏ hơn và các ngân hàng đặc biệt khác
- 20 -
Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn & giám sát hoạt động ngân hàng
cầu vốn đối phó với rủi ro tín dụng khi sử dụng phương pháp IRB cơ bản sẽ thấp hơn
nhiều so với phương pháp chuẩn.
3.5. Rủi ro hoạt động
Rủi ro hoạt động được hiểu là rủi ro từ sự mất mát trực tiếp hoặc gián tiếp do quy
trình xử lý nội bộ không được tuân thủ đầy đủ, do hoạt động của con người hoặc do hệ
thống hay là những sự kiện khách quan bên ngoài.16
Các ngân hàng được lựa chọn một trong ba cách tính nhu cầu vốn cần thiết đối phó rủi
ro hoạt động với mức độ phức tạp và nhạy cảm với rủi ro tăng dần bao gồm: phương
pháp chỉ số cơ bản (BIA – The Basic Indicator Approach), phương pháp chuẩn (The
Standard Approach) và phương pháp nâng cao (AMA – Advanced Measurement
Approaches). Khi hoạt động của ngân hàng càng phức tạp thì cần phải áp dụng
phương pháp có độ phức tạp cao hơn, đồng thời không cho phép các ngân hàng
chuyển ngược trở lại phương pháp đơn giản một khi đã được chấp thuận sử dụng các
phương pháp nâng cao. Ngược lại, nếu các ngân hàng được đánh giá là không đủ điều
kiện để tiếp tục sử dụng phương pháp nâng cao thì cần phải quay trở về phương pháp
cơ bản cho đến khi đáp ứng được những yêu cầu này.
3.5.1 Phương pháp chỉ số cơ bản BIA
Các ngân hàng sử dụng phương pháp này phải duy trì mức vốn để đối phó với rủi ro
hoạt động bằng mức trung bình qua ba năm trước đó với một tỷ lệ phần trăm cố định
(gọi là alpha) trên lợi nhuận gộp hàng năm. Công thức tính hệ số vốn KBIA như sau
n
GI
K nBIA
∑ ×= α..1
KBIA: yêu cầu vốn tính theo phương pháp BIA
GI: lợi nhuận gộp hàng năm (> 0), qua 3 năm trước đó
n: số lần 3 năm có lợi nhuận gộp > 0
α = 15%, do Ủy ban qui định liên quan đến quy mô ngành công nghiệp.
16 Annex 2 – The New Basel Capital Accord: an explanatory note, January 2001
- 21 -
Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn & giám sát hoạt động ngân hàng
Lợi nhuận ròng được định nghĩa là phần thu nhập ròng từ lãi vay cộng với thu nhập
ròng ngoài lãi.
3.5.2 Phương pháp chuẩn
Áp dụng theo phương pháp chuẩn, hoạt động ngân hàng được chia làm 8 nhóm nghiệp
vụ bao gồm: tài trợ doanh nghiệp, bán hàng và giao dịch, nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ,
nghiệp vụ ngân hàng thương mại, dịch vụ thanh toán, dịch vụ đại lý, quản trị tài sản và
môi giới. Trong mỗi nhóm, lợi nhuận gộp là một chỉ số phổ biến coi như một thước đo
cho hoạt động và như vậy cũng là căn cứ xác định mức độ rủi ro hoạt động. Yêu cầu
vốn được tính toán bằng cách nhân lợi nhuận gộp này với một hệ số (gọi là beta)
tương ứng với từng nhóm. Hệ số beta này đại diện cho mối quan hệ về độ mở của
ngành công nghiệp giữa thiệt hai từ rủi ro hoạt động với từng nhóm nghiệp vụ và tổng
thể lợi nhuận gộp của nhóm đó. Cần chú ý rằng trong phương pháp chuẩn, lợi nhuận
gộp được đo cho từng loại nghiệp vụ chứ không phải theo từng loại tổ chức.
Tổng yêu cầu vốn được tính theo phương pháp cộng giản đơn yêu cầu vốn trung bình
từng 3 năm một cho mỗi loại nghiệp vụ trong mỗi năm. Tổng yêu cầu vốn có thể mô
tả như sau
3
]0),(max[ 818131∑ ∑ −−− ×= βGIK namTSA
Trong đó
KTSA là yêu cầu vốn theo phương pháp chuẩn
GI1-8 lợi nhuận gộp trong năm cho trước, định nghĩa giống như phương pháp BIA đối
với từng nhóm nghiệp vụ trong số 8 nhóm
β1-8 tỷ lệ phần trăm cố định do Ủy ban Basel đưa ra liên quan đến mức độ vốn yêu cầu
cho từng mức độ lợi nhuận ròng đối với mỗi nhóm nghiệp vụ. Giá trị của β được cho
ở bảng 8.
- 22 -
Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn & giám sát hoạt động ngân hàng
Bảng 8 Hệ số β trong phương pháp chuẩn đối với rủi ro hoạt động
Nghiệp vụ Hệ số beta (β)
Tài trợ doanh nghiệp (β1) 18%
Giao dịch và bán hàng (β2) 18%
Ngân hàng bán lẻ (β3) 12%
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại (β4) 15%
Dịch vụ thanh toán (β5) 18%
Dịch vụ đại lý (β6) 15%
Quản trị tài sản (β7) 12%
Môi giới (β8) 12%
Nguồn : Theo Basel 2004, p14017
Bảng 9 Các chỉ số tài chính cho từng nhóm nghiệp vụ
Nghiệp vụ Hệ số rủi ro (%)
Tài trợ doanh nghiệp Lợi nhuận gộp
Giao dịch và bán hàng Lợi nhuận gộp
Ngân hàng bán lẻ Bình quân tài sản hàng năm
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Bình quân tài sản hàng năm
Dịch vụ thanh toán Doanh số thanh toán hàng năm
Môi giới Lợi nhuận gộp
Quản trị tài sản Tổng nguồn quỹ quản lý
Nguồn Operational Risk 2001, p21
Hệ số β trong phương pháp chuẩn cũng có thể được tính toán dựa trên 20% tổng yêu
cầu vốn hoạt động tối thiểu hiện tại (MRC – Minimum regulatory capital) từ mẫu của
ngân hàng (đại diện cho tổng vốn để đối phó với rủi ro hoạt động) và trọng số của
17 [4]
- 23 -
Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn & giám sát hoạt động ngân hàng
từng nghiệp vụ trong tổng hoạt động ngân hàng, chia cho tổng của chỉ số tài chính đại
diện cho nghiệp vụ, như công thức sau
β = [(20% tổng MRC hiện tại ($)) x (trọng số nghiệp vụ (%))] / Σ (chỉ số tài chính của
từng nghiệp vụ từ mẫu ngân hàng ($)
Trong đó các chỉ số tài chính của từng nghiệp vụ được đề xuất như trong bảng 9
Từ bảng 8 trên, có thể tính hệ số rủi ro liên quan cho từng nhóm nghiệp vụ như sau
Nghiệp vụ Hệ số rủi ro (%)
Tài trợ doanh nghiệp 8 – 12
Giao dịch và bán hàng 15 – 23
Ngân hàng bán lẻ 17 – 25
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại 13 – 20
Dịch vụ thanh toán 12 – 18
Môi giới 6 – 9
Quản trị tài sản 8 – 12
Tổng cộng 80 – 120
Nguồn : Theo Basel, Operational risk[3], 2001 p21
3.5.3 Phương pháp nâng cao
Sự lựa chọn hiện đại nhất cho đến ngày nay khi tính toán nhu cầu vốn đối phó với rủi
ro hoạt động chính là sử dụng phương pháp AMA. Theo phương pháp này, yêu cầu
vốn được tính dựa trên hệ thống nội bộ đánh giá rủi ro hoạt động cơ bản của ngân
hàng. Hệ thống không chỉ thống kê thiệt hại bên trong và bên ngoài thực tế mà còn
phân tích theo trình tự thời gian các yêu tố liên quan đến môi trường kinh doanh cũng
như môi trường kiểm soát nội bộ của ngân hàng.
Hơn thế nữa, phương pháp AMA còn đạt đến chuẩn mực có thể so sánh tương đương
với phương pháp IRB nâng cao về yêu cầu thống kê cũng như cơ sở dữ liệu khi mà
yêu cầu vốn dựa vào đồ thị thời gian theo độ tăng 1 năm và độ tin cậy 99.9%. Các
ngân hàng được tự do phát triển phương pháp riêng của mình. Sự tự do này giải thích
tại sao cho đến hiện nay chưa có một ngân hàng nào có thể trở thành ứng cử viên cho
- 24 -
Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn & giám sát hoạt động ngân hàng
việc xây dựng mô hình chuẩn đánh giá rủi ro hoạt động. Thêm vào đó, việc một ngân
hàng muốn sử dụng AMA cần phải được cơ quan giám sát chủ quản đồng ý và được
sự hỗ trợ của cơ quan này đã làm cho phương pháp trở nên ít thông dụng hơn so với
phương pháp chuẩn.
3.6. Rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường theo Ủy ban Basel đó là rủi ro xảy ra sự mất mát trong trạng thái
giao dịch khi giá cả biến động thất thường18. Thông thường rủi ro thị trường sẽ gắn
liền với bốn loại rủi ro cơ bản trên các giao dịch sổ sách đó là rủi ro lãi suất, trạng thái
vốn, rủi ro tỷ giá và rủi ro hàng hoá.
Vốn tự có theo quy định của Basle I bao gồm vốn cổ phần và lợi nhuận giữ lại (vốn
cấp 1) & vốn bổ sung vốn cơ bản (vốn cấp 2). Tuy nhiên, quy định của Basel II khi
đánh giá rủi ro thị trường cho phép các ngân hàng tính thêm phần vốn cấp 3 (tier 3)
gồm các khoản nợ phụ thuộc ngắn hạn với mục đích dự trữ. Theo đó, các ngân hàng
chỉ được sử dụng vốn cấp 3 để đối phó với rủi ro thị trường, còn các loại rủi ro tín
dụng và rủi ro gây ra từ phía đối tác chỉ được xem xét trong phạm vi vốn tự có theo
quy định của Basle I. Vốn cấp 3 này bị giới hạn 250% vốn cấp 1 dùng để đối phó với
rủi ro thị trường. Có nghĩa là có thể chỉ có 28.5% rủi ro thị trường cần vốn cấp 1 đảm
bảo. Nếu có vốn cấp 2 bảo đảm cho rủi ro thị trường, vốn cấp 3 cũng bị chi phối theo
tỷ lệ giới hạn 250% vốn cấp 2.
Các khoản nợ phụ thuộc ngắn hạn chỉ được xếp vào nhóm vốn cấp 3 (tier 3) khi ít
nhất phải thỏa mãn các điều kiện như sau: không cần đảm bảo, là khoản nợ phụ thuộc
và có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ, thời gian đáo hạn ban đầu tối thiểu là 2 năm, không
phải hoàn trả trước thời gian đáo hạn thoả thuận, có điều khoản “lock-in clause” (khóa
sổ trường hợp đặc biệt) – nghĩa là không phải trả cả gốc và lãi thậm chí đến khi đáo
hạn trong trường hợp ngân hàng chưa đạt được mức vốn yêu cầu tối thiểu.
Càng về sau, Ủy ban Basel cho rằng không cần thiết phải chấp thuận những trường
hợp miễn trừ yêu cầu vốn tối thiểu đối phó với rủi ro thị trường, trừ trường hợp một
18 Annex 2 – The New Basel Capital Accord: an explanatory note, January 2001
- 25 -
Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn & giám sát hoạt động ngân hàng
số loại rủi ro tỷ giá được quy định chi tiết trong tài liệu [6], phần A3 trang 23. Thực
chất, quy định của Ủy ban Basel đưa ra nhằm áp dụng cho các ngân hàng hoạt động
trên phạm vi quốc tế, đặc biệt là có yếu tố sáp nhập nên các ngân hàng này phải tuân
thủ nghiêm ngặt theo đúng quy định.
Việc tính toán yêu cầu vốn đối với rủi ro thị trường được thực hiện bằng cách lấy phần
ước tính rủi ro thị trường nhân với 12.5 và cộng vào kết quả tổng tài sản có rủi ro
tương ứng với rủi ro tín dụng.
Rủi ro thị trường được đo lường phổ biến bằng giá trị VaR (value-at-risk).
3.6.1 Phương pháp chuẩn
Yêu cầu vốn đối phó với rủi ro thị trường theo phương pháp chuẩn sẽ được xem xét
đối với từng yếu tố rủi ro bao gồm: rủi ro lãi suất, rủi ro trạng thái vốn, rủi ro tỷ giá và
rủi ro hàng hóa.
Các quy định cụ thể về cách tính toán yêu cầu vốn tối thiểu đối phó với bốn loại rủi ro
này theo phương pháp chuẩn được quy định chi tiết trong phần A (từ A1 đến A5) của
tài liệu “Amendment to the Capital Accord to incorporate market risks” do Ủy ban
Basel thông qua vào tháng 11 năm 2005.
Đối với rủi ro tỷ giá, các ngân hàng sẽ theo dõi trạng thái ròng đối với mỗi loại tiền
bằng cách tổng hợp trạng thái các giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch bảo
đảm, vị thế thu nhập/chi phí của giao dịch giao sau…Riêng đối với các rủi ro tỷ giá
trên một danh mục các loại tiền kể cả vàng cho phép ngân hàng lựa chọn giữa phương
pháp truyền thống với phương pháp “shorthand” (trao tay) trong đó xem xét tất cả loại
tiền như nhau
3.6.2 Phương pháp mô hình nội bộ
Để có thể sử dụng phương pháp mô hình nội bộ khi đánh giá rủi ro thị trường, các
ngân hàng thương mại cần được sự chấp thuận từ phía cơ quan giám sát ngân hàng.
Yêu cầu tối thiểu mà mỗi ngân hàng phải đáp ứng bao gồm
Phải có hệ thống quản trị rủi ro tương thích, hiện đại và đầy đủ dữ liệu cần thiết
- 26 -
Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn & giám sát hoạt động ngân hàng
Có đủ số lượng chuyên viên được trang bị kỹ năng sử dụng các mô hình phức
tạp không chỉ trong giao dịch mà còn trong quản trị rủi ro, kiểm toán.
Mô hình của ngân hàng được cơ quan giám sát đánh giá có chất lượng, đã qua
kiểm định về tính hợp lý và chính xác khi đo lường rủi ro
Một khi đã được chấp thuận thực hiện phương pháp mô hình nội bộ, các ngân hàng sẽ
xây dựng mô hình quản trị rủi ro theo các tiêu chuẩn như
Đối với rủi ro lãi suất, phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất
của mỗi đồng tiền liên quan đến danh mục đầu tư của ngân hàng trên cơ sở nhạy cảm
rủi ro lãi suất kể cả các khoản mục trong và ngoài bảng cân đối kế toán.
Đối với rủi ro tỷ giá (bao gồm cả biến động giá vàng), hệ thống quản trị rủi ro
phải kết hợp các nhân tố rủi ro liên quan đến từng loại tiền riêng lẻ
Đối với sự biến động giá cả của các loại hàng hóa: ít nhất phải thiết kế được hệ
thống theo dõi biến động giá cả loại hàng hóa đó trên phạm vi thế giới, vị thế mua bán
hoặc lời lỗ đối với từng giao dịch liên quan đến sự biến động này.
Trên cơ sở những tiêu chuẩn về mô hình quản trị rủi ro này, các ngân hàng sẽ xác định
được giá trị tại của ro VaR của mỗi giao dịch, của các danh mục và của toàn bộ hoạt
động ngân hàng. Độ tin cậy của việc tính toán này theo yêu cầu phải đạt tối thiểu 99%.
- 27 -
Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn & giám sát hoạt động ngân hàng
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Kể từ khi Hiệp ước Basel được ban hành lần đầu vào năm 1988 và phiên bản II sửa
đổi bổ sung từ năm 2001, những chuẩn mực trong hiệp ước đã dần trở thành chuẩn
mực quốc tế được áp dụng tại hầu hết các quốc gia trên toàn Thế giới.
Sự ra đời của Hiệp ước Basel đã giúp các ngân hàng thương mại cũng như cơ quan
giám sát của các ngân hàng có thêm nhiều sự lựa chọn để xây dựng và thiết lập hệ
thống quản trị rủi ro của mình. Những phương pháp như phương pháp chuẩn, phương
pháp IRB cơ bản và nâng cao, phương pháp chỉ số cơ bản, phương pháp mô hình nội
bộ, phương pháp nâng cao đã trở nên quen thuộc tại nhiều quốc gia, trở thành những
công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc quản trị rủi ro hiệu quả, giúp hạn chế phần nào tổn
thất trong quá trình hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại.
Trên cơ sở nghiên cứu những chuẩn mực trong hiệp ước Basel ở chương 2, chương 3
sau đây sẽ tiến hành tìm hiểu việc ứng dụng Basel trong hệ thống ngân hàng thương
mại Việt Nam, đồng thời phân tích khó khăn mà các ngân hàng gặp phải trong quá
trình ứng dụng.
- 28 -
Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel trong QTRR tại các NHTM VN
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC
QUỐC TẾ VỀ AN TOÀN VỐN TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO
TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM
1. Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Kể từ khi pháp lệnh các tổ chức tín dụng chính thức ra đời vào năm 1991, số lượng
ngân hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTM) đã không ngừng
tăng lên. Trong đó đáng kể nhất là các NHTM cổ phần, thời điểm trước năm 1991
toàn hệ thống có 4 ngân hàng thương mại cổ phần, nhưng chỉ một năm sau, năm
1992, số lượng đã nhanh chóng tăng lên đến 22 ngân hàng (tăng 350%) và đến năm
1996 tăng lên 51 ngân hàng (tăng 131.8%). Kể từ năm 2000 đến nay, số lượng các
NHTM cổ phần lại đang có chiều hướng giảm xuống, từ 48 ngân hàng nay chỉ còn 36
ngân hàng, lý do của sự giảm sút về số lượng này được hiểu là vì chính sách của ngân
hàng nhà nước trong việc tái cơ cấu các NHTM, chú trọng phát triển về chất lượng
hơn là số lượng.
Song song với sự biến động số lượng các NHTM cổ phần trong hệ thống, số lượng các
chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng đã tăng lên đáng kể trong khoảng thời gian từ
năm 1992 cho đến năm 2000, đến năm 1999 số lượng chi nhánh ngân hàng nước
ngoài tăng lên là 26 chi nhánh và duy trì tương đối ổn định cho đến ngày nay.
Tính đến cuối năm 2006, hệ thống các NHTM Việt Nam gồm 5 NHTM Nhà nước, 35
NHTM Cổ phần, 27 chi nhánh NHTM nước ngoài trong đó có 8 ngân hàng có chi
nhánh phụ, 4 ngân hàng liên doanh, 44 văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước
ngoài tại Việt Nam (theo Bảng 10). Các NHTM Nhà nước tuy chỉ có 5 ngân hàng
nhưng chiếm tới gần 70% thị phần tổng thể các dịch vụ ngân hàng thông qua mạng
lưới các chi nhánh trong cả nước.
Dự kiến trong thời gian tới, với những thay đổi để đáp ứng các cam kết quốc tế bao
gồm đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) theo hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN
(AFTA), Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, hiệp định chung về thương mại và dịch vụ
(GATS), cam kết mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng trong khuôn khổ WTO, hệ
- 29 -
Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel trong QTRR tại các NHTM VN
thống ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ chịu sự tác động lớn dẫn đến những thay
đổi về số lượng cũng như chất lượng hoạt động. Và bắt đầu từ ngày 1/4/2007, các
ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ được phép thành lập tại Việt Nam, tạo thêm một
loại hình ngân hàng mới trong hệ thống.
Bảng 10 Số lượng ngân hàng trong hệ thống NHTM VN qua các năm
Năm 1991 1992 1993 1997 2000 2001 2002 2005 2006
NHTM NN 4 4 4 5 5 5 5 5 5
NHTM CP 4 22 41 51 48 43 36 37 35
NHTM LD 1 2 3 4 5 5 5 5 4
CN NHNNg 0 5 8 24 26 26 26 26 27
Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng nhà nước, báo & internet
Hình 3 Hệ thống NHTM VN qua các thời kỳ
0
10
20
30
40
50
60
1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Năm
S
ố
lư
ợ
ng
n
gâ
n
hà
ng
NHTM NN NHTM CP NHTM LD CN NHNNg
1.1. Quy mô vốn chủ sở hữu
Trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, nhóm các NHTM Nhà nước được
xem là có thế mạnh nhất về quy mô vốn. Mức vốn điều lệ tối thiểu theo Nghị định
141/2006/NĐ-CP ban hành tháng 11 năm 2006 đối với các NHTM Nhà nước đến năm
- 30 -
Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel trong QTRR tại các NHTM VN
2008 là 3,000 tỷ đồng. Theo khảo sát ngay tại thời điểm này mức vốn điều lệ của hầu
hết các NHTM Nhà nước đã vượt xa so với mức vốn pháp định. Trong đó ngân hàng
Nông Nghiệp & PTNT Việt Nam có mức vốn điều lệ lớn nhất gần 5,900 tỷ đồng, tiếp
đến là ngân hàng Ngoại thương Việt Nam gần 5,000 tỷ đồng, ngân hàng Công thương
Việt Nam và ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam có mức vốn tương đương nhau,
xấp xỉ ở mức 4,000 tỷ đồng. Chỉ riêng có ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông
Cửu Long là có mức vốn điều lệ còn thấp, khoảng 700 tỷ đồng.
Bảng 11 Vốn điều lệ của các NHTM NN Việt Nam
STT Ngân hàng
Vốn điều lệ
(tỷ VND)
Triệu USD
tương đương Cập nhật
1 VBARD 5,865 365.31 2004
2 VCB 4,976 309.93 2004
3 ICB 3,994 248.77 2004
4 BIDV 3,971 247.34 2005
5 MHB 700 43.60 2004
Nguồn: sbv.gov.vn, BCTN của VCB, BIDV, tỷ giá quy đổi USD/VND 16,055
Mặc dù vậy, mức vốn điều lệ hiện nay của các ngân hàng thương mại nhà nước so với
các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới là còn khá khiêm tốn. Quy mô vốn lớn
nhất của ngân hàng chúng ta chỉ là khoảng 365 triệu USD, trong khi đó hiện nay ở
Mỹ, một ngân hàng với quy mô trung bình đã có mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ
USD.
Đối với nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần, mức vốn điều lệ thấp nhất của một
ngân hàng tính đến thời điểm 31/12/2006 là 250 tỷ đồng. Hầu như toàn bộ các ngân
hàng thương mại cổ phần nông thôn đã được ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho
chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần đô thị theo tinh thần của đề án cơ cấu
lại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số
1557/QĐ-NHNN ngày 9/8/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Gần đây nhất,
vào tháng 12 năm 2006 và tháng 1 năm 2007 các ngân hàng Kiên Long, ngân hàng
Đại Á và ngân hàng Hải Hưng đã được chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ
phần đô thị.
- 31 -
Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel trong QTRR tại các NHTM VN
Bảng 12 Khảo sát vốn điều lệ của một số NHTM CP Việt Nam
STT Ngân hàng
Vốn điều lệ
(tỷ VND)
Triệu USD
tương đương
Cập nhật
1 Sài Gòn Thương tín(Sacombank) 2,089 130.12 11/2006
3 Kỹ thương Việt Nam (TCB) 1,500 93.43 8/2006
2 Phương Nam (PNB) 1,300 80.97 12/2006
4 Xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB) 1,200 74.74 10/2006
5 Á Châu (ACB) 1,100 68.51 2006
6 Phát triển nhà Hà Nội (HBB) 1,000 62.29 11/2006
7 Sài Gòn (SCB) 770 47.96 2005
8 Ngoài quốc doanh (VP Bank) 500 46.71 5/2006
9 Sài Gòn Công thương 689 42.91 12/2006
10 Phương Đông (OCB) 630 39.24 6/2006
11 Đông Nam Á (SeABank) 350 21.80 6/2006
Nguồn: Tổng hợp từ BCTN của các NHTM, tỷ giá quy đổi USD/VND 16,055
Có thể chia nhóm ngân hàng thương mại cổ phần thành ba nhóm nhỏ: nhóm thứ nhất
có quy mô vốn điều lệ trên 1,000 tỷ đồng, xem như là nhóm chắc chắn đáp ứng được
yêu cầu vốn điều lệ tối thiểu theo nghị định 141 của Chính phủ vào năm 2008, nhóm
này bao gồm các ngân hàng lớn như ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (2,089 tỷ
đồng), ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (1,500 tỷ đồng), ngân hàng TMCP Á
Châu (1,100 tỷ đồng)… ; nhóm thứ hai có mức vốn điều lệ từ khoảng 700 đến dưới
1,000 tỷ, bao gồm các ngân hàng như ngân hàng TMCP Sài Gòn, ngân hàng các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ngân hàng Sài Gòn công thương và nhóm cuối cùng
bao gồm các ngân hàng có qui mô vốn điều lệ tương đối thấp, từ dưới 700 tỷ đồng trở
xuống. Cả nhóm thứ hai và nhóm thứ ba đều phải gấp rút lựa chọn phương án tăng
vốn điều lệ nhằm đáp ứng theo yêu cầu của nghị định 141. Đặc biệt là năng lực tài
chính hiện nay của những ngân hàng ở nhóm ba được xem là rất yếu, cần phải nhanh
chóng nâng cao trong thời gian sắp tới để tăng khả năng cạnh tranh trong toàn hệ
thống NHTM Việt Nam.
- 32 -
Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel trong QTRR tại các NHTM VN
1.2. Năng lực hoạt động của hệ thống NHTM
1.2.1 Huy động vốn
Theo thống kê từ ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến cuối năm 2005, tăng trưởng
huy động vốn của toàn hệ thống tổ chức tín dụng đạt 26.86% thấp hơn so với tốc độ
tăng 33.20% của năm 2004. Trong đó huy động vốn bằng VND tăng 27.87%, thấp
hơn mức 33.73% năm 2004; huy động ngoại tệ tăng 24.50%, thấp hơn so với mức
tăng 31.96% năm 2004 (Hình 4 và 5)
Hình 4 Tăng trưởng huy động vốn từ năm 2000 – 2005
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN 2005
Hình 5 Huy động vốn từ nền kinh tế
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN 2005
- 33 -
Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel trong QTRR tại các NHTM VN
Mặc dù vậy, vốn huy động từ nền kinh tế vẫn liên tục tăng, trong đó tăng cho cả hai
trường hợp đối với phần vốn huy động bằng đồng Việt Nam và phần vốn huy động
bằng ngoại tệ. Theo thống kê, tính đến cuối năm 2005, phần vốn huy động được của
các tổ chức tín dụng lên đến 540 nghìn tỷ đồng (tương đương với 33.63 tỷ USD).
Trong đó huy động vốn bằng ngoại tệ chiếm khoảng 24.1%. (hình 5)
Các NHTM nhà nước tuy chỉ có 5 ngân hàng nhưng với ưu thế vốn có của mình về
mạng lưới chi nhánh rộng khắp, sự tin cậy của khác hàng cũng như sức mạnh tương
đối về vốn trong hoạt động đã thu hút một vốn huy động chiếm tỷ trọng hơn 70% thị
phần huy động vốn của cả hệ thống tổ chức tín dụng. Tỷ trọng này đối với khối
NHTM cổ phần trong năm 2005 chỉ là 17%, trong khi số lượng NHTM cổ phần hiện
nay đã lên đến 36 ngân hàng. Riêng đối với nhóm NHTM Liên Doanh và chi nhánh
NHNNg thì tỷ trọng huy động vốn so với toàn hệ thống là rất khiêm tốn: 7% đối với
chi nhánh NHNNg và gần 1% đối với NHTM Liên doanh.
Hình 6 Tỷ trọng huy động vốn từ nền kinh tế của từng nhóm TCTD
Nguồn: Báo cáo thườngniên NHNN 2005
So với các năm qua, tỷ trọng huy động vốn của các NHTM NN đang có chiều hướng
giảm xuống, từ mức khoảng 80% vào đầu những năm 2000s đến nay chỉ còn chiếm
khoảng gần 74%. Một trong những nguyên của sự giảm sút về thị phần chính là sự
vươn lên của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần. Các NHTM CP tạo được một
lợi thế cạnh tranh tương đối bằng cách nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa các
- 34 -
Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel trong QTRR tại các NHTM VN
loại hình sản phẩm dịch vụ, nâng cao tiềm lực tài chính và đặc biệt là tăng lãi suất huy
động vốn lên rất cao. Làn sóng tăng lãi suất để cạnh tranh trong huy động vốn đã tác
động rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng trong hệ thống NHTM Việt Nam.
(Bảng 13)
Bảng 13 Thị phần huy động vốn của các NHTM Việt Nam qua các năm (%)
2000 2001 2002 2003 2004 2005
NHTM Nhà nước 77,0 80,1 79,3 78,1 75,2 73,93
NHTM Cổ phần 11,3 9,2 10,1 11,2 13,2 16,72
Chi nhánh NHNNg 9,2 8,8 8,1 7,8 8,2 6,95
NHLD 1,1 1,2 1,3 1,5 1,5 0,97
Tổng cộng 98,6 99,3 98,8 98,6 98,1 98.57
Nguồn: Tổng hợp từ ngân hàng nhà nước Việt Nam & báo chí, internet
1.2.2 Hoạt động tín dụng và đầu tư
Hoạt động tín dụng trong thời gian qua của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
đã phát triển một cách tương đối. Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước thì tăng
trưởng tín dụng có xu hướng chậm lại trong năm 2005 sau 2 năm liên tục tăng trưởng
ở mức cao nhưng vẫn đáp ứng đủ nguồn vốn phục vụ cho tăng trưởng kinh tế.
Năm 2005 dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng tăng 31.04% so với năm 2004, thấp
hơn mức tăng 41.65% của năm 2004, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thay
đổi này là do hệ thống ngân hàng đã thực hiện các giải pháp đầu tư thận trọng, lựa
chọn các dự án khả thi, chú trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn
hệ thống. Ngoài ra, nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, xã hội cũng đã được hỗ trợ bởi
sự gia tăng khá mạnh của các luồng vốn từ nước ngoài như nguồn vốn ODA, FDI
cũng như các kênh vốn khác như từ Quỹ hỗ trợ phát triển.
Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2006 tăng 21.4% so với cuối năm 2005, tương
ứng với mức tăng của năm 2005, sát với mục tiêu đề ra từ đầu năm.
- 35 -
Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel trong QTRR tại các NHTM VN
Hình 7 Tín dụng đối với nền kinh tế
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN 2005
Bảng 14 Thị phần cho vay của hệ thống NHTM Việt Nam
2000 2001 2002 2003 2004 2005
NHTM Nhà nước 76.7 79.0 79.9 78.6 76.9 70.80
NHTM Cổ phần 9.2 9.3 9.5 10.8 11.6 14.76
Chi nhánh NHNNg 11.3 9.5 7.7 7.7 8.3 8.31
NHLD 1.0 1.0 1.1 1.2 1.2 1.17
Tổng cộng 98.2 98.8 97.2 98.3 97.9 94.1
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN
Tỷ trọng cho vay theo nhóm ngân hàng có những sự biến động tương đối so với năm
trước: Năm 2005 tỷ trọng cho vay của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước đã giảm
từ 76.9% năm 2004 xuống còn 70.80%, trong khi đó tỷ trọng cho vay của nhóm ngân
hàng thương mại cổ phần lại tăng lên 14.76% (tăng 3.1%). Như vậy có thể thấy một
sự canh tranh khá lớn giữa hai nhóm ngân hàng này trong việc dành thị phần cho vay
trong hệ thống. Đặc biệt là với những cải tiến về mặt kỹ thuật cũng như chất lượng và
giá cả phục vụ, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần sẽ còn tiếp tục tăng trưởng và
chiếm thị phần lớn hơn trong tổng thị phần cho vay của toàn hệ thống.
- 36 -
Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel trong QTRR tại các NHTM VN
1.3. Đánh giá các loại rủi ro
1.3.1 Rủi ro lãi suất
Hình 8 Lãi suất huy động vốn và cho vay của các TCTD năm 2005
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN 2005
Lãi suất VND và ngoại tệ năm trong 2005 có xu hướng tăng do những biến động tăng
lãi suất trên thị trường tiền tệ quốc tế cụ thể như lãi suất USD và VND trên thị trường
biến động tăng so với cuối năm 2004. Lãi suất huy động VND tăng khoảng 0.36 –
1.2%/năm, lãi suất cho vay VND tăng khoảng 0.36-0.96%/năm. Lãi suất huy động
USD phổ biến tăng khoảng 0.7-2.5%/năm trong khi lãi suất cho vay USD tăng khoảng
0.75%-2%/năm.
So với cuối năm 2005, năm 2006 lãi suất VND của các tổ chức tín dụng tăng nhẹ
khoảng 0.25%/năm. Diễn biến này phù hợp với cung - cầu vốn thị trường, diễn biến
kinh tế - tiền tệ trong nước và lãi suất thị trường quốc tế.
Đến thời điểm cuối năm 2006, lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam duy trì ở mức
8.25%/năm. Lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng tăng ở tất cả các kỳ hạn so
với năm 2005. Mặt bằng lãi suất VND của các TCTD tương đối ổn định, cá biệt có
một NHTM cổ phần tăng lãi suất huy động (0.24-0.48%/năm đối với VND và 0.35-
0.6%/năm đối với USD), một số NHTM khác thực hiện việc đa dạng hoá các sản
- 37 -
Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel trong QTRR tại các NHTM VN
phẩm tiền gửi, tạo điều kiện cho khách hàng có thể gửi tiền với nhiều kỳ hạn và rút
tiền linh hoạt hơn.
1.3.2 Rủi ro tỷ giá
Trong năm 2006, tỷ giá VND so với USD tăng dưới 1.5%, phù hợp với mục tiêu
khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư, cải thiện cán cân
thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước. Nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào, nên có
thời điểm tỷ giá bán ra của các NHTM ở dưới mức trần cho phép. Tỷ giá trên thị
trường tự do cũng biến động theo xu hướng của tỷ giá trên thị trường chính thức với
mức chênh lệch thấp (từ 3-20VND/USD), ngoại trừ việc tăng đột biến trong một vài
ngày đầu tháng 5/2006. Tính đến ngày 31/12/2006, tỷ giá bình quân trên thị trường
liên ngân hàng tăng 1.36% so với cuối năm 2005, trong khi tỷ giá bán ra của các ngân
hàng thương mại tăng 0.88%
Tỷ giá EUR/VND trên thị trường trong nước vẫn theo sát diễn biến của đồng EUR
trên thị trường quốc tế. Ngày 23/10, tỷ giá trên thị trường chính thức ở mức 20,163-
20,409đ/EUR, giảm 109 đồng so với cuối tháng 9/2006; tỷ giá trên thị trường tự do ở
mức 20,210-20,260đ/EUR, giảm 140 đồg so với cuối tháng 9/2006.
Cơ chế quản lý ngoại hối tiếp tục được hoàn thiện, tác động tích cực đến điều hành
tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước: Pháp lệnh Ngoại hối ra đời đã tạo cơ sở pháp lý hết
sức quan trọng cho công tác quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước trong điều
kiện hội nhập quốc tế.
1.3.3 Rủi ro tín dụng
Hiện nay, hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất
(khoảng trên 60%) trong danh mục tài sản có, do đó, song song với việc tăng trưởng
tín dụng, nhiệm vụ đặt ra đối với hệ thống ngân hàng là phải chú trọng hơn nữa đến
việc áp dụng và hoàn thiện các giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng. Hình 9 cho
thấy mối quan hệ tương đối giữa tốc độ tăng tổng dư nợ và tốc độ tăng tổng nợ khó
đòi qua các năm vừa qua.
- 38 -
Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel trong QTRR tại các NHTM VN
Hình 9 Hiệu quả cho vay của các NHTM NN Việt Nam
278,189
239,315
206,569
176,942
152,252
131,677
38,938 41,532 44,645
57,582
52,52848,380
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
300,000
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Năm
D
ư
n
ợ
, n
ợ
k
hó
đ
òi
(t
ỷ
VN
D
)
Tổng dư nợ Tổng nợ khó đòi
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước19
Hình 10 Tỷ trọng nợ khó đòi/dư nợ
Tỷ trọng Nợ khó đòi/Dư nợ
29.57%
27.28%
25.23% 23.42% 21.95%
20.70%
0.00%
5.00%
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
30.00%
35.00%
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Năm
Tỷ
tr
ọ
ng
Nợ khó đòi/Dư nợ
19 [20]
- 39 -
Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel trong QTRR tại các NHTM VN
Tỷ lệ nợ khó đòi trong tổng dư nợ của các NHTM Việt Nam đến cuối năm 2005 là
20.70% mặc dù đã giảm so với mức 21.95% năm 2004 nhưng còn ở mức cao so với
khu vực và trên thế giới (Hình 10). Công tác cung cấp, khai thác và sử dụng thông tin
tín dụng tại nhiều NHTM theo đánh giá sơ bộ vẫn còn chưa tương xứng với tốc độ
tăng trưởng về dư nợ tín dụng, còn có tình trạng một khách hàng vay vốn tại nhiều
NHTM nhưng không có sự kiểm tra, đánh giá về mức độ rủi ro. Việc phân tích, đánh
giá rủi ro khách hàng của một số ngân hàng còn nhiều bất cập, chưa hỗ trợ hiệu quả
cho việc ra quyết định cho vay và thu hồi nợ. Nguyên nhân của tình trạng này là do
công tác quản trị rủi ro tín dụng chưa được tiến hành một cách quy mô, rủi ro tín dụng
chưa được xác định, đo lường, đánh giá và kiểm soát một cách chặt chẽ, chưa phù hợp
với thông lệ quốc tế và yêu cầu hội nhập.
Nhằm thực hiện mục tiêu kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng để góp phần kiềm chế
lạm phát, bảo đảm an toàn, hiệu quả trong hoạt động tín dụng, năm 2006 Ngân hàng
Nhà nước đã tăng cường chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung vào việc nâng cao chất
lượng tín dụng, kiểm soát tăng trưởng tài sản có rủi ro; tăng cường các biện pháp
phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh, nhất là việc cho vay đối với
các nhu cầu vốn để kinh doanh bất động sản, đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán
Cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng tiếp tục được bổ sung,
hoàn thiện theo hướng phù hợp hơn, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân
hàng và khách hàng, như sửa đổi Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của
tổ chức tín dụng đối với khách hàng; sửa đổi Quy chế huy động tiền gửi tiết kiệm,
Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng đối
với khách hàng; Quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất; Quy chế mua bán nợ
của các tổ chức tín dụng…
Đối với các NHTM nhà nước: Năm 2006, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo xử lý dứt
điểm các khoản nợ xấu từ 31/12/2000 trở về trước theo Quyết định 149/2001/QĐ-
TTg; thực hiện kiên quyết các giải pháp nhằm ngăn ngừa nợ xấu mới phát sinh; chỉ
đạo các ngân hàng nghiên cứu, xây dựng và áp dụng các mô thức quản trị ngân hàng
hiện đại như: Xây dựng chiến lược kinh doanh, Sổ tay tín dụng, Hoàn thiện hệ thống
- 40 -
Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel trong QTRR tại các NHTM VN
kiểm tra, kiểm soát nội bộ, Quản lý tài sản Nợ -Có, quản lý rủi ro; thực hiện việc kiểm
toán theo chuẩn mực quốc tế. Cùng với việc chỉ đạo xử lý nợ tồn đọng, Ngân hàng
Nhà nước đã phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và trình
Chính phủ phương án tăng cường năng lực tài chính đối với các NHTM nhà nước.
1.4. Chỉ tiêu về lợi nhuận
Hoạt động ngân hàng trong thời gian qua đánh dấu rất nhiều sự khởi sắc, một trong
những điểm đáng lưu ý đó chính là mức lợi nhuận đạt được của toàn hệ thống NHTM.
Bảng 15 Tình hình hoạt động của NHTM Việt Nam
NHTM NN NHTM CP
NHTM NNg
và NHLD Chỉ tiêu
2004 2005 2004 2005 2004 2005
Vốn điều lệ 20,438 21,833 7,101 9,758 8,271 8,478
Tổng TS Có 556,478 586,948 101,472 135,247 79,379 95,433
Vốn huy động & đi vay 425,816 497,707 86,502 115,078 64,155 73,727
Tổng dư nợ 364,137 404,852 56,133 74,061 44,551 55,698
Lợi nhuận 3,111 6,727 1,267 1,589 843 1,066
Nguồn: Tổng hợp từ ngân hàng nhà nước Việt Nam & báo chí20, internet
Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu theo tính toán từ báo cáo thường niên của một số
ngân hàng thương mại được mô tả trong hình 11. Theo đó có thể thấy nhóm các ngân
hàng thương mại cổ phần có tỷ suất sinh lợi rất cao so với các ngân hàng thương mại
nhà nước. Trong khi tỷ lệ này tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng Đầu
tư & PTVN và ngân hàng Công thương Việt Nam là xấp xỉ 10% thì ngân hàng Á
Châu, Sài Gòn thương tín, Sài Gòn công thương đạt mức gần 30%. Gấp 2-3 lần so với
các ngân hàng thương mại nhà nước.
Đặc biệt trong năm 2006 các ngân hàng thương mại đạt mức sinh lời rất cao với tỷ lệ
lãi ròng trên vốn tự có bình quân từ 17% đến 18%. Một số ngân hàng thương mại cổ
20 [15], [21]
- 41 -
Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel trong QTRR tại các NHTM VN
phần đạt trên mức 30%. Các ngân hàng dẫn đầu về mức lợi nhuận có thể kể đến đó là
ngân hàng TMCP Á Châu với mức lãi dự kiến năm 2006 sẽ đạt ít nhất 600 tỷ đồng, kế
đến là ngân hàng TMCP Sài Gòn T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 460751.pdf