Luận văn Ứng dụng access và visual basic.net để xây dựng và quản lí hệ thống bài học, bài tập hóa học phần hidrocabon

Tài liệu Luận văn Ứng dụng access và visual basic.net để xây dựng và quản lí hệ thống bài học, bài tập hóa học phần hidrocabon: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Trần Thủy Tiên ỨNG DỤNG ACCESS VÀ VISUAL BASIC.NET ĐỂ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÍ HỆ THỐNG BÀI HỌC, BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN HIDROCABON Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Hóa học Mã số: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ TRỌNG TÍN Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CẢM ƠN Khi cầm trên tay cuốn luận văn này, em không khỏi bồi hồi xúc động nghĩ lại cả một chặng đường dài đã trải qua. Một chặng đường đầy khó khăn và thử thách. Ngoài những nỗ lực của bản thân, em luôn nhận được sự ủng hộ tích cực về mặt tinh thần cũng như vật chất từ gia đình, sự giúp đỡ tận tâm và nhiệt tình của thầy cô và bạn bè . Chính vì lẽ đó, em mới đạt được kết quả như ngày hôm nay. Người đầu tiên em muốn gởi lời cảm ơn đặc biệt đến Thầy Lê Trọng Tín, người Thầy luôn là tấm gương sáng ngời, đã luôn nhiệt tâm, chỉ bảo cho em tận tình trong suốt quá trình thực hiện và h...

pdf120 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Ứng dụng access và visual basic.net để xây dựng và quản lí hệ thống bài học, bài tập hóa học phần hidrocabon, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Trần Thủy Tiên ỨNG DỤNG ACCESS VÀ VISUAL BASIC.NET ĐỂ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÍ HỆ THỐNG BÀI HỌC, BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN HIDROCABON Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Hóa học Mã số: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ TRỌNG TÍN Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CẢM ƠN Khi cầm trên tay cuốn luận văn này, em không khỏi bồi hồi xúc động nghĩ lại cả một chặng đường dài đã trải qua. Một chặng đường đầy khó khăn và thử thách. Ngoài những nỗ lực của bản thân, em luôn nhận được sự ủng hộ tích cực về mặt tinh thần cũng như vật chất từ gia đình, sự giúp đỡ tận tâm và nhiệt tình của thầy cô và bạn bè . Chính vì lẽ đó, em mới đạt được kết quả như ngày hôm nay. Người đầu tiên em muốn gởi lời cảm ơn đặc biệt đến Thầy Lê Trọng Tín, người Thầy luôn là tấm gương sáng ngời, đã luôn nhiệt tâm, chỉ bảo cho em tận tình trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Hóa, nhất là Thầy Trịnh Văn Biều đã luôn ủng hộ, góp ý về cách thức trình bày và giúp chúng em rất nhiều trong suốt một quá trình rèn luyện. Em cũng xin gởi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, cổ vũ cho em trong suốt những ngày tháng qua. Có lẽ còn nhiều và thật nhiều điều em muốn gởi tới mọi người nhưng em tin món quà có ý nghĩa nhất mà em dành cho những ân nhân của em đó là sự thành công của em ngày hôm nay. Em mong rằng sẽ nhận được những lời góp ý chân thành từ quý Thầy cô, đồng nghiệp và các em học sinh giúp em giảng dạy ngày càng tốt hơn. Xin hãy nhận ở em lòng tri ân sâu sắc. Tp Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 8 năm 2009 Nguyễn Trần Thủy Tiên DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNTT : công nghệ thông tin GV : giáo viên HS : học sinh VB.Net : Visual Basic.Net ICT : information and communication technology – Công nghệ thông tin và truyền thông PP : phương pháp PPDH : phương pháp dạy học PPDHHĐ : phương pháp dạy học hiện đại SGK : sách giáo khoa THPT : trung học phổ thông HTBHBT : hệ thống bài học, bài tập CTCT : công thức cấu tạo CTPT : công thức phân tử TNSP : thực nghiệm sư phạm Tbl : Table (bảng) Frm : form (giao diện) MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhằm đổi mới PPDH đồng thời để nâng cao chất lượng giáo dục trong trường THPT: - Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy. - Tạo hứng thú cho HS nhằm phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động tìm ra nguồn tri thức cho bản thân. - Tạo tiền đề vững chắc cho HS trong việc học tập môn hóa hữu cơ làm bàn đạp vững chắc cho khối kiến thức hữu cơ quan trọng mà HS tiếp nhận sau khi học phần hidrocacbon. Chúng tôi đã chọn đề tài “ỨNG DỤNG ACCESS VÀ VISUAL BASIC.NET ĐỂ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG BÀI HỌC, BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN HIDROCABON”. Với hình thức này, trên thị trường vẫn có những phần mềm hỗ trợ tự học và kiểm tra đánh giá. Riêng bộ môn hóa học, có lẽ sự đa dạng của các phần mềm dạy học còn phong phú hơn bất kỳ lĩnh vực nào. Từ các phần mềm với các phiên bản khác nhau về bảng tuần hoàn, đến những phần mềm trò chơi hóa học, thí nghiệm hóa học, bài tập hóa học…Trên thị trường Việt Nam hiện nay vẫn thấy sự xuất hiện các sản phẩm dạy học của nhóm phát triển tin học học đường. Hay trong các công trình nghiên cứu luận văn, luận án có nhiều tác giả đã cũng ứng dụng ICT để xây dựng nên những phần mềm dạy học như “Thiết kế trang web giáo dục môi trường qua môn hóa học ở trường THPT (Cao Duy Chí Trung) hay “Thiết kế SGK điện tử lớp 10 nâng cao chương nhóm Halogen (Nguyễn Thị Thu Hà)… Hoặc những đề tài xây dựng bài tập hóa học như “Bài tập hóa học rèn luyện trí thông minh cho học sinh THPT” (Lê Văn Dũng) hay đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập về các phản ứng hóa học dạy học dùng để bồi dưỡng học sinh giỏi và dạy lớp chuyên hóa” (Bùi Mạnh Tài)…Còn ở thị trường ngoài nước, chúng tôi cũng chưa tìm thấy tài liệu nào nghiên cứu, chưa thống kê về lượng phần mềm, chương trình dạy học hóa học kết hợp hai mặt mạnh của chương trình quản lý Access và ngôn ngữ VB.Net. Chính vì thế, chúng tôi đã bắt tay vào việc nghiên cứu lĩnh vực này để tạo nên HTBHBT phần hidrocacbon với hi vọng đáp ứng được nguyện vọng của các em học sinh. 2. Mục đích của đề tài Xây dựng và quản lý HTBHBT hóa học phần hidrocacbon dựa vào phần mềm quản lý Access và ngôn ngữ lập trình Visual Basic.Net nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hóa học ở trường THPT. 3. Nhiệm vụ đề tài  Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài: về quá trình dạy học, xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện đại, quá trình tự học, tính hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện dạy học.  Tập hợp, phân loại, giải mẫu, hệ thống hóa các nội dung lý thuyết và bài tập phần hidrocacbon.  Nghiên cứu phần mềm quản lý Microsoft Access 2007 để lưu trữ HTBHBT trên.  Nghiên cứu ngôn ngữ VB.Net lập trình một số lệnh, chủ động truy xuất HTBHBT theo yêu cầu của người sử dụng.  Tiến hành cho thực nghiệm sư phạm để kiểm định tính hiệu quả của đề tài nghiên cứu, rút ra những kinh nghiệm để HTBHBT hoàn thiện hơn, phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề tài thành công, được áp dụng rộng rãi, nó sẽ trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ quá trình dạy và học của GV và HS, giúp GV chủ động sử dụng các PPDHHĐ tiết kiệm được thời gian hướng dẫn HS cách tự học, đồng thời giúp HS có thể tự giác nghiên cứu các trọng tâm của bài học trước khi đến lớp, tích cực luyện tập, rèn luyện thông thạo kỹ năng giải các dạng bài tập 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu o Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy Hóa học ở trường THPT Việt Nam. o Đối tượng nghiên cứu Việc xây dựng, quản lý, sử dụng HTBHBT phần hidrocacbon lớp 11 chương trình chuẩn, hai phần mềm ứng dụng Microsoft Access và VB. Net. 6. Phạm vi nghiên cứu  Nội dung: phần hidrocacbon thuộc lớp 11 chương trình chu cơ bản.  Địa bàn nghiên cứu:  Trường THPT Trần Đại Nghĩa, quận 1, tp Hồ Chí Minh.  Trường THPT Nguyễn Trãi, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.  Trường Dân lập Hồng Hà, quận Phú Nhuận, tp. Hồ Chí Minh.  Trường THPT Phú Nhuận, quận Phú Nhuận, tp. Hồ Chí Minh. 7. Phương pháp nghiên cứu o Phương pháp nghiên cứu lí luận  Nghiên cứu cơ sở lý luận về xu hướng đổi mới PPDH Hóa học, việc tự học.  Nghiên cứu PPDHHĐ, phương tiện trực quan, các phương pháp giải bài tập. o Phương pháp nghiên cứu thực tiễn  Điều tra thực trạng công tác dạy học Hóa học ở trường THPT hiện nay, thực trạng sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học đặc biệt là việc sử dụng ICT trong dạy học Hóa học ở Việt Nam.  Phương pháp chuyên gia đánh giá nội dung và tính hiệu quả của HTBHBT. o Thực nghiệm sư phạm Đánh giá chất lượng HTBHBT thông qua việc đưa vào sử dụng. o Phương pháp toán học thống kê Xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm thu được bằng phần mềm Excel. 8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu  Luận văn giúp HS có một HTBHBT khoa học, kích thích tinh thần tự giác học tập, niềm say mê với bộ môn hóa học.  Tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong việc áp dụng các PPDHHĐ.  Giúp GV có thể tham khảo một số kiến thức về lập trình, tự tạo ra sản phẩm giáo dục theo mục đích của chính bản thân. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Đổi mới phương pháp dạy học 1.1.1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học [9], [19] Dựa vào các tài liệu khoa học và các kết quả điều tra thực tiễn trong những năm gần đây, nhiều tác giả đã cho thấy toàn cảnh của việc đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta và trên thế giới. Bản chất của việc đổi mới PPDH là tổ chức cho người học được học tập trong hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo, trong đó việc xây dựng phong cách học tập sáng tạo là cốt lõi của đổi mới phương pháp giáo dục nói chung và PPDH nói riêng. Định hướng trên đây về đổi mới PPDH là dựa trên cơ sở của những nghiên cứu tâm lí về khả năng lưu giữ thông tin của học sinh. Khả năng lưu giữ thông tin bằng đọc chỉ đạt 5%, bằng nghe chỉ đạt 15%, bằng nhìn đạt được 20%, vừa nghe, vừa nhìn 25%, bằng thảo luận đạt được 55%, thu nhận kinh nghiệm bằng hành động đạt được 75%, khi dạy lại cho người khác có thể đạt tới 90%. Hơn nữa, chúng ta đạng đứng trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI, thế giới đang xảy ra sự bừng nổ tri thức khoa học và công nghệ_một xã hội "dựa vào trí thức", dựa vào tư duy sáng tạo, tài năng sáng chế của con người quyết định sự thịnh vượng về mặt kinh tế của một đất nước. Điều đó đòi hỏi chúng ta không những phải học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển, mà còn đòi hỏi áp dụng những kinh nghiệm đó một cách sáng tạo, tìm ra con đường phát triển riêng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Cụ thể trong các chỉ thị của Đảng, của Bộ Chính trị những năm gần đây, phương hướng hoàn thiện PPDH hiện có như sau: + Hoàn thiện chất lượng các PPDH hiện có và sử dụng tổng hợp các PPDH: - Tổ chức cho người học được học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo. - PPDH Hoá học phải thể hiện được phương pháp nhận thức khoa học đặc trưng của bộ môn Hoá học là thực nghiệm Hoá học, cần tăng cường sử dụng thí nghiệm và các phương tiện trực quan, có biện pháp hình thành từng bước năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo từ thấp đến cao, làm cho học sinh trở thành chủ thể hoạt động tích cực, sáng tạo, năng động thích ứng với thực tiễn... - Tăng cường năng lực vận dụng tri thức đã học vào cuộc sống và sản xuất luôn đổi mới. - Đổi mới hoạt động học tập của học sinh và tăng thời gian dành cho học sinh hoạt động trong giờ học. - Từng bước đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá nhằm đánh giá cao. - Sử dụng phối hợp các PPDH, khai thác và tận dụng mặt tốt của mỗi phương pháp dạy học. + Theo hướng sáng tạo ra các PPDH mới, cần thực hiện: - Liên kết nhiều PPDH riêng rẽ thành những PPDH phức hợp có hiệu quả cao hơn. - Liên kết PPDH riêng lẽ thành các PPDH phức hợp kết với các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại (như phương tiện nghe nhìn, máy chiếu, bản trong, băng đĩa hình, máy vi tính…) đảm bảo thu và xử lí các tín hiệu ngược bên ngoài kịp thời chính xác. - Chuyển hoá PP khoa học thành PPDH đặc thù của môn học như thực nghiệm Hoá học, tập dượt nghiên cứu khoa học (phương pháp dự án), phương pháp grap dạy học… 1.1.2. Vai trò của CNTT trong công cuộc đổi mới PPDH [8] Có thể nói, sự ra đời của CNTT trong thời gian qua đã tạo ra những nền tảng cơ bản cho phép con người thay đổi phương thức tổ chức, chọn lọc những thông tin cần thiết và xử lý nhanh thông tin để biến thành tri thức trên phạm vi rộng lớn toàn cầu. Ngày nay, ICT đang tạo ra những thay đổi mang mầm mống một cuộc cách mạng giáo dục thật sự, mà theo đó những cơ cấu cứng nhắc mang tính truyền thống về mối quan hệ “không gian-thời gian-trật tự thang bậc” sẽ bị phá vỡ. Theo đó, yếu tố thời gian sẽ không còn ràng buộc chặt chẽ, xuất hiện khả năng giáo dục không đồng bộ, còn yếu tố không gian không còn ràng buộc quá nhiều, sinh viên không cần đến trường đại học bởi sự xuất hiện các lớp học ảo, làm chuyển đổi mối quan hệ giữa thầy và trò từ chiều dọc sang chiều ngang, tạo động lực cho giáo dục phát triển và hoàn thiện. 1.1.3. Các PPDH tích cực [8], [9] Phương pháp là một phạm trù rất quan trọng, có tính chất quyết định đối với mọi hoạt động. Dạy học là một hoạt động rất phức tạp, do đó phương pháp dạy học rất phức tạp và đa dạng. Về mặt triết học, phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định. Hay phương pháp là hình thức của sự tự vận động bên trong của nội dung. Phương pháp dạy học là cách thức, con đường hoạt động của thầy và trò dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát triển năng lực nhận thức, hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan chủ nghĩa xã hội. Các PPDH phức hợp là sự phối hợp của một số phương pháp và phương tiện dạy học, trong đó một yếu tố giữ vai trò nòng cốt trung tâm, liên kết các yếu tố khác còn lại thành một hệ thống nhất về phương pháp, nhằm tạo ra hiệu ứng tích hợp và cộng hưởng về phương pháp của toàn hệ, nâng cao chất lượng lĩnh hội lên nhiều lần. Có rất nhiều PPDH hóa học, và chẳng có một PPDH nào tuyệt đối hiệu quả. Điều quan trọng nhất là người giáo viên phải biết kết hợp thống nhất hai chức năng_truyền đạt và chỉ đạo bằng chính logic của bài giảng, còn người học sinh phải vừa tiếp thu điều giáo viên vừa giảng, vừa tự điều chỉnh, chỉ đạo việc học của bản thân. Các PPDH hiệu quả là cách thức giáo viên nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình học tập. Nó có tác dụng dạy cho học sinh phương pháp học, phương pháp nhận thức, phương pháp làm việc khoa học sáng tạo, phát triển trí tuệ của học sinh. Sau đây là một vài PPDH áp dụng trong bài giảng hóa học. 1.1.3.1. Áp dụng dạy học đặt và giải quyết vấn đề Dạy học giải quyết vấn đề không phải là một phương pháp dạy học mà là tập hợp nhiều phương pháp dạy học liên kết chặt chẽ với nhau, trong đó phương pháp xây dựng tình huống có vấn đề giữ vai trò trung tâm, gắn bó với các phương pháp khác trong tập hợp, có khả năng thâm nhập vào hầu hết các PPDH khác và làm cho chúng trở nên tích cực hơn. Dạy học đặt và giải quyết vấn đề sẽ góp phần nâng cao tính tích cực tư duy của học sinh, gắn liền hai mặt kiến thức và tư duy, đồng thời hình thành ở học sinh nhân cách có khả năng sáng tạo thực sự, góp phần rèn luyện trí thông minh cho học sinh. Bản chất của dạy học nêu vấn đề là giáo viên đặt ra cho HS những tình huống có vấn đề, các tình huống chứa mâu thuẫn, HS tiếp nhận những mâu thuẫn đó bằng cách tự giải quyết mâu thuẫn dưới sự chỉ đạo của giáo viên giúp các em tự giác, tích cực tìm ra cách giải và kiến thức cho bản thân. Để xây dựng tình huống có vấn đề, giáo viên có thể tiến hành theo 3 bước sau: - Tạo ra tình huống có vấn đề khi kiến thức học sinh đã có không phù hợp với đòi hỏi của nhiệm vụ học tập hoặc với thực. - Tạo tình huống có vấn đề khi học sinh lựa chọn một con đường duy nhất bảo đảm giải quyết được nhiệm vụ đề ra trong con đường có thể có tạo ra tình huống phải lựa chọn. - Tạo tình huống có vấn đề khi học sinh tìm đường ứng dụng kiến thức trong học tập, trong thực tiễn hoặc tìm câu hỏi cho câu hỏi “tại sao?” 1.1.3.2. Dạy học chương trình hóa Dạy học chương trình hóa là một kiểu dạy học mà nội dung dạy học được xếp theo một chương trình trên cơ sở của nguyên tắc điều khiển hoạt động nhận thức, có tính toán đến đầy đủ khả năng tiếp thu tốt nhất của học sinh. Dạy học chương trình hóa là sự dạy học được thực hiện dưới sự chỉ đạo sư phạm của một chương trình dạy mà trong đó những chức năng của hệ dạy được khách quan hóa và sự hoạt động của hệ học được chương trình hóa và được soạn thành một algorit dạy nhằm xác định sự hoạt động của từng học sinh riêng lẽ. Dạy học chương trình hóa mang tính khách quan hóa cao, có sự điều khiển của giáo viên, có sự liên hệ nghịch và sự cá thể hóa trong dạy học. Đặc điểm của dạy học chương trình hóa là: + Sự khách quan hóa. + Sự điều khiển (quá trình lĩnh hội của từng HS diễn ra đúng theo algorit). + Liên hệ nghịch (mỗi động tác cơ bản đều có ghi lời đánh giá, HS tự kiểm tra xem mình làm đúng hay sai). + Sự cá thể hóa việc dạy (chương trình dạy được biên soạn sao cho phù hợp với sức học của từng cá nhân HS, giúp cho HS rèn luyện cách học, đồng thời cho phép tận dụng những tiến bộ của kĩ thuật hiện đại). Dù dạy học chương trình hóa có những ưu thế về một số mặt so với dạy học cổ truyền, trong hình thức dạy học mới mẻ và đầy triển vọng này, người giáo viên vẫn giữ vai trò chủ đạo không thể phủ nhận được. Chương trình dạy và các phương tiện kĩ thuật dạy học chỉ làm giảm nhẹ lao động sư phạm của người giáo viên, nâng cao hiệu suất dạy học chứ quyết không thể thay thế được giáo viên. 1.1.3.3. Phương pháp algorit dạy học Algorit thường được hiểu là bản ghi chính xác tường minh tập hợp những thao tác sơ đẳng, đơn trị theo một trình tự nhất định để giải quyết bất cứ vấn đề nào thuộc cùng một kiểu hay loại. Có hai kiểu algorit; algorit nhận biết (thuộc kiểu phán đoán x thuộc tập hợp A) và algorit biến đổi (các kiểu không thuộc algorit nhận biết). Ba khái niệm cơ bản của tiếp cận algorit đó là sự mô tả algorit, bản ghi algorit và quá trình algorit của hoạt động. Vì thế, khi dạy học sinh giải toán theo algorit ta phải thực hiện theo 3 bước phản ánh nội dung ba khái niệm cơ bản của tiếp cận hiện đại: - Mô hình hóa hay mô tả cấu trúc logic của hoạt động bằng phương pháp grap (grap hóa cấu trúc của hoạt động). - Chốt lại quy trình các thao tác của hoạt động bằng cách lập bản ghi algorit, dưới dạng thành văn bản hay sơ đồ blog. - Giúp học sinh triển khai quá trình hoạt động dựa theo algorit. Như vậy, một học sinh một khi đã có kỹ năng sử dụng algorit để giải quyết những bài toán cụ thể, các em sẽ có thói quen tư duy và hành động theo algorit. Trong thực tế giảng dạy, khi sử dụng phương pháp algorit thường được dùng để giải các bài tập định tính và các bài tập hóa học thường được kết hợp với phương pháp grap theo bốn bước tìm hiểu điều kiện bài toán, lập kế hoạch giải bài toán, thực hiện việc giải, kiểm tra sự đúng đắn của việc giải. 1.1.3.4. Phương pháp grap dạy học Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang đã cùng các cộng tác viên khai triển nghiên cứu vận dụng lí thuyết grap toán học chuyển hóa thành phương pháp dạy học hóa học thông qua xử lí sư phạm vào năm 1970. Dạy học là một hoạt động rất phức tạp, giúp giáo viên quy hoạch quá trình dạy học trong toàn bộ quá trình dần tiến đến công nghệ hóa một cách hiện đại quá trình dạy học. Grap nội dung dạy học là sơ đồ phản ánh trực quan tập hợp những kiến thức chốt (cơ bản, cần và đủ) của một nội dung dạy học và cả logic phát triển bên trong của nó.Trong các grap nội dung dạy học hóa học, grap của bài học là dạng quan trọng nhất. (giống như hình thức của sơ đồ tư duy). Muốn xây dựng được grap nội dung dạy học, giáo viên dựa trên nguyên tắc cơ bản là dựa vào nội dung dạy học (khái niệm, học thuyết, định luật, bài học,…) chọn những kiến thức chốt (kiến thức cơ bản cần và đủ) đặt chúng vào đỉnh của grap, đỉnh diễn tả kiến thức chốt, các cung diễn tả mối liên hệ dẫn xuất giữa các kiến thức chốt, cho thấy logic phát triển nội dung. 1.1.3.5. Phương pháp dạy học hợp tác Dạy học hợp tác là một trong những mảng nghiên cứu thành công và nhất quán nhất trong lĩnh vực giáo dục. Ngoài những kết quả khả quan về kết quả học tập, mức độ nhận thức, kỹ năng suy luận …, các nghiên cứu của dạy học hợp tác còn đem lại cho học sinh những kĩ năng giao tiếp hiện đại đa văn hóa, mở ra một phương hướng áp dụng mới để giải quyết xung đột đa sắc tộc, đa văn hóa, đặc biệt là tại các nước có số dân nhập cư cao. Dạy học hợp tác có hai trường phái chính là trường phái cấu trúc (Aronson, Slavin gắn liền với ba cấu trúc nổi tiếng STAD, TGT và Jigsaw II và Kagan) và trường phái nguyên tắc. 1.2. “Học cách học” và “Dạy cách học” [24], [25], [26] 1.2.1. Học cách học 1.2.1.1. Khái niệm Có nhiều quan niệm học khác nhau. Theo nhà triết học người Đức Kant nói “ Cách học tốt nhất để hiểu là làm” hay Mạnh Tử (372-287 TCN) thì “ Người học phải tự suy nghĩ chứ không phải cứ nhắm mắt theo sách”. Nói chung, cách học là cách tác động của người học đến đối tượng học. Học cách học, học phương pháp học chính là học cách tự học, học cách tư duy. Tự học là một hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống kiến thức và kỹ năng do chính bản thân người học tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình sách giáo khoa đã quy định. Tự học có quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học nhưng nó có tính độc lập cao và mang đậm nét sắc thái cá nhân, đánh giá sự tự giác, tính tích cực và độc lập cao của từng cá nhân đó. Vì như chúng ta đã biết, học là quá trình tiếp thu và xử lý thông tin bằng các hành động trí tuệ và chân tay dựa trên vốn sinh học và vốn đạt được của cá nhân để từ đó có tri thức, kỹ năng và thái độ mới, nhân cách mới. Mỗi thời đại có mỗi cách học khác nhau tùy thuộc vào tính chất của xã hội. Nếu như thời đại tiền công nghiệp nặng về trí nhớ, giáo điều, học thuộc lòng, tái hiện thì thời đại công nghiệp nặng về thực hành, ứng dụng theo khuôn mẫu học thụ động, còn thời đại hậu công nghiệp nặng về nghiên cứu, ứng dụng triển khai sáng tạo, học cách học, học cách tư duy. Thực tế, trong nhà trường ngày nay việc rèn luyện tư duy còn rất mờ nhạt so với việc truyền thụ kiến thức, không đem lại kết quả đếm được như học kiến thức, mà chỉ được đánh giá qua một quá trình tích lũy lâu dài, thậm chí cả một đời người. 1.2.1.2. Phân loại * Theo thái độ học có mô hình học thụ động và mô hình học chủ động. * Theo hoạt động học có tác động trực tiếp, tác động qua thông tin phản hồi và tác động qua hợp tác, tự thể hiện mình. 1.2.1.3. Các phương pháp học hiệu quả Có rất nhiều phương pháp học hiệu quả tùy theo điều kiện và cách thức của bản thân tác động đến việc tự học của mình nhưng nói chung, học sinh phải rèn luyện cho mình những phương pháp sau: + Học cách thu thập thông tin (nghe giảng, ghi bài, học bài, đọc sách và cách làm thí nghiệm, thực nghiệm). + Học cách xử lý thông tin. + Học cách ghi nhớ. + Học cách vận dụng kiến thức. + Học cách lập kế hoạch học tập. Hay theo giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn, học có sáu mọi: mọi lúc, mọi nơi, mọi người, mọi hoàn cảnh, mọi cách, mọi nội dung. Tóm lại, cách học có hiệu quả có thể được tóm tắt ở bốn chữ Học- Hỏi- Hiểu- Hành. Trong quá trình học, đặc biệt là tự học, tự nghiên cứu tài liệu, tiếp thu sự giảng dạy của thầy, để đảm bảo được mục đích tối thiểu phải đạt là hiểu thì khâu hỏi là cực kì quan trọng theo sơ đồ HỎI Tự hỏi- Tự đáp- Tự đánh giá Chủ động (*) Thụ động Hiểu Hiểu Hiểu Hành Hành Hành Hình 1.1. Sơ đồ cách học hiệu quả 1.2.2. Dạy cách học 1.2.2.1. Khái niệm Vài thập kỉ gần đây, trong lĩnh vực giáo dục, quan niệm về dạy và học thường xuyên thay đổi liên tục. Sự thay đổi về quan niệm dạy thường gằn liền và đi đôi với quan niệm về việc học, hay có thể nói chính quan niệm học là lí do tồn tại quan niệm dạy. Ngày nay, quan niệm dạy học không còn theo kiểu truyền thống xưa cũ, thầy truyền đạt, trò tiếp thu theo hướng một chiều, mà hoạt động dạy và học trở nên đa phương, đa chiều. Việc dạy ngoài việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, người giáo viên còn phải dạy cho các em các thao tác tư duy sau: + dạy cách quan sát và so sánh. + phân tích và tổng hợp. + quy nạp và suy diễn. + suy luận tương tự. + phát hiện và giải quyết vấn đề. + dạy óc thông minh. Chính các thao tác đó giúp các em độc lập suy nghĩ, tư duy sáng tạo, hỗ trợ các em trong việc tự học, biết cách vận dụng kiến thức phục vụ cho đời sống. Hơn thế nữa, dạy chính là hoạt động nhằm thay đổi quan niệm và sự hiểu biết của các em về thế giới. Vì thế, việc “học hiệu quả” của học sinh chính là thước đo việc “dạy hiệu quả” của giáo viên. 1.2.2.2. Mô hình dạy cách tự học Đây là mô hình học sinh tự mình tìm ra kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trong đó diễn ra các cuộc đối thoại giữa trò – trò, trò – thầy, hợp tác với bạn và thầy, do thầy điều khiển cho đúng hướng. Với mô hình này, học sinh không những học cách học, học cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề, học cách cùng sống với nhau, mà còn biết tự đánh giá, tự điều chỉnh, cung cấp mối liên hệ ngược giúp giáo viên đánh giá, có tác dụng khuyến khích tự học. Trong khi đó, giáo viên cũng đóng vai trò là người học, chuyên gia của việc học, dạy cách học cho học sinh tự học chữ, tự học nghề và tự học cách làm người. Bởi thế nên người xưa đã từng nói “Thầy không giỏi chỉ biết truyền thụ chân lí, thầy giỏi biết cách dạy người ta tìm ra chân lí” hay như Gibbon “Mỗi người đều phải nhận hai thứ giáo dục, một thứ do người khác truyền cho, một thứ quan trọng hơn do chính mình tạo lấy” nghĩa là thầy giỏi phải biết biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Ngày nay, chúng ta cần cải tiến việc dạy bằng cách nghiên cứu việc học của học sinh. Trên cơ sở học sinh cần hiểu đúng về kiến thức, nhận biết và phân biệt các hiện tượng liên quan, giáo viên phải dạy cho học sinh học đúng cách, nghĩa là làm thay đổi cách hiểu của học sinh, giúp học sinh tự học được. Để dạy tốt, giáo viên thường xuyên học “cách hiểu” của học sinh để điều chỉnh cách dạy cho phù hợp và học cách cải tiến thành công việc dạy của chính giáo viên. 1.2.2.3. Các nguyên tắc của việc dạy học có hiệu quả - Gây hứng thú học cho người học và giảng giải hiệu quả. - Có ý thức tôn trọng người học và việc học của người họ. - Có sự đánh giá và sự phản hồi phù hợp với người học. - Chỉ ra mục tiêu rõ ràng và những thách thức trí tuệ. - Chỉ rõ cho người học cần tự học với ý thức rõ ràng để đảm bảo tính tự độc lập, yêu cầu tự kiểm tra và sự cam kết tích cực của việc học. - Giáo viên cần học những người học. 1.3. Hệ thống bài học, bài tập hóa học 1.3.1. Bài lên lớp hóa học [9] 1.3.1.1. Khái niệm Bài lên lớp là hình thức dạy học cơ bản chính yếu ở trường phổ thông. Nó là một quá trình dạy học sơ đẳng, trọn vẹn. Bài lên lớp có thời lượng xác định, sĩ số giới hạn, tập hợp thành lớp những học sinh cùng độ tuổi, cùng trình độ học lực trung bình. Ở đây, dưới sự điều khiến sư phạm của giáo viên, học sinh trực tiếp lĩnh hội một đoạn trọn vẹn nội dung trí dục của môn học. Hình 1.2. Mối quan hệ của các thành tố trong bài lên lớp. 1.3.1.2. Các kiểu bài lên lớp - Bài nghiên cứu tài liệu mới. - Bài hoàn thiện và vận dụng kiến thức. - Bài khái quát và hệ thống hóa kiến thức. - Bài kiểm tra, đánh giá kiến thức. 1.3.1.3. Cấu trúc bài lên lớp Về mặt lí luận dạy học, cấu trúc bài lên lớp là sự phân chia tiết học thành những đoạn, những bước tiếp nối nhau, gắn bó thành một chỉnh thể. Trong thực tiễn dạy học, cấu trúc bài lên lớp như sau: - Ổn định tố chức lớp học. - Kiểm tra bài cũ. - Nêu vấn đề cần nghiên cứu và chuẩn bị tiếp thu kiến thức. - Lĩnh hội kiến thức, kĩ năng. - Kiểm tra sơ bộ kiến thức, kĩ năng mới. - Khái quát, hệ thống hóa kiến thức. - Vận dụng kiến thức mới có sự kiểm tra, tự kiểm tra. - Tổng kết bài học. - Hướng dẫn học ở nhà. 1.3.1.4. Một số biện pháp nâng cao chất lượng bài lên lớp - Phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy và hoạt động học trong bài lên lớp hóa học trên cơ sở lí thuyết algorit. - Bổ sung một số nội dung của bài lên lớp. - Phối hợp mặt mạnh của các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại để được các phương pháp dạy học phức hợp. - Tăng cường thí nghiệm đơn giản cho học sinh làm khi học bài mới, khi ôn tập, khi kiểm tra. Phát huy tác dụng của cả hai loại đồ dùng đơn giản tự làm với các thiết bị dạy học chính xác hiện đại. - Nắm vững đặc điểm riêng của từng kiểu bài lên lớp hóa học để có biện pháp tác động vào đó giúp học sinh học tốt. 1.3.2. Bài tập hóa học [9] 1.3.2.1. Khái niệm BTHH là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống phương pháp giảng dạy, là hệ thống thông tin xác định bao gồm những điều kiện và những yêu cầu luôn luôn mâu thuẫn với nhau dẫn đến nhu cầu phải khắc phục bằng cách biến đổi chúng. 1.3.2.2. Phân loại Có rất nhiều quan niệm về phân loại BTHH.Sau đây là một vài cách phân loại tiêu biểu + Dựa vào nội dung toán học có bài tập định tính và định lượng. + Dựa vào hoạt động của học sinh khi giải phân thành bài tập có hướng dẫn và bài tập tự giải. + Dựa vào nội dung hoá học: Bài tập hoá đại cương (chất khí, dung dịch, điện phân), bài tập hoá vô cơ (kim loại, phi kim và các hợp chất của chúng), bài tập hoá hữu cơ (hidrocacbon, dẫn xuất hidrocacbon, hợp chất tự nhiên) + Dựa vào nhiêm vụ đặt ra và yêu cầu của bài tập: cân bằng phương trình phản ứng, viết chuỗi phản ứng, điều chế, nhận biết, tách chất, lập công thức phân tử, các bài toán tổng hợp. + Dựa vào khối lượng kiến thức, mức độ đơn giản hay phức tạp của bài tập: dạng cơ bản và dạng nâng cao. + Dựa vào cách thức tiến hành kiểm tra: trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm tự luận. + Dựa vào phương pháp giải bài tập: tính theo công thức và phương trình, biện luận, trị trung bình. + Dựa vào mục đích sử dụng: kiểm tra đầu giờ, củng cố kiến thức, ôn luyện, tổng kết, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu. + Dựa vào phân phối chương trình: lớp 8; 9 hoặc 10; 11; 12. + Dựa vào học lực của học sinh: bài tập dành cho học sinh yếu kém,cho học sinh trung bình, cho học sinh khá giỏi. 1.3.2.3. Tác dụng + Tác dụng trí dục -Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. -Giúp học sinh hiểu rõ và khắc sâu kiến thức, hiểu sâu hơn các khái niệm đã học. -Hệ thống hoá các kiến thức đã học và củng cố kiến thức cũ một cách thường xuyên vì một số bài tập đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp các kiến thức của nhiều nội dung. -Cung cấp thêm kiến thức mới một cách sinh động phong phú, mở rộng hiểu biết của học sinh về các vấn đề thực tiễn đời sống và sản xuất hoá học. -Thúc đẩy thường xuyên sự rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo về hóa học sử dụng ngôn ngữ hóa học, lập công thức, cân bằng phương trình, các kỹ năng giải toán. -Tạo điều kiện để tư duy phát triển phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch… + Tác dụng giáo dục tư tưởng - Làm cho học sinh yêu thích bộ môn, say mê khoa học (những bài tập gây hứng thú nhận thức). -Giáo dục học sinh biết cách làm bài nghiêm chỉnh và thông minh, biết tìm phương án tối ưu khi giải quyết công việc, không tuỳ tiện, không hấp tấp. -Giúp giáo viên đánh giá được kiến thức và kỹ năng của học sinh, học sinh tự kiểm tra biết được những lỗ hổng kiến thức để kịp thời bổ sung. + Tác dụng giáo dục kỹ thuật tổng hợp -Lôi cuốn học sinh suy nghĩ về các vấn đề kỹ thuật. -Cung cấp cho học sinh những số liệu lý thú của kỹ thuật 1.3.2.4. Phương pháp giải BTHH -Tính theo công thức và phương trình phản ứng -Phương pháp bảo toàn khối lượng. -Phương pháp tăng giảm khối lượng. -Phương pháp bảo toàn e. -Phương pháp dùng các giá trị trung bình +Khối lượng mol trung bình +Hoá trị trung bình +Số nguyên tử C, H… trung bình +Số liên kết H trung bình +Gốc hidrocacbon trung bình +Số nhóm chức trung bình -Phương pháp ghép ẩn số -Phương pháp tự chọn lượng chất -Phương pháp biện luận 1.3.2.5. Điều kiện để học sinh giải bài tập tốt -Nắm chắc lí thuyết, các định luật, quy tắc hoá học, tính chất hoá lí của các chất -Nắm được các dạng bài tập cơ bản, nhanh chóng xác định bài tập cần giải thuộc dạng nào -Nắm được một số phương pháp giải thích hợp với từng loại bài tập -Nắm được các bước giải của một bài toán hoá học nói chung và với từng dạng bài nói riêng -Biết được một số thủ thuật và phép biến đổi toán học, cách giải phương trình và hệ phương trình bậc nhất bậc hai 1.3.2.6. Các bước giải bài tập -Tóm tắt môt cách ngắn gọn trên bảng bài tập về quá trình hoá học bằng sơ đồ. -Xử lí số liệu dạng thô thành dạng cơ bản ( có thể làm bước này trước khi tóm tắt đề bài ) -Viết các phương trình phản ứng xảy ra nếu có. -Gợi ý và hướng dẫn học sinh suy nghĩ và tìm lời giải. -Phân tích các dữ liệu của đề bài. -Liên hệ với các bài tập đã giải. -Suy luận ngược từ yêu cầu của bài toán. -Trình bày lời giải. -Tóm tắt, hệ thống các vấn đề cần thiết, quan trọng rút ra từ bài tập ( về kiến thức, kĩ năng phương pháp) 1.4. Ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học phổ thông 1.4.1. Ứng dụng phần mềm quản lý Access [15] Microsoft Access là một trong những phần mềm công cụ tạo ứng dụng cơ sở dữ liệu có hiệu quả nhất cho công việc lưu trữ, tìm kiếm, sắp xếp, trích lọc và in ấn trong việc quản lý dữ liệu của công việc hàng ngày. Đây là phầm mềm cho phép lưu trữ thông tin một cách hệ thống như một cơ sở dữ liệu về hệ thống bài học, bài tập chứa trong bảng (Table), liên kết và tạo quan hệ giữa các bảng để đảm bảo sự thống nhất khi cần truy xuất dữ liệu thông qua công cụ Query với các câu lệnh SQL có cấu trúc lập trình sẵn. Sau đó thiết kế form để làm nơi chứa thông tin và các nút lệnh trực quan cho người sử dụng. 1.4.2. Ứng dụng ngôn ngữ lập trình VB.Net [34] + Visual Basic.Net không đơn giản là phiên bản nâng cấp của Visal Basic 6.0 mà đây là ngôn ngữ lập trình hoàn hảo, chuyên nghiệp hơn. Nó là một bộ phận, cùng với Visual C#, Visual C++, Visual J# hợp thành ngôn ngữ lập trình mới Visual Studio.Net. + Chương trình hay còn gọi là mã lệnh (code) là tập hợp các lệnh chỉ cho máy tính biết chính xác những gì cần thực hiện. + Điểm thuận lợi của Visual Basic.Net: -Visual Basic.Net hỗ trợ các cấu tử lớp, mang tính thừa kế thực thi, tính đa thể cổ điển, và quá tử phương pháp. -Visual Basic.Net cho phép các nhà lập trình phát triển xây dựng các ứng dụng, hỗ trợ các ứng dụng gốc, đồ hoạ cực kỳ cường tráng. -Visual Basic.Net hỗ trợ các kiểu dữ liệu mới (system object), gỡ bỏ các kiểu dữ liệu khác (variant) và đã tu chỉnh các khối cấu tạo ngôn ngữ hiện hành (các tính chất lớp, các chuỗi, các mảng, các kiểu điểm danh và các kiểu lớp) để nâng Visual Basic lên ngang tầm với kiến trúc .Net Vì vậy, luận văn kết hợp ngôn nhữ lập trình Visual Basic.Net nhằm tạo nên một giao diện thân thiện và dễ sử dụng nhất cho người sử dụng. 1.5. Thực trạng dạy học hóa học ở trường THPT 1.5.1. Mục đích điều tra Tìm hiểu sự khó khăn trong việc dạy và học hóa hữu cơ để tìm cách khắc phục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 1.5.2. Đối tượng điều tra Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng dạy và học hóa hữu cơ trên GV và HS tám lớp của bốn trường : - THPT Trần Đại Nghĩa, quận 1, tp. HCM. - THPT Phú Nhuận, quận Phú Nhuận, tp. HCM. - Dân lập Hồng Hà, quận Phú Nhuận, tp. HCM. - THPT Nguyễn Trãi, tp. Vũng Tàu. 1.5.3. Cách tiến hành - Phát phiếu điều tra cho giáo viên và học sinh lớp 11 các trường THPT, tiến hành thống kê kết quả thu được. - Thống kê các lỗi học sinh mắc phải qua các bài kiểm tra chương “ Đại cương hóa hữu cơ” và chương “Hidrocacbon no”. - Trao đổi trực tiếp với các giáo viên dạy lớp 11. 1.5.4. Kết quả điều tra 1.5.4.1. Thực trạng dạy học Về thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học trong chương trình THPT được thống kê trên 30 phiếu ở các trường như sau Bảng 1.1 Thống kê việc sử dụng các phương pháp dạy học ở 30 GV. Phương pháp Thường xuyên Thỉnh thoảng Không Thuyết trình 25 5 0 Dạy học đặt và giải quyết vấn đề 10 14 6 Dạy học chương trình hóa 2 7 21 Phương pháp algorit dạy học 15 10 5 Phương pháp grap dạy học 2 8 20 Phương pháp dạy học hợp tác 2 6 22 Sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy 7 10 13 Có ứng dụng của công nghệ thông tin 7 6 17 Dựa vào kết quả điều tra ở bảng 1.1, chúng tôi nhận thấy hầu hết các GV chưa khai thác triệt để các phương pháp dạy học hiện đại áp dụng vào bài lên lớp. Khi tìm hiểu thì gần 100% các GV đều hiểu rõ các phương pháp dạy học trên và cho rằng chúng rất cần thiết nhưng do khối lượng kiến thức quá nhiều, cơ sở vật chất còn thiếu thốn và không có công cụ hỗ trợ nên họ cảm thấy còn khó khăn trong việc áp dụng. 1.5.4.2. Những vấn đề khó khăn của học sinh Thông qua việc tìm hiểu chúng tôi nhận thấy vấn đề lớn hiện nay mà học sinh mắc phải như sau: - Khoảng 60% số HS khảo sát không có hứng thú học hóa vì cảm thấy khó suy luận, không có nhiều thí nghiệm trực quan trong giờ học. - Khối lượng kiến thức quá nhiều, giờ học trên lớp không đáp ứng được hết các thắc mắc hoặc không có thời gian để giáo viên chỉ bảo tận tình về các phương pháp giải bài tập một cách hệ thống. - Cũng một phần do hoàn cảnh và điều kiện học tập của các em khác nhau nhưng chung qui các em đều không có công cụ hỗ trợ trong việc tự học ở nhà nên các em hầu hết không nghiên cứu và không có cơ sở, động lực nghiên cứu bài mới trước ở nhà. 1.5.4.3. Những lỗi học sinh mắc phải khi làm bài tập Thông qua việc khảo sát các bài kiểm tra, chúng tôi rút ra một số kết luận về lỗi thông thường học sinh mắc phải đó là khi viết công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ, học sinh viết một cách cảm tính, lung tung, không theo một hướng cụ thể hay nói cách khác, học sinh chưa nắm bắt được quy luật chung của dạng toán này. Học sinh chưa hiểu bản chất của các dãy đồng đẳng nên khi đọc tên luôn có sự nhầm lẫn về cách chọn mạch, cách xác định đồng đẳng. Bên cạnh đó, học sinh chưa tìm ra quy luật ghi nhớ các tính chất hoá học của từng họ hidrocacbon và xúc tác riêng biệt cho từng loại chất cụ thể, không thấy được mối liên hệ giữa các hợp chất, chưa nắm vững các phương pháp giải toán cũ, đồng thời chưa quen với những phương pháp giải toán biện luận, dùng trị trung bình. Tóm lại, các em cảm thấy môn hóa thật khó tiêu hóa và phần lớn luôn có cảm giác sợ hãi trong giờ hóa học. 1.5.4.4. Những khó khăn của giáo viên khi đứng lớp Qua việc tham dò ý kiến của một số giáo viên ở các trường THPT, chúng tôi nhận thấy do sự không cân đối về thời gian phân phối chương trình và trình độ kiến thức học sinh có sẵn ở nhà khiến giáo viên không thể linh hoạt áp dụng các phương pháp dạy học phức hợp, dẫn đến tình trạng không khai thác triệt để những phương tiện dạy học hiệu quả. Chính vì thế, nhiệm vụ của luận văn phải mang đến một công cụ hỗ trợ đặc biệt cho công tác daỵ và học của giáo viên và học sinh thông qua hệ thống bài học, bài tập chính xác, khoa học, đa dạng về loại và các phương pháp giải, đáp ứng nhu cầu tự học. 1.5.5. Những điều rút ra từ kết quả điều tra Dựa trên các kết quả điều tra về thực trạng dạy học hóa học ở trường THPT hiện nay, về mặt lí luận dạy học, luận văn phải giải quyết được khó khăn lớn nhất hiện nay của người giáo viên khi đứng lớp là sự không cân đối về khối lượng kiến thức cần truyền tải cho học sinh và khả năng tự học, niềm đam mê của các em vào môn hóa học. Nghĩa là phải hệ thống hóa được HTBHBT đa dạng, khổng lồ và cân đối, các phương pháp giải chi tiết, dễ hiểu, ứng dụng vào thực tế để kích thích tính tự giác, niềm say mê với bộ môn hóa học Đồng thời cung cấp cho giáo viên lẫn học sinh nguồn bài học, bài tập một cách hệ thống, khoa học, đa dạng và cân đối với mục đích sử dụng. Luận văn này phải là một chương trình hóa học ứng dụng công nghệ thông tin, giúp giáo viên dễ dàng kết hợp với các PPDHHĐ bên cạnh các phương pháp truyền thống, nhằm phát huy hết khả năng nội tại của học sinh, khiến các em dễ dàng tiếp nhận khối lượng kiến thức bổ ích này. Đồng thời nó cũng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho cả giáo viên lẫn học sinh nguồn tư liệu, giúp các em khắc phục những khó khăn vấp phải trong học tập, góp phần vào việc kiểm soát học sinh trong việc tự học ở nhà. Kết luận chương 1: hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục_đào tạo đã được các cơ sở giáo dục triển khai và áp dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng các phần mềm quản lí, hỗ trợ việc dạy học để xây dựng HTBHBT kết hợp với các phương pháp dạy học truyền thống chỉ mới ở giai đoạn đầu và chưa được thực hiện. Trên nền tảng cơ sở lí luận đã nghiên cứu, chúng tôi tiến hành xây dựng HTBHBT phần hidrocacbon chương trình chuẩn bằng phần mềm Access và Visual Basic sẽ trình bày cụ thể trong chương 2. CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG ACCESS VÀ VISUAL BASIC.NET ĐỂ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG BÀI HỌC, BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN HIDROCACBON. 2.1. Cấu trúc phần hidrocacbon lớp 11 (chương trình chuẩn) [5], [6] Hidrocacbon là một bộ phận của hóa học hữu cơ, bao gồm 3 chương: - Chương 5. Hidrocacbon no: + Bài 25. Ankan. + Bài 26. Xicloankan. + Bài 27. Luyện tập ankan và xicloankan. + Bài 28. Bài thực hành số 3. Phân tích định tính nguyên tố. Điều chế và tính chất của metan. - Chương 6. Hidrocacbon không no. + Bài 29. Anken. + Bài 30. Ankadien. + Bài 31. Luyện tập Anken và Ankadien. + Bài 32. Ankin. + Bài 33. Luyện tập Ankin. + Bài 34. Bài thực hành số 4: Điều chế và tính chất của etilen và axetilen. - Chương 7. Hidrocacbon thơm. + Bài 35. Benzen và đồng đẳng. Một số hidrocacbon khác. + Bài 36. Luyện tập hidrocacbon thơm. + Bài 37. Nguồn hidrocacbon thiên nhiên. + Bài 38. Hệ thống hóa về hidrocacbon. Nhưng để HTBHBT có tính hệ thống và toàn vẹn, chúng tôi cũng điểm sơ qua nội dung và các dạng bài tập trong chương 4. Đại cương hidrocacbon. 2.2. Mục tiêu và phương pháp dạy học phần hidrocacbon [6] 2.2.1. Mục tiêu dạy học các bài cụ thể 2.2.1.1. Hidrocacbon no o Ankan  HS biết được định nghĩa hidrocacbon, hidrocacbon no, đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng, công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp, tính chất vật lý chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan), tính chất hóa học (phản ứng thế, phản ứng tách, phản ứng cháy, phản ứng crackinh), phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp, ứng dụng ankan.  HS rèn kỹ năng quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu trúc phân tử, tính chất của ankan, viết CTCT, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh, viết các phương trình hóa học biểu diễn tính chất hóa học của ankan, bài toán xác định CTPT, CTCT, gọi tên, tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng ankan trong hỗn hợp khí, tính nhiệt lượng của phản ứng cháy. o Xicloankan  Về kiến thức, HS biết được khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất hóa học (phản ứng thế, tách, cháy tương tự ankan, phản ứng cộng mở vòng của xicloankan có vòng 3C, 4C), ứng dụng của xicloankan.  HS rèn kỹ năng quan sát mô hình phân tử rút ra nhận xét về cấu tạo của xicloankan, từ đó suy đoán được tính chất hóa học cơ bản của xicloankan, viết được phương trình hóa học dạng CTCT biểu diễn tính chất hóa học của xicloankan. 2.2.1.2. Hidrocacbon không no o Anken  HS biết được công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học, cách gọi tên thông thường và cách gọi tên thay thế của anken, tính chất vật lý chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan), tính chất hóa học (phản ứng cộng theo quy tắc Mac-cốp- nhi-cốp, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa), phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, ứng dụng.  HS rèn kỹ năng quan sát thí nghiệm, mô hình rút ra nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất, viết CTCT, tên gọi các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử (không quá 6C trong phân tử), viết các phương trình hóa học của một số phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp cụ thể, phân biệt được một số anken với ankan cụ thể, bài toán xác định CTPT, CTCT, gọi tên, tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp khí có một anken cụ thể. o Ankadien.  Về kiến thức, HS biết được định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo của ankadien, tính chất hóa học của ankadien liên hợp (buta- 1,3-dien, isopren: cộng 1,2 và cộng 1,4), điều chế buta-1,3-dien từ butan hoặc butilen và isopren từ isopentan trong công nghiệp.  HS rèn kỹ năng quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất của một số ankadien cụ thể, dự đoán được tính chất hóa học, kiểm tra, kết luận, viết được phương trình hóa học biểu diễn tính chất hóa học của buta-1,3-dien, tính thành phần % của thể tích khí trong hỗn hợp. o Ankin.  Về kiến thức, HS biết được định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo , đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của ankin, tính chất hóa học của ankin (phản ứng cộng, phản ứng oxi hóa, phản ứng trùng hợp, phản ứng thế nguyên tử H của ank-1-in), điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.  HS rèn kỹ năng quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất của một số ankin cụ thể, dự đoán được tính chất hóa học, kiểm tra, kết luận, viết được phương trình hóa học biểu diễn tính chất hóa học của axetilen, phân biệt ank-1-in với anken bằng phản ứng hóa học, tính thành phần % của thể tích khí trong hỗn hợp. 2.2.1.3. Hidrocacbon thơm o Benzen và đồng đẳng  Về kiến thức, HS biết được định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lý (quy luật biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất có trong dãy đồng đẳng benzen, tính chất hóa học (phản ứng thế, quy tắc thế, phản ứng cộng vào vòng benzen, phản ứng thế và oxi hóa ở mạch nhánh.  HS rèn kỹ năng viết CTCT của benzen và một số chất trong dãy đồng đẳng, viết được phương trình hóa học biểu diễn tính chất hóa học của benzen, vận dụng quy tắc thế để dự đoán sản phẩm phản ứng, xác định CTPT, CTCT và gọi tên, tính khối lượng benzen, toluen tham gia phản ứng hoặc tính thành phần % về khối lượng của chất trong hỗn hợp. o Một vài hidrocacbon thơm khác: stiren, naphtalen.  Về kiến thức, HS biết được cấu tạo phân tử, tính chất vật lý, tính chất hóa học của stiren (tính chất của hidrocacbon thơm, tính chất của hidrocacbon không no: phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp ở liên kết đôi của mạch nhánh), cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học của naphtalen (tính chất của hidrocacbon thơm: phản ứng thế, phản ứng cộng).  HS rèn kỹ năng viết CTCT, từ đó dự đoán được tính chất hóa học, viết được phương trình các phản ứng minh họa tính chất hóa học của stiren và naphtalen, phân biệt một số hidrocacbon thơm bằng phản ứng hóa học, tính khối lượng sản phẩm thu được sau phản ứng trùng hợp. 2.2.2. Nguyên tắc, phương pháp dạy học 2.2.2.1. Chương Đại cương hóa hữu cơ Đây là chương chuyển tiếp giữa hóa vô cơ và hóa hữu cơ nên GV cần điều chỉnh các phương pháp dạy phù hợp, chuẩn bị các thí nghiệm định tính, định lượng thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ, lấy các ví dụ xác với thực tế và sưu tầm nhiều dạng bài tập xác định CTPT. 2.2.2.2. Hidrocacbon no GV cần giúp HS nắm được các kiến thức cơ bản, trọng tâm: CTPT chung, đồng đẳng, đồng phân, cách gọi tên, phương trình hóa học, đồng thời GV tăng cường kiểm tra thường xuyên để kích thích sự hứng thú học tập của HS. 2.2.2.3. Hidrocacbon không no GV nên vận dụng kiến thức chung mà HS đã tiếp thu những chương trước để suy luận kiến thức mới và so sánh với các phần đã học. 2.2.2.4. Hidrocacbon thơm GV cần khai thác các đặc điểm cấu tạo để giúp HS tự xây dựng nên kiến thức mới, đồng thời phải giúp HS lưu tâm đến điều kiện phản ứng là một trong các yếu tố quan trọng trong tính chất hóa học của hidrocacbon thơm. 2.3. HTBHBT phần hidrocacbon 2.3.1. Nguyên tắc xây dựng HTBHBT Để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, chúng tôi đã đề ra những nguyên tắc cần thực hiện như sau: - Tính khoa học, chính xác của HTBHBT. - Tính thống nhất, cân đối trong sự phân chia HTBHBT. - Tính tiện ích của HTBHBT, giúp giáo viên biết cách tạo cơ sở dữ liệu, thiết lập các dòng lệnh, tạo giao diện, vận dụng hiệu chỉnh những nội dung theo đúng mục đích và hướng dẫn sử dụng HTBHBT cho học sinh một cách hiệu quả. - Tính thân thiện của giao diện của HTBHBT với học sinh và giáo viên không biết hoặc chỉ có kiến thức sơ đẳng về tin học. 2.3.2. Cấu trúc HTBHBT HTBHBT bao gồm 2 phần chính: - Hệ thống bài học với các tóm tắt nội dung, phiếu học tập và câu hỏi bài mới giúp HS ôn luyện các kiến thức cơ bản của phần hidrocacbon. - Hệ thống bài tập bao gồm các phương pháp giải của từng dạng bài tập, một hệ thống các bài tập được phân thành từng dạng tương ứng từ dễ đến khó, đồng thời có gợi ý, hướng dẫn giải chi tiết, cụ thể, rõ ràng. - Ngoài ra, còn có thêm mục hóa học vui cung cấp tư liệu tham khảo cho HS nghiên cứu thêm về hidrocacbon. 2.3.3. Hệ thống bài học HIDROCACBON Đại cương Hidrocacbon no Hidrocacbon không no Hidrocacbon thơm Nội dung chương Câu hỏi bài mới Nội dung chương Câu hỏi bài mới Phiếu học tập Nội dung chương Câu hỏi bài mới Nội dung chương Câu hỏi bài mới Phiếu học tập Phiếu học tập Phiếu học tập Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc hệ thống bài học 2.3.3.1. Nội dung lý thuyết bài học các chương Dựa theo sách giáo khoa chương trình chuẩn lớp 11, tác giả viết 4 file *rtf tóm tắt nội dung bài học của các chương tương ứng các kiến thức HS cần biết, được chứa trong folder “Nội dung chương”. 2.3.3.2. Câu hỏi nghiên cứu bài mới Đây là folder “Câu hỏi bài mới” chứa 4 file *rtf tương ứng viết về các kiến thức trọng tâm HS cần phải lưu ý, phải suy nghĩ tìm ra câu trả lời, giúp HS có định hướng khi nghiên cứu trước bài mới làm tăng khả năng tự học, tiếp thu tốt bài lên lớp. 2.3.3.3. Phiếu học tập của mỗi chương Đây là hình thức phổ biến ở các trường THPT hiện nay. Chính các phiếu học tập này khiến các em tự tin hơn khi chuẩn bị cho các đợt kiểm tra. Nó cũng là một folder “Phiếu học tập” chứa 4 file *rtf ứng với mỗi chương thiết lập. 2.3.4. Hệ thống bài tập Hệ thống bài tập bao gồm các dạng bài tập và lý thuyết trình bày các phương pháp giải thường gặp trong các kỳ kiểm tra, dựa trên các yêu cầu của Bộ và nội dung đã được Bộ qui định. 2.3.4.1. Phương pháp giải từng dạng bài tập Dạng 1: Công thức cấu tạo (CTCT) Các dạng toán liên quan đến công thức phân tử, công thức cấu tạo, tên gọi, và sự so sánh các thông số trong cùng một dãy đồng đẳng, đồng phân của nhau. Dạng 2: Thí nghiệm Hướng dẫn các thao tác và các dụng cụ thí nghiệm, các tính chất và điều chế những hợp chất hữu cơ trong chương trình hóa học lớp 11. Dạng 3: Chuỗipt_Điềuchế. Đây là dạng toán giúp các em ôn luyện lại các phương trình hóa học, cách điều chế các chất đã học và mối liên hệ giữa các chất trong dãy đồng đẳng. Đồng thời, cho các em làm quen với các cơ chế của các phản ứng, giúp các em hiểu rõ nguồn gốc tạo ra các sản phẩm hữu cơ. Dạng 4: Nhận biết Đây là dạng toán giúp các em nhận biết sự khác nhau của các chất hidrocacbon. Dạng 5: Tinh chế_Tách chất Dạng toán này giúp các em học sinh một cách sơ bộ tách các chất trong một hỗn hợp, bước đầu làm quen với công việc nghiên cứu của các nhà hóa học tương lai, giúp các em định hướng và các thao tác làm quen với công việc nghiên cứu môn hóa học đời sống. Dạng 6: Lập CTPT Các dạng toán thiết lập công thức phân tử của các hợp chất hữu cơ bằng phản ứng đốt cháy, phân tích nguyên tố từ đó xác định các công thức cấu tạo đúng của các hợp chất trên. Dạng 7: Bài toán. - Toán hỗn hợp - Toán đồng đẳng (trị trung bình) - Toán hiệu suất Dạng 8: Trắc nghiệm Giúp cho học sinh rèn luyện các kỹ năng suy luận và tính toán nhanh, bước đầu làm quen dần với các dạng toán này khi học lớp 12 và chương trình luyện thi đại học. Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc các dạng của hệ thống bài tập 2.3.4.2. Bài tập-bài giải Đây là hai folder lần lượt chứa các file *rtf gồm các bài tập và bài giải tương ứng với từng dạng, từng chương. Ngoài ra, tác giả còn xây dựng một folder “Hóa học vui” với mục đích cung cấp thêm các tư liệu ngoài chương trình về các hidrocacbon đã học. 2.4. Thiết lập cơ sở dữ liệu trong Access Trước hết, tạo các table chứa các nội dung dữ liệu mới xây dựng ở trên. Click Start/ All Programs/ Microsoft Office/ Microsoft Office Access 2007(có thể dùng Microsoft 2003 cũng được). Hình 2.3. Vào chương trình Microsoft Access 2007 Cửa sổ sau xuất hiện Hình 2.4. Cửa sổ ứng dụng của Access 2007 Double Click Blank Database, nhấp chuột vào Filename, đặt tên cho dữ liệu “thunghiem”, tiếp theo nhấn nút create, cửa sổ sau xuất hiện Hình 2.5. Cửa sổ tạo Table Nhấp chuột phải lên Table 1:Table đổi tên thành TblCHUONG. Sau khi nhấp OK, máy tính sẽ trả về chế độ Design cho bạn tạo cơ sở dữ liệu. Khi thiết lập tblCHUONG, chúng ta phải xác định trong đó chứa tên các nội dung cần hiển thị (fieldname, các trường mà đã hình dung trong sơ đồ cấu trúc hệ thống bài học), chọn kiểu dữ liệu tương ứng (Data Type), kiểu dữ liệu chữ hay số hay dạng text của field name tương ứng, tránh sự bỏ trống bộ nhớ và vùng Description (diễn giải field name nếu cần thiết). Lưu ý, khi thiết lập mỗi table, máy tính tự động xác định khóa chính của table (nếu ở Access 2007), còn với Access 2003 bạn phải tự xác định khóa chính (primary key) là con số không bị lặp lại trong các nội dung của field name nhằm để quản lý chặt chẽ dữ liệu. Hình 2.6. Tạo tblCHUONG Sau khi thiết kế tblCHUONG, nhấn nút save rồi mới tiếp tục tạo ra các tblDANG, tblBAITAP, tblHOAHOCVUI, tblTrungGian lần lượt chứa các filename sau: Hình 2.7. Tạo tblDANG Hình 2.8. Tạo tblBAITAP Hình 2.9. Tạo tblHOAHOCVUI Hình 2.10. Tạo tblTrungGian Sau đó thiết lập quan hệ giữa các table bằng cách nhấp chuột vào Datasheet\Relationships, chọn các table cần tạo quan hệ ràng buộc. Ví dụ như trong tblTrungGian sẽ chứa mã MSChuong, MSDang, MSBaiTap có quan hệ với tblCHUONG là một-nhiều vì ứng với một mã số chương có thể có nhiều bài tập.Khi bạn hiểu rõ mối quan hệ này thì HTBHBT mới thống nhất và vận hành một cách nhịp nhàng. Hình 2. 11. Quan hệ giữa các table Sau đó, nhấp chuột vào tblCHUONG, nhấn nút View để chuyển sang công việc nhập dữ liệu cho các field name bằng cách chỉ đường dẫn đến các file tương ứng trong folder “Noidungchuong”, “Baimoi” và “Phieuhoctap” để hiển thị đúng phần nội dung khi truy xuất. Hình 2.12. Thiết lập cơ sở dữ liệu cho TblCHUONG Tương tự thiết lập cơ sở dữ liệu cho các tblDANG, tblBAITAP. Hình 2.13. Thiết lập cơ sở dữ liệu cho tblDANG Hình 2.14. Thiết lập cơ sở dữ liệu cho tblBAITAP TblTrungGian chính là sợi dây liên kết, ràng buộc giữa các dữ liệu trong các table chứa các mối liên hệ giữa các Table trên và mối liên kết giữa các folder bài tập và bài giải tương ứng, tạo sự thống nhất cho HTBHBT. Hình 2.15. Cơ sở dữ liệu của tblTrungGian Sau đó nhập cơ sở dữ liệu cho TblHOAHOCVUI chứa đường dẫn đến folder Hoahocvui, để giúp cho học sinh thư giãn sau những giờ tự học căng thẳng, đồng thời nhằm tạo nguồn tư liệu cho học sinh đọc thêm về các vấn đề đã học. Hình 2.16. Cơ sở dữ liệu của TblHOAHOCVUI 2.5. Tạo form cho HTBHBT bằng ngôn ngữ lập trình Visual Basic.Net Chúng ta sử dụng chương trình VB.net để xây dựng giao diện cho HTBHBT tự học hoá học để đảm bảo sản phẩm thân thiện hơn với người sử dụng. Có hai cách vào để bắt đầu tạo một project mới trong VB. Net hoặc click vào NewProject hoặc dùng Menu comand File\New\Project. Hình 2.17. Cách tạo project mới Sau khi nhấp chuột vào New Project, cửa sổ ứng dụng VB.Net mở ra, và bạn có thể tạo bất cứ gì trên form với thao tác đơn giản chọn vào các nút trong toolbox, sau đó kéo thả vào form, rồi tạo thuộc tính cho các nút bằng các câu lệnh. Hình 2.18. Tạo form Chương trình sẽ gồm hai form : frmMain và frmSplashSreen. Khi tạo form chính của chương trình, trước hết chúng ta tạo form frmMain.vb bằng cách click start\Microsoft Visual Studio\Microsoft Visual Basic.Net. Trên giao diện chính form frmMain của ứng dụng, chúng ta khởi tạo các button “Chương”, “Nội dung bài học chương”, “Câu hỏi bài mới”, “Phiếu học tập”, “xem bài tập”, “xem bài giải”, nhãn thông báo (labelmessage) “Chọn bài tập tương ứng”, ô chọn (combobox) “chọn bài tập tương ứng” dùng để lựa chọn bài tập tương ứng và các phần hiện thị nội dung, phần chọn chương và nội dung của chương. Bạn khởi tạo các thuộc tính, thông số về giao diện của form frmMain Hình 2.19. Thuộc tính 1của formmain Hình 2.20. Thuộc tính 2 của formmain Hình 2.21. Thuộc tính 3 của formmain Hình 2.22. Thuộc tính 4 của formmain Trong đó, hãy để ý một số thông số tiêu biểu của form : - Name : frmMain (tên của form) - Backcolor : pink (màu hình nền) - Background image : none (hình nền) - Font : Microsoft san serif (font của dạng text trên form) - Maximine box : true (hiện thị nút phóng to) - Minimine box : true (hiển thị nút thu nhỏ) - Size : 1076,757 (kích cỡ của form) - Start position : CenterScreen (vị trí form khi khởi động chương trình) - Text : Phan mem hoa hoc (hiện thị phần text trên form) Sau khi chỉnh xong các thuộc tính cho frmmain.vb, bạn hình dung giao diện gồm có các buton nào thì chỉ cần chọn và kéo thả, đồng thời gắn từng lệnh cho các nút vừa khởi tạo. Lúc đó, ta sẽ được một frmmain.vb như sau: Hình 2.23. FormMain.vb Tiếp theo, bạn muốn khi khởi động chương trình xuất hiện màn hình chào mừng của chương trình với một hình ảnh vui nhộn được xử lý bằng photoshop nhằm giảm kích thước và làm cho hình ảnh không bị bể nét. Màn hình chào mừng được thiết kế trong frmSplashScreen.vb. Hình 2.24. Khởi tạo frmSplashScreen.vb Chúng ta chỉnh một số thuộc tính cho form frmSplashScreen.vb Hình 2.25. Thuộc tính 1 của frmSplashScreen Hình 2.26. Thuộc tính 2 của frmSplashScreen Tương tự như các thông số của frmMain chúng ta chú ý các thông số in đậm trong Properties để thiết kế form. Khi tiến hành khởi động frmSplashSreen thông qua hàm frmMain_Load sẽ cho hiển thị frmMain Private Sub frmMain_Load(ByVal sender As System.Object, ByVal e As System.EventArgs) Handles MyBase.Load 'display splash screen Me.Hide() Dim frmSplash As New frmSplashScreen frmSplash.Show() frmSplash.Update() System.Threading.Thread.Sleep(8000) frmSplash.Close() Me.Visible = True currentChapterID = "" listSections = New ArrayList False ồn trên chúng ta chú ý hàm System.Threading.Thread.Sleep (8000) với ý listPanels = New ArrayList toolStripMessage.Enabled = toolStripChapter.Enabled = False 'initialize components initilizeComponents() End Sub Ở mã ngu nghĩa là hình chào mừng sẽ dừng 8 giây, trước khi vào chương trình chính hiển thị. Trong giao diện chính, chúng ta thiết lập các button tương ứng chọn chương và nội dung của chương từ bên trái giao diện, mà khi nhấp chuột chọn bất kỳ buton nào thì nội dung tương ứng của phần word ta đã thiết lập cơ sở dữ liệu trong phần Access. Hình 2.27. Giao diện toàn bộ của frmmain.vb Khi người dùng chọn chương thì ở nút (button) chương sẽ hiện tên chương, chương số mấy, và ở ổ hiện thị sẽ hiện nội dung chương. Trong chương sẽ gồm các nội dung nhỏ : cách giải bài tập, thí nghiệm, trắc nghiệm. Khi người dùng chọn các nội dung này thì các nút tương ứng cũng hiện thuộc tính tương ứng, và ô hiển thị sẽ hiện nội dung tương ứng ta phải dùng hàm động initilizeCompoment như sau: Private Sub initilizeComponents() If Con.State = ConnectionState.Closed Then Con.Open() End If 'Read and display chapters and sections Dim str As String = "select * from tblchuong" Dim comChapters As New OleDbCommand(str) comChapters.CommandType = CommandType.Text comChapters.Connection = Con Dim daChapters As New OleDbDataAdapter(comChapters) Dim dsChapters As New DataSet daChapters.Fill(dsChapters, "tblChuong") Dim numchapters As Integer = dsChapters.Tables("tblChuong").Rows.Count Dim chap As Integer Dim sec As Integer For chap = 0 To numchapters - 1 'create panel for chapter Dim xpCurrentPanel As New XPPanel If (xpCurrentPanel.IsExpanded) Then xpCurrentPanel.TogglePanelState() End If xpCurrentPanel.Caption = "Chương " + (chap + 1).ToString() + ": " + dsChapters.Tables("tblChuong").Rows(chap)("TenChuong").ToString() xpCurrentPanel.Name = dsChapters.Tables("tblChuong").Rows(chap)("MSChuong").ToString() xpCurrentPanel.XPPanelStyle = XPPanelStyle.WindowsXP AddHandler xpCurrentPanel.Expanding, AddressOf chapter_Expanding 'get sections and calculate the height for panel str = "select distinct D.MSDang, D.TenDang from tblDANG D, tblTRUNGGIAN TG where D.MSDang=TG.MSDang and TG.MSChuong=" str = str + dsChapters.Tables("tblChuong").Rows(chap)("MSChuong").ToString() Dim comSection As New OleDbCommand(str) comSection.CommandType = CommandType.Text comSection.Connection = Con Dim daSections As New OleDbDataAdapter(comSection) Dim dsSections As New DataSet daSections.Fill(dsSections, "Dang") Dim numsections As Integer = dsSections.Tables(0).Rows.Count 'add link labels to panel xpCurrentPanel.PanelHeight = 10 + numsections * 40 For sec = 0 To numsections - 1 Dim currentLinkLabel As New LinkLabel currentLinkLabel.ImageAlign = ContentAlignment.MiddleLeft currentLinkLabel.Image = imageListSection.Images("sec_closed_icon.png") currentLinkLabel.TextAlign = ContentAlignment.MiddleCenter currentLinkLabel.Location = New Point(10, 40 + 40 * sec) currentLinkLabel.Size = New Size(xpCurrentPanel.Width, 40) currentLinkLabel.Text = dsSections.Tables(0).Rows(sec)("TenDang") currentLinkLabel.Name = dsSections.Tables(0).Rows(sec)("MSDang") xpCurrentPanel.Controls.Add(currentLinkLabel) AddHandler currentLinkLabel.Click, AddressOf section_Click 'add to list listSections.Add(currentLinkLabel) Next XpPanelGroupContents.Controls.Add(xpCurrentPanel) 'add to list listPanels.Add(xpCurrentPanel) Next 'add HoaHocVui part as a chapter Dim xpCurrentPanelLast As New XPPanel If (xpCurrentPanelLast.IsExpanded) Then xpCurrentPanelLast.TogglePanelState() End If xpCurrentPanelLast.Caption = "Hóa học vui" xpCurrentPanelLast.Name = "hoahocvui" xpCurrentPanelLast.XPPanelStyle = XPPanelStyle.WindowsXP AddHandler xpCurrentPanelLast.Expanding, AddressOf hoahocvui_Expanding 'add link label to this papel str = "select MS, TenMuc from tblHOAHOCVUI" Dim comSectionLast As New OleDbCommand(str) comSectionLast.CommandType = CommandType.Text comSectionLast.Connection = Con Dim daSectionsLast As New OleDbDataAdapter(comSectionLast) Dim dsSectionsLast As New DataSet daSectionsLast.Fill(dsSectionsLast, "HoaHocVui") Dim numHhvSections As Integer = dsSectionsLast.Tables(0).Rows.Count xpCurrentPanelLast.PanelHeight = 10 + numHhvSections * 40 For sec = 0 To numHhvSections - 1 Dim currentLinkLabel As New LinkLabel currentLinkLabel.ImageAlign = ContentAlignment.MiddleLeft currentLinkLabel.Image = imageListSection.Images("sec_closed_icon.png") currentLinkLabel.TextAlign = ContentAlignment.MiddleCenter urrentLinkLabel.Location = New Point(10, 40 + 40 * sec) currentLinkLabel.Size = New Size(xpCurrentPanelLast.Width, 40) currentLinkLabel.Text = dsSectionsLast.Tables(0).Rows(sec)("TenMuc") currentLinkLabel.Name = dsSectionsLast.Tables(0).Rows(sec)("MS") xpCurrentPanelLast.Controls.Add(currentLinkLabel) AddHandler currentLinkLabel.Click, AddressOf hoachocvuiSection_Click 'add to list listSections.Add(currentLinkLabel) Next 'add XpPanelGroupContents.Controls.Add(xpCurrentPanelLast) 'add to list listPanels.Add(xpCurrentPanelLast) Con.Close() End Sub Hình 2.28. Thuộc tính 1 của các nhãn động Hình 2.29. Thuộc tính 2 của các nhãn động Hình 2.30. Thuộc tính 3 của các buton Chương Khi người dùng nhấn chọn chương hoặc nội dung chương thì các hàm con trong hàm initilize Components ở trên sẽ xác định thông tin mà người sử dụng đồng thời hàm ToolStripLabel1_Click sẽ xác định thông tin và hiện thị thông tin tương ứng ở trên nhãn. Private Sub ToolStripLabel1_Click(ByVal sender As System.Object, ByVal e As System.EventArgs) Handles ToolStripLabel1.Click End Sub Tiếp theo tiến hành khởi tạo các button khi nhấp chuột vào cho phép hiển thị phần nội dung tương ứng với các button Hình 2.31. Thuộc tính của buton Nội dung bài học chương Sau đó, gắn hàm Click cho buton này bằng đoạn code sau: Private Sub toolStripButtonChapterContent_Click(ByVal sender As System.Object, ByVal e As System.EventArgs) Handles toolStripButtonChapterContent.Click If Con.State = ConnectionState.Closed Then Con.Open() End If Dim path As String = "" Dim str As String = "select * from tblChuong where MSChuong = " + currentChapterID Dim com As New OleDbCommand(str) com.CommandType = CommandType.Text com.Connection = Con Dim dr As OleDbDataReader = com.ExecuteReader(CommandBehavior.SingleRow) If dr.Read Then path = dr.GetString(2) End If Dim f As System.IO.File If f.Exists(path) Then richTextBoxDisplay.LoadFile(path) Else MsgBox("Khong co bai giang theo duong dan: " + path) End If dr.Close() Con.Close() End Sub Các thông tin hiển thị phụ thuộc vào nội dung người dùng chọn đã được thiết lập trong cơ sở dữ liệu ra nội dung tương ứng và phụ thuộc vào sự liên quan được thiết lập trong cơ sở dữ liệu. Nếu không có dữ liệu tương ứng thì sẽ thông báo cho người dùng dữ liệu không tồn tại hàm richTextBoxDisplay.LoadFile(path) sẽ nạp nội dung file rich text từ cơ sở dữ liệu lên ô hiển thị. 2.6. Cách sử dụng chương trình 2.6.1. Đối với giáo viên Các thầy cô có thể dựa vào các thao tác được thiết lập và lập trình như trên, các thầy cô sẽ vào cơ sở dữ liệu chính là các file *rtf tương ứng để chỉnh sửa nội dung theo yêu cầu của từng lớp hay các thầy cô tự gia công phần bài tập, bài giải hay đã được chọn lọc dưới dạng file mở cho chính người giáo viên đứng lớp có thể thay đổi khi cần thiết nhưng điều lưu ý là thầy cô khi tạo thêm số lượng bài tập, các thầy cô phải xác định thuộc chương nào, dạng nào để lưu thêm vào cơ sở dữ liệu trong Access quản lý với 3 field mã số chương, mã số dạng và mã số bài tập, nhằm đảm bảo tính thống nhất của chương trình. Ở trong TblBaitap sẽ chứa đường dẫn tới file *rtf trong folder Baitap được lưu dưới tên cho biết bài tập ở dạng nào, chương nào, đồng thời cũng tạo ra một file *rtf bài giải tương ứng với cùng một cái tên như bài tập như lưu ở folder Baigiai. Sau đó, nhập liệu vào TblTrungGian cung cấp các mã số chương, mã số dạng, mã số bài tập tương ứng để tạo quan hệ chặt chẽ, dữ liệu mới được hiển thị. Hình 2.32. Cách nhập liệu trong TblTrungGian 2.6.2. Đối với học sinh Click vào ChemLearning v1.0 cửa sổ chương trình xuất hiện Hình 2.33. Cửa sổ chương trình giới thiệu HTBHBT Sau đó tám giây, form chính của chương trình tự học xuất hiện Hình 2.34. Form chính lúc khởi động của HTBHBT Khi cần chọn chương nào chỉ cần nhấp chuột vào chương tương ứng và dạng tương ứng, nội dung sẽ hiển thị đúng theo yêu cầu. Khi cần làm bài tập, học sinh chỉ cần nhấp vào listbox “Chọn bài tập”, tự động chương trình sẽ cho một danh sách các bài tập tương ứng để học sinh tham khảo. Trong quá trình làm bài, học sinh quên kiến thức, phương pháp giải dạng toán đó hay công thức liên quan, học sinh có thể chọn qua nội dung khác, phần hiển thị sẽ tự động thay đổi nội dung cần thiết. Khi muốn đối chiếu hoặc muốn xem cách giải cụ thể, học sinh sẽ nhấp chuột vào button “Xem bài giải”, chương trình sẽ hiển thị đúng nội dung bài giải đã lưu trữ tương ứng với bài tập đang lựa chọn. Hình 2.35. Nội dung hiển thị trên frmmain khi chọn các buton tương ứng Kết luận chương 2: Trên đây chúng tôi đã trình bày hướng dẫn một cách chi tiết về việc thiết lập và xây dựng nên HTBHBT nhằm giúp GV dựa vào đó để quản lý và sử dụng. Việc xây dựng và hoàn chỉnh đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian. Do đó, để HTBHBT ngày càng hoàn thiện và phát triển sâu hơn cần có sự hợp tác và đầu tư của nhà trường, sự cộng tác của tất cả đồng nghiệp. CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm (TNSP) Đánh giá tính hiệu quả của nội dung HTBHBT và tính hiệu quả của việc sử dụng HTBHBT trên. Đối chiếu kết quả của các lớp thực nghiệm và đối chứng. Từ đó, xử lí, phân tích kết quả để đánh giá khả năng áp dụng HTBHBT do chúng tôi xây dựng và cách sử dụng nó trong dạy học ở trường THPT. 3.2. Nhiệm vụ của TNSP + Hướng dẫn giáo viên thực nghiệm thực hiện theo đúng nội dung và mục đích của luận văn. + Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của HTBHBT đã xây dựng. + Xử lí, phân tích các kết quả thu được từ đó rút ra kết luận về tính hiệu quả, chính xác, khoa học của HTBHBT trên. 3.3. Nội dung của TNSP Do thời gian có hạn nên chúng tôi tiến hành thực nghiệm một số nội dung sau: + Hình thành cho HS thói quen nghiên cứu bài mới chương hidrocabon không no và hidrocacbon thơm trên các câu hỏi gợi ý bài học trước bài lên lớp và tự giác kiểm tra qua các phiếu học tập. + Hình thành kỹ năng giải bài tập qua việc sử dụng hệ thống bài tập chương hidrocacbon không no và hidrocacbon thơm để ôn luyện ở nhà chuẩn bị cho các bài kiểm tra. 3.4. Đối tượng của TNSP Tổ chức thực nghiệm cho HS theo học chương trình chuẩn khối 11 của 4 trường THPT thuộc tp. Hồ Chí Minh và tp. Vũng Tàu. Bảng 3.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm Lớp Sỉ số Giáo viên Trường-Địa bàn TN1 11A4 33 ĐC1 11A8 31 Trần Đức Thanh THPT Trần Đại Nghĩa, quận 1, tp. Hồ Chí Minh. TN2 11A15 40 ĐC2 11A13 41 Nguyễn Hoàng Thị Kim Trâm THPT Phú Nhuận, quận Phú Nhuận, tp. Hồ Chí Minh. TN3 11/3 36 ĐC3 11/4 35 Nguyễn Cẩm Thạch THPT Hồng Hà, quận Phú Nhuận, tp. Hồ Chí Minh. TN4 11B13 42 ĐC4 11B9 40 Trần Thị Thanh Thùy THPT Nguyễn Trãi, huyện Châu Đức, tp. Vũng Tàu. Tổng 8 298 3.5. Cách tiến hành thực nghiệm Để có được sự phản hồi thông tin tốt về hình thức, nội dung, các ưu-khuyết điểm của HTBHBT, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm ở các lớp 11 cơ bản trên các địa bàn khác nhau. 3.5.1. Chọn giáo viên thực nghiệm Chúng tôi đã mời các GV thực nghiệm theo các tiêu chuẩn sau: + Nhiệt tình trong công tác giảng dạy và có tinh thần trách nhiệm cao. + Có trình độ khác nhau (cử nhân, thạc sỹ) hoặc có kinh nghiệm giảng dạy khác nhau (2-3 năm, 5-6 năm hoặc 15-20 năm). Bảng 3.2. Giáo viên thực nghiệm Họ tên Trình độ Kinh nghiệm giảng dạy Trần Đức Thanh Thạc sỹ 5 năm Nguyễn Hoàng Thị Kim Trâm Cử nhân 20 năm Trần Thị Thanh Thùy Cử nhân 8 năm Nguyễn Cẩm Thạch Học viên cao học 4 năm 3.5.2. Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Chúng tôi chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng theo các yêu cầu sau: + khả năng tiếp thu kiến thức và kết quả học tập tương đương nhau. + cùng một giáo viên giảng dạy trong cùng một năm học theo phương pháp truyền thống (đối chứng) và theo cách sử dụng HTBHBT thực nghiệm của chúng tôi đưa ra (thực nghiệm). 3.5.3. Bồi dưỡng GV thực nghiệm Chúng tôi gặp từng GV hoặc trao đổi qua mail các nội dung cần thực nghiệm, các quan niệm về HTBHBT, cách áp dụng các PPDH tích cực vào trong bài lên lớp, các thao tác với máy tính về lưu trữ file, sao chép đĩa,cách hướng dẫn HS cách nghiên cứu với HTBHBT, các yêu cầu cần kiểm tra HS ở lớp thực nghiệm và đối chứng. 3.6. Kết quả thực nghiệm 3.6.1. Kết quả đánh giá về tính hiệu quả của nội dung HTBHBT 3.6.1.1. Dựa trên ý kiến GV o Phân tích định lượng Đối với GV, chúng tôi phát ra 30 phiếu, thu về 30 phiếu. Bảng 3.3. Danh sách GV nhận xét HTBHBT STT Họ tên Trường Số năm công tác 1 Nguyễn Hoàng Thị Kim Trâm Phú Nhuận, HCM 20 2 Phạm Thị Hoàng Oanh Phú Nhuận, HCM 18 3 Nguyễn Thị Kim Vân Phú Nhuận, HCM 22 4 Trần Văn Thi Phú Nhuận, HCM 18 5 Nguyễn Thị Thanh Tâm Phú Nhuận, HCM 10 6 Lưu Hạnh Dung Phú Nhuận, HCM 10 7 Trần Đức Thanh Trần Đại Nghĩa, HCM 5 8 Nguyễn Cẩm Thạch Hồng Hà, HCM 4 9 Hỉ A Mổi Mạc Đĩnh Chi, HCM 5 10 Vũ Thị Phương Linh Dân lập Quốc tế, HCM 5 11 Trần Tú Anh Nguyễn Chí Thanh, HCM 7 12 Tống Thanh Tùng Nguyễn Chí Thanh, HCM 27 13 Trần Huy Hùng Lương Thế Vinh, HCM 7 14 Lê Thị Thanh Thủy Trường Chinh, HCM 8 15 Lê Thị Ngọc Thoa Trường Chinh, HCM 8 16 Phạm Ngọc Thanh Tâm Vĩnh Cửu, Đồng Nai 7 17 Trần Thị Thu Hiền Ngô Quyền, Đồng Nai 5 18 Nguyễn Ngọc Bảo Trân Lương Thế Vinh, Đồng Nai 5 19 Đinh Thị Xuân Thảo ĐH Tây Nguyên, Daklak 5 20 Lê Văn Cơ ĐH Tây Nguyên, Daklak 7 21 Nguyễn Văn Phương Nguyễn Du, Daklak 5 22 Lê Thị Phương Uyên Buôn Ma Thuột, Daklak 7 23 Hồ Sỹ Sơn BC Buôn Ma Thuột, Daklak 20 24 Trần Thị Phượng BC Buôn Ma Thuột, Daklak 15 25 Mai Văn Tiến BC Buôn Ma Thuột, Daklak 8 26 Nguyễn Văn Tình BC Buôn Ma Thuột, Daklak 8 27 Nguyễn Văn Hưng Nguyễn Trãi, Vũng Tàu 4 28 Trần Thị Thanh Thùy Nguyễn Trãi, Vũng Tàu 8 29 Nguyễn Duy Quỳnh Phương Nguyễn Trãi, Vũng Tàu 5 30 Dương Thị Kim Tiên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vũng Tàu 5 Tiến hành thống kê các ý kiến phản hồi từ phiếu nhận xét của GV về HTBHBT thu được kết quả như sau: Bảng 3.4. Bảng thống kê ý kiến đánh giá của GV về HTBHBT Thang điểm Tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5 TB NỘI DUNG - Chính xác khoa học - Tóm tắt nội dung bài học dễ hiểu - Các câu hỏi bài mới, phiếu học tập đáp ứng đúng nhu cầu tự học - Phương pháp giải chi tiết, dễ hiểu - Hệ thống bài học cân đối, đa dạng từ dễ đến khó 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3 0 8 8 9 7 8 10 11 21 20 22 12 11 4,7 4,6 4.7 4.1 4.1 HÌNH THỨC - HTBHTBT thống nhất, nhịp nhàng - Giao diện đẹp, hấp dẫn, thân thiện - Màu sắc hài hòa, hấp dẫn 0 0 0 0 0 1 2 3 2 10 6 8 18 21 19 4,5 4,6 4,5 TÍNH KHẢ THI - Dễ sử dụng - Phù hợp với trình độ học tập của học sinh - Phù hợp với khả năng sử dụng vi tính của học sinh - Phù hợp với điều kiện thực tế (học sinh có máy vi tính) - Phù hợp với thời gian tự học ở nhà của học sinh 0 0 0 0 0 0 0 1 5 2 0 6 4 8 5 5 17 10 11 12 25 7 15 6 11 4,8 4,0 4.3 3.6 4.1 TÍNH HIỆU QUẢ - Giúp các em dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh - Làm tăng hứng thú học tập 0 0 0 1 6 2 16 13 8 14 4,1 4,3 - Nâng cao khả năng tự học - Chất lượng giờ học được nâng lên - Góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học 0 0 0 0 0 0 6 1 2 11 13 18 13 16 10 4,2 4,5 4.3 Nhận xét theo các mức độ 1: kém, 2: yếu, 3: trung bình, 4: khá, 5: tốt. o Phân tích định tính Các tiêu chí đưa ra về HTBHBT đều được GV đánh giá với mức độ khá, cung cấp nội dung khá chính xác về mặt khoa học (4.7), có tính hệ thống, nhịp nhàng trong cách trình bày (4.5), bên cạnh đó giao diện còn được thiết kế đẹp, hấp dẫn, thân thiện và đều được GV đánh giá rất cao. Nhìn chung, HTBHBT rất dễ sử dụng (4.8), phù hợp với trình độ học tập của học sinh, phù hợp với khả năng sử dụng vi tính của học sinh, phù hợp với điều kiện thực tế là học sinh có máy vi tính và phù hợp với thời gian tự học ở nhà của học sinh. Ngoài ra, HTBHBT có tác dụng tốt đối với học sinh, giúp học sinh dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh; làm cho các em hứng thú học hóa học hơn (4.1), nâng cao khả năng tự học cho các em (4.2). Từ đó làm cho chất lượng giờ học được nâng lên (4.5) và góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay theo hướng tích cực hơn (4.3). Bên cạnh các kết quả đã nêu ở trên, các GV dạy thực nghiệm đều có ý kiến thống nhất về tài liệu thực nghiệm HTBHBT đã hỗ trợ họ rất nhiều trong công tác giảng dạy, giúp tiết kiệm thời gian giảng bài trên lớp, dễ dàng áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong các tiết dạy mà trước đây không có. Một số ý kiến khác riêng của GV: - GV Nguyễn Thị Thanh Thùy trường THPT Nguyễn Trãi tp. Bà Rịa – Vũng Tàu: “Nhìn chung HTBHBT dễ sử dụng, có bổ sung nhiều kiến thức, hình ảnh, một số kiến thức thực tiễn cũng được đề cập khá kĩ. Những câu hỏi trắc nghiệm hay, vừa là kiến thức cơ bản, vừa vận dụng phương pháp giải nhanh, thiết kế theo kiểu HS phải chọn đáp án.” - GV Vũ Thị Phương Linh trường PTDL Quốc Tế tp. Hồ Chí Minh: “Lượng kiến thức trong một chương là rất đầy đủ, chính xác, khoa học. Tuy nhiên, HTBHBT nên mở rộng thêm ở mảng tăng cường các đoạn phim tăng tính hấp dẫn hơn. Giao diện đẹp, màu sắc chọn trung tính, nền đơn giản, dễ gần. Lượng bài tập khá tốt, nhiều bài trong SGK, SBT đã được chọn lọc.” - GV Đinh Thị Xuân Thảo trường ĐH Tây Nguyên, Daklak : “Phần Hóa học vui thiết kế hay nhưng cần làm phong phú hơn, đưa kiến thức nhiều hơn vào trong phần này.” - GV Trần Đức Thanh trường THPT Trần Đại Nghĩa tp. Hồ Chí Minh : “Việc sử dụng HTBHBT là một hình thức giúp cho HS có thói quen tự học, kích thích tinh thần tự giác hoạt động theo nhóm trong giờ lên lớp. Từ đó hình thành cho các em thói quen tự tìm tòi, sáng tạo. Được dạy học theo hình thức sử dụng HTBHBT là một phương tiện hỗ trợ rất tích cực cho cả GV và HS. Tuy nhiên, nên mở rộng hơn nữa các phòng thí nghiệm ảo bằng file *flv và các bài giảng nếu có thể sử dụng file *ppt sẽ gia tăng lòng say mê của HS với môn hóa. Mong rằng hình thức này sẽ được phổ biến, phát triển đa dạng hơn ở các trường phổ thông.” - GV Nguyễn Hoàng Thị Kim Trâm trường THPT Phú Nhuận: “HTBHBT giúp HS củng cố thêm kiến thức mà không gây nhàm chán, đặc biệt là các bài tập trắc nghiệm, hỗ trợ GV trong công tác tổ chức nhiều hình thức học tập khác nhau cho HS”. 3.6.1.2. Dựa trên ý kiến HS o Phân tích định lượng Còn đối với HS, chúng tôi khảo sát trên 4 lớp thực nghiệm với 298 phiếu và thu được kết quả sau dựa trên các tiêu chí sau: Bảng 3.5. Bảng thống kê tiêu chí đánh giá của HS về HTBHBT. Thang điểm Tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5 TB NỘI DUNG - Tóm tắt nội dung bài học dễ hiểu - Các câu hỏi bài mới, phiếu học tập đáp ứng đúng nhu cầu tự học - Phương pháp giải chi tiết, dễ hiểu - Hệ thống bài học cân đối, đa dạng từ dễ đến khó 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 34 41 136 123 179 148 162 175 85 109 4.5 4.6 4.2 4.2 HÌNH THỨC - HTBHTBT thống nhất, nhịp nhàng - Giao diện đẹp, hấp dẫn, thân thiện - Màu sắc hài hòa. 0 0 0 1 0 1 2 45 35 182 200 197 113 53 65 4.4 4.0 4.1 TÍNH KHẢ THI - Dễ sử dụng - Phù hợp với trình độ học tập của học sinh - Phù hợp với khả năng sử dụng vi tính của học sinh - Phù hợp với điều kiện thực tế (học sinh có máy vi tính) - Phù hợp với thời gian tự học ở nhà của học sinh 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 22 4 69 71 25 132 72 112 85 273 144 222 116 141 4.9 4.4 4.7 4.2 4.2 TÍNH HIỆU QUẢ - Giúp các em dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh - Làm tăng hứng thú học tập - Nâng cao khả năng tự học 0 0 0 0 0 0 36 76 38 86 153 178 176 69 82 4.5 4.0 4.1 - Chất lượng giờ học được nâng lên - Góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học 0 0 0 0 80 55 101 96 117 147 4.1 4.3 Nhận xét theo các mức độ 1: kém, 2: yếu, 3: trung bình, 4: khá, 5: tốt. o Phân tích định tính Đa số các em đều tin tưởng vào nội dung của HTBHBT đã được thiết kế so với chuẩn kiến thức, HTBHBT thống nhất, nhịp nhàng, nhất quán về cách trình bày, và rất dễ sử dụng, được thiết kế phù hợp với trình độ học tập, phù hợp với khả năng sử dụng vi tính, phù hợp với điều kiện thực tế và cũng phù hợp với thời gian tự học ở nhà của các em, giúp các em dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh, nâng cao khả năng tự học cho các em. Ngoài ra các em đồng ý rằng tự học qua HTBHBT cũng giúp cho chất lượng giờ học được nâng lên và góp phần đổi mới phương pháp dạy học. 3.6.2. Kết quả đánh giá về tính hiệu quả của việc sử dụng HTBHBT 3.6.2.1. Phân tích định lượng Sau khi tiến hành TNSP ở các lớp TN và ĐC, chúng tôi tiến hành xử lí các số liệu thu được theo phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học giáo dục: + Lập các bảng phân phối tần suất lũy tích điểm. + Tính các tham số đặc trưng thống kê: - Điểm trung bình k i i i=1 n .x x = n  - Phương sai k 2 i i 2 i=1 n .(x - x) S = n-1  - Độ lệch chuẩn k 2 i i i=1 n .(x - x) S = n-1  - Hệ số biến thiên SV = .100% x - Sai số tiêu chuẩn Sm = n - Đại lượng kiểm định TN DC 2 2 TN TN DC DC TN DC TN DC x - xT = (n - 1).S + (n - 1).S1 1 + . n n n + n - 2     + Vẽ đồ thị đường lũy tích. Sau khi thống kê và tính toán, chúng tôi thu được các kết quả sau: Bảng 3.6. Bảng phân phối điểm kiểm tra hệ số 1 Số HS đạt điểm xi Lớp Sỉ số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 33 0 0 0 0 0 0 1 3 10 12 7 ĐC1 31 0 0 0 0 0 0 5 15 9 1 1 TN2 40 0 0 0 0 0 0 3 2 19 14 2 ĐC2 41 0 0 0 0 0 2 12 22 4 1 0 TN3 36 0 0 0 0 1 4 6 9 5 8 3 ĐC3 35 0 0 2 3 4 10 11 3 1 1 0 TN4 42 0 0 0 0 0 4 14 13 9 0 2 ĐC4 40 0 0 1 3 8 15 5 4 4 0 0 Bảng 3.7. Bảng phân phối điểm kiểm tra hệ số 2 Số HS đạt điểm xi Lớp Sỉ số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 33 0 0 0 0 0 0 0 2 10 11 10 ĐC1 31 0 0 0 0 0 0 10 13 6 2 0 TN2 40 0 0 0 0 0 1 1 9 13 15 1 ĐC2 41 0 0 0 0 0 7 13 15 5 1 0 TN3 36 0 0 0 0 0 2 6 10 4 11 3 ĐC3 35 0 1 1 2 7 12 6 5 1 0 0 TN4 42 0 0 0 0 0 5 13 11 7 4 2 ĐC4 40 0 0 0 0 4 22 10 3 1 0 0 Từ các số liệu thống kê ở bảng 3.6 và 3.7 chúng tôi tiến hành tính các tham số đặc trưng thống kê trong bảng 3.8 và 3.9 Bảng 3.8. Bảng các tham số đặc trưng thống kê hệ số 1 Lớp TBx  m S2 S V % TN1 8.64  0.18 1.02 1.01 11.7 ĐC1 7.3  0.16 0.79 0.89 12.2 TN2 8.25  0.15 0.84 0.92 11.2 ĐC2 6.8  0.12 0.62 0.79 11.6 TN3 7.4  0.26 2.5 1.58 21.4 ĐC3 5.2  0.25 2.3 1.5 28.8 TN4 6.83  0.18 1.33 1.15 16.8 ĐC4 5.2  0.2 1.55 1.25 24 Bảng 3.9. Bảng các tham số đặc trưng thống kê hệ số 2 Lớp TBx  m S2 S V % TN1 8.88  0.16 0.83 0.91 10.2 ĐC1 7.0  0.16 0.77 0.88 12.6 TN2 8.1  0.16 1 1 12.3 ĐC2 6.5  0.15 0.98 0.99 15.2 TN3 7.7  0.23 2 1.4 18.2 ĐC3 5  0.25 2.1 1.46 29.2 TN4 7  0.2 1.76 1.33 19.1 ĐC4 5.4  0.14 0.73 0.86 16 3.10. Bảng thống kê Tkđ của các cặp ĐC-TN qua bài kiểm tra hệ số 1 T TN1-ĐC1 TN2-ĐC2 TN3-ĐC3 TN4-ĐC4 Tkđ 5.6 7.2 6 6.2 T,k (=0.05) 2.58 (k = 62) 2.98 (k = 79) 2.76 (k = 69) 2.98 (k = 80) Bảng 3.11. Bảng thống kê Tkđ của các cặp ĐC-TN qua bài kiểm tra hệ số 2 T TN1-ĐC1 TN2-ĐC2 TN3-ĐC3 TN4-ĐC4 Tkđ 8.4 7.2 8 6.4 T,k (=0.05) 2.58 (k = 62) 2.98 (k = 79) 2.76 (k = 69) 2.98 (k = 80) Qua các giá trị kiểm định Tkđ đều lớn hơn T,k, chứng tỏ các giá trị điểm đều có ý nghĩa về mặt thống kê, khẳng định thực nghiệm có kết quả tốt. Hầu hết các lớp TN đều có điểm trung bình cao hơn lớp ĐC. Điều này cho phép chúng tôi kết luận chất lượng học tập của các lớp TN tốt hơn các lớp ĐC. Bảng 3.12. Bảng phân phối tần suất lũy tích điểm kiểm tra hệ số 1 % số HS đạt điểm xi Lớp Sỉ số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 33 0 0 0 0 0 0 3.03 12.12 42.42 78.8 100 ĐC1 31 0 0 0 0 0 0 16.13 64.52 93.55 96.77 100 TN2 40 0 0 0 0 0 0 7.5 12.5 60 95 100 ĐC2 41 0 0 0 0 0 4.9 34.2 87.8 97.6 100 100 TN3 36 0 0 0 0 2.8 13.9 30.6 55.6 69.4 91.7 100 ĐC3 35 0 0 5.7 14.3 25.7 54.3 85.7 94.3 97.1 100 100 TN4 42 0 0 0 0 0 9.53 42.86 73.81 95.24 95.24 100 ĐC4 40 0 0 2.5 10 30 67.5 80 90 100 100 100 Bảng 3.13. Bảng phân phối tần số lũy tích điểm điểm kiểm tra hệ số 2 % số HS đạt điểm xi Lớp Sỉ số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 33 0 0 0 0 0 0 0 6.1 36.4 69.7 100 ĐC1 31 0 0 0 0 0 0 32.3 74.2 93.6 100 100 TN2 40 0 0 0 0 0 2.5 5 27.5 60 97.5 100 ĐC2 41 0 0 0 0 0 17.1 48.8 85.4 97.6 100 100 TN3 36 0 0 0 0 0 5.6 22.2 50 61.1 91.7 100 ĐC3 35 0 2.9 5.7 11.4 31.4 65.7 82.9 97.1 100 100 100 TN4 42 0 0 0 0 0 11.9 42.9 69.1 85.7 95.2 100 ĐC4 40 0 0 0 0 10 65 90 97.5 100 100 100 3.6.2.2. Phân tích định tính Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra hệ số 1 của lớp TN1-ĐC1. Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra hệ số 2 của lớp TN1-ĐC1 Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra hệ số 1 của lớp TN2-ĐC2 Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra hệ số 2 của lớp TN2-ĐC2 Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra hệ số 1 của lớp TN3-ĐC3 Hình 3.6. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra hệ số 2 của lớp TN3-ĐC3 Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra hệ số 1 của lớp TN4-ĐC4 Hình 3.8. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra hệ số 2 của lớp TN4-ĐC4 Quan sát đồ thị các đường lũy tích của các lớp TN và ĐC, chúng tôi nhận thấy đường lũy tích của các lớp TN luôn nằm ở phía bên phải đường lũy tích của lớp ĐC và khoảng cách giữa hai đường có sự phân biệt rõ rệt chứng tỏ các lớp TN có kết quả học tập khả quan hơn, cao hơn các lớp ĐC. Kết luận chương 3: qua kết quả phân tích về mặt định tính và định lượng, có thể kết luận rằng chính HTBHBT đã giúp HS có một cái nhìn tổng quát hơn, định hướng tốt hơn về tất cả các dạng bài tập sẽ gặp trong chương trình hóa hữu cơ, kích thích tinh thần tự học, hăng say học môn hóa học. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ 1. Những kết quả thu được từ đề tài nghiên cứu So với các nhiệm vụ đề ra, đề tài đã được hoàn thành, đạt được những thành công đáng kể. Luận văn đã xây dựng hệ thống bài học, tập hợp một số bài tập cơ bản phần hidrocacbon và dùng Access và Visual Basic xây dựng thành HTBHBT thân thiện với người sử dụng. Đề tài "Ứng dụng Access và Visual Basic.Net để xây dựng và quản lý hệ thống bài học, bài tập hóa học phần hidrocacbon” đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía giáo viên lẫn học sinh. Giáo viên lẫn học sinh đều cảm thấy tự tin và thoải mái hơn trong các giờ lên lớp. Cụ thể, đề tài nghiên cứu một số cơ sở lí luận về lịch sử nghiên cứu, xu hướng đổi mới các phương pháp dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và hai phần mềm ứng dụng Access và VB.Net, tạo nên HTBHBT tương đối hoàn chỉnh, chính xác khoa học. Như vậy, đề tài đã chứng minh được tính thực tiễn và hữu ích, phù hợp với nhiều dạng học sinh, nhiều điều kiện khác nhau, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông. Điểm mới mà đề tài đóng góp vào mặt lí luận dạy học là đã hướng dẫn được giáo viên các thao tác lập trình cơ bản trong VB.Net, các thao tác thiết lập cơ sở dữ liệu trong Access, góp phần tạo tiền đề cho các thầy cô có khả năng tự tay tạo nên một HTBHBT quản lý theo ý tưởng của chính mình. Luận văn cũng đúc kết được bài học, các dạng bài tập phần hidrocacbon thành hệ thống, khoa học, cân đối về số lượng lẫn chất lượng và lưu trữ thành cơ sở dữ liệu quản lý trong Access, có thể truy xuất, cập nhật thường xuyên. Chính vì thế, HTBHBT đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học hoá hữu cơ. Đồng thời, thông qua việc nghiên cứu đề tài này, luận văn đã đóng góp vào sự nghiệp giáo dục một nguyên tắc xây dựng hệ thống bài học, bài tập một cách khoa học căn cứ vào thực tiễn khách quan, vào trình độ học tập của học sinh, tâm lý của học sinh, vào phương pháp giảng dạy, phân bổ chương trình, nguyên tắc lưu trữ và sử dụng hệ thống bài tập với việc dùng Access là nơi chứa tất cả cơ sở dữ liệu về nguồn bài tập hoá học phần hidrocacbon. Đây là hệ thống bảo mật, an toàn nhất, giúp giáo viên có thể lưu trữ, quản lý, đặt biệt Access còn cho phép người sử dụng cập nhật những thông tin mới nhất về nội dung chương trình giảng dạy, đồng thời cho phép cập nhật dữ liệu một cách thường xuyên và loại trừ những bài tập không còn phù hợp với chương trình dạy học. Ngoài ra, lập trình bằng VB.Net tạo ra một chương trình thân thiện, sử dụng theo ý muốn của giáo viên giảng dạy, giúp giáo viên chỉ cần gia công, thiết kế, chỉnh sửa vào đầu mỗi năm học hoặc có thể gia công và lưu trữ số lượng bài tập khổng lồ phù hợp theo mục đích sử dụng của bản thân. Chính vì thế, so với lượng thời gian ngắn ngủi khi lên lớp, giáo viên không thể hướng dẫn học sinh hết tất cả các dạng toán khiến nhiều tôi bỡ ngỡ, không hình thành kỹ năng khi làm bài tập.Vì thế,đề tài ra đời đã trở thành công cụ đắc lực giúp giáo viên có thể gián tiếp củng cố cho học sinh những kiến thức họ đã truyền đạt, đồng thời là tư liệu quý cho các tôi học sinh có thể tự nghiên cứu trong những giờ tự học ở nhà. 2. Kiến nghị và đề xuất Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi xin có một số đề nghị sau: - Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường ĐHSP nên thường xuyên tổ chức các lớp ứng dụng CNTT trong dạy học hoá học cho GV THPT. - Cần tăng cường trang bị cơ sở vật chất đặc biệt là các thiết bị hiện đại như máy vi tính, máy chiếu…cho các trường THPT. - Các trường THPT nên khuyến khích và tạo mọi điều kiện để GV đổi mới PPDH. 3. Hướng phát triển của đề tài - Trên nền tảng của HTBHBT hiện có bổ sung thêm nội dung 4 chương trong chương trình hoá học lớp 11 và mở rộng phạm vi thực hiện ở các chương còn lại của lớp 11, lớp 12. - Nghiên cứu và khai thác triệt để các tính năng của phần mềm VB.Net để bổ sung thêm, hỗ trợ các bài giảng của GV được thiết kế trên phần mềm powerpoint, các đoạn phim thí nghiệm flash. Chúng tôi hy vọng rằng những đóng góp của luận văn sẽ nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH, tăng tích tự giác học tập của HS hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Ngọc An (2003), Bài tập hidrocacbon, NXB Quốc gia Hà Nội. 2. Ngô Ngọc An, Phạm Thị Minh Nguyệt (1998), Bài tập hóa học 11 nâng cao, NXB Trẻ. 3. Trịnh Văn Biều (2000), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, NXB trường Đại học Sư phạm TP. HCM. 4. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Sư phạm TP HCM. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Sách giáo khoa lớp 11 chương trình chuẩn, NXB Giáo dục. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Sách giáo viên lớp 11 chương trình chuẩn, NXB Giáo dục. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Sách bài tập lớp 11 chương trình chuẩn, NXB Giáo dục. 8. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học. Một số vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục. 9. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung (2006), Phương pháp dạy học hóa học, tập 1, NXB Đại học Sư phạm. 10. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục. 11. Nguyễn Cương, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Hoàng Văn Lôi, Trần Trung Ninh (2005), Thí nghiệm thực hành. Phương pháp dạy học hóa học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 12. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Hà Nội. 13. Vũ Gia (2000), Làm thế nào để viết luận văn, luận án, biên khảo, NXB Thanh Niên. 14. Cao Cự Giác (2004), Bài tập lí thuyết và thực nghiệm hóa học, tập 2 hóa học hữu cơ, NXB Giáo dục. 15. Phạm Hữu Khang, Hoàng Đức Hải, Phương Lan (2003), Phát triển ứng dụng bằng Microsoft Access 2002, tập 1. NXB Lao động xã hội. 16. Nguyễn Văn Lê (1995), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, TP. HCM. 17. Quách Tuấn Ngọc (2005), “Vấn đề đổi mới về phương pháp dạy và học”, Báo cáo về ICT in Education. 18. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình – sách giáo khoa hóa học phổ thông (học phần PPDH2), ĐHSP Hà Nội. 19. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lí luận dạy học hóa học, tập1. NXB Giáo dục. 20. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh (1982), Lí luận dạy học hóa học, tập 1, NXB Giáo Dục, Hà Nội. 21. Phương Kỳ Sơn (2001), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Nguyễn Trọng Thọ, Lê Văn Hồng, Nguyễn Vạn Thắng, Lê Thị Kim Thoa (1999), Giải toán hóa học 11, NXB Giáo dục. 23. Nguyễn Trọng Thọ (2002), Ứng dụng tin học trong giảng dạy hóa học, NXB Giáo dục. 24. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998), Quá trình dạy tự học, NXB Giáo dục. 25. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2004), Học và dạy cách học, NXB ĐH Sư phạm Hà Nội. 26. Nguyễn Cảnh Toàn (2004), Tuyển tập tác phẩm tự giáo dục – tự học – tự nghiên cứu, tập 1, trường DDHSP Hà Nội 27. Dương Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, TP. HCM. 28. Trung tâm nghiên cứu và phát triển tự học (1998), Tự học, tự đào tạo tư tưởng chiến lược của phát triển giáo dục Việt Nam, NXB Giáo dục. 29. Nguyễn Xuân Trường (1998), Hóa học vui, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 30. Nguyễn Xuân Trường (2008), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục. 31. Đào Hữu Vinh, Đỗ Hữu Tài, Nguyễn Thị Minh Tâm (1997), 121 Bài tập hóa học dùng bồi dưỡng học sinh giỏi 10, 11, 12, NXB Đồng Nai. 32. Đào Hữu Vinh (1993), 500 bài tập hoá học, NXB Giáo dục. 33. Phạm Viết Vượng (1996), Giáo dục học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 34. Julia Case Bradley, Anita C.Millspaugh (2003).Programming in Visual Basic.Net, NXB MC Graw Hill Irwin. 35. Viện chiến lược và chương trình giáo dục (2007), “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học ở trường phổ thông Việt Nam”, trang web 36. 37. 38. 39. 40. PHỤ LỤC 1. Phụ lục 1: Phiếu điều tra thực trạng dạy học hóa học ở trường THPT. 2. Phụ lục 2: Phiếu điều tra thực trạng học tập của HS trường THPT. 3. Phụ lục 3: Phiếu tham khảo ý kiến nhận xét của GV về HTBHBT. 4. Phụ lục 4: Phiếu tham khảo ý kiến của HS về HTBHBT. 5. Phụ lục 5: Bảng điểm lớp 11A4 trường THPT Trần Đại Nghĩa. 6. Phụ lục 6: Bảng điểm lớp 11A8 trường THPT Trần Đại Nghĩa. 7. Phụ lục 7: Bảng điểm lớp 11A15 trường THPT Phú Nhuận. 8. Phụ lục 8: Bảng điểm lớp 11A13 trường THPT Phú Nhuận. 9. Phụ lục 9: Bảng điểm lớp 11/3 trường Dân lập Hồng Hà. 10. Phụ lục 10: Bảng điểm lớp 11/4 trường Dân lập Hồng Hà. 11. Phụ lục 11: Bảng điểm lớp 11B9 trường THPT Nguyễn Trãi. 12. Phụ lục 12: Bảng điểm lớp 11B13 trường THPT Nguyễn Trãi. 13. Phụ lục 13: Đề kiểm tra hệ số 1. 14. Phụ lục 14: Đề kiểm tra hệ số 2. Phụ lục 1: Phiếu điều tra thực trạng dạy học hóa học ở trường THPT Trường ĐHSP TP.HCM Lớp Cao học Lí luận và PPDH Hóa học PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG PTTH Kính gởi các thầy cô! Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa, xin quý thầy (cô) vui lòng cho biết một vài thông tin về thực trạng giảng dạy phần hóa hữu cơ ở trường PTTH. Họ tên Tuổi Trường Số năm giảng dạy (Vui lòng đánh dấu vào ô chọn tương ứng. Chúng tôi xin đảm bảo mọi thông tin bạn cung cấp sẽ không được sử dụng vào mục đích nào khác ngoài mục đích khoa học của việc nghiên cứu 1. Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học trong bài lên lớp của thầy cô Phương pháp Thường xuyên Thỉnh thoảng Không Thuyết trình Dạy học đặt và giải quyết vấn đề Dạy học chương trình hóa Phương pháp algorit dạy học Phương pháp grap dạy học Phương pháp dạy học hợp tác Sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy Có ứng dụng của công nghệ thông tin 2. Thầy cô cho rằng việc kết hợp các phương pháp dạy học hiện đại vào giảng dạy như thế nào? A. Rất cần thiết. B. Cần thiết. C. Sao cũng được. D. Không. 3. Khi sử dụng các phương pháp đó, thầy cô cảm thấy A. Khó khăn. B. Bình thường. C. Thuận lợi. D. Ý kiến khác. 4. Nếu thầy cô cảm thấy khó khăn, xin vui lòng cho biết thêm nguyên nhân A. Cơ sở vật chất. B. Sự chênh lệch giữa khối lượng kiến thức và thời gian C. Không có công cụ hỗ trợ. D. Tất cả các nguyên nhân trên 5. Thầy cô có mong muốn tìm một công cụ giúp dễ dàng kết hợp các phương pháp dạy học hiện đại không? A. Rất mong muốn. B. Mong muốn. C. Bình thường. D. Không mong muốn. 6. Thầy cô nhận xét gì về mức độ tự học của học sinh của mình ở nhà A. Hầu như không có. B. Có thể nếu ép buộc. C. Một số tự giác học. D. Đa số đều tự học ở nhà. 7. Thầy cô có mong muốn công cụ đó còn giúp các em tự học ở nhà không A. Rất mong muốn. B. Mong muốn. C. Bình thường. D. Không mong muốn. 8. Kỹ năng sử dụng vi tính của thầy cô A. Thành thạo. B. Căn bản. C. Một ít. D. Không biết. 9. Thầy cô có mong muốn tự tay chỉnh sửa, gia công cho chính bài giảng của mình khi sử dụng công cụ đó không? A. Rất muốn. B. Muốn. C. Bình thường. D. Không. Xin chân thành cám ơn quý thầy cô! Nếu có ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ người thực hiện cuộc khảo sát này: Nguyễn Trần Thủy Tiên Trường THPT Hồng Đức, tp Buôn Ma Thuột, Daklak. Email: thuytienazot@gmail.com ĐT: 090.900.2811. Kính chúc thầy cô sức khỏe! Phụ lục 2: Phiếu điều tra thực trạng học tập của HS trường THPT. Trường ĐHSP TP.HCM Lớp Cao học Lí luận và PPDH Hóa học PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH PTTH Các em thân mến! Để góp phần tạo nên sự thành công cho việc nghiên cứu ra một sản phẩm hỗ trợ các em trong quá trình học tập, rất mong các em vui lòng hợp tác bằng cách điền một vài thông tin dưới đây! Họ tên : Trường: Lớp: 1.Các em có cảm thấy môn hóa hữu cơ dễ học không? A.Dễ học. B.Bình thường. C.Khó khăn. D.Rất khó khăn. 2. Các em có say mê, hứng thú khi học môn hóa hữu cơ không? A. Rất hứng thú. B. Hứng thú. C. Bình thường. C. Chán ngắt. 3. Nguyên nhân không hứng thú học Hóa hữu cơ. A. Khó suy luận, tưởng tượng vì ít thí nghiệm trực quan B. Khối lượng kiến thức quá nhiều C. Do lười biếng D. Do phải học nhiều môn 4. Các em có dành thời gian nghiên cứu bài trước ở nhà không? A. Thường xuyên. B. Thỉnh thoảng. C. Chỉ khi nào GV răn đe. D. Không bao giờ. 5. Nếu có nghiên cứu trước bài ở nhà, các em tiếp thu bài mới như thế nào? A. Hiểu hết các khái niệm và các dạng bài tập. B. Chỉ hiểu các khái niệm, không nắm hết các dạng bài. C. Hiểu một phần khái niệm. D. Hoàn toàn không hiểu gì cả. 6. Nếu không nghiên cứu trước bài ở nhà, vui lòng cho biết nguyên nhân A. Hoàn cảnh gia đình. B. Lười biếng. C. Học lực kém. D. Do tâm lý có xem cũng không hiểu. 7. Các em có muốn có hệ thống bài học, bài tập trợ giúp các em trong việc tự học ở nhà không A. Rất muốn. B. Muốn. C. Bình thường. D. Không cần. 8. Khả năng sử dụng máy tính của các em như thế nào? A. Thành thạo. B. Căn bản. C. Một ít. D. Không biết gì. Xin chân thành cảm ơn các thông tin bạn đã cung cấp cho chúng tôi! Phụ lục 3: Phiếu tham khảo ý kiến nhận xét của GV về HTBHBT Trường ĐHSP TP.HCM Lớp Cao học Lí luận và PPDH Hóa học PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN Kính gởi quý thầy cô! Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học, thông qua HTBHBT, rất mong nhận được những đóng góp, nhận xét của quý thầy cô khi sử dụng trong công tác giảng dạy phần hidrocacbon. Thang điểm NỘI DUNG - Chính xác khoa học 1 2 3 4 5 - Tóm tắt nội dung bài học dễ hiểu 1 2 3 4 5 - Các câu hỏi gợi ý giúp xác định mục tiêu bài học nhanh 1 2 3 4 5 - Phương pháp giải chi tiết, dễ hiểu 1 2 3 4 5 -Phiếu học tập giúp ghi nhớ lại các kiến thức đã học. 1 2 3 4 5 -Hệ thống bài tập cân đối, từ dễ đến khó 1 2 3 4 5 HÌNH THỨC - HTBHTBT thống nhất, nhịp nhàng 1 2 3 4 5 - Giao diện đẹp, hấp dẫn, thân thiện 1 2 3 4 5 - Màu sắc hài hòa. 1 2 3 4 5 TÍNH KHẢ THI - Dễ sử dụng 1 2 3 4 5 - Phù hợp với trình độ học tập của HS 1 2 3 4 5 - Phù hợp với điều kiện thực tế (HS có máy vi tính) 1 2 3 4 5 - Phù hợp với khả năng sử dụng vi tính của HS 1 2 3 4 5 - Phù hợp với thời gian tự học ở nhà của HS 1 2 3 4 5 TÍNH HIỆU QUẢ - Giúp các em dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh 1 2 3 4 5 - Làm tăng hứng thú học tập 1 2 3 4 5 - Nâng cao khả năng tự học 1 2 3 4 5 - Chất lượng giờ học được nâng lên 1 2 3 4 5 - Góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học 1 2 3 4 5 Ngoài những ý kiến trên, xin quý thầy cô một vài nhận xét, góp ý riêng (về nội dung, hình thức, phương pháp) để chương trình hoàn thiện hơn, phục vụ tốt cho công tác dạy và học ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………... Xin chân thành cám ơn! Họ tên:……………………………………………………………………………... Lớp:……….Trường:………………………………………………………………. Mọi thắc mắc, quý Thầy cô vui lòng liên hệ tác giả: Nguyễn Trần Thủy Tiên 82 Đinh Tiên Hoàng, phường Tự An, tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Daklak. ĐT: 090.900.2811. Email: thuytienazot@gmail.com Phụ lục 4: Phiếu tham khảo ý kiến HS về HTBHBT Trường ĐHSP TP.HCM Lớp Cao học Lí luận và PPDH Hóa học PHIẾU THAM KHẢO NHẬN XÉT CỦA HS Các em học sinh thân mến! Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học, thông qua HTBHBT, rất mong nhận được những đóng góp, nhận xét của của các em khi sử dụng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf90259-LVHH-PPDH021.pdf
Tài liệu liên quan