Luận văn Tỷ giá hối đoái và việc áp dụng chế độ tỷ giá ở Việt Nam

Tài liệu Luận văn Tỷ giá hối đoái và việc áp dụng chế độ tỷ giá ở Việt Nam: LUẬN VĂN: Tỷ giá hối đoái và việc áp dụng chế độ tỷ giá ở Việt Nam lời nói đầu Xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra một cách sâu sắc, toàn diện trên phạm vi toàn thế giới. Nó là quy luật khách quan mà Việt Nam cần sớm nắm bắt và vận dụng. Việc tham gia vào nền kinh tế khu vực và thế giơi sẽ mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đòi hỏi phải có những chính sách phù hợp. Một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế là ngoại thương. Nhân tố quyết định tới sự thành công hay thất bại của chính sách kinh tế đối ngoại phải kể đến vai trò quan trọng của chế độ tỷ giá hối đoái của mỗi quốc gia. Chúng ta chưa quên sự can thiệp bất thành của 15 ngân hàng Trung ương trước sự sụp đổ của hệ thống tỷ giá hối đoái Châu Âu những năm 90; sự phá giá bất ngờ của đồng bảng Anh tháng 9/1992 trước sự tấn công của những kẻ đầu cơ, mặc dù đã có sự can thiệp tích cực cuả Ngân hàng Trung ương Đức và Anh vớ...

pdf53 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1557 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tỷ giá hối đoái và việc áp dụng chế độ tỷ giá ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Tỷ giá hối đoái và việc áp dụng chế độ tỷ giá ở Việt Nam lời nói đầu Xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra một cách sâu sắc, toàn diện trên phạm vi toàn thế giới. Nó là quy luật khách quan mà Việt Nam cần sớm nắm bắt và vận dụng. Việc tham gia vào nền kinh tế khu vực và thế giơi sẽ mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đòi hỏi phải có những chính sách phù hợp. Một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế là ngoại thương. Nhân tố quyết định tới sự thành công hay thất bại của chính sách kinh tế đối ngoại phải kể đến vai trò quan trọng của chế độ tỷ giá hối đoái của mỗi quốc gia. Chúng ta chưa quên sự can thiệp bất thành của 15 ngân hàng Trung ương trước sự sụp đổ của hệ thống tỷ giá hối đoái Châu Âu những năm 90; sự phá giá bất ngờ của đồng bảng Anh tháng 9/1992 trước sự tấn công của những kẻ đầu cơ, mặc dù đã có sự can thiệp tích cực cuả Ngân hàng Trung ương Đức và Anh với khối lượng 15 tỷ bảng Anh; hay hai sự kiện làm rung chuyển thế giới chỉ trong một thời gian ngắn. Đó là: Sự khủng hoảng của đồng Pê-sô (Mêhicô) tháng 12/1994 và sự mất giá kỷ lục trong năm 1995, rồi lại sự lên giá đột biến của USD năm 1996. Là một nước đang đi những bước đầu tiên tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn, hơn bao giờ hết việc nghiên cứu tỷ giá hối đoái đang trở thành vấn đề cấp bách đặt ra cho chúng ta. Xuất phát từ thực tế khách quan đó, trong bài viết này, em xin đề cập tới vấn đề: "Tỷ giá hối đoái và việc áp dụng chế độ tỷ giá ở Việt Nam." Cấu trúc bài viết gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về tỷ giá hối đoái. Chương II: Thực trạng tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong những năm gần đây. Chương III: Một số giải pháp góp phần bổ xung, hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam. chương I: Tổng quan về tỷ giá hối đoái. I. Khái niệm tỷ giá: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, vai trò của thương mại quốc tế ngày càng được nâng cao, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà phân công lao động quốc tế đã đạt đến giai đoạn cao và mang tính toàn cầu, thương mại quốc tế trở thành vấn đề mang tính chất sống còn đối với mỗi quốc gia và là mối quan tâm hàng đầu của mọi tổ chức kinh tế trên thế giới. Các quan hệ thương mại , tín dụng , đầu tư, khoa học kỹ thuật ... đều có giá cả , biểu hiện bằng những đồng tiền khác nhau của những nước khác nhau. Do hệ thống tiền tệ và chính sách giá cả mỗi nước một khác, nên việc thanh toán giữa các nước đòi hỏi phải so sánh giá trị , sức mua của các đồng tiền khác nhau, và thanh toán với nhau không theo giá cả của từng nước mà theo giá cả quốc tế( còn gọi là giá ngoại thương). Từ đó xuất hiện khái niệm tỷ giá hối đoái. Như vậy : Tỷ giá hối đoái theo cách hiểu thông thường là sự so sánh giá trị giữa đơn vị tiền tệ khác nhau của các nước có quan hệ với nhau.Hay nói cách khác : Tỷ giá hối đoái là giá chuyển đổi từ một đơn vị tiền tệ nước này sang thành những đơn vị tiền tệ nước khác. Ví dụ, trên thị trường hối đoái Việt Nam ngày30/06/2000 là 14087 VND/USD thì đó là tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ. Trên phương diện kinh tế, tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế vốn có cuả nền sản xuất hàng hoá, nó cho thấy sức mua đối ngoại thực tế của một đồng tiền trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, không phải đồng tiền quốc gia nào cũng được nhận để thanh toán bên ngoài quê hương của nó. Để chuyển đổi ra nội tệ của nước nào đó, nó phải được ngân hàng nước đó thu mua. Trên thế giới hiện nay có một số ngoại tệ mạnh được sử dụng rộng rãi, phổ biến như: USD(Mỹ), JPY(Nhật), Bảng (Anh)... II.Lịch sử hình thành và phát triển của tỷ giá hối đoái. 1. Thời kỳ lưu thông tiền vàng và tiền đúc : Từ trước công nguyên, sau cuộc phân công lao động xã hội lần thứ 2, vàng và bạc đúc thành thỏi đã trở thành đồng tiền ngự trị các loại tiền khác như : ốc , vỏ sò , da thú... và dần chiếm vị trí độc tôn trên thị trường hàng hoá tiền tệ.Tuy nhiên do việc dùng vàng thỏi tính theo trọng lượng đã gây rất nhiều khó khăn cho trao đổi , nên tiền đúc đã ra đời . Bắt đầu từ cuộc phân công lao động lần thứ 3 , trong lưu thông đã xuất hiện loại tiền đúc của các lái buôn giàu có ( khắc tên người phát hành vàng và trọng lượng vàng ) về sau do thương nghiệp mở rộng thì tiền đúc không còn do các thương nhân, nhà thờ đúc mà do nhà nước . Mỗi nước tuỳ theo phong tục của mình đã đưa ra những đồng tiền riêng mang dấu ấn quốc gia và khác với đòng tiền các quốc gia khác về trọng lượng và đơn vị đồng tiền , với đơn vị tiền vàng khác nhau, dẫn đến xu hướng người dân nước nào sử dụng đồng tiền nước đó. Trong quan hệ ngoại giao, việc xác định tỷ giá trao đổi hoàn toàn giản đơn, chỉ việc so sánh trọng lượng kim loại thực tế của hai đồng tiền với nhau. 2. Chế độ bản vị vàng và vàng - hối đoái : Trong chế độ này, việc xác định tỷ giá giữa các đồng tiền vẫn là việc so sánh trọng lượng vàng mà mỗi đơn vị tiền giấy làm đại biểu , hay có thể nói là việc so sánh hàm lượng vàng chứa đựng trong mỗi đơn vị tiền tệ của mỗi nước. Tỷ giá hối đoái trong giai đoạn này giao động xung quanh điểm vàng. Điểm vàng là ngang giá vàng của các đồng tiền cộng ( hoặc trừ) chi phí vận chuyển vàng( phí vận tải , phí bảo hiểm, phí đóng góp và thủ tục phí) giữa các nước hữu quan. Khi tỷ giá vượt điểm vàng thì nước mắc nợ sẽ không dùng tiền quốc gia mình để mua ngoại tệ dùng vào việc trả nợ, mà họ sẽ chuyển vàng ra nước ngoài để trả nợ. Với đặc trưng này chế độ bản vị vàng là một chế độ ổn định , sức mua của đồng tiền rất ít khi bị biến động. Trong giai đoạn đầu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa , chế độ này đã tỏ ra có nhiều ưu điểm. Nó có khả năng điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông một cách tự phát không cần đến sự can thiệp của nhà nước theo cơ chế: sự tăng giảm khối lượng tiền tệ trong lưu thông luôn tỷ lệ nghịch với sự tăng giảm dự trữ vàng trong nền kinh tế. Do đó , việc lựa chọn phương hướng xử lý tỷ giá rất ít khi phải đặt ra. Tuy có nhiều ưu điểm làm cho chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng trong giai đoạn đầu, nhưng chế độ bản vị vàng không tồn tại được lâu. Nguyên nhân chính là do trong nền kinh tế thế giới có sự phát triển không đồng đều giữa các nước, dẫn đến một hiện tượng tất yếu là những nước giàu tích trữ được nhiều vàng, còn những nước nghèo thì tiền dấu hiệu tràn lan và họ cũng không có khả năng đúc vàng vì lượng vàng dự trữ đã cạn kiệt. Để đối phó với tình hình này, chính phủ ở các nước nghèo đã ngăn cấm việc xuất khẩu vàng tự do.Như vậy, trong quan hệ giữa các nước chế độ bảo vệ mậu dịch tự do đã thay thế cho chế độ mậu dịch tự do,vàng không còn được lưu thông giữa các nước- chế độ bản vị vàng bắt đầu tan giã vào đầu chiến tranh thế giới thứ nhất. Đến năm 1924, nước Anh chuyển chế độ bản vị vàng sang chế độ giấy bạc ngân hàng được chuyển đổi ra vàng không đầy đủ: Không lưu hành tiền đúc bằng vàng, tiền giấy chỉ được đổi lấy vàng thoi( chế độ bản vị vàng thoi- mỗi thoi nặng 12,444kg vàng ). Khi đó bảng Anh (GBP) là loại ngoại tệ mạnh chủ chốt trong thanh toán quốc tế, dự trữ quốc tế. Tiền giấy của các nước tuy không đổi được lấy vàng nhưng có thể đổi lấy bảng Anh. Chế độ tiền tệ thông qua ngoại tệ mạnh đổi lấy vàng gọi là chế độ bản vị vàng hối đoái ( ở đây là chế độ bản vị bảng Anh). Trong chế độ này bảng Anh được tự do chuyển đổi ra vàng: 1700 GBP = 400 ounce = 12,444 kg vàng. Khi bảng Anh sụp đổ thì cuộc săn vàng lại di chuyển ồ ạt sang Mỹ. USD là loại ngoại tệ mạnh thứ hai trên thế giới lúc bấy giờ. Chính phủ Mỹ vì không muốn dự trữ vàng cạn kiệt nên đầu năm 1934 phải tuyên bố đình chỉ đổi USD ra vàng ở trong nước. Như vậy, từ năm 1934, tạm thời không còn đồng tiền nào có thể đổi ra vàng được nữa. Một lần nữa tiền vàng lại rút khỏi lưu thông và thay thế bằng tiền dấu hiệu. 3. Chế độ tỷ giá cố định - chế độ bản vị USD: Đến năm 1944, tại hội nghị Bretton Woods, quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ra đời, với điều lệ đầu tiên là xây dựng tỷ giá cố định cho mỗi đồng tiền. Theo chế độ này, các nước phải quy định hàm lượng vàng riêng cho đồng tiền của mình và so sánh với hàm lượng vàng của USD (1 USD = 0,88867 gr vàng nguyên chất ) để có một tỷ giá chính thức. Biên độ giao động của tỷ giá không được vượt quá 1% của tỷ giá chính thức đã được đăng ký tại IMF. Nếu vượt quá biên độ này thì ngân hàng TW phải can thiệp bằng cách mua vào hoặc bán ra một lượng USD nhất định nhằm bảo vệ tỷ giá chính thức với USD. Thông qua tiền tệ sẽ được đổi ra vàng theo giá: 35 USD = 1 ounce vàng. Như vậy về nguyên tắc vàng vẫn đóng vai trò trung tâm để so sánh sức mua của các đồng tiền với nhau thông qua USD. VD: Nội dung vàng của GBP là 2,488281 gr vàng nguyên chất. Như vậy đồng giá vàng của GBP sẽ là : 1 GBP = 2,488281/0,888671=2,8 USD. Như vậy tỷ giá chính thức của 1GBP sẽ là 2,8 USD nếu như không có những yếu tố trên thị trường tác động. Sở dĩ chế độ này có thể tồn tại trong suốt thời gian dài là do lúc đó Mỹ có lượng dự trữ vàng lớn nhất thế giới 24,7 tỷ USD khoảng 20000 tấn vàng, chiếm 70% dự trữ vàng của thế giới tư bản- USD trở thành phương tiện thanh toán và dự trữ quốc tế. Vào những năm 70, tình trạng khủng hoảng USD diễn ra thường xuyên, Mỹ đã phát hành trên 166 tỷ USD tiền giấy, điều này có nghĩa là ngân hàng TW của các nước luôn phải mua USD để bảo vệ tỷ giá.Lượng USD này lại được đổi ở cục dự trữ liên bang Mỹ làm cho kho vàng của Mỹ giảm đi nhanh chóng . Để đối phó với tình ttạng này, ngày 15-08-1971 Mỹ đã phải tuyên bố ngừng chuyển đổi USD ra vàng theo tỷ giá chính thức. Sau đó ngày 18-12-1971 thì tuyên bố phá giá USD ở mức 7,89%. Tới ngày 12-02-1973Mỹ lại phá giáUSD tiếp 10%. Qua 2 lần phá giá liên tiếp, chế độ bản vị USD sụp đổ hoàn toàn. Sau khi chế độ USD sụp đổ thì toàn bộ cơ chế thanh toán quốc tế tư bản chủ nghĩa bị hỗn loạn, USD bị dình chỉ đổi ra vàng. Do đó trong thanh toán quốc tế giữa các nước, người ta đòi hỏi ngày càng nhiều điều kiện đảm bảo bằng vàng. Mặc dù Mỹ đã tìm mọi cách để loại vàng ra khỏi thanh toán quốc tế,nhưng một số nước (như Pháp) lại có xu hướng dùng vàng làm cơ sở cho thanh toán quốc tế Cuộc đấu tranh giữa các nước thông qua vấn đề vai trò của vàng ngày càng mạnh. Tuy nhiên, không có dấu hiệu gì chứng tỏ hệ thống tiền tệ có thể phục hồi được chế độ bản vị vàng và vàng -hối đoái. Các nước tư bản đã có kinh nghiệm không thể sử dụng đồng ngoại tệ mạnh đóng vai trò tiền tệ quốc tế được, bởi vì nhất định nước có đồng ngoại tệ mạnh đó sẽ lạm dụng, làm thiệt hại đến lợi ích của các nước khác 4. Chế độ bản vị SDR (Special Drawing Right). Từ năm 1970, các nước tư bản hội viên của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã thành lập một cơ chế tiền tệ – tín dụng mới để điều tiết cán cân thanh toán quốc tế mà không cần đến dự trữ vàng hoặc ngoại hối. SDR không phải là tiền, nên không có nội dung vật chất, hình dáng, mầu sắc cụ thể, mà nó chỉ là một đơn vị thanh toán ghi sổ (chuyển khoản) trên danh nghĩa có nội dung vàng là 0.888671 gr vàng nguyên chất (bằng 1 USD trước đây). IMF mở sổ riêng cho từng nước để theo dõi việc phân phối SDR. Chỉ có những nước bị thiếu hụt trong cán cân thanh toán giữa các nước hội viên của IMF mới được vay để trả nợ. Có thể nói đây là tiền ghi sổ của IMF. Các nước tư bản, thông qua quỹ tiền tệ quốc tế, trong nhiều năm đã cố gắng thực hiện cuộc cải cách tiền tệ quốc tế trên tinh thần học thuyết phi tiền tệ hoá vàng, tức loại bỏ chức năng làm tiền tệ quốc tế của vàng, xây dựng cho được một đồng tiền làm bản vị cho các quốc gia trên thế giới, thay thế cho USD làm chức năng thước đo giá trị, phương tiện chi trả và dự trữ quốc tế, xoá bỏ chế độ công bố nội dung vàng của các đòng tiền quốc gia. SDR là loại vàng giấy thay cho kim loại vàng do IMF phát hành . Các nước phương tây muốn nâng vai trò của vàng lên nhằm mục đích loại bỏ USD ra khỏi vị trí một đồng tiền chủ đạo thao túng các đồng tiền khác trong hệ thống tiền tệ. Như vậy, trong cuộc tranh chấp trên, nhiễm nhiên SDR được cả Mỹ và Tây Âu đưa lên làm phương tiện thanh toán và dự trữ quốc gia, làm thước đo già trị của các đồng tiền khác. Chế độ tiền tệ mới ra đời – chế độ bản vị SDR. Nội dung SDR ngày nay đã được thay đổi, không còn nội dung vàng nữa, mà được tính bằng 16 đồng tiền mạnh nhất thế giới. Hiện nay là 5 đồng tiền mạnh của 5 quốc gia có tiềm lực về kinh tế tài chính. Kể từ khi thực hiên chế độ này, hàm lượng vàng chứa đựng trong mỗi đồng tiền đã mất dần đi ý nghĩa kinh tế của nó. Việc xác định tỷ giá không dựa vào ngang giá vàng như trước đây mà hoàn toàn thả nổi theo quan hệ cung cầu về ngoại hối trên thị trường. Qua đó việc xác định tỷ giá được hợp lí hơn, chính xác hơn. Thông qua việc xác định tỷ giá chéo người ta cũng có được tỉ giá hối đoái của các đồng tiền các nước với nhau. III. Chức năng của tỷ giá hối đoái. Mối quan hệ giữa người sản xuất hàng hoá trong nước với thị trường thế giới đựoc thực hiện thông qua tỷ giá hối đoái – một phạm trù kinh tế vốn có của nền sản xuất hàng hoá. Do đó tỷ giá hối đoái có những chức năng sau: III.1. Chức năng so sánh sức mua Phạm trù tỷ giá hối đoái thể hiện trong mối tương quan sức mua của hai đồng tiền so sánh. Như ta đã biết: khi tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị, nó đã biến giá trị của hàng hoá, dịch vụ thành hình thức giá cả. Điều đó chứng tỏ giá cả hàng hoá chính là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Chính vì vậy mà mọi sức tăng giảm của giá cả hàng hoá, dịch vụ trên thị trường cho thấy sức mua của tiền tệ giảm đi hay tăng lên. Nếu như trong đồng ngoại tệ có sức mua cố định trong khi sức mua của đồng nội tệ tăng hay giảm thì tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ với đồng khác cũng tăng hoặc giảm. Giá cả của hàng hoá, dịch vụ trên thị trường nội địa và thị trường thế giới có thể so sánh với nhau thông qua tỷ giá hối đoái. Nhờ đó mà các quốc gia có thể tính toán được mức chênh lệch về năng suất lao động ở trong nước với thế giới như thế nào, tính toán được hiệu quả của các hoạt động kinh tế đối ngoại. Qua chức năng so sánh sức mua của các đồng tiền, tỷ giá hối đoái trở thành một công cụ quan trọng trong việc hoạch định các chiến lược phát trển, các hoạt động ngoại thương, các chính sách kinh tế đối ngoại, các dịch vụ đối ngoại và các hoạt động kinh tế khác ở trong và ngoài nước. III.2. Chức năng điều chỉnh xuất nhập khẩu và thu chi quốc tế . Đây là một chức năng quan trọng nhất của tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế – tài chính, đựơc sử dụng như một công cụ để so sánh về giá trị các chi phí sản xuất của một doanh nghiệp với các giá cả trên thị trường thế giới, nó phản ánh kết quả các hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước trọng một thời kì nhất định. Vì thế, thông qua việc biểu hiện tương quan giá trị các đồng tiền của các nước với nhau mà tỷ giá hối đoái có một vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi ngang giá và cùng với nhiều nhân tố khác, tỷ giá hối đoái tác động tương quan giữa giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu cũng như khả năng cạnh tranh của hàng hoá các nước. Trong trường hợp đồng bản tệ xuống giá- Tỷ giá của đồng bản tệ tăng so với đồng ngoại tệ. Giả dụ đầu năm 1USD = 11.000 VNĐ cuối năm 1USD = 13.000 VNĐ, tức là một đơn vị ngoại tệ đổi được nhiều đơn vị bản tệ hơn trước. Để thu được một lượng ngoại tệ như đầu năm, vào cuối năm nhà xuất khẩu đầu tư nước ngoài khi bán hàng vào Việt nam buộc phải tăng giá (Tính theo VNĐ). Bởi nếu nhà sản xuất xuất khẩu không tăng giá thì họ sẽ bị thiệt thậm chí lỗ. Trong khi đó, việc đồng bản tệ xuống giá lại có xu hướng kích thích tăng cường khối lượng đẩu tư xuất khẩu. Bởi vì : cũng là một lượng ngoại tệ thu được do xuất khẩu có thể đổi được nhiều bản tệ hơn. Do vậy, nhà xuất khẩu khi thấy tỉ giá của đồng bản tệ tăng so với đồng ngoại tệ có thể bán hàng ra nước ngoài với gía rẻ hơn vẫn thu được một khoảng lợi nhuận như trước. (Tính theo đồng bản tệ) Tình hình sẽ hoàn toàn ngược lại khi đồng bản tệ lên giá-Tỷ giá của đồng bản tệ giảm so với đồng ngoại tệ. Như vậy, tỷ giá hối đoái có thể điều các hoạt động xuất nhập khẩu về tỷ trọng, khối lượng và cơ cấu mặt hàng…… Ngoài khả năng điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu, tỷ giá hối đoái còn tác động trực tiếp đến các hoạt động kinh tế đối ngoại khác. Trong quan hệ vay nợ quốc tế, khi đồng bản tệ của nước đi vay mất giá, các khoản nợ thực tế của của đồng bản tệ giảm xuống, nhưng gáng nặng nợ nước ngoài tăng lên. Chính vì vậy chúng ta vay nợ nước ngoài với tỷ giá 900đ/1USD mà hiên nay là 15.000đ/1USD . Ngoài ra tỷ giá hối đoái còn ảnh hưởng đến dòng vốn tiền tệ từ những hoạt động mang tính chất phi mậu dich như : Du lịch, kiều hối … Tỷ giá hối đoái còn có chức năng điều tiết mặt bằng giá cả trong nước. Khi giá trị của đồng bản tệ giảm sẽ hạn chế nhập khẩu, song với nhưng mặt hàng thiết yếu phục vụ cuộc sống và yếu cầu phát triển kinh tế thì khi giá cao vẫn phải nhập về, vì thế giá cả của mặt hàng này tất nhiên sẽ tăng do đó ảnh hưởng tới mặt bằng giá cả nói chung. III.3. Chức năng phân phối. Tỷ giá hối đoái thể hiện chức năng phân phối của mình thông qua sự thay đổi thu nhập của các ngành kinh tế đối ngoại nói riêng và các ngành kinh tế quốc dân nói chung. Nhờ có chức năng này, Nhà nước đã sử dụng tỷ giá hối đoái như một công cụ quan trọng điều tiết phân phối lại thu nhập giữa các nước có quan hệ với nhau. Một số nước có quan hệ với nhau. Một số nước đã xử dụng tỷ giá hối đoái như một công cụ lợi hại trong cuộc chiến tranh thương mại, giành giật thị trường. Ví dụ: trong những năm 1994-1996, Mỹ đã kéo dài thời gian không can thiệp vào việc giảm giá USD so voi yên Nhật (JPY). Điều này đã gây khó khăn cho Nhật Bản xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ, đặc biệt là mặt hàng xe hơi. Đây là đòn kinh tế nặng nề của Mỹ dành cho Nhật Bản. Nó làm giảm thu nhập lớn tới ngành sản xuất xe hơi ở Nhật Bản. IV. Chế độ tỷ giá cố định và thả nổi, nhưng ưu điểm và hạn chế. Đối với mỗi quốc gia và ngay trên phạm vi quốc tế thì việc lựa chọn, áp dụng chế độ tuỷ giá nào là hết sực quan trọng. Bởi vì các chế độ tỷ giá khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến cân bằng kinh tế đối ngoại (cán cân thanh toán quốc tế), xuất nhập khẩu, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp …Cho đến nay, chúng ta đã biết đến 3 chế độ tỷ giá cơ bản, đó là : Chế độ bản vị vàng, chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá thả nổi. Trong đó, chế độ tỷ giá thả nổi lại được chia thành : Thả nổi tự do và thả nổi co quản lý. Việc áp dụng chế độ tỷ giá nào của mỗi quốc gia phụ thuộc vào :  Trình độ phát triển kinh tế.  Tính chất tham gia hợp tác quốc tế.  Mức độ mở cửa kinh tế.  Tốc độ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp. Trong thực tế, dù áp dụng chế độ tỷ giá nào, đều có những điểm tích cực và hạn chế của chúng. Điều nay đẫ được Samuelson mô tả như sau “Chế độ tỷ giá cố định cung cấp cho ta một cái neo, nhưng con tàu bỏ neo nhiều khi lại nguy hiểm hơn con tàu đang đi và nếu để các đồng tiền theo giá cả thị trường tự do thì chúng ta lang thang, quanh quẩn như vị thuỷ thủ say khướt”. IV.1. Chế độ tỷ giá cố định. Một điều không thể không thừa nhận rằng trong lịch sử tài chính quốc tế, chế độ tỷ giá cố định đã từng đóng một vai trò quan trọng. Có thể nói, sau chiến tranh thế giới thứ II, Châu Âu bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế bị kiệt quệ và đình đốn. Trong thời gian chưa đầy một thập kỷ, các nước Châu Âu đã hồi phục được nền kinh tế của mình và đang trên đà phát triển với tốc độ kinh tế ngày càng cao. Một trong những nhân tố quan trọng giúp các nước này và thế giới tư bản nói chung phục hồi và thịnh vượng là nhờ vào việc áp dụng chế độ tỷ giá cố định trên phạm vi quốc tế trong một thời gian dài, mà những nguyên tắc của nó được thể hiên trong hiệp ước Bretton Woods. Những ưu điểm của tỷ giá cố định là : Tỷ giá giữa các đồng tiền được ấn định cố định , không thay đổi cho nên đã khuyến khích được thương mại quốc tế phát triển, phát huy được lợi thế so sánh của mỗi quốc gia trong ngoại thương, thúc đẩy quá tình phân công lao động quốc tế tăng năng suất lao động, giảm thất nghiệp và ổn định giá cả . Tỷ giá cố định đã khuyến khích được sự chung chuyển tư bản giữa các quốc gia.Vốn tư bản được chuyển đến nhiều nghành nhiều quốc gia mà ở đó ầu tư có hiệu quả cao. Nhu vậy, xét trong phạp vi quốc tế thì tổng đầu tư sẽ nhiều hơn ,góp phần tăng cường tiềm lực kinh tế trong mỗi quốc gia. Những hạn chế : Chế độ tỷ giá cố định là chế độ tỷ giá được hình thành không do ảnh hưởng của quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối mà bằng sự ấn định chủ quan mang tính chất áp đặt của chính phủ. Vì tỷ giá là một công cụ tài chính hết sức nhậy cảm và quan trọng, chịu tác động bởi nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô, như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp, lạm phát lãi suất…Cho nên sự biến động thường xuyên của nó với mức độ khác nhau là điều khó tránh khỏi. Do đó, việc tỷ giá công bố (cố định) tách rời khỏi giá trị thực của đồng tiền là tất yếu. Nhìn chung, khi một đồng tiền được định giá thấp thì chính phủ đễ duy trì nó hơn la khi nó được định giá cao. Những quố gia có đồng tiền định giá cao phải bán nguồn dự trữ ngoại tệ của mình trên thị trường hối đoái, nhưng điều này là có giới hạn vì nó còn phụ thuộc vào nguồn dự trữ ngoại tệ của chính phủ. Ngược lại, những quốc gia có đồng tiền định giá thấp, chỉ cần bán đồng tiên của mình trên thị trường hối đoái là dự trư ngoại tệ sẽ tăng lên. Về khả năng thực hiên biện phấp này đối với chính phủ là không hạn chế, song điều này sẽ gây lạm phát trong nước. Chính hạn chế này đã khiến hệ thống Bretton Woods sụp đổ là một tất yếu. IV.2. Chế độ tỷ giá thả nổi. Sau khi hên thống Bretton Woods sụp đổ hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thả nổi tỷ giá. Tuy nhiên, thả nổi tỷ giá cũng được chia làm hai loại: Thả nổi tự do và thả nổi có quản lý. Chế độ thả nổi tự do là chế độ mà tỷ giá hối đoái không có sự can thiệp nào của chính phủ, hoàn toàn do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. Chế độ tỷ giá này chỉ áp dụng ở các nước có nền kinh tế phát triển cao. Chế độ thả nổi có quản lý là chế độ mà về nguyên tắc, việc hình thành tỷ giá hối đoái cũng do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định, nhưng không phải hoàn toàn. Trong những trường hợp cần thiết chính phủ sẽ có những biên pháp can thiệp để dữ vững sức mua của đồng tiền trong nước. Chế độ tỷ giá thả nổi đã được sử dụng hơn 20 năm nay cho ta thấy những ưu điểm và hạn chế sau: Ưu điểm: Chế độ tỷ giá này được hình thành dựa trên quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, các quan hệ này thường xuyên biến động theo nhiều nhân tố kinh tế. Do đó tỷ giá luôn luôn linh họat. Hạn chế: Tính không ổn định là dặc trưng cơ bản của chế độ tỷ giá thả nổi. Mặc dù có một số quan điểm ủng hộ cho chế độ tỷ giá này và cho rằng biến động của tỷ giá chỉ ở trong một giới hạn nhất định, phản ánh mức độ khác nhau trong lạm phát giữa các quỗc gia và coi đó như là một công cụ bù trừ trong điều chỉnh những thay đổi thực tế của các yếu tố kinh tế. Trong thực tế, tính không ổn định của chế độ thả nổi tỷ giá thể hiên ở chỗ : tỷ giá biến động một cách thường xuyên, không thể dự đoán được chiều hướng tăng hay giảm của nó trong thời gian tới. Không ổn định về tỷ giá sẽ dẫn tới không ổn định về thị trường ngoại tệ và thị trường hàng hoá. Chế độ thả nổi là một trong những nguyên nhân làm tăng tốc độ lạm phát. Thực tế đã chứng minh được rằng việc áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi đã gây ra lạm phát ở hầu hết các quỗc gia, với tốc độ ngày càng cao. Tỷ giá của một đồng tiền giảm xuống đã trở thành nguyên nhân lạm phát trong nền kinh tế, do giá cả hàng hoá nhập khẩu tăng lên. Vì vậy, chế độ tỷ giá thả nổi trong một số trường hợp không những không kiềm chế được lạm phát mà còn làm cho lạm phát diễn ra ngày càng nhanh hơn. Qua việc phân tích hoạt động của các chế độ tỷ giá và phân tích hạn chế của chúng, chúng ta thấy rằng: Để ổn định (đối nội và đối ngoại) và phát triển kinh tế mỗi quốc gia, thì ổn định tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng, ổn định không có nghĩa là cố định tỷ giá mà là chủ động điều chỉnh (can thiệp) tỷ giá đi theo những chiều hướng có lợi trong những điều kiện cụ thể theo những mục tiêu đề ra. Ngày nay, để đạt được sự ổn định trong lĩnh vực tỷ giá thì ngoài những cố gắng, lỗ lự của mỗi quốc gia còn đặt ra yêu cầu khách quan không thể phủ nhận, đó là hợp tác có hiệu quả giữa các quốc gia trong lĩnh vực này. V. Các nhân tố ảnh hưởng và một số biện pháp chủ yếu điều chỉnh tỷ giá hối đoái. V.1 Các nhân tố ảnh hưởng. Là một phạm trù kinh tế phức tạp, tỷ giá hối đoái của một đồng tiền ổn định hay thường xuyên biến động là do có sự tác động của nhiều nhân tố. Sau đây là một số nhân tố ảnh hưởng chủ yếu: Tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế, tốc độ lạm phát có ảnh hưởng lớn đến tỷ giá hối đoái. Sự trênh lệch về tốc độ lạm phát của một nước so với một số nước khác sẽ làm cho tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước đó so với đồng tiền nước ngoài bị biến động. Một nước có mức lạm phát cao hơn các nước khác thì sức mua của đồng tiền nước đó sẽ thấp hơn các nước khác. Khi đó thì tỷ giá hối đoái của đồng tiền xẽ thấp hơn so với đồng tiền các nước khác và ngược lại. Tình hình về quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên thị trường hối đoái : tại một thời điểm nào đó, nếu cung về ngoại tệ lớn hơn cầu về ngoại tệ thì tỷ giá ngoại tệ sẽ bị sụt mạnh, tỷ giá tiền trong nước sẽ được nâng lên và ngược lại, tình trạng này giống như quan hệ về cung cầu về hàng hoá trên thị trường. Sự tác động của các giao dịch trên thị trường hối đoái và các hoạt động đầu cơ ngoại tệ (chủ yếu trên thị trường tư nhân) làm cho tỷ giá biến động. Sự tăng truởng hay suy thoái của nền kinh tế cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Mức độ tăng, giảm GDP thực tế cũng sẽ làm tăng hay giảm nhu cầu về ngoại tệ, từ đó làm cho tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ tăng lên hay giảm đi. Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước cũng ảnh hưởng rất lớn tới tỷ giá hối đoái. Khi lãi suất thực tế trong nước tăng làm cho nhu cầu về nội tệ để đầu tư tăng do đó làm tăng sức mua của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ, làm tăng tỷ giá của đồng nội tệ và ngược lại. Lãi xuất tiền gửi bằng ngoại tệ tăng làm cho lượng ngoại tệ vào nhiều làm dịu nhu cầu về ngoại tệ làm cho tỷ giá đồng nội tệ tăng lên… Ngoài ra sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể do tác động của các sự kiện kinh tế xã hội, do ảnh hưởng của chiến tranh, thiên tai … V.2 Một số biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái: Ngày nay, dấu hiệu giá trị cũng như các phương tiện lưu thông hiện đại được sử dụng rất phổ biến. Trong điều kiện ấy, vấn đề tỷ giá hối đoái và cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở cả tầm vi mô và vĩ mô đều thực sự trở thành vấn đề lớn trong chính sách tiền tệ của bất cứ quốc gia nào. Việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái có thể sử dụng 1 số biện pháp sau: Điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu: 1 trong số những biện pháp mà ngân hàng Trung ương sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái là biện pháp điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu, nhằm thay đổi quan hệ cung cầu về ngoại tệ trong nước. Khi tỷ giá hối đoái trong nước bị giảm thấp đi, nếu NHNN tăng lãi suất tái chiết khấu thì những nguồn ngoại tệ sẽ chảy vào trong nước góp phần làm dịu bớt căng thẳng về ngoại tệ, do đó làm cho tỷ giá hối đoái của đồng tiền trong nước nâng dần lên và ngược lại.Tuy nhiên, chính sách lãi suất tái chiết khấu cũng có những hạn chế nhất định, vì quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá chỉ là quan hệ tác động qua lại một cách gián tiếp, chứ không phải quan hệ trực tiếp nhân quả.Các yếu tố để hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau, do đó biến động của lãi suất không nhất thiết phải kéo theo biến động của tỷ giá. Lãi suất cao có thể thu hút vốn ngắn hạn từ nước ngoài, nhưng nếu tình hình kinh tế chính trị xã hội không ổn định thì khó có thể thực hiện được vì vấn đề an toàn vốn phải đặt lên trên hết. Khủng hoảng 1971-1973 ở Mỹ là một ví dụ. Mặc dù lãi suất trên thị trường New- York cao gấp rưỡi thị trường London, gấp 3 thị trường Frankfurk nhưng vốn ngắn hạn không được chuyển vào Mỹ mà lại được đưa đến Tây Đức và Nhật Bản. Can thiệp ngoại hối: Thông qua việc áp dụng biện pháp điều chỉnh này, NHNN trực tiếp can thiệp vào thị trường hối đoái bằng các hoạt động mua bán vàng và ngoại tệ nhằm điều chỉnh quan hệ cung cầu về hàng và ngoại tệ trên thị trường, từ đó tỷ giá hối đoái của đồng tiền trong nước được điều chỉnh.Tuỳ điều kiện quốc gia mà việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ này có sự khác nhau về phạm vi, quy mô tác động. Với những nước có nền kinh tế phát triển cao, các nghiệp vụ thị trường hối đoái được thực hiện trên quy mô rộng lớn. đôi khi mở ra trên phạm vi cả một khu vực, thậm chí thế giới.Điều chỉnh tỷ giá theo phương pháp này, Chính phủ thường gặp phải phản ứng ngược chiều nhau của các doanh nghiệp cũng như các tầng lớp dân cư trong xã hội bắt nguồn từ lợi ích kinh tế. Những mâu thuẫn này thường xảy ra giữa những nhà xuất khẩu và nhập khẩu, giữa những người đang nắm trong tay lượng ngoại tệ lớn và những người trong túi chỉ có nội tệ. Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, Chính phủ cần có lượng dự trữ ngoại tệ đủ lớn để can thiệp vào thị trường khi cần thiết. Điều đó có nghĩa là cần lập quỹ dự trữ bình ổn hối đoái. Nguồn vốn để hình thành quỹ này là : -Phát hành trái phiếu kho bạc bằng tiền nội tệ. -Sử dụng vàng để lập quỹ bình ổn hối đoái. Hạn chế của công cụ này là nó chỉ tác động lớn khi khủng hoảng tiền tệ ít nghiêm trọng. Hơn nữa, việc lập quỹ bình ổn hối đoái đòi hỏi các quốc gia phải có một thực lực nhất định về kinh tế. Phá giá tiền tệ: Phá giá đồng tiền là việc Nhà nước chính thức hạ thấp sức mua của đồng tiền nước mình so với các ngoại tệ hay là việc nâng cao tỷ giá hối đoái của ngoại tệ.Kết quả của phá giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái. Đây là điểm giống nhau giữa phá giá đồng tiền và điều chỉnh tỷ giá hối đoái, nhưng không phải không có sự khác biệt. Điều chỉnh tỷ giá hối đoái là việc làm thường xuyên, liên tục của Nhà nước nhằm điều chỉnh,duy trì sự ổn định tỷ giá hối đoái, ổn định sức mua của đồng tiền, kiềm chế, đẩy lùi lạm phát. Tỷ giá hối đoái được điều chỉnh theo nguyên tắc duy trì biên độ dao động cho phép tăng hoặc giảm một tỷ lệ nhất định so với tỷ giá hối đoái chính thức. Nó khác hẳn với phá giá đồng tiền- một biện pháp bất đắc dĩ của Nhà nước, chỉ áp dụng trong những trường hợp hết sức cần thiết khi sức mua của đồng nội tệ thường xuyên bị sụt thấp so với ngoại tệ. Tuy phá giá tiền tệ chỉ là biện pháp tình thế nhưng nếu được sử dụng đúng đắn nó cũng phát huy những tác dụng nhất định: -Kích thích các hoạt động xuất khẩu, từ đó góp phần tăng thu ngoại tệ, hạn chế nhập khẩu, giảm chi ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. -Khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối, hạn chế xuất khẩu vốn cũng như các hoạt động chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, làm tăng khả năng cung ngoại tệ, kết quả làm cho sức mua đối ngoại của tiền trong nước sẽ tăng dần lên. -Khuyến khích các hoạt động du lịch vào trong nước và hạn chế du lịch ra nước ngoài, kết quả làm cho quan hệ cung cầu về ngoại tệ bớt căng thẳng. chương II: thực trạng tỷ giá hối đoái ở việt nam trong những năm gần đây. Tỷ giá hối đoái đóng vai trò là một trong những công cụ quan trọng không thể thiếu của chính sách tiền tệ mà quá trình điều hành nền kinh tế vĩ mô cần phải sử dụng như một chi tiết trong cỗ máy khi đưa vào vận hành. chính vì lẽ đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải dấnh giá hợp lý hệ thống tỷ giá hiện nay. Việc làm này không thể tiến hành một cách riêng rẽ, đơn lẻ, phiến diện mà phải thực hiện trong mối quan hệ nhiều mặt của nền kinh tế xã hội Việt Nam đã và đang trải qua đồng thời phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau trong đó có yêu cầu về một hệ thống tỷ giá hợp lý. Kể từ sau những cải cách lớn bắt đầu từ tháng 3/ 1989, hệ thống tỷ giá hối đoái ở Việt Nam đã trải qua nhiều bước thăng trầm với nhiều đột biến có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động kinh tế nói chung, cũng như hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Diễn biến phức tạp của tỷ giá trong thời gian qua chính là tấm gương phản chiếu mọi hoạt động cuả đời sống kinh tế xã hội và là căn cứ thực tế cho việc thực hiện tốt yêu cầu trên. I. tình hình tỷ giá hối đoái trong những năm vừa qua: Lựa chọn chế độ tỷ giá nào luôn là bài toán hóc búa đối với mọi quốc gia. Thực tế đã chứng minh đó là cả một nghệ thuật. Trong lịch sử, nhiều quốc gia đã thành công trong việc lựa chọn chế độ tỷ giá thích hợp. Bên cạnh đó, không ít quốc gia đã phải trả giá đắt cho việc sai lầm khi lựa chọn chế độ tỷ giá. Để có được chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp với nền kinh tế thị trường góp phần ổn định phát triển nền kinh tế, Thủ tướng chính phủ đã cho phép áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của nhà nước. Đây là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam trong tiến trình đổi mới kinh tế vì nó cho phép chúng ta thực hiện một chính sách tiền tệ độc lập vừa tuân theo quy luật cung cầu thị trường vừa phát huy vai trò quản lý điều tiết linh hoạt của Nhà nước để thực hiện được mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế.Với chủ trương này,Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phối hợp cùng các bộ ngành thuộc lĩnh vực kinh tế như: Bộ Tài Chính- Bộ Thương Mại - Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư trong việc đề ra chính sách cũng như các biện pháp thực thi. Trong quá trình thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái NHNN đã thường xuyên phối hợp với các ngành hữu quan trong việc phát hiện những bất hợp lý của chế độ tỷ giá hiện hành để đề xuất những giải pháp sửa đổi, bổ xung, giúp cho chính sách tỷ giá ngày càng hoàn thiện hơn. Nhờ vậy, NHNN luôn nhận được sự ủng hộ từ các ngành liên quan trong quá trình hoạch định cũng như tổ chức thực hiện chính sách tỷ giá. Đây là nguyên nhân cho sự tồn tại một cách vững chắc chế độ tỷ giá hiện hành. Đó là một chế độ tỷ giá linh hoạt, năng động và có khuôn khổ, là một chế độ tỷ giá thả nổi có sự quản lý của nhà nước. Mục tiêu hàng đầu của chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam là góp phần ổn định sức mua của đồng tiền Việt Nam. Kết quả của việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của Nhà nước ta trong thời gian qua đã và đang nhận được sự đồng tình của dư luận trong và ngoài nước. Những thành quả mà chúng ta đã đạt được đó là: Góp phần giữ vững sức mua của đồng Việt Nam, kìm hãm và đẩy lùi lạm phát, đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế. Góp phần tăng cường tính ổn định của môi trường kinh tế cũng như giải pháp để duy trì, mở rộng và phát triển các hoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bảo vệ lợi ích của các thành viên trong xã hội, kể cả những người cư trú và không cư trú. Củng cố lòng tin của mọi người vào đồng Việt Nam. Đây là một yếu tố tâm lý đóng vai trò quyết định trong việc duy trì sự ổn định đời sống kinh tế, chính trị xã hội. Nó khơi dậy , kích thích và thúc đẩy mọi tầng lớp dân cư,mọi thành phần kinh tế đầu tư vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, làm thay đổi nhanh chóng, làm lành mạnh hoá bộ mặt kinh tế của đất nước. Để có căn cứ đánh giá chính xác chính sách tỷ giá hối đoái của nước ta trong những năm qua và xây dựng các quan điểm điều hành tỷ giá hối đoái trong thời gian tới, ta cần điểm qua các giai đoạn hình thành và phát triển của chính sách tỷ giá hối đoái ở nước ta. Trước năm 1988, từ ngày 25/11/1955 tỷ giá chính thức giữa đồng Việt Nam và đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc là : 1NDT = 1.470 VND; 1Rup (Liên Xô) = 0,5 NDT, tỷ giá chéo là 735 VND= 1 Rup. Sau đổi tiền ( 1959) tỷ giá VND so với Rúp và NDT thay đổi. Đến năm 1977 các nước XHCN thoả thuận thanh toán với nhau bằng đồng Rúp chuyển nhượng (RCN). Mỗi RCN có hàm lượng vàng là 0,98712 gr. Bên cạnh tỷ giá trên, Nhà nước còn dùng tỷ giá thanh toán nội bộ để thanh toán giữa các tổ chức và các đơn vị có thu chi ngoại tệ với ngân hàng ngoại thương, tính thu chi ngân sách Nhà nước khi nhận viện trợ bằng đồng Rúp và cấp phát cho các tổ chức kinh tế để thanh toán với các đơn vị ngoại thương. Tỷ giá hối đoái nội bộ được điều chỉnh như sau: Năm 1958: 1 Rúp = 5,64 VND. Năm 1986: 1 Rúp = 18 VND. Năm 1987: 1 Rúp = 150 VND. Năm 1988: 1 Rúp = 700 VND. Đến tháng 3/1989 chế độ kết toán nội bộ bị huỷ bỏ. Trong giai đoạn trước 1988, với chế độ độc quyền ngoại thương và ngoại hối, Nhà nước trực tiếp can thiệp vào việc xác định tỷ giá, không xét tới quan hệ cung cầu thực tế trên thị trường ngoại hối. Nhà nước đã thi hành chế độ tỷ giá cố định và đa tỷ giá. Quan hệ thương mại của chúng ta chủ yếu là với các nước trong khối SEV với hình thức phổ biến là hàng đổi hàng theo một tỷ giá cố định đã được thoả thuận theo hiệp ước song phương và đa phương giữa các chính phủ. Các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu hàng hoá hạch toán theo tỷ giá kết toán nội bộ mà thực chất là một hình thức bù lỗ có tính chất bao cấp thông qua tỷ giá. Trong giai đoạn này, tỷ giá hối đoái chỉ đóng vai trò thuần tuý là phương tiện ghi chép thụ động của ngân hàng trong lĩnh vực xuất nhâp khẩu hàng hoá. Vai trò công cụ quản lý vĩ mô, để thực hiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ của tỷ giá hối đoái bị gạt bỏ hoàn toàn.Việc xác lập tỷ giá hối đoái duy ý chí, không tuân thủ các quy luật kinh tế , các quy trình kinh tế ngay cả với kinh tế kế hoạch, gạt bỏ cả yếu tố lạm phát đã không chỉ cản trở các quan hệ kinh tế của ta với khối SEV mà còn gây nhiều khó khăn trong thanh toán nội bộ, trong công tác quản lý điều hành của Nhà nước,thủ tiêu động lực đối với hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, việc sử dụng tỷ giá kết toán nội bộ trong quản lý ngân sách Nhà nước nên việc tính toán và phản ánh thu chi ngân sách nhà nước bị sai lệch nghiêm trọng, làm giảm hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân sách Nhà nước, đặc biệt là khâu quản lý và sử dụng vốn. Hơn nữa, VND được đánh giá cao một cách giả tạo so với USD cũng như một số ngoại tệ khác. Thị trường ngoại hối chợ đen tồn tại như một tất yếu khách quan. Sau khi có chủ trương thu hút vốn nước ngoài (1985) và thông qua luật đầu tư nước ngoài (1987) luồng ngoại tệ bằng USD lần lượt vào Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta chỉ dùng tỷ giá chính thức do Ngân hàng Trung ương áp đặt nên vẫn còn khoảng cách khá xa so với sức mua thực tế của USD và thị trường chợ đen. Đơn vị tính: VND/USD. Năm Tỷ giá chính thức Tỷ giá thị trường 1985 15 115 1986 80 425 1987 368 1270 1988 3000 5000 1989 3900 4100 Tuy nhiên mức chênh lệch giữa 2 loại tỷ giá tính theo tỷ lệ % cũng dần giảm rõ rệt ( năm 1985 là 666,67% năm 1989 chỉ còn 5,12%). Từ khi chúng ta xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, chế độ tỷ giá cố định và đa tỷ giá với những điều chỉnh mang tính hành chính này không còn phù hợp với quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta nữa. Việc từ bỏ chế độ này là một xu thế tất yếu khi chúng ta mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Từ những năm 1989- 1990 khi quan hệ ngoại thương được bao cấp với thị trường truyền thống Đông Âu và Liên Xô cũ bị gián đoạn khiến chúng ta phải chuyển sang buôn bán với khu vực thanh toán bằng USD. Kể từ đó, cơ chế tỷ giá cố định đã được thay thế dần bằng cơ chế điều tiết của Nhà nước theo tín hiệu thị trường. Tuy nhiên để đi đến một chính sách tỷ giá tự chủ,có thể kiểm soát được các biến động thị trường, cơ chế quản lý ngoại tệ nói chung và cơ chế quản lý hối đoái nói riêng đã trải qua những điều chỉnh lớn. Có thể chia thành những giai đoạn như: Giai đoạn thả nổi tỷ giá hối đoái 1989- 1992: Trong giai đoạn này, tỷ giá giữa VND/USD biến động mạnh theo hướng tăng liên tục kèm theo các cơn sốt, các đột biến lớn. Thời kỳ này tỷ giá danh nghĩa tăng từ 4.200đ/1USD tới 12.720đ/USD. Theo thống kê của tạp chí ngân hàng, tỷ giá hối đoái giữa VND/USD từ 1989-1992 biến động như sau: Bảng 1: Tỷ giá danh nghĩa giữa USD/VND: Năm Điạ điểm Tháng 1 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 1989 Ngân hàng 3.500 4.200 4.350 4.100 4.200 Tư nhân 5.200 5.350 4.400 4.225 4.575 1990 Ngân hàng 4.300 4.300 4.800 5.750 6.650 Tư nhân 4.650 4.450 5.600 6.300 7.050 1991 Ngân hàng 7.000 7.400 8.300 10.700 12.720 Tư nhân 7.400 7.900 8.830 11.050 12.550 1992 Ngân hàng 11.880 11.550 11.285 10.950 10.720 Tư nhân 12.200 11.550 11.290 10.980 10.650 Số liệu trên cho thấy sự biến động mạnh của tỷ giá VND/USD từ năm 1990 trở đi. Đỉnh cao của mức tăng giá USD là cuối năm 1991. Ngày 4/12/1991 giá USD trên thị trường tư nhân tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 14.450 VND/USD và 14.580 VND/USD. Giá USD trong tháng 12/1990 đã tăng từ 60% đến 80% so với mức giá đầu năm. Mặc dù trong giai đoạn 1989-1992 chính sách quản lý của nhà nước đã có nhiều thay đổi, như chuyển từ hình thức quản lý theo tỷ giá kết toán nội bộ bình quân cho tất cả các nhóm hàng sang tỷ giá theo nhóm hàng hoá và duy trì tương đối ổn định các tỷ giá này, hoặc nếu có thay đổi thì cũng ở mức độ nhỏ nhằm duy trì ổn định hệ thống giá vật tư và xuất khẩu, nhập khẩu nên tỷ giá công bố vẫn xa mức tỷ giá hình thành trên thị trường. Hơn nữa phần ngoại thương ngoài kế hoạch ngày càng lớn khiến cho thị trường ngoại tệ ngầm ngày càng phát triển và có xu hướng phản ánh tương quan giá trị thực giữa đồng nội tệ với đồng ngoại tệ. Tình trạng leo thang của giá đồng USD đã kích thích tâm lý dự trữ USD, nhằm mục đích đầu cơ ăn chênh lệch giá. Ngoại tệ vốn đã khan hiếm lại không được dùng cho hoạt động xuất nhập khẩu mà còn bị buôn bán vòng vèo giữa các tổ chức trong nước. Mọi cố gắng quản lý ngoại tệ của chính phủ ít đem lại kết quả, thậm chí có những quyết định của chính phủ về quản lý ngoại tệ đã bị mất hiệu lực ngay khi vừa mới công bố.Giai đoạn này ngân hàng không kiểm soát được lưu thông ngoại tệ. Qua kiểm tra 26 đơn vị sử dụng ngoại tệ ở Thừa Thiên Huế thấy tất cả đều có sai phạm: Bán USD ra thị trường: 996,682 USD. Cho vay lấy lãi : 102,694 USD. Chuyển nhượng cho nhau hơn 2 triệu USD lấy chênh lệch 3,5 tỷ USD. Tình trạng tỷ giá hối đoái bị thả nổi thời kỳ này có nguyên nhân do cơ chế quản lý ngoại tệ chậm sửa đổi,không theo kịp bước chuyển của nền kinh tế thị trường. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là do những khó khăn trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Do mất nguồn nhập siêu từ Liên Xô cũ nên đất nước thiếu ngoại tệ nghiêm trọng.Điều này dẫn đến tình trạng phải mua USD để trả nợ đến hạn do đó đã dẫn đến "cơn sốt" USD theo chu kỳ vào cuối quý, cuối năm trong các năm 1990- 1991. Tình trạng leo thang giá USD đã thúc đẩy lạm phát do đồng Việt Nam bị mất giá mạnh và do giá hàng nhập khẩu tăng nhanh. Trước tình hình đó từ năm 1992 chính phủ đã chọn con đường thay đổi cách quản lý ngoại tệ, đổi mới chính sách và cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng: Thay thế biện pháp hành chính, bắt buộc các đơn vị kinh tế quốc doanh có ngoại tệ phải bán cho Ngân hàng theo tỷ giá ấn định bằng biện pháp kinh tế như: mở trung tâm giao dịch ngoại tệ để cho các doanh nghiệp và ngân hàng trao đổi mua bán ngoại tệ với nhau theo thoả thuận. Thay đổi cách quản lý ngoại tệ , đổi mới cơ chế quản lý ngoại hối, bãi bỏ hình thức quy định tỷ giá nhóm hàng trong thanh toán ngoại thương giữa Ngân sách với các tổ chức kinh tế tham gia xuất nhập khẩu. Thay vào đó, trên cơ sở tỷ giá hình thành tại các phiên giao dịch ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá chính thức. Cơ chế hình thành và quản lý tỷ giá mềm dẻo như trên cộng với sự điều tiết của Ngân hàng Nhà nước đối với lượng ngoại tệ mua bán tại các phiên giao dịch đã phá được tâm lý đầu cơ ngoại tệ ngăn chặn được xu hướng tăng giá quá mức của USD trên thị trường. Từ tháng 3/1992, giá USD bắt đầu giảm. Tỷ giá VND/USD vào thời điểm cuối năm 1991 tại các thị trường tư nhân Hà Nội có lúc lên tới 14.500 VND/1USD, đến tháng 3/1992 chỉ còn 11.550 VND/1USD đến cuối năm còn 10.650 VND/1USD và còn tiếp tục giảm tới cuối năm 1992. Giai đoạn 1993-1996: Trong dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Thân 1993, có khoảng 60000 Việt kiều về ăn Tết mang theo lượng ngoại tệ 300-400 triệu USD dẫn tới cung USD tăng, đồng USD giảm nhanh.Có ngày giá USD giảm xuống còn 9.950 VND/USD tại Hà Nội, 9.750 VND/USD tại Hồ Chí Minh ( 13/01/1993). Việc tăng giá đồng nội tệ góp phần quyết định chuyển xuất siêu sang nhập siêu vì vậy Nhà nước phải can thiệp nhằm nâng giá USD. Từ tháng 3/1993, USD đã lên giá dần và duy trì hướng lên giá một cách ổn định. Từ cuối năm 1994, USD liên tục mất giá so với các đồng tiền chủ chốt khác, đặc biệt so với đồng Yên( Nhật Bản). Tuy nhiên, trên thị trường Việt Nam., giá USD vẫn tương đối ổn định. Tuy chỉ tăng 1,7% trong năm 1994 và 0,4% trong quý I năm 1995 nhưng đã tạo điều kiện cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu, phù hợp với chiến lược kinh tế hướng ngoại Giai đoạn 1997-2000: Từ năm 1997- 1998, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD giảm dần, cuộc khủng hoảng tài chính khu vực bùng nổ làm cho giá trị đồng tiền của các nước trong khu vực giảm nhanh( Đồng Rupiah Inđônêxia mất giá 130%, đồng Baht Thái Lan mất giá 100%, đồng Ringgit Ma-lai-xi-a mất giá 60%... Đồng thời lượng vốn đầu tư vào Việt Nam giảm mạnh. Xu hướng của các nhà đầu tư và dân chúng là rut VND để chuyển sang ngoại tệ tăng lên. Hơn nữa do năm 1996, khối lượng L/C trả chậm khá lớn và phần lớn đến hạn trả là năm 1997,do vậy làm tăng nhu cầu mua ngoại tệ trong nước để trả nợ đến hạn.Tất cả những điều kiện trên gây áp lực giảm giá VND.Trước tình trạng đó Chính phủ đã thực hiện hai lần tăng giá từ 11.113đ/ 1 USD năm 1996 lên 13.908đ/1USD năm 1998. Việc điều chỉnh giá lần này là một quyết định kịp thời. Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, việc cố định một tỷ giá được coi là cao hơn so với tỷ giá thực là một rủi ro quá lớn cho nền kinh tế Việt Nam, không những nó cản trở xuất nhập khẩu mà còn hạn chế " khả năng đề kháng" của nền kinh tế Việt Nam. Nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng mức tỷ giá hiện nay chính là thời điểm dừng thích hợp. Việc tăng tỷ giá đã góp phần giảm nhập siêu 20,3% năm 1997 xuống còn 17,6% năm 1998. Trong năm 1999, với cơ chế điều hành tỷ giá mới, chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của nhà nước ở nước ta hiện nay càng có cơ hội phát huy hiệu quả. Nếu trước tháng 2 năm 1999, cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam là cơ chế can thiệp trực tiếp bằng cách ấn định tỷ giá chính thức với biên độ giao dịch ở thời điểm tương ứng có khi lên đến 10% thì từ ngày 25/02/1999 NHNN Việt Nam đã công bố 2 quyết định mới về tỷ giá: Quyết định số 64/1999/QĐ-NHNN7 về việc công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam với các ngoại tệ. Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 về việc quy định nguyên tắc xác định giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức được phép kinh doanh ngoại tệ. Từ ngày 26/2/1999, NHNN chỉ công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên cơ sở tỷ giá thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ( TTNTLNH) của ngày giao dịch gần nhất trước đó. Căn cứ vào đó các ngân hàng thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay không vượt quá 0,1% so với tỷ giá này. Việc điều chỉnh tỷ giá này nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam; giảm bớt sự mất cân bằng của đồng Việt Nam so với USD, dịch chuyển tỷ giá dần tới trạng thái cân bằng của nó. Nhờ cơ chế điều hành tỷ giá mới, tình hình tỷ giá hối đoái ở Việt Nam rất ổn định, không biến động nhiều lắm, tỷ giá giữa VND và USD giao động trong khoảng 14.000 - 14.014 đ/ 1 USD. Trong năm 2000, từ ngày 5/9, cơ chế tỷ giá trong kinh doanh ngoại tệ của các NHTM được thực hiện theo quyết định số 289/2000?QĐ-NHNN7 ngày 30/8/2000 của Thống đốc NHNN quy định mới về nguyên tắc xác định tỷ giá của các giao dịch hối đoái kỳ hạn , hoán đổi của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ. Còn nguyên tắc xác định tỷ giá giao ngay vẫn được thực hiện theo quyết định số 65/1999/QD-NHNN7. Trong quyết định số 189, Thống đốc NHNN quy định đối với giao dịch giữa VND và USD, mức tỷ giá áp dụng cho từng kỳ hạn cụ thể tối đa không quá trần của tỷ giá giao ngay áp dụng tại thời điểm ký kết hợp đồng dài hạn, hoán đổi( tỷ giá giao dịch do NHNN công bố cộng0,1%) cộng với mức gia tăng cho phép( tỷ lệ % của mức giá giao ngay) quy định đối với từng kỳ hạn cụ thể như sau:0,2% của trần tỷ giá giao ngay đối với kỳ hạn 30 ngày, 0,25% đối với kỳ hạn 31- 44 ngày, 0,4% đối với kỳ hạn từ 45 ngày đến 59 ngày; ... 1,48% đối với kỳ hạn từ 165 ngày đến 179 ngày, và 1,5% đối với kỳ hạn 180 ngày. Nếu trong năm 1999, đồng Việt Nam chỉ giảm 1% thì hết tháng 9 năm 2000 đã giảm 1,33% so với cuối năm 99 và đến cuối tháng 10 năm 2000 đã giảm 2,2% so với USD. Đặc biệt, trong tháng 10, VND đã giảm trung bình 8đ/ngày. Nhìn chung, trong năm 2000, VND đã giảm giá 2,3% trong khi đồng tiền của các nước trong khu vực châu á liên tục mất giá so với USD ở mức giảm từ 8-25%.Hiện tượng giảm giá VND liên tục trong thời gian qua là do ảnh hưởng của : - Biến động ngược chiều về xu hướng lãi suất ở Mỹ , châu Âu và châu á gây ảnh hưởng đến tỷ giá USD/VND. Sau 3 lần tăng lãi suất trong năm 1999, từ đầu năm 2000 tới nay, Cục dự trữ Liên bang Mỹ tiếp tục 3 lần tăng lãi suất, đưa lãi suất của Mỹ lên mức cao nhất kể từ năm 1991.Với lãi suất Mỹ tăng cao, có tác dụng thu hút các luồng vốn ngắn hạn bằng USD đổ vào Mỹ, khiến USD ngày càng có giá, cầu về USD trên bình diện quốc tế ngày càng gia tăng. Vì vậy mà tỷ giá USD so với các đồng tiền khác đều tăng. - Giá dầu trên thị trường quốc tế tăng cao, trong khi giá cà phê, gạo ngày càng giảm gây sức ép đối với cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam. - Các đồng tiền trong khu vực mất giá so với USD gây ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của VND. Trong khi lãi suất tại Mỹ và châu Âu có xu hướng tăng thì lãi suất tại khu vực Đông á và Việt Nam lại có xu hướng giảm sau khi tăng cao theo chương trình chống khủng hoảng trong hai năm 1997,1998. Hai xu hướng biến động ngược chiều này đã gây sức ép lớn làm giảm giá các đồng tiền trong khu vực kể cả đối với VND.So với thời điểm đầu năm, các đồng tiền trong khu vực đã mất giá từ 5-32% trong khi đó VND chỉ mất giá trên 2%, khiến cho khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu của Việt Nam có thể bị xói mòn nếu VND không giảm giá theo. Tình hình trên khiến cho Việt Nam muốn duy trì khả năng cạnh tranh, cải thiện cán cân thương mại thì phải để cho VND giảm giá. Trong 7 tháng đầu năm 2001, kể từ đầu tháng 5- 25/6 , việc tỷ giá hối đoái của USD so với VND tăng liên tục trong nhiều tuần trên cả thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường tự do đã tạo ra những phản ứng rất khác nhau.Tính từ đầu năm đến tháng 7/2001, đồng USD lên giá chừng 3,7% so với VND trong khi lên tới 12% so với đồng Euro và 4% so với đồng Baht ( Thái Lan). Có thể nhận thấy tỷ giá USD có biểu hiện nóng lên "đột ngột" kể từ cuối năm 2000, nhưng đã phần nào dịu xuống trong tháng 3/2001 khi ảnh hưởng giảm lãi suất của đồng USD ( do sự đảo chiều trong chính sách tiền tệ của FED trước nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Mỹ) thực sự tác động đến Việt Nam. Nhưng kể từ tháng 5/2001, tỷ giá tăng liên tục qua từng tuần và nhiều khi qua từng ngày trên cả hai thị trường chính thức và tự do. Trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá tăng khoảng 96đ/USD trong tháng 5 và kể từ giữa tháng 6 tỷ giá tăng liên tục từ 8- 14đ/ USD mỗi ngày. Tỷ giá USD trên thị trường tự do cũng có những biến động tương tự nhưng với mức giao động cao hơn và chênh lệch tỷ giá tại hai thị trường có xu hướng dãn rộng. Diễn biến tỷ giá USD trong năm 2000 và nửa đầu năm 2001: Trong năm 2000 1/2001 2/2001 3/2001 4/2001 5/2001 62001 Tỷ giá liên ngân hàng 14..022 - 14.501 14.543 14.558 14.573 14.595 14.696 14.865 Tăng so với tháng trước(%) 33 24 15 22 101 169 Tỷ giá thị trường tự do 14.160- 14.630 14.680 14.730 14.790 14.910 15.050 (VND/1 USD) 14.540 Tăng so với tháng trước (VND/ 1 USD) 90 50 50 60 120 140 Mặc dù tỷ giá có những biến động có vẻ như "bất thường" nhưng NHNN không áp dụng những biện pháp can thiệp thị trường mạnh hoặc sử dụng trở lại các biện pháp hành chính (như tăng tỷ lệ kết hối). Điều này khẳng định thêm việc quyết tâm theo đuổi chính sách điều hành tỷ giá hối đoái linh hoạt theo cung cầu thị trường của NHNN. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu kinh tế thì sự biến động tỷ giá một cách bất thường này là do các nguyên nhân: Do thực hiện chủ trương kích cầu, chúng ta liên tục hạ lãi suất VND trong khi đó lãi suất USD trên thị trường quốc tế lại liên tục tăng dẫn tới lãi suất USD trên thị trường Việt Nam buộc phải tăng theo và đã có lúc lãi suất 2 đồng tiền USD và VND cân bằng nhau. Hậu quả là đã có sự chuyển dịch từ VND sang USD làm cho nhu cầu USD tăng lên và cung về USD giảm đi đáng kể. Thêm vào đó, chênh lệch lãi suất tiền gửi của USD tại Việt Nam với thị trường quốc tế khá lớn cũng ảnh hưởng tới sự biến động tỷ giá. Do ảnh hưởng của tình hình cán cân thanh toán sau khi tổng hợp cán cân thương mại, cán cân vốn và tài chính vãng lai của nước ta trong thời gian qua. Thị trường Việt Nam có đặc điểm mang tính truyền thống là chuộng USD, thể hiện qua tình trạng khá phổ biến là ngoại tệ được sử dụng trong thanh toán trong dân cư dưới hình thức tiền mặt , gửi vào ngân hàng dưới dạng tiết kiệm và ít được chuyển ra VND ngay cả khi không có chênh lệch lớn về lãi suất giữa hai đồng tiền. II. Đánh giá việc điều hành tỷ giá hối đoái ở việt nam trong những năm vừa qua: Qua quá trình điều hành tỷ giá hối đoái và thực trạng nền kinh tế nước ta, chúng ta có thể khẳng định tính hợp lý về chính sách tỷ giá và cơ chế điều hành trong thời gian qua là phù hợp với quá trình vận động, phát triển của nền kinh tế Việt Nam và diễn biến trên thị trường tiền tệ thế giới. Nhưng điều đó cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, chính sách tỷ giá của chúng ta không vì thế mà không có những hạn chế nhất định cần phải được đánh giá và sửa đổi. II.1 Những kết quả đạt được: Thực tế trong giai đoạn vừa qua, tỷ giá hối đoái đã phản ánh tương đối khách quan sức mua của đồng Việt Nam và quan hệ cung cầu về ngoại tệ của nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước đã dần nới lỏng đối với cơ chế điều hành tỷ giá,biên độ giao dịch cho các ngân hàng thương mại đã dần được mở rộng liên tục so với tỷ giá chính thức. Chính cơ chế điều hành tỷ giá dựa trên tỷ giá chính thức đã tạo điều kiện cho NHNN dễ dàng kiểm soát và điều tiết thị trường ngoại hối. Việc dao động trong một biên độ nhất định đối với tỷ giá hối đoái chính thức đã giúp cho tỷ giá hối đoái có được sự ổn định tương đổi trong thời gian qua, góp phần không nhỏ để đạt mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời thông qua xu hướng tỷ giá của các ngân hàng thương mại, NHNN có thể nắm bắt diễn biến của cung cầu ngoại tệ thực tế trong nền kinh tế, nhận biết được xu hướng vận động của tỷ giá hối đoái để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời, tránh được những đột biến và những cú sốc có thể xảy ra đối với nền kinh tế. Việc điều hành tỷ giá trong một biên độ dao động nhất định đã hạn chế đầu cơ tỷ giá của các ngân hàng và các cá nhân( vì chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra đã được giới hạn tối đa). Cơ chế tỷ giá thống nhất cũng tạo điều kiện cho việc hướng dẫn và vận hành thành công guồng máy ngân hàng, tránh được các rủi ro cũng như ảnh hưởng tiêu cực của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế đang chuyển đổi, tạo điều kiện chắc chắn cho các hoạt động của nền kinh tế. Phương án điều hành hiện tại cũng cho phép các ngân hàng thương mại tự do xác định tỷ giá trong một biên độ mềm dẻo phối hợp, tạo cho các hoạt động kinh doanh tiền tệ được tiến hành trên cơ sở khách quan tương đối, tôn trọng quy luật giá trị, quy luật cung cầu thực tế của nền kinh tế, đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho các doanh nghiệp trong quan hệ mua bán ngoại tệ với các ngân hàng thương mại. Việc chủ động điều chỉnh tăng tỷ giá USD/VND là một việc làm đúng hướng để hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, góp phần cải thiện tình hình thâm hụt cán cân thương mại và sức ép tiếp tục tăng giá USD. Việc điều chỉnh này cũng góp phần giảm bớt lỗ trong hoạt động giao dịch ngoại tệ.Đồng thời với việc thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt đã giúp các nhà hoạch định xác định được sức mua thực tế của VND góp phần phòng ngừa lạm phát có hiệu quả. Nhờ ổn định tỷ giá hối đoái mà chúng ta đã tạo môi trường đầu tư tương đối ổn định, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, bảo vệ lợi ích các thành viên trong xã hội. III.2. Những mặt hạn chế: Trước những biến động của thị trường, việc thay đổi tỷ giá chính thức sở dĩ ở một chừng mực nào đó không giải quyết được ngay lập tức tạo biên độ đủ cho các ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh vì nếu thay đổi tỷ giá chính thức lớn hơn sẽ gây ra những yếu tố tâm lý sai lệch về chính sách tỷ giá của NHNN tạo những hoạt động đầu cơ gây xáo trộn thị trường. Sự khác biệt giữa tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương mại và thị trường tự do đã gây hạn chế rất lớn trong vai trò điều tiết lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất nhập khẩu. Chênh lệch này tạo ra sự bất bình đẳng trong quan hệ thương mại, một số trường hợp không tạo được lợi thế cạnh tranh đối ngoại và khuyến khích xuất khẩu. Trong thời gian qua, những biến động bất thường của tỷ giá gây tâm lý lo ngại, không tin tưởng vào đồng tiền Việt Nam. Sự dịch chuyển tỷ giá nhanh hơn trong thời gian qua cũng gây sức ép lớn đến thị trường ngoại tệ. Tính nhạy cảm của công chúng đối với sự dao động của tỷ giá rất lớn. Tỷ giá tăng lên làm sự bất ổn trên thị trường ngầm tăng lên. Khi tỷ giá USD/VND tăng sẽ làm cho giá hàng nhập khẩu tính bằngVND tăng lên tương ứng. Mà phần lớn hàng nhập khẩu của Việt Nam đều là vật tư nguyên liệu tiêu dùng cho sản xuất trong nước; vì vậy,sẽ làm đội giá thành các loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ, mà các yếu tố đầu vào phải nhập khẩu từ bên ngoài. Điều này làm cho giá cả sản phẩm hàng hoá dịch vụ gia tăng, lạm phát sẽ có cơ hội để bộc phát. III. Điều hành tỷ giá ở một số nước: III.1.Tình hình tỷ giá hối đoái trên thế giới: Ngược dòng thời gian tìm hiểu về mô hình tỷ giá trong thập kỷ trước đây ta nhận thấy rằng sau khi hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods sụp đổ , phần lớn các nước đang phát triển tiếp tục cố định các đồng tiền của họ với một đồng tiền chủ chốt, đa số là USD hoặc FRF hay một rổ tiền tệ. Tuy nhiên vào cuối những năm 70, một số nước đang phát triển đã bắt đầu từ bỏ cơ chế này. Trước hết, chuyển từ việc cố định với đồng tiền duy nhất sang cố định với các rổ tiền tệ, chẳng hạn SDR hoặc linh hoạt có giới hạn so với một đồng tiền duy nhất.Sau đó vào những năm 80, đã có sự thay đổi rõ rệt theo hướng thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt hơn. Cụ thể là trong những năm 70,hầu hết các nước áp dụng tỷ giá cố định( năm 1975, có tới 87% các nước đang phát triển áp dụng tỷ giá cố định) dưới hình thức này hay hình thức khác. Tuy nhiên, đến giữa những năm 90, hầu hết các nước đã chính thức áp dụng chế độ tỷ giá linh hoạt. Do chi phí quản lý chế độ tỷ giá linh hoạt đã giảm dần theo thời gian nên mặc dù trong năm 1995, các nước đang phát triển áp dụng chế độ tỷ giá cố định chiếm 70% trong khi các nước áp dụng chế độ tỷ giá linh hoạt chỉ chiếm 8% thì đến năm 1996 tình hình đã thay đổi rõ rệt theo chiều hướng ngược lại. Những giao động mạnh trong giá trị của các đồng tiền của các nước công nghiệp chủ chốt từ đầu những năm 80 và hàng loạt cơn sốc từ bên ngoài tác động đến các nền kinh tế đang phát triển là những nguyên nhân làm tăng chi phí chính trị của việc duy trì tỷ giá cố định. Trong môi trường ngày nay khi mà lượng vốn khổng lồ có thể luân chuyển trong một thời gian tương đối ngắn, nguy cơ tiềm ẩn những cơn sốc sẽ lớn hơn và các quốc gia theo chế độ tỷ giá cố định càng có ít thời gian để điều chỉnh sự biến động của tỷ giá. Các nhà hoạch định chính sách buộc phải chuyển sang chế độ tỷ giá linh hoạt hơn, giúp họ có thể điều chỉnh những thay đổi của tỷ giá một cách dễ dàng và kịp thời hơn.Tuy nhiên ta không thể nói một cách chung chung rằng chế độ tỷ giá này là tốt hơn so với chế độ tỷ giá kia vì còn phải căn cứ vào tình hình và điều kiện cụ thể của từng nước. Dù rằng các quốc gia áp dụng tỷ giá cố định thường có tỷ lệ lạm phát ổn định và thấp hơn so với các nước áp dụng chế độ tỷ giá linh hoạt, tỷ giá thực lại ít bị biến động hơn nhưng tốc độ tăng trưởng lại không có sự khác biệt lớn ở các chế độ tỷ giá. Tuy vậy, điều này không có nghĩa là tỷ giá linh hoạt luôn gắn liền với lạm phát cao và biến động nhiều hơn trong tương lai. Thực tế nhiều năm qua, lạm phát ở các nước có tỷ giá cố định thường thấp hơn các nước áp dụng chế độ tỷ giá linh hoạt. Tuy vậy vẫn chưa có mối quan hệ rõ ràng giữa chế độ tỷ giá với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đa số các nhà kinh tế cho rằng, tăng trưởng kinh tế nhanh ở các nền kinh tế thị trường mới nổi, về dài hạn sẽ dẫn đến việc tăng tỷ giá. Mối tương quan này xuất phát từ xu hướng năng lực sản xuất trong khu vực sản xuất hàng hoá ngoại thương tăng nhanh hơn khu vực sản xuất hàng hoá phi ngoại thương. Hơn nữa tỷ lệ tăng năng lực sản xuất càng cao thì giá của hàng hoá phi ngoại thương sẽ tăng so với giá của hàng hoá ngoại thương và nội tệ sẽ càng lên giá thực tế. Trong những tình huống như vậy, sự lựa chọn giữa hai chế độ tỷ giá chủ yếu cũng thể hiện sự lựa chọn của các nhà hoạch định chinh sách giữa hai vấn đề hoặc tăng tỷ giá danh nghĩa hoặc để lạm phát tăng . Ví dụ giữa năm 1980 và 1996, khi Hồng Kông và Trung Quốc là hai nước thực hiện cơ chế bản vị ngoại tệ ( hệ thống tỷ giá cố định) đã có lạm phát cao hơn Singapore là nước thực hiện chính sách thả nổi có sự quản lý của nhà nước, thì tỷ giá hối đoái có hiệu lực thực tế ở Hồng Kông và Trung Quốc đã tăng theo một tỷ giá tương ứng với mức giá tăng của tỷ lệ lam phát. Nếu như các quan chức điều hành tiền tệ không cho phép tăng tỷ giá danh nghĩa thông qua các giải pháp can thiêp chính thức nhằm duy trì tỷ giá cố định, những áp lực về lam phát sẽ tăng vì lạm phát trong nước sẽ cao hơn. Để ngăn chăn những hậu quả này, các quan chức điều hành tiền tệ phải thường xuyên sử dụng nghiệp vụ "Trung hoà"(loại bỏ nhưng nhan tố ảnh hưởng tiêu cực) các luồng vốn vào nhưng thường cũng phải chấp nhận những kết quả không mong muốn: - Để ngăn chặn sự giảm lãi suất trong nước nhằm đối phó với các luông vốn vào nghiệp vụ "Trung hoà" phải có xu hướng duy trì mức chênh lệch lãi suất và chinh mức chênh lệch lãi suất này sẽ có tác động thu hút thêm các nguồn vốn vào. do đó nghiệp vụ này có phần tăng hơn nữa các nguồn vốn đỏ vào. - Những thiệt hại tài chính trong quá trình can thiệp, phát sinh do mức chênh lệch giữa tiền lãi thu được từ dự chữ ngoại tệ và lãi phải trả đối với cacs khoản nợ bằng nội tệ, có thể rất lớn khi nguồn vốn nước ngoài đổ vào ra tăng. Đây là cái giá phải trả của nghiệp vụ trung hoà. - Do quy mô thị trường tài chính trong nước tương đối nhỏ so với quy mô luân chuyển vốn quốc tế, nghiệp vụ trung hoà ngày càng nên kém hiệu quả. Cùng với các nghiệp vụ thị trừơng mở truyền thống được sử dụng để trung hoà các luồng vốn vào, một số quốc gia đã sử dụng các giải pháp bổ xung như tăng dự chữ bắt buộc giảm dự chữ ngân hàng. Tuy các công cụ này tạm thời tạm thời có thể giảm sức ép lên nội tệ và lạm phát, chúng không hoàn toàn ngăn ngừa sự tăng tỷ giá thực. Hơn nữa, khi những dấu hiệu căng thẳng về nhu cầu duy trì tỷ giá danh nghĩa ổn định của các quan chức tiền tệ ngày càng bộc lộ rõ thì các nhà đầu tư có thể bắt đầu nghi ngờ về sự ổn định của nền kinh tế. Lúc đó, một sự thay đổi tâm lý của các thành viên trên thị trường có thể gây ra hiện tượng "tháo chạy" đột ngọt của các nguồn vốn nước ngoài. Vì vậy, khi đánh giá những ưu, khuyết điểm của các chế độ tỷ giá, một tiêu chuẩn quan trọng cần được xem xét là chi phí ngắn hạn để duy trì tỷ giá danh nghĩa ổn định không thể vượt quá lợi ích của nền kinh tế. Đó là muc tiêu tăng trưởng dài hạn. Nếu chính sách tền tệ bị kìm hãm bởi chinh sách tỷ giá, gánh nặng tài chính sẽ chuyển phàn lớn sang chính sách tài chính. Có nghĩa là các quốc gia trong đó chính sách tài chính không thể được điều chỉnh hiệu quả trong ngắn hạn thì không nên áp dụng hệ thống tỷ giá cố định một cách cứng nhắc. Do tình hình tỷ giá và bối cảnh kinh tế đất nước và thế giới các nhà quản lý kinh tế đang cố gắng lựa chọn chế độ tỷ giá phù hợp nhất với nước mình tạo ra động lực phát triển kinh tế quốc dân. Chế độ tỷ giá tối ưu ở các nước không giống nhau, nó phụ thuộc vào những cơn sốc tác đọng đến nền kinh tế và những dặc tính về cơ cấu kinh tế của một quốc gia. Tinh linh hoat hơn của tỷ giá không nhất thiết phải là tỷ giá thả nổi. Nó có thể không thực tế hoặc ít được ưa chuộng đối với nhiều nước đang phát triển, tỷ giá có thể biến động quá nhiều trong khi thiếu các thị trường tài chính phát triển. Sự thành công của chế độ tỷ giá linh hoạt có quản lý phụ thuộc vào quá trình điều hành các chính sách kinh tế, phù hợp với chế độ tỷ giá bao gồm cả việc giám sát và quản lý chặt chẽ các khu vực tài chính. Tuy nhiên, xu hướng chung của thế giớ hiện naylà tỷ giá thả nổi có sự can thiêp rất hạn chế của Nhà nước. Trường phái trọng tiền (Monétarisme) và tư do (Libéralisme) còn chủ trương một cách cực đoan hơn là nên thả nổi hoàn toàn tỷ giá. III.2. Kinh nghiệm chọn chế độ tỷ giá ở một số nước Chế độ tỷ giá cố định, thả nổi tự do hay thả nổi có quản lý đều có mặt và mặt hạn chế nhất định. Việc lựa chon chế độ tỷ giá nào phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia. Nó phụ thuộc vào mục tiêu, chính sách phát triển kinh tế xã hội trong cùng thời kì. Mỗi chế độ tỷ giá lại có một cơ chế hoạt động riêng. Việc vận dụng sáng tạo, hợp lý chế độ tỷ giá vào nền kinh tế không phải là đơn giản, dễ dàng. Thực tế, việc lựa chọn chế độ tỷ giá không hợp lý sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Điều này đã được chứng minh ở một số nước, việc nghiên cứu những thành công hay thất bại về điều hành tỷ giá là một việc làm hết sức cần thiết, nó giúp ta nhận biết những sai làm để có thể tránh được đồng thời có thể học hỏi thêm những kinh nghiêm dẫn tới thành công. 1./ Đức: Nước Đức chọn cho mình chế độ tỷ giá thả nổi có sự quản lý của nhà nước. Chính phủ Đức đã can thiệp điều hành tỷ giá để chống lại khủng hoảng kinh tế (sản xuất giảm tuyệt đối, lạm phát cao, thất nghiệp hàng loạt) đầu những năm 80. Chính phủ Đức mưu toan tìm lối thoát thông qua giải pháp mở rộng xuất khẩu bằng lợi thế phá giá, thế nhưng năm 1980 khi DM mất giá 12% lại là năm đức có mưc xuất siêu thấp nhất (8,9 tỷ DM). Lúc đó ở Đức có hai cách nhìn nhận vấn đề phá giá. Một là, sẽ cải thiện. Hai là, làm giá nhập khẩu tăng, khuyến khích lạm phát lên cao. Đến lượt mình lạm phát tất yếu tác động tiêu cực vào xuất khẩu, sản xuất. Vậy là hiệu ứng phá giá tan mất, tình hình thêm phức tạp. Còn các chủ xuất khẩu Đức thừa nhận phá giá DM hoàn toàn không thể khắc phục được khó khăn. Kể từ 1/1980 chưa đầy hai năm, DM đã 5 lần mất giá so với USD với mức đáng kể (14 đến 15%), song tỷ giá lại nhanh chóng quay trở lại mức xuất phát điểm trước khi phá giá. Chiến lược khôi phuc kinh tế của Đức lúc bấy giờ thất bại, ngoài các nhân tố nội địa, còn chịu tác dụng khong thể cưỡng nổi từ chính sách đồng tiền nặng của chính quyền Rigân (vốn từ Anh, Đức "tháo chạy" sang Mỹ, Canada,....). Vấn đề kinh tế của Đức chỉ được giả quyết khi chính phủ mới của ông Hellmut Kol áp dụng phương cách khác: giảm can thiệp nhà nước ; sử dụng các cơ chế, chính sách tài chính; giảm mạnh thuế ; khuyến khiách sản xuất nội địa; thực thi chính sách thắt chặt. 2./ Mêhicô: Khủng hoảng kinh tế ở Mêhicô là bài học đắt giá cho việc lựa chọn, điều chỉnh tỷ giá và quản lý ngoại hối. Sau khủng hoảng nợ 1982, với sự hỗ trợ của IMF. Mêhicô đã cải cách và điều chỉnh kinh tế dựa trên các định hướng chính sách tài chính thắt chặt, sử dụng tỷ giá hối đoái như một chỗ dựa danh nghĩa, cải cách cơ cấu ( tư nhân hoá, tự do hoá ngoại thương, cải cách lại các khoản nợ...) nhằm tạo khả năng thanh toán nợ nước ngoài, tạo cơ sở phát triển cho khu vực tư nhân... Kết quả của cuộc cải cách (1988-1993) được thế giới đánh giá là rất thành công trên nhiều mặt: chuyển từ thâm hụt ngân sách (12% GDP năm 1988) sang bội thu trong các năm 1992-1993 (trong khi thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 42% xuống 35% bằng Mỹ, thuế thu nhập cá nhân từ 50% xuống 35%). Lạm phát từ 160% năm 1987 còn 8% năm 1993;dự trữ ngoại tệ tăng mạnh ( 80 tỷ USD năm 1993), tăng trưởng kinh tế từ 0% (1985-1988) lên 8% GDP trong các năm (1989-1993), việc cơ cấu lại nợ đã khôi phục và mở rộng quan hệ của Mêhicô với các tổ chức tài chính quốc tế. Sau đó Mêhicô lại có nhiều biểu hiện xấu đi, mầm mống khủng hoảng xuất hiện, nhất là từ năm 1994: -Thâm hụt cán cân thanh toán 6.5% GDP trong năm 1993 đã là lớn; năm 1994 lên tới 8% GDP và chủ yếu được tài trợ bởi các nguồn vay ngắn hạn ( việc tăng giá nội tệ và giảm tích luỹ tư nhân là một nguyên nhân của tình hình trên), dự trữ ngoại tệ giảm còn 6 tỷ USD vào năm 1994, thiếu khả năng bảo vệ giá trị đồng nội tệ. - Mêhicô phải đương đầu với việc lãi suất USD trên thị trường quốc tế tăng nhanh. Ngoài ra, còn phải chuộc lại 28 tỷ USD trái phiếu ngắn hạn bằng ngoại tệ. Hơn nữa Chính phủ phải bưng bít tình hình ngày càng xấu đi của nền kinh tế trước cuộc bầu cử. Trong bối cảnh đó, Chính phủ lại quyết định phá giá đột ngột đồng nội tệ. Điều này trở thành ngòi nổ cho cuộc đại khủng hoảng. Mặc dù IMF tài trợ 50 tỷ USD nhưng Mêhicô vẫn không cải thiện được tình hình. Bài học rút ra từ sự kiện này là: Thứ nhất: Sự mở cửa ra thị trường quốc tế ngày nay đòi hỏi có trách nhiệm thực hiện đúng đắn trong chính sách kinh tế. Sự thận trọng và tuân thủ các nguyên tắc là phương thức hiệu quả chống lại các biến động của thị trường quốc tế. Mêhicô đã phải trả giá đắt cho việc nới lỏng kiểm soát và để mặc cho thị trường tự do thực hiện các quy luật của mình. Thứ hai: Việc phá giá nội tệ vào tháng 10/1994 cho thấy điều chỉnh tỷ giá thích hợp là hết sức khó khăn ngay cả khi sự thay đổi đó cần thiết. Hơn nữa, các biện pháp vĩ mô đi kèm theo và hỗ trợ là hết sức quan trọng, đảm bảo chắc chắn các đòi hỏi của thị trường và đưa ra một tỷ giá hối đoái hợp lý. Chính phủ quyết định phá giá 20% ( từ 3,4 Peso/USD xuống 4,5 Peso/ USD) nhưng thực tế không giữ nổi mức này và đồng Peso giảm thêm thành 5,5 Peso/ USD. -Thứ ba:Thâm hụt cán cân thanh toán lớn chứa đựng nhiều nguy hiểm, nhất là khi chúng được sử dụng vào tiêu dùng nội địa và được tài trợ bằng các nguồn vốn ngắn hạn. -Thứ tư: Cuộc khủng hoảng cho thấy sẽ phải trả giá đắt khi những thông tin thường xuyên, kịp thời về các chỉ số kinh tế quan trọng không được công bố đúng lúc. 3. Các nước asean và nics: Các nước asean và nics theo đuổi chính sách tỷ giá ổn định, hướng về xuất khẩu. Theo đó, việc can thiệp vào tỷ giá của chính phủ nhằm ổn định tỷ giá, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, thu hút đầu tư nước ngoài. Không một nước nào chủ trương phá giá làm động lực cho xuất khẩu, vai trò của tỷ giá chỉ là hỗ trợ. Việc điều hành tỷ giá ở nước này có một số điểm chung: Thứ nhất: Do khó khăn về tài chính, thiếu ngoại tệ nghiêm trọng nên lúc đầu họ áp dụng nhiều loại tỷ giá, nội tệ định giá cao trong cơ chế cố định. Sau thời kỳ 1971- 1973 thực hiện phá giá, sau đó nhanh chóng thống nhất tỷ giá chính thức và thị trường. Thứ hai: Khi đạt được tỷ giá thị trường cân đối, họ áp dụng cơ chế điều chỉnh theo quan hệ cung cầu là chính. Các nước gắn nội tệ vào giỏ ngoại tệ mạnh. Thứ ba: Các nước nỗ lực ổn định hoá quan hệ tỷ giá, tỷ giá hối đoái thực tế, có dự trữ ngoại tệ để khống chế biên độ giao động của tỷ giá ở mức thấp. Thứ tư: Khi tỷ giá tăng, họ điều chỉnh tỷ giá để không cản trở xuất khẩu, song luôn gắn bó việc điều chỉnh này với nhiệm vụ khống chế lạm phát. Thứ năm: Nhìn chung đồng nội tệ của các nước này có xu hướng tăng giá ổn định so với USD. Việc duy trì chế độ tỷ giá hối đoái cố định, ổn định hoá các quan hệ tỷ giá hướng vào xuất khẩu trong thời gian đầu đã phát huy tác dụng và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc theo đuổi chế độ tỷ giá này trong một thời gian dài đã dẫn đến những bất cập. Nó là một trong những nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu á vừa qua. Khi nợ nước ngoài đến thời kỳ đáo hạn lại là lúc cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt nghiêm trọng. Mặc dù nguồn ngoại tệ lúc này khan hiếm nhưng hoạt động xuất khẩu lại bị chững lại.Do đó các nguồn thu ngoại tệ không đủ bù đắp thâm hụt các tài khoản vãng lai. Chính phủ các nước vẫn tiếp tục tung dự trữ ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá cố định. Lợi dụng tình hình đó, đầu cơ người Mỹ Soros đã đầu cơ vào đồng tiền các nước ASEAN. Khi ngoại tệ khan hiếm tới đỉnh điểm, đồng nội tệ có nguy cơ phải phá giá thì Soros bán khống một lượng lớn nội tệ ra thị trường Thái Lan làm cho đồng bản tệ hoàn toàn mất giá. Chính phủ Thái Lan phải tuyên bố phá giá đồng Baht, mở đầu cho cuộc khủng hoảng tài chính Châu á, chấm dứt chế độ tỷ giá cố định. Qua các sự kiện ở Mêhicô, khủng hoảng ở Đức, bão táp tài chính ở ASEAN, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học bổ ích. Việc theo đuổi, áp dụng chế độ tỷ giá nào là cả một nghệ thuật. Việc áp dụng máy móc một chế độ tỷ giá nào đều là sai lầm vì mỗi chế độ tỷ giá đều có mặt tích cực và mặt hạn chế. áp dụng chế độ tỷ giá nào còn tuỳ thuộc điều kiện, hoàn cảnh cụ thể cũng như yêu cầu, đòi hỏi của từng quốc gia. Qua những bài học thực tiễn trên, chúng ta cần tỉnh táo hơn trong việc điều hành tỷ giá, phải biết tận dụng ưu thế của người đi sau. Chương III Một số giải pháp góp phần bổ xung hoàn Thiện chính sách tỷ giá hối đoái ở việt nam I.Quan điểm điều hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam. Chính sách tỷ giá được xác định là một bộ phận của chính sách tiền tệ và có nhiêm vụ bảo dảm ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, góp phần đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao bền vững. Với tư cách là một chính sách nên chính sách tỷ giá phải hướng vào việc thực hiên những mục tiêu có tính đặc thù của mình: - ổn định tỉ giá dựa trên mối tương quan cung cầu trên thị trường để khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại tệ. - Từng bước nâng cao uy tín đồng Việt nam, đồnh thời tạo ra các điều kiện cần thiết để đồng tiền Việt Nam trở thành đồng tiền chuyển đổi. - Phối hợp chặt trẽ với chính sách quản lí ngoại hối để khắc phục tình trạng đô la hoá trong nên kinh tế. Từ các mục tiêu trên đòi hỏi chính sách tỷ giá phải được xây dựng dựa trên các quan điểm : Thứ nhất : Chính sách tỷ giá phải hướng vào xử lý và điều hành tỷ giá theo đúng bản chất vốn có của nó – là một cơ chế giá thị trường. Một khi đã xem ngoại tệ là môt hàng hoá đặc biệt, thì tỷ giá với tư cách là một hàng hoá đặc biệt cũng phải vận hành theo quy luật của giá cả thị trường và việc điều hành tỷ giá phải dựa vào quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường và các nhân tố khác tác động lên nó. Theo quy luật của giá cả, trong quá trình vận động, tỷ giá cũng có thể hoàn toàn tách rời giá trị đồng tiền, nhưng vì tỷ giá là một trong những trung tâm và nhạy cảm nhât của đời sống kinh tế xã hội, nếu tách rời nó vượt qua biên độ cho phép nào đó thì lập tức tác động đến các loại giá cả khác trên thị trường bao gồm hàng hoá tiêu dùng, thị trường tín dụng, thị trường ngoại hối. Nói cách khác, một sự bất ổn của tỉ giá chắc chắn gây ra Nhiều cho nền kinh tế. Chính vì lẽ đó, trong điều hành tỷ giá mục tiêu ổn định tỷ giá phải luôn được ưu tiên hàng đầu. Thứ hai: Chính sách tỷ giá phải hỗ trợ tốt nhất cho chính sách khuyến khích xuất khẩu và nhập khẩu để cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại tệ. Tuy nhiên, trong vấn đề đánh giá tác động của tỷ giá với sự phát triển xuất khẩu Việt Nam, ý kiến của các nhà kinh tế còn nhiều sự khác nhau, thậm trí trái ngược. Sau đây là quan niệm của hai trường phái trong vấn đề này. ý kiến ủng hộ việc phá giá mạnh đồng tiền Việt Nam dựa trên những lập luận sau: 1. Về ngyên tắc thì việc đồng nội tệ bị đánh giá cao hơn trị giá của nó cũng giống như một thứ thuế và làm xấu đi tình hình xuất khẩu, nhưng xuất khẩu của Việt Nam có mức tăng trưởng hàng năm khá ấn tượng là 27,7% trong giai đoạn 1992-1996. Về nghịch lý này, theo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế có thể giải thíc được, nếu chú ý rằng nguồn tăng xuất khẩu hầu hết bao gồm những hàng hoá sơ chế là nhờ sự thay đổi cơ bản hệ thống ưu đãi, cũng như môi trường xuất khẩu. Việc xuất khẩu hàng hoá sơ chế không nhạy cảm lắm đối với sự thay đổi giá và độc lập hơn nữa đối với các nhân tố phi giá cả. 2. Việc thâm hụt trong cán cân thương mại năm 1992 ở mức kỉ lục, mặc dù vào năm này tỷ giá hối đoái thực tế bắt đầu được đánh giá cao, là bởi vì xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu. Trong khi nhập khẩu tăng 20,4% thì xuất khẩu tăng 21,2%. Sự tăng xuất khẩu chủ yếu là do mùa màng bội thu và tình hình hoạt động tốt của ngành khai thác dầu khí: xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp tăng 30,1% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1991 lên 32,1% năm 1992, trong khi dầu thô tăng từ 28,5% lên 31,3%. Nếu những sản phẩm này không được xuất khẩu thì chúng sẽ không được sử dụng. Ngoài ra kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng tương đối nhanh trong những năm qua có lẽ còn do nhu cầu nhập khẩu cao của các nước bạn hàng của Việt Nam. 3.Tỷ giá hối đoái bị đánh giá cao làm ảnh hưởng xấu đến các hàng hoá được sản xuất ra và đó là lý do giải thíc tại sao hàng hoá Việt Nam được coi là lợi thế so sánh lại có thể thâm nhập được vào thị trường EU chủ yếu nhờ vào ban ngạch được cấp. Tính cạnh tranh về giá cả của hàng công nghiệp nhẹ Việt Nam không được lớn lắm. 4.Sự lên giá kéo dài này đã gây tác động xấu đến tính cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Việc đồng tiền cuả các nước này giảm gái đã làm cho hàng hoá xuất khẩu của họ rẻ đi nhiều. Các tính toán của nhà kinh tế Kaminky trong tạp chí nghiên cứu số 241 tháng 6/1998 cho thấy năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam suy giảm liên tục so với các đối tác của mình trong giai đoạn tháng 13/1992 đến tháng 3/1998, cụ thể là suy giảm 73,7% so với Inđônêxia; 45,5% so với Hàn Quốc; 34% so với Malayxia ; 33,8% so với Thái Lan; 24,9% so với Philippine. Theo đánh giá của giáo sư Kenichi Ohno, trường nghiên cứu chính sách sau đại học quốc gia Nhật Bản, vào tháng 10/1997 (nghĩa là sau khi chính sách tỷ giá của Việt Nam được điều chỉnh), so với trước khủng hoảng, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã giảm đi mất 14-25% so với các nước ASEAN, và giảm bình quân 4,6% so với các bạn hàng khác. 5. Việc điều chỉnh tỷ giá trong năm 1998, xét về mục tiêu kinh tế vĩ mô ngắn hạn, có vẻ đang có tác dụng tích cực trong việc cải thiện cán cân ngoại thương. 6. Mặc dù sức cạnh tranh của VNĐ so với CNY của Trung Quốc đã được cải thiện nhưng hàng hoá Trung Quốc vẫn tràn ngập thị trường Việt Nam, vẫn có sự chênh lệch về giá xuất khẩu giữa hai nước. Điều này càng khẳng định là VNĐ bị đánh giá qua cao. Vấn đề càng nhạy cảm hơn khi mà Thái Lan, Trung Quốc, Inđônêxia đều là các nhà cung cấp lớn nhất các hàng hoá chế tạo mà Việt Nam cũng xuất khẩu, đặc biệt là sang thị trường Châu Âu. 7. Việc giảm giá đồng tiền từng bước nhỏ luôn không thoả mãn được mong đợi của thị trường, vì ngay sau mỗi lần điều chỉnh lại hình thành những dự đoán mới về việc phá giá. Về mặt kĩ thuật, người ta gọi đó là hoạt động đầu cơ một chiều. Trong trường hợp đồng tiền không bị mất giá, thì người đầu cơ chỉ mất chi phí đúng bằng chi phí chuyển đổi từ một đồng tiền này sang một đồng tiền khác. Về cơ bản mọi hoạt động đầu cơ tiền tệ đều xuất phát từ nguyên nhân một chiều nguy hiểm này. Việc điều chỉnh tỷ giá một cách quá thận trọng thường xuất phát từ nỗi lo sợ rằng nếu phá giá mạnh thì sẽ gây cú sốc cho các nhà nhập khẩu rơi vào tình trạng khó khăn trầm trọng. Nhưng thực tế, chính sách đi từng bước nhỏ như đã thực hiện lại càng tăng thêm dự đoàn về phía phá giá đồng tiền. Rõ ràng là chính sách tỷ giá hối đoái từ trước tới nay không hề chú ý đến khía cạnh hình thành tâm lí dự đoán phá giá đồng tiền. Quan điểm tiếp tục củng cố vị thế đồng tiền Việt Nam thông qua sự can thiệp linh hoạt của ngân hàng nhà nước xuất phát từ các căn cứ sau: 1. Hệ số tương quan giữa xuất khẩu, nhập khẩu và tỷ giá hối đoái được một số chuyên gia kinh tế Việt Nam tính toán dựa theo số liệu 10 năm trở lại đây đều cho giá trị âm, tức là tỷ giá hối đoái có quan hệ tỷ giá lệ nghịch với giá trị xuất khẩu và nhập khẩu. Điều này có nghĩa là lý thuyết “kinh diển” về mối tương quan giữa sự biến thiên tỷ giá với tăng trưởng ngoại thương trong trường hợp Việt Nam chỉ đúng với nhập khẩu, còn đối với xuất khẩu, sự lên giá của đồng nội tệ không làm giảm xuất khẩu 2. Mặc dù đồng nội tệ lên mạnh, về nguyên lí, có lợi cho nhập khẩu, nhưng đối với Việt Nam kết luận này có lẽ chỉ đúng cho các nhà xuất khẩu “thuần”, tức là các nhà xuất khẩu thô hay sơ chế. Biện luận điều này có đến khoảng 2/3 chi phí đầu vào cho xuất khẩu (nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, phụ tùng trong sản phẩm xuất khẩu) còn phải nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Do đó, các nhà nhập khẩu và một số lượng lớn các nhà sản xuất - xuất khẩu vẫn được hưởng lợi từ đồng tiền của một quốc gia mạnh. Không ít đánh giá chính thức đựơc đăng tải trên các báo Việt Nam trong thời gian qua cho thấy rằng sự điều chỉnh tỷ giá đã có tác dụng tích cực đến kim ngạch xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên thực tế diễn biến về xuất, nhập khẩu trong thời gian qua cho phép nghi ngờ về các đánh giá và kết luận nói trên. Thực vậy, kim ngạch xuất khẩu bình quân tháng đã liên tục giảm xút trong thời gian qua. Trong khi kim ngạch xuất khẩu tháng 9/1997 tăng 14,5% thì kim ngạch cùng kì của năm 1998 chỉ tăng 4,1%. 3. Phân tích cơ cấu xuất khẩu Việt Nam cho thấy, cho đến nay, nông sản, hải sản và một số mặt hàng công nghiệp nhẹ đang chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu nước ta. Muốn biết được tác động của việc phá giá đồng nội tệ với xuất khẩu ra sao, cần phải tính đến sự co giãn về giá cả của sản phẩm trên thị trường thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu sơ chế của Việt Nam thuộc nhóm các sản phẩm có độ co giãn thấp, tức là sự thay đổi một đơn vị giá cả dẫn đến sự thay đổi không đáng kể cầu đối với mặt hàng đó. Điều này có nghĩa là yếu tố thay đổi thì tỷ giá giá không tác động được nhiều đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu bắng việc nâng cao chất lượng sản phẩm nhóm này. 4. Tốc độ nhập khẩu năm 1998 giảm mạnh so với các năm trước đó có phần đóng góp của những đợt điều chỉnh vừa qua, nhưng có lẽ nguyện nhân chủ yếu là do chế độ bảo hộ ở mức cao. Mức thuế nhập khẩu cao cộng với hàng loạt hàng rào phi thuế quan đã thiết lập nên một chế độ thương mại hướng nội, bảo hộ và thay thế nhập khẩu. Nhưng chính hàng rào thuế quan này lại là nhân tố kìm hãm nhập khẩu chính ngạch và kích thích nhập khẩu lậu. Đó là cơ chế trực tiếp làm gia tăng thâm hụt cán cân thanh toán và thiếu hụt ngoại tệ ở Việt Nam. 5. Mức giảm giá lớn còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng tài chính của doanh nghiệp vay nhiều bằng ngoại tệ, mà trường hợp này rất phổ biến đối với các doanh nghiệp nhà nước lớn và liên doanh ở Việt Nam. So với tháng 10/1997, số nợ tính bằng đồng Việt Nam của các doanh nghiệp có vốn vay bằng USD đã tăng lên khoảng 25%. Đối với các doanh nghiệp không tham gia sản xuất, nhập khẩu và cũng không tham gia vay nợ nước ngoài, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc phá giá đồng tiền cũng gây ảnh hưởng không nhỏ theo hướng bất lợi cho họ, bởi vì kênh huy động vốn của họ chủ yếu từ nội bộ doanh nghiệp hay từ thị trường phi chính thức, ngoài lãi suất cao, họ còn phải bảo dảm thanh toán cho chủ nợ khi đến hạn bằng USD quy đổi. Tỷ giá tăng cao 10% cộng với lãi suất trả làm cho nhiều doanh ngiệp lao đao. Ngoài ra, sự mất giá đồng tiền tạo ra sự dịch chuyển “ngược dòng“ vốn đầu tư từ doanh nghiệp quay về “túi” người bỏ vốn đầu tư vì lo ngại lạm phát bùng nổ. 6. Xét về sức mua ngang giá cũng có vấn đề cần thảo luận. Mặc dù chưa có những nghiên cứu chính thức về yếu tố này, những ý kiến chung được đồng tình là đồng đô la tiêu ở Việt Nam có sức mua gấp khoảng 3-4 lần so với các nước phát triển. Như vậy, việc để nội tệ mất giá mạnh có thể ảnh hưởng đến đới sống của một bộ phận dân cư, tiếp tục mở rộng thêm khoảng cách giữa mức sống của người Việt Nam so với người nước ngoài. Ngoài ra việc phá giá đồng tiền Việt Nam sẽ làm cho các khoản nợ nước ngoài (tính theo VNĐ) sẽ tăng lên, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của Việt Nam. Lạm phát có thể dâng cao dẫn tới hiện tượng dân chúng đổ xô đi rút tiết kiệm bằng đồng nội tệ ra khỏi ngân hàng để chuyển sang dự trữ bằng ngoại tệ, làm cho hệ thống ngân hàng vốn đã yếu lại càng yếu hơn. 7. ý kiến cho rằng phá giá đồng Việt Nam ở mức độ trung bình hoặc cao là giải pháp nhanh chóng làm giảm căng thẳng ngắn hạn của cán cân thương mại và dự trữ ngoại hối có thể là không đúng vì trên thực tế, như trên đã phân tích, độ nhạy cảm của hàng hoá Việt Nam đối với tỷ giá là thấp, hàng thứ cấp chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Việc tăng tỷ giá hối đoái hàng nhập khẩu có thể làm giảm đi khả năng cạnh tranh của các nhà xuất khẩu. 8. Có một đồng tiền mạnh là một trong những điều kiện tiên quyết để làm cho nó trở thành đồng tiền chuyển đổi được. Đay cũng là mục tiêu của chính sách tiền tệ của nhà nước Việt Nam. Thứ ba: Chính sách tỷ giá không được tách rời khỏi sự quản lý của nhà nước. 9. Trong bối cảnh quốc tế hoá và toàn cầu hoá ngày càng tăng sự vận hành của tỷ giá phải nằm trong sự quản lí của nhà nước. Nhà nước phải biết huy động sức mạnh quốc tế để phát triển kinh tế, đồng thời phải có kinh nghiệm nhìn xa trông rộng, tìm cách tiếp cận, điều chỉnh tỷ giá linh hoạt kịp thời theo những biến động trong và ngoài nước sao cho giữ được tỷ giá trong mối quan hệ hài hoà với lãi suất, dự trữ ngoại tệ, cán cân thanh toán, tăng trưởng kinh tế, thâm hụt ngân sách và duy trì chúng theo hướng tích cực. II. Một số giải pháp Trên cơ sở quán triệt các quan điểm trên cần thiết phải áp dụng một loạt những biện pháp sau đây trong đổi mới tỷ giá : - Lựa chọn chế độ tỷ giá thả nổi có sự quản lý, diều tiết của nhà nước là thích hợp với tiến trình đổi mới nền kinh tế nước ta. Vì chế độ tỷ giá đó cho phép chúng ta thực hiện một chính sách tiền tệ độc lập và nó vừa theo quy luật cung - cầu thị trường, vừa phát huy vai trò quản lý, điều tiết linh hoạt của nhà nước(NN) để đạt được mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế. - NHNN tăng cường thanh tra, giám sát thực hiện biên độ tỷ giá trong các dịch vụ mua bán, ngoại hối, đảm bảo tính nghiêm túc trong việc thi hành quyết định của thống đốc NHNN, bảo đảm quyền lợi của khách hàng. Đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng tự do hoá dần. Việc tự do hoá dần cơ chế điều hành tỷ giá cần phải có những bước đi thích hợp. Trước mắt trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chưa ổn định, thị trường hối đoái mới đang hướng tới hoàn thiện, thị trường nội tệ chưa thực sự phát triển, thị trường chứng khoán mới đang ở giai đoạn chuẩn bị thành lập, việc tiếp tục duy trì cơ chế tỷ giá như hiện nay là hết sức cần thiết . Tỷ giá chính thức và việc quy định biên độ giao dịch vẫn là một công cụ điều tiết và kiểm soát tỷ giá rất hiệu quả và phù hợp với thực lực của NHNN. Tuy nhiên cơ chế tỷ giá cần được điều hành có hiệu quả hơn. Hiện nay trong điều kiện nền kinh tế tài chính, tiền tệ thế giới đang có nhiều biến động ảnh hưởng đến mọi quốc gia. Đứng trước tình hình đó, nếu NHNN lại tiếp tục chủ chương mở rộng biên độ giao dịch liên tục với mức độ quá lớn trong khi đó tỷ giá chính thức hầu như lại cố định sẽ tạo ra lực cộng hưởng nâng tỷ giá của thị trường tự do từ chỗ chỉ xoay quanh thậm chí chỉ ngang bằng với tỷ giá giao dịch của các NH Thương mại ngày nay càng tách xa và chênh lệch khá lớn. Đành rằng mở rộng nhanh biên độ giao dịch là để tìm ra một tỷ giá phù hợp phản ánh đúng hơn thị trường và quy luật cung - cầu song việc mở rộng biên độ giao dịch quá lớn như vậy sẽ tạo ra cơn lốc tâm lý không tích cực của người dân đối với chính sách tỷ giá của nhà nước. NHNN tích cực mở rộng biên độ giao dịch từ từ, đồng thời phải tăng dần tỷ giá chính thức. Có như vậy mới tránh được sự xáo trộn thị trường và kiềm chế tỷ giá thị trường tự do. Vì vậy, để điều hành tốt cơ chế tỷ giá nêu trên cần phải tập trung giải quyết những vấn đề có tính then chốt sau: Củng cố và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng – một cơ sở hạ tầng rất quan trọng để NHNN can thiệp và điều chỉnh tỷ giá . Là một bộ phận quan trọng của thị trượng tiền tệ, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng phải hoạt động thông suốt, liên tục không bị giới hạn bởi không gian và thời gian để tạo diều kiện cho các ngân hàng trong hoạt động mua bán ngoại tệ, qua đó giải quyết nhanh chóng nhu cầu thanh toán ngoại tệ của các doanh nghiệp. Đồng thời ràng buộc các tổ chức tín dụng tham gia trên thị trường thấy rõ hết trách nhiệm cũng như nghĩa vụ và quyền hạn của mình để xây dựng một mô hình thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoàn thiện, điều tiết can thiệp mua bán ngoại tệ, cân đối cung cầu và thực hiện chính sách tỷ giá theo đúng định hướng của nhà nước . Củng cố và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với đầy đủ các nghiệp vụ hoạt động của nó để tạo điều kiện cho NHNN phối hợp điều hoà giữa hai khu vực thị trường ngoại tệ và thị trường nội tệ một cách thông suốt . Nâng cao dự trữ của Nhà nước tương xứng với nhịp độ tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu và khối lượng ngoại tệ đang có trên thị trường Việt Nam. Tập trung dự trữ ngoại tệ vào một đầu mối trung tâm là NHNN. Ngoại tệ của kho bạc nhà nước có được cũng phải bán ngay cho NHNN và khi cần sử dụng thì mua lại ở NHNN. Xác định được một cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý trên cơ sở đa dạng hoá rổ ngoại tệ mạnh để làm căn cứ cho việc ấn định tỷ giá đồng Việt Nam chứ không nên chỉ neo giữ VND vào USD. Với cơ cấu ngoại tệ đa dạng, NN vừa chủ động linh hoạt trong việc bố trí có lợi nhất các phương tiện thanh toán quốc tế, cân đối cơ cấu các khoản nợ có liên quan tới luồng chuyển dịch ngoại tệ vào đầu tư trực tiếp, vừa phân tán được độ rủi ro về tỷ giá, giảm thiểu sự phụ thuộc vào đồng đô la. Có chính sách khuyến khích các công ty xuất nhập khẩu đa dạng hoá cơ cấu tiền tệ trong giao dịch thương mại quốc tế để nâng cao sự cân bằng giữa cung và cầu ngoại tệ, qua đó góp phần đa dạng hoá tiền tệ của nền kinh tế một cách cân đối hơn. Chuẩn xác hoá các chỉ số kinh tế vĩ mô như: lạm phát, lãi suất, thực trạng cán cân thanh toán, nợ nước ngoài để giúp cho NN lựa chọn phương án để điều chỉnh tỷ giá có hiệu quả hơn. -Thực hiện chính sách quản lý ngoại hối nghiêm ngặt. NHNN cần xây đựng quy chế thông tin, thống kê hệ thống hoá kịp thời luồng ngoại tệ ra, vào trong nước. Từ đó dự báo về quan hệ cung cầu trên thị trường để làm căn cứ điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối. Quản lý chặt chẽ các khoản vay nợ nước ngoài, đặc biệt là vay ngắn hạn. Kiểm soát chặt chẽ việc bảo lãnh trả chậm của các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay từ nước ngoài. Tổ chức hữu hiệu mạng lưới thu đổi ngoại tệ cho các khách hàng ra vào Việt Nam, trước hết là các sân bay, bến cảng, cửa khẩu, nhà ga trung tâm sau đến các thành phố, thị xã, các trung tâm kinh doanh, dịch vụ tập trung ở các địa phương. Song song với việc thực hiện các biện pháp trên, NHNN phải từng bước đảm bảo cho đồng VN thực hiện tốt các chức năng của mình, muốn vậy: Phải tạo thêm nhiều phương tiện chuyển tải giá trị làm phưong tiện lưu thông thanh toán để giảm bớt áp lực trong lưu thông . Cải cách hệ thống thanh toán, khuyến khích người dân mở tài khoản, séc cá nhân và thanh toán qua hệ hống ngân hàng. -Thưòng xuyên phát hiện những bất hợp lý trong giá xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ cũng như trong nội bộ luật thuế xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ – một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới việc tính toán và xác định tỷ giá. - Chuẩn bị cho việc ra đời luật quản lý ngoại hối . Trước mắt cần tổ chức triển khai có hiệu quả những nghị định của chính phủ quản ký vay nợ, viện trợ, đầu tư nước ngoài và sử dụng tốt các công cụ như: cán cân thanh toán quốc tế, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, trạng thái hối đoái, chính sách lãi suất cũng như đưa ra các biện pháp kiểm soát được phần lớn luồng ngoại tệ ngoài quy định của nhà nuớc, dần dần hạn chế và đi đến xoá bỏ những biểu hiện ban đầu của hiện tượng đôla hoá ... Bên cạnh đó cần có những hình thức tuyên truyền giáo dục dân chúng nêu cao lòng yêu nước trong việc tôn trọng, bảo vệ và tăng cường sức mạnh đồng tiền quốc gia, góp phần tích cực làm cho đồng tiền VN dần dần trở thành đồng tiền chuyển đổi như nghị quyết của kỳ họp thứ 2 Quốc Hội khoá IX. - Xây dựng phương pháp luận tính toán và xác định tỷ giá hoàn chỉnh và công bố tỷ giá chính thức hàng ngày. - Củng cố và hoàn thiện công tác thống kê, thông tin nhằm cung cấp tình hình và số liệu liên quan đến tỷ giá một cách chính xác, đầy đủ kịp thời phục vụ cho việc điều hành chính sách tỷ giá có hịệu quả. - Xây dựng cơ chế quản ký ngoại hối phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế VN, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, tương quan với các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước trong khối ASEAN. - Điều chỉnh lãi xuất tiền gửi bằng VND và tiền gửi bằng ngoại tệ, kiểm soát một cách có hiệu quả nguồ vốn vay tín dụng thuơng mại nước ngoài của các doanh nghiệp. - Tiếp tục duy trì việc kiểm soát chặt chẽ chính sách tiền tệ. - Phối hợp với công tác chống buôn lậu, tăng cường khống chế, kiểm soát chặt chẽ việc dùng ngoại tệ ở thị trường tự do vào mục đích buôn lậu. - Cần có giải pháp hấp dẫn, thuận tiện trong tập trung và huy động mọi nguồn ngoại tệ còn nằm rải rác trong dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế - Cần chú ý đúng mức việc kiểm soát L/C nhập hàng trả chậm. Quản ký chặt chẽ để hướng nguồn vay nước ngoài vào những ngành mà nhà nước ưu tiên phát triển, chỉ vay nợ để phát triển sản xuất, không vay để tiêu dùng, ưu tiên các khoản vay dài hạn, khống chế trần lãi suất vay nước ngoài trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế. - Quản lý, kiểm soát được hoàn toàn các luồng vốn ra vào ở VN trên các lĩnh vực xuất, nhập khẩu đầu tư nước ngoài, vay, viện trợ, chuyển phí mậu dịch, kiều hối... - Trong điều kiện giảm phát, lãi suất thay đổi liên tục như hiện nay có thể có các ngân hàng phải giảm lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ. - Từng bước giảm giá danh nghĩa của đồng nội tệ xuống tương ứng với tỷ lệ lạm phát trong nước nhằm giảm bớt tâm lý thích dùng hàng ngoại của người dân, tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Điều này có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, tăng thu ngoại tệ. - Nâng cao hơn nữa vai trò của VND trong lưu thông trên cơ sở đảm bảo mối tương quan hợp lý giữa VND và USD với những nhân tố kinh tế cơ bản quyết định tỷ giá trung và dài hạn nhằm khai thác tốt các nguồn ngoại rệ của quốc gia trong điều kiện kinh tế ngoại thương, đầu tư như hiện nay. Có như vậy, Việt Nam mới không mất cân đối ngoại tệ. - Nên lựa chọn những ngoại tệ mạnh để sử dụng trong thanh toán và dự trữ,bao gồm một số đồng tiền của một số nước mà chúng ta có quan hệ thanh toán, thương mại và có quan hệ đối ngoại chặt chẽ nhất để làm cơ sở cho việc điều chỉnh tỷ giá của VND. - Cần tạo hành lang pháp lý đầy đủ để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. KếT LUậN Điều hành tỷ giá là một công việc hêt sức khó khăn, phức tạp và không phải lúc nào cũng mang lại kết quả như mong muốn. Lựa chọn một chế độ tỷ giá như thế nào cho phù hợp để thúc đẩy phát triển kinh tế luôn luôn là một câu hỏi hóc búa đối với mọi quốc gia trên thế giới ngay từ khi mới suất hiện nền sản xuất hàng hoá và nẩy sinh quan hệ thương mại giữa các quốc gia. Tỷ giá hối đoái chẳng qua cũng là một loại giá cả, là điểm nhạy cảm nhất của nên kinh tế. Nó liên quan đến tất cả mọi mặt của nền kinh tế xã hội, chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, tác động lại chính các nhân tố đó và phức tạp hơn, những nhân tố này tác dộng lẫn nhau gây nên những cộng hưởng, những phản ứng dây truyền ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế. Điều hành tỷ giá là một vấn đề “sống còn” đối với mỗi quốc gia, chỉ cần một sai phạm nhỏ cũng sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường đối với nền kinh tế đất nước. Vì vậy, mà dù muốn hay không các quốc gia cũng đều phải quan tâm đến vấn đề này. Lựa chọn một chế độ tỷ giá hối đoái thực chất là tìm kiếm biện pháp điều hành tỷ giá hối đoái cho phù hợp vì không phải chế độ tỷ giá hối đoái hay bất kì một cơ chế nào đó mà chính bản thân tỷ giá hối đoái mới mang trong mình toàn bộ ý nghĩa. Vai trò của tỷ giá hối đoái trong nên kinh tế mà việc điều chỉnh tỷ giá yêu cầu phải hết sức thận trọng và phải được căn cứ vào hàng loạt các yếu tố vĩ mô khác như: lạm phát, cung-cầu tiền tệ, dự trữ ngoại tệ quốc gia, lãi suất,... Nếu không thì từ một nhân tố tích cực, tỷ giá hối đoái có thể trở thành một nhân tố phá hoại nguy hiểm nhất, có sức mạnh công phá nền kinh tế mạnh nhất. Chính sách tỷ giá phải được đặt trong sự phù hợp mục tiêu phát triển kinh tế và các chính sách kinh tế vi mô khác thì mới thực sự phát huy được vai trò của một công cụ điểu tiết vĩ mô nền kinh tế. Danh mục các tài liệu tham khảo 1. Giáo trình: “Lý thuyêt tiền tệ” - Trường ĐH Tài chính- Kế toán Hà Nội 2. Giáo trình: “Kinh tế vĩ mô” - Trường ĐH Tài chính - Kế toán Hà Nội 3. “Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính” F.S Minshkin-NXB Khoa Học 4. “Những vấn để tiền tệ và ngân hàng” Vũ Ngọc Nhung-NXB TP HCM 5. “Tìm hiểu chung về tín đụng và hối đoái” Phạm Vũ Định NXB TP HCM 6. “Tỷ giá hối đoái-phương pháp tiếp cận và nghệ thuật điều chỉnh” Nguyễn Công Ngiệp, Lê Hải Mơ NXB Tài Chính - 1996 7. Tạp chí ngân hàng-Các số năm 1999-2000-2001 8. Tạp chí tài chính - Các số năm 1999-2000 9. Tạp chí thị trường tài chính - Các số năm 1999-2000 10. Tạp chí thông tin tài chính - Các số năm 1999 11. Tạp chí kinh tế dự báo - Các số năm 1999 12. Tạp chí phát triển kinh tế - Các số năm 1999 13. Tạp chí những vấn đề về kinh tế thế giới - Các số năm 1999

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Tỷ giá hối đoái và việc áp dụng chế độ tỷ giá ở Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan