Tài liệu Luận văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp: LUẬN VĂN:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối
quan hệ giữa vấn đề dân tộc và
vấn đề giai cấp
A- LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của loài người khi bước vào thế kỉ XXI. Xu thế
này đang là đặc điểm chi phối thời đại , như chính Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng
sản Việt Nam lần thứ X đã khẳng định .Song , việc xử lý mối quan hệ giữa dân tộc,
giai cấp trong xu thế này đang trở thành một vấn đề vừa có tính thời sự cấp bách
vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với mỗi quốc gia- dân tộc. Đối với Việt Nam
để giữ vững chủ quyền độc lập dân tộc và xây dựng đất nước đi lên chủ nghía xã
hội đời hỏi Đảng và Nhà nước ta cần nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ
biện chứng giữa các nhân tố dân tộc , giai cấp trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị ,
văn hóa, xã hội…trong quá trình hội nhập quốc tế. Muốn vậy , Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta cần kiên định nguyên tắc thống nhất giữa dân tộc và giai cấp trong tư
tưởng Hò Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điể...
11 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối
quan hệ giữa vấn đề dân tộc và
vấn đề giai cấp
A- LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của loài người khi bước vào thế kỉ XXI. Xu thế
này đang là đặc điểm chi phối thời đại , như chính Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng
sản Việt Nam lần thứ X đã khẳng định .Song , việc xử lý mối quan hệ giữa dân tộc,
giai cấp trong xu thế này đang trở thành một vấn đề vừa có tính thời sự cấp bách
vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với mỗi quốc gia- dân tộc. Đối với Việt Nam
để giữ vững chủ quyền độc lập dân tộc và xây dựng đất nước đi lên chủ nghía xã
hội đời hỏi Đảng và Nhà nước ta cần nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ
biện chứng giữa các nhân tố dân tộc , giai cấp trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị ,
văn hóa, xã hội…trong quá trình hội nhập quốc tế. Muốn vậy , Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta cần kiên định nguyên tắc thống nhất giữa dân tộc và giai cấp trong tư
tưởng Hò Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện sâu sắc về những vấn đề
cơ bản của Cách mạng Việt Nam từ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến Cách
mạng xã hội chủ nghĩa là kết quả của sự vận dụng sang tạo và phát triển chủ nghĩa
Mac –Lênin vào điều kiện lịch sử cụ thể nước ta và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng
dân tộc , giải phóng giai cấp , giải phóng con người
Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là
một trong những nhân tố bảo đảm thành công của Cách mạng Việt Nam, một trong
những đóng góp xuất xắc của Người vào kho tàng lý luận chủ nghĩa Mac- Lênin.
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay , bài học về mối quan hệ biện chứng
giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng của Bác vẫn còn nguyên giá trị đối với quá
trình xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
B- NỘI DUNG
1) Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về mối quan hệ giữa dân tộc và giai
cấp
Hồ Chí Minh luôn coi chủ nghĩa Mac Lênin là cẩm nang thần kỳ , là kim chỉ
nam , là mặt trời soi sang con đường cách mạng Việt Nam . Trước hết Mác Ănghen
đã nêu lên đặc điểm nổi bật của thời đại mà các ông sống , đó là sự phát triển của
lực lượng sản suất cùng với nhu cầu về những nôi tiêu thụ sản phẩm đã tào đàcho
giai cấp tư sản xâm lấn khắp thế giới và thiết lập nên mối liên hệ ở khắp nơi, tạo
nên sự phụ thuộc phổ biển giữa các dân tộc . Trong quá trình phát triển của mình
giai cấp tư sản đã trở thành giai cấp mang tính chất thế giới. Với tính cách là giai
cấp chịu sự bóc lột trực tiếp của giai cấp tư sản , giai cấp công nhân cũng trở thanh
giai cấp mang tầm vóc quốc tế. Để thực hiện sứ mệnh lịch sử toàn thế giới , theo
Mac Ănghen , giai cấp công nhân ở mỗi quốc gia phải giải quyết hợp lý mối quan
hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ quốc tế .Mác Ănghen đã chỉ ra sự thống nhất
giữa lội ích giai cấp và lợi ích dân tộc trên lập trường của giai cấp vô sản. TUy
nhiên vấn đề dân tộc mới chỉ được xem xet ở góc độ đấu tranh giai cấp vô sản
chống lại tư sản. Theo đó vấn đề dân tộc được xem như là hệ quả của vấn đề giai
cấp
Năm 1920 đánh dấu mốc quan trọng đối với cách mạng Việt Nam , đó là năm
Nguyễn Ái Quốc –Hồ Chí Minh đọc tac phẩm’’ Sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về vấn đền dân tộc và thuộc địa ‘’ của Lênin và tìm ra con đường cách mạng
đúng đắn cho dân tộc. Luận điểm của Lênin cho rằng giai cấp vô sản và quần chúng
lao động ở tất cả các dân tộc phải gần gũi nhau, đoàn kết nhau trong cuộc đấu tranh
chung nhằm lật đổ bọn địa chủ và giai cấp tư sản đã có ảnh hưởng quan trọng đến
nhận thức cách mạng của Hồ Chí Minh.Tuy nhiên thời Lênin còn sống nước Nga
vốn là ‘’nhà tù lớn’’ của các dân tộc nên vấn đề dân tộc đặt ra với Lênin vẫn chỉ là
hệ quả của vấn đề giai cấp . Một cách khái quát , con đường cách mạng mà Lênin
vạch ra là: giải phóng giai cấp đi đến giải phóng dân tộc và giải phóng nhân loại
2) Nhân tố chủ quan – phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh
Hồ chủ tịch là một con người có tấm long yêu nước , có đức hy sinh cao cả ,
thương dân sâu sắc . Đối với Nguời trước hết phải giành lấy độc lập dân tộc để giải
phóng cho những đồng bào đang bị đày đọa .Bên cạnh đó Người có tư duy biện
chứng sâu sắc cùng với phương pháp làm việc sang tạo độc lấp tự chủ đã nhận thức
và giải quyết khéo léo mối quan hệ giữa dân tộc – giai cấp. Hồ Chí Minh luôn xem
xét các nhân tố dân tộc và giai cấp trong mối lien hệ chặt chẽ qua lại vơi nhau
nhưng đồng thời cũng thấy rõ vị trí . vai trò khác nhau của mỗi nhân tố , trong đó
nhân tố dân tộc là điểm xuất phát
3) Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ chặt chẽ
a. Bối cảnh lịch sử chính trị xã hội Việt Nam nửa cuôi thế kỷ XIX đến
nửa đầu thế kỷ XX
Lúc này chế độ phong kiến Việt Nam với sự thống trị của nhà Nguyễn đã rơi
vào tình trạng khủng hoảng và suy tàn . Nhà Nguyên ngủ quên trong ý thức hệ Nho
giáo và quan hệ sản xuất phong kiến đã hết sức lỗi thời , bóp nghẹt sự phát triển của
các lực lượng sản suất mới đang manh nha . Triều đình nhà Nguyễn thực hiện chính
sách ‘’ bế quan tỏa cảng’’ ngăn trở việc buôn bán với nước ngoài . Trong bối cảnh
đó năm 1858 thực dân Pháp nổ sung ở Đà Nẵng mở màn cho tiến trình xâm lược
Việt Nam .Nước ta đã mất dần quyền tự chủ trên toàn quốc và cuối cùng cũng thừa
nhận sự bảo hộ của Pháp . Cũng từ đó đất nứoc bị bóc lột đền cùng cực , dân tình
lầm than đói khổ. Vì vậy độc lấp dân tộc là nhiệm vụ nổi lên hang đầu của Cách
mạng Việt Nam . Đã có rất nhiều phong trào yêu nuớc nổ ra , tiêu biểu như : phong
trào Cần Vương ( 1885-1896) , khởi nghĩa Bãi Sậy ( 1883-18920, khởi nghĩa Ba
ĐÌnh ( 1886-18870, khởi nghĩa Hùng Lĩnh ( 1887-1892), khởi nghĩa Hương Khê (
1885-1895) ……Các phong trào yêu nươc này theo lập trường của các giai cấp khác
nhau đều chưa tìm được đường lối đấu tranh phù hợp để đối phó với kẻ thù , đều đã
đi đến thất bại .Thực tế này chứng tỏ dù độc lập dân tộc là mục tiêu hang đầu nhưng
nó không thể trở thành hiện thực nêu không được giải quyết trên lập trường của một
giai cấp tiên tiến nhất , đại diện cho tinh thần dân tộc và xu thế phát triển của thời
đại
Trong khi đó , xã hội Việt Nam qua hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp đã có những biến đổi về cơ cấu kinh tế và cơ cấu giai cấp.Bên cạnh những giai
cấp cũ trong xã hội xuất hiện them giai cấp tư sản, tiểu tư sản và giai cấp công nhân
. Giai cấp tư sản phân hóa thành hai bộ phận là tư sản mại bản và tư sản dân tộc .
Tầng lớp tư sản cũng có bước phát triển thành tầng lớp đông đảo trong xã hội nhưng
địa vị của học vẫn hết sức thấp kém . Giai cấp công nhân ngày cang phát triển về
lực lượng theo đà đầu tư vào các nghành kinh tế của thực dân Pháp, cũng như giai
cấp nông dân , học thuộc tầng lớp bị bóc lột nên họ có tinh thần cách mạng cao. Bên
cach đó giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần kỉ luật và ý thức đoàn kết cao
nhất trong xã hội Việt Nam . Hơn thế nữa giai cấp công nhân lại là đại diện cho
một lực lượng sản xuất tiên tiến nên có khả năng nắm bắt nhu cầu thời đại . Có thể
thấy rằng mặc dù cơ cấu của xa hội Việt Nam có sự thay đổi nhưng với sự kìm kẹp
của thực dân Pháp , lực lượng sản xuất kém phát triển, nền kinh tế lạc hậu, trì trệ
kìm hãm sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam diễn ra không sâu sắc. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nhận định’’ nếu nông dân gần như chẳng có gì thì địa chủ
cũng không có vốn liếng gì lớn , nếu nông dân chỉ sống bằng cái tối thiểu cần thiết
thì đời sống địa chủ cũng chẳng có gì là xa hoa, nếu thợ thuyền không biết mình bị
bóc lột bao nhiêu thì chủ lại không hề biết công cụ để bóc lột của học là máy móc,
nguời thì chẳng có công đoàn , kẻ thì chẳng có tơrơt . Người thì nhẫn nhục chịu số
phận của mình, kẻ thì vừa phải trong sự tham lam của mình . Sự xung đột về quyền
lợi được giảm thiểu . Điều đó không thể chối cãi được .’’Chính vì vậy theo Hồ Chí
Minh cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam không diễn ra giống ở phương Tây .Bên
cạnh đó đất nước đang bị thực dân Pháp đô hộ , nhệm vụ hang đầu là đánh đuổi
ngoại xâm , giành lại độc lập . Vì thế các giai cấp khác nhau trong xã hội Việt Nam
có được động lực để vượt lên moi sự khác biệt , cùng nhau đoàn kết trong cuộc đấu
tranh vì lợi ích chung của toàn dân tộc.
b-Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội
Khác với con đường cứu nước của ông cha, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa
phong kiến , (cuối thê kỷ XIX) , hoặc chủ nghĩa tư bản ( đầu thế kỷ XX) , con
đường cứu nước của Hồ Chí Minh là độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Năm 1920 , ngay khi quyết định phương hướng giải phóng và phát triển dân tộc
theo con đường của cách mạng vô sản , ở Hồ Chí Minh đã có sự gắn bó thống nhất
giữa dân tộc và giai cấp , dân tộc và quốc tế , độc lập dân chủ và xã hội chủ nghĩa .
Năm 1960 Người nói ‘’chỉ có chủ nghĩa xã hội , chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng
được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới ‘’
Trước hết trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân , độc lấp dân tộc
là mục tiêu hang đầu , đồng thời từng bước thưc hiện các nhiệm vụ dân chủ . Việt
Nam là nuớc thuộc địa nửa phong kiến , trong xã hội nổi lên hai mâu thuẫn cơ bản :
mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và bọn tay sai bán
nước , mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến, giữa công nhân với tư sản.
Song với hoàn cảnh lịch sử bấy giờ mâu thuẫn với bọn xâm lược vẫn là mâu thuẫn
chủ yếu và lớn hơn cả. Nắm bắt điều này , Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng nhiệm vụ
đánh đổ thức dân , đế quốc , giành độc lập dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu .Tháng 5-
1941 , Người cùng với Trung ương Đảng khẳng định ‘’ trong lúc này quyền lợi của
bộ phận , của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử tồn vong của quốc gia , của dân tộc ,
Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng , không đòi
được độc lập , tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc
còn chịu mãi kiếp ngựa trâu , mà quyền lợi của bộ phận , giai cấp đến vạn năm cũng
không đòi lại được ‘’ Tuy nhiên do đế quốc xâm lược và phong kiến lien kết chặt
chẽ nên nhiệm vụ chống đế quốc phải đặt trong mối quan hệ khăng khít với nhiệm
vụ chống phong kiến . Do đó việc thực hiện nhiệm vụ dân tộc theo lập trường giai
cấp vô sản không thể tách rời mà phải tiến hành đồng thời với việc thực hiện nhiệm
vụ dân chủ .Như vậy trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân , khi nhiệm vụ dân
tộc được giải quyết triệt để thì nhiệm vụ dân chủ cũng từng bước được hoàn thành .
Đồng thời việc thực hiện đúng đắn các nhiệm vụ dân chủ theo lập trường của giai
cấp vô sản cũng là một cơ sở quan trọng bảo đảm thắng lợi hoàn toàn và triệt để
nhiệm vụ dân tộc . Ngừoi đã chỉ ra rằng nếu xa rời quan điểm giai cấp thì lập tức sẽ
phạm phải sai lầm nghiệm trọng như đoàn kết vô nguyên tắc , đoàn kết một chiều ,
đoàn kết mà không có đấu tranh đúng mức trong nội bộ Mặt trân . Ngựoc lại nếu
quá nhấn mạnh yếu tố giai cấp mà xa rời yếu tố dân tộc thì sẽ rơi vào quan điểm cô
độc, coi nhẹ việc tranh thủ tất cả các lực lượng có thể đấu tranh được .Chỉ dựa trên
lập trường giai cấp công nhân , mối quan hệ dân tộc và giai cấp mới được giải quyết
đúng đắn , trên cơ sở đó đại đoàn kết dân tộc mới trở thành sức mạnh vô địch của
nhân dân Việt Nam . Có thể nói , việc Hồ Chí Minh giải quyết khéo léo mối quan hệ
dân tộc , giai cấp theo lập trường của giai cấp vô sản trong giai đoạn dân tộc dân
chủ đã thể hiện tư duy biện chứng sâu sắc của Người . Nó cũng thể hiện bản lĩnh
cách mạng của Người trong bối cảnh mà Quốc tế Cộng sản ( trong những năm 30
thế kỷ XX) quan điểm tả khuynh đang đươc thống trị , vấn đề giai cấp được coi
trọng hơn vấn đền dân tộc .
Tiếp theo trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến lên chủ nghĩa xã hội
là con đường đảm bảo độc lập thật sự bền vững cho Việt Nam . Trong bối cảnh đất
nuớc bị xâm lược thì mục tiêu hang đầu mà Hồ Chí Minh quan tâm là phát huy sức
mạnh dân tộc và thời đại để đánh đuổi thực dân, đế quốc . Nhưng Nguời nhận thức
sâu sắc rằng độc lấp dân tộc tuy vô cùng quan trọng song mới chỉ là tiền đề cho
cuộc cách mạng xã hội lâu dài và căn bản là ấm no hạnh phuc cho nhân dân . Người
nói’’ chúng ta tranh được tự do độc lập rồi mà dân cứ chết đói , chết rét , thì tự do
độc lập cũng không làm gì được . Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do và độc lập khi mà
dân được ăn no mặc ấm’’ Chủ tịch cũng khẳng định , độc lập dân tộc phải gắn liền
với c chủ nghĩa xã hỗi thì mới là một nên độc lập hoàn toàn , vững chắc , một nền
độc lập thực sự gắn liền với ấm no , tự do , hạnh phúc của nhân dân . Tóm lại trong
hai giai đoạn của cách mạng Việt Nam mỗi thắng lợi ở nhiệm vụ dân tộc và dân chủ
hay dân tộc và giai cấp đều là những thành công quan trọng trong cuộc cách mạng
vì tự do hạnh phúc
4) Vấn đề dân tộc và giai cấp trong việc hình thành Đảng cộng sản
Đảng Cộng sản Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh sang lập và rèn luyện ngay
từ khi mới ra đời đã mang bản chất giai cấp công nhân sâu sắc .Ngừời luôn nhìn
nhận bản chất đó của Đảng trong sự thống nhất biện chứng giữa tính dân tộc và giai
cấp . Theo Mác Lênin ,Đảng cộng sản ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa
Mác Lênin và phong trào công nhân. Điều này hoàn toàn đúng ở các nước phương
tây khi mâu thuẫn chủ yếu của họ là mâu thuẫn giai cấp. Đảng cộng sản đựoc thành
lập với mục tiêu đấu tranh giải phóng giai cấp, giành thắng lợi cho giai cấp vô sản.
Tính đúng đắn của luận điểm này đã dẫn đến việc thành lập các Đảng Cộng sản ở
Tây Âu và ở Nga( cuôi thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX) Tuy nhiên ở Việt Nam là một
nứoc thuộc địa, mâu thuân hang đầu là mâu thuẫn dân tộc Việt Nam với đế quốc
Pháp, hơn nữa giai cấp công nhân ở Việt Nam còn mỏng manh và yếu ớt cộng với
tinh thần anh dũng chống giặc ngoại xâm đã có từ ngàn đời, Hò Chí Minh cho rằng
nếu chỉ kết hợp giữa chủ nghĩa Mac Lênin và phong trào công nhân thì chưa phản
ánh đựoc điểu kiện thực tiễn ở Việt Nam. Chính vì vậy , Người đã nêu luận điểm
sáng tạo ‘’ Chủ nghĩa Mac Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nứoc
đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương đầu năm 1930’’ Đảng là đại
biểu của giai cấp công nhân của toàn thể nhân dân lao động. Ngươi đã nhiều lần
nhấn mạnh , Đảng ta là Đảng cuẩ giai cấp công nhân đồng thời cũng là Đảng của
dân tộc Việt Nam , ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân , của dân tộc, Đảng ta
không có lợi ích gì khác’.Việc sau này Nguời đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản
Việt Nam đã thể hiên nhận thức đúng đắn của Người trong mối quan hệ biện chứng
giữa dân tộc và giai cấp . Đảng Cộng sản Việt Nam là nhằm nhấn mạnh tính dân tộc
của Đảng , một điều hết sức cần thiết để Đảng không trở thành một tổ chức có khẩu
hiệu chung chung , trừu tượng , chứ không phải theo nghĩa dân tộc hẹp hòi cô độc .
Đảng Cộng sản Việt Nam theo tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh chưa bao giờ là một
tổ chức biệt phái , mà hơn thế nữa nó là một Đảng đại diện cho lợi ích chân chính
của giai cấp công nhân ở Việt Nam và toàn thể dân tộc Việt Nam.
5) Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam .
Trong quá trình đi tìm đường cứu nước , Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã
đưa Cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo của Cách mạng thế giới. Người đã khẳng
định con đường duy nhất để giữ vững độc lập , xây dựng cuộc sống ấm no hạnh
phúc là chủ nghĩa xã hội. Ngày nay , theo ánh sáng nguyên tắc biện chứng giữa vấn
đề dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh ,trong điều kiện kinh tế thị
trường ngày càng phát triển , toàn cầu hóa được đẩy mạnh ,Đảng và nhà nước ta cần
giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên mọi phương
diện , mọi lĩnh vực của đời sống.
Năm 1975 chúng ta giành độc lập và thống nhất đất nước nhưng lại gặp
nhiều khó khăn về kinh tế do hậu quả nặng nề của chiến tranh và chính sách bao
vây cấm vận của Mĩ . Bên cạnh đó , Đảng ta đã mắc phải một số sai lầm , vì quá
coi trọng vấn đề giai cấp , đã xem nhẹ vấn đề dân tộc trong việc hoạch định chiến
lược kinh tế xã hội, dẫn đến lợi ích của các giai cấp tầng lớp không được tính đến
một cach đầy đủ hài hòa. Do vậy vào cuối những năm 80 thế kỉ XX , nuớc ta rơi
vào tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội. Thêm vào đó, công cuộc cải tổ của Liên
Xô và các nước Đông Âu lại ngày càng bộc lộ những sai lầm , bế tắc , nguy cơ đi
chệch hướng chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực Đỉnh điểm của sự khủng
hoảng là sự giải tán Đảng Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu vào đầu
những năm 90 , thế kỷ XX. Trước tình hình khó khăn phức tạp , Đảng ta đã xác
định cần phải nhận thức đúng đắn hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam trên nền tảng nguyên tắc thống nhất biện chứng giữa vấn
đề dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh .Đảng ta đổi mới nhận thức, mặc
dù dựa trên chủ nghĩa Mac Lênin nhưng cần phải vận dụng sáng tạo vào điều kiện
thực tiễn cụ thể của từng quốc gia
Ngày nay xu thế toàn cầu hóa đang trở thành xu thế khách quan. Việc Việt
Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO và nghị quyết củ Đại hội Đảng
Việt Nam lần thứ X càng khẳng định điều đó. Đảng đã xác định đường lối nhất
quán là mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế’’. Trong
quá trình hội nhập quốc tế , môt cách khách quan, Việt Nam cũng như các quốc gia
đang phát triển khác sẽ có được những động lực phát triển , đi kem với nó là những
thách thức khó khăn. Nhu cầu cấp thiết là giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp sao
cho hợp lý . Một lần nữa mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp
trong tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho đường lối phát triển của dân tộc .
Trước hết về cơ hội , đối với một quốc gia đang trên con đường quá độ lên
chủ nghĩa xã hội như Việt Nam thì nền kinh tế còn nhiều mặt lạc hậu , hội nhập
toàn cầu hóa là cơ hội để chúng ta học hỏi nước bạn , tiếp thu công nghệ kỹ thuật
khoa học tiên tiến, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tham gia vào sự phân công và hợp
tác lao động trong khu vực và trên toàn thế giới. Hơn nữa với việc thị trượng được
mở rộng , các mặt hảng trong nước sẽ có cơ hội đứng trên trường quốc tế , quá trình
cạnh tranh sẽ là là động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên với
những mặt thuân lợi như thế, Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu ngày càng
xa so với các nứớc trong khu vực và quốc tế. Trong hội nhập kinh tế các doanh
nghiệp Việt Nam đang ở vào thế bất lợi so với các nước phát triển . Chúng ta thiếu
vốn , thiếu công nghệ , thiếu chất xám, thiếu hiểu biết về luật pháp quốc tế… Hơn
nữa sân chơi quốc tế này đang bị chi phối bởi các quốc gia phát triển. Vấn đề đặt ra
là nếu đặt vấn đề giai cấp lên trên , cứ để các công ty nước ngoài , các công ty
xuyên quốc gia đầu tư ồ ạt vào Việt Nam , thậm chí họ sẵn sàng vì lợi nhuận mà tổn
hại môi trưồng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân , điều gì sẽ
xảy ra ? Trước tiên là sự phai nhạt bản sắc văn hóa dân tộc , sau đó đến lệ thuôc
kinh tế tất yếu dẫn đến lệ thuộc chính trị , nguy cơ ảnh hưởng nền độc lập tự chủ
của dân tộc. Hơn nữa nguy cơ chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc rất cao nếu đặt vấn
đề giai cấp lên trên . Mặt khác, nếu đặt vấn đề dân tộc lên trên thì hậu quả sẽ là triệt
tiêu động lực cá nhân, không phát huy được nguồn lực sáng tạo của mối cá nhân ,
lợi ích cá nhân không đươc đáp ứng , ảnh hưởng công bằng xã hội . Việc cân bằng
giữa vấn đề dân tộc và giai cấp cũng như giữ vững mục tiêu phát triển theo hướng
xá hội chủ nghĩa trở nên vô cùng quan trọng . Vậy thì trong bôio cảnh mở cửa giao
lưu hợp tác quốc tế , toàn cầu hóa , Việt Nam cần giữ vững mục tiêu xã hội chủ
nghĩa , đảm bảo lợi ích của dân tộc trên lập trường của giai cấp công nhân .Chúng ta
cần phải tăng sức mạnh đoàn kết dân tộc , gìn giữ , phát triển bản sắc dân tộc cùng
lúc với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại , không rơi vào cách nhìn nhận chủ quan
giáo điều cho rằng chủ nghĩa tư bản là đối nghịc với chủ nghĩa xã hội mà phủ nhận
thành quả kinh tế , khoa học xã hội mà chủ nghĩa tư bản tạo ra. Việc phát huy sức
mạnh dân tộc phải đi kèm với tăng cường tạo điều kiện tốt nhất cho cá nhân phát
triển , vì bất cứ thành phần giai cấp nào cũng đều tạo nên nguồn lợi cho dân tộc và
lợi ích của dân tộc cũng chính là lợi ích của mỗi người dân. Đối với mỗi người dân
Việt Nam , Đảng chú trọng bồi dưỡng long yêu nước , yêu nhân dân , lý tưởng độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội , tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức Cách
mạng trong toàn Đảng, toàn dân nhất là đối với thế hệ trẻ .
C- KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam . Người là niềm
tự hào của cả dân tộc . Tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ luôn là bài học vô giá trên con
đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của nước ta. Sự hòa quyện giữa tư duy chính trị
khoa học và văn hóa chính trị nhân văn của Hồ Chí Minh đã giúp Người lãnh đạo
dân tộc nhỏ bé chiến thắng những thế lực thực dân , đế quốc hùng mạnh nhất thế
giới . Đối với nhân dân Việt Nam vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và những
nguyên tắc thống nhất biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp sẽ giúp
đưa dân tộc Việt Nam ngày càng phát triển để xứng vai với các cường quốc trên
toàn thế giới
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.pdf