Luận văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và vận dụng trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay

Tài liệu Luận văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và vận dụng trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay: LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và vận dụng trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài........................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 5 4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.............................................................. 5 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.................................................... 5 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn........................................... 6 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn..................................................... 6 8. Kết cấu của luận văn .............

pdf108 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1717 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và vận dụng trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và vận dụng trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài........................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 5 4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.............................................................. 5 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.................................................... 5 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn........................................... 6 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn..................................................... 6 8. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 6 Chương 1 : Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ .................................................. 7 1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ ........................................................................................................................... 7 1.1.1. Tư tưởng và tư tưởng về cán bộ .............................................................. 7 1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ ............... 11 1.1.3. Đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ .......................................... 14 1.2. NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ ........................................................................................ 16 1.2.1. Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ........................................ 16 1.2.1.1. Truyền thống dân tộc, yếu tố quê hương và gia đình ........................ 17 1.2.1.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại ................................................................ 19 Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và vận dụng trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay 1.2.1.3. Trí tuệ thiên tài, nhân cách, phẩm chất Hồ Chí Minh và hoạt động thực tiễn của Người ................................................................................................. 24 1.2.2. Quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ....... 25 1.2.2.1. Thời kỳ tìm tòi, khảo nghiệm trước Cách mạng Tháng Tám năm 194525 1.2.2.2. Thời kỳ từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945............................. 29 1.3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ32 1.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của cán bộ ... 32 1.3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiêu chuẩn cán bộ ....................................... 35 1.3.2.1. Người cán bộ phải có tư cách đạo đức cách mạng............................. 36 1.3.2.2. Người cán bộ phải có năng lực tổ chức thực hành............................. 37 1.3.2.3. Người cán bộ phải có trình độ lý luận................................................ 39 1.3.2.4. Phong cách của người cán bộ............................................................. 40 1.3.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ........................................... 40 1.3.3.1. Phát hiện, lựa chọn và đánh giá cán bộ .............................................. 41 1.3.3.2. Huấn luyện cán bộ.............................................................................. 43 1.3.3.3. Sử dụng cán bộ ................................................................................... 45 1.3.3.4. Kiểm tra cán bộ và chính sách đối với cán bộ ................................... 47 Chương 2 ......................................................................................................... 49 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ TRONG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 49 2.1. YÊU CẦU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ TRONG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ...................................................... 49 2.1.1. Xuất phát từ vị trí, vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng ............... 49 2.1.2. Xuất phát từ yêu cầu hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh, bảo đảm vừa hồng, vừa chuyên, là công bộc của nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh...................... 54 2.1.3. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới kinh tế, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân .................................. 61 2.1.3.1.Hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh để đáp ứng yêu cầu của đổi mới kinh tế .............................................................. 61 2.1.3.2.Hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân................................................................................. 63 2.2. QUAN ĐIỂM VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. 65 2.2.1. Quan điểm khách quan, khoa học ......................................................... 65 2.2.2. Quan điểm toàn diện, đầy đủ................................................................. 69 2.2.3. Quan điểm kế thừa, phát triển ............................................................... 71 2.3. GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ TRONG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY...................................................................................................... 75 2.3.1. Đẩy mạnh nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ để tạo cơ sở lý luận cho việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức................... 75 2.3.2. Rà soát pháp luật cán bộ, công chức hiện hành để xác định nội dung cần sửa đổi, bổ sung, cụ thể hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh ............................... 81 2.3.3. Nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về những vấn đề cụ thể trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức .......................................................... 86 2.3.3.1. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức................. 86 2.3.3.2. Quy định rõ quy trình lựa chọn, sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ........................................................................................................ 89 2.3.3.3. Hoàn thiện các quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ................................................................................................................. 93 2.3.3.4. Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức96 2.3.3.5. Hoàn thiện các quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức..................................................................................... 97 KẾT LUẬN ................................................................................................... 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 104 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam xác định là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của mình trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam" [11, tr.83], trong đó có vấn đề cán bộ. Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác cán bộ; Người coi "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc"[43, tr.269], và "Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém"[43, tr.240]. Kế thừa tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng công tác cán bộ, luôn quan tâm xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức của mình; coi đó là lực lượng then chốt bảo đảm cho sự thành công của sự nghiệp cách mạng. Vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã được thể hiện rõ trong nhiều văn kiện của đảng và văn bản pháp luật của Nhà nước. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) chỉ ra: "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước vừa có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao vừa giác ngộ về chính trị, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy, công tâm, vừa có đạo đức liêm khiết khi thi hành công vụ"[10, tr.132]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII (1997) coi: "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng"[16, tr.66]. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) khẳng định: Hoàn thiện chế độ công vụ, quy chế cán bộ, công chức, coi trọng cả năng lực và đạo đức; bảo đảm tính nghiêm túc, trung thực trong thi tuyển cán bộ, công chức. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, về đường lối, chính sách, về kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính nhà nước. Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức theo đúng chức năng, tiêu chuẩn. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, kịp thời thay thế những cán bộ, công chức yếu kém và thoái hóa. Tăng cường cán bộ cho cơ sở. Có chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ đối với cán bộ xã, phường, thị trấn [11, tr.135]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) chỉ rõ: "Xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức thực sự là công bộc của nhân dân" [22, tr.125], và đưa ra giải pháp: "Đổi mới chính sách cán bộ và công tác quản lý cán bộ, xây dựng chế độ công vụ rõ ràng, minh bạch, đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực gắn với chế độ hưởng thụ thỏa đáng và công bằng" [22, tr.254]. Đặc biệt Bộ Chính trị khóa IX đã có Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24-5-2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến 2020; trong đó có chỉ ra "xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức, cán bộ và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của cải cách hành chính nhà nước" và "ban hành luật về công chức, công vụ; xác định rõ cơ quan, công chức nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho từng loại cán bộ, công chức và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức". Những văn kiện đó của Đảng là cơ sở chính trị để Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật cụ thể, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cán bộ, công chức. Để thực hiện các nghị quyết đó của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật như pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 (sửa đổi năm 2000 và năm 2003) cùng hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành, quyết định 136/2001/QĐ-TTg ngày 17-9-2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 đến 2010... Những văn bản này tạo tiền đề pháp lý cho việc hình thành đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch vững mạnh, vừa hồng, vừa chuyên theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ những cơ sở chính trị và pháp lý kể trên, đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta ngày càng phát triển vững mạnh, có năng lực, trình độ và phẩm chất ngày càng được nâng cao, là công bộc của nhân dân, đáp ứng yêu cầu cơ bản của sự nghiệp đổi mới đất nước. Mặc dù vậy, cũng như tình trạng chung của hệ thống pháp luật mà Nghị quyết 48 của Bộ Chính trị đã chỉ ra là: "Nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống"; các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức và hoạt động công vụ trong những năm qua cũng còn nhiều hạn chế, bất cập. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng "Không ít cán bộ, công chức vừa kém về đạo đức, phẩm chất, vừa yếu về năng lực, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ" [11, tr.78], rơi vào căn bệnh mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra là "tự tư tự lợi". Do đó cần thiết phải nghiên cứu, luận chứng để xây dựng, ban hành, tiến tới hoàn thiện hơn pháp luật cán bộ, công chức, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc hình thành đội ngũ cán bộ, công chức vừa có phẩm chất đạo đức, vừa có trình độ năng lực, bảo đảm vừa hồng vừa chuyên, thực sự là công bộc của nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì những lý do trên, tác giả chọn nội dung "Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và vận dụng trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận văn thạc sĩ Luật, chuyên ngành Lịch sử và Lý luận Nhà nước và Pháp luật tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ cán bộ, công chức là đòi hỏi khách quan cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Để bảo đảm điều đó trước hết phải tạo ra được cơ sở pháp lý bằng cách hoàn thiện chế định pháp luật cán bộ, công chức; Đảng và Nhà nước ta đã xác định cơ sở chính trị của tiến trình đó là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì thế trong những năm gần đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và nghiên cứu vấn đề hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức. Liên quan tới nội dung nghiên cứu của luận văn này có một số công trình sau: - Tác phẩm "Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" do các tác giả Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên), Nhà xuất bản (Nxb) Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. - Tác phẩm "Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ" của tác giả Bùi Đình Phong, Nxb Lao động, Hà Nội, 2002. - Tác phẩm "Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức" các tác giả Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. - Luận án tiến sĩ Luật "Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về công chức nhà nước ở nước ta", tác giả Nguyễn Văn Tâm, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1997. - Luận văn Thạc sĩ Luật "Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật và vận dụng trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam", tác giả Trần Nghị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002. - Luận văn Thạc sĩ Luật "Hoàn thiện pháp luật về công chức hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay", tác giả Phạm Minh Triết, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003. Ngoài ra còn nhiều bài viết đăng trên các tạp chí khoa học hoặc nhiều công trình, luận văn, luận án khác có đề cập ít nhiều tới vấn đề này. * Đánh giá chung: Các công trình, bài viết khoa học trên đề cập tới vấn đề hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức hoặc trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, công chức và đưa ra những giải pháp cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu gắn kết tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ với việc vận dụng để hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở nước ta. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ; trong đó làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của cán bộ, tiêu chuẩn cán bộ, việc lựa chọn, huấn luyện và sử dụng cán bộ, chính sách đối với cán bộ; từ đó làm cơ sở luận giải cho việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay. Bên cạnh đó luận văn cũng nghiên cứu lý luận chung về cán bộ và tư tưởng cán bộ để làm cơ sở cho việc tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ. 4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích của luận văn là phân tích, làm sáng tỏ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ, về tầm quan trọng của cán bộ, về tiêu chuẩn cán bộ, việc lựa chọn, huấn luyện và sử dụng cán bộ, chính sách đối với cán bộ, đề xuất quan điểm, giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay. * Luận văn có những nhiệm vụ sau đây: - Luận giải vấn đề lý luận chung về cán bộ và tư tưởng cán bộ. - Phân tích, làm rõ nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ. - Làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ. - Lý giải yêu cầu khách quan của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam. - Đề xuất quan điểm và giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, về nhà nước và pháp luật cũng như những quan điểm về vấn đề này trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam. * Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít và các phương pháp cụ thể như phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê. 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn - Luận văn trình bày một cách tương đối có hệ thống nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ; những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ, về tiêu chuẩn cán bộ, về lựa chọn, huấn luyện và sử dụng cán bộ, về chính sách đối với cán bộ. Thông qua những phân tích đó, luận văn góp phần khẳng định cùng với lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ đóng vai trò nền tảng trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay. - Luận văn chỉ ra yêu cầu khách quan của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay. - Luận văn đề xuất quan điểm và giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay. 7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Từ kết quả mà luận văn đạt được, có thể thấy một số ý nghĩa sau đây: - Góp phần làm sáng tỏ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ. - Góp phần vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ để hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. - Có thể sử dụng luận văn làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy về tư tưởng Hồ Chí Minh, về vấn đề hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay. 8. Kết cấu của luận văn Luận văn này, ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, được chia thành 2 chương, 6 tiết. Chương 1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ 1.1. Khái niệm và đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ 1.1.1. Tư tưởng và tư tưởng về cán bộ * Khái niệm tư tưởng: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, thì đời sống xã hội có hai loại nhu cầu cơ bản là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, trong đó lĩnh vực vật chất quyết định lĩnh vực tinh thần, nhưng lĩnh vực tinh thần có tính độc lập tương đối và tác động trở lại lĩnh vực vật chất. Lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội được gọi là ý thức xã hội; còn ý thức xã hội bao gồm những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống… của cộng đồng xã hội, nó nảy sinh từ chính tồn tại xã hội và phản ánh sự tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định. Như thế, tư tưởng chính là bộ phận của ý thức xã hội. Vậy tư tưởng là gì? Đã có nhiều định nghĩa về tư tưởng: + Theo cuốn Từ điển triết học do Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội ấn hành năm 1957 thì coi tư tưởng là sự phản ánh của hiện thực trong ý thức, là biểu hiện mối quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh; + Theo cuốn Từ điển tiếng Việt do Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội ấn hành năm 1994 thì coi tư tưởng là những quan điểm, ý nghĩ phản ánh thế giới vật chất trong nhận thức của con người và thể hiện mặt này hay mặt khác của thế giới khách quan; + Theo cuốn Từ điển tiếng Việt do Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học ấn hành năm 2002, thì theo nghĩa hẹp, tư tưởng là suy nghĩ hoặc ý nghĩ; theo nghĩa rộng thì tư tưởng là những quan điểm và ý nghĩ chung của con người đối với hiện thực khách quan và đối với xã hội; + Theo cuốn Từ điển triết học do Nhà xuất bản Văn hóa- Thông tin, Hà Nội ấn hành năm 2002, thì coi tư tưởng là một hình thái phản ánh thế giới xung quanh con người, tổng hợp các quan niệm, khái niệm thành một thể duy nhất. Thuật ngữ tư tưởng được bắt nguồn từ tiếng Hy-lạp, idea, có nghĩa là hình thức. Về nguồn gốc: Do là bộ phận của ý thức xã hội, nên tư tưởng cũng được xuất phát từ việc con người tiến hành hoạt động sản xuất vật chất để bảo đảm nhu cầu sinh tồn của mình, từ đó và sau đó, xã hội mới thường xuyên diễn ra các quá trình sản xuất tinh thần, đúng như Mác viết: "Con người trước hết cần phải ăn, uống, chỗ ở và mặc đã, rồi mới có thể làm ra chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo,… được" [32, tr.500]. ý thức xã hội từ tự phát như tình cảm, mong ước,… dưới tác động trực tiếp của các điều kiện ấy, được lưu truyền, cùng với nhận thức tăng lên, con người dần tìm đến quy luật bên trong của tồn tại xã hội, nghiên cứu chiều sâu bản chất của các mối quan hệ xã hội, để đúc kết thành quan điểm, tư tưởng. Qua đó, cho thấy tư tưởng là tầm cao của ý thức xã hội, được hình thành một cách tự giác thông qua những hoạt động thực tiễn của con người. Vì vậy, tư tưởng là sự phản ánh điều kiện vật chất xã hội đương thời, nhưng cũng có sự kế thừa; nó xâu chuỗi, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa những yếu tố của tâm lý xã hội cùng với kế thừa từ những quan điểm, tư tưởng có trước. Về bản chất: Tư tưởng chính là biểu hiện khái quát mang tính lý luận của đời sống xã hội hiện thực, trong đó điều kiện sinh hoạt vật chất của con người là yếu tố quyết định. Nó chính là sản phẩm của sự phản ánh hiện thực thông qua lăng kính của nhà tư tưởng, mà theo Mác, tư tưởng luôn gắn với lợi ích và trong xã hội có giai cấp thì tư tưởng bao giờ cũng mang tính giai cấp: "Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị" [31, tr.625]. Về cấu trúc: Do tư tưởng là sự phản ánh khái quát ở trình độ lý luận đối với hiện thực xã hội, mà hiện thực rất phong phú, đa dạng, nên tư tưởng cũng có cấu trúc phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Về thực tế: Tư tưởng có vai trò rất to lớn. Do được hình thành một cách tự giác thông qua các hoạt động thực tiễn, được khái quát hóa mang tầm lý luận nên tư tưởng có thể trở thành vũ khí sắc bén trong đấu tranh chính trị xã hội giữa các giai cấp. Theo ăngghen, thực chất của đấu tranh tư tưởng chính là biểu hiện của cuộc đấu tranh giai cấp: "Tất cả mọi cuộc đấu tranh trong lịch sử, không kể nó diễn ra trên địa hạt chính trị, tôn giáo, triết học hay trên bất kỳ một địa hạt tư tưởng nào khác- thực ra chỉ là biểu hiện ít nhiều, rõ rệt của cuộc đấu tranh của các giai cấp trong xã hội" [33, tr.373]. Như vậy, tư tưởng chính là sự phản ánh khái quát, trừu tượng tồn tại xã hội của ý thức, trong đó có biểu hiện các lợi ích nhất định, mà khi được hệ thống hóa thành hệ tư tưởng, nó được biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau như chính trị, tôn giáo, pháp luật, văn hóa,… Từ những phân tích trên có thể khái quát: Tư tưởng là sự phản ánh hiện thực khách quan trong ý thức của con người trên cơ sở nghiên cứu, phân tích khái quát thành lý luận; nó là sự biểu hiện và phản ánh những lợi ích nhất định. * Tư tưởng về cán bộ: Về nguyên tắc, như một lẽ tự nhiên, bất kỳ Nhà nước nào muốn tồn tại và phát triển được phải tạo dựng cho mình một đội ngũ những con người nhất định trở thành chủ thể tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước nhằm duy trì sự tồn tại của Nhà nước mình. Vì thế tất nhiên sẽ hình thành tư tưởng lý luận về những con người đó. Với Nhà nước XHCN cũng không nằm ngoài quy luật trên. Để bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của mình, Nhà nước cũng cần một đội ngũ những con người nhất định là lực lượng tổ chức và thực hiện quyền lực của Nhà nước mình. Đến lượt mình, đội ngũ những con người ấy phải được hình thành, phát triển trên một nền tảng cơ sở lý luận nhất định; ấy là tư tưởng về cán bộ. Như trên đã trình bày, tư tưởng là sự phản ánh một cách khái quát và trừu tượng tồn tại xã hội của ý thức con người, thông qua những nghiên cứu, phân tích, tổng hợp của những nhà tư tưởng nhất định. Nếu ta gắn khái niệm tư tưởng với điều kiện xã hội có phân chia giai cấp, ở đó có Nhà nước, mọi giai cấp và các tầng lớp đều hướng tới quyền lực nhà nước, thì thấy điều tất yếu là các giai cấp tìm cách hình thành tư tưởng của mình về vấn đề Nhà nước, trong đó có tư tưởng về những con người là chủ thể nắm giữ, tổ chức và thực hiện trực tiếp quyền lực nhà nước. Với Nhà nước XHCN, thì đó là tư tưởng về cán bộ. Thực tế, tài liệu bàn về cán bộ và công tác cán bộ có khá nhiều. Tuy nhiên lại chưa có cuốn từ điển hay công trình khoa học pháp lý nào bàn cụ thể khái niệm tư tưởng về cán bộ. Vậy thực chất của tư tưởng về cán bộ là gì? ở nước ta, khái niệm cán bộ được hiểu theo nghĩa khá rộng. Trên thực tế thì cán bộ được coi là những công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Từ đó có thể thấy: "Cán bộ là khái niệm chỉ những người có chức vụ, vai trò và cương vị nòng cốt trong một tổ chức, có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành, góp phần định hướng sự phát triển của tổ chức" [61, tr.18]. Từ thực tiễn đó, trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin và khoa học pháp lý có thể khái quát: Tư tưởng về cán bộ là nhận thức lý luận về cán bộ và công tác cán bộ được hình thành bởi các nhà tư tưởng; được thể hiện thành các quan điểm, khái niệm về cán bộ và công tác cán bộ như vị trí,vai trò của cán bộ, tiêu chuẩn cán bộ, việc huấn luyện, đào tạo cán bộ, sử dụng, quản lý cán bộ,… Tư tưởng về cán bộ là bộ phận của ý thức hệ, nên luôn mang tính giai cấp, nó có vai trò rất quan trọng, là cơ sở chính trị để hình thành trên thực tế những tiêu chuẩn, những quy định mang tính luật hóa về cán bộ. Tư tưởng về cán bộ sẽ bị lịch sử bỏ qua nếu không được bổ sung, phát triển một cách kịp thời để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; nhưng sự phát triển đó cũng phải luôn mang tính kế thừa. Các khái niệm tư tưởng và tư tưởng về cán bộ đã đề cập, nghiên cứu kể trên là cơ sở lý luận để xác định khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ. 1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ * Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một chủ đề rộng, một hệ thống lý luận phong phú và bao quát nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, được hình thành từ khá sớm; và có thể nói từ năm 1930, bằng việc tổ chức Hội nghị thành lập Đảng, Hồ Chí Minh đã là một nhà tư tưởng kiên định lập trường chủ nghĩa Mác-Lênin. Trên thực tế hơn 70 năm qua Đảng Cộng sản và Nhà nước ta rất coi trọng vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Vấn đề tư tưởng Hồ Chí Minh đã được Đảng đề cập từ rất sớm và từng bước bổ sung, hoàn thiện. Trong diễn văn khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951), đồng chí Tôn Đức Thắng đã khẳng định: "Đường lối chính trị, nề nếp làm việc và đạo đức cách mạng của Đảng ta hiện nay là đường lối, tác phong, đạo đức của Hồ Chủ tịch" [13, tr.9]. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh được đề cập chính thức tại lễ kỷ niệm 70 năm ngày sinh của Người (19/5/1960), khi ấy đồng chí Trường Chinh viết: "Nhân dịp này, chúng ta hãy ôn lại tiểu sử và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, tìm hiểu và học tập tư tưởng, đạo đức và tác phong của Người để phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân được tốt hơn" [4, tr.20]. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (1982) xác định: "Đảng phải đặc biệt coi trọng việc tổ chức học tập một cách có hệ thống tư tưởng, đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn Đảng" [8, tr.61]. Còn Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (1991) xác định: "Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động" [7, tr.21]. Nhưng phải tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh mới được chính thức làm rõ: Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân... Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta [11, tr.83]. Quan điểm trên của Đảng cho thấy tư tưởng Hồ Chí Minh không đơn giản chỉ là một tập hợp những ý tưởng hay suy nghĩ cụ thể của Hồ Chí Minh về những sự việc cụ thể trong những hoàn cảnh cụ thể, mà là một hệ thống, quan niệm về con đường cách mạng Việt Nam được hình thành trên cơ sở nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin; đó là "sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hóa, nhân nghĩa vào thực tiễn cách mạng Việt Nam với tinh hoa văn hóa nhân loại, được nâng lên tầm cao mới dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin" [23, tr.19]. Tư tưởng Hồ Chí Minh có vị trí hết sức quan trọng đối với tiến trình cách mạng Việt Nam, trở thành ngọn cờ chỉ lối thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong hơn 70 năm qua và tiếp tục soi sáng sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. Nó mãi mãi soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Như vậy tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những quan điểm sâu sắc, toàn diện về các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó có vấn đề cán bộ. * Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ: Trước hết cần khẳng định rằng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ là bộ phận cấu thành hữu cơ của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, nằm trong mối quan hệ sâu sắc và mật thiết với các vấn đề quan trọng khác thuộc tư tưởng Hồ Chí Minh, là sự vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về cán bộ vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, cùng với việc kế thừa tinh hoa truyền thống dân tộc, tạo thành hệ tư tưởng về cán bộ một cách toàn diện, đặc sắc Hồ Chí Minh. Để hiểu rõ thế nào là tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, cần thấy rằng Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của con người, đặc biệt là người cán bộ. Người từng nói: "Con người là vốn quý nhất, là lực lượng to lớn nhất" [48, tr.310], và Người luôn coi "Cán bộ là gốc của mọi công việc" [43, tr.269], "Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém" [43, tr.240]. Vì vậy nếu có được đội ngũ cán bộ tốt, ngang tầm là điều kiện tiên quyết để đưa sự nghiệp cách mạng đi tới thắng lợi; từ đó trong hoạt động cách mạng của mình, tư tưởng về cán bộ của Người được hình thành qua các công việc cụ thể của thực tiễn, từ việc phát hiện, lựa chọn, đánh giá cán bộ đến việc dùng cán bộ, từ việc huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đến việc khen thưởng, phê bình, kỷ luật cán bộ... Tất cả những yếu tố đó nằm trong mối liên hệ mật thiết, đúc kết nên sự hoàn chỉnh, phong phú của tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ. Ngay từ việc hiểu người cán bộ một cách cụ thể "Là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ, giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng" [43, tr.269], Hồ Chí Minh đã tạo ra một sự dễ hiểu, gần gũi về người cán bộ, nhưng cũng đồng thời đòi hỏi những nét cơ bản nhất về nhân cách, phẩm chất, năng lực của người cán bộ. Tất cả đã tạo nên một hệ thống lý luận sâu sắc, toàn diện trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về cán bộ. Từ đó Người đã xây dựng những luận cứ khoa học để chỉ ra vai trò của người cán bộ, tiêu chuẩn cán bộ, việc huấn luyện cán bộ cũng như các công việc quan trọng là đánh giá và sử dụng cán bộ. Và điều quan trọng hơn là ở chỗ tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ nói riêng cũng như toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người nói chung không chỉ đơn thuần được hình thành trên một bệ phóng duy nhất là lý luận, mà nó được đúc rút từ thực tiễn, được kiểm nghiệm qua thực tiễn hoạt động của chính Hồ Chí Minh. 1.1.3. Đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ Những tư tưởng của Hồ Chí Minh về cán bộ, từ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của cán bộ đến tiêu chuẩn cán bộ; từ việc phát hiện, lựa chọn, đánh giá cán bộ đến việc sử dụng cán bộ; từ việc huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đến việc đãi ngộ, kiểm soát cán bộ, … đã hợp thành một hệ thống tư tưởng hoàn chỉnh, mà cốt lõi nhất là ở việc coi trọng đánh giá đúng vai trò quyết định là "cái gốc của mọi công việc" của cán bộ; từ đó có kế hoạch chiến lược về hình thành đội ngũ cán bộ vừa có đức, vừa có tài, vừa hồng, vừa chuyên, xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh đủ sức đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ lịch sử. Với Hồ Chí Minh mọi việc trong công tác cán bộ đều cùng nhằm tới hình thành người cán bộ đạt tiêu chuẩn cả đức, cả tài, xây dựng một đội ngũ cán bộ vững mạnh. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ mang đặc trưng rất riêng, có thể nói đó là đặc sắc Hồ Chí Minh với những đặc điểm sau: Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ là hệ thống những tư tưởng hết sức sâu sắc, toàn diện, đầy đủ về các vấn đề cán bộ và công tác cán bộ, đồng thời cũng rất cụ thể, thiết thực, dễ hiểu, dễ thực hiện. Người đề cập tới mọi vấn đề cán bộ: từ xếp rất đúng, đánh giá rất cao vị trí, vai trò và tầm quan trọng của cán bộ, đến việc đề ra tiêu chuẩn cán bộ một cách toàn diện gồm cả đức, cả tài, cả trình độ tư duy lý luận đến phương pháp và phong cách làm việc; đồng thời Người lại đặc biệt coi trọng và đề cao vấn đề sử dụng cán bộ một cách thiết thực ở tất cả các khâu, từ phát hiện, tuyển chọn cán bộ đến trọng dụng, cất nhắc cán bộ, từ huấn luyện, đào tạo cán bộ đến kiểm soát cán bộ,... Vì vậy mà tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ không chỉ có ý nghĩa về nhận thức, về lý luận, mà còn có ý nghĩa rất lớn trong chỉ đạo thực tiễn. Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ được xây dựng thành hệ thống lý luận toàn diện và đầy đủ trên cơ sở thực tiễn, bám sát thực tiễn; nó không chỉ dừng lại ở sự phản ánh bề ngoài một cách giản đơn, mà đi sâu vào bản chất bên trong của vấn đề, mang tính khái quát cao, có tính lý luận sâu sắc; vì vậy tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ đã vượt qua được những hạn chế về thời gian, luôn mang tính thời sự. Thứ ba, tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ có tính dự báo cáo. Nhờ nắm bắt được bản chất và tính quy luật khách quan của vấn đề nên tư tưởng của Người không chỉ có ý nghĩa chỉ đạo để giải quyết các công việc về cán bộ và công tác cán bộ cụ thể đương thời khi Hồ Chí Minh còn sống, mà còn chỉ ra, thích ứng với xu hướng có tính quy luật của tương lai. Những tư tưởng có tính dự báo đó của Hồ Chí Minh không phải là dự báo ngẫu nhiên, mà được hình thành trên cơ sở những phân tích lý luận và thực tiễn sâu sắc nên luôn mang tính khoa học cao. Vì thế tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ đã ra đời cách đây nhiều chục năm, nhưng đến nay vẫn luôn là vấn đề mới, vấn đề thời sự, mang hơi thở của chính cuộc sống hiện đại; đó vẫn là kim chỉ nam, là nền tảng tư tưởng cho công tác cán bộ trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. Từ những phân tích trên có thể khái quát: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ là hệ thống những quan điểm lý luận toàn diện và sâu sắc về cán bộ và công tác cán bộ ở nước ta được hình thành trên cơ sở tiếp thu, kế thừa tư tưởng, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về cán bộ cách mạng cùng với truyền thống trọng dụng nhân tài gắn với tiêu chuẩn đạo đức ở Việt Nam được nảy sinh và kiểm nghiệm qua thực tiễn ở Việt Nam; là cơ sở tư tưởng chỉ đạo công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước ta. 1.2. nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ nói riêng không phải chỉ là sản phẩm chủ quan trong tư duy lý luận của Người, hay chỉ là sự thêu dệt để ngợi ca lãnh tụ; mà nó ra đời do đòi hỏi khách quan, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thực tiễn cách mạng Việt Nam, trở thành điều tất yếu. Tư tưởng ấy được hình thành dưới sự tác động và ảnh hưởng của những bối cảnh lịch sử xã hội cụ thể của dân tộc và của thời đại, của các yếu tố quốc tế lúc Hồ Chí Minh đã sống và hoạt động. Những điều kiện và những đòi hỏi ấy đã được Hồ Chí Minh nắm bắt một cách chính xác để qua đó vận dụng vào thực tế cách mạng Việt Nam, và phát triển thành tư duy lý luận khoa học về cán bộ. Như vậy, có thể thấy rằng tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung chính là sự gặp gỡ, thâu tóm có chọn lọc giữa tinh hoa, truyền thống dân tộc với trí tuệ thời đại trong những điều kiện cụ thể trên cơ sở tư duy lý luận và thực tiễn Hồ Chí Minh để tạo ra hệ tư tưởng Hồ Chí Minh một cách đặc sắc. 1.2.1. Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ Là nhà cách mạng luôn gắn liền với hoạt động thực tiễn, mà mục tiêu lớn nhất là độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, Hồ Chí Minh đã sớm đặt câu hỏi "cách mạng trước hết phải có cái gì?", và Người thấy trước hết phải có một tổ chức cách mạng gồm những con người tiêu biểu làm đầu tầu để dẫn dắt cách mạng đi đến thành công, rồi sau này sẽ là những người làm việc trong bộ máy nhà nước, trong hệ thống chính trị. Những con người đó chính là đội ngũ cán bộ. Vì vậy, vấn đề cán bộ đã hình thành rất sớm trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trở thành bộ phận quan trọng, một trong những vấn đề cốt lõi trong tư tưởng của Người. Do đó, có thể khẳng định rằng nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ cũng chính là các yếu tố chi phối sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung. 1.2.1.1. Truyền thống dân tộc, yếu tố quê hương và gia đình Việt Nam là quốc gia có truyền thống lịch sử lâu đời với nền văn hóa sớm phát triển, cũng sớm hình thành Nhà nước và pháp luật. Các Nhà nước ở Việt Nam, nhất là từ thời kỳ độc lập tự chủ thế kỷ XI dưới triều Lý trở đi, vấn đề xây dựng Nhà nước với nền độc lập tự cường ngày càng được chú trọng. Trong điều kiện ấy, các Nhà nước của quốc gia Việt Nam phong kiến rất quan tâm tới việc chăm lo xây dựng đội ngũ quan lại của Nhà nước mình. Dù đội ngũ quan lại ấy được tạo dựng, rèn rũa để bảo vệ lợi ích của giai cấp địa chủ phong kiến; nhưng do các điều kiện lịch sử cụ thể và truyền thống của dân tộc Việt Nam, đội ngũ quan lại có nhiều yếu tố mang đặc điểm gần dân, thân dân, gắn bó với dân, ít có điểm tách biệt, đối lập với dân, mà thường xuất phát từ dân, có nhiều điều kiện sống trong lòng dân, được dân che chở, đùm bọc, ủng hộ, nhất là những khi vận mệnh dân tộc nước nhà bị đe dọa, lâm nguy. Những yếu tố và điều kiện đó làm cho đội ngũ quan lại của các nhà nước phong kiến Việt Nam bớt đi tính xa dân và quan liêu. Trong đội ngũ ấy còn có nhiều tấm gương thanh liêm, trong sáng. Một truyền thống quý báu nữa của dân tộc là sự quý trọng và trọng dụng nhân tài, luôn coi: Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp kém. Vì thế, các bậc thánh nhân chẳng ai không coi trọng việc kén chọn kẻ sĩ, bồi dưỡng nhân tài, vun trồng nguyên khí là công việc cần kíp. Bởi vì kẻ sĩ có quan hệ trọng đại với quốc gia như thế, cho nên được quý trọng không biết nhường nào [2, tr.27]. Đối với dân tộc Việt Nam, truyền thống yêu nước có trong mỗi con người nói chung, cũng như hiện hữu trong đội ngũ quan lại của các Nhà nước phong kiến nói riêng, nó được hun đúc để trở thành điều cốt lõi trong bản sắc văn hóa Việt Nam. Tất cả những yếu tố kể trên trở thành truyền thống dân tộc có ảnh hưởng rất lớn tới tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ. Đó là cơ sở ban đầu hình thành nên tư duy về một đội ngũ những con người với những tổ chức là lực lượng tiên phong trong đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước sau này. Đó là tư duy về đội ngũ cán bộ, công chức mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đối với Hồ Chí Minh, truyền thống dân tộc, đặc biệt là truyền thống yêu nước đã trở thành động lực lớn thôi thúc Người đi tìm đường cứu nước, là cơ sở ban đầu để Người đến với và tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng vào thực tiễn Việt Nam, từ đó hình thành nên tư tưởng về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng về cán bộ, như chính Người đã thừa nhận: "Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải chủ nghĩa Cộng sản đã đưa tôi theo Lênin, tin theo quốc tế thứ Ba" [44, tr.171] Cùng với truyền thống dân tộc, yếu tố quê hương và gia đình cũng có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ nói riêng. Nơi Hồ Chí Minh sinh ra là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, đã đóng góp cho đất nước nhiều con người và lãnh tụ kiệt xuất như Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu,… Lẽ dĩ nhiên những bậc tiền bối kiệt xuất muốn phát triển được phong trào, phải chú trọng trước tiên tới vấn đề tổ chức và con người cho phong trào. Đặc biệt như Phan Bội Châu, đã sớm nghĩ tới nguồn nhân lực lâu bền cho cách mạng, nên đã tuyển chọn và gửi nhiều thanh niên tiên tiến đi học ở nước ngoài qua phong trào Đông du. Dù không tán thành con đường và cách đi của Phan Bội Châu, nhưng phương thức tư duy về công tác tổ chức ấy có ảnh hưởng không nhỏ tới tư tưởng Hồ Chí Minh về việc gây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ sau này. Còn gia đình, thân tộc Hồ Chí Minh, đặc biệt tư tưởng của người cha "chủ trương lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi cải cách chính trị, xã hội" [23, tr.24], với lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, một nhân cách lớn với phẩm chất và nghị lực phi thường; từ đó, "Nguyễn Sinh Sắc đã góp phần xây dựng tư tưởng, đạo đức, nhân cách Hồ Chí Minh." Cái nôi gia đình và thân tộc mẫu mực ấy chính là cơ sở, điểm tựa, là vườn ươm, bệ phóng cho việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh sau này. Chính từ nền tảng đó, khi gặp trào lưu tư tưởng mới, tiến bộ của thời đại là chủ nghĩa Mác-Lênin đã được Hồ Chí Minh thâu tóm, nâng lên tầm cao mới. 1.2.1.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại Cùng với truyền thống dân tộc, yếu tố quê hương và gia đình, tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc tinh hoa văn hóa nhân loại. Hồ Chí Minh đã làm giàu tư tưởng, trí tuệ của mình bằng sự thâu tóm, kế thừa những di sản tư tưởng quý báu của nhân loại. Đó là sự kế thừa có chọn lọc, phê phán chứ không phải sự sao chép máy móc; cũng không phải sự phủ định sạch trơn, mà luôn là sự đánh giá một cách công bằng, khoa học. Như Người đã từng viết: “Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giê-su có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta” [23, tr.51]. * Về ảnh hưởng của Nho giáo: Là học thuyết chính trị- pháp lý chỉ ra phương cách cai trị xã hội, trong đó lấy đạo đức làm chủ yếu, Nho giáo rất quan tâm tới vấn đề người cai trị, đẩy người cai trị lên vị trí rất cao, nhưng cũng đòi hỏi người cai trị phải có điều kiện và đáp ứng những yêu cầu phẩm chất nhất định. Đó là tính thân dân với phẩm chất đạo đức và phải thường xuyên tu thân, rèn đức, nêu gương tốt; đó là đức nhân và lòng thương người, đức kính cẩn, khiêm tốn và đức tín với dân. Qua đó, Nho giáo đòi hỏi người cai trị phải thường xuyên sửa mình, tu thân, rèn đức, không ngừng nâng cao trình độ qua học tập. Sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, được học chữ Hán và tiếp thu văn hóa Khổng- Mạnh từ niên thiếu, nên đạo đức Nho giáo đã thấm vào tư tưởng, tình cảm Hồ Chí Minh; nhưng không phải là những giáo điều nhằm bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến, mà là tinh thần nhân nghĩa, nên Hồ Chí Minh nhận rõ những chân giá trị tích cực cũng như điểm duy tâm, lạc hậu của Nho giáo. Người đề cao những yếu tố tích cực trong tư tưởng Nho giáo như các mệnh đề nhân nghĩa, trung hiếu, dân vi quý; từ đó Hồ Chí Minh kết luận: "Học thuyết đức trị của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân" [28, tr.51], và Người cho rằng: "Những người dân An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử, và về mặt cách mạng thì đọc các tác phẩm của Lênin" [40, tr.454]. Với Hồ Chí Minh, trong điều kiện chế độ và thời đại mới, thì những tư tưởng như "Làm chính trị mà dùng đức thì như sao Bắc Đẩu ở một nơi mà các ngôi sao khác hướng cả về" [26, tr.38], hay "Giữ mình cho kính cẩn, làm việc thì giản dị" [26, tr.103] của Nho giáo, người cán bộ cần tiếp thu, học tập. Từ cách nhìn nhận dân vi quý, tư tưởng Nho giáo không chỉ nói nên mục đích vì dân trong hoạt động của Nhà nước, mà còn nói lên vai trò, sức mạnh của dân. Thấm nhuần giá trị tiến bộ đó, Hồ Chí Minh đẩy nó cao hơn với chủ trương "Gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân". Nho giáo mới thấy được sức mạnh của dân mà chưa đi tới dân là chủ của quyền lực nhà nước, nên đội ngũ quan lại ở vị trí cai trị dân, đứng trên dân. Hồ Chí Minh trên cơ sở thấy được sức mạnh to lớn của dân, khẳng định dân là gốc, và xa hơn, dân còn là chủ của quyền lực nhà nước, do đó người cán bộ trong Nhà nước mới "là người đầy tớ trung thành của nhân dân" [48, tr.663]. Các giá trị của người quân tử trong Nho giáo đề ra như nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng,… được Hồ Chí Minh vận dụng, kế thừa để bàn về đạo đức và đòi hỏi đạo đức của người cán bộ cách mạng lên những tầm cao mới như cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,… Từ đó thấy rằng Hồ Chí Minh đã tiếp thu, sử dụng cái tích cực, phê phán, loại bỏ cái tiêu cực, đặc biệt là vấn đề đạo đức, như Người chỉ ra: "Đạo đức cũ và đạo đức mới khác nhau nhiều. Đạo đức cũ như người ngược đầu xuống đất, chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngẩng lên trời" [44, tr.320]; từ đó, Hồ Chí Minh đảo lại thế đứng ấy như Mác và ăngghen đã tiếp thu, cải tạo phép biện chứng duy tâm của Hê-ghen để đặt lại nó trên nền duy vật. Trong kho tàng tư tưởng chính trị phương Đông, bên cạnh Nho giáo, Hồ Chí Minh còn chịu ảnh hưởng và tiếp thu phần tích cực, tiến bộ của nhiều học thuyết khác như Mặc, Lão, Phật; như tư tưởng đòi hỏi nhà cầm quyền "làm đầy tớ" cho nhân dân của Mặc Tử, thì Hồ Chí Minh nói về Chính phủ mới: "Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các dân làng đều là công bộc của dân" [38, tr.261]. * Về ảnh hưởng của tư tưởng phương Tây: Tư tưởng văn hóa phương Tây là bộ phận quan trọng của tư tưởng văn hóa nhân loại, là một trong những cơ sở quan trọng để hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ nói riêng. Học chữ Hán và tiếp thu tư tưởng Nho giáo từ nhỏ, nhưng sinh thời của Hồ Chí Minh cũng là lúc Nho giáo suy vi, trở nên bế tắc, bất lực trước các vấn đề của thời cuộc, trong khi Việt Nam đã là một xứ thuộc Pháp, bắt đầu tiếp thu những giá trị tư tưởng văn hóa, chính trị phương Tây. Trong điều kiện ấy, Hồ Chí Minh còn nhỏ đã vào học trường Tiểu học Pháp Việt ở Vinh, rồi trường Tiểu học Đông Ba, trường Quốc học Huế, để từ đó, trên cái nền và vốn văn hóa phương Đông cổ học nhất định, Người đã bước đầu tiếp xúc với văn hóa phương Tây, tiếp xúc với những khẩu hiệu như dân chủ, bình đẳng, tự do, bác ái, tư tưởng giải phóng con người khỏi thần quyền tôn giáo…. Những tư tưởng đó thôi thúc Người hướng sang phương Tây: "Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, bình đẳng, bác ái,… Và từ thửa ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy" [39, tr.477]. Trong 30 năm bôn ba nước ngoài, đi qua và sống ở nhiều quốc gia, tiếp xúc với nhiều luồng tư tưởng, nhiều học thuyết khác nhau của phương Tây, đặc biệt là các nhà tư tưởng lớn thời kỳ phục hưng, thế kỷ ánh sáng như Vol-te, Rut-xo, Mông- tec-ski-ơ…, những yếu tố tích cực, tiến bộ từ các cuộc cách mạng Tư sản phương Tây, đã ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân quyền, tự do, bình đẳng,… Những tư tưởng đòi hỏi Nhà nước được tổ chức đáp ứng yêu cầu của pháp quyền, dân chủ, tổ chức nhà nước không phải là bộ máy cai trị nhân dân, mà là bộ máy tổ chức và thực thi quyền lực của nhân dân. Lẽ tất nhiên khi tiếp thu những giá trị tích cực, tiến bộ đó, Hồ Chí Minh cũng đồng thời chỉ ra những hạn chế của nó như: "Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, nghĩa là cách mệnh Tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong nước thì tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa" [40, tr.274]. * Về ảnh hưởng từ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin: Dưới sự tác động biện chứng giữa các mối quan hệ cá nhân, dân tộc và thời đại đã đưa Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin- đỉnh cao của tinh hoa trí tuệ nhân loại. Đó là bộ phận có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhờ thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh đã tiếp thu và chuyển hóa được những nhân tố tích cực và tiến bộ trong truyền thống dân tộc cũng như của nhân loại để tạo nên hệ tư tưởng hết sức đặc sắc của mình. Mỗi bước phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh hướng tới hoàn thiện đều không thể tách rời với việc không ngừng học tập và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể Việt Nam. Qua đó, Hồ Chí Minh góp phần phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trên nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có vấn đề cán bộ. Với tư cách là những người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội (CNXH) khoa học, Mác và ăngghen đã đặt nền móng đầu tiên cho vấn đề cán bộ của giai cấp vô sản, rằng: "Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn" [30, tr.181]. Đến Lênin, khi chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền, vấn đề xây dựng đội ngũ những nhà cách mạng chuyên nghiệp cho cách mạng vô sản đã được hết sức quan tâm. Lênin đòi hỏi giai cấp vô sản phải làm sao có được "Những nhà chính trị giai cấp thực sự của mình, những nhà chính trị vô sản và không thua kém những nhà chính trị của giai cấp tư sản" [28, tr.80]. Khi đã giành được chính quyền, vấn đề cán bộ được đặt ra một cách cấp bách, thì tư tưởng của Lênin về cán bộ ngày càng được hoàn thiện hơn, nhất là việc đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn và sử dụng cán bộ. Chủ nghĩa Mác-Lênin rất coi trọng vai trò, vị trí của cán bộ và công tác cán bộ: Người Cộng sản lãnh đạo chỉ có một cách duy nhất để chứng minh quyền lãnh đạo của mình, đó là làm cho mình được nhiều, càng ngày càng nhiều, những người phụ tá trong số những nhà sư phạm thực hành, biết giúp đỡ họ làm việc, biết đề bạt họ, biết giới thiệu và chú ý đến kinh nghiệm của họ [29, tr.407]. Lênin cho rằng, đối với đảng cầm quyền, một trong những vấn đề mấu chốt đặc biệt quan trọng là vấn đề cán bộ. Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng đòi hỏi người cán bộ phải đạt được những yêu cầu, tiêu chuẩn nhất định: Về mặt thực tiễn, những người Cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trong tất cả các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên; về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản [31, tr.614]. Chủ nghĩa Mác-Lênin đòi hỏi người cán bộ phải luôn tự rèn luyện mình cả năng lực thực tiễn và tư duy lý luận, phải trung thành với sự nghiệp cách mạng, gắn bó và phục vụ nhân dân, chịu sự kiểm soát của nhân dân, dám thừa nhận và sửa chữa sai lầm khuyết điểm: "Luôn luôn hành động dưới sự kiểm soát của nhân dân…, không nấp sau một chế độ quan liêu giấy tờ, không ngại thừa nhận những sai lầm của mình bằng cách sửa chữa những sai lầm ấy" [34, tr.35]. Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng rất coi trọng vấn đề lựa chọn và sử dụng cán bộ, coi đó như một khoa học, phải đặt người cán bộ vào đúng vị trí thì mới phát huy được khả năng, sở trường của cán bộ. Hồ Chí Minh khi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, Người cũng tiếp thu nhiều quan điểm quan trọng về cán bộ và công tác cán bộ, từ đó qua yêu cầu và thực tiễn cách mạng Việt Nam, kết hợp với truyền thống dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, đã tạo nên tính đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ- bộ phận cấu thành quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung. 1.2.1.3. Trí tuệ thiên tài, nhân cách, phẩm chất Hồ Chí Minh và hoạt động thực tiễn của Người Tư tưởng là mặt hoạt động thuộc tinh thần, ý thức của con người, do con người sáng tạo ra trên cơ sở những nhân tố khách quan. Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh còn phụ thuộc vào những yếu tố chủ quan của con người như trí tuệ, phẩm chất, tinh thần, bản lĩnh của người đã sinh ra nó. Đồng thời, tư tưởng nảy sinh từ hoạt động thực tiễn, do chính các hoạt động thực tiễn chi phối và quyết định. Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng không nằm ngoài sự chi phối và tác động của quy luật khách quan ấy. Hồ Chí Minh là người đặc biệt thông minh, sắc sảo, ham học hỏi, rất nhạy bén, có lối tư duy độc lập, óc sáng tạo, với khối kiến thức sâu rộng, phong phú. Là người có hoài bão lớn, có tinh thần yêu nước, thương dân, có đầu óc tổ chức thực tiễn, luôn gắn lý luận với thực tiễn, nói đi đôi với làm; ở Hồ Chí Minh đồng thời là sự mẫu mực về đạo đức cách mạng với tất cả sự khiêm tốn, bình dị, hòa mình vào quần chúng, có sức cảm hóa đối với mọi người. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đánh giá: "Người là một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng" [19, tr.64], hay như nhà báo người Nga Ô- xip Man-đen-xtam ngay từ đầu thế kỷ XX đã viết: "Từ Nguyễn ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai" [39, tr.478]. Những điều đó đã tạo nên nét phong cách riêng biệt Hồ Chí Minh. Qua hoạt động thực tiễn, tiếp nhận, chọn lọc, chuyển hóa và phát triển những tinh hoa của dân tộc và thời đại thành nét đặc sắc trong tư tưởng của mình. Cũng vì thế, Hồ Chí Minh hiểu được vị trí, vai trò đặc biệt của con người nói chung, của người cán bộ nói riêng trong bất cứ hoạt động gì của cộng đồng, của tổ chức. Lý do đó cũng khiến Người hết sức chú trọng vào mảng công tác này, đó là chú ý việc tạo nguồn, đào tạo, huấn luyện, bố trí sử dụng và trọng dụng cán bộ. 1.2.2. Quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ là bộ phận cấu thành quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung. Nó có quá trình hình thành và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung. 1.2.2.1. Thời kỳ tìm tòi, khảo nghiệm trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Cháy bỏng khát vọng độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, khâm phục các cuộc khởi nghĩa và các phong trào yêu nước do các bậc tiền bối lãnh đạo nhưng không nhất trí với phương pháp và các cách đi đó, Hồ Chí Minh đã tìm cách ra nước ngoài với cuộc hành trình qua nhiều quốc gia với nhiều gian nan, thử thách. Trên hành trình ấy, Người luôn tìm tòi, miệt mài vừa học vừa làm. Trước các vấn đề của cuộc sống, Người "luôn đặt câu hỏi "tại sao?", và cố gắng tìm lời giải đáp từ trong chính thực tiễn cuộc sống" [52, tr.26]. Từ đó, Người phân biệt được bạn, thù, cơ sở quan trọng cho tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục cán bộ sau này. Năm 1919, tại Pháp, Hồ Chí Minh gia nhập Đảng Xã hội Pháp để rèn luyện cách hoạt động theo con đường của tổ chức. Người thành lập Hội Người Việt Nam yêu nước nhằm biến cộng đồng người Việt Nam tại Pháp thành một lực lượng hữu ích chống lại chế độ thuộc địa của Pháp tại Việt Nam. Đồng thời, Người còn liên hệ với các thành viên của các nhóm ngoại kiều khác tại Pa-ri. Có thể coi đây là một sự thể nghiệm đầu tiên của Hồ Chí Minh về vấn đề tổ chức con người, để từ đó tạo cơ sở cho việc hình thành tư tưởng về cán bộ sau này của Người. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh còn tham gia nhiều hoạt động báo chí, văn chương, dự các cuộc mít tinh, tham gia nhiều hội, mà theo lời Trần Dân Tiên thì qua đó, Hồ Chí Minh "muốn biết những nước ấy tổ chức và cai trị như thế nào. Ông Nguyễn bắt đầu tổ chức, hoặc đúng hơn là bắt đầu học tổ chức" [52, tr.29]. Mốc quan trọng đánh dấu quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ là từ năm 1920, khi bắt đầu tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin. Những quan điểm về cán bộ và công tác cán bộ của chủ nghĩa Mác-Lênin có ảnh hưởng lớn tới sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ; đó là những quan điểm về vị trí, vai trò của cán bộ, về tiêu chuẩn cán bộ, về huấn luyện, sử dụng, kiểm soát cán bộ,… Thời điểm đó, Hồ Chí Minh cũng trở thành một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, và là người Cộng sản Việt Nam đầu tiên, thời điểm được coi là "Đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng, bước nhảy vọt, thay đổi về chất trong nhận thức, tư tưởng Hồ Chí Minh và lập trường chính trị của Người, trong đó có nhận thức về cán bộ và công tác cán bộ" [52, tr.40]. Một trong những vấn đề bức xúc mà Hồ Chí Minh nhận thấy lúc ấy đối với cách mạng Việt Nam là cần phải có một bộ phận ưu tú những con người là đầu tầu, nòng cốt thúc đẩy và nắm lấy thời cơ cho cách mạng Việt Nam. Đội ngũ ấy sẽ có trách nhiệm thức tỉnh, tổ chức đoàn kết quần chúng, huấn luyện và đưa họ ra đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho chính mình. Vì thế, công việc đầu tiên là phải lựa chọn và huấn luyện cán bộ. Khi còn chưa có điều kiện tạo nguồn và đào tạo cán bộ trong nước, Hồ Chí Minh đã tổ chức ra các Hội ở nước ngoài để tạo cơ sở ban đầu. Người đã tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa Pháp năm 1921, tiến hành đào tạo một số cán bộ nòng cốt cho phong trào cách mạng các nước thuộc địa, bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Hồ Chí Minh đề nghị Đảng Cộng sản Pháp cần bổ sung người bản xứ vào các phân bộ thuộc địa và tổ chức các nghiệp đoàn ở các nước thuộc địa. Khi dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản, Người đề xuất tăng cường lựa chọn, đào tạo cán bộ đối với các nước thuộc địa, và chỉ ra: "Nếu hiện nay nông dân vẫn còn ở trong tình trạng tiêu cực, thì nguyên nhân là vì họ còn thiếu tổ chức, thiếu người lãnh đạo" [39, tr.289]. Công việc đầu tiên của Hồ Chí Minh khi tới Trung Quốc cuối năm 1924 là tìm cách bắt mối liên lạc với tổ chức yêu nước của Phan Bội Châu mang tên Tâm Tâm xã và bắt tay ngay vào việc xây dựng kế hoạch mở lớp cán bộ đầu tiên cho cách mạng trong nước tại Quảng Châu. Nhờ nỗ lực của Người, trường Huấn luyện chính trị đã được tổ chức, để từ đây đội ngũ cán bộ nòng cốt đầu tiên cho cách mạng Việt Nam đã được hình thành. Sau một thời gian học tập, các học viên trưởng thành nhanh chóng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, được đưa về nước để xây dựng cơ sở, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo cách mạng. Tới giữa năm 1927, Hồ Chí Minh lựa chọn một số cán bộ gửi đi học tại Đại học Phương Đông ở Mát-xcơ-va và trường Quân sự Hoàng Phố ở Quảng Châu. Đồng thời trên cơ sở Tâm Tâm xã, Hồ Chí Minh sáng lập tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội vào tháng 6/1925- tổ chức tiền thân của Đảng sau này. Qua đó, những trí thức cách mạng vừa có điều kiện rèn luyện, phấn đấu, vừa góp phần tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. Hồ Chí Minh không những chú trọng đào tạo cán bộ từ đội ngũ thanh niên, mà còn quan tâm đào tạo nguồn cán bộ từ những em thiếu niên nhằm chuẩn bị cho các em trở thành những chiến sĩ cách mạng tương lai. Bằng những công việc cụ thể đó, Hồ Chí Minh đã có điều kiện thể nghiệm trên thực tế những nhận thức của mình, kiểm nghiệm lý luận đã tiếp thu trong thực tiễn, qua đó làm hoàn bị hơn lý luận của mình, đồng thời đào tạo cho cách mạng Việt Nam một lớp cán bộ nòng cốt rất quan trọng đầu tiên. Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ đã từng bước được hình thành, góp phần rất lớn vào công tác đào tạo cán bộ sau này. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập năm 1930, Hồ Chí Minh càng giành sự quan tâm nhiều hơn tới vấn đề cán bộ, đặc biệt là công tác đào tạo cán bộ. Người khẩn thiết đề nghị với Quốc tế Cộng sản cần tăng cường đào tạo cán bộ cho Việt Nam và các nước thuộc địa. Người cũng đề xuất biện pháp xuất bản những cuốn sách nhỏ để cán bộ nghiên cứu, học tập. Người chỉ đạo trong nước: "Đảng phải đấu tranh không nhân nhượng chống tư tưởng bè phái, và tổ chức học tập có hệ thống chủ nghĩa Mác-Lênin để nâng cao trình độ văn hóa và lý luận cho các đảng viên. Phải giúp đỡ cán bộ không đảng phái nâng cao trình độ…" [41, tr.139]. Đặc biệt, đầu năm 1941, Hồ Chí Minh đã trực tiếp tổ chức lớp học và huấn luyện cho hơn 40 cán bộ cách mạng Việt Nam, chương trình và tài liệu huấn luyện do chính Người tổ chức biên soạn. Tháng 5/1941, Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương 8 của Đảng, đề ra nhiệm vụ bức thiết cho cách mạng Đông Dương là giải phóng dân tộc, đề xuất thành lập Việt Nam độc lập đồng minh hội, là mặt trận thống nhất đoàn kết rộng rãi toàn dân tộc. Ngay sau đó, Người mở lớp huấn luyện chính trị- quân sự ngắn hạn cho cán bộ tại Cao Bằng và chỉ đạo tổ chức nhiều lớp huấn luyện cán bộ khác, đồng thời trực tiếp giảng dạy hoặc nói chuyện thời sự cho các học viên tại các lớp này. Cuối năm 1944, Hồ Chí Minh trao đổi với Võ Nguyên Giáp về chuẩn bị chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, mà một trong những nhiệm vụ của đội là tập trung huấn luyện cán bộ với phương pháp là chính trị trọng hơn quân sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến. Khi về tới Tân Trào vào tháng 5/1945, Người chỉ thị khẩn trương thành lập trường đào tạo cán bộ mang tên Trường Quân chính kháng Nhật, và căn dặn: "Lúc nào cũng phải chú ý xây dựng chi bộ, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên và các phần tử trung kiên" [35, tr.256]. Toàn bộ những hoạt động tích cực kể trên của Hồ Chí Minh trước Cách mạng tháng Tám 1945 đã góp phần hết sức quan trọng vào việc xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ ban đầu cho cách mạng Việt Nam. Chính lực lượng ấy đã trở thành một trong những nhân tố nòng cốt quyết định thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945. Cũng chính từ quá trình đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam đã được hình thành ngày càng rõ nét. Đây cũng được coi là giai đoạn tìm tòi, khảo sát và thể nghiệm thành công bước đầu của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ nói riêng, tạo tiền đề lý luận và thực tiễn quan trọng cho việc hoàn thiện tư tưởng của Người sau này. 1.2.2.2. Thời kỳ từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Khi cách mạng tháng Tám thành công, trong điều kiện đã giành được chính quyền nhà nước, và phải đấu tranh kiên quyết giữ vững chính quyền, Hồ Chí Minh còn quan tâm nhiều hơn đến vấn đề cán bộ. Người đã có nhiều bài viết và tác phẩm về vấn đề này, như bài "Cán bộ tốt và cán bộ xoàng" trên báo Sự thật số 77 tháng 6/1947; tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" vào tháng 10/1947; bài viết "Dân vận" trên báo Sự thật số 120, ngày 15/10/1949; bài "Tự phê bình" trên báo Nhân dân ngày 20/5/1951…. Các tác phẩm, bài viết đó thể hiện một cách sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ trên nhiều vấn đề, từ huấn luyện, đào tạo đến sử dụng cán bộ, từ đạo đức đến tác phong làm việc của cán bộ… Đặc biệt, năm 1949, Người đề nghị thành lập trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Khi đến thăm trường lần đầu tiên, Người đã ghi lên trang đầu cuốn sổ vàng của Trường: "Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt mục đích thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" [43, tr.684]. Những lời vàng đó toát lên tư tưởng rất rõ ràng, đặc sắc của Hồ Chí Minh về cán bộ, đặc biệt là vấn đề phẩm chất đạo đức người cán bộ. Cùng với việc trực tiếp viết nhiều bài báo, tác phẩm về công tác cán bộ, Hồ Chí Minh còn tới dự, tới thăm và phát biểu tại nhiều lớp, nhiều khóa huấn luyện, đào tạo nhiều loại hình cán bộ và nhiều hội nghị về công tác cán bộ. Những lời phát biểu đó là sự thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ một cách sâu sắc trên các bình diện và khía cạnh khác nhau, phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của từng loại hình đào tạo huấn luyện cán bộ cụ thể. Giai đoạn kháng chiến kiến quốc, tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ đã hình thành qua tìm tòi, khảo sát và bước đầu thể nghiệm ở giai đoạn trước, đến đây được thực thi trong điều kiện mới là có chính quyền nhà nước trong tay, qua đó được bổ sung, hoàn thiện hơn, góp phần quan trọng vào việc hình thành đội ngũ cán bộ, đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ trong kháng chiến kiến quốc, đó không chỉ là đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn là đội ngũ cán bộ của Nhà nước và của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Khi hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954), nhiệm vụ cách mạng hai miền khác nhau, vấn đề cán bộ và công tác cán bộ được đặt ra cấp bách. Với tư cách là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, tư tưởng về cán bộ của Hồ Chí Minh lại được thực thi trong điều kiện mới. Người tiếp tục có nhiều tác phẩm, bài viết, bài phát biểu đề cập cụ thể và sâu sắc về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ. Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 7 khóa II (1955), vấn đề kiện toàn cơ quan lãnh đạo của Đảng, xây dựng lề lối làm việc, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật và đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên được đặt ra như một nhiệm vụ quan trọng. Hồ Chí Minh đã viết bài "Người cán bộ cách mạng" trên báo Nhân dân ngày 03/3/1955 nêu lên tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của người cán bộ. Tại Hội nghị, Người cũng nhấn mạnh yêu cầu người cán bộ phải không ngừng học tập lý luận, thực hiện phê bình, tự phê bình để nâng cao trình độ, năng lực công tác. Đặc biệt, Người đề cao tinh thần tự phê bình của người cán bộ; bản thân Người cũng làm điều đó tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương 10 khóa II (1956) khi bàn về cải cách ruộng đất và chấn chỉnh tổ chức: "Tôi nhận trách nhiệm trong lúc sóng gió này" [37, tr.334]. Người cũng rất quan tâm tới việc rèn luyện đạo đức của người cán bộ. Tháng 12/1958, Người viết bài "Đạo đức cách mạng" trên tạp chí Học tập; trong đó chỉ ra vai trò của đạo đức cách mạng, nội dung và chuẩn mực của đạo đức cách mạng, phương cách đấu tranh để loại trừ chủ nghĩa cá nhân. Sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960), Hồ Chí Minh tiếp tục có nhiều chỉ đạo cụ thể đối với công tác cán bộ trên nhiều mặt. Người đề nghị Trung ương mở lớp chỉnh huấn mùa xuân 1961 với mục tiêu chống bảo thủ, hữu khuynh, quan liêu xa rời thực tế, xây dựng tinh thần làm chủ, phục vụ nhân dân, cần kiệm xây dựng đất nước. Ra đi tìm đường cứu nước mang trong mình truyền thống dân tộc, quê hương, lại được tiếp xúc với nhiều luồng tư tưởng lý luận khác nhau, nên tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng và bao quát nhiều vấn đề khác nhau; đó là những quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, bên cạnh tư tưởng về cán bộ, tư tưởng Hồ Chí Minh còn được thể hiện ở nhiều vấn đề khác, trong đó có tư tưởng về nhà nước, pháp luật, về xây dựng nhà nước pháp quyền được bảo đảm bằng pháp luật. Vì thế, tư tưởng về cán bộ của Hồ Chí Minh không tách rời, mà có mối liên hệ chặt chẽ vơi tư tưởng về nhà nước, về pháp luật, nhất là từ khi giành được chính quyền nhà nước, ý thức được tầm quan trọng của việc thể chế hóa thành pháp luật Nhà nước các đường lối chủ trương của Đảng, nhất là các tiêu chuẩn quy chiếu về cán bộ, qua đó mới thực sự biến sức mạnh tư tưởng thành lực lượng vật chất hiện thực; Nên sau cách mạng tháng Tám thành công, dù còn bận đối phó với cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, và dù tính đặc thù của đội ngũ cán bộ ở nước ta không chỉ làm việc trong các cơ quan nhà nước, mà gồm nhiều đối tượng khác nhau làm việc trong cả hệ thống chính trị; Hồ Chí Minh đã trực tiếp ký nhiều sắc lệnh cụ thể hóa vấn đề cán bộ; qua đó chính thức đặt nền móng đầu tiên cho chế định pháp luật về cán bộ, công chức ở nước ta sau này. Đó là các Sắc lệnh số 188/SL ngày 29/5/1948 ban hành thang lương công chức nhà nước, Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 ban hành Quy chế công chức Việt Nam, Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/5/1950 quy định chế độ công nhân giúp việc Chính phủ trong thời kỳ kháng chiến. 1.3. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ Từ xưa tới nay, với bất kỳ quốc gia, dân tộc, Nhà nước hay chế độ nào, việc thành công hay thất bại, sự hưng thịnh hay suy vong đều phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ những con người được gọi là quan lại hay cán bộ, viên chức của Nhà nước đó. Là người biết rộng, hiểu sâu, tiếp xúc với nhiều nền văn minh trên thế giới, lại luôn canh cánh một khát vọng độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, Hồ Chí Minh càng thấu hiểu điều đó. Chính vì vậy, vấn đề cán bộ chiếm vị trí quan trọng trong tổng thể hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ được thể hiện bao trùm ở nhiều điểm khác nhau, trong mối liên hệ mật thiết với nhau, từ vị trí, vai trò của cán bộ đến tiêu chuẩn cán bộ, từ việc phát hiện, lựa chọn đến đánh giá cán bộ, từ đào tạo, bồi dưỡng đến việc cất nhắc, sử dụng cán bộ… 1.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của cán bộ Theo chủ nghĩa Mác-Lênin bất cứ giai cấp và chính đảng nào muốn giành và giữ được chính quyền nhà nước thì trước hết phải có được một đội ngũ những con người làm đầu tầu, nòng cốt. Giai cấp vô sản và chính đảng của mình cũng vậy, phải đào tạo được đội ngũ cán bộ trung thành, đáp ứng được nhiệm vụ cách mạng; đó là đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, như Mác đã khẳng định: "Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn"[30, tr.181], và Lênin chỉ ra: "Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị nếu không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào" [27, tr.473]; vì thế, theo Lênin với bất kỳ đảng cầm quyền nào đều có hai vấn đề hệ trọng là đường lối chính trị và vấn đề cán bộ, trong đó mấu chốt là vấn đề con người, vấn đề lựa chọn con người. Kế thừa những quan điểm đó của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhận thức rõ một cách sâu sắc vị trí, vai trò của người cán bộ, Hồ Chí Minh đã giành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề này, tìm cách giải quyết một cách linh hoạt và toàn diện vấn đề đó phù hợp với điều kiện thực tế của cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh coi "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc"[43, tr.269], và "Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém"[43, tr.240]. Vì thế theo Người điều kiện tiên quyết để đưa sự nghiệp đi tới thắng lợi là phải có cán bộ tốt. Cán bộ chính là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ với nhân dân, làm cho mối liên hệ đó trở nên khăng khít, hiện thực, mà kết quả là đường lối chính sách của Đảng, của Chính phủ được thực thi bởi chính đội ngũ cán bộ và bởi chính nhân dân. Cán bộ là người hiểu chính sách và đem chính sách đó giải thích cho nhân dân để nhân dân hiểu và thi hành. Ngược lại cũng chính cán bộ là người lăn lộn cùng nhân dân, hiểu được nhân dân, đem tâm tư ý nguyện của nhân dân phản ánh lại với Đảng và Chính phủ, như Hồ Chí Minh đã chỉ ra: "Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng"[43, tr.269]. Hồ Chí Minh hiểu rõ muốn tổ chức công việc được tốt thì rất cần có người cán bộ có tài, có đức. Cán bộ không chỉ là yếu tố quyết định chất lượng của chính sách, đường lối, mà còn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thực thi chính sách đường lối đó, đặc biệt là vai trò gương mẫu, đầu tầu trong thực hiện. Qua đó thấy được rằng Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề cán bộ ở một vị trí có tính chất quyết định: "Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công và thất bại của chính sách đó là do cách tổ chức công việc, do nơi lựa chọn cán bộ, do nơi kiểm tra"[43, tr.154]. Nhận thức được vị trí, vai trò của người cán bộ, nên từ rất sớm và trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh luôn quan tâm chú trọng mảng công tác này. Ngay từ tháng 6 năm 1923, trong bức thư gửi các bạn cùng hoạt động ở Pháp, Người đã sớm đề cập tới vấn đề cán bộ cho cách mạng Việt Nam: "Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập"[39, tr.420]; và 2 tháng sau, trong một tài liệu về tình hình Đông Dương, Hồ Chí Minh đã nêu chương trình hành động 4 điểm, trong đó có nêu rõ tại điểm 2 và 3: "2. Tập hợp những phần tử dân tộc cách mạng, 3. Cố gắng đưa những thanh niên người bản xứ đi Mát-xcơ-va"[39, tr.204]. Tiếp theo Hồ Chí Minh còn có nhiều báo cáo đề cập vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Qua đó thấy toát lên một điều là tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ đã coi cán bộ có vị trí, vai trò hết sức quan trọng mang tính chiến lược của sự nghiệp cách mạng. Có nhiều điểm cụ thể chứng minh những điều trên là ở chỗ kể từ khi tới Trung Quốc tiếp cận rất gần để chỉ đạo cách mạng Việt Nam và khi về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã trực tiếp lựa chọn nhiều thanh niên ưu tú gửi đi đào tạo nguồn cán bộ ở Đại học phương Đông hoặc ở trường Quân sự Hoàng Phố, hoặc trực tiếp mở lớp huấn luyện cán bộ, hoặc chỉ đạo việc mở lớp huấn luyện cán bộ và trực tiếp làm công tác giảng dạy. Cũng cần phải thấy rằng khi bàn về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của vấn đề cán bộ, Hồ Chí Minh luôn đặt cán bộ trong sự tổng hòa các mối quan hệ đa chiều. Khi coi "cán bộ là cái gốc của mọi công việc" Hồ Chí Minh cho thấy không có cán bộ thì mọi công việc không thể hoàn thành. Nhưng Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở đó, ở chỗ có hay không có cán bộ để cho công việc; mà Người luôn tìm đến điểm gốc của vấn đề, là chất lượng cán bộ để từ đó mới khẳng định được một điều "muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém". Như vậy cán bộ chính là cái dây chuyền trong cỗ máy công nghiệp liên hoàn, có nhiệm vụ vừa tạo đà, vừa kết nối sự vận hành của cỗ máy ấy; để từ đó Hồ Chí Minh đòi hỏi người cán bộ phải là cán bộ tốt, để từ nguồn "tiền vốn" ấy mới làm ra được lãi; bởi thế nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức "có lãi", còn nếu không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là "lỗ vốn". Khẳng định vị trí, vai trò của người cán bộ, đòi hỏi người cán bộ phải có những đức tính tốt, Hồ Chí Minh cũng không cực đoan cho rằng cán bộ chỉ có tính tốt hay toàn tính tốt, mà cán bộ trước hết cũng là con người, có thể có cả tính xấu. Nhưng người cán bộ phải biết nhận biết, sửa chữa, loại bỏ tính xấu, phát triển tính tốt của mình; đồng thời Hồ Chí Minh cũng không cho rằng cán bộ là nhân tố quyết định tất cả, mà "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân"[48, tr.197], còn vai trò quyết định của cán bộ là ở chỗ nhận thức được để đi trước, làm gương, lãnh đạo. Như vậy có thể thấy rõ rằng Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề cán bộ ở vị trí hết sức quan trọng, có vai trò to lớn đặc biệt trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Do đó với Hồ Chí Minh, việc xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là vấn đề cấp bách của Đảng và Nhà nước. Đó chính là những tiêu chuẩn cơ bản mà người cán bộ cần phải có để vừa thể hiện và thực hiện được vị trí, vai trò của mình trong sự nghiệp cách mạng. 1.3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiêu chuẩn cán bộ Tiêu chuẩn cán bộ là vấn đề rất quan trọng trong công tác cán bộ. Đó là cơ sở để tiến hành tổ chức, xem xét, đánh giá, lựa chọn, bố trí sắp xếp và sử dụng cán bộ; đó cũng là cơ sở để bản thân mỗi người cán bộ phấn đấu, tự rèn luyện, hoàn thiện mình. Chủ nghĩa Mác-Lênin đòi hỏi cán bộ phải là người "Có nhiều trí tuệ hơn một chút, nhiều sự phân minh trong tư tưởng hơn một chút… và kiến thức rộng"[31, tr.389], và yêu cầu người cán bộ "Không nấp sau một chế độ quan liêu giấy tờ, không ngại thừa nhận những sai lầm của mình bằng cách sửa chữa những sai lầm ấy"[34, tr.35]. Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vị trí, vai trò của người cán bộ, đồng thời cũng đòi hỏi ở người cán bộ phải có những tiêu chuẩn nhất định, phải tự giác rèn luyện mình về mọi mặt, không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực để xứng đáng với vị trí, vai trò của mình. Đưa ra những tiêu chuẩn đó đối với cán bộ là Hồ Chí Minh xuất phát từ những yêu cầu khách quan của cách mạng chứ không phải xuất phát từ ý chí chủ quan của mình. Tư tưởng Hồ Chí Minh về những tiêu chuẩn ấy mang tính toàn diện và đầy đủ, gồm các tiêu chuẩn về đạo đức, phẩm chất năng lực, về trình độ lý luận, về phong cách và phương pháp của người cán bộ. 1.3.2.1. Người cán bộ phải có tư cách đạo đức cách mạng Làm cách mạng với khát vọng giải phóng dân tộc, điều mà Hồ Chí Minh quan tâm trước hết ở người cán bộ cách mạng là vấn đề đạo đức. Người cho rằng, đạo đức chính là cái gốc quan trọng hàng đầu của người cách mạng "Người cách mạng phải có đức, không có đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân"[43, tr.252]. Đối với người cán bộ, nếu thiếu hoặc yếu về đạo đức cách mạng thì không thể làm tốt những công việc được giao. Đạo đức là hết sức cần thiết cho tất cả mọi người, và đặc biệt cần thiết cho người cán bộ. "Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang "[47, tr.283]. Người đòi hỏi cán bộ phải giữ được đạo đức cách mạng, đó mới là người cán bộ chân chính. Chỉ khi có đầy đủ đạo đức cách mạng thì cán bộ mới có đủ điều kiện làm cách mạng. "Muốn giải phóng dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì"[43, tr.253]. Nội dung đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện một cách dễ hiểu, thiết thực nhưng cũng đầy đủ và toàn diện. Tiêu chí đạo đức người cán bộ cách mạng được Hồ Chí Minh chỉ ra hết sức cụ thể, đó là nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm; mỗi người cán bộ phải hội đủ các phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Hồ Chí Minh so sánh bốn đức cần, kiệm, liêm, chính của người cán bộ cách mạng như bốn mùa xuân, hạ, thu, đông của trời, như bốn phương đông, nam, tây, bắc của đất, mà thiếu một đức đó thì không thành người, cũng như thiếu một mùa không thành trời, thiếu một phương không thành đất. Người đòi hỏi người cán bộ phải giữ bốn đức đó để không trở nên hủ bại, không biến thành sâu mọt của nhân dân, mà phải là công bộc của nhân dân. Người cách mạng bước vào vị thế người cán bộ không phải để làm quan cách mạng hay cầu mong lợi lộc, mà phải hiểu rằng cán bộ trong các cơ quan từ trung ương đến địa phương đều là công bộc của dân, gánh vác công việc chung cho nhân dân, chứ không phải để đè đầu cưỡi cổ dân, phải là người lo trước thiên hạ và vui sau thiên hạ. Hồ Chí Minh còn chỉ ra rằng đạo đức cách mạng đòi hỏi người cán bộ phải trung thành với Đảng, trung thành với Tổ quốc, đồng thời đặt mình trong mối quan hệ với chính mình, với đồng đội, với công việc, với nhân dân, với đoàn thể một cách hài hòa. Bên cạnh việc chỉ ra những tiêu chí đạo đức người cán bộ cách mạng, Hồ Chí Minh còn chỉ ra những căn bệnh mà cán bộ phải phòng tránh, sửa chữa. Đó là óc địa phương chủ nghĩa, bè phái, quân phiệt, hẹp hòi, chuộng hình thức, lối làm việc bàn giấy, vô kỷ luật, tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, lãng phí…. Về con đường hình thành đạo đức người cán bộ, Hồ Chí Minh cho rằng vấn đề là phải tự bản thân mỗi người cán bộ rèn luyện thường xuyên, hàng ngày. "Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"[47, tr.293]. Như vậy, vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh coi là cái nền, cái gốc của người cán bộ cách mạng. Tư tưởng ấy của Hồ Chí Minh trước sau cơ bản là nhất quán, thể hiện ở mấy điểm: Trung với nước, hiếu với dân, người cán bộ phải là đầy tớ của nhân dân, dũng cảm hy sinh, không sợ khó khăn, gian khổ, gạt bỏ lợi ích cá nhân để phục tùng lợi ích tập thể, khiêm tốn học hỏi, không tự cao, tự đại, cần kiệm liêm chính và tinh thần đoàn kết hữu nghị. 1.3.2.2. Người cán bộ phải có năng lực tổ chức thực hành Chú trọng và đánh giá rất cao vai trò của đạo đức đối với người cán bộ, Hồ Chí Minh cũng đòi hỏi người cán bộ phải thường xuyên nâng cao trình độ, năng lực tổ chức thực hành để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Theo Hồ Chí Minh, người cán bộ chỉ có đạo đức trong sáng cùng lòng nhiệt tình hăng hái sẵn sàng hy sinh thôi thì chưa đủ, mà còn phải có năng lực, trí tuệ, biết nhận thức và vận dụng đúng đắn những quy luật của tự nhiên và xã hội vào hoạt động thực tiễn của mình. Năng lực đầu tiên mà Hồ Chí Minh đòi hỏi ở người cán bộ cách mạng là năng lực lãnh đạo, quản lý, là khả năng tổ chức động viên quần chúng thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì cán bộ chính là cầu nối, là người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ đến với nhân dân, nên đòi hỏi cán bộ phải có năng lực này, nếu không thì không xứng đáng là cán bộ cách mạng. Và để tuyên truyền thực hiện tốt được đường lối của Đảng và Nhà nước trong quần chúng, đòi hỏi cán bộ phải có năng lực thực hành dân chủ, nghĩa là phải có mối liên hệ mật thiết với quần chúng, tin ở quần chúng và học hỏi ở chính quần chúng, "Không học hỏi dân thì không lãnh đạo được dân"[44, tr.88]; và phải cần có sự giúp đỡ của dân, vì "Dân chúng đồng lòng việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên"[43, tr.293]. Theo Hồ Chí Minh, năng lực tổ chức thực hành của người cán bộ thể hiện ở những điểm là: quyết định vấn đề một cách cho đúng, tổ chức thi hành cho đúng và tổ chức kiểm soát cho đúng. Để quyết định vấn đề một cách cho đúng cần phải có năng lực, trí tuệ, nắm được thông tin và xử lý thông tin, đưa ra phương án để lựa chọn, quyết định. Hồ Chí Minh cho rằng, năng lực tổ chức thực hành còn thể hiện ở chỗ phải biết: "Một là liên hợp chính sách chung với sự chỉ đạo riêng. Hai là liên hợp người lãnh đạo với quần chúng" [43, tr.288]. * Mối quan hệ giữa đức và tài của người cán bộ trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Nhấn mạnh tiêu chuẩn đạo đức, coi đó là gốc của người cán bộ cách mạng, đồng thời Hồ Chí Minh cũng luôn đề cao tiêu chuẩn tài năng đối với người cán bộ, đòi hỏi cán bộ phải là những người “có gan phụ trách, có gan làm việc.” Phải có trí tuệ, có tài thì cán bộ mới lĩnh hội được đầy đủ chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, mới có trình độ và năng lực cần thiết để đảm nhiệm được những trọng trách được giao phó, mới đủ khả năng tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt phần việc do mình phụ trách. Như vậy, Hồ Chí Minh đòi hỏi người cán bộ phải đồng thời có cả đức và tài và kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố đó; vì người cán bộ có tài mà không có đức thì không làm được việc gì, mà lại còn có thể góp hại cho đất nước; còn nếu chỉ có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, giống như "ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không có lợi gì cho loài người"[47, tr.172]. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, người cán bộ phải có cả đức và tài không tách biệt nhau, mà chi phối, quy định lẫn nhau: Đạo đức là cơ sở của tài năng, nó định hướng lý tưởng, hành động để vươn tới cái cao đẹp của tài năng; nhưng phải có tài mới phát huy được đạo đức, mới làm cho lý tưởng đạo đức nở hoa: "Đức và tài theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là những thành phần nòng cốt trong cấu trúc nhân cách của người cán bộ. Mỗi người cán bộ, theo Người phải là người có đức, có tài, phải " vừa hồng, vừa chuyên"[53, tr.278]. Quan hệ giữa đức và tài của người cán bộ trong tư tưởng Hồ Chí Minh không đơn thuần là quan hệ giữ chính trị và chuyên môn, vì Hồ Chí Minh không chính trị hóa đạo đức, cũng không trông vào chuyên môn là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá tài năng; mà thước đo để đánh giá đức và tài là ở động cơ và hiệu quả công việc, ở thái độ tận tụy, đấu tranh bảo vệ lẽ phải, chân lý, ở nói đi đôi với làm. Đức và tài luôn gắn với những điều kiện, tình hình cụ thể, và đòi hỏi mỗi người cán bộ phải không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, tự rèn luyện bản thân mình cả về phong cách, lề lối làm việc, cũng như phong cách, lối sống hàng ngày. 1.3.2.3. Người cán bộ phải có trình độ lý luận Với Hồ Chí Minh: "Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử"[46, tr.497]. Vì vậy, lý luận là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn; kém lý luận thì gặp công việc không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo, không thấy rõ điều kiện khách quan, chỉ làm theo suy nghĩ chủ quan, nên thường thất bại; vì thế người cán bộ phải học tập, rèn luyện để không ngừng nâng cao trình độ lý luận. Nhưng cũng phải tránh tình trạng lý luận suông, lý luận không xuất phát, không áp dụng được vào thực tiễn. Để nâng cao lý luận, phải thường xuyên tổng kết thực tiễn, mổ xẻ xem xét kỹ càng thực tiễn, để "làm phong phú thêm lý luận bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn"[46, tr.497]. Theo Hồ Chí Minh, người cán bộ nâng cao lý luận không có nghĩa là thuộc lòng hay mô tả lý luận, mà phải khái quát, tìm ra quy luật của vấn đề, làm phong phú lý luận bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn. Đồng thời cũng đòi hỏi cán bộ tự giác xem học tập lý luận là một nhiệm vụ phải hoàn thành. 1.3.2.4. Phong cách của người cán bộ Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, phong cách của người cán bộ được thể hiện ở các yêu cầu như tác phong quần chúng, dân chủ, thẳng thắn, tính quyết đoán và tinh thần trách nhiệm cao, sâu sát, thận trọng, nhất quán giữa lời nói và việc làm, giữa lý luận và thực tiễn, thường xuyên nghiêm túc phê bình và tự phê bình… Hồ Chí Minh đòi hỏi phong cách làm việc của cán bộ phải nêu cao tính Đảng. Mọi hoạt động của cán bộ "Phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, lên trước hết. Vì lợi ích của Đảng tức là lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc" [43, tr.320]. 1.3.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ Là người nhận thức rất rõ tầm quan trọng của công tác cán bộ, Hồ Chí Minh coi trọng tất cả mọi công đoạn, mọi quá trình của công tác cán bộ. Tư tưởng của Người về công tác cán bộ được thể hiện một cách đầy đủ, toàn diện, từ việc phát hiện, lựa chọn cán bộ đến đánh giá, cất nhắc, sử dụng cán bộ; từ huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đến việc kiểm soát, phê bình, khen thưởng cán bộ…. 1.3.3.1. Phát hiện, lựa chọn và đánh giá cán bộ Phát hiện và lựa chọn cán bộ là công đoạn đầu tiên của toàn bộ công tác cán bộ. Về vấn đề này, Hồ Chí Minh rất tâm huyết với truyền thống tốt đẹp của dân tộc là trọng dụng nhân tài, như lời khắc ghi của cha ông ta vào bia đá ở Văn miếu Quốc tử giám: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia"[2, tr.27]. Do vậy, Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới việc phát hiện, lựa chọn nhân tài, làm nguồn cho hình thành đội ngũ cán bộ. Để lựa chọn cán bộ, trước tiên, Người đặt niềm tin vào quần chúng, coi việc phát hiện và lựa chọn nhân tài không được phân biệt người trong Đảng hay ngoài Đảng, mà vấn đề là ở chỗ họ có phải thật sự là người có tài, vì: "phong trào quần chúng sôi nổi nảy nở rất nhiều nhân tài ngoài Đảng. Chúng ta không được bỏ rơi họ, xa cách họ. Chúng ta phải thật thà đoàn kết với họ, nâng đỡ họ. Phải thân thiết với họ, gần gũi họ, đem tài năng của họ giúp ích vào công cuộc kháng chiến cứu nước" [44, tr.276]. Cách lựa chọn cán bộ theo Hồ Chí Minh phải trên cơ sở những tiêu chí về chất lượng, cần xóa bỏ óc hẹp hòi, mở rộng cửa để liên lạc, hợp tác với những người có đức, có tài năng, cả người ở ngoài Đảng. Muốn thế phải xóa bỏ thói khinh người với căn bệnh "kiêu ngạo Cộng sản", cho rằng chỉ có mình mới cách mạng, mới khôn khéo. Trong lựa chọn cán bộ, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức và năng lực của người được lựa chọn: "Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng. Phải giữ vững đạo đức cách mạng mới là người cán bộ cách mạng chân chính" [45, tr.480], và "Sức có mạnh thì mới gánh được nặng và đi được xa" [47, tr.283]. Rất chú trọng tiêu chuẩn trong lựa chọn cán bộ, nhưng Hồ Chí Minh không có sự câu nệ ở bằng cấp, mà chủ yếu là ở thực lực; những cán bộ tuy không có bằng cấp cao, nhưng có thực tài, có đức vẫn phải là nguồn trong tuyển chọn và bố trí sử dụng cán bộ; còn đối với những người không có tài lại không có đức thì phải kiên quyết loại bỏ. Để lựa chọn cán bộ, Hồ Chí Minh yêu cầu phải sâu sát với thực tiễn, kịp thời phát hiện cán bộ có đức, có tài. Người cảnh báo căn bệnh thường gặp ở người cán bộ là thói quan liêu, nó gây thiệt hại đến tiềm năng con người -vốn quý nhất và lâu dài của cách mạng, đất nước. Khi đã mắc căn bệnh đó thì không có khả năng phát hiện được những người có khả năng thích hợp với công việc cũng như cán bộ không đủ khả năng đảm đương công việc. Khi đã giành được chính quyền nhà nước, Hồ Chí Minh cho rằng vấn đề lựa chọn cán bộ cần phải được công khai hóa, và luật pháp hóa, nhất là đối với cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước. Các sắc lệnh số 188/SL năm 1948 và 76/SL năm 1950 do Người ký ban hành cho thấy rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này; theo đó đòi hỏi việc tạo nguồn công chức hành chính quốc gia phải qua con đường thi tuyển, với các môn thi về chính trị, về pháp luật, về địa lý, về lịch sử, về ngoại ngữ… Theo Hồ Chí Minh cần phải thường xuyên đánh giá cán bộ. Vì đánh giá cán bộ đúng thì mới bố trí sử dụng được đúng cán bộ. Để đánh giá được cán bộ, trước hết phải xuất phát từ thực tiễn công tác mà người cán bộ tham gia, phải đánh giá cán bộ cả về phẩm chất đạo đức và năng lực, tài năng: "Xem xét cán bộ không chỉ xem ngoài mặt, chỉ xét một lúc, một việc, mà phải xét kỹ cả toàn bộ công việc" [43, tr.278]. Hồ Chí Minh cũng chỉ ra khi đánh giá cán bộ phải hết sức tránh thói tự cao tự đại, ưa nịnh hay lòng yêu ghét chủ quan mà "đem một cái khuôn khổ nhất định, chật hẹp mà lắp vào tất cả mọi người khác như nhau" [43, tr.277], và bản thân người đánh giá cán bộ trước hết phải sửa chính mình: "Mình càng ít khuyết điểm thì cách xem xét cán bộ càng đúng" [43, tr.278]. Việc đánh giá cán bộ phải trên quan điểm động, quan điểm phát triển, phải thấy rõ được mối quan hệ khách quan về biến hóa phát triển của mọi vấn đề một cách logic. Theo đó người chưa phạm sai lầm không có nghĩa sau này sẽ vẫn vậy và ngược lại một người khi trước có sai lầm, không phải vì thế mà họ sai lầm mãi. Có nắm được điều đó mới đưa ra được nhận xét, đánh giá cán bộ một cách chính xác, khách quan. 1.3.3.2. Huấn luyện cán bộ Hồ Chí Minh sớm ý thức được rằng "một dân tộc dốt là một dân tộc yếu", và "dốt thì dại, dại thì hèn". Do đó, người yêu cầu mọi người phải luôn cố gắng phấn đấu học tập, nhất là đối với đội ngũ cán bộ. Vì vậy, trong công tác cán bộ, Hồ Chí Minh rất coi trọng việc huấn luyện cán bộ. Người coi: "Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng" [43, tr.269]; đây là khâu có ý nghĩa quyết định đến trình độ và chất lượng của cán bộ; vì vậy, trong di sản Người để lại, tư tưởng về huấn luyện cán bộ giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Với công tác này, Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở những bài nói, bài viết hay những chỉ thị, mà Người còn trực tiếp mở các lớp huấn luyện cán bộ, và đích thân Người cũng tham gia giảng dạy, chỉ dẫn công việc về giảng dạy ở nhiều trường, lớp huấn luyện cán bộ. Trước hết, theo Hồ Chí Minh, huấn luyện cán bộ là một khái niệm rộng, có nội dung vừa giảng dạy, vừa hướng dẫn luyện tập; vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về huấn luyện cán bộ là hết sức phong phú: từ mục đích đến yêu cầu huấn luyện, từ nội dung đến phương pháp huấn luyện, từ chủ thể đến đối tượng huấn luyện… - Về chủ thể huấn luyện: Hồ Chí Minh cho rằng không phải ai cũng tiến hành huấn luyện được. Trước hết cần xác định đó là một nghề, nên cần phải có sự thông thạo nghề, đòi hỏi người huấn luyện phải nắm rõ phương pháp, đối tượng, nội dung và tài liệu huấn luyện; đồng thời phải đạt được những tiêu chuẩn cơ bản nhất định: + Về tư tưởng phải thông suốt, kiên định, nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; + Về đạo đức phải là một tấm gương sáng với những đức tính tốt của người cán bộ cách mạng; + Có lề lối làm việc nghiêm túc, khoa học, biết sắp xếp thời gian cho từng bài học một cách thích hợp với từng loại đối tượng. - Về đối tượng huấn luyện: Hồ Chí Minh đòi hỏi mỗi người học phải tự trả lời cho được câu hỏi "học để làm gì", phải có tinh thần lấy tự học làm cốt, và tự động học tập. Trong học tập phải chú trọng tu dưỡng đạo đức cách mạng, coi đó vừa là biện pháp, vừa là mục đích của học tập "Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng: có đạo đức cách mạng thì mới hy sinh tận tụy với cách mạng, mới lãnh đạo được quần chúng, đưa cách mạng tới thắng lợi hoàn toàn" [44, tr.50]. - Về mục đích: Huấn luyện cán bộ là nhằm tạo ra mẫu người mà xã hội và thời đại cần; đó là những con người phải biết đặt lợi ích chung của cả nước lên trên lợi ích của cá nhân mình, những con người biết trung với nước, hiếu với dân, biết yêu thương con người, có nghĩa tình, biết cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, vừa có đức, vừa có tài, có niềm tin vào lý tưởng. Mục đích của học tập không phải chỉ lấy bằng cấp, mà phải theo đúng nhu cầu, đòi hỏi của thực tiễn: "Các ngành công tác như là người tiêu thụ hàng. Ban huấn luyện như là người làm ra hàng. Làm ra hàng phải đúng với yêu cầu của người tiêu thụ. Nếu người ta cần nhiều xe mà mình làm ra nhiều bình thì hàng ế" [44, tr.48]. - Về yêu cầu của huấn luyện: Do là công việc rất khó, nên đòi hỏi phải có sự nỗ lực của cả người huấn luyện và người học, để huấn luyện sao có hiệu quả cao và thiết thực: "Mở lớp nào cho ra lớp ấy. Lựa chọn người dạy và người đến học cho cẩn thận. Đừng mở lớp lung tung" [44, tr.52]. Đòi hỏi học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền với thực tiễn, vì: "Nghiên cứu mà không thực hành là nghiên cứu suông. Thực hành mà không nghiên cứu thì hay bị mù quáng" [43, tr.417], và: "Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông" [46, tr.496]. - Về phương pháp huấn luyện: Theo Hồ Chí Minh cần phải kết hợp giữa chính quy với không chính quy, giữa học tập trung với tự học. Cần phải xác định học tập là công việc suốt đời, học bằng nhiều cách và học ở nhiều nơi: "Học trong sách báo, học trong công tác, học với anh em, học hỏi quần chúng" [45, tr.83]. - Về nội dung huấn luyện phải mang tính toàn diện, phong phú: + Huấn luyện lý luận chính trị là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài và phải được tiến hành thường xuyên. Huấn luyện lý luận phải liên hệ với thực tế, tránh huấn luyện lý luận suông; phải chú trọng cả thời sự và văn hóa. + Huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ sao cho mỗi cán bộ phải biết một nghề, làm việc gì thì học việc ấy, làm nghề gì phải thạo nghề ấy, và nhất là phải đáp ứng được đúng nhu cầu của xã hội: "Huấn luyện cán bộ là cốt để cung cấp cán bộ cho các ngành công tác" [44, tr.48]. + Huấn luyện văn hóa với nội dung là những kiến thức văn hóa thông thường, nhưng cần phải phong phú, và phải luôn lưu ý: "Theo trình độ văn hóa cao hay thấp mà đặt lớp chứ không theo cấp bậc cao hay thấp" [43, tr.271]. - Về tài liệu huấn luyện: Đây là vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng huấn luyện. Những tài liệu đó phải được xem xét, lựa chọn một cách kỹ càng; phải chú ý tới mức độ phù hợp của tài liệu với trình độ của đối tượng. Phải chú trọng những tài liệu về chủ nghĩa Mác-Lênin làm gốc; ngoài ra còn là các văn bản của Đảng, của Nhà nước, của các đoàn thể; phải đưa vào những tài liệu cần thiết khác: "Đó là những kinh nghiệm do những người đi học mang đến, kinh nghiệm thành công cũng như kinh nghiệm thất bại. Những kinh nghiệm đó đem trao đổi, gom góp lại tức là những bài học quý, không phải cứ chờ đồng chí cấp trên đến nói chuyện thì mới là bài, là học" [44, tr.49]. Tài liệu là yếu tố không thể thiếu trong huấn luyện cán bộ. Nhưng sử dụng tài liệu đến mức nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian, đối tượng, địa bàn, … và tài liệu chỉ là một yếu tố, trong quá trình huấn luyện phải kết hợp tài liệu với các yếu tố khác như tổ chức, phương pháp… 1.3.3.3. Sử dụng cán bộ Trong mọi công việc, việc thành bại phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề cán bộ, vì vậy, Hồ Chí Minh rất quan tâm tới việc sử dụng cán bộ sao cho có hiệu quả. Hồ Chí Minh đưa ra phương châm sử dụng cán bộ là: "Hiểu biết cán bộ. Khéo dùng cán bộ. Cất nhắc cán bộ. Thương yêu cán bộ. Phê bình cán bộ" [43, tr.277]. Trước hết trong sử dụng cán bộ phải hiểu biết đúng cán bộ. Đây là căn cứ quan trọng để sử dụng cán bộ có hiệu quả. Và muốn biết cán bộ thì phải biết mình trước, vì: "Đã không tự biết mình thì khó mà biết người, vì vậy muốn biết đúng sự phải trái của người ta, thì trước hết phải biết đúng sự phải trái của mình. Nếu không biết sự phải trái ở mình, thì chắc không thể nhận rõ người cán bộ tốt hay xấu" [43, tr.277]. Hiểu biết cán bộ để nhìn thấy và khơi dậy được những điểm tốt, điểm mạnh cũng như điểm yếu của cán bộ, qua đó tìm được cách sử dụng cán bộ cho thích hợp với khả năng của mỗi người. Hiểu biết và đánh giá cán bộ phải dựa trên những cơ sở khoa học để thấy rõ được cán bộ làm được việc và cán bộ tốt Thứ hai, phải khéo dùng cán bộ. Cán bộ cũng là con người, không phải thánh, có tốt, có xấu, nên vấn đề là khéo nâng cao chỗ tốt, sửa chữa chỗ xấu cho họ, "Người đời ai cũng có chỗ hay chỗ dở. Ta phải dùng chỗ hay của người để giúp người sửa chữa chỗ dở. Dùng người như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được" [43, tr.271]. Trong dùng cán bộ cần phải tránh: "1.Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài. 2.Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những người chính trực. 3.Ham dùng những người tính tình hợp với mình, mà tránh những người tính tình không hợp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfT432 t4327903ng H7891 Champ237 Minh v7873 camp225n b7897 vamp224 v7853n damp.pdf
Tài liệu liên quan