Tài liệu Luận văn Từ điển thuật ngữ kinh tế Nga - Việt - Anh: LUẬN VĂN:
TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ KINH TẾ
NGA - VIỆT - ANH
2. Tính cấp thiết của đề tài:
Tình hình chính trị, kinh tế nước Nga thời kỳ hậu xô viết có nhiều biến động to lớn.
Những biến đổi đó có ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và LB Nga.
Hai nền kinh tế mang tính tập trung, bao cấp cao bắt đàu đổi mới - chuyển sang nền kinh tế
thị trường. Cùng với nền kinh tế, nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội cũng biển đổi
theo.
Những biến đổi trong đời sống chính trị, kinh tế được phản ánh rõ nét trong tiếng
Nga hiện đại, trước hết là trong lĩnh vực tù vựng qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Từ vựng biến đổi nhanh chóng: trong đó xuất hiện một khối lượng lớn thuật ngữ kinh tế,
biểu thị những khái niệm mới không những đối với người học tiếng Nga, mà đối với cả
người bản ngữ. Do đó gần đây LB Nga đã cho xuất bản cuốn từ điển “Nhừng từ mới xuất
hiện trong tiếng Nga cuối thể kỷ 19 - đầu thể kỷ 20”. Cuốn từ điển này giúp cho người đọc
hiểu được n...
69 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Từ điển thuật ngữ kinh tế Nga - Việt - Anh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ KINH TẾ
NGA - VIỆT - ANH
2. Tính cấp thiết của đề tài:
Tình hình chính trị, kinh tế nước Nga thời kỳ hậu xô viết có nhiều biến động to lớn.
Những biến đổi đó có ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và LB Nga.
Hai nền kinh tế mang tính tập trung, bao cấp cao bắt đàu đổi mới - chuyển sang nền kinh tế
thị trường. Cùng với nền kinh tế, nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội cũng biển đổi
theo.
Những biến đổi trong đời sống chính trị, kinh tế được phản ánh rõ nét trong tiếng
Nga hiện đại, trước hết là trong lĩnh vực tù vựng qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Từ vựng biến đổi nhanh chóng: trong đó xuất hiện một khối lượng lớn thuật ngữ kinh tế,
biểu thị những khái niệm mới không những đối với người học tiếng Nga, mà đối với cả
người bản ngữ. Do đó gần đây LB Nga đã cho xuất bản cuốn từ điển “Nhừng từ mới xuất
hiện trong tiếng Nga cuối thể kỷ 19 - đầu thể kỷ 20”. Cuốn từ điển này giúp cho người đọc
hiểu được những văn bản kinh tế mới.
Cuốn “Từ điển kinh tế Nga-Việt-Anh” là ý tưởng đầu tiên của tập thể tác giả tham
gia đề tài muốn phản ánh tính chất đa dạng, phong phú của thuật ngữ trong lĩnh vực kinh tế.
Việc làm này hết sức cần thiết, bởi lẽ xu hướng hội nhập và hợp tác trong đời sống kinh tế-
xã hội và chính trị đang là xu hướng chủ đạo trên phạm vi toàn cầu. Hơn nữa, những cuốn
từ điển kinh tế song ngữ hoặc đa ngữ được xuất bản trước đây ở Liên Xô cũng như ở Việt
Nam chủ yếu chứa đựng những thuật ngữ phản ánh những phạm trù và khái niệm kinh tế
XHCN mà hiên nay it sử dụng.
Tư thập niên 90 trở lại đây LB Nga và Việt Nam đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường. Cơ chế kinh tế thị trường là sản phẩm và thành quả của nền văn minh nhân loại.
Trong tiếng Nga xuất hiện nhiều thuật ngữ kinh tế mới do cơ cấu kinh tế-chính trị-xã hội đã
thay đổi trong những năm qua. Hơn nữa nội hàm ngữ nghiã của những từ đang sử dụng bị
thay đổi do ảnh hưởng của những biến động chính trị-xã hội và kinh tế ở nước Nga. Qua
thống kê của các nhà ngôn ngữ, tiếng Nga đã vay mượn nhiều thuật ngữ tiếng Anh, nhất là
trong lĩnh vực kinh tế. Nhiều thuật ngữ chưa được cập nhật trong những từ điển truyền
thống, do vậy việc cung cầp cho người học và bạn đọc Việt Nam một hệ thống thuật ngữ
trong lĩnh vực kinh tế chung và nhiều lĩnh vực liên quan, dù còn hạn chế, là việc làm cấp
thiết nhằm giúp họ dễ dàng tiếp cận được với các phương tiện thông tin bằng tiếng Nga,
đồng thời đối chiếu với tiếng Anh hiện đại trong điều kiện nuớc ta ngày càng hội nhập sâu
sắc hơn vào đời sống kinh tế- chính trị- xã hội và văn hoá ở khu vực và trên phạm vi toàn
thế giới.
Tính cấp thiết của cuốn “Từ điển kinh tế Nga-Việt-Anh” không những chỉ ở chỗ cần
thiết thống kê những thuật ngữ kinh tế được sử dụng với tần số cao cho người Việt, giải
thích và đưa ra những thuật ngữ tiếng Việt tương đương, mà còn nhiệm vụ phục vụ cho
việc nghiên cứu quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và LB Nga ngày càng mở rộng sau hàng
loạt hội nghị cấp cao của chính phủ hai nước.
3. Mục đích và yêu cầu của công trình nghiên cứu.
Là kết quả và sản phẩm của công trình nghiên cứu tiến hành trong hai năm, cuốn
“Từ điển kinh tế Nga-Việt-Anh” nhằm phục vụ cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng viên,
học viên các hệ cử nhân chính trị, hệ cao học và hệ nghiên cứu sinh của Học viện chính trị-
hành chính quốc gia Hồ Chí Minh trong việc học tiếng Nga, trong việc tham khảo, đọc
sách, báo, tài liệu tiếng Nga để sưu tầm tài liệu cho luận án, luận văn, tiểu luận và nghiên
cứu khoa học.
Khác với danh pháp, thuật ngữ trong cuốn“Từ điển kinh tế Nga-Việt-Anh” này là bộ
phận từ ngữ đặc biệt của các ngôn ngữ Nga, Việt, Anh. Nó phải bao gồm những từ và cụm
từ cố định là tên gọi (định danh) chính xác của các loại khái niệm và đối tượng thuộc các
lĩnh vực chuyên môn kinh tế như: kinh tế chính trị học, quản lý kinh tế. kinh tế phát triển,
kinh doanh, tài chính, tiếp thị, luật kinh tế v.v.
Những thuật ngữ trong cuốn từ điển này phải phản ánh được những đặc điểm cơ bản
của thuật ngữ như:
a/ Tính chính xác.
Nói chung, mọi từ trong ngôn ngữ đều liên hệ với khái niệm, nhưng các khái niệm
được biểu hiện trong các từ thông thường khác với các khái niệm biểu hiện trong thuật ngữ.
Theo giáo sư A.A. Reformatsky, “Hệ thuật ngữ là một đặc điểm của khoa học, kỹ thuật,
chính trị, tức là của những lĩnh vực hoạt động xã hội đã được tổ chức một cách trí tuệ (dù
cho đối tượng là tự nhiên đi nữa). Chính vì thế, các khái niệm được biểu hiện trong thuật
ngữ là các khái niệm chính xác của một môn khoa học nào đó. Trong nhiều công trình
nghiên cứu người ta không sử dụng khái niệm “ý nghĩa từ vựng” cho các thuật ngữ, mà chỉ
nói “nội dung của thuật ngữ” mà thôi. Trong ngữ cảnh khác nhau, cũng như khi đứng một
mình, thuật ngữ không thay đổi về nội dung. Nội hàm nghĩa của thuật ngữ không phụ thuộc
vào sự phát triển của bản thân khoa học.
b/Tính hệ thống.
Mỗi thuật ngữ đều bị qui định bởi hai trường: trường từ vựng và trường khái niệm.
Trường từ vựng là những liên kết của thuật ngữ với các từ khác trong ngôn ngữ nói chung.
Tất cả các từ không phải thuật ngữ cũng nằm trong các trường như vậy. Nhưng đối với
thuật ngữ, trường khái niệm có tính chất tất yếu hơn và cũng chỉ thuật ngữ mới bị qui định
bởi cái trường này.
Mỗi lĩnh vực khoa học đều có một hệ thống các khái niệm chặt chẽ, hữu hạn, được
thể hiện bằng hệ thống các thuật ngữ của mình. Như vậy, mỗi thuật ngữ đều chiếm một vị
trí trong hệ thống khái niệm. đều nằm trong một hệ thống thuật ngữ nhất định. Giá trị của
mỗi thuật ngữ được xác định bởi mối quan hệ của nó với những thuật ngữ khác cùng trong
hệ thống. Nếu tách một thuật ngữ ra khỏi hệ thống, thì nội dung thuật ngữ của nó không
còn nữa. Tóm lại, các thuật ngữ không thể đứng biệt lập một mình, mà bao giờ cũng là yếu
tố của một hệ thống thuật ngữ nhất định.
c/ Tính quốc tế.
Thuật ngữ là bộ phận từ vựng đặc biệt biểu hiện những khái niệm khoa học chung
cho những người nói các thứ tiếng khác nhau. Vì vậy, sự thống nhất thuật ngữ giữa các
ngôn ngữ là cần thiết và bổ ích. Chính điều này đã tạo nên tính quốc tế của thuật ngữ.
Dựa trên ba đặc điểm cơ bản vừa nêu của thuật ngữ, , nhóm tác giả đã có diều kiện
tuyển lựa thuật ngữ chính xác và đưa vào bảng từ của cuốn “Từ điển kinh tế Nga-Việt-Anh”.
4. Cấu trúc của cuốn “Từ điển kinh tế Nga-Việt-Anh”.
Bảng từ xếp sắp theo vần chữ cái tiếng Nga.
Ngoài những thuật ngữ đơn và ghép (khoảng 10 000), trong từ điển còn đưa vào
những từ tổ điển hình cho văn phong kinh tế, nhằm giúp người sử dụng hiểu thấu đáo hơn
các thuật ngữ và sử dụng chúng trong những ngữ cảnh phù hợp.
5. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
1/ Vấn đề thuật ngữ.
Vấn đề thuật ngữ chúng ta nghiên cứu vẫn còn hạn chế. Chúng ta đã học tập nhiều
kinh nghiệm của chuyên gia nước bạn để ứng dụng vào việc phát triển lý luận về thuật ngữ,
thuật ngữ học, về từ điển học, trong đó có từ điển thuật ngữ.
Để phục vụ cho cải cách giáo dục những năm 80 thế ký XX Bộ Giáo dục đã ban
hành “Qui định về chính tả tiếng Việt” và “Qui định về thuật ngữ tiếng Việt” (5 - 3 - 1984).
Trong đó nêu ra những yêu cầu chuẩn đối với hai lĩnh vực kể trên. Để thực hiện những yêu
cầu chuẩn đó đã thành lập ra hai Hội động cấp nhà nước: Hội đồng chuẩn hoá chính tả tiếng
Việt và Hội đồng chuẩn hoá thuật ngữ. Về thuật ngữ các nhà khoa học đã đưa ra những qui
định cụ thể, như cấu tạo và sử dụng thuật ngữ tiếng Việt, việc chuẩn hoá, hệ thống hoá . . .
trong việc biên soạn sách giáo khoa, từ điển và giảng dạy.
“Từ điển kinh tế Nga-Việt-Anh” được biên soạn sẽ được biên soạn theo tinh thấn chỉ
đạo, cũng như những nguyên tắc của Hội đồng chuẩn hoá thuật ngữ kể trên. Đồng thời các
tác giả cố gắng vận dụng những thành quả nghiên cứu của những năm gần đây của các học
giả nước ngoài và trong nước để nâng cao chất lượng công trình về lý luận cũng như thực
tiễn, để theo kịp sự phát triển của ngành thuật ngữ học và từ điển học nhằm đáp ứng được
yêu cầu học tập, nghiên cứu của thời đại.
2/ Vấn đề từ điển.
Người Nga hiện nay đã xuất bản một số từ điển kinh tế mới, trong đó đã loại trừ
những từ không phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay, dặc biệt là bổ sung rất nhiều
thuật ngữ mới phản ánh những thay đổi trong đời sống kinh tế - xã hội nước Nga. Trên các
phương tiện thông tin đại chúng chúng ta gặp rất nhiều thuật ngữ kinh tế mới, đê hiểu
chúng không thể thiếu từ điển thuật ngữ chuyên ngành. Ở Việt Nam hiện chưa có cuốn từ
điển song ngữ Nga - Việt nào đáp ứng được nhu cầu người học và độc giả báo chí và tư liệu
tiếng Nga.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thống kê để lựa chọn mục từ có tần số xuất hiện cao. Phương pháp
phân tích ngữ nghiã để tường giải nội dung các thuật ngữ. Phương pháp đối chiếu để chọn
thuật ngữ tương dương.
7. Nội dung nghiên cứu:
A. Một số vần đề lý luân về thuật ngữ tiếng Nga.
I. Từ vựng tiếng Việt xét về phương diẹn phạm vi sử dụng.
Cũng như các ngôn ngữ khác (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung quốc) từ vựng tiếng Việt
bao gồm nhiều lớp hạng khác nhau. Khi xét về phạm vi sử dụng của các từ trong hoạt động
giao tiếp, ta có thể chia ra từ vựng toàn dân và từ vựng hạn chế về mặt xã hội và lãnh thổ.
1. Từ vựng toàn dân là những từ toàn dân hiểu và sử dụng. Nó là vốn từ chung cho
tất cả những người nói tiếng Việt, thuộc các địa phương khác nhau và tầng lớp xã hội khác
nhau. Đây chính là lớp từ vựng cơ bản, lớp từ vựng quan trọng nhất trong một ngôn ngữ.
Nhiều nhà khoa học đều nhất trí quan điểm cho rằng, từ vựng toàn dân là hạt nhân vốn từ
vựng của một dân tộc, không có nó ngôn ngữ không thể tồn tại và vì thế cũng không thể có
sự trao đổi giữa mọi người. Từ vựng toàn dân còn là cơ sở cho sự thống nhất ngôn ngữ.
Về mặt ý nghĩa, từ vựng toàn dân biểu thị những sự vật, hiện tượng khách quan hay
khái niệm quan trọng và cần thiết trong đời sống
Số lượng từ vựng toàn dân thông dụng bao gồm:
- danh từ: cuộc sống, ánh sáng, ngày, đêm, báo, tạp chí ...
- tính từ: thân yêu, trẻ, già, đỏ, xanh ...
- động từ: ăn, ở, xem, đọc ...
- đại từ: tôi, chúng ta, họ ...
- từ tình thái: tất nhiên, hiển nhiên, đáng tiếc, may thay ...
Trong thành phần vốn từ toàn đan có hàng chục nghĩa từ. Thuộc tính của từ vựng
toàn dân là tính chất phổ cập và hiểu được.
Từ vựng toàn dân là bộ phân nòng cốt, hạt nhân của từ vựng văn học. Nó là vốn từ cần thiết
nhất để diễn đạt tư tưởng , tình cảm, miêu tả hiện tượng, sự vật trong mỗi ngôn ngữ.
Từ vựng toàn đân cũng là cơ sở để cấu tạo các từ mới, làm giầu kho từ vựng của
ngôn ngữ mỗi dân tộc nói chung. Xét về đại thể, tuyệt đại đa số các từ thuộc lớp từ vựng
toàn dân là những từ mang tính chất trung hoà về phong cách, tức là chúng có thể được sử
dụng ở mọi phong cách chức năng khác nhau. Đối lập với lớp từ vựng toàn dân là những
lớp từ vựng dùng hạn chế ở mỗi phong cách nhất định. Những lớp từ vựng bao gồm từ địa
phương, từ nghề nghiệp, từ lóng, thuật ngữ.
2, Từ địa phương.
Từ địa phương là những từ được dùng hạn chế ở một hoặc một vài địa phương Nhìn
chung, từ địa phương là bộ phận từ vựng của ngôn ngữ nói (khẩu ngữ) hàng ngày của bộ
phận nào đó của dân tộc, chứ không phải là từ vựng của ngôn ngữ văn học. Khi dùng vào
sách báo văn nghệ, các từ địa phương thường mang sắc thái tu từ như diễn tả lại đặc điểm
của địa phương, đặc điểm của nhân vật v.v. Chẳng hạn,
bà (toàn dân) mận (Thanh Hoá) mụ (Nghệ Tĩnh),
lợn (toàn dân) ỉn (Hải Hưng)` heo (Nam Bộ).
kia (toàn dân) tê (Thanh Hoá
rừng (toàn dân) ngàn (Nam Bô).
Từ vựng địa phương chủ yếu là từ vựng khẩu ngữ. Để đảm bảo sự trong sáng của
ngôn ngữ dân tộc, khi dùng từ địa phương trong sách báo văn học, nghệ thuật, cần phải hết
sức thận trọng và có mức độ. Nói chung, chỉ nên dùng các từ địa phương vào sách báo văn
nghệ trong những trường hợp hữu hạn: các sự vật nào đó lúc đầu chỉ được biết trong một
khu vực nhất định, sau đó được phổ biến rộng rãi, có tính chất toàn dân. Những từ địa
phương có sắc thái biểu cảm mạnh mẽ hơn so với các từ nghĩa tương ứng trong ngôn ngữ
toàn dân. Nguyến Du là một bậc thầy trong việc sử dụng từ địa phương vào tác phẩm văn
học.
Đầu lòng hai ả Tố Nga.
Cậy em em có chịu lời.
Nhà văn Nguyễn Du là người miền Trung, song truyện Kiều dùng rất ít từ địa
phương. Chính vì vậy Truyện Kiều đã đi vào quần chúng khắp Trung, Nam, Bắc. Đáng tiếc
một số tác phẩm văn học của ta đã dùng thái quá từ địa phương gây ấn tượng nặng nề đối
với bạn đọc. Văn hào Gooc-ki đã kịch liệt lên án hiện tượng dùng từ địa phương một cách
lạm dụng Ông viết: “Dùng từ mà chỉ nhân dân một vùng hiểu là một sai lầm nghiêm trọng,
là phản nghệ thuật”.
3. Tiếng lóng.
Tiếng lóng là những từ ngữ được dùng hạn chế về mặt xã hội, tức là những từ ngữ
không phải toàn dân hiểu và sử dụng, mà chỉ bó hẹp sử dụng trong một tầng lớp xã hội nào
đó. Có tiếng lóng của giới trẻ, có tiếng lóng của bọn lưu manh, phe phẩy v.v. . ví như: đột
vòm (ăn trôm), choai (thiếu nữ dậy thì), bắt mối (tìm hàng) ...
Mặc dù tiếng lóng chỉ là từ có tính chất thông tục, chủ yếu được dùng trong ngôn ngữ nói
của một tầng lớp xã hội nhất định, nhưng những tiếng lóng không thô tục, mà chỉ là tên gọi
có hình ảnh của sự vật, hiện tượng nào đó có thể được dùng phổ biến, dần dần thâm nhập
vào ngôn ngữ toàn dân. Trong các tác phẩm văn học nghệ thuật tiếng lóng được dùng làm
một phương tiện tu từ để khắc hoạ tính cách và miêu tả hoàn cảnh sống của nhân dân.
4. Từ ngữ nghề nghiệp.
Từ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị những công cụ, sản phẩm lao động và quá
trình sản xuất của một ngành nghề nào đó trong xã hội. Những từ ngữ này thường được
những người trong cùng ngành nghề đó
biết và sử dụng. Do đó, từ ngữ nghề nghệp cũng là lớp từ vựng được sử dụng hạn chế về
mặt xã hội.
Ví dụ: cầy, bừa, bón lót, gieo thẳng (nghề nông); guồng cửi, đáng ống, sợi mộc
(nghề dệt); lá, móc vanh, chằng nón (nghề làm nón); đào, kép, kép đỏ, kép xanh (nghệ thuật
tuồng) v.v.
Nhìn chung, tuy là lớp từ vựng khác với tiếng lóng, từ ngữ nghề nghiệp là những tên
gọi duy nhất của hiện tượng thực tế. Chúng không có từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ toàn
dân. Tuy nhiên từ nghề nghiệp dễ dàng trở thành từ vựng toàn dân, khi những khái niệm
riêng của nghề nào đó trở thành phổ biến rộng rãi trong toàn xã hội. Khác với tiếng lóng, từ
vựng nghề nghiệp nằm trong từ vựng của ngôn ngữ văn học. Chúng có thể dùng trong sách
báo chính luận và văn học nghệ thuật.
Đất Bưởi có cây bồ đề,
Có giếng tắm mát, có ngườii seo, cau.
5. Thuật ngữ và danh pháp.
Thuật ngữ là bộ phận từ vựng đặc biệt của ngôn ngữ. Nó bao gồm những từ và cụm
từ cố định, là tên gọi chính xác của các loại khái niệm và các đối tượng thuộc các lĩnh vực
chuyên môn của con người.
Thí dụ: tư bản, tích luỹ, giá trị thặng dư (kinh tế học); âm vị, âm tiết, hình vị (ngôn
ngữ học).
Chúng ta cần phân biệt thuật ngữ với danh pháp khoa học. Hệ thuật ngữ trước hết
gắn liền với hệ thống các khái niệm của một bộ môn khoa học nhất định. Các danh pháp là
toàn bộ những tên gọi được dùng trong một ngành chuyên môn nào đó, nó không gắn trực
tiếp với các khái niệm của khoa học này, mà chỉ gọi tên các sự vật trong khoa học đó mà
thôi. Thí dụ trong môn địa lý, các từ: núi, sông, biển, xa mạc ... là các thuật ngữ, còn tên
núi, sông, biển, sa mạc cụ thể như Tam Đảo, sông Lô, biển Đen, sa mạc Xa-ha-ra là danh
pháp; tên các loại vi-ta-min A, B, C, E cũng chỉ là danh pháp. Như vậy, về mặt chức năng
giống với các tên riêng. Về bản chất, danh pháp là tên riêng của các đối tượng. Nếu như ở
thuật ngữ người ta nhấn mạnh chức năng định nghĩa của nó, thì đối với danh pháp chức
năng định danh (gọi tên) mới là quan trọng.
Thuật ngữ có thể được cấu tạo trên cơ sở các từ hoặc các hình vị có ý nghĩa sự vật
vụ thể. Nội dung của thuật ngữ ít nhiều tương ứng với ý nghĩa của các từ tạo nên chúng.
Còn danh pháp có thể được quan niệm là một chuỗi kế tiếp nhau của các chữ cái (vi-a-min
A, vi-a-min B ... ), là một chuỗi các con số (TU 104, SU 26) hay bất kỳ cách gọi tên võ
đoán nào. Nhà ngôn ngữ học Vinovic định nghĩa danh pháp như sau: “... danh pháp khác hệ
thuật ngữ, nó chỉ là một hệ thống các phù hiệu hoàn toàn trừu tượng và ước lệ, mà mục
đích duy nhất là ở chỗ cấp cho ta các phương tiện thuận lợi nhất về mặt thực tiễn để gọi tên
các đồ vật, các đối tượng không quan hệ trực tiếp với những đòi hỏi của tư duy lý luận hoạt
động với những sự vật này”.
Để so sánh thuật ngữ và danh pháp với từ bình thường và tín hiệu, ta có thể sử dụng
sơ đồ sau:
Tín hiêu – danh pháp - thuật ngữ - từ.
Từ và tín hiệu ở vào thế đối lập, danh pháp gần với tín hiiệu, còn thuật ngữ gần với
từ.
II. Những tiêu chí xác định thuật ngữ trong một ngôn ngữ nhất định.
Dựa vào những đặc điểm cơ bản của thuất ngữ, chúng ta có thể rút ra những tiêu chí
xác định thuật ngữ trong vốn từ vựng mỗi dân tộc. Nói chung, mọi từ trong ngôn ngữ đều
liên hệ với khái niệm, thế nhưng các khái niệm được biểu hiện trong các từ thông thường
khác với các khái niệm được biểu hiện trong thuật ngữ. Theo quan điểm cua A.A.Re-foc-
mat-xki “hệ thuật ngữ là một đặc điểm của khoa học, kỹ thuật, chính trị, tức là của những
lĩnh vực hoạt động xã hội đã được tổ chức một cách trí tuệ (A.A.Re-foc-mat-xki. Thuật ngữ
và hệ thống thuật ngữ là gì?” Những vấn đề về thuật ngữ, M. 1961, tr. 45-51). Chính vì thế,
các khái niệm được biểu hiện trong thuật ngữ là các khái niệm chính xác của một bộ môn
khoa học nào đó. Trong nhiều công trình nghiên cứu người ta không dùng khái niệm “ý
nghĩa từ vựng” cho các thuật ngữ, mà chỉ nói “nội dung của thuật ngữ”. Do sự tác động lẫn
nhau, ý nghĩa của các từ thông thường có thể thay đổi trong những trường hợp khác nhau,
còn nội dung của thuật ngữ là thuộc vào lĩnh vực thuần tuý về trí tuệ, chúng không bị thay
đổi như thế. Số phận của thuật ngữ không phụ thuộc vào sự phát triên của bản thân khoa
học. Nó chỉ thay đổi khi nào xuất hiện biểu tương mới, những quan niệm mới, chỉ thay đổi
khi các khái niệm mà nó diễn đạt được xác lập lại. Trong các từ điển thuật ngữ không được
giải thích như các từ thông thường, mà thực chất là được định nghĩa. Sự giải thích phụ
thuộc vào mẫn cảm chủ quan của con người. Còn muốn định nghĩa một thuật ngữ thì phải
biết tường tận về môn khoa học thuật ngữ này. Ngày nay, tất cả các thuật ngữ đếu là các
thành tố của một lý thuyết nhất định và để hiểu thuật ngữ nào đó, cần phải hiểu tất cả lý
thuyết. Công việc này đôi khi vượt quá khả năng của nhà ngôn ngữ học , đòi hỏi phải có sự
hợp tác với những nhà chuyên môn khác.
Như vậy, đặc điểm cũng như tiêu chí số một của thuật ngữ là tính chính xác. Mỗi
thuật ngữ đều bị qui định bởi hai trường: trường từ vựng và trường khái niệm. Trường từ
vựng là những liên hệ của thuật ngữ với các từ khác trong ngôn ngữ nói chung. Tất cả các
từ không phải thuật ngữ cũng nằm trong cái trường như vậy. Nhưng đối với thuật ngữ
trường khái niệm có tính chất tất yếu hơn. Mỗi lĩnh vực khoa học đếu có một hệ thống các
khái niệm chặt chẽ, hữu hạn, được thể hiện bằng hệ thống các thuật ngữ của mình. Như
vậy, mỗi thuật ngữ đều chiếm một vị trí trong hệ thống khái niệm, đều nằm trong một hệ
thống thuật ngữ nhất định.
Như vậy, muốn “thuật ngữ không cản trở đối với cách hiểu, lại thể hiện được vị trí
của nó trong hệ thống thuật ngữ thì qua hình thức của thuật ngữ cần phải khu biệt nó về
chất với các thuật ngữ khác loạt, đồng thời có thể khu biệt nó về quan hệ so với những khái
niệm cùng loại. Thí dụ, âm vị, âm tố, âm tiết, âm đoạn, âm hưởng, âm điệu, trong đó âm có
giá trị phân biệt về chất loại thuật ngữ này với các thuật ngữ khác. Những từ còn lại: vị, tô,
tiết, đoạn, hưởng, điệu có giá trị khu biệt lẫn nhau trong loạt thuật ngữ này. Tương tự như
vậy, vị với tư cách yếu tố nhỏ nhất có giá trị khu biệt về một mặt nào đó, có thể cấu tạo
thành loại thuật ngữ: hình vị, từ vị, nghĩa vị, thanh vị ...
Tính quốc tế.
Thuật ngữ là lớp từ vựng đặc biệt biểu thị những khái niệm khoa học chung cho
những người nói các thứ tiếng khác nhau. Vì vậy, sự thống nhất giữa các ngôn ngữ là cần
thiết và bổ ích. Chính điều này đã tạo nên tính quốc tế của thuật ngữ. Thông thường khi đề
cập đến tính quốc tế của thuật ngữ, người ta chỉ chú ý tới biểu hiện hình thức cấu tạo của
nó: các ngôn ngữ dùng các thuật ngữ giống hoặc tương tự nhau, cùng xuất phát một gốc
chung. Ví dụ: các thuật ngữ rađiô, tiếp thị.
Tiếng Việt rađiô, marketing
Tiếng Pháp radio, marketing
Tiếng Anh radio, marketing
Tiếng Nga радио, маркетинг
Thực ra, về hình thức cấu tạo, tính quốc tế của thuật ngữ có tính chất tương đối.
Dường như không có thuật ngữ nào có sự thống nhất ở tất cả các ngôn ngữ trên thế giới.
Mức độ thống nhất của các thuật ngữ là khác nhau, có thuật ngữ thống nhất trên một phạm
vi rộng, có thuật ngữ thống nhất trên một phạm vi hẹp hơn do lịch sử truyền thống hình
thành các khu vực văn hoá khác nhau.
Tính thống nhất.
Tính thống nhất Tính thống nhất của thuật ngữ thể hiện trước hết ở sự thống nhất
trong phạm vi các khu vực văn hoá. Các ngôn ngữ Ấn Âu chịu ảnh hưởng của nền văn hoá
Hy lạp, cho nên thuật ngữ của chúng thường bắt nguồn từ các tiếng La tinh và Hy lạp.
Tiếng Việt và một số thứ tiếng khác ở Đông Nam Á, như tiếng Triều Tiên, Nhật Bản v.v.
xây dựng thuật ngữ phần lớn dựa trên cơ sơ các từ tố gốc Hán cũng là vì các dân tộc này có
bang giao văn hoá lâu đời với Trung Quốc. Có lé do sự thống nhất tương đối về hình thức
cấu tạo của thuật ngữ giữa các ngôn ngữ mà nhiều người đã xem nhẹ tính quốc tế của thuật
ngữ. Trong hội nghị về chủẩn hoá thuật ngữ khoa học tổ chức năm 1978 mọi người tham
dự chỉ nhất trí được với nhau ở tính chính xác và tính hệ thống của thuật ngữ, còn về những
điểm khác của thuật ngữ thì mỗi người quan niệm một khác: người thì đưa thêm tính dân
tộc, người thì đưa thêm tính đơn nghĩa, người thì đưa thêm tính ngắn gọn v.v. Theo quan
điểm của chúng tôi, tính dân tộc, tính dễ hiểu, tính ngắn gọn ... không chỉ là đặc trưng riêng
của thuật ngữ, mà những từ thông thường cũng phải có, càng phải có những tính ấy. Khi
xây dựng thuật ngữ chẳng những phải bảo đảm những tính chất riêng của thuật ngữ, mà còn
phải bảo đảm cả những tính chất chung của thuật ngữ với những lớp từ vựng khác.
III. Thuật ngữ và từ ngữ thông thường.
Thuật ngữ không cách biệt hoàn toàn đối với từ toàn dân và các lớp từ vụng khác.
Thuật ngữ dẫu sao vẫn là một bộ phận của hệ thống từ vựng nói chung, có quan hệ với từ
khác trong hệ thống ngôn ngữ. Cả các tù thông thường lẫn thuật ngữ đều chịu sự chi phối
của các qui luật ngữ âm, cấu tạo từ và ngữ pháp của ngôn ngữ nói chung. Màu sắc chuyên
môn cũng như phạm vi sử dụng hạn chế của thuật ngữ sẽ không còn là cái gì hoàn toàn đối
lập với ngôn ngữ toàn dân khi mà trình độ khoa học của quảng đại quần chúng được nâng
lên. Khi đó các thuật ngữ, trừ các thuật ngữ chuyên môn quá hẹp, không còn là lĩnh vực
riêng của các nhà chuyên môn thuộc ngành khoa học nào đó. Giữa từ toàn dân và thuật ngữ
có quan hệ xâm nhập lẫn nhau. Từ toàn dân có thể trở thành thuật ngữ và ngược lại. Một
khi từ toàn dân trở thành thuật ngữ, thì ý nghĩa của nó được hạn chế lại, có tính chất chuyên
môn hoá: tính chất hình tượng và giá trị gợi cảm mất đi, những mối liên hệ mới xuất hiện.
Ví dụ: Thuộc lớp từ toàn dân “nước” có nghĩa là “chất lỏng” nói chung, vì vậy nó có thể
kết hợp với các từ khác như: nước biển, nước sông, nước hồ, nước đổ lá khoai ... Khi
chuyển thành thuật ngữ hoá học “nước” chỉ còn biểu thị chất lỏng do sự kết hợp của ô-xy
và hy-drô mà thành. Nó cũng không còn gợi lên một hình tượng đẹp “đáy nước in trời” như
trước đây.
Các thuật ngữ trong một số trường hợp nhất định cũng có thể trở thành từ vựng toàn
dân. Tuy nhiên không phải toàn bộ thuật ngữ với cả khái niệm khoa học mà nó diễn đạt đều
có thể chuyển hoá vào ngôn ngữ toàn dân, mà chỉ là cái vỏ ngữ âm của nó mà thôi. Ví dụ:
thuật ngữ “dứt điểm” vốn là thuật ngữ của ngành thể dục thể thao đã được dùng rộng rãi để
chỉ hiện tượng làm việc gì đó có tính toán, có chương tính sắp xếp trước sau, như: “Chúng
ta cần phải giải quyết dứt điểm xoá nghèo trong quí I” v.v.
Chính do sự chuyển hoá lẫn nhau giữa thuật ngữ và từ ngữ toàn dân mà chúng ta
thấy ngoài những thuật ngữ chỉ nằm trong hệ thống thuật ngữ nào đó (âm vị, cụm từ, ngữ
pháp ... ) còn có những thuật ngữ đồng thời là những từ thông thường của ngôn ngữ toàn
dân (âm, tiếng, nước, lợi v.v. ). Mặt khác, hiện tượng các từ thông thường có thể trở thành
thuật ngữ mở ra cho chúng ta khả năng cấu tạo hàng loạt thuật ngữ trên cơ sở ngôn ngữ
toàn dân.
Nói tóm lại, tính chính xác, tính hệ thống, tính quốc tế, tính thống nhất là những đặc trưng
cơ bản của thuật ngữ, đồng thời cũng là những tiêu chí quan trọng giúp chúng ta phân biệt
thuật ngữ với các lớp từ vựng khác.
IV. Con đường hình thành và phát triển thuật ngữ tiếng Việt.
Nhìn một cách tổng quát, có thể thấy thuật ngữ trong tiếng Việt hình thành nhỡ ba
con đường cơ bản là: thuật ngữ hoá từ ngữ thông thường, cấu tạo những thuật ngữ tương
ứng với thuật ngữ nước ngoài bằng phương thức mô phỏng và mượn nguyên những thuật
ngữ nước ngoài. Hệ quả của những quá trình này là hình thành ba lớp thuật ngữ với những
đặc trưng khác nhau về hình thái và ngữ nghĩa trong vốn thuật ngữ tiếng Việt. Đó là lớp
thuật ngữ thuần Việt, lớp thuật ngữ mô phỏng thuật ngữ quốc tế.
1/ Con đường thuật ngữ hoá từ ngữ thông thường thực chất là con đường dùng phép
chuyển di ngữ nghĩa của từ để tạo thuật ngữ. Sự chuyển di ngữ nghĩa nay tuy khá tinh tế và
phức tạp, nhưng vẫn có thể qui về hai dạng: hình thái chuyển di không dẫn đến chuyển
nghĩa và hình thái chuyển di dẫn đến chuyển nghĩa.
Hình thái thứ nhất có thể gặp ở số khá lớn các từ thường là những từ thuộc vốn cơ
bản như: người, cây, cỏ, vàng, đỏ, vuông, tròn ... Ở những từ này, trong ý thức người bản
ngữ, ranh giới giữa nghĩa thường dùng và nghĩa thuật ngữ không phải bao giờ cũng rõ nét.
Dường như nghĩa thường dùng (nghĩa gốc) và nghĩa thuật ngữ (cũng là nghĩa gốc) về căn
bản là đồng nhất. Vì thế, các nhà từ điển học thường gặp phải vấn đề nan giải là: nên giải
thích nghĩa của những từ này theo lối “ngữ văn” hay theo lối “hàn lâm” (I.V.Sec-ba, 1958,
tr. 68). “Đường thẳng” giải thích theo lối “hàn lâm” là “đường” hay “khoảng cách” ngắn
nhất giữa hai điểm”, nhưng trong cách hiểu thông thường thì đó là “đường không lệch về
bên phải hay bên trái. Thí dụ này cho thấy giữa cách hiểu nghĩa có tính ngữ văn và cách
hiểu nghĩa có tính chất hàn lâm có độ chênh nhất định. Độ chênh ấy có thể lớn hay nhỏ tuỳ
thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển của khoa học, trình độ hiểu biết của con người về thế
giới xung quanh.
Do nhận thức khác nhau về giá trị của các thuộc tính của sự vật mà sự lựa chọn các
tiêu chí để phân loại sự vật cũng khác nhau. Chẳng hạn, trong cách hiểu thông thường, “cá
voi” dược liệt vào loài cá, song cách hiểu khoa học, cá voi không thuộc loài cá, mà thuộc
loài động vật có vú. Vì vậy, có thể nói rằng, nghĩa thuật ngữ là nghĩa có tính chất xác định
trong một hệ thống xác định. Khi vượt ra ngoài hệ thống, hoặc khi chuyển hệ thống thuật
ngữ ắt phải lập lại một tính xác định mới về nghĩa. Thí dụ: “than” - nghĩa thường dùng
trong cụm từ than trong bếp lò; “than” - nghĩa thuật ngữ trong cụm từ mỏ than hay trong
hội hoạ - vẽ than.
Trong việc xác định nội dung khái niệm do thuật ngữ biểu thị có thể thấy sự khác
nhau không chỉ giữa các trường phái, mà thậm chí giữa các nhà khoa học trong cùng trường
phái với nhau. Điều đó là tự nhiên, là lẽ thường trong đời sống khoa học. Và nhiều khi sự
khác nhau ấy lại là chất men kích thích những cuộc tranh luận sôi nổi để làm sáng tỏ chân
lý, thúc đẩy khoa học phát triển.
Tóm lại, hình thái chuyển di ngữ nghĩa vừa xét thực chất là sự chuyển di phạm vi
ứng dụng của một nghĩa thường là nghĩa gốc, nghĩa căn bản của từ từ lĩnh vực này sang
lĩnh vực khác, với những cách nhìn nhận từ những góc độ khác nhau. Do đó ở hình thái
chuyển di ngữ nghĩa này, tính qui tắc của quá trình thuật ngữ hoá thương rất mờ nhạt. Và
nghĩa thường dùng là nghĩa thuật ngữ chưa có sự tách biệt rành rọt.
Tính qui tắc.
Tính qui tắc chỉ thể hiện rõ rệt ở hình thái thư hai của sự chuyển di ngữ nghĩa của
thuật ngữ hoá từ ngữ thông thường.
Thí dụ: “no” trong ăn no khác với nghĩa “no” trong hoá học. Trong trường hợp này,
nghĩa thuật ngữ là một mắt khâu của quá trình phát triển nghĩa từ. Nếu hiểu cấu trúc nghĩa
của từ là toàn bộ các nghĩa của từ ấy nằm trong những mối quan hệ hữu cơ với nhau lập
thành một hệ thống, thì nghĩa thuật ngữ là một bộ phận, một thành tố trong hệ thống ấy.
Cơ sở để chuyển di từ nghĩa thương dùng, nghĩa gốc sang nghĩa thuật ngữ, nghĩa
phái sinh trong các trường hợp đang xét là mối quan hệ tương đồng hay mối quan hệ tương
ứng những thuộc tính của sự vật, quá trình ... được phản ánh trong khái niệm do từ ngữ biểu
thị.
Nếu sự chuyển di ngữ nghĩa ấy dựa vào quan hệ tương đồng, thì cúng ta sẽ có nghĩa
thuật ngữ hình thành theo phép ẩn dụ hoá. Thí dụ: Nghĩa của “cánh” trong cánh chim khác
với nghĩa của “cánh” trong cánh tả, cánh hữu ... Nghĩa của hai từ sau là nghĩa của thuật
ngữ hình thành theo phép ẩn dụ.
Nếu sự chuyển di ngữ nghĩa dựa vào quan hệ tương cận, thì chúng ta sẽ có nghĩa
thuật ngữ hình thành theo phép hoán dụ hoá. Đó là nghĩa đầu người trong binh quân thu
nhập theo đầu người v.v.
Phép ẩn dụ và phép hoán dụ là hai hình thức chuyển di nghĩa có tính nguyên tắc. Đó
là những hình thái rất cơ bản trong sự phát triển nghĩa của từ, bao gồm cả nghĩa của thuật
ngữ. Quả trình chuyển di ngữ nghĩa dưới hai hình thái này diễn ra đều đặn. Khi sự chuyển
di ngữ nghĩa đã xảy ra ở một từ trong nhóm hoặc trường từ vựng nào đó, thì thường kéo
theo sự chuyển di ngữ nghĩa đã xảy ra ở một từ trong nhóm hay trường từ vựng nào đó, thì
thường kéo theo sự chuyển di ngữ nghĩa ở nhiều từ khác trong cùng trường từ vựng ấy theo
một hường nhất định.
Thí dụ: “Trắng” và “đen” đã kéo theo nhau cùng một hướng khi chuyển di sang
nghĩa thuật ngữ trong sách trắng, sách đen. Cũng như vậy, khi “đỏ”, “xanh” và “vàng”
được dùng với nghĩa thuật ngữ trong nhạc đỏ, nhạc xanh, nhạc vàng hay trong công hội đỏ,
công đoàn vàng v.v.
Nhìn chung, hình thái của các thuật ngữ thuần Việt không có gì đặc biệt so với hình
thái của các từ ngữ thông thường. Dấu hiệu duy nhất giúp chúng ta có thể nhận diên được
thuật ngữ là đặc điểm của chu cảnh xuất hiện của nó, tức là đặc điểm về khả năng tổ hợp
của nó với những từ ngữ nhất định. Tất nhiên, đặc điểm này cũng chỉ có thể bộc lộ ra khi
chúng ta đối lập chu cảnh của từ với tư cách thuật ngữ với chu cảnh của từ dùng với ý
nghĩa thông thường.
Hãy so sánh: “”đứng” trong tổ hợp men đứng khác với kẻ đứng, người ngồi, dựng
đứng. Ở đây mối quan hệ giữa ngữ nghĩa và ngữ pháp trong những trường hợp đang xét là
rất đáng chú ý.
2/ Cấu tạo thuật ngữ theo phương pháp mô phỏng thực chất là sử dụng những yếu tố
và mô hình cấu tạo từ tiếng Việt để dịch nghĩa những thuật ngữ tương ứng trong tiếng nước
ngoài. Thí dụ: “cánh cứng” trong sâu bọ. Thuật ngữ này là sự mô phỏng của coléo plère,
trong đó “cánh” tương ứng với với “plère”, cứng tương ứng với “coléo”.
Theo Nguyễn Như Ý, neeusa chỉ xét về hình thái, thì có thể coi thuật ngữ cấu tạo
trong tiếng Việt là thuật ngữ Việt. Tuy nhiên, nếu xét về ngữ nghĩa, tức là mặt khái niệm do
nó biểu thị, thì có thể coi nó là thuật ngữ quốc tế. Do thói quen trong cách diễn đạt của
ngôn ngữ học, chúng ta gọi thuật ngữ được tạo ra theo phương thức như thế là thuật ngữ
mô phỏng. Khái niệm khoa học do các thuật ngữ này biểu thị là thành tựu chung của trí tuệ
loài người. Nói “dịch nghĩa” hay “mượn nghĩa” là nói theo thói quen với cách hiểu ít nhiều
có tính ước lệ.
Tất nhiên, khi biểu thị những khái niệm khoa học chung này, mối dân tộc đều làm
theo cách riêng của mình. Cách riêng này thể hiện ở việc sử dụng những yếu tố và phương
thức cấu tạo từ vốn có trong mỗi ngôn ngữ. Vì thế, muốn nhận diện đặc trưng của các thuật
ngữ mô phỏng, phải phân tích tỉ mỉ đặc trưng của các yếu tố và mô hình cấu tạo nên những
thuật ngữ ấy.
Trong tiếng Việt các yếu tố tham gia cấu tạo những thuật ngữ đang xét là những yếu
tố có nghĩa, tức là những yếu tố có tư cách làm hình vị: tính, thể, nửa (bán), hoá v.v. Về
nguồn gốc những yếu tố này có thể thuần Việt, như: hai, cặp, đôi, kép, có thể là gốc Hán
như: nhị, lưỡng, song ...
Về mặt hình thái các yếu tố này có những dặc trưng sau đây:
a/ Có khả năng hoạt động với tư cách những đơn vị độc lập hay không độc lập ở
mức độ khác nhau. Thí dụ: máy, sự, sức ... Một số đơn vị khác không có khả năng hành
chức độc lập, kiẻu như: “hoá” trong hiện đại hoá, công nông hoá, “kế” trong nhiệt kế,
“đẳng” trong đẳng cấp, bình đẳng ... Số đơn vị thứ ba là những đơn vị trung gian giữa hai
loại vừa nêu, tức là những đơn vị mà ở trong hoàn cảnh này thì được dùng độc lập, song ở
trong hoàn cảnh khác thì lại được dùng hạn chế.. So sánh: “học” trong người có học và
“học” trong học thuyết và sinh vật học.
b/ Có sự phân bố về vị trí và có vai trò khác nhau trong cấu trúc của thuật ngữ.
Những yếu tố trung tâm chính là những yếu tố có khả năng hành chức độc lập , như: “lực:
trong lực kéo, nội lực, ngoại lực. những yếu tố ngoại biên là những yếu tố không độc lập,
trong đó:
- có những yếu tố chuyên đứng trước, như: “tự” trong tự trị, tự phê
phán.
- có những yếu tố chuyên đứng sau, như: “tử” trong lượng tử, phần
tử.
- có những yếu tố vừa có thể đứng trước, vừa có thể đứng sau, như:
“tính” trong tính đảng, tính giai cấp, lưỡng tính, nam tính, nữ tính ...
c/ Sức sản sinh của các yếu tố đang xét không đều nhau, và có một số đáng kể các
yếu tố có sức sản sinh khá lớn. Thí dụ: yếu tố “chủ nghĩa” - chủ nghĩa xã hôi, xã hội chủ
nghĩa, chủ nghĩa tư bản, tư bản chủ nghĩa.
Về mặt ngữ nghĩa các đơn vị đang xét có những đặc trưng sau đây:
a/ Nghĩa của số lớn những đơn vị đang xét là nghĩa từ vựng-ngữ pháp, và nó biểu thị
các khái niệm thuộc những phạm trù rất khái quát. Thí dụ: sự, tính, vị, tố, hoá ... Do đặc
trưng này mà các đơn vị đang xét có giá trị chuyên biệt trong việc phạm trù hoá thuật ngữ.
Thật vậy, có những yếu tố chuyên động ngữ hoá thuật ngữ, như “hoá” trong mã hoá, ô-xy
hoá. Có những yếu tố chuyên tính ngữ hoá thuật ngữ, như: “phi” trong phi vô sản, phi
chính nghĩa, phi giai cấp. Có những yếu tố chuyên danh ngữ hoá, như “sự” trong sự tồn tại,
sự vật. “phép” trong phép biện chứng, phép nhân, phép tổng hợp.
b/ Do các yếu tố đang xét biẻu thị những khái niệm khái quát, có tính chất phạm trù,
đồng thời lại có nguồn gốc khác nhau, nên giữa chúng thường diễn ra sự “xung đột đồng
nghĩa”. Hiện tượng này là hệ quả tất yếu của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ, khi có các yếu tố
thuộc ngôn ngữ này xâm nhập vào ngôn ngữ khác (hiện tượng giao thoa).Thí dụ: yếu tố gốc
Hán “đại” xâm nhập vào tiếng Việt, trong khi đó tiếng Việt đã có từ “to”, “lớn”. Và giữa
“đại” và “to”, “lớn” tất yếu sẽ xảy ra sự xung đột đồng nghĩa. Yếu tố ngoại lai có thể thay
thế yếu tố thuần Việt trong những trường hợp nhất định: đại gia, vĩ đại ... Yếu tố ngoại lai
và yếu tố thuần Việt có thể song song tồn tại và có sự phân bổ về nghĩa và phạm vi sử dụng
Thí dụ: hàn // lạnh, hoả // lửa. Một bên là thuật ngữ của ngành y, một bên là từ thường dùng
trong đời sống hàng ngày. Khi cấu tạo các thuật ngữ mô phỏng thì việc tuyển chọn yếu tố
thuần Việt hay yếu tố gốc Hán trở thành một vấn đề quan trọng. Trong việc này các nhà
thuật ngữ học phải cùng một lúc vận dụng làm sao cho nhuần nhuyễn những nguyên tắc
khác nhau, nhiều khi mâu thuẫn nhau, để tạo nên những thuật ngữ vừa chính xác, vừa có
tính hệ thống, mà lại ngắn gọn.
3/ Thật vậy, con đường thuật ngữ hoá từ ngữ thông thường và con đường cấu tạo
thuật ngữ bằng phương thức dịch nghĩa, hay mô phỏng là hai con đương xây dựng vôn
thuật ngữ trên cơ sở tiếng Việt. Khi nào không hoặc chưa tìm được khả năng thuật ngữ hoá
từ ngữ thông thường và cấu tạo thuật ngữ mô phỏng, thì các nhà khoa học tìm đến con
đường thứ ba - con đường tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài. Trong một thời gian dài, do
những điều kiện lịch sử của sự giao lưu văn hoá qui định, nên việc tiếp nhận thuật ngữ
nước ngoài vào tiếng Việt thường thông qua tiếng Hán. Điều đó hầu như là tự nhiên, và
cũng có những thuận tiện nhất định, bởi lẽ tiếng Việt và tiếng Hán cùng thuộc một loại
hình, có quan hệ tiếp xúc từ lâu đời. Và trong thực tế có nhiều thuật ngữ gộc Hán được đọc
theo âm Hán-Việt. Đặc biệt là những thuật ngữ chính trị, triết học đã đi vào vốn từ vựng
của tiếng Việt với tư cách như những yếu tố ổn định và được đồng hoá ở những mức độ
khác nhau. Thí dụ: độc lập, tự do, hạnh phúc, cách mạng, dân tộc, dân chủ ... Trong mấy
thập kỷ gần đây, khi mà tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ phát triển, đã phát huy đầy đủ các
chức năng xã hội của mình và được sử dụng trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã
hội, khi mà hợp tác kinh tế, giao lưu văn hoá diễn ra trên phạm vi toàn cấu, thì thấy nổi lên
hai xu hường đáng chú ý trong việc tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài. Đó là:
a/ Xu hướng dùng thuật ngữ được cấu tạo bằng các yếu tố Việt thay cho các thuật
ngữ gốc Hán trong những trường hợp cho phép:
máy bay thay cho phi cơ,
sân bay thay cho phi trường
tên lửa thay cho hoả tiễn ...
b/ Xu hướng tiếp nhận trực tiếp nhiều thuật ngữ gốc tiếng nước ngoài (Ấn-Âu)
không thông qua trung gian là tiếng Hán:
acid thay cho cường toan,
vitamin thay cho sinh tố ...
Từ những phần trình bày trên đây có thể rút ra kết luận:
Vốn thuật ngữ của tiếng Việt, cũng như của bất kỳ ngôn ngữ nào khác, bao giờ cũng
bao gồm một bộ phận thuộc bản ngữ và một bộ phận ngoại lai. Trong tiến tình hình thành
và phát triển thuật ngữ, luôn luôn thấy có hai xu hướng, mới xem thì có vẻ trái ngược nhau,
song trong thực tế lại có quan hệ rất biện chứng. DDps là xu hướng bản ngữ hoá và xu
hướng quốc tế hoá. Nếu nhận thức phiến diện và không sâu sắc những thực tế này, thi khó
tránh khỏi những sai lầm về chủ trương và quan điểm trong khoa học.
B. Từ điển học - từ điển thuật ngữ chuyên ngành.
Vấn đề thuật ngữ trong từ điển.
1. Lịch sử vấn đề.
Chuyên ngành từ điển học Việt Nam về mặt lý luận so với các nước còn rất non trẻ
và chưa có mấy thành tựu lý luận làm cơ sở cho các nhà làm từ điển dựa vào đó để biên
soạn cụ thể.
Mặc dù vậy, trong nhiều thập kỷ qua do nhu cầu thúc bách các nhà ngôn ngữ đã kết
hợp với các chuyên gia rất nhiều ngành khác nhau biên soạn được nhiều loại từ điển chuyên
ngành để phục vụ cho công tác nghiên cứu, dịch thuật và học tập. Trước hết phải kể đến các
loại từ điển song ngữ chuyên ngành Nga - Việt, một số lớn được biên soạn có sự hợp tác
với các chuyên gia Nga. Những cuốn tự điển này đã đóng góp to lớn về mặt thực tiễn trong
qui trình đào tạo chuyên gia, cũng như trong việc phổ biến khoa học-kỹ thuật, xây dựng cơ
sở vật chất-kỹ thuật cho Việt Nam.
Gần đây, nhất là sau ngày nước ta thống nhất hai miền, quan hệ chính trị, kinh tế,
văn hoá được mở rộng trong xu thế hoà nhập chung, tiếng Anh được phổ biến rộng rãi hơn
theo nhu cầu thực tế, cũng như dưới sự áp đặt cứng nhắc của những người quản lý giáo dục.
Cùng với hiện tượng đó trên thị trường sách xuất hiện rất nhiều loại từ điển Anh - Việt,
Việt - Anh. Chúng rất đa dạng về mặt thể loại, mục tiêu, nội dung và phương pháp biên
soạn đến mức không thể kiểm soát nối và không dễ gì chọn được cho mình một cuốn phù
hợp với nhu cầu sử dụng.
Việc thành lập Viện Từ điển học & Bách khoa thư mới đây (2009) là rất đúng lúc:
cần phải có một cơ quan chức năng đứng ra chỉ đạo về mặt chuyên môn cũng như thực tiễn
để hỗ trợ cho các nhà chuyên môn biên soan những sách công cụ không thể thiếu được
trong học tập, nghiên cứu và hoạt động khoa học, sản xuất hiên nay ...
2. Các loại hình từ điển.
Từ điển là một loại sách công cụ không thể thiếu được trong đời sống văn hoá
thường ngày. Từ điển rất đa dạng về mục đích biên soạn, kích cỡ, nội dung (số lượng từ,
phương pháp biên soạn ... ), đói tượng phục vụ v.v. Ví dụ như chúng ta thường gặp các loại
từ điển sau: từ điển tường giải, từ điển song và đa ngữ, từ điển đồng nghĩa, từ điển trái
nghĩa, từ điển tục ngữ và thành ngữ, từ điển bách khoa thư vân vân.
Trong phần này chúng tôi muốn bàn tới loại từ điển song và đa ngữ, hơn nữa tập
trung sự chú ý tới loại từ điển học tập mang tính chuyên ngành (cụ thể là chuyên ngành
kinh tế rộng, bao gồm: tài chính, ngân hàng, chứng khoán, thương mại ...
TS. Bùi Hiền, trong bài viết “Từ điển song ngữ, đa ngữ, nhìn tư góc đọ giáo học
pháp ngoại ngữ” đã giới thiệu một số loại từ điển song ngữ điển hình.
1/ Từ điển đối dịch đơn thuần.
Mục từ phong phú, nhưng nghĩa đơn giản và thiếu ngữ cảnh nên khó dùng chính xác
các nghĩa khác nhau và trong những ngữ cảnh cụ thể.
2/ Từ điển đối dịch có thí dụ minh hoạ.
Sự phân chia ngữ nghĩa cụ thể hơn và sau mỗi nghĩa đều có thí dụ minh hoạ với
những ngữ cảnh cụ thể. Những thí dụ này giúp cho người học và sử dụng từ điển hiểu và sử
dụng từ ngữ chính xác hơn, dễ hợn.
3/ Từ điển đối dịch có giải thích và minh hoạ. Loại từ điển này cung cấp cho người
sử dụng phần giải thích cụ thể hơn ngữ nghĩa của từ băng những từ đồng nghĩa, gần nghĩa
... , tránh được những nhầm lẫn trong cách hiểu và sử dụng chúng trong những tình huống
cụ thể.
4. Từ điển đối dịch giáo khoa.
Mục đích cơ bản của loại từ điển này là đáp ứng nhu cầu dạy/học ngoại ngữ. Do vậy
các tác giả chú ý trước hết đến bảng từ hạn chế cho từng loại đối tượng, việc phân nghĩa
rành mạch và kèm theo thí dụ minh hoạ trong những tình huống sử dung khác nhau.
Ví dụ cuốn “Từ điển giáo khoa Nga-Việt” do TS Bùi Hiền chủ biên, được biên soạn
theo những nguyên tắc sau:
- Tối thiểu hoá từ vựng và ngữ nghĩa.
- Tích cực hoá các ý nghĩa cơ bản của mục từ.
- Chi tiết hoá, đa dạng hoá mục từ và các nghĩa.
5. Từ điển đối dịch giáo khoa và tra cứu.
Loại từ điển nay không chỉ phục vụ cho công việc day/học ngoại ngữ, mà còn có
chức năng tra cứu nhằm giúp các phiên dịch viên và các nhà nghiên cứu ngôn ngữ tìm hiểu
sâu hơn. Khối lượng từ vựng có tần số sử dụng cao được tăng, nghia từ vựng và thí dụ minh
hoạ được thể hiện băng hai ngôn ngữ đối dịch.
Theo nhận định của TS Bùi Hiền, từ điển song ngư, đa ngữ còn có khả năng phát
triển, đa dạng hoá trong tương lai để kịp thời phục vụ nhu cầu xã hôi. (Từ điển học & Bách
khoa thư” số 1, 2009, tr. 53).
Từ điển song ngữ, đa ngữ thuật ngữ khoa học có đặc trưng riêng - trước hết được
phân chia ra theo các ngành khoa học chung (rộng): Từ điển thuật ngữ khoa học xã hôi
(Nga-Pháp-Việt), Hà Nội, 1979; Từ điển lỹ thuật tổng hợp Nga-Việt, Hà Nội-Matxcơva,
1973, và các chuyên ngành sâu (hẹp) như: Từ điển thuật ngữ triết học- chính trị Nga-Việt,
Hà Nội, 1970; Từ điển thuật ngữ mỹ thuật Pháp-Việt, Hà Nội, 1970; Từ điển thuật ngữ luật
học Nga-Trung-Pháp-Việt, Hà Nội, 1971; Từ điển Nga-Việt cơ khí, Hà Nội, 1970; Từ điển
Nga-Việt nông nghiệp, Hà Nội, 1970; Từ điển xây dựng Nga-Việt, Hà Nội - Matxcơva,
1989; Từ điển tài chính - tín dụng Nga-Việt, Hà Nội, 1982 và còn nhiều cuốn khác nữa.
3. Thuật ngữ khoa học trong từ điển chuyên ngành.
Để biên soạn thành công cuốn Từ điển thuật ngữ kinh tế Nga-Việt-Anh, trước hết
phải khảo sát hiện trạng thuật ngữ kinh tế trong hai ngôn ngữ đối chiếu, cụ thể trong tiếng
Nga và tiếng Việt qua những văn bản cụ thể, qua các từ diển hiện có. Đấy là những ngữ liệu
rất cần thiết cho các soạn giả.
1/ Về thuật ngữ nói chung (xem phần A ở trên).
2/ Đặc trưng thuật ngữ kinh tế trong tiếng Việt.
Thuật ngữ kinh tế trong tiếng Việt đã trải qua một quá trình hình thành chưa lâu,
song về mặt lý thuyết các nhà nghiên cứu cũng đã đúc kết được một số kết luận làm cơ sở
cho việc nghiên cứu và ứng dụng sau này. Chúng tôi tham khảo các nhận xét chung về
thuật ngữ của TS Hà Quang Năng, Viện Từ điển học & Bách khoa thư để khảo sát hệ thống
thuật ngữ thuộc chuyên ngành kinh tế.
1/ Về việc hình thành và phát triển thuật ngữ tiếng Việt.
Những năm 60 thế kỷ trước chúng ta đã biên soạn ra nhiều từ điển thuật ngữ khoa
hoc song ngữ Nga - Việt. Những cuốn từ điển này có vai trò lịch sử rất quan trọng, chúng
đánh dấu một giai đoạn, một quá trình phát triển và bước đầu hoà nhập của khoa học Việt
Nam với khoa học quốc tế, đồng thời góp phần chuẩn hoá thuật ngữ khoa học nói chung và
thuật ngữ kinh tế nói riêng ở nước ta.
Gần đây trong xu thế hội nhập, để kịp nắm bắt những kiến thức mới, tiến kịp đà phát
triển của khoa học-kĩ thuật, kinh tế thị trường, thì thuật ngữ học bước sang một giai đoạn
mới - giai đoạn phát triển cao hơn và đổi mới. Giai đoạn phổ biến rộng rãi tiếng Anh, ngôn
ngữ hiện được nhiều nước sử dụng trong mọi hoạt động xã hội. Cũng theo đó các loại từ
điển Anh - Việt và Việt-Anh được phát triển rầm rộ. Như thống kê cho biết, trong số 118
cuốn từ điển song ngữ thì có tới 55 cuốn là từ điển thuật ngữ. Và trong số 55 cuốn từ điển
kể trên thì có tới 15 cuốn thuộc chuyên ngành kinh tế (H.Q.Năng. Từ điển học & Bách
khoa thư, số 2, 2009, tr.33).
2/ Các con đường xây dựng thuật ngữ tiếng Việt.
Như đã trình bày ở phần A, cùng với các ngôn ngữ phát triển, thuật ngữ tiếng Việt
cũng trải qua ba con đường cơ bản là;
1/ Thuật ngữ hoá từ ngữ thông thường.
Đây là phương thức cơ bản - sử dụng những ngữ liệu có sẵn trong ngôn ngữ để phát
triển bản ngữ, trước hết bằng con đường biến đổi và phát triển nghia của từ - tạo ra một
nghĩa mới mang tính chất thuật ngữ.
2/ Cấu tạo những thuật ngữ tương ứng với thuật ngữ nước ngoài bằng phương thức
sao phỏng. Sao phỏng ở đây là quá trình chuyển nghĩa, khi người dịch không tìm được từ
ngữ tương đương với từ ngữ nước ngoài trong tiếng mẹ đẻ. Đây cũng là một phương thức
phổ biến và cần đước khuyến khích. Thuật ngữ kiểu này dễ phổ biến, dễ đi vào cuộc sống
và có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, vì chúng được cấu
tạo từ những yếu tố và mô hình cấu tạo từ vựng sẵn có trong tiếng Việt để chuyển tải nghĩa
của những thuật ngữ nước ngoài cần du nhập vào hệ thống thuật ngữ của chúng ta. Thực
chất của phương thức này là dịch từng thành tố cấu tạo thuật ngữ hoặc từng từ trong thành
phần cấu tạo thuật ngữ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt.
3/ Vay mượn nguyên thuật ngữ nước ngoài.
Vay mượn từ vựng nói chung và thuật ngữ nói riêng là hiện tượng phổ biển trong
các ngôn ngữ. Hiện tượng này ngày càng phát triển cùng với sự mở rộng xu thế hoà nhập
và toàn cầu hoá. Sự giao lưu và thông thương trên phạm vi toàn thế giới làm tăng rõ rệt đặc
tính quốc tế của thuật ngữ, nhất là trong lĩnh vực khoa học-kĩ thuật. Qua khảo sát chúng tôi
thấy việc vay mượn lẫn nhau xẩy ra chủ yếu trong phạm vi các ngôn ngữ cùng loại hình với
nguyên dang hoắc với sự bản ngữ hoá về hình thái và cấu trúc. Tuỳ theo loại hình ngôn ngữ
và văn tự chúng ta có thể gặp những hình thức vay mượn như sau: Bằng phương thức phiên
âm, chuyển tự hoặc giữ nguyên dạng.
4. Cấu tạo.
Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ khoa học trong tiếng Nga và tiếng Việt cơ bản giống
nhau. Về cấu trúc ta có thể gặp:
- thuật ngữ đơn,
- thuật ngữ ghép gồm từ hai thành tố trở lên, bằng phương thức kết hợp khác nhau
giữa các từ loại khác nhau một cách chặt chẽ.
- trong quá trình hình thành có thể gặp những trường hợp mô tả ngữ nghĩa dài dòng,
vì thuật ngữ chưa được định hình ngắn gọn đúng với tính chất đặc thù của một thuật ngữ
khoa học.
- nhiều thuật ngữ mới vay mượn cần có phần tường giải hoắc chú thích để nói lên
được đúng bản chất của sự vật.
1/ Thuật ngữ kinh tế.
Trong lịch sử phát triển nền kinh tế nước ta cũng như của LB Nga có nhiều điểm
tương đồng: trước kia tồn tại một nền kinh tế kế hoạch hoá chặt chẽ và bao cấp, nay đang
chuyển đổi dần sang nền kinh tế thị trường tự do phù hợp với xu thế toàn cầu hoá về mọi
mặt, không chỉ về kinh tế. Về bản chất hai nền kinh tế trước kia và hiên nay ở hai nước
khác nhau được thể hiện về cơ cấu, quản lý, mục tiêu, đào tạo chuyên gia ... Những thay
đổi trong đời sống kinh tế được phản ảnh trong ngôn ngữ, trước hết là về mặt từ vựng -
những khái niệm cũ, lạc hậu, không sử dụng nữa sẽ mất đi, thay vào đó là những cái mới,
những cái đang phát triển để phù hợp với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, những nội dung
mới tất yếu sẽ kéo theo những biến đổi trong lĩnh vực từ vựng của ngôn ngữ, trong đó hệ
thống thuật ngữ buộc phải đôi mới - một sô từ không sử dụng nữa hoặc được sử dung với tư
cách từ lịch sử, song song với hiện tượng đó ngôn ngữ cần một khối lượng thuật ngữ mới
để chuyển tải những khái niêm mới và dân đến việc bổ sung hệ thống thuật ngữ chuyên
ngành bằng nhiều cách khác nhau theo qui luật chung của các ngôn ngữ. Một đặc trưng
quan trọng của thuật ngữ là tính quốc tế, đặc trưng này cho phép vay mượn ồ ạt các thuật
ngữ của các ngôn ngữ khác, chủ yếu là các ngôn ngữ cùng loại hình.
Qua khảo sát và lập bảng từ cho cuốn “Từ điển thuật ngữ kinh tế Nga-Việt-Anh”
chúng tôi có một số nhận xét chính về tình hình thuật ngữ kinh tế tiếng Nga hiện nay để
trên có sở đó lựa chọn những thuật ngữ đối dịch ở phần tiếng Việt và phần so sánh trong
tiếng Anh.
Hệ thống thuật ngữ kinh tế của tiếng Việt hiện đã lạc hậu, cần phải bổ sung và hệ
thống hoá lại cho kịp với sự phát triển của nền kinh tế nước ta và để góp phần vào việc
nghiên cứu, học tập và phổ biến kiến thức khoa học kinh tế.
2/ Đặc trưng của thuật ngữ kinh tế Nga.
Qua khảo sát qua một số từ điển song ngữ Nga - Việt, Nga - Anh) chúng tôi nhận
thấy:
- Nhiều thuật ngữ đại diện cho hệ thống kinh tế kế hoạch hoá, quan liêu bao cấp
trước kia nay không còn nữa.
- Xuất hiện nhiều thuật ngữ mới, những nghĩa mới được phái sinh từ vốn từ vụng có
trong tiếng Nga.
- Nhiều (rất nhiều) thuật ngữ được vay mượn từ tiếng nước ngoài, chủ yếu từ tiếng
Anh bằng nhiều phương thức theo quy luật chung của các ngôn ngữ và phương thức đặc
thù cho ngôn ngữ biến tố như tiếng Nga.
Về cấu trúc: thuật ngữ đơn it. Chủ yếu là những thuật ngữ ghép từ hai thành tố trở
lên. Ví dụ:
Chuyển nghĩa: бумага dt giấy, giấy tờ,
ценные бумаги giấy có giá, chứng khoán.
государственные ценные бумаги trái phiếu chính
phủ.
дисконтные ценные бумаги chứng khoán đã chiết khấu.
голод dt 1. đói, đói bụng, nạn đói. 2. thiếu, khan hiếm.
денежный голод nạn khan hiếm tiền mặt.
доларовый голод khan hiếm đô la.
книжный голод nạn đói sách / ngoài thị trường/.
Vay mượn.
a/ Vay nguyên dạng thuật ngữ và chuyển tự từ văn tự la-tinh
sang văn tự ki-ri-li-xa..
аудитор - ayditor - kiểm toán viên.
востро - vostro - tài khoản vostro.
грант - grant - quyền hưởng trợ cấp.
гратис - gratis - miễn phí.
дамно - damno - sự sụt giảm tỷ giá chứng khoán.
декорт - decort - chiết giá.
дефольт - default - vỡ nợ, không thực hiện nghĩa vụ chi trả.
джоббер - jobber - người buôn bán cổ phần chứng khoán.
джойнт-венчур - jont-venture - liên doanh.
пауперизм - pauperism - tình trạng đói nghèo.
прайм-рейт - prime-rate - lãi suất cơ bản.
профит - profit - tiền lời, tiền lãi, lợi nhuận.
инвойс - invoice - hoá đơn.
инсайдеч - insider - người nắm được thông tin nội bộ.
каутeр-чек - counter check - séc tại quầy.
каффир - kaffir - cổ phần khai thác mỏ.
колонат - colonat - sự phụ thuộc vào chủ đất của người lĩnh canh.
контроферта - counter offer - thư hoàn giá chào hàng.
ролл-овер - roll-over - chuyển qua, khất lại, mang sang.
ролл-оверная ипотека - roll-over mortgage - thế chấp luân hồi.
симметализм - symmetalism - chế độ song bản vị.
b/ Vay mượn, nhưng Nga hoá hình thái tồn tại /sao phỏng/ bằng các phụ tố
trong tiếng Nga (hậu tố và biến tố của danh từ, tính từ và động từ).
Một số thí dụ:
генерик-а - generic - sao bản.
девиз-а – device - trái phiếu được chuyển đổi ra ngoại tệ.
аннуляц-ия - annulment - xoá bỏ, triệt tiêu.
ассимиляц-ия - assimilation - mua chứng khoán mới.
гильд-ия - guild - phường hội.
пролонгац-ия - prolongation - kéo dài, gia hạn.
секьюритизац-ия - securitisation - chứng khoán hoá.
аутентичн-ость - authenticity - độ xác thực
аванс, аванс-ирован-ие, аванс-ирова-ть - avance.
авизо, авиз-ова-ть - advice.
аутентичн-ый - authentic - xác thực.
баланс - balance - bảng cân đối, số dư cán cân, sổ kết.
активный баланс - active balance - kết số dư.
пассивный баланс - passive balance - kết số thâm.
бухгалтерский баланс - accounting balance - bảng kết toán /cân đối/ tài
sản..
отчётный баланс - report balance - bảng tổng kết tài sản
балансовый - balance
балансовая прибыль - balance profit - lợi nhuận đã cân
đối.
балансов-ый метод - balance method - phương pháp cân
đối.
балансов-ый счёт - balance account - tài khoản đã cân
đối.
балансирова-ть - balance - cân đối.
балансирова-ть счёт - balance an account - cân đối tài khoản.
Thuật ngữ ghép từ hai đơn vị trở lên.
золотое содержание /денежной единицы/
золотой взаимный фонд quĩ tương tế vàng.
росcийский фондовый индекс chỉ số chứng khoán Nga.
отриццательная реальная ставка lãi suất thực tế âm.
отриццательный оборотный капитал vốn hoạt động âm.
отриццательный подоходный налог thuế thu nhập âm.
компенсационные ценные бумаги trái phiếu bồi thường.
чистый процентный доход lãi ròng.
Phần lớn là hai đơn vị, gồm những đơn vị thuần Nga hoặc vay mượn.
Từ điển thuật ngữ kinh tế Nga-Việt-Anh .
Quan hệ kinh tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga ngày
càng phát triển kể từ khi kinh tế của hai nước chuyển từ cơ chế kinh tế bao cấp sang kinh tế
thị trường. Cũng như trước đây, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của hai nước có nhiều điểm
chung có thể trao đổi với nhau. Xuất phát từ tình hình thức tế đó, nhu cầu về học và nghiên
cứu tiếng Nga ngày càng cấp thiết và dần dần được phục hồi, nhất là trong lĩnh vực kinh tế
nói chung và kinh tế thị trường nói riêng. Trước nhu cầu đó Học viện chính trị - hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức biên soạn cuốn “Từ điển thuật ngữ kinh tế NGA-
VIỆT-ANH” dành cho cán bộ và học viên của Học viện cũng như của các Phân viện khác
trong cả nước.
Sách công cụ tiếng Nga hiện nay về lĩnh vực kinh tế thị trường ở nước ta còn quá
nghèo nàn, hệ thống thuật ngữ kinh tế lạc hậu, chậm đổi mới, kể cả tiếng Nga lẫn tiếng
Việt. Thực tế đó không đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu của cán bộ, nhu cầu học tập của
học viên các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy thuộc ngành kinh tế.
Nhiệm vụ của Từ điển không chỉ hạn chế trong việc bước đầu cung cấp cho người
sử dụng hệ thống thuật ngữ kinh tế thị trường trong tiếng Nga và tiếng Việt, mà còn quan
tâm tới việc hướng dẫn cách khai thác và sử dụng thuật ngữ tiếng Nga, một ngôn ngữ biến
tố mang tính tổng hợp cao, đồng thời góp phần vào việc xây dựng hệ thống thuật ngữ kinh
tế mới. Do vậy, Từ điển còn mang tính chất giáo khoa và có một cấu trúc riêng, không
giống những từ điển song ngữ khác.
Kinh tế thị trường mới mẻ đối với Việt Nam và LB Nga. Hệ thống thuật ngữ phản
ánh những khái niệm của hệ thống này chưa hình thành đầy đủ và cần thời gian cũng như
thực tế để ổn định. Cần lưu ý rằng thuật ngữ kinh tế thị trường của tiếng Nga được vay
mượn từ tiếng Anh khá nhiều, cho nên các soạn giả Từ điển đưa thêm các thuật ngữ tiếng
Anh vào sau phần tiếng Việt để giúp người sử dụng đối chiếu, hiểu rõ hơn nội dung của
khái niệm do thuật ngữ tiếng Nga và tiếng Việt biểu đạt.
Cấu trúc Từ điển.
1. Bảng từ gồm những danh từ, tính từ và động từ. Chọn lọc theo các từ điển tiếng Nga đã
ấn hành.
a/ Danh từ: Những danh từ - thuật ngữ đơn, mang nghĩa khái quát, tương ứng với
thuật ngữ tiếng Việt.
Các thuật ngữ đơn này có thể làm hạt nhân cấu tạo ra những thuật ngữ kép mang ý
nghĩa khu biệt, kể cả trong tiếng Nga lẫn tiếng Việt. Những thuật ngữ này được xếp sắp
theo vần chứ cái ABC và đánh dấu bằng ký hiệu “ ”. Cấu trúc của chúng có thể là:
tính từ + danh từ; danh từ + danh từ (không giới từ và có giới từ).
Ngoài ra, để giúp người học tiếng Nga nắm vững hơn ngữ pháp tiếng Nga, văn
phong khoa học, cũng như sử dụng vốn thuật ngữ kinh tế chính xác hơn, chúng tôi đưa vào
cuối mục tù những kết hợp thường gặp trong các văn bản về kinh tế. Những kết hợp này
thường là kết hợp động từ với thuật ngữ có trong mục từ và được đánh dấu bằng ký hiệu “
“.
Để minh hoạ chúng tôi trích một số mục từ đã biên soạn làm thí dụ.
акция dt cổ phần, cổ phiếu (share, stock).
второочередная акция cổ phiếu hạng hai /hưởng lãi sau/ (deferred stock).
выпущенная акция cổ phiếu đã được phát hành (issued shares).
голосующая акция cổ phiếu có quyền biểu quyết (voting shares).
государственная акция cổ phiếu nhà nước (government stock, public stock).
грошовая акция cổ phiếu nhỏ /giá thấp/ (penny stock).
дополнительная акция cổ phiếu bổ sung (supplement share).
золотая акция cổ phiếu vàng (golden stock).
именная акция cổ phiếu ghi danh (personal share, nominal share).
кумулятивная акция cổ phiếu tích luỹ /dồn lãi/ (cumulative share).
многоголосная акция cổ phiếu có quyền biểu quyết nhiều lần (manyvoice share).
неголосующая акция cổ phiếu không có quyền biểu quyết (non-voting stock /share/).
номинативная акция cổ phiếu định danh (registered share).
обыкновенная акция cổ phiếu thường, cổ phiếu phổ thông (ordinary share, common
stock).
ограниченная акция cổ phiếu hạn chế (limited share).
отложенная акция cổ phiếu hưởng lãi sau (defered stock).
отзывная (возвратная) акция cổ phiếu bị thu hồi /bãi miễn/ (callable stock).
первоклассная акция cổ phiếu hạng nhất (glamour share, glamor stock).
плюральная акция cổ phiếu có quyền biểu quyết nhiều lần (manyvoice share).
предъявительская акция cổ phiếu vô danh (bearer stock /share/, share warrant).
преференциальная акция cổ phiếu ưu tiên (preferred stock).
привилегированная акция cổ phiếu ưu đãi (preference share).
простая акция, cổ phiếu thường (ordinary /common, general, equity/ stock).
специальная акция cổ phiếu đặc biệt (special share).
тяжёлая акция = хэви-акция cổ phiếu nặng ký (heavy share).
учредительская акция, cổ phiếu sáng lập (founders’ share).
акции фирмы cổ phiếu của công ty (shares of a firm).
акция первого выпуска, cổ phiếu gốc (original stock).
акция без дивиденда cổ phiếu không lợi tức (ex-dividend share /stock/).
акция на предъявителя cổ phiếu không ghi danh (bearer share, share warrant).
акция с ограниченным правом cổ phiếu có quyền biểu quyết hạn chế (restricted voting
share).
акция с участием cổ phiếu tham dự (participating share ).
контрольный пакет акций lô cổ phiếu kiểm soát (controling block /parcel/ of shares).
котировка акций ước giá, định giá cổ phiếu (quotation of shares).
курс акций tỷ giá /giá/ cổ phiếu (share /stock/ price, quotation).
распределение акций phân phối cổ phiếu (allotment of shares /stocks).
изымать акции rút /thu hồi/ cổ phiếu (recall stocks).
иметь акции nắm giữ cổ phiếu (hold shares).
оплачивать акции mua cổ phiếu (pay up shares).
погашать акции thanh toán cổ phiếu (pay off shares /stocks/).
размешать акции phân chia cổ phiếu (allot /plase/ shares).
скупать акции mua hết cổ phiếu (acquire shares).
b/ Tính từ. Bản thân tính từ không là thuật ngữ (trừ một số ít đã được danh hoá).
Nhưng tính từ có nhiều khả năng cấu tạo ra những thuật ngữ kép mang ý nghĩa khu biệt rất
quan trọng trong hệ thống thuật ngữ tiếng Nga và tiếng Việt, nên cần để chúng thành những
mục từ riêng. Hơn nữa, về phương diện sư phạm sẽ giúp cho người học dễ tìm và so sánh
giữa các thuật ngữ mang những ý nghĩa khu biệt khác nhau, dễ nhớ và dễ sử dụng chúng
trong những ngữ cảnh cụ thể. Để thuận tiện cho việc tra cứu, chúng tôi đưa những thuật
ngứ kep vào các mục từ của thuật ngữ đơn đã cấu tạo ra chúng (банковская маржа biên
ngân hàng (bank margin) - có trong mục từ маржа), (валютная биржа sở giao dịch ngoại
tệ, thị trường ngoại tệ (currency market) có trong mục từ биржа).
Thí dụ:
банковский tt thuộc về ngân hàng (bank, banking).
банковская ассоциация hiệp hội các ngân hàng (bank association).
банковская гарантия bảo hiểm, bảo lãnh của ngân hàng (banking guarantee).
банковская декларация tờ khai ngân hàng (banking declaration).
банковская ликвидность tính thanh khoản ngân hàng (bank liquidity).
банковская маржа biên ngân hàng (bank margin).
банковская надпись chứng nhận của ngân hàng (banking inscription).
банковская ставка lãi suất ngân hàng (banking rate).
банковская тайна bảo mật ngân hàng (banking secrecy).
банковская холдинговая компания hội sở ngân hàng (banking holding company).
банковские операции giao dịch ngân hàng (banking transaction).
банковские условия những điều kiện của ngân hàng (general condition of bank).
банковские услуги dịch vụ ngân hàng (banking services).
банковский акцепт nhận trả của ngân hàng (banking acceptance).
банковский вексель hối phiếu ngân hàng (banking bill).
банковский депозит tiền gửi ngân hàng (bank deposit).
банковский закон luật ngân hàng (banking law).
банковский клиринг thanh toán bù trừ qua ngân hàng (banking clearing).
банковский консорциум tổ hợp ngân hàng (banking consortium).
банковский кредит tín dụng ngân hàng (bank credit).
банковский перевод chuyển tiền qua ngân hàng (due from banks).
банковский счёт tài khoản ở ngân hàng (banking account).
банковский чек séc ngân hàng (bank check).
c/ Động từ: Bản thân động từ không là thuật ngữ, nhưng chúng đóng vai trò quan
trọng trong việc tổ chức các kết cấu với thuật ngữ, trong việc sử dụng chuẩn xác với văn
phong khoa học. Hơn nữa trong tiếng Việt việc phân định từ loại rất phức tạp, phụ thuộc
nhiều vào văn cảnh, do đó đưa động từ thành mục từ riêng là cần thiết.
Thí dụ:
авансировать đgt cấp tạm ứng (advance, make /pay/ an advance, pay on account).
авансировать предприятие cấp tạm ứng cho xí nghiệp (advance money to an
enterprise).
балансировать đgt cân đôi (balance, keep the equilibrium).
балансировать счёт cân đối tài khoản (balance an account).
взимать đgt thu (levy, collect, raise).
взимать налоги thu thuế (raise taxes).
взимать неустойку thu tiền bồi thường (exact a line).
взимать плату thu phí /lệ phí/ (charge /collect/, payment).
взимать пошлину thu thuế (collect a duty).
взимать проценты thu lãi suất (charge interest).
взимать сборы thu lệ phí, thu cước (levy charges).
взимать страховые платёжи thu tiền bảo hiểm (collect insurance
payments).
взимать штраф thu tiền nộp phạt (exact a penalty).
Sự xếp sắp các thuật ngữ trong bảng từ có nhiều cách khác nhau: quán triệt theo thứ
tự ABC từ đầu đến cuối hoặc theo từng nhóm kết hợp chung quanh một thuật ngữ hạt nhân.
“Từ điển thuật ngữ kinh tế Nga-Việt-Anh” được biên soạn theo phương pháp thứ hai
vì mang tính chất giáo khoa: ngoài mục đích tra cứu còn nhằm mục đích hỗ trợ cho việc
day/học ngoại ngữ. Cấu trúc này sẽ giúp người học dễ nhận biết, dễ ghi nhớ, cũng như có
thể tự làm giàu thêm vốn thuật ngữ của mình. Mục từ thường là những thuật ngữ đơn (một
đơn vị in đậm), dưới đó sẽ thống kê các thuật ngữ ghép được cấu tạo với sự kết hợp của
tính từ tiếp đó là danh từ với thuật ngữ đầu mục (chú thích bằng ký hiêu ““). Để người sử
dụng từ điển tiện tra cứu những thuật ngữ ghép khó hoặc có tần số sử dụng cao, chúng tôi
cố gắng đưa vào hai mục từ (trong tương lai, nếu có điều kiện chúng tôi sẽ thống kê và đưa
hết vào bảng từ những trường hợp đó).
Cần nhấn mạnh rằng, tính từ bản thân không thể là thuật ngữ (trừ số đã đước danh
hoá). Nhưng tính từ đóng vai trò rất quan trọng trong việc cấu tạo ra các thuật ngữ ghép, và
số này còn lớn hơn nhiếu so với thuật ngữ đơn trong tiếng Nga.
Chúng tôi đưa tính từ thành mục từ riêng không ngoài mục đích giúp người học biết
cách cấu tạo thuật ngữ ghép theo qui tắc ngữ pháp của ngôn ngữ biến tố, qua đó suy đoán
được ý nghĩa của chúng, cũng như tự làm giàu thêm vốn thuật ngữ của mình.
Động từ không cấu tạo thuật ngữ, nhưng chúng đóng vai trò ngữ dụng - giúp người
sử dụng thuật ngữ dùng đúng chuẩn mực của văn phong khoa học. Những cấu trúc động từ
với danh từ có giới từ hoặc không giới từ, cũng như những kết hợp danh từ với nhau không
tạo nên một thuật ngữ ghép được đánh dấu bằng ký hiệu ““.
Vì vấn đề thuật ngữ kinh tế của ta còn chưa ổn định, nhiều thuật ngữ còn đang trong
quá trình hình thành, hơn nưa thuật ngữ kinh tế của tiếng Nga được vay mượn từ tiếng Anh
khá nhiều, nên chúng tôi đưa thêm phần tiếng Anh vào cuối với mục đích tra cứu nguồn
gốc, cũng như làm rõ hơn nghia của thuật ngữ tiếng Nga và tiếng Việt - đây không hẳn chỉ
là các thuật ngữ tương đương.
Công trình nghiên cứu cấp Bộ này có mục đích bước đầu đưa ra một số nguyên tắc
biên soan từ điển song ngữ chuyên ngành kinh tế Nga - Việt và kết quả cuối cùng là một
cuốn từ điển thuật ngữ kinh tế Nga - Việt dùng nội bộ cho cán bộ và học viên Học viện
chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí minh. Chúng tôi mong muốn sự đóng góp của độc
giả, chỉ ra những khiếm khuyết hoặc bổ sung để hoàn thiện cho việc xuất bản rộng rãi công
trình này.
Từ điển thuật ngữ kinh tế NGA-VIỆT-ANH
Lời nói đầu.
Quan hệ kinh tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga ngày
càng phát triển kể từ khi kinh tế của hai nước chuyển từ cơ chế kinh tế bao cấp sang kinh tế
thị trường. Cũng như trước đây, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của hai nước có nhiều điểm
chung có thể trao đổi với nhau. Xuất phát từ tình hình thức tế đó, nhu cầu về học và nghiên
cứu tiếng Nga ngày càng cấp thiết và dần dần được phục hồi, nhất là trong lĩnh vực kinh tế
nói chung và kinh tế thị trường nói riêng. Trước nhu cầu đó Học viện chính trị - hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức biên soạn cuốn “Từ điển thuật ngữ kinh tế NGA-
VIỆT-ANH” dành cho cán bộ và học viên của Học viện cũng như của các Phân viện khác
trong cả nước.
Sách công cụ tiếng Nga hiện nay về lĩnh vực kinh tế thị trường ở nước ta còn quá
nghèo nàn, hệ thống thuật ngữ kinh tế lạc hậu, chậm đổi mới, kể cả tiếng Nga lẫn tiếng
Việt. Thực tế đó không đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu của cán bộ, nhu cầu học tập của
học viên các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy thuộc ngành kinh tế.
Nhiệm vụ của Từ điển không chỉ hạn chế trong việc bước đầu cung cấp cho người
sử dụng hệ thống thuật ngữ kinh tế thị trường trong tiếng Nga và tiếng Việt, mà còn quan
tâm tới việc hướng dẫn cách khai thác và sử dụng thuật ngữ tiếng Nga, một ngôn ngữ biến
tố mang tính tổng hợp cao, đồng thời góp phần vào việc xây dựng hệ thống thuật ngữ kinh
tế mới. Do vậy, Từ điển còn mang tính chất giáo khoa và có một cấu trúc riêng, không
giống những từ điển song ngữ khác.
Kinh tế thị trường mới mẻ đối với Việt Nam và LB Nga. Hệ thống thuật ngữ phản
ánh những khái niệm của hệ thống này chưa hình thành đầy đủ và cần thời gian cũng như
thực tế để ổn định. Cần lưu ý rằng thuật ngữ kinh tế thị trường của tiếng Nga được vay
mượn từ tiếng Anh khá nhiều, cho nên các soạn giả Từ điển đưa thêm các thuật ngữ tiếng
Anh vào sau phần tiếng Việt để giúp người sử dụng đối chiếu, hiểu rõ hơn nội dung của
khái niệm do thuật ngữ tiếng Nga và tiếng Việt biểu đạt.
Cấu trúc Từ điển.
1. Bảng từ gồm những danh từ, tính từ và động từ. Chọn lọc theo các từ điển tiếng Nga đã
ấn hành.
a/ Danh từ: Những danh từ - thuật ngữ đơn, mang nghĩa khái quát, tương ứng với
thuật ngữ tiếng Việt.
Các thuật ngữ đơn này có thể làm hạt nhân cấu tạo ra những thuật ngữ kép mang ý
nghĩa khu biệt, kể cả trong tiếng Nga lẫn tiếng Việt. Những thuật ngữ này được xếp sắp
theo vần chứ cái ABC và đánh dấu bằng ký hiệu “ ”. Cấu trúc của chúng có thể là:
tính từ + danh từ; danh từ + danh từ (không giới từ và có giới từ).
Ngoài ra, để giúp người học tiếng Nga nắm vững hơn ngữ pháp tiếng Nga, văn
phong khoa học, cũng như sử dụng vốn thuật ngữ kinh tế chính xác hơn, chúng tôi đưa vào
cuối mục tù những kết hợp thường gặp trong các văn bản về kinh tế. Những kết hợp này
thường là kết hợp động từ với thuật ngữ có trong mục từ và được đánh dấu bằng ký hiệu “
“.
Để minh hoạ chúng tôi trích một số mục từ đã biên soạn làm thí dụ.
акция dt cổ phần, cổ phiếu (share, stock).
второочередная акция cổ phiếu hạng hai /hưởng lãi sau/ (deferred stock).
выпущенная акция cổ phiếu đã được phát hành (issued shares).
голосующая акция cổ phiếu có quyền biểu quyết (voting shares).
государственная акция cổ phiếu nhà nước (government stock, public stock).
грошовая акция cổ phiếu nhỏ /giá thấp/ (penny stock).
дополнительная акция cổ phiếu bổ sung (supplement share).
золотая акция cổ phiếu vàng (golden stock).
именная акция cổ phiếu ghi danh (personal share, nominal share).
кумулятивная акция cổ phiếu tích luỹ /dồn lãi/ (cumulative share).
многоголосная акция cổ phiếu có quyền biểu quyết nhiều lần (manyvoice share).
неголосующая акция cổ phiếu không có quyền biểu quyết (non-voting stock /share/).
номинативная акция cổ phiếu định danh (registered share).
обыкновенная акция cổ phiếu thường, cổ phiếu phổ thông (ordinary share, common
stock).
ограниченная акция cổ phiếu hạn chế (limited share).
отложенная акция cổ phiếu hưởng lãi sau (defered stock).
отзывная (возвратная) акция cổ phiếu bị thu hồi /bãi miễn/ (callable stock).
первоклассная акция cổ phiếu hạng nhất (glamour share, glamor stock).
плюральная акция cổ phiếu có quyền biểu quyết nhiều lần (manyvoice share).
предъявительская акция cổ phiếu vô danh (bearer stock /share/, share warrant).
преференциальная акция cổ phiếu ưu tiên (preferred stock).
привилегированная акция cổ phiếu ưu đãi (preference share).
простая акция, cổ phiếu thường (ordinary /common, general, equity/ stock).
специальная акция cổ phiếu đặc biệt (special share).
тяжёлая акция = хэви-акция cổ phiếu nặng ký (heavy share).
учредительская акция, cổ phiếu sáng lập (founders’ share).
акции фирмы cổ phiếu của công ty (shares of a firm).
акция первого выпуска, cổ phiếu gốc (original stock).
акция без дивиденда cổ phiếu không lợi tức (ex-dividend share /stock/).
акция на предъявителя cổ phiếu không ghi danh (bearer share, share warrant).
акция с ограниченным правом cổ phiếu có quyền biểu quyết hạn chế (restricted voting
share).
акция с участием cổ phiếu tham dự (participating share ).
контрольный пакет акций lô cổ phiếu kiểm soát (controling block /parcel/ of shares).
котировка акций ước giá, định giá cổ phiếu (quotation of shares).
курс акций tỷ giá /giá/ cổ phiếu (share /stock/ price, quotation).
распределение акций phân phối cổ phiếu (allotment of shares /stocks).
изымать акции rút /thu hồi/ cổ phiếu (recall stocks).
иметь акции nắm giữ cổ phiếu (hold shares).
оплачивать акции mua cổ phiếu (pay up shares).
погашать акции thanh toán cổ phiếu (pay off shares /stocks/).
размешать акции phân chia cổ phiếu (allot /plase/ shares).
скупать акции mua hết cổ phiếu (acquire shares).
банк dt ngân hàng, nhà băng (bank).
акцептный банк ngân hàng chấp nhận thanh toán (acceptance /accepting/ bank).
акционерный банк ngân hàng cổ phần (joint-stock bank).
внешнеторговый банк ngân hàng ngoại thương (foreign trade bank).
государственный банк ngân hàng nhà nước (national bank, state-owned bank).
депозитный банк ngân hàng uỷ thác, ngân hàng giám hộ (deposit bank).
инвестиционный банк ngân hàng đầu tư (investment bank).
инновационный банк ngân hàng tái cấp vốn (innovating bank).
инпотечный банк ngân hàng cho vay có thế chấp (mortgage bank).
квазигосударственный банк ngân hàng do nhà nước giữ /khống chế/ (quasi-state bank,
quasipublic bank).
клиринговый банк ngân hàng thanh toán bù trừ (clearing bank).
коммерческий банк ngân hàng thương mại (commercial bank, usiness bank).
консорциальный банк ngân hàng hợp doanh (consortium bank).
кооперативный банк ngân hàng hợp tác xã (cooperative bank).
надёжный банк ngân hàng đáng tin cậy (reliable bank).
национальный банк ngân hàng quốc gia (national bank).
неплатежеспособный банк ngân hàng mất khả năng thanh toán (insolvent bank, bank
unable to pay).
обанкротившийся банк ngân hàng bị phá sản (rupt bank).
первоклассный банк ngân hàng loại một (first bank, prime bank). ??
платежеспособный банк ngân hàng có khả năng thanh toán (solvent bank).
промышленный банк ngân hàng công nghiệp (industrial bank).
резервный банк ngân hàng dự trữ (reserve bank).
сберегательный банк ngân hàng tiết kiệm (saving/s/ bank).
специализированный банк ngân hàng chuyên doanh (specialized bank).
торговый банк ngân hàng thương mại (commercal bank, mercantile bank).
универсальный банк ngân hàng tổng hợp (full service bank).
центральный банк ngân hàng trung ương (central bank, banker’s bank).
частный банк ngân hàng tư nhân (private bank).
эмиссионный банк ngân hàng phát hành (issuing bank /house, bank of issue/
circulation).
банк-агент ngân hàng đại lý (agent bank).
банк-акцептант ngân hàng chấp nhận thanh toán (acceptance bank).
банк-гарант ngân hàng bảo lãnh (garantop).
банк данных ngân hàng dữ liệu (data bank).
банк драйвин ngân hàng phục vụ khách hàng ngồi trong xe (drive in bank).
банк-корреспондент ngân hàng đại lý (corresponding bank, correspondent bank).
банк потребительского кре-дита ngân hàng tín dụng tiêu dùng (consumer credit bank).
банк развития ngân hàng phát triển (development bank).
банк-реципиент ngân hàng nhận đăng ký mua chứng khoán (receiving bank).
банк-эмитент ngân hàng phát hành (issue bank, bank of issue).
банк-эмитент пластиковых карточек ngân hàng phát hành thẻ tín dụng (card issuing
bank).
банкротство банка sự phá sản của ngân hàng (bank failure).
гарантия банка đảm bảo của ngân hàng (bank guarantee).
капитал банка tư bản /vốn/ của ngân hàng (bank capital).
квинтация банка biên lai của ngân hàng (banker’s /bank’s/ receipt).
крах банка sụ phá sản của ngân hàng (bank failure).
кредитоспособность банка khả năng thanh toán của ngân hàng (credit standing /wort-
hiness/ of bank).
оборот банка doanh số của ngân hàng (bank’s turnover).
отделение банка chi nhánh ngân hàng (bank’s branch).
правление банка quản lý ngân hàng (bank’s board of directors).
служащий банка cán bộ, công chuwc, nhân viên ngân hàng (bank employee, officer of
bank).
услуги банка dịch vụ ngân hàng (banking facilities).
вносить деньги в банк gửi tiền vào ngân hàng (deposit money with /in/ bank, put
/place/ money into bank).
держать деньги в банке giữ tiền ở ngân hàng (have a bank/ing/ account).
забирать вклад из банка rút tiền từ ngân hàng (withdraw deposit from bank).
открывать счёт в банке mở tài khoản ở ngân hàng (open an account with bank).
управлять банком quản lý ngân hàng (administer bank).
b/ Tính từ. Bản thân tính từ không là thuật ngữ (trừ một số ít đã được danh hoá).
Nhưng tính từ có nhiều khả năng cấu tạo ra những thuật ngữ kép mang ý nghĩa khu biệt rất
quan trọng trong hệ thống thuật ngữ tiếng Nga và tiếng Việt, nên cần để chúng thành những
mục từ riêng. Hơn nữa, về phương diện sư phạm sẽ giúp cho người học dễ tìm và so sánh
giữa các thuật ngữ mang những ý nghĩa khu biệt khác nhau, dễ nhớ và dễ sử dụng chúng
trong những ngữ cảnh cụ thể. Để thuận tiện cho việc tra cứu, chúng tôi đưa những thuật
ngứ kep vào các mục từ của thuật ngữ đơn đã cấu tạo ra chúng (банковская маржа biên
ngân hàng (bank margin) - có trong mục từ маржа), (валютная биржа sở giao dịch ngoại
tệ, thị trường ngoại tệ (currency market) có trong mục từ биржа).
Thí dụ:
банковский tt thuộc về ngân hàng (bank, banking).
банковская ассоциация hiệp hội các ngân hàng (bank association).
банковская гарантия bảo hiểm, bảo lãnh của ngân hàng (banking guarantee).
банковская декларация tờ khai ngân hàng (banking declaration).
банковская ликвидность tính thanh khoản ngân hàng (bank liquidity).
банковская маржа biên ngân hàng (bank margin).
банковская надпись chứng nhận của ngân hàng (banking inscription).
банковская ставка lãi suất ngân hàng (banking rate).
банковская тайна bảo mật ngân hàng (banking secrecy).
банковская холдинговая компания hội sở ngân hàng (banking holding company).
банковские операции giao dịch ngân hàng (banking transaction).
банковские условия những điều kiện của ngân hàng (general condition of bank).
банковские услуги dịch vụ ngân hàng (banking services).
банковский акцепт nhận trả của ngân hàng (banking acceptance).
банковский вексель hối phiếu ngân hàng (banking bill).
банковский депозит tiền gửi ngân hàng (bank deposit).
банковский закон luật ngân hàng (banking law).
банковский клиринг thanh toán bù trừ qua ngân hàng (banking clearing).
банковский консорциум tổ hợp ngân hàng (banking consortium).
банковский кредит tín dụng ngân hàng (bank credit).
банковский перевод chuyển tiền qua ngân hàng (due from banks).
банковский счёт tài khoản ở ngân hàng (banking account).
банковский чек séc ngân hàng (bank check).
валютный tt /thuộc về/ tiền tệ (currency).
валютная биржа sở giao dịch ngoại tệ, thị trường ngoại tệ (currency market).
валютная выручка lợi nhuận kiếm được bằng ngoại tệ (currency gain).
валютная девизная политика chính sách ngoại hối (foreign currency policy).
валютная зона khu vực tiền tệ (currency area).
валютная интервенция can thiệp ngoại tệ (currency inter-vention).
валютная корзина rổ (giỏ) tiền tệ (currency basket).
валютная котировка tỷ giá hối đoái niêm yết (currency quotation).
валютная монопония sự độc quyền ngoại hối (currency monopoly).
валютная оговорка điều khoản ngoại hối (currency reservation, currency clause).
валютная позиция vị thế ngoại hối (currency position).
валютная премия sự chênh lệch tỷ giá hối đoái (exchange premium)
валютная прибыль lợi nhuận bằng ngoại tệ (currency profit).
валютная самоокупаемость tự chủ vốn ngoại tệ (currency self-repayment).
валютное управление quản lý ngoại tệ (currency management).
валютно-обменный рынок thị trường trao đổi ngoại tệ (foreign exchange market).
валютно-финансовый дилинг kinh doanh tài chính ngoại tệ (currency dealing).
валютные капиталовложения đầu tư ngoại tệ (investment premium).
валютные ограничения hạn mức /định mức/ tiền tệ (currency limitations).
валютные преступления tội phạm ngoại tệ (currency offences).
валютные резервы dự trữ ngoại tệ (currency reserves).
валютные сделки những giao dịch ngoại tệ (currency transac-tions).
валютные фьючерсы những hợp đồng kỳ hạn bằng ngoại tệ mạnh (currency futures).
валютный арбитраж kinh doanh chênh lệch giá ngoại tệ (currency arbitrage).
валютный аукцион bán đấu giá ngoại tệ (currency auction).
валютный блок khối tiền tệ (currency bloc).
валютный брокер người môi giới tiền tệ (foreign exchange broker).
валютный варран giấy phép mua chứng khoán bằng ngoại hối (currency warrant)
валютный дилинг kinh doanh ngoại tệ (currency dealing).
валютный еврорынок thị trường ngoại hối châu Âu (euro-currency market).
валютный клиринг thanh toán bù trừ bằng ngoại tệ (currency clearing).
валютный контракт hợp đồng giao dịch ngoại hối (foreign exchange contract).
валютный контроль kiểm soát ngoại hối (currency control, foreign exchange control).
валютный коэффициент hệ số hối đoái (exchange coefficient).
валютный опцион quyền chọn mua hay chọn bán tiền tệ (currency potion).
валютный паритет đồng giá /ngang giá/ hối đoái, đồng /ngang bằng/ tỷ giá, (currency
parity, exchange rate parity, purchasing, power parity).
валютный процентный своп hoán đổi lãi suất hối đoái (cross-currency interest rate
swap).
валютный резерв dự trữ ngoại tệ (foreign exchange).
валютный риск rủi ro ngoại hối (exchange risk, risk currency).
валютный рынок thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối (currency market, foreign
exchange market).
валютный своп hoán đổi tiền tệ (currency swap).
валютный союз liên minh tiền tệ (monetary union)
валютный счёт tài khoản ngoại tệ, tài khoản ngoại hối (currency account).
валютный фонд quỹ ngoại tệ (monetary fund).
c/ Động từ: Bản thân động từ không là thuật ngữ, nhưng chúng đóng vai trò quan
trọng trong việc tổ chức các kết cấu với thuật ngữ, trong việc sử dụng chuẩn xác với văn
phong khoa học. Hơn nữa trong tiếng Việt việc phân định từ loại rất phức tạp, phụ thuộc
nhiều vào văn cảnh, do đó đưa động từ thành mục từ riêng là cần thiết.
Thí dụ:
авансировать đgt cấp tạm ứng (advance, make /pay/ an advance, pay on account).
авансировать предприятие cấp tạm ứng cho xí nghiệp (advance money to an
enterprise).
балансировать đgt cân đôi (balance, keep the equilibrium).
балансировать счёт cân đối tài khoản (balance an account).
взимать đgt thu (levy, collect, raise).
взимать налоги thu thuế (raise taxes).
взимать неустойку thu tiền bồi thường (exact a line).
взимать плату thu phí /lệ phí/ (charge /collect/, payment).
взимать пошлину thu thuế (collect a duty).
взимать проценты thu lãi suất (charge interest).
взимать сборы thu lệ phí, thu cước (levy charges).
взимать страховые платёжи thu tiền bảo hiểm (collect insurance
payments).
взимать штраф thu tiền nộp phạt (exact a penalty).
Tài liệu tham khảo.
Tiếng Nga.
Экономический словарь
Tiếng Việt.
Đàm Quang Chiểu (Chủ biên).Từ điển thuật ngữ kinh tế thị trường Nga-Anh-Việt. Hà Nội,
2006.
Đỗ Hữu Vinh. Từ điển thuật ngữ kinh tế thương mại Anh-Việt. NXB GTVT, 2007.
Nguyễn Đức Dỵ (chủ biên). Từ điển kinh tế-kinh doanh Anh-Việt. Hà Nội, 2000.
Nguyễn Trọng Đàn. Từ điển chứng khoán Anh-Việt. NXB Thống kê, 2007.
Nguyễn Văn Vị, Nguyễn Hữu Nguyễn Hữu Nguyên, Đinh Thanh Tịnh, Bùi Đông Tài. Từ
điển Việt-Anh thương mại-tài chính. Hà Nội, 1996.
Lê Minh Đức. Từ điển kinh doanh AnhViệt. NXB Trẻ, 1994.
Cung Kim Tiến. Từ điển kinh tế Anh-Việt & Việt-Anh. NXB Đà Nẵng, 2008.
TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Tên đề tài:
“Từ điển thuật ngữ kinh tế Nga - Việt – Anh”
2. Tính cấp thiết của đề tài:
Tình hình chính trị, kinh tế nước Nga thời kỳ hậu xô viết có nhiều biến động to lớn.
Những biến đổi đó có ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và LB Nga.
Hai nền kinh tế mang tính tập trung, bao cấp cao bắt đàu đổi mới - chuyển sang nền kinh tế
thị trường. Cùng với nền kinh tế, nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội cũng biển đổi
theo.
Những biến đổi trong đời sống chính trị, kinh tế được phản ánh rõ nét trong tiếng
Nga hiện đại, trước hết là trong lĩnh vực tù vựng qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Từ vựng biến đổi nhanh chóng: trong đó xuất hiện một khối lượng lớn thuật ngữ kinh tế,
biểu thị những khái niệm mới không những đối với người học tiếng Nga, mà đối với cả
người bản ngữ.
Cuốn “Từ điển kinh tế Nga-Việt-Anh” là ý tưởng đầu tiên của tập thể tác giả tham
gia đề tài muốn phản ánh tính chất đa dạng, phong phú của thuật ngữ trong lĩnh vực kinh tế.
Việc làm này hết sức cần thiết, bởi lẽ xu hướng hội nhập và hợp tác trong đời sống kinh tế-
xã hội và chính trị đang là xu hướng chủ đạo trên phạm vi toàn cầu.
Tính cấp thiết của cuốn “Từ điển kinh tế Nga-Việt-Anh” không những chỉ ở chỗ cần
thiết thống kê những thuật ngữ kinh tế được sử dụng với tần số cao cho người Việt, giải
thích và đưa ra những thuật ngữ tiếng Việt tương đương, mà còn nhiệm vụ phục vụ cho
việc nghiên cứu quan hệ
3. Mục đích và yêu cầu của công trình nghiên cứu.
Là kết quả và sản phẩm của công trình nghiên cứu tiến hành trong hai năm, cuốn
“Từ điển kinh tế Nga-Việt-Anh” nhằm phục vụ cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng viên,
học viên các hệ cử nhân chính trị, hệ cao học và hệ nghiên cứu sinh của Học viện chính trị-
hành chính quốc gia Hồ Chí Minh trong việc học tiếng Nga, trong việc tham khảo, đọc
sách, báo, tài liệu tiếng Nga để sưu tầm tài liệu cho luận án, luận văn, tiểu luận và nghiên
cứu khoa học.
Những thuật ngữ trong cuốn từ điển này phải phản ánh được những đặc điểm cơ bản
của thuật ngữ như:
a/ Tính chính xác.
b/Tính hệ thống.
c/ Tính quốc tế.
Dựa trên ba đặc điểm cơ bản vừa nêu của thuật ngữ, nhóm tác giả đã có diều kiện
tuyển lựa thuật ngữ chính xác và đưa vào bảng từ của cuốn “Từ điển kinh tế Nga-Việt-Anh”.
4. Cấu trúc của cuốn “Từ điển kinh tế Nga-Việt-Anh”.
Bảng từ xếp sắp theo vần chữ cái tiếng Nga.
Ngoài những thuật ngữ đơn và ghép (khoảng 10 000), trong từ điển còn đưa vào
những từ tổ điển hình cho văn phong kinh tế, nhằm giúp người sử dụng hiểu thấu đáo hơn
các thuật ngữ và sử dụng chúng trong những ngữ cảnh phù hợp.
5. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Để phục vụ cho cải cách giáo dục những năm 80 thế ký XX Bộ Giáo dục đã ban
hành “Qui định về chính tả tiếng Việt” và “Qui định về thuật ngữ tiếng Việt” (5 - 3 - 1984).
Trong đó nêu ra những yêu cầu chuẩn đối với hai lĩnh vực kể trên. Để thực hiện những yêu
cầu chuẩn đó đã thành lập ra hai Hội động cấp nhà nước: Hội đồng chuẩn hoá chính tả tiếng
Việt và Hội đồng chuẩn hoá thuật ngữ. Về thuật ngữ các nhà khoa học đã đưa ra những qui
định cụ thể, như cấu tạo và sử dụng thuật ngữ tiếng Việt, việc chuẩn hoá, hệ thống hoá . . .
trong việc biên soạn sách giáo khoa, từ điển và giảng dạy.
“Từ điển kinh tế Nga-Việt-Anh” được biên soạn sẽ được biên soạn theo tinh thấn chỉ
đạo, cũng như những nguyên tắc của Hội đồng chuẩn hoá thuật ngữ kể trên. Đồng thời các
tác giả cố gắng vận dụng những thành quả nghiên cứu của những năm gần đây của các học
giả nước ngoài và trong nước để nâng cao chất lượng công trình về lý luận cũng như thực
tiễn, để theo kịp sự phát triển của ngành thuật ngữ học và từ điển học nhằm đáp ứng được
yêu cầu học tập, nghiên cứu của thời đại.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thống kê để lựa chọn mục từ có tần số xuất hiện cao. Phương pháp
phân tích ngữ nghiã để tường giải nội dung các thuật ngữ. Phương pháp đối chiếu để chọn
thuật ngữ tương dương.
7. Nội dung nghiên cứu:
A. Một số vần đề lý luân về thuật ngữ tiếng Nga.
Trong phần này đề cập đến những vấn đề chính sau:
I. Từ vựng tiếng Việt xét về phương diẹn phạm vi sử dụng.
1. Từ vựng toàn dân.
2, Từ địa phương.
3. Tiếng lóng.
4. Từ ngữ nghề nghiệp.
5. Thuật ngữ.
II. Những tiêu chí xác định thuật ngữ trong ngôn ngữ..
Dựa vào những đặc điểm cơ bản của thuất ngữ, chúng ta có thể rút ra những tiêu chí
xác định thuật ngữ trong vốn từ vựng mỗi dân tộc.
1. Tính chính xác.
2. Tính quốc tế.
3. Tính thống nhất.
III. Thuật ngữ và từ ngữ thông thường.
Thuật ngữ không cách biệt hoàn toàn đối với từ toàn dân và các lớp từ vụng khác.
Thuật ngữ dẫu sao vẫn là một bộ phận của hệ thống từ vựng nói chung, có quan hệ với từ
khác trong hệ thống ngôn ngữ. Giữa từ toàn dân và thuật ngữ có quan hệ xâm nhập lẫn
nhau. Từ toàn dân có thể trở thành thuật ngữ và ngược lại.
IV. Con đường hình thành và phát triển thuật ngữ tiếng Việt.
Nhìn một cách tổng quát, có thể thấy thuật ngữ trong tiếng Việt hình thành nhỡ ba
con đường cơ bản là:
1. Thuật ngữ hoá từ ngữ thông thường (con đường dùng phép chuyển di ngữ nghĩa
của từ để tạo thuật ngữ).
2. Cấu tạo thuật ngữ theo phương pháp mô phỏng (sử dụng những yếu tố và mô hình
cấu tạo từ tiếng Việt để dịch nghĩa những thuật ngữ tương ứng trong tiếng nước ngoài).
3. Tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài.
B. Từ điển học - từ điển thuật ngữ chuyên ngành.
Vấn đề thuật ngữ trong từ điển.
1. Lịch sử vấn đề.
Chuyên ngành từ điển học Việt Nam về mặt lý luận so với các nước còn rất non trẻ
và chưa có mấy thành tựu lý luận làm cơ sở cho các nhà làm từ điển dựa vào đó để biên
soạn cụ thể.
2. Các loại hình từ điển.
Từ điển là một loại sách công cụ không thể thiếu được trong đời sống văn hoá
thường ngày. Từ điển rất đa dạng về mục đích biên soạn, kích cỡ, nội dung ... Ví dụ như
chúng ta thường gặp các loại từ điển sau: Từ điển tường giải, từ điển song và đa ngữ, từ
điển đồng nghĩa, từ điển trái nghĩa, từ điển tục ngữ và thành ngữ, từ điển bách khoa thư vân
vân.
3. Thuật ngữ khoa học trong từ điển chuyên ngành.
a/ Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ khoa học trong tiếng Nga và tiếng Việt cơ bản
giống nhau. Về cấu trúc ta có thể gặp:
- thuật ngữ đơn,
- thuật ngữ ghép gồm từ hai thành tố trở lên, bằng phương thức kết hợp khác nhau
giữa các từ loại khác nhau một cách chặt chẽ.
- trong quá trình hình thành có thể gặp những trường hợp mô tả ngữ nghĩa dài dòng,
vì thuật ngữ chưa được định hình ngắn gọn đúng với tính chất đặc thù của một thuật ngữ
khoa học.
- nhiều thuật ngữ mới vay mượn cần có phần tường giải hoắc chú thích để nói lên
được đúng bản chất của sự vật.
b/ Đặc trưng của thuật ngữ kinh tế Nga.
Qua khảo sát qua một số từ điển song ngữ Nga - Việt, Nga - Anh) chúng tôi nhận
thấy:
- Nhiều thuật ngữ đại diện cho hệ thống kinh tế kế hoạch hoá, quan liêu bao cấp
trước kia nay không còn nữa.
- Xuất hiện nhiều thuật ngữ mới, những nghĩa mới được phái sinh từ vốn từ vụng có
trong tiếng Nga.
- Nhiều (rất nhiều) thuật ngữ được vay mượn từ tiếng nước ngoài, chủ yếu từ tiếng
Anh bằng nhiều phương thức theo quy luật chung của các ngôn ngữ và phương thức đặc
thù cho ngôn ngữ biến tố như tiếng Nga.
Về cấu trúc: thuật ngữ đơn it. Chủ yếu là những thuật ngữ ghép từ hai thành tố trở
lên. Ví dụ:
Chuyển nghĩa. бумага dt giấy, giấy tờ,
ценные бумаги giấy có giá, chứng khoán.
государственные ценные бумаги trái phiếu chính
phủ.
дисконтные ценные бумаги chứng khoán đã chiết khấu.
Vay mượn.
a/ Vay nguyên dạng thuật ngữ và chuyển tự từ văn tự la-tinh
sang văn tự ki-ri-li-xa..
аудитор - ayditor - kiểm toán viên.
востро - vostro - tài khoản vostro.
грант - grant - quyền hưởng trợ cấp.
b/ Vay mượn, nhưng Nga hoá hình thái tồn tại /sao phỏng/ bằng các phụ tố
trong tiếng Nga (hậu tố và biến tố của danh từ, tính từ và động từ).
генерик-а - generic - sao bản.
девиз-а – device - trái phiếu được chuyển đổi ra ngoại tệ.
пролонгац-ия - prolongation - kéo dài, gia hạn.
аутентичн-ость - authenticity - độ xác thực
аванс, аванс-ирован-ие, аванс-ирова-ть - avance.
авизо, авиз-ова-ть - advice.
аутентичн-ый - authentic - xác thực.
отчётный баланс - report balance - bảng tổng kết tài sản
Thuật ngữ ghép từ hai đơn vị trở lên.
золотой взаимный фонд quĩ tương tế vàng.
росcийский фондовый индекс chỉ số chứng khoán Nga.
отриццательная реальная ставка lãi suất thực tế âm.
компенсационные ценные бумаги trái phiếu bồi thường.
чистый процентный доход lãi ròng.
Từ điển thuật ngữ kinh tế Nga-Việt-Anh .
Cấu trúc Từ điển.
1. Bảng từ gồm những danh từ, tính từ và động từ. Chọn lọc theo các từ điển tiếng Nga đã
ấn hành.
a/ Danh từ: Những danh từ - thuật ngữ đơn, mang nghĩa khái quát, tương ứng với
thuật ngữ tiếng Việt.
Các thuật ngữ đơn này có thể làm hạt nhân cấu tạo ra những thuật ngữ kép mang ý
nghĩa khu biệt, kể cả trong tiếng Nga lẫn tiếng Việt. Những thuật ngữ này được xếp sắp
theo vần chứ cái ABC và đánh dấu bằng ký hiệu “ ”. Cấu trúc của chúng có thể là:
tính từ + danh từ; danh từ + danh từ (không giới từ và có giới từ).
Ngoài ra, để giúp người học tiếng Nga nắm vững hơn ngữ pháp tiếng Nga, văn
phong khoa học, cũng như sử dụng vốn thuật ngữ kinh tế chính xác hơn, chúng tôi đưa vào
cuối mục tù những kết hợp thường gặp trong các văn bản về kinh tế. Những kết hợp này
thường là kết hợp động từ với thuật ngữ có trong mục từ và được đánh dấu bằng ký hiệu “
“.
Để minh hoạ chúng tôi trích một số mục từ đã biên soạn làm thí dụ.
акция dt cổ phần, cổ phiếu (share, stock).
второочередная акция cổ phiếu hạng hai /hưởng lãi sau/ (deferred stock).
выпущенная акция cổ phiếu đã được phát hành (issued shares).
голосующая акция cổ phiếu có quyền biểu quyết (voting shares).
государственная акция cổ phiếu nhà nước (government stock, public stock).
грошовая акция cổ phiếu nhỏ /giá thấp/ (penny stock).
дополнительная акция cổ phiếu bổ sung (supplement share).
золотая акция cổ phiếu vàng (golden stock).
именная акция cổ phiếu ghi danh (personal share, nominal share).
кумулятивная акция cổ phiếu tích luỹ /dồn lãi/ (cumulative share).
многоголосная акция cổ phiếu có quyền biểu quyết nhiều lần (manyvoice share).
неголосующая акция cổ phiếu không có quyền biểu quyết (non-voting stock /share/).
номинативная акция cổ phiếu định danh (registered share).
обыкновенная акция cổ phiếu thường, cổ phiếu phổ thông (ordinary share, common
stock).
ограниченная акция cổ phiếu hạn chế (limited share).
отложенная акция cổ phiếu hưởng lãi sau (defered stock).
отзывная (возвратная) акция cổ phiếu bị thu hồi /bãi miễn/ (callable stock).
первоклассная акция cổ phiếu hạng nhất (glamour share, glamor stock).
плюральная акция cổ phiếu có quyền biểu quyết nhiều lần (manyvoice share).
предъявительская акция cổ phiếu vô danh (bearer stock /share/, share warrant).
преференциальная акция cổ phiếu ưu tiên (preferred stock).
привилегированная акция cổ phiếu ưu đãi (preference share).
простая акция, cổ phiếu thường (ordinary /common, general, equity/ stock).
специальная акция cổ phiếu đặc biệt (special share).
тяжёлая акция = хэви-акция cổ phiếu nặng ký (heavy share).
учредительская акция, cổ phiếu sáng lập (founders’ share).
акции фирмы cổ phiếu của công ty (shares of a firm).
акция первого выпуска, cổ phiếu gốc (original stock).
акция без дивиденда cổ phiếu không lợi tức (ex-dividend share /stock/).
акция на предъявителя cổ phiếu không ghi danh (bearer share, share warrant).
акция с ограниченным правом cổ phiếu có quyền biểu quyết hạn chế (restricted voting
share).
акция с участием cổ phiếu tham dự (participating share ).
контрольный пакет акций lô cổ phiếu kiểm soát (controling block /parcel/ of shares).
котировка акций ước giá, định giá cổ phiếu (quotation of shares).
курс акций tỷ giá /giá/ cổ phiếu (share /stock/ price, quotation).
распределение акций phân phối cổ phiếu (allotment of shares /stocks).
изымать акции rút /thu hồi/ cổ phiếu (recall stocks).
иметь акции nắm giữ cổ phiếu (hold shares).
оплачивать акции mua cổ phiếu (pay up shares).
погашать акции thanh toán cổ phiếu (pay off shares /stocks/).
размешать акции phân chia cổ phiếu (allot /plase/ shares).
скупать акции mua hết cổ phiếu (acquire shares).
b/ Tính từ. Bản thân tính từ không là thuật ngữ (trừ một số ít đã được danh hoá).
Nhưng tính từ có nhiều khả năng cấu tạo ra những thuật ngữ kép mang ý nghĩa khu biệt rất
quan trọng trong hệ thống thuật ngữ tiếng Nga và tiếng Việt, nên cần để chúng thành những
mục từ riêng. Hơn nữa, về phương diện sư phạm sẽ giúp cho người học dễ tìm và so sánh
giữa các thuật ngữ mang những ý nghĩa khu biệt khác nhau, dễ nhớ và dễ sử dụng chúng
trong những ngữ cảnh cụ thể. Để thuận tiện cho việc tra cứu, chúng tôi đưa những thuật
ngứ kep vào các mục từ của thuật ngữ đơn đã cấu tạo ra chúng (банковская маржа biên
ngân hàng (bank margin) - có trong mục từ маржа), (валютная биржа sở giao dịch ngoại
tệ, thị trường ngoại tệ (currency market) có trong mục từ биржа).
банковский tt thuộc về ngân hàng (bank, banking).
банковская ассоциация hiệp hội các ngân hàng (bank association).
банковская гарантия bảo hiểm, bảo lãnh của ngân hàng (banking guarantee).
банковская декларация tờ khai ngân hàng (banking declaration).
банковская ликвидность tính thanh khoản ngân hàng (bank liquidity).
банковская маржа biên ngân hàng (bank margin).
банковская надпись chứng nhận của ngân hàng (banking inscription).
банковская ставка lãi suất ngân hàng (banking rate).
банковская тайна bảo mật ngân hàng (banking secrecy).
банковская холдинговая компания hội sở ngân hàng (banking holding company).
банковские операции giao dịch ngân hàng (banking transaction).
банковские условия những điều kiện của ngân hàng (general condition of bank).
банковские услуги dịch vụ ngân hàng (banking services).
банковский акцепт nhận trả của ngân hàng (banking acceptance).
банковский вексель hối phiếu ngân hàng (banking bill).
банковский депозит tiền gửi ngân hàng (bank deposit).
банковский закон luật ngân hàng (banking law).
банковский клиринг thanh toán bù trừ qua ngân hàng (banking clearing).
банковский консорциум tổ hợp ngân hàng (banking consortium).
банковский кредит tín dụng ngân hàng (bank credit).
банковский перевод chuyển tiền qua ngân hàng (due from banks).
банковский счёт tài khoản ở ngân hàng (banking account).
банковский чек séc ngân hàng (bank check).
c/ Động từ: Bản thân động từ không là thuật ngữ, nhưng chúng đóng vai trò quan
trọng trong việc tổ chức các kết cấu với thuật ngữ, trong việc sử dụng chuẩn xác với văn
phong khoa học. Hơn nữa trong tiếng Việt việc phân định từ loại rất phức tạp, phụ thuộc
nhiều vào văn cảnh, do đó đưa động từ thành mục từ riêng là cần thiết.
авансировать đgt cấp tạm ứng (advance, make /pay/ an advance, pay on account).
авансировать предприятие cấp tạm ứng cho xí nghiệp (advance money to an
enterprise).
балансировать đgt cân đôi (balance, keep the equilibrium).
балансировать счёт cân đối tài khoản (balance an account).
взимать đgt thu (levy, collect, raise).
взимать налоги thu thuế (raise taxes).
взимать неустойку thu tiền bồi thường (exact a line).
взимать плату thu phí /lệ phí/ (charge /collect/, payment).
взимать пошлину thu thuế (collect a duty).
взимать проценты thu lãi suất (charge interest).
взимать сборы thu lệ phí, thu cước (levy charges).
взимать страховые платёжи thu tiền bảo hiểm (collect insurance
payments).
взимать штраф thu tiền nộp phạt (exact a penalty).
Sự xếp sắp các thuật ngữ trong bảng từ có nhiều cách khác nhau: quán triệt theo thứ
tự ABC từ đầu đến cuối hoặc theo từng nhóm kết hợp chung quanh một thuật ngữ hạt nhân.
“Từ điển thuật ngữ kinh tế Nga-Việt-Anh” được biên soạn theo phương pháp thứ hai
vì mang tính chất giáo khoa: ngoài mục đích tra cứu còn nhằm mục đích hỗ trợ cho việc
day/học ngoại ngữ. Cấu trúc này sẽ giúp người học dễ nhận biết, dễ ghi nhớ, cũng như có
thể tự làm giàu thêm vốn thuật ngữ của mình. Mục từ thường là những thuật ngữ đơn (một
đơn vị in đậm), dưới đó sẽ thống kê các thuật ngữ ghép được cấu tạo với sự kết hợp của
tính từ tiếp đó là danh từ với thuật ngữ đầu mục (chú thích bằng ký hiêu ““). Để người sử
dụng từ điển tiện tra cứu những thuật ngữ ghép khó hoặc có tần số sử dụng cao, chúng tôi
cố gắng đưa vào hai mục từ (trong tương lai, nếu có điều kiện chúng tôi sẽ thống kê và đưa
hết vào bảng từ những trường hợp đó).
Chúng tôi đưa tính từ thành mục từ riêng không ngoài mục đích giúp người học biết
cách cấu tạo thuật ngữ ghép theo qui tắc ngữ pháp của ngôn ngữ biến tố, qua đó suy đoán
được ý nghĩa của chúng, cũng như tự làm giàu thêm vốn thuật ngữ của mình.
Động từ không cấu tạo thuật ngữ, nhưng chúng đóng vai trò ngữ dụng - giúp người
sử dụng thuật ngữ dùng đúng chuẩn mực của văn phong khoa học. Những cấu trúc động từ
với danh từ có giới từ hoặc không giới từ, cũng như những kết hợp danh từ với nhau không
tạo nên một thuật ngữ ghép được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN-TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ KINH TẾ NGA - VIỆT - ANH.pdf