Tài liệu Luận văn Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi - Chí Linh - Hải Dương: Luận văn
Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái
và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi
- Chí Linh - Hải Dương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Văn hoá là cái còn lại sau khi mọi thứ đã qua đi. Đồng thời cũng là cái
còn thiếu sau khi chúng ta đã đầy đủ tất cả. Có thể nói, văn hoá là tài sản vĩnh
hằng cao quý nhất cho mọi thời đại. Trong bản sắc văn hoá quý giá ấy thì văn
hoá tâm linh thể hiện ở các di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng là nét văn
hoá đặc sắc nhất.
Lịch sử 4.000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứa đựng
từ trong mình rất nhiều những di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng có giá trị,
đó là những tài sản vô giá của dân tộc. Khẳng định những giá trị văn hoá vĩnh
hằng, phản ánh đầy đủ lịch sử, truyền thống, bản sắc văn hoá Việt Nam.
Xứ Đông nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, là một trong các tỉnh ở
đồng bằng Bắc Bộ. Do vị trí địa lý, chiến lược thuận lợi, gắn liền với những
lịch sử t...
95 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi - Chí Linh - Hải Dương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái
và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi
- Chí Linh - Hải Dương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Văn hoá là cái còn lại sau khi mọi thứ đã qua đi. Đồng thời cũng là cái
còn thiếu sau khi chúng ta đã đầy đủ tất cả. Có thể nói, văn hoá là tài sản vĩnh
hằng cao quý nhất cho mọi thời đại. Trong bản sắc văn hoá quý giá ấy thì văn
hoá tâm linh thể hiện ở các di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng là nét văn
hoá đặc sắc nhất.
Lịch sử 4.000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứa đựng
từ trong mình rất nhiều những di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng có giá trị,
đó là những tài sản vô giá của dân tộc. Khẳng định những giá trị văn hoá vĩnh
hằng, phản ánh đầy đủ lịch sử, truyền thống, bản sắc văn hoá Việt Nam.
Xứ Đông nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, là một trong các tỉnh ở
đồng bằng Bắc Bộ. Do vị trí địa lý, chiến lược thuận lợi, gắn liền với những
lịch sử truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Nơi đây vẫn
còn lưu giữ những giá trị văn hoá tinh thần truyền thống, những công trình di
tích lịch sử văn hoá và danh thắng đã được cả dân tộc giữ gìn và bảo vệ: Di
tích lịch sử Kiếp Bạc – Côn Sơn, đền An Phụ, đền thờ Yết Kiêu, Chử Đồng
Tử – Tiên Dung, chùa Thanh Mai, đền Chu Văn An, đền Sinh, đền Hoá… Do
được sự quan tâm của Nhà nước cùng với những ý nguyện tâm linh của toàn
dân nên những giá trị văn hoá đó vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay.
Huyện Chí Linh nằm trong vùng văn hoá xứ Đông, nơi gắn liền với
nhiều anh hùng lịch sử dân tộc cùng với một bề dầy văn hoá, đã tạo nên một
vùng đất Địa linh nhân kiệt, vùng đất của truyền thuyết, vùng đất của tâm
linh. Trong tổng thể các di tích lịch sử thì đền Sinh, đền Hoá ở xã Lê Lợi
được coi là lâu đời nhất ở vùng đất này gắn với Truyền thuyết Phi Bồng
Nguyên soái. Cùng với thời gian, Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái vẫn
được truyền tụng và ngợi ca từ đời này sang đời khác, trải rộng ra nhiều địa
phương, vùng miền trong cả nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2
Nghiên cứu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái là một vấn đề hết sức
quan trọng và cần thiết trong hành trình tìm về lịch sử và văn học, giúp chúng
ta hiểu biết truyền thống, văn hoá của dân tộc, thêm tự hào về đất nước con
người Việt Nam, nhất là những con người đã làm rạng danh cho Tổ quốc. Từ
chuyên ngành Văn học dân gian, nghiên cứu truyền thuyết với việc tìm hiểu lễ
hội tưởng niệm Phi Bồng Nguyên soái đem lại sự hiểu biết sâu sắc về đặc
trưng thể loại. Ngoài ra việc nghiên cứu này còn hỗ trợ thiết thực cho công tác
giảng dạy Văn học dân gian ở nhà trường đối với các giáo viên bộ môn Văn.
2. Đi sâu tìm hiểu truyền thuyết và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ta sẽ thấy
được những đặc điểm chung và những nét riêng trong những câu chuyện kể,
cách tưởng niệm, thờ cúng, quan niệm riêng trong tâm linh của người dân địa
phương. Bên cạnh đó là sự khúc xạ của các bản kể và nghi thức tưởng niệm
xuyên qua những trầm tích văn hoá của thời gian và không gian lịch sử tạo
nên sức hấp dẫn của danh thắng nơi đây.
Nghiên cứu, mô tả truyền thuyết và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi
– Chí Linh – Hải Dương giúp cho việc nghiên cứu truyền thuyết dân gian như
là một sản phẩm của Folklore và sự khúc xạ của yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo
vào văn hoá tâm linh, vào kho tàng truyền thuyết dân gian Việt Nam. Phi
Bồng Nguyên soái ngoài yếu tố Nhiên thần còn có sự chuyển dịch sang yếu
tố Nhân thần. Ngài còn là vị thần đã trợ giúp vua Lý Nam Đế chống lại ách đô
hộ của nhà Lương, trợ giúp vua Lê Đại Hành đánh thắng quân Tống xâm
lược, trợ giúp Trần Hưng Đạo đánh bại giặc Nguyên Mông xâm lược lần 2 và
3. Những dấu tích còn lại, những lễ hội ngàn năm, những câu chuyện còn lưu
truyền trong dân gian mãi mãi là niềm tự hào của nhân dân Hải Dương.
3. Là người con đã sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Chí Linh giàu
truyền thống, tôi thấy mình phải góp một phần công sức cùng mọi người khơi
thông thế giới tâm linh mà nhân dân gửi gắm trong truyền thuyết, thấy được
những giá trị còn đọng lại trong những câu chuyện kể, trong những lễ hội
thiêng liêng của những thế hệ một lòng ghi ơn, tưởng nhớ đến cha ông đã có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3
công dựng nước và giữ nước. Công trình này cũng chính là một nén hương
thành kính tưởng nhớ đến cha ông, là cây cầu nối giữa lịch sử đầy oai hùng
với hiện tại, góp phần làm cho mảnh đất Chí Linh mãi là niềm tự hào của
người viết nói riêng và của người dân Hải Dương nói chung.
II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU.
Quá trình nghiên cứu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái đã được ghi
chép qua nhiều thế kỷ với nhiều hình thức khác nhau. Việc ghi chép, lưu
truyền và nghiên cứu mối quan hệ giữa truyền thuyết với lễ hội đã thu hút
nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Lịch sử, văn hoá, khảo cổ
học, văn học dân gian… Mặc dù vậy, giữa công việc nghiên cứu với tâm thức
của người dân địa phương vẫn còn chưa trùng khít tạo nên tâm linh thờ cúng
bị phân tán và chưa nhất quán.
Trong cuốn “Hải Dương di tích và danh thắng” (Do Sở Văn hoá thông
tin tỉnh Hải Dương phát hành, 1999) [36/96] cho rằng đền Sinh, đền Hoá thờ
người anh hùng Chu Phúc Uy – uy vũ đại tướng quân, trấn thủ xứ Hải Dương
đã có công giúp Lý Nam Đế (Thế kỷ thứ VI) khởi nghĩa ở An Thảo chống quân
Lương đô hộ và ông đã mất vào ngày 11 tháng 8. Đến triều Lý ông đã hiển
linh và phù trợ cho Lý Thái Tông(1028-1054) đánh dẹp được giặc Chiêm
Thành.
Trong cuốn “Truyện cổ dân gian Hải Dương”(Do Hội Văn học nghệ thuật
tỉnh Hải Dương phát hành, 1998) cho rằng Phi Bồng Nguyên soái mang yếu tố
Nhiên thần, ngài được sinh ra trong khe đá, được trẻ chăn trâu phát hiện và do có
tranh chấp trong việc rước ngài về làng mình giữa trẻ trâu làng Mô và làng Ngái
nên ngài đã hoá. Vì vậy, người dân thấy lạ nên xây hai ngôi đền là đền Sinh (nơi
ngài sinh ra) và đền Hoá (nơi ngài bay về trời). Sau đó ngài cũng đã hiển linh và
phù trợ cho Trần Hưng Đạo đánh thắng giặc Nguyên Mông lần 2 và 3.
Đặc biệt trong cuốn “Di sản Hán Nôm. Côn Sơn - Kiếp Bạc - Phượng
Sơn” (Do Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Hải Dương – Ban quản lý di tích Côn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4
Sơn – Kiếp Bạc đặt hàng. NXB Chính trị Quốc gia - 2006) các nhà nghiên
cứu đã dựa vào những văn bia cổ tại hai ngôi đền. Tấm bia “Ngọc phả thiên
thần vị” đặt tại đền Hoá, bia có hai mặt, khổ 0,55m x 0,31m, chạm rồng, mặt
trời, tạc năm Bảo Đại thứ 16 (1941). Thác bản văn bia ký hiệu 18740 –
18741, được khắc bằng chữ Hán. Tại mặt 2 của Văn bia có ghi lại truyền
thuyết thiên về yếu tố Nhiên thần và có xuất xứ từ thời Tiền Lê (Lê Đại
Hành). Trong Văn bia này được tác giả Hoàng Giáp dịch sang chữ Quốc ngữ
thì không có yếu tố tranh chấp của trẻ trâu làng Mô và làng Ngái, ngài bị trẻ
trâu phát hiện giáng trần nên đã hoá về trời. Sau đó hiển linh giúp vua Lê Đại
Hành (thế kỷ X) và Trần Hưng Đạo (thế kỷ XIII) đánh thắng kẻ thù xâm lược.
Trong quá trình điền dã, chúng tôi đã gặp gỡ rất nhiều những bậc phụ
lão của làng Yên Mô, họ đều có quan điểm thiên về yếu tố Nhiên thần. Bởi
trong bảng nguồn gốc thờ tự được đặt trong đền do Ban Quản lý di tích
(Thuộc Phòng Văn hoá huyện Chí Linh) trình bày lại nghiêng về yếu tố Nhân
thần.
Chính vì việc chưa đồng nhất giữa tâm thức của người dân nơi đây với
các cấp, các ngành quản lý di tích nên còn tạo ra nhiều bất đồng trong việc
thờ cúng và tổ chức lễ hội. Ngược lại quan điểm của chính Phòng Văn hoá-
Thông tin huyện Chí Linh là nghiêng về yếu tố Nhân thần nhưng thời gian tổ
chức lễ hội lại được tổ chức vào ngày 8 tháng 5 (Âm lịch) – ngày mà thánh
Phi Bồng Nguyên soái giáng trần như trong truyền thuyết nghiêng về yếu tố
Nhiên thần đã được khắc bia vào năm 1941. Hơn nữa, trong đền Sinh, ở gian
hậu cung vẫn còn thờ tấm đá giống hình hai vế đùi của người phụ nữ (Tương
truyền là ngài đã sinh ra từ đó và bị trẻ trâu phát hiện). Cũng trong gian hậu
cung của đền Sinh có đặt một chiếc thuyền cạn (Tương truyền là sau khi giúp
Trần Hưng Đạo có những chiến thuyền đánh thắng kẻ thù xâm lược, ngài đã
kéo những chiến thuyền của mình về nên từ Kiếp Bạc về đền Hoá có một dải
đồng bằng mà trong truyền thuyết cho rằng là những vệt của việc kéo thuyền).
Như vậy, quá trình sưu tầm, nghiên cứu Truyền thuyết Phi Bồng
Nguyên soái mặc dù vẫn còn chưa đồng nhất nhưng cũng đem đến cho chúng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5
ta một nguồn tư liệu phong phú, giúp cho việc nghiên cứu Truyền thuyết Phi
Bồng Nguyên soái được sâu sắc hơn. Đặc biệt trong các công trình nghiên cứu
trước đây, các tác giả chưa chú ý đến yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo có ảnh
hưởng nhất định đến truyền thuyết và lễ hội đền Sinh, đền Hoá. Chính yếu tố
này tạo nên chiều sâu của truyền thuyết, là quá trình khúc xạ của văn hoá bản
địa trong việc bảo tồn và phát triển một di sản văn hoá.
Về lễ hội tại đền Sinh, đền Hoá quá trình nghiên cứu còn chưa có
nhiều. Năm 2001 Phòng Văn hoá- Thông tin huyện Chí Linh đã biên soạn và
xuất bản cuốn “Lễ tục - Lễ hội trên địa bàn huyện Chí Linh”. Đây là cuốn
sách tập trung miêu tả hai loại lễ hội: Lễ hội tín ngưỡng phong tục và lễ hội
lịch sử. Lễ hội đền Sinh, đền Hoá thuộc lễ hội tín ngưỡng phong tục mang
đậm màu sắc văn hoá tín ngưỡng thờ cúng những vị Thần bảo trợ, trợ giúp
nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, có sự xen kẽ của lễ hội
lịch sử.
Điểm lại quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về Truyền thuyết Phi Bồng
Nguyên soái từ trước tới nay đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu.
Quá trình nghiên cứu đó có lúc thiên về văn bản, có lúc thiên về truyền thuyết
dân gian nhưng chưa toàn diện và sâu sắc. Hầu như truyền thuyết chỉ dừng lại
ở việc sưu tầm góp phần khẳng định tín ngưỡng hoà chung với những chiến
công trong lịch sử dân tộc gắn với địa danh thắng giặc trên địa bàn. Có thể
khẳng định đây là công trình đầu tiên nghiên cứu vấn đề này. Đó là một cách
tìm về với cội nguồn, khám phá cái hay, cái đẹp của nền văn hoá dân gian quê
nhà. Vì thế, khảo sát, mô tả một cách hệ thống, chi tiết, cụ thể truyền thuyết
và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương là công việc
vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong việc góp phần làm sáng
tỏ bản chất của thể loại truyền thuyết và dấu ấn của văn hoá tâm linh, tôn
giáo, tín ngưỡng trong quá trình hình thành, lưu truyền, phát triển.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN.
1. Mục đích.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6
Vận dụng lý thuyết chuyên ngành Văn học dân gian vào đề tài và thực
tiễn nhằm:
Hệ thống hoá các truyền thuyết về Phi Bồng Nguyên soái đã được sưu
tầm ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương, đồng thời khảo sát và miêu tả những
dị bản của truyền thuyết còn lưu truyền trong nhân dân. Quá trình chuyển
biến từ Nhiên thần đến Nhân thần.
Bóc tách các lớp văn hoá chứa đựng trong truyền thuyết từ hình tượng là
Nhiên thần đến nhân vật là Nhân thần.
Vận dụng lý thuyết chuyên ngành vào nghiên cứu truyền thuyết này ở
lĩnh vực văn học và góp một cách nhìn nhận, đánh giá nhân vật lịch sử theo
quan điểm lịch sử thẩm mĩ.
Nghiên cứu, miêu tả chi tiết lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi – Chí
Linh - Hải Dương từ đó chỉ ra mối quan hệ giữa truyền thuyết với lễ hội là sự
kết hợp truyền thống, tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc ta, một trường hợp rất
đáng được quan tâm nằm trong chỉnh thể các hoạt động văn nghệ dân tộc,
tổng hợp của nhân dân, từ đó thấy được lịch sử hình thành, phát triển của dân
tộc và đất nước.
2. Nhiệm vụ.
Khảo sát các truyền thuyết đã được sưu tầm, biên soạn và tài liệu tại chỗ.
Khảo tả lễ hội, phân tích quan hệ truyền thuyết và lễ hội.
Sử dụng các phương pháp khoa học để phân tích, nhận định, đánh giá
giữa truyền thuyết và lễ hội nhằm tiến hành nghiên cứu theo mục đích của đề tài.
IV. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI TƢ LIỆU.
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Trong luận văn này, chúng tôi tập trung vào các truyền thuyết xoay
quanh Phi Bồng Nguyên soái, cụ thể hơn là truyền thuyết này có mối quan hệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7
khăng khít với lễ hội, tín ngưỡng và tôn giáo. Từ đó đi tìm những giá trị cơ
bản như nội dung, nghệ thuật, đề tài, môtíp cơ bản, từ đó có cái nhìn tổng
quan nhất về Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái trên cả phương diện Nhiên
thần và Nhân thần.
2. Phạm vi tƣ liệu
Tư liệu chính của luận văn là tất cả các truyền thuyết dân gian về Phi
Bồng Nguyên soái. Tư liệu chúng tôi lấy từ ba nguồn chính: Một là các truyền
thuyết trong các tổng tập, tuyển tập truyền thuyết, truyện cổ dân gian người
Việt. Hai là trích dẫn các công trình nghiên cứu. Ba là các tài liệu sưu tầm điền
dã chưa công bố bằng văn bản viết. Các tập sách biên soạn truyền thuyết gồm:
Truyện dân gian Hải Dương – Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương
(Năm 2000).
Di sản Hán Nôm. Côn Sơn - Kiếp Bạc - Phượng Sơn – Nhiều tác giả,
NXB Chính trị Quốc gia (Năm 2006).
Tổng tập văn học dân gian người Việt tập 4,5 – Kiều Thu Hoạch (chủ
biên – Năm 2004).
Nghiên cứu truyền thuyết địa phương trong mối quan hệ với lễ hội,
chúng tôi có dựa trên tài liệu:
Hải Dương di tích và danh thắng – Sở văn hoá thông tin Hải Dương
(Năm 1999).
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam – Nhiều tác giả (Năm 2000).
Lễ tục – Lễ hội trên địa bàn huyện Chí linh – Phòng văn hoá thông tin
huyện Chí Linh (Năm 2001).
V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Phương pháp tổng hợp thống kê.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8
Phương pháp cụ thể:
+ Sưu tầm.
+ Điều tra.
+ Phỏng vấn.
Phương pháp quan sát gắn với hoạt động điền dã.
Phương pháp tiếp cận hệ thống.
Phương pháp so sánh loại hình.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
VI. Đóng góp mới của luận văn.
Luận văn là quá trình tổng hợp về những thành tựu nghiên cứu hệ
thống Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái, những dấu ấn của tín ngưỡng dân
gian, tôn giáo phản ánh trong truyền thuyết.
Luận văn là công trình khoa học đầu tiên đi sâu nghiên cứu, khảo sát,
mô tả một cách hệ thống, chi tiết Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái gắn với
lễ hội đền Sinh, đền Hoá.
Cùng với các chuyên ngành khác, luận văn đóng góp một phần nhỏ vào
công cuộc bảo lưu và phát triển vốn Văn học dân gian cổ truyền của dân tộc.
VII. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Nội dung chính của luận văn
gồm 3 chương:
Chƣơng I : Những vấn đề chung.
Chƣơng II : Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái ở Lê Lợi – Chí Linh –
Hải Dương.
Chƣơng III : Lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9
NỘI DUNG
CHƢƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
I. VÀI NÉT VỀ TRUYỀN THUYẾT LỊCH SỬ, TÍN NGƢỠNG PHONG TỤC.
Trong lịch sử xã hội loài người nói chung và của văn học nói riêng thì
thể loại thần thoại được coi là thể loại ra đời sớm nhất. Thần thoại cũng được
coi là hình thức tôn giáo sơ khai trong tâm thức của con người. Đó chính là
thời kỳ con người sống phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên nên trong ý thức
“trẻ thơ” của mình, họ sùng bái tự nhiên, mọi hiện tượng trong cuộc sống, họ
đều cho rằng có một lực lượng siêu nhiên, có mọi quyền năng tạo ra mọi hiện
tượng như mưa, gió, sấm, chớp… Chính vì vậy, mà trong thần thoại Hy Lạp
có tất cả các vị thần đảm nhiệm mọi công việc từ lớn nhất đến nhỏ nhất, từ vật
chất đến tinh thần như: thần tình yêu, thần chiến tranh, thần gió, thần sét…
Ngoài những yếu tố siêu phàm của mình thì họ cũng rất con người, những vị
thần đó biết yêu, ghét, giận hờn, ghen tỵ… Thần thoại chính là một trong
những hoạt động sáng tác đầu tiên của con người có tính nghệ thuật nhưng
không mang tính tự giác. Xét ở khía cạnh văn hoá thì thần thoại chính là văn
hoá nguyên thuỷ, sơ khai của con người. Mặc dù thần thoại là những sáng tác
có tính nghệ thuật và chưa mang tính tự giác nhưng lại chứa đựng rất nhiều
yếu tố tiền đề của tôn giáo, khoa học, triết học, nghệ thuật, cả những thiết chế
ấu trĩ chính trị xã hội buổi đầu… Từ những nhận thức sơ khai đó mà con
người mới có ý thức nhận biết thế giới tự nhiên và từng bước chinh phục thế
giới tự nhiên, xã hội. Vì vậy, từ xa xưa con người đã biết trị thuỷ, cấy lúa,
thuần dưỡng vật nuôi… tự tạo ra cho mình của cải vật chất, biết sống hoà hợp
với tự nhiên .
Khi con người thoát khỏi cuộc sống bầy đàn, bước vào cuộc sống bộ
tộc, họ đã nhận thức được thế giới sâu sắc hơn, ý thức được về bản thân, đã
nhận biết được cuộc sống con người là mong manh, ngắn ngủi còn vũ trụ thì
vững chắc, vĩnh viễn… Vì vậy, họ sáng tạo ra truyền thuyết và sử thi nhằm ca
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10
ngợi con người, đặc biệt là những vĩ nhân, anh hùng dân tộc để họ sống mãi.
Trong cuốn Truyền thuyết anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian
Việt Nam - NXB Khoa học Xã hội, 1971. Tác giả Kiều Thu Hoạch đã khẳng
định: “Truyền thuyết là một thể tài của Văn học dân gian, thể tài chuyện kể
truyền miệng nằm trong loại hình tự sự dân gian, nội dung cốt kể của nó là kể
lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật
địa phương theo quan điểm nhân dân”. Tác giả Trần Thị An thì cho rằng:
“Truyền thuyết là những truyện kể dân gian thể hiện cảm quan của nhân dân
về một sự kiện liên quan đến lịch sử. Nó gạt hết những yếu tố phụ, chỉ tập
trung kể lại lai lịch và công trạng của đối tượng bằng cách sử dụng những
mẫu đề thần thoại và các biện pháp cổ tích”(Nghiên cứu truyền thuyết
những vấn đề đặt ra - TCVH số 7 - 1994). Còn tác giả Đỗ Bình Trị thì cho
rằng: “Truyền thuyết là một thể loại lớn gồm nhiều biến thể (tiểu loại). Đó là
truyền thuyết địa danh, truyền thuyết phổ hệ và truyền thuyết lịch sử” (Những
đặc điểm thi pháp của các thể loại Văn học dân gian – NXB Giáo dục, H,
1999). Tác giả Lê Trường Phát quan niệm: “Truyền thuyết là một thể loại văn
học dân gian có tầm quan trọng đặc biệt bởi chúng là cái cách ghi chép lịch
sử rất độc đáo của dân gian, của dân tộc” (Thi pháp Văn học dân gian –
NXB Giáo dục, H, 2005).
Từ những ý kiến đã nêu ở trên có thể thấy truyền thuyết ra đời từ lòng
thần thoại, khi mà nhận thức của con người, xã hội, mối quan hệ giữa con
người với con người đã được nâng cao một bước so với thời kỳ trước. Các tác
giả Văn học dân gian ở thời kỳ này thường tưởng tượng các hiện tượng của tự
nhiên, những thủ lĩnh mang cả yếu tố thần kỳ và yếu tố con người. Điều đó có
thể cho thấy nhân dân mong muốn có một lực lượng siêu nhiên che chở, bảo
vệ cho họ nhưng bên cạnh đó lẽ tự nhiên cũng phải gần gũi với con người, với
cuộc sống trần tục. Do vậy, trong quá trình ra đời và phát triển của truyền
thuyết có sự chuyển dịch từ Nhiên thần đến Nhân thần và ngược lại. Bởi nếu
chỉ có yếu tố thần kỳ thì những vị thần đó sẽ trở nên xa rời con người, ngược
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11
lại nếu chỉ có yếu tố con người mà không có yếu tố thần kỳ thì những nhân
vật mà nhân dân ngưỡng mộ sẽ không thể sống mãi, thế hệ sau không thể thấy
được công lao to lớn của họ. Khi các hiện tượng tự nhiên, những vị anh hùng
được truyền thuyết hoá thì tác giả dân gian thường tô vẽ vào đó những yếu tố
siêu phàm và thường lược bỏ yếu tố mang tính đời sống thường ngày. Lược
đồ phổ quát khi được truyền thuyết hoá là thường tạo ra sự xung đột của hai
lực lượng tự nhiên, xung đột giữa cộng đồng này với cộng đồng kia. Để giải
quyết mâu thuẫn đó tác giả dân gian thơ mộng nó bằng một mối tình không
cân xứng, tranh giành người đẹp, công lao trong đánh giặc, ở mỗi thời đại
khác nhau nó được kể theo tâm lý của thời đại đó, do vậy trong truyền thuyết
vẫn có cái lõi của thần thoại. Từ lõi của thần thoại được truyền thuyết hoá nó
sẽ kéo theo các yếu tố khác trong đời sống xã hội đã được nhận thức cao hơn,
ngoài để ca ngợi thì truyền thuyết còn để kể sử truyền đời, tôn vinh, tạo sự
cấu kết cộng đồng, xây dựng cộng đồng mang tính truyền thống (cộng cảm).
Càng về sau này thì trong truyền thuyết còn có sự tác động nhiều hơn của các
yếu tố xã hội như: tín ngưỡng, tôn giáo, văn hoá vùng miền. Chính những yếu
tố này tạo cho truyền thuyết có nhiều dị bản và nhiều vấn đề phải nghiên cứu
ở cấp độ liên ngành.
Do truyền thuyết xuất phát từ thần thoại nên nó vẫn có thi pháp thần
thoại: Thụ thai thần kỳ, sinh ra một cách thần kỳ, tướng mạo khác người,
hành trạng và chiến công thần kỳ (kết hợp giữa đời thường và phi thường),
hoá thân, hiển linh (bắt đầu ở đâu kết thúc ở đó – Ví dụ như Thánh Gióng con
trời và kết thúc cũng trở về trời). Đơn vị hạt nhân tạo nên những nhân vật ấy
là những môtíp (là một hành vi, hành động, kết quả nào đấy, nó có tính khác
thường, tạo nghĩa, mang nghĩa và được lặp đi lặp lại). Ngoài yếu tố mang thi
pháp của thần thoại thì truyền thuyết cũng ảnh hưởng đậm nét của tôn giáo
như: Phật giáo (luôn khuyến khích con người làm điều thiện, nhân nào quả
đấy…), Nho giáo (hăm hở nhập thế, tôn ti chặt chẽ, xã hội lý tưởng có vua
sáng tôi hiền…), Đạo giáo (luôn biết điểm dừng để sống cùng thiên nhiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12
hưởng thú thanh nhàn, không tranh giành, không ham muốn…). Truyền
thuyết còn có sự ảnh hưởng của truyền thống văn hoá, tín ngưỡng người Việt
(nền văn hoá lúa nước) như tôn vinh, lưu giữ, thờ cúng công trạng của cha
ông, tôn thờ đá. Đặc biệt trong bối cảnh đất nước luôn bị đe doạ bởi giặc
ngoại xâm thì ở các vùng miền, trong mỗi cá nhân ý thức về sự tồn tại độc lập
và rạch ròi một quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam có lẽ đã xuất hiện từ rất sớm,
nhưng bằng chứng đáng lưu ý và có ý nghĩa di truyền xã hội và ngày càng ăn
sâu vào quần chúng thành sức mạnh vô thức cộng đồng đó là sự nối kết sức
mạnh của tâm linh với sức mạnh của hiện thực để tạo lên một sức mạnh vô
địch. Bằng chứng đã được khẳng định chắc chắn bởi các chiến thắng quân sự
trước các đế chế phương Bắc hùng mạnh (đặc biệt là kỳ tích ba lần chống
Nguyên Mông), ý thức về sự tồn tại đầy đủ của một quốc gia Đại Việt đã ăn
sâu vào tư tưởng, tình cảm của mỗi thần dân bình thường.
Trong Văn học dân gian nói chung và trong truyền thuyết nói riêng ý
thức độc lập dân tộc (tinh thần yêu nước) cũng luôn được đặt lên hàng đầu.
Trong cả tâm linh của nhân dân, những người anh hùng vì dân vì nước dù họ
chiến thắng hay thất bại trước kẻ thù họ cũng xứng đáng được tôn thờ. Việc
tôn thờ đó là cả một quá trình từ thế hệ này sang thế hệ khác để rồi những
người anh hùng không những không mất đi mà còn sống mãi và trở thành một
thế lực siêu nhiên trợ giúp cho con cháu bảo vệ thành quả mà bao đời đã gây
dựng. Thể loại truyền thuyết đã và đang làm được chức năng to lớn ấy là ghi
lại lịch sử, ghi lại công lao to lớn của cha ông, phục dựng lại những truyền
thống tốt đẹp trong văn hoá cộng đồng. Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái
ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương là một trong những truyền thuyết gắn với
lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và hơn thế nữa là tinh thần yêu nước,
ý thức tự tôn dân tộc cùng với tín ngưỡng bản địa.
1. Những dấu ấn lịch sử đƣợc phản chiếu qua truyền thuyết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Những truyền thuyết dân
gian thường có cái lõi lịch sử mà nhân dân, qua nhiều thế hệ, lý tưởng hoá,
gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình, cùng với thơ và mộng, chắp đôi
cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên những tác phẩm
văn hoá mà đời đời con cháu ưa thích”. Nguyễn Đổng Chi trong bài viết Văn
học dân gian là một kho tàng quý báu cho sử học cũng đã viết: “ Cái mà ta
gọi là truyền thuyết chỉ là những truyện kể đã được quét một lớp sơn ảo
tưởng. Tuy nhiên, nếu nhà làm sử khéo tay sẽ chọn lấy phần tinh chất, phần
cốt lõi hiện thực sau khi bác bỏ cái lớp ảo tưởng kia”[14/95]. Như vậy, sự
xuất hiện cảm hứng lịch sử đã trở thành một nét đặc trưng nổi bật của truyền
thuyết.
Trên thế giới việc phân loại truyền thuyết đã được các nhà nghiên cứu
đưa ra rất cụ thể dựa vào những đặc trưng phản ánh của nó. Ở Việt Nam cũng
có nhiều nhà nghiên cứu phân loại truyền thuyết như tác giả Ngô Chí Quế
chia truyền thuyết ra làm 3 tiểu loại:
Truyền thuyết lịch sử.
Truyền thuyết anh hùng.
Truyền thuyết các danh nhân văn hoá.
Tác giả Hoàng Tiến Tựu trong cuốn Văn học dân gian tập 2 thông qua
các mốc của lịch sử để chia truyền thuyết ra làm 4 tiểu loại:
Truyền thuyết về họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang.
Truyền thuyết về thời kỳ Âu Lạc và Bắc thuộc.
Truyền thuyết về thời kỳ phong kiến tự chủ.
Truyền thuyết về thời Pháp thuộc.
Trong luận án Tiến sỹ của Trần Thị An, tác giả phân chia truyền thuyết
thành 5 tiểu loại là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14
Truyền thuyết nguồn gốc giống nòi.
Truyền thuyết anh hùng.
Truyền thuyết tôn giáo.
Truyền thuyết tín ngưỡng.
Truyền thuyết địa danh.
Trong luận văn Thạc sỹ Khảo sát truyền thuyết dân gian Hải Dương
của tác giả Phùng Thị Thanh Huyền có đề nghị phân chia truyền thuyết thành
4 tiểu loại:
Truyền thuyết lịch sử.
Truyền thuyết danh nhân văn hoá.
Truyền thuyết địa danh.
Truyền thuyết phong tục.
Từ quá trình phân loại của các nhà nghiên cứu có thể thấy yếu tố lịch
sử, tín ngưỡng trong truyền thuyết là rất đậm đặc. Chính truyền thuyết là sự
phản ánh lịch sử nhưng đã bị tác giả dân gian xoá đi những tiểu tiết để thêm
vào đó yếu tố tín ngưỡng, thần kỳ nhằm mục đích ca ngợi. Trong các truyền
thuyết thường gắn với những vị anh hùng dân tộc hay nhằm giải thích một
hiện tượng nào đó của địa phương và để nó trở nên thiêng liêng hoá thì tác giả
dân gian thường đưa vào đó những thần tích. Chính yếu tố này làm cho truyền
thuyết khác với thần thoại, thần thoại thường phản ánh những vị thần siêu
nhiên mà con người có thể chưa bao giờ nhìn thấy, ngược lại truyền thuyết
phản ánh những nhân vật gắn với con người, gần gũi với con người, đó có thể
là những nhân vật lịch sử cụ thể: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo…
Cùng với đó là sự kết hợp với tín ngưỡng, tâm lý địa phương nhằm làm cho
nhân vật lịch sử, địa danh đó phù hợp với việc tôn thờ, phong tục tập quán ở
vùng đất đó. Điều đó làm cho các nhân vật lịch sử, các địa danh vừa hư vừa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15
thực, vừa gần gũi với con người vừa có tính siêu nhiên. Khi một nhân vật lịch
sử có ảnh hưởng lớn trên cả nước thì ở mỗi địa phương lại có nhiều truyền
thuyết khác nhau nhằm ca ngợi công lao của nhân vật lịch sử đó trong việc
xây dựng, bảo vệ vùng đất của mình (Trần Hưng Đạo được thờ tự trong cả
nước, kể cả ở nơi đó chỉ có những vị tướng của ông đặt chân đến). Như trên
đã nói truyền thuyết ra đời từ lòng thần thoại nhưng truyền thuyết lại có sức
sống lâu bền và phổ biến hơn rất nhiều so với thần thoại. Bởi nó gắn với con
người, tâm nguyện của nhân dân được thoả mãn trong việc lưu giữ một phần
của lịch sử và đặc biệt truyền thuyết làm cho các anh hùng trong lịch sử dân
tộc được sống mãi.
Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái cũng đã thu hút vào mình những
sự kiện lớn của dân tộc, những giai đoạn chống giặc ngoại xâm của đất nước,
ghi lại công cuộc giữ làng, giữ nước. Điều đó phản ánh đúng vai trò quan
trọng của mảnh đất lịch sử này. Đó là Trần Hưng Đạo – một vị tướng không
chỉ có tài chỉ huy mà còn là một người anh hùng luôn đứng đầu trận tuyến
chống quân Nguyên Mông xâm lược. Đó là vua Lê Đại Hành khoác áo bào để
chống lại quân Tống, giữ yên bờ cõi cho đất nước. Ngoài ra, một đặc điểm nổi
bật trong Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái mang tính văn hoá làng Việt
Nam, vừa thể hiện sự gắn kết giữa làng với nước trong sự kết hợp chặt chẽ và
tình nguyện của nhân dân.
2. Dấu ấn tín ngƣỡng, tôn giáo trong truyền thuyết.
Tôn giáo phát triển từ một học thuyết đạo đức đến một hệ tư tưởng.
Con đường phát triển của tôn giáo như vậy trở nên là đối tượng nghiên cứu
trước hết của lịch sử triết học, lịch sử tư tưởng, sau mới là đối tượng của
thông sử. Các triết thuyết và tôn giáo lớn trong lịch sử loài người xưa nay
đều có tác động lớn tới số phận của văn học, cho nên việc nghiên cứu mối
quan hệ qua lại giữa các tôn giáo, học thuyết với văn học trở nên là một công
việc quen thuộc và hẳn đó là một công việc mang tính chất liên ngành. Chúng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16
ta cũng phải khẳng định rằng việc nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và
các học thuyết tôn giáo, triết học hay chính trị, đạo đức đã trở thành một con
đường nhiều người đi, số lượng công trình khoa học là không đếm hết được.
Trong văn học nói chung và Văn học dân gian nói riêng không có sự
rạch ròi, mạch lạc như ta mong muốn. Trong một tác phẩm có thể có sự đan
cài những cương yếu (từ của Giáo sư Trần Đình Hượu) của nhiều giáo lý
Phật, Nho hay Đạo giáo. Văn học Việt Nam nằm trên địa bàn Đông Nam Á
nên việc ảnh của các học thuyết có nguồn gốc từ Ấn Độ hay Trung Quốc là
điều đương nhiên. Mà trong quá trình tồn tại của nó ở nước ta cũng đã bị Việt
hoá cho phù hợp với phong tục, tập quán. Chính vì điều đó mà khi ảnh hưởng
của những giáo lý này vào trong văn học nó đòi hỏi cần phải dựa trên nhiều
các lĩnh vực khác nhau. Trong bài viết này chúng tôi không có tham vọng đi
tìm hiểu sâu ảnh hưởng của tôn giáo vào toàn bộ nền văn học hay một thời kỳ,
một giai đoạn văn học trên cơ sở của ý thức hệ mà chỉ nghiên cứu ở mức độ
khiêm tốn là ảnh hưởng của nó đến một truyền thuyết cụ thể dựa trên cương
yếu chính của từng giáo lý.
Trong lịch sử văn học nước ta có thời kỳ Văn – Sử – Triết bất phân nên
khi nghiên cứu không thể chỉ nhìn nhận ở một góc độ hay một chuyên ngành
cụ thể. Hơn nữa văn học thuộc ngành nghệ thuật mang tính tư tưởng nên việc
ảnh hưởng của các giáo lý tôn giáo vào văn học có tính chiều sâu. Trong mỗi
một thời kỳ, mỗi giai đoạn văn học thì lại có sự ảnh hưởng khác nhau của các
luồng tư tưởng và ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lại có quá trình khúc xạ của
tín ngưỡng bản địa khác nhau. Nhưng dù có ảnh hưởng của bất kỳ tôn giáo
nào thì khi vào nước ta nó đều bị lược bỏ những yếu tố không phù hợp với
bản sắc của con người Việt Nam, ngay cả trong văn học điều đó cũng được
thể hiện tương đối rõ nét.
Cùng với toàn bộ nền văn học thì Văn học dân gian cũng có sự ảnh
hưởng của các tư tưởng tôn giáo. Đặc biệt trong truyền thuyết thì sự ảnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17
hưởng của tôn giáo, sự lược bỏ những yếu tố không phù hợp, sự khúc xạ của
tín ngưỡng bản địa là tương đối rõ so với các thể loại khác. Trong một truyền
thuyết cụ thể có nhiều tư tưởng tôn giáo khác nhau nhưng những yếu tố này
đã được chọn lọc nhằm phù hợp với tâm nguyện của nhân dân. Đó cũng chính
là đặc trưng của mỗi nền văn học trước những luồng tư tưởng ngoại lai để tạo
nên bản sắc riêng phù hợp với tâm lý dân tộc. Văn học dân gian Việt Nam nói
chung, thể loại truyền thuyết nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật ấy.
Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái cũng nằm trong mạch truyền
thuyết Việt, cũng có những ảnh hưởng nhất định của tôn giáo. Quá trình ảnh
hưởng này đã được chắt lọc cặn kẽ cho phù hợp với văn hoá dân tộc và tín
ngưỡng của địa phương. Điều đó càng làm cho Truyền thuyết Phi Bồng
Nguyên soái có tác động tích cực trong việc khuyến khích và ca ngợi con
cháu hướng thiện, luôn vươn lên trong cuộc sống, chấp nhận để tồn tại, chối
bỏ để phát triển, để mãi gây nền phúc đức cho đời sau.
II. VÙNG ĐẤT LỊCH SỬ VÀ HUYỀN THOẠI.
1. Vài nét về vùng đất xứ Đông.
Hải Dương là tỉnh nằm trong vùng văn hoá xứ Đông, nơi gắn liền với
tên tuổi nhiều anh hùng dân tộc, nhiều danh nhân văn hoá. Là vùng đất có
nhiều sinh hoạt văn hoá đa dạng được hình thành từ hàng nghìn năm trước,
vùng đất này còn lưu giữ hàng nghìn di tích lịch sử, di tích cách mạng gắn
liền với những chiến tích oai hùng của bao thế hệ dựng nước và giữ nước.
Hải Dương nằm ở phía Đông Bắc của tổ quốc, thuộc các tỉnh đồng
bằng Bắc Bộ. Mặc dù Hải Dương hiện nay so với thừa tuyên Hải Dương thời
Lê sơ hay tỉnh Hải Dương khi mới thành lập, năm Minh Mệnh 12 (1831) diện
tích chỉ còn 1.661km2 bằng 50% diện tích cũ với 11/18 huyện ban đầu. Cùng
với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì hiện nay Hải Dương đã thay
da đổi thịt với một thành phố và 11 huyện trực thuộc. Bên cạnh đó Hải Dương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18
còn là một trong những tỉnh có nguồn thu hút đầu tư nước ngoài lớn với nhiều
khu công nghiệp tạo công ăn việc làm cho hàng vạn con em trong tỉnh, đóng
góp vào ngân sách Nhà nước mỗi năm hàng trăm tỷ đồng. Cùng với sự phát
triển chung của cả nước thì trong tương lai Hải Dương sẽ là một trong những
vùng trọng điểm về kinh tế của miền Bắc.
Cùng với những thành tích trong phát triển kinh tế thì Hải Dương cũng
là tỉnh có bề dày văn hoá vật thể và phi vật thể được gìn giữ đến ngày nay.
Hiện nay ở Hải Dương đã có trên 1.000 di tích được kiểm kê, đăng ký, bảo vệ
theo quy định của pháp lệnh, 97 di tích và cụm di tích được xếp hạng quốc
gia, bằng 4% số di tích được xếp hạng của cả nước. Trong số những di tích đã
xếp hạng có 47 đình, 27 chùa, 19 đền, 4 miếu và nghè, 1 nhà thờ họ, 1 cầu đá,
4 di tích về lịch sử cách mạng, 5 danh thắng, 7 lăng mộ, 1 văn miếu, trong đó
có 2 di tích xếp vào hạng đặc biệt quan trọng là Côn Sơn – Kiếp Bạc. Cùng
với một loạt những danh thắng thì Hải Dương cũng được biết đến là nơi phát
tích của thiền phái Trúc Lâm, đến thế kỷ XV được ghi trên bản đồ như một
danh lam cổ tích. Ngoài ra Hải Dương cũng là quê hương của những làn điệu
hát chầu văn mượt mà đầy tình tứ, hàng trăm những truyền thuyết như đưa
con người vào cõi mộng… Cùng với ý thức bảo vệ của nhân dân, được sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước, những di sản văn hoá, những giá trị tinh
thần, những phong tục truyền thống không ngừng được gìn giữ, bồi đắp nâng
lên tầm cao mới phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, đảm bảo cho
sự hoà nhập mà không hoà tan của bản sắc văn hoá Việt Nam.
2. Huyện Chí Linh - mảnh đất lịch sử và huyền thoại.
2.1. Vị trí địa lý.
Chí Linh, một vùng đất địa linh nhân kiệt, nằm ở phía Đông Bắc của
tỉnh Hải Dương, 3/4 diện tích là đồi rừng, là điểm giao lưu của 4 tỉnh: Hải
Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, nằm trên hai trục đường chính Hà
Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Quảng Ninh. Do vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi nên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19
từ ngàn xưa đã tạo cho nơi đây một vị trí chiến lược quan trọng, được Nhà
nước quy hoạch là vùng trọng điểm phát triển kinh tế từ nay đến năm 2020.
Người dân nơi đây chuyên cần học tập, nhà nông chăm chỉ cấy cày,
người làm các nghề thợ, nghề buôn cũng có, nhưng không nhiều. Ăn mặc,
quần áo, đồ dùng thường tiết kiệm. Việc cưới xin, ma chay, giỗ tết giữ gần
đúng lễ. Dân ở nơi gần núi có tính cách vũ dũng (như các xã Hoa Thám, Lê
Lợi, Cộng Hoà, Văn An), ngoài ra nói chung đều thuần hậu, chất phác. Người
tu hành đạo Phật cũng không nhiều. Theo Thiên chúa, đều là gián tòng.
2.2. Những địa danh lịch sử.
Chí Linh là một vùng đất giầu truyền thống lịch sử văn hoá, tính đến
nay đã có 9 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 4 di tích xếp hạng cấp tỉnh và hàng
trăm di tích, di chỉ khác. Trong đó có 2 di tích lịch sử văn hoá Côn Sơn –
Kiếp Bạc được xếp hạng loại đặc biệt quan trọng. Kiếp Bạc nơi thờ vị anh
hùng dân tộc Hưng Đạo Vương, Trần Quốc Tuấn – nhà chiến lược quân sự
thiên tài trong lịch sử chống giặc Nguyên Mông của dân tộc ta thế kỷ XIII.
Ông được người đời phong thánh ngay từ lúc còn sống và lập đền thờ nguy
nga tráng lệ ngay trên bến Lục Đầu Giang lịch sử. Ngày nay đền Kiếp Bạc
hàng năm đón hàng trăm ngàn du khách trong nước và quốc tế về thăm quan
tưởng niệm.
Di tích lịch sử văn hoá và danh lam chùa Côn Sơn, nơi thờ thiền phái
Trúc Lâm tam tổ. Côn Sơn còn gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của vị anh
hùng dân tộc Nguyễn Trãi – nhà chiến lược, nhà quân sự, nhà văn hoá lớn mà
tâm hồn sáng như Sao Khuê.
Cạnh Côn Sơn qua dãy núi Ngũ Nhạc, phía Bắc đến xã Lê Lợi là đến với
sự tích đền Sinh - đền Hoá. Nơi thờ Đức Thánh Phi Bồng Hạo Thiên tướng quân
giáng hạ đã có công giúp vua Lý Nam Đế chống lại ách đô hộ của nhà Lương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20
(thế kỷ VI), phù trợ cho Lê Đại Hành đánh thắng quân Tống xâm lược (thế kỷ
X) và giúp Trần Hưng Đạo đánh thắng giặc Nguyên Mông xâm lược lần 2, 3
(thế kỷ XIII). Di tích được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1992.
Di tích Đền Cao nơi thờ 5 anh em họ Vương đã có công giúp vua Lê
Hoàn đánh giặc Tống thế kỷ thứ X. Di tích được xếp hạng cấp quốc gia năm
1988. Đây là một quần thể gồm 5 đền thuộc xã An Lạc.
Di tích Chu Văn An, nơi thờ thầy giáo Chu Văn An - ông tổ của ngành
giáo dục Việt Nam. Di tích nằm trên dãy núi Phượng Hoàng thuộc xã Văn An,
là một trong Bát cổ Chí Linh, gọi là Tiều ẩn cổ bích. Di tích được xếp hạng
cấp quốc gia năm 1998.
Giữa các di tích lớn ấy còn có vô số những di tích đã được xếp hạng
cấp quốc gia như di tích chùa Thanh Mai, nơi thờ Đệ Nhị Phật Tổ của thiền
phái Trúc Lâm tam tổ – Pháp Loa, thuộc xã Hoa Thám, được xếp hạng cấp
quốc gia năm 2000. Di tích Đền Gốm – nơi thờ danh tướng Trần Khánh Dư,
một tướng giỏi thời Trần Hưng Đạo đánh giặc Nguyên Mông, di tích thuộc xã
Cổ Thành nằm ngay bên dòng sông Kinh Thầy lịch sử, di tích được xếp hạng
cấp quốc gia năm 1994. Đền Quốc Phụ – nơi thờ danh tướng Trần Quốc Chẩn
vừa là danh tướng vừa là bố vợ Trần Dụ Tông, di tích thuộc xã Chí Minh,
được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 2002. Di tích Đình Chí Linh - đây là
ngôi đình cổ duy nhất của Chí Linh được xếp hạng về di tích và lịch sử, di
tích thuộc xã Nhân Huệ, đình là nơi thờ tướng Cao Lỗ Vương được suy tôn là
Thành Hoàng Làng, đình được xếp hạng cấp quốc gia năm 2000.
Chí Linh ngoài những di tích, di chỉ lớn lao trên, còn được gọi là Chí
Linh bát cổ:
Tiều Ẩn Cổ Bích (Nhà cổ của tiều ẩn tiên sinh Chu Văn An)
Dược Lĩnh Cổ Viên (Vườn thuốc ở núi Dược Sơn)
Nhạn Loan Cổ Độ (Bến đò cũ ở Nhạn Loan)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21
Thượng Tế Cổ Trạch (Nhà cổ của quan tể tướng thời Trần)
Phao Sơn Cổ Thành (Thành cổ ở Chí Linh)
Huyền Thiên Cổ Tự (Động cổ ở Vân Tiên)
Tinh Phi Cổ Tháp (Tháp cổ Tinh Phi – bà chúa Sao Sa)
Trạng Nguyên Cổ Đường (Nhà dạy học của trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi)
Với những đặc điểm lịch sử văn hoá quý giá này đã tạo cho Chí Linh
một quần thể di tích, địa danh và du lịch khép kín, bảo tồn những giá trị văn
hoá hàng ngàn đời nay của dân tộc. Nên đã có thơ rằng:
Chí Linh trăm dặm non thiêng,
Sách xưa ghi chép tỏ tường không sai.
Phía đông Hiệp Sơn sông dài,
Phía tây đồng lúa trải hoài Thanh Lâm.
Phía nam Thanh Hà rất gần,
Phía bắc cùng với Lạng Giang cận kề.
Bảy tổng Nam – Bắc phân chia,
Trước nay vẫn gọi Lưỡng Hà đôi bên.
Thôn xã sáu mươi lăm tên,
Nửa bán sơn địa nửa miền phù sa.
(Hoàng Giáp dịch)
3. Xã Lê Lợi giàu truyền thống văn hoá.
3.1. Vị trí địa lý.
Xã Lê Lợi – mang tên người anh hùng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
(thế kỷ XV), nằm ở phía Bắc của huyện Chí Linh, là một xã thuần nông, đất
rộng, người không đông, với 1/2 diện tích đồi rừng và cây ăn quả. Xã Lê Lợi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22
là một trong những xã còn nghèo so với mặt bằng chung của huyện nhưng
trong thời gian vừa qua đã có nhiều những thay đổi vượt bậc trong việc phát
triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng cùng với việc phát triển du lịch đã
làm thay đổi bộ mặt của xã. Hiện nay, xã Lê Lợi là một trong 17 xã của huyện
có sản lượng nông nghiệp cao nhất và là xã có các làng đạt làng văn hoá nhiều
nhất trong các xã trên địa bàn huyện. Cùng với phát triển nông nghiệp thì xã
còn là nơi phát triển kinh tế lâm nghiệp mạnh mẽ dựa trên điều kiện tự nhiên
sẵn có của vùng. Chính vì vậy, đã tạo nên một cảnh quan thiên nhiên hỗ trợ
rất tốt để xã phát triển du lịch, văn hoá tín ngưỡng.
3.2. Địa danh lịch sử huyền thoại.
Lê Lợi có danh lam thắng cảnh, có di tích lịch sử văn hoá và danh nhân
nổi tiếng. Đình, đền, chùa ở Lê Lợi được xây dựng chủ yếu vào cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX. Cá biệt có ngôi đền xây dựng từ thế kỷ thứ VI. Cả xã có
7 ngôi đình, 7 ngôi chùa và 3 đền. Thôn nào cũng có đình và chùa.
Đình, đền, chùa ở Lê Lợi được xây dựng theo lối kiến trúc cổ, với
những nét văn hoa tinh xảo, trạm khắc tinh vi, khéo léo thể hiện bàn tay tài
hoa của người dân nơi đây.
Ở Lê Lợi đình đều thờ thần, chùa thờ Phật, đền thờ những người có
công với dân với nước.
“…Trong số những đình, đền, chùa ở Lê Lợi nổi bật là đền Sinh, đền
Hoá. Đền Hoá thờ Đức Tiên Đế Đại Vương, Phi Bồng Nguyên soái - đại tướng
quân, Thượng - Thượng - Thượng đẳng thần và Chu Phúc Uy có công giúp dân
đánh giặc cứu nước. Khánh đản vào ngày 8/5 âm lịch, nhân dân mở hội truyền
thống.
Đền Sinh, đền Hoá là cơ sở của Việt Minh bí mật của xã, là nơi mở lớp
lý luận chính trị cho cán bộ năm 1945 – 1946, là nơi đặt công binh xưởng sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23
xuất vũ khí đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, là trụ sở của Uỷ ban hành
chính xã Đại An năm 1946.”
(Lịch sử đảng bộ và nhân dân Lê Lợi (1930 - 1999) – BCH Đảng bộ xã
Lê Lợi - 1999).
III. KHẢO SÁT TRUYỀN THUYẾT PHI BỒNG NGUYÊN SOÁI Ở XÃ LÊ LỢI -
HUYỆN CHÍ LINH - TỈNH HẢI DƢƠNG.
1. Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái qua bản thần tích tại đền
Hoá ở xã Lê Lợi.
Thần tích là những bản ghi chép lại lời kể dân gian, chép lại những câu
chuyện được lưu truyền trong dân gian và vì thế mà nó vẫn giữ được những
yếu tố của văn bản Văn học dân gian.
Truyền thuyết vốn sinh thành và phát triển trên mảnh đất dân gian lưu
truyền từ miệng người này qua người khác. Trong xã hội phong kiến, truyền
thuyết được các nhà Nho ghi chép thành các văn bản và được các vương triều
biên soạn thành thần tích, ngọc phả. Quá trình nhào nặn từ nhân vật của
truyền thuyết đến nhân vật của thần tích ta có thể hình dung: xuất phát từ
truyền thuyết dân gian địa phương, từ tư liêụ lịch sử, nhân vật lịch sử bị
khuôn lại trong thần tích phong kiến, do các nhà Nho soạn thảo. Sau đó nhân
vật lịch sử được trả về địa phương nhưng không còn nguyên dạng của truyền
thuyết ban đầu nữa, mà với ngôn ngữ xa lạ hơn với những tước hiệu, phong
thần dài dòng, khó nhớ.
Nhưng nhân dân không chấp nhận, họ cứ kể, cứ truyền tụng sự tích anh
hùng theo cách riêng của họ. Nhưng ở những lần kể sau, có sự tác động, ảnh
hưởng của tư tưởng “thần tích” phong kiến, tư tưởng tôn giáo, tín ngưỡng địa
phương. Cứ như vậy, truyền thuyết được thần tích hoá rồi lại dân gian hoá trở
lại. Trải qua nhiều đời, nhiều thế hệ, quá trình trên được lặp đi lặp lại nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24
lần hơn. Chẳng hạn như: Trong thần tích được khắc vào thời nhà Nguyễn
(1941) được đặt tại đền Hoá thì sự xuất hiện của Phi Bồng Nguyên soái xuất
hiện vào thời Lê Đại Hành (thế kỷ thứ X). “…Trong một lần Lê Đại Hành
tuần du qua địa phận trang Chi Ngại, huyện Phượng Nhãn, phủ Lạng Giang,
xứ Kinh Bắc và nghỉ tại đây. Đêm đó vua mơ màng nhìn lên thấy ánh sáng
mầu đỏ đầy chùa. Trên điện kim thân sắc tướng toạ mười mấy vị, bên trái là
Bát bộ Kim Cương, bên phải là mười vị La Hán, một vị kim thân sắc tướng
nói: “Đêm qua Thiên đình tụ hội bách thần nghị định về việc của nước Nam
dưới hạ giới. Cho phép một thiên tinh giáng trần để cứu vớt đại hạn ở dân
gian , nhưng xét thấy bảy tám đời nay ở nước Nam chưa từng có một nhà nào
gây nền phúc đức. Nay tại đầu khu đất trang Chi Ngại, Yên Mô, huyện
Phượng Nhãn, xứ Kinh Bắc có một hòn đá vuông, như chiếc chiếu lớn, bên
ngoài đột khởi lên ba toà khom khom như hình mặc áo gấm. Nơi đây địa thế
sơn thuỷ hữu tình, linh chung tú khí. Lời bài ký giáng xuống là hòn đá này,
đợi nhà nào không làm điều gì ác thì đầu thai xuất thế”. Thiên đế lập tức sai
Hắc Y nhi ở phương Bắc giáng hạ vào hòn đá.” [35/19].
Trong quá trình truyền tụng dân gian thì nhân dân cho rằng sự xuất
hiện của Phi Bồng Nguyên soái xuất hiện vào thời Tiền Lý (thế kỷ thứ VI).
“… Ở thời Tiền Lý. Bấy giờ là giờ Dần, ngày 8/5 âm lịch. Trẻ mục đồng
thường tụ tập chốn này, chợt nghe có tiếng trẻ con khóc ở tảng đá lớn bèn gọi
nhau đến đó thì thấy một hài nhi dáng vẻ khôi ngô, thiên tư đĩnh ngộ, nằm
trên chỗ lõm của hòn đá mà khóc vang như tiếng chuông lớn. Bọn trẻ bèn lấy
tay làm kiệu, lấy khăn vuông làm cờ rước về làng. Bỗng mưa gió sấm chớp
đùng đùng, cát bay đá cuộn khắp nơi. Đứa trẻ đó hét lên một tiếng vang rồi
vọt thẳng lên trời. Bọn trẻ đều nghe trên không trung có tiếng nói vọng rằng:
Ta là Phi Bồng Hạo Thiên đại tướng quân giáng hạ nhưng đã lộ trong cõi
trần thế nên lại phụng chiếu về chầu Thượng đế…” [36/93].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25
Về nội dung, truyền thuyết và thần tích cơ bản không có gì khác biệt,
sự khác biệt chỉ là thời gian xuất hiện của ngài. Nhưng về hình thức kể, thần
tích có lối kẻ dài dòng, tỉ mỉ, trong mỗi môtíp thần tích bao giờ cũng có nhiều
chi tiết hơn và trong một chừng mực nào đó có nghiêng về yếu tố ca ngợi
mang tính chính trị.
Tóm lại, Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái đã được các nhà Nho
chép lại, biên soạn cơ bản không khác so với truyền thuyết dân gian, đậm yếu
tố kỳ ảo, huyền thoại, tạo cho truyền thuyết nơi đây thêm phong phú, thân thế
của Phi Bồng Nguyên soái được đề cao trân trọng, thành kính thiêng liêng,
vượt tầm thời thời đại, khu vực, có ý nghĩa quốc gia, dân tộc.
2. Truyền thuyết về thời gian xuất hiện của Phi Bồng Nguyên soái.
Như trên đã nói quá trình xuất hiện của Phi Bồng Nguyên soái về thời
gian còn có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Chúng tôi dựa trên những thư tịch
cổ nhất ghi lại truyền thuyết về sự ra đời của ngài và cũng là có sự đồng thuận
nhiều nhất của các cấp quản lý, các cụ cao tuổi ở làng Yên Mô.
Về sự xuất hiện sớm nhất trong truyền thuyết dân gian đã ghi lại, Phi
Bồng Nguyên soái xuất hiện thời Tiền Lý (thế kỷ thứ VI), vào ngày 8/5 âm
lịch. Khi mà dân tộc ta đang trong vòng đô hộ của giặc phương Bắc. Khi ngài
giáng hạ, do bị trẻ chăn trâu phát hiện nên đã hoá về trời.
Trong tấm bia đặt tại đền Hoá thì Phi Bồng Nguyên soái là một vị tướng
võ cai quản toàn bộ thiên binh, thiên tướng của Ngọc hoàng có thể đi mây về
gió. Nên Ngọc hoàng đã sai ngài xuống trần thế giúp nước Nam thoát khỏi đại
nạn nhưng vì bị phát hiện nên chưa giúp gì được. Khi trẻ chăn trâu thấy hòn
đá bị mài mòn khoảng hơn một thước, kể lại toàn bộ câu chuyện cho người
dân trong làng nên đã lập hai ngôi đền (Nơi ngài sinh ra và nơi ngài hoá về
trời) để phụng thờ. Từ đó anh linh hưởng ứng bảo hộ cho nhân dân được khoẻ
mạnh, giàu có vậy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26
Trong Truyền thuyết về Phi Bồng Nguyên soái thì dấu ấn âm phù dương
trợ đặc biệt rõ nét. Tổng hợp tất cả những truyền thuyết xoay quanh Phi Bồng
Nguyên soái thì ngài đã giúp ba vị vua và một vị tướng: Giúp vua Lý Nam Đế
chống ách đô hộ của nhà Lương thế kỷ VI, giúp vua Lê Đại Hành đánh bại
quân Tống xâm lược thế kỷ thứ X, giúp vua Trần Nhân Tông đánh thắng quân
Nguyên Mông xâm lược lần thứ nhất, giúp Hưng Đạo Vương Trần Quốc
Tuấn đánh thắng lần 2 và 3 giặc Nguyên Mông xâm lược thế kỷ XIII. Chính
vì điều đó mà Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái và hai ngôi đền Sinh, đền
Hoá được coi là lâu đời nhất trên địa bàn huyện Chí Linh. Hai ngôi đền này
còn có dấu ấn của tín ngưỡng tôn giáo (Phật, Nho, Đạo giáo) tạo nên dấu ấn
thời đại và hấp thụ có chọn lọc của cha ông ta trước những tư tưởng tôn giáo
du nhập để phù hợp với văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
3. Truyền thuyết về việc trợ giúp vua Lý Nam Đế chống ách đô hộ
của nhà Lƣơng (thế kỷ thứ V).
Vào thời Tiền Lý, bấy giờ là giờ Dần, ngày mồng 8 tháng 5 âm lịch.
Trẻ mục đồng thường tụ tập chốn này, chợt nghe có tiếng trẻ con khóc ở tảng
đá lớn, bèn gọi nhau đến đó thì thấy một hài nhi dáng vẻ khôi ngô, thiên tư
đĩnh ngộ nằm trên chỗ lõm của hòn đá mà khóc vang như tiếng chuông lớn.
Bọn trẻ liền lấy tay làm kiệu, lấy nón làm lọng, lấy khăn vuông làm cờ rước
về làng. Bỗng nhiên mưa gió sấm chớp đùng đùng, cát bay đá cuộn khắp nơi.
Đứa trẻ đó hét lên một tiếng vang rồi vọt thẳng lên trời. Bọn trẻ đều nghe trên
không trung có tiếng nói vọng ra rằng: “Ta là Phi Bồng Hạo Thiên đại tướng
quân giáng hạ nhưng đã lộ trong cõi trần thế nên lại phụng chiếu về chầu
Thượng đế”. Bọn trẻ thấy hòn đá bị mài mòn khoảng hơn một thước rất làm
kinh ngạc và kể lại câu chuyện đó cho những người trong làng, họ liền lập hai
ngôi đền là đền Sinh (nơi ngài sinh ra) và đền Hoá (nơi ngài hoá về trời). Từ
đó anh linh hiển ứng, bảo hộ cho nhân dân được khoẻ mạnh và giàu có vậy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27
Năm 542, nhân lúc nhân dân đang oán hận chế độ bóc lột hà khắc của
nhà Lương, Lý Bí đến khẩn cầu tại đền Sinh và đền Hoá, sau đó liên kết với
các hào kiệt các châu thuộc miền Bắc nước ta nổi dậy khởi nghĩa. Chưa đầy
ba tháng, nghĩa quân đã đánh chiếm được châu thành Long Biên (Bắc Ninh).
Chính quyền đô hộ bị lật đổ. Mùa xuân năm 544 Lý Bí lên ngôi vua (Lý Nam
Đế), đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
Để tỏ lòng biết ơn Phi Bồng Nguyên soái trợ giúp, Lý Nam Đế đã mở tiệc
khao quân, tạ ơn long trọng tại đây và chỉ thị thần dân nơi đây đón nhận mỹ
tự của thần hương khói quanh năm.
4. Truyền thuyết về việc trợ giúp vua Lê Đại Hành đánh thắng quân
Tống xâm lƣợc (thế kỷ X).
Xưa vua Lê Đại Hành tên huý là Hoàn, người Châu Ái, ở ngôi 24 năm.
Bấy giờ gió xuân có khí ấm hài hoà, muôn dặm hoa nở đầy đất, muôn cảnh sắc
hiện bày khắp trời. Một hôm Lê Đại Hành đại giá tuần du thiên hạ, nhàn nhã
trong giang sơn, đi qua nhiều nơi cảnh đẹp của trời Nam, rồi đi qua địa phận
thôn Chi Ngại, huyện Phượng Nhãn, phủ Lạng Giang, xứ Kinh Bắc. Nơi đây
có mạch núi Côn Sơn từ hướng Bắc chạy tới, thế Huyền Vũ mở ra Kim
Trướng, núi này như hình con kỳ lân ngồi cao sừng sững. Trên núi có động,
bên trong rộng rãi gọi là động Thanh Hư, bên dưới có suối đá, chảy hoài không
cạn, gọi là cầu Thấu Ngọc là thắng cảnh tuyệt vời của nhân gian. Dưới chân núi
rộng rãi, “bằng phẳng như trải chiếu”, tả hữu quần sơn bao bọc trùng trùng. Xa
hơn trăm dặm có đỉnh núi Yên Phụ sừng sững, triều đối như ở trước mắt. Dưới
núi có ao đầm trong sạch tuyệt vời. Hai bên suối chảy vòng qua, chi nhánh
khuất khúc chảy ra mười mấy dặm thì nhập vào sông lớn. Lên núi nhìn xa
khiến người ta mát mắt khoái lòng, quả là một vùng lâm tuyền tuyệt hảo. Vua
cho là danh thắng đẹp nhất trời Nam, bèn dừng xa giá mở yến hội ca vui suốt
ba ngày mà muôn dân hoan hỉ. Đêm đó vua ngự lại, mơ màng nhìn lên thấy
ánh sáng mầu đỏ đầy chùa. Trên điện kim thân sắc tướng toạ mười mấy vị, bên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28
trái là Bát Bộ Kim Cương, bên phải là mười vị La Hán, một vị kim thân sắc
tướng nói: “Đêm qua Thiên đình tụ hội bách thần nghị định về việc nước Nam
dưới hạ giới. Cho phép một thiên tinh giáng trần, để cứu vớt đại nạn ở nhân
gian, nhưng xét thấy bảy, tám đời nay ở nước Nam chưa từng có một nhà nào
gây nền phúc đức. Nay tại đầu khu đất trang Chi Ngại, Yên Mô, huyện Phượng
Nhãn, xứ Kinh Bắc có một hòn đá vuông, như chiếc chiếu lớn, bên ngoài đột
khởi lên ba toà khom khom như hình mặc áo gấm. Nơi đây địa thế sơn thuỷ
hữu tình, linh chung tú khí. Lời bài ký là hòn đá này, đợi nhà nào không làm
điều gì ác thì đầu thai xuất thế”. Thiên đế lập tức sai Hắc Y nhi ở phương Bắc
giáng hạ vào hòn đá. Đứa trẻ ấy chỉ đằng vân giá vũ trực giáng. Bấy giờ là giờ
Dần ngày 8 tháng 5 âm lịch. Khi mặt trời đã gác núi, trẻ chăn châu thường tụ
tập ở chốn này. Hôm nay chúng chợt nghe thấy có tiếng trẻ nhỏ khóc dưới núi
bèn gọi nhau đến đó, thấy một hài nhi dáng vẻ khôi ngô, thiên tư đĩnh ngộ, nằm
trên chỗ lõm của hòn đá mà khóc vang như tiếng chuông lớn. Bọn trẻ liền lấy
nón che phía trên, bế bồng đón về. Bỗng nhiên gió mưa, sấm chớp đùng đùng,
cát bay đá cuộn khắp nơi. Đứa trẻ đó hét lên một tiếng rồi vọt thẳng lên trời.
Bọn trẻ đều nghe trên không trung có tiếng nói vọng rằng: Ta là Phi Bồng Hạo
Thiên Đại Tướng Quân giáng hạ nhưng đã lộ trong cõi trần thế nên lại phụng
chiếu về chầu Thượng đế. Bọn trẻ đều kinh hãi, khi trở về nói lại cho mọi
người, mọi người tụ họp ở nơi đó thấy hòn đá bị mài mòn khoảng hơn một
thước, rất lấy làm kinh ngạc, liền lập miếu phụng thờ.
Cũng trong năm đó quân Tống kéo quân sang xâm lược nước ta, đứng
trước đại nạn, vua Lê Đại Hành nhớ về giấc mơ của mình tại trang Chi Ngại,
Yên Mô bèn lập đàn cúng tế. Bỗng đất trời thay đổi, mưa gió ập đến, vua cho
đó là đã có thần phù trợ, đánh trận nào thắng trận đó, đập tan âm mưu xâm
lược và thôn tính nước ta của giặc Tống. Sau khi đất nước đã yên bình, vua tạ
lễ tại đền. Sắc phong nguyên tự thần hiệu:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29
Phong: Phi Bồng Hạo Thiên tối linh Thượng đẳng thần, sắc chỉ ban
cho thần tử ở Chi Ngại, Yên Mô, huyện Phượng Nhãn cùng các trang ấp
nghênh đón mỹ tự của thần về lập điện thờ tự.
5. Truyền thuyết trong việc trợ giúp vua Trần Nhân Tông đánh
thắng quân Nguyên Mông xâm lƣợc lần thứ nhất (1258).
Đến triều Trần Nhân Tông, là con trưởng của Trần Thánh Tông, trong
hoàn cảnh giặc Nguyên Mông xâm lược, vua đã lập đàn cầu tế tại đây, cùng với
việc trọng dụng người tài, cổ vũ được quân và dân Đại Việt đoàn kết, cầm vũ
khí đứng lên chống giặc cứu nước. Quân giặc đi đến đâu, nếu không bị đánh
giết thì cũng chỉ thấy cảnh “vườn không nhà trống”. Cuối cùng chúng đã phải
chịu thất bại, đánh bại cuộc xâm lược của giặc Nguyên Mông lần thứ nhất đã
ghi sâu vào lịch sử đấu tranh anh hùng của lịch sử dân tộc và mở ra một kỷ
nguyên hào hùng nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
6. Truyền thuyết trong việc trợ giúp Trần Hƣng Đạo đánh bại quân
Nguyên Mông xâm lƣợc lần 2 và 3 (1285, 1288).
Trong cuộc chiến chống lại quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ 2 và 3,
Tiết chế Trần Quốc Tuấn phụng mệnh cầu đảo bách thần, dấy binh xuất chiến.
Một hôm truy đánh giặc Nguyên đến đất huyện Phượng Nhãn thì gặp quân
Nguyên theo đường thuỷ tiến đến. Tiết chế liền hội quân đồn trú tại Côn Sơn.
Trong khi sĩ tốt nấu ăn, Tiết chế liền vào hành lễ cầu đảo tại đền thờ Yên Mô,
ước nguyện được âm phù. Đêm đó Hưng Đạo Vương vẫn ngồi bên bàn làm
việc. Nỗi lo của người là thiếu nhiều thuyền chiến để bày trận. Thời gian gấp
lắm, cho đóng không sao kịp nữa. Mệt quá, Hưng Đạo thiếp đi bên án thư. Đến
nửa đêm thì mộng gặp một ông lão râu tóc trắng xoá, đi từ phương Bắc vào
trong đền, tự xưng: Ta là quan Thiên thần tên là Phi Bồng Hạo Thiên giáng
xuống hòn đá thời Tiền Lý, hay còn gọi là đức thánh Yên Mô, biết tướng quân
không đủ thuyền bày trận chống giặc, vậy sáng mai tướng quân ra bến Lục Đầu
ta sẽ cấp…”. Khoảnh khắc sau, Tiết chế tỉnh dậy, mùi hương xạ còn phảng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30
phất trong trướng, biết là mộng gặp thần, liền làm lễ cảm tạ. Bỗng trời đất thay
đổi, mây đen bốn bề kéo về, mưa gió ập đến, tiếng ầm ù như sấm sét.
Sáng hôm sau khi vừa tỉnh dậy, vị đại tướng nhà Trần đã được quân sĩ
trình tâu: “ Đêm qua không biết ở đâu thuyền kéo về dày đặc cả bến sông”.
Hưng Đạo vội chạy ra xem, vô cùng sửng sốt thấy lời trong mơ ứng nghiệm.
Người thầm cảm ơn và hứa quyết đánh tan quân giặc. Tiết chế vỗ tay nói:
Lòng trời thương đến cho trời âm phù. Cùng hô sĩ tốt mấy trăm ngàn cùng
đuổi quân giặc đến sông Bạch Đằng, quyết chiến một trận, quân Nguyên đại
bại (Hiện nay cách đền Hoá khoảng 1km có hòn đá “Lốt Chân”, to, rộng
tương truyền là dấu tích của Phi Bồng Nguyên soái giúp Trần Hưng Đạo đánh
giặc Nguyên). Sau đó Trần Hưng Đạo thu quân về bến Lục Đầu. Người sắm
sửa lễ vật trước ba quân, Hưng Đạo Vương khấn rằng: “ Nhờ tướng quân Phi
Bồng giúp thuyền đánh giặc, nay giặc đã tan, Quốc Tuấn tôi xin hoàn trả lại
Người”. Đêm hôm đó trời nổi phong ba, đoàn thuyền tự nhiên biến mất. Sáng
hôm sau người dân địa phương nhìn thấy trên núi Phượng Hoàng hai đường
kéo thuyền, đường trên là kéo thuyền đi giúp, đường dưới là kéo thuyền về.
Kinh sư khải hoàn chiến thắng, nhà vua mở tiệc phong thưởng tướng sĩ có
bậc. Tiến phong Trần Hưng Đạo làm Quốc Lão Đại Vương. Đại vương tấu
rằng: Quân Nguyên sớm bình định là dựa vào sức phù trợ ngầm của thần linh.
Vua nghe được chuyện đó liền sai sứ giả sắc phong bách thần. Sắc phong
nguyên tự thần hiệu:
Phong: Phi Bồng Hạo Thiên Tối Linh Thượng Thượng Thượng đẳng
thần, (Ngài) là bậc văn võ toàn tài, công lao kỳ vĩ. Vạn Kiếp, Bạch Đằng hai
lần dẹp giặc Nguyên, non sông Đại Việt thu về một mối. Kiếm thần trong hộp
kêu vang, bảo vệ đất nước, che chở cho dân. Dư linh trên chiếu thảm, trừ yêu
giáng phúc. Ơn đức chí cao, sự nghiệp thâm hậu. Mất rồi không quên. Trải
qua các triều vẫn được phụng thờ. Phụng sự quốc gia, anh uy đại chấn, mở
mang bờ cõi. Cảm đức tôn thần, khuông phù xã tắc, sáng nghiệp đã thành.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31
Nay (trẫm) lên ngôi báu, thời vận tốt đẹp, nhớ tới công lao của thần, đáng gia
tặng là: Chí trung đại nghĩa, Hồng huân vĩ tích, Hiển hiệu Thượng Thượng
Thượng đẳng Tôn Thần. Vẫn tặng sắc phong phụng thờ. Cho phép xã Vạn
An, huyện Phượng Nhãn và xã Dược Sơn, huyện Chí Linh phụng thờ như
trước. Thần hãy bảo hộ dân ta. Khâm tai (hãy nhận).
Vì vậy, Trần Hưng Đạo đóng quân ở Vạn Kiếp sau khi đánh giặc xong
thường về đây khai hội. Trước là để tỏ lòng biết ơn đến Phi Bồng Nguyên
soái, sau là muốn cho quân sĩ nghỉ sức. Yếu tố này cũng là niềm tự hào của
nhân dân xã Lê Lợi nói riêng và nhân dân Hải Dương nói chung.
7. Truyền thuyết về Nhân thần Chu Phúc Uy đƣợc lƣu truyền trong
lịch sử và trong tâm thức của ngƣời dân nơi đây.
Ngày xưa ở trang Yên Mô, có một gia đình chồng họ Chu tên Thức, vợ
là Hoàng Thị Ba hiệu là Diệu La, là một gia đình phong lưu phú quý. Vợ
chồng vốn là người lương thiện chuyên làm việc tâm phúc, tận lực hành nhân,
lấy nghề canh nông (tức nghề làm ruộng) làm chính. Khi ông, bà tuổi đã cao
mà vẫn chưa có con nối dõi tông đường (ông đã 61, bà đã 52). Hàng ngày vợ
chồng làm phúc cầu sinh mong có con kế tự, cứu giúp những người nghèo.
Một hôm vợ chồng đến chùa Trường Liêu, sắm sửa làm lễ nghi cầu Phật, cầu
Thần, cầu Tiên. Đêm hôm ấy ngủ lại chùa vào nửa đêm ứng mộng bỗng thấy
sứ giả đến trước mặt và nói rằng: “ Ta là thần núi phụng sắc Ngọc Hoàng
xuống báo mộng cho vợ chồng Hoàng Nương sau cầu có Sao đầu thai, giáng
xuống làm dấu chân, sau này giúp nước yên dân, tiếng tăm lừng lẫy, người
thành tâm cầu nguyện sẽ thấu tới trời đất”. Sứ giả vừa dứt lời bỗng nghe tiếng
rừng thông gió thổi vi vu, nghe lọt vào tai. Tỉnh giấc mới biết Hoàng Thiên
báo mộng. Sáng hôm sau trở về vừa ra khỏi cửa chùa, thấy một dấu chân, Chu
Công dẫm lên nhưng không được, Hoàng Nương dẫm chân lên bỗng dấu chân
tự biến mất. Từ đó Hoàng Nương thấy trong lòng khoan khoái lạ thường,
chim chóc cũng đến ca hát chúc mừng. Sau ngày ấy Hoàng Nương đã có thai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32
Ngày tròn, tháng đủ, đến giờ Ngọ ngày 5 tháng 5 năm Ngọ bỗng thấy trời đất
tối sầm, gió mưa dữ dội, hương thơm đầy nhà, khí lành sáng sủa. Đến giờ
Thân, bào thai chuyển động, sinh ra một cậu bé mặt như mặt trời mùa hạ, cậu
bé cất tiếng khóc làm chuyển động trời đất, núi sông, cây cỏ. Rồi trời quang
mây tạnh, mọi người lấy làm kỳ lạ. Sinh được một trăm ngày diện mạo cậu bé
khôi ngô kỳ tưởng như trong mộng, cha mẹ đặt tên là Hạo, tự là Phúc Uy và
nuôi dưỡng rất chu đáo. Ngày tháng trôi qua, cậu bé thường ngồi trong phòng
yên lặng nghiền ngẫm văn chương, ban đêm luyện võ, thảo binh thư, rồi mọi
kinh sách đều thông hiểu. Đến năm mười lăm tuổi, cha mẹ đều mất (Cha hoá
vào ngày 12 tháng 8, mẹ hoá vào ngày 2 tháng 11). Phúc Uy ở nhà 3 năm để
chịu tang cha mẹ, ông chịu tang vô cùng hiếu kính. Năm mười chín tuổi Uy
Công nổi tiếng là bậc anh hùng cái thế, dân làng biết là thần thánh nên ai cũng
nghe theo. Bấy giờ Lý Nam Đế (thế kỷ thứ VI) khởi nghĩa chống quân Lương
xâm lược, Phúc Uy ra nhập, được Lý Nam Đế phong là “Phi Tướng”, sau lại
phong là “Chu Uy Công Vũ Đại Tướng Quân”, trấn thủ xứ Hải Dương. Vào
tiết tháng giêng ông đi tuần du trong vùng được các phụ lão trong trang Yên
Mô đón mừng. Khi vào bản trang thấy một khu đất hình long xà , liền cho lập
Hành Cung để nghỉ ngơi khi qua lại, rồi ban ơn cho các bậc kỳ lão, góp tiền
mua ruộng đất làm công đức, được hưởng thực ấp lâu dài. Ở Hải Dương có 27
nơi như vậy. Ông sinh được 5 nam, 7 nữ trưởng thành đều hiển danh thiên hạ.
Khi giặc phương Bắc sang xâm lược nước ta, Lý Nam Đế cử ông trấn giữ Bắc
Đạo. Ông mang đại binh đến chống cự, quân giặc qua giáp như nêm, cờ bay
rợp đất, chống cự quyết liệt với quân ta tại sông Thiên Đức. Quân ta phải lui
về trấn giữ Việt Yên (Bắc Giang), ông hy sinh tại đây vào ngày 11 tháng 8.
Đến triều hậu Lý, Lý Thái Tông (1028 – 1054) đi chơi ở chùa Cổ Pháp bên
sông Đức Giang. Ngủ mộng thấy thiên hạ gặp loạn, lại thấy có nhà đêm đến
tên họ hiện rõ trên trời, ban ngày biến mất. Vua hỏi người già mới biết sự tích
Uy Công, liền cho dựng miếu đắp tượng, ban sắc “Thượng Đẳng Thần”, ban
cho trang Yên Mô trông nom, thờ phụng. Sau lại gia phong cho ông danh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33
hiệu: “Hạo Thiên Phi Bồng”. Khi đánh giặc Chiêm Thành bên sông Thiên
Đức, Thái Tông liên tiếp thắng trận, người cho rằng Phi Bồng ngầm giúp.
Dẹp xong giặc giã, đất nước thanh bình, vua ban sắc đổi Yên Mô thành Phấn
Lôi trang để ghi nhớ công ơn của thần Phi Bồng.
8. Truyền thuyết cầu đảo ở đền Sinh, đền Hoá.
Truyền thuyết kể lại vào đầu thế kỷ XIX, thôn Giang Hạ (nay là xã Tân
Dân – huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương) cũng cùng với các vùng trong khu
vực bị hạn hán nặng nề. Sau nhiều lần cầu đảo khắp nơi mà trời vẫn không có
mưa, lúa mầu chết hết cả, nguy cơ nạn đói, dịch bệnh lan tràn. Đứng trước
hoàn cảnh đó nhân dân bày soạn lễ vật đến cầu đảo tại đền Sinh, đền Hoá.
Ngay tối hôm đó mưa gió nổi lên, mưa trên khắp vùng đã làm cho đất đai vơi
đi cơn khát, cây cối tốt tươi, nhân dân mừng rỡ. Từ đó tín ngưỡng về thần Phi
Bồng Nguyên soái linh thiêng càng được củng cố trong tâm thức của người
dân nơi đây.
Cũng có truyền thuyết kể lại đền Sinh, đền Hoá nằm trên địa phận của
thôn Yên Mô nên khi bị hạn hán người dân thường làm lễ cầu đảo cho mưa
thuận gió hoà. Tương truyền cứ cầu là được, thôn Yên Mô luôn được mùa và
là thôn có sản lượng nông nghiệp cao nhất so với các thôn trong xã. Vì vậy,
ngoài cái tên Yên Mô thì thôn còn có cái tên mà nhân dân trong vùng đặt cho
là thôn Đa Cốc (Phong phú về sản phẩm nông nghiệp và có chất lượng tốt).
9. Truyền thuyết cầu tự ở đền Sinh, đền Hoá.
Truyền thuyết ông Chu Thức và bà Hoàng Thị Ba cầu tự nên đã sinh ra
vị tướng Chu Phúc Uy. Đền Sinh là nơi thờ thánh Mẫu, trong hậu cung thờ
tảng đá nứt làm đôi giống hai vế đùi của người phụ nữ (là nơi ra đời của Phi
Bồng Hạo Thiên tướng quân), cũng là biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở. Nên
có rất nhiều những truyền thuyết kể về việc cầu tự của những gia đình hiếm
muộn, mà tương truyền cứ cầu là được, tạo niềm vui cho rất nhiều gia đình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34
TIỂU KẾT.
Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái cũng mang những đặc trưng của
chuyện kể truyền miệng, nó không có bản gốc cố định. Qua việc sưu tầm,
khảo sát và điền dã trong việc tìm hiểu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái
chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
Đền Sinh, đền Hoá nằm trong quần thể di tích đa dạng, phong phú của
huyện Chí Linh (cách Côn Sơn 1km, cách Kiếp Bạc 4km và cách chùa Thanh
Mai 7km). Bên cạnh đó gắn với những địa danh chống giặc ngoại xâm đã đi
vào sử sách trong lịch sử dân tộc, cũng nằm trong vùng mà thiền phái Trúc
Lâm có ảnh hưởng sâu rộng. Chính vì lẽ đó mà đã nảy sinh biết bao truyền
thuyết, bao câu chuyện được truyền tụng từ đời này qua đời khác, với tất cả
sự sáng tạo không ngừng, với niềm tin thiêng liêng vô hạn, tạo dựng lên hình
tượng Phi Bồng Nguyên soái gắn với những dấu ấn lịch sử mà muôn đời thời
gian không thể phủ lấp.
Hệ thống truyền thuyết xoay quanh đền Sinh, đền Hoá đã tạo nên một vị
thần có cả đặc điểm của con người, cũng giống với truyền thuyết về các vị
thần ở nhiều nơi khác nhưng vẫn mang những vẻ đẹp riêng, độc đáo của vùng
đất lịch sử, huyền thoại này.
Với hệ thống truyền thuyết ở đền Sinh, đền Hoá sẽ được chúng tôi
nghiên cứu sâu ở một công trình khác giúp người đọc hiểu sâu hơn về nội
dung, đặc điểm thi pháp của truyền thuyết. Truyền thuyết vốn xuất phát từ
một sự tích lịch sử nhưng trong quá trình tồn tại, người xưa đã đưa vào nhiều
yếu tố thần thoại để thích nghi với tín ngưỡng của dân tộc nhằm lý tưởng hoá,
gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha, “chắp đôi cánh của sức tưởng tượng nghệ
thuật dân gian”, mang mục đích giáo dục và cũng tạo nên những tác phẩm văn
hoá mà đời đời con người yêu thích.
Đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương có thể còn rất
nhiều truyền thuyết liên quan đến Phi Bồng Nguyên soái mà chúng tôi chưa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35
sưu tầm, khảo cứu hết. Chúng tôi sẽ tiếp tục sưu tầm, khảo cứu để khẳng định
cái riêng, độc đáo của văn hoá dân gian nơi đây.
CHƢƠNG II
TRUYỀN THUYẾT PHI BỒNG NGUYÊN SOÁI
Ở LÊ LỢI – CHÍ LINH – HẢI DƢƠNG
I. TRUYỀN THUYẾT PHI BỒNG NGUYÊN SOÁI - NHỮNG MÔTÍP NỔI BẬT.
1. Môtíp sinh ra một cách kỳ lạ.
Trong trí tưởng tượng của nhân dân, cùng với những đặc điểm của dấu
tích thiên nhiên thì Phi Bồng Nguyên soái ra đời với nhiều nét đặc sắc, hồn
nhiên, kỳ vĩ. Điều này chúng ta cũng nhận thấy trong thể loại truyền thuyết.
Trong cuốn Chuyện kể địa danh Việt Nam, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh
đã nhận xét: “Đặt tên cho các ngọn núi, con sông, bản làng thôn xóm, hoặc
đôi khi là một gốc cây, một đống đất, người xưa bao giờ cũng gửi gắm vào đó
một ý nghĩa sâu xa hoặc một mục đích rõ ràng; hoặc để kỷ niệm một thành
quả lao động, để tỏ lòng biết ơn hoặc sùng mộ một con người hoặc một chiến
công, hoặc để lưu giữ những ký ức ngàn đời về một sự kiện lịch sử, một hiện
tượng xã hội. Có khi địa danh là nhằm giải thích một cách ngây thơ hoặc
thông tục về một hiện tượng kỳ lạ của cảnh vật thiên nhiên, nhưng tất cả để
khẳng định lòng tự hào về địa phương, về đất nước của mình(…). Nhớ đến
địa danh, nhớ đến truyền thống là nhớ đến cội nguồn. Rất đơn sơ, rất cá biệt,
nhưng thực ra địa danh gắn với văn hoá làng, một đặc điểm riêng của nền
văn hoá Việt Nam”[58/7,8].
Trong tất cả các truyền thuyết được in thành văn bản hay những truyền
thuyết vẫn còn truyền tụng trong nhân dân thì sự ra đời của Phi Bồng Nguyên
soái được kể rằng: Phi Bồng Nguyên soái được sinh ra từ khe đá nứt của một
hòn đá.
Trong truyền thuyết Sự tích Thiên Bồng nhà Lý thì vị tướng Chiêu
Dương tướng quân sau được phong làm Thiên Bồng Linh ứng Trung quốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36
Chiêu Dương tướng quân [32/911] thì ngài cũng sinh ra từ đá. Đá là vật liệu
mà người Việt tôn thờ, do vậy sinh ra từ đá cũng chính là mang dấu ấn văn
hoá tâm linh. Đá cũng chính là sự vững chắc, bất biến, sinh sôi nên cũng là
tượng trưng cho người mẹ. Khi Ngọc Hoàng sai Đức Thánh Phi Bồng
Nguyên soái xuống đầu thai để giúp nước Nam, do chưa có nhà nào gây nền
phúc đức nên đã giáng hạ xuống hòn đá. Trong các vị thần ra đời đều giáng
hạ xuống hòn đá nào đó, hoặc khi hoá thì cũng hoá về với đá (Mỵ Châu sau
khi chết cũng biến thành tảng đá nổi trôi về Cổ Loa – Truyền thuyết An
Dương Vương). Sau thể loại truyền thuyết đến thể loại cổ tích thì các nhân vật
khi chết cũng biến thành đá (Người em biến thành đá – Trầu cau).
Rõ ràng khi xây dựng hình tượng Phi Bồng Nguyên soái thì tác giả dân
gian đã chịu ảnh hưởng lớn của phong tục, tín ngưỡng dân tộc, ảnh hưởng của
thế giới quan thần thoại.
Cũng có thể trong lịch sử xuất hiện một cái tên có thật gắn với một địa
danh nhưng dân gian đã tạo cho họ một cuộc đời đầy đủ lai lịch, sự nghiệp và
kết thúc. Họ thường xuất hiện không bình thường, có thể sinh ra từ quả trứng,
từ hương hoa và nhân vật Chu Phúc Uy trong truyền thuyết được sinh ra từ
việc thụ thai một dấu chân lạ.
Việc ra đời kỳ lạ của các nhân vật, các vị thần trong truyền thuyết là
một môtíp quen thuộc, phổ biến, một mẫu đề thường gặp trong truyện cổ dân
gian thế giới và Việt Nam. Nó di chuyển từ thể loại này sang thể loại khác tạo
thành một yếu tố bền vững trong kết cấu truyện cổ và có giá trị nhiều mặt.
Tác giả Nguyễn Bích Hà đã đưa ra những những dạng biểu hiện của môtíp
này như: “đứa trẻ ra đời do thiên nhiên cảm ứng, đứa trẻ ra đời do người mẹ
nằm mộng, đứa trẻ ra đời do người mẹ kết hợp với một con vật”[36/15].
Trong Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái thì đã sử dụng đến hai dạng môtíp
ra đời mặc dù nó có tách biệt về cốt truyện.
Trong sự ra đời của Phi Bồng Nguyên soái nghiêng về yếu tố Nhiên
thần thì đứa trẻ ra đời do thiên nhiên cảm ứng, dạng môtíp này chiếm số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37
lượng không nhiều. Ở môtíp này thường là các tướng lĩnh được báo mộng có
một vị thần trên Thiên đình đầu thai để cứu giúp đại nạn của một quốc gia, tất
cả đều ra đời sau những cơn mưa gió, sấm chớp hoặc thông qua những dải
hào quang, quá trình ra đời đã được sắp đặt sẵn chỉ chờ gia đình nào có nền
phúc đức để lớn lên và làm công việc hiển hách của mình như đã được báo
trước. Nếu không được như sự sắp đặt trước (bị phát hiện) thì lập tức hoá về
trời, luôn hiển linh âm phù cứu giúp. Trong dạng mô típ này đề cao yếu tố
sống tu nhân tích đức của các gia đình, yếu tố này có lẽ truyền thuyết ảnh
hưởng của đạo Phật (tôn giáo) chúng tôi sẽ đề cập ở phần sau.
Sự ra đời của Phi Bồng Nguyên soái nghiêng về yếu tố Nhân thần là
dạng môtíp hai vợ chồng ăn ở phúc đức mà không có con, sau đó là việc bà
mẹ được báo mộng. Dạng này trong truyền thuyết chiếm số lượng nhiều hơn
cả. Đại đa số, đó đều là những gia đình hiếm muộn, tuổi cao mà vẫn chưa có
con và một số ít chỉ có con gái chứ chưa có con trai. Trong truyền thuyết về
Chu Phúc Uy thì người cha là ông Chu Thức đã 61 tuổi, mẹ là Hoàng Thị Ba
đã 52 tuổi mà vẫn chưa có con (Trong Sự tích thần đình Tào thì người cha
cũng 60 tuổi và mẹ đã gần 40 [36/51]). Trong từng truyền thuyết có thể người
cha nằm mộng nhưng chủ yếu người mẹ nằm mộng gặp những ánh hào quang
(Sự tích Cao Sơn - Quý Minh [36/61]), nằm mộng gặp các con vật như giao
long, con voi, con rết (Sự tích thời vua Hùng [36/105]), nằm mộng gặp sứ giả
(Truyền thuyết Chu Phúc Uy). Trong các giấc mơ này bà mẹ thường được nói
trước hoặc luôn tin là con mình sẽ toả sáng. Giấc mơ đó báo hiệu những điều
tốt lành, may mắn, con người đó sẽ có cuộc đời sáng sủa. Ở dạng truyền
thuyết thuộc môtíp này bà mẹ thường đóng vai trò quan trọng. Giấc mơ của
người mẹ là nơi giao hoà giữa hai thế giới: thần linh và con người, nơi thần
linh đầu thai làm con người. Nói đúng hơn là giấc mơ đã được thần thánh hoá.
Quan niệm vạn vật hữu linh của người xưa đã góp phần làm rõ mối quan hệ
giữa con người với tự nhiên. Khám phá những điều thần bí, phi thường luôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38
là niềm mơ ước, hy vọng lớn của con người. Nó khẳng định sự xuất hiện của
những bậc thánh nhân mà con người đang chờ đợi.
Trong Truyền thuyết Chu Phúc Uy sau khi đã được sứ giả báo mộng thì
“…sáng hôm sau ở trước cửa chùa có một dấu chân lạ, Ông Chu Thức dẫm
lên không được, bà Hoàng Thị Ba dẫm lên dấu chân tự nhiên biến mất...”. Đó
là môtíp thụ thai thần kỳ đã có từ rất sớm trong truyền thuyết (Truyền thuyết
Thánh Gióng). Điều đó cho thấy con đường vận động của các môtíp từ thần
thoại đến truyền thuyết còn có sự kết hợp với các quan niệm khác. Chúng ta
càng sáng tỏ hơn quy luật phát triển gối sóng của Văn học dân gian: sự ra đời
của thể loại mới không hoàn toàn cắt đứt với thể loại trước đó mà có sự kế
thừa và biến đổi.
Như vậy, trong Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái ở cả Nhiên thần
và Nhân thần đều có quan niệm cũng như nhiều nội dung cùng môtíp với thể
loại thần thoại và truyền thuyết. Trong sự ra đời kỳ ảo của các hình tượng,
nhân vật, một mặt làm cho truyện thêm ly kỳ, hấp dẫn và mang mầu sắc đặc
trưng của truyện cổ, mặt khác nó cũng báo hiệu những hành trạng phi thường,
những thành tích bất ngờ hoặc những khả năng kỳ diệu của hình tượng, nhân
vật. Việc sử dụng những môtíp này cho thấy tác giả dân gian bằng trí tưởng
tượng phong phú đã tìm ra mối liên hệ giữa các hình thức khác nhau của
truyện kể dân gian, đã phát hiện ra mối liên hệ giữa văn học và văn hoá, đã có
cách giải thích hợp lý về nguồn gốc, lai lịch cũng như hiện tượng kỳ lạ của
thiên nhiên và những chiến công trong lịch sử dân tộc.
2. Môtíp hình dáng khác thƣờng.
Các hình tượng, nhân vật trong truyền thuyết ra đời bởi thụ thai thần
kỳ, mang yếu tố kỳ ảo, thì một môtíp quen thuộc khác là hầu hết đều có hình
dáng khác thường. Yếu tố khác thường này là một sự lôgíc hợp lý, bởi những
nhân vật này ngay từ đầu Văn học dân gian đã có thể biết họ là con trời, hay
những vị thần trên Thiên đình được Ngọc hoàng phái xuống đầu thai để cứu
giúp con người. Họ có những đặc điểm như báo trước là những nhân vật tài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39
năng xuất chúng. Trong truyện Ba vị tướng tài làng Chi Ngãi kể về ba cậu bé
sinh ra trong cùng một bọc có diện mạo tuấn tú khác thường, trên trán mỗi
người đều có vết xám mốc hình chữ “Vương”[34/52]. Truyện Sự tích Hồng
Liệt đại vương thời Hùng Vương cũng kể về chàng trai con của Đinh Thị khi
sinh ra có phong thần đĩnh dị, thân thể trắng ngần, mắt sáng như sao, sau lưng
có 28 nốt, dưới đùi có 7 cái lông dài 3 tấc [32/221]. Truyện tích đức thánh
mẫu thời Hùng Vương kể về hai chàng trai được sinh ra từ hai quả trứng,
một ngày kia trứng nở ra, hai vị ấy đều có bàn tay tả khắc chữ “sắc mệnh”, vị
thứ hai có tay dài quá gối, dung mạo khác thường [32/352]. Truyện Sự tích
Linh Công, Đài Công, Thuỷ Công thời Hùng Vương kể về tướng mạo khác
thường của ba anh em với hàm én, mày ngài, mặt rồng, trán hổ, lưng có 28
điểm nổi như vẩy cá [32/434]. Truyện Sự tích Hoàng Việt đại vương - Đông
Bảng đại vương thời Lê kể về Sinh Công khi sinh ra tay phải có hai chữ
“bỉnh chính”, tay trái có hai chữ “kình thiên”[32/675] Trong Sự tích Thiên
Bồng nhà Lý miêu tả Chiêu Dương thân cao 12 thước, đầu gà, thân người
[32/911]. Khảo sát những truyền thuyết lịch sử chúng ta sẽ gặp những dạng
hình dáng kỳ lạ khi ra đời của những bậc hiền nhân trong lịch sử dân tộc. Với
hình dáng kỳ lạ, khác với người thường đã gắn liền với những kỳ tích oai
hùng. Đó có thể là sự kết nối giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn, yếu tố
văn hoá trong truyền thuyết.
Trong Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái ở cả yếu tố Nhiên thần và
Nhân thần thì khi sinh ra đứa trẻ cũng có hình dáng khác thường. Hình tượng,
nhân vật được tác giả dân gian xây dựng và được tô vẽ, nâng họ lên tương
xứng với thiên nhiên kỳ vĩ mang đặc điểm của sức mạnh cộng đồng: “…Ngày
hôm đó lũ trẻ chăn trâu chợt nghe thấy có tiếng trẻ nhỏ khóc ở dưới núi bèn
gọi nhau đến đó, thấy một hài nhi dáng vẻ khôi ngô, thiên tư đĩnh ngộ, nằm
trên chỗ lõm của hòn đá mà khóc vang như tiếng chuông lớn” [35/19]. Khi
miêu tả về hình dáng của Chu Phúc Uy khi ra đời: “… Đến giờ Ngọ ngày 5
tháng 5 năm Ngọ bỗng thấy trời đất tối sầm, gió mưa dữ dội, hương thơm đầy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40
nhà, khí lành sáng sủa. Đến giờ Thân bào thai chuyển động, sinh ra một cậu
bé mặt như mặt trời mùa hạ, cậu bé cất tiếng khóc làm chuyển động trời đất,
núi non, cây cỏ. Rồi trời quang, mây tạnh, mọi người lấy làm kỳ lạ. Sinh được
một trăm ngày cậu bé khôi ngô kỳ lạ như trong mộng, cha mẹ đặt tên là Hạo
tự là Phúc Uy và nuôi dưỡng rất chu đáo. Ngày tháng trôi qua, cậu bé thường
ngồi trong phòng yên lặng nghiền ngẫm văn chương, ban đêm luyện võ, thảo
binh thư, rồi mọi kinh sách đều thông hiểu…” [36/176].
Hình dáng khác thường của hình tượng, nhân vật đã tạo thành dấu ấn
đậm nét trong lòng nhân dân. Người ta ngỡ ngàng trước dung mạo và tài năng
của các hình tượng, nhân vật trong truyền thuyết. Điều đó xuất hiện từ niềm
tin với những con người tài giỏi, họ sinh ra và mất đi cũng vì chính cộng đồng
của họ. Nhân dân vốn sùng kính những người anh hùng nên họ muốn những
người anh hùng của mình trở thành phi thường về tất cả: diện mạo, tài năng,
hành động.
3. Môtíp về sự hoá thân.
Việc ra đi khi người anh hùng đã hoàn thiện sự nghiệp của mình nhằm
tôn vinh thêm tầm vóc thần thánh của họ và nó hết sức phổ biến trong các
truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm, truyền thuyết lịch sử. Môtíp hoá
thân hay chính là sự ra đi mang ý nghĩa chuẩn bị cho diễn biến tiếp theo của
câu chuyện. Đặc biệt trong truyền thuyết khi nhân vật hoá chưa phải là kết
thúc. Nhân vật hoá là sự chuẩn bị cho những kỳ tích tiếp theo, những cuộc lập
công mới mà ý nghĩa, hiệu quả của nó đem lại to lớn không kém những chiến
công mà nhân vật lập được khi còn sống.
Môtíp về sự hoá thân ta thường hay gặp trong truyện cổ tích ở hai dạng
thức: Hình tượng, nhân vật hoá thân tạm thời và hình tượng, nhân vật hoá
thân vĩnh viễn. Trong các truyền thuyết hình tượng, nhân vật hoá thân vĩnh
viễn là sự “thiêng hoá” về cái chết của người anh hùng. Truyền thuyết Hai
Bà Trưng kể rằng: Hai Bà do đám mây ngũ sắc cuộn lên trời, hoặc gieo mình
xuống sông tự tận, khí anh linh kết thành tượng đá. Quý Minh trong Sự tích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41
Cao Sơn, Quý Minh sau khi đánh giặc Thục thua tan tác, ngài về bái tạ chỗ
trú sở đóng quân trước; trời nổi mưa gió, một đám mây sa xuống dinh ngài.
Truyền thuyết bà Triệu kể rằng: Bà Triệu lên đỉnh núi Tùng Sơn mà
chết, anh hồn của bà quyện với thanh gươm báu biến thành ánh hào quang
bay vụt lên trời.
Sự tích Trình An Tể thời Đinh, nhân vật Trình An một hôm thấy trời
mưa gió, Ngài thấy trong mình hiện ra con rồng trắng bay lên trời và Ngài hoá.
Trong Truyền thuyết Phi Bồng nhà Lý thì sau khi được vua thăng
chức Sơn Nam đạo Chúa tể quan. Sau đó ông không bệnh tự hoá.
Cô gái Vân xinh đẹp trong Giếng Vân thì hoá thành con chim bồ câu
bay lên cao giữa mây trắng bay bổng, còn người yêu nàng là Hoàng Tốn cũng
hoá thành chim vàng anh vỗ cánh bay lên một đám mây vàng…
Trong Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái nghiêng về yếu tố Nhiên
thần thì khi bị trẻ chăn trâu phát hiện, chúng lấy tay làm kiệu định rước ngài
về làng thì bỗng nhiên gió mưa, sấm chớp đùng đùng, cát bay đá cuộn khắp
nơi. Đứa trẻ đó hét lên một tiếng rồi vọt thẳng lên trời.
Trong Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái nghiêng về yếu tố Nhân
thần thì Chu Phúc Uy sau khi chống cự quyết liệt với kẻ thù thì ông đã hy mất
tại sông Thiên Đức.
Mục đích của truyện cổ tích là mô tả và diễn tả nhiều nhân vật và cuộc
sống đời thường, truyền thuyết luôn nhấn mạnh tính phi thƣờng của nhân
vật. Việc sử dụng yếu tố thần kỳ để xây dựng hình tượng, tạo tình tiết là một
việc thông thường trong sáng tác dân gian. Những người anh hùng có nguồn
gốc thần bí, ra đi cũng thần bí tạo ra không khí bí mật và linh thiêng cho sáng
tác truyền thuyết. Tác giả dân gian có niềm tin vào người anh hùng trong
nhân dân là bất tử. Họ sinh ra từ tự nhiên, trở về với tự nhiên, thành khí thiêng
sông núi, hồn thiêng dân tộc.
Hình tượng Phi Bồng Nguyên soái sinh ra từ khe đá khi bị phát hiện đã
vụt bay lên trời và còn nói vọng lại: “Ta là Phi Bồng Hạo Thiên Đại tướng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42
quân giáng hạ, nhưng đã lộ trong cõi trần thế nên lại phụng chiếu về chầu
Thượng đế” [35/19] là một cách nhân hoá, ca ngợi mục đích và sứ mạng cao
cả của Phi Bồng Nguyên soái. Đó là một siêu nhiên, một thiên tướng được
nhân dân xây dựng theo nguyên tắc điển hình hoá. Trong mọi cách kết thúc
thì cách hoá về trời “tối ưu” hơn cả, làm cho hình tượng, nhân vật có thể
thông tỏ mọi việc trong trần thế như trong lòng bàn tay, có thể hô phong, hoán
vũ để cứu giúp nhân dân thoát khỏi đại nạn, đó mới chính là mơ ước của nhân
dân. Mơ ước đó chứng tỏ nghệ thuật sáng tạo của dân tộc ta thời xưa thật tế
nhị, tinh tuý, thanh cao.
Trong cuộc sống thực tế con người không thể vượt qua được cái chết,
đó là điều mà không ai phủ nhận. Nhưng tác giả dân gian lại không chấp nhận
điều đó với những hình tượng mà họ ngưỡng mộ, hay những người anh hùng
vì dân vì nước. Vì vậy, nhân dân đã lựa chọn truyền thuyết, thêm vào đó
những yếu tố kỳ ảo và ước mơ để họ sống mãi. Nói như tác giả Trần Thị An:
“Chết tức là mở ra một đời sống mới với cấp độ và tinh thần cao hơn, người
anh hùng được xây dựng để vượt qua sự hữu hạn của một cá nhân, trở thành
bất tử” [8/42]. Mặc dù trong thực tế điều đó không hề có thực nhưng chính vì
sự hữu hạn của con người, người xưa càng tuyệt đối hoá các vị thần. Tuyệt
đối hoá cũng là mơ ước, khao khát vươn lên tầm vóc của các vị thần, có sức
mạnh và khả năng thần linh, và một trong những ước mơ đó là có cuộc sống
bất tử, cũng là tín ngưỡng thờ tổ tiên của dân tộc ta.
Sự hoá thân của các hình tượng, nhân vật trong truyền thuyết không
phải là họ mất đi mà đây có khi mới là điểm khởi đầu cho những chiến công
và những kỳ tích mới. Họ hoá thân vào trời đất nhưng vẫn canh cánh bên lòng
tình yêu nước, phẩm chất anh hùng, khi đất nước cần họ luôn sẵn sàng trợ
giúp và họ xứng đáng được đời đời con cháu tôn thờ, ngưỡng vọng.
4. Môtíp hiển linh, âm phù.
Như trên đã nói, sự hoá thân của các hình tượng, nhân vật trong truyền
thuyết có khi mới là điểm khởi đầu cho những chiến công oai hùng của họ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43
Đó là niềm tin tuyệt đối của nhân dân vào những người anh hùng sẽ còn tiếp
tục âm phù cho cộng đồng, cho xã tắc, vào những lúc thiên tai hay giặc giã.
Đến thế kỷ thứ XIX nhà văn mù Nguyễn Đình Chiểu vẫn tin rằng khi con
người mất đi vẫn có thể trợ giúp đánh kẻ thù xâm lược, nên trong Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc ông đã viết: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh
hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác
cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó”.
Hiển linh, âm phù là môtíp chiếm số lượng nhiều nhất trong thể loại
truyền thuyết. Giáo sư Kiều Thu Hoạch đã nhận xét đặc điểm của môtíp này là
môtíp “Thường được biểu hiện dưới hình thức những phép thiêng, thuật lạ
nhằm phát huy thêm tài năng, uy đức của nhân vật khi còn sống và cuối cùng
là để thực hiện không ngoài những công việc ích nước lợi dân, hoặc đánh giặc,
hoặc chống hạn, đặc biệt một nhân vật có thể âm phù nhiều đời vua kế tiếp về
sau”.
Trong tất cả các môtíp trong truyền thuyết thì môtíp hiển linh, âm phù
người đọc thấy được bóng dáng của thần thoại. Những bậc Thần, Thánh hay
anh hồn của những bậc anh hùng trở thành lực lượng siêu nhiên và đóng góp
to lớn trong công cuộc chống lại thiên tai, địch hoạ. Đó mới chính là biểu hiện
cụ thể của nhân dân ta vì sức sống bất diệt của truyền thống dân tộc. Truyền
thống ấy là sức mạnh được tích tụ từ ngàn đời để làm nên mọi chiến thắng.
Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương
kể rằng: “Sau khi bị trẻ chăn trâu phát hiện, ngài vọt thẳng lên trời và bọn trẻ
đều nghe trên không trung có tiếng nói vọng rằng: Ta là Phi Bồng Hạo Thiên
Đại tướng quân giáng hạ, nhưng đã lộ trong cõi trần thế nên lại phụng chiếu
về chầu Thượng đế. Bọn trẻ đều lấy làm kinh sợ, khi trở về nói lại cho mọi
người, mọi người tụ họp ở nơi đó thấy hòn đá bị mài mòn khoảng hơn một
thước, rất lấy làm kinh ngạc, liền lập miếu phụng thờ. Từ đó anh linh hiển
ứng, bảo hộ cho nhân dân khoẻ mạnh, giàu có vậy”.[35/19]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44
Khi Lê Đại Hành chống Tống: “… Đêm đó, vua ngự lại, mơ màng nhìn
lên thấy ánh sáng màu đỏ đầy chùa. Trên điện kim thân sắc tướng toạ mười
mấy vị, bên trái là Bát bộ Kim Cương, bên phải là mười vị La Hán, một vị kim
thân sắc tướng nói: đêm qua Thiên đình tụ hội bách thần nghị định về việc
của nước Nam dưới hạ giới. Cho phép một thiên tinh giáng trần, để cứu vớt
đại nạn ở nhân gian.” [35/294]
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ
nhất, vua Trần Nhân Tông đã lập đàn cầu tế tại đây. Trong cuộc kháng chiến
quân ta đi đến đâu, quân giặc tan tác tới đó. Nhà vua như thấy mình anh minh
hơn trong việc dùng người nên cuối cùng quân giặc đã tan dã, làm nên chiến
thắng khởi đầu vô cùng quan trọng trong công cuộc chống quân Nguyên
Mông về sau này.[35/295]
Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần 2 và 3, kể rằng: “…
Vào thời Trần Hưng Đạo đánh giặc Nguyên, một hôm tại quân doanh ở Vạn
Kiếp, đêm đã về khuya, Hưng Đạo Vương vẫn ngồi bên bàn làm việc. Nỗi lo
của người là thiếu nhiều thuyền chiến để bày trận. Thời gian gấp lắm, cho
đóng không sao kịp nữa. Mệt quá, Hưng Đạo thiếp đi bên án thư. Bỗng nhiên
người thấy một vị thần linh tướng mạo khác thường, mắt sáng như sao, mặc
áo bào đỏ, đến bên người tự xưng: “ Ta là Phi Bồng Đại tướng quân, hay còn
gọi là Đức Thánh Yên Mô, biết tướng quân không đủ thuyền bày trận chống
giặc, vậy sáng mai tướng quân ra bến Lục Đầu, ta sẽ cấp”. Sáng hôm sau vừa
tỉnh dậy, vị đại tướng nhà Trần đã được quân sĩ trình tâu: “ Đêm qua, không
biết thuyền ở đâu kéo về dày đặc cả bến sông”. Hưng Đạo vội chạy ra xem,
vô cùng sửng sốt thấy lời trong mơ ứng nghiệm…” [34/26]
Trong Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái nghiêng về Nhân thần thì
sau khi Chu Phúc Uy hy sinh tại sông Thiên Đức, có kể rằng: “ Đến triều hậu
Lý, Lý Thái Tông (1028 - 1054) đi chơi ở chùa Cổ Pháp bên sông Đức Giang.
Ngủ mộng thấy thiên hạ gặp loạn, lại thấy có nhà đêm đến tên họ hiện rõ trên
trời, ban ngày biến mất. Vua hỏi người già mới biết sự tích Phi Bồng, liền cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45
dựng miếu, đắp tượng, cho người trông nom, thờ phụng, lại ban sắc “Thượng
Đẳng Thần”, cho trang Yên Mô làm Thang Mộc Ấp, sau lại gia phong cho
ông danh hiệu: “Hạo Thiên Phi Bồng”. Khi đánh giặc Chiêm Thành bên sông
Thiên Đức, Thái Tông liên tiếp thắng trận, người cho rằng Phi Bồng ngầm
giúp. Dẹp xong giặc giã, đất nước thanh bình, vua ban sắc đổi Yên Mô thành
Phấn Lôi trang để ghi nhớ công lao của thần Phi Bồng”.
Phi Bồng Nguyên soái cũng luôn “hiển linh âm phù” cho nhân dân mỗi
khi có thiên tai địch hoạ. Ngài đã phù trợ cho thôn Giang Hạ (xã Tân Dân)
cùng các vùng lân cận thoát khỏi hạn hán, giúp cho làng Yên Mô luôn mưa
thuận gió hoà. Trong tâm thức của nhân dân, Phi Bồng Nguyên soái luôn là
một vị thần che chở cho làng xóm cũng như các vùng xung quanh. Tín
ngưỡng đó xuyên suốt bao thế hệ người dân, qua các triều đại, cho đến tận
ngày nay.
Cùng với tín ngưỡng của nhân dân thì môtíp hiển linh âm phù được thể
hiện cơ bản trong thể loại truyền thuyết. Trong Truyền thuyết Bà Triệu kể
lại: “Khi Lý Bôn khởi nghĩa, ông nằm mộng thấy Bà Triệu hẹn giúp sức để
tiêu diệt quân nhà Lương. Quả nhiên trong một trận giao tranh, bỗng có cơn
lốc nổi lên làm cho bọn tướng giặc là Tôn Quýnh, Lý Tử Hùng tối tăm mặt
mũi, bị Lý Bôn đánh cho tan nát. Sau khi lên ngôi hoàng đế Lý Bôn đã cho
xây đền thờ và lăng mộ Bà Triệu để nhớ ơn phù trợ của Bà”. Trong Truyền
thuyết Hai Bà Trưng, Hai Bà đã hiển linh giúp vua Lý Anh Tông vượt qua
cơn đại nạn. Truyền thuyết Ngô Quyền thắng quân Nam Hán có chép: “Khi
Ngô Tiên chúa lập quốc, quân phương Bắc vào ăn cướp; Tiên chúa lo lắng,
đêm nằm mộng, bỗng nhiên thấy một ông già đầu bạc, áo mũ nghiêm trang
đẹp đẽ, quạt lông, gậy trúc, tự xưng họ tên và nói: Tôi đã đem vạn đội thần
binh mai phục trước ở chỗ hiểm yếu, chúa công mau mau tiến quân chống
giặc đi, tức khắc có sức âm trợ, không nên lo ngại. Quả nhiên trận đánh trên
sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đại thắng”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46
Môtíp hiển linh âm phù trong tâm thức của người dân là sự kết tinh, tụ
hội của khí thiêng sông núi, là người trời giáng sinh để cứu giúp cho quốc gia
yên bình, nhân dân được ấm no. “ Nghệ thuật bất tử hoá đó khiến hình tượng,
nhân vật vẫn là hình tượng, nhân vật lịch sử nhưng lung linh mầu sắc thần
thoại và ngưng đọng trong đó niềm ngưỡng mộ của nhân dân”.[14/58]
Trong tất cả các môtíp đã trình bày ở trên thì môtíp hiển linh âm phù
được nhân dân quan tâm nhất, chú trọng xây dựng vừa có tính kỳ ảo, vừa
trùng khít với những chiến công trong lịch sử dân tộc. Tác giả dân gian muốn
nâng những chiến công đó lên là thành quả tổng hợp của sức mạnh dân tộc,
của bao thế hệ đã ngã xuống vì nền độc lập. Bởi trong cội nguồn, gốc rễ của
dân tộc đều trong bọc trứng của mẹ Âu Cơ. Do vậy, bảo vệ và giữ gìn nền độc
lập dân tộc là trách nhiệm của chung tất cả mọi thế hệ, bảo vệ tổ quốc cũng
chính là bảo vệ nòi giống của chính bản thân mình.
Trong lịch sử hình thành và phát triển của đất nước ta thì nhân dân ta
luôn phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt và kẻ thù xâm lược. Một
trong những yếu tố tạo nên sức mạnh để chiến thắng của nhân dân là niềm tự
hào về quá khứ anh hùng, là niềm tin vào vận mệnh của non sông đất nước.
Những nhân vật anh hùng như Lạc Long Quân, Thánh Gióng, Hai Bà Trưng,
Phùng Hưng, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… từ lâu
được nhân dân tôn làm bậc Thánh, bậc Thần có phép mầu nhiệm để bảo vệ
non sông. Niềm tin vào sự bất diệt và phù trợ của các thánh nhân là bất diệt và
nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác trong tâm thức của nhân dân. Đinh Gia
Khánh đã nhận xét: “Các nhân vật anh hùng được tôn làm thần linh đã sống
trong nhân dân như là những sức mạnh tinh thần áp đảo uy thế của bọn xâm
lược, như là những ánh hào quang chói lọi soi đường cho dân tộc tiến lên
trong đêm dài của những thế kỷ mất nước. Các nhân vật anh hùng được
tưởng tượng lại như là một sự viện trợ tinh thần cho con cháu mỗi khi gặp
khó khăn. Do đó, các anh hùng đời sau thường cầu viện anh hùng đời trước”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47
Từ xa xưa cho đến ngày nay dân tộc ta luôn có tục thờ cúng ông bà tổ
tiên, lập đền, chùa, miếu mạo… thờ cúng những người có công với nước, với
làng, hay ông tổ của những nghề truyền thống là một tín ngưỡng, văn hoá
“uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc ta. Bên cạnh đó nhân dân cũng
luôn có ý thức âm phù, đã trở thành một công thức cho các tác giả viết thần
tích cho đền, chùa, miếu mạo… để có niềm tin và thờ cúng. Điều này phản
ánh một tín ngưỡng duy tâm nhưng lại mang tinh thần tự tôn dân tộc sâu sắc.
Tất cả những người dân Việt Nam khi nghe một truyền thuyết thì “niềm
tin” vào câu chuyện được kể như mới xảy ra, bởi nó được dẫn chứng hết sức
cụ thể. Trong Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái những phép mầu nhiệm
của ngài được thể hiện trên các di vật còn lại làm cho người nghe không thể
không tin, bởi làm được như vậy không thể là những con người bình thường:
những vệt kéo thuyền từ đền Hoá đến Kiếp Bạc và ngược lại, trên hòn đá có
“lốt chân ” của Thần (to và rộng) đi giúp Trần Hưng Đạo… Truyền thuyết có
thể căn cứ vào những hiện tượng của tự nhiên và thổi vào đó những yếu tố
thần kỳ gắn với câu chuyện lịch sử, “nó cho thấy phần khuất lấp của thực tại
do bị che đậy hoặc phần bí ẩn của đời sống con người mà con người chưa
biết được”. Đó cũng là tâm thức sùng bái các anh hùng mang mầu sắc thần
linh, tôn giáo và truyền thuyết đã góp phần tái hiện, tạo dựng người anh hùng
một cách kỳ vĩ, sống động.
Tìm hiểu các môtíp chúng ta đều nhận thấy truyền thuyết bắt nguồn và ra
đời từ lòng thần thoại. Bên cạnh yếu tố kỳ ảo thì truyền thuyết mang trong nó rất
nhiều những giá trị lịch sử, tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo… Truyền thuyết
Phi Bồng Nguyên soái đóng góp nhất định vào những giá trị văn hoá đó.
II. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỀN THUYẾT PHI BỒNG NGUYÊN SOÁI.
1. Lƣợc đồ kết cấu truyền thuyết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48
Lược đồ kết cấu truyền thuyết đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra
quan điểm của mình. Các ý kiến đều cho rằng truyền thuyết có kết cấu đơn
giản, ít chi tiết, trực tuyến, trùng lặp và theo một công thức chung:
1. Xuất thân 2. Sự nghiệp 3. Kết thúc
- Sinh ra - Chinh phục tự nhiên - Chết tại nơi sinh
- Hình dáng dị thường - Đánh giặc - Hoá vào sông núi
- Tuổi thơ kỳ lạ - Thờ làm thần
Truyền thuyết thường triển khai cốt truyện trên một trục chung, do có sự
trùng lặp các môtíp ở nhiều cốt truyện khác nhau. Ngoài ba sự kiện trên, hầu như
cốt truyện không phát triển thêm những chi tiết phụ, rườm rà vào cốt truyện. Sự
khác nhau giữa các truyền thuyết dân gian chỉ là sự khác nhau của chi tiết, lời
kể, do tâm lý và đặc thù của mỗi địa phương quy định.
Truyền thuyết là một thể loại hầu như dựa trên một cốt truyện tương
đối giống nhau, nhưng nhìn sâu vào kết cấu thì ta sẽ thấy hoàn toàn khác.
Trong mỗi truyền thuyết nhằm giải thích một vấn đề, hay một hiện tượng nào
đó thì nó thường dồn nén trong đó nhiều vấn đề như phong tục, tập quán, tôn
giáo… chứ không hẳn chỉ có vấn đề giải thích, lý giải. Có thể nói, tính
nguyên hợp, một đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian được in dấu vào
trong truyền thuyết rất sâu đậm. Đi sâu phân tích các truyền thuyết sẽ thấy sức
dồn nén của quan niệm, của phong tục, của nghệ thuật biểu diễn ở trong
truyền thuyết là rất nặng, rất chặt. Nếu chúng ta nhìn nhận truyền thuyết chỉ ở
góc độ, ở một lĩnh vực sẽ không thấy hết chiều sâu của nó. Ngược lại truyền
thuyết không hề đơn điệu, nó là một thể loại thực sự độc lập và độc đáo.
Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái ở cả yếu tố Nhiên thần và Nhân
thần đều mang đặc trưng của truyện kể truyền miệng. Mọi chi tiết, tình huống,
hành động đều diễn ra một cách hợp lý, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì
xảy ra sau kể sau, trình tự không gian cũng được tuân thủ theo trình tự thời
gian. Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái ngoài những đặc điểm của thể loại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49
truyền thuyết nói chung thì nó cũng mang đặc điểm của tín ngưỡng địa
phương rõ nét:
+ Lai lịch : Nguồn gốc xuất thân, tướng mạo khác thường.
+ Sự nghiệp : Giúp vua Lý Nam Đế trong cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược phương Bắc.
+ Kết thúc : Hy sinh, bay về trời, hiển linh trợ giúp cho các triều đại về sau.
Đặc biệt trong Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái có những chi tiết gắn với
việc thờ cúng, lễ hội mà chỉ có ở nơi đây. Trong lễ hội người dân địa phương
nghiêng về thờ cúng Nhiên thần nhiều hơn nhưng cũng không quên người anh
hùng Chu Phúc Uy (phối thờ) nên là lễ hội thờ Thần, rước Thần nhưng cũng
là lễ hội tưởng niệm nhân vật lịch sử, đồng thời cũng là lễ hội của địa phương.
Truyền thuyết du nhập vào lễ hội vẫn giữ lại cái cốt của mình.
Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái vừa có yếu tố Nhiên thần và Nhân
thần nên mô hình kết cấu của truyền thuyết ở điểm chung vẫn giữ được tính
ổn định, nhưng ở những đặc điểm riêng thì Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên
soái nghiêng về yếu tố Nhiên thần có tính bề rộng hơn, mang đậm tâm
nguyện của người dân địa phương trong cả thờ tự và lễ hội. Nên nó mang
tính sinh động, cụ thể và có nhiều dị bản. Chính vì thế, tính địa phương và
tính nhân dân thể hiện thống nhất, hài hoà trong các truyền thuyết dân gian.
Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái vừa là truyền thuyết phong tục
vừa có dấu ấn của truyền thuyết lịch sử. Dù ở thể loại nào thì đều gắn với
những chiến công trong lịch sử dân tộc. Ngoài những đặc điểm chung trong
kết cấu của thể loại truyền thuyết thì nó cũng mang đặc điểm riêng của truyền
thuyết tín ngưỡng, phong tục của nhân dân Hải Dương.
2. Kết cấu từng mẩu kể riêng lẻ.
Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái nghiêng về yếu tố Nhiên thần
gồm nhiều mẩu kể riêng lẻ, đặc biệt là những mẩu kể trong việc hiển linh, phù
trợ cho các thế hệ sau. Mỗi mẩu kể này đều có thể đứng riêng, độc lập vì
chúng kể về một sự kiện hoàn chỉnh xoay quanh hình tượng. Chẳng hạn:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50
Truyền thuyết về thời gian xuất hiện của Phi Bồng Nguyên soái là câu
chuyện kể về thời gian, địa điểm ra đời của ngài hết sức ly kỳ, tạo cho người
nghe về một đứa trẻ đẹp đẽ nhưng lại là một Thiên tướng dũng mãnh của
Ngọc hoàng. Truyền thuyết về việc trợ giúp vua Lý Nam Đế chống ách đô
hộ của giặc phương Bắc đã thể hiện ngài là một Thiên thần linh ứng, luôn có
sự phù trợ đúng lúc để làm nên những chiến thắng. Truyền thuyết trong việc
trợ giúp vua Lê Đại Hành đánh thắng quân Tống xâm lược đã tạo nên
những cơn mưa gió giúp vua đánh thắng và đập tan âm mưu xâm lược của
nhà Tống. Đặc biệt, ngài đã trợ giúp Trần Hưng Đạo hai lần đánh bại quân
Nguyên Mông xâm lược bằng việc cho vị tướng nhà Trần mượn những chiến
thuyền để bày trận tại bến sông Lục Đầu... Những mẩu kể đó rất ngắn gọn
nhưng lại làm nổi bật sự linh ứng của Đức Thánh Phi Bồng Nguyên soái.
Trong truyền thuyết về Nhân thần Chu Phúc Uy thì cũng có thể tách ra
thành những mẩu kể riêng lẻ: Về xuất thân, sự nghiệp, hiển linh âm phù giúp
vua Lý Thái Tông đánh bại quân Chiêm Thành xâm lược. Nhưng dù sao
truyền thuyết về Nhân thần Chu Phúc Uy cũng hẹp hơn so với Truyền thuyết
Phi Bồng Nguyên soái nghiêng về yếu tố Nhiên thần (Nhà Trần phong ngài là:
Phi Bồng Hạo Thiên Tối Linh Thượng- Thượng - Thượng đẳng thần).
Trên địa bàn huyện Chí Linh thì Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái
được coi là truyền thuyết cổ nhất và cũng là hai ngôi đền duy nhất trên địa
bàn huyện phối thờ cả Nhiên thần và Nhân thần. Do vậy, có rất nhiều những
mẩu kể riêng lẻ tạo thành một dòng chảy làm cho Truyền thuyết Phi Bồng
Nguyên soái càng phong phú, ly kỳ, hấp dẫn. Tại làng Yên Mô (Mô đất bình
yên) là nơi lưu giữ nhiều dấu tích về Thánh Phi Bồng: Đó là hai dải đất kéo
thuyền của ngài giúp Trần Hưng Đạo đánh thắng quân Nguyên Mông xâm
lược. Là hòn đá “Lốt Chân”, dấu tích của ngài đi trợ giúp Trần Hưng Đạo. Là
khu đền Hoá, nơi mà Lý Nam Đế, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo… đã đến
đây cầu mong ngài trợ giúp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51
Dưới hai ngôi đền còn một loạt những địa danh gắn liền với những
chiến công hiển hách như bến Lục Đầu, đền Vạn Kiếp, dải đồng bằng… Nơi
đây ngài đã tạo ra mưa gió, sấm chớp trợ giúp cho quân và dân ta khẳng định
nền độc lập vững bền. Cũng là nơi mà ngài sinh ra và hoá về trời, tạo nên
những truyền thuyết độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá của một địa phương.
Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái nếu tách riêng thành những mẩu
kể riêng lẻ thì đó là một sự kiện hoàn chỉnh, nhưng nếu tập hợp lại thì nó là
một câu chuyện có hệ thống. Người nghe có thể nắm bắt được toàn bộ quá
trình xuất hiện đến việc trợ giúp các cuộc kháng chiến của dân tộc theo đúng
trình tự thời gian trong lịch sử. Tất cả đều được tác giả dân gian chắt lọc để
xây dựng nên một hình tượng vừa cô đọng, vừa toả sáng là cả một sự sáng
tạo. Có thể tách riêng ra để nhấn mạnh một chi tiết nhưng cũng có thể tập hợp
lại mà không hề thiếu lôgíc.
Kết cấu của truyền thuyết là khá phong phú, một mặt vừa ảnh hưởng
của các loại hình văn bản ghi chép truyền thuyết như thần tích, mặt khác, vẫn
giữ được đặc trưng của tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi - Chí Linh - Hải Dương.pdf