Luận văn Trọng tài kinh tế: một hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế

Tài liệu Luận văn Trọng tài kinh tế: một hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế: 1 Luận văn TRỌNG TÀI KINH TẾ- MỘT HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ 2 Lời Nói Đầu Quá trình đổi mới và hoà nhập của Việt Nam đã đạt được những thành công điều này đã làm cho đất nước có những chuyển biến đáng kể, nhất là sự chuyển biến của nền kinh tế. Sự chuyển biến này đã làm cho các quan hệ kinh tế trở nên sống động đa dạngvà phức tạp hơn - Bản chất của các quan hệ kinh tế hoạt động với mục tiêu là lợi nhuận, do vậy đối với các doanh nghiệp thì cạnh tranh và lợi nhuận là hai nhân tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Doanh nghiệp nào cạnh tranh càng nhiều thì có nhiều cơ hội thu được nhiều lợi nhuận hơn và ngược lại Doanh nghiệp nào cạnh tranh ít thì sẽ ít cơ hội hơn dẫn đến ít thu được lợi nhuận hơn. Thực trạng cho thấy trong nước cạnh tranh ngày càng gay gắt nhất là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau( giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau , các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài).Yêu cầu đặt ra là để hoà ...

pdf33 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 936 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Trọng tài kinh tế: một hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Luận văn TRỌNG TÀI KINH TẾ- MỘT HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ 2 Lời Nói Đầu Quá trình đổi mới và hoà nhập của Việt Nam đã đạt được những thành công điều này đã làm cho đất nước có những chuyển biến đáng kể, nhất là sự chuyển biến của nền kinh tế. Sự chuyển biến này đã làm cho các quan hệ kinh tế trở nên sống động đa dạngvà phức tạp hơn - Bản chất của các quan hệ kinh tế hoạt động với mục tiêu là lợi nhuận, do vậy đối với các doanh nghiệp thì cạnh tranh và lợi nhuận là hai nhân tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Doanh nghiệp nào cạnh tranh càng nhiều thì có nhiều cơ hội thu được nhiều lợi nhuận hơn và ngược lại Doanh nghiệp nào cạnh tranh ít thì sẽ ít cơ hội hơn dẫn đến ít thu được lợi nhuận hơn. Thực trạng cho thấy trong nước cạnh tranh ngày càng gay gắt nhất là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau( giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau , các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài).Yêu cầu đặt ra là để hoà giải tranh chấp này thì cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền đứng ra hoà giải? Đối với nước ta hiện nay thì phương thức giảI quyết tranh chấp chủ yếu là giải quyết theo con đường toà án kinh tế –giảI quyết bằng con đường này sẽ làm cho các doanh nghiệp sẽ mất đI uy tín, bí mật kinh doanh của họ,cho nên họ không muốn sử dụng phương thức này mặc dù họ vẫn biết lợi ích của mình vẫn đang bị xâm phạm dẫn đến sân chơI này không được áp dụng rộng rãi. Để đáp ứng nhu cầu này thì Trung tâm trọng tàI quốc tế Việt Nam đã được thành lập bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam có thẩm quyền giảI quyết các tranh chấp kinh tế nếu có sự thoả thuận của nguyên đơn và bị đơn. Trên thế giới phương thức giảI quyết tranh chấp này được áp dụng rất rộng rãI nhưng ngược laị ở Việt Nam thì phương thức giảI quyết tranh chấp này vẫn còn có những hạn chế nhất định do luật pháp của chúng ta chưa cho trung tâm trọng tàI quốc tế Việt Nam những biện pháp có những biện pháp cưỡng chế khác. 3 TRỌNG TÀI KINH TẾ-MỘT HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ PHẦN THỨ NHẤT KHÁI QUÁT CHUNG TRỌNG TÀI KINH TẾ. I.SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TÀI TRIỂN CỦA TỔ CHỨC TRỌNG TÀI. 1.Khái niệm về trọng tài kinh tế. Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp trong đó một bên thứ ba độc lập ( thông thường là hội đồng phân xử ) sẽ xem xét lí lẽ của hai bên và sau đó đưa ra quyết định có giá trị ràng buộc đối với cả hai bên . Trọng tài kinh tế là tổ chức xã hội nghề nghiệp có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế , các tranh chấp kinh tế giữa công ty với các thành viên công ty, giữa các thành viên công ty với nhau, liên quan đến việc thành lập, hoạt động , giải thể công ty , các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu , trái phiếu. 2.Nguồn gốc tranh chấp. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, Việc thiết lập nên các quan hệ dân sự,thương mại, kinh doanh…phải xuất phát từ ý chí của các chủ thể tham gia. Sự thống nhất ý chí đó được thể hiện thông qua nhiều hình thức giao kết, có thể bằng văn bản hoặc bằng miện. Dù ở hình thức nào, kể từ thời điểm các giao kết đã được chấp thuận có ngihã là các bên đã thẻ hiện sự tự do ý chí và thống nhát ý chí thì các bên phải có nghĩa vụ thực hiện những điều khoản đã cam kết, kể từ thời diểm đó sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ của các chủ trong một quan hệ pháp luật nhất định. Tuy nhiên, không phải lúc nào các bên cũng thưc hiện đầy đủ những điều khảo đã cam kết. Chính vì vậy đã làm phát sinh các quan hệ ttranh chấp. 4 Việc phát sinh các quan hệ tranh chấp do nhiều nguyên nhân những nguyên nhân đó có thể do khác nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán, về chế độ chính trị… Trong các loại tranh chấp hiện nay thì tranh chấp kinh doanh là một trong những loại tranh chấp mang những nét đặc thù gần tựa với hoạt đọng sản xuất kinh doanh nếu tranh chấp kinh doanh là sự bất đồng, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể, là yếu tố khách quan trên thương trường thì việc xác định, giải quyết những tranh cháp đó là việc làm không thể thiếu được, nhằm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia. Đó là những cách thức, phương thức để áp dụng giải quyết theo cácquy tắc chung, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của mọi khu vực, của mỗi quốc gia. Khi tranh chấp phát sinh các bên đều có thể tiến hành lựa chọn cho mình một phương thức, một phương pháp giải quyết phù hợp. Tuy luạt pháp của các nước có những quy định riêng khác nhau về vấn đề này, song tựu chung lại hiện nay có 3 hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh cơ bản đó là: + Giải quyết thông qua thương lượng hoà giải giữa các bên. +Giải quyết thông qua con đường toà án. +giải quyết bằng phương pháp trọng tài. Mỗi một hình thức giải quyết có những nét đặc thù riêng biệt,thể hiện rõ bản chất của nó. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển hiện nay, xu hướng giải quyết bằng trọng tài ngày càng được các nhà kinh doanh áp dụng. 3.Sự ra đời của trọng tài kinh tế ở Việt nam. Trọng tài kinh tế xuất hiện và phát triển cùng với sự phát triển của chế độ hợp đồng kinh tế. Năm 1960, sau khi cuộc khôI phục kinh tế hoàn thành thắng lợi, đã cảI tạo cơ bản xong nền kinh tế , thủ tướng chính phủ đã ban hành NĐ số 04/TTg ngày 4/1/1960 ban hành kèm theo điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh tế . Mười ngày sau đó, TTg cũng ban hành NĐ số 20/Ttg ngày 14/1/1960 về việc tổ chức ngành trọng tàI kinh tế, theo nghị 5 định này trọng tài kinh tế được tổ chức ở cấp Trung Ương, khu, thành phố, tỉnh và Bộ với chức năng chủ yếu là xét xử các tranh chấp hợp đồng kinh tế và nguyên tắc xử lý tranh chấp hợp đồng kinh tế được quy định trong NĐ số 29/ CP ngày 23/2/1962. Hội đồng trọng tàI chỉ là một tổ chức gồm các thành viên kiêm chức ở các ngành tàI chính ngân hàng, vật giá , kế hoạch và hoạt động theo chế độ họp định kỳ mỗi quý một lần. Năm 1972, Hội nghị lần thứ 20 Ban chấp hành Trung Ương đảng quyết định “ xoá bỏ lối hành chính cung cấp, thực hiện quản lý kinh doanh theo phương thức XHCN, khắc phục quản lý thủ công , phân tán theo lối sản xuất nhỏ , xây dựng các thuwc tổ chức của nền công nghiệp lớn” Và tiếp đó , cuối năm 1973, NQ số 22 của chính phủ đề ra nhiệm vụ “phảI tăng cường pháp chế XHCN” . Thực hiện các quyết định đó của ban chấp hành trung ương đảng ,chính phủ đã ban hành NĐ số 54/CP ngày 10/3/1975 về chế độ hợp đồng kinh tế và ngày 14/4/1975 chính phủ ban hành NĐ số 75/CP về điều lệ tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế nhà nước. Theo nghi định này , trọng tài kinh tế được thành lập như một cơ quan nhà nước có chức năng quản lý công tác hợp đồng kinhđkinh tế với nội dung:giữ vững kỷ luật của nhà nước về hợp đồng kinh tế , giải quyết các tranh chấp hợp đồng kinh tế và xử lý các vi phạm hợp đồng kinh tế . Với nghị đdịnh số 24/HĐBT ngày 10/8/1981 hội đồng trọng tàI được thống nhất tên gọi là trọng tài kinh tế. Với sự ra đời của “Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế” thì có nhiều mối quan hệ mới phát sinh , đòi hỏi phảI có những quy định mới để điều chỉnh các loại quan hệ này. Đáp ứng yêu cầu đó, Hội đòng nhà nước đdã ban hành pháp lệnh về trọng tài kinh tế , qui định về tổ chức , phân cấp thẩm quyền , thủ tục giải quyết tranh chấp kinh tế . 4. Chức năng và nhiệm vụ của trọng tài kinh tế. Trọng tài kinh tế có những chức năng và nhiệm vụ sau: -Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế. -Kiểm tra , kết luận và xử lý các hợp đồng kinh tế tráI pháp luật. 6 -Tuyên truyền , hướng dẫn thực hiện pháp luật hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế . -Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế . Chức năng và nhiệm vụ của trọng tài kinh tế được thực hiện chủ yếu thông qua hai hình thức hoạt động chủ yếu đó là hoạt động kiểm tra xử lý và hoạt động xét xử. Trọng tài kinh tế là cơ quan quản lý có chức năng quản lý kinh tế , nên hoạt động của trọng tài kinh tế phần lớn tập trung vào việc kiểm tra hoatj động kinh tế nhằm giám sát việc tuân thủ pháp luật của các đơn vị kinh tế trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế. Còn hoạt động xét xử của trọng tài kinh tế đối với những hành vi ,vi phạm hợp đồng kinh tế vừa rất ít , vừa kém hiệu lực thi hành vì thiếu tính cưỡng chế. II.Tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế . 1.Thẩm quyền của trọng tài kinh tế. Trọng tài kinh tế có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sau: Tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân , giữa doanh nhân với doanh nghiệp tư nhân, giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp tư nhân và giữa pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân với cá nhân kinh doanh. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty , giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giảI thể công ty như tranh chấp đòi rút vốn ra khỏi công ty, phân chia lãI lỗ, nhập, tác, giảI thể công ty về quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty. Tranh chấp liên quan đến việc mua ,bán cổ phiếu -tráI phiếu. 2.Tiêu chuẩn trọng tàI viên. Trong tàI viên là người có trình độ đại học luật hoặc tương đương đại học luật và có ít nhất 8 năm liên tục làm công tác pháp luật và kinh tế. 7 Những người không có đủ điều kịên trên hay có đủ điều kiện đó nhưng lại đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình theo sự giám định của các tổ chức y tế thì không được trở thành trọng tàI viên. 3.Thủ tục cấp và thu hồi giấy phép thành lập trọng tài kinh tế. a.Thủ tục cấp giấy phép thành lập . Những trọng tàI viên có nguyện vọng thành lập trung tâm trọng tàI phảI làm hồ sơ xin phép Chủ tịch UBND tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương , nơI dự định đặt trụ sở của trung tâm. Chậm nhất là 10 ngày , kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ , UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi một bộ hồ sơ xin phép thành lập trọng tài kinh tế cho bộ tư pháp. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, bộ tư pháp có ý kiến trả lời bằng văn bản cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến trả lời của Bộ Tư Pháp, chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc TW quyết định cấp hoặc từ chối cấp giấy phép thành lập trung tâm trọng tài. b. Đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép thành lập. Trung tâm trọng tàI bị đình chỉ và thu hồi cấp giấy phép hoạt động trong các trường hợp sau. - Hoạt động tráI với quy định của pháp luật về trọng tài kinh tế và điều lệ trung tâm. - Cố ý không chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo với cơ quan nhà nước có chức năng quản lý công tác trọng tàI . - Cố ý không chấp hành nghiêm chỉnh các nghĩa vụ do pháp luật quy định đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép thành lập trung tâm trọng tài kinh tế được soạn gửi cho bộ tư pháp. 4. cơ cấu tổ chức của trung tâm trọng tàI . 8 Trung tâm trọng tàI gồm có chủ tịch, phó Chủ tịch và thư ký trung tâm trọng tàI. -Chủ tịch trung tâm trọng tàI có quyền hạn và nhiệm vụ chính sau: Quản lý , điều hành hoạt động của trung tâm và đại diện cho trung tâm trong quan hệ với bên ngoàI. Chỉ định trọng tàI viên giảI quyết tranh chấp khi được yêu cầu, quyết định kết nạp, khai trừ trọng tàI viên theo đề nghị của ít nhất 2/3 số trọng tàI viên của trung tâm. Nhiệm kỳ không quá 3 năm. -Phó chủ tịch trung tâm trọng tàI giúp chủ tịch trung tâm trọng tàI thực hiện các công việc theo sự phân công của chủ tịch trọng tài. Nhiệm kỳ không quá 3 năm và có thể được táI cử nếu điều lệ của trung tâm trọng tàI không có quy định khác. -Thư ký trung tâm trọng tàI do chủ tịch trung tâm chỉ định giúp chủ tịch và các phó chủ tịch trong việc tiếp nhận đơn, gửi giấy tờ cho các tổ chức cá nhân có liên quan, thu lệ phí trọng tàI, lưu trữ, bảo quản… 5. Ưu nhược điểm của việc giảI quyết tranh chấp kinh doanh bằng phương pháp trọng tài. a.Ưu điểm: Một trong những nội dung quan trọng của nguyên tắc tự do kinh doanh trong nền kinh tế thị trường là sự tự do lựa trọn hình thức và phương thức giảI quyết tranh chấp. Song trong tất cả các hình thức giảI quyết tranh chấp kinh doanh theo thông lệ chung thì hình thức phổ biến và rộng rãI nhất ở các nước có nền kinh tế thị trường là trọng tài. nguyên nhân chính là việc giảI quyết tranh chấp thông qua trọng tàI có những ưu điểm nổi bật mà các hình thức khác không có được. Cụ thể là: -Các bên tham gia tranh chấp được đảm bảo tối đa về quyền tự do định doạt ở nhiều phương diện như: Lựa chọn trọng tàI viên, địa điểm, phương thức giảI quyết tranh chấp… -Hình thức trọng tàI thường nhanh gọn, linh hoạt, thủ tục đơn giản , tránh được lãng phí về mặt thời gian, hạn chế đến mức tối đa sự gián đoạn của quá trình sản suất kinh doanh. 9 -Hình thức xét xử bằng trọng tàI là hình thức xét xử kín nên: + Đảm bảo được tính bí mật trong kinh doanh. + Bảo vệ uy tín của các bên trên thương trường. -Đạt hiệu quả thi hành cao nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tranh chấp. -Đảm bảo niềm tin về mặt pháp lí cho các chủ thể kinh doanh, tức là giảI quyết tranh chấp dứt điểm nhằm bảo đảm tính dân chủ và công bằng cho các bên.Do có những ưu điểm trên mà trọng tàI dần dần trở thành con đường chủ yếu giảI quyết tranh chấp kinh doanh, đóng một vai trò quan trọng trong quá trình xét xử. Biện pháp trọng tàI được giới thương nhân nói riêng và giới kinh doanh nói chung trên thế giới rất ưa chuộng.b. Nhược điểm:Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp trọng tàI còn tồn tại những nhược điểm. Những nhược điểm này tuy không phảI là lớn lắm, nhưng nó cũng làm cho hoạt động trọng tàI gặp không ít khó khăn, vướng mắc:-Trong hoạt động trọng tàI, chưa có biện pháp bảo đảm để thực hiện phán quyết của trọng tàI. Phán quyết của trọng tàI là kết quả của một sự thoả thuận của các bên đương sự đưa vụ kiện ra trọng tàI xét xử. Vì vậy, thông thường nó được các bên tự nguyện chấp hành. Nhưng trong trường hợp, nếu phán quyết không được chấp hành thì bên thắng kiện phảI yêu cầu tào án ra quyết định công nhận áp dụng cưỡng chế. Do vậy, công ước NewYork 1985 về việc công nhận và cưỡng chế chấp hành phán quyết trọng tàI nước ngoàI đã ra đời.Theo công ước này một khi phán quyết trọng tàI của một nước thành viên theo công ước được gửi đến toà án của một nước thành viên khác thì toà án nay phải công nhận và cưỡng chế bên đương sự liên quan trong vụ việc thực hiện phán quyết đó. Sở dĩ như vậy là vì trọng tàI phi chính phủ không có khả năng cưỡng chế các bên đương sự trong việc thi hành các yêu cầu và quyết định trọng tàI. Đây là hạn chế lớn nhất của trọng tàI phi chính phủ.-Thủ tục trọng tàI rất phiền phức. Việc thành lập một hội đồng trọng tàI để xét xử phảI qua nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn là một sự lựa chọn thoả thuận. Chính vì vậy, quá trình thành lập hội đồng trọng tàI hay dẫn dến chỗ bế tắc khi không đạt được thoả thuận tương ứng.-Khả năng kiểm tra các quyết định 10 của trọng tàI rất hạn chế. Bởi vì tổ chức trọng tàI phi chính phủ không thiết lập một cơ chế để tạo sự kiểm tra, giám sát các quyết định của trọng tàI như trong tố tụng tư pháp. Tố tụng trọng tàI chỉ xét xử một lần, phán quyết là chung thẩm. Do vậy, trong một số trường hợp có sự không công bằng giữa các bên. Tóm lại, mặc dù còn tồn tại một số nhược điểm chưa được khắc phục nhưng hình thức trọng tàI vẫn được các nhà kinh doanh biết đến và tin dùng. Mong rằng trong tương lai việc giảI quyết tranh chấp giữa các chủ thể kinh doanh bằng phương pháp trọng tàI phi chính phủ ngày càng được sử dụng nhiều hơn. II. Các hình thức trọng tài trên thế giới.+Xét về tình chất phụ thuộc vào nhà nước, các tổ chức trọng tài có hai loại:*Trọng tài chính phủ.*Trọng tài phi chính phủ.Trọng tài chính phủ là một tổ chức trọng tài do chính phủ thành lập, trọng tài viên là người được hưởng lương nhà nước về công việc xét xử.Trọng tài phi chính phủ là tổ chức trọng tài hoặc do bản thân các trọn tài viên sáng lập, hoặc do một tổ chức phi chính phủ(phòng thương mại) thành lập phù hợp với luật trọng tài. ở đây, các trọng tài viên không đưopực hưởng lương nhà nước về công việc xét xử.+Xét về mô hình tổ chức các Trung tâm trọng tài thương mại và quốc tế ở ácông cụ nước trên thế giới được tổ chức dưới hai hình thức chủ yếu.*Các trung tâm trọng tài nằm bên cạnh phòng thương mại.Ví dụ như: cơ quan trọng tài hợp đồng kinh tế Trung quốc do cục quản lý hành chính công thương nhà nước lập ra;Các trung tâm trọng tài được tổ chức dưới dạng công ty theo luật công ty hoặc hiệp hội co đăng ký theo luật của hiệp hội.Các trung tâm trọng tài được tổ chức dưới dạng công ty theo luật công ty hoặc hiệp hội có đăng ký theo Luật về hiệp hội. Ví dụ như: Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore; Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Kông –HKIAC, Trung tâm trọng trọng tài thương mại quốc tế úc- ACICA. Ngoài ra ở hầu hết các cả nước, bên cạnh trung tâm trọng tài thường trực ( trọng tài quy chế) còn tồn tại trọng tài vụ việc ( trọng tài ad-học) Trọng tài vụ việc và Trọng tài quy chế là tổ chức Trọng tài phi Chính phủ.1. Trọng tài vụ việc: Là tổ chức được thành lập chỉ để giải quyết một vụ kiện. Xong vụ kiện đó thì tổ chức trọng tài phải được giải thể vì đã hết mục đích tồn tại . Do đó trọng tài vụ việc không có cơ quan thường trực. Ví dụ: ở Thuỵ Điển tổ chức trọng tài theo 11 vụ việc ( ad-hoc) do các bên đương sự thoả thuận lập ra. Khi xảy ra tranh chấp kinh tế, mỗi bên có quyền đề cử một trọng tài viên. Hai trọng tài viên đó lại có quyền đề xuất một trọng tài viên thứ ba để thiết lập một nhóm trọng tài gồm ba người chịu trách nhiệm giải quyết tranh chấp kinh tế. 2. Trọng tài quy chế : Là tổ chức trọng tài hoạt động thường xuyên, trên cơ sở một quy chế định sẵn. Nó xét sử hết vụ kiện này đến vụ kiện khác theo quy tắc tố tụng của nó. Ví dụ: Trọng tài thương mại Stonkolm được thành lập trên cơ sở quy chế về trọng tài ban hành năm 1917, và năm 1949 được xây dựng thành một cơ quan độc lập của phòng thương mại Stockolm được tổ chức lại thành một cơ quan trọng tài đầy đủ điều kiện có thể giải quyết cả tranh chấp kinh tế mạng tính chất quốc tế. Để đạt được một thoả thuận trọng tài, người ta có thể áp dụng một số loại thủ tục tố tụng trọng tài khác nhau. Trọng tài ad-hoc và trọng tài quy chế là hai trong số các mô hình tố tụng đó. Trong giai đoạn chuẩn bị một thoả thuận trọng tài, trước hết và cơ bản nhất cần lựa chọn xem thủ tục trọng tài sẽ được áp dụng là trọng tài ad-hoc hay trọng tài quy chế. - Trong nhiều hình thức trọng tài an-hoc có một số phương thức khác nhau và nếu chọn hình thức trọng tài an-hoc thì các bên phải tiếp tục lựa chọn một trong số các hình thức đó. Khi lựa chọn hình thức trọng tài ad-hoc, các bên tham gia trọng tài có thể hoạch định những nguyên tắc riêng của mình vè trình tự thủ tục tố tụng cho phù hợp với tranh chấp của họ hoặc thay vào đó, họ có thể chấp nhận một hệ thống quy định mẫu về trọng tài . Đó là bản “ Quy định về trọng tài” của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế ( UNCITRAL). Tuy nhiên, nếu vì một lý do gì đó mà người ta chọn hình thức trọng tài ad-hoc , người ta sẽ tiết kiệm thời gian bằng cách đưa một số quy định sẵn có cho hình thức trọng tài này vào trong thoả thuận về hình thức trọng tài ad-hoc mà được áp dụng riêng cho hợp đồng đó. Mặc dù điều này đương nhiên sẽ làm giảm hiệu quả đối với tranh chấp trên thực tê. Khi chọn hình thức trọng tài ad-hoc , trong tiến trình tố tụng, các bên tham gia tố tụng chỉ có thể trông cậy vào quyết định của Toà án trọng tài cũng như các lỗ lực của chính họ. Bởi vì, quy định trọng tài UNCITRAL đã bao hàm toàn bộ quá trình tố tụng trọng tài từ lúc bắt đầu đến kết thúc. Văn phòng UNCITRAL không có 12 chức năng trợ giúp, hướng dẫn tiến trình này. - Nếu các bên chọn hình thức trọng tài quy chế ( hay còn gọi là trọng tài chính thức), họ có thể lựa chọn phương thức trọng tài chính thức “ trọn gói” hoặc phương thức trọng tài chính thức từng phần. + Hình thức trọng tài chính thức “ trọn gói” là hình thức mà trong đó tổ chức trọng tài đảm nhiệm vai trò truyền đạt mọi thông tin, thư tín giữa toà án trọng tài và các bên đương sự, cũng như các bên có liên quan tại mọi giai đoạn của tiến trình tố tụng , bao gồm: việc trao đổi các văn bản trình bày, các thông báo ấn định phiên họp của Toà để nghe các bên trình bày, hoặc phiên họp của Toà để thông báo quyết định của Tòa đối với các bên. Hệ thống này được nhiều Toà án áp dụng. + Điển hình cho hình thức trọng tài chính thức phần là quy định của Phòng thương mại quốc tế ( ICC). Toà án trọng tài của ICC chỉ định Toà án trọng tài cũng như địa điểm tiến hành tố tụng trọng tài nếu như các bên không đạt được sự thoả thuận về các vấn đề này. Toà cũng sẽ ấn định lệ phí trọng tài cũng như các phí tổn hành chính khác và quyết định của Toà được xem xét kỹ lưỡng, trước khi công bố cho các bên. Tuy nhiên, mặt dù văn phòng của ICC đã nhận được bản sao, sự chấp nhận bằng văn bản của các bên đương sự đối với quyết định của Toà án trọng tài, phán quyết của trọng tài cũng như mọi quyết định khác trong suất quá trình tố tụng trọng tài sẽ tuỳ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong việc thực hiện phán quyết đó. Nếu thoả thuận này không đạt được thì sẽ phụ thuộc vào sự chỉ đạo của Toà án trọng tài. Những phân tích trên cho chúng ta thấy rằng khi thương lượng một hợp đồng quan trọng, nhằm lường trước các tranh chấp có thể phát sinh trong tương lai, người ta có thể lựa chọn hình thức lựa chọn hình thức trọng tài chính thức trừ khi có những lý do chính đáng để không lựa chọn hình thức này. Sở dĩ như vậy là vì trọng tài ad-hoc phải bàn luận đến nhiều vấn đề song kết quả bàn luận ấy chỉ được dùng vào một vụ kiện mà thôi. Trong khi đó trọng tài chính thức lại có những đặc điểm ưu việt hiển nhiên, đặc biệt là đối với những thoả thuận có khả năng phát sinh trach chấp cần phải đưa ra trọng tài. Hình thức trọng tài này có thể giải quyết mọi vấn đề bất ngờ mới nảy sinh. Các quy định trọng tài chính thức bao quát toàn bộ quá trình tốtụng trọng tài từ khi bắt đầu tiến hành tố tụng đến lúc kết thúc kể 13 cả trong trường bên bị đơn tỏ ra bất hợp tác với trọng tài. Tóm lại, xuất phát từ sự thuận tiện và tiết kiệm chi phí ngày nay trên thế giới, người ta có khuynh hương sử dụng trọng tài hơn là sử dụng toà án, thích dùng trọng tài phi Chính phủ hơn trọng tài Chính phủ và thích dùng trọng tài chính thức hơn là trọng tài vụ việc .III/ Một số nét cơ bản trong tố tụng trọng tàI kinh tế.1.Nhận đơn.Khi giảI quyết tranh chấp, nguyên đơn phảI gửi cho trung tâm trọng tàI kinh tế văn bản thoả thuận giữa các bên về việc đưa vụ tranh chấp ra giảI quyết tại trung tâm trọng tài kinh tế đó . Nội dung của đơn yêu cầu phảI đúng theo quy tắc tố tụng của pháp luật quy định. Kèm theo đơn yêu cầu, nguyên đơn phảI gửi cho trung tâm trọng tài kinh tế các tàI liệu cần thiết để chứng minh cho yêu cầu của mình.Khi gửi đơn yêu cầu,nguyên đơn phảI nộp tiền tạm ứng lệ phí trọng tàI. Lệ phí trọng tàI được ấn định theo khung lệ phí do bộ tàI chính và bộ tư pháp quy định. Lệ phí trọng tàI do người thua kiện trả, nếu các bên không có thoả thuận khác.Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, thư ký trung tâm trọng tài kinh tế phảI gửi bản sao đơn yêu cầu của nguyên đơn và danh sách của trọng tàI viên của trung tâm trọng tài kinh tế cho bị đơn.Trong thời hạn đã được trung tâm trọng tàI kinh tế ấn định, bị đơn phảI gửi văn bản trả lời cho trung tâm và cho nguyên đơn. Văn bản trả lời có nội dung như đơn yêu cầu của nguyên đơn. Bị đơn có thể gửi kèm theo các tàI liệu cần thiết khác cho trung tâm trọng tài kinh tế.2. Lựa chọn trọng tàI viên.Trong trường hợp vụ tranh chấp do một hội dòng trọng tàI giảI quyết thì mỗi bên trọn một trọng tàI viên, hai trọng tàI viên được các bên chọn sẽ chọn trọng tàI viên thứ 3 làm chủ tịch hội đồng trọng tài Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày trọng tài viên thứ 2 đã được chọn, nếu hai trọng tài viên được các bên chọn không chọn được trọng tàI viên thứ 3 thì chủ tịch trung tâm trọng tài kinh tế chỉ định trọng tài viên thứ 3 làm chủ tịch hội đồng trọng tàI .Trong trường hợp các bên có thoả thuận vụ tranh chấp do một trọng tài viên giải quyết nhưng không thoả thuận được việc chọn trọng tài viên nào thì trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày các bên được thông báo về việc chọn trọng tài viên, chủ tịch trung tâm trọng tài kinh tế chỉ định trọng tài viên để giải quyết tranh chấp.Trọng tài viên phảI khước từ hoặc bị các bên yêu cầu khước từ nếu có căn cứ 14 cho thấy trọng tài viên có thể không vô tư trong việc giải quyết tranh chấp.Trong trường hợp có trọng tài viên không thể tiếp tục tham gia giải quyết tranh chấp, thì việc chọn, chỉ định trọng tài viên khác thay thế được tiến hành theo hình thức đã được nêu trên. 3. GiảI quyết và phán quyết trọng tài.Trọng tài viên nghiên cứu hồ sơ và tiến hành các công việc cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp. Theo yêu cầu của một hoặc các bên, hoặc theo sáng kiến của mình, trọng tài viên có thể nghe các bên trình bày ý kiến. Trọng tài viên cũng có thể tìm hiểu sự việc từ những người khác với sự có mặt của các bên hoặc sau khi đã báo cáo cho các bên biết.Theo yêu cầu của các bên trọng tài viên có thể trưng cầu giám định. Khi cần thiết trọng tài viên có thể yêu cầu các bên cung cấp các bản giảI thích, các bằng chứng và tàI liệu khác có liên quan. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, tiếng, chữ viết phảI sử dụng bằng tiếng việt. Các bên có thể yêu cầu trung tâm trọng tài kinh tế mời phiên dịch hoặc tự mời phiên dịch, nhưng phảI được trung tâm trọng tài kinh tế chấp thuận. Bên yêu cầu phảI trả chi phí cho phiên dịch. Khi quyết định, hội đồng trọng tài biểu quyết theo đa số. Trọng tài có thể ra các phán quyết tạm thời. Mọi diễn biến của phiên họp, giải quyết tranh chấp phảI được thư ký trung tâm trọng tài kinh tế ghi thành biên bản và biên bản phảI được các trọng tài và thư ký cùng ký.Hội đồng trọng tàI hoặc trọng tài viên có thể ra quyết định giải quyết từng phần của vụ tranh chấp, nếu điều đó là hợp lý. Quyết định trọng tài phảI có chữ ký của tất cả các trọng tài viên.Quyết định trọng tài được công bố cho các bên ngay khi kết thúc phiên họp hoặc có thể công bố sau nhưng chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày kết thúc phiên họp. Quyết định trọng tài được gửi cho các bên trong vòng 3 ngày kể từ ngày ra quyết định.Trong quá trình giảI quyết tranh chấp, nếu các bên thoả thuận bằng thương lượng thi hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên chấm dứt việc giải quyết. Các bên có thể yêu cầu chủ tịch trung tâm trọng tài kinh tế xác định sự thoả thuận đó bằng văn bản. Văn bản này có giá trị như quyết định trọng tàI. Trong trường hợp quyết định trọng tài không được một bên chấp hành thì bên kia có quyền yêu cầu toà án nhân dân có thẩm quyền xét xử theo thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.Phần IIGiải quyết tranh chấp kinh tế bằng hình thức trọng tài theo pháp luật Việt nam hiện 15 hành.Chuyển sang nền kinh tế thị trường, quan hệ kinh tế trở nên sống động, đa dạng và phức tạp. Mục đích nhằm đạt được lợi nhuận tối đa đã trở thành động lực trực tiếp của các bên tham gia quan hệ kinh tế. Trong điều kiện như vậy tranh chấp kinh tế không những là một vấn đề khó tránh khỏi mà sẽ còn là một vấn đề lớn đòi hỏi phảI có sự quan tâm giải quyết một cách thoả đáng. Đó vừa là yêu cầu nghiêm ngặt của nguyên tắc pháp chế, vừa là một đòi hỏi bức xúc của quan hệ kinh tế thị trường.Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường tính đa dạng và phức tạp về nội dung, gay gắt về mức độ tranh chấp và phong phú hơn nhiều về chủng loại. Đã vậy, xuất phát từ lợi ích kinh tế của mỗi bên tranh chấp, việc giải quyết tranh chấp kinh tế trong điều kiện hiện nay phảI bảo đảm những yêu cầu sau:-Nhanh và thuận lợi, hạn chế đến mức tối đa sự gián đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh.- Bảo vệ uy tín của các bên trên thương trường -Đảm bảo dân chủ trong quá trình giải quyết tranh chấp.-Đảm bảo các yếu tố bí mật trong kinh doanh.-Đạt hiệu quả thi hành cao. Vì vậy, trong bước chuyển sang cơ chế thị trường, ở nước ta đang diễn ra một cuộc đổi mới sâu sắc trong việc tổ chức các cơ quan tàI phán kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu mới do nền kinh tế thị trường đặt ra.Giải quyết tranh chấp kinh tế trong cơ chế hiện nay, yêu cầu hiện nay là:+ Thừa nhận và bảo hộ quyền sở hữu cũng như những lợi ích hợp pháp của công dân. +Bảo đảm dân chủ trong hoạt động kinh tế, sự bình đẳng và cùng có lợi ích giữa các thành phần kinh tế trong hợp tác cạnh tranh. +Nhà nước không nên can thiệp trực tiếp và sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các dơn vị kinh tế cơ sở mà phảI bằng các chính sách và pháp luật tạo lập một hành lang để những quan hệ kinh tế giữa các đơn vị kinh tế được xây dựng và thực hiện theo nguyên tắc tư do, bình đẳng, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi. Trong điều kiện mới như vậy sự tồn tại của trọng tài kinh tế với tư cách là một cơ quan quản lý trực thuộc hội đồng bộ trưởng không còn phù hợp nữa nguyên nhân vì: + trọng tàI kinh tế với tư cách là một cơ quan trong hệ thống các cơ quan chấp hành và điều hành nhà nước không thể đáp ứng được những yêu cầu mới do nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần đặt ra cụ thể là với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần nhiều loại quan 16 hệ kinh tế mới phát sinh mà tranh chấp xảy ra trong những quan hệ kinh tế không thuộc thẩm quyền của trọng tài kinh tế.+ Trọng tài kinh tế với thủ tục và phương pháp giải quyết theo lối “ hoà giảI” và “ dàn xếp” cũng không đáp ứng được yêu cầu có sự giải quyết, công khai, dân chủ, đúng pháp luật và dứt khoát. Quyết định xét sử của trọng tài kinh tế vẫn mang nặng tính hoà giảI, rất yếu về tính cưỡng chế. Do dó trên thực tế, quyết định xét xử của trọng tài kinh tế đạt hiệu lực thi hành thấp.Điều đó đặt ra yêu cầu phảI tổ chức lại hệ thống các cơ quan giảI quyết tranh chấp kinh tế một cách phù hợp. Nhận thức sâu sắc yêu cầu đó, nhà nước đã chủ trương xoá bỏ trọng tài kinh tế nhà nước thành lập toà án kinh tế và trọng tài kinh tế với tư cách là một tổ chức xã hội nghề nghiệp.I/.Quy tắc tố tụng trọng tàI trong nước. Căn cứ vào quyết định số 114/TTg ngày 16/12/1996 của thủ tướng chính phủ nước cộng hoà XHCNVN. Quy tắc này áp dụng cho các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh doanh phát sinh trong nước. 17 1. Thẩm quyền.Trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh doanh trong nước.Trung tâm trọng tàI gọi tắt là trung tâm, xét xử đựa trên cơ sở thoả thuận trọng tàI. Thoả thuận trọng tài có thể là điều khoản trọng tài trong hợp đồng, hoặc một thoả thuận riêng hoặc thể hiện trong thư từ, telex, fax… giữa các bên với nhau.2. Công tác điều tra và thủ tục xét xử.a. Đơn kiện và công tác điều traĐể phát sinh tranh chấp thì bắt đầu bằng một đơn kiện do nguyên đơn nộp cho trung tâm. Đơn phảI có nội dung theo dúng quy dịnh của pháp luật. Sau khi nhận được đơn kiện, thư ký của trung tâm báo cáo cho bị đơn biết và gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện, các tàI liệu kèm theo cùng với quy tắc tố tụng trọng tài trong nước và danh sách trọng tài viên của trung tâm. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được bản sao đơn kiện và các tàI liệu kèm theo, bị đơn phảI trọn trọng tài viên có tên trong danh sách trọng tài viên của trung tâm và báo cho trung tâm biết, hoặc yêu cầu chủ tịch trung tâm chỉ định trọng tài viên cho mình. Nếu quá thời hạn này mà bị đơn không chọn trọn trọng tài viên hoặc không yêu cầu chủ tịch trung tâm chỉ định trọng tài viên, chủ tịch trung tâm sẽ chọn trọng tài viên cho bị đơn. Cũng trong thời hạn đó thư ký trung tâm cũng yêu cầu bị đơn gửi cho mình bản bào chữa của bị đơn, không quá 45 ngày kể từ ngày bị đơn nhận được bản sao đơn kiện.Các trọng tài viên được các bên trọn hoặc được chỉ định sẽ bầu một trọng tài viên thứ 3 trong danh sách trọng tài viên của trung tâm làm chủ tịch uỷ ban trọng tàI phụ trách giảI quyết vụ kiện nếu sau 15 ngày kể từ ngày trọng tàI viên thứ 2 được chọn hoặc chỉ định mà các trọng tài viên không chọn được trọng tài viên thứ 3 để lập uỷ ban trọng tàI thì chủ tịch trung tâm sẽ chỉ định chủ tịch uỷ ban trọng tàI.Khi vụ kiện có hai hay nhiều nguyên đơn hoặc bị đơn, các nguyên đơn hay bị đơn này phảI thoả thuận với nhau và thống nhất chọn một trọng tàI viên trong danh sách trọng tàI viên của trung tâm. Nừu các bên không thoả thuận được với nhau thì chủ tịch trung tâm sẽ chọn trọng tài vên cho họ. Sau khi được chọn hoặc chỉ định, trọng tài viên phảI nghiên cứu hồ sơ và tiến hành công tác điều tra bằng mọi biện pháp thích hợp.Trọng tàI viên có quyền trực tiếp nghe các bên trình bày ý kiến, theo yêu cầu của một bên hoặc cả hai bên hoặc theo sáng kiến của mình. Trọng 18 tài viên có thể quyết định tìm hiểu sự việc từ những người khác trước mặt các bên hoặc sau khi báo cho các bên biết.b. Thủ tục xét xử.Ngày xét xử do chủ tịch Uỷ ban trọng tàI quết định, hai bên đương sự được triệu tập đến phiên xét xử bằng giấy triệu tập có ghi rõ thời gian và địa điểm xét xử. Giấy triệu tập được gửi trước ít nhất là 15 ngày trước ngày xét xử. Với sự thoả thuận của các bên, thời hạn này có thể rút ngắn hoặc kéo dàI một cách hợp lý theo quyết định của Uỷ ban trọng tàI.Các bên có thể trực tiếp tham gia vào quá trình xét xử hoặc có thể uỷ quyền cho người đại diện, nhưng phảI có giấy uỷ quyền hợp lệ và có thể mời luật sư bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Trong trường hợp một hoặc các bên vắng mặt mà không có lý do chính đáng, uỷ ban trọng tàI có thể tiến hành xét xử căn cứ vào tàI liệu và chứng cứ hiện có. 3. Phán quyết Việc xét xử được kết thúc bằng một phán quyết hoặc quyết định của uỷ ban trọng tàI sau khi kết thúc phiên xét xử cuối cùng hoặc có thể công bố sau. Phán quyết hay quyết định của trọng tàI được gửi cho các bên đương sự chậm nhất là 15 ngày sau phiên xét xử cuối cùng. Trong trường hợp đặc biệt uỷ ban trọng tàI có thể quyết định gửi phán quyết sau thời hạn 30 ngày. Uỷ ban trọng tàI có thể ra quyết định bổ sung nếu xét thấy phán quyết đã ra có điểm chưa rõ hoặc chưa giảI quyết được. Phán quyết của uỷ ban trọng tài là trung thẩm không thể kháng cáo trước bất kỳ toà án hoặc tổ chức nào khác. các bên phảI tự nguyện thi hành phán quyết trong thời quy dịnh trong phán quyết. Nếu phán quyết không được tự nguyện thi hành trong thời hạn quy định, sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật.Với trường hợp nguyên đơn rút kiện, khi các bên đạt được sự thoả thuận trực tiếp mà không cần đến việc xét xử của uỷ ban trọng tàI, khi thiếu những điều kiện cần thiết để xem xét và giảI quyết vụ kiện, kể cả trường hợp nguyên đơn không hành động để vụ kiện tiến triển trong 3 tháng… thì Uỷ ban trọng tàI quyết định kết thúc vụ kiện.II/ Một số vấn đề pháp lý về trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam.1.Sự hình thành và phát triển.Trung tâm trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam ( Trung tâm ) được thành lập theo quyết định số 204/TTg ngày 28/4/1993 của thủ tướng chính phủ trên cơ sở hợp nhất Hội đồng trọng tàI 19 Ngoại Thương (thành lập năm 1963) và hội đồng trọng tài Hàng hảI (thành lập năm 1964). Theo quyết định, trung tâm có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh tế quốc tế nếu các bên đương sự, trong đó ít nhất phảI có một bên nước ngoàI, thoả thuận đưa vụ tranh chấp ra trước trung tâm hoặc do một điều ước quốc tế ràng buộc các bên phảI làm như vâỵ. Thủ tục giải quyết các tranh chấp quốc tế được quy định trong “qui tắc tố tụng của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam “ có hiệu lực từ ngày 20/8/1993.Đáp ứng nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp, ngày 16/2/1996,thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 114/TTg cho phép trung tâm mở rộng thẩm quyền xét xử các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh doanh trong nước. Thực hiện quyết hoạch này, tại kỳ họp thứ VII ngày 25-26/3/1996 Hội đồng quản trị Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam đã thông qua Quy tắc tố tụng trọng tàI trong nước, biểu phí trọng tàI trong nước và chỉ áp dụng cho các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh doanh trong nước, có hiệu lực từ ngày 15/4/1996. Trung tâm có them quyền giảI quyết tranh chấp trên cơ sở thoả thuận trọng tàI. Do đó, trung tâm khuyến nghị các doanh nghiệp nếu muốn chọn trung tâm để giải quyết tranh chấp có thể phát sinh từ các quan hệ kinh doanh trong nước nên đưa điều khoản trọng tàI sau đây vào hợp đồng:“ Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này sẽ được giảI quyết chung thẩm tại Trung tâm trọng tàI quốc tế VN bên cạnh Phong thương mại và Công nghiệp VN, theo quy tắc tố tụng trọng tàI trong nước của trung tâm trọng tàI quốc tế Việt Nam”.2. Đặc điểm của trung tâm trọng tàI quốc tế Việt nam.Trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam có những đặc điểm sau:-Trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam là một tổ chức phi chính phủ nằm bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Việt nam. Như vậy,về mô hình tổ chức phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như thực tiễn Việt nam trong mấy chục năm qua. -Quy tắc tố tụng của trung tâm là do phòng thương mại và công nghiệp thông qua.-Quy tắc tố tụng của nó về cơ bản phù hợp với thực tiễn trọng tàI thương mại quốc tế, nghĩa là chỉ thụ lý một lần, phán quyết là trung thực, các bên không có quyền chống án, các đương sự có quyền lựa chọn trọng tài viên và nếu phán quyết không được tự nguyện chấp hành thì toà án sẽ cưỡng chế chấp hành. - 20 Trung tâm trọng tàI quốc tế Việt nam xét xử những vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoàI là một bên hoặc cả hai bên là pháp nhân hoặc chủ thể là người nước ngoài.1.Về thẩm quyền.Trung tâm trọng tàI quốc tế Việt nam có thẩm quyên giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh tế quốc tế như cấc hợp đồng mua bán ngoại thương, các hợp đồng đầu tư, du lịch, vận tảI và bảo hiểm quốc tế, chuyển giao công nghệ, xây dựng và thanh toán quốc tế… Trung tâm trọng tàI quốc tế Việt nam có thẩm quyền giảI quyết các tranh chấp trong trường hợp:-Khi một bên hay các bên đương sự là thể nhân hay pháp nhân nước ngoài.-Nếu trước hay sau khi xảy ra tranh chấp, các bên đương sự thoả thuận đưa vụ việc ra trước trung tâm trọng tàI quốc tế Việt nam, hoặc nếu có một điều uước quốc tế ràng buộc các bên phảI đưa vụ tranh chấp ra trước trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam.Ngày 16/2/1996 TTg chính phủ lại ra QĐ số 114/ TTg theo đó thẩm quyền xét xử của trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam đã được mở rộng thêm một bước nữa. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam có thẩm quyền giảI quyết cả tranh chấp phát sinh từ nhưqng quan hệ kinh doanh trong nước, nếu các bên đương sự đưa ra trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam giảI quyết.Trong hoạt động kinh doanh, giữa các doanh nghiệp phát sinh nhiều loại tranh chấp khác nhau. Tuy nhiên, không phảI tranh chấp nào cũng do trọng tài kinh tế giải quyết. Các trung tâm trọng tài kinh tế chỉ giải quyết các tranh chấp kinh tế mà không giải quyết các tranh chấp dân sự, lao động, hôn nhân- gia đình … như vậy, xét thẩm quyền vụ việc thì giữa toà án kinh tế và trọng tài kinh tế nói chung là không có gì khác nhau, toà án kinh tế cũng có thẩm quyền như vậy, trừ thẩm quyền giảI quyết việc phá sản doanh nghiệp.Như vậy, trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam có thẩm quyền xét xử các vụ tranh chấp thương mại ở trong và ngoàI nước. Trên lĩnh vực giảI quyết tranh chấp ngoàI nước nó đã đạt được những kết quả nhất định. Còn việc giải quyết tranh chấp kinh tế trong nước là một lĩnh vực hoạt động mới mẻ.4. Quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam (VIAC).Quy tắc tố tụng này được ban hành theo quyết định số 204/TTg ngày 28/4/1993 của thủ tướng chính phủ.a.Thoả thuận trọng tàI và bước đầu thủ tục.Muốn đưa vụ kiện ra xét xử tại trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam thì trứoc hay sau khi xảy ra 21 tranh chấp, các bên đương sự thoả thuận đua vụ tranh chấp ra trước trung tâm dưới hình thưc văn bản, trong đó phảI ghi rõ sự lưạ chọn trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam là tổ chức trọng tàI xét xử. Thủ tục tố tung trọng tàI bắt đầu bằng một đơn kiện do nguyên đơn nộp cho trung tâm. Đơn kiện phảI ghi rõ:-Tên và địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn -Các yêu cầu của nguyên đơn ,có trình bày sự việc có kèm theo bằng chứng.- Những căn cứ pháp lý mà nguyên đơn dựa vào đó để đI kiện -Trị giá của vụ kiện.-Tên trọng tàI viên mà nguyên đơn lựa chọn trong danh sách trọng tàI viên của trung tâm hoặc đề nghị của nguyên đơn với chủ tịch trung tâm chỉ định trọng tàI viên cho mình. Đơn kiện phảI viết bằng tiếng việt nam hay bằng một thứ tiếng nước ngoàI thông dụng trong giao dịch quốc tế.Khi gửi đơn kiện thì nguyên đơn phảI nộp một bản chính và một số bản sao cho trung tâm và nguyên đơn phảI ứng trước toàn bộ chi phí trọng tàI tính theo “Biểu phí trọng tàI, phí tổn thất của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam và chi phí của các bên”. Số tiền này phảI nộp vào tàI khoản của phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.b. Lựa chọn và chỉ định trọng tàI viên.Sau khi nhận được đơn kiện , thư ký của trung tâm báo cho bị đơn biết và gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện và các tàI liệu kèm theo cùng với danh sách trọng tàI viên, theo đó bị đơn sẽ chọn cho mình một trọng tàI viên . Nếu không thì chủ tịch trung tâm sẽ chỉ định trọng tài viên cho bị đơn.Hai trọng tài viên lại lựa chọn và bầu ra trọng tàI viên thứ 3 làm chủ tịch UB trọng tài.Các bên có quyền khước từ trọng tài viên , chủ tịch UB trọng tàI hoặc trọng tài viên duy nhất, nếu đương sự nghi ngờ về sự vô tư của trọng tài viên , nhất là khi họ cho rằng trọng tài viên có liên quan trực tiếp hoặc giấn tiếp đến vụ tranh chấp.c.Thủ tục xét xử .Để tiến hành xét xử thì trọng tài viên phảI điều tra vụ tranh chấp thông qua việc nghiên cứu hồ sơ và tiến hành công tác điều tra bằng mọi biện pháp thích hợp. Cũng giống như quy tắc tố tụng trọng tàI trong nước thì hai bên đương sự được triệu tập đến phiên họp xét xử bằng giấy triệu tập, có nêu rõ thời gian và địa điểm xét xử...Ngôn ngữ làm việc của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam là tiếng Việt. Các đương sự nếu thấy cần thiết thì có thể yêu cầu phiên dịch. Các văn bản và chứng từ gửi đến trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam 22 cần có bản dịch ra tiếng Việt nếu như bản gốc là tiếng nước ngoài(Anh , Pháp, Nga).d. Phán quyết .Việc xét xử được kết thúc bàng một phán quyết của UB trọng tài phán quyết trọng tài được công bố ngay sau khi kết thúc phiên họp xét xử cuối cùng hoặc có thể công bố sau. Uỷ ban trọng tài có thể ra quyết định bổ sung nếu thấy phán quyết đã có điểm chưa rõ hoặc chưa được giải quyết .Phán quyết của Uỷ ban trọng tài là quyết định chung thẩm, không thể kháng cáo trước bất kỳ toà án hay tổ chức nào. Các bên phảI tự nguyện thi hành trong thời hạn quy định trong phán quyết.Nếu phán quyết không được tự nguyện thi hành trong thời hạn quy định, sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế theo pháp luật của nước nơI phán quyết được yêu cầu thi hành và theo điều ước quốc tế hữu quan có hiệu lực đối với loại vụ kiện này.Tuy nhiên, ở Việt Nam phán quyết của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam còn chưa được toà án cho cưỡng chế thi hành.5. Biểu phí trọng tài , phí tổn của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam và chi phí của các bên.a. Định nghĩa:Phí trọng tài là chi phí trong từng vụ kiện để trả cho những chi phí chung có liên quan đến hoạt động giải quyết tranh chấp của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam như là thù lao trọng tài viên, chi phí văn phòng... Phí trọng tài không bao gồm phí đI lại, Ăn ở... của trọng tài viên và nhân viên của trung tâm khi tiến hành giải quyết vụ kiện.-“ phí tổn của trung tâm “ là những khoản chi phí riêng của trung tâm có liên quân đến việc xét xử vụ kiện như thù lao cho giám định viên, nhân chứng,chi phí đI lại, ăn ở… của trọng tài viên và nhân viên trung tâm khi tiến hành xét xử .Các phí tổn này sẽ do UB trọng tài quyết định và phân bổ cho các bên. - “Chi phí của các bên “ là các khoản chi tiêu của các bên để bảo vệ quyền và lợi ích của họ trước trung tâm như chi phí đi đường của các bên, tiền thuê luật sư, phiên dịch... Phí trọng tài được coi là đã nộp khi nguyên đơn đã chuyển toàn bộ chi phí trọng tài vào tàI khoản Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam số 61.111.000.005 tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà nội(VIETCOMBANK HANOI) hoặc nộp trực tiếp cho trung tâm.Trong trường hợp nguyên đơn rút lại đơn kiện trước khi nhận được giấy triệu tập phiên xét xử đầu tiên, nguyên đơn sẽ được trả lại 75% phí trọng tài , tuy nhiên khoản tiền còn lại không ít hơn 700.000đ. Trong trường hợp 23 nguyên đơn rút lại đơn kiện trước khi UB trọng tài được thành lập, trung tâm sẽ trả lại 80% phí trọng tài tuy nhiên, khoản tiền còn lại không ít hơn 500.000đ. Trong trường hợp nguyên đơn rút lại đơn kiện sau khi nhận được giấy triệu tập phiên xét xử đầu tiên nhưng trước khi phiên xét xử này được tiến hành, trung tâm sẽ trả cho nguyên đơn 60% phí trọng tài . Tuy nhiên , khoản tiền còn lại không ít hơn 1.500.000đ.Trong trưường hợp tại phiên toà xét xử đầu tiên hai bên hoà giảI được với nhau, trung tâm sẽ trả lại 30% phí trọng trọng tài cho nguyên đơn . Nếu hai bên yêu cầu UB trọng tài ra quyết định công nhận hoà giải. trung tâm sẽ trả lại 25% phí trọng tài . Khi nguyên đơn rút kiện trước khi nhận được giấy báo ngày đem ra xét xử, trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam sẽ trả lại 75% số phí trọng tài cho nguyên đơn. Tuy nhiên, số phí trọng tài còn lại không dưới 200$. Khi nguyên đơn rút đơn kiện sau khi nhận đựơc giấy báo ngày xét xử nhưng trước ngày họp phiên họp xét xử đàu tiên, trung tâm sẽ trả lại 50% số phí trọng tài cho nguyên đơn.Nếu hai bên hoà giảI được với nhau tại phiên xét xử đầu tiên của UB trọng tài mà không cần phảI ra phán quyết, trung tâm trọng tài sẽ trả lại 25% số phí trọng tài cho nguyên đơn.Trong trường hợp vụ kiện kết thúc trước khi thành lập Uỷ ban trọng tài , trung tâm sẽ hoàn trả lại cho nguyên đơn 78% số phí trọng tài.III/ Tổ chức và hoạt động của trọng tài mang tính chất xã hội nghề nghiệp (Tổ chức phi chính phủ).1. Sự cần thiết thành lập trọng tài mang tính chất xã hội nghề nghiệp ở nước ta.Một trong những nội dung quan trọng của nguyên tắc tự do kinh doanh trong nền kinh tế thị trường là sự tự do lựa chọn hình thức và phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau như: thương lượng ,hoà giảI, trọng tài , kiện tụng, trong đó trọng tài là hình thức được sử dụng phổ biến và rộng rãI nhất ở những nước có nền kinh tế thị trường. Lý do cơ bản là giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài có nhưng ưu điểm mà các hình thức khác không có được. Cụ thể là, trong tố tụng trọng tài , các bên tham gia được đảm bảo tối đa về quyền tự do định đoạt về nhiều phương diện như lựa chọn trọng tài viên , địa điểm, thủ tục, phương thức giải quyết tranh chấp ... Mặt khác, hình thức trọng tài thường nhanh gọn, linh hoạt, thủ tục đơn gianư, tránh được sự lãng phí về mặt thời gian và bảo đảm được tính bí mật trong kinh doanh.Từ 24 trước đến nay, việc tranh chấp hợp đồng kinh tế thuộc thẩm quyền của các cơ quan trọng tài kinh tế các cấp(trọng tài kinh tế huyện, quận ,tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trọng tài kinh tế nha nước). Theo luật sửa đổi và bổ sung một số điều luật tổ chức Toà án nhân dân ( được quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 28/12/1993) thì từ ngày 1/7/1994 thẩm quyền giảI quyết tranh chấp kinh tế sẽ được chuyển sang Toà án nhân dân. Như vậy, nếu theo quy định trên thì nước ta sẽ chỉ tồn tại một loại cơ quan nhà nước giải quyết tranh chấp ,đó là Toà án nhân dân (Toà kinh tế ). Trong khi đó, sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần làm cho các quan hệ kinh tế ngay càng phong phú, đa dạng. Số lượng tranh chấp giưã các chủ thể do đó cũng ngày một tăng, nếu bên cạnh hệ thống Toà án,việc hình thành được các tổ chức trọng tài phi chính phủ thì đó là cơ hội tốt để giảm bớt “gánh nặng “ trong xét xử của toà án.Việc hình thành tổ chức trọng tài phi chính phủ chẳng những là đòi hỏi khách quan mà nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn đời sống kinh tế đặt ra mà còn làm cho hợp đồng giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế. Chính vì vậy, mà nó còn là nhân tố góp phần thúc đẩy quá trình hoà nhập quôc tế, cảI thiện môI trường đầu tư. Tường bước hoàn thiện khung pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường.2.Về mô hình tổ chức và những đặc trưng cơ bản của trọng tài kinh tế phi chính phủ.-Phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế xã hội cũng như tập quán pháp luật của mỗi nước, mô hình tổ chức trọng tài kinh tế phi Chính phủ trên thế giới nói chung rất đa dạng và phong phú.Tuy vậy, nói chung các trung tâm trọng tài thương mại và quốc tế ở các nước được tổ chức dưới hai dạng chủ yếu.+ Cả trung tâm trọng tài nằm bên cạnh phòng thương mại(Ví dụ: Viện trọng tài STOCKOLM- Thuỵ Điển nằm trong phòng thương mại STOCKOLM, cơ quan trọng tài hợp đồng kinh tế Trung Quốc do cục quản lý hành chíng công thương nhà nước lập ra; UB trọng tài thương mại TháI Lan là tổ chức do phòng thương mại chỉ định ).+Các trung tâm trọng tài được tổ chức dưới dạng công ty ( Theo luật công ty ) hoặc Hiệp hội có đăng ký (Theo luật về hiệp hội ) Ví dụ: Trung tâm trọng tài quốc tế SINGAPORE, Trung tâm trọng tài thưong mại quốc tế AUSTRALIA( ACICA)… Nếu được tổ chức dưới 25 dạng công ty thì phần lớn lựa chọn mô hình công ty TNHH phi lợi nhuận. NgoàI ra, ở hầu hết các nước , bên cạnh các trung tâm trọng tài thường trực còn tồn tại các trọng tài vụ việc(AD – HOC), không có cơ quan thường trực.Tuy được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như vậy, nhưng xét về mặt tính chất các trung tâm trọng tài thương mại và quốc tế trên thế giới đều có những đặc trưng chung là.+ Đều tồn tại với tư cách là một tổ chức phi chính phủ. Những trung tâm trọng tài được hình thành trên cơ sở sáng kiến và tự nguyện tham gia của các trọng tài viên , theo quy định của pháp luật. Các trung tâm trọng tài đều áp dụng nguyên tắc tự hạch toán , tự trang trảI, lấy thu bù chi. Các nguồn thu chủ yếu của trọng tài là. Tiền trả thù lao cho trọng tài viên tính theo tỷlệ tiền giá trị vụ tranh chấp . Các khoản chi phí và lệ phí theo qui định. Tiền thu được từ những hoạt động dịch vụ hỗ trợ trọng tài như dịch vu thông tin, giám định, cho thuê địa điểm … NgoàI ra còn có thể bao hàm tiền thu được do phát hành những ấn phẩm như tàI liệu: hướng dẫn , qui tắc tố tụng.+ Cơ cấu tổ chức trọng tài nói chung rất gọn nhẹ và linh hoạt. Hoạt động của hội đồng quản trị và ban thư ký chủ yéu dưa trên nguyên tắc tự quản. Hoạt đọng trọng tài được thực hiện thông qua trọng tài viên.+ Mỗi tổ chức trọng tàI có danh sách trọng tài viên riêng. Nói chung tổ chức trọng tài trả lương cho ban thư ký, còn trọng tàI viên được hưởng thù lao theo vụ, việc.NgoàI đối tượng luật gia ( phần nhiều là hành nghề tự do, số trọng tài viên còn lại chủ yếu là tgiới thương gia. Sự hưởng ứng và ủng hộ rộng rãI của giới thương gia không chỉ trong việc hình thành mà cả hành động của các tổ chức trọng tài. rất nhiều trung tâm trọng tài trên thế giới được thành lập dựa trên sáng kiến của thueoeng gia. điều đó lý giảI vi sao nhiều trung tâm trọng tàI thương mại trực thuộc phòng thương mại và công nghiệp. + mỗi tổ chức trọng tàI đều có quy tắc riêng, song nhìn chung đều dựa trên cơ sở áp dụng rộng rãI của các quy tắc trọng tài UNCITRAL ( do uỷ ban về luật thương mại quốc tế của liên hợp quốc thông qua năm 1976 ), quy tắc trọng tài của phòng thương mại quốc tế ( ICC) có hiệu lực từ năm 1988 và các công ước có liên quan.+ Các trung tâm trọng tài kinh tế với tính chất là những tổ chức phi chính phủ song điều đó không có nghĩa là “ phi nhà nước “. Ngược lại, trên 26 nhiều lĩnh vực các trung tâm trọng tài luôn cần đến sự hỗ trợ của nhà nước cũng như không thoát ly sự quản lý của nhà nước. Sự hỗ trợ căn bản nhất là việc tạo căn cứ và cơ sở pháp lý cho việc hình thành và hoạt động của tổ chức trọng tài cũng như sự đảm bảo về mặt nhà nước đối với việc thực thi các quyết định của trọng tàI. một trong những nội dung quan trọng nhất của hoạt quản lý nhà nước đối với trọng tàI là việc phê chuẩn điều lệ và quy tắc trọng tàI cũng như định ra những tiêu chuẩn và xác định tư cách trọng tài viên.IV. Bản quy tắc trọng tàI UNCITRAL. Đã được thông qua 28/4/1976 và đại hội đồng liên hợp quốc thông qua ngày 15/12/1976.Bản quy tắc này bao gồm những quy tắc sau:1.Thông báo trọng tàI .Bên yêu cầu trọng tàI giúp đỡ ( gọi là bên “ nguyên” ) sẽ đưa cho bên kia (gọi là bên “bị”) một thông báo trọng tài . tố tụng trọng tàI được coi là bắt đầ từ ngày bên “bị” nhận được thông báo trọng tài .2.Xác lập toà án trọng tài. a.số lượng trọng tài viên : theo sự thoả thuận của các bên có thể lựa chọn một hoặc ba thành viên .b.Việc chỉ định trọng tài viên.Nếu chỉ định một trọng tài viên duy nhất thì một bên phảI đề nghị với bên kia và được bên kia chấp nhận. Còn ngược lại việc chỉ định trọng tài viên do cả hai bên lựa chọn, nếu hai bên không lựa chọn thì chủ tịch uỷ ban trọng tài sẽ chỉ định.c.Bãi miễn trọng tài viên . Trường hợp một trọng tài viên chết hoặc nghỉ việc trong quá trình tố tụng thì sẽ chỉ định trọng tài viên theo quy định trên.trường hợp một trọng tài viên không thực hiện được chức năng của mình hay trường hợp thiếu năng lực pháp lý và “ thực tế” để thực hiện nhiệm vụ của mình thì cần phảI áp dụng thủ tục bãI miễn và thay thế theo quy định trên.3.Tố tụng trọng tài .Theo bản quy tắc này, toà án trọng tàI có thể tiến hành trọng tài theo cách thức mà toà án cho là thích hợp, nhưng vẫn bảo đảm cho sự bình đẳng giữa các bên và bảo đảm cho mỗi bên đều có đủ cơ hội trình baỳ vụ việc của mình ở bất kỳ giai đoạn naò của quá trình tố tụng.a.Địa điểm trọng tài .-NgoàI trường hợp các bên đã thoả thuận về địa điểm trọng tàI thì toà án trọng tàI sẽ xác định điạ điểm trọng tài trên cơ sở có tính đến hoàn cảnh trọng tài .-Toà án trọng tài xác định nơi tiến hành trọng tài kể cả ở một nước đã được các bên đồng ý. Toà án trọng tài có thể nghe nhân chứng và tổ chức các phiên họp thảo luận giữa các thành viên của mình ở bất kỳ địa điểm nào 27 cho là thích hợp, trên cơ sở có tính đến hoàn cảnh trọng tài. -Toà án trọng tài có thể họp bất kỳ ở địa điểm nào cho là thích hợp dể điều tra về những hàng hoá, tài sản hoặc các tàI liệu khác. các bên cũng được thông báo đầy đủ về việc cho phép họ có mặt tại các cuộc điều tra.a.Ngôn ngữ.Theo thoả thuận của các bên được sử dụng trong việc viết đơn yêu cầu, đơn biện minh và trong bất kỳ vấn đề nào trình bày bằng văn bản, kể cả trong các buổi nghe nếu có. b.Phản đối thẩm quyền của Toà án trọng tàI.Toà án trọng tài có quyền quyết định đối với các ý kiến phản đối thẩm quyền của mình, kể cả việc phản đối liên quan đến sự tồn tại và hiệu lực của các điều khoản trọng tài hay thoả thuận trọng tài riêng rẽ.-Toà án trọng tài có thẩm quyền xác định sự tồn tại hay hiệu lực của hợp đồng, trong đó điều khoản trọng tài là một phần của nó với tư cách là một phần của hợp đồng. Quyết định vô hiệu một hợp đồng của toà án trọng tài sẽ không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản trọng tài .-Việc phản đối toà án trọng tài không có thẩm quyền phảI được đua ra sớm hơn lúc gửi đơn biện minh hoặc trong trường hợp có đơn yêu cầu thì không muộn hơn lúc gửi đơn phảI yêu cầu.c.Báo cáo bổ sung .NgoàI đơn yêu cầu và đơn biện minh, toà án trọng tài sẽ quyết định về những báo cáo bằng văn bản bổ sung theo yêu cầu của các bên. toà án trọng tài sẽ ấn định các khoảng thời gian để gửi các báo cáo đó. Các khoảng thời gian phảI không quá 45 ngày.d. Chuyên gia. Toà án trọng tài có thể chỉ định một hay nhiều chuyên gia để báo cáo bằng văn bản về các vấn đề đặc biệt phảI được xác định. Toà án trọng tài sẽ gửi cho các bên bản sao danh mục cần được báo cáo của các chuyên gia. Các bên cần phảI cung cấp cho các chuyên gia bất kỳ một thông tin hay hoạt động nào có liên quan đến công việc điều tra của họ hoặc phảI trao trả bất kỳ tàI liệu, đồ vật nào cho chuyên gia theo yêu cầu của họ. Bất kỳ tranh chấp nào giữa một bên và chuyên gia liên quan tới thông tin hay hoạt động theo yêu cầu của chuyên gia sẽ được toà án trọng tài giảI quyết.Sau khi nhận được báo của chuyên gia, toà án trọng tài sẽ gửi bản sao cho các bên để họ có cơ hội giảI thích bằng văn bản đối với bản báo cáo đó. Mỗi bên có quyền kiểm tra bất cứ tàI liệu nào đã đượck chuyên gia sử dụng trong bản báo cáo.e. Vắng mặt.Nếu trong khoảng thời gian do toà án trọng tài quy định mà bên nguyên đơn không gửi đơn yêu 28 cầu mà không có lý do chính đáng thì toà án trọng tài sẽ quyết định chấm đứt quá trình tố tụng. Nếu trong khoảng thời gian mà toà án trọng tài quy định, bên bị đơn không gửi đơn biện minh mà không có lý do chính đáng thì vẫn tiếp tục quá trình tố tụng. Nếu một bên vắng mặt thì toà án vẫn tiến hành giảI quyết.f. Tước quyền.Một bên, mặc dù biết rằng có sự vi phạm một quy định hay yêu cầu của bản quy tắc nhưng vẫn không phản đối mà vẫn tiếp tục tiến hành các thủ tục tố tụng thì sẽ mất quyền phản đối. 4 Quyết định trọng tài.a.Các quyết định.Nếu có ba trọng tài viên thì bất kỳ quyết định nào của toà án trọng tài sẽ phảI theo đa số. Trong trường hợp liên quan đến vấn đề thủ tục, khi không đạt được đa số hoặc khi toà án trọng tài đồng ý thì trọng tài viên chủ toạ sẽ quyết định xem xét lại.b.Hình thức và hiệu lực của quyết định trọng tài.Quyết định của trọng tài phảI bằng văn bản và là quyết định cuối cùng ràng buộc đối với các bên , các bên co trách nhiệm thực hiện ngay các quyết định trọng tài .Quyết định trọng tài phảI có chữ ký của trọng tài viên và có nghi ngày, tháng, năm và địa điểm ra quyết định.Toà án trọng tài sẽ gửi cho các bên bản sao quyết định có chữ ký của trọng tài viên , quyết định trọng tài chỉ được thông báo rộng rãI khi được các bên đòng ý. Nếu luật trọng tài của nước nơI ra quyết định dòi hỏi quyết định trọng tài phảI được toà án trọng tài lưu giữ hay đăng ký thì toà án trọng tài sẽ thực hiện đòi hỏi đó theo đúng thời gian ghi trong luật.c. Dàn xếp hoà giảI, kết thúc hoà giảI hoặc các phương thức khác dẫn đến kết thúc hoà giải .Toà án trọng tàI làm hoà giảI chỉ trong trường hợp các bên đã đồng ý và nếu luật áp dụng cho thủ tục trọng tàI cho phép làm thế.Nếu trước khi ra quyết định trọng tàI mà các bên đã đạt đươc thoả thuận về giảI quyết tranh chấp. Trong mọi trường hợp, toà án trọng tàI sẽ quyết định theo các điều kiện hợp đồng và có tính đén các tập quán thương maị được dùng trong việc hoà giải.Nếu trước khi ra quyết định theo các điều kiện trọng tàI mà các bên đã đạt được thoả thuận về việc giảI quyết tranh chấp thì toà án trọng tàI sẽ ra quyết định kết thúc quá trình tố tụng hoặc trường hợp cả hai bên yêu cầu và được toà án trọng tàI chấp nhận thì toà án trung tâm sẽ ghi nhận việc giải quyết các tranh chấp dưới một quyết định trọng tàI dựa trên các điều kiện đã thoả thuận. Toà án không có nghĩa vụ tuyên bố những lí do 29 để ra nhưng quyết định như thế. Nếu trước khi ra quyết định mà xét thấy, vì một lí do nào đó không được ghi ở trên, việc quyết định quá trình tố tụng là không cần thiết hoặc không thực hiện được nữa thì toà án trọng tàI sẽ thông báo cho các bên ý định của mình về việc ra lệnh kết thúc quá trình tố tụng. Toà án trọng tàI có quyền ra lệnh trên trừ trường hợp một bên đưa ra nhưng cơ sở xác đáng để phản đối. Các bản sao các lệnh kết thúc quá trình tố tụng hay các quyết định trọng tàI theo các điều khoản đã thoả thuận do các trọng tàI viên ký và được toà án trung tâm gửi cho các bên. Khi ra quyết định trọng tàI theo các điều khoản dã thoả thuận thì sẽ áp dụng những qui định trên. 30 Phần thứ baKiến nghị và kết luậnTrên cơ sở nghiên cứu phân tích tình hình và triển vọng của công tác trọng tài ở Việt nam em xin trình bày một số biện pháp nhằm góp phần vào việcXây dựng và hoàn thiện hình thức trọng tài phi chính phủ trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay.-Nhà nước ta cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn nữa cho hoạt động trọng tài phi chính phủ. Cụ thể là cấn hoàn chỉnh hệ thống luật pháp về trọng tài. Chúng ta chưa có một đạo luật về trọng tài hay chí ít một pháp lệnh về trọng tài.Do đó hoạt động trọng tài của ta chưa được chỉ đạo bằng một văn bản tối cao có tầm vóc ngang với văn bản pháp luật điều tiết các hoạt động khác.Đ ể khắc phục các đặc điểm đó, trước mắt nếu chưa có bộ luật về trọng tài thì cũng cần có một pháp lệnh về trọng tài. - Về việc chấp hành phán quyết trọng tài. Nhà nước ta tuy đã gia nhạp công ước New york 1985 và quốc hội ta đã có pháp lệnh công nhận và cuưỡng chế chấp hành phán quyết trọng tài tại Việt Nam. Nhưng khi đó Nhà nước hoặc toà án tối cao lại chưa có văn bản về việc công nhận việc cưỡng chế chấp hành phán quyết của các tổ chức trọng tài ở nước ta. Vì vậy phán quyết của trọng tài nước ta lại chuă có hiệu lực cưỡng chề chấp hành ở ngay chính trên đất nước mình. Vì vậy, để phán quyết của trọng tài có hiệu lực cao đề ngị các cơ quan có thẩm quyền nên sửa đổi điều 31- Nghị định 116/CPcho phù hợp hơn. Có thể quy định như sau: Trong trường hợp một bên phán quyết trọng tài không được chấp hành thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án cho cưỡn chế thi hành.-Cần củng cố cũng như chuyên môn hoá đội ngũ trọng tài viênhiệm vè số lượng trọng tài viênhiện nay: Trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam bao gồm 11 trọng tài viên, Trung tâm Trọng tài kinh tế hà nội gồm 6 Trọng tài viên đội ngũ đó là quá ít ỏi. Về mặt chất lượng, những trọng tài viên của ta là nững người nắm vững pháp luật chung, nhưng họ chưa hề được đào tạo về nghiệp vụ trọng tài. Một số trọng tài viên của ta, do làm việc lâu năm trong nghành trọng tài nên đã có kinh nghiệm xét xử song những kinh ngiệm đó chưa đượng nhân rộng cho nhiều người. Do vậy em nghĩ rằng những nguời muốn trở thành trọng tài viêncần qua một lớp nghiệp vụ về trọnh tài. Nếu họ có thi tuyển về kiến thức trọng tài là chủ yếu chứ không thi tuyển về kiến thức pháp luạt chung. Mặt khác trong thời đại hiện nay song song với sự 31 phát triển của khoa học kỹ thuật việc xét xử các vụ kiện đồi hỏi trình độ chuyên môn sâu. Vì thế đội ngũ trọng tài viên cần được mở rộng, thu hút những chuyên gia giỏi của nhiều nghành như : Xây dựng , Tin học, ngân hàng… -Về thủ tục thành lập và quản lý Nhà nước đồi với Trọng tài kinh tế nên chỉ giao cho một cơ quan là bộ tư pháp. Nguyên nhân là do sự quản lý Nhà nước đối với trung tâm trọng tài kinh tế thế thực hiên chồng chéo, htiếu nhịp nhàng và ăn khớp với nhau. -Cần nâng cao trình độ chung về pháp luậtvà kinh doanh trongcán bộ và nhân dân ta và nâng cao hơn nữa hiểu biết của mọi người về pháp luật. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường các hoạt động inh doanh đều phát triển mạnh mẽ các hoạt động thương nghiệp gia tăng không ngừng. Trong tình hình đó, các tranh chấp thương mại cũng liên tục nảy sinh. Nhu cầu giải quyết thương mại cũng thật là lớn trong thới gian tới. Nhà nước ta chú trọng tăng cường hoạt động tài phán trong kinh doanh mà điểm nổi bật cụ thể là cho ra đời tổ chức trọng tài phi chính phủ, một cơ quan tài phán mới dể xét xử những vụ án kinh tế. Vì vậy, hoàn thiện công tác trọng tài là một đòi hỏi khách quan của đất nước.Ngày nay, nước ta đã là một thành viên chính thức của ASEAN. Sự hoà nhập cộng đồng này đòi hỏi chúng ta vươn tới ngang tầm các thành vên khác, phải hiểu biết hệ thống pháp luật của họ. Xét về hệ thống luật, các nước ASEAN đa phần chịu ảnh hưởng của hệ thống luật ANGLO-SAXONG. Trong khi đó tư duy luật pháp của chúng ta chịu ảnh hưởng của hệ thống luật lục địa châu âu. Vì vậy, các luật giai giỏi của chúng ta nói chung, các trọng tài viên nói riêng, phải nghiên cứu để nắm vững hơn nữa hệ thống pháp luật của các nước bạn 32 trong cộng đồng ASEAN.Dù con đường trước mắt cọn nhiều khó khăn và phức tạp song đội ngũ trọng tài viên là những người giỏi, có tâm huyết với đất nước, em tin chắc rằng sự nghiệp trọng tài của nước ta sẽ đáp ứng đòi hỏi của công cuộc xây dựng nước nhà. Nghiên cứu về Trọng tài kinh tế là một vấn đề còn hết sức mới mẻ ở nước ta .Qua tìm hiểu, em đã mạnh dạn đưa vấn đề “ Trọng tài kinh tế-một hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế” với mong muốn Trọng tài kinh tế sẽ ngày càng khẳng định vị trí và phát huy vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường. 33 TàI liệu tham khảoLuật kinh tế.Luật thương mại quốc tế.NĐ số 116- CP ngày 5/9/1994 của chính phủ về tổ chức và hoạt động của trọng tàI kinh tế.Quyết định 204-TTg ngày 28/4/1993 của TTg về tổ chức trung tâm trọng tàI quốc tế VN.Thông tư số 02 ngày 3/1/1995 của bộ tư pháp về hướng dẫn thi hành một số điểm của NĐ 116-CPngày 5/9/1994 về tổ chức và hoạt động của trung tâm trọng tàI kinh tế.Quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tàI quốc tế VN bên cạnh phòng Thương mại công nghiệpVN.Quy tắc tố tụng trọng tàI trong nước.Pháp lệnh công nhận và thi hành tại VN quyết định của trọng tàI nước ngoài.Bản quy tắc trọng tàI UNCITRAL thông qua ngày 28/4/1976 và đại hội đồng liên hợp quốc 15/12/1976.QĐ số 453- QĐ/TTg ngày 28-7-1995 của TTg về tham gia Công ước về công nhận và thi hành quyết định của trọng tàI nước ngoài.Công ước Newyork về công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tàI nước ngoài.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- TRỌNG TÀI KINH TẾ MỘT HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ.pdf
Tài liệu liên quan