Tài liệu Luận văn Triển khai quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Luận Văn
Đề Tài: Triển khai quyền chọn cổ phiếu trên
thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận Văn Thạc sĩ - 1 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
MỞ ĐẦU
SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
---------------------------
Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (World
Trade Orgnization)
Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế và chủ trương tăng cường mở rộng
kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng v à hơn 11 năm kiên tr ì đàm
phán đa phương, song phương - ngày 07/11/2006 đã đến: Việt Nam chính thức
được kết nạp vào WTO và là thành viên thứ 150 của tổ chức này.
Bằng cột mốc lịch sử thời gian n ày, nước ta bước vào “sân chơi mới” trong bối cảnh
thế giới đầy biến động và bất ổn khó có thể dự báo chính xác tr ước được. Những bất
ổn trong giá cả hàng hoá (Ví dụ như Dầu mỏ hiện giờ - ngày 3/3/2008 đã tăng đến
102USD/thùng; vàng hơn 19 triệu VND / lượng) và các biến số tài chính khác tác
động đến các thị trường: tiền tệ, chứ...
86 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Triển khai quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận Văn
Đề Tài: Triển khai quyền chọn cổ phiếu trên
thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận Văn Thạc sĩ - 1 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
MỞ ĐẦU
SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
---------------------------
Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (World
Trade Orgnization)
Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế và chủ trương tăng cường mở rộng
kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng v à hơn 11 năm kiên tr ì đàm
phán đa phương, song phương - ngày 07/11/2006 đã đến: Việt Nam chính thức
được kết nạp vào WTO và là thành viên thứ 150 của tổ chức này.
Bằng cột mốc lịch sử thời gian n ày, nước ta bước vào “sân chơi mới” trong bối cảnh
thế giới đầy biến động và bất ổn khó có thể dự báo chính xác tr ước được. Những bất
ổn trong giá cả hàng hoá (Ví dụ như Dầu mỏ hiện giờ - ngày 3/3/2008 đã tăng đến
102USD/thùng; vàng hơn 19 triệu VND / lượng) và các biến số tài chính khác tác
động đến các thị trường: tiền tệ, chứng khoán, hàng hoá,… đến nền kinh tế quốc
gia, đến đời sống của người dân …
Kết thúc năm tài chính 2007 kinh tế Việt Nam không khả quan lắm :
Chỉ sau hơn một năm chính thức đứng vào WTO, kết thúc năm tài chính 2007 mặc
dù GDP tăng 8,5% cao nhất từ trước đến giờ, nền kinh tế nước ta có nhiều dấu hiệu
đứng trước khó khăn và bất lợi. Tính đến cuối tháng 3/2008 lạm phát gia tăng h ơn
16% so với cùng kỳ năm 2007 và chưa có dấu hiệu chựng lại.
Công cụ tài chính phái sinh góp phần phòng ngừa rủi ro cho các chủ thể của nền
kinh tế:
Quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, đã từ lâu Mỹ và Châu Âu đã phát minh
ra và sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro cho các chủ thể của
nền kinh tế vì có thể thấy rằng các hoạt động trong nền kinh tế l à không thể né tránh
hết được mọi rủi ro.Tuy vậy, các sản phẩm t ài chính phái sinh phổ biến như: quyền
chọn (option), kỳ hạn (Forward), giao sau (Future), hoán đổi (swap)…hiện nay cho
Luận Văn Thạc sĩ - 2 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
phép chuyển giao trực tiếp rủi ro tài chính cho bên thứ ba sẵn sàng chấp nhận rủi ro
đó.
Thực tế cho thấy rằng sản phẩm t ài chính phái sinh đã được triển khai tại Việt Nam
từ năm 2003 đến nay nhưng còn mờ nhạt chưa được các chủ thể kinh tế mặn mà cho
lắm; đặc biệt quyền chọn cổ phiếu chưa được quan tâm đúng mức nên chưa có mặt
giao dịch trên thị trường.
Như vậy từ nhận thức được rằng Việt Nam đang từng b ước hội nhập vào nền kinh
tế thế giới; cơ hội mở ra nhưng trên bước đường đi tới còn rất cam go và đầy thách
thức. Kết thúc năm tài chính 2007 sau hơn một năm là thành viên WTO kinh tế Việt
Nam đứng trước khó khăn do lạm phát tăng cao, thị trường chứng khoán sa sút , chỉ
số VN-index giảm mạnh. Các nền kinh tế các nước phát triển đã từng và đang tiếp
tục sử dụng sản phẩm tài chính phái sinh để bảo hiểm và phòng ngừa rủi ro; trong
đó có quyền chọn cổ phiếu phát triển mạnh mẽ và đây chính là điều Việt Nam cần
phải học tập, kế thừa để phòng vệ cho mình, phát huy công năng của nó nhằm góp
phần hỗ trợ cho các thị trường khác vận hành trôi chảy, mang đến hiệu quả cao nhất
cho nền kinh tế; thực hiện ba tiêu chí: hội nhập với nền kinh tế thế giới, phát triển
ổn định bền vững, dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ văn minh.
Với những lý do và sự cần thiết như trên tôi xin chọn lựa đề tài: “Triển khai quyền
chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm luận văn Thạc sĩ cho
mình. Sản phẩm quyền chọn cổ phiếu khi được triển khai sẽ tạo dựng niềm tin cho
nhà đầu tư vì có công cụ phòng vệ cho mình, không phải lâm vào trạng thái tâm lý
hoảng loạn trước sự thăng trầm bởi giá cổ phiếu trồi sụt bất th ường trên TTCK, làm
cho TTCK giao dịch sôi động hơn nữa.
Luận Văn bao gồm:
1/ Mục tiêu- Nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về thị trường quyền chọn (option) để
làm nền tảng khảo sát thực trạng triển khai công cụ n ày trên thị trường chứng khoán
Việt Nam.
Luận Văn Thạc sĩ - 3 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
Trọng tâm của đề tài là nghiên cứu, thu thập thông tin để t ìm hiểu và phân tích
những thuận lợi khó khăn gặp phải cũng nh ư tổng kết những kết quả đạt được ban
đầu cùng các triển vọng sắp tới từ việc thực hiện các loại quyền chọn hiện có tại
Việt Nam và qua đó giúp đưa ra các gi ải pháp thiết thực và hiệu quả cho phát triển
và làm sôi động hơn nữa các giao dịch quyền chọn cổ phiếu tr ên thị trường chứng
khoán Việt nam
2/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Về cơ sở lý luận, giới thiệu chung các loại sản phẩm t ài chính phái sinh được giao
dịch phổ biến trên thế giới, phân tích giao dịch quyền chọn các loại , đặc biệt là
quyền chọn cổ phiếu .
3/ Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp lý luận cơ sở là phương pháp Duy vật biện chứng
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp thống kê.
Nguồn dữ liệu thứ cấp (nguồn thông tin từ sách báo, tạp chí chuy ên ngành, các
website trên internet…)
4/ Kết cấu luận văn:
Lời cam đoan
Danh mục chữ viết tắt, bảng biểu, h ình vẽ đồ thị.
Mục lục.
Mở đầu: Sự cần thiết của đề tài.
Chương 1: Tổng quan về quyền chọn và quyền chọn cổ phiếu.
Chương 2: Thực trạng thị trường Chứng khoán Việt Nam và điều kiện hình
thành thị trường quyền chọn cổ phiếu.
Chương 3: Giải pháp triển khai giao dịch quyền chọn cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Luận Văn Thạc sĩ - 4 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUYỀN CHỌN
VÀ QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU.
-----------------------------------
TTCK là một bộ phận cấu thành của thị trường vốn, là nơi diễn ra các hoạt động
giao dịch mua bán các chứng khoán trung v à dài hạn như các loại cổ phiếu, trái
phiếu và các công cụ tài chính khác ( chứng chỉ quỹ đầu tư, công cụ tài chính phái
sinh…). TTCK là nơi tập trung nguồn vốn cho đầu tư và phát triển nền kinh tế và
thị trường quyền chọn chỉ được hình thành và hoạt động hiệu quả trên cơ sở TTCK
đã ổn định và phát triển.Và ngược lại, một khi thị trường quyền chọn được điều
hành tốt thì sẽ góp phần làm cho TTCK phát triển, sôi động và bền vững hơn nữa
1.1. Tổng quan về quyền chọn (Option):
1.1.1. Khái niệm :
Quyền chọn là hợp đồng giữa hai bên, người mua và người bán, trong đó người
mua quyền nhưng không phải nghĩa vụ, để mua hoặc bán một t ài sản cơ sở nào đó
vào một ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay.
Người mua quyền chọn trả cho ng ười bán một số tiền gọi là phí quyền chọn.
Người bán quyền chọn sẵn sàng bán hoặc tiếp tục nắm giữ tài sản theo điều khoản
của hợp đồng nếu người mua muốn thế.
Một quyền chọn để mua tài sản gọi là quyền chọn mua (call-option), một quyền
chọn bán một tài sản gọi là quyền chọn bán (put-option).
Mặc dù các quyền chọn được giao dịch trong một thị tr ường có tổ chức nhưng
phần lớn các giao dịch quyền chọn đ ược quản lý riêng rẽ giữa hai bên. Những người
Luận Văn Thạc sĩ - 5 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
này tự tìm đến với nhau, loại thị trường này gọi là thị trường OTC, đây chính là loại
thị trường quyền chọn xuất hiện đầu ti ên.
Hầu hết các quyền chọn chúng ta quan tâm l à mua bán các loại tài sản tài chính
chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu… Mặc dù vậy, chúng ta cũng thấy xuất hiện loại
thoả thuận tài chính khác như hạn mức tín dụng, đảm bảo khoản vay, v à bảo hiểm
cũng là một hình thức khác của quyền chọn. Ngoài ra, bản thân cổ phiếu cũng là
quyền chọn trên tài sản công ty.
Quyền chọn cũng có những nét giống với một hợp đồng kỳ hạn nh ưng quyền chọn
không bắt buộc phải thực hiện giao dịch c òn người sở hữu hợp đồng kỳ hạn bắt
buộc phải thực hiện giao dịch. Hai b ên trong hợp đồng kỳ hạn có nghĩa vụ phải mua
và bán hàng hoá, nhưng người nắm giữ quyền chọn có thể quyết định mua hoặc bán
tài sản với giá cố định nếu giá trị của nó thay đổi.
Bên mua quyền chọn (mua quyền chọn mua, hoặc mua quyền chọn bán ) phải trả
cho bên bán quyền chọn một khoản tiền gọi là phí quyền chọn hay giá quyền chọn
(option premium ).Thông thường, bên mua quyền chọn được xem là nhà đầu tư có
vị thế dài hạn trên hợp đồng quyền chọn ( long -term position ); bên bán quyền chọn
ở vị thế ngắn hạn (short -term position). Lợi nhuận của nhà đầu tư là khoản lỗ của
nhà phát hành và ngược lại.
1.1.2. Một số vấn đề liên quan đến hợp đồng quyền chọn:
1.1.2.1. Quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong hợp đồng quyền chọn:
Bên bán quyền chọn: Là bên phát hành quyền chọn, và sau khi thu phí quyền
chọn phải có nghĩa vụ luôn sẵn sàng tiến hành giao dịch (mua hoặc bán tài sản cơ sở
đã thoả thuận trong hợp đồng với bên mua- khi bên mua thực hiện quyền trong thời
hạn đã thoả thuận. Theo lý thuyết, bên bán quyền chọn có vùng lãi giới hạn ( tối đa
là phí quyền chọn ) còn vùng lỗ rất lớn. Do vậy, bên bán quyền chọn thường là các
Luận Văn Thạc sĩ - 6 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
ngân hàng hoặc các công ty tài chính khổng lồ. Trên thị trường quyền chọn, có hai
loại người bán quyền chọn là người bán quyền chọn mua (Seller call option, short
call ) và người bán quyền chọn bán (Seller put option, short put ) .
Bên mua quyền chọn: Là bên nắm giữ quyền chọn, và phải trả cho bên bán phí
quyền chọn để có được quyền mua hoặc bán loại h àng hoá cơ sở nào đó. Quyền
chọn trao cho người giữ nó quyền để thực hiện đối với hợp đồng quyền chọn mà họ
đã mua. Do vậy, trong thời hạn hiệu lực hợp đồng b ên mua có ba lựa chọn:
(i) Thực hiện hợp đồng quyền chọn nếu biến động giá tr ên thị trường có
lợi cho họ; hoặc
(ii) Bán hợp đồng quyền chọn cho bên thứ ba trên thị trường hưởng chênh
lệch giá; hoặc
(iii) Để cho quyền chọn tự động hết hiệu lực mà không tiến hành bất cứ
một giao dịch mua-bán nào cả nếu biến động giá thị trường bất lợi so
với giá thực hiện trên hợp đồng quyền chọn.
Khi bên mua không thực hiện quyền chọn họ sẽ vẫn mất phí. Do vậy, theo lý t huyết,
bên mua có vùng lãi không giới hạn còn vùng lỗ giới hạn bằng mức phí quyền chọn.
Trên thị trường quyền chọn, có hai loại người mua quyền chọn: người mua quyền
chọn mua (Buyer call option - Long call ); người mua quyền chọn bán (Buyer put
option- Long put ).
1.1.2.2. Các trạng thái quyền chọn: Trong thời hạn hợp đồng hiệu lực, người mua
thực hiện hợp đồng hay không c òn phụ thuộc vào sự biến động của giá cả hiện hành
trên thị trường vào thời điểm đó so với mức giá thực hiện ( strike price ) đã quy
định. Cụ thể, xét từ vị thế người mua quyền chọn hợp đồng quyền chọn có ba trạng
thái:
Ngang giá quyền chọn (At the money-ATM ): Là trạng thái khi người nắm giữ
quyền chọn, nếu bỏ qua phí quyền chọn, thực hiện quyền chọn m à không phát sinh
Luận Văn Thạc sĩ - 7 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
khoản lãi hay lỗ nào. Khi đó: giá thị trường = strike price. Quyền chọn ở trạng thái
ATM gọi là quyền chọn ở điểm hoà vốn.
Được giá quyền chọn ( In the money-ITM ): Là trạng thái khi người nắm giữ
quyền chọn, nếu bỏ qua phí quyền chọn, thực hiện quyền chọn m à có lãi. Khi đó:
giá thị trường > strike price (đối với hợp đồng quyền chọn mua ) v à giá thị trường <
strike price (đối với hợp đồng quyền chọn bán ). Quyền chọn ở trạng thái ITM gọi
là quyền chọn ở vùng hái ra tiền.
Giảm giá quyền chọn (Out the money -OTM ): Là trạng thái khi người nắm giữ
quyền chọn, nếu bỏ qua phí quyền chọn, thực hiện hợp đồng quyền chọn sẽ chịu lỗ.
Lúc này: giá thị trường < strike price (đối với hợp đồng quyền chọn mua); v à giá
thị trường > strike price (đối với hợp đồng quyền chọn bán). Quyền chọn ở trạng
thái OTM gọi là quyền chọn ở vùng mất tiền.
1.1.2.3. Các kiểu hợp đồng quyền chọn thông dụng : Xét về thời gian thực hiện
của hợp đồng thì có hai kiểu quyền chọn kiểu Mỹ và kiểu châu Âu:
Kiểu Mỹ: Là quyền chọn theo đó người mua quyền chọn có quyền thực hiện
quyền chọn tại bất kỳ thời điểm n ào trong khoảng thời gian hiệu lực của hợp đồng.
Kiểu châu Âu: Là quyền chọn theo đó người mua quyền chọn chỉ có quyền thực
hiện quyền chọn vào ngày đáo hạn của hợp đồng.Thông thường do những thuận lợi
về mặt thời gian thực hiện nên quyền chọn kiểu Mỹ có mức phí quyền chọn th ường
cao hơn mức phí quyền chọn kiểu Châu Âu.
1.1.2.4. Vai trò của Quyền chọn:
Vai trò định giá : Nếu như hợp đồng giao sau (Future) phản ánh giá của thị tr ường
về giá giao ngay trong tương lai thì giá hợp đồng quyền chọn phản ánh sự biến động
giá của tài sản cơ sở tức là phản ánh độ rủi ro gắn liền với mỗi mặt h àng cơ sở.
Luận Văn Thạc sĩ - 8 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
Quản lý rủi ro giá cả: Quyền chọn cung cấp một cơ chế hiệu quả cho phép phòng
tránh rủi ro và cho phép chuyển dịch rủi ro từ những người không thích rủi ro sang
những người chấp nhận nó.
Góp phần thúc đẩy thị trường tài chính phát triển : Thị trường giao dịch quyền
chọn cho phép các nhà đầu tư đạt được một tỷ suất sinh lợi cao, chính điều n ày hấp
dẫn các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm, góp phần huy động th êm nguồn lực tài chính
còn nhàn rỗi trong xã hội. Bên cạnh đó, việc tham gia thị trường không đòi hỏi chi
phí quá lớn cho phép nhà đầu tư có thể dễ dàng tham gia cũng như rút lui khỏi thị
trường làm cho thị trường sôi động hơn.
1.1.2.5. Tính hai mặt của Hợp đồng quyền chọn:
Mặc dù có những ưu điểm giúp các cá nhân và các doanh nghi ệp có thể phòng ngừa
rủi ro trong các hoạt động sản xuất kinh doanh v à tài chính nhưng hợp đồng phái
sinh nói chung và hợp đồng quyền chọn nói riêng còn có thể được sử dụng cho các
mục đích bất chính như: trốn thuế, làm sai lệch các báo cáo tài chính, luồn lách để
né tránh các chuẩn mực kế toán, hoặc các quy chế giám sát t ài chính của Chính phủ.
Chúng còn được cho là những nguyên nhân dẫn đến hành vi đầu cơ, lừa đảo, vi
phạm đạo đức chứng khoán và làm tăng thêm những bất ổn trên thị trường tài chính
nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Chúng ta hãy xem một vài ví dụ về
hành vi tiêu cực từ mặt trái của các công cụ phái sinh, cụ thể l à quyền chọn:
Chỉ cần một dao động mạnh trong giá v àng chẳng hạn, các ngân hàng có thể rơi
vào tình trạng mất khả năng thanh toán do không có khả năng thực hiện nghĩa vụ
với bên mua (trường hợp quyền chọn vàng). Và chúng sẽ lây lan sang toàn hệ
thống. Các nhà kinh tế ví von gọi đây là dạng rủi ro mắt xích hoa cúc.
Các doanh nghiệp sử dụng hợp đồng phái sinh thao túng thị tr ường mỗi khi họ
nắm bắt được những thông tin có lợi cho m ình. Chẳng hạn, các doanh nghiệp đ ã
Luận Văn Thạc sĩ - 9 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
biết trước tình trạng tài chính thật của mình là đang thua lỗ, nhưng thị trường chưa
nắm bắt được các thông tin này. Từ đó, họ có thể thông qua một định chế n ào đó,
đặt lệnh bán khống (đầu cơ giá xuống) trên các hợp đồng giao sau hoặc là bán
quyền chọn. Đến khi giá xuống họ sẽ thực hiện hợp đồng để kiế m lời. Đây là một
điển hình vi phạm đạo đức chứng khoán mà Luật cấm.
1.2. Quyền chọn cổ phiếu:
Được giao dịch trên cổ phiếu cơ sở là cổ phiếu có tính thanh khoản cao đ ược phát
hành bởi công ty có uy tín và có khối lượng giao dịch lớn trên TTCK.
1.2.1. Đặc điểm của quyền chọn cổ phiếu:
1.2.1.1. Mua quyền chọn cổ phiếu là mua quyền để thực hiện hợp đồng:
Đây là đặc điểm cơ bản nhất và là yếu tố hấp dẫn của hợp đồng quyền chọn so với
các hợp đồng mua bán cổ phiếu khác. Một ng ười đã mua hợp đồng quyền chọn có
quyền thực hiện hợp đồng khi thị tr ường biến động thuận lợi hay có thể để hợp
đồng vô hiệu. Trong khi đó đối với các hợp đồng mua bán cổ phiếu thông th ường
khi hợp đồng đến hạn thì cả hai bên tham gia ký kết hợp đồng buộc phải thực hiện
hợp đồng.
1.2.1.2. Những tiêu chuẩn của hợp đồng quyền chọn cổ phiếu:
Ngày nay dù giao dịch trên thị trường tập trung hay phi tập trung, hợp đồng quyền
chọn cổ phiếu tuân thủ một số ti êu chuẩn nhất định về: số lượng, ngày đáo hạn, giá
thực hiện.
Về số lượng: Thông thường ở các thị trường của Mỹ, số lượng cổ phiếu mua bán
trên một hợp đồng quyền chọn là 100 cổ phiếu, ở Úc là 1.000 cổ phiếu.
Luận Văn Thạc sĩ - 10 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
Ngày tháng đáo hạn: Một trong những điều khoản để mô tả hợp đồng quyền chọn
về cổ phiếu là tháng xảy ra ngày đáo hạn của hợp đồng. Quyền chọn cổ phiếu có
chu kỳ tháng giêng bao gồm: tháng giêng, tháng tư, tháng bảy, tháng mười; chu kỳ
tháng hai bao gồm: tháng hai, tháng năm, tháng tám, tháng m ười một; chu kỳ tháng
ba bao gồm: tháng ba, tháng sáu, tháng chín, tháng m ười hai.
Ngày đáo hạn chính xác là vào lúc 22 giờ 59 phút (theo giờ của trung tâm giao dịch)
ngày thứ bảy của tuần lễ thứ ba của tháng đáo hạn. Theo thông lệ, nh à đầu tư có
thời gian đến 16 giờ 30 phút của ngày thứ sáu trước đó để chỉ thị cho nhà môi giới
thực hiện hợp đồng.
Giá thực hiện: Trung tâm giao dịch chọn giá thực hiện với các mức giá m à theo
đó quyền chọn có thể được phát hành. Giá thực hiện thường được đặt cách nhau
$2(1/2), $5, hoặc $10. Quy tắc thường được các trung tâm giao dịch áp dụng l à sử
dụng khoảng cách $2(1/2) cho giá thực hiện khi giá cổ phiếu thấp h ơn $25; khoảng
cách $5 khi giá thực hiện nằm trong khoảng $25 đến $200; v à khoảng cách $10 cho
giá thực hiện trên $200.
Ví dụ: Cổ phiếu ABC có thị giá $20 th ì quyền chọn cổ phiếu ABC có thể đ ược giao
dịch ở mức giá thực hiện là $18, $20.5, $23. Cổ phiếu HTP có thị giá là $210 thì
giá thực hiện của HĐQC có thể là $200, $210, $220.
Khi một ngày đáo hạn mới được đưa ra, thông thường hai mức giá thực hiện gần
nhất với giá cổ phiếu hiện hành sẽ được chọn để trao đổi. Nếu một trong hai mức
giá đó gần sát với giá cổ phiếu hiện thời, th ì mức giá thực hiện gần thứ ba với giá cổ
phiếu hiện tại có thể được chọn. Ví dụ: Quyền chọn tháng 2 cho cổ phiếu ABC bắt
đầu được giao dịch khi giá cổ phiếu của nó tr ên thị trường là $32. Khi đó giá thực
hiện cho quyền chọn mua và quyền chọn bán loại cổ phiếu này sẽ được đề nghị là
$30 và $35. Khi cổ phiếu ABC tăng lên $34.5 thì mức giá $40 có thể được đề nghị
để làm giá thực hiện cho hợp đồng.
Luận Văn Thạc sĩ - 11 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
1.2.1.3 Giá của hợp đồng quyền chọn cổ phiếu:
Giá của hợp đồng quyền chọn (phí quyền chọn) bao gồm giá trị thực ( Intrinsic
Value ) và giá trị thời gian ( Time Value ).
Giá trị thực: Nếu quyền chọn là quyền chọn được giá (ITM option) th ì quyền
chọn có giá trị thực. Giá trị thực của quyền chọn được tính như sau:
+ Đối với quyền chọn mua: Giá trị thực = MAX (S-X;0)
Trong đó: S là giá thị trường của cổ phiếu cơ sở, X là giá thực hiện trên hợp đồng.
Khi giá thực hiện trên hợp đồng quyền chọn mua thấp h ơn giá cổ phiếu trên thị
trường, lúc đó người mua hợp đồng quyền chọn sẽ có lợi nếu thực hiện hợp đồng v à
ta nói hợp đồng có giá trị thực. Giá trị của hợp đồng l à phần chênh lệch giữa giá thị
trường của cổ phiếu và giá thực hiện của quyền chọn (S -X). Còn trong trường hợp
giá thực hiện trên hợp đồng quyền chọn cao hơn thị giá của cổ phiếu th ì giá trị thực
của quyền chọn mua bằng 0, và ta nói quyền chọn không có giá trị thực.
+ Đối với quyền chọn bán: Giá trị thực = MAX (X-S;0)
Khi giá thực hiện quyền chọn bán cao h ơn giá cổ phiếu trên thị trường thì HĐQC có
giá trị thực, đó chính là phần chênh lệch giữa giá thực hiện của quyền chọn v à giá
thị trường của cổ phiếu (X-S). Trường hợp giá thực hiện trên hợp đồng quyền chọn
thấp hơn thị giá của cổ phiếu th ì giá thực hiện của quyền chọn bán bằng 0 hay
quyền chọn không có giá trị thực.
1.2.1.4. Ảnh hưởng của việc phân chia cổ tức v à cổ phiếu đến giá thực hiện của
HĐQC cổ phiếu:
Việc phân chia cổ tức bằng tiền mặt chỉ ảnh h ưởng đến giá thực hiện của các quyền
chọn giao dịch trên thị trường OTC. Khi một công ty chia cổ tức bằng tiền mặt th ì
Luận Văn Thạc sĩ - 12 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
giá thực hiện hợp đồng quyền chọn sẽ giảm một khoảng bằng với số cổ tức v ào thời
điểm không nhận cổ tức.
Riêng quyền chọn được giao dịch trên thị trường tập trung thì giá thực hiện sẽ được
điều chỉnh khi có việc chia tách cổ phiếu. Khi tất cả các điều kiện khác không đổi,
nếu một số cổ phiếu cơ sở được tách thành m cổ phiếu thì giá thực hiện của quyền
chọn dựa trên số cổ phiếu ấy sẽ giảm đi m lần.
Ví dụ: Giá thực hiện của hợp đồng quyền chọn cổ phiếu A hiệ n đang là $30, giả sử
công ty quyết định tách một cổ phiếu A th ành 3 cổ phiếu mới thì giá thực hiện trên
hợp đồng quyền chọn sẽ giảm c òn 30/3=$10.
Tương tự , nếu cổ tức được trả bằng cổ phiếu th ì giá thực hiện của hợp đồng quyền
chọn cũng sẽ giảm như trường hợp chia tách cổ phiếu.
1.2.2. Các loại quyền chọn cổ phiếu và một số yếu tố ảnh hưởng đến giá quyền
chọn:
1.2.2.1. Các loại quyền chọn cổ phiếu: Xét về tính chất, quyền chọn cổ phiếu có
hai loại: quyền chọn mua và quyền chọn bán.
Quyền chọn mua (Call option): Người sở hữu quyền chọn mua có quyền mua một
số lượng cổ phiếu nhất định với mức giá thực hiện tr ên hợp đồng trong khoảng thời
gian xác định. Để có được quyền chọn đó, người mua quyền phải trả cho người bán
quyền một khoảng phí gọi là phí quyền chọn mua (Call premium). C òn người bán
quyền chọn thì phải bán số lượng cổ phiếu đã thoả thuận với mức giá xác định tr ước
nếu hợp đồng quyền chọn được thực hiện. Trường hợp người bán quyền chọn viết
một hợp đồng quyền chọn trong khi đang sở hữu cổ phiế u cơ sở thì gọi là quyền
chọn có bảo vệ (covered option), ng ược lại nếu hợp đồng quyền chọn mua đ ược bán
trong khi người bán quyền chọn không sở hữu cổ phiếu c ơ sở thì đó là quyền chọn
không có bảo vệ (uncovered option) tr ường hợp này còn gọi là nghiệp vụ bán khống
Luận Văn Thạc sĩ - 13 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
quyền chọn. Quyền chọn mua được thực hiện khi giá thực hiện tr ên hợp đồng quyền
chọn nhỏ hơn giá thị trường của cổ phiếu cơ sở
Quyền chọn bán (Put option): Quyền chọn bán là quyền được bán cổ phiếu trong
tương lai tại một mức giá xác định tr ước. Người mua quyền chọn bán sẽ yêu cầu
thực hiện hợp đồng khi giá cổ phiếu tr ên thị trường thấp hơn giá thực hiện trên
quyền chọn. Để có quyền chọn bán trong t ương lai, người mua quyền phải trả cho
người bán quyền một khoảng phí gọi l à phí quyền chọn bán (Put premium).
Xét về thời gian thực hiện của hợp đồng quyền chọn th ì có hai loại quyền chọn:
kiểu Mỹ và kiểu Châu Âu. Thông thường do những thuận lợi về mặt thời gian thực
hiện từ quyền chọn kiểu Mỹ nên loại quyền chọn này có mức phí cao hơn quyền
chọn kiểu châu Âu.
1.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá quyền chọn cổ phiếu: Có 6 yếu tố cơ bản:
Giá thị trường của cổ phiếu cơ sở, giá thực hiện trên hợp đồng, kiểu quyền chọn,
thời gian đáo hạn của hợp đồng, lãi suất của tài sản phi rủi ro, độ biến động của giá
chứng khoán cơ sở.
Giá thị trường của cổ phiếu cơ sở ( Market price of underlying stock ):
Thị trường chứng khoán luôn biến động không ngừng v à giá cổ phiếu cũng vậy.
Mỗi khi thị giá cổ phiếu cơ sở thay đổi thì khả năng thực thi hợp đồng quyền chọ n
sẽ tăng lên hoặc giảm xuống, tuỳ theo loại quyền chọn, khi đó sẽ kéo theo sự thay
đổi của giá quyền chọn. Khi thị giá của cổ phiếu c àng cao thì người mua quyền
chọn càng có lợi, lúc đó họ sẵn sàng trả giá cao hơn để có quyền chọn mua trong
tương lai, vì thế giá của quyền chọn mua trong t ương lai sẽ tăng, nhưng người mua
quyền chọn bán sẽ bất lợi, cho nên quyền chọn bán kém hấp dẫn và giá quyền chọn
bán sẽ giảm.
Luận Văn Thạc sĩ - 14 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
Giá thực hiện trên hợp đồng (Strike price):
Vì giá thực hiện trên hợp đồng quyền chọn được cố định trong suốt thời gian hiệu
lực của hợp đồng nên trong trường hợp quyền chọn mua, giá thực hiện c àng thấp thì
khả năng thực hiện hợp đồng c àng lớn , khi ấy giá quyền chọn sẽ tăng. Ng ược lại
giá thực hiện của quyền chọn bán c àng thấp thì giá quyền chọn càng thấp do hợp
đồng sẽ ít có cơ hội để thực hiện.
Kiểu quyền chọn (Style of the option):
Quyền chọn kiểu Mỹ và quyền chọn kiểu Châu Âu sẽ có mức giá khác nhau. V ì
quyền chọn kiểu Mỹ cho phép ng ười sở hữu nó có cơ hội yêu cầu thực hiện hợp
đồng nhiều hơn quyền chọn kiểu Châu Âu nên quyền chọn kiểu Mỹ thường có giá
cao hơn quyền chọn kiểu Châu Âu.
Ví dụ: Ngày 01/03/2008 ông A mua m ột hợp đồng quyền chọn bán cổ phiếu ABC
với giá thực hiện là $50, phí quyền chọn là $2, ngày đáo hạn là 01/07/2008.
Ngày 01/06/2008 giá thị trường cổ phiếu ABC là $40. Nếu là quyền chọn kiểu Mỹ
thì ngày 01/06/2008 ông A có quy ền yêu cầu thực hiện hợp đồng và hưởng phần lợi
nhuận là (50-40-2)*100=$800. Nhưng nếu là quyền chọn kiểu Châu Âu th ì ông A
phải đợi đến ngày 01/07/2008 mới có thể thực hiện hợp đồng. Giả sử đến ng ày
01/07/2008 giá cổ phiếu ABC là $55 thì quyền chọn sẽ không được thực hiện, khi
đó ông A đã mất đi cơ hội nhận được $800 lợi nhuận từ hợp đồng.
Thời gian đáo hạn (Time value):
Hợp đồng quyền chọn có khoảng thời gian hiệu lực càng dài thì khả năng thị trường
biến động theo hướng có lợi cho người sở hữu hợp đồng càng lớn. Vì thế trong
trường hợp quyền chọn kiểu Mỹ do ng ười mua có thể yêu cầu thực hiện quyền của
mình bất cứ lúc nào trong thời gian của hợp đồng , thời gian đáo hạn càng dài thì
quyền chọn càng hấp dẫn và giá của nó càng cao
Luận Văn Thạc sĩ - 15 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
Nhưng đối với người sử dụng quyền chọn kiểu Châu Âu th ì khác, do quyền chọn
chỉ được thực hiện vào ngày đáo hạn của hợp đồng nên thời gian đáo hạn có ảnh
hưởng không rõ ràng đến giá quyền chọn.
Lãi suất của tài sản phi rủi ro (Interest rate of the non -risk assets):
Hiện giá của cổ phiếu và lãi suất của tài sản phi rủi ro có quan hệ với nhau theo
công thức:
Tổng các dòng thu nhập trong tương lai
Hiện giá của cổ phiếu =
1+ lãi suất chiết khấu
Trong đó lãi suất chiết khấu có thể xem là lãi suất của tài sản phi rủi ro. Như vậy
khi lãi suất của tài sản phi rủi ro tăng lên thì hiện giá của cổ phiếu sẽ giảm, kéo theo
sự thay đổi của giá quyền chọn; cụ thể l à khi lãi suất của tài sản phi rủi ro tăng lên
thì giá cổ phiếu cơ sở sẽ giảm, kéo theo giá quyền chọn mua sẽ giảm, trong khi giá
của quyền chọn bán sẽ tăng.
Độ bất ổn của giá cổ phiếu (The volatarity):
Độ bất ổn chính là mức biến động giá cổ phiếu trong t ương lai. Giá cổ phiếu càng
biến động thì cơ hội thực hiện quyền chọn mua v à quyền chọn bán càng tăng. Vì thế
giá quyền chọn cũng tăng theo mức độ biến động của thị giá cổ phiếu c ơ sở.
Luận Văn Thạc sĩ - 16 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
Bảng 1.1: Tóm tắt các ảnh hưởng của các yếu tố đến giá quyền chọn
Các yếu tố Ảnh hưởng đến giá
quyền chọn mua
Ảnh hưởng đến giá
quyền chọn bán
Thị giá cổ phiếu cơ sở tăng Tăng Giảm
Giá thực hiện Giảm Tăng
Thời gian đáo hạn tăng Tăng (Quyền chọn kiểu
Mỹ)
Tăng (Quyền chọn kiểu
Mỹ)
Kiểu quyền chọn Giá quyền chọn kiểu Mỹ
cao hơn
Giá quyền chọn kiểu
Mỹ cao hơn
Lãi suất tài sản phi rủi ro Tăng Giảm
Độ bất ổn của giá cổ phiếu Tăng Tăng
1.2.3. Mục đích của người mua, bán quyền chọn:
Với sự linh hoạt và với những đặc tính ưu việt của quyền chọn, các nhà đầu tư đã
ứng dụng công cụ này với những mục đích khác nhau.
1.2.3.1. Mục đích của người mua quyền :
Nhà đầu tư thường mua quyền chọn nhằm những mục đích c ơ bản như: bảo hiểm,
đầu cơ, hoặc trì hoãn một quyết định.
Bảo hiểm: Thị trường chứng khoán luôn biến động v à không ai có thể chắc chắn
được những động thái của nó trong t ương lai. Vì thế quyền chọn được sử dụng như
là công cụ bảo hiểm vị thế hiện có của nh à đầu tư bằng việc cố định giá mua bán
trên hợp đồng.
Đầu cơ: Trong trường hợp khác một nhà đầu tư cũng có thể sử dụng quyền chọn
để đầu cơ với số tiền bỏ ra ban đầu thấp h ơn nhiều so với việc mua bán trực tiếp
trên thị trường và có thể tìm được mức tỷ suất lợi nhuận rất cao.
Luận Văn Thạc sĩ - 17 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
Trì hoãn một quyết định: Quyền chọn cũng được sử dụng khi một nhà đầu tư
muốn mua hay bán cổ phiếu nào nhưng chưa muốn thực hiện ý định đó ngay mà
chờ đợi diễn biến tiếp theo của thị tr ường. Trong trường hợp này quyền chọn có thể
giúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro biến động giá và có thể trì hoãn quyết định mua bán
của mình trong thời gian hiệu lực của hợp đồng đ ã mua.
1.2.3.2. Mục đích của người bán quyền:
Khi bán quyền chọn thì chủ thể bán quyền chỉ có thể kiếm đ ược lợi nhuận hữu hạn
trong khi có thể bị lỗ vô hạn, tuy nhiên theo thống kê thì có đến 90% quyền chọn
không được thực hiện khi đến hạn. Thông th ường người bán quyền thường nhằm
đến những mục đích: Bảo hiểm vị thế, tăng lợi suất.
Bảo hiểm vị thế: Giống như người mua quyền chọn, người bán quyền chọn cũng
có nhu cầu cố định giá mua hay giá bán một cổ phiếu nhất định v ì lo sợ những diễn
biến của thị trường. Việc bán quyền chọn sẽ giúp cho nhà đầu tư có thể tính toán
được phần thu nhập (trường hợp bán quyền chọn mua) hay chi phí mua cổ phiếu
(trong trường hợp bán quyền chọn bán) trong t ương lai. Trường hợp quyền chọn
không được thực hiện thì phần phí quyền chọn thu được có thể giúp nhà đầu tư bù
lỗ khi giá cổ phiếu biến động bất lợi.
Tăng lợi suất: Ngoài mục đích bảo hiểm vị thế, quyền chọn c òn được sử dụng để
tăng thu nhập cho người bán quyền.
+ Trường hợp quyền chọn được thực hiện (nghĩa là người bán quyền dự đoán sai)
khi đó ngoại trừ phần tiền đã tính toán được do việc cố định giá bán, ng ười bán
quyền còn thu thêm phần phí hợp đồng, làm tăng tổng thu nhập có được từ việc mua
bán.
Luận Văn Thạc sĩ - 18 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
+ Trường hợp quyền chọn không được thực hiện thì người bán có thể hưởng phần
phí đó mà không phải thực hiện bất cứ nghĩa vụ mua bán n ào, sau khi hợp đồng đáo
hạn, anh ta có thể bán một quyền khác v à nhận tiền phí khác từ hợp đồng mới.
Như vậy, tuỳ theo những dự đoán khác nhau m à các nhà đầu tư có những hành động
khác nhau nhằm mục đích thu lợi cho bản thân mình.
1.2.4. Vai trò của quyền chọn cổ phiếu :
1.2.4.1. Là công cụ bảo hiểm và kiếm lời hữu hiệu của nhà đầu tư:
Với đặc điểm là giá thực hiện được cố định, quyền chọn cho phép ng ười tham gia
có thể bảo vệ phần lợi hiện có hay hạn chế thua lỗ trong thời gian thị tr ường biến
động không thể dự đoán.
Đối với người mua quyền chọn: Trong trường hợp thị trường biến động như dự
đoán, hợp đồng được thực hiện thì phần thu nhập có được do bán cổ phiếu hay chi
phí phải bỏ ra để mua cổ phiếu là cố định. Vì thế giúp người mua quyền hạn chế rủi
ro cho bản thân mình. Ngược lại, khi quyền chọn không đ ược thực hiện, nghĩa là
biến động trên thị trường có lợi hơn cho người mua quyền so với việc thực hiện
hợp đồng, khi đó người mua quyền chỉ mất một khoản phí, nhưng lại được lợi hơn
khi thực hiện mua bán trên thị trường.
Đối với người bán quyền chọn: Một khi quyền chọn được bán ra thì người bán
quyền đã có thể tính được phần lợi nhuận sẽ thu được trong tương lai. Cụ thể là khi
quyền chọn được yêu càu thực hiện thì phần thu nhập hay chi phí bỏ ra cũng đ ược
cố định từ trước; từ đó có thể giúp người bán tính toán được lợi nhuận của mình,
ngược lại thì phần phí thu được từ hợp đồng có thể giúp người bán quyền bù lỗ vốn
do thị trường biến động bất lợ i.
Không chỉ là công cụ bảo hiểm hữu hiệu , quyền chọn dùng để kiếm lời một cách
hiệu quả. Chính là nhờ ở đặc điểm số tiền đầu tư ban đầu khá thấp, tỷ suất sinh lợi
Luận Văn Thạc sĩ - 19 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
kiếm được khi đầu tư vào quyền chọn cao hơn hơn nhiều lần so với khi mua bán
trực tiếp cổ phiếu trên thị trường, trong khi số tiền mất đi trong tr ường hợp bị thua
lỗ thì có giới hạn cho nên quyền chọn đã trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trên
thế giới.
1.2.4.2. Thu hút nhiều đối tượng tham gia trên TTCK, góp phần thúc đẩy
TTCK phát triển:
Thị trường quyền chọn cổ phiếu là nơi tạo nhiều cơ hội cho những nhà đầu tư nhỏ
lẻ, không đủ năng lực tài chính để tham gia mua bán trực tiếp tr ên thị trường chứng
khoán. Với khả năng bảo vệ nhà đầu tư trước những biến động về giá cổ phiếu, thị
trường quyền chọn cũng thu hút được những nhà đầu tư ngại rủi ro, còn chần chừ
chưa đầu tư vào chứng khoán do sự biến động thường xuyên trên thị trường.
Với những lợi ích mà quyền chọn cổ phiếu mang lại và với đặc điểm của TTCK
Việt Nam hiện nay, quyền chọn sẽ trở th ành công cụ đầu tư hấp dẫn, phù hợp với
điều kiện tài chính và mức độ ngại rủi ro của đa số người dân nếu được áp dụng trên
thị trường Việt Nam.
Muốn đưa quyền chọn vào TTCK thì các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng
như năng lực chuyên môn của đội ngũ quản lý thị trường và nhân viên trong ngành
chứng khoán phải được nâng lên một bước để có thể vận hành thị trường một cách
hiệu quả.. Bên cạnh đó, khi giao dịch quyền chọn trở n ên phổ biến thì sức cầu cổ
phiếu cơ sở sẽ tăng, lúc đó cơ quan quản lý thị trường chứng khoán phải gia tăng số
lượng cũng như chất lượng cổ phiếu cơ sở. Khi số lượng và chất lượng cổ phiếu
niêm yết tăng, nhu cầu mua bán chứng khoán của nh à đầu tư được đáp ứng thì sẽ
làm cho hoạt động trên TTCK càng thêm sôi động hơn.
Thị trường quyền chọn chỉ có thể h ình thành và hoạt động hiệu quả khi TTCK phát
triển ổn định. Nhưng khi một thị trường quyền chọn được điều hành tốt thì sẽ góp
phần làm TTCK phát triển hơn nữa.
Luận Văn Thạc sĩ - 20 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
1.2.4.3. Tạo ra những tác động tích cực đến các công ty phát hành cổ phiếu và
công ty chứng khoán:
Giao dịch quyền chọn có thể được xem là hành động mua bán cổ phiếu của công ty
chưa thực hiện ngay mà kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Khi một nh à
đầu tư mua hay bán quyền chọn của một loại cổ phiếu c ơ sở cũng có nghĩa là người
đó đang đầu tư vào công ty phát hành ra cổ phiếu đó. Do đó, người đó sẽ trở thành
người giám sát tình hình kinh doanh của công ty đó. Mặt khác, để quyền chọn của
một cổ phiếu nào đó được phép giao dịch th ì cổ phiếu đó phải đáp ứng được những
yêu cầu nhất định về số lượng, mật độ giao dịch, giá cả…, nói chung những cổ
phiếu được đánh giá là có chất lượng thì mới được chọn làm cổ phiếu cơ sở và hình
thành nên uy tín và thương hi ệu cho công ty phát hành cổ phiếu đó. Chính vì thế,
hợp đồng quyền chọn không do chính công ty có c ổ phiếu niêm yết phát hành
nhưng cũng ảnh hưởng đến tình hình quản lý và hoạt động của công ty niêm yết.
Bằng cách theo dõi nhu cầu giao dịch trên thị trường quyền chọn, những người điều
hành công ty niêm yết có thể biết được đánh giá của nhà đầu tư về triển vọng của
công ty, từ đó có những điều chỉnh ph ù hợp cho hoạt động kinh doanh v à gìn giữ
thương hiệu của mình.
Mặt khác, quyền chọn cổ phiếu cũng tạo ra động lực đối với các công ty ni êm yết
nhưng cổ phiếu của công ty chưa đạt được mức tín nhiệm để được chọn làm cổ
phiếu cơ sở mà cố gắng phấn đấu để đạt được tiêu chuẩn cổ phiếu cơ sở, nâng cấp
thương hiệu cho mình.
Việc thu hút thêm nhiều người tham gia vào thị trường quyền chọn không những có
lợi cho TTCK mà còn là nguồn thu lợi nhuận cho các công ty chứng khoán. Càng
nhiều người tham gia, số lượng khách hàng tăng kéo theo nhu cầu giao dịch và nhu
cầu tư vấn về loại công cụ tài chính mới này càng tăng, từ đó có thể giúp công ty
chứng khoán thu hút nhiều khách h àng và gia tăng lợi nhuận cho công ty của m ình.
Luận Văn Thạc sĩ - 21 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
1.2.5. Nghiệp vụ bán khống (Short sales hay Short selling hoặc Shorting) tr ên
TTCK và Thị trường quyền chọn cổ phiếu:
Trong giao dịch chứng khoán, bán khống (Short selling) là bán một loại chứng
khoán mà người bán không sở hữu tại thời điểm bán, cụ thể h ơn là bán chứng khoán
vay mượn. Bán khống một cổ phiếu l à giao dich hoàn toàn đối lập với việc mua một
cổ phiếu. Bán khống một cổ phiếu có nghĩa l à người bán đang cho rằng giá cổ phiếu
đó sẽ sụt giảm chứ không giống nh ư khi mua một cổ phiếu thì hy vọng giá của nó
tăng lên. Khi nhà đầu tư dự đoán trong tương lai giá cổ phiếu sẽ giảm, họ sẽ đi vay
cổ phiếu của CTCK để bán; sau khi giá hạ, họ sẽ mua cổ phiếu đó tr ên thị trường để
trả lại và hưởng khoản chênh lệch giá. Nhưng nếu giá trên thị trường không hạ như
dự đoán mà lại tăng lên, đến kỳ hạn trả, nhà đầu tư đó sẽ phải mua chứng khoán với
giá cao hơn và chấp nhận bị lỗ để hoàn lại cho CTCK cho vay.
Để đảm bảo an toàn, công ty chứng khoán thường yêu cầu người vay chứng khoán
ký quỹ một khoản tiền nhất định, tuy nhỏ h ơn giá trị chứng khoán đi vay nhưng đủ
để bù đắp khoản lỗ nếu có. Trong quá tr ình chưa trả được nợ, nếu giá thị trường
tăng lên thì người bán khống (người vay) phải bổ sung thêm tiền ký quỹ. Ngược lại,
nếu giá giảm thì người vay có thể rút bớt.
Như vậy, bán khống (Short-selling), trong tài chính có ngh ĩa là một cách kiếm lợi
nhuận từ sự kỳ vọng tụt giảm giá của một loại chứng khoán, ngoại tệ ...
Trên thị trường quyền chọn, đặc biệt là quyền chọn cổ phiếu người bán khống
chính là nhà phát hành quyền chọn nhận được phí bán quyền. Người này phát hành
quyền chọn cho người mua quyền chọn mua mà không nhất thiết sở hữu lượng cổ
phiếu cơ sở của hợp đồng (Quyền chọn không được bảo vệ - uncovered option). Khi
hợp đồng đáo hạn nếu giá trị cổ phiếu c ơ sở trên thị trường tăng lên hơn giá thực
hiện, nhà phát hành có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng theo y êu cầu của người mua
quyền là trả phần chênh lệch giữa thị giá và giá thực hiện của cổ phiếu cơ sở hoặc là
người đó đi vay cổ phiếu cơ sở để bán cho người mua quyền theo như giá thực hiện
Luận Văn Thạc sĩ - 22 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
của hợp đồng. Tình huống này hợp đồng quyền chọn ở trạng thái ITM v à nhà phát
hành (bán khống) bị lỗ. Tình huống ngược lại người bán khống kiếm lợi từ phí
quyền chọn mà không phải đầu tư vốn cho bất kỳ một loại cổ phiếu c ơ sở nào cả.
Đây chính là sự thuận lợi và thông thoáng cho th ị trường hoạt động tốt hơn, thu hút
thêm nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường.
Nghiệp vụ bán khống kiếm lợi thông qua giá cổ phiếu giảm đ ã được bắt nguồn ít
nhất từ thế kỉ thứ 18 ở Anh. Những ng ười thực hiện mua bán cổ phiếu kiếm l ãi
thông qua giá cổ phiếu xuống thấp thường bị nghi ngờ là làm giàu thông qua việc
nghèo đi của người khác (vì số những người này rất ít, nhưng nếu giá cổ phiếu giảm
xuống thì rất nhiều người đầu tư vào chứng khoán sẽ bị thua lỗ, thậm chí phá sản).
Tuy nhiên các nghiên cứu đều kết luận rằng bán khống đã có đóng góp quan trọng
trong việc tạo nên tính hiệu quả của thị trường tài chính vì nó mở rộng cửa thị
trường chào đón nhiều nhà đầu tư tham gia kể cả nhà đầu tư ít vốn làm cho thị
trường sôi động hơn thông qua luồng giao dịch của các chứng khoán c ơ sở được trôi
chảy hơn.
1.2.6. Giao dịch quyền chọn cổ phiếu:
Quyền chọn cổ phiếu cũng có đầy đủ những đặc điểm và vai trò như những hợp
đồng quyền chọn khác. Tuy nhi ên do đặc thù của nó, ngoài tạo ra sự sôi động cho
thị trường tài chính mà nó còn tác động cụ thể đến thị trường chứng khoán; nó góp
phần tăng thêm hàng hoá cho thị trường chứng khoán, gia tăng tính thanh khoản
cho thị trường chứng khoán, hỗ trợ cho thị tr ường chứng khoán vận hành thông
thoáng và ổn định hơn.
1.2.6.1 Thành phần tham gia:
Những nhà tạo lập thị trường (Market makers): Người tạo lập thị trường cho một
hợp đồng quyền chọn sẽ nêu giá cả hỏi mua và giá chào bán. Sự tồn tại của người
tạo lập thị trường đảm bảo lệnh mua và lệnh bán luôn được thực hiện ở một vài mức
Luận Văn Thạc sĩ - 23 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
giá mà không có bất cứ sự chậm trễ nào. Những người này làm tăng khả năng linh
hoạt cho thị trường, tự tạo ra lợi nhuận cho m ình từ chênh lệch giá mua và giá bán.
Nhà môi giới (Broker): Bao gồm tại công ty chứng khoán v à trên sàn giao dịch,
thực hiện giao dịch cho công chúng. Khi nh à đầu tư liên hệ với nhà môi giới để mua
hoặc bán quyền chọn, nhà môi giới tại công ty sẽ chuyển lệnh đến nh à môi giới trên
sàn. Nhà môi giới trên sàn có thể là người của công ty chứng khoán nơi trực tiếp
nhận lệnh từ khách hàng hoặc là một nhà môi giới độc lập hoặc nhờ một nhà môi
giới của công ty chứng khoán khác.
Nhân viên trữ lệnh (The order book official): Nhiều lệnh chuyển đến nhà môi giới
trên sàn là lệnh giới hạn. Điều này có nghĩa là chúng chỉ có thể được thực hiện ở
mức giá đã định hoặc giá tốt hơn. Thông thường khi đến tay nhà môi giới trên sàn,
lệnh giới hạn có thể không được thực hiện ngay, mà sẽ được chuyển đến nhân viên
trữ lệnh. Người này đưa lệnh vào máy tính cùng với những lệnh khác để đảm bảo
rằng sau khi đạt đến giá giới hạn, lệnh sẽ đ ược thực hiện.
Công ty thanh toán hợp đồng quyền chọn (Option C learing Coporation- OCC):
Đảm bảo người phát hành quyền chọn sẽ hoàn thành nghĩa vụ của họ theo các điều
kiện của hợp đồng và lưu trữ báo cáo của tất cả các vị thế mua v à bán. OCC có một
số thành viên và tất cả các giao dịch phải thông qua những th ành viên này. Các
thành viên được yêu cầu phải có một số vốn tối thiểu nhất định v à đóng góp thành
lập một quỹ đặc biệt để có thể sử dụng khi bất cứ th ành viên nào không thể đảm bảo
nghĩa vụ thanh toán hợp đồng do mất khả năng chi trả.
Công ty thanh toán bù trừ HĐQC được thành lập với các chức năng làm trung gian
thanh toán cho các bên tham gia giao d ịch quyền chọn. Vai trò trung gian của OCC
được thể hiện theo sơ đồ sau:
Luận Văn Thạc sĩ - 24 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
Khi mua quyền chọn, người mua phải thanh toán đầy đủ vào buổi sáng của ngày
làm việc tiếp theo. Tiền ký quỹ đ ược gửi tại OCC. Người phát hành duy trì tài
khoản ký quỹ với nhà môi giới. Nhà môi giới duy trì tài khoản ký quỹ với OCC.
Khi nhà đầu tư thông báo cho nhà môi giới thực hiện quyền chọn, nhà môi giới
thông báo tiếp cho thành viên OCC để thanh toán giao dịch. Thành viên này đưa
ngay lệnh thực hiện đến OCC. OCC chọn ngẫu nhi ên một thành viên có vị thế ngắn
hạn đang sẵn sàng thực hiện trên cùng quyền chọn. Vào ngày đáo hạn, tất cả quyền
chọn ở vùng hái ra tiền sẽ được thực hiện trừ khi chi phí quá cao l àm mất đi toàn bộ
lợi nhuận từ quyền chọn. Một số công ty môi giới tự động thực hiện quyền chọn
cho khách hàng vào ngày đáo h ạn khi nó phù hợp lợi ích khách hàng.
1.2.6.2. Những yêu cầu cơ bản cho việc phát triển thị trường giao dịch quyền
chọn cổ phiếu: Có ba yêu cầu cơ bản sau:
Tính cạnh tranh cao trên thị trường: Đây là điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại lâu
bền của sản phẩm quyền chọn cổ phiếu. Không thể có sự c ưỡng ép để cho ra đời một
công cụ tài chính mới trên thị trường chứng khoán như đã đề cập là bước phát triển
tất yếu khách quan của nền kinh tế thị tr ường mà không tồn tại tính cạnh tranh trong
Người mua
quyền chọn
Nhà môi giới Nhà môi giới
Người bán
quyền chọn
Thành viên
OCC OCC
Thành viên
OCC
Luận Văn Thạc sĩ - 25 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
nội tại của nó (ít hàng hoá, ít đối tượng tham gia) thì các sản phẩm dù có hấp dẫn đến
mấy thì cũng chẳng có ai thích tham gia. Nghĩa l à thị trường phải phong phú chủng
loại hàng hoá và có nhiều người tham dự cạnh tranh lành mạnh với nhau.
Tính thanh khoản cao trên thị trường: Tính thanh khoản cao thể hiện ở chỗ người
đầu tư dễ dàng bán công cụ mình sở hữu để đổi thanh tiền mặt một cách nhanh
chóng với mức chi phí thấp nhất. Y êu cầu này cũng không kém phần quan trọng, nó
đảm bảo cho khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Một sản phẩm tốt, hấp dẫn
nhưng nếu người đầu tư cảm thấy khó khăn trong v iệc thu hồi vốn (bán lại sau này)
thì chắc chắn sẽ rất đắn đo khi ra quyết định mua nó.
Quyền chọn phải được chuẩn hoá: Hợp đồng quyền chọn muốn được giao dịch
rộng rãi phải được chuẩn hoá ở ba điểm: số lượng cổ phiếu cho mỗi hợp đồng, ng ày
đáo hạn và giá thực hiện. Đây là một thông lệ trên thị trường của các nước có nền
kinh tế phát triển trên thế giới.
1.3. Kinh nghiệm phát triển thị trường quyền chọn cổ phiếu trên thế giới:
Những giao dịch đầu tiên của thị trường quyền chọn trên thế giới được cho rằng đã
xuất hiên từ đầu thế kỷ 18 ở Châu Âu ( Giao dịch option hoa Tuylip ở Hà Lan). Tuy
nhiên, đến đầu những năm 1900 thị tr ường OTC về quyền chọn mới chính thức đi
vào hoạt động khi Hiệp hội những nh à môi giới và kinh doanh quyền chọn được
thành lập. Tuy nhiên, mô hình ban đầu này có hai điểm yếu: Một là, không có thị
trường thứ cấp, người mua quyền chọn không có quyền bán cho bên khác trước
ngày đáo hạn. Hai là, không có kỹ thuật nào bảo đảm rằng người bán quyền chọn sẽ
thực hiện hợp đồng ngoại trừ việc người mua phải tốn chi phí kiện tụng.
1.3.1. Thị trường giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Mỹ:
Mỹ là cái nôi của quyền chọn cổ phiếu và là một trong những nơi quyền chọn cổ
phiếu được giao dịch nhiều nhất trên thế giới hiện nay.
Luận Văn Thạc sĩ - 26 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
1.3.1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển thị trường quyền chọn tại Mỹ:
Tháng 4/1973, thị trường quyền chọn Chicago (Chicago Board Options Exchange -
CBOE) được thành lập tại Mỹ, đặc biệt trao đổi quyền chọn về cổ phiếu và hầu như
thành công ngay lập tức. Thị trường CBOE ra đời mang đến điều mới là giá cả
quyền chọn và ngày đáo hạn được tiêu chuẩn hóa. Việc tiêu chuẩn hoá này làm cho
tính thanh khoản của hợp đồng quyền chọn được nâng cao và kích thích th ị trường
thứ cấp về quyền chọn phát triển theo. Từ đó, giao dịch quyền chọn trở nên phổ
biến đến các nhà đầu tư. Do có nhiều ưu việt nên chỉ sau một thời gian ngắn hàng
loạt thị trường quyền chọn khác lần lượt ra đời tại hầu hết những thị tr ường tài
chính lớn ở Mỹ và Châu Âu.
Ngoài CBOE còn có AMEX ( The American Stock Exchange ) và PHLX
(Philadelphia Stock Exchange ) bắt đầu thực hiện giao dịch quyền chọn vào năm
1975. Năm 1976, thị trường chứng khoán Pacific ( Pacific Stock Exchange - PSE )
thực hiện quyền chọn . Riêng tại thị trường chứng khoán NewYork ( NewYork
Stock Exchange – NYSE ) vào khoảng đầu thập niên 80, khối lượng giao dịch
quyền chọn tăng lên đến mức số lượng cổ phiếu bán theo hợp đồng quyền chọn cổ
phiếu hằng ngày vượt trên cả khối lượng giao dịch cổ phiếu trên thị trường này.
Trong thập niên 80, thị trường quyền chọn đối với ngoại tệ, chỉ số chứng khoán v à
hợp đồng Future đã phát triển ở Mỹ. Trong đó, thị trường chứng khoán Philadelphia
là nơi giao dịch quyền chọn ngoại tệ đầu tiên; CBOE trao đổi chỉ số S&P100,
S&P500; thị trường chứng khoán giao dịch chỉ số NYS E … Hầu hết các thị trường
Mỹ đều giao dịch quyền chọn đối với hợp đồng tương lai ( Future)
1.3.1.2. Một số quy định đối với quyền chọn cổ phiếu ở Mỹ:
Về quy mô hợp đồng: OCC quy định hợp đồng quyền chọn trên sàn tập trung là
100 cổ phiếu cơ sở mỗi hợp đồng.
Luận Văn Thạc sĩ - 27 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
Giới hạn vị thế: Được đặt ra nhằm tránh trường hợp cổ phiếu trên các hợp đồng
quyền chọn bán ra cao hơn số cổ phiếu đang lưu hành, là những giới hạn về số
lượng hợp đồng được phép mua bán với nhà đầu tư.
Theo quy định của Mỹ thì không một nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức nào được
phép có vị thế 8.000 hợp đồng quyền chọn của c ùng một cổ phiếu cơ sở của cùng
một phía thị trường, nghĩa là theo xu hướng thị trường tăng giá hay giảm giá. H ành
động của nhà đầu tư khi theo một xu hướng thị trường được tóm tắt như sau:
Thị trường tăng Thị trường giảm
Mua quyền chọn
Bán quyền chọn
Bán quyền chọn
Mua quyền chọn
Ví dụ về giới hạn vị thế: Giả sử nhà đầu tư A theo xu hướng thị trường tăng, hiện
tại A đang sở hữu 5.000 quyền chọn mua cổ phiếu XYZ. Theo quy định A chỉ có
thể mua thêm tối đa là 3000 quyền chọn mua hay bán 3.000 quyền chọn bán cổ
phiếu XYZ.
Giới hạn thực hiện:
Để hạn chế việc nhà đầu tư do tránh giới hạn vị thế mà thực hiện hợp đồng liên tục
gây rối loạn thị trường, các nhà quản lý đã đưa ra giới hạn thực hiện. Đây là quy
định nhằm giới hạn số lượng hợp đồng được giao dịch trong một khoảng thời gian
cụ thể, theo đó “ không một nh à đầu tư cá nhân hay tổ chức nào có thể thực hiện
vượt quá 8.000 hợp đồng của cùng một cổ phiếu cơ sở trong vòng 5 ngày liện tiếp.
Tiêu chuẩn của cổ phiếu cơ sở để quyền chọn được niêm yết:
+ Tối thiểu 7.000.000 cổ phiếu đó đang l ưu hành trên thị trường.
+ Tối thiểu 20.000 người đang nắm giữ cổ phiếu đó.
Luận Văn Thạc sĩ - 28 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
+ Khối lượng giao dịch trên toàn thị trường phải đạt 2.400.000 cổ phiếu trong vòng
12 tháng liên tục.
+ Thị giá cổ phiếu ít nhất phải đạt $5.7/ cổ phiếu trong 3 tháng gần nhất.
+ Công ty phát hành phải tuân thủ Luật chứng khoán Mỹ (American Act - 1934).
Nếu cổ phiếu cơ sở không còn đáp ứng những yêu cầu trên thì quyền chọn dựa trên
cổ phiếu đó không được phép phát hành tiếp. Những quyền chọn hiện hành phát
hành dựa trên cổ phiếu đó vẫn được thực hiện nếu có yêu cầu trong khoảng thời
gian đáo hạn.
Một quyền chọn bị huỷ niêm yết khi cổ phiếu cơ sở rơi vào các trường hợp sau:
+ Có ít hơn 6.300.000 cổ phiếu đang lưu hành.
+ Có ít hơn 1.600.000 người đang nắm giữ cổ phiếu đó.
+ Khối lượng giao dịch trên toàn thị trường trong 1 tháng gần nhất thấp h ơn
1.800.000 cổ phiếu.
+ Giá cổ phiếu lúc đóng cửa thấp hơn $5 trong vòng 6 tháng gần nhất.
1.3.1.3. Cách thức giao dịch quyền chọn cổ phiếu:
Một nhà đầu tư muốn mở tài khoản giao dịch quyền chọn th ì người đó sẽ được nhà
môi giới cung cấp tối thiểu 3 tài liệu sau:
+ Tài liệu: Đặc điểm và rủi ro của hợp đồng quyền chọn chuẩn hoá ( C haracteristics
and Risks of standardized Option ). Tài li ệu này cung cấp cho nhà đầu tư những
kiến thức cơ bản về quyền chọn như: lợi ích, rủi ro, thuế…và nó phải được gửi đến
nhà đầu tư trước hoặc ngay khi anh ta chấp nhận giao dịch quyền chọn.
Luận Văn Thạc sĩ - 29 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
+ Thoả thuận quyền chọn chuẩn (Standar Option Agreement) nhằm đảm bảo nh à
đầu tư sẽ thực hiện theo những quy định về giao dịch quyền chọn.
+ Thoả thuận về tài khoản quyền chọn của khách hàng (Options Customer Account
Agreement).
Khi nhà đầu tư muốn giao dịch quyền chọn, người đó sẽ gửi phiếu lệnh quyền chọn
( Option Order Form ) đến nhà môi giới, sau đó lệnh này sẽ được gửi đến công ty
thanh toán bù trừ hợp đồng quyền chọn (OCC) thông qua th ành viên của OCC. Trên
phiếu lệnh bao gồm các yếu tố nh ư: số tài khoản khách hàng, số đăng ký của người
đại diện, loại lệnh, hành động mua bán, cổ phiếu cơ sở … Căn cứ vào lệnh OCC sẽ
chọn ngẫu nhiên thành viên giao dịch có vị thế thích hợp để thực hiện lệnh cho
khách hàng. Trong vòng 24 gi ờ kể từ khi giao dịch được thực hiện, người mua
quyền chọn sẽ phải thanh toán tiền phí hợp đồng cho ng ười bán cũng thông qua
OCC.
Vào ngày đáo hạn, các hợp đồng có giá trị thực từ 25 cent trở l ên sẽ được OCC tự
động thực hiện nếu không có yêu cầu nào từ nhà đầu tư. Ngày thanh toán của hợp
đồng là T+3. Định kỳ nhà đầu tư sẽ nhận được một bản sao kê về tài khoản giao
dịch (Statement of Accounts), bao gồm thông tin về:
- Thị giá của từng quyền chọn và của từng cổ phiếu cơ sở trong tài khoản.
- Tổng giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu cơ sở có trong tài khoản.
- Số tiền ký quỹ…
1.3.2. Thị trường giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Úc:
Uc cũng là nơi quyền chọn rất phát triển với sàn giao dịch lớn nhất là Australian
stock exchange.
Luận Văn Thạc sĩ - 30 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
Cách thức giao dịch: Để giao dịch nhà đầu tư phải có tài khoản giao dịch chứng
khoán. Khi nhà đầu tư đến công ty chứng khoán yêu cầu mở tài khoản giao dịch
quyền chọn sẽ được cung cấp:
+ Phiếu đăng ký giao dịch quyền chọn (Exchange Trade Options Applications).
Trên phiếu này nhà đầu tư phải điền những thông tin về cá nhâ n và những thông tin
cần thiết khác.
+ Đăng ký uỷ quyền giữ thế chấp cho công ty chứng khoán n ơi mở tài khoản.
+ Phiếu đồng ý chấp nhận quyền chọn (Option Agreement and Approval form) đảm
bảo nhà đầu tư tuân thủ những quy định trong giao dịch.
Quy trình giao dịch quyền chọn cổ phiếu kiểu Úc cũng t ương tự như ở Mỹ. Phí
quyền chọn được tính bằng đôla Úc. Vào ngày đáo hạn, các hợp đồng có giá trị thực
từ 0,01 AUD trở lên sẽ được thực hiện nếu không có yêu cầu nào khác từ nhà đầu
tư. Ngày thanh toán hợp đồng là T+3.
Định kỳ nhà đầu tư cũng nhận được những tài liệu cung cấp thông tin về tài khoản
bao gồm:
- Bảng xác nhận hợp đồng ( Confirmation Contract Note ).
- Bảng kê vị thế mở ( Open Position Statement ).
- Bảng kê giao dịch hàng tháng ( Monthly Transaction Stat ement ).
1.3.3. Thị trường giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại H àn Quốc:
Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX) là SGDCK lớn hàng thứ tư Châu Á có
mức vốn hoá khoảng 950 tỉ USD với 1896 cổ phiếu được niêm yết, bao gồm 4 thị
trường tương đương 4 sàn giao d ịch là: Sàn giao dịch chứng khoán chính ( Stock
Market Division ), sàn giao d ịch chứng khoán KOSDAQ ( KOSDAQ Market
Division ), sàn giao d ịch trái phiếu ( Bond Market) v à sàn giao dịch tương lai
Luận Văn Thạc sĩ - 31 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
( Futures Market Division ). KRX thi ết lập sàn giao dịch tương lai song song với
các sàn giao dịch khác và trực tiếp có Ban chuyên vụ quản lý giao dịch các sản
phẩm phái sinh. Sàn giao dịch này có nguồn gốc từ Sở giao dịch hợp đồng t ương lai
Hàn Quốc ( KOFEX ) thành lập năm 1999 trên cơ sở hợp nhất 2 bộ phận là sàn hợp
đồng tương lai (thành lập năm 1996) và sàn giao dịch quyền chọn (thành lập năm
1997).
Sản phẩm HĐQC cổ phiếu được niêm yết đầu tiên vào ngày 28/01/2002 với tài sản
cơ sở là 7 cổ phiếu và cho đến 26/09/2005 đã tăng lên 30 cổ phiếu. Tất cả những cổ
phiếu này đều được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán chính.
Mô hình thanh toán bù trừ:
KRX thành lập một công ty con làm Trung tâm thanh toán bù tr ừ (KSD). KRX có
một hệ thống các công ty thành viên thanh toán cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ
cho khách hàng. Muốn trở thành thành viên thanh toán phải được sự chấp thuận của
KRX và được KRX cấp giấy phép hoạt động thanh toán b ù trừ.
Một công ty có thể vừa là thanh viên giao dịch vừa là thành viên thanh toán của
KRX. Thành viên giao d ịch nếu không đồng thời là thành viên thanh toán thì phải
ký hợp đồng thanh toán với ít nhất một th ành viên thanh toán để sử dụng dịch vụ
thanh toán.
Quy trình giao dịch:
+ Mở tài khoản: Nhà đầu tư đến các thành viên của KRX để mở tài khoản giao dịch.
+ Đặt lệnh: Khi đặt lệnh mua bán, nhà đầu tư phải ký quỹ theo quy định. Các thanh
viên thực hiện kiểm tra ký quỹ và thực hiện phong toả khoản ký quỹ tr ước khi thực
hiện lệnh cho nhà đầu tư, sau đó chuyển lệnh mua / bán vào hệ thống giao dịch tại
sàn giao dịch tương lai KRX.
Luận Văn Thạc sĩ - 32 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
+ Thông báo kết quả giao dịch: Theo phương thức và thời gian giao dịch đã quy
định sẵn, KRX sẽ thông báo kết quả giao dịch về từng th ành viên để thông báo cho
nhà đầu tư.
Bên cạnh hệ thống giao dịch , có nhiều hệ thống khác hỗ trợ v à mỗi hệ thống đều có
chức năng riêng đảm bảo cho quá trình giao dịch được an toàn và thông suốt. Cụ thể
như: (1) Hệ thống giám sát: giám sát giao dịch công bằng, minh bạch; (2) Hệ thống
lưu ký: đảm bảo quá trình đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ diễn ra an toàn, không
gián đoạn; tính toán tỷ lệ ký quỹ và thông báo sau mỗi ngày giao dịch, đảm bảo đủ
số dư tài khoản cho ngày giao dịch kế tiếp; ký quỹ và giải toả tài sản (chứng khoán)
của nhà đầu tư; (3) Ngân hàng thanh toán: ký quỹ và giải toả thanh toán và dự trữ
tiền; (4) Hệ thống công bố thông tin ra thị tr ường (5) Hệ thống thông tin chứng
khoán; (6) Hệ thống an toàn: kiểm soát các vấn đề trong quá tr ình giao dịch, đảm
bảo các hoạt động diễn ra an to àn và (7) Hệ thống sự cố: luôn luôn sẵn s àng giải
quyết bất cứ sự cố nào phát sinh ra.
Quy trình thanh toán bù trừ đối với việc thực hiện quyền chọn : Vào ngày đáo hạn
HĐQC, các hợp đồng không thực hiện sẽ bị huỷ bỏ c òn các hợp đồng có giá trị thực
được nhà đầu tư thực hiện quyền:
+ Nhà đầu tư thông báo cho công ty nơi m ình mở tài khoản về việc thực hiện quyền
chọn của mình.
+ Công ty này có trách nhiệm tổng hợp và gửi thông báo cho KSD. KSD chọn ngẫu
nhiên thành viên có nhà đầu tư phát hành quyền chọn này để thực hiện thanh toán
bù trừ theo nguyên tắc đã được quy định trước. Nếu thành viên có nhiều hơn một
nhà đầu tư đủ tư cách thực hiện nghĩa vụ, người phát hành được chọn theo quy định
first in – first out.
+ Người phát hành quyền chọn được chỉ định phải giao hoặc nhận cổ phiếu c ơ sở
hoặc tiền tuỳ vào loại hợp đồng quyền chọn được thực hiện. Trên cơ sở này, KSD
Luận Văn Thạc sĩ - 33 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
và ngân hàng thanh toán sẽ chuyển giao tiền và cổ phiếu từ tài khoản thanh toán
giữa các thành viên. Sau đó, thành viên có trách nhi ệm chuyển giao tiền và cổ phiếu
về tài khoản của nhà đầu tư.
Hệ thống giao dịch:
Phương thức giao dịch: KRX tổ chức giao dịch chứng khoán phái sinh theo
phương thức giao dịch khớp lệnh, bao gồm: khớp lệnh định k ỳ xác định giá mở cửa,
khớp lệnh liên tục và khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa. Ph ương thức này
giống như phương thức giao dịch hiện đang áp dụng tại TTCK Việt Nam.
Ký quỹ giao dịch: Mức ký quỹ bắt buộc đối với quyền chọn chỉ số v à cổ phiếu là
15% và nhà đầu tư phải ký quỹ trước khi thực hiện giao dịch ( có thể ký quỹ bằng
ngoại tệ ).
Quy mô hợp đồng: Đối với quyền chọn cổ phiếu thì một hợp đồng tương đương
10 cổ phiếu.
Thời hạn hợp đồng: KRX chỉ áp dụng tháng đáo hạn theo v òng quay 1 chu kỳ là
tháng đáo hạn vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12.
Kiểu thực hiện quyền theo kiểu Châu Âu nghĩa là quyền chọn chỉ được phép thực
hiện vào ngày đáo hạn hợp đồng.
Ngày giao dịch cuối cùng: Cả quyền chọn cổ phiếu và chỉ số chứng khoán được
quy định là vào ngày thứ năm thứ hai của tháng đáo hạn.
Ngày thanh toán: T+2 kể từ ngày hợp đồng đáo hạn.
Giới hạn vị thế: Đối với QCCP phụ thuộc vào khối lượng cổ phiếu cơ sở đang lưu
hành KRX đưa ra các mức mở khác nhau. Mỗi loại quyền chọn chỉ số cổ phiếu có
mức mở khác nhau ví dụ như KOSPI 200 có mức mở vị thế là 7.500 hợp đồng.
Luận Văn Thạc sĩ - 34 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
Thay đổi giá thực hiện và khối lượng quyền chọn: KRX điều chỉnh giá thực hiện,
khối lượng hợp đồng khi công ty niêm yết có cổ phiếu là tài sản cơ sở của hợp đồng
quyền chọn thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu, chia tách cổ phiếu, gộp cổ
phiếu…nhưng không điều chỉnh khi công ty niêm yết trả cổ tức bằng tiền mặt.
Thông tin cơ bản về một hợp đồng quyền chọn: Bao gồm
Tên tài sản cơ sở Ví dụ Samsung Electronics
Loại quyền chọn Mua / bán
Mã quyền chọn
Quy mô hợp đồng 10 cổ phiếu
Thời gian giao dịch
Đơn vị yết giá
Biên độ dao động giá
Ngày giao dịch cuối cùng
Ngày thanh toán cuối cùng
Phương thức thanh toán Cổ phiếu
Kiểu thực hiện quyền Châu Âu
1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:
Thị trường quyền chọn là một thị trường cao cấp và nó được triển khai giao dịch
trên TTCK một khi TTCK đã phát triển và ổn định nền nếp. Mục đích trình bày sự
tham khảo hình thức giao dịch quyền chọn trên ba thị trường Mỹ, Úc, Hàn Quốc là
tạo cơ sở để học tập kinh nghiệm, cách thức thực hiện ; từ đó thiết lập các tiêu chí
cần thiết cho mô hình giao dịch khi TTCK Việt Nam phát triển, đưa giao dịch
quyền chọn cổ phiếu vào thị trường sau này. Bốn tiêu chí học tập và xây dựng bao
gồm:
Luận Văn Thạc sĩ - 35 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
1.3.4.1. Những quy định về cổ phiếu cơ sở niêm yết trên Thị trường quyền
chọn:
Danh mục hàng hoá cổ phiếu cơ sở được phép giao dịch, cách ký hiệu mã cổ
phiếu giao dịch quyền chọn khi được yết giá trên sàn.
Chuẩn hoá hợp đồng giao dịch về số lượng cổ phiếu cơ sở trên mỗi hợp đồng (với
thực tế Việt Nam xin đề xuất 1 lô l à 10 cổ phiếu / hợp đồng), ngày tháng đáo hạn
trong đó có ngày giờ giao dịch cuối cùng và giá thực hiện .
Giao dịch hợp đồng theo kiểu Mỹ hay Châu Âu để quy định cho ngày thực hiện
quyền phù hợp với thực tế thị trường Việt Nam còn non trẻ, không gây ra hiệu ứng
phụ làm rối loạn thị trường trong từng giai đoạn phát triển.
Giá thực hiện trên cơ sở thị giá cổ phiếu, biên độ dao động giá, đơn vị giao dịch,
các loại lệnh giao dịch sao cho phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam.
Vị thế và số lượng hợp đồng được phát hành tối đa cho cả hai đối tượng là nhà
đầu tư trong nước và cả nhà đầu tư nước ngoài mục đích làm cho thị trường giao
dịch bình ổn; đề phòng các mục đích đầu cơ, lũng đoạn và phá hoại làm suy sụp thị
trường.
Các trường hợp thay đổi giá thực hiện v à khối lượng hợp đồng quyền chọn khi có
sự chia tách, sát nhập cổ phiếu hay chia cổ tức bằng tiền mặt giống như thông lệ của
các nước có thị trường quyền chọn phát triển.
1.3.4.2. Hệ thống niêm yết:
Hợp đồng quyền chọn được niêm yết với các tiêu chuẩn sau đối với tài sản cơ sở: (i)
Tài sản cơ sở là cổ phiếu niêm yết trên SGDCK; (ii) Thời gian niêm yết trên
SGDCK ít nhất là 6 tháng; (iii) Số lượng cổ đông, số cổ phiếu lưu hành, khối lượng
giao dịch được quy định và thay đổi theo từng thời kỳ ; cho phép nhà đầu tư cập nhật
được những biến động trên thị trường mà định hướng tốt cho hoạt động đầu t ư của
mình.
Luận Văn Thạc sĩ - 36 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
1.3.4.3. Hệ thống công bố thông tin:
Gồm kênh công bố thông tin và nội dung công bố thông tin nhằm cung cấp cho nhà
đầu tư những thông tin trung thực, có chất l ượng đáng tin cậy một cách nhanh
chóng và chính xác nhất.
1.3.4.4. Hệ thống giám sát:
Hoạt động giám sát được thực hiện theo mô h ình 2 cấp, bao gồm cấp giám sát do
UBCKNN thực hiện và cấp giám sát do các tổ chức tự quản thực hiện nh ư: SGDCK
TP.HCM, TTLKCK … Cơ quan giám sát chính gồm có UBCKNN, SGDCK
TP.HCM,TTLKCK. Nội dung giám sát gồm: Giám sát tuân thủ bao gồm chế độ
công bố thông tin, giao dịch cổ đông nội bộ, cổ đông lớn, ng ười có liên quan, giám
sát tuân thủ các quy định giao dịch và các quy định ký quỹ; Giám sát thị trường bao
gồm: giám sát thông tin, tin đồn trên thị trường; giám sát giao dịch mua bán thao
túng, lũng đoạn trên thị trường; giám sát các giao dịch bất th ường. Hệ thống giám
sát phải đảm bảo được tính khách quan và minh bạch của thị trường, có những quy
định chế tài thích đáng nhằm giúp thị trường vận hành một cách chặt chẻ và an
ninh.
Kết luận chương 1
Tuy khái niệm về quyền chọn đã có rất lâu ( lần đầu tiên đưa vào giao dịch là option
hoa Tuylip ở Hà Lan thế kỷ 18 ) nhưng chỉ trong khoảng thời gian hơn 30 năm trở
lại đây, thị trường quyền chọn trên thế giới mới thực sự phát triển v à được ưa
chuộng giao dịch trên hầu hết các trung tâm tài chính quốc tế. Qua thời gian, các
hợp đồng quyền chọn cũng dần đ ược chuẩn hoá. Ngày nay, ngoài quyền chọn đối
với cổ phiếu, các nhà đầu tư còn sử dụng quyền chọn trên chỉ số chứng khoán, trái
phiếu, hàng hoá, ngoại tệ, vàng, lãi suất, hợp đồng tương lai (future)… Đối với thị
trường chứng khoán Việt Nam việc vận dụng quyền chọn cổ phiếu nếu đ ưa vào giao
dịch sẽ tạo ra nhiều lợi ích thiết thực nh ư giúp ổn định giá cả chứng khoán, tính
thanh khoản được nâng cao, nhà đầu tư an tâm hơn và thu hút được nhiều vốn nhàn
rỗi còn trong dân chúng kể cả từ các nhà đầu tư nước ngoài, tức là làm cho thị
trường giao dịch sôi động hơn nữa…
Luận Văn Thạc sĩ - 37 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG
QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU
----------------------
2.1. Thị trường chứng khoán Việt Nam:
2.1.1. Những biến động bất thường của Thị trường chứng khoán Việt Nam
trong thời gian qua:
Thị trường chứng khoán Việt Nam thành lập tháng 20/7/ 2000 tại trung tâm giao
dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh, v à kể từ ngày 08/03/2005 trung tâm giao d ịch
chứng khoán Hà Nội chính thức ra mắt và đi vào hoạt động; từ quy mô ban đầu với
hai công ty niêm yết có vốn điều lệ tổng cộng 270 tỷ đồng đến cuối tháng 9/2006 thị
trường niêm yết chứng khoán Việt Nam đã bao gồm 63 loại cổ phiếu và một chứng
chỉ quỹ với tổng giá trị vốn hoá thị tr ường gần 55 ngàn tỷ bằng 6,5% GDP cả nước
(Nguồn: Uỷ ban chứng khoán Nhà nước ngày 29/09/2006). Đến nay, ngày
29/02/2008 thị trường đã có 153 mã cổ phiếu niêm yết trên HoST và 129 mã cổ
phiếu niêm yết trên HaST với chỉ số VN-index tại HoST: 663 điểm; HaST: 228
điểm. Tháng 03/2007 chỉ số VN -index vượt quá 1.170 điểm và cuối năm 2007 chỉ
còn 927,02 điểm và còn tiếp tục giảm nữa sang những tháng đầu năm 2008 nói l ên
sự thăng trầm của thị trường chứng khoán Việt Nam sinh sau đẻ muộn v à rất còn
mới mẻ này. Đến ngày 08/04/2008 Phiên thứ hai áp dụng biên độ dao động mới, chỉ
số VN-index tăng vượt qua ngưỡng 500 điểm với mốc 548,56 điểm cuối ng ày giao
dịch và các nhà đầu tư ồ ạt xả hàng nhằm thực hiện hóa lợi nhuận sau 9 phiên thị
trường tăng điểm liên tiếp. Trong khi nhà đầu tư nội xả hàng thì nhà đầu tư ngoại
tăng mạnh việc mua vào.Đến ngày 09/04/2008 chỉ số VN-index tăng đến 552,05
điểm và như vậy thị trường chứng khoán đang có dấu hiệu phục hồi nhẹ (Hình 2.1).
Luận Văn Thạc sĩ - 38 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
Hình 2.1:
Bảng 2.1: Quy mô TTCK Việt Nam qua các năm từ 2000 – 2007
Năm Giá trị vốn hoá thị trường phiên cuối năm (Tỷ đồng) Tăng (*)
2000 1.046 136 %
2001 1.605 53 %
2002 2.537 58 %
2003 2.408 -5 %
2004 3.913 63 %
2005 7.765 98 %
2006 145.896 1779 %
2007 364.425 150 %
Nguồn: Từ các trang web của HoSE (http//www.vse.org.vn), các công ty chứng khoán SSI, BSC,
BVS…và (*) là tính toán của tác giả Hồ Viết Tiến (bài đăng trên tạp chí Phát triển kinh tế số tháng
2/2008), riêng năm 2000 so với ngày khai trương.
VN-Index vượt qua ngưỡng 550 điểm trong ngày 9/4/08 – (Nguồn: vse.org.vn)
Luận Văn Thạc sĩ - 39 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
Xét về góc độ quy mô thì thị trường chứng khoán Việt Nam còn quá nhỏ bé so với
khu vực và trên thế giới; tổng số vốn hoá thị tr ường hiện nay chỉ gần 23 tỷ USD
(cuối năm 2007), trong khi Thái Lan- 119 tỷ USD; Trung Quốc- 681tỷ USD; Nhật-
3040 tỷ USD; Mỹ- 14.266 tỷ USD. Bảng 2.1 cho thấy sự tăng trưởng giá trị vốn
hoá thị trường ở các phiên giao dịch cuối năm như trên.
Hình 2.2:
HÌNH 2.2b – HASTC
(Nguồn: Công ty chứng khoán Quốc gia)
Qua phân tích và với hai đồ thị trên hình 2.2a-2.2b chứng tỏ thị trường chứng
khoán Việt Nam còn rất non trẻ và đầy biến động.
HÌNH 2.2a - HOSE
Luận Văn Thạc sĩ - 40 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
Bảng 2.2: Chỉ số VN-Index từ 2000 – 2007
Năm Chỉ số VN-index phiên cuối năm Tăng (*)
2000 206,83 106,8 %
2001 235,40 13,8 %
2002 183,33 -22,1 %
2003 166,94 -8,9 %
2004 239,29 43,3 %
2005 307,50 28,5 %
2006 751,77 144,5 %
2007 927,02 23,3 %
Trung bình 35, 0 %
Nguồn: Từ các trang web của HoSE (http//www.vse.org.vn), các công ty chứng
khoán SSI, BSC, BVS…và (*) là tính toán của tác giả Hồ Viết Tiến (bài đăng trên
tạp chí Phát triển kinh tế số tháng 2/2008), ri êng năm 2000 so với ngày khai
trương.
Bảng 2.2 Cho thấy sự tăng trưởng chỉ số VN-index từ năm 2000 – 2007.
Lưu ý rằng trong năm 2007 ở vào thời điểm tháng ba chỉ số VN-index vượt quá
1.170 điểm, nhiều nhà đầu tư bước vào thị trường đến cuối năm 2007 th ì chỉ số sụt
giảm còn 927,02 điểm gây nên cảm giác thất bại và bi quan phổ biến trên khắp thị
trường.
Nhìn chung TTCK Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định sau hơn bảy
năm hoạt động tạo ra một kênh huy động vốn nhanh, hiệu quả, thúc đẩy cổ phần hoá
doanh nghiệp. Quy mô vốn hoá thị tr ường cổ phiếu và trái phiếu hiện đã chiếm
khoảng 36% GDP, gần bằng một nữa k ênh dẫn vốn của ngân hàng. Tuy vậy, bên
cạnh sự phát triển nhanh chóng đó của TTCK c òn chứa đựng những khó khăn và rủi
Luận Văn Thạc sĩ - 41 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
ro tiềm ẩn cần phải hết sức nỗ lực tháo gỡ v à khắc phục để ngày càng hoàn thiện
hơn.
2.1.2. Những rủi ro tiềm ẩn của thị trường chứng khoán Việt Nam :
Sự sụt giảm liên tục từng ngày của chỉ số VN-Index từ cuối 2007 kéo dài sang đầu
2008 phần nào thể hiện tính tất yếu phải xảy ra của TTCK Việt Nam v ì nó chứa
đựng những yếu tố rủi ro tiềm ẩn từ bên trong của nó. Bao gồm:
2.1.2.1. Tâm lý công chúng đầu tư hầu như theo kiểu bầy đàn, lướt sóng:
Các đợt sốt giá đầu năm 2001 cho thấy phần n ào tính hấp dẫn của một thị trường
non trẻ tạo ra các làn sóng đầu tư đón đầu vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Những nhà đầu tư tiên phong có công làm bật lên thị trường trong giai đoạn đầu hầu
như là giới thạo nghề gồm những người và tổ chức trong và ngoài nước có kinh
nghiệm, có tiềm lực tài chính và nhậy bén, có mục tiêu và chiến lược đầu tư rõ ràng
và chủ động, có ý đồ đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, trong quá trình sưu tập danh mục cổ
phiếu cho mình họ mặc nhiên tạo ra tình trạng cạnh tranh mua làm cho thị trường
bắt đầu nóng lên…
Như là một quy luật, thị trường sôi động và giá tăng liên tục đã nhanh chóng cuốn
hút một làn sóng nhà đầu tư mới khác muốn thử thời vận trên thị trường tài chính có
mức sinh lợi hấp dẫn, tham gia dễ dàng. Nhóm đầu tư này không có kiến thức và
hiểu biết sâu sắc về TTCK, không chấp nhận thua lỗ trong ngắn hạn c ùng với việc
mua bán chỉ dựa vào cảm tính và theo xu hướng số đông (bầy đàn), mua nhanh chờ
giá lên và bán nhanh vì sợ giá sẽ giảm (lướt sóng). Ở nhóm nhà đầu tư này, khả
năng phân tích tình hình tài chính, đánh giá các chỉ số hoạt động của doanh nghiệp
rất hạn chế, đưa đến hệ quả là các lệnh giao dịch của họ vô t ình làm thị trường chao
đảo, tuy trong thời gian ngắn cũng phần nào làm mất phương hướng của nhà đầu tư
cũ và tạo tâm lý ngần ngại cho các nh à đầu tư mới muốn tham gia vào thị trường.
Luận Văn Thạc sĩ - 42 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
Việc nghiên cứu, đánh giá giá trị cổ phiếu đòi hỏi những kiến thức nhất định v à đầu
tư đúng mức. Với khả năng hạn chế của một số nh à đầu tư khi tham gia vào th ị
trường hàng hoá bậc cao này dẫn đến việc đầu tư ồ ạt theo xu hướng phong trào,
gánh lấy thất bại là một kết quả hoàn toàn tất yếu.
2.1.2.2. Thị trường thiếu thông tin:
Ngày 31/3/2006 và 03/04/2006, U ỷ ban chứng khoán đã có hai văn bản gửi các
trung tâm giao dịch chứng khoán và NHNN nhằm nhắc nhở và khuyến cáo các nhà
đầu tư thận trọng trước những rủi ro tiềm ẩn của thị tr ường. Thông thường các
thông tin trên thị trường chứng khoán hiện nay l à tư vấn của những tổ chức chuyên
môn. Tuy nhiên, họ rất dè dặt trong những tình huống nhậy cảm và không đưa ra
những khẳng định chắc chắn v ì mục tiêu giữ uy tín cho mình. Các công ty chứng
khoán không dám phân tích nh ững rủi ro hay lợi nhuận kém của các doanh nghiệp
có cổ phiếu niêm yết. Do vậy, người đầu tư phải tự tiên liệu, định hướng đầu tư và
coi như vai trò tư vấn của công ty chứng khoán bị triệt ti êu.
Theo luật, đối với những dữ liệu của các công ty ni êm yết, những thông tin này phải
được kiểm toán. Tuy nhiên, khi thị trường đang sốt thì ít nhà đầu tư để ý nhiều đến
những thông tin này, bên cạnh khả năng hiểu hết được những thông tin này không
phải ai cũng có. Mặt khác, giới đầu t ư cho rằng báo cáo hằng tháng theo y êu cầu
của Uỷ ban chứng khoán không có ý nghĩa do mức độ sai số của các chỉ tiêu tạm
tính, ngay cả bản cáo bạch hoặc báo cáo t ài chính của các công ty niêm yết cũng
không rõ ràng và thường không phản ánh đúng thực chất hoạt động của công ty hiện
tại.
2.1.2.3. Có hiện tượng trục lợi bằng đầu cơ phi đạo đức:
Tiềm năng dồi dào về vốn của thị trường còn non trẻ ví như mảnh đất mầu mở cho
giới đầu cơ chứng khoán, một số cá nhân hay tổ chức với số vốn nh àn rỗi lớn, tìm
cách thao túng thị trường trong một khoảng thời gian d ài, nhất là trong giai đoạn các
Luận Văn Thạc sĩ - 43 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
nhà đầu tư nước ngoài hay các quỹ tài chính còn chưa mặn mà với chứng khoán
Việt Nam, kiếm lời dựa vào sự yếu kém hiểu biết và tâm lý bầy đàn của các nhà đầu
tư trong nước. Có bốn thủ đoạn làm giá chứng khoán của giới đầu cơ: (i) Bán giá
sàn tạo tâm lý hoảng loạn; (ii) Mua giá trần tạo tâ m lý hưng phấn; (iii) Rải đinh che
giá mua thật; và (iv) Rải đinh che giá bán thật.
2.1.2.4. Hiệu ứng lạm phát giá cổ phiếu:
Việc tăng giá mạnh mẽ trong thời gian qua của các công ty vốn không đ ược đánh
giá cao dường như đang theo đúng một kịch bản đã từng diễn ra tại các nước ở gần
Việt Nam như Thái Lan, Trung Quốc trước mỗi lần suy thoái của thị tr ường. Đó là
việc giá cổ phiếu của các công ty l àm ăn hiệu quả tăng mạnh trong một thời gian d ài
kéo theo sự tăng giá cổ phiếu của các công ty có hoạt động S XKD kém hiệu quả
hơn. Sự tăng giá này thường được đẩy lên mức mà giá cổ phiếu của các công ty làm
ăn kém hiệu quả lại cao hơn nhiều so với giá của các công ty l àm ăn hiệu quả xét
trên mối tương quan với khả năng sinh lời trong quá khứ. Vấn đề l ưu tâm không
phải là giá cao mà là giá đã tăng quá nhanh so với tiến trình vận động và phát triển
cũng như dòng tiền thu về trong tương lai của doanh nghiệp. Hiện tượng này người
ta gọi là hiệu ứng lạm phát giá cổ phiếu. Giá cả trên thị trường chứng khoán vừa
qua cũng thể hiện trạng thái tương tự như vậy cho đến khi thị trường tự điều tiết
cuối 2007 cho đến hiện nay ( 05/2008 ) chỉ số VN-Index tụt giảm mạnh, và theo tôi
có một nguyên nhân đó là trả về giá trị thực tế của cổ phiếu mà bấy lâu nay nó phản
ảnh không chính xác bức tranh hoạt động của doanh nghiệp , chứ không phải là các
doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả dẫn đến thị giá cổ phiếu của mình bị giảm mạnh.
Hiệu ứng lạm phát giá cổ phiếu cũng có nguyên nhân bắt nguồn từ hiệu ứng bầy
đàn của công chúng đầu tư làm cho giá nóng lên, sau đó lại làm cho giá rớt xuống ở
mức cào đáy như hiện nay.
Luận Văn Thạc sĩ - 44 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
2.1.2.5. Hệ thống quản lý, giám sát thị tr ường chưa hiệu quả:
Chứng khoán là một lĩnh vực mới mẻ nằm trong quá trình hoàn thiện dần, nên các
quy định hiện hành còn nhiều kẻ hở mà giới đầu tư có thể tận dụng để “lách” một
cách dễ dàng .
Từ thực tế cho thấy, ngay từ khi thị tr ường chứng khoán mới ra đời nh à đầu tư đã
biết cách sử dụng nhiều tài khoản để thu lợi. Hiện nay, dù quy định pháp lý đã được
hoàn thiện hơn một bước, nhưng nếu một cá nhân hay một tổ chức có ý định thâu
tóm cổ phiếu doanh nghiệp để kinh doanh th ì họ không dại gì mở một tài khoản (chỉ
trừ khi họ có ý định công khai để tham gia v ào Hội đồng quản trị), bởi v ì làm cách
này phải qua nhiều thủ tục lại phải ch ào mua công khai và phải 6 tháng sau mới
được bán. Họ chỉ cần mở nhiều t ài khoản với các tên khác nhau ở một hay nhiều
công ty và mua với khối lượng dưới 5% (tức 4,99%) là có thể thâu tóm một lượng
cổ phiếu rất lớn mà không phải tuân theo các quy định trong Nghị đ ịnh. Đây là cách
lách luật hết sức sơ đẳng mà nhà quản lý không thể kết tội được.
Những người quan sát kỹ thị trường chứng khoán đều nhận thấy thời gian qua có
một khối lượng mua-bán cổ phiếu rất lớn từ một tổ chức có tiềm lực mạnh về t ài
chính, gây ra những cơn chao đảo giá cả nhưng các nhà giám sát , quản lý đã không
đủ khả năng hoặc không có công cụ để phát hiện. Điều n ày cũng chứng tỏ rằng khối
lượng tiền và cổ phiếu được mua bán không nằm trong một hai t ài khoản mà nằm
trong nhiều tài khoản và các tài khoản này có thể cùng hoạt động trong một phiên
giao dịch.
Bên cạnh đó, rất khó để xác định đâu l à hành vi mua bán bình thường và đâu là
hành vi mua bán giả tạo, vi phạm luật. Việc xác định đ ược các hành động thao túng
trên thị trường rất phức tạp, ngay cả ở các nước có thị trường chứng khoán phát
triển. Trước các hành động thao túng giá cả của giới đầu c ơ, vi phạm đạo đức chứng
khoán, mua bán nội gián…làm tăng nguy cơ lũng đoạn thị trường, hệ thống giám
sát hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam tu y đã được thiết lập nhưng
Luận Văn Thạc sĩ - 45 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
hoạt động chưa thực hiệu quả, chưa có hệ thống chỉ tiêu giám sát.. Bên cạnh đó
năng lực giám sát, các chế tài cưỡng chế hành vi vi phạm còn hạn chế, các văn bản
pháp luật khác có liên quan như Luật Dân sự, Luật H ình sự, Luật Thanh tra, pháp
lệnh xử phạt vi phạm hành chính… chưa quy định rõ thẩm quyền và chưa có các
quy định rõ ràng về các hành vi vi phạm trong hoạt động chứng khoán. Công tác
phổ biến, quán triệt các quy chế chính sách đối với hoạt động của thị tr ường chứng
khoán tuy đã được tổ chức thực hiện nhưng chưa được sâu rộng nên ý thức chấp
hành chưa cao. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý còn chưa có nhiều kinh
nghiệm, chưa nắm chắc nghiệp vụ nên kết quả kiểm tra còn hạn chế.
2.1.2.6. Chưa triển khai giao dịch quyền chọn cổ phiếu:
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã hình thành và hoạt động hơn 7 năm nay với
tốc độ khá nhanh; giá tăng - giảm đột biến nhưng nghiệp vụ quyền chọn cổ phiếu
chưa được triển khai. Do đó nhu cầu về quyền chọn cổ phiếu c àng trở nên cấp bách.
Nếu có công cụ quyền chọn này nhà đầu tư không bị hoảng loạn như tình hình cuối
2007 đầu 2008 hiện nay vì xem như đã mua “bảo hiểm” về giá .
Trên thực tế, các nhà quản lý và một số công ty chứng khoán đã tìm hiểu và lặng lẽ
chuẩn bị về quyền chọn cổ phiếu. Tuy nhi ên, nhân lực am hiểu về lĩnh vực này hiện
nay còn chưa nhiều. Khi quyền chọn cổ phiếu đ ược triển khai cũng là cơ hội kinh
doanh mới rất thú vị cho các công ty chứng khoán hay các công ty chuy ên về quyền
chọn vì chính nhà đầu tư cũng cần mua “bảo hiểm” để tự ph òng thủ rủi ro, biến
động mạnh của thị trường. Khi có công cụ quyền chọn, chắc chắn giá cổ phiếu sẽ
không có những đợt “sóng thần” như hiện nay.
2.2. Một số quyền chọn đã được đưa vào áp dụng tại Việt Nam:
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống t ài chính Việt Nam đã có những
bước phát triển rất quan trọng theo h ướng hội nhập với thông lệ và chuẩn mực quốc
tế được chấp nhận chung. Đây là định hướng đúng đắn nhằm để hệ thống t ài chính
Luận Văn Thạc sĩ - 46 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
nước ta phát triển ổn định, bền vững, tạo điều kiện cần cho phát triển kinh tế quốc
gia. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại (01/2008), công cụ t ài chính phái sinh và
thị trường công cụ tài chính phái sinh vẫn chưa phát triển. Việc mua hay bán công
cụ tài chính phái sinh rất ít được doanh nghiệp hoặc tổ chức t ài chính thực hiện
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của m ình. Đồng thời thị trường
chính thức chưa được thiết lập trong khi thị trường phi chính thức th ì nhỏ lẻ và hoạt
động không thường xuyên.
Loại công cụ tài chính phái sinh được phổ biến nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay l à
công cụ tài chính phái sinh tiền tệ. Ngoài ra, một số ít ngân hàng thương mại Việt
Nam đang được NHNN cho phép thực hiện thí điểm mua bán một số loại công cụ
tài chính phái sinh khác như công c ụ tài chính phái sinh về tín dụng, hoán đổi lãi
suất, quyền chọn về vàng, kỳ hạn về hàng hoá.
Ngày 15 /12 / 2004, Ngân hàng thương m ại cổ phần Á Châu (ACB) chính thức tung
ra sản phẩm mới: Gold Option – Quyền chọn mua bán vàng. Trong tình hình biến
động phức tạp của giá vàng trên thị trường hiện nay, việc có sản phẩm n ày đáp ứng
nhu cầu bảo hiểm giá vàng của khách hàng khi sử dụng vàng làm phương tiện thanh
toán và đầu tư.
Tháng 6/2006, Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam
(Eximbank) triển khai nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ / VNĐ . Đây là một trong
những công cụ giao dịch ngoại hối mới giúp cho khách h àng tránh được rủi ro trong
kinh doanh. Quyền chọn ngoại tệ / VNĐ (Currency Option ) l à hợp đồng giữa hai
bên, theo đó người mua có quyền chọn ( chứ không phải l à nghĩa vụ mua hoặc bán )
một số lượng cụ thể với một tỷ giá thực hiện đ ã được ấn định tại thời điểm giao dịch
cụ thể trong tương lai sau khi đã trả một khoản phí cho người bán.
Nhìn chung, thị trường quyền chọn Việt Nam mới chỉ đi v ào hoạt động, vẫn còn
nhiều khó khăn và phức tạp ở phía trước. Nhưng việc ứng dụng quyền chọn ngoại tệ
và quyền chọn vàng đã giúp phần nào cho giới đầu tư tài chính nhận thức được
Luận Văn Thạc sĩ - 47 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
công dụng và đặc điểm của các loại quyền chọn. C ùng với kế hoạch xây dựng thị
trường chứng khoán phái sinh giai đoạn 2009 -2010 trong chiến lược phát triển
TTCK đến năm 2010 của Chính Phủ sẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho quyền chọn cổ
phiếu khi được đưa vào giao dịch trên TTCK sau này.
2.3. Những điều kiện cơ sở để hình thành thị trường quyền chọn cổ phiếu tại
Việt Nam
Để thị trường quyền chọn cổ phiếu được hình thành và phát triển ổn định và bền
vững đòi hỏi TTCK của một nước phải có những điều kiện tiền đề nhất định:
2.3.1. TTCK phát triển đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế:
Điều kiện cơ bản nhất để áp dụng quyền chọn cổ phiếu v ào TTCK của một nước là
TTCK của nước đó phải phát triển, giao dịch chứng khoán trở n ên sôi động và
TTCK là một kênh đầu tư thu hút vốn quan trọng và không thể thiếu đối với mọi
tầng lớp dân cư.
Một TTCK phát triển là một thị trường không có những khống chế về bi ên độ giá,
các loại lệnh sử dụng trong giao dịch đa dạng, ph ương thức giao dịch phong phú
như giao dịch thông qua điện thoại, internet…, hàng hoá trên thị trường chứng
khoán đa dạng, hấp dẫn và đại diện cho mọi ngành nghề của nền kinh tế. Khi TTCK
trở thành “phong vũ biểu” của nền kinh tế phản ánh sức khoẻ của nền kinh tế, biến
động trên thị trường là do tác động của cung cầu, lúc đó xuất hiện nhu cầu bảo hiểm
và kiếm lời dựa trên biến động không thể dự đoán của thị tr ường, và đó chính là
điều kiện cơ bản và quan trọng cho sự ra đời của quyền chọn cổ phiếu.
2.3.2. Nhận thức của nhà đầu tư về quyền chọn:
Trước khi một sản phẩm bất kỳ được tung ra thị trường thì điều cần thiết là nhận
thức của người sử dụng về sản phẩm đó, cụ thể l à người sử dụng phải nhận biết
được đặc điểm và công năng của sản phẩm đó, từ đó có hướng sử dụng phù hợp với
Luận Văn Thạc sĩ - 48 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
nhu cầu cá nhân của mình. Quyền chọn cổ phiếu cũng vậy, là một sản phẩm giao
dịch trên thị trường chứng khoán nên muốn đưa quyền chọn vào thị trường thì nhà
đầu tư ít nhất phải hiểu biết về sản phẩm đặc biệt n ày. Một khi họ đã nhận thức
được đặc điểm, công dụng và lợi ích của quyền chọn, cảm thấy sản phẩm n ày đáp
ứng được nhu cầu cá nhân th ì sẽ kích thích họ sử dụng sản phẩm mới mẻ n ày.
Nhận thức của nhà đầu tư về quyền chọn là rất quan trọng, quyết định thành công
hay thất bại khi đưa quyền chọn vào thị trường giao dịch. Khi một nhà đầu tư có
kiến thức nhất định về đặc điểm v à lợi ích của quyền chọn cổ phiếu, ng ười đó có thể
sử dụng nó một cách linh hoạt nhằm khai thác tốt nhất những tiềm năng sẵn có l àm
lợi cho mình, từ đó làm tăng giao dịch quyền chọn trên thị trường.
Mặt khác, quyền chọn là một sản phẩm đặc biệt, nên ngoài việc nhà đầu tư nhận
thức được nó thì cả người điều hành thị trường quyền chọn, những chuyên gia và
những nhân viên tham gia giao dịch thị trường phải là những người am tường về
quyền chọn. Người điều hành thị trường và nhân viên ngành chứng khoán càng hiểu
rõ về quyền chọn, khả năng tư vấn cho khách hàng và nhận định về thị trường càng
tốt thì việc điều hành thị trường sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn nhằm đáp ứng tốt nhất
nhu cầu cho nhà đầu tư.
2.3.3. Luật pháp trên Thị trường quyền chọn:
Có thể nói TTCK chỉ có thể tồn tại v à phát triển bền vững khi nó tạo được niền tin
vững chắc cho nhà đầu tư. Thị trường quyền chọn cũng vậy, chỉ có thể tồn tại v à
phát triển khi nhà đầu tư cảm thấy đây là một môi trường đầu tư công bằng và
quyền lợi chính đáng của m ình được luật pháp bảo vệ. Kinh nghiệm cho thấy sự sụp
đổ của thị trường quyền chọn ở Hà Lan vào những năm cuối thập niên 30 thế kỷ 17
và những thăng trầm của thị trường quyền chọn Mỹ những năm 1920 bắt nguồn từ
thực tế là luật pháp để đảm bảo quyền lợi nh à đầu tư – đặc biệt là quyền lợi của
người mua quyền chưa được hình thành đầy đủ, đã dẫn đến việc những yêu cầu thực
hiện hợp đồng của người mua quyền không được đáp ứng, làm mất lòng tin của
Luận Văn Thạc sĩ - 49 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
người mua quyền đối vớ i quyền chọn, kéo theo những cuộc khủng hoảng của ng ười
mua quyền trên thị trường lúc đó.
Pháp luật cho thị trường quyền chọn bao gồm những quy định về giao dịch, c ơ quan
quản lý của thị trường, các giới hạn, quy định về xử lý vi phạm…luật điều chỉnh
càng đầy đủ, chặt chẽ thì nhà đầu tư càng cảm thấy an tâm về quyền lợi của m ình,
lúc ấy sẽ tạo động lực cho nhà đầu tư tham gia giao dịch
Luật chứng khoán Việt Nam đ ã ra đời và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2007 là
cơ sở pháp luật và là tiền đề khách quan cho việc xây dựng và phát triển quyền
chọn cổ phiếu ở Việt Nam .
Ngày 29/06/2006, Luật chứng khoán đã được Quốc Hội nước Cộng Hoà Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua. Đây l à văn bản pháp luật
cao nhất về chứng khoán và thị trường chứng khoán có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/01/2007. Luật bao gồm 11 chương 136 điều sẽ tạo cơ sở cho thị trường chứng
khoán phát triển nhanh và ổn định, tạo tâm lý an tâm cho các tổ chức, cá nhân khi
tham gia kinh doanh, đầu tư vào thị trường chứng khoán và bảo đảm lợi ích hợp
pháp của nhà đầu tư; giúp cho công chúng hiểu rõ hơn về chứng khoán, thị trường
chứng khoán và có cơ sở pháp lý để công chúng tham gia v ào thị trường. Luật
chứng khoán ra đời cũng sẽ giúp việc phân định r õ vai trò của từng thị trường vốn
dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trong cơ cấu thị trường tài chính; đảm bảo và phát
huy quyền tự chủ của doanh nghiệp huy động vốn tr ên thị trường chứng khoán,
giảm gánh nặng trong việc dùng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn của hệ thống ngân
hàng hiện nay và góp phần tăng cường tính công khai minh bạch trong các hoạt
động kinh tế nói chung và trong cộng đồng các doanh nghiệp nói ri êng.
Luận Văn Thạc sĩ - 50 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
2.3.4. Hàng hoá cho thị trường quyền chọn:
Một thị trường muốn đi vào hoạt động thì điều quan trọng nhất phải có hàng hoá
phục vụ cho thị trường đó. Vì thế để thị trường quyền chọn có thể đi vào hoạt động
thì nhất thiết phải có hàng hoá cho thị trường quyền chọn.
Hàng hoá cho thị trường quyền chọn khác với hàng hoá trên thị trường thông
thường, đó là khi một quyền chọn được phát hành thì tổ chức có cổ phiếu được giao
dịch không thu được bất cứ phần tiền nào nhưng lại đòi hỏi một lượng cổ phiếu cơ
sở nhất định của chính công ty đó l àm đảm bảo. Do đó việc xây dựng h àng hoá cho
thị trường quyền chọn đồng nghĩa với hai việc: đa dạng hoá và tiêu chuẩn hoá cổ
phiếu thông thường để làm cổ phiếu cơ sở cho hợp đồng quyền chọn, đồng thời phát
hành các hợp đồng quyền chọn theo những ti êu chuẩn nhất định.
Yếu tố chất lượng hàng hoá có ảnh hưởng khá lớn trong việc thu hút nhiều ng ười
tham gia, đặc biệt trên thị trường tài chính- một thị trường chủ yếu dựa vào lòng tin
của nhà đầu tư thì yếu tố chất lượng càng phải được đảm bảo và chú trọng. Chất
lượng hàng hoá quyền chọn phụ thuộc vào chất lượng của cổ phiếu cơ sở và uy tín
của nhà phát hành quyền chọn. Số lượng cổ phiếu cơ sở phải đủ lớn để đảm bảo thị
trường phát triển ổn định và đáp ứng được những tiêu chuẩn chất lượng của cơ quan
quản lý thị trường, đồng thời phải có tính thanh khoản cao th ì mới có khả năng thu
hút sự quan tâm của giới đầu tư trong hoạt động giao dịch.
Một khi hàng hoá trên thị trường chứng khoán và thị trường quyền chọn càng được
đa dạng về số lượng, đảm bảo về chất lượng thì tính hấp dẫn của thị trường càng
cao đối với nhà đầu tư.
2.3.5. Nguồn nhân lực phục vụ cho thị trường quyền chọn:
Một yếu tố quan trọng cần phải có nếu muốn xây dựng v à phát triển thị trường
quyền chọn là đội ngũ nhân viên hoạt động trên thị trường. Nhìn chung thị trường
Luận Văn Thạc sĩ - 51 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
quyền chọn là một thị trường phức tạp đòi hỏi phải có đội ngũ nhân lực với tr ình độ
chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm hoạt động trên thị trường chứng khoán
thông thường.
Đội ngũ nhân lực phục vụ tại các công ty chứng khoán sẽ l à người cung cấp kiến
thức, quy trình giao dịch quyền chọn cho nhà đầu tư, tư vấn giao dịch và là trung
gian giữa nhà đầu tư và cơ quan quản lý thị trường. Vì thế năng lực chuyên môn và
kinh nghiệm của những người này là một yếu tố rất quan trọng để thu hút v à tạo
lòng tin với nhà đầu tư.
Bên cạnh đó để thị trường hoạt động hiệu quả, thông suốt đ òi hỏi đội ngũ nhân viên
vận hành có năng lực. Vai trò của những người này rất quan trọng vì vừa điều hành
hoạt động sao cho lợi ích của nh à đầu tư được đảm bảo ở mức tốt nhất vừa thanh
tra, giám sát các hoạt động của tất cả các thành viên tham gia giao d ịch nhằm tránh
sự sụp đổ của thị trường do tác động của một yếu tố n ào đó. Đội ngũ điều hành này
càng có kinh nghiệm, điều hành thị trường càng hiệu quả thì khả năng phát triển của
thị trường càng cao.
2.3.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật - công nghệ phục vụ thị trường; Hệ thống thanh
tra giám sát và công bố thông tin:
Bên cạnh các yếu tố về pháp luật, hàng hoá, nguồn nhân lực, nhận thức của nhà đầu
tư thì một yếu tố nữa cần chuẩn bị chu đáo khi đ ưa quyền chọn vào giao dịch, đó là
điều kiện vật chất kỹ thuật - công nghệ, hệ thống thanh tra giám sát và công bố
thông tin.
Điều kiện vật chất kỹ thuật càng tốt sẽ giúp cho thị trường vận hành thuận lợi, nhà
đầu tư có thể dễ dàng tham gia thị trường, đồng thời cơ quan quản lý cũng có thể
kiểm soát các giao dịch và việc tuân thủ các quy định của những thành viên trên thị
trường. Hệ thống thanh tra giám sát thị tr ường cũng là một yếu tố cần thiết giúp cho
việc tuân thủ những quy định trên thị trường được thực hiện một cách nghiêm túc,
Luận Văn Thạc sĩ - 52 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
hạn chế được những gian lận và vi phạm thị trường, làm lành mạnh hoá TTCK nói
chung cũng như thị trường quyền chọn nói riêng. Trong khi hệ thống công bố thông
tin càng hiện đại thì cơ hội nắm bắt thông tin của thị tr ường càng cao, góp phần tăng
tính minh bạch cho thị trường giao dịch.
Trên đây là những yếu tố cơ bản mà bất cứ một quốc gia nào muốn xây dựng thị
trường quyền chọn cũng cần phải có. Đó chính l à những viên gạch tạo nền tảng
vững chắc để phát triển một thị tr ường quyền chọn bền vững.
2.4. Những khó khăn thách thức khi đ ưa quyền chọn cổ phiếu vào thực tiển
Việt Nam: Bên cạnh những tiền đề thuận lợi tích luỹ đ ược sau 7 năm hoạt động,
hiện nay vẫn còn rất nhiều khó khăn cho cả TTCK nói chung v à làm chậm bước đưa
quyền chọn cổ phiếu vào giao dịch trên thị trường nói riêng. Xin trình bày 8 nguyên
nhân sau đây:
2.4.1. TTCK Việt Nam còn nhỏ bé, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn
trong và ngoài nước tham gia: Thị trường chứng khoán còn nhỏ bé và chưa thể
nói được đó là một kênh huy động vốn dài hạn có hiệu quả cho đầu tư phát triển. Số
lượng các công ty chứng khoán tham gia hoạt động tr ên thị trường chưa nhiều, tiềm
lực tài chính nhỏ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên còn hạn chế
và chưa mang tính chuyên nghi ệp. Mặt khác, thị trường chứng khoán còn non trẻ
nên công chúng đầu tư chưa có những hiểu biết về hoạt động chứng khoán cũng
như không thấy hết được lợi ích của việc tham gia TTCK. Hệ thống văn bản pháp
luật về chứng khoán mới ra đời, c òn nhiều sơ hở, chưa thật đầy đủ, thực hiện thiếu
đồng bộ. Chất lượng hoạt động, cung cấp dịch vụ trên thị trường chứng khoán chưa
cao, tính minh bạch và hiệu quả còn hạn chế.
Do còn khá non trẻ và chưa thực sự ổn định nên việc khống chế biên độ dao động là
rất cần thiết đối với TTCK hiện nay . Nh ưng cũng chính sự khống chế biên độ dao
động đó cũng làm cho thị trường không phản ánh đúng cung cầu trên thị trường.
Bên cạnh đó, hiện nay trên thị trường chứng khoán cũng chỉ có một số lệnh hạn chế.
Luận Văn Thạc sĩ - 53 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
Chính những hạn chế này nên thị trường chưa thật sự thu hút mạnh mẽ dân chúng
tham gia đầu tư vào thị trường.
2.4.2. Pháp luật về chứng khoán mới ra đời, c òn nhiều sơ hở, thực hiện thiếu
đồng bộ: Hiện nay, Luật chứng khoán đã có hiệu lực và các văn bản hướng dẫn đã
được ban hành nhưng các quy định quản lý về thị trường, giao dịch còn lỏng lẻo,
thể hiện nhiều bất cập và cần phải sửa đổi cho phù hợp. Do vậy, chưa thể đáp ứng
ngay yêu cầu về tính ổn định, rõ ràng và minh bạch. Kể từ khi Luật chứng khoán có
hiệu lực (01/01/2007), Uỷ ban chứng khoán soạn thảo tr ình Bộ Tài Chính 3 thông tư
và 9 quy chế hướng dẫn nghị định. Song tất cả vẫn còn rất mới mẻ để đưa luật vào
cuộc sống. Hàng loạt vấn đề còn tồn tại, từ những quy chế đơn giản như thông tin
trên thị trường uỷ ban cũng mới trong giai đoạn xây dựng quy chế. B ên cạnh đó,
hàng loạt các vấn đề khác phải tiếp tục xây d ựng quy chế như giám sát hoạt động
thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu chuyên biệt, vấn đề phí và lệ phí. Đặc
biệt, uỷ ban cũng đã đệ trình lên chính phủ đề án phát triển bền vững thị tr ường và
ngăn ngừa khủng hoảng, nhằm đưa ra mọi phương án đảm bảo sự phát triển ổn định
của thị trường. Tuy nhiên, để các quy chế này được thực hiện cần có thời gian v à sự
đóng góp ý kiến rộng rãi của công chúng và các chuyên gia mới có thể đảm bảo tính
khoa học cần thiết.
2.4.3. Hiểu biết của công chúng về TTCK v à thị trường quyền chọn còn hạn
chế: Điểm yếu nhất hiện tại là hiện tượng đầu tư kể cả đầu cơ của các nhà đầu tư cá
nhân theo phong trào trong khi chưa trang b ị cho mình những kiến thức cần thiết.
Thị trường vẫn thiếu lực lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp, những nhà tạo lập thị
trường với những kiến thức chuy ên sâu, có kinh nghiệm và am hiểu về luật pháp
trong lĩnh vực chứng khoán.
Từ thực tế kiến thức hạn chế, nguồn vốn đầu t ư mang tính ngắn hạn, thiếu tầm nh ìn
dài hạn và chuyên nghiệp thì có thể dễ dàng hiểu được sự biến động phi lý của giá
cổ phiếu trong thời gian qua. Hội nhập quốc tế kiểu “l ướt sóng và phong trào bầy
Luận Văn Thạc sĩ - 54 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
đàn” như vậy thì kết quả thất bại là tất yếu và sẽ khó phát triển TTCK bền vững
được.
2.4.4. Hàng hoá cho TTCK và th ị trường quyền chọn còn nghèo nàn và đơn
điệu: Phát triển TTCK là một trong hai nhiệm vụ cơ bản của cơ quan quản lý
ngành chứng khoán nhưng không thể tách rời quá trình đổi mới và chuyển đổi nền
kinh tế nước ta. Những thành tựu kinh tế đạt được trong những năm qua là kết quả
của việc thi hành chính sách đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện
để xây dựng TTCK ở Việt Nam – kênh quan trọng huy động vốn dài hạn cho phát
triển kinh tế, góp phần hoàn thiện hệ thống tài chính Việt Nam, tăng thêm các khả
năng lựa chọn về tiết kiệm và đầu tư cho dân chúng. Để phát triển TTCK, điều thiết
yếu là cần phát triển cung và cầu hàng hoá cho thị trường. Trong đó cung hàng hoá
thực chất liên quan tới hoạt động phát hành và niêm yết chứng khoán của các tổ
chức kinh tế trên thị trường.
Tháng 6/2006, Quốc hội đã ban hành Luật chứng khoán với những quy định rất mới
về công ty đại chúng và chào bán chứng khoán ra công chúng hướng theo chuẩn
mực quốc tế. Những chính sách v à luật pháp nêu trên đã cơ bản chấm dứt việc cổ
phần hoá khép kín, hạn chế việc bao cấp vốn cho các DNNN. Từ đó thúc đẩy các
doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá qua TTCK một cách minh bạch h ơn và ngày
càng nhiều doanh nghiệp mong muốn thông qua thị tr ường để huy động vốn đầu tư,
phát triển vốn và tăng cường uy tín cũng như hình ảnh của doanh nghiệp m ình.
Nói chung hàng hoá trên th ị trường chứng khoán trong mấy năm qua phát triển đáng
kể song số lượng và chất lượng của hàng hoá trên thị trường cần phải được nâng
cao, và đặc biệt là phải có chính sách phát triển rõ ràng của Chính phủ thì thị trường
quyền chọn mới có thể h ình thành được.
2.4.5. Đội ngũ nhân lực phục vụ thị trường thiếu về số lượng, yếu về chất
lượng: Do nền kinh tế phát triển nhanh và sự ra đời của hàng loạt công ty chứng
khoán khiến thị trường lao động thiếu hụt nghiêm trọng. Trong khi đó, nhiều trường
Luận Văn Thạc sĩ - 55 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
đại học chưa có chương trình đào tạo chuyên biệt về chứng khoán. Kết quả là hằng
năm, trong số khoảng 1000 – 2000 sinh viên tốt nghiệp có chuyên môn về chứng
khoán, chỉ có chừng 15% có thể đáp ứng đ ược yêu cầu cơ bản.
Thị trường chứng khoán phát triển nóng đ ã làm bùng nổ nhu cầu về nhân lực cho
lĩnh vực còn khá mới mẻ này. Theo Uỷ ban chứng khoán Việt Nam, hiện cả n ước
có gần 60 công ty chứng khoán đang hoạt động, nh ưng số nhân viên môi giới chứng
khoán có chứng chỉ hành nghề chỉ khoảng 300 người trong khi nhu cầu tối thiểu
khoảng 1.500 người và dự báo từ nay đến cuối năm 2008 nhân lực ng ành chứng
khoán tiếp tục thiếu hụt nghiêm trọng.
2.4.6. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn sơ khai và hệ thống thông tin trên TTCK
chậm chạp thiếu chuẩn xác: Cơ sở hạ tầng công nghệ của TTCK Việt Nam c òn
quá sơ khai. Điều này gây hạn chế đối với nhà đầu tư mặc dù ai cũng hiểu thị
trường còn non trẻ. Nhà đầu tư muốn các lệnh giao dịch lớn phải đ ược xử lý nhanh
và thông báo ngay kết quả. Nhưng điều này ở thị trường Việt Nam chưa đáp ứng
tốt. Việc đặt lệnh qua mạng c òn gặp trở ngại vì xử lý chậm hoặc lệnh không nhập
được (Sự cố tạm ngừng giao dịch tại s àn chứng khoán HoSE cuối tháng 5/2008 l à
một ví dụ) . Nhà đầu tư cũng không an tâm vì sợ lệnh bị thay đổi bởi hacker.
Mặt khác, một trong những mối lo ngại của các nh à đầu tư nước ngoài ở TTCK Việt
Nam là thông tin chậm (các thông tin về tài chính, về cổ phiếu thưởng,…). Khi đầu
tư vào thị trường chứng khoán, nhà đầu tư đã chấp nhận một số rủi ro chẳng hạn
như rủi ro về biến động giá lại phải chịu th êm những rủi ro về thông tin.
Trên báo chí, trên các mạng lại có quá nhiều thông tin ch ưa thẩm định hoặc thông
tin không chính thức. Không có ai bị quy trách nhiệm khi phát biểu hoặc đăng tải
những thông tin sai lệch gây ảnh hưởng xấu đến nhà đầu tư. Ở các TTCK lớn, quy
định về công bố thông tin rất chặt chẻ. Báo chí phải chịu trách nhiệm về những
thông tin đăng tải. Những người đã phát biểu trên các phương tiện thông tin đại
Luận Văn Thạc sĩ - 56 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
chúng phải chịu trách nhiệm về những điều m ình nói. Đó là những cách bảo vệ cho
nhà đầu tư.
Để đáp ứng cho một thị trường đang phát triển nhanh, phải xây dựng đ ược một hệ
thống thông tin nhanh chóng, minh bạch v à đồng thời phải nâng cấp cơ sở hạ tầng
công nghệ. Thay vì phải mất nhiều năm, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ sẽ
giúp thị trường Việt Nam đi tắt đón đầu, tiết kiệm đ ược nhiều thời gian và tiền bạc.
2.4.7. Cơ chế quản lý thị trường chứng khoán còn bất cập, chưa hiệu quả:
Không thể phủ nhận những thành quả đạt được của TTCK sau hơn bảy năm hoạt
động tạo ra một kênh huy động vốn nhanh và hiệu quả thúc đẩy cổ phần hoá doanh
nghiệp. Quy mô vốn hoá thị trường cổ phiếu và trái phiếu hiện đã chiếm khoảng
36% GDP, gần bằng một nửa kênh dẫn vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, sự phát triển
nhanh chóng của thị trường chứng khoán đang đặt ra không ít thách thức đối với c ơ
quan quản lý.
Hiện nay, sự liên kết các bộ, ngành trong lĩnh vực quản lý chính sách tiền tệ c òn
chồng chéo. UBCKNN đang xây dựng thông t ư liên tịch hợp tác trao đổi thông tin
giữa NHNN và Bộ tài chính. Ví dụ như việc quản lý nguồn vốn đầu t ư gián tiếp
trước đây bên nọ đổ cho bên kia, chưa có sự thống nhất chung dẫn đến việc quản lý
nhóm đối tượng này chưa có đầu mối tập hợp. Hay như việc ban hành chính sách
tiền tệ, tài chính về lãi suất ngân hàng, thuế nếu như không có sự phối hợp thông tin
của các bên dẫn đến mỗi bên đơn phương ban hành chính sách theo quan đi ểm của
ngành mình sẽ gây ra những tác động tiêu cực chung đến thị trường.
Ngoài ra, chức năng quan trọng của cơ quan quản lý đó là giám sát cũng còn chưa
hiệu quả. Nếu dựa vào số liệu thống kê, c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn tốt nghiệp- Triển khai quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf