Tài liệu Luận văn Tốt nghiệp Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối tại công ty cổ phần vật tư bảo vệ thực vật Hoà Bình: Luận văn tốt nghiệp :“Thực trạng và
một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ
thống phân phối tại công ty cổ phần vật
tư BVTV Hoà Bình”
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 1 -
LỜI MỞ ĐẦU
Công ty Cổ phần vật tư BVTV Hoà Bình là một công ty kinh doanh trong
lĩnh vực thuốc BVTV, với hơn 7 năm hoạt động đã năm bắt cơ hội , vượt qua
thách thức và đã có được những thành công nhất định , khẳng định là một
trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh thuốc BVTV(bảo vệ thực
vật). Tuy nhiên vẫn còn có rất nhiều khó khăn cũng như thách thức phía trước
, do đó việc đánh giá bản thân để biết được điểm mạnh , điểm yếu đồng thời
nắm bắt những cơ hội là điều hết sức quan trọng. Xuất phát từ những thực tế
khách quan đó, công ty cần nâng cao hiệu quả cạnh tranh của mình để có thể
tạo được chỗ đứng trên thị trường trong nước cũng như hướng đến xuất khẩu.
Để làm được điều này ngoài các biện pháp kinh doanh khác nhau như cải tiến,
nâng cao chất lượng sản phẩm, tuyên truyền, ...
63 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1148 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tốt nghiệp Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối tại công ty cổ phần vật tư bảo vệ thực vật Hoà Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp :“Thực trạng và
một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ
thống phân phối tại công ty cổ phần vật
tư BVTV Hoà Bình”
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 1 -
LỜI MỞ ĐẦU
Công ty Cổ phần vật tư BVTV Hoà Bình là một công ty kinh doanh trong
lĩnh vực thuốc BVTV, với hơn 7 năm hoạt động đã năm bắt cơ hội , vượt qua
thách thức và đã có được những thành công nhất định , khẳng định là một
trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh thuốc BVTV(bảo vệ thực
vật). Tuy nhiên vẫn còn có rất nhiều khó khăn cũng như thách thức phía trước
, do đó việc đánh giá bản thân để biết được điểm mạnh , điểm yếu đồng thời
nắm bắt những cơ hội là điều hết sức quan trọng. Xuất phát từ những thực tế
khách quan đó, công ty cần nâng cao hiệu quả cạnh tranh của mình để có thể
tạo được chỗ đứng trên thị trường trong nước cũng như hướng đến xuất khẩu.
Để làm được điều này ngoài các biện pháp kinh doanh khác nhau như cải tiến,
nâng cao chất lượng sản phẩm, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh công ty,.. thì
việc phát triển và hoàn thiện kênh phân phối là một trong những chiến lược
cạnh tranh hữu hiệu. Ngay từ khi thành lập, công ty đã xác định được vai trò
quan trọng của việc phát triển một hệ thống phân phối hợp lý, rộng khắp
nhằm xác lập cho mình một lợi thế cạnh tranh quan trọng qua kênh phân phối.
Chính vì vậy mà hiện nay sản phẩm của công ty đã có mặt ở hầu hết các tỉnh
phía bắc và có những bước đi chắc chắn và mau lẹ trong việc xâm nhập hai
thị trường tiềm năng là thị trường miền trung, nam. Tại thị trường miền bắc
công ty xây dựng được uy tín và hình ảnh tốt trong tâm trí người tiêu dùng,
xây dựng được một kênh phân phối rộng khắp, hoạt động khá hiệu quả với
hàng trăm đại lý lớn và rất nhiều các cửa hàng đang bán sản phẩm của công
ty. Tuy nhiên công ty đã xácđịnh rằng vẫn còn rất nhiều khó khăn thách thức
để có thể xây dựng cho mình một kênh phân phối hoạt động hiệu quả hơn nữa
nhằm đem lại lợi thế cạnh tranh tốt hơn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt
ngày nay. Vẫn còn đó những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, cạnh
tranh về giá giữa các đại lý nhằm tranh giành khách hàng của nhau, hoạt động
cung ứng, vận chuyển hàng nhều khi không kịp thời, nhất là vào những thời
điểm mùa vụ làm lỡ cơ hội kinh doanh của khách hàng,…Đặc biệt là công ty
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 2 -
cần có những chiến lược để xây dựng cho mình một hệ thống kênh phân phối
đưa sản phẩm đến những thị trường xa hơn, tiềm năng hơn, nhất là thị trường
miền trung và thị trường miền nam. Đây cũng là lý do để em viết đề tài : “
Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối tại
công ty cổ phần vật tư BVTV Hoà Bình “ nhằm phân tích, đáng giá tình
hình hoạt động hiện tại của hệ thống kênh phân phối của công ty và đưa ra
một số đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối, nâng cao khả năng
cạnh tranh của công ty,phát triển hoạt động kinh doanh của công ty.
Cấu trúc của đề tài bao gồm ba chương:
Chương I: Khái quát về thị trường của công ty
Chươg II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và hệ thống phân
phối tại công ty.
Chương III: Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ
thống phân phối của công ty.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 3 -
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY
1. ĐĂC ĐIỂM THỊ TRUỜNG THUỐC BVTV
1.1. Khái quát chung về thị trường thuốc BVTV
Theo số liệu thống kê năm 2002, dân số nông nghiệp trên toàn quốc
:59,204,800 người chiếm 75.24% tổng dân số. Xuất phát từ đặc điểm cơ cấu
dân số của nước ta, Đảng đã xác định việc phát triển nông nghiệp là mặt trận
hàng đầu. Phát triển nông nghiệp tạo việc làm cho lao động nông thôn, miền
núi, đồng thời đẩy mạnh tỷ trọng kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống kinh
tế xã hội là mục tiêu và chiến lược quan trọng trong đường lối kinh tế của
Đảng và nhà nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nước ta về cơ bản là một nước nông nghiệp, ngành trồng trọt giữ một vai
trò vô cùng quan trọng trong ngành nông nghiệp nói riêng cũng như trong
toàn bộ nền kinh tế đất nước. Do đó việc đa dạng hoá các sản phẩm ngành
trồng trọt, coi trọng công việc cải tạo giống, áp dụng công nghệ trồng trọt
công nghiệp với truyền thống theo quy mô thích hợp là đòi hỏi tất yếu.Cùng
với sự phát triển của ngành trồng trọt, nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
(BVTV) cũng tăng theo. Là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực thuốc
BVTV, công ty Hoà Bình nhận thức rõ rằng đây là thời cơ thuận lợi cho việc
phát triển kinh doanh do cùng với việc nhà nước đầu tư và phát triển nền nông
nghiệp nước ta theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá thì người nông dân
cũng đầu tư nhiều hơn nữa cho việc chăm sóc, bảo vệ cũng như phát triển hơn
nữa diện tích canh tác cây trồng. Công ty đã căn cứ vào tình hình thực tế, sự
phân bố cây trồng theo khu vực địa lý của các tỉnh, địa phương và xu hướng
cây trồng trong tương lai để xác định rõ đâu là khách hàng mục tiêu trong
hiện tại và tương lai của mình. Đây cũng là căn cứ hết sức quan trọng để xác
định khu vực thị trường mục tiêu bởi gắn với những cây trồng nhất định, công
ty có thể xác định được loại sản phẩm, số lượng hay các yếu tố thị trường ảnh
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 4 -
hưởng nhằm xây dựng một hệ thống kênh phù hợp cho từng thị trường cụ thể.
Căn cứ vào biểu 1 ta nhận thấy diện tích cây lúa, cây hoa màu , ăn quả phát
triển mạnh tại các tỉnh thuộc đồng bằng bắc bộ. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi
nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây lúa nước và cây
hoa màu, cây ăn quả. Cụ thể như các tỉnh Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình,
Bắc Giang, Hải Phòng,… đặc biệt một số tỉnh có diện tích cây ăn quả và cây
hoa màu có diện tích lớn như: Nam Định, Hải Phòng,… Đây là thị trường lớn
của công ty do có diện tích cây trồng lớn, mặt khác xu hướng cây trồng tại các
tỉnh này đều có xu hướng tăng trong tương lai là điều kiện tốt cho việc đầu tư
của công ty trong tương lai. Tại các tỉnh miền núi phía bắc, mặc dù diện tích
cây lúa, cây hoa màu không lớn và tập trung như tại các tỉnh thuộc đồng bằng
bắc bộ, những tại những tỉnh này có điều kiện tự nhiên thích hợp cho việc
phát triển cây chè, cây cà phê, đặc biệt tại một số tỉnh có diện tích cây chè , cà
phê phát triển như: Thái Nguyên, Sơn La, Tuyên Quang, Yên Bái, …Đây
cũng là một thị trường đặc biệt mà công ty cần quan tâm, khai thác bởi tại đây
có những khách hàng lớn, có thể tạo lợi nhuận cao nếu tạo được mối quan hệ
làm ăn lâu dài với họ. Bên cạnh đó hai tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An là một thị
trường lớn của công ty nếu được khai thác tốt do 2 tỉnh này có diện tích cây
trồng lớn, đặc biệt là cây lúa, bên cạnh đó tỉnh Nghệ An còn có diện tích cây
cà phê khá lớn và có xu hướng tăng nhanh trong tương lai. Theo thống kê của
bộ nông nghiệp về dự kiến bố trí cây con đến năm 2010 tại các tỉnh miền bắc
như sau( trang bên ).
Biểu 1: Dự kiến bố trí cây con đến năm 2010
Đơn vị: 1000 ha
Năm
1999 2010
Tỉnh
Lúa
Cây hoa
màu, ăn quả
Cây chè,
cà phê
Lúa
Cây hoa
màu, ăn quả
Câychè,
cà phê
Vĩnh Phúc 71,8 44,5 0 70 26,27 0
Thanh Hoá 253,7 102,5 0 254,1 191,6 0
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 5 -
Thái Nguyên 65,3 11 11,2 65,3 23 13
Sơn La 41,9 68,9 5,53 41,9 83,74 14,5
Quảng Bình 46,9 9,3 5,4 46,9 24 16,4
Phú Thọ 67,1 21,8 7,9 72,2 29 15
Ninh Bình 82,2 16,9 0 80 33,1 0
Nghệ An 176,4 94,8 8,85 176,4 125 20
Nam Định 165,6 4117,6 0 160 5324 0
Lào Cai 35,5 22 3 35,5 32 5
Lạng Sơn 46,5 18,7 0 46,5 26,5 0
Lai Châu 49,6 30,1 2,36 49.6 40,3 8,8
Hưng Yên 89,6 353,6 0 85 565 0
Hải Phòng 95,2 4809,3 0 88,6 5709,5 0
Hoà Bình 41,5 32,9 0 41,5 59 0
Hà Tĩnh 106 30,7 0,26 106 49,2 11,3
Hà Tây 167,5 55 0 160 69 0
Hà Giang 29,7 46,9 8,5 29,7 65 15
Bắc Giang 114,3 52,5 0 114,3 63 0
Bắc Ninh 82,6 15,7 0 81 22,5 0
Yên Bái 39,5 29,2 11,3 39,5 72 18
Tuyên Quang 43,1 20,3 3,6 43,1 29 8
Thái Bình 172,1 35,1 0 170 32,5 0
Nguồn: Phòng Marketing Năm 2005
Do đặc điểm của thị trường thuốc BVTV luôn gắn liền với khu vực địa lý
cây trồng nên tại những khu vực có diện tích cây trồng lớn thường có rất
nhiều công ty trong cũng như ngoài nước kinh doanh tại đây. Những năm
trước đây, sản phẩm thuốc BVTV hầu hết được nhập khẩu hay được tài trợ từ
nước ngoài với giá rất đắt. Nhưng hiện nay thị trường đã có rất nhiều hàng nội
với nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú, những mạng lưới phân phối rộng
khắp các tỉnh thành phố là điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng.Song do
đặc điểm thị trường mà sự kiểm soát trong ngành còn thiếu chặt chẽ khiến
hàng nhập lậu, hàng nhái, hàng Trung Quốc tràn lan với giá rẻ, chất lượng
không đảm bảo gây khó khăn chung cho sự phát triển lành mạnh của ngành
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 6 -
và ảnh hưởng lớn đến đời sống của bà con nông dân. Điều này một phần là do
thị trường thuốc BVTV có những nét đặc thù riêng.
Thứ nhất, đây là sản phẩm có đòi hỏi cao về chất lượng, điều kiện bảo
quản, hướng dẫn cách sử dụng, thời hạn, đảm bảo an toàn trong sử dụng.
Thứ hai, sản phẩm thường được sử dụng nhiều ở vùng nông thôn, vùng xa,
hẻo lánh, lại thường phân phối rộng khắp với số lượng nhỏ nên việc quản lý
thuốc rất khó kiểm soát chặt chẽ những điều kiện kinh doanh của sản phẩm.
Vì thế sự lỏng lẻo trong quản lý là khó tránh khỏi.Đó là điều kiện thuận lợi
cho những kẻ xấu len lỏi vào thị trường, đem bán những sản phẩm không đảm
bảo chất lượng và khi bà con sử dụng thì tiền mất tật mang.
Thứ ba, cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt do số lượng hàng ngoại
vẫn còn nhiều và chiếm ưu thế nhất định.Mặt khác số lượng cáccông ty trong
nước tham gia thị trường ngày càng đông, các sản phẩm của các đơn vị kinh
doanh không đạt tiêu chuẩn cũng gia tăng báo động
Thứ tư, khác hàng của ngành phần lớn là người nông dân nên sự hiểu biết
còn hạn chế. Khi mua sản phẩm họ thường lựa chọn sản phẩm có bao bì đẹp,
giá rẻ và một phần cũng bị ảnh hưởng lớn bởi nhà cung cấp.
1.2. Khách hàng của công ty
1.2.1 Khách hàng mục tiêu của công ty
Do đặc thù của việc kinh doanh thuốc BVTV, đòi hỏi người bán hàng phải
có những điều kiện cơ bản về kiến thức, trình độ hiểu biết nhất định về thuốc
cũng như những điều kiện bảo quản cụ thể cho sản phẩm nên việc lựa chọn
khách hàng của công ty được cân nhắc cẩn thận và tuân theo một quy tắc cụ
thể do công ty đề ra. Chỉ khi các khách hàng này đáp ứng được những điều
kiện đó họ mới có thể là đại lý bán hàng của công ty.
Trên thị trường miền Bắc khách hàng mục tiêu của công ty bao gồm các
đại lý cấp 1 và các chi cục bảo vệ thực vật tại các tỉnh, thành phố, đây là các
đại lý đại diện cho công ty phân phối hàng cho một hoặc một số khu vực thị
trường nhất định. Họ chịu sự quản lý tực tiếp của công ty và được hưởng
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 7 -
những chính sách như nhau về giá, chiết khấu,… nhằm tránh những xung đột
trong kênh. Bên cạnh đó công ty cũng quan tâm đến những khách hàng tổ
chức, họ là những nông trường, doanh nghiệp đang kinh doanh và trồng
những loại cây công nghiệp như chè, cà phê với diện tích lớn nên có thể đem
lại lợi nhuận lớn cho công ty. Số lượng các đại lý cấp1 của công ty tại thị
trường miền bắc cụ thể như sau ( trang bên ). Các đại lý cấp 1 của công ty lại
bán sản phẩm cho các khách hàng là tổ chức và cá nhân nằm trong kênh phân
phối cấp dưới, họ mua hàng của các đại lý cấp 1 và làm đại lý, nhà bán buôn ,
bán lẻ của công ty . Công ty phân loại khách hàng của mình theo doanh số mà
công ty bán cho họ , với những khách hàng có doanh số >2tỷ đồng/năm được
coi là những đại lý lớn, với khách hàng có doanh số từ 800 triệu – 2tỷ
dồng/năm được coi là những đại lý trung bình và còn lại là những đại lý nhỏ.
Căn cứ vào việc phân loại này công ty có những chính sách ưu đãi về giá
cũng như các biện pháp khuyến mại khác nhau nhằm khuyến khích, động viên
họ.
Biểu 2: Số lượng đại lý của công ty
STT Tỉnh Số Lượng
1 Bắc Giang 4
2 Quảng Ninh 1
3 Hải Phòng 6
4 Thái Bình 2
5 Nam Định 10
6 Phú Thọ 6
7 Thái Nguyên 4
8 Yên Bái 3
9 Tuyên Quang 3
10 Lai Châu, Sơn La , Cao Bằng 10
11 Hà Nội 5
12 Hà Tây 5
13 Hải Dương 7
14 Ninh Bình 2
15 Thanh Hoá 2
16 Nghệ An 3
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 8 -
17 Hà Tĩnh 4
18 Vĩnh Phúc 4
19 Hưng Yên 3
20 Hà Nam 5
21 Bắc Ninh 2
22 Miền Trung 7
Nguồn: phòng Marketing năm 2005
Sản phẩm của công ty qua các cấp trung gian và cuối cùng đến tay người
nông dân, họ là người trực tiếp tiêu dùng và sử dụng sản phẩm, bên cạnh đó
là những khách hàng tổ chức, họ mua sản phẩm của công ty để phục vụ cho
việc phòng, chống bệnh cho những nông trường, trang trại cây trồng của
mình.
1.2.2. Các đặc điểm của khách hàng
*Đặc điểm nhân khẩu học : Ta có thể thấy qua biểu trên thị trường của
công ty trải rộng trên một thị trường rộng khắp miền bắc, nhưng trong đó
cũng có những khu vực, tỉnh tập trung lượng lớn khách hàng như Hải Phòng,
Nam Định, Hà Nam , Hải Dương, Phú Thọ,…. Đây cũng chính là những thị
trường lớn của công ty, đem lại lợi nhuận cao và được công ty đặc biệt quan
tâm. Trên những thị trường của hiện có, công ty phân phối rộng rãi sản phẩm
của mình, chủ yếu là những sản phẩm đa dạng (SP phổ tác dụng rộng) là
những sản phẩm có nhiều tác dụng, diệt trừ nhiều loại sâu hại trên nhiều loại
cây lương thực, thực phẩm. Trong đó công ty căn cứ vào cơ cấu cây trồng
của từng tỉnh ( Dự kiến bố trí cây con đến năm 2010- Biểu 1), độ bao phủ thị
trường của hệ thống phân phối và nhu cầu thực tế của thị trường và cơ cấu sản
phẩm hiện có (Phụ lục 3) để bán và phân phối sản phẩm của công ty . Dựa
vào những căn cứ này công ty đã hình thành được những cặp sản phẩm – thị
trường cụ thể. Đối với khu vực đồng bằng nơi có diện tích lúa lớn đồng thời
có diện tích trồng rau , cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày như (khoai ,
ngô , đay ,…) sản phẩm chủ yếu là thuốc trừ cỏ , thuốc trừ sâu và hợp chất
dưỡng cây. Đây cũng chính là thị trường lớn của công ty do doanh số cao và
có độ bao phủ thị trường rộng , đó là các tỉnh như (Nam Định, Hải
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 9 -
Dương,Thái Bình,..). Với các tỉnh có cơ cấu cây trồng chủ yếu là các loại cây
công nghiệp ngắn ngày và cây chè như Thái Nguyên, Phú Thọ, Sơn La,…các
khách hàng tại đây thường không tập trung, phân bố rộng gây khó khăn cho
việc xây dựng hệ thống kênh phân phối, tăng chí phí bán hàng. Tại thị trường
này công ty chủ yếu bán các sản phẩm là thuốc trừ bệnh , thuốc trừ sâu và hợp
chất dưỡng cây.
*Đặc điểm hành vi: Khách hàng cuối cùng của công ty chủ yếu là người
nông dân, quanh năm “chân lắm tay bùn” , trình độ hiểu biết và nhận thức của
họ còn hạn chế, do đó những khách hàng này thường mua hàng theo kinh
nghiệm hoặc mua hàng có tham khảo những người đã sử dụng sản phẩm hay
mua hàng theo “con mắt”, họ thấy sản phẩm có bao bì đẹp, bắt mắt thì mua.
Đây cũng là một đặc điểm quan trọng mà công ty cần đặc biệt quan tâm trong
việc thu hút khách hàng, thiết kế mẫu mã, bao bì, và tăng cường nhận thức
của người dân về sản phẩm cũng như hình ảnh của công ty.
*Đặc điểm văn hoá: Người dân Việt Nam từ ngàn đời nay sống trong một
nền văn hoá làng xã với những phong tục tập quán, hành vi ứng xử và một
nền văn hoá mang đặc trưng riêng. Chính điều này cũng ảnh hưởng không
nhỏ tới hành vi tiêu dùng của họ, họ thường thảm khảo, bàn chuyện với
những người có kinh nghiệm hơn khi quyết định mua một món hàng nào đó,
do đó họ thường mua hàng sau khi đã tham khảo những người khác có kinh
nghiệm mà không cần bất cứ chỉ dẫn nào khác và họ sẽ đến đúng cửa hàng mà
người hướng dẫn họ đã cho chứ không đi bất kỳ nơi nào khác.
1.3. CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
1.3.1. Khái quát chung về các đối thủ cạnh tranh ( ĐTCT ) của công ty
Hiện nay trên thị trường thuốc BVTV có nhiều công ty cung cấp và bán
sản phẩm thuốc, riêng thị miền Bắc có khoảng hơn 50 công ty, có cả công ty
liên doanh nước ngoài như công ty Bayer liên doanh với Đức hay Bygenta-
Thuỵ Sỹ…và công ty trong nước. Để thấy rõ sự khác nhau giữa chiến lược
kinh doanh của các công ty liên doanh với chiến lược kinh doanh của công ty
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 10 -
Hoà Bình cũng như điểm mạnh, điểm yếu giữa hai chiến lược kinh doanh này
ta xét mô hình sau:
Mô hình chiến lược kinh doanh
Định hướng sản phẩm (Hoà Bình)
Hoà Bình Đại lý cấp 1 Đại lý cấp 2 ….. Khách hàng
Định hướng khách hàng(Liên Doanh)
Liên Doanh Đại lý cấp 1 Đại lý cấp 2 ….. Khách hàng
Sự khác nhau : Có thể nói sự khác nhau cơ bản giữa hai chiến lược kinh
doanh này chính là việc áp dụng hai chiến lược khác nhau là chiến lược kéo
và chiến lược đẩy trong xúc tiến nhằm thu hút khách hàng. Trong khi các liên
doanh sử dụng các công cụ xúc tiến, tuyên truyền , quảng bá hình ảnh công ty
nhằm thu hút khách hàng, tạo sự nhận biết và nhu cầu của người dân, thuyết
phục họ dùng sản phẩm và khi đã tạo được niềm tin trong người tiêu dùng thì
người tiêu dùng sẽ tự tìm mua sản phẩm của họ tại các cửa hàng. Còn Hoà
Bình lại chủ yếu tập trung vào việc khuyến khích các thành viên trong kênh
phân phối của mình bán các sản phẩm của công ty, bằng các biện pháp cạnh
tranh về giá, khuyến mãi lớn giành cho các đại lý, hỗ trợ đại lý trong các hoạt
động tuyên truyền, thu hút khách hàng, tổ chức hội thảo đại lý,…Bằng việc sử
dụng các biện pháp này, công ty cố gắng tăng thị phần, mở rộng kênh phân
phối để thu lợi nhuận nhanh trong ngắn hạn để phục vụ cho chu kỳ kinh
doanh tiếp theo.
1.3. 2. So sánh ưu, nhược điểm của ĐTCT với công ty
Điểm mạnh của những công ty liên doanh là họ có nguồn lực tài chính
mạnh, sẵn sàng đầu tư dài hạn để xây dựng những chiến lược kinh doanh dài
hạn nhằm xây dựng lòng tin trong khách hàng. Định hướng kinh doanh của
những công ty này là họ tập trung định hướng vào khách hàng theo quan điểm
Marketing, trong khi đó chiến lược kinh doanh của Công ty định hướng vào
sản phẩm.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 11 -
Qua mô hình trên có thể thấy trong dài hạn thì chiến lược kinh doanh của
những liên doanh sẽ mang lại hiệu quả lâu dài, thị phần tăng dần và giữ
lâu,nhưng với công ty HB tập trung vào tăng thị phần nhanh, để mang lại lợi
nhuận cao. Đây là một chiến lược phù hợp với đặc điểm và điều kiện của
công ty, bằng việc tập trung vào những đại lý Đại lý cấp 1, với chiến lược giá,
chiết khâu cao hơn so với những liên doanh công ty đã xây dựng được mạng
lưới phân phối rộng và thu lợi nhuân ngắn hạn nhanh hơn.
Một điểm mạnh nữa của các Liên Doanh là họ được độc quyền về sở hữu
một số sản phẩm độc quyền, do đó họ có những lợi thế độc quyền mà công ty
khác không có được.
Điểm yếu của các liên doanh cũng chính là điểm mạnh mà công ty Hoà
Bình có, đó là việc hiểu rõ văn hoá, có mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng
truyền thống, có chính sách giá , chiết khấu và thực hiện việc chăm sóc khách
hàng khá tốt. Dựa trên những mối quan hệ làm ăn lâu dài, công ty xây dựng
được một hệ thống kênh phân phối với những quan hệ khá chặt chẽ, đảm bảo
cho chiến lược phân phối rộng rãi của mình cũng như độ bao phủ thị trường .
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 12 -
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 13 -
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
VÀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ
BVTV HOÀ BÌNH
1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY HOÀ BÌNH.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Xuất phát từ nền kinh tế thị trường và chính sách đổi mới nền kinh tế đất
nước ta đang cố gắng để hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Do nhu cầu rất lớn
của nước ta về thuốc bảo vệ thực vật, phân bón. Nhất là do nhu cầu đầu tư
kinh doanh của một số thành viên đã góp vốn vào để thành lập công ty. Vào
năm 1999 một số thành viên đã góp vốn chung để thành lập công ty trách
nhiệm hữu hạn kinh doanh xuất nhập khẩu Hoà Bình có giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số 071839 do phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hà
Nội cấp ngày 21/05/1999. Trụ sở tại 01M10 Láng Trung, Láng Hạ, Q. Đống
Đa, TP. Hà Nội.
Sau hai năm hoạt động kinh doanh, nhu cầu kinh doanh của công ty cần
có thêm vốn để cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Ngày 15/03/2002,
tại trụ sở công ty TNHH kinh doanh xuất nhập khẩu Hoà Bình, sau khi đã bàn
bạc hội đồng thành viên công ty lập biên bản thống nhất chuyển đổi hình thức
hoạt động của công ty TNHH kinh doanh xuất nhập khẩu Hoà Bình thành
công ty cổ phần Vật Tư Bảo Vệ Thực Vật Hoà Bình.
Tên giao dịch: HOA BINH PROTECTING PLANT EQUIPMENT
JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt: HOA BINH JSC.
Địa chỉ trụ sở: số 01, ngõ 102, đường Khuất Duy Tiến, phường Nhân
Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Địên thoại:(04) 5532606.
Fax:(04) 5532736.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 14 -
Ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần Vật Tư Bảo Vệ Thực Vật Hoà
Bình gồm:
+Buôn bán vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón;
+Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá;
+Sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật và phân bón;
+Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu dùng;
+Dịch vụ thể thao văn hoá cho thanh thiếu niên;
+Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp;
+Lữ hành nội địa.
Vào ngày 10/04/2002 phòng đăng ký kinh doanh Tp Hà Nội cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0163000936 cho công ty cổ phần Vật Tư
Bảo Vệ Thực Vật Hoà Bình. Ngành nghề kinh doanh là buôn bán vật tư nông
nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật.
Vốn điều lệ của công ty là: 1.800.000.000 đồng( một tỷ tám trăm triệu
đồng). Số cổ phần: 18.000 cổ phần. Loại cổ phần là cổ phần phổ thông. Mệnh
giá cổ phần là 100.000 đồng (một trăm nghìn đồng)
1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2001-2005
Với hơn 7 năm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thuốc BVTV, công ty
đã đạt được những kết quả kinh doanh quan trọng, đời sống của cán bộ công
nhân viên trong công ty không ngừng được cải thiện , doanh thu và lợi nhuận
tăng đều qua các năm, trung bình năm sau tăng hơn năm trước khoảng 30%.
Đặc biệt năm 3/2002 với quyết định quan trọng chuyển hình thức hoạt động
kinh doanh sang công ty cổ phần, tăng nguồn vốn kinh doanh, công ty đã đạt
được những kết quả kinh doanh vượt bậc, cụ thể như sau ( trang bên ).
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 15 -
Biểu 3: Báo cáo tài chính năm 2001 – 2005
Đơn vị:1000đ
Nguồn: Phòng hành chính-tổng hợp.
1.3. Đánh giá chung
Tổng doanh thu của công ty năm 2001 đạt 28.776.784.368 đồng, đã tăng
so với năm 2000 với tỷ lệ 30,83%. Năm 2001 công ty đã thu được lợi nhuận
133.554.375 đồng và đã đóng góp vào cho ngân sách nhà nước với số tiền là
42.773.400 đồng, tăng so với năm 2000 là 31,34%.
Tổng doanh thu của công ty năm 2002 đạt 40.616.029.109 đồng, đã tăng
so với năm 2001 là 11.839.244.741 đồng, với tỷ lệ 41.14%. Tổng lợi nhuận
năm 2002 của công ty đạt 115.591.743 đồng giảm so với năm 2001 là
17.962.632 đồng, giảm với tỷ lệ 13,53%. Nộp vào ngân sách nhà nước là
36.989.358 đồng, giảm so với năm 2001 là 5.748.042 đồng tương đương với
13,58%. Năm 2002 tổng doanh thu tăng nhưng mức độ tăng của tổng doanh
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm2003 Năm2004 năm2005
Tổng doanh
thu
28.776.784 40.616.029 188.430.891 248.728.776 323.347.409
Tổng giá
vốn
26.932.999 35.634.416 170.019.904. 229.526.870 300.680.200
Tổng lãi
gộp
1.843.785 4.981.613 18.410.987 19.201.906
22.667.209
tổng chi
phí
1.710.231 4.866.021 17.983.424 18.453.415
21.916.552
Tổng lợi
nhuận
133.554 115.591 427.563 748.491 750.657
Nộp ngân
sách ( thuế
TNDN)
42.737 36.989 136.820 233.903 234.580
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 16 -
thu không bằng mức độ tăng của chi phí nên lợi nhuận giảm đi một cách
đáng kể.
Sang năm 2003 so với năm 2002 tất cả các chỉ tiêu đề tăng. Song điều
đáng chú ý là tổng lợi nhuận của công ty đã tăng 311.970.788 đồng, với tỷ lệ
371,30%. Từ đó cho thấy công ty đã chiếm lĩnh được thị trường, để tiêu thụ
được khối lượng sản phẩm làm cho doanh thu tăng lên một cách đáng kể
147.931.832.719 đồng với tỷ lệ là 464,04%. Chi phí năm 2003 tăng cao
nhưng mức độ tăng chi phí không bằng mức độ tăng doanh thu từ đó thể hiện
công ty đã tổ chức hoạt động kinh doanh khá tốt. Về nghĩa vụ nộp thuế nhà n-
ước công ty đã nộp 136.820.010 đồng cao gấp hai năm 2001 và 2002 cộng lại.
Các năm 2004 và 2005 các chỉ tiêu trên đều tăng khoảng 30 – 32% mỗi
năm điều đó chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty đã đi vào ổn định và
kết quả kinh doanh ngày càng ổn định hơn. Để hiểu rõ hơn tình hình kinh
doanh của công ty, ta xem xét cụ thể doanh số theo tháng của năm 2005.
Biểu 4: Doanh số theo tháng của công ty năm 2005
Đơn vị:Đồng
THÁNG DOANH SỐ
1 3 343 794 000
2 1 655 457 000
3 8 165 146 500
4 11 277 270 500
5 5 006 497 500
6 4 072 612 300
7 6 761 393 000
8 9 122 062 600
9 3 420 753 000
10 432 785 360
11 353 707 000
12 163 075 000
TỔNG 53 774 553 760
Nguồn:Phòng kế toán-tài chính
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 17 -
Ta nhận thấy doanh số các tháng đầu và các tháng cuối năm của công ty
đều giảm khá rõ, đặc biệt là các tháng cuối năm , điều nay đặt ra một vấn đề
quan trọng với công ty là làm sao cân đối các nguồn lực đầu vào để đảm bảo
công ty vẫn kinh doanh có hiệu quả và đời sống cán bộ công nhân viên được
đảm bảo.
Tài chính của doanh nghiệp là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế tiền tệ
phát sinh trong quá trình kinh doanh của công ty, các mối quan hệ này cấu tạo
nên nguồn vốn, phân bổ và sử dụng trong công ty. Trong quá trình giải quyết
mối quan hệ tiền tệ, nó tạo nên nguồn vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh
của công ty, đồng thời phân phối các nguồn vốn để đảm bảo cho hoạt động
kinh doanh diễn ra một cách bình thường. Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của
công ty năm 2003 so với năm 2002 tăng khá cao, đảm bảo được nghiệp vụ
kinh tế phát sinh trong năm 2003 công ty đã tập trung huy động vốn, tài trợ
cho nguồn vốn của mình tăng so với năm 2002 là 29.345,65 triệu đồng với tỷ
lệ tăng 86,45%. Trong lúc đó công ty tăng lớn về nguồn lưu động, nguồn vốn
lưu động chủ yếu để mua hàng để sản xuất. Cụ thể nguồn vốn lưu động tăng
cao và chiếm tỷ trọng khoảng 96%. Đồng thời công ty cũng tăng được mức l-
ưu chuyển vốn năm 2003 so với năm 2002 là 256,48 triệu đồng và tăng định
mức vốn bình quân lên khá cao, đạt với mức độ tăng 97.12% và vòng quay
của vốn là 4,39 vòng tăng so với năm 2002 là 1.6 vòng tương ứng 83%. Tất
cả các vấn đề trên nhằm khẳng định công ty trong năm 2003 hoạt động kinh
doanh và sử dụng vốn hiệu quả, cũng do công ty biết vận dụng sáng tạo và
hợp lý các nguồn vốn trong tổng vốn kinh doanh của công ty.Trong 2 năm
2004 – 2005 nguồn vốn của công ty vẫn tăng đều đặn ( khoảng từ 30-32% so
với năm trước ) đảm bảo cho công ty có nguồn lực khá ổn định để tiến hành
những nhiệm vụ kinh doanh mới. Mặc dù nguồn vốn các năm 2004,2005
không tăng mạnh như năm 2003 nhưng đây là thời điểm công ty đã dần đi vào
kinh doanh ổn định, không có sự thay đổi lớn. Đồng thời các chỉ tiêu về định
mức vốn bình quân, nguồn vốn lưu động và tăng tài trợ vốn đều tăng một
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 18 -
cách ổn định đây là điều hết sức thuận lợi cho việc phát triển hoạt động kinh
doanh của công ty. Nhưng có một vấn đề công ty cần chú ý khắc phục là tỷ lệ
thu hồi vốn trong 2 năm 2004 và 2005 có xu hướng giảm dần làm cho vòng
quay vốn giảm, làm giảm tính linh động của hệ thống tài chính của công ty.
Để thực hiện việc đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống kênh phân
phối và hoạt động Marketing của công ty Hoà Bình, em đã thực hiện một
cuộc nghiên cứu cho các đại lý cấp 1 của công ty.
- Phương pháp nghiên cứu: Điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi
- Mẫu của cuộc nghiên cứu: Các đại lý cấp 1 của công ty trên thị trường
miền bắc. Đây là các khách hàng lớn làm đại diện cho công ty trên một khu
vực thị trường nhất định.
- Số phần tử điều tra : 30 phần tử ( do mẫu không lớn và các đại lý cấp 1
của công ty tại thị trường miền bắc có khoảng hơn 100 đại lý và phân bố tại
nhiều tỉnh, thành phố nên em không đủ điều kiện để có thể tăng số phần tử
nghiên cứu ).
2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY
2.1.Chính sách sản phẩm
Do đặc tính của ngành kinh doanh nên số lượng sản phẩm tương đối lớn,
chủng loại đa dạng, hiện nay công ty kinh doanh và sản xuất khoảng hơn 100
sản phẩm thuốc BVTV. Công ty luôn đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu
sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách tốt nhất, phù
hợp và hiệu quả nhất. Trung bình mỗi năm có khoảng 12 sản phẩm được
nghiên cứu và đưa vào sử dụng, bắt kịp nhu cầu thay đổi nhu cầu thay đổi
thường xuyên của thị trường và tăng lợi nhuận công ty một cách đều đặn.
Chất lượng sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu, đảm bảo khả năng chữa
bệnh cao nhất, an toàn và dễ sử dụng nhất bằng cách đầu tư trang thiết bị công
nghệ cao cấp, đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên , hợp tác nhiều
với các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành , các công ty khác để phát triển sản phẩm
mới hoặc nhượng quyền kinh doanh những mặt hàng của các công ty đó.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 19 -
Ngoài ra các tiêu chuẩn về mẫu mã , chất lượng bao bì, đóng gói sản phẩm
cũng được công ty hết sức coi trọng để góp phần nâng cao nhận thức của
người nông dân trong sử dụng sản phẩm, giúp họ hiểu đúng và đầy đủ về
công dụng cũng như cách dùng sản phẩm để tránh những sai lầm đáng tiếc và
nâng cao hiệu quả cạnh tranh cho sản phẩm vi tâm lý của người dân , họ
nhiều khi mau hàng theo “ con mắt”. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn về chất
lượng sản phẩm, mẫu mã , kiểu dáng bao bì cần luôn được giám sát , kiểm tra
chặt chẽ bởi thị truờng tiêu thường xa, vận chuyển đôi khi rất khó khăn và
nhiều rủi ro cho con người cũng như cho môi trường. Hiện nay công ty đã và
đang nghiên cứu một số sản phẩm độc quyền có chất lượng cao, công ty có
một số sản phẩm chủ đạo như thuốc trừ cỏ : Afadax 17 wp, Alyrice 200 wdg,
thuốc trừ bệnh : Bem Super 75wp, Lervil 5sc, thuốc trừ sâu: Pertox 5ec, Regal
800wg, Sectox 10wp
2.2. Chính sách giá cả
Giá là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của công ty. Hiện nay trên
thị trường do sự cạnh tranh gay gắt của ngành nên nhìn chung giá không tăng
nhiều trong khi giá của nhiều mặt hàng khác có xu hướng tăng do hiện nay
nền kinh tế nước ta ngày một phát triển và giá nguyên liệu đầu vào cho sản
xuất cũng tăng. Việc xác định chiến lược giá là rất quan trọng và khó khăn đối
với cấp quản trị của công ty, giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lượng tiêu thụ và
khả năng kinh doanh của công ty.
Cạnh tranh qua giá là hết sức khó khăn và khốc liệt cho công ty cũng như
toàn ngành, trong khi đó nguyên liệu đầu vào hầu hết được nhập từ nước
ngoài và biến động liên tục theo xu hướng ngày một tăng. Một khó khăn nữa
là chất lượng sản phẩm không được bộc lộ ngay mà đôi khi thời gian tác dụng
kéo dài làm khó nhận rõ chất lượng sản phẩm, gây khó khăn cho việc định giá
sản phẩm, nhiều khi việc định giá cần được xác định ngay trong khi việc để
người tiêu dùng nhận ra giá trị của nó lại cần một thời gian nhất định nào đó.
Bên cạnh đó là một mẫu thuẫn không dễ dàng giải quyết ngay được là để giữ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 20 -
uy tín, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn thì không thể cạnh tranh
qua giá mà các mặt hàng nhập lậu vẫn xuất hiện tràn lan và hàng Trung Quốc
thì được bán với giá rẻ. Để xác định xem các chính sách giá mà công ty thực
hiện có phù hợp không ta có kết quả như bảng 1 . Ta nhận thấy có tới 20 đáp
viên tương ứng 66,7% cho rằng chính sách giá mà công ty đang thực hiện là
phù hợp hoặc rất phù hợp và chỉ có 2 đáp viên tương ứng 6,7% cho rằng
chính sách giá của công ty là không phù hợp.
Bảng 1: Theo Ông (bà) thì chính sách giá mà công ty đang thực hiện là :
Tần suất Phần trăm ( %)
Rất phù hợp 6 20
Phù hợp 14 46,7
Bình thường 8 26,7
Không phù hợp 2 6,7
Tổng 30 100
Điều này chứng tỏ rằng các chính sách giá mà công ty đang thực hiện nhận
được sự ủng hộ của phần lớn các đại lý phân phối, công ty cần tiếp tục duy tri
và thực hiện tốt hơn nữa các chính sách giá đã làm để có thể duy trì số lượng
các thành viên trong kênh phân phối, đồng thời thu hút thêm những thành
viên mới tham gia vào kênh, thực hiện chiến lược mở rộng kênh phân phối và
tăng thị phần của công ty . Tuy nhiên vẫn còn có các đại lý các chính sách giá
mà công ty đang thực hiện mới ở mức độ chấp nhận được ( có 8 đại lý trả lời
“ bình thường” tương ứng 26,7% ), đặc biệt còn có 2 đại lý trả lời “không phù
hợp”. Điều đó chứng tỏ các chính sách giá mà công ty thực hiện vẫn còn
những điều chưa thoả mãn về một số điểm nào đó. Để làm rõ hơn vấn đề này
chúng ta hãy phân tích hai câu hỏi sau:
Bảng 2: Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến về nhận xét sản phẩm của công ty có “giá
cao”
Tần suất Phần trăm (%)
Hoàn toàn đồng ý 1 3,3
Đồng ý 4 13,3
Bình thường 4 13,3
Không đồng ý 15 50
Hoàn toàn không đồng ý 6 20
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 21 -
Tổng 30 100
Bảng 3: Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến về nhận xét “Chiết khấu phù hợp”
Tần suất Phần trăm (%)
Hoàn toàn đồng ý 12 40
Đồng ý 11 36,7
Bình thường 3 10
Không đồng ý 4 13,3
Tổng 30 100
Có thể nhận thấy ngay rằng hai yếu tố giá và chiết khấu là hai vấn đề quan
trọng trong các chính sách giá mà công ty cần có những biện pháp, những
thay đổi cần thiết bởi có tới 16,6% các đại lý cho rằng giá sản phẩm của công
ty là cao và 13,3% các đại lý cho rằng chiết khấu mà công ty giành cho họ là
không phù hợp. Điều này không những làm nảy sinh mâu thuẫn giữa công ty
với các đại lý mà còn làm nảy sinh xung đột giữa các đại lý với nhau gây ảnh
hưởng đến hệ thống kênh phân phối và tình hình kinh doanh của công ty. Mặc
dù việc các chính sách giá được công ty áp dụng chung cho các đại lý cấp 1,
nhưng công ty cần quan tâm đến những vấn đề thực tế mà các đại lý gặp phải
như các những đại lý họ phải quản lý một khu vực thị trường rộng, các chi phí
lưu kho, vận chuyển,...cho các trung gian cấp dưới tốn kém hơn các đại lý
khác thì công ty cần phải áp dụng riêng cho họ một mức chiết khấu phù hợp,
đảm bảo bù đắp những chi phí mà họ bị mất ...Do đó công ty cần phải có
những điều chỉnh chính sách giá sao cho phù hợp giữa các, vùng, khu vực thị
trường, các đại lý cụ thể để tránh những xung đột không đáng có, đảm bảo
cho kênh phân phối hoạt động hiệu quả.
Chính sách định giá cơ bản của công ty là định giá trên giá của đối thủ
cạnh tranh, giá cả liên tục thay đổi theo mùa vụ , mặt hàng, khu vực địa lý.
Tuy nhiên công ty cũng có một số sản phẩm độc quyền hơn hẳn về chất lượng
và đã khẳng định được uy tín trong tâm trí khách hàng thì công ty sử dụng
mối quan hệ chất lượng – giá cả để định giá cho sản phẩm đồng thời tạo lợi
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 22 -
thế cạnh tranh cho người dẫn đầu thị trường và uy tín cho nhãn hiệu của công
ty.
Đến thời gian này, công ty đã tạo được uy tín lớn đối với khách hàng về
chất lượng sản phẩm cũng như tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài với nhiều đại
lý, đồng thời tạo được chỗ đứng trong tâm trí người nông dân sử dụng thuốc
BVTV. Vì vậy một số sản phẩm của công ty có giá hơn đối thủ cạnh tranh
song số lượng tiêu thụ vẫn tăng và thị trường ngày càng được mở rộng. Tại
công ty, quyết định giá là quyền trực tiếp của ban giám đốc căn cứ vào tình
hình và nhu cầu thực tế củathị trường , những nghiên cứu và dự báo về thị
trường của phòng Marketing, phòng kinh doanh và những điều kiện nguồn
lực cũng như những căn cứ luật pháp cần tuân thủ từ đó có những quyết định
cuối cùng về việc định giá.
2. 3. Chiến lược xúc tiến.
Ngày nay, khi hoạt động cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt
thì các chiến lược xúc tiến, khuếc trương là công cụ quan trọng và rất cần
thiết để công ty tạo dựng hình ảnh trên thị trường. Công ty có đội ngũ tiếp thị,
giới thiệu sản phẩm thuộc phòng Marketing của công ty và lực lượng bán
hàng trên từng khu vực thị trường đảm bảo việc giới thiệu sản phẩm, chăm
sóc khách hàng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm . Đội ngũ này tiến hành các buổi
hội thảo nông dân, đại lý, trợ giúp theo dõi tình hình kinh doanh của từng đại
lý, từng khu vực thị trường và từng loại san phẩm để có những báo cáo kịp
thời về công ty, để công ty có những phản ứng tốt nhất.
Mối quan hệ với đại lý, bán buôn, bán lẻ,.. cũng luôn được công ty quan
tâm, chú ý. Công ty liên tục có những trương trình hỗ trợ tiêu thụ, khuyến
khích đại lý tiêu thụ hàng với chiết khấu cao, thưởng % cho những đại lý
thanh toán nhanh, khen thưởng định kỳ cho những khách hàng tiêu thụ tốt.
Ngoài ra công ty luôn cố gắng tạo ra mối quan hệ tót với các cơ quan trong
ngành, các chi cục BVTV tỉnh , địa phương và người nông dân,…Hàng loạt
các cuộc hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành được tổ đều
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 23 -
đặn hàng năm vào mỗi dịp mùa vụ nhằm phỏ biến kiến thức cho bà con nông
dân cung như đã xây dựng được một hình ảnh tốt đẹp về công ty trong tâm trí
người nông dân.Tại các cuộc hội thảo công ty được nghe những phản ánh về
tinh hình bệnh dịch , nghe những khúc mắc của người dân về những biểu hiện
bệnh dịch, cách sử dụng thuốc,..Từ đó công ty có những nghiên cứu nhằm
hoàn thiện sản phẩm, hay cho ra đời những sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu
cầu và sự mong đợi của người tiêu dùng.
Hoạt động quảng cáo, tuyên truyền và khuyến mãi:
Công ty đã thực hiện khá đầy đủ các công cụ trong hệ thống khuyến mãi
kết hợp cùng chất lượng sản phẩm, giá cả, cách cư sử của nhân viên để xây
dựng một hình ảnh tốt về Hoà Bình.
Quảng cáo đem lại cho khách hàng sự hiểu biết về hoạt động của Hoà
Bình được thực hiện thông qua một số công cụ : Quảng cáo trên các thời báo
có uy tín như: báo Nông nghiệp Việt Nam, tạp chí Nông nghiệp …qua
catalog, tờ gấp, tờ rơi được phát cho các đại lý và cho người nông dân giới
thiệu về công ty hay cho những sản phẩm mới của công ty. Công ty có phòng
thiết kê có nhiệm vụ nghiên cứu mẫu mã , bao bì sản phẩm nhằm giới thiệu
sản phẩm và quảng cáo ngay trên sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó công ty
cũng tiến hành việc quảng cáo trên các phượng tiện thông tin đại chúng như
đài , tivi trung ương và địa phương.
Hoạt động tuyên truyền
Các hoạt động tuyên truyền giúp công ty quảng bá hình ảnh công ty cũng
như tạo sự nhận biết trong khách hàng về hình ảnh của công ty một cách rõ
nét và gần gũi hơn , điều này đặc biệt phù hợp với văn hoá người nông dân
Việt Nam. Khi đã xây dựng được một hình ảnh tốt trong tâm trí của khách
hàng công ty có thể có được những khách hàng trung thành , tạo được mối
quan hệ kinh doanh lâu dài mà công ty cạnh tranh khó có thể giành được.
Trong những năm gần đây hoạt động tuyên truyền được công ty khá chú ý ,
công ty thường xuyên tổ chức các hội thảo nông dân và cho các khách hàng
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 24 -
của mình. Các hoạt động này thường được tổ chức căn cứ vào mục đích cụ
thể như : giới thiệu sản phẩm mới , khuyến khích khách hàng tiêu thụ sản
phẩm hay bổ trợ kiến thức cho nông dân, cung cấp thông tin về những chích
sách mới đồng thời tạo điều kiện cho khác hàng bày tỏ quan điểm , đóng góp
ý kiến,.. Công tác này được duy trì thường xuyên liên tục và tạo những hiệu
quả rất to lớn.
Hoạt động kích thích tiêu thụ được thực hiện qua việc khuyến mãi , khen
thưởng , tăng lợi ích cho khách hàng để thu hút khách hàng mới và có chính
sách ưu đãi đối với khách hàng thường xuyên như : chiết khấu cao cho những
đại lý có doanh số cao, tặng thưởng vào các dịp lễ, tết,…
3. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
VẬT TƯ BVTV HOÀ BÌNH.
3.1. Tầm quan trọng của hệ thống phân phối tại công ty cổ phần vật tư
BVTV Hoà Bình.
Một yếu tố rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh là tiêu thụ
sản phẩm. Sản phẩm được tiêu thụ tốt, nhanh gọn sẽ đảm bảo cho vòng quay
của hoạt động sản xuất, tài chính cũng như các hoạt động của các phòng ban
khác nhau trong công ty diễn ra một cách hiệu quả hơn.
Việc tạo lập và nhìn nhận vai trò, tầm quan trọng của hệ thống phân phối
sản phẩm tại Công ty cổ phần vật tư BVTV Hoà Bình được thực hiện ngay từ
khi công ty được thành lập ( 1999 ). Tuy nhiên các khái niệm, định nghĩa về
kênh phân phối theo quan điểm Marketing còn rất mơ hồ, nhưng cũng rất
nhanh sau đó, công ty đã có những nghiên cứu, nhìn nhận cơ bản về
Marketing và ứng dụng vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như
hoàn thiện hệ thống phân phối theo quan điểm Marketing. Công ty đã có
những chiến lược, những bước đi vững vàng trong sự nghiệp kinh doanh của
mình. Sản phẩm của công ty luôn được cung cấp đầy đủ và sẵn sàng tới người
tiêu dùng. Từ khi tạo dựng hệ thống kênh Marketing phù hợp, doanh thu của
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 25 -
công ty tăng nhanh và khá ổn định, năm 2004 là 248,728,776(1000đ) và năm
2005 đạt 323,347,409(1000đ), mức tăng trưởng bình quân luôn đạt khoảng
130% mỗi năm. Mặt khác hoạt động quản lý, kiểm soát của công ty với những
người tham gia trong hệ thống kênh phân phối cũng đầy đủ, chuyên nghiệp và
hiệu quả hơn.
3.2. Cấu trúc và hoạt động của kênh phân phối tại công ty Hoà Bình
Nhận thấy tầm quan trọng và lợi thế của việc thiết lập hệ thống kênh phân
phối hiệu quả, công ty đã nghiên cứu thiết lập những cấu trúc kênh phù hợp
dựa trên những căn cứ sau:
Những mục tiêu của kênh: mục tiêu của kênh phân phối của công ty hiện
nay là vươn tới các thị trường tiềm năng còn chưa được khai thác, đó là thị
trường miền trung và miền nam đồng thời đảm bảo sự bao phủ thị trường và
thị phần của công ty tại các thị trường đã có.
Dựa vào thị trường mục tiêu của Công ty: Hầu hết sản phẩm của công ty
đến với người tiêu dùng vùng nông thôn, miền núi, những tỉnh xa trụ sở công
ty nên yêu cầu cần có một kênh phân phối dài, đảm bảo cho dòng chảy sản
phẩm và sự bao phủ thị trường. Công ty cũng cần cân nhắc thiết lập kênh phù
hợp với từng khu vực thị trường cụ thể, có những thị trường lớn, tập trung
nhưng cũng có những thị trường nhỏ mà ở đó doanh thu của công ty là không
lớn, hay so sánh lợi nhuận của thị trường giảm sút do chi phí vận chuyển, bảo
quản,…
Dựa vào đặc điểm sản phẩm: Sản phẩm của công ty thường là sản phẩm có
khối lượng nhỏ, dễ vận chuyển, thời hạn sử dụng dài ngày nhưng có một số
sản phẩm có yêu cầu cao về điều kiện bảo quản nên có thể sử dụng các kiểu
kênh dài, nhiều cấp trung gian.
Căn cứ vào khả năng của Công ty: Tuỳ thuộc vào khả năng tài chính của
mình mà công ty thiết lập hệ thống phân phối cho phù hợp. Tuy nhiên, thời
gian đầu điều kiện tài chính của công ty còn eo hẹp, công ty không thể thiết
lập được hệ thống phân phối như ý mà hệ thống phân phối của công ty được
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 26 -
dần hoàn thiện. Điều kiện tài chính liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý
công ty dành cho các thành viên kênh. Ngoài ra quy mô của doanh nghiệp sẽ
quyết định quy mô của thị trường và khả năng doanh nghiệp tìm các trung
gian thích hợp, nguồn lực của công ty sẽ quyết định nó có thể các chức năng
phân phối nào và phải nhường cho các thành viên kênh những chức năng nào.
Cụ thể với công ty Hoà Bình chủ yếu thực hiện chức năng sản xuất và bán sản
phẩm cho các đại lý cấp1, các đại lý này sẽ thực hiện chức năng bán và phân
phối sản phẩm cho các trung gian cấp dưới thuộc khu vực thị trường mà họ
phụ trách.
Đặc điểm của các trung gian thương mại: các trung gian thương mại của
công ty có khả năng khác nhau trong việc thực hiện quảng cáo , lưu kho, khai
thác khách hàng và cung cấp tín dụng,...Vì vây doanh nghiệp cần phải phân
tích để lựa chọn loại trung gian thích hợp cho kênh phân phối của mình.
Độ bao phủ thị trường : do đặc điểm của sản phẩm, nhu cầu và kỳ vọng
của khách hàng tiềm năng mà yêu cầu về mức độ bao phủ thị trường trong
phân phối sản phẩm sẽ thay đổi. Do khách hàng của công ty phân bố rộng, có
những khu vực thị trường không tập trung như các tỉnh miền núi phía bắc,...
nên kênh phân phối của công ty thường có nhiều cấp trung gian, sản phẩm
được phân phối rộng rãi tới nhiều khu vực thị trường .
Ngoài ra còn dựa vào đặc điểm kênh của đối thủ cạnh tranh, đặc điểm của
môi trường marketing, yêu cầu về mức độ điều khiển kênh, quy mô của tổng
chi phí phân phối và mức độ linh hoạt của kênh ,…Bên cạnh đó việc lựa
chọn thành viên kênh còn căn cứ vào những yều cầu đặc thù mà công ty đặt ra
cho các thành viên kênh.
Xuất phát từ những căn cứ đó, công ty thiết lập cho mình hệ thống cấu trúc
kênh như sau ( trang bên ).
Kênh 1: Đây là hình thức công ty bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu
dùng. Loại kênh này thường ít được sử dụng, khách hàng tham gia vào cấu
trúc kênh chủ yếu là hộ gia đình, các tổ chức có mô hình cây trồng có diện
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 27 -
tích lớn và được chuyên môn hoá bán trực tiếp cho người tiêu dùng từ cửa
hàng hay từ công ty.
Kênh 2: Công ty đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng qua các
đại lý và các đại lý này trực thuộc chịu sự quản lý, điều tiết của công ty. Hoạt
động của hệ thống kênh này tương đối mạnh đứng sau sự hoạt động của cấu
trúc kênh thứ 3.
Kênh 3: Sản phẩm của công ty được phân bố qua đại lý, rồi đại lý cung
cấp cho người bán lẻ để phân phối đến tay người tiêu dùng. Cũng có thể đại lý
cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng. Với việc sử dụng loại kênh này, khả
năng bao phủ thị trường lớn hơn, hoạt động giao tiếp của cửa hàng đơn giản hơn.
Kênh 4: Loại kênh này có nhiều cấp độ trung gian vì thế sử dụng nhiều đới
với các tỉnh xa và miền Trung để hàng hoá có thể vận chuyển đi xa mà giảm
thiểu chi phí. Các trung gian có thêm chức năng lưu kho, bảo quản, vận
chuyển hàng hoá cho công ty.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 28 -
Sơ đồ 1: Mô hình các kiểu cấu trúc kênh hiện hành của Hoà Bình
Kênh 4 Kênh 3 Kênh 2 Kênh 1
Nguồn : Phòng Marketing năm 2005
Ghi chú:
- Sản phẩm thuốc BVTV vừa phục vụ khách hàng là các hộ gia đình,
vừa phục vụ khách hàng là tổ chức, nông trường, công ty lớn. Vì vậy
người tiêu dùng được sử dụng ở đây vừa là các hộ gia đình, vừa là
các tổ chức.
- Đại lý là những khách hàng lớn trên 1 khu vực thị trường nhất định,
họ đại diện cho công ty bán sản phẩm cho khách hàng là người bán
buôn, bán lẻ tại khu vực thị trường đó.
Trước năm 2000, công tác bán hàng của công ty còn chồng chéo, mạnh ai
nấy làm, trăm hoa đua nở, cạnh tranh tự do, cạnh tranh giữa các cửa hàng,
Cửa hàng 1 Cửa hàng 2 Cửa hàng 3
Công ty
Bán buôn
Đại lý
Bán lẻ
Hộ gia đình
Đại lý
Bán lẻ
Hộ gia đình
Đại lý
Người tiêu
dùng
Người tiêu
dùng
Chi nhánh
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 29 -
cạnh tranh giữa các nhân viên tiếp thị trong công ty với nhau ( dưới sự dàn
xếp của trưởng phòng thị trường ). Nhưng việc phân chia của thị trường và
dàn xếp của trưởng phòng chưa thể giải quyết được những vấn đề lớn do đó
dẫn đến lãng phí, vận chuyển chồng chéo giữa các khu vực. Việc thi đua chưa
có tinh thần tập thể, chưa được dàn xếp đúng mực do đó chưa tạo nên sức
mạnh. Trước tình hình đó, năm 2002 lãnh đạo công ty đã họp bàn và tìm ra
phương hướng giải quyết hiệu quả là việc giao cho phòng Marketing thực
hiện việc quản lý mạng lưới phân phối của công ty. Theo đó phòng Marketing
có nhiệm vụ tuyển chọn, loại bỏ và kiểm soát các thành viên trong kênh. Thực
hiện giải quyết các xung đột có thể xảy ra giữa các thành viên trong kênh
hoặc giữa thành viên kênh với công ty. Ngoài ra công ty còn có một lực lượng
các nhân viên thị trường của từng khu vực thị trường đảm bảo việc theo dõi,
giám sát và giải quyết các xung đột có thể xảy ra. Nhờ những quyết sách kịp
thời đó mà tình hình kinh doanh của công ty đã diễn ra ngày càng tốt đẹp hơn,
các xung đột ngày càng ít đi, tạo động lực cạnh tranh giữa các cửa hàng, đại
lý một cách lành mạnh, đẩy mạnh khả năng tăng trưởng.
Mạng lưới phân phối của công ty tính đến 5/2005 công ty đã có hơn 100
đại lý lớn tại thị trường miền bắc và miền trung, đó là chưa kể đến các đại lý
phía nam trực thuộc chi nhánh của công ty tại thành phố Hồ Chí Minh. Sự
phong phú về hệ thống các tổ chức trung gian làm thuận lợi cho chiến lược
phân phối rộng rãi của công ty. Tuy nhiên cũng làm nảy sinh những xung đột
trong hoạt động của các thành viên kênh. Đó có thể là do mạng lưới các đại lý
của công ty quá dày đặc trên một khu vực thị trường, gây xung đột ngang
giữa các thành viên trong kênh hay là giữa hai khu vực thị trường nhưng biên
giới giữa hai khu vực đó là không rõ ràng hoặc quá gần nhau làm nẩy sinh các
xung đột như tự ý giảm giá để lôi kéo khách hàng của nhau, bán hàng chồng
chéo, dẫm chân lên nhau,... Một số vùng thị trường khác nhau do sự quản lý
độc lập của các cửa hàng đã có nhiều chính sách giành riêng cho khách hàng
của mình nên đã gây nên sự mất ổn định trong hoạt động của hệ thống kênh
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 30 -
phân phối. Tuy nhiên, những mâu thuẫn này thường ít khi xảy ra ở mức độ
cao mà chỉ dừng ở mức độ thúc đẩy sự đóng góp, cạnh tranh lành mạnh của
các thành viên trong kênh hoặc là được nhân viên thị trường của công ty giải
quyết một cách ổn thoả.
3.3. Lựa chọn và quản lý kênh phân phối
3.3.1. Tuyển chọn các trung gian
Ngay từ khi thành lập, công ty đã có nhiều biện pháp thị trường như xây
dựng mối quan hệ lâu dài với các chi cục BVTV các tỉnh, thành phố, đưa các
nhân viên thị trường trực tiếp xuống từng khuvực thị trường điều tra, nghiên
cứu nhu cầu thực tế và dần dần xây dựng mạng lưới phân phối rộng phắp.
Đồng thời kèm theo đó là các biện pháp nhằm tăng cường sự nhận thức của
người dân về sản phẩm của công ty: xây dựng các chương trình quảng các
trên báo, đài, tivi, tổ chức các cuộc hội thảo nông dân, hội thảo đại lý vào các
dịp mùa vụ,…Chính nhờ những lăn lộn thực tế đó, công ty đã tích luỹ được
nhiều kinh nghiệm thị trường quý báu về nhu cầu thị trường, về thực trạng
hoạt động của ngành đồng thời xây dựng cho mình một mạnh lưới kênh phân
phối ngày càng rộng, đảm bảo được độ bao phủ thị trường, tạo điều kiện cho
người tiêu dùng tiếp cận tốt hơn với sản phẩm của công ty , đồng thời cũng là
cơ sở tốt để công ty tạo lợi thế cạnh tranh của mình.
Một đặc điểm của các đại lý bán hàng của công ty là các đại lý này thường
ở xa, phân bố rộng để phù hợp cho với chiến lược phân phối rộng của công ty.
Tuy nhiên không vì thế mà công ty lựa chọn các trung gian phân phối một
cách ồ ạt, thiếu khoa học. Một đòi hỏi cơ bản nhất đối với các trung gian là
phải có chuyên môn nghiệp vụ. Vì họ không những là nhà kinh doanh mà còn
là người hướng dẫn, người “bác sỹ cây trồng” cho người nông dân, đây là tiêu
chuẩn quan trọng nhất cho việc tuyển chọn thành viên kênh.
Tất cả các đại lý tham gia vào kênh phân phối của công ty đều được hưởng
những chính sách, lợi ích phù hợp. Các đại lý này kinh doanh sản phẩm của
công ty và xen cả sản phẩm của các công ty khác. Do đó nhiều khi vì lợi ích
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 31 -
của mình mà một số đại lý đã bán những sản phẩm không đảm bảo chất lượng
hoặc bán những nhãn hiệu hàng nhái của công ty cho khách hàng. Tất cả
những trường hợp nay khi công ty phát hiện được đều có những biện pháp
phạt cảnh cáo hoặc có thể chấm dứt hợp đồng tuỳ theo mức độ vi phạm. Tuy
nhiên điều này thường ít xảy ra, năm 2005 qua kiểm tra công ty đã phát hiện
ba đại lý có hành vi vi phạm, trong đó đã chấm dứt hợp đồng với một đại lý.
Ngoài ra các cửa hàng bán lẻ, họ làm việc trực tiếp với các đại lý, họ thường ở
xa nên ít bị kiểm soát hoặc là công ty không đủ khả năng giám sát họ mà giao
toàn quyền cho các đại lý. Chính vì thế có nhiều cửa hàng bán sản phẩm
không đúng chất lượng, không đúng nhà sản xuất,…đây cũng là khó khăn
chung của toàn ngành cũng như của công ty.
Để có hệ thống kênh phân phối với các thành viên kênh hoạt động ổn định,
hiệu quả và lâu dài, công ty đã đề ra một số tiêu chuẩn lựa chọn sau:
- Nhà phân phối phải có hiểu biết hoặc được đào tạo từ sơ cấp trở lên về
ngành thuốc BVTV như : kỹ sư nông nghiệp, tốt nghiệp từ trung cấp trở lên
ngành trồng trọt tại các trường nông nghiệp hoặc là cán bộ phụ trách công tác
BVTV tại các địa phương, người đã qua đào tạo về chuyên ngành thuốc
BVTV.
- Phải có giấy phép kinh doanh
- Có vị trí của hàng thuận lợi, khu vực mà hoạt động trồng trọt phát triển
hoặc thuận tiện giao thông.
- Diện tích cửa hàng đảm bảo sự thông thoáng, đảm bảo vệ sinh và điều
kiện bảo quản cho sản phẩm.
- Có đầu tư trang thiết bị về điều kiện bảo quản để có thể bảo quản tót một
số loại thuốc có yều cầu bảo quản cao.
- Có vốn kinh doanh từ 10.000.000đ trở lên, được kí quỹ phụ thuộc vào
chính sách và thời kỳ kinh doanh của cửa hàng.
Các cơ sở phải thực hiện đúng những quy định sau:
- Phải đảm bảo lượng dự trữ tối thiểu
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 32 -
- Đảm bảo được mức doanh thu tối thiểu theo quy định của công ty
- Đảm bảo chất lượng hàng hoá cao nhất khi đến tay người tiêu dùng
đồng thời có khả năng và săn sàng cung cấp cho người tiêu dùng những
dịch vụ bổ trợ như: tư vấn về dịch bệnh, hướng dẫn cách dùng thuốc,
lựa chọn loại thuốc phù hợp,…
- Hoạt động cạnh tranh giữa các đại lý, các vùng thị trường phải lành
mạnh, giảm thiểu tối đa mẫu thuẫn dẫn đến xung đột trong kênh.
Để toàn bộ hệ thống phân phối hoạt động một cách cố hiệu quả đòi hỏi
công ty và các đại lý phải có sự phối hợp các biện pháp về xúc tiến, khuyến
khích, quản lý, … với các thành viên cấp dưới của mình. Đồng thời các nhân
viên thị trường tại từng khu vực thị trường của mình phải tích cực tìm hiểu và
giúp đỡ các thành viên trong kênh vượt qua các trở ngại, khó khăn góp phần
vào thành tích chung của công ty cũng như của từng thành viên kênh.
3.3.2. Động viên khách hàng
Các thành viên trong kênh phải thường xuyên được khuyến khích để làm
việc tốt nhất. Trước hết nhà phải tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của các thành
viên trong kênh vì các tung gian thương mại là những doanh nghiệp kinh
doanh độc lập, là một thị trường độc lập có sức mạnh riêng, có chiến lược
kinh doanh riêng,...Trong nhiều trường hợp, quan điểm kinh doanh của các
trung gian thương mại là rất khác so với quan điểm của nhà sản xuất, nhà sản
xuất phải điều tra các thành viên kênh để có chính sách bán hàng tương ứng
với nhu cầu và mong muốn của họ. Để tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của
các đại lý đang bán sản phẩm của công ty , chúng ta làm một cuộc nghiên cứu
nhỏ để tìm hiểu về mức độ quan trọng của một số chỉ tiêu khi họ lựa chọn nhà
cung cấp. Ta có kết quả như sau ( Phụ lục 2 ): 63,3% và 36,7% số người
được hỏi cho rằng tiêu chí “ chất lượng sản phẩm “ là rất quan trọng hoặc
quan trọng khi lựa chọn một nhà cung cấp. Có tới 96,7% số người được hỏi
cho rằng tiêu chí “giá” là rất quan trọng hoặc quan trọng đối với họ trong việc
lựa chọn nhà cung cấp và cũng từng đó số người được hỏi cho rằng tiêu chí
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 33 -
“uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp “ là quan trọng hoặc rất quan trọng. Điều
này chứng tỏ rằng đây là ba tiêu chí trên là hết sức quan trọng đối với các
trung gian khi họ lựa chọn bất cứ một nhà cung cấp nào. Do đó công ty cần
đặc biệt quan tâm tới chiến lược sản phẩm và chiến lược giá để có thể đảm
bảo sản phẩm của công ty có chất lượng phù hợp đồng thời giá sản phẩm
cũng phải hợp lý đối với khách hàng trên từng khu vực thị trường. Đồng thời
phải có những chiến lược Marketing, kết hợp với các công cụ xúc tiến tăng
cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của công ty, cần xây dựng những
chương trình chăm sóc khách hàng cụ thể để khách hàng tin tưởng và coi
công ty như người bạn tin cậy của mình. Bên cạnh đó hai tiêu chí là “ cung
ứng sản phẩm “ và tiêu chí “dịch vụ khách hàng “ cũng khá được coi trọng,
có 46,7% số người được hỏi cho rằng tiêu chí “cung ứng sản phẩm “ là rất
quan trọng hoặc quan trọng và chỉ có 10% số người được hỏi cho rằng tiêu
chí này không quan trọng. Có 43,3% số người được hỏi cho rằng tiêu chí
“dịch vụ khách hàng “ là rất quan trọng hoặc quan trọng và chỉ có 13,3% cho
rằng tiêu chí này không quan trọng. Đây cũng là những gợi ý quan trọng để
công ty có thể thực hiện tốt hơn nữa việc cung ứng sản phẩm cũng như có các
dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày càng tốt hơn.
Việc tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng là hết sức quan
trọng, các thành viên trong kênh phân phối ngày càng trở nên quan trọng đối
với hoạt động kinh doanh của công ty. Do vậy công tác khuyến khích giúp đỡ
thành viên kênh để họ trở thành những thành viên trung thành và hoạt động
có hiệu quả là chiến lược xuyên xuốt trong hoạt động quản lý các thành viên
của công ty. Công ty có chế độ khuyến khích và ưu đãi các đại lý dựa trên
doanh thu mà họ đạt được theo tháng, quý, năm và không có hành vị gian lận
ảnh hưởng đến uy tín , hình ảnh công ty. Hiện nay hình thức khuyến khích
chính mà công ty đang sử dụng là hình thức khuyến khích vật chất với chế độ
thưởng như sau:
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 34 -
- Tiếp thị độc lập, nhân viên thị trường và nhân viên phòng Marketing
được hưởng 1,5 % vượt mức
- Các đại lý mua hàng nộp tiền ngay từ 50.000.000đ trở lên được thưởng
3%( các đại lý phải không có nợ cũ chưa thanh toán )
- Sáu tháng một lần công ty xét duyệt cho các đại lý , cửa hàng có doanh
số bán hàng trên 100.000.000đ/tháng và có phần thưởng vào các dịp tổng kết
thi đua của công ty.
Công ty cố gắng sử dụng hợp lý các công cụ marketing khác nhau để tạo
nên sự hợp tác giữa các thành viên kênh và thúc đẩy các thành viên kênh hoạt
động theo chiến lược phân phối của công ty , các quyết định giá, sản phẩm và
xúc tiến hỗn hợp được gắn liền với các quyết định về kênh phân phối .
3.3.3. Đáng giá sự hoạt động của kênh .
Cùng với việc thực hiện những chế độ , chính sách khuyến khích sự đóng
góp ngày càng hiệu quả hơn của các thành viên kênh, công ty luôn đề cao
công tác đáng giá hoạt động của các thành viên kênh nhằm có những quyết
địng phù hợp nhằm đảm bảo sự khuyến khích công bằng và thúc đẩy sự hợp
tác giữa các trung gian. Việc đáng giá các trung gian được dựa trên những
tiêu chuẩn sau:
- Doanh số bán hàng thu được
- Dịch vụ mà các trung gian cung cấp cho khách hàng ( tư vấn trồng trọt,
sử dụng thuốc, loại thuốc,…)
- Thông tin các trung gian cung cấp
- Mức độ trung thành của khách hàng( tần suất mua hàng, số lần mua lặp
lại, tỷ lệ hàng công ty được trưng bày trên quầy hàng,…)
Khi đáng giá công ty cũng có những thay đổi cho phù hợp , linh hoạt giữa
các vùng thị trường với mật độ dân cư, xu hướng trồng trọt là khác nhau
nhằm đảm bảo công bằng về quyền lợi cho các thành viên .
3.3.3.1. Những thành công đã làm được
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 35 -
Sau 7 năm hoạt động, hiện nay công ty Hoà Bình đã thiết lập được một
mạng lưới các đại lý, cửa hàng,… tạo nên một hệ thống tiêu thụ khá tốt và
vững chắc tại thị trường miền Bắc. Tại thị trường này công ty đã thiết lập
được hơn 100 đại lý lớn, cùng với đó là một mạng lưới các cửa hàng bán sản
phẩm của công ty trải rộng và đảm bảo độ bao phủ thị trường khá tốt, sản
phẩm của công ty đã có mặt tại hầu hết các cửa hàng làm cho sự tiếp cận của
người tiêu dùng ngày một thuận lợi hơn. Ngoài ra tại hai miền Trung và Nam
sản phẩm của công ty cũng đang được xâm nhập rất hiệu quả theo chiến lược
phân phối mà công ty đã áp dụng thành công tại thị trường miền Bắc. Các
dòng chảy trong kênh Marketing cũng hoạt động đều đặn và có hiệu quả
Công ty đã rất thành công trong việc thiết lập và quản lý hệ thống kênh,
kênh phân phối ngày càng được hoàn thiện và phù hợp hơn. Việc sử dụng hỗn
hợp các cấu trúc kênh giúp công ty có thể đảm bảo được sự hài lòng trước
những nhu cầu của thị trường. Hơn nữa, hiện tượng xung đột giữa các trung
gian đã được giảm bớt về cả số lượng cũng như mức độ.
Với hệ thống kênh phân phối đã được thiết lập như trên hoạt động tiêu thụ
sản phẩm của công ty đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên để
có những đáng giá chính xác về kết quả hoạt động của từng kênh phân phối,
công ty cần nắm vững vai trò của hệ thống trong việc bao phủ thị trường,
cung cấp sản phẩm, tìm hiểu nắm bắt nhu cầu thị trường, khả năng cạnh tranh
của kênh.
Kết quả đánh gía của các kênh Marketing hiện hành của công ty trong 5
năm 2001 – 2005:
Biểu 5 : Doanh số theo kiểu kênh
Đơn vị : 1 000 000 đồng
Năm Kiểu kênh
2001 2002 2003 2004 2005
Kênh 1 1 800 3 100 21 575 32 466 44 678
Kênh 2 5 700 8 700 40 785 45 568 57 255
Kênh 3 14 550 18 700 82 288 95 224 123 344
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 36 -
Kênh 4 6 075 9 500 44 575 50 455 74 890
Tổng 28 125 40 000 189 223 223 713 300 167
Nguồn: Phòng Marketing
Kênh 1: Khách hàng tham gia vào cấu trúc kênh này chủ yếu là các tổ
chức, doanh nghiệp, nông trường có hình thức kinh doanh lớn, nên loại kênh
này thường ít được sử dụng. Tuy nhiên vẫn tăng trưởng hàng năm là do hiệu
quả của mối quan hệ lâu dài và các nỗ lực bán hàng cũng như tác dụng của
các chiến lược quảng cáo, khuếc trương của công ty đã thực hiện. Mặt khác,
các nông trường, các doanh nghiệp có xu hướng phát triển do nhu cầu của thị
trường đang tăng cùng với nhu cầu của thị trường thế giới về những sản phẩm
mà họ đang khách hàng cũng tăng lên. Hơn nữa hoạt đông của kênh tỏ ra rất
hiệu quả về thông tin cũng như các biện pháp chăm sóc khách hàng của công
ty được thực hiện tốt. Khách hàng đến với công ty được hướng dẫn đầy đủ,
chính xác về thông tin, công ty còn trực tiếp cử các chuyên gia trong ngành
sẵn sàng trợ giúp, tư vấn kĩ thuật cho khách hàng khi khách hàng có yêu cầu.
Kênh 2: Hoạt động của kênh này cũng tương đối mạnh và đứng sau hoạt
động của kênh 3. Doanh thu của kênh 2 cũng tăng đều theo thời gian, số
lượng các đại lý, cửa hàng tham gia vào kênh mỗi năm đều tăng nhất là
những tỉnh có diện tích cây trồng phát triển như: Nam Định , Hà Nam , Thái
Bình,…
Kênh 3: Với việc sử dụng loại kênh này, khả năng bao phủ thị trường lớn
hơn, hoạt động giao dịch diễn ra dễ dàng hơn do số lượng các cửa hàng, đại lý
nhiều, phân bố rộng. Doanh số của kiểu kênh này cao, tăng đều qua các năm
và phù hợp với điều kiện kinh doanh của công ty. Đây chính là kênh chủ đạo
của công ty.
Kênh 4: Loại kênh này có nhiều cấp độ trung gian vì thế khả năng bao phủ
thị trường lớn nhưng các mối quan hệ trong kênh khá phức tạp gây khó khăn
cho hoạt động quản lý của công ty. Loại kênh này được sử dụng nhiều ở các
tỉnh xa và ở miền Trung. Lợi nhuận mang lại của kiểu kênh này không cao
mặc dù doanh thu khá cao nhưng chi phí lại cao hơn so với các kiểu kênh
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 37 -
khác. Mặc dù vậy đây là kiểu kênh mà công ty cần quan tâm phát triển, doanh
thu kiểu kênh này tăng mạnh trong năm 2005 ( đạt 74 890 triệu đồng ), điều
này chứng tỏ việc phát triển thị trường của công ty ngày càng đạt kết quả tốt
hơn, số lượng các thành viên , trung gian phân phối ngày càng tăng giúp cho
sản phẩm của công ty đến được những vùng xa hơn và doanh thu mang lại
cũng tăng lên.
Công tác quản lý thành viên kênh được quan tâm theo tầm chiến lược.
Việc tuyển chọn các thành viên kênh được tổ chức khá nghiêm túc và bài bản,
xây dựng được uy tín của công ty đối với các thành viên của kênh và với
khách hàng của công ty.
Hoạt động khuyến khích các thành viên kênh diễn ra thường xuyên, phù
hợp và kích thích được sự phối hợp của các thành viên kênh bằng các phần
thưởng vật chất cũng như tinh thần : tiền , quà, các chuyến du lịch hay các
khoá đào tạo ngắn hạn của công ty,…Bằng việc bán cổ phiếu của mình cho
các đại lý lớn công ty đã tạo nên mối quan hệ ràng buộc khăng khít và trách
nhiệm cao của các đại lý này với sự phát triển chung của cả công ty và các đại
lý .
Việc sử dụng hệ thông kênh phân phối theo quan điểm Marketing đã giúp
tăng nhanh doanh thu và lợi nhuận của công ty, đời sống của cán bộ công
nhân viên trong công ty được nâng lên. Các thành viên trong kênh phân phối
cũng có được điều kiện phát triển và mở rộng thị trường cũng như lợi nhuận
cho bản thân. Đặc biệt là việc công ty quyết định phân chia các khu vực thị
trường một cách cụ thể, rõ ràng cho từng nhân viên thị trường của công ty và
giao nhiệm vụ quản lý hệ thống kênh phân phối cho phòng Marketing của
công ty đã giúp cho hoạt động phân phối trở nên hiệu quả, lành mạnh, chất
lượng và dễ quản lý hơn. Tránh được nhiều những xung đột không đáng có và
kích thích sự phấn đấu, thi đua trong toàn hệ thống.
3.3.3.2. Những tồn tại của hệ thống kênh phân phối.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 38 -
Sản phẩm của công ty chỉ thực sự đến được với thị trường miền Bắc, còn
thị trường miền Trung, Nam công ty vẫn còn phải cố gắng hơn nữa để xâm
nhập và tạo chỗ đứng vững chắc. Mặt khác công ty vẫn chỉ đầu tư cho thị
trường trong nước, hàng xuất khẩu chưa có và cũng chưa xây dựng được
chiến lược và hệ thống phân phối xuất khẩu mặc dù đây là một trong những
mục tiêu kinh doanh của công ty.
Việc sử dụng hỗn hợp cấu trúc kênh đem lại cho công ty lợi thế cạnh
tranh. Tuy nhiên các kiểu cấu trúc kênh vẫn chưa phát huy được tối đa hiệu
quả của mình.
Với kiểu kênh 1: Do điều kiện địa lý nên các thành viên kênh thường ở xa,
việc mua hàng thực hiện theo mùa vụ hàng năm, vì vậy mối quan hệ giữa
công ty và các khách hàng này phải thường xuyên được quan tâm nếu không
rất dễ mất khách. Tuy nhiên điều này cũng không dễ thực hiện vì thường thì
những khách hàng này có quy mô không lớn trong khi chi phí bán hàng lại
cao do việc vận chuyển thường khó khăn và tốn kém. Mặt khác kênh2 do
khách hàng là tổ chức, cá nhân bán lẻ, mối quan hệ khá phức tạp và khó kiểm
soát gây khó khăn cho hoạt động quản lý của công ty. Với kênh 3, mặc dù
hoạt động hiệu quả song chỉ phù hợp với thị trường gần, khi xâm nhập vào
các tỉnh miền Trung , vùng xa, công ty không thể sử dụng kiểu kênh này vì sẽ
khó khăn cho công tác chuyên chở, quản lý. Kênh 4 được sử dụng ở các vùng
xa và chưa phát huy hết được tối đa khả năng bao phủ thị trường do công tác
tìm kiếm , hỗ trợ các thành viên cũng như thị trường của công ty còn chưa
hiệu quả.
Mặc dù công ty đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý các thành viên
trong kênh phân phối nhưng do bản chất hoạt động của các thành viên trong
kênh là vì mục tiêu lợi nhuận nên sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau chưa cao. Do đó
dẫn đến hiện tượng các đại lý, bán buôn , bán lẻ tiêu thụ sản phẩm của đối thủ
cạnh tranh trực tiếp nhiều hơn của công ty hay hiện tượng bán hàng nhái ,
hàng giả chất lượng không đảm bảo,…Họ chưa thực sự đảm bảo và hoàn
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 39 -
thành tốt chức năng của mình như việc mở rộng thị trưòng, tạo mối quan hệ
với khách hàng và thực hiện việc truyền bá, giới thiệu sản phẩm và hình ảnh
của công ty tới khách hàng. Sự phản ánh và cung cấp thông tin về thị trường
từ các thành viên kênh đến công ty còn chưa thường xuyên, hiệu quả không
cao, thông tin thường thiếu và độ chính xác không cao một phần do trình độ,
hiểu biết về thị trường, sản phẩm, hay các loại dịch bệnh còn thiếu và yếu( nó
chỉ hiệu quả khi công ty tổ chức các cuộc hội thảo nơi mà công ty có thể trực
tiếp nghe và hiểu được những thông tin mà người tiêu dùng đưa ra.)
Hoạt động tuyển chọn thành viên kênh nhiều khi diễn ra một cách ồ ạt
chưa đảm bảo được nghiệp vụ chuyên môn, tài chính dẫn đến nhiều thành
viên có chất lượng chuyên môn không tốt, không đủ trình độ để tư vấn bán
hàng hay trì trệ trong thanh toán các khoản nợ tới hạn,…Điều này không
những gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của công ty mà hình ảnh và uy
tín của công ty cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Hoạt động quản lý hệ thống còn lỏng lẻo, mới chỉ đảm bảo được việc quản
lý ở cấp đại lý còn ở các cấp dưới rất ít hoặc không có. Điều này ảnh hưởng
đến quyền lợi và quá trình hoạt động của nhà bán buôn , bán lẻ và có ảnh
hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Quan hệ quản lý lỏng lẻo của người
sản xuất với người bản lẻ đã là cơ hội cho sản phẩm kém chất lượng lưu hành
trên thị trường làm mất đi sự phát triển lành mạnh của thị trường và ảnh
hưởng đến uy tín của công ty. Mặt khác đội ngũ nhân viên thị trường của
công ty cũng chưa hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu chuyên môn để có
thể giải quyết được hết những khó khăn mà các đại lý gặp phải để có thể nâng
cao chất lượng hoạt động của hệ thống kênh phân phối.
Việc phân phối, vận chuyển hàng hoá nhiều khi không đáp ứng được yêu
cầu của thị trường nhất là khi vào mùa vụ. Thiết bị , phương tiện vận chuyển
của công ty cũng chưa đáp ứng kịp thời những nhu cầu của các đại lý, bên
cạnh đó vẫn còn hiện tượng trùng lặp trong việc xắp xếp phương tiện vận tải
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 40 -
giữa các cửa hàng gây khó khăn và làm mất đi cơ hội kinh doanh của cửa
hàng.
3.3.3.3. Nguyên nhân
Trước hết do hoạt động Marketing của công ty còn chưa linh hoạt( nhất là
trong việc nghiên cứu nhu cầu thị trường ). Hoạt động nghiên cứu thị trường
các tỉnh miền núi phía bắc miền nam và miền trung còn chưa có hiệu quả
hoặc là chưa thực hiện được.
Do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ chuyên môn và cán bộ
Marketing nên nhiều khi có sự tách biệt hoặc sự không phù hợp giữa hoạt
động kinh doanh và hoạt động chuyên môn.
Công tác tuyển chọn các thành viên kênh chưa thật sự hiệu quả, chưa có
những ràng buộc thiết thực nhằm nâng cao khả năng và trách nhiệm hoạt
động của các thành viên kênh
Chưa có sự quản lý sâu, rộng đến với khách hàng nhất là các cửa hàng bán
lẻ nên chưa phát huy hết những tác dụng của họ trong việc bán sản phẩm cũng
như việc tuyên truyền , quảng bá hình ảnh của công ty.
Hoạt động xúc tiến tập trung quá nhiều cho chiến lược đẩy, hoạt động
chưa phù hợp tại các vùng thị trường, mới chủ yếu tập trung tại tỉnh miền bắc,
còn miền trung,nam và các tinh miền núi, vùng xa không thường xuyên.
Môi trường kinh doanh của ngành chưa thật sự được đảm bảo do hệ thống
pháp luật đối với ngành chưa chặt chẽ.
3.3.4. Hoạt động của các dòng chảy trong kênh.
Các kênh phân phối hoạt động hiệu quả phải đảm bảo được sự hoạt động
thường xuyên của các dòng chảy trong kênh. Tuy nhiên để đạt được điều đó
không phải bất cứ doanh nghiệp nào, một nhà quản lý nào cũng có thể vận
hành được. Tại công ty Hoà Bình các hoạt động này đã và đang được vận
hành khá tốt.
*Dòng chảy sản phẩm
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 41 -
Việc cung ứng sản phẩm kịp thời cho khách hàng là một đòi hỏi quan
trọng cho bất kỳ hoạt động phân phối vật chất nào bởi nó có ảnh hưởng lớn
đến cơ hội kinh doanh của tất cả các thành viên trong kênh. Để đáng giá về
hoạt động này của công ty, chúng ta cùng phân tích câu hỏi sau :
Bảng 5: Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến về nhận xét sản phẩm của công ty “được
cung ứng kịp thời”
Tần suất Phần trăm (%)
Hoàn toàn đồng ý 10 33
Đồng ý 13 43,3
Bình thường 6 20
Không đồng ý 1 3,3
Tổng 30 100
Có 23 đại lý tương ứng với 76,3% phần trăm số đại lý được hỏi hoàn toàn
đồng ý hoặc đồng ý với ý kiến sản phẩm của công ty được cung ứng kịp thời
và chỉ có 3,3% số đại lý không đồng ý với ý kiến này. Điều đó chứng tỏ công
ty đang thực hiện khá tốt việc cung ứng sản phẩm cho khách hàng.
Thực hiện dòng chảy này, công ty đã đầu tư cho tổ chuyên chở ba xe tải (
trọng tải 1.5 – 3.5 tấn ). Mỗi chuyến xe có thể phục vụ từ 1-3 đại lý, với số
lượng xe như vậy, công ty có thể đảm bảo phục vụ trong điều kiện bình
thường. Tuy nhiên vào những đợt mùa vụ hay có nhu cầu đột xuất nào xảy ra
hay những nơi, đại lý có số lượng đặt hàng nhỏ, công ty có thể liên lạc với
tầu, xe chở khách trong vùng thị trường đó để cung cấp sản phẩm, đồng thời
bộ phận bán hàng cung có thể nhanh chóng thuê xe để bổ xung, đảm bảo
hàng hoá luôn luôn sẵn sàng phục vụ. Với phương pháp này công ty có thể
giải quyết những tình huống cấp bách, tiết kiệm thời gian, nhân lực. Tuy
nhiên hiệu quả là không cao do xe chở khách nên họ có thể không sẵn sàng
làm việc hết lòng cho công ty, không đáp ứng được những đòi hỏi về thời
gian làm lỡ cơ hội kinh doanh của các đại lý hay do việc bảo quản kém nên
hàng dễ vỡ, dập nát làm kém chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Mặt khác chí
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 42 -
phí thuê ngoài cao làm tăng chi phí bán hàng trong khi chi phí vận chuyển cho
các đại lý công ty chịu 100% làm cho lợi nhuận giảm sút.
Do các đại lý của công ty thường bán cả sản phẩm của công ty và các sản
phẩm của các công ty khác ( 90% đại lý bán cả sản phẩm của công ty khác –
Phụ lục 2 ) nên việc cung ứng sản phẩm nhanh, kịp thời cũng cần được thực
hiện tốt bởi đây cũng là một lọi thế cạnh tranh nếu công ty thực hiện tốt việc
này. Để đáng giá công tác này, chúng ta phân tích câu hỏi sau:
Bảng 6: Ông (bà) vui lòng đáng giá việc cung ứng sản phẩm của công ty so với
công ty khác là:
Tần suất Phần trăm (%)
Tốt hơn 18 60
Ngang nhau 9 30
Kém hơn 1 3,3
Tổng 30 100
Có 18 đại lý tương ứng 60% số đại lý được hỏi cho rằng việc cung ứng sản
phẩm của công ty là tốt hơn so với các công ty khác và chỉ có 1 đại lý tương
ứng 3,3% đáng giá là kém hơn, điều này một lần nữa chứng tỏ hoạt động cung
ứng sản phẩm đang được công ty thực hiện tốt, công ty cần duy trì để tạo lợi
thế cạnh tranh cho mình trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
* Dòng chảy thông tin
Hiện nay trên thị trường miền Bắc, công ty có hơn 100 đại lý lớn cùng với
hàng ngàn cửa hàng bán lẻ, các cửa hàng bán lẻ quan hệ trực tiếp với các đại
lý và các đại lý lại chịu sự kiểm soát của công ty . Các thành viên kênh ( nhất
là các cửa hàng bán lẻ ) là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, được nghe,
hiểu về nhu cầu khách hàng . Chính vì thế , những thông tin họ cung cấp là
hết sức quan trọng đối với nhà sản xuất. Tuy nhiên, những thông tin này độ
chính xác và mức độ tin cậy còn hạn chế do phải chuyển tiếp qua nhiều trung
gian khiến “ tam sao thất bản”.
Sản phẩm thuốc BVTV là sản phẩm có nhiều đặc tính riêng biệt, lại mang
độc tính cao có thể gây nguy hiểm cho người và môi trường nếu có bất trắc
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 43 -
xảy ra. Mặc dù trên bao bì sản phẩm, công ty đã cung cấp những thông tin
khá đầy đủ về cách sử dụng sản phẩm, các hướng dẫn an toàn trong sử
dụng,… nhưng do nhận thức của người dân chưa phải đã biết và hiểu rõ. Do
đó công ty cũng có những đào tạo ngắn hạn cho cả người bán hàng cũng như
người dân để cung cấp thông tin, đồng thời giúp cho hoạt động kinh doanh đạt
hiệu quả hơn.
Cơ sở kỹ thuật của công ty cũng được trang bị đầy đủ về điện thoại, máy
vi tính, máy fax,… nên rất thuận lợi cho giao dịch và thanh toán. Liên lạc
giữa các đại lý và công ty hiện nay vẫn được thực hiện chủ yếu qua điện
thoại. khách hàng cần bao nhiêu hàng, thời gian và địa điểm thì lập tức công
ty sẽ có phương tiện vận chuyển miễn phí đến tận tay khách hàng, liên lạc qua
điện thoại mặc dù khá thuận lợi, nhanh song chi phí tương đối cao cho cả
khách hàng và công ty vì hầu hết khách hàng đều ở xa. Vì thế công ty có
những quy định với các khách hàng và đại lý của mình về mã sản phẩm, quy
cách sản phẩm và chỉ liên lạc khi có những khác biệt.NgoàI ra nhân viên thị
trường sẽ đến gặp các cơ sở để làm nhiệm vụ cung cấp thông tin.
* Dòng chảy thanh toán
Tất cả khách hàng của công ty đều thanh toán trực tiếp cho công ty bằng
tiền mặt, các đại lý ở xa sẽ thanh toán qua nhân viên thị trường, hay qua nhân
viên giao hàng của công ty. Các đại lý có nghĩa vụ thanh toán trong thời gian
30 ngày kể từ ngày giao hàng, quá thời gian trên đại lý sẽ phải chịu mức lãi
suất theo từng mức cụ thể như sau:
Biểu 6 : Lãi suất thanh toán áp dụng năm 2005
Thời hạn > 30 ngày > 45 ngày > 60 ngày > 90 ngày
Lãi suất 1 -1,5% 2 – 2,5% 3 – 4% 5 – 6%
Nguồn : Phòng Marketing.
Nếu quá 100 ngày mà đại lý không thanh toán tiền cho công ty thì công ty
sẽ chấm dứt hợp đồng và đại lý phải thanh toán toàn bộ số tiền đó trong thời
gian 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên công ty cũng có
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 44 -
những linh động trong việc thanh toán như với cửa hàng lớn có quá trình hợp
tác làm ăn lâu dài, có uy tín với công ty thì giao hàng đợt sau lấy tiền đợt
trước.
* Dòng xúc tiến hỗn hợp
Các cửa hàng, đại lý của công ty được cung cấp cho các tờ rơi về sản
phẩm, dịch bệnh của cây trồng. Các tờ rơi này đến với khách hàng là kết quả
nghiên cứu của công ty để nhằm cung cáp cho khách hàng những thông tin
cần thiết về đặc điểm cây trồng , các loại sâu bệnh hại cây trồng và sản phẩm
của công ty. Ngoài ra công ty còn tài trợ trong việc tạo bảng, biển cho các
thành viên . Các hoạt động khuyến mại, thưởng, giảm giá, thi bán hàng luôn
được tổ chức và các đại lý cũng phải có nhiệm vụ triển khai tới khách hàng
một cách trọn vẹn.
Ngoài ra các vấn đề về việc quản lý và thực hiện dòng chảy quyền sở hữu,
dòng chảy đàm phán cũng được công ty thực hiện một cách có hiệu quả thông
qua cấu trúc kênh.
3.4. Hệ thống phân phối với các yếu tố Marketing – Mix
Hoạt động Marketing của công ty được nhìn nhận, nghiên cứu bắt đầu từ
khi công ty được thành lập và đI vào hoạt động. Hệ thống phân phối là công
cụ duy nhất để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng, các công cụ khác của
Marketing – Mix như sản phẩm, giá, xúc tiến là những hoạt động hiệu quả
kích thích người tiêu dùng đến với sản phẩm của công ty. Để thành công,
công ty đã xác định phối hợp các công cụ đó với hệ thống kênh phân phối sản
phẩm
3.4.1. Chính sách sản phẩm.
Sản phẩm là yếu tố duy nhất đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Ngày nay trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, nghiên cứu nhu cầu của người
tiêu dùng để đáp ứng nhanh, kịp thời các đòi hỏi của thị trường là nhiệm vụ
quan trọngtrong công tác nghiên cứu thị trường của phòng Marketing của
công ty. Công ty luôn có những yêu cầu, những khuyến khích đối với các
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 45 -
thành viên tham gia tích cực trong việc báo cáo những thông tin mới về khách
hàng, bệnh dịch. Các thành viên rất hưởng ứng việc phát triển các sản phẩm
mới vì đó là kết quả của quá trình nghiên cứu, nắm bắt thông tin nhanh nhạy
nên sản phẩm mới thường đem lại kết quả cao về tính vượt trội, kịp thời. Một
điều đảm bảo cho các đại lý khi phân phối sản phẩm mới là khi một sản phẩm
mới ra đời được kiểm duyệt chất lượng sản phẩm tại cục thú y và đăng kí
nhãn hiệu. Sau đó công ty thử nghiệm trên cây trồng khi kết quả khả quan
mới đem ra phân phối rộng rãi. Như vậy, công ty và các thành viên được nhà
nước đứng ra bảo hộ quyền sở hữu và chất lượng. Điều đó tạo lòng tin cho
các thành viên trong kênh và khách hàng.
Một đặc điểm của ngành là sự kiểm soát của ngành còn khá lỏng lẻo, sản
phẩm phân phối rộng khắp. Mặc dù sản phẩm đã đăng ký nhãn hiệu nhưng
rất dễ bị mất bản quyền do các cơ sở làm ăn không đăng ký kinh doanh, sản
phẩm nhái, chất lượng kém và tung ra thị trường với giá rẻ làm ảnh hưởng tới
hoạt động kinh doanh của công ty. Trước thực tế này công ty ngoài việc bảo
vệ quyền lợi của mình bằng cách gửi đơn khiếu kiện lên cơ quan có them
quyền, công ty cũng cần có những biện pháp cụ thể nhằm tăng cường quản lý
đối với hệ thống phân phối, đảm bảo việc sản phẩm đến tay người tiêu dùng
cuối cùng là sản phẩm tốt nhất có thể. Các biện pháp công ty áp dụng như
:kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm tại các đại lý, tăng cường khuyến cáo
đến các thành viên, đồng thời có những phần thưởng giành cho những cá nhân
phát hiện ra hành vi vi phạm, ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của công ty.
3.4.2. Chính sách giá
Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các thành viên
kênh. Vì thế xây dựng một chính sách giá phù hợp sẽ tạo điều kiện tốt cho sự
hợp tác của các thành viên trong công ty. Công ty các những chính sách giá
riêng biệt cho các vùng thị trường ở các khu vực khác nhau dựa trên những
căn cứ sau đây:
Đặc điểm vùng thị trường thành viên hoạt động:
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 46 -
- Vị trí địa lý
- Thị phần công ty
- Xu hướng cây trồng tại khu vực đó
Do nhu cầu thị trường
Do đặc điểm sản phẩm
Tỷ lệ chiết khâu công ty dành cho các thành viên theo từng vùng thị
trường như sau
Miền nam: 15 %, miền Bắc: 12%. miền trung 13%
Mức giá được ấn định , cân nhắc căn cứ vào chất lượng sản phẩm, giá sản
phẩm của đối thủ cạnh tranh, để có những chính sách giá phù hợp đửm bảo
quyền lợi cho các thành viên tránh xung đột hay làm giảm sự hợp tác giữa các
thành viên. Việc chênh lệch giá chiết khấu giữa 3 miền là do tại miền bắc
công ty đã chiếm lĩnh được thị trường, nên sản phẩm được phân phối nhiều,
khối lượng lớn, dễ bán, ở miền trung, nam công ty đang từng bước xâm nhập
thị trường và hiện nay trên thi trường này có rất nhiều đối thủ cạnh tranh , do
đó công ty cần có một mức giá hấp dẫn với những nhà phân phối để họ bán
sản phẩm của công ty.
3.4.3. Hoạt động xúc tiến
Hoạt động xúc tiến của công ty được đầu tư và duy tríât thường xuyên và
có hiệu quả. Công ty sử dụng hỗn hợp cả bốn công cụ xúc tiến : bán hàng cá
nhân, quảng cáo, xúc tiến bán, quan hệ công chúng bằng nhiều hình thức khác
nhau. Mỗi năm ngân sách dành cho hoạt động này là hàng tỷ đồng, đó cũng là
khoản đầu tư khá lớn của công , chi phí dành cho các hoạt động quảng
cáo,tuyên truyền, quảng bá sản phẩm cụ thể như sau :
Biểu 7 : Chi phí hội thảo
Đơn vị : 1000 000đ
Năm Hội thảo
2003 2004 2005
Đại lý 200 215 255
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 47 -
Cấp huyện 235 277 315,5
Nông dân 210 245 265
Tổng 645 737 835,5
Nguồn : Phòng Marketing.
Ta có thể thấy rằng số tiền công ty dành cho việc tổ chức hội thảo các cấp
ngày càng tăng lên, điều đó chứng tỏ công ty ngày càng quan tâm đến hoạt
động này. Ngoài những mục đích cụ thể khi công ty tổ chức các buổi hội thảo
đại lý như là một biện pháp chăm sóc khách hàng, giúp đại lý thực hiện các
biện pháp xúc tiến với khách hàng cấp dưới của họ, ...Các buổi hội thảo còn
giúp tăng cường sự nhận thức của người dân về công ty, giới thiệu sản phẩm
mới hay đơn giản là giúp người dân các biện pháp phòng chống sâu bệnh hiệu
quả, hướng dẫn sử dụng thuốc hiệu quả,...Chính qua những hoạt động này,
hình ảnh công ty dần đi vào trong tâm trí của khách hàng như là một công ty
có uy tín với khách hàng, biết quan tâm đến khách hàng của mình và dần dần
có được sự trung thành của khách hàng đối với công ty .
Ngoài ra công ty còn thực hiện việc quảng cáo trên truyền hình tại các tỉnh
trọng điểm , nơi công ty có thị trường lớn, tập trung và có doanh thu cao tại
đây. Bên cạnh đó công ty còn thiết kế, in ấn tờ rơi, catalog, phân phát các
tặng phẩm có in biểu tượng công ty và giới thiệu sản phẩm của công ty trong
các buổi hội thảo nhằm gây dựng một hình ảnh tốt đẹp về công ty trong tâm
trí người tiêu dùng, đồng thời tuyên truyền quảng bá cho sản phẩm của công
ty. Trong hoạt động xúc tiến của mình , công ty sử dụng nhiều chiến lược đẩy
bằng cách tác động vào các thành viên và thúc đẩy hoạt động bán hàng, công
ty luôn có những hỗ trợ đối với các thành viên kênh như : hỗ trợ về giá,
khuyến mại, thưởng hay tổ chức các cuộc thi bán hàng đến từng đại lý và cả
với nhân viên thị trường của công ty nhằm khuyến khích việc tiêu thụ và tăng
lợi nhuận cho cả công ty cũng như cho các đại lý thành viên. Hiện nay hình
thức khuyến khích chính mà công ty đang sử dụng là hình thức khuyến khích
vật chất với chế độ thưởng như sau:
Tiếp thị độc lập, nhân viên thị trường và nhân viên phòng Marketing được
hưởng 1,5 % vượt mức
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 48 -
Các đại lý mua hàng nộp tiền ngay từ 50.000.000đ trở lên được thưởng
3%( các đại lý phải không có nợ cũ chưa thanh toán )
Sáu tháng một lần công ty xét duyệt cho các đại lý , cửa hàng có doanh số
bán hàng trên 100.000.000đ/tháng và có phần thưởng vào các dịp tổng kết thi
đua của công ty.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG
PHÂN PHỐI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ BVTV HOÀ BÌNH
1. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
PHÂN PHỐI SẢN PHẨM.
1.1. Kế hoạch phát triển của công ty.
Hiện nay công ty Hoà Bình là một trong 3 công ty lớn tại thị trường miền
bắc và được đánh giá là công ty cổ phần hoạt động có hiệu quả , có mức cổ
tức cao. Công ty vẫn tiếp tục có những đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
công nghệ hiện đại để phấn đấu trở thành công ty thuốc BVTV lớn nhất cả
nước và hướng tới thị trường các nước ASEAN như mục tiêu mà công ty đã
đề ra từ khi thành lập, phấn đấu đến năm 2008 sẽ có sản phẩm xuất khẩu đến
thị trường các nước trong khu vực.
Để xây dựng cho mình một lợi thế cạnh tranh dài hạn, công ty cũng đã có
nhiều kế hoạch, tạo mối quan hệ dài hạn khăng khít đối với các thành viên
kênh bằng các chương trình hỗ trợ, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và tạo
cơ hội cho các thành viên kênh trở thành cổ đông của công ty, nhằm tăng
nguồn lực của công ty cũng như tạo mối quan hệ gắn bó, bền chặt giữa công
ty và khách hàng vì mục tiêu kinh doanh chung.
1.2. Đa dạng hoá sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng và công
tác nghiên cứu thị trường.
Hiện nay trên thị trường thuôc BVTV có rất nhiều loại thuốc, trong đó
những loại thuốc nhập khẩu của nước ngoàI hay các sản phẩm liên doanh sản
xuất theo công nghệ cao, chất lượng tốt chiếm khá lớn. Mặc dù là một trong
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 49 -
những công ty đầu ngành song Hoà Binh cũng chỉ có khoảng 100 sản phẩm
các loại. Sản phẩm chưa thật phong phúvề chủng loại. chưa có nhiều sản
phẩm chủ đạo, chất lượng cao đủ sức cạnh tranh ngang ngửa với các sản
phẩm nhuập khẩu.
Trong những năm tới Hoà Bình xác định sẽ đầu tư mạnh mẽ cho hoạt động
nghiên cứu khách hàng, đầu tư trang bị công nghệ hiện đại để phát triển
những sản phẩm mới đáp ứng tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng, đặc biệt là các
sản phẩm thuốc trừ sâu, trừ cỏ là mặt hàng thế mạnh của công ty và đã tạo
được chỗ đứng trong tâm trí khách hàng.
1.3. Củng cố lợi thế cạnh tranh ở miền Bắc, xâm nhập thị trường miền
Trung, Nam và xây dựng chiến lược xuất khẩu.
Hiện nay thị trường chính của Hoà Bình là thị trường phía Bắc, thị trường
miền Trung, Nam , miền núi còn chưa xâm nhập hoặc còn rất hạn chế. Vì thế
mục tiêu xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường các vùng trên là mục tiêu căn
bản và xuyên suốt quá trình hoạt động của công ty.
Tại thị trường miền Nam là vựa lúa lớn của cả nước, bên cạnh đó các loại
cây hoa màu cũng như cây công nghiệp ngắn ngày được trồng với diện tích
lớn. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển hoạt động kinh
doanh nếu như công ty xâm nhập và tạo được chỗ đứng của mình tại thị
trường này. Tuy nhiên tại thị trường này cũng có những công ty lớn đang kinh
doanh và không dễ để công ty có thể xâm nhập. Điều này đòi hỏi công ty phải
xây dựng lớn mạnh về mọi mặt, với lợi thế cạnh tranh về công nghệ, nhân lực
cơ sở vật chất và có chiến lược cạnh tranh qua giá một cách hiệu quả nhằm
từng bước chiếm lĩnh thị trường. Đặc biệt là phải xây dựng và mở rộng về cả
nhân lực và vật lực tại chi nhánh tp. Hồ Chí Minh. Công ty phấn đấu tại
những vùng thị trường lớn sẽ có cán bộ chuyên viên của công ty là người
phân phối và giới thiệu sản phẩm tới bà con . Mục tiêu phấn đấu đến năm
2008 thị phần công ty tại miền bắc là 30%, miền trung : 10% và miền nam :
15%
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 50 -
Hiện nay thị trường thuốc BVTV các công ty mới chỉ lo tập trung “đá”
trên sân nhà, nơi mà họ phải cạnh tranh khốc liệt với nhau và với các sản
phẩm của các công ty liên doanh và cả hàng nhậu khẩu còn hoạt động xuất
khẩu và tìm kiếm thị trường nước ngoài vẫn còn bị bỏ ngỏ. Tranh thủ lợi thế
cạnh tranh của mình về thị trường trong nước, các nguồn lực của công ty công
ty đã bắt đầu bắt tay vào nghiên cứu thị trường khu vực các nước ASEAN với
mục tiêu 5% doanh thu của công ty năm 2008 là xuất khẩu.
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, công ty cầncó những giải pháp cụ
thể để cải thiện và nâng cao chất lượng trong hoạt động quản lý, nhất là đối
với hoạt động phân phối – một hoạt động quan trọng để xây dựng lợi thế cạnh
tranh lâu dài trên thị trường.
2. NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
KÊNH PHÂN PHỐI TẠI CÔNG TY HOÀ BÌNH
2.1. Việc tổ chức hệ thống kênh phân phối
Với hệ thống kênh phân phối đã được thiết lập, hiện nay công ty Hoà Bình
đã có những thành công nhất định. Tuy vậy vẫn cần có những thay đổi trong
việc tổ chức các hoạt động của kênh nhằm hoàn thiện và để kênh hoạt động
hiệu quả hơn.
Thứ nhất : Công ty cần triển khai và đầu tư nhiều hơn cho kiểu cấu trúc
kênh 3: Công ty Đại lý Bán lẻ Khách hàng. Với kiểu
cấu trúc kênh này, đảm bảo về khả năng kiểm soát của công ty đối với các
thành viên về chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng cũng như khả
năng kiểm soát, quản lý và xử lý những xung đột trong kênh. Bởi vì sản phẩm
thuốc BVTV có thể xâm nhập tới những vùng thị trường xa , lại dễ bị sao
chép, giả mạo, mất bản quyền . Nếu sử dụng kiểu kênh quá dài sẽ làm ảnh
hưởng đến sự kiểm soát chất lượng sản phẩm dành cho khách hàng . Tuy
nhiên nếu cấu trúc kênh quá ngắn sẽ khó bao phủ hết thị trường, làm mất thị
phần của công ty.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 51 -
Thứ hai: Công ty nên có những chính sách tuyên truyền tác động đến
người tiêu dùng vùng sâu, xa,...để xâm nhập thị trường này. Do hệ thống phân
phối của công ty tại thị trường miền bắc được tập trung nhiều ở các tỉnh miền
xuôi, thị trường miền núi vẫn còn bỏ ngỏ. Ngoại trừ một số nông trường, công
ty có quy mô cây trồng lớn có quy trình canh tác hiện đại còn lại đa phần là
việc trồng cấy tự phát, không khoa học. Do đó công ty cần có những chính
sách tuyên truyền tác động đến người tiêu dùng nhằm thay đổi nhận thức của
họ, hướng người dân phát triển các phương pháp canh tác, nuôi trồng hiện
đại, khoa học. Đồng thời hệ thống các thành viên phải được mở rộng và tuyển
chọn tại những thị trường này và qua việc sử dụng sản phẩm của công ty có
hiệu quả, người dân sẽ nhận thức tốt hơn về việc sử dụng thuốc BVTV trong
việc canh tác có hiệu quả, đây chính là thị trường tiềm năng mà công ty cần
phải hướng tới và khai thác hiệu quả.
Thứ ba: Tại những vùng thị trường có diện tích cây trồng lớn, công ty cần
nghiên cứu xu hướng phát triển cây trồng và tại đó nên có các đại lý hay cửa
hàng để đảm bảo sự bao phủ thị trường. Tại đó người bán hàng phải có trình
độ chuyên môn cao để giúp đỡ người nông dân trong việc tư vấn sử dụng
thuốc, tạo mối quan hệ khăng khít, lâu dài với người dân, để có thể xây dựng
được một hệ thống kênh phân phối vững chắc, lâu dài tại đây. Nghiên cứu xu
hướng cây trồng tại từng vùng thị trường cũng là điều rất quan trọng vầ được
công ty đặc biệt coi trọng, bởi đây chính là những dự báo cho những kế hoạch
kinh doanh của công ty.
Thứ tư: Công ty nên lập một danh sách khách hàng cá nhân cũng như tổ
chức mua nhiều hàng và có nhu cầu trực tiếp để đưa thư chào hàng, giới thiệu
sản phẩm và có những ưu đãi hợp lý dành cho những khách hàng này nhằm
tạo mối quan hệ lâu dài, khuyến khích việc mua lại của họ. Nhưng công ty
cũng cần lưu tâm đến giá cả dành cho những khách hàng này, bởi nếu có sự
chênh lệch về giá giữa công ty và nhà phân phối hoạt động tại khu vực thị
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 52 -
trường của khách hàng đó sẽ dẫn đến những xung đột kênh và như vậy công
ty đã làm hoạt động của thành viên này của công ty trở nên kém hiệu quả.
Thứ năm: Công ty nên có một mạng lưới các cửa hàng bán và giới thiệu
sản phẩm phụ trách các vùng thị trường nhỏ hơn tiếp xúc trực tiếp với khách
hàng từ đó có những biện pháp quản lý và kiểm soát chặt chẽ hơn. Do việc
phân chia thi trường theo các vùng dưới sự quản lý của các đại lý lớn vẫn còn
nhiều bất cập do khu vực tị trường mà các đại lý này quản lý thường lớn và
các đại lý thường không đủ nguồn lực cũng như có động cơ thực sự để làm
điều đó. Do đó các đại lý mới chỉ tập trung vào việc bán và phân phối san
phẩm tới các cửa hàng, việc quản lý thông tin còn rất hạn chế.
Thứ sáu: Tại thị trường miền trung công ty cần xây dựng thêm một chi
nhánh như ở miền bắc, nam bởi điều đó giúp cho sự quản lý và xử lý thông tin
cũng như những xung đột, khủng hoảng một cách sát sao, kịp thời hơn. Mặt
khác công ty nên có sự quản lý dọc theo cấu trúc kênh từ đại lý đến người bán
buôn, bán lẻ. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm sự gian lận về sản phẩm
của công ty tại các cơ sở phân phối do hiện nay thị trường thuốc BVTV còn
khá nhộn nhạo, sản phẩm dễ bị làm nhái, mất bản quyền… làm tổn hại đến uy
tín của công ty. Để thực hiện điều này cần thực hiện một số biện pháp cụ thể
sau:
Công ty trực tiếp quản lý các trung gian gần nhất, các thành viên cấp dưới
chịu sự quản lý của các thành viên cấp trên theo sự lãnh đạo của công ty
Lập danh sách tất cả các trung gian từ đại lý, người bán buôn , bán lẻ đang
phân phối sản phẩm của công ty một cách chi tiết, cụ thể.
Công ty có sự kiểm tra giám sát định kỳ với tất cả các cấp trung gian. Nếu
có bất kỳ sai phạm nào sẽ có hình thức sử phạt hợp lý theo hợp đồng đã kí
kết: cảnh cáo, phạt tiền, chấm dứt hợp đồng và thưa kiện lên các cơ quan pháp
luật.
Thực hiện nghiêm túc các quy định trong kinh doanh và các nghĩa vụ đối
với nhà nước
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 53 -
Thực hiện khuyến khích, đánh giá với toàn bộ các cấp thành viên trong
kênh phân phối.
2.2. Kiến nghị về hoạt động quản lý hệ thống kênh phân phối.
2.2.1. Quản lý các dòng chảy trong kênh
Dòng sản phẩm: Sản phẩm của công ty đã được phân phối rộng rãi trên thị
trường miền bắc, đây là kết quả rất đáng mừng mà công ty đã làm được. Tuy
nhiên quá trình phân phối vẫn còn có những bất hợp lý như sự khan hiếm về
sản phẩm giữa các vùng , có những thị trường công ty hoàn toàn bỏ ngỏ, sản
phẩm không đến được khách hàng một cách đầy đủ , kịp thời. Để hạn chế tối
đa các vấn đề này, công ty cần thực hiện một số giải pháp sau đây:
Mở rộng thị trường, tuyển chọn thêm các đại lý tại cả 3 miền bắc, trung ,
nam, đặc biệt quan tâm đến những vùng thị trường mới ,nhiều tiềm năng phát
triển.
Có những nghiên cứu về tình hình cây trồng tại các vùng để từ đó có kế
hoạch phân phối sản phẩm hợp lý
Cung cấp sản phẩm cho khách hàng dựa trên những yêu cầu của nhà phân
phối, tránh tình trạng áp đặt
Liên tục nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới chất lượng cao, an toàn, kịp
thời tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty.
Chia sẻ rủi ro với các cửa hàng, đại lý, thành viên trong trường hợp các
yếu tố khách quan làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của họ, công ty có
thể hỗ trợ tài chính hay cho phép trả lại hàng tồn không bán được
Đầu tư nhiều hơn cho hoạt động hỗ trợ phân phối: đưa cán bộ thị trường đi
học lái xe, tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài với các tổ chức vận tải để chủ động
trong các tình huống khẩn cấp.
Hiện nay các biện phấp này đã và đang được công ty thực hiện, triển khai
song mới chỉ dừng ở mức độ đơn giản, thiếu quy mô. Chính vì vậy, công ty
cần xây dựng những chiến lược cụ thể nhằm thực hiện và phát huy tối đa tác
dụng của những biện pháp này.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 54 -
Dòng thông tin: hoạt động của dòng chảy thông tin rất quan trọng cho sự
hoạt động và quản lý của công ty. Dòng thông tin cần thiết phải vận động hai
chiều giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, để đạt được điều này,công ty cần
quan tâm đến một số vấn đề sau
Tăng cường sự hợp tác thông tin từ phía người tiêu dùng, nhà phân phối
với công ty bằng cách lập các báo cáo của các thành viên theo thời gian về
tình hình tiêu thụ sản phẩm, đặc điểm và nguyên nhân của thực trạnh đó.
Thành lập phòng tư vấn khách hàng bao gồm các cán bộ chuyên môn, trình độ
cao, các chuyên gia trong ngành có thể tra lời trực tiếp qua điện thoại hoặc
thư những câu hỏi mà khách hàng đặt ra.
Mở rộng và nâng cao hiệu quả của các cuộc hội thảo bằng cách tăng số
lượng các lần hội thảo ở từng cấp tuỳ theo đặc điểm thị trường từng vùng và
mật độ dân số, xu hướng cây trồng . Tạo mối quan hệ với những nhà nghiên
cứu chuyên ngành , mời họ tham gia hội thảo nâng cao chất lượng các cuộc
hội thảo này cũng như mang lại niềm tin trong người nông dân, khách hàng về
công ty.
Tiếp tục in sách, tờ rơi để phát cho khách hàng, giải thích về các loại bệnh
dịch, các phòng tránh cũng như sản phẩm của công ty.
Đầu tư nhiều hơn cho cán bộ thị trường bằng việc tranh bị điện thoại, máy
tính, máy fax để xử lý thông tin được nhanh gọn, kịp thời.
Đào tạo nghiệp vụ kinh doanh cho cán bộ thị trường là người của các
trường khối kinh tế và đào tạo nghiệp vụ kinh doanh cho cán bộ là kỹ sư nông
nghiệp, chuyên viên trong ngành thuốc BVTV . Hoạt động nay giúp họ có
phản xạ nhanh , chính xác linh hoạt trong các tình huống kinh doanh gặp phải.
Phòng Marketing cần liên tục nghiên cứu và tìm hiểu thị trường để có
những thông tin về ngành về đối thủ cạnh tranh.
Dòng thanh toán: để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng , công ty có
thể cho phép các thành viên được thanh toán vào cuối mỗi tháng trước khi
quyết toán kinh doanh cảu thánh đó đối với những thành viên đã hợp tác lâu
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÍ HÀ VIỆT
- 55 -
ngày với công ty. Công ty có thể chấp nhận thanh toán qua ngân hàng để tạo
điều kiện thuận lợi cho các thành viên ở xa có mong muốn thanh toán qua
ngân hàng.
2.2.2. Tuyển chọn các thành viên kênh
Đối với các cửa hàng: Cửa hàng thay mặt công ty làm việc, quản lý trực
tiếp khách hàng, các thành viên nên các nhân viên được tuyển chọn hoạt động
tại cửa hàng đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ kinh tế. Công
ty cũng thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn cho các nhân viên bán
hàng và kiến thức về kinh tế nhằm phát huy hết năng lực , sáng tạo và nhanh
nhạy của đội ngũ nhân viên mới trẻ, đầy nhiệt huyết.
Đối với các đại lý: công ty cần phải xây dựng những chương trình tuyển
chọn hiệu quả và thực hiện một cách nghiêm túc. Nâng cao chất lượng các
thành viên kênh ngay từ bước tìm kiếm. Cần nâng cao trình độ chuyên môn
của các đại lý ( đại diện của đại lý phải có bằng chuyên ngành từ trung cấp trở
lên ). Hợp đồng kinh doanh chỉ được kí kết khi thành viên đảm bảo được các
tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước và yêu cầu của công ty. Công ty cần
thực thi tốt các biện pháp thưởng phạt giữa các thành viên trong kênh. Kiên
quyết chấm dứt hợp đồng với các thành viên không thực hiện đúng các nội
dung cam kết, quản lý và ngăn chặn tuyệt đối việc sử dụng hàng lậu, hàng
nhái bán tại các cửa hàng của công ty.
Nên tìm kiếm các thành viên kênh là những người đang làm việc tại các
phòng nông nghiệp, các chi cục thuốc BVTV tại các tỉnh , địa phương, những
người có uy tín đối với nguời dân như cán bộ xã, huyện,… sẽ có hiệu quả hơn
trong việc tạo ảnh hưởng tới người tiêu dùng. Các ý kiến tư vấn của họ sẽ
được người dân dễ dàng chấp nhận và tin tưởng. Cần phải có những chiến
lược cụ thể trong công tác tuyển chọn. Mặt khác tạo cho các thành viên tin
tưởng và tham gia vào hệ thống phân phối sản phẩm của công ty, công ty cần
quan tâm đến một số vấn đề sau đây:
- Thể hiện ưu thế của Hoà Bình so với các công ty khác trong ngành
C
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn tốt nghiệp -Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối tại công ty cổ phần vật tư BVTV Hoà Bình.pdf