Luận văn Tốt nghiệp Phương tiện thông tin đại chúng

Tài liệu Luận văn Tốt nghiệp Phương tiện thông tin đại chúng: LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Phương tiện thông tin đại chúng” 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1. Tính cấp thiết và lí do chọn đề tài 4 2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu 9 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 14 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 14 5. Đối tượng, khách thể và phạm vi 16 6. Phương pháp nghiên cứu 16 7. Giả thuyết nghiên cứu 18 8. Kết cấu của luận văn 18 PHẦN NỘI DUNG Chương I: Những vấn đề lí luận và phương pháp nghiên cứu hiệu quả của báo chí đối với công chúng. 20 2 1.1. Cơ sở lý luận 20 1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về truyền thông đại chúng 20 1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về truyền thông đại chúng 23 1.1.3. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về truyền thông đại chúng 26 1.1.4. Lý thuyết của M.Weber về đối tượng nghiên cứu của truyền thông đại chúng 28 1.1.5. Mô hình của H.Lasswell và C.Shannon về truyền thông đại chúng 31 1.2. Các khái niệm 32 1.2.1. Truyền thông 32 1.2.2. Truyền thông đại chú...

pdf153 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2108 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tốt nghiệp Phương tiện thông tin đại chúng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Phương tiện thông tin đại chúng” 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1. Tính cấp thiết và lí do chọn đề tài 4 2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu 9 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 14 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 14 5. Đối tượng, khách thể và phạm vi 16 6. Phương pháp nghiên cứu 16 7. Giả thuyết nghiên cứu 18 8. Kết cấu của luận văn 18 PHẦN NỘI DUNG Chương I: Những vấn đề lí luận và phương pháp nghiên cứu hiệu quả của báo chí đối với công chúng. 20 2 1.1. Cơ sở lý luận 20 1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về truyền thông đại chúng 20 1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về truyền thông đại chúng 23 1.1.3. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về truyền thông đại chúng 26 1.1.4. Lý thuyết của M.Weber về đối tượng nghiên cứu của truyền thông đại chúng 28 1.1.5. Mô hình của H.Lasswell và C.Shannon về truyền thông đại chúng 31 1.2. Các khái niệm 32 1.2.1. Truyền thông 32 1.2.2. Truyền thông đại chúng 33 1.2.3. Hiệu quả truyền thông đại chúng 35 1.2.4. Công chúng của truyền thông đại chúng 35 3 1.2.5. Công chúng sinh viên báo chí 37 1.3. Địa điểm khảo sát và một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 37 1.3.1. Vài nét về địa điểm khảo sát 37 1.3.2. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 39 Chương II: Cách thức, mức độ và những vấn đề được quan tâm trong giao tiếp đại chúng của công chúng sinh viên báo chí. 42 2.1. Các phương tiện thông tin đại chúng và cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng sinh viên báo chí. 42 2.1.1. Các phương tiện truyền thông đại chúng 42 2.1.1.1. Báo in 42 2.1.1.2. Đài phát thanh - truyền hình 43 2.1.1.3. Báo trực tuyến 46 2.1.2. Địa điểm và cách thức tiếp nhận thông tin từ báo chí của công chúng Sinh viên báo chí. 48 4 2.1.2.1. Địa điểm và cách thức đọc báo in 49 2.2.2.2. Địa điểm và cách thức nghe đài phát thanh 53 2.2.2.3. Địa điểm và cách thức xem truyền hình 55 2.1.2.4. Địa điểm và cách thức truy cập Interner 58 2.2. Mức độ tiếp nhận thông tin của công chúng sinh viên báo chí 61 2.3. Những vấn đề được quan tâm của công chúng công sinh viên báo chí 70 2.3.1. Những nội dung thông tin được quan tâm 69 2.3.1.1. Những thông tin thời sự, chính trị - xã hội 72 2.3.1.2. Những thông tin văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí 77 2.3.2. Những thể loại tác phẩm báo chí được quan tâm 79 2.3.2.1. Tin 5 2.3.2.2. Phóng sự 2.3.2.3. Phỏng vấn, tọa đàm 2.3.3. Nhu cầu và mức độ trao đổi thông tin của công chúng sinh viên báo chí 82 Chương III: Nhận diện một số kênh truyền thông đại chúng liên quan đến nghề báo và việc sử dụng thông điệp từ báo chí của công chúng sinh viên báo chí. 89 3.1. Nhận diện một số kênh truyền thông đại chúng 3.1.1. Tạp chí: Người làm báo 91 3.1.2. Báo: Nhà báo & công luận 93 3.1.3. Trang web: nghebao.com (Nghề báo – Thư ký của thời đại ) 95 3.2. Vấn đề sử dụng thông điệp báo chí vào việc học tập và rèn luyện của sinh viên báo chí 98 3.2.1. Mức độ tiếp nhận thông tin từ báo chí liên quan đến 99 6 việc học tập và rèn luyện của sinh viên báo chí 3.2.2. Ý nghĩa của những thông tin từ báo chí đối với việc học tập và rèn luyện của sinh viên báo chí 100 PHẦN KẾT LUẬN 1. Những kết luận cơ bản 106 2. Một số kiến nghị 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 PHẦN PHỤ LỤC 7 8 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lí do chọn đề tài Năm 1946, lần đầu tiên thuật ngữ truyền thông đại chúng được sử dụng trong “Lời nói đầu của Hiến chương Liên hiệp quốc về văn hoá, khoa học và Giáo dục”. Hiện nay, thuật ngữ này đã phổ biến rất rộng rãi các phương tiện truyền thông đại chúng, tác động hàng ngày, hàng giờ đến sự phát triển của từng lĩnh vực của xã hội.[3] Hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng mà trung tâm là hệ thống báo chí hiện nay phát triển rất mạnh mẽ, đã trở thành một thành tố rất quan trọng của xã hội. Hệ thống này vừa là động lực, vừa là công cụ trong hoạt động tổ chức, quản lí và nâng cao dân trí trong xã hội. Trong hoạt động của mình, hệ thống truyền thông đại chúng đã thể hiện vai trò cũng như khả năng tạo sự tương tác xã hội, hướng dẫn, định hướng hành vi hoạt động trong công chúng. Chính vì vậy, truyền thông đại chúng trở thành một thiết chế xã hội, nó được coi là tác nhân cơ bản làm hình thành các liên kết xã hội. Hiện nay, truyền thông đại chúng có được sự hỗ trợ rất lớn của các phương tiện Khoa học kĩ thuật. Công nghệ phát triển ở trình độ cao đã đưa hệ thống này trở thành một trong những hệ thống quan trọng nhất của xã hội hiện đại. Thông tin của từng quốc gia trở thành đối tượng của báo chí mọi quốc gia, không gian thông tin của nhân loại đang được thu nhỏ lại. Sự quốc tế hoá truyền thông đại chúng đang đặt cả thế giới vào tình huống mà trong đó các hàng rào thông tin “cứng” bị phá vỡ. Điều này là cơ sở thực tiễn cũng như là điều kiện thuận lợi thúc đẩy các nghiên cứu xã hội học về truyền thông đại chúng. Ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay, thực hiện công cuộc đổi mới theo xu hướng hội nhập và phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lí của 9 Nhà nước nhiều lĩnh vực xã hội đã có sự phát triển rõ rệt. Hoạt động truyền thông đại chúng đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, đóng góp tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong đường lối đổi mới toàn diện, nổi bật lên là vấn đề dân chủ hoá các mặt của đời sống xã hội; Thực tế này đã tạo nên những diến biến mới mẻ trong hoạt động thông tin báo chí ở nước ta. Báo chí hiện nay đã cơ bản hạn chế được hình thức thông tin một chiều đơn điệu và ngày càng thể hiện được vai trò là cầu nối giữa Đảng và Dân. Thông tin hai chiều được thực hiện trên báo chí: một mặt tuyên truyền, giải thích đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với công chúng mặt khác phản ánh những nguyện vọng, ý kiến phản hồi của công chúng trong quá trình thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nói đến báo chí là nói đến các loại hình của nó như : Báo in, báo ảnh, phát thanh, truyền hình, internet …Đó là các bộ phận, các kênh thông tin cơ bản nhất, cốt lõi nhất, tiêu biểu cho sức mạnh, bản chất và xu hướng vận động của thông tin đại chúng. Trong thực tế, mỗi loại hình báo chí có những thế mạnh và những hạn chế riêng , chẳng hạn như: báo in có khả năng lưu trữ lâu, đồng thời đi sâu phân tích chi tiết các sự kiện hiện tượng, công chúng của loại hình báo chí này có thể tiếp nhận thông tin ở mọi nơi, mọi lúc mọi thời điểm khác nhau. Hạn chế cơ bản của loại hình báo chí này là khó có khả năng phát hành rộng rãi tới công chúng ở vùng sâu, vùng xa…Phát thanh, Truyền hình có thế mạnh là nhanh, đồng thời, rộng khắp, hàng triệu triệu công chúng có thể tiếp nhận thông tin đồng thời với thời điểm diễn ra sự kiện. Nhưng hạn chế của nó là tính thoảng qua, khả năng lưu trữ kém …đòi hỏi công chúng tiếp nhận thông tin từ loại hình 10 báo chí này phải hết sức tập trung, quá trình thông tin bị phụ thuộc vào làn sóng, thời tiết… Ở nước ta các loại hình thông tin đại chúng đồng thời tồn tại và phát triển, chúng không những không loại trừ nhau, mà ngược lại còn bổ khuyết, hỗ trợ cho nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Hiện nay, cả nước ta có khoảng 14.000 nhà báo chuyên nghiệp đang hoạt động. Ngoài ra còn có hàng ngàn cộng tác viên, thông tin viên và một đội ngũ đông đảo đang hoạt động trong lĩnh vực thông tin xã hội. Đó là cán bộ ở các phòng thông tin văn hoá, các đài truyền thanh cấp huyện, xã… Cả nước hiện có 553 cơ quan báo in, trong đó có 157 báo 396 tạp chí và khoảng hơn 1000 bản tin. Hàng năm, xuất bản hơn 550 triệu bản báo. 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 470 trong số 512 huyện, 7000 xã trong tổng số hơn 10.359 xã được đọc báo trong ngày. Tính bình quân mỗi năm 1 người là 7,5 bản báo. 70% lượng báo chí tập trung ở thị xã, thành phố. Có 1 đài truyền hình, 1 đài phát thanh quốc gia và 4 đài truyền hình khu vực ở Huế, Đà Nẵng , Cần thơ, Thành phố Hồ Chí Minh. Một đài truyền hình kĩ thuật số VTC của bộ bưu chính viễn thông. Ngoài ra 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều có đài Phát thanh - Truyền hình. Riêng đối với loại hình phát thanh, ngoài đài phát thanh quốc gia Tiếng nói Việt Nam và các đài phát thanh cấp tỉnh còn có hệ thống đài truyền thanh của gần 520 huyện và hơn 10.000 xã. Đây là loại hình báo chí có tính ổn định và phân bố đồng đều nhất trong cả nước. Cả sóng phát thanh và truyền hình quốc gia đều được truyền qua vệ tinh. Theo con số thống kê chưa đầy đủ cả nước hiện có hơn 10 triệu máy thu 11 hình, với gần 85% số hộ gia đình xem được truyền hình. Sóng phát thanh hiện đã tới 5 châu lục và hơn 90% lãnh thổ nước ta. Báo chí trực tuyến (qua mạng Internet) là một là một loại hình báo chí mới ra đời so với báo chí truyền thống; Nhưng được sự hỗ trợ mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại đã khẳng định được vai trò cũng như sức mạnh vượt trội của mình. Ở nước ta, tờ báo trực tuyến đầu tiên chính thức ra đời năm 2000. Qua 7 năm phát triển, đến nay cả nước ta đã có khoảng hơn 2.500 trang Web đang hoạt động và hầu hết các tờ báo đều có báo trực tuyến. Theo đánh giá của PGS.TS. Trần Đình Hoan nguyên Uỷ viên bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng thì : “ Báo điện tử đang góp phần tích cực vào sự lớn mạnh của đất nước”( Nguồn : Viêt Nam Nét ngày 20/05/2003). Hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng ở nước ta hiện nay được đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng và quản lí của Nhà nước. Chính vì vậy, các hoạt động xuất bản và phát hành ấn phẩm của hệ thống này đều được dựa trên những cơ sở thống nhất như : - Dấu hiệu về nghề nghiệp ( Giáo dục thời đại, Quân đôi nhân dân, Người làm báo ...) - Dấu hiệu về lứa tuổi ( Nhi đồng, Thanh niên, Tuổi trẻ, Người cao tuổi…) - Dấu hiệu về lãnh thổ ( Hà Nội mới, Sài gòn giải phóng, Hà tây, Hà Nam…) - Dấu hiệu về xã hội (Đại đoàn kết, Lao động …)1) 12 - Dấu hiệu về giới ( Phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ Thủ đô, Nữ sinh …) - Dấu hiệu về nhu cầu thị hiếu ( Tạp chí Thời trang, Báo Văn Nghệ, tạp chí Văn nghệ… )* Tất cả các dấu hiệu trên là cơ sở để hoạt động xuất bản và phát hành đối với tất cả các loại hình báo chí, kể cả báo chí Trung ương và địa phương. Tất cả các đấu hiệu trên đều rất xác thực và gần gũi với đời sống xã hội, do đó các đối tượng công chúng đều có thể tiếp nhận những thông tin phù hợp từ hệ thống truyền thông đại chúng. Trong thời điểm hiện nay, việc nghiên cứu khảo sát và đánh giá về những ảnh hưởng và tác động của truyền thông đại chúng đối với các tầng lớp công chúng ở nước ta là có tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Gần đây, một số tác giả cũng đã đưa vấn đề nhận diện công chúng truyền thông đại chúng trong đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu vắng những công trình xem xét dưới góc độ Xã hội học và Báo chí theo hướng nghiên cứu hiệu quả của truyền thông đại chúng đối với công chúng nói chung và đối với công chúng là sinh viên nói riêng. Sinh viên là nhóm dân số xã hội tương đối lớn trong hệ thống cơ cấu xã hội. Nhóm sinh viên được xác định bởi những đặc điểm rõ rệt : - Có độ tuổi trung bình khoảng từ 18 – 24 * Dẫn theo Mai Quỳnh Nam “Công chúng Thanh niên đô thị và báo chí - nghiên cứu trường hợp thành phố Hải Phòng năm 2002.” Mai Văn Hai – Mai Quỳnh Nam: Chương IX :Đời sống văn hoá tinh thần và hoạt động truyền thông đại chúng.Báo cáo Xã hội năm 2000. Trịnh Duy Luân chủ biên, Viện Xã hội học. 13 - Có trình độ học vấn tương đối cao - Đang học nghề, trong một tổ chức trường học . Có thể nói sinh viên là bộ phận lao động trí thức trong lực lượng lao động của xã hội. Họ là nguồn nhân lực chủ yếu trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Lực lượng sinh viên sống và học tập tập trung tại các đô thị, do đó các hoạt động giao tiếp với các phương tiện thông tin đại chúng cũng diễn ra trong môi trường văn hoá, kinh tế, chính trị phát triển, vì vậy có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp nhận nguồn thông tin đa dạng phong phú. Đối với công chúng truyền thông là sinh viên, thì nhóm công chúng là sinh viên báo chí cần được lưu ý và quan tâm. Bởi lẽ, trước hết, họ là lực lượng lao động hùng hậu trong công cuộc đổi mới hiện nay. Họ là những trí thức, sẽ là những chủ nhân của đất nước trong tương lai. Và đặc biệt sau khi ra trường họ sẽ trở thành những nhà báo - những người sẽ trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông đại chúng. Chính vì vậy, sự tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng có ảnh hưởng rất quan trọng đến quá trình học tập, cũng như tác nghiệp của họ sau này. Nghiên cứu về nhóm công chúng sinh viên báo chí trong mối quan hệ với hệ thống báo chí càng có ý nghĩa thiết thực trong giai đoạn hiện nay. Với ý nghĩa trên, luận văn của chúng tôi chọn sinh viên của Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình TW1(Trực thuộc Đài Tiếng Nói Việt Nam) tại Hà Nam để khảo sát hiệu quả của báo chí với công chúng sinh viên báo chí. 2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu 14 Nghiên cứu xã hội học về truyền thông đại chúng nằm trong hệ thống tri thức của xã hội học, đây là một hoạt động khoa học tạo được sự quan tâm của cả Báo chí học và Xã hội học truyền thông đại chúng. Trong lịch sử nghiên cứu về sự tác động của truyền thông đại chúng với xã hội, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều quan điểm nhìn nhận khác nhau tuỳ thuộc vào sự biến động của mỗi giai đoạn lịch sử - xã hội nhất định . Năm 1905, việc phát minh ra vô tuyến điện và theo đó là sự ra đời của đài phát thanh – đây là một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển các phương tiện truyền thông đại chúng. Đài phát thanh ra đời với những ưu điểm vượt trội về tốc độ thông tin cũng như sự quảng đại trong việc truyền bá nên đã được công chúng hào hứng, say sưa tiếp nhận. Các nhà nghiên cứu xã hội học thời kỳ này cho rằng các phương tiện truyền thông đại chúng thực sự có một sức mạnh vạn năng. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là quan điểm của trường phái Frankfurt, họ cho rằng với khả năng của đài phát thanh sẽ rất dễ thuyết phục công chúng, khiến họ phải tin tưởng và phục tùng theo các thông điệp và mục đích của nó được truyền trên sóng phát thanh. Nhận xét này được đưa ra từ sự quan sát số lượng công chúng bị tác động và sự ảnh hưởng của nội dung thông điệp truyền tải, chưa dựa trên những nghiên cứu thực nghiệm đối với công chúng truyền thông. Năm 1944, P.Larsfeld cùng các cộng sự đã thông qua nghiên cứu thực nghiệm đối với cử tri về quyết định bầu cử chỉ ra rằng, các chiến dịch vận động tranh cử thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng hầu như chỉ làm tăng thêm sự tin tưởng vào những ý định sẵn có của cử tri, thực tế ít làm thay đổi quyết định của họ[403, 404]. Năm 1960, J.Klapper trong cuốn “Tác động của truyền thông đại chúng” cho rằng “ truyền thông đại chúng chỉ là yếu tố tác động, bổ sung (dù là 15 tác động rất mạnh) cùng với những yếu tố trung gian khác chứ không phải là yếu tố duy nhất dẫn đến sự thay đổi hành vi của công chúng”[40,144]. Nói cách khác, truyền thông đại chúng không phải là nguyên nhân cần và đủ, không phải là tác nhân cơ bản đẫn đến sự thay đổi thái độ ứng xử của công chúng. Khi công nghệ truyền hình ra đời đã đánh đấu một bước tiến dài trong sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng. Sức mạnh của truyền hình được khẳng định bởi nó sử dụng tổng hợp sức mạnh của cả các loại hình báo in, phát thanh và hình ảnh. Khoảng những thập niên 60 – 70 của thế kỷ XX, truyền hình phát triển mạnh mẽ và phổ biến rộng rãi, những quan điểm nghi ngờ về sức mạnh của truyền thông đại chúng được đặt ra xem xét lại. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khẳng định sức mạnh cũng như sự tác động to lớn của loại hình này. Mạng Internet ra đời đã thực sự làm thay đổi quan niệm về các phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống. Những hạn chế về khả năng lưu trữ thông tin , thời lượng, sự đơn điệu, sự tương tác … của các phương tiện truyền thống đã được giải quyết. Mạng Internet đã khẳng định được vai trò cũng như sự tác động to lớn của nó đối với xã hội công chúng. Những thập niên cuối của thế kỷ XX, công nghệ mạng Internet đã phát triển mạnh mẽ và phổ biến ở hầu hết các quốc gia, nó tạo điều kiện để thế giới xích lại gần nhau hơn. Có thể nói rằng, Internet là tác nhân cơ bản để thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, tăng cường khả năng giao lưu, hội nhập, hợp tác, trên mọi lĩnh vực giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Sự ra đời của mạng Internet với những ưu điểm vượt trội và phạm vi tác động của nó đã tạo ra không gian rộng lớn hơn cũng như nhiều hướng nghiên cứu mới về hiệu quả của truyền thông đại chúng đối với công chúng xã hội. Theo các tài liệu từ tiểu ban nghiên cứu truyền thông đại chúng của Đại hội Xã hội học thế giới lần thứ XV, tổ chức năm 2002 cho thấy hướng nghiên cứu hiệu 16 quả truyền thông đại chúng của mạng Internet được đặc biệt chú trọng và phạm vi nghiên cứu không chỉ trong mỗi quốc gia mà mở rộng ra toàn thế giới. Đến cuối thế kỷ XX, J.Habermas đưa ra khái niệm “không gian cộng đồng” trong đó các phương tiện truyền thông đại chúng đóng vai trò trung gian liên lạc và tiếp xúc trong nội bộ xã hội dân sự, cũng như nội bộ xã hội xã hội dân sự và các thiết chế Nhà nước. Đồng thời xác định truyền thông đại chúng không phải là lãnh địa riêng của các nhà truyền thông hay các chuyên gia truyền thông, nó là diễn đàn chung để thông tin về xã hội về con người. Truyền thông đại chúng cũng là nơi thể hiện các mối quan hệ giữa các tầng lớp, các nhóm xã hội[351, 352]. Nghiên cứu xã hội học truyền thông đại chúng là một hướng nghiên cứu cơ bản của xã hội hiện đại. Các nước có truyền thống nghiên cứu xã hội học rất coi trọng hướng nghiên cứu này. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mà các quan hệ xã hội diễn ra ngày càng phức tạp trong bối cảnh toàn cầu hóa. Truyền thông đại chúng được coi là một tác nhân xã hội, cơ bản tạo nên các liên kết xã hội không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả trên phạm vi khu vực và quốc tế. Trong giai đoạn phát triển của xã hội học, truyền thông đại chúng bắt đầu từ những năm 20 của thế kỷ trước, bao giờ xã hội học cũng hết sức được coi trọng, nó được coi là hướng nghiên cứu chủ yếu để xem xét các tác động xã hội của hệ thống truyền thông đại chúng đối với đời sống xã hội, và để đánh giá hiệu quả xã hội của hệ thống này. Ngay từ năm 1910, M.Weber người đã đặt luận cứ cho các nghiên cứu xã hội học truyền thông đại chúng đã xếp nghiên cứu về công chúng ở vị trí hàng đầu trong các vấn đề cần phải ưu tiên của xã hội học truyền thông đại chúng. Qua bốn giai đoạn phát triển, nghiên cứu xã hội học truyền thông đại 17 chúng chỉ ra rằng: truyền thông đại chúng tạo nên các tương tác xã hội để hình thành hành động xã hội phù hợp với định hướng xã hội. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về hiệu quả truyền thông đại chúng với công chúng bước đầu đã tạo được sự quan tâm của giới chuuyên môn. Từ năm 1990 đến nay đã có một số những công trình theo hướng nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về công chúng. Trước hết phải nối đến những bài viết của tác giả Mai Quỳnh Nam đăng trên Tạp chí Xã hội học, ngoài việc đưa ra những cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu truyền thông đại chúng và dư luận xã hội tác giả đã gợi mở ra hướng nghiên cứu thực nghiệm trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay. Trên tạp chí Xã hội học số 2 – 1996 trong bài “Về đặc điểm và tính chất của truyền thông đại chúng”,[55] tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa giao tiếp các nhân, giao tiếp đại chúng và hệ thống truyền thông đại chúng.Trên cơ sở phân tích mối quan hệ này, tác giả đã chỉ ra những tác động trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động báo chí; Thứ nhất là sự tác động từ hệ thống pháp luật và quyết định quản lý của các cơ quan quản lý báo chí. Thứ hai là sự tác động từ công chúng báo chí. Thực tế cho thấy rằng, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay sự tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng dẫn đến sự thay đổi ứng xử xã hội của công chúng là tương đối rõ nét; Đặc biệt trong đó có nhóm công chúng là sinh viên báo chí. Bài viết “Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng” trên tạp chí Xã hội học số 4 – 2001,[56] tác giả đã tổng hợp một số hệ thống chỉ tiêu định tính và định lượng làm cơ sở để phân tích hiệu quả của các phương tiện truyền thông đại chúng. Các bài nghiên cứu xã hội học thực nghiệm về báo chí cũng của tác giả này đã in trên tạp chí Tâm lí học số 1- 2004 như: “ Sinh viên Hà Nội trong 18 giao tiếp đại chúng”, [55] “ Báo thiếu nhi dân tộc và công chúng thiếu nhi dân tộc” [48], “ Báo chí những vấn đề lí luận và thực tiễn” – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2001.Tác giả cùng các cộng sự đã khảo sát mối quan hệ giữa các nhóm công chúng này với hệ thống truyền thông đại chúng trong môi trường chính trị - xã hội. Đặc biệt, các nghiên cứu này chú ý tới đặc điểm quá trình tiếp nhận thông tin, xử lí thông tin, cơ chế lây lan thông tin và các thức sử dụng thông tin của họ, coi đó như những dấu hiệu tin cậy để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống này. Ngoài ra, tác giả này cũng đưa ra hàng loạt các nghiên cứu về dư luận xã hội trong các bài viết trên tạp chí Xã hội học như “Dư luận xã hội - mấy vấn đề lí luận và phương pháp nghiên cứu” ( Tạp chí Xã hội học số 1- 1995), “Dư luận xã hội về con số”( Tạp chí Xã hội học số 3 – 1996), “ mấy vấn đề về dư luận xã hội trong công cuộc đổi mới”(Tạp chí Xã hội học số 2 – 1996), “ Vai trò của dư luận xã hội trong cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”(Tạp chí Tâm lí học số 2 – 2000). Trong bài “ Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội” ( Tạp chí Xã hội học số 1 – 1996) tác giả đi sâu phân tích mối quan hệ biện chứng giữa báo chí và công chúng trong quá trình hình thành và thể hiện dư luận xã hội. Các tác giả khác cũng công bố những công trình nghên cứu về xã hội học báo chí như: luận án tiến sĩ Xã hội học của tác giả Trần Hữu Quang năm 2000 “ Chân dung công chúng báo chí Thành phố Hồ Chí Minh”. Luận án đi sâu khảo sát cách thức và mức độ sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng của công chúng. Trên cơ sở phân tích các hình thức tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng của công chúng, để nhận diện công chúng trong bối cảnh đổi mới của Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có những công trình nghiên cứu khác như: luận án tiến sĩ Xã hội học của tác giả Trương Xuân Trường năm 2002 “ Hiện trạng và 19 vai trò tác động của truyền thông dân số đối với người nông dân”, PGS.TS. Nguyễn Văn Dững “Đối tượng tác động của báo chí” trên tạp chí Xã hội học số 4 – 2004, luận văn thạc sĩ của tác giả Đinh Thị Phương Thảo “ Hiệu quả của truyền thông đại chúng đối với công chúng Thanh niên đô thị” nghiên cứu trường hợp thành phố Hải Phòng năm 2006… Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Truyền thông đại chúng với công chúng Thanh niên đô thị - nghiên cứu trường hợp thành phố Hải Phòng, do Viện Xã hội học chủ trì PGS.TS Mai Quỳnh Nam chủ nhiệm đề tài có thể được coi là công trình đầu tiên theo hướng nghiên cứu cơ bản là nghiên cứu công chúng. Việc nghiên cứu đề tài Hiệu quả của báo chí với công chúng sinh viên báo chí có thể là một đóng góp để bước đầu hình dung được hiệu quả xã hội của báo chí đối với công chúng là sinh viên báo chí, trong đó có công chúng là sinh viên báo chí Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình TW1. 3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1 Ý nghĩa khoa học Xuất phát từ góc nhìn của báo chí học, xã hội học báo chí; nghiên cứu vấn đề hiệu quả của báo chí với công chúng sinh viên báo chí để đánh giá tác động của hệ thống báo chí đối với công chúng là sinh viên báo chí được chọn làm đối tượng nghiên cứu. Qua việc nghiên cứu để tìm hiểu, nhận diện sự lựa chọn nguồn tin cũng như sự tiếp thu, sử dụng những nguồn tin nhận được, đồng thời tìm hiểu dư luận xã hội trong sinh viên báo chí về hoạt động của báo chí trong hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng. Việc nghiên cứu đề tài này cũng có thể góp phần vào việc nghiên cứu hiệu quả của báo chí với công chúng nói chung, và đặc biệt là đối với công chúng là sinh viên, trong đó có một bộ phận là sinh viên báo chí. 20 Kết quả nghiên cứu từ đề tài này có thể là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu trong lĩnh vực báo chí học và xã hội học truyền thông đại chúng. 3.2 Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu vấn đề hiệu quả của báo chí với công chúng sinh viên báo chí, chúng tôi hi vọng sẽ đưa ra được những khuyến nghị để các nhà quản lí truyền thông, các cơ quan truyền thông nắm được thực trạng sự tác động của hệ thống truyền thông đối với bộ phận công chúng này. Từ đó tạo cơ sở khoa học cho những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của báo chí đối với công chúng sinh viên báo chí. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề hiệu quả của báo chí với công chúng là sinh viên báo chí nhằm tìm hiểu : - Công chúng sinh viên báo chí tiếp cận thông tin như thế nào? - Những vấn đề nào truyền tải trên báo chí được công chúng sinh viên báo chí quan tâm? - Nhận diện một số kênh truyền thông đại chúng liên quan đến nghề báo và việc sử dụng những thông điệp tiếp nhận được đối với việc học tập và rèn luyện. - Góp phần đề xuất những giải pháp tăng cường hiệu quả thông tin tới nhóm công chúng này. 21 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cách thức tiếp nhận thông tin và hiệu quả việc sử dụng nội dung các thông điệp được thông tin trên báo chí. - Phân tích các hình thức trao đổi thông tin trong nhóm công chúng sinh viên báo chí. - Phân tích hiệu quả của báo chí qua hoạt động tiếp nhận và sử dụng thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng của sinh viên báo chí. 5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu hiệu quả của báo chí với công chúng sinh viên báo chí 5.2 Khách thể nghiên cứu Là nhóm công chúng sinh viên báo chí Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình TW1 5.3 Phạm vi nghiên cứu Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình TW1 trực thộc Đài Tiếng Nói Việt Nam ( nằm trên địa bàn thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam ). 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp luận Dùa trªn quan ®iÓm vÒ mèi quan hÖ biÖn chøng gi÷a kiÕn tróc th-îng tÇng vµ c¬ së h¹ tÇng trong mçi h×nh th¸i kinh tÕ - x· héi, t- t-ëng cña 22 C.M¸c vÒ vai trß cña ý thøc x· héi trong ®êi sèng x· héi, vÒ mèi liªn hÖ gi÷a truyÒn th«ng ®¹i chóng vµ d- luËn x· héi ®-îc lÊy lµm c¬ së cho viÖc nghiªn cøu sù t¸c ®éng cña truyÒn th«ng ®¹i chóng vµ d- luËn x· héi. C.M¸c cho r»ng : Lý luËn cã thÓ trë thµnh lùc l-îng vËt chÊt khi nã th©m nhËp vµo quÇn chóng, s¶n phÈm cña truyÒn th«ng lµ d- luËn x· héi *. Nghiªn cøu x· héi häc truyÒn th«ng ®¹i chóng ph¸t triÓn m¹nh mÏ trong nh÷ng thËp niªn võa qua vµ trë thµnh mét chñ ®Ò c¬ b¶n cña x· héi hiÖn ®¹i. N¨m 1910, M.Weber ®· ®Ò xuÊt h-íng nghiªn cøu nµy cã nhiÖm vô ph¸t triÓn mèi quan hÖ gi÷a truyÒn th«ng ®¹i chóng víi x· héi theo c¸c h-íng : - Nghiªn cøu c«ng chóng - Nghiªn cøu tæ chøc truyÒn th«ng vµ c¸c nhµ truyÒn th«ng víi vai trß lµ mét tÇng líp x· héi nghÒ nghiÖp - Ph©n tÝch néi dung th«ng ®iÖp truyÒn t¶i Nghiªn cøu hiÖu qu¶ truyÒn th«ng ®¹i chóng lµ mét vÊn ®Ò cÊp b¸ch vµ phøc t¹p, ®iÒu ®ã xuÊt ph¸t tõ chç ng-êi ta ngµy cµng nhËn thÊy kh¶ n¨ng t¸c ®éng to lín cña ho¹t ®éng truyÒn th«ng . MÆt kh¸c, tÝnh phøc t¹p cña h-íng nghiªn cøu nµy l¹i phô thuéc bëi tÝnh chÊt ®a chøc n¨ng cña th«ng tin ®¹i chóng vµ c¸c mèi quan hÖ nhiÒu chiÒu ë sù t-¬ng t¸c víi hÖ thèng th«ng tin ®¹i chóng trong thùc tÕ * C.M¸c vµ Ph.¡ngghen, TuyÓn tËp T.1, tr.206. DÉn theo Mai Quúnh Nam, "TruyÒn th«ng ®¹i chóng vµ d- luËn x· héi", T¹p chÝ X· héi, sè 1 (53), 1996, tr.3 23 Trªn c¬ së ¸p dông lÝ luËn b¸o chÝ, quan ®iÓm lý thuyÕt x· héi häc chuyªn ngµnh để xem xÐt hiÖu qu¶ t¸c ®éng cña b¸o chí víi nhãm c«ng chóng lµ sinh viªn b¸o chÝ ®-îc ®Æt trong c¸c t-¬ng t¸c x· héi cô thÓ. Quan ®iÓm lý thuyÕt x· héi häc ®-îc dïng lµm c¬ së nghiªn cøu ë ®©y gåm: C¸ch ph©n lo¹i hiÖu qu¶ truyÒn th«ng ®¹i chóng ®èi víi c«ng chóng do Weiss (1988) ®-a ra vÒ t¸c ®éng ®Þnh l-îng cña truyÒn th«ng ®¹i chóng; Nh÷ng l-u ý cña Moll (1993) khi ph©n tÝch chØ b¸o ®é ghi nhí cña c«ng chóng vÒ néi dung th«ng ®iÖp; Những vÊn ®Ò t¹o nªn mèi quan t©m cña giíi chuyªn m«n trong ph©n tÝch hiÖu qu¶ cña truyÒn th«ng ®¹i chóng liªn quan tíi: 1. ViÖc t¸ch gi¶i quyÕt ho¹t ®éng cña tõng kªnh truyÒn th«ng cô thÓ. 2. NhËn xÐt cña Sechc« (1986) vÒ sù sai lÇm khi t¸ch t¸c ®éng truyÒn th«ng ®¹i chóng ra khái ¶nh h-ëng tõ c¸c c¬ së x· héi kh¸c cïng t¸c ®éng hµng ngµy ®èi víi c«ng chóng truyÒn th«ng. 3. Sù ®an xen vµ t-¬ng hç gi÷a giao tiÕp ®¹i chóng vµ giao tiÕp c¸ nh©n d-íi t¸c ®éng cña c¸c ph-¬ng tiÖn truyÒn th«ng ®¹i chóng). 4. Lý luËn vÒ c¬ chÕ l©y lan th«ng tin; vÒ dßng ph¶n håi th«ng tin. 5. LËp luËn cña M.Weber vÒ t¸c ®éng cña truyÒn th«ng ®¹i chóng ®èi víi viÖc h×nh thµnh ý thøc quÇn chóng vµ d- luËn x· héi [7]… 24 Ng-êi nghiªn cøu còng ®Æc biÖt chó ý ®Õn c¸c khÝa c¹nh lý luËn vµ lÞch sö cña vÊn ®Ò mµ c¸c t¸c gi¶ ®i tr-íc ®· ®Æt ra, coi ®ã nh- nh÷ng tiÒn ®Ò lý luËn ®Ó triÓn khai ®Ò tµi cña m×nh. 6.2 Phương pháp thu thập thông tin Những thông tin chúng tôi thu thập được qua việc sử dụng kết hợp các phương pháp : - Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc điều tra chọn mẫu. Điều tra được tiến hành với 400 bảng hỏi với sinh viên báo chí Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình TW1 trực thuộc Đài Tiếng Nói Việt Nam ( nằm trên địa bàn thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam ). Mẫu nghiên cứu được dựa trên các chỉ báo về giới tính, năm học, ngành học của sinh viên. - Phương pháp điều tra định lượng thu thập thông tin được tiến hành với sinh viên báo chí tại trường năm 2007. Ngoài ra, thông tin còn được thu thập dựa trên các tư liệu sẵn có liên quan đến chủ đề nghiên cứu, qua hệ thống báo chí được cập nhật thường xuyên. Chúng tôi tiến hành xử lí thông tin theo phương pháp : - Sử dụng phương pháp phân tích thống kê đối với những số liệu định lượng. 7. Giả thuyết Đề tài được triển khai để đánh giá và kiểm nghiệm các giả thuyết nghiên cứu sau: 25 1. Vai trò, ý nghĩa của những thông tin được tiếp nhận từ báo chí, như sự đối với việc học tập, rèn luyện và tác nghiệp của sinh viên báo chí . 2. Dư luận xã hội của công chúng sinh viên báo chí, thể hiện những đề xuất về phương thức thông tin cũng như hiệu quả tác động đến nhóm công chúng này. 3. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, hệ thống báo chí đã phát triển mạnh mẽ và có nhiều thành tựu đáng kể trong công cuộc đổi mới đất nước. Tuy nhiên, trong hoạt động thông tin cũng đã xuất hiện những xu hướng bất cập, hạn chế như tính thương mại hóa và có cả những sai lệch trong thông điệp truyền thông; điều này sẽ tác động mạnh mẽ đến công chúng sinh viên báo chí. 8. Kết cấu của luận văn 8.1 Phần mở đầu Luận văn giới thiệu: Giả thuyết nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu; Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu; Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu; Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài; Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. 8.2 Phần nội dung luận văn gồm 3 chương ChươngI: Những vấn đề lí luận và phương pháp nghiên cứu hiệu quả của báo chí đối với công chúng. Phần 1: Đưa ra các lí luận về truyền thông đại chúng, trên cơ sở của báo chí học và xã hội học báo chí. Đặc biệt là các quan điểm lí thuyết về công chúng của truyền thông và hiệu quả của truyền thông đại chúng. Vài nét về vấn đề nghiên cứu và hệ thống các khái niệm phục vụ nghiên cứu. 26 Phần 2: Giới thiệu địa điểm khảo sát, và một số đặc điểm cơ bản của đối tượng nghiên cứu. ChươngII: Cách thức, mức độ và những vấn đề được quan tâm trong giao tiếp đại chúng của công chúng sinh viên báo chí. Phần 1: Trình bày cách thức tiếp nhận thông tin từ báo chí của công chúng là sinh viên báo chí. Phần 2: Trình bày mức độ tiếp nhận thông tin của công chúng sinh viên báo chí Phần 3: Trình bày những nội dung thông tin đăng tải trên báo chí và những thể loại báo chí được sinh viên báo chí quan tâm. Chương III: Trình bày kết quả những phân tích về những dấu hiệu để nhận diện nội dung của một số phương tiện truyền thông đại chúng. Phần 1: Mức độ tiếp nhận thông tin từ báo chí liên quan đến việc học tập và rèn luyện của sinh viên báo chí. Phần 2: Ý nghĩa của những thông tin từ báo chí đối với việc học tập và rèn luyện của sinh viên báo chí 8.3 Phần kết luận Từ các kết quả phân tích, tác giả tiến hành luận giải các giả thuyết nghiên cứu, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm mở rộng khả năng tiếp nhận thông tin của công chúng sinh viên nói chung và sinh viên báo chí nói riêng. Mặt khác, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống truyền thông đại chúng và đẩy mạnh các nghiên cứu khoa học về truyền thông đại chúng và công chúng của truyền thông đại chúng. 27 28 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI CỚI CÔNG CHÚNG 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin về truyền thông đại chúng C.Mác, Ph.Ăng ghen,V.I.Lê nin là những nhà tư tưởng vĩ đại của giai cấp vô sản thế giới – là người đặt nền móng cho lí luận báo chí cách mạng[32, 42]. Là những người trực tiếp tổ chức, lãnh đạo nhiều tờ báo, đồng thời là những nhà báo lỗi lạc, luôn rất quan tâm đến hoạt động báo chí, xuất bản. Tư tưởng về công tác báo chí và hoạt động báo chí xuất bản của những nhà kinh điển này vô cùng đồ sộ và phong phú – là một bộ phận quan trọng trong hình thái ý thức xã hội mác xít. Từ nhãn quan duy vật lịch sử và chủ nghĩa xã hội khoa học các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã giải thích sự ra đời cũng như bản chất của báo chí. Bằng những bài báo, những tác phẩm của mình các nhà cách mạng vô sản đã thể hiện rất rõ quan điểm của mình: báo chí là vũ khí sắc bén đề chiến đấu bảo vệ lợi ích của quảng đại quần chúng nhân dân lao động, bác bỏ và vạch trần luận điệu của những thế lực thù địch. Báo chí cách mạng vô sản phải thực sự là vũ khí chiến đấu hữu hiệu của giai cấp công nhân, là cơ quan tuyên truyền, tham gia vào việc tổ chức phát triển xã hội bằng hoạt động ngôn luận. Trọng trách của báo chí cách mạng là phục vụ lợi ích của nhân dân, vì sự tiến bộ và giải phóng con người [36, 18]. 29 Trong thực tế, C.Mác – Ph.Ăng ghen là những người sáng lập ra nền báo chí cách mạng mà đấu mốc quan trọng là sự ra đời của tờ báo “Sông Ranh mới” trong những năm 1848 – 1849. Tờ báo này do do C.Mác làm tổng biên tập và Ph.Ăng ghen là cộng tác viên đắc lực[31, 39]. Tờ báo này gắn liền với phong trào cộng sản ở châu Âu khoảng giữa thế kỷ thứ XIX. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, trong xã hội có phân chia giai cấp thì mỗi con người phải thuộc về một giai cầp, tầng lớp nhất định và quyền lợi của các giai cấp trong xã hội là khác nhau thậm chí đối lập nhau. Các giai cấp tầng lớp trong xã hội đều sử dụng báo chí làm vũ khí chiến đấu để bảo vệ địa vị chính trị và quyền lợi kinh tế của mình. Chính vì vậy, báo chí của giai cấp nào thì phản ánh tôn chỉ mục đíc đường lối tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của giai cấp đó [31, 99]. Báo chí của các Đảng Cộng Sản được xác định là cơ quan ngôn luận của Đảng, là sợi dây liên hệ giữa Đảng và giai cấp công nhân, là vũ khí đấu tranh của gia cấp vô sản. Ph.Ăng ghen chỉ ra rằng: “ Đối với Đảng nhất là Đảng của giai cấp công nhân thì việc lập ra tờ báo hàng ngày đầu tiên là cái mốc quan trọng để tiến lên phía trước. Đó là nhận định ban đầu, từ đó Đảng sẽ tiến hành cuộc đấu tranh với những đối thủ của mình bằng vũ khí tương xứng. Báo hàng ngày là công cụ tuyên truyền, cổ động quần chúng không có gì thay thế được” [36, 18]. C.Mác nhận định: “Báo chí sống trong nhân dân và trung thực chia sẻ với nhân dân niềm hi vọng và sự lo lắng của họ. Trong hi vọng và lo lắng, có điều gì báo chí nghe được từ cuộc sống, báo chí sẽ lớn tiếng loan tin cho mọi người đều biết, báo chí tuyên bố sự phán xét của mình đối với những tin tức đó một cách gay gắt, hăng say, phiến diện như những tình cảm và tư tưởng bị xúc động thầm bảo nó vào lúc đó. Điều sai lầm hôm nay nằm trong các sự kiện mà nó đưa tin, hoặc trong những lời nhận xét mà nó nêu lên thì ngày mai sẽ được 30 bản thân nó bác bỏ” [3, 237]. Từ nhận định trên cho thấy: báo chí cách mạng là công cụ phục vụ lợi ích của quần chúng nhân dân, coi phong trào quần chúng là cơ sở thực tiễn để phản ánh, chỉ có như vậy báo chí mới có thể bảo vệ được quyền lợi của quần chúng một cách thiết thực. V.I.Lê nin - người cộng sản ưu tú, kế thừa tư tưởng chủ nghĩa Mác đã đặc biệt nhấn mạnh vai trò của báo chí trong phong trào cách mạng: “Chúng ta cần trước hết là tờ báo, không có nó thì không thể tiến hành được một cách có hệ thống cuộc tuyên truyền, cổ động hết sức nguyên tắc và toàn diện” [37, 10], “ Tờ báo không chỉ là người tuyên truyền tập thể và cổ động tập thể, mà còn là người tổ chức tập thể… Nhờ có tờ báo, một tổ chức cố định tự nó hình thành, nó không chỉ làm các công tác địa phương mà còn làm cả công tác chung thường xuyên nữa, nó giúp cho những nhân viên của nó quen việc theo dõi chăm chú những biến cố chính trị, đánh gia ý nghĩa của những biến cố ấy đến các tầng lớp khác nhau trong nhân dân, và vạch ra cho đảng cách mạng những phương pháp hợp lí để tác động đến những biến cố ấy” [37, 12] Báo chí một mặt cung cấp thông tin cho công chúng, mặt khác nó phản ánh những tâm tư nguyện vọng, ý kiến… của công chúng về những vấn đề thời sự nóng bỏng của xã hội. Chính vì vậy, nó được xác định là một trong những nguồn cung cấp thông tin quan trọng cho những nhà quản lí xã hội. Những quyết định quản lí chỉ thực sự phù hợp và hiệu quả khi nó dựa trên những thông tin chính xác từ thực tế cuộc sống. V.I.Lênin đã yêu cầu thành lập một uỷ ban đặc biệt để thu thập và xử lí thông tin ngay từ những ngày đầu cách mạng: “Có thể và nhất thiết phải tổ chức một văn phòng như vậy, nó có thể đem lại lợi lớn; không có nó, chúng ta sẽ không có mắt, không có tai, không có tay để tham gia các phong trào quốc tế” [39, 156] V.I.Lênin đề cao sự phù hợp giữa các yếu tố nội dung và hình thức thể hiện của tác phẩm báo chí. Nó sẽ không đem lại hiệu quả cao với công 31 chúng khi nội dung thông tin tốt nhưng cách thể hiện không gần gũi, xa rời với đời sống nhân dân: “Sự đơn giản, dễ hiểu và phổ cập, nội dung sinh động của tư liệu đưa ra sẽ đảm bảo cho những tư tưởng của báo chí đi sâu vào lòng người đọc thuộc mọi tầng lớp nhân dân” [38, 92]. Từ những quan điểm trên cho thấy: chủ nghĩa Mác – Lênin đánh giá rất cao vai trò, cũng như hiệu quả của báo chí trong việc tác động vào xã hội, nó làm thay đổi nhận thức, cũng như hành vi ứng xử của con người trong thực tiễn cuộc sống. Hiệu quả của báo chí sẽ là một sức mạnh to lớn, góp phần hình thành dư luận xã hội, định hướng dư luận xã hội tích cực trong công chúng. 1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về truyền thông đại chúng Ở Việt Nam, nền báo chí cách mạng được đánh dấu bằng sự ra đời của tờ báo “Thanh niên” ngày 21 tháng 6 năm 1925 do Hồ Chí Minh sáng lập. Hồ Chí Minh - người chiến sĩ cộng sản ưu tú, nhà báo cộng sản đầu tiên đã sáng lập ra nền báo chí cách mạng của giai cấp vô sản ở nước ta. Là người kế thừa những tinh hoa của chủ nghĩa Mác – Ăng ghen, Lênin về báo chí vô sản, áp dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam, quan điểm về báo chí của Hồ Chí Minh rất cụ thể và sâu sát. Trước hết, đối với báo Đảng, Người cho rằng: tờ báo của Đảng có nhiệm vụ làm cho tư tưởng và hành động thông suốt và thống nhất. Cụ thể là tuyên truyền lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng và của Chính phủ. Thông tin về tình hình trong nước cũng như thế giới, những kinh nghiệm tốt, xấu của các nghành các địa phương, phản ánh công tác học tập, công tác, tinh thần phê bình, tự phê bình, cũng như đời sống và ý nguyện của nhân dân…Mỗi tờ báo Đảng là những lớp huấn luyện đơn giản, thiết thực và rộng khắp: “Những tờ báo Đảng cung cấp cho chúng ta những điều cần biết làm về công tác tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo và công tác…nó giúp nâng cao trình độ chính trị và năng suất công tác của chúng ta” [336, 337]. Hồ Chí Minh luôn xác định và đề cao vai trò của báo chí, 32 coi nó như một vũ khí sắc bén chiến đấu để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén cuả họ” [377]. Đối với mỗi tờ báo để phục vụ được nhân dân tốt hơn đều phải xác định nội dung, tôn chỉ mục đích cũng như đối tượng phục vụ rõ ràng: - Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền cổ động, huấn luyện, Giáo dục, và tổ chức dân chúng dể đưa dân chúng tới mục đích chung. - Tôn chỉ mục đích của mỗi tờ báo là đoàn kết toàn dân, thi đua ái quốc. Đối tượng của báo chí là đại đa số dân chúng: “ Một tờ báo không được đại đa số dân chúng ham chuộng, thì không xứng đáng là nột tờ báo” [346]. Chính vì vậy, muốn để tờ báo được dân chúng ham chuộng, yêu thích thì các tờ báo phải hết sức chú ý đến cảc mặt nội dung và hình thức của tờ báo. Về nội dung “các bài báo phải đơn giản, dễ hiểu, phổ thông, thiết thực, hoạt bát”. Về hình thức “ cách sắp đặt các bài, cách in phải sạch sẽ sáng sủa” [346]… Không chỉ đối với những người làm báo, mà với tất cả các chiến sĩ cách mạng trên các mặt trận Hồ Chí Minh đề cao vấn đề nhận thức, vì chỉ khi có nhận thức con người mới có thể tự giác làm đúng, đi theo cái đúng cái cao cả: “ tuyệt đối cần thiết là chúng ta phải giúp đỡ các đồng chí của chúng ta khắc phục những khó khăn ấy bằng cách tạo điều kiện cho các đồng chí tiếp thu những kiến thức sơ đẳng nhất mà mỗi chiến sĩ cần phải có” [381]. Đối với nhà báo cách mạng trong đại hội lần thứ hai Hội nhà báo Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: “Báo chí của chúng ta là phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội,...cho hoà bình trên thế giới. Chính vì thế cho nên, tất cả những người làm báo phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được” [366]. “Nhiệm vụ của mỗi người làm báo là quan trọng và vẻ vang. 33 Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ ấy thì phải cố gắng học tập chính trị, nâng cao tư tưởng, đứng vững trên lập trường của giai cấp vô sản, phải nâng cao trình độ văn hoá, phải đi sâu vào nghiệp vụ của mình. Cần phải luôn cố gắng, mà cố gắng thì nhất định thành công”. Trong hoạt động nghiệp vụ của nhà báo cách mạng, mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng. Chính vì vậy trong mỗi bài báo Hồ Chí Minh yêu cầu : - Phải học cách nói của quần chúng. Chớ nói như giảng sách. - Phải luôn dùng những lời lẽ những thí dụ đơn giản. - Khi viết, khi nói, phải luôn luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu được. Làm sao cho quần chúng đều hiểu, đều tin, đều quyết tâm theo lời kêu gọi của mình. Bao giờ cũng phải tự hỏi: “ Ta viết cho ai xem ? nói cho ai nghe”? - Trước khi nói phải nghĩ cho chín, phải sắp đặt cẩn thận. Sau khi viết rồi phải xem đi xem lại ba bốn lần. [348, 349] Hồ Chí Minh luôn xác định cách viết báo luôn gắn với hiệu quả truyền thông của báo chí. Gắn báo chí với công chúng bằng hình thức thể hiện phù hợp với cách nghĩ, cách hiểu, cách nói, cách làm, của công chúng, trên cơ sở đó để truyền tải thông tin. Người nhấn mạnh : “Mình viết ra là cốt để Giáo dục, cổ động; nếu người xem mà không nhớ được, không hiểu được, là viết không đúng, nhằm không đúng mục đích. Mà muốn người xem hiểu được, nhớ được, làm được thì phải viết cho đúng trình độ của người xem, viết rõ ràng gọn gàng, không dùng chữ nhiều”. Về cách viết báo trong bài giảng tại lớp chỉnh Đảng Trung ương ngày 17 tháng 08 năm 1953, Người chỉ rõ, khi viết báo chúng ta phải luôn đặt ra các câu hỏi : Vì ai mà viết? Mục đích viết để làm gì? và phải trả lời những câu hỏi đó. Chẳng hạn, Viết cho ai? Viết cho đại đa số Công – Nông – Binh[10, 616]. Viết để làm gì? để giáo dục gải thích, cổ động, phê bình. Để phục vụ quần 34 chúng ...Viết cái gì? Viết để nêu những cái hay, cái tốt của dân ta…của bạn ta. Đồng thời phê bình những khuyết điểm của chúng ta, của cán bộ của nhân dân... Không nên chỉ viết những cái tốt mà giấu những cái xấu. Nêu cái hay, cái tốt thì phải có chừng mực, chớ phóng đại…Phê bình thì phải phê bình một cách thật thà, chân thành đúng đắn chứ không phải để lợi dụng để nó phản tuyên truyền[349]. Về vấn đề tài liệu để viết báo, trả lời câu hỏi lấy tài liệu ở đâu ? Người chỉ rõ, muốn có tài liệu thì phải tìm, thông qua các hoạt động như: nghe, hỏi, quan sát, thu thập từ các tài liệu thông tin khác và ghi chép[350]. Trả lời câu hỏi viết như thế nào? Người chỉ rõ : Cần phải tránh lối viết “ rau muống” nghĩa là lằng nhằng “trường giang đại hải” làm cho người xem như là “Chắt vắt vào rừng xanh”. Ngoài ra, Người còn yêu cầu viết báo phải “ gọn gàng, rõ ràng, vắn tắt. Nhưng vắn tắt không phải là cụt đầu, cụt đuôi, mà phải có đầu có đuôi”. Viết phải thiết thực “Nói có sách, mách có chứng” có nghĩa là “ nói cái việc ấy ở đâu, thế nào, ngày nào, nó sinh ra thế nào, phát triển thế nào, kết quả thế nào”. Người khuyên viết báo không nên “ham dùng chữ”; Những chữ mà không biết rõ thì không nên dùng. Những chữ mà tiếng ta có thì phải dùng tiếng ta. Đặc biệt, trong lúc viết thì phải chú ý giữ bí mật nó được coi là điều kiện cơ bản để đảm bảo hiệu quả thông tin.[339, 340, 341] Trong Đại hội lần thứ III Hội nhà báo Việt Nam, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến hiệu quả tác động của báo chí tới sự hình thành dư luận xã hội. Người chỉ rõ báo chí phải giữ nhiệm vụ định hướng dư luận xã hội chứ không được phép vuốt đuôi dư luận xã hội. Các phương tiện truyền thông đại chúng được xác định có vai trò hết sức quan trọng trong việc “đem ý kiến đúng đã được lựa chọn đến với người dân để họ so sánh, bàn bạc, lựa chọn lại”; Trên cơ sở đó “phải khéo léo tập trung ý kiến của quần chúng, hoá nó thành cái đường lối để lãnh đạo quần chúng. Phải đem cách nhân dân so sánh, xem xét, 35 giải quyết các vấn đề mà hoá nó thành cách chỉ đạo nhân dân” [363, 364, 365, 366] Có thể nói, quan điểm về báo chí và hoạt động báo chí của Hồ Chi Minh cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Những quan điểm, tư tưởng đó được coi là cách thức để đảm bảo dư luận xã hội của các tầng lớp xã hội, các nhóm xã hội, để chúng thực sự trở thành công cụ, đối tượng để lãnh đạo, quản lí xã hội theo mục tiêu phát triển bền vững. 1.1.3 Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về truyền thông đại chúng Đảng Cộng Sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Ra đời ngày 03 tháng 02 năm 1930 Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình. Đảng đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng đem lại độc lập tự do cho đất nước. Trong các quá trình cách mạng, báo chí được sử dụng như một phương tiện hữu hiệu để đấu tranh giành thắng lợi. Đảng chỉ rõ báo chí phải luôn đi đầu trong trong việc tuyên truyền, bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng. Trong sự nghiệp đổi mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, Đảng lãnh đạo báo chí là điều kiện quan trọng để khơi dậy được nhiệt tình cách mạng, sức sáng tạo, tiềm năng trí tuệ to lớn của nhân dân, tổng kết các kinh nghiệm phong phú, sinh động từ thực tiễn để góp phần hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng, thực hiện quá trình “ tự Giáo dục” của nhân dân. Trên cơ sở nhận thức đó, Đảng luôn đề cao vai trò của hoạt động báo chí; coi báo chí là “công cụ sắc bén trọng công tác tư tưởng của Đảng”, là “lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hoá” [45]. Hiện nay báo chí cũng được đặt vào vị trí xung kích trong sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước, 36 dân chủ hoá đời sống xã hội, cổ vũ, phát hiện những nhân tố mới, tích cực trong cuộc sống; giám sát công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và bộ máy Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, thoả mãn nhu cầu thông tin, nâng cao dân trí của nhân dân. Hiện nay, sau hơn 20 năm đổi mới đất nước ta đã có sự phát triển tương đối toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có báo chí. Hệ thống báo chí của chúng ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, vận hành trong cơ chế thị trường đã có được những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng, ngày càng đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng trong xã hội. Nội dung thông tin được chuyển tải trên báo chí ngày càng phong phú, đa dạng và đặc biệt là vấn đề được đề cập xác thực hơn, đã thu hút được sự quan tâm của công chúng; khiến họ cảm nhận những vấn đề thời sự xã hội như là “ chuyện của mình”. Phương thức thông tin đa dạng, sinh động, hình thức đẹp, hấp dẫn… Nói chung trong giái đoạn hiện nay, báo chí của chúng ta đã dần tiếp cận được với trình độ của báo chí hiện đại trên thế giới. Bắt nguồn từ đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, đường lối chính trị cũng từng bước hoàn thiện, trong đó có sự đổi mới công tác tư tưởng và văn hoá. Định hướng tư tưởng và quan điểm báo chí cũng có những bước đổi mới đáng kể. Từ việc xác định “ Báo chí là công cụ tư tưởng sắc bén của Đảng” đến quan điểm “ Báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, Nhà nước,của các tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân” được coi là một bước phát triển mới của lí luận báo chí cách mạng. Từ quan điểm này cho thấy: thông tin báo chí là đa dạng, phong phú, nhiều chiều nhưng phải vận hành trong sự quản lí có tính định hướng của Đảng, Nhà nước. Quan điểm này đã thể hiện được mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa Đảng và dân. Trên cơ sở “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, báo chí một mặt tuyên truyền đường lối chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, đến với 37 công chúng, một mặt phản ánh những ý kiến, nguyện vọng của công chúng trong quá trình thực hiện đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước. Có thể nói, báo chí là chiếc cầu nối giữa Đảng và dân, là kênh liên hệ giữa dân và Đảng, là cầu nối tin cậy giữa văn bản chính sách và thực tế cuộc sống. Ngoài ra, Đảng còn xác định báo chí là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định vai trò giám sát xã hội của truyền thông đại chúng thông qua việc phản ánh thực tiễn cuộc sống và định hướng dư luận xã hội, nâng cao nhận thức cho công chúng, đồng thời chỉ rõ: các cơ quan truyền thông đại chúng “ vừa phải hiểu rõ nguyện vọng, tâm tư của quần chúng để phục vụ tốt và phản ánh với Đảng, vừa có trách nhiệm tạo cho được dư luận quần chúng đúng đắn” [1, 114]. Để thực hiện được điều đó, các cơ quan truyền thông đại chúng phải “ coi trọng việc nâng cao chất lượng thông tin đại chúng, tính chân thật, tính chiến đấu và tính đa dạng của thông tin” [2, 112]. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, được soi sáng bởi lí luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong suốt quá trình phát triển báo chí cách mạng Việt Nam luôn gắn mật thiết, đi cùng và phản ánh từng nhiệm vụ, diễn biến của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội và đặc biệt là công cuộc đổi mới hiện nay. 1.1.4 Lý thuyết của M.Weber về đối tượngnghiên cứu của truyền thông đại chúng M.Weber là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “xã hội học báo chí” trong bài phát biểu tại kỳ họp thứ nhất của Hội Xã hội học Đức. Ngay từ năm 1910, M.Weber đã đặt luận cứ cho các nghiên cứu xã hội học truyền thông đại chúng, đã xếp nghiên cứu về công chúng ở vị trí hàng đầu trong các vấn đề cần 38 phải ưu tiên của xã hội học truyền thông đại chúng. Ông cũng chỉ ra rằng: truyền thông đại chúng tạo nên các tương tác xã hội để hình thành hành động xã hội phù hợp với định hướng xã hội. M.Weber đã luận chứng về mặt phương pháp luận cho sự cần thiết của môn xã hội học báo chí và đã vạch ra phạm vi các vấn đề của nó: - Hướng vào các tập đoàn, các tầng lớp xã hội khác nhau. - Phân tích các yêu cầu của xã hội đối với nhà báo. - Các phương pháp phân tích báo chí. - Phân tích hiệu quả của báo chí đối với việc xây dựng con người. Lập luận của M.Weber chỉ rõ tác động của báo chí đối với việc hình thành ý thức quần chúng và dư luận xã hội và vạch ra mối liên hệ giữa các nhân tố này với hành động xã hội của cá cá nhân và các tầng lớp xã hội [53]. Trên cơ sở lập luận của M.Weber cho thấy các phương tiện truyền thông đại chúng được xác định là một tác nhân quan trọng đối với quá trình xã hội hoá cá nhân và hình thành dư luận xã hội. Từ các đề xuất của M.Weber cho thấy, việc nghiên cứu xã hội học về truyền thông đại chúng thì hướng nghiên cứu công chúng giữ vị trí quan trọng hàng đầu. Hướng nghiên cứu này đã được các nhà nghiên cứu coi trọng trong suốt các qúa trình phát triển của xã hội học về truyền thông đại chúng. Thông qua các phân tích thực nghiệm, ghi nhận rằng xã hội càng phát triển thì công chúng càng chủ động hơn trong hoạt động giao tiếp với các phương tiện truyền thông đại chúng. Không những thế, họ còn chủ động hơn trong việc sử dụng những thông tin tiếp nhận được từ hệ thống này áp dụng vào hoạt động thực tiễn. 39 1.1.5 Mô hình của H.Lasswell và C.Shannon về truyền thông đại chúng Trong lịch sử nghiên cứu sự phát triển của truyền thông đại chúng, các nhà nghiên cứu đã đưa ra hai loại mô hình truyền thông cơ bản, đó là mô hình truyền thông một chiều mang tính áp đặt và mô hình truyền thông đại chúng hai chiều mềm dẻo. Mô hình truyền thông một chiều áp đặt là mô hình truyền thông đơn giản; Nó được hiểu là quá trình truyền thông tin giữa hai cá nhân, hay hai nhóm người với nhau, trong đó một cá nhân hay một nhóm người giữ vai trò là người truyền tin, truyền đi những thông điệp với tư cách là những tác nhân kích thích nhằm để sửa đổi hành vi của những cá nhân hay nhóm người khác. Năm 1948, H.Lasswell đã đưa ra mô hình truyền thông đại chúng một chiều[26, 42] bao gồm những yếu tố: - Who : Nguồn phát, chủ đề truyền thông - Says what : Thông điệp, nội dung truyền thông - Inh Which Channel : Kênh tuyền thông - To Whom : Người nhận thông điệp - With What Effects : Hiệu quả truyền thông S M C R E 40 S (Source Sender) : Nguồn phát, chủ đề truyền thông M(Message) : Thông điệp, nội dung truyền thông C(Channel) : Kênh tuyền thông R(Receiver) : Người nhận thông điệp E(Effect) : Hiệu quả truyền thông Từ mô hình truyền thông trên cho thấy, phương thức thông tin được chuyển tải theo một chiều. Bắt đầu từ nguồn phát, những thông điệp được truyền qua kênh truyền thông, đến người tiếp nhận thông tin. Khi hoàn thành quá trình này sẽ tạo ra hiệu quả thông tin. Đây là mô hình thông tin đơn giản, nhưng rất thuận lợi khi chuyển tải những thông tin nhanh. Trong mô hình này, nguồn phát giữ vai trò quyết định, có khả năng áp đặt quan điểm, tư tưởng của mình đối với người tiếp nhận thông tin. Công chúng chỉ tiếp nhận thông tin một cách thụ động, không có họăc ít có sự phản hồi trở lại dù đó là sự tác động tích cực để thấy được thái độ tiếp nhận thông tin của công chúng hoặc những thông tin đã chuyển tải có phù hợp hay không. Chính vì những hạn chế như vậy nên mô hình truyền thông này chưa làm thoả mãn được nhu cầu thông tin, chưa thu hút, chưa tạo được sự quan tâm của công chúng. Khi C.Shannon đưa ra mô hình quá trình truyền thông hai chiều mềm dẻo đã khắc phục được nhược điểm của mô hình truyền thông một chiều. Ông đã đưa vào mô hình thông tin của mình những yếu tố mới đó là : - F( Feedback) : Thông tin phản hồi từ người tiếp nhận thông tin 41 - N( Noise) : Nhiễu ( những yếu tố tạo sai số trong thông tin) N S M C R E F Từ mô hình trên cho thấy, thông tin được truyền đi từ nguồn phát (S) qua các kênh thông tin đến với người nhận (R) qua quá trình xử lý, thu được hiệu quả thông tin (E), hiệu quả thông tin sẽ định hướng suy nghĩ và hành động của công chúng, từ đó tạo ra phản ứng của công chúng ngược lại với nguồn phát (F). Nhờ có thông tin phản hồi mà các nhà cung cấp thông tin nắm được hiệu quả thông tin đạt được mức độ nào, những thông tin cung cấp có phù hợp với nhu cầu của công chúng hay không, trên cơ sở đó để điều chỉnh nội dung cũng như hình thức thông tin cho phù hợp với từng loại đối tượng tiếp nhận. Trong quá trình truyền thông, các thông điệp đến với người tiếp nhận không đầy đủ, hoặc không tạo ra hiệu quả thông tin chính xác, đó là sự ảnh hưởng của hiện tượng nhiễu (N). Hiện tượng nhiễu tạo ra những sai sót trong quá trình chuyền tải và tiếp nhận thông tin. Nếu xét về mặt bản chất thì mô hình truyền thông hai chiều của C. Shannon là sự phát triển logic từ mô hình truyền thông của H.Lasswell. Trong điều kiện xã hội phát triển, được sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, 42 nhiều phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại ra đời nó cho phép thiết lập mối quan hệ hai chiều liên tục, trực tiếp giữa nguồn phát và người tiếp nhận thông tin. Trong mô hình truyền thông này, vai trò của công chúng tiếp nhận được xem là một trong những yếu tố quyết định quá trình truyền thông. Tính tích cực của công chúng với tư cách là đối tượng tiếp nhận thông tin, không chỉ chỉ thể hiện ở việc lựa chọn những thông điệp tiếp nhận…mà còn là sự tham gia trực tiếp, trở thành một yếu tố quyết định trong quá trình thực hiện hoạt động truyền thông đại chúng. Trên cơ sở này, có thể thấy trong việc nghiên cứu hiệu quả của truyền thông đại chúng thì vấn đề nghiên cứu công chúng có vai trò hết sức quan trọng, nó cho phép nhà truyền thông nắm bắt được nhu cầu, hình thành được nội dung và phương pháp nghiên cứu thích ứng. 1.2 Các khái niệm 1.2.1 Truyền thông Truyền thông tương ứng với thuật ngữ “communication” trong tiếng Anh hoặc tiếng Pháp – là một dạng hoạt động căn bản của bất kỳ một tổ chức mang tính xã hội nào. Hiện nay, chưa có một định nghĩa nào làm hài lòng các học giả và giới nghiên cứu về truyền thông. Tuỳ theo lĩnh vực và góc độ nghiên cứu mà người ta đưa ra những định nghĩa về truyền thông khác nhau: - Truyền thông là quá trình truyền thông tin có nghĩa giữa các cá nhân với nhau. - Truyền thông là quá trình trong đó một cá nhân (người truyền tin) truyền những thông điệp với tư cách là những tác nhân kích thích để sửa đổi hành vi của những cá nhân khác. 43 - Truyền thông xảy ra khi thông tin được truyền từ nơi này đến nơi khác. - Không phải đơn thuần là sự chuyển tải các thông điệp bằng ngôn ngữ xác định và có ý định trước mà nó bao hàm cả các quá trình trong đó con người gây ảnh hưởng, tác động đến một người khác. Từ những quan niệm trên có thể hiểu một cách chung nhất về truyền thông như sau: “Truyền thông là hoạt động chuyển tải và chia sẻ thông tin . Quá trình này diễn ra liên tục, trong đó tri thức, tình cảm, kỹ năng liên kết với nhau, đây là một quá trình phúc tạp, qua nhiều mắt nhiều khâu, các mắt, khâu đó chuyển đổi tương đối linh hoạt để hướng tới sự nhận thức và hành vi của các cá nhân và các nhóm”. Bản chất của qua trình truyền thông là truyền đạt thông tin từ nơi này đến nơi khác. Truyền thông thường được thực hiện thông qua lời nói, chữ viết nhưng cũng có thể thực hiện thông qua cử chỉ, điệu bộ hay hành vi để biểu thị thái độ hay cảm xúc. 1.2.2 Truyền thông đại chúng Thuật ngữ truyền thông đại chúng “ mass communication” được hiểu là quá trình truyền tải thông tin một các rộng rãi hướng đến đông đảo mọi thành viên trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng (mass media). Chúng ta có thể đưa ra khái niệm cơ bản về truyền thông đại chúng: là một hoạt động nhờ đó mà các thông điệp do nhiều người sản xuất được truyền đạt đến đông đảo người nhận. 44 Sự khác biệt cơ bản giữa truyên thông và truyền thông đại chúng là số lượng công chúng tiếp nhận thông tin, nhưng sự khác nhau về số lượng của hàng triệu người tiếp nhận đã trở thành sự khác nhau về chất lượng. Mô hình truuyền thông đại chúng cơ bản cũng giống như mô hình truyền thông; Từ nguồn phát các thông điệp được truyền đến người tiếp nhận thông qua các kênh truyền và từ người tiếp nhận tạo ra thông tin phản hồi lại nguồn phát. Mặc dù sự khác biệt cơ bản giữa truyền thông đại chúng và truyền thông giữa các cá nhân là số lượng người tiếp nhận và thời gian thông tin. Tuy nhiên, truyền thông đại chúng cũng có khi đông đảo công chúng tiếp nhận thông tin ngay lập tức, đồng thời với thời điểm xảy ra sự kiện như các chương trình truyền hình hoặc phát thanh trực tiếp…cũng có khi các nhân tiếp nhận thông tin lại diễn ra trong một thời gian khá dài như với phim ảnh, thậm chí hàng thế kỉ như với các cuốn sách. Truyền thông đại chúng được hiểu là giao tiếp đại chúng. Đó là sự truyền bá với số lượng lớn những nội dung giống nhau cho những nhóm đông người trong xã hội dựa vào kỹ thuật truyền bá tập thể [55]. Giao tiếp đại chúng và giao tiếp cá nhân có những điểm khác biệt rất căn bản, tạo nên những ưu thế và hạn chế khác nhau. Giao tiếp đại chúng là hình thức giao tiếp gián tiếp thông qua các phương tiện kỹ thuật, thể hiện định hướng xã hội rõ ràng trong giao tiếp, nó có tính tổ chức và chịu sự tác động của thiết chế xã hội, với những chuẩn mực chung ở mức độ cao, thông tin đến với công chúng theo tính định kỳ, thể hiện rõ nét tính tập thể của nhà truyền thông. Giao tiếp cá nhân là hình thức giao tiếp trực tiếp, trong đó có cả định hướng xã hội và định hướng cá nhân, thể hiện rõ tính cá thể của nhà truyền thông. Tuy có cả tính tổ chức lẫn tự phát nhưng người tham gia giao tiếp cá nhân có thể tự do hơn trong việc tuân thủ chuẩn mực giao tiếp và thông tin không nhất thiết phải có tính định kỳ. Ưu điểm nổi bật của giao tiếp cá nhân trực tiếp là sự liên hệ 45 ngược giữa những người giao tiếp trong quá trình giao tiếp, giao tiếp đại chúng không thực hiện được mối liên hệ này. 1.2.3 Hiệu quả truyền thông đại chúng Hiệu quả của truyền thông đại chúng trong đó báo chí là cơ bản được hiểu là: “việc vận dụng các quy luật, các nguyên tắc, hình thức, phương pháp hoạt động báo chí giúp cho nó thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm đạt mục đích” [31,170]. Để đạt hiệu quả cao trong truyền thông, các nhà cung cấp phải giải quyết tốt mối quan hệ tác động trước hết từ các thiết chế xã hội mà các phương tiện truyền thông là công cụ. Thứ đến là các quan hệ từ phía công chúng. Mối quan hệ giữa báo chí và công chúng là quan hệ biện chứng hai chiều. Mối quan hệ này thể hiện tính chính trị - xã hội tích cực của bản thân hệ thống báo chí và công chúng báo chí. Hiệu quả của hoạt động báo chí phụ thuộc trực tiếp vào mối quan hệ này. Trong góc độ nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi hiểu hiệu quả của truyền thông đại chúng là sự thay đổi trong nhận thức, tình cảm cũng như hành vi của công chúng so với trạng thái trước khi tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông. Hiệu quả truyền thông cao thể hiện bằng việc công chúng luôn quan tâm theo dõi đến những vấn đề được truyền tải, luôn nhận thức xử lí được thông điệp và biến nó thành hành động thực tiễn. 1.2.4. Công chúng của truyền thông đại chúng Công chúng truyền thông đại chúng được chúng tôi hiểu như là đối tượng của các phương tiện truyền thông đại chúng. Công chúng của truyền thông đại chúng được xác định là tất cả các tầng lớp, giai cấp, các cộng đồng người trong xã hội tiếp nhận thông tin từ các 46 phương tiện truyền thông đại chúng. Lượng công chúng của truyền thông đại chúng là không thể xác định chính xác. Tuy nhiên, mỗi nhóm công chúng có những đặc thù riêng, mỗi cá nhân trong đó khi chịu tác động của các thông điệp truyền thông sẽ có những cách suy nghĩ và hành động khác nhau. Nhà xã hội học H.Blumer đã phân biệt bốn đặc điểm sau đây đề nhận dạng khái niệm đại chúng.[39] - Đại chúng bao gồm những người thuộc mọi thành phần xã hội, bất kể đại vị nghề nghiệp, trình độ học vấn hay tầmh lớp xã hội nào. - Nói đến đại chúng là nói đến những cá nhân nặc danh. - Các thành viên của đại chúng thường là cô lập nhau xét về mặt không gian, không ai biết ai, mà cũng không có sự tương tác hay những mối quan hệ gì gắn bó với nhau ( khác với những khái niệm như “cộng đồng” hay “ hiệp hội” ). - Đặc điểm thứ tư của đại chúng là hầu như không có hình thức tổ chức gì, hoặc nếu có thì cũng rất lỏng lẻo, và do đó khó có thể tiến hành một hoạt động chung nào. Trong thực tế, đa số người tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng nhất định sẽ có những trao đổi với những nhóm công chúng khác. Nội dung thông điệp mà các phương tiện truyền thông đại chúng truyền tải thường xuyên là đề tài của các cuộc tranh luận hàng ngày trong cuộc sống. Và như vậy, ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng đã được mở rộng một cách gián tiếp, cũng có thể lượng công chúng được mở rộng này sẽ lớn hơn lượng công chúng trực tiếp tiếp nhận thông tin. 47 Khi mà báo chí ngày càng làm thoả mãn nhu cầu thông tin của công chúng, thì trên cơ sở đó nhu cầu thông tin của công chúng cũng ngày một cao hơn luôn đặt ra cho báo chí những yêu cầu mới Công chúng tiếp nhận thông tin là cơ sở để hình thành dư luận xã hội , dư luận xã hội tác động trở lại với hoạt động của hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng. Thước đo về sự phản hồi từ công chúng là một chỉ báo căn bản về hiệu quả hoạt động của các phương tiện truuyền thông đại chúng trong việc hình thành và định hướng dư luận xã hội. Dư luận từ công chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của báo chí. 1.2.5 Công chúng sinh viên báo chí Sinh viên nói chung và sinh viên báo chí nói riêng là một bộ phận chuyên biệt của công chúng báo chí. Ngoài những đặc điểm xã hội chung ở họ mang những dấu hiệu nhận diện đặc thù bởi vị trí, vai trò trong xã hội. Trước hết họ được xác định là nhóm dân số nằm trong độ tuổi Thanh niên. Theo luật Thanh niên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 09-12-2005 quy định Thanh niên là nhóm công dân “đủ từ 16 đến 30 tuổi” [15,17] Sinh viên báo chí mang những dấu hiệu nhận diện đặc thù: - Có độ tuổi trung bình khoảng từ 18 – 24 - Có trình độ tri thức tương đối cao trong xã hội - Đang học tập ngành báo chí, trong một trường Đại học hoặc Cao đẳng. 48 Ngoài ra họ còn mang những đặc điểm chung của nhóm Thanh niên [35] như: - Là nhóm dân cư có tốc độ phát triển nhanh về thể chất, có sức khoẻ, nhạy bén, tiếp thu nhanh, nhu cầu xã hội cao - Đang trong thời kỳ học hỏi, ước mơ thành đạt, sáng tạo, dễ hấp thụ cái mới, mạnh dạn, năng nổ. - Họ luôn khát vọng vươn tới tầm cao của các giá trị, muốn được cống hiến, muốn tự do dân chủ, muốn công bằng xã hội. 1.3. Địa điểm khảo sát và đối tượng nghiên cứu 1.3.1. Vài nét về địa điểm khảo sát Trường Cao Đẳng Phát thanh - truyền hình TW1 trực thuộc Đài Tiếng Nói Việt Nam, hiện đóng trên địa bàn phường Minh Khai, thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam là trường Cao đẳng đầu tiên đào tạo ngành báo chí Phát thanh - Truyền hình trên cả nước. Được thành lập trên cơ sở Trường trung học Phát thanh - Truyền hình, tiền thân là trường Công nhân kỹ thuật Phát thanh - Truyền hình. Được thành lập tháng 12 năm 1957 tại Nghi Tàm, Từ Liêm, Hà Nội với nhiệm vụ đào tạo cán bộ cho nghành Phát thanh - Truyền hình của các tỉnh phía Bắc từ thừa Thiên - Huế trở ra. Tháng 7 năm 1996, nhà trường được nâng cấp từ trường Công nhân kỹ thuật Phát thanh - Truyền hình thành trường trung học Phát thanh - Truyền hình với nhiệm cụ đào tạo kỹ thuật viên, biên tập viên bậc trung học và công nhân kỹ thuật Phát thanh - Truyền hình bậc 3/7. Tháng 12 năm 2003 trường được nâng cấp từ Trường Trung học Phát thanh - Truyền hình lên Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình TW1. 49 Đây là một bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của một trường đào tạo của nghành, nó đánh dấu kết quả sự nỗ lực không ngừng của các thế hệ giáo viên, cán bộ, công nhân viên của nhà trường. Mặt khác, việc nâng cấp nhà trường cũng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của phát thanh - truyền hình theo xu hướng hiện đại. Trong 50 năm qua, nhà trường đã đào tạo hàng chục ngàn cán bộ kỹ thuật và phóng viên biên tập góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển mạng lưới Phát thanh - Truyền hình của cả nước. Góp phần đào tạo nhân lực cho ngành để thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng. Tính đến nay, nhà trường đã đào tạo được 11 khoá học sinh trung cấp biên tập , kỹ thuật Phát thanh - Truyền hình với khoảng 2500 học sinh. Đào tạo 7 khoá nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ các đài địa phương vói gần 500 học viên. 52 khoá công nhân kỹ thuật với hơn 12000 học sinh. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, nhà trường thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo bằng việc liên kết với trường Đại học KHXH&NV đào tạo 2 khoá sinh viên báo chí bậc đại học với gần 200 sinh viên. Liên kết với trường Đại học Công nghệ thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội đào tạo 3 khoá với 153 sinh viên. Ngoài ra nhà trường còn liện kết với Đại học Bách Khoa Hà Nội đào tạo 11 khoá cử nhân cao đẳng điện tử viễn thông, Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội đào tạo bậc đại học, và liên kết với các trường nghiệp vụ Phát thanh - Truyền hình ở các tỉnh như: Nghệ an, Thanh hoá, Hải phòng, Hải dương, Nam định, quận Hoàng mai Hà Nội, truyền hình Cáp Hà Nội…đào tạo trên 5000 học sinh hệ trung cấp phóng viên biên tập, kỹ thuật điện tử và công nhân kỹ thuật Phát thanh - Truyền hình. 50 Hiện nay, tại trường đang đào tạo 4 nghành chính quy cho 2200 sinh viên và học sinh tại trường. Trong đó sinh viên nghành báo chí chiếm số lượng lớn nhất với khoảng 1700 sinh viên các hệ. Ngành tin học 270 sinh viên. Ngành kỹ thuật Phát thanh Truyền hình và kỹ thuật Điện tử viễn thông khoảng 230 sinh viên các hệ. Nhà trường hiện có 1 hệ thống thư viện hiện đại, trong đó có hàng nghìn đầu sách các loại, khoảng hơn 40 đầu báo và tạp chí với hàng trăm tờ báo…Bên cạnh đó nhà trường còn có một hệ thống truyền thanh vừa để thực hiện những chương trình phát thanh nội bộ, vừa thực hiện tiếp sóng Đài Tiếng Nói Việt Nam và Đài phát thanh Hà Nam Ngoài ra, nhà trường còn trang bị hệ thống mạng Internet không dây trong toàn trường, dự kiến tới đây sẽ phủ sóng hệ thống này tới toàn bộ khu kí túc xá sinh viên. Đây là điều kiện thuận lợi để sinh viên học tập và rèn luyện và giải trí ngoài giờ học. Có thể nói, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng tạo điều kiện cho công chúng tiếp thu được những yếu tố văn hoá mới, nâng cao khả năng trong giao tiếp đại chúng và hoà nhập xã hội. Việc đọc báo, nghe phát thanh, xem truyền hình và truy cập internet… đã trở thành một sinh hoạt văn hoá quan trọng, không thể thiếu trong đời sống tinh thần của xã hội nói chung và đặc biệt là nhóm sinh viên báo chí được nghiên cứu nói riêng. 1.3.2. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Chúng tôi tiến hành khảo sát tại trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình TW1 trực thuộc Đài Tiếng Nói Việt Nam, đóng trên địa bàn phường Minh Khai, thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam năm 2007. Cụ thể là : 51 - Nhóm sinh viên năm thứ nhất được khảo sát đối vói sinh viên hệ trung cấp báo chí K11. - Nhóm sinh viên năm thứ ba được khảo sát đối vói sinh viên hệ cao đẳng báo chí K2. - Nhóm sinh viêm năm thứ năm được khảo sat đối với sinh viên hệ đại học báo chí K1. Các đặc điểm của mẫu nghiên cứu như sau: Tổng số 400 phiếu được chia theo các nhóm sinh viên. Cụ thể là: Nhóm đối tượng Số lượng trong mẫu Tỉ lệ % Sinh viên năm thứ nhất 100 25 Sinh viên năm thứ ba 200 50 Sinh viên năm thứ năm 100 25 Tổng 400 100 52 Cơ cấu về giới tính trong mẫu nghiên cứu Giới tính Số lượng trong mẫu Tỉ lệ % Nam 154 38.5 Nữ 246 61.5 Tổng 400 100 Độ tuổi trong mẫu nghiên cứu: Nhóm tuổi Số lượng trong mẫu Tỉ lệ % 18 - 20 136 34 21 – 23 239 60 >24 25 6 53 Tổng 400 100 Bậc đào tạo của mẫu nghiên cứu: Bậc đào tạo Số lượng trong mẫu Tỉ lệ % Bậc trung cấp 100 25 Bậc cao đẳng 200 50 Bậc đại học 100 25 Tổng 400 100 54 CHƯƠNG II CÁCH THỨC, MỨC ĐỘ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐƯỢC QUAN TÂM TRONG GIAO TIẾP ĐẠI CHÚNG CỦA CÔNG CHÚNG SINH VIÊN BÁO CHÍ 2.1. Các phương tiện truyền thông đại chíng và cách thức tiếp nhận của công chúng sinh viên báo chí 2.1.1. Các phương tiện truyền thông đại chúng Trong những năm đầu của thế kỷ 21, tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam có những chuyển biến mạnh mẽ. Nhiều năm liền, tỷ lệ tăng trưởng GDP ở mức cao trung bình là 7%, năm 2005, đạt mức 8,4% [42]. Kinh tế phát triển, đời sống của người dân được nâng cao, trình độ dân chí phát triển (hiện nay, tỷ lệ mù chữ ở Việt Nam chưa đầy 7%, “Rất thấp so với thế giới” [42]). Theo tổng kết của Bộ văn hoá – Thông tin, trong thời kỳ đổi mới, “Hệ thống báo chí nước ta có bước phát triển quan trọng cả về loại hình, số lượng và chất lượng” [26], với đầy đủ các phương tiện truyền thông tiên tiến nhất trên thế giới. Ngoài sự phát triển khởi sắc của 3 loại hình báo chí truyền thống là báo in, báo nói, báo hình, là sự nở rộ của loại hình báo điện tử (hay còn gọi là báo trực tuyến, báo online), và sự “kì diệu” của các loại hình báo chí qua điện thoại di động. Thực sự chúng tôi chưa dám khẳng định số liệu chính thức và mới nhất về báo chí Việt Nam hiện nay, cũng như chưa có được số liệu tăng trưởng báo chí trong vòng 5 năm trở lại đây. Số liệu được xem là chính thức đối với báo chí trong và ngoài nước dừng lại ở mốc năm 2005, chủ yếu lấy từ hai nguồn: Bộ Văn hoá – Thông tin (các phát biểu trước báo giới của Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin Phạm Quang Nghị và Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin Đỗ Quý Doãn) và Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương (Phát biểu của Trưởng Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương Nguyễn Khoa Điềm). 55 Các số liệu cập nhật về mảng báo nói, báo hình, báo trực tuyến và các thông tin khác chủ yếu trích dẫn từ các báo và các câu chuyện hậu trường nghề báo. 2.1.1.1. Về báo in Theo thống kê của Bộ Văn hoá – Thông tin, nước ta hiện có 553 cơ quan báo chí, trong đó có 157 tờ báo và 396 Tạp chí với 713 ấn phẩm báo chí và khoảng hơn 1.000 bản in [26]. (Ngoài ra, còn có một số liệu khác là 676 cơ quan báo chí trong đó có 618 “Loại báo in” với hơn 600 triệu bản/năm2). Theo nhận định của tác giả Nguyễn Lê Hoàn,“kể từ khi mở cửa kinh tế, số lượng báo in Việt Nam tăng lên nhanh chóng, đến 2004 có hơn 500 cơ quan báo chí với khoảng trên 650 ấn phẩm thay vì 268 ấn phẩm năm 1992.” [15]. Như vậy, chỉ trong vòng 12 năm, số lượng ấn phẩm ở nước ta đã tăng gần gấp 3. Về tổng số lượng phát hành, theo giáo trình “Công tác tổ chức và quản lý cơ quan báo chí”, giảng viên Bùi Huy Lan cho biết con số phát hành bình quân của hơn 700 ấn phẩm báo, tạp chí, bản in, xuất bản là gần 2triệu bản/ngày, trong đó tổng số phát hành của khoảng 160 tờ báo là 1,7 triệu bản/ngày và của 400 tờ tạp chí là 300.000 bản/ngày. Cả nước có gần 20 tờ báo xuất bản hàng ngày (được gọi và không được gọi là nhật báo), với con số phát hành khoảng 1,2 triệu bản/ngày; có gần 20 bản tin thời sự, tin chuyên ngành, tin Thông Tấn Xã xuất bản hàng ngày với số lượng phát hành hàng trăm ngàn bản/ngày. Tính bình quân số phát hành các ấn phẩm hàng năm là 600 triệu bản/ năm. Có những tờ báo đạt tới con số phát hành 380.000 bản/ngày như tờ Tuổi Trẻ (Số liệu năm 2006), song cũng có những tờ báo chỉ đạt ở mức 1500 – 2000 bản/ngày như hầu hết các tờ báo Đảng ở địa phương. 56 Tình hình đầu năm 2006 lại càng thấy rõ sự phát triển quyết liệt ở mảng báo in: TP.HCM từ chỉ có 1 tờ nhật báo đúng nghĩa (tờ Sài Gòn Giải Phóng) nay đã có đến 3 tờ (thêm Tuổi Trẻ và Thanh niên). Các tờ báo cũng đồng loạt ra những ấn phẩm mới, nhất là ấn phẩm ngày chủ nhật (cuộc chiến của báo Tuổi trẻ với báo Thanh niên, báo Pháp Luật), tạo nên sự đa dạng các ấn phẩm báo chí ngay trong cùng một cơ quan. Các báo có sự cải tiến về mặt nội dung và hình thức, thêm nhiều chuyên mục mới, đặc biệt có sự đổi mới ở các trang quảng cáo, (những tờ báo lớn thường tặng kèm trang thông tin tiêu dùng). Về mảng tạp chí, tác giả Văn Hùng, công tác ở Vụ Báo chí (Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương) qua bài viết “Phát triển và quản lý hệ thống tạp chí” đã cho thấy một nhận định gần như toàn diện về tạp chí ở nước ta. Theo đó, hiện nay, số đầu tạp chí lớn hơn nhiều so với số đầu báo, có gần 400 tạp chí các loại trong khi chỉ có khoảng 200 đầu báo. Từ các tạp chí xuất bản hàng quý, hai tháng, hàng tháng, đến nay, nổi trội là các tờ tạp chí ra 2- 4 kỳ/tháng (Tạp chí Thế giới mới, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, Tạp chí Thương mại, Tạp chí Thời trang trẻ, Tạp chí Tiếp thị Việt Nam, Tạp chí Gia đình Việt Nam…) Xu hướng tăng kỳ phát hành là kết quả của sự ra đời loại tạp chí mang tính giải trí, đánh trúng thị hiếu của độc giả, đẩy số phát hành lên cao. Góp phần làm toàn diện hơn bức tranh về tình hình báo chí của Việt Nam những năm gần đây, cũng không thể bỏ qua vai trò của hãng thông tấn quốc gia- Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN). Ngoài chức năng là ngân hàng tin, TTXVN còn là cơ quan chủ quản của nhiều tờ báo, trong đó có các tờ Tin Tức, Viet Nam news,… TTXVN có bề dày lịch sử hơn 60 năm hoạt động, với mạng lưới phân xã ở 64 tỉnh thành trong cả nước và hơn 20 phân xã thường trú ở nước ngoài, chuyên cung cấp cho Trung ương Đảng, Chính phủ, các phương tiện truyền thông đại chúng, các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước cùng hàng triệu độc giả những thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước[2]. 57 2.1.1.2. Về Ph¸t thanh –TruyÒn hình: Do lịch sử gắn liền của đài phát thanh - và đài truyền hình ở nước ta và do kiến thức chuyên sâu còn giới hạn, người viết trình bày gộp hai mảng báo nói ( phát thanh) và báo hình (truyền hình). Tổng hợp thông tin từ Bộ Văn Hoá – Thông tin, giáo trình “Công tác tổ chức và quản lý báo chí” của giảng viên Bùi Huy Lan, và thông tin trên một số báo, có thể thấy sự phát triển về số lượng của các đài phát thanh gần như ở mức bão hoà, trong khi đó, mảng báo hình lại có sự khởi sắc bởi sự xuất hiện của truyền hình cáp, truyền hình số, truyền hình Internet. Tính đến năm 2005, nước ta có khoảng 70 đài phát thanh - truyền hình, trong đó có 2 đài Trung ương ( Đài Tiếng Nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam), 4 trung tâm truyền hình khu vực (Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Cần Thơ), và 64 đài ở 64 tỉnh, thành phố. Ngoài TP. HCM tổ chức đài phát thanh, đài truyền hình riêng, tỉnh Phú Yên chỉ có đài phát thanh, các tỉnh, thành khác tổ chức chung thành một đài Phát thanh - Truyền hình [14]. Ngoài ra, mạng lưới cơ sở có trên 600 đài truyền thanh cấp huyện, trong đó có 288 đài đã phát sóng FM, và có gần 9000 đài truyền thanh, trạm phát lại, chuyển tiếp phát thanh - truyền hình ở cơ sở phường, xã, tức gần một nửa số xã trong cả nước có trạm truyền thanh. Căn cứ vào các con số như đã nêu ở trên, có một nhận định phổ biến trong giới báo chí: Việt Nam có một hệ thống Phát thanh - Truyền hình từ Trung ương đến các tỉnh, thành, huyện, xã hết sức hùng mạnh. Tuy nhiên, bên những nhận định khả quan theo hướng “biểu dương lực lượng”, vào khoảng cuối năm 2005, theo tác giả Đinh Phong, sự xuất hiện của nhiều đài Phát thanh - Truyền hình làm ăn không hiệu quả là một sự “ chơi sang”, thừa thãi, lãng phí vì hầu hết vẫn phải bao cấp. Trong bài viết “Có cần 58 thiết xây dựng 64 Đài truyền hình, đài phát thanh địa phương hay không?”, tác giả Đinh Phong nhận định: “ Ít có nước nào trên một diện tích không lớn lại có hệ thống phát thanh, truyền hình quá nhiều như ở nước ta”. Thật vậy, ở Hà Nội, mặc dù đã có 2 đài Trung ương, vẫn có thêm đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, ở Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, bên cạnh đài khu vực vẫn tồn tại các đài đài phát thanh - truyền hình địa phương. Trong khi đó, các đài địa phương chỉ có một số chương trình riêng biệt, tự sản xuất như chương trình thời sự, Phim chuyên đề, Phim tài liệu, còn lại là tiếp sóng đài khu vực và đài quốc tế, chiếu Phim giải trí thu quảng cáo. Theo đó, sự khởi sắc của hai loại hình báo nói – báo hình tập trung chủ yếu ở các đài Trung ương và ở các tỉnh, thành lớn. Hiện nay, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng Nói Việt Nam đã tăng thời lượng, diện phủ sóng và các kênh riêng phục vụ cho thông tin đối ngoại và đồng bào người Việt định cư, sinh sống ở nước ngoài [38]. Cụ thể, Đài Tiếng Nói Việt Nam, cánh chim đầu đàn của ngành phát thanh Việt Nam đã phát 193h/ngày trên 6 hệ chương trình đối nội và đối ngoại, phát bằng 11 thứ tiếng nước ngoài và 9 thứ tiếng dân tộc, với tổng công suất trên 8000KW, tín hiệu được truyền dẫn qua vệ tinh; Đài Truyền hình Việt Nam phát trên 5 kênh đối nội và đối ngoại, với thời lượng trên 60 giờ mỗi ngày. Từ đầu năm 2000, Đài Truyền hình Việt Nam đã truyền qua vệ tinh, phủ sóng đến các nước châu Mỹ, châu Âu và nhiều khu vực trên thế giới.Ước tính, hệ thống phát thanh đã phủ sóng được khoảng 95% lãnh thổ và hệ thống truyền hình phủ sóng được 85% lãnh thổ.* Đó là chỉ nói về mặt kỹ thuật, chuyên môn. Ngoài điều đó, cần đánh giá ngành Phát thanh - Truyền hình của Việt Nam trên phương diện làm kinh tế. Bởi vì, hiện nay truyền hình đang trong quá trình xã hội hoá, đặc biệt có sự xuất hiện của truyền hình trả tiền (pay – TV). Đây là một miếng “bánh” lớn mà nhiều đơn vị đang muốn đầu tư vào. 59 Truyền hình đã có ở Việt Nam từ lâu, bắt đầu từ sự ra đời của Trung tâm Truyền hình cáp Việt Nam vào năm 1995. Sự phát triển về mặt công nghệ đã đưa truyền hình cáp nhanh chóng vượt lên truyền hình analog (truyền hình truyền thống), trong vòng vài năm trở lại đây truyền hình cáp không còn là đặc quyền hưởng thụ của những người giàu có. Hiện tại, phổ biến là truyền hình kỹ thuật số mặt đất (do VTC cung cấp), truyền hình số vệ tinh DTH (DTH Việt Nam cung cấp), truyền hình cáp (do SCTV – Công ty Truyền hình cáp Saigontourist, HTVC, VCTV, HaCTV và một số đài địa phương cung cấp), mới nhất là truyền hình Internet (truyền hình băng thông rộng IPTV do FPT cung cấp). Tính đến năm 2006, cả nước có 20 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, phục vụ 460.700 thuê bao; riêng truyền hình kỹ thuật số mặt đất VTC phục cụ khoảng 2 triệu hộ dân. Mỗi mạng truyền hình cáp hiện nay trung bình cung cấp khoảng 25 kênh (trong đó 7-10 kênh là truyền hình quảng bá của Trung ương và địa phương), còn lại là các kênh truyền hình phổ biến như: Cartoon Network, Star Sport, MTV, HBO, Star Movies…[45]. Tuy nhiên, theo nhận định từ Hội nghị “ Đánh giá và trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý hệ thống truyền hình trả tiền” do Bộ Văn hoá – Thông tin tổ chức, ngoài VTV và HTV, đa số các đài khác chưa đủ năng lực để sản xuất các chương trình riêng cho lĩnh vực truyền hình trả tiền. Các đài này chủ yếu sử dụng các kênh quảng bá miễn phí quốc tế và tiếp tục xài “chùa” một số kênh, dù Công ước quốc tế Brussel về bảo vệ bản quyền tín hiệu truyền hình đã có hiệu lực ở Việt Nam. Lý do là nhà đài không đủ khả năng mua bản quyền, do chiến thuật sở hữu kênh “độc quyền” đẩy giá bản quyền lên cao; lại cũng do nhà đài không thể trao đổi thêm kênh truyền hình của các địa phương bạn vì lý do cạnh tranh quảng cáo, do không đủ khả năng biên, phiên dịch các kênh nước ngoài theo đúng quy định của Bộ văn hoá – thông tin. 60 2.1.1.3. Về báo trực tuyến: Theo nhà báo Lê Minh Quốc trong “Hỏi đáp báo chí Việt Nam”, tờ báo trực tuyến đầu tiên của Việt Nam là tờ Nhân dân điện tử, ra đời vào 21/6/2000, tức là chỉ 4 năm sau khi tờ báo điện tử đầu tiên của nhân loại - Tờ Mainichi Shimbun của Nhật Bản (3. 1996) – ra đời. Rõ ràng, báo trực tuyến là thành tựu phát triển của nền báo chí Việt Nam thế kỷ 21, đã có 6 năm hình thành và phát triển. Bên cạnh dữ liệu này, theo Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), từ 3 - 12 - 1997, Việt Nam đã có tờ báo điện tử đầu tiên là tạp chí Quê Hương (đến ngày 26/12/2000) tờ này mới chính thức được Bộ Văn hoá – Thông tin cấp phép- NV), tức là 5 năm sau khi tờ báo điện tử đầu tiên trên thế giới - Chicago. Tuy vậy, “thống trị” mạng Interner trong buổi ban đầu lại là các trang web dịch vụ thông tin dưới hình thức dịch vụ giá trị gia tăng của các công ty khai thác Internet như Công ty phần mềm và truyền thông VASC (tờ Việt Nam Net chính thức là báo vào năm 2003, trước đó là trang web Việt Nam. Việt Nam), Công ty FPT (Tờ VnExpress ra đời vào 26/2/2001),… Xu hướng này tiếp tục phát triển với sự “nâng cấp” các trang web dịch vụ giá trị gia tăng lên thành báo điện tử của các công ty quảng cáo. Sự kiện trang web 24h.com.vn (Công ty Cổ phần Quảng cáo trực tuyến Hà Nội) bị đóng cửa “tạm” vào quãng đầu năm 2006 vì hoạt động như một tờ báo trực tuyến là sự minh chứng cho xu hướng này. Tờ này sẽ chính thức ra mắt sau khi có giấy phép. Tính đến đầu năm 2006, Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin Phạm Quang Nghị cho biết cả nước có 82 tờ báo điện tử đang hoạt động. Trong khi đó, con số thống kê chính thức vào năm 2004 của Bộ Văn hoá – Thông tin cho thấy, kể từ khi luật định vào năm 1999, Việt Nam có trên 50 đơn vị báo điện tử và nhà cung cấp thông tin, với khoảng 2.500 trang web đang hoạt động. Ông Nguyễn Tuấn Anh, Tổng biên tập của Viet Nam Net nói đến chỗ khó của một tờ báo điện tử: “Nói gì thì nói, với mình đây là cơ quan kinh doanh 61 vì không được Nhà nước bao cấp, bù lỗ. Hiện nay, mỗi năm Công ty VASC vẫn phải bù lỗ cho Viet Nam Net vài tỷ…Khó khăn nhất với báo điện tử hiện nay là làm thế nào để thu được tiền. [31]” Bên cạnh nỗ lực tìm đầu vào cho báo trực tuyến, là xu hướng thí điểm tích hợp các loại hình truyền thông khác, phát huy thế mạnh của báo trực tuyến, đi đầu là các tờ VnExpress, TTO,.. Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin Đỗ Quý Doãn trả lời Phỏng vấn báo điện tử Viet Nam Net vào ngày 25/2/2004 đã nhận định: “Báo điện tử là một “trận địa” rất được coi trọng” [27]. Theo đó, trong chủ trương phát triển có trọng điểm hệ thống báo chí, Chính phủ ưu tiên phát triển mảng báo trực tuyến, bởi đây là một trong những xu hướng phát triển rất lớn, hội tụ công nghệ thông tin, truyền thông, viễn thông, hay nói cách khác, tích hợp các loại hình báo chí truyền thông trên nền Internet nhiều ưu điểm như thuận lợi, nhanh, không bị hạn chế về thời gian, không gian, biên giới,… Theo nhận định của các nhà chuyên môn, báo trực tuyến trong tương lai sẽ lấn lướt thị phần quảng cáo của báo in. 62 2.1.2. Địa điểm và cách thức tiếp nhận thông tin từ báo chí của công chúng sinh viên báo chí. Đề xuất hướng nghiên cứu công chúng của M.Weber, cụ thể là phân tích hiệu quả của báo chí đối với việc xây dựng con người, cho thấy rõ tác dụng của báo chí trong việc hình thành ý thức quần chúng, khẳng định các phương tiện truyền thông đại chúng là một tác nhân quan trọng đối với sự hình thành dư luận xã hội. [13] Báo chí có nhiều chức năng quan trọng như: thông tin, tuyên truyền, Giáo dục, dự báo, giải trí, giao tiếp…trong đó thông tin là chức năng có tầm quan trọng hàng đầu. Báo chí có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu của nhiều tầng lớp xã hội với những mối quan tâm, sở thích không giống nhau. Công chúng báo chí đa dạng và phức tạp. Chính vì vậy “tiếp nhận” là chỉ báo đầu tiên để đánh giá tác động của truyền thống đại chúng đối với công chúng báo chí. Đó là sự đánh giá về số lượng, cách thức tiếp cận và chấp nhận nguồn thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng. Các chỉ báo dùng để đánh giá hiệu quả tiếp nhận thường là: có bao nhiêu người theo dõi thông tin, theo dõi trong hoàn cảnh nào, thành phần công chúng đó ra sao, theo dõi thường xuyên không. Tuy chỉ là mức độ thấp, nhưng hiệu quả tiếp nhận lại là điều kiện đầu tiên để dẫn tới những cấp độ hiệu quả cao hơn như hiệu ứng xã hội, hiệu quả thực tế [28 - 29]. Thiết chế truyền thông đại chúng hoàn toàn không mang tính chất cưỡng bức đối với cá nhân, cá nhân có quyền tham gia hay không tham gia vào thiết chế này. Người dân có quyền mua hay không mua một tờ báo, xem hay không xem một bài báo hay một chương trình truyền hình. Tuy nhiên, theo J.Stoetzel [41, 277, 283], báo chí là một phương tiện giúp cho người ta cảm thấy mình là thành viên của một cộng đồng. Trong bối cảnh của xã hội hiện đại, báo chí vẫn là 1 hoạt động thông tin đại chúng nhất, năng động nhất, hiệu quả nhất và có nhiều công chúng nhất. Chính vì vậy 63 tập quán đọc báo, theo dõi thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của sự tham gia vào đời sống xã hội. Người ta không thể tham gia hoạt động xã hội nếu không thường xuyên theo dõi tin tức, thời sự. Và ngược lại, việc theo dõi, nắm được, thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng cũng lại thúc đẩy người ta tích cực gia nhập vào các sinh hoạt tập thể nhiều hơn, khi đó người ta cảm thấy những vấn đề được trình bày đều là những vấn đề của xã hội mà mình là thành viên, dường như đang có rất nhiều công chúng khác cũng đang theo dõi thông tin cùng mình và cũng có phản ứng giống phản ứng của mình. Do vậy, người theo dõi thông tin cảm thấy mình trong bộ phận của một tập thể nào đó. Hành vi theo dõi thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con người ta tự coi mình là thành viên của một cộng đồng. Như vậy, một trong những đặc điểm của ứng xử theo dõi và sử dụng truyền thông đại chúng của công chúng là ứng xử mang tính chất tập thể ở mức độ nào đó chứ không chỉ mang tính chất cá nhân thuần tuý, mặc dù chính cá nhân là người đọc báo, xem truyền hình hay nghe đài phát thanh. Đồng thời, việc tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng gắn liền với thời gian rảnh rỗi và nhu cầu giải trí của người dân. Việc khảo sát địa điểm đọc báo, nghe đài, xem ti vi đem lại hình dung ban đầu về tính tích cực trong hoạt động giao tiếp đại chúng của công chúng báo chí nói chung và công chúng sinh viên báo chí Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình TW1 nói riêng. 2.1.2.1 Địa điểm và cách thức đọc báo in. Việc lựa chọn địa điểm theo dõi thông tin đại chúng liên quan chặt chẽ với cách thức phân bố sử dụng quỹ thời gian rỗi của công chúng báo chí. Bốn địa điểm đọc báo in chủ yếu được khảo sát đối với sinh viên báo chí tại Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình TW1 là: tại nơi ở, tại thư viện, tại 64 nhà người quen và nơi khác. Tuy nhiên, các địa điểm càng ít tính gần gũi, thân mật hơn thì lại càng đòi hỏi sự tích cực ưu tiên về sử dụng thời gian rỗi của cá nhân tiếp nhận thông tin hơn. Xét về các địa điểm đọc báo in của họ thấy bộc lộ sự diễn ra không đồng đều. Kết quả khảo sát cho thấy 2 địa điểm được nhóm công chúng sinh viên sử dụng nhiều nhất là đọc báo tại nơi ở và đọc báo tại thư viện. Những địa điểm khác có mức độ sử dụng không cao. Bảng1 - Địa điểm đọc báo in của công chúng sinh viên báo chí Năm thứ I Năm thứ 3 Năm thứ 5 Nơi tiếp cận N % N % N % Tại nơi ở 76 77.6 165 61.8 74 74 % Tại thư viện 10 10.2 37 13.9 21 21 Tại nhà người quen 2 2.0 3 1.1 0 0 Tại nơi khác 10 10.2 62 23.2 5 5 (Nguồn : Điều tra công chúng sinh viên báo chí trường hợp Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình TW1 năm 2007) 65 Từ số liệu bảng trên cho thấy 3 nhóm sinh viên năm thứ nhất, thứ ba và thứ năm có sự tương đồng trong việc sử dụng các địa điểm đọc báo in. Cụ thể là có tỉ lệ tương đối cao là địa điểm tại nơi ở sinh viên năm thứ nhất chiếm 77.6%, năm thứ 3 chiếm 61.8%, năm thứ 5 chiếm 74% Việc đọc báo tại thư viện sinh viên năm thứ nhất chiếm 10.2%, sinh viên năm thứ ba chiếm 13.9, năm thứ năm chiếm 21% Tại nơi khác sinh viên năm thứ nhất là 10.2%, năm thứ ba chiếm 23.2 và năm thứ năm chiếm 5% Với số liệu thống kê trên, ta có thể thấy rõ sinh viên năm thứ nhất năm thứ ba và năm thứ năm, địa điểm đọc báo in tại nơi ở là chiếm đa số nhiều nhất; còn 2 địa điểm tại thư viện và tại nơi khác của cả 3 năm cũng có sự tương đồng trong việc chọn địa điểm đọc báo in. Tuy số lượng không nhiều nhưng cũng chứng tỏ được điều này. Còn lại ở nhà người quen chiếm tỉ lệ rất rất nhỏ hoặc không hề có như năm thứ năm. Một điều nữa ta nhận thấy dễ dàng là số sinh viên nam và nữ cũng có sự khác biệt cụ thể về chọn địa điểm đọc báo in. Với sinh viên năm thứ nhất thì tỉ lệ sinh viên nam chọn địa điểm đọc báo là tại nơi ở chiếm 80.4%, tại thư viện chiếm 13.7%, tại nhà người quen chiếm 3.9%, chọn địa điểm đọc báo nhiều hơn so với sinh viên nữ, riêng tại địa điểm là nơi khác thì tỉ lệ sinh viên nữ là 19.1% chọn đọc nhiều hơn so vói sinh viên nam.Với sinh viên năm thứ ba tỷ lệ nam chọn địa điểm tại nơi ở chiếm 74.7%, tại thư viện chiếm 16.1% nhiều hơn sự lựa chọn của sinh viên nữ khi chọn hai địa điểm này, nhưng tại địa điểm ở nhà người quen sinh viên nam chiếm 0.3% và ở nơi khác chiếm 6.9% ít hơn sự lựa chọn địa điểm đọc báo của sinh viên nữ. Với sinh viên nam năm thứ năm tại nơi ở chiếm 73.1%, ít hơn sự lựa chọn của sinh viên nữ, tại thư viện sinh viên nam chiếm 26.9% lựa chọn nhiều hơn so với sinh viên nữ, tại địa điểm nơi khác sự lựa chọn của sinh viên nam và sinh viên nữ là bằng nhau 100%, riêng tại địa điểm nhà người quen, cả sinh viên nam và sinh viên nữ không hề lựa chọn là địa điểm để đọc báo in. 66 Do đặc thù vào việc học của sinh viên nên phần lớn đa số các bạn sinh viên sáng đi học, hoặc chiều đi học nên chỉ có thể đọc báo ở nhà. báo đến tận 1. Tại thư viện cũng được chọn là địa điểm đọc báo của tương đối nhiều trường hợp sinh viên muốn tìm không gian yên tĩnh để sưu tầm, lựa chọn tiếp nhận đối với nhiều loại báo. Có thể nói, thư viện, là nơi đọc báo lý tưởng và là cách lựa chọn tốt nhất của các trường hợp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Đọc báo ở nhà người quen, tỉ lệ cao nhất thuộc về nhóm sinh viên năm thứ nhất. Theo kết quả khảo sát về thời điểm đọc báo của nhóm sinh viên ta thấy cả cùng có chung sự tương đồng là các bạn đều chọn đọc báo nhiều vào thời điểm sáng và tối. cụ thể sinh viên năm thứ nhất lựa chọn thời điểm đọc báo vào buổi sáng chiếm 45.6%, buổi tối chiếm 45.6%, sinh viên năm thứ ba lựa chọn thời điểm đọc báo vào buổi sáng chiếm 30.5%, buổi tối chiếm 47.8%, sinh viên năm thứ năm lựa chọn thời điểm đọc báo vào buổi sáng chiếm 31%, buổi tối chiếm 51%. Riêng buổi trưa và buổi chiều cả 3 nhóm sinh viên đều lựa chọn đọc rất ít. cụ thể nhóm sinh viên năm thứ nhất chỉ có 3.9% sinh viên chọn đọc báo vào buổi trưa, 4.9% sinh viên lựa chọn đọc báo vào buổi chiều, nhóm sinh viên năm thứ ba chỉ có 9.1% sinh viên lựa chọn đọc báo vào buổi trưa và 12,8% lựa chọn đọc báo vào buổi chiều, nhóm sinh viên năm thứ năm cũng chỉ chiếm 11% lựa chọn đọc báo vào buổi trưa và 7% sinh viên lựa chọn đọc báo chiều, như vậy nhóm sinh viên năm thứ nhất có sự đồng đều trong việc lựa chọn thời điểm đọc báo buổi sáng và buổi tối còn nhóm sinh viên năm thứ ba và năm thứ năm lựa chọn thời điểm đọc báo vào buổi tối nhiều hơn buổi sáng. Khảo sát về thời điểm đọc báo của nhóm sinh viên nam ta thấy cả ba nhóm sinh viên nam đều lựa chọn đọc báo vào buổi sáng nhiều hơn nhóm sinh viên nữ, cụ thể sinh viên nam năm thứ nhất lựa chọn đọc báo vào buổi sáng chiếm 53.7%, sinh viên nam năm thứ ba chiếm 42.3%, sinh viên nam năm thứ năm chiếm 57.1%, ngược lại sinh viên nam của cả ba năm đều lựa chọn thời điểm đọc báo vào buổi tối ít hơn nhóm sinh viên nữ cụ thể nhóm sinh viên nam năm thứ nhất chỉ lựa chọn đọc báo vào 67 buổi tối chiếm37%, sinh viên năm thứ ba chiếm 38%, sinh viên năm thứ năm chiếm 25%. Khảo sát về cách thức đọc báo của ba nhóm sinh viên ta cũng dễ dàng nhận thấy sinh viên năm thứ nhất và năm thứ năm có sự tương đồng về lựa chọn chỉ đọc những mục mình quan tâm, cụ thể sinh viên năm thứ nhất có tỉ lệ 53.7%, sinh viên năm thứ năm là 55%. Sinh viên năm thứ ba lại lựa chọn đọc hầu hết các chuyên mục chiếm 61.5% nhiều hơn hai nhóm sinh viên năm thứ nhất và năm thứ năm. Kết quả khảo sát cho thấy dấu hiệu về tính tích cực tiếp cận thông tin từ báo in ở công chúng sinh viên Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình TW I thể hiện ở tập quán tranh thủ đọc báo tại nhà, thậm chí vào lúc đêm khuya, trong hoàn cảnh công việc bận rộn học tập chiếm hầu hết thời gian rỗi ban ngày. 68 21.2.2. Địa điểm và cách thức nghe Đài phát thanh Dựa trên cơ sở là sự thuận lợi và quen thuộc đối với việc học tập và sinh hoạt của sinh viên báo chí, chúng tôi đưa ra bốn phương án để khảo sát về các địa điểm nghe đài phát thanh là: tại nơi ở, tại câu lạc bộ hoặc nhà văn hoá, tại quán hàng và tại nhà người quen. Trong đó, tương tự như phần phân tích trên, tại nơi ở được xem là địa điểm mang tính cá nhân gần gũi về mặt giao tiếp xã hội và ít đòi hỏi ưu tiên về sử dụng thời gian rỗi của cá nhân hơn hết so với các địa điểm tại câu lạc bộ hoặc nhà văn hoá, tại quán hàng và nhà người quen. Khảo sát sâu hơn về việc lựa chọn các địa điểm nghe đài phát thanh và xem ti vi theo các nhóm sinh viên năm thứ nhất, thứ 3 và thứ 5 cho thấy rõ nét hơn về xu hướng này. Bảng 2 - Địa điểm nghe đài phát thanh của công chúng sinh viên báo chí Năm thứ 1 Năm thứ 3 Năm thứ 5 Nơi tiếp cận N % N % N % Tại nơi ở 87 84,5 197 84, 9 92 9 2 Tại CLB, NVH 4 3,9 2 0,9 2 2 69 Ở quán hàng 7 6,8 4 1,7 4 4 Ở nhà người quen 5 4,8 29 12, 5 2 2 (Nguồn : Điều tra công chúng sinh viên báo chí trường hợp Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình TW1 năm 2007) Qua bảng khảo sát cả ba nhóm sinh viên năm của trường Cao đẳng phát thanh truyền hình, một lần nữa địa điểm được đa số sinh viên dùng để nghe đài phát thanh là tại nơi ở. Cụ thể, sinh viên năm thứ nhất nghe đài phát thanh tại nơi ở có tỉ lệ 84.5%, sinh viên năm thứ 3 chiếm 84.9%,sinh viên năm thứ 5 chiếm 92%. Tại nhà người quen, câu lạc bộ, nhà văn hoá, ở quán hàng tỉ lệ nghe đài phát thanh là rất ít. Thậm chí với địa điểm tại câu lạc bộ, nhà văn hoá, sinh viên năm thứ ba và sinh viên năm thứ năm sử dụng là rất ít cụ thể là chỉ có 2 trường hợp lựa chọn địa điểm này. Với sinh viên việc có bên mình một chiếc radio nhỏ là rất có thể thực hiện được, hoặc ít ra trong một phòng 2- 3 người ( nếu ở trọ ngoài) còn 7 – 8 người đối với trong ký túc xá là hoàn toàn có khả năng có từ 1 – 2 cái radio mọi người có thể tiếp nhận chung các kênh thông tin rất nhanh và phù hợp. Một đặc điểm rất dễ nhận thấy trong bảng thống khê là tỉ lệ nhóm sinh viên nam nghe radio ít hơn so với tỉ lệ nhóm sinh viên nữ. Và số lượng sử dụng radio càng tăng theo những năm học. Khảo sát thời điểm nghe đài phát thanh cho thấy cả ba nhóm sinh viên đều lựa chọn nghe đài vào buổi tối nhiều hơn buổi sáng. Cụ thể, nhóm sinh viên năm thứ nhất lựa chọn nghe đài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn tốt nghiệp- Phương tiện thông tin đại chúng.pdf
Tài liệu liên quan