Luận văn Tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí Mêkông

Tài liệu Luận văn Tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí Mêkông: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ MÊKÔNG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: HUỲNH THỊ TUYẾT SƯƠNG LÊ THỊ THÙY DƯƠNG Mã số SV: 4054073 Lớp: KTNN-K31 Cần Thơ 2009 iLỜI CẢM TẠ Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần Dầu khí Mêkông đã giúp cho em hiểu rõ hơn những kiến thức đã học ở trường và công việc thực tế mà các anh chị trong công ty đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho em trực tiếp tham gia. Từ đó cho thấy, chúng ta không chỉ học lý thuyết suông là chưa đủ mà còn phải biết vận dụng kiến thức đã học một cách linh hoạt vào công việc thực tế, bởi vì giữa lý thuyết và thực tế có sự khác biệt tùy theo đặt trưng của từng ngành từng cơ quan thực tập để có thể thích nghi với mọi công việc và có những sáng tạo nhằm đưa ra những phương án những giải pháp giúp cơ quan hoạt động có hiệu quả hơn. Đề tài của em khó hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ tận tình của các cô ...

pdf85 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí Mêkông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ MÊKÔNG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: HUỲNH THỊ TUYẾT SƯƠNG LÊ THỊ THÙY DƯƠNG Mã số SV: 4054073 Lớp: KTNN-K31 Cần Thơ 2009 iLỜI CẢM TẠ Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần Dầu khí Mêkông đã giúp cho em hiểu rõ hơn những kiến thức đã học ở trường và công việc thực tế mà các anh chị trong công ty đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho em trực tiếp tham gia. Từ đó cho thấy, chúng ta không chỉ học lý thuyết suông là chưa đủ mà còn phải biết vận dụng kiến thức đã học một cách linh hoạt vào công việc thực tế, bởi vì giữa lý thuyết và thực tế có sự khác biệt tùy theo đặt trưng của từng ngành từng cơ quan thực tập để có thể thích nghi với mọi công việc và có những sáng tạo nhằm đưa ra những phương án những giải pháp giúp cơ quan hoạt động có hiệu quả hơn. Đề tài của em khó hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ tận tình của các cô chú anh chị ở công ty, những người đã sẵn sàng cung cấp cho em những thông tin số liệu về công ty có liên quan đến nội dung mà đề tài nghiên cứu, cũng như nhiệt tình giải thích cho em những thắc mắc về sự biến động của các khoản mục. Và đặc biệt là giáo viên hướng dẫn, Cô Huỳnh Thị Tuyết Sương, Người đã trực tiếp hướng dẫn em những nội dung và đề tài cần nghiên cứu, cách phân tích, đánh giá, xử lý số liệu,…. Vì thế, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lời chúc hạnh phúc đến quý thầy cô khoa KT & QTKD trường Đại Học Cần Thơ, các cô chú anh chị của công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngày … tháng….năm 2009 Sinh viên thực hiện Lê Thị Thùy Dương ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày … tháng….năm 2009 Sinh viên thực hiện Lê Thị Thùy Dương iii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN NƠI THỰC TẬP ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... Ngày … tháng….năm 2009 Thủ trưởng đơn vị iv BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ****************** Họ và tên người hướng dẫn: Huỳnh Thị Tuyết Sương......................................... Học vị: ............................................................... .................................................. Chuyên ngành: ................................................... .................................................. Cơ quan công tác:............................................... .................................................. Tên học viên: Lê Thị Thùy Dương MSSV: 4054073 .......................... Chuyên ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp........... .................................................. Tên đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ Phần Dầu Khí MêKông .... NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ........................................... .............................................................................................................................. 2. Về hình thức:..................................................................................................... .............................................................................................................................. 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: .................................... .............................................................................................................................. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:.......................................... .............................................................................................................................. 5. Nội dung và các kết quả đạt được: ..................................................................... .............................................................................................................................. 6. Các nhận xét khác: ............................................................................................ .............................................................................................................................. 7. Kết luận:............................................................................................................ .............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2009 NGƯỜI NHẬN XÉT Huỳnh Thị Tuyết Sương vNHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... Ngày … tháng….năm 2009 Giáo viên phản biện Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Sự cần thiết của đề tài Sau khi hội nhập kinh tế thế giới thì nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và càng khẳng định được uy thế trên thị trường thế giới. Để đạt được những thành tựu phát triển kinh tế chung thì không thể không kể đến sự hội nhập và phát triển của các doanh nghiệp. Tuy nhiên trong những khó khăn bước đầu của quá trình hội nhập thì không phải tất cả các doanh nghiệp điều thích nghi và hoạt động vững mạnh. Điều này được thể hiện qua năng lực tài chính riêng của từng doanh nghiệp. Chính vì vậy việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành đầu tư và sản xuất luôn mong muốn đồng tiền mình bỏ ra mang lại lợi nhuận cao nhất. Bên cạnh những lợi thế sẵn có của từng ngành nghề kinh doanh thì nội lực tài chính của doanh nghiệp là cơ sở đánh giá xem doanh nghiệp có thực sự vững mạnh để tiếp tục hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Việc phân tích tình hình tài chính là cần thiết để doanh nghiệp xem xét sự vững mạnh về mặt tài chính của doanh nghiệp đồng thời qua việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp giúp xác định đầy đủ và chính xác nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó những nhà quản trị của doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời để cho doanh nghiệp ngày càng hoạt động hiệu quả. Ngoài ra việc phân tích tình hình tài chính còn có ý nghĩa cho các đối tượng bên ngoài công ty như người cho vay, các nhà đầu tư khi có những mối quan hệ hợp tác với công ty. Nó có ý nghĩa thực tiễn và giúp đưa ra chiến lược quản lý lâu dài. Chính vì sự quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp mà tôi đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dầu Khí MêKông” để làm luận văn của mình. Đề tài sẽ tập trung phân tích chủ yếu dựa vào sự biến động của các khoản mục trên báo cáo tài chính để đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty, Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương2 phân tích sự biến động của các khoản mục trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích so sánh các tỷ số tài chính, phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm đưa ra những giải pháp và kiến nghị bám sát tình hình thực tế của công ty nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty Cổ phần Dầu Khí MêKông qua đó định ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính của công ty. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể  Phân tích tình hình về tài sản.  Phân tích tình hình về nguồn vốn.  Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính.  Đề xuất giải pháp hoàn thiện tình hình tài chính của công ty. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Về không gian Đề tài được thực hiện tại công ty Cổ phần Dầu Khí MêKông. 1.3.2. Về thời gian Số liệu sử dụng để phân tích là số liệu của ba năm 2006 - 2008. Thời gian nghiên cứu trong khoảng từ đầu tháng 2/2009 đến tháng 5/2009. Vì thời gian hoàn thành và kiến thức còn nhiều hạn chế nên trong quá trình thực hiện, thu thập số liệu không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự giúp đỡ và đóng góp của Quý Thầy Cô và các bạn để đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Dầu Khí MêKông. Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 2.1.1. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp Tài chính là tất cả các mối quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức tiền tệ phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tồn tại khách quan trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện hành và quá khứ. Tình hình tài chính của đơn vị với những chỉ tiêu trung bình của ngành, thông qua đó các nhà phân tích có thể thấy được thực trạng tài chính hiện tại và những dự đoán cho tương lai. Phân tích tài chính là một hệ thống các phương pháp nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời gian hoạt động nhất định. Trên cơ sở đó, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định chuẩn xác trong quản lý kinh doanh. Vì vậy việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà quản trị công ty và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ hơn bức tranh về thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của công ty. Từ đó, có những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính của công ty. 2.1.2. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin tài chính khác để giúp họ có những quyết định đúng đắn khi ra các quyết định đầu tư, quyết định cho vay,… Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp những thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sự kiện và các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của công ty. Các mục tiêu phân tích ở trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, nó góp phần cung cấp những thông tin nền tảng đặc biệt quan trọng cho quản trị doanh nghiệp ở các công ty. Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương4 2.1.3. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính ở doanh nghiệp là một công việc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân công ty mà còn cần thiết cho các chủ thể quản lý khác có liên quan đến công ty. Phân tích tình hình tài chính của công ty sẽ giúp cho nhà quản trị của công ty khắc phục được những thiếu sót, phát huy những mặt tích cực và dự đoán được tình hình phát triển của công ty trong tương lai. Trên cơ sở đó, nhà quản trị công ty đề ra được những giải pháp hữu hiệu nhằm lựa chọn quyết định phương án tối ưu cho hoạt động kinh doanh của công ty. Phân tích tình hình tài chính của công ty sẽ giúp cho các nhà quản trị công ty thấy được những nét sinh động trên “bức tranh tài chính” của công ty thể hiện qua các khía cạnh sau đây:  Cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực các thông tin tài chính cần thiết cho chủ công ty và các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các khách hàng, các cổ đông,…  Cung cấp thông tin về tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn vốn, khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động kinh doanh.  Cung cấp thông tin về tình hình công nợ, khả năng thu hồi các khoản phải thu, khả năng thanh toán khoản phải trả cũng như các nhân tố khác ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1.4. Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính doanh nghiệp Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng thuyết minh báo cáo tài chính là những bộ phận chủ yếu được sử dụng khi phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. 2.1.4.1. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp dưới hình thức tiền tệ, vào một thời điểm xác định (thời điểm lập báo cáo tài chính). Bảng cân đối kế toán gồm hai phần: phần tài sản và phần nguồn vốn Bên tài sản: phản ánh quy mô, kết cấu tài sản của doanh nghiệp đang tồn tại dưới mọi hình thức, nó cho biết tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ nguồn Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương5 nào. Về mặt kinh tế, qua việc xem xét phần “Tài sản”, cho phép đánh giá tổng quát năng lực và trình độ sử dụng vốn. Về mặt pháp lý, phần tài sản thể hiện số tiềm lực mà doanh nghiệp có quyền quản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi ích trong tương lai. Tài sản được phân chia như sau: A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Bên nguồn vốn: phản ánh nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp. Nó cho biết từ nguồn vốn nào doanh nghiệp có được những tài sản trình bày trong phần tài sản. Về mặt kinh tế người sử dụng thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, người sử dụng thấy được trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh với nhà nước, về số tài sản đã hình thành từ nguồn vốn vay ngân hàng và vốn vay đối tượng khác cũng như trách nhiệm phải thanh toán các khoản nợ với người lao động, với cổ đông, với nhà cung cấp, với ngân sách…Nguồn vốn được chia ra: A: Nợ phải trả B: Nguồn vốn chủ sở hữu 2.1.4.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ, chi tiết theo hoạt động; tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước, thuế và các khoản phải nộp khác. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gồm ba phần chính: Phần 1: Lãi, lỗ. Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác. Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. Phần 3: Tình hình thuế giá trị gia tăng. Phần này phản ánh số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng đầu vào được hoàn lại, đã hoàn lại và còn được hoàn lại, thuế giá trị gia tăng đầu vào được giảm, đã giảm và còn được Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương6 giảm cùng với số thuế giá trị gia tăng hàng bán nội địa phải nộp, đã nộp và còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo. 2.1.4.3. Bảng lưu chuyển tiền tệ Bảng lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh đầy đủ các dòng thu và chi tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp trong một niên độ kế toán. Nó cung cấp thông tin về những dòng tiền vào, ra của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định . Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn gọi là báo cáo ngân lưu, được tổng hợp bởi ba dòng ngân lưu từ ba hoạt động của doanh nghiệp:  Hoạt động kinh doanh.  Hoạt động đầu tư.  Hoạt động tài chính. 2.1.4.4. Bảng thuyết minh báo cáo tài chính Bảng thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành báo cáo tài chính của công ty, được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của công ty trong kỳ báo cáo. Chi tiết được thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát đặc điểm hoạt động của công ty, nội dung một số chế độ kế toán được công ty lựa chọn để áp dụng, tình hình và lý do biến động của một số đối tượng biến động tài sản và nguồn vốn quan trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và các kiến nghị của công ty. 2.1.5. Các chỉ tiêu dùng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 2.1.5.1. Phân tích tình hình biến động của tài sản Là việc xem xét tính hợp lý của cơ cấu vốn, sự biến động của tổng tài sản cũng như của từng loại tài sản trong tổng tài sản, so sánh tỷ trọng của từng loại giữa cuối kỳ với đầu năm, so sánh cả về số tuyệt đối và cả về số tương đối của tổng tài sản cũng như đối với từng loại tài sản. Qua đó thấy được cơ cấu vốn đó tác động như thế nào đến quá trình kinh doanh, thấy được sự biến động về quy mô cũng như năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương7 Phân tích kết cấu tài sản ta sẽ phải lập bảng phân tích tình hình phân bổ vốn. Trên bảng phân tích này ta lấy từng khoản tài sản chia cho tổng số tài sản sẽ biết được tỉ trọng của từng khoản tài sản chiếm trong tổng số là cao hay thấp. Khi phân tích cần lưu ý đến tính chất và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, kết hợp với việc xem xét tác động của từng loại tài sản đến quá trình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh đạt được trong kỳ. Có như vậy mới đưa ra được quyết định hợp lý về phân bổ vốn cho từng giai đoạn, từng tài sản của doanh nghiệp. Khi phân tích kết cấu tài sản ta cũng cần chú ý đến tỷ suất đầu tư. Tỷ suất đầu tư nói lên kết cấu tài sản, là tỷ lệ giữa trị giá tài sản cố định và đầu tư dài hạn so với tổng tài sản. Tỷ suất đầu tư cũng là chỉ tiêu thể hiện sự khác nhau của bảng cân đối kế toán giữa các doanh nghiệp khác nhau về đặc điểm, ngành nghề kinh doanh. Tỷ suất này càng cao cho thấy năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài. 2.1.5.2. Phân tích tình hình biến động của nguồn vốn Ngoài việc phân tích tình hình tài sản, các chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng và chủ đầu tư, các đối tượng quan tâm khác cần phân tích kết cấu nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng thì điều đó cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp là cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với các chủ nợ là thấp và ngược lại. Cũng như phân tích kết cấu tài sản, ta cũng lập bảng phân tích kết cấu nguồn vốn để xem xét tỷ trọng từng khoản, nguồn vốn chiếm trong tổng số là cao hay thấp. 2.1.5.3. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn là xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhằm đánh giá khái quát tình hình phân bổ, huy động, sử dụng vốn và nguồn vốn đảm bảo cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Theo quan điểm luân chuyển vốn thì toàn bộ tài sản của doanh nghiệp gồm Tài sản lưu động và Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương8 Tài sản cố định được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp. Quan hệ cân đối thể hiện: TSLĐ + TSCĐ =NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU (Vế trái) (Vế phải) Nhưng quan hệ này chỉ mang tính lý thuyết, không thể nào nguồn vốn chủ sở hữu có đầy đủ để trang trải cho các tài sản cần thiết phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, mà doanh nghiệp phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Trên thực tế, mối quan hệ này không thể xảy ra mà thường xảy ra các trường hợp sau: VẾ BÊN TRÁI > VẾ BÊN PHẢI Trường hợp này thể hiện doanh nghiệp bị thiếu nguồn vốn để trang trải tài sản, nên để quá trình kinh doanh không bị bế tắt, doanh nghiệp phải huy động thêm vốn từ các khoản vay hoặc đi chiếm dụng vốn các đơn vị khác dưới hình thức mua trả chậm, thanh toán chậm hơn so với thời hạn phải thanh toán (nhưng không vượt quá thời hạn thanh toán). VẾ BÊN TRÁI < VẾ BÊN PHẢI Trường hợp này nguồn vốn chủ sở hữu dư thừa để bù đắp cho tài sản, nên thường bị các doanh nghiệp hoặc đối tượng khác chiếm dụng vốn dưới hình thức bán chịu cho bên mua thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ,... hoặc ứng trước tiền cho bên bán, tài sản sử dụng để thế chấp, ký cược, ký quỹ,... Do tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán là tổng số tiền phần tài sản luôn luôn bằng tổng số tiền phần nguồn vốn. Nên quan hệ cân đối được viết một cách đầy đủ như sau: TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN + TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU TỔNG TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU Nếu giả định tổng tài sản tăng lên, về khái quát ta hiểu rằng phí nguồn vốn phải tăng một khoản tương ứng; đó có thể là một khoản nợ đã tăng hoặc một khoản tăng trong vốn chủ sở hữu. 2.1.5.4. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Là xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên phần lãi, lỗ giữa kỳ này so với kỳ trước thông qua việc so sánh số tuyệt đối và số tương đối theo từng chỉ tiêu. Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương9 Dựa trên cơ sở này, giúp cho việc phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận năm nay so với năm trước, tình hình hoạt động của doanh nghiệp để từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục những hạn chế (nếu có), cũng như phát huy thế mạnh của doanh nghiệp. Đồng thời kết hợp với việc so sánh tài sản cuối kỳ với số đầu năm để xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu là tốt hay xấu, tìm ra những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan và đưa ra biện pháp kịp thời khắc phục cho doanh nghiệp. 2.1.6. Phân tích các tỷ số tài chính Các loại tỷ số tài chính gồm 4 loại chủ yếu:  Các tỷ số về thanh toán: Phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.  Các tỷ số về hoạt động: Phản ánh tình hình sử dụng tài sản, hay phản ánh công tác tổ chức điều hành và hoạt động của doanh nghiệp.  Các tỷ số về doanh lợi: Phản ánh hiệu quả sử dụng tài nguyên của doanh nghiệp, hay phản ánh hiệu năng quản trị của doanh nghiệp.  Các tỷ số về quản trị nợ: Phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay để sinh lời hay phản ánh mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. 2.1.6.1. Các tỷ số về khả năng thanh toán  Tỷ số thanh toán hiện thời Chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể tự trả nợ trong kỳ của doanh nghiệp đồng thời nó chỉ ra phạm vi, qui mô mà các yêu cầu của các chủ nợ được trang trãi bằng những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền phù hợp với thời hạn trả nợ. Tỷ suất này được xác định bằng công thức: Tỷ số thanh toán hiện thời được xác định dựa trên các số liệu được trình bày trong bảng cân đối kế toán. Tải sản lưu động bao gồm: Tiền mặt, các khoản phải thu, đầu tư chứng khoán ngắn hạn, hàng tồn kho. Nợ ngắn hạn bao gồm: Phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả thuế và các khoản chi phí phải trả khác. Khi giá trị tỷ số này giảm, chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp đã giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng. Tuy Tỷ số thanh toán hiện thời Tài sản lưu độngCác khoản nợ ngắn hạn= Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương10 nhiên, khi tỷ số này có giá trị quá cao, thì có nghĩa là doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động hay đơn giản là việc quản trị tài sản lưu động của doanh nghiệp không hiệu quả bởi có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay có quá nhiều nợ phải đòi... Do đó có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.  Tỷ số thanh toán nhanh Tỷ số thanh toán nhanh là tỷ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng giá trị các loại tài sản lưu động có tính thanh khoản cao. Do hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp so với các loại tài sản khác nên giá trị của nó không được tính vào giá trị tài sản lưu động có tính thanh toán nhanh. Tỷ số thanh toán nhanh được tính theo công thức: Hệ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao. Tuy nhiên, hệ số quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, tập trung quá nhiều vào vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn hoặc các khoản phải thu... có thể không hiệu quả. 2.1.6.2. Các tỷ số về hoạt động  Vòng quay các khoản phải thu Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận việc thanh toán các khoản phải thu. Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng. Vòng quay các khoản phải thu cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của công ty. Nếu số vòng quay thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn bị chiếm dụng nhiều. Nhưng nếu số vòng quay các khoản phải thu cao quá thì sẽ giảm sức cạnh tranh dẫn đến giảm doanh thu.  Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu (các khoản bán chịu) của một công ty. Tỷ số này cho biết bình quân phải mất bao Tỷ số thanh toán nhanh = Các khoản nợ ngắn hạn Tài sản lưu động - Giá trị hàng tồn kho Vòng quay các khoản phải thu = Các khoản phải thu Doanh thu thuần Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương11 nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu. Tỷ số này dùng để đo lường khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm trong quá trình thanh toán và được xác định bởi công thức: Trong đó các khoản phải thu chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng do chính sách bán chịu hàng hóa của doanh nghiệp. Hệ số này về nguyên tắc càng thấp càng tốt; tuy nhiên phải căn cứ vào chiến lược kinh doanh, phương thức thanh toán, tình hình cạnh tranh trong từng thời điểm hay thời kỳ cụ thể.  Tỷ số vòng quay hàng tồn kho Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của một công ty. Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao, bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm bớt chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho. Tuy nhiên, với số vòng quá cao sẽ thể hiện sự trục trặc trong khâu cung cấp, hàng hóa dự trữ không kịp cung ứng kịp thời cho khách hàng, gây mất uy tín cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình quân của doanh nghiệp được xác định bằng công thức:  Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định được tính bằng công thức: Về mặt ý nghĩa, tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản cố định có thể tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ. Tỷ số này cao Hàng tồn kho bình quân = Hàng tồn kho đầu năm + Hàng tồn kho cuối năm2 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân Giá vốn hàng bán Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuầnTài sản cố định Kỳ thu tiền bình quân = Doanh thu bình quân một ngày Các khoản phải thu bình quân Kỳ luân chuyển HTK bình quân = Số vòng quay hàng tồn kho 360 ngày Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương12 phản ánh tình hình hoạt động tốt của công ty đã tạo ra mức doanh thu thuần cao so với tài sản cố định.  Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá chất lượng công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển lưu động nhanh hay chậm nói rõ tình hình tổ chức các mặt cung cấp, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp hợp lý hoặc không hợp lý, các khoản vật tư dự trữ sử dụng có hiệu quả hoặc không hiệu quả. Công thức tính như sau:  Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản đo lường một đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. 2.1.6.3. Các tỷ số quản trị nợ Các tỷ số quản trị nợ phản ánh cơ cấu vốn của một công ty. Cơ cấu vốn có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của các cổ đông và rủi ro phá sản của một công ty. Tỷ số quản trị nợ sẽ giúp nhà quản trị lựa chọn cấu trúc vốn hợp lý nhất cho công ty mình. Qua tỷ số quản trị nợ nhà đầu tư thấy được rủi ro về tài chính của công ty từ đó dẫn đến quyết định đầu tư của mình. Các tỷ số quản trị nợ gồm:  Tỷ số nợ trên tổng tài sản Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay hay trong một đồng tài sản có bao nhiêu đồng nợ.  Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu đo lường tương quan giữa nợ và vốn chủ sở hữu của một công ty, phản ánh tỷ lệ của vốn vay trong nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ số này được tính bằng công thức: Tỷ số nợ trên tổng tài sản = Tổng giá trị tài sản Tổng nợ phải trả Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động = Tài sản lưu động Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tài sản = Tổng giá trị tài sản bình quân Doanh thu thuần Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương13 Tỷ số này đo lường sự góp vốn của chủ doanh nghiệp so với số nợ vay. Các chủ nợ rất ưa thích tỷ số này vừa phải, tỷ số này càng thấp chứng tỏ món nợ của họ càng được đảm bảo thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Khi tỷ số này cao có nghĩa là doanh nghiệp chỉ góp một phần vốn nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro trong kinh doanh chủ yếu do chủ nợ gánh chịu.  Tỷ số tự tài trợ Tỷ số tự tài trợ phản ánh tỷ lệ vốn tự có của doanh nghiệp trong tổng số vốn. Qua việc tính tỷ suất tài trợ ta thấy được mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, mức độ tài trợ của doanh nghiệp đối với vốn kinh doanh của mình. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, có tính độc lập cao với các chủ nợ, do đó không bị ràng buộc hoặc bị sức ép của các khoản nợ vay.  Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay đo lường khả năng trả lãi bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay của một công ty. Như vậy khả năng thanh toán lãi vay của một công ty phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh và mức độ sử dụng nợ của công ty. 2.1.6.4. Các tỷ số khả năng sinh lợi  Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu tạo ra trong kỳ. Nói một cách khác, tỷ số này cho chúng ta biết một đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động ngày càng có hiệu quả: doanh nghiệp bù đắp được chi phí và khoản nợ cũng được thanh toán. Nếu lợi nhuận năm nay cao hơn = Vốn chủ sở hữu Tổng nợ phải trả Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay = Chi phí lãi vay Lợi nhuận trước thuế + lãi vay Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữuTổng nguồn vốn Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương14 năm trước ta chưa vội kết luận rằng công ty hoạt động có hiệu quả hơn năm trước mà phải so sánh với vốn để thấy rõ hơn.  Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lợi của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng cao phản ánh hiệu quả sử dụng vốn tốt, vốn đưa vào hoạt động đã thật sự mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.  Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản cố định Chỉ tiêu này nói lên một đồng vốn cố định tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.  Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản lưu động Chỉ tiêu này nói lên một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.  Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó nói lên một đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh đã tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là một chỉ tiêu được nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất vì nó thể hiện mức sinh lời trên vốn đầu tư của họ. Nếu vốn đầu tư được sử dụng tốt sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận và như vậy cấu trúc vốn mà doanh nghiệp đang áp dụng là phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp lựa chọn cho chiến lược kinh doanh của mình. ROS = Doanh thu thuần Lợi nhuận ròng = ROA = Tổng tài sản bình quân Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận ròng trên TSCĐ Lợi nhuận ròng Tài sản cố định Tỷ số lợi nhuận ròng trên TSLĐ = Lợi nhuận ròng Tài sản lưu động ROE = Vốn chủ sở hữu bình quân Lợi nhuận ròng Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương15 2.1.6.5. Phân tích các tỷ số tài chính qua sơ đồ Dupont Phân tích tài chính công ty bằng sơ đồ Dupont là kỹ thuật phân tích trong đó người ta chia ROE thành những bộ phận có mối quan hệ với nhau để đánh giá ảnh hưởng của từng bộ phận lên chỉ tiêu này. Các nhà quản lý trong công ty thường sử dụng kỹ thuật phân tích này để thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty, trên cơ sở đó đề ra các quyết định phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công ty. Phân tích Dupont chủ yếu dựa vào 2 phương trình sau: Lợi nhuận Doanh thu Tổng tài sản ROE = X X Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Sơ đồ phân tích dupont tổng quát như sau: X X ÷ ÷ Ý nghĩa của phân tích sơ đồ dupont: - Xét mức sinh lời trên doanh thu: Mức sinh lời trên doanh thu của công ty sẽ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố chính đó là tổng chi phí (Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí). Như vậy trên cơ sở phân tích nhân tố chi phí công ty sẽ dần tìm ra được biện pháp hợp lý để giảm bớt chi phí từ đó sẽ nâng cao mức lợi nhuận trên doanh thu. ROE ROA x Đòn bẩy tài chính= Đòn bẩy tài chính Tổng tài sảnVốn chủ sở hữu = Đòn bẩy tài chính (Tổng TS/VCSH)Suất sinh lời tài sản (ROA) Lợi nhuận ròng Doanh thu Suất sinh lời của VCSH (ROE) Tỷ lệ lãi ròng Số vòng quay TS Tổng TSDoanh thu Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương16 Nếu muốn tăng tỷ số này thì phải giảm chi phí ở mức cho phép sao cho tốc độ tăng chi phí sẽ thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu khi đó lợi nhuận ròng sẽ tự động tăng lên. - Xét doanh thu trên tổng tài sản (vòng quay tài sản): Doanh thu trên tổng tài sản phụ thuộc vào toàn bộ tài sản sử dụng trong năm. Mà tài sản thì bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định. Do vậy cần phải đi sâu xem xét từng nhân tố để biết vòng quay tài sản bị ảnh hưởng bởi nhân tố nào. - Xét đòn bẩy tài chính: Đòn bẩy tài chính hay đòn cân nợ là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Khi doanh thu tăng lên và doanh nghiệp đang có lãi, một sự tăng lên của nợ vay sẽ làm cho ROE tăng cao. Ngược lại, khi khối lượng hoạt động giảm và thua lỗ, tăng nợ vay sẽ làm ROE giảm nghiêm trọng và khi ấy, ROE sẽ lệ thuộc chủ yếu vào đòn bẩy tài chính. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu được thu thập qua các báo cáo tài chính, tài liệu của cơ quan thực tập. Ngoài việc thu thập số liệu trong công ty, đề tài nghiên cứu còn thu thập thông tin từ các báo, tạp chí và internet có liên quan đến ngành nghề kinh doanh của công ty. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 2.2.2.1. Phương pháp so sánh Là phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để áp dụng phương pháp so sánh vào phân tích tình hình tài chính của công ty trước hết phải xác định số gốc để so sánh. Việc xác định số gốc để so sánh là tùy thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích. Gốc để so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian và không gian. Kỳ phân tích được chọn là kỳ thực hiện hoặc là kỳ kế hoạch, hoặc là kỳ kinh doanh trước. Giá trị so sánh được chọn có thể là số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân. Bao gồm: So sánh số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trước nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tài chính của công ty. So sánh theo chiều dọc để xem xét theo tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể. So sánh chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến động cả về số tuyệt Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương17 đối và số tương đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. Trên cơ sở đó có thể đánh giá được tình hình tài chính của công ty tốt hay xấu, tăng hay giảm. Điều kiện so sánh:  Cùng nội dung phản ánh.  Cùng một phương pháp tính toán.  Cùng một đơn vị đo lường.  Cùng trong khoảng thời gian tương xứng. 2.2.2.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ Phương pháp phân tích tỷ lệ dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính của công ty. Trong phân tích tài chính của các công ty, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, khả năng sinh lời,…Sau đó thực hiện so sánh tỷ số của năm sau so với năm trước. Khi so sánh các tỷ số tài chính của doanh nghiệp sẽ biết được xu hướng biến động của các tỷ số và kết hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh ngiệp sẽ đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mỗi nhóm tỷ lệ bao gồm nhiều tỷ lệ chi tiết hay riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính công ty. Trong mỗi trường hợp khác nhau, tùy theo mục tiêu phân tích có thể lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau phù hợp với mục đích phân tích cụ thể của từng công ty, trong từng thời kỳ. 2.2.2.3. Phương pháp cân đối Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều hoạt động có quan hệ cân đối với nhau. Những liên hệ cân đối như:  Cân đối giữa tài sản và nguồn vốn.  Cân đối giữa nguồn thu và nguồn chi.  Cân đối giữa nhu cầu sử dụng vốn và khả năng thanh toán. Phương pháp cân đối được sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh tế nhằm đánh giá toàn diện mối quan hệ cân đối chung, cân đối giữa các mặt, cân đối trong từng mặt để phát hiện sự mất cân đối, bất hợp lý cần giải quyết, những hiện tượng vi phạm chính sách, chế độ và phát hiện khả năng tiềm tàng có thể khai thác. Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương18 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG CP DẦU KHÍ MÊKÔNG 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ MÊKÔNG Năm 1998, với tầm nhìn chiến lược, nhằm phát huy sức mạnh giữa ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước là dầu khí với nông nghiệp, giữa trung ương và địa phương. Tổng Công ty Dầu khí Việt nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) đã cử đoàn cán bộ đến khảo sát địa điểm tại ĐBSCL để xây dựng kho bãi, phát triển mở rộng thị trường sản phẩm ở khâu hạ nguồn. Với vị trí là trung tâm của vùng ĐBSCL, Cần Thơ đã được chọn là địa điểm để đặt trụ sở và Tổng kho xăng dầu. Công ty Liên doanh Dầu khí Mêkông (Petromekong) đã được hình thành trên cơ sở hợp tác toàn diện giữa Tập đoàn Dầu khí và 7 tỉnh ĐBSCL gồm TP Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Cà Mau, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh và tỉnh An Giang theo giấy phép số 007083/GP/GPTL-02 ngày 15-05-1998 do UBND tỉnh Cần Thơ cấp với các chức năng chính là xuất nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm dầu mỏ, sản xuất chế biến các sản phẩm xăng dầu, kinh doanh tạm nhập tái xuất, bán buôn bán lẻ các loại xăng dầu, gas, nhớt,.. nhưng nhiệm vụ chính vẫn là đầu tư xây dựng Tổng kho xăng dầu Cần Thơ. Nhằm đào tạo cán bộ và chuẩn bị thị trường kinh doanh sau khi Tổng kho xăng dầu Cần Thơ đi vào hoạt động. Năm 1999 Công ty đã đạt được một bước phát triển mới khi chính thức trở thành một trong những đầu mối nhập khẩu kinh doanh xăng dầu, được nhập khẩu trực tiếp và phân phối sản phẩm xăng dầu, giúp nâng cao vị thế không chỉ của Công ty mà còn là vị thế của tỉnh Cần Thơ khi có một doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tại địa bàn với các chỉ tiêu nộp ngân sách luôn đứng đầu trong tỉnh. Năm 2002 năm đầu tiên Tổng kho xăng dầu đi vào hoạt động càng khẳng định vị thế của Công ty Petromekong khi doanh thu tăng hơn 182% so với các năm trước. Từ năm 2003 - 2006 là giai đoạn hết sức khó khăn do thị trường thế giới biến động tăng giá rất mạnh nhưng tốc độ phát triển của Công ty vẫn tăng đáng kể và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao hàng năm. Đây là giai đoạn phát triển Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương19 vượt bậc của Công ty về tất cả các chỉ tiêu với mức tăng trưởng 2 - 3 lần so với giai đoạn trước. Năm 2007 là năm có nhiều biến đổi lớn đối với Công ty. Công ty đã lần lượt chuyển đổi loại hình hoạt động sang Công ty trách nhiệm hữu hạn và mới đây nhất là chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty Cổ Phần, phù hợp với xu thế phát triển chung của các thành phần kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Hiện nay: Tên công ty: Công ty Cổ Phần Dầu Khí MêKông. Tên viết tắt: Công ty Dầu Khí MêKông (Petromekong). Tên giao dịch quốc tế: Mekong Petroleum joint stock. Trụ sở chính: 204 Trần Hưng Đạo - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - TPCT. Điện thoại: (84-710) 3810999 hoặc (84-710) 3810817. Fax: (84) 0710. 3810810. Người đại diện: Lý Hồng Đức – Giám đốc công ty. Vốn điều lệ: 113 tỷ đồng. Công ty mở chi nhánh văn phòng đại diện trong nước theo nhu cầu của công ty hoạt động theo pháp luật của nhà nước quy định. Hiện tại công ty có 12 chi nhánh (Cà Mau, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Tiền Giang, Bến Tre, Long An, Vĩnh Long, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Campuchia), 2 văn phòng đại diện (tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) và 22 cửa hàng. Bảng 1: DANH SÁCH CỔ ĐÔNG CỦA PETROMEKONG STT Tên Cổ Đông Sáng Lập Số Cổ PhầnPhổ Thông Giá trị (Tr. đồng) Tỷ Lệ Góp Vốn (%) 1 Tổng công ty dầu Việt Nam 6.409.376 64.093,76 56,78 2 Công ty NSTP Xuất khẩuCần Thơ 2.216.940 2.216.940 19.64 3 Công ty CP Thương mại TràVinh 443.389 4.433,89 3,92 4 Cảng Mỹ Thới An Giang 443.389 4.433,89 3,92 5 Công ty CP Du lịch Dịch VụMinh Hải 443.389 4.433,89 3,92 6 Công ty CP Du lịch Bạc Liêu 443.389 4.433,89 3,92 7 Công ty CP gạo chất lượngcao Sóc Trăng 443.389 4.433,89 3,92 (Nguồn: www.petromekong.com.vn) Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương20 3.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY DẦU KHÍ MÊKÔNG 3.2.1. Chức năng của Công ty Công ty Dầu Khí MêKông với lĩnh vực kinh doanh dầu khí đã cung cấp các sản phẩm đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng, kinh doanh của khách hàng, đồng thời cung cấp sản phẩm thiết yếu phát huy năng lực và tiềm năng kinh tế của ĐBSCL cũng như của cả nước nói chung. Thực hiện hợp tác đầu tư, nhằm tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, kho, hệ thống cửa hàng hiện đại để thỏa mãn nhu cầu trong vùng về các sản phẩm dầu khí. Là đầu mối nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm dầu mỏ từ các nước: Thái Lan, Inđônêxia,… Chế biến, sản xuất, kinh doanh, bán buôn, bán lẻ các sản phẩm dầu mỏ. Tạm nhập tái xuất sang các thị trường Lào, Campuchia. 3.2.2. Nhiệm vụ của Công ty Tiến hành tổ chức hoạt động kinh doanh, sử dụng nguồn vốn, tài sản hiện có nhằm đạt hiệu quả cao nhất trên cơ sở tuân thủ pháp luật. Nâng cao đời sống, an toàn lao động vệ sinh cho cán bộ công nhân viên. Mở thêm các dịch vụ khách hàng, đáp ứng nhanh nhu cầu khách hàng, tạo uy tín trên thị trường nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ. 3.2.3. Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm dầu mỏ. Sản xuất và chế biến các sản phẩm từ dầu và khí. Kinh doanh các loại xăng dầu, gas, nhớt… Kinh doanh hóa chất và phân bón phục vụ các ngành công nghiệp và nông nghiệp. Đầu tư tài chính. Kinh doanh địa ốc và cơ sở hạ tầng. Nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy hải sản. Các sản phẩm kinh doanh chủ yếu của công ty: - Xăng dầu các loại: xăng A95, xăng A92, xăng A83, dầu động cơ Diesel, dầu đốt lò (KO, FO). - Dầu nhờn động cơ: nhớt các loại. Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương21 - Khí đốt hóa lỏng: Gas (LPG). - Phân bón, các sản phẩm của nhà máy Đạm Phú Mỹ. 3.3. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 3.3.1. Sơ đồ tổ chức Công Ty Sơ đồ 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương22 3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong Công ty Chủ tịch hội đồng quản trị: Do Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam và hội đồng quản trị bầu cử có nhiệm vụ quản lý gián tiếp công ty. Tổng giám đốc: Do Petro Việt Nam và hội đồng quản trị bổ nhiệm theo các qui định của hội đồng, có nhiệm vụ quản lý, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về những hoạt động trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Phó tổng giám đốc: là người cộng sự đắc lực của tổng giám đốc trong việc quản lý điều hành những công việc khác do tổng giám đốc ủy quyền quyết định. Phòng tài chính - kế toán: là bộ phận quan trọng của công ty, có trách nhiệm giúp tổng giám đốc quản lý và sử dụng hợp lý nguồn vốn, triển khai công tác kế toán cho toàn công ty và lập kế hoạch tài chính hàng tháng, hàng quí, hàng năm cho công ty. Cuối năm lập báo cáo tài chính trình cho tổng giám đốc và các cơ quan chức năng có liên quan. Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu: là bộ phận trong cơ cấu tổ chức bộ máy, có chức năng điều hành lập ra kế hoạch và triển khai thực hiện theo kế hoạch xuất nhập khẩu trong quá trình kinh doanh. Phòng tổ chức nhân sự: là bộ phận quan trọng trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty, có chức năng giúp giám đốc quản lý hồ sơ lý lịch toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, tổ chức các hoạt động như: bổ nhiệm, miễn nhiệm, các chế độ khen thưởng, kỹ luật, các chế độ ngừng việc, thôi việc và các chính sách khác. Phòng kinh doanh: là bộ phận quan trọng trong cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty, có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sao cho có hiệu quả nhất. Phòng đo lường: có nhiệm vụ đo lường sản phẩm kinh doanh của công ty. Phòng hành chính – Quản trị: làm nhiệm vụ giúp tổng giám đốc quản lý các thủ tục hành chính, tài sản, công cụ dụng cụ, phương tiện vận tải, giải quyết các chế độ công tác và điều động tất cả các phương tiện trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tổng kho xăng Cần Thơ: có nhiệm vụ dự trữ xuất nhập khẩu hàng hóa của công ty và là nguồn dự trữ của quốc gia. Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương23 Phòng hóa nghiệm: pha chế các sản phẩm kinh doanh để bán ra thị trường. Văn phòng đại diện: có nhiệm vụ giao dịch và tiếp thị sản phẩm theo sự ủy quyền của tổng giám đốc trong phạm vi cả nước và quốc tế. Chi nhánh: là hệ thống phân phối hàng hóa trực tiếp của công ty đến các tỉnh, các khu vực tiêu thụ dầu mỏ ở ĐBSCL. Cửa hàng xăng dầu: là hệ thống phân phối các sản phẩm dầu mỏ của công ty đến tận người tiêu dùng. 3.4. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.4.1. Thuận lợi Là Công ty thành viên của Tập đoàn và được hình thành trên cơ sở hợp tác toàn diện với các tỉnh ĐBSCL nên công ty có những thuận lợi: - Luôn nhận được sự quan tâm ủng hộ của Tập đoàn và của các địa phương, có nhiều lợi thế khi triển khai đầu tư các dự án tại các tỉnh. - Có văn phòng Chi nhánh và nhân lực đầy đủ tại các tỉnh khu vực ĐBSCL, văn phòng đại diện tại Hà Nội và Campuchia. - Có hệ thống kho chứa, hệ thống đại lý/tổng đại lý tương đối hoàn chỉnh tại các tỉnh ĐBSCL với tổng sức chứa 54.575m3 xăng dầu các loại. - Có mạng lưới phân phối, có hệ thống đại lý/tổng đại lý tại hầu khắp các tỉnh, bao gồm: + 178 đại lý trực tiếp + 5 tổng đại lý (có 269 điểm bán lẻ) + 56 khách hàng công nghiệp + 22 cửa hàng xăng dầu trực thuộc Tổng cộng: 525 điểm bán lẻ. - Có đội ngũ CBCNV trẻ, năng động, có tinh thần học hỏi, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Bên cạnh đó, Công ty là một trong 12 đầu mối xuất nhập khẩu trực tiếp xăng dầu cung cấp cho thị trường nội địa, tại ĐBSCL Công ty chỉ đứng sau Petrolimex với mạng lưới cửa hàng bán lẻ rộng khắp các tỉnh. - Công ty đã có quan hệ mua bán thường xuyên với các đối tác chiến lược, các bạn hàng lớn tại Singapore, Hàn Quốc, Thái lan,... Ngoài ra, Công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh đầu tiên của Tập đoàn có văn phòng đại diện ở nước Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương24 ngoài tại Campuchia, và sắp tới dự kiến sẽ mở thêm văn phòng đại diện tại Singapore để chủ động lựa chọn nguồn hàng hóa nhập khẩu, tăng khả năng cạnh tranh cho Công ty. - Công ty mới chuyển đổi sang hình thức công ty Cổ Phần nên nguồn vốn huy động để hoạt động của công ty sẽ dồi dào tạo điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty. 3.4.2. Khó khăn Mặc dù có những thuận lợi như trên nhưng công ty cũng gặp không ít những khó khăn. - Ngoài vốn góp của các cổ đông để đầu tư tài sản cố định, thì tất cả nguồn vốn hoạt động kinh doanh của công ty là vốn đi vay nên chi phí phát sinh lớn việc chủ động trong kinh doanh còn hạn chế. - Công ty phải đối mặt với những nguy cơ và thách thức từ thị trường như: giá dầu thô trên thế giới luôn biến động, nhà nước còn đang quản lý về việc điều chỉnh giá xăng dầu, giá xăng dầu trên thế giới thay đổi thì trong nước chưa thay đổi kịp, như thế doanh nghiệp phải chịu thua lỗ rất nặng làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty. Công ty còn gặp khó khăn rất lớn trong thu xếp tài chính nhập khẩu xăng dầu, áp lực cạnh tranh gay gắt trên thị trường. - So với các đối thủ lớn như công ty dầu khí Tây Nam Bộ, công ty xăng dầu Đồng Tháp thì công ty còn quá non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Biểu hiện là tuy ĐBSCL là thị trường hoạt động chính của công ty nhưng thị phần của công ty vẫn đứng sau Petrolimex. - Mặc dù kể từ ngày 16.09.2008 theo quy định của chính phủ giá xăng dầu sẽ hoạt động theo cơ chế thị trường, tức là nó sẽ biến động theo giá của thế giới nhà nước không còn bù lỗ cho doanh nghiệp nhưng cũng gây khó khăn cho công ty vì công ty phải trực tiếp gánh chịu cho những khoản lỗ xảy ra khi giá biến động theo hướng xấu. - Việc quảng bá, chiêu thị, mở rộng mạng lưới hoạt động của công ty phải gắn liền với chi phí bỏ ra rất lớn mà nguồn vốn hoạt động của công ty thì bị hạn chế. 3.4.3. Phương hướng phát triển Định hướng của công ty đến năm 2015 sẽ Phát triển Công ty Dầu khí Mêkông trở thành Công ty sản xuất kinh doanh xăng dầu chủ lực và vững mạnh nhất Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương25 trong hệ thống kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn Dầu khí tại khu vực ĐBSCL, đảm bảo các mục tiêu gia tăng sản lượng đáp ứng không chỉ tối đa nhu cầu sử dụng năng lượng phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước mà còn xuất khẩu kinh doanh sang thị trường nước ngoài. Để đạt được định hướng này thì công ty thực hiện những mục tiêu cụ thể sau: - Tiêu thụ ổn định sản phẩm của Nhà máy lọc dầu Dung Quất, mục tiêu đến năm 2010 tiêu thụ 1 triệu tấn xăng dầu, năm 2015 tiêu thụ 3 triệu tấn và 4 triệu tấn vào năm 2025. - Mở rộng hoạt động kinh doanh ra ngoài nước, chiếm lĩnh 20 - 30% thị phần tại thị trường Canpuchia và mở rộng xuất khẩu sang Lào; - Thành lập và đưa vào hoạt động văn phòng đại diện Công ty tại Singapore để chủ động trong công tác tìm kiếm nguồn hàng hóa nhập khẩu nhằm chủ động hơn trong việc xuất khẩu sang các thị trường lân cận. - Mở rộng kinh doanh phân bón, xây dựng hệ thống tiêu thụ và đại lý để tiêu thụ ổn định tối thiểu 200.000 tấn/năm sản phẩm phân đạm của ngành tại khu vực ĐBSCL vào năm 2015. - Đầu tư nâng cấp Tổng kho theo từng giai đoạn mục tiêu đến năm 2015 đạt tổng sức chứa 100.000m3 xăng dầu, xây dựng thêm 20 - 30 KTC/CHXD tại các thị trường trọng điểm ở các tỉnh; - Đầu tư 52,981 tỷ đồng để mở rộng Tổng kho xăng dầu Cần Thơ; đầu tư trên 420 tỷ đồng để xây dựng mới các kho đầu mối ở các tỉnh như Tiền Giang, Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh,… và mở rộng nâng sức chứa các kho trung chuyển hiện có của Công ty. Song song với việc phát triển kinh doanh xăng dầu thì công ty cũng chú trong đến việc phát triển một số mặt hàng khác như phân bón, hóa chất, nhựa đường, dầu mỡ nhờn, vận tải và đầu tư vào một số lĩnh vực khác như: + Dự án Nhà máy Chế biến Thủy sản xuất khẩu tại TP Cần Thơ để tận dụng lợi thế nguồn nguyên liệu tại khu vực; dự án Nhà máy Chế biến Cồn (Ethanol) và Biodiezel nhằm phát huy tiềm năng sẳn có tại địa phương về các sản phẩm nông ngư nghiệp; Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương26 + Phát triển các lĩnh vực như kinh doanh bất động sản, đầu tư tài chính, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khu đô thị,…. mang thương hiệu Tập đoàn Dầu khí tại khu vực TP Cần Thơ và các tỉnh phía Nam. 3.5. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006 – 2008 Trong ba năm qua công ty PetroMeKong đã có những nổ lực phấn đấu không ngừng để theo kịp tốc độ phát triển của đất nước, từ đó công ty đã khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường. Một số kết quả đạt được ba năm 2006 – 2008 qua bảng phân tích tình hình doanh thu, chi phí lợi nhuận của công ty. Bảng 2: TỔNG HỢP DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA PETROMEKONG TỪ NĂM 2006 - 2008 Đvt: triệu đồng So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 Số tiền % Số tiền % 1. Doanh thu 1.742.880 2.004.083 2.656.712 261.203 14,99 652.629 32,56 2. Chi phí 2.049.814 2.364.254 2.635.573 314.439 15,34 271.319 11,48 3. LN trước bù lỗ -306.936 -360.171 21.138 -53.236 17,34 381.31 105,87 4. Số lỗ được bù 322.500 377.759 1.365 55.259 17,13 -376.394 -99,64 5. LN trước thuế 15.564 17.588 22.503 2.023 13,00 4.916 27,95 6. Thuế 1.946 2.198 2.813 252 12,95 615 27,98 7. LN ròng 13.618 15.390 19.690 1.771 13,00 4.300 27,94 (Nguồn: Trích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty) Nhìn chung trong ba năm qua công ty Dầu khí MêKông hoạt động có hiệu quả biểu hiện là sự tăng lên liên tục của doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể như sau: Doanh thu: Từ bảng số liệu ta thấy doanh thu của công ty tăng đều qua ba năm liền. Từ hơn 1.742,8 tỷ đồng năm 2006 tăng lên 2.004 tỷ đồng năm 2007 với tốc độ tăng là 14,99%. Năm 2008 doanh thu tăng mạnh hơn so với năm trước, doanh thu đạt trên 2.656,7 tỷ đồng cao hơn 652,6 tỷ đồng so với năm 2007 tương ứng với tốc độ tăng là 32,56%. Sở dĩ doanh thu năm 2008 tăng cao vậy là do vào những tháng cuối năm giá các mặt hàng kinh doanh của công ty tăng cao (ngày 21/07/08 giá 19.000đ/1lít xăng, 20.000đ/1lít dầu hỏa, 15.950đ/1lít dầu diesel) lượng hàng tồn kho của công ty được bán ra với giá cao hơn nhiều so với giá nhập đã làm Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương27 tăng doanh thu của công ty. Tuy sau đó giá có giảm nhưng được chia giảm nhiều lần và mỗi lần giảm không nhiều. Đồng thời trong năm 2008 doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty tăng cao đây cũng là nguyên nhân làm tăng doanh thu năm qua của công ty. Chi phí: Song song với sự tăng lên của doanh thu thì ba năm qua chi phí hoạt động của công ty cũng liên tục tăng cao. Trong năm 2008 chi phí cao nhất với tổng chi phí hơn 2.635 tỷ đồng. Chi phí hoạt động bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,… Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hai năm 2006 và 2007 có một điều nghịch lý là chi phí cao hơn doanh thu nhưng công ty vẫn thu được lợi nhuận. Đây là đặc điểm của ngành kinh doanh xăng dầu, công ty sẽ được khoản bù lỗ của nhà nước do nhà nước khống chế mức giá bán. Ta thấy năm 2006 nhà nước bù lỗ gần 323 tỷ đồng, năm 2007 được bù gần 378 tỷ đồng tăng 17,13% so với năm 2006 nhưng sang năm 2008 nhà nước chỉ bù lỗ 1,36 tỷ đồng giảm 99,64% so với năm 2007 là vì những tháng cuối năm 2008 nhà nước đang chuyển giá bán xăng dầu theo cơ chế thị trường không còn khống chế mức giá bán, chấm dứt bù lỗ cho các doanh nghiệp. Lợi nhuận: Cùng với sự tăng lên của doanh thu thì lợi nhuận cũng tăng qua ba năm. Năm 2007 lợi nhuận ròng đạt trên 15 tỷ đồng tăng hơn 1,77 tỷ so với năm 2006 tương ứng tốc độ tăng là 13%. Sang năm 2008 lợi nhuận tiếp tục tăng với tốc độ nhanh hơn, năm này lợi nhuận của công ty là hơn 19 tỷ đồng tăng 4,3 tỷ đồng so với năm 2007 tương ứng tốc độ tăng là 27,94%. Lợi nhuận năm 2008 tăng với tốc độ cao như vậy là do khi giá bán xăng dầu tăng doanh thu của công ty tăng mạnh đồng thời chi phí trong năm này cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn đã làm cho lợi nhuận tăng cao. Ở đây ta chỉ mới phân tích khái quát tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty xem những năm qua công ty hoạt động như thế nào. Để hiểu rõ hơn tình hình tài chính của công ty ta sẽ đi sâu nghiên cứu trong phần sau. Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương28 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ MÊKÔNG 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN Tài sản của doanh nghiệp là kết quả của quá trình phân bổ nguồn vốn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế cơ cấu các loại tài sản nó phụ thuộc vào tính chất ngành nghề mà nhà quản trị sẽ quyết định giữ bao nhiêu tài sản dưới hình thức tiền mặt, dự trữ hay các máy móc thiết bị,… quá trình phân bổ đó sẽ tạo cơ cấu tài sản thích hợp với đặc thù của từng ngành. Bên cạnh đó tình hình của các loại tài sản trong từng thời kỳ cũng thay đổi về cơ cấu và giá trị để thích nghi với những biến đổi của môi trường kinh doanh. Vậy đối với ngành kinh doanh xăng dầu như công ty PetroMekong thì cơ cấu tài sản bố trí như thế nào và trong quá trình kinh doanh thì tình hình tài sản có sự vận động ra sao để biết được câu trả lời ta đi vào phần phân tích sau: 4.1.1. Phân tích kết cấu tài sản Bảng 3: KẾT CẤU TÀI SẢN BA NĂM 2006 - 2008 Đvt: triệu đồng NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 So sánh07/06 So sánh 08/07CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % A.TSLĐ & ĐTNH 626.468 86,71 710.462 81,86 762.328 80,36 83.994 13,41 51.866 7,30 B.TSCĐ & ĐTDH 96.013 13,29 157.464 18,14 186.325 19,64 61.451 64,00 28.861 18,33 Tổng tài sản (A+B) 722.481 100 867.926 100 948.653 100 145.445 20,13 80.727 9,30 (Nguồn: trích từ bảng cân đối kế toán 3 năm 2006-2008 của công ty Petromekong) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng tài sản tăng qua ba năm. Tổng tài sản tăng là do sự tăng lên của TSLĐ & ĐTNH và TSCĐ & ĐTDH . Tỷ trọng của TSLĐ & ĐTNH so với tổng tài sản giảm còn tỷ trọng của TSCĐ & ĐTDH so với tổng tài sản tăng qua ba năm cho thấy tốc độ tăng của TSCĐ & ĐTDH cao hơn so với tốc độ tăng của TSLĐ & ĐTNH. Cả ba năm 2006 - 2008 thì TSLĐ & ĐTNH luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của công ty (chiếm trên 80% trong tổng tài sản) và đang có dấu hiệu giảm. Năm 2006 tỷ trọng của nó trong tổng tài Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương29 sản là 86,71% giảm xuống còn 81,86% năm 2007 và tiếp tục giảm còn 80,36% năm 2008. Ngược lại với sự giảm xuống về tỷ trọng của TSLĐ & ĐTNH trong tổng tài sản thì tỷ trọng TSCĐ & ĐTDH tăng lên từ 13,29% năm 2006 tăng lên 18,14% năm 2007 và 19,64% năm 2008 thể hiện rõ qua đồ thị kết cấu tài sản (hình 1). Điều này cho thấy công ty đang tập trung vào các khoản đầu tư dài hạn nhiều hơn đồng thời công ty cũng đang mở rộng hoạt động kinh doanh nên phải đầu tư nhiều vào TSCĐ như máy móc, nhà xưởng, kho, phương tiện vận chuyển,… Tốc độ tăng của TSLĐ & ĐTNH thấp hơn trong khi công ty đang mở rộng hoạt động có thể ảnh hưởng đến lượng tiền cần thiết để thanh toán cho các nhu cầu hiện thời, những hoạt động cần lượng tiền lớn như nhập khẩu xăng dầu. Tuy nhiên đây chỉ mới phân tích tổng thể chưa thấy được nguyên nhân làm tăng tổng tài sản cũng như kết cấu tài sản như vậy có phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty hay không. 86,71% 13,29% A. TSLĐ & ĐTNH B. TSCĐ & ĐTDH Hình 1: ĐỒ THỊ KẾT CẤU TÀI SẢN BA NĂM 2006 - 2008 4.1.2. Phân tích sự biến động của các khoản mục cấu thành tài sản Trong quá trình phân tích tình hình tài sản ta không chỉ so sánh sự biến động của tổng tài sản qua các năm mà phải đánh giá giữa các bộ phận cấu thành tổng tài sản của công ty để thấy được việc sử dụng tài sản, kết cấu tài sản có hợp lý hay không. Từ đó đề ra biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Dựa vào bảng cân đối kế toán 2006 – 2008 của công ty PetroMekong ta lập được bảng phân tích tình hình tài sản như sau: 81,86% 18,14% 80,36% 19,64% Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong 30GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương Bảng 4: TÌNH HÌNH TÀI SẢN BA NĂM 2006 - 2008 NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 So sánh 07/06 So sánh 08/07CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % A. TSLĐ & ĐTNH 626.468 86,71 710.462 81,86 762.328 80,36 83.994 13,41 51.866 7,30 I. Tiền 114.375 15,83 161.538 18,61 134.726 14,20 47.164 41,24 26.812 -16,60 II. Các khoản phải thu 131.595 18,21 120.570 13,89 103.037 10,86 -11.025 -8,38 -17.532 -14,54 1. Phải thu khách hàng 37.867 5,24 28.682 3,30 38.038 4,01 -9.185 -24,26 9.356 32,62 2. Trả trước cho người bán 1.281 0,18 3.068 0,35 12.970 1,37 .787 139,42 9.902 322,74 3. Khoản phải thu khác 90.137 12,48 85.346 9,83 52.030 5,48 -4.790 -5,31 -33.317 -39,04 III. Hàng tồn kho 380.144 52,62 427.942 49,31 490.373 51,69 47.798 12,57 62.431 14,59 IV. TSLĐ khác 354 0,05 412 0,05 34.192 3,6 57 16,14 33.780 8198,84 1. Tạm ứng 100 0,01 160 0,02 - - 60 60 - - 2. Chi phí trả trước 160 0,02 171 0,02 1.158 0,12 11 6,60 987 578,75 3. Tài sản thiếu chờ xử lý 94 0,01 81 0,01 - - -13 -14,18 - - 4.TS ngắn hạn khác - - - - 33.034 3,48 - - - - B. TSCĐ & ĐTDH 96.013 13,29 157.464 18,14 186.325 19,64 1.450 64,00 28.862 18,33 I. Tài sản cố định 89.725 12,42 148.049 17,06 134.902 14,22 58.324 65,00 -13.147 (8,88) 1. Tài sản cố định hữu hình 84.398 11,68 142.049 16,37 101.480 10,69 57.651 68,31 -40.569 -28,55 2. Tài sản cố định vô hình 5.327 0,74 6.000 0,69 33.422 3,52 673 12,63 27.422 457,04 II. Đầu tư tài chính dài hạn - - 1.609 0,19 24.483 2,58 - - 22.874 1,421,42 1. Góp vốn liên doanh - - 1.609 0,19 11.256 1,19 - - 9.646 599,39 2. Đầu tư dài hạn khác - - - 1.328 0,14 - - 1.328 - III.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 2.536 0,35 3.687 0,42 9.940 3,89 1.151 45,38 6.253 169 IV.Ký quỹ, ký cược dài hạn 3.221 0,45 3.357 0,39 8.128 0,85 137 4,25 4.771 142 V.Chi phí trả trước dài hạn 531 0,07 762 0,09 8.872 0,93 230 43,23 8.110 1.064 TỔNG TÀI SẢN 722.481 100,00 867.926 100,00 948.653 100,00 145.445 20,13 80.727 9,30 ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: trích từ bảng cân đối kế toán 3 năm 2006-2008 – phòng kế toán tài chính công ty Petromekong) Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương31 Nhìn chung tổng tài sản đã tăng đều qua các năm chứng tỏ công ty đang ngày càng mở rộng quy mô sản xuất. Năm 2007 tổng tài sản là gần 868 tỷ đồng còn năm 2006 tổng tài sản là trên 722 tỷ đồng. Tổng tài sản năm 2007 tăng hơn 145 tỷ đồng so với năm 2006 tương ứng với tốc độ tăng 20,13%. Bước sang năm 2008 tổng tài sản là trên 948.6 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2007 với tốc độ là 9,3%. Tổng tài sản của công ty tăng là do sự tăng lên của hai thành phần tài sản lưu động & đầu tư ngắn hạn và tài sản cố định & đầu tư dài hạn. Sau đây ta phân tích từng thành phần để thấy rõ nguyên nhân cũng như sự biến động của các khoản mục có hợp lý và phù hợp với tình hình của công ty hay không. a) Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Là tài sản mà trong quá trình sản xuất và lưu thông chúng không ngừng quay vòng và thay đổi hình thái của mình. Đây là một phần trong cơ cấu đầu tư và việc thay đổi của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp. Theo bảng phân tích tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2006 là 626,4 tỷ đồng chiếm 86,71% so với tổng tài sản. Năm 2007 là trên 710,4 tỷ đồng chiếm 81,86% sang năm 2008 là 762,32 tỷ đồng chiếm 80,36% tổng tài sản. So sánh giữa năm 2007 với năm 2006 TSLĐ & ĐTNH tăng 83,99 tỷ đồng hay tốc độ tăng là 13,41%. Năm 2008 tăng gần 52 tỷ đồng so với năm 2007 với tốc độ tăng tương ứng là 7,3%. Ta thấy công ty đang tăng vốn lưu động để mở rộng quy mô hoạt động đây là điều rất tốt. Sự thay đổi của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là do sự biến động của các thành phần sau: - Vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền năm 2006 của công ty hơn 114,3 tỷ đồng chiếm 15,83% tổng tài sản. Đến năm 2007 tăng lên hơn 161,5 tỷ đồng chiếm 18,61% tổng tài sản. Nguyên nhân vốn bằng tiền của công ty năm 2007 tăng là do chính sách bán hàng thu tiền ngay của công ty nên hạn chế được các khoản nợ phải thu đồng thời trong hai năm qua doanh thu tăng lên do công ty đang mở rộng quy mô hoạt động nên làm tăng lượng tiền. Sang năm 2008 tình hình thay đổi, vốn bằng tiền giảm còn hơn 134 tỷ đồng chỉ chiếm 14,2% tổng tài sản là do trong năm này tình hình kinh tế chung gặp khó khăn đồng thời giá xăng dầu tăng do đó để thu hút và giữ chân được khách hàng thì công ty phải thực hiện chính sách bán chịu cho Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương32 khách hàng là các đại lý và tổng đại lý của công ty. Cụ thể công ty bán hàng bằng hình thức trả chậm dưới sự bảo lãnh của ngân hàng thương mại hoặc dùng tài sản thế chấp như đất, nhà,… Chính vì vậy mà vốn bằng tiền giảm xuống. Công ty cần xem xét để bố trí vốn bằng tiền hợp lý vì nếu vốn bằng tiền quá thấp sẽ không đủ khả năng thanh toán những lần nhập khẩu xăng dầu tiếp theo (mỗi lần nhập khẩu công ty cần khoảng 300 đến 400 tỷ đồng) và những khoản vay tới hạn của công ty. Nhưng nếu vốn bằng tiền cao mà các khoản phải trả còn lớn đặc biệt là vay ngắn hạn còn nhiều công ty chưa tận dụng được tối đa tài sản hiện có. Điều này sẽ hoàn toàn không tốt đối với công ty. - Các khoản phải thu: Đây là khoản mục có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh khoản của đơn vị sau vốn bằng tiền. Khoản phải thu năm 2006 là trên 131,5 tỷ đồng chiếm 18,21% tổng tài sản. Năm 2007 giảm xuống còn trên 120,5 tỷ đồng chiếm 13,89% tổng tài sản. So sánh năm 2007 với năm 2006 khoản phải thu giảm xuống trên 11 tỷ tương ứng tốc độ giảm là 8,38% cho thấy công ty đã thu hồi nợ của một số khách hàng. Ngoài ra như đã nói ở trên thì năm 2007 công ty thực hiện chính sách bán hàng thu tiền ngay nên lượng tiền tăng và ngược lại các khoản phải thu của khách hàng giảm xuống. Sang năm 2008 thì các khoản phải thu tiếp tục giảm xuống còn hơn 103 tỷ đồng chỉ chiếm 10,86% tổng tài sản. Sở dĩ khoản phải thu giảm xuống trong năm 2008 là do sự giảm xuống của khoản mục các khoản phải thu khác như thu từ việc bù lỗ xăng dầu của nhà nước (năm 2008 khoản phải thu khác giảm 39,04% so với năm 2007) còn các khoản phải thu từ khách hàng thì tăng lên 32,62% năm 2008 so với 2007 do công ty thực hiện chính sách bán chịu để thu hút khách hàng. - Hàng tồn kho: Là khoản mục có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và có thể giải quyết tình trạng thanh khoản của đơn vị khi cần thiết. Hàng tồn kho của công ty quá lớn và tăng lên trong ba năm. Đây là thành phần chủ yếu làm tăng tài sản lưu động của công ty. Năm 2006 hàng tồn kho là trên 380 tỷ đồng chiếm 52,62% trên tổng tài sản. Đến năm 2007 tăng lên gần 428 tỷ đồng chiếm 49,31% tổng tài sản. So sánh với năm 2006, hàng tồn kho năm 2007 tăng hơn 47,7 tỷ đồng hay tốc độ tăng là 12,57%. Sang năm 2008 hàng Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương33 tồn kho tăng với tốc độ nhanh hơn, hàng tồn kho năm này là hơn 490 tỷ đồng chiếm 51,69% trên tổng tài sản tăng hơn 62,4 tỷ đồng so với năm 2007 tương ứng tốc độ tăng là 14,59%. Hàng tồn kho ba năm của công ty quá lớn và luôn chiếm tỷ trọng cao là do công ty phải nhập khẩu theo tiến độ quota do bộ thương mại cấp và tùy thuộc vào từng thời điểm giá xăng dầu thế giới rẻ thì nhập nhiều. Sự biến động mạnh của giá dầu thô thế giới trong những năm qua thì việc dự trữ nhiều là điều rất cần thiết đối với công ty. Hơn nữa bộ thương mại qui định các công ty xăng dầu đầu mối phải tồn kho tối thiểu 15 ngày dự trữ bình quân. Vì xăng dầu là mặt hàng chiến lược của quốc gia chính phủ không xây kho chứa để dự trữ như lúa gạo. Tuy nhiên việc hàng tồn kho quá nhiều là không tốt vì đây là mặt hàng rất dễ bị hao hụt và chi phí bảo quản nhiều do đó công ty cần có biện pháp để hạn chế hàng tồn kho và đảm bảo rằng nó vẫn đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. - Tài sản lưu động khác: Tài sản lưu động khác của công ty trong hai năm 2006 và 2007 chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng tài sản. Năm 2006 là 355 triệu đồng chiếm 0,05% tổng tài sản, năm 2007 là 412 triệu đồng chiếm 0,05% tổng tài sản. Nhưng sang năm 2008 thì tăng mạnh lên đến trên 34 tỷ đồng chiếm 3,6% tổng tài sản. Khoản mục này năm 2008 tăng là do sự tăng lên của chi phí trả trước và tài sản ngắn hạn khác như thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và các khoản thuế nộp thừa cho nhà nước. b) Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Tài sản cố định là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu đầu tư của mỗi đơn vị tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi ngành nghề mà tỷ trọng này cao hay thấp. Tài sản cố định hữu hình của công ty gồm tổng kho xăng dầu, xe bồn, xe xitec, xà lan, nhà xưởng, máy móc phục vụ văn phòng, máy dùng để pha chế xăng dầu. Tài sản cố định vô hình của công ty chủ yếu là quyền sử dụng đất, hàng năm công ty phải trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Áp dụng theo quyết định 206 Bộ Tài Chính ban hành ngày 12/12/2003. Tài sản này được trích khấu hao trong 20 năm bắt đầu từ khi công ty đi vào hoạt động. Cùng với tốc độ tăng của tài sản lưu động thì tài sản cố định và đầu tư dài hạn cũng tăng đều qua ba năm. Năm 2006 là hơn 96 tỷ đồng chiếm 13,29% trong Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương34 tổng tài sản. Sang năm 2007 con số này hơn 157,4 tỷ đồng chiếm 18,14% trong tổng tài sản. Năm 2008 tăng lên hơn 186,3 tỷ đồng chiếm 19,64% tổng tài sản. So sánh với năm 2006 năm 2007 tăng gần 1,5 tỷ đồng với tốc độ tăng 64%. Năm 2008 tăng gần 29 tỷ đồng so với năm 2007 với tốc độ tăng chậm hơn chỉ 18,33%. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng cao là do sự tăng lên của các khoản mục chủ yếu như tài sản cố định, đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng dở dang còn các khoản mục khác không đáng kể. Sau đây ta xét từng khoản mục: Tài sản cố định: Năm 2006 tài sản cố định là trên 89,7 tỷ đồng chiếm 12,42% trong tổng tài sản và nó tăng lên trên 148 tỷ đồng vào năm 2007 chiếm 17,06% tổng tài sản. So sánh năm 2006 thì tài sản cố định năm 2007 tăng trên 58,3 tỷ đồng hay tốc độ tăng là 65%. Vì công ty đang mở rộng hoạt động kinh doanh cần đầu tư mua sắm thêm nên tài sản cố định tăng. Sang năm 2008 tài sản cố định giảm xuống còn gần 135 tỷ đồng chiếm 14,22% trong tổng tài sản. So với năm 2007 thì nó giảm xuống trên 13 tỷ đồng hay tốc độ giảm là 8,88% là do trong năm 2008 các khoản trích khấu hao tài sản cố định như (nhà xưởng, máy móc, bồn chứa, xe vận chuyển, xà lan, ống dẫn dầu,…) cũng tăng lên. Ngoài ra công ty còn thanh lý một số tài sản cố định đã hết thời gian khấu hao như xe bồn, thiết bị văn phòng. Đầu tư tài chính dài hạn: Năm 2007 hơn 1,6 tỷ đồng chiếm 0,19% trong tổng tài sản. Sang năm 2008 thì nó tăng cao trên 24,4 tỷ đồng chiếm 2,58% tổng tài sản tăng gần 23 tỷ so với năm 2007 hay tốc độ tăng tới 1421,42%. Khoản mục này trong năm 2006 không có nhưng năm 2007 và 2008 tăng lên điều này cho thấy công ty đang đa dạng hóa trong kinh doanh để nâng cao lợi nhuận. Đầu tư dài hạn của công ty tăng chủ yếu là do công ty góp vốn liên doanh vào các đơn vị khác và một số hoạt động đầu tư khác. Chi phí xây dựng dở dang: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng lên còn do chi phí xây dựng dở dang tăng cao. Năm 2006 trên 2,5 tỷ đồng chiếm 0,35% trong tổng tài sản sang năm 2007 là trên 3,6 tỷ đồng chiếm 0,42% trong tài sản. Năm 2007 tăng trên 1,1 tỷ đồng hay tốc độ tăng là 45,38% so với năm 2006. Nguyên nhân là công ty đang đầu tư xây dựng thêm. Đến năm 2008 thì tăng lên cao gần 10 tỷ đồng chiếm 1% Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương35 trong tổng tài sản. So với năm 2007 thì năm 2008 tăng thêm hơn 6,2 tỷ đồng tốc độ tăng 169%. Năm 2008 chi phí xây dựng dở dang tăng cao là do công ty đang đầu tư xây dựng thêm kho trung chuyển để thuận tiện cho việc vận chuyển hàng. Chi phí này tăng chứng tỏ công ty đang phát triển, đang mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Việc mở rộng kinh doanh là cần thiết đối với công ty hiện nay để tận dụng thêm những thị trường tiềm năng. Ngoài ra khoản mục ký cược, ký quỹ dài hạn cũng được tăng lên qua ba năm. Nhìn chung thì khoản mục này chiếm tỷ trọng không đáng kể và nó ảnh hưởng không đáng kể đến TSCĐ và ĐTDH. Nhận xét chung: Qua phân tích ta thấy tình hình tài sản của công ty tăng lên và tốc độ tăng của TSCĐ & ĐTDH nhanh hơn tốc độ tăng của TSLĐ & ĐTNH cho thấy công ty đang mở rộng mạng lưới hoạt động. Về cơ cấu tài sản thì TSLĐ & ĐTNH luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Đây là điều tốt vì nó phù hợp đối với tình hình của công ty hiện nay vì công ty cần có TSLĐ rất lớn cho những lần nhập khẩu xăng dầu đáp ứng nhu cầu kinh doanh đang phát triển. Tuy nhiên, trong khoản mục TSLĐ & ĐTNH thì hàng tồn kho và khoản phải thu còn quá lớn, đây là dấu hiệu không tốt công ty cần có biện pháp khắc phục. 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN 4.2.1. Phân tích kết cấu nguồn vốn Để hình thành tài sản thì doanh nghiệp cần có cơ cấu tài trợ bao gồm nguồn vốn tự có (vốn chủ sở hữu) và nợ phải trả. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành nghề mà ta có tỷ trọng của nguồn tài trợ này khác nhau. Từ bảng cân đối kế toán của công ty ta lập được bảng phân tích kết cấu nguồn vốn sau: Bảng 5: KẾT CẤU NGUỒN VỐN BA NĂM 2006 - 2008 Đvt: triệu đồng NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 So sánh07/06 So sánh 08/07CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % A.NỢ PHẢI TRẢ 594.177 82,24 670.112 77,21 730.636 77,02 75.935 12,78 60.524 9,03 B. VCSH 128.304 17,76 197.814 22,79 218.018 22,98 69.510 54,18 20.204 10,21 Tổng nguồn vốn ( A+B ) 722.481 100 867.926 100 948.654 100 145.444 20,13 80.728 9,30 (Nguồn: trích từ bảng cân đối kế toán 3 năm 2006-2008 của công ty Petromekong) Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương36 Trong ba năm qua thì nguồn vốn liên tục tăng đồng thời nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Ta thấy tỷ trọng của nợ phải trả so với tổng nguồn vốn giảm xuống còn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn lại tăng lên. Cụ thể tỷ trọng của nợ phải trả trong tổng nguồn vốn giảm xuống từ 82,24% năm 2006 xuống còn 77,21% vào năm 2007 và 77,02% năm 2008 cho thấy tình hình thanh toán công nợ của công ty càng tốt. Còn tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên từ 17,76% năm 2006 lên 22,79% năm 2007 và 22,98% năm 2008. Như vậy trong ba năm qua công ty đã cố gắng tăng nguồn vốn chủ sở hữu nhưng nó vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh của công ty nên tình hình nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Đây là điều không tốt cho công ty vì công ty đang đi chiếm dụng vốn đồng thời nguồn vốn này chiếm chi phí cao nên ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy công ty cần có biện pháp để huy động vốn hiệu quả để giảm bớt chi phí hoạt động nâng cao lợi nhuận của công ty. 82,24% 17,76% NỢ PHẢI TRẢ VỐN CHỦ SỞ HỮU Hình 2: ĐỒ THỊ KẾT CẤU NGUỒN VỐN 4.2.2. Phân tích sự biến động các khoản mục cấu thành nguồn vốn Để đánh giá một cách chính xác về tình hình hoạt động của công ty ta đi vào phân tích sự biến động cũng như tỷ trọng của từng yếu tố cấu thành nguồn vốn. Từ bảng cân đối kế toán ta lập ta tổng hợp được bảng phân tích tình hình nguồn vốn ba năm 2006 – 2008 của công ty như sau: 77,21% 22,79% 77,02% 22,98% Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong 37 SVTH: Lê Thị Thùy DươngGVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Bảng 6: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN QUA BA NĂM 2006 – 2008 NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 So sánh 07/06 So sánh 08/07CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % A. NỢ PHẢI TRẢ 594.177 82,24 670.112 77,21 730.636 77,02 75.935 12,78 60.524 9,03 I. Nợ ngắn hạn 583.645 80,78 661.778 76,25 729.987 76,95 78.134 13,39 68.209 10,31 1. Vay ngắn hạn 356.326 49,32 498.365 57,42 390.026 41,11 142.039 39,86 -108.340 -21,74 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 5.336 0,74 3.510 0,40 - - -1.826 -34,22 - - 3. Phải trả người bán 173.348 23,99 102.363 11,79 163.681 17,25 -70.985 -40,95 61.318 59,90 4. Người mua trả tiền trước 23.330 3,23 29.404 3,39 21.456 2,26 6.074 26,04 -7.948 -27,03 5. Thuế & các khoản phải nộp 10.420 1,44 18.656 2,15 50.925 5,36 8.237 79,05 32.269 172,96 6. Phải trả công nhân viên 1.900 0,26 4.871 0,56 2.398 0,25 2.971 156,33 -2.472 -50,76 7. Phải trả, phải nộp khác 12.986 1,80 4.609 0,53 101.500 10,70 -8.377 -64,51 96.891 2,102,11 II. Nợ dài hạn 5.453 0,75 3.537 0,41 649 0,07 -1.917 -35,15 -2.888 -81,66 Vay dài hạn 5.453 0,75 3.537 0,41 649 0,07 -1.917 -35,15 -2.888 -81,66 III. Nợ trả khác 5.079 0,70 4.797 0,55 - - -282 -5,54 - - 1. Chi phí phải trả 1.760 0,24 1.366 0,16 - - -394 -22,39 - - 2. Tài sản thừa chờ xử lý 418 0,06 420 0,05 - - 2 0,53 - - 3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 2.900 0,40 3.011 0,35 - - 110 3,80 - - B. NGUỒN VCSH 128.304 17,76 197.814 22,79 218.018 22,98 69.510 54,18 20.204 10,21 I. Nguồn vốn quỹ 126.836 17,56 195.213 22,49 217.748 22,95 68.377 53,91 22.534 11,54 1. Nguồn vốn kinh doanh 112.926 15,63 181.667 20,93 169.300 17,85 68.741 60,87 -12.367 -6,81 2. Quỹ dự phòng tài chính 1.971 0,27 3.315 0,38 5.863 0,62 1.344 68,19 2.548 76,86 3. Lợi nhuận chưa phân phối 11.939 1,65 10.231 1,18 42.585 4,49 -1.708 -14,30 32.354 316,23 II. Nguồn kinh phí 1.468 0,20 2.601 0,30 270 0,03 1.132 77,07 -2.330 -89,61 Quỹ khen thưởng phúc lợi 1.468 0,20 2.601 0,30 270 0,03 1.132 77,12 -2.331 -89,62 TỔNG NGUỒN VỐN 722.481 100,00 867.926 100,00 948.654 100,00 145.445 20 80.728 9,30 Đvt: triệu đồng (Nguồn: trích từ bảng cân đối kế toán 3 năm 2006-2008 – phòng kế toán tài chính công ty Petromekong) Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương38 Qua bảng số liệu phân tích ta thấy tổng nguồn vốn của công ty tăng đều qua 3 năm cho thấy quy mô hoạt động của công ty đã được mở rộng. Năm 2006 tổng nguồn vốn là trên 722 tỷ đồng tăng lên gần 868 tỷ đồng so với năm 2007 với tốc độ tăng là 20%. Năm 2008 tổng nguồn vốn của công ty là 948,6 tỷ đồng tăng 80,7 tỷ đồng so với năm 2007 tương ứng tốc độ tăng là 9,3%. Nguyên nhân tăng tổng nguồn vốn là do nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên. Ta xét riêng từng khoản mục. a) Nợ phải trả: Nợ phải trả tăng mạnh từ 594,1 tỷ đồng năm 2006 tăng lên 670,1 tỷ đồng năm 2007 và sang năm 2008 tăng lên hơn 730,6 tỷ đồng. So sánh giữa năm 2007 với năm 2006 nợ phải trả tăng gần 76 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 12,78%. Năm 2008 thì tốc độ tăng giảm chỉ tăng 9,03% so với năm 2007 với số tiền tăng là 60,5 tỷ đồng. Nợ phải trả tăng đều qua các năm là do chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau: - Nợ ngắn hạn: Là nguồn tài trợ nhanh nhất cho doanh nghiệp khi nguồn vốn không xoay vòng kịp tuy nhiên khi sử dụng nợ ngắn hạn nhiều sẽ dẫn đến mất an toàn cho hoạt động của đơn vị khi các khoản nợ này đến hạn mà đơn vị không thanh toán được. Trong ba năm qua thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong nợ phải trả và trong tổng nguồn vốn. Năm 2006 nợ ngắn hạn là trên 583,6 tỷ đồng chiếm 80,78% trong tổng nguồn vốn. Năm 2007 là trên 661,7 tỷ đồng chiếm 76,25% tổng nguồn vốn. Năm 2007 nợ ngắn hạn tăng 78,1 tỷ đồng so với năm 2006 hay tốc độ tăng là 13,39%. Năm 2008 nợ ngắn hạn là gần 730 tỷ đồng chiếm 76,95% trong tổng nguồn vốn tăng trên 68 tỷ đồng so với năm 2007 hay tốc độ tăng là 10,31%. Nợ ngắn hạn tăng cho thấy công ty đang gặp khó khăn về nguồn vốn trong kinh doanh. Để thấy rõ hơn ta đi vào phân tích từng khoản mục trong nợ ngắn hạn. + Vay ngắn hạn: vay ngắn hạn năm 2006 trên 356 tỷ đồng chiếm 49,32% trong tổng nguồn vốn đến năm 2007 là trên 498 tỷ đồng chiếm 57,42% trong tổng nguồn vốn tăng 39,86% so với năm 2006. Đến năm 2008 vay ngắn hạn giảm xuống còn 390 tỷ đồng chiếm 41,11% trong tổng nguồn vốn giảm 21,74% so với năm 2007 nhưng vẫn cao hơn so với năm 2006. Các khoản vay ngắn hạn tăng trong năm 2007 so với 2006 là do công ty đang mở rộng quy mô sản xuất nên cần rất nhiều nguồn Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương39 vốn mà vốn chủ sở hữu hiện không đáp ứng đủ nhu cầu của công ty. Sang năm 2008 thì do tình hình kinh tế, lãi suất thị trường biến động phức tạp đồng thời nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên phần nào đáp ứng được nhu cầu về vốn nên công ty đã hạn chế vốn vay ngắn hạn. + Nợ dài hạn đến hạn trả: Năm 2007 giảm xuống gần 2 tỷ đồng so với năm 2006 với tốc độ giảm là 34,22%. Các khoản nợ dài hạn đến hạn trả giảm là do công ty đã giải quyết được các khoản nợ cho Tổng công ty dầu khí và vốn vay của ngân hàng trong khoản thời gian trước đó. Sang năm 2008 thì khoản mục này không có do tình hình giá xăng dầu thế giới trong khoảng thời gian trước và trong năm biến động mạnh nên công ty chỉ tập trung vào những hợp đồng kinh doanh ngắn hạn nên đã hạn chế tối thiểu các khoản vay dài hạn. + Phải trả người bán biến động tăng giảm không ổn định từ trên 173 tỷ đồng năm 2006 chiếm 23,99% trong tổng nguồn vốn giảm xuống còn trên 102 tỷ đồng chiếm 11,79% tổng nguồn vốn năm 2007 với tốc độ giảm là 40,95% cho thấy năm 2007 công ty đã giải quyết được một phần nợ của mình. Nguyên nhân là do công ty bán hàng thu tiền ngay, lượng hàng công ty nhập về được bán ra và thu tiền liền nên doanh thu thu về nhanh và do đó đã giải quyết được khoản phải trả cho người bán. Đến năm 2008 thì khoản mục phải trả người bán tăng hơn 61 tỷ đồng so với năm 2007 tương ứng tốc độ tăng gần 60%. Do trong năm 2008 công ty đã nhập khẩu một lượng lớn xăng dầu nhưng việc tiêu thụ giảm do giá tăng đồng thời lượng hàng tồn kho tăng mạnh nên công ty chưa xoay sở kịp. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào chính sách bán hàng của đối tác đồng thời nó cũng phụ thuộc vào việc thỏa thuận thanh toán tiền hàng hay mối quan hệ giữa công ty và nhà xuất khẩu các nước + Người mua trả tiền trước: Năm 2006 là trên 23 tỷ đồng chỉ chiếm tỷ trọng 3,23% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2007 tăng lên 29,4 tỷ đồng chiếm 3,39% trong tổng nguồn vốn tăng 6 tỷ đồng hay tốc độ tăng là 26,04% so với năm 2006. Trong tình tình của năm 2007 công ty đưa ra các hình thức chiết khấu, giảm giá cho những khách hàng thanh toán tiền sớm nên đã khuyến khích được khách hàng trả tiền trước. Sang năm 2008 thì tiền người mua trả trước giảm mạnh chỉ đạt 21,4 tỷ đồng chiếm 2,26% trong tổng nguồn vốn giảm gần 8 tỷ so với năm 2007 tương ứng Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương40 tốc độ giảm 27,03%. Sở dĩ năm 2008 giá tăng, xăng dầu bán chậm nên các đại lý và cửa hàng hạn chế lượng hàng nhập về vì chờ giá giảm. Đồng thời trong năm 2008 do tình hình kinh doanh khó khăn công ty còn thực hiện bán chịu cho một số khách hàng nên lượng tiền trả trước cũng theo đó mà giảm. + Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước: tăng mạnh qua ba năm. Năm 2006 khoản thuế phải nộp là trên 10 tỷ đồng chiếm 1,44% trong tổng nguồn vốn và nó tăng lên 18,6 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 2,15% tổng nguồn vốn vào năm 2007 tăng hơn 8 tỷ hay tốc độ tăng 79,05% so với năm 2006. Không dừng lại ở đó năm 2008 thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước tiếp tục tăng lên gần 51 tỷ đồng chiếm 5,36% tổng nguồn vốn. So với năm 2007 tăng trên 32 tỷ đồng hay tốc độ tăng là 172,96%. Sở dĩ thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước tăng cao như vậy là do doanh thu trong 3 năm qua của công ty luôn tăng cao điều đó cũng chứng tỏ là công ty đã thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với ngân sách nhà nước góp phần xây dựng tổ quốc. + Phải trả cho công nhân viên: năm 2006 gần 2 tỷ đồng chiếm 0,26% trong tổng nguồn vốn. Năm 2007 tăng thêm gần 3 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng 156,33% so với năm 2006 cho thấy trong năm này công ty chưa giải quyết tốt khoản phải trả cho công nhân viên tuy nhiên đến năm 2008 khoản mục này đã giảm xuống gần 2,5 tỷ đồng so với năm 2007 tương ứng tốc độ giảm 50,76% so với 2007 chứng tỏ công ty đã giảm được một khoản phải trả của mình. Ngoài ra phải trả công nhân viên trong năm 2008 giảm còn do doanh thu tăng cao nên quỹ tiền lương cũng tăng theo và do đó việc chi trả cho công nhân viên của công ty được tốt hơn. (Quỹ tiền lương được tính bằng cách lấy đơn giá tiền lương nhân doanh thu). Phải trả, phải nộp khác năm 2007 là 12 tỷ đồng chiếm 1,8% tổng nguồn vốn giảm 64,51% so với 2006 nhưng năm 2008 lại tăng lên 2102,11% so với 2007. Khoản mục này cũng thể hiện công ty đang chiếm dụng vốn do đó công ty cần khắc phục tình trạng này. - Nợ dài hạn: Là nguồn tài trợ cho doanh nghiệp khi thiếu hụt vốn có tính an toàn cao hơn nợ ngắn hạn đơn vị có thể sử dụng nguồn vốn này để tài trợ cho tài sản cố định. Ngược lại với sự tăng lên của nợ ngắn hạn, nợ dài hạn giảm dần qua ba năm. Năm 2006 nợ dài hạn là 5,4 tỷ đồng chiếm 0,75% trong tổng nguồn vốn, sang năm 2007 nợ dài hạn là 3,5 tỷ đồng chiếm 0,41% tổng nguồn vốn giảm 1,9 tỷ đồng Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương41 so với 2006 hay tốc độ giảm là 35,15%. Đến năm 2008 nợ dài hạn giảm xuống còn hơn 649 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,07% trong tổng nguồn vốn. Năm 2008 giảm gần 3 tỷ đồng so với năm 2007 tốc độ giảm 81,66%. Nguyên nhân nợ dài hạn giảm là do công ty dùng tiền thu được từ kinh doanh và trích một khoản tiền trong quỹ khấu hao để trả cho các ngân hàng. Việc giảm được khoản nợ dài hạn đối với công ty là hoàn toàn tốt vì công ty đã giảm bớt được một phần gánh nặng nợ của mình. - Nợ khác chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn của công ty tuy nhiên nó cũng làm cho gánh nặng về nợ của công ty tăng lên. Năm 2006 các khoản nợ khác trên 5 tỷ đồng chiếm 0,7% tổng nguồn vốn. Sang năm 2007 giảm xuống còn gần 4,8 tỷ đồng là do công ty đã giải quyết tốt các chi phí phải trả. b) Nguồn vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu là nguồn tài trợ quan trọng và an toàn nhất quyết định tính tự chủ của đơn vị trong hoạt động kinh doanh. Vốn chủ sở hữu của công ty tăng đều qua ba năm cụ thể năm 2006 trên 128 tỷ đồng chiếm 17,76% trong tổng nguồn vốn, năm 2007 là 197,8 tỷ đồng chiếm 22,79% trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2008 là trên 218 tỷ đồng chiếm 22,98% trong tổng nguồn vốn. Tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản tăng giúp công ty chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên vốn chủ sở hữu cũng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn chứng tỏ công ty vẫn còn thiếu vốn hoạt động hay công ty vẫn đang chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng do sự tăng lên của các khoản mục: Nguồn vốn và các quỹ tăng: từ hơn 126,8 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 17,56% năm 2006 tăng lên gần 195 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 22,49% năm 2007, tăng hơn 68,3 tỷ đồng hay tốc độ tăng là 53,91% so với năm 2006. Nguyên nhân nguồn vốn và quỹ năm 2007 tăng là do vốn kinh doanh và quỹ dự phòng tài chính của công ty tăng lên. Nguồn vốn kinh doanh tăng từ trên 112,9 tỷ đồng năm 2006 tăng lên trên 181,6 tỷ đồng năm 2007 với tốc độ tăng là 60,87%. Quỹ dự phòng tài chính của công ty cũng tăng lên từ 1,9 tỷ đồng năm 2006 tăng lên 3,3 tỷ đồng năm 2007 với tốc độ tăng 68,19%. Tuy trong năm này lợi nhuận chưa phân phối có giảm xuống nhưng so với sự tăng lên của nguồn vốn kinh doanh và quỹ dự phòng tài chính thì không đáng kể do dó nguồn vốn và quỹ năm 2007 tăng lên. Đến năm 2008 thì nguồn vốn và quỹ là Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương42 trên 217,7 tỷ đồng chiếm 22,95% tăng hơn 22,5 tỷ đồng hay tốc độ tăng là 11,54% so với năm 2007. Trong năm 2008 nguồn vốn kinh doanh chỉ giảm 12,3 tỷ đồng tương ứng tốc độ giảm 6,81% so với năm 2007 nhưng lợi nhuận chưa phân phối tăng 32 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng 316,23% làm cho nguồn vốn và quỹ tăng. Đây là những nguồn thuộc sở hữu của công ty nên việc nguồn vốn và quỹ tăng lên càng cho thấy khả năng độc lập về tài chính của công ty càng tốt. Ngoài ra nguồn kinh phí cũng tăng trong năm 2007 so với 2006 là do công ty trích lợi nhuận cho quỹ khen thưởng và phúc lợi. Việc tăng lên của nguồn quỹ khen thưởng, trợ cấp trong nguồn kinh phí cho thấy tình hình hoạt động cũng như tài chính của công ty là tốt nên trích các khoản thưởng, trợ cấp nhiều. Sang 2008 thì nguồn kinh phí này lại giảm xuống. Công ty cũng cần chú ý đến khoản mục này vì nó cũng là một trong những thành phần làm tăng vốn chủ sở hữu của công ty. Nhận xét chung: Nợ phải trả của công ty tăng qua ba năm đặc biệt là nợ ngắn hạn cho thấy công ty đang gặp khó khăn về tài chính, công ty phải chịu thêm gánh nặng về khoản thanh toán nợ. Công ty cần xem xét để giảm bớt các khoản nợ vay và các khoản chiếm dụng vốn của người khác. Tuy nhiên tỷ trọng của nợ phải trả so với tổng nguồn vốn đang có xu hướng giảm trong khi công ty đang mở rộng hoạt động kinh doanh cho thấy công ty ngày càng chủ động hơn trong nguồn vốn kinh doanh của mình. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng đều qua ba năm chứng tỏ công ty ngày càng chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh nhưng xét về mặt tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy công ty đang thiếu nguồn vốn kinh doanh nên công ty cần tìm nguồn vốn từ bên ngoài đặc biệt là sau khi công ty chuyển đổi sang hình thức công ty Cổ phần. 4.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Nếu như phần trước dựa trên bảng cân đối kế toán để phân tích đã cho ta biết phần nào về sức mạnh tài chính, tình hình quản lý sử dụng vốn, mục đích sử dụng các nguồn vốn,… thì việc phân tích các khoản mục báo cáo kết quả kinh doanh sẽ bổ sung thêm các thông tin về tài chính, nó cho biết việc quản lý, chỉ đạo kinh doanh của các nhà quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty. Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương43 Bảng 7: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BA NĂM 2006 – 2008 Đvt: triệu đồng So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 Số tiền % Số tiền % Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ 1.739.054 1.998.699 2.672.194 259.645 14,93 673.495 33,70 Các khoản giảm trừ 1.052 1.029 27.568 -23 -2,19 26.539 2579,10 1. Doanh thu thuần 1.738.002 1.997.670 2.644.626 259.668 14,94 646.957 32,39 2. Giá vốn hàng bán 1.976.165 2.278.199 2.542.324 302.034 15,28 264.125 11,59 3. Lợi nhuận gộp -238.163 -280.529 102.303 -42.366 17,79 382.832 -136,47 4. Doanh thu từ hoạt động tài chính 1.690 1.585 9.040 -104 -6,18 7.455 470,20 5. Chi phí hoạt động tài chính 17.068 25.894 23.624 8.826 51,71 -2.270 -8,77 Trong đó: lãi vay phải trả 15.288 21.759 17.942 6.471 42,32 -3.817 -17,54 6. Chi phí bán hàng 53.257 55.890 65.588 2.633 4,94 9.698 17,35 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.326 4.071 2.794 745 22,39 -1.276 -31,36 8. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh -310.124 -364.798 19.337 -54.675 17,63 384.135 -105,30 9. Thu nhập khác 3.188 4.827 3.045 1.639 51,42 -1.782 -36,91 10. Chi phí khác 0 201 1.244 189 1575,03 1.043 518,81 11. Lợi nhuận khác 3.188 4.626 1.802 1.450 45,66 -2.825 -61,06 12. Tổng lợi nhuận trước thuế bù lỗ -306.936 -360.171 21.138 -53.236 17,34 381.310 105,87 13. Số lỗ kinh doanh xăng dầu được bù 322.500 377.759 1.365 55.259 17,13 -376.394 -99,64 14. Tổng lợi nhuận trước thuế sau bù lỗ 15.564 17.588 22.503 2.023 13,00 4.916 27,95 15. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 1.946 2.198 2.813 252 12,95 615 27,98 16. Lợi nhuận sau thuế 13.618 15.390 19.690 1.771 13,00 4.300 27,94 ( Nguồn: trích báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua ba năm 2006 – 2008 ) Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Petromekong GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương SVTH: Lê Thị Thùy Dương44 Do tính chất của ngành nghề là kinh doanh xăng dầu là mặt hàng nhà nước kiểm soát giá bán nên trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty có thêm khoản mục bù lỗ của nhà nước. Khoản mục này hầu như không có ở các công ty kinh doanh các sản phẩm khác. Sau đây ta đi sâu phân tích từng khoản mục trong bảng phân tích để thấy rõ hơn tình hình tài chính của công ty. Theo bảng phân tích ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty tăng liên tục qua ba năm. Lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng 1,77 tỷ đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng 13%. Sang năm 2008 thì tốc độ tăng của lợi nhuận nhanh hơn, tăng 4,3 tỷ đồng so với năm 2007 tương ứng tốc độ tăng là 27,94%. Lợi nhuận sau thuế tăng lên là do sự ảnh hưởng của các thành phần sau: Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ: tăng trong ba năm. Năm 2007 tăng gần 260 tỷ đồng hay tốc độ tăng là 14,93% so với năm 2006. Không dừng lại ở đó năm 2008 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tiếp tục tăng tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ MÊKÔNG.pdf
Tài liệu liên quan