Tài liệu Luận văn Tốt nghiệp phân tích tình hình tài chính của công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước: Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích tình hình tài chính của
Công ty Cơ khí Xây dựng và Lắp máy điện nước”
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh
tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó
khăn và thử thách cho các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng
định được mình mỗi doanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình cũng như kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh quả. Để đạt được điều đó, các doanh
nghiệp phải luôn quan tâm đến tình hình tài chính vì nó có quan hệ trực tiếp
tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại.
Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho
các doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt
động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh
nghiệp cũng như xác định được một cách đầy đủ,đúng đắn nguyên nhân và
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông tin có thể đánh giá được tiềm...
78 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tốt nghiệp phân tích tình hình tài chính của công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích tình hình tài chính của
Công ty Cơ khí Xây dựng và Lắp máy điện nước”
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh
tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó
khăn và thử thách cho các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng
định được mình mỗi doanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình cũng như kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh quả. Để đạt được điều đó, các doanh
nghiệp phải luôn quan tâm đến tình hình tài chính vì nó có quan hệ trực tiếp
tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại.
Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho
các doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt
động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh
nghiệp cũng như xác định được một cách đầy đủ,đúng đắn nguyên nhân và
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông tin có thể đánh giá được tiềm năng,
hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như rủi ro và triển vọng trong tương lai
của doanh nghiệp để họ có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết
định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế, nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính là tài liệu chủ yếu dùng để phân tích tình hình tài
chính doanh nghiệp vì nó phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình công
sự, nguồn vốn, tài sản các chỉ tiêu về tình hình tài chính cũng như kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những thông tin
mà báo cáo tài chính cung cấp là chưa đầy đủ vì nó không giải thích được cho
người quan tâm biết được rõ về thực trạng hoạt động tài chính, những rủi ro,
o, triển vọng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài
chính sẽ bổ khuyết cho sự thiếu hụt này.
Nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài
chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp kết hợp giữa kiến thức lý luận
đựoc tiếp thu ở nhà trường và tài liệu tham khảo thực tế, cũng với sự giúp đỡ,
hướng dẫn nhiệt tình của các cô chú trong phòng kế toán Công ty Cơ khí xây
dựng và lắp máy điện nước và thầy giáo Nguyễn Đăng Hạc, tôi đã chọn
chuyên đề “Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cơ khí Xây dựng và
Lắp máy điện nước”.
Chuyên đề này ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có các nội dung
chính sau:
Chương I. Một số vấn đề chung về hoạt động tài chính và phân tích
tình hình tài chính doanh nghiệp
Chương II. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cơ khí Xây
dựng và lắp máy điện nước.
Chương III: Một số ý kiến nhằm phân tích và cải thiện tình hình tài
chính của Công ty Cơ khí Xây dựng và lắp máy điện nước.
- Phụ lục
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
CHƯƠNG I.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VÀ PHÂN
TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP.
Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết mối quan hệ kinh tế phát
sinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ để thực
hiện các mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Nói cách khác,
hoạt động tài chính là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức,
huy động phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh.
Hoạt động tài chính ở doanh nghiệp phải hướng tới các mục tiêu sau:
- Hoạt động tài chính phải giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế
thể hiện qua việc thanh toán với các đơn vị có liên quan như ngân hàng, các
đơn vị kinh tế khác. Mối quan hệ này được cụ thể hoá bằng các chỉ tiêu đánh
giá về mặt lượng, mặt chất và thời gian.
- Hoạt động tài chính phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả. Nguyên
tắc này đòi hỏi phải tối đa hoá việc sử dụng các nguốn vốn, nhưng vẫn đảm
bả quá trình sản xuất kinh doanh được hoạt động bình thường và mang lại
hiệu quả.
- Hoạt động tài chính được thực hiện trên cơ sở tôn trọng pháp
luật, chấp hành và tuân thủ các chế độ về tài chính tín dụng, nghĩa vụ với Nhà
nước, kỷ luật với các đơn vị, tổ chức kinh tế có liên quan.
1.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1 Ý nghĩa và mục đích của phân tích tình hình tài chính.
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp hay cụ thể hoá là quá trình
phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra đối chiếu, so
sánh các số liệu, tài liệu và tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ
nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro
trong tương lai. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất là về tình
hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh
trong kỳ của doanh nghiệp. Do đó, việc thường xuyên tiến hành phân tích tình
hình tài chính sẽ cung cấp thông tin cho người sử dụng từ các góc độ khác
nhau, vừa đánh giá toàn diện, vừa tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một
cách chi tiết hoạt động tài chính của doanh nghiệp để nhận biết phán đoán và
đưa ra quyết định tài chính, quyết định đầu tư và quyết định tài trợ phù hợp.
Phân tích tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính của doanh
nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người. Nhà quản lý, các nhà đầu tư,
các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà cho vay tín dụng, các cơ
quan chính phủ và người lao động ...Mỗi một nhóm người này có nhu cầu
thông tin khác nhau.
+ Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp mối
quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Một
doanh nghiệp bị lỗ liên tục, sẽ bị cạn kiệt nguồn lực và buộc phải đóng cửa.
Mặt khác nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán cũng buộc phải
đóng cửa.
+ Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng mối quan
tâm hàng đầu của họ chủ yếu là khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy họ
đặc biệt quan tâm đến lượng tiền và các tài khoản có thể chuyển nhanh thành
tiền, từ đó so sánh với nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời
của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các chủ ngân hàng và các nhà vay tín dụng
cũng rất quan tâm tới số lượng vốn chủ sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản
bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp bị rủi ro.
+ Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho doanh
nghiệp họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua
chịu hàng hay không, họ cần phải biết được khả năng thanh toán của doanh
nghiệp hiện tại, và trong thời gian sắp tới.
+ Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ là thời gian hoàn vốn,
mức sinh lãi, và sự rủi ro. Vì vậy họ cần các thông tin về điều kiện tài chính,
tình hình hoạt động, hiệu quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các
doanh nghiệp. Ngoài ra, các cơ quan tài chính, thống kê, thuế, cơ quan chủ
quản, các nhà phân tích tài chính hoạch định chính sách những người lao
động ... cũng quan tâm tới thông tin tài chính của doanh nghiệp.
Như vậy, có thể nói mục tiêu tối cao và quan trọng nhất của phân tích
tình hình tài chính là giúp ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối
cao và đánh giá chính xác thực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp.
1.2.2. Tài liệu dùng làm căn cứ để phân tích tình hình tài chính doanh
nghiệp.
Phân tích tình hình tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng
làm rõ mục tiêu của dự đoán tài chính trong đó chủ yếu thong tin từ các báo
cáo tài chính.
- Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B 01-DN
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng
quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh
nghiệp tại một thời điểm nhất định, theo 2 cách phân loại là kết cấu vốn kinh
doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh.
Số liệu trên bảng Cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện
có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản, và nguồn hình
thành tài sản đó. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét đánh giá
khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp.
Bảng cân đối kế toán thường có kết cấu hai phần:
+ Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh
nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá
trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Tài sản được chia thành hai
phần: tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
+ Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của
doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách
nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng tại
doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia thành: Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở
hữu.
Mỗi phần của Bảng cân đối kế toán đều được phản ánh theo ba cột:
Mã số, số đầu năm, số cuối kỳ (quý, năm)
Nội dung trong Bảng cân đối kế toán phải thoả mãn phương trình cơ
bản:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Ngoài hai phần tài sản và nguồn vốn, cấu tạo Bảng cân đối kế toán
còn có phần tài sản ngoài bảng.
+ Phần tài sản ngoài bảng: Phản ánh những tài sản không thuộc quyền
sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp đang quản lý hoặc sử dụng và
một số chỉ tiêu bổ sung không thể phản ánh trong Bảng cân đối kế toán.
Cơ sở số liệu để lập Bảng cân đối kế toán là các số kế toán tổng hợp
và chi tiết các tài khoản loại: 0,1 , 2, 3, 4 và Bảng cân đối kế toán kỳ trước.
1. 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng
hợp, phản ánh tổng quát tình hình và hiệu quả kinh doanh trong một kỳ kế
toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt
động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản
phải nộp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần:
+ Phần I: Lãi – lỗ: phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. Tất
cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày số liệu của kỳ trước, tổng số phát
sinh trong kỳ báo cáo.
+ Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: Phản ánh tình
hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và thuế và các khoản phải nộp khác.
Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều được trình bày: số còn phải nộp kỳ
trước chuyển sang, số còn phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo, số đã nộp
trong kỳ báo cáo, số còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo.
+ Phần III: Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ, được miễn
giảm, được hoàn lại: phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ; đã khấu trừ và
còn được khấu trừ cuối kỳ; số thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại và còn
hoàn lại cuối kỳ, số thuế GTGT được miễn giảm, đã miễn giảm và còn được
miễn giảm cuối kỳ.
Cơ sở số liệu để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là số kế
toán trong kỳ các tài khoản từ loại 5 đến loại 9, tài khoản 333 và báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh kỳ trước.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính phản ánh các khoản
thu và chi tiền trong kỳ của doanh nghiệp theo các hoạt động kinh doanh, hoạt
động đầu tư và hoạt động tài chính: Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ ta có
thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần, khả năng
thanh toán, và dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo của doanh nghiệp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần:
+ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: phản ánh toàn bộ dòng
tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp như thu tiền mặt từ doanh thu bán hàng, các khoản thu bất thường
bằng tiền mặt khác, chi tiền mặt trả cho người bán hoặc người cung cấp, chi
trả lương nộp thuế, chi trả lãi tiền vay...
+ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: phản ánh toàn bộ dòng tiền
thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
Các khoản thu tiền mặt như bán tài sản, bán chứng khoán đầu tư, thu nợ các
Công ty khác, thu lại về phần đầu tư. Các khoản chi tiền mặt như mua tài sản
mua chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp khác...
+ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính: Phản ánh toàn bộ dòng
tiền thu, chi liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao
gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp như chủ
doanh nghiệp góp vốn, vay vốn dài hạn, ngắn hạn, nhận vốn liên doanh, phát
hành trái phiếu...
+ Có hai phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là phương pháp
trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Mỗi báo cáo lập theo phương pháp khác
nhau thì tuân theo nguyên tắc cơ sở số liệu và cách lập các chỉ tiêu khác nhau.
Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09 – DN
Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo
cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích bổ sung thông tin về
tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài
chính không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được.
Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát địa điểm hoạt động
sản xuất kinh doanh, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa
chọn để áp dụng, tình hình và lý do biến động của một số đối tượng sản xuất
và nguồn vốn quan trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài sản chủ yếu và các kiến
nghị của doanh nghiệp. Cơ sở số liệu lập thuyết minh báo cáo tài chính là các
số kế toán kỳ báo cáo, bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo thuyết minh báo cáo
tài chính kỳ trước, năm trước.
1.2.3. Phương pháp phân tích tình hình tài chính.
Các công cụ chủ yếu để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
+ Trên bảng cân đối kế toán với tổng tài sản, tổng nguồn vốn để đánh
giá từng khoản mục so với quy mô chung.
+ Phân tích theo chiều ngang: Phản ánh sự biến động khác của từng
chỉ tiêu làm nổi bật các xu thế và tạo nên mối quan hệ của các chỉ tiêu phản
ánh trên cùng một dòng của báo cáo. So sánh.
+ Phương pháp so sánh:
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích
để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu
phân tích. Vì vậy, để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản
như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mục
tiêu so sánh.
+ Điều kiện so sánh.
-Chỉ tiêu kinh tế được hình thành trong cùng một khoảng thời gian
như nhau:
-Chỉ tiêu kinh tế phải thống nhất về mặt nội dung và phương pháp tính
toán.
-Chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường.
-Cùng quy mô hoạt động với điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
+ Tiêu chuẩn so sánh: là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh
(kỳ gốc)
+ Các phương pháp so sánh thường sử dụng
-So sánh tương đối: phản ánh kết cấu mối quan hệ tốc độ phát triển và
mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế
-So sánh tuyệt đối: Cho biết khối lượng, quy mô doanh nghiệp đạt
được từ các chỉ tiêu kinh tế giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.
- So sánh bình quân: Cho biết khả năng biến động của một bộ
phận, chỉ tiêu hoặc nhóm chỉ tiêu.
- + Phương pháp chi tiết hoá chỉ tiêu phân tích:
Để phân tích một cách sâu sắc các đối tượng nghiên cứu, không thể
chỉ dựa vào các chỉ tiêu tổng hợp, mà cần phải đánh giá theo các chỉ tiêu cấu
thành của chỉ tiêu phân tích. Thông thường trong phân tích việc chi tiết chỉ
tiêu phân tích được tiến hành theo các hướng sau.
Chi tiết theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu.
Một kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu theo các bộ phận
cùng với sự biểu hiện về lượng của bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc
đánh giá chính xác kết quả.
- Chi tiết theo thời gian chi tiế theo thời gian giúp cho việc đánh
giá kết quả sản xuất kinh doanh được chính xác, tìm được các giải pháp có
hiệu quả cho công việc sản xuất kinh doanh, tuỳ theo đặc tính của quá trình
kinh doanh, tuỳ theo nội dung kinh tế của các chỉ tiêu phân tích, tuỳ mục đích
phân tích khác nhau có thể lựa chọn khoảng thời gian cân chi tiết khác nhau
và chỉ tiêu chi tiết khác nhau.
- Chi tiết theo địa điểm:
Chi tiết chỉ tiêu phân tích theo địa điểm là xác định các chỉ tiêu phân
tích theo các địa điểm thực hiện các chỉ tiêu đó .
1.2.4 Nội dung phân tích tình hình tài chính
Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp tuỳ thuộc vào dữ kiện mà
ban giám đốc đòi hỏi và thông tin ngưòi phân tích muốn có. Tuy nhiên, phân
tích tài chính doanh nghiệp bao gồm những nội dung sau:
1.2.4.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính.
Đánh giá khái khái quát tình hình tài chính sẽ cung cấp một cách
tổng quát nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là
khả quan hay không. Điều đó cho phép chủ doanh nghiệp thấy rõ thực chất
của quá trình phát triển hay chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp. Qua đó
có những giải pháp hữu hiệu để quản lý.
Đánh giá khái quát tình hình tài chính trước hết căn cứ vào số
liệu đã phản ánh trên bảng cân đối kế toán rồi so sánh tổng tài sản và tổng
nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu năm để thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử
dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào sự tăng hay giảm của tổng tài sản
hay nguồn vốn thì chưa đủ thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp được,
vì vậy cần phải phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối
kế toán.
1.2.4.2 Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế
toán.
Để hiểu được một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình
sử dụng tài chính của doanh nghiệp và tình hình biến động của các khoản
mục, trong bảng cân đối kế toán theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản của
doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định, chúng được hình
thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu; tức là:
B Nguồn vốn = A Tài sản (I + II +IV + V (2,3) +VII)
+ B Tài sản (I + II + III ) (1)
Cân đối (1) chỉ mang tính lý thuyết nghĩa là nguồn vốn chủ sở hữu,
doanh nghiệp tự trang trải các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếu mà
không phải đi vay hoặc chiếm dụng. Trong thực tế, thường xảy ra một trong
hai trường hợp.
Vế trái > vế phải: T rường hợp này doanh nghiệp thừa nguồn vốn
không sử dụng hết nên sẽ bị chiếm dụng từ bên ngoài.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, khi nguồn vốn chủ sở hữu
không đáp ứng được nhu cầu thì doanh nghiệp được phép đi vay để bổ sung
vốn kinh doanh. Loại trừ các khoản vay quá hạn t hì các khoản vay ngắn hạn,
dài hạn chưa đến hạn đều được coi là nguôn vốn hợp pháp. Do vậy, về mặt lý
thuyết lại có quan hệ cân đối.
B Nguồn vốn + A Nguồn vốn (I (1) + II) + A Tài sản (I + II + IV +
V(2,3) + VI) + B Tài sản (I + II + III) (2)
Cân đối (2) hầu như không xảy ra trên thực tế thường xảy ra một trong
hai trường hợp
Vế trái > Vế phải: Số thừa sẽ bị chiếm dụng
Vế trái < Vế phải: do thiếu nguồn bù đắp nên doanh nghiệp buộc phải
đi chiếm dụng vốn.
Mặt khác, do tính chất cân bằng của bảng cân đối kế toán
Tổng tài sản = tổng nguồn vốn nên cân đối (2 ) có thể được viết thành
[ A .I (1), II + B] nguồn vốn [A. I. II. IV. V(2,3) VI + B. I. II III]
tài sản = [A . III. V (1,4,5)] Tài sản [A . I (2, 3...8) III] nghiệp vụ cân
đối này cho thấy số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng (hoặc bị chiếm
dụng) bằng số chênh lệch giữa số tài sản phải thu và công nợ phải trả.
Việc phân tích , đánh gía tình hình tài chính thông qua phân tích mối
quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán sẽ là không đầy đủ.
Do đó chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng và các đối tượng quan tâm đến tình
hình doanh nghiệp phải xem xét kết cấu vốn và nguồn vốn đối chiếu với yêu
cầu kinh doanh.
1.2.4.3 Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn
Trong nền kinh tế thị trường, thế mạnh trong cạnh tranh sẽ phụ thuộc
vào tiềm lực về vốn và quy mô tài sản. Song việc phân bổ tài sản như thế nào
(tỷ trọng của loại tài sản so với tổng số tài sản ra sao, cơ cấu hợp lý không
mới là điều kiện tiên quyết có nghĩa là chỉ với số vốn nhiều không thôi sẽ
không đủ mà phải đảm bảo sử dụng nó như thế nào để nâng cao hiệu quả.
Muốn vậy, chúng ta phải xem xét kết cầu tài sản (vốn) của doanh nghiệp có
hợp lý hay không.
a) Phân tích cơ cấu tài sản.
Để tiến hành phân tích cơ cấu tài sản ta lập bảng cơ cấu tài sản (bảng
số 01)
Ngoài việc so sánh tổng tài sản cuối kỳ so với đầu năm vẫn còn phải
xem xét tỷ trọng loại tài sản chiếm trong tổng số tài sản và xu hướng biến
động của việc phân bổ tài sản. Điều này được đánh giá trên tính chất kinh
doanh và tình hình biến động của từng bộ phận. Tuỳ theo loại hình kinh
doanh để xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số là cao hay
thấp.
Khi đánh giá sự phân bổ TSCĐ và ĐTDH trong tổng tài sản cần kết
hợp với tỷ suất đầu tư để phân tích chính xác và rõ nét hơn.
Tài sản cố định và đang đầu tư
Tỷ suất đầu tư =
Tổng số tài sản
x 100
Tỷ suất này phản ánh tình trạng bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung
và máy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực sản
xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Trị số chỉ tiêu này phụ
thuộc vào từng ngành kinh doanh cụ thể.
Khi phân tích cơ cấu tài sản, cần xem xét sự biến động của từng khoản
mục cụ thể, xem xét tỷ trọng của mỗi loại là cao hay thấp trong tổng số tài
sản. Qua đó, đánh giá tính hợp lý của sự biến đổi để từ đó có giải pháp cụ thể.
Có thể lập bảng tương tự như phân tích cơ cấu tài sản. Bảng 02
Ngoài việc xem xét đánh giá tình hình phân bổ vốn cần phân tích cơ
cấu nguồn vốn để đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính cũng như mức
độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh và những khó khăn mà doanh nghiệp
phải đương đầu.
b) Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Để tiến hành phân tích cơ cấu nguồn vốn ta lập bảng: Phân tích cơ cấu
nguồn vốn: (Bảng số 03).
Đối với nguồn hình thành tài sản cần xem xét tỷ trọng của từng loại
chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến độnh của chúng. Nếu nguồn vốn
chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thì doanh nghiệp có đủ khả năng
tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ
nợ là cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số thì
khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. Điều này dễ
thầy rằng thông qua chỉ tiêu tỷ suất tài trợ.
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tài trợ =
Tổng nguồn vốn
x 100
Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài
chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt bởi vì hầu hết tài sản
mà doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn của mình.
Nợ phải trả
Tỷ suất nợ =
Tổng nguồn vốn
x 100
Tỷ suất này cho biết số nợ mà doanh nghiệp phải trả cho các doanh
nghiệp hoặc cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh tỷ suất này càng
nhỏ càng tốt. Nó thể hiện khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp.
Sau khi đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua các phần phải
phân tích, chúng ta cần đưa ra một vài nhận xét chung về tình hình tài chính
của doanh nghiệp để có cơ sở cho những phân tích tiếp theo
1.2.4.4 Phân tích hình hình công nợ và khả năng thanh toán.
Tình hình công nợ và khả năng thanh toán phản ánh rõ nét chất lượng
công tác tài chính của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tài chính tốt thì sẽ ít công
nợ, khả năng thanh toán cao, ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại nếu hoạt động
tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản
công nợ phải thu sẽ dây dưa, kéo dài, đơn vị mất tính chủ động trong kinh
doanh và không còn khả năng thanh toán nợ đến hạn dẫn đến phá sản.
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán lập bảng phân tích tình hình thanh
toán, khi phân tích cần phải đưa ta tính hợp lý của những khoản chiếm dụng
và những khoản đi chiếm dụng để có kế hoạch thu hồi nợ và thanh toán đúng
lúc, kịp thời, để xem xét các khoản nợ phải thu biến động có ảnh hưởng đến
tình hình tài chính của doanh nghiệp hay không, cần tính ra và so sánh các chỉ
tiêu sau:
Tổng số nợ phải thu Tỷ lệ khoán phải thu
so với phải trả
=
Tổng số nợ phải trả
x 100
Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100% thì số vốn đơn vị đi chiếm dụng đơn vị
khác nhiều hơn số chiếm dụng.
Doanh thu thuần
Số vòng quay các khoản phải thu =
Bình quân các khoản phải thu
Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu và
hiệu quả của việc đi thu hồi công nợ. Nếu các khoản phải thu được thu hồi
nhanh thì số vòng luân chuyển các khoản phải thu sẽ cao và doanh nghiệp ít
bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, số vòng luân chuyển các khoản phải thu nếu
quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu dùng do
phương thức thanh toán quá chặt chẽ.
Thời gian kỳ phân tích (360 ngày)
Kỳ thu tiền bình quân =
Số vòng quay của các khoản phải thu
Chỉ tiêu này cho thấy để thu được các khoản phải thu cần một thời gian
là bao nhiêu. Nếu số ngày càng lớn hơn thời gian quy định cho khách thì việc
thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại. Số ngày quy định bán chịu
cho khách lớn hơn thời gian này thì sẽ có dấu hiệu chứng tỏ việc thu hồi công
nợ đạt trước kế hoạch và thời gian để có cơ sở đánh giá tình hình tài chính của
doanh nghiệp trước mắt và triển vọng thanh toán của doanh nghiệp . Để phân
tích ta lập bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán.
Khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán (HK) =
Nhu cầu thanh toán
Hệ số này có thể tính cho cả thời kỳ hoặc cho từng giai đoạn. Nó là cơ
sở để đánh giá khả năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp là
ổn định hoặc khả quan. Nếu HK <1 thì chứng tỏ doanh nghiệp không có khả
năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn, doanh
nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán. HK dần đến 0 thì doanh nghiệp có
nguy cơ phá sản, mất khả năng thanh toán.
1.2.4.5 Phân tích tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn
a) Phân tích tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của những tài sản cố định tham giá
các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn cố định tham gia
các chu kỳ kinh doanh giá trị bị hao mòn và chuyển dịch dần vào từng phần
giá trị sản phẩm, chuyển hoá thành vốn lưu động. Nguồn vốn cố định của
doanh nghiệp có thể do ngân sách Nhà nước cấp do vốn góp hoặc do doanh
nghiệp tự bổ sung.
Bên cạnh việc xem xét tình hình huy động và sự biến đổi của vốn cố định
trong kỳ, cần phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định vì nó gắn liền với sự tồn tại
và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Thông qua đó chúng ta có thể đánh giá
được tình hình trang bị cơ sở vật chất, trình độ sử dụng nhân tài, vật lực trong
quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời sẽ phản ánh được chất lượng tổ chức
kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của
doanh nghiệp người ta thường sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:
Doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Số dư bình quân vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định có thể tham gia tạo ra
bao nhiêu đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong kỳ.
Vốn cố định bình quân
Hệ số đảm nhiệm =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần cần có mấy đồng
vốn cố định .
Lợi nhuận thuần
Sức sinh lợi của vốn cố định =
Vốn cố định bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định đem lại mấy đồng lợi
nhuận thuần.
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Suất hao phí tài sản cố định =
Doanh thu thuần (hay lợi nhuận thuần)
Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần hoặc lợi nhuận
thuần cần bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ.
Bên cạnh vốn cố định, vốn lưu động cũng là một yếu tố không thể thiếu
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nào vì nó giúp cho
hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp được tiến hành bình thường.
Do đó, việc phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng là
quan trọng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
b) Phân tích tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Vốn lưu đồng là hình thái giá trị của tài sản thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp mà thời gian sử dụng , thu hồi, luân chuyển (ngắn) thường dưới
một năm hay một chu kỳ kinh doanh như vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các
khoản phải thu hàng tồn kho.
Khi phân tích tình hình huy động vốn lưu động cần xem xét sự biến
động và đánh giá hợp lý về tỷ trọng của nó chiếm trong tổng nguồn vốn kinh
doanh để có được phương pháp kinh doanh hợp lý, nhằm tiết kiệm, không gây
lãng phí.
Để đánh giá tình hình sử dụng vốn người ta sử dụng hệ thống các chỉ
tiêu sau:
- Phân tích chung
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng doanh
thu thuần.
Lợi nhuận thuần
Sức sinh lời của vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động làm ra mấy đồng lợi
nhuận.
Khi phân tích, cần tính ra các chỉ tiêu rồi so sánh giữa kỳ phân tích với
kỳ trước, nếu các chỉ tiêu này tăng lên thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng tăng lên
và ngược lại
- Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không
ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình sản xuất. Đẩy nhanh
tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, người ta thường sử
dụng các chỉ tiêu sau:
Doanh thu thuần
Số vòng quay của vốn lưu động =
Vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động được mấy vòng trong kỳ. Nếu số
vòng quay tăng chứng tỏ hiệu sử dụng vốn tăng và ngược lại
Thời gian của kỳ phân tích Thời gian của một vòng
luân chuyển vốn lưu động
=
Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được
một vòng. Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ chứng tỏ tốc độ
luân chuyển càng lớn.
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Thời gian của kỳ phân tích
= Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết có một đồng vốn luân chuyển thì cần mấy đồng
vốn lưu động (bảng số 06)
- Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số
vốn tiết kiệm được càng nhiều.
Ngoài ra để đánh giá chính xác hơn về hiệu quả sử dụng lưu động , ta
dựa vào chỉ tiêu:
Giá vốn hàng bán
Hệ số vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh thời gian hàng hoá nằm trong kho trước khi
được bán ra. Nó thể hiện số lần hàng tồn kho bình quân được bán ra trong kỳ,
hế số này càng cao thể hiện tình hình bán ra càng tốt và ngược lại. Ngoài ra,
hệ số này còn thể hiện tốc độ luân chuyến vốn hàng hoá của doanh nghiệp.
Nếu tốc độ nhanh thì cùng một mức doanh thu như vậy, doanh nghiệp đầu tư
cho hàng tồn kho thấp hơn hoặc cùng số vốn như vậy doanh thu của doanh
nghiệp sẽ đạt mức cao hơn.
1.2.4.6 Phân tích tình hình lợi nhuận
Để đánh giá chung tình hình lợi nhuận để biết được lợi nhuận từ
hoạt động sản xuất kinh doanh ở kỳ báo cáo so với kỳ gốc, biến động sản xuất
kinh doanh và mức đáng kể vào kết quả chung của từng hoạt động (hoạt động
sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động bất thường) cần đánh giá
chung tình hình lợi nhuận của Công ty, ta thực hiện việc đánh gía bằng
phương pháp so sánh, so sánh tổng lợi nhuận cũng như lợi nhuận cùng từng
hoạt động ở kỳ phân tích với kỳ gốc.
- Tổng lợi nhuận bao gồm:
Lãi (lỗ) từ hoạt động sản xuất kinh doanh: chính là lãi (lỗ) về tiêu thụ
sản phẩm, hàng hoá , lao vụ, dịch vụ, trong kỳ. Bộ phận lãi (lỗ) này mang tính
chất quyết định tổng lợi nhuận của Công ty.
Lãi (lỗ) từ hoạt động tài chính: hoạt động tài chính của là những hoạt
động liên quan đến việc đầu tư tài chính và các hoạt động có liên quan đến
vốn.
Trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính giữ vai
trò khá quan trọng, có chức năng huy động quản lý phân phối, sử dụng và
điều tiết vốn.
- Lãi (lỗ) từ hoạt động bất thường, hoạt động bất thường là hoạt
động nằm ngoài dự kiến của doanh nghiệp và là kết quả chung của những
hoạt động này tuy có ảnh hưởng đến kết quả chung nhưng thông thường
không đáng kể.
- Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mỏ rộng
doanh nghiệp, tạo lập các quỹ, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Do
đó phân tích tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp, phân
tích nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của nó đến tình hình biến
động của doanh nghiệp không ngừng nâng cao lợi nhuận.
- Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta lập bảng
phân tích tình hình lợi nhuận.
1.2.4.7 Phân tích tình hình bảo toàn và phát triển vốn
Ngoài các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp như
trên, khi phân tích cần lưu ý đến tình hình bảo toàn và phát triển vốn của
doanh nghiệp, Bởi vì nó là vấn đề cốt lõi của bất kỳ một doanh nghiệp nào khi
tiến hành sản xuất kinh doanh. Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì cần
phải c ó vốn, nhưng muốn quá trình sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả thì
cần phải bảo toàn và phát triển vốn. Mục đích của việc bảo toàn vốn và phát
triển nhằm đảm bảo vốn của doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển, đồng
thời doanh nghiệp có quyền tự chủ với số vốn của mình.
Bảo toàn vốn là quy được giá trị sức mua của vốn, giữ được khả năng
chuyển đổi so với các loại tiền khác tại thời điểm nhất định.
- Phát triển vốn của doanh nghiệp được bổ sung thêm cùng với
việc tăng nhịp độ sản xuất và hiệu quả kinh doanh.
Việc phân tích khả năng bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp,
được tiến hành bằng cách so sánh vốn phải bảo toàn và số vốn phải bảo toàn
và số vốn đã thực hiện tại từng thời điểm. Nếu số vốn đã bảo toàn cao hơn sẽ
tạo điều kiện cho doanh nghiệp có vốn để dùng vào sản xuất trình độ, năng
lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý còn yếu kém.
Trên đây là toàn bộ cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh
nghiệp được áp dụng cho toàn bộ các doanh nghiệp nói chung khi tiến hành
phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào
đặc điểm và yêu cầu sản xuất kinh doanh cũng như thông tin mà người sử
dụng muốn có dựa vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp mỗi doanh nghiệp
mà người phân tích có thể có những chỉ tiêu phân tích khác nhau.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ XÂY
DỰNG VÀ LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC.
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cơ khí và lắp máy điện
nước
Công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước là một doanh nghiệp nhà
nước thuộc tổng công ty cơ khí xây dựng có tư cách pháp nhân và có con dấu
riêng theo quy định. Công ty có tên giao dịch là: Contruction Machinery and
warter Electric Machine Isntalling Company-
Tên viết tắt: COMAEL
Tiền thân là nhà máy cơ khí, kiến trúc Gia Lâm được thành lập từ năm
1995, trực thuộc liên hiệp cơ cấu kiến trúc- Bộ kiến trúc (trước đây) cùng với
tiếp nhận bàn giao khu nhà xưởng Cổ Bi – Gia Lâm-Hà Nội)
Năm 1993 theo cơ chế tổ chức, nhà máy được đổi tên là công ty cơ khí
xây dựng Gia Lâm, trực thuộc liên hiệp cơ khí xây dựng-Bộ xây dựng theo
QĐ số 1644/BXD ngày 5/5/1993
Cho đến 1996 được đổi tên là công ty có khí xây dựng Gia Lâm trực
thuộc tổng công ty cơ khí xây dựng – BXD theo QĐ số 06/BXD-TCLĐ ngày
25/6/1996.
Năm 1998 do nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh và theo xu hướng
phát triển ngày càng mở rộng quy mô hoạt động, mở rộng thị trường nên công
ty đổi tên là Công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước.
Trong nhiều năm qua kể từ khi thành lập công ty luôn đầu tư máy móc
thiết bị hiện đại, tăng cường công tác đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề
của công nhân với mục tiêu nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản
phẩm đi đôi với việc hạ giá thành sản phẩm. Vì thế công ty đã chiếm được thị
phần khá rộng ở thị trường trong nước và bước đầu thâm nhập vào thị trường
nước ngoaì.
Với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, và công nhân kỹ thuật lành nghề, với
năng lực thiết bị ngày càng được trang bị hiện đại công ty đã và đang tham
gia thi công chế tạo, lắp máy nhiều công trình trọng điểm như: Công trình nhà
máy xi măng Hoàng Thạch, Nhà máy xi măng Bút Sơn, nhà máy nhiệt điện
Uông Bí- Đông Triều nhà máy nhiệt điện Phả Lại…
Để mở rộng thị trường, nghề kinh doanh công ty đã chủ động “Đa phương
hoá quan hệ…” hợp tác liên doanh với nhiều công ty và các tổ chức trong
nước nhằm mục đích chuyển giao công nghệ, ứng dụng những tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất thi công.
2.1.2.Đặc điểm ngành sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty CKXD&LMĐN chuyên sản xuất các thiết bị cơ khí máy móc,
công cụ, phụ tùng phục vụ xây dựng, thi công lắp đặt các công trình xây dựng
sản xuất vật liệu xây dựng, công trình đô thị, sửa chữa đóng gói canô, sà lan,
sản xuất ống nước và phụ tùng kèm theo. Sản xuất kinh doanh vật liệu xây
dựng, công trình dân dụng, khu công nghiệp, đường dây và trạm biến áp, thi
công xây lắp hệ thống cấp thoát nước.
Sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ điện bao gồm: bảng điện trung hạ thế,
trạm biến áp hợp bộ, trạm kiốt, hòm công tơ tự chiếu sáng….
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, chế tạo lắp đặt công nghệ
thiết bị áp lực, đường ống dẫn khí, các hệ thống thông gió, cấp nhiệt, điều hoà
không khí. Chế tạo thủ công lắp đặt hệ thống cầu đường bộ và đường sắt, thi
công các công trình giao thông bến cảng, thuỷ lợi, chế tạo và lắp đặt cột
ăngten. (Viba), thiết bị nâng hạ. Bên cạnh đó công ty tham gia lập dự án đầu
tư và thiết kế, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp hệ thống cấp
thoát nước, các công trình đường dây tải điện và trạm biến áp đến 35kv. Lập
hồ sơ mời thầu, tư vấn đầu sthầu và hợp đồng kinh tế thiết kế xây lắp.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Công ty cơ khí xây dựng và LMĐN là một đơn vị hạch toán độc lập, có
tư cách pháp nhân trực thuộc Tổng công ty cơ khí xây dựng căn cứ vào đặc
điểm tổ chức sản xuất, công ty tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến
chức năng,
Sơ đồ 1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý (Trang sau)
+Giám đốc công ty: là người đứng đầu lãnh đạo chung toàn bộ hoạt động
của công ty, chỉ đạo trực tiếp các phòng ban, tìm kiếm việc làm cho công ty.
+ Phó giám đốc kỹ thuật: giúp cho giám đốc về chỉ đạo công tác kỹ
thuật, chất lượng công trình, công tác an toàn lao động sản xuất, lập dự án các
công trình ký kết hợp đồng kinh tế giao nhận thầu.
+ Phó giám đốc kinh doanh: giúp giám đốc phụ trách tình hình sản xuất
kinh doanh trong công ty. Thông qua công tác tài chính kế toán tham gia
nghiên cứu các bên sản xuất kinh doanh, tiết kiệm nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn phát huy quyền làm chủ về mặt tài chính của công ty, tìm hiểu việc làm
cho toàn công ty .
+ Phó giám đốc thi công xây lắp: giúp giám đốc phụ trách thi công các
công trình tại hiện trường đảm bảo cả mặt kỹ thuật cũng như an toàn lao động
và chất lượng công trình, hoàn thành nghiệm thu và bàn giao công trình.
+ Phòng kế hoạch đầu tư tiếp thị:
Tham gia công tác lập kế hoạch thi công theo dõi đôn đốc thực hiện kế
hoạch sản xuất kinh doanh từng tháng, quý, năm của công ty. Giải quyết các
mặt làm giá đấu thầu và hồ sơ dự thầu, lập trình kế hoạch, khảo giá mua vật tư
thiết bị. Mở rộng công tác tiếp thị tìm việc làm, xây dựng chiến lược phát
triển ủa công ty và các đơn vị thành viên.
+ Phòng kinh doanh vật tư thiết bị:
Quản lý vật tư thiết bị và phương tiện dụng cụ thi công, cung ứng mua,
cấp phát vật tư thiết bị theo yêu cầu thi công công trình. Quan hệ chặt chẽ với
bên A kiểm kê nhận cung ứng thiết bị vật tư do bên A cấp đáp ứng yêu cầu thi
công, phát hiện vật tư thiếu và giải quyết với các bên.
+ Phòng kỹ thuật: Quan hệ với chủ đầu tư và các bên A-B giải quyết các
thủ tục ban đầu. (Lập kế hoạch thi công) giải quyết các mặt làm giá đấu thầu
và hồ sơ dự thầu thiết kế và lập biênj pháp tổ chức thi công, giám sát kỹ thuật
thi công, nghiệm thu khối lượng sản phẩm, thanh quyết toán thu hồi vốn và
bàn giao công trình, giải quyết hồ sơ thiết kế và duyệt các dự trù vật tư thiết
bị, theo dõi tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng công trình.
+ Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng tham mưu giúp giám đốc về
công tác tổ chức bộ máy quản lý, sản xuất kinh doanh của công ty, công tác
tuyển dụng lao động, thực hiện chế độ lao động, công tác khen thưởng cho
CBCNV quản lý sử dụng con dấu, văn thư đi, đến, lưu trữ công văn giấy tờ hồ
sơ, tổ chức phục vụ đời sống ăn ở, điện nước, sinh hoạt cho cán bộ CNV, đón
tiếp khách giao dịch của công ty.
2.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số năm qua của
công ty
So sánh
1998/1999
So sánh
1999/2000
Chỉ tiêu Năm
1998
Năm
1998
Năm
1998
Số tiền % Số tiền %
1.Doanh thu thuần (Tr) 34.762 37.611 42636 2849 108,1 5025 113,3
2.Chi phí HĐKD (Tr) 34.611 37.517 42172 2906 108,3 5015 113,3
3.Lợi tức thuần từ
HĐKD (Tr)
101 95 464 -6 94,1 369 388,4
4. Nộp ngân sách (Tr) 1.358 1917 2.415 559 141,1 498 125,9
5. Số người lao động 338 550 658 212 162,7 108 119,6
6. Thu nhập bình
quân (1000đ/tháng)
632 1010 1.137 378 159,8 127 112,5
Qua bảng phân tích trên cho thấy nhìn chung các chỉ tiêu phản ánh tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua một số năm có xu hướng
tăng. Tuy nhiên sự tăng lên này chủ yếu là do công ty mở rộng quy mô hoạt
động sản xuất kinh doanh cụ thể là doanh thu năm 1998 so với năm 1999 có
tăng lên nhưng bên cạnh đó lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh
lại giảm, điều này chứng tỏ năm 1999 công ty làm ăn kém hiệu quả, chưa có
những biện pháp quản lý phù hợp để giảm chi phí, hạ giá thành và nâng cao
lợi nhuận. Điều này được thể hiện rõ hơn ở chỉ tiêu doanh thu thuần và chỉ
tiêu số người lao động giữa năm 1999 so với năm 1998. Số người lao động
năm 1999 tăng 162,7% so với năm 1998, trong khi đó doanh thu thuần năm
1999 chỉ tăng 108,1% so với năm 1998. Tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn
tốc độ tăng của số người lao động chứng tỏ năng suất lao động giảm xuống.
Đây là do công ty chưa có những biện pháp quản lý chặt chẽ, hợp lý đôn đốc
công nhân làm việc, không giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng giá thànhg
sản phẩm làm cho lợi nhuận giảm cụ thể như doanh thu năm 1999 tăng
108,3% so với năm 1998 trong khi lợi nhuận lại giảm còn 94,1% so với năm
1998. Tuy nhiên, nhìn vào cột số liệu năm 2000 thì ta thấy có những dấu hiệu
rất đáng mừng. Rút ra từ những yếu kém từ năm 1999 ban quản lý công ty đã
kịp thời khắc phục và đưa ra những biện pháp quản lý hưũ hiệu hơn làm cho
kết quả hoạt động sản xuất năm 2000 tương đối khả quan. Năm 2000 công ty
có những biện pháp tích cực, tiết kiệm lao động, tăng năng suất lao động cụ
thể là doanh thu năm 2000 so với năm 1999 tăng 113,3% trong khi số người
lao động chỉ tăng 119,6%, tuy mức tăng này chưa phải là cao nhưng cũng
chứng tỏ công ty tđã sử dụng lao động hợp lý hơn năm 1998 và năm 1999,
làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng loị nhuận cho công ty.
Lợi nhuận năm 20-00 tăng 388,4% so với năm 1999 đây là một kết quả rất
đáng khích lệ. Hơn nữa qua mấy năm công ty luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ
với nhà nước, không ngừng tăng thu nhập cho CBCNV cho toàn công ty, đây
cũng là những cố gắng của công ty. Tuy nhiên, toàn thể ban quản lý công ty
cũng như toàn thể CBCNV cần có cố gắng, nỗ lực hơn nữa, phát huy nội lực
tạo đà phát triển cho công ty trong những năm tiếp theo.
2.1.5.Vận dụng hình thức kế toán tại đơn vị
* Hình thức ghi sổ kế toán
Để tiện lợi cho việc ghi chép kế toán trên máy tính, công ty đã áp
dụng hình thức nhật ký chung, tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh
ở chứng từ gốc đều được ghi chép theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng
tài khoản vào sổ nhật ký chung sau đó từ sổ nhật ký ghi vào sổ cái tài khoản,
từ sổ cái tài khoản, bảng tổng hợp chi tiết lập nên báo cáo kế toán.
* Trình tự ghi sổ
1. Hàng ngày từ chứng từ gốc vào nhật ký chung (hoặc NK đặc biệt) , sổ kế
toán chi tiết
2. Từ 3 đến 5 ngày từ nhật ký chung, sổ kế toán chi tiết vào sổ cái TK
3. Tổng cộng các TK chi tiết lại bằng TK tổng hợp
4. Đối chiếu kiểm tra số liệu trước khi lập báo cáo
5. lập báo cáo quyết toán:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo KQSXKD
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+Bản thuyết minh báo cáo TC
Sơ đồ hình thức ghi sổ kế toán
Sổ nhật ký
chuyên dùng
Chứng từ gốc SỔ CHI TIẾT
Nhật ký chung
SỔ CÁI
BẢNG CĐTK
Báo cáo tài
chính
Bảng tổng hợp
chi tiết
2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ XÂY DỰNG VÀ
LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC
Việc phân tích tình hình tài chính được dựa trên báo cáo tài chính năm
2000 của công ty (xem phần phụ lục)
2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính:
Đối tượng phân tích chủ yếu là các chỉ tiêu kinh tế trên BCĐKT qua các
năm, việc phân tích giúp cho đánh giá tình hình tài chính của công ty một
cách tổng quát nhất về sử dụng vốn và nguồn vốn. Sau khi so sánh đối chiếu
số liệu trên theo nguyên tắc:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Qua bảng cân đối kế toán ngày 31 /12/2000 ta thấy rõ sự tăng lên của tài
sản cũng như nguồn vốn vào cuối năm so với đầu năm là 8.985.342.451đ
(31.913.518.485đ- 22.208.276.034đ) . Điều này chứng tỏ công ty đã mở rộng
quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên qua sự so sánh trên chúng
ta chưa thể kết luận một cách đầy đủ công ty làm ăn đạt hiệu quả cao hay
thấp, có bảo toàn và phát triển vốn của mình một cách đầy đủ hay không mà
chúng ta phải tiếp tục xem xét qua các phần phân tích tiếp theo.
Trong sự tăng lên của phần tài sản phải kể đến sự tăng lên của TSLĐ đặc
biệt là hàng tồn kho so với đầu năm tăng 11.418.627.015đ ( 13.186.457.564 –
1.767.830.549đ) đạt 115,48%
Nguồn vốn tăng chủ yếu là do các khoản nợ tăng nhiều. Nợ ngắn hạn
cuối kỳ tăng lên so với đầu năm là 7.655.325.929 đ (26.590.266.440-
18.934.940.511đ) đạt 140%. Điều này chứng tỏ công ty chiếm dụng vốn một
cách hợp pháp các đơn vị khác để phục vụ sản xuất kinh doanh cho đơn vị
mình. Tuy nhiên chưa thể kết luận một cách đầy đủ nguyên nhân tăng giảm
các khoản mục trên bảng cân đôí kế toán và nó ảnh hưởng gì đến tình hình
hoạt động tài chính doanh nghiệp phải đi sâu nghiên cứu từng vấn đề cụ thể
về taì sản, nguồn vốn, khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn và lợi
nhuận của doanh nghiệp.
2.2.2 Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế
toán
Theo quan điểm luân chuyển vốn ta có cân đối sau:
BNV = ATS [I + II + IV + V(2,3) + VI] + BTS [I + II + III]
Qua bảng cân đối kế toán và thuyết minh báo cáo tài ch8ính năm 2000
của công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước ta thấy: vào đầu năm số tài
sản của công ty sử dụng là (93.387.916 đ + 1.767.830.549 đ + 325.435.668 đ
+ 8.450.150.915đ + 84.821.000đ ) = 10.721.623.448 đ. Trong khi đó nguồn
vốn chủ sở hữu của công ty không đủ trang trải cho tài sản phục vụ sản xuất
kinh doanh và còn thiếu một khoản rất lớn là 7.685.287.928đ. Do đó để có thể
trang trải chi phí cho hoạt động của mình thì đến cuối năm 2000 công ty đã đi
chiếm dụng vốn dưới hình thức vay ngân hàng, mua chậm trả người bán, hoặc
thanh toán chậm với nhà nước, với CNV, số tiền là 7.915.162 nghìn đồng
(19.171.940 nghìn đồng – 11.256.778nghìn đồng) chênh lệch giữa số phải thu
và nợ phải trả- số liệu phần c)Thuyết minh báo cáo tài chính. Với cách tương
tự ta thấy vào thời điểm cuối năm, số tài sản công ty tăng so với cuối năm là
1.250.475.646đ+13.186457.564đ+3.589.000đ+35.358.052đ+8.309.677.841đ+
84.821.000đ = 22.785.556.000đ. Trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu không
tăng lên, công ty không đủ vốn để trang trải cho tài sản đang sử dụng và còn
thiếu một khoản là 19.749.221.000đ. Như vậy, công ty tiếp tục đi chiếm dụng
vốn bên ngoài để đảm bảo tiến độ hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua phân
tích ta thấy, vào cả 2 thời điểm đầu năm và cuối năm công ty đều phải đi ciếm
dụng vốn, song điều này không thể hiện được tình trạng tài chính của công ty
là tốt hay xấu, vì trong thực tế kể cả lúc thừa lẫn lúc thiếu vốn thì các doanh
nghiệp đều phải thường xuyên chiếm dụng vốn lẫn nhau.
Đánh giá sơ bộ ta có thể thấy được quy mô tài sản mà công ty sử dụng
cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của công ty ngày
một tăng, chứng tỏ công ty có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh,
mở rộng địa bàn hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Điều
này được thể hiện rõ qua cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty.
a. Phân tích cơ cấu tài sản
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ta lập bảng phân tích cơ cấu tài sản của
công ty (bảng 01)
Bảng 01: Bảng phân tích tình hình phân bổ tài sản của công ty CKXD và
LMĐN
Đầu năm Cuối kỳ
So sánh cuối kỳ với đầu
năm Chỉ tiêu
Số tiền (đ) % Số tiền (đ) % Số tiền (đ) %
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
A. TSLĐ &ĐTNH 13.673.364.119 61,57 22.799.019.644 73,08 9.925.655.525 172,59
I. Tiền 93.387.916 0,12 1.250.475.646 4,01 1.157.087.730 11239
II.ĐTTCNH
III. Các khoản phải thu 11.256.778.682 50,68 7.850.972.479 25,17 -3.405.806.203 -69,7
IV Hàng tồn kho 1.767.830.549 7,96 13.186.457.564 42,27 -11.418.627.015 1645
V Tài sản lưu động khác 555.306.972 2,5 511.113.955 1,63 -44.193.017 92,04
VI. Chi sự nghiệp
B. TSCĐ và ĐTDH 8.534.971.915 38,43 8.394.498.841 26,91 -7.640.473.074 98,4
I. TSCĐ 8.450.150.915 38,05 8.309.677.841 26,64 -140.473.074 98,3
II. ĐTTCDH
III. Chi phí XDCBDD 84.821.000 0,38 84.821.000 0,27 0
IV. Ký cược dài hạn
Tổng tài sản 22.208.276.034 100 31.193.518.485 100 8.985.242.451 140,4
Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng tài sản cuối kỳ so với năm đầu năm
tăng 8.985.242.151 đ đạt 140,4% trong đó giá trị tài sản lưu động tăng và vẫn
chiếm một phần rất lớn trong tổng tài sản. Bên cạnh đó tỷ tọng và giá trị tài
sản cố định của công ty vào thời điểm cuối năm giảm. Điều này cho thấy
trong năm 2000 công ty mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh,
nhưng quy mô và tài sản sử dụng lại giảm, cụ thể là:
* Đối với tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
Tài sản cố định giảm 140.473.074 đ với tỷ lệ giảm còn là 98,3 so với
đầu năm, tỷ trọng của nó trong tổng số tài sản cũng giảm từ 38,05 đầu năm
xuống 26,64% vào cuối năm. Điều này cho thấy cơ sở vật chất kỹ thuật của
công ty trong năm 2000 không được tăng cường đầu tư cả về gía trị lẫn quy
mô. Thực tế trong nưam qua công ty vừa thanh lý một số tài sản tại xí nghiệp
trực thuộc, thanh lý một máy tiện tại xí nghiệp đúc cổ bi à một máy trộn bê
tông tại xí nghiệp xây dựng số 2do đã quá thời gian sử dụng và bị hư hỏng.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang đầu năm, cuối năm vẫn giữ nguyên.
Do đầu năm công ty có đầu tư sửa chữa phòng kế toán 24.342.391 đ, và sang
nền (sân chơi thể thao) đã nên tới 60.748.409đ vào cuối kỳ nhưng vẫn chưa
hoàn thành và trong tương lai vẫn còn tiếp tục đầu tư thêm, nhưng do thiếu
tiền nên công ty tạm thời phải dừng lại .
Để đánh giá đầy đủ và kết luận chính xác hơn về tình hình đầu tư
chiều sâu này chúng ta xét 2 tỷ suất đầu tư sau:
Tỷ suất đầu tư chung = TSCĐ hiện có + Đầu tư tài chính DH + Chi phí XDCBDD Tổng tài sản
Đầu năm =
8.450.150.915 + 84.821.000
22.208.275.034 = 0,39
Cuối kỳ =
8.309.677.841 + 84.821.000
31.193.518.485 = 0,27
Tỷ suất đầu tư TSCĐ =
Trị giá TSCĐ hiện có
Tổng tài sản
Đầu năm =
8.950.150.915
22.208.275.034 = 0,38
Cuối kỳ =
8.304.677.841
31.193.518.485 = 0,26
Như vậy vào cuối năm, cùng với sự giảm xuống về giá trị và quy mô TSCĐ
trong tổng tài sản thì tỷ suất đầu tư chung và tỷ suất đầu tư TSCĐ đều giảm
0,12. Điều này chứng tỏ trong năm 2000 cơ sở vật chất kỹ thuật cua công
không được tăng cường vì gía trị mở rộng về quy mô. Sự thiếu đầu tư chiều
sâu này là chưa hợp lý vì muốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì
việ đảm bảo một cơ sở vật chất tốt là một yêu cầu bắt buộc. Mặt khác, đặc
điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị là xây dựng và sản xuất hàng cơ khí thì
tài sản cố định phải chiếm một tỷ trọng lớn mới đảm bảo được cho hoạt động
sản xuất kinh doanh.
* Đối với tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.
Do cấu tạo rất phức tạp nếu để đánh giá chính xác hơn tính hợp lý của
các khoản mục trong tài sản lưu động, khi phân tích cơ cấu tài sản lưu động
chúng ta lập bảng phân tích riêng.
Bảng 02. Bảng phân tích tình hình phân bố tài sản lưu động của công ty
CKXD & LMĐM: Năm 2000
Số đầu năm Số cuối kỳ So sánh Chỉ tiêu
Số tiền (đồng) % Số tiền (đồng) % Số tiền (đồng) %
A. TSLĐ ĐTDH 13.673.364.149 61,57 22.799.019.644 73,08 9.925.655.255 172,59
I.Tiền 93.387.916 0,42 1250.475.646 4,01 1.157.687.730 11239
1. Tiền mặt 72.600.486 0,32 34.979.666 0,11 -37.620.820 -48,98
2. TGNH 20.787.430 0,09 1.215.677.980 3,89 1.194.890.550 5848
III. Các khoản phải
thu
11.256.778.682 50,68 7.850.972.479 25,17 -3.405.806.203 -69,7
1. Phải thu khách
hàng
11.762.050.954 52,9 19.379.723.888 62,13 7.617.672.934 164,7
2. Trả trước người
bán
355.397.158 1,6 82.297.755 0,26 -273.099.403 23,15
3. Phần thu nội bộ -1010.154.808 -4,5 -11.649.469.437 37,35 -12.659.624.245 1153
- phần thu nội
bộ(1361)
-Phẩn thu nội bộ
(1362)
-1.010.154.808 -4,5 -11.694.469.437 37,35 -12.659.624.245 1153
4. Phải thu khác 149.485.378 0,6 38.420.273 0,12 -111.065.105 25,7
IV> Hàng tồn kho 1.767.830.549 7,96 13.186.457.564 42,27 -11.418.627.015 1645
1. Nguyên vật liệu 146.422.414 0,65 114.395.414 0,36 32.027.000 78,13
2.Công cụ dụng cụ 60.015.500 0,27 83.899.600 0,27 23.884.100 139,7
3. Chi phí SXKDDD 926.240.923 4,1 14.948.505.467 47,92 14.022.264.544 1613
4. thành phẩm 609.385.825 2,74 605.105.825 1,93 -4.280.000 99,29
5. Hàng hoá 25.765.887 0,12
V>Tài sản lưu động
khác
555.306.972 2,5 551.113.955 1,63 44.193.817 92,57
1.Tạm ứng 229.871.304 1,04 389.383.343 1,254 159.515.039 169,4
2. Chi phí trả trước
3.589.000 0,01 3.589.000 100
3. Chi phí chờ kết
chuyển
32.325.435.668 1,46 35.358.052 0,11 -290.077.616 10,86
4.Thế chấp ký quỹ
ngắn hạn
82.783.560 0,26 82.783.560 100
Tổng tài sản 22.208.276.034 100 31.193.518.485 100 8.985.242.451 140,4
Từ số liệu trên bảng cân đối kế toán ta lập bảng phân tích tình hình
phân bố tài sản lưu động của công ty CKXD &LMĐM năm 2000
Qua bảng phân tích ta thấy so với đầu năm thì vào cuối năm tổng tài
sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng. 9.925.655.525 đ với tỷ lệ tăng là
72,59% cụ thể là: Vốn bằng tiền tăng 1.157.087.730 đ đạt 123,9% so với đầu
năm trong đó chủ yếu là tăng khoản tiền gửi ngân hàng còn lượng tiền mặt lại
giảm xuống. Tiền gửi ngân hàng tăng do cuối năm công ty hoàn thành nghiệm
thu công trình sửa chữa lớn quốc lộ 32 đoạn km185-km191 của Ban ql dự án
công trình giao thông vào tháng 12. Do vào thời điểm cuối năm công ty chưa
chuyển trả các khoản nợ của công ty đối với khách hàng. Lượng tiền gửi ngân
hàng của công ty chiém tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản so với các khoản
khác thuộc vốn bằng tiền vào thời điểm cuối năm. Điều này cho khả năng
thanh toán tức thời của công ty được đảm bảo.
Trên thực tế, vốn bằng tiền là loại tài sản linh hoạt nhất, dễ dàng có để
thoả mãn mọi nhu cầu sản xuất kinh doanh nên việc tưng lên của vốn bằng
tièn thể hiện tính chủ động trong kinh doanh và đảm bảo khả năng thanh toán
cho công ty. Tuy nhiên nếu vốn bằng tiền tăng quá cao hoặc chiếm tỷ trọng
quá lớn không hẳn là tốt vì nếu doanh thu không đoỏi mà lượng tiền dự trữ
quá lớn sẽ gây tình trạng vòng quay tiền chậm, hiệu quả sử dụng vốn không
cao. Thực tế ở công ty cho thấy lượng vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ trong
tổng tài sản (0,42% vào đầu năm và 4,01% vào cuối năm) do đó việc tăng nên
của vốn bằng tiền vào thời điểm cuối năm là hợp lý.
- Các khoản phải thu giảm 3.465.806.203đ vào cuối năm, bên cạnh đó
khoản phải thu của khách hàng cuối kỳ so với đầu kỳ lại tăng điều này là do
công ty để khoản thu nội bộ âm khiến cho các khoản phải thu giảm xuống.
Nguyên nhân chính là do trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thi
công các công trình do công ty thiếu vốn nên các xí nghiệp trực thuộc phải tự
cung ứng vốn để mua nguyên vật liệu và chi trả các chi phí khác, vì thế khoản
phải thu của công ty giảm xuống do bù trừ cho các xí nghiệp trực thuộc.
- Hàng tồn kho của công ty là loại tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng tài sản của công ty (42,27% vào cuối năm). Hàng tồn kho tăng chủ
yếu là do sự tăng lên của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Trên thực tế,
công ty đang thi công dở dang một số công trình như công trình triển lãm Vân
Hồ chi phí dở dang đã lên tới 9.071.825.347 đ. Công trình đường 2(Vĩnh
Phúc 1.327.518.902 , công trình thi công đường yên bái : 1.983.172.458đ vào
cuối năm công trình chưa hoàn thành và nghiệp thu, trong quá trình thi công
công ty luôn phải bỏ vốn để mua nguyên vật liệu và trang trải chi phí khác để
đảm bảo tiến độ thi công. Vào thời điểm do chưa nghiệm thu được công trình
nên tiền đọng lại các công trình nhiều. Tuy nhiên đây cũng là một hạn chế của
xây dựng, việc thanh toán thường xảy ra chậm hoặc sau khi nghiệm thu công
trình do đó thì cơ cấu vốn thường mang tính đặc thù riêng.
Công cụ dụng cụ tăng vào cuối năm, tuy nhiên không phải là điều đáng
lo ngại vì chúng được lên kế hoạch đầy đủ. Được mua để sử dụng cho công
trình này và tiếp tục được sử dụng cho công trình khác
Bên cạnh đó, nguyên vật liệu và thành phẩm giảm xuống chứng tỏ công ty
luôn cố gắng tránh tình trạng tồn kho. Nguyên vật liệu gây ứ đọng vốn, đặc
biệt, hàng hoá giảm 100% vào cuối năm điều này chứng tỏ đối với mặt hàng
cơ khí công ty luôn cố gắng tổ chức tốt mạng lưới tiêu thụ, thu hồi vốn nhanh.
Tổng kết các phân tích trên ta thấy: Đối với một doanh nghiệp vừa sản xuất
mặt hàng cơ khí vừa xd thì hàng tồn kho trong dó chi phí sản xuất kinh doanh
dở dang chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tôngt tài sản là hợp lý, đảm bảo
cho việc sản xuất kinh doanh của công ty được liên tục, tạo công ăn việc làm
cho cán bộ công nhân viên toàn công ty. Tuy nhiên bên cạnh đó thì khoản
phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản là một kết
quả không tốt cho tình hình tài chính của công ty nhưng điều này cũng khó
tránh khỏi và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là xây dựng, việc
thanh toán thường diễn ra chậm.
Qua việc phân tích sự phân bố tài sản của công ty cơ khí xây dựng và
lắp máy điện nước cho ta thấy. Nhìn chung, sự phân bố tài sản vào cả đầu
năm và cuối năm là khá hợp lý, phù hợp với đặc điểm hoạt động của công ty.
Song điều đó chưa khẳng định được tình hình tài chính của công ty là tốt hay
xấu bởi một doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt không phải chỉ có kết cấu
tài sản hợp lý mà phải có nguồn vốn hình thành nên tài sản đó dồi dào, hợp
pháp và cũng có kết cấu thích hợp. Do đó để những kết luận chính xác hơn về
thực trạng tài chính của công ty chúng ta đi vào phân tích cơ cấu nguồn vốn.
Bảng 03: Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Đầu năm Cuối kỳ So sánh cuối kỳ với đầu
năm
Chỉ tiêu
Số tiền (đ) % Số tiền (đ) % Số tiền (đ) %
A. Nợ phải trả 19.147.940.514 86,21 28.102.120.940 90,08 8.954.180.426 146,76
I. Nợ ngắn hạn 18.934.940.511 85,26 26.590.266.440 85,24 7.655.325.929 140,48
1. vay ngắn hạn 1.3432.859.907 60,48 17.741.468.269 56,88 4.308.608.362 132,07
2 Nợ dài hạn đến hạn trả
3. Phải trả cho người bán 743.479.281 3,35 5856.33.157 1,88 -157.846.061 78,76
4. Người mua trả tiền trước 22.401.138.100 10,09 5.855.107.884 18,77 3.614.969.784 161,4
5. Thuế và các khoản phải
nộp
1.851.307.059 8,34 1.166.595.064 3,74 -684.711.995 36
6. Phải trả CNV 91.543.368 0,29 91.543.368 100
7> Phải trả nội bộ 760.737.629 3,02 1.088.120.176 3,49 417.382.447 162,2
8. Phải trả phải nộp khác -3.581.399 -0,01 61.798.622 0,19 65.380.021 1725
II.Nợ dài hạn 1.724.854.500 4,09 1.274.854.500 100
1. Nợ dài hạn 1.140.000.000 3,65 1.140.000.000 100
2. Vay dài hạn 134.854.500 0,44 134.854.500 100
III. Nợ khác 237.000.000 1,07 237.000.000 0,76 0
1. Chi phí phải trả 237.000.000 1,07 237.000.000 0
B Nguồn vốn chủ sở hữu 3.036.335.520 13,67 3.091.397.545 0,76, 55.062.025
I. Nguồn vốn kinh doanh 3.036.335.520 13,67 3.091.379.545 9,9
1. Nguồn vốn – quỹ 3.137.004.815 14,12 3.137.114.815 9,9 0
2. Quỹ đầu tư phát triển 26.914.623 0,12 26.914.623 10,5 0
3.Lãi chưa phân phối 149.407.025 0,09 149.407.025 100
4. Quỹ khen thưởng phúc lợi -177.693.918 -0,8 -272.038.918 0,47 9.4345.000
5. Nguồn vốn đầu tư xây
dựng cơ bản
50.000.000 0,22 50.000.000 (-0,87) 0
II. Nguồn kinh phí 0,16
Tổng nguồn vốn 22.208.276.034 100 31.193.518.485 100 9.885.242.451 140,45
Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Dựa vào bảng cân đối kế toán ta lập bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn:
Bảng 02.
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số nguồn vốn của Công ty cuối kỳ
so với đầu năm tăng 8.985.242.451 đ chủ yếu là do tăng các khoản nợ ngắn
hạn và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn vào thời điểm cuối kỳ tăng
7) Nợ ngắn hạn tăng chủ yếu là do khoản vay ngắn hạn tăng: nguyên
nhân là do tăng trong năm vừa qua Công ty đang thi công một số công trình
dở dang như công trình triển lãm Vân Hồ , công trình đường 2C Vĩnh Phúc,
tiền ứng trước của các chủ đầu tư rất ít, do thiếu vốn nên Công ty phải vay
ngân hàng để mua nguyên vật liệu va trang trải các chi phí khác để đảm bảo
cho tiến độ công trình được hoàn thành. Mặt khác trong sự tăng lên của nợ
phải trả, khoán người mua trả tiền ứng trước cũng tăng lên đáng kể cụ thể là
cuồi kỳ so với đầu kỳ là tăng 3.614.969.784 đ. Đây là số tiền ứng trước
củakhách hàng khi ký kết hợp đồng. Tuy nhiên khoản ứng trước của khách
hàng này không nhiều nên khi tiến hành thi công công trình Công ty luôn phải
đi chiếm dụng vốn bằng cách vay ngân hàng là chủ yếu
Khoản phải trả công nhân viên tăng lên do vào thời điểm cuối năm
Công ty thanh toán chậm cho công nhân viên một tháng 12 cuối năm đây
cũng là một trong hình thức chiếm dụng vốn của Công ty.
Khoản nợ dài hạn tăng vào cuối năm chủ yếu là sự tăng lên của vay dài
hạn nguyên nhân cuối năm 2000 do nhu cầu sử dụng Công ty vay dài hạn để
đầu tư thuê mua tài chính một ôtô 12 chỗ ngồi và mua một ôtô con phục vụ
cho việc đi lại giao dịch của giám đốc và toàn Công ty.
Bên cạnh sự tăng lên của nợ ngắn hạn và sự dài hạn thì Công ty cũng
chưa thanh toán được khảon chi phí phải trả. Khoản này đầu năm và cuối kỳ
vẫn giữ nguyên chưa được quyết toán lý do đây là khoản Công ty trích trước
để trả lãi cho Bộ xây dựng ,vì năm 1997 công ty có vay 500.000.000đ với lã
xuất 0.7% một tháng ,và số tiền lãi tích luỹ qua nhiều năm hiện nay công ty
xin miễn cho khoản lãi này.
Mặc dù các khoản vay nợ tăng lên cao nhưng Công ty luôn giữ uy tín
với bạn hàng thực hiện tốt thanh toán. Điềy này được thể hiện qua sự giảm
xuống vào cuối kỳ của khoản phải trả cho người bán là 1.578.460.061 đ. Đây
cũng là một trong những cố gắng. nỗ lực của ban quản lý Công ty.
Qua phân tích trên ta thấy khả năng huy động vốn từ các nguồn khác
nhau, chủ yếu là đi vay là khá cao. Do phải đi vay lãi ngân hàng nhiều với lãi
suất 0,65% tháng, nên một năm công ty phải trả lãi ngân hàng một năm sấp sỉ
một 1,7 tỷ đồng trong khi bản thân Công ty cũng bị chiếm dụng điều này
được thể hiện qua khoản phải thu của khách hàng vào cuối kỳ tăng
7.617.672.934đ (19.379.723.888 – 11.762.050.954 đ) sô liệu trên bảng cân
đối kế toán.
Số tiền Công ty bị chiếm dụng không được trả lãi, trong khi Công ty
thiếu vốn vay ngân hàng (Phải trả lãi) để tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh thì phải trả lãi vay.Do phải trả lãi nhiều nên lợi nhuận còn lại của Công
ty rất thấp dẫn đến việc trích lập các quỹ và bổ xung vào các nguồn vốnchủ
sở hữ là rất khó khăn. Mặt khác để biết sâu hơn về tình hình tài chính về khả
năng tự tài trợ về mặt tài chính và mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và
những khó khăn doanh nghiệp gặp phải trong khai thác các nguồn vốn ta phân
tích 2 tỷ suất sau:
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tự tài trợ =
Tổng số nguồn vốn
3.036 .335.520
Đầu năm =
22.208.276.034
X100 = 13,67%
3.091 .397.545
Cuối kỳ =
31.193.518.485
X100 = 9,9%
Nhìn vào kết quả tính tỷ suất trên, ta thấy cả đầu năm và cuối kỳ thì khả
năng đảm bảo về mặt tài chính của Công ty rất thấp.
Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguốn vốn cho
nên doanh nghiệp không có đủ khả năng đảm bảo về mặt tài chính và mức độ
độc lập của doanh nghiệp đối với ngân hàng và các nhà cung cấp là chưa cao.
Vì hiện nay tỷ suất này phải bằng hoặc lớn hơn 50% thì Công ty được
cho khả năng đảm bảo về mặt tài chính, chủ động trong kinh doanh.
Nợ phải trả
Tỷ suất nợ =
Tổng số nguồn vốn
19.147.940.514
Đầu năm =
22.208.276.034
X100 = 86,21%
28.102.120.940
Cuối kỳ =
31.193.518.485
X100 = 90,08%
Qua việc tính tỷ suất nợ của Công ty thấy cuối kỳ tăng so với đầu năm
3,81% (90,08% – 86,21%). Mặt khác cả ở thời điểm đầu năm và cuối năm thì
khoản nợ phải trả, đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Điều này,
chứng tỏ công ty kinh doanh chủ yếu trên vốn đi chiếm dụng bên ngoài bằng
nhiều nguồn khác nhau, như vay ngân hàng, trả chậm người bán, thanh toán
chậm lương công nhân viên và có thể nói rằng Công ty thực hiện chưa tốt kỷ
luật thanh toán tín dụng. Tuy nhiên cũng có những hạn chế riêng của xây
dựng, phải nghiệm thu công trình song mới thu được tiền về thậm chí còn bị
thanh toán chậm nên trong quá trình thi công Công ty thường xuyên phải vay
vốn để đảm bảo tiến độ công trình được hoàn thành, do đó việc Công ty bị
chiếm dụng và đi chiếm dụng là điều không thể tránh khỏi.
2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn.
a) Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định
Vốn cố định là loại vốn quan trọng của bất cứ doanh nghiệp nào, có thể
hiện một phần quy mô của doanh nghiệp. Từ báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh ta lập bảng các chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốn cố định
Bảng 04: Các chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty Cơ
khí xây dựng và lắp máy điện nước Gia Lâm
So sánh
Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000
Số tiền %
1 2 3 4 5
1. Doanh thu thuần (Đ) 37.611.954.976 42.636.728.139 5.024.773.163 113,4
2. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh (Đ)
95.103.896 464.368.057 369.264.161 488,2
3. Vốn cố định bình quân
(Đ)
8.103.413.574 8.379.914.378 276.500.804 103,4
4. Hiệu suất sử dụng vốn
cố định = 1/3 (Lần)
4,64 5,09 0,45 109,6
5. hiệu quả sử dụng vốn cố
định = 2/3 (Lần)
0,01 0,06 0,05 1500
6. Hệ số đảm nhiệm vốn cố
định = 3/1 (Lần)
0,21 0,19 -0,02 90,47
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định sẽ giúp Công ty có quyết định
đúng đắn cho việc đầu tư và có những biện pháp khắc phục. Như vậy, qua
bảng trên thấy rằng một đồng vốn cố định đem lại 4,64 đ doanh thu năm 1998
thì đến năm 2000 cũng một đồng vốn cố định bình quân đã đem lại 5,09đ
doanh thu, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của đơn vị được tăng lên
mặc dù tài sản cố định của đơn vị giảm xuống.
- Sức sinh lợi của vốn cố định năm 2000 tăng nhiều so với năm 1999.
Nếu như một đồng vốn cố định bình quân đem lại 5,09đ doanh thu trong năm
2000 thì cũng 1 đồng đó chỉ đem lại 0,06 đ lợi nhuận thuần của một đồng
vốn cố định bình quân đã cho thấy sức sinh lợi của tài sản cố định đã tăng lên
(0,06 đ với 0,01 của năm 1999). Tuy mức tăng này chưa cao nhưng cũng
chứng tỏ công ty đã cố gắng không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
coó định bằng cách khai thác và kết hợp tối đa công suất của chúng.
- Hệ số đảm nhiệm của vốn cố định giảm có nghĩa năm 1999 để có
một đồng doanh thuthuần thì cần tới 0,21 đồng vốn cố định vào sản xuất
nhưng năm 2000 chỉ cần 0,19đ. Do đó hệ số đảm nhiệm của tài sản cố định
năm 2000 đã giảm xuống, đồng nghĩa với việc tưng hiệu quả sử dụng tài sản
cố định của đơn vị.
Đối với loại hình doanh nghiệp vừa xây dựng vừa sản xuất mặt hàng
cơ khí, tài sản cố định có đóng góp rất lớn vào hoạt động kinh doanh vì vậy
việc sử dụng có hiệu quả tài sản cố định là một điều rất quan trọng, nó giúp
cho đơn vị nâng cao được hiệu quả kinh doanh. Vì vậy có thể nói đây là một
lỗ lực lớn của đơn vị trong vấn đề ql và sử dụng tài sản cố định.
b) Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh là nhằm thu
được lợi nhuận. Vì vậy, yêu cầu đối với doanh nghiệp nói chung và Công ty
nói riêng phải sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả mà doanh nghiệp có, đặc biệt
là vốn lưu động để làm cho vốn lưu động hàng năm có thể đưa vào luân
chuyển tạo ra nhiều lợi nhuận.
Bảng 05: Các chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốn lưu động
So sánh
Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000
Số tiền %
1 2 3 4 5
1. Doanh thu thuần (Đ) 37.611.954.976 42.636.728.139 5.024.773.163 113,4
2. Lợi nhuận thuần (Đ) 95.103.896 464.368.057 369.264.161 488,2
3. Vốn lưu động bình quân (Đ) 12.529.722.728 18.236.161.881 5.706.439.153 145,5
4. Số vòng quay vốn lưu động =
1/3 (lần)
3 2,34 -0,06 78
5. Sức sinh lợi vốn lưu động =
2/3 (Lần)
0,01 0,03 0,02 300
6. Thời gian luân chuyển vốn lưu
động (360/4- ngày)
120 153 33 127,5
Vòng quay vốn lưu động của Công ty Cơ khí Xây dựng và Lắp máy
điện nước năm 1999 đạt 3 vòng, năm 2000 còn 2,43. Điều này dẫn tới tốc độ
vòng quay vốn lưu động tăng. Năm 1999 để cho vốn lưu động quay được một
vòng chỉ cần 120 ngày/vòng nhưng năm 2000 cần đến153 ngày/vòng. Có
nghĩa Công ty sử dụng vốn lưu động kém hiệu quả hơn năm 1999. Mặc dù
doanh thu thuần tăng nhưng lượng vốn lưu động phục vụ cho nhu cầu kinh
doanh trong năm lại tăng (như đã phân tích trên giá trị vốn lưu độ ng tăng chủ
yếu là do các khoản phải thu và chi phí sản xuất dở dang tăng. Do đó khả
năng sinh lời của vốn lưu động tuy có tăng nhưng không đáng kể).
Để đánh giá khách quan ta thấy, do cạnh tranh và rất nhiều yếu tố bên
ngoài tác động, khả năng sinh lợi tăng rất ít không phải là điều ngạc nhiên.
2.2.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán.
Căn cứ số liệu trên bảng cân đối kế toán ta lập: Bảng phân tích tình
hình thanh toán của Công ty Cơ khí, Xây dựng và lắp máy điện nước năm
2000: (Bảng 05)
2.1.7.1. Phân tích tình hình công nợ.
a) Đối với các khoản phải thu.
Qua bảng phân tích thấy rằng vào cuối năm các khoản phải thu giảm
3.405.806.203 đồng. Tuy nhiên khoản phải thu khách hàng cuối kỳ so với đầu
năm lại tăng điều này Công ty bị chiếm dụng vốn, chưa thu hồi được công nợ.
Thực chất khoản phải thu nội bộ âm là do Công ty nợ tiền xí nghiệp trực
thuộc, trong quá trình sản xuất kinh doanh, thi công các công trình do Công ty
thiếu vốn nên các xí nghiệp trực thuộc phải tự cung ứng vốn để thực hiện sản
xuất và khoản thu nội bộ được bù trừ vào khoản phải thu của khách hàng vì
thế khoản phải thu của Công ty giảm xuống do bù trừ cho đơn vị phụ thuộc.
Bên cạnh những khoản trả trước cho người bán và phải thu khác giảm xuống
là một dấu hiệu đáng mừng, vì Công ty đã cố gắng hạn chế được khoản bị
chiếm dụng, đôn đốc thu hồi các khoản nợ của khách hàng.
Để đánh giá các khoản phải thu có ảnh hưởng như thế nào đến tình
hình tài chính của Công ty, cần xem xét 2 tỷ trọng sau:
Các khoản phải thu Tỷ trọng các khoản phải thu so với
vốn lưu động
=
Tài sản lưu động
11.256.778.682
Đầu năm =
13.673.304.114
x100 = 82,33%
7850.972.479
Cuối kỳ =
22.799.019.644
x 100 = 34,44
Tổng các khoản phải thu x 100 Tỷ trọng các khoản phải thu so
với số tiền phải trả
=
Tổng các khoản phải trả
11.256.778.682
Đầu năm =
19.174.940.514
x100 = 58,71%
7850.972.479
Cuối kỳ =
28102.120.940
x 100 =27,94 %
Kết quả trên cho thấy Công ty đang đi chiếm dụng nhiều hơn bị chiếm
dụng. Công ty đã cố gắng thu hồi các khoản phải thu. Cụ thể là so với đầu
năm, vào cuối kỳ khoản phải thu giảm 47,89% so với tài sản lưu động.
(82,33% - 34,44%) và giảm 30,77% so với các khoản phải trả (58,71% –
27,94%). Điều này chứng tỏ Công ty tích cực thu hồi nợ, tránh gây ứ đọng
vốn. Để đánh giá chính xác tình hình này chúng ta xét tốc độ chuyển đổi các
khoản phải thu thành tiền qua chỉ tiêu:
Doanh thu thuần Vòng quay các
khoản phải thu
=
Số dư bình quân các khoản phải thu
37.611.954.976 Năm
1999
=
9.230.627.698
= 4,07
42.813.064.517 Năm
2000
=
9559.875.580
4,48 %
Hệ số vòng quay của khoản phải thu năm 2000 cao hơn năm 1999
chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu mạnh hơn năm 1999.
b) Đối với các khoản phải trả
So với đầu năm các khoản phải trả tăng 8.927.180.926 đạt 196,4% vào
cuối năm chứng tỏ trong năm 2000 công ty tiếp tục đi chiếm vốn bên ngoài để
đảm bảo nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đóvay
ngắn hạn tăng khá lớn do vay ngân hàng và là khoản chiếm dụng hợp lý vì
chưa đến hạn trả song công ty phải chịu thêm một khoản chi phí nữa trong
tổng chi phí là lãi vay ngắn hạn. Khoản phải trả CNV tăng. Tuy nhiên đây
được coi là khoản chiếm dụng hợp lý vì thực chất do vào thời điểm cuối năm
công ty còn nợ lại lương tháng 12 của năm chưa kịp thanh toán. Các khoản
phải thu phải nôpợ khác, phải trả nội bộ bị tăng chứng tỏ công ty luôn cố gắng
huy động bằng nguồn khác nhau. Vay dài hạn do công ty vay để mua sắm 2
chiếc ô tô phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.
Bên cạnh đó khoản phải trả người bán và thuế phải nộp giảm xuống
chứng tỏ mặc dù luôn thiếu vốn nhưng công ty luôn cố gắng thực hiện tốt
nghĩa vụ với nhà nước, thanh toán đúng hạn với nhà nước, thanh toán đúng
hạn với nhà cung cấp tạo uy tín cho công ty.
Tuy nhiên, việc tổng các khoản phải trả tăng lên là không tốt, vì
nó chứng tỏ khả năng tự tài trợ của Công ty là chưa cao.
2.1.7.2 Phân tích khả năng thanh toán.
Để có cơ sở đánh giá tình hình thanh toán của Công ty trong thời gian
tới để cần đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán: Bảng số 6.
Trên cơ sở bảng phân tích trên, tính hệ số về khả năng thanh toán:
Hệ số khả năng thanh toán =
Khả năng thanh toán
Nhu cầu thanh toán
Đầu năm =
13.117.997.147
16.694.802.414 = 0,78
Cuối năm =
22.287.905.689
20.735.158.556 = 1,07
Hệ số về khả năng thanh toán > = 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng
thanh toán và tình hình tài chính là bình thường. Vậy qua kết quả tính trên cho
thấy khả năng thanh toán cuối kì tăng lên 1.07 chứng tỏ tình hình tài chính
của công ty trong tương lai có xu hướng tốt.
Tuy nhiên đẻ đánh giá khả năng thanh toán của công ty trước mắt ta
cần xem xét các chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn , khả năng thanh toán
nhanh … qua bảng số 07.
Qua bảng phân tích ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công
ty cả hai thời điểm đầu năm và cuối kỳ rất thấp. Điều này chứng tỏ mức độ
đảm bảo tài chính của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn là thấp. Khả năng
tự chủ về mặt tài chính không có.
Vì để đánh giá khả năng thanh toán củadoanh nghiệp khi cho vay thì hệ
số chủ nợ chấp nhận là 2.
Tuy nhiên, để đánh giá khả năng thanh toán tốt hay xấu còn phải phụ
thuộc ít nhất 3 yếu tố.
- Bản chất ngành kinh doanh
- Cơ cấu tài sản hiện có.
- Hệ số vòng quay một số loại tài sản hiện có.
- Khả năng thanh toán nhanh của Công ty có xu hướng giảm có nghĩa
là khả năng thanh toán nhanh phụ thuộc rất nhiều vào hàng tồn kho chủ yếu
là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nên khả năng thanh toán nợ bị hạn chế.
Qua bảng phân tích cho thấy khả năng thanh toán nhanh đầu năm 0. là
0,59 và cuối năm giảm còn 0,34. Chứng tỏ doanh nghiệp đang gặp khó khăn
trong việc thanh toán nợ.
Mặt khác, nếu chỉ xét khả năng thanh toán của vốn bằng tiền ta thấy
khả năng này tăng lên. Đây là (một) dấu hiệu đáng mừng và Công ty đảm bảo
được nhu cầu thanh toán của một số khoản nợ đến hạn.
Kết quả phân tích trên chứng tỏ rằng mức độ độc lập về tài chính chưa
tốt, tình hình tài chính không ổn định vấn đề đặt ra là Công ty phải nhanh
chóng hoàn thành nghiệm thu một số công trình đang còn dở dang, giảm chi
phí sản xuất dở dang, thu hồi vốn, tích cực hơn trong công tác thu hồi nợ phải
thu để thu hồi kịp thời, hạn chế mức thấp nhất những thất thoát, ứ đọng vốn
gây ra để đảm bảo tốt nhất khả năng thanh toán.
Bảng 06: Phân tích tình hình thanh toán của Công ty Cơ khí xây dựng
và Lắp máy điện nước.
Đầu năm Cuối kỳ So sánh Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
A. Các khoản phải thu 11.256.778.682 100 7.850.972.449 100 -3.405.806.203 69,7
1. Phải thu của khách 11.762.050.954 104,5 19.379.723.888 246,8 7.617.672.934 164,8
2. Trả trước cho người bán 355.397.185 3,16 82.298.755 0,05 -273.099.403 23,2
3. Phải thu nội bộ -1.010.154.808 -8,99 -11.649.469.437 148,4 -10.639.314.629 -1153
4. Phải thu khác 149.485.378 1,33 38.420.273 0,49 -111.365.105 25,7
5. Dự phòng phải thu khó đòi
B. Các khoản phải trả 19.174.940.514 100 28.102.120.940 100 8.927.180.426 146,5
1. Vay ngắn hạn 1.343.285.907 70,05 17.741.468.26
9
63,13 4.308.608.362 132,1
2. Phải trả cho ngưòi bán 7.434.791.218 3,88 585.633.157 2,08 -157.846.061 78,76
3. Người mua trả tiền trước 2.240.138.100 11,68 5.855.107.884 20,84 3.614.469.784 261,4
4.Thuế và các khoản phải nộp 1.851.307.059 9,65 1.166.595.064 4,15 -684.711.995 63,01
5. Phải trả công nhân viên 91.543.368 0,33 9.154.336 100
6. Phải trả nội bộ 670.737.629 3,49 1.088.120.076 5,87 417.382.447 162,2
7. Phải trả phải nộp khác -3.581.399 0,01 61.798.622 0,22 6.531.702 1725
8. Vay dài hạn 1.140.000.000 4,06 1.140.000.000 100
9. Nợ dài hạn 134.854.500 0,47 134.854.500 100
10. Chi phí phải trả 237.000.000 1,24 237.000.000 0,85 0
Bảng 07: Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của Công ty Cơ
khí xây dựng và Lắp máy điện nước.
Năm 2000
Nhu cầu thanh toán Đầu năm Cuối kỳ
(1) (2) (3)
A. Các khoản cần thanh toán ngay 1.851.037.059 1.258.128.432
I. Các khoản nợ quá hạn
II. Các khoản nợ đến hạn
1.Phải nộp ngân sách 1.851.307.059 1.166.595.064
2. Phải trả công nhân viên 91.543.368
B. Các khoản phải thanh toán 14.843495.355 19.477.020.124
1. Phải trả ngân hàng 13.432.859.907 17.741.468.269
2. Phải trả người bán 743.479.218 585.633.157
3. Phải trả nội bộ 670.737.629 1.088.120.157
4. Phải trả khác -35081399 61.798.622
Tổng cộng khả năng thanh toán 16.694.803.414 20.735.158.556
A. Các khoản có thể dung thanh toán ngay 93.387.916 1.250.475.646
1. Tiền mặt 72.600.486 34.797.666
2. Tiền gửi ngân hàng 20.787.430 1.215.677.980
3. Tiền đang chuyển
B. Các khoản có thể dùng thanh toán trong
thời gian tới.
13.024.609.231 21.037.430.043
1. Phải thu 11.256.778.682 7.850.972.479
2. Hàng tồn kho 1.767.830.682 13.186.457.564
Tổng cộng 1.767.997.147 22.284.905.689
Bảng 08: Bảng phân tích khả năng thanh toán của Công ty Cơ khí Xây
dựng và Lắp máy điện nước.
Năm 2000
Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch
(1) (2) (3) (4)
1. Vốn bằng tiền (đ) 93.387.916 1.250.475.646 1.157.087.730
2. Đầu tư tài chính NH (đ)
3. Các khoản phải thu (đ) 11.256.77/.682 7.850..972.479 -3.405.806.203
4. TCLĐ và ĐTNH (đ) 13.673.304.119 22.799.019.644 9.125.715.525
5, Nợ dài hạn 18.934.940.511 26.590.266.440 7.655.325.292
6. Khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn = 4/5lần
0,72 0,85 0,13
7. Khả năng thanh toán nhanh
= (1 + 2+ 3)/5 lần
0,59 0,34 -0,25
8. Khả năng thanh toán của
vốn bằng tiền = 1/5 l(ần)
0,005 0,05 0,045
2.2.5 Phân tích tình hình lợi nhuận
Để đánh giá tình hình lợi nhuận của Công ty trong năm qua chúng ta sử
dụng các chi tiết thông qua bảng sau
Bảng 09: Bảng phân tích, đánh giá tình hìnhlợi nhuận của Công ty Xây
dựng và Lắp máy điện nước.
Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Chênh lệch
Doanh thu thuần (d) 37.611.954.976 42.636.728.139 5.024.773.163
Tổng nguồn vốn hay tài sản bình quân. (đ) 21.220.905.313 26.700.897.259 5.479.991.946
Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân (đ) 2.868.688.291 3.063.866.532 195.478.241
Tổng lợi nhuận trước thuế (đ) 64.250.109 149.407.025 85.156.916
Doanh lợi doanh thu (lần) 0,001 0,003 0,002
Doanh lợi vốn hay tài sản cố định (lần) 0,003 0,005 0,002
Doanh lợi vốn chủ sở hữu (lần) 0,02 0,04 0,002
Kết quả trên cho thấy khả năng tạo lợi nhuận của một đồng doanh thu
tăng. Điều này chủ yếu là do năm 2000 Công ty thực hiện tốt giải pháp tiết
kiệm chi phí năm 2000 hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh thu tăng lợi nhuận.
Hơn nữa các chỉ tiêu doanh lợi tăng vốn hay doanh lợi vốn chủ sở hữu đều
tăng. Kết quả này một lần nữa cho thấy hiệu quả sử dụng vốn trong năm
2000 tốt hơn năm 1999. Tuy mức tăng không cao nhưng điều này cũng cho
thầy rằng tình hình tài chính đang có xu hướng tốt.
CHƯƠNG III.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN, PHÂN TÍCH VÀ CẢI
THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY.
+ Về công tác phân tích tình hình tài chính của công ty. Như chúng ta
đã biết phân tích tình hình tài chính có vai trò rất quan trọng trong hoạt động
tài chính của doanh nghiệp. Đó là việc sử dụng các phương pháp và công cụ
cho phép thu nhập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong
quản lý doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực
của doanh nghiệp giúp người sử dụng thông tin đưa ra quyết định tài chính
quản lý phù hợp.
Nhận thức vai trò và tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài
chính đối với sự phát triển của công ty trong những năm qua công ty cơ khí
xây dựng và lắp máy điện nước đã thực hiện khá tốt việc phân tích tình hình
tài chính chủ yếu trên kết quả tạo nguồn, kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh. Thông qua phân tích công ty đã xác định được những nguyên nhân và
các yếu tố chủ quan cũng như khách quan ảnh hưởng đến tình hình tài chính
và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củ công ty từ đó đưa ra các giải
pháp khắc phục để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong những năm
tiếp theo.
+ Một số nhận xét tình hình tài chính của công ty:
Với tư cách là một sinh viên chuyên ngành kế toán tiếp cận với tình
hình tài chính của công ty thông qua báo cáo tài chính, cá nhân em có một số
đánh giá về tình hình tài chính của công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện
nước như sau:
- Trong những năm gần đây tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
mang lại hiệu quả chưa cao. So với năm 1999 thì năm 2000 lợi nhuận tăng lên
là 149.407.025 đ, mặc dù con số này chưa phải là cao nhưng cũng là dấu hiệu
đáng mừng. Song song với việc cố gắng tăng lợi nhuận, đơn vị không ngừng
mở rộng quy mô hoạt động của mình, không ngừng nâng cao thu nhập tạo
thêm việc làm cho CBCNV.
Bên cạnh những mặt tích cực vừa nêu trên, tình hình tài chính của công
ty còn nhiều điểm chưa được như sau:
+ Nhìn vào bức tranh toàn cảnh của đơn vị ta thấy sự mất cân đối giữa
các loại tài sản, và trong mỗi loại tài sản vẫn chưa có sự phân bố hợp lý giữa
các khoản mục.
+ Phần tài sản cố định chỉ chiếm 26,64% trong tổng số tài sản. Đối với
đơn vị vừa sản xuất mặt hàng cơ cấu, vừa xây dựng và lắp máy thì tỷ lệ này là
chưa cao. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh.
+ Lượng tiền gửi ngân hàng tăng lên nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu thanh toán của công ty.
Biểu hiện ở thời điểm đầu năm và cuối năm, trị số của chỉ tiêu “tỷ suất
thanh toán nhanh” <0,5 l nhỏ hơn rất nhiều so với đầu năm) 0,59 và cuối năm
là 0,34 sẽ gây khó khăn trong vấn đề thanh toán của công ty cũng như các
hoạt động đầu tư nhanh vào lĩnh vực kinh doanh có chu kỳ ngắn bị hạn chế.
+ Vay ngắn hạn tăng nhiều cụ thể đầu năm 13.432.859.907 đ và cuối
năm năm tăng lên tới 17.741.468.269 đ. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến
kết quả hoạt động của công ty. Do hàng năm phải trả chi phí lãi vay ngân
hàng nên công ty phải trích một phần lợi nhuận để trả lãi vay, do đó lợi nhuận
còn lại rất ít, việc trích lập các quỹ là rất khó khăn, nguồn vốn chủ sở hữu vào
thời điểm cuối năm có tăng lên (tăng 55.062.205 đ tương ứng tỷ lệ tăng là
0,02%) nhưng mức tăng không đáng kể, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ rất
thấp trong tổng số nguồn vốn (đầu năm là 13,67%, cuối năm 9,9%) và có xu
hướng giảm.. Điều này chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của công ty
chưa cao. Với nguồn vốn tự có của công ty không đủ trang trải cho tài sản cố
định. Do đó công ty buộc phải huy động vốn từ bên ngoài để bù đắp.
- Một điều đáng quan tâm là mức sinh lợi của vốn lưu động không cao
mặt dù ở thời điểm cuối năm đã tăng lên so với đầu kỳ nhưng mức tăng không
đáng kể. Có nhiều nguyên nhân để lý giải vấn đề này song nguyên nhân đầu
tiên là lượng tiền của công ty để dươí hình thức các khoản phải thu, phải trả là
tương đối nhiều… Công ty vừa tăng cường cho vay lại vừa tăng cường đi
chiếm dụng vốn.
- Để phần nào khắc phục được tình trạng tài chính công ty còn bất cập,
cần thiết phải có các kiến nghị nhằm cải thiện hơn tình hình tài chính
3.2 CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CƠ
KHÍ XÂY DỰNG VÀ LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC.
Những phân tích ở phần trên cũng chỉ dừng lại ở những đánh giá chung
nhất và những nét cơ bản nhất về tình hình tài chính của đơn vị mà thôi. Do
vậy những kiến nghị mang tính đề xuất dưới đây cũng chỉ có ý nghĩa trong
một giới hạn nhất định nào đó. Qua việc phân tích tài chính tại công ty cơ khí
xây dựng và lắp máy điện nước, em xin trình bày một số kiến nghị nhằm có
thể cải thiện hơn tình hình tài chính.
Thứ nhất, hiện nay đơn vị chỉ có tài sản cố định hữu hình chứ không có
các loại tài sản khác, hơn nữa tỷ trọng tài sản cố định lại chiếm một tỷ lệ nhỏ.
Như đã phân tích ở trên với loại hình hoạt động cơ khí, xây dựng củ đơn vị thì
TSCĐ đóng một vai trò rất quan trọng. Để có thể phát triển, mở rộng phạm vi
hoạt động trong tương lai đòi hỏi đơn vị phải đầu tư. Hơn nữa, vào lại tài sản
này. Nhưng trong điều kiện nguồn vốn chủ sở hữu còn hạn chế, đơn vị có thể
cải thiện tình hình bằng cách sử dụng TSCĐ thuê tài chính hoặc thuê dài hạn.
Thứ hai, đơn vị hiện nay chưa tiến hành lập các khoản dự phòng, đặc
biệt là dự phòng phải thu khó đòi: vì trong thực tế, nếu tính cả khoản phải thu
của đơn vị phụ thuộc thì khoản phải thu này là quá lớn. Vì vậy trước tiên đơn
vị phải tiến hành trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi. Vả lại dự phòng
chỉ làm tăng thêm tính thận tọng trong sản xuất kinh doanh, giúp đơn vị tránh
được những rủi ro đáng tiếc.
Hạch toán dự phòng phải thu khó đòi có thể tiến hành theo sơ đồ sau:
Sơ đồ hạch toán dự phòng phải thu khó đòi.
Như vậy, về phương diện kinh tế, nhờ có các khoản dự phòng đã làm
cho bảng cân đối kế toán của đơn vị phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế
của tài sản. Về phương diện tài chính, các khoản dự phòng là nguồn tài chính
của đơn vị, tạm thời nằm trong các tài sản lưu động trước khi sử dụng thực
thụ. Còn về phương diện thuế khoá, dự phòng được ghi nhận như một khoản
chi phí giảm lợi tức phát sinh để tính ra số lợi tức thực tế.
Thứ ba, phải tăng cường huy động nguồn vốn kinh doanh.
Do nguồn vốn kinh doanh thấp cho nên tỷ suất từ tài trợ của đơn vị
cũng rất thấp gây khó khăn rất nhiều cho hoạt động kinh doanh. Muốn khắc
phục, Nhà nước nên xem xét và cấp thêm vốn cho đơn vị, dưới dạng vốn lưu
động và vốn cố định cho đơn vị.
Nguồn vốn kinh doanh trong đó vốn chủ sở hữu có vai trò hết sức quan
trọng, nó là nguồn hình thành chính tạo ra nhưng tài sản cố định cũng như
TSLĐ của đơn vị. Việc tăng cường hơn nữa của nguồn vốn kinh doanh thể
hiện tiềm lực của đơn vị. Tuy nhiê, nếu chỉ nhiều về số lượng mà thiếu đi tính
hiệu quả trong sử dụng vốn kết quả nói riêng, vốn chủ sở hữu nói chung trên
phạm vi toàn đơn vị thì tình hình tài chính là chưa tốt. Do đó việc nâng cao
TK 131
TK 721
TK 139 TK 6426
Số thiệt hại do nợ khó đòi
không đòi được đã xử lý xoá
sổ
Trích lập dự phòng phải thu khó
đòi vào cuối niên độ kế toán
trước khi lập báo cáo tài chính
Hoàn nhập dự phòng
phải thu khó đòi
Số nợ khó đòi đã xoá sổ lớn hơn
dự phòng đã lập
hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn đang là một mục tiêu quan trọng đặt ra cho đơn
vị.
+ Phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn .
Ta đã biết, muốn sản xuất kinh doanh phải có vốn là số lượng vốn
nhiều hay ít phụ thuộc vào doanh thu lớn hay nhỏ, nhưng với một mức doanh
thu cụ thể nào đó đòi hỏi phải có sự cân bằng nhất định với một nhu cầu vốn.
Do vậy, khi doanh thu biến thiên đòi hỏi phải có sự biến thiên của vốn. Tuy
nhiên, hai sự biến thiên này không nhất thiết là theo một tỷ lệ bởi nó còn phụ
thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, một số giải pháp được nêu ra như
sau:
Nâng cao tổng doanh thu thuần: việc nâng cao không ngừng doanh thu
của đơn vị là mục tiêu hàng đầu của Ban giám đốc và tập thể cán bộ công
nhân viên trong đơn vị. Trên thực tế doanh thu của đơn vị đã có sự tăng lên
nhanh chóng trong năm qua. Tuy nhiên, để tăng doanh thu thì đòi hỏi đơn vị
phải phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn phát triển hoạt động sản
xuất kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư về chiều sâu hơn nữa,
đó là đầu tư về TSCĐ và đầu tư về tiền. Điều này không phải là dễ bởi vì là
một doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn chủ yếu là do Nhà nước đầu tư,
nguồn vốn bổ sung từ hoạt động sản xuất kinh doanh không đáng kể. Vì vậy
bằng sự cố gắng nỗ lực của mình đơn vị đã tăng cường huy động vốn từ bên
ngoài để hoạt động. Vì vậy, cần có sự tác động từ phía Nhà nước. Hơn nữa,
đơn vị có thể phát triển hoạt động sang lĩnh vực không cần nhiều vốn mà
mang lại hiệu quả cao như các lĩnh vực tư vấn đầu tư và thiết kế công trình
kinh doanh vật tư, tiến hành liên doanh liên kết với các đơn vị nước ngoài
tranh thủ nguồn vốn của họ còn ta chủ yêú góp nguồn nhân lực.
Tuy nhiên mục tiêu của công ty là lợi nhuận thuần chứ không phải là
doanh thu nói chung. Thực tế doanh thu của công ty cũng tương đối cao
nhưng lợi nhuận vẫn chỉ dừng lại ở con số khiêm tốn. Qua phân tích ở trên
cho thấy chúng tôi huy động vốn chủ yếu bằng cách vay ngân hàng, do đó
hàng năm phải trả một khoản lãi tương đối lớn do đó trong năm tới chúng tôi
cần phải có những biện pháp thích hợp để thu hồi vốn từ các khoản khách
hàng tự nhằm bổ sung vốn tự có, giảm bớt các khoản vay nợ. Chiếm dụng bên
ngoài, giảm lãi vay để phát triển nguồn vốn, cân bằng cán cân thanh toán. Bên
cạnh đó công ty cần cần cố gắng giảm các khoản chi phí khác như: chi phí
quản lý doanh nghiệp, chi phí tiếp khách, hạn chế việc sử dụng điện thoại di
động đối với CBCNV trong công tác quản lý công ty nhằm nâng cao lợi
nhuận cho công ty.
Thứ tư: về công tác phân tích tình hình tài chính
Như đã nói ở phần trên trong những năm qua chúng tôi đã thực hiện tốt
công tác phân tích tình hình tài chính giúp cho việc quản lý chúng tôi ngày
một tốt hơn
- Tuy nhiên việc phân tích của chúng tôi chưa được thực hiện đầy đủ và
chi tiết ở một số mặt hoạt động như tình hình và khả năng thanh toán, tình
hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn, tình hình thực hiện kế hoạch giảm
chi phí… Do đó đã hạn chế phần nào việc cung cấp thông tin đã phân tích đến
người quan tâm
Hơn nữa, chúng tôi chỉ thực hiện phân tích và so sánh dựa trên kết quả
thực hiện giữa kỳ này và kỳ trước. Để đánh giá mà chưa đi sâu vào so sánh
với một số chỉ tiêu quan trọng khác như so sánh với kế hoạch, so sánh dọc và
ngang từng chỉ tiêu trên báo cáo tài chính để có những đánh giá chính xác và
đầy đủ hơn. Thực tế cho thấy khi phân tích tình hình tài chính của mỗi doanh
nghiệp, người ta thường phân tích theo hai phương pháp là so sánh và phương
pháp chi tiết hoá chỉ tiêu phân tích. Do đó để có thể phản ánh rõ hơn thực
trạng tài chính của mình, chúng tôi nên tiếnhành phân tích báo cáo tài chính
dựa trên một hoặc cả hai phương pháp trên để có cái nhìn đầy ddủ và toàn
diện hơn về tình hình tài chính của công ty. Bởi vì trên thực tế, nếu chỉ so
sánh giữa số thực hiện của hai kỳ kế toán thì có thể thấy tình hình tài chính là
khả quan nhưng nếu đem kết quả đó so với tiêu chuẩn chung của ngành thì
vẫn còn thấp, vẫn chưa phù hợp thì có nghĩa chúng tôi cần có những giải pháp
khác nưa để cải thiện tình hình tài chính của mình. Khi phân tích công ty thực
hiện đầy đủ các chỉ tiêu trên thì sẽ đưa ra được những nhận xét và đánh giá
đầy đủ hơn về tình hình tài chính qua đó có những giải pháp cụ thể và chi tiết
hơn cho từng mặt hoạt động của mình. Ngoài ra công ty thực hiện chương
trình phân tích nhanh các chỉ tiêu tài chính trên máy tính để cung cấp thông
tin thường trực cho giám đốc nhằm đáp ứng các yêu cầu về quản lý doanh
nghiệp
KẾT LUẬN
Cũng như ở bất kỳ một doanh nghiệp nào, tình hình tài chính của
Công ty Cơ khí Xây dựng và lắp máy điện nước là vấn đề đáng quan tâm của
chủ doanh nghiệp cũng như nhiều đối tượng liên quan khác. Tình hìnht tài
chính như quy mô tài sản, nguồn vốn, hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh
và khả năng sinh lợi cũng như tình hình công nợ và khả năng thanh toán của
Công ty Cơ khí Xây dựng và Lắp máy điện nước tuy có nhiều mặt tích cực,
đáng khích lệ, song bên cạnh đó còn có những điểm tồn đọng đòi hỏi cần thiết
được khắc phục để từng bước khẳng định vị trí của mình trên thương trường.
Trong thời gian thực tập vừa qua với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy
giáo Nguyễn Đăng Hạc và tập thể nhân viên Phòng Kế toán – Tài chính của
Công ty đã giúp đỡ em hoàn thiện chuyên đề. Đó là việc phân tích tài chính
trên cơ sở số liệu của báo cáo tài chính để đánh giá tình hình tài chính của
Công ty. Tuy nhiên với những hiểu biết còn hạn chế của mình và khó khăn về
nguyên nhân nguồn gốc các con số trên các báo cáo tài chính nên việc rất khó
do đó bài viết không tránh khỏi thiếu sót em rất mong có sự đóng góp và giúp
đỡ của thầy cô giáo và nhân viên Phòng Kế toán Công ty để bài viết được
hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh: PGS. PTS: Phạm Thị
Gái (chủ biên). NXB Giáo dục.
2. Lập, đọc phân tích báo cáo tài chính và dự đoán nhu cầu tài chính doanh
nghiệp. PTS: Đoàn Xuân Tiên – PTS. Vũ Công Ty- ThS. Nguyễn Viết Lợi
– NXB Tài chính: 1996
3. Phân tích Kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây
dựng. PGS. PTS Nguyễn Đăng Hạc (Chủ biên).
PTS. Lê Tự Tiến, PTS.: Đình Đăng Quang
4. Quản trị Tài chính Doanh nghiệp .
PTS. Vũ Duy Đào, ThS Nguyễn Quang Ninh .
NXB Thống kê 1997
5. Một số tài liệu cơ quan thực tập cấp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VÀ
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP................................3
1.1 Hoạt động tài chính của doanh nghiệp.................................................... 3
1.2 Phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp..................................... 3
1.2.1 ý nghĩa và mục đích của phân tích tình hình tài chính. ................... 3
1.2.2. Tài liệu dùng làm căn cứ để phân tích tình hình tài chính doanh
nghiệp. ....................................................................................................... 5
1.2.3. Phương pháp phân tích tình hình tài chính. .................................... 8
1.2.4 Nội dung phân tích tình hình tài chính........................................... 10
CHƯƠNG II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ
XÂY DỰNG VÀ LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC...........................................................23
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cơ khí và lắp máy
điện nước................................................................................................. 23
2.1.2.Đặc điểm ngành sản xuất kinh doanh của công ty......................... 24
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty. ................................ 25
2.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số năm qua của
công ty ..................................................................................................... 26
2.1.5.Vận dụng hình thức kế toán tại đơn vị ........................................... 28
2.1.6 Phân tích tình hình tài chính tại công ty cơ khí xây dựng và lắp
máy điện nước ......................................................................................... 30
KẾT LUẬN ..............................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................62
Dưới đây trích lập báo cáo tài chính của công ty cơ khí sản xuất và lắp máy
điện nước năm 2000
ĐƠN VỊ: CÔNG TY CƠ KHÍ, XÂY DỰNG & LẮP MÁY ĐIỆN
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm 2000
Mã số Tài sản Số đầu năm Số cuối kỳ
100 A. Tài sản lưu động và ĐT ngắn hạn 13.673.364.119 22.799.019.644
110 I. Vốn bằng tiền 93.387.916 1.250.475.646
111 1. Tiền mặt (111) 72.600.486 34.979.666
112 2. Tiền gửi ngân hàng (112) 20.787.430 1.215.677.980
113 3. Tiền đang chuyển (113)
120 II. Đầu tư ngắn hạn
121 1.Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (121)
128 2.Đầu tư ngắn hạn khác (128)
129 3.Dự phòng g.giá ĐT ngắn hạn (129)
130 III. Các khoản phải thu 11.256.778.682 7.850.972.479
131 1.Phải thu của khách hàng (131) 11.762.050.954 19.379.723.888
132 2. Trả trước cho người bán (331) 355.397.158 82.297.755
133 3. Thuế GTGT được khấu trừ
134 4. Phải thu nội bộ (136) -1.010.154.808 -11.649.469.437
135 - Phải thu nội bộ (1361)
135 - Phải thu nội bộ (1362) -1.010.154.808 -11.649.469.437
136 - Phải thu nội bộ khác (1368)
138 5. Phải thu khác 149.485.378 38.420.273
139 6. Dự phòng p.thu khó đòi 9139)
140 IV. Hàng tồn kho 1.767.830.549 13.186.457.564
141 1.Hàng mua đang đi đường (151)
142 2.Nguyên vật liệu (152) 146.422.414 114.395.414
143 3. Công cụ, dụng cụ (153) 60.015.500 83.899.600
144 4. Chi phí SXKD dở dang (154) 926.240.923 149.485.056.725
145 5. Thành phẩm (155) 609.385.825 605.105.825
146 6. Hàng hoá (156) 25.765.887
147 8. Hàng gửi bán (157)
149 9.Dự phòng g.giá hàng tồn (159)
150 V. Tài sản lưu động khác 555.306.972 511.113.955
151 1.Tạm ứng (141) 229.871.304 389.383.343
152 2.Chi phí trả trước (1421) 3.589.000
153 3. Chi phí chờ kết chuyển (1422) 325.435.668 35.358.052
154 4. Tài sản thiếu chờ xử lý (1381)
155 5. Thế chấp, ký quỹ ngắn hạn (144) 82.783.560
160 VI. Chi sự nghiệp (161)
161 1. Chi sự nghiệp năm trước (1611)
162 2. Chi sự nghiệp năm nay (1612)
200 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 8.534.971.915 8.394.498.841
210 I. Tài sản cố định 8.450.150.915 8.309.677.841
211 1. Tài sản cố định hữu hình (211) 8.450.150.915 8.044.542.622
212 - Nguyên giá (211) 13.655.947.815 13.690.047.595
213 - Giá trị hao mòn luỹ kế (2141) -5.205.796.900 -5.645.504.943
214 2. Tài sản cố định thuê tài chính (212) 265.135.219
215 - Nguyên giá (212) 292.563.000
216 - Giá trị hao mòn luỹ kế (2142) -27.427.781
217 3. Tài sản cố định vô hình (213)
218 - Nguyên giá (213)
219 - Giá trị hao mòn luỹ kế (2143)
220 II. Đầu tư tài chính dài hạn
221 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn (221)
222 2. Góp vốn liên doanh (222)
228 3. Đầu tư dài hạn khác (228)
229 4. Dự phòng g.giá đầu tư dài hạn (229)
230 III. Xây dựng cơ bản dở dang (241) 84.821.000 84.821.000
240 IV. Ký quỹ, ký cược dài hạn (244)
250 Tổng cộng tài sản 22.208.276.034 31.193.518.485
300 A. Nợ phải trả 19.174.940.514 28.102.120.940
310 I. Nợ ngắn hạn 18.934.940.511 26.590.266.440
311 1. Vay ngắn hạn (311) 13.432.859.907 17.741.468.269
312 2. Nợ dài hạn đến hạn trả (315)
313 3. Phải trả cho người bán (331) 743.479.218 585.633.157
314 4. Người mua trả tiền trước (131) 2.240.138.011 5.855.107.884
315 5. Thuế và các khoản phải nộp (333) 1.851.307.059 1.166.595.064
316 6. Phải trả công nhân viên (334) 91.543.368
317 7. Phải trả nội bộ (336) 670.737.629 1.088.120.076
318 8. Phải trả phải nộp khác -3.581.399 61.798.622
320 II. Nợ dài hạn 1.274.854.500
321
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn tốt nghiệp- Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cơ khí Xây dựng và Lắp máy điện nước.pdf