Luận văn Tốt nghiệp phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của huyện Tân Hưng, tỉnh Long An

Tài liệu Luận văn Tốt nghiệp phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của huyện Tân Hưng, tỉnh Long An: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH __________________________ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN TÂN HƯNG, TỈNH LONG AN Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI NGUYỄN VĂN HĂNG Mã số SV: 4054091 Lớp: Kinh tế nông nghiệp 1- K 31 Cần Thơ - 2009 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Lưu Thanh Đức Hải Trang i SVTH: Nguyễn Văn Hăng LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày …. tháng …. năm … Sinh viên thực hiện Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Lưu Thanh Đức Hải Trang ii SVTH: Nguyễn Văn Hăng LỜI CẢM TẠ Thời gian trôi qua đã 4 năm tôi theo học tại Trường Đại học Cần Thơ, thời gian ấy đã giúp tôi học được rất nhiều ở trên giảng đường và cả ngoài thực tế. Có được như v...

pdf130 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1084 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tốt nghiệp phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của huyện Tân Hưng, tỉnh Long An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH __________________________ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN TÂN HƯNG, TỈNH LONG AN Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI NGUYỄN VĂN HĂNG Mã số SV: 4054091 Lớp: Kinh tế nông nghiệp 1- K 31 Cần Thơ - 2009 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Lưu Thanh Đức Hải Trang i SVTH: Nguyễn Văn Hăng LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày …. tháng …. năm … Sinh viên thực hiện Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Lưu Thanh Đức Hải Trang ii SVTH: Nguyễn Văn Hăng LỜI CẢM TẠ Thời gian trôi qua đã 4 năm tôi theo học tại Trường Đại học Cần Thơ, thời gian ấy đã giúp tôi học được rất nhiều ở trên giảng đường và cả ngoài thực tế. Có được như vậy là nhờ vào công lao nuôi nấng của cha mẹ và công lao dạy bảo của tất cả các thầy cô Trường Đại học Cần Thơ nói chung và thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng. Nhân dịp này cho tôi được phép nói lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cha mẹ và tất cả các thầy cô – những người đã dạy bảo tôi nên được ngày hôm nay. Đặc biệt là Thầy Lưu Thanh Đức Hải, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu luận văn của mình. Ngoài ra cũng cho tôi được gửi lời cảm ơn chân thành đến các bác, chú, anh, chị là cán bộ phòng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Hưng đã tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt quá trình thực tập. Hơn nữa, tôi cũng xin cảm ơn chân thành đến các bác, chú, anh, chị là cán bộ của phòng nông nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ tận tình và có sự đóng góp không nhỏ của các bạn cùng lớp để tôi có thể thu thập đủ số liệu cho bài luận văn này. Do thời gian và kiến thức có hạn nên đề tài không tránh được những thiếu sót. Rất mong được quý thầy cô đóng góp ý kiến cho bài luận văn của tôi được hoàn chỉnh hơn. Sự thành công của đề tài đã giúp tôi học được thêm nhiều kinh nghiệm mới và tạo tiền đề để tôi có thể tiếp tục thực hiện những nghiên cứu mới ở tương lai. Cuối cùng, tôi xin kính chúc cha mẹ, thầy cô, các bác, chú, anh, chị được dồi dào sức khỏe, thành công trong sự nghiệp và luôn hạnh phúc. Ngày …. tháng …. năm … Sinh viên thực hiện Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Lưu Thanh Đức Hải Trang iii SVTH: Nguyễn Văn Hăng NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  Ngày …. tháng …. năm … Thủ trưởng đơn vị Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Lưu Thanh Đức Hải Trang iv SVTH: Nguyễn Văn Hăng NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Họ và tên người hướng dẫn: ............................................................................... Học vị: Tiến sĩ...................................................................................................... Chuyên ngành: .................................................................................................... Cơ quan công tác:................................................................................................ Họ và tên sinh viên: NGUYỄN VĂN HĂNG Mã số sinh viên: 4054091 Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp Tên đề tài: Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của huyện Tân Hưng, tỉnh Long An. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 2. Về hình thức ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 5. Nội dung và các kết quả đạt được ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 6. Nhận xét khác ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 7. Kết luận ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2009 Giáo viên hướng dẫn Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Lưu Thanh Đức Hải Trang v SVTH: Nguyễn Văn Hăng NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN  ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... Ngày …. tháng …. năm … Giáo viên phản biện Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Lưu Thanh Đức Hải Trang vi SVTH: Nguyễn Văn Hăng MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU.....................................................................................01 1.1. Lí do chọn đề tài ...........................................................................................01 1.1.1. Sự cần thiết của đề tài ...............................................................................01 1.1.2. Căn cứ khoa học thực tiễn.........................................................................02 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................03 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................03 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................03 1.3. Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................04 1.4 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................04 1.5 Lược khảo tài liệu ..........................................................................................04 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....07 2.1. Phương pháp luận ........................................................................................07 2.1.1. Khái niệm, đặc trưng, các hình thức biểu hiện và các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế..............................................................................07 2.1.2. Sự cần thiết của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn........12 2.1.3. Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ...........14 2.1.4. Những chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.......................................................................................................................18 2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................19 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu.........................................................19 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................20 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................20 Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...................................22 3.1. Giới thiệu về huyện Tân Hưng.....................................................................22 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên....................................................................................22 3.1.2. Kinh tế xã hội ..........................................................................................26 3.2. Đánh giá chung về tình hinh kinh tế - xã hội...............................................35 3.2.1. Sản xuất nông nghiệp ...............................................................................35 3.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ.........................36 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Lưu Thanh Đức Hải Trang vii SVTH: Nguyễn Văn Hăng 3.3. Phương hướng và phát triển kinh tế - xã hội của huyện ............................37 3.3.1. Sản xuất nông nghiệp ...............................................................................37 3.3.2. Tiểu thủ công nghiệp – thương mại - dịch vụ ...........................................39 3.3.3. Về giao thông nông thôn ..........................................................................40 3.3.4. Về điện - nước .........................................................................................40 3.3.5. Về y tế .....................................................................................................41 3.3.6. Về giáo dục ..............................................................................................41 3.4.Đánh giá, kết luận chung về tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện ...........42 Chương 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN ........44 4.1. Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ................44 4.1.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện .............................................44 4.1.2. Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất.....................................47 4.2. Phân tích hiệu quả chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp đối với nông hộ theo mô hình..............................................................................52 4.2.1. Phân tích hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng của mô hình lúa 2 vụ ..........................................................................................................................52 4.2.2. Phân tích hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng của mô hình 1 lúa – 1 màu .................................................................................................................63 4.2.3. So sánh hiệu quả hai mô hình...................................................................74 4.3. Đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.........................76 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỪ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ..................................................79 5.1. Căn cứ đề xuất giải pháp..............................................................................79 5.2. Một số giải pháp ...........................................................................................80 5.2.1. Thị trường đầu ra .....................................................................................80 5.2.2. Công tác khuyến nông..............................................................................81 5.2.3. Tiếp cận nguồn vốn..................................................................................82 5.2.4. Khoa học công nghệ.................................................................................83 5.3. Tổ chức thực hiện .........................................................................................84 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................86 6.1. Kết luận.........................................................................................................86 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Lưu Thanh Đức Hải Trang viii SVTH: Nguyễn Văn Hăng 6.2. Kiến nghị.......................................................................................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................89 PHỤ LỤC ............................................................................................................90 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Lưu Thanh Đức Hải Trang ix SVTH: Nguyễn Văn Hăng DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT UBND Ủy Ban Nhân Dân HĐND Hội đồng nhân dân CP Chi phí GDP Tổng sản phẩm quốc nội NXB Nhà xuất bản ĐX Đông xuân HT Hè thu HTX Hợp tác xã THT Tổ hợp tác IPM Integerated Pest Management quản lý dịch hại tổng hợp LMLM Lỡ mồm long móng NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn TC – KH Tài chính - Kế hoạch VAC Vườn ao chuồng PTTH Phổ thông trung học TW Trung ương BVTV Bảo vệ thực vật CNH – HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa TKNN Thống kê nông nghiệp ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long LĐ Lao động LĐGĐ Lao động gia đình Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Lưu Thanh Đức Hải Trang x SVTH: Nguyễn Văn Hăng DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: Diễn biến sử dụng đất nông nghiệp qua các năm.................................... 24 Bảng 2: Tổng sản phẩm (GDP) của huyện Tân Hưng .......................................... 33 Bảng 3: Tình hình sản xuất nông nghiệp (2006 – 20008)..................................... 44 Bảng 4: Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện (2006 – 2008)................... 45 Bảng 5: Diện tích và sản lượng của ngành trồng trọt ........................................... 47 Bảng 6: Quy mô ngành chăn nuôi của huyện 2006- 2008 .................................... 49 Bảng 7: Quy mô và sản lượng ngành thủy sản 2006 - 2008 ................................. 51 Bảng 8: Một số nguồn lực đầu vào trong sản xuất nông nghiệp ........................... 52 Bảng 9: Phân tích các chỉ số tài chính của mô hình 2 vụ lúa ................................ 54 Bảng 10: Một số khó khăn gây trở ngại đến việc trồng 2 vụ lúa........................... 55 Bảng 11: Kết quả tương quan giữa X và Y vụ Đông Xuân (2 lúa) ....................... 58 Bảng 12: Kết quả tương quan giữa X và Y vụ Hè Thu (2 lúa) ............................. 61 Bảng 13: Một số nguồn lực đầu vào trong sản xuất nông nghiệp ......................... 63 Bảng 14: Phân tích các chỉ số tài chính của mô hình lúa - màu............................ 65 Bảng 15: Một số khó khăn gây trở ngại đến việc trồng lúa - màu ........................ 66 Bảng 16: Kết quả tương quan giữa X và Y vụ Đông Xuân (lúa - màu) ............... 69 Bảng 17: Kết quả tương quan giữa X và Y vụ Hè Thu (lúa - màu) ...................... 72 Bảng 18: So sánh các chỉ tiêu kinh tế của hai mô hình......................................... 74 Bảng 19: Kết quả kiểm định Mann Whitney về thu nhập giữa hai mô hình ........ 75 Bảng 20: Kết quả kiểm định Mann Whitney về thu nhập ròng giữa hai mô hình 76 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Lưu Thanh Đức Hải Trang xi SVTH: Nguyễn Văn Hăng DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Long An ............................................................ 27 Hình 2: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Tân Hưng............................... 34 Hình 3: Biểu đồ cơ cấu kinh tế năm 2008 của huyện Tân Hưng .......................... 34 Hình 4: Cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp........................................................ 46 Hình 5: Cơ cấu ngành chăn nuôi của huyện ......................................................... 50 Hình 6: Cơ cấu ngành thủy sản qua 3 năm........................................................... 52 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 1 SVTH: Nguyễn Văn Hăng CHƯƠNG 1 GIỚI THỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1.1.1 Sự cần thiết của đề tài. Việt Nam là nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời, mà nông nghiệp giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Để tạo nền tảng vững chắc cho đất nước phát triển thì phải có nền nông nghiệp phát triển bền vững. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) luôn giữ vững là một vùng kinh tế sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản hàng hóa trọng điểm của cả nước. Hàng năm, vùng Đồng bằng này sản xuất trên 50% lượng lúa, cung cấp 70% lượng trái cây, 52% sản lượng thủy sản, đóng góp 90% lượng gạo xuất khẩu và gần 60% kim ngạch thủy sản cả nước. ĐBSCL được biết đến là vùng Nông nghiệp quan trọng nhất nước và ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là vùng xuất khẩu thủy sản, là vựa lúa lớn nhất nước. Nền kinh tế vùng ĐBSCL trong những năm qua đã có bước phát triển vượt bậc, kinh tế nông thôn đang chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với tiềm năng của vùng. Tuy nhiên, tình hình kinh tế của các tỉnh, thành trong khu vực phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng. Tốc độ tăng trưởng cao nhưng chất lượng và hiệu quả kém, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, nhất là thị tường thế giới, sau khi chúng ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Do đó còn nhiều thách thức và khó khăn cho vùng và trong những yêu cầu lớn nhất đặt ra trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa vùng ĐBSCL là phải nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang nông nghiệp kỹ thuật cao và dịch vụ. Trong đó tỉnh Long An đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển vùng ĐBSCL, đặc biệt là chính sách đầu tư của nhà nước và có sự quan tâm lãnh đạo sáng suốt, đường lối đúng đắn của Đảng bộ, có sự hỗ trợ của các ngành chuyên môn của tỉnh Long An. Đối với nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Long An nói chung và huyện Tân Hưng nói riêng, nhằm nâng cao thu nhập của người dân và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Là huyện biên giới đầu nguồn của tỉnh Long An, Tân Hưng là một trong những huyện còn gặp nhiều khó khăn hàng Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 2 SVTH: Nguyễn Văn Hăng năm đều chịu ảnh hưởng của lũ lụt về gây thiệt hại nhiều cho tài sản của người dân và Nhà nước, các hộ nghèo của huyện vẫn còn cao. Chính vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi được Đảng, chính Quyền và Nhân Dân của Huyện rất quan tâm, là vấn đề quan trọng đặc biệt đặt ra hàng đầu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tăng thu nhập, ổn định và cải thiện cuộc sống của người dân, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của huyện. 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn. Lý thuyết cơ cấu kinh tế có nguồn gốc từ thập kỷ 50 nhưng mãi tới những năm 70 nó mới trở thành đối tượng nghiên cứu quan trọng, hấp dẫn đối với các nhà kinh tế học và sự quan tâm đặc biệt của các nhà lãnh đạo. Lý thuyết cơ cấu kinh tế đã được thể chế hoá thành một bộ phận trong chiến lược công nghiệp hóa - Hiện đại hóa của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây cũng như hiện nay. Ở nước ta vấn đề xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý đã được các đại hội VI, VII, IX của Đảng xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những mục tiêu quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học với nhiều cấp độ khác nhau về cơ cấu kinh tế. Luận cứ khoa học của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân. Đề tài nghiên cứu khoa học của PGS.TS. Ngô Đình giao (1994). Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Chủ biên PTS. Bùi Tất Thắng phối hợp cùng nhiều tác giả (1997). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Đặng Văn Phan (03/200). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới. Công trình nghiên cứu của tập thể tác giả thuộc Viện nghiên cứu kinh tế và phát triển - trường đại học kinh tế quốc dân và một số cộng tác viên, do PGS.TS. Lê Du Phong và PGS.TS. Nguyễn Thành Độ đồng chủ biên (06/1999). Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 3 SVTH: Nguyễn Văn Hăng Nhiều tổng luận phân tích, khảo luận, bài viết và phát biểu tại các hội thảo khoa học đề cập đến nhiều mặt khác nhau của vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Các công trình trên đều khẳng định: + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hóa vừa là giải pháp thực hiện vừa là bộ phận chủ yếu cấu thành chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. + Chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp là yêu cầu khách quan nhằm chuyển nền nông nghiệp độc canh, sản xuất nhỏ, tự túc, tự cấp thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đa dạng và phát triển bền vững. + Xác định hai nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn là nhóm nhân tố tự nhiên và nhóm kinh tế - xã hội. Tác động của mỗi nhóm nhân tố thay đổi tuỳ thuộc theo thời kỳ, cơ chế kinh tế và và chế độ chính trị xã hội. Các công trình nghiên cứu, bài viết của thời kỳ mới đã chuyển cơ cấu kinh tế với bối cảnh nền kinh tế thị trường, đặc biệt gắn chặt với việc xây dựng và thực hiện cơ cấu kinh tế đó trong thực tiễn. Nên tôi chọn đề tài “ Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của huyện Tân Hưng, tỉnh Long An” để làm luận văn tốt nghiệp. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của huyện Tân Hưng, tỉnh Long An. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tại Huyện Tân Hưng, tỉnh Long An - Đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo mô hình sản xuất. - Đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 4 SVTH: Nguyễn Văn Hăng 1.3. CÂU HỎI NHIÊN CỨU - Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện Tân Hưng trong những năm gần đây như thế nào? - Mô hình nào đạt hiệu quả? - Các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất ? - Hiệu qủa của việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp được đánh giá ra sao? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Địa điểm: đề tài tập trung phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Huyện Tân Hưng, tỉnh Long An trong những năm qua. Thời gian nghiên cứu: 2006-2008 Đối tượng nghiên cứu: Những nông hộ tham gia chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp trong thời gian qua, có các mô hình sản xuất lúa 2 vụ, 2 vụ lúa - 1 màu, mô hình nuôi cá trong ao kết hợp với nuôi heo, hô hình nuôi bò, dê thịt,… Qua đó đánh giá, so sánh hiệu quả sản xuất các mô hình để có những đề xuất tác động phù hợp để quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất đạt hiệu quả. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Ở nước ta, vấn đề xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý đã được các Đại hội Đảng xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những mục tiêu quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2001 – 2010. Đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều cấp bậc khác nhau : - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Vĩnh Long, luận án tiến sĩ của tác giả Bùi Văn Sáu (năm 2000) đã khẳng định: + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa là giải pháp thực hiện vừa là bộ phận cấu thành chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn vừa là yếu tố khách quan nhằm chuyển dịch nền kinh tế nông nghiệp độc canh sản xuất nhỏ lẻ, tự túc, tự cấp thành nền kinh tế sản xuất hàng hóa đa dạng và phát triển bền vững. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 5 SVTH: Nguyễn Văn Hăng + Xác định hai nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn: nhóm yếu tố tự nhiên và nhóm yếu tố xã hội. Tác động mỗi nhân tố vào từng thời kỳ, cơ chế và chính trị xã hội. - Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và giải pháp phát triển trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, luận văn của tác giả Bùi Thị Minh Nguyệt: Đã đưa ra một số nhận định trong quá trình chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh Sóc Trăng đã có những chuyển biến tích cực trong những năm qua, đã có nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế khả quan, nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, việc chuyển dịch còn chậm chưa tương xứng với điều kiện thực tế của tỉnh Sóc Trăng. Vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Sóc Trăng theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa có tầm quan trọng, cần thiết và là chiến lược trong thời gian lâu dài mà tỉnh Sóc Trăng tiếp tục đầu tư phát triển. - Nghiên cứu vấn đề chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thành phố Cần Thơ, luận án thạc sĩ của tác giả Trương Chí Hải (năm 1997). Đã đưa ra một số nhận định: Sự phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn thời gian vừa qua đã tạo công ăn việc làm và thu nhập cao cho nông dân, các mô hình sản xuất kết hợp có hiệu quả cao ngày càng nhiều, góp phần phá thế độc canh của cây lúa, nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn tồn tại nhiều khó khăn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, đất canh tác ít, ngành nghề trong nông thôn kém phát triển, lao động dư thừa chưa khai thác sử dụng. Tình trạng sản xuất nhỏ lẻ phân tán, trình độ công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp còn lạc hậu, công nghệ chế biến phát triển chậm, cơ sở hạ tầng còn thấp. Vì vậy, Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chủ trương của Đảng và Nhà Nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho nông dân. Thành phố Cần Thơ tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới để nông nghiệp TP Cần Thơ phát triển bền vững và phù hợp với yêu cầu của thị trường mang lại hiệu quả kinh tế cao. Qua tham khảo các luận văn tôi nhận thấy: Vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là điều kiện cần thiết và quan trọng để góp phần phát triển Tỉnh, Huyện nhà nói riêng và cả nước nói chung theo chủ trương chuyển Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 6 SVTH: Nguyễn Văn Hăng đổi của Đảng, Nhà nước theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Nên tôi chọn đề tài chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp (cụ thể là trong trồng trọt) qua việc phân tích hai mô hình lúa 2 vụ sang mô hình lúa - màu làm đại diện cho nhiều mô hình chuyển đổi trên địa bàn huyện Tân Hưng. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 7 SVTH: Nguyễn Văn Hăng CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm, đặc trưng, các hình thức biểu hiện và các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn 2.1.1.1 Một số khái niệm. a. Kinh tế nông nghiệp - Nông nghiệp: Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với các yếu tố kinh tế - xã hội mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên. + Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm có: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản… + Nông nghiệp theo nghĩa hẹp: bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, ngành trồng trọt và chăn nuôi được phân ra thành những ngành nhỏ hơn, các ngành đó có mối quan hệ mật thiết với nhau và cùng hợp thành ngành sản xuất nông nghiệp. - Cơ cấu kinh tế nông nghiệp: + Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể các bộ phận hợp thành kinh tế nông nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau về chất luợng và họp thành hệ thống nhất kinh tế nông nghiệp. + Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải nằm trong cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng. + Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải đa dạng bao gồm nhiều cây trồng, vật nuôi bổ sung cho nhau phát huy lợi thế của nhau. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững và tạo ra nhiều nông sản hàng hóa, xuất khẩu. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải theo hướng chung, giảm tỷ lệ trong nông nghiệp và tăng tỷ lệ trong công nghiệp và dịch vụ trong phạm vi cả nước cũng như trong phạm vi nông thôn. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 8 SVTH: Nguyễn Văn Hăng + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng diễn ra theo hai hướng: tự phát và tự giác. * Chuyển dịch tự phát: là quá trình kinh tế nông nghiệp chuyển dịch không theo xu hướng mục tiêu định trước mà là sự chuyển dịch phụ thuộc vào tác động của các qui luật và điều kiện khách quan. * Chuyển dịch tự giác: là sự chuyển dịch theo một xu hướng mục tiêu sẵn có cả về lượng và chất, là sự chuyển dịch có can thiệp tác động của con người nhằm thúc đẩy định hướng cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng có lợi và hiệu quả hơn. b. Kinh tế nông thôn - Kinh tế nông thôn: Kinh tế nông thôn là một trong hai khu vực kinh tế đặc trưng của nền kinh tế quốc dân đó là: khu vực kinh tế nông thôn và khu vực kinh tế thành thị. Kinh tế nông thôn là một khái niệm vùng để thể hiện một tổng thể các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra trên địa bàn nông thôn nó bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp ngư nghiệp và cả công nghiệp, dịch vụ… trên địa bàn đó. - Cơ cấu kinh tế nông thôn + Cơ cấu kinh tế nông thôn là cấu trúc bên trong của kinh tế nông thôn. Nó bao gồm các bộ phận cấu thành nên cơ cấu kinh tế nông thôn, các bộ phận đó có mối quan hệ hữu cơ với nhau theo tỷ lệ nhất định về mặt số lượng, liên quan chặt chẽ nhau về chất lượng, chúng tác động qua lại lẫn nhau trong điều kiện thời gian và không gian nhất định tạo thành hệ thống kinh tế nông thôn. + Cơ cấu kinh tế nông thôn chính là giải quyết mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa tự nhiên và con người trong khu vực nông thôn, theo từng thời gian và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là việc thay đổi tỷ lệ của các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ trong kinh tế nông thôn và các mối quan hệ của hệ thống kinh tế nông thôn theo chủ đích và định hướng đã định nhằm đạt trạng thái tối ưu và hiệu quả mong muốn. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ngày càng theo hướng tích cực, nghĩa là cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo sự giao Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 9 SVTH: Nguyễn Văn Hăng lưu kinh tế giữa các vùng, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người nông dân, góp phần xứng đáng vào sự phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa. 2.1.1.2 Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn. a. Tính khách quan + Một cơ cấu kinh tế như thế nào và xu thế chuyển dịch của nó ra sao là do sự phụ thuộc vào điều kiện khách quan về tự nhiên, kinh tế - xã hội nhất định, chứ không do ý muốn chủ quan của con người qui định. + Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn tồn tại và phát triển phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội quyết định sự hình thành cơ cấu kinh tế. Tương ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong một giai đoạn lịch sử nhất định. + Sự gắn bó tùy thuộc lẫn nhau giữa cơ cấu kinh tế với phân công lao động là cơ sở để đề ra những giải pháp như thế nào, vấn đề là giải pháp đó phải tạo ra được sự thay đổi về sự phân công lao động xã hội thì mới có hy vọng làm thay đổi cơ cấu kinh tế. b. Tính biến động - Tính biến động của cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn được quy định bởi tính biến động và phát triển không ngừng của bản thân các yếu tố cấu thành nền kinh tế và những mối quan hệ giữa chúng. Trong cơ cấu kinh tế hiện hữu luôn luôn chứa đựng những tiền đề do sự xuất hiện kinh tế mới. - Nguyên nhân của tính biến động đó là do: + Các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội luôn luôn ở trong trạng thái vận động và biến đổi. + Trình độ phát triển của phân công lao động xã hội là yếu tố không cố định. + Do con người tác động làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo những xu hướng có lợi. - Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có tính ổn định tương đối. Tính chất hai mặt của cơ cấu kinh tế ( tính cân đối ổn định và tính vận động, biến đổi) nói lên tính phức tạp trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế và nếu quá nhấn mạnh tính cân đối ổn định thì rất dễ dẫn đến sự chấp nhận, sự trì trệ, bảo thủ và lạc hậu, từ đó tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 10 SVTH: Nguyễn Văn Hăng Nhưng ngược lại, nếu quá nhấn mạnh tính vận động, biến đổi, thì dễ rơi vào chủ quan duy ý chí, áp đặt ý muốn chủ quan trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế với những tỷ lệ và tốc độ bất khả thi. - So sánh cơ cấu kinh tế khác (công nghiệp, dịch vụ…) thì cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn thường có tính trì trệ hơn, chậm biến đổi hơn, do: + Đối tượng sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống. + Hoạt động nông nghiệp gắn với đất đai là yếu tố có tính chất ổn định cao. + Mặt khác, do năng suất lao động trong nông nghiệp thấp hơn so với các ngành công nghiệp, dịch vụ. Vì vậy, quá trình thay đổi phân công lao động cũng diễn ra chậm hơn, theo cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng diễn ra với tốc độ chậm hơn. c. Tính lịch sử, xã hội Sự giống nhau của các quan hệ xã hội, tỷ lệ trong cơ cấu kinh tế của những nước, những vùng có trình độ phát triển lực lượng sản xuất ngang nhau không phải bao giờ cũng dẫn đến những quan hệ như nhau về chất của các vấn đề kinh tế. Bởi vì ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định, tính chất hợp lý của cơ cấu kinh tế của mỗi nước, mỗi vùng phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội khác nhau. Với ý nghĩa này cho thấy không thể áp dụng một cách máy móc những bước thay đổi tỷ lệ số lượng cơ cấu của một nước này, vùng này cho cơ cấu của một nước khác, vùng khác không cùng một điều kiện chính trị, xã hội, mặc dù các nước đó, vùng đó nằm ở một trình độ phát triển lực lượng sản xuất như nhau. Mặt khác cơ cấu kinh tế ngoài việc phản ánh tính quy luật chung về điều kiện chính trị của các nước, còn phụ thuộc vào đặc thù về tự nhiên lịch sử, xã hội của mỗi nước, mỗi vùng. Với ý nghĩa đó, việc học hỏi và vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của mỗi nước trong việc xây dựng cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hợp lý là rất quan trọng. 2.1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nông thôn Nhân tố địa lý tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nước… Điều kiện tự nhiên bao giờ cũng là nhân tố trực tiếp tác động tới kinh tế nông thôn. Đối tượng lao động của nông nghiệp chủ yếu là Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 11 SVTH: Nguyễn Văn Hăng đất đai, cây trồng, vật nuôi, những sinh vật sống vận động theo quy luật vốn có của nó. Chính vì vậy cần nghiên cứu quy luật của thời tiết để bố trí cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với từng mùa, tạo khả năng thích ứng của các loại cây con, con giống với điều kiện tự nhiên của từng vùng. Mức độ của điều kiện tự nhiên, địa lý đến chuyển dịch cơ cấu đến sản xuất nông nghiệp nhiều hay ít phụ thuộc vào cơ sở vật chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất càng thấp kém thì sự tác động của điều kiện tự nhiên càng lớn. Nhóm các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên những mặt chủ yếu sau: + Sự lựa chọn cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế phù hợp với từng vùng sinh thái tạo lợi thế trong cơ chế thị trường. + Việc xây dựng nền nông nghiệp lâu bền vừa tăng trưởng kinh tế vừa bảo vệ môi trường sinh thái. + Ảnh hưởng đến quá trình phân công lao động ở nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhân tố con người có vai trò quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất, với tư cách lao động con người được biểu hiện tập trung ở sức lao động. Con người được đào tạo chuyên môn, có học vấn sẽ trở thành người lao động giỏi, và năng suất lao động cao. Con người với tư cách là chủ thể quản lý sẽ tạo ra sự thay đổi cơ cấu sản xuất và phát triển kinh tế. Tư liệu sản xuất được với tư cách là công cụ lao động sẽ góp phần tăng năng suất lao động, tư liệu sản xuất trong khu vực nông thôn hiện nay còn lạc hậu làm cho chuyển dịch cơ cấu nông thôn chậm hơn thành thị. Tư liệu sản xuất là cơ sở vật chất kỹ thuật sẽ góp phần tạo ra điều kiện thuận lợi, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn. Nhân tố thị trường: thị trường phản ánh nhu cầu xã hội, vì vậy nó quy định nhu cầu sản xuất, làm cho sản xuất thay đổi, dẫn đến làm biến đổi kinh tế. Thị trường kích thích nông dân thay đổi cách làm ăn, suy nghĩ, tạo ra động lực chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 12 SVTH: Nguyễn Văn Hăng Các chính sách của Nhà nước là nhân tố chủ yếu tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiêp. 2.1.2 Sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Một cơ cấu kinh tế dù là hoàn chỉnh đến đâu cũng không phải ổn định lâu dài mà trái lại luôn luôn vận động, biến đổi cho phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, việc xác định xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp là sự thật cần thiết và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta là sự cần thiết khách quan xuất phát từ những lý do: 2.1.2.1 Vị trí quan trọng của nông nghiệp, nông thôn trong đời sống kinh tế xã hội Nông nghiệp nông thôn là vấn đề có vị trí chiến lược và có vai trò tác dụng to lớn trong sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói riêng. Nước ta là một nước nông nghiệp với phần lớn dân số sống bằng nghề nông nên đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân là giải pháp cơ bản để chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành nền kinh tế có cơ cấu công – nông nghiệp - dịch vụ tiên tiến hiện đại. Phát triển nông nghiệp, nông thôn là giải pháp quan trọng để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội ở nông thôn đặc biệt là vấn đề việc làm (hiện nay người dân bỏ đồng ruộng ra thành phố tìm việc làm đang ngày càng tăng lên một cách đáng kể), khai thác các nguồn lực, thực hiện đô thị hóa hợp lý, giải quyết việc làm…. 2.1.2.2 Thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta Quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta trong thời gian qua bước đầu đã đạt được những thành tựu quan trọng, bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn có những thay đổi căn bản, sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hóa hơn, tỷ trọng công nghiệp, dịch dụ trong cơ cấu kinh tế nông thôn có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây… Tuy nhiên, hiện nay nông nghiệp nông thôn nước ta đang đối đầu với nhiều khó khăn của sự phát triển kinh tế như: qui mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ lạc hậu, năng suất, độ đồng đều, chất lượng sản phẩm còn chưa cao, khả năng hợp tác liên kết của nông dân còn thấp. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 13 SVTH: Nguyễn Văn Hăng Dịch vụ cơ sở hạ tầng cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn không theo kịp với đà phát triển kinh tế xã hội. Việc cải cách chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nông thôn còn chậm, môi trường pháp lý đầu tư kinh doanh còn nhiều bất cập, thị trường đất, lao động, vốn, công nghệ chưa vận hành một cách thuận lợi. 2.1.2.3 Yêu cầu của sự nghiệp Công Nghiệp Hóa- Hiện Đại Hóa Nông nghiệp, nông thôn là khu vực đặc biệt của nền kinh tế, sự phát triển của khu vực này có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu và là một đòi hỏi bức thiết của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh doanh, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hoạt động dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. 2.1.2.4 Yêu cầu của cơ chế thị trường Với một nền nông nghiệp lạc hậu như nước ta, nông nghiệp, nông thôn tập trung phần lớn lao động và dân cư. Do đó, đây là thị trường quan trọng của công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp, nông thôn ngày càng phát triển thì nhu cầu về tư liệu sản xuất càng tăng và các nhu cầu về dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp cũng theo đó tăng lên. Mặt khác, sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn làm cho mức sống, mức thu nhập của dân cư nông thôn tăng lên và nhu cầu về các sản phẩm công nghệ như ti vi, tủ lạnh, xe máy… và các nhu cầu về dịch vụ văn hóa, giáo dục, y tế… cũng tăng theo. Những nhu cầu đó góp phần mở rộng và sự phát triển thị trường của công nghiệp và dịch vụ. Do đó cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phải chuyển dịch mạnh theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ trong nông nghiệp, nông thôn. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 14 SVTH: Nguyễn Văn Hăng 2.1.2.5 Yêu cầu khai thác sử dụng Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn được chuyển dịch hợp lý sẽ phát huy hơn nữa vai trò của nông nghiệp, nông thôn đối với việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội, nguyên liệu và lao động cho công nghiệp, hàng hóa cho xuất khẩu, thị trường cho công nghiệp. Cơ cấu thành phần kinh tế nông nghiêp, nông thôn chuyển dịch theo hướng nhiều thành phần sẽ tạo điều kiện để huy động tối đa các nguồn lực nhằm khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, tăng tích lũy trong nhân dân, góp phần phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn góp phần phân công lao động hợp lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập nông dân, hạn chế việc khai thác sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực, nguồn lợi tự nhiên, rút ngắn khoản cách giữa thành thị và nông thôn. 2.1.2.6 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở nước ta là do sự phát triển kinh tế Gia nhập WTO đòi hỏi chúng ta phải cạnh tranh với các sản phẩm nông sản, thủy sản… của các nước trong khu vực cũng như thế giới. Vì vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn sẽ cho phép ta tham gia tốt vào nền kinh tế thế giới, chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa lớn sẽ tạo điều kiện để phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh, cân đối xuất khẩu và nhập khẩu có ngoại tệ để đổi mới công nghệ, tăng cường đầu tư phát triển. Ví dụ như xuất khẩu nông sản, thủy sản, lâm sản và ngành nghề có chất lượng cao hơn nhiều. 2.1.3 Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta theo hướng Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa 2.1.3.1 Phương hướng và nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, số 15-NQ/TW, ngày 18 tháng 3 năm 2002. Về “đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010” đã xác định phương hướng Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 15 SVTH: Nguyễn Văn Hăng và nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng như: a. Phương hướng: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa được xem như là một quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, gắn liền với đổi mới căn bản về công nghệ, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả và lâu bền cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đây là vấn đề lớn, cấp thiết ở nước ta trong quá trình đổi mới kinh tế trên cả góc độ cơ cấu kinh tế theo ngành cũng như cơ cấu kinh tế theo vùng và được thực hiện trên cơ sở phát huy thế mạnh, lợi thế so sánh của từng vùng và từng đất nước, nhằm tăng sức cạnh tranh, gắn với thị trường trong và ngoài nước, nhu cầu đời sống của nhân dân và quốc phòng an ninh, tạo thêm sức mua của thị trường trong nước, mở rộng thị trường nước ngoài. b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phải dựa trên cơ sở phát triển nông nghiệp, nông thôn Trong những năm tới vẫn coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trọng điểm quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học; quy hoạch sử dụng đất hợp lý, đổi mới cây trồng vật nuôi, tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích; đẩy mạnh thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa; giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hóa. Đầu tư nhiều hơn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội ở nông thôn. Phát triển công nghiệp, dịch vụ các ngành nghề đa dạng, chú trọng công nghệ chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, các làng nghề, chuyển một bộ phận quan trọng nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ tạo nhiều việc làm mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống nông dân và dân cư ở nông thôn. c. Về cơ cấu kinh tế các vùng Khu vực nông thôn đồng bằng: phát triển nông nhiệp sinh thái đa dạng trên nền cây lúa, cây rau, quả, chăn nuôi, thủy sản và ứng dụng phổ biến các tiến bộ Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 16 SVTH: Nguyễn Văn Hăng khoa học – công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản tiêu thụ sản phẩm. Hoàn thiện điện khí hóa và thực hiện cơ giới hóa ở những khâu cần thiết, nâng cao nhanh thu nhập trên đơn vị diện tích nông nghiệp, chuyển lao động sang khu vực công nghiệp, dịch vụ, phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, công nghiệp chế biến… Khu vực nông thôn trung du, miền núi: phát triển mạnh công nghiệp dài ngày, chăn nuôi đại gia súc và công nghệ chế biến. Bảo vệ và phát triển vốn rừng. Hoàn thành và ổn định vững chắc định canh, định cư. Bố trí lại dân cư lao động theo quy hoạch đi đôi với xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên. Phát triển kinh tế trang trại, giảm khoảng cách phát triển nông thôn đồng bằng. Có chính sách đặc biệt để phát triển ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, cửa khẩu, khu vực biên giới và hải đảo; phát huy thế mạnh đặc thù của hơn 1 triệu km2 lục địa. Đẩy mạnh nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản, thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí; phát triển đóng tàu và vận tải biển, mở mang du lịch; bảo vệ môi trường; tiến mạnh ra biển và làm chủ biển, phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven biển, cửa biển, hải cảng. Xây dựng căn cứ hậu cần ở một số đảo để tiến ra biển, kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh trên biển. 2.1.3.2 Những giải pháp chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu Văn kiện Đại hội IX Đảng cộng sản Việt Nam trong phần “Những chủ trương và giải pháp lớn phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001- 2010” có những giải pháp sau đây: a. Công tác quy hoạch Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn phải đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ thị trường; đồng thời căn cứ vào lợi thế kinh tế, khả năng cạnh tranh của từng vùng. Quản lý, cập nhật thông tin và kịp thời điều chỉnh quy hoạch. Chú trọng làm tốt quy hoạch những vùng sản xuất hàng hóa tập trung (cây, con, sản phẩm, ngành nghề…); quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển khu dân cư, xây dựng làng, xã, thị trấn; gắn kết chặt chẽ với an ninh – quốc phòng, phòng chống, Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 17 SVTH: Nguyễn Văn Hăng hạn chế, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. b. Khoa học, công nghệ Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ cho sản xuất, coi đây là khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn; trước hết cần tập trung vào công nghệ sinh học, chương trình giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ bảo quản và công nghệ chế biến nông, lâm, thủy sản. Dành kinh phí để nhập khẩu công nghệ cao, thiết bị hiện đại, các loại giống tốt. Đầu tư hiện đại hóa hệ thống điện, trường, nâng cao năng lực đào tạo cán bộ khoa học, nghiên cứu và tiếp thu khoa học, công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đổi mới cơ chế quản lý khoa học, nhất là cơ chế quản lý tài chính, nhân sự, nâng cao hiệu quả nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ cho nông dân. c. Các chính sách: - Về đất đai Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật các quyền về sử dụng đất đai; khuyến khích nông dân thực hiện “dồn điền, đổi thửa” trên cơ sở tự nguyện; nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, liên doanh, liên kết… tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch và chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. - Về tài chính, tín dụng Nhà nước cân đối các nguồn vốn để ưu tiên đầu tư thích đáng cho phát triển nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Các tổ chức tín dụng (ngân hàng thương mại quốc dân, ngân hàng cổ phần…) hoạt động với nhiều hình thức đa dạng ở nông thôn với lãi suất thỏa thuận; tăng mức cho vay và tạo sự đơn giản về thủ tục cho vay đối với người sản xuất và các tổ chức kinh tế ở nông thôn. Thực hiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng các hình thức bán trả góp vật tư, máy móc, thiết bị nông nghiệp cho nông dân; ứng vốn cho dân vay Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 18 SVTH: Nguyễn Văn Hăng sản xuất nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn. Khuyến khích người sản xuất, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng quỹ bảo hiểm ngành hàng để trợ giúp nhau khi gặp rủi ro. Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn điền cho nông dân đến năm 2010. Điều chỉnh, bổ sung các chính sách thuế nhằm khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế nông thôn. - Về lao động và việc làm Dành vốn ngân sách đầu tư nâng cấp các cơ sở dạy nghề của Nhà nước, đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa, phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, bảo đảm hàng năm đào tạo nghề khoảng 1 triệu lao động, đưa tỷ lệ được đào tạo nghề lên khoảng 30% vào năm 2010. Có chính sách thu hút những người được đào tạo về làm việc ở nông thôn, nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa. - Về thương mại và hội nhập kinh tế Thực hiện chính sách hỗ trợ và bảo hộ hợp lý một số ngành hàng có triển vọng nhưng còn khó khăn, như: chăn nuôi, rau quả… bằng nhiều hình thức (thông tin thị trường, giống, thú y, bảo vệ thực vật, chế biến…) để nông dân phát triển sản xuất và hạn chế được những rủi ro trong quá trình thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà nước hỗ trợ một phần và có chính sách thích hợp huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ thương mại (bến cảng, kho hàng, chợ bán buôn, bán lẻ…); tăng cường thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, tổ chức quản lý chất lượng, xây dựng và bảo vệ thương hiệu hàng hóa của Việt Nam; khuyến khích hình thành các hiệp hội ngành hàng, các quỹ hỗ trợ xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ, thiết bị và thị trường nhằm thúc đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. 2.1.4 Những chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nhằm tiến tới mục tiêu nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn. Vì vậy, vấn đề đo lường hiệu quả của chuyển dịch đó bằng hệ thống chỉ tiêu định Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 19 SVTH: Nguyễn Văn Hăng lượng là rất cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề này không đơn giản vì cả hai khái niệm: hiệu quả kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh nông thôn đều mang những tính phức tạp. Đặc biệt, nội dung chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp chưa được các nhà kinh tế nước ta nghiên cứu nhiều, nên vấn đề hiệu quả của quá trình chuyển dịch đó lại khó đo lường và thể hiện bằng số. Áp dụng nguyên tắc đo lường hiệu quả chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp dựa vào các chỉ tiêu sau: - Các chỉ tiêu về kết quả sản xuất như: giá trị sản xuất, sản lượng. - Các chỉ tiêu về chi phí sản xuất: chi phí lao động, vốn đầu tư. - Ngoài ra còn có các chỉ tiêu sau: năng suất lao động, năng suất cây trồng, thu nhập bình quân. - Một số chỉ tiêu được áp dụng để đánh giá hiệu quả sản xuất như: + Thu nhập/chi phí: 1 đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ sẽ tạo được bao nhiêu thu nhập nhằm xác định hiệu quả khai thác, sử dụng vốn trên đơn vị canh tác. + Lợi nhuận/chi phí: 1 đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận nhằm đánh giá hiệu quả đầu tư của các mô hình. + Lợi nhuận/thu nhập: nhằm xác định khả năng sinh lợi từ hoạt động sản xuất, đồng thời làm căn cứ so sánh tỷ suất lợi nhuận giữa các mô hình. Cách tính chi phí sản xuất được tính trên toàn bộ chi phí đầu tư khi chuẩn bị đất (gồm: chi phí giống, chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí chăm sóc, cải tạo ao, thức ăn, lưới đăng, không tính chí lao động nhà), cho đến khi thu nhập. Thu nhập được xác định dựa trên khối lượng sản phẩm bán ra nhân với giá bán. So sánh thu nhập với chi phí sản xuất sẽ thu được lợi nhuận. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu - Địa điểm: quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Huyện Tân Hưng, tỉnh Long An là một trong những huyện đầu nguồn của tỉnh Long An, còn gặp nhiều khó khăn. Do đó chuyển dịch trong sản xuất nông nghiệp góp phần tăng thu nhập trên diện tích, góp phần ổn định đời sống của người dân ở địa phương. - Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 02- 02- 2009 đến ngày 25- 04- 2009. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 20 SVTH: Nguyễn Văn Hăng - Đối tượng nghiên cứu: những hộ có các mô hình sản xuất hai vụ lúa/năm, và những hộ có các mô hình chuyển dịch và đang thực hiện như hai vụ lúa chuyển sang 1 vụ lúa - 1 màu. Các vấn đề chuyển dịch cơ cấu trong chăn nuôi và thủy sản chỉ được đề cập có mức độ nhằm đảm bảo tính hệ thống. - Hạn chế của đề tài: do nguồn kinh phí hạn chế và không có nhiều thời gian nên chỉ sử dụng số liệu thứ cấp để đánh giá kết quả chuyển dịch và chỉ điều tra phỏng vấn những hộ chuyển đổi từ hai vụ lúa/năm sang mô hình 1 vụ lúa- 1 màu. 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.2.1 Nguồn số liệu sơ cấp Được phỏng vấn trực tiếp từ các hộ nông dân: 30 mẫu cho mô hình 2 vụ lúa/năm và 30 mẫu từ những hộ có mô hình 1 lúa - 1 màu. 2.2.2.2 Nguồn số liệu thứ cấp - Các báo cáo tổng kết của các cơ quan, ban ngành của Huyện Tân Hưng. - Từ niên giám thống kê của huyện, về cơ cấu tốc độ tăng trưởng các ngành nông – lâm- ngư nghiệp, Công nghiệp- thương mại- dịch vụ. - Báo cáo kinh tế sản xuất của huyện về diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất. 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 2.2.3.1 Đối với mục tiêu nghiên cứu (1) : Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại Huyện Tân Hưng, tỉnh Long An. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu (1) cần sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. - Phương pháp thống kê mô tả. - Phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối. 2.2.3.2 Đối với mục tiêu nghiên cứu (2) Phân tích hiệu quả sản xuất 2 vụ lúa/năm sang 1vụ lúa- 1mùa. Để thực hiện mục tiêu này sử dụng các phương pháp sau : - Phương pháp phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất. - Phương pháp thống kê mô tả. - Phương pháp phân tích tương quan hồi quy. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 21 SVTH: Nguyễn Văn Hăng Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu quan trọng nào đó (chẳng hạn như lợi nhuận/ngày công), chọn những nhân tố có ý nghĩa, từ đó phát huy những nhân tố có ảnh hưởng tốt và khắc phục những nhân tố có ảnh hưởng xấu. Phương trình hồi quy có dạng : LnY = ln 0 +  1lnX1 +  2lnX2 + 3 lnX3 + … + klnXk Trong đó: Y : Biến phụ thuộc X : Biến độc lập ( i = 1,2,3,…k ) Các tham số  0,  1, …  k được ước lượng bằng phần mềm SPSS. 2.2.2.3 Đối với mục tiêu nghiên cứu (3) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và cơ cấu kinh tế của huyện, chuyển dịch nhanh và từng bước điều chỉnh cho phù với điều kiện thực tế tại địa phương. Thực hiện mục tiêu (3) sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia, tham khảo và tổng hợp ý kiến chuyên gia qua báo nông nghiệp và tạp chí chuyên ngành. - Dựa trên kết quả đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất từ quá trình chuyển dịch. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 22 SVTH: Nguyễn Văn Hăng CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN TÂN HƯNG 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý Huyện Tân Hưng nằm ở phía bắc của tỉnh Long An với diện tích tự nhiên là 49.738 ha, chia thành 12 đơn vị hành chính (11 xã và 1 thị trấn). Ranh giới hành chính huyện Tân Hưng tiếp giáp với 3 huyện của tỉnh Long An và Campuchia, cụ thể như sau: - Phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới 15,22 km, hành chánh 3 xã Hưng Điền, Hưng Điền B, và Hưng Hà. - Phía Nam giáp huyện Tân Thạnh, Mộc Hóa. - Phía Đông giáp huyện Vĩnh Hưng. - Phía Tây giáp với tỉnh Đồng Tháp. Tân Hưng nói riêng và vùng Đồng Tháp Mười nói chung đã và đang được nhà nước tập trung đầu tư nền cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao một bước. Đặc biệt chương trình 12 cụm và 16 tuyến dân cư tạo điều kiện ổn định cuộc sống cho nhân dân trong mùa lũ, các tuyến giao thông quan trọng như: - Tuyến tỉnh lộ 831 là trục giao thông chính trong giao lưu hàng hóa, tạo động lực cho kinh tế huyện đầu tư nâng cấp. - Tuyến đường cặp kênh 79, tuyến tỉnh lộ 831 nối dài giáp Tân Phước (Đồng Tháp) đang được đầu tư sẽ là hai trục giao thông đối ngoại đặc biệt quan trọng góp phần phát triển kinh tế- xã hội trong thời gian tới. Huyện Tân Hưng có tuyến biên giới Campuchia dài 15,22 km chiếm 11% tổng chiều dài biên giới của tỉnh, là địa bàn rất quan trọng trong việc xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng. a. Địa hình Tân Hưng nằm ở vùng ngập sâu của vùng Đồng Tháp Mười, hàng năm được hưởng các nguồn lợi do lũ mang lại và cũng trực tiếp chịu ảnh hưởng của lũ lụt. Sự hình thành và phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Hưng gắn liền với quá trình khai thác đất hoang hóa, di dân xây dựng vùng kinh tế mới ở Đồng Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 23 SVTH: Nguyễn Văn Hăng Tháp Mười. Địa hình huyện Tân Hưng nằm ở vùng chuyển tiếp giữa bậc thềm phù sa cổ với vùng thượng Châu thổ đồng bằng Sông Cửu Long, với hai kiểu cảnh quan chính là bồn trũng phèn giàu nước mưa và lòng các sông cổ. b. Đất đai: Theo kết quả điều tra lập bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 của phân viện Quy hoạch- TKNN cho thấy: toàn diện có 2 nhóm đất với 6 đơn vị chú giải bản đồ đất, trong đó: nhóm đất phèn là 28.173,5 ha (chiếm 56,65% diện tích tự nhiên). Như vậy, gần 100% diện tích đất thuộc loại không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đây là một hạn chế của huyện Tân Hưng. Diện tích đất được các ngành kinh tế quốc dân huy động đưa vào sử dụng khá cao, đạt 49.275 ha (chiếm 99,1% diện tích tự nhiên). Trong đó, đất cho sản xuất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất: 31.624 ha (chiếm 63,3% diện tích tự nhiên), đất lâm nghiệp: 12.778 ha (chiếm 25,7%), đất chuyên dùng: 4.487 ha (chiếm 9,0%), đất thổ cư là 463 ha (chiếm 0,8% diện tích tự nhiên). Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 24 SVTH: Nguyễn Văn Hăng Bảng 1: DIỄN BIẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP QUA CÁC NĂM (2000- 2008) Hạng mục ĐVT 2000 2005 Tăng BQ 2001- 2005 Thực hiện 2006 Thực hiện 2008 Tăng BQ 2006- 2008 a) Đất SXNN ha 32,619.0 32,903.0 0.2 32,849.00 33,724.00 0.49 - Đất trồng lúa ha 31,000.0 31,433.0 0.3 32,466.00 31,019.00 -0.26 - Đất trồng màu và cây CN ha 214.0 439.0 15.5 383.00 309.00 -6.78 b) Đất lâm nghiệp ha 12,437.0 11,288.7 -1.9 10,679.00 10,027.00 -2.34 c) Đất nuôi trồng thuỷ sản ha 171.0 102.0 -9.8 48.00 60.00 -10.07 (Nguồn: Phòng Nông Nghiệp - Địa chính huyện Tân Hưng) Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 25 SVTH: Nguyễn Văn Hăng Đất khai thác sử dụng đúng mục đích, bước đầu đem lại hiệu quả; song trong nông nghiệp đầu tư cải tạo còn thấp, độc canh sản xuất lúa, phần lớn lợi dụng độ phì tự nhiên của đất là chính. Diện tích đất nông nghiệp tăng lên qua các năm, đến năm 2008 diện tích lúa cũng tăng lên, diện tích đất trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày tăng lên. c. Khí hậu- thời tiết Khí hậu huyện Tân Hưng mang tính chất đặc trưng nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt độ cao đều quanh năm, ánh sáng dồi dào, lượng mưa khá lớn và phân bố theo mùa. Theo số liệu quan trắc của trạm Mộc Hóa, nhiệt độ bình quân năm là 27,20C, tháng 5 là tháng nóng nhất đạt 29,30C. Tháng giêng có nhiệt độ thấp nhất là 250C, biên độ trong năm dao động khoảng 4,30C và biên độ nhiệt ngày và đêm dao động cao (từ 80C- 100C). Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa, ngô, rau đậu thực phẩm. Lượng mưa trung bình năm là 1.447,7mm và phân bố theo mùa rõ rệt, mùa mưa thực sự bắt đầu ngày 20 tháng 5 và kết thúc đầu tháng 11 (164 ngày). Mùa mưa trùng với mùa lũ gây ngập úng, cản trở quá trình sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế xã hội của huyện. 3.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên rừng - Năm 1995 huyện Tân Hưng có 16.315 ha rừng, đến năm 2008 diện tích rừng giảm còn 10.027 ha, phần lớn rừng trồng có trữ lượng khá. Tỷ lệ che phủ 26% (kể cả cây phân tán). - Nguồn tài nguyên động vật dưới tán rừng đã dần được phục hồi, đây là thành quả đáng ghi nhận của các chương trình 173 và 661, đã góp phần sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên cũng như phục hồi hệ sinh thái vốn có của vùng đất phèn. b. Tài nguyên thủy sản Qua điều tra của viện nghiên cứu thủy sản II, có nhận xét: - Các thủy vực ở huyện Tân Hưng có những nhóm loài đặc trưng như: tảo lục, côn trùng thủy sinh, nhóm tôm cá nước ngọt. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 26 SVTH: Nguyễn Văn Hăng - Thủy sinh vật có đến hơn 330 loài gồm: 180 loài tảo, 90 loài động vật nổi, 60 loài động vật đáy. - Trên Vàm cỏ Tây có hơn: 50 loài cá, 9 loài tôm ; trong đó cá đồng và tôm càng xanh có giá trị kinh tế, song sản lượng không lớn. Do môi trường nước nội đồng ngày càng được ngọt hóa, độ chua và thời gian ảnh hưởng chua phèn giảm tạo điều kiện để các loài thủy sản về cư trú và phát triển, mở ra hướng đi trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng- vật nuôi. Tuy nhiên, do tình hình đánh bắt chưa được kiểm soát một cách có hiệu quả nên thủy sản có lợi chưa có khả năng tái tạo tại chổ, đặc biệt trong mùa khô. c. Tài nguyên khoáng sản Theo các tài liệu điều tra trên địa bàn chất thổ nhưỡng, trên địa bàn huyện Tân Hưng, khoáng sản đặc trưng là than bùn, sét gạch ngói hỗn hợp sông- đầm lầy. 3.1.2 Kinh tế- xã hội 3.1.2.1. Đơn vị hành chính Theo Niên giám thống kê của huyện Tân Hưng tỉnh Long An - 2008, toàn huyện Tân Hưng bao gồm: 1 thị trấn và 11 xã. Trong đó thị trấn Tân Hưng là huyện lỵ, các xã còn lại bao gồm: 1. Xã Hưng Điền 2. Xã Hưng Điền B 3. Xã Hưng Hà 4. Xã Vĩnh Thạnh 5. Xã Vĩnh Lợi 6. Xã Vĩnh Đại 7. Xã Vĩnh Châu A 8. Xã Vĩnh Châu B 9. Xã Thạnh Hưng 10. Xã Hưng Thạnh 11. Xã Vĩnh Bửu (vừa được tách ra trên cơ sở xã Vĩnh Đại). Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 27 SVTH: Nguyễn Văn Hăng Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Long An 3.1.2.2. Dân số và lao động a. Dân số Dân số trung bình năm 2008 của Huyện Tân Hưng là 46.071người, mật độ dân số 84,07người/km2, chỉ bằng 25,8% mật độ dân số của tỉnh (325 người/km2) nên Tân Hưng thuộc dạng đất rộng người thưa. Khu vực thành thị có 3.089người (chiếm 7,4% dân số), khu vực nông thôn 38.725người (chiếm 92,6%). Tỷ lệ tăng dân số năm 1995 là 2,7%, năm 2000 là 1,97% và năm 2003 là 1,69%, năm 2008 là 1,60%. Tỷ lệ tăng dân số có xu hướng giảm trong đó có đóng góp không nhỏ của công tác Kế hoạch hóa gia đình. Điểm đáng lưu ý là phần lớn cư dân đến định cư sau năm 1975 (dân kinh tế mới), cần cù chịu khó lao động, song thiếu kinh nghiệm trình độ văn hóa và chuyên môn thấp. Tình hình dân tộc và tôn giáo trên địa bàn khá ổn định, đại bộ phận là dân tộc kinh; có hai tôn giáo chính là: Phật giáo và Thiên chúa giáo đang hoạt động bình thường. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 28 SVTH: Nguyễn Văn Hăng Dân số đông nhất là thị trấn Tân Hưng là 536 người/km2, gấp 13,8 lần so với nơi có mật độ dân số thấp nhất là xã Thạnh Hưng 39 người/km2. b. Lao động Dân số toàn huyện năm 2008 là 46.071người, trong đó 27.618người trong độ tuổi lao động và có 21.466người có việc làm ổn định, hơn 6000 thiếu việc làm, lao động qua đào tạo đạt 3.1%. trong đó tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt 7.1%. Như vậy, nguồn nhân lực tập chung chủ yếu ở khu vực Nông- Lâm nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm. Chất lượng lao động: nguồn nhân lực ở huyện Tân Hưng có chất lượng thấp, đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển kinh tế vì nhân lực là nhân tố quan trọng hàng đầu của lực lượng sản xuất. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và quản lý trong các ngành là 900 người (chiếm 3,1% lao động xã hội); trong đó, trình độ đại học là 138 người, cao đẳng 300 người, trung cấp 150 người, dưới trung cấp là 98 người. Nếu kể trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật khoảng 1,54% lao động thì tổng số lao động được đào tạo là 4,5%. Song lại chủ yếu tập trung ở khu vực quản lý nhà nước, giáo dục, y tế, đây là một tồn tại của huyện Tân Hưng (Lao động qua đào tạo của toàn tỉnh năm 2006 đạt 18%). Với chất lượng lao động như trên, trong thời gian tới để phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện, thì việc đào tạo nâng cao mặt bằng dân trí, trình độ chuyên môn cho người lao động để tiếp thu và ứng dụng khoa học- kỹ thuật vào sản xuất là vấn đề rất cần được quan tâm. 3.1.2.3. Văn hóa - xã hội: a. Y tế Cơ sở vật chất ngành y tế của huyện bao gồm: một bệnh viện đa khoa quy mô 50giường bệnh đặt tại thị trấn Tân Hưng, 10trạm y tế xã được xây kiên cố, trong đó có 3trạm xây lầu với 50giường bệnh. Ngoài ra, còn có 14phòng khám bệnh tư nhân, phòng khám ngoài giờ và các hiệu thuốc quốc doanh cũng như tư nhân, số giường bệnh trên một vạn dân là 1,9 (tỉnh là 15,4 năm 2006). Năm 2008 tỷ lệ xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế là 66%, tỷ lệ xã có bác sĩ là 66%, tỷ lệ xã có y sĩ hoặc nữ hộ sinh là 66%. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 29 SVTH: Nguyễn Văn Hăng Tổng số cán bộ quản lý, chuyên môn ngành y tế là 95người. Trong đó, số có trình độ bác sĩ là 16 người chiếm 16,8% cán bộ toàn ngành, tỷ lệ bác sĩ trên một vạn dân là 3,8bác sĩ (bình quân tỉnh là 4,4 năm 2006). Số y sĩ là 48 người chiếm 50,5% Cơ sở vật chất và trang thiết bị của ngành y tế còn thiếu và lạc hậu, chưa có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Cần được tăng cường đầu tư cả nhân lực và thiết bị để đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh của nhân dân. b. Giáo dục – đào tạo Tân Hưng là huyện có sự phát triển tốt về giáo dục, cả về số lượng lẫn chất lượng, thể hiện qua các số liệu sau: - Có một trường tiên tiến xuất sắc, một trường tiên tiến được tỉnh công nhận. - Huy động học sinh cấp I đến lớp hàng năm đạt 95%. - Tỷ lệ huy động học sinh 6 tuổi vào lớp một niên học 1995- 1996 là 94%, đến niên học 2002- 2003 là 98,4%; tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học niên học 1995- 1996 là 88%, đến niên học 2002- 2003 là 99,3%. Tỷ lệ bỏ học là 3,14% cao hơn năm trước là 0,26%. - Tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở niên học 1995- 1996 là 47% và niên học 2002- 2003 là 99,5%. Tỷ lệ giáo viên trung học cơ sở đạt chuẩn là 98,9%. Số giáo viên đứng lớp không đảm bảo (1,05giáo viên/lớp, chuẩn là 1,85giáo viên/lớp), 29học sinh/lớp. - Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông niên học 2002- 2003 là 74,5%. Tỷ lệ giáo viên trung học phổ thông đạt chuẩn là 100%, 37 học sinh/lớp. - Tỷ lệ học sinh bỏ học ngày càng giảm, năm 1995 là 4,8% và đến năm 2003 chỉ có 3,5%. Năm 2008 toàn huyện đã đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới được 259 phòng. Tổng vốn đầu tư 39,2tỷ đồng. Toàn huyện hiện có 22trường học (425phòng); trong đó: mầm non 02trường (17phòng), tiểu học 07trường (305phòng), 05trường TH và THCS, trung học cơ sở 07trường (79phòng), trung học phổ thông 01trường (24phòng) và một trung tâm giáo dục thường xuyên. Tỷ lệ phòng học kiên cố 98,8%, bán kiên cố 1,2%. Các trường học được bố trí hợp lý trên các địa bàn đã đảm bảo cho công tác dạy và học. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 30 SVTH: Nguyễn Văn Hăng c. Văn hóa Hệ thống truyền thanh cơ sở từng bước được trang bị mới, năng cao chất lượng công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng từ huyện đến xã. Đến năm 2003 toàn huyện có 96% số huyện có phương tiện nghe nhìn. Công tác xây dựng nếp sống văn minh- gia đình văn hóa đã đi vào nề nếp, tỷ lệ hộ đăng ký hàng năm đạt trên 90%, số hộ được công nhận 60% (2- 4 tiêu chuẩn), có 5 ấp văn hóa, duy trì tốt các mô hình hoạt động: thuyền văn hóa, đội thông tin lưu động, bưu điện văn hóa xã, đặt bia tưởng niệm, tái tạo các di tích lịch sử cách mạng. Huyện Tân Hưng được tỉnh công nhận đạt loại khá trong thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa. Năm 2008 đã đạt 86,9% gia đình văn hóa (8.252 hộ) ; 42/56 khu phố, ấp văn hóa. d. An ninh quốc phòng Tân Hưng là một trong năm huyện có biên giới của tỉnh Long An, có đường biên giới giáp Vương quốc Campuchia 15,22km/137,7km (đường biên giới toàn tỉnh). Toàn huyện có 3 xã giáp biên giới là: xã Hưng Điền, xã Hưng Điền B và xã Hưng Hà. Quán triệt, thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Tân Hưng đã tập trung xây dựng kế hoạch và tổ chức phòng thủ biên giới, xây dựng lực lượng công an, quân sự, thực hiện tốt công tác huấn luyện, hội thảo quân sự, vận hành cơ chế phòng thủ cấp huyện hàng năm. Lực lượng nòng cốt được duy trì trên địa bàn là: bộ đội biên phòng, bộ đội trực thuộc huyện đội, lực lượng công an, hải quan, dân quân tự vệ và các tổ chức quần chúng. Trong thời gian qua, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được giữ vững và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. 3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng Hệ thống giao thông đường bộ hiện nay của huyện tuy được quan tâm đầu tư nhưng chưa đồng bộ cả về mạng lưới lẫn chất lượng (9/12 xã chưa có đường ôtô đến trung tâm xã). Sự đi lại của nhân dân, giao lưu kinh tế hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn. Việc nâng cấp, tu bổ các tuyến đường và mở mới một số tuyến đường liên xã với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, bước đầu đã Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 31 SVTH: Nguyễn Văn Hăng đạt được một số kết quả đáng khích lệ, tạo cuộc sống ổn định, phân bố lại dân cư hợp lý góp phần nâng cao đời sống của nhân dân vùng sâu, vùng xa. Hệ thống giao thông từ thị trấn Tân Hưng đến các xã và kém phát triển so với các huyện trong vùng. Đến nay toàn huyện còn 10xã chưa có đường ô tô đến trung tâm, hệ thống đường liên ấp chủ yếu là đường đất. Toàn huyện chỉ có một tuyến giao thông đối ngoại là tuyến Vĩnh Hưng- Tân Hưng đi dọc tỉnh lộ 831 theo Quốc lộ 62 về Tân An, các tuyến nối với Tân Phước, Tân Hồng, Hồng Ngự chỉ còn ở dạng tiềm năng, chưa được đầu tư thông tuyến. Hệ thống giao thông kém phát triển do đó nhiều mặt kinh tế- xã hội trên địa bàn phát triển không đồng bộ, thu nhập dân cư đạt khá cao nhưng trình độ dân trí thấp, thương mại phát triển kém, khả năng và mức hưởng thụ thấp.... Về giao thông thủy: Huyện Tân Hưng có hệ thống sông gạch rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa nội vùng và kết cấu ngoại vùng; khai thác khả năng giao thông thủy của huyện chủ yếu là tận dụng ưu thế tự nhiên, chưa có đầu tư nạo vét, khai thông các luồng lạch một cách thường xuyên nên hiệu quả còn hạn chế. Thủy lợi: Hệ thống kênh mương của Tân Hưng hầu hết đều có chiều rộng từ 10m trở lên. Nhờ có hệ thống thủy lợi tưới tiêu thuận tiện, nên trong tổng số 31.162ha cây hàng năm đã có 31.150ha trồng lúa – màu. Trong đó, diện tích lúa Đông Xuân chính vụ là 30.110ha, lúa Hè thu 24.300ha. Điện: Huyện Tân Hưng nhận điện lưới quốc gia theo đường dây trung thế 22KV từ Mộc Hóa. Nguồn điện cung cấp cho huyện đạt yêu cầu kỹ thuật và điện thế. Nhà nước đầu tư điện trung thế, còn đường dây hạ thế do nhân dân đóng góp. Mật độ dân cư thưa sinh sống không tập trung nên muốn đầu tư lưới điện hạ thế cũng gặp nhiều khó khăn, chi phí đầu tư bình hạ thế cao; khoảng cách từ hộ đến đường dây trung thế xa... Để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu dân sinh, cần bố trí dân cư sống tập trung theo các cụm, tuyến để nâng cao hiệu quả đầu tư. Đối với yêu cầu CNH- HĐH nông nghiệp trên địa bàn ngoài hỗ trợ về đầu tư lưới điện, huyện cần phát triển các loại hình hợp tác để thuận lợi hơn trong đầu tư. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 32 SVTH: Nguyễn Văn Hăng Nước sạch nông thôn: Các trạm cấp nước chủ yếu được đầu tư trong các năm gần đây, để đạt kết quả trên thể hiện sự quan tâm của các ngành các cấp. Tuy nhiên, vấn đề cung cấp nước sạch cho nhân dân trong huyện là yêu cầu hết sức cấp thiết, cần được sự hỗ trợ từ nhiều nguồn vốn. Thông tin liên lạc: mạng lưới thông tin liên lạc ở huyện cần được đầu tư hiện đại hơn để phục vụ nền kinh tế thị trường một cách nhanh chóng, an toàn, góp phần vào việc phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng. 3.1.2.4 Tình hình kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân giai đoạn (2000 – 2008) đạt 12%. Giai đoạn 2001 – 2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 11% thu nhập bình quân đầu người tăng 8.4%. Giai đoạn 2006 – 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 11% thu nhập bình quân đầu người tăng 20,5%. Tăng trưởng (GDP) cả 3 khu vực hàng năm cũng tăng, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng cao. Cơ cấu kinh tế toàn huyện bước đầu có sự chuyển biến rõ nét. Cơ cấu nội ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng đa canh, đa dạng hoá sản phẩm. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 33 SVTH: Nguyễn Văn Hăng Bảng 2: TỔNG SẢN PHẨM (GDP) HUYỆN TÂN HƯNG Hạng mục ĐVT 2000 2005 Tăng BQ 2001- 2005 Thực hiện 2006 Thực hiện 2008 Tăng BQ 2006- 2008 Tổng giá trị GDP (Giá CĐ 1994) Tr.đ 341,004 635,368 11.1 681,068 1,210,271 21.1 - Nông, lâm, thuỷ sản " 294,007 498,255 9.4 519,992 849,125 17.8 - Công nghiệp, xây dựng " 22,458 77,962 21.4 88,348 139,462 16.4 - Thương mại, dịch vụ " 24,539 59,151 15.7 72,728 221,684 45.0 Cơ cấu kinh tế (giá hiện hành) % 100 100 100 100 - Nông, lâm, thuỷ sản % 86.2 78.4 76.30 70.20 - Công nghiệp, xây dựng % 6.6 12.3 13.00 11.50 - Thương mại, dịch vụ % 7.2 9.3 10.70 18.30 GDP Bình quân/người/năm tr.đ 5.259 8.384 8.4 8.831 15.476 20.5 (Nguồn : Phòng nông nghiệp huyện Tân Hưng) Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 34 SVTH: Nguyễn Văn Hăng 0 20 40 60 80 100 N-L-Ngư nghiệp C nghiệp- X Dựng Dịch dụ Giai đoạn 2001- 2005 Giai đoạn 2006- 2008 Hình 2: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Tân Hưng b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân huyện Tân Hưng không ngừng nổ lực phấn đấu để vượt qua những khó, khai thác tốt nguồn lực trong huyện nhất là về nông nghiệp thủy sản, để từng bước đưa nền kinh tế của huyện liên tục tăng trưởng ổn định. Về cơ cấu kinh tế các khu vực cũng được chuyển dịch rõ nét. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế mặc dù diễn ra còn chậm nhưng đang định hình rõ theo hướng là tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ- thương mại. Ngành Nông– Lâm– Ngư nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, chiếm hơn 70,20% GDP; đều này cho thấy nền kinh tế vẫn còn mang tính thuần nông. Tỷ trọng ngành thủy sản, chăn nuôi còn thấp trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn hơn và cây lúa vẫn cây chủ lực trong cơ cấu nông nghiệp của huyện. Bên cạnh đó, trong sản xuất nông nghiệp người dân chưa theo kịp thị trường, sản phẩm có được nhưng chưa cao, sức cạnh tranh nông sản còn kém, thị trường tiêu thụ bấp bênh. C nghiệp- X dự ng 11,5 % Thư ơ ng Mại 18,3% N-L-Ngư nghiệp 70,2% Hình 3: Biểu đồ cơ cấu kinh tế năm 2008 của huyện Tân Hưng Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 35 SVTH: Nguyễn Văn Hăng 3.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI 3.2.1 Sản xuất nông nghiệp Cây lúa: Tổng diện tích lúa gieo trồng năm 2008 là 61.319ha, diện tích thu hoạch 61.298ha (diện tích bị cháy rầy 26ha) năng suất đạt 53,7tạ/ha, sản lượng 329.293tấn, đạt 107% kế hoạch (cao hơn18.487tấn so với năm 2007). Trong đó: + Vụ đông xuân: gieo sạ được 31.019ha, thu hoạch 30.993ha (giảm 11,962ha so với năm 2007), năng suất đạt 59.7tạ/ha, sản lượng 185.080 tấn (giảm 46tấn so với năm 2007). + Vụ hè thu: gieo sạ được30.300ha (giảm 353ha so với năm 2007), năng suất đạt 47,6tạ/ha (tăng 7,6 tạ/ha so với năm 2007), sản lượng đạt 144.213tấn (tăng 18903 tấn so với năm 2007). Cây hoa màu và các loại cây khác: tổng diện tích giao trồng 304ha vào năm 2008. Trong đó: + Cây dưa hấu: gieo trồng được 163,7ha đạt 65,48% kế hoạch cả năm (giảm 53,3ha so với năm 2007). Năng suất bình quân đạt 219 tạ./ha (tăng19,2tạ/ha so với năm 2007). Sản lượng đạt 3.150 tấn (giảm 190 tấn so với năm 2007). + Rau các loại: diện tích gieo trồng 79,8ha đạt được 100% kế hoạch cả năm (tăng 40,3ha so với năm 2007). Năng suất đạt 200tạ/ha (tăng 20tạ/ha so với năm 2007). Sản lượng đạt 888 tấn (tăng 177 tấn so với năm 2007). + Khoai môn: Diện tích gieo trồng cả năm 5,4ha đạt 27% so với kế hoạch cả năm (giảm 16ha so với năm 2007). Năng suất đạt bình quân 300tạ/ha. Sản lượng đạt 162 tấn (giảm 483 tấn so với năm 2007). + Đậu: Diện tích gieo trồng cả năm 1ha đạt 5% so với kế hoạch cả năm (giảm 9ha so với năm 2007), năng suất bình quân 25tạ/ha, sản lượng đạt 2,5 tấn. Cây kiệu: Diện tích giao trồng năm 2008 là 7,4% năng suất đạt 300tạ/ha, sản lượng đạt 222 tấn. Chăn nuôi: Tổng số trâu 90con năm 2008 tăng 25con so với năm 2007. Bò tổng số 1670con vào năm 2008 tăng 20so với năm 2007. Heo tổng số Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 36 SVTH: Nguyễn Văn Hăng 7250con giảm 4650con so với năm 2007. Đàn gia cầm tổng số 260.000con tăng 26160con so với năm 2007. Thuỷ sản: Nuôi cá bè 235bè/2000con/bè, gồm cá bông, cá lóc… Sản lượng 259tấn, lãi từ 2-3 triệu/bè. Cá ao nuôi được 963ao với 2000con/ao, gồm các loại: cá tra, cá lóc, cá rô… sản lượng 1541tấn, lãi từ 1-2 triệu/ao, cá biệt có những hộ nuôi cá rô đạt năng suất cao, lãi trên 100 triệu/1000m2 . Trong đó: + Nuôi cá ao: diện tích thả nuôi 48,2ha đạt 100% kế hoạch cả năm ( tăng 9ha so với năm 2007), sản lượng đạt1540,8tấn ( tăng 364tấn so với năm 2007). + Nuôi cá bè: Diện tích thả nuôi là 1762,5M3 đạt146.87% so với kế hoạch cả năm (tăng 525M3 so với năm 2007). Khai thác thuỷ sản: đạt 900 tấn, đạt 100% so với kế hoạch cả năm (tăng 50tấn so với năm 2007). Lâm nghiệp: diện tích rừng đạt 10.027ha giảm 700ha so với năm 2007. 3.2.2 Về công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp-thương mại-dịch dụ. - Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: Công nghiệp, TTCN và xây dựng không ngừng phát triển, tăng bình quân giai đoạn 2001 – 2008 là 21,4%; giai đoạn 2006 – 2008 là 16,4% (tính theo giá cố định 94). Giá trị sản xuất (theo giá CĐ năm 1994) tăng hàng năm và đến năm 2008 đạt 139.462 tỷ đồng, tăng 6,2lần so với năm 2000. Giá trị tăng thêm năm 2008 đạt 46.726 tỷ đồng, tăng 6,2 lần so với năm 2000. - Kinh tế hợp tác: Thực hiện luật hợp tác xã, tính đến năm 2008 toàn huyện có 6 hợp tác xã, trong đó có 5 HTX nông nghiệp và 1 HTX vận tải. Các HTX chủ yếu là bơm nước, làm đất thu hoạch lúa và dịch vụ phân bón thuốc BVTV. Mô hình tổ hợp tác sản xuất cũng được cũng cố và nâng cao chất lượng hoạt động, tính đến năm 2008 toàn huyện có 63 tổ hợp tác. Nhiều THT đã hoạt động hiệu quả, thực hiện tốt dịch vụ hổ trợ sản xuất và hỗ trợ kinh tế hộ nông dân. - Thương mại - dịch vụ: Hoạt động dịch vụ thương mại ở nông thôn ngày càng phát triển, với nhiều hình thức đa dạng và phong phú phục vụ tương đối tốt cho sản xuất và đời Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 37 SVTH: Nguyễn Văn Hăng sống của dân cư. Nhìn chung hoạt động thương mại ngày càng phát triển, giao thương hàng hoá được mở rộng từ thị trấn đến nông thôn. Giá trị sản xuất (theo giá cố định năm 1994) tăng hàng năm và đến năm 2008 đạt 221.684 tỷ đồng, tăng 9lần so với năm 2000. Giá trị tăng thêm năm 2008 đạt 167.42 tỷ đồng, tăng 8,7lần so với năm 2000. - Điện nông thôn: Ngành điện đã tập trung lưới điện về đến nông thôn. Tính trong giai đoạn (2000 – 2008) tổng chiều dài đầu tư trung thế mới là 188,88Km, tổng chiều dài đầu tư hạ thế mới là 244.413km, lắp đặt nhiều chạm biến áp với tổng công suất là 1.335KVA. Tổng vốn đầu tư gần 22,1 tỷ đồng; trong đó vốn ngành điện 15,4 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 6,3 tỷ đồng, vốn nhân dân đóng góp gần 0,4 tỷ đồng. Nhờ đó tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đều tăng từ 40% năm 2000 lên 90,4% năm 2008. - Bưu chính viễn thông: Ngành bưu chính viễn thông đã tập trung đầu tư về đến nông thôn. Toàn huyện có 10/11 xã có bưu điện văn hoá xã (tăng gấp 5lần so với năm 2000), mật độ điện thoại bình quân năm 2008 đạt 08/100 dân (tăng gắp 10lần so với năm 2000). Nhìn chung mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển nhanh, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin phục vụ sản xuất và đời sông dân cư. 3.3 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA HUYỆN 3.3.1 Về sản suất nông nghiệp. Tiếp tục phát huy mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả tài nguyên sẵn có, phát triển vật nuôi, cây trồng theo hướng xây dựng nền nông nghiệp sinh thái bền vững, đẩy mạnh sản xuất đi đôi với việc xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, phát triển nông thôn nhằm nâng cao vật chất tinh thần của nhân dân. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm tăng năng suất, tăng lợi nhuận, nâng cao chất lượng nông sản hàng hoá, theo hướng giảm giá thành trong sản xuất, tăng hiệu quả đầu tư. Phát triển nông nghiệp trên cơ sở thâm canh tăng sản lượng và chất lượng, giảm chi phí, đạt hiệu quả cao; đa canh cả trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản. Tập trung khai thác các lợi thế, hình thành và phát triển một số vùng chuyên canh cây trồng vật nuôi chủ lực như lúa chất lượng cao, lúa thơm. bắp lai mè, đậu nành, Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 38 SVTH: Nguyễn Văn Hăng đại gia súc, thuỷ sản…bằng việc đâu tư các tiến bộ khoa học – công nghệ mới vào sản xuất, tạo ra hàng hoá có năng suất, chất lượng cao. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nền cơ cấu cân bằng vững chất giữa nông – lâm – ngư nghiệp, trồng trọt – chăn nuôi - dịch vụ nông nghiệp hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghệ chế biến ngành nghề nông thôn. Đẩy mạnh cơ giớ hoá nông nghiệp trong khâu thu hoạch và sau thu hoạch, điện khí hoá kết hợp với sản xuất. Một số chỉ tiêu trong năm 2009 của huyện Tân Hưng như sau: - Về trồng trọt: Tập trung chỉ đạo diện tích sản xuất lúa có năng suất thấp, không ổn định chuyển sang cây trồng khác phù hợp, có hiệu quả cao. Đẩy mạnh thâm canh sản xuất lúa đạt sản lượng 340.000tấn/năm. Tiếp tục huy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao (10.000ha), đạt chất lượng xuất khẩu ở địa bàn các xã, triển khai thực hiện 5 cánh đồng đạt giá trị tăng thêm 25triệu/ha/năm với diện tích 56ha kết hợp chương trình “3 giảm 3 tăng”. Qui hoạch vùng phát triển cây trồng cần luân canh với cây lúa (lúa + kiệu), lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản (1 vụ lúa + 1 vụ màu hoặc luân canh 2 vụ lúa + 1 thuỷ sản), trồng thí điểm các loại cây trồng thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, có đầu ra ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Chăn nuôi - thú y: Tiếp theo cải tạo đàn heo và đàn bò qua phương pháp thụ tinh nhân tạo. Tiếp tục tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch LMLM trên gia súc, bệnh tai xanh trên đàn lợn; thực hiện tốt việc khử trùng, tiêu độc, tiêm phòng dịch cúm gia cầm và bệnh LMLM gia súc. Chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống dịch cúm gia cầm tái phát, bảo vệ đàn gia súc trước bệnh LMLM và các loại bệnh có khả năng lây lan trên diện rộng khác gây thiệt hại lớn về kinh tế. Tăng cường công tác kiểm soát, kiểm dịch động vật, giám sát giết mổ gia súc, gia cầm ở các chợ và các lò mỗ tập trung. - Thuỷ sản: Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 39 SVTH: Nguyễn Văn Hăng Tiếp tục triển khai dự án nuôi thuỷ sản nước ngọt vào màu lũ. Đồng thời tăng cường công tác khuyến ngư, chuyển giao công tác ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thuỷ sản. - Thủy lợi: Hoàn thiện đưa vào sử dụng các công trình thuỷ lợi kết hợp với giao thông nông thôn đã đầu tư theo kế hoạch. Đầu tư nạo vét 4 công trình với tổng kinh phí 1.650triệu đồng. Phát triển trạm bơm điện: Phấn đấu trong năm 2009 xây dựng thêm các trạm bơm điện, nâng tỷ lệ sử dụng bơm điện trên 30% diện tích giao sạ. - Công tác khuyến nông - bảo vệ thực vật: Công tác khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ thực vật được triển khai như dự báo các bệnh như vàng lùn, lùn xoắn lá, bệnh đạo ôn, lịch né rầy cho bà con nông dân, công tác cây trồng vật nuôi từng bước được cải thiện. Triển khai các mô hình kinh tế đạt hiệu quả kinh tế cao để cho nhân dân áp dụng vào sản xuất. Xây dựng thêm hai tổ nhân giống lúa mới để bước đầu chủ động được nguồn giống tốt phục vụ nhu cầu giống cho nông dân. - Lâm nghiệp : Duy trì diện tích rừng hiện có, chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và phòng chống cháy rừng vào mùa khô. Trồng 800.000cây phân tán các loại. - Công tác khác : Tiếp tục thực hiện chương trình cơ giới hoá nông nghiệp của tỉnh giai đoạn đến 2010 và chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất của TW (chương trình 135) giai đoạn hai trên địa bàn huyện. 3.3.2 Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ - Công nghiệp – xây dựng cơ bản: Trong thời gian tới tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp – xây dựng, trong giai đoạn 2006-2015 là 19,9%/năm, trong đó ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có tốc độ tăng 25,0%/năm, ngành xây dựng cơ bản tăng 18,0% ( ngành xây dựng cơ bản đạt trong giai đoạn 2000 – 2003, thông qua việc chính phủ tập trung đầu tư xây dựng cơ bản các cụm, các tuyến dân cư lượt lũ), tăng trưởng của những năm tiếp theo đạt tỷ lệ thấp hơn do phụ thuộc vào nguồn thu ngân sách để đầu tư xây dựng cơ bản. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 40 SVTH: Nguyễn Văn Hăng Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm cơ cấu thấp trong tổng thể nền kinh tế; năm 2005 là 8,68%; năm 2010 là 12,65%, năm 2015 là 19,25%. Trong đó tỷ lệ xây dựng cơ bản trong tổng thể nền kinh tế là 6,88%, năm 2010 là 9,4%, năm 2015 là 13,3%. - Thương mại - dịch vụ: Phát triển ngành thương mại dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu “ đầu vào, đầu ra” cho các ngành sản xuất và phục vụ đời sống ngày càng cao của nhân dân. Tốc độ tăng trưởng GDP ngành thương mại - dịch vụ giai đoạn 2007- 2015 là 15,6%, trong đó giai đoạn 2007 – 2010 là 17,0%/năm, giai đoạn 2011 – 2015 là 14,1%/năm. Cơ cấu GDP ngành thương mại - dịch vụ trong tổng thể nền kinh tế huyện (theo giá hiện hành) năm 2005 là: 18,0% đến năm 2010 là 24,8%, đến năm 2015 là 29,5%. 3.3.3 Về giao thông nông thôn. - Giao thông đường bộ: Quy hoạch mạng lưới giao thông huyện Tân Hưng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhất nghiên cứu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, bao gồm đường bộ và đường thuỷ. Chỉ tiêu giao thông đến năm 2010 nhựa hoá 100% đường tỉnh và đường vào cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nhựa hoá 70% đến thị trấn, sỏi hoá các đường về trung tâm xã, sỏi hoá các tuyến đường vận chuyển hàng hoá nông sản thô. - Giao thông thuỷ: Tận dụng hệ thống kênh rạch hiện có, đầu tư khai thông luồng rạch, xây dựng công trình bến cảng phục vụ giao thông thuỷ. Xây dựng hệ thống cầu các tỉnh lộ, huyện lộ, xoá cầu khỉ ở nông thôn. Từng bước nhựa hoá, bê tông hoá giao thông nông thôn (hạn chế dần sử dụng cấp phối sỏi đỏ), giảm bớt chi phí duy tu hàng năm. Kết hợp chặt chẽ giữa giao thông bộ và giao thông thuỷ, nâng cao hiệu quả vận chuyển, giao thông cần phát triển thuỷ lợi. 3.3.4 Về điện - nước - Cấp điện: Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 41 SVTH: Nguyễn Văn Hăng Phát triển hệ thống cung cấp điện theo chiến lược chung của ngành, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội của huyện, phục vụ an ninh quốc phòng. Phấn đấu đến năm 2010 có 100% hộ sử dụng điện, hoàn thành việc kéo điện trung thế đến các điểm dân cư tập trung, các cụm công nghiệp và các đồn biên phòng. Đầu tư thêm các chạm biến áp hạ thế từng khu vực phục người dân sinh hoạt và sản xuất. - Cấp nước: Kết hợp hài hoà giữa yếu tố xã hội và yếu tố thị trường huy động mọi thành phần kinh tế tham gia thực hiện, hướng hoạt động cung cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp từ công ích sang sản phẩm hàng hoá. Quy hoạch đến năm 2010 là 75% số hộ có nước sạch, bình quân là 170lít/người/ngày. Đến năm 2015 là 100% số hộ sử dụng nước sạch, bình quân 220lít/người/ngày. 3.3.5 Về y tế. Việc chăm sóc sức khoẻ và giải quyết bệnh tật đáp ứng yêu cầu chăm lo sức khoẻ ngày càng cao cho nhân dân, chú trọng quan điểm phòng bệnh là chính, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, thực hiện phương chăm (nhà nước và nhân dân cùng làm) và đa dạng hoá các hình thức chăm sóc sức khoẻ. Một số chỉ tiêu sau: + Tuổi thọ trung bình của dân cư năm 2015 là 73 tuổi. + Tỷ lệ trẻ sơ sinh dưới 2,5Kg còn dưới mức 1.7% + Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi 15% + Giảm tỷ lệ chết đuối với trẻ em từ 1 – 5 tuổi còn dưới 0,1% + Giảm tỷ lệ mắc bệnh ô nhiễm nguồn nước đến mức thấp nhất. + Tỷ lệ bà mẹ sinh con thứ 3 xuống dưới 1%. + Trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ nữ hộ sinh và nhân viên y tế có trình độ chuyên môn đạt 80% ( năm 2010 ) và 100% ( năm 2015 ). 3.3.6 Về giáo dục. Phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn Huyện cả về số lượng và chất lượng, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng dạy và học. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, tập trung đào tạo ra lực lượng lao động có tay nghề khá cung cấp cho các ngành kinh tế. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 42 SVTH: Nguyễn Văn Hăng Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển hệ thống giáo dục mầm non, phối hợp chặc chẽ giữa nhà trường và gia đình xã hội trong việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ em. Hệ mầm non (nhà trẻ và mẫu giáo): mỗi xã có một trường và bố trí thành nhiều điểm thuận lợi cho trẻ em đi học, phấn đấu huy động số trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo đến lớp 60% vào năm 2010 và 90% năm 2015. Bậc tiểu học: Mỗi xã có từ 1- 2 trường bố trí địa điểm thích hợp, huy động 100% số em đến tuổi đi học đến trường. Bậc trung học cơ sở: Mỗi xã có một trường bố trí địa điểm thuận lợi cho trẻ đi học. Trung học phổ thông: Huyện có một trường cấp III tại thị trấn Tân Hưng phấn đấu hoàn thành phổ cập PTTH vào năm 2010. Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: 75% năm 2010, 100% năm 2015. Tỷ lệ học sinh bỏ học còn dưới 2% năm 2015. 3.4.ĐÁNH GIÁ, KẾT LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CỦA HUYỆN Đánh Giá: Trong những năm qua tốc độ tăng trương kinh tế (GDP) bình quân giai đoạn (2000-2008) đạt 12%/năm. Tăng trưởng cả 3 khu vực hàng năm cũng tăng, thu nhập bình quân đầu người cung tăng cao. Cơ cấu kinh tế toàn huyện bước đầu có sự chuyển biến rõ nét. Cơ cấu nội ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng đa canh, đa dạng hoá sản phẩm. Nông thôn từng bước được đổi mới, cơ sở hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư, nhiều khu cụm tuyến dân cư được hình thành làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, nhất là nông dân ở địa bàn nông thôn từng bước được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm là do tập trung thực hiện các chính sách và giải pháp đồng bộ, trong đó thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghéo, giải quyết tốt việc làm…Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội được ổn định Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã đạt được thì huyện còn tồn tại những mặt hạn chế như: Sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh, nhưng chất lượng sản phẩm còn hạn chế, sức cạnh tranh hàng hoá nông sản còn thấp, quy mô sản xuất nhỏ, sẽ gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ hàng hoá trong thời kỳ hội nhập. Phát Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 43 SVTH: Nguyễn Văn Hăng triển nông thôn tuy có đầu tư nhiều nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân, đô thị nông thôn phát triển chậm, tính thuần nông vẫn là chủ yếu, đó cũng là nguyên nhân làm cho thu nhập giữa thành thị và nông thôn còn có cách biệt lớn. Nông nghiệp có phát triển, nhưng đời sống của nông dân phát triển chưa tương xứng và nông dân cũng là bộ phận chịu nhiều rủi ro trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh. Kết luận chung: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong những năm qua của huyện là phù hợp với điều kiện tự nhiên, tiềm năng của huyện cho nên quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu đang phát triển đúng hướng. Nhưng nhìn chung tình hình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của huyện có tốc độ phát triển chưa đồng đều, quá trình chuyển dịch còn chậm. Chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp còn mang tính tự phát, chậm, tập quán canh tác lạc hậu, sản xuất manh mún. Do đó: Trong thời gian tới để quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của Huyện phát triển nhanh và phù hợp với điều kiện phù hợp với điều kiện thì cần phải đẩy mạnh các khâu: xây dựng, quy hoạch sản xuất nông nghiệp (quy hoạch và hình thành vùng chuyên canh đối với các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và thị trường tiêu thụ ổn định như, lúa, gạo, thủy sản… để nâng cao chất lượng sức cạnh tranh của sản phẩm). Chuyển giao ứng dụng tiến bộ KHKT – công nghệ (đẩy mạnh việc ứng dụng “ 3 giảm, 3 tăng” luôn đi trên diện rộng và đi theo hướng có chất lượng và hiệu quả, phát huy vai trò khuyến nông, thực hiện mô hình sản xuất và sử dụng phân bón vi sinh, nhằm giảm chi phí sản xuất và không gây ô nhiễm môi trường). Đẩy mạnh cơ khí hóa điện khí, điện khí hóa nông nghiệp (tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng cơ khí hóa trong các khâu sản xuất bằng nhiều hình thức như: xây dựng kế hoạch đầu tư trạm bơm điện phục vụ sản xuất, khuyến khích nhân dân đầu tư thêm máy gặt đập liên hợp, máy sấy, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch). Về nông thôn, cần phát triển thị trường nông thôn, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển thêm các doanh nghiệp hoạt động thương mại, xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 44 SVTH: Nguyễn Văn Hăng CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN 4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 4.1.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp. Được sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tân Hưng nên việc chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp những năm qua đã có những thay đổi tích cực biểu hiện qua số liệu sau: 4.1.1.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp. Bảng 3 : TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (2006 – 2008) 2007/2006 2008/2007Lĩnh vực Đơn vị 2006 2007 2008 TuyệtĐối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Trồng trọt Ha 32.849 31.962 33.724 -887 -2,70 1.762 5,51 Chăn nuôi Con 20.375 247.455 269.010 227.080 1.114,50 21.555 8,71 Thuỷ sản Ha 48 46 60 2 -4,17 14 30,43 (Nguồn: Báo cáo tổng kết sản xuất Nông – lâm – ngư nghiệp của huyện Tân Hưng năm 2008) Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tổng diện tích trồng trọt năm 2008 tăng so với năm 2007 từ 31.962 lên 33.724ha (tăng gần 5,51 % so với năm 2007), năm 2007 giảm so với năm 2006 từ 32.849ha xuống còn 31.962 ha (giảm 2,70% tổng diện tích do với năm 2006). Qua đó cho thấy diện tích đất trồng trọt qua các năm ít biến động nhiều. Chăn nuôi năm 2008 tăng so với năm 2007 từ 247.455con lên 296.010 con (tăng gần 1.114,50% so với năm 2007), năm 2007 tăng so với năm 2006 từ 20.345con lên 247.455con (tăng lên gần 8,71% so với năm 2006). Về thuỷ sản, diện tích nuôi thuỷ sản năm 2007 giảm so với năm 2006 từ 48ha xuống còn 46ha (giảm gần 4,17% so với năm 2006), Năm 2008 tăng lên so với năm 2007 từ 46ha lên 60ha (tăng gần 30,43% so với năm 2007). Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ts. Lưu Thanh Đức Hải Trang 45 SVTH: Nguyễn Văn Hăng Từ đó cho thấy huyện Tân Hưng đã từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong khu vực nông nghiệp từ trồng trọt sang chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Điều đó cho thấy Huyện đã có hướng đi phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương. Tuy diện tích ngành trồng trọt không giảm qua các năm nhưng diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản tăng lên, đều đó cho thấy huyện Tân Hưng đã có sự chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác. 4.1.1.2 Giá trị sản xuất nông nghiệp Bảng 4 : TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 2006 – 2008. (Đơn vị tính: triệu đồng, %) 2007/2006 2008/2007Lĩnh Vực 2006 2007 2008 Tuyệt đối

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN TÂN HƯNG, TỈNH LONG AN.pdf
Tài liệu liên quan