Tài liệu Luận văn Tốt nghiệp phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương thành phố Cần Thơ: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Kim Hà Nguyễn Trung Tín
Mã số SV: 4054303
Lớp: KTNN1-K31
Cần Thơ - 2009
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - i - SVTH: Nguyễn Trung Tín
LỜI CẢM TẠ
Qua 4 năm học tập và rèn luyện dưới giảng đường Đại học, kết hợp với
thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương thành phố Cần thơ. Em
đã học và tích lũy được nhiều kiến thức quý báu cho bản thân. Luận văn tốt
nghiệp này được hoàn thành là sự kết hợp giữa lý thuyết đã học và thực tế trong
thời gian thực tập.
Để có kiến thức hoàn thành luận văn tốt nghiệp là nhờ sự giảng dạy của
quý thấy cô Trường Đại học Cần Thơ, sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Nguyễn
Thị Kim Hà và sự giúp đỡ hết lòng của các cô chú, anh chị cán bộ trong Ngân
hàng Công Thương Cần Thơ.
Xin chân thà...
73 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tốt nghiệp phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương thành phố Cần Thơ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Kim Hà Nguyễn Trung Tín
Mã số SV: 4054303
Lớp: KTNN1-K31
Cần Thơ - 2009
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - i - SVTH: Nguyễn Trung Tín
LỜI CẢM TẠ
Qua 4 năm học tập và rèn luyện dưới giảng đường Đại học, kết hợp với
thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương thành phố Cần thơ. Em
đã học và tích lũy được nhiều kiến thức quý báu cho bản thân. Luận văn tốt
nghiệp này được hoàn thành là sự kết hợp giữa lý thuyết đã học và thực tế trong
thời gian thực tập.
Để có kiến thức hoàn thành luận văn tốt nghiệp là nhờ sự giảng dạy của
quý thấy cô Trường Đại học Cần Thơ, sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Nguyễn
Thị Kim Hà và sự giúp đỡ hết lòng của các cô chú, anh chị cán bộ trong Ngân
hàng Công Thương Cần Thơ.
Xin chân thành cảm ơn:
- Quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ.
- Cô Nguyễn Thị Kim Hà.
- Ban lãnh đạo Ngân hàng Công Thương Cần Thơ.
- Các cô chú, anh chị cán bộ trong Ngân hàng đã giúp đỡ, chỉ bảo và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Sau cùng em kính chúc quý thấy cô Trường Đại học Cần Thơ cùng các cô
chú, anh chị trong Ngân hàng dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong công
tác.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày ... tháng 05 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Trung Tín
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - ii - SVTH: Nguyễn Trung Tín
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, Ngày ... tháng 5 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Trung Tín
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - iii - SVTH: Nguyễn Trung Tín
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - iv - SVTH: Nguyễn Trung Tín
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên Giáo viên Hướng dẫn: Nguyễn Thị Kim Hà
Học vị:
Chuyên ngành:
Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - QTKD, Đại học Cần Thơ.
Tên học viên: Nguyễn Trung Tín
Mã số SV: 4054303
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp.
Tên đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương thành phố
Cần Thơ.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
……………………………………………………………………………………
…...
……………………………………………………………………………………
…...
2. Hình thức:
……………………………………………………………………………………
…...
……………………………………………………………………………………
…...
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn, tính cấp thiết của đề tài:
……………………………………………………………………………………
…...
……………………………………………………………………………………
…...
4. Độ tin cậy của số liệu, tính hiện đại của luận văn:
……………………………………………………………………………………
…...
……………………………………………………………………………………
…...
5. Nội dung và kết quả đạt được:
……………………………………………………………………………………
…...
……………………………………………………………………………………
…...
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - v - SVTH: Nguyễn Trung Tín
6. Các nhận xét khác:
……………………………………………………………………………………
…...
……………………………………………………………………………………
…...
7. Kết luận:
……………………………………………………………………………………
…...
……………………………………………………………………………………
…...
Cần Thơ, ngày …. tháng 5 năm 2009
Giáo viên hướng dẫn
Nguyễn Thị Kim Hà
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - vi - SVTH: Nguyễn Trung Tín
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - vii - SVTH: Nguyễn Trung Tín
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................... 1
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2
1.2.1.Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2.Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.............................................................................. 2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................................................. 3
1.4.1 Không gian ............................................................................................... 3
1.4.2 Thời gian .................................................................................................. 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3
1.5. LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................... 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 4
2.1.PHƯƠNG PHÁP LUẬN ........................................................................ 4
2.1.1. KHÁI NIỆM VỀ TÍN DỤNG .................................................................. 4
2.1.1.1.Khái niệm .......................................................................................... 4
2.1.1.2. Nguồn gốc ......................................................................................... 4
2.1.1.3. Chức năng ........................................................................................ 4
2.1.1.4. Vai trò ............................................................................................... 4
2.1.2. CÁC LOẠI HÌNH TÍN DỤNG ................................................................ 5
2.1.2.1. Thời hạn cho vay ............................................................................... 5
2.1.2.2. Mục đích ........................................................................................... 5
2.1.2.3. Mức độ tín nhiệm đối với khách hàng................................................ 6
2.1.2.4. Phương pháp hoàn trả ........................................................................ 6
2.1.2.5. Xuất xứ tín dụng................................................................................ 6
2.1.3. NGUYÊN TẮC TÍN DỤNG .................................................................... 6
2.1.4. LÃI SUẤT TÍN DỤNG ........................................................................... 7
2.1.4.1. Khái niệm.......................................................................................... 7
2.1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng........................................ 7
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - viii - SVTH: Nguyễn Trung Tín
2.1.4.3. Nguyên tắc xác định lãi suất .............................................................. 7
2.1.5. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG .... 7
2.1.5.1. Vòng quay vốn tín dụng .................................................................... 7
2.1.5.2. Tỷ lệ nợ xấu ...................................................................................... 8
2.1.5.3. Tỷ lệ thu nợ ....................................................................................... 8
2.1.5.4. Dư nợ trên vốn huy động ................................................................... 8
2.1.5.5. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn.................................................... 8
2.1.5.6. Dư nợ trên tổng nguồn vốn ................................................................ 9
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 9
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 9
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................. 9
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ....................................................... 10
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH............................................................................. 10
3.1.1. Vị thế và vai trò của NHCT VN ............................................................. 10
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của CN NHCT TPCT ......................... 11
3.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ ................................................. 12
3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức................................................................................. 12
3.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban ............................................... 13
3.1.4. Các lĩnh vực hoạt động tại CN NHCT TPCT ......................................... 14
3.1.5. Quy trình xét duyệt cho vay tại NH........................................................ 16
3.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA CÁC NĂM
2006-2008 ........................................................................................................... 17
3.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN..................................................... 19
3.3.1. Thuận lợi ............................................................................................... 19
3.3.2. Khó khăn ............................................................................................... 20
3.4. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN
SẮP TỚI ............................................................................................................. 20
3.4.1. Thách thức ............................................................................................. 20
3.4.2. Phương hướng hoạt động của Ngân hàng trong năm 2009 ..................... 21
3.4.3. Nhiệm vụ cụ thể..................................................................................... 21
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - ix - SVTH: Nguyễn Trung Tín
Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TP CẦN THƠ................................... 23
4.1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG TP CẦN THƠ.................................................................................... 23
4.1.1. Tình hình huy động vốn ......................................................................... 23
4.1.1.1. Tổng quát nguồn vốn kinh doanh ................................................... 23
4.1.1.2. Đánh giá tình hình huy động vốn..................................................... 25
4.1.2. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng............................ 28
4.1.2.1. Phân tích doanh số cho vay ............................................................. 28
a. Doanh số cho vay theo thời hạn ............................................................ 28
b. Doanh số cho vay theo lĩnh vực đầu tư ................................................. 30
4.1.2.2. Phân tích tình hình thu nợ................................................................ 33
a. Doanh số thu nợ theo thời hạn .............................................................. 33
b. Doanh số thu nợ theo lĩnh vực đầu tư ................................................... 36
4.1.2.3. Phân tích tình hình dư nợ................................................................. 38
a. Dư nợ theo thời hạn .............................................................................. 38
b. Dư nợ theo lĩnh vực đầu tư ................................................................... 40
4.1.2.4. Phân tích nợ xấu .............................................................................. 42
a. Nợ xấu theo thời hạn............................................................................. 42
b. Nợ xấu theo lĩnh vực đầu tư.................................................................. 43
4.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TP CẦN THƠ ............................................... 46
4.2.1. Vòng quay vốn tín dụng ......................................................................... 46
4.2.2. Dư nợ trên vốn huy động ....................................................................... 47
4.2.3. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn ........................................................ 47
4.2.4. Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay .................................................. 47
4.2.5. Nợ xấu trên dư nợ .................................................................................. 48
4.2.6. Dư nợ trên tổng nguồn vốn .................................................................... 48
4.3. NHẬN XÉT CHUNG................................................................................... 48
4.3.1.Về khả năng điều hành hoạt động kinh doanh ......................................... 48
4.3.2. Về công tác huy động vốn...................................................................... 49
4.3.3. Về công tác cho vay và thu nợ ............................................................... 49
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - x - SVTH: Nguyễn Trung Tín
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG TP CẦN THƠ ........................................................................ 51
5.1. VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN ............................................................ 51
5.2. VỀ CÔNG TÁC CHO VAY......................................................................... 52
5.3. VỀ CÔNG TÁC THU NỢ............................................................................ 53
5.4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ............................... 55
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 58
6.1. KẾT LUẬN.................................................................................................. 58
6.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 60
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - xi - SVTH: Nguyễn Trung Tín
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 01: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH .......................................... 18
Bảng 02: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN KINH DOANH ....................................... 24
Bảng 03: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN .......................................................... 26
Bảng 04: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN ....................................... 29
Bảng 05: DOANH SỐ CHO VAY THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ........................ 31
Bảng 06: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN .......................................... 34
Bảng 07: DOANH SỐ THU NỢ THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ........................... 36
Bảng 08: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN ................................................................. 38
Bảng 09: DƯ NỢ THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ.................................................. 40
Bảng 10: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THỜI HẠN .......................................... 42
Bảng 11: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ .......................... 44
Bảng12: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2006 – 2008 .................................................. 46
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - xii - SVTH: Nguyễn Trung Tín
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 01: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Vietinbank Cần Thơ ................................. 12
Sơ đồ 02: Qui trình cho vay tại Ngân hàng.......................................................... 16
DANH MỤC HÌNH
Trang
HÌNH 01: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ......................................... 18
HÌNH 02: NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG......................... 24
HÌNH 03: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN ........................................................ 26
HÌNH 04: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN ...................................... 29
HÌNH 05: DOANH SỐ CHO VAY THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ ...................... 32
HÌNH 06: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN ........................................ 34
HÌNH 07: DOANH SỐ THU NỢ THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ ......................... 37
HÌNH 08: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN ................................................................ 39
HÌNH 09: DƯ NỢ THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ ................................................ 41
HÌNH 10: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THỜI HẠN ........................................ 42
HÌNH 11: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ......................... 44
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 1 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
CHƯƠNG 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Ngày nay, ít có thiết chế nào tác động đến đời sống con người và xã hội
mạnh mẽ bằng hoạt động ngân hàng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật, nền kinh tế nước ta cũng đang phát triển với tốc độ
ngày càng nhanh và không ngừng vận động để vươn lên sánh vai cùng các nước
phát triển trên thế giới. Hê thống các ngân hàng thương mại và hoạt động của nó
được tôn vinh như những cơ sở, những động lực cho sự phát triển của nền kinh tế
hiện đại.
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng ví như
vai trò của trái tim đối với cơ thể. Khác với các doanh nghiệp khác, ngân hàng
thương mại không trực tiếp tham gia vào sản xuất và lưu thông hàng hoá, nhưng
hệ thống ngân hàng với chức năng nổi bật là huy động tài chính nhàn rỗi và các
nguồn lực khan hiếm trong xã hội để cung ứng một cách tốt nhất, lợi ích nhất cho
nhu cầu sản xuất, trao đổi, thanh toán góp phần thúc đẩy quá trình lưu thông
hàng hoá nhanh chóng, điều tiết và kiểm soát thị trường tiền tệ và thị trường vốn.
Với vai trò như vậy thì hoạt động của ngân hàng rất cần cho cuộc sống của con
người nói chung và cho sự phát triển của xã hội nói riêng. Nó có vị trí tiên phong
trong công việc phát triển toàn diện nền kinh tế nước nhà. Vì vậy mà các ngân
hàng thương mại ngày càng nỗ lực hơn trong hoạt động kinh doanh của mình
trên mọi ngành nghề lĩnh vực trong xã hội. Trong đó, Tín dụng là một hoạt động
kinh doanh chủ yếu và đem lại lợi nhuận cao nhất đối với tất cả các ngân hàng.
Đồng thời hoạt động tín dụng còn nói lên qui mô phát triển kinh tế của Ngân
hàng thông qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ...Tuy nhiên, qua thực
tế cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và những
rủi ro này lại bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để hoạt động kinh
doanh ổn định phát triển, đảm bảo có hiệu quả nhưng hạn chế rủi ro trước tiên
phải thông qua việc phân tích tín dụng là mục tiêu không thể thiếu đối với hoạt
động tín dụng của tất cả các ngân hàng.
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 2 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
Với vị trí nằm trong một thành phố trung tâm khu vực ĐBSCL, Ngân hàng
Công thương Việt Nam chi nhánh thành phố Cần Thơ đã không ngừng phấn đấu
nỗ lực hoạt động và được đánh giá là chi nhánh hoạt động kinh doanh có hiệu
quả liên tục trong nhiều năm qua. Hoạt động của chi nhánh luôn bám sát định
hướng kinh doanh của Ngân hàng trụ sở, đồng thời bám sát chủ trương, chính
sách và các chương trình kinh tế trọng điểm của thành phố. Ngân hàng Công
thương TP Cần Thơ đã tập trung đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực mà chủ yếu
là công nghiệp, thương nghiệp và tiêu dùng. Vì những lẽ trên em chọn đề tài
“Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thương thành phố Cần
Thơ ” để làm luận văn tốt nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.2.1.Mục tiêu chung:
Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
1.2.2.Mục tiêu cụ thể:
Để nhằm mục tiêu tìm ra những mặt mạnh mặt yếu để đưa ra những phương
hướng khắc phục và phát huy nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, thu hút ngày
càng nhiều khách hàng. Mặt khác, tìm ra những biện pháp hữu hiệu để nâng cao
hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng và hạn chế rủi ro trong cho vay. Cho
nên nội dung của đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
Đánh giá hoạt động tín dụng, hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ năm
2006 đến năm 2008.
Phân tích tình hình hoạt động cho vay vốn của ngân hàng qua 3 năm 2006,
2007, 2008 thông qua các số liệu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ,
dư nợ, nợ xấu.
Phân tích tình hình sử dụng vốn của ngân hàng trong 3 năm 2006-2008.
Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân
hàng.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
Tình hình tín dụng của ngân hàng trong thời gian qua như thế nào ?
Hiệu quả hoạt động tín dụng có chất lượng không ?
Làm thế nào để nâng cao doanh số cho vay, mở rộng hoạt động tín dụng
cho ngân hàng ?
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 3 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
Làm thế nào để nâng cao chất lượng tín dụng ?
Cần phát huy thế mạnh, nâng cao tính hiệu quả và hoàn thiện các giải
pháp khắc phục những mặt chưa vương tới của ngân hàng ?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1.4.1 Không gian
Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện trong quá trình thực tập tại Ngân hàng
Công thương chi nhánh Thành phố Cần Thơ.
1.4.2 Thời gian
Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu của 3 năm 2006, 2007, 2008.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu, tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu và phân tích về hoạt
động tín dụng tại Ngân hàng Công thương Thành phố Cần Thơ
1.5. LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU
Đoàn Minh Trang, (2008). Phân tích tình hình cho vay lĩnh vực ngoài
quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Cần Thơ, Đại học Cần Thơ.
Đề tài nghiên cứu với mục tiêu phân tích tình hình cho vay lĩnh vực ngoài quốc
doanh của Ngân hàng Công Thương Cần Thơ qua 3 năm 2005 - 2007, từ đó tác
giả đã đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. Các
số liệu nghiên cứu được lấy trực tiếp tại Phòng Kế Toán. Từ các số liệu trên, dựa
vào các phương pháp phân tích thống kê, so sánh sự biến động của các dãy số
qua các năm để thấy được thực trạng tín dụng của Ngân hàng Công Thương. Bên
cạnh đó tác giả còn sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngoài quốc
doanh của Ngân hàng. Kết quả đạt được của đề tài là: tác giả đã phân tích và
đánh giá được tình hình tín dụng ngoài quốc doanh của Ngân hàng cũng như xu
hướng phát triển chung cho toàn Chi nhánh trong thời gian tới.
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 4 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. KHÁI NIỆM VỀ TÍN DỤNG
2.1.1.1.Khái niệm
Tín dụng xuất phát từ chữ La Tinh có nghĩa là tin tưởng và tín nhiệm mà
trong tiếng Anh gọi là Credit. Tín dụng là phạm trù của kinh tế hàng hoá, có quá
trình ra đời tồn tại và cùng phát triển với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Tín
dụng hiểu theo nghĩa tiếng Việt là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị
dưới hình thức hiện vật tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng, sau đó có sự
hoàn trả lại với một lượng lớn hơn trên 3 nguyên tắc: có hoàn trả, có thời hạn và
có đền bù.
2.1.1.2. Nguồn gốc
Quan hệ tín dụng xuất phát từ các nhu cầu:
- Nhu cầu bổ sung nguồn tài nguyên sở hữu: do nguồn lực sở hữu có hạn,
một người cần tạm vay mượn công cụ từ nguồn vốn của người khác để đối phó
với hoàn cảnh.
- Nhu cầu luân chuyển vốn trong sản xuất hiện đại, một doanh nghiệp sẽ
không đủ vốn để tiếp tục kinh doanh nếu chi hết tiền cho mọi lô hàng. Do đó, để
tránh bị động, các doanh nghiệp đã ứng vốn cho nhau.
Đây là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của tín dụng bây giờ.
2.1.1.3. Chức năng
Tín dụng có 3 chức năng:
- Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ: đây là chức năng cơ bản
nhất của tín dụng, nhờ chức năng này mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được
điều hoà từ nơi thừa sang nơi thiếu để sử dụng nhằm phát triển nền kinh tế.
- Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội.
- Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Đây là chức
năng phát sinh, hệ quả của 2 chức năng trên.
2.1.1.4. Vai trò:
- Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hoá phát triển.
- Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả.
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 5 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
- Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật
tự xã hội.
Nhưng vai trò tín dụng cũng có mặt tiêu cực, chẳng hạn như nếu để tín
dụng phát triển tràn lan không kiểm soát thì không những không làm cho nền
kinh tế phát triển mà còn làm cho lạm phát có thể gia tăng gây ảnh hưởng đến
đời sống kinh tế xã hội.
2.1.2. CÁC LOẠI HÌNH TÍN DỤNG
Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên
một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề
để thiết lập các qui trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro
tín dụng. Phân loại cho vay dựa vào các căn cứ sau đây:
2.1.2.1. Thời hạn cho vay:
Có 3 loại sau:
Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng và được
sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu
cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Đối với ngân hàng loại tín dụng này chiếm vị
trí quan trọng vì nguồn vốn của ngân hàng là các khoản tiền gởi ngắn hạn là
chính.
Cho vay trung hạn là loại tín dụng có thời hạn từ trên 12 tháng đến 5
năm. Mục đích là để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết
bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô
nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Trong nông nghiệp, chủ yếu cho vay trung
hạn để đầu tư vào các đối tượng sau: máy cày, máy bơm nước…
Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Loại tín dụng
này được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, cải tiến
và mở rộng sản xuất ở quy mô lớn thu hồi vốn chậm.
2.1.2.2. Mục đích:
Cho vay bất động sản là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và
xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai…
Cho vay công nghiệp và thương mại là loại cho vay ngắn hạn để bổ
sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại
và dịch vụ.
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 6 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
Cho vay nông nghiệp là loại cho vay để trang trãi các chi phí sản xuất
như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc,…
Cho vay các định chế tài chính, cá nhân, cho thuê….
2.1.2.3. Mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:
Cho vay không bảo đảm là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm
cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của
khách hàng.
Cho vay có bảo đảm là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như
thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba.
2.1.2.4. Phương pháp hoàn trả:
Cho vay có thời hạn là loại cho vay có thỏa thuận thời hạn trả nợ cụ thể
theo hợp đồng.
Cho vay không có thời hạn: đối với loại này thì ngân hàng có thể yêu
cầu hoặc khách hàng tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước một
thời gian hợp lý, thời gian này có thể được thỏa thuận trong hợp đồng.
2.1.2.5. Xuất xứ tín dụng:
Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu,
đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.
Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc
mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh
toán.
2.1.3. NGUYÊN TẮC TÍN DỤNG
Có 2 nguyên tắc cơ bản sau:
-Một là sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận như trong hợp đồng
tín dụng. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính hiệu quả của vốn vay, tạo điều kiện
cho khách hàng hoàn trả nợ đúng hạn. Để thực hiện được nguyên tắc này thì mỗi
lần vay vốn, khách hàng phải nói rõ mục đích xin vay và kèm theo phương án
sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong giấy đề nghị vay vốn.
-Hai là phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn như đã thoả thuận
trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc này tạo điều kiện cho ngân hàng hoàn trả
vốn cho người gửi tiền và cũng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của ngân
hàng. Để thực hiện nguyên tắc này các khoản vay của khách hàng đều được ghi
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 7 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
kỳ hạn trả nợ gốc và lãi. Nếu đến hạn khách hàng không trả gốc và lãi mà không
có lý do chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn và chịu lãi suất
150% so với lãi suất trong hạn. Sau đó ngân hàng sẽ gửi giấy báo đến cho khách
hàng để đi đến việc phát mãi tài sản thế chấp.
2.1.4. LÃI SUẤT TÍN DỤNG
2.1.4.1. Khái niệm
Lãi suất tín dụng là giá cả của quyền sử dụng vốn của người khác vào mục
đích sản xuất hoặc tiêu dùng được tính vào tỉ lệ phần trăm(%) trên vốn tiền gửi
hoặc vốn vay. Trong hoạt động ở ngân hàng người ta định nghĩa lãi suất tín dụng
(LSTD) là tỉ lệ % giữa lợi tức tín dụng vay dư nợ cho vay.
Lợi tức tín dụng
Lãi suất tín dụng: LSTD =
Dư nợ cho vay
LSTD= (mức lãi suất huy động + chi phí quản lý + thuế + giá trị tích lũy).
2.1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng:
-Tình hình cung cầu vốn tiền tệ trong lưu thông.
-Rủi ro tín dụng.
-Kỳ hạn tín dụng.
-Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng.
Ngoài ra lãi suất còn chịu sự can thiệp bởi ngân hàng Nhà nước tùy theo
chính sách tiền tệ của Nhà nước là thắt chặt hay mở rộng tiền tệ.
2.1.4.3. Nguyên tắc xác định lãi suất:
Gọi: R là lãi suất danh nghĩa
I là tỉ lệ lạm phát.
P là tỉ lệ lợi nhuận bình quân.
Khi xác định lãi suất thì ngân hàng phải thỏa mãn điều kiện I<R<P hay lạm
phát<lãi suất tiền gửi<lãi suất tiền vay. Trong đó:
Lãi suất tiền gửi = lãi suất thực + tỉ lệ lạm phát
Lãi suất cho vay = lãi suất tiền gửi + thuế + lợi nhuận + tỉ lệ rủi ro.
2.1.5. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG
2.1.5.1. Vòng quay vốn tín dụng
Doanh số thu nợ
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 8 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
Vòng quay vốn tín dụng =
Dư nợ bình quân
Trong đó : Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳDư nợ bình quân =
2
Với công thức này vòng quay tín dụng được xem là một chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả đồng vốn vay của ngân hàng. Nếu số lần quay vốn tín dụng càng cao thì
chứng tỏ đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục, đạt
hiệu quả cao.
2.1.5.2. Tỷ lệ nợ xấu:
Là chỉ tiêu phản ánh chất lượng nguồn vốn tại ngân hàng. Nếu tại một thời
điểm nào đó ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu chiếm trên tổng dư nợ càng lớn hoặc dư
nợ bình quân càng lớn thì phản ánh chất lượng tín dụng tại ngân hàng càng kém
và ngược lại.
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ
2.1.5.3. Tỷ lệ thu nợ:
Là chỉ tiêu phản ánh rõ nét hoạt động tín dụng trong ngân hàng, ngân hàng
có tỉ lệ này càng cao thì càng phản ánh rõ nét kết quả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng.
Doanh số thu nợTỷ lệ thu nợ =
Doanh số cho vay
2.1.5.4. Dư nợ trên vốn huy động:
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng trong một
khoảng thời gian nhất định. Tỷ lệ này càng cao cho thấy vốn huy động càng ít.
Dư nợ Dư nợ
= * 100%
Vốn huy động Vốn huy động
2.1.5.5. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn:
VHĐ Vốn huy động
Vốn Tổng nguồn vốn
100%*
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 9 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
Để hoạt động tín dụng có hiệu quả thì nguồn vốn huy động của ngân hàng
phải đạt trên 70% tổng số vốn cho vay. Nhưng chỉ tiêu của Hội sở đưa xuống cho
ngân hàng này là 40-50% tổng nguồn vốn là đạt hiệu quả.
2.1.5.6. Dư nợ trên tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình sử dụng vốn của ngân hàng và hoạt động
của ngân hàng có tập trung vào viêc cấp tín dụng hay không.
Dư nợ Dư nợ
= * 100%
Vốn Tổng nguồn vốn
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu:
Hoạt động tín dụng là hoạt động rất thực tế, trong quá trình thực tập để
tìm hiểu để hoàn thành đề tài của mình em đã vận dụng các phương pháp sau:
Thu thập số liệu thứ cấp thông qua báo cáo tài chính tại Ngân hàng.
Thu thập thông tin tín dụng từ các anh chị và cô chú là cán bộ tín dụng tại
ngân hàng.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu:
- Dùng phương pháp thống kê, tổng hợp; sử dụng phương pháp so sánh
tương đối, tuyệt đối phân tích đánh giá số liệu qua các năm để thấy được thực
trạng tín dụng của Ngân hàng Công Thương Cần Thơ.
- Sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của
Ngân hàng.
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 10 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI
NHÁNH CẦN THƠ
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
3.1.1. Vị thế và vai trò của NHCT VN
Thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế do Đại hội Đảng VI (tháng
12/1986) đề ra, ngày 26/3/1988 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký quyết định
53/HĐBT về việc đổi mới tổ chức và hoạt động ngân hàng theo mô hình ngân
hàng 2 cấp và thành lập các ngân hàng chuyên doanh: NHNN làm chức năng
quản lý nhà nước về tiền tệ - tín dụng - ngân hàng; ngân hàng chuyên doanh trực
tiếp kinh doanh tiền tệ - tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Đây là bước ngoặt quan
trọng, mang tính đột phá trong sự nghiệp đổi mới nền kinh tế nói chung và hệ
thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng. Theo đó, tháng 7/1988 NHCT Việt Nam ra
đời và đi vào hoạt động. Hiện nay, có tên giao dịch quốc tế là VIETNAM BANK
FOR INDUSTRY AND TRADE, viết tắt là VIETINBANK.
Hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, VIETINBANK đã vượt qua nhiều
khó khăn, thử thách, đi tiên phong trong cơ chế thị trường, phục vụ và góp phần
tích cực thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước. Ngân
hàng đã không ngừng phấn đấu vươn lên, khẳng định được vị trí là một trong
những NHTM hàng đầu ở Việt Nam, có bước phát triển và tăng trưởng nhanh,
đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt hoạt động kinh doanh - dịch vụ
ngân hàng; phát triển đồng đều cả kinh doanh đối nội và kinh doanh đối ngoại,
công nghệ ngân hàng tiên tiến, có uy tín với khách hàng trong nước và quốc tế.
VIETINBANK đã góp phần đắc lực trong việc thực thi có hiệu quả chính
sách tiền tệ quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong thời kỳ
đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, nâng cao năng lực
sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Sự đóng góp
to lớn của VIETINBANK trong sự nghiệp phát triển kinh tế được thông qua các
mặt nghiệp vụ của Ngân hàng, đặc biệt là nghiệp vụ tín dụng. Đây là hoạt động
vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nhất là trong nền kinh tế thị
trường hiện nay, vì nó cung cấp nguồn vốn cho các hoạt động kinh tế, là yếu tố
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 11 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
đầu vào của nền kinh tế. Chính vì lý do này mà em chọn đề tài về hoạt động tín
dụng của Ngân hàng Công thương.
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của CN NHCT TPCT
Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ có tiền thân là
ngân hàng khu vực tỉnh Cần Thơ, trụ sở ban đầu tại số 39-41, Ngô Quyền, tỉnh
Cần Thơ. Đến ngày 01/07/1988, Ngân hàng Công thương tỉnh Cần Thơ chính
thức được thành lập theo Nghị Định 53 của Chính phủ và có trụ sở chính tại số
09, Phan Đình Phùng tỉnh Cần Thơ, thuộc thành phố Cần Thơ hiện nay. Là một
chi nhánh trực thuộc NHCT VN, CN NHCT TPCT hoạt động chủ yếu dựa vào
nguồn vốn huy động tại chỗ và nguồn vốn được điều hòa từ Ngân hàng trụ sở.
Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ với phương châm
“Phát triển – An toàn – Hiệu quả” đã luôn tìm các biện pháp phát triển nghiệp vụ
kinh doanh một cách an toàn và có hiệu quả. Nhiều năm qua chi nhánh tuy gặp
không ít khó khăn nhưng với tinh thần không ngừng nỗ lực, phấn đấu vươn lên,
vượt qua thử thách và hiện nay đang phát triển lớn mạnh không ngừng với những
nội dung kinh doanh đa dạng và có hiệu quả. Hiện nay, Vietinbank Cần Thơ có
hệ thống giao dịch như: Phòng giao dịch Ninh Kiều, Phòng giao dịch Cái Tắc,
Phòng giao dịch Phong Điền, điểm giao dịch Xuân Khánh. Đồng thời luôn cải
cách hoạt động ngân hàng về các lĩnh vực: tiền tệ, tín dụng, thanh toán, xây dựng
tác phong làm việc mới, đào tạo cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn sâu và đầu tư
xây dựng mạng lưới thanh toán điện tử trong toàn hệ thống, giúp luân chuyển
vốn nhanh trong nền kinh tế, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu khách hàng.
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 12 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
3.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ
3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 01: Cơ cấu tổ chức bộ máy của CN NHCT TPCT
(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp)
Ban Giám Đốc
CN NHCT TPCT
Các phòng giao dịchCác phòng ban
PGD
Ninh
Kiều
PGD
Phong
Điền
PGD
Cái
Tắc
Phòng
Kế
toán
Phòng
Tổ
chức
Hành
chính
Phòng
Khách
hàng
Doanh
nghiệp
Phòng
Khách
hàng
cá
nhân
Phòng
Kiểm
soát
nội
bộ
Phòng
Quản
lý rủi
ro
Phòng
Thanh
toán
xuất
nhập
khẩu
Phòng
Ngân
quỹ
Quỹ
tiết
kiệm
số 1
Quỹ
tiết
kiệm
số 2
Quỹ
tiết
kiệm
số 3
ĐGD
Xuân
Khánh
Phòng
thông
tin
điện
toán
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 13 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
3.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
+ Phòng kế toán: thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh
toán như: thu tiền theo yêu cầu khách hàng (ủy nhiệm chi), mở tài khoản cho
khách hàng, kết toán các khoản thu chi trong ngày để xác định lượng vốn hoạt
động của Ngân hàng, dùng bút toán chuyển khoản giữa Ngân hàng và Ngân hàng
trung ương, mua bán các loại sec cho khách hàng có nhu cầu.
+ Phòng tổ chức hành chính: sắp xếp, bố trí cán bộ vào các công việc phù
hợp, quản lý toàn bộ các hoạt động có liên quan đến cán bộ công nhân viên, hoạt
động của ngân hàng, an ninh, an toàn cho hoạt động đó.
+ Phòng Khách hàng doanh nghiệp: thực hiện các khoản cho vay đối với
khách hàng, thực hiện kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, báo cáo thống kê, xây
dựng các kế hoạch vốn cho toàn chi nhánh, vạch ra kế hoạch hoạt động tín dụng.
+ Phòng khách hàng cá nhân: thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn dưới
hình thức tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tiền gửi thanh toán của các doanh
nghiệp, kỳ phiếu.
+ Phòng kiểm soát nội bộ: có trách nhiệm kiểm tra mọi hoạt động của Ngân
hàng nhằm mục đích đảm bảo việc thực hiện các nguyên tắc, chế độ một cách
đúng đắn, ngăn ngừa những vi phạm có thể xảy ra.
+ Phòng quản lý rủi ro: là phòng có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Chi
nhánh về công tác quản lý rủi ro cho Chi nhánh. Quản lý, giám sát việc thực hiện
danh mục cho vay đầu tư, đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách
hàng, dự án, phương án, đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện các chức năng quản lý,
đánh giá rủi ro trong toàn bộ hoạt động của Ngân hàng.
+ Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: kinh doanh ngoại tệ, thực hiện các
khoản cho vay bằng ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động
thanh toán quốc tế.
+ Phòng ngân quỹ: là nơi các khoản thu chi tiền mặt được thực hiện khi có
nhu cầu về tiền mặt với sự xác nhận của phòng kế toán, khách hàng sẽ đến nhận
tại phòng ngân quỹ, ngược lại phòng ngân quỹ sẽ kiểm tra số tiền của đơn vị nộp
vào tài khoản của Ngân hàng.
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 14 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
+ Phòng thông tin điện toán: thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống
điện toán tại Chi nhánh. Bảo trì, bảo dưỡng thông suốt hoạt động cho hệ thống
máy tính của Chi nhánh.
+ Các phòng giao dịch: cũng thực hiện các nhiệm vụ giống như tại hội sở
chính như nghiệp vụ tín dụng, huy động vốn, thanh toán…
3.1.4. Các lĩnh vực hoạt động tại CN NHCT TPCT
Huy động vốn
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các
tổ chức kinh tế và dân cư.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: tiết
kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng và
tiết kiệm tích lũy…
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu…
Cho vay và đầu tư
- Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.
- Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.
- Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
- Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn
vốn dài.
- Cho vay tài trợ, ủy thác theo chương trình: Đài Loan, Việt Đức và các
hiệp định tín dụng khung.
- Thấu chi cho vay tiêu dùng.
- Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài
chính trong nước và quốc tế.
- Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.
Bảo lãnh tiền
Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh
thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán.
Thanh toán và tài trợ thương mại
- Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận,
thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 15 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
- Nhờ thu xuất, nhập khẩu; nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu
chấp nhận hối phiếu (D/A).
- Chuyển tiền trong nước và quốc tế.
- Chuyển tiền nhanh Western Union.
- Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc.
- Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, thẻ ATM.
- Chi trả kiều hối…
Ngân quỹ
- Mua bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…).
- Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho
bạc…).
- Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng
phát minh sáng chế.
Thẻ và ngân hàng điện tử
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế.
- Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt.
- Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking.
Các hoạt động khác
- Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ.
- Tư vấn đầu tư tài chính.
- Cho thuê tài chính.
- Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn,
lưu ký chứng khoán.
- Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý
nợ và khai thác tài sản.
Để hoàn thiện các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng, tạo đà cho sự phát triển và hội nhập, Ngân hàng luôn có tầm nhìn
chiến lược trong đầu tư và phát triển, tập trung ở 3 khu vực:
- Phát triển nguồn nhân lực
- Phát triển công nghệ.
- Phát triển kênh phân phối.
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 16 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
3.1.5. Quy trình xét duyệt cho vay tại NH
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cần Thơ thực hiện qui trình xét duyệt
cho vay như sau:
(1) (2)
Căn cứ vào các yếu tố sau
(3)
Vấn đề pháp lý Tài sản thế chấp Phương án kinh doanh
(7) (6) (5) (4)
Sơ đồ 02: Qui trình cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cần Thơ
(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp)
Giải thích sơ đồ:
Bước 1: Khi khách hàng đặt quan hệ muốn vay vốn Ngân hàng thì cán bộ
tín dụng (CBTD) tại Ngân hàng có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng làm các thủ
tục vay vốn. CBTD kiểm tra hồ sơ về các vấn đề như tính pháp lý của người vay,
thẩm định kỹ lưỡng phương án vay vốn, các điều kiện về tài sản thế chấp,…
Bước 2: Trưởng phòng tín dụng nhận hồ sơ do CBTD chuyển đến. Tuỳ
theo các yếu tố pháp lý, tài sản thế chấp, phuơng án kinh doanh mà CBTD lập Tờ
trình thẩm định ghi rõ ý kiến của mình về việc không cho vay hoặc quyết định số
lượng tiền vay, thời hạn vay và phương thức giải ngân, kỳ hạn trả nợ và hoàn tất
hồ sơ vay. Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và hợp pháp của toàn bộ hồ sơ khách
hàng, trình cho Trưởng phòng Tín dụng (TPTD) phê duyệt.
Bước 3: Kiểm tra, thẩm định lại toàn bộ hồ sơ và các tiêu chuẩn, điều kiện
cho vay, tài sản bảo đảm,… theo qui định hiện hành. Trình cho Ban giám đốc
(BGĐ) phê duyệt. Chịu trách nhiệm trước BGĐ về tính đầy đủ và hợp pháp của
toàn bộ hồ sơ khách hàng, tính trung thực và chính xác của Tờ trình thẩm định do
CBTD trình.
Bước 4: Ra quyết định phê duyệt khoản vay trên cơ sở kiểm tra toàn bộ hồ
sơ và tờ trình thẩm định do TPTD trình, nếu từ chối khoản vay thì ghi rõ quyết
Khách hàng Ngân hàng
(Cán bộ tín dụng)
Trưởng phòng
tín dụng
Thanh
lý
Thu nợ Ngân quỹ
giải ngân
CBTD lập
hồ sơ
BGĐ
duyệt
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 17 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
định và lý do từ chối của mình vào Tờ trình thẩm định, sau đó gửi phòng tín
dụng để soạn thảo văn bản trả lời khách hàng. Hồ sơ được chấp thuận sau đó
chuyển về cho CBTD để lập khế ước vay tiền hoặc sổ vay tiền cho khách hàng.
Bước 5: Sau khi thủ tục hoàn tất, sẽ gửi đến bộ phận kế toán để lập phiếu
chi tiền. Kế đến chuyển sang bộ phận ngân quỹ để tiến hành giải ngân cho khách
hàng.
Bước 6: Bộ phận tín dụng giữ hồ sơ pháp lý của khách hàng và theo dõi
quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ định
kỳ.
Bước 7: Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến hành phối hợp với bộ phận
kế toán đối chiếu, kiểm tra để hoàn tất khoản vay. Khi bên vay trả xong nợ gốc,
lãi và phí (nếu có) thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực. Nếu bên vay
yêu cầu thì CBTD soạn thảo Biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng để trình lãnh
đạo ký biên bản thanh lý. Trong trường hợp đến ngày đáo hạn, nếu khách hàng
có lý do chính đáng xin gia hạn thêm thì phải làm đơn gia hạn kịp thời, nếu
không Ngân hàng sẽ chuyển nợ quá hạn và tiến hành các biện pháp cần thiết để
thu hồi vốn vay, có thể là phát mãi, thanh lý tài sản thế chấp
3.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA CÁC
NĂM 2006-2008
Trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề
làm thế nào để có thể đạt lợi nhuận cao nhất và có mức rủi ro thấp nhất nhưng
vẫn đảm bảo chấp hành đúng quy định của Nhà nước đồng thời vẫn thực hiện
được kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Lợi nhuận không những là chỉ tiêu
tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn là chỉ
tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của Vietinbank Cần Thơ trong suốt quá trình hoạt
động kinh doanh của ngân hàng. Để thấy rõ kết quả hoạt động kinh doanh trong
thời gian qua, ta xem xét bảng số liệu sau:
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 18 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
Bảng 01: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM
2006 – 2008
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
2006 – 2007
Chênh lệch
2007 – 2008Chỉ tiêu Năm2006
Năm
2007
Năm
2008 Giá trị % Giá trị %
Doanh thu 108.774 121.577 140.344 12.803 11,77 18.767 15,44
Chi phí 97.520 82.981 123.463 -14.539 -14,91 40.482 48,78
Lợi nhuận 11.254 38.596 16.881 27.342 242,95 -21.715 -56,26
(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp)
1 0 8 7 7 49 7 5 2 0
1 1 2 5 4
1 2 1 5 7 7
8 2 9 8 1
3 8 5 9 6
1 4 0 3 4 4
1 2 3 4 6 3
1 6 8 8 1
0
2 0 0 0 0
4 0 0 0 0
6 0 0 0 0
8 0 0 0 0
1 0 0 0 0 0
1 2 0 0 0 0
1 4 0 0 0 0
1 6 0 0 0 0
T r iệ u đ ồ n g
2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 N ă m
D o a n h t h u C h i p h í L ợ i n h u ậ n
HÌNH 01: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2006 – 2008
Bảng số liệu trên cho thấy hoạt động kinh doanh của Vietinbank Cần Thơ
đã có được những thành công nhất định, lợi nhuận luôn lớn hơn 0. Tuy nhiên, lợi
nhuận của ngân hàng tăng giảm không điều qua ba năm. Cụ thể vào năm 2006 lợi
nhuận đạt 11.254 triệu đồng đến năm 2007 tăng mạnh đạt 38.596 triệu đồng tăng
27.342 triệu đồng, tức tăng 242,95%. Có được điều này là do doanh thu năm
2007 tăng 11,77% so với năm 2006 tức tăng 12.803 triệu đồng trong khi chi phí
lại giảm 14,91% giảm 14.539 triệu đồng. Lợi nhuận năm 2007 tăng mạnh do
ngân hàng có những chính sách tín dụng hợp lý, tăng các hoạt động cho vay đi
đôi với việc sử dụng chi phí phù hợp, sử dụng hiệu quả các biện pháp thu hồi nợ
và thu hút nhiều khách hàng lớn có uy tín. Bước qua năm 2008 lợi nhuận của
ngân hàng cũng đạt ở mưc khá cao là 16.881 triệu đồng, tuy nhiên lại giảm mạnh
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 19 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
so với năm 2007 là 21.715 triệu đồng tức giảm 56,26%. Trong năm 2008 doanh
thu của ngân hàng tăng 15,44% so với năm 2007 tức tăng 18.767 triệu đồng
nhưng chi phí lại tăng cao hơn là 48,78% tức tăng 40.482 triệu đồng, chính điều
này đã làm lợi nhuận năm 2008 của ngân hàng giảm mạnh so với năm 2007.
Năm 2008 doanh thu tăng lên là do Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác cho vay
làm cho tổng dư nợ tăng lên, đây là nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng, thêm vào
đó là các khoản thu từ việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ mới. Thế nhưng trong
năm này, tình hình huy động vốn gặp nhiều khó khăn do các ngân hàng khác trên
địa bàn cạnh khốc liệt đã ảnh hưởng không nhỏ đến các khoản chi phí cho hoạt
động kinh doanh, cụ thể như: chi phí huy động vốn, chi phí nâng cao chất lượng
dịch vụ, chi phí dự phòng rủi ro… Vì thế lợi nhuận năm 2008 giảm mạnh nhưng
đó cũng là bàn đạp để Ngân hàng phát triển hơn, khẳng định vị thế và vai trò của
mình góp phần đắc lực vào thành tựu kinh tế chung của tỉnh nhà.
3.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
3.3.1. Thuận lợi
- Ngân hàng hoạt động luôn có được sự hỗ trợ hiệu quả của hệ thống
Ngân hàng Công thương Việt Nam cũng như các ban ngành, các cấp uỷ, chính
quyền UBND,… sẵn sàng hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của
Ngân hàng.
- Là một trong bốn Ngân hàng lớn của Việt Nam, thời gian hoạt động lâu
dài tạo được uy tín với khách hàng.
- Sự quan tâm, động viên, khuyến khích của cán bộ lãnh đạo đúng lúc, kịp
thời đã phát huy tinh thần trách nhiệm và sự đoàn kết trong tập thể Ngân hàng.
- Vietinbank Cần Thơ có trụ sở đặt tại trung tâm thành phố nên khách
hàng dễ giao dịch; có điều kiện thuận lợi để nắm bắt thông tin về kinh tế, chính
trị, xã hội.
- Đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cao, nhiệt tình, tâm huyết trong công việc, được đào tạo nghiệp vụ một cách căn
bản về thể lệ tín dụng và quy trình nghiệp vụ.
- Được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất kỹ thuật vì vậy có thể đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng trong giao dịch, tạo sự tin tưởng cho khách hàng
trong việc gửi tiền, mở tài khoản,…
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 20 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
- Ngân hàng đã tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào hoạt động, cho ra
nhiều dịch vụ mới, từng bước hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, chỉnh sửa sổ tay
tín dụng cho phù hợp với tình hình hiện tại,… tạo thuận lợi cho hoạt động của
Ngân hàng và rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng.
3.3.2. Khó khăn
- Hiện nay trên địa bàn Thành phố Cần Thơ có rất nhiều ngân hàng
thương mại đang hoạt động và sẽ còn gia tăng trong thời gian sắp tới, vì vậy sự
canh tranh giữa các Ngân hàng thương mại sẽ ngày càng trở nên gay gắt.
- Do dịch bệnh, thiên tai nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, gây khó
khăn về thu hồi vốn cho Ngân hàng.
- Một khó khăn nữa là về phía người dân, họ vẫn còn thói quen giữ tiền ở
nhà. Mặt khác, hiện nay người dân thay vì đem tiền gửi Ngân hàng thì đã xuất
hiện thêm nhiều lựa chọn khác như: kinh doanh cổ phiếu, đầu tư bất động sản,
đầu tư mua vàng, ngoại tệ,… nên đã gây không ít cản trở trong công tác huy
động vốn của Ngân hàng.
- Về phía Ngân hàng thì vẫn chưa có nhiều dịch vụ thu hút khách hàng.
Điển hình như dịch vụ thẻ ATM hầu như chỉ dừng lại ở việc trả lương qua thẻ và
rút tiền mặt, rất ít các dịch vụ hấp dẫn khác.
3.4. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI
GIAN SẮP TỚI
3.4.1. Thách thức
- Thực hiện cam kết khi gia nhập WTO, từ 01/04/2007 Việt Nam sẽ mở cửa
lĩnh vực Ngân hàng, cho phép Ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại
Việt Nam, tạo áp lực lớn cho các Ngân hàng Thương mại trong nước.
- Để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh hội nhập, các ngân hàng Việt Nam phải
tăng cường quản lý rủi ro, ứng dụng nâng cao chất lượng công nghệ thông tin,
tạo nguồn nhân lực tốt có năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của nhân
viên để tồn tại và phát triển lâu dài.
- Cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam ngày càng trở nên gay
gắt hơn với việc tăng qui mô, tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới hoạt động với
tốc độ rất nhanh của nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên
doanh, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần. Nếu Ngân hàng Công thương
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 21 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
không năng động, đổi mới và phát triển thì sẽ bị mất dần thị trường, mất dần thị
phần.
Để đạt được mục tiêu chiến lược phát triển NHCTVN đến năm 2010 là xây
dựng NHCT thành một Ngân hàng thương mại chủ lực và hiện đại, đạt trình độ
tiên tiến của khu vực, hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao, an toàn, bền vững,
tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, NHCTVN
cần mở rộng và phát triển các dịch vụ, nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, chất lượng
nguồn nhân lực và quản trị ngân hàng đạt mức tiên tiến, có khả năng cạnh tranh
mạnh mẽ tại Việt Nam.
3.4.2. Phương hướng hoạt động của Ngân hàng trong năm 2009
Trong năm 2009, công tác cổ phần hóa VietinBank sẽ tiếp tục triển khai
theo định hướng của Chính phủ, phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO)
và niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, bao gồm cả việc bán cổ
phần ưu đãi cho cán bộ công nhân viên, cổ đông chiến lược trong và ngoài nước.
Đây là cơ hội để VietinBank có một mô hình mới, năng động và hiệu quả; thu
hút và phát huy được những nguồn lực mới từ lợi thế của một công ty đại chúng
với sự gắn kết giữa các thành viên và đối tác chiến lược. Việc niêm yết cũng sẽ
tạo cơ hội và cả thử thách để thương hiệu VietinBank khẳng định giá trị.
Tăng trưởng mạnh về vốn, đầu tư cho vay, tổng tài sản nợ, tổng tài sản có,
thị phần trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả, bền vững. Hoàn thiện và phát triển bộ
máy, hệ thống mạng lưới kinh doanh, phát triển thị trường, phát triển khách
hàng. Đảm bảo an ninh tài chính, an toàn tuyệt đối trong mọi hoạt động của
NHCT. Thực hiện cải cách hành chính, phong cách giao dịch, xây dựng văn hoá
doanh nghiệp, thương hiệu của NHCT, tạo ra một môi trường kinh doanh tốt,
đem đến lợi ích chung cho toàn bộ hệ thống cũng như lợi ích cho khách hàng của
NHCT.
3.4.3. Nhiệm vụ cụ thể
- Đẩy mạnh khai thác, tăng trưởng nguồn vốn (cả nội tệ và ngoại tệ) theo
hướng đa dạng hoá nguồn vốn, cơ cấu kỳ hạn và lãi suất hợp lý, tăng tỷ trọng các
nguồn vốn có lãi suất đầu vào thấp, đảm bảo cân đối vốn, chủ động nguồn vốn,
đáp ứng yêu cầu cho vay, đầu tư và thanh toán.
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 22 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
- Tích cực tăng trưởng tín dụng đầu tư, phát triển dư nợ mới, khách hàng
mới đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả, bền vững. Đối với những khách hàng
có tình hình tài chính yếu kém, sản xuất kinh doanh không hiệu quả, gây thiệt hại
cho Ngân hàng thì kiên quyết, nhanh chóng rút dư nợ và chấm dứt quan hệ tín
dụng.
- Đẩy nhanh thực hiện kế hoạch hoá, lộ trình cổ phần hoá NHCT theo
nguyên tắc Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ và nắm giữ quyền chi phối.
- Tiếp tục đặt trọng tâm trong năm 2009 là nhiệm vụ hiện đại hoá Ngân
hàng.
- Phát triển tăng thị phần phi tín dụng và các dịch vụ tài chính Ngân hàng,
cung ứng cho nền kinh tế với chất lượng cao và ổn định, có sự khác biệt và tính
cạnh tranh cao so với các Ngân hàng thương mại khác, dịch vụ Ngân hàng hoàn
hảo.
- Củng cố và tiếp tục mở rộng mạng lưới: Nghiên cứu thành lập thêm chi
nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch tại các địa bàn tiềm năng chưa có NHCT.
Nhân rộng mô hình điểm giao dịch mẫu trên cơ sở các địa điểm giao dịch sẵn có
và mở rộng thêm tại các điểm tập trung dân cư, khu thương mại.
- Đặc biệt coi trọng công tác cán bộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Tăng cường chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát và kiểm
toán nội bộ.
- Thực hiện chương trình cải cách hành chính, thể hiện trong tất cả quy trình
nghiệp vụ, quy trình tác nghiệp trong nôi bộ Ngân hàng, giữa Ngân hàng với
khách hàng, giảm thiểu các thủ tục phiền hà, ách tắc khó khăn chậm trễ.
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 23 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TP CẦN THƠ
4.1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG TP CẦN THƠ
4.1.1. Tình hình huy động vốn
4.1.1.1. Tổng quát nguồn vốn kinh doanh
Trên thương trường, để hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả
thì yếu tố quan trọng nhất quyết định nhất là phải có nguồn vốn vững chắc và
biết sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.
Ngay từ đầu Vietinbank Cần Thơ đã biết tận dụng huy động nguồn vốn tại chỗ
thông qua việc mở thêm các điểm giao dịch trong thành phố và một số quận,
huyện có nền kinh tế trọng điểm như Ninh Kiều, Xuân Khánh, Bình Thủy, Phong
Điền, Cái Tắc, Khu Công Nghiệp Trà Nóc (hiện nay được tách ra thành chi
nhánh Cấp I). Đây cũng là những địa bàn có vị trí chiến lược của Thành phố Cần
Thơ, nhờ có lợi thế về địa hình và nguồn lao động phong phú đã làm cho tình
hình kinh tế - xã hội ở đây phát triển rất nhanh. Hoạt động tín dụng và các dịch
vụ của Ngân hàng ngày càng mở rộng và phát triển. Thị phần tín dụng ngày càng
tăng làm cho uy tín của Ngân hàng ngày càng lớn mạnh. Đây là tín hiệu đáng
mừng đối với Chi nhánh. Thông qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng cho thấy ngân hàng có nguồn vốn tương đối mạnh đủ để đáp ứng nhu
cầu về vốn, đảm bảo khả năng thanh toán và cho vay đối với khách hàng của
mình. Tình hình vốn kinh doanh của ngân hàng được thể hiện qua bảng 02.
Qua 3 năm 2006-2008 ta thấy nguồn vốn hoạt động kinh doanh của ngân
hàng có sự tăng trưởng ổn định, nhưng tỷ lệ vốn huy động còn thấp, tỷ lệ vốn
điều chuyển còn chiếm khá cao trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do hoạt
động huy động vốn tại chổ không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động kinh
doanh ngày càng lớn mạnh của Ngân hàng. Số liệu chứng minh là trong năm
2006 tổng nguồn vốn có được là 1.541.914 triệu đồng, trong đó vốn huy động
chiếm 32,9% còn vốn điều chuyển chiếm đến 67,1%. Qua năm 2007 tổng nguồn
vốn đạt 1.670.350 triệu đồng, trong đó vốn huy động tăng về lượng nhưng tỷ
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 24 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
trọng giảm còn 30,6% do vốn điều chuyển tăng cao hơn chiếm 69,4% tổng
nguồn vốn. Năm 2008, vốn huy động tăng mạnh nên tổng nguồn vốn đạt gần
2.000 tỷ đồng. Cụ thể nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng 42,4%, vốn điều
chuyển chiếm 57,6% trên tổng nguồn vốn. Ta có thể thấy rõ hơn diễn biến nguồn
vốn của Ngân hàng qua hình 02.
Bảng 02: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp)
507330
1034584
511369
1158981
827472
1123058
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2006 2007 2008 Năm
Vốn huy động Vốn điều chuyển
HÌNH 02: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
So sánh2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu
GT TT(%) GT
TT
(%) GT
TT
(%) GT (%) GT (%)
1.Vốn huy
động 507.330 32,9 511.369 30,6 827.472 42,4 4.039 0,80 316.103 61,80
2.Vốn điều
chuyển 1.034.584 67,1 1.158.981 69,4 1.123.058 57,6 124.397 12,02 -35.923 -3,10
Tổng 1.541.914 100 1.670.350 100 1.950.530 100 128.436 8,33 280.180 16,77
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 25 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
Qua bảng số liệu ta thấy vốn điều chuyển là loại vốn luôn chiếm tỷ trọng
lớn. Loại vốn này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho nguồn vốn dùng cho hoạt động kinh
doanh của Chi nhánh. Tuy nhiên, loại vốn này chủ yếu bổ sung ngắn hạn cho
Ngân hàng và lại có lãi suất cao hơn lãi suất huy động ngắn hạn của Ngân hàng.
Do đó Ngân hàng cần hạn chế lượng vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên.
Năm 2007 lượng vốn này tăng 12,02% tương đương 124.397 triệu đồng so với
năm 2006. Nguyên nhân của viêc gia tăng này là do tình hình huy động vốn tại
chỗ của Ngân hàng không chủ động mà chỉ đáp ứng được 1/3 nguồn vốn hoạt
động nên phải phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển từ Ngân hàng tuyến trên.
Qua năm 2008 khi lượng vốn huy động tăng lên 61,80% tức tăng 316.103 triệu
đồng so với năm 2007, Ngân hàng sẽ giảm bớt lượng vốn điều chuyển về từ
Ngân hàng hội sở làm cho lượng vốn này giảm 35.923 triệu đồng, tức giảm
3,10%. Có được điều này là do trong năm 2008 Ngân hàng có những chính sách
huy động vốn hợp lý, bên cạnh đó lãi suất huy động lại cao nên thu hút được
lượng lớn nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cũng như các tổ chức kinh tế.
4.1.1.2. Đánh giá tình hình huy động vốn
Nhìn chung nguồn vốn huy động của Chi nhánh có biến động khả quan
qua các năm mặc dù chi nhánh Khu Công Nghiệp Trà Nóc trực thuộc Chi nhánh
Cần Thơ đã được chuyển thành chi nhánh cấp I, trực thuộc Hội sở chính trong
năm 2006. Sự chia tách đó đã làm cho nguồn vốn huy động năm 2007 chỉ tăng
4.039 triệu đồng so vơi năm 2006, nhưng đến năm 2008 tăng mạnh đạt 827.427
triệu đồng với tốc độ tăng 61,8% so với năm 2007 và 63,1% so với năm 2006.
Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu để Ngân hàng hoạt động, được hình
thành bằng nhiều hình thức khác nhau, có thể huy động từ số tiền nhàn rỗi trong
dân cư và các doanh nghiệp, từ các tổ chức kinh tế hoặc phát hành giấy tờ có giá.
Qua 3 năm ta thấy tỷ trọng huy động vốn từ tiền gửi dân cư là cao nhất, nguyên
nhân là do lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư cao hơn các nguồn huy động khác,
do người dân chưa biết phải làm gì với số tiền nhàn rỗi này. Để đồng tiền không
bị mất giá họ đã gửi vào ngân hàng nhằm kiếm lợi nhuận từ khoản tiền này. Còn
các tổ chức kinh tế, họ cần có tiền mặt thường xuyên trong quỹ để chi trả những
khoản chi phí kinh doanh bằng tiền mặt. Mặt khác, tỉ lệ dân cư so với các tổ chức
kinh tế bao giờ cũng cao hơn nên số lượng tiền gửi của dân cư bao giờ cũng cao
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 26 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
hơn các nguồn gửi khác. Để thấy rõ cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng ta quan
sát bảng 03 và hình 03.
Bảng 03: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp)
(Ghi chú: TCKT: Tổ chức kinh tế
GT: giá trị ; TT: tỷ trọng)
265462
164847
77021
314565
179986
16818
467445
316141
43886
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
350000
400000
450000
500000
Triệu đồng
2006 2007 2008 Năm
Dân cư Các tổ chức kinh tế Giấy tờ có giá
HÌNH 03: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
So sánh2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu
GT TT(%) GT
TT
(%) GT
TT
(%) GT (%) GT (%)
a)Từ dân cư
+ Có kỳ hạn
+ Không kỳ hạn
265.462
255.953
9.509
52,33
96,42
3,58
314.565
305.441
9.124
61,51
97,10
2,90
467.445
463.344
4.101
56,49
99,12
0,88
49.103
49.488
-385
18,50
19,33
-4,05
152.880
157.903
-5.023
48,60
51,70
-55,05
b)Từ các TCKT
+ Có kỳ hạn
+ Không kỳ hạn
164.847
42.831
122.016
32,49
25,98
74,02
179.986
40.200
139.786
35,20
22,34
77,66
316.141
156.084
160.057
38,21
49,37
50,63
15.139
-2.631
17.770
9,18
-6,14
14,56
136.155
115.844
20.271
75,65
288,27
14,50
c)Giấy tờ có giá 77.021 15,18 16.818 3,29 43.886 5,30 -60.203 -78,16 27.068 160,95
Tổng 507.330 100 511.369 100 827.472 100 4.039 0,80 316.103 61,80
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 27 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
a) Tiền gửi dân cư:
Trong cơ cấu huy động vốn thì tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong cả 3 năm và tăng điều với tốc độ khá cao. Cụ thể, năm 2007 loại tiền huy
động này đạt 314.565 triệu đồng, tăng 18,50% tương ứng số tiền 49.103 triệu
đồng so với năm 2006. Qua năm 2008 loại tiền huy động này tiếp tục tăng mạnh
đạt 467.445 triệu đồng, tăng 48,60% với số tiên 152.880 triệu đồng. Đây là tín
hiệu đáng mừng và cần được phát huy đối với Ngân hàng. Nguyên nhân của sự
gia tăng này là do đời sống của đại bộ phận dân cư trên địa bàn những năm gần
đây đã phát triển rõ rệt. Thu nhập ngày càng được cải thiện hơn, mặc dù giá cả
hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ở mức cao năm 2008, nhưng người dân ngày càng có
ý thức cao trong việc gửi tiền tiết kiệm. Bên cạnh đó, Vietinbank Cần Thơ là một
ngân hàng có uy tín với sự an toàn cao cũng khiến người dân tin tưởng, an tâm
khi gửi tiền vào. Trong cơ cấu tiền gửi của dân cư thì tiền gửi có kỳ hạn là chủ
yếu vì đại đa số người dân cảm thấy yên tâm khi sinh lợi đồng tiền từ ngân hàng
hơn là khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, thị trường vàng với rủi ro cao.
b) Tiền gửi tổ chức kinh tế:
Trong vốn huy động, khoản mục tiền gửi của các tổ chức kinh tế (tiền gửi
thanh toán) là nguồn vốn huy động tương đối ổn định cho ngân hàng, bởi khách
hàng chủ yếu là các đơn vị kinh tế, để thuận tiện trong việc thanh toán, các doanh
nghiệp đã mở tài khoản tiền gửi ở ngân hàng, đáp ứng nhu cầu thanh toán trong
kinh doanh và tránh được những rủi ro việc giữ tiền mặt tại quỹ, đồng tiền bị
đóng băng không sinh lợi.
Qua hình 03 ta thấy rõ tiền gửi tổ chức kinh tế tăng đều qua 3 năm và đặt
biệt là tăng mạnh trong năm 2008. Cụ thể, năm 2007 vốn huy động này tăng
9,18%, tức tăng 15.139 triệu đồng so với năm 2006, đạt 179.986 triệu đồng.
Bước qua 2008 lượng vốn huy động này tăng mạnh đạt 316.141 triệu đồng, tăng
đến 75,65% tương ứng số tiền 136.155 triệu đồng. Trong năm 2008 tình hình
kinh tế thới giới có nhiều biến động xấu gây ảnh hưởng không nhỏ đến các
doanh nghiệp trong nước. Chính điều này đã làm các doanh nghiệp có tâm lý lo
ngại trong kinh doanh nên gửi tiền vào ngân hàng để tránh rủi ro và chờ tình hình
kinh tế ổn định lại để tiếp tục hoạt động kinh doanh. Trong những khoản tiền gửi
của tổ chức kinh tế, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao nhất góp phần
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 28 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
đáng kể vào nguồn vốn huy động của ngân hàng. Còn tiền gửi có kỳ hạn thì tăng
mạnh năm 2008 với tỷ trọng là 49,37%. Như vậy cho thấy vốn ổn định của ngân
hàng khá vững chắc và tăng liên tục, tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện hoạt
động cho vay và đầu tư thuận lợi hơn. Nguyên nhân tiền gửi có kỳ hạn tăng là do
khách hàng chủ yếu là những khách hàng có quan hệ lâu dài với ngân hàng, có
cơ sở kinh doanh ổn định. Mặt khác ngân hàng đã không ngừng điều chỉnh lãi
suất tiền gửi phù hợp, ưu đãi đối với các tổ chức kinh tế khi đến gửi tiền.
c) Giấy tờ có giá:
Giấy tờ có giá là một trong những hình thức để ngân hàng huy động thêm
vốn cho đơn vị. Năm 2006, nguồn vốn do phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng
15,18% so với tổng nguồn vốn huy động. Nhưng giảm mạnh vào 2 năm sau, còn
3,29% năm 2007; 5,30% năm 2008. Nguyên do là năm 2006 chi nhánh Khu
Công Nghiệp Trà Nóc tách riêng nên Ngân hàng phát hành số lượng lớn giấy tờ
có giá để bù vào nguồn vốn mất đi từ chi nhánh vừa tách. Việc phát hành giấy tờ
có giá thường tốn chi phí nhiều hơn khi huy động vốn từ tiền gửi. Do đó Ngân
hàng càng giảm tỷ lệ khoản mục này xuống thì càng tốt. Ta thấy năm 2007 khoản
mục này giảm 78,16%, tức giảm 60.203 triệu đồng so với năm 2006 nhưng qua
năm 2008 khoản mục này tăng đến 160,95% đạt số tiền là 43.886 triệu đồng tăng
27.068 triệu đồng so với năm 2007. Trong năm 2007 nguồn vốn huy động này
giảm là do Ngân hàng giảm chi phí cho khoản muc này để tập trung cho việc huy
động vốn tiền gửi. Qua năm 2008, do nhu cầu vốn của khách hàng ngày càng
tăng nên Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác huy động vốn với mọi hình thức huy
động nên cũng làm cho khoản mục này tăng lên.
4.1.2. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng
4.1.2.1. Phân tích doanh số cho vay
a. Doanh số cho vay theo thời hạn
Mục đích kinh doanh của ngân hàng là đi vay để cho vay lại với lãi suất
cao hơn nhằm tìm ra nguồn lợi nhuận. Do đó, công tác cho vay là hoạt động chủ
chốt của tất cả các ngân hàng. Trong những năm qua Vietinbank Cần Thơ không
ngừng mở rộng thị phần, tìm nguồn khách hàng mới cho ngân hàng và được thể
hiện rõ nét qua doanh số cho vay của ngân hàng.
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 29 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
Bảng 04: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN NĂM
2006-2008
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp)
2277784
476210
2413550
540590
2649187
342107
0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
3000000
Triệu đồng
2006 2007 2008 Năm
Ngắn hạn Trung–dài hạn
HÌNH 04: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO
THỜI HẠN
Bảng số liệu cho thấy tổng doanh số cho vay tăng dần qua mỗi năm. Năm
2007 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 2.413.550 triệu đồng với tốc độ tăng so với
năm 2006 là 5,96%. Sang năm 2008 tăng thêm 235.637 triệu đồng, đạt được
2.649.187 triệu đồng, tốc độ gia tăng là 9,76% so với năm 2007. Nhìn chung,
trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng thì doanh số cho vay ngắn hạn chiếm
So sánh2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu
GT TT(%) GT
TT
(%) GT
TT
(%) GT (%) GT (%)
Ngắn hạn 2.277.784 82,71 2.413.550 81,70 2.649.187 88,56 135.766 5,96 235.637 9,76
Trung–dài hạn 476.210 17,29 540.590 18.30 342.107 11,44 64.380 13,52 -198.483 -36,72
Tổng 2.753.994 100 2.954.140 100 2.991.294 100 200.146 7,27 37.154 1,26
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 30 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
tỷ trọng khá cao (trên 80%) so với doanh số cho vay trung và dài hạn. Nguyên
nhân là do nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn.
Bên cạnh đó, địa bàn Thành phố Cần Thơ tuy đa dạng về ngành nghề nhưng
phần lớn là các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn hạn. Hơn nữa mục đích của tín
dụng ngắn hạn phù hợp với công tác cho vay của Ngân hàng Công thương là bổ
sung nguồn vốn sản xuất kinh doanh, tài trợ xuất nhập khẩu, cho tiêu dùng cá
nhân… Từ đó, chúng ta có thể nhận ra rằng doanh số cho vay ngắn hạn sẻ tiếp
tục tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay trong thời gian tới.
Doanh số cho vay trung và dài hạn: mục đích cho vay trung và dài hạn là
cung cấp môt lượng vốn lớn để khách hàng phát triển qui mô sản xuất, xây dựng
cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị mới… Lĩnh vực cho vay này chiếm tỷ trọng khá
thấp (dưới 20%) trong tổng doanh số cho vay theo thời hạn. Cụ thể năm 2006
chiếm tỷ trọng là 17,29%, năm 2007 chiếm 18,30% và năm 2008 giảm còn
11,44% so với tổng doanh số cho vay theo thời hạn. Nguyên nhân là do lĩnh vực
cho vay này tồn tại khá nhiều rủi ro: vốn vay lớn, thời hạn hoàn vốn dài nên nguy
cơ mất vốn cao. Nhìn chung chỉ tiêu này có sự biến động qua từng năm, cụ thể
năm 2007 chỉ tiêu này tăng13,52%, tức tăng 64.380 triệu đồng so với năm 2006.
Nhưng qua năm 2008 chỉ tiêu này giảm mạnh, giảm 36,72%, tương đương
198.483 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến tình hình biến động trên là do trong
năm 2007, trước tình hình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp tiến hành
cổ phần hóa nên nhu cầu vốn cho việc đầu tư cơ sở vật chất - trang thiết bị kỹ
thuật tăng cao nên cho vay trung và dài hạn cũng tăng theo. Sang năm 2008, do
tình hình kinh tế thị trường trên địa bàn cũng ảnh hưởng từ sự tác động của nền
kinh tế chung toàn cầu nên Ngân hàng cẩn trọng hơn trong việc cho vay các dự
án, vì thế Ngân hàng tập trung nguồn vốn để phát triển cho vay ngắn hạn nhằm
giảm thiểu rủi ro do tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp.
b. Doanh số cho vay theo lĩnh vực đầu tư
Tình hình cho vay của ngân hàng theo lĩnh vực đầu tư qua 3 năm 2006-2008
được trình bày rõ ở bảng 05
- Cho vay sản xuất kinh doanh: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số cho
vay đối với lĩnh vực này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất đạt trên 50% tổng doanh
số cho vay. Năm 2007 chỉ tiêu này là 1.807.496 triệu đồng, tăng 44,91% so với
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 31 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
năm 2006. Nguyên nhân của sự gia tăng này một phần là do đây là năm đầu tiên
Việt Nam gia nhập WTO nên nhu cầu vốn cho hoạt đông sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp tăng lên để chuẩn bị cho tiến trình hội nhập. Sang năm
2008, do ảnh hưởng khách quan của tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới và
lạm phát trong những quý đầu năm này đã ảnh hưởng phần nào đến doanh số cho
vay trong năm, tuy nhiên tốc độ giảm không đáng kể, chỉ có 6,25%. Ngân hàng
cần xem xét lại công tác cho vay đối tượng này vì đây là những khách hàng chiến
lược trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Bảng 05: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ
QUA 3 NĂM 2006-2008
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp)
So sánh2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu
GT TT(%) GT
TT
(%) GT
TT
(%) GT (%) GT (%)
Sản xuất kinh
doanh 1.247.375 45,29 1.807.496 61,19 1.694.512 56,65 560.139 44,91 -112.984 -6,25
Chế biến, nuôi
trồng thủy sản 300.562 10,91 268.900 9,10 400.270 13,38 -31.662 -10,53 131.370 48,85
Tiêu dùng 524.330 19,05 310.560 10,51 298.630 9,98 -213.770 -40,77 -11.930 -3,84
Dịch vụ và kinh
doanh khác 681.727 24,75 567.184 19,20 597.882 19,99 -114.543 -16,80 30.698 5,41
Tổng 2.753.994 100 2.954.140 100 2.991.294 100 200.146 7,27 37.154 1,26
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 32 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
1247375
300562
524330
681727
1807496
268900310560
567184
1694512
400270
298630
597882
0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
1400000
1600000
1800000
2000000
Triệu đồng
2006 2007 2008 Năm
Sản xuất kinh doanhChế biến, nuôi trồng thủy sảnTiêu dùngDịch vụ và kinh doanh khác
HÌNH 05: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO
LĨNH VỰC ĐẦU TƯ
- Cho vay chế biến, nuôi trồng thủy sản: đây là lĩnh vực cho vay có tỷ trọng
tương đối thấp, chiếm khoản 10%. Cụ thể năm 2006 doanh số lĩnh vực cho vay
này chiếm 10,91%, năm 2007 chiếm 9,1% và năm 2008 tăng lên đạt 13,38%.
Trong năm 2007 doanh số cho vay lĩnh vực này có giảm nhẹ so với năm trước là
10,53% Nguyên nhân là do chi phí đầu vào của lĩnh vưc sản xuất này tăng, bên
canh đó nhiều hộ nuôi trồng thủy sản gặp khó khăn như thời tiết khô hạn, môi
trường nước bị ô nhiễm làm cá chết hàng loạt, trước tình trạng đó có nhiều hộ
nuôi cá dạng nhỏ lẻ bị phá sản trắng tay do gánh nặng của vốn vay ngân hàng và
có lúc cá nguyên liệu bị rớt giá thê thảm, không có thị trường đầu ra. Qua năm
2008 doanh số cho vay lĩnh vực này tăng mạnh, tăng 131.370 triệu đồng đạt tốc
độ tăng là 48,85% so với năm 2007. Đạt được sự tăng trưởng này là do trong
năm này sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng khá, các địa phương tiếp tục chuyển
đổi và mở rộng diện tích nuôi trồng; mặc khác Chính phủ đã chỉ đạo ngân hàng
hổ trợ cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản vay vốn với lãi suất thấp để thu
mua cá tra, cá ba sa nguyên liệu nên đã góp phần tích cực giải quyết khó khăn
cho các hộ nuôi.
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 33 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
- Cho vay tiêu dùng: đây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng khá cao; chủ yếu là cho
vay nhằm mục đích đầu tư mua xe, đầu tư xây cất và sửa chữa nhà đất, cho vay
du học. Nhưng doanh số cho vay của lĩnh này lại giảm dần qua 3 năm. Năm 2006
đạt được 524.330 triệu đồng chiếm đến 19,05% tổng doanh số cho vay. Năm
2007 tiền vay giảm xuống 40,77% chỉ còn 310.560 triệu đồng, nhưng năm 2008
doanh số cho vay tiếp tục giảm xuống 3,84%, đạt 298.630 triệu đồng với tỷ trọng
9,98% thấp nhất trong tổng doanh số cho vay. Tình hình có biến động như trên là
do lãi suất cho vay trong thời gian này khá cao, thị trường nhà đất đóng băng,
Nhà nước điều chỉnh mức lương kịp thời nên nhu cầu vay vốn của người dân
chưa cấp thiết lắm. Tuy nhiên đây là lĩnh vực cho vay đầy triển vọng nên ngân
hàng cần sớm đưa ra nhưng chính sách tín dụng hợp lý để thu hút khách hàng.
- Cho vay dịch vụ và kinh doanh khác: đây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao
thứ 2 trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2006 doanh số cho vay lĩnh vực
này chiếm 24,75%, năm 2007 chiếm 19,20% và năm 2008 là 19,99%. Tín dụng
đối với lĩnh vực này là cung cấp vốn vay cho người dân để ứng phó với tình
trạng thiếu vốn tạm thời và một số ngành nghề lĩnh vực như: khách sạn, nhà
hàng, vận tải... Năm 2007 ngân hàng cho vay được 567.184 triệu đồng giảm
16,80% so với năm 2006. Nguyên do là đăc điểm của ngành dịch vụ chủ yếu cần
vốn đầu tư ban đầu; mà trong năm 2007 các lĩnh vưc dịch vụ đã đi vào hoạt động
ổn định nên nhu cầu vốn năm này không còn nhiều như năm 2006 nữa. Năm
2008 doanh số cho vay là 597.882 triệu đồng tăng 30.698 triệu đồng so với năm
2008. Nguyên nhân là do năm nay các nhà hàng khách sạn cần vốn để sửa sang
nâng cấp đón năm du lịch quốc gia mà ở Cần Thơ là tâm điểm “miệt vườn sông
nước Cửu Long”.
4.1.2.2. Phân tích tình hình thu nợ
a. Doanh số thu nợ theo thời hạn:
Rủi ro luôn là yếu tố ẩn chứa trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào. Trong
hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, yếu tố rủi ro lớn nhất là không thu
được nợ khi cho vay. Trong 3 năm qua, ngân hàng luôn thực hiện phương châm
tín dụng là “chất lượng, an toàn, hiệu quả”. Trong công tác tín dụng với doanh số
cho vay ngày càng cao thì việc thu hồi vốn cho ngân hàng cần được chú trọng.
Tình hình thu nợ qua 3 năm được thể hiện như sau:
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 34 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
Bảng 06: TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN QUA 3
NĂM 2006-2008
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp)
2695834
640704
2421017
608371
2521137
419152
0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
3000000
Triệu đồng
2006 2007 2008 Năm
Ngắn hạn Trung–dài hạn
HÌNH 06: TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN
Nhìn chung doanh số thu nợ của Vietinbank Cần Thơ là khá cao, tuy có sự
sụt giảm dần qua từng năm. Cụ thể năm 2006 đạt 3.336.538 triệu đồng, năm
2007 thu được 3.029.388 triệu đồng với tốc độ giảm là 9,21%. Năm 2008 doanh
số thu nợ đạt 2.940.289 với tốc độ giảm là 2,94% so với năm trước. Nguyên nhân
do khách hàng đã sử dụng vốn vay đúng mục đích, sinh lời nên khả năng trả nợ
cao. Tuy còn một số tổ chức ngành nghề kinh tế như sản xuất kinh doanh, thương
So sánh2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu
GT TT(%) GT
TT
(%) GT
TT
(%) GT (%) GT (%)
Ngắn hạn 2.695.834 80,80 2.421.017 79,92 2.521.137 85,74 -274.817 -10,19 100.120 4,14
Trung–dài hạn 640.704 19,20 608.371 20,08 419.152 14,26 -32.333 -5,05 -189.219 -31,10
Tổng 3.336.538 100 3.029.388 100 2.940.289 100 -307.150 -9,21 -89.099 -2,94
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 35 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
mại dịch vụ,… chưa thích ứng kịp thời với sự hội nhập nên hoạt động kinh doanh
chưa hiệu quả.
Trong tổng số thu nợ thì doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao,
bình quân trên 80%. Vì ngân hàng chủ yếu cung cấp vốn tín dụng ngắn hạn nên
doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Nhìn chung doanh số thu nợ
ngắn hạn có sự biến động tăng giảm qua từng năm. Cụ thể năm 2007 chỉ tiêu này
giảm 10,19% so với năm 2006. Sự giảm sút này là do trong năm 2007 chúng ta
gặp nhiều khó khăn như giá cả của nhiều vật tư nguyên liệu đầu vào quan trọng
phải nhập khẩu tăng cao, các doanh nghiệp không chủ động kịp thời giá đầu ra
của sản phẩm nên phần nào ảnh hưởng đến viêc kinh doanh của các doanh
nghiệp. Qua năm 2008 doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 100.120 triệu đồng với tốc
độ tăng là 4,14% so với năm 2007. Nguyên nhân là do cán bộ tín dụng đã tăng
cường công tác thẩm định, kiểm tra chặt chẽ hồ sơ vay, thường xuyên đôn đốc
khách hàng trả nợ nhờ vậy mà các tổ chức ngành nghề kinh tế được ngân hàng
cho vay kinh doanh có hiệu quả, trả nợ đúng hạn.
Về doanh số thu nợ trung và dài hạn: nhìn chung doanh số thu nợ lĩnh vực
này có tỷ trọng thấp và có chiều hướng biến động cùng chiều với tổng doanh số
thu nợ, giảm dần qua 3 năm. Cụ thể năm 2007 giảm 32.333 triệu đồng với tốc độ
giảm là 5,05% so với năm 2006 và qua năm 2008 tiếp tục giảm 189.219 triệu
đồng, tốc độ giảm là 31,10% so với năm 2007. Nguyên nhân là do những năm
gần đây tình hình cho vay lĩnh vực này thấp để hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Để
cạnh tranh với các ngân hàng khác trong tương lai, để có thể đạt kết quả lợi
nhuận cao hơn nữa thì cần phải có một sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng của
toàn chi nhánh và do việc chú trọng vào tín dụng ngắn hạn đã làm cho doanh số
thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng trong những năm qua không có sự cân đối
trong thu nợ. Chính vì thế ngân hàng càng chú trọng hơn nữa trong công tác tín
dụng trung và dài hạn để góp phần làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Nếu tín
dụng trung và dài hạn được phát triền đúng mức và không vượt quá giới hạn cho
phép thì đây là nguồn thu lợi nhuận tốt cho ngân hàng.
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 36 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
b. Doanh số thu nợ theo lĩnh vực đầu tư
Để thấy rõ tình hình thu nợ của ngân hàng thu theo lĩnh vực đầu tư, ta
quan sát bảng 7 sau đây.
- Thu nợ sản xuất kinh doanh: Theo bảng số liệu ta thấy, tình hình thu nợ đối
với lĩnh vực này có sự biến động qua các năm, chiếm tỷ trọng cao nhất trên tổng
doanh số thu nợ. Cụ thể năm 2007, chỉ tiêu này giảm 18,10%, tương ứng với
281.153 triệu đồng. Nguyên nhân giảm là do tình hình thị trường có nhiều biến
động bất lợi cho sản xuất kinh doanh như: giá cả đầu vào tăng do giá nguyên liệu
nhập khẩu tăng, thị trường đầu ra không ổn định… Qua năm 2008, các doanh
nghiệp bắt đầu quen dần với nền kinh tế hội nhập nên việc sản xuất kinh doanh
từng bước đi vào ổn định làm cho chỉ tiêu này có xu hướng tăng trở lai, tăng
77.388 triệu đồng đạt doanh số thu nợ lĩnh vực này là 1.349.782 triệu đồng.
Bảng 07: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ QUA 3 NĂM
2006-2008
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp)
So sánh2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu
GT TT(%) GT
TT
(%) GT
TT
(%) GT (%) GT (%)
Sản xuất kinh
doanh 1.553.547 46,56 1.272.394 42,00 1.349.782 45,91 -281.153 -18,10 77.388 6,08
Chế biến, nuôi
trồng thủy sản 352.434 10,56 314.194 10,37 422.499 14,37 -38.240 -10,85 108.305 34,47
Tiêu dùng 726.375 21,77 832.650 27,49 618.228 21,03 106.275 14,63 -214.422 -25,75
Dịch vụ và kinh
doanh khác 704.182 21,11 610.150 20,14 549.780 18,69 -94.032 -13,35 -60.370 -9,89
Tổng 3.336.538 100 3.029.388 100 2.940.289 100 -307.150 -9,21 -89.099 -2,94
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 37 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
1553547
352434
726375704182
1272394
314194
832650
610150
1349782
422499
618228
549780
0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
1400000
1600000
Triệu đồng
2006 2007 2008 Năm
Sản xuất kinh doanh
Chế biến, nuôi trồng thủy sản
Tiêu dùng
Dịch vụ và kinh doanh khác
HÌNH 07: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ
- Thu nợ chế biến, nuôi trồng thủy sản: cũng có sự biến động tăng giảm qua
từng năm. Cụ thể, năm 2007 giảm 38.240 triệu đồng với tốc độ giảm là 10,85%
so với năm 2006; nhưng qua năm 2008 thì chỉ tiêu này tăng 108.305 triệu đồng
với tốc độ 34,47%, đạt 422.499 triệu đồng. Nguyên nhân chỉ tiêu này giảm vào
năm 2007 là do người dân bị thua lỗ trong việc nuôi cá da trơn nên vẫn còn một
số hộ, cá thể đến gia hạn nợ vì không có đủ khả năng trả. Đến năm 2008 các
doanh nghiệp chế biến và người nuôi trồng thủy sản không những quan tâm đến
thị trường quốc tế mà còn chú trọng hơn thị trường trong nước nên sản lượng
thủy sản được tiêu thụ mạnh. Thêm vào đó họ làm ăn có lãi do tình hình giá cả
các loại thủy sản tăng ổn định trong năm qua. Chính những điều này đã giúp họ
thưc hiện tốt nghĩa vụ trả nợ vay cho ngân hàng nên doanh số thu nợ lĩnh vực
này tăng lên đáng kể năm 2008.
- Thu nợ tiêu dùng: Chỉ tiêu này đạt doanh số rất cao so với doanh số cho
vay. Năm 2006 chỉ tiêu này đạt 726.375 triệu đồng, năm 2007 tăng 14,63% đạt
832.650 triệu đồng, sang năm 2008 chỉ tiêu này giảm 25,75% chỉ còn 618.228
triệu đồng. Nhìn chung tình hình thu nợ đối tượng tiêu dùng ít gặp khó khăn, tỷ
trọng doanh số thu nợ tiêu dùng luôn chiếm trên 20% tổng doanh số thu nợ qua
các năm, nên tình hình biến động của chỉ tiêu này không đáng lo ngại. Sỡ dĩ tình
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 38 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
hình thu nợ đạt được kết quả khả quan như vậy là do trong những năm trước
ngân hàng đã chủ động đầu tư vào các lĩnh vực này một cách chọn lọc. Đồng thời
ngân hàng cũng thường xuyên theo dõi các khoản nợ lớn để có thể kịp thời thu
hồi những khoản nợ có rủi ro cao. Một mặt cũng là nhờ khách hàng sử dụng vốn
có hiệu quả tuy chưa tối ưu nhưng cũng một phần trả được nợ cho ngân hàng.
- Thu nợ dịch vụ và kinh doanh khác: ta thấy chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng khá
cao, khoản 20% trong tổng doanh số thu nợ và có giảm qua 3 năm. Năm 2006 chỉ
tiêu này đạt 704.182 triệu đồng với tỷ trọng 21,11% trong tổng doanh số thu nợ.
Qua năm 2007 giảm 94.032 triệu đồng, tức giảm 13,35%. Năm 2008 tiếp tục
giảm 9,89% so với năm 2007. Chỉ tiêu này giảm là do môt số doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực này găp khó khăn do tình hình biến động thị trường theo
chiều giá tăng nên gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong vấn đề trả nợ.
4.1.2.3. Phân tích tình hình dư nợ
a. Dư nợ theo thời hạn
Dư nợ tín dụng luôn là phần tài sản “Có” sinh lời lớn, là yếu tố quan trọng
của tất cả các ngân hàng thương mại. Vì dư nợ là số tiền mà ngân hàng còn phải
thu của khách hàng trong thời điểm nhất định. Trên thực tế, một ngân hàng kinh
doanh có hiệu quả không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải đánh
giá đúng năng lực của khách hàng để giảm rủi ro tín dụng. Ta sẽ đánh giá về tình
hình dư nợ của ngân hàng trong 3 năm qua bảng sau:
Bảng 08: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN QUA 3 NĂM 2006-2008
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp)
So sánh2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu
GT TT(%) GT
TT
(%) GT
TT
(%) GT (%) GT (%)
Ngắn hạn 419.956 59,03 371.123 58,34 499.173 72,64 -48.833 -11,63 128.050 34,50
Trung–dài hạn 291.430 40,97 265.015 41,66 187.970 27,36 -26.415 -9,06 -77.045 29,07
Tổng 711.386 100 636.138 100 687.143 100 -75.248 -10,58 51.005 8,02
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 39 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
419956
291430
371123
265015
499173
187970
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
350000
400000
450000
500000
Triệu đồng
2006 2007 2008 N ăm
Ngắn hạn Trung–dài hạn
HÌNH 08: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN
Qua bảng số liệu ta thấy tổng số dư nợ cho vay của ngân hàng có sự biến
động tăng giảm qua 3 năm. Năm 2007 tổng dư nợ cho vay là 636.138 triệu đồng
tương ứng 10,58% so với năm 2006. Năm 2008 dư nợ là 687.143 triệu đồng tăng
8,02% so với năm 2007. Trong đó dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn
nhiều so với dư nợ trung và dài hạn. Năm 2006 dư nợ ngắn hạn chiếm 59,03%
với số tiền là 419.956 triệu đồng. Năm 2007 dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng
58,34% tương ứng số tiền 371.123 triệu đồng giảm 11,63% so với năm 2006.
Nguyên nhân của việc sụt giảm này là chi nhánh Khu Công Nghiệp Trà Nóc tách
ra vào năm 2006 nên địa bàn hoạt động tín dụng được thu hẹp lại tạo thuận lợi
cho việc thu hồi nợ. Nhưng qua năm 2008 dư nợ ngắn hạn đạt 499.173 triệu
đồng, tăng 34,50% tương ứng 128.050 triệu đồng. Nguyên nhân dư nợ ngắn hạn
tăng là do doanh số cho vay ngắn hạn tăng trong khi công tác thu nợ ngắn hạn
còn nhiều mặt hạn chế.
Tình hình dư nợ trung và dài hạn khả quan hơn, có sự giảm dần qua 3
năm, đặc biệt là giảm mạnh trong năm 2008 nên cũng một phần nào phản ánh
được thực trạng kinh doanh của ngân hàng. Năm 2007, dư nợ trung và dài hạn là
365.015 triệu đồng giảm 9,06% tương đương 26.415 triệu đồng so với năm 2006.
Sang năm 2008, dư nợ là 187.970 triệu đồng, tiếp tục giảm 29,07% với số tiền
77.045 triệu đồng. Điều này cho thấy công tác tín dụng trung và dài hạn của ngân
hàng là rất hiệu quả.
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 40 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
Nhìn chung, tình hình dư nợ của ngân hàng như phân tích đã thể hiện khả
năng hoạt động tín dụng của ngân hàng tương đối tốt. Nhưng ngân hàng cần tích
cực hơn trong công tác thu nợ, nhằm nâng mức doanh số thu nợ, hạ mức dư nợ
b. Dư nợ theo lĩnh vực đầu tư
Tình hình dư nợ được phân theo lĩnh vực đầu tư của ngân hàng được thể
hiện trong bảng sau:
Bảng 09: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ QUA 3 NĂM
2006-2008
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp)
Dư nợ lĩnh vực sản xuất kinh doanh: ta thấy ở lĩnh vực này doanh số cho vay
chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng dư nợ thì lại chiếm tỷ trọng tương đối thấp, khoản
trên 20% so với tổng dư nợ theo lĩnh vực đầu tư. Năm 2007, chỉ tiêu này là
142.380 triệu đồng, đã giảm 13,56% so với năm 2006. Trong năm này Ngân
hàng đẩy mạnh công tác thu nợ làm cho dư nợ giảm 22.372 triệu đồng so với
năm trước. Qua năm 2008, chỉ số này tăng 21,46%, tăng 30.561 triệu đồng so với
năm 2007. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh số cho vay cao hơn doanh
số thu nợ của Ngân hàng và dư nợ dồn từ những năm trước để lại.
So sánh2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu
GT TT(%) GT
TT
(%) GT
TT
(%) GT (%) GT (%)
Sản xuất kinh
doanh 164.707 23,15 142.380 22,38 172.941 25,17 -22.372 -13,56 30.561 21,46
Chế biến, nuôi
trồng thủy sản 65.990 9,28 53.660 8,44 113.469 16,51 -12.330 -18,68 59.809111,46
Tiêu dùng 188.277 26,47 183.128 28,79 183.948 26,77 -5.149 -2,73 820 0,45
Dịch vụ và kinh
doanh khác 292.412 41,10 256.970 40,39 216.785 31,55 -35.442 -12,12 -40.185 -15,64
Tổng 711.386 100 636.138 100 687.143 100 -75.248 10,58 51.005 8,02
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 41 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
164707
65990
188277
292412
142380
53660
183128
256970
172941
113469
183948
216785
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
Triệu đồng
2006 2007 2008 Năm
Sản xuất kinh doanh
Chế biến, nuôi trồng thủy sản
Tiêu dùng
Dịch vụ và kinh doanh khác
HÌNH 09: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ
Dư nợ lĩnh vực chế biến, nuôi trồng thủy sản: đây là lĩnh vực đầu tư có dư
nợ thấp nhất. Năm 2007 chỉ tiêu này là 53.660 triệu đồng giảm 12.330 triệu đồng
so với năm 2006 với tốc độ giảm là 18,68%. Nguyên nhân là do trong năm 2007
tình hình kinh doanh lĩnh vực này có nhiều biến động bất lợi nên Ngân hàng đa
phần chỉ giải ngân cho các khách hàng thân thuộc nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
Qua năm 2008 chỉ tiêu này tăng mạnh, tăng 111,46% với số tiền tương ứng là
59.809 triệu đồng. Trong năm 2008 doanh số cho vay lĩnh vực này tăng do chính
phủ chỉ đạo cho Ngân hàng hỗ trợ cho vay các doanh nghiệp thu mua cá tra, cá
ba sa nguyên liệu với lãi suất thấp.
Dư nợ tiêu dùng: chiếm tỷ trọng khá lớn, trên 25% và có sự biến động tương
đối thấp trong tổng dư nợ của Chi nhánh. Khoản mục này có giảm vào năm 2007
nhưng không đáng kể, giảm 2,73%. Đến năm 2008, tình hình dư nợ này tăng nhẹ,
chiếm 26,77% tổng dư nợ. Điều đó cho thấy Ngân hàng đặc biệt quan tâm đế chỉ
tiêu này trong các năm trở lại đây và đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm khách
hàng có uy tín để nắm bắt kịp thời nhu cầu vay vốn của các tầng lớp dân cư.
Dư nợ dịch vụ và kinh doanh khác: đây là chỉ tiêu có dư nợ lớn nhất, cụ thể
năm 2006 chiếm 41,10% tổng dư nợ, năm 2007 là 40,39% và đến năm 2008 có
giảm nhưng cũng khá cao là 31,55%. Ta thấy dư nợ lĩnh vực này có chiều hướng
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 42 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
giảm qua 3 năm; giai đoạn 2006-2007 giảm 35.442 triệu đồng, 2007-2008 tiếp
tục giảm 40.185 triệu đồng. Nguyên nhân của viêc giảm sút này là do tình hình
thu nợ lĩnh vực đầu tư này giảm dần qua các năm. Bên cạnh đó cũng ảnh hưởng
một phần bởi các yếu tố khách quan của kinh tế xã hội trong những năm qua.
4.1.2.4. Phân tích nợ xấu
a. Nợ xấu theo thời hạn
Bảng 10: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THỜI HẠN QUA 3 NĂM 2006-2008
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp)
8289
6979
2911
4010
2104
1102
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
9000Triệu đồng
2006 2007 2008 Năm
Ngắn hạn Trung–dài hạn
HÌNH 10: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THỜI HẠN
So sánh2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu
GT TT(%) GT
TT
(%) GT
TT
(%) GT (%) GT (%)
Ngắn hạn 8.289 54,29 2.911 42,06 2.104 65,63 -5.378 -64,88 -807 -27,72
Trung–dài hạn 6.979 45,71 4.010 57,94 1.102 34,37 -2.969 -42,54 -2.908 -72,52
Tổng 15.268 100 6.921 100 3.206 100 -8.347 -54,67 -3.715 -53,68
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 43 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
Tình hình nợ xấu của ngân hàng là rất khả quan, giảm mạnh qua từng
năm. Năm 2006 nợ xấu là 15.268, qua năm 2007 giảm còn 6.921 triệu đồng giảm
54,67% so với năm 2006 và năm 2008 tiếp tục giảm 53,68% còn 3.206 triệu
đồng. Đạt được kết quả trên là do trong những năm gần đây một phần là do công
tác triệt tiêu nợ xấu được đẩy mạnh, mặt khác Ngân hàng cho vay có chọn lọc
khách hàng hơn nên tỷ lệ nợ xấu giảm dần qua các năm. Đây là điều đáng mừng
cho ngân hàng, khẳng định công tác tín dụng của ngân hàng là rất tốt, là thế
mạnh của ngân hàng. Như vậy rõ ràng tình hình nợ xấu của Ngân hàng trong
những năm gần đây nhìn chung rất khả quan, tốc độ giảm của nợ xấu luôn ở mức
khá cao. Để làm rõ hơn về mức độ ảnh hưởng ta tiếp tục xem xét đến các nhân tố
khác.
Nợ xấu ngắn hạn: năm 2006 là 8.289 triệu đồng, qua năm 2007 giảm
64,88% còn 2.911 triệu đồng và đến năm 2008 tiếp tục giảm 27,72% còn 2.104
triệu đồng. Điều này cho thấy ngân hàng đã chủ động được các khoản thu nợ,
khách hàng rất có trách nhiệm trả nợ vay cho ngân hàng.
Nợ xấu dài hạn: cũng giảm mạnh qua từng năm, năm 2007 giảm 42,54%
tương ứng giảm 2.969 triệu đồng, còn 4.010 triệu đồng và đến năm 2008 tiếp tục
giảm mạnh 72,52% tức giảm 2.908 triệu đồng, còn 1.102 triệu đồng. Đạt dược
kết quả khả quan này là do sự nổ lực trong công tác thu nợ của các cán bộ tín
dụng, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
b. Nợ xấu theo lĩnh vực đầu tư
Nợ xấu đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh: ta thấy nợ xấu lĩnh vực này
giảm mạnh qua từng năm. Vào năm 2006 nợ xấu lĩnh vưc này chiếm tỷ trọng lớn
nhất với 46,53% tổng nợ xấu, tương đương số tiền 7.104 triệu đồng. Nhưng qua
năm 2007 thì nợ xấu lĩnh vực này giảm mạnh còn 1.309 triệu đồng, tức giảm
81,57% tương số tiền 5.795 triệu đồng; và đến năm 2008 tiếp tục giảm 37,43%,
chỉ còn 819 triệu đồng. Đạt đươc kết quả này là do trong thời gian này tình hình
thi trương bất đông sản có biểu hiện nóng trở lại; thêm vào đó cán bộ tín dụng đã
làm tốt nhiệm vụ của mình trong công tác cho vay cũng như viêc giám sát, đôn
đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà - 44 - SVTH: Nguyễn Trung Tín
Bảng 11: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ QUA 3 NĂM
2006-2008
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp)
7104
939
37713454
13091178
2562
1872
819693795 899
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000Triệu đồng
2006 2007 2008 Năm
Sản xuất kinh doanh
Chế biến, nuôi trồng thủy sản
Tiêu dùng
Dịch vụ và kinh doanh khác
HÌNH 11: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ
So sánh2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu
GT TT(%) GT
TT
(%) GT
TT
(%) GT (%) GT (%)
Sản xuất kinh
doanh 7.104 46,53 1.309 18,91 819 25,55 -5.795 -81,57 -490 -37,43
Chế biến, nuôi
trồng thủy sản 939 6,15 1.178 17,02 693 21,62 239 25,45 -485 -41,17
Tiêu dùng 3.771 24,70 2.562 37,02 795 24,80 -1.209 -32,06 -1.767 -68,97
Dịch vụ và kinh
doanh khác 3.454 22,62 1.872 27,05 899 28,03 -1.582 -45,80 -973 -51,98
Tổng 15.268 100 6.921 100 3.206 100 -8.347 -54,67 -3.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ.pdf