Luận văn Tốt nghiệp phân tích hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần – tỉnh Trà Vinh

Tài liệu Luận văn Tốt nghiệp phân tích hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần – tỉnh Trà Vinh: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN TIỂU CẦN – TỈNH TRÀ VINH Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TRẦN ÁI KẾT Tháng 05/2009 NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG Mã số SV : 0454093 Lớp: KTNN 1 K31 Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 1 SVTH: N.T.T.Hằng PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngày nay, tuy công nghiệp và dịch vụ đã phát triển và dần dần chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế nhưng ngành nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo. Nhất là ngành trồng lúa đã đem lại nguồn thu nhập cao cho nông dân, mặt khác cây lúa cũng đã làm cho Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới. Đặc biệt là huyện Tiểu Cần - tỉnh Trà Vinh phần lớn đất đai của huyện là đất nông nghiệp, và thu nhập chính của nông dân huyện là nghề trồng lúa. Cây lúa không những đáp ứng đủ nhu cầu lương thự...

pdf70 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tốt nghiệp phân tích hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần – tỉnh Trà Vinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN TIỂU CẦN – TỈNH TRÀ VINH Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TRẦN ÁI KẾT Tháng 05/2009 NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG Mã số SV : 0454093 Lớp: KTNN 1 K31 Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 1 SVTH: N.T.T.Hằng PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngày nay, tuy công nghiệp và dịch vụ đã phát triển và dần dần chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế nhưng ngành nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo. Nhất là ngành trồng lúa đã đem lại nguồn thu nhập cao cho nông dân, mặt khác cây lúa cũng đã làm cho Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới. Đặc biệt là huyện Tiểu Cần - tỉnh Trà Vinh phần lớn đất đai của huyện là đất nông nghiệp, và thu nhập chính của nông dân huyện là nghề trồng lúa. Cây lúa không những đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong huyện, mà còn đem về cho đất nước nguồn ngoại tệ đáng kể từ việc xuất khẩu, đồng thời nâng cao thu nhập, góp phần khắc phục sự phân hóa giàu nghèo ngày càng diễn ra trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Như vậy, cây lúa giữ vai trò then chốt và là cơ sở cho sự phát triển đời sống, xã hội của nhân dân huyện Tiểu Cần nói riêng và của nhân dân cả nước nói chung. Thế nhưng thế mạnh của cây lúa chưa được khai thác đúng mức, năng suất chưa cao, chất lượng lúa còn thấp làm giảm giá bán của người nông dân, từ đó dẫn đến lợi nhuận chưa cao, và số hộ nông dân áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất chưa nhiều, vì mô hình sản xuất lúa mới chưa được truyền bá rộng rãi đến nông dân, nên đa số hộ nông dân vẫn còn sản xuất lúa theo kiểu truyền thống. Đặc biệt trong thời gian gần đây do thiên tai và dịch bệnh đã làm cho năng suất lúa giảm xuống đáng kể làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Bên cạnh đó, một bộ phận nông dân do sản xuất lúa với năng suất thấp đã chuyển từ trồng lúa sang trồng hoa màu làm cho sản lượng lúa ngày càng giảm. Ngày nay, do nhiều biến động về kinh tế, giá cả vật tư nông nghiệp dùng để sản xuất lúa ngày càng cao làm cho chí phí ngày càng tăng làm cho lợi nhuận ngày càng giảm. Do đó, em chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần – tỉnh Trà Vinh” nhằm tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận và đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ huyện Tiểu Cần nói riêng và cả nước nói chung, góp phần cải thiện đời sống của người dân. Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 2 SVTH: N.T.T.Hằng 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả sản xuất lúa của nông dân huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh trong năm 2008, nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa, và lợi nhuận. Để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của huyện. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung trên, nội dung đề tài sẽ lần lượt giải quyết các mục tiêu cụ thể sau: - Tìm hiểu thực trạng sản xuất lúa tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. - Phân tích hiệu quả sản xuất lúa trong năm 2008 của các nông hộ ở huyện Tiểu Cần. - Phân tích những thuận lợi và khó khăn của quá trình sản xuất lúa . - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa, và lợi nhuận. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ nhằm để giải quyết những vấn đề còn tồn tại ở huyện. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. 1.3.2. Phạm vi không gian Đề tài nghiên cứu tập trung ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. 1.3.3. Phạm vi thời gian Đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 29/ 12/ 2008 đến 30/ 04/ 2009, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích và so sánh các dữ liệu trong thời gian 1 năm gần nhất (năm 2008). Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 3 SVTH: N.T.T.Hằng CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái niệm về sản xuất Sản xuất là một quá trình kết hợp các nguồn lực ( resources) hoặc là các yếu tố đầu vào của sản xuất (inputs) được sử dụng để tạo ra sản phẩm (products) hoặc dịch vụ (services) mà người tiêu dùng có thể dùng được. 2.1.2. Lý thuyết sản xuất nông nghiệp. Lý thuyết sản xuất nông nghiệp hay còn gọi lý thuyết về hành vi của người sản xuất là một lĩnh vực ứng dụng của khoa học kinh tế vào sản xuất nông nghiệp. Lý thuyết sản xuất cung cấp những nguyên lý để hướng dẫn các đơn vị sản xuất nông nghiệp (nông trại, nông hộ) trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Một cách cơ bản, lý thuyết sản xuất nông nghiệp nghiên cứu bản chất mối liên hệ nhân quả giữa các yếu tố đầu vào và kết quả về sản phẩm thu được. Mối liên hệ này thường được diễn tả thông qua hàm sản xuất. 2.1.3. Hàm sản xuất Hàm sản xuất mô tả một quan hệ kỹ thuật nhằm chuyển đổi các nguồn lực đầu vào để sản xuất thành một sản phẩm cụ thể nào đó. Dạng tổng quát: Y = f(x1, x2, ..., xm) Trong đó: Y: mức sản lượng (outputs) x1, x2, ..., xm: các nguồn lực đầu vào (inputs) trong quá trình sản xuất. 2.1.4. Kinh tế sản xuất Kinh tế sản xuất đề cập vấn đề liên quan đến các nguồn lực của nhà sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế, hoạt động trong các ngành nghề khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghệp, ngư nghiệp, … 2.1.5. Mục tiêu sản xuất Đối với các doanh nghiệp: mục tiêu sản xuất của họ là tối đa hóa lợi nhuận. Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 4 SVTH: N.T.T.Hằng Đối với nhà quản lý một ngành nghề nào đó: Họ quan tâm đến tổng giá trị sản phẩm của ngành đó. Đối với nhà nông: Mục tiêu sản xuất của họ là sản xuất một cách có hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao. Đối với nhà khoa học: Họ mong muốn mô hình sản xuất được áp dụng khoa học kỹ thuật. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu. Do đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ sản xuất lúa, các hộ này thường sống không tập trung theo từng xã. Có nhiều phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, chọn mẫu cụm, chọn mẫu hai giai đoạn…. Để thuận lợi trong quá trình nghiên cứu, em chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Trong huyện, em chọn 3 xã, mỗi xã em sẽ chọn 3 ấp và mỗi ấp sẽ chọn từ 5 đến 10 mẫu. Tổng số mẫu điều tra là 60 mẫu. 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp: Được thu thập chủ yếu trên internet, sách, báo và các tài liệu có liên quan. Số liệu sơ cấp: Được phỏng vấn trực tiếp người nông dân qua bảng câu hỏi được thiết lập sẵn. 2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích Phương pháp xử lý số liệu như sau: Số liệu sau khi được thu thập xong sẽ được mã hóa và nhập trên phần mềm Excel, được xử lý bằng phần mềm SPSS. Kết quả sau khi xử lý sẽ kết luận được những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, lợi nhuận lúa của các nông hộ ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Bên cạnh đó kết hợp phương pháp so sánh để phân tích số liệu thứ cấp sẽ đánh giá hiệu quả sản xuất của các nông hộ. Các phương pháp cụ thể cho từng mục tiêu như sau: + Mục tiêu (1): Thống kê mô tả. + Mục tiêu (2): Hàm hồi quy. Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 5 SVTH: N.T.T.Hằng 2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập sẵn. Thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng hoạt động sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. 2.3.2. Mô hình phân tích hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ huyện Tiểu Cần Mô hình nghiên cứu: giải thích cách xây dựng mô hình và các biến Mô hình phân tích: sử dụng hàm hồi quy tuyến tính đa biến. Y = α + α1X1 + α2X2 + α3 X3 + α4X4 + α5X5 + α6X6 + α7X7 + ...+ αnXn +  lnπ = β0 + β1lnX1 + β2lnX2 + β3lnX3 + ... + βnlnXn +  Biến phụ thuộc là Y : Năng suất lúa mà nông hộ đạt được. π : lợi nhuận của nông hộ sản xuất lúa. Biến độc lập là Xi (bao gồm các biến chi phí và một số biến ngoại vi) Các hệ số α1, α2, …, αn ; β1, β2, ..., βn được ước lượng từ kết quả của mô hình. α0, β0 : Hằng số  : Sai số Mô hình: Dựa trên cơ sở lý thuyết để đưa các biến dự báo dưới đây vào mô hình năng suất như sau: Năng suất = α0 + α1(dien tich) + α2 (san luong) + α3(tong chi phi) + α4(lao dong) + α5(ap dung KHKT) + α6(kinh nghiem) + . X1: Diện tích (công) X2: Sản lượng (kg) X3: Tổng chi phí (1000 đồng) X4: Lao động (ngày công) X5: Áp dụng KHKT Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 6 SVTH: N.T.T.Hằng X6: Kinh nghiệm (năm) Dựa trên cơ sở lý thuyết để đưa các biến dự báo vào mô hình lợi nhuận được thể hiện dưới đây: lnLợi nhuận = β0 + β1(lncpgiong) + β2(lncpphan) + β3(lnsolaodongsx) + β4 (lngiaban) + β5 (lnnangsuat) + β6 (lncpcayxoigieosa) + β7 (lncpthuoc) + . X1: Cp giống (1000 đồng) X2: Cp phân (1000 đồng) X3: Số ngày công lao động sản xuất (ngày công) X4: Giá bán (1000 đồng) X5: Năng suất (kg/công) X6: Chi phí cày xới, gieo sạ (1000 đồng) X7: Cp thuốc trừ sâu,diệt cỏ (1000 đồng) Ý nghĩa của các tham số: - Hệ số xác định R2 (R – Square): Tỷ lệ % biến động của Y được giải thích bởi các biến Xi. - Độ tự do F có Sig. mô hình hồi quy là phù hợp và có ý nghĩa. Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 7 SVTH: N.T.T.Hằng PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN TIỂU CẦN TỈNH TRÀ VINH 3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TIỂU CẦN. 3.1.1. Điều kiện tự nhiên. 3.1.1.1. Vị trí địa lý.  Diện tích: Tổng diện tích đất tự nhiên là 22.178,23 ha. Trong đó: + Đất trồng lúa hàng năm là 13.600 ha. + Đất khu dân cư khoảng 445ha. + Phần còn lại trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản, trồng màu, đất giồng cát và kênh rạch.  Tứ cận: Huyện Tiểu Cần nằm về phía Tây của tỉnh Trà Vinh, thuộc tả ngạn sông Hậu, cách thị xã Trà Vinh 24 km theo quốc lộ 60. Tiểu Cần là 01 trong 8 đơn vị hành chính cấp huyện – thị của Trà Vinh. Tiểu Cần có 11 đơn vị hành chính gồm : 02 thị trấn (thị trấn Tiểu Cần, thị trấn Cầu Quan) và 9 xã: Phú cần, Long Thới, Hiếu Tử, Hiếu Trung, Tân Hòa, Tập Ngãi, Tân Hùng, Hùng Hòa, Ngãi Hùng. + Phía Đông giáp huyện Châu Thành + Phía Tây giáp huyện Cầu Kè + Phía Nam giáp huyện Trà Cú và sông Hậu + Phía Bắc giáp huyện Càng Long. Nhìn chung, huyện Tiểu Cần có vị trí khá thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Mặt khác, địa hình tương đối bằng phẳng nhưng bị chia cắt bởi nhiều kênh rạch, khí hậu chia làm 02 mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa mưa là những tháng còn lại. Nhìn chung, thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nước từ sông MêKông đổ về mang theo phù sa bồi đắp ruộng đồng. 3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên. Nguồn nước mặt trực tiếp cung cấp cho Tiểu Cần là Sông Hậu, với lượng nước dồi dào phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi thuỷ sản và các ngành nghề Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 8 SVTH: N.T.T.Hằng khác. Chủ yếu chia làm 02 nhóm gồm đất giồng cát có 387,7 ha, chiếm 1,85 % diện tích đất tự nhiên; đất phù sa có 17.799,30 ha, chiếm 83,85 % diện tích đất tự nhiên; đất phù sa chưa phát triển 286,5 ha, chiếm 1,45 % diện tích đất tự nhiên. 3.1.2. Thực trạng sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần – Trà Vinh. Kết quả sản xuất lúa của huyện năm 2008 như sau: Tổng diện tích kế hoạch lúa cả năm: 37.600 ha. Tổng diện tích thực hiện được: 38.233 ha, đạt 101,68 % so với kế hoạch và đạt 99,46 % so với cùng kỳ năm trước cụ thể chia từng vụ như sau:  Vụ Đông Xuân 2007-2008: Diện tích kế hoạch: 12.300 ha. Kết quả thực hiện: 12.657 ha, đạt 102,9 % so với kế hoạch, và đạt 101,27 % so cùng kỳ năm trước. Thu hoạch: 12.657 ha, đạt 100 % diện tích gieo trồng, năng suất bình quân 5,7 tấn/ha, tổng sản lượng thu hoạch 72.144,9 tấn. So với năm trước năng suất tăng 1,4 tấn/ha.  Vụ Hè Thu 2008: Diện tích kế hoạch: 12.500 ha. Kết quả thực hiện: 12.757 ha, đạt 102,056 % so với kế hoạch, và đạt 97,6 % so với cùng kỳ năm trước. Thu hoạch: Diện tích thu hoạch 12.757 ha, đạt 100 % diện tích gieo trồng, năng suất bình quân khoảng 4,5 tấn/ha, sản lượng 66336,4 tấn.  Vụ Thu Đông: Diện tích kế hoạch: 12.800 ha. Diện tích gieo trồng: 12.819 ha, đạt 100,14 % so với kế hoạch và đạt 99,6 so với cùng kỳ năm trước. Thu hoạch: tổng số 12.819 ha, đạt 100 % diện tích gieo trồng, năng suất bình quân khoảng 4,5 tấn/ha, sản lượng đạt 57.685,5 tấn. Diện tích đất sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tương đối lớn, trong năm qua diện tích sản xuất lúa của huyện luôn vượt hơn so với kế hoạch. Năm 2008, KHKT mới đã được các hộ nông dân sản xuất lúa ở huyện áp dụng khá rộng rãi vào sản xuất, và chất lượng gạo cũng được nâng cao hơn so với những năm qua. Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 9 SVTH: N.T.T.Hằng 3.2. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN TIỂU CẦN – TRÀ VINH. 3.2.1. Tổng quan về mẫu điều tra. 3.2.1.1. Thông tin khái quát về các hộ sản xuất lúa. Nông dân sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần chủ yếu là dân tộc khmer, đặc biệt nông hộ ở ấp Cầu Tre - khu quy hoạch vùng lúa chất lượng cao chiếm 98% là dân tộc khmer. Trong tổng 60 hộ gia đình được phỏng vấn thì có 28 hộ là dân tộc khmer, còn lại 32 hộ là dân tộc kinh, nông dân được phỏng vấn được chọn ngẫu nhiên ở 3 xã, mỗi xã gồm 20 hộ, mỗi xã được chia làm 3 ấp. Bảng 1: Tình hình về nông hộ điều tra phân bố ở mỗi xã, ấp. Xã Ấp Phú Cần Long Thới Hiếu Trung 1 Cầu Tre 1 Cầu Tre Tân Trung Giồng A 2 Đại Mong Phú Tân Phú Thọ 1 3 Ô Ét Trinh Phụ Phú Thọ 2 Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 10 SVTH: N.T.T.Hằng Bieu do (%) cac nong ho san xuat lua o cac ap trong huyen 21% 15% 10%7%7%7% 8% 20% 5% Cau Tre 1 Cau Tre Phu Tan Trinh Phu Dai Mong O Et Tan Trung Giong A Phu Tho 1 Phu Tho 2 Biểu đồ 1: Biểu đồ các hộ gia đình được phỏng vấn ở các ấp của huyện Ấp Cầu Tre 1 chiếm 21% trong tổng số nông hộ được phỏng vấn, đa số nông hộ ở ấp này đều nằm trong khu kênh bêtông nên hầu hết nông dân được sự hướng dẫn của kỹ sư về kỹ thuật, và hệ thống tưới tiêu cũng được đầu tư tốt hơn. Vì thế, nông dân sản xuất lúa ở ấp này đều làm lúa rất hiệu quả, đạt năng suất cao đồng thời chi phí lại thấp. Ấp Cầu Tre chiếm 15%, nông dân ở đây cũng vẫn áp dụng theo hình thức sạ hàng giống như nông dân trong khu vực kênh bê tông, nhưng năng suất không cao bằng các nông hộ ở ấp Cầu Tre 1 vì không có kỹ sư cùng ra đồng với bà con, nên tình hình dịch bệnh còn nhiều, lợi nhuận mang lại thấp hơn. Nông dân sản xuất lúa ở ấp Phú Tân chiếm 10%, bà con ở đây phần lớn vẫn còn sạ lan, vì đất đai không bằng phẳng và thiếu nước nên vẫn chưa áp dụng sạ hàng, năng suất đạt chưa cao. Ấp Trinh Phụ, Đại Mong, và Ô Ét đều chiếm 7% trong tổng số nông hộ được phỏng vấn, đa số nông dân đều áp dụng giống mới và kỹ thuật sạ hàng. Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 11 SVTH: N.T.T.Hằng Ấp Tân Trung Giồng A chiếm 8%, nông dân sản xuất lúa với qui mô nhỏ, nên số bà con áp dụng sạ hàng không nhiều, nhưng trong tương lai bà con ở ấp này sẽ áp dụng kỹ thuật sạ hàng vào sản xuất. Ấp Phú Thọ 1 chiếm 20%, có một số hộ nông dân sản xuất lúa hai vụ: Đông Xuân và Hè Thu, vụ Thu Đông thường bà con sản xuất với năng suất thấp, nên nông dân chuyển sang trồng dưa, vừa mang lại thu nhập cao cho nông dân vừa cải tạo lại đất thêm màu mỡ để chuẩn bị cho vụ sau. Ấp Phú Thọ 2 chiếm 5% số người được phỏng vấn, nông dân ở đây vẫn chưa áp dụng KHKT nhiều vào sản xuất. Nông dân sản xuất lúa ở huyện đều được xã hoặc phòng nông nghiệp mời tham gia tập huấn để nông dân hiểu biết thêm về khoa học kỹ thuật, và các loại sâu bệnh để phòng chống dịch bệnh kịp thời. Đa số nông dân ở huyện đều sản xuất lúa 3 vụ/năm, áp dụng sạ hàng và đều áp dụng giống mới do mua từ người quen, những nông hộ nào còn sạ lan thì trong tương lai sẽ áp dụng sạ hàng, vì giảm được nhiều chi phí, bà con ở đây rất có tinh thần học hỏi kinh nghiệm từ nông dân sản xuất giỏi, và kỹ sư nông nghiệp. Vì vậy năng suất lúa của nông dân sản xuất lúa ở huyện ngày càng được nâng cao. 3.2.1.2. Về lao động tham gia sản xuất lúa. Lao động của các nông hộ sản xuất lúa ở huyện chủ yếu là lao động gia đình, vì sản xuất lúa dịch bệnh gây hại nhiều nên năng suất chưa cao, đồng thời giá lúa không ổn định vẫn còn rất thấp, nên bà con lấy công làm lời, ít mướn thêm lao động thuê ngoài, chỉ thuê lao động khi giáp vụ đến lúc thu hoạch. Trong thời kì hội nhập nên ngành công nghiệp phát triển mạnh, phần lớn lao động trẻ ở nông thôn đều lên Thành Phố làm việc. Vì vậy, nông dân ở huyện hiện đang gặp khó khăn về tình trạng thiếu nhân công lao động. Vì thế nông dân rất cần nhà nước hỗ trợ về máy móc cho bà con để sớm tiến hành cơ giới hóa vào đồng ruộng, nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong sản xuất. 3.2.1.3. Về thời gian sống và số năm trong nghề của người sản xuất. Thời gian sống của các nông hộ sản xuất lúa được phỏng vấn ở huyện bình quân là 37 năm, một thời gian khá lâu để thích nghi với điều kiện tự nhiên ở đây, đa số các hộ đều sống gắn bó với huyện từ nhỏ. Kinh nghiệm sản xuất lúa của nông dân huyện bình quân là 24 năm, cùng với kinh nghiệm sản xuất của Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 12 SVTH: N.T.T.Hằng mình và sự hỗ trợ về kỹ thuật từ phòng Nông Nghiệp huyện – công ty BVTV An Giang với tính cần cù chịu khó, nông dân huyện Tiểu Cần ngày càng sản xuất có hiệu quả, gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu nhiều hơn. 3.2.1.4. Trình độ học vấn của người sản xuất. Đa số nông dân ở huyện Tiểu Cần đều có trình độ học vấn rất thấp, nên thu nhập chính của họ là từ nghề lúa, và bà con sản xuất lúa từ đời này sang đời khác. Vì vậy, tuy trình độ học vấn của nông hộ rất thấp nhưng nông dân ở huyện rất có kinh nghiệm trong sản xuất và rất cần cù sáng tạo. Tình hình về trình độ học vấn của các nông hộ được phỏng vấn ở huyện như sau: Bảng 2: Tình hình về trình độ học vấn của các nông hộ. Cấp/Bậc Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Bậc đại học Số lượng 24 24 11 1 Tuy trình độ học vấn của nông dân không cao nhưng tất cả các nông hộ đều không bị mù chữ, vì thế nên trình độ hiểu biết được về KHKT sản xuất lúa trên báo, ti vi cũng tương đối tốt, và áp dụng vào sản xuất cũng rất hiệu quả. Bieu do (%) ve trinh do hoc van cua cac nong ho 40% 40% 18% 2% Cap 1 Cap 2 Cap 3 Dai hoc Biểu đồ 2: Biểu đồ về trình độ học vấn của các nông hộ ở huyện. Vì nông dân ở huyện rất nghèo nên không có điều kiện để đi học, nên nông hộ sản xuất lúa chỉ học đến cấp 1 và cấp 2 đều chiếm 40% trong tổng số nông hộ được phỏng vấn, một tỷ lệ khá cao, phần lớn dân tộc khmer đều học đến Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 13 SVTH: N.T.T.Hằng cấp 1 thì nghỉ học để sản xuất lúa. Trình độ học vấn của nông hộ đạt đến cấp 3 chỉ chiếm 18%, và trình độ đại học chiếm 2%, một tỉ lệ rất thấp. Trình độ học vấn của nông dân sẽ quyết định khả năng tiếp thu KHKT của bà con, trình độ học vấn của nông hộ cao thì khả năng tiếp thu KHKT và áp dụng KHKT vào sản xuất sẽ nhanh hơn các nông hộ có trình độ học vấn thấp hơn. 3.2.1.5. Về diện tích trồng lúa của nông hộ. Diện tích trung bình của các nông hộ sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần là 14 công/hộ, với số lượng diện tích này cũng đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của nông dân, và mang lại thu nhập khá ổn định cho bà con. Đa số nông dân ở huyện nghề sản xuất lúa là nghề chính, nên diện tích lúa luôn đứng vị trí hàng đầu trong tổng số diện tích đất của các nông hộ, trong đó tổng diện tích đất của nông hộ đều tập trung tất cả cho việc sản xuất lúa chiếm 62 % trong tổng số 60 nông hộ được phỏng vấn ở huyện. Bởi vì đất ở huyện chỉ thích hợp cho việc sản xuất lúa, nên dù có khó khăn vất vả nhưng các hộ nông dân vẫn gắn bó với nghề làm lúa. Tỉ lệ diện tích lúa trong tổng diện tích đất của các nông hộ được biểu hiện qua sơ đồ sau: 0 10 20 30 40 50 60 T o n g di en tic h 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39 41 43 45 47 49 51 53 55 57 59 Dien tich lua Tinh hinh dien tich trong lua trong tong dien tich dat cua nong ho dientichlua dientich Biểu đồ 3: Biểu đồ về tình hình diện tích sản xuất lúa trong tổng diện tích đất của các nông hộ. Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 14 SVTH: N.T.T.Hằng Năm 2008 diện tích đất sản xuất lúa của các nông hộ ở huyện Tiểu Cần ngày càng tăng, nguyên nhân là do nông dân sản xuất lúa mang lại lợi nhuận cũng tương đối cao, và cùng với số tiền vay ngân hàng, nên bà con đã mua thêm đất để mở rộng quy mô sản xuất, các nông hộ ít khi thuê đất để sản xuất lúa chỉ có một số ít hộ nông dân không đủ điều kiện về vốn, nên mới thuê đất để sản xuất. Diện tích sản xuất lúa của nông dân ở huyện ngày càng tăng đã làm cho đời sống của nông dân cũng ngày một được nâng cao. 3.2.1.6. Mục đích sản xuất của hộ nông dân. Mục đích sản xuất lúa của các nông hộ ở huyện Tiểu Cần là tạo nên nguồn thu nhập khá ổn định cho gia đình, để nâng cao đời sống của bà con trên con đường hội nhập, mặt khác là để cung cấp nguồn lương thực cho gia đình. Nước ta là nước đứng hàng thứ 2 trên thế giới về số lượng xuất khẩu gạo, hàng năm đã đem lại nguồn ngoại tệ khá lớn cho đất nước. Vì vậy, nông dân sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần nói riêng, và nông dân cả nước nói chung không những mở rộng diện tích sản xuất để nâng cao sản lượng xuất khẩu, mà còn phải nâng cao chất lượng gạo để có thể sánh vai cùng các nước bạn bè quốc tế. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển thì ý thức của nông dân huyện cũng ngày càng tiến bộ, các nông hộ cũng đã tiến hành áp dụng KHKT mới vào sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của huyện nói riêng và cả nước nói chung. 3.2.1.7. Về giống sản xuất lúa. Nông dân sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần mỗi vụ trong năm 2008 đều sản xuất giống lúa mới theo khuyến cáo của nhà nước, các nông hộ không mua giống từ các trại giống, mà đa số mua từ người quen, khi thấy hộ nông dân nào sản xuất giống nào đạt năng suất cao, chất lượng tốt, và khả năng chống chịu được sâu bệnh cao thì các nông hộ mua giống đó về sản xuất, vì sản xuất cùng một giống trên một diện tích lớn sẽ gây nên dịch bệnh, nên các hộ nông dân đều sản xuất mỗi vụ khoảng ba giống trên đông ruộng của mình, để đạt được hiệu quả cao hơn và nhằm mục đích khác là để thử nghiệm giống nào thích nghi tốt với ruộng đất của mình. Sau đây là bảng nói về tình hình sử dụng giống lúa của các nông hộ ở các xã được phỏng vấn trong huyện. Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 15 SVTH: N.T.T.Hằng Bảng 3: Tình hình sử dụng giống của các nông hộ sản xuất lúa ở các xã. Xã Phú Cần Long Thới Hiếu Trung Giống lúa OM 4900 OM 5930 IR 50404 VNĐ 95-20 Ham Trau OM 3536 VND - 20 OM 2395 OM 4900 IR 50404 MTL 503 OM 5930 IR 6073 Lua thom Jamin 85 OM 576 OM 4498 IR 50404 OM 1940 OMCS 2000 OM 2395 VNĐ 95 – 20 OM 3536 OM 5930 OM 4900 Giống lúa là yếu tố quyết định đến chất lượng gạo xuất khẩu, lâu nay nước ta là nước đứng hàng thứ hai về số lượng gạo xuất khẩu, nhưng chất lượng gạo của nước ta vẫn còn kém hơn rất nhiều so với Thái Lan. Vì nông dân của huyện nói riêng và cả nước nói chung vẫn thích sản xuất giống lúa đạt năng suất cao, mặc dù chất lượng không cao. Vì bà con vẫn chưa hiểu được lúa chất lượng cao sẽ xuất khẩu được và sẽ bán được với giá cao hơn giống không đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu, sản xuất lúa chất lượng cao không những mang lại lợi nhuận cao cho gia đình mà còn làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp. Vì vậy, nhà nước tổ chức rất nhiều buổi tập huấn cho bà con nông dân để phổ biến về kỹ thuật sản xuất lúa, và khuyến cáo bà con nên áp dụng giống mới đạt chất lượng cao, vì hiện nay các nông hộ tham gia các buổi tập huấn chưa nhiều nên tỉ lệ áp dụng giống mới chất lượng cao vào sản xuất vẫn còn chưa cao. 3.2.1.8. Tình hình dịch bệnh của lúa. Năng suất lúa của các hộ nông dân ở huyện Tiểu Cần trong những năm qua giảm đáng kể, đặc biệt là năm 2006-2007. Vì ruộng lúa của bà con bị nhiễm Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 16 SVTH: N.T.T.Hằng bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, và bệnh đạo ôn rất nhiều. Đây là hai loại bệnh gây ra thiệt hại nặng nề nhất cho các nông hộ sản xuất lúa ở huyện, và ảnh hưởng đến đời sống của nông dân rất nhiều. Vì vậy chính quyền địa phương phải có biện pháp kịp thời để giúp các hộ nông dân phòng chống hiệu quả các loại dịch bệnh này, để nâng cao năng suất lúa cho bà con ở huyện nói riêng và cả nước nói chung. a. Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa. Năm 2007 hiểm họa về dịch rầy nâu mang vi rút bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa đã bùng phát trở lại trên các vựa lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long trong vụ lúa Đông-Xuân sớm, trong đó huyện Tiểu Cần - Trà Vinh là một trong những huyện đang bị dịch tấn công, hoành hành. Bà con nông dân ở Trà Vinh đã mua thuốc phun trừ rầy nâu, nhưng do nhiều diện tích lúa bị nhiễm rầy quá nặng (từ 1000-2000 con/m2), bà con phun thuốc chưa đúng kỹ thuật hoặc không đủ vốn mà chưa tự giác phun tiêu huỷ những trà lúa nhiễm bệnh nặng, dẫn tới dịch rầy nâu bùng phát, lan rộng ra khắp cánh đồng chỉ trong một thời gian ngắn. Rầy nâu mang mầm bệnh có khả năng truyền bệnh cho đến khi chết. Cây lúa càng non càng dễ bị nhiễm bệnh, về sau có thể không trổ bông được, năng suất giảm nghiêm trọng hoặc mất trắng. Cây lúa già bị nhiễm bệnh thì năng suất bị giảm ít hơn. Đối với những diện tích bị nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa dưới 10%, bà con nên nhổ bỏ những cây lúa bị nhiễm bệnh, sau đó cấy dặm lại, đồng thời dùng bình bơm có vòi ngắn để phun thuốc xuống tận gốc lúa; đối với những trà lúa có tỷ lệ mắc bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá từ 10% trở lên thì bà con nên phun tiêu huỷ triệt để nhằm hạn chế bệnh lây lan sang các đồng lúa lân cận.  Cách phòng trừ rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa - Không trồng lúa liên tục trong năm, bảo đảm thời gian cách ly giữa hai vụ lúa ít nhất 20-30 ngày. Theo sự phân vùng của ngành nông nghiệp, thời vụ trong cùng một vùng phải tập trung, không được gieo sạ kéo dài. - Vệ sinh đồng ruộng bằng cách cày, trục kỹ trước khi gieo sạ, dọn sạch cỏ bờ ruộng, mương dẫn nước. Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 17 SVTH: N.T.T.Hằng - Sử dụng giống lúa kháng rầy, lúa giống có chất lượng tốt, không lấy lúa thịt làm lúa giống, nếu có điều kiện có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để xử lý hạt giống. - Không gieo sạ quá dày trên 120 kg giống/ ha. - Gieo sạ lúa vào thời gian có thể né rầy: thường mỗi tháng có một đợt rầy vào đèn rộ kéo dài từ 5 - 7 ngày; để né rầy thì gieo sạ ngay sau đỉnh cao rầy vào đèn. Như vậy, khi lúa non sẽ tránh được rầy trưởng thành truyền bệnh. - Để bảo vệ cây lúa non, sau khi sạ nên cho nước vào ruộng và duy trì mực nước thích hợp để hạn chế rầy nâu chích hút thân cây lúa. - Không bón quá thừa phân đạm (urê), tăng lượng phân lân và phân kali để nâng cao sức chống chịu đối với bệnh. - Thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm sự xuất hiện của rầy nâu trên cây lúa. Khi phát hiện có rầy trên lúa thì phun xịt thuốc bảo vệ thực vật để diệt rầy theo nguyên tắc bốn đúng: Đúng loại thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc, và đúng cách. Mặt khác, bà con nên gieo sạ đồng loạt theo đúng lịch thời vụ mà nhà nước đã hướng dẫn. b. Bệnh đạo ôn lúa. Bệnh cháy lá lúa là bệnh gây hại quan trọng nhất trên cây lúa, còn được gọi là bệnh đạo ôn. Khi dịch cháy lá xảy ra trên diện rộng thì sự thiệt hại đến năng suất và sản lượng sẽ thấy rất rõ nét và có ý nghĩa quan trọng đến kinh tế. Tác nhân gây bệnh có thể tấn công mọi giai đọan của cây lúa, bắt đầu từ giai đoạn mạ hoặc sau khi gieo sạ cho đến trước trổ thì gọi là bệnh cháy lá. Bệnh có thể gây hại trên cổ lá nên gọi là thối cổ lá, hoặc gây hại trên cổ bông nên được gọi là thối cổ bông làm lép hạt, đôi khi bệnh có thể gây lem vỏ hạt lúa. Bệnh nặng sẽ làm mất trắng năng suất nếu bà con nông dân không phát hiện sớm và phòng trị kịp thời. Vì nông dân huyện chưa hiểu biết về các nhân tố gây nên bệnh đạo ôn, nên vẫn chưa có biện pháp phòng trừ hợp lý, và tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều, đã làm cho bà con hoan man lo lắng. Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 18 SVTH: N.T.T.Hằng 1. Các yếu tố giúp phát sinh bệnh. - Điều kiện khí hậu thời tiết: Bệnh này thường phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu mát mẽ, ẩm độ cao, mưa nhỏ kéo dài, đêm sương mù nhiều. Đặc biệt trong vụ lúa Đông Xuân tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long vào tháng giêng-tháng hai dương lịch, bệnh này sẽ gây hại trên diện rộng trùng vào lúc lúa gần trổ bông. - Điều kiện khô hạn: Điều kiện khô hạn làm cây lúa thiếu nước, quá trình trao đổi chất kém, khả năng hấp thu dinh dưỡng yếu, nên khả năng chống chịu sâu bệnh của cây lúa còn thấp. - Mật độ gieo trồng: Mật độ gieo sạ cũng có liên quan đến khả năng phát triển của bệnh cháy lá. Gieo sạ càng dày, tán lá lúa càng nhiều, khả năng che khuất càng lớn, ẫm độ dưới tán lá càng cao, điều kiện vi khí hậu càng thuận lợi cho nấm cháy lá phát triển. - Phân bón: Ba lọai phân N-P-K đều có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát sinh bệnh nếu bón không cân đối. Thông thường bón dư thừa phân đạm sẽ làm tăng bệnh, dư phân lân không thấy rõ ảnh hưởng lên bệnh. Tuy nhiên nếu bón thêm phân lân trên vùng đất phèn sẽ hạn chế bệnh cháy lá rất rõ ràng. Phân kali có ảnh hưởng rất phức tạp trên sự phát triển của bệnh cháy lá, bón dư thừa đạm và kali đều làm tăng bệnh, bón đạm vừa phải kết hợp đủ lượng kali thì sẽ giãm bệnh rất rõ. Do đó, trong giai đọan sau trổ nếu ruộng bị nhiễm bệnh cháy lá họặc thối cổ bông thì không đuợc bón thêm phân bón lá có nitrat kali. - Giống lúa: Thông thường các giống lúa cao sản ngắn ngày khi được đưa vào sản xuất đại trà thì đã được các nhà khoa học lai tạo, tuyển chọn để cây lúa có khả năng ít nhiều mang gen có thể kháng hay chống chịu lại bệnh cháy lá. Trồng các giống lúa nhiễm bệnh, khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho nầm bệnh, áp lực nguồn bệnh trong khu vực cao thì cây lúa dễ bị cháy rụi nhanh rồi chết. Ngược lại, nếu trồng giống lúa kháng bệnh kết hợp với việc áp dụng IPM thì cây lúa sẽ đứng vững và tiếp tục cho năng suất. Khả năng kháng lại bệnh của giống lúa chỉ có thể Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 19 SVTH: N.T.T.Hằng tồn tại trong một thời gian nhất định, do đó, bà con nên thay đổi giống mới sau một thời gian canh tác. 2. Biện pháp phòng trị. Cần áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM: - Nên chọn mua giống lúa xác nhận ở nhà cung cấp giống tin tưởng, phải có tính kháng bệnh. - Nên chọn hạt giống sạch bệnh, khử lẫn tạp hạt cỏ. - Nên dùng biện pháp sạ hàng với lượng giống trung bình: 80-120 kg/ha. - Bón phân cân đối N-P-K, không bón thừa phân đạm: 80-100kg N/ha là đủ. Nên bón phân đạm theo theo nhu cầu cây lúa, áp dụng bảng so màu lá lúa. - Sau mùa thu hoạch nên cày vùi rơm rạ để trả lại nguồn hữu cơ cho đất đồng thời diệt được mầm bệnh, hạn chế đốt rơm vì biện pháp này chỉ trả lại một số chất khoáng có trong tro, đất dần dần kém mẫu mỡ mau suy kiệt - Vệ sinh đồng ruộng bằng cách thu gom, tiêu diệt lúa rầy, cỏ dại mọc ven bờ là nơi lưu tồn và lây lan mầm bệnh sau này. - Giữ mực nước đầy đủ thường xuyên trên mặt ruộng tùy theo nhu cầu nước theo từng giai đọan của cây lúa, tránh để ruộng khô nước khi bệnh cháy lá xãy ra. - Cần thăm đồng thường xuyên, phát hiện kịp thời khi bệnh chớm xuất hiện, nên làm ruộng dự tính dự báo, dành riêng khoảng vài mét vuông trên cùng ruộng lúa, sạ dầy hơn bình thường, bón dư phân đạm. Nhà nước nên phân bổ nhiều cán bộ kỹ sư xuống các ấp, xã để hướng dẫn các nông hộ ở huyện về các loại sâu bệnh gây hại cho lúa tại ruộng, để bà con hiểu biết nhiều hơn về tình hình dịch bệnh hiện nay đang xảy ra, để có biện pháp phồng bệnh kịp thời. 3.2.1.9. Chi phí sản xuất của nông hộ sản xuất lúa. a. Chi Phí vụ Đông Xuân. Sản xuất lúa cũng giống như sản xuất các sản phẩm khác, tức là phải bỏ ra chi phí để đầu tư, và chi phí sản xuất được xem là một yếu tố đầu vào quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Chi phí được xem là yếu tố quyết định đến năng suất sản phẩm và từ đó quyết định đến hiệu quả kinh tế của người nông dân. Thực tế là nông dân ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh rất quan tâm đến chi phí sản xuất. Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 20 SVTH: N.T.T.Hằng Vì theo kinh nghiệm sản xuất lúa từ xưa đến nay họ cho rằng nếu đầu tư nhiều vào chi phí thì sẽ đem lại năng suất cao, chứ không phải là các yếu tố quan trọng khác như áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Chi phí bỏ ra cho một vụ lúa của nông dân huyện Tiểu Cần thường là bao gồm chi phí sản xuất và chi phí lao động thuê ngoài. Nhưng vì phần lớn người dân ở đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, sử dụng lao động gia đình là chính, nên họ chỉ bỏ ra chi phí lao động thuê ngoài vào lúc thu hoạch mùa vụ. Còn phần lớn là chi phí sản xuất thông thường là hơn 1 triệu/công. Cụ thể chi phí sản xuất trung bình của nông dân huyện Tiểu Cần vụ Đông Xuân là 1.400.000 đồng/công. Cơ cấu của chi phí sản xuất vụ Đông Xuân của nông dân huyện Tiểu Cần như sau: Co cau chi phi trung binh(%) tinh tren mot cong vu Dong Xuan 10% 28% 26% 4% 19% 5% 7% 1% cp giong cp phan cp thuoc cp cay,gieo sa cp lai suat cp van chuyen cp thue dat cp lao dong Biểu đồ 4: Cơ cấu chi phí trung bình (%) tính trên một công của vụ Đông Xuân.  Chi phí về phân bón và thuốc hóa học. Có thể nói đây là chi phí quan trọng nhất và chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí sản xuất lúa. Trung bình chi phí phân bón vào vụ Đông Xuân là 402.000 đồng/công, chiếm 28% trong tổng chi phí sản xuất, và chi phí trung bình thuốc trừ sâu vụ Đông Xuân là 368.000, chiếm 26% tổng chi phí sản xuất. Nguyên nhân là do đa số vùng này sản xuất lúa ba vụ/năm, thời gian nghỉ ngơi của đất sau mùa vụ không nhiều. Bên cạnh đó, do nông dân có truyền thống sản xuất lúa từ lâu đời và không có ý thức chuyển đổi cây trồng nên việc đất nông Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 21 SVTH: N.T.T.Hằng nghiệp bị suy thoái, bạc màu là điều khó tránh khỏi, do địa phương cũng không có điều kiện để sử dụng phân hữu cơ cải tạo đất nên việc cây lúa sống nhờ vào phân hoá học là điều có thể giải thích. Mặt khác, thời gian này đã xuất hiện nhiều dịch bệnh sâu rầy như vàng lùn, lùn xoắn lá, rầy nâu, … đã khiến người dân sử dụng phân thuốc ngày càng nhiều. Việc sử dụng quá nhiều phân thuốc một mặt có thể tạo ra năng suất cao nhưng đồng thời cũng gây ra những tác hại to lớn cho môi trường và cũng có thể làm cho lúa quá xanh tốt sẽ dẫn đến không thể trổ bông và bị sâu bệnh tấn công.  Chi phí lao động. Chi phí lao động gồm chi phí lao động gia đình và chi phí lao động thuê ngoài, đa số các nông hộ sản xuất lúa ở huyện đều ít thuê lao động thuê ngoài, lao động gia đình là chủ yếu, còn lao động thuê ngoài chỉ thuê khi đến thu hoạch lúa. Trung bình tổng chi phí lao động cho vụ này khoảng 280.000 đồng chiếm 19 % trong tổng chi phí sản xuất.  Chi phí giống. Đây cũng là một yếu tố chi phí khá quan trọng quyết định năng suất của vụ lúa, và quyết định chất lượng gạo xuất khẩu của nước ta. Trung bình vào vụ này người dân bỏ ra khoảng 145.500 đồng/công chi phí giống, chiếm 10% tổng chi phí sản xuất. Nông dân sản xuất lúa ở huyện chủ yếu mua giống từ người quen để sản xuất, vì các nông hộ sản xuất giống chất lượng cao – đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo khuyến cáo của nhà nước, nên có giá tương đối cao khoảng 9.000 đồng/kg, tuy giá giống lúa hơi cao, nhưng các hộ nông dân ở đây đa số áp dụng kỹ thuật sạ hàng, vì thế chi phí giống không những không tăng mà còn giảm so với sạ lan khi dùng giống cũ giá khoảng 5.000 đồng/kg. Các hộ nông dân không có đủ điều kiện để đến trại giống cây trồng vật nuôi mua giống, mà đa số người dân mua từ hộ nông dân nghèo được nhà nước hỗ trợ về giống, khi thấy nông hộ nào sản xuất với giống đạt hiệu quả cao thì bà con lại mua về sản xuất trên đồng ruộng của mình.  Chi phí cày xới, gieo sạ. Sau khi thu hoạch vụ trước, người dân ở huyện Tiểu Cần thường cày đất, phơi ải một thời gian để đất nghỉ ngơi. Chi phí trung bình của việc cày xới này là Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 22 SVTH: N.T.T.Hằng 102.000 đồng/công, chiếm 7% tổng chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, có 2% hộ gia nông dân sử dụng máy nhà để cày xới.  Chi phí vận chuyển. Nông dân ở đây phần lớn sống tập trung ở những tuyến đường giao thông để tiện việc sinh hoạt đi lại, còn việc trồng lúa được tập trung ở những cánh đồng riêng nên tất cả hộ nông dân ở đây đều phải bỏ ra chi phí vận chuyển. Trong mùa vụ này, thời tiết khô ráo nên họ thường vận chuyển lúa mới thu hoạch về nhà bằng xe. Chi phí trung bình của vận chuyển là 79.000 đồng/công chiếm 5% tổng chi phí sản xuất.  Chi phí lãi suất. Chỉ có 45% hộ nông dân có vay vốn ngân hàng, mặt khác họ vay ở các quỹ tín dụng hoặc ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT, và ngân hàng chính sách với lãi suất ưu đãi nên chi phí dành cho khâu này rất thấp chỉ chiếm 1% tổng chi phí. Bên cạnh đó, người nông dân sản xuất nông nghiệp đã được miễn giảm thuế nông nghiệp từ nhiều năm nay nên họ cũng không phải trả thuế hay phí.  Chi phí thuê đất. Có 88% nông dân sản xuất trên đất của gia đình nên chi phí thuê đất trung bình là không cao, chỉ chiếm 4% trong tổng chi phí sản xuất. Giá thuê đất trung bình vụ Đông Xuân là 440.000 đồng/công. b. Chi phí vụ Hè Thu. Về cơ cấu thì chi phí của vụ Hè Thu cũng bao gồm những thành phần giống như cơ cấu chi phí của vụ Đông Xuân, nhưng về tỷ lệ thì có sự khác nhau, chi phí vụ Hè Thu cao hơn vụ Đông Xuân vì dịch bệnh nhiều hơn. Chi phí trung bình trong vụ mùa này là 1.700.000 đồng/công. Cụ thể cơ cấu chi phí vụ Hè Thu của nông dân huyện Tiểu Cần như sau: Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 23 SVTH: N.T.T.Hằng Cơ cấu chi phi trung bình (%) trên một công của vụ Hè Thu 1% 9% 26% 29% 7% 3% 4% 21% cp lai suat cp giong cp phan cp thuoc cp cay xoi gieo sa cp thue dat cp van chuyen cp lao dong Biểu đồ 5: Cơ cấu chi phí trung bình (%) trên một công của vụ Hè Thu.  Chi phí phân, thuốc. Tất cả nông hộ đều phải bỏ ra chi phí phân thuốc trong mùa vụ này. Trung bình chi phí phân là 450.000 đồng/công, chiếm 26% tổng chi phí sản xuất. Chi phí thuốc trong vụ này gồm có thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và thuốc trị bệnh bình quân là 500.000 đồng/công, chiếm 29 % tổng chi phí sản xuất. Chi phí phân thuốc trong vụ này rất cao do không thuận tiện thời tiết và một phần là do giá cả các yếu tố đầu vào cũng tăng cao, nên các hộ nông dân ở huyện không đạt được lợi nhuận cao.  Chi phí lao động. Cơ cấu chi phí lao động của vụ Hè Thu cũng giống như cơ cấu chi phí lao động của vụ Đông Xuân nhưng chiếm tỉ lệ nhiều hơn trong tổng chi phí vì nguồn lao động ở nông thôn hiện nay thiếu rất nhiều nên tiền thuê mướn lao động tăng lên đáng kể trung bình khoảng 350.000 chiếm 21% tổng chi phí của vụ Hè Thu.  Chi phí giống. Chi phí trung bình cho giống gieo trồng vụ hè thu là 150.000 đồng/công, chiếm 9% tổng chi phí sản xuất. Trong vụ này các nông hộ cũng mua giống từ Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 24 SVTH: N.T.T.Hằng người quen, và cũng có vài hộ kết hợp với viện nghiên cứu sản xuất lúa giống để phục vụ cho bà con nông dân ở đây.  Chi phí cày xới, gieo sạ. Vì vụ Hè Thu quá gần vụ Đông Xuân nên tất cả nông dân sản xuất lúa ở đây tiến hành xới 2 lần, trục và xạ chứ không cày phơi ải. Chính điều này làm cho chi phí cày xới của vụ mùa tăng cao. Chi phí cày xới trung bình là 112.000 đồng/ công, chiếm 7% tổng chi phí sản xuất.  Chi phí vận chuyển. Chi phí vận chuyển trong vụ Hè Thu giảm so với vụ Đông Xuân vì có nhiều nông hộ không vận chuyển lúa về nhà để phơi, mà bà con bán lúa ướt cho các thương lái, vì mùa mưa không có sân phơi và lò sấy. Chi phí vận chuyển trung bình của vụ là 72.000 đồng/ công, chiếm 4% tổng chi phí sản xuất.  Chi phí lãi suất và thuế. Chi phí này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng chi phí sản xuất khoảng 1%, vì hầu hết đã được miễn thuế nông nghiệp và sản xuất bằng vốn tự có là chủ yếu. Chi phí lãi suất trung bình của 1 công là 15.000 đồng/công.  Chi phí thuê đất. Giá thuê đất trung bình của vụ Hè Thu là 360.000 đồng/công. Mức phí thuê này là không cao vì vụ Hè Thu được xem là trái vụ, trái thời tiết nên năng suất không cao, người thuê đất không chấp nhận thuê với mức giá cao. Chi phí thuê đất chỉ chiếm 3% tổng chi phí sản xuất. c. Vụ Thu Đông. Về cơ cấu thì chi phí của vụ Thu Đông cũng bao gồm những thành phần giống như cơ cấu chi phí của vụ Đông Xuân và Hè Thu, nhưng chi phí vụ Thu Đông cao hơn vụ Đông Xuân, và lại thấp hơn vụ Hè Thu, vì vụ Thu Đông dịch bệnh nhiều hơn vụ Đông Xuân nên chi phí nhiều hơn, đồng thời chi phí lại thấp hơn vụ Hè Thu là vì mưa nhiều dịch bệnh cũng nhiều như vụ Hè Thu, và thời tiết không thuận lợi nên năng suất thấp hơn vụ Hè Thu, vì thế các hộ nông dân ở huyện sử dụng phân thuốc ít hơn vụ Hè Thu, vì sợ rằng chi phí bỏ ra nhiều mà năng suất mang lại không cao. Chi phí trung bình trong vụ mùa này là 1.500.000 đồng/công. Cụ thể cơ cấu chi phí vụ Thu Đông của nông dân huyện Tiểu Cần như sau: Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 25 SVTH: N.T.T.Hằng Cơ Cấu chi phí trung bình(%) của vụ Thu Đông trên một công 1% 8% 24% 28% 6% 4% 26% 3% cp lai suat cp giong cp phan cp thuoc cp cay xoi, gieo sa cp van chuyen cp thue dat cp lao dong Biểu đồ 6: Cơ cấu chi phí trung bình (%) của vụ Thu Đông trên một công.  Chi phí phân, thuốc. Tất cả nông hộ đều phải bỏ ra chi phí phân thuốc trong mùa vụ này. Trung bình chi phí phân là 360.000 đồng/công, chiếm 24% tổng chi phí sản xuất. Chi phí thuốc trong vụ này gồm có thuốc diệt cỏ, và thuốc trừ sâu bình quân là 430.000 đồng/công, chiếm 28 % tổng chi phí sản xuất. Chi phí phân thuốc trong vụ này cũng tương đối cao do không thuận tiện thời tiết và một phần là do giá cả các yếu tố đầu vào cũng tăng cao, phần lớn các hộ nông dân ở huyện đều không có lãi nhiều.  Chi phí lao động. Chi phí lao động của vụ Thu Đông cao hơn rất nhiều so với vụ Đông Xuân, và Hè Thu vì vụ mùa thu hoạch ngay thời điểm ruộng lúa không khô ráo, không thể vận chuyển bằng máy móc mà phải thay thế bằng sức lao động thủ công nên việc tăng chi phí vận chuyển là điều khó tránh khỏi, mặt khác nguồn lao động ở nông thôn hiện nay thiếu rất nhiều nên tiền thuê mướn lao động tăng lên đáng kể trung bình khoảng 398.000 chiếm 26% tổng chi phí của vụ Thu Đông. Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 26 SVTH: N.T.T.Hằng  Chi phí giống. Chi phí trung bình cho giống gieo trồng vụ Thu Đông là 125.000 đồng/công, chiếm 8% tổng chi phí sản xuất. Trong vụ này các nông hộ cũng mua giống từ người quen, và giá lúa giống của vụ Thu Đông giảm hơn so với vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu, nên chi phí giống cũng giảm hơn nhiều.  Chi phí cày xới, gieo sạ. Chi phí cày xới gieo sạ của vụ Thu Đông cũng tương đương gần bằng với hai vụ Đông Xuân và Hè Thu. Chi phí cày xới trung bình là 95.000 đông/ công, chiếm 6% tổng chi phí sản xuất.  Chi phí vận chuyển. Chi phí vận chuyển trong vụ Thu Đông giảm hơn so với vụ Đông Xuân và Hè Thu vì mùa mưa không có sân phơi và lò sấy nên có nhiều hộ nông dân bán lúa ướt cho các thương lái, và năng suất vụ Thu Đông thấp hơn rất nhiều so với 2 vụ này vì thế chi phí vận chuyển cũng giảm theo, trung bình là 65.000 đồng/ công, chiếm 4% tổng chi phí sản xuất.  Chi phí lãi suất và thuế. Chi phí này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng chi phí sản xuất khoảng 1%, vì hầu hết đã được miễn thuế nông nghiệp và các hộ đều mua phân thuốc chịu để sản xuất lúa, chi phí lãi suất trung bình của 1 công là 11.000 đồng/công.  Chi phí thuê đất. Giá thuê đất trung bình của vụ Thu Đông là 360.000 đồng/công. Mức phí thuê này là không cao vì vụ Thu Đông thời tiết không thuận lợi nên năng suất không cao, người thuê đất không chấp nhận thuê với mức giá cao. Chi phí thuê đất chỉ chiếm 3% tổng chi phí sản xuất. Chi phí thuê đất của vụ Thu Đông bằng với vụ Hè Thu nhưng giảm hơn so với vụ Đông Xuân. 3.2.1.10. Về tình hình áp dụng khoa học kĩ thuật. Các nông hộ sản xuất lúa ở huyện năm 2008 đã áp dụng KHKT vào sản xuất rất nhiều so với những năm vừa qua, chiếm 62% tổng số người được phỏng vấn, thật sự khi áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất đã mang lại lợi nhuận cao cho bà con, các nông hộ nào vẫn chưa có điều kiện để áp dụng KHKT vào sản xuất, trong năm tới sẽ tiến hành áp dụng, vì họ thấy bà con áp dụng kỹ thuật vào sản Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 27 SVTH: N.T.T.Hằng xuất rất hiệu quả, và giảm được nhiều chi phí sản xuất. Trên đà phát triển này không bao lâu thu nhập của huyện sẽ tăng lên nhiều so với những năm mà các nông dân vẫn còn sản xuất theo tập quán sản xuất cũ, đồng thời nông dân ở huyện không những thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu. 3.2.1.11. Vốn sản xuất của hộ. Vốn sản xuất trung bình của các nông hộ ở huyện Tiểu Cần là 1.500.000 đồng/công, với tình hình vật tư nông nghiệp tăng cao như hiện nay thì nhu cầu vốn của bà con như vậy cũng tương đối cao so với các năm trước. Có 45% hộ nông dân vay ngân hàng để sản xuất, còn lại 55% hộ mua phân thuốc chịu và đủ vốn để sản xuất, vì vay ngân hàng gặp khó khăn và lãi suất cũng tương đối cao nên các hộ đã mua phân thuốc chịu, đến khi thu hoạch lúa mới thanh toán. 3.2.1.12. Tình hình tiêu thụ lúa của hộ. Tình hình tiêu thụ lúa của huyện cũng gặp khá nhiều khó khăn, vì bà con bị thương lái ép giá, mặt khác mưa nhiều và tỉ lệ đưa máy móc vào khâu thu hoạch lúa còn rất ít, nên chất lượng gạo bị giảm rất nhiều, vì thế nông dân bán không được giá cao, mà thậm chí các thương lái không chịu mua lúa của bà con. Lúa chất lượng cao trong khu quy hoạch kênh bê tông cũng chưa được nhà nước bao tiêu sản phẩm, huống chi lúa của các hộ nằm ngoài khu quy hoạch, nhưng lúa đạt chất lượng cao sẽ dễ bán hơn và bán được với giá cao hơn. Vì sản lượng lúa quá nhiều nên nhà nước chưa có đủ điều kiện để bao tiêu sản phẩm cho các hộ nông dân trong huyện, trong tương lai sẽ tiến hành bao tiêu sản phẩm cho bà con, để bà con yên tâm sản xuất. 3.2.1.13. Lợi nhuận của hộ nông dân. a. Vụ Đông Xuân. Vụ Đông Xuân được xem là vụ chính trong năm, là vụ đạt năng suất cao nhất trong ba vụ, đồng thời cũng ít bị sâu bệnh hơn vụ Hè Thu và Thu Đông. Mặc dù giá lúa có cao nhưng mà không có lời nhiều, bởi vì nhân công, vật tư đều cao. Lợi nhuận ròng vụ Đông Xuân của hộ gia đình ở đây trung bình khoảng 790.000 đồng/công, nhưng số hộ nông dân ở huyện Tiểu Cần có lợi nhuận ròng dưới mức trung bình còn rất lớn, thậm chí còn có hộ chẳng những không có lãi, mà vẫn còn có 13% bị lỗ vì giá bán thấp, mà lúa lại không bán được, trong khi đó giá cả mọi thứ đều tăng nên cuộc sống người nông dân vẫn còn khó khăn. Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 28 SVTH: N.T.T.Hằng Thật vậy, với giá cả như hiện nay thì trong một vụ lúa phải bỏ ra hơn 1 triệu đồng/công. Nếu một khi thời tiết bất ổn, dịch bệnh bùng phát thì chi phí cho phân thuốc, nhân công còn phải tăng lên, nhất là tiền mua phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Như vậy nếu năng suất lúa đạt hơn 600kg/công thì sau một vụ nông dân chỉ có lãi khoảng 1– 1.2 triệu đồng/công. Điều đó là chưa tính đến công lao động mà nông dân phải bỏ ra hằng ngày trên đồng ruộng, ... Dù là vùng đất phù sa màu mỡ nhưng năng suất lúa ở huyện này chưa đồng đều ,đất vẫn chưa được bằng phẳng và hệ thống thủy lợi chưa tốt nên tình trạng áp dụng kỹ thuật sạ hàng vào sản xuất vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất của nông dân vẫn còn thấp, vẫn còn tình trạng hao hụt sau thu hoạch ở mức khá cao. Do đó, vấn đề thu hoạch lúa đòi hỏi phải đảm bảo được chất lượng, thì hiệu quả mới cao. Ngoài ra vấn đề giống là khâu then chốt, nông dân dù có chăm chỉ, lam lũ lao động nhưng sản xuất các loại giống "lạc hậu", thoái hóa thì năng suất vẫn không cao và còn bị sâu bệnh. Do đó nông dân nên áp dụng những loại giống mới ngắn ngày, năng suất cao mà lại có khả năng kháng sâu rầy. Có như vậy thì nông dân trồng lúa mới thu được lãi, và đời sống của họ mới được nâng cao, xã hội mới ngày càng phát triển. b. Vụ Hè Thu. Vụ Hè Thu năm 2008 các nông hộ bán lúa được với giá 3.700 đồng/kg, giá cũng tương đối cao, nhưng vì giá cả phân thuốc cũng tăng cao nên chỉ có 65% hộ nông dân được phỏng vấn sản xuất có lãi trung bình khoảng 645.000 đồng/công, còn lại 35% nông hộ bị lỗ vì năng suất thấp. Phần lớn các hộ nông dân bị lỗ là do họ chưa áp dụng KHKT vào sản xuất, vẫn còn sản xuất theo kiểu truyền thống, nên chi phí rất cao, khoảng 1.700.000 đồng/công, bên cạnh đó vụ này mưa nhiều nên dịch bệnh còn cao. Chi phí vụ Hè Thu cao hơn hai vụ Đông Xuân và Thu Đông, nhưng năng suất vụ này cao hơn vụ Thu Đông nên các nông hộ vụ này vẫn có lãi nhiều hơn vụ Thu Đông, nhưng năng suất vụ Hè Thu lại thấp hơn vụ Đông Xuân vì thế các hộ nông dân ở huyện sản xuất lúa vụ này đạt lợi nhuận không cao bằng vụ Đông Xuân. c. Vụ Thu Đông. Giá lúa gạo trong nước liên tiếp giảm do tác động của sự cấm xuất khẩu lúa gạo sang các nước trên thế giới. Tình trạng lạm phát trong nước kéo dài, cùng Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 29 SVTH: N.T.T.Hằng với sự biến động của giá cả thế giới đã tác động mạnh mẽ khiến cho giá cả các yếu tố đầu vào của sản xuất tăng cao. Trong vụ Thu Đông năm 2008 giá lúa gạo giảm xuống chỉ còn 1.200/kg, trong khi chi phí đầu tư sản xuất lại quá cao vì thế lợi nhuận thu được của hộ gia đình rất thấp. Chi phí trung bình một hộ nông dân huyện Tiểu Cần của vụ Thu Đông là 1.500.000 đồng/công, trong khi lợi nhuận trung bình mỗi hộ chỉ đạt được 360.000 đồng/công, trong khi chi phí bỏ ra quá cao nhưng lợi nhuận mà nông dân thu được thì quá thấp. Trong tổng số 60 hộ nông dân được phỏng vấn thì chỉ có 22% hộ sản xuất vụ Thu Đông có lãi nhưng không cao, vì giá quá thấp, trong khi đó có tới 78% nông hộ bị lỗ, đây là một tỉ lệ rất cao, vụ Thu Đông bị lỗ quá nhiều làm cho nông dân hoang man, lo lắng và không còn tinh thần để sản xuất tiếp. Mặt khác, lực lượng lao động trẻ ở nông thôn hiện đang chuyển dần sang các ngành nghề khác có thu nhập cao hơn khiến cho lao động nông nghiệp trở nên khan hiếm, đẩy giá lao động lên cao. Trong khi đó, vấn đề cơ giới hóa trong sản xuất vẫn chưa được giải quyết do diện tích canh tác manh mún, nên bài toán lao động vẫn khó giải đối với người nông dân. Như vậy, cả hai yếu tố đầu vào quan trọng nhất là phân bón và lao động đang là những trở ngại chính của người sản xuất lúa. 3.2.2. Hiệu quả sản xuất lúa. 3.2.2.1. Áp dụng mô hình liên kết giữa bốn nhà trên kênh bêtông. Mô hình liên kết bốn nhà ở Cầu Tre đã nâng cao tính cộng đồng trong sản xuất, mô hình này có đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang (hỗ trợ KHKT), Công ty Lương thực Trà Vinh (hỗ trợ đầu ra sản phẩm).... Tuy nhiên do vấn đề tập quán và cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng cho việc thu mua, bao tiêu sản phẩm lúa sau thu hoạch của nông dân với diện tích lớn như quy hoạch của Tiểu Cần. Trước đây bà con nông dân Khmer ở ấp Cầu Tre (ấp có gần 98% dân tộc Khmer so với số hộ chung toàn ấp) - xã Phú Cần huyện Tiểu Cần chỉ quen canh tác theo kiểu nhỏ lẻ, manh mún và sản xuất theo tập quán cũ, nên năng suất lúa không cao. Nhưng kể từ khi kênh bê tông với kinh phí đầu tư gần 8 tỷ đồng đưa vào hoạt động từ vụ hè thu 2007, với sự ra đời của chương trình “Cùng nông dân ra đồng” Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 30 SVTH: N.T.T.Hằng có sự liên kết chặt chẽ của bốn nhà trong sản xuất gồm: Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học, đã làm thay đổi dần tập quán canh tác của bà con nông dân trong vùng, từ đó năng suất lúa cũng tăng lên theo từng vụ. Cụ thể như: trong 3 vụ lúa Hè thu, Thu đông 2007 và Đông xuân 2007 - 2008, năng suất lúa trung bình đạt 6,31tấn/ha, tăng 1,25 tấn/ha so năm 2006. Tổng kết lợi nhuận của diện tích 110 ha trong mô hình ở 3 vụ lúa trên đạt hơn 5.024.800.000đ. Còn riêng đối với vụ hè thu năm 2008, năng suất lúa thu hoạch bình quân 6,56 tấn/ha, tăng 0,23 tấn/ha so vụ hè thu năm 2007. Cá biệt có một số hộ năng suất lúa khá cao. Với sự gia tăng năng suất và lợi nhuận qua từng vụ lúa như trên, đã chứng tỏ rằng việc thực hiện sản xuất theo mô hình “Liên kết bốn nhà” không những mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con, mà hơn hết mô hình này đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức trong việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, tạo được mô hình nhân rộng ra toàn xã để học tập rút kinh nghiệm. Đồng thời mô hình cũng mang một ý nghĩa về mặt xã hội và cộng đồng rất cao. Bởi vì thông qua mô hình này, bà con còn hiểu biết thêm về sự hợp tác, về tầm quan trọng của sự liên kết giữa nông dân với các nhà khoa học; giữa nông dân với các nhà doanh nghiệp, nhà nước; và giữa nông dân với nông dân với nhau và tạo sự phấn khởi cho bà con nông dân Khmer trong lao động sản xuất. Cụ thể là bà con đã hiểu cơ bản làm thế nào để hạ giá thành sản xuất, tăng thêm lợi nhuận và sản phẩm làm ra được thị trường đón nhận. Tiểu Cần quy hoạch vùng lúa sản xuất chất lượng cao theo mô hình liên kết "Bốn Nhà" ở ấp Cầu Tre xã Phú Cần đã mở ra hướng làm ăn mới trong các vụ mùa tiếp theo cho bà con nông dân ở ấp Cầu Tre nói riêng và nông dân huyện Tiểu Cần nói chung trên bước đường hội nhập. Vì đất sản xuất lúa nằm trong khu quy hoạch chỉ có 110 ha nên chỉ có một phần nông dân ở huyện mới được sự hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và quan sát tình hình sâu bệnh tại ruộng của các kỹ sư nông nghiệp. Nhờ vậy mà nông dân biết được đúng sâu bệnh mà xịt đúng thuốc và đúng liều lượng. Còn những hộ nông dân ngoài vùng luôn mơ ước được các kỹ sư hướng dẫn cho bà con về kỹ thuật nhưng vẫn không được hỗ trợ, tuy nhiều hộ nông dân ngoài vùng cũng đã áp dụng sạ hàng theo bà con trong mô hình kênh bê tông, nhưng do nông dân chưa am hiểu hết các loại bệnh trên lúa, Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 31 SVTH: N.T.T.Hằng nên tình hình sâu bệnh còn nhiều, vì vậy năng suất chưa cao. Tuy nhiên tỉ lệ các nông hộ nằm trong khu quy hoạch năm 2008 vẫn chưa cao chỉ chiếm 13% tổng 60 hộ nông dân, trong năm 2009 huyện sẽ tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất theo mô hình kênh bê tông ở xã Long Thới, bà con nông dân ở xã rất vui mừng vì được sự hỗ trợ về kỹ thuật của các cán bộ kỹ sư nông nghiệp. 3.2.2.2. Gieo sạ bằng hình thức sạ hàng. Hiện nay có hai loại công cụ sạ hàng là: Máy sạ hàng bằng giàn kéo tay, và máy sạ hàng bằng nhựa được đưa vào nông nghiệp để phục vụ sản xuất lúa. Với sự hỗ trợ của công cụ mới này thì thời gian gieo cấy giảm đáng kể, đồng thời giải quyết kịp thời những khó khăn về tình hình thiếu lao động cho nông dân trong những ngày giáp vụ. Với 1 giàn kéo tay, 2 người kéo trong 1 ngày gieo được trên 2 ha, năng suất bằng 40 người cấy và nhổ mạ, lại tranh thủ được thời vụ, rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây lúa từ 7 đến 10 ngày. Gieo cấy theo phương pháp này lúa đẻ nhánh khỏe, ruộng lúa thông thoáng dễ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, sâu bệnh ít, bông lúa dài hơn, tỷ lệ hạt chắc trên bông cao do đó năng suất tăng. Mặt khác, việc gieo lúa bằng giàn còn tiết kiệm được 15% lượng giống so với cách gieo cấy truyền thống, tăng 15% năng suất. Như vậy vừa tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể cho người nông dân, vừa tăng được lợi nhuận. Điều đặc biệt là chi phí thuốc trừ sâu giảm đến mức thấp nhất, Sạ hàng còn giúp cho máy gặt rải hàng hay gặt đập liên hợp vận hành thuận tiện hơn, khi tuốt lúa bằng máy cũng dễ hơn vì lúa ít bị rối. Do đó áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhược điểm của lúa gieo thẳng là thường bị đổ, vì vậy chỉ có diện tích ruộng thật phẳng, chủ động được tưới tiêu mới được áp dụng cách gieo này. Sau khi lúa đẻ nhánh nông dân phải tháo cạn nước, tăng cường chăm bón, chủ động phòng trừ sâu bệnh thì hiệu quả mới cao. Gieo bằng công cụ giàn kéo tay phải đặc biệt chú ý đến kỹ thuật ngâm thóc giống, hạt thóc phải nảy mầm đều, mầm có độ dài từ 1/2 đến 2/3 hạt thóc, mặt ruộng phải cày bừa kỹ, đúng quy trình kỹ thuật thì mới đạt hiệu quả cao. Vì vậy, khi sử dụng công cụ gieo lúa theo hàng nên khoanh vùng tập trung (ít nhất là 10ha) trên nền đất chủ động tưới tiêu, làm đất kĩ, san phẳng như đất gieo mạ và gieo ngay để hạt giống chìm xuống bùn, chống được đổ khi mưa Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 32 SVTH: N.T.T.Hằng bão, nên ngâm ủ đến khi mầm dài bằng 1/3 hạt thóc thì đem gieo, không để mầm quá dài, sau khi gieo 1 – 3 ngày phải phun ngay thuốc trừ cỏ. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với lúa gieo thẳng. Ngoài ra, luôn giữ ẩm để lúa đẻ nhánh thuận lợi, bón phân cân đối, giảm lượng đạm so với lúa cấy 10 – 15%, tăng lượng kali 10 – 15% để lúa cứng cây, thường xuyên thăm đồng để xử lý và phòng trừ sâu bệnh kịp thời, đẩy nhanh quá trình dồn điền đổi thửa, thúc đẩy sự liên kết giữa các hộ liền kề nhằm tăng năng suất và thu nhập cho người trồng lúa. Sạ lúa theo hàng là tiền đề để ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa ở các công đoạn tiếp theo như sử dụng máy phun thuốc, sử dụng máy sục bùn, bón phân dúi gốc, máy gạt xếp dãy, máy gặt đập liên hợp… Kỹ thuật sạ hàng được đánh giá là bước đi thích hợp cho quá trình cơ giới hoá nông nghiệp. Mặc dù nông dân huyện Tiểu Cần đã được cán bộ khuyến nông, và chương trình khuyến nông trên ti vi phổ biến rộng rãi về kỹ thuật sạ hàng đã đem lại hiệu quả sản xuất rất cao, nhưng đa số nông dân sản xuất lúa ở huyện đều không dám áp dụng sạ hàng 10-12 kg/công, mà bà con vẫn sản xuất theo kiểu truyền thống là sạ lan 20-30 kg/công, vì họ không muốn mạo hiểm nếu như mất mùa, thì đời sống của nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Đến năm 2007 được sự hỗ trợ của công ty BVTV An Giang và phòng NN-PTNN huyện bắt buộc các hộ nông dân có đất sản xuất trong vùng quy hoạch kênh bê-tông đều phải áp dụng sạ hàng, vì có sự chỉ thị của cấp huyện và cấp tỉnh nên nông dân trong vùng quy hoạch phải làm theo trong tâm trạng hết sức lo lắng, nhưng đến khi thu hoạch thì bà con trong vùng hết sức vui mừng vì không những chi phí giảm, mà năng suất lại tăng. Từ đó khi nghe các nông dân trong khu vực kênh bê-tông nói sạ hàng năng suất tăng rất cao, hầu hết bà con ở ngoài vùng đến vùng sản xuất lúa trong kênh bê-tông để quan sát, và về áp dụng cho ruộng của mình, lúc bấy giờ đa số nông dân ở huyện đều chuyển từ sạ tay sang sạ hàng đạt được hiểu quả rất cao, đời sống của nhiều hộ nông dân được nâng cao rất nhiều. Trong tổng số 60 hộ được phỏng vấn có tới 62% nông hộ áp dụng kỹ thuật sạ hàng vào sản xuất, một tỷ lệ khá cao, chứng tỏ các hộ nông dân ở huyện đã thừa nhận kỹ thuật sạ hàng mang lại hiệu quả rất cao, còn đối với các hộ chưa áp dụng sạ hàng, và định hướng tương lai của họ sẽ tiến hàng áp dụng KHKT vào sản xuất. Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 33 SVTH: N.T.T.Hằng 3.2.2.3. Áp dụng mô hình 3 giảm 3 tăng. Mô hình 3 giảm 3 tăng ra đời từ sự kế thừa của chương trình IPM. Năm 2002, biện pháp này đã được Chủ nhiệm dự án IRRC của IRRI cấp kinh phí thực hiện thí điểm tại Việt Nam. Biện pháp 3 giảm, 3 tăng đã được Bộ NN-PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng hiệu quả trồng lúa. Nông dân ứng dụng biện pháp “3 giảm, 3 tăng” cho lợi nhuận tăng thêm khoảng 1,1 triệu đồng/ha và làm chi phí giảm 640 ngàn/ha. Hầu hết nông dân sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần đều sản xuất theo mô hình 3 giảm 3 tăng đã làm tăng năng suất và mang lại hiệu quả rất cao. Sản xuất lúa theo đúng kỹ thuật 3 giảm 3 tăng sẽ giảm được lượng giống, phân bón, thuốc BVTV. Nhưng đến khi thu hoạch lại cho năng suất cao hơn 1-1,5 tấn/ha. Lúa ít bị sâu bệnh nên hạt sáng bóng, bán được giá. Để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc sản xuất lúa nhằm tăng thu nhập cho những nông dân và bảo vệ môi trường, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Phòng NN và PTNT huyện Tiểu Cần đã quyết định thành lập và xây dựng chương trình 3 giảm - 3 tăng áp dụng cho canh tác lúa của nông dân ở huyện. Ba giảm trong sản xuất lúa là phải: Giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh, giảm lượng phân đạm.  Lúc trước theo tập quán sản xuất của bà con nông dân thì lượng giống gieo sạ còn quá cao, đa số đều sử dụng với lượng giống cao hơn hơn 150 kg/ha. Với lượng giống gieo sạ cao trước tiên sẽ làm tăng chi phí tiền giống, thứ hai sẽ làm tăng mật độ số cây lúa trên ruộng, việc tăng mật độ này dẫn đến hậu quả là dễ phát sinh sâu bệnh trên ruộng lúa, sẽ tốn thêm số lần phun xịt thuốc. Đồng thời do nhiều cây lúa trên ruộng thì thêm tốn chất dinh dưỡng nhiều hơn, phải bón thêm phân.  Yếu tố giảm thứ hai là lượng thuốc bảo vệ thực vật. Thuốc BVTV đa số đều là những độc chất, việc sử dụng nhiều lượng, nhiều lần sẽ đem lại nguy cơ có hại cho con người, cho gia cầm, gia súc, cho các động vật thủy sinh và cho môi trường nước và đất. Nếu nông dân ở huyện áp dụng tốt kiến thức về IPM, gieo sạ đúng liều lượng hạt giống, bón phân cân đối - hợp lý, sử dụng những loại phân bón chuyên dùng cho lúa có bổ sung các nguyên tố dinh dưỡng trung vi lượng (TE) thì việc hạn chế sâu bệnh sẽ tốt hơn. Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 34 SVTH: N.T.T.Hằng  Yếu tố thứ ba cần giảm đó là cần giảm lượng phân đạm (N). Thông thường bà con nông dân rất ưa chuộng phân đạm như Urê, SA... Vì phân đạm làm cho lúa sinh trưởng nhanh, lá lúa chuyển màu xanh nhanh. Nhưng nếu bà con bón quá lượng phân đạm so với nhu cầu của cây lúa thì không những không làm tăng năng suất mà còn làm cho cây lúa mất cân đối về dinh dưỡng dễ bị sâu bệnh tấn công, dẫn đến giảm năng suất. Đồng thời lãng phí thêm tiền mua phân, lượng đạm (N) dư thừa làm ô nhiễm môi trường và là một trong những nguyên nhân gây ung thư do dư thừa chất NO3- --> NO2 trong nước và nông sản. Như vậy, muốn bón đúng liều lượng để hạn chế tác hại trên, bà con nên sử dụng phân NPK chuyên dùng cho lúa. Bón đạm (N) cần sử dụng dụng cụ bảng so màu lá lúa sẽ đáp ứng đúng và đủ nhu cầu N của lúa. Khi áp dụng 3 giảm thì năng suất không giảm mà có chiều hướng tăng và cũng tăng lợi nhuận cho người nông dân trồng lúa. Ba tăng tức là: Tăng năng suất lúa, tăng chất lượng lúa gạo, tăng hiệu quả kinh tế. Như vậy, muốn tăng năng suất cần áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa, áp dụng 3 giảm. Muốn tăng chất lượng lúa gạo cần sử dụng đúng giống lúa, bón phân cân đối hợp lý, chú ý các khâu kỹ thuật sau thu hoạch. Nếu áp dụng tốt chương trình 3 giảm và 3 tăng thì việc tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân sản xuất lúa rất dễ đạt được. Trước khi chưa áp dụng KHKT vào sản xuất, đời sống nông dân ở huyện Tiểu Cần gặp rất nhiều khó khăn, vì chủ yếu bà con sống dựa vào làm ruộng, nhưng hiện nay với giá phân, thuốc, giống,… tăng giá rất cao, mặt khác đa số nông dân sản xuất lúa theo phương pháp sạ dày, năng suất đạt không cao. Nhưng hiện nay nông dân ở huyện được phòng NN-PTNT, phổ biến kỹ thuật, khuyến khích nông dân nên sản xuất theo phương pháp 3 giảm 3 tăng, lúc bấy giờ chỉ có một số ít bà con chịu áp dụng mô hình này, nhưng có rất nhiều hộ nông dân chưa dám áp dụng vì bà con nghĩ: “sạ dày còn không có lời huống chi sạ thưa”. Nhưng khi thấy một số hộ nông dân sản xuất theo mô hình 3 giảm 3 tăng đã mang lại lợi nhuận và năng suất rất cao, từ đó hầu hết nông dân sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần đều áp dụng theo biện pháp 3 giảm 3 tăng để đạt được hiệu quả cao trong sản xuất, và đời sống nông dân của huyện được nâng cao. Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 35 SVTH: N.T.T.Hằng Số nông hộ áp dụng mô hình ba giảm ba tăng trong huyện chiếm 62% trong tổng số hộ nông dân sản xuất lúa, ý thức áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất của nông dân huyện ngày cao, vì thế bà con giảm được rất nhiều chi phí trong sản xuất. 3.2.2.4. Áp dụng mô hình IPM. Các hộ nông dân ở huyện vì muốn đạt được lợi nhuận cao, nên đã sử dụng phân thuốc quá nhiều, gây ra ô nhiễm môi trường và đất đai ngày càng kém màu mỡ, vì thế nông dân cần phải áp dụng rộng rãi mô hình IPM để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, tuy nhiên mô hình này chưa được các hộ nông dân ở huyện áp dụng nhiều. Chỉ có 8 % trong tổng số 60 nông hộ được phỏng vấn áp dụng mô hình IPM, vì chưa có nhiều kỹ sư để hướng dẫn nông dân về cách xịt thuốc sao cho đúng lúc, đúng cách, và đúng sâu bệnh, đồng thời hiểu biết về tình hình dịch bệnh của nông dân chưa cao, nên tình trạng xịt thuốc lan tràn không đúng sâu bệnh còn rất nhiều. Theo nhóm chuyên gia của tổ chức FAO, “Quản lý dịch hại tổng hợp” là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế.  Năm nguyên tắc cơ bản trong quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) a. Trồng và chăm sóc cây lúa khoẻ: - Chọn giống tốt, phù hợp với điều kiện địa phương. - Chọn cây khoẻ, đủ tiêu chuẩn. - Trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật để cây sinh trưởng tốt có sức chống chịu và cho năng suất cao. Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 36 SVTH: N.T.T.Hằng b. Thăm đồng thường xuyên: Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, nắm được diễn biến về sinh trưởng phát triển của cây lúa; dịch hại; thời tiết, đất, nước... để có biện pháp xử lý kịp thời. c. Nông dân trở thành chuyên gia đồng ruộng: Nông dân hiểu biết kỹ thuật, có kỹ năng quản lý đồng ruộng cần tuyên truyền cho nhiều nông dân khác. d. Phòng trừ dịch hại: - Sử dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp tuỳ theo mức độ sâu bệnh, thiên địch ký sinh ở từng giai đoạn. - Sử dụng thuốc hoá học hợp lý và phải đúng kỹ thuật. e. Bảo vệ thiên địch: Bảo vệ những sinh vật có ích, giúp nhà nông tiêu diệt dịch hại.  Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp. 1. Biện pháp canh tác a. Làm đất sớm và vệ sinh đồng ruộng. Làm đất sớm và vệ sinh đồng ruộng sau mỗi vụ gieo trồng có thể diệt được nhiều sâu non và nhộng sâu đục thân lúa sống trong rạ và gốc rạ; đồng thời làm mất nơi trú ngụ và nguồn thức ăn của rầy nâu, rầy xanh... là những môi giới truyền các bệnh siêu vi trùng nguy hiểm cho lúa như bệnh vàng lụi, bệnh lúa lùn xoắn lá. Nguyên lý tác động của biện pháp vệ sinh đồng ruộng sau vụ thu hoạch là cắt đứt được vòng chu chuyển của sâu bệnh từ vụ này sang vụ khác và hạn chế nguồn sâu bệnh tích luỹ, lây lan ngay từ đầu vụ. b. Luân canh. Luân canh lúa với các cây trồng khác tránh được nguồn bệnh tích luỹ trên lúa từ vụ này sang vụ khác. c. Thời vụ gieo trồng thích hợp. Thời vụ gieo trồng thích hợp đảm bảo cho lúa sinh trưởng, phát triển tốt, đạt được năng suất cao, tránh được rủi ro về thời tiết. Việc xác định thời vụ thích hợp còn phải dựa vào đặc điểm phát sinh gây hại của các loài sâu bệnh quan trọng, đảm bảo cho lúa tránh được các đợt cao điểm của dịch bệnh. d. Sử dụng hạt giống khoẻ, giống chống chịu sâu bệnh, giống ngắn ngày. - Hạt giống khoẻ, sạch bệnh giúp cho cây lúa phát triển thuận lợi. Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 37 SVTH: N.T.T.Hằng - Sử dụng giống chống chịu giảm sử dụng thuốc hoá học phòng trừ sâu bệnh; giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ được thiên địch; giữ được cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp. - Giống lúa ngắn ngày với thời gian sinh trưởng khoảng 100- 110 ngày, trồng trong vụ sớm có thể tránh được sâu đục thân, sâu cắn gié. Giống lúa cực ngắn với thời gian sinh trưởng 80-90 ngày cũng là biện pháp phòng trừ rầy nâu hiệu quả, vì rầy nâu không kịp tích luỹ số lượng đủ gây hại nặng trên những giống cực ngắn ngày. e. Gieo trồng với mật độ hợp lý. Mật độ và kỹ thụật gieo, cấy phụ thuộc vào giống lúa, thời vụ, đất và dinh dưỡng, tuổi mạ, chất lượng mạ, trình độ thâm canh... Mật độ quá dày hoặc quá thưa đều ảnh hưởng đến năng suất, đồng thời còn ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển của sâu bệnh, cỏ dại. Các ruộng lúa gieo quá dầy thường khép hàng sớm, gây nên ẩm độ cao, tạo điều kiện cho rầy nâu và bệnh khô vằn phát sinh phá hại mạnh vào cuối vụ. f. Sử dụng phân bón hợp lí. Bón phân quá nhiều hoặc bón phân không hợp lý sẽ làm cho cây phát triển không bình thường và dễ bị sâu bệnh phá hại. Ruộng lúa bón quá nhiều phân dễ bị xanh lá không trỗ bông đươc và nhiễm các bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá... 2. Biện pháp thủ công Bẫy đèn bắt bướm, ngắt ổ trứng, dùng rào chà tướp lá phun sâu cuốn lá, đào hang bắt chuột… 3. Biện pháp sinh học. a. Tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích là kẻ thù tự nhiên của dịch hại phát triển nhằm góp phần tiêu diệt dịch hại: - Bảo vệ thiên địch tránh khỏi độc hại do dùng thuốc hoá học bằng cách sử dụng những loại thuốc chọn lọc, thuốc có phổ tác động hẹp, dùng thuốc khi thật cần thiết và phải dựa vào ngưỡng kinh tế... - Tạo nơi cư trú cho thiên địch sau vụ gieo trồng bằng cách trồng xen, trồng cây họ đậu trên bờ ruộng, làm bờ rạ cho thiên địch ẩn nấp... Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 38 SVTH: N.T.T.Hằng - Áp dụng các kỹ thuật canh tác hợp lí tạo điều kiện cho thiên địch phát triển. b. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc Bảo vệ thực vật sinh học: Các loại thuốc sinh học chỉ có tác dụng trừ dịch hại, không độc hại với các loại sinh vật có ích an toàn với sức khỏe con người và môi trường 4. Biện pháp hoá học. a. Sử dụng hợp lý thuốc hoá học BVTV: - Sử dụng thuốc theo ngưỡng kinh tế: Tiết kiệm được chi phí, giữ cân bằng sinh học trên đồng ruộng, hạn chế ô nhiễm môi trường. - Sử dụng thuốc an toàn với thiên địch: Lựa chọn thuốc ít độc hại, chọn thời gian và phương thức xử lý ít ảnh hưởng với thiên địch. - Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng: + Đúng chủng loại + Đúng liều lượng và nồng độ + Đúng thời điểm + Đúng kỹ thuật (đúng cách): b. Sử dụng thuốc có chọn lọc. Trong quản lý dịch hại tổng hợp, người ta chủ trương ưu tiên dùng các loại thuốc có phổ tác động hẹp hay còn gọi là thuốc có tác động chọn lọc. Tuy nhiên, cho đến nay những nghiên cứu về tác động chọn lọc và độ an toàn của thuốc đối với thiên địch còn rất ít. Vì hiện nay huyện chưa có đủ điều kiện, nhưng trong tương lai nông dân sản xuất lúa ở huyện nói riêng và cả nước nói chung, sẽ tiến hành áp dụng rộng rãi mô hình IPM vào sản xuất, thực tế mô hình này khi được áp dụng vào sản xuất sẽ đem lại hiệu quả cao, vừa tiết kiệm được chi phí và vừa bảo vệ được môi trường. Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 39 SVTH: N.T.T.Hằng CHƯƠNG 4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN TIỂU CẦN – TRÀ VINH 4.1. NĂNG SUẤT SẢN XUẤT LÚA. Để xác định được các yếu tố nào ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến năng suất lúa của nông hộ tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, ta tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông hộ như sau: Phương trình hồi quy biểu diễn mối tương quan giữa các yếu tố đầu vào và năng suất lúa có dạng: Năng suất = 0+  1X1 + 2X2 + 3X3 + 4X4 + 5X5 +  6X6 Trong đó: Biến phụ thuộc: - Năng suất: năng suất lúa mà nông hộ đạt được trong sản xuất (kg /công) Các biến độc lập: - X1: diện tích lúa (công) - X2: sản lượng (kg) - X3: tổng chi phí sản xuất (1000đ /công) - X4: số lao động tham gia sản xuất (ngày công) - X5: có áp dụng kỹ thuật sản xuất mới - X6: kinh nghiệm sản xuất (năm) Giả thiết được đặt ra cho mô hình hồi quy này là: H0:  1 =  2 =  3 =  4 =  5 =  6 (hay các yếu tố được đưa vào phân tích trong mô hình không ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ) H1: có ít nhất 1 tham số  i  0 (tức là có ít nhất 1 yếu tố được đưa vào phân tích trong mô hình có ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ). Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS được trình bày như sau: Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 40 SVTH: N.T.T.Hằng 4.1.1. Vụ Đông Xuân. Variables Entered/Removedb Model Variables Entered Variables Removed Method 1 kinh nghiem sx, dien tich lua dxuan, co ap dung kt sx moi, tong chi phi sx dxuan, so ngay cong ld, san luong lua dxuana . Enter a. All requested variables entered. b. Dependent Variable: nang suat lua dxuan Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .765a .585 .537 61.85196 a. Predictors: (Constant), kinh nghiem sx, dien tich lua dxuan, co ap dung kt sx moi, tong chi phi sx dxuan, so ngay cong ld, san luong lua dxuan ANOVAb Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. Regression 279889.990 6 46648.332 12.194 .000a Residual 198934.586 52 3825.665 1 Total 478824.576 58 a. Predictors: (Constant), kinh nghiem sx, dien tich lua dxuan, co ap dung kt sx moi, tong chi phi sx dxuan, so ngay cong ld, san luong lua dxuan b. Dependent Variable: nang suat lua dxuan Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 41 SVTH: N.T.T.Hằng Ghi chú: B: hệ số tác động t: hệ số kiểm định Std. Error: độ lệch chuẩn Sig: ý nghĩa từng biến của mô hình Ta viết lại phương trình hồi quy thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ trong sản xuất lúa vụ Đông Xuân như sau: Năng suất lúa vụ Đông Xuân = 647,663 – 12,911(dien tich) + 0,037(san luong) + 0,035(tong cp) + 0,581(so ld tgia sx) + 17,959(co ap dung KT moi) + 0,408(kinh nghiem sx). Theo kết quả phân tích ta có: mức ý nghĩa Sig = 0.000(a) << 5%, và R2 =58,5 % cho thấy mô hình hồi quy chúng ta đưa ra là có ý nghĩa. Như vậy, có ít nhất 1 yếu tố đưa vào phân tích trong mô hình có ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ trong sản xuất lúa vụ Đông Xuân tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. * Khi tất cả các yếu tố: diện tích, sản lượng, tổng chi phí sản xuất lúa, số lao động tham gia sản xuất lúa, có áp dụng kỹ thuật sản xuất mới, và kinh nghiệm sản xuất đều bằng không thì năng suất lúa vụ Đông Xuân là 647,663 kg/công. Với  = 10% Coefficientsa Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients Model B Std. Error Beta t Sig. (Constant) 647.663 60.576 10.692 .000 dien tich lua dxuan -12.911 3.750 -2.508 -6.110 .000 san luong lua dxuan .037 .005 2.912 7.000 .000 tong chi phi sx dxuan .035 .021 .223 -2.377 .021 so ngay cong ld .581 3.125 .018 .186 .853 co ap dung kt sx moi 17.959 17.184 .096 1.045 .301 1 kinh nghiem sx .408 .810 .048 .504 .617 a. Dependent Variable: nang suat lua dxuan Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 42 SVTH: N.T.T.Hằng * Khi cố định các yếu tố như: sản lượng, tổng chi phí sản xuất lúa, số lao động tham gia sản xuất lúa, có áp dụng kỹ thuật sản xuất mới, và kinh nghiệm sản xuất, thì khi diện tích tăng thêm 1 công sẽ làm năng suất lúa giảm 12,911 kg/công. * Khi cố định các yếu tố như: diện tích, tổng chi phí sản xuất lúa, số lao động tham gia sản xuất lúa, có áp dụng kỹ thuật sản xuất mới, và kinh nghiệm sản xuất thì khi sản lượng lúa tăng thêm 1 kg sẽ làm năng suất lúa tăng 0,037 kg/công. * Khi cố định các yếu tố như: diện tích, sản lượng, số lao động tham gia sản xuất lúa, có áp dụng kỹ thuật sản xuất mới, và kinh nghiệm sản xuất thì khi tổng chi phí đầu tư vào sản xuất lúa tăng thêm 1000 đồng sẽ làm năng suất lúa tăng 0.035 kg/công. * Khi cố định các yếu tố như: diện tích, sản lượng, tổng chi phí sản xuất lúa, có áp dụng kỹ thuật sản xuất mới, và kinh nghiệm sản xuất thì khi số lao động tham gia sản xuất lúa tăng thêm 1 ngày công sẽ làm năng suất lúa tăng 0.581 kg/công. * Khi cố định các yếu tố như: diện tích, sản lượng, tổng chi phí sản xuất lúa, số lao động tham gia sản xuất lúa, và kinh nghiệm sản xuất thì khi nông hộ có áp dụng kỹ thuật sản xuất mới sẽ làm năng suất lúa tăng 17.959 kg/công. * Khi cố định các yếu tố như: diện tích, sản lượng, tổng chi phí sản xuất lúa, số lao động tham gia sản xuất lúa, và có áp dụng kỹ thuật sản xuất mới thì khi kinh nghiệm sản xuất của nông hộ tăng thêm 1 năm sẽ làm năng suất lúa tăng 0.408 kg/công. Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 43 SVTH: N.T.T.Hằng 4.1.2. Vụ Hè Thu. Variables Entered/Removedb Model Variables Entered Variables Removed Method 1 co ap dung kt sx moi, so ngay cong ld, kinh nghiem sx, tong cp sx lua he thu, dien tich lua he thu, san luong lua he thua . Enter a. All requested variables entered. b. Dependent Variable: nang suat lua he thu Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .869a .755 .726 46.18106 a. Predictors: (Constant), co ap dung kt sx moi, so ngay cong ld, kinh nghiem sx, tong cp sx lua he thu, dien tich lua he thu, san luong lua he thu ANOVAb Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. Regression 341129.617 6 56854.936 26.659 .000a Residual 110899.909 52 2132.691 1 Total 452029.525 58 a. Predictors: (Constant), co ap dung kt sx moi, so ngay cong ld, kinh nghiem sx, tong cp sx lua he thu, dien tich lua he thu, san luong lua he thu b. Dependent Variable: nang suat lua he thu Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 44 SVTH: N.T.T.Hằng Coefficientsa Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients Model B Std. Error Beta t Sig. (Constant) 570.438 44.312 12.873 .000 dien tich lua he thu -22.428 2.737 -2.550 -8.194 .000 san luong lua he thu .040 .005 2.824 8.879 .000 tong cp sx lua he thu .029 .014 .150 -2.089 .042 so ngay cong ld .149 2.304 .005 .065 .949 kinh nghiem sx .725 .607 .089 -1.195 .237 1 co ap dung kt sx moi 42.212 13.450 .233 3.138 .003 a. Dependent Variable: nang suat lua he thu Ghi chú: B: hệ số tác động t: hệ số kiểm định Std. Error: độ lệch chuẩn Sig: ý nghĩa từng biến của mô hình Ta viết lại phương trình hồi quy thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ trong sản xuất lúa vụ Hè Thu như sau: Năng suất lúa vụ Hè Thu = 570,438 – 22,428(dien tich) + 0,04(san luong) + 0,029(tong cp) + 0,149(sold tgia sx) + 42,212(co ap dung KT moi) + 0,725(kinh nghiem sx). Theo kết quả phân tích ta có: mức ý nghĩa Sig = 0.000(a) << 5%, và R2 =75,5 % cho thấy mô hình hồi quy chúng ta đưa ra là có ý nghĩa. Như vậy, có ít nhất 1 yếu tố đưa vào phân tích trong mô hình có ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ trong sản xuất lúa vụ Hè Thu tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. * Khi tất cả các yếu tố: diện tích, sản lượng, tổng chi phí sản xuất lúa, số lao động tham gia sản xuất lúa, có áp dụng kỹ thuật sản xuất mới, và kinh nghiệm sản xuất đều bằng không thì năng suất lúa vụ Đông Xuân là 570,438 kg/công. Với  = 10% Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 45 SVTH: N.T.T.Hằng * Khi cố định các yếu tố như: sản lượng, tổng chi phí sản xuất lúa, số lao động tham gia sản xuất lúa, có áp dụng kỹ thuật sản xuất mới, và kinh nghiệm sản xuất, thì khi diện tích tăng thêm 1 công sẽ làm năng suất lúa giảm 22,428 kg/công. * Khi cố định các yếu tố như: diện tích, tổng chi phí sản xuất lúa, số lao động tham gia sản xuất lúa, có áp dụng kỹ thuật sản xuất mới, và kinh nghiệm sản xuất thì khi sản lượng lúa tăng thêm 1 kg sẽ làm năng suất lúa tăng 0,04 kg/công. * Khi cố định các yếu tố như: diện tích, sản lượng, số lao động tham gia sản xuất lúa, có áp dụng kỹ thuật sản xuất mới, và kinh nghiệm sản xuất thì khi tổng chi phí đầu tư vào sản xuất lúa tăng thêm 1000 đồng sẽ làm năng suất lúa tăng 0,029 kg/công. * Khi cố định các yếu tố như: diện tích, sản lượng, tổng chi phí sản xuất lúa, có áp dụng kỹ thuật sản xuất mới, và kinh nghiệm sản xuất thì khi số lao động tham gia sản xuất lúa tăng thêm 1 ngày công sẽ làm năng suất lúa tăng 0,149 kg/công. * Khi cố định các yếu tố như: diện tích, sản lượng, tổng chi phí sản xuất lúa, số lao động tham gia sản xuất lúa, và kinh nghiệm sản xuất thì khi nông hộ có áp dụng kỹ thuật sản xuất mới sẽ làm năng suất lúa tăng 42,212 kg/công. * Khi cố định các yếu tố như: diện tích, sản lượng, tổng chi phí sản xuất lúa, số lao động tham gia sản xuất lúa, và có áp dụng kỹ thuật sản xuất mới thì khi kinh nghiệm sản xuất của nông hộ tăng thêm 1 năm sẽ làm năng suất lúa tăng 0,725 kg/công. Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 46 SVTH: N.T.T.Hằng 4.1.3. Vụ Thu Đông. Variables Entered/Removedb Model Variables Entered Variables Removed Method 1 co ap dung kt sx moi, kinh nghiem sx, so ngay cong ld, tong cp sx thu dong, dien tich thu dong, san luong thu donga . Enter a. All requested variables entered. b. Dependent Variable: nang suat lua thu dong Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .822a .675 .634 54.25584 a. Predictors: (Constant), co ap dung kt sx moi, kinh nghiem sx, so ngay cong ld, tong cp sx thu dong, dien tich thu dong, san luong thu dong ANOVAb Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. Regression 287633.775 6 47938.962 16.285 .000a Residual 138353.725 47 2943.696 1 Total 425987.500 53 a. Predictors: (Constant), co ap dung kt sx moi, kinh nghiem sx, so ngay cong ld, tong cp sx thu dong, dien tich thu dong, san luong thu dong b. Dependent Variable: nang suat lua thu dong Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 47 SVTH: N.T.T.Hằng Coefficientsa Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients Model B Std. Error Beta t Sig. (Constant) 585.506 55.198 10.607 .000 dien tich thu dong -15.500 3.280 -2.938 -7.775 .000 san luong thu dong .051 .006 3.248 8.566 .000 tong cp sx thu dong .051 .017 .155 -1.804 .078 so ngay cong ld 3.338 2.783 .103 -1.199 .236 kinh nghiem sx .679 .753 .079 -.902 .372 1 co ap dung kt sx moi 19.341 16.531 .101 1.170 .248 a. Dependent Variable: nang suat lua thu dong Ghi chú: B: hệ số tác động t: hệ số kiểm định Std. Error: độ lệch chuẩn Sig: ý nghĩa từng biến của mô hình Ta viết lại phương trình hồi quy thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ trong sản xuất lúa vụ Thu Đông như sau: Năng suất lúa vụ Thu Đông = 585,506 – 15,5(dien tich) + 0,051(san luong) + 0,051(tong cp) + 3,338(sold tgia sx) + 19,341(co ap dung KT moi) + 0,679(kinh nghiem sx). Theo kết quả phân tích ta có: mức ý nghĩa Sig = 0.000(a) << 5%, và R2 =67.5 % cho thấy mô hình hồi quy chúng ta đưa ra là có ý nghĩa. Như vậy, có ít nhất 1 yếu tố đưa vào phân tích trong mô hình có ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ trong sản xuất lúa vụ Thu Đông tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. * Khi tất cả các yếu tố: diện tích, sản lượng, tổng chi phí sản xuất lúa, số lao động tham gia sản xuất lúa, có áp dụng kỹ thuật sản xuất mới, và kinh nghiệm sản xuất đều bằng không thì năng suất lúa vụ Thu Đông là 585.506 kg/công. Với  = 10% Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 48 SVTH: N.T.T.Hằng * Khi cố định các yếu tố như: sản lượng, tổng chi phí sản xuất lúa, số lao động tham gia sản xuất lúa, có áp dụng kỹ thuật sản xuất mới, và kinh nghiệm sản xuất, thì khi diện tích tăng thêm 1 công sẽ làm năng suất lúa giảm 15,5 kg/công. * Khi cố định các yếu tố như: diện tích, tổng chi phí sản xuất lúa, số lao động tham gia sản xuất lúa, có áp dụng kỹ thuật sản xuất mới, và kinh nghiệm sản xuất thì khi sản lượng lúa tăng thêm 1 kg sẽ làm năng suất lúa tăng 0,051 kg/công. * Khi cố định các yếu tố như: diện tích, sản lượng, số lao động tham gia sản xuất lúa, có áp dụng kỹ thuật sản xuất mới, và kinh nghiệm sản xuất thì khi tổng chi phí đầu tư vào sản xuất lúa tăng thêm 1000 đồng sẽ làm năng suất lúa tăng 0,051 kg/công. * Khi cố định các yếu tố như: diện tích, sản lượng, tổng chi phí sản xuất lúa, có áp dụng kỹ thuật sản xuất mới, và kinh nghiệm sản xuất thì khi số lao động tham gia sản xuất lúa tăng thêm 1 ngày công sẽ làm năng suất lúa tăng 3,338 kg/công. * Khi cố định các yếu tố như: diện tích, sản lượng, tổng chi phí sản xuất lúa, số lao động tham gia sản xuất lúa, và kinh nghiệm sản xuất thì khi nông hộ có áp dụng kỹ thuật sản xuất mới sẽ làm năng suất lúa tăng 19,341 kg/công. * Khi cố định các yếu tố như: diện tích, sản lượng, tổng chi phí sản xuất lúa, số lao động tham gia sản xuất lúa, và có áp dụng kỹ thuật sản xuất mới thì khi kinh nghiệm sản xuất của nông hộ tăng thêm 1 năm sẽ làm năng suất lúa tăng 0.679 kg/công. 4.2. LỢI NHUẬN SẢN XUẤT LÚA. Để xác định được khoản mục chi phí nào ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến lợi nhuận trong hoạt động sản xuất lúa của nông hộ tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, ta tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận đạt được của nông hộ như sau: Phương trình hồi quy biểu diễn mối tương quan giữa các chi phí trong quá trình sản xuất lúa và lợi nhuận thu được có dạng: LnLoinhuan =  0+  1lnX1 +  2lnX2 +  3lnX3 +  4lnX4 +  5lnX5 +  6lnX6 + +  7lnX7 Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 49 SVTH: N.T.T.Hằng Trong đó: Biến phụ thuộc: - Lợi nhuận: lợi nhuận nông hộ đạt được trong sản xuất lúa (1000đ /công) Các biên độc lập: - X1: chi phí giống (1000đ /công) - X2: chi phí phân (1000đ /công) - X3: số lao động tham gia sản xuất (ngày công) - X4: giá lúa (1000đ /kg) - X5: năng suất lúa (kg/công) - X6: chi phí cày xới (1000đ /công) - X7: chi phí thuốc (1000đ /công) Giả thiết được đặt ra cho mô hình hồi quy này là H0:  1 =  2 =  3 =  4 =  5 =  6 =  7 (hay các yếu tố được đưa vào phân tích trong mô hình không ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ) H1: có ít nhất 1 tham số  i 0 (tức là có ít nhất 1 yếu tố được đưa vào phân tích trong mô hình có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ). Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS được trình bày như sau: 4.2.1. Vụ Đông Xuân. Variables Entered/Removedb Model Variables Entered Variables Removed Method 1 lnnangsuatdx, lnthuocdx, lncaydx, lngiadx, lnngayld, lngiogdx, lnphandxa . Enter a. All requested variables entered. b. Dependent Variable: lnlndx Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 50 SVTH: N.T.T.Hằng Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .849a .720 .673 .47185 a. Predictors: (Constant), lnnangsuatdx, lnthuocdx, lncaydx, lngiadx, lnngayld, lngiogdx, lnphandx ANOVAb Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. Regression 23.513 7 3.359 15.087 .000a Residual 9.128 41 .223 1 Total 32.641 48 a. Predictors: (Constant), lnnangsuatdx, lnthuocdx, lncaydx, lngiadx, lnngayld, lngiogdx, lnphandx b. Dependent Variable: lnlndx Coefficientsa Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients Model B Std. Error Beta t Sig. (Constant) -7.111 4.250 -1.673 .102 lngiogdx -.360 .233 -.137 -1.542 .131 lnphandx -.796 .286 -.254 -2.783 .008 lnthuocdx -.483 .177 -.248 -2.737 .009 lngiadx 3.207 .671 .415 4.778 .000 lnngayld .032 .371 .008 .087 .931 lncaydx -.331 .353 -.085 -.936 .355 1 lnnangsuatdx 3.110 .494 .551 6.292 .000 a. Dependent Variable: lnlndx Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 51 SVTH: N.T.T.Hằng Ghi chú: B: hệ số tác động t: hệ số kiểm định Std. Error: độ lệch chuẩn Sig: ý nghĩa từng biến của mô hình Ta viết lại phương trình hồi quy thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trong sản xuất lúa vụ Đông Xuân như sau: LnLoinhuanDX = –7,111 – 0,036(lngiong) – 0,796(lnphan) + 0,032(lnsolaodongsx) + 3,207(lngia) + 3,11(lnnangsuat) – 0,331(lncpcayxoi) – 0,483(lnthuoc) Theo kết quả phân tích ta có: mức ý nghĩa Sig = 0.000(a) << 5%, và R2 = 72% cho thấy mô hình hồi quy chúng ta đưa ra là có ý nghĩa. Như vậy, có ít nhất một yếu tố đưa vào phân tích trong mô hình có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trong sản xuất lúa vụ Đông Xuân tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Giải thích các hệ số : Ta có R Square = 72 %, tức là lợi nhuận vụ Đông Xuân phụ thuộc 72 % vào các yếu tố: giống, phân, số lao động tham gia sản xuất, giá lúa, năng suất, chi phí cày xới và chi phí thuốc, 28 % còn lại phụ thuộc vào các yếu tố khác (không đưa vào mô hình). * Khi tất cả các yếu tố: giống, phân, số lao động tham gia sản xuất, giá lúa, năng suất, chi phí cày xới và thuốc đều bằng không thì lợi nhận của nông hộ trong vụ Đông xuân là –7,111 (1000đ/công) Với  = 10%: * Khi cố định các yếu tố như: phân bón, số lao động tham gia sản xuất, giá lúa, năng suất lúa, chi phí cày xới, và thuốc thì khi tăng 1% chi phí giống sẽ làm giảm 0,036 % lợi nhuận của nông hộ. * Khi cố định các yếu tố như: giống, số lao động tham gia sản xuất, giá lúa, năng suất lúa, chi phí cày xới, và thuốc thì khi tăng 1% chi phí phân bón sẽ làm giảm 0,796 % lợi nhuận của nông hộ. * Khi cố định các yếu tố như: giống, phân bón, giá lúa, năng suất lúa, chi phí cày xới, và chi phí thuốc thì khi tăng 1% số lao động tham gia sản xuất sẽ làm tăng 0,032 % lợi nhuận của nông hộ. Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 52 SVTH: N.T.T.Hằng * Khi cố định các yếu tố như: giống, phân bón, số lao động tham gia sản xuất, năng suất lúa, chi phí cày xới, và chi phí thuốc thì khi tăng 1% giá lúa sẽ làm tăng 3,207 % lợi nhuận của nông hộ. * Khi cố định các yếu tố như: giống, phân bón, số lao động tham gia sản xuất, giá lúa, chi phí cày xới, và chi phí thuốc thì khi tăng 1% năng suất lúa sẽ làm tăng 3,11 % lợi nhuận của nông hộ. * Khi cố định các yếu tố như: giống, phân bón, số lao động tham gia sản xuất, giá lúa, năng suất lúa, và chi phí thuốc thì khi tăng 1% chi phí cày xới sẽ làm giảm 0,331 % lợi nhuận của nông hộ. * Khi cố định các yếu tố như: giống, phân bón, số lao động tham gia sản xuất, giá lúa, năng suất lúa, và chi phí cày xới thì khi tăng 1% chi phí thuốc sẽ làm giảm 0,483 % lợi nhuận của nông hộ. 4.2.2. Vụ Hè Thu. Variables Entered/Removedb Model Variables Entered Variables Removed Method 1 lncayht, lngiaht, lngioght, lnthuocht, lnngayld, lnphanht, lnnangsuathta . Enter a. All requested variables entered. b. Dependent Variable: lnlnht Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .789a .622 .531 .76662 a. Predictors: (Constant), lncayht, lngiaht, lngioght, lnthuocht, lnngayld, lnphanht, lnnangsuatht Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 53 SVTH: N.T.T.Hằng Coefficientsa Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients Model B Std. Error Beta t Sig. (Constant) -10.421 10.031 -1.039 .307 lngioght -1.135 .428 -.313 -2.651 .013 lnthuocht -.105 .310 -.044 -.337 .739 lnphanht -1.041 .639 -.224 -1.628 .114 lnngayld .302 .798 .048 -.379 .707 lngiaht 1.644 1.182 .198 1.391 .175 lnnangsuatht 4.452 1.162 .565 3.830 .001 1 lncayht -.127 .677 -.025 -.188 .852 a. Dependent Variable: lnlnht Ghi chú: B: hệ số tác động t: hệ số kiểm định Std. Error: độ lệch chuẩn Sig: ý nghĩa từng biến của mô hình Ta viết lại phương trình hồi quy thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trong sản xuất lúa vụ Hè Thu như sau: LnLoinhuanHT = –10,421 – 1,135(lngiong) – 1,041(lnphan) + 0,0302(lnsolaodongsx) + 1,644(lngia) + 4,452(lnnangsuat) – 0,127(lncpcayxoi) – 0,105(lnthuoc) ANOVAb Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. Regression 28.072 7 4.010 6.824 .000a Residual 17.044 29 .588 1 Total 45.115 36 a. Predictors: (Constant), lncayht, lngiaht, lngioght, lnthuocht, lnngayld, lnphanht, lnnangsuatht b. Dependent Variable: lnlnht Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 54 SVTH: N.T.T.Hằng Theo kết quả phân tích ta có: mức ý nghĩa Sig = 0.000(a) << 5%, và R2 = 62,2% cho thấy mô hình hồi quy chúng ta đưa ra là có ý nghĩa. Như vậy, có ít nhất một yếu tố đưa vào phân tích trong mô hình có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trong sản xuất lúa vụ Hè Thu tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Giải thích các hệ số : Ta có R Square = 62,2 %, tức là lợi nhuận vụ Hè Thu phụ thuộc 62,2 % vào các yếu tố: giống, phân, số lao động tham gia sản xuất, giá lúa, năng suất, chi phí cày xới và chi phí thuốc, 37,8 % còn lại phụ thuộc vào các yếu tố khác (không đưa vào mô hình). * Khi tất cả các yếu tố: giống, phân, số lao động tham gia sản xuất, giá lúa, năng suất, chi phí cày xới và thuốc đều bằng không thì lợi nhận của nông hộ trong vụ Hè Thu là –10,421 (1000đ/công) Với  = 10%: * Khi cố định các yếu tố như: phân bón, số lao động tham gia sản xuất, giá lúa, năng suất lúa, chi phí cày xới, và thuốc thì khi tăng 1% chi phí giống sẽ làm giảm 1,135 % lợi nhuận của nông hộ. * Khi cố định các yếu tố như: giống, số lao động tham gia sản xuất, giá lúa, năng suất lúa, chi phí cày xới, và thuốc thì khi tăng 1% chi phí phân bón sẽ làm giảm 1,041 % lợi nhuận của nông hộ. * Khi cố định các yếu tố như: giống, phân bón, giá lúa, năng suất lúa, chi phí cày xới, và chi phí thuốc thì khi tăng 1% số lao động tham gia sản xuất sẽ làm tăng 0,0302 % lợi nhuận của nông hộ. * Khi cố định các yếu tố như: giống, phân bón, số lao động tham gia sản xuất, năng suất lúa, chi phí cày xới, và chi phí thuốc thì khi tăng 1% giá lúa sẽ làm tăng 1,644 % lợi nhuận của nông hộ. * Khi cố định các yếu tố như: giống, phân bón, số lao động tham gia sản xuất, giá lúa, chi phí cày xới, và chi phí thuốc thì khi tăng 1% năng suất lúa sẽ làm tăng 4,452 % lợi nhuận của nông hộ. * Khi cố định các yếu tố như: giống, phân bón, số lao động tham gia sản xuất, giá lúa, năng suất lúa, và chi phí thuốc thì khi tăng 1% chi phí cày xới sẽ làm giảm 0,127 % lợi nhuận của nông hộ. Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 55 SVTH: N.T.T.Hằng * Khi cố định các yếu tố như: giống, phân bón, số lao động tham gia sản xuất, giá lúa, năng suất lúa, và chi phí cày xới thì khi tăng 1% chi phí thuốc sẽ làm giảm 0,105 % lợi nhuận của nông hộ. 4.2.3. Vụ Thu Đông. Variables Entered/Removedb Model Variables Entered Variables Removed Method 1 lnngayld, lnnangsuattd, lnphantd, lcayxoitd, lngiatd, lngiongtd, lnthuoctda . Enter a. All requested variables entered. b. Dependent Variable: lnlntd Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .816a .666 .275 .91146 a. Predictors: (Constant), lnngayld, lnnangsuattd, lnphantd, lcayxoitd, lngiatd, lngiongtd, lnthuoctd ANOVAb Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. Regression 9.918 7 1.417 1.706 .266a Residual 4.985 6 .831 1 Total 14.903 13 a. Predictors: (Constant), lnngayld, lnnangsuattd, lnphantd, lcayxoitd, lngiatd, lngiongtd, lnthuoctd b. Dependent Variable: lnlntd Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 56 SVTH: N.T.T.Hằng Ghi chú: B: hệ số tác động t: hệ số kiểm định Std. Error: độ lệch chuẩn Sig: ý nghĩa từng biến của mô hình Ta viết lại phương trình hồi quy thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trong sản xuất lúa vụ Thu Đông như sau: LnLoinhuanTĐ = –13,22 – 1,077(lngiong) – 1,552(lnphan) + 3,285(lnsolaodongsx) + 1,303(lngia) + 4,656(lnnangsuat) – 0,134(lncpcayxoi) – 1,007(lnthuoc) Theo kết quả phân tích ta có: mức ý nghĩa Sig = 0.000(a) << 5%, và R2 = 66,6% cho thấy mô hình hồi quy chúng ta đưa ra là có ý nghĩa. Như vậy, có ít nhất một yếu tố đưa vào phân tích trong mô hình có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trong sản xuất lúa vụ Thu Đông tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Giải thích các hệ số : Ta có R Square = 66,6 %, tức là lợi nhuận vụ Thu Đông phụ thuộc 66,6 % vào các yếu tố: giống, phân, số lao động tham gia sản xuất, giá lúa, năng suất, chi phí cày xới và chi phí thuốc, 33,4 % còn lại phụ thuộc vào các yếu tố khác (không đưa vào mô hình). Coefficientsa Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients Model B Std. Error Beta t Sig. (Constant) -13.220 13.225 -1.000 .356 lngiongtd -1.077 1.030 -.333 -1.045 .336 lnphantd -1.552 1.012 -.397 -1.534 .176 lnthuoctd -1.007 .918 -.369 -1.097 .315 lngiatd 1.303 1.832 .195 .711 .504 lcayxoitd -.134 1.442 -.028 -.093 .929 lnnangsuattd 4.656 1.777 .869 2.621 .040 1 lnngayld 3.285 1.875 .449 1.752 .130 a. Dependent Variable: lnlntd Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 57 SVTH: N.T.T.Hằng * Khi tất cả các yếu tố: giống, phân, số lao động tham gia sản xuất, giá lúa, năng suất, chi phí cày xới và thuốc đều bằng không thì lợi nhận của nông hộ trong vụ Thu Đông là –13,22 (1000đ/công) Với  = 10%: * Khi cố định các yếu tố như: phân bón, số lao động tham gia sản xuất, giá lúa, năng suất lúa, chi phí cày xới, và thuốc thì khi tăng 1% chi phí giống sẽ làm giảm 1,077 % lợi nhuận của nông hộ. * Khi cố định các yếu tố như: giống, số lao động tham gia sản xuất, giá lúa, năng suất lúa, chi phí cày xới, và thuốc thì khi tăng 1% chi phí phân bón sẽ làm giảm 1,552 % lợi nhuận của nông hộ. * Khi cố định các yếu tố như: giống, phân bón, giá lúa, năng suất lúa, chi phí cày xới, và chi phí thuốc thì khi tăng 1% số lao động tham gia sản xuất sẽ làm tăng 3,285 % lợi nhuận của nông hộ. * Khi cố định các yếu tố như: giống, phân bón, số lao động tham gia sản xuất, năng suất lúa, chi phí cày xới, và chi phí thuốc thì khi tăng 1% giá lúa sẽ làm tăng 1,303 % lợi nhuận của nông hộ. * Khi cố định các yếu tố như: giống, phân bón, số lao động tham gia sản xuất, giá lúa, chi phí cày xới, và chi phí thuốc thì khi tăng 1% năng suất lúa sẽ làm tăng 4,656 % lợi nhuận của nông hộ. * Khi cố định các yếu tố như: giống, phân bón, số lao động tham gia sản xuất, giá lúa, năng suất lúa, và chi phí thuốc thì khi tăng 1% chi phí cày xới sẽ làm giảm 0,134 % lợi nhuận của nông hộ. * Khi cố định các yếu tố như: giống, phân bón, số lao động tham gia sản xuất, giá lúa, năng suất lúa, và chi phí cày xới thì khi tăng 1% chi phí thuốc sẽ làm giảm 1,007 % lợi nhuận của nông hộ. Hiệu quả sản xuất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN TIỂU CẦN – TỈNH TRÀ VINH.pdf
Tài liệu liên quan