Luận văn Tốt nghiệp phân tích hiệu quả chăn nuôi gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm tại Long An

Tài liệu Luận văn Tốt nghiệp phân tích hiệu quả chăn nuôi gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm tại Long An: PHAN ANH THƯ Mã số SV : 4054289 Lớp: KTNN 1 K31 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI GIA CẦM VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI LONG AN Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: MAI VĂN NAM Tháng 05/2009 Trang i LỜI CẢM TẠ  Luận văn tốt nghiệp là một công trình khoa học quan trọng của sinh viên năm cuối ở trường đại học. Do tính chất phức tạp và những yêu cầu đặt ra của một luận văn, mỗi sinh viên khi tiến hành đề tài nghiên cứu của mình đều nhận được sự hướng dẫn tận tình, tận tâm của thầy cô cũng như sự nhiệt tình giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị, cá nhân… có liên quan đến đề tài. Trong kỳ thực tập tốt nghiệp của mình, để thực hiện được đề tài “ Phân tích hiệu quả chăn nuôi gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm tại Long An”, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ: - Trước hết, xin chân thành cảm ơn Khoa Kinh t...

pdf102 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1903 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tốt nghiệp phân tích hiệu quả chăn nuôi gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm tại Long An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHAN ANH THƯ Mã số SV : 4054289 Lớp: KTNN 1 K31 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI GIA CẦM VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI LONG AN Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: MAI VĂN NAM Tháng 05/2009 Trang i LỜI CẢM TẠ  Luận văn tốt nghiệp là một công trình khoa học quan trọng của sinh viên năm cuối ở trường đại học. Do tính chất phức tạp và những yêu cầu đặt ra của một luận văn, mỗi sinh viên khi tiến hành đề tài nghiên cứu của mình đều nhận được sự hướng dẫn tận tình, tận tâm của thầy cô cũng như sự nhiệt tình giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị, cá nhân… có liên quan đến đề tài. Trong kỳ thực tập tốt nghiệp của mình, để thực hiện được đề tài “ Phân tích hiệu quả chăn nuôi gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm tại Long An”, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ: - Trước hết, xin chân thành cảm ơn Khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội tiếp xúc thực tế sản xuất để tôi có thể hiểu thêm về thực tế sản xuất sau thời gian học những lý thuyết liên quan. - Xin chân thành cám ơn Tiến sĩ Mai Văn Nam, thầy đã hướng dẫn tận tình trong quá trình thực hiện đề tài. - Xin chân thành cám ơn các cơ quan: Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn tỉnh Long An, Chi cục thú y tỉnh Tiền Giang, Trạm thú y huyện Châu Thành, Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành, Phòng Kinh tế huyện Châu Thành, Phòng Thống kê huyện Châu Thành đã tạo mọi điều kiện để tôi thu thập đủ các số liệu có liên quan. - Xin chân thành cám ơn các cán bộ thú y các xã Phú Ngãi Trị, Bình Quới, Thuận Mỹ và Vĩnh Công đã tạo điều kiện hướng dẫn tôi đến các hộ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện. - Xin chân thành và cảm tạ sự hợp tác của 58 hộ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện Châu Thành để tôi để tôi có thể thu thập đủ các số liệu sơ cấp một cách thuận lợi. Trang ii LỜI CAM ĐOAN  Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày …. tháng 5 năm 2009 Sinh viên thực hiện Phan Anh Thư Trang iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  Họ và tên Giáo viên Hướng dẫn: Mai Văn Nam Học vị: Tiến Sĩ Chuyên ngành: Cơ quan công tác: Trường Đại Học Cần Thơ. MSSV: 4054289 Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp. Tên đề tài: Phân tích hiệuh quả chăn nuôi gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm tại Long An NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………...... 2. Hình thức: ………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………….... 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn, tính cấp thiết của đề tài: ………………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………...... 4. Độ tin cậy của số liệu, tính hiện đại của luận văn: ………………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………....... 5. Nội dung và kết quả đạt được: ………………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………....... 6. Các nhận xét khác: ………………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………....... 7. Kết luận: ………………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………....... Cần Thơ, ngày …. tháng 5 năm 2009 Giáo viên hướng dẫn Mai Văn Nam Trang iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN  ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Ngày …. tháng 5 năm 2009 Giáo viên phản biện Trang v MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ........................................................................................1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................................................................1 1. Sự cần thiết của đề tài......................................................................................1 2. Căn cứ khoa học thực tiễn ...............................................................................2 II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................2 1. Mục tiêu chung ................................................................................................2 2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................... 2 III. CÁC GIẢ THUYẾT KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...............3 1. Các giả thuyết kiểm định .................................................................................3 2. Các câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................3 IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................................3 1. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... ...3 2. Thời gian nghiên cứu.......................................................................................3 3. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3 V. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU .................4 1. Các nghiên cứu trong nước .............................................................................4 2. Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................................ 5 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...6 I. PHƯƠNG PHÁP LUẬN........................................................................................6 1.Khái niệm và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ...........................................6 2. Khái niệm về nông hộ......................................................................................7 3. Lí thuyết về giá trị sản phẩm, giá trị thực tế của sản phẩm, hiệu quả sản xuất và thu nhập lao động gia đình......................................................................................9 4. Các phương pháp sử dụng trong phân tích ....................................................10 II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................17 1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................17 2. Phương pháp xử lí số liệu ..................................................................................... 17 Trang vi CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH LONG AN ...18 I. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU............................................................18 1. Vị trí địa lí .....................................................................................................18 2. Điều kiện tự nhiên .........................................................................................18 3. Tài nguyên ....................................................................................................20 4. Dân số và nguồn lực ......................................................................................21 5. Địa hình, địa chất ..........................................................................................22 6. Tài nguyên nhân văn .....................................................................................22 7. Hiện trạng phân vùng kinh tế .......................................................................23 8. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Châu Thành đến năm 2010....................................................................................................................24 9. Lợi thế và hạn chế của huyện Châu Thành ...................................................25 II. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI CỦA HUYỆN CHÂU THÀNH ....................................................................................................................................26 1. Thành tựu và kết quả .....................................................................................26 2. Tồn tại và yếu kém của ngành chăn nuôi huyện ...........................................29 3. Nguyên nhân tình hình yếu kém trên ............................................................29 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VÀ TÌNH HÌNH ĐA DẠNG HOÁ THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH LONG AN..........................................................31 I. TỔNG QUAN VỀ HỘ CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI HUYỆN ......................31 1. Một số đặc điểm cơ bản về hộ chăn nuôi gia cầm ........................................31 2. Tình hình chăn nuôi gia cầm của huyện năm 2008 .......................................33 II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI GIA CẦM CỦA HỘ TRONG ĐỢT CUỐI NĂM 2008 .....................................................................................................41 1. Phân tích chi phí chăn nuôi gia cầm .............................................................41 2. Phân tích các chỉ số tài chính liên quan đến hiệu quả chăn nuôi gia cầm của huyện..........................................................................................................................53 3. So sánh hiệu quả chăn nuôi gia cầm của những hộ chăn nuôi gà và vịt trên địa bàn huyện .............................................................................................................57 Trang vii III. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA HỘ CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN...............................................................61 IV. TÌNH HÌNH ĐA DẠNG NGÀNH NGHỀ VÀ THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ ....................................................................................................................................67 1. Tình hình cơ cấu thu nhập của hộ .................................................................67 2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đa dạng hoá của hộ ..............72 3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ từ hoạt động đa dạng hoá .....................................................................................................................76 CHƯƠNG 5.MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH QUAN TRỌNG VÀ GIẢ PHÁP ĐỀ XUẤT .......................................................................................................................80 I. ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGƯỜI CHĂN NUÔI ............................................................................................................80 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP NGƯỜI CHĂN NUÔI NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VÀ TĂNG THU NHẬP .........................................................83 1. Về con giống..................................................................................................83 2. Về thức ăn......................................................................................................83 3. Giá cả .............................................................................................................84 4. Giải pháp nâng cao trình độ người chăn nuôi ...............................................84 5. Về thú y .........................................................................................................85 6. Giải pháp tạo nguồn vốn ...............................................................................86 7. Thị trường tiêu thụ.........................................................................................87 8. Giải pháp tăng thu nhập.................................................................................87 CHƯƠNG 6.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................91 I. KẾT LUẬN ...........................................................................................................91 II. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................90 1. Đối với nông hộ .............................................................................................90 2. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương ..............................................91 Trang viii DANH MỤC BẢNG TRANG Bảng 1. Số hộ điều tra trên địa bàn huyện Châu Thành .........................................16 Bảng 2. Tình hình chăn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện ....................................... 28 Bảng 3. Đặc điểm chung của nông hộ chăn nuôi gia cầm tại địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Long An....................................................... ......................................... 31 Bảng 4. Số năm kinh nghiệm của các hộ chăn nuôi ......................................... 33 Bảng 5: Tỷ lệ các loại gia cầm nuôi tại huyện............... ......................................... 33 Bảng 6. Qui mô hộ chăn nuôi gà ................................... ......................................... 34 Bảng 7. Diện tích đất canh tác của hộ chăn nuôi gà ...... ......................................... 35 Bảng 8. Hình thức chăn nuôi gà .................................... ......................................... 35 Bảng 9. Qui mô hộ chăn nuôi vịt ................................... ......................................... 36 Bảng 10. Diện tích đất canh tác của những hộ chăn nuôi vịt .................................. 36 Bảng 11. Giống gà được chọn nuôi đợt cuối năm 2008 ......................................... 37 Bảng 12. Giống vịt được chọn nuôi đợt cuối năm 2008 ......................................... 37 Bảng 13. Lí do chọn giống gia cầm nuôi ....................... ......................................... 38 Bảng 14. Nguồn tiêu thụ sản phẩm gia cầm .................. ......................................... 40 Bảng 15. Bảng chi phí chăn nuôi gà thịt........................ ......................................... 42 Bảng 16. Bảng kết quả từ hoạt động chăn nuôi gà ........ ......................................... 44 Bảng 17. Bảng chi phí chăn nuôi gà trứng .................... ......................................... 45 Bảng 18. Kết quả hoạt động từ chăn nuôi gà trứng ....... ......................................... 47 Bảng 19. Bảng chi phí chăn nuôi vịt thịt của hộ chăn nuôi......................................47 Bảng 20. Kết quả hoạt động từ chăn nuôi vịt thịt.....................................................50 Bảng 21. Bảng chi phí chăn nuôi vịt trứng của hộ chăn nuôi...................................50 Bảng 22. Kết quả hoạt động từ chăn nuôi vịt trứng..................................................52 Bảng 23. Bảng tóm tắt các chỉ tiêu tài chính của hộ chăn nuôi gà thịt.................... 53 Bảng 24. Bảng tóm tắt các chỉ tiêu tài chính của hộ chăn nuôi gà trứng ................ 55 Bảng 25. Bảng tóm tắt các chỉ tiêu tài chính của hộ chăn nuôi vịt thịt....................55 Bảng 26. Bảng tóm tắt các chỉ tiêu tài chính của hộ chăn nuôi vịt trứng.................57 Trang ix Bảng 27. So sánh các chỉ tiêu kinh tế cho gia cầm lấy thịt ..................................... 58 Bảng 28. So sánh chỉ tiêu kinh tế cho gia cầm lấy trứng...........................................59 Bảng 29. Bảng so sánh các chỉ số tài chính của các đối tượng nuôi ....................... .61 Bảng 30. Kết quả hồi qui tương quan của các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm ..................................................... ......................................... .63 Bảng 31. Kết quả hồi qui tương quan của các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ chăn nuôi gia cầm.................................................................................................65 Bảng 32. Tình hình thu nhập của hộ năm 2008 ............. ......................................... .67 Bảng 33. Hoạt động thu nhập của nông hộ................................................................70 Bảng 34. Thu nhập và nguồn lực của nông hộ tại Châu Thành năm 2008.............. .71 Bảng 35. Mức độ đa dạng hoá và thu nhập của nông hộ ở Châu Thành, 2008....... .72 Bảng 36. Xác suất thực hiện đa dạng hoá của nông hộ tại huyện Châu Thành.........73 Bảng 37. Kết quả tóm tắt mô hình logit về quyết định đa dạng hoá thu nhập ........ .75 Bảng 38. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ...... .78 Bảng 39. Ma trận SWOT...........................................................................................82 Trang x DANH MỤC HÌNH TRANG Hình 1. Số người lao động trong hộ nuôi gia cầm.....................................................33 Hình 2. Tỷ lệ học vấn của hộ .....................................................................................32 Hình 3. Tỷ lệ gia cầm được nuôi tại huyện................................................................34 Hình 4. Tỷ lệ hộ báo với cơ quan thú y khi bắt đầu chăn nuôi..................................40 Hình 5 . Qui mô đàn của từng đối tượng nuôi ...........................................................57 Hình 6. So sánh chỉ tiêu kinh tế của hai loại gia cầm lấy thịt....................................59 Hình 7. So sánh chỉ tiêu kinh tế của gà trứng và vịt trứng........................................63 Hình 8. Tỷ lệ thu nhập của nông hộ năm 2008..........................................................68 Hình 9. Tỷ lệ hộ thực hiện đa dạng hoá thu nhập ......................................................68 Hình 10. Cơ cấu thu nhập của nông hộ ở Châu Thành năm 2008 .............................69 Hình 11. Những nguyên nhân nông hộ quyết định thực hiện hoạt động nhiều ngành nghề............................................................................................................................71 Luận văn tốt nghiệp Trang 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU I. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Sự cần thiết của đề tài Chăn nuôi gia cầm là nghề truyền thống lâu đời của nhân dân ta. Nó cung cấp cho chúng ta sản phẩm thịt và trứng, là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao vì thế đòi hỏi nhu cầu cung cấp cho xã hội ngày càng nhiều. Nghề chăn nuôi gia cầm ngày từng bước được mở rộng, từ mô hình sản xuất đơn giản với những giống gia cầm ban đầu, trên cơ sở nghiên cứu khoa học kỹ thuật ngày càng nhiều giống gia cầm nuôi theo những mô hình khác nhau nhằm gia tăng sản phẩm cung cấp cho con người. Cùng với những tiến bộ trong các lĩnh vực di truyền, hoá sinh, dinh dưỡng… đã góp phần phát triển nghề chăn nuôi gia cầm, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Bên cạnh đó là sự phát triển song song của dịch bệnh, ngày càng có nhiều bệnh mới đe dọa đàn gia cầm.. Trước sự nguy hại của nó, các nhà khoa học của các nước trên thế giới đang nghiên cứu tìm những loại vắcxin hiệu quả để phòng chống và ngăn chặn dịch cúm bùng phát trong tương lai. Dịch cúm gia cầm xảy ra có tác động đến hiệu quả sản xuất và đời sống của nông hộ chăn nuôi. Từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông nghiệp trong nước, khu vực và thế giới. Riêng ở Việt Nam, Đồng Bằng sông Cửu Long cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, tại tỉnh Long An – một trong những nơi có hoạt động chăn nuôi gia cầm ở Đồng Bằng sông Cửu Long _ dịch cúm đã gây thiệt hại to lớn cho nông hộ chăn nuôi, làm cho nông hộ chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Trong khi đó chính quyền địa phương và các nhà hoạt động chính sách chưa đưa ra được những giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những hậu quả do cúm gia cầm gây ra. Vấn đề nghiên cứu về ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến hiệu quả chăn nuôi gia cầm và thu nhập của những nông hộ chăn nuôi trở nên bức xúc và cần thiết. Bởi dịch cúm gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống thu nhập của người chăn nuôi và kinh tế xã hội. Nghiên cứu vấn đề này sẽ xác định được những thiệt hại mất mát của người nông dân đồng thời tìm hiểu được nguyện vọng của họ để các cấp chính quyền có những biện pháp cụ thể giúp đỡ nông hộ phát triển ngành nghề và ổn định thu nhập của họ. Luận văn tốt nghiệp Trang 2 2. Căn cứ khoa học thực tiễn Ngày nay trong phạm vi xã hội và gia đình, chăn nuôi gia cầm đã thực sự là một ngành sinh lợi. Trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển của nước ta, việc chăn nuôi gia cầm còn có ý nghĩa góp phần cân bằng trong cơ cấu kinh tế, tránh việc nông dân chỉ độc canh cây lúa hoặc một số loại cây trồng khác. Tại Long An, nhất là huyện Châu Thành, hoạt động chăn nuôi gia cầm rất phổ biến do hiệu quả kinh tế của nó mang lại. Tuy nhiên, khi dịch cúm gia cầm xảy ra, đời sống của nông họ chăn nuôi gặp không ít khó khăn do giá bán thấp hoặc gia cầm không bán được, đời sống phải lâm vào cảnh khó khăn. Chính vì thế, tôi chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả chăn nuôi và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ chăn nuôi gia cầm tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An” để hiểu rõ hơn về tình hình hiệu quả chăn nuôi cũng như đời sống của nông hộ. Từ đó đề xuất những biện pháp giúp người nông dân tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập, ổn định đời sống. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả chăn nuôi và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ chăn nuôi gia cầm tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An để thấy rõ tình hình chăn nuôi gia cầm cũng như tình hình đời sống kinh tế của hộ. Từ đó đề xuất những giải pháp hợp lí nhằm giúp nông hộ cải thiện hiệu quả chăn nuôi, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. 2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng tình hình chăn nuôi của nông hộ chăn nuôi gia cầm. - Phân tích hiệu quả chăn nuôi gia cầm của hộ, so sánh hiệu quả chăn nuôi của những hộ nuôi các loại gia cầm khác nhau. - Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi loại gia cầm chủ yếu tại huyện Châu Thành. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đa dạng hoá của hộ, từ đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ - Đề xuất các giải pháp nâng cao thu nhập. Luận văn tốt nghiệp Trang 3 III. CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI KIỂM ĐỊNH 1. Các giả thuyết kiểm định - Các hộ chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. - Các loại chi phí kể cả lao động nhà qui ra tiền đều ảnh huởng đến lợi nhuận của người chăn nuôi. - Những hộ thực hiện đa dạng nghề đều có thu nhập cao hơn so với hộ chưa thực hiện đa dạng. 2. Các câu hỏi nghiên cứu - Đối với mục tiêu 1: + Tổng số hộ chăn nuôi gia cầm tại địa bàn nghiên cứu là bao nhiêu? + Quy mô của từng hộ như thế nào? + Các hộ chăn nuôi có kinh nghiệm trong chăn nuôi gia cầm hay không? + Cơ sở vật chất và lao động cần thiết cho chăn nuôi gia cầm như thế nào? - Đối với mục tiêu 2, 3: + Chi phí đầu tư, doanh thu, và thu nhập từ việc bán sản phẩm từ gia cầm là bao nhiêu? - Đối với mục tiêu 4: + Thu nhập của nông hộ từ những hoạt động sản xuất nào? + Thu nhập chăn nuôi gia cầm chiếm bao nhiêu % trong tổng thu nhập hộ? + Hiệu quả sử dụng vốn trong chăn nuôi so với hoạt động sản xuất khác? IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Không gian Các nông hộ chăn nuôi gia cầm thuộc các xã Phú Ngãi Trị, Bình Quới, Thuận Mỹ, Vĩnh Công thuộc địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Long An. 2. Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 2 năm 2008 đến tháng 6 năm 2009. Số liệu được sử dụng trong đề tài là số liệu năm 2008. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Hiệu quả sản xuất của việc chăn nuôi gia cầm của các nông hộ chăn nuôi dạng tập trung. Và tình hình đa dạng ngành nghề của hộ. - Các nông hộ chăn nuôi gia cầm tại địa bàn nghiên cứu. Luận văn tốt nghiệp Trang 4 V. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU: 1. Các nghiên cứu trong nước Hiệu quả sản xuất là vấn đề được nhiều người sản xuất đặc biệt quan tâm, vì nó thể hiện kết quả của quá trình lao động sản xuất. Qua đó có thể xác định những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp cũng có một số đề tài nghiên cứu liên quan đến việc xác định hiệu quả sản xuất, cụ thể như sau: Mai Văn Nam (2004); “Thị trường nông sản và các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long”: Trường hợp sản phẩm heo ở Cần Thơ”, VNRP, chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan; phương pháp phân tích SCP và mô hình Probit được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy chăn nuôi heo ở qui mô nhỏ hộ gia đình có hiệu quả thấp hơn qui mô lớn tập trung và các yếu tố đầu vào như con giống, thức ăn, chế biến. Nguyễn Trung Cang (2004); “Giải pháp đưa kinh tế hộ trồng lúa Đồng Tháp Mười vươn lên giàu có”, VNRP, chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà lan; phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) và so sánh kinh tế hộ theo qui mô diện tích được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy thể chế chính sách đóng vai trò tích cực trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và tăng hiệu quả sản xuất, đặc biệt đối với trang trại và kinh tế hộ có qui mô diện tích lớn trên 03 hecta. Nguyễn Thị Thanh Giang (2006); “Phân tích hiệu quả của các trại nuôi gà công nghiệp gia công tại tỉnh Hậu Giang và tỉnh Vĩnh Long”, luận văn tốt nghiệp khoá 28 khoa Kinh tế - QTKD trường đại học Cần Thơ; phương pháp thống kê, mô tả, so sánh, phương pháp phân tích lợi ích – chi phí; kết quả nghiên cứu cho thấy hình thức nuôi gia công có hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, đặc biệt các trại nuôi theo hình thức chuồng kín mang lại hiệu quả cao hơn so với các trại nuôi theo hình thức chuồng hở. Phước Minh Hiệp và nhóm nghiên cứu, 2005; “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tín dụng và xác định nhu cầu vốn của nông hộ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn tỉnh Trà Vinh”, phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA), mô hình probit và so sánh mô hình sản xuất được sử Luận văn tốt nghiệp Trang 5 dụng trong nghiên cứu, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ đáp ứng nhu cầu tín dụng và yếu tố thể chế chính sách ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở địa bàn nghiên cứu. Mai Văn Nam, 2008, “Phát triển đa dạng ngành nghề: tăng thu nhập và ổn định đời sống nông dân”, Trường Đại Học Cần Thơ. Sử dụng chỉ số Simpson (Simpson Index of Diversity – SID) để đo lường mức độ đa dạng hóa của nông hộ, phương pháp hồi quy, thống kê mô tả. Kết quả nghiên cứu: Đa dạng ngành nghề làm tăng thu nhập của nông hộ, tỷ lệ tăng thu nhập tỷ lệ thuận với mức độ đa dạng hóa thu nhập. 2. Các nghiên cứu ngoài nước “Guideline for conducting extended cost- benefit analysis of Dam projects in Thailand”, EEPSEA, chương trình kinh tế môi trường Đông Nam Á, Piyaluk Chutubtim, 2001, phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA) được sử dụng trong nghiên cứu, kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách trợ giá đầu vào như điện, thủy lợi phí,…, có tác động tích cực đến nông dân, đặc biệt nông dân có thu nhập thấp, nhưng có tác động xấu đến xây dựng và hoạt động của hệ thống thủy nông trong vùng nghiên cứu. Luận văn tốt nghiệp Trang 6 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 1. Khái niệm và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp a. Khái niệm Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn nuôi gia súc, gia cầm… (Đinh Phi Hổ, 2008). Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển và nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế. Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với các yếu tố kinh tế, xã hội, mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên. Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch… Trong nông nghiệp có hai loại chính: thứ nhất, đó là nông nghiệp thuần nông tức là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, không có sự cơ giới hóa trong sản xuất, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi người nông dân; thứ hai, nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu. Ngày nay, nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống, nó không những tạo ra các sản phẩm lương thực, thực phẩm phục vụ cho con người mà còn tạo ra các loại khác như: sợi dệt, chất đốt, cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học, lai tạo giống... b. Đặc điểm Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi, chúng là những sinh vật. Trong sản xuất nông nghiệp, sự hoạt động của lao động và tư liệu sản xuất có tính thời vụ. Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên một địa bàn rộng lớn và mang tính khu vực. Luận văn tốt nghiệp Trang 7 2. Khái niệm về nông hộ a. Nông hộ Nông hộ là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và dịch vụ... hoặc làm kết hợp nhiều ngành nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Nông hộ tiến hành sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp để phục vụ cuộc sống và được gọi là kinh tế hộ gia đình. Trong điều kiện sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường, sự phát triển kinh tế nông hộ giữa các vùng kinh tế - sinh thái có sự tương tác và giao thoa lẫn nhau. Song, việc tăng cường khai thác các tiềm năng, thế mạnh và điều kiện đặc thù của mỗi vùng kinh tế nông hộ được Nhà nước khuyến khích và phát triển. Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả nhất về kinh tế- xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài và có vị trí quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế hộ gia đình phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, có giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, cải thiện mọi mặt đời sống, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu. Đồng thời, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện ngay từ kinh tế nông hộ. Kinh tế nông hộ luôn gắn liền và chịu tác động mạnh mẽ của những yếu tố và điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội... của mỗi địa phương, mỗi vùng lãnh thổ. Sự khác nhau về đất đai, khí hậu, môi trường sinh thái cũng như về dân cư dân tộc, trình độ sản xuất và tập quán sinh sống giữa các vùng vừa tạo ra tính đa dạng trong kinh tế nông hộ đồng thời cũng tạo ra những nét khác biệt và đặc thù về cả qui mô, cấu trúc lẫn phương thức và trình độ phát triển. b. Đặc trưng của nông hộ Nông hộ là một đơn vị kinh tế xã hội khá đặc biệt. Có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lí, sử dụng các yếu tố sản xuất; có sự thống nhất giữa các quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng. Về mặt sở hữu của nông hộ: đó là sở hữu chung, trong đó các thành viên có sự bình đẳng trong việc sở hữu quản lí và sử dụng tài sản. Nông hộ dựa trên một cơ sở kinh tế chung là mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và trách nhiệm, đều có ý thức đóng góp làm tăng quỹ thu nhập của hộ đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mỗi thành viên. Luận văn tốt nghiệp Trang 8 Nông hộ là một đơn vị kinh tế vừa sản xuất vừa tiêu dùng. Đơn vị tiêu dùng của hộ xét cả khía cạnh tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho cá nhân của hộ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của hộ và của xã hội nói chung. Xem xét cơ cấu sản xuất của nông hộ cũng như các yếu tố bên trong của nông hộ như đất đai, lao động, vốn, công cụ sản xuất,....để thấy được đặc trưng kinh tế của nông hộ trong nông thôn nước ta. Đất đai Đặc trưng nổi bật của các nông hộ của nước ta hiện nay là có qui mô canh tác nhỏ bé. Qui mô đất canh tác bình quân của một nông hộ ở miền Bắc là 0,48 ha, Duyên hải miền Trung là 0,40 ha đến 0,60 ha và ở Đồng bằng sông Cửu Long là 0,60 ha đến 1,00 ha. Điều đáng quan tâm là qui mô đất canh tác của nông hộ có xu hướng giảm dần do tác động của các nhân tố: số dân nông thôn tăng lên; quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, với việc phát triển các ngành giao thông, thương mại, dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp khác đã lấy đi đất nông nghiệp. Về sở hữu đất đai: Nông hộ không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ có quyền sử dụng, quyền chuyển nhượng, quyền thừa kế và quyền thế chấp quyền sử dụng đất đai. Lao động Nông hộ là đơn vị tự tổ chức lao động, sử dụng lao động của gia đình là chính. Lao động của nông hộ chủ yếu là tự đào tạo và truyền nghề. Tùy theo qui mô và hình thức sản xuất mà các nông hộ có thuê mướn thêm lao động. Nguồn vốn sản xuất Nguồn vốn tích lũy của các nông hộ chủ yếu là từ trồng trọt và chăn nuôi. Nguồn vốn sản xuất của đại bộ phận nông hộ là thấp. Phần lớn các nông hộ sản xuất trong tình trạng thiếu vốn. Để khắc phục tình trạng thiếu vốn của các nông hộ, Nhà Nước ta có chính sách cho vay vốn. Hệ thống tín dụng trong những năm gần đây đã có sự tiến bộ đáng kể nhưng tình trạng thiếu vốn vẫn diễn ra do các nông hộ còn gặp nhiều khó khăn về thủ tục, thời gian và lãi suất. Công cụ sản xuất Công cụ sản xuất được xem như là một trong những nguồn vốn cố định của nông hộ. Mặc khác, nó phản ánh trình độ trang bị kĩ thuật, những phương tiện Luận văn tốt nghiệp Trang 9 sản xuất như là thước đo lường trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Cơ cấu sản xuất Có hộ nặng về cây lương thực chủ yếu là cây lúa. Có hộ ngoài cây lúa còn trồng thêm các loại cây rau màu, cây công nhiệp...Có hộ vừa trồng trọt, chăn nuôi vừa có ngành nghề. Nhìn chung, cơ cấu sản xuất của hộ mang tính chất đặc trưng, đa dạng. 3. Lý thuyết về giá trị sản phẩm, giá trị trị thực tế của sản phẩm, hiệu quả sản xuất, thu nhập lao động gia đình a. Giá sản phẩm Là tổng giá trị sản xuất thu được trong một giai đoạn nhất định bao gồm cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ b. Giá trị trị thực tế sản phẩm Là giá mà người sản xuất thu ngay tại nơi sản xuất của mình. c. Hiệu quả sản xuất Trong sản xuất kinh doanh thường phải đối mặt với các giới hạn trong việc sử dụng nguồn lực sản xuất. Do đó họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt kết quả cao nhất. Thuật ngữ mà chúng ta thường dùng để chỉ kết quả đạt được đó là hiệu quả. Hiệu quả là một thuật ngữ tương đối và liên qua đến một vài chỉ tiêu cụ thể. Hiệu quả kinh tế: tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị. Có nghĩa là, khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại sẽ không hiệu quả. Hiệu quả kỹ thuật: đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Thật ra hiệu quả kỹ thuật được xem chỉ là một thành phần của hiệu quả kinh tế. Trong trường hợp tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức sản lượng tối đa tương ứng với mức nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật dùng để chỉ kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định. Hiệu quả phân phối: thể hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Có nghĩa là, nhà sản xuất phải cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà người tiêu dùng cần nhất hay nói các khác nguồn lực được phân phối sao cho lợi Luận văn tốt nghiệp Trang 10 ích của người sử dụng nó đạt được cao nhất. 4. Các phương pháp sử dụng trong phân tích a. Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí (CBA) Phân tích lợi ích - chi phí là một kĩ thuật phân tích để đi đến quyết định xem có nên tiến hành các dự án đã triển khai hay không hay hiện tại có nên cho triển khai các dự án đã được đề xuất hay không. Phân tích lợi ích - chi phí cũng được dùng để đưa ra quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều dự án loại trừ lẫn nhau. Hay phân tích lợi ích - chi phí là một phương pháp đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội. Phương pháp này tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực sự mà xã hội có được từ một phương án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ bỏ để đạt được lợi ích đó. Theo cách này, đây là phương pháp ước tính sự đánh đổi thực giữa các phương án, và nhờ đó giúp cho xã hội đạt được những lựa chọn kinh tế tối ưu cho mình. Nói rộng hơn, phân tích lợi ích - chi phí là một khuôn khổ nhằm tổ chức thông tin, liệt kê những thuận lợi và bất lợi của từng phương án, xác định các giá trị kinh tế có liên quan, và xếp hạng các phương án dựa vào tiêu chí giá trị kinh tế. Vì thế phân tích lợi ích - chi phí là một phương thức để thực hiện sự lựa chọn chứ không chỉ là một phương pháp để đánh giá sự ưa thích. Người ta tiến hành CBA thông qua việc gắn giá trị tiền tệ cho mỗi một đầu vào cũng như đầu ra của dự án. Sau đó so sánh các giá trị của các đầu vào và các đầu ra. Cơ bản mà nói, nếu lợi ích dự án đem lại có giá trị lớn hơn chi phí mà nó tiêu tốn, dự án đó sẽ được coi là đáng giá và nên được triển khai. Trong quá trình phân tích hiệu quả sản xuất của hoạt động nuôi gia cầm chủ yếu chỉ dựa vào doanh thu thu được từ nuôi gia cầm và chi phí trong toàn bộ quá trình nuôi để tính ra lợi ích chung của hoạt động nuôi gia cầm đối với hộ, không phân tích nhiều đến lợi ích và chi phí xã hội. Ở đây lợi ích của hộ chính là lợi nhuận của hộ vì thường nông hộ không tính đến công lao động trong gia đình nên phần lợi nhuận bị bỏ qua, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi của hộ. Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí – chi phí lao động nhà qui ra tiền > 0 Có hiệu quả Luận văn tốt nghiệp Trang 11 b. Phương pháp hồi qui tuyến tính Phương pháp hồi quy tuyến tính là phương pháp dùng để dự đoán, ước lượng giá trị của một biến (được gọi là biến dự báo hay biến phụ thuộc) theo giá trị của một hay nhiều biến khác (được gọi là biến dùng để dự báo, biến độc lập, biến mô tả). Mô hình tổng quát hàm hồi quy tuyến tính có dạng: Yi = α0 + α1X1i + α2X2i + α3X3i + α4X4i + α5X5i + … + αkXki + ui = f(X1i, X2i,…,Xki) + ui Ký hiệu Xki biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ k tại quan sát thứ i. Các hệ số α là các tham số chưa biết và thành phần ui là các biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai giống nhau σ2 và độc lập với nhau. Các biến số X1…X10 được thiết lập trên cơ sở tập hợp các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí và doanh thu của hoạt động nuôi gia cầm, bởi vì thu nhập là hiệu số giữa doanh thu và chi phí chưa tính công lao động nhà. Còn biến số X11 là kinh nghiệm thể hiện trình độ kỹ thuật của người nuôi nên cũng có tác động đến doanh thu và chi phí do đó cũng có ảnh hưởng đến thu nhập. Kết quả in ra từ phần mềm SPSS có các thông số sau: Multiple R: hệ số tương quan bội, nói lên mối liên hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập Xi. Hệ số tương quan bội R càng lớn thể hiện mối liên hệ càng chặt chẽ. Hệ số xác định R2 (R square): tỷ lệ (%) biến động của Y được giải thích bởi các biến độc lập Xi hoặc % các Xi ảnh hưởng đến Y, phần còn lại do các yếu tố khác mà chúng ta chưa nghiên cứu. R2 càng lớn càng tốt. Adjusted R2 : Hệ số xác định đã điều chỉnh dùng để trắc nghiệm xem có nên thêm vào 1 biến độc lập nữa không. Khi thêm vào 1 biến mà R2 tăng lên thì ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy. + Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy, càng lớn mô hình càng có ý nghĩa vì khi đó Sig.F càng nhỏ + Dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F ở mức ý nghĩa α. Luận văn tốt nghiệp Trang 12 + F là cơ sở để bác bỏ hay chấp nhận giữa thuyết H0 (H0 : Tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0 (β1 = β2 = β3 = …. =βk = 0) hay các Xi không liên quan tuyến tính với Y. H1 ≠ 0, tức là các Xi có liên quan tuyến tính với Y). + F càng lớn thì khả năng bác bỏ H0 càng cao. Bác bỏ khi F>Ftra bảng Significace F: mức ý nghĩa. + Sig.F nói lên ý nghĩa của phương trình hồi quy, Sig.F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao (Sig.F ≈ α). Thay vì tra bảng F, Sig.F cho ta kết luận ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa khi Sig.F < mức ý nghĩa α nào đó. + Coefficients: Hệ số. + t_Stat: Giá trị thống kê t, dùng để kiểm định cho các tham số riêng biệt (Xi) ; nếu t _Stat = 0 thì Xi không ảnh hưởng đến Y. + P_value: giá trị xác suất P, là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó giả thuyết H0 bị bác bỏ. Bên cạnh đó, để xác định mức độ ảnh hưởng của đa dạng nghề đến tăng thu nhập của nông hộ được ước lượng thông qua phân tích mô hình hàm thu nhập, có dạng tổng quát sau: Y = b0 + b1X1 + b2X2 + ………+ bnXn +  Trong đó, Y là thu nhập của nông hộ, các biến giải thích (Xi) bao gồm: diện tích đất canh tác, tỷ lệ lao động, thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp, mức độ đa dạng ngành nghề (SID) và thu nhập từ chăn nuôi, bi là tham số ước lượng,  là sai số ước lượng. c. Các chỉ số tài chính Để đánh giá hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi, trong đề tài có sử dụng các tỷ số tài chính: - Tỷ số giữa thu nhập trên công lao động nhà (TN/CLDN): nhằm biết thu nhập có bù đắp được chi phí công lao động nhà hay không. - Tỷ số giữa thu nhập trên chi phí chưa có công lao động nhà (TN/ΣCPCCCLDN): một đồng chi phí bỏ ra sẽ cho bao nhiêu đồng thu nhập. - Tỷ số giữa lợi nhuận trên công lao động nhà (LN/CLDN): lợi nhuận đạt được có đủ bù đắp chi phí công lao động nhà hay không. Luận văn tốt nghiệp Trang 13 - Tỷ số giữa lợi nhuận trên tổng chi phí đã có công lao động nhà (LN/ ΣCP) : một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây chính là tỷ suất lợi nhuận của việc nuôi gia cầm. - Tỷ số giữa thu nhập trên tổng doanh thu (TN/ΣDT): trong một đồng doanh thu tạo ra có bao nhiêu đồng thu nhập. Trong đó : + TN: Thu nhập + CLDN: Công lao động nhà + CPCCCLDN: Chi phí chưa có công lao động nhà + LN: Lợi nhuận + CP: Chi phí + DT: Doanh thu d. Phương pháp SWOT Nội dung trong phân tích ma trận SWOT : - Các điểm mạnh (S): Những ưu điểm từ trong ngành đang được sử dụng và có tác động tích cực đến hiệu quả chăn nuôi. - Các điểm yếu (W): các nhược điểm từ trong ngành và có ảnh hưởng không tốt đến chăn nuôi. Do đó, chúng ta cần phải tìm cách khắc phục và cải thiện. - Các cơ hội (O): những cơ hội có được từ môi trường vĩ mô nhằm tạo điều kiện phát huy tốt hiệu quả chăn nuôi. - Các đe doạ (T): những yếu tố từ môi trường bên ngoài có ảnh hưởng, hạn chế đối với hiệu quả chăn nuôi. - Phối hợp S-O: sử dụng mặt mạnh để sử dụng tốt cơ hội. - Phối hợp S-T: sử dụng những mặt mạnh để khắc phục, hạn chế đe doạ. - Phối hợp W-O: khắc phục yếu kém tận dụng cơ hội đang có bên ngoài hay sử dụng những cơ hội để khắc phục những yếu kém. - Phối hợp W-T: khắc phục yếu kém giảm nguy cơ. e. Chỉ số Simpson ( Simpson Index of Diversiy- SID) SID = 1- i iP 2 Luận văn tốt nghiệp Trang 14 Trong đó: Pi là tỷ trọng của thu nhập từ hoạt động ngành nghề thứ i. Chỉ số SID dao động từ 0 đến 1. Nếu như nông hộ chỉ tham gia hoạt động một ngành nghề, P1= 1, thì SID=0, nếu số hoạt động ngành nghề tăng thì tỷ trọng Pi sẽ giảm xuống và khi đó chỉ số SID tăng và tiến về 1. f. Hồi qui Logistic Hàm hồi qui logistic được sử dụng trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển đa dạng ngành nghề của nông hộ được cụ thể như sau: Cho tần số biến cố xảy ra hay tần số về thực hiện đa dạng nghề là x ghi nhận từ 58 đối tượng điều tra (n). Chúng ta có thể tính xác suất của biến cố về thực hiện đa dạng ngành nghề như sau: n xY  Y có thể xem là một chỉ số đo lường tình trạng đa dạng ngành nghề của nông hộ, là tỷ số xác suất xảy ra đa dạng hoá ngành nghề và không thực hiện đa dạng của hộ. Như vậy khả năng để xảy ra việc thực hiện đa dạng hoá thu nhập của hộ là tỷ số xác suất xảy ra đa dạng hoá và không đa dạng hoá: Y YODDS  1 Khi đó Y YODDS  1log)log( (1) Với biến độc lập x, mô hình hồi qui có dạng như sau: log y = a + bx (2) Từ (1) và (2) ta có: Y YODDS  1log)log( = a + bx Khi đó, khả năng đa dạng nghề là Y YODDS  1 = e a + bx (3) Với Y là số ước tính của Y hay ước tính xác suất Y với bất kì giá trị nào của x Từ phương trình (3) ta có Y = Khi đó phương trình hồi qui phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đa dạng nghề của nông hộ là: e a + bx 1 + e a + bx Luận văn tốt nghiệp Trang 15 Ln(ODDS)= ln      ^ ^ 1 Y Y = a + bXi Trong đó, ^Y biểu hiện khả năng phát triển đa dạng ngành nghề của nông hộ, (1- ^Y ) là khả năng không đa dạng hoá. Giá trị của ^Y là xác suất của việc thực hiện đa dạng nghề của nông hộ. Các biến giải thích (Xi) trong mô hình ước lượng bao gồm: giới tính của chủ hộ, số thành viên trong hộ, diện tích đất canh tác, tỷ lệ lao động, khả năng tiếp cận vốn. Giả định rằng phân phối của các biến trong mô hình có dạng phân phối chuẩn. g. Phương pháp thống kê mô tả Thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mô tả tình hình chung của các hộ nuôi gia cầm. - Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và thông tin được thu nhập trong điều kiện không chắc chắn. - Bước đầu tiên để mô tả là tìm hiểu về đặc tính phân phối của một số liệu thô và lập bảng phân phối tần số. - Tần số là số lần xuất hiện của một quan sát, tần số của một tổ là số quan sát rơi vào giới hạn của tổ đó. - Cách tính cột tần số tích luỹ: Tần số tích lũy của tổ thứ nhất chính là tần số của nó, tần số của tổ thứ hai bao gồm tần số của tổ thứ nhất và cả tần số của tổ thứ hai, tần số của tổ thứ ba là tần số của tổ thứ hai và thứ ba hoặc là tần số của chính nó và tần số của cả hai tổ thứ nhất và thứ hai. - Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả nghiên cứu, nhờ đó mà các nhà quản trị có thể nhận xét tổng quan về vấn đề nghiên cứu. h. Chi phí khấu hao con giống (CPKHCG) Trong trường hợp đối với gia cầm lấy trứng, chi phí phân bổ con giống qua thời gian sử dụng là rất nhỏ, không ảnh hưởng lớn đến thu nhập của nông hộ nên chi phí con giống không được xem xét đến sự ảnh hưởng của nó đến tổng chi phí cũng như thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm lấy trứng. Chi phí phân bổ con giống được tính như sau: Luận văn tốt nghiệp Trang 16 + Trong trường hợp nông hộ nuôi gà hoặc vịt con để lấy trứng: + Đối với hộ nuôi vịt, có hộ mua con giống là vịt đã đến giai đoạn bắt đầu đẻ trứng thì chi phí khấu hao con giống được tính như sau: - Khi đó, chi phí khấu hao giống tính cho trung bình một trứng là II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: được tham khảo từ báo cáo nông nghiệp từ phòng nông nghiệp của huyện Châu Thành, các sách báo, internet, tạp chí nông nghiệp, các cơ quan ban ngành có liên quan trong năm 2008. - Số liệu sơ cấp: được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp các nông hộ tại huyện Châu Thành tỉnh Long An. + Cỡ mẫu: 58, được lấy ngẫu nhiên tại các xã Phú Ngãi Trị, Tân Mỹ, Vĩnh Công và Bình Quới. Trong đó ở Phú Ngãi Trị đa số hộ nuôi tập trung có 41 hộ, Xã Bình Quới có 14 hộ, 2 hộ ở Thuận Mỹ và 1 hộ ở xã Vĩnh Công. Bảng 1. SỐ HỘ ĐIỀU TRA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH Xã Số hộ 1. Phú Ngãi Trị 41 2. Bình Quới 14 3. Thuận Mỹ 2 4. Vĩnh Công 1 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009 CPKHG Số trứng/con/đợt Tổng chi phí chăn nuôi – Giá trị đào thải Thời gian nuôi x 12 (tháng)CPKHG = Giá mua vịt hậu bị ban đầu – Giá trị đào thải Thời gian sử dụng CPKHCG = Luận văn tốt nghiệp Trang 17 2. Phương pháp phân tích số liệu - Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng tình hình chăn nuôi và thu nhập của nông hộ chăn nuôi gia cầm. Sử dụng số liệu thứ cấp và phương pháp thống kê mô tả. - Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả chăn nuôi gia cầm của hộ. Sử dụng phương pháp phân tích lợi chi phí - Mục tiêu 3: Phân tích cơ cấu thu nhập của nông hộ và từ đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, phân tích hồi qui tương quan, hàm thu nhập, dùng chỉ số Simpson. - Mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi và thu nhập của nông hộ. Sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT Tất cả số liệu trong luận văn đều được nhập liệu từ Excel và xử lí trên SPSS. Luận văn tốt nghiệp Trang 18 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH LONG AN I. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1. Vị trí địa lí Huyện Châu Thành giáp ranh Thị xã Tân An, cách trung tâm Thị xã 12 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 52 km theo tuyến Quốc lộ 1A và 42 km theo tuyến Quốc lộ 50. Phía Bắc giáp huyện Tân Trụ, ranh giới là sông Vàm Cỏ Tây; phía Nam giáp huyện Chợ Gạo và huyện Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang; phía Đông giáp huyện Cần Đước, ranh hành chánh là sông Vàm Cỏ; phía Tây giáp huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang. Huyện Châu Thành có giao thông thủy bộ nên thuận lợi trong việc tiêu thụ nông sản phẩm, tiếp thu khoa học công nghệ để sớm phát triển nền nông nghiệp kỹ thuật cao, phát triển công nghiệp chế biến, phát triển thương mại - dịch vụ và đầu mối thu mua hàng nông sản. Đường tỉnh 827 và đường tắt Quốc lộ 50 sẽ là trục giao thông đối ngoại chính của Huyện nối liền các vùng kinh tế với nhau. Huyện Châu Thành giáp sông Vàm Cỏ, đoạn gần Biển Đông, nhiều vùng đất bị nhiễm mặn, cuối nguồn nước ngọt lấy từ kênh Chợ Gạo và rạch Bảo Định nên việc sử dụng nước có khó khăn nhất là ở các xã Thanh Phú Long, Thuận Mỹ, Thanh Vĩnh Đông, nhiều vùng đất phù sa bị nhiễm mặn. Theo phân vùng phát triển Nông Lâm Ngư nghiệp của tỉnh Long An thì huyện Châu Thành thuộc Tiểu vùng V (Tân Trụ, Châu Thành, Thị xã Tân An, nam Thủ Thừa, vùng Tây sông Vàm Cỏ Đông của nam Bến Lức) là vùng đất thuần thục, có thể chủ động nước 8 - 9 tháng, không ngập lũ, đã sản xuất 2 - 3 vụ lúa/năm trên hầu hết diện tích. Thích hợp phát triển nông nghiệp là vùng sản xuất lúa cao sản, đặc sản và đa dạng cây trồng trên nền đất lúa bằng các loại rau, màu thực phẩm, bắp lai, đậu nành và chăn nuôi gia cầm, bò sữa. 2. Điều kiện tự nhiên Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân từ 1.350 - 1.800 mm/ năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình của nă là 270C. Số giờ nắng vào khoảng 2.350 – 2.500 giờ/năm. Bình quân 6- 7 giờ/ ngày. Độ ẩm trung bình Luận văn tốt nghiệp Trang 19 từ 87 % - 89%. Tốc độ gió trung bình 2,8m/s, lớn nhất 3,8m/s. Huyện Châu Thành nằm trong vùng Đồng Bằng sông Cửu Long nên có ưu thế về nhiệt độ, tổng tích ôn gần 3.000oC, ánh sáng trên 800 giờ nắng/năm, lại ít chịu ảnh hưởng của lũ lụt nên thuận lợi trongđa dạng hóa cây trồng, thâm canh tăng vụ Thủy văn: Các kênh Hòa Phú, rạch Bà Lý, kênh Chiến Lược, kênh 30/4, sông Vĩnh Công tiếp nhận nước ngọt từ hệ thống rạch Bảo Định và kênh Chợ Gạo, chất lượng nước khá tốt nhưng lưu lượng bị hạn chế. Châu Thành cũng như các huyện phía Nam của tỉnh ít chịu ảnh hưởng của mùa lũ, vào những tháng mưa tập trung (tháng 10, 11) gặp triều cường thì lũ lụt mới xảy ra, thời gian ngắn và mức độ ảnh hưởng không lớn, các xã ven sông như Thanh Phú Long, Thuận Mỹ, Thanh Vĩnh Đông nền địa hình thấp (từ 0,5 - 0,8m, hệ Hòn Dấu) nằm trong vùng ngập lũ, các xã có nền địa hình cao như Hòa Phú, Vĩnh Công (từ 1,0 - 1,4 m, hệ Hòn Dấu) ít bị ảnh hưởng. Đặc điểm địa hình của huyện Châu Thành là dốc thoai thoải theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cao ở đầu nguồn nước ngọt và thấp ở cuối nguồn. Huyện Châu Thành đã có hệ thống đê bao nên đã ngăn được lũ. Ngập lũ cũng có tác dụng tích cực là đưa nhiều thủy sinh vật vào đồng ruộng, rửa mặn xổ phèn vào tạo phù sa cho đất. Vì vậy, dọc theo đê bao cần có cống điều tiết để kiểm soát mức ngập và thời gian ngập. Nước mặn Biển Đông qua sông Soài Rạp - Vàm Cỏ dẫn sâu vào nội đồng theo 2 hướng chính là sông Vàm Cỏ Tây ở phía Bắc và sông Tra ở phía Nam. Do xu hướng mực nước biển dâng cao nên xâm nhập mặn cũng có xu hướng tăng nhanh về hàm lượng và thời gian nhiễm mặn. Do các huyện phía Bắc như Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa sử dụng nguồn nước ngọt ngày càng tăng nên độ nhiễm mặn có xu hướng ngày càng tăng. * Sông Vàm Cỏ Tây: nước sông bị xâm nhập mặn từ tháng 1 đến tháng 2, hàm lượng mặn 2g/l, từ tháng 3 đến tháng 5, hàm lượng mặn 4 g/l. * Sông Vàm Cỏ và sông Tra gần Biển hơn nên độ nhiễm mặn cũng cao hơn, khoảng 4g/l, thời gian nhiễm mặn kéo dài 6 - 7 tháng/năm. Huyện Châu Thành đã có hệ thống cống ngăn mặn và điều tiết nước, cần tiếp tục nạo vét kênh, rạch dẫn nước ngọt, bố trí cơ cấu cây trồng, mùa vụ hợp lý để tránh mặn. Luận văn tốt nghiệp Trang 20 3. Tài nguyên Nước mặt: huyện Châu Thành có tài nguyên nguồn nước mặt dồi dào vào mùa mưa nhưng thiếu nước vào mùa khô, có nhiều sông, rạch chảy qua như sông Vàm Cỏ, sông Vàm Cỏ Tây, sông Tra, rạch nhỏ và hệ thống kênh thủy lợi nội đồng. + Sông Vàm Cỏ có 8,12 km chiều dài nằm trong ranh giới Huyện, chiều rộng mặt sông 765m, khả năng tưới 500 ha, tiêu 600 ha, khả năng thoát nước 15.000 m3/s + Sông Vàm Cỏ Tây có chiều dài 30,27 km nằm trong ranh giới Huyện, chiều rộng mặt sông 200m, khả năng tưới 500 ha, tiêu 1.800 ha, khả năng thoát nước 3.900 m3/s. + Sông Tra có chiều dài 11,1 km nằm trong ranh giới Huyện, chiều rộng mặt sông 150m, khả năng tưới 600 ha, tiêu 730 ha, khả năng thoát nước 1.450 m3/s. + Toàn huyện có 181 kênh, rạch, có chiều dài 428,6 km, chiều rộng mặt kênh phổ biến là 3 - 3,5m, chiều sâu phổ biến là 1,5m, khả năng tưới 17.600 ha, tiêu 21.300 ha, khả năng thoát nước 1.000 m3/s. Nước ngầm: Theo tài liệu của Liên đoàn Địa chất - Thủy văn và kết quả khoan khai thác của chương trình nước sạch nông thôn tầng nước ngầm xuất hiện ở độ sâu 200m có thể sử dụng tốt, sâu hơn 200m sẽ gặp các vết gãy địa tầng chứa nhiều kiềm làm nước cứng, chất lượng kém. Cần sớm xây dựng một vài nhà máy khai thác nước ngầm gần vỉa nước có trữ lượng lớn để cấp nước sinh hoạt cho các cụm dân cư tập trung có từ 1.000 dân trở lên. 4. Dân số và nguồn lực Dân số trung bình huyện Châu Thành đến năm 2007 là 99.077 người, bằng 7,48% dân số toàn Tỉnh, trong đó dân số đô thị là 6.345 người, chiếm 6,4% dân số huyện, mật độ dân số bình quân là 649 người/km2 (tháng 4/1999). Trong đó dân số phi nông nghiệp là 15.472 người chiếm 15,67% dân số huyện. Tỷ lệ sinh bình quân thời kỳ 1991-2000 là 20,96%, tỷ lệ chết bình quân 5,35%, tốc độ tăng dân số bình quân 0,63%. Trong thời kỳ này có giảm cơ học do di dân Đồng Tháp Mười và lao động di chuyển lên Tp. Hồ Chí Minh. Lao động trong khu vực I là 36.991 người chiếm 71,58%, khu vực II 1.769 Luận văn tốt nghiệp Trang 21 người chiếm 3,47%, khu vực III 1.208 người chiếm 2,37%, số còn lại chưa tham gia lao động. Lao động qua đào tạo là 2.701 người, chiếm 5,3% LĐTĐT. Trong đó công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ qua đào tạo 695 người, chiếm 1,36%; trung học chuyên nghiệp có 1.115 người chiếm 2,19%; cao đẳng có 527 người chiếm 1,03%; đại học có 363 người chiếm 0,71%; trên đại học có 1 người chiếm 0,02%. Tổng lao động qua đào tạo là 2.701 người, chiếm 5,30%. Trong tương lai cần thiết đẩy nhanh hơn nữa tốc độ đào tạo lao động để lao động qua đào tạo đạt từ 12% - 15% LĐTĐT, chú ý đến hướng nghiệp vào các khu công nghiệp để đối tượng chưa tham gia lao động có cơ hội tham gia lao động. 5. Địa hình, địa chất Các xã vùng Thượng có địa hình cao như Long Trì, An Lục Long, Hiệp Thạnh, Vĩnh Công, Hòa Phú... nền mặt ruộng cao từ 1,0 - 1,4m. Các xã vùng Hạ như Thanh Vĩnh Đông, Thuận Mỹ, Phú Ngãi Trị, Phước Tân Hưng, Bình Qưới... nền mặt ruộng từ 0,5 - 0,8m, riêng xã Thuận Mỹ có gò cao nằm ở bến đò Thuận Mỹ - Cần Đước, đỉnh gò cao 2,2m. Cao độ trung bình toàn Huyện từ 0,8 - 1,2m, cao ở phía đầu nguồn nước ngọt, thấp cuối nguồn, thuận lợi cho công việc dẫn nước ngọt vào đồng ruộng nhưng thấp về cuối sông nên nước mặn cũng dễ xâm nhập. Huyện Châu Thành có 4 nhóm đất: + Đất phù sa: diện tích 7.958 ha, chiếm tỷ lệ 53,4%, bao gồm đất phù sa sông Vàm Cỏ có tầng loang lỗ đỏ vàng (chiếm 21%, diện tích 1.650 ha) và đất phù sa sông Cửu Long có tầng loang lỗ đỏ vàng (chiếm 79%, diện tích 6.308 ha). Phân bố khá tập trung ở các xã Hòa Phú, Vĩnh Công, Hiệp Thạnh, Dương Xuân Hội, Long Trì, An Lục Long và thị trấn Tầm Vu. Đất phù sa có độ pHH20 = 4,5 - 5,5, mùn tầng mặt từ khá đến giàu đạm tổng số từ 0,14 - 0,22, nhiều dinh dưỡng nên canh tác lúa được 2 - 3 vụ/năm. + Đất mặn: chiếm tỷ lệ 8,09%, diện tích 1.218 ha, bao gồm nhóm đất ít mặn 276 ha (chiếm 23%) và nhóm đất mặn 942 ha (chiếm 77%). Phân bố ở các xã ven sông như Thuận Mỹ, Thanh Vĩnh Đông, một phần Thanh Vĩnh Long và rãi rác ngoài đê của các xã Bình Qưới, Phú Ngãi Trị. Đất mặn thích hợp với nuôi trồng thủy sản hơn là canh tác lúa. + Đất phèn: chiếm tỷ lệ 9,16%, diện tích 1.378 ha. Phân bố ở các xã ven Luận văn tốt nghiệp Trang 22 sông Vàm Cỏ và Vàm Cỏ Tây, xa nguồn nước ngọt nên trồng trọt gặp nhiều khó khăn, muốn canh tác lúa 2 - 3 vụ cần có hệ thống thủy nông hoàn chỉnh, tháu chua rửa phèn, kết hợp với việc sử dụng giống, phân bón, bố trí mùa vụ hợp lý và kỹ thuật canh tác tốt. + Đất líp (đất xáo trộn): Chiếm tỷ lệ 24,92%, diện tích 3.7514 ha. Phân bố hầu như khắp các xã. Đất líp hiện dùng làm đất ở, xây dựng cơ bản, trồng cây lâu năm, cây ăn quả, chủ yếu là cây thanh long, dừa, mãng cầu. 6. Tài nguyên nhân văn - Đầu công nguyên, vùng lãnh thổ Long An chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Ốc Eo đến nay còn lưu lại bởi những công trình kiến trúc cổ. Năm 1698, Chúa Nguyễn Phúc Chu cử Nguyễn Hữu Cảnh vào thiết lập bộ máy hành chính, đất Long An lúc bấy giờ thuộc huyện Tân Bình, tỉnh Gia Định. Đến năm 1945, toàn Nam Bộ có 22 tỉnh và tỉnh Long An ngày nay bao trùm tỉnh Tân An và tỉnh Chợ Lớn. Năm 1976, Long An hợp nhất với Kiến Tường thành tỉnh Long An cho đến ngày nay. - Dân cư Long An có lịch sử gắn liền với lịch sử khai phá mảnh đất này. Dân tộc sống trên địa bàn của Huyện đa số là người Kinh (chiếm 99,88%), người Hoa chiếm 0,108% còn lại là người Khơ Me và dân tộc khác. Huyện Châu Thành tuy không nằm trên quy hoạch tuyến du lịch nhưng cũng có những di tích văn hoá còn lưu lại các công trình kiến trúc cổ như đình Tân Xuân, đình Long Phú, chùa Hưng Phước, mộ Nguyễn Thông. - Các loại tài nguyên nhân văn khác như di tích lịch sử, văn hóa lễ hội, ngành nghề thủ công truyền thống, văn hóa dân gian như hò cấy, hò chèo ghe, hò xay lúa, làn điệu dân gia như câu vè, câu lý, các điệu múa hát hội, hát bội... cũng có nhưng chưa có nét độc đáo đủ để thu hút khách du lịch nên trong Quy hoạch tổng thể du lịch từ nay đến năm 2010 chưa xếp vào tuyến du lịch. 7. Hiện trạng phân vùng kinh tế Với đặc điểm về địa hình, tài nguyên nước và hiện trạng phát triển kinh tế xã hội có thể chia ra 3 Tiểu vùng với những nét đặc trưng có khác nhau : - Tiểu vùng I: Phạm vi thuộc các xã Bình Qưới, Hòa Phú, Vĩnh Công, Hiệp Thạnh, Phú Ngãi Trị, Phước Tân Hưng. Diện tích 6.414,9 ha, chiếm tỷ lệ 42,62% tổng diện tích, đất phù sa sông Vàm Cỏ, sông Cửu Long và đất phèn tiềm tàng Luận văn tốt nghiệp Trang 23 sâu ở địa hình thấp ven sông Vàm Cỏ Tây và rạch Tầm Vu. Hiện trạng phần lớn diện tích đất trồng lúa 3 vụ: Đông - Xuân, Hè Thu và Thu - Đông, một ít diện tích trồng lúa 1 vụ. Có nhiều vườn cây ăn quả các loại. Đang được ngọt hóa, từng bước ngăn mặn hoàn toàn. Có một số cơ sở chế biến, bước đầu phát triển. Hệ thống tuyến giao thông nền hạ khá tốt. Chăn nuôi phát triển, nhất là gà công nghiệp. - Tiểu vùng II: Phạm vi thuộc các xã Long Trì, Dương Xuân Hội, An Lục Long, một phần Thanh Phú Long và thị trấn Tầm Vu. Diện tích 4.449,2 ha, chiếm tỷ lệ 29,55% tổng diện tích, toàn bộ là đất phù sa sông Cửu Long, địa hình cao, bằng phẳng, đã được ngọt hóa từ hệ thống rạch Bà Lý 1, rạch Ông Đăng, kênh Chiến Lược, kênh Cầu Đôi, kênh 30/4 ...., hầu hết diện tích không nhiễm mặn. Hiện trạng phần lớn diện tích đất trồng lúa 3 vụ : Đông - Xuân, Hè Thu và Thu - Đông, một ít diện tích trồng lúa 1 vụ. Có nhiều vườn cây ăn quả các loại và cây Thanh long. Người dân có kinh nghiệm trồng lúa cao sản. Có một số cơ sở chế biến, bước đầu phát triển. Hệ thống tuyến giao thông nền hạ khá tốt. Chăn nuôi phát triển, nhất là chăn nuôi bò thịt. - Tiểu vùng III: Phạm vi thuộc các xã Thuận Mỹ, Thanh Vĩnh Đông và một phần xã Thanh Phú Long. Diện tích 4.191,9 ha, chiếm tỷ lệ 27,83% tổng diện tích, đất kém màu, địa hình thấp, thường bị ngập úng và xâm nhập mặn. Hiện trạng phần lớn diện tích đất trồng lúa 2 vụ: Hè Thu và Thu - Đông, một ít diện tích trồng 1 vụ.Có một ít vườn Mãng cầu, Dứa. Hệ thống tuyến giao thông thấp kém. 8. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Châu Thành đến năm 2010 Đối với huyện Châu thành, nông nghiệp là yếu tố nền tảng để phát triển kinh tế. Vì vậy, hiện đại hóa nông nghiệp là điều cấp bách cần thiết để tiến nhanh, chống tụt hậu và tạo ra nền sản xuất hàng hóa có tính cạnh tranh cao. Hiện đại hóa nông nghiệp thông qua việc học tập tiếp nhận công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, biết làm chủ được cây giống, con giống thế hệ F1, sạch bệnh, năng suất và chất lượng cao. Tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để tạo động lực phát triển kinh tế, đặc biệt là xây dựng mạng lưới đường giao thông trục chính và giao thông đối ngoại, phát huy lợi thế giao thông Luận văn tốt nghiệp Trang 24 thủy. Phát triển nền sản xuất hàng hóa cần phải tạo lập được thị trường trong việc nước và thị trường xuất khẩu, chú trọng thị trường Tp. Hồ Chí Minh. Coi trọng hợp tác, liên kết kinh tế, kêu gọi đầu tư. Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng cơ bản và thương mại - dịch vụ để tạo nguồn giải quyết lao động. Trong thời kỳ 2001-2010, cơ cấu kinh tế huyện vẫn là nông - thương - công. Muốn được như vậy, phải dựa trên các quan điểm cụ thể sau: - Coi trọng phát triển nông thôn tạo nên sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và xã hội: Dân số nông thôn chiếm 84,46%. Vì vậy, cần phải coi trọng phát triển nông thôn như mở mang hạ tầng kỹ thuật, phát triển hạ tầng xã hội như văn hóa - giáo dục - y tế- thể dục thế thao, phát triển nhà ở đô thị và nông thôn, phát triển ngành nghề phi nông nghiệp tại nông thôn tạo nên sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và xã hội. - Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với củng cố an ninh quốc phòng: Đất nước có thanh bình, xã hội có an ninh trật tự thì mới yên tâm sản xuất và chăm lo đời sống. - Phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện bảo vệ môi trường sinh thái: Chi phí để tái lập lại môi trường sinh thái trước khi bị phá hủy lớn hơn nhiều lần so với lợi ích thu được và đôi lúc không thể tái lập lại được. Tác hại của môi trường sinh thái bị mất cân bằng là không lường trước được. Vì vậy, phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện bảo vệ môi trường sinh thái là điều cần thiết. - Phát triển kinh tế dựa vào nội lực có tranh thủ ngoại lực: Để phát triển trước hết cần phải dựa vào nội lực của nền kinh tế, bên cạnh đó cần tranh thủ sự hổ trợ từ nguồn vốn của Tỉnh và Trung Ương, xây dựng qui chế ưu đãi đầu tư để thu hút thêm nguồn vốn từ bên ngoài. 9. Lợi thế và hạn chế của huyện Châu Thành: a. Lợi thế: - Lợi thế về vị trí địa lý: Giáp ranh với Tân An nên có điều kiện thuận lợi để hỗ trợ về mặt công nghệ, kỹ thuật, cây con giống chất lượng cao. Gần Tp. Hồ Chí Minh, là đô thị đông dân nhất nước, là trung tâm kinh tế - văn hóa - khoa học kỹ thuật - công Luận văn tốt nghiệp Trang 25 nghệ - tài chính - xuất nhập khẩu của phía Nam, là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất nước nên thuận lợi trong việc liên kết kinh tế, phát huy lợi thế so sánh (nguồn nguyên liệu nông sản thực phẩm, thị trường lao động giá rẻ, cần cù và tiếp thu nhanh công nghệ mới). - Lợi thế về điều kiện tự nhiên : Khí hậu, thời tiết vùng nhiệt đới gió mùa thích hợp cho đa dạng hóa cây trồng. Đất đai phù sa ngọt chiếm tỷ lệ lớn, ít bị ngập lũ, nhiều sông, rạch, kênh, mương dẫn nước ngọt là điều kiện thuận lợi để thâm canh tăng vụ tăng năng suất cây trồng, trồng lúa cao sản. Bên cạnh đó, diện tích mặt nước chiếm 1.018,7 ha, đạt tỷ lệ 6,69% diện tích tự nhiên. Có khoảng 8% diện tích tự nhiên có cao độ nền thấp thường xuyên bị ngập, nhiễm mặn là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Hầu hết diện tích còn lại là gò cao, không bị ảnh hưởng bởi lũ là điều kiện để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. - Lợi thế về nhân lực: Lực lượng lao động dồi dào, chiếm gần 52% dân số là nhân tố rất thuận lợi để thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn mới. Nhân dân huyện Châu Thành trung dũng kiên cường, cần cù lao động, khiêm tốn học tập, lại được lãnh đạo bởi tập thể Đảng bộ có kinh nghiệm phát triển kinh tế và xây dựng Huyện, tốc độ phát triển kinh tế thời kỳ 1991-2000 đạt bình quân 7,4%, chắc chắn sẽ tiếp tục lãnh đạo thắng lợi trong thời kỳ mới 2001-2010. b. Hạn chế: - Hệ thống sông, rạch, kênh, mương tuy nhiều nhưng nguồn nước ngọt kém do phải dẫn xa, thời gian nhiễm mặn kéo dài (6 - 7 tháng trên sông Vàm Cỏ, Vàm Cỏ Tây và sông Tra là những con sông chính chảy qua Huyện ) nên nông nghiệp Huyện luôn bị tình trạng khan hiếm nước ngọt. - Tuy có mạng lưới đường khá dày, chiều dài đường 146 km, mật độ đường hiện trạng đạt 0,97 km/km2 nhưng nền hạ chịu lực kém, mặt được hẹp và hầu hết còn là đường đất đỏ nên chưa phát huy hết tác dụng và chưa thể công nghiệp hóa ngành vận tải để phục vụ hữu hiệu thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. - Xu hướng xâm nhập mặn các vùng ven sông Vàm Cỏ ngày càng tăng, nguyên nhân chủ quan là các huyện thuộc vùng Đồng Tháp Mười thực hiện khai Luận văn tốt nghiệp Trang 26 hoang, khai thác nước sản xuất quá nhiều trong mùa kiệt nên khả năng lưu giữ nguồn nước ngọt bị giảm thấp, nguyên nhân khách quan là mực nước biển không ngừng dâng cao do nhiệt độ bầu khí quyển tăng làm tan nhanh hơn các tảng băng vùng cực của trái đất. Vì vậy, cần có nhiều cống ngăn mặn và cống điều tiết, chi phí xây dựng duy tu bảo dưỡng lớn. Mặt bằng văn hóa còn thấp (xấp xỉ lớp 7), lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ nhỏ (3,64%) là trở ngại trong tiến trình đi lên công nghiệp hóa - hiện đại hóa. II. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH 1. Thành tựu và kết quả Trong những năm qua, tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện đã đạt được một số thành tựu và kết quả nhất định, cụ thể những thành tựu và kết quả mà ngành chăn nuôi huyện đã đạt được là: - Việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đi đúng hướng, chăn nuôi bước đầu trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp và được đánh giá là phát triển nhất so với các huyện thị trong tỉnh Long An. Trong 5 năm đã nâng tỷ trọng chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp lên trên 10%, do đột biến về dịch bệnh nên mức tỷ trọng bình quân đạt 37,28%, có thời điểm trên 42% và hiện nay vẫn còn chiều hướng gia tăng; đóng góp đáng kể trong thu nhập của nhiều nông hộ, rất nhiều hộ xem chăn nuôi là nguồn thu nhập chính (đã từng khá và giàu lên từ chăn nuôi trong thời gian trước dịch cúm). - Là huyện có ngành chăn nuôi phát triển toàn diện, đa dạng hóa giống vật nuôi, tốc độ tăng trưởng luôn ở mức khá cao (bình quân năm sau cao hơn năm trước trên 20%, trừ trường hợp đột biến do dịch bệnh hoặc biến động mạnh của giá cả thị trường). - Phát triển nhanh các mô hình ứng dụng khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y (mô hình nuôi gà công nghiệp và bán công nghiệp, nuôi vịt trên ao cá…) - Chất lượng sản phẩm làm ra ngày càng cải thiện, dần phù hợp với thị hiếu tiêu dùng hiện nay. - Mạng lưới dịch vụ chăn nuôi- thú y được hình thành rộng khắp mọi địa bàn. Hiện nay trên địa bàn huyện có 2.122 hộ chăn nuôi gà và 1.876 hộ chăn nuôi Luận văn tốt nghiệp Trang 27 vịt. Trong đó, đối với hộ chăn nuôi gà có 2.012 hộ chăn nuôi với qui mô vừa và nhỏ lẽ, chăn nuôi với qui mô lớn có khoảng 83 hộ, cơ sở chăn nuôi đẻ công nghiệp là 25 hộ (tổng đàn là 79.300 con). Đối với vịt, qui mô đàn của những hộ chăn nuôi vịt nhỏ hơn những hộ chăn nuôi gà, qui mô nhỏ lẽ có đến 1.727 hộ, từ 200 đến 500 con có 122 hộ, trên 500 con có 27 hộ tham gia. Luận văn tốt nghiệp Trang 28 Bảng 2. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NĂM 2008 Nguồn: Số liệu thống kê phòng nông nghiệp huyện Châu Thành 2008 Tổng số hộ chăn nuôi gia cầm Tổng đàn vật nuôi Nội dung tổng hợp Số hộ nuôi< 500 con Số hộ nuôi 500 đến 2000 con Số hộ nuôi >2000 con Gà Thịt Gà đẻ Vịt thịt Vịt đẻ Hoá phú 720 8 0 14.859 2.010 11.465 14.859 Vĩnh Công 524 18 0 10.392 11.233 16.218 10.392 Hiệp Thạnh 302 56 7 43.232 40.224 10.104 43.232 Thị Trấn 168 10 0 16.067 892 2.731 16.067 Dương X Hội 353 1 0 9.249 883 4.238 9.249 Long Trì 501 14 0 9.258 1.442 16.137 9.258 An Lục Lông 570 12 3 13.519 10.216 13.177 13.519 Thanh Phú Long 701 11 0 8.169 4.917 14.295 8.169 Thuận Mỹ 280 2 0 1.850 1.691 3.854 1.850 Thanh Vĩnh Đông 212 2 0 19.112 84 1.751 19.112 Phước Tân Hưng 464 8 3 76.781 30.50 1.260 76.781 Phú Ngãi Trị 257 75 2 76.781 0 25.230 76.781 Bình Quới 392 23 1 21.672 3899 25.072 21.672 Tổng số 5.417 5.444 16 247.656 80.541 145.533 68.108 Luận văn tốt nghiệp Trang 29 2. Tồn tại và yếu kém của ngành chăn nuôi huyện. - Tình hình chăn nuôi gia cầm của huyện mang tính tự phát cao, chạy theo phong trào, mang tính rủi ro cao. - Chưa có thói quen tận dụng tối đa nguồn chất thải, thiếu đầu tư cơ sở hạ tầng, trang bị dùng trong chăn nuôi. - Chất lượng sản phẩm không đồng đều (do giống không đồng nhất, áp dụng nhiều phương thức chăn nuôi…) - Lệ thuộc rất lớn về nguồn thức ăn tinh được cung cấp từ bên ngoài, lệ thuộc rất lớn sự biến động giá cả đầu ra từ thị trường Thành phố Hồ Chí minh. - Tiếp cận khoa học kĩ thuật nhưng vận dụng không cao. - Chưa xây dựng và áp dụng qui trình chăn nuôi, qui trình phòng trị bệnh phù hợp với điều kiện thực tế (còn tuỳ nghi, đối phó, lạm dụng thuốc thú y…) - Về giống chưa có hệ thống bình tuyển, chọn lọc kỹ, việc tuyển chọn, sản xuất con giống theo cảm tính, tự phát và thiếu đầu tư đa dạng nguồn gen. Khả năng cung cấp giống tại chỗ không đáp ứng được nhu cầu của người chăn nuôi (trước đây chỉ có sản xuất giống gà đất đáp ứng gần 100% nhu cầu). - Chưa quan tâm đến việc vệ sinh môi trường chăn nuôi, thực hiện an toàn sinh học. - Nhận thức và ý thức chấp hành các qui định cảu nhà nước về chăn nuôi thú y chưa cao. 3. Nguyên nhân tình hình yếu kém trên: - Do điều kiện đất đai ít, đời sống xã hội (lối sống liền canh, liền cư, trình dộ khả năng tiếp cận, tham quan mô hình ứng dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến còn hạn chế, khó khăn về kinh tế nên chạy theo lợi nhuận trước mắt) khó phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung và qui mô. - Chăn nuôi thiếu tính chuyên nghiệp (chỉ có một số ít), mang tính cá thể, làm theo thói quen hoặc bắt chước, sản xuất theo hướng đa canh. - Thiếu vốn, thiếu đầu tư. - Thiếu nguồn cán bộ khoa học kĩ thuật đủ khả năng tư vấn và thường xuyên gắn bó trực tiếp với nông dân. - Hình thức tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật chưa thu hút người chăn nuôi và mang nặng tính giáo điều hành chính. Luận văn tốt nghiệp Trang 30 Những phát sinh và thách thức cho ngành chăn nuôi huyện: - Môi trường ngày càng ô nhiễm - Ngành chăn nuôi tại địa phương thiếu bền vững là do: + Chăn nuôi phân tán trên diện rộng, mật độ chăn nuôi ngày càng dầy dẫn đến nguy cơ đối mặt với rủi ro dịch bệnh ngày càng cao. Đặc biệt là sự xuất hiện các bệnh ngày càng nhiều (do du nhập con giống, sư dụng thuốc không kiểm soát được) + Để phát triển chăn nuôi phải đầu tư nhiều vào khâu quản lí, quy hoạch, cung ứng đầu vào, tìm đầu ra và tổ chức tiếp cận cập nhật cho cán bộ chuyên môn… trong khi điều kiện địa phương còn hạn chế. + Khả năng cung cấp nguồn thức ăn chăn nuôi tại chỗ gần như không đáng kể, phải mua từ bên ngoài nên giá thành cao, hiệu quả sản xuất thấp. + Nguồn vốn tự có thấp, khi có rủi ro sẽ ảnh hưởng đến dây chuyền dễ gây sự mất ổn định đời sống xã hội. Luận văn tốt nghiệp Trang 31 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VÀ TÌNH HÌNH ĐA DẠNG HOÁ THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH LONG AN I. TỔNG QUAN VỀ HỘ CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI HUYỆN 1. Một số đặc điểm cơ bản về hộ chăn nuôi gia cầm: Theo kết quả điều tra thực tế tại huyện Châu Thành tỉnh Long An (bảng 3) ta thấy, hầu hết những hộ chăn nuôi gia cầm tại đây đều có độ tuổi bình quân là 47 tuổi. Cùng với số năm tham gia chăn nuôi trung bình là 10,41 năm. Điều đó cho ta biết, hầu hết các hộ chăn nuôi gia cầm ở đây đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi, đây là một yếu tố thuận lợi của các hộ để tăng hiệu quả chăn nuôi. Bảng 3. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NÔNG HỘ CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH LONG AN Chỉ tiêu Đơn vị tính Bình quân Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 47,10 Tổng số nhân khẩu Người 4,37 Số lao động trong gia đình Người 2,98 Năm kinh nghiệm Năm 10,41 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2009 Hầu hết các nông hộ chọn nghề chăn nuôi gia cầm vì không cần lao động nhiều, họ sử dụng lao động sẵn có trong gia đình. Trung bình một hộ chăn nuôi có tổng số nhân khẩu là 4,37 người thì có 2,98 người nằm trong độ tuổi lao động. Số lao động trong gia đình của hộ được biểu hiện cụ thể trong đồ thị sau: Luận văn tốt nghiệp Trang 32 8 1 2.98 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 CAO NHAT THAP NHAT TRUNG BINH NG UO I Hình 1. Số người lao động trong hộ chăn nuôi gia cầm Nhìn chung trình độ học vấn của những người chăn nuôi tại địa phương chủ yếu đã học hết tiểu học và trung học cơ sở, chiếm 34,5% và 41,4%. Đối với bậc trung học phổ thông thì có 24 người chăn nuôi trong tổng số 58 hộ điều tra, chiếm 10,3%. Bên cạnh đó tình trạng mù chữ ở những người chăn nuôi còn tồn tại, tỷ lệ mù chữ của người chăn nuôi chiếm đến 13,8%. Với trình độ học vấn như vậy, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật của chủ hộ bị hạn chế, từ đó áp dụng vào chăn nuôi bị ảnh hưởng không nhỏ. Trình độ học vấn của người chăn nuôi được phản ánh trong đồ thị dưới đây: trung hoc co so, 41.40% trung hoc pho thong, 10.30% mu chu, 13.80% Tieu hoc, 34.50% Hình 2. Tỷ lệ học vấn của chủ hộ Tuy nhiên, phần lớn hộ chăn nuôi tại huyện đều có kinh nghiệm lâu năm trong chăn nuôi gia cầm, hộ có năm kinh nghiệm cao nhất là 34 năm, thấp nhất là Luận văn tốt nghiệp Trang 33 1 năm (do mới gia nhập ngành), trung bình hầu hết họ đều có 10,41 năm kinh nghiệm trong chăn nuôi gia cầm. Kinh nghiệm cũng là một trong những yếu tố giúp người chăn nuôi nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Bảng 4. SỐ NĂM KINH NGHỆM CỦA CÁC HỘ CHĂN NUÔI Số năm nuôi Số mẫu Tỷ lệ (%) Từ 1 đến 5 năm 16 27,6 Từ 5 đến 10 năm 21 36,2 Trên 10 năm 21 36,2 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009 Thời gian chăn nuôi dài, giúp các hộ tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm chẳng hạn như: về kỹ thuật chăm sóc, cho ăn , chọn giống, xác định được thời điểm bán thích hợp bắt con giống về nuôi để dến khi bán được giá cao….Việc chăn nuôi gia cầm không đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp, nhưng cũng đòi hỏi các hộ có những kỹ thuật nhất định để đạt hiệu quả cao. 2. Tình hình chăn nuôi gia cầm của huyện năm 2008 Sau dịch cúm gia cầm tổng số đàn gia cầm trong huyện có 58 đàn, trong đó, có 38 hộ chăn nuôi gà thịt chiếm 65,5%, 13 hộ chăn nuôi vịt trứng chiếm 22,4%. Thấp nhất là gà trứng và vịt thịt, chỉ có 3 hộ nuôi gà trứng, và 4 hộ nuôi vịt thịt. Bảng 5. CÁC LOẠI GIA CẦM NUÔI TẠI HUYỆN NĂM 2008 Loại gia cầm Số mẫu Tỷ lệ (%) Gà thịt 38 65,5 Gà trứng 3 5,2 Vịt thịt 4 6,9 Vịt trứng 13 22,4 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009 Hầu hết những hộ ở đây chọn nuôi loại gà thịt vì loại gia cầm này không cần nhiều công chăm sóc, thời gian nuôi ngắn nhưng cho thu nhập cao. Một năm có thể nuôi từ 3 đến 4 đợt và không đòi hỏi nhiều kỹ thuật. Bên cạnh đó, thị Luận văn tốt nghiệp Trang 34 trường cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy những hộ ở đây chọn nuôi gà thịt, vì người tiêu thụ ưa thích sản phẩm gà thịt hơn những loại khác. Gà trứng , 5.20% Gà thị, 65.50% Vit thịt, 6.90% Vịt trứng, 22.40% a. Qui mô chăn nuôi gia cầm của các hộ: Để các thuận lợi cho việc phân tích, qui mô chăn nuôi của các hộ được xác định dựa trên số lượng gia cầm. Qui mô được đánh giá theo 4 nhóm: - Nhóm 1: dưới 500 con - Nhóm 2: số lượng từ 501 con đến 1.000 con - Nhóm 3: số lượng từ 1.001 con đến 1.500 con - Nhóm 4: số lượng từ 1.500 trở lên con Bảng 6. QUI MÔ HỘ CHĂN NUÔI GÀ Số mẫuSố lượng Gà thịt Gà trứng Tổng Tỷ lệ (%) Dưới 500 2 1 3 7,3 Từ 501 đến 1.500 21 1 22 53,6 Từ 1.501 trở lên 15 1 16 39,1 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009 Qua bảng thống kê số liệu trên cho ta thấy hộ nuôi gà tại huyện đều có qui mô vừa và lớn, tổng số hộ có đàn gà thuộc qui mô lớn là 16 hộ chiếm 39,1%, phần lớn là các hộ chăn nuôi có đàn gà thuộc qui mô vừa có 21 hộ chiếm đến 53,6%. Số lượng con trong một đàn dưới 500 con thuộc qui mô nhỏ chỉ có 3 hộ và chiếm một tỷ lệ nhỏ là 7,3%. Hầu hết đối với các hộ chăn nuôi gà tại địa bàn huyện thì nguồn thu nhập từ chăn nuôi gà là thu nhập chính. Tỷ lệ hộ có thu nhập từ nuôi gà chiếm đến 78%. Vì thế các hộ đều đầu tư chủ yếu vào chăn nuôi gà Hình 3. Tỷ lệ nuôi gia cầm tại huyện Gà thịt, 65,50% Luận văn tốt nghiệp Trang 35 nhằm đạt hiệu quả cao. Đa phần những hộ này đều có diện tích đất canh tác từ 1.000 m2 đến trên 10.000m2 ( tỷ lệ này chiếm đến 87,7%). Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để hộ có thêm nguồn thu nhập từ nguồn khác, để từ đó đầu tư vốn vào chăn nuôi đạt hiệu quả hơn, và tăng thu nhập. Bảng 7. DIỆN TÍCH ĐẤT CANH TÁC CỦA CÁC HỘ CHĂN NUÔI GÀ Diện tích đất Số mẫu Tỷ lệ(%) Không có đất 3 7,3 Dưới 1.000 m2 2 5 Từ 1.000 m2 đến 5.000m2 14 34,1 Từ 5.001 m2 đến 10.000m2 11 26,8 Trên 10.000 m2 11 26,8 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009 Một đặc điểm của chăn nuôi gà là hầu hết các hộ đều chăn nuôi gà theo hình thức công nghiệp, nhốt chuồng khép kín. Nên phần lớn không sử dụng nhiều lao động, ngoài thời gian chăm sóc đàn gà, nông hộ còn có thời gian để sản xuất nông nghiệp khác. Mặc dù chi phí ban đầu cho xây dựng chuồng trại để chăn nuôi là khá cao vì hầu hết các hộ đều xây dựng dạng chuồng kiêng cố nhưng thời gian sử dụng được khá lâu. Bên cạnh các hộ nuôi theo hình thức công nghiệp nhốt chuồng khép kín, còn có những hộ nuôi theo hình thức chăn thả và bán chăn thả, con số cho hai hình thức này không cao. Toàn huyện, 15 hộ nuôi bán chăn thả chiếm tỷ lệ 36,6%, hầu như không có hộ nào thực hiện thình thức nuôi chăn thả. Đối với hai hình thức này, nông hộ chăn nuôi có thể giảm lượng thức ăn và tiết kiệm một phần chi phí. Vì khi thả vườn, gà sẽ tự đào bới tìm thức ăn, giúp hộ giảm chi phí. Bảng 8. HÌNH THỨC CHĂN NUÔI GÀ Hình thức Số mẫu Tỷ lệ (%) Nhốt chuồng 26 63,4 Chăn thả 0 0 Bán chăn thả 15 36,6 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009 Luận văn tốt nghiệp Trang 36 Đối với những hộ chăn nuôi vịt, dựa vào bảng phân tích dưới đây, ta thấy, trong cả huyện chỉ có 17 hộ chăn nuôi vịt, số lượng con trên một đàn cũng thấp hơn so với số lượng con trên đàn của những hộ chăn nuôi gà. Những hộ nuôi với qui mô dưới 500 con chiếm tỷ lệ 58,8% trong tổng số 17 hộ chăn nuôi vịt. Tuy nhiên với số lượng con vịt được nuôi trong một đàn như vậy là tương đối phù hợp, vì một hộ chăn nuôi chỉ có từ 1 đến 2 lao động tham gia nuôi vịt, nếu số lượng vịt lớn thì đòi hỏi nhiều người chăm sóc hơn, đặc biệt là vào những mùa chạy đồng.Vì hầu hết các hộ nuôi vịt đều chăn thả đồng khi vào mùa để tiết kiệm chi phí, có đến 64,7% hộ cho đàn vịt của mình chạy đồng. Bảng 9. QUI MÔ HỘ CHĂN NUÔI VỊT Số mẫuSố lượng Vịt thịt Vịt trứng Tổng Tỷ lệ(%) Dưới 500 con 3 7 10 58,8 Từ 501 đến 1.000 con 0 3 3 17,6 Trên 1.000 con 1 3 4 23,6 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009 Đối với những hộ chăn nuôi vịt thì hầu hết đều có diện tích đất canh tác, hộ có diện tích đất cao nhất là 54.200m2, thấp nhất là hộ chỉ có 0,5 m2. Trung bình những hộ nuôi vịt ở địa bàn huyện có diện tích đất là 8,147 m2. Với diện tích đất như vậy, hầu hết các hộ chú trọng vào trồng trọt, nên đàn vịt nuôi của các hộ có số lượng vừa phải. Các hộ nông dân tại địa bàn huyện quan niệm rằng, nuôi vịt lấy công làm lời, điều này chứng tỏ, các hộ chăn nuôi vịt nhằm giải quyết lao động nhà rỗi trong gia đình, và có thêm thu nhập. Bảng 10. DIỆN TÍCH ĐẤT CANH TÁC CỦA NHỮNG HỘ NUÔI VỊT Diện tích Số mẫu Tỷ lệ(%) Không có đất 0 0 Dưới 1000 m2 1 5,9 Từ 1000 đến 5000 m2 8 47,1 Từ 5001 đến 10000 m2 7 41,2 Trên 1000 m2 1 5,9 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009 Luận văn tốt nghiệp Trang 37 b. Về cách thức chọn giống: Qua khảo sát, loại con giống được hộ chọn nuôi chủ yếu như sau: + Đối với họ nuôi gà thường chọn giống gà tàu vàng, gà đất, gà tam hoàng cho mục đích nuôi gà thịt và giống gà CP, gà tàu cho mục đích lấy trứng. Bảng 11. GIỐNG GÀ ĐƯỢC CHỌN NUÔI ĐỢT CUỐI 2008 Loại giống Số mẫu Tỷ lệ(%) Gà CP 2 4,9 Gà đất 24 58,5 Gà siêu thịt 2 4,9 Gà siêu trứng 1 2,4 Gà tam hoang 4 9,8 Gà tàu vàng 8 19,5 Tổng 41 100 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009 Dựa vào bảng trên ta thấy, gà đất là loại giống được ưa chuộng nhiều nhất, có 24 hộ chọn giống gà đất trong số 39 hộ nuôi gà lấy thịt. Vì họ cho rằng nuôi loại gà này thích hợp với điều kiện kinh tế tại địa phương và họ có kỹ thuật, kinh nghiệm cho chăn nuôi loại gà này. Hộ chọn nuôi loại gà siêu thịt không nhiều, chỉ có 2 hộ. Bên cạnh đó, gà tàu vàng và gà tam hoàng được chọn nuôi, với 4 hộ chọn loại gà tam hoàng và 8 hộ chọn gà tàu vàng. Gà CP và siêu trứng là lựa chọn của những hộ nuôi gà với mục đích lấy trứng, vì năng suất cao. + Đối với họ chăn nuôi vịt thường chọn giống vịt siêu thịt hoặc vịt ta cho mục đích lấy thịt, và giống vịt siêu trứng, vịt cổ cò, vịt rằn. Tỷ lệ chọn giống được miêu tả ở bảng sau: Bảng 12. GIỐNG VỊT ĐƯỢC CHỌN NUÔI ĐỢT CUỐI NĂM 2008 Loại giống Số mẫu Tỷ lệ (%) Vịt cổ cò 6 35,4 Vịt rằn 3 17,6 Vịt siêu thịt 3 17,6 Vịt siêu trứng 3 17,6 Vịt ta 2 11,8 Tổng 17 100 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009 Luận văn tốt nghiệp Trang 38 Trong các hộ chăn nuôi gia cầm tại địa bàn huyện, phần lớn họ chọn các loại giống cho năng suất cao, ít bị bệnh, giá con giống rẻ và đặc biệt thích hợp với điều kiện tự nhiên. Đối với những hộ chăn nuôi vịt, vịt cổ cò là loại được ưa chuộng nhất, có 6 hộ chọn nuôi vịt này trong tổng số 13 hộ nuôi vịt trứng. Theo nhận xét của những hộ chăn nuôi có kinh nghiệm thì loại vịt này cho năng suất rất cao, chi phí nuôi thấp. Tuy nhiên, đối với loại vịt này không thể xuất bán vịt thịt khi họ cần tiền được nên một số hộ chọn nuôi giống vịt rằn, mà theo họ thì có thể vừa bán trứng và có thể xuất bán thịt khi cần. Mặt khác, giống vịt rằn là loại giống vịt đẻ trứng, chịu khó kiếm ăn trên đồng ruộng, chịu đựng được khắc khổ và chống chịu bệnh tốt, thích hợp với những phương thức chăn thả cổ truyền ở Việt Nam. Trọng lượng trung bình của vịt mái đẻ là 1,45kg, năng suất đạt được 160 đến 250 trứng/ con/ năm. Đối với các loại giống vịt khác, đặc biệt là vịt ta, chỉ có 2 hộ chọn nuôi chiếm 11,8% trong tổng số các hộ nuôi vịt, hộ chăn nuôi giống vịt này chủ yếu là lấy thịt. Qua bảng dưới đây, ta sẽ hiểu rõ hơn các nguyên nhân chọn giống của nông hộ. Bảng 13. LÍ DO CHỌN GIỐNG GIA CẦM NUÔI. Lí do chọn nuôi Số mẫu Theo hàng xóm 13 Dễ mua 27 Năng suất cao, ít bệnh 26 Giá rẻ 9 Bán cao 16 Dễ bán 7 Phù hợp với điều kiện địa phương 11 Thói quen 1 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009 Từ bảng trên cho ta thấy, các hộ chăn nuôi đều chọn con giống gia cầm để chăn nuôi là loại giống có năng suất cao, ít bệnh, dễ mua con giống là chủ yếu nhất. Bên cạnh đó, giá rẻ, giá bán cao cũng góp phần không nhỏ. Vì mục tiêu chủ yếu của các hộ là lợi nhuận. Luận văn tốt nghiệp Trang 39 Hầu hết con giống của những hộ chăn nuôi tại địa bàn huyện đều được mua từ các lò ấp, chủ yếu là các lò ấp tư nhân. Tuy nhiên, đối với một số hộ chăn nuôi loại vịt trứng chọn mua những con đã lớn, đẻ được một thời gian, sản lượng trứng đã bắt đầu ổn định. Tuy giá con giống cao nhưng người cần mua biết được chất lượng, xuất xứ vẫn sẵn sàng mua để tiếp tục khai thác nguồn trứng. Đa phần người mua thường chọn mua của hàng xóm, những người gần nhà để nắm rõ tình hình chất lượng và xuất xứ của bầy vịt. c. Về thức ăn: Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi gia cầm cũng khá đa dạng. Ngoài những loại thức ăn truyền thống như lúa, gạo, tấm,… , ngày nay thức ăn tổng hợp hay còn gọi là thức ăn công nghiệp cũng đang là sự lựa chọn hàng đầu của những hộ chăn nuôi gia cầm tại huyện hiện nay. Các loại thức ăn này có nhiều ưu điểm là dễ cho ăn, đa dạng về chủng loại, có ghi cụ thể hàm lượng đạm trong từng loại, giúp người nuôi dể dàng lựa chọn từng loại thích hợp cho từng giai đoạn nuôi gia cầm. Ở địa bàn nghiên cứu, các nông hộ chủ yếu sử dụng thức ăn tổng hợp, chiếm hơn 90% trong tổng số hộ điều tra. Nguồn cung cấp thức ăn chủ yếu ở đây là các đại lý và những hàng buôn ở chợ. Việc vận chuyển hầu như là do các đại lý vận chuyển đến tận nhà cho những người mua. Vì tại địa bàn, phần lớn các hộ nuôi với qui mô lớn, mua thức ăn với số lượng lớn. d. Về thú y. Mạng lưới thú y ở huyện đã được mở rộng hơn trước theo như nhận xét của một số hộ trong vùng nghiên cứu. Đây là một trong những thuận lợi phát triển ngành chăn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện. Nhìn chung các hộ đã có nhận thức tích cực hơn trong vấn đề tiêm phòng và vệ sinh chuồng trại. Trong tổng số 58 hộ được phỏng vấn có 50 hộ báo với thú y khi bắt đầu chăn nuôi, và được tiêm ngừa các loại vaccin chiếm tỷ lệ 86,2%. Trong thời gian nuôi, đàn gà luôn được thú y tiêm phòng và quản lí. Do đó, trong thời gian qua chưa xảy ra dịch cúm trên địa bàn huyện. (Phụ lục 1-21) Luận văn tốt nghiệp Trang 40 không báo, 13.80% có báo, 86.20% e. Tình hình tiêu thụ sản phẩm. Với hình thức chăn nuôi tập trung, mỗi năm trung bình một hộ nuôi từ 2 đến 3 vụ gà thịt, 2 vụ cho vịt thịt, 1 vụ cho gà trứng và vịt trứng. Hầu hết các hộ chăn nuôi đều bán cho thương lái. Riêng 3 hộ chăn nuôi gà trứng thì bán trứng cho các lò ấp tại địa phương. Dựa vào bảng dưới đây ta thấy rõ tỷ lệ mà các nông hộ bán sản phẩm gia cầm cho các đối tượng khác nhau. Bảng 14. NGUÒN TIÊU THỤ SẢN PHẨM GIA CẦM Nơi tiêu thụ Số mẫu Tỷ lệ (%) Thương lái 52 89,7 Lò ấp 6 10,3 Bán lẻ 0 0 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009 Đối với những hộ bán sản phẩm cho thương lái là do, họ nuôi với qui mô lớn, số lượng đông, bán cho thương lái, những người này có xe chuyên dùng, đi đến nơi để bắt. Khi kết thúc một đợt nuôi hoặc thấy thời điểm có giá người chăn nuôi chủ động tìm tới những thương lái để bán. Khác với gia cầm lấy thịt, gia cầm lấy trứng – gà trứng, vịt trứng- những người mua sẽ đến theo định kì. Với những thương lái quen, đã có mối quan hệ lâu dài, giá mua ổn định, thương lái sẽ tự tìm đến hộ chăn nuôi mua với chu kì 3 đến 4 ngày. Việc mua bán diễn ra thuận lợi hơn do thanh toán bằng tiền mặt và sự thoả thuận giá cả cũng dễ dàng. Hình 4. Tỷ lệ hộ báo với thú y khi bắt đầu chăn nuôi Luận văn tốt nghiệp Trang 41 f. Về tình hình vốn của hộ: Tại địa bàn, có 58 hộ chăn nuôi gia cầm thì trong đó có đến 33 hộ sử dụng vốn tự có trong gia đình để sử dụng chăn nuôi. Những hộ còn lại do thiếu vốn trong chăn nuôi nên họ đã sử dụng vốn vay. Trong đó, nguồn vay của các hộ chăn nuôi từ hai nguồn cụ thể là chính thức (tại các ngân hàng trên địa bàn huyện) và phi chính thức (từ những cá nhân cho vay bên ngoài). Có 7 hộ ( chiếm 28%) trong tổng số 25 hộ vay từ nguồn vay phi chính thức. Đối với hình thức vay này người chăn nuôi dễ tiếp cận nhưng bất lợi cho họ là lãi suất vay thường cao hơn rất nhiều so với vay chính thức từ các ngân hàng, điều nay gây ảnh hưởng đến thu nhập và lợi nhuận từ chăn nuôi của hộ sẽ bị giảm đáng kể. Trong tổng số 25 hộ vay vốn để chăn nuôi, từ chính thức, kể cả phi chính thức thì số tiền họ vay thấp nhất là 1.000.000 đồng, cao nhất là 80.000.000 đồng (Phụ lục 1-22). Đối với những hộ vay từ nguồn vay chính thức, họ thường phải thế chấp bằng giấy tờ nhà, đất, vì chưa có những chính sách cụ thể về tín dụng cho những đối tượng về chăn nuôi gia cầm. II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI GIA CẦM CỦA HỘ TRONG ĐỢT CUỐI 2008 1. Phân tích chi phí chăn nuôi gia cầm Chi phí là một khoản mục quan trọng để đo lường hiệu quả của mô hình, chi phí càng thấp chứng tỏ nông hộ có biện pháp chăn nuôi hiệu quả. Trong mô hình phân tích ta đề cập đến các khoản chi phí chủ yếu sau: chi phí thức ăn, chi phí thú y, chi phí giống, chi phí lao động nhà, chi phí chuồng trại, chi phí vận chuyển, chi phí lao động thuê, chi phí công cụ dụng cụ. Chăn nuôi gà thịt Từ bảng kết quả dưới đây cho ta thấy được, chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất, có thể quyết định được lợi nhuận của hộ chăn nuôi. Theo kết quả điều tra thực tế trên cho ta thấy tổng chi phí thấp nhất là 3.366 đồng/kg/tháng, chi phí cao nhất là 19.140,9 đồng/kg/tháng. Sở dĩ có sự chênh lệch lớn như vậy là do qui mô chăn nuôi của các hộ, hộ nuôi thấp nhất chỉ có 125 con, và hộ nuôi nhiều nhất đến 5.000 con. Luận văn tốt nghiệp Trang 42 Bảng 15. BẢNG CHI PHÍ CHĂN NUÔI GÀ THỊT Đvt : đồng/kg/tháng Khoản mục chi phí Thấp nhất Cao nhất Trung bình Tỷ trọng(%) Chi phí chuồng trại 5 444,4 108,0 1,3 Chi phí giống 848,5 1.555,6 1.165,6 13,7 Chi phí thức ăn 2.438,2 8.666,7 5.761,0 67,7 Chi phí lao động thuê 0 727,3 32,0 0,4 Chi phí vận chuyển 0 192,6 6,6 0,1 Chi phí thú y 0,8 833,3 375,3 4,4 Chi phí lao động nhà 66,7 4.411,8 875,2 10,3 Chi phí khác 6,9 287,0 47,3 0,6 Chi phí lãi vay 0 2.022,2 137,8 1,6 Tổng chi phí 3.366 19.140,9 8.508,8 100 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009 + Đối với chi phí chuồng trại: chiếm tỷ trọng 1,3%, chi phí thấp nhất cho một con chỉ 5 đồng/kg/tháng, trong khi đó, chi phí cao nhất cho một con gà là 444,4 đồng/kg/tháng. Ở đây, chi phí chuồng trại có sự chênh lệch lớn như vậy trước hết là do số lượng nuôi khác nhau giữa các hộ. Với những hộ chăn nuôi với số lượng lớn thường đầu tư, trang bị nhiều và cần diện tích lớn nên chi phí sẽ rất cao, còn ngược lại, nuôi ít, không cần trang bị nhiều nên chi phí bỏ ra cũng không nhiều. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào chất liệu để xây dựng chuồng, đối với những hộ đầu tư chuồng kiên cố thì chi phí bỏ ra nhiều hơn so với những hộ dùng những vật liệu bằng lá, cây,…. + Đối với chi phí giống : thấp nhất là 848,5 đồng/kg/tháng, cao nhất 1.555,6 đồng/kg/tháng. Chi phí này phụ thuộc vào số lượng nuôi và giá con giống. Đối với những hộ có số lượng con trong một đàn lớn thì chi phí con giống bỏ ra sẽ cao hơn rất nhiều so với những hộ nuôi với qui mô đàn nhỏ. Ngoài ra, giá con giống còn tuỳ thuộc vào loại giống mà nông hộ chọn để chăn nuôi. Chi phí giống chiếm 13,7% trong tổng chi phí chăn nuôi, đứng thứ hai sau chi phí thức ăn, điều này cho ta thấy sự ảnh hưởng của nó đến lợi nhuận của hộ nuôi là khá cao. + Chi phí thức ăn: chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí đầu tư chăn Luận văn tốt nghiệp Trang 43 nuôi gà một tháng là 2.438,2 đồng, nhiều nhất là 8.666,7 đồng. Sở dĩ có sự chênh lệch lớn như vậy là do qui mô đàn giữa các hộ khác nhau. Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm của từng chủ nuôi khác nhau nên tỷ lệ thức ăn cho gà ăn cũng khác nhau, dẫn đến sự chênh lệch khá cao. Ngoài ra, nó còn tuỳ thuộc vào giá thức ăn trên thị trường vào từng thời điểm nuôi. Trong số những hộ nuôi gà, có những hộ nuôi theo phương thức bán chăn thả, nên ngoài thức ăn công nghiệp, gà sẽ tự tìm thức ăn thêm, điều này giúp một số hộ có thể giảm chi phí thức ăn. + Chi phí lao động: đối với những hộ chăn nuôi gà thịt tại Châu Thành, hầu hết sử dụng lao động gia đình, nên chi phí thuê lao động tính chung cho tất cả các hộ rất thấp, trung bình hộ trả 32 đồng/kg/tháng, cao nhất là 727,3 đồng/kg/tháng. Tỷ trọng của loại chi phí này chỉ 0,4% + Chi phí vận chuyển: các hộ bỏ ra rất ít chi phí vận chuyển trung bình 6,6 đồng/kg/tháng. Vì hầu hết thức ăn và con giống mà các hộ mua đều được chở đến tận nhà, vì họ mua tại các đại lý, lò ấp trong địa bàn huyện. Chỉ những hộ mua ở xa mới tốn tiền vận chuyển, hoặc những hộ ở quá xa, các loại xe chuyên dùng không thể chở tới, buộc họ phải thuê phương tiện vận chuyển. Chi phí này ảnh hưởng rất thấp đến thu nhập của người chăn nuôi vì trong tổng chi phí chăn nuôi, chi phí vận chuyển chỉ chiếm 0,1% + Chi phí thú y: cao nhất cho một kg sản phẩm từ gà thịt trong một tháng nuôi là 833,3 đồng, thấp nhất là 0,8 đồng. Đối với một số hộ, ngoài việc được tiêm vắc xin phòng ngừa miễn phí, còn một số tiêm phòng thêm các loại thuốc bổ, trị bệnh cho gà. Trong số đó, lại có những hộ, chăn nuôi có kinh nghiệm nhiều, chăm sóc tốt nên chi phí trị bệnh không nhiều nên dẫn đến sự chênh lệch về chi phí thú y điều trị cho gà. Trung bình một tháng các hộ chi 375,3 đồng/kg/tháng. Với tỷ trọng 4,4%, mặc dù chiếm tỷ trọng không cao như chi phí thức ăn và chi phí giống, chi phí thú y vẫn tác động đến lợi nhuận của người chăn nuôi. + Chi phí lao động nhà: sau chi phí thức ăn và chi phí con giống, đây là loại chi phí có tác động rất lớn đối với lợi nhuận của hộ. Thông thường, các hộ sử dụng lao động gia đình nhưng không tính đến chi phí này. Trên thực tế, tại những hộ điều tra thì chi phí này chiếm tỷ trọng 10,3% trong tổng chi phí. Trung bình hộ chăn nuôi bỏ ra cho một con gà là 875,2 đồng, cao nhất là 4.411,8 đồng /kg, Luận văn tốt nghiệp Trang 44 thấp nhất là 66,7 đồng/kg/tháng. + Chi phí khác: bao gồm chi phí công cụ dụng cụ, chi phí điện, chi phí nước. Tổng hợp của 3 loại chi phí này chiếm tỷ trọng không nhiều chỉ 0,6%. Chi phí khác trung bình cho 1kg sản phẩm từ gà thịt là 47,3 đồng/tháng, cao nhất là 287,0 đồng/tháng, thấp nhất là 6,9 đồng/tháng. + Chi phí lãi vay: chiếm tỷ trọng 1,6% trong tổng số các khoản chi phí chăn nuôi gà. Chi phí lãi vay cho trung bình mà nông hộ phải trả là 137,8 đồng/kg/tháng. Vì có một số hộ không vay nên chi phí thấp nhất của hộ chăn nuôi cho lãi vay là 0, còn cao nhất là 2.022,2 đồng/kg/tháng. Bảng 16. BẢNG KẾT QUẢ TỪ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI GÀ THỊT Đvt : đồng/kg/đợt STT Các khoản mục Số tiền 1 Doanh thu 42.691,69 2 Tổng chi phí chưa tính lao động nhà 31.633,81 3 Chi phí lao động nhà qui ra tiền 3.629,802 4 Tổng chi phí kể cả lao động nhà 35.263,61 5 Thu nhập (1) - (2) 11.057,88 6 Lợi nhuận (1) – (4) 7.428,078 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009 Kết quả trên cho ta thấy, với tổng chi phí chưa tính công lao động nhà thì ta được khoản thu nhập mà người chăn nuôi nhận được trên một kg sản phẩm từ việc chăn nuôi gà thịt trong một đợt nuôi là 11.057,88 đồng. Nếu tính luôn lao động nhà thì một năm người chăn nuôi thu được lợi nhuận là 7.428,078 đồng. Với kết quả như trên ta có thể khẳng định hầu hết những hộ chăn nuôi gà thịt tại huyện sử dụng các yếu tố đầu vào chăn nuôi có hiệu quả kinh tế. Luận văn tốt nghiệp Trang 45 Chăn nuôi gà trứng: Bảng 17. BẢNG CHI PHÍ CHĂN NUÔI GÀ TRỨNG Đvt: Đồng/trứng/đợt Khoản mục chi phí Thấpnhất Cao nhất Trung bình Tỷ trọng(%) Chi phí chuồng trại 6,2 46,3 26,9 2,1 Chi phí khấu hao con giống 7,3 42,0 23,59 1,9 Chi phí thức ăn 775,9 983,0 892,5 70,3 Chi phí thú y 4,8 250,0 117,2 9,2 Chi phí lao động nhà 7,3 555,6 196,9 15,5 Chi phí khác 4,0 20,3 12,5 1,0 Chi phí lãi vay 0,3 1,3 0,7 0,1 Tổng chi phí 805,8 189,5 1.270,3 100 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009 Đối với những hộ chăn nuôi gà trứng, do nuôi theo hình thức công nghiệp, nhốt chuồng khép kín nên không sử dụng nhiều lao động, lao động cho chăn nuôi sử dụng chủ yếu là lao động nhà, do đó, đối với những hộ nuôi gà trứng không phải tiêu tốn cho khoản chi phí lao động thuê. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển của hộ cũng không phát sinh, nguyên nhân là do khi hộ mua con giống, thức ăn đều do đại lí vận chuyển giao tận nhà. Khi bán trứng hay gà sau khai thác, các thuơng lái đến tận nơi để mua. Chính vì vậy, hai loại chi phí không phát sinh này không được đưa vào bảng tổng hợp trên. Từ bảng kết quả trên ta thấy, cũng giống những hộ nuôi gà thịt, trong tổng chi phí của hộ chăn nuôi gà trứng, chi phí thức ăn cũng chiếm tỷ lệ cao nhất đến 70,3%, trung bình để có một trứng, người chăn nuôi phải tốn 892,5 đồng chi phí thức ăn. Trong một đợt nuôi, chi phí thức ăn cao nhất là 983 đồng/trứng, và thấp nhất là 775,9 đồng/ trứng. Chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng chi phí chăn nuôi gà trứng là chi phí lao động nhà qui ra tiền, tỷ trọng chiếm 15,8%. Đối với hình thức chăn nuôi gà trứng, thời gian nuôi một đợt lâu nhất lên đến 12 tháng, ngoài ra, không giống chăn nuôi gà thịt chỉ cần thời gian chăm sóc, chăn nuôi gà trứng còn cần thời Luận văn tốt nghiệp Trang 46 gian thu nhặt trứng. Trung bình, lao động nhà qui ra tiền của hộ chăn nuôi gà trứng là 196,9 đồng/trứng/đợt, cao nhất là 555,6 đồng/trứng/đợt, và thấp nhất là 7,3 đồng/trứng/đợt. Đối với chi phí giống : thấp nhất là 7,3 đồng/trứng/đợt, cao nhất 42 đồng/trứng/đợt. Chi phí này phụ thuộc vào số lượng nuôi và giá con giống. Đối với những hộ có số lượng con trong một đàn lớn thì chi phí con giống bỏ ra sẽ cao hơn rất nhiều so với những hộ nuôi với qui mô đàn nhỏ. Ngoài ra, giá con giống còn tuỳ thuộc vào loại giống mà nông hộ chọn để chăn nuôi. Chi phí giống chiếm 1,9% trong tổng chi phí chăn nuôi. Về chi phí chuồng trại: hầu hết các hộ đều chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, tức nuôi theo kiểu nhốt chuồng khép kín, được xây dựng kiên cố. Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu rất lớn nhưng thời gian sử dụng lâu dài. Do đó, chi phí khấu hao của chuồng trại tính bình quân cho một trứng trong một đợt nuôi không nhiều chỉ 26,9 đồng/ trứng/ đợt, cao nhất cũng ở mức 46,3 đồng/trứng/đợt và chiếm 2,1 % trong tổng chi phí. Về chi phí thú y: chiếm tỷ trọng 9,2% trong tổng chi phí. Trung bình trong một đợt nuôi thì người chăn nuôi phải bỏ ra 117,2 đồng/trứng, cao nhất là 250 đồng và thấp nhất là 4,8 đồng/ trứng/đợt. Chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng rất thấp, chỉ 0,1%. Vì các hộ chăn nuôi gà trứng được điều tra phần lớn sử dụng vốn tự có trong gia đình, vốn vay được sử dụng không nhiều. Đối với những hộ vay, họ đều vay từ những nguồn vay chính thức nên lãi suất không cao. Chính vì vậy, chi phí lãi vay ảnh hưởng không lớn đến hiệu quả chăn nuôi của hộ. Trung bình hộ phải đóng chi phí lãi vay ở mức 1 đồng/ trứng/đợt, cao nhất là 1,3 đồng/ trứng/đợt, và thấp nhất là 0,3 đồng/trứng/đợt. Bên cạnh đó còn có các loại chi phí khác, trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi của hộ, nhưng mức độ ảnh hưởng không lớn, là các loại chi phí như chi phí công cụ dụng cụ, chi phí điện, chi phí nước. Tổng các loại chi phí này chỉ chiếm tỷ trọng là 1% trong tổng số các loại chi phí chăn nuôi gà trứng. Luận văn tốt nghiệp Trang 47 Bảng 18. KẾT QUẢ CHĂN NUÔI GÀ TRỨNG Đvt: đồng/trứng/đợt STT Các khoản mục Số tiền 1 Doanh thu 1.969 2 Tổng chi phí chưa tính lao động nhà 1.302,4 3 Chi phí lao động nhà qui ra tiền 196,9 4 Tổng chi phí kể cả lao động nhà 1499,2 5 Thu nhập (1)- (2) 666,6 6 Lợi nhuận (1) –(4) 469,7 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009 Theo như kết quả ở bảng trên, ta thấy, từ doanh thu 1.969 đồng/ trứng thì với tổng chi phí mà người chăn nuôi bỏ ra là 1.302,4 đồng/ trứng thì người chăn nuôi đã nhận được thu nhập 666,6 đồng/trứng. Bên cạnh đó, chi phí lao động nhà qui ra tiền của hộ chăn nuôi gà trứng không cần đầu tư nhiều chỉ mất 196,9 đồng/trứng/đợt thì sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí bao gồm cả lao động nhà thì người chăn nuôi vẫn có lợi nhuận là 469,7 đồng/ trứng. Tuy nhiên hầu hết người chăn nuôi không tính đến khoản chi phí này. Đối với chăn nuôi vịt thịt: Bảng 19. BẢNG CHI PHÍ CHĂN NUÔI VỊT THỊT CỦA HỘ CHĂN NUÔI Đvt: Đồng/kg/tháng Khoản mục chi phí Thấp nhất Cao nhất Trung bình Tỷ trọng(%) Chi phí chuồng trại 8,7 110,3 46,7 0,5 Chi phí giống 466,7 1.691,2 996,9 10,9 Chi phí thức ăn 1.359,5 13.602,9 6.695,8 73,5 Chi phí thú y 35,8 268,8 137,3 1,5 Chi phí lao động nhà 100,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI GIA CẦM VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI LONG AN.pdf
Tài liệu liên quan